cfo chuong trinh dao tao1

7
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH HOTLINE TP.HCM: 0904 95 93 93 HÀ NỘI: 0904 92 22 11

Upload: kethao

Post on 16-Jul-2015

101 views

Category:

Documents


16 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cfo   chuong trinh dao tao1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

HOTLINE

TP.HCM: 0904 95 93 93HÀ NỘI: 0904 92 22 11

Page 2: Cfo   chuong trinh dao tao1

CFO – cột chống lưng của CEO trong khủng hoảng tài chính.

Nếu CEO dựa vào thị trường để định hướng đi cho doanh nghiệp thì CFO chính là bánh lái của doanh nghiệp đó. Ở nhiều góc độ khác, CFO được ví như là Bác sĩ của doanh nghiệp, phân tích đánh giá tình hình tài chính, phát hiện ra “bệnh” để “kê đơn” kịp thời, nhằm đảm bảo “sức khỏe” tài chính cho doanh nghiệp. Tựu chung lại, trong mọi thời đại, CFO luôn xứng đáng được coi là “cột chống lưng của CEO”. Vai trò “chống lưng” đó càng thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.

Về góc độ ổn định hoạt động cho công ty thì CFO là người canh giữ và chèo lái trong mọi tình huống khó khăn về tài chính, giúp cho CEO vững tâm thực hiện những chiến lược “tấn công” dài hạn hay trung hạn. Từ đó giúp mọi hoạt động của công ty hoạt động ổn định và chiến thắng trong cạnh tranh.

Về góc độ giàu có của công ty, CFO là người tối đa hóa thu nhập cho công ty. Xét cho cùng, mục đích cao cả nhất của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận cao cho người sở hữu. Trong việc tối đa hóa lợi nhuận cho công ty thì “cách tiêu tiền” quan trong hơn “khả năng kiếm tiền”. Phòng kinh doanh tạo ra doanh thu, phòng nhân sự chỉ tạo ra chi phí, chỉ có phòng tài chính là bộ phận có chức năng tính toán chi tiêu sao cho tổng thu nhập của chủ công ty (hoặc cổ đông) là cao nhất.

Về góc độ nắm bắt cơ hội và tăng năng lực cạnh tranh: Việc giữ ổn định cho một “con tàu” tiến thận trong là trách nhiệm cơ bản nhất của một CFO. Nhưng chỉ dừng tại đó là chưa đủ, một CFO thành công là người biết sử dụng công cụ và kỹ năng giúp cho công ty cán những cột mốc đột phá. Để làm được như vậy, CFO cần huy động vốn kịp thời với giá rẻ, tính toán từng đồng vốn hiệu quả, đưa ra những quyết định đầu tư thông minh. Một quyết định đầu tư thông minh sẽ của CFO có thể làm thay đổi cục diện thị trường và đưa công ty vươn lên tầm cao mới.

Mặt khác trong khủng hoảng tài chính, rất nhiều doanh nghiệp không biết bám víu vào đâu thì một CFO giỏi sẽ giúp công ty ổn định tình hình vượt và kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh từ tay đối thủ trong khi họ đang luẩn quẩn giải quyết vấn đề ổn định công ty.

Về khía cạnh truyền thông: CFO là người tạo dựng uy tín và niềm tin của cộng đồng tài chính, đầu tư, kinh doanh và báo chí...thông qua những cuộc ngoại giao mang tính chất kinh tế cực kì “nhạy cảm”, về quyền lợi kinh tế, nguồn vốn, ngân sách…

Không chỉ thế, các quyết định của CFO có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và tâm lý của toàn bộ nhân viên và các phòng ban khác. Nếu đó là ảnh hưởng tích cực sẽ tạo cho toàn bộ nhân viên có động lực làm việc hăng say hơn. Đôi khi có những quyết định ảnh hưởng tiêu cực thì CFO phải có những động thái chứng minh và tạo niềm tin cho nhân viên.

