chƣơng 1: tỔng quan vỀ kinh tẾ hỌc

160
1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 1.1. Kinh tế học 1.1.1. Định nghĩa kinh tế học Mọi hoạt động của nền kinh tế đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Để thỏa mãn nhu cầu, xã hội cần phải có các nguồn lực, đó chính là các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ mà con người cần mà phần lớn nguồn lực của nền kinh tế có tính khan hiếm. Tính khan hiếm thể hiện số lượng hiện có của chúng ít hơn so với nhu cầu của con người cần có chúng để sản xuất ra các sản phẩm mà họ mong muốn. Như vậy con người và xã hội sẽ sử dụng các yếu tố nguồn lực này như thế nào để có thể thỏa mãn nhu cầu của mình? Kinh tế học sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. Như vậy, Kinh tế học là một môn khoa học về kinh tế, nó nghiên cứu cách thức xã hội và cá nhân sử dụng và phân phối các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của con người một cách hiệu quả nhất. Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi cá nhân và xã hội phải đưa ra quyết định lựa chọn. Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng, quản lý và phân phối các nguồn lực có giới hạn để đạt được thỏa mãn tối đa có thể những nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong điều kiện nguồn lực bị hạn chế. 1.1.2. Phân loại kinh tế học: a. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô: + Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô nghiên cứu các lựa chọn, quyết định của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị kinh tế cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học vi mô: - Cung, cầu hàng hóa - Các yếu tố ảnh hưởng đến cung - cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, những tác động của các qui định, chính sách của chính phủ đến giá cả và lượng hàng hóa dịch vụ trên thị trường;

Upload: others

Post on 29-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

1.1. Kinh tế học

1.1.1. Định nghĩa kinh tế học

Mọi hoạt động của nền kinh tế đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con

người. Để thỏa mãn nhu cầu, xã hội cần phải có các nguồn lực, đó chính là các yếu tố

sản xuất được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ mà con người cần mà phần

lớn nguồn lực của nền kinh tế có tính khan hiếm. Tính khan hiếm thể hiện số lượng hiện

có của chúng ít hơn so với nhu cầu của con người cần có chúng để sản xuất ra các sản

phẩm mà họ mong muốn. Như vậy con người và xã hội sẽ sử dụng các yếu tố nguồn lực

này như thế nào để có thể thỏa mãn nhu cầu của mình? Kinh tế học sẽ giúp chúng ta

giải quyết vấn đề này.

Như vậy, Kinh tế học là một môn khoa học về kinh tế, nó nghiên cứu cách thức

xã hội và cá nhân sử dụng và phân phối các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu

vô hạn của con người một cách hiệu quả nhất.

Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi cá nhân và xã hội phải đưa ra quyết định lựa

chọn. Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng, quản lý và phân phối các nguồn lực có

giới hạn để đạt được thỏa mãn tối đa có thể những nhu cầu vật chất của con người. Đặc

biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ

trong điều kiện nguồn lực bị hạn chế.

1.1.2. Phân loại kinh tế học:

a. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:

+ Kinh tế học vi mô

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các lựa chọn, quyết định của các cá nhân, hộ gia

đình, doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế

học vi mô giải quyết các đơn vị kinh tế cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi

tiết cách thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế.

Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học vi mô:

- Cung, cầu hàng hóa

- Các yếu tố ảnh hưởng đến cung - cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, những

tác động của các qui định, chính sách của chính phủ đến giá cả và lượng hàng hóa dịch

vụ trên thị trường;

Page 2: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

2

- Hành vi của người tiêu dùng, người sản xuất nhằm đạt được lợi ích cao nhất;

- Ứng xử của doanh nghiệp trong từng loại thị trường nhằm đạt được những mục

tiêu đề ra.

- Nghiên cứu thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường lao động, thị trường

vốn, thị trường đất đai

+ Kinh tế học vĩ mô.

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xem xét xu hướng

phát triển và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc của nền kinh

tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô sẽ nghiên cứu tổng thể toàn bộ nền kinh tế như các chỉ tiêu:

tăng trưởng, lạm phát, chỉ số giá,thất nghiệp, tổng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất...

Kinh tế học vĩ mô còn nghiên cứu các tác động của chính phủ như thuế, chi tiêu, thâm

hụt ngân sách lên việc làm và thu nhập.

+ Mối quan hệ giữa Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế vi mô và vĩ mô là hai bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách

rời nhau. Vì để hiểu rõ các hoạt động kinh tế ở phạm vi tổng thể ta cần phải nắm vững

hành vi của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, của hộ gia đình, các nhà đầu tư, v.v. Có

nghĩa là kết quả của hoạt động kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi kinh tế vi mô

như hoạt động của các doanh nghiệp, người tiêu dùng; các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được

cấu thành từ kinh tế vi mô v.v.

Ngược lại, hành vi của doanh nghiệp, của người tiêu dùng, v.v. bị chi phối bởi

các chính sách kinh tế vĩ mô. Hay kinh tế vĩ mô là hành lan pháp lý để thực hiện kinh tế

vi mô, và kinh tế vi mô là những thành phần hình thành kinh tế vĩ mô. Do vậy, chúng ta

cần nắm vững cả hai phạm vi trong mối liên hệ tương tác với nhau để có thể nghiên cứu

một cách thấu đáo các hiện tượng kinh tế.

b. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc:

+ Kinh tế học thực chứng:

Kinh tế học thực chứng mô tả, giải thích các hoạt động kinh tế, các sự kiện, hiện

tượng, hoàn cảnh và các mối quan hệ trong nền kinh tế một cách khách quan khoa học.

Mục đích của kinh tế học thực chứng là tìm cách giải thích xã hội quyết định sản

xuất, tiêu thụ và trao đổi hành hóa – dịch vụ như thế nào. Sự nghiên cứu nhằm hai mục

đích: (1) giải thích nguyên nhân vì sao nền kinh tế lại hoạt động như vậy và (2) có cơ sở

Page 3: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

3

cho việc dự đoán xem nền kinh tế sẽ phản ứng như thế nào với những thay đổi của hoàn

cảnh.

Ví dụ: Tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng thất nghiệp. Chúng ta dựa vào những

mối quan hệ giữa tiền lương (giá của lao động) với nhu cầu sử dụng lao động để giải

thích. Như vậy chúng ta dựa vào quy luật cung cầu để giải thích: khi giá của lao động

(tiền lương) tăng thì cầu về lao động sẽ giảm tức thất nghiệp sẽ tăng.

+ Kinh tế học chuẩn tắc:

Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các chỉ dẫn hoặc các khuyến nghị dựa trên những

đánh giá theo quan điểm chủ quan của cá nhân hay một nhóm người về các hoạt động

kinh tế, các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh và các mối quan hệ trong nền kinh tế mà

không dựa vào sự tìm tòi phân tích khách quan.

Ví dụ: Với phát biểu “Chính phủ nên quy định mức lương tối thiểu cao hơn để

cải thiện đời sống người lao động” hay “Chính phủ không nên quy định mức lương tối

thiểu quá cao vì sẽ làm tăng thất nghiệp”. Chúng ta thấy rằng cả hai phát biểu đều liên

quan đến vấn đề tiền lương tối thiểu nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau. “Lương tối

thiểu cao sẽ cải thiện đời sống người lao động” hay “Lương tối thiểu cao vì sẽ làm tăng

thất nghiệp” là những phát biểu trong kinh tế thực chứng và nó hoàn toàn đúng. Tuy

nhiên phần phát biểu còn lại “Chính phủ nên/không nên...” nó lại mang tính chủ quan

theo quan điểm hay ý kiến của cá nhân, nhóm người nào đó. Vì đây là một ý kiến đánh

giá chủ quan dựa vào cảm xúc của người phát biểu nên có thể có nhiều người tán thành

ý kiến này, một số người không tán thành mà vẫn có lý.

1.1.3 Các giả thiết được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế vi mô:

Một hiện tượng, sự kiện kinh tế có thể sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố cùng

lúc. Như vậy khi phân tích sự tác động này đến hiện tượng hay sự kiện kinh tế sẽ vô

cùng khó khăn do đó khi cố định các yếu tố khác chúng ta sẽ thấy rõ bản chất và sự tác

động của một yếu tố nào đó đến một hiện tượng, sự kiện kinh tế khi nó thay đổi.

1.2. Những vấn đề kinh tế cơ bản

Để hiểu được sự vận hành của nền kinh tế, chúng ta phải nhận thức được những

vấn đề cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải giải quyết. Đó là:

1.2.1 Sản xuất cái gì?

Trả lời được câu hỏi “Sản xuất cái gì?” là then chốt để quyết định đến việc một

doanh nghiệp hay cá nhân có thể tiến hành sản xuất kinh doanh hay không.

Page 4: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

4

Để giải quyết tốt vấn đề này, các doanh nghiệp phải làm tốt công tác điều tra nhu

cầu của thị trường và cả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại. Từ nhu cầu vô

cùng phong phú và đa dạng, các doanh nghiệp phải xác định được các nhu cầu có khả

năng thanh toán để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sự tương tác của cung và

cầu, cạnh tranh trên thị trường sẽ hình thành nên giá của hàng hóa và dịch vụ, là tín hiệu

tốt cho việc phân bố các nguồn lực xã hội.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần xác định nguồn lực mà doanh nghiệp

hiện có có đáp ứng được yêu cầu để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ đó hay không. Ví dụ:

trình độ chuyên môn, khả năng am hiểu thị trường, tiềm lực về tài chính, nguồn lao

động...

1.2.2 Sản xuất nhƣ thế nào?

Bao gồm các vấn đề:

- Lựa chọn công nghệ sản xuất nào.

- Lựa chọn các yếu tố đầu vào nào.

- Lựa chọn phương pháp sản xuất nào.

Để có thể cạnh tranh trên thị trường và tối đa hóa được lợi nhuận, các doanh

nghiệp phải luôn quan tâm và tìm cách để sản xuất ra hàng hóa nhanh nhất, có chi phí

thấp nhất bằng cách áp dụng những phương pháp sản xuất hiệu quả nhất, phương pháp

nào hiệu quả nhất sẽ thay thế cho phương pháp kém hiệu quả hơn.

1.2.3 Sản xuất cho ai?

Bao gồm việc xác định rõ ai sẽ sử dụng những hàng hóa và dịch vụ được sản

xuất ra. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa

và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác giữa người mua và

bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.

Việc xác định đối tượng tiêu dùng hàng hóa giúp cho doanh nghiệp có những

chính sách phù hợp trong việc tiếp cận và giới thiệu hàng hóa đến khách hàng của mình.

Ba vấn đề trên là ba vấn đề cơ bản và chung cho mọi nền kinh tế, nhưng các hệ

thống kinh tế khác nhau có những cách giải quyết khác nhau.

1.3 Các mô hình kinh tế:

Xã hội có thể vận dụng nhiều cách thức và cơ chế phối hợp để giải quyết các vấn

đề kinh tế. Các mô hình của nền kinh tế phân loại dựa trên hai tiêu thức sau:

- Quan hệ sở hữu về nguồn lực sản xuất.

Page 5: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

5

- Cơ chế phối hợp và định hướng các hoạt động của nền kinh tế.

1.3.1 Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (mô hình kinh tế chỉ huy)

+ Đặc trưng:

- Quyền sở hữu công cộng đối với mọi nguồn lực.

- Giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là do chính phủ quyết định thông qua cơ

chế kế hoạch hóa tập trung.

Các doanh nghiệp sở hữu bởi Chính phủ và sản xuất theo định hướng của Chính

phủ. Chính phủ giao kế hoạch sản xuất và định mức chi tiêu cho các doanh nghiệp và

hoạch định phân bổ nguồn lực cụ thể cho các doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu

sản xuất.

Chính phủ quyết định cơ cấu các ngành, đơn vị sản xuất và phân bổ sản lượng và

các nguồn lực sử dụng để tổ chức quá trình sản xuất. Chính phủ đã quyết định cung của

hàng hóa. Đồng thời chính phủ cũng quy định số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng

được mua theo một định mức cụ thể với giá cả chính phủ quy định.

Theo mô hình kinh tế này thì thì gần như chính phủ là người quyết định cung,

cầu và giá cả hàng hóa.

+ Ưu điểm:

- Giúp nền kinh tế ổn định

- Tạo được công bằng trong xã hội

+ Nhược điểm:

- Không khuyến khích người lao động sáng tạo, nâng cao năng suất.

- Làm cho nền kinh tế trì trệ, kém phát triển.

1.3.2 Mô hình kinh tế thị trƣờng

+ Đặc trưng:

- Quan hệ sở hữu tư nhân về nguồn lực sản xuất.

- Giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là do doanh nghiệp quyết định, giải quyết

bằng cơ chế thị thường thông qua hệ thống giá cả.

Trong nền kinh tế thị trường, các thành phần của nền kinh tế vì lợi ích cá nhân sẽ

ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Nền kinh tế thị trường thúc đẩy sử dụng nguồn lực hiệu quả, gia tăng sản lượng,

ổn định việc làm và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, vai trò của chính phủ là rất hạn chế,

chủ yếu là nhằm:

Page 6: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

6

- Bảo về quyền sở hữu tư nhân về nguồn lực sản xuất.

- Thiết lập hành lan pháp lý phù hợp với kinh tế thị trường.

+ Ưu điểm:

- Khuyến khích người lao động làm việc, sáng tạo nhằm tạo ra nhiều giá trị cho

xã hội.

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+ Nhược điểm:

- Rất dễ xảy ra khủng hoảng kinh tế.

- Phân phối thu nhập bất bình đẳng, dẫn đến phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu

sắc.

1.3.3 Mô hình kinh tế hỗn hợp:

Là mô hình kinh tế được phối hợp từ hai mô hình kinh tế chỉ huy và kinh tế thị

trường. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều vận dụng mô hình kinh tế hỗn hợp. Nền kinh

tế hỗn hợp phát huy ưu điểm của nền kinh tế thị trường, đồng thời tăng cường vai trò

của chính phủ trong việc điều chỉnh các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.

Vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế:

- Cung cấp một nền tảng pháp lý.

- Duy trì năng lực cạnh tranh.

- Phân phối thu nhập.

- Điều chỉnh phân bổ các nguồn lực xã hội.

- Ổn định nền kinh tế

1.4 Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Prodution Possibility frontier)

Thể hiện mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được trong một

thời điểm nhất định khi sử dụng toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế một cách hiệu quả

nhất.

Khi biểu thị các tổ hợp hàng hóa lên đồ thị, nối các điểm với nhau chúng ta có

đường giới khả năng sản xuất của một quốc gia.

Ví dụ: Giả sử một nền kinh tế sử dụng toàn bộ nguồn lực để sản xuất hai hàng

hóa là lúa và quần áo cho ở bảng sau:

Bảng 1.1: Khả năng sản xuất của một quốc gia

Quần áo 140 120 90 50 0

Page 7: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

7

Lúa 0 80 120 150 160

Qua đường giới hạn khả năng sản xuất ta thấy rằng để tăng thêm một đơn vị lúa

ta phải mất đi một lượng quần áo. Khi ta tăng số lượng lúa càng nhiều thì số lượng quần

áo chúng ta mất đi ngày càng nhiều hơn. Ở đây ta thấy có sự đánh đổi (hay hi sinh) của

quần áo để có thể sản xuất tăng thêm lúa. Và chúng ta có khái niệm về chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội của một hàng hóa X chính là số lượng hàng hóa Y bị giảm đi (hay

hi sinh) để dành nguồn lực sản xuất tăng thêm một đơn vị hàng hóa X.

Chi phí cơ hội tăng là số lượng hàng hóa bị giảm đi (hay hi sinh) ngày càng

nhiều để có thể sản xuất tăng thêm một đơn vị hàng hóa khác với điều kiện nguồn lực

không đổi. Như vậy đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường cong lõm về góc

tọa độ.

Điểm sản xuất tối ưu chính là những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản

xuất và thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của quốc gia (điểm A, B, C).

Những điểm nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm sản

xuất không hiệu quả do chưa sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất (điểm D)

Những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm không

thể đạt được trong hiện tại (điểm E). Tuy nhiên, một quốc gia có thể sẽ đạt được điểm

nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất trong tương lai khi có sự phát triển của

khoa học công nghệ, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của người lao động...

1.5 Chu chuyển của hoạt động kinh tế:

Quần

áo

. D

A

B

C

0 80 120 150

140

120

90

50

. E

Điểm A,B, C: Sản xuất hiệu quả

Điểm D : Sản xuất không hiệu quả

Điểm E : Không thể đạt được

Lúa

Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất

Page 8: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

8

1.5.1. Các thành phần của nền kinh tế

Để hiểu được nền kinh tế vận hành như thế nào, chúng ta hãy xem xét các thành

phần của nền kinh tế và sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần này. Trong nền kinh

tế giản đơn, các thành phần của nền kinh tế bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp và

chính phủ.

- Hộ gia đình: bao gồm một nhóm người chung sống với nhau như một đơn vị ra

quyết định. Một hộ gia đình có thể gồm một người, nhiều người, hoặc nhóm người

không có quan hệ nhưng chung sống với nhau.

Hộ gia đình là nguồn cung cấp lao động, tài nguyên, vốn và quản lý để nhận các

khoản thu nhập từ tiền lương, tiền lãi và lợi nhuận. Hộ gia đình cũng đồng thời là người

tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ.

- Doanh nghiệp: là tổ chức kinh doanh, sở hữu và điều hành các đơn vị kinh

doanh của nó. Đơn vị kinh doanh là một cơ sở trực thuộc dưới hình thức nhà máy, nông

trại, nhà bán buôn, bán lẻ hay nhà kho mà nó thực hiện một hoặc nhiều chức năng trong

việc sản xuất, phân phối sản phẩm hay dịch vụ.

Một doanh nghiệp có thể chỉ có một đơn vị kinh doanh, hoặc cũng có thể có

nhiều đơn vị kinh doanh. Trong khi đó một ngành gồm một nhóm các doanh nghiệp sản

xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự nhau.

Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực, các nhà

kinh tế phân chia nguồn lực thành các nhóm:

+ Tài nguyên: là nguồn lực thiên nhiên như: đất trồng trọt, tài nguyên rừng,

quặng mỏ, nước…

+ Vốn nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Bao gồm:

công cụ máy móc, thiết bị, phân xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải…

+ Lao động: bao gồm năng lực trí tuệ và thể lực tham gia vào quá trình sản xuất

hàng hóa và dịch vụ.

+ Quản lý: là khả năng điều hành doanh nghiệp. Người quản lý thực hiện các cải

tiến trong việc kết hợp các nguồn lực tài nguyên, vốn, lao động để tạo ra hàng hóa và

dịch vụ; đưa ra các quyết định về chính sách kinh doanh; đổi mới sản phẩm, kỹ thuật;

cải cách quản lý.

1.2.2. Dòng luân chuyển đơn giản trong nền kinh tế

Page 9: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

9

Dòng tiền tệ đi kèm với dòng dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ và nguồn tài

nguyên.

Hộ gia đình là người cung các yếu tố sản xuất tại thị trường các yếu tố sản xuất

và nhận về khoản thu nhập. Doanh nghiệp là người cầu về yếu tố sản xuất. Họ sử dụng

vốn để mua về các yếu sản xuất và đây là chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Sau đó

doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra hàng hóa dịch vụ cung cấp cho hộ gia

đình thông qua thị trường hàng hóa dịch vụ và họ nhận về một khoản gọi là doanh thu

(chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lợi nhuận của doanh nghiệp). Hộ gia đình sử

dụng thu nhập (từ việc cung cấp nguồn lực) để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ tiêu

dùng.

Biểu đồ trên mô tả mối quan hệ giữa các thành phần trong nền kinh tế thông qua

các tương tác trên thị trường hàng hóa dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất. Thực

tế, không phải tất cả thu nhập của hộ gia đình đều chi tiêu hết vào hàng hóa và dịch vụ,

một số thu nhập dành để tiết kiệm dưới hình thức đầu tư. Khi đó các trung gian tài chính

đóng vai trò trung gian trong việc dịch chuyển nguồn vốn cho các nhu cầu đầu tư của

doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1

THỊ TRƢỜNG HÀNG HÓA

DỊCH VỤ

HỘ GIA

ĐÌNH

THỊ TRƢỜNG YẾU TỐ

SẢN XUẤT

DOANH

NGHIỆP

Cầu

HH

Chi tiêu

Cung HH

dịch vụ

Doanh thu

Cung ytsx Cầu ytsx

Chi phí các ytsx Thu nhập

Hình 1.2. Sơ đồ chu chuyển nền kinh tế

Page 10: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

10

1. Kinh tế học là gì? Tại sao phải nghiên cứu Kinh tế học

2. Các phương pháp nghiên cứu Kinh tế học

3. Hãy phân biệt giữa khái niệm Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô, giữa

khái niệm Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc? Cho ví dụ minh họa

4. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

5. Những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp

6. Các mô hình kinh tế, ưu và nhược điểm của từng mô hình?

7. Đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia? Khi nào thì đường giới hạn

khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài?

8. Thế nào là chi phí cơ hội? Trình bày quy luật chi phí cơ hội tăng dần, cho ví dụ

minh họa

9. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nên kinh tế?

10. Trình bày cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản trong các cơ chế kinh

tế khác nhau.

11. Hãy sử dụng công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất để minh họa khả

năng sản xuất có hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực khan hiếm và quy luật chi

phí cơ hội tăng dần. Hãy chỉ ra những nhân tố làm dịch chuyển đường giới hạn khả

năng sản xuất ra phía ngoài.

Page 11: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

11

Chƣơng 2: LÝ THUYẾT VỀ CUNG - CẦU VÀ GIÁ CẢ

Thị trường theo nghĩa hẹp là tập hợp các thỏa thuận mà thông qua đó người bán và

người mua tiếp cận nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Theo định nghĩa này, thị trường không phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn

trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người

bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch

vụ thì nơi đó là thị trường. Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một

cuộc ký kết hợp đồng mua bán...

Tại một số thị trường, người mua và người bán gặp gỡ trực tiếp với nhau để trao

đổi mua bán. Một số thị trường lại được vận hành thông qua các trung gian hay người

môi giới như thị trường chứng khoán; những người môi giới ở thị trường chứng khoán

giao dịch thay cho các thân chủ của mình. Ở những thị trường thông thường, người bán

và người mua có thể thỏa thuận về giá cả và số lượng.

Như vậy, thị trường rất đa dạng và xuất hiện ở bất cứ nơi nào có sự trao đổi mua

bán. Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chức năng:

thị trường xác lập mức giá và số lượng hàng hóa dịch vụ mà tại đó người mua muốn

mua và người bán muốn bán. Giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được mua bán trên

thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất định, một số lượng

hàng hoá nhất định sẽ được mua bán. Vì thế, thị trường sẽ giúp giải quyết các vấn đề

kinh tế cơ bản nêu trên của kinh tế học.

Để hiểu rõ hơn cơ chế vận hành của thị trường, ta sẽ tìm hiểu hành vi của người

mua (biểu hiện qua cầu) và người bán (biểu hiện qua cung) trên thị trường.

2.1. Cầu

2.1.1. Các khái niệm:

a. Khái niệm cầu

Cầu đối với một loại hàng hóa dịch vụ nào đó là số lượng của loại hàng hóa mà

người tiêu dùng mong muốn mua và sẳn lòng mua tại mỗi mức giá chấp nhận được

trong một khoảng thời gian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định.

Page 12: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

12

Khái niệm nêu trên cho thấy cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là khái

niệm dùng để mô tả hành vi của người tiêu dùng, là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu

và giá cả.

b. Khái niệm lượng cầu:

Lượng cầu của một hàng hóa dịch vụ là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu

dùng sẳn lòng mua cụ thể ở một mức giá nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

c. Biểu cầu:

Là bảng liệt kê số lượng hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng sẳn lòng mua ở

từng mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Bảng 2.1. Biểu cầu đối với thịt heo:

Điểm Giá (1.000đ/kg) Cầu (1.000 kg/ tuần)

A 20 150

B 40 120

C 60 90

D 80 60

E 100 30

F 120 0

Chúng ta thấy rằng khi giá càng cao, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi

nghĩa là số lượng hàng hóa dịch vụ người tiêu dùng sẳn lòng mua ngày càng giảm khi

giá cả hàng hóa ngày càng tăng và ngược lại giá càng giảm thì lượng hàng hóa dịch vụ

người tiêu dùng sẳn lòng mua càng tăng. Chẳng hạn, ở mức giá là không, người mua

được cho không thịt heo. Vì thế, lượng cầu ở mức giá này sẽ rất cao ở mức 150.000

kg/tuần. Khi giá tăng lên 40.000 đồng/kg, một số người tiêu dùng không còn khả năng

thanh toán hay người tiêu dùng mua ít đi do cảm thấy giá đắt hơn nên từ bỏ ý định mua.

Do vậy, lượng cầu lúc này giảm xuống còn 120.000 kg/tuần. Như vậy, khi giá càng cao,

số lượng hàng hóa mà người mua sẳn lòng mua tiếp tục giảm. Nếu giá là 200.000

đồng/kg, người mua có lẽ không chấp nhận mức giá này nên không mua một hàng hóa

nào, lượng cầu lúc này bằng không.

d. Hàm cầu và đường cầu:

Từ ví dụ trên ta thấy rằng lượng cầu của người tiêu dùng đối với một loại hàng

hóa nào đó phụ thuộc vào giá của mặt hàng đó, nếu như các yếu tố khác là không đổi.

Khi giá tăng thì lượng cầu giảm đi và khi giá giảm thì lượng cầu tăng.

Page 13: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

13

Vì vậy, với giả định là các yếu tố khác là không đổi, ta có thể biểu diễn lượng

cầu đối với một hàng hóa nào đó như là một hàm số theo giá của chính hàng hóa đó như

sau:

QD = f(P)

Đường cầu: biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ. Khi

ta biểu thị biểu cầu lên đồ thị, nối các điểm lại với nhau chúng ta có đường cầu.

Để tiện lợi cho việc lý giải các vấn đề cơ bản của kinh tế học vi mô, người ta

thường dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm cầu. Vì vậy, hàm cầu thường có dạng:

QD = a - bP

Trong đó: QD là lượng cầu (hay còn gọi là số cầu);

P là giá cả hàng hóa;

a, b là hằng số.

Vì lượng cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến với nhau nên hệ số a > 0 và b có

giá trị không âm (b ≥ 0). Với dạng hàm số như trên, đồ thị của hàm cầu (hay còn gọi là

đường cầu) là một đường thẳng dốc từ trái sang phải.

Các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua tương ứng

từng mức giá nhất định.

Ví dụ: điểm B nằm trên đường cầu D trong hình 2.1 cho biết lượng cầu ở mức giá

40.000 đồng là 120.000 kg. Khi giá tăng từ 40.000 đồng lên 80.000 đồng, lượng cầu

giảm xuống còn 90.000 kg (điểm C).

Ta có quy luật cầu: khi giá cả tăng thì lượng cầu giảm, khi giá cả giảm thì

lượng cầu tăng, các yếu tố khác không đổi.

C

B

90 120 150

40

80

P

200

(D)

Q

Hình 2.1. Đường cầu

Page 14: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

14

2.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng cầu hàng hóa

Ngoài yếu tố giá cả hàng hóa còn có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn

đến lượng cầu của hàng hóa dịch vụ. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu ảnh hưởng độc lập

của từng yếu tố một đến lượng cầu, mà không xem xét ảnh hưởng tổng hợp của các yếu

tố như một tổng thể. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố này

thì ta giả định các yếu tố khác không đổi.

a. Thu nhập của người tiêu dùng:

Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng vì với thu nhập

cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng

có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa.

Cầu đối với loại hàng hóa thông thường lượng cầu hàng hóa sẽ tăng khi thu nhập

của người tiêu dùng tăng.

Ví dụ, người tiêu dùng sẽ mua quần áo, sẽ mua điện thoại di động, sử dụng các

dịch vụ giải trí, v.v. nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên. Những hàng hóa này là

những hàng hóa thông thường.

Ngược lại, cầu đối với hàng hóa thứ cấp (hay còn gọi là cấp thấp) sẽ giảm khi thu

nhập của người tiêu dùng tăng. Hàng cấp thấp thường là những mặt hàng rẻ tiền, chất

lượng thấp như mì gói, xe đạp, bếp dầu v.v. mà mọi người sẽ không thích mua khi thu

nhập của họ cao hơn.

Nói chung, khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu đối với

các loại hàng hóa. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đường cầu. Hình 2.2 trình

bày sự dịch chuyển của đường cầu do ảnh hưởng của thu nhập có tính đến tính chất của

hàng hóa. Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển về phía phải khi

thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; ngược lại, đường cầu đối với hàng hóa cấp thấp

sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

P

(D1)

QD

A1 120

80

A2

(D2)

100

P

(D2)

QD

A2 120

60

A1

(D1)

80

a) Hàng hóa thông thường b) Hàng hóa thứ cấp

Page 15: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

15

Hình 2.2 Sự thay đổi của cầu hàng hóa khi thu nhập của người tiêu dùng tăng

Cùng với sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng, theo thời gian một hàng hóa,

dịch vụ là hàng thông thường hoặc cao cấp hôm nay có thể trở thành một hàng thứ cấp

hoặc hàng thông thường trong tương lai.

Ví dụ: ở Việt Nam, xe đạp là hàng hóa thông thường vào đầu những năm 1990

nhưng lại là hàng thứ cấp vào những năm 2010 do thu nhập của người tiêu dùng vào

đầu những năm 2010 cao hơn thu nhập vào những năm 1990 và hàng hóa những năm

2010 đa dạng hơn so với 1990

b. Giá cả của hàng hóa có liên quan

Trong đời sống, chúng ta dễ dàng thấy rằng cầu của rất nhiều hàng hóa dịch vụ

thay đổi khi giá cả của những hàng hóa dịch vụ khác thay đổi. Khi giá cả hàng hóa A

thay đổi làm cho cầu hàng hóa B tăng hay giảm nó phụ thuộc vào mối quan hệ của hai

hàng hóa này. Có hai loại hàng hóa có liên quan mà các nhà kinh tế thường đề cập đến

là: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.

+ Hàng hóa thay thế:

Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có

thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại

hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chọn hoặc tiêu

dùng hàng hóa này hoặc tiêu dùng hàng hóa kia.

Ví dụ, người tiêu dùng có thể thay thế thịt bằng cá khi giá thịt tăng lên và giá cá

không đổi; có thể chọn mua điện thoại Sony hay Samsung khi giá điện thoại Iphone

tăng. Như vậy cầu đối với một loại hàng hóa dịch vụ nào đó sẽ giảm hoặc tăng khi giá

của hàng hóa thay thế của nó giảm hoặc tăng, nếu các yếu tố khác là không đổi.

+ Hàng hóa bổ sung:

Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ

sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó, nghĩa là một hàng hóa

muốn sử dụng được thì phải sử dụng kèm theo một sản phẩm khác. Trong thực tế có rất

nhiều hàng hóa bổ sung cho nhau.

Ví dụ: xăng và xe gắn máy, gas và bếp gas, sim và điện thoại di động … là

những hàng hóa bổ sung cho nhau. Khi giá gas (giá xăng, giá cước di động) tăng thì nhu

Page 16: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

16

cầu sửa dụng bếp gas (xe gắn máy, điện thoại di động) sẽ giảm xuống (và ngược lại) vì

khi giá cả của gas (xăng, cước di động) tăng sẽ làm cho người tiêu dùng phải bỏ ra số

tiền nhiều hơn khi sử dụng bếp gas (xe gắn máy, điện thoại di động).

Như vậy cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ tăng hoặc giảm khi giá của

hàng hóa bổ sung của nó giảm hoặc tăng, nếu các yếu tố khác không đổi.

c. Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai

Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn chịu sự tác động vào sự dự đoán của

người tiêu dùng hoặc xu hướng về giá cả hàng hóa dịch vụ đó trong tương lai.

Khi dự đoán giá một hàng hóa trong tương lai tăng thì lượng cầu hàng hóa đó

trong hiện tại sẽ tăng, ngược lại khi dự đoán giá hàng hóa trong tương lại giảm thì lượng

cầu hàng hóa trong hiện tại sẽ giảm.

Ví dụ: Việc người dân đổ xô mua đất đai trong thời gian gần đây là do họ dự

đoán giá đất đai sẽ gia tăng trong thời gian tới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị

hóa gia tăng.

d. Thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng

Sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán, môi

trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v. của người tiêu dùng. Khi những yếu tố

này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo.

Ví dụ: khi những bộ phim Hàn Quốc được trình chiếu phổ biến ở nước ta thì thị

hiếu về thời trang, ẩm thực Hàn Quốc gia tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu đối với thời

trang và ẩm thực Hàn Quốc cũng gia tăng.

e. Quy mô thị trường

Cùng một loại hàng hóa nhưng ở từng thị trường khác nhau thì cầu của hàng hóa

khác nhau. Vấn đề phụ thuộc vào qui mô của thị trường. Dân số nơi tồn tại của thị

trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số,

cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.

f. Yếu tố chính phủ

Một thành viên rất quan trọng trong thị trường đó là chính phủ. Chính phủ có thể

dùng các công cụ của mình để can thiệp vào thị trường nhằm điều chỉnh giá cả hàng hóa

dịch vụ theo những mục tiêu của chính phủ đề ra. Các công cụ chính phủ thường sử

dụng gồm: các chính sách về thuế, trợ cấp, giá trần hoặc giá sàn…

Khi chính phủ can thiệp vào thị trường sẽ làm cho giá cả hàng hóa thay đổi.

Page 17: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

17

Ví dụ: khi chính phủ đánh thuế vào một loại hàng hóa nào đó nó sẽ làm cầu về

hàng hóa này thay đổi do người tiêu dùng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua hàng và

người sản xuất có thể sẽ bán hàng với giá thấp hơn nó sẽ làm cho cung cầu hàng hóa

trên thị trường thay đổi và giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ bị thay đổi theo.

g. Các yếu tố khác:

Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố

khác. Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố

mà chúng ta không thể dự đoán trước được.

Ví dụ, cầu đối với sản phẩm áo mưa sẽ tăng vào những tháng mùa mưa hoặc cầu

về gia cầm sẽ giảm khi xảy ra dịch cúm gia cầm…

Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyển

khi các yếu tố khác ngoài giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Lượng cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này thay đổi.

2.1.3 Sự thay đổi của cầu:

a. Di chuyển dọc đường cầu:

Khi giá 40.000 đồng/kg lượng cầu là 120.000 kg tại điểm B. Khi giá tăng từ

40.000 đồng/kg đến 80.000 đồng/kg, lượng cầu giảm xuống còn 90.000 kg (điểm C).

Điểm B di chuyển tới điểm C. Ngược lại khi giá giảm xuống thì lượng cầu sẽ tăng lên

điểm C sẽ dịch chuyển dần về hướng điểm B. Trường hợp này các điểm di chuyển dọc

trên đường cầu khi giá hàng hóa thay đổi.

b. Dịch chuyển đường cầu:

Khi giá cả hàng hóa không thay đổi nhưng lại có sự thay đổi về lượng cầu thì sẽ

làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải (nếu cầu tăng) hoặc sang trái (nếu cầu giảm).

C

B

90 120 150

40

80

P

(D)

Q

Hình 2.3: Di chuyển dọc dường

cầu

Page 18: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

18

Trong trường hợp này các yếu tố khác ngoài giá thay đổi làm cho đường cầu hàng hóa

dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.

Ví dụ: Giá cả hàng hóa X trên một thị trường được mua bán với giá P = 80đvt/sản

phẩm, lượng tiêu thụ Q = 90 sản phẩm. Hiện tại do thu nhập của dân cư tăng lên làm

cho lượng cầu hàng hóa X tăng lên một lượng là 30 sản phẩm ở mọi mức giá. Trong

trường hợp này chúng ta thấy giá cả hàng hóa không giảm (vẫn ở mức P = 80đvt/sản

phẩm) nhưng lượng cầu hàng hóa lại tăng lên là do thu nhập của dân cư tăng. Hoặc khi

chính phủ đánh thuế người tiêu dùng làm cho lượng cầu hàng hóa sẽ giảm ở mọi mức

giá.

Như vậy khi giá cả hàng hóa không đổi nhưng các yếu tố khác ngoài giá thay đổi

sẽ làm cho đường cầu hàng hóa dịch chuyển sang phải hoặc sang trái.

2.2. Cung

2. 2.1. Các khái niệm:

a. Khái niệm cung:

Cung đối với một loại hàng hóa dịch vụ nào đó là số lượng hàng hóa dịch vụ mà

người sản xuất mong muốn bán và có thể bán tại mỗi mức giá chấp nhận được trong

một khoảng thời gian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định.

Khái niệm nêu trên cho thấy cung không phải là một số lượng cụ thể mà là khái

niệm dùng để mô tả hành vi của người sản xuất, là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng

cung và giá cả

(D1) (D0

) 90 120

80

P

200

Q (D1)

(D0)

50 90

80

P

200

Q

Cầu tăng ở mọi mức giá Cầu giảm ở mọi mức giá

Hình 2.4: Di chuyển đường cầu

Page 19: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

19

b. Khái niệm lượng cung:

Lượng cung của một hàng hóa dịch vụ là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người sản

xuất sẳn lòng bán cụ thể ở từng mức giá trong một khoản thời gian nhất định.

c. Biểu cung:

Là bảng liệt kê số lượng hàng hóa dịch vụ được người sản xuất sẳn lòng bán ở

từng mức giá.

