c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ g¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ ... · với phát triển...

27
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH VƯƠNG PHƯƠNG HOA C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc ë thµnh phè ®µ n½ng Chuyên ngành : Kinh tế chính trMã s: 62 31 01 02 TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ KINH TẾ HÀ NI - 2014

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG PHƯƠNG HOA

C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc

ë thµnh phè ®µ n½ng

Chuyên ngành : Kinh tế chính trịMã số : 62 31 01 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014

C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹iHäc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. An Như Hải

Ph¶n biÖn 1:.........................................................

.........................................................

Ph¶n biÖn 2:.........................................................

.........................................................

Ph¶n biÖn 3:.........................................................

.........................................................

LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn,

häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh

Vµo håi ..... giê....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 201....

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th­ viÖn Quèc gia

và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tàiCông nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu mà mọi quốc gia đều

phải trải qua trong quá trình phát triển để trở thành một nền kinh tế hiện

đại. Xét về lịch sử, CNH được diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 nămcuối thế kỷ XVIII. Đến nay, đã có nhiều quốc gia hoàn thành CNH và

đang tiến mạnh vào nền kinh tế hiện đại với xu hướng nổi bật là phát

triển nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia, trong đó cóViệt Nam, chưa đạt tới nền công nghiệp phát triển mà vẫn còn trong tình

trạng nền kinh tế đang phát triển.

Đà Nẵng thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, một trong 5 thành phốtrực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có

vị trí trọng yếu cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Đầu mối giao

thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,

cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các

nước tiểu vùng Mê Kông. Sau ngày giải phóng (năm 1975) đến nay, ĐàNẵng cùng với cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Một trong

những nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra đối với Thành phố thời kỳ này là

thực hiện CNH để chuyển các hoạt động kinh tế-xã hội từ trình độ lạc hậu

lên tiên tiến, hiện đại.

Nhìn lại 13 năm thực hiện quá trình CNH, HĐH, nhờ tích cực đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, giải quyết vấn đề an sinh xã

hội, trình độ khoa học và công nghệ của Thành phố đã có nhiều tiến bộ;

năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế-xã hội được nâng

lên. Tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân không ngừng được

cải thiện, Đà Nẵng được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam. Tuy

nhiên, so với tiềm năng hiện có và mục tiêu phát triển, những kết quả đạt

được vừa qua của Thành phố còn rất khiêm tốn. Tăng trưởng kinh tếchưa ổn định, vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên,

lao động giá rẻ và tăng cường vốn đầu tư. Trình độ khoa học và công

2

nghệ của nhiều cơ sở sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi

phí sản xuất cao, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp. Để xây dựng

thành phố văn minh, hiện đại, phát triển kinh tế thị trường theo định

hướng XHCN, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trên

thị trường, hội nhập sâu hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Quá trình

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Đà Nẵng còn rất nhiều

vấn đề cần được giải quyết.

Để góp phần vào giải pháp cho vấn đề này, là một cán bộ giảng dạy

và nghiên cứu khoa học gắn trực tiếp với các hoạt động kinh tế - xã hội

của Thành phố, tôi lựa chọn đề tài: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng" để nghiên cứu làm

luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết, xác định nội dung CNH, HĐH gắn

với phát triển kinh tế tri thức, luận án phân tích và đánh giá thực trạng

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đểđề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình

này, phấn đấu đưa Đà Nẵng sớm trở thành thành phố công nghiệp theo

hướng hiện đại.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức vận dụng trên địa bàn một tỉnh, thành phố.

- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà

nước đến nay.

- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ởthành phố Đà Nẵng dưới góc độ kinh tế chính trị.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Phạm vi cả nước và thế giới để nghiên cứu cơ sở lý

luận, kinh nghiệm thực tiễn. Địa bàn thành phố Đà Nẵng được xác định là

phạm vi nghiên cứu thực trạng để đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển.

- Về thời gian: Tác giả giới hạn phạm vi phân tích, đánh giá thực trạng

từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương gắn CNH, HĐH với phát triển

kinh tế tri thức (năm 2001) đến nay. Phần dự báo, đề xuất phương hướng,

giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức được tính

từ hiện nay đến năm 2020 và triển vọng đến giữa thế kỷ XXI, tức là dựkiến đến thời điểm mà Đà Nẵng cùng với cả nước trở thành một thành phốcông nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh và đường lối chủ trương đổi mới của Đảng, pháp luật, chính sách

của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đẩy mạnh CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trịbao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp kết hợp giữa phân

tích và tổng hợp, phương pháp logic kết hợp lịch sử và phương pháp sosánh để tiến hành nghiên cứu đề tài.

- Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh

tế học như phương pháp cân bằng, phương pháp toán học, phương phápchuyên gia. Đồng thời, luận án còn kế thừa, tiếp thu chọn lọc những thành

tựu mới của các công trình khoa học đã công bố có liên quan.

