chuyên đề pháp luật - văn hoá - xã hội - số xuân - từ trang 1 đến 25

25
TÒA SOẠN - TRỊ SỰ 52 Hương Viên - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội ĐT & Fax: 04.39764693 Website: vanhien.vn Email: [email protected] [email protected] CHỦ NHIỆM: GS Hoàng Chương TỔNG BIÊN TẬP Nhà báo Nguyễn Thế Khoa PHÓ TỔNG BIÊN TẬP THƯỜNG TRỰC Nhà báo Trần Đức Trung PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS Nguyễn Minh San TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ NB Nguyễn Hoàng Mai TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Hữu Thi TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM 76 Giải Phóng, P. 4, Q. Tân Bình, TP.HCM THƯ KÝ TÒA SOẠN Lê Thị Phương Du BIÊN TẬP VIÊN Vương Thúy Trần Trúc HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ Khiêu, GS. NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND. TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ TRÌNH BÀY Đông Thạnh GIÁ 17.700 đồng T rong số này VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT 2 Diễn đàn: Mấy ý kiến về lễ phục Việt Nam 4 Nghệ sĩ chúc Tết vui 6 Ca sĩ Trần Hồng Nhung: Vẫn nhẫn nại lội ngược dòng 8 Đạo diễn Trần Thanh Dũng: Sân khấu có sức hút ma mị VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 10 Gieo quẻ đầu năm 12 Tết trong đời sống người Việt Nam KINH TẾ 14 Cuối năm: Cơ hội cho thực phẩm bẩn tràn lan 16 Thị trường bất động sản 2013: Kỳ vọng phá “băng” 18 Ngày Tết, đi chợ lá dong VƯỢT LÊN SỐ PHẬN 19 Dịch học sỹ Trần Quốc Thái: Học…từ số phận BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG 20 Doanh nhân Phạm Thị Thùy Nga: Sáng tạo nhiều, thành công nhiều 21 Doanh nhân Tuệ Nghi: Tôi vào đời không ngọt ngào nhưng…có ích XÃ HỘI 23 Cuối năm thưởng Tết - Vấn đề nan giải với doanh nghiệp 24 Gian nan hành trình hồi hương dịp Tết 26 Ngày xuân về buôn Con Ó say ché rượu cần 28 Năm rắn và các thể loại săn rắn của người dân Sài Thành 30 Dư vị quê hương GIAO THÔNG - ĐÔ THỊ 31 Huyện Tuy Phong: Chung tay phát triển kinh tế bền vững 32 Phường Tân Quý, quận Tân Phú - TPHCM: Quyết tâm giữ vững danh hiệu phường văn hóa GIÁO DỤC - VIỆC LÀM 33 Trường THPT Đông Du: Tốt nghiệp 100% trong 5 năm liên tục 34 Trung tâm Dạy nghề Bắc Tuy Phong: Quyết tâm đổi mới trong quá trình dạy và học QUỐC TẾ 35 9 nhà lãnh đạo thế giới nổi bật nhất năm 2012 BÌA 1: ĐD Trần Thanh Dũng Ảnh: Minh Hoàng CHUYÊN ĐỀ

Upload: longvanhien

Post on 27-May-2015

289 views

Category:

News & Politics


3 download

DESCRIPTION

Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội (Bìa) thuộc Tạp chí Văn hiến Việt Nam. Từ trang 1 đến trang 25.

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

TÒA SOẠN - TRỊ SỰ52 Hương Viên - quận Hai Bà Trưng - Hà NộiĐT & Fax: 04.39764693Website: vanhien.vnEmail: [email protected] [email protected]

CHỦ NHIỆM:GS Hoàng Chương

TỔNG BIÊN TẬPNhà báo Nguyễn Thế Khoa

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP THƯỜNG TRỰCNhà báo Trần Đức Trung

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPTS Nguyễn Minh San

TRƯỞNG BAN TRỊ SỰNB Nguyễn Hoàng Mai

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀNguyễn Hữu Thi

TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM76 Giải Phóng, P. 4, Q. Tân Bình, TP.HCM

THƯ KÝ TÒA SOẠNLê Thị Phương Du

BIÊN TẬP VIÊNVương ThúyTrần Trúc

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPThượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ Khiêu, GS. NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND. TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ

TRÌNH BÀYĐông Thạnh

GIÁ 17.700 đồng

Trong số này

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT2 Diễn đàn: Mấy ý kiến về lễ phục Việt Nam4 Nghệ sĩ chúc Tết vui6 Ca sĩ Trần Hồng Nhung: Vẫn nhẫn nại lội ngược dòng8 Đạo diễn Trần Thanh Dũng: Sân khấu có sức hút ma mịVĂN HÓA TRUYỀN THỐNG10 Gieo quẻ đầu năm12 Tết trong đời sống người Việt NamKINH TẾ14 Cuối năm: Cơ hội cho thực phẩm bẩn tràn lan16 Thị trường bất động sản 2013: Kỳ vọng phá “băng”18 Ngày Tết, đi chợ lá dongVƯỢT LÊN SỐ PHẬN19 Dịch học sỹ Trần Quốc Thái: Học…từ số phậnBÍ QUYẾT THÀNH CÔNG20 Doanh nhân Phạm Thị Thùy Nga: Sáng tạo nhiều, thành công nhiều21 Doanh nhân Tuệ Nghi: Tôi vào đời không ngọt ngào nhưng…có íchXÃ HỘI23 Cuối năm thưởng Tết - Vấn đề nan giải với doanh nghiệp24 Gian nan hành trình hồi hương dịp Tết26 Ngày xuân về buôn Con Ó say ché rượu cần28 Năm rắn và các thể loại săn rắn của người dân Sài Thành30 Dư vị quê hươngGIAO THÔNG - ĐÔ THỊ31 Huyện Tuy Phong: Chung tay phát triển kinh tế bền vững32 Phường Tân Quý, quận Tân Phú - TPHCM: Quyết tâm giữ vững danh hiệu phường văn hóaGIÁO DỤC - VIỆC LÀM33 Trường THPT Đông Du: Tốt nghiệp 100% trong 5 năm liên tục34 Trung tâm Dạy nghề Bắc Tuy Phong: Quyết tâm đổi mới trong quá trình dạy và họcQUỐC TẾ35 9 nhà lãnh đạo thế giới nổi bật nhất năm 2012

BÌA 1: ĐD Trần Thanh DũngẢnh: Minh Hoàng

CHUYÊN ĐỀCHUYÊN ĐỀ

Page 2: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

Trong những năm gần đây, người ta thường nói: “Nhà mở rộng cửa thì

cả gió mát và gió độc cùng lùa vào. Gió mát thì làm cho con người sảng khoái còn gió độc thì chết người...”. Ở đây, nếu nói về văn hóa thì chưa bao giờ vấn đề “bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa dân tộc” ở nước ta lại có nhiều chuyện ngổn ngang và lộn xộn như hiện nay: chỗ này di tích bị xâm hại, đập phá; chỗ kia nghệ thuật truyền thống bị biến dạng, mất bản sắc; chỗ khác thì ứng xử văn hóa lung tung, bậy bạ (Hà Nội đang

xây dựng quy tắc ứng xử văn minh, thanh lịch nhưng liệu có thành công hay là cũng như cũ?).

Tôi vừa dự cuộc hội thảo toàn quốc về văn học nghệ thuật, đề tài lịch sử với sự chỉ đạo của UVBCT, Bí thư TW Đinh Thế Huynh và Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Với 60 bản tham luận của đủ các ngành sử học, văn học, sân khấu, điện ảnh và mỹ thuật, trong đó đa số đều chỉ ra một thực trạng là rất nhiều tác phẩm xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử, xúc phạm danh nhân anh hùng dân tộc. Sở dĩ có

hiện tượng xấu ấy vì thời gian qua chúng ta đã buông thả quản lý, hữu khuynh trong quản lý văn hóa nghệ thuật, trên bảo dưới không nghe, hiện tượng “nói vậy mà không làm vậy”... Trong bài viết này, tôi sẽ bàn về vấn đề lễ phục dân tộc. Đây là một vấn đề tưởng không có gì gấp gáp, nóng bỏng, nhưng xét về mặt văn hóa dân tộc, về bộ mặt văn hóa của đất nước thì nó rất quan trọng.

Từ xưa tới nay, hầu như mỗi đất nước đều có một lễ phục riêng, đặc biệt là ở châu Á. Mỗi lễ phục đều

mang những nét đặc trưng riêng, khiến mọi người khi nhìn vào đều dễ dàng nhận ra ngay đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Philippin hay Thái Lan, Lào, Ấn Độ… Đa số người dân ở những quốc gia này thường mặc lễ phục trong những ngày lễ, ngày hội, tạo thành một nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của họ. Ở Việt Nam, áo dài của phụ nữ được coi là lễ phục, nhưng trên thực tế có mấy ai mặc? Có ý kiến cho rằng: “Việt Nam chưa có lễ phục”. Nói như vậy cũng đúng, bởi vì thực tế nước ta hiện không có lễ phục thật! Nhưng nhìn về quá khứ, người Việt Nam cũng đã từng có lễ phục, được nhìn thấy trong những ngày lễ hội, khánh tiết và thể hiện trong những kiểu dáng, màu sắc, họa tiết trên chiếc áo dài và trên khăn, mũ của các quan chức từ thấp đến cao, từ quan văn đến quan võ, ngay cả các chức vị thấp ở thôn, xã. Sân khấu truyền thống như tuồng, chèo đã phản ảnh rất rõ nét lễ phục của người Việt xưa. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như chiến tranh, như giao lưu, hội nhập xô bồ mà làm cho bản sắc văn hóa dân tộc của nước ta ngày càng mai một và mờ nhạt, thậm chí mất hẳn những giá trị, trong đó có lễ phục.

Tôi thường được mời tới dự những buổi chiêu đãi quốc khánh các nước Âu, Á, Mỹ, Phi, nên được thấy rất rõ lễ phục ngoại giao. Hầu hết khách ngoại giao đoàn đều mặc compler đen, thắt cravater trên nền sơ mi trắng. Thật đáng buồn là trong cái

VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

Diễn đànDiễn đàn

2

Page 3: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

biển màu đen trắng nghiêm chỉnh ấy thường lộ rõ những chiếc áo sơ mi trắng, áo màu của nam giới như đang ở nơi làm việc hoặc dạo phố và những bộ váy đầm không mấy hấp dẫn của các quý bà, quý cô Việt Nam; trông thật lạc lõng giữa đám đông trang nghiêm ấy. Điều này chứng tỏ người Việt Nam ta chưa có lễ phục, hoặc không biết tự trọng và không tôn trọng người khác trong những buổi khánh tiết ngoại giao quan trọng. Tại hội thảo toàn quốc về văn học nghệ thuật với đề tài lịch sử mới đây, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói rằng: “Trong đêm văn nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (14/12/2012) kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Hàn, cả tôi và bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh rất ngượng vì ông Bộ trưởng văn hóa Hàn Quốc mặc lễ phục Hàn, còn ta thì chỉ mặc đồ tây”. Đây là hệ quả của việc chưa quan tâm tới vấn đề lễ phục, chưa có quy chế lễ phục, nói chung là chưa có văn hóa ăn mặc ở nước ta. Sự tùy tiện trong trang phục còn thể hiện khá rõ khi giấy mời có ghi “mặc lễ phục”, nhưng dường như người ta không thèm quan tâm tới nét văn hóa quan trọng này. Những người đó không biết rằng, khi mình ăn mặc thiếu trang nghiêm đến dự một buổi khánh tiết ngoại giao hoặc lễ hội quan trọng thì sẽ có hàng trăm con mắt coi thường nhìn vào mình. Mặc lễ phục trong lễ khánh tiết ngoại giao, trong lễ hội tôn nghiêm là biết tự trọng và tôn trọng người khác, tôn trọng sự kiện ấy dù trong nước hay ngoài nước. Hiện

nay, giới phụ nữ Việt Nam có ưu thế hơn nam giới là chiếc áo dài. Chiếc áo dài được khoác lên người phụ nữ bất kỳ lứa tuổi nào, cấp bậc nào cũng làm tôn lên vẻ đẹp và sự trang nghiêm của người phụ nữ đó. Tôi có nhiều dịp đi dự lễ hội cùng các Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Doan, thấy các bà đều mặc trang phục áo dài trông thật đẹp và trang nghiêm. Thế mà không ít người đã từ chối cái đẹp ấy để thay thế những trang phục lai căng thì thật là đáng tiếc.

Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta phải có tiêu chí lễ phục. Phải làm rõ lễ phục

Việt Nam là gì? Có nên phục hồi khăn đóng, áo dài theo kiểu các quan chức mặc trong lễ hội Đền Hùng hay không, hay là đồng nhất mặc comple đen, thắt cravater như đa số đang dùng? Kiểu trang phục này dường như thích hợp với thời đại toàn cầu hóa hiện nay, bởi các nhà chính khách, nhà ngoại giao nam giới Đông, Tây, Mỹ và Châu Phi hiện nay đều mặc comple đen thắt cravater như lễ phục chính thức. Nhưng đó là trang phục trong các nghi lễ phương Tây, còn phương Đông lại khác, như trường hợp Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa kể ở trên. Theo tôi, nhất thiết phải có

lễ phục riêng của Việt Nam. Hiện nay, khi nước ta chưa tìm ra hình mẫu lễ phục chung thì nên phát triển theo hình mẫu trang phục truyền thống - Khăn đóng, áo dài, còn chít khăn gì, đội mũ gì cho đẹp hơn sẽ tiếp tục bàn thêm, tìm thêm. Nhất thiết, khi quan hệ, tiếp xúc với một nước nào đó mà họ mặc lễ phục dân tộc thì phía ta cũng nên đối ứng bằng lễ phục Việt Nam, cụ thể là khăn đóng, áo dài có màu sắc như quan chức ở lễ hội đền Hùng.

