cải tạo mỏ hoan

32
Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn khoáng sản khá dồi dào, nổi bật là sắt, chì kẽm, vàng, bạc… tuy có qui mô từng mỏ không lớn nhưng sự phân bố của các khoáng sản trên tạo thành những vùng quặng có ý nghĩa công nghiệp. Trong những năm qua công nghiệp khai khoáng của Thái Nguyên khá phát triển. Kết quả thăm dò, khảo sát của Đoàn địa chất đã phát hiện trong tỉnh có một số khoáng sản phục vụ cho ngành sản xuất kim loại và vật liệu xây dựng, trong đó khoáng sản kim loại đen có tiềm năng đáng kể hơn cả. Trong “Qui hoạch phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 có xét đến năm 2020” nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn nguồn nguyên liệu khoáng sản cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các mỏ sắt đã được đánh giá là một trong những nguồn nguyên liệu khá quan trọng nhằm cung cấp cho khu công nghiệp luyện gang của tỉnh. Xuất phát từ nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện gang trong khu vực, Doanh nghiệp Anh Thắng xin lập dự án đầu tư khai thác mỏ sắt Hoan nhằm mục tiêu tận thu tối đa nguyên liệu hiện có tại địa phương tăng nhu cầu đầu vào của nhà máy luyện gang. Khu vực mỏ Hoan thuộc địa phận xóm Hoan, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, có diện tích khai thác là 37,78 ha, cách thị trấn Chùa Hang khoảng 21km và cách thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km về phía Tây Nam. Đây là khu vực sườn núi của xóm Hoan, khu vực thực hiện Dự án là đồi đất có độ dốc thoải. Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh 1

Upload: haejuntq

Post on 20-Jun-2015

143 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án

Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn khoáng sản khá dồi dào, nổi bật là sắt,

chì kẽm, vàng, bạc… tuy có qui mô từng mỏ không lớn nhưng sự phân bố của

các khoáng sản trên tạo thành những vùng quặng có ý nghĩa công nghiệp. Trong

những năm qua công nghiệp khai khoáng của Thái Nguyên khá phát triển. Kết

quả thăm dò, khảo sát của Đoàn địa chất đã phát hiện trong tỉnh có một số

khoáng sản phục vụ cho ngành sản xuất kim loại và vật liệu xây dựng, trong đó

khoáng sản kim loại đen có tiềm năng đáng kể hơn cả.

Trong “Qui hoạch phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 có xét đến năm 2020” nhằm đáp ứng nhu cầu to

lớn nguồn nguyên liệu khoáng sản cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước, các mỏ sắt đã được đánh giá là một trong những nguồn nguyên liệu khá

quan trọng nhằm cung cấp cho khu công nghiệp luyện gang của tỉnh.

Xuất phát từ nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện gang

trong khu vực, Doanh nghiệp Anh Thắng xin lập dự án đầu tư khai thác mỏ sắt

Hoan nhằm mục tiêu tận thu tối đa nguyên liệu hiện có tại địa phương tăng nhu

cầu đầu vào của nhà máy luyện gang.

Khu vực mỏ Hoan thuộc địa phận xóm Hoan, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ,

tỉnh Thái Nguyên, có diện tích khai thác là 37,78 ha, cách thị trấn Chùa Hang

khoảng 21km và cách thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km về phía Tây Nam.

Đây là khu vực sườn núi của xóm Hoan, khu vực thực hiện Dự án là đồi đất có

độ dốc thoải. Độ cao từ chân đồi lên đến đỉnh đồi từ 100 - 250 mét. Chiều dài từ

chân đồi đến đỉnh đồi khoảng 500 mét. Chiều dài theo tuyến của khu vực

khoảng 1.000 mét, chiều rộng khu vực khai thác khoảng 500 mét. Trên đồi là

cây cối thưa thớt chủ yếu là cây tự nhiên, cằn cỗi, một số diện tích được trồng

rừng bằng Keo lá chàm, Bạch đàn.

