chia sẺ phẬt phÁp -...

102
CHIA SGIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHIA SPHT PHÁP (VÌ SAO THI NAY TU HC ÍT THÀNH TU?) Phật Lịch 2561- Dương Lịch 2017

Upload: others

Post on 31-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

CHIA SẺ PHẬT PHÁP (VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?)

Phật Lịch 2561- Dương Lịch 2017

Page 2: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

2

Page 3: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

3

MỤC LỤC

KHAI THỊ CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG ........................................ 9

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................... 11

PHẦN THỨ I: NHẬN BIẾT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TU HỌC CƠ

BẢN PHẬT DẬY ................................................................................ 14

I. VỚI BẢN THÂN ........................................................................... 15

1. Điều kiện với người tu hành ...................................................... 15

2. Phải thừa nhận thành kiến của mình là sai lầm .......................... 15

3. Phải phát tâm đại thừa ................................................................ 16

II. VỚI DUYÊN (VỚI NGƯỜI) ....................................................... 16

1. Thân cận thiện hữu, thiện tri thức .............................................. 16

1.1. Nhận biết thiện tri thức? ....................................................... 17

1- Thiện tri thức là gì? .............................................................. 17

2- Nói đúng chánh pháp của Như Lai ...................................... 17

* Nhận biết chánh pháp tà pháp ............................................. 18

3- Tuyệt đối không thể hiện thần thông .................................... 21

* Có kẻ vì lợi danh mà thể hiện thần thông ........................... 22

* Hoặc có kẻ vì lợi dưỡng mà tự nói công đức. .................... 24

* Hoặc có kẻ xem tướng, cát hung ........................................ 25

4- Thiện tri thức nói chuyện thường rất khó nghe .................... 25

1.2. Tìm “thiện tri thức” thế nào? ................................................ 25

1- Nên chọn người mà mình kính phục nhất ............................ 25

2- Chỉ có một thầy .................................................................... 26

3- Tại sao đời nay khó gặp thiện tri thức? ................................ 27

4- Không tìm được lão sư tốt thì phải làm sao? ....................... 27

1.3. Thái độ đối với “thiện tri thức” thế nào? ............................. 29

Page 4: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

4

1- Phải có tâm cung kính .......................................................... 29

2- Phải thật sự cầu học .............................................................. 29

3- Phải y giáo phụng hành ........................................................ 30

4- Gần không khinh lờn, xa không hờn giận ............................ 30

1- Bất luận thế nào cũng giữ niềm tôn kính ............................ 30

6- Thấy Thiện tri thức có vi phạm gì, trọn chẳng nêu bầy ....... 31

2. Phải lìa xa ác tri thức ................................................................. 31

2.1. Nhận biết ác tri thức khi tiếp xúc ......................................... 32

1- Có những người là bạn chán ghét; ....................................... 32

2- Có một số là bạn ưa thích ..................................................... 32

3- Có người ngày ngày nịnh bợ bạn ......................................... 32

2.2. Nhận biết ác tri thức qua hành vi ......................................... 32

1- Những kẻ tu hành những pháp chẳng nên tu ....................... 32

2- Những kẻ giải đãi, biếng nhác, chớ nên thân cận ................ 33

3. Mạt học chọn thiện tri thức cho mình ........................................ 35

1.1. Mạt học gặp được những thiện tri thức nào? ....................... 35

1.2. Tại sao Mạt học chọn Pháp sư Tịnh Không là Thiện tri thức?36

III. VỚI CẢNH (HOÀN CẢNH TU HỌC) ..................................... 37

1. Rời bỏ hết thảy các chúng ồn náo .............................................. 37

2. Phải nên lìa bỏ những nơi ồn náo .............................................. 38

3. Ở riêng chốn thanh vắng, thường xuyên tinh tấn ...................... 39

4. Ở chỗ tịch tĩnh, trong rừng vắng lặng ........................................ 40

5. Ưa thích lặng lẽ .......................................................................... 41

IV. VỚI PHÁP MÔN TU: TỊNH ĐỘ .............................................. 41

1. Khái quát về các pháp môn ........................................................ 41

1.1. Có ba cửa “Giác”, “Chánh”, “Tịnh” .................................... 41

1.2. Vì sao có 3 cửa “Giác, Chánh, Tịnh”? ................................. 42

1.3. Nói về 3 pháp môn ............................................................... 42

Page 5: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

5

1- Cửa giác ................................................................................ 43

2- Cửa chánh ............................................................................. 44

3- Cửa Tịnh ............................................................................... 45

2. Vì sao tôi chọn pháp môn tu là Tịnh độ? ................................... 46

2.1. Hợp thời ................................................................................ 46

2.2. Hợp căn cơ ............................................................................ 47

2.3. Điều kiện để vãng sanh ........................................................ 47

1- Tâm phải thanh tịnh ............................................................. 47

2- Vì sao lại phải cần tâm thanh tịnh? ..................................... 48

3- Muốn thanh tịnh tâm cần làm gì? ........................................ 49

4- Không cần “đoạn” mà chỉ cần “phục phiền não” ................ 50

5- Cách niệm Phật để hàng phục phiền não ............................. 51

* Cách niệm Phật - Một lòng chuyên niệm ........................... 51

V. PHƯƠNG PHÁP TU ................................................................... 53

1. Phải chuyên nhất ........................................................................ 53

1.1. Một vị thiện tri thức .............................................................. 53

1.2. Một pháp môn tu .................................................................. 53

1.3. Một bộ kinh .......................................................................... 54

2. Huân tu dài lâu, kiên trì nhẫn nại ............................................... 56

VI. THỨ TỰ TU ............................................................................... 57

1. Về nguyên tắc ............................................................................. 57

1.1. Từ tiểu thừa lên đại thừa ...................................................... 57

1- Năm thời kỳ phật nói kinh .................................................... 58

2- Học vị trong nhà Phật ........................................................... 59

1.2. Dùng “Nho gia”, “Đạo gia” có thể thay thế “Tiểu thừa” ..... 60

1.3. So sánh giáo dục của Nho gia, Đạo gia & Phật giáo: .......... 60

1- Giáo dục của Nho gia, Đạo gia ............................................ 60

2- Giáo dục của nhà Phật: ......................................................... 61

Page 6: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

6

3. Thứ tự tu học .............................................................................. 62

3.1. Học làm người ...................................................................... 63

3.2. Học làm A La Hán: .............................................................. 63

3.3. Học làm Bồ tát: .................................................................... 64

3.4. Học làm Phật: ....................................................................... 64

VII. KHOA MỤC TU: Ngũ khoa tịnh độ ........................................ 64

1. Khóa thứ nhất: Tịnh nghiệp tam phước ..................................... 66

1.1. Phước thứ nhất: .................................................................... 66

1- “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng” ....................... 67

2- “Từ tâm bất sát” ................................................................... 68

3- “Tu Thập thiện nghiệp” ........................................................ 68

2. Từ Khóa mục 2: ......................................................................... 69

VIII. GIÁO TRÌNH TU HỌC .......................................................... 69

Bước 1: Giáo dục nhân quả ......................................................... 69

Bước 2: Tiểu thừa:....................................................................... 70

Bước 3: Đại thừa: ........................................................................ 71

PHẦN THỨ II: VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU? .. 73

1. Về duyên (với người) ................................................................. 73

1.1. Quá nhiều “thiện tri thức” nên loạn tu ................................. 73

1.2. Thường thân cận ác tri thức ................................................. 73

1.3. Dù có tìm được thiện tri thức cũng không thể “Y giáo phụng

hành” (đây là phước đức); ........................................................... 73

1- Hiểu sai nên hành sai ........................................................... 73

* Nói về Tâm Bồ đề: .............................................................. 75

Khi bị người khác lừa dối, hiếp đáp thì thế nào? .............. 75

Buông bỏ thị, phi, nhân, ngã, tham sân, si, mạn ............... 75

Đối với chúng sanh nhân từ, hiếu thiện hiếu đức .............. 76

Niệm niệm vì lợi ích chúng sanh ....................................... 76

Page 7: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

7

2- Vì giải đãi, biếng nhác mà không thể thực hành; ................ 78

3- Do hoàn cảnh khách quan xoay chuyển: ............................. 78

2. Về cảnh (hoàn cảnh) ................................................................... 78

2.1. Thường thích những nơi xô bồ ồn náo; ................................ 78

2.2. Giải đãi tu định, huệ ............................................................. 78

1- Thích đi làm từ thiện ............................................................ 78

2- Thích đi du lịch các nơi di tích phật giáo, danh lam thắng

cảnh chùa chiền; ........................................................................ 82

3- Thích đến những nơi pháp hội ồn náo ................................. 82

3. Về pháp môn tu .......................................................................... 82

3.1. Chọn pháp môn không hợp thời, hợp cơ; ............................. 82

3.2. Không chuyên nhất một môn, tạp tu: ................................... 82

3.3. Không nhẫn nại trường thời huân tu: ................................... 82

1- Phải an nhẫn với chướng duyên ........................................... 82

2- Phải nhẫn nại với pháp môn tu ............................................. 83

* “…Bốn loại người gặp được pháp môn Tịnh độ ................ 84

4. Thứ tự tu học .............................................................................. 86

4.1. Có người vì vô tình mà không biết thứ tự tu học ................. 87

4.2. Có người cố tình vượt cấp, không tuân theo thứ tự ............. 87

4.3. Kết quả không tuân theo thứ tự tu học ................................. 88

5. Kết luận: Về nguyên nhân & cách giải quyết ............................ 90

5.1. Nguyên nhân sự tu học không thành tựu ............................. 90

5.2. Cách giải quyết: .................................................................... 91

1-Tăng trưởng thiện căn ........................................................... 91

* Làm sao để tăng trưởng lòng tin? ....................................... 91

*Thế nào là tin Phật? .............................................................. 92

2- Phải tích lũy công đức .......................................................... 93

* Để lâm chung thần thức tỉnh táo ......................................... 93

Page 8: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

8

* Có thiện tri thức nhắc nhở đúng lúc ................................... 95

* Nghe xong có thể thật sự làm theo. .................................... 95

3- Nhân duyên .......................................................................... 95

* Với cảnh (hoàn cảnh): ......................................................... 96

* Với duyên (với người) ........................................................ 97

6. Bí quyết tu hành ......................................................................... 97

6.1. Chính là công phu buông bỏ ................................................ 97

1- Không khống chế người vật việc ......................................... 97

2- Mọi thứ đều nên tan nhạt dần............................................... 98

6.2. Buông bỏ sẽ giúp nhìn thấu.................................................. 98

* Nhìn thấu là trí tuệ .............................................................. 99

Page 9: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

9

KHAI THỊ CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

“..Chúng ta tu học, bất luận là kinh, luật, luận hoặc

ngữ lụci của tổ sư, người biết học sẽ gạn lấy những khai

thị trọng yếu. Giống như Hoằng Nhất đại sư trích lục

[kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao chép

lại những giáo huấn trong kinh, luận, ngữ lục đối trị căn

bệnh, tập khí của chính mình.

Mỗi một người sao lục cũng hầu như không giống

nhau vì mỗi người tập khí bất đồng. Tập khí nào nặng

nhất, nếu câu nói này nói đến căn bệnh của ta thì ta bèn

ghi lại, tự mình thường xem, thường dùng nó để phản

tỉnh, kiểm điểm, sửa lỗi đổi mới, đó gọi là “chân chánh

tu hành”.

(trích SADI LUẬT NGHI YẾU LƯỢC – Chủ giảng

Pháp sư Tịnh Không)

***

Page 10: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

10

Page 11: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

11

LỜI NÓI ĐẦU

Mạt học bắt đầu học Phật từ những năm đầu của

thập kỷ 80, nhưng thường giải đãi và phóng dật. Cũng

có nghiên cứu kinh điển của Phật và những lời giảng dạy

quý báu của các bậc tổ sư đại đức và cao tăng đương

đại; cũng có nỗ lực hành theo, tuy rằng kết quả chẳng

được là bao.

Khoảng gần 10 năm trở lại đây, Mạt học may mắn

có cơ duyên gặp được giáo pháp của Đại lão Hòa thượng

Thượng Tịnh Hạ Không, cho dù mạt học chưa một lần

đảnh lễ Ngài. Mạt học thấy mình như người đang trong

cơn mê bỗng chợt tỉnh.

Tuy công phu tu tập còn kém cỏi, nhưng con đường

tu học đi qua cũng cảm thấy được lợi ích, trí tuệ dần

được mở mang hơn trước. Có rất nhiều khải thị trọng

yếu của các ngài đã chỉ ra tâm bệnh cho chính mình. Lúc

đó Mạt học mới chợt nhận ra rằng trước đây “Mạt học

không biết rằng mình không biết” mà Mạt học cứ tưởng

Mạt học đã biết hết, đúng hết. May mắn thay Mạt học đã

gặp được “thiện tri thức” cho mình.

Mạt học những muốn ghi lại cuốn sách nhỏ này với

hai mục đích: Ghi lòng tạc dạ lời dậy của Phật, Bồ Tát,

Tổ sư đại đức để tu sửa các tập khí xấu của chính mình

và mục đích thứ hai là muốn chia sẻ cùng các bạn đồng

tu học Phật. Sau đây là những điều mà Mạt học cảm

nhận và ghi lại những giáo pháp trong thời gian học Phật

Page 12: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

12

với mong muốn để chia sẻ cùng các bạn đồng tu.

Bố cục gồm 2 phần:

- Phần thứ I: Một số nguyên tắc tu học cơ bản Phật

dậy

Khi đã tin vào Phật Bồ Tát thì bất cứ điều gì các

ngài dậy ta đều phải làm theo, có thể những điều ta chưa

hiểu, hoặc theo trí phàm phu của mình ta tưởng là sai,

(hoặc ngược lại), nhưng các ngài bảo đúng thì ta phải tin

và hành theo các Ngài.

- Phần thứ II: Vì sao thời nay tu học ít thành tựu?

Phần này quan trọng nhất, xin chư vị kiên nhẫn đọc

qua, vì đây là những lời giáo pháp vàng ngọc của Hòa

Thượng Tịnh Không mà Mạt học đã trích lục.

Nếu những lời Mạt học chia sẻ trong cuốn sách nhỏ

này có điều gì hữu ích với quy vị đồng tu thì đây chính

là nguyện vọng mà Mạt học hằng trông.

Nếu còn có những điều gì chưa đúng xin quý vị

rộng lòng lượng thứ vì sự kém cỏi của mạt học và

ngưỡng mong quý vị rủ lòng từ mà đóng góp ý kiến để

Mạt học có cơ hội tiếp tục tu sửa mình. Với mong muốn

một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể sánh vai các Ngài

Quán âm, Thế chí, Văn Thù, Phổ Hiền Bồ Tát ở Tây

phương Cực lạc thế giới.

Viết xong tập sách nhỏ này Mạt học cảm thấy vô

Page 13: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

13

cùng xấu hổ vì kiến thức nông cạn của mình, đành rằng

chẳng dám ngước lên nhìn Chư Phật, Bồ tát cùng với

các vị tổ sư đại đức, Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa

thượng Thích Thiền Tâm, Hòa thượng Thượng Tịnh Hạ

Không đã từ bi đến cùng tột, khô hơi khản lời khổ công

dạy bảo, mà cũng chẳng dám nhìn lên các bậc lão sư

như Thầy Như Hòa, Thầy Diệu Âm Minh Trị, Thầy

Vọng Tây, đạo hạnh và học vấn thật thâm sâu khó lường

đã khổ công chuyển ngữ vì chúng sanh. Vậy mà học

cũng không xong, trích lục ra cũng không nên hồn.

Ngưỡng mong quý đạo hữu xa gần từ bi lượng thứ.

Nếu có chút công đức nào xin nguyện hồi cho các

chúng sanh tận hư không biến pháp giới để cùng nhau tu

tập đồng thành Phật đạo.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Hà Nội ngày 3/4/2017

Mạt học cúi đầu đảnh lễ

Page 14: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

14

PHẦN THỨ I

NHẬN BIẾT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TU HỌC CƠ BẢN

PHẬT DẬY

ĐỀ MỤC

1. Với bản thân:

- Phải thừa nhận mình sai.

- Phải phát đại tâm vì chúng sanh.

2. Với duyên (với người)

- Thân cận thiện tri thức.

- Lìa xa ác tri thức.

3. Với cảnh (môi trường, hoàn cảnh)

- Môi trường hoàn cảnh tu phải xa lìa ồn náo

- Ở riêng chốn thanh vắng, thường tinh tấn

4. Pháp môn tu: Tịnh độ

5. Phương pháp tu: Một môn thâm nhập trường kỳ huân

tu (một thiện tri thức, một pháp môn, một bộ kinh, huân

tu dài lâu)

Page 15: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

15

6. Thứ tự tu: từ thấp đến cao; từ Tiểu thừa đến Đại thừa

7. Khóa mục tu: Ngũ khoa tịnh độ (năm khóa mục tu

tịnh độ).

8. Giáo trình tu: Nhân quả, Tiểu thừa (thay bằng Nho

giáo và đạo giáo), Đại thừa.

I. VỚI BẢN THÂN

1. Điều kiện với người tu hành

Người tu hành phải đủ hai điều kiện:

- Bên trong phải phát tâm Ðại thừa làm chánh

nhơn.

- Bên ngoài, phải nhờ các thiện hữu tri thức,

hướng dẫn đường lối tu hành làm chánh duyên.

Nếu có nội nhơn mà thiếu ngoại duyên, hay có

ngoại duyên mà thiếu nội nhơn đều không thành tựu.

2. Phải thừa nhận thành kiến của mình là sai lầm

- Nhất định phải buông xả đi thành kiến của chính

mình.

- Học tập buông bỏ: Tất cả tri kiến sai lầm, tư tưởng

sai lầm, hành vi sai lầm phải được buông bỏ.

- Phải mau hồi đầu, y theo giáo huấn của Phật Bồ

Tát tu học.

- Phải học tập yêu thương (nhà Phật gọi là từ bi),

Page 16: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

16

phải học tập khoan dung, khiêm tốn, nhường nhịn.

3. Phải phát tâm đại thừa

- Nguyện suốt đời hy sinh phụng hiến vì chúng sanh

tận hư không pháp giới.

- Nguyện độ tất cả chúng sanh tận hư không pháp

giới đều thành Phật đạo.

II. VỚI DUYÊN (VỚI NGƯỜI)

1. Thân cận thiện hữu, thiện tri thức

“Trong Kinh A Nan vấn Phật Sự Kiết Hung [A Nan

hỏi Phật về họa và phước], câu đầu tiên trên kinh này là

Phật dạy bảo chúng ta phải “thân cận minh sư”. Thân

cận minh sư chính là thân cận thiện hữu, thiện tri thức

mà trên Đại Thừa kinh đã nói.

Kinh Địa Tạng nói, phàm phu trong Lục đạo tánh

thức bất định, cũng giống như trong ngạn ngữ thường

nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu này ý nói,

chúng ta nhất định bị ảnh hưởng của hoàn cảnh, bị ảnh

hưởng bởi thế giới bên ngoài. Chúng ta làm không được

“Cảnh tùy tâm chuyển”. Thực tế mà nói, chúng ta là

“Tâm tùy cảnh chuyển”. Vì vậy, hoàn cảnh đối với

chúng ta rất quan trọng.

Từ xưa đến nay, các tổ sư đại đức, những người

chân chính có tu hành, có công phu của định huệ, họ có

thể chuyển cảnh giới, họ không bị cảnh giới chuyển. Thế

nhưng họ dạy học sinh, dạy đồ đệ vẫn cứ phải lựa chọn

Page 17: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

17

hoàn cảnh. Tại sao vậy? Vì những người này là phàm

phu, không thể chuyển được cảnh, nhất định sẽ bị ngoại

cảnh ảnh hưởng, cho nên không thể không chọn lựa

hoàn cảnh. Trong hoàn cảnh tu học, thiện hữu là điều

kiện thứ nhất. Bạn có thể thường xuyên thân cận thiện

tri thức, thân cận lão sư tốt, thân cận đồng tham đạo

hữu tốt, điều này nhất định có sự giúp đỡ cho đạo

nghiệp của bạn”.

1.1. Nhận biết thiện tri thức?

1- Thiện tri thức là gì?