Tóm lại, rõ ràng vấn đề quốc phục, lễ phục đã đến lúc phải được đặc biệt quan tâm. Ngay cả phục trang sân khấu tuồng, chèo, cải lương, cũng đang báo động vì sự tùy tiện tàu ta lẫn lộn, thời đại này lẫn lộn thời đại khác xô bồ, hổ lốn; trên sân khấu là như vậy, ngoài đời cũng như vậy. Đã đến lúc chúng ta phải coi vấn đề lễ phục là một tiêu chí văn hóa dân tộc Việt Nam, là vấn đề cần phải bàn sâu, bàn kỹ. Khi đã thống nhất, phải triển khai bằng tuyên truyền, quảng bá một cách thường xuyên, liên tục; làm cho từ cán bộ đến người dân đều hiểu được ý nghĩa của quốc phục, lễ phục, phải nhận thức được lễ phục là một nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, là bộ mặt của đất nước, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập hóa hiện nay. Khi toàn dân nghiêm túc thực hiện lễ phục thì có nghĩa là đất nước đã phục hồi được truyền thống văn hóa ăn mặc của cha ông.

VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

3

Page 4: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

DIEÃN ÑAØN VAÊN HOÙA

MC Thanh Bạch:Chúc tất cả các bạn luôn đong cho đầy hạnh phúc. Gói cho trọn lộc tài. Giữ cho mãi an khang. Thắt cho chặt phú quý. Cùng chúc nhau như ý. Hứng cho tròn an khang. Chúc năm mới bình an. Cả nhà đều sung túc.

Siêu mẫu Trương Nam

Thành: Chúc bạn 4 chữ vàng để sống: Sống cho lẽ phải; sống cho chân

thật; sống biết kiên nhẫn; sống bằng lương

tâm.

Ca sĩ Minh Hằng: Chúc mừng năm

mới. Hoa khai phú quý. Lộc

quyền lai. Khai tài nở lộc. Toàn gia

đại phát.

Ca sĩ Mỹ Tâm:Năm mới Tết đến. Rước hên

vào nhà. Quà cáp bao la.

Mọi nhà no đủ. Vàng bạc

đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già

trẻ gái trai. Sum vầy hạnh

phúc. Cầu tài chúc phúc.

Lộc đến quanh năm. An

khang thịnh vượng!

MC Quỳnh Hương:Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc. 52 tuần như ý. 12 tháng an vui. 8.760 giờ thoải mái. Và 52.600 phút may mắn.

VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

4

Page 5: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

DIEÃN ÑAØN VAÊN HOÙA

Ca sĩ Cẩm Vân: Chúc các bạn có một cái tết vui vẻ, hạnh phúc: Trăm sự như ý, ngàn sự như mơ, vạn sự bất ngờ, tỉ lần hạnh phúc

Ca Sĩ Đan Trường: Kính chúc mọi người

một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh

phúc! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm

hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành

trong… tất cả mọi lĩnh vực.

Ca sĩ Hồ Trung Dũng: Tết, Tết,

Tết đến rồi… Dũng cầu mong

nhà nhà “Đong cho đầy hạnh

phúc. Gói cho trọn lộc tài. Giữ

cho mãi an khang. Thắt cho

chặt phú quý”.

Diễn viên Trương Minh Cường:Chúc mừng năm mới. Quà cáp bao la, một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ, gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai, sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc, vạn sự bình an. Năm mới an khang. Giàu sang phú quý. Tiền tài mệt nghỉ. Sức khỏe dồi dào. Sự nghiệp bay cao. Luôn luôn vui vẻ

Ca sĩ Nguyễn Hồng Ân:Cung chúc tân niên. Sức

khỏe vô biên. Thành công liên miên. Hạnh phúc triền

miên. Túi luôn đầy tiền. Sung sướng như tiên.

Diễn viên Lê Khánh: Giao thừa sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!

ăn học - Nghệ thuậtV

Siêu mẫu Thúy Hạnh: Chúc mọi người tiền nhiều như kẹo, tình chặt như keo, mịn màng trắng trẻo, sức khỏe dẻo dai.

VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

CHUYÊN ĐỀ 5

Page 6: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

DIEÃN ÑAØN VAÊN HOÙA

Sự lội ngược dòng của Hồng Nhung không nhằm tới

cái đích giải thưởng nào, mà là nhằm tôn vinh, khẳng định một dòng nhạc kén người hâm mộ, dâng hiến cho công chúng những giá trị nghệ thuật có truyền

thống lâu đời nhưng đang bị lấn át bởi dòng nhạc giải trí xô bồ. Đó là một thử thách lớn, đòi hỏi một nghị lực lớn, vì theo dòng nhạc này, người hát phải có nội lực, phải được đào tạo bài bản. Nhưng như thế chưa đủ, để đưa dòng nhạc vốn mang

tính “quý tộc” này đến được với đông đảo công chúng, người nghệ sĩ phải dung dị hóa, mềm hóa nó đi và truyền vào nó hơi thở của cuộc sống đương đại.

Hồng Nhung sinh ra và lớn lên ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), trong một gia đình không theo nghệ thuật. Nhưng vùng quê quan họ với lối hát mềm mại, thắm tình người đã thấm vào cuộc sống của Nhung từ tấm bé. Chất giọng mượt, vang mà nhẹ của người quan họ được di truyền qua các thế hệ, mà Nhung cũng được thừa hưởng. Nhung yêu ca hát và thích hát ngay từ nhỏ. Khi chuẩn bị học hết trung học cơ sở, Nhung đã xin bố mẹ cho đi học hát nhưng chưa được chấp thuận. Có lẽ bố mẹ lo cho Nhung theo sự nghiệp này sẽ rất vất vả và khó thành công. Nhưng rồi may mắn đã mỉm cười với Nhung khi người chú họ là NSUT Quốc Hưng (khi đó còn là sinh viên Nhạc viện hà Nội) phát hiện ra khả năng ca hát của Nhung và động viên gia đình cho em đi theo con đường âm nhạc.

Nhung bắt đầu vào Nhạc viện Hà Nội học văn hóa, sau những buổi học lại theo chú Quốc Hưng học

hát. Sau 3 năm, Nhung được gia đình đồng ý cho thi vào nhạc viện. Kết quả không phụ lòng mong đợi của mọi người, Nhung đỗ vào trường và trở thành một học sinh có nhiều triển vọng. Nhung được học những người thầy giàu kinh nghiệm của Nhạc viện như nghệ sĩ Gia Khánh, nghệ sĩ Mỹ Bình (thầy của những danh ca: Thanh Lam, Hồng Nhung, Ngọc Anh…) và đặc biệt là GS. NSND Trung Kiên, một bậc thầy của nghệ thuật thanh nhạc nước nhà. Tính ham học hỏi giúp Nhung học hành thuận buồm xuôi gió, hết trung cấp, lên đại học.

Vào năm 2009, tuy chưa tốt nghiệp đại học, chưa biểu diễn đơn ca trên sân khấu bao giờ nhưng được bạn bè và thầy cô động viên, Nhung mạnh dạn tham gia cuộc thi Hát thính phòng - Nhạc kịch toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội. Không ngờ cuộc thử sức ấy đã đưa Nhung đi khá xa so với mong ước: vào tận vòng chung kết, được báo chí khen ngợi có thẩm mỹ âm nhạc, có cách thể hiện độc đáo, giàu nhạc cảm. Đó là bước đệm quan trọng để sau đó Nhung giành giải Nhì phong cách thính phòng

Vaãn nhaãn naïi loäi ngöôïc doøngCa só Traàn Hoàng Nhung:

VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

Nếu như trong cuộc thi Sao Mai năm 2009, Trần Thị Hồng Nhung đã làm cú lội ngược dòng, từ “vé vớt” đến giành giải nhì dòng nhạc thính phòng, thì cho tới nay, cô vẫn nhẫn nại lội ngược dòng để đi mãi, đi mãi vào đời sống âm nhạc…

6

Page 7: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

DIEÃN ÑAØN VAÊN HOÙA

trong cuộc thi Sao Mai toàn quốc.

Đối với nghệ sĩ, phong cách sống có ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp của họ. Không ít người được mệnh danh là “ngôi sao” có lối sống phóng túng, tạo ra các vụ tai tiếng để được mau nổi tiếng. Nhưng Nhung biết lánh xa các trò phù phiếm đó. Cô tự khẳng định bản thân bằng thực lực nghệ thuật. Sau khi trở thành “ngôi sao” của giải Sao Mai, cô vẫn vậy - một cô gái nhẹ nhàng, từ tốn trong giao tiếp và không toan tính vụ lợi. Nhung có sức hút ở cái nhìn trong veo mà lại đằm thắm, ở giọng hát ngày càng có chiều sâu, tràn đầy nhạc cảm. Có được như vậy là do cô không ngừng rèn luyện, tự bồi đắp tình cảm của mình qua các ca khúc và sự tiếp xúc với công chúng.

Việc luyện tập của Nhung diễn ra gần như là cả ngày, bởi bất cứ lúc nào Nhung cũng nghĩ tới nó. Buổi sáng ngủ dậy, Nhung tranh thủ tập thể dục - có thể là chạy bộ, tập yoga..., rồi luyện thanh khoảng 30 phút cho thông giọng và để ổn định kỹ thuật của giọng hát. Sau đó tiếp tục thực hiện những công việc theo kế hoạch mà Nhung đã sắp xếp như đi thu thanh, biểu diễn theo chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và các chương tình biểu diễn khác. Trước mỗi ca khúc, Nhung đều đọc rất kỹ từng lời ca và giai điệu của tác phẩm, cô còn tìm hiểu trực tiếp qua tác giả hoặc đọc những thông tin để có thể hiểu được những điều tác giả muốn truyền tải. Khi hiểu, khi thấm bài hát rồi, Nhung để cảm xúc của mình được tự do tuôn trào theo

những nốt nhạc chứ không quá toan tính, tìm cách xử lý từng chi tiết. Chính sự chân thật của cảm xúc ấy làm cho giọng hát của Nhung có sức truyền cảm mạnh, lôi cuốn người nghe.

May mắn cho Nhung là cô được làm việc tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, nơi có một môi trường nghệ thuật nghiêm túc và luôn có đất “dụng võ”. Việc thu thanh các bài hát mới diễn ra thường xuyên khiến cho cô luôn tiếp xúc được với các tác phẩm có nhiều phong cách của nhiều tác giả trong cả nước. Với bất cứ tác phẩm nào, Nhung cũng có thái độ trân trọng, cũng tìm hiểu kỹ, tập kỹ trước khi thu. Cô hiểu rằng thu thanh, được nghe đi nghe lại chính giọng hát của mình là cách rất tốt cho ca sĩ tự sửa những nhược điểm, phát huy ưu điểm. Cô không thể nhớ hết mình đã thu thanh bao nhiêu lần, với bao nhiêu ca khúc, nhưng điều mà cô thấm thía là chính nội dung của những ca khúc mà cô thể hiện - về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa, về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… giống như những chất dinh dưỡng quý giá mà cuộc đời ban tặng để nuôi dưỡng tâm hồn cô.

Được tham gia biểu diễn là hạnh phúc đối với Hồng Nhung. Khi mời Nhung tham gia các chương trình phục vụ chính trị - xã hội, ai cũng thấy dễ chịu do thái độ nhiệt tình và vô tư của cô. Do vậy, Nhung đuợc mời biểu diễn ở rất nhiều chương trình lớn như: Ngày âm nhạc Việt Nam, Nghìn năm Thăng Long Hà Nội...; và nhiều chuơng trình từ thiện như: Vòng tay nhân ái, Trái tim nhân ái, Chắp cánh ước mơ - Vượt sông hồ tìm

chữ, Thắp sáng niềm tin - Tiếp bước em tới trường... Nhung nhớ lại, có những buổi đi biểu diễn ở vùng núi xa xôi tận Hà Giang, gặp phải trời mưa, đoàn dự định hoãn diễn nhưng đồng bào cứ đội ô chờ đợi, khiến các nghệ sĩ cầm lòng chẳng đậu. Thế là trong mưa rả rích của rừng núi, công chúng đội ô nghe xem hát, còn nghệ sĩ thì đội mưa mà hát say sưa. Cũng có khi đi diễn phục vụ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, mà hầu như lần nào cũng vậy, Nhung được khán giả yêu cầu hát bài “Quê hương”. Cô đã hát bài hát ấy không biết bao lần, với cùng một cảm xúc tràn đầy, có khi thấy khán giả khóc, cô cũng khóc theo - vừa hát vừa khóc trong nỗi đồng cảm với những người dân Việt tha hương, nặng lòng với Tổ quốc.

Bên cạnh niềm đam mê ca hát, Trần Hồng Nhung luôn coi trọng sự học hành và yêu nghề sư phạm. Cô đã học thêm và thi đỗ thủ khoa đầu vào chuyên ngành âm nhạc, Hệ cao học của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Đồng thời, cô cũng dạy thêm cho những mầm non âm nhạc muốn tiếp cận

với con đường này. Lúc làm trò, khi làm thầy, cả hai vai trò cùng thúc đẩy Trần Hồng Nhung rèn luyện nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn.

Sau 3 năm thành danh ở Sao Mai và sau 4 năm tốt nghiệp bậc đại học, Hồng Nhung mới cho ra mắt đĩa hát riêng đầu tiên của mình: “Huyền thoại lời ru”. Đó không phải là sự chậm trễ, mà thể hiện sự cẩn trọng của cô. Cô không muốn hái quả xanh mà chăm chút cho cây tươi tốt với những chùm quả chín mọng mới đem dâng hiến cho đời.

Với hành trang đã được chuẩn bị chu đáo, Trần Hồng Nhung đang vững bước rên con đường đầy thử thách, phấn đấu cống hiến cho công chúng những giá trị nghệ thuật ngày càng có chất lượng cao hơn. Từ nay tới Tết âm lịch, Nhung dày đặc lịch biểu diễn, trong đó có hai chương trình quan trọng là vào Cần Thơ tham gia chương trình “Tôi là chiến sĩ”; tiếp đến là tham gia chương trình “Tiếp sức cho dân” tại Đà Nẵng. Con đường nghệ thuật đang rộng mở và trải dài trước mắt Hồng Nhung.