Về góc độ cá nhân: CFO là một vị trí yêu cầu một người năng động, giỏi chuyên môn, ứng biến nhanh và rất quan trọng trong doanh nghiệp đặc biệt trong khủng hoảng.

một CFO không chỉ giỏi về khả năng chuyên môn mà họ còn là người hội tủ bản lĩnh và tố chất của một giám đốc. CFO chính một nhà hoạch định chiến lược và suy nghĩ như là thành viên chủ chốt của hội đồng quản trị.

Hầu hết trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang không có chức vụ CFO, như vậy không có nghĩa là chức năng Quản trị tài chính là không quan trọng và không có trong công ty. Chức năng này đang ẩn mình dưới các hoạt động của CEO hay Kế toán trưởng và vì thế chưa phát huy được sức mạnh toàn diện. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã khiến các CEO cân nhắc về chức năng này một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Một vài công ty đã cử Kế toán trưởng đi học, một số khác có thể thành lập chức danh CFO… dù thế nào đi nữa chức năng CFO trong công ty Việt đang từng ngày khảng định vị trí không thể thiếu của nó.

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ - Giám đốc Tài chính (CFO) - Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, chuyên viên kế toán, chuyên viên tài chính, chuyên viên phân tích đầu tư, hoặc những người đang giữ vai trò như một Giám đốc tài chính trong doanh nghiệp.- Những người có hoài bão trở thành Giám đốc Tài chính trong tương lai.

THÔNG TIN KHAI GIẢNG Ngày khai giảng: TP.HCM: 10/07/2013 Hà Nội: 17/07/2013 Lịch học: TP.HCM : thứ 3, 5 Hà Nội: thứ 2, 6Giờ học 18h00 - 21h00Phí tham dự: 11.600.000 VNĐPhí ưu đãi: 10.600.000 VNĐ(Áp dụng cho học viên ghi danh và nộp học phí trước ngày khai giảng 2 tuần hoặc theo nhóm 3 người trở lên)Đăng ký tại đây: http://fsb.edu.vn/pub/cfo.html

* Nền tảng cho mọi hoạt động ổn định của công ty. * Giải pháp cốt lõi cho thời khủng hoảng. * Tối đa hóa lợi nhuận công ty. * Tăng giá trị của công ty trên thị trường.

[3]Đến môi trường thực tiễn lớn, học những người thầy lớn, để làm việc lớn và có những người bạn lớn

Page 3: Cfo   chuong trinh dao tao1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH CHUYÊN NGHIỆPPROFESSIONAL CHIEF FINANCIAL OFFICER - CFO

Giảng Viên –CFO Hồ Chí Minh

MODULE 1KHỞI NGHIỆP CFOTHE ROAD TO CFO: HOW TO STEER YOUR CAREER IN THE RIGHT DIRECTION

Chuyên đề 1Vip talk 1

Chân dung Giám đốc Tài chính chuyên nghiệpResidence week: CFO in the 21th CenturyPainting a Portrait of the Changing Role of the Chief Financial Offi cer

Nguyễn Đình Hùng – Phó tổng giám đốc FPT

Telecom HCM

Chuyên đề 2Thị trường tài chính và phân tích kinh tế vĩ môVietnam’s fi nancial market: situation and challenging

Nguyễn Thanh Minh

Chuyên đề 3(VIP Talk chia sẻ)

Cập nhật chế độ chính sách thuế hiện hành - chia sẻ các giải pháp tránh thuế hợp phápCorporate Tax System and Solutions for Tax Avoidance

Guest from KPMG

MODULE 2CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNHTHE CFO AS AN ANALYSIS AND ADVISOR CFO

Chuyên đề 4Phân tích báo cáo tài chínhFinancial Statement Analysis

Nguyễn Bảo Linh;

Đinh Tấn Tưởng

Chuyên đề 5Kế hoạch ngân sách và kiểm soát tài chínhBudget planning & fi nancial control