Thiện tri thức, cũng gọi là Thiện hữu, Đạo hữu, là

danh từ chỉ một người bạn đạo. Trong thời Phật giáo

nguyên thuỷ, danh từ này được dùng để chỉ một vị tăng

đầy đủ những đạo hạnh như nắm vững lí thuyết Phật

pháp và tinh thông thiền định, có thể giúp đỡ những vị

khác trên con đường tu học.

Người ta thường phân Thiện tri thức thành ba hạng:

- Giáo thụ thiện tri thức: Là những người có khả

năng hướng dẫn, dạy dỗ trên con đường tu hành, là bậc

thầy.

- Đồng hành thiện tri thức: Là những người đồng

chí, đồng hạnh, tức là người bạn tốt, trung thành.

- Ngoại hộ thiện tri thức: Là những người giúp cho

những tiện nghi, tạo điều kiện tốt cho người tu hành.

2- Nói đúng chánh pháp của Như Lai

Page 18: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

18

Chỉ y theo pháp Phật, không y vào người (“Y pháp

bất y nhân”): Là một trong “Tứ y pháp” mà Phật dạy.

Pháp là lời Phật nói. Nếu không phải do Phật nói,

mà do người bình thường nói thì lời của người bình

thường nếu nói khác với lời Phật nói thì không được

nương theo, còn như hoàn toàn tương đồng với lời Phật

nói thì có thể nương theo.

Cho nên thiện tri thức phải:

- Nói đúng với chánh pháp của Như Lai, và

- Có thể giải thích các nghĩa lý sâu xa của Phật, và

- Dẫn dắt bạn tu theo chánh Ðạo, và

- Bạn được lợi ích.

* Nhận biết chánh pháp tà pháp

- Chánh pháp: Những điều thiện tri thức dạy bạn

làm cho bạn phiền não ngày càng giảm, trì tuệ ngày

càng tăng trưởng. Chúng ta tiếp xúc tất cả người, sự,

vật, khiến cho chúng ta cảm nhận được tâm địa thanh

tịnh, bình đẳng, giác ngộ, đó là chánh pháp, vậy thì

không sai.

- Tà pháp: Họ cũng nói những điều gần giống như

Phật nói, có khi giống đến 99%, chỉ có 1% là sai khác.

Nhưng họ nói có pháp tốt hơn, nhưng nếu như pháp này

phá hoại tâm thanh tịnh của chúng ta, phá hoại tâm

bình đẳng, làm cho chúng ta mê hoặc điên đảo, cái pháp

này quyết định là tà pháp không phải chánh pháp.

Page 19: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

19

Sau đây xin trích 2 đoạn mà Pháp sư Tịnh Không

giảng, xin tùy ý hiểu của từng người, và nếu bạn muốn

xem toàn văn lời giảng của ngài trong bối cảnh nào thì

hãy truy cập vào bài đầy đủ mà tôi có trích dẫn ở phần

«footnote»

« …Tôi ở trong một đời này, có người tặng đạo

tràng cho tôi, nhưng tôi không tiếp nhận. Năm ấy, Giản

Phong Văn tặng đạo tràng ở đường Nam Hàng Châu

cho tôi, tôi hỏi ông:

- Có phải anh muốn hại tôi không?

Ông nghe xong, ngớ người ra, nói:

- Pháp sư, sao con có thể hại thầy?

Tôi bảo:

- Anh tặng đạo tràng cho tôi chính là hại tôi.

Tôi hỏi:

- Đạo tràng có cần quản lý, có cần thu chi hay

không?

Ông noi:

- Đương nhiên là phải quản lý, phải thu chi.

- Vậy mà bảo là anh không hại tôi à?

Cuối cùng tôi đưa ra điều kiện với ông:

Page 20: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

20

- Anh tặng đạo tràng cho tôi thì được, nhưng anh

phải quản lý đạo tràng, anh phải phụ trách thu chi.

Ông gật đầu đồng ý

- Thế thì được.

Tôi vẫn là không quản việc. Việc này giống như nói

là phủ lên cái hư danh mà thôi, cho nên quyết định

không quản việc thì tâm của chúng ta mới có thể chuyên

nhất…”1

« …Hiện tại chúng ta xây đạo tràng có hình thức,

xây được hoa lệ trang nghiêm, xây dựng hình thức cung

điện, cực kỳ hào hoa xa xỉ. Từ trước lão cư sĩ Lý Bỉnh

Nam nói:

- Khi chưa xây xong, mỗi người đều là Bồ Tát, ra

tiền ra sức đến khắp nơi hóa duyên, sau khi xây rồi, mỗi

người đều là La sát, tranh quyền đoạt lợi.

Thế Tôn biết được, cho nên không xây đạo tràng có

hình thức, để mọi người đều làm Bồ Tát. Nếu như Thích

Ca Mâu Ni Phật cũng xây dựng hình thức giống hoàng

cung, e rằng những Bồ Tát ở dưới Ngài cũng đều biến

thành La Sát rồi.

Cho nên bạn nghĩ xem, hành trì của Phật Đà rất có

đạo lý, không xây đạo tràng có hình thức, chân thật

1 Trích Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải – Tập 48 – Chủ

giảng: Tịnh Không Pháp sư - Cẩn dịch Vọng Tây Cư sĩ.

Page 21: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

21

muốn giảng kinh nói pháp, giáo hóa chúng sanh, nơi

chốn cũng rất nhiều»2.

3- Tuyệt đối không thể hiện thần thông

“…Trong nhà Phật có một qui củ như sau: Phật, Bồ

Tát hóa thân tái lai tuyệt đối không bộc lộ thân phận,

còn như thân phận vừa bị lộ thì nhất định đi ngay, nếu

như thân phận bị lộ mà vẫn chưa đi thì đó là giả không

phải là thật.

Hiện tại chúng ta nghe ở rất nhiều nơi nói vị pháp

sư nào đó là Phật gì đó tái lai, vị cư sĩ nào đó là Bồ Tát

gì đó tái lai. Nói rồi lại không chịu đi, việc này không

đáng tin, nói rồi thì phải đi thì là thật không phải là giả,

còn nói rồi mà không đi là giả, tuyệt đối không phải là

thật…”3.

“Trong kinh Kim Cương Phật có nói “Phật, Bồ tát

thỉnh thoảng thị hiện ra đời để hóa độ chúng sanh, như

đức Di Lặc hay ngài Quán Thế Âm v.v…Nhưng khi các

Ngài hiện ra không ai biết được, chỉ trừ đến khi tịch diệt,

các Ngài mới để lại một vài di tích. Chừng đó người đời

mới biết Phật hay Bồ tát thị hiện; khi biết thì không còn

2 Trích: Phật thuyết đại thừa Vô Lượng thọ - Trang nghiêm – Thanh

tịnh – Bình đẳng – Giác Kinh: Tịnh Không pháp sư chủ giảng – VCD

88- Cẩn dịch Vọng Tây Cư sĩ. 3 Trích: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh

Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh – Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Không (tập 4)

Page 22: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

22

thấy các Ngài nữa”4.

* Có kẻ vì lợi danh mà thể hiện thần thông

“…Hiện thời, chẳng ít kẻ làm bộ làm tịch, hoặc là

trên thân tỏa ánh sáng, hoặc là rời khỏi mặt đất ba

thước, hiện dáng vẻ rất lạ lùng! [Tỏ lộ] có thần thông

phi phàm, nhằm mục đích nào? Khiến cho mọi người

đến cúng dường kẻ ấy, cho nên làm những trò ảo thuật

đó! Nếu quý vị hỏi: “Thân kẻ ấy có phóng quang hay

không? Có phải là thân có thể rời khỏi mặt đất ba thước

hay không?” Tôi nói cho quý vị biết, có thật đấy! Những

chuyện ấy tuyệt đối chẳng phải là giả! Có một chút tà

thuật thì xác thực là có thể làm được. Tà thuật có thể có

loại thần thông ấy, [người luyện] Khí Công cao minh

cũng có thể làm được, chẳng phải là chuyện khó!

Hiện thời, trong ngoài nước rất phổ biến, hễ gặp

người xuất gia liền hỏi:

- Quý vị có thần thông hay không?

Tôi giảng kinh ở Cựu Kim Sơn, gặp một người đến

từ Đại Lục, ông ta dạy Khí Công tại Mỹ, cũng dùng Khí

Công để chữa bệnh cho người khác. Tôi giảng kinh bên

đó, ông ta đến nghe vài lần, ngồi ở dưới nói với các

đồng tu:

- Vị pháp sư này công phu bậc nhất, thuộc loại cao.

4 Lược giảng Kinh Lăng Nghiêm – Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Page 23: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

23

Tôi giảng xong, [các đồng tu bên ấy hỏi]:

- Pháp sư! Ông đó nói thầy có công phu, có võ

công.

Tôi đáp:

- Tôi luyện công phu là niệm A Di Đà Phật.

Ông ta nhìn vào khí sắc và tinh thần, nhìn từ chỗ

ấy. Người luyện các công phu ấy, đại khái đối với khí

trên thân người (khí cũng là quang), đích xác là có thể

nhìn ra, chẳng phải là gạt người! Kẻ ấy dùng chuyện

này nhằm mục đích cầu tiếng tăm, lợi dưỡng, dùng thủ

đoạn ấy chính là tà mạng!

Từ xưa tới nay, rất nhiều vị cao tăng đại đức có

thần thông hay không? Có. Quý vị đọc Thần Tăng

Truyện trong Đại Tạng Kinh, Huyền Trang đại sư đã thị

hiện thần thông gì? Khi Ngài sang Ấn Độ, trên đường

gặp một cụ già, khoảng một, hai trăm tuổi đang nhập

định ở đấy. Vị lão nhân ấy râu tóc rất dài, công phu

Thiền Định rất sâu, chim làm tổ trên thân. Quý vị ngẫm

xem, cụ đã ngồi ở đó rất lâu, chạm đến vẫn bất động.

Ngài dùng dẫn khánh gõ bên tai cụ, cụ xuất Định. Sau

khi xuất định, Ngài bảo cụ:

- Tôi với ông có duyên, nay tôi sang Ấn Độ thỉnh

kinh, cầu học. Ông hãy nhanh chóng đến đầu thai tại

Trung Quốc, chờ khi tôi trở về, sẽ nhận ông làm đồ đệ,

chúng ta cùng nhau hoằng dương Đại Thừa Phật pháp.

Page 24: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

24

Huyền Trang đại sư có thần thông nhưng chẳng để

lộ, đích xác là chẳng tỏ lộ tại Trung Quốc, nhưng ở Tây

Vực có chuyện như thế. Trọn chẳng dùng phương pháp

ấy để cầu tiếng tăm, lợi dưỡng, chẳng thể. Nhất là trong

thời kỳ Mạt Pháp, trong thời kỳ Mạt Pháp mà chẳng có

thần thông thì phải làm gì? Phải bày vẽ! Lần trước, họ

mời tôi đến giảng kinh tại sân vận động, muốn phô

trương rầm rộ, tôi đều chẳng cần! Đó là những trò phụ

họa trong diễn tuồng, đích xác là chẳng có ý nghĩa gì!

Chẳng cần làm chuyện phô trương, vì đó cũng là chuyện

thị hiện tướng đặc biệt, lạ lùng…”.

* Hoặc có kẻ vì lợi dưỡng mà tự nói công đức.

[Đây thuộc về khẩu nghiệp]

“…Tuy chẳng hủy báng kẻ khác, nhưng ca ngợi

chính mình: “Ta có bao nhiêu công đức? Ta có thần

thông”, thậm chí còn nói họ là Phật, Bồ Tát nào đó tái

lai. Nói xong, vẫn chẳng tịch. Kỳ quái! Từ xưa tới nay,

hễ có ai nói ra [thân phận thật sự], sau khi nói xong liền

tịch, đó là thật. Nói rồi vẫn sống nhăn, rất kỳ quái, tôi

chưa hề thấy một gương như vậy! Như Di Lặc Bồ Tát thị

hiện thân phận Bố Đại hòa thượng, Ngài tự nói ra. Sau

khi nói xong, bèn tọa hóa, như vậy thì được. Hễ bộc lộ

thân phận, tuyệt đối chẳng còn có thể trụ trong nhân

gian nữa, đó là thật. Tự mình nói ta là Bồ Tát nào đó tái

lai, mà vẫn không đi; đó là một trong các loại tà mạng,

chẳng phải là Chánh Mạng, do vì lợi dưỡng, nên tự khoe

công đức.

Page 25: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

25

* Hoặc có kẻ xem tướng, cát hung

[Đây cũng thuộc về khẩu nghiệp]. Làm thầy bói,

xem tướng cho tín đồ, xem Phong Thủy, tiên đoán cát,

hung, họa, phước cho họ, nhằm mục đích cầu tiếng tăm,

lợi dưỡng. Đó là loại tà mạng thứ ba…”5

4- Thiện tri thức nói chuyện thường rất khó nghe

Thiện tri thức chân thật, bạn ở chung với họ, họ nói

chuyện rất khó nghe, tại vì sao vậy? Ngày ngày họ nói

lỗi của bạn, đó mới là thiện tri thức chân thật. Chính

mình không biết được lỗi lầm của chính mình, người ta

đến nhắc nhở chúng ta, đây là việc tốt, chúng ta phải

nên cảm kích. Thế nhưng hiện tại có rất nhiều người,

gặp được người thường hay nói lỗi lầm của bạn, bạn

liền hận họ thấu xương, ngày ngày tìm người ta gây

phiền phức, viễn ly thiện tri thức;

1.2. Tìm “thiện tri thức” thế nào?

1- Nên chọn người mà mình kính phục nhất

“Một phần thành kính, được một phần lợi ích, mười

phần thành kính, được mười phần lợi ích”.

Cho nên, người bạn nghe lời 100% chính là người

bạn cung kính 100%; Người mà ngay trong tâm mình

kính phục nói lời đó ra, thì sẽ giống như là được ban

thánh chỉ, bạn liền lập tức y giáo phụng hành. Bạn sẽ

5 Trích: “A DI ĐÀ Kinh sớ sao diễn nghĩa” tập 126 – Chủ giảng Tịnh

Không Pháp sư

Page 26: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

26

thành tựu.

Còn người mà mình xem thường thì khi họ nói ra thì

mình không thể tin tưởng, không thể tiếp nhận, hơn nữa

còn muốn mắng họ; Nên kết quả không như nhau;

Do đó, bạn muốn biết chính mình tương lai có thể

có được thành tựu hay không rất đơn giản, bạn phải

chính mình trở về nhà cố gắng xét nghĩ lại, xem là vị

thiện tri thức nào mà bạn kính phục, sau đó một lòng

một dạ theo học với ông ấy, như vậy mới không sai lầm

và bạn mới có thể thành công.

2- Chỉ có một thầy

“..Nếu như thiện tri thức mà bạn thích quá nhiều,

vậy thì tâm cung kính đó của bạn không phải là thật, đó

là giả, tâm của bạn là rất loạn, thay đổi không chừng.

Không những Phật pháp bạn không cách gì tu học, thế

gian pháp bạn cũng học không được tốt.

Muốn chân thật có thể học được tốt thì chỉ một vị

thầy. Một vị thầy thì cả đời này của bạn đi một con

đường, con đường này sẽ dễ đi. Nếu hai vị thầy là hai

con đường, hai ngã thì làm sao bạn đi? Ba vị thầy là

ngã ba đường, bốn vị thầy là ngã tư đường, như vậy thì

bạn làm sao mà thành tựu!

Ngày nay người trẻ tuổi ham học rất nhiều, nhưng

vì sao không thể có thành tựu? Đều đang ở ngã tư

đường, không nơi quyết định, lỗi lầm phát sanh ở ngay

Page 27: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

27

chỗ này...”6

3- Tại sao đời nay khó gặp thiện tri thức?

Thầy tốt có thể gặp, không thể cầu. Nếu chúng ta

muốn hỏi, vì sao cả đời này của chúng ta không gặp

được một thầy tốt? Lời hỏi này cũng có đạo lý.

Thứ nhất: Thầy tốt không dễ gì gặp được;

Thứ hai: Nhưng sau khi gặp rồi, bạn có chịu theo

ông ấy học không? Không chịu theo ông ấy học thì vẫn

là uổng phí;

Cho nên đời này tại sao cả đời này không gặp được

thiện tri thức;

4- Không tìm được lão sư tốt thì phải làm sao?

Vào thời hiện tại người chân thực chứng đắc hầu

như không có, chúng ta không tìm được lão sư tốt thì

phải làm sao?

- Chúng ta tìm trong người xưa, có thể nương theo

người xưa để tu học.

- Những người thành tựu nương theo người xưa

Thứ nhất: Mạnh Tử (372-289 TCN). Tôn Khổng tử

(551-479 TCN) làm thầy Mạnh Tử lúc đó Khổng Lão

Phu Tử đã qua đời rồi. Ông học qua nhưng trước tác

6 Trích: “Khai thị một số vấn đề cơ bản của phật pháp” – Chủ giảng:

Tịnh Không Pháp sư

Page 28: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

28

của Khổng Tử, ông đọc sách của Khổng tử, có chỗ nào

không hiểu thì thưa hỏi với học trò của Khổng Tử, ông

thành công người Trung Quốc gọi Khổng tử là “Chí

Thánh Tiên Sư”, gọi Mạnh tử là “Á thánh»

Thứ 2: Tư Mã Thiên (145-86 TCN) của nhà Hán.

Thầy của Tư Mã Thiên là Tả Khưu Minh, Tả Khưu Minh

(cùng một thời đại với Khổng Lão Phu Tử), Tư Mã

Thiên đã qua trước tác của Tả Khưu Minh là “Xuân Thu

Tả Truyện”, ông cũng thành tựu một bộ trước tác vĩ đại

“Sử ký Tư Mã thiên”. Lịch sử Trung Quốc bộ đầu tiên

là do ông viết.

Thứ 3: Hàn Dũ (768-824), ông là một trong 8 nhà

đại văn học thời đường Tống. Thầy của Hàn Dũ làTư

Mã Thiên (145-86 TCN). Hàn Dũ đọc “Lễ Ký”, học “Lễ

Ký”, học được rất giống, trở thành đại văn hào.

Những thí dụ trên đều là nói với chúng ta, học một

bộ sách, học với một thầy, bạn mới có thể có thành tựu,

không được học tạp, không được học lộn xộn.

Thứ tư: Ở trong nhà Phật, rõ ràng nhất là đại sư

Ngẫu Ích của Tịnh Độ tông chúng ta. Đại sư Ngẫu Ích

là tổ sư đời thứ 9 tông Tịnh Độ, thầy của ông là Đại sư

Liên Trì, thế nhưng vào thời của Ngẫu Ích Đại sư thì

Đại sư Liên Trì đã vãng sanh rồi. Ông đọc trước tác của

đại sư Liên Trì, ông học được rất giống, học thành công.

Liên Trì là tổ thứ 8 Tịnh Độ, ông là tổ thứ 9 Tịnh Độ.

Tôi cũng giới thiệu cho các vị một vị thầy tốt, còn

Page 29: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

29

thù thắng hơn pháp sư Ấn Quang. Vị nào vậy? Vô

Lượng Thọ Phật, A Di Đà Phật là thầy giáo tốt của

chúng ta. A Di Đà Phật ở đâu vậy? Kinh Vô Lượng Thọ.

Hiện tại Kinh Vô Lượng Thọ bày ra ngay trước mắt của

các vị, bạn có thể cả đời y theo một bộ kinh này mà tu

học thì bạn chính là học trò của A Di Đà Phật» 7

1.3. Thái độ đối với “thiện tri thức” thế nào?

1- Phải có tâm cung kính

Vì đời mạt pháp “Pháp nhược ma cường”8, nếu

không có minh sư chỉ dẫn, thì hành giả không sao khỏi

bị lạc vào đường tà. Bởi thế nên hành giả phải suốt đời

cung kính phụng sự Thầy.

2- Phải thật sự cầu học

- “Chỉ văn lai học, vị văn vãng giáo” (Chỉ nghe có

chuyện học trò tới chỗ thầy xin học, chưa nghe có

chuyện thầy phải đến chỗ học trò để dạy): Phật pháp là

đạo thầy trò, Phật pháp là sư đạo. Sư đạo là chỉ là đến

cầu học, không phải đến cầu để dạy học. Tức là bạn đến

cầu học, không có thầy giáo chạy đến nhà của bạn để

dạy cho bạn. Đây là đạo lý gì vậy? Thầy giáo đến nhà

của bạn dạy cho bạn thì bạn sẽ không tôn trọng, không

7 Trích: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh

Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh – Chủ giảng: Tịnh Không Pháp sư

(tập 4)

8 Thế lực của Ma vương mỗi ngày một lớn mạnh, trong khi thế lực của

chánh đạo thì mỗi ngày một thu nhỏ.