Vaãn nhaãn naïi loäi ngöôïc doøng

VIỆT LONG

VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

7

Page 8: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

Khác với nhiều người, Dũng không được định hướng nghệ thuật hay có một đam mê sân khấu ngay từ nhỏ, mà anh đến với sân khấu qua một lối rẽ đầy bất ngờ và táo bạo. Tốt nghiệp trung học phổ thông, Dũng đăng ký thi vào trường sư phạm, chấp nhận cuộc sống ổn định với một mức lương ổn định sau khi ra trường như cha mẹ hi vọng. Nhưng học được hơn một năm thì Dũng quyết định thi lại vào trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật TP.HCM; chỉ là vì trong quá trình tham gia đóng kịch cho lớp, trường, Dũng được các bạn nhận xét là “có sức hút với sân khấu”. Nhưng cũng chính từ đó, Dũng nhận ra được sức hút của sân khấu đối với bản thân, anh dần đam mê nó lúc nào không hay.

Có lẽ lợi thế của Dũng chính là tuổi trẻ; sức trẻ cộng với chút mạo hiểm, lòng đam mê, sự năng động đã thôi thúc anh tìm cơ hội để được học hỏi, được tham diễn, tiếp xúc với thực tế. Trong quá trình học, Dũng thường theo các đoàn phim, tham gia đóng các vai phụ, từng bước chập chững “học làm đạo diễn”, đồng thời cũng trau dồi kinh nghiệm diễn xuất của mình. Hơn ba năm học nhưng với Dũng, đó là cả một khoảng thời gian dài đầy những khó khăn với những kỷ niệm vui buồn cùng sân khấu. Ban đầu, khi biết cậu con trai mình theo nghệ thuật, cha mẹ

cùng dòng họ Dũng đều không ủng hộ, bởi định kiến về nghệ sĩ với những tai tiếng không hay khiến họ không muốn con mình chìm sâu vào đó. Nhưng khi chứng kiến cảnh Dũng làm đạo diễn, dựng cảnh, diễn xuất với lòng đam mê tràn đầy, họ cũng dần thay đổi thái độ, mẹ Dũng trở thành chỗ dựa tinh thần và trực tiếp giúp đỡ Dũng ở hậu trường. Dũng nhớ lại, có lần đoàn diễn phải ở lại tập kịch tới 2 giờ sáng, tuy đây là chuyện hết sức bình thường, và mẹ anh vẫn thường nấu ăn khuya cho cả đoàn; nhưng hôm ấy Dũng đã tình cờ bắt gặp dáng mẹ ngủ co ro trong hậu đài. “Mẹ là vậy, dù vất vả đến đâu cũng luôn bên cạnh con cái. Lúc thấy mẹ ngủ, lòng Dũng rất đau, chỉ biết là tự hứa với bản thân phải thành công để không phụ công sức của mẹ”, Dũng nói. Cũng từ đó, thay vì cố gắng để chứng minh sự lựa chọn của mình với gia đình, Dũng bắt đầu cố gắng để đền đáp lòng tin của gia đình, đền đáp công ơn của mẹ. Chính điều đó cũng là động lực để Dũng vững bước trên con đường đã chọn, cứ mỗi lúc gặp khó khăn, phải đối mặt với những điều tiếng thị phi trong nghề, có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc là Dũng lại nghĩ đến mẹ, đến hình ảnh mẹ ngủ hôm nào; Dũng tự nhủ rằng công việc mình cần phải làm là cố gắng, thật cố gắng, còn mọi chuyện khác cứ để ông trời sắp xếp.

Làm đạo diễn khi tuổi đời còn rất trẻ, Dũng cũng đã lường trước được những khó khăn, vì so với làm một diễn viên, làm đạo diễn càng khó hơn gấp bội, nhất là lại một đạo diễn trẻ. Cũng may mắn là Dũng đã nhận được

Ñaïo dieãn Traàn Thanh Duõng:

SAÂN KHAÁU COÙ SÖÙC HUÙT MA MÒ

Gương mặt trẻGương mặt trẻVAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

8

Page 9: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô nghệ sĩ, đặc biệt là đạo diễn Nghệ sĩ Ái Như, đạo diễn NSƯT Thành Hội, đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc, nhà đạo diễn Lên Văn Tĩnh, Nghệ sĩ Lê Bình. Đối với Dũng, họ không chỉ là những người thầy đầu tiên mà còn là những tấm gương cho Dũng học tập, noi theo. Hai vở kịch “Bùa ám” và “Ngôi nhà toàn đàn ông” là những vở chuyên nghiệp đầu tiên do Dũng làm đạo diễn kiêm luôn kịch bản và diễn viên, đó một phần cũng là nhờ tấm gương của các thầy đã thúc đẩy sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết trong con người nghệ sĩ của Dũng.

Ra trường được nửa năm, cũng là chừng ấy thời gian gắn bó với sân khấu kịch Tâm Ngọc, đối với Dũng đây là một cơ hội hiếm hoi mà anh nắm bắt được. Trong khi cơ hội giành cho các đạo diễn trẻ ngày càng ít đi, sân khấu kịch Tâm Ngọc không chỉ tạo điều kiện cho anh được tiếp xúc với sân khấu mà còn cho anh cơ hội được “thử việc” với vai trò đạo diễn. Anh nói: “Ba năm, Dũng tự cho mình thời hạn ba năm để thử sức với sân khấu. Dũng cũng như nhiều người, tin vào Tổ nghiệp, vào cái duyên với sân khấu và ba năm này Dũng muốn sống vì nghệ thuật để xem mình có thực sự có duyên với con đường đã chọn, có được Tổ nghiệp chọn hay không”. Và dường như sợ thời gian sẽ trôi quá nhanh, Dũng đã lên một số ý tưởng và dự định cho những vở kịch trong tương lai, anh cho biết sẽ thử sức trong mảng đề tài pháp luật - xã hội, xoay quanh góc khuất phía sau những vụ án hình sự. Đây có lẽ sẽ là một thử thách mới đối với chàng đạo diễn trẻ vốn chuyên mảng kịch gia đình, nhưng Dũng là vậy, cái máu nghệ sĩ cùng với sự táo bạo của tuổi trẻ đã tạo cho anh những ý tưởng mới mẻ và bầu nhiệt huyết không phải ai cũng có.

Hiện tại, ngoài những vai trò trên, Dũng còn là một giảng viên trẻ của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật và Du lịch Sài Gòn, chuyên ngành đào

tạo diễn viên. Đây là một vai trò khá mới mẻ với Dũng, song những gì anh đã học và tích lũy được từ các bậc thầy nghệ sĩ khác đã giúp anh vững vàng, từng bước chinh phục các bạn sinh viên mới. Tâm sự về vai trò này, Dũng nói: “Có lẽ Dũng còn trẻ nên cũng phần nào hiểu được tâm lý của các bạn trẻ, nhìn các bạn sinh viên ấy Dũng lại nhớ lại mình những năm trước, tràn đầy ước mơ hoài bão cho tương lai. Cũng chính vì vậy Dũng đứng lớp không

phải để làm thầy, mà để trao đổi với các bạn ấy; Dũng truyền những điều đã được tiếp thu, những kinh nghiệm đã có được, và họ cũng đã giúp Dũng biết thêm được nhiều điều”. Năm mới, hi vọng chàng đạo diễn trẻ tuổi này sẽ sớm trình làng những vở kịch mới mẻ khác và cống hiến thêm nhiều tác phẩm kịch hay cho làng kịch nói nước nhà.

NGUYÊN KHÔI

VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

9

Page 10: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

VAÊN HOÙA TRUYEÀN THOÁNG

BÓI MAIHoa mai là một trong những loài

hoa được ưa chuộng nhất mỗi độ xuân về trên đất Việt. Trong tâm thức người dân Việt Nam, cành mai không chỉ tô thắm cho không gian ngày Tết mà còn ẩn chứa ước vọng yên bình, xua tan những thế lực tà ma đen tối. Theo quan niệm của người xưa, vào sáng mùng 1 Tết, các cụ cao niên sẽ bói mai để đoán vận may của cả năm.

Hoa mai thường có 5 cánh, bắt đầu từ mùng 1 Tết trở đi, những cánh hoa rụng đổ trên mặt đất tạo thành “bóng” mai. Người chơi hoa thường giữ gìn những cánh hoa rụng, không quét dọn đi vì sợ mất “hên”. Nếu hoa mai có 6, 7 cánh trên một cành được xem là điềm lành của gia đình. Nếu chỉ có 4 cánh

thì đó là loại hoa quý hiếm và được coi là vận may trong cả năm của gia chủ. Đóa mai 4 cánh sẽ được gìn giữ trên cành và được chủ nhà lưu ý đặc biệt. Một cây mai nở rộ khoảng 50% số hoa có trên cây cũng được coi là điềm may mắn, đem lại niềm vui và sự hy vọng đối với mọi người trong gia đình trong suốt những ngày vui Xuân đón Tết. BÓI KIỀU

Bói Kiều là tập tục xem bói bằng Truyện Kiều, tức là dùng quyển truyện Kiều làm quẻ bói. Truyện Kiều lấy ra để trên bàn, sau khi thắp hương đèn và khấn vái cụ Nguyễn Du, Thúy Kiều, Kim Trọng, người bói lật ngẫu nhiên một trang Kiều ra xem. Nội dung những câu thơ ngẫu nhiên lật được ấy sẽ tương ứng với điềm báo lành dữ

trong năm. Về cách đoán quẻ, thông

thường các cụ ta xưa hay làm theo phương pháp sau: lấy hai câu lục bát đầu tiên, một câu sẽ là “nhân” và một câu là “quả”. “Quả” có thể là đã phát sinh trong hiện tại hay là điều mong ước trong tương lai; “nhân” là lời khuyên của cụ Nguyễn Du về cách hành xử và tu tập. Người muốn xem quẻ khấn xin cụ Nguyễn Du về vấn đề nào, thì sẽ nương vào đó mà đoán quẻ. Quẻ đoán có tác dụng an ủi, khuyến khích và soi sáng cho người xin quẻ. Trong giờ bói Kiều, mọi người thường tập họp lại, ngồi quanh quyển Truyện Kiều. Mỗi người bói xong phải lạy tạ trước khi trở về chỗ ngồi. Mỗi lời đoán quẻ sẽ tương đương với một bài thuyết pháp ngắn cho tất cả đại chúng.

Phép mở Kiều để bói phải theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” (trai mở sách bằng tay trái, gái bằng tay phải). Khi xem bói Kiều, còn có lệ là không ai được mở trang đầu và cuối. Vì bốn câu đầu và bốn câu cuối của truyện

Kiều chỉ là những cách nhìn nhận của tác giả về cuộc đời nên nó dành cho tất cả mọi người chứ không riêng một ai.

Những câu thơ sau đây được xem là tốt:

“Dưới cầu nước chảy trong veo,Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Kiều từ trở gót trướng hoa,Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.

Gương nga chênh chếch dòm song,Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng

sân.”Được những câu thơ này, người

xin quẻ sẽ vui sướng vô cùng vì đầu năm mà gặp nước, gặp cầu, gặp vàng thì không có gì may mắn, hạnh phúc cho bằng. Nước tượng trưng cho tiền

10

Page 11: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

bạc (dân gian có câu thành ngữ “tiền vào như nước”), cây cầu tượng trưng cho sự thông giao, sự liên lạc, sự đoàn tụ và vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Ngược lại những câu thơ sau đây được xem là điềm xấu:

“Người nách thước, kẻ tay đao,Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi.

Già giang một lão một trai,Một dây vô lại buộc hai thâm tình.”

Hoặc:“Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.”Đầu năm bói Kiều mà gặp cảnh gia

đình tan nát, phân ly hay gặp cảnh “sầu đong càng lắc càng đầy” thì người ta tin rằng đó là điềm xui xẻo.

Trước đây, bói Kiều được cả giới bình dân lẫn những trí thức sử dụng và phổ biến tới mức trở thành một nét văn hóa tâm linh của người Việt. Ngoài truyện Kiều, ông bà ta xưa còn dùng các tập thơ Nôm như: Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai, Hoa Tiên để làm quẻ bói. Hiện nay ở những thôn quê bóng dáng tục bói Kiều vào những ngày đầu xuân đã dần phai nhạt vì những người “giữ hồn” cho truyện Kiều ở các làng quê ngày càng vắng bóng.BÓI XĂM HƯỜNG

Xăm hường là trò chơi đổ bát gợi lại ý niệm về thi cử ngày xưa, phù hợp với nguyện vọng và tính ăn, thua nhẹ nhàng của phụ nữ giới quý tộc ở Huế. Đầu năm, người Huế thường đem xăm hường ra đổ, ngoài là thú vui tiêu khiển, đây như còn là một cách bói thời vận đầu năm.

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, đây là trò chơi khởi phát từ chốn nội cung nhà Nguyễn ngày xưa, sau đó theo bước chân lưu lạc của con cháu hoàng tộc mà lưu truyền trong dân gian. Xăm có nghĩa là cái thẻ (nhiều người vẫn quen gọi là thẻ xăm). Hường tức là hồng, nhưng do kiêng húy nên người Huế gọi trại ra là hường. Huế nổi tiếng là đất học, trò chơi Xăm hường lại xuất phát từ chốn cung đình nên dấu ấn của khát vọng học hành, đỗ đạt thể hiện rất đậm nét trên các thẻ

xăm. Một bộ Xăm hường gồm có 6 hạt xúc xắc cùng một bộ thẻ gồm có 6 loại: Nhất hường, Nhị hường, Tứ tự (hay còn gọi là Tứ tấn), Tam hường, Trạng em (Bảng nhãn, Thám hoa), Trạng anh (Trạng nguyên). Mỗi loại thẻ có tổng trị giá 32 đơn vị. Trò này nếu chơi 6 người thì kết thúc cuộc chơi mỗi người phải giành cho được “1 trạng” (32 đơn vị); thiếu thì phải mua, thừa thì được bán. Nếu chơi 4 người thì kết thúc mỗi người tối thiểu phải có “1 trạng rưỡi” (48 đơn vị); cứ vậy tùy theo số người chơi mà chia, và nếu biết tính, có thể chơi đến 10, thậm chí 12 người.