Bảng 2.2. Biểu cung đối với thịt heo:

Điểm Giá

(1.000đ/kg)

Lượng cung (QS)

(1.000 kg/ tuần)

A 20 0

B 40 20

C 60 40

D 80 60

E 100 80

F 120 100

Chúng ta thấy rằng khi giá càng cao, lượng cung của người sản xuất càng tăng

lên nghĩa là số lượng hàng hóa dịch vụ người sản xuất sẳn lòng bán ngày càng tăng khi

giá cả hàng hóa càng tăng và ngược lại giá càng giảm thì lượng hàng hóa dịch vụ người

sản xuất sẳn lòng bán càng giảm. Chẳng hạn, tại mức giá bằng không, sẽ không có ai

sản xuất và bán loại hàng hóa này vì không ai sản xuất ra để cho không. Khi giá hàng

hóa tăng lên mức giá 40.000 đồng/kg thì đã có 20.000kg thịt được nhà sản xuất sẳn lòng

bán. Khi mức giá tăng lên mức P = 80.000đ/kg thì nhà sản xuất sẳn lòng bán với số

lượng nhiều hơn là 40.000kg.

d. Hàm cung và đường cung:

Từ ví dụ trên ta thấy rằng cung đối với một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc vào

giá của mặt hàng đó, nếu như các yếu tố khác là không đổi. Khi giá tăng thì lượng cung

sẽ tăng và khi giá giảm thì lượng cung giảm.

Vì vậy, với giả định là các yếu tố khác là không đổi, ta có thể biểu diễn lượng

cung đối với một hàng hóa nào đó như là một hàm số theo giá của chính hàng hóa đó

như sau:

QS = f(P)

Page 20: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

20

Hàm cung: Mô tả mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả hàng hóa dịch vụ. Là

biểu thị của biểu cung trên đồ thị.

Để tiện lợi cho việc lý giải các vấn đề cơ bản của kinh tế học vi mô, người ta

thường dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm cung. Vì vậy, hàm cung thường có

dạng:

QS = c + dP

Trong đó: QS là lượng cung (hay còn gọi là số cung);

P là giá cả hàng hóa;

c, d là hằng số. Trong đó c là số bất kỳ, d có giá trị không âm (b ≥ 0)

Vì lượng cung và giá có mối quan hệ đồng biến với nhau nên với dạng hàm số

như trên, đồ thị của hàm cung (hay còn gọi là đường cung) là một đường thẳng dốc từ

phải sang trái.

Các điểm nằm trên đường cung sẽ cho biết lượng cung tương ứng với từng mức

giá nhất định.

Hình 2.5. Đường cung

Qui luật cung: Khi giá cả tăng thì lượng cung tăng, khi giá cả giảm thì lượng

cung giảm, các yếu tố khác không đổi.

2. 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung:

Như chúng ta đã biết, cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào

giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào một số yếu tố

khác. Khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm thay đổi cung của hàng hóa dịch vụ dẫn đến sự

dịch chuyển của đường cung.

a. Trình độ khoa học kỹ thuật:

C

P

(S)

QS

B

80

40

40 20

Page 21: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

21

Khi khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ hiện đại hơn, khả năng của nhà sản xuất

được mở rộng hơn. Nhà sản xuất sử dụng cùng một lượng đầu vào nhưng khi công nghệ

phát triển có thể sản xuất ra sản lượng nhiều hơn trước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung

ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mức giá. Khi đó, đường cung dịch chuyển sang

phía phải. Sự dịch chuyển của đường cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho

trước, lượng cung cao hơn so với ban đầu.

Ví dụ: theo thời gian sự phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ máy móc

hiện đại cùng với sự nâng cao tay nghề, kinh nghiệm sản xuất giúp cho người nông dân

sản xuất ra nhiều lúa hơn mặc dù nguồn tài nguyên đất ngày càng bị thu hẹp. Mỗi một

sự cải tiến công nghệ sẽ mở rộng khả năng cung ứng của các nhà sản xuất. Công nghệ

càng tiến bộ giúp các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào ngày càng hiệu quả hơn, tạo

ra được nhiều hàng hóa hơn.

b. Giá cả của các yếu tố đầu vào:

Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên thị

trường như lao động, nguyên vật liệu, phụ liệu, điện, nước, v.v. Giá cả của các yếu tố

đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.

Trong một giai đoạn nhất định nguồn lực của doanh nghiệp (thể hiện ở nguồn

vốn) là không thay đổi nên khi giá cả của các yếu tố đầu vào thay đổi sẽ làm cho lượng

yếu tố đầu vào của doanh nghiệp có được sẽ thay đổi.

Ví dụ như giá nguyên liệu, phụ liệu, v.v. rẻ hơn sẽ giúp cho các nhà sản xuất có

thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn tại mỗi mức giá nhất định do khi này họ có thể mua

được nhiều đầu vào hơn trước. Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược lại

khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên sẽ làm lượng đầu vào doanh nghiệp có được sẽ

giảm xuống. Khi đó, lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm đi ở mọi mức giá so với ban

đầu. Khi này đường cung dịch chuyển sang trái.

c. Giá cả của sản phẩm dự kiến trong tương lai:

Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giá

trong tương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa. Thông thường, các nhà sản

xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm xuống và

ngược lại sẽ cung ít đi nếu giá trong tương lai được dự báo tăng, giả sử các yếu tố khác

không đổi. Khi giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp có lẽ sẽ dự trữ lại hàng

Page 22: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

22

hóa và trì hoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai

khi giá tăng.

d. Chính sách thuế và các quy định của chính phủ:

Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung của

các nhà sản xuất. Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó, các doanh

nghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành này sẽ trở nên

kém hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một số doanh nghiệp có

thể rời khỏi ngành.

Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác của chính phủ cũng có ảnh hưởng lớn

đến cung. Chính sách chống ô nhiễm để bảo vệ môi trường sẽ làm giá tăng chi phí của

một số ngành công nghiệp như sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, v.v. và làm giảm lợi nhuận

của các ngành này. Những chính sách như vậy có thể làm giảm sản lượng của ngành sản

xuất xe gắn máy, xe ô tô, v.v. Ngược lại, chính sách hỗ trợ cho người có thu nhập thấp

và doanh nghiệp bất động sản làm cho lượng cung nhà ở trong thời gian qua tăng lên.

e. Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác:

Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên

như đất, nước, thời tiết, khí hậu, v.v. Sự thay đổi của các điều kiện này có thể tác động

đến lượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường. Các nghiên cứu về sản

xuất lúa của nông dân nước ta cho thấy năng suất lúa đạt được một phần do điều kiện tự

nhiên quyết định. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại sẽ

làm giảm năng suất.

Ví dụ trong những năm qua thiên tai, dịch bệnh … làm đình trệ một số ngành sản

xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và làm giảm cung của các mặt hàng như lúa gạo, cây

ăn trái, thịt, v.v…

f. Số lượng doanh nghiệp trong thị trường:

Yếu tố này cũng tạo ra sự thay đổi lượng cung hàng hóa trên thị. Khi một thị

trường có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thì sẽ tạo ra lượng cung hàng hóa càng

nhiều, ngược lại khi số lượng doanh nghiệp giảm đi sẽ làm cho lượng cung giảm. Khi

số lượng doanh nghiệp thay đổi làm thay đổi lượng cung trên thị trường

Ví dụ: Trong giai đoạn cuối những năm 1990 nhãn da bò là một loại cây trồng

đem lại hiệu quả kinh tế cao, do đó nông dân đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt trồng nhãn

da bò như vậy trong thời gian khoảng 2-3 năm sau thì lượng cung nhãn da bò quá lớn

Page 23: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

23

do có quá nhiều người trồng làm cho giá giảm một cách thảm hại dẫn đến việc người

nông dân chặt bỏ nhãn làm cho lượng cung của nhãn da bò giảm xuống.

2. 2.3 Sự thay đổi của cung:

a. Dịch chuyển dọc đường cung:

Khi giá cả hàng hóa thay đổi làm cho lượng cung thay đổi theo.

Khi giá 40.000 đồng/kg lượng cung là 90.000 kg tại điểm B. Khi giá tăng từ

40.000 đồng/kg đến 80.000 đồng/kg, lượng cung tăng lên 120.000 kg (điểm C). Điểm B

di chuyển tới điểm C. Ngược lại khi giá giảm xuống thì lượng cung cũng sẽ giảm và

dịch chuyển dần về hướng điểm B. Trường hợp này các điểm di chuyển dọc trên đường

cung khi giá hàng hóa thay đổi.

b. Di chuyển đường cung:

Khi giá cả hàng hóa không thay đổi nhưng lại có sự thay đổi về lượng cung thì sẽ

làm cho đường cung dịch chuyển sang phải (nếu cung tăng) hoặc sang trái (nếu cung

giảm). Trong trường hợp này các yếu tố khác ngoài giá thay đổi làm cho đường cung

hàng hóa dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.

Ví dụ: Giá cả hàng hóa X trên một thị trường được mua bán với giá P = 80đvt/sản

phẩm, lượng tiêu thụ Q = 90 sản phẩm. Hiện tại do số lượng doanh nghiệp trong thị

trường tăng lên làm cho lượng cung hàng hóa X tăng lên một lượng là 30 sản phẩm ở

mọi mức giá. Trong trường hợp này chúng ta thấy giá cả hàng hóa không tăng (vẫn ở

mức P = 80đvt/sản phẩm) nhưng lượng cung hàng hóa lại tăng lên là do số lượng doanh

nghiệp trong thị trường tăng lên.

Hoặc do giá cả yếu tố sản xuất tăng lên làm cho lượng cung giảm đi 40 sản phẩm

ở mọi mức giá.

C

B

90 120

40

80

P (S)

Q

Hình 2.6: Di chuyển dọc đường

cung

Page 24: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

24

Như vậy khi giá cả hàng hóa không đổi nhưng các yếu tố khác ngoài giá thay đổi

sẽ làm cho đường cung hàng hóa dịch chuyển sang phải hoặc sang trái.

2.3. Trạng thái cân bằng của thị trƣờng:

Theo quy luật cầu và qui luật cung, người mua thì muốn mua hàng với giá thấp

nhưng ngược lại người bán lại muốn bán hàng với giá cao. Vậy với giá bao nhiêu thì

người mua sẳn lòng mua và người bán sẳn lòng bán? Giá cả hàng hóa trên thị trường

được xác định như thế nào?

Bảng 2.3: Biểu cung và cầu về thịt heo:

Điểm Giá

(1.000đ/kg)

Lượng cung (QS)

(1.000 kg/ tuần)

Lượng cầu (QD)

(1.000 kg/ tuần)

A 20 0 150

B 40 20 120

C 60 40 90

D 80 60 60

E 100 80 30

F 120 100 0

Nếu giá hàng hóa ở mức 120.000 đ/kg thì người mua sẽ không mua hàng do giá

quá cao, ngược lại người bán lại muốn bán hàng nhiều hơn, như vậy thị trường đang

thừa hàng. Muốn bán được hàng người bán buộc phải giảm giá hàng hóa. Khi giá giảm,

theo qui luật cung cầu, lượng cầu sẽ tăng và lượng cung sẽ giảm.

(S1)

(S)

90 120

80

P

200

Q 50 90

80

P

200

Q

Hình a: Cung tăng ở mọi mức Hình b: Cung giảm ở mọi mức

(S) (S1

Hình 2.7 : Sự di chuyển đường cung

Page 25: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

25

Ngược lại nếu giá thấp quá ở mức 20.000 đ/kg thì người bán sẽ không bán hàng ra

thị trường trong khi người mua lại muốn mua với số lượng lớn, khi này thị trường đang

bị thiếu hụt (khan hiếm) hàng. Người mua muốn mua được hàng phải chấp nhận trả giá

cao hơn. Khi giá tăng thì lượng cung tăng, lượng cầu sẽ giảm.

Chúng ta thấy rằng nếu giá cả hàng hóa cao quá thì lượng cầu sẽ thấp, lượng cung

sẽ cao như vậy hàng hóa trên thị trường dư thừa. Khi hàng hóa bị dư thừa, theo tác động

của cơ chế thị trường giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống. Nếu giá hàng hóa giảm xuống quá

thấp sẽ dẫn đến lượng cầu tăng lên nhưng lượng cung lại giảm khi này thị trường xảy ra

tình trạng thiếu hụt hàng, khi hàng hóa bị thiếu hụt hay khan hiếm trên thị trường thì giá

cả sẽ tăng lên.

Như vậy dưới tác động của cơ chế thị trường giá cả hàng hóa sẽ thay đổi tăng lên

hoặc giảm xuống đến khi lượng cầu bằng lượng cung thì khi này thị trường đạt trạng

thái cân bằng. Như vậy dưới tác động của cơ chế thị trường, giá cả hàng hóa luôn vận

động và đạt lại trạng thái cân bằng nếu các yếu tố khác không đổi.

Cơ chế hình thành điểm cân bằng được thể hiện ở đồ thị sau:

Giá cả và số lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường được hình thành qua sự

tác động qua lại giữa cung và cầu.

Trên hình 2.8, đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm E. Điểm E được gọi là

điểm cân bằng của thị trường; tương ứng với điểm cân bằng E, ta có giá cả cân bằng P =

80 và số lượng cân bằng QD = QS = 60. Như vậy thị trường đạt trạng thái cân bằng khi

QD = QS

E

Thừa hàng

40

(D) Thiếu hàng

60 120

80

P

140

Q

(S)

Điểm cân bằng

Hình 2.8: Trạng thái cân bằng

Page 26: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

26

Thị trường có xu hướng tồn tại tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung bằng với

lượng cầu nên không có một áp lực nào làm thay đổi giá. Các hàng hóa thường được

mua bán tại giá cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cung cầu cũng

đạt trạng thái cân bằng, một số thị trường có thể không đạt được sự cân bằng vì các điều

kiện khác có thể đột ngột thay đổi.

2.4. Thay đổi trạng thái cân bằng của thị trƣờng:

Giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên thị trường chính là mức giá

cân bằng. Như vậy có phải với một hàng hóa dịch vụ cụ thể nào đó thì nó luôn đạt trạng

thái cân bằng tại điển E với mức giá PE và lượng là QE? Có khi nào thị trường đạt trạng

thái cân bằng ở một điểm khác E?

Trạng thái cân bằng của thị trường do cung và cầu hàng hóa quyết định. Như vậy

bất cứ một sự thay đổi nào của cung và/hoặc cầu (đường cung và/hoặc đường cầu dịch

chuyển) cũng sẽ làm thay đổi điểm cân bằng của thị trường. Và gần như cung và cầu

hàng hóa thường xuyên thay đổi do các yếu tố tác động đến cung, cầu hàng hóa thường

xuyên thay đổi.

Ví dụ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại làm cho cung hàng hóa tăng hoặc

thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng cao làm cho nhu cầu về tiêu dùng hàng

hóa dịch vụ thông thường ngày càng tăng… Như vậy điểm cân bằng của thị trường

cũng sẽ thường xuyên thay đổi.

Do điểm cân bằng thay đổi khi cung và/hoặc cầu thay đổi nên chúng ta có 8

trường hợp thị trường đạt trạng thái cân bằng mới.

2.4.1 Cầu thay đổi, cung không đổi:

Trong phần này, giả sử chúng ta nghiên cứu tác động của thu nhập của người tiêu

dùng, đến sự thay đổi của giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Ở đây chúng ta

nghiên cứu sự tác động của thu nhập người tiêu dùng đến hai hàng hóa là mì gói và thịt

bò.

(D1)

Q0

(D0

E0

(S) P

P0

P1

Q

E1

(D1)

Q1 Q1

(D0)

E1

(S) P

P1

P0

Q

E0

Q0

Tác động của thu nhập đến mì

gói

Tác động của thu nhập đến thịt

Page 27: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

27

Hình 2.9. Sự thay đổi của điểm cân bằng do thu nhập của người tiêu dùng tăng

Xét trường hợp mì gói: mì gói được xem là hàng thứ cấp (cấp thấp) nên khi thu

nhập càng cao thì người ta sẽ tiêu dùng ít đi. Giả sử khi chưa thay đổi thu nhập người

tiêu dùng sẽ mua mì gói với giá P0, lượng là Q0 tại điểm cân bằng E0. Khi thu nhập của

người tiêu dùng tăng lên thì cầu về mì gói sẽ giảm, đường cầu về mì gói sẽ dịch chuyển

sang trái từ D0 sang D1, khi này yếu tố thay đổi là thu nhập của người tiêu dùng, giá cả

hàng hóa vẫn là P0. Tuy nhiên khi cầu thị trường bây giờ là đường D1 nếu giá vẫn là P0

thì thị trường sẽ xảy ra tình trạng dư thừa hàng. Và dưới tác động của cơ chế thị trường

thì giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống đến khi đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E1 với

giá P1 và lượng Q1 thấp hơn ban đầu

Xét trường hợp thịt bò: thịt bò có thể được xem là hàng cao cấp nên khi thu nhập

càng cao thì người ta sẽ tiêu dùng nhiều hơn. Giả sử khi chưa thay đổi thu nhập người

tiêu dùng sẽ mua thịt bò với giá P0, lượng là Q0 tại điểm cân bằng E0. Khi thu nhập của

người tiêu dùng tăng lên thì cầu về thịt bò sẽ tăng, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải

từ D0 sang D1, khi này yếu tố thay đổi là thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa

vẫn là P0. Tuy nhiên khi cầu thị trường bây giờ là đường D1 nếu giá vẫn là P0 thì thị

trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng. Và dưới tác động của cơ chế thị trường thì

giá cả hàng hóa sẽ tăng lên đến khi đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm E1 với giá P1 và

lượng Q1 cao hơn ban đầu

2.4.2 Cung thay đổi, cầu không đổi

Khi các yếu tố tác động đến cung thay đổi sẽ làm đường cung dịch chuyển từ đó

tạo ra điểm cân bằng mới trên thị trường.

Ví dụ yếu tố môi trường, điều kiện tự nhiên tác động đến lượng cung hàng hóa

trên thị trường như mặt hàng lúa, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi năng suất lúa cao sẽ

làm lượng cung lúa trên thị trường tăng đường cung dịch chuyển sang phải khi này giá

cân bằng sẽ giảm, ngược lại điều kiện tự nhiên không thuận lợi như hạn hán, ngập mặn,

dịch bệnh sẽ làm cho lúa thất mùa, lượng cung giảm khi này giá cân bằng mới sẽ tăng.

Thông qua sự dịch chuyển của đường cung lúa, chúng ta cũng có thể giải thích tại sao

khi trúng mùa giá lúa lại thường có xu hướng giảm (các yếu tố khác giữ nguyên) và,

ngược lại, khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng.

Page 28: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

28

Hình 2.10. Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cung thay đổi

.4.3 Cung và cầu cùng thay đổi:

a. Cung cầu cùng tăng:

Khi cung cầu hàng hóa cùng tăng thì điều chắc chắn là lượng cân bằng mới trên

thị trường sẽ tăng. Tuy nhiên khi cung tăng sẽ làm cho giá giảm, khi cầu tăng sẽ làm giá

tăng.

Như vậy giá cân bằng mới tăng hay giảm hay không đổi? Xem xét các trường

hợp sau:

b. Cung cầu cùng giảm

E1

E2

P1

P2

P (S1)

(S2)

(D)

Q Q1 Q2

E2

E1

P2

P1

P (S2)

(S1)

(D)

Q Q2 Q1

(D)

E1 E2 P1

P2

P (S

(S2)

Q Q1 Q2

(D2) (D)

E1 EP1 = P2

P (S

(S2)

Q Q1 Q2

(D2) (D)

E1 E

P1

P2

P (S

(S2)

Q Q1 Q2

(D2

Hình a:

Mức tăng của cung> mức tăng

cg

Hình b: Mức tăng của

cung

bằng mức tăng của cầu,

Hình c: Mức tăng của

cung

nhỏ hơn mức tăng của Hình 2.11: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cung và cầu cùng

tăng

(D2

E2 E

P2

P1

P (S2)

(S1)

Q Q2 Q1

(D1) (D

E2 EP1 = P2

P (S

(S1)

Q Q2 Q1

(D1) (D

E2 E

P2

P1

P (S

(S1)

Q Q1 Q2

(D1

Hình a: Mức giảm của

cung

lớn hơn mức giảm của

Hình b: Mức giảm của

cung

bằng mức giảm của cầu,

Hình c: Mức giảm của

cung

nhỏ hơn mức giảm của

Hình a: Cung tăng ở mọi mức

giá

Hình b: Cung giảm ở mọi mức

giá

Page 29: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

29

c. Cung cầu thay đổi ngược chiều nhau:

Việc hiểu rõ bản chất các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của đường cung

và đường cầu giúp chúng ta dự đoán được sự thay đổi của giá cả của các hàng hóa, dịch

vụ trên thị trường khi các các điều kiện của thị trường thay đổi. Để dự đoán chính xác

xu hướng và độ lớn của những sự thay đổi, chúng ta phải định lượng được sự phụ thuộc

của cung, cầu vào giá và các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong thực tế điều này không đơn

giản.

2.5 Thặng dƣ sản xuất và thặng dƣ tiêu dùng:

2.5.1 Thặng dƣ sản xuất: là phần chênh lệch về tổng giá trị giữa giá sẳn lòng

bán (>PB) và giá thực tế bán (P0). Khi người sản xuất bán được hàng hóa với giá cao

hơn giá họ sẳn lòng bán thì điều này đã mang lại cho họ một khoản thặng dư.

2.5.2 Thặng dƣ tiêu dùng: là phần chênh lệch về tổng giá trị giữa giá sẳn lòng

mua (<PA) và giá thực tế mua (P0). Khi người tiêu dùng mua được hàng hóa với giá thấp

hơn giá họ sẳn lòng mua thì điều này đã mang lại cho họ một khoản thặng dư.

E0

Q

D

S P

P0

PB

PA

Thặng dư

tiêu dùng

Thặng dư

sản xuất

Hình 2.12: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cung và cầu cùng

giảm

(D2

E1

E2

P1

P2

P (S1)

(S2)

Q Q1 Q2

(D1) (D1

E1

E2

P1 = P2

P

(S2)

(S1)

Q Q2 Q1

(D2)

Hình a: Cung tăng cầu giảm Hình b: Cung giảm cầu tăng

Hình 2.13: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cung và cầu thay đổi ngược

chiều

Hình 2.14: Thặng dư

Page 30: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

30

2.6 Sự co giãn của cầu và cung

Khi các yếu tố tác động đến cung và cầu thay đổi dẫn đến lượng cung và lượng

cầu hàng hóa thay đổi, tuy nhiên đối với từng hàng hóa khác nhau, ở từng mức giá khác

nhau thì sự thay đổi đó lại không giống nhau. Để có thể tính được khi một yếu tố tác

động đến cung/ cầu thay đổi 1% thì lượng cung/ cầu thay đổi bao nhiêu % chúng ta

dùng một đại lượng để đo lường sự thay đổi của lượng cung, lượng cầu khi các yếu tố

tác động đến nó thay đổi đó là hệ số co giãn của cung và hệ số co giãn của cầu.

2.6.1 Hệ số co giãn của cầu

Việc nghiên cứu sự co giãn của cầu là rất quan trọng vì nó giúp ta thấy sự ảnh

hưởng của giá cả hay một số các nhân tố khác (như thu nhập hay giá hàng hóa có liên

quan) đến lượng cầu của một loại hàng hóa nào đó.

Để đo lường sự co giãn của cầu theo một nhân tố ảnh hưởng nào ta dùng khái

niệm hệ số co giãn của cầu. Hệ số co giãn của cầu là tỉ lệ % thay đổi lượng cầu khi một

nhân tố ảnh ảnh hưởng đến cầu đang xét thay đổi 1% (các yếu tố khác không đổi)

Thông thường, người ta khảo sát ba loại hệ số co giãn của cầu như sau:

- Hệ số co giãn của cầu theo giá ( P

DE );

- Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập ( I

DE ); và

- Hệ số co giãn chéo của cầu ( Py

DxE ).

a. Hệ số co giãn của cầu theo giá

Hệ số co giãn của cầu theo giá là tỉ lệ % thay đổi lượng cầu khi giá sản phẩm

thay đổi 1% (các yếu tố khác không đổi).

Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá được viết như sau:

P

DE =

+ Co giãn điểm:

Q

Pa

Q

PPf

Q

P

dP

dQ

Q

P

P

Q

PP

QQE P

D 1)('/

/

Trong đó: Q =f(P)

Ta thấy rằng ∆QD và ∆P là hai số ngược dấu với nhau (Do khi P tăng thì QD

giảm, ngược lai khi P giảm thì QD tăng) nên P

DE thường là một số âm.

% thay đổi của lượng

cầu % thay đổi của giá

Page 31: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

31

+ Co giãn khoảng:

Đôi khi, các nhà kinh tế sử dụng số trung bình. Khi đó, công thức trên có thể viết

lại như sau:

21

21

2

12

21

12

21

12

2/)(/

2/)(/

/

QQ

PP

PP

QQ

PP

PP

QQ

QQ

PP

QQE P

D

Khi ta xem xét một sự thay đổi rất nhỏ của giá (P) và sản lượng (Q) thì Q1 và Q2

rất gần nhau, P1 và P2 cũng như thế. Khi đó công thức hệ số co giãn khoảng sẽ có cùng

ý nghĩa với hệ số co giãn điểm.

Thường thì P

DE < 0 vì giá và lượng cầu thay đổi ngược chiều nhau. Tuy nhiên,

dấu của độ co giãn ít quan trọng đối với các nhà kinh tế hơn quy mô của nó. Do đó,

trong tính toán, ta sử dụng giá trị tuyệt đối.

+ Phân loại hệ số co giãn của cầu theo giá:

- Nếu 1P

DE , cầu co giãn nhiều: phần trăm thay đổi của cầu lớn hơn số phần trăm thay

đổi của giá.

- Nếu 1P

DE , cầu co giãn đơn vị: phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng đúng với tỷ lệ

thay đổi của giá.

- Nếu 1P

DE , cầu co giãn ít: phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn số phần trăm

thay đổi của giá.

- Nếu 0P

DE , cầu hoàn toàn không co giãn: lượng cầu hoàn toàn không thay đổi khi giá

thay đổi. Nghĩa là hàng hóa này cầu của nó không phụ thuộc giá

- Nếu P

DE , cầu hoàn toàn co giãn: Khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi ∞.

Vị trí của điểm tiêu thụ trên đường cầu (hệ số co giãn điểm): Theo công thức tính

hệ số co giãn, hệ số co giãn của cầu theo giá là sự thay đổi của lượng cầu tương ứng với

sự thay đổi giá

P

Q nhân với

Q

P. Khi đi dọc theo đường cầu xuống phía dưới thì

P

Q có thể không thay đổi nhưng giá và lượng cầu luôn thay đổi. Do vậy, độ co giãn

của cầu theo giá phải được tính tại một điểm cụ thể trên đường cầu và hệ số này sẽ thay

đổi dọc theo đường cầu.

Với phương trình đường cầu: Q = a - bP, với b > 0.

Page 32: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

32

Như thế: Q

Pb

Q

P

dP

dQE P

D

Hình 2.15. Hệ số co giãn điểm

+ Sự co giãn của cầu và hình dạng của đường cầu

Hệ số co giãn của cầu đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi. Vì thế,

hình dạng của đường cầu có liên quan chặt chẽ với hệ số co giãn.

Hình 2.16. Hình dạng của các đường cầu

+ Mối quan hệ giữa doanh thu và hệ số co giãn của cầu theo giá

c) Cầu co giãn d) Cầu hoàn toàn co giãn

P

(D)

Q

P2

Q2

P1

Q1

A B

P

(D)

Q

P1

Q1

A B

Q2

a) Cầu kém co giãn b) Cầu hoàn toàn không co

P

(D)

Q

P2

Q2

P1

Q1

A

B

P (D)

Q

P2

P1

Q1

A

B

P

(D)

Q

PA

QA

1P

DE

1P

DE

1P

DE

P

DE

0P

DE

Page 33: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

33

Doanh thu là khoản thu của doanh nghiệp khi bán được hàng hóa dịch vụ. Như

vậy doanh thu được hình thành khi người mua sẳn lòng mua hàng. Chúng ta có công

thức tính doanh thu:

TR = PxQD

Nếu tăng giá bán (P) thì lượng cầu (QD) sẽ giảm ngược lại muốn giảm giá bán

(P) thì lượng cầu (QD) sẽ tăng. Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì định giá như thế

nào? Nên tăng hay giảm giá khi hai đại lượng hình thành doanh thu có mối quan hệ

nghịch biến?

Vì hệ số co giãn của cầu theo giá thể hiện % thay đổi của lượng cầu (lượng hàng

người mua sẳn lòng mua) khi giá thay đổi 1% nên dựa vào hệ số co giãn ta biết được

phần tăng/giảm của lượng cầu lớn hay nhỏ hơn phần giảm/tăng của giá từ đó có thể

quyết định tăng giá hay giảm giá khi muốn tăng doanh thu

- Nếu 1P

DE : Cầu co giãn nhiều nghĩa là % thay đổi của lượng cầu > % thay đổi của

giá. Khi đó, doanh thu và giá nghịch biến, nhu vậy muốn tăng doanh thu thì giảm giá.

- Nếu 1P

DE : Cầu co giãn đơn vị nghĩa là % thay đổi của lượng cầu = % thay đổi của

giá. Khi đó, doanh thu không tăng được nữa khi giá cả thay đổi. Trường hợp này doanh

thu đạt giá trị cực đại

- Nếu 1P

DE Cầu co giãn ít nghĩa là % thay đổi của lượng cầu < % thay đổi của giá.

Khi đó, doanh thu và giá đồng biến nên muốn tăng doanh thu thì tăng giá.

Các phân tích trên được minh họa bởi hình 2.12 dưới đây. Ở hình này, chúng tôi giả

sử giá thị trường thay đổi do sự thay đổi của cung (trong khi cầu là không đổi). Như

chúng ta đã biết ở các phần trước, khi cung tăng lên (nghĩa là đường cung dịch chuyển

sang phải) trong khi cầu không đổi (đường cầu không thay đổi) thì giá thị trường sẽ

giảm đi. Ngược lại, khi cung giảm đi và cầu không đổi thì giá thị trường sẽ tăng lên.

Trong hình 2.12a, với đường cung S và đường cầu D, điểm cân bằng là E. Người

bán bán ra số lượng là Q0 với giá P0, nên doanh thu là diện tích hình chữ nhật (OP0EQ0).

Khi giảm cung, đường cung dịch chuyển đến S’, giá tăng lên thành P1, số lượng bán ra

giảm còn Q1. Doanh thu lúc này sẽ là diện tích (OP1E’Q1). So với doanh thu ban đầu,

doanh thu sau khi tăng giá bị mất đi một khoản bằng diện tích được đánh dấu trừ (-),

nhưng tăng thêm phần được được đánh dấu cộng (+). Do cầu kém co giãn, doanh thu

Page 34: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

34

tăng lên do giá tăng sẽ lớn hơn so với doanh thu giảm đi do số lượng giảm đi. Vì thế,

doanh thu tăng lên.

Hình 2.17. Ảnh hưởng của sự thay đổi giá đến doanh thu

Ngược lại, đối với mặt hàng có cầu co giãn, việc giảm giá sẽ làm tăng doanh thu

cho những người bán (hình 2.12b) bởi vì số doanh thu tăng lên do lượng cầu tăng lớn

hơn số doanh thu giảm đi do giá giảm.

Ta có bảng tóm tắt kết quả phân tích trên như sau:

ED P Q TR

1P

DE

hay 1P

DE

1P

DE

hay 1P

DE

1P

DE

hay 1P

DE

Không đổi

Mối quan hệ giữa doanh thu và hệ số co giãn của cầu theo giá là:

Nếu 1P

DE : Cầu co giãn nhiều => giá và doanh thu nghịch biến

1P

DE : Cầu co giãn ít => Giá và doanh thu đồng biến

1P

DE : Cầu co giãn đơn vị => Doanh thu đạt cực đại

E’ P1

P0

P1

P0

E’

E

P (S’

) (S)

(D)

+

Q1 Q0

-

Q

E

P (S’

) (S)

(D)

-

Q1 Q0

+

Q

a) Cầu kém co b) Cầu co giãn

O O

Page 35: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

35

Mối quan hệ giữa doanh thu và hệ số co giãm của cầu theo giá cũng có thể biểu

diễn trên đồ thị:

Hình 2.18. Mối quan hệ giữa doanh thu và hệ số co giãn của cầu theo giá

b. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập:

Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là tỷ lệ % thay đổi của lượng cầu khi thu

nhập thay đổi 1 %

I

DE =

Q

IIf

Q

I

dI

dQ

Q

I

I

Q

II

QQE I

D )('/

/

Mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu hàng hóa là mối quan hệ tỷ lệ

nghịch nên dễ dàng nhận thấy rằng P

DE là một số âm. Tuy nhiên khi nghiên cứu mối

quan hệ giữa thu nhập của người tiêu dùng và lượng cầu hàng hóa ta thấy rằng có những

hàng hóa thì lượng cầu và thu nhập là đồng biến nhưng cũng có những hàng hóa thì

lượng cầu và thu nhập lại nghịch biến. Sự khác biệt này là do phụ thuộc vào mức độ

thiết yếu của hàng hóa. Như vậy khi tính được hệ số co giãn của cầu theo thu nhập giúp

chúng ta biết được loại hàng hóa tiêu dùng

Chúng ta có thể chia thành ba nhóm hàng hóa như sau:

% thay đổi của lượng cầu

% thay đổi của thu nhập

> 1

< 1

=1

Q

Q

TR(Q)

TR

P

Q*

P*

TRma

Page 36: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

36

Hàng thứ cấp: là những hàng hóa mà khi thu nhập của người tiêu dùng càng cao

thì tiêu dùng hàng hóa này càng giảm. Ví dụ mì gói, xe đạp…

Hàng hóa thiết yếu: Hàng hóa thiết yếu là các loại hàng hóa quan trọng, cần thiết

cho đời sống. Đối với các loại hàng hóa này, lượng cầu của người tiêu dùng rất ít thay

đổi khi giá tăng hay giảm. Vì vậy, cầu đối với chúng rất kém co giãn. Thí dụ, gạo, xăng

dầu, hàng lương thực thực phẩm, v.v. là những mặt hàng thiết yếu, vì vậy, cầu đối với

những mặt hàng này thường kém co giãn.

Hàng hóa xa xỉ: Hàng hóa xa xỉ là những loại hàng hóa không cần thiết lắm đối

với đời sống, có nghĩa là người tiêu dùng dễ dàng từ bỏ chúng khi giá của chúng tăng

hay tiêu dùng chúng nhiều hơn khi giá giảm. Lượng cầu của những mặt hàng này rất

nhạy cảm đối với giá nên cầu rất co giãn. Thí dụ, mỹ phẩm, nữ trang, nước hoa, du lịch

nước ngoài, v.v. thường được xem là những hàng hóa hay dịch vụ xa xỉ; những hàng

hóa, dịch vụ này thường có độ co giãn cao.

+ Nếu I

DE < 0: thu nhập và lượng cầu nghịch biến: đây là hàng thứ cấp

+ Nếu I

DE >0: Thu nhập và lượng cầu đồng biến: hàng hóa thông thường

- I

DE <1: Hàng thiết yếu

- I

DE ≥ 1: Hàng xa xỉ

c. Hệ số co giãn của cầu theo giá hàng hóa có liên quan (co giãn chéo):

Hệ số co giãn của cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y là tỷ lệ % thay đổi của

lượng cầu hàng hóa X khi giá hàng hóa Y thay đổi 1 %

Py

DxE =

Qx

Py

Py

Qx

PyPy

QxQxE Py

Dx

/

/

Một hàng hóa càng dễ bị thay thế bởi (những) hàng hóa khác sẽ có hệ số co giãn

của cầu theo giá càng cao. Khi một hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế cho nó, giá của

nó tăng sẽ khiến cho người tiêu dùng sẵn sàng thay thế hàng hóa này bằng các hàng hóa

khác, làm cho lượng cầu của hàng hóa có giá tăng sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, hệ số co

giãn của hàng hóa dễ thay thế sẽ cao và ngược lại.

% thay đổi của lượng cầu hàng X

% thay đổi của giá hàng hóa Y

Page 37: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

37

Mối quan hệ giữa giá hàng hóa Y với lượng cầu hàng hóa X có khi là nghịch

biến nhưng cũng có khi là đồng biến nó phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa có liên

quan. Có 2 loại hàng hóa có liên quan với nhau là hàng thay thế và hàng bổ sung (đã

nghiên cứu ở chương 2). Hệ số co giãn của cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y sẽ cho

chúng ta biết hai hàng hóa này là thay thế hay bổ sung hay không liên quan nhau

- Nếu Py

DxE > 0: X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau

- Nếu Py

DxE < 0: X và Y là hai hàng hóa bổ sung cho nhau

- Nếu Py

DxE = 0: X và Y là hai hàng hóa không liên quan nhau

2.6.2. Hệ số co giãn của cung theo giá

Thể hiện phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi một phần trăm (các

yếu tố khác không thay đổi).

