cấu trúc của ngôn ngữ

31
Dẫn luận ngôn ngữ học Bài 2: Cấu trúc của ngôn ngữ 1. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ 2. Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu

Upload: bigdaisy

Post on 24-May-2015

8.770 views

Category:

Education


18 download

TRANSCRIPT

Page 1: cấu trúc của ngôn ngữ

Dẫn luận ngôn ngữ học

Bài 2: Cấu trúc của ngôn ngữ

1. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ

2. Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu

Page 2: cấu trúc của ngôn ngữ

1.Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ

Page 3: cấu trúc của ngôn ngữ

1. HỆ THỐNG VÀ KẾT CẤU CỦA NGÔN NGỮ

• Khái niệm hệ thống và kết cấu

• Các quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ

• Các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ

Page 4: cấu trúc của ngôn ngữ

I. Khái niệm hệ thống và kết cấu

• Khái niệm về hệ thống và kết cấu: a. Khái niệm về hệ thống:

- Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Nói đến hệ thống cần có hai điều kiện:

+ Tập hợp các yếu tố đồng loại + Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các

yếu tố b. Khái niệm về kết cấu: - Kết cấu là mạng lưới của những mối quan hệ và liên

hệ giữa các yếu tố khác loại trong hệ thống. - Ví dụ: Từ bao gồm các âm vị, câu bao gồm các từ

được kết cấu thành hệ thống theo quy tắc. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu, kết cấu là một thuộc

tính của hệ thống

Page 5: cấu trúc của ngôn ngữ

I. Khái niệm hệ thống và kết cấu Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó bao gồm nhiều yếu tố được kết cấu và hoạt động tuân theo những quy tắc nhất định trong một chỉnh thể có mối quan hệ chặt chẽ. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là đơn vị ngôn ngữ.

Page 6: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ

Âm vị

Hình vị

Từ, ngữ

Câu

Văn bản

Page 7: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ

Các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ phân biệt nhau về chức năng, vị trí trong hệ thống và cấu tạo nội bộ của chúng. Chúng có quan hệ tôn ti, theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ta có các đơn vị: a. Âm vị: Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói: Âm vị

là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng 1 loại âm tố. Âm vị có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ, phân biệt nghĩa của từ và nhận cảm.

Ví dụ: Màn có âm thanh khác với bàn nhờ có sự đối lập giữa âm vị /b/ và âm vị /m/, do vậy chúng khu biệt nghĩa của hai từ này

Page 8: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ

b. Hình vị: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (mang nghĩa từ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp), là chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ.

- Ví dụ: “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau theo quan hệ chính phụ, kiểu hán việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa : Quốc: nước, kỳ: cờ.

- Trong tiếng Anh, từ Unkind có 2 hình vị, từ boxes có 2 hình vị: 1 hình vị từ vựng và 1 hình vị ngữ pháp.

Page 9: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ

c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một số từ tố (hình vị). Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập. Từ có chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,…

d. Câu: là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp nhất định để thông báo.

Câu ít nhất phải có một từ, từ ít nhất phải có 1 hình vị, 1 hình vị ít nhất phải có 1 âm vị.

Page 10: cấu trúc của ngôn ngữ

III. Những quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ

Sự tồn tại của hệ thống kết cấu ngôn ngữ được xác định không chỉ dựa vào các yếu tố( các loại đơn vị) mà còn dựa vào mối quan hệ chung nhất giữa chúng. Đó là mối quan hệ tồn tại trong hệ thống, bao gồm quan hệ cấp bậc và quan hệ ngang, dọc a. Quan hệ cấp bậc: là quan hệ giữa các đơn vị ở cấp đọ khác nhau của hệ thống ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở 2 quan hệ: quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố

- Quan hệ bao hàm thể hiện giữa các đơn vị bậc cao với các đơn vị bậc thấp, câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị. Hình vị bao hàm các âm vị.

- Quan hệ thành tố được xét từ thấp đến cao; Âm vị là thành tố cấu tạo nên hình vị, hình vị là thành tố cấu tạo nên từ…

Trong quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố ta chỉ xét những đơn vị đồng loại. Quan hệ cấp bậc trở thành một thực thể có tầng lớp, thứ bậc, tạo cơ sở cho sự hành chức của ngôn ngữ

Page 11: cấu trúc của ngôn ngữ

III. Những quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ

b. Quan hệ ngang, dọcb.1 Quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính = quan hệ ngữ đoạn)

Là mối quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi đi vào hoạt động giao tiếp. Nó liên kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn: liên kết các âm vị lại để tạo thành hình vị, liên kết các hình vị để tạo thành từ, liên kết các từ để tạo thành câu, liên kết câu thành văn bản.