Sau khi được cấp phép khai thác, Doanh nghiệp Anh Thắng sẽ phải thiết

kế, cải tạo lại mặt bằng khu vực để phù hợp với công nghệ khai thác. Đồng thời,

khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ, Doanh nghiệp sẽ thực hiện các giải pháp

cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định tại quyết định 71/2008/QĐ-

TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án cải tạo phục hồi môi

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

1

Page 2: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

trường sau khai thác này được lập cùng với báo cáo đánh giá tác động môi

trường của dự án công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

1.2. Cơ quan có thẩm quyền duyệt dự án

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN

CẢI TẠO, PHÚC HỒI MÔI TRƯỜNG

2.1 Căn cứ pháp lý

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 do Quốc hội nước CHXHCN Việt

Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 22/11/2003 của Quốc hội khoá

XI, kỳ họp thứ 4 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng

sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Nghị định số 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2008 của Chính

phủ về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản;

- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về ký quỹ cải tao, phục hồi môi trường đối với hoạt động khoáng sản;

- Nghị định số 21/2008/QĐ-TTg ngày 28/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ

về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày

09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Công văn số 1258/UBND-TNMT ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh Thái

Nguyên về việc triển khai thực hiện quyết định số: 71/2008/QĐ-TTg ngày

29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân số

1701000338 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái

Nguyên cấp ngày 28/4/2003

2.2. Căn cứ kỹ thuật

- Thuyết minh thiết kế cơ sở và các bản vẽ thiết kế Dự án đầu tư xây dựng

công trình khai thác mỏ sắt Hoan, thuộc xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên;

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

2

Page 3: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ sắt Hoan,

thuộc xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án công trình khai thác mỏ sắt

Hoan thuộc xóm Hoan, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kỹ thuật trồng cây, khoanh nuôi

xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng

- Quyết định số 2279/2006/QĐ-UBND ngày 16/10/2006 UBND tỉnh Thái

Nguyên về việc ban hành Bộ đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên;

- Văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng về việc công bố

định mức, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định 752/QĐ-UBND ngày 11/04/2008 của UBND tỉnh Thái

Nguyên về việc phê duyệt đơn giá một số cây giống, đơn giá thẩm định nguồn

giống và nghiệm thu cây giống, đơn giá thiết kế thẩm định thiết kế các công

trình lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Doanh nghiệp Anh Thắng phối hợp với đợn vị tư vấn là Công ty Cổ phần

công nghệ môi trường Hiếu Anh lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai

thác cho dự án.

- Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

- Địa chỉ: Số 444, tổ 22, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái

Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại: 0280.2468.999 Fax: 0280.3756262

Giám đốc: Trần Mạc Hoài Nam

Danh sách những người tham gia lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường:

TT Họ và tên Học vị đào tạo Chức vụ

1 Dương Thị Minh Hoà Kỹ sư KH môi trường Trưởng phòng ĐTM

2 Trần Ngọc Quang Kỹ sư Thiết kế mỏ

3 Ngô Thanh Quân Kỹ sư KH môi trường Nhân viên phòng KHKD

4 Thân Đức Ánh Kỹ sư KH môi trường Nhân viên phòng ĐTM

5 Ngô Thuý Liên Kỹ sư KH môi trường Nhân viên phòng ĐTM

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

3

Page 4: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chương 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ sắt Hoan, thuộc xã Cây Thị,

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

1.2. Chủ dự án

Doanh nghiệp Anh Thắng

Địa chỉ: Số nhà 214, tổ 30. đường Cách Mạng Tháng 8, phường Phan

Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0280.3658 668 Fax: 0280.3648 668

Giấy phép kinh doanh số: 1701000338 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Thái Nguyên cấp ngày 28 tháng 04 năm 2003.

1.3. Vị trí địa lý của dự án

Khu vực khai thác nằm trong ranh giới mỏ được cấp thuộc địa phận xóm

Hoan, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cách thị trấn Chùa Hang

khoảng 21km và cách thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km về phía Tây Nam.

Khu vực mỏ sắt Hoan được giới hạn bởi 6 điểm góc cò hệ toạ độ VN-2000 và UTM

thuộc tờ bản đồ địa hình Thái Nguyên VN-2000, số hiệu 6152 II như sau:

Tên

điểm

góc

Toạ độ UTM Toạ độ VN 2000

X(m) Y(m) X(m) Y(m)

1 23 95 190 602 455 23 95 749 601 840

2 23 95 375 602 495 23 95 934 601 880

3 23 95 770 602 825 23 96 329 602 210

4 23 95 745 603 280 23 96 304 602 665

5 23 95 310 603 150 23 95 869 602 535

6 23 95 115 602 590 23 95 674 601 975

Vị trí khu vực khai thác nằm gần đường liên thôn Cây Thị - Vân Hán, nằm

ở phía Đông Nam của 2 nhánh suối Hoan. Dòng suối Hoan chảy theo hướng Bắc

- Nam cách mỏ 50 - 60m, chỗ gần nhất cách chừng 20 m. Tổng diện tích của mỏ

sắt Hoan là 33,78ha có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp núi

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

4

Page 5: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Phía Tây giáp cánh đồng giữ khe núi

- Phía Bắc giáp núi

- Phía Nam giáp cánh đồng giữa các khe núi.

