chuyên đề pháp luật văn hoá & xã hội - số 3/2013

52
SỐ 3 - 04.2013 DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE Kỷ niệm 38 năm Ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.04.1975 - 30.04.2013

Upload: longvanhien

Post on 20-Aug-2015

1.366 views

Category:

News & Politics


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

SỐ 3 - 04.2013

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘCCENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE

Kỷ niệm 38 năm Ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng

30.04.1975 - 30.04.2013

Page 2: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Công ty JAPAN Add: 83-85 đường Bàu Cát 3, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Tel: 08-3842-7131Fax: 08-3842-7131Email: [email protected]: http://www.technopro.jp

Page 3: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 3

TÒA SOẠN – TRỊ SỰ52 Hương Viên – Quận Hai Bà Trưng – Hà NộiĐT&Fax: 04.39764693Email: [email protected] [email protected]: vanhien.vn

CHỦ NHIỆMGS Hoàng Chương

TỔNG BIÊN TẬPNguyễn Thế Khoa

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP THƯỜNG TRỰCTrần Đức Trung

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPTS Nguyễn Minh San

TRƯỞNG BAN TRỊ SỰNguyễn Hoàng Mai

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀNguyễn Hữu Thi

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPThượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ Khiêu, GS NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND. TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ

TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM76 Giải Phóng, P4, Q.Tân Bình, TP.HCMFax: 083. 948 5712Điện thoại: 083. 948 5713

PHÓ TRƯỞNG CQĐD PHÍA NAM KIÊM THƯ KÝ TÒA SOẠNTrần Văn Thiện

BIÊN TẬP VIÊNHồng Thu - Hoàng Minh

THIẾT KẾLinh Hoàng

GIÁ: 17.700 Đồng.

O du kích nhỏPhan Thoan, 1965

MỤC LỤC: VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT4.Đến chết vẫn bị thiệt thòi6. “Anh cả đỏ” tìm lại thời hoàng kim 8. Nâng niu giống gà Đông Cảo lừng danh10. Miền Nam rộn ràng hướng về đất tổ

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH12. Người anh hùng 6 lần bị giặc cưa chân14. Còn thở là còn cống hiến

XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG15 Hốt bạc từ trang trại sinh thái16. Giá xăng lồng lộn, người dân lãnh đủ18. Thánh thần cũng khóc vì bát nháo20. Sư giả ngày càng lọc lõi22. Hãy yêu con gái của bạn!24. Nước sạch về Đại Phước 25. Khoác diện mạo mới cho thị trấn An Thới

THỜI SỰ GIÁO DỤC26. Đắng lòng chuyện dân ta xé sách sử ta28. Méo mặt đón trẻ vào lớp 130. Trăm tội chỉ tại trường nghèo

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC31. Khất nợ để… quỵt nợ32. Xây chợ Út Khiêm rồi “ đắp chiếu”34. Mòn mỏi chờ nhà tình nghĩa

CÂU CHUYỆN TÒA ÁN38.Thú tính hủy hoại tình thân

MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT40.Lý Nhã Kỳ: Thị phi giống… bữa cơm tôi ăn hằng ngày

THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY 49.Giáo hoàng Francis rửa chân cho…tù nhân50.Triều Tiên và Bóng ma chiến tranh

SỐ 3 - 04.2013

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘCCENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE

Kỷ niệm 38 năm Ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng

30.04.1975 - 30.04.2013

Page 4: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

4 - Pháp luật

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

“Danh từ “nghệ sĩ” có từ khi ta tiếp thu sân khấu Xô Viết để sau này có thêm danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú. Như vậy nghệ thuật truyền thống của ta từ xưa không phân biệt giữa nghệ nhân và nghệ sĩ. Mặc dù nhiều người lập gánh, lập đoàn đi hát chuyên nghiệp nhưng vẫn là nghệ nhân, tức là “người làm văn nghệ”. Về chuyên môn thì không phải người nghệ sĩ giỏi hơn nghệ nhân, mà nhiều khi nghệ nhân lại giỏi hơn nghệ sĩ về tài nghệ ca hát, biểu diễn” – giáo sư Hoàng Chương – người nhiều năm nghiên cứu và nặng

lòng với văn hóa -văn nghệ dân gian, chia sẻ.

Tại sao cho đến hôm nay những nghệ nhân tài năng và có cống hiến cho nhân dân lại ra đi về cõi vĩnh hằng mà không được mang một danh hiệu gì, như NNND hay NNƯT, thưa giáo sư?

Vấn đề phong danh hiệu NNND, NNƯT đã được đặt ra hàng chục năm rồi, nhưng không thực hiện được bởi chưa tìm ra một cơ chế khả thi. Cách đây khoảng 4 năm, báo Văn nghệ trẻ có phỏng vấn tôi về vấn đề này và tôi đã trả lời là: Việc bầu

Đã và đang có những nghệ nhân dành trọn cả đời mình gìn giữ di sản văn hóa, gìn giữ hồn cốt của dân tộc nhưng suốt đời sống trong nghèo khó. Và cho đến chết đi họ vẫn không được công nhận bằng một danh hiệu chính thức là nghệ nhân nhân dân hay nghệ nhân ưu tú.

Đến chết vẫn bị thiệt thòi

chọn NNND và NNƯT nên đưa về Bộ Văn hóa vì chỉ có những người làm văn hóa mới biết rõ và hiểu sâu những nghệ nhân ở đâu và làm gì. Tuy nghệ nhân có nhiều ngành nghề, nhưng đa số là làm văn nghệ, ngay cả ngành thủ công mĩ nghệ cũng nằm trong phạm trù chung văn hóa, nghệ thuật như thêu một bức tranh, dệt một tấm thảm, khắc một vật nữ trang... đều là sản phẩm mĩ thuật, từ những bàn tay nghệ thuật điêu luyện của nghệ nhân.

Như vậy, đưa đến việc bầu chọn NNND và NNƯT cho Bộ

GS Hoàng Chương có nhiều cống hiến đáng ghi nhận cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, nghệ thuật sân khấu dân tộc.

Page 5: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 5

Công thương là có phần khiên cưỡng. Mà đã khiên cưỡng thì khó có thể trôi chảy và trọn vẹn. Cũng như ngành văn hóa mà thay công việc của ngành công thương thì nhất định sẽ hỏng, bởi trái nghề. Cũng vì vậy mà ngành Giao thông Vận tải to lớn mạnh mẽ như thế, nhưng khi làm văn hóa giao thông thì lại giao cho cơ quan chúng tôi, vì muốn thực hiện được nội dung này lại phải là nơi chuyên làm văn hóa và có khả năng tập hợp văn nghệ sĩ, trí thức, báo chí mới thực hiện được.

Giáo sư thấy thế nào về việc quy định thời hạn hành nghề và tuổi nghề của nghệ nhân và dự thảo nghị định về điều này có hợp lí?

Nói chung là được, nhưng có hai điểm chưa hợp lí lắm:

1. NNND: Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú từ 5 năm trở lên” tính từ thời điểm đề nghị (mục 8)

2. NNƯT: Có thời gian thực hành và phổ biến trí thức. Khả năng đang được nắm giữ từ 20 năm trở lên (mục 3).

Tôi nói không hợp lý ở chỗ, hiện nay có rất nhiều nghệ nhân tài năng xứng đáng được phong NNND từ lâu nhưng vì bỏ sót quá nhiều, có những người tuổi đã 80, 90 mà còn chờ phong NNƯT rồi 5 năm nữa mới phong NNND thì liệu họ có còn sống không? Cũng như qui định NNƯT phải thực hành và phổ biến trí thức, kỹ năng đang nắm giữ từ 20 năm trở lên thì cũng không hợp lý. Bởi vì còn có những nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian còn trẻ khoảng ngoài 30 tuổi, nhưng có tài năng biểu diễn xuất sắc và truyền nghề rất tốt như trường hơp nghệ sĩ hát xẩm Mai Tuyết Hoa (học trò xuất sắc của nghệ nhân Hà Thị Cầu) hay

là nghệ sĩ hát ca trù Phạm Thị Huệ, như nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ viết: Bà Cầu xẩm đỏ Yên Mô, Tuyết Hoa xẩm đỏ Thủ đô anh hùng. Như vậy, cần đặc cách khuyến khích những nghệ sĩ trẻ này để họ càng phấn khởi, càng yêu nghề mà tiếp tục học tập tiếp thu vốn nghề truyền thống để phục vụ nhân dân và truyền dạy cho lớp trẻ.

Còn chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân thì sao thưa ông?

Đây là một gam buồn trong bản đại hợp xướng văn nghệ dân tộc VN kể cả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Trừ những nghệ nhân làm ra sản phẩm mỹ thuật, trang trí, gia dụng... thì có

lương, có thù lao hoặc thu nhập từ sản phẩm, còn nghệ nhân biểu diễn văn nghệ dân gian truyền thống thì nói chung đều sống rất thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng vì lòng yêu nghề da diết, sống chết với nghề mà họ vượt qua tất cả để giữ nghề, giữ lửa trong trái tim mình, không có họ thì nghệ thuật dân gian truyền thống không tồn tại. Chẳng hạn, nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đến tuổi 90 vẫn hát và hát rất hay, được suy tôn là “báu vật

dân gian” nhưng suốt đời vẫn nghèo khó, vẫn không có lương, không có phụ cấp, không có huân huy chương... Niềm tự hào duy nhất của bà là giải thưởng Đào Tấn mà bà được chúng tôi trao tặng tại đêm Hát Xẩm Hà Thành vào tháng 12 năm 2010 ở nhà hát lớn Hà Nội. Vì vậy mà Nhà nước cần sớm có chế đội đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài nói chung và nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật dân tộc nói riêng - những người đang bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.

Xin cảm ơn Giáo sư!

DUY TÙNG

“Thay vì giao cho Bộ Văn hóa mới là đúng địa chỉ, thì Chính phủ lại giao cho Bộ Công thương lo việc bầu chọn NNND, NNƯT thì làm sao Bộ này làm được?”

Ngay đến “báu vật dân gian” Hà Thị Cầu, ngoài 90 tuổi vẫn hát xẩm rất hay rồi ra đi trong nghèo túng và chưa được nhà nước phong tặng danh hiệu.

Page 6: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

6 - Pháp luật

Ở tuổi hơn 60, Nhà hát kịch VN đã có một quá khứ rất vẻ vang, đáng tự hào mà cho đến nay nhiều nghệ sĩ, người làm sân khấu vẫn coi đó là “đỉnh cao mơ ước” mà không phải nhà hát nào cũng có được.

Một thời vang bóngGắn với thương hiệu Nhà hát Kịch VN là hàng loạt tên tuổi gạo cội của làng sân khấu nước nhà, những người đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Nhà hát. Không thể không kể đến các thế hệ Nghệ sĩ Nhân dân: Thế Lữ, Song Kim, Trúc Quỳnh, Đào Mộng Long, Dương Ngọc Đức, Nguyễn Đình Nghi, Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Ngọc Phương, Trọng Khôi, Đoàn Dũng, Thế Anh, Doãn Châu, Phạm Thị Thành… Nhiều người trong số họ nay đã về với cát bụi song sự nghiệp, cống hiến của họ cho sự nghiệp sân khấu, cho Nhà hát kịch VN vẫn mãi là tấm gương sáng chói cho mọi thế hệ nghệ sĩ sau này.Tân Giám đốc Nhà hát kịch VN Nguyễn Thế Vinh khẳng định: Không phải ngẫu nhiên mà đã một thời Nhà hát kịch VN được giới làm nghề nói riêng và công chúng yêu nghệ thuật sân khấu nói chung xem như một địa chỉ tin cậy để thưởng thức kịch nghệ. Nhà hát kịch VN được coi là cánh chim đầu đàn, là “anh cả đỏ” của kịch nói cách mạng. Mỗi khi nhắc tới Nhà hát Kịch VN, ngay cả đến thời điểm này người yêu sân khấu sẽ nhớ ngay tới một loạt vở diễn đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao như: Quẫn, Đồng hồ chuông điện Kremli, Nila, Vụ án Erotxtat, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Nghêu, Sò, Ôc, Hến hay Hồn Trương Ba, da hàng thịt…Đi kèm với những vở diễn đỉnh

cao đó là những tên tuổi nghệ sĩ gạo cội mà tài năng của họ thể hiện ở từng vai diễn đã khắc sâu vào lòng công chúng. Đó là

các nghệ sĩ Trần Tiến, Thế Anh, Quang Thái, Phạm Bằng, Đoàn Dũng, Hà Văn Trọng,… cùng Song Kim, Nguyệt Ánh, Bích

Nhà hát Kịch Việt Nam (VN) có lãnh đạo mới, dựng vở mới và lưu diễn nước ngoài…Đó thực sự là những tin vui về Nhà hát Kịch VN - “Anh cả đỏ” của sân khấu kịch VN sau thời gian dài lặng lẽ đứng bên ngoài đời sống sân khấu nước nhà.

“Anh cả đỏ” tìm lại thời hoàng kim

NSND Doãn Châu – người thuộc “thế hệ vàng” của sân khấu kịch VN một thời.

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Page 7: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 7

Thu, Bích Châu, Tú Mai…Tiếp nối thế hệ nghệ sĩ đầu tiên, lứa nghệ sĩ tài năng thứ hai của Nhà hát như Lan Hương, Ngọc Bích, Quế Hằng, Trung Anh, Trần Thạch, Quốc Khánh, Trọng Chinh, Đỗ Kỷ…cũng đã chinh phục hàng triệu khán giả hâm mộ.

Lọc máu và hồi sinh Đời sống sân khấu Việt Nam nói chung nhiều năm nay, nhất là sân khấu phía Bắc rơi vào tình trạng khó khăn, ít rạp hát đỏ đèn thường xuyên, vở diễn gây tiếng vang đương nhiên cũng ít ỏi nếu không muốn nói là không có. Nhà hát Kịch VN cũng không phải là ngoại lệ. Đỉnh cao thành công với ánh hào quang lấp lánh của Nhà hát kịch VN đã bị lu mờ rất nhiều so với thời kỳ trước. Nhà hát không dựng được vở mới, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu, đời sống nghệ sĩ khó khăn khiến nhiều người phải vất vả mưu sinh nhờ sang điện ảnh, truyền hình nhiều hơn trên chính sân khấu kịch... “Anh cả đỏ” của kịch nói nước nhà “vô hình” trong đời sống sân khấu, “vô hình” ngay ở thủ đô Hà Nội; cả năm chỉ trông chờ vào các chuyến lưu diễn ở địa phương, vùng sâu, vùng xa với điều kiện thiếu thốn khiến chính các nghệ sĩ của nhà hát cũng phải nản lòng.Với đội ngũ lãnh đạo mới, các nghệ sĩ Nhà hát kịch VN và cả giới sân khấu đều mong chờ một luồng gió mới. Bước đầu, thông tin về Nhà hát đã được cập nhật thường xuyên hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trên trang thông tin điện tử của Nhà hát để công chúng biết tới. Cuối tháng 3-2013, Nhà hát kịch Việt Nam đã khởi động vở diễn mới Tai biến. Đây là vở diễn có kịch bản được đánh giá cao với nội dung đề tài phản ánh về vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm là nạn tham nhũng, tha hóa về đạo đức và lối sống của một số bộ phận quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.Hy vọng với những bước đi mới, cách làm mới mà Nhà hát kịch VN đang tiến hành, trong tương lai không xa Nhà hát sẽ nhanh chóng tìm lại được hào quang lấp lánh của chính mình.

T.T.NDiễn vở kịch nổi tiếng Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1990) tại Nhà hát kịch VN.

Vở kịch “Đi tìm điều không thể mất” với diễn xuất của Xuân Bắc

Chính kịch, kịch cổ điển, lịch sử tiếp tục là thế mạnh của Nhà hát kịch VN thời gian tới

Sắp trở lại thời mỗi vở của Nhà hát có khi lên tới đêm thứ mấy trăm công diễn mà vẫn đông nghịt khán giả ngồi kín các hàng ghế?

Page 8: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

8 - Pháp luật

Nhờ công nâng niu, gìn giữ của người dân Hưng Yên mà trải qua nghìn năm lịch sử với đủ thăng trầm, gà Đông Cảo vẫn tồn tại như một báu vật của quê hương.

Chạy giặc vẫn bảo toàn được giống gà

Một trong những gia đình có công bảo vệ giống gà này là gia đình cụ Dốc ở thôn Đông Tảo Đông – “Vua gà” như danh xưng mà nhân dân nơi đây kính gọi. Bây giờ, cụ đã qua đời, nhưng chuyện cụ nâng niu giống gà Đông Cảo thì vẫn được lưu truyền như một huyền thoại. Cụ làm nghề thợ may, nhưng lại rất ham thích nuôi gà. Cụ lựa giống, chăm nom, nhân giống để cho loại gà Đông Cảo mà theo truyền thuyết thì có từ thời Đại Việt, không bị diệt vong. Thời kháng chiến chống Pháp, khi giặc càn, cụ phải tản cư, đem theo chiếc máy khâu là công cụ kiếm sống, cùng với một đôi gà trống - mái Đông Cảo và mấy chục quả trứng. Ngày, đi đường, cụ bọc trứng vào người. Tối, cụ rang trấu, hoặc rang cát đủ độ ấm để ủ trứng. Cho nên, dù có phải tạm thời ly hương chạy giặc, đàn gà nhà cụ Dốc vẫn được bảo tồn và phát triển. Cứ như vậy, lớp này

qua lớp khác, được cụ chọn lọc, chăm nom, giống gà Đông Cảo của nhà cụ được thuần chủng, mang đặc trưng gà nòi: to (nặng 5 – 6 kg), chân to (riêng đôi chân có con nặng trên 1 kg), vẩy thịt, không cựa (dù là gà trống), mình trường, đầu búi tre, da dầy, đỏ au, nhưng khi nấu lên lại vàng ươm, thịt trắng, ngọt, thơm, không có vị chua, bã như gà thường.

Dày công giữ gìn sản vậtCụ Dốc qua đời, nhưng đã kịp

truyền lại cho con cháu tình yêu, thú đam mê đặc sản quê nhà. Anh Nguyễn Trọng Tích say mê nuôi gà từ khi còn là cậu bé mũi thò lò. Năm 1979, anh rời quân ngũ, về làng tiếp nối nghề của cha, phát triển giống gà Đông Cảo lên quy mô lớn và khoa học hơn. Anh tâm sự rằng nuôi gà Đông Cảo muốn làm giàu không khó, nhưng làm giàu một cách có lương tâm thì rất khó. Bởi vì, trong một đàn gà nở ra, may lắm có gần chục phần trăm đạt tiêu chuẩn gà nòi Đông Cảo, còn lại là loại gà lai, gà tạp. Để bảo vệ danh tiếng gà Đông Cảo nhà mình, anh Tích rất phân minh rành mạch – gà nào giá trị nấy, không bán bừa. Hiện nay, anh có đôi gà trống quý, giá tới trăm triệu đồng nhưng anh không bán

mà để làm giống. Trong khi đó, những con khác có giá dăm bảy triệu đồng/con, thậm chí chỉ một vài triệu đồng. Một quả trứng đạt chuẩn, anh bán tới 200 ngàn đồng. Anh cho biết giống gà Đông Cảo không phù hợp với thông thổ có độ phèn cao, đất thịt pha sét nên từ chối tất cả những khách hàng đến từ những vùng đất như vậy. Ngay ở nơi này, quê gốc của gà Đông Cảo, đất phù sa sông Hồng mát lành, nước trong và ngọt, mà anh vẫn phải sử dụng thiết bị lọc nước, vẫn phải làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, rồi lại phải tắm rửa cho gà… Một bí quyết để có trứng gà đạt chuẩn do anh tự tìm thấy, là phải rửa sạch phần hậu môn của gà, có vậy khi gà trống đạp mái, bộ phận sinh dục của chúng mới khớp chặt với nhau, thụ tinh tốt, sau này đảm bảo nở con. Dày

Có một lớp hậu duệ người Khoái Châu, Hưng Yên đang dốc sức giữ gìn và phát triển giống gà quý của tổ tiên truyền lại.