Trên trục hình tuyến chỉ có những đơn vị đồng dạng: từ kết hợp với hình vị, âm vị kết hợp với âm vị Ví dụ: Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

Page 12: cấu trúc của ngôn ngữ

III. Những quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ

b.2. Quan hệ dọc (quan liên tưởng = quan hệ hình)

Là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng - ngữ nghĩa có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói.

Ví dụ: để diễn đạt hành động đã và đang diễn ra trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt, các đơn vị ngôn ngữ được kết hợp theo quan hệ hình sau:

- I have been learning English for a long time (1)

- J’ apprends Anglais depuis longtemps (2)

- Tôi đã học tiếng anh lâu rồi (3)

Page 13: cấu trúc của ngôn ngữ

III. Những quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ

Để diễn đạt các hành động đang diễn ra , các đơn vị ngôn ngữ được đặt trên mối quan hệ sau:

- The students are writing a newspaper (4) - Sinh viên đang viết báo (5) Tập hợp các yếu tố(đơn vị) theo quan hệ dọc có thể thay thế

hàng loạt yếu tố cùng hệ hình

b.3. Điểm khác nhau giữa quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng

Quan hệ tuyến tính là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu trong chuỗi lời nói còn quan hệ hình là quan hệ với các yếu tố ko hiên hữu mà chỉ tồn tại nhờ sụ liên tưởng của con người.Tuy nhiên giữa quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng có mối liên hệ với nhau, mỗi vị trí đều nằm trong mối quan hệ bị quy định bởi chức năng kết hợp và ngữ nghĩa của nó với các yếu tố khác.

Page 14: cấu trúc của ngôn ngữ

III. Những quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ

Ví dụ: “ Dân tộc Việt Nam” tạo thành ngữ danh từ

“rất anh hùng” tạo thành ngữ tính từ.

Hai thành phần này tạo nên quan hệ chủ-vị.

Tóm lại, toàn bộ hoạt động Tóm lại, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ được của hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai mối quan hệ : thể hiện trên hai mối quan hệ : quan hệ cấp bậc và quan hệ quan hệ cấp bậc và quan hệ ngang, dọcngang, dọc

Page 15: cấu trúc của ngôn ngữ

2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

Page 16: cấu trúc của ngôn ngữ

2. NGÔN NGỮ LÀ MỘT

HỆ THỐNG TÍN HIỆU ĐẶC BIỆT

• Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

• Ngôn ngữ là một hệ thống

tín hiệu đặc biệt

Page 17: cấu trúc của ngôn ngữ

I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữA. Khái niệm tín hiệu:

Tín hiệu là một thuộc tính vật chất tác động tới giác quan của con người, giúp con người có khả năng suy diễn được tới một nội dung nào đó.

Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu, bởi vì, khi nó hoạt động (sáng lên), người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.

Tín hiệu mang tính xã hội, được con người quy ước với nhau để biểu thị một nội dung cụ thể nào đấy.

Page 18: cấu trúc của ngôn ngữ

I.Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

B. Điều kiện thoả mãn của tín hiệu: - Tín hiệu phải là cái vỏ vật chất mà người ta gọi là cái biểu hiện và nội dung biểu hiện của tín hiệu gọi là cái được biểu hiện.

- Tín hiệu phải nằm trong một hệ thống nhất định để xác định được đặc trưng tín hiệu của mình với các tín hiệu khác.

Ví dụ: hệ thống đèn giao thông bao gồm 3 yếu tố: màu đỏ, màu xanh, màu vàng. Đó là cái được biểu hiện. Màu đỏ biểu đạt lệnh cấm đi, màu vàng biểu đạt lệnh dừng lại, màu xanh biểu đạt lệnh được đi. Nếu chúng không đặt trong hệ thống giao thông thì đặc trưng tín hiệu của nó không còn nữa. Bởi vì cái biểu đạt và cái được biểu đạt ấy là do con người quy ước trong hệ thống tín hiệu giao thông.

Page 19: cấu trúc của ngôn ngữ

I.Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một tín hiệu bởi nó thoả mãn các yêu cầu:Ngôn ngữ là một thuộc tính vật chất được cảm nhận

qua giác quan của con người (bằng chữ viết và âm thanh), kích thích đến giác quan của con người và con người cảm nhận được.

Trong ngôn ngữ, cái biểu hiện (âm thanh và chữ viết) có quan hệ hài hoà với cái được biểu hiện (nội dung của ngôn ngữ).

Ngôn ngữ là 1 hệ thống

Page 20: cấu trúc của ngôn ngữ

I.Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

C. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ:

Tính hai mặt

Giá trị khu biệt

Tính võ đoán

Tính Vật chất

Bản chất tín hiệu

Page 21: cấu trúc của ngôn ngữ

I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữC.1. Tính hai mặt: Tín hiệu ngôn ngữ thống nhất giữa hai mặt: cái

biểu hiện và cái được biểu hiện• Cái biểu hiện (hình thức của tín hiệu)

Là những dạng âm thanh khác nhau mà trong quá trình nói năng con người đã thiết lập lên mã cụ thể cho mình, đó chính là đặc trưng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ.