Vì vậy, công thức tính hệ số co giãn của cung cũng có dạng:

Q

PPf

Q

P

dP

dQ

Q

P

P

Q

PP

QQE P

S )('/

/

Điểm khác biệt là hệ số co giãn của cung theo giá có giá trị không âm )0( P

SE .

Do vậy, để xem xét độ co giãn của cung, chúng ta so sánh hệ số này với giá trị 1.

1P

SE : Cung co giãn ít

1P

SE : Cung co giãn nhiều

1P

SE : Cung co giãn đơn vị

0P

SE : Cung không co giãn

P

SE : Cung co giãn hoàn toàn

Do ý nghĩa của độ co giãn của cung tương tự như của cầu, nên từ những đặc

điểm của độ co giãn của cầu chúng ta có thể suy ra những đặc điểm của sự co giãn của

cung.

2.7. Sự can thiệp của chính phủ vào giá thị trƣờng:

Trong thực tế, hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do. Hệ thống

kinh tế ở hầu hết các nước không hoàn toàn là hệ thống kinh tế thị trường tự do thuần

tuý mà là hệ thống kinh tế hỗn hợp. Tùy vào những mục tiêu cũng như tình hình cụ thể

từng giai đoại mà Chính Phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường bằng

Page 38: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

38

một số biện pháp. Sự can thiệp này nhằm mục đích làm thay đổi giá cả và số lượng

hàng hóa dịch vụ trên thị trường.

2.7.1. Can thiệp trực tiếp của Chính Phủ: giá trần và giá sàn

Đôi khi trên thị trường giá cả hàng hóa thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống kh

chịu sự tác động của các yếu tố trên thị trường. Sự thay đổi giá này có thể gây ra sự thiệt

hại cho những đối tượng nhất định.

Ví dụ: ở Việt Nam cứ mỗi khi đến vụ thu hoạch thì giá lúa giảm rất thấp đặc biệt

trong những năm được mùa, điều này làm cho người nông dân chịu thiệt hại nhiều hoặc

giá sữa bột cho trẻ em liên tục tăng trong một thời gian dài làm cho những cha mẹ có

thu nhập thấp không thể mua được sữa tốt cho con mình.

Như vậy việc giá hàng hóa cao hay thấp có thể làm cho các thành phần nào đó

trong xã hội được và mất một cách không công bằng, chính phủ có thể can thiệp trực

tiếp hay gián tiếp vào thị trường để điều chỉnh. Chính can thiệp trực tiếp vào thị trường

bằng cách định giá trần (nếu giá thị trường quá cao) hoặc giá sàn (nếu giá thị trường quá

thấp). Cả hai trường hợp, chính phủ cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng trong phân

phối hàng hóa và dịch vụ. Sự bất lợi của giá trần và giá sàn là nó có thể gây ra tình

trạng dư thừa hoặc khan hiếm trầm trọng và kéo dài hơn so với tình trạng thị trường tự

do.

a. Giá trần – Ceiling Price (giá tối đa):

Giá trần là mức giá cao nhất được mua bán trên thị trường. Nghĩa là thị trường

mua bán với mức giá không được cao hơn mức giá qui định. Giá trần được áp dụng

trong trường hợp giá bán hàng hóa trên trị trường quá cao hoặc giá liên tục tăng trong

thời gian dài.

Đồ thị dưới đây mô tả những ảnh hưởng của chính sách giá tối đa, P0 và Q0 là

điểm cân bằng trên thị trường tự do. Nếu chính phủ qui định rằng giá không thể cao hơn

giá trần cho phép là Pc < P0. Khi này giá giảm sẽ làm cầu tăng nhưng cung hàng hóa lại

giảm. Các sản xuất không thể cung ứng nhiều như trước, lượng cung giảm xuống còn

QS và ngược lại người mua lại muốn mua một lượng lớn hơn là QD. Kết quả là lượng

cầu vượt lượng cung, thị trường thiếu hụt một lượng hàng là (QD – QS).

Page 39: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

39

Một số người được lợi và một số bị thiệt hại từ biện pháp can thiệp này. Khi giá

cả hàng hóa bị giảm xuống thì người sản xuất chịu thiệt vì nhận được mức giá thấp hơn

trước và người tiêu dùng được lợi vì được mua hàng với giá thấp nhưng với số lượng ít

hơn.

Nếu thị trường vận động theo cơ chế thị trường thì khi thị trường xảy ra tình

trạng khan hiếm thì giá cả hàng hóa sẽ tăng nhưng trong trường hợp này giá cả hàng hóa

không thể tăng do bị khống chế bởi giá trần như vậy nếu những người không mua được

hàng muốn mua hàng họ buộc phải chấp nhận trả giá cao hơn ở một thị trường không

hợp pháp – thị trường chợ đen – với mức giá P1 cao hơn mức giá PC trong điều kiện thị

trường tự do. Nếu chính phủ chỉ sử dụng công cụ giá trần mà không có sự kết hợp các

biện pháp khác sẽ dẫn đến thị trường sẽ mua bán theo giá “chợ đen”. Để bảm bảo thị

trường mua bán theo mức giá chính phủ định thì chính phủ phải thực hiện việc trợ giá

cho các nhà sản xuất để đảm bảm họ không bị thiệt thì khi này thị trường sẽ vận động

theo đúng mục đích của chính phủ đề ra.

Ví dụ: trong thời gian những năm 2010 – 2014 giá sữa bột dành cho trẻ em liên

tục tăng trong thời gian dài, gây ra rất nhiều khó khăn cho những gia đình có thu nhập

thấp do họ không thể mua được sữa bột tốt cho con. Thêm vào đó sữa nhập khẩu với giá

tương đối rẻ nhưng khi hàng hóa đến tay người người tiêu dùng thì giá cả tăng lên rất

cao, có những sản phẩm giá bán cao gấp hơn 4 lần giá trên tờ khai nhập khẩu. Từ những

bất cập trên, tháng 6/2014 Bộ tài chính đã đưa ra qui định mức giá trần đối với sữa bột

dành cho trẻ em từ 0 - 6 tuổi nhằm làm cho giá sữa bột dành cho trẻ em giảm xuống tạo

điều kiện cho những gia đình có thu nhập thấp có thể mua được sữa.

QS Q0

QD

Thiếu

hụt

P

C

P0

Q

P S

D

Hình 2.19. Giá trần – PC

Page 40: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

40

b. Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pf)

Giá sàn là mức giá do chính phủ qui định bắt buộc hàng hóa trên thị trường phải

mua bán theo mức giá không được thấp hơn mức giá chính phủ qui định. Biện pháp

này thường áp dụng đối với những hàng hóa giá cả giảm quá thấp hoặc liên tục giảm

trong thời gian dài.

Trên đồ trên, P0 và Q0 là điểm cân bằng trên thị trường tự do, nếu chính phủ qui

định rằng giá không thể giảm thấp hơn giá sàn cho phép là Pf. Ở mức giá cao, lượng

cung ứng QS nhiều hơn trước và ngược lại những người mua chỉ muốn mua một lượng

ít hơn là QD. Kết quả là lượng cung vượt cầu, thị trường thừa một lượng hàng là (QS –

QD), rõ ràng là người tiêu dùng bị thiệt từ biện pháp can thiệp này vì phải mua hàng với

giá Pf cao hơn mức giá P điều kiện thị trường tự do.

Như vậy, khi giá cả hàng hóa tăng lên thì lượng cầu giảm và lượng cung tăng,

người tiêu dùng lại phải trả tiền với mức giá cao hơn nên lượng cầu sẽ giảm, người sản

xuất nhận được mức giá cao hơn trước nên sẽ muốn tăng lượng cung bán ra nhưng số

lượng bán được sẽ bị giảm xuống. Thị trường xảy ra tình trạng dư thừa hàng nhưng giá

cả hàng hóa không thể giảm xuống do bị khống chế bởi giá sàn. Nếu người bán muốn

bán được hàng thì họ buộc phải chấp nhận bán với giá thấp hơn ở một thị trường bất hợp

pháp.

Ví dụ: Vào những năm được mùa, giá lúa hàng hóa giảm rất thấp ở mức 4.000

đồng/kg lúa làm cho người nông dân thị thiệt hại nặng nề. Để giúp người nông dân

không bị lỗ và an tâm sản xuất lúa, chính phủ quy định mức giá sàn mặt hàng lúa là

6.000đồng/kg lúa. Với mức giá này thì thị trường phải mua bán với mức giá từ 6.000

P

QD Q0 QS

Dư thừa

Pf

P0

Q

S

D

Hình 2.20. Giá sàn – Pf

Page 41: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

41

đồng/kg lúa trở lên. Điều này làm cho người nông dân muốn bán lúa nhiều hơn, tuy

nhiên với mức giá này lại ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp sản xuất gạo nên họ

sẽ mua lúa với sản lượng thấp hơn ban đầu dẫn đến thị trường bị thừa hàng. Để đảm bảo

thị trường mua bán với giá 6.000đồng/kg lúa và không có hàng thừa thị chính phủ phải:

hoặc trợ cấp do doanh nghiệp mua lúa hoặc mua hết lượng hàng thừa trên thị trường.

Như vậy, khi Chính phủ can thiệp thị trường bằng biện pháp giá trần hoặc giá sàn sẽ

làm cho thị trường thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa và thường làm giảm tính hiệu quả

của thị trường.

2.7.2. Can thiệp gián tiếp của chính phủ: thuế và trợ cấp

a. Đánh thuế

Trong thực tế, đôi khi chính phủ xem việc đánh thuế đối với một loại hàng hóa

nào đó nhằm mục đích tăng thu cho ngân sách hoặc cũng có thể vì muốn hạn chế việc

sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Có hai đối tượng chịu sự

ảnh hưởng bởi thuế đó là người mua và người bán.

+ Thuế đánh vào người bán:

Khi chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra, phản ứng

của người bán là họ sẽ bán hàng hóa với giá cao hơn trước một lượng bằng thuế ở mọi

mức sản lượng để bù đắp cho phần thuế họ phải nộp cho chính phủ. Như vậy đường

cung sẽ dịch chuyển song song lên trên một đoạn bằng đúng khoản thuế (t)

Khi này cung hàng hóa giảm xuống nhưng cầu hàng hóa không đổi làm cho giá

cân bằng mới tăng lên, lượng cân bằng giảm xuống.

Ta thấy rằng chính phủ đánh thuế người bán làm cho giá cả hàng hóa trên thị

trường tăng lên. Như vậy trước mắt người tiêu dùng là người chịu thiệt do phải trả với

giá cao hơn. Người sản xuất có được lợi khi giá hàng hóa tăng trong trường hợp này?

Giả sử khi chưa có thuế thị trường cân bằng ở mức giá P0, lượng Q0. Khi chính

phủ đánh thuế người bán t đồng/sản phẩm bán ra, khi này người bán sẽ muốn bán hàng

với một mức giá cao hơn ban đầu một lượng bằng t đồng ở mọi mức sản lượng. Đường

cung dịch chuyển lên trên, đạt trạng thái cân bằng mới với giá P1 lượng Q1.

Giá mà người tiêu dùng phải trả cho người sản xuất khi chính phủ đánh thuế t

đồng là P1.

Người bán nhận P1 từ người tiêu dùng nhưng họ phải nộp thuế t đồng, như vậy

P2 = P1 – t là giá mà người sản xuất nhận.

Page 42: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

42

Khi chính phủ đánh thuế người sản xuất thì người tiêu dùng phải trả với giá cao

hơn còn người sản xuất thì nhận với giá thấp hơn giá cân bằng ban đầu.

P1 - P0: khoản thuế người tiêu dùng trả cho một sản phẩm,

P0 - P2: khoản thuế người sản xuất trả cho một sản phẩm

P1 - P2: Khoản thuế chính phủ thu cho một sản phẩm

+ Thuế đánh vào người mua:

Khi chính phủ đánh thuế người mua t đồng/ sản phẩm thì người mua sẽ chỉ sẳn

lòng mua với mức giá thấp hơn mức giá ban đầu đúng một lượng bằng thuế ở mỗi mức

sản lượng. Khi này đường cầu sẽ dịch chuyển song song xuống dưới (sang trái) một

lượng đúng bằng thuế. Thị trường đạt trạng thái cân bằng mới với giá P1 và lượng Q1

thấp hơn cân bằng bao đầu.

Giá cân bằng mới giảm điều này gây thiệt hại cho người sản xuất, vậy người

tiêu dùng có lợi trong trường hợp này không? Chúng ta phân tích đồ thị sự tác động

của thuế đến thị trường khi chính phủ đánh thuế người tiêu dùng.

Giả sử khi chưa có thuế thị trường cân bằng ở mức giá P0, lượng Q0. Khi chính

phủ đánh thuế người tiêu dùng t đồng/sản phẩm, khi này người mua sẽ muốn mua hàng

với một mức giá thấp hơn ban đầu một lượng bằng t đồng ở mọi mức sản lượng.

Đường cầu dịch chuyển xuống dưới (sang trái), đạt trạng thái cân bằng mới với giá P1

lượng Q1 tại E1

Tại E1 người tiêu dùng sẽ trả cho người sản xuất mức giá P1

Q1

Q0

P

Thuế chính

phủ thu

P0

P1

P2

t

E1

E0

P0 = f(QS)

Pt = f(QS) +

t

Giá người

tiêu dùng

Giá người

sản xuất

Thuế TND trả/sp

Thuế NSX

trả/sp

Thuế NTD trả

Thuế NSX trả

Q

Hình 2.21: Tác động của thuế đánh vào người

bán

Page 43: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

43

Ngoài trả cho người sản xuất P1 tiền hàng hóa, người tiêu dùng còn phải nộp t

đồng tiền thuế cho chính phủ, như vậy số tiền thực tế người tiêu dùng phải trả sau khi

có thuế là P2 = P1 + t

Khi chính phủ đánh thuế người tiêu dùng thì người tiêu dùng phải trả với giá cao

hơn còn người sản xuất thì nhận với giá thấp hơn giá cân bằng ban đầu

P2 - P0: Khoản thuế người tiêu dùng trả cho một sản phẩm,

P0 – P1: Khoản thuế người sản xuất trả cho một sản phẩm

P2 – P1: Khoản thuế chính phủ thu cho một sản phẩm

Tóm lại: khi chính phủ đánh thuế lên hàng hóa dịch vụ bất kể là đánh thuế người

tiêu dùng hay người sản xuất thì cả hai đối tượng này đều phải chịu thuế. Nhưng ai là

người chịu thuế nhiều hơn?

Xét hai trường hợp sau:

- Co giãn của cầu theo giá ít hơn co giãn của cung theo giá.

- Co giãn của cầu theo giá nhiều hơn co giãn của cung theo giá.

P

Q1 Q0

Pt = f(QD) - t

P0

P2

P1

t

E1

E0

P0 = f(QD)

Giá người

tiêu dùng trả

Giá người sản

xuất nhận

Thuế TND trả/sp

Thuế NSX trả/sp

Thuế NTD trả

Thuế NSX trả

Q

Thuế chính

phủ thu

P0 = f(QS)

Hình 3.8: Tác động của thuế đánh vào người tiêu dùng

Page 44: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

44

Từ đồ thị chúng ta thấy rằng việc người mua hay người bán phải chịu khoản thuế

nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu.

- Nếu cung co giãn nhiều hơn cầu (ES >|ED|) người tiêu dùng sẽ gánh chịu

phần lớn khoản thuế

- Nếu cầu co giãn nhiều hơn cung (ES <|ED|) người sản xuất sẽ gánh chịu phần

lớn khoản thuế.

b. Trợ cấp

Trợ cấp là khoản tiền mà chính phủ chi hỗ trợ cho nhà sản xuất khi học bán được

hàng hoặc người tiêu dùng khi họ mua hàng hóa. Các khoản trợ cấp có thể có nhiều

hình thức gồm có các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt, các khoản vay với lãi suất thấp, các

khoản giảm thuế, …Trợ cấp có thể xem như một khoản thuế âm. Do đó, ngược lại đối

với trường hợp đánh thuế, chính phủ xem việc trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một

đơn vị hàng hóa như một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng.

Ví dụ: Gói 30.000 tỷ đồng chính phủ áp dụng từ 6/2013 đến 3/2016 hỗ trợ cho

người lao động có thu nhập thấp vay vốn ưu đãi từ ngân hàng với lãi suất bằng một nữa

lãi suất thị trường để sửa chữa, xây mới hoặc mua nhà ở đồng thời gói này cũng hỗ trợ

cho doanh nghiệp bất động sản cung cấp sản phẩm nhà ở xã hội.

Tương tự như phân tích tác động của một khoản thuế, qua đường cung và đường

cầu ta có thể xem xét tác động của một khoản trợ cấp.

+ Trợ cấp cho người bán:

Khi chính phủ trợ cấp cho người bán s đ/sản phẩm thì khi này người bán sẽ sẳn

S1

Q1 Q0 Q1 Q0

Hình a: Cầu co giãn ít hơn

cung

Hình b: Cầu co giãn nhiều hơn

cung

P2

E0 E0

t t

P1

P0

P1

P2

P

Q

P0

P

Q

D0 D0

S1

S0 S0

Hình 2.22: Ảnh hưởng của hệ số co giãn đến phân chia gánh nặng chịu thuế

Thuế

NTD chịu

Thuế NSX

chịu

Thuế NTD

chịu

Thuế NSX

chịu

Page 45: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

45

lòng bán hàng hóa với giá thấp hơn giá ban đầu một khoản bằng trợ cấp ở mọi mức sản

lượng vì họ sẽ được bù đắp bằng khoản trợ cấp của chính phủ. Khi này đường cung sẽ

dịch chuyển song song xuống dưới (sang phải) một khoảng bằng với trợ cấp. Cung tăng

các yếu tố khác không đổi thì giá cân bằng mới sẽ giảm. Ta dùng đồ thị để phân tích tác

động của trợ cấp lên giá cả hàng hóa.

Ban đầu thị trường cân bằng tại E0 (P0,Q0). Khi chính phủ trợ cấp cho người sản

xuất s đ/sản phẩm bán ra. Khi này người sản xuất sẽ sẳn lòng bán với giá thấp hơn giá

cân bằng ban đầu là s đ, và do chính phủ trợ cấp lên sản phẩm bán ra nên người sản

xuất sẽ muốn bán hàng nhiều hơn. Đường cung dịch chuyển sang phải đạt trang thái

cân bằng mới tại điểm E1 (P1,Q1) khi này giá cân bằng mới thấp hơn giá cân bằng ban

đầu, người tiêu dùng sẽ được lợi. Còn người sản xuất thì sao? Ta thấy người sản xuất

nhận được P1 là tiền hàng từ việc bán hàng hóa ngoài ra họ còn được nhận s đ/ sản

phẩm tiền trợ cấp từ chính phủ. Như vậy:

Giá người tiêu dùng trả là P1

Giá người sản xuất nhận là P2 = P1 + s

P2 - P0: Khoản trợ cấp người sản xuất nhận trên một sản phẩm,

P0 - P1: Khoản trợ cấp người tiêu dùng nhận trên một sản phẩm

P2 - P1: Khoản trợ cấp chính phủ chi cho một sản phẩm

+ Trợ cấp cho người mua:

Q0 Q1

E0

P0

P2 Trợ cấp NSX nhận

Trợ cấp NTD nhận

P

Trợ cấp

chính phủ

P1

s

E1

P0 = f(QS) -

s

Pt = f(QS)

Giá người tiêu

dùng trả

Giá người sản

xuất nhận

Trợ cấp NSX nhận/sp

Trợ cấp NTD nhận/sp

Q

Hình 2.23. Tác động của trợ cấp cho người bán

Page 46: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

46

Khi chính phủ trợ cấp cho người mua s đ/sp thì khi này người mua sẽ sẳn lòng

mua hàng hóa với giá cao hơn giá ban đầu một khoản bằng trợ cấp vì họ sẽ được bù đắp

bằng khoản trợ cấp của chính phủ. Khi này đường cầu sẽ dịch chuyển song song lên

trên (sang phải) một khoảng bằng với trợ cấp. Cầu tăng các yếu tố khác không đổi thì

giá cân bằng mới sẽ tăng. Ta dùng đồ thị để phân tích tác động của trợ cấp lên giá cả

hàng hóa.

Ban đầu thị trường cân bằng tại E0 (P0,Q0). Khi chính phủ trợ cấp cho người tiêu

dùng s đ/sản phẩm. Khi này người tiêu dùng sẽ sẳn lòng mua với giá cao hơn giá cân

bằng ban đầu là s đ, và do chính phủ trợ cấp lên sản phẩm nên người tiêu dùng sẽ muốn

mua hàng nhiều hơn. Đường cầu dịch chuyển sang phải đạt trang thái cân bằng mới tại

điểm E1 (P1,Q1) khi này giá cân bằng mới cao hơn giá cân bằng ban đầu, người sản

xuất sẽ được lợi. Còn người tiêu dùng thì sao? Ta thấy người tiêu dùng trả cho người

sản xuất P1 tuy nhiên họ sẽ được nhận s đ/sp tiền trợ cấp từ chính phủ. Như vậy:

Giá người sản xuất nhận là P1

Giá người tiêu dùng trả là P2 = P1 - s

P2 - P0: Khoản trợ cấp người sản xuất nhận trên một sản phẩm,

P0 - P1: Khoản trợ cấp người tiêu dùng nhận trên một sản phẩm

P2 - P1: Khoản trợ cấp chính phủ chi cho một sản phẩm

Như vậy việc cuối cùng người mua và người bán đều được hưởng lợi từ chính

sách trợ cấp của chính phủ, tuy nhiên đối tượng nào được hưởng trợ cấp nhiều hơn sẽ

Trợ cấp

chính phủ

P2

Trợ cấp NTD nhận

Trợ cấp NSX nhận

Pt = f(QD)

P

P0

P1

s

E0 E1

P0 = f(QD) + s

Giá người tiêu

dùng trả

Giá người sản

xuất nhận

Q

Trợ cấp NSX nhận/sp

Trợ cấp NTD nhận/sp

Hình 2.24. Tác động của trợ cấp cho người mua

Page 47: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

47

phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu theo giá.

Từ đồ thị chúng ta thấy rằng việc người mua hay người bán được hưởng trợ cấp

nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu.

- Nếu cung co giãn nhiều hơn cầu (ES >|ED|) người tiêu dùng sẽ được hưởng

trợ cấp nhiều hơn

- Nếu cầu co giãn nhiều hơn cung (ES <|ED|) người sản xuất sẽ được hưởng trợ

cấp nhiều hơn.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2

P1

P0

P1

P2

P

Q

P0

P2

P

Q

Hình 2.25: Ảnh hưởng của hệ số co giãn đến phân chia tiền trợ cấp

Hình a: Cầu co giãn ít hơn

cung

Hình b: Cầu co giãn nhiều hơn

cung

Page 48: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

48

1. Phân biệt các khái niệm cầu và lượng cầu đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ.

Phân tích các nhân tố làm di chuyển dọc trên đường cầu và dịch chuyển đường cầu.

2. Phân biệt các khái niệm cung và lương cung. Chỉ ra các nhân tố tác động đến

cung. Phân tích các nhân tố làm di chuyển (trượt dọc trên) và dịch chuyển đường

cung.

3. Trạng thái cân bằng thị trường hàng hoá và cơ chế hình thành giá cả.

4. Trình bày sự thay đổi trạng thái cân bằng cung-cầu trên thị trường của một

loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.

5. Kiểm soát giá cả của chính phủ là gì? Nêu khái niệm, mục đích, tình trạng thị

trường khi chính phủ đặt sàn giá và trần giá

6. Phân tích tác động của thuế đến giá cả và số lượng hàng hoá mua bán trong thị

trường hàng hoá khi người bán(người mua) có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước

7. Phân tích tác động của trợ cấp đến giá cả và số lượng hàng hoá mua bán trong thị

trường khi người bán(người mua) được nhà nước trợ cấp.

8. Giá gạo Việt nam thấp, người nông dân bị thiệt thòi nhiều, tại sao chính phủ

không quyết định tăng tăng giá gạo lên và những người nông dân không cấu kết với

nhau lại để nâng giá gạo lên cao. Hãy cho một số ý kiến về thị trường xuất khẩu gạo của

Việt nam hiện nay-.

9. Nêu một thí dụ về trần giá cho một hàng hoá ở Việt nam. Phân tích tác động của

chính sách đó đến người tiêu dùng, người sản xuất hàng hoá đó

10. Phương pháp tính hệ số co dãn của cầu theo giá tại một điểm và một

khoảng (đoạn) trên đường cầu. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu

theo giá. Nêu ý nghĩa của việc phân tích hệ số co giãn của cầu theo giá. Ứng dụng

của nó trong thực tiễn đối với việc phân tích một loại hàng hóa cụ thể.

11. Phân tích độ co giãn của cung theo giá. Chỉ ra các nhân tố tác động đến độ

co giãn của cung theo giá và nêu ý nghĩa của việc phân tích.

12. Phân tích mối quan hệ của hệ số co giãn của cầu theo giá với doanh thu

BÀI TẬP CHƢƠNG 2

Bài 1:

Cho hàm cung cầu SP X:

Page 49: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

49

QD = 40-P QS = 10 + 2P

a. Tìm giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Tính ED và Es tại điểm cân bằng.

Ai là người chịu thuế nhiều hơn.

b. Nếu chính phủ qui định giá sản phẩm P = 12 thì trên thị trường xảy ra tình trạng

gì? Số lượng là bao nhiêu? Chính phủ làm gì để đảm bảo thị trường mua bán theo mức

gia trên. Chính phủ phải chi bao nhiêu tiền

c. Tìm P và Q để tối đa hóa doanh thu

d. Nếu Chính phủ đánh thuế 3đ/SP đối với người bán Tính khoản thuế mà người

tiêu dùng và người sản xuất phải chịu. Tổng số tiền thuế thu được của Chính phủ.

e. Nếu chính phủ trợ cấp cho người mua 3đ/sp. Xác định khoản trợ cấp mà người

mua và người bán nhận được

Bài 2:

Thị trường sản phẩm X đang cân bằng ở mức giá P = 15 và Q = 20. Tại điểm cân bằng

này, hệ số co giãn của cầu theo giá và của cung theo giá lần lượt là -1/2 và ½. Giả sử

hàm số cung và hàm số cầu là hàm tuyến tính.

a. Xác định hàm số cung – hàm số cầu thị trường.

b. Tại điểm cân bằng muốn tăng doanh thu thì làm gì? Xác định giá và sản lượng để

tối đa hóa TR

c. Nếu chính phủ định giá sản phẩm là 20 thì thị trường xảy ra tình trạng gì?

d. Nếu chính phủ đánh thuế làm cung giảm 50% ở mọi mức giá. Xác định giá và

sản lượng cân bằng mới.

Bài 3

Cho hàm cung - cầu của một sản phẩm đều có dạng tuyến tính. Tại điểm cân bằng thị

trường, giá cân bằng = 14; sản lượng cân bằng =12; hệ số co giãn của cung - cầu theo

giá tại mức giá cân bằng lần lượt là 7/3 và -1.

a. Xác định hàm số cung -cầu thị trường.

b. Do chính phủ giảm thuế cho mặt hàng này nên cung tăng 10% ở mọi mức giá,

đồng thời do giá hàng bổ sung cho SP tăng nên cầu lại giảm đi 20%. Xác định

giá và sản lượng cân bằng mới.

c. Sau đó, Chính phủ quy định mức giá tối thiểu của mặt hàng này là Pmin = 16 và

cam kết sẽ mua hết sản phẩm thừa ở mức giá này. Tính số tiền mà chính phủ

phải chi ra.

Page 50: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

50

d. Nếu chính phủ định mức giá tối đa P = 13 và cam kết trợ cấp cho nhà sản xuất

toàn bộ phần chênh lệch giá thì chính phủ phải chi bao nhiêu tiền?

Bài 4

Hàm số cung - cầu của sản phẩm X là:

(D): Q = -5P + 70 (S): Q = 10P +10

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng

b. Tìm hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng. Để tăng doanh thu cần áp dụng

chính sách giá nào?

c. Nếu chính phủ quy định mức giá P=3, điều gì xảy ra trên thị trường.

d. Nếu chính phủ quy định mức giá P=5 và hứa mua hết phần sản phẩm thừa, thì số

tiền chính phủ cần chi là bao nhiêu?

e. Nếu cung giảm 50% ở mọi mức giá so với trước, thì mức giá cân bằng mới là

bao nhiêu?

Bài 5

Hàm số cầu của dưa hấu hàng năm có dạng:

QD = 100 – 1/2P.

Mùa thu hoạch dưa hấu năm trước là 80 tấn. Năm nay, thời tiết không thuận lợi nên

lượng thu hoạch dưa hấu năm nay chỉ đạt 70 tấn (dưa hấu không thể tồn trữ)

a. Vẽ đường cầu và đường cung của dưa hấu.

b. Xác định giá dưa hấu năm nay trên thị trường.

c. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập của

người trồng dưa hấu năm nay so với năm trước.

d. Nếu chính phủ đánh trợ cấp mỗi kg dưa hấu là 5đ vào người mua,thì giá cả cân

bằng và sản lượng cân bằng thay đổi thế nào? Ai là người được lợi? Giải thích

Bài 6

Thị trường sản phẩm X đang cân bằng ở mức P* = 15 và số lượng Q* = 30. Tại điểm

cân bằng này, hệ số co giãn của cầu theo giá ED = -1 và của cung theo giá ES =0,5.

a. Ai là người chịu thuế nhiều hơn.

b. Xác định hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X.

c. Bây giờ chính phủ đánh thuế vào sản phẩm X, làm cung giảm 20% ở mọi mức

giá. Hãy xác định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng sản phẩm X trong thị

trường này.

Page 51: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

51

d. Nếu chính phủ định giá là P=9 thì chính phủ phải chi tiền để mua hết hàng hóa

thừa hay trợ cấp cho người sản xuất? Số tiền là bao nhiêu?

e. Nếu chính phủ đánh thuế vào người bán 1 đvt/sp. Số thuế này sẽ được phân chia

như thế

Bài 7

Số cầu trung bình hàng tuần đối với sản phẩm X tại một cửa hàng là: QD = 600 – 0,4P

a. Nếu giá bán P = 1200đ/SP thì doanh thu hàng tuần của cửa hàng là bao nhiêu?

b. Nếu muốn bán hàng tuần là 400 SP, cần phải ấn định giá bán là bao nhiêu?

c. Ở mức giá nào thì doanh thu cực đại?

d. Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P = 500đ/SP. Cần đề ra chính sách giá

nào để tối đa hoá doanh thu?

e. Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P = 1200đ/SP. Muốn tăng doanh thu cần

áp dụng chính sách giá nào?

Bài 8

Hàm cung cầu sản phẩm X:

(D): P = -Q + 120 (S): P = Q+ 40

a. Biểu diễn hàm số cung - cầu sản phẩm trên đồ thị

b. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tại điểm cân bằng muốn tăng doanh thu thì

làm gì? Xác định giá và sản lượng để tối đa hóa doanh thu.

c. Nếu chính phủ quy định mức giá là 90đ/SP, thì xảy ra hiện tượng gì trên thị

trường?

d. Nếu chính phủ đánh thuế vào vào người mua 10 đ/đvsp. Phần thuế mỗi bên gánh

chịu là bao nhiêu?

Khi giá mặt hàng Y tăng 20% thì lượng cầu mặt hàng X giảm 15%.

a. Xác định hệ số co giãn chéo giữa 2 mặt hàng X và Y.

b. X và Y là 2 mặt hàng thay thế hay bổ sung? Cho ví dụ

Bài 9

Hàm số cầu của một sản phẩm:

QD = 50.000 – 200P

Trong đó hàm số tiêu thụ trong nước

a. QD = 30.000 – 150P

b. Hàm số cung của sản phẩm QS = 5.000+ 100P

Page 52: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

52

c. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường về sản phẩm này.

d. Nếu cầu xuất khẩu giảm 40% thì mức giá và sản lượng cân bằng mới của thị

trường là bao nhiêu?

e. Nếu chính phủ đánh thuế là 6đvt/SP thì giá cả và sản lượng cân bằng là bao

nhiêu? Ai là người gánh chịu khoản thuế này?

Bài 10

Giả sử trên thị trường có 3 người mua sản phẩm X. số lượng mua của mỗi cá nhân

A,B,C tương ứng với các mức giá của X cho ở bảng sau:

Số lượng

mua

Mức giá P

14 12 10 8 6 4 2 0

QA 0 5 10 15 20 25 30 35

QB 0 9 18 27 36 45 54 63

QC 0 6 12 18 24 30 36 42

a.Xác định đường cầu và hàm số cầu thị trường của sản phẩm X

b. Xác định giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X, biết hàm cung thị trường

P = Q/10 +1

c. Xác định hệ số co giãn của cầu và cung theo giá tại mức giá cân bằng.

d. Giả sử do thu nhập tăng nên tại mức giá những người mua đều muốn mua với số

lượng nhiều hơn 50% so với trước. Xác định giá và sản lượng cân bằng mới.

Page 53: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

53

Chƣơng 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG

Có hai lý thuyết nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và sự hình thành của

đường cầu: thuyết cổ điển phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng và thuyết

tân cổ điển phân tích phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học. Hai

hướng nghiên cứu này đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng bổ sung cho nhau và

mang lại kết quả giống nhau.

Cách tốt nhất để hiểu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu theo ba bước.

Bước thứ nhất là xem xét thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể là chúng ta cần một

phương pháp thực tiển để mô tả được người tiêu dùng ưa thích mặt hàng này hơn mặt

hàng khác như thế nào? Bước thứ hai, chúng ta phải tính đến một thực tế là người tiêu

dùng phải đối mặt với những giới hạn về ngân sách - thu nhập của họ là có giới hạn và

nó hạn chế lượng hàng hóa mà họ có thể mua được. Bước thứ ba là kết hợp thị hiếu của

người tiêu dùng và giới hạn ngân sách với nhau để xác định những lựa chọn của người

tiêu dùng. Nói cách khác, với thị hiếu của mình và thu nhập có giới hạn, người tiêu

dùng sẽ mua một tập hợp các loại hàng hóa như trên để đạt được sự thỏa mãn tối đa?

3.1. Lựa chọn tiêu dùng tối ƣu tiếp cận từ lý thuyết lợi ích (lý thuyết hữu

dụng)

3.1.1. Các giả định

Thuyết hữu dụng dựa trên một số giả định:

- Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được, có

nghĩa là có thể so sách và xếp hạng tất cả các loại hàng hóa.

- Sở thích không tính đến chi phí.

- Các sản phẩm có thể chia nhỏ.

- Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý.

3.1.2. Hữu dụng (U: Utility)

Khi nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng trước hết chúng ta phải đặt câu hỏi tại

sao người ta lại tiêu dùng hàng hóa dịch vụ? Có thể trả lời rằng việc tiêu dùng sản phẩm

sẽ đáp ứng những nhu cầu nào đó của con người hay mang lại tính hữu dụng cho con

người.

Hữu dụng là sự thỏa mãn mà một người tiêu dùng cảm nhận được khi tiêu dùng

Page 54: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

54

một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Một người tiêu dùng hàng hóa A nhiều hơn hàng

hóa B vì đối với họ A có độ hữu dụng cao hơn B. Tính hữu dụng mang một yếu tố tâm

lý quan trọng, vì thế con người tìm cách đạt được hữu dụng bằng cách nhận những thứ

làm hài lòng họ và tránh những thứ làm tổn thương họ.

Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người tiêu dùng sử dụng càng nhiều

một hàng hóa nào đó thì sự thỏa mãn sẽ ngày càng giảm

3.1.3. Tổng hữu dụng (U: Total utility)

Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn khi người tiêu dùng sử dụng một số lượng

hàng hóa nhất định trong mỗi đơn vị thời gian. Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc

vào số lượng hàng hóa được sử dụng.

3.1.4. Hữu dụng biên (MU: Marginal Utility)

Hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm

tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không đổi):

MUn = TUn – TUn-1 = dQ

dTU

X

XQ

TUMU

=

XdQ

dTU (1)

Y

YQ

TUMU

=

YdQ

dTU (2)

Trên đồ thị, MU chính là độ dốc của đường tổng hữu dụng TU.

Ví dụ 1: Biểu hữu dụng, tổng hữu dụng và hữu dụng biên của một người tiêu

dùng khi xem một bộ phim như sau:

Q U TU MU

1

2

3

4

5

4

3

2

1

0

4

7

9

10

10

4

3

2

1

0

Từ biểu trên ta thấy rằng hữu dụng của hàng hóa thứ n (Un) chính là hữu dụng biên của

Page 55: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

55

hàng hóa đó (MUn)

(*) Q biểu thị số lần xem phim.

+ Quy luật hữu dụng biên giảm dần

Khi sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm X, trong khi số lượng các sản phẩm khác

được giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng biên của sản phẩm X sẽ giảm

dần.

Mối quan hệ giữa MU và TU:

- Khi MU > 0 thì TU tăng

- Khi MU < 0 thì TU giảm

- Khi MU = 0 thì TU đạt cực đại (TUmax)

3.1.5 Nguyên tắc tối ƣu hóa hữu dụng:

a. Mục đích và giới hạn của người tiêu dùng

1 2 3 4

5

TU

MU

Hình 3.1: Mối quan hệ giữa MU và TU

Q

Q

TU

Page 56: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

56

Mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa lợi ích (hữu dụng), nhưng họ không

thể tiêu dùng tất cả hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn đến mức MU = 0 vì họ luôn

bị giới hạn về ngân sách.