Chuyên đề 6Ra quyết định dựa trên hệ thống thông tin tài chínhFinancial Information System in Decision-making Process

Chuyên đề 7Phân tích và thẩm định dự án đầu tưInvestment Project Analysis and Appraisal

MODULE 3CHIẾN SĨ CHỐNG LÃNG PHÍTHE CFO AS WARRIOR AGAINST WASTE CFO

Chuyên đề 8Tư duy lean trong tiết giảm chi phíLean thinking to reduce cost

Nguyễn Thanh BìnhChuyên đề 9

Phân phối lợi nhuận và quán trị chi phí hiệu quảRevenue & cost management

Chuyên đề 10Kỹ năng đàm phán dành cho Giám đốc Tài chínhNegotiation: the art of the deal!

Bùi Trọng Giao; Đào Xuân Khương

MODULE 4BẬC THẦY VỀ ĐO LƯỜNGTHE CFO AS MASTER OF MEASUREMENT CFO

Chuyên đề 11KPIs - công cụ hữu hiệu tạo dựng môi trường tài chính minh bạchUsing KPIs to create a transparent organization Nguyễn Hồng Hà – FPT

Nguyễn Thanh BìnhChuyên đề 12

Xây dựng và Phát triển mô hình kiểm soát tài chính nội bộBuilding & developing the fi nancial internal control

Chuyên đề 13Cẩm nang và chiến lược quản trị thời gian và stress hiệu quả cho CFOBuilding Productivity: time & stress managemetn strategies for CFOs

MODULE 5NGƯỜI KIỂM SOÁT RỦI ROTHE CFO AS REGULATOR OF RISK CFO

Chuyên đề 14Quản trị rủi ro tài chínhFinancial risk management Lê Thẩm Dương;

Đinh Tấn TưởngChuyên đề 15

Quản trị vốn & chiến lược cổ tứcDividend & capital management strategy

VIP Talk 2Certifi cate Pre-

sentation

Kỹ năng tạo dựng mạng lưới quan hệ chiến lược: cây đũa thần để nắm giữ vị trí CEONetworking skills as a magic wand to become CEOLỄ TRAO CHỨNG CHỈ KHÓA HỌC

Nguyễn Hữu Lộc;Hoàng Minh Châu

NỘI DUNG CHI TIẾT

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CFO

Tỷ số thanh khoản hiện hành

(Current Ratio) CR

Tỷ số thanh toán nhanh(Quick test, acid test)

QT=AT

CÁC TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Mục tiêu chủ đạo của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị của cải của chủ công ty (cổ đông) trong dài hạn chứ không phải là tối đa hóa các thước đo kế toán. Dù vậy, các số liệu kế toán lại tác động lên giá cổ phiếu, thể hiện sự hoạt động của công ty và dự đoán công ty sẽ đi đến đâu. Các phân tích tài chính bao gồm: so sánh tình hình hoạt động giữa các công ty và đánh giá xu hướng, vị trí của công ty theo thời gian.

Tỷ số quan trọng nhất là tỷ suất sinh lời trên vốn

chủ sở hữu (ROE, Return On Equity), đây là thu nhập thuần

của các cổ đông nắm cổ phiếu phổ thông chia cho tổng vốn chủ sở hữu công

ty. ROE cao thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng. Ngoài ra còn có một số tỷ số khác,

nhà quản trị sử dụng các tỷ số khác này chủ yếu để phát triển kế

hoạch làm tăng ROE trung bình trong dài hạn.

[4] Ứng dụng kiến thức phù hợp với thực tiễn mới là sức mạnh [5]Đến môi trường thực tiễn lớn, học những người thầy lớn, để làm việc lớn và có những người bạn lớn

Đăng ký tại đây: http://fsb.edu.vn/pub/cfo.html

Page 4: Cfo   chuong trinh dao tao1

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

• Giám đốc Tài chính (CFO) của các doanh nghiệp mong muốn trở thành Giám đốc Tài chính Chuyên nghiệp (Pro CFO) của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

• Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, chuyên viên kế toán, chuyên viên tài chính, chuyên viên phân tích đầu tư của các doanh nghiệp mong muốn sớm trở thành Giám đốc Tài chính. Hoặc những người đang giữ vai trò như một Giám đốc tài chính trong doanh nghiệp.