• Cái được biểu hiện (nội dung của tín hiệu) Là những thông tin, những thông điệp về

những mảnh khác nhau của thế giới hiện tại mà con người đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại

Ví dụ: Tín hiệu “cây” trong tiêng việt là sự kết hợp giữa lược đồ sau:

Âm thanh: Cây (cái biểu hiện)Ý nghĩa: loài thực vật có lá (cái được biểu hiệnCái biểu hiện và cái được biểu hiện của tín hiệu ngôn

ngữ gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời

Page 22: cấu trúc của ngôn ngữ

I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

C.2. Tính võ đoán:

Quan hệ giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện mang tính quy ước và được xã hội chấp nhận.

Ví dụ: “Cây là tín hiệu được cộng đồng người Việt quy ước để chỉ loài thực vật có thân lá. Khái niệm này được gọi bằng những âm thanh khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau do cộng đồng xaz hội quy định và không thể giải thích lý do. Tuy nhiên, tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ dần dần cũng theo quy tắc cấu tạo từ nhất định. Chẳng hạn xuất phát từ tín hiệu XE, các tín hiệu “xe đạp, xe máy, xe ngựa,…” được tạo ra có quy luật kết hợp giữa chúng

Page 23: cấu trúc của ngôn ngữ

I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

C.3. Tính vật chất:Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những

đặc trưng có khả năng phân biệt của nó.Ví dụ: so sánh vết mực và 1 chữ cái- Giống nhau: về bản chất vật chất. Chúng đều có khả năng tác

động vào thị giác như nhau- Khác nhau: Tất cả các thuộc tính vật chất của vết mực như: độ

lớn, hình dạng, màu sắc,… đều quan trọng như nhau trong đặc trưng của vết mực. Còn 1 chữ cái nhất định thì dù đậm nét hay thanh, to hay nhỏ...vẫn chỉ là chữ cái đó thôi. Có sự khác nhau đó là do chữ cái nằm trong hệ thống tín hiệu còn vết mực thì không

C.4 Giá trị khu biệt: Cái quan trọng của yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ là sự khu biệt

Ví dụ: Các chữ cái trong hệ thống có những nét khu biệt: a<>b<>c<>d<>đ<>e

Page 24: cấu trúc của ngôn ngữ

II.Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt

Tính phức tạp nhiều tầng bậc

Tính đa trị Tính độc lập tương đối

Tính năng sản

Tính bất biến và khả biến

Hệ thống tín hiệu đặc biệt

Page 25: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Mọi hệ thống tín hiệu chung đều có giá trị khu biệt và tính võ đoán. Tuy nhiên, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ còn hàng loạt các đặc điểm khác biệt với các hệ thống tín hiệu khác ở các mặt sau:

A. Tính phức tạp nhiều tầng bậc:

Hệ thống ngôn ngữ phức tạp ở chỗ nó bao gồm vô số lượng từ và câu không thể thống kê được, bởi vì chúng thường xuyên biến đổi và được bổ sung thêm. Các hệ thống ngôn ngữ có tính đồng loại và khác loại, đồng thời các đơn vị của ngôn ngữ thuộc nhiều cấp độ khác nhau. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ cấp bậc. Do đó, hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống của nhiều hệ thống: Hệ thống âm vị, hệ thống hình vị. hệ thống từ vựng, hệ thống câu…Các hệ thống này lại gồm các hệ thống con khác.

Ví dụ: hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép…

Page 26: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

B. Tính đa trị:

Trong ngôn ngữ có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau (hiện tượng đa nghĩa) có khi có một cái được biểu đạt tương ứng với nhiều cái biểu đạt khác như các từ đồng nghĩa. Mặt khác, chức năng giao tiếp và tư duy của ngôn ngữ đòi hỏi tín hiệu phải có nhiều chức năng tương ứng: chức năng thông báo, chức năng biểu cảm, chức năng tổ chức các tín hiệu trong hệ thống ngôn ngữ. Cụ thể là tính đa giá trị nghĩa từ vựng, nghĩa cấu trúc trong hoạt động giao tiếp.

Ví dụ:- He is going tomorrow- Is he going?- He is going!