Nâng niugiống gà Đông Cảolừng danh

Ngoài chất lượng thịt tuyệt ngon, vẻ ngoài oai dũng và đẹp đẽ của gà Đông Cảo đủ khiến nó lừng danh.

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Page 9: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 9

công như vậy nhưng mỗi lứa gà, anh cũng chỉ thu được sáu, bảy con đạt chuẩn. Cũng phải chăm bẵm hết sức, anh mới giữ được đàn gà ở mức 125 con mái, 25 con trống loại gà giống, đảm bảo thực hiện hợp đồng với Viện Chăn nuôi. Chính vì vậy, anh không chú tâm lắm đến việc bán gà đại trà, vì khi “kịch kim” như lời anh nói, cũng chỉ có thể có sáu, bảy con gà để bán.

Nức tiếng với kỳ công chăm chút giống gà quý nên khi có đến 5 tổ chức quốc tế chọn 35 đơn vị trong nước để hợp tác bảo tồn gen động thực vật và vi sinh vật, thì anh Tích là đơn vị tư nhân duy nhất được tham gia, với nhiệm vụ bảo tồn giống gà Đông Cảo. Viện Chăn nuôi cũng ký hợp đồng với anh bảo tồn giống gà Đông Cảo, đầu tư cho anh mỗi năm trên 100 triệu đồng với điều kiện anh giữ cho đàn gà nhà mình lúc nào cũng có 150 con đạt tiêu chuẩn giống. Anh rất phấn khởi, tuy giá trị kinh tế của hợp đồng không lớn, nhưng giá trị tinh thần lại là vô biên.

Cũng được Viện Chăn nuôi ký hợp đồng bảo tồn gà như anh Tích, còn có anh Lê Hồng Cường, mỗi năm được hỗ trợ 41 triệu đồng, với điều kiện lúc nào cùng có đàn gà Đông Cảo 200 con mái đẻ. Rời quân ngũ năm 2006, tới 2007, anh Cường bắt đầu nuôi gà Đông Cảo. Hướng đi chính của anh là chăn nuôi gà sinh sản. Khi ấy, các giống gà quê anh chưa sinh đàn đẻ đống

như bây giờ mà mỗi nhà dân chỉ có vài ba con mái đẻ, tìm giống nuôi cực kỳ vất vả. Anh phải len lỏi vào từng nhà chọn, mua gom từng con gà giống. Gom góp mãi, anh gây dựng được đàn gà 180 con. Nhưng lúc này, giá gà ở quê chỉ 40.000 đồng một con. Hai vợ chồng anh chịu khó chở gà ra tận Hà Nội bán với giá 50.000 đồng một con. Anh còn mở lò ấp trứng chạy điện. Không ngờ việc này “gãi đúng chỗ ngứa” của người dân quê anh. Giống gà Đông Cảo vốn to mà vụng, ấp trứng rất kém, hay bị vỡ, tỷ lệ nở con thấp, nhiều khi phải nhờ loại gà khác ấp hộ. Bây giờ, có lò ấp, bà con nơi đây thở phào nhẹ nhõm, đua nhau đem trứng đến cho máy ấp. Bình quân, mỗi lần anh cho ấp được 5.000 quả trứng, 21 ngày ra lò với tỷ lệ nở 60%. Tính ra, mỗi một mẻ ấp, anh cho nở được trên dưới 3.000 gà con. Khi ấy, anh được thu tiền công 1.200

VIỆT LONG

Giống gà có một không hai trên thế giớiGà Đông Cảo đặc hữu và quý hiếm đến mức không nơi nào trên thế giới có. Từ nghìn năm nay, người Khoái Châu, Hưng Yên thậm chí đã đúc kết nỗi tự hào của họ về giống gà quý bằng câu “Gà Đông Cảo kéo cày thay trâu”. Cùng với nhãn lồng, gà Đông Cảo từng là một trong hai lễ vật của vùng Hưng Yên được chọn để tiến vua.

đồng mỗi đầu gà, vậy là anh có khoảng 3,6 triệu đồng. Mỗi lứa gà từ khi nở ra đến khi thành gà thương phẩm hoặc gà đẻ mất 6 tháng. Riêng với gia đình anh, cứ tháng 9 tháng 10 hàng năm là dịp xuất gà nhộn nhịp - 300 con gà, trọng lượng mỗi con từ 3 -3,5 kg, được thương lái từ miền Nam ra mua, chở bằng máy bay vào phân phối cho các nhà hàng. Ngoài ra, gà mới nở, gà 1 tháng tuổi cũng được xuất theo đường hàng không vào miền Nam. Đàn gà nhà anh Cường tuy không có con nào “oai vệ” như gà nhà anh Tích, nhưng được cái đông và đều, mang tính thương phẩm rõ rệt. Lúc nào nhà anh cũng có ba bốn trăm con gà với các loại khác nhau, từ mới nở đến choai choai, đẻ trứng, đạp mái...

Đi trong xã Đông Tảo, có thể bắt gặp rất nhiều tấm biển “Gà Đông Tảo” – bán trứng, gà con, gà giống... Bây giờ, có thể nói nhà nhà nơi đây đều nuôi gà, làm giàu từ giống gà quý giá do tổ tiên truyền lại. Tuy những người nuôi mang tính chuyên nghiệp, công nghiệp hóa như anh Tích, anh Cường không nhiều, nhưng lại có rất nhiều người nuôi theo kiểu dân dã, truyền thống và nhờ vậy, đàn gà phát triển ngày một đông đúc, chọn lọc được nhiều con đảm bảo chất lượng cao. Sản vật quý của Hưng Yên nhờ vậy được gìn giữ và phát triển, tỏa đi khắp đất nước.

Anh Tích và đôi gà giống Đông Cảo của mình.

Danh tiếng của anh Tích cùng giống gà Đông Cảo lan ra cả ngoài biên cương. Hoàng tử Nhật Bản đã vượt ngàn dặm xa, tới tận nhà anh thăm giống gà quý.

Page 10: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

10 - Pháp luật

Trống hội rộn ràng, cờ thần tung bay trong gió, hương trầm bảng lảng linh thiêng, câu xoan lay động lòng người… - lễ hội Đền Hùng thúc giục muôn triệu con tim Lạc Việt hướng về.

Giỗ tổ Hùng Vương 2013 đón bằng UNESCO

Dù là năm lẻ, giỗ Tổ Hùng Vương 2013 vẫn được tổ chức trang trọng và có quy mô lớn tương đương năm chẵn (có chu kỳ 5 năm/lần). Lý do của sự thay đổi này gắn liền với sự kiện Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương sẽ chính thức đón danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới của

Miền Nam rộn ràng hướng về đất tổ

Nhiều hoạt động văn hóa phong phú, đậm bản sắc dân tộc sẽ diễn ra sôi nổi tại miền Nam trong 3 ngày 19,20,21-4 (tức ngày 10, 11 & 12-3 âm lịch), hòa trong không khí cả nước đón giỗ Tổ 2013.

UNESCO.Điểm nhấn của lễ hội năm

nay chính là buổi lễ tôn vinh và đón bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cùng với đó là các nghi lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tại các di tích trên địa bàn tỉnh; Rước kiệu của các xã vùng ven; Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, tổ chức chương trình “Hát xoan làng cổ” gắn với các điểm du lịch văn hóa, hội trại văn hóa; Liên hoan hát xoan và dân ca; Giao lưu văn hóa nghệ

thuật với các tỉnh phía Bắc có di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận; Triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Văn hóa đất Tổ - Cội nguồn dân tộc Việt Nam” gắn với triển lãm mỹ thuật của các họa sĩ Hàn Quốc và Phú Thọ; Hội chợ Hùng Vương; hội thi bơi chải trên sông Lô; Giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc – Cúp Hùng Vương; Giải quần vợt hữu nghị Đền Hùng...

Nhiều hoạt động tại miền Nam hướng về giỗ Tổ

Do kỳ nghỉ giỗ Tổ năm nay kéo dài 3 ngày nên nhu cầu đi

Nghi lễ dâng hương trong giỗ tổ Hùng Vương ở Suối Tiên

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Page 11: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 11

CHANG ĐẶNG

du lịch xa của người dân miền Nam rất phong phú. Nhiều hãng du lịch nhân dịp này đã tổ chức các tour tham quan nhớ về cội nguồn với những điểm đến hấp dẫn như: tour đường bay dành riêng cho du khách từ TP.HCM ra Phú Thọ dự Lễ giỗ Tổ, tour Hà Nội - Đền Hùng - Hạ Long - Vĩnh Phúc…đều có chương trình đến Đền Hùng làm lễ dâng hương, tham quan quần thể khu di tích lịch sử.

Nhiều nơi trong TP.HCM cũng đã bắt đầu tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội nhằm nhắc nhở mọi người hướng về ngày giỗ Tổ. Theo đó, các địa điểm có đền thờ Vua Hùng như: Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc Quận 9, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Đền thờ Vua Hùng ở Thảo Cầm Viên, Khu du lịch Suối Tiên, Công viên Tao Đàn… đã có kế hoạch hoạt động trong ngày giỗ Tổ để bà con, người dân tại TP HCM và các tỉnh lân cận đến dâng hương nhớ Quốc Tổ Hùng Vương.

Cụ thể là tại Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên, lễ giỗ Quốc Tổ năm nay được tổ chức quy mô lớn và hoành tráng hơn với các nghi thức lễ như dâng hương, dâng lễ vật diễn ra tại Đền Thờ Vua Hùng do Ban Tế Lễ Lăng Miếu Bà Chúa Sứ - Núi Sam Châu Đốc thực hiện vào ngày 10-3 âm lịch. Ngoài ra, Suối Tiên cũng sẽ dâng 4.000 chiếc bánh chưng, bánh dầy lên vua

Hùng cùng lễ rước kiệu “Quốc Tổ Hùng Vương Vi Hành Miền Đất Tứ Linh”.

Tại công viên văn hóa Đầm Sen, trong ba ngày 10, 11 và 12-3 âm lịch cũng sẽ có nhiều hoạt động diễn ra liên tục hướng về đất tổ. Được sự ủy nhiệm của Quận Ủy - UBND - UBMTTQ Quận 11, Đầm Sen long trọng tổ chức lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương vào lúc 17 giờ 30 ngày 19-4-2013 với nhiều chương trình đặc sắc dành cho du khách thập phương đến dâng hương lên Quốc Tổ như: hội làng, khu ẩm thực hàng gánh, hội thi gói bánh truyền thống, đua thuyền rồng…của các đội nhóm.

Còn tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM sẽ mở cuộc triển lãm với chủ đề 54 dân tộc Việt Nam tại khu Đền Hùng và triển lãm hình ảnh thời đại Hùng Vương tại nhiều cơ sở trường học, trung tâm văn hóa quận huyện, trung tâm thương mại thành phố.

Ra khỏi trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Khu du lịch Đại Nam – Bình Dương cũng là một trong những địa điểm có nhiều hoạt động nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Anh Huỳnh Sang, trưởng Ban Quản lý Khu du lịch Đại Nam cho biết: “Trong 3 ngày 10, 11, 12-3 âm lịch, Đại Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí bổ ích cho du khách thập phương. Ngoài ra, vào sáng ngày 10-3 âm lịch, Đại Nam sẽ tổ chức lễ dâng hương các vua Hùng tại Kim Điện và chương trình văn nghệ phục vụ hơn 30.000 khách đến với khu du lịch dịp này”.

Gần 1 triệu rưỡi di tích các vua Hùng được thờ cúngTrải qua hàng nghìn năm lịch sử, người VN ở trong và ngoài nước đã lập tới 1.417 di tích thờ các Vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh thời các vua Hùng, đồng thời tổ chức giỗ Tổ hằng năm để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Ðây thật sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc.

Bắt đầu từ giữa tháng Tư, những điểm vui chơi, mua sắm và giải trí tại TP.HCM đã sẵn sàng chuẩn bị đón một lượng khách tăng đột biến trong 3 ngày nghỉ lễ giỗ Tổ.

Giỗ Tổ năm nay, hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ đại diện miền Nam tham gia dâng lễ vật.

Page 12: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

12 - Pháp luật

Tuổi thơ của anh hùng quân đội Nguyễn Văn Thương không mấy trọn vẹn: 2 tuổi đã chịu cảnh mồ côi mẹ, 13 tuổi mồ côi cha. Cha mẹ ông đều là những chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Trước hai tấm gương hy sinh anh dũng, ông quyết định tham gia hoạt động cách mạng, đi theo lý tưởng của hai bậc sinh thành.

Sáu trận đòn thù kinh hoàng

Là con của hai chiến sĩ cách

Mừng kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, câu chuyện về anh hùng quân đội Nguyễn Văn Thương bị giặc cưa sống đôi chân giao liên, một lần nữa lại được tái hiện sống động qua ký ức nguyên vẹn và vẻ vang của ông, bởi “có những con người hơn mọi bài ca” (Tố Hữu).

mạng, lại mưu trí, dũng cảm nên lúc đó, ông Nguyễn Văn Thương được điều sang ngành công an, đến năm 1961 thì được chuyển sang ngành tình báo. Từ đó đến năm 1969, ông là mũi trưởng giao liên đơn vị tình báo J22. Ông đã hàng chục năm có mặt ở cả bốn cụm tình báo, nắm hầu hết các tổ chức mạng lưới ở Phòng tình báo phía Nam của ta. Những tài liệu ông vận chuyển từ Sài Gòn ra căn cứ có giá trị rất lớn, liên quan đến nhiều cán bộ tình báo là những vị tướng, tá tình báo mà nhiều người được

biết.Khi biết rõ ông là con mồi

béo bở, cục tình báo CIA đã dùng nhiều đòn khai thác tâm lý tinh vi nhất của Hoa Kỳ nhằm dụ dỗ mua chuộc, nhưng không có kết quả.

Suốt 100 ngày ở trong ngôi biệt thự Hoa Hồng sang trọng. Một tên lính Mỹ đeo quân hàm đại tá chỉ cho ông xấp tiền 100.000 USD, chiếc xe hơi cùng một mỹ nhân tên Thùy Dương và nói “Tất cả những thứ này là của ông”. Chúng bắt ông phải cung cấp tài liệu mật và trả lời

Người anh hùng 6 lần bị giặc cưa chân

Ông Nguyễn Văn Thương - người trải qua 100 ngày bị cưa sống đôi chân đến 6 lần.

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH

Page 13: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 13

câu hỏi “Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương có phải là ông không?”. Nhưng luôn luôn chúng chỉ nhận được câu trả lời “Tôi tên Nguyễn Trường Hận, mù chữ và đang trốn đi lính”.

Sau nhiều mua chuộc, dụ dỗ bằng biệt thự, đô la, chức tước và cả gái đẹp, sau nhiều đòn cân não căng thẳng nhưng không không lay chuyển được sự trung thành của ông Nguyễn Văn Thương với cách mạng, bọn CIA xoay ra giở ngón đòn tra tấn tàn độc, thừa chết thiếu sống. Đó là chúng lần lượt vặn gẫy cả mười ngón chân, đập nát hai bàn chân rồi cưa từng đoạn chân của ông. Khoảng nửa tháng cưa một lần, trong 100 ngày chúng đã cưa chân ông đến sáu lần, sáu đoạn, cho hết “đôi chân giao liên”.

Bây giờ, nhớ lại những thời khắc kinh hoàng ngày ấy, ông Nguyễn Văn Thương bình thản nói: “Cho dù bọn chúng khiến tôi đau đớn đến cỡ nào tôi cũng chịu đựng được vì trong lòng tôi có sức mạnh của Đảng, có hình ảnh của ba mẹ, vợ con và đồng đội”. Ông kể: “Lần cưa đầu tiên, khi chúng gí lưỡi cưa vào thì tôi nghe mắc cá chân mình lành lạnh, cảm nhận lưỡi cưa nghiến vào da thịt. Kỳ lạ là tôi không thấy đau ở ngay chỗ bị cưa, mà từng đường cưa cứ nhói thẳng vào trong óc, xoáy vào tận tim. Cưa tới đâu, tôi nhận biết tới đó, đau khủng khiếp lắm”. Có thiếu gì cách chúng làm cho ông chết,

Sau 6 đợt cưa chân vị tá tình báo anh hùng, một tên đại tá CIA đã phải thốt lên: “Ôi, một sinh vật bằng thép! Chúng tôi đã thua ông!”.

NGỌC MINH

nhưng chúng không muốn ông chết, chỉ là để giữ lấy cái lưỡi của ông, hy vọng lấy được lời khai của vị tá tình báo. Cứ theo dõi động tác chúng cưa chân, ông cũng rõ: Chúng ga-rô chân ông trước khi cưa, khi cưa hết phần mềm quanh chân, chúng cặp động mạch cho đỡ chảy máu. Ông nghe rõ tiếng cưa sắt nghiến vào chân kêu két két. Ông ngất đi trong cơn đau cùng cực.

Từ cõi chết trở về chói lọiNgày Giải phóng miền Nam

30-4-1975, ông Nguyễn Văn Thương cùng đoàn người chiến thắng trở về. Có người không còn đứng được hoặc đi không vững, có nhiều người chỉ còn như bộ xương khô nhưng trong lòng ai cũng trào dâng niềm vui chiến thắng. Máy bay đổ tù binh từ khắp các trại của chính quyền Sài Gòn xuống sân bay Lộc Ninh. Cờ giải phóng cắm khắp nơi. Thật đúng là ngày hội mừng vui, cảm động cho cả người đón và những người “từ cõi chết về chói lọi”.

Lúc xuống sân bay, dù loa

yêu cầu phải xếp hàng nhưng không ai chịu đứng yên và cùng hát vang bài ca Giải phóng miền Nam. Ông Thương đã trở về trên lưng một đồng chí. Ông hoa mắt trước cảnh ồn ào náo nhiệt, hai tay nắm chặt đôi ghế con- phương tiện để ông sẵn sàng “chạy” lao ra đón các đồng chí của mình.

Từ phía xa, ông Tư Cang, cụm trưởng cụm 18 trong mạng lưới tình báo của Hai Trung (Phạm

Xuân Ẩn) đã nhìn thấy ông Thương. Ông Tư Cang lao vội ra, bế xốc ông Thương lên. Niềm hạnh phúc vỡ òa cùng nước mắt và tiếng cười.

Ông Tư Cang khi đó vuốt ve sờ nắn khắp người ông Thương, sờ vào phần đùi còn lại của đôi chân giao liên đắc lực. Rồi ông Tư Cang ôm chặt người mũi trưởng của các cụm giao liên tình báo ngày nào trong vòng tay mà xúc động nghẹn ngào: “Đúng rồi, Thương ơi! Em còn sống, còn sống trở về. Anh Tư mừng lắm, mừng lắm!”…

Trong căn nhà ấm áp với gia đình riêng ở khu dân cư Bình Lợi, TP.HCM hôm nay, ông Nguyễn Văn Thương ngồi trên chiếc ghế được sáng chế cho phù hợp với phần thân thể còn lại. Ông chủ nhà đã khiến nhiều khách ghé thăm bật khóc ngon lành trong nỗi yêu thương và cảm phục vô vàn. Bốn mươi năm đã qua cùng ký ức kinh hoàng về địa ngục trần gian năm xưa, người anh hùng quân đội ấy sống cuộc đời an vui bình dị của một trong lớp lớp người đã bỏ lại những phần thân thể của mình cho hòa bình đất nước.

Cựu thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương vẫn thường quyết tâm đi bằng đôi ghế nhỏ xíu.