• Những người đang chuẩn bị đón nhận vị trí Giám đốc Tài chính hoặc vị trí tài chính nào đó trong doanh nghiệp.

• Những người có hoài bão trở thành Giám đốc Tài chính trong tương lai.

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỬ CÁN BỘ THAM GIA ĐÀO TẠO:

• Giúp doanh nghiệp xác định rõ sự khác nhau cũng như tầm quan trọng giữ Giám đốc Tài chính (CFO) và Kế toán trưởng.

• Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nguồn có kiến thức toàn diện về quản trị tài chính và những kỹ năng cần thiết trong việc duy trì thanh khoản, đảm bảo đủ nguồn tài chính cần thiết cho doanh nghiệp.

• Cải thiện kết quả kinh doanh và hiệu suất quản lý thông qua việc vận dụng những kiến thức học viên đã lĩnh hội được trong chương trình.

• Thêm một cơ sở để đánh giá năng lực cán bộ, phát hiện ra những cán bộ có tiềm năng lãnh đạo để bổ nhiệm vào các vị trí quản lý, tài chính,… của doanh nghiệp.

• Giúp các kế toán trưởng của doanh nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành Giám đốc Tài chính cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Nhận biết tường tận về chân dung và vai trò của một CFO trong thời đại toàn cầu hóa.

2. Nắm được kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một CFO chuyên nghiệp.

3. Tự tin ra các quyết định tài chính cho doanh nghiệp trong mọi tình huống xảy ra.

ĐỐI VỚI CÁ NHÂN HỌC VIÊN:

• Cung cấp những kỹ năng, kiến thức tổng hợp và cập nhật mới nhất về quản trị tài chính của thế giới.

• Cung cấp cho học viên khả năng tư duy, nhận thức và tầm nhìn xa mà nhà quản trị tài chính, kế toán,… phải có trong thời đại hội nhập toàn cầu.

• Tạo dựng nền tảng kiến thức vững chắc về quản trị để có học tiếp những chuyên đề chuyên sâu theo vị trí công việc hoặc nâng cấp trình độ học vấn với chương trình đạo tạo CFO một cách chuyên nghiệp.

• Khơi dậy khả năng nhìn xa hơn vào tương lai, nắm vững tài chính công ty. Giúp bạn có một quyết định đúng đắng và tự tin trong việc dẫn dắt nếu công ty gặp khó khăn.

• Có khả năng hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp một cách chuyên ngiệp và nhanh chóng.

• Tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp với những kiến thức được truyền đạt từ các giảng viên có kinh nghiệm.

Thời lượng: 20 buổi- 15 chuyên đề, 20 buổi học trong 2 tháng.- Được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách cựu học viên của FSB.Học phí chính thức: 11.600.000 VNĐHọc phí ưu đãi: 10.600.000 VNĐ. Học phí ưu đãi áp dụng cho học viên ghi danh và nộp học phí trước ngày khai giảng (10-7-2013) 2 tuần hoặc theo nhóm 2 người trở lên.

ĐỊA ĐIỂM HỌC:• TP. Hồ Chí MinhTầng 5 tòa nhà Seaprodex building, 87 Hàm Nghi, Q.1, TP.HCM.

Hotline: 0904 95 93 93

• Hà NộiViện QTKD FSB, Tòa nhà C, Trường Việt Úc , Khu đô thị Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0904 92 22 11

Lời khuyên tốt nhất của tôi là bạn phải luôn ở trạng thái linh hoạt và có kế hoạch lâu dài. Nghề CFO là một chặng đua ma-ra-tông chứ không phải là chạy nước rút.