Page 30: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

30

tôn kính đối với thầy giáo, như vậy thì cho dù thầy giáo

có tốt đi chăng nữa, bạn cũng không học được thứ gì;

- Ngoài ra khi bạn đến đạo tràng nghe kinh, niệm

Phật quyết không giống như ở nhà. Vì sao? Từ trường

không như nhau. Đậy là tự lợi;

- Khi bạn đến cầu học, đến đạo tràng nghe pháp thì

bạn chính là đang “Thủ hộ chánh pháp”9, đây là lợi tha.

Trong nhà Phật có câu “Một Phật xuất thế vạn Phật ủng

hộ”;

3- Phải y giáo phụng hành

4- Gần không khinh lờn, xa không hờn giận

Khi thiện hữu tri thức ở gần gũi, chớ nên khinh lờn;

Khi thiện hữu tri thức đi xa, chớ nên hờn giận.

1- Bất luận thế nào cũng giữ niềm tôn kính

Dù cho thiện tri thức làm những điều thuận ý hay

nghịch lòng, cũng phải giữ một niềm tôn kính, tâm như

hư không chớ nên thay đổi.

Trong luận Trí Ðộ nói: “Nếu vị thiện tri thức kia, có

thể giải thích các nghĩa lý sâu xa của Phật, dẫn dắt hành

giả tu theo chánh Ðạo, được lợi ích, thì hànhg giả phải

hết lòng cung kính, như tôn kính Phật, chẳng nên nghĩ

những việc lỗi lầm của thiện hữu tri thức.

Thí như cái đãy xấu đựng ngọc, chớ nên vì đãy xấu 9 “Giữ gìn chánh pháp”

Page 31: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

31

mà bỏ vật báu. Người có ghẻ lát cầm đuốc đưa hành giả

qua con đường nguy hiểm trong lúc ban đêm, chớ nên

chê người lát mà không dùng đuốc sáng.

Người cầu đạo cũng thế: Khi tìm được thiện hữu tri

thức có thể dẫn dắt hành giả đi trên đường tu hành, thì

hành giả phải trước sau một lòng tôn kính. Khi thiện tri

thức giữ giới thanh tịnh, hành giả cung kính đã đành, mà

khi Ngài vì chúng sanh thực hành theo hạnh “đồng sự

nhiếp” của bồ tát, người cầu đạo không nên thấy thế mà

sanh tâm chấp nhứt và khinh thường.

6- Thấy Thiện tri thức có vi phạm gì, trọn chẳng nêu bầy

“Kiến chư Bồ Tát hữu sở vi phạm, chung bất cử lộ”

(Thấy các Bồ Tát có vi phạm gì, trọn chẳng nêu bày):

“Bồ Tát” ở đây là người hoằng dương chánh pháp. Bất

luận là tại gia Bồ Tát hay xuất gia Bồ Tát, cũng chẳng

cần biết người ấy là Bồ Tát thật hay Bồ Tát giả, miễn

sao những điều người ấy giảng là chánh pháp, chẳng

phải là tà pháp, dẫu cho người ấy có lầm lỗi đi nữa,

cũng chẳng nghe, chẳng hỏi đến, vẫn cứ sanh tín tâm

thanh tịnh, sanh tâm cung kính đối với người ấy. Điều

này rất trọng yếu…”10

2. Phải lìa xa ác tri thức

“…Xã hội hiện tại đối với người học Phật của

10 Trích “Phát khởi Bồ tát chí nhạo thù thắng kinh” Giảng giải – Chủ

giảng Tịnh Không Pháp sư

Page 32: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

32

chúng ta mà nói, mỗi bước đều là vực thẳm, mỗi bước

đều là hầm lửa, bạn nhất định phải có mắt trí tuệ mới

thấy được rõ ràng tường tận, không đến nỗi đọa lạc,

không đến nỗi bị hãm hại. Bạn phải tỉ mỉ cẩn thận, vì

thiện tri thức ít, ác tri thức nhiều”.

2.1. Nhận biết ác tri thức khi tiếp xúc

1- Có những người là bạn chán ghét;

2- Có một số là bạn ưa thích

“Bạn phải ghi nhớ, bạn ưa thích đó cũng là ác tri

thức, họ đến cung kính bạn, cúng dường bạn, làm cho

bạn bị mê hoặc điên đảo, khiến bạn rơi vào trong tình

thức, hoàn toàn không có trí tuệ;

3- Có người ngày ngày nịnh bợ bạn

Có người ngày ngày đến nịnh bợ bạn, nghe theo

bạn, ở bên tai bạn nói lời dễ nghe, thì bạn ây daz! Đó là

người tốt, kỳ thật người đó mới là chân thật hãm hại

bạn, bạn hoàn toàn không biết.

Họ nói, hành đều không đúng chánh pháp của Như

Lai, cái họ tu, họ dạy bạn “tham, sân, si, mạn”, làm hại

cho bạn, do đó phải xa lìa ác tri thức…”.

Thân cận ác tri thức, viễn ly thiện tri thức, bạn làm

thế nào có được thành tựu?”

2.2. Nhận biết ác tri thức qua hành vi

1- Những kẻ tu hành những pháp chẳng nên tu

Page 33: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

33

“Ư bất ưng tu, nhi tu hành giả, cập chư lãn nọa,

giải đãi chi thuộc, giai đương viễn ly” [Với những kẻ tu

hành những pháp chẳng nên tu, và những hạng lười

nhác, biếng trễ, đều nên xa lìa]: Hạng người ấy gây trở

ngại cho sự tu học của chúng ta, ta cần phải xa lìa. “Ư

bất ưng tu, nhi tu hành giả” (với những kẻ tu hành

những pháp chẳng nên tu).

Những gì là “Bất ưng tu” (chẳng nên tu)? Bọn họ

hằng ngày tu những gì? Tu tham, sân, si đấy! Tu tham,

sân, si thì quả báo là tam ác đạo. Chúng ta tu hành

mong thành Phật, bọn họ tu hành mong thành ngạ quỷ,

súc sanh, địa ngục, đấy là những điều chẳng nên tu.

Người thế gian tu tam ác đạo rất nhiều, trong số đó

có cả chúng ta nữa! Bởi vậy, chúng ta phải tự phản tỉnh,

phải tự kiểm điểm xem chính mình có tham, sân, si hay

không? Tập khí tham, sân, si của chúng ta có nghiêm

trọng hay không? Nếu đã có mà lại nghiêm trọng nữa

thì phải dùng phương cách đối trị. Dùng phương cách

nào? Đức Phật dạy chúng ta dùng Giới, Định, Huệ để

phá Tham, Sân, Si “và những hạng lười nhác, biếng

trễ”...

2- Những kẻ giải đãi, biếng nhác, chớ nên thân cận

Những kẻ giải đãi, biếng nhác, chớ nên thân cận

(“Bất ưng thân cận giải đãi chi nhân”): Chúng ta thường

thân cận hàng người ấy, họ sẽ ảnh hưởng đến sự tu học

của chúng ta. Chúng ta là phàm phu sơ học, chẳng có

định lực, chẳng có trí tuệ, vì thế giao du phải chọn lựa

Page 34: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

34

người. Có khá nhiều bạn đồng tu đối với điều này chẳng

hề để tâm cảnh giác, bị hoàn cảnh xoay chuyển, đáng

tiếc vô cùng. Đấy chính là điều ta thường gọi là “nhân

tình, phật sự” nó có ảnh hưởng rất lớn đối với phàm

phu sơ học;

Phạm vi của sự “giải đãi” ấy rộng phi thường, quý

vị có nhận ra chưa? Giải đãi lười biếng có thể là mỗi

ngày ngủ dậy thật trễ hay chăng? Đối với hạng người ấy

đương nhiên quý vị chẳng thể thân cận, họ còn bận ngủ,

họ cũng chẳng kề cận quý vị được. Vậy thì ai mới là kẻ

giải đãi?

Ấn Quang đại sư từng giảng “Kẻ nào ưa đến đạo

tràng, ngày ngày la cà đạo tràng, ngày ngày tìm náo

nhiệt”. Vì sao họ là giải đãi? Họ giải đãi đối với việc tu

đạo, biếng nhác tu định. Kẻ chẳng tu định, tu huệ cứ

ngày ngày đuổi theo náo nhiệt thì gọi là kẻ giải đãi”.

Quý vị xem trong Văn Sao, trong Vĩnh Tư Lục, sẽ

thấy mỗi khi lão đại hòa thượng vừa thấy đệ tử quy y

đến thăm, ngài liền quở mắng:

- Ngươi đến đây làm chi?

- Con đến gặp sư phụ?

- Trước kia ngươi gặp sư phụ rồi, còn đến đây làm

chi nữa?

Ngài quát quay về:

Page 35: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

35

- Đến chỗ bon chen tâm cũng loạn động theo, bảo

ngươi ở nhà chắc thật niệm phật, ngươi chẳng chịu

niệm, ngươi con muốn đến chùa miếu gặp sư phụ, có gì

hay mà xem?

Đó gọi là giải đãi đãi. Sở dĩ Ấn Quang đại sư nói ra

điều gì ai nấy đều rất tôn kính là vì pháp giáo hóa của

ngài chưa ai đề xướng cả.

Hiện thời các đạo tràng đều mong mỏi tín đồ đông

đảo, tín đồ không đến làm sao duy trì được đạo tràng.

Bởi thế con người hiện tại đều chuộng náo nhiệt, náo

nhiệt chính là giải đãi, đối với tu định, tu huệ, tu tâm

thanh tịnh mà giải đãi. Nên Phật dạy chúng ta chớ nên

thân cận những kẻ như thế, đừng ngày ngày bắt chước

họ khiến cho tâm bị loạn động”11.

3. Mạt học chọn thiện tri thức cho mình

1.1. Mạt học gặp được những thiện tri thức nào?

Mạt học bắt đầu học Phật từ đầu những năm của

thập kỷ 80, nhưng thường giải đãi, phóng dật. Trong quá

trình học Phật của mình, thường tự nhận thấy mình cũng

may mắn có được ba lão sư tốt:

- Vị thứ nhất: Phụ thân của mạt học. Cụ đã dạy cho

Mạt học biết “Ai cũng có thể thành Phật” và cả Mạt

học cũng vậy. Điều này kể như “sấm nổ” bên tai mạt

học. 11 Trích “Phát khởi Bồ tát chí nhạo thù thắng kinh” Giảng giải – Chủ

giảng Tịnh Không Pháp sư

Page 36: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

36

- Vị thứ hai: Cư sĩ Diệu Âm Minh Trị - Úc Châu:

Mạt học chưa hề có duyên một lần được đảnh lễ Cư sĩ.

Thông qua tác phẩm “Khuyên người niệm Phật” đã cho

Mạt học biết đời này muốn thành Phật thì phải niệm

thánh hiệu A DI ĐÀ Phật.

- Vị thứ ba: Chính là Đại lão Hòa Thượng Thượng

Tịnh Hạ Không. Mạt học cũng chưa từng có dịp đảnh lễ

Ngài, nhưng qua giáo pháp của Ngài12, Mạt học nhận ra

rằng muốn niệm Phật thành tựu thì tâm phải thanh

tịnh. Từ nay đến hết cuộc đời mình, Mạt học chỉ còn

Ngài là thiện tri thức của mình.

1.2. Tại sao Mạt học chọn Pháp sư Tịnh Không là Thiện tri thức?

Thứ nhất: Mạt học nhận thấy giáo hóa của Ngài

theo đúng Luật nhân quả, không hề mê tín.

Thứ hai: Thực sự Ngài là nhà giáo dục, không phải

tôn giáo, thần quyền gì cả.

Thứ ba: Những gì Mạt học biết về phật pháp dù là

nhỏ nhoi, nhưng Mạt học thấy Ngài đều nói y pháp phật

nói (“Y pháp bất y nhân”).

Thứ tư: Chưa bao giờ trong quá trình giảng pháp

của Ngài mà Mạt học được nghe, chưa bao giờ Ngài thể

hiện thần thông hoặc nói mình là này là nọ.

12 Các tác phẩm do Thầy Vọng Tây Cư sĩ cẩn dịch & tiếp đó là các tác

phẩm do Thầy Bửu Quang Tự Đệ tử Như Hòa chuyển ngữ.

Page 37: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

37

Thứ năm: Hành theo giáo hóa của Ngài tu hành,

Mạt học nhận thấy phiền não ngày một giảm, trí tuệ

được ngày càng mở mang.

Và cuối cùng: Chắc là Mạt học có duyên với Ngài.

“Thiện duyên nan ngộ” vậy mà Mạt học đã có rồi. Việc

thành tựu chỉ còn phụ thuộc vào chính bản thân mình có

chịu tinh tấn y theo giáo huấn của Ngài mà tu hành hay

không?

III. VỚI CẢNH (HOÀN CẢNH TU HỌC)

1. Rời bỏ hết thảy các chúng ồn náo13

“..Không nên ưa thích náo nhiệt, không chỉ có

nghĩa là không ưa thích những nơi ăn chơi vui vẻ trong

thế gian mà đối ngay cả những chỗ hoan hỉ náo nhiệt

nơi cửa Phật cũng chẳng nên ham mê. Nói chung điều gì

trái nghịch với giới, định, huệ, trái nghịch với giác,

chánh, thanh tịnh đều là giải đãi, ồn náo. Bởi thế đoạn

văn này dung hàm ý nghĩa rất sâu rất rộng. Mục đích

chúng ta là cầu giải thoát, cho nên phải hiểu rõ 2 chữ

giải thoát này. “Giải” là cởi mở, cởi mở là gì, cởi bỏ

phiền não, “Thoát” là thoát ly lục đạo luân hồi, mục

đích của việc học Phật là đây. Nếu quí vị chẳng nghĩ

đến giải thoát thì chẳng sao, cứ việc ngày ngày lăn vào

nơi náo nhiệt, còn ai là kẻ mong liễu sanh tử, thật sự

niệm Phật cầu vãng sinh Cực Lạc thế giới thì nhất định

phải tuân thủ lời dạy này.

13 “Xả ly nhất thiết hội náo chi chúng”

Page 38: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

38

Trước đây trong thời kỳ Phật thất Đàm Hư đại sư

đã từng kể cho chúng tôi nghe đôi ba chuyện cũ, đều là

chuyện thật: Ngài kể một đồ đệ niệm Phật của lão Pháp

Sư Đế Nhàn, xuất thân là thợ đóng đai thùng, niệm Phật

3 năm bèn đứng mà vãng sinh. Người ấy chưa từng đọc

sách, chưa hề biết chữ, chỉ là một người rất chân thật.

Sau khi xuất gia lão hòa thượng chỉ dạy ông ta 6 chữ

“Nam mô A Di Đà Phật” chứ chẳng dạy điều gì khác,

chỉ dặn dò “ngươi cứ niệm một câu Phật hiệu này, niệm

mệt thì nghỉ, nghỉ ngơi xong lại niệm tiếp”. Quả nhiên

người ấy ở trong một tòa miếu hư nát, không ra ngoài

khỏi cửa, niệm một câu Phật hiệu này suốt ba năm,

chẳng bệnh tật gì, biết trước lúc mất, bèn đứng vãng

sinh, vãng sinh rồi vẫn cứ đứng suốt ba ngày để đợi lão

Hòa thượng Đế Nhàn thay mình lo việc hậu sự. Ông ta

dựa vào đâu để thành tựu? Chính là chẳng thân cận kẻ

giải đãi, rời bỏ hết thảy các chúng ồn náo. Bởi thế nói

giải thoát chẳng thoát. Nhưng sao ngày nay chúng ta

học Phật khó khăn đến thế? Đó là vì chúng ta phạm

phải lỗi lầm sau đây: hàng ngày đua theo náo nhiệt, coi

chuyện đua chen nhiệt náo là Phật sự, quý vị nói coi đó

có phải là vớ vẩn hay chăng, quan niệm sai lầm rồi…”

2. Phải nên lìa bỏ những nơi ồn náo14

“…Chúng ta là phàm phu, chẳng phải bồ tát tái lai.

Các vị bồ tát tu hành chẳng giống chúng ta, mà là trong

pháp đại thừa ở trong chỗ náo nhiệt mà lìa náo nhiệt,

chẳng phải là điều người bình thường làm được. Nếu ta 14 “Ưng đương xả ly hội náo chi xứ”

Page 39: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

39

học đòi các ngài xa lìa ồn náo trong chỗ ồn náo, ta nhất

định đọa địa ngục A Tỳ, bởi thế chắc chắn là chẳng học

được.

“Sơ nghiệp Bồ tát” chẳng giống như “Huệ hạnh bồ

tát”, Huệ hạnh bồ tát phá một phần vô minh chứng một

phần pháp thân. Hạnh của các vị pháp thân đại sĩ nói ở

trong kinh Hoa nghiêm đích thực là “Phiền não chính là

bồ đề, sanh tử chính là niết bàn”.

Chúng ta là sơ học Bồ tát, sanh tử là sanh tử, phiền

não là phiền não, tuyệt đối chẳng thể phiền não chính là

bồ đề, chúng ta làm không được, chúng ta nhất định

phải hiểu rõ thân phận mình như thế nào, trình độ mình

ra sao, phải nên tu học những gì, hoàn cảnh nhất định

ảnh hưởng đến tâm tình chúng ta. Bất cứ hoàn cảnh bất

hảo nào cũng sẽ khiến cho thân tâm ta chẳng đạt được

hoàn cảnh thanh tịnh, nên nhất định phải xa lìa.

Vì thế đức phật mới dạy chúng ta xa lìa những nơi

náo nhiệt xô bồ. [Đây là xa lìa những chốn hội hè, tụ

tập]”…

3. Ở riêng chốn thanh vắng, thường xuyên tinh tấn15

Ấy là thật sự mong liễu sanh tử xuất tam giới, thật

sự mong giải quyết xong vấn đề ngay trong một đời. Quý

vị có nhận biết niềm vui chợt tỉnh, hoàn cảnh thanh tịnh

chính là sự hưởng thọ tối cao của nhân sanh, trong đấy

có niềm vui chân thật. [Đây là chọn nơi tu hành]

15 “Độc xứ nhàn tịnh, thường cần tinh tấn”

Page 40: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

40

4. Ở chỗ tịch tĩnh, trong rừng vắng lặng16

“…Tuy câu này tựa hồ để nói với người xuất gia,

nhưng người tại gia mà muốn thành tựu thì cũng chẳng

thể tránh khỏi. Bây giờ ta phải hiểu câu kinh này như

thế nào đây? Chính là dạy quý vị phải chọn lựa địa

phương để cư ngụ. Chúng ta ở chỗ nào mới là tốt? Ở

chỗ nào an tịnh thì mới tốt! Người Trung Quốc đặc biệt

những ai sống ở Đài Loan, náo nhiệt đã biến thành thói

quen, đột nhiên thanh tịnh thì tựa hồ chẳng thể chịu

đựng nổi. Chúng tôi ở ngoại quốc thấy người quen sống

ở Đài Loan, đến Mỹ quốc sẽ chẳng thể chịu đựng nổi.

Nước Mỹ rất thanh tịnh, hoàn cảnh cư trú rất êm

đềm. Họ quy hoạch từng khu vực rất phân minh, trong

khu vực buôn bán nhất định không thể ở được, trong khu

vực gia cư nhất định không thể buôn bán được. Họ

mong cầu hoàn cảnh yên vắng, tuy khoảng cách giữa

các nhà lân cận chẳng xa, nhưng nhất định quý vị chẳng

nghe thấy âm thanh nhà hàng xóm. Đấy là hoàn cảnh cư

trú hiện tại của Mỹ quốc, yêu cầu của họ rất phù hợp

với điều được dạy trong kinh này đây. Có những người

Trung Quốc già cả, về hưu, sang Mỹ, sống trong hoàn

cảnh ấy cảm thấy rất tịch mịch, rất quạnh quẽ nên

chẳng sống lâu ở đấy được. Đó đều là vì đã quen ưa chỗ

náo nhiệt, đột nhiên an tịnh bèn chẳng thể chịu được!