Khoảng cách từ khu vực mỏ đến khu dân cư gần nhất từ 0,2 - 0,5km.

Trên bản đồ huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên vị trí của khu vực thực

hiện dự án được thể hiện như sau:

Hình 1.1. Vị trí khu vực mỏ sắt Hoan

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án

Căn cứ theo phụ lục 1 ban hành theo quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày

29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của mỏ

sắt Hoan bao gồm những nội dung chính như sau:

- Đối với bãi thải đất đá : San gạt tạo mặt bằng và trồng cây xanh đồng thời

có biện pháp chống sụt lún bằng cách xây dựng hệ thống đập bao quanh.

- Thiết kế hệ thống rãnh thoát nước nhằm bảo vệ địa hình sau khi đã khôi

phục, cải tạo ;

- Khu vực khai thác mỏ có diện tích 112500m2, sau khi khai thác để lại địa

hình có dạng hố mỏ. Khi kết thúc khai thác doanh nghiệp sẽ tiến hành san gạt

tạo mặt bằng và lựa chọn giống cây trồng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng để

trồng cây.

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

5

Vị trí mỏ sắt Hoan

Page 6: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Tháo dỡ các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ khai thác mỏ

và sinh hoạt của các công nhân trong khu vực mỏ.

- Lựa chọn giống cây trồng thích hợp để trồng trong khu vực san gạt tạo

mặt bằng.

Sau khi tiến hành các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường thì môi trường

tự nhiên khu vực dần được phục hồi. Sau 2 – 3 năm cây xanh được trồng trong

khu vực sẽ bắt đầu phát tán, thảm thực vật dần được phục hồi, khí hậu xung

quanh trở nên mát mẻ, tăng độ ẩm cho đất; tăng năng suất cây trồng và tăng vụ

sản xuất và môi trường dần được phục hồi lại.

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

6

Page 7: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chương 2

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỚNG NƠI KHAI THÁC

Theo thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án, khu vực mỏ sắt Hoan được các đoàn

địa chất 8, 38 và Đoàn Địa chất Gang Thép thăm dò từ năm 1958 đến năm 1967

và đã đánh giá được trữ lượng khai thác 3.184.380 tấn quặng nguyên khối với

hàm lượng 39,37% Fe. Thành phần chủ yếu của quặng deluvi và limonit, ngoài

ra có pyrolusit, psilomelan.

Trong thời gian qua mỏ sắt Hoan thuộc quyền quản lý của Công ty Gang

Thép Thái Nguyên và vẫn chưa khai thác. Đến nay mỏ Hoan đã được công ty

Gang Thép Thái Nguyên trả về cho tỉnh Thái Nguyên quản lý. Vì vậy Mỏ sắt

Hoan này vẫn còn nguyên vẹn.

Các thành phần môi trường nơi đây vẫn còn khá tốt. Hệ thực vật trong khu

vực chủ yếu là các loại cây dại, chè và các loại cây lấy gỗ như keo lá tràm, bạch

đàn. Các loài động vật hoang dã nơi đây hầu như không còn thấy xuất hiện. Khu

vực dự án nằm ở phía Đông Nam của 2 nhánh suối Hoan. Dòng suối Hoan chảy

theo hướng Bắc - Nam cách mỏ 50 - 60m, chỗ gần nhất cách chừng 20 m.

Theo khảo sát thực tế của đoàn cán bộ công ty cổ phần công nghệ môi

trường Hiếu Anh thì hiện nay môi trường nơi đây co sức chịu tải khá tốt. Trong

khu vực của dự án không có các di tích lịch sử nào cần bảo tồn. Dưới đây là một

số hình ảnh khu vực dự án :

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

7

Page 8: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chương 3

CÁC NỘI DUNG CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

3.1. Tháo dỡ các công trình

Theo thiết kế cơ sở Dự án khai thác mỏ sắt Hoan thì các hạng mục công

trình phục vụ khai thác và sinh hoạt của dự án được thể hiện ở bảng 3.1 sau :

Bảng 3.1. Các hạng mục công trình phục vụ cho dự án

TT Tên hạng mục ĐVT Số lượng

Khu nhà điều hành sản xuất

1 Nhà điều hành sản xuất m2 120

2 Nhà ăn ca m2 70

3 Nhà nghỉ công nhân m2 240

4 Khu nhà tắm + vệ sinh m2 20

5 Nhà thường trực (bảo vệ) m2 13

6 Nhà để xe m2 75

7 Bể nước m3 6

8 Giếng nước m 15

9 Téc chứa nước Inox Téc (2m3) 2

10 Hàng rào bảo vệ xung quanh m 300

11 Đường công trường m 1.670

Khu kho mìn

11 Kho mìn m2 15

12 Nhà bảo vệ m2 6

13 Hàng rào bảo vệ xung quanh m 48

Các hạng mục trên đa phần được xây dựng theo tiêu chuẩn nhà cấp 4,

tường bằng gạch, mái lợp tôn hoặc lợp ngói nên quá trình tháo dỡ các hạng mục

này cũng đơn giản khá đơn giản.