Page 14: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

14 - Pháp luật

Cựu chiến binh (CCB) Võ Văn Lắm sinh ra và lớn lên trên quê hương Đồng Khởi, Bến Tre. Chứng kiến cha bị giặc Pháp bắt khi còn nhỏ nên lên 16 tuổi, ông đã tham gia cách mạng với nhiệm vụ liên lạc, binh vận, nắm tình hình nội tỉnh và vũ khí đồn dân vệ xã An Khánh, huyện Châu Thành để kịp thời báo cho cơ sở cách mạng.

Năm 1959, ông Lắm làm nội tuyến kết hợp với tiểu đoàn Tây Đô tấn công đồn Ba Tri tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch. Sau trận đánh oanh liệt, ông vinh dự được đứng trong hàng ngũ của tiểu toàn Tây Đô anh hùng với nhiệm vụ cứu thương và được cử đi học lớp y sĩ ở khu Đầm Dơi, Cà Mau.

Ghi nhận những công lao đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến sĩ giải phóng; Huân chương kháng chiến chống Mĩ; Huân chương chiến sĩ vẻ vang và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Sau giải phóng, ông Lắm chuyển đến sinh sống tại Rạch Giá, Kiên Giang. Phát huy tinh thần anh bộ đội cụ Hồ, năm 2007, ông được Hội CCB khu phố 1 phường Vĩnh Bảo,Thành phố Rạch Giá bầu làm chi hội trưởng Hội CCB khu phố 1. Chi hội CCB của ông có 20 người, trong đó có 3 gia đình thuộc hộ nghèo. Để phát triển đời sống của hội viên, ông vận động hội viên đóng quỹ hội 50.000 đồng/người/tháng, và tùy tâm người đóng góp. Số tiền quỹ gây dựng được ông cho hội viên vay từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng với lãi suất 2% /tháng, số tiền lãi sẽ xung vào quỹ hội dùng để thăm hỏi hội viên ốm đau. Khi số quỹ đạt 35 triệu đồng thì hội viên không phải đóng quỹ bởi đã có lãi cho vay bổ sung quỹ. Nhờ nguồn quỹ đó đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình hội viên làm ăn khá giả, 3 gia đình hội viên nghèo đã vươn lên thoát nghèo, sửa chữa 2 căn nhà, làm mới một căn nhà cho những gia đình cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn.

Ở cái tuổi 75, dù không còn là chi hội trưởng CCB khu phố 1 nữa nhưng hiện nay ông Lắm vẫn chưa nghỉ ngơi, bởi theo ông “còn sống là còn làm việc, còn cống hiến cho xã hội”. Với vốn kinh nghiệm từ ngành y, hàng ngày ông tư vấn sức khỏe, khám và điều trị bệnh thấp khớp cho CCB và bà con địa phương.

Tuổi cao, gương sáng, phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ luôn tràn đầy sức sống trong cơ thể ông Võ Văn Lắm, giúp ông tiếp tục hành trình trị bệnh cứu người, đem niềm vui hạnh phúc đến với người bệnh.

Gần trọn đời người, cựu chiến binh Võ Văn Lắm đã cầm súng cho hòa bình đất nước, cống hiến hết tâm và tài cho cuộc sống thời bình.

Ông Lắm nói: “Mỗi bệnh nhân sau khi được tôi điều trị khỏi bệnh khớp là niềm hạnh phúc vô bờ trong trái tim tôi”. THÁI BÌNH

Còn thở là còn cống hiến

Với nhiều đóng góp sáng tạo và thiết thực, lâu nay ông Võ Văn Lắm đã trở thành niềm tự hào của Hội CCB Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH

Page 15: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 15

Cách đây 5 năm, ông Nguyễn Phúng, từ Nha Trang mạnh dạn đến Thừa Thiên Huế để đầu tư xây dựng mô hình TTST. Nơi ông chọn là vùng đất giàu tiềm năng rộng hơn 8 ha, ở thôn Hói Mít, thị trấn Lăng Cô. Thấy thiên nhiên ở đây lý tưởng, ông đã cải tạo thành nơi tham quan, du lịch. Bên cạnh đó để phục vụ nhu cầu ẩm thực tươi ngon tại chỗ cho du khách, ông mở thêm những trang trại nuôi trồng thực phẩm. Vì vậy, TTST của ông thu hút nhiều du khách, nhất là vào các ngày lễ, cuối tuần.

Cũng là ý tưởng hướng đến TTST, nhưng với mô hình được xây dựng trên vùng cát trắng Quảng Điền, trang trại của anh Ái Hiệp rộng gần 9 ha với quy mô là những dãy chuồng trại chăn nuôi lợn với một ngàn con lợn thịt và trăm lợn nái. Bao quanh trang trại được che chắn bằng tường rào lưới thép và phủ kín những cánh rừng keo tràm với diện tích 3 ha… Nói về thu nhập, anh Hiệp cho biết, bình quân mỗi năm anh thu gần 7 tỷ đồng, lãi ròng trên 1,5 tỷ đồng.

Anh Hiệp cũng chia sẻ: “Sắp tới, anh sẽ xây dựng chòi quán dưới những cánh rừng keo tràm, bên mép ao hồ nuôi cá, mở thêm dịch vụ câu cá thư giãn để làm dịch vụ du lịch”. Du khách ngoài tham quan mô hình trang trại, còn được phục vụ các món ăn tươi sống có ở trang trại như: gà sao, gà ri, các loại cá trắm, mè, chép… Khách có thể tự câu cá, chọn gà để chế biến thức ăn tùy sở thích, khẩu vị của mình.

Hiện nay, yêu cầu đặt ra cho ngành nông nghiệp và địa phương ở Thừa Thiên Huế là cần điều tra, rà soát mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh; đánh

giá tiềm năng, quy mô, hiệu quả và phân loại cụ thể đối với từng trang trại. Trên cơ sở đó, xem xét những trang trại có điều kiện, có thể đầu tư phát triển mô hình TTST. Hơn nữa cần phải đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng: đường giao thông, điện chiếu sáng, cơ sở chế biến, tiêu thụ… Mặt khác,

Đầu tư trang trại sinh thái (TTST) kết hợp các dịch vụ tham quan, du lịch hiện đang là mô hình nở rộ thu về bạc tỷ tại Huế.

đối với những trang trại quy mô nhỏ nằm trong vùng có điều kiện; địa phương cần vận động người dân liên doanh đầu tư xây dựng mô hình TTST.

TTST là mô hình mới lạ, cần tổ chức tham quan, tập huấn về tổ chức sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ cho người dân… Giải quyết tốt những điều kiện trên sẽ nhân rộng thêm nhiều mô hình TTST, mở ra hướng làm ăn mới và làm giàu cho người dân ở những vùng đồi, vùng cát ở thị xã Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền…

NGUYÊN NGỌC – HOÀNG TRIỀU

Hốt bạc từ trang trại sinh thái

Nhiều trang trại chăn nuôi ở miền Trung đang nâng cấp, đầu tư để trở thành trang trại sinh thái.

Với trang trại sinh thái rộng gần 9 ha, mỗi năm anh Hiệp thu lãi ròng trên 1,5 tỷ đồng.

XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG

Page 16: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

16 - Pháp luật

XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG

Đợt tăng giá xăng mới nhất vào ngày 28-3 vừa qua khiến hàng triệu người dân và nhiều doanh nghiệp toát mồ hôi. Đồng thời, với quyết định tăng giá xăng lên mức kỷ lục lần này, Bộ Tài chính bị lên án vì quá lạnh lùng với dân.

Giá xăng lồng lộn, người dân lãnh đủ

Với lý do Quỹ bình ổn giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã hết, tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn biến phức tạp; Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng tối đa mặt hàng xăng thêm 1.430 đồng/lít, đẩy giá xăng A92 lên mức kỷ lục 24.580 đồng/lít.

Dư luận phản ứng dữ dộiQuyết định tăng giá xăng

lần này đã và đang vấp phải sự phản ứng khá dữ dội từ dư luận, cũng bởi những lý do tăng giá thiếu thuyết phục của liên Bộ. Vì thế, cư dân mạng liên tục “sáng tác” nhiều bài thơ, bài hát, hình ảnh… về giá xăng và được truyền tải tràn lan trên các trang mạng xã hội (Facebook). Chẳng hạn:“Nếu xăng nói xăng sẽ không tăng/ Là ngày mai xăng

tăng mấy nghìn/ Còn xăng nói đã hết tăng lên rồi/ Là thật ra, xăng đã quá cao...”.

Cùng với giá xăng, liên Bộ cũng cho phép điều chỉnh tăng giá dầu diesel lên tối đa 362 đồng/lít, dầu hỏa điều chỉnh tối đa 480 đồng/lít và dầu mazut điều chỉnh tối đa 807 đồng/kg. Quyết định này quả thật gây sốc cho người dân và dư luận, trong tình cảnh nghịch lý là mặt bằng giá xăng dầu thế giới đang giảm liên tục. Tuy nhiên, theo lý giải từ Bộ Tài chính, từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, giá xăng dầu thế giới vận động theo xu hướng tăng đã làm cơ sở cho giá xăng trong nước tăng cao. Bình luận về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng việc quản lý giá xăng không sòng phẳng, doanh

nghiệp xăng dầu được lợi, phần lớn người dân đều thiệt hại. Giá xăng dầu thế giới đã xuống thấp nhiều ngày nay. Trong khi Trung Quốc quyết định giảm giá xăng dầu hôm 27-3, thì ngày 28-3 giá xăng ở ta lại “nhảy múa”.

Trước tình trạng tăng giá xăng, để tồn tại, cả doanh nghiệp và người dân đều phải có những điều chỉnh thích hợp để chủ động “sống chung với lũ”. Nhiều người dân lao động chưa có thông tin về việc tăng giá xăng, khi được hỏi đã tỏ ra khá ngạc nhiên. “Sau Tết, cái gì cũng tăng giá, giờ thêm tăng giá xăng nữa thì mệt đây. Tôi làm công nhân xí nghiệp ở Tân Bình, ngày nào cũng chạy xe đi làm gần 10 km; kiểu này xăng lên thì âm vào tiền lương mất” – Anh

Đợt tăng giá xăng lần này vô lý nhất ở chỗ không có đề nghị của bất kỳ công ty xăng dầu nào.

Page 17: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 17

Tuấn (ngụ Q. 9, TP.HCM) cho hay. Đồng cảnh ngộ, anh Trung- nhân viên giao hàng chia sẻ: “Đặc thù nghề của bọn mình là “chạy” nhiều, đi lấy hàng, giao hàng, thu công nợ. Nói một cách đơn giản, xăng lên thì mất thêm tiền, thu nhập bị giảm đi”. Còn chị Nhã Trúc, tiểu thương tại chợ Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) cho biết: “Cứ mỗi lần xăng tăng là y như rằng sức mua bị sụt giảm ngay. Nhiều người vì giá xăng mà cắt giảm cả việc mua rau, mua thịt hàng ngày”.

Doanh nghiệp nghẹt thở, nhà đầu tư dè chừng

Mức tăng giá xăng kỷ lục lần này còn khiến cho nhiều doanh nghiệp lo ngại sẽ kéo theo giá cước vận tải và chi phí đầu vào của hàng hóa tăng cao. Từ đó, sản xuất trong nước và xuất khẩu vốn khó khăn nay lại càng điêu đứng. Nhiều doanh nghiệp vận tải cũng méo mặt do sức cầu đang yếu trong khi giá đầu vào lại bất ngờ bị đẩy lên. Ông Tạ Long Hỷ, Giám đốc Công ty taxi Vinasun, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM than thở: “Nhức đầu lắm cậu ơi! Mấy bữa trước báo chí thông tin giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng giảm, doanh nghiệp xăng dầu đang lãi khủng, tưởng giá xăng dầu ở mình sẽ giảm thì ai dè lại tăng. Phải nói mức tăng trên 1.400 đồng/lít xăng là rất căng cho các doanh nghiệp taxi”.

Chung tâm trạng, ông Đặng Hoàng Phương- Chủ tịch Hội

đồng thành viên Công ty Taxi Sài Gòn Hoàng Long cho hay ông đã “quá bất ngờ” trước việc xăng dầu tăng giá. Theo ông Phương, giá xăng tăng hơn 1.400 đồng/lít, ước tính chi phí đầu vào của taxi cũng buộc phải tăng 30% so với trước. Do đó, giá taxi sẽ phải tăng thêm 500 đồng/km mới đủ bù chi phí đầu vào. Tuy vậy trong lúc này, taxi Sài Gòn Hoàng Long vẫn cố gắng giữ giá cũ và nghe ngóng thị trường.

Theo nhận định của các chuyên gia chứng khoán, việc giá xăng bất ngờ tăng với mức cao trong thời gian vừa qua đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư. Điều này được phản ánh qua sự sụt giảm của chỉ số trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Bằng chứng là chỉ sau một ngày xăng tăng giá, chỉ số Vn-Index và HNX-Index đã đồng loạt mất điểm mạnh. Hiện mốc 400 điểm của chỉ số Vn-Index theo đó lại bị “thách thức”, trong khi đó HNX-Index cũng chuẩn bị xuyên thủng mốc 70 điểm.

Đáng chú ý, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Lực cầu suy

“Có lợi ích nhóm trong quỹ bình ổn giá xăng dầu nên cần Kiểm toán Nhà nước vào cuộc” - Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đề nghị.

MINH NHỰT

Cần luật chơi sòng phẳng

Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG - Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng:

“Giá xăng thế giới tăng thì nên tăng, còn giá xăng thế giới giảm thì giá xăng trong nước cũng phải giảm chứ. Đừng có kiểu đột ngột tăng sốc, tăng mạnh như thế là không sòng phẳng. Đã đến lúc cần có một luật chơi sòng phẳng trong chuyện giá cả xăng dầu”.

yếu, nhóm các cổ phiếu trong rổ tính Index cũng giao dịch lình xình. Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư chi phối và dẫn dắt thị trường, tín hiệu tích cực vẫn chưa quay lại. Các hoạt động mua, bán đầu phiên hôm nay đều cầm chừng trong tình trạng thăm dò.

Cộng đồng mạng “dậy sóng” với phong trào chế ảnh, phản ảnh về việc tăng giá xăng

Page 18: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

18 - Pháp luật

Người đi đền, chùa trước hết là để hiểu biết hơn về lịch sử của dân tộc, để chiêm nghiệm những nét văn hóa và để sống xứng với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó, người đến chùa dâng hương còn để cầu an, cầu lộc cho một năm, thể hiện cái tâm thành kính đối với đức Phật. Vậy mà quan niệm ấy ngày càng bị người dân làm lệch lạc và biến sang một chiều hướng khác, theo chiều hướng tiêu cực. Có những con người vì vụ lợi trước mắt mà sẵn sàng ngã giá ngay cả nơi thiêng liêng nhất.

Chùa càng thiêng, thánh phật càng khổ

Đa số người dân hiện nay chỉ biết dò hỏi xem ngôi chùa, đền nào thiêng để đến dâng hương cầu khấn theo mục đích riêng. Ít ai cần biết ngôi chùa này xuất hiện bao giờ, tích ra sao. Hàng trăm người chen lấn nhau để được thắp hương khấn phật nhưng khi được hỏi về tích của ngôi chùa thì chỉ một vài người biết, số còn lại thì lắc đầu hoặc trả lời bâng quơ rằng: “Nghe nói chùa rất thiêng”.

Ở những ngôi chùa được đồn thổi như vậy, mỗi ngày có khoảng hàng trăm lượt khách từ các nơi đến viếng thăm. Song hành với khách là những mâm lễ quả được dâng lên cúng phật. Với quan niệm, mâm cao cỗ đầy mới thể hiện sự thành kính nơi cửa phật nên cứ thế, hàng loạt mâm lễ được bày ngồn ngộn xôi, rượu, thịt, trái, nhang vàng… Tất cả đặt tạm bợ, chồng cao khắp bàn thờ, cả ở dưới chân bàn thờ. Cũng từ đó phát sinh ra hàng chục đống rác thải nằm nghênh ngang, mùi hôi thối bốc lên

Thánh thần cũng khóc vì bát nháoRác thải, chen lấn, bày trò mê tín, kinh doanh “chặt chém”... ở các lễ hội ngày càng khiến nhiều đền chùa mất đi sự linh thiêng cần có.

Thánh thần nào linh chứng nổi thành tâm người đi chùa trong cảnh chen lấn này?

XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG

Page 19: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 19

những cái tên khác nhau tạo nên sự nhốn nháo, phản cảm.

Đền Cờn ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An được người dân khắp nơi biết đến. Cảnh xóc quẻ nơi đây rất nhộn nhịp, để xóc được một quẻ tiên đoán vận mệnh của mình ở nơi đây không phải là chuyện đơn giản. Trước khi muốn xóc quẻ, người dân phải bỏ một số tiền lên chiếc đĩa ngay cạnh bàn thờ. Sau khi xóc xong, thầy cúng đọc số trên quẻ vừa xóc được. Để lấy lá xăm tương ứng với quẻ đã xóc thì người dân phải đi thêm một cổng, rồi thêm một cổng nữa nếu muốn biết lá xăm muốn nói lên điều gì. Như vậy, để có một lá quẻ trọn vẹn theo đúng nghĩa thì người dân phải đi qua ba cánh cửa, mỗi cửa tương ứng với ba số tiền khác nhau. Đó là chưa kể đến hàng ngàn cái sớ cầu an được chồng cao ngất ngưởng trước mặt. Phía trước bàn thờ, người ngồi kẻ đứng xô đẩy nhau để dành đến lượt xóc, không những làm cho cái tâm của người đi lễ mất đi mà còn xúc phạm đến thánh Phật.

Nhốn nháo cầu chữa bệnh, kinh doanh “chặt chém”

Tại chùa Hương Tích, hàng trăm người đứng vây quanh “chúa sơn lâm” với mong muốn được sờ vào mình con hổ. Những người lên chùa truyền

tai nhau, chỉ cần sờ vào mình con hổ rồi đặt vào những nơi đau nhức trong người thì mọi bệnh tật sẽ tiêu tan. Cũng chính vì lý do đó mà tượng hổ luôn thu hút khách, mùi dầu bốc lên nồng nặc, người người chen lấn nhau được đến lượt “chữa bệnh”.

Bên ngoài cửa chùa, cứ cách nhau vài mét, khói bốc lên từ những đống lửa đốt vàng mã nghi ngút, bụi từ những đám cháy bay tứ tung theo chiều gió. Có những ngôi đền, chùa đã tự giác đặt nhiều bảng quy định “Mỗi người chỉ thắp một que nhang” nhưng hầu như người dân không hề để ý đến. Cảnh một người cầm cả bó nhang đang cháy vừa cúng vừa khấn không phải là chuyện hiếm thấy. Không chỉ vậy, đây còn là dịp “tốt” cho những tiểu thương làm giàu bằng việc “chặt chém” khách hàng. Hàng chục mặt hàng phục vụ cho việc cúng bái đều được bán với giá cao gấp 3, gấp 5 lần so với giá thị trường. Vì thế, du khách đến nhiều ngôi chùa dù là rất thiêng cũng phải ngán ngẩm bởi bị chặt chém vô tội vạ, từ ly nước trà, chỗ ngồi rồi đến cả tiền công đức. Tiền công đức thể hiện sự tự nguyện, tùy tâm của từng người nhưng tại chùa Hương Tích, tiền công đức lại được quy định rõ ràng. Muốn ghi cho mình một cái tên trong danh sách đóng góp tiền công đức để lưu lại trong chùa phải bỏ 200.000 đồng trở lên. Quy định này khiến kẻ đóng tiền phàn nàn, người bức xúc bỏ đi.

HOÀNG HẢI

khiến người dân vừa cúng bái, vừa phàn nàn.