Thế nhưng đức Phật dạy chúng ta: người tu hành

16 “Trụ A-lan-nhã, tịch tĩnh lâm trung”

Page 41: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

41

nhất định phải sống nơi thanh tịnh. “A-lan-nhã”

(Aranya) là tiếng Phạn, có nghĩa là chỗ tịch tĩnh. Thời

cổ, tiêu chuẩn an tịnh là chẳng nghe thấy tiếng trâu

rống. Do người tu hành quá nửa là sống trong vùng núi

hoang, trong thôn quê có nông phu nuôi gia súc. Tiếng

trâu rống vang xa nhất. Chỗ nào chẳng nghe thấy tiếng

trâu rống, chỗ đấy gọi là A Lan Nhã. Chúng ta phải

thấu hiểu ý nghĩa, cảnh giới ấy. “Tịch tĩnh lâm trung”

là chọn lựa chỗ tu học, chọn lựa chỗ cư trú.

5. Ưa thích lặng lẽ17

Phải an trụ tịnh tu, phải biết thân tâm tịch tĩnh

chính là chân lạc...”18

IV. VỚI PHÁP MÔN TU: TỊNH ĐỘ

1. Khái quát về các pháp môn

1.1. Có ba cửa “Giác”, “Chánh”, “Tịnh”

“…Pháp môn vô lượng vô biên, nhưng tựu chung

lại để đi đến cuối cùng đạt được mục đích chỉ có “ba

cửa”, ba cửa này là “Giác, Chánh, Tịnh”.

Cũng giống như bạn muốn đến Hiệp Hội Giáo Dục

Phật Đà Hồng Kông chúng ta, ở trên cái địa cầu này,

bạn là từ 4 phương 8 hướng để đến, lối đi rất nhiều,

nhưng đến được Hiệp hội rồi, bạn có thể vào cửa, nhưng

17 “Nhạo ư điềm mặc” 18 Trích: “Phát khởi Bồ Tát Chí Nhạo Thù Thắng Kinh” – Chủ giảng:

Tịnh Không pháp sư.

Page 42: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

42

chỉ có 3 để cửa bước vào mà thôi, ba cửa này là cửa

“Giác”, cửa “Chánh”, cửa “Tịnh”…”19

Dù phương pháp, cách thức mà bạn dùng không

giống nhau, nhưng mục tiêu, phương hướng của bạn là

một, thành tựu hoàn toàn như nhau. Nhưng phương

pháp, cách thức khác nhau là bởi vì căn tánh mỗi người

không như nhau, tập nhiễm khác nhau. Thuận theo căn

tánh của mình tu học thì dễ dàng thành tựu, không thuận

căn tánh của mình thì tu học sẽ khó khăn.

1.2. Vì sao có 3 cửa “Giác, Chánh, Tịnh”?

“…Chúng ta đích thực là “Mê” mà không “Giác”,

khởi tâm động niệm là “Tà” mà không “Chánh”, là

“Nhiễm” mà không “Tịnh”. Phật dạy chúng ta từ “Mê”

quay lại nương vào “Tự tánh giác”, từ “Tà tri, tà

kiến”20 quay đầu lại nương vào “Chánh tri, chánh

kiến”, từ tất cả “Ô nhiễm” quay đầu lại nương vào tâm

“Thanh tịnh”, thế là Phật giáo liền có ba pháp môn…”

1.3. Nói về 3 pháp môn

“…Ba cái cửa này, bạn xem thử trình độ của chính

mình, căn tánh của chính mình, xem cửa nào tương đối

dễ vào thì bạn đi vào cửa đó, không nên miễn cưỡng,

miễn cưỡng thì khó. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ,

19 Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa chú; Phật Thuyết đại thừa Vô lượng

Thọ, Trang nghiêm, Thanh tịnh, Bình Đẳng, Giác Kinh – Chủ giảng:

Tịnh Không Pháp sư.

20 Thấy biết không chánh (không đúng)

Page 43: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

43

Phật pháp mãi mãi là thuận theo căn tánh chúng sanh

mà chỉ dạy. Loại phương thức này là thuận theo tự

nhiên, không thêm vào mảy may miễn cưỡng, chúng ta

hiện nay nói “miễn cưỡng”, ở trong Kinh Phật nói “ý”,

không thêm mảy may ý nào.

Cho nên nói, Phật không độ chúng sanh, Phật đối

với tất cả chúng sanh, không có mảy may miễn cưỡng,

không có mảy may ý nào. Bạn nói, điều này tự tại biết

bao!...”

1- Cửa giác

“…Trong Phật giáo, các vị nên biết có “Thiền

tông”, Tánh tông là vào từ “Cửa Giác”, cho nên gọi là

“Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”. Đó là người

căn tánh lanh lợi nhất thông minh nhất thế gian này mới

có năng lực tu pháp môn này.

Đại sư Huệ Năng Ngài giảng, những đối tượng mà

Ngài tiếp dẫn là thế nào? Người thượng thượng thừa.

Nếu không phải là người thượng thượng thừa thì cửa

này không thể vào được.

Ngày trước khi tôi mới học, lão sư nói với tôi, Ngài

nói: “Thiền thì giống như là gì? Một bước lên trời”.

Nếu bạn có bản lĩnh này thì đương nhiên rất tốt, một

bước thì lên trời. Giống như chúng ta lên lầu cao vậy,

lầu cao mười tầng, nếu bạn có được cái công phu này

(người Trung Quốc gọi là công phu), bạn từ dưới đất

nhảy một cái thì lên đến lầu mười. Vậy thì còn lời gì để

Page 44: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

44

nói nữa không? Việc này không phải người thông

thường có thể làm được. Thế nhưng nếu bạn chẳng may

không nhảy lên được, rớt trở xuống thì tan xương nát

thịt, tiêu rồi.

Đây không phải là người thông thường có thể làm

được, vì thông thường người trung hạ không có loại căn

tánh này. Vậy thì phải làm sao? Không cần lo có cầu

thang, bạn leo cầu thang từng cấp từng cấp đi lên, chậm

một chút không hề gì…”

2- Cửa chánh

“Giáo hạ”21 là vào từ “Cửa Chánh”, chánh tri

chánh kiến, là nương theo kinh giáo tu hành, dần dần

nâng cao lên, buông xả cõi uế, thì đây là sanh về Tịnh

độ rồi, là người đi cửa chánh, là giáo hạ. Tuyệt đại đa

số người căn tánh trung hạ nên là đi vào cửa chánh.

Cho nên đường đi của Phật rất nhiều, nhưng Giáo

Hạ leo cầu thang thời gian dài, phải ba A Tăng Kỳ kiếp

(ba đại A tăng kỳ kiếp là nói với Sơ tín vị Bồ tát22, còn 21 Ngoài “Thiền tông” ra tất cả các tông phái khác đều là “Giáo hạ” 22 Bồ Tát Sơ Tín Vị, công phu đoạn phiền não của họ bằng với Tu Đà

Hoàn của Tiểu Thừa, sơ quả Tiểu Thừa. Cho nên, nếu bạn chứng được

Bồ Tát Sơ Tín Vị thì bạn vị bất thoái, bạn nhất định sẽ không còn thoái

chuyển trở lại phàm phu. Thế nhưng, vị thứ này trên Kinh nói được rất

rõ ràng, kiến tư phiền não 88 phẩm kiến hoặc đoạn tận, bạn mới có thể

chứng được. Bồ Tát Viên Sơ Tín Vị so với Tu Đà Hoàn sơ quả Tiểu

Thừa thì trí tuệ rất cao, trí tuệ của Tu Đà Hoàn không thể so được với

họ, thần thông đạo lực đều không thể sánh được với họ, chỉ là đoạn

phiền não thì bằng nhau, đoạn phiền não thì bình đẳng. Bồ Tát Sơ Tín

Vị cũng là đoạn 88 phẩm kiến hoặc, Tu Đà Hoàn cũng đoạn 88 phẩm

Page 45: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

45

đối với địa vị phàm phu chúng ta để lên được Sơ tín vị

Bồ tát là vô lượng kiếp, vì tiến thì ít mà thoái thì nhiều),

đó là nói học giáo.

3- Cửa Tịnh

“…Cửa Tịnh là cửa Mật tông và Tịnh độ, cửa đó đi

là cửa tịnh, tâm thanh tịnh, thanh tịnh, bình đẳng là có

thể vào được là có thể vào được. Phật ở trên kinh Vô

Lượng thọ này nói cho chúng ta mọi phương diện rất

chu đáo, nói rất viên mãn, pháp môn niệm Phật thảy đều

dựa vào “tha lực” (là hoàn toàn phải dựa vào sự gia trì

của Phật Bồ-tát, thần hộ pháp, là môn tha lưc), đều là

nói tâm thanh tịnh, giống như Mật pháp, Mật tông23

cũng là như vậy.

Hai cửa phía trước là hoàn toàn nhờ vào “Tự lực”

thành tựu, khác với cái cửa tịnh này là tha lực gia trì,

hoàn toàn dựa vào Phật lực gia trì.

Niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật là vào từ “Cửa

Tịnh”, tu tâm thanh tịnh, vậy thì tốt. Chỗ này thực tế mà

nói, bạn là người có công phu cũng được, người không

có công phu cũng được, bạn chỉ cần dùng một câu A Di

Đà Phật tịnh hoá ô nhiễm của bạn.

kiến hoặc, chỗ này thì bình đẳng, những cái khác thì không bình đẳng.

Thánh giả Tiểu Thừa không thể so được với trí tuệ của Bồ Tát.

23 Tuy nhiên, cửa Mật khác cửa Tịnh độ Niệm A DI ĐÀ PHẬT ở chỗ,

niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT thì tha lực là cả mười phương chư

Phật đồng sở hộ niệm, cửa Mật không như vậy.

Page 46: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

46

Sau đó chúng ta nương công đức bổn nguyện của A

Di Đà Phật, cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ.

Sanh đến thế giới Cực Lạc, thành tựu của chúng ta,

thọ dụng của chúng ta, so với người căn tánh thượng

thượng căn của thiền tông, cao hơn không biết là gấp

bao nhiều lần. Cho nên pháp môn này là thù thắng

không gì bằng...”24

Nhưng quí vị đồng tu cần phải nhớ kỹ, tuyệt đối

không phải nói chỉ có Thiền tông là tu thiền định, những

pháp môn khác không phải tu thiền định. Chúng ta niệm

Phật “Nhất tâm bất loạn”, chẳng phải là thiền định

sao? Giáo hạ đề xướng “chỉ quán”, chỉ quán chính là

thiền định. “Tam mật tương ưng” của Mật tông, tương

ưng chính là thiền định. Cho nên chúng ta phải biết, tám

vạn bốn ngàn pháp môn là dùng tám vạn bốn ngàn

phương pháp khác nhau, thảy đều tu thiền định…”.

Duy chỉ có khác là Tịnh độ hoàn toàn dựa vào “tha

lực”, còn các môn khác là “tự lực” mà thôi

2. Vì sao tôi chọn pháp môn tu là Tịnh độ?

2.1. Hợp thời

Trong Kinh Đại tập, Phật dạy “Thời kỳ chánh pháp

giới luật thành Phật; Thời kỳ tượng pháp thiền định

thành Phật, thời kỳ mạt pháp tịnh độ thành Phật”;

24 Trích: Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ - Trang nghiêm – Thanh

Tịnh – Bình đẳng – Giác Kinh – Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Page 47: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

47

Theo Phật Lịch thì năm dương lịch 2017 là 2561

của Phật lịch: Thời kỳ chánh pháp 1.000 năm, tượng

pháp 1.000 năm, mạt pháp 10.000. Hiện tại đang ở thời

kỳ Mạt pháp 561 năm, do vậy trong thời kỳ Mạt Pháp

này chỉ có Tịnh Độ là thành tựu. Cho nên tôi nghe lời

Phật dậy chọn pháp môn Tịnh độ cho sự tu học của

mình.

2.2. Hợp căn cơ

Pháp môn Tịnh độ phổ độ tất cả chúng sanh trên từ

đẳng giác Bồ Tát, dưới là chúng sanh ở A Tỳ địa ngục.

Không cần thượng căn thượng trí gì cả (“Tam căn phổ

bị, phàm thánh tề thâu”);

Đặc biệt thời kỳ Mạt pháp căn cơ chúng sanh “Hạ

liệt” (thấp kém), “Phước huệ thiển bạc” (phước cạn, huệ

mỏng), “Cấu trọng, chướng thâm” (ô nhiễm nặng,

nghiệp chướng sau dày) chỉ có trung hạ căn, pháp môn

tịnh độ có thể giúp thành tựu đạo quả nhờ vào “Tha lực”

của A DI ĐÀ PHẬT và chư phật, bồ tát hiền thánh tăng

mười phương. Do đó biết mình thuộc loại căn cơ “hạ

liệt” nên tôi chọn pháp môn Tịnh độ.

2.3. Điều kiện để vãng sanh

1- Tâm phải thanh tịnh

« …Tuy nhiên, dù Cực Lạc thế giới của A Di Đà

Phật hoan nghênh mọi người di dân đến bên đó định cư,

rất là hoan nghênh. Thế nhưng điều kiện để di dân là

“Tâm thanh tịnh”, tự bản thân mình thì phải dùng tâm

Page 48: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

48

thanh tịnh.

Cho nên phải có “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, còn

nếu tâm không thanh tịnh thì Phật không thể gia trì

được.

«Bạn dùng phương pháp gì đạt đến tâm thanh tịnh

đều được cả, niệm Phật cũng được, tham thiền cũng

được, học giáo cũng được25, trì chú cũng được. Bạn xem

trong kinh văn phần ba bậc vãng sanh của chúng ta:

Thượng, Trung, Hạ là nói cho người niệm Phật, phía

sau còn có một đoạn nói về người tu học các pháp môn

Đại thừa khác, chỉ cần tu đến tâm địa thanh tịnh phát

nguyện vãng sanh thì tất cả đều có thể đi đến thế giới

của A Di Đà Phật..».

2- Vì sao lại phải cần tâm thanh tịnh?

« …Vì Cực lạc thế giới 100% thanh tịnh. Mười

phương cõi Phật đương nhiên rất là trang nghiêm, rất là

thanh tịnh nhưng trong đó ít nhiều vẫn còn có mấy

người khởi vọng tưởng, nhưng chiếm số ít thôi.

Còn thế giới Ta Bà này của chúng ta, chúng sanh

phiền não chiếm đa số, có thể nói là ngay trong một vạn

người chúng ta thì có đến chín ngàn chín trăm chín

mươi chín người đều đang khởi vọng tưởng. Sai biệt lớn

đến như vậy nên cõi Ta Bà là uế độ.

25 Nhưng nên nhớ Tham thiền và học giáo là pháp môn “tự lực” nên

phải đoạn được 88 phẩm “Kiến hoặc”

Page 49: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

49

Cũng có những thế giới những chúng sanh ở đó có

được phân nửa tâm địa thanh tịnh, còn một nửa là

không thanh tịnh. Như vậy chúng ta xem ra chính là

Tịnh Độ vẫn có thế giới có số ít tâm địa không thanh

tịnh, nhưng chỉ chiếm 10 – 20%, còn tâm địa thanh tịnh

chiếm 80% - 90%.

Không thể giống thế giới Tây Phương Cực Lạc

không có người nào là không thanh tịnh, 100% thanh

tịnh. Cho nên Tâm không thanh tịnh không thể sanh

Tịnh Độ.

Việc này các vị đồng tu phải ghi nhớ, chứ không thể

nói “Tôi niệm Phật thì quyết định sanh Tịnh Độ”.

Không thể có việc đó, bạn một ngày niệm mười vạn

danh Phật hiệu, nhưng trong lòng vọng tưởng không

ngừng thì như người xưa nói “Đau mồm rát họng chỉ

uổng công”. Quả nhiên nếu tâm địa thanh tịnh thì một

ngày chỉ cần niệm mười danh hiệu, hai mươi danh hiệu

cũng được… »26

3- Muốn thanh tịnh tâm cần làm gì?

Muốn vậy bạn chỉ cần buông bỏ chấp trước27 sẽ

được tâm thanh tịnh, sau đó phát nguyện vãng sanh là

được;

“Chính vì vậy mà người niệm Phật thì nhiều mà 26 Trích: “Phật thuyết Đại thừa - Vô lượng thọ - Trang nghiêm - Thanh

tịnh - Bình đẳng - Giác Kinh” – Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư. 27 Vì như phần trên đã nói bỏ chấp trước được tâm thanh tịnh, bỏ phân

biết được tâm bình đẳng, bỏ vọng tưởng được «giác».

Page 50: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

50

người vãng sanh thì ít. Nguyên nhân là gì vậy? Tâm

không thanh tịnh. Đây chính là điểm mấu chốt quyết

định bạn có vãng sanh được hay không.

Cho nên buông xả là quá quan trọng rồi. Niệm Phật

cần phải buông xả tất cả, vì bạn muốn vãng sanh về thế

giới Cực-lạc, bạn phải hiểu cái gì cũng không thể mang

đi được...

Điều này cho thấy tại sao có người vãng sanh, có

người không thể vãng sanh vì cái pháp môn này đến

cuối cùng là buông xả thôi. Buông xả triệt để, không

triệt để thì không được…”

4- Không cần “đoạn” mà chỉ cần “phục phiền não”

« …Trong vô lượng pháp môn khác thì tiêu chuẩn

của họ đều là đoạn phiền não, chỉ có pháp môn niệm

Phật này không cần đoạn phiền não mà chỉ cần yêu cầu

bạn phục phiền não.

Phục phiền não dễ hơn nhiều so với đoạn. Thành

thật mà nói phục phiền não thì mỗi một vị đồng tu đều

có thể làm được, nhưng vấn đề là nếu bạn không chịu

làm thì không cách gì, còn nếu bạn phải chịu làm thì

thảy đều làm đến được. Còn nói đoạn phiền não, đó

không phải là người thông thường dễ dàng làm được.

Vì sao? Vì Kiến Hoặc và Tư Hoặc chẳng dễ diệt trừ.

Cho nên bước đầu tiên chỉ là “phục đoạn” (khuất phục,

chế ngự). Đoạn được Kiến Hoặc và Tư Hoặc liền chứng

quả A La Hán, sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư.

Page 51: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

51

Phục làm được, chỉ cần nhớ Phật, niệm Phật công

phu sâu liền có thể phục. Hễ có ý niệm thì là phiền não,

bất luận ý niệm nào, thiện hay ác đều chẳng màng, ý

niệm thứ nhất vừa khởi lên thì ngay lập tức dùng một

câu A Di Đà Phật để đè nó xuống. Cổ nhân ví von:

“Dùng đá đè cỏ”, chỉ cần đè xuống được thì niệm Phật

dễ thành phiến.

5- Cách niệm Phật để hàng phục phiền não

* Cách niệm Phật - Một lòng chuyên niệm

« …Câu Phật hiệu này, Bồ Tát Đại Thế Chí dạy

chúng ta niệm như thế nào vậy? Bồ Tát nói với chúng ta

phương pháp niệm Phật: “Thâu nhiếp lục căn, tịnh niệm

tương tục” (Đóng hết sáu căn, tịnh niệm tiếp nối).

Chúng ta biết chưa? Vậy phải đi làm, bạn niệm câu Phật

hiệu như thế này thì công phu liền tiến bộ, liền có thể

“Hàng phục được nghiệp chướng” của bạn.

Hàng phục được nghiệp chướng thì “Đới nghiệp”

(mang nghiệp) vãng sanh. Đạo lý chính ngay chỗ này.

Nếu như không thể “Hàng phục được nghiệp chướng”

của bạn, bạn niệm câu Phật hiệu này không thể vãng

sanh, người xưa gọi là: “Bạn một ngày niệm mười vạn

câu Phật hiệu, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”

không thể vãng sanh.

…Công phu Phật hiệu của bạn, nếu có thể hàng

phục được phiền não, ở trong pháp môn niệm Phật của

chúng ta nói: “Công Phu thành khối”. Công phu thành

Page 52: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

52

khối chính là đem câu Phật hiệu này có thể hàng phục

được phiền não. Phiền não có thể chưa đoạn nhưng làm

cho nó không khởi tác dụng, không khởi hiện hành, đó

là thật dụng công, thật niệm Phật.