VICTORIA HARKER, CFO of AES

Làm một CFO là làm lãnh đạo, và chúng tôi nhìn thấy rất nhiều phụ nữ không hề nản chí bởi những vai trò, thách thức có thể xảy ra để đảm nhận vị trí của một Giám đốc tài chính (CFO).

ELYSE DOUGLAS, CFO of Hertz

Nếu tôi có thể đưa ra lời khuyên cho thế hệ tiếp theo của những người phụ nữ khao khát vị trí lãnh đạo, thì đó sẽ là phát triển thương hiệu cá nhân của bạn. Bạn cần phải xác định những điểm tốt bạn đang có và những gì bạn cần phải cải tiến.

CHRISTA DAVIES, CFO of Aon

Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự yêu thích Tài chính vì nó sẽ làm cho bạn có động lực để đi xa hơn nữa.

CAROLINE DORSA, CFO of PSEG

Giám đốc tài chính (CFO) có trách nhiệm ủy thác để đảm bảo nguồn lực và sử dụng chúng có hiệu quả nhất.

BUZ KULESZA, CFO of ITT Automotive

Tôi chưa thấy một công ty nào có thể thành công trừ khi nó có một tổ chức tài chính mạnh mẽ. Chúng tôi - những CFO đem đến những kết quả kinh doanh mang tính toàn vẹn, tính tài chính và tiền bạc, đó là ngôn ngữ của kinh doanh.

STEVEN STERIN, CFO of CELANESE

Nếu không quản lý tốt, nhân viên làm sai một con toán là bán… không biết bao nhiêu con trâu mà kể.

HUYNH LE DUC, CFO of AIA Vietnam

Thông tin chính là tiền. Để có được thông tin, CFO phải bỏ tiền ra. Có được thông tin rồi, CFO có thể giúp cho doanh nghiệp kiếm được tiền.

DUONG HAI, CFO of Vietnam Partners LLC

[6] Ứng dụng kiến thức phù hợp với thực tiễn mới là sức mạnh [7]Đến môi trường thực tiễn lớn, học những người thầy lớn, để làm việc lớn và có những người bạn lớn

Đăng ký tại đây: http://fsb.edu.vn/pub/cfo.html

Page 5: Cfo   chuong trinh dao tao1

CHÂN DUNG CFO THÀNH CÔNG

GARY CRITTENDEN, CFO AMERICAN EXPRESS:NHÀ HOẠCH ĐỊNH TÀI BA

Crittenden gia nhập Amer-ican Express từ năm 2000. Cuộc hợp đầu tiên của ông với các nhân viên tài chính khi ấy là để trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao sự đóng góp của bộ phận tài chính cho American Express? Và câu trả lời là phải điều chỉnh lại bộ phận tài chính, tuyển thêm nhân sự. Nhưng đến cuộc họp năm 2004, Crittenden đã làm một sự thay đổi mang tính cách mạng cho American Express, khiến ông được mệnh danh là “kẻ vô địch về sự thay đổi”.

Lúc này, ông không còn nghĩ đến câu hỏi mà bản thân ông và hầu hết các nhà quản lý tài chính trước kia thường nghĩ là “làm sao để thay đổi bộ phận tài chính” nữa mà là “làm thế nào để bộ phận tài chính thể hiện vai trò thực sự để làm tăng giá trị doanh nghiệp”. Từ đấy, ông chủ trương “đẩy” nhiều người vào các công việc tạo ra giá trị thực sự cho bộ phận tài chính và cắt giảm trên diện rộng trong việc làm báo cáo tài chính. Ngay trong năm 2004, Crittenden đã cắt giảm khoảng 1.000 nhân sự (trong

số 6.000 nhân sự thuộc bộ phận tài chính). Và American Express đã tiết kiệm được 100 triệu USD/năm và công việc thậm chí còn tốt hơn.