3.2. Phục hồi địa hình mỏ

Khu vực khai thác của mỏ sắt Hoan là vùng đồi núi thấp và thoải, quặng

phân bố trên mặt địa hình có góc dốc sườn nùi từ 25 – 300. Theo thuyết minh

thiết kế cơ sở của dự án khu vực khai thác chính là hai của mỏ : đồi Quang Vinh

và đồi A, sau khi kết thúc khai thác hai khu vực đồi này sẽ biến thành hai moong

có độ sâu dừng lại ở cos +100 so với bề mặt địa hình khu vực. Do vậy khi kết

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

8

Page 9: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

thúc khai thác doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức cải tạo phục hồi môi trường

khu vực bằng cách san gạt tạo mặt bằng để trồng cây phủ xanh diện tích khai

thác đúng theo phụ lục 1 của quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của

Thủ tướng Chính phủ.

- Trình tự khai thác

Khai thác đồng thời cả hai khu vực đồi A và đồi Quang Vinh. Trữ lượng

chủ yếu tập trung nằm ở đồi A, nên đồi Quang Vinh khai thác hết trước sẽ là bãi

thải cho đồi A và cũng là hoàn thổ một phần cho đồi Quang Vinh. Cụ thể: Đồi

Quang Vinh và đồi A dự kiến khai thác trong vòng 5 năm. Từ năm thứ 6 trở đi

đồi Quang Vinh là bãi thải cho đồi A.

- Hệ thống khai thác: Hệ thống khai thác được lựa chọn là hệ thống khai

thác lớp bằng vận tải trực tiếp trên tầng bằng ô tô.

- Nội dung hệ thống khai thác: Theo hệ thống này tiến hành làm đường ô tô

lên núi để vận chuyển đất đá và quặng trên mặt tầng, tạo mặt bằng khai thác đầu

tiên. Quặng và đất đá mỏ dùng máy xúc xúc trực tiếp chất tải lên ô tô vận tải về

bãi chứa hoặc vận chuyển về nhà máy tuyển.

- Phương pháp khai thác: Khai thác chủ yếu là dùng máy xúc thuỷ lực kết

hợp vận tải bằng ô tô tự đổ.

Bảng3.2. Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác

TT Thông số Đơn vị Giá trị

1 Chiều cao tầng

+ Chiều cao gương phía trên

+ Chiều cao gương phía trên

m

m

m

10

5

5

2 Chiều cao tầng kết thúc m 10

3 Góc nghiêng sườn tầng độ 60

4 Góc nghiêng sườn tầng kết thúc độ 20 - 25

5 Góc nghiêng bờ công tác độ 17 - 20

6 Góc nghiêng bờ mỏ khi kết thúc

(max)

độ 65

7 Chiều rộng dải khấu (luồng xúc) m 17

8 Chiều rộng mặt tầng khai thác m 25,5

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

9

Page 10: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

9 Chiều rộng mặt tầng kết thúc m 2,5 - 3

10 Chiều dài luồng (tuyến) xúc trên

tầng

m 116

11 Chiều rộng luồng máy gạt (hỗ trợ) m 2,5

12 Chiều dài luồng máy gạt (hỗ trợ) m 25 - 30

Diện tích khu vực khai thác chính là diện tích khai thác của hai đồi là đồi

Quang Vinh và đồi A, cụ thể:

Đồi Quang Vinh: Có diện tích là 61.500 m2

Đồi A : 51.000 m2

Như vậy với việc lựa chọn phương pháp khai thác và trình tự khai thác như

trên thì tại thời điểm dừng khai thác khu vực mỏ sẽ trở thành hố sâu. Tuy nhiên

hố sâu này vẫn cao hơn cốt địa hình của khu vực. Do vậy khi kết thúc khai thác

doang nghiệp sẽ tiến hành san gạt tạo mặt bằng để trồng cây phục hồi môi

trường khu vực dự án. Tổng diện tích cần san gạt phục hồi tại khu vực mỏ là

tổng diện tích của hai moong sau khi kết thúc khai thác tại hai đồi là đồi Quang

Ving và đồi A, theo bản đồ kết thúc khai thác thì tổng diện tích đó là 112.500m2.

