c san xuân giáp thân 2004 c l caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfquánh l ộn lu bù...

63
1 Đặc San Xuân Giáp Thân 2004 Mc Lc 1. Mc Lc 2. Thư Ðu Xuân ca Hi-Trưởng 3. Lá Thư Ban Biên Tp 4. Thơ: NhTrà Vinh - Hunh Ngc Diêu 5. Tường Trình Ði Hi Ðng Hương Trà-Vinh Ti Santa Ana 6. Hình nh Ði Hi Ðng Hương Trà-Vinh 7. Trà-Vinh Quê Hương Mến Yêu - Tài Liu Sưu Tm 8. STáo Quân 9. Ngày Trà-Vinh Tân Xuân Hi NgQúi Mùi 2003 10. Hình nh Tic Tân Xuân Hi Ng11. Thơ: Vĩnh Bình Trong Tim - Kim Chung 12. Thế Gii Loài Kh- Trnh Ho Tâm 13. Thơ: Bài Thơ Xuân Viết Sm Tng Bn Hin, Vn Là Ta - Trn Thế Phong 14. Mt KNim Ðc Bit Vi Trà-Vinh - BS Nguyn Lưu Viên 15. Thơ: Xuân Cãm - Lâm Thanh 16. Ngày Hè Hp Mt Ca Hi Ðng Hương Trà-Vinh - Thành Tâm 17. Hình nh Hp Mt Hè 2003 18. Tp Ghi Hp Mt Hè 2003 - Nguyn Văn Vui 19. Thơ: Trà-Vinh Quê Tôi - La Nguyn 20. ÐVui Ða Danh Tnh Trà Vinh - Nguyn Văn Vui 21. Báo Cáo Tài Chánh - Võ Văn Diu 22. Thơ Tếu: Vnh Nàng Tin S- Tú Ru 23. Vua Gia Long Ðã Chy VTrà Vinh? - Hunh Văn Lang 24. Tiếng Trng Ðăng Văn - Hoàng Ðình Hiếu 25. Thơ: Ngoi Tôi - Kim Chung 26. Trà Vinh Quê Hương Mến Yêu - Sưu Tm 27. TrVQuê Cũ - Tp Ghi Ca Hai Quo 28. Thơ: Mưa Nh, Mưa Thương - Lâm Thành H29. Phiếm VÐuôn Chà Là - Thanh Lâm TV 30. Thơ: Nhng No Ðường Trà-Vinh - La Nguyn

Upload: others

Post on 21-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

1

Đặc San Xuân Giáp Thân 2004 Mục Lục 1. Mục Lục 2. Thư Ðầu Xuân của Hội-Trưởng 3. Lá Thư Ban Biên Tập 4. Thơ: Nhớ Trà Vinh - Huỳnh Ngọc Diêu 5. Tường Trình Ðại Hội Ðồng Hương Trà-Vinh Tại Santa Ana 6. Hình Ảnh Ðại Hội Ðồng Hương Trà-Vinh 7. Trà-Vinh Quê Hương Mến Yêu - Tài Liệu Sưu Tầm 8. Sớ Táo Quân 9. Ngày Trà-Vinh Tân Xuân Hội Ngộ Qúi Mùi 2003 10. Hình ảnh Tiệc Tân Xuân Hội Ngộ 11. Thơ: Vĩnh Bình Trong Tim - Kim Chung 12. Thế Giới Loài Khỉ - Trịnh Hảo Tâm 13. Thơ: Bài Thơ Xuân Viết Sớm Tặng Bạn Hiền, Vẫn Là Ta - Trần Thế Phong 14. Một Kỷ Niệm Ðặc Biệt Với Trà-Vinh - BS Nguyễn Lưu Viên 15. Thơ: Xuân Cãm - Lâm Thanh 16. Ngày Hè Họp Mặt Của Hội Ðồng Hương Trà-Vinh - Thành Tâm 17. Hình ảnh Họp Mặt Hè 2003 18. Tạp Ghi Họp Mặt Hè 2003 - Nguyễn Văn Vui 19. Thơ: Trà-Vinh Quê Tôi - La Nguyễn 20. Ðố Vui Ðịa Danh Tỉnh Trà Vinh - Nguyễn Văn Vui 21. Báo Cáo Tài Chánh - Võ Văn Diệu 22. Thơ Tếu: Vịnh Nàng Tiền Sử- Tú Rệu 23. Vua Gia Long Ðã Chạy Về Trà Vinh? - Huỳnh Văn Lang 24. Tiếng Trống Ðăng Văn - Hoàng Ðình Hiếu 25. Thơ: Ngoại Tôi - Kim Chung 26. Trà Vinh Quê Hương Mến Yêu - Sưu Tầm 27. Trở Về Quê Cũ - Tạp Ghi Của Hai Quẹo 28. Thơ: Mưa Nhớ, Mưa Thương - Lâm Thành Hổ 29. Phiếm Về Ðuôn Chà Là - Thanh Lâm TV 30. Thơ: Những Nẽo Ðường Trà-Vinh - La Nguyễn

Page 2: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

2

31. Vú Sữa Trà-Vinh - Thanh Hương 32. Bún Nước Lèo Trà-Vinh - Ngọc Thuận 33. Thơ : Làm Sao Quên - Lâm Thanh Hổ 34. Cà Chua, Một Loài Thực Vật Hữu Ích - Trần Anh Kiệt 35. Thơ : Chút Tâm Tình Gởi Bạn - Trần Thanh Nhã 36. Một Móc Lịch Sử - BS Nguyễn Lưu Viên 37. Thơ: Vẫn Là Ta - Trần Thanh Nhã 38. Ý Nghĩa Của Logo Hội Ái Hưũ Trà-Vinh 39. Lá Thư Từ Houston của Nguyễn Chiêu Hiền & La Minh Hạnh 40. Thơ: Người Trà Vinh, Nhớ Quê Xưa- Marie Thérèse X. Nguyễn 41. Lảo Gìa Ba Tri Sống Trên Ðất Mỹ: Dọn Về Quận Cam 42. Hương Vị Quê Hương - Nhiều Tác Giã 43. Nhớ Tuổi Học Trò- Marie Thérèse X. Nguyễn 44. Lưu Bút Của Thầy Ðáng Kính - Marie Thérèse X. Nguyễn 45. Hồi Ký: Ðời Tôi - Ngô Thanh Ðế 46. Hầu Trà - Nguyễn Văn Nhựt 47. Câu Chuyện Tình Của Cháu Bà Ba - Tiểu Thư Trần Trung Tiên 48. Hồi Ký: Tôi Làm Việc Nuớc - Trịnh Hảo Tâm 49. Trà Phong-Vĩnh Trường 50. Thơ: Giỗ Trăm Ngày, Chút Tình Ba Ðộng - Vanessa Trương 51. Người Con Gái Trà Vinh Họ Ðoàn, Niềm Vui Khi Nhận Ðặc San - Hạnh Lê 52. Thơ: Tạ Ơn Thầy - Bạch Tuyết Lan Trinh 53. Truyện ngắn: Xuân Về Trên Chiếc Xe Lăn - Tường Lam 54. Thơ: Nhớ Quê - Trầm Mặc Hoa Huyền 55. Sinh Hoạt Của Hội Trà Vinh 56. Hình Ảnh Sinh Hoạt Ðịa Phương 57. Sinh Hoạt Ðồng Hương Ðôn Châu 58. Danh Sách Ðồng Hương - Võ Trung Tín

Xuân Giáp Thân SỚ TÁO QUÂN

Táo Quân Hội Ðồng-Hương Trà-Vinh

Muôn tâu Thánh Thượng

Cùng hai tể tướng Thân cận Ngọc Hoàng

Nam Tào, Bắc Ðẩu. Tại hạ thần đây

Là Táo Trà Vinh Còn gọi Vĩnh Bình.

Hôm nay ra mắt Diện kiến Ngọc Hoàng

Báo cáo vài hàng Vòng vo tam quốc.

Câu chuyện trước nhất Là xứ Cờ Hoa

Rũng rỉnh đô la Mà thần tỵ nạn

Năm rồi đại hạn Xui xẻo qúa chừng

Mùng một tưng bừng Diễn hành hội Tết Trên phố Bôn Sa

Thì lại xãy ra Phi thuyền lâm nạn

Hoàn thành sứ mạng Khoa học không gian

Trở lại dương gian Columbia sắp đáp

Theo đúng lịch trình Bổng bất thình lình

Vỏ ngói bung ra Làm tăng nhiệt độ

Phi thuyền cháy tiêu

Mảnh vụn văng ra Rớt trên Texas

Bảy phi hành gia Thảy đều thiệt mạng Thế giới bàng hoàng Trong ngày đầu năm

Tết ta âm lịch. ***

Kinh thưa Ngọc Hoàng Câu chuyện chuyễn sang

Ðề tài khũng bố Chẵng hiểu tay tổ

Của Xi Ai Ê Chộp tin ở đâu

Cho rằng đầu nậu Saddam Hussein

Page 3: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

3

Của xứ Iraq Giao du liên hệ Nhóm Al Qaida

Chúng bán chà là Xuất cảng dầu hỏa

Gom góp đô la Chế bom nguyên tử

Vũ khí hạch tâm Giết ngườI hàng loạt Tổng Bush “rì pọt” Ra Hiệp Quốc Liên Hội nhóm họp liền

Gởi những phái đoàn Thanh tra vũ khí Làm việc bền bĩ

Hơn cả tháng trời Chẳng thấy tăm hơi Vũ khí giết người Tổng Bush lên đài Cùng Tony Blair

Quyết tâm phải đánh Bứng đi cho rảnh Bạo chúa độc tài

Tra tấn giết người Chẳng biết gớm tay Là thằng Saddam

Và hai quái tử. Hiệp Quốc phân xử Có đánh hay không

Pháp Ðức bảo không Hãy chờ khoan đánh Dùng lối ngoại giao

Răn đe dằn mặt. Nga Hoa Pháp Ðức Liên kết một phe Trói tay nhà Mẽo Nhà Trắng ra lịnh Nội trong hai ngày Saddam phải bay

Lưu vong xứ khác. Phái đoàn các nước

Lần lượt rút lui Khỏi thành Baghdad. Mười chín tháng ba Tổng Bush diễn văn Ở phòng bầu dục Ra lịnh tấn công Thẳng vào Iraq

Liên quân Mỹ Anh Vượt biên Kuwait

Tràn vào Basra

Chiếm liền hải cảng Saddam hốt hoảng Lặn mất tăm hơi Quân Mỹ tiến tới Trực chỉ Baghdad Binh nhứt Jessica Lọt vào phục kích

Bắt làm tù binh Chịu đủ cực hình Của quân Iraq.

Ngày hai tháng tư Jessica giải cứu

Nước Mỹ vui cười Lấy làm mãn nguyện.

Quân Mỹ vẫn tiến Tiếp liệu khó khăn Ðường xá lằn nhằn Xe thường bị lạc.

Lính ngoài trận mạc Nhịn đói mấy ngày Ðêm thì không ngủ

Vì pháo vì mưa. Hăng say còn thừa Ðánh vào sân bay Thủ đô Baghdad. Baghdad thất thủ

Ngày chín tháng tư Quân Mỹ tiến vô Saddam Palace Cột dây kéo xập

Nhiều tượng Saddam Hạ màn chế độ Dã man tàn ác.

Sau phút huy hoàng Tưởng đã bình an Thái bình thịnh trị

Lập nên chế độ Hết thân khũng bố

Nhưng không phải vậy! Từ đó đến nay

Iraq chuyển sang Chơi du kích chiến

Bắn sẻ, ôm bom Mỗi ngày, mỗi hôm Lính Mỹ đều chết! Mạng sống trên hết Phản chiến bất bình Biểu tình chống đối

Tổng Bush sang Anh Dân bèn đả đão Số người ũng hộ

Có vẽ giãm dần Lính Mỹ tinh thần Có mòi xuống thấp

Nhân Lễ Tạ Ơn Tổng Bush dàn cảnh

Dự với gia đình Vọt sang Iraq

Ôm mâm gà Tây Chào mời hết thẩy Màn này hết xẩy! Quân sĩ vui mừng Hoan hô vang dội!

*** Trở về Cali

Nhiều chuyện ly kỳ Rất là thần thoại Một anh tài tử Thịt bắp vai u

Quánh lộn lu bù Ðánh đâu thắng đó!

Một ngày có gió Như diều lên mây

Trở thành thống đốc Ðó là Arnold

Ngay mới ngày đầu Ðăng quang nhậm chức

Bãi bỏ thuế xe Cùng nhiều luật khác

Mà ông David Trước đó ban hành

Cứu nguy ngân sách Hiện đã thâm thụt Hàng tỷ Mỹ kim Hết tiền trả lương

Nhân viên chính phủ. ***

Muôn tâu Thánh Thượng Thần vừa báo cáo Thứ tự lớp lang

Bài bản đàng hoàng Tình hình nước Mỹ Bây giờ đến chuyện

Thế giái ta bà Trong một năm qua Nhiều điều cũng lạ

Trước là bịnh SARS Bộc phát tháng ba

Tại vùng Hướng Cỏn Dân cư đông đúc

Khạc nhổ tùm lum Lây lan rất mạnh

Page 4: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

4

Ðến khắp nhiều nơi Hàng ngàn người chết Hàng không gần chết

Vì hết người đi Kinh tế chậm trì

Mới vừa khôi phục. ***

Muôn tâu Thánh Thượng Thế giới năm qua

Còn nhiều điểm nóng Do Thái, Palestine

Nổ bom cãm tử Xe tăng càn quét Phá xập cửa nhà

Vẫn chưa ngã ngũ Ấn Ðộ, Pakistan

Tranh chấp hung hăng Kashmir lãnh địa

Cà ri, cơm nị Dốc hết đem ra

Ném nhau xã láng! Còn xứ Bắc Hàn Nạn đói tràn lan Thằng lùn mã tử

Dọa chơi nguyên tử Bắn tới Ðông Kinh Mỹ rất bực mình

Nhưng chưa rảnh tay Dạy cho bài học.

Sang qua Trung Quốc Mới phóng phi thuyền

Ðưa lên vũ trụ Một phi hành gia

Cấp bậc đại tá Kinh tế thị trường Làm ăn khấm khá Tổ chức cuối năm Hoa hậu hoàn cầu Phô trương tài sắc

Cho đẹp lòng Mao! ***

Về chuyện Bolsa Người Việt chúng ta

Thủ đô tỵ nạn Nở rộ tiệm vàng

Trong Phước Lộc Thọ Còn chuyện văn gừng

Năm qua tưng bừng Rất nhiều nhạc hội Quán Lup cà phê

Có nhạc thính phòng Ca sĩ lục tuần

Cũng còn ăn khách Ca sĩ trong nước Tổ chức hát chui Thãy đều hốt bạc Hội bạn người cùi Giúp trẻ mồ côi

Nhiều người hưởng ứng Giới trẻ Việt Nam

Thành công rất giõi Nhiều người len lõi

Xâm nhập chính trường Khiến dân địa phương

Rất là kính phục Dân Việt da vàng

Ðược xếp ngang hàng Giàu hơn Mỹ trắng Thị trường nhà cửa Ở tại quận Cam Giá cao kỹ lục

Ngôi nhà sắp mục Cũng nữa triệu đồng Người Việt rất đông Trở thành triệu phú

*** Kính thưa Bệ hạ

Còn Hội Trà Vinh Ðược nhiều cãm tình Trong làng báo chí Muốn cần đăng tin Họ đều phổ biến

Không đòi tiền bạc Các hội đoàn bạn Ðoàn kết tận tình

Cùng với Trà Vinh Chung vai sát cánh

Phát triển cộng đồng Vinh danh quê mẹ Hội mình được vậy Nhờ các lão niên

Trong Ban Cố Vấn Sáng suốt tận tình

Soi đường chỉ lối. Trụ sở của Hội Văn Bút Store

Dọn ra đường lớn Gần tiệm Tây Hồ

Trước Phước Lộc Thọ ***

Kính tâu Thánh Thượng Thần tâu tới đây Nghĩ là cũng đủ Trước khi từ giã

Trở lại dương gian Vào hàng nhà Táo Thần xin dâng biếu

Bốn thứ đơn sơ Nhưng là tứ qúy

Canh Rau Dưỡng Sinh Của Trần Anh Kiệt

Ðồng hương người Việt Trong Hội Trà Vinh

Ðịnh cư ở Úc. Ngài truyền nhà bếp Ngọc Nữ, Tiên Ðồng Thư thả, thong dong

Bỏ vào ấm đất Nấu thứ canh này

Ðể Ngài dưỡng sinh Sống lâu triệu tuổi.

Page 5: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

5

Lá Thư Ban Biên Tập

Ðặc San Trà-Vinh Xuân Giáp-Thân 2004 với chủ-đề "Hương-Vị Trà-Vinh" đang được đồng hương cầm trên tay là cuốn số 4 do Hội Ái-Hữu Ðồng-Hương Trà-Vinh ấn hành. Ðặc-San Trà-Vinh không có cao vọng là một tập-san nghiên-cưú văn-hóa, lịch-sử, địa-dư cuả vùng đất Trà-Vinh mà chỉ là vườn tao-ngộ để những người Trà-Vinh đang định-cư sinh sống trên xứ người gặp gỡ, nhắc lại những kỷ-niệm về nơi chôn nhao cắt rún đã xa lìa. Là một khu vườn nhỏ gom góp những hoa đồng cỏ nội, trái ngọt, cây lành đặc biệt của vùng đất đó. Có hiểu biết quê hương mới càng yêu quê hương mình thắm thía.

Mang chủ đề "Hương Vị Trà-Vinh", Ðặc San Trà-Vinh Xuân Giáp-Thân 2004 năm nay quy tụ những bài về văn hóa ẫm thực, món ăn thức uống, rau trái mang bản sắc đặc biệt của Trà-Vinh. Ðặc San đã nhận được những bài của nhóm đồng hương Trà-Vinh sinh sống ở Úc Châu như Lâm Thành Hổ tha thiết với quê hương Trà-Vinh qua bài "Tôi Yêu Quê Tôi" (ký tên Hai Quẹo) đăng trong Ðặc San Trà-Vinh năm qua. Như Trần Anh Kiệt (cũng ở Úc Châu) đang gây "Cơn Sốt" Canh Rau Dưỡng Sinh ở Little Saigon qua quyễn sách "Canh Rau Dưỡng Sinh" (hiện có ở nhà sách Văn Bút với ấn phí là $5 được tác giả tặng hết cho Hội Ðồng Hương Trà-Vinh). Lá thư của Nguyễn Chiêu Hiền và La Minh Hạnh nói về những nhân vật, những món nhậu Trà Vinh ngày trước. Ðôi bạn đồng hương Hiền Hạnh rất sành về ẫm thực và hiện là Ban Giám Ðốc hệ thống Restaurant Kim Sơn chuyên về tiệc cưới tại Houston, Texas.

Ðặc San năm nay hân hạnh được đón nhận các bài viết của đồng hương niên trưởng Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên, nguyên Phó Thủ Tướng Ðặc Trách Văn Hóa Giáo Dục VNCH. Bài "Một Kỷ Niệm Ðặc Biệt Với Trà-Vinh" ghi lại biến cố lịch sử mùa Thu 1945 tại Trà Vinh mà Bác Sĩ là một chứng nhân trong cuộc. Ðặc San Trà-Vinh cám ơn niên trưởng Huỳnh Văn Lang (tác giả Nhân Chứng Một Chế Ðộ, Chuyện Ðường Rừng) đã quan tâm góp ý, khích lệ nhân chuyến về Little Saigon thuyết trình các đề tài về văn hóa dân tộc. Số này cụ Huỳnh Văn Lang đã cống hiến một đề tài lịch sử chưa được ai nói tới là "Vua Gia Long Ðã Chạy Về Trà-Vinh".

Ðặc-San Trà-Vinh đã ra được 4 số. Số 4 này đã thay đổi nhà in để được gía rẽ hơn nên hình thức có khác đi ít nhiều. Nội dung, bài vỡ Ban Biên Tập cố duy trì tính chất phong phú, giá trị. Hình thức trình bày cũng cố giữ sao cho sáng sủa mỹ-thuật với nhiều hình ảnh đồng hương ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ðặc San Trà Vinh còn tồn tại cũng là nhờ qúy đồng hương thương yêu, nuôi dưỡng bằng những lời khích lệ, góp ý, bằng đóng góp bài vở và ũng hộ tài chánh để trang trải chi-phí ấn loát mà ở Cali khá cao. Thư điện tử (email) bày tỏ tình cảm dành cho Ðặc San không những ở hải ngoại mà còn cả đồng hương thuộc giới trẻ ở trong nước khi đọc Ðặc San trên Website của Hội Ái Hữu Trà-Vinh. Một đồng hương ở Úc Châu đã tâm sự rằng vừa nâng niu Ðặc San mà vừa khóc! Ban Biên Tập Ðặc-San xin ghi nhận những cãm tình đó và chân thành cảm ơn các đồng hương và thân hữu. Mong rằng Ðặc San còn tồn tại vừa vinh danh quê mẹ vừa là sợi dây liên lạc nối tình đồng hương.

Page 6: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

6

Trước thềm Xuân mới Giáp Thân, Ban Biên Tập Ðặc-San Trà-Vinh kính chúc tất cả đồng hương sức khỏe khang an, gia đình hạnh phúc.

TM Ban Biên-Tập Ðặc-San Trà-Vinh Hội Ái-Hữu Ðồng-Hương Trà-Vinh

Trịnh Hảo Tâm

Email: [email protected]

Bún nước lèo Trà Vinh Ngọc Thuận

Quê hương Trà Vinh của tôi là một vùng đất có ba dân tộc chung sống vui vẻ hòa đồng với nhau: Khmer, Việt, Hoa. Về ăn uống, người Trà Vinh tương đối sành ăn.

Những món ăn thuần tuý của người Việt, người Hoa thì nhiều lắm ... trong bài viết này, tôi chỉ muốn giới thiệu món ăn tiêu biểu của dân tộc Khmer, mà cho đến bây giờ không riêng gì người Khmer mà ngay cả người Việt, người Hoa cũng coi nó là món ăn "đi xa nhớ, ở gần thì mê". Đó là món "Bún nước lèo".

Nếu có dịp nào, các bạn tình cờ đến quê tôi. Buổi sáng, dạo một vòng quanh các hàng ăn sáng, bạn sẽ thấy được món ăn này không khó. Muốn nấu nước lèo người ta phải có vật liệu chính là mắm "Bò hóc". Đó là loại mắm làm bằng nhiều cá hổn hợp như cá Sặc, cá Rô…. Với kỹ thuật riêng, người làm mắm phải đạt tiêu chuẩn: Mắm có hương vị và tan nhanh trong nước sôi.

Để lấy nước ngọt người ta dùng thêm các loại cá: cá lóc, cá kèo, cá tra, cá ngát hay tép tôm cũng được. Để nấu ngừơi ta làm cá thật sạch và cho vào một nồi nước thật sôi luộc chín. Cá chín vớt ra, gỡ xương thật kỹ rồi chà thịt cho tơi

ra. Mắm "bò hóc" cũng nấu trong nước sôi cho thịt mắm tan ra. Xong, đem ra lược xương thật kỹ. Tỏi, ớt, một ít củ riềng và sã bằm nhuyễn trộn đều vô thịt cá cho thơm. Nấu nườc mắm đã lược kỹ cho sôi lên. Bắc chảo nóng, xào thịt cá cho thấm rồi cho vô nồi nước lèo, nêm thêm gia vị, chờ nước lèo sôi, vớt bọt kỹ, để nóng.

Ăn bún nước lèo cần phải có rau ghém, gồm bắp chuối bào mỏng, rau muốn bào mỏng, bông sún xắt mỏng theo chiều ngang trộn đều với một ít rau thơm xắt nhuyễn. Vào mùa đào lộn hột người ta thích bằm thêm một ít đào cho thêm vô rau ghém để có vị ngon hơn.

Cho bún vào tô, chan nước Lèo thật nóng lên. Dĩa rau ghém ăn miếng nào trộn miếng ấy chớ không dội nước lèo lên rau sẽ làm cho rau úa đi mất ngon. Ăn bún nước lèo sẽ mất ngon nếu không có chén muối ớt thật cay và những trái ớt hiểm xanh, cay đến xé lòng. Nếu thích, người ta cũng thêm vào những thứ như thịt quay, huyết heo luộc hay bánh giá, chả giò...nhưng cho dù ăn chung với thức ăn gì đi nữa, bún nước lèo ngon vẫn do mùi vị của nồi nước lèo quyết định. Nườc lèo nấu theo truyền thống của người Khmer, không dùng xoong nhôm mà dùng nồi đất để nấu.

Page 7: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

7

Bún nước lèo là món ăn bình dân mà lại đậm đà hương vị. Thời còn đi học, mỗi lần về thăm nhà, tôi phải đòi má tôi nấu món ăn này suốt mấy ngày liền để ăn "cho đã thèm". Còn bây giờ, mỗi lần có bạn bè ở xa về, tôi đều chiêu đãi món này. Tôi xin kết thúc bài viết này bằng câu thơ:

Về Trà Vinh có nhớ Hàng me xanh rợp trời Ao Bà Om thắng cảnh Bún nước lèo ngon ơi! Ngọc Thuận

THẾ GIỚI LOÀI KHỈ Trịnh Hảo Tâm

Theo định nghĩa có tính cách giáo khoa thư thì khỉ là loại động vật có bốn chân, đuôi dài và được xem là thông minh nhất trong các loài vật. Các nhà khoa học khảo cứu về loài vật cho rằng khỉ là thuỷ-tổ loài người và lý thuyết Cộng-Sản vốn đề cao lao-động nên thêm rằng: "Loài người xuất thân từ loài khỉ qua quá trình lao động". Nhà vạn vật người Anh có tên là Charles Darwin (1809-1882) là người đầu tiên đề xướng chủ thuyết nầy và thời đó ông bị rất nhiều người chống đối. Từ lý thuyết trên, khỉ, dã-nhân (apes) và cả loài người được xếp vào loại linh-trưởng (primates) loại "cao cấp" nhất trong loài động vật có vú.

HỌ HÀNG NHÀ KHỈ

Khỉ hiện diện trên mặt điạ cầu nầy muộn màng hơn hết trong muôn loài, cách nay khoảng vài ba triệu năm và chỉ trước loài người mà thôi. Khỉ sinh sống ở miền có khí hậu nhiệt đới, thuộc Nam bán cầu và có mặt ở hầu hết các châu lục ngoại trừ châu Úc là không có bóng dáng loài khỉ. Khỉ có

gần 200 loại khác nhau, con nhỏ nhất có tên là Pygmy Marmoset, có thân hình như một con chuột ở Nam Mỹ, thân dài chỉ có 6 inches và cân nặng khoảng 2 ounce. Giống khỉ lớn nhất là giống Mandrill ở Phi-Châu, mặt trắng và sóng mủi có lằn đỏ mà ngày trước ở Thảo Cầm Viên Sài-Gòn đã từng có, cao đến 32 inches không kể đuôi.