Việc người tiêu dùng có thể tiêu dùng được nhiều hàng hóa hay không phụ

thuộc ngân sách họ có và giá cả hàng hóa. Khi muốn tiêu dùng cùng lúc nhiều hàng

hóa thì người tiêu dùng phải lựa chọn như thế nào để có thể tối đa hóa hữu dụng? Như

vậy nếu không có những hạn chế về tài chính thì người tiêu dùng sẽ luôn tiêu dùng một

hàng hóa nào đó ở mức mà tại đó hữu dụng biên MU = 0 vì khi này tổng hữu dụng là tối

đa. Tuy nhiên vì sự khan hiếm đặt ra những ràng buộc cho việc lựa chọn phương án để

thỏa mãn tiêu dùng nên người tiêu dùng phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm đạt mục

tiêu tổng hữu dụng tối đa trong giới hạn về ngân sách.

b. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng

Khi lựa chọn tiêu dùng người tiêu dùng sẽ quan tâm đến mức hữu dụng mà hàng

hóa đó mang lại và giá cả mà họ phải chi trả để có được hàng hóa đó. Như vậy để quyết

định tiêu dùng hàng hóa X nhiều hơn hàng hóa Y hay ngược lại thì người tiêu dùng sẽ

so sánh xem một đơn vị tiền họ bỏ ra tiêu dùng cho hai hàng hóa X và Y thì hàng hóa

nào mang lại cho họ hữu dụng nhiều hơn. Hay so sánh mức thay đổi của tổng hữu dụng

khi họ bỏ ra thêm một đơn vị tiền để tiêu dùng hàng hóa (MU/P). Như vậy chúng ta cần

so sánh MUX/PX với MUY/PY…

Nếu MUX/PX > MUY/PY: một đơn vị tiền bỏ ra mua hàng hóa X làm cho tổng hữu

dụng tăng lên nhiều hơn so với một đơn vị tiền bỏ ra mua hàng hóa Y => Người tiêu

dùng sẽ tăng tiêu dùng hàng hóa X

Nếu MUX/PX < MUY/PY: một đơn vị tiền bỏ ra mua hàng hóa X làm cho tổng hữu

dụng tăng lên ít hơn so với một đơn vị tiền bỏ ra mua hàng hóa Y => Người tiêu dùng

sẽ tăng tiêu dùng hàng hóa Y

Người tiêu dùng sẽ điều chỉnh tiêu dùng cho đến khi MUX/PX = MUY/PY vì khi này

một đơn vị tiền bỏ ra mua hàng hóa X làm cho tổng hữu dụng tăng lên bằng với một

đơn vị tiền bỏ ra mua hàng hóa Y.

Ví dụ 1: Một người tiêu dùng dành ngân sách I = 13 ngàn đồng để chi mua hai

hàng hóa X và Y với PX = 2 ngàn đồng và PY = 1 ngàn đồng. Như vậy người tiêu dùng

này phải lựa chọn kết hợp X và Y như thế nào để tổng hữu dụng tối đa.

Page 57: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

57

Bảng 4.1. Bảng hữu dụng

X TUX Y TUY MUX/PX MUY/PY

0 0 0 0 - -

1 20 1 12 10 12

2 38 2 22 9 10

3 52 3 30 7 8

4 62 4 37 5 7

5 69 5 42 3.5 5

6 74 6 46 2.5 4

7 76 7 49 1 3

8 77 8 50 0.5 1

9 77 9 50 0 0

Ta sẽ mức thay đổi tổng dụng hữu trên một ngàn đồng chi tiêu cho từng hàng hóa

- Mức sản lượng đầu tiên ta thấy

MUX/PX = 10: một ngàn đồng tiêu dùng hàng hóa X1 làm tổng hữu dụng tăng lên 10

MUY/PY = 12: một ngàn đồng tiêu dùng hàng hóa Y1 làm tổng hữu dụng tăng lên 12

trường hợp này người tiêu dùng sẽ tăng tiêu dùng hàng hóa Y

- Khi tiêu dùng tăng thêm một đơn vị hàng hóa Y2 (sản phẩm thứ 2) thì một ngàn

đồng tiêu dùng hàng hóa Y2 làm tổng hữu dụng tăng lên bằng với một ngàn đồng

tiêu dùng hàng hóa X1. Khi này người tiêu dùng sẽ tiêu dùng thêm 1 hàng hóa X và

1 hàng hóa Y

- Nếu tiêu dùng tăng thêm một hàng hóa Y3 (sản phẩm thứ 3) thì một ngàn đồng

tiêu dùng hàng hóa Y3 làm tổng hữu dụng tăng lên là 8 trong khi đó nếu tiêu dùng

tăng thêm một hàng hóa X2 (sản phẩm thứ 2) thì một ngàn đồng tiêu dùng hàng hóa

X2 làm tổng hữu dụng tăng lên là 9. Như vậy người tiêu dùng sẽ tiêu dùng hàng hóa

X. Nhưng do ngân sách vẫn còn nên người tiêu dùng tiếp tục sử dụng thêm hàng hóa

theo lựa chọn sản phẩm nào có MU/P lớn hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn tiêu dùng

cho đến khi hết ngân sách và MUX/PX = MUY/PY

Như vậy lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là sử dụng 4 hàng hóa X và 5 hàng

hóa Y với tổng hữu dụng tối đa TUmax = TUX + TUY = 62 + 42

Như vậy, nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng là trong khả năng chi tiêu có giới hạn,

người tiêu dùng sẽ mua số lượng các sản phẩm sao cho hữu dụng biên của một đơn vị

Page 58: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

58

tiền tệ cuối cùng của các sản phẩm được mua sẽ bằng nhau:

y

y

x

x

P

MU

P

MU (1)

X.Px + Y.Py = I (2)

Ví dụ 2: Giả sử cá nhân B có thu nhập là 18 ngàn đồng, chi mua 2 sản phẩm X

và Y với đơn giá các sản phẩm là Px = 2 ngàn đồng/sản phẩm và Py = 1ngàn đồng/sản

phẩm. Tìm phối hợp tiêu dùng X và Y sao cho tổng hữu dụng tối đa. Sở thích của B đối

với hai sản phẩm thể hiện qua hữu dụng trong bảng sau:

X TUX Y TUY MUx MUY MUX/PX MUY/PY

1 20 1 22 20 22 10 22

2 38 2 42 18 20 9 20

3 54 3 57 16 15 8 15

4 68 4 69 14 12 7 12

5 80 5 79 12 10 6 10

6 88 6 83 8 4 4 4

7 91 7 85 3 2 1.5 2

8 91 8 85 0 0 0 0

Ta có nguyên tắc tối ưu hóa tiêu dùng:

y

y

x

x

P

MU

P

MU (1)

X.Px + Y.Py = I (2)

Từ điều kiện (1):

Các cặp thỏa điều kiện (1):

x = 1 và y = 5

x = 6 và y = 6

x = 8 và y = 8

Trong đó chỉ phối hợp: x = 6 và y = 6 là thỏa mãn điều kiện (2): 6 x 2 + 7 x 1=18

Như vậy phương án tiêu dùng tối ưu là X = 6 và Y = 6

TUXYmax= TUX + TUY = 171.

Page 59: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

59

3.1.6 Sự hình thành đƣờng cầu thị trƣờng

Sự hình của đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X.

Đường cầu cá nhân của mỗi sản phẩm thể hiện lượng sản phẩm mà mỗi người

tiêu dùng muốn mua ở mỗi mức giá sản phẩm trong điều kiện các yếu tố khác như sở

thích, thu nhập và giá các sản phẩm khác coi như không đổi.

Để xây dựng đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X, ta giả sử giá của sản phẩm

X là Px giá của Y là Py. Ta chỉ cho giá sản phẩm X thay đổi, các yếu tố còn lại (Py, I và

sở thích được giữ nguyên không đổi). Người tiêu dùng tối đa hóa hữu dụng khi tiêu

dùng hàng hóa X,Y trong tình trạng cân bằng tức là:

y

y

x

x

P

MU

P

MU

Giả sử người tiêu dùng A có thu nhập I = 18 đồng để chi mua 2 sản phẩm X và Y

với Px = 2 đồng; Py = 1 đồng. Sở thích của A đối với 2 sản phẩm được thể hiện qua

bảng sau:

Phương án tiêu dùng X1 = 6 sản phẩm X và Y1 = 6 sản phẩm Y là phương án tối

ưu vì thỏa mãn 2 điều kiện:

41

1

1

1 y

y

x

x

P

MU

P

MU (1)

X1.Px1 + Y1.Py1 = I (2) (6x2 + 6x1 = 18)

Khi giá sản phẩm Y tăng lên P = 2 đồng trong khi các yếu tố khác (Px, I, sở

thích) không đổi. Ta có sự thay đổi tiêu dùng thể hiện ở bảng sau:

X TUX Y TUY MUx MUY MUX/PX MUY/PY

1 20 1 22 20 22 10 11

2 38 2 42 18 20 9 10

3 54 3 57 16 15 8 8

4 68 4 69 14 12 7 6

5 80 5 79 12 10 6 5

6 88 6 83 8 4 4 2

7 91 7 85 3 2 1.5 1

8 91 8 85 0 0 0 0

Page 60: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

60

Với mức ngân sách, số lượng sản phẩm X không đổi thì khi giá sản phẩm Y tăng lên

buộc người tiêu dùng phải giảm tiêu dùng sản phẩm Y khi này người tiêu dùng sẽ sử

dụng 6X và 3Y để đảm bảo trong phạm vi ngân sách. Tuy nhiên với phối hợp tiêu dùng

này thì không đạt được mức hữu dụng tối đa vì x1

x1

P

MU <

Y2

Y2

P

MUdo đó người tiêu dùng

sẽ điều chỉnh tăng tiêu dùng Y và giảm tiêu dùng X thì x1

x1

P

MUtăng,

Y2

Y2

P

MU giảm. Quá

trình điều chỉnh diễn ra đến khi Y

Y

X

X

P

MU

P

MU

Người tiêu dùng giảm mua sản phẩm X và tăng mua sản phẩm Y cho đến khi: X2

= 5 và Y2 = 4 thỏa 2 điều kiện:

6P

MU

P

MU

y1

y1

x2

x2 (1)

X2.Px2 + Y2.Py1 = I (2) (5x2 + 4x2 = 18)

Từ thuyết hữu dụng ta đã chứng minh được quy luật cầu:

Khi giá tăng hoặc giảm sẽ làm lượng càu giảm hoặc tăng

Biểu cầu và đường cầu cá nhân đối với sản phẩm Y

PY QY

1

2

6

4

Khi giá sản phẩm X tăng, trong khi thu nhập, sở thích và giá sản phẩm Y không

D

2

1

4 6

QY

P

Y

Hình 3.2: Đường cầu của hàng hóa Y

Page 61: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

61

đổi thì có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Nếu hệ số co giãn của cầu theo giá sản phẩm X là co giãn nhiều. Khi giá sản

phẩm X tăng thì phần chi tiêu cho X giảm, phần chi tiêu cho Y tăng lên, kết quả số

lượng sản phẩm Y tăng lên so với trước:

Nếu 1)( xDE : Px tăng => TRx giảm => TRY tăng => Y tăng.

Nếu 1)( xDE : Px tăng => TRx tăng => TRY giảm => Y giảm.

Nếu 1)( xDE : Px tăng => TRx, TRY không đổi => Y không đổi.

Sự hình thành đường cầu của sản phẩm X.

Giả sử trên thị trường sản phẩm X chỉ có 2 cá nhân người tiêu dùng A và B, thì

lượng cầu thị trường là tổng lượng cầu của hai cá nhân ở mỗi mức giá.

Đơn giá sản phẩm P

(đồng/SF)

Lượng cầu của A

(qA)

Lượng cầu của B

(qB)

Lượng cầu thị trường

(QD = qA + qB)

P1 (20)

P2 (30)

qA1 (10)

qA2 (8)

qB1 (5)

qB2 (2)

Q1 = qA1 + qB1 (15)

Q2 = qA2 + qB2 (10)

Hình 4.3. Sự hình thành đường cầu sản phẩm

Đường cầu thị trường (D) được tổng hợp từ các đường cầu cá nhân, bằng cách

tổng cộng theo hoành độ các đường cầu cá nhân.

Ví dụ: qA = - 1/2.P + 200, qB = - P + 300

=> Hàm cầu thị trường là: QD = qA + qB = -3/2.P + 500

Vậy đường cầu thị trường đối với một hàng hóa là tổng hợp tất cả các đường cầu

cá nhân đối với hàng hóa đó. Cũng như cầu cá nhân đường cầu thị trường là tập hợp

những điểm được xác định bởi những số lượng khác nhau đối với một hàng hóa được

tiêu thụ với mức giá tương ứng, trong những điều kiện khác nhau không đổi, số lượng

Page 62: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

62

tiêu thụ hàng hóa đó trên thị trường bằng tổng số lượng tiêu thụ của các cá nhân trên thị

trường về hàng hóa đó (mức giá cả của hàng hóa trên thị trường và đối với từng cá nhân

là như nhau)

Thuyết hữu dụng giúp ta phân tích thái độ tiêu dùng của cá nhân và giải thích sự

hình thành đường cầu thị trường. Tuy nhiên thuyết này cũng có những nhược điểm khi

áp dụng là khả năng chia nhỏ của sản phẩm và khả năng đo lường hữu dụng.

3.2. Lựa chọn tối ƣu tiếp cận từ đƣờng ngân sách và đƣờng bàng quan

3.2.1.Giả thuyết về sở thích của ngƣời tiêu dùng

Giả thiết 1: Sở thích là hoàn chỉnh, nghĩa là người tiêu dùng có khả năng so sánh,

sắp xếp theo thứ tự mức thỏa mãn mà các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng

hóa có thể mang lại.

Ví dụ: Phối hợp A gồm: 1 ly kem + 4 chiếc bánh ngọt. Phối hợp B gồm: 2 ly

kem + 2 chiếc bánh ngọt. Nếu là người thích ăn bánh ngọt thì phối hợp A mang lại mức

thỏa mãn cao hơn phối hợp B; anh ta sẽ sắp xếp A > B. Ngược lại, đối với người thích

ăn kem, đối với anh ta phối hợp B mang lại mức thỏa mãn cao hơn phối hợp A; anh ta

sắp xếp B > A.

Giả thiết 2: Sở thích có tính bắc cầu nghĩa là nếu phối hợp A được ưu thích hơn

phối hợp B, phối hợp B được ưu thích hơn phối hợp C thì tất nhiên phối hợp A sẽ được

ưu thích hơn phối hợp C: A > B và B > C A > C

Giả thiết 3: Mọi hàng hóa đều tốt và người tiêu dùng luôn thích nhiều hàng hóa

hơn. Tất nhiên, một số hàng hóa ảnh hưởng tiêu cực chẳng hạn như có thể gây ô nhiễm

hoặc gây hại cho sức khỏe là không được mong muốn và người tiêu dùng sẽ tránh hàng

hóa đó bất kỳ lúc nào họ có thể.

Để khắc phục phần nào những nhược điểm của phân tích hữu dụng, từ lâu người

ta còn dùng đường đẳng ích trong phân tích kinh tế. Tuy nhiên cả 2 cách phân tích đều

cho cùng một kết quả: cả 2 liên hệ chặt chẽ với nhau và giúp làm sáng tỏ vấn đề thái độ

tiêu dùng cá nhân.

3.2.2. Đƣờng cong bàng quan (Đường đẳng ích, đường đồng mức thỏa mãn -

Indifferent curve)

Đường cong bàng quan là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều sản

phẩm cùng mang lại một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng.

Page 63: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

63

Mỗi điểm trong hình 3.4 biểu diễn một tổ hợp cụ thể của bữa ăn và xem phim.

Giả sử chúng ta bắt đầu tại điểm A. Bởi vì người tiêu dùng thích sử dụng hàng hóa càng

nhiều càng tốt, nên những tổ hợp nằm về phía đông - bắc của tổ hợp A, như tổ hợp C

chẳng hạn, sẽ được cá nhân này thích hơn. Số lượng xem phim và bữa ăn trong tổ hợp C

đều nhiều hơn so với tổ hợp tại điểm A. Vậy, khi tiêu dùng tại tổ hợp hàng hóa C, sự

thỏa mãn của cá nhân này sẽ cao nên tổng hữu dụng đạt được sẽ cao hơn tổ hợp ở điểm

A. Ngược lại, vùng nằm về phía tây - nam của điểm A sẽ kém được ưa thích vì có số

lượng của cả hai loại đều ít hơn tổ hợp tại điểm A. Tại các điểm nằm trong vùng được

đánh dấu hỏi (?), chúng ta không xác định được cá nhân thích điểm A hay các điểm

nằm trong các vùng này vì những tổ hợp hàng hóa những vùng này có hàng hóa này

nhiều hơn tại điểm A nhưng hàng hóa kia lại ít hơn. Chỉ có tiêu dùng tại những điểm

nằm trong vùng (?) cá nhân mới có thể bàng quan so với điểm A. Vì vậy, chỉ có những

điểm nằm trong vùng (?) mới có thể cùng nằm trên một đường bàng quan với điểm A.

Như vậy, để giữ mức hữu dụng không đổi, cá nhân muốn tiêu dùng sản phẩm này nhiều

hơn thì phải giảm bớt sản phẩm kia. Hay là, số lượng hai sản phẩm được tiêu dùng phải

có sự đánh đổi với nhau thì hữu dụng đạt được mới không đổi.

Giả sử có bốn phối hợp A, B, C và D của 2 sản phẩm X và số lượng Y cùng tạo

ra một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng là U1, được thể hiện trong dưới đây:

Vùng kém ƣa

thích

Vùng ƣa thích hơn

D

C

E B

?

?

A

Số

llƣ

ợn

g h

àn

g y

Số lƣợng hàng X

Hình 3.4. Xếp hạng các tập hợp hàng hóa

O

Page 64: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

64

Phối hợp X (đvsp) Y (đvsp) TUXY

A 3 7 100

B 4 4 100

C 5 2 100

D 6 1 100

Thể hiện các phối hợp trên lên đồ thị, các trục biểu thị số lượng sản phẩm X và

số lượng Y, ta được đường bàng quan U. Sở thích của người tiêu dùng có thể được mô

tả bằng tập hợp các đường bàng quan tương ứng với các mức thỏa mãn khác nhau.

Đặc điểm của đường bàng quan: Các đường bàng quan thường có bốn đặc điểm:

(1) Dốc xuống về bên phải, điều này phản ánh thực tế của người tiêu dùng là khi

giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này thì tăng lượng tiêu thụ sản phẩm kia để tổng hữu

dụng không đổi.

Nếu đường đẳng ích nằm ngang, thì tức là với cùng lượng Y phối hợp với những

lượng X khác nhau đều đem lại mức hữu dụng như nhau. Điều này cho thấy người tiêu

thụ đã bảo hòa với lượng X, do đó dù có tăng thêm X cũng không làm tăng thêm hữu

dụng

(2) Các đường bàng quan cong lồi về gốc tọa độ thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng

muốn đánh đổi giữa hai loại giảm dần

(3) Các đường bàng quan không cắt nhau

Giả sử hai đường bàng quan (U1) và (U2) cắt nhau như trên hình 4.6,

Hai phối hợp A và C cùng nằm trên đường (U1), do đó: TUA = TUC (1)

A

B

C

D

4

2

1

7

3 4 5 6

U

X

Y

Hình 3.5. Đường bàng quan

Page 65: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

65

Hai phối hợp B và C cùng nằm trên đường (U2), do đó: TUB = TUC (2)

Từ (1) và (2), tính bắc cầu cho phép ta kết luận TUA = TUB. Nhưng tay thấy tổ

hợp A(3X,7Y) còn tổ hợp B(3X,4Y) điều này trái với giả thuyết thích nhiều hơn ít

nghĩa là TUA > TUB. Do đó hai đường đẳng ích không thể cắt nhau

(4) Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì càng được ưa thích hơn vì nó mang

lại sự thỏa mãn nhiều hơn.

Tỷ lệ thay thế biên của hàng X cho hàng Y (MRSXY) là số lượng sản phẩm Y

giảm xuống khi sử dụng tăng thêm một đơn vị sản phẩm X mà tổng hữu dụng không

đổi. MRSXY = X

Y

= -

Y

x

MU

MU

Tỷ lệ thay thế biên cũng chính là độ dốc của đường bàng quan.

Các dạng đặc biệt của đường bàng quan: Tùy mối quan hệ trong sử dụng giữa

hai sản phẩm là thay thế hay bổ sung mà đường bàng quan có những dạng khác nhau.

A

B

C

4

2

1

7

3 4 5 6

U1

X

Y

U2

Hình 4.6. Các đường bàng quan cắt nhau

Y

U2 U1

X X

Y

U1

U2

Hình a: K và L bổ sung hoàn toàn Hình a: K và L thay thế hoàn toàn

Hình 4.4: Các dạng đặc biệt của đường bàng

quan

Page 66: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

66

3.2.3. Đƣờng ngân sách

Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai sản phẩm mà người

tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá các sản phẩm cho trước.

Phương trình đường ngân sách có dạng:

X.PX + Y.PY = I

hay Y = I/ Py - (Px/ Py)X

Với X là lượng sản phẩm X mua được.

Y là lượng sản phẩm Y mua được.

PX là giá sản phẩm X.

PY là giá sản phẩm Y.

I là thu nhập của người tiêu dùng.

Hình 3.8. Đường ngân sách

OM = I/PY: thể hiện lượng sản phẩm Y tối đa mà người tiêu dùng mua được.

ON = I/PX: thể hiện lượng sản phẩm X tối đa mà người tiêu dùng mua được.

Đặc điểm

(1) Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về bên phải.

(2) Độ dốc của đường ngân sách là tỷ giá giữa hai sản phẩm (PX/PY), thể hiện tỷ

lệ phải đánh đổi giữa hai sản phẩm trên thị trường, muốn tăng mua sản phẩm này phải

giảm tương ứng bao nhiêu sản phẩm kia khi thu nhập không đổi.

Ví dụ: A có thu nhập I = 1000 dùng để mua hai sản phẩm X và Y với giá tương

ứng là PX = 100 và PY = 200. Phương trình đường ngân sách là: Y = 5 - 1/2X. Độ dốc

tương ứng là -1/2: muốn mua thêm một sản phẩm X phải giảm mua 1/2 sản phẩm Y.

Sự dịch chuyển đường ngân sách

Đường ngân sách có thể dịch chuyển dưới tác động của các nhân tố sau:

(1) Thu nhập thay đổi: khi thu nhập tăng lên, giá các sản phẩm không đổi, đường

Page 67: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

67

ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang phải. Ngược lại khi thu nhập giảm, đường

ngân sách dịch chuyển sang trái.

Hình 3.9. Sự dịch chuyển đường ngân sách

(2) Giá sản phẩm thay đổi, khi thu nhập I và giá sản phẩm Y không đổi, nếu giá

sản phẩm X tăng lên thì đường ngân sách quay về phía gốc trên trục X, vị trí trên trục X

vẫn giữ nguyên. Nếu giá X tăng thì chiều quay ngược lại.

Hình 3.10. Đường ngân sách quay

3.2.4 Tối ƣu hóa tiêu dùng:

Về mặt tự nhiên, chúng ta thấy nhu cầu của con người rất đa dạng. Người ta cần

dùng nhiều sản phẩm với một số lượng nhất định, bởi vì như chúng ta biết về hữu dụng,

đồng thời về mặt kinh tế người tiêu dùng bị giới hạn bởi thu nhập của chính họ và giá

cả của hàng hóa.

Những đường bàng quan cho thấy những kết hợp nào khi tiêu dùng các sản phẩm

mang lại các kết quả là hữu dụng cao thấp khác nhau. Tất nhiên ý muốn của người tiêu

dùng lựa chọn những kết hợp nào mang lại hữu dụng cao nhất có thể được.

Phân tích sự lựa chọn của người tiêu dùng qua hai đồ thị bên dưới

Page 68: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

68

Hình a: Trên đồ thị có 3 đường ngân sách thể hiện mức chi tiêu của người tiêu

dùng với I1< I2 < I3, người tiêu dùng này mong muốn mức thỏa mãn thể hiện ở đường

bàng quan U. Như vậy người tiêu dùng phải lựa chọn phối hợp như thế nào để đạt được

mức hữu dụng mong muốn mà số tiền chi ra phải thấp nhất.

Ta thấy ba phối hợp A, E, B cùng nằm trên đường bàng quan có nghĩa là tại ba

phối hợp này mức thỏa mãn là như nhau. Nếu chỉ xét về mức độ thỏa mãn thì người tiêu

dùng co thể chọn phối hợp nào cũng được nhưng vấn đề đặt ra là số tiền chi ra phải tối

thiểu.

Tổ hợp A và B cùng nằm trên đường ngân sách I3 có nghĩa là số tiền chi ra cho

hai tổ hợp này là bằng nhau. Tổ hợp E nằm trên đường ngân sách I2

Mà I2 < I3 nghĩa là nếu chọn tổ hợp E thì người tiêu dùng sẽ chi ít tiền hơn hai tổ

hợp A và B.

Như vậy lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng trong trường hợp này là tổ hợp E

Hình b: Người tiêu dùng có một khoản ngân sách cố định I chi tiêu hai hàng hóa

X và Y. Yêu cầu phối X và Y như thế nào để tổng hữu dụng là tối đa.

Tổ hợp D mang lại mức thỏa mãn cao nhất nhưng người tiêu dùng không đủ

ngân sách để chi tiêu, nên không chọn được tổ hợp D

Ba tổ hợp A, E, B cùng nằm trên đường ngân sách nghĩa là ngân sách chi tiêu

cho ba tổ hợp này là như nhau. Tuy nhiên mức độ thỏa mãn ở ba tổ hợp này là khác

Y

D

I X

I1 I2 I3

E

B

A

U

Y

X

U1

U2

U3

E

B

A

Hình a Hình b

Hình 3.11. Phối hợp tiêu dùng tối ưu

Page 69: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

69

nhau do tổ hợp A và B cùng trên đường bàng quan U1 nên có mức thỏa mãn là như

nhau, E nằm trên đường bàng quan U2

Mà U2 thì có mức thỏa mãn cao hơn U1. Như vậy người tiêu dùng sẽ lựa chọn tổ

hợp E (ngân sách chi ra là như nhau nhưng có mức thỏa mãn cao hơn)

Tóm lại: Tiêu dùng tối ưu khi đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan

hay độ dốc đường ngân sách bằng với độ dốc đường bàng quan

Tại E: MRSXY = - PX/PY -Y

x

MU

MU = -

Y

x

P

P

Hay X

x

P

MU =

Y

Y

P

MU

Một người tiêu dùng có ngân sách chi tiêu I để tiêu dùng hai hàng hóa X, Y, Z...

với giá tương ứng PX, PY, PZ...

Để tối đa hóa hữu dụng thì họ phải lựa chọn tổ hợp X, Y, Z... sao cho thỏa điều

kiện:

X

x

P

MU =

Y

Y

P

MU=

Z

Z

P

MU=…

X. PX+ Y. PY + Z. PZ +... = I

3.2.5 Sự hình thành đường cầu thị trường

Đường cầu của người tiêu dùng đối với một hàng hóa được xác định bởi số lượng

sản phẩm mà người ấy mua với những mức giá khác nhau.

Hình 3.12. Đường tiêu dùng theo giá

Khi các điều kiện khác không đổi, sự thay đổi giá cả sản phẩm dẫn tới thay đổi

khối lượng sản phẩm được tiêu dùng.

Đường cầu cá nhân về sản phẩm X

(1) Giả sử một người tiêu thụ có thu nhập là I1 để mua hai sản phẩm X và Y với

giá các sản phẩm là Px1 và PY1, thì đường ngân sách tương ứng là MN. Phối hợp tối ưu

Page 70: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

70

ban đầu là E(X1,Y1) là tiếp điểm của đường ngân sách MN với đường đẳng ích là U1

(2) Giả sử giá sản phẩm X tăng lên là Px2 (Px2 > Px1) và giá sản phẩm Y và thu

nhập không đổi, thì đường ngân sách mới là MC. Điểm phối hợp tối ưu là điểm F (X2,

Y2) là tiếp điểm của đường ngân sách MC với đường đẳng ích là U0

Nối các điểm phối hợp tối ưu E (x1, y1) và F (x2, y2) trên đồ thị (3.11a), ta có

đường tiêu dùng theo giá.

Đường tiêu dùng theo giá là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi

giá một sản phẩm thay đổi, các điều kiện còn lại không đổi.

Nối các điểm E (x1, Px1); F (x2, y2) trên đồ thị, ta có đường cầu cá nhân về sản

phẩm X, dốc xuống bên phải.

Đường cầu thị trường: Được hình thành bằng cách tổng cộng các lượng cầu từ

các đường cầu cá nhân tương ứng với các mức giá như đã trình bày ở phần trên.

3.2.6 Các vấn đề khác

a. Đường Engel

Đường Engel phản ánh mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng cầu sản phẩm với sự

thay đổi thu nhập, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Để xây dựng đường

Engel, ta sẽ cho thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm khác không thay đổi.

Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm lần lượt là PX, và PY, đường

ngân sách tương ứng là MN. Điểm phối hợp tối ưu là E (x1, y1) là tiếp điểm của đường

ngân sách MN với đường đẳng ích U1.

Hình 3.13. Đường tiêu dùng theo thu nhập

Nếu thu nhập thay đổi tăng lên là U2, giá các sản phẩm không đổi (Px,Py) thì

đường ngân sách mới là M’N’. Điểm phối hợp tối ưu mới là E (x2, y2) là tiếp điểm của

Page 71: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

71

đường ngân sách M’N’ với đường đẳng ích U2. Nối các điểm F (x1, Px1); F (x2, y2) trên

đồ thị, ta có đường tiêu dùng theo thu nhập.

Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm

khi thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm không đổi

Từ đường theo thu nhập, ta có đầy đủ số liệu để xây dựng đường Engel cho các

sản phẩm.

I X Y

I1

I2

X1

X2

Y1

Y2

Hình dạng đường Engel của sản phẩm cho chúng ta biết tính chất của sản phẩm

là thiết yếu, sản phẩm cao cấp hay sản phẩm cấp thấp (hình 3.12b; 3.12c; 3.12d)

Hình 3.14: Đường Engel

Đường Engel cũng giải thích cho chúng ta những khác biệt trong chi tiêu của

người tiêu dùng thuộc các nhóm thu nhập khác nhau.

b. Tác động thay thế và tác động thu nhập

Khi giá sản phẩm X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện các yếu tố khác

I2

I1

I

E

F

X1 X2 X

Đường Engel đối

với sản phẩm X

Đường Engel đối

với sản phẩm Y

Y1 Y2 Y

b) X là sản phẩm thiết c) Y là sản phẩm cao

I2

I1

I

E

F

Z2 Z1 Z

Đường Engel đối

với sản phẩm Z

d) X là sản phẩm cấp

I2

I1

I

Page 72: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

72

không đổi thì lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống (hay tăng lên) là kết quả tổng hợp

của hai tác động: tác động thay thế và tác động thu nhập.

Giả sử giá của hàng hóa X giảm xuống gây nên hai tác động. Thứ nhất, sức mua

thực tế của người tiêu dùng tăng lên: họ có lợi hơn bởi họ có thể mua cùng một lượng

hàng hóa đó với số tiền ít hơn và có dư tiền để mua sắm thêm. Thứ hai, họ sẽ tăng tiêu

dùng một mặt hàng nào trở nên rẽ hơn và giảm tiêu dùng mặt hàng trở nên đắt hơn một

cách tương đối. Thông thường cả hai tác động nay xảy ra đồng thời nhưng để rõ hơn

chúng ta cần phân biệt hai tác động này.

Tác động thay thế: là lượng sản phẩm X giảm xuống (tăng lên) khi giá sản phẩm

X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi (hay thu nhập

thực tế không đổi). Do đó tác động thay thế luôn mang dấu âm. Sự thay thế này được

đánh dấu bằng sự dịch chuyển dọc theo đường đẳng ích. Tác động thu nhập: Khi giá sản

phẩm X tăng lên làm thay đổi lượng cầu sản phẩm X do sức mua giảm xuống (thu nhập

thực tế giảm) và làm thay đổi mức thỏa mãn.

(1) Nếu X là sản phẩm thông thường thì tác động thu nhập mang dấu âm, khi giá

sản phẩm X tăng lên thu nhập thực tế giảm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm X.

(2) Nếu X là sản phẩm thứ cấp tác động thu nhập mang dấu dương, khi giá sản

phẩm X tăng lên, thu nhập thực tế giảm làm lượng cầu sản phẩm X tăng lên và ngược

lại.

Ta có thể minh họa hai tác động trên qua đồ thị 3.13

Hình 3.15. Tác động thay thế và tác động thu nhập

Giả định X và Y là hai sản phẩm bình thường. Với đường ngân sách ban đầu là

MN, thì phối hợp tối ưu là điểm E(x1,y1), đạt mức thỏa mãn tối đa là U1.

Nếu chỉ có giá sản phẩm tăng lên từ Px1 đến Px2 (giá sản phẩm Y và thu nhập

M

I/Px1

E

x1

Y1

U1

C N

I/Px2

U0

F Y2

X2

M’

C’

G

X’

Y’

Page 73: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

73

không đổi), thì đường ngân sách mới là MC và điểm phối hợp tối ưu tương ứng là điểm

F(x2,y2) với mức thỏa mãn tối đa đạt được là U0.

Như vậy khi giá sản phẩm X tăng lên từ Px1 đến Px2 thì tác động thay thế và tác

động thu nhập làm lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2.

Để đo lường tác động thay thế, ta loại trừ tác động thu nhập bằng cách tăng thêm

thu nhập một lượng (ΔI) vừa đủ để đường ngân sách giả định M’C’ song song với

đường ngân sách MC và tiếp xúc với đường đẳng ích ban đầu U1 (để giữ mức thỏa mãn

không đổi) tại điểm G (x’, y’).

Như vậy tác động thay thế là đoạn x1x’, là sự di chuyển dọc đường đẳng ích U1

từ E đến G. Tác động thay thế mang dấu âm, nghĩa là sự tăng giá sản phẩm sẽ làm giảm

lượng cầu sản phẩm đó và ngược lại trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi.

Về tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm tăng thì thu nhập thực tế giảm, thể hiện

cùng một mức thu nhập bằng tiền như trước, nếu giá sản phẩm tăng thì số lượng các sản

phẩm được mua sẽ giảm xuống so với trước và ngược lại.

Đường ngân sách thực tế là MC (với điểm cân bằng F(x2,y2)), như vậy tác động

thu nhập là đoạn x’x2, là sự dịch chuyển từ G trên đường U1 sang F trên đường U0 là

lượng sản phẩm X giảm từ x’ xuống x2, làm giảm mức thỏa mãn từ U1 U0.

Tóm lại, với X là sản phẩm thông thường, tác động thay thế và tác động thu nhập

cùng cùng chiều. Khi giá sản phẩm X tăng thì tác động thay thế làm lượng sản phẩm X

tiếp tục giảm từ x’ xuống x2. Tổng hợp hai tác động, khi giá sản phẩm X tăng lên Px1

lên Px2 làm lượng sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2.

c. Hiện tượng Giffen

Hình 3.16. Hiện tượng Giffen

Page 74: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

74

Qua phân tích trên, ta thấy nếu X là sản phẩm thông thường thì tác động thay

thế và tác động thu nhập là cùng chiều, đều giảm khi giá sản phẩm tăng.

Nếu X là sản phẩm thứ cấp thì tác động thay thế và tác động thu nhập ngược

chiều nhau.

Về mặc lý thuyết, đối với sản phẩm thứ cấp có thể xảy ra trường hợp tác động

thu nhập mạnh hơn lấn áp tác động thay thế, đường cầu sẽ dốc lên về bên phải: khi giá

tăng, lượng cầu sản phẩm sẽ tăng và ngược lại. Đây chính là hiện tượng Giffen.

d. Thặng dư tiêu dùng (CS)

Người tiêu dùng mua hàng hóa vì việc mua sắm hàng hóa đó khiến cho họ thỏa

mãn hơn. Thặng dư tiêu dùng là thước đo tổng thể những người tiêu dùng được lợi hơn

bao nhiêu khi họ có khả năng mua hàng hóa trên thị trường. Vì những người tiêu dùng

khác nhau có cách đánh giá khác nhau đối với việc tiêu dùng những hàng hóa cụ thể,

nên lượng tiền tối đa họ muốn trả cho hàng hóa đó cũng khác nhau.

Theo qui luật hữu dụng biên giảm dần, đối với mỗi cá nhân, mức thỏa mãn của

sản phẩm tiêu dùng trước thường lớn hơn mức thỏa mãn của các sản phẩm tiêu dùng

sau, do đó người tiêu dùng sẵn lòng trã những mức giá cao hơn cho những sản phẩm

tiêu dùng trước. Nhưng thực tế, người tiêu dùng trả cùng một mức giá cho tất cả các sản

phẩm được mua căn cứ vào hữu dụng biên của sản phẩm sau cùng, đã tạo ra thặng dư

tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng của một đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch giữa mức

giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả (còn gọi là giá dành trước) với giá thực trả

cho sản phẩm.