3.3. Đối với khu vực bãi thải

Khối lượng đất đá thải khoảng 1.508.000 m3 được phân bổ cho từng năm

khai thác, mỗi năm gần 110.000 m3; thải ở bãi thải ngoài của công trường và bãi

thải trong là vị trí đã khai thác xong (đồi Quang Vinh).

+ Bãi thải ngoài: là thung lũng phía Nam khai trường

- Diện tích bãi thải: 12.000 m2

- Khối lượng thải: 420.000 m3

+ Bãi thải trong

- Diện tích bãi thải: 61.000 m2

- Khối lượng thải: 1.220.000 m3

Tổng cộng khối lượng thải là: 1.640.000 m3

Sử dụng bãi bãi thải trong để san lấp mặt bằng ở khu vực đó khi kết thúc

khai thác theo hình thức cuốn chiếu ngay trong thời kỳ khai thác, sau đó san lấp

mặt bằng ổn định sẽ được trồng cây xanh để cải thiện điều kiện môi trường.

Sau khi kết thúc khai thác khu vực bãi thải sẽ được tiến hành bốc xúc, san

gạt. Do Đất trong khu vực bãi thải là lớp đất mầu phủ bên trên được bóc ra trong

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

10

Page 11: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

quá trình khai thác và được vận chuyển tập trung tại bãi thải nên lượng đất này

sẽ được san gạt đều trên bề mặt trong khu vực khai thác. Sau khi san gạt xong sẽ

tiến hành trồng cây.

3.4. Trồng cây

Cây sẽ được tiến hành trồng sau khi tiến hành san gạt tạo mặt bằng tại khu

vực dự án. Diện tích trồng cây chính là tổng diện tích san gạt tạo mặt bằng. Cụ

thể là tổng diện tích của moong khai thác, của bãi thải và diện tích của các

công trình phục vụ sản xuât và sinh hoạt của cán bộ công nhân trong dự án.

Như vậy, tổng diện tích trồng cây là 120.000m2. Khi trồng cây xong, cây sẽ

được chăm sóc trong vòng ba năm để có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

11

Page 12: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chương 4

DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO PHỤC HỒI

MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC

4.1 Căn cứ tính toán kinh phí

Phần tính toán kinh phí thực hiện Dự án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ

sắt Hoan thuộc xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được căn cứ

theo:

- Đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên ban hành kèm theo quyết định

số 2279/QĐ-UBND ngày 16/10/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên;

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kỹ thuật trồng cây, khoanh nuôi

xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Quyết định số 752/QĐ-UBND ngày 11/04/2008 của UBND tỉnh Thái

Nguyên về việc phê duyệt đơn giá một số cây giống, đơn giá thẩm định nguồn

giống và nghiệm thu cây giống, đơn giá thiết kế thẩm định thiết kế các công

trình lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008;

Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi như sau: Số tiền dự toán được tính bằng

tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường đối với các hạng mục sau:

+ Chi phí tháo dỡ các hạng mục công trình

+ Chi phí cho việc san gạt tạo mặt bằng để trồng cây

+ Chi phí cho công tác trồng cây

+ Chi phí hành chính cho công tác cải tạo phục hồi môi trường

+ Chi phí lập dự án cải tạo phục hồi

+ Các chi phí khác

4.2. Dự toán kinh phí cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác

4.2.1. Chi phí tháo dỡ các hạng mục công trình

Theo thuyết minh thết kết cơ sở của dự án công trình khai thác mỏ sắt

Hoan thì các công trình xây dựng phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án

được thiết kế với giải pháp kiến trúc đơn giản chủ yếu là nhà cấp 4, nhà tạm nên

việc phá vỡ các công trình nay khá đơn giản. Chi phí cho công tác tháo dỡ các

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

12

Page 13: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

công trình phục vụ cho dự án được tính dựa vào bảng 3.1 được thể hiện ở bảng

4.1.