5. Đóng góp mới của luận án

4

- Hệ thống hóa lý luận về CNH, HĐH, kinh tế tri thức từ góc độ của

kinh tế chính trị học. Luận án đưa ra khái niệm và làm rõ nội dung CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở kế thừa tư tưởng của

C.Mác, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và các công trình nghiên

cứu trước đó. Qua đó, chỉ ra sự cần thiết phải CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức; những nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNH, HĐH của

nước Đông Á, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có khả năngvận dụng để phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ởthành phố Đà Nẵng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay, làm rõ những thành

công, hạn chế, nguyên nhân của quá trình này.

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.6. Ý nghĩa của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luậnLuận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức nói chung và ởthành phố Đà Nẵng nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễnKết quả nghiên cứu của luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho

các cơ quan ban ngành có liên quan đến việc hoạch định chiến lược, chính

sách CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn thành phốĐà Nẵng và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh

mục bảng, danh mục hình và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chươngvà 11 tiết.

5

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚIPHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ CÔNGNGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Tác giả nghiên cứu tác phẩm của các tác giả: Dong Fureng, K.S.Jomo, Kazushi Ohkawa, Medhi Krongkaew, Dale Neef, Loet Leydesdorff.Các tác phẩm đề cập đến kinh nghiệm công nghiệp hóa của các nước ĐôngNam Á, Nhật Bản và sự xuất hiện của nền kinh tế mới kinh tế tri thức.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂNKINH TẾ TRI THỨC

Tác giả nghiên cứu vấn đề liên quan được đăng tải trong các tác phẩm:sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, bài báo khoa học.

1.3. NHỮNG “KHOẢNG TRỐNG” TRONG NGHIÊN CỨU CÔNGNGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRITHỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ

Tổng hợp các nghiên cứu về CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thứccho thấy các công trình nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát triển kinhtế tri thức còn rất ít. Chưa có công trình nào nghiên cứu về CNH, HĐHgắn với phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn một tỉnh, thành phố ở ViệtNam, đây là vấn đề vẫn còn đang “bỏ ngỏ”. Trên cơ sở kế thừa và tiếpthu những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổsung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu về lý luận và thực tiễn củaCNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức được luận án xác định làhướng phát triển tiếp theo.

Những nội dung còn trống khi nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với pháttriển kinh tế tri thức cần tiếp tục nghiên cứu:

- Cần làm rõ thế nào là CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức?Những căn cứ lý luận và thực tiễn của việc gắn CNH, HĐH với phát triểnkinh tế tri thức ở nước ta trong đó có thành phố Đà Nẵng.

- Chỉ ra những nhân tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài cóảnh hưởng đến tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trênphạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam để có giải pháp thích hợp.

- Nội dung của CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức bao gồmnhững gì? nó được tiến hành trong cơ chế nào?. Những công cụ cần thiếtđể thực hiện quá trình gắn kết đó trên địa bàn một tỉnh, thành phố?

- Cần có những tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học về thực trạngtiến hành CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố ĐàNẵng trong những năm gần đây; làm rõ những thành công, hạn chế và chỉra nguyên nhân làm căn cứ xác định phương hướng và giải pháp thúc đẩytiến trình này trên địa bàn những năm tới.

6

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨCTRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM

2.1. QUAN NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CÔNGNGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRITHỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM

2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức2.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa Có nhiều quan niệm khác nhau về CNH, nhưng về cơ bản các quan

niệm này vẫn có những điểm chung và có thể được hiểu theo hai nghĩa:Theo nghĩa hẹp, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp

(hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗtỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cholao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nôngnghiệp (hay tiền công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nôngnghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minhcông nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà baogồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xãhội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn.

2.1.1.2. Quan niệm về hiện đại hóaThuật ngữ HĐH đã được nhiều sách báo trong và ngoài nước bàn đến

từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX khi hàng loạt nước ở Châu Á hóa rồng.Đến nay, cũng đã có những cách nhìn nhận khác nhau về HĐH, tuy vậy cóthể hiểu: HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lênxã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mangtính chất và trình độ của thời đại ngày nay

2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế tri thứcĐến nay đã có nhiều quan niệm và giải thích khác nhau về kinh tế tri

thức, song nhìn chung các nhà khoa học đều có sự thống nhất trong nhậnthức về bản chất của nền kinh tế tri thức khác với hai nền kinh tế trước nó.Nếu trong quá trình sản xuất của nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vàosức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, trong nền kinh tế công

7

nghiệp tuy đã có sự trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con ngườivà tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ trọng yếu, thì trong nền kinh tế tri thức,tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của một quốc gia. Có thể hiểu: Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trongđó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đốivới sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.1.1.4. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam

- Từ quan niệm chung về CNH, HĐH, kinh tế tri thức có thể hiểu mộtcách khái quát CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức: là quá trìnhsử dụng một cách phổ biến trí lực của con người, công nghệ luôn được đổimới sáng tạo vào tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tạo ra nhữngngành mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất laođộng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay đượcthể hiện ở các nội dung sau: i) Kết hợp công nghệ truyền thống và côngnghệ hiện đại; ii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh cácngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức, thúc đẩy tiến bộ xã hội;iii) Coi trọng việc gắn giữa nghiên cứu và triển khai; iv) Coi trọng pháttriển công nghệ thông tin; v) Kết hợp phát triển công nghệ nội sinh vàcông nghệ ngoại sinh; vi) Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng trithức hóa.