Thặng dư tiêu dùng cá nhân cho q1 sản phẩm là chênh lệch giữa tổng số tiền tối

đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả với tổng số tiền thực tế trả cho q1 sản phẩm

Hình 3.17. Thặng dư tiêu dùng

Page 75: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

75

Trên đồ thị, khi giá là P1 = 50 đồng, lượng cầu của cá nhân A là q1 =10 sản

phẩm, thì thặng dư tiêu dùng của sản đầu tiên:

CS1SF = giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả - giá thực trả.

= 100 đồng - 50 đồng = 50 đồng.

Thặng dư tiêu dùng của q1 sản phẩm:

CSq1 = Tổng số tiền tối đa mà người tiêu - Tổng số tiền thực trả cho q1 sản

phẩm dùng sẵn lòng trả cho q1 sản phẩm

= OJAq1 - OP1Aq1 = JP1A

= 750 đồng - 500 đồng = 250 đồng.

Thặng dư tiêu dùng trên thị trường

Nếu giá thị trường là P và sản lượng cân bằng là Q, thì thặng dư tiêu dùng trên

thị trường ở mức giá P là phần chênh lệch giữa tổng số tiền tối đa mà người tiêu dùng

sẵn lòng trả cho Q với tổng số tiền thực trả cho Q sản phẩm

Thặng dư tiêu dùng trên thị trường còn được xác định bởi diện tích nằm dưới

đường cầu và phía trên giá thị trường của sản phẩm.

Khi chính phủ tăng thuế là t đvt/sản phẩm, chi phí sản xuất tăng lên do đó

đường cung dịch chuyển lên trên giá cân bằng tăng lên thặng dư tiêu dùng trên

thị trường giảm xuống.

Tóm lại, nếu giá thị trường tăng lên thì thặng dư tiêu dùng trên thị trường

giảm xuống và ngược lại.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 3

1.Trình bày các giả thuyết cơ bản khi nghiên cứu lợi ích của người tiêu dùng.

Phân tích các đặc trưng cơ bản của đường bàng quan và đường ngân sách. Nêu khái

niệm, công thức tính của tổng lợi ích và lợi ích cận biên, cho ví dụ minh họa.

2.Các nhân tố tác động đến sự thay đổi của đường ngân sách và đường bàng quan.

3.Nêu nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và giải thích và phân tích ý

nghĩa của nó trong việc phân tích hành vi người tiêu dùng. Cho ví dụ minh họa.

4.Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng.

Page 76: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

76

5.Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng (sự

thay đổi của giá cả và sự thay đổi về thu nhập).

BÀI TẬP CHƢƠNG 3

Bài 1

Dựa trên phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin về ưa thích tiêu dùng trái cây

và thịt cho biết tất cả các tổ hợp của trái cây và thịt sau đây đem lại cùng một mức hữu

dụng như nhau đối với hộ ông A.

Tổ hợp Số đơn vị thịt Số đơn vị trái

cây

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1,0

3,0

5,0

7,0

9,0

11,0

13,0

15,0

17,0

19,0

34,40

14,00

9,22

7,00

5,70

4,84

4,22

3,75

3,39

3,09

a. Dùng thông tin trên để vẽ đường bàng quan (đường đẳng ích hay indifference

curve) của ông A.

b. Giả sử ông A có 34 đơn vị trái cây và 1 đơn vị thịt. Ông A sẽ muốn chấp nhận

thêm bao nhiêu đơn vị thịt để giảm bớt 10 đơn vị trái cây?

c. Sau khi hoán đổi như trên, ông A có 24 đơn vị trái cây. Ông A sẽ muốn chấp

nhận thêm bao nhiêu đơn vị thịt để giảm thêm 10 đơn vị trái cây nữa?

d. Kết quả của câu (c) cao hơn hay thấp hơn câu (b). Giải thích. Nếu không thể xác

định được câu trả lời, cần thông tin gì thêm để có thể tìm được trả lời?

e. Giá một đơn vị thịt và một đơn vị trái cây lần lượt là 12.000 đồng và 2.000 đồng.

Ông A có thu nhập 120.000 đồng/tháng. Ước lượng số đơn vị thịt và số đơn vị trái cây

ông A mong muốn mua.

Page 77: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

77

f. Nếu giá thịt giảm từ 12.000 còn 8.000 đồng. Vẽ đường bàng quan tương ứng với

số lượng thịt và trái cây ông A mong muốn mua.

g. Nếu giá thịt giảm từ 12.000 còn 8.000 đồng và thu nhập giảm 20.000 đồng. Vẽ

đường bàng quan tương ứng với số lượng thịt và trái cây ông A mong muốn mua.

Bài 2

Giả sử người tiêu dùng chọn lựa giữa 2 hàng hoá F và C để tối đa hoá sự thỏa mãn

của mình, giới hạn bởi ngân sách.

a. Giải thích và vẽ trên đồ thị các đường bàng quan.

b. Độ dốc của đường bàng quan đo lường cái gì?

c. Tại sao đường bàng quan là đường cong lõm về phía gốc toạ độ?

d. Gọi Pf và Pc, MUf và MUc lần lượt là giá và độ hữu dụng biên của hai hàng hoá

này, dùng đường ngân sách và đường cong bàng quan để tìm điểm tối ưu của người tiêu

dùng.

e. Tại điểm này Pf, Pc, MUf, MUc và tỉ xuất thay thế MRS liên hệ với nhau như thế

nào?

Bài 3

Giả sử hữu dụng của 2 sản phẩm X và Y đối với một người tiêu dùng là một

phương trình có dạng như sau (hàm Cobb Douglas):

Hữu dụng = U(X,Y) = X 0,5

Y 0,5

Nếu giá của Y và X lần lượt là Py = 1000 và Px = 250, và người này có 2000 để chi

cho 2 sản phẩm này.

a. Tìm mức tiêu thụ tối ưu (đạt mức hữu dụng cao nhất) của X và Y để người tiêu

dùng này.

b. Giả sử người tiêu dùng muốn tìm mức tiêu thụ của X và Y có chi phí nhỏ nhất để

đạt mức hữu dụng bằng 2. Tìm mức chi phí này.

Bài 4

Một người tiêu thụ có thu nhập I = 3500 để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương

ứng là Px = 500 và Py = 200. Sở thích của người này biểu hiện qua hàm số TUx = -Q2

x

+ 26Qx và TUy = -5/2Q2

y + 58 Qy. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu

dụng tối đa có thể đạt được.

Bài 5

Page 78: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

78

Một người tiêu thụ có thu nhập I = 36.000 đ chi tiêu cho 3 loại sản phẩm X, Y và Z

có giá là Px = Py = Pz = 3000 đ. Sở thích của người này đối với 3 loại sản phẩm như sau:

Số lượng sản

phẩm

TUx TUy TUz

1

2

3

4

5

6

7

75

147

207

252

289

310

320

68

118

155

180

195

205

209

62

116

164

203

239

259

269

Để tối đa hoá hữu dụng, người này phải phân phối thu nhập cho 3 loại sản phẩm

như thế nào? Tổng hữu dụng đạt được?

Nếu thu nhập vẫn là 36.000 đ nhưng giá sản phẩm thay đổi Px = 3000, Py = 6000 và

Pz = 3000. Người này sẽ phân phối chi tiêu như thế nào để có tổng hữu dụng cao nhất?.

Vẽ đường cầu cá nhân sản phẩm Y.

Bài 6

Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 300 để chi mua 2 sản phẩm X và Y với

giá tương ứng PX = 10, PY = 20. Hàm tổng hữu dụng: TU = X(Y-2)

Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được.

Nếu thu nhập tăng lên I2=600, giá sản phẩm không đổi, tìm phương án tiêu dùng

tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được.

Nếu giá sản phẩm Y tăng lên Py=30, các yếu tố khác không đổi, tìm phương án

tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được.

Nếu người tiêu dùng muốn đạt mức tổng hữu dụng là 450 thì phải lựa chọn kết

hợp tiêu dùng như thế nào để số tiền chi ra là tối thiểu

Bài 7

Một người tiêu dùng với khoản tiền 1.000.000đ dùng để chi tiêu cho việc mua

thực phẩm(F) và quần áo(C), thực phẩm giá trung bình là 5.000đ/đv và quần áo là

10.000đ/Đv. Hàm hữu dụng: TU=2F(C-2)

a. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu của người này.

Page 79: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

79

b. Tại phương án tối ưu này tỷ lệ thay thế biên của thực phẩm cho quần áo

(MRSFC) là bao nhiêu?

c. Nếu người tiêu dùng này muốn đạt được mức tổng hữu dụng là 10.000 thì phải

lựa chọn kết hợp tiêu dùng như thế nào để số tiền chi ra là tối thiểu. Tính số tiền phài

chi ra

Bài 8

Một người tiêu dùng chi mua 2 sản phẩm quần áo (C) và giầy dép (S) với giá

tương ứng Pc = 400.000 đ/bộ, Ps = 200.000 đ/đôi. Hàm tổng hữu dụng: TU = 2S(C-3)

Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được nếu ngân sách

chi tiêu cho hai mặt hàng này 4.000.000đ

Nếu người này muốn đạt mức tổng hữu dụng là 64 thì phải lựa chọn phương án

tiêu dùng tối ưu mới như thế nào để số tiền chi ra là tối thiểu. Tính số tiền chi ra.

Page 80: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

80

Chƣơng 4: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT, CHI PHÍ,

DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

Trong các chương vừa qua chúng ta đã tập trung vào phía cầu của thị trường -

những sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Bây giờ, chúng ta chuyển sang phía

cung và xem xét hành vi của nhà sản xuất. Chúng ta xem xét các đơn vị sản xuất có thể

tổ chức sản xuất như thế nào để có hiệu quả và chi phí của họ thay đổi như thế nào khi

giá các đầu vào và mức sản lượng thay đổi.

Lý thuyết về sản xuất và chi phí là lý thuyết trung tâm đối với việc quản lý kinh

tế của một doanh nghiệp. Chúng ta phải xem xét một số vấn đề mà doanh nghiệp

thường xuyên gặp phải như: doanh nghiệp phải dùng bao nhiêu máy móc và bao nhiêu

lao động? Nếu muốn tăng sản xuất thì doanh nghiệp nên thuê thêm công nhân hay nên

xây dựng thêm nhà máy mới? Doanh nghiệp phải dự trù chi phí là bao nhiêu cho năm

tới và các chi phí đó có thể thay đổi như thế nào theo thời gian và chịu tác động như thế

nào ở các mức sản lượng?

Trong chương này chúng ta nghiên cứu công nghệ sản xuất của một doanh

nghiệp - tức là mối quan hệ vật chất thể hiện cách chuyển đổi đầu vào (lao động và vốn)

thành các sản phẩm đầu ra. Trước hết chúng ta sẽ chỉ ra công nghệ sản xuất có thể được

biểu diễn dưới dạng một hàm sản xuất như thế nào, sau đó sử dụng hàm sản xuất để mô

tả sản lượng thay đổi ra sao khi thay đổi một yếu tố đầu vào và sau đó là thay đổi tất cả

các yếu tố đầu vào. Liệu những ưu thế về công nghệ có phải là yếu tố khiến cho việc

sản xuất của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn khi qui mô của doanh nghiệp tăng lên

không?

4.1. Lý thuyết sản xuất

4.1.1. Sản xuất là gì ?

Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp từ các yếu tố đầu

vào nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình

chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm).

+ Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ

nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm: lao

Page 81: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

81

động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v… Ở đây các yếu

tố đầu vào được phân làm 2 nhóm:

- Lao động (L): bao gồm yếu tố đầu vào mang tính chất con người

- Vốn (K): bao gồm yếu tố đầu vào còn lại không mang tính chất con người

+ Yếu tố đầu ra của sản xuất chính là hàng hóa và dịch vụ sản xuất được.

Ví dụ: Để sản xuất ra lúa chúng ta cần có đất, nước, phân, lao động, giống, v.v.

Đất, nước, lao động, giống, phân bón… là những yếu tố đầu vào và lúa là đầu ra của

quá trình sản xuất.

+ Việc kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra được quyết định bởi

kỹ thuật sản xuất hay chính là công nghệ. Công nghệ chính là cách thức mà doanh

nghiệp dùng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ. Như vậy việc sản xuất ra số lượng hàng

hóa dịch vụ nhiều hay ít với một số lượng đầu vào cố định cho trước được quyết định

bởi công nghệ. Công nghệ càng phát triển, máy móc thiết bị càng hiện đại sẽ giúp cho

doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn. Cùng với một lượng đầu vào như trước nhưng với

công nghệ mới hiện đại hơn sẽ tạo ra được nhiều hàng hóa hơn. Điều này giúp tăng

năng suất lao động và làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.

4.1.2. Hàm sản xuất

Là mối quan hệ kỹ thuật biểu thị lượng hàng hóa tối đa có thể sản xuất được từ

các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào.

Hàm sản xuất dạng tổng quát Q = f (X1, X2, ….Xn)

Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra.

Xi: sản lượng yếu tố sản xuất thứ i.

Do chúng ta chia yếu tố đầu vào thành hai nhóm là L và K nên hàm sản xuất

đơn giản có thể viết dưới dạng Q = f (K, L)

Hàm sản xuất chỉ sản lượng đầu ra tuỳ thuộc vào sự kết hợp sản lượng của hai

yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Hàm sản xuất hàm ý rằng các đầu vào có thể được

kết hợp theo nhiều phương cách khác nhau để tạo ra một đầu ra nhất định, ứng với một

qui trình công nghệ nhất định. Khi qui trình công nghệ ngày càng tiến bộ thì doanh

nghiệp có thể đạt được đầu ra lớn hơn với một tập hợp những đầu vào nhất định.

Hàm sản xuất cũng giả định rằng qui trình sản xuất không cho phép lãng phí.

Chúng ta giả định rằng các doanh nghiệp đều có hiệu năng kỹ thuật, có thể sử dụng mọi

tổ hợp đầu vào một cách tối ưu.

Page 82: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

82

Giả định cho rằng sản xuất luôn có hiệu quả kỹ thuật không phải lúc nào cũng

đúng, song nó hoàn toàn hợp lý vì mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên họ sẽ

không lãng phí nguồn lực.

Để phân biệt tác động của việc thay đổi một yếu tố sản xuất và của tất cả các yếu

tố sản xuất đến sản lượng như thế nào ta phải phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và dài

hạn.

a. Hàm sản xuất ngắn hạn

Sản xuất ngắn hạn là khoảng thời gian không đủ dài để doanh nghiệp có thể thay

đổi cả hai yếu tố sản xuất, như vậy có ít nhất một yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp

không thể thay đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất trong một khoảng thời

gian.

Yếu tố không thể thay đổi trong khoảng thời gian đó gọi là đầu vào cố định

chính là vốn, còn yếu tố sản xuất có thể thay đổi được trong khoảng thời gian ngắn đó

là yếu tố sản xuất biến đổi chính là lao động

Trong ngắn hạn qui mô sản xuất của doanh nghiệp là không đổi, doanh nghiệp

có thể thay đổi sản lượng ngắn hạn bằng cách thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi. Như

vậy trong ngắn hạn doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi sản lượng sản xuất bằng cách thay

đổi lao động. Hàm sản xuất ngắn hạn là hàm sản xuất theo biến L

Hàm sản xuất ngắn hạn có thể viết lại như sau: Q = f ( , L) hay Q = f(L)

Trong đó: K: lượng vốn không đổi.

L: Lượng lao động biến đổi.

Q: Sản lượng được sản xuất ra.

b. Hàm sản xuất dài hạn

Sản xuất dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp thay đổi tất cả các

yếu tố sản xuất được sử dụng, mọi yếu tố sản xuất điều có thể biến đổi. Qui mô sản xuất

trong dài hạn thay đổi theo ý muốn, vì thế sản lượng trong dài hạn thay đổi nhiều hơn

trong ngắn hạn.

Hàm sản xuất dài hạn có thể viết lại như sau: Q = f (K, L)

Trong đó: K: Vốn.

L: Lao động.

Q: Sản lượng được sản xuất ra.

c. Hàm sản xuất Cobb-Doughlass:

Page 83: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

83

Q = A.K.L

và : các hệ số co giãn theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn; chúng cố

định và do công nghệ quyết định

Nếu + > 1: Hiệu suất tăng theo qui mô

Nếu + = 1: Hiệu suất không đổi theo qui mô

Nếu + < 1: Hiệu suất giảm theo qui mô

Hiệu suất theo qui mô của doanh nghiệp

- Hiệu suất tăng theo qui mô: tỷ lệ tăng yếu tố đầu vào nhỏ hơn tỷ lệ tăng yếu tố

đầu ra

- Hiệu suất không đổi theo qui mô là tỷ lệ yếu tố đầu vào bằng tỷ lệ tăng yếu tố

đầu ra.

- Hiệu suất giảm theo qui mô là tỷ lệ tăng yếu tố đầu vào lớn hơn tỷ lệ tăng yếu

tố đầu ra

Một số giả định:

Các yếu tố K và L là đồng nhất

K và L được chia nhỏ đến vô cùng và là hai biến độc lập, hàm sản xuất là hàm

liên tục có Q tăng khi K và/ hoặc L tăng

Các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu là lợi nhuận

4.1.3. Năng suất trung bình (Sản lƣợng trung bình - AP: Average product)

Năng suất trung bình là sản lượng đầu ra được sản xuất tính trên một đơn vị yếu

tố đầu vào.

Năng suất trung bình =

Năng suất trung bình của lao động =

Năng suất trung bình của vốn =

Sản lượng đầu ra

Số lượng yếu tố đầu vào

Sản lượng đầu ra

Số lượng lao động

Sản lượng đầu ra

Số lượng vốn

Page 84: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

84

4.1.4. Năng suất biên (Sản lƣợng biên - MP: Marginal product):

Năng suất biên của một yếu tố sản xuất là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi

thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên.

MPn = Qn – Qn-1

Sản lượng biên của lao động

Sản lượng biên của vốn

Ví dụ:

L Q MPL APL

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

0

3

7

12

16

19

21

22

22

21

15

-

3

4

5

4

3

2

1

0

-1

-6

-

3,00

3,50

4,00

4,00

3,80

3,50

3,14

2,75

2,33

1,50

Xem xét trường hợp vốn là cố định, lao động là biến đổi (sản xuất trong ngắn

hạn) trong trường hợp của bảng mô tả quan hệ đầu vào đầu ra trong sản xuất áo như

trên.

Do vốn cố định nên muốn tăng thêm sản lượng thì doanh nghiệp phải thêm

lượng đầu vào lao động.

Mối quan hệ giữa APL và MPL

MPL > APL APL tăng

MPL < APL APL giảm

MPL = APL APL cực đại

Mối quan hệ giữa MPL và Q

MPL > 0 Q tăng

dL

dQ

L

QMPL

dK

dQ

K

QMPK

Page 85: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

85

MPL < 0 Q giảm

MPL = 0 Q cực đại

Giả sử để sản xuất được một cái áo thành phẩm gồm có 3 công đoạn: cắt, may

và hoàn chỉnh. Giả sử doanh nghiệp đầu tư cố định một dây chuyền sản xuất và thuê

nhiều hoặc ít lao động hơn để may hoặc vận hành máy móc, chúng ta quyết định thuê

bao nhiêu lao động và sản xuất bao nhiêu quần áo. Để đưa ra quyết định chúng ta cần

biết mức sản lượng Q có tăng lên không và tăng lên bao nhiêu khi sản lượng đầu vào

lao động tăng khi chất lượng lao động là như nhau)

Khi lượng lao động bằng 0 thì sản lượng bằng 0.

Khi tăng lên 1 lao động thì sản lượng sản xuất được 3 tức APL1 = 3. Như vậy

năng suất bình quân của 1 lao động là 3 áo/ ngày. Với 1 lao động thì người này phải tự

mình thực hiện cả 3 công đoạn.

Khi tăng thêm một lao động nữa (bây giờ dây chuyền sản xuất có 2 lao động) thì

sản lượng tăng lên 7 áo tức APL2 = 3,5. Trong trường hợp này sẽ có sự phân công lao

Q

1 3 4

8

1 3 4 8

MPL

AP

L

Q

L

L

Q

Hình 4.1: Mối quan hệ giữa Q, MPL và APL

Page 86: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

86

động trong dây chuyền sản xuất sẽ làm cho năng suất lao động tăng thêm.

Khi tăng thêm một lao động nữa (bây giờ dây chuyền sản xuất có 3 lao động) thì

sản lượng tăng lên 12 áo tức APL3 = 4. Có 3 công đoạn sản xuất với 3 lao động. Như

vậy mỗi lao động sẽ thực hiện 1 công đoạn. Khi này tính ưu việt của chuyên môn hóa

được phát huy.

Khi tăng thêm một lao động nữa (bây giờ dây chuyền sản xuất có 4 lao động) thì

sản lượng tăng lên 16 áo tức APL4 = 4

Khi tăng thêm một lao động nữa (bây giờ dây chuyền sản xuất có 5 lao động) thì

sản lượng tăng lên 19 áo tức APL3 = 3,8. Lao động tăng thêm nhưng cơ sở vật chất, máy

móc thiết bị không tăng sẽ làm cho điều kiện lao động không thuận lợi sẽ làm giảm

năng suất của lao động.

Tại sao năng suất bình quân của lao động ban đầu tăng lên đến một mức nào đó

thì sẽ giảm khi tăng thêm lao động trong điều kiện vốn không đổi?

Các phối hợp khác nhau giữa K và L ta thấy diễn ra thành ba giai đoạn:

1 3 4 8 L

Q

GĐ 2

GĐ 3 GĐ 1

MPL

APL

Q

- APL tăng dần và đạt cực đại

- Q liên tục tăng

- APL và MPL giảm, MPL >0

- Q tiếp tục tăng và đạt cực đại cuối

giai đoạn này

- APL giảm, MPL < 0

- Q giảm

Q

Hình 4.2: Các giai đoạn trong quá trình sản

xuất

Page 87: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

87

Giai đoạn I: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều tăng, vì khi gia tăng

số lượng lao động năng suất trung bình tăng dần lên và đạt cực đại ở cuối giai đoạn I và

đầu giai đoạn II, sản lượng liên tục tăng trong giai đoạn I.

Giai đoạn II: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động giảm và hiệu quả sử dụng vốn

tiếp tục tăng, vì khi tiếp tục tăng lao động thì năng suất trung bình năng suất biên đều

giảm, nhưng năng suất biên vẫn còn dương, do đó tổng sản lượng vẫn tiếp tục gia tăng

và đạt cực đại ở cuối giai đoạn II.

Giai đoạn III: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều giảm, vì khi tiếp

tục tăng lao động vượt quá mức thì năng suất trung bình giảm, năng suất biên âm do đó

sản lượng giảm.

Như vậy mỗi phối hợp lao động - vốn đưa đến hiệu quả lao động tối đa nằm ở

ranh giới của giai đoạn I và giai đoạn II. Phối hợp lao động vốn đưa đến hiệu quả sử

dụng vốn tối đa sẽ là phối hợp nằm ở ranh giới của giai đoạn II và giai đoạn III.

Giai đoạn II là giai đoạn quan trọng. Để thấy được những phối hợp thuộc giai

đoạn II hiệu quả hơn phối hợp ở giai đoạn I và giai đoạn III, chúng ta sẽ đem yếu tố chi

phí vào quá trình phân tích.

Qui luật năng suất biên giảm dần

Khi một đầu vào được sử dụng ngày càng nhiều hơn (các đầu vào khác cố định)

thì sẽ đến một điểm mà từ đó năng suất cận biên của các yếu tố sản xuất sẽ ngày càng

giảm.

• Điều kiện tồn tại qui luật:

- Có ít nhất một đầu vào cố định

- Tất cả các đầu vào đều có chất lượng như nhau

- Thường áp dụng trong ngắn hạn

4.1.5 Đƣờng đồng lƣợng (Đƣờng đồng mức sản xuất – Isoquants)

a. Khái niệm:

Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất (K và L) cùng tạo ra

một mức sản lượng (Q).

Ví dụ: Bảng sản lượng được tạo ra bởi các phối hợp của K và L

6 20 25 30 36 42 50

5 19 23 27 33 37 41

Page 88: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

88

4 18 21 25 30 32 34

3 16 20 23 25 27 28

2 10 15 20 21 23 25

1 7 10 14 16 18 20

K

L

1 2 3 4 5 6

Qua bảng số liệu chúng ta thấy có ít nhất hai đường đồng lượng đó là

Q1 = 20 với các phối hợp: 6K, 1L; 3K, 2L; 2K, 3L; 1K, 6L

Q2 = 25 với các phối hợp: 6K, 2L; 4K, 3L; 3K, 4L; 2K, 6L

Như vậy để đảm bảo sản xuất với sản lượng Q không đổi, khi giảm yếu tố sản

xuất này doanh nghiệp buộc phải tăng yếu tố sản xuất khác.

b. Đặc điểm của đường đồng lượng:

- Dốc về phía phải

- Cong lồi về gốc tọa độ

- Các đường đồng lượng không cắt nhau (chứng minh giống như đường bàng

quan)

- Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thì cho sản lượng nhiều hơn.

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên hay tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên (MRTSL/K:

Marginal rate of Technical Substitution of L for K)

6 3 2 1 L

2

6

3

1

K

Q1 = 20

D

C

B

A

Q2 = 25

Hình 4.3: Đường đồng lượng

Page 89: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

89

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn là mà doanh nghiệp có thể giảm

bớt để tăng thêm một đơn vị lao động mà tổng sản lượng sản xuất ra không đổi.

MRTSL/K = L

K

= -

K

L

MP

MP

Đây chính là độ dốc của đường đồng lượng.

Các dạng đặc biệt của đường đồng lượng

Tùy theo mối quan hệ giữa hai yếu tố đầu vào mà đường đồng lượng có những

dạng khác nhau.

4.1.6 Đƣờng đồng phí (đƣờng đẳng phí – Isocosts):

a. Khái niệm:

Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa các yêu tố sản xuất mà doanh nghiệp có

khả năng thực hiện với cùng một mức chi phí và giá cả các yếu tố sản xuất cho trước

Ta có TC = K.PK + L.PL hay LP

P

P

TCK

K

L

K

.

-K

L

P

Pchính là độ dốc của đường đồng phí.

Trong đó: TC: tổng chi phí

K: số lượng yếu tố đầu vào vốn

L: số lượng yếu tố đầu vào lao động

PK: giá của yếu tố vốn hay chi phí lãi vay (R)

PL: giá của yếu tố lao động hay tiền lương lao động (W)

Q2 Q1

K

L L

K

Q1

Q2

Hình a: K và L bổ sung hoàn

toàn

Hình a: K và L thay thế hoàn

toàn Hình 4.4: Các dạng đặc biệt của đường đồng

lượng

Page 90: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

90

Nên đường đồng phí có thể được viết với dạng như sau: TC = K.R + L.W

b. Đặc điểm của đường đồng phí:

(1) Dốc về phía bên phải

(2) Độ dốc của đường đồng phí là tỷ giá của hai yếu tố sản xuất (PL/PK), thể hiện

tỷ lệ phải đánh đổi giữa hai yếu tố sản xuất, muốn tăng yếu tố sản xuất này phải giảm

tương ứng bao nhiêu yếu tố sản xuất kia khi tổng chi phí không đổi.

c. Sự dịch chuyển đường đồng phí

Đường đồng phí có thể dịch chuyển dưới tác động của các nhân tố sau:

(1) Tổng chi phí thay đổi: khi tổng chi phí tăng lên, giá các yếu tố sản xuất không

đổi, đường đồng phí sẽ dịch chuyển song song sang phải. Ngược lại khi tổng chi phí

giảm, đường đồng phí dịch chuyển sang trái.

(2) Giá cả một yếu tố đầu vào thay đổi, tổng chi phí và yếu tố còn lại không đổi

K

TC/PL

TC/PK

K = – .L

L

Hình 4.5: Đường đồng phí

TC ↑ TC ↓

TC3/PL

TC3/PK

L TC1/PL TC2/PL

K

TC2/PK

TC1/PK

Hình 4.6. Thay đổi tổng chi phí

Page 91: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

91

4.1.7 Phối hợp sản xuất tối ƣu:

Với mục tiêu mà nhà sản xuất nhắm tới khi lựa chọn các yếu tố sản xuất dùng

vào sản xuất là tối đa hoá sản lượng thì họ sẽ chọn phối hợp tối ưu trong giới hạn của

một mức chi phí nhất định. Đó là phối hợp các yếu tố thỏa điều kiện cân bằng năng suất

biên tính cho 1 đơn vị tiền của các loại yếu tố khác nhau được mua.

Để tìm phối hợp yếu tố sản xuất tối ưu nói trên, ta cũng có thể dùng phương pháp

phân tích bằng hình học với đồ thị gồm những đường biểu thị cho sản lượng và những

ràng buộc. Phối hợp tối ưu được xác định tại tiếp điểm của đường đồng lượng và đường

đồng phí (giải thích tương tự phối hợp tiêu dùng tối ưu)

K

TC/PL1 TC/PL3 TC/PL2

PK ↓

PK ↑ TC/PK3

L TC/PL

K

TC/PK2

TC/PK1

PL ↓ PL ↑

L

TC/PK

a. PK thay đổi b. PL thay đổi

Hình 4.7. Giá cả các yếu tố đầu vào thay đổi

K

D

TC L

TC1 TC2 TC3

E

B

A

Q

K

L

Q1

Q2

Q3

E

B

A

Hình a Hình b Hình 4.8: Phối hợp sản xuất tối

ưu

Page 92: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

92

Nguyên tắc tối ưu hóa sản xuất:

Đường đồng lượng tiếp xúc đường đồng phí hay độ dốc đường đồng lượng bằng

độ dốc đường đồng phí

- K

L

MP

MP= -

K

L

P

P hay

L

L

P

MP=

K

K

P

MP

4.2. Lý thuyết về chi phí sản xuất:

Trong phần trước, chúng ta đã xem xét công nghệ sản xuất của doanh nghiệp,

mối quan hệ cho biết các yếu tố đầu vào có thể được chuyển thành các đầu ra như thế

nào. Bây giờ chúng ta sẽ xem công nghệ sản xuất, cùng với giá các yếu tố đầu vào sẽ

quyết định chi phí sản xuất của doanh nghiệp như thế nào.

Với công nghệ cho trước của doanh nghiệp, các nhà quản lí phải xác định sản

xuất như thế nào, có thể kết hợp các đầu vào theo nhiều cách khác nhau để tạo ra cùng

một mức sản lượng. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách lựa chọn một phương án

kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào, chúng ta sẽ thấy chi phí của một doanh nghiệp phụ

thuộc như thế nào vào mức sản lượng của nó, vào việc thay đổi các chi phí theo thới

gian như thế nào.

Chúng ta bắt đầu bằng việc giải thích cách xác định và đo lường chi phí, phân

biệt giữa khái niệm chi phí mà các nhà kinh tế quan tâm và sử dụng khác với chi phí mà

các kế toán viên chú trọng trong các báo cáo của doanh nghiệp như thế nào. Và cũng

xem liệu các đặc điểm công nghệ sản xuất của doanh nghiệp tác động như thế nào đến

chi phí cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Trước khi phân tích chi phí ta xem chi phí được xác định ra sao, những khoản

mục nào được coi là chi phí của doanh nghiệp.

Chi phí bao gồm tiền công mà doanh nghiệp trả cho công nhân và tiền thuê nhà

làm văn phòng, nhưng nếu doanh nghiệp có sẵn trụ sở không thuê nhà làm văn phòng

thì sao? Chúng ta sẽ trả lời trong mối quan hệ với quyết định kinh tế mà người quản lý

đưa ra.

4.2.1. Các khái niệm

Chi phí kinh tế và chi phí kế toán

Một nhà kinh tế, một nhà đầu tư nghĩ về chi phí khác với một kế toán viên - người

chỉ quan tâm đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Những người làm kế toán họ chỉ quan tâm đến chi phí kế toán, còn những nhà

Page 93: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

93

kinh tế học quan tâm đến chi phí kinh tế.

Chi phí kế toán là những khoản chi phí hợp lý thực tế phát sinh trong quá trình

sản xuất kinh doanh, là một khoản mục được xác định dựa trên cơ sở qui định tính thuế.

Còn đối với các nhà kinh tế, các nhà đầu tư và cả các nhà quản lí, họ luôn quan

tâm đến việc dự tính chi phí trong tương lai và làm thế nào để phân bổ lại các nguồn lực

nhằm làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài chi phí kế toán họ còn quan đến đến

một loại chi phí nữa đó là chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội là khoản thu nhập bị bỏ qua do không đầu tư vào phương án tốt nhất

trong số các phương án bị bỏ qua. Do đó, chi phí cơ hội liên quan đến những cơ hội đã

bị bỏ qua do nguồn lực doanh nghiệp không được sử dụng vào công việc đem lại nhiều

giá trị nhất.

Ví dụ: Một nhà đầu tư có một khoản tiền nhàn rỗi muốn đầu tư. Anh ta có 3 dự án

để lựa chọn. Dự án A có lợi nhuận 100 triệu đồng, dự án B có lợi nhuận 80 triệu đồng

và dự án C có lợi nhuận 50 triệu đồng. Như vậy nhà đầu tư này sẽ lựa chọn đầu tư vào

dự án A đồng nghĩa với việc bỏ qua hai dự án B và C. Như vậy chi phí cơ hội trong

trường hợp này là 80 triệu đồng.

Vậy chi phí kinh tế bao gồm chi phí kế toán và chi phí cơ hội.

4.2.2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn các yếu tố sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị … là các yếu

tố sản xuất cố định không thể thay đổi được. Các yếu tố sản xuất như lao động… có thể

biến đổi. Khoảng thời gian gọi là ngắn hạn tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng

loại sản phẩm, tuỳ thuộc vào ngành cụ thể, nó chỉ mang tính tương đối, có thể là một

năm hay dài hơn.

Trong ngắn hạn, qui mô sản xuất của doanh nghiệp không đổi, các yếu tố sản

xuất được chia thành hai loại là yếu tố sản xuất biến đổi và yếu tố sản xuất cố định. Do

đó chi phí cho hai yếu tố này cũng chia thành hai loại tương ứng: chi phí cố định (định

phí) và chi phí biến đổi (biến phí).

a. Các loại chi phí tổng

+ Tổng chi phí cố định (TFC: Total fixed cost)

Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho

yếu tố sản xuất cố định bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê nhà

xưởng, tiền lương cho bộ máy quản lý…

Page 94: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

94

Tổng chi phí cố định sẽ không thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng, nó là

khoản chi phí doanh nghiệp phải trả ngay cả khi không có sản xuất. Đường biểu diễn

trên đồ thị là đường nằm ngang song song với trục sản lượng (Hình 4.8)

+ Tổng chi phí biến đổi (TVC: Total variable cost):

Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi

trong mỗi đơn vị thời gian gồm chi phí mua nguyên vật liệu, trả tiền lương cho công

nhân… Tổng chi phí biến đổi phụ thuộc và đồng biến với sản lượng và có đặc điểm:

- Ban đầu tốc độ gia tăng của TVC chậm hơn tốc độ gia tăng của sản lượng. Sau

đó tốc độ gia tăng của TVC nhanh hơn tốc độ gia tăng của sản lượng. Đường TVC ban

đầu có mặt lồi hướng lên sau đó hướng xuống trục sản lượng (hình 4.8).

+ Tổng chi phí (TC: Total cost)

Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho tất cả các yếu tố sản xuất cố

định và yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian. TC = TFC + TVC

- Tổng chi phí đồng biến với sản lượng và có đặc điểm tương tự như tổng chi phí

biến đổi. Đường TC đồng dạng với đường TVC và nằm trên đường TVC một đoạn

bằng với TFC.

b. Các loại chi phí bình quân

+ Chi phí cố định bình quân (AFC - Average fixed cost):

- Là chi phí cố định tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm, nó được xác định

bằng cách lấy tổng chi phí cố định chia cho sản lượng tương ứng:

AFCn = TFC/Qn

- Chi phí cố định bình quân sẽ càng giảm khi sản lượng càng tăng. Đường AFC

Hình 4.9. Các đường tổng chi phí

70

Q

C

TFC

TC

TVC

Page 95: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

95

có dạng hyperbol, là đường cong dốc xuống theo suốt chiều dài của trục hoành

+ Chi phí biến đổi bình quân (AVC: Average variable cost)

- Là chi phí biến đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi

mức sản lượng, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi phí biến đổi chia cho sản

lượng tương ứng:

AVCn = TVCn/Qn

- Đường AVC thường có dạng chử U, ban đầu khi gia tăng sản lượng thì AVC

giảm dần và đạt cực tiểu. Nếu tiếp tục tăng sản lượng thì AVC sẽ tăng dần lên

+ Chi phí trung bình (AC: Average cost)

- Là tổng chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản

lượng, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi phí chia cho sản lượng tương ứng:

ACn = TCn/Qn

ACi bằng chi phí cố định trung bình cộng với chi phí biến đổi trung bình tương

ứng ở mức sản lượng đó:

ACn = AFCn +AVCn

Đường AC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khoảng bằng AFC

(tương ứng với mỗi mức sản lượng).

c. Chi phí biên (MC: marginal cost):

Là sự thay đổi trong tổng chi phí hay trong tổng chi phí biến đổi khi thay đổi một

đơn vị sản lượng:

MCn = TCn – TC n-1 = TVCn – TVC n-1

MC = ∆TC / ∆Q = ∆TVC / ∆Q

MC = dTC/dQ = dTVC/dQ

Chi phí biên cho chúng ta biết doanh nghiệp sẽ phải chi thêm bao nhiêu tiền để

sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nữa. Trên đồ thị MC chính là độ dốc của đường TC

hay TVC.