Mọi người nên biết, khi trong lòng bạn phiền não

vừa khởi lên, vì sao khởi lên, vừa xem thấy việc vừa

lòng liền khởi lên tham ái, tâm tham khởi lên, liền “A Di

Đà Phật!”, làm cho tâm tham bị đè xuống, “A Di Đà

Phật”, tâm tham lại bị đè xuống, nó không khởi được tác

dụng, đó gọi là công phu; Gặp phải những việc không

vừa mắt, phiền não liền khởi lên, tâm sân hận khởi lên,

“A Di Đà Phật!!!”, lại đè tâm sân hận xuống, lại “A Di

Đà Phật! A Di Đà Phật!”, luôn luôn đè nó xuống, quyết

không để nó khởi tác dụng, đây gọi là niệm Phật.

Niệm Phật không phải là xướng ca, hát để cho A Di

Đà Phật nghe, không phải vậy đâu. Do đây có thể biết

ngay khi trong tâm bạn một niệm không sanh, thì có thể

không cần niệm Phật, vì tâm của bạn thanh tịnh. Còn

như tâm vừa mới động, vội vàng niệm “A Di Đà

Phật!!!”, làm cho phiền não tập khí của bạn “Hỉ, Nộ, Ai,

Lạc, Ái, Ố, Dục”ii thảy đều bị đè xuống, không để nó

khởi tác dụng, con người này gọi là người niệm Phật.

Đây chính là phương pháp “Sám trừ nghiệp chướng

hàng phục phiền não”, không thể để nó khởi tác dụng.

Tịnh Tông chúng ta như vậy, pháp môn nào không

là như vậy. Trong nhà Phật thường nói “Không sợ niệm

khởi, chỉ sợ giác chậm”. “Niệm” ở đây chính là phiền

Page 53: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

53

não khởi hiện hành, còn nếu bạn không khởi hiện hành,

vậy thì bạn chính là Phật Bồ Tát tái lai, thì bạn làm gì là

phàm phu, là phàm phu nhất định sẽ khởi hiện hành;

Vấn đề là bạn phải giác được nhanh. Giác rồi, giác

thì đối trị mê, cái giác này chính là đại biểu pháp môn

công phu tiến bộ, công phu niệm Phật của chúng ta.

Giác chính là câu Phật hiệu có thể đề khởi ở ngay nơi

cửa ải quan trọng, Phật hiệu đề khởi lên làm cho phiền

não bị chế phục. Rất quan trọng, mọi người phải biết

niệm như vậy. Cái công phu này dùng lâu rồi thì sanh ra

sức mạnh thì liền được Nhất Tâm Bất Loạn.

Công phu thành khối mỗi một người chúng ta cũng

sẽ cạn sâu không đồng nhau, cho nên trong cõi Phàm

Thánh Đồng Cư mới có ba bậc chín phẩm, nếu bạn

không làm đến được trình độ như vậy, thì bạn không thể

vãng sanh. Đó là việc chúng ta không thể không

biết… ».

V. PHƯƠNG PHÁP TU

“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”

1. Phải chuyên nhất

1.1. Một vị thiện tri thức

Học Phật sau khi đã tìm được “Thiện tri thức”, chỉ

thân cận với một “Thiện tri thức”.

1.2. Một pháp môn tu

Page 54: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

54

Mà còn phải chuyên tu một pháp môn thì bạn mới

có thể có thành tựu. “Một môn thâm nhập, trường kỳ

huân tu”;.

1.3. Một bộ kinh

“..Kinh Vô lượng thọ này là có cả Nhân và Quả,

không gì bằng. Kinh có Nhân có Quả có mấy loại vậy?

Ngoài bộ kinh Vô Lượng Thọ này của chúng ta ra còn

Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa có Nhân có Quả, còn

trong các kinh khác đều không có. Cho nên từ xưa đến

nay các tổ sư đại đức dường như đều công nhận “Hoa

Nghiêm” “Pháp Hoa” là Nhất Thừa giáo. Pháp Nhất

Thừa trên cả Đại Thừa. Ngoài ra còn có một bộ kinh

“Kinh Phạm Võng” cũng là thuộc về kinh Nhất Thừa.

Cho nên các tổ sư đại đức thời xưa công nhận kinh Nhất

Thừa ở Trung Quốc chỉ có ba loại trên.

Tuy nhiên, riêng quyển “Kinh Vô Lượng Thọ” này

lại là Nhất Thừa ngay trong Nhất Thừa. Vì sao vậy?

“Hoa Nghiêm” đến sau cùng “Mười đại nguyện vương

cầu về Cực Lạc” mới viên mãn thành Phật. Còn quyển

kinh này mỗi câu, mỗi chữ đều là nói Phật quả cứu cánh

nên “Hoa Nghiêm” cũng quy về “Vô Lượng Thọ” cho

nên Ngài mới nói bộ kinh này là Nhất Thừa ngay trong

Nhất Thừa, Vô Thượng Thừa.

Ngày nay chúng ta có may mắn gặp được Kinh này,

cũng có thể nói thiện căn phước đức nhân duyên trong

vô lượng kiếp đã chín muồi. Tuy nhiên, có một số người

gặp được kinh này vẫn không tin tưởng. Đúng! Họ

Page 55: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

55

không tin tưởng là phải. Vì sao là phải vậy? Pháp khó

tin đó mà. Nếu họ vừa tiếp xúc thì liền tin tưởng, vậy

Thích Ca Mâu Ni Phật nói là pháp khó tin thì lời nói

không thông rồi vì thông thường mọi người đều tin

tưởng mà, vậy có cái gì là khó tin đâu. Nhưng trên thực

tế người thông thường khó tin. Người thông thường sau

khi học rồi thì thoái tâm.

Nay chúng ta y theo một bộ kinh Vô lượng Thọ này

thì đủ rồi. Nếu như bạn nói bộ kinh này quá ít, e rằng

không đủ, thì trong bộ kinh này mỗi câu, mỗi chữ đều là

pháp luân viên mãn, không những là tất cả pháp mà Thế

Tôn đã nói trong 49 năm đều nằm ở ngay trong mỗi câu,

mỗi chữ của bộ kinh này, mỗi chữ là viên mãn, cho dù là

mười phương ba đời, tất cả chư Phật Như Lai nói ra

pháp tạng vô tận cũng không vượt ra khỏi “Kinh Vô

Lượng Thọ”. Cái đạo lý này, chân tướng sự thật này,

chúng ta phải tường tận phải thông đạt, sau đó bạn mới

có thể hết lòng hết dạ một môn thâm nhập, chúng ta mới

có thành tựu, thật gọi là “Một kinh thông, tất cả kinh

thông”.

Có thể nói ngay chỗ này, hiển thị rõ ràng bộ kinh

này là độ đồng tu tại gia. Đồng tu tại gia ở trong một

hoàn cảnh rất phức tạp mà đều có thể một đời viên mãn

thành Phật, huống hồ là người xuất gia? Xuất gia thì

chẳng phải càng dễ dàng hơn sao? Đây gọi là “phổ

độ”, có nghĩa là không một chúng sanh nào là không

được độ. Cái điển tích này thực tế ra mà nói vi diệu đến

cùng tột, thù thắng đến cùng tột, cứu cánh viên mãn đến

Page 56: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

56

cùng tột.

Thành tựu gì vậy? Được tâm thanh tịnh. Các vị nên

biết thành tựu là bạn được tâm thanh tịnh. Hiện tượng

của tâm thanh tịnh là phiền não giảm, trí tuệ tăng

trưởng, vậy thì có được thọ dụng. Vì tất cả vấn đề của

thế xuất thế gian, chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết,

ngoài trí tuệ ra không có phương pháp thứ hai có thể

giải quyết vấn đề; Cho nên Phật pháp giảng về trí,

giảng về giác, không thể thiếu thứ này, phải chánh giác.

Ngày nay người thông minh rất nhiều, đặc biệt là

nhà chính trị, mỗi người đều cho rằng mình rất thông

minh, nhưng họ lại làm cho xã hội càng ngày càng thêm

loạn, lão bá tánh càng ngày càng thêm khổ. Nguyên

nhân gì vậy? Trong trí tuệ xen tạp cả phiền não, vọng

tưởng, phân biệt, chấp trước, những thứ này chưa dứt,

cho nên khởi tâm động niệm thì họ liền nghĩ đến lợi ích

của ta, ngã chấp của họ đang tồn tại.”28

2. Huân tu dài lâu, kiên trì nhẫn nại

“…Cách tu, tu hành thời gian phải rất dài, pháp

môn bất cứ một pháp môn nào, đều có độ sâu của nó,

đều có độ rộng của nó, không phải thời gian ngắn mà có

thể tu tập thành tựu, phải tu tập thời gian dài, còn phải

thân cận thiện tri thức.

Nhất định phải hiểu được “Một môn thâm nhập,

28 Trích Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ, Trang nghiêm, Thanh

tịnh, Bình đẳng giác Kinh – Chủ giảng: Tịnh Không Pháp sư

Page 57: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

57

huân tu dài lâu” chúng ta mới có thành tựu chân thật.

Cũng giống như chúng ta đào giếng lấy nước, bạn ở

ngay một chỗ này cứ đào thẳng xuống, cái giếng của

bạn đào được càng sâu, thì nguồn nước sẽ càng phong

phú, nước trong bốn biển lớn bạn cũng đều có được.

Xem độ sâu của bạn thôi, viên dung tất cả pháp, bạn

đào cạn thì không được, mùi vị của giếng cạn sẽ không

giống như mùi vị của cái giếng sâu, cứ hướng xuống sâu

mà đào, nếu mỗi miệng giếng đều đào được sâu đến như

vậy thì mùi vị sẽ hoàn toàn khác. “Phật Phật đạo đồng”,

chỉ sợ là bạn “đào” không đủ sâu…”

VI. THỨ TỰ TU

Từ thấp đến cao: Tu học nhất định từ nơi cạn đến

sâu, từ thấp đến cao, không thể vượt bậc. Vượt bậc nhất

định tu không thành tựu được.

1. Về nguyên tắc

1.1. Từ tiểu thừa lên đại thừa

“…Phật dạy: “Bất tiên học Tiểu Thừa, hậu học

Đại Thừa giả, phi Phật đệ tử” (Nếu trước hết không

học Tiểu Thừa rồi mới học Đại Thừa thì không phải là

đệ tử Phật). Trước hết học Tiểu Thừa, sau đó học Đại

Thừa, tức là chiếu theo thứ tự thuận, tu học theo lớp

lang, như thế là đệ tử Phật.

Cho nên Phật nói kinh cũng chia thành 5 thời từ

Page 58: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

58

Tiểu thừa lên Đại thừa…”29

1- Năm thời kỳ phật nói kinh

1) Thời thứ nhất: Phật nói Kinh Hoa-Nghiêm: 21

ngày – Đại thừa; “Hàng Nhị thừa như đui như

điếc”.

2) Thời thứ hai: Phật nói Kinh A-Hàm: 12 năm -

Quay về Tiểu thừa.

3) Thời thứ ba: Phật nói Kinh Phương Ðẳng: 8 năm

– Dẫn từ Tiểu thừa lên Đại Thừa.

4) Thời thứ tư: Phật nói Kinh Bát Nhã: 22 năm - Đại

thừa.

5) Thời thứ năm: Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết

Bàn: 8 năm: Sự hóa độ một đời của Ðức Phật gần

viên mãn, Ngài nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện

ra đời là vì một nguyên nhân lớn: “Khai thị chúng

sanh ngộ nhập Phật tri kiến”.

Nếu dùng lời hiện tại mà nói, là Ngài có kế hoạch,

có giáo học khoa hệ, trước lập tiểu học, tiếp theo lập

trung học, lại lập đại học, lập Sở nghiên cứu, Ngài là

như vậy mà mở lớp.

- Tiểu học: Giảng “Kinh A Hàm” 12 năm, 12 năm

này chính là tiểu học.

- Trung học: Phương Đẳng 8 năm, Phương Đẳng

giống như trung học, phía trước thông tiểu thừa, phía sau

29 Trích: Sa Di Luật nghi yếu lược – Chủ giảng: Tịnh không pháp sư

Page 59: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

59

thông đại thừa, cũng chính là lớp trù bị của đại thừa (đại

thừa giống như là đại học), đây là trung học, đây đều

thuộc về giáo dục nền tảng. Tiểu học, Trung học tổng

cộng là 20 năm, tiểu học 12 năm, trung học 8 năm.

- Đại học: Giảng Bát Nhã, đại học 22 năm.

- Sở Nghiên cứu: Giảng Pháp Hoa, Niết bàn – 8

năm. Đó giống như là Sở nghiên cứu, đem phía trước

thảy đều quy về nhất thừa. Phía trước bạn thấy, tiểu

thừa, đại thừa, đến sau cùng Pháp Hoa quy nhất, gọi là

nhất thừa.

Nhất thừa là cái gì? Mục tiêu sau cùng đều là hy

vọng mọi người mỗi mỗi đều chứng được Bát Niết Bàn.

Đây là lấy được bằng tốt nghiệp. Bát Niết Bàn là tiếng

Ấn Độ, dịch thành ý nghĩa Trung văn là “Viên tịch diệt

độ”. Diệt cái gì? Phiền não, sanh tử thảy đều diệt hết rồi.

Không sanh không diệt, đó là Niết Bàn, cũng chính là

siêu việt sáu cõi, siêu việt mười pháp giới. Cho nên nó

đích thực là giáo dục.

2- Học vị trong nhà Phật

Trong Phật pháp xưng là Phật đà, xưng là Bồ tát,

xưng là A la hán, cách xưng hô đó là gì? Đó là một sự

thành tựu của họ cũng giống như hiện nay chúng ta học

ở trường trong đại học thì có Học sỹ, có Thạc sỹ, có

Tiến sỹ danh xưng của học vị.

Trong Phật giáo dục học vị cao nhất là Phật Đà, học

vị thứ hai là Bồ Tát, thứ ba là A La Hán. A La Hán chỗ

Page 60: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

60

thành tựu là Chánh giác, Bồ Tát chỗ thành tựu đó là

Chánh Đẳng Chánh Giác. Tối cao đó là Vô thượng

Chánh Đẳng Chánh Giác không còn cao hơn nữa. Vô

thượng chánh đẳng Chánh giác xưng là Phật đà. Chánh

đẳng Chánh Giác xưng là Bồ Tát chánh đẳng chánh giác

xưng là A La Hán cũng xưng là Bích Chi Phật là danh

xưng của học vị.

1.2. Dùng “Nho gia”, “Đạo gia” có thể thay thế “Tiểu thừa”

“..- Phật dạy trước học Tiểu Thừa, sau đó học Đại

Thừa, tức là chiếu theo thứ tự thuận, tu học theo lớp

lang, như thế là đệ tử Phật.

- Tuy nhiên, Tiểu Thừa ngày nay ở Trung Quốc đã

không còn. Nguyên nhân ấy chính là vì người xưa đọc

những sách vở của Nho Gia, Đạo Gia Trung Quốc,

Khổng Tử, Lão, Trang. Những điều Khổng Tử, Lão,

Trang nói quả thật không kém Tiểu Thừa. Nói cách

khác, “Tiểu thừa” đã bị Nho Gia, Đạo Gia Trung Quốc

thay thế.

Do vậy, nếu từ Nho, Đạo mà vào Phật pháp, chẳng

cần phải học pháp Tiểu Thừa, trực tiếp tiến vào Đại

Thừa, đạo lý là như vậy…30”.

1.3. So sánh giáo dục của Nho gia, Đạo gia & Phật giáo:

1- Giáo dục của Nho gia, Đạo gia

“…Trung Quốc từ Hạ, Thương, Chu ba đời, mãi

30 Trích: Sa di luật nghi yếu lược – Tịnh Không pháp sư chủ giảng

Page 61: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

61

đến cuối đời nhà Thanh (Từ thế kỷ 21 TCN đến thế kỷ

16), tông chỉ giáo dục không hề cải biến, chỉ là ba việc:

- Điều thứ nhất: Dạy bạn hiểu rõ quan hệ giữa

người và người, bạn phải nên làm người như thế nào.

- Điều thứ hai: Dạy bạn quan hệ giữa con người

với hoàn cảnh tự nhiên.

- Điều thứ ba: Dạy bạn hiểu rõ quan hệ giữa con

người và thiên địa quỷ thần.

Bạn có thể thông đạt tường tận thì bạn chính là

thánh nhân.

2- Giáo dục của nhà Phật:

Cũng là ba sự việc này [nhưng đã nâng cao, cho

nên đích thực Nho gia và Đạo gia là tiểu thừa]. Nhà

Phật cho dù là Tiểu thừa hay Đại thừa, cho dù là tông

phái nào, tông chỉ của giáo dục cũng là ba điều:

- Giai đoạn thứ nhất: “Chuyển ác làm thiện”:

Trong “Ngũ thừa”31 Phật pháp là “Nhân, Thiên thừa”,

bạn không thể đọa vào ba đường ác.

- Giai đoạn thứ hai: “Chuyển mê thành ngộ”: Bạn

liền có thể siêu việt sáu cõi luân hồi, siêu việt ngoài ba

cõi, làm A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật (Phật ở

trong thập pháp giới).

31 Thừa là cỗ xe giúp đỡ bạn thành tựu đạt đến một giai đoạn nào đó:

Thiên thừa, Nhân thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa

Page 62: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

62

- Giai đoạn thứ ba: “Chuyển phàm thành Thánh”:

Đó chính là siêu việt mười pháp giới, trên kinh Hoa

Nghiêm đã nói là Pháp Thân Đại Sĩ (Viên giáo sơ trụ Bồ

Tát)32.

3. Thứ tự tu học

“Tiến sĩ Nguy tư – Hoa kỳ ông nói: “Con người đến

thế gian này vốn dĩ nhằm mục đích học tập.

Học tập cái gì?

- Học tập buông bỏ. Tất cả tri kiến sai lầm, tư tưởng

sai lầm, hành vi sai lầm phải được buông bỏ33.

- Phải học tập yêu thương, nhà Phật gọi là từ bi;

phải học tập khoan dung, khiêm tốn, nhường nhịn”34. Và

muốn học tập những thứ này trước hết hãy học Đệ Tử

Qui, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp. Đó là những

bài khóa nhân gian cần thiết.

- Khi học tốt, bạn liền tốt nghiệp lên lớp, sẽ không ở

lại cõi người nữa mà đi đến cõi trời. Cõi trời có bài

khoá của cõi trời, từng bước từng bước hướng lên trên.

- Đến khi bạn học tốt tất cả bài khoá trong vũ trụ

này, bạn được tốt nghiệp. Lúc đó, bạn còn phải đến

nhân gian này làm việc gì? Giáo hoá chúng sanh, dạy 32 Trích: Thái thượng cảm ứng thiên Giảng giải – Tịnh Không pháp sư

chủ giảng

33 Đây chính là buông bỏ ngã mạn

34 Đây chính là buông bỏ tham

Page 63: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

63

bảo những người này, giúp đỡ những người kia. Sau khi

bạn tốt nghiệp, thừa nguyện tái lai, phổ độ chúng sanh.

- Còn chưa tốt nghiệp, bạn phải trở lại nhân gian

này, tôi thường hay gọi đó là hiện tượng bị lưu ban. Vì

chưa học tốt nên bạn vẫn phải tiếp tục học.

Nếu học không tốt, phạm phải lỗi lầm nghiêm trọng,

bị giáng cấp, bạn sẽ bị giáng xuống súc sanh, ngạ quỷ,

địa ngục…”

3.1. Học làm người

Bước thứ nhất nhà Phật nói “Đoạn ác tu thiện, bạn

được thân trời người”.

Nhưng vấn đề là ở chỗ bạn chẳng biết thế nào là

Thiện, là Ác, bạn toàn dùng trí phàm phu của mình để

đánh giá thiện và ác. Tâm bạn là xao động (không phải

thanh tịnh như Phật Bồ tát, cổ thánh tiên hiền) cho nên

kiến giải của bạn thường sai lầm, vậy thì làm gì mà

không tạo nghiệp.

Cho nên bạn phải Học Đệ tử quy, Thái Thượng

Cảm Ứng Thiên. Đây là khoá trình cơ bản. Khóa học

nhân gian cần thiết. Không học tốt khóa trình cơ bản này

thì khi lên trên sẽ không cách gì học.

Do đó, hiện tại Đệ Tử Qui, Thái Thượng Cảm ứng

Thiên là bài khóa của cõi người.