Cùng với một đội ngũ nhân sự, Crittenden tấn công vào quy trình hoạch định ngân sách, tài chính truyền thống của American Express. Trước khi Crittenden về American Ex-press, việc hoạch định ngân sách của một Công ty chỉ được thực hiện duy nhất một lần mỗi năm vào khoảng tháng 9, tháng 10. Nhưng ông cho rằng, với cách làm này thì khi áp dụng kế hoạch này vào năm sau, mọi thông tin đã lỗi thời. Vì thế, Crittenden đã linh hoạt chuyển đổi quy trình hoạch định kế hoạch tài chính theo “chiến thuật kép”. Nghĩa là, ông vẫn tiến hành hoạch định kế hoạch tài chính hằng năm (đóng vai trò như một dự báo), song song với hoạch định quy trình dự báo cuốn chiếu trong suốt 12 tháng (đã theo dõi và kiểm soát tốt nhất tình hình thực tiễn).

Những dự báo cuốn chiếu

không phải là chuyện dễ dàng, bởi American Express hoạt động trong 3 lĩnh vực khác nhau (dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, bảo hiểm)… Do vậy, Crittenden tự hào rằng, trong lúc nhiều nhà quản lý tài chính nói về sự linh hoạt trong hoạch định chiến lược như một câu khẩu hiệu thì ông đã thực hiện nó. Và dĩ nhiên, với sự thay đổi này, American Expresscó thể ra quyết định đầu tư nhanh nhất.

BÀ NGÔ THỊ THU TRANG, TỪ KẾ TOÁN TRƯỞNG ĐẾN PHÓ TGĐ TÀI CHÍNH CỦA

VINAMILK

Gia nhập Vinamilk từ năm 1985, bà Ngô Thị Thu Trang đi từ một chuyên viên kế toán lên vị trí kế toán trưởng (năm 1998). Đến năm 2005, sau khi Vinamilk cổ phần hóa, bà Trang nắm giữ vị trí Phó Tổng giám đốc tài chính.

Mô hình quản trị tài chính của Vinamilk trước năm 2005: chỉ duy nhất một phòng kế toán, trong đó bà là kế toán trưởng, quản lý bộ phận kế toán - tài chính và công nghệ thông tin (IT). Do quy mô lúc đó chưa lớn, Công ty chỉ tự xây dựng phần mềm kế toán và bộ phận IT hỗ trợ chỉ có 2 nhân viên. Bà nói: “Không có vị trí giám đốc công nghệ thông tin, nhân viên IT lại quá ít. Đó là một rủi ro lớn đối với hệ thống quản trị thông tin của doanh nghiệp”.

Sau khi Vinamilk cổ phần hóa, bà đã chủ trương thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý tài chính. Theo đó, bà nắm giữ vai trò quản lý tài chính chủ đạo và tách phòng kế toán thành 4 phòng độc lập gồm Kế toán, Đầu tư, Hoạch định và kiểm toán ngân sách và IT; mỗi phòng có một giám đốc. Nói

về sự thay đổi toàn diện hệ thống tài chính của Vinamilk sau cổ phần hóa, bà Trang đánh giá: “Hệ thống mới đang vận hành hiệu quả và tôi có thể kiểm soát tốt mọi thứ”.

Hiện nay, Vinamilk là doanh nghiệp cổ phần hóa với 46% vốn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài với kế hoạch doanh thu năm 2009 của Vinamilk là hơn 9.200 tỷ đồng. Để đạt được kế hoạch đó trong tình hình kinh tế suy giảm với vai trò nhà quản lý tài chính, bà Trang nhấn mạnh việc kiểm soát chi phí. Từ đầu năm 2009 đến nay, bà đã cùng ban lãnh đạo Vinamilk rà soát tất cả chi phí và đánh giá lại toàn bộ nguồn lực để đưa ra một quyết định quan trọng là chuyển nhượng cổ phần trong liên doanh với Công ty Bia SABMiler Vienam để tập trung vào ngành nghề cốt lõi là sữa.