Bảng 4.1. Chi phí tháo dỡ

TTMã hiệu

máy

Các hạng

mục cần tháo dỡ

Đơn vị

Thành phần chi phí Khối

lượngThành

tiềnNhân Công

Máy

1Thị

trườngLấp

giếngđ/giếng 1.000.000 1.000.000

2 AA 31221

Tháo dỡ mái tôn

chiều cao <= 4m

đ/m2 1.645 652,8 1.073.856

3 AA 21111

Phá dỡ kết cấu gạch

bằng thủ công

m3 74.006 208,032 15.395.616

4 AA.21311

Phá dỡ nền xi măng không

cốt thép

đ/m3 1.645 540 888.300

5 AA.21511Phá dỡ

hàng rào bảo vệ

đ/m 4386 348 1.526.328

6 AA.21222Phá dỡ

kho mìnđ/m3 279577 14,08 3.936.444

7Thị

trường

Tháo dỡ téc nước

inoxchiếc 500.000 2 1.000.000

Tổng chi phí cho công tác tháo dỡ 24.820.544

Tổng chi phí cho công tác tháo dỡ các hạng mục công trình phục vụ cho

quá trình hoạt động của dự án là: 24.820.544 đồng

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

13

Page 14: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

4.2.2. Chi phí san gạt tạo mặt bằng trồng cây

Việc san gạt tạo mặt bằng để trồng cây được thực hiện tại ba khu vực là:

- Khu vực khai thác: Sau khi kết thúc khai thác (dựa vào bản vẽ kết thúc

khai thác mỏ), diện tích khu vực khai thác là 112.500m2.

- Khu vực bãi thải: chỉ san gạt ở bãi thải ngoài với diện tích là 12.000m 2,

bãi thải trong đã được san gạt cùng với việc san gạt tại khu vực khai thác.

- Khu vực tháo dỡ các hạng mục công trình: tại đây doanh nghiệp sẽ tiến

hành san gạt nhẹ để tạo mặt bằng trước khi tiến hành trồng cây.

Theo thuyết minh thiết kế cơ sở và theo bản đồ hoàn thổ, phục hồi môi

trường của dự án thì tổng diện tích cần san gạt bằng tổng diện tích sẽ trồng cây

xanh trong khu vực là 120.000m2 và khối lượng đất cần để hoàn thổ phục hồi

môi trường cho dự án vào khoảng 84.200m3.

Nếu việc san gạt đất được thực hiện bằng máy ủi 180cv trong phạm vi

<=50m (AB.22131) đơn giá là: 423.880 đồng/100m3 (áp dụng theo cuốn đơn giá

xây dựng công trình do UBND tinh Thái Nguyên ban hành) thì Chi phí phục vụ

công tác san gạt được thể hiện ở bảng 4.2. sau :

Bảng 4.2. Chi phí phục vu cho công tác san gạt

Đơn vị tính : đồng/100m3

Khu vực cần san gạt Mã hiệu Loại

máy

Khối

lượng(m3)

Đơn giá

(đ)

Thành tiền

Khu vực khai thác,

bãi thải và khu các

công trình phục vụ

dự án

AB.22141 Máy ủi

180

84.200 477.800 402.307.600

Tổng chi phí cho công tác san gạt 402.307.600

Vậy chi phi san gạt sẽ là: 402.307.600 đồng

4.2.3. Chi phí trồng cây

- Diện tích trồng cây: 120.000m2 = 12 ha. Cây trồng được lựa chọn là cây

keo lai.

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

14

Page 15: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

+ Mật độ cây: 1.100 cây/ha; hàng cách hàng 3,3m, cây cách cây 3m. Với

mật độ cây trồng như trên thì số lượng cây trồng trong khu vực của dự án là

13200 cây.

+ Giá cây giống: 600 đồng/cây

+ Giá phân NPK: 4.500đồng/kg

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

15

Page 16: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

+ Nhân công bậc 3/6 (Lấy theo mức lương cơ bản mới ban hành của nước cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -Nghị định 205/2004/NĐ-CP)

STT Lương cơ bản và

các khoản phụ cấp

Lao động - Nhóm công nhân lâm

nghiệp

Gieo trồng, xới vun và chăm sóc Nhóm I

1

2

3

4

5

Hệ số lương theo Nghị định

205/2004/NĐ-CP

Lương tối thiểu

Lương tháng tối thiểu

Phụ cấp theo lương tối thiểu

+ Phụ cấp lưu thông (20%)

Phụ cấp tính theo lương cơ bản

+ Phụ cấp không ổn định

(10%)

+ Lương phụ (lễ, tết,…) (12%)

Cộng lương tháng

+ Số ngày công/tháng

Đơn giá một ngày công

(đồng/công)

2,56

650.000

1.664.000

130.000

166.400

199.680

2.160.080

26

83.080

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

16

Page 17: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

+ Đơn giá ngày công của công nhân trồng và chăm sóc rừng

STT Lương cơ bản và

các khoản phụ cấp

Lao động - Nhóm công nhân lâm

nghiệp

Gieo trồng, xới vun và chăm sóc Nhóm I

1

2

3

4

5

Hệ số lương theo Nghị định

205/2004/NĐ-CP

Lương tối thiểu

Lương tháng tối thiểu

Phụ cấp theo lương tối thiểu

+ Phụ cấp lưu thông (20%)