Xóc quẻ đầu năm là hình ảnh quen thuộc với nhiều người lên chùa. Họ luôn mong muốn xóc cho mình được một quẻ tốt để mang may mắn về nhà trong năm mới. Một người mong rồi nhiều người mong… cứ thế tạo nên một cảnh nhốn nháo nơi cửa Phật. Ý thức xếp hàng của người Việt chưa cao thể hiện ngay cả ở nơi tôn nghiêm là đền, chùa. Không khó để có thể chứng kiến cảnh mọi người chen lấn nhau để được đến lượt mình đọc tên xóc quẻ, rồi cảnh một lúc hai ba người đọc lên

Hàng trăm cách kinh doanh “chặt chém” đã dần biến nhiều đền chùa thành cái chợ.

Page 20: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

20 - Pháp luật

XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG

Có trường hợp, sư giả còn đem theo cả bản vẽ thiết kế chi tiết của một ngôi chùa để vận động tiền. Người bị lừa, khi phát hiện mình là nạn nhân, thường “ngậm bồ hòn” vì nói ra sợ bị cười.

Kiếm chác ở chỗ xô bồTheo các sư thuộc hệ phái

Nam tông và Khất sĩ, khi đi khất thực, hành giả thường tuân theo những nguyên tắc nhất định. Có khoảng 26 phép đi khất thực của hệ phái Khất sĩ, trong đó có nguyên tắc rất quan trọng là không được vào chợ, đứng phía góc chợ, hoặc chen lấn ở chỗ

đông người… Bởi vậy, bất kể “sư” nào hành khất chỗ đông người đều là sư giả.

Sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng, nạn sư giả lại “tái xuất giang hồ” khắp nơi. Mang tiếng là đi khất thực, nhưng các “sư” cũng rất biết coi ngày. Vào ngày rằm, ngày vía là các “sư” lũ lượt lên chùa để giở trò “tác nghiệp”. Tại chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP.HCM), ngày nào đường vào chùa cũng có ít nhất 5-7 “thầy tu” chờ sẵn.Tại chùa Phước Hải (hay còn gọi là chùa Ngọc Hoàng, Q.1, TP.HCM) vào ngày mùng 9 tết - ngày vía Ngọc Hoàng, các “sư” đổ về chùa

la liệt để “tác chiến”. Còn tại Bình Dương, chùa Bà là “thiên đường” để các “sư” ăn nên làm ra. Chen chúc trong lễ rước kiệu Bà, lẫn trong hàng ngàn khách thập phương là những bóng áo vàng của các “sư” bay phất phới. Anh Xuân Định- một khách hành hương, kể: “Hôm đó tôi thấy một “sư” mang hương đến bán, xưng là người của chùa Pháp Huệ, Bình Chánh. Tưởng ai, té ra là người cùng làng Chợ Cầu (Q.12, TP.HCM) đây. Nhận ra người quen, “thầy” liền lủi mất tăm”.

Nhiều chiêu moi tiền mớiTranh thủ trong những tháng

đầu năm, bà con đổ xô đi cầu an, cầu tài lộc, các “sư” lại tay xách nách mang, cụ bị tay nải, bình bát lên chùa để ăn xin, kiếm đồng ra đồng vào. Không rầm rộ như trước đây, nhưng sự xuất hiện với các hành vi ăn xin, ăn mày lộ liễu của các “sư” khiến nhiều người không khỏi xốn con mắt. Sau khi báo chí, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin, cảnh báo thì việc đi xin của các “sư” cũng gặp nhiều khó khăn. Các “sư” liên tục đề phòng, đổi địa điểm và không ngừng “sáng tạo”; đổi chiêu sang hướng moi tiền bá tánh bằng cách kêu gọi vận động xây chùa, cứu trợ bão lụt, quyên góp cho trẻ mồ côi, viện dưỡng lão… và bán nhang,

Hiện nay, sư giả có thể coi là “nghề” nhàn hạ mà thu nhập lại ngất ngưởng. Lượng người nghèo nhưng lười lao động từ các tỉnh đổ về các thành phố lớn hành nghề giả sư ngày càng nhiều với các chiêu thức ngày càng lọc lõi, táo tợn.

Sư giả ngày càng lọc lõi

Bất cứ ai hành khất chỗ bát nháo đều là sư giả.

Page 21: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 21

bán tăm giá trên trời cho mục đích cao đẹp là “để ủng hộ xây chùa”.

Ăn mặn, ngủ mặn và thu nhập khủngTheo tiết lộ của một “sư” có thâm niên gần 5

năm “tu nghiệp” khất thực: Các “thầy” muốn làm ăn được, phải tích cực di chuyển sang nhiều quận và tỉnh. Một ngày khất thực ít thì cũng kiếm được vài trăm ngàn, nhiều lên tới vài triệu đồng từ tiền bán hương và xin công đức. Nếu gặp phải phật tử cuồng tín (thường là các cụ già cao tuổi), các “thầy” còn vận động các cụ “cúng” cả nhẫn vàng, dây chuyền vàng... cho nhà chùa. Có nhiều “sư” phất lên nhờ hành nghề khất thực, họ còn xây nhà, tậu xe, có của ăn của để. Đây chính là mãnh lực khiến nhiều người bất chấp tất cả để dấn thân vào con đường giả sư.

Theo chân một nhà “sư” đi khất thực ở đường 3/2 (Q.10), theo quan sát, “sư” này không những đi khất thực mà còn kiêm luôn nghề coi bói. Gặp người mê tín, “sư” sẽ phán vài ba câu, chẳng có đầu có đuôi và lấy quẻ với giá 50 ngàn đồng. Chốc chốc khi bát tiền đã đầy, “sư” vơ tiền nhét vào túi rồi lại chuyển sang địa điểm khác chìa bát hành nghề.

Còn tại khu vực Chợ Lớn, người dân đã quá quen mặt với một ông “sư” trạc 45 tuổi, mặt mày dữ tợn, thường quanh quẩn khu vực này để xin tiền một cách trắng trợn. Vừa bực mình vừa buồn cười, cô Sáu Dân – một tiểu thương ở đây nhớ lại: “Sáng mới dọn hàng ra, chưa kịp bán cho ai, tôi đã bị “thầy” tới xin xỏ: “Cho thầy xin 20 ngàn”. Biết chắc là sư giả nên tôi đuổi khéo. Biết bị lộ tung tích nhưng “thầy” vẫn cố làm mặt dày. Rồi “thầy” liền chỉ vào tủ bánh bao của tôi, “thầy” nói: “Con không có tiền, vậy cho thầy cái bánh bao nhé!”. Bực mình trước thái độ trơ trẽn của “thầy”, tôi quát: “Không có đâu, mau mau đi đi!”. Thấy tôi lớn tiếng “thầy” liền chạy vào hẻm, rút điếu thuốc hút vội vài hơi cho đã thèm rồi lại khoan thai ra đường lớn hành nghề tiếp”.

Khi phát hiện sư giả, người dân không nên làm lơ mà cần chủ động thông báo với chính quyền địa phương để kịp thời xử lý hành vi lừa đảo.

NGỌC MINH

Lập ban kiểm tăng để xử lý sư giảTrước nạn sư giả ngày càng hoành

hành, Thành hội Phật giáo TP.HCM đã tuyên bố các hệ phái Nam tông và Khất sĩ (hệ phái có khất thực) tạm ngưng các hoạt động khất thực. Đồng thời thành lập ban kiểm tăng để theo dõi, xử lý tình trạng giả nhà sư đi ăn xin.

Còn có nhiều trường hợp “thầy tu” thèm thịt chó, vội lén lút cởi áo cà sa, ra quán ngồi nhâm nhi đĩa giả cầy, mấy cốc rượu cho... đỡ thèm. Có “thầy” đang men say, men tỉnh thì gặp ngay gia chủ mấy hôm trước vừa mua nhang của mình. “Sư thầy” thẹn quá, cúi đầu đánh bài chuồn.

“Công nghệ” giả sư cũng không đến nỗi khó khăn lắm. Ngoài chuyện phải sắm một vài bộ quần áo vàng, nâu sồng, rồi cắt tóc ngắn để vấn khăn cho... kín đầu và luyện thêm cơ mặt để mang vẻ từ bi, các sư giả phải học thuộc lòng một số bài kinh, hiểu giáo lý căn bản để có thể “đàm đạo” với những phật tử “nhiều chữ”.

Bác Minh Tuyết nhà ở gần chùa Vĩnh Nghiêm (Q. Phú Nhuận) cho biết: “Sư gì mà vợ con đầy nhà, đa số là những người nghèo, lười lao động ở các tỉnh lên thành phố hành nghề”.

Page 22: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

22 - Pháp luật

XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG

Theo đánh giá của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Bộ Y tế, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGT) đang diễn ra nghiêm trọng, với tỷ lệ chung của cả nước là 112 trẻ trai/100 trẻ gái.

Lạm dụng công nghệ siêu âm

Do tâm lý thích con trai cùng khả năng tiếp cận công nghệ, nên việc lựa chọn giới tính ngày càng dễ dàng, đã khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức bởi sự mất cân bằng trong cấu trúc dân số. Tính từ thập kỉ 80 của thế kỷ trước, vấn đề này đã nảy sinh ở các nước Hàn Quốc, Trung Quốc… và hiện nay có mặt ở nhiều nước trong khu vực châu Á.

Ở nước ta, tình hình MCBGT đáng báo động với tốc độ ngày càng nhanh. Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ mất cân bằng cao nhất, trung bình 115 trẻ trai/100 trẻ nữ.

Tuy xảy ra muộn hơn các nước, nhưng tình trạng MCBGT ở nước ta có đặc điểm là cao ngay ở lần sinh thứ 1, trong khi các nước cao ở những lần sinh tiếp theo. Tiến sĩ Christophe Guilmoto - chuyên gia quốc tế về MCBGT của UNFPA đánh giá: Dù MCBGT ở VN diễn ra muộn hơn nhưng so sánh với các nước láng giềng như: Nhật Bản, Thái Lan, Philippines thì tỉ số giới tính khi sinh ở VN tăng trong khi các nước trên không tăng.

Hệ lụy của MCBGTKS làm phá vỡ cấu trúc gia đình, dẫn tới việc thừa nam thiếu nữ, gia tăng thêm tình trạng bạo lực giới và tình trạng mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em gái. Thiếu nữ, nên một số nam giới phải tìm kiếm vợ ở nước ngoài, từ đó gia tăng mâu thuẫn trong tìm kiếm bạn

tình và vấn đề hôn nhân kéo theo gia tăng bạo lực giới, đối với các bà mẹ trong các trường hợp ép buộc sinh thêm con trai, ép buộc phá thai nhi gái và bị ngược đã khi không sinh được con trai.

Hằng năm, các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc phải “nhập khẩu” cô dâu vẫn không đáp

Các chuyên gia dự báo, nếu không có giải pháp cho tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thì trong

khoảng 15 - 20 năm nữa, sẽ có đến khoảng 2 - 4 triệu nam giới VN không lấy được vợ là người VN.

Hãy yêu con gái của bạn!Tỷ lệ trẻ gái đang ít dần đi và mặc nhiên con gái ngày càng được xã hội tôn vinh.

Page 23: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 23

Hãy yêu con gái của bạn!ứng được số nam giới đến tuổi trưởng thành có nhu cầu kết hôn. Và VN đang đứng trước nguy cơ tương tự.

Ngoài nguyên nhân là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã có từ lâu đời ở người phương Đông dẫn đến MCBGT, còn có một nguyên nhân khác đó là việc lạm dụng công nghệ siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi, giúp họ có cơ hội thỏa mãn lòng mong muốn có con trai của mình. Khảo sát gần đây cho thấy, gần 100% bà mẹ biết giới tính của con trước khi sinh, trong khi

quy định hiện hành cấm thông báo giới tính trước sinh.

“Nuôi một con gái lớn lên bằng mười con trai”

Không ai muốn trẻ sinh ra phải chịu nhiều áp lực, thiệt thòi và phát triển trong môi trường bị “méo mó” về giới. Do vậy, các bậc cha mẹ tương lai cần thực hiện ngay những lời khuyên sau: Không phá thai vì lý do lựa chọn giới tính mà hãy để việc sinh con trai hay con gái theo quy luật tự nhiên. Thực hiện gia đình có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt. Đối với người cung cấp dịch vụ siêu âm: không cung cấp thông tin về giới tính thai nhi dưới mọi hình thức và thực hiện nghiêm túc pháp lệnh dân số.

Thành công của Hàn Quốc trong việc đưa tỉ số giới tính khi sinh từ sự mất cân bằng trở về mức sinh học bình thường là một điểm sáng. PGS.TS Heeran Chun- ĐH Jungwon University (Hàn Quốc) cho biết: “Trước đây người dân Hàn Quốc cũng rất coi trọng việc phải sinh được con trai. Trước sự gia tăng bất thường và thấy rõ hệ lụy của vấn đề thừa nam thiếu nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã có những biện pháp để ngăn ngừa tình trạng này. Chính phủ cấm xác định giới tính thai nhi; Hủy bỏ luật chỉ có nam giới mới được thừa kế; Khuyến khích phụ nữ tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội

của quốc gia. Những khẩu hiệu “Nuôi 1 con gái lớn lên bằng 10 con trai”, “Hãy yêu con gái của bạn” được người dân Hàn Quốc đón nhận.

Một số nước như Ấn Độ sửa một số luật, cho phép con gái thừa kế tài sản gia đình ngang bằng với con trai, yêu cầu cả con trai và con gái phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ tương ứng với tỷ lệ phần tài sản được thừa kế. Ở Trung Quốc, đã tiến hành một chiến dịch lớn để khẳng định giá trị của nữ giới với tên gọi “Chăm sóc trẻ em gái” - đưa thông điệp tích cực về nữ giới, có những ưu đãi cho các bậc cha mẹ sinh con một bề, khuyến khích các cuộc hôn nhân với chế độ mẫu hệ.

Còn ở nước ta, theo TS. Dương Quốc Trọng, tại một số địa phương các hoạt động tôn vinh gia đình thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ mà sinh con một bề là gái đã được triển khai. Ví dụ, Phú Yên tôn vinh các bà mẹ sinh con một bề là gái sản xuất kinh doanh giỏi; Thái Bình tặng các gia đình sinh con một bề là gái một chiếc quạt cây trị giá 1 triệu đồng nhân dịp tổng kết công tác dân số năm 2012. Tuy các hoạt động này đem lại kết quả tuyên truyền cao nhưng vẫn chỉ mang tính tôn vinh chứ chưa phải là chính sách hỗ trợ trực tiếp.

CÁT TƯỜNG

Nguy hại là, càng sinh ít con thì người ta lại càng muốn đứa con đó phải là con trai.

Page 24: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

24 - Pháp luật

XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG

Xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là một xã trung tâm và là đầu mối giao thương của 5 xã vùng Ông Kèo từ những năm kháng chiến đến nay. Với tiềm năng phát triển kinh tế thương mại dịch vụ, Đại Phước có thể phát triển thành thị trấn. Dân số xã Đại Phước gần 11.000 người trên 2.300 hộ, cách TP.HCM chỉ khoảng 8km. Tuy nhiên, xã lại không được thiên nhiên ưu đãi nguồn nước ngọt nên nhu cầu đời sống nhân dân về nước sạch còn nhiều khó khăn.

Nguồn nước sinh hoạt ở xã Đại Phước vốn bị nhiễm phèn, nhiễm mặn từ các con sông, rạch và những giếng đào tay. Hiện tại, vẫn còn hơn 1.000 trên tổng số hộ dân tại xã đang thiếu nước sạch để sinh hoạt. Hơn nữa, đường nước chính được lắp đặt theo tuyến đường 769 của công ty Cấp Nước Đồng Nai thực

hiện lại chưa đến với người sử dụng vùng trong. Ông Trương Văn Cang , 70 tuổi – người dân ấp Phước Lý bùi ngùi chia sẻ: “Nước giếng nơi đây chỉ dùng để tưới cây và giặt đồ, còn ăn uống thì không được. Hiện tại gia đình tôi cũng như các hộ lân cận phải mua nước lẻ của tư nhân ở ngoài với giá 80.000 đồng/1 m3”.

Trước thực trạng đó, UBND xã đã ký quyết định thành lập HTX Dịch Vụ- Nông Nghiệp xã Đại Phước. HTX đã mạnh dạn đầu tư hệ thống nước sạch cho 1.500 hộ, với số vốn là 6 tỷ đồng và đưa vào chính thức đưa vào sử dụng trong tháng 10 năm nay. Sau khi hệ thống nước sạch đi vào hoạt động, HTX bán ra với giá 10.000 đồng/m3. Nói về điều này, ông Hồ Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Việc ra đời HTX là đúng thời điểm, đúng nguyện vọng của người dân. Song song đó giải quyết

phần nào bức xúc của nhân dân địa phương về nước sạch, đó cũng là một trong những tiêu chí trong chương trình nông thôn mới mà địa phương thực hiện”.

Nói về phương hướng hoạt động của HTX, ông Phạm Quốc Thao- Chủ nhiệm HTX cho biết: “HTX sẽ tạo việc làm ổn định cho người dân trong xã và sẽ nỗ lực phấn đấu hơn nữa để thực hiện các khâu dịch vụ, tạo sự tin tưởng đối với các xã viên, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

Hiện nay, xã Đại Phước đã đạt được 13/19 tiêu chí của nông thôn mới. Ngoài việc giải quyết nước sạch, chính quyền địa phương cùng nhân dân đã chung tay xây dựng con đường mới ở khu D ấp Phước Lý dài 550m, rộng 3m với kinh phí thực hiện 1 tỷ đồng.

Để giải quyết nước sạch và hạ tầng giao thông,

xã Đại Phước đã có cách làm

hay, sáng tạo và phù hợp với

thực tế ở địa phương này.

Nguồn nước sạch, giá rẻ từ HTX sắp tỏa về 1.500 hộ dân xã Đại Phước.

TRẦN TÍN

Nước sạch về Đại Phước

Page 25: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 25

Thời gian qua, Đảng bộ thị trấn An Thới đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và chiếm được nhiều sự tin yêu của nhân dân. Một số công trình, dự án trên địa bàn đã và đang được đầu tư xây dựng, nhất là tuyến đường trục chính An Thới - Dương Đông đã hoàn chỉnh công tác giải phóng mặt bằng, tiếp tục thi công, làm thay đổi diện mạo của thị trấn An Thới.

Với phương châm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, An Thới đang tập trung vào dịch vụ và du lịch để phát triển kinh tế xã hội. Bãi biển An Thới có hình cánh cung, được che chắn bởi mũi Đèn và mũi Cồn Dương tạo thành một vịnh nhỏ và khá lặng sóng. Tại đây có cảng An Thới, một cảng biển chính của đảo Phú Quốc. Tuy không là địa chỉ đỏ trong bản đồ du lịch tắm biển ở Phú Quốc, song An Thới cũng có nhiều bãi biển đẹp với bờ cát trắng, nước biển trong xanh.

Công tác giáo dục, y tế cũng có nhiều tiến bộ. Chính quyền địa phương luôn có những chủ trương, nhằm cải thiện đời sống

Khoác diện mạo mới cho thị trấn An Thới

vật chất và tinh thần cho các hộ gia đình. Cho đến nay, An Thới đã xây dựng được 8 căn nhà tình nghĩa, 36 nhà đại đoàn kết và mái ấm tình thương, 5 nhà theo chương trình 134 với tổng số tiền gần 100 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập bình quân lên gần 29 triệu đồng/người.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, đồng thuận thực hiện chủ trương phát triển đảo Phú Quốc theo định hướng của chính phủ. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Bên cạnh đó, An Thới vẫn còn tồn tại một số thách thức, nổi cộm là công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, tình trạng lấn chiếm đất rừng và khai thác cát trái phép chưa ngăn chặn hiệu quả. Lĩnh vực văn hóa

xã hội của nhân dân vẫn còn một số hạn chế.