2.1.2. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóagắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức là cách thức để nhanh chóng thoát khỏi lạc hậu; Giải pháp bắt buộc đểtạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực;Còn do tác động nhiều mặt của quá trình này đối với đời sống kinh tế,chính trị, xã hội; Bắt nguồn từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầyđủ hơn.

2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNHCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾTRI THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM

2.2.1. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vớiphát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam

2.2.1.1. Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại

8

Thứ nhất, hiện đại hóa một số khâu giữ vai trò quyết định đối với côngnghệ truyền thống chủ yếu là các ngành các ngành dựa trên cơ sở khai tháccó hiệu quả các lợi thế của địa phương và đất nước.

Thứ hai, phát triển các ngành sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao. 2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các

ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăngcao, thúc đẩy tiến bộ xã hội

Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Xây dựng cơ cấu kinh tế ởnước ta hiện nay theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hiện đại,hiệu quả. Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm dần, tỷ trọng cácngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức tăng lên mạnh mẽ.

2.2.1.3. Coi trọng việc gắn giữa nghiên cứu và triển khaiPhát triển khoa học và công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích cho đất

nước, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, với điều kiện những phát minh, đềtài nghiên cứu phải thật sự có giá trị nghĩa là phải phù hợp với yêu cầu củasản xuất, của thị trường, phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩncao nhất. Để làm được điều này cần có sự kết hợp giữa đào tạo với sảnxuất, nghiên cứu khoa học thực nghiệm gắn với ngành nghề.

2.2.1.4. Coi trọng phát triển công nghệ thông tinYêu cầu của việc phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện

nay: i) Hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới. ii)Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trongmọi lĩnh vực. iii) Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức ở tất cả cácngành tiến tới xây dựng và phát triển Việt Nam với công dân, chính phủ,doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử. iv) Phát triển côngnghiệp phần mềm.

2.2.1.5. Kết hợp phát triển công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinhPhát triển công nghệ nội sinh và tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nội

sinh hóa công nghệ nhập để trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, chocác ngành kinh tế. Cùng với việc phát triển công nghệ nội sinh, sáng tạocông nghệ mới là cốt lõi trong CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế trithức. Sự sáng tạo ra công nghệ mới nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm mới cóchất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và quan trọng là thời gian đi tớingười tiêu dùng nhanh hơn.

9

2.2.1.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóaXu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động như sau:- Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ,

làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động côngnghiệp, dịch vụ trong tổng lao động xã hội.

- Chuyển từ lao động đơn giản, trình độ thấp sang lao động phức tạp,có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

- Tăng tỷ trọng lao động trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi laođộng phải có trình độ văn hóa ngày càng cao và lao động qua đào tạo, kểcả lao động chuyên môn và lao động kỹ thuật nhằm tăng hàm lượng chấtxám trong sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

- Trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng lao độngtrong ngành lâm nghiệp, thủy sản giảm tuyệt đối và tỷ trọng lao động nôngnghiệp thuần túy, tạo cơ cấu lao động nông, lâm ngư nghiệp đa ngành.

- Trong ngành công nghiệp, giảm lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm,tăng mạnh lao động trong ngành sử dụng công nghệ cao hay công nhân trithức và trở thành lực lượng chủ yếu.

-Trong dịch vụ tăng nhanh lao động trong các ngành: du lịch, vậntải, bưu chính, viễn thông, tin học, dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán,chứng khoán...

2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh,thành phố ở Việt Nam

Luận án đã phân tích 6 nhân tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: Tiềm năng của đấtnước về nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tiềm năng trí tuệ của nhân lực;Năng lực tạo lập nguồn vốn đầu tư phát triển; Trình độ phát triển khoa họcvà công nghệ; Độ mở của nền kinh tế với thế giới bên ngoài; Hiệu lựcquản lý của nhà nước

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

2.3.1. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng trithức của Singapore

Thứ nhất, cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa công nghệvà sử dụng nhiều chất xám; Thứ hai, xây dựng nguồn nhân lực trong vàngoài nước; Thứ ba, đổi mới khoa học và công nghệ; Thứ tư, ứng dụng và

10

phát triển công nghệ thông tin.2.3.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn QuốcHàn Quốc thực hiện quá trình CNH, HĐH qua ba giai đoạn cụ thể từ

năm 1962 đến nay với các giải pháp ưu tiên là: i) Kế hoạch hành động banăm nhằm triển khai chiến lược cho một nền kinh tế tri thức. ii) Chínhsách phát triển giáo dục đạo tạo phục vụ công nghiệp hóa. iii) Chính sáchphát triển khoa học và công nghệ.