3.2. Học làm A La Hán:

Page 64: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

64

Buông bỏ chấp trước - Học “Thập thiện nghiệp

đạo”

3.3. Học làm Bồ tát:

Buông bỏ phân biệt – Bạn phải dạy học để phá bỏ

Sở Tri chướng.

3.4. Học làm Phật:

Từ Bồ tát phẩm vị 11 (Viên giáo sơ trụ Bồ tát) lên

quả vị Phật phải buông bỏ nốt tập khí vọng tưởng -

Không có cách đoạn, để lâu tự hết gọi là “Nhậm vận”

(Tùy ý)

VII. KHOA MỤC TU: Ngũ khoa tịnh độ

ĐỀ MỤC

1. Khóa thứ nhất: “Tịnh nghiệp tam phước”

1) Phước thứ nhất (Phước trời người): Hiếu

dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm

bất sát, tu thập thiện nghiệp.

2) Phước thứ hai (Thanh văn, duyên giác): Thọ

trì tam quy, giữ gìn giới cấm, bất phạm oai

nghi.

3) Phước thứ 3 (Phước Bồ tát đại thừa): Phát

tâm bồ đề, thâm tín nhân quả, đọc tụng đại

thừa, Khuyến tấn hành giả.

Page 65: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

65

2. Khóa thứ 2: Lục hòa

1) Kiến hòa đồng giải

2) Giới hòa đồng tu

3) Thân hòa đồng trụ

4) Khẩu hòa vô tranh

5) Ý hòa đồng giải

6) Lợi hòa đồng huân

3. Khóa thứ 3: “Tam học Giới-Định-Tuệ”

4. Khóa thứ 4: “Lục độ”

1) Bố thí

2) Trì giới

3) Nhẫn nhục

4) Tinh tấn

5) Thiền định

6) Trí tuệ

5. Khóa thứ 5: Mười đại nguyện vương của

Phổ hiền Bồ tát

1) Lễ kính chư phật

2) Xưng Tán như lai

3) Quảng tu cúng dường

4) Sám hối nghiệp chướng

5) Tùy hỉ công đức

6) Thỉnh chuyển pháp luân

7) Thỉnh phật trụ thế

8) Thường tùy học phật

Page 66: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

66

9) Hằng thuận chúng sanh

10) Phổ giai hồi hướng

1. Khóa thứ nhất: Tịnh nghiệp tam phước

“…Đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của học

Phật, là tịnh nghiệp chánh nhân của chư Phật mười

phương ba đời. Tất cả Bồ-tát thành Phật đều phải tuân

thủ ba điều này, cái này là gốc của giới luật”;

Vô lương vô biên phap môn đêu có thể viên thanh

Phật đao, nhưng tất cả đêu la xây dưng ơ trên cơ sơ cua

“Tam phươc”. Nếu xa lia “Tam phươc” thì bât kê tu

hoc phap môn nao cũng đêu không thê thanh tưu.

Cho nên, tu hanh băt đâu la chư hiêu, đên viên man

vân la đao hiêu. Phật phap không co noi gi khac, tư đâu

đên cuôi chi la hanh hiêu, tân hiêu ma thôi.

Co mây ngươi hiêu đươc đao ly nay? Tai sao không

hiêu vây? Vì tư chung đê tư chúng ta chưa lam tron

trach nhiêm, đăc biêt la đê tư xuât gia chưa noi ro rang,

ban thân cung chưa lam đươc, ngay ca khai niêm của

chữ “Hiêu” con không co…”

1.1. Phước thứ nhất:

“Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ

tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp” (Đây là giai đoạn

“Đoạn ác Tu thiện” – Được thân trời người)

“..Ở trong đây chữ cần đặc biệt chú ý chính là chữ

Page 67: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

67

“thiện”. Tiêu chuẩn của chữ thiện này là gì? Chính là

phước thứ nhất trong tịnh nghiệp tam phước “Hiếu

dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu

thập thiện nghiệp”; Còn ta tự mình cho rằng mình thiện,

cái này không được, vì đây là dùng tiêu chuẩn của mình,

cần phải dùng tiêu chuẩn của Phật, tiêu chuẩn tuyệt đối

của Phật chính là thập thiện nghiệp đạo.

Cho nên trước tiên phải nắm được chữ “thiện”.

Đây chính là điều chúng tôi gần đây nhất (cũng gần 20

năm) đề xướng 3 cái gốc của Nho Thích Đạo35.

Đây là thiện pháp thế gian, chúng ta thực tiễn vào

ba cái gốc của “Nho, Thích, đạo”:

1- “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”

Học ở đâu? Ở “Đệ Tử Quy”, thì hai câu đầu này

làm được rồi. Đệ Tử Quy chính là học lễ:

Từ trên tướng mà nói không có phân biệt, người

thiện người ác đều phải cung kính, từ người cung kính

ta, yêu thương ta, đến người hiểu lầm, phỉ báng, hãm

hại ta đều phải cung kính. Vì bổn tánh của họ là Phật,

họ làm ác là tập tánh của họ, tập tánh thiện có thể biến

thành ác, ác có thể biến thành thiện, thiên biến vạn hóa.

Bạn phải học từ trên Phật tánh, bạn mới có thể

thành được Phật. Bạn dùng tập tánh đi học Phật thì

35 Trích: Tịnh độ Đại kinh khoa chú – tập 11- Tịnh Không pháp sư chủ

giảng

Page 68: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

68

không học được, học cả đời cũng không học được.

Đây là tiêu chuẩn thấp nhất, là để tất cả chúng sanh

người người đều có thể phải làm đến được tiêu chuẩn.

Không có cái tiêu chuẩn này thì ngay Khổng Tử, Mạnh

Tử đến giảng văn hoá truyền thống cho bạn, bạn cũng

không học được, thậm chí Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di

Đà Phật đến dạy bạn, bạn vẫn là phàm phu...”36

2- “Từ tâm bất sát”

Thực hiện ở “Thái thượng Cảm ứng Thiên”, là giáo

dục nhân quả.

3- “Tu Thập thiện nghiệp”

Thập thiện nghiệp đạo không dễ dàng làm được.

Nếu bạn không có nền tảng bên trên. Tại sao chúng ta

không dễ, mà cổ nhân làm rất dễ dàng vậy? Vì nền tảng

của cổ nhân sâu dày vững vàng, cho nên thập thiện

nghiệp rất dễ dàng làm được37.

Nhưng khi có cái nền tảng này thì tất thảy đều

không thành vấn đề, bạn có thể làm được rất dễ dàng

rồi, không khó. Còn không có cái nền tảng phía trước

36 Tịnh độ Đại kinh khoa chú – tập 7- Tịnh Không pháp sư chủ giảng

37 Cổ nhân xưa thọ tam quy ngũ giới rồi, họ thật sự làm được, thật sự

là đệ tử Phật. Chúng ta hiện nay thọ “Tam quy ngũ giới, Bồ-tát giới,

đều là hữu danh vô thực, không phải thật. Vì sao vậy? Vì chưa làm

được. Lời của đại sư Thiên Thai là “trong quả vị danh tự, hữu danh vô

thực”.

Page 69: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

69

này thì “Thập thiện nghiệp” bao gồm không sát sanh,

không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không

hai lời, không thêu dệt, không ác khẩu, không tham,

không sân, không si, tất thảy đều không thành vấn đề,

bạn có thể làm được rất dễ dàng rồi, không khó. Còn

không có cái nền tảng phía trước này thì “thập thiện

nghiệp” không thể làm được, hữu danh vô thực.

Đây là khóa thứ nhất ở trong pháp hành, Ba cái gốc

của “Nho-Thích-Đạo”, không có ba cái gốc này không

phải thật học Phật mà là giả học Phật…”

Người tu Tịnh Tông sở dĩ niệm Phật không đạt

được nhất tâm, hay tối thiểu không thể “Niệm Phật

thành phiến” là vì thiếu một cơ sở vững chắc là Tịnh

nghiệp Tam Phước.

Để thực hiện viên mãn Tịnh nghiệp Tam Phước, các

đồng tu Tịnh Tông phải học và hành được những gì Đệ

Tử Quy & Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh đã dạy.

2. Từ Khóa mục 2:

Học ở Kinh Vô Lượng thọ - Chủ giảng Tịnh Không

Pháp sư.

VIII. GIÁO TRÌNH TU HỌC

Bước 1: Giáo dục nhân quả

Ấn Quang – Tổ thứ 13 Tịnh Độ cực lực đề xướng:

1- “An Sĩ Toàn Thư” (Tác giả: Chu An Sĩ): Nhân

Page 70: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

70

duyên quả báo không sót mảy trần

2- “Cảm Ứng Thiên vựng biên”: Minh chứng làm

lành được lành, làm ác bị ác

“Cảm Ứng Thiên Hội Biên là sự hội tập rất nhiều sự

tích của cảm ứng, hiển lộ công tích rất lớn. Cổ nhân

khuyên dạy chúng ta, tâm địa con người phải thuần hậu.

Trung Quốc từ xưa đến nay, phần đông đại chúng

trong xã hội đều rất coi trọng Thái Thượng Cảm Ứng

Thiên, người y theo phương pháp này tu học rất nhiều,

cảm ứng đạt được cũng bất khả tư nghì.

3- “Liễu Phàm Tứ Huấn” (Chủ giảng: Tịnh

Không Pháp sư): Có thể cải tạo vận mệnh

Ba loại sách này rất phổ thông trong dân chúng, chỉ

rõ đạo lý nhân quả, chỉ rõ cách hóa giải tai nạn, chuyển

họa thành phúc, đích thực có thể cứu độ tai nạn trước

mắt; và cũng là nền tảng vãng sanh Tịnh độ.

Bước 2: Tiểu thừa:

Thay bằng Nho gia và Đạo Gia: “…Nho thì chọn

“Đệ Tử Quy”, chúng ta chọn bộ sách này. Đạo thì chọn

“Thái Thượng Cảm ứng Thiên”, Phật thì chọn “Kinh

Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Ba loại sách này là nền tảng

của học Phật, giống như cái cây vậy, nó là gốc cây,

giống như các tòa nhà vậy, nó là nền móng. Nếu như

không có cái nền móng này, thì Phật pháp không thể

Page 71: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

71

thiết lập, không có Phật pháp”38.

4- “Đệ Tử Quy” - Giảng giải (Chủ giảng: Tiến sỹ

Thái Lễ Húc; Giám định Pháp sư Tịnh Không)

5- “Thái thượng cảm ứng thiên” - Giảng giải (Chủ

giảng: Pháp sư Tịnh Không)

6- “Thập Thiện Nghiệp đạo” - Giảng giải (Chủ

giảng: Pháp sư Tịnh Không)

Đọc thêm:

7- Kinh Phật thuyết phụ mẫu ân trọng kinh (Về

hiếu dưỡng phụ mẫu)

8- A Nan vấn phật sự kiết hung (Về phụng sự sư

trưởng)

Bước 3: Đại thừa:

9- Phật thuyết đại thừa Vô Lượng thọ, Trang

nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Đẳng Giác Kinh (Chủ

giảng: Pháp sư Tịnh Không)

10- Kim cang giảng ký (Chủ giảng: Pháp sư Tịnh

Không)

11- Phát khởi Bồ tát chí nhạo thù thắng kinh (Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Không)

38 Trích: “Tịnh độ Đại Kinh Khoa Chú” – tập 11- Tịnh Không pháp sư

chủ giảng

Page 72: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

72

***

Page 73: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

73

PHẦN THỨ II

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

1. Về duyên (với người)

1.1. Quá nhiều “thiện tri thức” nên loạn tu 1.2. Thường thân cận ác tri thức

- Thích nghe lời nói nịnh bợ, ngọt ngào

- Thích thần thông

- Thích tu phước nên bảo cúng bái ở đâu để tiêu

nghiệp được phước liền theo ngay…

1.3. Dù có tìm được thiện tri thức cũng không thể “Y giáo phụng hành” (đây là phước đức);

Không thể y giáo phụng hành có hai nguyên nhân:

1- Hiểu sai nên hành sai

Ví dụ: Không phát tâm bồ đề mà chỉ một lòng

chuyên niệm nên không thể thành tựu.

“…Làm thế nào để cầu sanh Tịnh Độ? Trong kinh

Vô Lượng Thọ nói rất rõ: Phát Bồ Đề Tâm, Nhất

Hướng Niệm Phật. Nếu quý vị không phát Bồ Đề tâm,

chỉ nương vào nhất hướng chuyên niệm, kết quả không

thể vãng sanh, xin quý vị nên thận trọng.

Page 74: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

74

“…Ở niệm Phật đường của chúng ta hiện nay là

niệm Phật 24 giờ không gián đoạn, quanh năm suốt

tháng không gián đoạn, đã làm được “nhất hướng

chuyên niệm”, nhưng có thể vãng sanh hay không thì

còn phải xem chúng ta có phát tâm Bồ Đề hay không.

Nếu như không phát tâm Bồ Đề thì vẫn không thể vãng

sanh, một ngày 24 giờ niệm Phật cũng không thể vãng

sanh. Đây là điều chúng ta nhất định phải biết. Bởi vì

bạn chỉ làm được nhất hướng chuyên niệm, bạn chưa có

phát tâm Bồ Đề. Cho nên phát tâm Bồ Đề là vô cùng vô

cùng quan trọng.

“Phát tâm Bồ Đề” là chanh nhân của vãng sanh

Thế giới Tây Phương Cực Lạc. “Nhất hướng chuyên

niệm” là duyên. Nhân duyên đầy đủ thì bạn chắc chắn

được sanh Tịnh Độ. Đạo lý, chân tướng sự thật này

chúng ta đều phải làm cho rõ ràng, làm cho minh bạch,

không được hiểu sai ý của Phật…”39

Cho nên quan trọng nhất chính là tám chữ “Phát

tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”, đây là cương

lĩnh tu hành của bổn kinh, tám chữ này hợp lại là viên

tu viên chứng, thiên về một phía thì không được, nếu

như bạn thiên ở phát tâm Bồ Đề, thì không có một

lòng chuyên niệm, vậy không đúng. Một lòng chuyên

niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh,

cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm

phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.

39 Trích: Thái thượng cảm ứng thiên – VCD 31 – Chủ giảng: Tịnh Không Pháp

Page 75: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

75

* Nói về Tâm Bồ đề:

Nếu chúng ta muốn ngay trong một kiếp nầy thật

sư thành tựu được công phu niệm Phật. Lúc xử thế, tiếp

xúc với người, với vật, cái tâm duy nhất mà chúng ta cần

phải có đó là chân tâm.

✓ Khi bị người khác lừa dối, hiếp đáp thì thế nào?

Chúng ta phải nghĩ như vầy: “Đó là chuyện của họ,

không dính dáng gì với tôi cả. Việc của tôi là phải

dùng tâm chân thật đối xử lại. Vì sao? Bởi vì tôi quyết

định trong một kiếp nầy phải cầu vãng sanh Tịnh Độ”.

✓ Buông bỏ thị, phi, nhân, ngã, tham sân, si, mạn

Ngài Lý Bỉnh Nam nói: “Một vạn (10 ngàn)

người niệm Phật, thật sự có thể vãng sanh chỉ vài ba

người. Vì sao số người vãng sanh quá ít như thế? Vì

không phát tâm Bồ Đề nên tâm không thanh tịnh.

Bởi tâm không thanh tịnh nên còn thị phi nhân ngã,

tham, sân, si, mạn, nghi. Những thứ này không tương

ứng với thế giới Cực Lạc một chút nào”.

Tây Phương Cực Lạc là nơi câu hội của chư

thượng thiện nhân (chỗ ở của những người thiện lành

bậc nhất). Cho dù quý vị niệm Phật siêng năng đến đâu

hoặc một ngày có thể niệm đến trăm ngàn lần, nhưng

tâm của quý vị không thiện, làm sao có thể lên Tây

Phương ở cùng chỗ của bậc thượng thiện nhân? Do

đó “Phát Bồ Đề Tâm” quan trọng hơn cả việc “Nhất

hướng chuyên niệm” là như vậy.

Page 76: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

76

Người thật sự phát Bồ Đề tâm, khi lâm chung, một

niệm hoặc mười niệm quyết định sẽ vãng sanh. Vì sao?

Vì họ đã là người thượng thiện nhân rồi, đầy đủ phước

đức rồi. Chỉ cần chợt khởi tâm muốn vãng sanh là được

ngay. Cho nên những lời nói trong kinh điển, chúng

ta cần phải lưu ý, suy ngẫm kỹ lưỡng, tuyệt đối không

nên tụng niệm một cách hàm hồ.

Đoạn văn trên chúng ta nói đến chân tâm. Chân

tâm là Thể của Bồ Đề tâm, kế tiếp nói Thâm Tín là dụng

của Bồ Đề tâm.

✓ Đối với chúng sanh nhân từ, hiếu thiện hiếu đức

Tự dụng đối với chính mình là luôn giữ tâm hiếu

thiện hiếu đức (thích làm điều thiện, đức). Đối

với chúng sanh thì đại từ bi. Nhân từ, hiếu thiện hiếu

đức là việc làm không thể miễn cưỡng hoặc làm cho

có hình thức bên ngoài. Nó phải lưu xuất một cách tự

nhiên từ bên trong ra.

✓ Niệm niệm vì lợi ích chúng sanh

Cho nên người phát tâm Bồ Đề, mỗi khi khởi

tâm động niệm đều nghĩ đến việc làm lợi ích cho chúng

sanh phá mê khai ngộ, thoát khỏi cảnh khổ được an vui.

Không hề có một niệm nghĩ đến lợi ích cho cá

nhân mình. Nếu còn một niệm ích kỷ tự lợi, là còn ngã

chấp nặng nề, ngã chấp là gốc rễ của lục đạo luân hồi!

Không bứng sạch gốc rễ này thì không có cách nào ra

khỏi lục đạo.

Page 77: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

77

Không vì ta nữa mà vì chúng sanh, thì ngã chấp dần

dần sẽ tan nhạt. Không còn chấp trước cái thân này là

ta, hân hoan vui vẻ, an vui tự tại, vì chúng sanh, vì xã

hội. Không luận chúng ta ở một nơi nghề nghiệp nào,

đều là vì xã hội, vì chúng sanh phục vụ, đều là chân thật

làm đến được hy sinh phụng hiến. Trong hy sinh phụng

hiến nếu còn có ngã chấp cho rằng ta hy sinh, ta phụng

hiến, còn chưa quên được cái “ta” thì hy sinh, phụng

hiến đều không có. Pháp vốn như vậy, trong tự nhiên

chính là ta có cách làm như vậy. Cho nên phải đem cái

ta quên mất đi mới được, vì chúng sanh.

Cho nên ngay từ bây giờ, quý vị cần phải buông xả,

phải nghĩ đến người khác, nghĩ đến chúng sanh, đến

những người đang đau khổ, đang gặp nạn trên thế

giới, tuyệt đối không nên nghĩ chuyện lợi ích cho

riêng cá nhân mình nữa.

Trong suốt thời gian thuyết pháp đã qua, tôi nhiều

lần nhắc nhở quý vị phải phát Bồ Đề tâm.

Trong kinh điển, đức Thế Tôn cũng từng lặp đi lặp

lại không biết bao nhiêu ngàn lần. Vì sao Thế Tôn không

ngừng lặp lại như vậy? Bởi vì chúng sanh vẫn còn

chưa tỉnh thức, vẫn còn u mê. Thế Tôn vẫn phải lặp đi

lặp lại một cách không mệt mỏi để kêu gọi chúng ta. Một

khi quý vị phát khởi Bồ Đề tâm, liền được chư Phật

hộ trì.

Vì tâm của chư Phật là tâm Bồ Đề. Như vậy

tâm của quý vị sẽ cùng với tâm của chư Phật không hề

Page 78: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

78

khác nhau…”40

“…Trong kinh DIĐÀ Phật nói với chúng ta: “Bất

khả dĩ thiếu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh

bỉ quốc” (Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức

nhân duyên mà được sinh về cõi kia). Nếu chúng ta

trong một đời, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày từ

sáng tới tối ngày ngày đều chánh trợ song tu như vậy thì

thiện căn phước đức nhân duyên đã viên mãn, đã đầy

đủ…”

2- Vì giải đãi, biếng nhác mà không thể thực hành 3- Do hoàn cảnh khách quan xoay chuyển:

Bệnh tật, tan nạn, họa hại ập đến với bản thân hoặc

những người thân yêu nhất.