Ông Huỳnh Văn Hạnh - Bí thư Thị trấn An Thới cho biết phương hướng của thị trấn An Thới trong trong thời gian tới: “Tiếp tục xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy có hiệu quả sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế bền vững. Quan tâm phát triển y tế giáo dục, văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội. Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, chống các tệ nạn xã hội”.

Với những nỗ lực và thành tích đạt được, hy vọng trong thời gian tới, Đảng ủy An Thới khắc phục được những khó khăn, đồng thời tiếp tục phấn đấu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương Phú Quốc ngày một giàu đẹp hơn.

Ông Huỳnh Văn Hạnh - Bí thư Thị trấn An Thới

TRẦN TOÀN

An Thới là một thị trấn thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Chỉ tiêu trên các lĩnh vực knh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đang được cải thiện.

Page 26: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

26 - Pháp luật

GD&ĐT đã mời các hội nghề nghiệp, trong đó có Hội Sử học cùng xem xét lại các chương trình giảng dạy phổ thông.

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã nêu lên yêu cầu về kiến thức là nắm bắt được “sự kiện lịch sử tiêu biểu”, “những chuyển biến quan trọng”, “một số nội dung cơ bản và cần thiết”..., nhưng SGK vẫn trình bày dàn trải, la liệt các sự kiện rất nặng nề, nhàm chán. Xét về mặt kiến thức, SGK vừa thừa lại vừa thiếu, thừa những cái không cần thiết, thiếu những nội dung cơ bản, tiêu biểu.

GS.Phan Huy Lê cũng đã từng nói rằng: “Sự giảm sút của chất lượng giáo dục môn sử trong các trường phổ thông đã được cảnh báo từ lâu. Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh, lớp trẻ không thích học

Đắng lòng chuyện dân ta xé sách sử ta

Chỉ một ngày sau khi Bộ GD&ĐT chính thức thông báo không có môn Lịch sử trong số 6 môn thi tốt nghiệp, xuất hiện clip hàng trăm học sinh ở trường

THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM xé đề cương môn sử thả xuống trắng cả sân trường để “ăn mừng”, khiến dư luận xôn xao. Trước sự việc này, nhiều người

đã bày tỏ quan điểm về việc dạy và học môn Sử hiện nay.

Cảnh ném đề cương môn sử từ trên các tầng lầu dãy nhà A Trường THPT Nguyễn Hiền (TP.HCM) gây xôn xao dư luận

Ở một số trường, Lịch sử chỉ bị coi là môn phụ, chỉ khi sắp thi tốt nghiệp mới tăng tiết, còn nếu không thi tốt nghiệp thì nhiều giáo viên dạy nhanh cho qua, để dành thời gian cho các môn khác. Trong khi đó, hầu hết các nước văn minh trên thế giới đều coi môn sử là một trong những môn học cơ bản nhất của cấp phổ thông cùng với môn văn, môn toán và môn ngoại ngữ.

Khô cứng từ SGK đến cách dạyTheo GS. Vũ Dương Ninh- giảng viên

khoa Lịch sử (Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội), SGK Lịch sử hiện nay nặng về viết sử Đảng, khiến nhiều câu lặp đi lặp lại theo một mô-típ, chính vì thế học sinh cảm thấy không hứng thú với bài học. Gần đây, Bộ

THỜI SỰ GIÁO DỤC

Page 27: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 27

sử không phải vì nội dung lịch sử không có sức hấp dẫn và càng không phải lỗi ở lớp trẻ. Bởi vì họ luôn cảm thấy học sử nặng nề, đầy các sự kiện, con số khô khan, phân tích lý luận chung chung, nặng về trí nhớ, không tạo nên sự ham mê, lôi cuốn tuổi trẻ”.

Còn về công tác giảng dạy, mặc dù giáo viên môn Sử đã có nhiều nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng điều này chỉ diễn ra và có những chuyển biến nhất định ở một bộ phận, còn phổ biến vẫn dạy theo lối cũ, nên học sinh vẫn chỉ có thể “biết” chứ khó có thể “hiểu” lịch sử. Phương pháp dạy học môn Sử của phần lớn thầy cô còn khô cứng, kém hấp dẫn, thiên về truyền thụ một chiều và mang tính áp đặt, nặng về lý thuyết mà coi nhẹ thực hành; nặng về lý luận, hàn lâm mà coi nhẹ kỹ năng.

Đó là chưa kể như nhiều môn học khác, công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử môn Sử chưa phù hợp, chưa công bằng, “bệnh thành tích” trong học tập và thi cử vẫn phổ biến.

Có yêu sử mới yêu được quê hương, đất nước

Có một thực tế rằng rất nhiều bạn trẻ hiện nay thông thạo sử Tàu hơn sử ta, nhưng việc này không phải hoàn toàn do lỗi của ngành giáo dục. Các bạn trẻ được tiếp xúc với rất nhiều thông tin về lịch sử Trung Quốc thông qua nhiều kênh khác nhau như truyện, phim, thậm chí là cả trò chơi điện tử mà các bạn hay chơi... tất cả đều được lồng ghép kiến thức lịch sử một cách có chủ đích. Trong khi đó, ở VN những bộ phim về lịch sử quá ít, nếu có cũng không khiến người xem cảm thấy hứng thú, vì vậy thông điệp truyền tải được cũng rất hạn chế.

Nhiều người cho rằng, cần phải có cuộc khảo sát và đánh giá để tìm ra một hướng giải quyết thích hợp để môn Lịch sử hấp dẫn học sinh. Nếu không thì hiện tượng nắm vu vơ kiến thức sẽ còn trầm trọng hơn.

Theo Tiến sĩ Đặng Thanh Toán (khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội), muốn để học sinh yêu môn Lịch sử cần phải tăng cường cách dạy gợi mở. Giáo viên chỉ là người giải đáp còn phần lớn do học sinh tìm hiểu. Để làm được cách học này, yêu cầu phải có dụng cụ dạy học như tranh ảnh, bản đồ liên quan đến môn Lịch sử. Đặc biệt người giáo

viên phải tâm huyết, kiến thức lịch sử sâu rộng.

Nhưng dù học sử bằng phương pháp nào đi nữa, điều quan trọng nhất vẫn là phải giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, từ đó các em sẽ yêu sử và say mê tìm hiểu môn học này. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của lịch sử đối với cuộc sống, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Việc học tập lịch sử giúp các em hiểu rằng giá trị cuộc sống hôm nay được tạo bởi những hy sinh xương máu trong lao động và chiến đấu của lớp người đi trước. Từ đó, hình thành niềm tin đạo đức, chuẩn mực về thái độ và hành vi đúng đắn, xác định nhiệm vụ bản thân đối với quê hương, đất nước.

TRỌNG TÍN

“Ở Mỹ, chúng tôi học sử theo kiểu “vì sao chúng diễn ra” và “ý nghĩa sau mỗi câu chuyện là gì?”..., thay vì học thuộc lòng từ A-Z” – Dae Selcer, người Mỹ, giảng viên học viện Yola, TP.HCM.

Giáo dục VN đang đứng trước câu hỏi bức thiết: Làm thế nào để học sinh yêu sử?

Page 28: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

28 - Pháp luật

Vào thời điểm này, lãnh đạo nhiều trường tiểu học, đặc biệt là những trường điểm, cũng như lãnh đạo không ít phòng giáo dục, bắt đầu chiến dịch “trốn”: trốn phụ huynh, trốn điện thoại.

Hệ lụy của năm “heo vàng” Theo thống kê của Sở GDĐT Hà Nội, năm nay số học sinh lớp 1 của Hà Nội là 125.000 em, tăng đến hơn 11.000 em so với năm học trước. Sở dĩ có việc tăng đột biến này vì lứa học sinh vào lớp 1 năm nay sinh năm Đinh Hợi 2007- được cho là năm may mắn. Chính những em này đã gặp “vất vả” khi tìm chỗ học trong trường mầm non cách đây 3 năm.

Theo phân tích của hiệu trưởng trường tiểu học, thì do năm nay số lượng học sinh tăng đến mức chóng mặt nên việc đáp ứng đủ chỗ ngồi cho con em trú

trên địa bàn còn khó, nói gì đến các em ở trái tuyến. Vì vậy, nếu nhà trường trả lời báo chí là sẽ không nhận học sinh trái tuyến, trong khi trên thực tế do các mối quan hệ thân quen, chắc chắn sẽ khó có thể từ chối một vài “suất” dạng này. Đến khi phụ huynh phát hiện ra thì nhà trường mắc lỗi nói một đằng làm một nẻo.

Theo ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, để giải quyết số trẻ độ tuổi lớp 1 ra trường năm học tới tăng cao, trong khi thực tế hiện nay nhiều trường đã quá tải sĩ số trong lớp học thì các quận, huyện phải công khai, minh bạch trong việc giao quyết định chỉ tiêu. “Nếu làm tốt công tác điều tra, phân tuyến sẽ quản lý, kiểm soát được số lượng tuyển sinh trong địa bàn” – ông Độ khẳng định. Đồng thời, ông cho rằng đối

với bậc tiểu học, thì mặt bằng chung cơ bản đáp ứng được số học sinh ra lớp, tuy nhiên về cục bộ sẽ căng thẳng ở một số nơi.

Còn bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, trong việc lo chỗ học cho học sinh thì trách nhiệm chính là của quận, huyện. “Các cháu học sinh lớp 1 lần đầu tiên đến trường, không thể có tình trạng đẩy qua đẩy lại. Cả thành phố tăng 11.000 học sinh, nhưng tập trung ở quận, huyện nào thì ngành giáo dục phải nắm chắc. Quận, huyện cần có quyết sách sớm là tăng lớp hay phân tuyến. Chỗ nào tăng đột biến, có khó khăn thì phải báo cáo Sở GDĐT và thành phố để có hướng giải quyết”. Các cấp học khác cũng tăngBên cạnh số lượng học sinh

Kỳ tuyển sinh các lớp đầu cấp tiểu học sắp tới của Hà Nội không thay đổi về phương thức. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh dự báo sẽ rất căng thẳng do số lượng trẻ vào lớp 1 tăng đột biến.

Méo mặt đón trẻ vào lớp 1

Do tâm lý của phụ huynh, năm nay tình trạng quá tải học sinh vào lớp 1 các trường điểm sẽ càng trầm trọng, trong khi có trường thiếu học sinh.

THỜI SỰ GIÁO DỤC

Page 29: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 29

vào lớp 1 tăng thì năm nay, số lượng học sinh ra lớp ở các bậc học khác trên địa bàn Hà Nội cũng tăng. Theo kế hoạch của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2013 – 2014 các trường mầm non sẽ đón 73.500 trẻ trong độ tuổi nhà trẻ - chiếm 32% số trẻ trong độ tuổi, khoảng 360.000 trẻ mẫu giáo - chiếm 90% số trẻ độ tuổi mẫu giáo. Còn số học sinh sẽ vào lớp 6 là 86.000 em.

Toàn thành phố dự kiến có hơn 75.000 học sinh tốt nghiệp THCS. Trên cơ sở đó, Hà Nội dự kiến tuyển vào hệ THPT gần 70.000 học sinh; tuyển vào hệ GDTX 4.200 học sinh, tuyển vào hệ TCCN 1.400 học sinh.

Mặc dù quy mô tuyển sinh ở phần lớn các bậc học đều tăng, nhưng để nâng cao chất lượng dạy và học, Sở GDĐT vẫn kiên quyết yêu cầu các địa phương thực hiện chủ trương “ba tăng, ba giảm”: Tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học; giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trong một lớp, giảm số lớp đối với những trường có số lớp quá lớn.

“Từ đầu tháng 3, UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo về việc tuyển sinh các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 THPT, giao Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND quận, huyện, thị xã. Kế hoạch này phải đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan, thuận tiện cho học sinh và cha mẹ học sinh” Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội - cho biết.

NGỌC MINH

TP.HCM dễ thở hơnTheo Sở GD-ĐT TP.HCM, năm nay thành phố có trên

khoảng 108.000 trẻ 6 tuổi sẽ bước vào lớp 1. So với năm trước số học sinh vào lớp 1 tăng khoảng 6.000 trẻ. Đáng lo ngại nhất là các quận ngoại thành như: Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú, Quận 7… do dân nhập cư đông nên việc giải quyết chỗ học vào những năm trước đã rất căng thẳng thì nay lại càng căng thẳng hơn.

Hiện hầu hết hiệu trưởng các trường đều từ chối nói về việc tuyển sinh vào lớp 1 năm nay vì “đây là vấn đề… nhạy cảm”.

Page 30: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

30 - Pháp luật

với chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo đời sống cho học sinh vùng sâu vùng xa, trường TH Tân Cang sẽ sớm nhận được sự chăm lo tích cực, bù đắp thiệt thòi cho một lứa mầm non của đất nước.

Trường TH Tân Cang được tách ra từ trường PTCS Phước Tân II vào năm 1999. Trường nằm ở ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Trường nghèo, trò cơ nhỡ Trường TH Tân Cang được

xây dựng năm 1990 và sử dụng đến nay. Hiện tại, cơ sở vật chất của nhà trường đã và đang xuống cấp trầm trọng. Đáng nói hơn, tất cả phòng ban của trường cùng 23 giáo viên, cán bộ công nhân viên đều sinh hoạt trong một căn phòng chỉ khoảng 50 m2.

Hiện tại sân trường chưa được bê tông hóa nên mỗi khi trời mưa thì lầy lội, còn trời nắng thì bụi mịt mù. Có con đang học tập tại trường, chị Hương chia sẻ: “Thấy tội lắm anh ơi, mấy em nhỏ năng động chạy nhảy vui chơi mà sân trường bụi bay mù trời, nhìn mà xót cho mấy đứa trẻ. Mong sao trường nhanh nâng cấp cho mấy cháu được học tập tốt hơn”.

Hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh còn đáng bùi ngùi hơn. 70 trong tổng số 420 học sinh của trường trong năm học này đều là trẻ em nghèo, cơ nhỡ. Đa số là con em của các gia đình dân tộc thiểu số, hoặc được nuôi dạy ở trung tâm mồ côi của chùa Diệu Pháp trong vùng. Mặc dù nhà trường có phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ của xã xin quần áo, tập sách, học bổng cho học sinh nghèo nhưng công tác vận động vẫn còn nhiều hạn chế với chỉ khoảng từ 10-15 suất học bổng hàng năm.

Trăm tội chỉ tại

trường nghèo

MỘC LAN – LƯU DŨNG

Trường Tiểu học Tân Cang lâu nay là nơi tập hợp nhiều cái thiếu: nhà trường thiếu cơ sở vật chất tối thiểu, học sinh thiếu ăn thiếu mặc, giáo viên thiếu điều kiện để giảng dạy tốt…

Vượt gần 20 cây số để đứng lớp

Nói về đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng Trần Quốc Tuất xót xa: “Trường có nhiều giáo viên từ các địa phương khác đến công tác. Giáo viên ở xa đến công tác phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi vì phải sống xa gia đình, điều kiện ăn ở, sinh hoạt thiếu thốn. Có những thầy cô vượt gần 20km để đến trường đứng lớp. Nhưng đáng quý là ít ai bỏ trường ra đi”.

Có chứng kiến tận mắt những lưng áo đẫm mồ hôi phủ bụi của các thầy cô, có nhìn sâu vào những đôi mắt trẻ thơ trong veo trên gương mặt lem luốc của học sinh trường TH Tân Cang, mới thấy mưu cầu chữ nghĩa là một gánh quá nặng. Mong sao cùng

Một số em phải la lết ở bãi rác để phụ giúp cha mẹ. Số khác phải nghỉ học vì cha mẹ không đủ cơm áo nuôi con đến trường.

Với sân trường mù bụi mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa như thế này thì ngay cả một sân chơi cũng là mơ ước của học sinh trường TH Tân Cang.

THỜI SỰ GIÁO DỤC

Page 31: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 31

Trong thời gian vừa qua, Chuyên đề Pháp luật Văn hóa và Xã hội thuộc Báo Văn Hiến Việt Nam, đã nhận được đơn khiếu nại từ ông Dương Quang Hiền phản ánh về việc, ông Nguyễn Hữu Túy - Giám đốc Công ty TNHH XDTH Nhật Lệ, ngụ tại thôn Hà Trung, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã quỵt nợ của ông gần một trăm triệu đồng để chiếm dụng vốn. Sau rất nhiều lần hẹn rồi cam kết “sẽ trả dứt điểm một lần” nhưng đến nay ông Túy vẫn chưa thanh toán một đồng nào trong khoản nợ và còn cố ý né tránh ông Hiền.

Qua tìm hiểu cụ thể, phóng viên chúng tôi biết ông Nguyễn

Hữu Túy hiện đang sở hữu nhiều tài sản có giá trị hàng tỷ đồng. Công ty Nhật Lệ của ông hiện ăn nên làm ra và có uy tín trên thương trường. Còn ông Dương Quang Hiền vốn là chủ xe vận chuyển vật liệu, được công ty Nhật Lệ thuê vận chuyển cát, đá các loại phục vụ công trình đường hai đầu cầu tại ngầm 44 thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Với khả năng tài chính cho thấy công ty Nhật Lệ của ông Túy thừa sức trả nợ cho ông Hiền, chỉ trừ trường hợp ông Túy thiếu thiện chí. “Tôi kiên quyết phải đòi cho được khoản nợ này, không chỉ cho bản thân tôi, mà còn để trả tiền lương

cho số công nhân tôi đã thuê chở vật liệu cho ông Túy. Họ đều là những người lao động nghèo khổ, tội lắm!” – ông Hiền nói.

Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường khắc nghiệt như hiện nay, nếu công ty nào cũng khất nợ để quỵt nợ như Công ty Xây dựng Tổng hợp Nhật Lệ thì phần thiệt chắc chắn thuộc về những đơn vị làm ăn chân chính như ông Dương Quang Hiền. Rất mong các cơ quan chức năng xem xét và sớm vào cuộc để trả lại công bằng cho ông Hiền, cũng như lập lại trật tự trong kinh doanh.

Nhiều lần hẹn nhưng vẫn không thanh toán khoản nợ trong khả năng thừa sức trả, Công ty Xây dựng Tổng hợp Nhật Lệ (Quảng Bình) có dấu hiệu quỵt nợ ông Dương Quang Hiền.

Công ty TNHH XDTH Nhật Lệ do ông Nguyễn Hữu Túy làm Giám đốc.

CÁT TƯỜNG

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC

Page 32: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

32 - Pháp luật

Hàng tỷ đồng đầu tư xây chợ coi như vứt qua cửa sổ. Cùng với đó, hệ thống cơ sở vật chất phơi mình dưới mưa nắng cũng đang xuống cấp. Sự lãng phí này gây bức xúc dư luận và nhân dân địa phương.

Khang trang nhưng “vắng như chùa Bà Đanh”

Vừa qua, Ban chuyên đề Pháp luật Văn hóa Xã hội thuộc báo Văn hiến Việt Nam đã nhận được đơn thư của ông Nguyễn Văn Khiêm - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Út Khiêm, phản ánh về việc công ty

Trong khi hàng trăm chợ lớn nhỏ ở khắp các tỉnh thành đang bị quá tải và xuống cấp thì chợ Út Khiêm tại huyện Bình Chánh, TP.HCM lại được đầu tư bạc tỷ xây dựng hoành tráng rồi…bỏ hoang.

ông là chủ đầu tư xây dựng chợ Út Khiêm thay thế chợ tạm ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Nhưng khi chợ khánh thành đi vào hoạt động thì chỉ có lác đác vài tiểu thương vào buôn bán, thậm chí chợ không khác bị bỏ hoang dù được xây dựng khang trang, sạch đẹp với hàng trăm kios được thiết kế rộng rãi, hiện đại.