Các nhà vạn-vật xếp khỉ vào hai nhóm chính : Khỉ tân thế giới (New World Monkeys) và khỉ cựu thế giới (Old World Monkeys). Khỉ tân thế giới sống ở Trung và Nam Mỹ, còn khỉ cựu thế-giới thì sống ở A à Phi châu. Hai nhóm nay có nhiều điểmٶkhác biệt, thí dụ như về khoảng cách giữa miệng và mũi (Nostrils) khỉ tân thế giới xa hơn còn khỉ cựu thế giới thì miệng và mũi nằm cận nhau. Ða số khỉ tân thế giới có 36 cái răng, còn khỉ cựu thế giới có 32 cái răng giống như loài người. Khỉ tân thế giới còn có khả năng dùng đuôi để cầm đồ vật, còn khỉ cựu thế giới thì không.

Nhiều người tưởng rằng loài dã-nhân (Apes) như Chimpanzees, Gibbons, Gorillas và Orangutans cũng thuộc loài khỉ, nhưng

Page 8: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

8

khỉ và dã-nhân có nhiều điểm khác nhau như dã nhân có thân mình to lớn hơn, thông minh hơn và không có đuôi. Dã nhân có thể đi bằng hai chân như loài người và vì có

thân hình nặng nề nên chỉ có thể leo trèo trên cây chớ không thể nhảy nhót và chuyền từ cành nọ qua cành kia như khỉ, ngoại trừ con Gibbons.

ÐẶC TÍNH NHÀ KHỈ

Về phương diện cơ thể, bộ xương cuả khỉ giống như bộ xương người nhưng thân thể có nhiều lông dài và rậm rạp, trong khi thân người thì nhẵn nhụi và nếu có lông thì con người lông ngắn và mịn hơn. Lông giúp cho khỉ ấm áp khi trời rét, khô ráo khi trời mưa. Khỉ được tạo hoá ban cho có một thân hình rất thích hợp với đời sống leo trèo, bay nhảy của nó như thân mình nhẹ nhàng, tay và chân dài. Cả bàn tay lẫn bàn chân đều có thể cầm nắm mọ � vật và có loại còn dùng đuôi dài để giữ thăng bằng hay treo thân mình lơ lửng trên cây hay chuyền từ cành nầy sang cành khác một cách thoăn thắt, thiện nghệ mà không khi nào rơi té. Do đó, ngạn ngữ ta có câu "Rung cây nhát khỉ" nhằm ám chỉ một việc làm thừa thãi, vô ích, không hù doạ được ai. Ðặc tính giỏi leo trèo cuả khỉ giúp cho chúng tìm thức ăn và thoát thân, tự vệ để sinh tồn khi gặp mọi nguy hiểm.

Những loài thú khác thường có thính giác và khứu giác bén nhạy, còn thị giác thì rất yếu kém, nhìn thấy cảnh vật xung quanh bằng một hình ảnh phẳng và chỉ có hai màu đen trắng. Trái lại khỉ có cặp mắt rất tốt, nên thường dùng cặp mắt của mình để quan sát các biến động xung quanh hơn là dùng tai nghe ngóng và mũi để đánh hơi như các loài thú khác. Thị giác của khỉ giống như loài người, chúng có thể nhìn được chiều sâu và phân biệt được màu sắc nên chúng ước lượng được khoảng cách, nhận định được hình dáng và kích thước mọi vật và biết

được trái cây đã chín hay còn sống. Khỉ có thể phát âm thành tiếng để diễn tả những xúc cãm của chúng.

Hầu hết các giống khỉ đều thuộc loại thú ăn tạp, nghiã là ăn tất cả những gì mà chúng tìm thấy như hoa quả, lá cây, rau cỏ, khoai củ, cho đến côn trùng, cóc nhái, thằn lằn, rắn mối, trứng chim v.v. Có một vài loại khỉ như Baboons còn săn thịt cả thú vật như nai, mển để ăn. Có những giống khỉ chỉ ăn hoàn toàn thực vật thì răng hàm cuả chúng nhọn để xé lá cây. Ðồng thời chúng có các hạch nước miếng rất lớn và bao tử cũng rộng và có hai ngăn. Giống khỉ cựu thế giới thì đặc biệt hai bên gò má có hai túi chứa thức ăn (cheek pouches) tạm chứa thức ăn trong chốc lát mà người ta thường gọi là "độn khỉ ". Giống khỉ ăn toàn lá cây thì không có hai túi độn nầy.

ÐỜI SỐNG SINH HOẠT

Về đời sống thì hầu hết quãng đời của khỉ là ở trên cây, đôi lúc cũng xuống đất để tìm nước uống hay tìm những thức ăn khác lạ. Khỉ không thích cuộc sống đơn độc mà thích không khí sinh hoạt tập thể cho nên chúng sống thành từng đàn. Mỗi đàn của khỉ tân thế giới thì độ 20 thành viên, còn khỉ cựu thế giới thì có đến gần 100 "members". Có đàn thì các thành viên đều là người trong một gia đình như khỉ mẹ và các con cái. Có đàn thì thì theo chế độ đa phu, đa số là khỉ đực, một số khỉ cái và các khỉ con cuả chúng. Có đàn thì theo chế độ đa thê, đầu đàn là một con khỉ đực, vài khỉ cái và các khỉ con. Mỗi đàn đều có một kỷ luật riêng nào đó nhưng người ta nhận thấy rằng các gống khỉ sống dưới đất có kỷ luật chặt chẽ hơn các giống sống ở trên cây, có lẽ tuỳ thuộc vào mức độ an ninh. Càng chạm trán nhiều nguy hiểm, kỷ luật càng chặt chẽ. Giống khỉ sống ở rừng chồi nơi ẩn nấp an toàn chỉ là bụi rậm mà không có cây cao để khỉ thoát thân thì chúng sinh hoạt rất có kỷ luật và chịu dưới quyền lãnh đạo cuả khỉ đầu đàn. Giống khỉ "bộ-binh" này khi chạm trán

Page 9: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

9

với kẻ thù, chiến thuật thường đem ra áp dụng là đe doạ làm cho kẻ thù khiếp sợ phải bỏ đi nơi khác. Như trường hợp chạm trán với một con báo hay con cọp, cả đàn khỉ vây quanh địch thủ, nhe răng nhọn và kêu lên tiếng "khet khẹt" đe doạ. Nhưng nếu bị tấn công, khỉ cũng chống trả mãnh liệt và vủ khí cuả chúng là dùng răng để cắn địch thủ. Giống khỉ trên cây thì kỷ luật rất lỏng lẻo như khỉ cái trong đàn mà đầu đàn là một khỉ đực, có khi lén lút ngoại tình với nhiều khỉ đực khác. Thành viên trong đàn lúc gia nhập, lúc rời bỏ rất tuỳ tiện mà không có một kỷ luật nào được áp dụng.. Kẻ thù nguy hiểm nhứt của loài khỉ sống trên cây là giống chim ó và đại bàng. Loại ó nay sát hại khỉ bằng những móng nhọn có sức mạnh như vũ bảo.

Ðời sống tình dục cuả khỉ cũng lắm điều đặc biệt. Khỉ cái khoảng bốn tuổi thì tới tuần "cập kê", dậy thì và có kinh nguyệt như loài người và có chu kỳ là 3 tuần lễ. Ở một vài giống, khỉ cái khi tới thời kỳ "động cỡn" rạo rực tình xuân, thì bộ phận sinh dục của chúng đỏ lên mà người ta gọi là "khỉ đỏ đít" để hấp dẩn khỉ đực. Khỉ đực khá mạnh về tình dục, mỗi ngày có thể làm tình gần chục lần mà không biết mỏi mệt. Lượng thì nhiều mà phẩm chất không được bao nhiêu vì mỗi lần "lâm trận" chỉ khoảng 10 giây là cùng! Về tư thế làm công tác truyền giống thì cũng giống các loài thú bốn chân khác, nghĩa là từ sau tấn công tới, nhưng đối với loài dã-nhân, chúng lại dùng tư thế "mặt giáp mặt" như loài người.. Ở sở thú, khi cặp dã nhân bị ngăn cách bằng những song sắt, để "vượt khó khăn, khắc phục hoàn cảnh" chúng biết đổi tư thế để "giải quyết vấn đề". Việc làm tình cuả loài khỉ có mục đích "xã giao" hơn là truyền giống. Ở thế giới loài khỉ người ta còn phát hiện ra hiện tượng đồng tính luyến ái (homosexual) rất nhiều, nhất là ở khỉ cái. Chúng dùng bộ phận sinh dục để cạ vào nhau. Về đồng tính luyến ái đực chỉ xảy ra ở khỉ con khi chúng chơi giỡn, nô đùa.

Người ta không rõ chính xác thời gian mang thai của loài khỉ là bao lâu nhưng trong một vài giống từ 4 tháng rưỡi đến 8 tháng. Mỗi lứa khỉ chỉ đẻ một con. Nhưng

một vài giống như Marmosets và Tamarins thỉnh thoảng sanh đôi và sanh ba nữa. Khi sinh ra khỉ mở mắt như loài người. Khỉ con hoàn toàn tuỳ thuộc vào khỉ mẹ trong việc ăn uống và bảo vệ an toàn. Tuỳ theo giống, thời gian bú sữa mẹ từ vài tuần cho đến một năm. Khỉ mẹ mang theo con mình trong suốt thời gian khỉ con còn thơ ấu cho đến khi nào khỉ con có thể tự mình di chuyển một cách an toàn. Thời gian mới sanh thì khỉ con bấu vào lòng mẹ ở phiá trước ngực và sau đó khi khỉ con lớn thêm dần khỉ mẹ cõng con trên lưng mình. Trong 3 giống Douroucoulis, Marmosets và Titis thuộc khỉ tân thế giới, khỉ cha lại mang khỉ con ở trên lưng và chỉ giao cho khỉ mẹ lúc nào cho bú mà thôi.

Ðời sống cuả khỉ ban ngày thì đi kiếm ăn, ban đêm trèo lên cây để ngủ cho được an toàn. Lúc rảnh rổi, chúng rất thích bắt chấy rận lẫn cho nhau. Mỗi ngày chúng ngồi hằng giờ chăm chú vạch lông tìm chấy rận. Mỗi khi bắt được chấy, chúng bỏ vào miệng và nhai có vẻ ngon lành. Bản tánh khỉ thường hiếu động, lục lọi phá phách và hay bắt chước loài người. Ở Việt-Nam, khỉ nuôi nhà khi xổng dây có thể lấy lửa trong bếp đốt nhà hay phá phách đồ ăn thức uống. Do đó Việt Nam ta có câu "Khỉ nhảy bàn độc" có nghĩa như "Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm" nhằm ám chỉ hành động quậy phá "múa gậy vườn hoang", bất chấp thị phi, tiếng đời xua động! Bản tánh phá phách cuả loài khỉ còn được nói tới trong truyện Tây Du Ký, kể lại việc Thầy Tam Tạng đi thỉnh kinh nơi xứ Tây-Trúc. Một trong những đệ tử theo hộ tống thầy là con khỉ có tên là Tôn Ngộ Không, bản tánh hay phá phách nên bị Phật Bà cho đội niền Kim Cô. Từ ngày đội niền này, mỗi khi muốn quậy phá ai, khỉ Tề-Thiên bị nhức đầu đau đớn. Sau giúp Thầy Tam Tạng thỉnh được kinh, khỉ Tề Thiên được Phật-Bà giải ấn Kim Cô và phong cho chức đại-thánh nên mới có tên là Tề-Thiên Ðại-Thánh.

Khỉ sống trong vùng rừng núi, nhưng một vài nơi khỉ tràn ra cả làng mạc, thị thành sống lẫn lộn với loài người, như ở miền Bắc Ấn-Ðộ, cả đàn khỉ hằng chục con chận khách bộ-hành để xin ăn là cảnh rất thường

Page 10: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

10

thấy. Vùng rừng núi Việt-Nam có hai giống khỉ sinh sống, giống Langurs và giống Macaques. Vùng núi Tiên-Sa kế cận Ðà-Nẳng có giống Douc Langurs, tên khoa học là Pygathrix Nemaues. Namaues là giống khỉ hiếm quý cao tới 32 inches (81 cm). Khỉ này có râu quay nón màu trắng như ông già Noel và người ta còn tìm thấy chúng sinh sống ở Lào và đảo Hải-Nam. Trong phim ảnh, các nhà quay phim Hong-Kong lấy khuôn mặt của khỉ này để hoá trang cho khỉ Tề-Thiên.

Nếu không kể loài người và dã-nhân thì khỉ là loài thú sống lâu hơn hết trong lớp động vật có vú. Khỉ Macaques ở Việt-Nam sống đến 30 năm và có nhiều loại khỉ sống đến 40 năm. Con tương cận với khỉ là những con thuộc loại dã nhân (Apes) gồm có :

Gorillas : Có thân hình to lớn gần bằng loài người, lông và da màu đen, sống ở vùng Tây Phi Châu. Bản tánh chúng hiền lành chứ không dữ dằn như nhiều người lầm tưởng. Chúng sống trên mặt đất., ở hang động, ăn lá và hoa quả. Vì môi trường sinh sống bị loài người tàn phá nên hiện nay chúng chỉ còn độ 5 ngàn con.

Chimpanzees : Lông và da màu xám nhạt, sống trên cây cũng như dưới đất, ở rừng bằng phẳng Tây Phi Châu, chúng ăn thực vật lẫn động vật.

Orangutans : Lông và da có màu vàng nâu. Thân hình to lớn như Gorillas, sống ở vùng Mã-Lai và Bornéo. hiện nay chúng chỉ còn vài ngàn con. Chúng rất thông minh thường diễn trò trong gánh xiệc hay TV, màn ảnh.

Gibbons : Da hơi trắng nhưng lông màu đen, đặc biệt cánh tay dài, di chuyển rất nhanh nhẹn và dễ dàng. Có lẽ giống dã nhân nầy chúng ta gọi là con vượn . Cũng sống ở vùng Mã-Lai và Bornéo.

Dã nhân khác với khỉ là không có đuôi, thân to hơn khỉ, có thể đi bằng hai chân như loài người nhưng thường đi bằng

cả bốn chân với hai chân trước dài hơn hai chân sau.

CÔNG LAO CỦA LOÀI KHỈ

Thuyết của Darwin cho rằng để trở thành con người như ngày nay, nhân loại đã phải trải qua thời kỳ sinh sống như dã-nhân. Dã-nhân xuất hiện trước loài người nhưng loài người chỉ mới phát hiện ra dã-nhân cách nay chỉ vài trăm năm mà thôi, vì chúng rất hiếm vàở nơi rừng sâu hẻo lánh mà lúc ấy phương tiện giao thông hãy còn khó khăn chưa thuận tiện như ngày nay. Người ta chỉ biết đến dã-nhân kể từ năm 1641. Năm ấy người ta bắt được con Chimpanzees còn nhỏ ở Angola và chở về Âu Châu tặng cho Hoàng-Tử Frederick Henry đang cai trị xứ Hoà-Lan vì ông nầy có một sở thú riêng. Năm mươi năm sau, một con Orangutans bắt được từ Indonesia cũng được tặng cho sở thú nầy.

Dã nhân là một loài thú thông minh nhất trong các loài thú, hơn hẳn chó là đệ nhất thú vật nhà. Ðể chúng trong một căn phòng có chứa nhiều thùng gỗ và trên trần treo một nải chuối. Sau một hồi loay quay, chúng biết chồng những thùng gổ lên nhau để đứng lên trên đó lấy nải chuối. Lúc đầu chúng chồng không đúng cách nên thùng đổ. Lần lần chúng biết làm cho đúng, nghĩa là chúng biết học hỏi, biết rút kinh nghiệm. Lần sau cũng lại thã chúng trong căn phòng tương tợ như vậy, lập tức chúng biết ngay là phải chồng những thùng gỗ lên nhau để chúng đứng lên. Nghĩa là chúng có trí nhớ.

Vì có cơ thể gần giống như loài người nên khỉ và dã nhân là những kẻ tiền phong trong các thí nghiệm khoa học. Trước khi đưa người lên không gian người ta đưa dã nhân lên trước. Khỉ còn phải dùng những loại thuốc mới phát minh trước khi được chấp thuận bào chế cho loài người. Ngoài việc đóng góp vào khoa học, khỉ còn được dùng trong lao động sản xuất như hái dừa ở Phi Luật Tân.

Page 11: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

11

Về phương diện văn nghệ, giải trí, khỉ và dã-nhân biểu diển hoặc chọc cười trong các gánh xiệc, các đoàn sơn đông mãi vỏ, trên màn bạc, truyền hình. Du khách tới Los Angeles là phải xuống phim trường Universal Studio ở Hollywood, mà đến đó thì thế nào cũng phải coi cho bằng được bộ mặt của khỉ King Kong. Ðóng góp cho nhân loại nhiều như vậy mà ngày nay vì loài người ham vui, thích của lạ nên mang bịnh

liệt kháng (AIDS) lại đổ thừa cho khỉ chính là thủ phạm đem bệnh ấy đến cho loài người. Khỉ còn bị bà Từ Hy Thái Hậu cho làm món "Óc Khỉ" để thiết đãi các quan chức người da trắng! Thử hỏi khỉ có buồn không?

Người ta tuổi Hợi, tuổi Mùi Còn em vô phước bùi ngùi tuổi Thân!

Trịnh Hảo Tâm

HỒI KÝ: ÐỜI TÔI dngo

Thưa quí đồng hương, nếu nói đến hảng xưởng, máy móc hay cái gì khác thì tôi còn có hạng chứ viết văn thì tôi đây thiệt đáng được xếp vào hạng ... bét. Ðọc bài "Trở Về Trà Vinh" trong đặc san Xuân năm 2000 của Hội Ái Hữu Trà-Vinh sao mà thấy anh Trịnh Hảo Tâm hay thiệt, ảnh viết hay quá trời. Tôi dám xếp ảnh ngang hàng với Nguyễn Ngọc Ngạn lắm đó. Hỏi ảnh thì ảnh bảo phải có dàn bài đàng hoàng chứ không phải đụng đâu viết đó. Muốn viết cho không có lạc đề thì trước khi "dô" phải chuẩn bị nào là nhập đề, rồi thân bài, rồi kết luận, thiệt y như làm một bài luận văn hồi xửa hồi xưa khi còn học tiểu học vậy. Nói đến hồi xưa tôi mới sực nhớ lại cuộc đời tôi nó ... hên thiệt. Không phải là hên một lần thôi đâu mà là hên năm bảy lần, hên cùng mình luôn. Nhớ hồi tôi đang học lớp nhứt tiểu học ở Bãi-Xan, lâu lắm rồi, năm sáu mấy lận, đang học thì cha sở Simon Hoà xuống hỏi "có em nào muốn đi nhà trường La-tinh hông?" đi nhà trrường La-Tinh là đi học làm "Ông Cố" (linh mục) đó nha, ngon lành lắm, cũng như ổng vậy. Má tôi trước đó thỉnh thoảng cũng có hỏi tôi có muốn đi tu không thì tôi trả lời là "má ơi, con khoái đi ... coi trâu hơn". Nhà tôi lúc đó có bốn năm con trâu cày ruộng con nào con nấy đen mun, da láng bóng thấy mà mê bởi vậy tôi rất thích đi theo thằng coi trâu nhứt là mùa hè thì có đủ trò vui như chia phe bắn lộn, đi ăn cắp mía của ông hai Chỉ trong

giòng nhánh, rồi cấm câu, đủ thứ hết. Nên nghề coi trâu là nghề mà tôi chấm từ hồi còn nhỏ xíu lận. Nhưng mà không biết sao hôm đó tôi lại hăng hái giơ tay lên đầu tiên, quay qua quay lại, cuối cùng chỉ có mỗi mình tôi. Chết hôn,... cái điệu nầy thì xui tận mạng rồi còn gì. Mình ngồi bàn trên nên thất thế quá, phải ngồi bàn dưới thì thấy có đứa nào giơ tay trước thì mình bắt chước theo sau cho .. có bạn. Nhưng thôi, lở rồi đành chịu vậy. Cha sở mới biểu đi về liền để chuẩn bị đi ngay sáng ngày mai với Cha lên Vĩnh Long một tuần để thi. Chết nửa hôn, từ đó tới bây giờ mình có bao giờ xa nhà hay xa mấy thằng bạn mình ngày nào đâu mà bây giờ phải đi lâu đến mấy ngày lận, cha ... chắc chịu hỏng nổi quá. Má tôi mừng quá trời khi nghe tôi nói sắp đi thi để vô nhà trường La-Tinh, còn tôi thì bụng đang rầu thúi ruột. Nhưng rồi cuối cùng tôi củng có mặt ở Vĩnh Long. Trong những ngày thi ở trường Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long, trong khi những đứa khác chắc cầu xin cho thi đậu còn riêng tôi thì vì nhớ nhà quá nên cứ thì thầm cầu nguyện "lạy Chúa cho con .. thi rớt". Tối ngày,tôi cứ câu "thi rớt" mà niệm. Nhưng Chúa cũng chẳng thương tình nên cuối cùng tôi cũng đành xách gói lên nhà trường La-

Tinh để học làm "ông Cố" sau khi thi đậu xong bằng Tiểu Học tại Trà-Vinh.

Một Kỷ niệm nhỏ mà tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ

Page 12: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

12

sau hơn ba mươi năm là hồi mới vô học huitième (lớp 8 - Tiếp Liên) ở Chủng Viện trong giờ Pháp văn chúng tôi học ráp vần tiếng Pháp như: C'est un stylo, c'est une table, v..v.. vì có lẻ hơi buồn nên tôi quay qua nói với thằng bạn kế bên "Ê mầy, tiếng Tây mà cũng có xe-tăng, xe-thùng nữa dễ nhớ quá hé". Liền tức thì tôi nghe rốp một cái như sét đánh ngang tai, mặt mày tôi nổ đom đóm. Thì ra xui cho tôi lúc đó Thầy Tân, hiện là Ðức Cha Nguyễn Văn Tân Giám Mục giáo phận Vĩnh Long, đang đứng sau lưng nghe tôi giởn chơi không lo học nên ổng đốp tôi một phát nhớ đời. Nhưng tối hôm đó có lẻ vì tội nghiệp thằng nhóc nên ổng kêu tôi vô văn phòng cho tôi mấy cục kẹo ... an ủi. Cũng có thể ổng ngại mai mốt bải trường về quê khó nói chuyện khi gặp ba tôi (Thầy Tân cũng người gốc Bãi-Xan). Khi có dịp về Vĩnh Long ghé thăm Ðức Cha Tân chắc Ngài sẽ thông cảm mà ban phước lành cho tôi chăng!

Ngày qua tháng lại, tôi cũng học đến hết lớp troisième (đệ tam) chương trình Pháp ở Tiểu Chủng Viện Philipphê Minh, Vĩnh Long. Học nào là tiếng Việt, tiếng Tây, tiếng La-tinh, tiếng Anh và cả tiếng chử Hán nữa. Môn nào tôi củng .. nếu không cầm lái thì cũng phụ lái hết. Thế nhưng năm nào tôi cũng được lên lớp đều đều có lẻ vì các Cha khoái tôi chăng (!). Vào cuối năm đệ tam, tôi với thằng bạn tên Thuợng, người Phước Hảo, đứng chung liên danh để ứng cử chủ tịch và phó chủ tịch chủng sinh đoàn. Ðường lối vận động bầu cử của chúng tôi rất đơn giản với những biểu chương và bích báo tường kết tử tiếng La-tinh là "tử ngử", và tiếng Hán là vô dụng. Chúng tôi đòi bỏ học tiếng La-tinh và tiếng chử Hán, chúng tôi cũng yêu cầu ban Giám đốc nhà trường tăng giờ xem truyền hình và giờ đọc sách thư viện, v.v. Sau cuộc bỏ phiếu vào tháng cuối năm troisième, chúng tôi đắc cử với danh hiệu "không ai hiểu các bạn bằng .. Thựợng Ðế" (tôi tên Ðế, còn bạn tôi tên Thượng). Nhưng trrước ngày bải trường năm đó, cha Giám đốc Thuật gọi tôi vô và người phán một câu nghe hết sức nhẹ nhàng nhưng quyết định tương lai tôi cho đến bây giờ: "Ban Giám đốc nhận thấy rằng anh không đi

đúng con đường Chúa chọn nên các cha đã đồng ý để anh đi theo con đường khác đúng với ý Chúa hơn". Thằng bạn tôi cũng được Cha Giám ca mọt bản y chang như vậy. Thế là chủ tịch và phó chủ tịch Thượng Ðế chúng tôi đành .. rớt đài. Giờ nghỉ lại, tôi cho đó là cái hên vì nếu không chắc là tôi đã dẩn cả đám chủng sinh chống lại các cha các thầy quá.

Ðầu niên học năm 1971-1972 tôi vào học lớp 11A1 trường Trung Học Bán Công Cao-Lãnh. Như vậy là cha Thuật nói đúng thiệt đó. Tôi thầm cám ơn cha đã chỉ tôi đi đúng y chang con đường .. không biết có phải là đúng con

đường Chúa chọn cho tôi hay không nhưng mà tôi thì thích "quá cở thợ mộc". Lớp học có ba mươi mấy đứa mà trên hai mươi là phái đẹp nên tôi ... không hề vắng mặt ngày nào hết. Nói thật ra thì những ngày đầu cũng ngại lắm vì gần mười năm ở chủng viện chỉ gặp toàn là đực rựa không bây giờ bổng nhiên học chung với hơn hai mươi con gái thì thử hỏi thằng tôi vừa khoái vừa sợ cũng phải. Nhưng chỉ vài tuần sau là tôi quen ngay. Như cá gặp nước, tôi mặc sức tung hoành. Vì quen hoạt động nên tôi tình nguyện đủ thứ mà việc gì tôi làm cũng ngon lành hết. Tết năm 71, trường có tổ chức bích báo xuân và tôi cũng với những tài mọn học hỏi được trong những năm ở trường tu đã mang giải nhất về cho lớp với lối trình bày khác lạ và bài "phú cái mốt híp-py" khá độc đáo của tôi. Học trò ở trường ngoài thì học tới thơ như lục bác, tam thất lục bác, ngủ ngôn, thất ngôn bác cú là khá rồi, riêng tôi thì trường tu đã dạy tôi tới cả "phú" lận nên ... hơi nổi. Còn nói tới môn Pháp văn thì tôi thuộc hàng "siêu" trong lớp mặc dù khi xưa tôi vẫn hay về chót môn nầy nhưng ở đây, tụi bạn còn "bẹt" hơn tôi nhiều nên tôi đương nhiên được lên ngôi. Khoái quá, đây mới thiệt là đúng con đường Chúa chọn !! Tôi gia nhập Hướng Ðạo, tổ chức cấm trại, du khảo cho lớp, đủ thứ hết nên tên tôi càng nổi bật. Và năm học lớp 11 nầy là năm đầy kỷ niệm nhất của tôi. Tôi quen người bạn

Page 13: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

13

gái đầu tiên trong đời, Phạm thị Lệ Hoa. Mùa hè năm 1972, "Mùa Hè Ðỏ Lửa", tôi thi đậu Tú-Tài I tại Sa Ðéc.