Đây đều là do phước đức kém nên phật dậy chúng

ta thường xuyên phải tích lũy công đức. (Đây chính là

mục Phát tâm Bồ đề mà Phật dậy)

2. Về cảnh (hoàn cảnh)

2.1. Thường thích những nơi xô bồ ồn náo 2.2. Giải đãi tu định, huệ

1- Thích đi làm từ thiện

“…Chúng ta xem thấy Phật p háp trong xã hội hiện

đại đúng là pháp sắp diệt như Đức Phật đã nói. Đừng

tưởng Phật pháp tại Đài Loan hưng thịnh phi thường,

tướng hưng thịnh ấy là gì? Giả chẳng thật đâu, có thể 40 Tịnh Không Pháp sư khai thị Pháp Môn Tịnh Độ

Page 79: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

79

nói Phật pháp tại Đài Loan náo nhiệt mà thôi, xưa kia

Lão cư sỹ Hoàng Niệm Tổ cụ chưa từng đến Đài Loan

giảng kinh thuyết pháp. Ở Đài Bắc đã công khai bảo

mọi người Phật pháp tại Đài Loan là giả chẳng phải

thật, Phật pháp chân chính nằm ở Hoa Lục.

Tôi đến Bắc Kinh thính chúng đem câu ấy hỏi tôi

Phật pháp tại Đài Loan có phải giả hay không? Chư vị

hãy để tâm quan sát một phen Phật pháp ở Đài Loan rút

cuộc là thật hay chỉ là giả? Phật pháp chân chính dạy

người liễu sanh tử thoát tam giới. Còn Phật pháp giả

dạy người tiếp tục gây tạo lục đạo luân hồi. Người Đài

Loan tu phước rất nhiều, người tu đạo rất ít.

Người tu phước nhiều thì phước báo tu được ấy sẽ

hưởng cách nào? Vấn đề này lớn lắm nghe, đời sau có

lại được làm người nữa hay không? Là một vấn đề lớn.

Đời sau nếu chẳng được làm thân người thì vẫn có

phước báo. Trong đường súc sanh có rất nhiều phước

báo đó chứ, chúng ta chẳng cần phải tự hào mình

phước báo rất lớn. Thật ra nghĩ lại bọn ta phước báo

không bằng súc sanh đó nha. Quý vị có thấy người

ngoại quốc nuôi con thú cưng chưa? Không ít người

phục vụ chăn sóc chúng, chúng ta đến những chỗ đó có

ai chiếu cố mình chăng, nghĩ ra mình phước báo chẳng

bằng chúng. Quý vị thấy những con mèo nhỏ, con chó

nhỏ đó được chăm sóc chu đáo thì phước báo của chúng

đó do đâu mà có? Do đời trước tu đấy, quan sát nhiều

sẽ hiểu rõ quý vị phải nên thức tỉnh….”

Page 80: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

80

“Tại sao có người làm phước thiện lại đọa tam ác

đạo?41

Người thông thường cho rằng mình đã làm được rất

nhiều việc tốt, cho rằng mình đã tu được rất nhiều công

đức, tôi thấy không phải vậy. Có rất nhiều người đang

rất nỗ lực tu công đức, làm việc tốt nhưng tương lai đều

phải đọa ba đường ác, do nguyên nhân gì vậy? Việc làm

đó của họ, họ cho là việc tốt nhưng thực sự không phải

là việc tốt, không những tương lai không được tốt mà

ngay trước mắt cũng không tốt, xem thấy dường như là

một việc tốt, kỳ thật đang làm sai.

Thí dụ đạo tràng Phật giáo chúng ta làm những

việc từ thiện, bạn nói xem có tốt hay không? Xã hội khen

ngợi, quốc gia còn tặng bạn một tấm biển lớn để bạn

treo lên, bạn đối với xã hội có cống hiến rất lớn, đó có

phải là việc tốt hay không? Xem thấy thì là việc tốt,

nhưng thực tế là việc sai. Sai ở chỗ nào vậy? Đạo tràng

của Phật giáo là làm những việc gì vậy? Là giáo dục

của Phật Đà, đây là bổn phận công việc của bạn, giống

như bạn thành lập một trường học, trường học làm

những việc gì? Thầy giáo và học trò ngày ngày phải lên

lớp, đây là việc chính. Hiện tại thầy giáo không dạy học,

học trò cũng không lên lớp, mỗi ngày đi làm những việc

từ thiện, vậy là việc tốt hay sao? Sai mục tiêu rồi, cách

làm như vậy thì vị hiệu trưởng đó sẽ bị cách chức, học

sinh sẽ bị khai trừ. 41 Trích “Nhận thức phật giáo”- Chủ giảng: Tịnh Không Pháp sư –Tại Boston Úc Châu - Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Page 81: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

81

Cho nên nhất định phải phân biệt chân vọng, tà

chánh, phải rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo”.

Ấn tống kinh sách là tu phước thù thắng nhất

“..Những việc từ thiện cứu tế, chúng ta có thể làm

tương đối ít, vì in kinh bố thí đã bao gồm từ thiện cứu tế

trong đó, thậm chí còn thù thắng hơn vì giúp người giác

ngộ.

Phật Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời giảng kinh nói

pháp, sự nghiệp từ thiện cứu tế thông thường thế gian,

Phật không có dù chỉ một xu.

Người xuất gia không nắm tiền trong tay, đời sống

mỗi ngày đi khất thực, chỉ một bình bát. Ấn Độ thuộc về

vùng nhiệt đới, ba y một bát là đủ. Dưới mỗi gốc cây chỉ

ngủ một đêm, mỗi ngày ăn một buổi, đời sống giản đơn.

Cho nên Phật không bố thí tài, Phật chỉ bố thí pháp.

Nếu nói bố thí tài thì nội tài bố thì có công đức thù

thắng hơn ngoại tài. Nội tài là thân thể, trí tuệ, mỗi ngày

giảng kinh nói pháp với mọi người, mỗi ngày cùng mọi

người giải đáp nghi nan, đó là bố thí nội tài. Ba loại bố

thí, Phật thảy đều đầy đủ.

Đối với vô uý bố thí, Thế Tôn thị hiện ra tướng hảo,

người Trung Quốc gọi là hào khí, người nước ngoài gọi

là từ trường. Từ trường của Phật Bồ tát thù thắng không

gì bằng, sau khi tiếp xúc từ trường của ngài, lòng bạn

liền cảm thấy bình lặng, đó là bố thí vô uý. Từ bi trí tuệ

của ngài lan tỏa, oai lực mạnh mẽ có thể khiến cho tất

Page 82: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

82

cả chúng sanh sanh tâm hoan hỉ, dừng hẳn phiền não.

Ngày nay chúng ta gọi hiện tượng này là chiêu cảm của

đức hạnh…”42

2- Thích đi du lịch các nơi di tích phật giáo, danh lam thắng cảnh chùa chiền

3- Thích đến những nơi pháp hội ồn náo

3. Về pháp môn tu

3.1. Chọn pháp môn không hợp thời, hợp cơ

3.2. Không chuyên nhất một môn, tạp tu:

- Thiền, tịnh song tu

- Thiền, tịnh, mật tam tu

- Bất niệm tự niệm

- Bổn nguyện niệm phật…

3.3. Không nhẫn nại trường thời huân tu:

- Không an nhẫn với chướng duyên

- Không nhẫn nại với pháp môn tu…

1- Phải an nhẫn với chướng duyên

“Chúng ta thấy ở trong “Văn sao” của Đại sư Ấn

Quang, xem thấy lão pháp sư có một đoạn văn tự, một

bức thư viết rất dài gởi cho cư sĩ Vệ Miên Châu. Vị cư sĩ

42 Trích: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật” – Chủ giảng: Tịnh Không

pháp sư

Page 83: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

83

này cũng là học dưới hội của lão pháp sư, tiếp nhận

truyền thụ Tam qui y, ông ấy gặp phải tai nạn, nhà bên

cạnh phát hoả, làm cho phòng ốc của nhà ông cháy rụi,

tài sản trở thành một đống tro, người vợ bởi vì việc này

mà qua đời. Nhà tan người mất, chính ông một ngày từ

sớm đến tối như ngây như dại, suốt ngày cứ ngu ngu khờ

khờ. Có đồng tu đem việc này nói với Đại sư Ấn Quang,

Đại sư Ấn Quang đã viết một bức thư rất dài để khai thị

chỉ bảo cho ông: “Nếu như người chân thật học Phật,

gặp phải tai nạn này, phải nên nghĩ được thông, tất cả

huyễn hoá vô thường thế gian. Ngày trước có nhà có

tích lũy thì còn có bận tâm, hiện tại một đám lửa cháy

sạch rồi, không phải càng tốt hay sao? Không còn bất

cứ việc gì, thì một lòng niệm Phật, quyết định vãng sanh.

Ý niệm vừa chuyển thì đám lửa này là tăng thượng

duyên tốt”.

Có mấy người ở trong tai nạn có thể chuyển tâm

được? Việc này nhất định phải tu nhẫn nhục Ba La Mật,

trí tuệ cao độ, ở trong tai nạn lớn là “Nghịch tăng

thượng duyên” không những đối với đạo nghiệp của

chính mình, trái lại xúc tiến, nâng cao, vậy thì chuẩn

xác.”43

2- Phải nhẫn nại với pháp môn tu

«…Chúng ta ở ngay trong quá trình học tập thường

43 Trích: Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng thọ - Trang nghiêm – Thanh

Tịnh – Bình đẳng – Giác Kinh - VCD 78 – Chủ giảng: Tịnh Không

pháp sư

Page 84: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

84

hay gặp một số đồng tu đến nói với tôi rằng, họ có nghe

một người nào đó nói, một vị pháp sư nào đó nói, phương

pháp niệm Phật của chúng ta đây vẫn chưa phải là tốt

nhất, phương pháp của họ còn thù thắng hơn chúng ta,

thế là tâm liền dao động. Đó là gì vậy? Bạn không có sức

định, người bên cạnh dùng quạt phẩy nhè nhẹ, thì bạn

liền dao động, thì bạn làm sao có thành tựu? Bạn nói

pháp môn này của họ tốt hơn chúng ta thì theo học với

họ, vừa qua được mấy ngày lại gặp một người khác,

người này lại nói phương pháp còn tốt hơn so với người

kia, vậy là bạn liền lại chạy qua bên đó.

Đứng núi này nhìn núi nọ, ngay trong một đời này

của bạn ngày ngày chuyển đổi pháp môn đến sau cùng

một môn cũng không thể thành tựu. Nói pháp môn này

cao, pháp môn kia thấp, vậy thì trên Kinh Kim Cang lời

Phật nói “Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”, phải

mau sửa đổi lại là “Pháp môn không bình đẳng, có cao

có thấp”, chính là cái ý này mà. Đây là bạn ngu si. Yêu

ma quỷ quái chỉ có thể dao động tâm người ngu si, vì sao

vậy? Vì họ không có chủ tể, họ không có sức định. Không

có chủ tể rất dễ bị thiệt thòi, rất dễ bị lừa gạt. Người tâm

có chủ tể, người có sức định, không thể bị dao động »44.

* “…Bốn loại người gặp được pháp môn Tịnh độ

- Loại thứ nhất: Là người thượng căn:

44 Trích: Phật thuyết đại thừa Vô Lượng thọ - Trang nghiêm – Thanh

Tịnh – Bình đẳng – Giác Kinh - VCD 78 – Chủ giảng: Tịnh Không

pháp sư

Page 85: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

85

Nghe rồi liền tin tưởng, tin rồi họ liền phát nguyện,

họ liền chăm chỉ nỗ lực tu học, y giáo phụng hành, ngay

trong đời này quyết định được sanh, đó là người thượng

thượng căn.

- Loại thứ hai: Là người kế một bậc không thể tự

động tự phát:

Rất dễ dàng lười biếng giải đãi, nên họ cần phải có

người khích lệ, cần phải có thiện tri thức đề cử, thì họ

làm được. Những người này họ chỉ cần được người

khích lệ thì họ cũng có thể phấn chấn đoạn ác tu thiện,

niệm Phật cầu sanh, vậy thì không vấn đề gì, cũng có

thể vãng sanh.

- Loại thứ ba: Loại người căn tánh thứ ba thì kém

một chút.

Phải có thiện tri thức, cần lao khẩn thiết khuyên

bảo hết lời, họ mới hồi đầu, tương đối không dễ. Cho

nên chúng sanh Diêm Phù Đề “Cang cường nan hóa” ,

thế nhưng Phật Bồ Tát thị hiện ở thế gian này, có khó

hơn các Ngài cũng không sợ, các Ngài có trí tuệ, có

phương tiện khéo léo, hết lời khuyên can để dạy bảo

chúng ta. Thời gian lâu dần, bạn ở trong xã hội bị nhiều

thiệt thòi, chịu nhiều lỗ lã, gặp rất nhiều chướng ngại,

thì mới chịu quay đầu lại, thì họ cũng có thể thành tựu.

- Loại thứ tư: Là người gặp được tri kiến bất chánh.

Chư Phật Bồ Tát đến khuyên bảo, họ cũng không thể

quay đầu. Loại này chúng ta xem thấy rất nhiều, ở trong

Page 86: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

86

Phật pháp sau khi học được vài năm thì đi học ngoại

đạo, Phật Bồ Tát đến giáo hoá họ, họ cũng không thể

quay đầu. Đó là do tập khí phiền não nghiệp chướng

của chính họ quá nặng, cùng với bên ngoài gặp phải ác

duyên, bên trong ác duyên cũng không ngoài danh vọng

lợi dưỡng, bên ngoài bị mê hoặc của danh vọng lợi

dưỡng, bên trong có Tham-Sân-Si-Mạn. Nội ngoại vừa

kết hợp thì bỏ đạo mà đi, thì liền đi mất, đó là việc vô

cùng đáng tiếc. Nhưng Phật không bỏ rơi họ, Phật vẫn

là đợi họ quay đầu, ngay đời này họ cũng không thể

quay đầu, thì chờ đời sau vậy, đời sau không quay đầu,

thì đợi đời sau nữa.

Thành thật mà nói, chúng ta không nên cười ngạo

người khác, mà chính bản thân chúng ta, bản thân mình

chính là loại người đó. Chúng ta không phải ngày nay

mới niệm A Di Đà Phật, không phải đời này mới tu Tịnh

Độ, ngay trong đời quá khứ đời đời kiếp kiếp, không biết

có bao nhiêu lần gặp được pháp môn này rồi nhưng vẫn

không thể thành tựu. Người ta vừa mê hoặc thì chúng ta

liền chạy đi, rồi rơi mãi cho đến hiện tại đây, rồi lại vẫn

ở nơi đây mà từ từ tu tập. Hy vọng rằng ngay đời này

thông minh một chút, không còn chạy rong nữa thì ngay

trong đời này chúng ta liền thành tựu”45.

4. Thứ tự tu học

Không tuân theo quy củ từ tiểu thừa lên đại thừa 45 Trích Thuyết giảng “Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ - Trang

Nghiêm - Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác kinh” – Tịnh Không pháp sư

chủ giảng lần thứ 10 – VCD 29

Page 87: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

87

4.1. Có người vì vô tình mà không biết thứ tự tu học

“…Nhiều người phát tâm gần như tốt đẹp mọi lẽ,

nhưng chẳng hiểu đạo lý xử thế, không hiểu lễ tiết, cử

chỉ, lời lẽ, hành vi thường gây mất lòng người khác, làm

sao có thể hoằng pháp cho được. Dẫu quý vị thông hiểu

Phật pháp cách mấy cũng chẳng được, không biết cách

xử sự!

Có rất nhiều người thật sự tu hành khá lắm, nhưng

đối với pháp thế gian là một tờ giấy trắng tinh, điều gì

cũng không biết. Vì thế, đối xử với kẻ khác đúng là dở

khóc dở cười. Người ấy có cố ý hay không? Chắc chắn

là vô ý! Do chưa từng học, nên chẳng hiểu đạo lý đãi

người xử thế. Vì vậy, pháp thế gian và xuất thế gian đều

phải thông đạt.

Chẳng thông đạt pháp thế gian, chắc chắn chẳng

thể độ chúng sanh. Lời nói, việc làm, cử chỉ của chính

mình khiến chúng sanh cảm thấy ngán ngẩm, dẫu đức

hạnh cao tới đâu đi nữa, ngay cả chuyện làm người mà

quý vị quá tệ thì còn nói gì được nữa? Do vậy, chúng ta

phải lưu ý điều này…”46.

4.2. Có người cố tình vượt cấp, không tuân theo thứ tự

“…Người hiện tại học Phật không có phương pháp,

tất cả đều không thực tế, chính là gì? Là vượt cấp,

không nương theo quy củ của Phật.

46 Trích: A DI ĐÀ Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa – Tập 47

Page 88: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

88

Sách Nho gia cũng không đọc, sách Đạo gia chúng

ta cũng không xem, lại coi thường Tiểu Thừa, vừa học

Phật bèn vào thẳng ngay Đại Thừa, là điều không thể

được. Lăn lộn với Đại Thừa suốt đời mà có thành tựu gì

hay chăng?

Kinh Vô Lượng Thọ giảng vào lúc nào? Giảng vào

thời Phương đẳng. Phía trước Phương đẳng có 12 năm

cơ sở A hàm. 12 năm này chúng ta lược bớt nó, không

học nữa, vậy có được không?

Cũng giống như nói đi học, chưa học tiểu học bỗng

chốc liền lên trung học, lỗi lầm chúng ta phạm phải là ở

điểm này. Cho nên nhất thiết phải học bù, phải bổ túc

thêm trước đó, không bổ túc sẽ không thành tựu được;

Do vậy nhất định phải từ Đệ tử quy, Cảm ứng thiên,

Thập thiện nghiệp để cắm rễ. Nếu như không phải từ

đây mà cắm rễ, quí vị học thêm 300 năm nữa cũng vô

ích. Quí vị có thể khai ngộ không? Chắc chắn không thể.

Quí vị có thể đắc định không? Không thể được..”47.

4.3. Kết quả không tuân theo thứ tự tu học

“…Không tin tưởng quí vị có thể thử thử xem, đến

tuổi tác quí vị già rồi, một đời chưa được thành tựu, hối

hận thì quá muộn rồi. Vốn có thể thành tựu, bản thân

không nghe lời, chúng ta bỏ qua Tiểu thừa, sơ suất mất.

47 Trích Tịnh độ Đại Kinh Diễn Giải – Tập 540 – Chủ giảng Tịnh

Không pháp sư

Page 89: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

89

Học vượt cấp bỏ Tiểu thừa, vào ngay đại thừa, có

thành tựu không?

- Đúng như Thanh Lương đại sư đã bảo: “Tăng

trưởng tà kiến”.

- Nay chúng tôi nói cho dễ nghe hơn một chút: Kiến

thức Phật học rất phong phú giúp cho kẻ ấy ăn nói linh

hoạt, giúp kẻ ấy viết lách; Ngoại trừ việc ấy ra, đối với

đức hạnh, tu trì, tâm thanh tịnh, trí huệ, kẻ ấy hoàn toàn

không có gì!

Chúng ta thường thấy người học Phật, bất luận xuất

gia hay tại gia: Khi chưa thông đạt Phật pháp, họ rất

thật thà, rất kiền thành; Nhưng hiểu được chút ít Phật

pháp rồi bèn kiêu căng ngã mạn, coi thường người khác,

vậy là sai mất rồi! Không những học Phật sai mà học

Nho cũng sai luôn!

Nho gia nói rất hay: “Học vấn thâm thời ý khí

bình” (Lúc học vấn sâu xa, tính tình điềm đạm). Học

vấn của một người phải nhìn từ đâu? Tâm bình khí hòa

thì người ấy có học vấn. Viết thì một tay văn chương lỗi

lạc, giảng đến nỗi hoa trời rơi lả tả, nhưng trong tâm

ngạo nghễ, ngã mạn, ghen ghét, nóng giận, người ấy có

học vấn hay chăng? Không có học vấn, đó là kiến thức

nông cạn!