Ông Khiêm ngậm ngùi chia sẻ: “Mặc dù ban quản lý chợ Út Khiêm không thu tiền thuê chỗ ngồi của tiểu thương, miễn phí điện nước, trông xe cho bà con nhưng cũng không thu hút được

tiểu thương đến kinh doanh. Tôi cũng mong muốn chính quyền địa phương sớm vận động và xử lý một cách dứt điểm những tiểu thương bán hàng ngoài lề đường, gây mất trật tự an toàn giao thông”.

Số tiểu thương ít ỏi bán hàng trong chợ Út Khiêm cho biết: “Hồi mới xây xong chợ, bà con cũng có vào bán vài bữa rồi chuồn ra đường bán cho thoải mái, nên lâu nay chợ cứ “vắng như chùa Bà Đanh”. Chị Phan Thị Hoàng- tiểu thương tại chợ, giải thích: “Ở đây, người mua

Xây chợ Út Khiêm rồi “đắp chiếu”

ngại gửi xe vào chợ mà chỉ muốn mua ở dọc đường cho mau lẹ rồi về. Do vậy, tình trạng kẹt xe diễn ra như cơm bữa”.

Chính quyền địa phương thờ ơ?

Thực tế cho thấy tình trạng chợ xây xong rồi bỏ hoang, trong khi tiểu thương lấn chiếm từng mét đất lòng lề đường để buôn bán là do cách quản lý tắc trách, cầm chừng của chính quyền địa phương. Chị Nguyễn Thị Huệ- một tiểu thương bán hàng mã trong chợ Út Khiêm lắc đầu than thở: “Mục đích xây dựng Tại sao không phát huy tác dụng của chợ Út Khiêm

mà lại xây ra đó rồi bỏ hoang, làm tốn kém tiền tỷ?

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC

Page 33: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 33

chợ thì đã rõ, nhu cầu người dân cũng rất cần. Câu hỏi đặt ra là tại sao không phát huy tác dụng của chợ mà lại xây ra đó rồi bỏ hoang, làm tốn kém tiền bạc. Bà con không vào thì đuổi họ vào, đội dân phòng tới đuổi cho qua chuyện như đuổi gà”.

Trái ngược với cảnh vắng vẻ trong chợ, đối diện và trải dài khoảng 3km trên con đường chính Nữ Dân Công dẫn vào khu di tích lịch sử nổi tiếng cùng tên, các tiểu thương tập trung buôn bán tấp nập. Sự nhộn nhịp hút khách của những khu chợ cóc, chợ tạm mọc lên quanh đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự ở khu vực. Một số người dân ở đây cho hay, họ đã từng nhiều lần chứng kiến cảnh chửi bới, xô xát giữa các chủ hàng với nhau. Những hình ảnh này diễn ra hàng ngày không chỉ đang làm mất mỹ quan đô thị mà còn là nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Không hiểu các cơ quan chức năng sẽ có điều chỉnh gì khi mà chợ vỉa hè trên đường Nữ Dân Công vẫn ngang nhiên họp, trong khi chợ Út Khiêm được đầu tư xây dựng rồi “đắp chiếu”? Chúng tôi tìm đến UBND xã Vĩnh Lộc A, được ông Phan Ngọc Lẫm – Chủ tịch UBND xã cho biết: “Lãnh đạo xã đã chỉ đạo cho đồng chí phó chủ tịch

DUY TUẤN

giải quyết vụ việc. Nói gì thì nói, cái gì cũng cần phải có thời gian (?!)…”. Rõ ràng, đây là cách phát biểu thiếu thuyết phục và có ý né tránh trách nhiệm. Bởi vì như chính ông Lẫm đã nói, nếu chúng tôi đến thăm hỏi thân tình thì ông sẵn sàng, còn đến để nói về chuyện chợ Út Khiêm cớ sao

“trùm mền” thì ông không tiếp. Do đó, dư luận và người dân địa phương chỉ còn biết trông chờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Bà con tiểu thương bỏ chợ Út Khiêm ra buôn bán bát nháo ngoài đường thì “đội dân phòng tới đuổi cho qua chuyện như đuổi gà”.

Tại đây vào những giờ cao điểm luôn tấp nập người mua, phần lớn họ để xe dưới lòng đường gây cản trở giao thông.

Hầu như các sạp trong lồng chợ Út Khiêm bỏ trống, dù được trang bị khang trang.

Page 34: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

34 - Pháp luật

Trong hai số báo phát hành vào tháng 3 và tháng 7 – 2012, chuyên đề Pháp luật Văn hóa & Xã hội của báo Văn hiến có phản ánh về việc hộ ông Trần Văn Lý (ngụ tại ấp Thạnh Lộc 1, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) là gia đình có công với cách mạng hiện đang khó khăn về nhà ở nhưng lại không được xét cấp nhà tình nghĩa. Nhưng đến nay, sự việc vẫn chưa được chính quyền địa phương giải quyết.

Để trả lời câu hỏi tại sao chính quyền cơ sở lại “ngâm” vụ việc này, ngày 10-4 mới đây, chúng tôi đã liên hệ làm việc với UBND huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ). Ông Võ Minh Chính, trưởng phòng LĐ-TB-XH, đại diện UBND huyện cho biết: Đất gia đình ông Trần Văn Lý ở hiện đang tranh chấp với hộ ông Châu Bé Sáu. Cho nên địa phương không xét để xây dựng nhà Đại đoàn kết cho gia đình ông Lý.

Cùng ngày, chúng tôi đã làm việc với cán bộ UBND xã Trung An và đề nghị UBND xã cung cấp giấy tờ liên quan chứng minh nguồn gốc đất của ông Châu Bé Sáu thì UBND xã không cung cấp được. Vấn đề thửa đất số 435 tờ bản đồ số 2 năm 1991 mang tên Nguyễn Văn Chính thì đoàn cán bộ cho rằng thửa đất là của

Một gia đình chính sách ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ bị UBND huyện từ chối xét cấp nhà tình nghĩa chỉ vì một cuộc tranh chấp đất thiếu căn cứ. Liệu đằng sau sự từ chối vô lý này, UBND huyện Cờ Đỏ đang che giấu điều gì khuất tất?

ông Lê Văn Chính, do nhầm lẫn nên ghi là Nguyễn Văn Chính.

Tiếp đó chúng tôi cũng đến gặp ông Lê Văn Chính, 83 tuổi ngụ tại khu vực Thạnh Phước 1, Thốt Nốt, Cần Thơ thì ông Lê Văn Chính khẳng định thửa đất số 435 tờ bản đồ số 2 không phải của ông. Và ông cũng chưa từng thay tên đổi họ lần nào.

Ở đây, nếu thửa đất 435 tờ bản đồ số 2 thực tế là của ông Lê Văn Chính thì đương nhiên ông Châu Bé Sáu không thể khiếu nại, tranh chấp đất với ông Trần Văn Lý mà phải tranh chấp với ông Lê Văn Chính. Vì thế quyết định số 279 ngày 26-4-1999 của Phó Chủ tịch UBND huyện Thốt Nốt Võ Kim Đạn, quyết định số 932 ngày 26-4-2000 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ Huỳnh Phong Tranh đều công nhận diện tích đất thửa 435 của ông Châu Bé Sáu là bất hợp lý. Hơn nữa theo khiến nại của ông Châu Bé Sáu, rằng diện tích thửa đất 435 tờ bản đồ số 2 là của ông thì tại sao ông lại không có tên trong hồ sơ địa chính năm 1991?

Từ đó, dư luận đặt câu hỏi:

Thứ nhất: Diện tích 350m2 đất, thửa số 435 tờ bản đồ số 2 năm 1991 mang tên Nguyễn Văn Chính nhưng chính quyền

lại giải quyết tranh chấp đất giữa ông Châu Bé Sáu với ông Trần Văn Lý thì có hợp lý không?

Thứ hai: Theo sơ đồ bản vẽ địa chính năm 1991, tờ bản đồ số 2 thửa đất 435 mang tên Nguyễn Văn Chính nằm ở phía ngoài, thửa đất 433 của ông Châu Bé Sáu ở phía trong, ngăn cách với nhau bởi thửa 434 của Châu Bé Năm thì làm sao lại có sự tranh chấp này?

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC

Page 35: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 35

Lấy lý do đất gia đình ông Trần Văn Lý ở hiện đang tranh chấp với hộ ông Châu Bé Sáu nhưng chính quyền UBND xã Trung An không cung cấp được giấy tờ liên quan chứng minh nguồn gốc đất của ông Châu Bé Sáu.

THÁI BÌNH

Thứ ba: Ông Châu Bé Sáu cho rằng diện tích 350m2 tại thửa đất số 435 tờ bản đồ số 2 là do cha là ông Châu Văn Năng cho. Nhưng trong thực tế, ông Châu Văn Năng chết năm 1959, lúc ông Châu Bé Sáu mới được 6 tuổi. Vậy ông Châu Văn Năng đã cho ông bằng cách nào? Trong khi ông không có giấy ủy quyền sử dụng cũng như giấy được cho, tặng. Vì thế, việc các cơ quan chức năng giải quyết buộc ông Trần Văn Lý trả lại đất cho ông Châu Bé Sáu liệu có đúng với quy định của pháp luật?

Thứ tư: Khi giải quyết tranh chấp đất giữa ông Châu Bé Sáu với ông ông Trần Văn Lý, UBND xã Trung An, Thanh tra, UBND huyện, Ủy ban TP Cần Thơ căn cứ vào đâu để giải quyết?

Với tất cả sự khuất tất và bất hợp lý nêu trên, đề nghị huyện ủy, UBND huyện Cờ Đỏ và UBND thành phố Cần Thơ cùng các cơ quan chức năng gấp rút xem xét giải quyết dứt điểm, tránh để xảy ra khiếu nại kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.

Ngôi nhà ông Trần Văn Lý sập sệ, mục nát có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho người và thiệt hại tài sản.

Page 36: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

36 - Pháp luật

SỨC KHOẺ NGÀY NAY

Theo GS-TS Nguyễn Trần Hiền – Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ trung ương: “Virus H7N9 vốn là virus gây cúm trên đàn gia cầm và đây là lần đầu tiên cúm A H7N9 gây biến chứng nặng ở người”.

Mối nguy hại cận kề Từ ngày 1-4 đến nay, WHO

luôn cập nhật tình hình diễn biến cúm A H7N9 và cho biết số ca bệnh và tử vong tăng lên. Theo thống kê (tính đến ngày 10-4), Trung Quốc có 33 trường hợp nhiễm cúm A H7N9 và đã có 9 trường hợp tử vong. Ở các nước khác trên thế giới hiện chưa thấy xuất hiện dịch cúm.

Trường hợp cậu bé 4 tuổi bị cúm gia cầm H7N9 hồi phục khỏi dịch bệnh trong khi 6 trường hợp khác đều tử vong đã gây ngạc nhiên cho giới chuyên môn. Được biết bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau khi được điều trị băng Tamiflu. Phác đồ điều trị thành công cho bé trai này đã mở hướng điều trị tích cực cho các bệnh nhân khác. Tại Bắc Kinh cũng đã nghiên cứu phát triển loại vaccine ngừa virus cúm H7N9, tuy nhiên do quy trình phức tạp trong việc phát triển và quá trình sản xuất nên có thể sẽ phải mất từ 6 đến 8 tháng trước

khi vaccine được đưa ra ứng dụng.

Nguy cơ lây lan và biện pháp phòng tránh

Dịch bệnh đang diễn ra ở Trung Quốc với xu hướng gia tăng như hiện nay thì nguy cơ xâm nhập vào VN là rất lớn. Đặc biệt virus cúm A H7N9 cũng có khả năng lây lan sang VN qua các loại động vật hoang dã như chim vì hiện nay các nghiên cứu đã phát hiện các virus trên có trong chim bồ câu. Hơn nữa, cúm A H7N9 hiện nay vẫn chưa rõ đường dây lây lan nên chưa có

các biện pháp phòng chống cúm cụ thể. Do đó các biện pháp chủ yếu là tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế, nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường các công tác chuẩn bị như tập huấn, rà soát lại trang thiết bị phòng chống dịch và đẩy mạnh giám sát chung trong hệ thống.

Bộ Y tế, các cơ quan chuyên trách cần chỉ đạo tuyên truyền nhiều hơn nữa đến người dân về nguy cơ tiềm ẩn của bệnh cúm, tác hại, cách phòng trách. Bên cạnh đó người dân khi mua gia cầm giống từ các cơ sở kinh doanh phải có uy tín, nguồn gốc rõ ràng và có giấy kiểm dịch vận chuyển.

Phần lớn bệnh nhân nhiễm virus cúm A H7N9 đều bị viêm phổi nặng kèm theo những triệu chứng như sốt cao, ho, khó thở.

“Virus cúm A H7N9 nguy hiểm hơn H5N1”, đó là khẳng định của cơ quan chuyên môn, bởi chủng cúm gây tỉ lệ tử vong cao, nhiều nơi tỷ lệ tử vong lên đến 70- 80%.

SỸ HẢI

Nguy cơ đại dịch cúm A H7N9

Dịch bệnh H5N9 đang trở thành mối lo mới của người VN.

Page 37: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 37

Ông Phạm Hồng Thanh – 63 tuổi, hiện là Chánh Văn phòng Trung tâm Tư vấn sức khỏe người cao tuổi TP Hà Nội, bị đau khớp đã nhiều năm và đã khỏi bệnh nhờ kiên trì chữa trị bằng Đông y.

Nín thở chịu trận cơn đauÔng Thanh cho biết, ngày trẻ do lăn lộn chiến

đấu trên chiến trường thành cổ Quảng Trị nên khi bước vào tuổi lục tuần, ông đã bị khô, cứng khớp gối. Khi cử động, gối ông thường phát ra tiếng kêu và đau đớn, đau nhất là khi thay đổi thời tiết. Vào những đợt đau khớp cấp, ông phải dò dẫm từng bước, men theo từng bậc cầu thang mới lên xuống được trong nhà, nhiều lúc phải nín thở chịu đau. Khổ nỗi ngôi nhà ông đang ở được xây từ những năm 80 của thế kỷ trước, có 5 tầng mà bậc thang lên xuống đều xấp xỉ 40cm khiến ông phát sợ mỗi khi phải di chuyển.

Khỏi bệnh nhờ kiên trì cầu viện Đông y

Biết bệnh khớp không phải nan y nhưng ông Thanh vẫn rất lo lắng, dành nhiều thời gian tham khảo các kênh thông tin để tìm thuốc chữa bệnh. Trước đây, do có một thời gian dài được đào tạo bài bản về y học nên ông đã nhận ra giá trị hiếm có của những bài thuốc Đông y. Theo ông, chức năng gan thận của người

già đều kém nên uống thuốc Tây nhiều rất hay bị tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, huyết áp, bệnh nội tiết... Vì vậy, dùng sản phẩm từ Đông y là tốt nhất, an toàn mà hiệu quả cao.

Tại Trung tâm tư vấn sức khỏe người cao tuổi nơi ông làm việc có rất nhiều giáo sư, bác sĩ giỏi cộng tác nên ông đã nhờ họ giúp đỡ. Đem những băn khoăn của mình trao đổi với GS – TS Dương Trọng Hiếu- một chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền thì ông được biết: Đông y tại VN có rất nhiều bài thuốc quý của cha ông để lại. Hiện nay, sản phẩm Viên Khớp Tâm Bình do DS Lê Thị Bình với 20 năm kinh nghiệm trong nghề thuốc nam, bào chế theo công nghệ hóa dược hiện đại. Thuốc có công dụng tốt trong việc chống viêm, tiêu sưng và giảm đau khớp. Đặc biệt, trong sản phẩm này có nhiều vị

thuốc bồi bổ can thận và tỳ vị nên giúp tăng cường khả năng tạo xương và tăng tiết dịch ở ổ khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, giúp cho việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tích cực bệnh lý thoái hóa khớp ở người già.

Được mách sản phẩm tốt nên ông Thanh mua uống ngay. Uống hết 1 lọ, ông thấy hết nhức

mỏi hoàn toàn nhưng vẫn xác định phải uống duy trì đều đặn để phòng ngừa đau tái phát.

Cứu tinh chữa bệnh khớp

Người cao tuổi đừng theo tâm lý thông

thường, hễ mắc bệnh khớp là “hay đâu dùng

đó” mà nên kiên trì điều trị bằng Đông y, để vừa

khỏi bệnh từ gốc vừa không phải chịu tác dụng phụ của thuốc như Tây y.

THANH TÂM

Vợ chồng ông Thanh đều khỏi bệnh khớp nhờ điều trị bằng Đông y.

Ông Thanh tính, để sống khỏe, mỗi tháng ông chỉ tốn chi phí hơn 200.000 đồng bồi bổ xương khớp lại thêm bổ can thận là “quá rẻ” rồi.

Page 38: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

38 - Pháp luật

CÂU CHUYỆN TÒA ÁN

Ngày 14-3 TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Lang Văn Tân (SN 1962) ngụ tại bản Khe Bọn, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An về hành vi hiếp dâm trẻ em.

Lấp liếm tội ác bằng... 7.000 đồng

Theo bản cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An, vào khoảng 19 giờ ngày 3- 9-2012, Lang Văn Tân đang trên đường từ nhà hàng xóm về nhà thì gặp cháu Lữ Thị H (SN 2006) ngụ cùng xã đang đi tìm mẹ.Thú tính nổi dậy, Tân liền dẫn cháu H về nhà mình rồi thực hiện hành vi đồi bại với cháu. Sau khi thỏa mãn thú tính, Tân mặc lại đồ cho cháu H. rồi đưa cho cháu bé 7.000 đồng và dặn không được nói cho bất kỳ ai biết.

Chị Lữ Thị Mai (mẹ cháu H.) về nhà không thấy cháu H. đâu nên đi tìm thì gặp H. đang ở bên nhà Tân. Sau khi đưa cháu H. về nhà, thấy cháu có nhiều biểu hiện rất lạ, chị Mai hỏi thì cháu H. kể lại toàn bộ sự việc. Nghe xong, chị vội dắt con gái mình đến cơ quan chức năng huyện Quỳ Châu và làm đơn tố cáo về hành vi đồi bại của Lang Văn Tân.

Ngày 4-9-2012, Lang Văn

Tân đã đưa chai rượu và con gà đến nhà chị Mai để làm vía và xin lỗi, đồng thời đưa cho chị 500.000 đồng mà y nói là bồi thường sức khỏe cho cháu H. Đến ngày 10-9-2012, biết hành vi của mình không trốn tránh được pháp luật nên Lang Văn Tân đã đến cơ quan chức năng huyện Quỳ Châu đầu thú.

10 năm tù và lòng bao dung

Bị cáo Lang Văn Tân và gia đình nạn nhân không chỉ là hàng xóm láng giềng mà còn có mối quan hệ họ hàng xa bên ngoại. Mặc dù Tân hơn tuổi bố của cháu H nhưng xét trong mối quan hệ họ hàng thì cháu H. gọi Tân bằng anh. Cũng vì hai mối quan hệ đó mà cả hai gia đình trở nên thân thiết, thân đến mức chung sức làm ruộng, có mớ khoai, củ sắn cũng chia

Ngồi trên dãy ghế dành cho người bị hại là một

đứa trẻ mới 6 tuổi 1 tháng 22 ngày với vẻ

ngây thơ còn hiện rõ trên nét mặt. Đặc biệt, bị cáo

và người bị hại còn có mối quan hệ họ hàng.

Bé H. còn quá nhỏ để có thể hiểu được nỗi đau mà mình đang gánh chịu.

Nạn nhân bị hiếp dâm vẫn vô tư ngồi xúc thạch rau câu ăn ngon lành trước bao ánh mắt xót xa của những người có mặt trong phiên toà.

Page 39: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 39

sẻ cho nhau. Và cũng vì không muốn làm tan nát mối thâm tình nên trước ngày diễn ra phiên tòa, người mẹ có đứa con bất hạnh này đã làm đơn xin giảm nhẹ tội cho hành vi đồi bại của bị cáo.