2.3.3. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức của một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam

2.3.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà NộiThứ nhất, tăng cường các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ

cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng;Thứ hai, quan tâm đãi ngộ nhà khoa học, tạo nguồn nhân lực chất lượngca; Thứ ba, ban hành nhiều văn bản, chính sách đi trước cả nước đối vớihoạt động khoa học và công nghệ

2.3.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí MinhThứ nhất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Thứ hai, khuyến

khích dự án công nghệ cao đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất; Thứba, xây dựng và phát triển khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ

2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra để thành phố Đà Nẵng có thểtham khảo

Qua tìm hiểu quá trình CNH và phát triển kinh tế tri thức ở Singapore,Hàn Quốc chúng ta nhận thấy mỗi nước đều có chính sách riêng phù hợpvới hoàn cảnh cụ thể và đều mang lại thành công. Trên cơ sở kinh nghiệmcủa một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước có thểrút ra những bài học để Đà Nẵng tham khảo trong quá trình đẩy mạnhCNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, như sau:

Một là, nhận thức đúng tầm quan trọng của CNH, HĐH gắn với pháttriển kinh tế tri thức.

Hai là, phát triển công nghệ thông tin.Ba là, phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH,

HĐH và hội nhập quốc tế.Bốn là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.Năm là, xây dựng khu công nghệ cao và vườn ươm công nghệ.

11

Chương 3THỰC TRẠNG CÔNG NGHIÊP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾVÀ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Thuận lợi

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, là trung tâm

kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền

Trung – Tây Nguyên. Đà Nẵng có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (địa hình

đa dạng vừa có đồng bằng, có núi, bờ biển dài, mức nước sâu… ) thuận lợi

cho phát triển du lịch, giao thông, vận tải biển, chế biến và nuôi trồng thủy

sản, các hoạt động kinh tế đối ngoại.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội

Từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương kinh tế Đà Nẵng

luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước. ĐàNẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông

nghiệp cho tới các dịch vụ về du lịch, thương mại, tài chính...Cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công

nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng của thành phốphát triển mạnh. Đầu tư phát triển xã hội tăng nhanh cả về quy mô và

tốc độ tăng trưởng. Quy mô nhân lực thành phố tương đối lớn, tăngnhanh và đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Thành phố còn làmột trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của khu vực

miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hệ thống y tế của thành phố ngày

càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến thành phố đến quận,

huyện và xã, phường.

12

3.1.2. Khó khăn3.1.2.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng có khí hậu khắc nghiệt nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản

xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống dân cư thành phố. Diện tích

đất trống, đồi trọc lớn và ngày càng gia tăng, đây là đặc điểm gây khó

khăn cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp ở Thành phố. Áp lực gia

tăng dân số ngày càng lớn, đất rừng bị con người khai phá biến thành đất

canh tác nông nghiệp, đất thổ cư, làm đường giao thông, xây dựng công

trình công cộng, khu công nghiệp...Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn,

trữ lượng thấp, chủ yếu là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; cát

trắng, đá xây dựng…3.1.2.2. Khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội

Tăng trưởng kinh tế vẫn theo chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu

tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên và gia công hàng xuất

khẩu. Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển nhanh, nhưng vẫn chưađồng bộ, một số dự án triển khai chậm, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu

tư và chậm đưa công trình vào sử dụng. Mật độ dân số giữa các quận,

huyện có sự chênh lệch khá cao là do tốc độ đô thị hóa nhanh. Trình độ dân

trí còn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động không đồng đều.

Thừa lao động giản đơn, nhưng thiếu lao động có kỹ năng, nhất là lao động

trong các ngành công nghệ mới và các ngành dựa nhiều vào tri thức, công

nghệ chất lượng cao.

3.2. QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

3.2.1. Quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vềđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tếtri thức ở Thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển

13

thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đảng

bộ và Chính quyền thành phố đã ban hành chủ trương, chính sách, kếhoạch, chương trình hành động cụ thể để xây dựng Đà Nẵng trở thành

thành phố công nghiệp trước năm 2020. Trong đó, nhấn mạnh tập trung

khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố nhằm tăngtrưởng nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tếtheo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao chất

lượng tăng trưởng. Đà Nẵng phải là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoahọc - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận hình thành

hành lang kinh tế Bắc - Nam.

3.2.2. Tình hình tổ chức tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

3.2.2.1. Trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tếTrong những năm gần đây việc trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại

cho các ngành kinh tế đã có những thay đổi đáng kể trong sản xuất chủyếu tập trung ở ngành dệt may, chế biến thủy sản, dược phẩm, đóng

tàu… nên giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm đã được nâng lên. Tuy

nhiên qua việc phân tích trình độ công nghệ, thiết bị một số ngành của thành

phố, luận án cho rằng công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp của

thành phố nhìn chung còn ở trình độ thấp, không có thiết bị hiện đại, máy

móc trong các dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng, cũng như sản xuất công

nghiệp hỗ trợ lâu nay nhập từ nước ngoài với giá cao, đây là những dây

chuyền đã lạc hậu của các nước phát triển cần mau chóng thay đổi. Điều này

một phần do các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu

vốn không đầu tư đổi mới công nghệ, một phần do công nhân không đủ trình

độ, không có kỹ sư có trình độ cao sử dụng công nghệ mới…3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng

công nghiệp, dịch vụChuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm nghành của thành phố