Phụ cấp tính theo lương cơ bản

+ Phụ cấp không ổn định

(10%)

+ Lương phụ (lễ, tết,…) (12%)

Cộng lương tháng

+ Số ngày công/tháng

Đơn giá một ngày công

(đồng/công)

2,56

650.000

1.664.000

130.000

166.400

199.680

2.160.080

26

83.080

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

17

Page 18: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chi phí cho việc mua cây giống và phân bón

Thời gian Công việc Đơn

vị

Khối lượng Đơn giá Thành tiền

Năm thứ

1

Mua cây giống cây 13200 600/cây 7.920.000

Trồng dặm

10%

cây 1320 600/cây 792.000

Mua phân

NPK

(0,2kg/cây)

kg 2640 4.500đ/kg 11.880.000

Năm thứ

2

Mua phân

NPK

(0,2kg/cây)

kg 2640 4.500đ/kg 11.880.000

Năm thứ

3

Mua phân

NPK (0,2kg)

kg 2640 4.500đ/kg 11.880.000

Tổng cộng 44.352.000

Chi phí cho việc đào hố trồng cây

Tên

công

việc

Kích

thước

hố (cm)

Cự ly

đi làm

(m)

Nhóm đất

(1)

Đơn giá

(đồng/công)

Khối

lượng

(công)

Thành tiền

(đồng)

Mức

lao động

(hố/công)

Đào

hố

30 x 30 x

30

4000 ÷

5000

111 83.080 119 9.886.520

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

18

Page 19: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chi phí cho việc vận chuyển cây và trồng cây

Tên

công việc

Cự ly đi

làm

(m)

Kích cỡ

bầu đem

trồng

(kg)

Mức

lao động

(cây/công

)

Đơn giá

(đồng/công)

KL

(công)

Thành tiền

Vận chuyển

cây và trồng

cây

4000

÷ 5000

< 0,5 113 83.080 117 9.720.360

Chi phí cho lao động phát và chăm sóc cây

Tên

công

việc

Năm Nhóm thực

bì phát vỡ

Mức

lao động

(m2/công)

Đơn giá

(đ/công)

KL Thành tiền

Lao

động

phát,

chăm sóc

rừng

4000÷5000m

Lần 1

Năm 1, 2

1 và 2 548 83.080 219 18.194.520

Lần 2, 3

Năm 1, 2

1 và 2 716 83.080 167 13.874.360

Lần 1

Năm 3

1 và 2 650 83.080 184 15.286.720

Tổng cộng 47.355.600

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

19

Page 20: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chi phí cho việc vận chuyển và bón phân

Tên

công

việc

Cư ly đi

làm

(m)

Lượng

bón phân

(kg)

Mức lao

động

(cây/công)

Đơn giá

(đồng/công)

KL

(công)

Thành tiền

Vận

chuyển

và bón

phân

4000 ÷

5000

< 0,5 99

Năm thứ

1

99 83.080 133 11.049.640

Năm thứ

2

99 83.080 133 11.049.640

Năm thứ

3

99 83.080 133 11.049.640

Tổng 33.148.920

- Tổng chi phí trồng và chăm sóc cây trong 03 năm là: 144.463.400 đồng

- Chi phí quản lý rừng bằng 10% tổng chi phí trồng và chăm sóc rừng:

(144.463.400 x 10)/100 = 14.446.340 đồng

Vây tổng chi phí phục vụ cho công tác trồng chăm sóc và quản lý cây

trồng trong khu vực của dự án là:

144.463.400 + 14.446.340 = 158.909.740 đồng

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

20

Page 21: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

4.2.4. Chi phí đào rãnh thoát nước

MH Công việc Thành phần

hao phí

Đơn

vị

Đơn

giá

Khối

lượng

Thành tiền

(đồng)

AB.2811

1

Đào rãnh

thoát nước

(1mx0,7m)

Nhân công 3/7

Máy thi công

Máy đào ≤

0,8m3

côn

g

ca

61.425

47588

2

40

10

2.457.000

4.758.820

Tổng 7.215.820

Chi phí trực tiếp cho việc phục hồi môi trường sau khai thác là tổng chi phí

cho việc tháo dỡ các hạng mục công trình của dự án; san gạt tạo mặt bằng trong

khu vực dự án; chi phí phục vụ cho công tác trồng và chăm sóc, quản lý cây và

chi phí đào mương thoát nước tại khu vực dự án. Tổng chi phí trực tiếp phục vụ

cho công tác hoàn thổ môi trường của dự án là: 593.253.704 đồng

4.2.4. Chi phí hành chính cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản mỏ sắt Hoan là

một dự án nhỏ. Các phương án cải tạo, phục hồi đơn giản nên chi phí hành chính

cho việc phục hồi môi trường được tạm tính là: 20.000.000 đồng.