Khi chơi, người chơi nắm cả 6 hạt xúc xắc trong tay và thả cùng lúc xuống một cái bát, các mặt xúc xắc hiện ra thế nào thì cứ theo luật mà tính thẻ. Người ta dựa trên xác suất và tần suất xuất hiện của các mặt xúc xắc để định ra luật lệ của trò chơi. Càng khó, càng ít xuất hiện thì mức thưởng càng cao. Không ai điều khiển được các con xúc xắc và tất cả hiện ra rõ mồn một giữa “bàn dân thiên hạ” nên trò chơi này hết sức công bằng, minh bạch, lại nhẹ nhàng không mang tính sát phạt. Ai chưa biết, chưa hiểu mà muốn chơi cũng có thể chơi được, cứ việc ngồi vào, bốc hạt và đổ, sẽ được mọi người đọc và lấy thẻ giúp.

Chất liệu để làm các thẻ Xăm hường có nhiều loại, sang thì bằng ngà, thường thường bậc trung thì bằng xương, không nữa thì bằng sừng, bằng gỗ, bằng nhôm, bằng tre, hoặc nhựa... Các thẻ được cắt dài - ngắn, lớn - nhỏ khác nhau, chuốt thật đẹp, ở trên có ký hiệu 1, 2 nút (ở thẻ nhất, nhị) và ghi danh vị của mỗi thẻ tượng trưng bằng chữ Hán.

Nếu đổ ra nhiều hường, người ta tin năm ấy sẽ có nhiều may mắn; đổ ra trạng thì sẽ gặp nhiều điều lành, đỗ đạt thăng tiến; đổ ra suốt thì mọi sự đều được hanh thông; riêng với lục phú thì nhiều người rất... sợ. Đầu năm mà đổ ra lục phú hường (6 mặt tứ) dù rằng xác suất cực khó và được thưởng gấp đôi, bởi nhiều người quan niệm đỏ quá hóa đen, đi liền với điều quá tốt bao giờ cũng tiềm ẩn cái gì đó xui xẻo…

BÓI TUỒNGTuồng còn gọi là hát bội, từng

được xem là quốc kịch của Việt Nam. Có thể nói tuồng có một vị trí rất lớn trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Thời trước, dân ta có tục bói tuồng đầu Xuân, từ mùng 1 đến mùng 10 Tết, mua vé vào xem giữa lúc tuồng đang diễn, hễ gặp cảnh ngộ nào xuất hiện trên sân khấu thì dựa theo mà suy đoán về số mệnh của mình trong năm tới. Ví dụ như, nếu kết thúc tuồng là sự sum họp, thắng lợi, hạnh phúc, giàu có là điềm may; nếu tuồng hát kết thúc bằng cảnh gia đình tan nát, chia ly, chết chóc là điềm không tốt.

Ngày Xuân, người dân Việt ta xưa đi xem tuồng rất đông, nhiều người mải mê xem từ đầu đến cuối, có người xem vài cảnh rồi ra nhờ người đoán điều hung điều cát. Các ông thầy bói này ngồi trên một chiếc chiếu bên cạnh rạp hát, tựa lên chiếc tráp sơn đen. Khi giải quẻ tuồng xong, người được giải bói sẽ vui vẻ “vi thiềng” cho người giải bói một chút tiền gọi là “mừng tuổi” khá rộng rãi.

Ngoài bốn hình thức bói trên, ông bà ta xưa kia còn có bói đò, bói ông táo… Tuy nhiên những cách bói trên đã không còn thông dụng và thất truyền dần theo thời gian.

Tục bói Tết của các cụ ta thời xưa chỉ mang tính vô thưởng vô phạt, đúng thì tốt, sai thì cũng chẳng sao. Tất cả đều cũng chỉ là những lời cầu an, mong vạn cát đến với mọi nhà. Có lẽ vì thế mà cho đến tận ngày hôm nay, giữa nhịp sống hiện đại, bói Tết vẫn còn được lưu giữ và được xem là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

BÌNH THUẬN

VAÊN HOÙA TRUYEÀN THOÁNG

11

Page 12: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

Ông cha ta có câu: “đói giỗ cha, no ba ngày tết”. Và với người Việt Nam, dù có đi làm ăn đâu xa, dù cả năm có nghèo đói, làm ăn thua lỗ nhưng cứ đến những ngày cuối năm, họ cũng cố gắng chuẩn bị để có một cái tết vui vẻ, no đủ.TẤP NẬP CHỢ TẾT

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác. Vì thế, trước Tết khoảng mười đến mười lăm ngày, họ tiến hành dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc cho sáng sủa, mới mẻ để đón chào năm mới. Đây quả thực là khoảng thời gian rộn rã, người lớn tất bật chuẩn bị tiễn đưa năm cũ, trẻ con háo hức với quần áo mới, với kẹo bánh. Họ sắp xếp công

việc ở cơ quan để về chuẩn bị cho Tết, người đi xa cũng cố gắng về sớm sum họp với gia đình, bạn bè.

Vui nhất thời điểm này có lẽ là ở… chợ. Không những người đi mua sắm đông nhất trong năm mà số lượng hàng hóa cũng nhiều chưa từng có. Người ta cười nói vui vẻ, cò kè trả giá nhưng tất cả đều mang không khí thân thiện, vui vẻ. Trước Tết mười ngày, nửa tháng thì đi chợ quần áo, đồ gia dụng, bánh kẹo, trước dăm ngày thì chợ thực phẩm, gạo nếp, lá dong, thịt heo, đêm ba mươi thì có chợ hoa… Hầu như, chợ những ngày này đều tấp nập người mua bán. Người đi chợ không chỉ để thỏa sức mua sắm, chọn lựa những

mặt hàng cần thiết mà còn để thấm cái không khí rộn rã, náo nức của những ngày giáp tết. Đàn bà thì chuẩn bị đồ nội trợ, đàn ông thì vui với cành mai, cành đào, cây quất…, trẻ con thì tung tăng thử quần mới, áo mới. Giữa cái không khí tưng bừng ấy, lòng người như cũng vui hẳn ra, bao nhiêu muộn phiền cũng dần tan đi hết.

Những ngày Tết là những ngày đại diện cho một năm mới, nên mọi gia đình đều rất cẩn thận mua sắm sao cho thật đầy đủ. Nhiều người đàn ông bình thường không đụng đến nội trợ nhưng vào dịp này, họ cũng giành thời gian cùng vợ đi lựa chọn bánh kẹo, thực phẩm. Còn đối với người phụ nữ, Tết là dịp để

họ chứng tỏ vai trò nội trợ của mình. Vài cuộn lá dong, vài cân nếp cho chồng gói bánh chưng, ít con gà cho đêm cúng giao thừa… đều được gửi gắm tình yêu, niềm mong mỏi một năm mới đầm ấm, hạnh phúc cho chồng con, cho tổ ấm của mình.XUÂN VỀ CÙNG QUẢ, CÙNG HOA

Cùng đón Tết Nguyên đán, cùng mừng một mùa xuân với cả dân tộc nhưng hai miền Bắc, Nam của nước ta cũng có những nét đặc trưng riêng. Không nói đến những phong tục, lễ hội, chỉ ở cách chuẩn bị mâm ngũ quả thôi cũng đã thấy được những nét độc đáo của từng miền.

VAÊN HOÙA TRUYEÀN THOÁNG

Tết Nguyên đán (gọi đơn giản là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc khác chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai, "đán" là buổi sáng sớm. Ngày Tết là dịp rũ bỏ những gì không tốt của năm cũ và đón chào một sự khởi đầu mới. Vì thế, Tết Nguyên Đán đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam, và được gọi với nhiều tên khác nhau: Tết Cả, Tết Ta, Tết Cổ truyền, Tết Âm lịch.

trong ñôøi soáng ngöôøi Vieät Nam

12

Page 13: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

Mâm ngũ quả là một mâm quả gồm khoảng năm loại quả (ngũ = năm) thể hiện ước nguyện của gia chủ. Theo quan niệm của người xưa, ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành ứng với năm mệnh của con người (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), số 5 là số lẻ, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Mâm quả của miền Bắc thường gồm chuối, ớt, bưởi, quất, lê (có thể thay bằng cam, quýt, lê-ki-ma, hồng xiêm, hồng đỏ). Thông qua các loại quả, cách sắp xếp và màu sắc của chúng mà ước nguyện của gia chủ được gửi gắm. Các loại quả thường mang màu sắc may mắn, tươi tắn như đỏ, vàng, nải chuối vươn lên ôm lấy bưởi tượng trưng cho sự đùm bọc. Ở miền Nam thì khác, mâm ngũ quả thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với nguyện ước “cầu sung vừa đủ xài”.

Bên cạnh chuẩn bị mâm ngũ quả thì hoa Tết ở mỗi miền cũng khác nhau. Nếu hoa đào báo hiệu mùa xuân đến ở miền Bắc thì hoa mai lại đón xuân về ở miền Nam. Nhưng dù là mai hay đào thì cũng đều mang những ý nghĩa nhất định. Người miền Nam đón xuân với những cành mai vàng rực rỡ. Theo người xưa, màu vàng tượng trưng cho vua, cho sự phát triển nòi giống, hoa mai vàng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển cao sang. Còn theo quan niệm của người Trung Quốc, hoa đào có quyền lực trừ ma và xua đuổi những điều xui xẻo, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh. Người miền Bắc chọn mua những cành đào màu đỏ thắm để đón Tết, như là lời nguyện cầu, chúc phúc đầu xuân.

Sở dĩ có những khác biệt

trên cũng là do khí hậu và phong tục lâu đời của từng miền. Nhưng cái không khí sôi động, ấm áp của ngày Tết thì đâu đâu cũng như nhau. Và từ lâu, cành mai cũng đã học cách thích nghi với cái tết giá lạnh ở Bắc, cành đào cũng được hưởng thụ mùa xuân ấm áp của miền Nam. Người ta gửi tặng nhau những cành mai, cành đào đến hai đầu tổ quốc, đến những miền xa xôi của đất nước để gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp, để thỏa nỗi nhớ mong của những người con ăn tết xa quê hương.RƯỚC XUÂN VÀO NHÀ

Tết, nếu tính đúng thời điểm thì bắt đầu từ giờ phút chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, gọi là đêm giao thừa. Nhưng với trẻ con mà nói, Tết thực ra đã bắt đầu từ cái ngày bọn chúng mắt tròn mắt dẹt xem cha chúng gói bánh chưng, xem mẹ làm mứt, nấu chè.

Đối với người Việt Nam, Tết là phải có bánh chưng xanh, có “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Ngày Tết là ngày gia đình sum vầy, bạn bè tụ họp sau một năm lo làm ăn vất vả. Người dân cũng quan niệm, ngày đầu năm như thế nào thì ứng với những ngày trong năm cũng như vậy, vì thế, họ rất kiêng kị sự đổ vỡ. Trong các mối quan hệ cũng tránh sự hiềm khích, to tiếng để giữ cho ngày Tết được hòa thuận, ấm áp. Ngoài ra, mọi gia đình Việt hầu như đều kiêng cữ việc quét nhà, dọn dẹp vào ngày đầu năm vì như thế sẽ quét đi lộc Tết. Họ cũng kiêng cho nước, cho lửa vào những ngày này vì sợ sẽ cho đi may mắn (nước được ví như tài lộc và lửa tượng trưng cho điềm lành, sự may mắn)

Về phong tục đón Tết, cho đến nay, nhiều tục xưa như Trồng và hạ nêu, tục Hát sắc bùa, Gánh nước… đã không còn hoặc chỉ còn rải rác. Tuy nhiên, nhiều phong tục vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ mà không hề bị mai một đi như tục xông đất, lì xì, mua muối, chọn ngày khởi hành... Đối với mỗi gia đình, dù cho có khó khăn, nhưng ai cũng sẽ thủ sẵn một ít tiền lẻ để lì xì cho con cháu tránh khỏi tà ma, mau ăn chóng lớn. Họ cũng thường nhờ những người hợp tuổi, có đức đến xông nhà để hưởng được vía tốt của người đó, và chọn ngày khởi hành kỹ lưỡng để khởi hành công việc. Họ tin rằng, ngày Tết vui vẻ, ấm no thì cả năm gia đình sẽ ấm áp, làm ăn thuận lợi. Đó cũng là lý do mà trong ngày tết, người ta thường chúc nhau

tiền tài, an khang, may mắn. Đi chùa hái lộc cũng là

một trong những phong tục mà người Việt còn duy trì cho đến ngày nay. Người Việt giữ thói quen đi chùa cầu an, đi xin xăm, góp công đức vào những ngày đầu năm mới như là một lời khấn nguyện gửi đến các đấng thần linh phù hộ cho mình và người thân thoát khỏi những tai họa trong năm mới và cầu phúc lộc, bình an đến với gia đình.

Mỗi vùng của Tổ quốc, mỗi miền Bắc - Trung - Nam đều có những phong tục đặc trưng riêng trong ngày Tết. Nhưng dù là vùng nào, miền nào thì ngày Tết đều là những ngày thiêng liêng, quan trọng, là ước mơ hạnh phúc, ấm no, an bình của mọi người, mọi nhà.

TƯỜNG LINH

VAÊN HOÙA TRUYEÀN THOÁNG

13

Page 14: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

KINH TEÁ

Cứ đế n thờ i điể m cuố i năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh của người dân, thị trường thực phẩm, đồ uống lại trở nên sôi động. Đây cũng được coi là thời điểm “nóng” nhất trong năm khi nhu cầu thực phẩm tăng cao là lúc thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ ra sức “tung hoành” khiế n ngườ i dân vô cù ng lo ngạ i.