Đứng trước vành móng ngựa, biện minh cho hành vi của mình, Lang Văn Tân phủ nhận không biết việc làm của mình là trái với pháp luật. Một lời biện minh trái ngược với sự sành sỏi, trải đời của một người đàn ông đã qua tuổi 50, trong khi cháu H. chỉ đáng tuổi cháu đã không thuyết phục được tòa. Những người có mặt trong khán phòng không khỏi xót xa khi nhìn đứa trẻ đáng thương ngồi cùng mẹ trên chiếc ghế dành cho người bị hại. Cháu H. hiếu động không chịu ngồi yên một chỗ, thỉnh thoảng lại nhìn xuống khán phòng rồi hỏi mẹ: “Ở mô đây mẹ?”, “Răng người đông rứa?”, “Răng chú Tân lại đứng một mình trên nớ? Kêu chú Tân xuống đây mà ngồi cho đỡ mỏi chân”… Cháu bé lại còn hồn nhiên lấy quà vặt ra ngồi ăn một cách ngon lành. Rõ ràng H. còn quá non nớt để có thể hiểu vì sao cháu lại phải có mặt nơi đây.

Có mặt trong phiên tòa, với danh nghĩa là người đại diện hợp pháp cho người bị hại, chị Lữ Thị Mai chỉ biết nhìn con và trả lời qua loa những câu hỏi về đền bù dân sự cho tổn thất tinh thần và sức khỏe cho cháu H.:“Tùy quý tòa, tòa cứ xử theo pháp luật…”. Khi được hỏi lý do không quan tâm đến vấn đề bồi thường, chị Mai nói: “Nhà người ta cũng nghèo như nhà mình thì lấy đâu ra tiền mà bồi thường!”.

Sau khi thực hiện xong hành vi tội ác, Tân đã biết ăn năn hối lỗi, thường xuyên đến thăm nuôi và chủ động bồi thường cho phía gia đình bị hại, đồng thời chịu ra đầu thú trước pháp luật. Phía gia đình người bị hại cũng đã làm đơn xin giảm nhẹ tội cho bị cáo. Tuy nhiên, hành vi giao cấu trái ý muốn của Lạng Văn Tân đã đủ yếu tố cấu thành để khép vào tội hiếp dâm trẻ em. Xét thấy đây là hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội nên TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Lạng Văn Tân 10 năm tù, đồng thời bồi thường cho gia đình bị hại 8 triệu đồng về tội “Hiếp dâm trẻ em” (theo khoản 4 điều 112 của BLHS quy định).

Phiên tòa kết thúc, cảnh tượng khiến cho mọi người không khỏi ngạc nhiên là hình ảnh mẹ của nạn nhân và vợ của bị cáo nắm tay cháu H. dắt đi như giữa hai gia đình chưa từng có chuyện đau lòng xảy ra. Chị Mai không hề tỏ ra oán trách, thù ghét đối với người nhà của kẻ phạm tội mà ngược lại còn có sự thương hại. Chỉ có bé H. đang rất vui vẻ, quấn quýt bên hai người phụ nữ kia thì chưa hiểu được hậu quả sâu xa của tội ác mà em phải gánh chịu cũng như sự bao dung của người mẹ.

Bị cáo Lang Văn Tân trước vành móng ngựa.

NHÃ HOÀNG

Page 40: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

40 - Pháp luật

MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT

“Khi tôi 20 tuổi, thị phi đến với tôi như một cú trời giáng, rất khó để đứng dậy và vượt qua. Nhưng đến giờ, thị phi giống… bữa cơm tôi ăn hàng ngày, tôi phải sống chung với nó và học cách quên đi để sống tốt hơn” – Lý Nhã Kỳ nói.

Dư luận như… cha mẹ, mắng oan cũng không cãi được

*Rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối trước sự rút lui khỏi vai trò Đại sứ Du lịch 2013 của chị, bởi trong 3 ứng viên, chị là gương mặt sáng giá nhất. Nhưng chị nghĩ sao khi còn có không ít người cho rằng, sự rút lui chỉ là một chiêu trò làm mình làm mẩy với truyền thông?

Có một sự thật hiển nhiên là cho dù tôi có nói về mình như thế nào, thì người ta cũng nghĩ về tôi theo cách của riêng họ. Mọi người nghĩ về tôi như thế nào đều đúng, bởi đó là cảm nhận riêng của mỗi người. Sự thật chỉ có mình tôi biết, tôi rút lui với lý do chính đáng và tôi đã trình bày cụ thể trong thư gửi cơ quan quản lý.

*Sự rút lui này có làm chị tiếc nuối chứ?

Có hơi chút buồn, vì sự thành tâm của tôi bị suy diễn thành những điều mà chính tôi cũng không thể nào ngờ tới.

*Đứng trước dư luận như thế, chị thường có thái độ như thế nào?

Tôi vẫn thường lắng nghe những nhận xét, góp ý và đánh giá của dư luận về bản thân mình. Bởi dư luận giống như cha mẹ, có thể nghe, nhưng không thể cãi. Tất nhiên, những khi bị oan ức, tôi chỉ biết lẩn trốn vào công

Trước sự rút lui của cựu Đại sứ Du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ, dư luận xã hội có không ít lời đàm điếu không hay về cô.

“Tôi rút khỏi ứng cử vị trí Đại sứ Du lịch không phải là “làm nũng” hay gây scandal như dư luận đồn đoán. Nhưng dù ở vị trí nào, tôi cũng sẽ đóng góp cho nước nhà bằng tất cả sức lực của tôi” – Lý Nhã Kỳ.

Lý Nhã Kỳ:

Thị phi giống… bữa cơm tôi ăn hàng ngày

Sau khi Lý Nhã Kỳ rút khỏi ứng cử Đại sứ Du lịch 2013, đến nay lần lượt có đến 5 người khác tự ứng cử, mới nhất là Jennifer Phạm.

Page 41: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 41

việc và hy vọng rằng những gì tôi làm sẽ khiến dư luận thay đổi thái độ.

*Còn gia đình chị đón nhận những scandal đó như thế nào?

Có vẻ tôi đã dần quen và miễn nhiễm với thị phi, nhưng gia đình tôi dường như vẫn chưa chịu được những điều ra tiếng vào. Vì thế, tôi rút lui khỏi cuộc tranh cử Đại sứ Du lịch 2013 để mẹ và chị tôi có một cuộc sống bình yên.

*Thử nhìn lại nhiều scandal, chị thấy mình được và mất điều gì?

Đã là scandal thì chỉ có mất mát. Tôi đã mất đi nhiều thứ, đó là mọi người nghĩ và có một cái nhìn không mấy thiện cảm về tôi. Sau những scandal, tôi thấy mình ngày càng khôn lớn, chín chắn; nhìn nhận cuộc sống đa chiều và tinh tế hơn. Đó cũng là bài học để tôi ngày càng hoàn thiện mình hơn. Quan điểm của tôi, nếu ai lợi dụng scandal để nổi tiếng thì đó là một sự ngu ngốc nhất.

Tôi có cả may mắn và tài năng

* Môi trường nghệ thuật cho người ta danh tiếng và cả ảo tưởng, biết bao nhiêu người đến rồi đi. Chị trụ lại đến nay là nhờ đâu?

Nghệ thuật là niềm đam mê của tôi. Sau này có gia đình, sinh con thì tôi vẫn dành thời gian để tham gia nghệ thuật. Tôi đến với nghệ thuật phần nhiều cũng do may mắn, nhưng nếu không có tài năng, may mắn không mỉm cười nhiều đến thế.

*Thời gian gần đây, vì sao ít thấy chị xuất hiện trong những

bộ phim mới?Tôi cũng muốn đặt câu hỏi

này cho một số nhà sản xuất phim và đạo diễn mà tôi từng cộng tác. Cái duyên chưa đến nên tôi chưa có cơ hội trở lại phim trường, cho dù tôi vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi những kịch bản phù hợp và đủ cuốn hút bản thân tôi, giống như một cô gái đương thì chờ chàng rể vậy.

*Người ta bảo, phụ nữ thành công trong sự nghiệp thì thường hay thất bại ở đường tình duyên. Còn chị thì sao?

Tôi quan niệm rằng, sự nghiệp và cuộc sống riêng tư của mình không phải là những thứ đối lập nhau, được cái nọ thì phải hy sinh cái kia. Tôi may mắn có cả sự nghiệp lẫn tình duyên, vậy chẳng lẽ tôi không phải ... phụ nữ? Bạn trai luôn ở phía sau động viên, thông cảm, và dành cho tôi một tình yêu rất lớn.

*Nhìn lại công việc và cuộc sống đã qua, chị cảm thấy hài lòng chứ?

Tôi thấy vui với những gì mình làm việc trong thời gian qua. Kết quả có thể không phải

NGỌC MINH

là mỹ mãn, nhưng tôi đã làm những gì mình thích. Hiện tại tôi có rất nhiều việc còn dang dở mà tôi phải nỗ lực để hoàn thiện nốt, và chưa đến lúc để có thể nghỉ ngơi, nhấm nháp thành công hay tự bằng lòng với những gì mình đạt dược. Tôi thích túyp người làm việc đến suốt đời, và ngày nào cũng là một ngày mới, dù đó là ngày mình… ra đi.

Xin cảm ơn chị.

Được Tổng lãnh sự quán Nhật Bản đánh giá caoTrong số những người ủng hộ Lý Nhã Kỳ trong vai

trò Đại sứ Du lịch, có ông Harumitsu Hida – Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM. Trong thư ông gửi Ký Nhã Kỳ ngày 18-3 có đoạn: “Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM chân thành cảm ơn sự ủng hộ của Đại sứ với các hoạt động của Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM suốt thời gian qua. Tôi trân trọng đánh giá cao những nỗ lực hết mình của Đại sứ Du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ đã dành cho các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam. Nhờ sự đóng góp không mệt mỏi của Lý Nhã Kỳ, hình ảnh đất nước Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn…”.

Page 42: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

42 - Pháp luật

Đại diện tại thị trường Việt, ông Nguyễn Ngọc Thanh- Giám đốc kinh doanh TechnoPro cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện kế hoạch phân phối dòng sản phẩm này đến thị trường Việt Nam với mức giá ưu đãi, thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với thị trường Nhật”.

Bộ sản phẩm TPC COAT - Độc đáo và đẳng cấp

Điểm nổi bật của bộ sản phẩm TPC COAT là sử dụng công nghệ phủ pha lê thế hệ thứ 2, bảo vệ sơn, giảm bụi, chống xước cao tăng độ sáng bóng cho xe. Sau khi thực hiện phủ TPC COAT, độ cứng bề mặt của sơn tăng từ 4S lên thêm 3S nữa. Tùy thuộc vào chất lượng bề mặt sơn ban đầu, độ bóng tăng từ 25-35%, giảm đáng kể mức độ trầy xước khi rửa xe và đặc biệt không cần dùng đến xà phòng để rửa xe. Ngoài ra, TPC COAT còn có khả năng phủ lên nhiều bề mặt ngoại thất xe, nhựa, bộ mâm, thậm chí là đèn pha, khi được phủ TPC COAT, bộ đèn sẽ được bảo vệ tối đa, không bị đục và xuống màu.

Xi đánh bóng - Tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn

Sản phẩm xi đánh bóng của TechnoPro được sản xuất bằng công nghệ hàng đầu của Nhật Bản. Xi được chế tạo dưới dạng dung dịch (nước) nên khá tiết kiệm. Chỉ cần dùng một lượng

nhỏ để đánh bóng cho cả bề mặt lớn. Đặc biệt, do được cấu tạo bằng những hạt siêu mịn, nên quy trình đánh bóng sẽ nhanh gấp đôi và không cần dùng đến giấy nhám nước như làm với các loại thông thường nhưng độ bóng sẽ tăng hơn hẳn; trong khi

TechnoPro: Sự lựa chọn công nghệ sáng suốt của bạnHơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc ô tô bằng công nghệ cao của Nhật Bản, công ty TechnoPro đã chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam bộ sản phẩm đánh bóng và làm đẹp xe ô tô: TPC Coat và Xi đánh bóng.

TẤT HÀ

5 lời khuyên của chuyên gia TechnoPro, khi sử dụng đánh bóng và phủ pha lê lên xe.1. Sử dụng sản phẩm và dịch vụ chính hãng, đã được kiểm chứng. Không vì giá rẻ mà dùng sản phẩm trôi nổi từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc.2. Vệ sinh xe kỹ lưỡng trước khi đánh bóng.3. Dùng xi đạt chuẩn đánh thật kỹ những nơi bị xước nhẹ, các góc, bề mặt lồi lõm. Sau đó dùng một loại dung dịch trải đều để loại bỏ các hạt bụi, cát nhỏ còn sót lại trên bề mặt. Đây là công đoạn quan trọng nhất để phát huy hiệu quả của phủ pha lê.4. Phủ đều khắp xe một lớp dung dịch pha lê mỏng, sau đó dùng khăn chuyên dụng lau một lượt cho khô. Trong vòng 6 tiếng sau đó, tuyệt đối không để nước dính trên bề mặt đã phủ.5. Sau khi phủ bóng, không nên dùng các dung dịch có nồng độ tẩy cao để rửa xe. Nên mua và sử dụng một bộ khăn riêng để rửa xe, tránh những vết xước do giẻ dính cát tại các điểm dịch vụ rửa xe gây ra.

Bộ sản phẩm làm đẹp, chăm sóc ô tô của TechnoPro được nhiều khách hàng và các hãng xe đánh giá cao.

giảm thiểu các công đoạn đánh bóng trước đây. Sản phẩm còn khá thân thiện với môi trường vì không chứa sáp và silicon. Cùng với TPC COAT, bộ sản phẩm này còn được dùng cho cả xe gắn máy.

DOANH NGHIỆP

Page 43: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 43

Nguồn Sáng đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ giá và trao học bổng thường xuyên nhằm khích lệ tinh thần hiếu học của các em học sinh, sinh viên tại tỉnh Đồng Nai. Theo đó, tất cả các em học sinh, sinh viên giỏi, xuất sắc khi đến với Mắt kính Nguồn Sáng đo, khám, cắt kính sẽ được giảm giá đến 50%. Trong đó trích 10% vào quỹ “Nguồn sáng tương lai”. Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên xuất sắc thuộc diện nghèo, hoàn cảnh khó khăn sẽ được giảm giá 55% và được nhận học bổng từ quỹ “Nguồn sáng tương lai”.

Ông Phan Long Hưởng- Giám đốc Công ty TNHH MTV Nguồn Sáng chia sẻ: “Mắt kính Nguồn Sáng luôn quan tâm đến sức khỏe cũng như đời sống của các em học sinh, sinh viên. Hàng năm, Nguồn Sáng trao tặng 20 suất học bổng cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh đó Nguồn Sáng còn có chương trình hỗ trợ khách hàng, khi khách hàng có nhu cầu khám mổ mắt ở các bệnh viện của thành phố công ty có xe 4-7 chỗ đưa khách hàng đi miễn phí. Bằng cái tâm với nghề, Nguồn Sáng đang ngày càng tạo dựng được một thương hiệu đẹp trong lòng người tiêu dùng. Vì thế trong thời gian tới Nguồn Sáng sẽ khai trương thêm 2 chi nhánh tại tỉnh Đồng Nai để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho khách hàng”.

Với phương châm kinh doanh “Luôn đặt mình vào vị trí khách hàng”, bán ra những sản phẩm

với giá rẻ nhất, chất tốt lượng nhất cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trang thiết bị và hệ thống máy móc hiện đại, mẫu mã hợp thời trang, xuất xứ rõ ràng, Mắt kính Nguồn Sáng cam kết đem đến những sản phẩm hoàn hảo cho đôi mắt của khách hàng.

Hiện nay, Mắt kính Nguồn Sáng đang có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn: Khi khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào của Nguồn Sáng sẽ được giảm giá từ 20% đến 31%. Ngoài ra trong 1 năm, khách hàng mua sản phẩm đạt trên 2 triệu đồng sẽ được tặng một phần quà đặc biệt từ công ty. Tất cả các học sinh khi đến với Nguồn Sáng cũng sẽ nhận được những phần quà sinh nhật dễ thương.

Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Mắt kính Nguồn

Sáng không chỉ chiếm được niềm tin yêu của

hàng ngàn khách hàng bởi những sản phẩm với giá ưu đãi và chất lượng

hoàn hảo, mà còn ở các hoạt động từ thiện,

hướng về cộng đồng, nhất là trong lĩnh vực

giáo dục. Ông Phan Long Hưởng- Giám đốc Công ty TNHH MTV Nguồn Sáng, luôn hướng đến các hoạt động thiện nguyện.

Mắt kính Nguồn Sáng:

Mạnh tay đóng góp cho cộng đồng

PHAN HỮU – ĐẶNG CHANG

Đối với học sinh, sinh viên xuất sắc thuộc diện nghèo sẽ được giảm giá 55% và được nhận học bổng từ quỹ “Nguồn sáng tương lai”.

TẤM LÒNG VÀNG

Page 44: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

44 - Pháp luật

TẤM LÒNG VÀNG

Ông ĐỖ THANH HÙNGTổng giám đốc Công ty TNHH Bao bì giấy Việt Trung:

Từ một đứa trẻ mồ côi cù bất cù bơ bỏ xứ ra đi, ông Đỗ Thanh Hùng nay làm chủ đến bốn nhà máy ăn nên làm ra. Câu chuyện thành công và cả cái tâm của người con đất Bình Định này ít nhiều nhuốm màu sắc cổ tích.

hy sinh. Một mình giữa dòng đời, chàng trai trẻ khi ấy quyết định “Nam tiến” để lập nghiệp.

Lương duyên lại đưa ông Đỗ Thanh Hùng đến với con đường kinh doanh. Thử sức mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cuối cùng ông đã chọn ngành sản xuất giấy và bao bì.

“Vạn sự khởi đầu nan” - đối với ông, kỷ niệm của ngày tháng đầu lập nghiệp nơi xứ người là những bài học quý báu về sự truân chuyên, thách thức, có những lúc tưởng chừng khó vượt qua. Nhưng rồi ông tự nhủ bằng giá nào cũng phải đứng dậy và bước tiếp.

Đến nay, Đỗ Thanh Hùng là ông chủ của đến 4 nhà máy sản xuất bao bì – giấy ở TP.HCM và Long An.

Với ông Đỗ Thanh Hùng,

bí quyết dẫn đến thành công là phải “luôn luôn lắng nghe và luôn luôn chia sẻ”. Doanh không có nghĩa là “máu lạnh”. Cần cân bằng giữa thành công với sự thành tâm. Đặc biệt, bạn hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo đuổi bạn.

Cứ thấy khó khăn là ra tay giúp đỡ

Cũng như bao doanh nhân khác, ông Đỗ Thanh Hùng không đứng bên lề các hoạt động từ thiện, xã hội trên tinh thần chia sẻ với cộng đồng. Ông cũng tâm niệm: “Chỉ có trái tim mới tìm được nhịp đập từ chính trái tim một cách trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa nhất. Cuộc sống sẽ ấm áp biết bao, nếu quanh mình luôn có những tấm lòng biết sẻ chia”. Trên tinh thần đó,

Đạp bằng gian khổ mà trả ơn cuộc đời

TGĐ Đỗ Thanh Hùng trong chương từ thiện Khát vọng sống

Cái hậu của câu chuyện cổ tích cuộc đời Đỗ Thanh Hùng, nếu chỉ nhìn từ bề nổi của sự nghiệp, chính là nhiều danh nghĩa và cũng là trọng trách mà ông đang gánh vác: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bao bì giấy Việt Trung; Ủy viên BCH Hiệp hội Khu chế xuất TP.HCM; Phó chủ nhiệm CLB Doanh nhân Bình Định tại TP.HCM.