Trường Bán Công Cao Lãnh không có lớp 12 nên thay vì qua học ở Công Lâp, tôi khăn gói về quê học lớp 12A3 Trường Trung Học Công Lập Vĩnh Bình niên khoá 1972-1973. Vĩnh Bình cũng là nơi mà hồi xửa hồi xưa tôi măc quần xà lỏn đen mới, mang dép nhựt đi thi Tiểu Học, thi xong không biết đường về nhà. Trường nầy đông học sinh thiệt. Chắc phải có tới số ngàn. Riêng Ban A mà còn có tới 3 lớp lận. Mặc dù môn Pháp Văn tôi vẫn còn nổi được nhưng nói chung, tôi có hơi "chìm" phần vì không dám ham chơi phần vì hơi buồn vì phải xa Cao Lảnh nơi có người con gái đầu tiên tôi quen. Nhưng rồi tuổi trẻ mau quên. Tôi củng tổ chức lớp đi chơi Ðầu Bờ, đi thăm Ao Bà Om, thăm Chùa Ông Mẹt, đi vườn dừa. Năm lớp 12 nầy tôi mới thât sự có nhiều kỷ niệm về tình yêu. Người con gái thứ hai đến trong đời tôi cũng học cùng trường nhưng dưới một lớp. Cô nàng tên Nguyễn Thị Hiền, người cùng quê. Tháng 5 năm 1973 tôi thi đậu Tú Tài Toàn Phần.

Năm học 1973-1974 tôi ghi học năm Dự Bị (năm thứ nhất) Ban Ðịa Lý tại Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn. Còn Hiền thì lên học lớp 12 (Tú Tài I bắt đầu bỏ từ năm nầy). Trong năm nầy tôi vẫn hay về thăm Hiền ở nội trú trong khu nhà thờ Vĩnh Bình. Cuối niên khoá 73-74 tôi đậu năm Dự Bị và ghi học 2 chứng chỉ Ban Ðịa Lý niên khoá 1974-1975. Hiền thi rớt Tú Tài thi theo lối trắc nghiệm lần đầu tiên tại Việt Nam năm đó. Trong khi tôi học năm thú hai Văn Khoa thì Hiền cũng đổi trường lên học lại lớp 12 Trường Thiên Phước ở Sài Gòn (trường này các cô gái đều mặc áo dài màu hồng rất đẹp). Thế là chúng tội lại gần nhau. Tôi và Hiền

thỉnh thoảng vẫn hay đi uống càphê ở Nguyễn Du, xem xi-nê ở Mini Rex,... Tôi vừa đi học vừa đi giao thuốc Tây và đi dạy kèm anh văn nữa nên cũng tạm đủ chi phí.

Năm 75 vì tình hình rối ren nên đầu tháng tư thì trường Ðại Học đóng cửa. Ngày 25 tháng tư Hảng Hàng Không VN mở lại đường bay về Vĩnh Bình và tôi mua vé trong chuyến bay đầu tiên đó về quê Bãi Xan thăm gia đình. Tối hôm đó tôi trở lại Vĩnh Bình và vì ham vui nên hôm sau, tôi xin đổi vé ở thêm một ngày nữa nhưng không được đành lên máy bay DC3 trở lại SàiGòn và sáng 30 tôi cùng với người em cũng đang học Khoa Học lên được tàu Trường Xuân rời VN.

Chúng tôi đến Hoa Kỳ vào dịp lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) tháng 11 năm 1975 và ngay đầu năm 1976 tôi nhâp học Ðại Học Northern Illinois University.

Chuyện tôi còn dài nữa, chuyện đời cũng như chuyện tình cảm, chuyện tôi quen bà xã tôi (cũng nhờ những tài mọn học được ở Chủng Viện) rồi chuyện tôi tự đi hỏi vợ, v.v. nhưng vì là sự thật 99.9 phần trăm và cũng vì "gần nhà" quá (tôi ở thành phố nầy từ xửa xưa 75 tới giờ) nên xin xì-tốp kẻo bà xã tôi mà đọc được những chuyện lằng nhằng ở đây thì chắc bị thục cùi chỏ mỗi đêm quá. Lúc này cũng hơi hơi già rồi nên nếu phải lảnh một chỏ chắc là đau lắm nên xin chào. (Bà xã tôi khoái xem phim tàu hơn đọc sách nên .. cũng may!).

DNgo (Tháng 11-2003)

Page 14: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

14

Phiếm về Ðuôn Chà Là Thanh Lâm TV

Ðuôn chà là là đặc sản của Trà Vinh. Hầu hết chúng ta đều nghe nói tới nhưng ít có người đã từng thấy hay thưởng thức qua món ăn đặc biệt này. Vì nó hiếm.Hiếm thì có hiếm, nhưng bảo nó quí thì cần xét lại. Không phải cái gì hiếm thì quí và ngược lại quí thì hiếm. Có cái thừa thãi mà vẫn được xem là của quí.

Nếu ai chưa hình dung được đuôn chà là ra sao thì xin nhìn thử mấy bà ở quê mình nựng con cháu. Bã bợ nách đứa bé trai 1,2 tuổi lên khỏi đầu, úp mặt vô, vừa hôn, vừa ngoạm vừa nói giọng ngọng nghịu :Ồ chó ẽ !Dét quá i nè ! Chắn..chắn cho ứt con uôn cho dồi. Thằng bé cười ngắc ngoẽo. Cắn cho đứt con đuôn cho rồi ? Có phải nó giống thiệt vậy không thì hạ hồi phân giải. Ðừng vội trố mắt quan sát. Ðể xin nói qua về cây chà là cái đã.

1- Cây chà là.- Trà Vinh có nhiều rừng nước mặn ở ven biển, phần lớn nằm trong quận Long Toàn ( Duyên Hãi ). Cây chà là mọc đầy ở đó. Nó sống chung chạ với các loại cây khác như : mắm, đước, tràm, bần, dà dẹt, dừa nước, rán chổi. v.v.. và mọc thành chùm, khúm như buội tre. Thân to cỡ cây tre, cao từ 3-5 thước, suông đon như cây cau, da cây bóng láng, mắt liền lặn, màu nâu tươi, thịt khá cứng và chắc, đặc ruột không sơ bọng như cau, lá kết tàu như tàu cau tàu dừa nhưng nhỏ và mành hơn. Người địa phương dùng chà là để cất nhà, làm cột kèo, đòn tay..và làm những thứ khác như hàng rào, chuồng heo, sàn nò, sàn đáy, đóng cừ đủ thứ chuyện.

Cây chà là có dáng dấp của một loại palm, và bà con gần với chà là ăn trái (date), cái loại ông bà mình thường mua về ăn Tết chung với mứt bí hột dưa. Nhưng trái chà là Long Toàn nhỏ bằng lóng tay, cũng chùm chùm như cau, vỏ mỏng, hột to, không có

thịt thà gì cả, chín thì màu đỏ trông cũng nên văn nên thơ lắm, cắn thử một trái thì thấy nó cứng ngắt, chác chác, lạt xèo, chán chết. Tàu lá mành, suông, nhỏ bằng ngón tay, lá bóng mượt, cong xuống thướt tha. Ðứng xa mà nhìn, thấy tàn lá tròn xoe, xanh um, loang loáng nắng trưa, óng ánh trăng đêm thì chắc hồn thơ sẽ tuôn trào ra ướt nhẹp. Khi sáp lại gần thì ôi thôi, quanh đọt cây là cả một chùm gai chơm chởm lạnh mình. Gai dài chưa từng thấy, cở 1,2 tấc là thường, tua tủa, nghênh ngang như thể có nhiệm vụ bảo vệ của quí: con đuôn. Cái gai nhỏ, thẳng băng, bén ngót đó, còn trên cây hay rụng xuống đất, nếu ai sơ ý, có thể đâm và xuyên lũng bàn tay hay bàn chơn như chơi. Ra tay đốn thử một cây mới biết đá vàng, hồn thơ sẽ bay mất, chỉ còn lại mồ hôi lai láng, có khi pha máu.

Cái cây quái ác như vậy nên ít có ai muốn đem về nhà trồng làm kiểng, bị bỏ lại xa trong rừng, nhưng nó gần với mơ ước, nằm trong tưỡng tượng của nhiều người cũng tại vì cái chút nị mà dễ thương hết nói : con đuôn!

2.- Con Ðuôn. Cùng một cha một mẹ là con kiến dương mà con đuôn bị người ta đối xử bất công và bị kỳ thị quá. Tại vì quê hương, đất sống của nó mà thôi. Con thì sống ở cây dừa, cây đũng đĩnh; miền đất cao nó có thể lớn lên trong cây thốt nốt, cây mây, cây le, cây mía..? Kiến dương nơi nào mà không có. Dù sanh ở đâu, tất cả đều là một giống một nòi. Cũng là con đuôn y chang như nhau, từ con ấu trùng, tiền thân kiến dương, nó tiến nhanh tiến mạnh, ăn bạo ăn tạp, thành con đuôn, rồi vùng dậy hoá kiếp thành con kiến dương trở lại.

Còn các loại củ hũ, như củ hũ dừa và chà là chẳng hạn, cái nào cũng trắng, ngọt, giòn, xào ăn ngon như măng. Vậy mà người ta chỉ thích con đuôn trong đọt cây chà là, củ hũ chà là, cái cây ác ôn côn đồ, gai không! Và cũng là loại bọ như con bù rầy ( bọ rầy) , bay trên không, ăn lá cây, mà

Page 15: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

15

sao kiến dương chơi cha, chuyên địt tửa trên ngọn cây để con cháu nó ăn toàn đọt ngon, củ hũ ngọt. Trong khi con bù rầy đẻ trứng dưới đất, thành con đuôn đất, ăn rễ cỏ, rễ cây con mà thôi. Chúng chỉ có cùng một mùa sanh sản như nhau nên đuôn có vào mùa khô.

Ðừng thấy con kiến dương đen thũi đen thui mà ngỡ con đuôn cũng có nước da như than đước. Không đâu. Nó trắng như ngà như ngọc, trắng nõn như da đùi non trinh nữ. Nói vậy nghe mới quí. Hoặc dễ hiểu hơn, cha mẹ Mỹ đen sanh ra baby da trắng. Kỳ cục vậy chớ. Còn về phần hình dáng của nó thì thật khó mà mô tả sao cho chính xác, rỏ ràng. Khi thì dài giống con sâu gòn, khi ngắn thì in như đĩa trâu bú no bị gạt rớt xuống đất, ngo ngoe uốn éo. Nói cho đẹp thì nó tương tợ cục bột se, cái tổ kén, khó phân biệt đầu đít lưng bụng. Nhưng quan sát kỹ thì nó có đầu nhỏ đầu lớn, phía nhỏ có cái đầu mà hình dáng và màu sắc giống y hột bắp nấu chín, vàng sậm, đó chính là cái bàn nạo, cái máy đào; phía đầu lớn của cục bột là hạ bộ, tròn trịa bầu bĩnh, có miếng da dày xếp lại hình bán nguyệt nhỏ xíu như vãy cá, nhô ra chừng 2 ly, chính là cái đít của nó. Bụng láng hơn cái lưng, lưa thưa có lông măng thật nhuyễn thật ngắn. Da thịt nó láng mướt như có thoa kem bà Hạnh Phước, có ngấn mịn từ trên xuống, cũng như các loại sâu bọ khác, lúc nào cũng cữ động theo dợn sóng cái kiểu muốn bò, lúc to lúc nhỏ. Khi thun mình lại, da nó nhăn nheo nhíu lại teo nhách trông rất thảm hại, tội nghiệp hết chổ nói và cũng mắc tức cười khi nhớ tới bà mẹ nựng con, chính lúc này mà nhìn nó từ dưới lên thì thấy mấy bà so sánh đúng quá chừng. Nhưng đố:ới cái của thằng bé thì con đuôn thuộc loại king size, có nhiều con to bằng ngón chân cái. Vì lúc phình lúc teo nên khi bắt nó bỏ vô lòng bàn tay và nắm lại thì- nếu ai sợ hoặc chưa quen đèn sẽ nổi da gà và la bài hãi ,- nếu ai thích, nghe cái âm ba gờn gợn, nhút nhích, nhồn nhột sẽ mê man muốn nắm hoài không buông.

Và cũng chính nhờ tính đàn hồi mà lổ lớn lổ nhỏ gì nó chui lọt hết. Lấy một lóng mía, chừa mắt một đầu, dùng chiếc đủa

soi đầu kia một lổ sâu chừng 2,3 phân, mớm mớm cái đầu con đuôn vô miệng lổ, để đó, hồi sau nó chui vô một khúc, để yên suốt đêm, nó chun mất tiêu và đùn ra phía sau, trên miệng lổ xác mía khô nén cứng như nút chai. Ðó là trò chơi của con nít. Tối tối còn ôm khúc mía vô mùng ngủ để nghe con đuôn chui hang. Con đuôn cũng ăn mía và lớn thêm. Chơi đả, chẻ mía nướng sực.

Con đuôn càng lớn càng già thì càng có màu vàng đậm. Nhưng vàng quá mất ngon. Nếu chẻ bắt đuôn ra thì phải ăn liền, để lâu ngoài gió nắng sẽ đổi màu, sậm hơn, như cái kiểu mấy tiểu thư lần đầu lột quần áo tắm biễn, da bị ăn nắng.

3.- Ðốn đuôn :

Tìm dấu đuôn nhờ ở kinh nghiệm, xin nói sơ như sau: Con đuôn ăn từ đọt non nhứt đi xuống thân non trên ngọn, gọi là củ hũ. Mỗi cây chà là chỉ có một con. Trong khi đó đuôn dừa thì cả tô, cả rổ. Củ hũ vừa cung cấp thức ăn vừa bảo vệ con đuôn. Trên miệng hang được khoá kín bằng xác phân nó đùn lên. Sống trong bọng cho đến lúc đủ lông đủ cánh nó khoét cái lổ bên hông đọt cây, để lại cái thẹo nhỏ, hoặc nó moi ngược mở cửa hang chui ra. Mới đầu khi đuôn mới ăn, chỉ có đọt non nhứt héo, con đuôn còn nhỏ, từ từ có thêm vài đọt nửa chết thì con đuôn đã lớn. Khi thấy cái thẹo bên hông thì không còn nó trong đó. Một điều may mắn cho nhà vườn là không phải cây dừa nào cũng có đuôn. Tuy nhiên người ta vẫn cẩn thận tìm bắt nó khi vừa thấy héo chút đọt, trước khi nó chun vô sâu. Và cũng không phải cây chà là nào cũng có đuôn. Nhiều khi quần cả mấy buội mà chưa tìm được một con.

Dụng cụ đốn đuôn thường là cây dao mác lưởi thẳng, cán dài, ba bốn thước. Có người mang thêm cây câu liêm nhỏ, nhưng không hay bằng dao xắn. Cây chà là mọc thành khúm có khi rộng bằng mấy chiếc giường, cây nào cũng gai không nên

Page 16: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

16

không đến gần được, không đốn từ gốc mà phải đứng xa xắn cái ngọn, chổ mềm, như xắn măng. Phải phát quang, chặt bỏ bớt tàu cho gọn rồi xắn nguyên đọt đem ra, dùng dao ngắn chặt bỏ thêm râu ria, lột bỏ bớt bẹ, thẽo bỏ khúc già, quan sát không thấy thẹo, miệng hang còn kín phân khô, chắc chắn có đuôn, dùng dây cật bẹ dừa nước ngoai ngoai cho dẽo, sỏ sâu cột thành chùm cho dễ quảy. Ði tìm như vậy phải lội sình, băng buội, tránh gai, vác nặng, vượt xẽo, ô rô cóc kèn dày kín, từ khóm này qua khóm kia vòng vo mất cả chục cây số mới hy vọng có huê lợi trong ngày. Nắng, gai, sình, muỗi mòng... phải trãi qua để bắt một con đuôn !

Trên đời này, lắm của quí nằm trong tay người quí phái đều đi theo quá trình như vậy. Thợ đẽo ngọc thạch, người bắt bào ngư, kẽ tìm gổ cẩm..như nhau. Con đuôn từ giửa rừng hoang tiến về thành làm tăng cao lương mỹ vị cho khách sang.

4.- Thưởng thức đuôn:

Có phải vì tánh hiếu kỳ thích của lạ của vài loại khách giàu mà con đuôn thêm quí. Có nhiều người đáng được hưởng mà không được. Thứ nhứt là mấy bà sang, vì ông chồng ham vui hoặc xã giao, rũ rê mời mọc nhau đi nhà hàng sang như Ðồng Khánh trước nay chẳng hạng, ăn gan ngổng, móng vịt và đuôn chà là, ít khi dẫn bà xã theo. Không biết ông ăn bà có khen hay không. Thứ hai là chính những người đốn đuôn, thấy có giá, phải bán đi để xoay việc khác cho gia đình. Ở tiệm biến chế xào nấu nó ra sao không rõ, nhưng dân Trà Vinh thường có nhiều cách ăn.

Trước hết là ăn sống tại trận. Cắn cái đít con đuôn cho có lổ rồi đưa vô miệng mút, thịt nó đặc sệt hơn nhũ trấp của phèo heo, ngọt và béo, lợn cợn, dòn dòn như thịt trái thị chín, không cần biết ruột gan nó ra sao, và cứt nó thì cũng là thịt bọng chà là non, ăn được, không sao, ăn như ăn nhọng ong non. Khác hơn thì đem chiên, đem

nướng. Bỏ con đuôn vô tô nước muối hoặc nước mắn nhĩ cho sang, để nó nhả bớt chất chát, lát sau đem chiên, không cần ướp xác hay đồ tẩm lịm gì cả. Chiên lửa áp nó sẽ phồng như cháo uẩy hay bánh phồng tôm, rồi cũng xẹp lại. Hoặc đem lăn bột chiên cho nó thêm chất độn, ăn bớt hao. Vẫn phải chiên lửa nhỏ. Cách nửa là đem nướng, nó teo lại thấy tiếc, tưỡng đâu bị mất phần. Làm cách gì, hương vị chính của đuôn là béo ngậy và ngọt chất đạm, sêm sêm nhọng tầm, món rất gần gũi với dân quê Việt Nam. Ăn nó như ăn chơi cho biết, ít khi ăn với cơm, năm khi mười hoạ mới có. Nhịn nó cũng không cảm thấy mất mác gì. Ða số dân Trà Vinh lơ là chuyện đó.

Phần kết.-

Kiến dương vẫn còn đầy nhưng con đuôn chà là đã sớm đi vào huyền thoại, nhứt là sau năm 1975. Gần đây bà con vùng duyên hải Trà Vinh đồn rằng, sau giãi phóng có mấy ông nguỵ quân nguỵ quyền Sàigòn xuống học tập cải tạo, có tới năm sáu ngàn người. Mấy ổng đã phát quang, phá rừng, đốn cây, đốn hết cây cối trong đó có cây chà là, mần lao động hùng hục mỗi ngày suốt gần mười năm, dọn sạch trơn, rồi lên líp làm vườn dừa, lập công trường 30/4, đào gốc ban đất cho bằng phẳng làm ruộng. Giờ thì vùng duyên hải trỡ nên trù phú, ruộng đồng bát ngát, phần lớn chia cho cán bộ và gia đình cách mạng. Có chút cây chà là vẫn còn, chưa tuyệt chũng, nhưng nó lại nằm trong đất của họ, và chưa chắc có đuôn. Những người chủ đất thời trước, xưa lắm rồi mà nhiều người đã nổi tiếng cấp quốc gia, không muốn về nhìn lại thổ cư của gia đình đã biến thành rừng và giờ này lọt vào tay người khác, đều nhắm mắt làm ngơ, bỏ đi hết. Mấy ông cải tạo có công với gia đình cách mạng lắm, giúp họ có đất, hửu sản hoá cho họ, thay vì vô sản chính chiên chuyên chính, nhưng ngược lại đã tiếp tay phá hoại môi sinh, tiêu diệt cây rừng và nhứt là làm cho đuôn chà là vượt biên mất hết. Ai có đi tới Long Toàn, nhìn thấy ruộng đồng xa mút,

Page 17: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

17

lắng tay nghe, chắc còn cảm thấy một số oan hồn của đám tù cải tạo vẫn phảng phất. Số sống sót không biết bây giờ tản lạc đi đâu. Cây chà là ? Còn đâu cái của quí, một thời đem tiếng tăm cho Trà Vinh, loại cây đặc biệt của Long Toàn một thời oanh liệt. Ôi

đuôn chà là. Ðồng tuyết năm xưa nay còn đâu!./.

Thanh Lâm TV 9/2003

Một Kỷ Niệm Đặc Biệt Với Trà Vinh B.S.Nguyễn Lưu Viên.

Lời nói đầu.-Vì bài này viết cho Ðặc San Hội Ái Hữu Ðồng Hương Trà-Vinh nên có những tên địa-dư địa phương với tên của các gia đình có tiếng trong những vùng ấy, mà hồi xưa người địa phương ai cũng biết.

Tuy trong đời của tôi phần lớn là sống ở ngoài tỉnh TràVinh (Sàigòn, Hànội, BắcViệt, Sàigòn, rồi HoaKỳ), nhưng tôi là một "dân TràVinh" chánh hiệu con nai. Trong giấy khai sanh của tôi làm hồi thời Pháp thuộc nên viết bằng tiếng Pháp có ghi rõ : Lieu de naissance : Maternité de TraVinh (nơi sanh: nhà bảo sanh TràVinh). Bên nội của tôi ở LángThé (tức là làng Nguyệt Lãng, về sau đổi tên là Bình Phú ) cho nên tôi rất nhớ ruộng đất của gia đình tôi ở đồng Cây Cách phía tay trái trên đường lên cầu MỹHuê, để vô An Trường, (có gia đinh của Bác Bảy Nguyễn viên Kiều), và tôi rất nhớ nhà của gia-đình tôi ở phía tay mặt trên đường đi DừaÐỏ (có gia-đình của Dượng Chín Thầy Cai Trí. Bên ngoại của tôi ở HuyềnHội (có gia-đình họ LâmQuang: Lâm Quang Thời, Lâm Quang Vận , Ông Huyện Mẩn, Bà Chủ Tư ) trên đường đi xuống KhánhLộc ( có gia đình Ông Bác vật Nguyễn khắc Sự, Ông Tòa Nguyễn khắc Vệ), để qua Ô-Chác, cho nên tôi nhớ chợ "Ất-ếch" lắm (Hồi xưa trong Nam danh từ "bác vật"có nghĩa là Kỹ sư ).

Nhưng hôm nay tôi chỉ xin kể lại đây một giai đoạn rất ngắn của lịch sử tỉnh TràVinh mà tôi đã hân hạnh được biết rõ vì có tham gia một phần.

Hồi ấy là năm 1945. Tôi đang học năm thứ 5 của Trường Thuốc HàNội ( Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie de Hanoi ), tức là còn một năm nữa thì trình luận án để lãnh bằng cấp Y-Khoa Bác-sĩ. Thì ngày 9-th.3-1945, quân đội Nhựt Bổn đảo chánh Pháp trên toàn cỏi ÐôngDương. Rồi ngày 11-th.3-1945, Vua BảoÐại tuyên bố Việt Nam độc lập, không còn là thuộc địa của Pháp nữa. Trường ÐạiHọc đóng cửa. Sinh viên NamKỳ ra Bắc học ( vì hồi thời ấy toàn ÐôngDương gồm có Nam Kỳ, Trung Kỳ,

BắcKỳ, CaoMên và Lào, chỉ có một Trường ÐạiHọc đặt tại HàNội), phải mau mau chạy về Saigon, vì lúc ấy ngoài Bắc đang bị một nạn đói khủng khiếp (hơn một triệu người chết đói).

Về trong Nam tôi được nhận vào làm việc trong NhàThương Tỉnh TràVinh ( Hôpital Provincial de TraVinh). Lúc ấy bácsĩ Pháp Médecin-chef đã bị Nhựt bắt cầm tù như tất cả người Pháp khác, nên trong nhà thương chỉ còn có một bác-sĩ Việt Nam là Bác-sĩ Nguyễn An Trạch ( rể của ÐốcPhủSứ, về sau là ThủTướng, Nguyễn văn Tâm ), nên tôi một sinh viên Y-khoa gần ra bác-sĩ được "welcome".

Phong trào ThanhNiên TiềnPhong ,với sự giúp đở của Nhựt, được phát động một cách hết sức rầm rộ. Sinh viên Miền Nam từ HàNội về ,tham gia tích cực,và trở thành nồng cốt của phong trào. Bài hát"Tiếng Gọi Sinh Viên"của sinh-viên Y-khoa LưuHữuPhước (học dưới tôi một lớp ) trở

Page 18: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

18

thành bài hát "Tiếng Gọi Thanh Niên" , là bài hàt chính thức của phong trào ThanhNiên TiềnPhong. (Về sau sẽ là bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa ).

Tức nhiên tôi, trong cương vị một sinh viên từ HàNội về, cũng tham gia hết sức tích cực vào phong trào ở tỉnh, và dạy cho thanh niên bài hát nói trên. Người đứng đầu Ðoàn ThanhNiên TiềnPhong Tỉnh TràVinh là Ông Từ Bá Ðước, môt chủ điền có tiếng ở trong tỉnh (là anh của Ông Từ Bá Hòa, ở TiểuCần.) Trong thời gian này tôi ở nhà gia đình Ông Hội Ðồng Tươi trên đường đi Cầu Ngan

Cũng trong thời gian ấy anh sinh-viên Y-khoa Ðặng Ngọc Tốt, anh sinh viên Y-khoa Huỳnh Bá Nhung (hai anh học trên tôi một lớp) và anh sinh-viên Nông-Lâm-Súc Ngô Tấn Nhơn tổ chức một cuộc hợp bạn Sinh Viên Nam-kỳ ở Suối-Lồ-Ồ gần Thủ Ðức,và thành lập đảng Tân Dân Chủ trong Nam (ngoài Bắc đã có đảng Tân Dân Chủ của Anh sinh-viên Luật Khoa Dương đức Hiền). Rồi mấy anh ấy đi khắp Sàigòn, Chợlớn, và LụcTỉnh (có đến TràVinh) để trình bày chủ nghỉa của đảng dựa trên thuyết và sách Tân

Dân Chủ Nghỉa Luận của Mao Trạch Ðông viết hồi năm 1937-38, và để tuyển mộ đảng viên. Trong những đảng viên được tuyển mộ hồi lúc ấy có kiến-trúc-sư Huỳnh Tấn Phát, bà Nguyễn Thị Bình và luật-sư Nguyễn Hữu Thọ, về sau sẽ giữ những chức vụ quan trọng trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Trong khi đó thì ở ngoài Huế, Vua BảoÐại chỉ định CụTrần Trọng Kim làm ThủTưông Thủ Tướng TrầnTrọngKim thành lập Nội Các gồm toàn là những bậc đại khoa bảng của Việt Nam hồi thời ấy, là những người quốc gia hết lòng yêu nước nhưng mù mờ chánh trị. Rồi Nội Các bổ nhiệm Ông Nguyễn văn Sâm làm Khâm Sai NamKỳ, tức là thay cho Le Gouverneur de Cochinchine của Pháp .(Chức Khâm Sai hồi thời ấy được Pháp dịch là "Vice Roi".Về sau sẽ được gọi là ThủHiến)

Rồi KhâmSai NguyễnVănSâm bổ nhiệm cho tỉnh Trà Vinh: 1- Ông Từ Bá Ðứơc làm TỉnhTrửơng tỉnh TràVinh (tức là thay cho L' Adninistrateur Chef de Province cũ);

2- Ông Luật sư (hồi đó trong Nam còn gọi là Ông Thầy Kiện) Trần Văn Trí (em của B.S.Trần Văn Ðỗ, Ngoại Trửơng của VNCH sau nầy) làm Chánh Án (tức là thay cho Le Juge Chef du Tribunal de 1ère Instance cũ );

3- Ông Nguyễn Lưu Viên làm Trưởng Ty Cảnh Sát, (tức là thay cho Le Commissaire de Police, Chef de la Garde Indigène cũ ).