MC cũng có dạng chữ U và là độ dốc của đường TC hay TVC

Ví dụ: Trong ngắn hạn các loại chi phí sản xuất của sản phẩm X của một doanh

nghiệp như sau:

Q TFC TVC TC AFC AVC AC MC

0 70 0 70

Page 96: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

96

1 70 30 100 70.00 30.00 100.00 30

2 70 59 129 35.00 29.50 64.50 29

3 70 86 156 23.33 28.67 52.00 27

4 70 112.5 182.5 17.50 28.13 45.63 26.5

5 70 130 200 14.00 26.00 40.00 26

6 70 150 220 11.67 25.00 36.67 20

7 70 169 239 10.00 24.14 34.14 19

8 70 190 260 8.75 23.75 32.50 21

9 70 213.75 283.75 7.78 23.75 31.53 23.75

10 70 238 308 7.00 23.80 30.80 24.25

11 70 266 336 6.36 24.18 30.55 28

12 70 296.55 366.55 5.83 24.71 30.55 30.55

13 70 332 402 5.38 25.54 30.92 35.45

14 70 372 442 5.00 26.57 31.57 40

15 70 420 490 4.67 28.00 32.67 48

16 70 478 548 4.38 9.88 34.25 58

Trên hình vẽ định phí TFC không thay đổi theo sản lượng và được thể hiện bằng

một đường nằm ngang tại mức chi phí 70 đvt. Biến phí bằng không khi sản lượng bằng

không,và sau đó tiếp tục tăng lên khi sản lượng tăng. Đường tổng chi phí được xác định

bằng cách cộng thêm định phí vào biến phí theo chiều dọc (vì định phí không thay đổi)

nên khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường luôn bằng 70.

Page 97: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

97

Vì tổng định phí là 70 nên AFC sẽ ngày càng giảm khi doanh nghiệp mở rộng

qui mô sản xuất. Như vậy đường AFC sẽ dốc về phía bên phải và ngày càng tiệm cận

với trục hoành. Thông thường thì đường AFC sẽ không cắt trục hoành vì trong doanh

nhiệp luôn tồn tại một khoản chi phí cố định. Hình dạng các đường chi phí ngắn hạn còn

được xác định bởi mối quan hệ giữa các đường chi phí biên và chi phí trung bình.

Mối quan hệ giữa AC và MC.

MC < AC thì AC giảm dần.

MC > AC thì AC tăng dần

MC = AC thì AC đạt cực tiểu.

Ta cũng có thể chứng minh mối quan hệ trên bằng phương pháp đại số:

AC = TC/Q

Lấy đạo hàm cả hai vế ta có:

dAC/dQ = (dTC/Q)/dQ = (Q(dTC/dQ) - TC(dQ/dQ))/Q2

= 1/Q((dTC/dQ) - TC/Q)

= 1/Q(MC -AC)

Mối quan hệ giữa ACV và MC:

Cũng như mối quan hệ giữa MC và AC nghĩa là:

- Khi MC < AC thì AVC giảm dần.

- Khi MC > AC thì AVC tăng dần.

- Khi MC = AC thì AVC đạt cực tiểu.

Như vậy, đường chi phí biên MC luôn đi qua điểm cực tiểu của đường AC và

AFC

Q*

AVC AC

C

Q

MC

Hình 4.10. Các đường chi phí bình quân và chi phí biên

Page 98: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

98

AVC. Mọi sự thay đổi chi phí cố định không ảnh hưởng đến mối quan hệ trên

Mối quan hệ giữa MC và MPL

• MC = Q

TVC

Mà ΔTVC = W x ΔL

• => MC = W x Q

L

mà MPL =

L

Q

• =>MC = LMP

W

Như vậy: Chi phí cận biên =

Năng suất cận biên tỷ lệ nghịch với chi phí cận biên

Mối quan hệ giữa APL và AVC

• Ta có AVC = TVC/Q

• Khi doanh nghiệp sử dụng L lao động thì tổng chi phí biến đổi chính là tổng tiền

lương doanh nghiệp chi ra

• TVC = W.L

• => AVC = W. Q

L =

LAP

W

Chi phí biến đổi bình quân =

Chi phí biến đổi bình quân biến đổi nghịch đảo với năng suất bình quân

Sản lượng tối ưu:

Tại mức sản lượng mà chi phí trung bình thấp nhất gọi là mức sản lượng tối ưu,

vì hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất cao nhất. Trong ví dụ trên mức sản lượng tối ưu

là Q = 12.

Sản lượng tối ưu với qui mô sản xuất cho trước không nhất thiết là sản lượng đã

đạt lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp, vì lợi nhuận phụ thuộc vào giá cả sản phẩm lẫn

chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó để đạt lợi nhuận tối đa, không hẳn doanh nghiệp phải

sản xuất ở mức sản lượng tối ưu.

4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn

Trong dài hạn tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi, doanh nghiệp có thể thiết lập

bất kỳ qui mô sản xuất nào theo ý muốn.

Giá cả của yếu tố đầu vào biến đổi

Năng suất cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi đó

Giá cả của yếu tố đầu vào biến đổi

Năng suất bình quân của yếu tố đầu vào biến đổi đó

Page 99: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

99

Dài hạn như là một chuỗi ngắn hạn nối tiếp nhau. Khi xem xét doanh nghiệp trong

một khoảng thời gian nhất định với một qui mô sản xuất cụ thể - tương ứng với giai

đoạn ngắn hạn. Nhưng nếu xem xét trong một khoảng thới gian dài, doanh nghiệp có cơ

hội để thay đổi qui mô theo ý muốn.

a. Tổng chi phí dài hạn (LTC: long total cost)

Từ đường mở rộng sản xuất đã nêu trên, ta có thể xác định được đường tổng chi

phí dài hạn. Đường tổng chi phí dài hạn là đường chi phí thấp nhất có thể có tương ứng

ở mỗi mức sản lượng, khi tất cả các yếu tố sản xuất đều biến đổi.

Hình 4.12. Đường tổng chi phí dài hạn

b. Chi phí trung bình dài hạn (LAC: long-run average cost)

Từ đường LTC cũng xác định được đường chi phí dài hạn bằng cách lấy LTC

chia cho Q tương ứng:

TC

3

TC

2

C

TC

1

K

L

Q1

Q2

Q3

B

A

Hình 4.11. Đường mở rộng khả năng sản xuất

Page 100: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

100

LAC = LTC/Q

Ngoài ra, ta cũng có thể xây dựng đường LAC qua các đường SAC.

Giả sử trong dài hạn doanh nghiệp có ba qui mô sản xuất để lựa chọn được biểu

thị bới các đường chi phí trung bình ngắn hạn: SAC1, SAC2, SAC3 trên đồ thị 4.12.

Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ chọn qui mô sản xuất nào trong ba qui mô sản

xuất trên. Nguyên tắc sản xuất của doanh nghiệp là luôn muốn sản xuất với chi phí tối

thiểu ở bất kỳ sản lượng nào.

Qui mô sản xuất mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ phụ thuộc vào sản lượng mà doanh

nghiệp cần sản xuất, cụ thể là:

Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất mức sản lượng là Q0 thì doanh nghiệp có hai

qui mô chi phí để lựa chọn đó là SAC1 và SAC2 nhưng doanh nghiệp nên chọn qui mô

SAC2 nhỏ hơn SAC1

Nếu sản xuất ở mức Q1: SAC2 = SAC1, có thể chọn qui mô SAC2 hay SAC1. Nếu

sản xuất ở Q2: chọn qui mô SAC1 vì khi này SAC1 < SAC2

Từ phân tích trên ta có thể tóm tắt: Với một mức sản lượng bất kỳ doanh nghiệp

sẽ có nhiều phương án lựa chọn để sản xuất nhưng để sản xuất tối ưu doanh nghiệp

luôn chọn qui mô chi phí nào thấp nhất trong các qui mô.

Như vậy đường chi phí trung bình dài hạn LAC được hình thành từ các phần

thấp nhất của các đường chi phí trung bình ngắn hạn có thể có tương ứng ở các mức sản

lượng.

Tuy nhiên về mặt lý thuyết không chỉ có ba qui mô sản xuất để lựa chọn mà

doanh nghiệp có thể thiết lập bất kỳ qui mô sản xuất nào theo ý muốn, không giới hạn

về các qui mô. Do đó, chúng ta có hàng loạt các đường SAC.

AC

Q

LAC SAC2

SAC1 SAC3

Q1 Q4 Q5 Q2 Q3

SAC2

SAC1

Hình 4.13. Chi phí bình quân ngắn hạn và dài hạn

Q0 Q*

Page 101: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

101

Đặc điểm của đường đường LAC

- Đường LAC luôn nằm dưới tất cả các đường SAC

- Đi qua điểm cực tiều của đường chi phí bình quân ngắn hạn trong trường hợp

hiệu suất không đổi theo qui mô

- Không đi qua điểm cực tiều của đường chi phí bình quân ngắn hạn trong trường

hợp hiệu suất tăng hoặc giảm theo qui mô

Vậy đường chi phí trung bình dài hạn là đường có chi phí trung bình thấp nhất có

thể có tương ứng ở mỗi mức sản lượng, khi doanh nghiệp tư do thay đổi qui mô sản

xuất theo ý muốn.

Thông thường, đường LAC cũng có dạng chữ U. Khi sản lượng tăng đường chi

phí trung bình dài hạn đi xuống, nghĩa là những qui mô sản xuất liên tục lớn hơn sẽ có

hiệu quả hơn những qui mô sản xuất nhỏ. Khi sản lượng gia tăng vượt quá mức nào đó

thì đường chi phí trung bình dài hạn đi lên, nghĩa là những qui mô sản xuất liên tục lớn

hơn trở nên càng lúc càng kém hiệu quả.

Tùy theo đặc điểm của mỗi ngành khác nhau mà đường LAC có dạng khác nhau.

Hình 4.14. Các dạng đường chi phí trung bình dài hạn

c. Chi phí biên dài hạn (LMC):

Phần thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi doanh nghiệp thay đổi một đơn vị

sản phẩm được sản xuất trong dài hạn. LMC = Q

LTC

Page 102: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

102

Mối quan hệ giữa LMC và LAC

LMC < LAC LAC

LMC > LAC LAC

LMC = LAC LACmin

Trong dài hạn ở bất kỳ sản lượng cho trước nào, LTC và LAC cũng đạt tối thiểu

khi các yếu tố sản xuất được phối hợp theo những tỷ lệ hợp lý, thoả điều kiện:

MPK/PK = MPL/PL

d. Tính kinh tế và phi kinh tế theo qui mô

Trong dài hạn, doanh nghiệp gia tăng sản lượng bằng cách mở rộng qui mô sản

xuất. Từ đó, khái niệm kinh tế theo qui mô và phi kinh tế theo qui mô được đề cập như

sau:

+ Tính kinh tế theo qui mô: (chi phí giảm theo qui mô): Chi phí trung bình dài

hạn giảm dần khi gia tăng sản lượng, và tại sản lượng tối ưu Q* chi phí trung bình đạt

cực tiểu (LACmin), thể hiện những qui mô sản xuất liên tục lớn hơn có hiệu quả hơn so

với các qui mô có hiệu quả trước đó.

Những yếu tố làm cho LAC giảm khi mở rộng qui mô sản xuất để gia tăng sản

lượng, được gọi là tính kinh tế theo qui mô, có thể bao gồm:

- Khi qui mô sản xuất được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công

lao động và chuyên môn hoá lao động ngày càng sâu và hợp lý hoá sản xuất, kết quả là

năng suất trung bình ngày càng tăng, chi phí trung bình giảm dần.

Q*

Không đổi theo

qui mô

Tính kinh

tế theo qui

LMC C

Q

LAC

Tính phi kinh tế

theo qui mô

Hình 4.15: Mối quan hệ giữa LMC và LAC

Page 103: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

103

- Khi qui mô sản xuất được mở rộng, vốn đầu tư cũng tăng lên tương ứng, cho

phép áp dụng các qui trình công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại, làm cho năng suất

lao động tăng lên, chi phí trung bình giảm xuống.

- Khi qui mô sản xuất lớn hơn tạo điều kiện tận dụng được phế liệu, phế phẩm để

sản xuất ra các sản phẩm phụ, do đó giảm được chi phí sản xuất của chính sản phẩm

trong khi doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ không thể tận dụng.

- Khi qui mô sản xuất được mở rộng, chi phí máy móc thiết bị trên một đơn vị

công suất của máy máy móc thiết bị lớn thường rẻ hơn so với các máy móc thiết bị nhỏ,

đồng thời khi sử dụng một lượng lớn nguyên vật liệu sẽ mua với giá ưu đãi, rẻ hơn.

+ Tính phi kinh tế theo qui mô (chi phí tăng theo qui mô): tỷ lệ tăng của yếu tố

đầu vào (LTC) lớn hơn tỷ lệ tăng yếu tố đầu ra (Q) làm cho LAC tăng lên khi gia tăng

sản lượng vượt quá sản lượng tối ưu Q*, thể hiện những qui mô tăng liên tục lớn hơn

trở nên kém hiệu quả hơn so với các qui mô nhỏ hơn trước đó, bộc lộ tính phi kinh tế

do:

- Khi quy mô sản xuất mở rộng vượt quá một giới hạn nào đó, thì những khó

khăn về phân nhiệm và điều khiển tăng gấp bội, do đó việc quản lý doanh nghiệp trở

nên kém hiệu quả hơn.

- Sự liên lạc giữa các thành viên quản trị tối cao giữa các cấp ngày càng lỏng lẻo,

các thông tin phản ánh không kịp thời, dẫn đến hiệu quả hoạt động của các khâu, các

cấp ngày càng kém hiệu quả.

- Xuất phát từ việc mở rộng qui mô sản xuất quá lớn, việc quản lý doanh nghiệp

kém hiệu quả, thể hiện năng suất hiệu quả theo qui mô giảm và chi phí tăng lên theo qui

mô, bộc lộ tính phi kinh tế theo qui mô.

Tóm lại, khi mở rộng qui mô sản xuất, tính kinh tế theo qui mô xuất hiện và phát

huy tác dụng sẽ làm cho LAC giảm (đường LAC đi xuống), sau đó yếu tố phi kinh tế

xuất hiện, lớn mạnh và lấn át yếu tố kinh tế, sẽ làm cho LAC tăng lên (đường LAC đi

lên).

Chúng ta nói rằng doanh nghiệp có kinh tế theo qui mô khi doanh nghiệp có thể

tăng gấp đôi sản lượng của mình với chi phí tăng lên chưa đến hai lần.

Tính kinh tế theo qui mô thường được đo lường bằng độ co giãn của chi phí theo

sản lượng (EC).

EC là phần trăm thay đổi của chi phí sản xuất bình quân khi sản lượng thay đổi

Page 104: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

104

1%.

EC = ΔQ/Q

ΔLTC/LTC

= ΔQ/Q

ΔLTC/LTC =

LTC/Q

ΔLTC/ΔQ

= AC

MC

- Khi EC = 1, chi phí biên và chi phí trung bình bằng nhau, sau đó chi phí biên

tăng khi sản lượng tăng.

- Khi EC < 1, chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình => Tính kinh tế theo qui

mô.

- Khi EC > 1, chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình => Tính phi kinh tế theo qui

mô.

4.2.4. Qui mô sản xuất tối ƣu

Quy mô sản xuất tối ưu là quy mô sản xuất có hiệu quả nhất trong tất cả các

quy mô sản xuất mà doanh nghiệp có thể thiết lập. Đó là qui mô sản xuất mà tại đó

đường LMC đi qua điểm cực tiểu của cả hai đường LAC và SAC.

Tại Q*: LACmin = SACmin = LMC = SMC*.

Tại các mức sản lượng Q ≠ Q* thì SAC > LAC.

Do vậy, chỉ ở sản lượng tối ưu Q* doanh nghiệp mới thiết lập qui mô sản xuất

tối ưu (SAC*). Còn ở các sản lượng khác, doanh nghiệp sẽ không thiết lập qui mô sản

xuất tối ưu, mà doanh nghiệp sẽ chọn các qui mô sản xuất khác đem lại chi phí thấp

nhất tương ứng ở mỗi mức sản lượng.

Như vậy qui mô phù hợp để sản xuất một mức sản lượng cho trước với chi phí

sản xuất tối thiểu trong dài hạn, là qui mô sản xuất (SAC) tiếp xúc với đường LAC tại

sản lượng cần sản xuất nhất.

Page 105: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

105

Hình 4.16. Quy mô sản xuất tối ưu

4.3 Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận

4.3.1 Doanh thu:

a. Khái niệm: Là khoản thu mà doanh nghiệp nhận khi bán được hàng hóa dịch vụ.

Ta có TRQ = P*QD

Nếu giá bán thay đổi theo sản lượng thì TR = P1*QD1 + P2*QD2 + ….

b. Doanh thu bình quân: là khoản doanh thu trung bình tính trên một đơn vị sản phẩm

bán được

Ta có AR = Q

TRQ

- Nếu giá bán không đổi theo sản lượng bán ra thì AR = Q

TRQ=

Q

Q*P= P

c. Doanh thu biên: là phần thay đổi trong tổng doanh thu khi tiêu thụ thêm một đơn vị

sản phẩm

MRn = TRn – TR n-1

= ΔQ

ΔTR=

dQ

dTR

- Nếu giá bán không đổi theo sản lượng thì MR = TR’Q = (P*QD)’= P

- Nếu giá bán thay đổi theo sản lượng bán ra thì MR sẽ giảm dần và tại MR = 0

thì doanh thu đạt cực đại.

Mối quan hệ giữa TR và MR

Page 106: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

106

- Khi giá cả hàng hóa không thay đổi thì MR = P khi này doanh thu của doanh nghiệp sẽ

liên tục tăng khi doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa

- Khi giá cả hàng hóa thay đổi theo sản lượng bán ra (bán số lượng càng nhiều thì giá

bán càng giảm) thì MR sẽ giảm dần.

Nếu MR > 0 thì TR tăng

MR < 0 TR giảm

MR = 0 thì TR cực đại

4.3.2 Lợi nhuận:

a. Khái niệm:

Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi

ra hay

Hay lợi nhuận chính là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí

TP = TR – TC

Lợi nhuận/sản phẩm = P – AC

Nếu P > AC: doanh nghiệp có lãi

P = AC: doanh nghiệp hòa vốn

P < AC: doanh nghiệp bị lỗ

b. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận:

Doanh nghiệp muốn bán thêm được một hàng hóa dịch vụ (làm tăng doanh thu,

P = MR

MR

TR

TR

P khoâng ñoåi

P thay ñoåi

P

Q Q

P

Hình 4.17: Mối quan hệ giữa TR và MR

Page 107: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

107

MR) thì doanh nghiệp phải sản xuất thêm một hàng hóa dịch vụ đó (làm tăng chi phí,

MC). Như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hay giảm khi sản xuất và bán thêm một

hàng hóa dịch vụ phụ thuộc vào phần tăng của doanh thu (MR) và phần tăng chi phí

(MC).

Nếu MR > MC: Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng

MR < MC Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm

MR = MC Lợi nhuận của doanh nghiệp cực đại

=> Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận là MR = MC.

Page 108: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

108

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4

1. Hãy cho một ví dụ chứng tỏ quy luật năng suất biên giảm dần của các yếu tố đầu

vào?

2. Tại sao, trong ngắn hạn, năng suất biên của một yếu tố sản xuất ban đầu tăng và sau

đó giảm sút khi số lượng yếu tố sản xuất đó tăng lên trong một quá trình sản xuất?

3. Khi thuê mướn thêm nhân công, người chủ doanh nghiệp nên quan tâm đến năng suất

trung bình hay năng suất biên của những nhân công này?

4. Hãy cho ví dụ về sự thay thế giữa vốn và lao động trong một quá trình sản xuất. Nhà

sản xuất nên lựa chọn tập hợp đầu vào nào để sản xuất?

5. Nghiên cứu hiệu suất theo quy mô của một quá trình sản xuất có ý nghĩa gì trong

thực tế?

6. Một doanh nghiệp có thể có hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng, cố định và

giảm ở mỗi mức sử dụng đầu vào khác nhau không?

7. Một bạn sinh viên đại học sẽ đo lường chi phí cơ hội của thời gian học tập trong

trường của mình như thế nào?

8. Tại sao đường chi phí biên của một doanh nghiệp thường có dạng hình chữ U?

9. Hãy dùng hình vẽ để chứng minh doanh nghiệp, muốn tối đa hóa lợi nhuận, phải sản

xuất tại MR = MC.

10. Doanh nghiệp có thể đồng thời đạt được lợi nhuận tối đa và doanh thu tối đa hay

không? Tại sao?

11.Phân biệt hàm sản xuất trong ngắn hạn và hàm sản xuất trong dài hạn.

12.Phân biệt chi phí cơ hội, chi phí kế toán và chi phí kinh tế. Cho ví dụ minh họa.

13.Phân biệt các loại chi phí TC, TVC, TFC, ATC, AVC, AFC và MC trong ngắn

hạn và trong dài hạn.

14.Mối quan hệ giữa chi phí trung bình trong ngắn hạn và chi phí trung bình trong dài

hạn.

15.Thế nào là đường đồng lượng và đường đồng phí. Xây dựng đồ thị và xác định

độ dốc của mỗi đường. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên và nêu ý nghĩa của

nó.

16.Phân tích sự lựa chọn các đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp.

17. Phân tích khái niệm lợi nhuận và nêu ý nghĩa của nó. Chỉ ra công thức tính lợi

nhuận.

Page 109: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

109

BÀI TẬP CHƢƠNG 4

Bài 1:

Một doanh nghiệp cần 2 yếu tố sản xuất K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết giá của 2

yếu tố Pk = 10 đvt, PL = 20 đvt. Hàm sản xuất được cho: Q = K(L-2) (sản phẩm)

a. Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được nếu doanh nghiệp chi ra

400 đvt. Tính chi phí trung bình thấp nhất cho mỗi sản phẩm.

b. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 450 sản phẩm X, thì phương án sản xuất tối ưu với

chi phí tối thiểu là bao nhiêu?

Bài 2

Một doanh nghiệp có hàm sản xuất của một sản phẩm có dạng như sau: Q =4

1K½.L½

Trong đó Q là sản lượng (đvsp), K là vốn và L là lao động, với PK = 2 đvt, PL = 8 đvt

a. Hãy cho biết hiệu suất theo qui mô của doanh nghiệp

b. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất đạt 200 đvsp thì doanh nghiệp phải kết hợp hai yếu

tố K và L như thế nào để tối thiểu hóa chi phí. Tính chi phí tối thiểu?

c. Nếu doanh nghiệp bỏ ra một khoản chi phí TC = 1.440 đvt. Tìm kết hợp sản xuất tối

ưu và tính sản lượng tối đa.

Bài 3

Hàm sản xuất của một xí nghiệp đối với sản phẩm X như sau: Q = (K-2)L.

Giá của yếu tố vốn 10đ/đv; giá của lao động 20đ/đv.

a. Tìm kết hợp các yếu tố sx tối ưu khi tổng chi phí sản xuất của xí nghiệp là 500 đ.

b. Giả sử sản lượng của xí nghiệp là 392 sản phẩm, giá của các yếu tố sản xuất không

đổi. Vậy chi phí sản xuất của xí nghiệp là bao nhiêu để tối ưu?

Bài 4

Một hãng có hàm sản xuất là Q 4KL. Hãng sử dụng hai đầu vào K và L. Giá của các

đầu vào tương ứng là r = 2$/1đơn vị vốn; w = 4$/1 đơn vị lao động.

a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên tại điểm lựa chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối

thiểu hóa chi phí bằng bao nhiêu?

b. Để sản xuất ra một mức sản lượng Q0 = 560, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối

thiểu là bao nhiêu?

c. Để sản xuất ra một mức sản lượng Q1 = 420, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối

thiểu là bao nhiêu?

Page 110: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

110

d. Giả sử hãng có mức chi phí là TC = $30000, hãng sẽ sản xuất tối đa được bao

nhiêu sản phẩm?

Bài 5

Một hãng có hàm sản xuất là Q = 20.K.L. Hãng sử dụng hai đầu vào K và L. Giá

của các đầu vào tương ứng là r = 4$/một đơn vị vốn; w = 6$/một đơn vị lao động.

a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên tại điểm lựa chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối

thiểu hóa chi phí bằng bao nhiêu?

b. Để sản xuất ra một mức sản lượng Q0 = 500, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối

thiểu là bao nhiêu?

c. Để sản xuất ra một mức sản lượng Q1 = 700, hãng sẽ lựa chọn mức chi phí tối

thiểu là bao nhiêu?

d. Giả sử hãng có mức chi phí là TC = $20000, hãng sẽ sản xuất tối đa được bao

nhiêu sản phẩm?

Page 111: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

111

Chƣơng 5: CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG

Một trong những kiến thức trọng tâm của Kinh tế vi mô là phân biệt các cấu trúc

thị trường thông qua các đặc điểm: số lượng người mua, người bán, sản phẩm, đường

cầu, đường doanh thu biên, sức mạnh thị trường, rào cản thị trường, cạnh tranh qua giá

và cạnh tranh phi giá

Mục tiêu: Giúp người học có thể so sánh các điểm khác biệt trong 4 cấu trúc thị

trường: thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường độc quyền hoàn toàn, thị trường

cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm. Qua đó, người học sẽ vận dụng tốt

hơn vào việc xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận đối với doanh

nghiệp, nắm bắt những nguyên lý nền tảng can thiệp của Chính phủ và thị trường và

đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng cấu trúc thị trường

Thị trường là sự biểu thị quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ gia đình

về việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau, các quyết định của các hãng về việc sản xuất

cái gì và sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá.

Thị trường là một tập hợp các thỏa thuận mà thông qua đó người bán và người mua tác

động qua lại với nhau để trao đổi một cái gì đó khan hiếm.

Các khái niệm thị trường trên đều cho thấy thị trường không gắn với không gian hay

thời gian nhất định. Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, có giao dịch diễn ra là có thị trường.

5.1 Những vấn đề về thị trƣờng và cấu trúc thị trƣờng:

5.1.1 Thị trƣờng:

Thị trường theo nghĩa hẹp là tập hợp các thỏa thuận mà thông qua đó người bán và

người mua tiếp cận nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Theo định nghĩa này, thị trường không phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn

trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người

bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch

vụ thì nơi đó là thị trường. Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một

cuộc ký kết hợp đồng mua bán...

Tại một số thị trường, người mua và người bán gặp gỡ trực tiếp với nhau để trao

đổi mua bán. Một số thị trường lại được vận hành thông qua các trung gian hay người

môi giới như thị trường chứng khoán; những người môi giới ở thị trường chứng khoán

Page 112: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

112

giao dịch thay cho các thân chủ của mình. Ở những thị trường thông thường, người bán

và người mua có thể thỏa thuận về giá cả và số lượng.

Như vậy, thị trường rất đa dạng và xuất hiện ở bất cứ nơi nào có sự trao đổi mua

bán. Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chức năng:

thị trường xác lập mức giá và số lượng hàng hóa dịch vụ mà tại đó người mua muốn

mua và người bán muốn bán. Giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được mua bán trên

thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất định, một số lượng

hàng hoá nhất định sẽ được mua bán. Vì thế, thị trường sẽ giúp giải quyết các vấn đề

kinh tế cơ bản nêu trên của kinh tế học.

5.1.2 Cấu trúc thị trƣờng:

Cấu trúc thị trường là một thuật ngữ mô tả hành vi của người bán và người mua trong

thị trường.

Các nhà kinh tế căn cứ vào mức độ cạnh tranh hay mức độ độc quyền mà chia ra các

loại cấu trúc thị trường sau:

- Cạnh tranh hoàn toàn.

- Độc quyền hoàn toàn.

- Cạnh tranh độc quyền.

- Độc quyền nhóm (tập đoàn)

Sự khác nhau giữa các cấu trúc thị trường thường được xem xét qua một số tiêu thức:

- Số lượng người bán và người mua

- Chủng loại sản phẩm

- Sức mạnh thị trường

- Các trở ngại khi ra gia nhập thị trường

- Hình thức cạnh tranh phi giá

5.2. Các loại thị trƣờng:

5.2.1 Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition market)

a. Đặc điểm của thị trường:

- Có nhiều người mua và người bán tham gia vào thị trường. Thị phần của các

doanh nghiệp là rất nhỏ.

- Người mua và người bán không có khả năng quyết định đến giá. Giá cả hàng hóa

hoàn toàn do thị trường quyết định.

Page 113: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

113

- Sản phẩm là đồng nhất, có cùng phẩm chất. Người mua không quan tâm đến việc

họ mua hàng của ai.

- Thông tin là hoàn hảo. Tất cả những thông tin về người mua, người bán, giá cả,

số lượng, chất lượng hàng hóa đều rõ ràng.

- Việc tham gia và rút lui khỏi ngành là dễ dàng.

b. Đặc điểm của doanh nghiệp:

- Là người chấp nhận giá trên thị trường

- Đường cầu và đường doanh thu biên của doanh nghiệp co giãn hoàn toàn và

bằng P.

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá bán là không đổi nên:

MR = AR = P

c. Phân tích trong ngắn hạn:

c.1. Tối đa hóa lợi nhuận:

Đường cầu nằm ngang cho tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là đường thẳng

tuyến tính.

Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó có

chênh lệch giữa TR và TC là cực đại

Doanh nghiệp muốn bán được một hàng hóa dịch vụ thì phải sản xuất một hàng

hóa dịch vụ. Ở đây chúng ta sẽ so sánh phần thay đổi của tổng doanh thu khi doanh

nghiệp bán thêm được một sản phẩm (MR) và phần thay đổi trong tổng chi phí để

doanh nghiệp sản xuất thêm một sản phẩm (MC) là như thế nào.

Q

(D),(AR),(MR)

P

P

Q

D

P

Hình 5.1a: Đường cầu của doanh nghiệp Hình 5.1b: Đường cầu của thị trường

Page 114: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

114

- Giả sử doanh nghiệp sản xuất ở mức Qn-1 sản phẩm nghĩa là MCn-1 sẽ giảm trong

khi MRn-1 = P là không đổi như vậy trong trường hợp này phần tăng của doanh

thu > phần tăng của chi phí => Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng khi tăng khi

bán thêm một sản phẩm => Doanh nghiệp sẽ sản xuất thêm

- Nếu doanh nghiệp tăng sản xuất ở mức Qn+1. Khi này MCn+1 sẽ tăng, còn MRn+1 =

P không đổi như vậy phần tăng của doanh thu < phần tăng của chi phí có nghĩa là

nếu sản xuất sản phẩm thứ n + 1 và bán ra thị trường thì lợi nhuận của doanh

nghiệp sẽ giảm => Doanh nghiệp sẽ giảm qui mô sản xuất

- Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức Q* với n sản phẩm tại MRn = MCn: Phần tăng

của doanh thu = phần tăng của chi phí như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp này

không tăng cũng không giảm.

Tóm lại doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng

với chi phí biên thì sẽ tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

Ta có nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh

hoàn hảo là MC = MR

Khi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường không phải lúc nào doanh nghiệp

củng đạt được lợi nhuận như mong muốn, mà cũng có thể doanh nghiệp hòa vốn

hoặc thậm chí bị lỗ.

+ Trường hợp doanh nghiệp có lãi nghĩa là P > AC

Qn-1 Qn Qn+1

P

D

MR, AR P

MC AC

Q

Hình 5.2: Tối đa hóa nợi nhuận

Page 115: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

115

Doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q* tại P = MC.

Với mức sản lượng Q* thì chi phí bình quân cho một sản phẩm là AC0

Trong trường hợp này P >AC0 có nghĩa là doanh nghiệp có lãi/đơn vị sản phẩm là phần

chênh lệch giữa P và AC0

+ Trường hợp doanh nghiệp đạt hòa vốn: nghĩa là P = AC

Doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q* tại P = MC.

Với mức sản lượng Q* thì chi phí bình quân cho một sản phẩm là AC0 = P => Doanh

nghiệp hòa vốn.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ thì quyết định của doanh nghiệp là như

thế nào? Chấp nhận lỗ để tiếp tục sản xuất hay đóng cửa rút lui khỏi ngành?

Để quyết định tiếp tục sản xuất hay đóng cửa, doanh nghiệp cần xem xét lựa

chọn nào mang lại thiệt hại ít hơn. Ta xét hai trường hợp:

Tổng lợi

nhuận

P

LN/SP

AC

0

P

D

MR, AR

MC

AC

Q Q*

Hình 5.3: Doanh nghiệp có lãi

Q*

P = AC0

P

D

MR, AR

MC AC

Q

Hình 5.4: Doanh nghiệp hòa

vốn

Page 116: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

116

- Doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn sản xuất:

Giả sử doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng tối ưu là Q*

Trong trường hợp này P < AC nghĩa là doanh nghiệp bị thua lỗ. Tuy nhiên doanh

nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất vì P > AVC

Nếu so P với AVC thì doanh nghiệp vẫn lãi. Như vậy phần dôi ra này bù đắp được

một phần chi phí cố định (TFC). Ngược lại nếu đóng cửa doanh nghiệp sẽ gánh toàn bộ

chi phí cố định.

+ Doanh nghiệp phải đóng cửa

Trong trường hợp này P < AC và P < AVCmin nghĩa là doanh nghiệp bị thua lỗ.

- Nếu doanh nghiệp đóng cửa doanh nghiệp sẽ lỗ toàn bộ chi phí cố định

Q*

Hình 5.5 : Doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn sản

xuất

AVC0

AC0

P

AC

AVC

P

D

MR, AR

MC

Q

P0

AC

AVC

Q*

P

D

MR, AR

MC

Q

Hình 5.6: Doanh nghiệp lỗ phải đóng cửa

Page 117: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

117

- Nếu doanh nghiệp sản xuất thì phần giá bán không đủ bù đắp cho phần chi phí

biến đổi nên phần lỗ sẽ lớn hơn chi phí cố định

=> Doanh nghiệp nên đóng cửa

Nếu P = AVCmin thì sao?

Khi P = AVCmin thì doanh nghiệp sản xuất và bán hàng sẽ lỗ một phần bằng đúng

tổng chi phí cố định vì doanh thu chỉ đủ bù đắp phần chi biến đổi, nếu doanh nghiệp

đóg cửa cũng sẽ lỗ một phần đúng tổng chi phí cố định. Trong trường hợp này doanh

nghiệp có thể tiếp tục sản xuất hoặc cũng có thể đóng cửa tùy vào quyết định của doanh

nghiệp.

c.2. Cung trong ngắn hạn:

+ Đường cung của doanh nghiệp

P0

AC

AVC

Q*

P

D

MR, AR

MC

Q

Hình 5.7: Doanh nghiệp lỗ

Page 118: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

118

- Nếu giá hàng hóa là P1 doanh nghiệp có lãi nên sản xuất ở mức sản lượng Q1

- Khi giá giảm xuống P2 doanh nghiệp hòa vốn nên vẫn sản xuất mức sản lượng Q2 <

Q1. Mức giá này gọi là ngưỡng sinh lời

- Khi giá giảm xuống P3 doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn sản xuất (vì P > AVCmin) ở

mức Q3 < Q2

- Khi giá giảm xuống P4 trường hợp này doanh nghiệp có thể sản xuất cũng có thể đóng

cửa. Nếu sản xuất sẽ ở mức Q4 < Q3. Mức giá này gọi là ngưỡng đóng cửa.

- Khi giá giảm xuống P5 < AVCmin thì doanh nghiệp đóng cửa

Ta thấy rằng khi giá cả hàng hóa trên thị trường giảm xuống thì lượng cung hàng

hóa ra thị trường của doanh nghiệp cũng giảm xuống và ngược lại khi giá cả hàng hóa

tăng lên thì lượng cung sẽ tăng. Đây chính là quy luật cung.

Như vậy đường cung của doanh nghiệp là một phần đường MC bắt đầu từ

AVCmin trở lên.

Hàm cung của doanh nghiệp: Ps = MC

Tóm lại:

P > ACmin DN có lợi nhuận

P = ACmin DN hòa vốn

AVCmin <P < ACmin DN sản xuất để tối thiểu hóa lỗ vì lỗ < TFC

S

MR4

MR5

MR3

MR2

MR1 P1

P2

P3

P4

P5

MC AC

AVC

Q4 Q3 Q2 Q1

P

Q

Hình 5.8: Đường cung của doanh nghiệp

Ngưỡng sinh lời

Ngưỡng đóng cửa

Page 119: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

119

P < AVCmin DN Doanh nghiệp đóng cửa vì lỗ > TFC

+ Đường cung ngắn hạn của thị trường

Cung của thị trường là tổng mức cung của doanh nghiệp:

Với QS: hàm cung của thị trường (tính bằng số lượng).

qS: hàm cung của các doanh nghiệp (tính bằng lượng sản phẩm).

d. Phân tích trong dài hạn

+ Khả năng điều chỉnh sản xuất

Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào sản xuất bao gồm

cả quy mô, địa điểm của nhà máy, doanh nghiệp. Đường LAC cho phép nó sản xuất ở

bất cứ mức sản lượng nào với chi phí thấp nhất.