14

qua hơn 10 năm phát triển từ 2001 - 2013 đã có sự chuyển dịch theo

hướng CNH, HĐH trong một nền kinh tế mở, phát triển mạnh công

nghiệp và dịch vụ, tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia

tăng cao. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm đều đặn từ mức 7,73%

năm 2001 xuống 2,27% năm 2013, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng

đóng vai trò quan trọng tăng nhanh trong thời kỳ đầu nhưng đã chậm

lại đạt mức 39,68% năm 2013, trong khi đó tỷ trọng dịch vụ giảm

xuống trong thời kỳ đầu nhưng đã tăng trở lại chiếm tỷ trọng là

57,95% năm 2013.3.2.2.3. Phát triển công nghệ thông tin - truyền thông trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn của thành phốCông nghệ thông tin - truyền thông, trong những năm qua, đặc biệt từ

năm 2004 đến nay đã có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình

quân toàn ngành là 63%. Doanh thu toàn ngành năm 2012 đạt 9.021.8 tỷđồng gấp 11,83 lần so với năm 2005 là 762 tỷ đồng, tăng 10% so với năm2011. Những kết quả đó đã được ghi nhận và liên tục trong 7 năm (2005 -

2011), Đà Nẵng được xếp hạng là một trong 5 địa phương có chỉ số ứng

dụng và phát triển CN thông tin - truyền thông cao nhất nước. Năm 2009,2010, 2011 Đà Nẵng được xếp vị trí thứ nhất ICT Index, góp phần đưa ĐàNẵng 2 năm liền đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(2009, 2010).

3.2.2.4. Thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến

trong các ngành và doanh nghiệp

Thành phố thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến

cho trong các ngành và doanh nghiệp như: Phát triển và ứng dụng công

nghệ thông tin: công nghiệp điện tử, phần cứng máy tính, công nghệ phần

mềm và nội dung số; Công nghệ sinh học được ứng dụng trong sản xuất

nông nghiệp, y tế; Công nghệ vật liệu: sản xuất các loại vật liệu mới được

sử dụng trong xây dựng, dược phẩm, đóng tàu…; Công nghệ năng lượng:

15

sản xuất năng lượng dựa trên sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nănglượng hóa thạch kết hợp với nghiên cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng

tái tạo như mặt trời, gió, biogas, biomass, thủy điện... được xem là giải pháp

hữu hiệu và bền vững đối với thành phố.

3.2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Sự tăng lên của

quy mô dân số cùng với tốc độ đô thị hóa đã kéo theo sự tăng trưởng vềquy mô nhân lực trên địa bàn thành phố từ 330.827 người năm 2001 lên515.018 người năm 2012, tăng bình quân 2,9%/năm.

Cơ cấu lao động theo ngành thời gian qua được đánh giá thông quasố lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch

vụ. Cơ cấu nhân lực của Thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng

tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ (từ 39,02%

năm 2001 lên 58,8% năm 2012) và giảm lao động ngành nông nghiệp

(từ 28,1% năm 2001 xuống còn 8,2% năm 2012); riêng tỷ trọng lao

động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng dao động nhẹ và giữ ổn

định ở mức khoảng 30% tổng nhu cầu lao động trong giai đoạn 2001 -

2012 và đạt mức 33% năm 2012. Điều này cho thấy cơ cấu lao động

của thành phố đang chuyển dịch phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế,

và quá trình CNH, HĐH.3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

3.3.1. Những kết quả đạt được

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân quá trình CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đã đạt

được những kết quả bước đầu như:Thứ nhất, phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao: Năm

1997 chỉ 2 có khu công nghiệp (KCN) thì đến nay thành phố đã đầu tư

16

tương đối hoàn chỉnh 6 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.160,18 ha.

Hiện thành phố còn đang đầu tư xây dựng thêm khu CN cao và khu CN

thông tin tập trung

Thứ hai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước

GDP của thành phố năm 2001 theo giá so sánh năm 1994 là 3804,94 tỷđồng, đến năm 2012 là 13.957 tỷ đồng tăng 3,7 lần, bình quân đạt 11,2%

năm, so với bình quân cả nước là 6,92%/năm.Thứ ba, ứng dụng CN thông tin có những bước phát triển mới: Hạ

tầng CN thông tin -truyền thông tại thành phố Đà Nẵng được mở rộng

theo hướng dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng ngày càng cao tạo

nền tảng cho công tác xây dựng chính quyền điện tử.