Theo tìm hiểu, nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng gấp 25 - 30 lần so với ngày thường. Đây chính là cơ hội để hàng giả, hàng nhái và thực phẩm kém chất lượng tung ra. Nhất là khi gần đây có nhiều thông tin về các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh được trà trộn vào thực phẩm sạch bày bán trên thị trường mà bằng mắt thường người tiêu dùng không thể phân biệt được đã khiến cho nhiều người tiêu dung rất lo lắng.

Thống kê của Cục An toàn thực phẩm cho hay, tính đến tháng 12/2012, cả nước đã ghi nhận 164 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 5.400 người nhập viện, trong đó có 33 người chết. Đáng lo hơn, so với năm 2011, số vụ ngộ độc thực phẩm, số người mắc và số trường hợp chết do thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại đều tăng mạnh. Tại TP.HCM, theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố, bình quân mỗi năm trên địa bàn xảy ra 21 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 1.300 người bị ngộ độc. Trong đó, nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm đều chưa được điều tra rõ nguyên nhân mà chỉ

dừng lại ở việc ghi nhận những người tử vong có liên quan đến thức ăn, đồ uống chứa hóa chất bảo vệ thực vật. Nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc thực phẩm

tập thể là do các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn không đảm bảo vệ sinh từ nguồn nguyên liệu chế biến đến quy trình, vận chuyển, bảo quản, điều kiện vệ sinh cơ sở...

Chị Đinh Ngọc Anh (ngụ tại phường 22, quận BìnhThạnh, TP.HCM) cho biết: “Dạo gần đây cứ thấy mấy thông tin về gà thải, thịt heo bẩn, trái cây Trung Quốc gây ung thư, rau củ quả nhiễm hóa chất bảo quản độc hại… tuồn về thành phố, xuất hiện tràn lan trên thị trường, nhiều vụ vận chuyển thực phẩm bẩn vào TP.HCM đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý đăng tải trên báo khiến tôi tôi rất băn khoăn mỗi khi đi chợ, chỉ sợ mua phải thịt heo, thịt gà bẩn gây hại đến sức khỏe của người nhà. Nhiều khi muố n mua mà khó phân biệ t hàng thật, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đã vậ y, những thực phẩm như thịt heo, thịt gà… lại là thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày nên tôi rất lo lắng”.

Rất nhiều chị em phụ nữ cũng tâm sự rằng bấy lâu nay khi đi chợ chọn mua thực phẩm họ vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự quan sát của mình mà chưa có một tiêu chuẩn nào để nhận biết thực phẩm an toàn, không bị nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay có chứa hoá chất độc hại. Không chỉ thị t bẩ n không rõ nguồ n gố c, mà cá c loạ i rau

Cuoái naêm: Cô hoäi cho thöïc phaåm baån traøn lan

14

Page 15: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

Được biết, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm đã lập 8 đoàn liên ngành tiến hành thanh

tra, kiểm tra tại 24 tỉnh thành từ ngày 10/1 đến ngày 15/2. Các đoàn tập trung kiểm tra những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như rượu, mứt, bánh kẹo, thực phẩm, gia súc, gia cầm, chú trọng những cơ sở có dấu hiệu vi phạm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm, hạn chế thấp nhất tình trạng ngộ độc.

Ngay trong tháng 1 này, Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp với các bộ ngành chức năng tổ chức phát động tháng cao điểm về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán. Trong dịp cuối năm này, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các sở ngành liên quan và UBND 24 quận, huyện của thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung ngăn chặn các vụ vận chuyển thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc vào thành phố, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu

KINH TEÁ

củ quả hay trái cây nhập từ nước ngoài về với chất lượng không bảo đảm cũng đang được bày bán tràn lan, công khai trên thị trường khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Đáng chú ý, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm càng phức tạp hơn khi xuất hiện ở tất cả các khâu từ sản xuất, nuôi trồng, vận chuyển đến chế biến. Nhiều chuyên gia y tế cũng nhận định tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn.

Những số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm hay Chi cục An toàn thực phẩm TP.HCM nêu trên chỉ là bề nổi của tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta. Hiện nay, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm ở nước ta hiện rất hạn chế, nhiều địa phương chỉ có kiểm nghiệm được khoảng 5% chỉ tiêu ô nhiễm hóa học trong các loại thực phẩm. Hiện cả nước mới kiểm soát được 27% sản phẩm thịt có nguồn gốc, 73% số lượng thịt vẫn tiêu thụ trên thị trường là trôi nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng an toàn thực phẩm.

Được biết, tại nhiều địa phương, không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh

thực phẩm có những kho chứa hàng tấn nội tạng động vật, thịt động vật, gia cầm, chân trâu, chân bò đã thiu thối, nhớt nhát nhưng chính quyền địa phương vẫn không hề hay biết. Chưa dừng lại đó, ở nhiều chợ đầu mối cũng đầy rẫy những thực phẩm không nhãn mác, không hạn sử dụng cùng hàng trăm loại hóa chất phụ gia thực phẩm độc hại.

Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, từ tháng 11 đến nay, tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức và An Lạc, và các trạm thú y Thủ Đức, Quận 11, Bình Chánh và các lực lượng chức năng đã phát hiện hàng chục vụ vận chuyển thịt gia cầm, động vật với khối lượng lên đến hàng chục tấn, phần lớn đã hôi thối và đang bị phân hủy. Tuy vậy, con số này chỉ là một lượng nhỏ số thực phẩm bẩn bị phát hiện bởi hiện nay công tác quản lý dường như đang còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn.

“Những đối tượng này thường đối phó với sự kiểm tra của trạm thú y và các cơ quan chức năng, khiến chúng tôi gặp khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý. Thí dụ như là họ cho người đi dò đường trước. Rồi thăm dò xem mình chốt chặn ở đâu hay là khi có phát hiện

của mình thì lập tức báo động. Còn khi mà không có sự hiện diện của cơ quan thú y thì người ta lén lút làm không đúng quy định như là độn hàng vào để kinh doanh”, ông Khương Trần Phúc Nguyên - Trưởng trạm thú y huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết.

Vừa qua, lực lượng chức năng trong cả nước đã liên tục phát hiện những vụ vận chuyển, tàng trữ, buôn bán các mặt hàng thực phẩm quá hạn sử dụng, hàng hóa chưa được kiểm duyệt, chất lượng không đạt tiêu chuẩn. Cụ thể như vụ nội tạng động vật được ngâm tẩy bằng phoocmôn, mứt Tết có dòi, mỡ bẩn... và vụ tương ớt có chứa hóa chất rhodamine B gây ung thư.

Không chỉ có nhiều đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, không ít bộ ngành chức năng và chính quyền các cấp cũng lỏng lẻo và yếu kém trong quản lý lĩnh vực này, gần như nằm “ngoài tầm kiểm soát”. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ được chú ý và rộ lên khi có dịch bệnh hoặc theo kiểu “đến hẹn lại lên” trong những tháng An toàn vệ sinh thực phẩm, lễ, Tết rồi sau đó tất cả lại trở về như cũ.

NHIEÀU CÔ QUAN CHÖÙC NAÊNG VAØO CUOÄC

15

Page 16: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

KINH TEÁ

VƯƠNG THÚY

dùng. Các trạm kiểm dịch động vật, trạm thú y của thành phố đang tích cực thực hiện các giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn vận chuyển về thành phố. Tại các chợ đầu mối nông sản - thực phẩm lớn của thành phố công tác này cũng đang ráo riết thực hiện.

Ông Lê Hoàng Phong, Phòng Kinh doanh, Công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Hóc Môn cho biết: “Nhập hàng về thì phải được ghi chép hàng hóa rõ ràng, hàng hóa phải được kê trên các lớp nhựa. Riêng hàng nhập khẩu thì phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Về công tác kiểm định thuốc trừ sâu thì hàng ngày kiểm tra 5 mẫu thì đến tết tăng lên gấp đôi. Riêng về thịt heo thì chợ phối hợp với chi cục thú y tiến hành lấy mẫu kiểm tra bất chợt trên thịt nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng”.

Trước tình hình vi phạm ngày càng gia tăng, Cục AT-VSTP cho biết, từ nay tới Tết Quý Tỵ sẽ tiến hành tổ chức các đoàn đi kiểm tra tình hình ATVSTP trong cả nước, nhất là Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh biên giới, cửa khẩu. Theo đó, trọng tâm của công tác kiểm tra ATVSTP là việc đảm bảo vệ sinh của bánh, mứt, kẹo các loại cũng như thịt lợn và các sản phẩm được chế biến từ động vật dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, lãnh đạo cục này cũng thừa nhận, việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết triệt để những vi phạm về ATVSTP vẫn là một bài toán khó đối với cơ quan chức năng.

Tuy nhiên xem ra những biện pháp, hành động trên chỉ mang tính tức thời, khó đem lại hiệu quả cao và sự an tâm cho người tiêu dùng. Bởi lẽ an toàn vệ sinh thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, tới phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Do đó, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ trong tất cả các khâu chuỗi, phải ngăn chặn từ đầu nguồn chứ không phải hở đâu mới bịt đó.

Hơn nữa để giải quyết gốc rễ của vấn đề thì cần phải có chiến lược quy hoạch lại chuỗi sản xuất - chế biến - phân phối theo hướng tập trung, cùng với đó các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng phải nâng cao hơn trách nhiệm trong quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề thời sự và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người. Song trong khi chờ các cơ quan chức năng thực hiện được tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và các doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm và tự giác, thì người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình thông qua những hiểu biết và thực hành đúng về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ tốt sức khỏe cho chính mình và gia đình trong cuộc sống hàng ngày và nhất là trong dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ sắp tới.

THÒ TRÖÔØNG BAÁT ÑOÄNG SAÛN 2013:

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS). Nhiều dự án BĐS đã giảm giá từ 40 - 60% ở tất cả các phân khúc nhưng vẫn không có người mua. Các doanh nghiệp BĐS hầu hết rơi vào tình trạng khó khăn khi nguồn vốn đầu tư xây dựng bị thắt chặt, lượng hàng tồn kho lớn. � ị trường BĐS u ám đã và đang kéo theo những hệ lụy cho nền kinh tế như tồn kho và nợ xấu. Chính vì thế, quyết tâm phá “băng”, vực dậy thị trường bất động sản (BĐS) có lẽ chưa khi nào quyết liệt như hiện nay.

KYØ VOÏNG PHAÙ “BAÊNG”

CẦU SẼ ĐỦ CUNG?Theo số liệu báo cáo

mới đây của Savills Việt Nam, tổng nguồn cung hiện tại của thị trường mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM là khoảng 750.000 m2. Do kinh tế khó khăn, doanh thu bán lẻ của Thành phố thấp, nên diện tích trống vẫn khá lớn. Trong 3 năm tới, thị trường sẽ tiếp nhận khoảng

1,4 triệu m2 diện tích bán lẻ mới từ các dự án như Times Square (4.000 m2), Cantavil Premier (30.000 m2), Saigon Centre (50.000 m2), Tokyu Becamex (60.000 m2), Thao Dien Pearl (20.000 m2), VivoCity (42.000 m2), Aeon Mall (42.000 m2) và Saigon Airport Plaza... Mặt khác, số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi

16

Page 17: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

nhánh TP. Hồ Chí Minh cho thấy, dư nợ cho vay BĐS trên địa bàn thành phố đạt khoảng 85.000 tỷ đồng, chiếm 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn, trong đó cho vay đầu tư kinh doanh BĐS là 66.084 tỷ đồng, cho vay khác (vay mua nhà để ở, mua nhà cho công nhân thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp...) là 18.916 tỷ đồng.

Những số liệu kể trên đã phản ánh một năm đầy rẫy khó khăn của thị trường BĐS Việt Nam. Triển vọng kinh tế được dự báo sẽ vẫn còn khó khăn trong các năm tới, vì vậy, nhiều lo ngại thị trường mặt bằng bán lẻ sẽ bị bội cung. Tuy nhiên, ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận định, thị trường vẫn còn đủ nguồn cầu để hấp thụ các nguồn cung mới có vị trí tốt, phân bổ mặt bằng và khách thuê hợp lý. Đơn cử, Dự án Vincom Eden (Quận 1, TP.HCM) có diện tích mặt bằng bán lẻ 38.000 m2 đã được lấp đầy khoảng 95%, Dự án Pandora (quận Tân Phú) với diện tích mặt bằng bán lẻ 25.500 m2 cũng đã được lấp đầy hơn 50%...

Cùng với điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động xuống còn 8% của NHNN, Bộ Tài chính đưa ra hàng loạt giải pháp tài chính để hỗ trợ thị trường, kích thích tăng trưởng, qua đó giải quyết tồn kho và nợ xấu cho lĩnh vực BĐS. Bộ Tài chính cũng đang đề xuất tiếp tục giãn thuế giá trị gia tăng trong sáu tháng năm 2013 và các doanh nghiệp BĐS sẽ có thời gian giãn thuế nhiều hơn, đồng thời phối hợp với các địa phương phát hành trái phiếu chính quyền địa

phương để đầu tư phát triển, làm tăng tổng cầu qua đó sẽ giúp kích thích thị trường BĐS. Riêng với nhà ở xã hội sẽ được hưởng thuế ưu đãi là 10%. Tiền thuê đất tiếp tục cho giảm 50%.

Hiện tại, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ đưa mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% hiện nay xuống còn 20 - 23%. Những doanh nghiệp dưới 200 lao động, doanh thu dưới 20 tỷ đồng sẽ có mức thuế 20%. Đối với thị trường vật liệu xây dựng, Bộ Tài chính đề nghị gói hỗ trợ lãi suất cho các hoạt động liên quan đến thị trường vật liệu xây dựng với lãi suất 0%. PHÂN KHÚC NHÀ GIÁ RẺ CHIẾM ƯU THẾ

Năm 2013, căn hộ để ở và căn hộ dịch vụ sẽ có nhiều tín hiệu khả quan phân khúc giá rẻ. Theo ông Greg Ohan, Giám đốc khu vực của CBRE, giá thuê căn hộ dịch vụ hạng A và B đạt mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân sách của khách thuê hạn hẹp và sự cạnh tranh khốc liệt từ số lượng lớn các căn hộ của người mua để cho thuê lại ngày càng tăng. Các nguồn cung này đến từ các dự án như City Garden, Xi Riverview Palace, Sunrise City, tòa Topaz và Sapphire ở Saigon Pearl.