4-Ông ? (tôi quên mất, không nhớ có phải là Ông Laurent Trí không ?) làm Trưởng Ty Tài Chánh (tức là thay cho Le Trésorier Payeur cũ); và

5-Bác sĩ Nguyễn An Trạch làm Trưởng Ty Y-Tế ( tức là thay cho Le Médecin Chef cũ).

Thế là không biết Ất Giáp gì hết, tự nhiên tôi thành "Ông Cò Viên". Cho tới bây giờ tôi cũng không biết hồi đó ai đề nghị và tại sao. Có lẽ vì tôi đã hết sức tích cực với phong trào Thanh Niên Tiền Phong chăng? Vì Ông Từ Bá Ðước ,Trưởng Ðoàn Thanh Niên Tỉnh thì được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng. Còn các chức vụ khác trong năm chức vụ đầu tỉnh thì phải có chuyên môn: như Ông Tòa phải biết luật pháp thì cử Luật sư Trí, Ông Médecin Chef thì phải có bằng cấp bác sĩ nên cử B.S.Trạch, Ông Kho-bạc Trésorier-Payeur thì phải biết kế-toán comptabilité.(Những vị này cũng đều có chân trong Ðoàn Thanh Niên Tiền Phong của Tỉnh), lúc ấy là vào lối tháng 7-1945.

Nên tôi đến "Bót" (Commissariat) để "nhậm chức". Vì Ông Cò Pháp đã bị Nhựt Bổn bắt về Saigon làm tù binh, nên chỉ có một thầy đội điều khiển bót.Thì thầy đội đưa cả đội lính của "La Garde Indigène" sắp hàng trước bót, bồng súng (súng mousqueton) dàn chào ông chef mới (còn trẽ măng vì hồi đó tôi mới có 26 tuổi ) Rồi thầy đội đưa tôi vô trong bót và trao cho tôi một cây súng lục (pistolet) để

Page 19: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

19

cho tôi đeo, "cho có cái oai khi thừa hành nhiệm vụ", và tôi phải dọn lại ở luôn trong bót trên lầu. Ðộ một tháng sau, thì trong bót tôi có thêm dăm cây súng hai lòng bắn chim và bốn năm cây súng sáu revolver của mấy ông chủ điền và ông dân Tây đem đến nạp, vì theo lịnh của Chánh Phủ không ai còn có quyền giữ súng ống nữa. Cũng may mà nhờ phong trào ThanhNiên TiềnPhong, nên toàn dân trong Nam hồi lúc ấy, trên dưới một lòng, trong nước không có ăn trộm ăn cướp, nên công việc của "ông cò" cũng nhẹ và tôi không phải bắt bớ giam cầm ai hết. Hằng ngày tôi chỉ có đi bộ hay cởi xe máy có hai người lính theo sau, đi rảo trong thành phố để coi chừng an ninh và gìn giữ trật tự. Một việc làm tôi còn ngạc nhiên là sau khi Nhựt đảo chánh, ngày 9-3-1945, tất cả công chức Pháp, lớn nhỏ, của bộ máy cai trị thực dân đều bị Nhựt bắt đem về Saigon làm tù binh, vậy mà bộ máy hành chánh vẫn chạy đều như thường, không đâu có loạn lạc.

Ðến tháng 8-1945, ngoài Bắc, Mặt Trận ViệtMinh xuất hiện. Cái gọi là "Cách Mạng ngày 19-8-1945 thành công" . KhâmSai BắcKỳ Phan Kế Toại đầu hàng Việt Minh. Trong Nam đảng viên CS Trần Văn Giàu cướp chánh quyền, thành lập "Ủy Ban Hành Chánh NamBộ" ở Saigon.

Thì ở TràVinh cũng phải có "một cuộc Cách Mạng", cho nên một ngày, tôi không nhớ rõ ngày nào trong hạ tuần tháng 8-1945, một toán lối một trăm người, biểu tình, tay cầm gậy gộc, la ó om sòm, đến dinh Tỉnh Trưởng đòi Ông từ chức. Tôi đã đem lính đến bảo vệ dinh Tỉnh Trưởng, nhưng Ông Tỉnh Trưởng biểu tôi đừng phản ứng, rồi Ông chấp nhận từ chức, và giao dinh với tòa bố cho bọn họ, để họ tổ chức "Ủy Ban Hành Chánh Tỉnh" với Ông Nguyễn văn Khâm (thường gọi là Bảy Khâm) làm Chủ Tịch, và ông Mười Trinh (tôi không biết họ) làm "Ủy Viên AnNinh" thay thế tôi. Thế là tôi bàn giao chức "Ông Cò" lại cho ông Ủy Viên Trinh, và trở về làm "toubib" ở NhàThương.

Ở Huế, ngày 26-th.8-1945 Vua Bảo Ðại thoái vị để "thà làm dân một nước độc lập

còn hơn làm vua một nước nô lệ" và trao ấn với kiếm của nhà vua cho Trần Huy Liệu, đại diện của Hồ Chí Minh. Ở HàNội ngày 2-9-1945, Hồ chí Minh tuyên bố thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ở ngoài Bắc và Trung Kỳ, các lãnh tụ quốc gia bị thủ tiêu. Thì ở Saigon các nhà cách mạng không theo Ðệ Tam Quốc Tế, như nhóm Ðệ Tứ với Trần văn Thạch, Hồ vĩnh Ký, B.S.Nguyễn Thị Sương, còn Tạ Thu Thâu thì bị giết ở Quảng Ngải, và những người quốc gia có uy tín như ông Khâm Sai Nguyễn văn Sâm, Ông Ðô Trưởng Saigon-ChợLớn Hồ văn Ngà.

Ở TràVinh Ủy Ban Hành Chánh Tỉnh cũng đi lùng bắt những chánh khách có uy tín hồi thời ấy, bị gán cho tội là "việt gian". Người có tiếng nhứt ở Trà Vinh hồi lúc ấy là Ông Lê Quang Liêm, tự là Bảy, trong đảng "Lập Hiến" và báo "La Tribune Indochinoise" của Ông Bùi Quang Chiêu. Hai Ông này khi trước dưới thời Pháp thuộc là thành viên của "Hội Ðồng Quản Hạt" (Conseil Colonial ), môt cơ quan tư vấn của người bản xứ indigène cạnh Thống Ðốc NamKỳ Gouverneur de Cochinchine.

Ông Lê Quang Liêm bị bắt và bị cái gọi là "Tòa Án Nhơn Dân" kết án tử hình và bị xử bắn tại sân banh (tức là sân vận động). Vì vậy mà dưới thời VNCH sau này, thành phố PhúVinh của tỉnh VĩnhBình có đường LêQuangLiêm chạy từ sân bay đến sân vận động

Lúc ấy cũng có nhiều người bị bắt hay bị giết chết oan chỉ vì mặc trong người hay có trong valy một cái áo dài mà dọc theo sống lưng có một đường vải ba màu xanh-trắng-đỏ, thì bị vu oan là "việt gian" nên đeo cờ Pháp trong người để làm dấu hiệu.

Rất may phước cho tôi lúc ấy không còn làm "ông Cò" nữa, vì mổi khi xử bắn một người bị kết tội là "việt gian" ở sân vận động, thì "ông Co" (bây giờ là ông ũy viên An ninh Trinh) phải đứng ra chỉ huy "phân đội hành hình" (peloton d' exécution) nhắm phạm-nhân

Page 20: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

20

rồi ra lịnh "Bắn" và khi phạm-nhân ngã gục thì phải đến gần sát để bắn một phát súng sáu revolver vào màng tang (tempe) để giết cho chết hẳn (tiếng Pháp gọi là " coup de grâce" phát súng ân huệ). Tôi nói rất may phước cho tôi là vì Ông Lê Quang Liêm tự Bảy, người đầu tiên bị xử bắn ở sân vận-đông, là phụ-thân của người bạn chí thân cùng học một lớp với tôi ở Trường Thuốc Hà-nội là Bác sĩ Lê quang Thuận mà bạn bè gọi là "Thuận mập". May phước cho tôi không phải ra lịnh "Bắn" và không phải bắn "phát súng ân huệ" .

Ủy Ban Hành Chánh Tỉnh còn đề nghị đổi tên tỉnh TràVinh thành "Tỉnh Trần Hữu Ðộ",

(như Saigon đổi thành "Thành Phố Hồ Chí Minh") bởi vì Ông Trần Hữu Ðộ, người gốc ở TràVinh về sau lên ở Saigon, là một nhà cách mạng lảo thành theo Ðệ Tam Quốc Tế, đã nhiều lần bị Pháp bắt bỏ tù trong Khám Lớn Saigon. Nhưng đề nghị chưa được Trung Ương cứu xét thì ngày 21-th.9-1945, ở Saigon có cuộc đánh nhau giữa Việt Nam với Pháp, và " Nam Bộ Kháng Chiến Chống Pháp" bắt đầu. Trong Nam các Ủy Ban Hành Chánh Tỉnh đều được cải thành "Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Tỉnh".

Trung Ương ra lịnh tổ chức " Tuần Lể Vàng" trong toàn quốc, nói là "để mua khí giới đánh Pháp".Thì ở TràVinh cũng tổ chức "Tuần Lể Vàng". Rất có kết quả, thành công ngoài sự mơ ước, vì lòng yêu nước ai ai cũng muốn tham gia. Các bà các cô cởi hết cà-rá, vòng tay, dây chuyền, bông tai, , các ông lấy hết vàng cất trong tủ sắt, đem đến

"cúng cho đất nước". Nghe nói trên toàn quốc đâu đâu cũng có kết quả "ngoài sức tưởng tượng"(hình như được tất cả là trên 800 cân (lbs.) vàng ). Và về sau nghe đồn rằng vàng đó được dùng vào việc "hối lộ" Tướng Lư Hán, chỉ huy trưởng quân đội Trung Quốc đang chiếm đóng ngoài Bắc (như quân đội Anh đang chiếm trong Nam theo quyết định của Hội Nghị Yalta giữa các cường quốc), bởi vì Tướng Lư Hán thuộc Trung Hoa Quốc Dân Ðảng nên Hồ Chí Minh phải hối lộ ông ta để cho ông ta đừng có xúi

và giúp Việt Nam Quốc Dân Ðảng đảo chánh mà lật đổ mình là Cộng Sản.

Nam Bộ kháng chiến tiếp tục với thanh niên Miền Nam cầm "tầm vông vạt nhọn" hăng hái xung phong đánh Pháp. Nhưng rồi quân Pháp chiếm được TânAn, rồi MỹTho, và tiến xuống VĩnhLong. Ðầu tháng 11-1945, khi nghe VĩnhLong bị Pháp chiếm thì TràVinh được lịnh chuẩn bị di tản. Khi nghe Pháp hướng về TràVinh, thì Ban Y-tế của Tỉnh TràVinh (có thêm B.S.Tạ Trung Quân, một Nha-sĩ có tiếng ở TràVinh) cho di chuyển Nhà Thương về làng BaSe (quê của Thủ Tướng CaoMên Sơn Ngọc Thành), rồi lại về Huyền Hội đóng ở nhà lầu rất đẹp của Cậu Sáu Thăng (anh của Cậu Bảy Lâm Quang Khương ). Rồi khi nghe Pháp xuống tới Nước Xoái Mân Thít, thì chạy vào TânAn ( có gia đình Cậu Ba Tộ và Cậu Tư Vĩnh), rồi khi nghe Pháp xuống tới TràVinh thì chạy về Chợ Thầy Phó vào lúc gần Lễ Giáng Sinh Noel 1945 . Ðến đây thì được lịnh giải tán bịnh nhơn vì Tra Vinh đã mất. Ban Y-tế được chia ra làm hai : "Nhóm 1" đi theo Bác sĩ Nguyễn An Trạch hướng về Cầu Kè để qua Sóc Trăng rồi xuống CàMau Khu 9. Nhóm này về sau sẽ tập kết ra Bắc. "Nhóm 2" theo B.S. Quân và tôi, đi băng đồng về làng Hiếu Ðức đến ở nhà Ông Bác-vật Ca, rồi mấy ngày sau mọi người, trừ tôi, theo đường sông ra Cầu Vĩ để về Vĩnh Long. Còn tôi thì cùng với một người anh họ chèo ghe qua Mỏ Cày ở nhà của Chị Sáu tôi, vì lúc ấy Bến Tre chưa mất, hãy còn "độc lập".

Từ Mỏ Cày tôi theo ghe chài đi đường biển lên PhướcHải, vì cùng với B.S.Nguyễn Thị Lợi tôi tình nguyện đi phục vụ trên Khu 7 (của Tướng Nguyễn Bình). Nhưng khi đến Phước Hải thì được tin Bà Rịa đã mất và không còn giây kiên lạc với Khu 7 được, nên sau vài tháng ở Phước Hải ở nhà Ông Tư Hanh tôi lại đi ghe bầu ra TamQuan ở Miền Trung được coi là vùng "Việt Nam Tự Do Ðộc Lập". Rồi từ Tam Quan tôi lên xe lửa ra Hà Nội. Lúc đó là lối trung tuần tháng 6-1946 . Ra Hà Nội tôi được làm nội-trú Interne des Hôpitaux ở Bênh-viện BạchMai, để chuẩn bị thi ra Bácsĩ. Thì ngày 19-12-1946, súng nổ ở HàNội, và Toàn Dân Kháng

Page 21: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

21

Chiến Chống Pháp bắt đầu. Tôi lại tham gia kháng chiến ngoài Bắc với các chức vụ Quân-y Trưởng Trung Ðoàn 48 Thăng Long, rồi Quân-y Trưởng Sư-Ðoàn 320 của Văn Tiến Dũng cho tới năm 1951 mới "dzin" vào Hà Nội rồi về Nam ở SàiGòn chớ không có về TràVinh. (Chữ "dzin" là tiếng lóng ngoài Bắc dùng để nói là "bỏ khu kháng chiến để vào Hànội").

Trên đây là một kỷ niệm đặc biệt của tôi với tỉnh TràVinh, một kỷ niệm mà tôi sẽ ghi nhớ suốt đời, và tôi xin nhắc lại đây một cách trung thực để cho các bạn đồng hương già, cở tuổi tôi (Tết này là 86 ta) nhớ lại, và các bạn đồng hương trẽ hơn biết tới, cái gì đã xẩy ra cho " tỉnh nhà" mến yêu của chúng ta, trong những ngày hết sức quan trọng của đất nước Việt Nam từ là một thuộc-địa của Pháp bước qua thành một quốc gia độc lập của Ðông Nam Á Châu.

Ghi nhớ:1- Cờ của ThanhNiên TiềnPhong là Cờ Vàng ở giữa có một Sao Ðỏ. Còn cờ của Việt Minh, của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ( tức là của C.S. Việt Nam) là Cờ Ðỏ ở giữa có một Sao Vàng.

Không phải là tình cờ đâu, mà có dụng ý, vì Cờ Vàng Sao Ðỏ sẽ biến thành Cờ Ðỏ Sao Vàng một cách dể dàng và nghe êm tai.

2- Thủ lãnh (Trung Ương) của ThanhNiên TiềnPhong là Bác-sĩ Phạm ngọc Thạch, một bác sĩ có tiếng, hành nghề ở SaiGon từ cả chục năm rồi. Về sau này thiên hạ mói biết rằng Ông Bác-sĩ ấy đã là người C.S. từ lâu, gia nhập Ðảng C.S. Pháp( Parti Communiste Francais PCF ) từ lúc còn là sinh viên du học bên Pháp. Sau khi hoạt động thành công ở NamKỳ, ông về Pháp, và sau khi ông qua đời thì tên của ông được đặt cho một trong những con đường rộng và đẹp nhứt của thành phố HCM là "Ðường Phạm Ngọc Thạch (thay thế cho "Ðường DuyTân" của thành phố Saigon dưới thời VNCH ).

Như vậy chắc độc giả cũng nhận thấy đây là một thí dụ điển hình về cái tài len lỏi xâm nhập của C.S. vào các tổ chức thuần túy quốc gia.

3- Nhìn lại dĩ vãng thấy cũng buồn và tủi. Dưới thời Pháp thuộc, Bắc Kỳ và Trung Kỳ thuộc chế độ "Bảo-hộ" (protectorat ) có quan Việt Nam của triều đình Huế bổ nhiệm để cai trị, còn NamKỳ là một "thuộc địa dưới quyền cai quản trực tiếp" của Pháp ( colonie sous administration directe ), do một Gouverneur de la Cochinchine, Ông Thống Ðốc NamKỳ, của Bộ Thuộc Ðịa (Ministère des Colonies) bên Pháp bổ nhiệm, rồi Ông này để trên đầu của mổi tỉnh trong Nam chỉ có 5, hay 6 người Pháp để cai trị chúng ta. Năm, sáu "Ông Tây" đó là :

1-Ông Tỉnh Trưởng, chính danh là Administrateur Chef de Province. được gọi nôm na là "Ông Chánh Tham Biện" hay là "Ông Chánh Chủ Tỉnh", để lo về việc cai trị nói chung . Ở các tỉnh lớn như Chơ Lơn hay Cần Thơ, còn có thêm một Administrateur Adjoint được gọi nôm na là Ông "Phó Tham Biện."

2- Ông Chánh Án, chính danh là Juge Chef du Tribunal de 1ère Instance, được gọi nôm na là " Ông Tòa", để lo về Tư Pháp;

3-Ông Trưởng Ty Cảnh Sát, chính danh là Commissaire de Police, Chef de la Garde Indigène, được gọi nôm na là "Ông Cò", để lo về An Ninh;

4-Ông Trưởng Ty Tài Chánh, chính danh là Trésorier Payeur, được gọi nôm na là "Ông Kho Bạc", để lo về Tài Chánh, phát lương, và thâu thuế và

5- Ông Trưởng Ty Y-tế, chính danh là Médecin Chef, được gọi nôm na là "Ông Ðốc" hay nói rõ hơn để không hiểu lầm với " ÔngÐốc Học" thì gọi là "Ông Ðốc tưa" để lo về Y-tế. Ở các quận thì có Médecin Indochinois người Việt Nam, thì được gọi nôm na là "Ông Thầy Thuốc"( Hồi xưa danh

Page 22: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

22

từ Bác sĩ và Y-Sĩ chưa được phổ thông trong Nam. ).

Còn các chức vụ khác đều do người Việt Nam, mà Pháp gọi một cách khinh khi là "indigène" đảm trách. Cho nên lúc ấy Khâm Sai NamKỳ chỉ cần bổ nhiệm cho mổi tỉnh

năm người thay thế cho 5 "ông Tây" đứng đầu tỉnh, còn các chức vụ khác thì "ai ở đâu cứ ngồi đó để tiếp tục công viên".

NGUYỄN LƯU VIÊN

Lão già ba tri sống trên đất mỹ

Dọn về quận cam

Chỉ còn không đầy một tuần nữa là Tết Nguyên Ðán cổ truyền của dân tộc Việt Nam lại trở về, đồng hương Việt Nam tại Bolsa đang tưng bừng mua sắm Tết. Lão Gìa Ba Tri xách cây dù te tua la cà các chợ, trước là xem đồng hương sắm Tết sau là đảo mắt xem

bưởi ngắm đào. Ði tới chợ nào thấy ai nấy cũng đều đẩy ra toàn là cua là cua. Lão tưởng năm nay dân mình đổi mốt mới cúng ông bà bằng cua thay vì gà luộc, vịt quay như truyền thống từ trước tới giờ. Thấy lạ Lão chận một cô lại hỏi:

-Tết năm nay có chuyện gì mà thấy ai cũng mua cua hết vậy cô Hai"

Cô ta nhíu chân mày có vẽ khó chịu, có lẽ vì thấy Lão lẩm cẫm:

-Cua họ Sale rẽ quá không mua vậy mua thứ gì...ông gìa!

Và ngoe ngoảy đẩy xe đi một nước. Lảo lò dò vô chợ thấy nơi quày cua, phía trên là một bồn kiếng rộng đầy cua phía dưới thì thiên hạ sắp một

hàng dài trước tấm bảng đề gía $1.49 một pound. Lão cũng thích ăn cua nhất là cua lột, mu rất mềm, nhưng ngại mò vô, lớ quớ nó kẹp bất tử thì không chảy máu cũng trầy da. Lại nữa răng của lão cũng lung lay, cắn cua lỡ gãy răng thì chỉ có nước ngồi ...húp cháo.

Ăn cua không được thì Lão qua hàng trái cây. Các bà, các cô chen nhau lựa trái cây. Bốn thứ trái cây mà nhà nào cũng thích chưng trong ba ngày Tết là mãng cầu, dừa, đu đủ và xoài để mong sao cho năm mới "Cầu vừa đủ xài". Môt thứ trái mà người ta kỵ nhất trong mấy ngày Tết là trái Bần. Ðây là một loại trái hoang mọc ven sông ở vùng nước lờ lợ miền Nam. Da trái Bần màu xanh khi chín có màu vàng, vị chua hơi chát và có nhiều hột. Những đàn khỉ ở cù lao thường ăn trái này và dân nghèo vùng sông rạch khi không có gì ăn cũng ăn cơm với trái Bần chấm mắm. Do đó trái có tên là Bần có nghiã là Ngheò. Hồi còn kẹt lại ở Việt Nam, một năm đi chợ Tết gặp thằng Hai Quậy là dân nhậu trong xóm của Lão. Thấy trong giõ xách của nó cũng có bốn thứ trái cây nhưng thay vì mua mãng cầu, nó lại mua lôm chôm. Lão tưởng mãng cầu khan hiếm, mắc mỏ nên hỏi nó thì nó trả lời : "Ông Ba ơi, cháu mua "Chôm vừa đủ xài" mà!" Thiệt là hết nói thằng Hai Quậy!

Sau ngày Tết Tây vừa qua, báo chí Mỹ toàn quốc đăng một tin thuộc loại "xe cán chó" xãy ra ngay tại quận Cam. Chuyện này xãy ra ở Việt Nam coi như hà rầm mỗi ngày, không có báo nào thèm đăng. Chuyện trở nên lạ và gây xúc đông cho người Mỹ vì xã hội văn minh cơ giới cuả Mỹ khác với xã hội

Page 23: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

23

mà lối xóm gần gủi với nhau như ở Việt Nam.

Số là chuyện như vầy: Ở thành phố Placentia có một người đàn bà trẻ người Tàu 32 tuổi độc thân có tên là Janet Chen (không biết có bà con với cô Sue Chen không") sống với hai đứa con, đứa con gái lớn 8 tuổi và đứa con trai nhỏ 4 tuổi, trong một căn apartment một phòng ngủ. Trước ngày lễ Giáng Sinh bà mẹ trẻ này nói với hai con là cô ta phải đi Trung Quốc thăm gia đình trong vòng 10 ngày và dặn hai đứa con phải ở nhà một mình. Cô ta căn dặn không đưọc mở cửa khi bất cứ ai nhận chuông kêu. Cửa sổ phải buông màn xuống đừng để ai biết có hai đứa nhỏ ở nhà. Cô ta rút dây điện

thoại để người ngoài không gọi được. Ðể sống trong 10 ngày cô ta đã mua cho hai đứa những hộp đồ ăn đông lạnh mà dân Mỹ gọi là "TV dinner", sữa tươi và ngũ cốc"cereal". Cable TV thì cô ta đã gọi cắt từ vài ngày trước và cho hai đứa nhỏ giaỉ trí trong 10 ngày bằng một cuộn video hoạt họa "cartoon". Sáng 23

tháng Chạp, bỏ hai đứa con lại nhà, cô ra phi trường không phải đi Trung Quốc thăm gia đình mà lại bay qua North Carolina để gặp mặt một người đàn ông mà cô đã quen biết và trao đổi email trên internet.

Hai đứa con vẫn nghe lời mẹ dặn sống im lìm trong căn nhà. Ðối diện với căn apartment của hai đứa nhỏ "home alone" là một gia đình Mỹ trắng. Hai đứa con bà Mỹ này một lần nhìn thấy hai đứa nhỏ vén màn nhìn ra ngoài và gia đình người Mỹ trắng nghĩ rằng có mẹ chúng ở nhà với chúng nó. Cho đến ngày New Year, bà Mỹ để ý đến tấm giấy báo nhận hàng của UPS gần 10 ngày rồi vẫn còn dán trên cánh cửa. Bà mới gọi cảnh sát. Cảnh sát phá cửa

xông vào thì hai đứa nhỏ trốn trong tủ áo. Cảnh sát đưa chúng vô nhà giữ trẻ của nhà nước (foster care). Ðồ ăn đã hết hai ngày rồi và hai đứa phải ăn cereal và sữa cũng gần cạn.

Ngày 2-1-03 thì cô Janet Chan trở về, không thấy hai đứa nhỏ ở nhà, cô ta gọi cảnh sát và cảnh sát tới bắt cô bỏ bót về tội "bỏ bê trẻ con trong tình trạng nguy hiễm" (child in dangerment). Theo lời khai của cô thì hai đứa con có hai người cha khác nhau. Người chồng thứ nhứt của cô là một người Ðài Loan mà cô đã ly dị, hiện ông ta đang ở Ðài Loan. Cha của đứa bé thứ hai là một người Mễ mà hiện nay cô rất ghét và không cho y tơí thăm thằng nhỏ. Trước đây cô từng theo học trung học ở Fullerton và hiện cô đang làm thơ ký cho một hảng chuyên bán bảo hiễm. Sở dĩ cô ta phải nói dối với hai đứa con là cô ta đi Trung Quốc là vì có nói North Carolina hai đứa con cũng không biết vì chúng chỉ biết Trung Quốc mà thôi! Cô ta cho biết sau khi gặp người đàn ông đã từng trao đổi thư từ trên internet, hai bên cãm thấy không thích hợp và cô ta muốn quay trở về nhà liền nhưng lại không đũ tiền để đổi vé máy bay. Suốt cả tuần lễ cô phải ngủ trong xe mướn giữa những đêm Giáng Sinh rất lạnh lẽo. Hõi tại sao cô lại rút dây điện thoại thì làm sao gọi về thăm chừng hai đứa con. Cô ta nói rằng khi cô gọi về mà đường dây đã rút có nghĩa là mọi việc ở nhà êm xuôi vì cô ta dặn hai đứa con chỉ trường hợp "emergency" mới cắm dây điện thoại trở lại!