Thứ tư, du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan: Thu nhập xã

hội từ hoạt động du lịch tăng bình quân 28% và đạt 3097 tỷ đồng năm2010. Năm 2013 tổng lượng khách du lịch đạt 3,1 triệu lượt, tăng 17,2% sovới năm 2012; trong đó khách quốc tế 743.000 lượt, tăng 17,8% so với

cùng kỳ; khách nội địa 2.347.000 lượt, tăng 17% so với năm 2012.Thứ năm, số lượng dự án đầu tư trong và ngoài nước được thu hút

vào các các mục tiêu phát triển của Thành phố ngày càng tăngThu hút vốn FDI đóng góp không nhỏ trong tiến trình CNH, HĐH

của thành phố. Theo thống kê của Trung tâm xúc tiến đầu tư ước tính,

đến cuối năm 2013, Đà Nẵng thu hút 278 dự án FDI với vốn đầu tư gần

4 tỉ USD.

Thứ sáu, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao

Thành phố đã có rất nhiều chủ trương, chính sách thu hút nguồn nhân

lực chất lượng cao ở các lĩnh vực: CN thông tin, CN sinh học, CN môi

trường, xây dựng, kiến trúc, y tế, tài chính, luật, kinh tế đối ngoại… Theobáo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố từ năm 2001 đến nay, số "nhân

tài" mà thành phố thu hút được là 1044 đối tượng gồm: 1 phó giáo sư, 13tiến sĩ, 224 thạc sĩ, 806 cử nhân - kỹ sư loại khá, giỏi.

17

3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành

phố Đà Nẵng thời gian qua và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế và bất cập

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và thiếu đồng bộ:

thành phố không có ngành công nghiệp nào được coi là ngành công nghiệp

chính, sản xuất nông nghiệp còn quy mô nhỏ, chưa tạo lượng sản phẩm

nông sản hàng hoá lớn, dịch vụ, du lịch vẫn còn tình trạng yếu kém về cơsở vật chất và phương thức hoạt động, các loại hình dịch vụ khác như tàichính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm chưa phát triển.

- Trình độ kỹ thuật, công nghệ của các ngành kinh tế còn nhiều yếu

tố lạc hậu. Trình độ công nghệ của đa số doanh nghiệp ở mức thấp; mức

độ lạc hậu về công nghệ so với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh từ 1-2 thếhệ, đặc biệt ở một số ngành lĩnh vực như: đóng sửa tàu thuyền, hóa chất,

dược phẩm, cơ khí chế tạo. Thiết bị sử dụng ở nhiều doanh nghiệp đã quá

cũ, thậm chí có thiết bị đã sử dụng trên 30 năm. Hệ số hao mòn hữu hình

lớn, bình quân 45,9%. Có rất ít dây chuyền thiết bị mới được đầu tư một

cách đồng bộ.

- Các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ dựa vào tri thức còn ít, chưa tạo

ra được các sản phẩm công nghệ cao: sản phẩm công nghệ cao, chỉ ở dạng

sơ khai, chủ yếu là sử dụng lại những quy trình, công nghệ đã được nghiên

cứu. Còn hầu hết các lĩnh vực công nghệ khác có thể nói là chưa phát triển

như công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo…mới chỉ là ở trong xây dựng

kế hoạch, thu hút đầu tư.- Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu: Cơ cấu nhân lực của thành phố

chưa thật hợp lý, sự phân bố nhân lực giữa thành thị và nông thôn, giữa

các ngành, các địa phương chưa đồng đều, tình trạng thừa, thiếu nhân lực

chưa được khắc phục.

18

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

- Nguyên nhân khách quan: Do biến động của tình hình kinh tế, chính

trị thế giới, quá trình đô thị hóa, thiên tai…đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt

động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ,... mọi mặt của

đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thành phố.

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nhận thức của cán bộ và người dân chưa theo hợp yêu cầu

đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Thứ hai, tổ chức, thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri

thức còn nhiều lúng túng

Thứ ba, tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ còn yếu.

Chưa coi khoa học và công nghệ là giải pháp thúc đẩy hoạt động của

ngành, địa phương và doanh nghiệp; do vậy, chưa có sự quan tâm thoảđáng đối với hoạt động này. Chưa thực sự coi đầu tư cho khoa học và công

nghệ là đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và

công nghệ chưa đến 'ngưỡng' do thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ đưakết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, đổi mới công nghệ.

Thứ tư, chưa phát huy tốt động lực đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức, thể hiện: Sự mất cân đối trong đầu tư phát triển; Chất

lượng nguồn nhân lực còn thấp, bất cập trước yêu cầu CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức; Doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tưsản xuất và đổi mới công nghệ

Thứ năm, phát triển thị trường trong và ngoài nước còn nhiều khó

khăn. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu nhìn chung chưa ổn định, chưa cóbạn hàng lớn, lâu dài; khâu thiết kế sản phẩm chưa đa dạng, hiệu quả sản

xuất kinh doanh chưa cao.

19

Chương 4PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂNKINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4.1. DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNGNGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRITHỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đếnviệc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinhtế tri thức ở thành phố Đà Nẵng

Cách mạng khoa học công nghệ, cùng với sự ra đời của nền kinh tếtri thức đã và đang làm xuất hiện những thời cơ mới cho sự phát triểnnhảy vọt của nước đi sau. Qua hơn gần 30 năm đổi mới đất nước đã đạtđược những thành tựu to lớn, mở ra những triển vọng tốt đẹp để đạt mụctiêu cơ bản, hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH vào năm 2020. Với bốicảnh trong và ngoài nước này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởngxuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút và đào tạonguồn nhân lực và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH củathành phố Đà Nẵng.