Cũng theo thống kê của CBRE, hiện TP.HCM vẫn còn trên 28.000 căn hộ tồn kho, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp do mức giá chào bán còn rất cao so với khả năng chi trả của đại bộ phận dân cư. Tuy nhiên, CBRE đánh giá, những dự án căn

hộ diện tích vừa phải với giá bán từ 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/căn sẽ khả quan hơn. Đơn cử, Dự án Ehome 3 (quận Bình Tân), trong chưa đầy 5 tháng chào bán, khoảng 75% trong tổng số 333 căn hộ chào bán đã có chủ; Dự án Tanibuilding Sơn Kỳ 2 cũng đã bán được hơn 75% trong tổng số 150 căn hộ chào bán.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, năm 2013 là năm tập trung thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia, trong đó sẽ tập trung huy động các nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội đặc biệt là nhà ở xã hội tại các khu đô thị. Cả nước hiện có 30 triệu dân sống ở đô thị. Mười năm tới, con số này sẽ là 45 triệu, trong đó 80% là người thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Vì vậy, nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, để người lao động đủ khả năng mua được một căn nhà giá rẻ cũng không phải chuyện dễ dàng. Chính vì thế, trong Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đang dự thảo, Bộ Xây dựng kiến nghị nới lỏng các điều kiện để mua nhà thu nhập thấp như: Quy định sử dụng nhà ở xã hội từ năm năm trở lên mới được bán, thay vì quy định mười năm như trước đây; thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng trở xuống được coi là thu nhập thấp. Mới đây nhất, Bộ Xây dựng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết “Thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2015”. Theo thỏa thuận này, trong giai đoạn 2013 - 2015, BIDV cam kết dành gói tín

dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội.

Để giảm giá thành nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề nghị cho các doanh nghiệp được dùng 20% diện tích đất hoặc 20% số căn hộ trong dự án nhà ở xã hội để bán với giá thị trường. Xây dựng những căn hộ quy mô nhỏ từ 30 - 50m2, khống chế giá nhà ở từ 10 - 11 triệu đồng/m2 để tạo ra những căn hộ 300 triệu đồng. Như vậy, với mức giá này, người lao động có thu nhập thấp cùng với những khoản vay tín dụng, có thể hoàn thành giấc mơ được sở hữu một căn nhà. Đây cũng được cho là một biện pháp hiệu quả, phần nào phá “băng” thị trường BĐS trong năm 2013 này.

Phát triển nhà ở xã hội đạt được nhiều mục tiêu, vừa phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân, đồng thời cũng là một giải pháp kích cầu gián tiếp của Chính phủ cho thị trường BĐS. Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đều có lợi, người dân được hỗ trợ có nhà ở, doanh nghiệp có việc làm và vẫn thu được lợi nhuận.

Có thể nói, thời gian thị trường BĐS “đóng băng” cũng là khoảng lùi cần thiết để cơ cấu lại thị trường, cơ cấu lại đội ngũ làm BĐS với những doanh nghiệp có đủ năng lực và chuyên nghiệp hơn. Đan xen trong bức tranh u ám của thị trường BĐS là những dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường BĐS đang dần dần “hồi sinh”, báo hiệu những tin vui mới trong năm 2013.

KINH TEÁ

YÊN KỲ

17

Page 18: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

Không biết chính xác chợ lá dong Ông Tạ có từ bao giờ nhưng theo lời của cụ Trương Thị Bảy, ngụ tại đường Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình thì trước giải phóng đã có chợ này. Chợ lá dong chính là dấu ấn “Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” của người miền Bắc, bằng chứng là có khá nhiều người gốc Bắc đến mua. Điều này cũng có lý, vì cho đến bây giờ, xung quanh khu vực chợ Ông Tạ vẫn còn rất nhiều người Bắc di cư vào Nam sinh sống từ năm 1954. Quanh khu vực này, người ta không khó tìm mua trà Bắc, bánh su sê, bánh đậu xanh, thuốc lào… Đặc biệt, chợ Ông Tạ còn nổi tiếng với xứ sở của thịt cầy, “đặc sản” khoái khẩu của nhiều người miền Bắc.

Chợ lá dong Ông Tạ tuy chỉ họp trong vòng 7 ngày nhưng đã trở thành một điểm hẹn độc đáo của nhiều người vào những ngày giáp tết ở Sài Gòn, tạo nên một đoạn đường màu xanh lá khiến ai đi qua cũng thấy lòng rạo rực, buồn vui lẫn lộn, nhất là những người con xa xứ. Hình ảnh một phiên chợ hết sức gẫn gũi và thân thương.

Chợ lá dong bắt đầu họp từ ngày 23 tháng Chạp, nhưng nhộn nhịp nhất từ ngày 25 Tết trở đi, vì khoảng thời gian này người Sài Gòn từ các quận khác như Bình Chánh, Thủ Đức, Gò Vấp… cũng thường ghé chợ để mua lá dong về gói bánh. Lá được các thương lái lấy về từ Bà Điểm (Hóc Môn) và Gia Kiệm, Phương Lâm

(Đồng Nai). Chợ họp suốt ngày đêm. Từ 8, 9 giờ tối, các xe chở lá từ vườn về bỏ mối cho khoảng chục bạn hàng tại chợ. Sau đó, các chủ hàng lại phân phối lá ra các chợ, lò nấu bánh trong thành phố và một phần bán lẻ. Lá dong được bán với nhiều mức giá khác nhau, tùy theo kích thước lớn nhỏ của lá. Lá dong cỡ nhỏ, bó khoảng 50 lá giá từ 100 đến 150.000 đồng/bó. Riêng lá đại có khi đến 400.000 đồng/bó.

Cầm bó lá trên tay, chị Thanh Thảo phàn nàn: “Lá năm nay mắc quá! cao gần gấp đôi năm ngoái”. Thấy bác Kim Xuân (Q.12) - người có kinh nghiệm hơn 20 năm làm bánh tét, bánh chưng - tay ôm hai bó lá lớn, tôi mon men lại hỏi, tại sao bác chỉ mua lá dong mà không mua lá chuối hay các loại lá khác? Bác cho biết: “So với lá chuối thì lá dong mềm hơn, khi bánh chín lá vẫn giữ được màu xanh tươi, đặc biệt là phần nếp bên trong của bánh xanh mởn đẹp mắt. Còn bánh gói bằng lá chuối khi nấu chín sẽ ngã sang màu nâu”.

Trong các loại lá dong, người ta thường chuộng lá dong ở vùng Bà Điểm (Hóc Môn) vì nó dẻo, gói bánh không bị nứt. Tuy nhiên, mấy năm nay trở lại đây, lá

dong Bà Điểm ngày càng hiếm vì diện tích trồng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và một phần để xuất khẩu. Lá dong Phương Lâm, Long Khánh đổ về chợ Ông Tạ cũng chiếm phần lớn, nhưng vẫn không được ưu chuộng.

Có người đi chợ lá dong, ngoài việc chọn mua lá về gói bánh thì còn đi vì… nhớ chợ, nhớ không khí ngày tết xa quê. Chị Thu Hương, quê ở Bắc Ninh, là một ví dụ điển hình. Vào Sài Gòn sống và lập nghiệp hơn 20 năm nay, từ ngày lập gia đình, bận rộn nhiều việc nên chị Hương ít có dịp về Bắc ăn Tết cùng gia đình, mỗi khi đi chợ lá dong Ông Tạ, kí ức về một vùng quê quan họ Bắc Ninh cứ hiện về trong chị. Sinh thời, bà ngoại của chị ăn uống chẳng bao nhiêu nhưng Tết năm nào cũng tập trung con cháu về gói bánh, nấu bánh. Nồi bánh sôi sùng sục, bếp lửa nổ tích tách khiến bọn trẻ cứ háo hức trông Tết đến sớm hơn để được ăn bánh, diện đồ đẹp và được nhận tiền lì xì… Chị cũng như nhiều người nơi đây, mong sao chợ lá dong Ông Tạ vẫn mãi mãi tồn tại, bởi đây cũng là 1 nét đẹp văn hóa mỗi khi Tết đến xuân về.

Ngaøy Teát, ñi chôï laù dong

Ở Sài Gòn vào những ngày giáp tết, muốn tìm lá dong thì phải đến chợ Ông Tạ. Không chỉ được bán ở trong chợ, lá dong còn được bày bán dài hàng cây số, dọc hai con đường Phạm Văn Hai và Cách Mạng Tháng Tám.

PHAN THIẾT

KINH TEÁ

18

Page 19: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

Tôi đến gặp thầy Thái tại nhà riêng ở đường Lê Đại Hành, Q.11, TP.HCM. Căn nhà không rộng nhưng ngăn nắp, đặc biệt gây ấn tượng mạnh bởi trên tường treo rất nhiều bằng khen mà thầy đã đạt được.

Khi mới chào đời được 9 tháng, thầy Thái chẳng may bị sốt bại liệt, gia đình chạy chữa nhưng không khỏi. Vậy là thầy bị bại liệt, teo rút hai chân và trở thành người khuyết tật từ đó.

Lớn lên trong hoàn cảnh sống vất vả, bản thân đi lại khó khăn, có những lúc thầy tự hỏi không biết ngày mai rồi sẽ ra sao? Nhưng với tinh thần và nghị lực sống hết mình, thầy đã vượt qua mọi hoàn cảnh, cắp sách đến trường để thực hiện ước mơ làm giảng viên đại học. Sau khi học xong phổ thông,

do hoàn cảnh khó khăn nên thầy phải đi học nghề sửa chữa đồng hồ, mong có một nghề cơ bản để nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình. Nói là làm, “có chí thì nên”, sau thời gian theo học miệt mài, thầy “tốt nghiệp” và mở tiệm sửa chữa đồng hồ để sinh sống.

Một thời gian sau, thầy Thái có cơ duyên gặp thầy Phan Quốc Sử để học “Đạo”. Từ đó, ngày loay hoay bên chiếc “máy đo thời gian” để kiếm tiền lo cho gia đình, trang trải mọi chi phí, đêm thầy lại âm thầm miệt mài ng-hiên cứu Kinh Dịch. Chính từ “nhân duyên” này mà thầy được Giám đốc Bách Khoa Computer mời về công tác tại Phòng đào tạo. Tâm sự với tôi, thầy nói thầy đam mê, nghiên cứu về Dịch lý Việt Nam vì nó là một môn Triết học Đông phương khoa học. Cũng chính Dịch lý đã đổi mới tư duy, nhận thức, của bản thân thầy - từ một người khiếm khuyết về thể xác, vốn tự ti đã vươn lên sống vui vẻ, lạc quan.

Hiện tại, Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị doanh nghiệp - Trung tâm phát triển nguồn nhân lực HD - Leadman mời thầy làm giảng viên cho các môn về Dịch lý - Kinh Dịch và Nhân tướng học Ứng dụng trong điều hành doanh nghiệp, đồng thời tư vấn về nhân sự cho Ban Giám đốc. Học trò của thầy là những người đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng trong mỗi buổi học, những buổi tư vấn của thầy, họ đều

nhận được sự lý giải sâu sắc, những lời khuyên chân thành, giúp họ có được những quan điểm mới, từ đó tháo gỡ được những bế tắc, bi quan trong cuộc sống. Thầy Thái chia sẻ: “Tôi có cái duyên được tiền nhân truyền thụ Dịch Lý nên tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm trải nghiệm, phát triển và truyền bá môn học. Bởi Dịch lý Việt Nam là môn Khoa học tổng hợp, dễ ứng dụng theo cách riêng của người Việt Nam. Theo cách nghĩ thông thường của mọi người thì sự dịch chuyển, thay đổi của muôn loài vạn vật là không có quy luật, quy tắc gì. Nhưng học Dịch lý ta hiểu chúng đều có quy luật, nguyên tắc hẳn hoi, từ đó ta biết tiến biết thoái, biết ưu và khuyết điểm… gọi chung là biết Tính Lý Âm - Dương của Lý Dịch, từ đó biết chấp nhận với thực tế để có tâm an nhiên tự tại hơn. Ngoài ra, tính ứng dụng linh hoạt của Dịch lý giúp ta có cách giải quyết như thế nào để thuận theo tự nhiên, thuận theo quy luật của cuộc sống vốn chi phối mọi thứ, để chúng ta có hướng đi đúng, nâng cao chỉ số thành công”.

Hình ảnh huyền sử Rồng Tiên của dân tộc ta là nhân cách hóa từ triết lý Âm Dương, được gọi là Văn minh Dịch lý Việt Nam, nên thầy Thái tin rằng trong mỗi con người Việt Nam khi thấu hiểu Dịch lý thì tự trong nhân sinh đã có mầm của sự bình an và hạnh phúc.

Với những ai từng biết về Dịch Học Sỹ Trần Quốc Thái, cũng đều nhìn nhận số phận của thầy là bài học cho nhiều người. Với ý chí ham học, ham hiểu biết, thầy luôn khuyên nhủ mọi người nên nhìn cuộc đời, nhìn mọi vấn đề trong cuộc sống ở nhiều góc độ.