4.2.5. Chi phí lập dự án cải tạo, phục hồi

Căn cứ văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng về việc

công bố định mức, chi phí quản lý dự án và đầu tư xây dựng công trình. Cụ thể

tại bảng 2, mục 3.2 - hướng dẫn áp dụng định mức chi phí lập dự án và lập báo

cáo kinh tế kỹ thuật đã nêu rõ:

Đối với loại công trình hạ tầng kỹ thuật:

Chi phí lập dự án = 0,585% x tổng vốn đầu tư trực tiếp cho cải tạo phục hồi

= (593.253.704 x 0,585)/100 = 3.470.534 đồng

Tổng chi phí cho công tác cải tạo phục hồi môi trường khai thác khoáng sản

mỏ sắt Hoan xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là: 616.724.238 đồng.

Vậy tổng số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường phải nộp là:

616.724.238 đồng

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

21

Page 22: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Căn cứ theo điều 8 (cách tính khoản tiền ký quỹ và các phương thức ký

quỹ) quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ,

đối với trường hợp dự án có thời hạn khai thác khoáng sản từ 10 đến dưới 20

năm thì mức ký quỹ lần đầu tiên bằng 20% số tiền phải ký quỹ.

Vậy số tiền mà Doanh nghiệp Anh Thắng phải nộp ký quỹ lần đầu là:

(616.724.238 x 20)/100 = 123.344.848 đồng

Số tiền ký quỹ những lần sau là:

(616.724.238 – 123.344.848)/13 = 37.952.261 đồng

Như vậy số tiền ký quỹ hàng năm mà Doanh nghiệp Anh Thắng phải nộp

là: 37.952.261 đồng.

Số tiền này sẽ được Doanh nghiệp Anh Thắng nộp vào Quỹ bảo vệ môi

trường trước ngày 31 tháng 01 của những năm tiếp theo.

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

22

Page 23: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chương 5

KẾ HOẠCH CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Sau khi kết thúc khai thác Doanh nghiệp sẽ tiến hành hoàn thổ và phục hồi

môi trường theo đúng hướng dẫn của quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày

29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch đưa ra như sau:

- Toàn bộ cac công trình xây dựng phục vụ cho quá trình khai thác và hoạt

động của dự án sẽ được tháo dỡ trả lại mặt bằng để trồng cây.

- Toàn bộ phần diện tích khai thác sẽ được hoàn thổ bằng cách san lấp tạo

mặt bằng tại chỗ theo kiểu cuốn chiếu ngay trong quá trình khai thác. Sau khi

kết thúc khai thác chỉ cần san gạt tạo tạo mặt bằng để trồng cây.

- Khu bãi thải tiến hành san gạt tạo mặt bằng trồng cây.

Tiến độ thực hiện các công việc dự kiến như sau:

- Lập và hoàn thiện hồ sơ đóng cửa mỏ: 06 tháng

- San lấp mặt bằng, thi công hệ thống rãnh thoát nước trong khu vực trồng

cây xanh: 06 tháng

- Chăm sóc cây xanh: 03 năm

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

23

Page 24: Cải tạo mỏ hoan

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chương 6

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN

Sau khi thực hiện việc hoàn thổ phục hồi môi trường dự án khai thác mỏ sắt

Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Doanh nghiệp Anh

Thắng sẽ làm đề án xin đóng cửa mỏ và bàn giao trả lại mặt bằng khu vực mỏ

cho UBND tỉnh Thái Nguyên quản lý. Trên cơ sở mặt bằng khai thác đã hoàn

thổ và phục hồi môi trường, Doanh nghiệp sẽ phối hợp với chính quyền địa

phương xem xét quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý khu vực đã được hoàn thổ.

Doanh nghiệp Anh Thắng kính đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét

phê duyệt và thông qua Dự án cải tạo phục hồi môi trường và Báo cáo đánh giá

tác động môi trường của Doanh nghiệp chúng tôi.

Doanh nghiệp Anh Thắng cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các hạng

mục công việc đã nêu trong dự án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ sắt Hoan.

Đồng thời, Doanh nghiệp cam kết sẽ nộp đầy đủ và đúng thời gian quy định số

tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường như đã nêu trong dự án.

ĐẠI DIỆN DỰ ÁN

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp Anh Thắng Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

24