Câu chuyện "Home Alone" trên đã làm toàn nước Mỹ xúc động, dư luận trách cứ người đàn bà tắc trách trong bổn phận làm mẹ nhưng là chuyện bình thường xãy ra hằng ngày ở Việt Nam ta. Ở Việt Nam chỉ cần có tiền, mua đồ ăn để ở nhà là qúa chu toàn, mẹ cứ yên tâm ra đi... kiếm chồng. Con cái đã có hàng xóm láng giềng trông chừng. Ai phê phán, báo công an có khi còn bị chưởi "xía vô chuyện gia

Page 24: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

24

đình người khác"! Cùng một câu chuyện nhưng ở xã hội này nhìn với một nhản quan khác với xã hội kia. Có những vấn đề ở đây áp dụng được nhưng "sao y" áp dụng ở xứ khác thì..trật lất và ngược lại cũng vậy. Ðừng đem "hamburger" mà bắt dân VN ăn và cũng đừng đem "ba khía" mà bắt dân Mỹ phải mút.

Tây là Tây, Ðông là Ðông Ðông Tây cách biệt khó lòng gặp nhau.

Câu chuyện người đàn bà trẻ nhốt con ở nhà để đi tìm chồng cũng nói lên tiếng gọi của con tim bao giờ cũng làm mờ lý trí. Khi chưa găp nhau, thư qua thư lại với lời văn ngọt ngào, lã lướt, nịnh đầm làm trái tim cô ta thổn thức không ngũ yên. "He is the right man who I am looking for!" Nhưng khi va chạm với thực tế mà thực tế bao giờ cũng phũ phàng! Cô ta mới thất vọng muốn trở về với mấy đứa con, cắt ngắn chuyến đi 10 ngày mà trước đây cô nghĩ rằng sẽ một trời hạnh phúc hoa mộng mà 10 ngày sợ còn quá ngắn ngủi!

Nhớ chuyện ngày xưa lúc Lão còn trẽ có một gánh cải lương ghé qua làng của Lão và hát trong đình. Ðêm nào Lão cũng đi coi và càng coi càng say mê cô đào chánh. Người đâu mà đẹp qúa, nói năng duyên dáng dể thương còn giọng ca thì ngọt ngào và mùi tận mạng. Ước chi mình giàu có hoặc quyền thế mình sẽ nói với ông bà gìa cưới cô đào hát cho mình. Ðêm nào vãn tuồng cũng không chiụ về, đi vòng ra sau đình để nhìn cô đào, xem cô ta đang làm gì" Ðèn "măng sông" chập chờn cũng không thấy được rõ. Chỉ thấy cô ta nói cười với ông bà bầu và những đào kép bạn. Một buổi sáng nhìn thấy cô ta ngồi quán ở đầu chợ ăn hủ-tiếu. Lão làm bộ đi chợ, bước gần tới để nhìn cô ta cho thõa lòng. Khi nhìn rõ cô đào, ôi mèn ơi! Lão đâm ra thất vọng não nề, cô ta...xấu quắc! Sau khi bỏ son phấn và không ánh đèn sân khấu, cô đào mặt bủn, da chì, môi

thâm lại... ngậm một điếu thuốc lá! My heart is broken ! Con tim vở nát! Thần tượng sụp đỗ tanh bành!

***

Những năm gần đây các hội đoàn nở rộ như rau càng cua mọc lên sau những trận mưa nhất là những hội ái hưũ cùng chung ngành nghề nhứt là những nghề cao cấp, hái ra tiền như y khoa, nha dược, hội chuyên "da", hội vàng bạc, hột xoàn... Rồi tới các hội cựu học sinh các trường trung học như Gia Long, Trưng Vương khung cửa mùa thu, Marie Curie, Tabert, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Phan Chu Trinh, Quốc học, Ðồng Khánh, các trường ở Vũng Tàu...Rồi tới các hội binh chũng ngày xưa như nhảy dù, thuỷ quân lục chiến, biệt đông quân, cảnh sát, quân cảnh, quân cụ...Rồi tới các hội đồng hương các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Nha Trang, Quãng Ðà, Huế, Quãng Trị...

Xuân thu nhị kỳ, một năm tổ chức hai lần mùa hè thì ra Park, muà đông ngày Tết thì ở nhà hàng sea food. Lão thì gìa mà ham vui nên có mặt ở nhiều hội đoàn. Tết đến Lão phải tham dự cả chục buổi tiệc, chưa Tết thì "Tất Niên", qua Tết thì "Tân Xuân Hội Ngộ". Áo dài khăn đóng giặt chưa kịp khô thì phải bận vô để đi dự hội khác, cây dù của Lão vốn đã te tua giờ thì "đã nát càng thêm ...nát" (bài gì đó theo điệu tango Khánh Ly ca). Mới đây vốn là người quận Ba Tri, Bến Tre mà hội Bến Tre lại có nhiều cô học Gia Long nên các cô mời Lão đi dự hội Gia Long. Nể tình các cô Lão phải đi vì không đi sợ các cô...giận. Làm các cô giận, dù cho vô tình cũng làm Lão aí nái, xốn xang. Ðêm "Gia Long Tất Niên Hội Ngộ" diễn ra thật tưng bừng gần 400 quan khách tham dự. Các cụ nữ sinh (uả quên, "cựu nữ sinh", sorry!) chẵng những không già mà ngày càng trẽ ra, vốn đã đẹp lại càng thêm đẹp! Không biết ăn thứ gì mà eo nhỏ bụng thon như con

Page 25: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

25

gái chưa chồng mặc dù các cô đã là bà nội, bà ngoại. Hương thơm Channel 5 ngào ngạt phảng phất khắp nhà hàng Sea Food Place I. Hột xoàn lấp lánh chiếu sáng đến nổi nhà hàng không cần đốt đèn cũng

còn sáng. Ðến phần văn nghệ thì thật tuyệt vời, cực kỳ hấp dẫn. Lão khoái nhất là ba cô cựu nữ sinh lên hát bản "Gái Xuân" theo điệu nhạc "Techno" tiếng trống dồn dập: Em như cô gái hãy còn Xuân Duyên dáng, thơ ngây đến mặn mà! Xuân đén hoa mơ, hoa mận nở Gái Xuân rũ lụa trên sông Vân.

Lão càng mê mẩn tâm thần hơn nữa khi các cô biểu diễn vũ khúc "Lưu Nguyễn Lạc Ðào Nguyên". Những thân hình thứơc tha, yễu điệu, uyển chuyễn, nhịp nhàng theo điệu nhạc réo rắc, bổng trầm. Lão khoái đến lặng người khi nghe các cô thỏ thẽ gọng oanh vàng: "Chúng em xin dâng chàng...hai qũa đào tiên!" Sung sướng chẵng khác gì được "Sống trong lòng người đẹp Tô Châu hay là chết bên dòng sông Danube..."

Hội đoàn nhiều thì cũng vui, khiến cho Little Saigon có nhiều hoạt động văn hóa, các bà các cô có dịp trổ tài, có dịp phô trương đẹp sang, văn nghệ, văn gừng. Ở xã hội Việt Nam ngày trước, các bà các cô thường bị dìm nơi xó bếp, nên sang đây đổi đời, các bà các cô vùng lên đòi quyền bình đẵng. "Vợ giận thì chồng nhỏ lời Cơm khê bớt lửa cho vừa lòng nhau!"

Mà bớt lửa nhiều qúa nên đàn ông bên này xìu thấy rõ, ai rũ đi đâu, làm cái gì cũng phải chờ hỏi vợ, phải chờ "lịnh bà". Lão ở kế nhà hai vợ chồng người Việt Nam mà cả hai đều là bác sĩ. Nhà mới bây giờ ở quận Cam cất khít nhau. Một hôm nghe nhà bên cạnh to tiếng

mà chỉ nghe tiếng bà mà không nghe tiếng ông. Nghe tiếng bà gào lên và nhiếc ông : "Tao biết mày muốn...ém tài tao!"

Hội đoàn nhiều, tổ chức tiệc tùng nhiều cũng làm cho thương mại Việt nam ở quận Cam phát triển. Các nhà hàng bận rộn quanh năm, muốn đặt tiệc phải đặt trước cả mấy tháng. Khiến nhiều nhà hàng đắt qúa nên không cần khách. Coi khách chẵng ra gì! Ém thực khách ngồi như cá hộp, ăn uống không nhúc nhích được. Dọn ăn hốp tốp nhiều khi đổ cả trên mình khách. Khách cần cái gì nhiều khi làm ngơ không thèm đem tới. Ở Việt Nam có nạn "cơm tù", chắc rồi " Ở Việt Nam có cái gì thì Little Saigon cũng có cái đó". Lảo lên tiếng là theo lời than phiền của nhiều người chứ cũng có nhiều nhà hàng phục vụ rất tận tình, chu đáo và niềm nở đối với khách hàng.

Cái gì nhiều cũng sẽ có nạn cai thầu. Hội đoàn nhiều, báo chí, truyền thông nhiều cũng sẽ thấy cai thầu xuất hiện. Ðã có một vài người mon men định làm cai thầu, đã lên tiếng "dạy dỗ" các hội đoàn nên ngồi lại, đòi "kết hợp" này nọ nhưng "ngồi lại", "kết hợp" lại để đứng sau lưng tui và tui sẽ "làm việc lớn" chớ không thèm làm chuyện cộng đồng, ái hưũ ...ruồi bu ! Ðoàn kết là một vấn đề cũng cần phải có nhưng nó khác với nạn cai thầu. Ðoàn kết là tạo sức mạnh, tạo tiếng nói để cùng nhau bảo vệ quyền lợi còn cai thầu chỉ làm lợi cho một cá nhân, một phe nhóm nào đó mà thôi. Quyền lợi riêng tư thường đi ngược quyền lợi chung của mọi người.

May thay, thời buổi bây giờ đồng hương mình rất bén nhạy, thấy mặt, nghe tên là họ biết là cai thầu liền và họ sẽ "dị ứng" lãng đi chổ khác. Hội đồng hương do đồng hương lập nên để sinh hoạt với nhau nên mới gọi là "aí hữu". Hội của cai thầu lập nên để cai thầu sinh hoạt với nhau nên "hữu danh vô thực" đầu to đít teo, toàn là chức

Page 26: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

26

sắc chứ không có hội viên. Những hội đoàn như vậy chỉ cần nghe tên thôi là đồng hương biết liền vì tên bao giờ cũng rất kêu và "chơi cha thiên hạ" bao trùm nhiều hội đoàn khác.

Lão già Ba-Tri sẽ lập hội "Ðồng Hương Việt Miên... Lèo" ai tham gia thì ghi danh và đóng tiền cho Lão! Không tham gia mà "phát biểu linh tinh" này nọ là phá hoại đoàn kết, làm lợi cho... VC!

Ối cha, sorry, ngày tư ngày Tết mà lão chưa gì đã "hỉ nộ ái ố" thì tầm bậy lắm! Thôi bỏ qua đi, mình cùng ra Bolsa tìm hoa thơm cỏ lạ và xem bưởi ngắm đào thì có sướng hơn không. Thi sĩ Ao Bà Om trong thi đàn Bến Tắm Ngựa cũng khoái Bolsa, tức cảnh sinh tình nên tiên sinh đã có thơ rằng:

Bôn-sa trong tiết tháng Hai Tết ta Nguyên Ðán, hội là Hội Xuân Gần xa xe pháo tưng bừng Hoa đào, hoa khế thơm lừng một phương. Trai thanh, gái lịch đầy đường Bưởi cam đủ cở trái hường, trái xanh Áo dài, "jupe" ngắn mõng tanh Tình Xuân lai láng viết nên đôi hàng. ***

Sáng 29 Tết, xách cây dù cũ te tua Lão lang thang ra khu Bolsa. Sẳn bụng đói vì đêm qua chỉ lót lòng bằng một hộp mì hiệu "cô y tá", Lão định vô tiệm phở Hoà làm một tô xe lửa đủ thứ có gân, xách, nạm, dòn để bồi dưỡng cho tấm thân gầy còm của Lão. Năm trước nghe đạo diễn Tony Bùi ra thông báo tuyễn người đóng phim bất kể tuổi tác cho cuốn phịm "Rồng Lộn", ũa quên "Rồng Xanh", Lão có đến dự thí. Chờ đợi cả tiếng đồng hồ chung với mấy cô gái rất "hot" nói cười inh ỏi thì tới phiên Lão được mời vào. Vừa thấy Lão, Tony Bùi ồ lên một tiếng như bắt được vàng: "I found him ! I found the man a long time I"m looking for"! Lão khoái tê cả người! Rồi phen này mình sẽ

đóng phim, mình sẽ trở thành tài tử màn bạc Hồ-Ly-Tinh, ũa quên Hồ Ly Guốt. Lão sẽ nổi tiếng như... bún bò quán Hĩ. Mãy con mẹ xấu quắc mà cứ tưởng mình đẹp, từng khi dễ Lão sẽ đờ đẫn con ngươi mà dòm Lão trên màn bạc. Lão mới hỏi Tony Bùi:

-Chừng nào bắt đầu đóng phim vậy chú em"

-Không phải phim này đâu bác! Phim sau, cháu sẽ thực hiện "Nạn đói năm Ất Dậu!" Bên này khó tìm được người nào ốm hơn bác!

Biết mình gần giống Thánh Gandhi nên Lão định vào Phở Hòa làm một tô xe lửa không bổ bề ngang thì cũng lớn bề dọc. Nhưng không hiểu làm sao mà tiệm Phở Hòa dọn trống lõng. Tiệm này trước đây rất đông khách mà không hiểu tại sao lại đóng cửa mà không thấy đề bảng chừng nào mở cửa trở lại"

Lão lang thang về hướng đường Moran thì thấy mấy ông gìa, bà cả từng tốp đi ngược trở ra, ai nấy đều cầm tờ Việt Tide và cuốn lịch Tam Tông Miếu có in hình thác Bản Giốc. Lão hỏi báo và lịch có gì đặc biệt không mà ai cũng đều mua vậy" Thì mấy ông bà cho biết báo, lịch và dĩa nhạc CD của Don Hồ chúc Xuân đang bán tại toà soạn báo Việt Tide, 3 thứ chỉ có đồng bạc. Lão ráng cuốc bộ đến toà báo Việt Tide. Khi vừa tới thì đám đông tan hàng và nhà văn "Chim hót trong lồng" dán trên cửa tấm giấy "Hết Báo". Vừa đói lại thêm cuốc bộ mệt qúa, Lão nói trống không nhưng cốt cho nhà văn nghe:

-Tòa báo mà lại hết báo, thiệt là kỳ nghen!

Nhà văn quay lại nhìn Lão:

-Báo hết rồi bác ạ! Chỉ còn lịch và xi-đi nhạc mà thôi!

Page 27: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

27

-Vậy cho tôi xi-đi Don Hồ đi, tôi khoái Don Hồ móm móm mà ca hay!

Nhà văn nghe Lão nói cười thích thú lấy cho Lão cuốn lịch và xi-đi. Lão trả đồng bạc, nhà văn không lấy "Bác cầm đi!". Lão khen Viet Tide chu đáo thật lo cho độc giả từng chút, ngày Tết rảnh rang mắt thì đọc báo, tai thì nghe nhạc còn tay thì ...gở lịch! Cái nào cũng có việc làm hết!

Lão thấy cuối đường Moran có một đống gì đen đen, thấy lạ Lão lần mò "ra trước ao nắm áo người thương ngỡ trong giấc mơ" thì ra đó là một cái sân khấu. Ðang dáo dác quan sát cơ sở mới của báo Người Việt rất khang trang, bề thế mà bên cạnh lại có đài phát thanh VNCR mới "Kim Kiều tái hợp" thì bổng có tiếng người làm Lão giật mình:

-Bác có cần gì không"

Thì ra là ông chủ báo đang trông coi người ta dựng sân khấu. Lão đáp:

-Chào ông chủ báo, ông có khõe không"

-Dạ bệnh lắm bác ơi! Còn bác thế nào" Trông bác phương phi, hồng hào chắc khoẽ lắm"

Lão trả lời ông chủ báo:

-Thấy dị mà không phải dị, bên trong rệu rạo hết rồi ông ơi! Có những cái còn đó nhưng chỉ làm cảnh cho vui. Nhưng ông thấy không những người ốm yếu, bệnh hoạn coi vậy mà sống dai lắm. Còn những người trông khõe như voi lại ra đi sớm!

Ðược động viên, an ủi, ông chủ báo vui tươi nét mặt:

-Cám ơn bác, tối nay có rảnh mời bác tới xem văn nghệ dân tộc...có màn múa bụng Hawaii...cổ truyền!

Nghe tới có màn múa bụng thì Lão thích lắm nhưng không biết ai trình diễn" Dám hội Gia Long, Trưng Vương thì còn cực kỳ hấp dẫn ác liệt hơn nữa!

Lão mừng và cãm động thấy hai tờ báo Viet Tide và Người Việt cấp rày lo lắng mang niềm vui đến cho độc giả qúa. Năm mới chúc các tờ báo trên đường Moran mạnh tiến.

Sáng mùng Một Tết Lão thức dậy thật sớm, đầu năm cữ tắm rửa vì sợ tắm trôi hết tài lộc. Lão vận bộ áo dài khăn đống vô, bên ngoài khoác thêm cái áo veste của hiệu nổi tiếng Good Will. Hiệu này chuyên môn bán quần áo của tài tử minh tinh màn bạc...bõ ra. Lão ra đứng trước bàn thờ tổ tiên miệng lâm râm khấn vái đón rước ông bà về ăn Tết với Lão. Trên bàn thờ Lão cũng bày biện đúng theo lễ nghi...quân cách. Nào mâm ngũ qủa "cầu dừa đũ xài dư(a)" (phải có dưa hấu ruột đỏ mới hên suốt năm). Rồi mai, lan, cúc, trúc tượng trưng cho một năm có bốn mùa ăn chơi, nhàn nhã. Lại thêm có cành đào đỏ để mong được số đào hoa quanh năm. Hai chậu cây "kim tiền" và "phát tài" để cầu cho năm nay trúng số lotto vài triệu bạc!

Trên bàn ăn trước bàn thờ Lão bày biện còn hơn đám giỗ, mỗi món ăn không cần nhiều vì ông bà chỉ cần chút hương, chút vị. Mỗi thứ lão chỉ mua một hai đồng ở Food To Go chợ Vinh Phát của ca sĩ "điệu" Ngọc Minh là đủ. Ngoài thịt kho, dưa giá cho đúng bài bản "thịt mỡ dưa hành" còn có các món Tây như ra-gu gà, cà ri dê, bò kho. Các món Triều Châu, Phước Kiến như mì xụa, bánh bá chạng, mè láo, môn lề ngào đường với thịt heo quay. Các món Miên như canh xiêm lo, mắm bò hóc, cốm dẹp. Các món Mỹ như hem-bơ-gờ, hot dog, pizza. Hõi tại sao cúng chi nhiều thứ qúa vậy" Hõi như vậy là không biết gì ráo về gia phả của Lão. Tổ tiên của Lão cũng vượt biển từ Phúc Kiến qua vùng sông Mê-Kong hồi năm một ngàn mấy trăm lâu lắm, định cư làm ruộng ở Cồn Lòi thuộc tỉnh Prah Prapăng (Trà Vinh) lúc đó là xứ Cao Miên. Rồi lấy vợ, lấy chồng người Việt cũng có, người Miên cũng có. Ông nội, ông già của Lão lại học trường Tây nên thích ăn đồ Tây do đầu bếp Ấn độ nấu. Vì vậy Lão phải cúng món Phúc Kiến, món Miên, món Tây nấu theo kiểu Ấn-độ lẫn món Việt Nam vì bên ngoại của Lão là người Việt. Hõi tại sao lại có hem-bơ-gờ, hot dog là vì đây là đất Mỹ tài xế đưa tổ tiên Lão về đây ăn Tết chắc là người Mỹ, phải cúng cho họ món Mỹ để họ ăn chớ. Chứ chẳng lẻ bắt họ phải ăn mắm bò hóc"

Page 28: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

28

Cúng ông bà xong thì Lão làm lễ khai bút đầu Xuân. Lễ này rất quan trọng ảnh hưởng đến văn nghiệp cả năm. Ðầu năm gieo vận đúng lúc, đúng chổ thì suốt năm viết cái gì thiên hạ cũng khen nức nở, các bà cho ăn mệt nghỉ, no cũng bắt phải ăn ! Còn không, dù cho viết thật uyên bác, nho sâu, háng rộng, thiên hạ cũng chưởi cho tắt bếp! Khai bút cực kỳ quan trọng nên Lão phải làm đúng thủ tục. Lão đặt bàn hương án hướng về phương Tây là hướng cuả quốc tổ, mở hết các cửa sổ, cửa cái để khí thiêng sông núi bay về hội tụ. Ðóng hết các cửa cầu tiêu, nấp thùng rác để ngăn ngừa mùi xú uế bay vào văn chương chữ nghĩa. Bút cũng phải là bút mới toanh, có mực đầy đũ, chứ bút mới mà... hết mực thì cũng như không! Xong xuôi đâu đó Lão bắt đầu gieo vận, đề thơ khai bút đầu Xuân tám câu như vầy:

Chúc Tết đầu Xuân khắp mọi nhà Thân tâm an lạc, phúc tài đa Job thơm sẽ tới, tiền như nước Cháu con vinh hiển phước toàn gia.

Chúc Tết đầu năm với các cô Càng xinh, càng đẹp, sớm có bồ Cô nào chồng bõ đừng than khóc Tân trang trở lại, khối người vô!

Sáng Mùng Một Tết sau khi cúng ông bà và khai bút đầu năm xong, Lão ra Bolsa để xem diễn hành Tết. Lão ra rất sớm vì ra trễ sau 8 giờ 30 thì khúc Bolsa từ Magnolia đến Brookhurst, phú-lít sẽ đóng lại không cho xe cộ vào. Sáng Mùng Một năm nay rơi nhằm sáng thứ bảy ngườI ta không đi làm nên Bolsa vắng vẻ lạ thường. Lão tà tà lái cái xe Camry cà tàng vào đău ngay sau phía sau các hàng ghế dành cho quan khách, ngang khu Phước Lộc Thọ. Người Lão xông đất đầu tiên là người đẹp Minh Phượng của đài Radio Bolsa. Cô này vừa có duyên lại vừa vui, cười quanh năm suốt tháng, đêm mưa ngày nắng gì cũng cười được hết. Giọng cười "hí hí" của cô rất độc đáo, có một không hai, qủa là giọng cười "bao tử". "mang niềm vui cho người, mang niềm tin cho đời..."Gặp cô Minh Phương đầu năm chắc suốt năm, ngày nào Lão cũng vui như Tết. Người kế tiếp là chiến sĩ Võ Ðại Tôn đang đứng với hiền nội. Chiến sĩ họ Võ là một người bất khuất kiên cường, ngục tù gần mười năm nhưng trông ông vẫn tráng kiện, quắc thước. Chiến sĩ họ Võ còn là một

thi sĩ, bàng bạc trong thơ ông một tâm tình yêu nước nồng nàn. Xông đất ông ngày đầu năm hy vọng suốt năm Lão sẽ hồng hào, tráng kiện, chiến đãu hăng say không mệt mõi. Năm nay Qúy Mùi chắc hẳn là một năm khắm khá đến với Lão vì mới sáng mùng Một đã gặp một người thì Vui, một người thì Khoẽ , chắc Lão sẽ vui và khõe suốt năm.

Ðứng trong bãi đău xe Lão còn gặp vài vị cao niên nho học như nhà văn Phụng Nghi, đại tá Lê Bá Khiếu cựu tỉnh trưởng Quảng Ngãi trao đổi vài câu chuyện văn chương khá thú vị trong ngày đầu Xuân nhờ vậy thời gian chờ đợi cuộc diễn hành trôi qua rất nhanh. Ðaị tá Lê Bá Khiếu tuổi hạc có lẽ đã trên "thất thập cỗ lai hi" nhưng trí nhớ thật là toàn hảo, thấy Lão có chưn trong Hội Trà-Vinh, ông kể lại vắn tắt chuyện "Ngựa có sừng" mà ông đọc trong đặc san Trà Vinh năm trước như sau: "Ngày xưa lâu lắm rồi ở một huyện nhỏ miền Trung có ông phú hộ tên Ðăng Tuất có nuôi một thằng tớ trai tên Vện. Một buổi trưa ông phú hộ ngồi trước ngạch cửa vót tre đan lồng chim thì thằng Vện từ nhà dưới hai tay bưng chén sâm nóng hổi lên cho ông. Không biết làm sao mà thằng Vện vấp chân té trúng nhầm cái mác vót tre của ông. Máu chảy nhiều quá làm thằng Vện chết. Phú hộ hoảng quá ra vườn sau đào cái lổ chôn thằng Vện và trồng trên đó một cây mai vàng. Ông phú hộ thầm thì rằng chỉ có "Ngựa có sừng" mới biết việc làm của ông. Vài năm sau có một quan huyện trẻ tuổi mới đổi về đến nhà ông chơi, ngồi uống trà gần gốc mai vàng. Thấy cây mai trổ bông màu khá lạ, quan huyện sinh nghi cho người đào lên mới phát giác ra bộ xương của thằng Vện! Ðược biết quan huyện mới đổi về có tên là... Mã Hữu Giác, có nghĩa là Ngựa có sừng !

Ðến 10 giờ cuộc diễn hành mới bắt đầu. Người xem quần áo, nón dù đũ màu sắc đứng chật hai bên đường. Nhiều xe cần cẩu cao đưa người quay phim lên trời để quay cho được đẹp. Tất cả các tiệm buôn dọc Bolsa đều đóng cửa. Phước Lộc Thọ im lìm vì tất cả đổ xô ra đường để xem diễn hành. Bầu trời nắng Xuân rực rỡ, khí hậu lại nóng bất thường như mùa hạ lại là một dịp để các bà, các cô khoe sắc áo, màu cờ.

Trước khi cuộc diễn hành bắt đầu, ban tổ chức đã thông báo một tịn buồn là sáng nay

Page 29: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

29

nước Mỹ đã mất phi thuyền Columbia và 7 phi hành gia đã tử nạn. Ban tổ chức đề nghị một phút mặc niệm cho phi hành đoàn của phị thuyền Columbia. Lão tôi mặc dù có nhiều điểm không đồng ý với chính sách của Mỹ nhưng đối với phi hành đoàn Columbia sự hy sinh của họ Lão tôi rất khâm phục vì việc làm nguy hiểm của họ là phục vụ cho nhân loại. Họ đã thực hiện hơn 80 thí nghiệm khoa học nhằm tìm tòi phương cách trị những bịnh nan y, giúp cho đời sống con người ngày càng thêm nhiều tiện nghi.