Đối với việc kiểm soát nội bộ, bà yêu cầu các bộ phận do bà phụ trách đưa ra những chỉ số đo lường hiệu quả KPI (Key Performance In-dicator - chỉ số đánh giá thực hiện công việc) hằng tháng. Sau đó, họ sẽ cùng các bộ phận liên doanh rà soát lại các định mức như tồn kho nguyyên vật liệu chính, thời gian dự trữ hàng hóa tại nhà phân phối, thời gian thu hồi công nợ, các chính sách bán hàng. Với các giải pháp quản trị vốn lưu động đồng bộ này, Vinamilk đã rút ngắn thời gian bán hàng dự trữ hàng hóa từ 90 ngày xuống còn 60 ngày.

Trong lĩnh vực nhân sự, bà Trang cho biết: “Nếu căn cứ vào khả năng tăng trưởng 20 - 30%/ năm của Vinamilk thì Công ty không cần tuyển thêm lao động. Đối với một công ty đang hoạt động hiệu quả, cách quản lý chi phí nhân công tốt nhất là không giảm lương nhân viên mà là sắp xếp lại nhân lực trong mỗi bộ phận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy tối đa công suất của thiết bị”.

Theo vacd.vn

VINAMILK ký thoả thuận doanh nghiệp với Microsoft

Ai có thể trở thành CFO thành công?CFO là một công việc khó, đòi hỏi người giữ cương vị phải thật sự bản lĩnh. Con đưởng để trở thành một CFO có thể khởi đầu bằng kế toán, chuyên viên tài chính, nhưng đều phải có kỹ năng và tốt chất sau: 1. Trung thành và tin tưởng :

Đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ trọng đại, như : duy trì khả năng thanh khoản của doanh nghiệp và đảm bảo có đủ nguồn tài chính cho Doanh nghiệp, xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý và đảm bảo rằng các loại tài sản của doanh nghiệp được kiểm soát và sử dụng một cách hợp lý và sinh lợi. Cho nên, lòng trung thành cũng như sự tin tưởng từ Ban Lãnh Đạo doanh nghiệp luôn là yêu tố hàng đầu của một CFO. 2. Nắm vững nghiệp vụ:

Tuy CFO không trực tiếp làm các công việc như thu thập số liệu, chứng từ giao dịch của doanh nghiệp, nhưng phải có nền tảng kiến thức quản trị tài chính vững chắc, thành thục các kỹ năng tính toán, phân tích tài chính để nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất. 3. Khả năng quan sát và tư duy nhạy bén: Để nhận định và khống chế rủi ro, các CFO phải có khả năng quan sát tốt và phân tích nhạy bén các sự việc trên nhiều phương tiện và nhiều vấn đề để dự báo, đánh giá, và đưa ra quyết định & hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp 4. Khả năng ứng biến:

Khả năng quan sát và tư duy logic sắc bén thôi cũng chưa đủ, riêng đối với các tình huống chưa hề dự liệu, hay chưa được nghĩ tới có thể nảy sinh trong quá trình kinh doanh, các CFO phải tuyệt đối bình tĩnh đối mặt và thích ứng nhanh chóng với những biến động phức tạp và nhạy cảm. 5. Hiểu biết rộng về các lĩnh vực khác:Ngoài những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tài chính & kế toán, CFO còn là một thành viên của ban điều hành của doanh nghiệp và còn là một nhà hoạch định kinh doanh, để có một cái nhìn bao quát về tất cả lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thì CFO phải tự trang bị cho mình những kiến thức về các lĩnh vực khác. 6. Giao tiếp tốt : Ngoài việc phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp : Phòng Kế toán, Phòng Tài vụ, Phòng Xuất Nhập khẩu và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ, CFO còn phải giao tiếp với các đối tác khác, đa phần những vấn đề quan trọng về quyền lời kinh tế, nguồn vốn, ngân sách. Do vậy, khả năng giao tiếp tốt cũng là một trong những yếu tốt chủ đạo làm nên một CFO thành công.