+ Mức cung của doanh nghiệp

- Nếu thị trường có mức giá P4 điều kiện (P = MC) cho phép doanh nghiệp quyết

định mức sản lượng Q4, tại Q4: mức giá P4 > LAC doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.

- Nếu thị trường có mức giá P3 (P3 = LAC) doanh nghiệp hòa vốn. Mức giá P3

được gọi là ngưỡng cửa sinh lời vì tại bất cứ mức giá nào thấp hơn P3 trong dài hạn

doanh nghiệp phải rời ngành, tại bất cứ mức giá nào cao hơn P3 doanh nghiệp có lợi

nhuận trên thị trường.

Kết luận

- Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có P > LAC.

SS qQ

D

LAC

O Q

Q4 Q2

P3

P2

LMC P

C

Q3

P4

B

Hình 6.8: Cung của doanh nghiệp trong dài

hạn

Page 120: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

120

- Doanh nghiệp buộc phải rời ngành khi thị trường có P < LAC.

- Tại mức P = LAC doanh nghiệp hòa vốn.

+ Đường cung dài hạn của doanh nghiệp

Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần phía trên của đường LMC, bắt

đầu từ mức giá P = LACmin.

+ Cân bằng cạnh tranh dài hạn

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do gia

nhập và rút lui khỏi ngành. Nên khi một ngành đang có lãi cao sẽ có nhiều doanh gia

nhạp ngành dẫn đến chia sẽ lợi nhuận. Càng nhiều doanh nghiệp gia nhập ngànhh sẽ

làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đến lúc nào đó thì lợi nhuận của ngành = 0.

Vì vậy trong dài hạn trạng thái cân bằng của doanh nghiệp và ngành là không lời, không

lỗ, TR = TC, trên thị trường P = LACmin doanh nghiệp chỉ thu được chi phí cơ hội.

Sở dĩ doanh nghiệp và ngành cạnh tranh đạt trạng thái P = LACmin là cân bằng

dài hạn bởi trong trạng thái này không doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập hay rút

khỏi ngành, cung cầu và giá cả thị trường bình ổn, khác với trạng thái đang có lợi nhuận

cao hay đang thua lỗ.

5.2.2. Thị trƣờng độc quyền bán

a. Đặc điểm của thị trường:

Chỉ có một người bán một sản phẩm riêng biệt và có nhiều người mua

Không có sản phẩm thay thế tốt

Có rào cản lớn trong việc gia nhập ngành.

b. Đặc điểm của doanh nghiệp

Cung của doanh nghiệp chính là cung của thị trường, cầu của doanh nghiệp cũng

chính là cầu của thị trường do thị trường độc quyền bán chỉ có duy nhất một doanh

nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ

Do chỉ có một người bán một sản phẩm riêng biệt không có sản phẩm thay thế tốt

nên sức mạnh của thị trường thuộc về người bán. Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp

độc quyền phụ thuộc vào số lượng hàng hóa họ sản xuất và bán ra thị trường.

+ Đường cầu (D) và đường doanh thu bình quân

Vì thị trường chỉ có một doanh nghiệp cung cấp hàng hóa nên cầu của doanh

nghiệp cũng chính là cầu của thị trường, giá bán tăng sẽ làm giảm sản lượng bán được

nên đường cầu của doanh nghiệp độc quyền bán cũng tuân theo quy luật dốc xuống. Vì

Page 121: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

121

chỉ một mình mình một thị trường nên đường doanh thu bình quân AR của doanh

nghiệp cũng trùng với đường cầu. Doanh thu bình quân AR bằng tổng doanh thu chia

cho số lượng bán.

AR = Q

TR

Ví dụ, ngành điện là ngành độc quyền không phải cạnh tranh với ai trừ với chính

nó, do đó có thể doanh nghiệp không nhất thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh. Khi

cần ngành điện có thể tăng giá bán mà người mua không thể làm gì tuy nhiên người

mua vẫn có thể tiết kiệm hơn vì vậy sản lượng bán ra sẽ thấp hơn.

+ Doanh thu biên: MR = dQ

dTR

Mà TR = P * Q = (-a1Q + a0) Q

MR = dTR/dQ

= - 2a1Q + a0

MR = P(1 - DE

1)

MR có cùng tung độ góc và có độ dốc gấp đôi độ dốc của đường cầu

MR = dQ

QPd ).(

dQ

dTR

= Q. dQ

dP + P.

dQ

dQ

= P

P

dQ

dP.Q + P =

dQ

dP

P

Q. P + P

= P(DE

1 + 1) = P(1 -

DE

1) Hay P =

) E

1 - (1

MR

D

Page 122: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

122

Mối quan hệ giữa P và MR

Nếu DE = ∞ => P = MR

DE > 1 => MR > 0 => TR tăng

DE < 1 => MR < 0 => TR giảm

DE = 1 => MR = 0 => TR cực đại

Như vậy các doanh nghiệp độc quyền luôn hoạt động trong khoảng P có DE > 1

c. Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền

- Độc quyền do hiệu quả kinh tế theo qui mô.

- Độc quyền do sở hữu nguyên liệu chủ yếu.

- Độc quyền nhờ sở hữu bằng phát minh.

- Độc quyền do luật lệ giấy phép của chính phủ.

- Độc quyền do lợi thế về tự nhiên.

d. Phân tích trong ngắn hạn:

Tùy theo từng giai đoạn của thị trường mà doanh nghiệp có những mục tiêu khác

nhau như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, mở rộng thị trường với điều kiện

không bị lỗ...

Tùy vào từng mục tiêu mà doanh nghiệp có những nguyên tắc khác nhau.

Q

MR

D

P

Hình 5.9: Mối quan hệ giữa TR và MR

TR

Page 123: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

123

d.1. Tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa lỗ:

Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận nguyên tắc: MR = MC doanh

nghiệp thu lợi nhuận tối đa.

Nghĩa là doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q* mà tại đó MR = MC

+ Nếu doanh nghiệp bị đánh thuế t đ/ sản phẩm bán ra:

Khi này chi phí của doanh nghiệp tăng lên một lượng đúng bằng thuế tức là

MCt=MC+t

Khi này nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là MR = MCt

Lợi nhuận của doanh nghiệp TP = TR – TC – t*Q

+ Nếu doanh nghiệp bị đánh một khoản thuế nhất định thì khoản thuế này ảnh

hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp chứ không ảnh hưởng đến sản lượng

sản xuất. Lợi nhuận của doanh nghiệp khi này là: TP = TR – TC – thuế

d.2. Các mục tiêu khác:

Q*

Hình 5.10: Doanh nghiệp có lãi

LN/SP

P0

AC0

MR D

P

Q

MC AC

Tổng lợi nhuận

Q* Q*

AC0

P0

P0 = AC0

MR D

P,C

Q

MC AC

Hình 5.11: Doanh nghiệp hòa vốn

D

AC

MR

P,C MC

Lỗ Lỗ/SP

Hình 5.12: Doanh nghiệp lỗ

Q

Page 124: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

124

+ Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu: MR = 0

+ Sản lượng tiêu thụ lớn nhất với ràng buộc không bị lỗ:

TR = TC hay P = AC

+ Đạt lợi nhuận theo định mức chi phí

Doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận bằng m% chi phí thì doanh nghiệp sản xuất và

định giá bán theo nguyên tắc:

P = (1 + m).AC hay TR = (1 + M).TC

e. Phân tích trong dài hạn

Doanh nghiệp có nhiều qui mô chi phí khác nhau nên doanh nghiệp độc quyền

có thể lựa chọn qui mô chi phí sản xuất theo mong muốn. Để đạt lợi nhuận tối đa trong

dài hạn thì doanh nghiệp phải điều chỉnh chi phí sản xuất sao cho MR = LMC = LAC.

Khi này thì chi phí bình quân trong dài hạn của doanh nghiệp đạt giá trị cực tiểu.

f. Định giá của doanh nghiệp độc quyền

Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền là sản xuất tại mức

sản lượng mà tại đó MR = MC.

Ta có: P =

) E

1 - (1

MR

D

Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thì MR = MC nên nguyên tắc định giá của

doanh nghiệp độc quyền là

Q*

P0

AC

0 MR D, AR

LMC

LAC

Q

Hình 5.13: Sản lượng tối ưu trong dài

hạn

Page 125: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

125

P =

) E

1 - (1

MC

D

g. Sức mạnh của độc quyền:

Là khả năng định giá cao hơn chi phí cận biên

Một trong các chỉ tiêu đo lường sức mạnh độc quyền là hệ số Lerner (L). Hệ số

Lerner phản ánh % của chi phí biên (MC) nhỏ hơn giá bán (P).

L = P

MCP = -

DE

1 =

DE

1

Như vậy L tỷ lệ nghịch với hệ số co giãn của cầu theo giá. ED càng lớn thì thế

mạnh độc quyền càng giảm

h. Các chiến lược phân biệt giá của doanh nghiệp độc quyền

h1. Phân biệt giá cấp một

Phân biệt giá cấp một (hay phân biệt đối xử hoàn hảo) là bán từng đơn vị sản

phẩm với giá khác nhau để bất cứ đơn vị sản phẩm nào cũng có P = MR.

Khả năng chi trả của khách hàng là khác nhau căn cứ vào thu nhập của họ. Theo

lý thuyết doanh nghiệp sẽ có một giá thống nhất cho toàn bộ sản phẩm được sản xuất và

tiêu thụ, nhưng thực tế là doanh nghiệp luôn tìm cách để áp giá cao nhất mà khách hàng

có thể chi trả. Như vậy doanh nghiệp sẽ có nhiều mức giá khác nhau tương ứng với

những khách hàng khác nhau.

TP

P* - MC

MR D

MC

P*

P

Q

TP

P* - MC

MR

D

MC

P*

Q

P

Q* Q*

Cầu ít co giãn Cầu co giãn nhiều

Hình 5.14: Sức mạnh độc quyền

Page 126: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

126

Ví dụ: công ty điện lực có thể phân biệt giá sản xuất và giá sinh hoạt, giá nông

thôn và giá thành thị, …

Hoặc tổng công ty điện lực sẽ tính giá bậc thang. Họ tính toán được thu nhập của

mỗi hộ gia đình ở mức khác nhau thì tiện nghi có khác nhau và vì vậy tổng số điện tiêu

thụ sẽ khác nhau. Thu nhập cao thì khả năng chi trả cao hơn sản lượng điện càng cao thì

giá càng cao. Nhờ cách này công ty sẽ thu được lợi nhuận tối đa.

Ví dụ: Một sản phẩm mới ra "hot » với người tiêu dùng thì họ sẽ sẳn lòng bỏ tiền

ra sở hữu nó ngay (ví dụ như iphone), nên luôn có giá rất cao sau đó sản phẩm không

còn « hot » nữa thì giá bán sẽ giảm xuống. Khách hàng biết rõ điều này nhưng vì ham

muốn được sớm sở hữu nên họ sẵn lòng bỏ tiền ra. Những khách hàng sẵn sàng đợi thì

họ sẽ đợi cho tới khi giá giảm. Như vậy, Doanh nghiệp sẽ bán được giá cao cho người

chấp nhận giá cao thay vì bán giá thấp cho người chấp nhận giá cao.

Hình vẽ trên đây cho thấy khi tính một giá cho tất cả các khách hàng nhà độc

quyền sản xuất sản lượng Q1với MR = MC, giá bán P thu lợi nhuận: FP1AB

Khi áp dụng chính sách phân biệt giá, nhà độc quyền bán từng sản phẩm với giá

khác nhau: sản phẩm đầu tiên: P = E… sản phẩm cuối cùng của Q1: P = P1. Đường cầu

trở thành đường MR nhà độc quyền thu lợi nhuận tăng lên bằng P1EA. Như thế nhà độc

quyền mở rộng sản xuất đến C với lượng Q2 lợi nhuận gia tăng thêm: BAC

h2. Phân biệt giá cấp hai

Do mỗi người mua sẽ mua một khối lượng hàng hóa khác nhau, khối lượng mua

càng cao mà giá không đổi thì khả năng chi trả của họ càng giảm dần. Có nghĩa là khi

F

E

B

MC

C

A

P1

Q1 Q2 Q

P & MR

O

MR (D)

Hình 5.15: Phân biệt giá cấp

1

Page 127: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

127

người tiêu dùng tăng khối lượng mua mà doanh nghiệp vẫn giữ nguyên giá thì khách

hàng sẽ không tăng tiêu dùng do mức giá chấp nhận của họ đã thấp hơn và thu nhập của

họ là có giới hạn.

Như vậy sẽ định các mức giá khác nhau với số lượng mua khác nhau nhờ vậy sẽ

đạt được sản lượng tối đa của mỗi khách hàng.

Phân biệt giá cấp hai là định ra các mức giá theo số lượng hàng hóa hay dịch vụ

được mua. Mua ít giá cao, mua càng nhiều giá càng giảm.

Hình dưới đây biểu thị 3 khối hàng hóa với 3 mức giá tương ứng P1, P2, P3 cách

phân biệt này cho phép nhà độc quyền thu được lợi nhuận cao hơn, đồng thời người tiêu

dùng cũng được lợi nhờ mua nhiều do giá giảm. Tuy nhiên phân biệt giá cấp hai chỉ

thực hiện được trong điều kiện hiệu suất tăng dần theo quy mô, và các khách hàng mua

hàng là để tiêu dùng.

h3. Phân biệt giá cấp ba

Là việc doanh nghiệp sẽ phân khách hàng của mình ra nhiều nhóm, mỗi nhóm

khách hàng đại diện bởi một đường cầu khác nhau. Tương ứng với mỗi nhóm doanh

nghiệp sẽ cung cấp một sản lượng tương ứng sao cho MR=MC.

Đây là hình thức phổ biến nhất, doanh nghiệp chỉ thay đổi một chút về sản phẩm để

thỏa mãn tương ứng với mỗi nhóm khách hàng để tối đa hóa lợi nhuận.

Ví dụ: Các hãng điện thoại di động họ phân cấp điện thoại di động từ cấp thấp đến

cao cấp cũng như phân điện thoại theo những tính năng khác nhau nhằm đáp ứng nhu

cầu khác nhua của người tiêu dùng.

Hình 5.16: Phân biệt giá cấp 2

AC

MC

P2

P

Pm

P3

MR

Khối 1 Khối 3 O Khối 2

P1

Q

Page 128: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

128

Đây là hình thức phân biệt giá phổ biến nhất cho phép nhà độc quyền đạt được giá

cả độc quyền, khai thác mọi đối tượng.

Phân biệt này đòi hỏi doanh thu cận biên (MR1, MR2) từ các mức sản lượng Q1, Q2

theo các D1, D2 phải bằng nhau và bằng với doanh thu biên chung và chi phí chung.

MR1 = MR2 = MRT = MC

Còn số lượng sản phẩm:

Q1 + Q2 + … = QT

5.2.3 Thị trƣờng cạnh tranh độc quyền:

a. Đặc điểm của thị trường

- Có nhiều người mua và nhiều người bán tham gia vào thị trường, nên thị phần

của từng người là rất nhỏ

- Tự do gia nhập và rút lui khỏi ngành

- Sản phẩm có sự khác biệt (sản phẩm có thể thay thế cho nhau nhưng không thay

thế hoàn toàn)

b. Đặc điểm của doanh nghiệp:

- Do sản phẩm có thể thay thế cho nhau nhưng không thay thế hoàn toàn nên

doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có khả năng ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa

nhưng không cao

P1

P2

D2

MRT

Q

D1

MR2

MR1

0 Q1 Q2 QT

MC

P

Hình 5.17: Phân biệt giá cấp

3

Page 129: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

129

- Đường cầu và đường doanh thu biên của doanh nghiệp dốc về phía phải nhưng

độ dốc không cao.

c. Phân tích trong ngắn hạn

Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc MR = MC. Tại mức sản lượng

Q* với P0 > AC0, doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa.

d. Phân tích trong dài hạn

Phần lợi nhuận sẽ thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành, việc nhập ngành của

các doanh nghiệp mới tạo ra trạng thái dài hạn của doanh nghiệp và ngành.

P

LN/SP P0

AC0

MR D

Q Q*

MC

AC

Tổng lợi nhuận

Hình 5.18: Cân bằng trong ngắn

hạn

LN/SP P0

AC0

MR D

P

Q Q*

LMC

LAC1

Tổng lợi nhuận

Hình 5.19: Cân bằng trong dài hạn

LAC2

Page 130: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

130

Khi có các doanh nghiệp mới nhập ngành làm cho số lượng doanh nghiệp trong

thị trường tăng lên sẽ dẫn đến thị phần của từng doanh nghiệp giảm xuống, khi này

đường cầu của doanh nghiệp sẽ dịch chuyển sang trái. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ sản xuất

và bán được một số lượng sản phẩm ít hơn trước đây với giá thấp hơn. Mặt khác do

nhiều doanh nghiệp cạnh tranh hơn làm cho yếu tố sản xuất trở nên khan hiếm hơn dẫn

đến giá yếu tố đầu vào tăng làm chi phí tăng lên, đường LAC chuyển dần lên phía trên.

Những điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong thị trường vẫn có lãi thì hiện tượng xâm nhập

ngành sẽ diễn ra và lợi nhuận sẽ tiếp tục giảm. Sự dịch chuyển của đường cầu, đường

MR và đường LAC của doanh nghiệp chỉ dừng lại khi LAC tiếp tuyến với đường cầu

tại mức sản lượng có MR = MC, kết quả là P = AC hay AR = AC, các doanh nghiệp

không lãi, không lỗ tạo thế cân bằng dài hạn của doanh nghiệp và của ngành.

5.2.4 Thị trƣờng độc quyền nhóm

a. Đặc điểm của thị trường:

- Chỉ có một vài doanh nghiệp trong ngành, ảnh hưởng qua lại giữa các doanh

nghiệp là rất lớn

- Hàng hóa có thể đồng nhất hoặc cũng có thể không đồng nhất, các sản phẩm có

thể thay thế cho nhau.

- Khả năng gia nhập ngành là khó khăn do một số nguyên nhân sau:

+ Lợi thế kinh tế nhờ qui mô

+ Bằng phát minh sáng chế

+ Uy tín của các doanh nghiệp hiện có

+ Các rào cản chiến lược

b. Đặc điểm của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm có sự khác biệt nhất định so với đối

thủ cạnh tranh nên họ có một ít khả năng quyết định đến giá hàng hóa của họ. Như vậy

đường cầu và đường doanh thu biên dốc về bên phải.

- Đường cầu đối với doanh nghiệp là co giãn nhiều nhưng không co giãn hoàn

toàn,

- Đường doanh thu biên nằm thấp hơn đường cầu

c. Cân bằng trong độc quyền nhóm

Page 131: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

131

Đặc điểm của độc quyền nhóm là lệ thuộc lẫn nhau, do đó việc quyết định sản

lượng của mỗi doanh nghiệp đều phải tính toán đến quyết định của doanh nghiệp khác.

Trong thị trường độc quyền nhóm hành vi của doanh nghiệp có thể xảy ra là hợp tác với

nhau và không hợp tác.

c1 Cân bằng không hợp tác

Có nhiều mô hình phân tích về cân bằng trong độc quyền nhóm, ở đây chúng ta

sử dụng mô hình Cournot, Stackelberg, Bertrand để phân tích quyết định sản xuất của

doanh nghiệp độc quyền nhóm khi không có hợp tác.

+ Mô hình Cournot:

Các giả định:

- Đường cầu là đường thẳng

- Hàng hóa đồng nhất

- Chi phí biên bằng không

- Mỗi doanh nghiệp quyết định xuất lượng của mình trên cơ sở giả sử rằng xuất

lượng của doanh nghiệp kia là cố định ở mức hiện tại của nó.

Đặc trưng của mô hình Cournot là bắt đầu với một doanh nghiệp hoạt động như

một nhà độc quyền và sau đó tính đến có doanh nghiệp gia nhập thị trường. Giả sử ta có

đường cầu thị trường tuyến tính: P = 100 – Q

trong đó P là giá cả hàng hóa

Q là tổng xuất lượng của hai doanh nghiệp trên thị trường với q1 và q2

lần lượt là xuất lượng của doanh nghiệp một và hai.

Do đó hàm cầu có thể viết là: P = 100 - (q1 + q2)

Đường doanh thu biên (MR) có cùng tung độ gốc với đường cầu và có độ dốc gấp đôi

hay MR = 100 – 2*(q1 + q2)

Hàm phản ứng của hai doanh nghiệp

Do không có chi phí nên hàm lợi nhuận của Công ty 1 cũng giống như hàm tổng doanh

thu (P x Q)

Lợi nhuận của doanh nghiệp 1:

TP1 = TR1 = P x q1 = (100 - (q1 + q2)) x q1 = 100q1 – q2

1 - q1q2

Để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 1, ta lấy đạo hàm phương trình lợi nhuận

theo q1 cho bằng không:

Page 132: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

132

dq1

dTR1 = 100 – 2q1 – q2 = 0

=> q1= 50 - 2

1 q2: Phương trình này được gọi là hàm phản ứng của doanh nghiệp 1, vì

nó xác định số xuất lượng mà doanh nghiệp 1 sẽ sản xuất (q1) như là một hàm số theo

xuất lượng của doanh nghiệp 2 (q2).

Tương tự, hàm lợi nhuận của doanh nghiệp 2 là:

TP2 = TR2 = P x q2 = (100 - (q1 + q2)) x q2 = 100q2 – q2

2 - q1q2

dq2

dTR2 = 100 – 2q2 – q1 = 0

=> q2 = 50 - 2

1 q1: Phương trình này được gọi là hàm phản ứng của doanh nghiệp 2, vì

nó xác định số xuất lượng mà doanh nghiệp 2 sẽ sản xuất (q2) như là một hàm số theo

xuất lượng của doanh nghiệp 1 (q1).

Hàm phản ứng của doanh nghiệp này được dựa trên xuất lượng của doanh nghiệp kia.

Do đó ta có thể thay phương trình của q1 vào phương trình của q2:

q2 = 50 - 2

1 (50 -

2

1 q2) => q2 =

3

100

Thay kết quả của q2 vào hàm q1, ta tìm được q1

q1= 50 - 2

1 q2 = 50 -

2

1

3

100 =

3

100

Thế q1 và q2 vào hàm cầu, ta có giá cân bằng P = 100 – (3

100 +

3

100) =

3

100.

Từ 100 – 2q2 – q1 = 0

q2 = 50 - 2

1 q1

q1 = 100 – 2q2

Biểu diễn lên đồ thị

Page 133: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

133

Hình trên cho thấy hai hàm phản ứng, trong đó trục tung là xuất lượng của doanh

nghiệp 2, q2; và trục hoành là xuất lượng của doanh nghiệp 1, q1.

Mức cân bằng là giao điểm của hai hàm phản ứng, ở đó q1 = 3

100 theo trục hoành và q2

= 3

100 theo trục tung.

Ta có thể thấy P = 3

100 TP1 = TP2 =

3

100x

3

100 =

9

000.10

Những chiến lược doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong cạnh tranh

- Cạnh tranh về giá:

Để chiếm giữ thị phần lớn thì doanh nghiệp sẽ tiến hành giảm giá, điều này sẽ gây ra

bất lợi cho đối thủ cạnh tranh. Để giữ lấy thị phần thì các doanh nghiệp khác cũng sẽ

giảm giá thậm chí giảm nhiều hơn. Như vậy các doanh nghiệp cứ liên tục giảm giá

sẽ dẫn đến việc:

Các doanh nghiệp nhỏ, không có lợi thế về chi phí sẽ phá sản, loại bỏ khỏi ngành

Các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính còn lại cũng bị thu lỗ nặng nề

Do đó để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ tiến hành hợp tác, cấu

kết với nhau có thể công khai cũng có thể hợp tác ngầm

- Cạnh tranh về quảng cáo:

50 100

R1

R2

50

100

q2

q1

R1: Đường phản ứng của doanh nghiệp 1

R2: Đường phản ứng của doanh nghiệp 2

Hình 5.20: Đường phản ứng của doanh nghiệp

Page 134: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

134

Bên cạnh chiến lược cạnh tranh về giá cả thì các doanh nghiệp còn sử dụng chiến

lược quảng cáo để thu hút khách hàng. Quảng cáo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều

khách hàng hơn, tăng thị phần của doanh nghiệp. Cũng tương tự như cạnh tranh về

giá thì cuộc chiến về quảng cáo cũng diễn ra rất khốc liệt, nó làm cho chi phí của

doanh nghiệp tăng lên, lợi nhuận giảm xuống điều này buộc doanh nghiệp phải tăng

giá bán sản phẩm.

+ Mô hình dẫn đạo Stackelberg

Giả định: có hai công ty (dẫn đạo và phụ thuộc) sản phẩm đồng nhất sản lượng là

biến số chiến lược. Công ty dẫn đạo chọn một xuất lượng, công ty phụ thuộc

quan sát điều đó và chọn xuất lượng của mình.

Hành vi:

1) Công ty phụ thuộc coi xuất lượng của công ty dẫn đạo là cho trước và tối đa

hóa lợi nhuận.

2) Công ty dẫn đạo coi hàm đáp ứng tốt nhất của công ty phụ thuộc là cho trước

và tối đa hóa lợi nhuận.

Cầu còn lại cho công ty phụ thuộc: q2 = Q - q1

Cầu còn lại cho công ty dẫn đạo: q1 = Q - R(q2)

Trong đó: công ty 2 quan sát q1, nhưng công ty 1 chỉ tiên đoán sự đáp ứng tốt

nhất của công ty 2

Ví dụ:

Trở lại mô hình Cournot trong đó ta có hàm cầu sau P = 120 – Q

Nhưng giờ đây Q không chỉ là cái anh (chị) sản xuất mà là cái cả hai anh (chị)

sản xuất, cho nên Q = q1 + q2. Và, giả sử anh (chị) là công ty 1, anh (chị) không

kiểm soát được công ty kia sản xuất bao nhiêu.

Do đó,P = 120 - q1- q2

Ta giả sử rằng MC = 0, nhưng ta (Công ty 1) phải tính đến hành động của công

ty kia.

Việc này ảnh hưởng đến quyết định của ta như thế nào? Việc tối đa hóa lợi

nhuận vẫn đòi hỏi ta phải sản xuất cho đến khi MR = MC. Để có MR, đầu tiên ta

phải biết tổng doanh thu (TR). Dưới đây là tổng doanh thu:

TR = 120q1 - q12 - q2q1

Ta có thể giải MR = MC để có MR = 120 - 2 q1 - q2 = 0

Page 135: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

135

Vấn đề giờ đây là ta không có câu trả lời rõ ràng cho quyết định sản xuất của

mình nếu không biết công ty kia đang sản xuất bao nhiêu. (Và, ta có thể hình

dung, công ty kia cũng đang gặp phải vấn đề như vậy). Quyết định tối đa hóa lợi

nhuận của Công ty 1 là hàm số theo xuất lượng của Công ty 2.

Nhớ rằng ta đã có hàm phản ứng của Công ty 2: q2 = 60 - 0,5q1

Bây giờ lại xét hàm TR:

TR = 120q1 - q12 - (60 - 0,5q1)q1= 60q1 - 0,5q1

2

Từ đó ta tìm được MR: MR = 60 - q1

Bây giờ ta đặt MR = MC và giải tìm q1 như sau:

MR = 60 - q1 = 0 nên q1 = 60 Nếu q1 = 60 thì q2 = 60 - 0,5(60) = 30

Kết quả về giá và lợi nhuận là:

P* = 120 - Q = 120 - 60 -30 = 30

p1* = 30(60) - 0 = 1800

p2* = 30(30) = 900

Từ kết quả trên ta thấy rằng

1) Lợi nhuận của công ty dẫn đạo cao hơn so với mô hình Cournot.

2) Lợi nhuận của công ty phụ thuộc thấp hơn so với mô hình Cournot, nhưng cao

hơn cạnh tranh hoàn hảo.

Tại sao? Vì công ty dẫn đạo có thể đề ra một mức xuất lượng trước công ty kia

và sử dụng mục tiêu này để chiếm lấy phần lớn thị trường. Công ty phụ thuộc

không xông xáo phản ứng lại điều này bởi vì không có tác động ăn cắp-thương

mại trong mô hình này.

3) Giá cao hơn chi phí biên

Tại sao? Vì cả hai công ty hoạt động như những nhà độc quyền dựa trên đường

cầu còn lại của mình (như trong mô hình Cournot)

4) Lợi nhuận của công ty dẫn đạo (và ngành) thấp hơn lợi nhuận độc quyền.

+ Độc quyền nhóm Bertrand

Giả định:

- các công ty định giá cùng lúc

- sản phẩm đồng nhất

- không hợp tác

Page 136: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

136

Trong trò chơi Bertrand, mỗi công ty ấn định giá của mình, coi (các) giá do (các)

công ty khác ấn định là cho trước, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Các công ty hành động đồng thời nếu mỗi công ty cùng lúc ra quyết định chiến

lược của mình mà không quan sát trước quyết định của công ty kia.

Các công ty hành động phi hợp tác nếu họ đề ra chiến lược một cách độc lập,

không hề có thông đồng với công ty kia.

Câu hỏi: Mỗi công ty sẽ định giá như thế nào? Nói cách khác, cân bằng Nash

của trò chơi này là gì?

Lưu ý: Vì biến lựa chọn chiến lược (giá) là liên tục, cân bằng Nash sẽ tìm được

bằng cách xét các hàm phản ứng của người chơi. Các hàm này cho ta sự đáp ứng

tốt nhất của mỗi người chơi trước sự lựa chọn của người chơi kia.

+ Tính đồng nhất hàm ý người tiêu dùng sẽ mua của bên bán giá thấp. Công ty

định giá cao hơn sẽ không bán được gì.

+ Mỗi công ty nhận thức rằng cầu của mình phụ thuộc vào giá của chính mình

lẫn giá do các công ty khác ấn định.

Giả sử rằng chi phí biên không đổi là c trên mỗi đơn vị. Do đó, bất cứ giá nào ít

nhất bằng với c đều bảo đảm lợi nhuận không âm.

Vì thế, để tối đa hóa lợi nhuận, đáp ứng của công ty này đối với giá của công ty

kia là giảm giá của mình (chừng nào mà vẫn còn P > MC)

Hành động tối đa hóa lợi nhuận của công ty, được biểu diễn như một hàm số của

hành động của công ty đối thủ, là hàm đáp ứng (hay phản ứng) tốt nhất của công

ty.

Ví dụ: Giả sử ta có hai công ty

Các công ty cạnh tranh Bertrand

Hàm đáp ứng tốt nhất của Công ty 1 là P1 = P2 - e (e là số lượng nhỏ)

Hàm đáp ứng tốt nhất của Công ty 2 là P2 = P1- e

Cân bằng là gì?

Nếu ta giả định không có hạn chế về công suất và mọi công ty đều có cùng chi

phí biên và chi phí trung bình không đổi (c), khi đó:

Để đáp ứng của công ty này với công ty kia là tốt nhất thì mỗi công ty phải giảm

giá của mình chừng nào mà ta vẫn còn P > MC

Quá trình này sẽ kết thúc ở đâu? Ở P = M, nên trong cân bằng:

Page 137: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

137

1. Các công ty ấn định giá bằng với chi phí biên

2. Các công ty thu lợi nhuận bằng không

3. Số lượng công ty không liên quan đến mức giá, miễn là có hơn một công ty

hiện hữu: hai công ty là đủ để tái tạo kết quả cạnh tranh hoàn hảo

Đây là Nghịch lý Bertrand nổi tiếng.

<h2>Thông đồng (Cấu kết)</h2>Bây giờ nếu suy nghĩ về việc các công ty nên

làm, ta có thể nhận thấy rằng có động cơ để họ thông đồng với nhau.

Chỉ có hai công ty mà thôi, vậy tại sao lại cạnh tranh và đẩy lợi nhuận của ta

xuống bằng không, trong khi ta có thể hợp tác với nhau và kiếm được lợi nhuận

kinh tế?

Việc này sẽ đưa phân tích ngành của chúng ta trở lại tình trạng độc quyền. Hai

công ty sẽ muốn cùng nhau sản xuất 60 rồi họ có thể phân chia lợi nhuận theo

cách họ muốn (dù cho có phân chia thế nào thì hai bên đều có lợi hơn khi cạnh

tranh (cùng nhau sản xuất 80).

Thông đồng (hay các-ten) có vấn đề gì?

Thứ nhất, ta cho là họ có thể ngăn cản việc gia nhập ngành. Mọi lợi ích của tình

trạng độc quyền có được là do không ai khác có thể gia nhập ngành và thu những

lợi nhuận kinh tế đó. Trong cạnh tranh hoàn hảo, việc gia nhập ngành khiến lợi

nhuận bằng không. Vì thế, giờ đây để thông đồng và thu lợi nhuận họ phải có

cách ngăn chặn người khác gia nhập. Và đó là một vấn đề hóc búa - hãy hỏi

OPEC.

Thứ hai, một khi thông đồng bắt đầu, mọi người đều có động cơ để lừa gạt. Họ

có động cơ lừa gạt bởi vì MR > MC, do vậy nếu sản xuất nhiều hơn thì công ty

có thể tăng lợi nhuận của mình. Nếu như điều đó đúng với một công ty, thì cũng

đúng với mọi công ty - như vậy nếu tất cả công ty đều lừa gạt thì mọi lợi nhuận

sẽ bị tiêu tan và ta trở lại với kết quả cạnh tranh.

Vì thế điều ta thật sự muốn là mọi người khác giữ lời còn ta thì lừa gạt.

Cũng còn những vấn đề khác như phân chia lợi nhuận ra sao trên thực tế, nhưng ta

sẽ trở lại những vấn đề này sau. Tuy nhiên, những cac-ten vốn đã không ổn định.

c2. Cân bằng khi hợp tác:

Page 138: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

138

Hợp tác là một thỏa thuận tự nguyện của các đối thủ trong độc quyền nhóm. Hợp

tác tạo ra mức cân bằng, với lợi nhuận cao hơn cho các bên hợp tác. Có hai hình thức

hợp tác: ngầm và công khai.

Hợp tác ngầm: mô hình lãnh đạo giá: Doanh nghiệp chiếm ưu thế (có thể do chi

phí thấp hoặc sản lượng sản xuất lớn chiếm thị phần lớn tương đối trong ngành) quyết

định giá bán, các doanh nghiệp khác sẽ chấp nhận giá

Hợp tác công khai: Hình thành các Cartel: các doanh nghiệp liên kết với nhau

hình thành một Cartel thì khi này thị trường trở thành thị trường độc quyền.

Để tối đa hóa lợi nhuận các Cartel sẽ ấn định mức giá và xác định sản lượng cần

sản xuất theo nguyên tắc MR = MC.

Nếu muốn giá tăng thì Cartel này sẽ giảm lượng cung ngược lại muốn giá giảm

thì tăng lượng cung ra thị trường.

Thoả thuận dạng Cartel được xác định qua 3 đặc điểm sau:

- Hạn chế sự tự do cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan

theo một hoặc nhiều thông số khác nhau.

- Có sự thoả thuận bằng văn bản hoặc không bằng văn bản (phối hợp hành động)

giữa các doanh nghiệp đang cạnh tranh (hoặc sẽ cạnh tranh) trên thị trường.

- Các doanh nghiệp tham gia cartel hoạt động độc lập với nhau.

Các hình thức cartel

Cartel đựợc biết đến chủ yếu dưới hai hình thức là thỏa thuận dọc (vertical

cartel) và thỏa thuận ngang (horizonal cartel), dù phát sinh dưới hình thức nào,

thỏa thuận cartel vẫn bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh, đặc biệt đối với các

thỏa thuận mang tính kình hãm, ngăn cản không cho doanh nghiệp khác tham gia

thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những

doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; thông đồng để một trong các

bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ…

Thỏa thuận dọc (vertical cartel) được xác định là thỏa thuận giữa doanh nghiệp

cung cấp hàng hóa, cung ứng sản phẩm dịch vụ với các đại lý bán hàng, trong đó

thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm đối với đại lý về sản phẩm, giá sản phẩm, các

loại hình quãng cáo…đây là hình thức được coi có thể gây ảnh hưởng rất nhiều

cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc các doạnh nghiệp nhỏ,

non trẻ trong việc tiếp cận thị trường, mở rộng thị phần kinh doanh. Thoả thuận

Page 139: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

139

có thể được thực hiện ở 3 hình thức như định giá, thương lượng giá và các thoả

thuận license. Tuỳ theo từng mục tiêu, mức độ, các thoả thuận này có tác động

khác nhau, thậm chí một số thoả thuận hoàn toàn có ý nghĩa tích cực cho nền

kinh tế và cho xã hội.