Có hơn 60 đoàn thể, xe hoa diễn hành qua trước khán đài. Chúng ta không thể nào so sánh với Rose Parade hàng năm ở Pasadena vì Rose Parade có tầm vóc thế giới hàng mấy chục triệu ngườI theo dõi. Còn diễn hành Tết Nguyên Ðán chỉ do cộng đồng tỵ nạn VN tại Nam Cali thực hiện mà thôi. Mong rằng các cơ sở thương mại ở Little Saigon hổ trợ để cuộc diễn hành trở thành truyền thống hàng năm, mỗi năm một xôm tụ hơn để lần hồi biến Little Saigon thành một nơi du lịch không những cho ngườI VN mà còn kích thích óc hiếu kỳ của người Mỹ cũng như khách du lịch ngoại quốc. Họ đến Little Saigon để thưỡng thức hương vị lạ của món ăn VN, họ có cãm giác như du lịch VN mặc dù vẫn còn ở trong xứ Mỹ. Muốn như vậy Little Saigon cần phải lần hồi lột xác, chợ buá phải sạch sẽ, bắt mắt, nhà hàng ăn phải niềm nở đón tiếp người ngoại quốc và nhất là nhà vệ sinh phải thật sạch. Lão gìa Ba Tri đi du lịch ở xứ nào thường đánh gía trình độ văn minh của dân tộc đó qua cái cầu tiêu ở phi trường nước đó.

Các viên chức chính quyền Mỹ do dân cữ như thị trưởng và nghị viên các thành phố liên hệ đến người VN như Westminster, Garden Grove, Santa Ana hầu hết đều có mặt. Các bà thị trưởng, vợ thị trưởng hay các bà nghị viên đều phải may cho được chiếc áo dài vẽ bông hoa tươi đẹp hay thêu kim tuyến óng ánh, gọi là "Chiếc Áo Dài Kiếm Phiếu". Các thượng nghị sĩ, dân biểu liên bang, tiểu bang, thị trưởng, nghị viên đều tươi cười hớn hở nhiều ngườI leo xuống xe như muốn ôm chầm dân Việt đứng dọc hai bên đường vào lòng mình và tất cả đều học thuộc câu: "Chúc Mừng Năm...Mọi". Lão thông cãm với họ mà không

giận khi họ gọi mình là...Mọi vì họ không ăn nước mắm làm sao nói được tiếng Việt cho đúng giọng!

Diễn hành vừa tan, bà con đổ xô vào Phước Lộc Thọ ăn trưa vì các tiệm bên ngoài hầu hết đều đóng cửa. Bên trong Phước Lộc Thọ vài đoàn lân múa rộn rã, năm sáu sòng bầu cua gây sòng một cách nhanh chóng và người ta bu lại đặt vài bàn lấy hên đầu năm rất ồn ào náo nhiệt. Lão xề vô, cúi xuống đặt một đồng và Lão trúng. Như vậy năm nay Lão sẽ hên lắm vì đầu năm mọi việc đều hanh thông thấy rõ. Một vài tràng phố nổ dòn, rộn rã, khung cảnh âm thanh ngày Mùng Một cũng gần giống như ở quê nhà. Ðây là lần đầu tiên Lão đón Mùng Một Tết ở Phước Lộc Thọ. Ðâu đây văng vẵng tiếng hát: "Ðón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa Một mùa Xuân xác pháo nhuộm đường"

***

Trời mưa ở Huế sao buồn thế " Cứ kéo dài ra đến mấy ngày Hôm qua còn sót hơn đồng bạc

Hai đứa bàn nhau uống rưọu say

Nón lá, áo tơi ra quán chợ

Trơ vơ trên bến nước sông đầy

Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả Chén ứa men lành, lạnh ngón tay

Ôn lại những ngày mưa gió cũ Những chiều quán trọ những đêm say. Người quen nhắc lại từng tên một Kể lại từng nơi đặt dấu giày

Trôi dạt dám mong gì vấn vít Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây.

Ðó là một đoạn trong bài thơ "Trời mưa ở Huế" của Nguyễn Bính sáng tác năm 1941. Trời mưa rã rích thi sĩ cùng bạn kéo nhau ra chợ ngồi nhậu cho ấm lòng. Lai rai ba sợi nhắc lại từng người bạn cũ, kể lại từng nơi chốn đã đi qua nhưng vì thân trôi nổi, canh

Page 30: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

30

bạc cuộc đời lúc nào cũng cháy túi nên nghèo rớt mồng tơi, chẵng dám mong gì "vấn vít" mặc dù đã đôi lần trót đã "để quên con tim".

Mãy hôm nay trời Nam Cali cũng sụt sùi mưa gió, cây dù cũ của Lão vốn đã te tua thì giờ "đã nát càng thêm nát". Ðể hôm nào Lão kiếm chổ lợp lại thì sẽ mới ngay vì bên ngoài coi te tua nhưng cái sườn vẫn còn cứng chắc, dù mới bên này chưa chắc gì bằng. Trời mưa rã rích, thi sĩ Nguyễn Bính ra quán chợ Ðông Ba vừa lai rai vài xị đế vừa ngắm cảnh:

Trường Tiền vắng ngắt người qua lại Ðập Ðá mênh mang bến nước đầy Ðò vắng khách chơi nằm bát úp Sông Hương vắng khứa đĩ kêu trời!

Trời Bôn Sa mưa nhưng Lão Già Ba Tri chẵng dám nhậu vì sợ "rượu vào lời ra" phát biểu linh tinh thì vệ binh đỏ ở Bôn Sa gọi vô đài chưởi cho tắt bếp. Mưa gío lạnh lùng để sưởi ấm thân già Lão vào quán cà phê kêu một cái cà phê bốn đồng, một ly trà nóng rồi ngồi nhìn đồi núi Trường Sơn hùng vĩ, chập chùng mà nhớ về quê hương của mình. Ðang chập chờn cơn tỉnh cơn mê thì nghe tiếng lao xao ngoài đường bên khu chợ 99 và có tiếng hô "Down with Saddam Hussein!", "Hoàn toàn ũng hộ Tổng Thống Bush!" Không biết chuyện gì mà lại có me xừ Saddam ở xứ Bôn Sa này" Hay là lão ta nghe lời Mỹ mà bỏ ngai vàng và giao mỏ dầu cho Mỹ mà xin về Bôn Sa tỵ nạn chính trị" Lão trả tiền cà phê và ra ngoài thăm dò một hồi mới biết một số người lập ra một hội mới gọi là "Ủy ban ũng hộ giải giới Iraq" và hôm nay tổ chức biễu tình ũng hộ Tổng Thống Bush. Qủa là chuyện cũng lạ vì Saddam Hussein có mắc mớ gì đến dân VN mình đâu mà mình đả đảo" Ông Bush có đánh hay không đánh là do ông ta chớ đâu có cần ai ũng hộ mới đánh hay ai chống đối thì ngưng đánh" Khi ông ta muốn đánh ai thì dù cho Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chống và cả thế giới biểu tình ông ta cũng vẫn đánh như thường. Biểu tình chỉ khi nào có việc đáng biểu tình thì mình mới tập trung làm cho đáng một lần. Chứ những chuyện không mắc mớ gì đến mình mà cũng biểu tình thét rồi khi cần biểu tình cũng chẵng có ai thèm đi như hiện nay các ông đã thấy đó!

Sáng thứ năm 27-2-2003 Quận Cam vẫn còn mưa mặc dù hai ngày trước đó đài khí tượng hân hoan tuyên bố cơn mưa hoàn toàn chấm dứt! Mưa ngập lụt, mưa thúi đất nhưng đài khí tượng vẫn tuyên bố là Cali vẫn chưa thoát cơn hạn hán. Theo khí tượng nói là vì mưa không... đúng chổ: phải mưa trên vùng núi Sierra Nevada gần Fresno mới ăn tiền vì vùng đó mới chứa nước và có ống dẫn nước xuống cho dân Nam Cali xài. Còn mưa ở Los Angeles là nước trôi tuột xuống biển hết, dân vẫn thiếu nước mặc dù sân sau nhà ngập lụt, mấy cây nhản hạt tiêu, da bò cả trăm đồng một cây mới trồng úng thuỷ mà chết! Vì vậy Lão rút kinh nghiệm làm việc gì cũng phải đúng lúc và nhất là đúng chổ. Ðúng chổ thì mới ép phê, mới ăn tiền! Nhiều ông bằng cấp treo đầy nhà, văn hay chữ tốt, nói năng hoạt bát nhưng làm việc gì thì nát bét việc đó. Trái lại có người xấu trai, bằng cấp không hơn ai nhưng giàu xụ, vợ đẹp, con ngoan, đào hoa, tốt số. Họ tài cán tầm thường nhưng nhờ biết áp dụng tài của mình đúng lúc, đúng chổ. Lão mượn hai bài thơ "Vịnh Bác Sĩ" sau đây trong Ðặc San Trà Vinh Xuân Qúy Mùi 2003 để nói lên tầm quan trọng của đúng lúc, đúng chổ trong việc trị bịnh :

Vịnh Bác Sĩ Sáng xách kim đi tối xách về Kim dài kim ngắn chích khỏi chê! Tay nâng kim nhọn đâm thẳng hướng Tay mở dây thung vứt bên lề. Ưởn ngực bệnh nhân rên đau nhức, Thẳng người bác sĩ nạp thuốc tê Chích mau, chích chậm tuỳ theo lúc Một chổ chích hoài chẳng thấy ê!

Tú Rệu

Bác sĩ kinh nghiệm cùng mình và tài như vậy nhưng cô (") Trần Thị Kim Hoàng vẫn thất vọng, bực mình nên có bài họa như sau:

Ði thăm bác sĩ thiếp vừa về Bác sĩ như vầy thật đáng chê: Kim nhọn trong tay đâm trật hướng Ống nghe trên ngực để sai lề Kim đâm chửa tới sao hết nhức" Thuốc đổ bên ngoài hãy còn tê Bác sĩ "ra toa" chưa đúng lúc Thôi đành phận ẫm với duyên ê!

Page 31: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

31

***

Vương quốc Ăng Lê của nữ hoàng Elizabeth những nhơn tài, nhơn sĩ, những người có công đều được nữ hoàng phong tước. Những tước vị như Sir, Knight (hiệp sĩ) luôn luôn đi kèm với tên riêng và được mọi người kính trọng. Có những người ăn không ngồi rồi, không công trận gì hết nhưng thuộc "hoàng thân quốc thích", bà con họ hàng với vua cũng được phong tước hiệu. Nước Việt Nam ta ngày xưa khi còn triều đình cũng áp dụng như vậy. Khi vua ngự lâm, đi thăm dân cho biết sự tình thấy con gái nhà ai có nhan sắc là cho quân lính bắt đem về nhốt vào tam cung, lục viện cho làm cung nữ. Gia đình cha mẹ của cung nữ được nhà vua phong tước và cấp dưỡng theo ngạch trật đàng hoàng. Nếu cung nữ được nhà vua sũng ái vì sắc đẹp hay thông minh, tài đức thì được phong lên những tước hiệu như Cung Tân rồi lần lần lên Thành Phi, Giai Phi rồi Ðệ Nhứt Giai Phi và tột đĩnh hơn hết là Hoàng Hău. Cha mẹ của các cung nữ hay thứ phi cũng được phong tước lần lần lên theo chức tước của con gái mình và hưởng bỗng lộc tương ứng với tước vị được vua phong.

Ngày nay trong chế độ CS ở Việt Nam cũng có tước hiệu. Vì không còn chế độ phong kiến vua chúa nữa mà mọi việc do nhân dân "làm chủ" nên tước hiệu thường đi kèm với chữ "nhân dân" nhưng do nhà nước thông qua các "ban ngành, đoàn thể" mà phong tước như "công an nhân dân", "nghệ sĩ nhân dân". Tước hiệu cũng rất quan trọng, như chúng ta thấy trong vụ xử án Năm Cam, bị can Dương Minh Ngọc là đại tá công an hay gì đó can tội nhận hối lộ để bao che cho Năm Cam. Khi chánh án hỏi nghề nghiệp hiện tại thì bị can khai là "công an nhân dân". Chánh án bát ngay cho là tước vị "công an nhân dân" đã bị thu hồi rồi sau khi bị can bị bắt. Dương Minh Ngọc phản bác liền cho là y không được bất cứ ai thông báo về việc đó và y vẫn tự coi mình là "công an nhân dân"!

Tước vị rất quan trọng vừa có bỗng lộc, vừa là lá bùa "lỗ bang" hộ mệnh, vừa được mọi người nễ trọng nên ai cũng thích và mê tước vị. Xứ Mỹ là xứ cao bồi, chỉ biết có tiền bạc và giữ an ninh trật tự bằng luật pháp,

không biết gì về chức tước nên không có phong cho ai tước vị nào hết. Nhận thấy sự thiếu sót đó nên nhân dân ta ở xứ Bôn Sa phải "tự biên tự diễn", phát huy tinh thần sáng tạo "dám nghĩ dám làm", phải tự phong lấy tước vị để mà "kinh bang tế thế", để mà "tề gia trị quốc, bình thiên hạ". Vì vậy mà ngày nay xứ Bôn Sa cũng đầy đũ chức vụ từ trên xuống dưới trong chính phủ không thiếu một chức vụ nào từ Thủ Tướng cho tới hàng Bộ Trưởng rất xôm tụ lại có cả Thượng Hội Ðồng và Hạ Nghị Viện. Những vị này hy sanh nhận những chức vụ đó để lỡ nay mai đảng CS "giác ngộ" mà đồng loạt từ chức thì mình sẽ có người ra mà nhận những trọng trách.

Ngoài những chức vị "tự phong, tự diễn", Bôn Sa còn có những tước hiệu do "báo chí" hay các "đài phát thanh" nói chung là những "cơ quan truyền thông" ở đây phong tặng nhằm nói lên thành tích của một người nào đó. Ðọc báo hàng ngày ta thấy những "tước vị" như "anh hùng","ngục sĩ", "chiến sĩ", "doanh gia". Bên nghệ sĩ thì có những danh từ "bố già", "giọng hát vượt thời gian", "tiếng hát liêu trai", "Madonna VN", "cặp sóng thần", "mười ngón tay vàng"... Những tước hiệu này có cái chấp nhận được, có cái phóng đại nhưng mỗi khi chỉ cần nói tước vị thì người ta đều biết người đó là ai. Ðó là những nét đặc biệt của hệ thống tước vị ở Bôn Sa hiện nay mà người ở xa có thể không được biết.

Xứ Campuchia còn có vua Norodom Sihanouk, xứ ta thì vua Bảo Ðại đã băng hà. Trong nước thì chưa ai dám xưng vua. Bên này chức vụ nào cũng đều có nhưng vua thì chưa thấy ai tự phong Vương"

***

Ðã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi.

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung

Page 32: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

32

Ðầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng

Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa Gậy trúc dắt bà gìa tóc bạc Tay lần tràng hạt miệng nam mô. (Xuân Về-Nguyễn Bính 1937)

Mặc dù mãi cho tới ngày 21 tháng ba này mùa Xuân mới chính thức trở về nhưng người ta đã ngửi thấy hương Xuân phảng phất đâu đó trong không khí Quận Cam. Ở đây cũng có hương hoa cam, hoa bưởi ngạt ngào bay thoãng mỗi sáng khi ta ra vườn sau ngắm hoa, uống trà và ong bướm vẫn bay lượn chập chờn quanh những cây mơ, cây đào đang khoe sắc thắm. Nhưng ở đây cảnh "thong thả nhân gian nghỉ việc đồng" thì không thấy mà chỉ thấy mỗi sáng thiên hạ hồng hộc lái xe đi làm và giá xăng vẫn tăng trên 2$ một gallon cho loại xăng "regular unlead".

Ngày 21 tháng 3 là ngày chính thức mùa Xuân trở về, ngày đó thiên hạ (đa số là các bà, các cô có chồng nuôi, ở nhà giữ con không phải đi làm) sẽ tụ tâp về ngôi nhà thờ cổ San Juan Capistrano phía nam Quận Cam để nhìn đàn én Swallows trốn tuyết từ phương nam bay trở về. Hiện tượng này không có gì hấp dẫn nhưng đó là truyền thống của người Mỹ quận Cam đón chào mùa Xuân mới. Cảnh đón Xuân của người Mỹ hôm đó sẽ không có múa lân, đốt pháo, bàn thờ tổ quốc, tế lễ cổ truyền và những diễn văn tràng giang đại hải mà chỉ có nhà thờ San Juan Capistrano rung lên một vài hồi chuông, "chuông đỗ ngân nga hồi vĩnh biệt, đưa em về bến đục hay trong". Rồi thiên hạ sẽ trãi khăn xuống thãm cỏ mà nướng "hot dog" và "hamburger" ăn với "ketchup" và uống "coca". Các bà các cô người nào nhịn ăn "diet" cả năm có vòng số 3 chưa thuộc loại "king size" sẽ ra biển Dana Point hay Laguna Beach gần đó trãi khăn xuống bãi cát và nằm xuống thoa dầu "Sun Tan" mà tắm nắng, mà khoe "của chìm, của nổi" thiên nhiên hay nhân tạo silicon. Chim én có về hay không chưa biết nhưng khi thấy các cô phơi "đồ" trên bãi biển thì biết Xuân đã về.

Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn Ði rồi mới biết không hơn đồ nhà!

Việt Nam có bãi biển Ðồ Sơn, quận Cam thì có Dana Point và Laguna Beach. Biển nào cũng đẹp như nhau nghĩa là: Trắng phau đồi núi nhấp nhô Lơ thơ lau sậy bên bờ suối khe.

Vì cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn như vậy nên Lão Già Ba Tri cũng thường xách cần câu mà xuống dưới đó câu cá. Ðóng license câu cá một năm mấy chục đồng, đồ nghề câu cá trang bị cực kỳ kỹ lưởng nào cần câu hiệu Shakespeare, máy quay hiệu Garcia, áo phao, nón nĩ, nai nịt đúng như một lão ngư ông thiện nghệ thế mà ít khi câu được cá. Ra cầu tàu, Lão quăng mồi xuống nước, cầm cần câu mà mắt cứ ngó trên bãi biển cứ mặt cho thuỷ triều lên xuống, một ngày hai bận con nước vơi đầy. Cá ăn lúc nào Lão cũng chẵng hay nhiều khi giựt lên chỉ còn lưỡi câu mà chẵng có mồi. Có một hôm đang ôm cần thì bổng cần câu giựt lia lịa, Lão nghĩ chắc một con cá cở 10 pounds đã cắn câu. Lão quay nhợ vào, cùng lúc anh chàng VN đứng gần lão cũng thu nhợ vào té ra hai sợi nhợ ny lông của Lão và anh chàng thanh niên kia vướng vào nhau mà không biết cá cắn câu của ai" Nghĩ rằng "làm lớn thì làm láo", Lão nhường cho anh ta và lấy kéo cắt đứt dây câu của mình. Anh ta kéo lên được một con "yellow tail" khá lớn và muốn nhường cá cho Lão. Lão từ chối nói rằng ăn không hết nên chỉ lấy khúc đuôi mà thôi. Tối hôm đó Lão đem khúc cá về cắt ra làm "sushi" chấm mù tạt mà ăn sống. Còn lại một khúc Lão cho bà Ðại Hàn nhà bên cạnh. Bả rối rít cám ơn và khen Lão "You are a good fishman" mặc dù con cá đó chưa chắc do Lão câu Lão Già Ba Tri

Page 33: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

33

Một Mốc Lịch Sử Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên.

Ðọc trong Bản Tin Tức Mùa Hè 2002 của Hội Ái Hữu TràVinh tôi thấy trong bài tựa là "Nhớ Chuyện Xưa" (không thấy tên tác giả ) ở trang 15 có đoạn văn như sau: " Hoàng Châu, với phần chú thích ngắn gọn, nhưng đã cho biết một móc lịch sử quan trọng. Một thí dụ đơn giản để biết Tỉnh của mình ở, thuộc thứ mấy trong Nam Kỳ Hăm Mốt Tỉnh thì cứ nhìn các mủi ghe lưu thông ở miệt Hậu Giang thấy bản số HF dính liền và con số là biết ngay. Như HF2 Châu Ðốc, HF3 Hà Tiên, HF5 Trà Vinh, HF6 Sa Ðéc, HF10 Sóc Trăng, HF17 Vĩnh Long, HF19 Cần Thơ,....."

Vì tác giả nói đây là "một mốc lịch sử quan trọng" nên hôm nay tôi xin phép bổ túc thêm cho đầy đủ hơn để giúp độc giả hiểu thêm câu chuyện.

Hồi xưa, cách nay gần 80 năm, khi đi học trường Tiểu Học tôi đã phải học thuộc lòng để trả bài : "Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà, Sa, Bến, Long. Tân, Sóc, Tây, Biên, Chợ, Mỹ, Bà, Gò, Vĩnh, Thủ, Cần, Phước, Bạc."

Ðó là chữ đầu của "Hăm Mốt" tỉnh của Nam Kỳ sắp theo thứ tự chính thức.Tức là :

1-GiaÐịnh, 2- ChâuÐốc, 3-HàTiên, 4-RạchGía, 5-TràVinh, 6-SaÐéc, 7-BếnTre,

8-LongXuyên, 9-TânAn, 10-SócTrăng, 11-TâyNinh, 12-BiênHòa, 13-ChợLớn,

14-MỹTho, 15-BàRịa, 16-GòCông, 17-VĩnhLong, 18-ThủDầuMột, 19-CầnThơ;

20-Phước Tỉnh, và 21-BạcLiêu. (Ðảo PhúQuốc về mặt hành chánh thuộc tỉnh RạchGía. Ðảo Côn Sơn (Poulo Condor) về mặt hành chánh thuộc tỉnh BàRịa).

Tôi không biết tại sao có cái thứ tự chính thức này.Nhưng, hồi thời ấy, người nào có ghe thuyền thì phải lên tỉnh "đăng bộ"và đóng thuế. Thì tỉnh cho mổi chiếc ghe một con số bắt đầu bằng hai chữ HF ( là Hydrographie Fluviale = Hệ thống thủy-đạo sông ngòi ) và tiếp theo là con số thứ tự của tỉnh nhà, rồi mới tới con số trong sổ. Thí dụ như tôi ở TràVinh lên tỉnh xin đăng bộ cho chiếc ghe hầu của tôi thì sẽ được tỉnh cho một con số như sau: HF5-76432 chẳng hạn. Nếu ở ChâuÐốc thì HF2-0000, ở HàTiên thì HF3-0000 v.v. như tác giả bài báo nói trên đã nhắc tới. Như vậy ở mỗi nơi, nhơn viên an ninh, như Ông Hương Quản trong làng, hay Ông "Cò", chỉ cần nhìn bảng số là biết xuất xứ ghe từ đâu đến, để chú ý hơn tới những ghe từ tỉnh khác đến, hầu phòng giữ an ninh cho kỷ hơn ( như bên Mỹ đây chỉ cần nhìn bảng số xe hơi cũng biết xuất xứ xe từ đâu đến, out of state). Ðến thời Ðệ Nhứt Cộng Hòa Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, (theo nhà văn Hứa Hoành) có nói " Cà Mau thì nghe chẳng ra Tây, không ra Tàu và không Việt Nam chút nào", nên ra lịnh sửa đổi tên các tỉnh cho nghe văn-hoa hơn. Thì Ông Nguyễn Ðình Thuần Bộ Trưởng tại dinh Tổng Thống soạn thảo bản văn và trình cho Tổng Thống Diệm ký để ban hành vào năm 1958. Với sự thay đổi này, tên của các tỉnh của Miền Nam không còn theo thứ tự "Gia, Châu, Hà, Rạch, Tra" nữa. Một số còn giữ tên củ của mình, số lớn phải mang tên khác, hoặc biến mất vì bị sát nhập, bởi vì ranh giới của các tỉnh cũng bị thay đổi. Và tên của tỉnh-lỵ (chef-lieu) cũng bị thay đổi : hồi xưa tỉnh-lỵ (chef-lieu) của tỉnh nào thì mang cùng một tên với tỉnh ấy, như thành phố Trà Vinh là tỉnh-lỵ (chef-lieu) của tỉnh Trà Vinh, thành phố Bến Tre là tỉnh-lỵ của tỉnh Bến Tre,v.v. Thì bây giờ không còn như vậy nữa, mà thí dụ như tỉnh-lỵ của tỉnh Vĩnh Bình (tên mới của tỉnh TràVinh củ) thì bị đổi là Phú Vinh, tỉnh-lỵ của tỉnh Kiến Hòa (tên mới của tỉnh Bến Tre cũ thì bị đổi là Trúc Giang v.v... Kết quả là: 1-Các tỉnh không bị (hay không được ?) đổi tên là: Gia Ðịnh (tỉnh số 1 cũ) tên có từ trước

Page 34: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

34

thời Pháp thuộc,Hà Tiên (tỉnh số 3 cũ) tên có từ trước thời Pháp thuộc. Long Xuyên (tỉnh số 8 cũ) quê của Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Tây Ninh (tỉnh số 11 cũ) có TòaThánh Cao Ðài, Biên Hòa (tỉnh số 12 cũ) tên có từ trước thời Pháp thuộc, GòCông (tỉnh số 16 cũ), quê của Bà Hoàng Hậu Nam Phương, Vĩnh Long (tỉnh số 17 cũ) tên có từ trước thời Pháp thuộc và Bạc Liêu (tỉnh số 21 cũ) nhưng tên của tỉnh-lỵ là thành phố Bạc Liêu thì bị đổi là Vĩnh Lợi. 2- C ác tỉnh bị (hay được?) đổi tên là : Châu Ðốc (tỉnh số 2 cũ) đổi thành An Giang, tên có từ trước thời Pháp thuộc,nhưng tên tỉnh-lỵ là thành phố Châu Ðốc thì bị đổi là Châu Phú, RạchGía (tỉnh số 4 cũ) đổi thành Kiên Giang, một tên mới , TràVinh (tỉnh số 5 cũ) đổi thành Vĩnh Bình, một tên mới, mà tỉnh-lỵ là thành phố TràVinh thì bị đổi là Phu Vinh, Bến Tre (tỉnh số 7 cũ) đổi thành Kiến Hòa, một tên mới, mà tỉnh-lỵ là thành phố Bến Tre thì bị đổi là Trúc Giang, TânAn (tỉnh số 9 cũ) đổi thành Long An, một tên mới, Sóc Trăng (tỉnh số 10 cũ) đổi thành Ba Xuyên, một tên mới, mà tỉnh-lỵ là thành phố Sóc Trăng, thì bị đổi là Khánh Hưng, MỹTho (tỉnh số 14 cũ) (hình như có nghĩa là gái đẹp ?) ( mà người Bắc hay gọi là MyThọ) đổi thành Ðịnh Tường tên có từ trước thời Pháp thuộc, BàRịa (tỉnh số 15 cũ) đổi thành Phước Tuy, một tên mới, mà tỉnh-lỵ là thành phố Bà Rịa thì bị đổi là Phước Lể, Thủ Dầu Một (tỉnh số 18 cũ) đổi thành Bình Dương, một tên mới, mà tỉnh-lỵ là thành phố Thủ Dầu Một thì bị đổi là Phú Cường, Cần Thơ (tỉnh số 19 cũ ) đổi thành Phong Dinh, một tên mới. 3-Các tỉnh không còn là một tỉnh nữa là: Sa Ðéc (tỉnh số 6 cũ) trở thành một quận của tỉnh Vĩnh Long mới rộng lớn hơn; ChợLớn (tỉnh số 13 cũ), thì tỉnh lỵ là thành phố Chợ Lớn được sát nhập với SàiGòn để thành Thủ Ðô VNCH. còn đất thì một phần nhập vào tỉnh LongAn, một phần nhập vào tỉnh Mộc Hóa mới thành lập, Phước Tỉnh (tỉnh số 20 cũ) trở thành một quận của tỉnh PhướcTuy. 4-Các tỉnh mới được thành lâp là: Cà Mau khi trước là một quận của tỉnh BạcLiêu, bây giờ là tỉnh AnXuyên, nhưng thành phố