4.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắnvới phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của vùng, là 1trong 3 trung tâm kinh tế tế biển của cả nước.

Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đạiXây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại,

du lịch, tài chính - ngân hàng và dịch vụ lớn của Việt NamPhát triển Đà Nẵng thành trung tâm khoa học công nghệ cao, trung

tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong nhữngtrung tâm y tế chuyên sâu của cả nước.

4.1.3. Phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóagắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

4.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh

các ngành sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao.

20

+ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành thân thiệnvới môi trường, sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch.

+ Phát triển kinh tế biển+ Phát triển nhanh các ngành dịch vụ thành phố có lợi thế, đi đôi với

nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.4.1.3.2. Phát triển khoa học và công nghệ hiện đạiTrong những năm tới phát triển KH&CN của thành phố gắn liền với

định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; dựa trên cơ chế phối hợpsử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn.

4.1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng và động lực chocông nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Phát triển nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa làyêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Pháttriển nhân lực là một trong những động lực quan trọng để hoàn thành cơbản sự nghiệp CNH, HĐH, là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững.

4.1.3.4. Xây dựng Khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ Dựa vào lợi thế của mình, Đà Nẵng có thể phát triển công nghệ và

công nghệ chất lượng cao gắn tối đa với phát triển du lịch. Nó bao gồm cảviệc xây dựng khu công nghệ cao Đà Nẵng phải phục vụ thiết thực choviệc phát huy các thế mạnh khác của Đà Nẵng như kinh tế biển, hạ tầngcảng, hệ thống kho tiếp vận, đầu mối giao thông đường bộ…

4.1.3.5. Xây dựng “Đà Nẵng thành phố môi trường” Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các khu

dân cư, khu công nghiệp, vùng ven biển; đảm bảo chất lượng môi trườngnước, đất, không khí, đặc biệt chú trọng đến vấn đề ô nhiễm không khí dogiao thông vận tải, xử lý nước thải công nghiệp và chất thải nguy hại.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆPHÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ỞTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4.2.1. Tăng cường công tác dự báo, quản lý quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về tầm quantrọng và nội dung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức.

21

4.2.1.2. Nâng cao chất lượng và coi trọng tính thiết thực của côngtác định hướng phát triển.

4.2.1.3. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cáccấp và phát huy vai trò của hệ thống chính trị.

4.2.2. Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực4.2.2.1. Ưu tiên phát triển nguồn nguồn nhân lựcĐể đảm bảo cung cấp các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân có trình

độ cao để thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH cho đất nước cũng như thànhphố Đà Nẵng theo tác giả cần có giải pháp cụ thể sau: Nội dung vàphương pháp giáo dục cần chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bịkiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương phápgiải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo; Đổi mới quảnlý nhà nước về phát triển nhân lực; Phát triển thị trường lao động; Chínhsách đãi ngộ thu hút nhân tài; Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục đào tạovới nước ngoài.

4.2.2.2. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của thành phố giai đoạn 2011 -2020, cần phải có hệ thống biện pháp huy động vốn một cách rất tích cựcvà tập trung, tạo ra sự "bùng nổ" trong đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy,huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển phải được xác địnhnhư một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu: Huy động tốt cácnguồn thu từ thuế, phí vào ngân sách đây là nguồn nội lực cơ bản củathành phố; Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng; Xúc tiến việc quảng bátạo cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

4.2.2.3. Lựa chọn và phát triển mạnh khoa học và công nghệ Thứ nhất, lựa chọn, áp dụng công nghệ phù hợp; Thứ ha, phát triển

thị trường khoa học và công nghệ ; Thứ ba, đổi mới cơ cấu và phươngthức hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ; Thứ tư, có chínhsách ưu đãi đối với cán bộ khoa học và công nghệ; Thứ năm, xây dựngnhững cơ chế phù hợp đối với khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệthúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ. Thứ sáu, đa dạng hóa phươngthức chuyển giao công nghệ.

22

4.2.2.4. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh sảnphẩm mới, công nghệ mới

Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia sản xuấtmột khâu nào đó trong kết cấu sản phẩm công nghệ mới, phức tạp đượccác công ty xuyên quốc gia giao cho. Điều này giúp họ dễ dàng hòa vàomạng lưới thông tin quốc tế, làm cho thông tin và năng lực sản xuất đượcnâng lên, tăng cường năng lực ứng biến đối với thị trường, tạo cơ hội mớivươn ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này vẫn sảnxuất các sản phẩm độc đáo dựa vào kỹ nghệ truyền thống chuyên thỏa mãnnhu cầu đặc biệt của thị trường khu vực.