[10] Ứng dụng kiến thức phù hợp với thực tiễn mới là sức mạnh [9]Đến môi trường thực tiễn lớn, học những người thầy lớn, để làm việc lớn và có những người bạn lớn

Page 6: Cfo   chuong trinh dao tao1

Hiện nay, Việt Nam tồn tại một cơ số không nhỏ các doanh nghiệp mà Kế toán trưởng kiêm luôn nhiệm vụ phân tích và tư vấn về quản trị tài chính cho CEO hay chủ doanh nghiệp. Xét về quy mô tài chính, thì việc KTT kiêm luôn CFO có vẻ như hợp lý. Tuy vậy, không ít các nhà quản trị trong giới tài chính chuyên nghiệp cho rằng cần phải tách biệt rõ hai chức vụ này thì mới có thể đưa doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, đặc biệt thoát ra khỏi “vũng lầy” tài chính hiện nay.

Nhìn vào quy mô vốn và tình hình “yếu đủ thứ, thiếu đủ điều” hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt thì việc Kế toán trưởng có thể kiêm công tác phân tích và tư vấn về Quản trị tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp là điều cần thiết. Từ yêu cầu thực tiễn đó, nhiều Kế toán trưởng có khả năng và nghiệp vụ phân tích tài chính dễ tìm kiếm những công việc hấp dẫn và có tiếng nói “nặng ký” trong các doanh nghiệp. Chúng ta có thể gọi họ là những CFO “2 trong 1”

Nhìn vào xu hướng doanh nghiệp dần đi vào quỹ đạo chuyên nghiệp thì kế toán trưởng chính là cầu nối đi lên thành CFO. Vì môi trường hiện nay chưa cho phép nhiều “bước chân” vào lĩnh vực tài chính doanh nghiệp hay muốn trở thành CFO tiếp cận với thực tiễn, số liệu của doanh nghiệp.

Dù vậy, để có thể thành công và rộng đường thăng tiến, đòi hỏi CFO “2 trong 1” phải hành xử chuyên nghiệp, phải nắm vững kiến thức từ những vấn đề rất cơ bản cho đến những vấn đề cao cấp nhất và hiện đại nhất. Con đường để nâng cấp từ KTT lên CFO dường như có vẻ rất xa xôi và đầy chông gai, nhưng nếu hệ thống hóa rõ ràng sự tương đồng-khác biệt giữa nghiệp vụ- tố chất của KTT và CFO thì “lỗ hổng” đó hoàn toàn dễ dàng san lấp.

Viện Quản Trị Kinh Doanh FPT (FSB)TP.HCM: Tầng 5 Tòa nhà Seaprodex, 87 Hàm Nghi, Q.1.

Hotline: 0904 95 93 93Hà Nội: Tòa nhà C, Trường Việt Úc , Khu đô thị Mỹ Đình 1, Từ Liêm.

Hotline: 0904 92 22 11

Kế toán trưởng và CFO: Cần tách biệt hay là “cầu nối”?

Kế toán trưởng và CFO:

Cần tách biệt hay là “cầu nối”?

Viện QTKD FSB, Trường ĐH FPT

Page 7: Cfo   chuong trinh dao tao1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẠNH TRANH (FCCD)VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPTT.P HCM: Tầng 5 Tòa nhà Seaprodex, 87 Hàm Nghi, Q.1, TP.HCMHotline: 0904 95 93 93

Website: www.fsb.edu.vn/pub - Email: [email protected]

ĐẾN MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN LỚN, HỌC NHỮNG NGƯỜI THẦY LỚN

ĐỂ LÀM VIỆC LỚN VÀ CÓ NHỮNG NGƯỜI BẠN LỚN

Hà Nội:Tòa nhà C, Trường Việt Úc ,Khu đô thị Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội.Hotline: 0904 92 22 11