CàMau bị đổi tên là Quản Long. Mộc Hóa, khi trước là một quận của tỉnh Tân An nay thành tỉnh MộcHóa ở trong Ðồng Tháp Mười. Nghĩ cho cùng, CàMau, củng như tên cũ của một số tỉnh trong Nam nghe không ra Tây, không ra Tàu, không ra Việt thực, nhưng có thể nó chứa đựng một sự tích lịch sử nào đó mà mình chưa khám phá ra chăng? Như tên tỉnh TràVinh của chúng ta theo chử Nho Hán tự thì không có nghĩa gì hết, nhưng nó chứa đựng bao nhiêu di tích lịch sử, vì TràVinh là xứ Phật, có tên từ chử Prah Prapăng, Prah Tropêng như Ông bạn đồng hương Hai Quẹo đã phân tách rõ ràng trong bài "Tôi Yêu Quê Tôi"( Ðặc San TràVinh Xuân Quý Mùi, 2003, trang 60-68). Hồi nhỏ nhờ chơi với trẽ con Miên trong làng nên tôi biết được chút ít tiếng Miên nên ngoài câu " cà bây xi xậu " (là trâu ăn lúa) còn biết hỏi bạn: "Tâuu na bòn ơi ?"( nghĩa là: "đi đâu đó bạn"?) thì có khi được nghe trả lời là :"Nhum tâuu leng Pratrapeng ná" ( nghĩa là :" Tôi đi chơi TràVinh đây.") . Và theo các Cụ nói lại, thì TràVinh hồi xa xưa, còn là kinh đô của phần đất ở NamKỳ của Vương Quốc Cao Mên khi trước, nơi có Ông Phó-Vương (Vice-Roi) ở, và Ao Bà-Om là cái ao dành để tắm các con voi của Phó-Vương. Vì vậy mà ở đó còn di tích nhửng trụ sắt và những cây cổ thụ để, hồi xưa, người nài cột voi vào rồi lấy nước dưới ao xối lên tắm nó. Ðổi tên Trà Vinh thành Vĩnh Bình nghe thì có vẽ Hán-tự văn hoa thật, nhưng không còn thấy một sự liên hệ gì với dĩ vãng PraTropêng TràVinh là xứ Phật nữa hết. Còn nói gì đến tên Sa Ðéc ? Nghe chẳng ra Tây, không ra Tàu và không Việt Nam chút nào hết thì cũng dễ hiểu, vì nó là một phiên âm rất sát với tên Miên là Psa ( nghĩa là chợ) ( "Nhum tâuu psa" nghĩa là "tôi đi chợ") Dek (nghĩa là sắt) là một nơi có cái chợ bán đồ sắt để cho những người thợ rèn trong vùng đem đồ của mình làm ra đó bán. Còn Sóc Trăng ? Ðược gọi như vậy là vì hồi xưa trên sóc ( là xóm của người Miên ở) đó, có một con trăn (python) rất lớn ai cũng phải sợ. Mà vì dốt chính tả nên viết chữ trăn có g thành ra trăng. Viêc này đối với người

Page 35: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

35

Nam là thường vì cũng không cần đi ngược dòng lịch sử xa xuôi, ngay như bà chị Sáu của tôi, được cha chúng tôi đặt cho tên là Ngọc Lan, mà rồi ông Chánh Lục Bộ trong làng viết trên giấy khai sanh là Ngọc Lang có g, nên suốt đời chị tôi phải mang tên Ngọc Lang với chữ Lang có g như lang thang qua đến tận xứ Mỹ này. Rồi bây giờ cái tỉnh SócTrăng được gọi là BaXuyên, còn thành phố Sóc Trăng thì là thành phố KhánhHưng, không dính dáng gì với cái "sóc" của người Miên có một con trăn khổng lồ. Còn ở Miền Ðông, thì như tỉnh Thủ Dầu Một có tên như vậy là vì ở đó hồi xưa có một cái đồn (hồi xưa gọi là "thủ") trước sân có một cây dầu ( dipterocarpus) to lớn "số dách" nay đổi tên là tỉnh Bình Dương thì không còn nhớ khi trước ở đó có cái gì? Còn Bà Rịa ? Hình như là tên của một người vợ bé của một ông quan trấn thủ BiênHòa hồi xưa, lập lên ở đó một cái chợ cho dân buôn bán nên dân gọi là Chợ Bà Rịa (cũng như trong tỉnh nhà có "chợ Thầy Phó", là do ông Thầy Phó Giang lập lên, và ở Ngả Tư Nhà Ðài trên Vũng Liêm có "chợ Ông Năm" là do Ông Chủ Năm lập lên (" Thầy Phó" là Ông Phó Tổng, nhơn vật số 2 trong tổng, sau "Thầy Cai" là ông Cai Tổng. "Ông Chủ " là người số 2 trong làng, sau Ông Cả). Rồi chợ Bà Rịa phát đạt lên,và về sau dưới thời Pháp thuộc trở thành trung tâm của một vùng được lập thành một tỉnh lấy luôn tên là tỉnh Bà Rịa. Dầu sao việc đổi tên các tỉnh trong Nam lúc ấy được nhiều người cho là "một thành tích về văn hóa " Chớ thật ra thì hồi lúc ấy tôi đã chứng kiến rất nhiều phản ứng mạnh mẽ , tức giận, buồn phiền hay là uất ức của một số không nhỏ của người Nam, khi họ thấy tên quê quán của họ đã bị thay đổi. Thí dụ như hồi lúc ấy có một hôm tôi đến chơi nhà Cụ Trần Văn Văn, môt nhân-sĩ rất có tiếng ở Saigon, tuổi lớn hơn tôi một con giáp, thì tôi gặp một người bà con của Cụ Văn từ dưới tỉnh lên thăm Cụ, thì người này kể chuyện rằng một hôm ổng đến ăn giỗ ở nhà một người bạn trong làng thì nghe ông chủ nhà đứng trước bàn thờ tổ tiên, sau khi khấn vái, thì thêm một câu: " Họ vô

đây, họ thay đổi tên của xứ sở mình hết, không biết Ba có kiếm được đường để về ăn cái giỗ này không?".( Trong Nam người ta hay gọi quê quán của mình là " xứ sở " ) Một câu nói nghe "đứt ruột" và chứa đựng không biết bao nhiêu là uất hận! Và tôi còn nghe được nhiều câu khác ở những nơi khác nữa, mà không tiện nhắc lại đây, bởi vì lời nói trong lúc tức giận quá mức nên đâm ra khiếm nhã. Nhưng vì đa số người Nam nghĩ rằng một ông Tổng Thống như một ông Vua hồi xưa có quyền thay đổi địa-danh trong nước bất cứ ở đâu bất cứ lúc nào, nên lúc ấy không có những cuộc phản đối công khai ( Vã lại dưới thời Cụ Diệm thì không ai dám công khai phản đối) cho nên" người ta" cho rằng cuộc đổi tên địa danh của Miền Nam là một thành công lớn và là "một thành tích về văn hóa". Rồi bây giờ miền Nam đã mất, người quốc gia phải di cư đến xứ lạ quê người, thì mỗi người chúng ta, tùy theo tuổi của mình, đem theo trong trí và trong tim của mình, hình ảnh của quê hương qua những địa danh với cái tên cũ bình dân mộc mạc, hay là với cái tên mới Hán tự nghe văn hoa hơn, thì cũng vậy thôi, vì đã mất hết rồi. Ðến khi mình phải học địa dư của cái "quê hương mới của mình" để "thi" làm công dân Mỹ thì mình mới thấy rằng ở xứ Mỹ này, còn nhiều tên sông, tên núi, tên tiểu-bang, tên thành phố mà viết ra hay nói lên nghe không ra Tây, không ra Tàu, không ra Anh, không ra Pháp hay Ðức, bởi lẽ còn giữ nguyên tên mà người ÐaÐỏ, chủ cũ của đất này đã đặt ra từ trước. Thí dụ như : Haii con sông lớn nhứt của nước Mỹ và con sông chảy qua Thủ-đô nước Mỹ vẫn còn giữ tên ÐaDỏ là sông Mississippi tiếng của bộ lạc Algonquian có nghĩa là "big river"; sông Missouri nghĩa là "people of big canoes"; sông Potomac nghĩa là "where tribute is brought". hai dãy núi cao nhứt của Miền Ðông nước Mỹ là Appalachian và Allegheny Mountains.

Page 36: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

36

24 Tiểu bang còn giữ tên ÐaDỏ là :1- Alabama ( là tên của bộ lạc); 2-Arkansas ( nghĩa là:downstream people) ;3-Connecticut ( nghĩa là place of long river); 4-Idaho (là tên của bộ lạc); 5-Illinois (nghĩa là man); 6-Iowa (nghĩa là sleepy ones); 7-Kansas (là tên của bộ lạc và của cái sông); 8-Kentucky (nghĩa là level land, plain); 9-Massachusetts (nghĩa là at the big hill); 10-Michigan (nghĩa là great water); 11-Minnesota (nghĩa là milky blue water); 12-Mississippi (nghĩa là big river); 13-Missouri (nghĩa là people of big canoes) ; 14-Nebraska (nghĩa là flat water); 15-16- North, South Dakota (nghĩa là to think as a friend); 17-Ohio (nghĩa là after the river); 18-Oklahoma (nghĩa là red people);19- Oregon (nghĩa là birch-bark dish); 20-Tennessee (là tên của một làng dân Cherokee); 21-Texas (nghĩa là allies ( against Apaches); 22-Utah (nghĩa là hill dwellers); 23-Wisconsin (là tên của cái sông ); 24-Wyoming ( nghĩa là large plain). Ngoài ra một Tiểu Bang còn giữ tên người Eskimo là Alaska, và một Tiểu Bang còn giữ tên người Polynesian là Hawaii. Thêm vào số trên có 8 kinh đô TiểuBang và thành phố lớn còn giữ tên ÐaDỏ là: Tallahassee ( Florida), Topeka (Kansas), Okhoma City (Oklahoma), Cheyenne (Wyoming), Wichita (Kansas), Omaha (Nebraska) Sioux Falls (South Dakota) và Milwakee (Wisconsin). Và còn nhiều quận và làng nhỏ khác vẫn còn giữ tên Ða Dỏ. Nên để ý rằng dân Ða Dỏ không có chữ viết (écriture) nên những tên kể trên chắc chắn là phiên-âm tiếng Ða Dỏ, như tên TràVinh, Sa Ðéc là phiên âm tiếng Mên. Và có lẽ những tên Ất Ếch, O ?hác, Trà Cú, Trà Kha trong tỉnh nhà và tên Chắc Cà Ðao trong tỉnh Long Xuyên cũng vậy). Vậy mà cho tới ngày hôm nay với Tổng Thống George W. Bush, là ông Tổng Thống thứ 43 của Mỹ, chưa có ông Tổng Thống Mỹ nào thấy có sự cần thiết phải thay đổi tên cho văn hoa hơn, những địa danh còn mang tên sặc mùi Ða Ðỏ để thực hiện " một thành tích về văn-hóa" cho nước Mỹ và cho dân Hoa-

kỳ. Ðâm ra, ít nữa về phương diện này, dân Ða Ðỏ may mắn hơn dân Nam Kỳ là nếu họ có tục lệ cúng kiến tổ tiên thì ông bà của họ còn biết đường về ăn giỗ. Phải chăng đó cũng là một bài học ? Tái bút. Nhắn tin Ông bạn đồng hương Hai Quẹo mà tôi không hân hạnh được quen biết. Tôi rất cảm động và thích thú khi đọc bài "Tôi Yêu Quê Tôi" của Ông (Ðặc San TràVinh Xuân Quý Mùi 2003, tr.60-68). Ngoài việc Ông nhắc lại một cách rõ rệt nguồn gốc của tên tỉnh nhà (như đã nói ở đoạn trên), và nhắc tới những vùng đặc biệt trong tỉnh có các thứ trái cây ngọt, món ăn ngon, Ông còn có câu " của Cesar đã trả lại cho Cesar " về tên của tỉnh nhà, và đoạn văn phân tách được lối nói chữ V rất đặc biệt của người Nam mà tôi hết sức hoan nghinh nên tôi xin chép lại nguyên văn để cho độc giả của Ðăc San năm nay thưởng thức "Giọng nói của dân Nam nói chung, dân TràVinh nói riêng, nghe nó khô rom, gọn ơ, tròn vo như giọng Mỹ nói tiếng Anh vậy, không xẹp lép ở đầu lưởi ngoài môi, không dẽo nhẹo xì xèo vướng dầu mở của giọng Quảng Ðông, như cái kiểu : ông trjời, anh dzũng, ăn trjưa chjưa, con trjâu ăn rjơm trjong chjuồng....Cho nên không thể có mấy tiếng đi djìa hay dzề, đi dzô, thấy dzậy mà không phải dzậy vì đây là sự nhái giọng một cách thiếu thông minh của mấy tay nhà báo lá cải, ham ăn ham nói. Các bạn cũng biết được thầy dạy kỹ: vìa đọc là biìa, về đọc là biề, vào đọc là biào....Dân Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho và Út Trà Ôn, Thành Ðược nói, ca đều phát âm y chang như vậy.Nghe có hơi hướm giọng Fải Fố xưa xưa? Tôi xin thú nhận là mỗi khi tôi thấy "người ta" viết trong báo hay trong sách: đi dzô , đi dzề, như dzậy....để chế giễu lối nói chữ V của người Nam, thì tôi tức giận lắm, bởi vì cái "dz dz".. không hề có trong giọng nói chữ V của người Nam, nên tôi hết sức hoan nghinh đoạn văn trên đây của Ông bạn đồng hương Hai Quẹo, diễn tả được lối nói chữ TR và CH của "người ta" và lối nói chữ V đặc biệt của người Nam, mà "người ta", như Ông Hai viết, " vì ham ăn ham nói nên nhái

Page 37: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

37

giọng một cách thiếu thông minh." Vỗ Tay Hoan Hô Bravo Ông Hai.

NGUYỄN LƯU VIÊN

Tiếng Trống Ðăng Văn

Hoàng Ðình Hiếu

Ngày xưa tại kinh thành Huế, bên trong cửa Thượng Tứ, có một tòa nhà lớn mà dân chúng quen gọi là Tam Tòa. Trước năm 1975, Tam Tòa là Pháp đình Thượng thẩm của Miền Trung Việt Nam. Sau năm 1975, Tam Tòa được sử dụng như một cơ quan hành chánh của Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế. Kiến trúc Tam Tòa vẫn như cũ, chỉ tu sửa lại chút ít qua những lần hư hại vì chiến tranh. Tựu trung Tam Tòa là dấu tích một cơ quan Pháp đình ngày xưa, mà có lần tiếng trống từ tòa nhà nầy đã cứu mạng được một nhân vật lịch sử. Ðặc biệt tiếng trống dõng dạc nổi lên giữa sự yên lắng của kinh thành Phú Xuân lại do một người phụ nữ chất phác Miền Nam lướt ghe bầu từ Trà Vinh ra kêu cứu, giải oan cho chồng.

Bà Bùi Hữu Nghĩa, qúi danh là Nguyễn Thị Tôn (có sách viết là Võ Thị Tôn), quê ở Trà Vang, huyện Long Hồ, tức Trà Vinh thuộc tỉnh Vĩnh Long cũ. Chồng bà, ông Bùi Hữu Nghĩa, còn có tên là Bùi Quang Nghĩa (1807-1872), người làng Long Tuyền, quận Bình Thủy, thuộc tỉnh Cần Thơ (trước năm 1975 là tỉnh Phong Dinh). Ông có biệt hiệu là Hy Chu, người đương thời gọi ông là Thủ Khoa Nghĩa vì ông đã đậu thủ khoa năm 28 tuổi, khoa thi Hương năm Ất mùi (1835)tại Gia Ðịnh dưới triều vua Minh mạng năm thứ 15.

Bước đầu ra làm quan ông được bổ chức tri huyện Phước Long, chẳng bao lâu bị giáng chức đổi về làm tri phủ Trà Vang (Long Hồ). Vốn tính khảng khái và rất mực thanh liêm, ông

đã không ngần ngại đứng về phía dân chài địa phương, bênh vực những người bị các quan lại ức hiếp và nhũng lạm quyền thế. Hành động cương trực của ông bị các đồng liêu ganh ghét và tìm cách hãm hại.

Lúc bấy giờ viên tổng đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển, toa rập với viên Bố Chánh tên là Truyện, vu cáo tri phủ Bùi Hữu Nghĩa đang xúi dân làm loạn, lại can tội sát nhân. Cả bọn cáo gian kéo nhau về triều dâng tờ trình và xin nhà vua nghiêm trị. Triều đình chưa rõ hư thực, nhưng nghe lời tổng đốc Vĩnh Long nói Bùi Hữu Nghĩa xúi dân làm loạn, nên đã cách chức tri phủ Trà Vang. Bùi Hữu Nghĩa bị bắt giải về kinh và chờ ngày thọ án tử hình.

Ðứng trước tình cảnh cô thế, chồng bị hàm oan do bọn đồng liêu ghen ghét vu cáo để thủ lợi cho bè phái tham nhũng, bà Nguyễn Thị Tôn đã thực hiện một nghĩa vụ công dân rất đỗi can trường và nguy hiểm. Bà đã dùng chính nghị lực của một phụ nữ thôn dã Miền nam, bất chấp mọi khó khăn, ròng rã cả tháng trời vượt biển với chiếc ghe bầu ra tận kinh đô Phú Xuân để được phủ đầu trước Tam Tòa, trước khi gióng lên ba hồi trống Ðăng Văn, quyết minh oan giải cứu cho chồng khỏi bản án tử hình.

Có lẽ ai cũng nghĩ rằng, luật pháp thời quân chủ phong kiến có nhiều bất công và nghiệt ngã dành cho những trường hợp gọi là vô phúc đáo tụng đình. Nhưng nói như vậy, nhiều khi xét lại, thấy qúa hàm hồ. Bởi vì trong tổ chức tư pháp của chế độ quân chủ phong kiến vẫn có những điểm son đáng ca ngợi, mà tiếng trống Ðăng Văn là một thể hiện mang nhiều ý

Page 38: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

38

nghĩa nhân bản và có gía trị như một xác minh lịch sử đối với hậu thế.

Tam Tòa hay Ba Tòa quan Lớn là chỗ hệ trọng. Bước vào cửa quan đã là chuyện khó. Cầm tờ đơn kêu oan và bước vào Tam Tòa trong đại nội Hoàng thành không phải là chuyện ai cũng làm được. Cũng may, các vua nhà Nguyễn đã nghĩ đến dân, đã mở ra một cửa, cho dù là nhỏ và khó khăn cách mấy thì cũng có lúc người dân thấp cổ bé miệng cũng được nhờ.

Là một nước chuyên về nông nghiệp, việc thưa kiện đối với những người nông dân sống chen chúc nhau bên những diện tích canh tác giới hạn là chuyện thường xảy ra. Nhưng ở đâu có kiện cáo là có đút lót, hối lộ, tham nhũng. Nhà nước quân chủ lập ra Tam Tòa, một mặt có dụng ý hạn chế việc thưa kiện, nhưng mặt khác cũng cảnh cáo giới quan lại đừng qúa lạm dụng quyền thế, vì dân đã có chỗ để kêu oan.

Cũng nên biết rằng, trước khi có một vụ kiện cáo lên tới Tam Tòa thì tòa sơ thẩm ở các phủ, huyện phải tìm cách giải quyết, hòa giải hai bên nguyên bị, hoặc chiếu luật định mà xử lý nghiêm minh. Nếu ở phủ, huyện không giải quyết được thì phải đệ lên tỉnh để mở tòa phúc thẩm. Ở mỗi tỉnh quan án sát coi về việc hình, quan bố chánh coi về việc hộ. Trường hợp bị can liệt vào một trọng tội, từ tội đồ (đi đày) trở lên, phải cấp báo về bộ Hình và tâu trình lên nhà vua.

Từ ý niệm thượng tôn pháp luật như vậy, tam Pháp ty đã được thành lập. Ðặc biệt triều Nguyễn đã phối hợp ba cơ quan tư pháp tối cao là Bộ Hình (Tư Pháp), Ðô Sát viện(viện Giám sát) và Ðại Lý tự (tòa Phá án) để có những hoạt động cụ thể nhằm giải quyết thỏa đáng những điều khiếu nại của nhân dân. Chính vua Minh mạng đã ra qui định hàng tháng, cứ đến ngày mồng 6, 16, 26 thì Tam Pháp ty

phải mở Hội Ðồng để nhận đơn thưa kiện của bá tánh trong nước. Ðàng khác, tại Tam Pháp ty, tức Tam Tòa thường ngày để một cái trống đại trước cửa để ai có gì kêu oan thì tự thân đến gióng lên ba hồi trống cho triều đình biết mà phân xử. Ðể nhà vua khỏi lầm lẫn tiếng trống Ðăng Văn, sắc dụ cấm ngặt trong hoàng thành không được sử dụng bất cứ một loại trống nào khác. Ðó là một nghiêm lệnh tuyệt đối. Năm 1840, bà Bùi Hữu Nghĩa đã đến Tam Tòa của kinh thành Huế.

Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư Bộ Lại. Bà Thủ khoa Nghĩa đã tìm đến tư dinh quan thượng thư họ Phan trình bày sự lộng quyền của các quan tỉnh Vĩnh Long rồi mới đến Tam Tòa đánh ba hồi trống kích cỗ đăng văn.

Nghe tiếng trống, nhà vua cử một viên quan ra Tam Tòa nhận đơn. Nhưng trước khi mang tờ đơn của người đánh trống nhà vua duyệt xét, viên quan ấy phải trói người đánh trống lại, để phòng khi có sự lợi dụng việc kêu oan mà làm chuyện trái quấy nào khác, thì chính người đánh trống sẽ bị nghiêm trị xứng đáng. Rõ ràng bà Nguyễn Thị Tôn cùng chồng là ông Bùi Hữu Nghĩa đã thực sự bị triều đình nhà Nguyễn trói lại bằng luật pháp của chế độ quân chủ phong kiến.

Nhưng không ngờ tiếng trống Ðăng Văn của bà Nguyễn Thị Tôn đã mở ra một trang sử đẹp. Bà Thủ Khoa Nghĩa vừa gióng lên ba hồi kích cỗ đăng văn thì tờ đơn của bà đã được một trực thần (viên quan trực phiên trong nội) thâu nhận và dâng lên vua Minh mạng duyệt lãm. Duyệt xong, nhà vua giao cho Tam Pháp Ty nghị án, rồi chính nhà vua chung thẩm bản án như sau : Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa, song phải quân tiền hiệu lực, lập công chuộc tội.

Page 39: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

39

Bà Từ Dũ (Hoàng Thái hậu của vua Tự Ðức từ năm 1847) lúc bấy giờ đang ở trong hoàng thành, nghe tin sự cố, lấy làm thương cảm cho một liệt phụ đồng hương Miền Nam, bèn sai mời bà Bùi Hữu Nghĩa vào cung, hỏi thăm, an ủi và ban tặng một tấm biển chạm nổi bốn chữ vàng Liệt Phụ Khả Gia. Nhờ vợ biết kêu oan nên tri phủ Bùi Hữu Nghĩa thoát khỏi án tử hình, nhưng bị sung vào quân đội để có dịp đái tội lập công.

Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ vào tay người Pháp, nhà vua Việt nam không còn thực quyền để giải oan cho ai nữa, nên tiếng trống Ðăng Văn không còn và cả Tam Pháp Ty cũng bị giải thể. Về sau vua Thành Thái muốn phục hồi một truyền thống tốt đẹp của các Tiên Ðế, nên Tam Pháp Ty và trống Ðăng Văn có dịp tái xuất hiện vào năm 1901, nhưng đến năm 1906 lại phải dẹp bỏ vì công dụng ngày xưa không còn hiệu lực gì nữa.

Cứu được chồng xong, bà Nguyễn Thị Tôn từ gỉa kinh đô, xuôi chiếc ghe bầu thẳng đường về lại quê nhà ở Long Hồ, Trà Vinh và ít lâu sau thì bà thọ bệnh và qua đời. Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa lúc bấy giờ đang ở trong quân ngũ, trấn nhậm miệt Châu Ðốc, hay tin vợ mất vội vã xin phép trở về, nhưng tới nhà thì việc tống táng đã hoàn tất. Ông chỉ còn một cách là sụt sùi đọc một bài văn tế trước mộ chí của vợ, trong đó có những câu thống thiết như sau: ...Nơi kinh quốc mấy hồi trống gióng, biện bạch nầy oan nọ ức, Ðáng hiền lương mắt thấy thẳy đau lòng.

Chốn tỉnh đường một tiếng thét vang, hẵn hòi lẽ chánh lời nghiêm, lũ băng đảng tai nghe đều mất vía..

Ở trong nhà, trên đôi câu liễn thờ vợ, ông viết :

Ngã bần, khanh năng trợ. Ngã oan, khanh năng minh.

Triều dã giai xưng khanh thị phụ. Khanh bệnh, ngã bất dược. Khanh tử, ngã bất táng.

Giang sơn ưng tiếu ngã phi phu.

Nghĩa là : Ta nghèo mình hay giúp đỡ. Ta tội mình biết kêu oan. Trong triều ngoài quận đều khen mình mới thật là đáng vợ.

Mình bệnh ta không thuốc thang. Mình chết ta không mai táng. Non sông cùng cười ta chẳng xứng gọi là chồng.

Chúng tôi về thăm lại Trà Vinh giữa mùa phượng nở, thắm rực một màu tươi sáng. Dòng sông Hậu điểm từng mảng lục bình lửng thửng trôi xa. Nhiều con đò với mái chèo nhịp nhàng lướt nhanh trên sóng nước bập bềnh như vẫn đi hoài vào một thế giới hoa trái phong phú của Miền Nam phồn vinh muôn thuở. Trên từng miếng ruộng xinh xắn, mạ non đang vươn lên để trở thành lúa xanh như con gái dậy thì, hứa hẹn nặng trĩu hạt vàng khi ngày mùa lại đến với xóm làng thân yêu. Không xa nếp nhà là lạch luồng, kênh dòng và nhánh rẽ từng con sông, chứa nhiều cá tôm, bốn mùa bồi dưỡng sinh chất tươi mát. Chợt nghe có tiếng ca cất lên từ một chiếc thuyền câu nho nhỏ :

Cá Trà Vinh xanh kỳ đỏ dạ, Gái xứ nầy không lang chạ đâu anh...