4.2.2.5. Mở rộng thị trường để thu hút và phát huy các nguồn lực đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Đối với thị trường nước ngoài: Mở rộng thị trường nước ngoài đây làcơ hội để cho thành phố xuất nhập khẩu hàng hóa, khoa học công nghệ, laođộng...Đối với thị trường trong nước Xây dựng mối liên hiệp hợp tác chặtchẽ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cungcấp nguyên vật liệu. quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên các phương tiệnthông tin đại chúng, các trang web của ngành

4.2.2.6. Mở rộng quan hệ đối ngoạiĐể thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại, thành phố cần thực hiện

một số giải pháp cụ thể sau: Đẩy mạnh công tác thông tin về ngoại giaokinh tế; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác ngoại giao kinh tế;Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước, trong khu vực và trên thế giới

4.2.2.7. Ứng phó và khắc phục hậu quả các sự cố môi trường.Di dời các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các

khu dân cư. Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thườngxuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải từnguồn thải và ở các khu vực dân cư lân cận. Phát triển cây xanh nhằm đápứng các mục tiêu môi trường của đề án xây dựng thành phố môi trường.

23

KẾT LUẬN

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là con đường cần thiết để

rút ngắn quá trình chuyển kinh tế xã hội của nước ta nói chung, thành phốĐà Nẵng nói riêng sớm trở thành một xã hội hiện đại. Để thực hiện con

đường này, cần phải tìm ra được phương thức gắn kết ba quá trình trên

trong một cơ cấu và cơ chế thích hợp. Xuất phát từ điều kiện khoa học,

công nghệ và kinh tế trên thế giới, trong nước hiện nay, con đường gắn kết

CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đòi hỏi

phải kết hợp phát triển công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp,

dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy tiến bộ xã

hội, phát triển khoa học và công nghệ, phổ cập công nghệ thông tin, kết

hợp công nghệ ngoại sinh và nội sinh.

Do CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là một quá trình kinh

tế-xã hội, nên việc thực hiện phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố cả khách

quan và chủ quan. Đó là các nguồn lực, tiềm năng của đất nước, của địaphương về tài nguyên, vốn, nhân lực và khoa học, công nghệ; độ mở của

nền kinh tế với bên ngoài và hiệu lực quản lý của chính quyền nhà nước

các cấp, sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp. Việc sử dụng và phát

huy tốt các nguồn lực, tiềm năng này là điều kiện bảo đảm thành công của

sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của mỗi tỉnh,

thành phố.

Để có thêm căn cứ trong lựa chọn giải pháp phát triển trong giai đoạn

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của thành phố Đà Nẵng,

luận án nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, Hàn Quốc, Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh về quá trình này, rút ra 5 bài học kinh nghiệm có

thể vận dụng.

Dựa vào những phân tích lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn, tác giả luận

24

án đã khảo sát thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ởthành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay, chỉ ra những thành công, hạn

chế và nguyên nhân của thực trạng này. Thực tế cho thấy những kết quảđạt được về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố ĐàNẵng vẫn chưa được như mong muốn. Thành phố đang vấp phải tình trạng

phát triển chủ yếu dựa vào tài nguyên, tăng lượng vốn và lao động kỹ năngthấp. Để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, thành

phố Đà Nẵng còn nhiều việc cần phải làm. Phải chuyển sang phát triển

theo chiều sâu, coi trọng tri thức, khoa học và công nghệ; phải phát triển

và sử dụng nhân lực chất lượng cao, nâng cao hiệu lực quản lý của chính

quyền nhà nước các cấp.

Để thực thi có hiệu quả các yêu cầu trên trong thời gian tới, vấn đề làphải đưa ra được các dự báo chính xác về bối cảnh, triển vọng, xác định đúngphương hướng và đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ. Phương hướngthúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là tiếp tục tìm rahướng để gắn kết các quá trình phát triển, phấn đấu đưa Đà Nẵng trở thànhthành phố công nghiệp phát triển bền vững vào trước năm 2020. Giải phápđể thực hiện phương hướng này là tăng cường công tác tuyên truyền, nângcao nhận thức của cán bộ và người dân về tầm quan trọng và con đườngCNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức; tăng cường công tác dự báo,nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền thành phố; khai thác,sử dụng và phát huy tốt các nguồn lực nhất là nguồn lực trong thành phố,trong nước về nhân lực, khoa học, công nghệ, vốn; coi trọng cơ chế thịtrường trong phân bổ nguồn lực và thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

25

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Phan Quang Trung - Vương Phương Hoa (2012), "Ngoại giao kinh tếvới phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Sinh hoạt lý luận,

số 3 (112).

2. Vương Phương Hoa (2012), "Kinh nghiệm phát triển kinh tế dựa vào tri

thức của Singapore và bài học đối với thành phố Đà Nẵng", Tạp chí

Giáo dục lý luận, số 189 (12-2012).

3. Vương Phương Hoa - Phan Quang Trung (2013), "Đà Nẵng với lựa

chọn định hướng xây dựng mô hình thành phố công nghiệp", Tạp chí

Giáo dục lý luận, số 197 (5-2013).

4. Vương Phương Hoa (2013), "Huy động vốn đầu tư cho công nghiệp

hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố ĐàNẵng", Tạp chí Khoa học và phát triển, số 176.

.

.