Quý vị muốn tu học pháp thế gian, xuất thế gian vì

sao tu học lại trở thành như vậy? Do đánh mất cơ sở,

Page 90: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

90

không chiếu theo cơ sở ấy để tu học!”48

Không tuân lời Phật dậy:

“…Họ sẽ phải tự học lấy những bài học trong lầm

lỗi, trong đau khổ. Thí dụ như một người muốn đi từ quê

lên tỉnh. Y có thể đi theo các đường lộ xây cất sẵn sàng,

theo bản đồ chỉ dẫn. Nhưng có người cứ khăng khăng đi

theo ý mình bất tuân theo luật lệ, đường dọn sẵn không

đi, bản đồ có sẵn không thèm nhìn. Y sẽ đi vào rừng,

dẫm lên gai góc, đau đớn, lạc lối lung tung. Sau đó, mới

ý thức được sự ngu xuẩn của mình. Đời là một bài học

vô cùng quý giá mà ai cũng phải học...”49

5. Kết luận: Về nguyên nhân & cách giải quyết

5.1. Nguyên nhân sự tu học không thành tựu

Đây là do “Thiện căn, phước đức, nhân duyên”

không đủ. “Mạt pháp chúng sanh phước huệ thiển bạc”

“Cấu chướng thâm trọng”: Là nói chúng ta phước cạn,

huệ mỏng; “Cấu” là ô nhiễm, “chướng” là nghiệp

chướng, rất sâu, rất nặng.

- Thiện căn: “Cấu chướng thâm trọng”, “Huệ

mỏng” là nghiệp chướng ô nhiễm nặng nên lòng tin

kém, đọc kinh nghe pháp cũng không thể lý giải; Không

phân biệt được đâu là thiện tri thức, ác tri thức .

- Phước đức: Phước bạc nên bị hoàn cảnh xoay

48 Trích Sa Di Luật nghi yếu lược – Chủ giảng Tịnh Không Pháp sư 49 Trích Hành trình về phương đông

Page 91: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

91

chuyển; Dù có tìm được thiện tri thức cũng không “Y

giáo phụng hành”.

- Nhân duyên: Gặp thiện hữu tri thức đã khó, cho dù

gặp được cũng không y theo phụng hành nên cũng như

không mà thôi.

5.2. Cách giải quyết:

Tăng trưởng “Thiện căn”, “Phước đức”, “Nhân

duyên”?

1-Tăng trưởng thiện căn

* Làm sao để tăng trưởng lòng tin?

Nghe kinh, nghe pháp cho nhiều vào. Khi nào đủ

lòng tin thì kinh, pháp có thể buông. Làm thế nào để biết

đủ lòng tin với Phật Bồ tát? Y Giáo phụng hành;

“…Nghe tịnh độ tam kinh cho nhiều băng catset

chúng tôi nơi đây cả thảy đều có cả. Nghe đi nghe lại

từng biến từng biến nghe, nghe kinh để làm gì? Công

đức nghe kinh là đoạn nghi sanh tín giúp anh sanh khởi

tin sâu nguyện thiết giá như tôi đã thật sự tin rồi thật có

thiết nguyện rồi thì kinh có nghe hay không chẳng quan

hệ cho nên nghe kinh đọc kinh mục đích là đoạn nghi

sanh tín phải biết đạo lý này nếu có nghi thì kinh không

thể nào không nghe, nếu anh không nghe thì cái gốc

nghi không đoạn tương lai sẽ làm trở ngại sự vãng sanh

của anh.

Thật sự tin, thật sự phát nguyện thì kinh có niệm

Page 92: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

92

hay không niệm cũng chẳng quan hệ lúc đó quan trọng

nhất là một câu danh hiệu danh hiệu là quan trọng nhất.

Danh hiệu là niệm càng nhiều tương lai phẩm vị anh

càng cao đạo lý là ở chỗ này, tu tịnh nghiệp giả bất khả,

bất nghi, giả đấy tức là những người niệm phật cầu vãng

sanh không thể nào không biết đạo lý này”50.

*Thế nào là tin Phật?

« …Tin Phật, việc này khó lắm, rất khó. Tôi học

Phật 7 năm, sau đó phát tâm xuất gia. Sau khi vừa xuất

gia liền bắt đầu giảng kinh dạy ở Phật Học Viện, 2 năm

sau khi giảng kinh tôi mới thọ giới. Sau khi thọ giới

xong, tôi đến Đài Trung thăm Lý lão sư. Vừa mới gặp

mặt chưa nói lời nào Ngài liền chỉ vào tôi nói.

- Ông phải tin Phật.

Tôi ngây người ra một lát. Thầy liền giải thích cho

tôi nghe, nói rõ cho tôi.

- Tin Phật không đơn giản, không phải nói hiện nay

bạn đã xuất gia, đã thọ giới rồi, hơn nữa đã đang làm

công việc hoằng pháp, chưa chắc là thật sự tin Phật. Có

người cả một đời xuất gia, 80-90 năm vẫn không tin

Phật.

Cái tiêu chuẩn của ông tin Phật đó là gì?

Lời Phật nói trong kinh, bạn thảy đều làm được hết

50 Trích: Khai thị 1 - Chủ giảng: Tịnh Không Pháp sư -

niemphatduongtinhnghiem

Page 93: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

93

mới gọi là tin Phật.

Bạn là người chưa làm được tức là bạn không tin.

Đã tin thì đâu có lí nào mà không làm, không chịu làm

chính là không chịu tin tưởng. Cho nên Ngài nói với tôi

“tin Phật”, hai chữ này khó lắm, rất khó. Thế Tôn trong

“Kinh Hoa Nghiêm” trong “Đại Trí Độ Luận” đều nói

rõ “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu”iii. Tín tâm thành

tựu thì không có việc nào mà chẳng thành tựu. Chúng ta

tu hành chứng quả, tín tâm là cội nguồn, là cội gốc. Bạn

không có tín tâm kiên cố, thì sao bạn có thể thành tựu

được?»

2- Phải tích lũy công đức

“…Trong bốn mươi tám nguyện, nguyện thứ mười

tám là “Mười niệm ắt sanh” là nói về mười niệm lúc

lâm chung. Lâm chung mà có thể niệm Phật cũng chẳng

đơn giản, ắt phải hội đủ ba điều kiện:

1. Thần trí tỉnh táo.

2. Có thiện tri thức nhắc nhở đúng lúc.

3. Nghe xong có thể thật sự làm theo.

Chẳng phải ai cũng có đủ ba điều kiện trên đây,

nhất định lúc bình thường phải nỗ lực.

* Để lâm chung thần thức tỉnh táo

Hễ mê hoặc liền đọa vào tam ác đạo. Nếu thần trí

tỉnh táo, sẽ chẳng đọa trong tam đồ. Vì thế, lúc bình

thường phải giữ lòng làm lợi chúng sanh, tu phước

Page 94: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

94

làm đầu.

Do đó, muốn niệm được một cầu Phật hiệu lúc lâm

chúng khi trút hơi thở cuối cùng thì thần thức phải tỉnh

táo, muốn thần thức tỉnh táo phải có đại phước báu lúc

lâm chung.

- Muốn có đại phước báu lúc lâm chúng phải “Với

người không tranh, với sự không cầu”.

- Muốn với người không tranh với sự không cầu

phải bỏ được ‘Ngã tham”, bỏ được “Ngã mạn”.

- Muốn bỏ tham phải lìa bỏ “Ngũ dục”, “Lục

trần”; Phải bỏ “Ngã kiến”, bỏ thành kiến của mình, bỏ

mạn, tập tôn trọng người.

- Muốn lìa bỏ “Ngũ dục”, “Lục trần” phải bố thí,

vậy là lại quay lại vòng đầu là phục phiền não không

cho tâm tham, tâm sân khởi tác dụng.

- Muốn được vậy lại phải “Y giáo phụng hành” bắt

đầu “Đệ tử quy”, “Thái thượng cảm ứng thiên”, “Công

quá cách”, “Thập thiện nghiệp đạo kinh”...

Đây chính là đoạn ác tu thiện, chân thật làm đến

được, làm được có thành tích, đoạn tất cả ác, tu tất cả

thiện, cả đời tu phước. Cho nên cổ đức thường hay nói

với chúng ta, nhất là các tổ sư đại đức trong nhà Phật,

dạy chúng ta cả đời tu phước, không nên hưởng phước,

để phước báo lưu lại sau cùng khi lâm chung hưởng, khi

lâm chung hưởng cái phước gì vậy? Tâm không điên

Page 95: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

95

đảo, chánh niệm hiện tiền, đó là đại phước báo lúc lâm

chung.

* Có thiện tri thức nhắc nhở đúng lúc

Có đại phước đức thì có thể có đại nhân duyên, liền

sẽ có tăng thượng duyên, không có đại phước đức, cái

nhân duyên này liền không có, nhân duyên là cái gì?

Khi sắp lâm chung gặp thiện tri thức giúp bạn trợ niệm.

Cho nên trợ niệm, đối với phàm phu học Phật của

chúng ta mà nói là vô cùng quan trọng. Trợ niệm ở vào

lúc nào? Khi người bệnh nặng, vào lúc nguy cấp, thế

nhưng thần chí của họ rất rõ ràng, vào lúc này giúp họ

trợ niệm, sau khi họ dứt hơi rồi, trợ niệm này tốt nhất có

thể kéo dài 12 giờ đồng hồ, chí ít cũng phải giúp họ trợ

niệm 8 giờ đồng hồ, đây là trợ niệm thông thường.

* Nghe xong có thể thật sự làm theo.

Khi thiện hữu ở bên cạnh phải nhắc nhở họ, “A Di

Đà Phật đến thì theo ngài đi, không phải A Di Đà Phật,

cho dù là Phật Bồ Tát nào, đều không nên để ý đến, đều

không nên quan tâm đến họ”, khuyên họ thành thật niệm

Phật, nhất tâm niệm Phật, cầu sah Tịnh Độ.

Lâm chung chỉ khai thị mấy câu nói như vậy. Vào

lúc đó không thể đọc kinh, kinh văn quá dài, càng tụng

đầu óc của họ càng loạn, vậy thì đáng lo. Ý niệm của họ

vừa chuyển, cảnh giới đó của họ liền không còn.

3- Nhân duyên

Page 96: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

96

“...Người gặp được chánh pháp, chúng ta xem thấy

người thoái tâm quá nhiều, vì sao họ có thể thoái tâm?

Thiện căn, phước đức, nhân duyên không đầy đủ. Ba

điều kiện này, có một điều kiện không đầy đủ, họ liền

thoái tâm, còn như ba điều kiện đều không đầy đủ, thì

nhất định bị thoái chuyển. Cho nên chính chúng ta nếu

muốn ở trên đạo nghiệp giữ được không thoái chuyển thì

bạn phải đặc biệt đề cao cảnh giác. Nếu như thiện căn,

phước đức của chúng ta kém một chút, nhưng bù lại có

duyên thù thắng thì được, vẫn không nên lo.

Cái gì gọi là duyên?

* Với cảnh (hoàn cảnh):

Đọc kinh mỗi ngày không gián đoạn, niệm Phật mỗi

ngày không gián đoạn. Vào đầu năm dân quốc, Trung

Quốc có một đạo tràng niệm Phật tên là Linh Nham Sơn

ở Tô Châu là đạo tràng của Ấn Tổ51. Đạo tràng này làm

Phật thất suốt năm, mỗi ngày đều trì Phật thất, một năm

360 ngày không gián đoạn, đây gọi là duyên. Bạn thấy

một người bước vào niệm Phật đường niệm Phật, một

năm 360 ngày, mỗi ngày đều là Phật thất không gián

đoạn, trong lòng nghĩ đến Phật, trong miệng niệm danh

hiệu Phật, thì sao họ không thành Phật chứ, đương

nhiên thành Phật, đó chính là duyên thù thắng.

Giả như họ sau khi niệm được hai ba năm danh

hiệu Phật, lại rời khỏi Niệm Phật Đường đi đến nơi 51 Tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa, tương truyền Ngài là Đại

Thế Chí Bồ Tát tái lai

Page 97: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

97

khác, lại chuyển đổi, thoái tâm rồi, nghe qua người này

có cách nói của người này, người kia có cách nói của

người kia, họ liền thay đổi chủ ý. Bạn thấy như vậy

chẳng phải là duyên không đồng nhau hay sao?…”52

* Với duyên (với người)

Chúng ta đã có nhân duyên gặp được minh sư, đó là

A DI ĐÀ PHẬT, thông qua Kinh Vô Lượng Thọ - Chủ

giảng: Lão Pháp sư Thượng Tịnh Hạ Không. Và bây giờ

nhiệm vụ là “Y giáo phụng hành”: Một thiện tri thức,

một pháp môn tu là Tịnh độ, và một Bộ kinh là Vô

lượng thọ, sau khi đã học xong bài khóa nhân gian cần

thiết như trên;

6. Bí quyết tu hành

6.1. Chính là công phu buông bỏ

“…Tu hành thực chất là công phu buông bỏ: “Con

người đến thế gian này vốn dĩ nhằm mục đích học tập.

Học tập cái gì? Học tập buông bỏ.

1- Không khống chế người vật việc

“…Chúng ta thường hay phạm sai lầm, làm sai, đều

cho rằng chúng ta phải biến đổi người khác thành chúng

ta, muốn đi đồng hóa họ, cái quan niệm này sai lầm. Tôi

ở ngay trong lúc giảng dạy thường hay nhắc nhở các vị,

chúng ta nhất định phải buông bỏ đối với người, với

việc, với vật, tất cả những quan niệm khống chế, phải

52 Giảng giải Kinh VLT - VCD 01 – Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Page 98: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

98

buông bỏ ý niệm chiếm hữu đối với tất cả người, tất cả

việc, tất cả vật, bạn mới có thể vào được Hỷ Niên Hoa

Hội của chư Phật Như Lai. Còn như bạn còn có ý niệm

đi khống chế người khác, chiếm hữu tất cả sự vật, bạn

vĩnh viễn là phàm phu sáu cõi, bạn không vào được

cảnh giới của Phật.

2- Mọi thứ đều nên tan nhạt dần

Nhìn thấu buông bỏ, cũng chính là nói ngay trong

một đời này của chúng ta, đối với tất cả mọi người, mọi

việc, mọi vật, phải thấy nhạt đi một chút, không nên quá

chấp trước. Phàm mọi việc phải học lớn hoá nhỏ, nhỏ

hoá không, không nên chấp trước từng ly từng tí, thì

công phu chúng ta mới có lực.

Còn như mọi thứ đều rất chăm chỉ, mọi thứ đều so

đo tính toán, vậy thì rất đáng lo, vì nếu bạn muốn đạt

đến công phu, thì tương đối không dễ dàng. Việc gì cũng

nên qua loa, có cũng tốt, không có cũng tốt, thiệt thòi

cũng tốt, chịu lỗ cũng tốt, bị chiếm tiện nghi cũng tốt,

thứ gì cũng đều tốt. Không nên tính toán, cũng không

cần phải hỏi qua. Chân thật là nhiều một việc không

bằng ít đi một việc, ít đi một việc không bằng không có

việc gì, tất cả tuỳ duyên qua ngày thì tốt”

6.2. Buông bỏ sẽ giúp nhìn thấu

Tôi học Phật, thực tế mà nói gặp được duyên may,

vị thầy thứ nhất của tôi là đại sư Chương Gia, ngày đầu

tiên ngài dạy tôi “nhìn thấu, buông bỏ”.

Page 99: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

99

Nhìn thấu buông bỏ chính là bí quyết tu hành chứng

quả của tất cả chư Phật. Buông bỏ giúp mình nhìn thấu,

nhìn thấu giúp mình buông bỏ. Buông bỏ vọng tưởng,

buông bỏ phân biệt, buông bỏ chấp trước.

* Nhìn thấu là trí tuệ

Nhìn thấu là trí tuệ, trí tuệ của bạn liền khai, bạn

liền thông đạt tường tận, rõ ràng thông suốt tất cả các

pháp là nhìn thấu.

Vì tất cả vấn đề của thế xuất thế gian, chỉ có trí tuệ

mới có thể giải quyết, ngoài trí tuệ ra không có phương

pháp thứ hai có thể giải quyết vấn đề; Cho nên Phật

pháp giảng về trí, giảng về giác, không thể thiếu thứ

này, phải chánh giác.

Chúng ta nói thiết thực hơn: Để giải quyết vấn đề

bản thân hiện tại của chúng ta, giải quyết vấn đề sinh

hoạt ngay trước mắt ta, làm cho đời sống của ta trải qua

được tự tại, trải qua mỹ mãn, trải qua hạnh phúc; Mở

rộng ra là để giải quyết sự việc gia đình của ta, giải

quyết việc công tác của ta, giải quyết cả những vấn đề

của xã hội, thì phải có trí tuệ chân thật. Do đó, trong trí

tuệ xen tạp phiền não thì không thể giải quyết vấn đề.

Cho nên nhìn thấu và buông bỏ tương trợ lẫn nhau,

nhìn thấu giúp chúng ta buông bỏ, buông bỏ giúp chúng

ta nhìn thấu

Nếu như bạn không thể buông bỏ, thì bạn không

cách gì nhìn thấu, hay nói cách khác, bạn không thể

Page 100: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

100

khai trí tuệ, bạn học có nhiều thứ hơn, nghiên cứu có

nhiều hơn, trong Phật pháp gọi là Thế Trí Biện

Thông. Thế Trí Biện Thông là sở tri chướng, bạn không

thể buông bỏ là phiền não chướng, hai chướng này nhất

định là chướng ngại trí tuệ Bát Nhã của tự tánh đức

năng của bạn.

Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then

chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần

phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì

vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không

ngừng. Vì sao không buông xuống được? Chưa thấy

thấu suốt!..” 53

HẾT

53 Trích “Buông bỏ chấp trước mới thoát khỏi luân hồi” – Tịnh Không

pháp sư chủ giảng

Page 101: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

VÌ SAO THỜI NAY TU HỌC ÍT THÀNH TỰU?

101

i Ngữ Lục là bạch thoại đời xưa, thời bấy giờ ghi theo tiếng

nói của chư Tổ, một số chỉ có âm mà không có chữ, những

tiếng này không có trong tự điển ngày nay, nên dịch ngữ

lục khó hơn dịch kinh, vả lại, ý của chư Tổ không phải ở nơi

lời nói.

Cũng như hỏi: “Thế nào là Phật Pháp”, Đáp “3 cân mè”;

“Thế nào là ý của tổ sư từ Tây trúc đến”; Đáp: “Cây bách

trước sân”…..

….Quí vị có lẽ nghe nói trà Triệu Châu trong thiền tông (ý

nghĩa không phải hiểu), hoà thượng Triệu Châu, khi người ta

đến thăm Ngài, “Uống trà đi”, Ngài chỉ có một câu này, đã độ

hoá tất cả chúng sanh. Bạn không nên cho rằng “Uống trà đi”,

được, bạn đi xếp ly trà thật, để uống trà. Câu “Uống trà đi” đó

của Ngài chính là bảo bạn trong cuộc sống thường ngày, trong

việc ăn uống sinh hoạt, không để lại ấn tượng, không phân

biệt, không chấp trước, có thứ nào mà chẳng phải là thiền? Có

thứ nào mà chẳng phải là công phu? Chỉ cần ở trong tất cả

pháp, không phân biệt, không chấp trước, không để lại ấn

tượng, chính là vô trụ. Mới có một chút phân biệt, chấp trước,

thì tâm của bạn liền có trụ, có trụ là hỏng rồi, có trụ thì sinh

phiền não, sẽ khởi chướng ngại, vô trụ mới tương ưng với

pháp tánh. (Giảng giải Phật thuyết đại thừa Vô Lượng Thọ,

Trang nghiêm, Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác Kinh – VCD 01-

Chủ giảng Tịnh Không Pháp sư).

iii Tín vi đạo nguyên công đức mẫu: Lòng tin là bước đầu vào

đạo, là mẹ của của tất cả công đức (Niệm Phật Thập yếu- Hòa

Thượng Thích Thiền Tâm).

Page 102: CHIA SẺ PHẬT PHÁP - static.webpie.netstatic.webpie.net/files/26/_p/939/vi-sao-thoi-nay-tu-hoc-it-thanh-tuu.pdf · [kinh điển tạo thành] bộ Vãn Tình Tập, Ngài sao

CHIA SẺ GIÁO PHÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

102

HỒI HƯỚNG

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật tịnh độ

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có ai thấy nghe

Cùng phát tâm bồ đề

Hết một báo thân này

Đồng sanh Cực lạc quốc.

NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ

ĐẠI BI A DI ĐÀ PHẬT