Côi cút và bứt phá lập nghiệp

Ông Đỗ Thanh Hùng sớm mất mẹ vì một trận càn của quân địch. Căm giận quân thù, ông cùng cha tham gia những đợt chống càn, làm giao liên, đem thức ăn cho các chiến sĩ hoạt động cách mạng. Và trong một lần chống càn, cha ông cũng đã

Page 45: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 45

TRẦN HỢP

ông luôn ước nguyện làm nhiều việc có ích hơn nữa để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người và xã hội. Ông bộc bạch: “Từ thiện là việc làm tự nguyện. Chỉ cần mình may mắn hơn người khác một chút thì mình có thể làm. Cái lớn nhất chúng ta mang đến cho những người cần trợ giúp là tấm lòng, là sự cảm thông, là sự sẻ chia”.

Năm 2008, công ty ông đã đến vùng sâu của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre xây dựng hai căn nhà cho gia đình liệt sĩ tại vùng căn cứ cách mạng. Năm 2010, ông về địa phương xứ Tam Quan (Hoài Nhơn, Bình Định), ủng hộ 30 triệu đồng giúp đỡ người nghèo và 200 triệu đồng để đóng góp xây dựng nghĩa trang của xã. Trong năm 2012 vừa qua, dù tình hình kinh tế chung của công ty ông có phần đi xuống, phải bù lỗ gần 20 tỷ đồng nhưng công ty vẫn đóng góp làm từ thiện với số tiền gần đến 700 triệu đồng. Hằng năm, khi không khí mùa xuân tràn về thì cũng là lúc ông cùng với công viên Đầm Sen tổ chức chương trình “Xuân tình thương” nhằm tạo một không gian vui chơi cho những người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, mồ côi. Chương trình đã tặng gần 500 phần quà, mỗi phần quà trị giá 200 nghìn đồng, cho 100 người già neo đơn và 400 trẻ em khuyết tật, mồ côi; tặng 50 suất học bổng trị giá 600 nghìn đồng/suất cho học sinh nghèo học giỏi và gởi tặng 50 phần quà cho Trung tâm bảo trợ người già và tàn tật TP.HCM. Năm năm qua, ông cũng là mạnh thường quân quen thuộc của chương trình truyền hình “Khát vọng sống” – một chương trình cứu giúp và vun vén ước mơ cho rất nhiều mảnh đời bất hạnh.

Công nhân là nền tảng của công ty, xuất phát từ ý nghĩ đó mà ông đã chăm lo rất nhiều đến đội ngũ công nhân trong công ty của mình như xây dựng nhà ăn miễn phí cho công nhân, xây khu hút thuốc lá riêng cho công nhân, lập ra một quỹ riêng để thăm công nhân hay người nhà công nhân khi ốm đau bệnh tật. Gần đây nhất, có trường hợp công nhân Huỳnh Văn Tâm vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không có tiền cưới vợ, công ty đã sẵn sàng đứng ra tổ chức đám cưới cho đôi vợ chồng trẻ, đồng thời còn lo chỗ ở miễn phí cho họ. Người chồng trẻ này xúc động chia sẻ: “Lâu nay tôi xem chú Hùng như người cha thứ hai của tôi vậy. Từ Tiền Giang lên thành phố lập nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng, nếu không có chú Hùng thì cuộc sống của tôi không

biết sẽ ra sao nữa”. Với những thành công trong kinh doanh cùng với cái nhân cái đức của một con người luôn giúp người, giúp đời, có lẽ không quá khi nói “nơi nào khó khăn, nơi đó có Đỗ Thanh Hùng”.

Như một sự ghi nhận, tôn vinh của xã hội, tháng 8-2012, công ty TNHH Bao bì giấy Việt Trung đã vinh dự được thủ tướng tặng bằng khen tập thể và bằng khen cho cá nhân tổng giám đốc Đỗ Thanh Hùng với thành tích trong xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

TGĐ Đỗ Thanh Hùng cùng Đại diện Báo Công an TPHCM trao học bổng cho con cán bộ chiến sĩ Trường Sa

“Của cho không quý bằng cách cho, đôi khi chỉ cần một ánh mắt, một cái nắm tay là đủ để người ta ấm lòng” – doanh nhân Đỗ Thanh Hùng.

Page 46: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

46 - Pháp luật

ĐỐI THOẠI DOANH NHÂN

Người đàn ông 50 tuổi Nguyễn Tất Hà vốn xuất thân từ Quân chủng phòng không – không quân VN, lại thêm đến 16 năm lăn lộn trên thương trường trước khi xắn tay thành lập Công ty TNHH Động cơ Quốc tế Nhật Việt. Kỷ luật sắt đá của quân đội, trải nghiệm sừng sỏ cùng sự nhạy bén bẩm sinh đã làm nên bản lĩnh kinh doanh đáng nể ở doanh nhân Nguyễn Tất Hà.

Nhập sản phẩm cao cấp trong bối cảnh khủng hoảng

Với những thành công hôm nay của ông nói riêng và thương hiệu công ty Động cơ

Quốc tế Nhật Việt nói chung. Ông có thể chia sẻ con đường lập nghiệp của mình?

Tôi vốn được sinh ra trong một gia đình tri thức, bố mẹ tôi đều là bác sĩ- Viện trưởng trong Quân đội Nhân dân VN. Từ những ngày đầu tự lập, tôi nghĩ mình sẽ nối nghiệp bố mẹ. Nhưng sau một thời gian dài nghiên cứu và học hỏi, niềm đam mê kinh doanh cứ lớn dần trong tôi. Thế là tôi đã quyết định kinh doanh và thành lập Công ty TNHH Động cơ Quốc tế Nhật Việt (2004).

Chín năm lập nghiệp và thành công, chắc ông đã đúc kết được nhiều bài học trên thương trường. Vậy bài học nào có ý nghĩa nhất đối với ông?

Ông NGUYỄN TẤT HÀ – Giám đốc Công ty Động cơ Quốc tế Nhật Việt:

Quyết định lội ngược dòng so với truyền thống ngành y của gia đình và khởi nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng, đến nay doanh nhân Nguyễn Tất Hà đã là ông chủ của một cơ ngơi kinh doanh và sửa chữa ô tô ở Hà Nội với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, chu toàn nồi cơm cho cả trăm công nhân.

Dám nghĩ, dám làm bằng bản lĩnh người lính

Giám đốc Nguyễn Tất Hà – ông chủ mát tay của doanh nghiệp gần chục năm kinh doanh và sửa chữa ô tô tại Hà Nội.

Page 47: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 47

Trong kinh doanh, tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là kĩ năng quản lý và gầy dựng được văn hóa trong công ty của mình. Ngoài ra, bài học lớn nhất vẫn là tìm cho công ty một hướng đi đúng và mới lạ. Và tôi cũng không quên xây dựng thương hiệu cho công ty của mình.

Chín năm qua, ông làm thế nào để đưa công ty Động cơ Quốc tế Nhật Việt vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường?

Trong thời buổi suy thoái kinh tế toàn cầu, tôi nghĩ bất cứ một doanh nghiệp, một công ty nào trong thời điểm này cũng gặp ít nhiều khó khăn nhất định. Năm 2012, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo tất cả các doanh nghiệp đi xuống, sức mua yếu, sản xuất trì trệ, hàng tồn kho nhiều. Là công ty có nguồn thu chính từ dịch vụ sửa chữa và mua bán xe ô tô cũ ở Việt Nam, chúng tôi cũng đã gặp nhiều tình cảnh dở khóc dở cười. Nhưng tôi vẫn quyết định nhập khẩu hai sản phẩm, đó là phủ bóng xe ô tô cao cấp bằng công nghệ TPC và máy nắn khung xe tai nạn bằng công nghệ 3D của Công ty Technopro Japan – công nghệ hàng đầu Nhật Bản và áp dụng đầu tiên ở VN.

Trân trọng tâm sức của tập thể

Nhìn lại quãng đường làm kinh doanh của mình, còn điều gì ông mong muốn nhưng chưa đạt được?

Tất cả mong muốn luôn ở phía trước, còn nhiều điều tôi chưa thử làm, chưa có cơ hội làm, thậm chí ở thời điểm này tôi chưa nghĩ đến. Tôi tin và hy vọng, sẽ có lúc nào đó chính tôi lại được bắt tay vào những công

sự thì khó có thể làm nên thành công và nếu có cũng khó giữ được thành công lâu dài. Riêng tôi lúc nào cũng tự nhủ mình cần phải nỗ lực và hoàn thiện từng ngày, không bao giờ dám tự mãn với bản thân. Đó cũng là cách mà tôi đã chọn để bước đi ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp.

Ông có thể chia sẻ kế hoạch phát triển thương hiệu Động cơ Quốc tế Nhật Việt?

Dự định trong sự nghiệp kinh doanh của tôi cũng như của công ty vẫn đang còn ấp ủ nhiều. Tôi cũng gần lên chức ông nội rồi. Vì thế, tôi đang có kế hoạch chuyển giao lại toàn bộ công ty cho con trai tôi tiếp tục gầy dựng thương hiệu, đổi mới về công nghệ.

Xin cảm ơn ông.

ĐẠI DƯƠNG

việc đó. Tôi luôn đặt ra những mục tiêu mới cho lĩnh vực kinh doanh của mình, cũng như đề ra kế hoạch cụ thể cho từng hoàn cảnh, thời gian.

Theo ông, yếu tố nào là cần nhất cho một doanh nhân?

Bạn phải luôn luôn lắng nghe. Dù bạn tài giỏi đến đâu, tài trí lớn đến mấy thì bạn cũng khó lòng xoay sở một mình trong những lúc nguy nan. Và để công ty Động cơ Quốc tế Nhật Việt có được thành quả như ngày hôm nay, thì hội tụ rất nhiều yếu tố không chỉ ở riêng mình tôi mà cả đội ngũ công ty cùng nhau đoàn kết, tập trung, nỗ lực hết sức và kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng.

Bài học về thành công của ông có bao gồm cả yếu tố may mắn không, thưa ông?

Tôi không phủ nhận tầm quan trọng của may mắn trong kinh doanh và cuộc sống. Nhưng những gì mà tôi có được ngày hôm nay, phần nhiều do tôi tạo ra bằng chính khối óc, năng lực và đôi tay của mình. Tôi nghĩ, may mắn mà không có tài năng thực

Một góc nhà xưởng sửa chữa ô tô của Công ty TNHH Động cơ Quốc tế Nhật Việt.

Page 48: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

48 - Pháp luật

Nhân dịp này, sáng 13-4, GS Hoàng Chương, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc cùng Tổng biên tập Văn Hiến Việt Nam điện tử - TS. Phạm Việt Long - đã đến thăm và làm việc với Cơ quan Đại diện phía Nam.

Nhà báo Nguyễn Hữu Thi – Trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam - đã trình bày báo cáo tóm tắt về quá trình xây dựng của Cơ quan trong những chặng đường vừa qua.

GS Hoàng Chương, Tổng Biên tập Phạm Việt Long bày tỏ sự vui mừng khi về thăm và gặp gỡ đông đảo cán bộ, phóng viên phía Nam, trong đó có những người về từ nơi xa xôi như Phú

Quốc, Kiên Giang, Cà Mau, đồng thời biểu dương những kết quả mà Cơ quan phía Nam đã đạt được trong thời gian qua: chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn tất các thủ tục pháp lý, hành chính, tạo mối quan hệ tốt với Thành ủy, UBND và các cơ quan liên quan tại TP.HCM, quy tụ được nhiều nhà báo tên tuổi, phóng viên trẻ nhiệt huyết, những doanh nhân thành đạt tham gia diễn đàn, gửi bài cộng tác… Cơ quan Đại diện còn đảm nhiệm chuyên đề Pháp luật văn hóa & xã hội, đã xuất bản liên tiếp 2 kỳ, được bạn đọc hoan nghênh.

Thay mặt cán bộ, phóng viên Tòa soạn, nhà báo Nguyễn Hữu Thi cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của GS Hoàng Chương,

Tổng biên tập Phạm Việt Long và các đồng chí lãnh đạo các ban chức năng của báo Văn hiến Việt Nam, đã tạo điều kiện tốt để Cơ quan Đại diện phía Nam, Chuyên đề Pháp luật Văn hóa & Xã hội ngày càng phát triển. Đồng chí cũng khẳng định, với sự giúp đỡ của lãnh đạo, các ban chức năng, tập thể cán bộ, phóng viên Cơ quan Đại diện phía Nam sẽ cố gắng phấn đấu cung cấp nhiều tin, bài có chất lượng cho Văn hiến điện tử và nâng cao chất lượng ấn phẩm Pháp luật Văn hóa & Xã hội .

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục hành chính, pháp lý, cơ quan đại diện của báo Văn hiến Việt Nam tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam (gọi tắt là Cơ quan Đại diện phía Nam) đã chính thức đi vào hoạt động.

TRẦN TÍN

GS Hoàng Chương ( giữa), Tổng biên tập báo Văn Hiến Việt Nam Phạm Việt Long (thứ 2 từ phải qua) cùng lãnh đạo CQĐD phía Nam.

SỰ KIỆN

Page 49: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 49

Trong ngày thứ 5 tuần thánh (28-3) vừa qua, Đức giáo hoàng Francis đã có một quyết định gây nhiều ngạc nhiên cho báo chí và các cơ quan truyền thông quốc tế. Ngài đã đến nhà tù Casal del Marmo ở ngoại ô thành phố Rome để cử hành Thánh lễ rửa chân và hôn chân các tù nhân.

“Tôi làm điều này với tất cả sự chân thành. Đó là trách nhiệm của tôi như một linh mục, một giám mục. Tôi phải phụng sự. Tôi yêu điều đó, vì đó là những gì Chúa đã dạy tôi” – tân Giáo hoàng Francis nói.

THANH THANH (Tổng hợp)

Giáo hoàng Francis rửa chân cho…tù nhân

Qua đây, Giáo hoàng muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quan tâm đến những người đang gặp hoạn nạn.

Người phát ngôn của Vatican, Federico Lombardi nói: “Nhiều người tham gia sự kiện này đã bật khóc ngay trong buổi lễ. Một phạm nhân trẻ tuổi được chọn để Ngài rửa chân phải được đưa ra thay bằng người khác trong phút chót vì người này không thể kềm chế được cảm xúc”.

Đoạn băng mà truyền thông của Vatican quay lại buổi lễ cho thấy Giáo hoàng đổ nước lên các bàn chân, có cả một bàn chân xăm trổ. Sau đó Ngài quỳ xuống và hôn chân các phạm nhân, rồi ngước lên nhìn thẳng vào mắt họ trước khi tiếp tục. Đặc biệt, trong số 12 tù nhân được chọn để Ngài rửa chân, có 2 nữ tù nhân người Hồi giáo. Đây là lần đầu tiên tại Vatican, phụ nữ được chọn để giáo hoàng rửa chân.

Đây không phải là lần đầu tiên Giáo hoàng Francis có những cử chỉ nhân văn như vậy. Khi còn là Hồng y ở Argentina, Ngài cũng đã từng đến các nhà tù, rửa chân cho tù nhân và trò chuyện với những người bị xã hội ruồng bỏ. Ngài không ngừng khuyên nhủ họ đừng từ bỏ hy vọng và sống có ích cho xã hội hơn.

Nghi lễ rửa chân cho các tù nhân của Giáo hoàng Francis tái hiện lại hình ảnh Chúa Giêsu rửa chân cho 12 tông đồ trước khi bị đóng đinh.

Sự kiện tân Giáo hoàng Francis rửa chân cho tù nhân được coi là một phần các nỗ lực để tòa thánh Vatican gần gũi hơn với cuộc sống đời thường.

THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY

Page 50: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

50 - Pháp luật

Thỏa thuận ngừng chiến kết thúc chiến tranh mà Triều Tiên trước đây đã đưa ra thực chất là một hiệp định ngừng bắn chứ không phải là hiệp ước hòa bình. Mới đây nhất, bên cạnh những lời đe dọa tấn công kẻ thù bằng vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng cũng vô hiệu hóa hiệp định đình chiến vốn chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, đồng thời nói rằng sẽ không bao giờ tôn trọng các hiệp ước không xâm lược đã ký với Hàn Quốc. Căng thẳng bắt đầu gia tăng trên bán đảo Triều Tiên sau khi lệnh trừng phạt quốc tế được áp đặt lên Bình Nhưỡng, nhằm đáp lại vụ phóng rocket hồi tháng 12-2012. Triều Tiên phản ứng bằng cách thử hạt nhân thứ ba hồi đầu tháng Hai, buộc Liên hợp quốc phải tăng cường các biện pháp cấm vận. Vụ phóng rocket và thử hạt nhân cũng minh chứng cho sự đồn đoán Triều Tiên đã bước qua ngưỡng cửa hạt nhân.

Tuần qua, Triều Tiên nhiều lần dọa tấn công tên lửa, hạt nhân vào Mỹ và đồng minh Hàn Quốc, đồng thời đề xuất các phái bộ ngoại giao nên rời Bình Nhưỡng. Gần đây nhất là dấu hiệu phóng hạt nhân lần thứ tư của Triều Tiên. Các cơ quan tình báo liên quan đã nhìn thấy sự chuyển động của hai tên lửa tầm trung và tầm xa vào tuần trước. Họ tin là các tên lửa này hiện đang ở trên bệ phóng tại vùng đông bắc xa xôi của Triều Tiên.

Sáng ngày 9-4, Triều Tiên tuyên bố bán đảoTriều Tiên đang đứng trước một cuộc “chiến tranh nhiệt hạch” đồng thời kêu gọi người nước ngoài đang sống tại Hàn Quốc xem xét về việc sơ tán. Theo thống kê, hiện có khoảng 1,4 triệu người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Một tổ chức có tên KAPPC do Đảng lao động Triều Tiên lãnh đạo, chuyên giám sát các vấn

Bán đảo Triều Tiên đang nóng lên từng ngày với sự bài binh bố trận liên tục của các bên. Nhiều người lo sợ đến khả năng xấu nhất song các chuyên gia trấn an bằng lập luận: “Triều Tiên sẽ không dại gì tự sát”.

đề liên Triều kêu gọi: “Tất cả các cơ quan, công ty, hãng du lịch nước ngoài tại Seoul cũng như một số khu vực khác của Hàn Quốc nên lập kế hoạch trú ẩn và nghĩ cách sơ tán khỏi đất nước này”. Triều Tiên không muốn những người nước ngoài tại Hàn Quốc bị tổn thương trong trường hợp có chiến tranh. Tổ chức này còn cho biết bán đảo Triều Tiên đang trên bờ vực của cuộc chiến tranh nhiệt hạch và những diễn biến hiện tại có thể gây ra những

thách thức nghiêm trọng đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Gần đây, Triều Tiên lại tuyên bố rút toàn bộ lao động (53.000 công

nhân) ra khỏi tổ hợp công nghiệp Kaesong. Khu công nghiệp nằm tại Triều Tiên này là mối kiên kết kinh tế còn lại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Việc đóng cửa Kaesong có thể gây bất ổn trong khu vực.

Vậy Triều Tiên đang dự tính những gì? Một cuộc tấn công toàn diện hay xâm chiếm Hàn Quốc hoàn toàn không xảy ra mà mục tiêu quan trọng nhất chính là khẳng định sự tồn tại của một chế độ ở Triều Tiên.

HOÀNG HẢI (tổng hợp)

Triều Tiên & Bóng ma chiến tranh

Dàn tên lửa đánh chặn Patriot (PAC-3) được triển khai tại Bộ Quốc phòng Nhật ở Tokyo ngày 9-4, sẵn sàng ứng phó với vụ phóng tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Phía Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã quyết định kéo 7 tàu khu trục dàn trận sẵn sàng đón lõng và bắn hạ tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY

Page 51: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013

Văn hoá & xã hội - 51

Page 52: Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013