Thỏa thuận ngang (horizontal cartel) được xác định là hành vi thỏa thuận giữa

các doanh nghiệp với nhau có cùng sản phẩm, dịch vụ kinh doanh giống nhau

nhằm “liên minh” tạo vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền kinh doanh, hạn chế

khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khá. Đây là hình thức cartel để

khống chế giá, phân chia thị trường,... hoặc sự thoả thuận phối hợp hành động

nào đó trong một thời gian nhất định để cản trở cạnh tranh từ doanh nghiệp khác.

Theo từng loại hình thông số, mức độ hạn chế cạnh tranh và mục tiêu trong thoả

thuận, người ta thường phân loại cartel theo các nhóm khác nhau

* Theo những thông số trong thoả thuận, có các loại cartel sau:

- Cartel giá: là thoả thuận thông nhất giá giữa các doanh nghiệp, có thể đó là giá cố

định của cartel, giá tối thiểu, giá tối thiểu, cách tính giá hoa hồng, cách xác định

giảm giá. Một số cartel giá được pháp luật chấp thuận và được thực hiện trên thị

trường.

- Cartel điều kiện: là loại thoả thuận, thống nhất những điều kiện về giao hàng,

thanh toán nói chung.

- Cartel về khối lượng sản phẩm: là loại thoả thuận phục vụ cho các nguyên tắc về

xác định khối lượng sản phẩm (sản xuất hoặc tiêu thụ), cartel phân chia khu vực.

- Cartel sản xuất: là loại thoả thuận phục vụ nguyên tắc xác định các loại sản phẩm

và phương pháp sản xuất, ví dụ thoả thuận về những tiêu chuẩn trong sản xuất

(cartel định chuẩn).

* Theo mức độ hạn chế cạnh tranh từ tác động của thoả thuận, người ta thường chia

Cartel theo 2 nhóm: ảnh hưởng thấp và ảnh hưởng cao.

- Nhóm ảnh hưỏng thấp (ví dụ cartel định chuẩn) sẽ được thực hiện sau khi hoàn

thành một số bước để hợp pháp như đăng ký và chờ giấy phép trong một thời

gian ngắn.

- Nhóm ảnh hưởng cao (ví dụ: cartel giá, cartel phân chia khu vực) thông thường bị

ngăn cấm vô thời hạn.

Page 140: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

140

* Theo mục tiêu của thoả thuận, ví dụ để hợp tác tốt hơn hoặc để xử lý các vấn đề trong

quá trình khủng hoảng cơ cấu (cartel hợp tác, cartel khủng hoảng cơ cấu)

Điều kiện để hình thành cartel

Khả năng và mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc hợp tác dạng cartel

thường lệ thuộc vào một số nhân tố cơ bản sau:

- Những nhân tố liên quan đến cấu trúc thị trường: số lượng các doanh nghiệp ít,

mức độ minh bạch (transparent) của thị trường và mức độ thuần nhất của sản

phẩm tương đối cao, mức độ “chín muồi” của sản phẩm và phương pháp sản xuất

đã tương đối phát triển. Như vậy, mức độ lệ thuộc giữa các doanh nghiệp thông

qua quá trình học hỏi giữa các doanh nghiệp dễ dàng được nâng cao, sự liên kết

sẽ được dễ dàng hơn đồng thời cũng dễ dàng dựng lên những rào cản (gia nhập

thị trường) về pháp lý và thực tế đối với những doanh nghiệp mới hình thành.

- Điều kiện đối xứng: là sự tương đồng giữa các doanh nghiệp về các điều kiện sản

xuất trên giác độ chi phí trung bình và mối tương quan giữa chi phí cố định với

chi phí biến đổi cũng như tiềm lực nguồn tài chính.

- Độ co giãn về cung tương đối lớn: do hệ số huy động năng lực còn ở mức độ thấp

nên từng doanh nghiệp thường có xu hướng nâng cao thị phần của mình, gây

thiệt hại cho doanh nghiệp cạnh tranh khác. Trong trường hợp xem xét tổng thể

một ngành thì hiện tượng hệ số huy động năng lực sản xuất không cao sẽ là một

nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp hình thành cartel.

- Độ co giãn giá so với tổng cầu thấp: Trường hợp này (việc nâng giảm giá ít

ảnh hưởng đến tổng cầu) cũng dễ dẫn đến xu thế thoả thuận hình thành cartel giá để

nâng cao lợi nhuận vì phương thức này sẽ dễ dàng hơn phương thức áp dụng giá cạnh

tranh.

- Các doanh nghiệp trong Cartel phải chiếm thị phần đa số và có chi phí thấp trong

ngành.

- Các doanh nghiệp ngoài Cartel có lượng cung không đáng kể.

Page 141: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

141

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 5

1.Phân tích các khái niệm về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các đặc trưng của thị

trường CTHH và hãng cạnh tranh hoàn hảo. Phân tích khả năng sinh lợi của hãng

CTHH trong ngắn hạn và dài hạn.

2.Đường cung của hãng CTHH là gì?

3.Phân tích khái niệm của độc quyền thuần túy, các đặc trưng của độc quyền

thuần túy và các nguyên nhân dẫn đến độc quyền.

4.Phân tích sự lựa chọn giá bán và mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận

của hãng độc quyền thuần túy trong ngắn hạn và dài hạn.

5.Xây dựng một mô hình của một hãng độc quyền thuần túy để chỉ ra việc

hãng này sẽ lựa chọn mức sản lượng và mức giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong

ngắn hạn và dài hạn.

6.Hãng độc quyền có đường cung không? Vì sao?

7.Phân tích hệ số Lerner phản ánh mức độ độc quyền của một hãng độc quyền.

8. Đặc điểm của thị trường và đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh

tranh độc quyền?

9. Phân tích độ co giãn của cầu theo giá của các loại thị trường?

10. Tại sao thị trường cạnh tranh hoàn toàn cầu của doanh nghiệp co giãn hoàn

toàn nhưng trong thị trường cạnh tranh độc quyền cầu của doanh nghiệp lại có co

giãn?

11. Các chiền lược doanh nghiệp độc quyền nhóm thường sử dụng trong trường

hợp không hợp tác là gì?

12. Phân tích sự tác động của các Cartel lên giá cả hàng hóa trên thị trường. Cho

ví dụ minh họa.

BÀI TẬP CHƢƠNG 5

Bài 1

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là: TC = Q2 + 2Q + 49.

a.Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, FC và MC.

b.Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.

c.Nếu giá thị trường là P = 10, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có

nên tiếp tục sản xuất hay ko trong trường hợp này, vì sao?

Page 142: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

142

d.Nếu giá thị trường là P = 35 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?

Bài 2

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có phương trình đường cung là:

QS = 0,5(P - 1); và chi phí cố định của hãng là TFC = 225.

a.Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.

b.Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.

c.Nếu giá thị trường là P = 25, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng

có nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa trong trường hợp này, vì sao?

d.Nếu giá thị trường là P = 55 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?

e.Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2/sản phẩm bán ra, tính lại câu (c) và

câu (d).

Bài 3

Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là P = 150 - 2Q và

hàm tổng chi phí là TC = 2Q2 + 2Q + 16.

a Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.

b Xác định doanh thu tối đa của hãng.

c Xác định lợi nhuận tối đa của hãng.

d “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai?

Vì sao?

e Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra,

khi đó lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?

Bài 4

Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là Q = 180 - 0,5P

và chi phí cận biên là MC = 4Q + 4, chi phí cố định là TFC = 25

a Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TC.

b Xác định doanh thu tối đa của hãng.

c Xác định lợi nhuận tối đa của hãng.

d “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai?

Vì sao?

e Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 6 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra,

khi đó lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?

Page 143: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

143

Bài 5

Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là: QD = 180 - 2P và chi phí bình

quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng.

a Hãy viết các hàm chi phí: TC, TFC, AVC và MC. Xác định doanh thu tối đa của

hãng.

b Hãy tìm lợi nhuận tối đa của hãng. Độ co dãn của cầu theo giá ở mức giá tối đa

hóa lợi nhuận này bằng bao nhiêu?

c Nếu chính phủ đánh một mức thuế là 2 trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì lợi

nhuận tối đa là bao nhiêu? Giải thích vì sao hãng không thể có doanh thu cực đại tại

điểm tối đa hóa lợi nhuận.

Bài 6

Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là: QD = 192 - 2P và ATC = 20.

a Hãng đang bán với giá P = 18, doanh thu của hãng là bao nhiêu? Tính hệ số co

dãn của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét.

b Hãng đang bán với giá P = 20 hãng dự định tăng giá để tăng doanh thu, dự định

đó đúng hay sai,vì sao?

c Hãng đang bán với giá P = 22, hãng dự định tăng giá để tăng lợi nhuận, hãng

có thực hiện được không, vì sao?

Bài 7:

Một hãng thuê lao động để sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có đầu

vào lao động biến đổi, còn đầu vào vốn cố định. Hàm sản xuất của hãng có phương

trình sau: Q = 120L - 2L2 (sản phẩm/tuần). Giá bán của sản phẩm trên thị trường là P

= $20.

a. Hãng sẽ thuê bao nhiêu lao động để tối đa hóa lợi nhuận, nếu giá thuê lao động là

W = $200/tuần.

b. Hãng sẽ thuê bao nhiêu lao động để tối đa hóa lợi nhuận, nếu giá thuê lao động là

W = $160/tuần.

c. Giả sử năng suất lao động tăng lên, khi đó số lượng lao động mà hãng muốn

thuê tăng hay giảm,vì sao?

Bài 8:

Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, số liệu về lượng sản phẩm A của hãng

được làm ra trong 1ngày tương ứng với lượng lao động như sau:

Page 144: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

144

Số lượng lao động 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Lượng sản phẩm A 10 20 28 34 38 40 40 30 20

a. Hãy xác định số lượng lao động được thuê với mức tiền công 40000

đồng/ngày, nếu biết sản phẩm A bán được 20000 đồng/sản phẩm.

b. Giả sử giá bán sản phẩm bây giờ là 10000 đồng/ sản phẩm. Lượng lao động

được thuê của hãng sẽ tăng lên hay giảm đi, mức cụ thể là bao nhiêu?

c. Lượng lao động được thuê sẽ tăng hay giảm nếu năng suất lao động của mỗi

lao động tăng lên? Minh họa bằng đồ thị.

Chƣơng 6: THỊ TRƢỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT

6.1. Những vấn đề chung

Page 145: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

145

6.1.1. Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất

+ Yếu tố sản xuất hay đầu vào sản xuất chia làm 3 nhóm chính:

- Lao động (sức lao động).

- Đất đai.

- Vốn (hiện vật).

+ Giá các yếu tố sản xuất

- Giá của lao động: tiền công (W - Wage).

- Giá của đất đai: tiền thuê (R - Rent).

- Giá của vốn: tiền thuê (R).

Giá yếu tố sản xuất do thị trường yếu tố sản xuất quy định.

+ Thu nhập của 1 yếu tố sản xuất:

Thu nhập của 1 yếu tố sản xuất là giá cả của yếu tố sản xuất nhân với lượng trao

đổi.

6.1.2. Cầu về yếu tố sản xuất

Cầu về yếu tố sản xuất là cầu thứ phát. Các doanh nghiệp muốn sản xuất ra hàng

hóa vì vậy họ có nhu cầu về yếu tố sản xuất.

Doanh nghiệp sẽ quyết định đồng thời mức cung ứng sản phẩm và mức cầu về

yếu tố sản xuất.

Cầu về yếu tố sản xuất được xác định cụ thể dựa trên:

- Mục tiêu và điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp: TP max tại MR = MC.

- Quy luật năng suất cận biên của yếu tố sản xuất giảm dần: tỉ lệ phối hợp tối ưu các yếu

tố sản xuất.

- Các quan hệ thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp và đối với các yếu tố sản

xuất: thị trường cạnh tranh hay độc quyền …

6.2. Thị trƣờng lao động

6.2.1. Cầu về lao động

a. Khái niệm

Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả

năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định.

Số lượng lao động được thuê phụ thuộc:

- Quy mô về cầu của xả hội đối với hàng hóa của doanh nghiệp: số lượng hàng

hóa, giá cả hàng hóa.

Page 146: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

146

- Mức tiền công mà doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng trả khi thuê nhân

công: sự biến đổi của số lượng lao động và tiền công.

- Trình độ công nghệ của sản xuất, trình độ người lao động …

b. Cầu về lao động và tiền công

Khi xác định cầu về lao động phụ thuộc vào tiền công (W) ta giả định các yếu tố

khác không đổi: cầu về lao động nghịch biến với tiền lương.

c. Quyết định lượng cầu về lao động của doanh nghiệp:

Các khái niệm phân tích cầu về lao động

- Sản phẩm biên của lao động (MPL - Marginal Product of Labour): là số sản

phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động

- Sản phẩm giá trị cận biên của lao động (MVPL - Marginal Value Product of

Labour).

MVPL = P.MPL

MVPL là doanh thu tăng thêm khi bán sản phẩm do tăng thêm 1 đơn vị lao động

tạo ra, trong điều kiện giá cả hàng hóa không đổi.

- Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL - Marginal Revenue Product

of Labour):

MRPL: là lượng doanh thu tăng thêm khi một bán sản phẩm do tăng thêm một

đơn vị lao động tạo ra. Trong điều kiện giá cả sản phẩm thay đổi.

MRPL = TR(n+1) - TRn

= dL

dTR

- Chi phí cận biên của lao động (MCL - Marginal Cost of Labour): Phần tổng chi

phí tăng thêm khi sử thêm một đơn vị lao động

dL

dQMPL

L

H6.2 – Cầu về lao động

A

B

DL

L1 L2

W2

W1

W

O

Page 147: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

147

Khi tiền công không đổi: W = MCL

Khi tiền công thay đổi: dL

dTCMCL

* Doanh nghiệp quyết định mức thuê nhân công

- Điều kiện: giá cả sản phẩm và tiền lương không đổi.Doanh nghiệp thuê nhân

công tại mức tiền công bằng sản phẩm giá trị cận biên của lao động.

W = MVPL

- Điều kiện: giá cả sản phẩm thay đổi, tiền lương không đổi. Doanh nghiệp thuê

nhân công tại mức tiền công bằng sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.

W = MRPL

- Điều kiện: tiền lương thay đổi, giá cả sản phẩm không đổi. Doanh nghiệp thuê

nhân công tại mức chi phí cận biên của lao động bằng với sản phẩm giá trị cận biên của

lao động.

MCL = MVPL

- Điều kiện: cả tiền lương và giá cả sản phẩm thay đổi. Doanh nghiệp thuê nhân

công tại mức chi phí cận biên của lao động bằng với sản phẩm doanh thu cận biên của

lao động.

MCL = MRPL

d. Cầu về lao động của ngành

Cầu về lao động của ngành là tổng mức cầu của các doanh nghiệp ở các tiền

lương. Chẳng hạn:

Trong thị trường cạnh tranh với giá cả hàng hóa P1, doanh nghiệp thuê nhân công

tại mức cân bằng MVPL = W1. Cộng các đường MVPL của các doanh nghiệp được

MVPL1 của ngành với mức W1 được điểm cân bằng E1 (H6.3) là mức cầu lao động của

ngành tại W1. Khi tiền công thay đổi với W2 < W1 cung về hàng hóa của ngành gia tăng,

giá hàng hóa hạ P2 < P1 đường MVPL của ngành dịch chuyển sang trái thành đường

MVPL2 với mức tiền công W2 được điểm cân bằng E2. Nối E1 và E2 được đường cầu về

lao động của ngành.

H6.3 Cầu về lao động của ngành

E2

W1

W2

W

O

E1

MVPL1

MVPL2

DL

Page 148: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

148

6.2.2. Cung về lao động

a. Khái niệm

Cung về lao động là tổng số lượng lao động mà lực lượng lao động chấp nhận

làm việc tại các mức tiền công khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định.

Cung về lao động phụ thuộc vào lực lượng lao động và ý muốn của người lao

động.

- Lực lượng lao động: tất cả các cá nhân đang làm việc hay đang tìm kiếm việc

làm.

- Ý muốn của người lao động hay mức cung về lao động của cá nhân gắn với

mức tiền công thực tế và được xác định bởi các lựa chọn về sử dụng thời gian khác

nhau để một người đạt được thỏa mãn tốt nhất về làm việc và nghỉ ngơi. Mặt khác, cung

về lao động của cá nhân còn phụ thuộc mức thỏa mãn về tất cả các hàng hóa và dịch vụ

do thu nhập đã được tích lũy mang lại, vào tình trạng sức khỏe, vào giá cả hàng hóa tiêu

dùng… Ngoài ra cung về lao động còn bị chi phối bởi lĩnh vực tinh thần như: sự yêu

thích công việc, niềm tin vào lý tưởng cuộc sống…

b. Cung về lao động và tiền công

Khi coi cung về lao động phụ thuộc vào tiền công thực tế: L= f (Wr) ta giả định

rằng tất cả các yếu tố khác không đổi. Đường cung về lao động dốc lên và vòng về phía

sau (H6.5) phản ánh khi đã thỏa mãn về tất cả các hàng hóa và dịch vụ cung về lao động

sẽ nghịch biến với tiền lương thực tế.

Hiệu ứng

thu nhập Hiệu ứng

thay thế

Hiệu ứng

thu nhập

Hiệu ứng

thay thế >

<

W

L

SL

Hình 6.4 Cung lao động

Page 149: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

149

Các cá nhân có một lượng thời gian cố định được sử dụng cho các làm việc và

nghỉ ngơi. Nếu một giờ bổ sung được sử dụng cho công việc, khi đó các hình thức sử

dụng thay thế khác sẽ ít đi một giờ. Chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi là tiền lương

từ bỏ để sử dụng cho nghỉ ngơi. Vì vậy, một sự tăng lương làm tăng chi phí cơ hội của

thời gian nghỉ ngơi và dẫn tới hiệu ứng thay thế (substitution effect) làm giảm thời

gian nghỉ ngơi và tăng thời gian làm việc. Tuy nhiên, tiền lương tăng cũng tăng thu

nhập thực tế của công nhân và dẫn tới tăng mong muốn nghỉ ngơi của mỗi cá nhân (giả

sử nghỉ ngơi là một hàng hoá thông thường). Hiệu ứng thứ hai được gọi là hiệu ứng thu

nhập (income effect), có xu hướng làm tăng lượng thời gian nghỉ ngơi và làm giảm

thời gian cho công việc khi tiền lương tăng.

Các cá nhân sẽ làm việc nhiều hơn khi tỷ lệ tiền lương tăng nếu hiệu ứng thay

thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập. Một đường cung lao động của một người sẽ là đường có

độ dốc đi lên do các tỷ lệ tiền lương trong đó hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu

nhập. Mặc dù vậy, khi tiền lương đủ lớn, nói chung mọi người cho rằng hiệu ứng thu

nhập cuối cùng sẽ có tác động lớn hơn hiệu ứng thay thế và đường cung lao động sẽ bị

bẻ gập xuống dưới

6.2.3. Cân bằng thị trƣờng lao động

Cân bằng thị trường lao động là trạng thái lượng cung và lượng cầu trên thị

trường lao động bằng nhau. Xác định đồng thời số lượng lao động cân bằng và mức tiền

công tương ứng.

Hình 6.5. Thị trường lao động

Sự thay đổi điểm cân bằng thị trường lao động của ngành do sự thay đổi cung và cầu

về lao động của ngành gây ra.

- Cung về lao động của ngành thay đổi do sự biến động về tiền lương, về nhu cầu

tăng giảm số lượng lao động giữa các ngành.

DL SL wr

wo

O

Eo

Lo L

Q3

Page 150: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

150

- Cầu về lao động của ngành thay đổi do sự biến động về cầu hàng hóa của

ngành, sự thay đổi công nghệ sản xuất của ngành…

6.3. Thị trƣờng vốn

6.3.1. Vốn hiện vật và giá thuê vốn

a. Vốn hiện vật

Là dự trữ các hàng hóa đã được sản xuất dùng để sản xuất ra các hàng hóa, dịch

vụ khác. Vốn hiện vật trong nền kinh tế bao gồm các công cụ máy móc trong các dây

chuyền sản xuất, các hệ thống đường xá, phương tiện dùng làm dịch vụ vận tải thông tin

liên lạc. Các cơ sở tạo nên các dịch vụ đào tạo nghiên cứu khoa học, các phương tiện

phục vụ y tế, văn hóa, giải trí.

Vốn hiện vật khác với đất đai, vốn hiện vật hoàn toàn là kết quả của sản xuất,

còn đất đai do thiên nhiên tạo ra, con người chỉ cải tạo lại. Vốn tài chính là sự biểu hiện

bằng tiền của vốn hiện vật, vốn hiện vật là yếu tố vật chất của quá trình sản xuất.

b. Giá thuê vốn

Vốn hiện vật là yếu tố sản xuất cũng giống như lao động, tiền công là chi phí về

vốn lao động. Tiền thuê vốn là khái niệm mô tả chi phí các dịch vụ về yếu tố sản xuất,

là các loại vốn hiện vật.

Mỗi mức giá thuê vốn hiện vật thể hiện chi phí sử dụng các dịch vụ về yếu tố sản

xuất.

Giá thuê vốn = chi phí dịch vụ vốn

Chi phí dịch vụ vốn phụ thuộc:

- Giá cả mua tài sản (vốn hiện vật)

- Chi phí cơ hội của tài sản (lãi suất)

Tỉ lệ khấu hao và bảo dưỡng tài sản

Chẳng hạn: một cỗ máy giá mua 10.000 USD lãi suất 5% năm, chi bảo dưỡng và

khấu hao máy hàng năm 1000USD tương đương 10% giá trị máy. Vậy:

Chi phí hàng năm = 10.000 (0.05 + 0.1) = 1500 USD

Chi phí hàng năm của dịch vụ vốn đòi hỏi mức giá cho thuê phải bù đắp chi phí

của vốn.

R = PK (i + rD)

Với R: chi phí về dịch vụ vốn (giá thuê vốn)

PK: giá cả tài sản

Page 151: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

151

i : lãi suất

rD: tỉ lệ khấu hao và bảo dưỡng tài sản

Từ đây suy ra giá mua sắm tài sản vốn:

D

Kri

RP

6.3.2. Cầu về dịch vụ vốn

Mỗi mức giá thuê vốn hiện vật thể hiện chi phí sử dụng các dịch vụ yếu tố sản

xuất. Từ đây cho ta khái niệm: sản phẩm giá trị cận biên của vốn (MVPK – Marginal

Value Product of Capital).

Sản phẩm giá trị cận biên của vốn là mức gia tăng doanh thu khi sử dụng thêm

một đơn vị vốn (giá cả sản phẩm không đổi).

Với lực lượng lao động cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng thì MVPK sẽ

giảm xuống khi lượng vốn tính trên đầu công nhân tăng dần lên, mặc dù giá cả sản

phẩm của doanh nghiệp không thay đổi. Điều này do MPK tuân theo quy luật: năng suất

cận biên của yếu tố sản xuất giảm dần. Đường MVPK của doanh nghiệp dốc xuống.

Hình 6.7 cho biết doanh nghiệp thuê vốn tại mức: tiền thuê vốn bằng với sản

phẩm giá trị cận biên của vốn (R1 = MVPK). Như vậy với mức giá cả sản phẩm của

doanh nghiệp và các yếu tố sản xuất khác không đổi thì MVPK là đường cầu của doanh

nghiệp đối với DV vốn. Với bất cứ mức tiền thuê nào thì đường MVPK cũng cho mức

DV vốn để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đường MVPK có thể dịch chuyển lên phía trên hay xuống dưới do các nguyên

nhân:

- Giá cả sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi.

MVPK

Hình 6.7. Cầu về vốn của doanh nghiệp

R1

R

K1 O K

Page 152: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

152

- Sự thay đổi hiệu quả lao động làm thay đổi số lượng: MPK.

- Sự thay đổi kỹ thuật sản xuất làm thay đổi năng suất của vốn hiện vật.

6.3.3. Cung về dịch vụ vốn

a. Trong ngắn hạn

Mức cung các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định, bởi các tài sản, vật chất của

sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp không thể ngày một ngày hai có thể xây dựng.

Đối với toàn bộ nền kinh tế cung ứng các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là không

đổi, đường cung là đường thẳng đứng.

b. Trong dài hạn

Tổng lượng vốn trong nền kinh tế thay đổi các máy móc mới được xây dựng, quy

mô cung ứng dịch vụ vốn tăng. Điều này đòi hỏi phải có đầu tư mới về cung ứng của thị

trường vốn. Để có đầu tư mới, các nhà đầu tư phải đạt giá cho thuê cần có: mức tối

thiểu của giá cho thuê cần có phải bằng với chi phí hàng năm của vốn.

Trong dài hạn giá cho thuê càng cao, lượng đầu tư và cung ứng vốn càng lớn.

Đường cung là đường dốc lên phản ánh mức cung của vốn tăng cùng chiều với giá cho

thuê.

Hình 6.8 Đường cung ngắn hạn và dài hạn về dịch vụ vốn.

6.3.4. Cân bằng thị trƣờng vốn

a. Cân bằng cung cầu về dịch vụ vốn

Để khảo sát sự cân bằng và sự điều chỉnh trên thị trường vốn cho đơn giản, ta sử

dụng đường cung dài hạn về DV vốn nằm ngang, với ý nghĩa rằng lượng cung thay đổi

ở mức giá thuê không đổi.

SK' SK

K

R

O

R1

R

O K1 K

SK

DK

E1

Page 153: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

153

Hình 6.9 Cân bằng thị trường vốn

b. Sự điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn

Hình 6.10 Sự điều chỉnh vốn theo tiền công lao động

Hình 6.10: ban đầu ngành cân bằng tại E1 với đường cung ngắn hạn SK với lượng

k1. Giả định tiền công tăng làm dịch chuyển DK sang trái DK’. Doanh nghiệp buộc phải

CB tại E2 tiền thuê vốn giảm từ R1 xuống R2.

Giá R2 không đảm bảo giá cho thuê cần có không kích thích duy trì hay tăng vốn.

Vốn giảm dần, đạt mức cân bằng mới tại E1’ với lượng k2 giá thuê trở về R1.

Tại cân bằng mới E1’ với giá thuê R1 các chủ vốn thu được giá cho thuê cần có

lại sẵn sàng đầu tư tăng lượng vốn.

6.4. Thị trƣờng đất đai

6.4.1. Cung và cầu về đất đai

a. Cung và cầu về đất đai

Đặc điểm nổi bật của đất đai là nguồn cung cố định cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Vì vậy đường cung về đất đai là đường thẳng đứng, hoàn toàn không co giãn.

Cầu về đất đai bao gồm toàn bộ nhu cầu sử dụng đất đai của con người phục vụ

cho đời sống của xã hội. Với hai nhu cầu cơ bản:

- Nhu cầu đất đai cho xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, kho

bãi, cơ sở hạ tầng… gọi chung là đất xây dựng cơ bản.

- Nhu cầu đất đai cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… gọi chung là đất canh

tác.

Đặc điểm cầu về đất đai phụ thuộc vào dân số và nhu cầu về tất cả các hàng hóa

và dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Dân số và nhu cầu gia tăng, cầu về đất đai tăng

theo thời gian.

b. Giá thuê đất

Giá thuê đất là khái niệm mô tả chi phí sản xuất cho yếu tố sản xuất là đất đai.

SK' E1' E1

K2

E2

DK' DK SK

K1

R1

R2

O

Page 154: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

154

Giá thuê đất do cung và cầu về dịch vụ đất đai quyết định, cung về dịch vụ đất

đai cố định giá thuê đất đai, là giá cân bằng thị trường do cầu về dịch vụ đất đai quyết

định.

6.4.2. Giá thuê đất đai và sự phân bổ nguồn cung cố định

Hình 6.12 Sự phân bổ nguồn cung về đất đai.

Hình 6.12 mô tả: DH là đường cầu về đất đai xây dựng cơ bản, DF là đường cầu

về đất đai canh tác. Đường cung (S) cho thấy tổng lượng cung đất đai cố định phải được

phân bổ cho hai ngành. Mức phân bổ đất đai giữa hai ngành không cố định, nếu giá thuê

khác nhau, chủ đất đai sẽ chuyển lượng cung của họ từ ngành có giá cho thuê thấp sang

ngành có giá cho thuê cao. Do đó giá cho thuê đất trong dài hạn của hai ngành phải

bằng nhau, tại mức R1 lượng cầu đất đai hai ngành bằng tổng lượng cung (LF + LH = L).

R

2

R

1

Giá

thu

ê

D2

D1

Lượng đất đai

S

Hình 6.11. Thị trường đất đai

LH’ LH LF

R2

R1

R3

R S

L LA

LF' O

DF DH

DH'

Page 155: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

155

Giả thiết chính phủ trợ cấp cho ngành xây dựng cơ bản, làm cầu đất xây dựng

dịch chuyển từ DH lên DH’. Tại lượng đất đai như cũ: LH người thuê phải trả giá cân

bằng R2 do nhu cầu gia tăng. Tại mức LF các điền chủ có xu hướng chuyển đất canh tác

thành đất xây dựng đang có giá thuê cao hơn, sự dịch chuyển này tạo ra mức cân bằng

mới cho mức giá thuê cân bằng R3. Mức giá thuê R3 làm cân bằng tiền thuê và phân bổ

cân bằng nguồn cung giữa hai ngành với LH’ và LF’.

Điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn

- Trong ngắn hạn lượng đất đai cung cấp cho mỗi ngành là không đổi, ngành nào

gia tăng nhu cầu ngành đó phải trả giá cao hơn.

- Trong dài hạn có sự phân bổ lại nguồn cung cố định cho nhu cầu hai ngành và

hình thành giá cả cân bằng đồng thời cho cả hai ngành.

Page 156: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

156

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 6:

1.Nêu khái niệm cầu lao động và chỉ ra các nhân tố tác động đến cầu lao động.

2. Phân tích điều kiện lựa chọn số lượng lao động tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận

của doanh nghiệp. Cách xác định đường cầu lao động?

3.Nêu khái niệm về cung lao động và chỉ ra các nhân tố tác động đến cung lao

động.

4.Phân tích cung lao động cá nhân và cung lao động của ngành.

5.Phân tích các nhân tố làm thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường lao động

của một số ngành cụ thể (công nghệ thông tin, kinh tế, thương mại, kế toán, du

lịch, hàng không, bưu điện,…)

6.Phân tích cung và cầu về thị trường dịch vụ vốn.

Page 157: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

157

MỤC LỤC

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC................................................................ 1

1.1. Kinh tế học .............................................................................................................. 1

1.1.1. Định nghĩa kinh tế học ..................................................................................... 1

1.1.2. Phân loại kinh tế học: ...................................................................................... 1

1.2. Những vấn đề kinh tế cơ bản .................................................................................. 3

1.2.1 Sản xuất cái gì? ................................................................................................. 3

1.2.2 Sản xuất như thế nào? ....................................................................................... 4

1.2.3 Sản xuất cho ai? ................................................................................................ 4

1.3 Các mô hình kinh tế: ............................................................................................... 4

1.3.1 Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (mô hình kinh tế chỉ huy) .................. 5

1.3.2 Mô hình kinh tế thị trường ................................................................................ 5

1.3.3 Mô hình kinh tế hỗn hợp: ................................................................................. 6

1.4 Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Prodution Possibility frontier) ............... 6

1.5 Chu chuyển của hoạt động kinh tế: ......................................................................... 7

1.5.1. Các thành phần của nền kinh tế ....................................................................... 8

1.2.2. Dòng luân chuyển đơn giản trong nền kinh tế ................................................. 8

Chƣơng 2: LÝ THUYẾT VỀ CUNG - CẦU VÀ GIÁ CẢ ............................................ 11

2.1. Cầu ........................................................................................................................ 11

2.1.1. Các khái niệm: ............................................................................................... 11

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa ........................................... 13

2.1.3 Sự thay đổi của cầu: ....................................................................................... 17

2.2. Cung ...................................................................................................................... 18

2. 2.1. Các khái niệm: .............................................................................................. 18

2. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: ................................................................ 20

2. 2.3 Sự thay đổi của cung: .................................................................................... 23

2.3. Trạng thái cân bằng của thị trường: ..................................................................... 24

2.4. Thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường: ....................................................... 26

2.4.1 Cầu thay đổi, cung không đổi: ....................................................................... 26

2.4.2 Cung thay đổi, cầu không đổi ......................................................................... 27

2.4.3 Cung và cầu cùng thay đổi: ............................................................................ 28

2.5 Thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng: ............................................................ 29

Page 158: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

158

2.5.1 Thặng dư sản xuất: ......................................................................................... 29

2.5.2 Thặng dư tiêu dùng: ....................................................................................... 29

2.6 Sự co giãn của cầu và cung .................................................................................... 30

2.6.1 Hệ số co giãn của cầu ...................................................................................... 30

2.6.2. Hệ số co giãn của cung theo giá ..................................................................... 37

2.7. Sự can thiệp của chính phủ vào giá thị trường: ................................................... 37

2.7.1. Can thiệp trực tiếp của Chính Phủ: ............................................................... 38

2.7.2. Can thiệp gián tiếp của chính phủ: thuế và trợ cấp ........................................ 41

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2 .................................................................................... 47

BÀI TẬP CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 48

Chƣơng 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ............................... 53

3.1. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu tiếp cận từ lý thuyết lợi ích (lý thuyết hữu dụng) ....... 53

3.1.1. Các giả định .................................................................................................... 53

3.1.2. Hữu dụng (U: Utility) ..................................................................................... 53

3.1.3. Tổng hữu dụng (U: Total utility) ................................................................... 54

3.1.4. Hữu dụng biên (MU: Marginal Utility) ......................................................... 54

3.1.5 Nguyên tắc tối ưu hóa hữu dụng: ................................................................... 55

3.1.6 Sự hình thành đường cầu thị trường................................................................ 59

3.2. Lựa chọn tối ưu tiếp cận từ đường ngân sách và đường bàng quan ..................... 62

3.2.1.Giả thuyết về sở thích của người tiêu dùng .................................................... 62

3.2.2. Đường cong bàng quan .................................................................................. 62

3.2.3. Đường ngân sách ............................................................................................ 66

3.2.4 Tối ưu hóa tiêu dùng: ..................................................................................... 67

3.2.6 Các vấn đề khác .............................................................................................. 70

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 3 .................................................................................... 75

BÀI TẬP CHƢƠNG 3 ...................................................................................................... 76

Chƣơng 4: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT, CHI PHÍ, ................................................... 80

DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN ..................................................................................... 80

4.1. Lý thuyết sản xuất ................................................................................................. 80

4.1.1. Sản xuất là gì ? ............................................................................................... 80

4.1.2. Hàm sản xuất .................................................................................................. 81

4.1.3. Năng suất trung bình (Sản lượng trung bình - AP: Average product) ........... 83

Page 159: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

159

4.1.4. Năng suất biên (Sản lượng biên - MP: Marginal product): ........................... 84

4.1.5 Đường đồng lượng (Đường đồng mức sản xuất – Isoquants) ......................... 87

4.1.6 Đường đồng phí (đường đẳng phí – Isocosts): .............................................. 89

4.1.7 Phối hợp sản xuất tối ưu: ................................................................................ 91

4.2. Lý thuyết về chi phí sản xuất: .............................................................................. 92

4.2.1. Các khái niệm ................................................................................................. 92

4.2.2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn ..................................................... 93

4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn ....................................................................... 98

4.2.4. Qui mô sản xuất tối ưu ................................................................................. 104

4.3 Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận ................................................................... 105

4.3.1 Doanh thu: .................................................................................................... 105

4.3.2 Lợi nhuận: .................................................................................................... 106

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4 .................................................................................. 108

BÀI TẬP CHƢƠNG 4 ................................................................................................... 109

Chƣơng 5: CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG ....................................................................... 111

5.1 Những vấn đề về thị trường và cấu trúc thị trường: ........................................... 111

5.1.1 Thị trường: ................................................................................................... 111

5.1.2 Cấu trúc thị trường: ...................................................................................... 112

5.2. Các loại thị trường: ............................................................................................ 112

5.2.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition market) ..................... 112

5.2.2. Thị trường độc quyền bán ............................................................................ 120

5.2.3 Thị trường cạnh tranh độc quyền: ................................................................ 128

5.2.4 Thị trường độc quyền nhóm .......................................................................... 130

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 5 .................................................................................. 141

BÀI TẬP CHƢƠNG 5 .................................................................................................... 141

Chƣơng 6: THỊ TRƢỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT ....................................................... 144

6.1. Những vấn đề chung ........................................................................................... 144

6.1.1. Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất ...................................................... 145

6.1.2. Cầu về yếu tố sản xuất ................................................................................. 145

6.2. Thị trường lao động ............................................................................................ 145

6.2.1. Cầu về lao động ............................................................................................ 145

6.2.2. Cung về lao động ......................................................................................... 148

Page 160: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

160

6.2.3. Cân bằng thị trường lao động ....................................................................... 149

6.3. Thị trường vốn .................................................................................................... 150

6.3.1. Vốn hiện vật và giá thuê vốn ....................................................................... 150

6.3.2. Cầu về dịch vụ vốn ....................................................................................... 151

6.3.3. Cung về dịch vụ vốn .................................................................................... 152

6.3.4. Cân bằng thị trường vốn ............................................................................... 152

6.4. Thị trường đất đai ............................................................................................... 153

6.4.1. Cung và cầu về đất đai ................................................................................. 153

6.4.2. Giá thuê đất đai và sự phân bổ nguồn cung cố định .................................... 154

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 6: ................................................................................ 156