Page 27: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

C. Tính độc lập: Ngôn ngữ mang tính xã hội, có quy luật phát triển nội tại, không lệ thuộc ý kiến cá nhân. Ngôn ngữ tồn tại độc lập từ phương thức sản xuất này đến phương thức sản xuất khác, từ chế độ xã hội này đến chế độ xã hội khác. Tuy nhiên, ngôn ngữ có tính độc lập tương đối, vì bằng chính sách ngôn ngữ cụ thể, hợp với quy luật phát triển của nó, con người có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo hướng nhất định

D. Tính năng sản của tín hiệu ngôn ngữ: Từ tín hiệu đã có sẵn, tín hiệu ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu mới cho hệ thống của nó. Đó là phương thức tạo từ mới. Xuất phát trên cơ sở từ đơn, người Việt đã dùng các phương thức cấu tạo từ khác nhau để tạo ra những từ mới, chẳng hạn từ láy và từ ghép. Chính nhờ đặc điểm này mà hệ thống ngôn ngữ ngày càng phát triển.

Ví dụ: Dễ -> dễ dãi, dễ dàng

Đất -> đất đai, đất vườn, đất ruộng

Page 28: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

E. Tính bất biến và tính khả biến:E.1. Tính bất biến:

Xuất phát từ tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ nên cá nhân sử dụng nó không thể tự mình thay đổi được gì trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, dù chỉ thay đổi một từ. Thậm chí, quần chúng sử dụng ngôn ngữ đó đều phải tuân theo những quy luật ngôn ngữ đã được quy ước trong trạng thái đương đại của nó. Hơn nữa, ở bất cứ thời đại nào, ngôn ngữ vẫn thể hiện ra như di sản của thời đại trước đó mà con người thừa hưởng và chấp nhận sự hình thành của nó. Các nhân tố sau đây có thể giải thích sự bất biến của tín hiệu ngôn ngữ:

Page 29: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ đã bảo vệ sự bất biến của nó trong cộng đồng người sử dụng. Bởi vì khi ngôn ngữ đã được phổ cập hoá trong quần chúng thì không có cá nhân nào có thể thay đổi được dù chỉ là 1 tín hiệu (1 từ).

- Số lượng tín hiệu để tạo nên một ngôn ngữ quá lớn không thể thay đổi được ngôn ngữ

- Xuất phát từ tính chất phức tạp của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nên quần chúng không có khả năng thay đổi ngôn ngữ.

- Tập quán sử dụng ngôn ngữ của quần chúng đã gây khó khăn trong canh tân ngôn ngữ

- Trong tất cả các thiết chế xã hội, ngôn ngữ là thiết chế ít chịu tác động của sáng kiến. Nó đi sâu vào tập quán, sinh hoạt của xã hội. Bởi vậy, ngôn ngữ đóng vai trò bảo thủ trong sự canh tân ngôn ngữ

Page 30: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

E.2. Tính khả biến: Tính kế thừa, tính võ đoán, tính xã hội, tính phức tạp đã làm cho tín hiệu ngôn ngữ bất biến. Tuy nhiên, tín hiệu ngôn ngữ có thể biến đổi vì tự thân nó kế tục trong thời gian. Sự biến hoá của tín hiệu ngôn ngữ trong thời gian đã dẫn đến sự di chuyển của mối quan hệ biểu đạt: hình thức ân thanh lẫn khái niệm đều thay đổi hoặc đôi khi mối quan hệ giữa tín hiệu và ý niệm bị lỏng lẻo đi. Ví dụ: Trong tiếng La Tinh từ necăre chuyển sang tiếng Pháp thành noyer (chết đuối). Trong tiếng Việt từ: Bẩm -> Kính (kính thưa) có sự thay đổi lẫn âm và nghĩa. Do đó, tính khả biến của tín hiệu ngôn ngữ là làm di chuyển mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện

Page 31: cấu trúc của ngôn ngữ

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

Cũng vậy, sự biến đổi nghĩa của từ “nắm” khởi đầu là từ đơn, nghĩa biểu vật là dùng bàn tay siết chặt để giữ vật gì hoặc gấp các ngón tay lại vào lòng bàn tay. Theo dòng thời gian, tín hiệu này được phối hợp với một số tín hiệu khác, tạo thành từ ghép, tự thân nó chuyển sang nghĩa khác mang tính trừu tượng như: nắm tình hình, nắm kiến thức, nắm ngoại ngữ, nắm chiến thuật…Sự kết hợp các từ này đã làm biến hoá cái biểu hiện và cái được biểu hiện nguyên thuỷ của nó. Như vậy, theo thời gian và kết hợp với sự phát triển xã hội, ngôn ngữ phát triển. Sự phát triển này kéo theo sự thay đổi mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện.

Đây là một trong những hệ quả của tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ. Nó có thể tự do xác lập các mối quan hệ giữa chất liệu âm thanh (từ) và các ý niệm (nghĩa của từ) và theo thời gian ngôn ngữ cứ biến hoá. Sự biến hoá này là tất yếu trong sự phát triển của loài người.

The end