Dòch Hoïc Syõ Traàn Quoác Thaùi:

töø so á phaänHoïc…

VŨ NGUYỄN

Ảnh: Đinh Khắc Dũng

VÖÔÏT LEÂN SOÁ PHAÄN

19

Page 20: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

KINH DOANH KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ “MÁU LẠNH”

Phạm Thị Thùy Nga sinh ra và lớn trong một gia đình trí thức ở Sài Gòn, khi mới lên 8 tháng tuổi chị phải chịu cảnh mồ côi cha nên ngay từ nhỏ, chị luôn ý thức được tầm quan trọng và luôn vượt khó để học hành. Với quyết tâm cao, tự mày mò học hỏi, nhiều niềm đam mê, nghiên cứu về bao bì và vật liệu, Thùy Nga đã nhanh chóng đưa thế giới bao bì và vật liệu của doanh nghiệp Hải Sơn có mặt khắp trên các thị trường trong và ngoài nước, được nhiều người tiêu dùng tin cậy.

Khi được hỏi, trong kinh doanh yếu tố nào chị cho rằng quan trọng nhất để đạt đến thành công trên thương trường, thì chị vẫn cho rằng chữ Tín. Bởi vậy, chữ Tín luôn được chị Nga đặt lên hàng đầu trong công việc kinh doanh. Có chữ tín là có tất cả, nó cũng là một phương châm hoạt động chính của doanh nghiệp

Hải Sơn. Chính điều này, đã giúp chị thành công rất nhiều trong công việc do được đối tác tin cậy.

Chị cũng chia sẻ bí quyết thành công là phải “Luôn luôn lắng nghe và luôn luôn chia sẻ”. Kinh doanh không có nghĩa là “máu lạnh”. Cần cân bằng giữa thành công với sự thành tâm. Đã dấn thân vào con đường này thì doanh nhân nam hay nữ đều phải có tố chất sáng tạo và một chút mạo hiểm, phải tính toán kỹ lưỡng mới dành được thắng lợi. Chị cũng rất ngưỡng mộ Steve Jobs bởi sự sáng tạo không ngừng của ông.

Xu thế hiện nay, doanh nghiệp nào có tính sáng tạo càng nhiều thì thành công càng lớn. Ngoài ra, chị quan niệm kinh doanh theo kiểu của người Hoa, phải đạt sản lượng để lấy doanh thu lớn. Chị cũng cho rằng, mỗi lần thất bại chính là mỗi lần thử thách đến với chị, nên chị luôn mỉm cười và cảm ơn thất bại. Chính thất bại

đã cho chị hiểu mình là ai và hiểu người khác hơn, từ đó tìm ra cho mình một con đường đi mới tốt đẹp hơn. KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG THEO ĐUỔI

Để có được thành công như ngày hôm nay, chị Nga phải trải qua rất nhiều thăng trầm, nhưng chị luôn tự động viên mình phải vượt lên chính mình. Cho đến bây giờ, phần lớn thời gian chị đều tập trung cho doanh nghiệp Hải Sơn, chị không cho phép mình hời hợt với công việc kinh doanh, và luôn lấy công việc là một cách để thư giãn cho riêng mình. Ngoài ra, chị Nga cũng muốn nhắn nhủ đến những bạn trẻ khởi nghiệp: “Hãy kiên định với con đường mình theo đuổi và đặt mục tiêu cụ thể, có như vậy bạn mới nỗ lực, luôn phấn đấu không biết mệt mỏi và đạt đến sự thành công”.

Cũng như bao doanh nhân khác, chị Nga không đứng bên lề các hoạt động từ thiện, xã hội trên tinh thần chia sẻ với cộng đồng. Bởi không chỉ riêng chị, mà đã là người Việt Nam thì ai cũng có một ý nguyện tốt đẹp “Lá lành đùm lá rách”. Chị cũng tâm niệm: “Chỉ có trái tim mới tìm được

nhịp đập từ chính trái tim một cách trọn vẹn và đầy ý nghĩa nhất. Cuộc sống sẽ ấm áp biết bao, nếu quanh mình luôn có những tấm lòng biết sẻ chia”. Trên tinh thần đó, chị luôn ước nguyện làm nhiều việc có ích hơn nữa để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người và xã hội. Chị Nga bộc bạch: “Từ thiện là việc làm tự nguyện. Chỉ cần mình may mắn hơn người khác một chút vẫn có thể làm. Cái lớn nhất chúng ta mang đến cho những người cần trợ giúp là tấm lòng, là sự cảm thông, là sự sẻ chia; của cho không quý bằng cách cho. Đôi khi chỉ cần một ánh mắt, một cái nắm tay là đủ để người ta ấm lòng”.

Để đạt được những kết quả như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu. Chị Nga cũng thế, ngoài tài năng và sự nổ lực không mệt mỏi, chị còn có sự trợ thủ đắc lực của người chồng chịu thương, chịu khó. Chị cũng hạnh phúc chia sẻ, điều may mắn đối với chị là có một gia đình êm ấm, chồng và 2 đứa con ngoan luôn ủng hộ chị trong mọi vấn đề quan trọng và dành cho chị một tình yêu rất lớn.

“Người thành công phải biết yêu thương con người và biết cách sử dụng đồng tiền. Họ biết rằng, phải chi tiền mới có thể hái ra tiền. Không thể thay đổi quá khứ cũng chẳng thể kiểm soát tương lai. Vậy nên, hãy sống nhiệt tình và lao động hết sức, để mỗi ngày đều trọn vẹn và hoàn hảo nhất. Đặc biệt, doanh nhân phải học cả đời. Thông tin không bao giờ cạn, kiến thức không bao giờ thừa”. Đó là những lời chia sẻ của chị Phạm Thị Thùy Nga.

Doanh nhaân Phaïm Thò Thuøy Nga:

TRÍ THIỆN

BÍ QUYEÁT THAØNH COÂNG

20

Page 21: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

* Được biết, chị vừa nhận được đặc cách tốt nghiệp sớm trường Đại học Luật, làm cách nào để có thể vừa điều hành tốt công việc của công ty vừa giữ được kết quả học tập đáng nể như vậy?

Đó là cả một sự cố gắng và nỗ lực không ngừng. Có thể nói tôi khá khắt khe trong công việc và luôn đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống. Khi đã đạt được mục tiêu gần nhất tôi sẽ tiếp tục đưa ra những mục tiêu cao hơn, cao hơn nữa và cứ thế mà theo đuổi. Cuộc sống là sự nỗ lực và chuyển động không ngừng.

* Mong chị chia sẻ về những bài học vào đời của chị?

Vào năm tôi 14 tuổi, tôi từng làm qua nhiều công việc khác nhau như: nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng… Tất cả đều là những công việc lao động phổ thông với mức lương thấp, ban đầu họ cũng không muốn nhận tôi vì tôi còn nhỏ quá. Còn nhớ khi làm nhân viên phục vụ trong một tiệm ăn, giờ làm việc của tôi bắt đầu

Doanh nhaân Tueä Nghi:TOÂI VAØO ÑÔØI KHOÂNG

NGOÏT NGAØO NHÖNG… COÙ ÍCH

Tuệ Nghi được biết đến là một trong những doanh nhân thành đạt trẻ nhất Việt Nam. Hiện nay, cô đã và đang có những bước tiến vượt bậc trong sự nghiệp kinh doanh lẫn công việc học tập của mình, cô hiện đang giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty NP Service co. Ltd.

Doanh nhaân Phaïm Thò Thuøy Nga:

BÍ QUYEÁT THAØNH COÂNG

21

Page 22: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

từ 5:00 sáng và kết thúc vào lúc 12:00 đêm, tôi không có nhiều tiền để ăn sáng và khi đó bún bò người ta bán bên lề đường là một niềm mơ ước trong bữa sáng của tôi. Buổi tối tôi ngủ bên hiên nhà trọ cùng mẹ. Chuột bọ chạy ngổn ngang xung quanh nhưng cái mệt làm tôi quên đi sự sợ hãi để nhắm mắt ngủ chuẩn bị cho ngày làm việc mới. Đó là cái cách mà tôi vào đời, không ngọt ngào nhưng có ích cho tôi sau này!

* Khi đó chị có nghĩ sau này mình là một doanh nhân thành đạt và nổi tiếng như bây giờ?

Dù khó khăn là thế, dù ở trong khu ổ chuột, trong bữa cơm chỉ có mì gói trộn cơm nguội nhưng tôi và mẹ tôi vẫn không ngừng bàn về “Công ty của tôi trong tương lai”. Chúng tôi bàn về số vốn phải chuẩn bị, về nhân sự và các chiến lược phát triển. Tôi nghĩ khi đó hàng xóm của chúng tôi mà nghe được chắc sẽ ôm bụng cười chết mất (Cười). Nhưng điều đó làm tôi hiểu rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bạn vẫn hãy cứ ước mơ, vì ước mơ là cách mà bạn hình dung rõ nhất mình muốn gì và đặt ra mục tiêu để nỗ lực vương tới thành công.

* Mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả của chị ngày hôm nay?

Vì mong muốn thoát khỏi nghèo khó nên tôi lao vào làm giàu, đôi khi làm giàu một cách liều lĩnh. Giờ đây khi đã có một gia đình riêng, mẹ tôi cũng ngày một lớn tuổi làm tôi cảm thấy mình cần phải biết suy nghĩ và thận trọng hơn trên từng bước đi của mình.

* Chị nghĩ gì về vai trò của doanh nhân trong sự phát triển của cộng đồng, của xã hội ngày nay?

Việc các doanh nhân thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm thành công và giúp đỡ cộng đồng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn là hành động đáng trân trọng và học hỏi. Khi đó sự thành công không chỉ dành cho một số ít người mà là dành cho mọi người. Tôi đã từng đi qua nhiều nước châu Á và hiểu rằng chính phủ của họ cũng có lúc vấp phải những cơn khủng hoảng

trầm trọng. Nhưng nhờ vào sự chung tay, góp sức của các doanh nghiệp mà họ đã vượt qua được những giai đoạn tưởng chừng như khó khăn nhất đó để vươn lên trở thành những con rồng châu Á. Một xã hội mà tôi mong muốn hướng tới là một xã hội bình đẳng, xoá bỏ ranh giới giữa người giàu và người nghèo. Cơ hội để làm giàu cho mọi người là ngang nhau.

* Người ta vẫn thường nói: “Tài không đợi tuổi”. Chị còn trẻ tuổi, lại giữ chức vị cao vậy chị làm gì để điều khiển nhân viên cấp dưới cũng như thương thuyết với đối tác khiến họ “tâm phục, khẩu phục”?

Thật ra ít ai biết tuổi thật của tôi ngay từ lần đầu làm việc, vì thế mà tuổi tác không phải vật cản trong giao tiếp. Sau một thời gian cộng tác họ mới bắt đầu biết rõ hơn về tôi thì lúc đã có một thời gian đủ dài để “thử lửa” rồi.

* Mọi người biết đến Tuệ Nghi không chỉ trong vai trò là một doanh nhân mà còn là một MC. Bản thân Nghi, Nghi thích người ta gọi mình một doanh nhân làm nghệ sĩ hay một nghệ sĩ làm kinh doanh?

Tôi chỉ là một người làm kinh doanh bình thường thôi. Tôi chưa có nhiều hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nên không dám tự nhận mình là nghệ sĩ.

* Được biết hiện nay Tuệ Nghi vừa sở hữu thêm 2 công ty nữa, Nghi có thể bật mí về lĩnh vực hoạt động của 2 công ty mới này?

Đó là một công ty chuyên về lĩnh vực điện tử, độc quyền phân phối sản phẩm máy tính bảng Herotab tại thị trường Việt Nam và một Công ty chuyên đại diện, đẩy mạnh thương hiệu cho các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam như Euakarn Tours, Unicity, Bazna… Trước mắt thì chúng tôi vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục và ký kết hợp đồng độc quyền.

* Phụ nữ thời nay rất năng động, thành công, tuy nhiên phụ nữ bây giờ không còn nữ tính như trước, đặc biệt là công việc nội trợ, bếp núc... Chị nghĩ gì về vấn đề này?

Tôi không nghĩ như vậy, phụ nữ càng thành đạt ngoài xã hội thì khi về nhà lại càng cần có sự nhu mì, dịu dàng. Mình là phụ nữ Á Đông nên ít nhiều cũng không thể sống quá hời hợt trong việc nội trợ, bếp núc được. Tổ không thể ấm nếu như căn bếp lạnh. Tôi xem việc nấu ăn cũng như là việc giữ hạnh phúc gia đình. Luôn làm mới các món ăn mỗi ngày, nêm nếm gia vị vừa tay có như thế cuộc sống mới không nhàm chán, vô vị.

* Gia đình nhỏ của chị hiện nay rất hạnh phúc thì ai cũng biết. Nhưng hỏi nhỏ chị nhé, ông xã chị có hay ghen không khi sở hữu một người vợ xinh đẹp, nổi tiếng và tài năng như chị?

Anh ấy tin tưởng vào tôi và tự tin vào bản thân mình (Cười). Hầu hết sau công việc, vợ chồng tôi đều dành toàn bộ thời gian rảnh cho nhau. Làm việc gì cũng muốn làm cùng nhau, đi công tác, du lịch, đọc sách, nấu ăn và thậm chí là ngồi hát vu vơ cho nhau nghe.

* Nhân dịp năm mới chị có điều gì muốn gửi gắm đến quý độc giả?

Nhân dịp năm mới, Tuệ Nghi xin chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ, niềm vui và hạnh phúc. Đây có thể là câu chúc sáo ngữ, tuy nhiên đó luôn là những điều tốt đẹp nhất mà con người luôn luôn hướng tới. Tôi cũng xin chúc các doanh nghiệp trong năm mới có nhiều thành công mới, tiền bạc dồi dào, an khang thịnh vượng.

DUY TUẤN

BÍ QUYEÁT THAØNH COÂNG

22

Page 23: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

XAÕ HOÄI

Từ năm 2011 tới hết năm 2012 đã có khoảng 100.000 doanh nghiệp đóng cửa.

Những doanh nghiệp đang “thoi thóp” hiện chỉ chạy khoảng 30% công suất thôi chắc chắn sẽ không có nguồn để tăng lương. Chính vì vậy, không chỉ khoản thưởng Tết mà các nguồn thu nhập khác của người lao động năm nay đã bị giảm sút nhiều. Khoản tiền thưởng Tết là giọt nước tràn ly làm rõ hơn nữa việc đời sống của người lao động hiện nay đang còn gặp nhiều khó khăn. Năm nay xuất khẩu tăng 18,3%, trong đó phần lớn các doanh nghiệp thuộc phía nước ngoài xuất khẩu được nhiều hàng hóa. Những doanh nghiệp đó làm ăn được chắc chắn họ sẽ nghĩ đến người lao động và họ sẽ có thưởng Tết xứng đáng.

Nói về các mặt hàng xuất khẩu, năm nay các đồ điện tử của những thương hiệu lớn như Samsung, Sony Electronics… xuất khẩu khá hơn cả và một số lĩnh vực như du lịch… cũng hoạt động tốt. Do vậy, người lao động ở các lĩnh vực này chắc chắn sẽ nhận mức thưởng Tết khá hơn người lao động ở các lĩnh vực trì trệ hơn khác như bất động sản, vật liệu xây dựng… Một số ngành những năm trước đây ở vào thời kì phát đạt thường thưởng Tết lớn như ngành ngân hàng, chứng khoán…, được biết Tết năm nay sẽ thưởng ít hơn năm ngoái rất nhiều. Hầu hết các ngân hàng đều thông báo "cắt" thưởng, có chăng cũng chỉ là khoản tiền ít ỏi mang

tính chất an ủi.Đầu tiên, đề

cập đến vấn đề không thưởng Tết là NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Tổng Giám đốc Simon Morris của Techcombank mới đây đã gửi tâm thư đến toàn bộ nhân viên NH thông báo Tết này sẽ không có thưởng.

Ngay sau đó, NH ACB cũng tuyên bố sẽ không có thưởng Tết Dương lịch, còn Tết Âm lịch vẫn còn đang trong quá trình cân nhắc.

Tổng giám đốc NH Nam Á - Trần Anh Tuấn cũng cho biết, ngày 15/1, NH mới bàn đến khoản thưởng Tết Nguyên đán. Theo ông Tuấn: "Năm nay, với tình trạng kinh tế khó khăn chung, nhưng Nam Á cũng sẽ cố gắng giữ được mức thưởng như năm trước". Được biết năm ngoái NH Nam Á thưởng Tết cho nhân viên khoảng 2 tháng lương.

Trong khi đó, một lãnh đạo SHB cho biết hiện giờ chưa thể nghĩ đến thưởng vì đang ráo riết xử lý nợ xấu.

Theo thông tin từ NH Sài Gòn Thương Tín, khoản thưởng Tết Âm lịch, ban lãnh đạo vẫn đang trong quá

trình cân nhắc và xem xét.Trong khi đó, tại NH Phương

Đông (OCB), Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn cho biết: Năm nay, khả năng thưởng rất khó, do hoạt động NH vừa trải qua một năm đầy chật vật nên đến giờ vẫn chưa chốt thưởng Tết Nguyên đán cho nhân viên. Ông Tuấn cho rằng, bản thân mỗi nhân viên đều hiểu tình hình chung của NH nên chắc chắn sẽ có sự thông cảm.

Theo ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng giám đốc NH Vietcombank, thưởng Tết của cán bộ công nhân viên sẽ không bằng năm ngoái, nhưng NH dự định sẽ thưởng 2 tháng lương.

Năm nay, dù kinh doanh có lãi, song EVN cũng thông báo sẽ không thưởng Tết mà chỉ ứng lương trước cho nhân viên. Theo báo cáo của EVN, dự kiến năm nay EVN lãi khoảng 3.500 -

Năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn khiến không ít người lao động đang “nín thở” chờ lương và thưởng Tết. Hầu hết mức thưởng Tết của một số doanh nghiệp vừa được công bố cho thấy đều thấp hơn năm ngoái. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có kế hoạch lương thưởng nào. Điều đáng nói là một số “đại gia” như ngân hàng (NH), điện lực… nếu như những năm trước đều có mức thưởng Tết đáng mơ ước thì năm nay, nhiều NH đã tuyên bố “cắt thưởng”, thậm chí EVN mặc dù kinh doanh có lãi cũng tuyên bố không có thưởng Tết cho nhân viên.

CUOÁI NAÊM VAÁN ÑEÀ NAN GIAÛI VÔÙI DOANH NGHIEÄP

thöôûng TEÁT,

23

Page 24: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

4.000 tỷ đồng. Được biết, khoản tiền này sẽ dùng để bù đắp vào khoản lỗ các năm trước để lại chứ không nằm trong kế hoạch thưởng Tết. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực VN (EVN) Đinh Quang Tri cho rằng, thưởng Tết phải dựa trên cơ sở đã có các quỹ trích lập từ lãi. Trong khi đó, Tập đoàn vẫn đang phải dùng lãi năm nay để bù vào lỗ cho các năm trước. "Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa có kế hoạch gì cho thưởng Tết. Có chăng thì có thể tìm cách ứng lương trước chứ thưởng thì không có", ông Tri cho biết.

Nếu như đa phần các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong lo thưởng tết cho cán bộ công nhân viên thì cũng có cá biệt những doanh nghiệp có mức thưởng khá cao. Tại TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) vừa cho biết, đến nay đã có khoảng 100 doanh nghiệp công bố mức thưởng tết Quý Tỵ 2013 cho người lao động. Mức thưởng cao nhất đến thời điểm này là 217,4 triệu đồng thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất mỹ phẩm, mức thưởng thấp nhất cũng tại một doanh nghiệp nước ngoài là 2,3 triệu đồng. Riêng khối doanh nghiệp trong nước, mức thưởng cao nhất là 55,3 triệu đồng, mức thưởng thấp nhất là 2,14 triệu đồng. Đại diện của Hepza cho biết, mức thưởng bình quân của doanh nghiệp nước ngoài là 3,67 triệu đồng còn doanh nghiệp trong nước là 2,98 triệu đồng.

Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã bắt đầu công bố mức thưởng Tết cuối năm, gần đây nhất, nguồn tin từ Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk cho biết mức thưởng Tết âm lịch cao nhất trên địa bàn tỉnh này là 52 triệu đồng, thấp nhất 200 nghìn đồng. Tỉnh Khánh Hòa công bố mức thưởng cao nhất là 86 triệu đồng.

Xu hướng thưởng Tết năm nay sẽ không cao, đối với phần lớn các doanh nghiệp có thưởng Tết, cũng chỉ tương đương một tháng lương và thời gian phát thưởng dự kiến vào khoảng 25/1/2013 - 7/2/2013. Tình hình kinh tế khó khăn, tiền lương và thưởng Tết cho người lao động đi xuống là điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta cần sự ổn định và sự động viên người lao động ở thời điểm này là việc sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với vấn đề này, doanh nghiệp không nên chỉ tính toán thiệt hơn mà cần phải chia sẻ lợi ích với người lao động ở góc độ trách nhiệm xã hội.

THU Ý

KHAN HIẾM VÉ MÁY BAY Vé báy bay tết đã được mở bán từ vài tháng trước nhưng vẫn rất

“sốt” vé, đến thời điểm cận Tết lại càng trở nên sôi động. Bên cạnh việc khó mua và khan hiếm vé thì máy bay Tết năm nay còn đắt hơn so với năm trước. Chặng Sài Gòn - Hà Nội, vé một chiều trung bình hiện khoảng hơn 3 triệu đồng, trong khi đó, năm ngoái khoảng 2,85 triệu đồng.

Mặc dù mở bán vé Tết từ rất sớm, tuy nhiên đến thời điểm này, các hãng hàng không tư nhân như AirMekong, hai hãng hàng không giá rẻ là VietJetAir (VJA) và Jetstar Pacifi c Airlines (JPA), khách hàng cũng không còn nhiều sự lựa chọn về hạng vé cho khách hàng. Nếu hành khách bay vào khoảng 5/2 - 15/2/2012 (tức từ 25 tháng chạp đến mùng 6 Tết) sẽ phải chịu mức giá tương đối cao. Đến thời điểm này, giá vé hạng phổ thông chiều từ TP.HCM đi của các hãng vào 3 ngày cao điểm: 6,7,8/2 (ngày 26,27,28 Âm lịch) đã gần như "cháy". Các hãng hàng không giá rẻ như JPA hay VJA có giá vé phổ biến khoảng 2,6 triệu đồng/vé/chiều chặng TP.HCM - Hà Nội (chưa kể thuế VAT, phí sân bay), Air Mekong hiện chỉ còn loại giá 3 triệu đồng.

Được biết, thời điểm hiện tại, các loại vé giá rẻ và hạng phổ thông chiều đi từ TP.HCM-Hà Nội vào các ngày cao điểm hầu như đều đã bán hết. Chỉ còn vé hạng thương gia, với giá bán trên dưới 5 triệu đồng/chặng/lượt. Các loại vé giá rẻ và trung bình nếu có cũng chỉ còn các chuyến ở múi giờ “bất tiện”.VÉ TÀU – CUNG KHÔNG ĐỦ CẦU

Năm nay, vé tàu Tết chính thức được mở bán qua mạng bắt đầu từ ngày 1/12. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, cũng rất khó có thể mua được tấm vé xuất phát từ TP.HCM theo cách chính thống (đặt

GIAN NAN

Thông báo "cháy vé" được dán ở bến xe miền Đông trưa 14/01

XAÕ HOÄI

24

Page 25: Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25

CHUYÊN ĐỀ

GIAN NAN

vé qua mạng, mua vé trực tiếp). Được biết, giá vé tàu Tết năm nay chia thành nhiều giai đoạn áp giá: 2 giai đoạn trước Tết (từ 14 - 20 tháng Chạp và từ 21 - 28 tháng Chạp), giai đoạn trong Tết (từ 29 tháng Chạp - mùng 3 Tết) và 2 giai đoạn sau Tết (từ mùng 4 - 12 Tết và từ 13 - 22 tháng Giêng). Với cách phân đoạn này, giá vé chỉ tăng từ 10 - 15% so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, nếu so giá vé trong thời gian cao điểm Tết với giá vé trước thời gian cao điểm thì mức tăng cao nhất lên đến 46%.

Theo ga Sài Gòn, để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong những ngày cao điểm tết, bên cạnh 10 đôi tàu Thống Nhất được tăng thêm, các tuyến tàu địa phương như Sài Gòn - Huế, Sài Gòn - Quy Nhơn, Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết đều tăng thêm 1 đôi tàu. Tính đến thời điểm hiện tại, ga Sài Gòn đã bán 140.253 vé tàu đi lại trong dịp tết Quý Tỵ 2013. Số vé được bán đi chủ yếu là vào những ngày cao điểm. Dự kiến năm nay các ga từ Sài Gòn đến Đà Nẵng sẽ bán 160.000 vé tàu ra phía Bắc trong dịp

cao điểm Tết.XE KHÁCH – “VÀO MÙA”

Theo kế hoạch bán vé xe Tết Quý Tỵ 2013 của Bến xe Miền Đông, hành khách đi lại trong dịp cao điểm Tết sẽ phải chịu phí phụ thu từ 20% - 60% so với giá vé ngày thường, tùy ngày đi và tuyến xe. Thời gian cao điểm Tết được tính từ 10 ngày trước Tết và 10 ngày sau Tết (tức là từ 20 tháng Chạp năm Nhâm Thìn cho đến hết mùng 10 tháng Giêng năm Quý Tỵ).

Từ ngày 1 tháng Chạp năm Nhâm Thìn (tức ngày 12/1/2013 Dương lịch), Bến xe miền Đông bắt đầu triển khai bán vé trước các vé của xe tăng cường trái tuyến, xe buýt và xe hợp đồng tăng cường cho khách đi từ ngày 23 đến 27 tháng Chạp (tức từ ngày 3/2/2013 đến ngày 7/2/2013). Các tuyến từ Sài Gòn đi các tỉnh từ Huế trở ra các tỉnh phía Bắc sẽ phụ thu từ ngày 15 tháng Chạp. Cụ thể, phụ thu 20% từ ngày 15 - 18 tháng chạp năm Nhâm Thìn và từ mùng 1 - 3 Tết; phụ thu 40% từ ngày 19 - 22 tháng Chạp năm Nhâm Thìn; phụ thu 60% từ ngày 23 - 29 tháng

Chạp năm Nhâm Thìn. So với những người mua được vé

máy bay, vé tàu, xe tại bến thì những người có về quê nhưng không mua vé tại bến có số lượng rất lớn. Nhiều người vì không định trước được ngày về hoặc do có công việc đột xuất không đặt mua được vé thường trực tiếp mua vé từ các chủ nhà xe, đón xe tại các bến cóc hoặc thậm chí có người đứng ngay trên đường Quốc lộ, các con đường lớn để đón xe về. Rất nhiều vấn đề bất an cho hành khách khi đi những chiếc xe nhồi khách như vậy, thường gặp nhất là khách lên nhầm những xe chuyên lừa lấy tiền giá cao sau đó “bán” khách cho một xe khác. Tuy nhiên, giá vé của các chủ nhà xe này thường rẻ hơn nhiều so với việc đặt mua các vé tại bến lớn nên nhiều người (đa phần là sinh viên, học sinh, công nhân, người nghèo…) với mong muốn tiết kiệm một phần chi phí, vẫn chấp nhận hành vi nhồi nhét quá mức của nhà xe, đánh cược với an toàn tính mạng và tài sản của chính mình.

Năm nào cũng thế, cứ vào khoảng tháng 12 trở đi là người lao động ở TP.HCM bắt đầu nhộn nhịp tính chuyện đặt mua vé xe, tàu về quê ăn Tết. Thế nhưng, đối với những người xa quê như họ, việc chạy đua để có được tấm vé máy bay hay tấm vé tàu, xe về ăn Tết quả không dễ dàng chút nào.

HAØNH TRÌNH HOÀI HÖÔNG DÒP TEÁT

XAÕ HOÄI

Người dân mệt mỏi chờ mua vé tại nhà ga

VƯƠNG THÚY

25