Người em gái Miền Nam, quê ở Long Xuyên tháp tùng trong chuyến đi về Trà Vinh hôm ấy, nhìn chúng tôi mĩm cười như một đồng tình đắc ý. Và chẳng hiểu bằng cách nào, trong bữa cơm chiều hôm đó, trên chiếc dĩa tráng men màu hoa văn ngọc bích, một con cá chiên vàng rộm dọn bày thật khéo, như một phần trang trọng của lòng người Miền Nam thật tình đãi khách ở xa trở về.

Thì ra, cũng con cá đó, sống o khúc Ba Trường-Sông Hậu, nó mang

Page 40: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

40

tên quê hương của cô Ba Hoa Khôi (Trà Vinh) thời Nam Kỳ Lục Tỉnh. Lên tới Cần Thơ nó cải danh là cá Mè Dảnh nổi tiếng thật ngon. Nhưng nó sa lưới ở Sông Tiền, ở miệt Long Xuyên, Hồng Ngự thì người ta lại gọi là cá Mè Dinh, rất được các bà nội trợ ưa thích.

Câu phong dao vô tình làm chúng tôi nhớ về một người phụ nữ quê ở Trà Vinh đã can trường đến tận kinh đô Huế để được gióng lên ba hồi kích cỗ đăng văn, gở nỗi oan khiên cho chồng là quan tri phủ Bùi Hữu Nghĩa. Ba hồi trống Ðăng Văn của Bà

Nguyễn Thị Tôn đã làm nên thiên tình sử nặng nghĩa phu thê. Từ con người hồn hậu, chất phác, đến ý chí bất khuất, thủy chung đã tạo nên mấy hồi trống ngậm ngùi trong lịch sử.

Nhưng hơn hết, đích thực đó là một tiếng nói. Một tiếng nói hùng tráng vọng lại, rất đằm thắm, rất dõng dạc và cũng rất đỗi tự hào :

Chim sa vườn thị, Thỏ lụy vườn trâm.

Nhớ thương tiếng nói trăm năm vẫn còn.

TRÀ VINH MẾN YÊU Lễ Hội Cúng Biển ở Mỹ Long Lễ Vào Năm Mới Lễ Cúng Ông Bà Lễ Hội Ok Tom Bók Hội Ðua Ghe Ngo Lễ Xà Mạ Chùa Angkorett Pali Bãi Biển Ba Ðộng Ao Bà Om Ði Tu - Một Phong Tục Của Người Khmer

Lể Hội

Lễ hội cúng biển ở Mỹ Long

Hàng năm, cứ vào ngày 11 và 12 tháng 5 âm lịch, hàng vạn người từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh Trà Vinh tề tựu về xã Mỹ Long, quận Cầu Ngang (Trà Vinh) để dự lễ hội cúng biển của dân địa phương. Lễ hội được ngư dân tổ chức linh đình tại Miếu Bà Chúa Xứ lần đầu tiên vào năm 1937, với mục đích cầu an. dần dần nó lôi cuốn được nhiều người tham dự. Những năm gần đây vào những ngày lê hội nhiều nghi thức vui lạ thu hút sự hiếu kỳ của du khách gần xa.

Buổi sáng ngày 11/5 âm lịch, ban tổ chức làm lễ nghinh Chúa Xứ Nguyên nhung, trong đó có cảnh cha con Quan Vũ mở đường cho phu kiệu đưa Bà Chúa Xứ xuống thuyền. Những nhân vật Quan Công, Châu Xương, Quan Bình do những kép hát bội được rước từ Bến Tre sang; có hai thuyền phò tá hai bên và những thuyền khác hộ tống phía sau. Thuyền ra khơi, diễu hành trên biển trông rất ngoạn mục. Vị pháp sư sẽ đọc chú, còn ông Chánh bái thì vừa quỳ vừa xin keo, cho đến khi được quẻ âm dương (1 sấp, 1 ngửa), coi như được Bà Cậu chứng giám (?!) thuyền mới

Page 41: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

41

quay về.

Đến chiều, khi mặt trời lặn là bắt đầu vào lễ tế Chúa Xứ Nguyên nhung, có hương chức đọc văn tế và lễ xướng. Trong dịp này có nhiều tiết mục rất là sôi động, đó là màn múa bông của các ‘’cô Bóng’’ từ nhiều nơi tựu về. Họ cùng nhau tranh tài múa hát dâng mâm vàng mâm lộc cho Bà khiến du khách có cảm tưởng đây là "Đại hội liên hoan các bóng miền Tây". Múa bóng gần đây được xét lại là một nghệ thuật nhờ sự khổ luyện và tách khỏi yếu tố thần bí dị đoan nên được ưa chuộng.

Ngày thứ hai (12/5 âm lịch) có lễ nghinh Ngũ phương. Lần này thì kiệu đi đường bộ, vừa đi vừa đánh trống, đi vòng 4 hướng qua chợ Mỹ Long và các ấp lân cận. Hai bên đường kiệu đi, theo tập tục nhà nào cũng đặt những chung muối gạo trước cửa với ý nghĩa cúng cô hồn, sợ chúng vào nhà quấy nhiễu. Trong đoàn có ông Quan Công ngồi trong giá thờ được dân làng khiêng đi. Ông Quan Công này do một kép hát bội tên Thơ (82 tuổi) trước đây thường đóng vai vua trong các vở tuồng nên dân làng quen gọi là vua Thơ, mấy chục năm cứ vào dịp này là vua Thơ vẽ mặt y hệt như Quan Thánh Đế quân ngồi kiệu, nay ông đã già nhưng vẫn còn oai phong.

Đúng ngọ ngày 12, ban tổ chức đặt heo quay lên chiếc tàu, có đáy kết bằng chuối cây, vỏ tàu bằng nan tre, được dán giấy vẽ màu giống như tàu thật, trong tàu có đủ tài công, thủy thủ và các vật dụng đi biển làm bằng giấy. Khi tàu chở đầy đủ lễ vật: heo cúng, gạo, muối; lúc đó vị pháp sư "điều binh khiển tướng" xuống tàu chở "chư vị" ăn uống no say để tống ra khơi. Tàu dần trôi theo dòng nước - chuông trống vang lên. Đến khi trên bờ không còn thấy nữa thì một hồi trống kết thúc buổi lễ này.

Có lẽ trước đây người dân miền biển nặng đầu óc mê tín, tổ chức cúng kiến để mong được sự bình yên trong cuộc sống. Ngày nay dường như lễ được tổ chức là để mọi người trong làng có dịp vui chơi cùng nhau, những nghi thức được xem như những tiết mục đặc sắc trong một sân khấu lớn mà mọi người trong làng cả năm mới được tái diễn. Do vậy, những du khách từ Trà Vinh đến Sàigòn không quản ngại đường xa đã đến chung vui với ngư dân vùng biển Mỹ Long này. (Lương Minh )

Những Lễ Hội của Người Khmer

Dân tộc Khmer ở Nam Kỳ theo đạo Phật Tiểu thừa. Hàng năm họ thường tổ chức 3 dịp lễ chính: lễ Chôl chnam Thmay (lễ sang năm mới), lễ Ok Tom Bok (cúng trăng) và lễ Đôn ta (cúng ông bà).

Page 42: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

42

Lể Vào Năm Mới (Chol Chnam Thmay)

Người Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức ăn Tết Chôl Chnăm Thmây vào tháng "Chét" theo lịch Khmer, tức vào khoảng tháng Tư dương lịch, nhằm vào ba ngày 13-14-15 trăng tròn. Người Khmer xem Tết Chôl Chnăm Thmây là ngày lễ Phật-Đản và cũng là dịp để tẩy sạch bụi trần.

Trong ngày đầu năm, họ lo đi viếng chùa lễ Phật, sau đó xuống sông gánh cát đắp nhiều ngọn núi cát chung quanh chùa. Đến ngày mồng Bốn Tết trở đi, họ mới đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, đồng thời tổ chức các trò vui chơi. Những trò vui thường tổ chức trước sân chùa vào ban đêm dưới ánh trăng.

Lể Ðônta ( Cúng Ông Bà )

Lễ Đônta diễn ra từ 29/8 đến 1/9 âm lịch. Đây là một lễ lớn mang tính dân gian,nhằm nhắc nhở con cháu đang sống trên thế gian nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cầu phước cho những linh hồn chưa được siêu thoát. ( giống như Lể Vu-Lan của Phật-Giáo Ðại Thừa )

Ngày thứ nhất, mọi người trong gia đình trang hoàng nhà cửa thật đẹp, quét dọn bàn thờ tổ tiên, sau đó làm một mâm cúng có các loại trái cây, bánh mứt..., đặc biệt bàn thờ phải có hoa màu trắng để tỏ lòng thành kính. Sau đó họ khấn vái mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ về dự lễ.

Sang ngày thứ hai, họ để tổ tiên ở lại chùa nghe các sư sãi tụng kinh, thuyết pháp và tổ chức vui chơi đến trưa mới đưa linh hồn về nhà.

Đến ngày thứ 3, nhiều nhà mời bà con lối xóm, sư sãi tới dự, tụng niệm kinh long trọng. Họ làm một mâm cơm cúng tiễn đưa tổ tiên. Khi cúng xong, những chén cơm được đổ vào một chiếc xuồng làm bằng bẹ chuối, trên có gắn hình loài cá sấu để tổ tiên mang theo. Chiếc xuồng được thả trên kênh, rạch gần nhà. Tiếp đó họ vui chơi đến hết ngày.

Lễ hội Đônta đã góp phần vào kho tàng lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Ok Tom Bók

Lễ Ok Tom Bók, có nghĩa là "ăn cốm dẹp". Lễ này được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn vị thần mặt trăng - vị thần trông coi mùa màng.

Trong đêm lễ, trước sân nhà hay sân chùa, người ta dựng hai cây trụ tre, bên trên gác một cây xà ngang trông tựa như một chiếc cổng có trang trí hoa lá.

Page 43: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

43

Dưới cổng để một mâm cúng gồm nhang đèn, chuối, bưởi... bánh kẹo. Khi ông trăng rằm vừa nhô mình chưa quá ngọn cây, mọi người ăn mặc thật đẹp, tề tụ đông đủ nơi khuôn viên chùa, nhà, hoặc nơi công cộng để làm lễ. Buổi lễ bắt đầu bằng lời cầu khấn thành kính của một vị Bô-lảo trong vai trò chủ lễ. Khi một tuần hương trầm cháy hết, vị Bô-lảo gọi các em bé lại ngồi xếp bằng thành hàng, hai tay chắp lại, sau đó vị Bô-lảo bốc cốm-dẹp bỏ vào mồm từng em, tay kia đấm nhẹ nhẹ sau lưng và hỏi những ước muốn của từng đứa trẻ. Câu trả lời của các em là điềm báo trước cho vụ mùa sau. Tiếp đó là những cuộc vui chơi múa hát, đấu võ, kéo co, hát Dù kê, hát tập thể Romvông, Lămleo...

Đến buổi chiều ngày hôm sau, hội đua ghe Ngo bắt đầu. Những chiếc ghe Ngo trang trí nhiều hình thù độc đáo, dài như con thoi, hai đầu cong vút . Mỗi đội đua có từ 45 - 50 tay bơi. Các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau... đều có những đội đua ghe Ngo nổi tiếng, từng đoạt nhiều giải thưởng tổ chức hàng năm.

( Lê Trung )

Hội đua ghe Ngo

Theo phong tục của người Khơmer, tiếp theo đêm lễ cúng trăng , sáng hôm sau là hội đua ghe Ngo. Đây là một hội tưng bừng náo nhiệt nhất, được chuẩn bị khá công phu, một sinh hoạt văn hóa, thể thao có sưc thu hút hàng chục

vạn người tham gia, không những chỉ có đồng bào Khơmer, mà có đông đảo người Việt, người Hoa cũng hưởng ứng cuồng nhiệt. Ghe ngo, tiếng Khơmer là "Tuk Ngo", một loại thuyền độc mộc khoét bằng thân cây gỗ tốt, ra đời từ nhiều thế kỷ trước đây. Đây là một loại ghe đua đặc trưng của người Khmer.

Ngưòi Khmer coi ghe Ngo đua không giống như các ghe thông thường mà là một vật thiêng. Vì vậy trước khi đi dư thi, họ thường làm lễ tạ thần, thắp hương cúng vái, sau đó chọn người điều khiển, người lái quân dầm bơi, và tổ chức những người tham gia cuộc thi. Đội quân bơi đều gồm những trai tráng khỏe mạnh, có kinh nghiệm, biết phối hợp động tác chặt chẽ, mặc trang phục đẹp, đội mũ đồng phục. Người ngồi đầu chỉ huy được chọn từ những người có uy tín và thông thạo đường nước.

Cuộc đua diễn ra nghiêm trang và đầy hào hứng, có sức cuốn hút hàng chục vạn người xem. Trên chặng đường đua kéo dài tới mấy cây số, hai bên bờ sông người xem đứng đông nghẹt - đúng là đông như hội - trẻ con leo lên cành cây để quan sát, người thì lội xuống nước để xem cho gần, cho rõ.

Khi pháo lệnh nổ, những chiếc ghe dài như những con rắn khổng lồ nổi trên mặt nưóc lao vút đi như tên bắn theo hướng chỉ đường của những cọc tiêu cắm trên dòng sông.

Theo nhịp thúc quân bằng tiếng cồng của người đứng ở giữa ghe, cả mấy chục chiếc dầm giơ lên, bổ xuống nước rập ràng như những chiếc tay máy. Tiếng hò reo cổ vũ náo nhiệt, tiếng trống vang động cả một vùng, nhất là khi có một chiếc ghe về đến đích. Công chúng vẫy mũ, vẫy nón hoan hô vang dội, cuồng nhiệt.

Ngày xưa cách nay hàng trăm năm, vào dịp lễ Ok Tom bok, người Khmer tổ chức đua ghe ở Vàm Tho (Pomken tho) thuộc Mỹ Xuyên, vì ở đó, ghe Ngo từ vùng

Page 44: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

44

Bạc Liêu, Cà Mau lên, từ vùng Kiên Giang xuống đều thuận tiện. Đoạn sông dành cho cuộc đua khá thẳng, dòng nước chảy chậm và đều, trên bờ có chợ búa, có nhà cửa đông vui. Những người đi xem đua thường đi bằng thuyền cà châu và thuyền cà chai đậu dọc hai bên bờ sông. Họ đem theo cả lương thực, nồi niêu để nấu nướng và ăn ngủ tại chỗ.

Hàng năm, các tỉnh đồng bằng sông Cửu-Long có đông người Khmer , và dịp lễ Ok Tom Bok đều có tổ chức đua ghe Ngo như một sinh hoạt văn hóa- thể thao truyền thống.

Lễ Xà Mạ của người Khmer Nghỉa là lể Khánh Thành hay Lạc Thành, đối với người Khmer, ngôi chùa ở làng có một

vị trí rất quan trọng trong cuộc sống, mọi hoạt động của họ đều gắn bó mật thiết với chốn này: đó là nơi học chữ khi còn bé, nơi đi tu của người con trai Khmer để trả hiếu cho cha mẹ, nơi thờ cúng trời Phật, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của dân tộc, nơi cất giữ xương cốt sau khi hỏa táng của ông bà, cha mẹ và người thân. Ngôi chùa là nơi vừa thiêng liêng, vừa thân thiết. Họ tin rằng, trong cuộc đời, ai đã đi dự được chín lần "xà mạ" thì sẽ được "phước" lớn. Thông thường, mỗi ngôi chùa Khmer đều được xây dựng rất kiên cố, (theo phong cách Khmer, không thể nhầm lẫn với các chùa khác) đâu dễ gì ai dự được 9 lần "xà mạ" trong cuộc đời mình, một lần thôi cũng là quý lắm rồi, vì vậy mỗi lần sự kiện này xảy ra ở đâu là lập tức nơi đó thu hút sự tham dự của hàng vạn người Khmer từ khắp các tỉnh, thành.

Trong những ngày trước lễ "Xà Mạ", nhà chùa đã thông báo và gửi thơ mời đến các nơi cần thiết, đến những người quen biết... Bà con Khmer nơi có ngôi chùa sắp được khánh thành háo hức lo chuẩn bị cúng chùa.

Đến ngày khánh thành, chùa được trang hoàng rực rỡ, trong ngoài sân chùa được quét dọn quang đãng, sạch sẽ, sẵn sàng đón khách. Các chùa bạn đến dự lễ có thể dựng trại trong khuôn viên của chùa. Mỗi ngôi chùa sẽ dựng cho mình một lán trại bằng tre, gỗ, tôn..., mỗi bề khoảng 4-5 m, với cổng chính được trang hoàng rực rỡ, đề rõ tên ngôi chùa của mình, chữ viết bằng hai thứ tiếng: Việt, Khmer. Bên trong trại được chia làm hai phần: phía ngoài trải chiếu làm nơi mời khách tới thăm viếng, phía trong kê một sạp gỗ cách mặt đất khoảng 20-30 cm, sạp gỗ khá rộng dùng làm nơi triển lãm, trưng bày những hiện vật quý giá, đẹp đẽ của ngôi chùa, cũng chính nơi đây, các sư sãi sẽ ngồi để đọc kinh chúc phúc cho khách tới thăm... Khách tới thăm thường cúng chùa một ít tiền, nghe lời chúc phúc của các vị sư sãi, lạy tạ, rồi lại đi sang lán trại khác. Thông thường, có khoảng 9-10 lán trại như vậy đến tham dự lễ "xà mạ" của chùa bạn.

Đặc biệt thú vị là nơi chánh điện: ở đó hãy còn là nền đất, người ta đào chín cái hố rộng khoảng 50x60 cm, sâu chừng 50 cm, trên miệng hố có gác một cây tre phủ vải đỏ, khách đến mừng cứ đi một vòng chánh điện là giáp các hố này, vậy thì người ta làm gì với các hố đó? Đơn giản thôi, khách sẽ nhẹ nhàng để xuống đó một món đồ tượng trưng cho ước vọng của mình: khách mong muốn được giàu sang ư? Hãy thả xuống đó một ít tiền. Khách chỉ mong sự thông thái chăng? Hãy cho xuống

Page 45: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

45

hố một vài quyển sách, kèm theo lời thành tâm khấn nguyện... Và còn nữa, khách cầu mong cho mình sắc đẹp ư? Lễ vật sẽ là gương, lược... Khách là người phương xa, đến với lễ xà mạ lần đầu tiên chưa biết để chuẩn bị lễ vật? Xin đừng lo, trong ngày "xà mạ" đã có những em nhỏ bưng rổ tre bán các thứ gương, lược, sách vở, nhang đèn, sẵn sàng phục vụ, sẵn sàng hướng dẫn khách với lòng hào hiệp!

Người ta chuẩn bị lấp các hố có chứa lễ vật như sau: dùng một hòn đá núi có kích thước gần bằng miệng hố treo dưới một thanh tre chắc chắn gác trên miệng hố, khoảng 3-4 giờ sáng hôm sau, các sư sãi đã chuẩn bị chỉnh tề, tập trung tại gian chánh điện cùng nhau cầu kinh, sau một hồi trống, các hòn đá được đồng loạt thả xuống hố. Lễ vật do mọi người cúng chùa sẽ hiện diện ở chánh điện suốt thời gian tồn tại ngôi chùa như để minh chứng cho tấm lòng thành của bà con đối với nơi chốn thiêng liêng của làng.

Lễ "Xà Mạ" ngoài tín ngưỡng tôn giáo, còn là dịp để bà con gặp gỡ nhau thăm hỏi, trò chuyện. Đói đã có cơm mang theo, mệt mỏi thì tìm một nơi đủ bằng phẳng để trải một chiếc chiếu, lấy đó là giường! Thật đơn giản, dễ dàng biết bao!

Ngày lễ xà mạ không chỉ là của riêng người Khmer. Trong ngày này, ta thấy còn có cả người Việt, Hoa cùng đi cúng chùa; đáp lại tấm lòng của họ là nụ cười của bà con Khmer và lời chúc phúc của các sư sãi..

.Lễ luôn diễn ra trong không khí hân hoan vui vẻ bên cạnh niềm vui một công trình đã hoàn thành, còn lấp lánh một niềm vui khác - đó là niềm vui khi làm "phước", đóng góp xây dựng nơi diễn ra hầu hết các sinh hoạt mang tính truyền thống của bà con Khmer.

Đi tu - một phong tục của người Khmer

Người Khmer ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thường sống thành từng vùng, có nơi chiếm tới 70% dân số, tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc vùng đất Tầm Phong Long xưa kia và các tỉnh giáp biên giới Campuchia. Dân tộc Khmer thuần theo đạo Phật Tiểu Thừa. ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 440 ngôi chùa lớn nhỏ của người Khmer, mỗi chùa có ít nhất 5 -10 ông lục, nhiều khi đến 60 - 70 ông ăn ở, học tập tu hành. Các ông lục, còn gọi là sư sãi, là con em người bổn sóc. Gia đình nào có con trai từ 12 tuổi trở lên đều cho vào chùa tu, có thể 3 tháng hoặc 3-4 năm hay trọn đời tuỳ ý, để học kinh, học chữ, rèn luyện thành người có trí thức và đức hạnh.

Ngày xưa, nếu người con trai nào không qua giai đoạn tu trong chùa thì bị xã hội và gia đình cho là bất hiếu và lớn lên rất khó lấy vợ. Bởi vì người con gái Khmer đến tuổi lấy chồng, thường chọn những chàng trai đã qua tu luyện trong chùa, đã hoàn tục. Theo họ, đó là người đã hoàn thành nghĩa vụ và học được cách làm người, nhất là biết chữ nghĩa, được mọi người trọng vọng.

Lễ đi tu thường được tổ chức vào ngày đầu tết Chôl Chnâm Thmây ( Lể Phật-Đản ) Vào ngày này, gia đình nào muốn đưa con vào chùa tu (vài tháng trước đó, người con trai này phải vào chùa học thuộc vài bài kinh cơ bản) sẽ tổ chức một lễ gọi là Bank-Bom-Buôn để người đi tu từ giã họ hàng, bạn bè và được mọi người cầu chúc

Page 46: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

46

sức khoẻ. Khi vào lễ, anh ta cạo đầu, thay quần bằng chiếc xà rông, thay áo bằng một khăn vải trắng đắp lên vai từ trái sang phải gọi là Pênexo, chứng tỏ rằng anh ta từ bỏ thế tục. Lúc đó người ta gọi anh là Nec ( là rồng, còn có nghỉa là người được quí trọng ).

Theo truyền thuyết từ kinh điển Phật giáo, ngày xưa có một con rồng tu luyện thành người và xin được vào tu theo đức Phật. Một hôm, khi ngủ trưa rồng hiện nguyên hình. Môn đệ khác của đức Phật phát hiện ra liền báo ngay. Đức Phật trục xuất rồng khỏi hàng môn đệ, vì không phải người thì không được tu. Rồng khóc van xin, nhưng không lay chuyển được đức Phật. Cuối cùng rồng xin đức Phật ban cho một ý nguyện là sau này, những ai bước chân vào tu cũng phải gọi bằng tên tộc là Nec. Từ đó đến nay, từ "nec" dùng để gọi nhà sư tương lai và cũng để nhớ đến truyền thuyết trên.

Để vào lễ, buổi tối họ mời sư sãi đến tụng kinh, cúng tam bảo và thọ giới theo Phật. Sáng hôm sau, khi cơm nước xong, họ đưa anh con trai lên chùa, có bạn bè thân quyến mang lễ vật cùng đi theo. Đến chùa, họ đi vòng quanh chánh điện ba vòng rồi mới vào trong làm lễ. ở đây có một nhà sư ngồi gọi là Uppachhe giảng dạy, hỏi và đọc các điều của luật tu hành cho các nec nghe. Sau đó nec mới cầm áo cà sa đi vào hàng giữa sư sãi và đọc lời xin tu. Khi vị thượng toạ chấp thuận thì nec mới đi thay xà rông và khăn trắng bằng áo cà sa. Tiếp theo là lễ thọ 10 giới điều của Phật giáo: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói láo; 5. Không uống rượu; 6. Không ăn ngoài bữa; 7. Không xem múa hát; 8. Không dùng đồ trang sức; 9. Không chiếm ghế cao và giường êm; 10. Không đụng đến vàng bạc.Cuối cùng các nhà sư cùng Phật tử tụng kinh cầu phước cho người mới tu hành và chúng sinh để chấm dứt buổi lễ.

Ngày nay, tục đi tu vẫn còn phổ biến trong người Khmer. Bởi vì tu không phải để thành Phật mà để thành người, chuẩn bị cho cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai, là một cơ hội tốt để cho họ được học chữ nghĩa, đạo lý và rèn luyện đức hạnh.

Đi tu đồng thời theo nếp nghĩ truyền thống cũng là một cách tích phước cho cha mẹ, gia đình và chính bản thân. Tuy nhiên, ngày nay người con trai Khmer vì theo học ở một trường nào đó hoặc có những gia đình quá khó khăn thì không phải đi tu và luật tu hành cũng không quá khắt khe như xưa nữa ( Thạch Sen )

THẮNG CẢNH

Ao Bà Om (Ao Vuông):

Là một thắng cảnh nổi tiếng cuả Trà-Vinh và khu vực đồng bằng sông Cửu-Long, thuộc ấp Tà-Cụ xả Nguyệt-Hoá quận Châu-Thành, bên cạnh ngôi chuà Ang cổ kính. Ao vuông hình chử Nhật dài khoảng 500 met ( 1,500 ft) rộng khoảng 300m (900 ft) nằm dọc theo quốc lộ số 53 cách trung tâm thị xả khoảng 7 km ( 4 miles) về hướng Tây-Nam.Mặt nước Ao trong và phẳng lặng, xung quanh có gò cát cao, có con đường lớn xe cộ có thể đi lại , rợp bóng cây cổ thụ sao dầu hằng trăm tuổi. Trải qua bao thời đại, gió mưa xoi mòn, rấtnhiều cây với phần rể trồi lên mặt đất tạo

Page 47: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

47

thành những hình dạng độc đáo. Không khí quanh ao trong lành và mát mẻ. Đến đây bạn sẽ được nghe những truyền thuyết ly kỳ và hấp dẩn về ao Bà-Om.

Sự hình thành ao Bà Om có nhiều truyền thuyết khác nhau, trong đó có truyền thuyết tin cậy nhất - kể rằng: Ngày xưa, nơi này là vùng đất mới, xung quanh có nơi phù sa biển còn đang bồi, nên chứa được nước ngọt trời cho (nước mưa) là niềm hạnh phúc chung của dân làng. Vì lẽ ấy họ rủ nhau đào hồ ao để có nước ngọt xài chung.( giả thuyết nầy có vẻ không đúng, vì trên bải biển người ta có thể đào giếng lấy nước ngọt) Lúc đó trong xã hội Khmer giữa phái nam và phái nữ đang tranh chấp nhau về quyền lợi. Phái nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới, muốn được phái nam đi cưới hỏi, phải làm rể một thời gian trước ngày cưới, và sau khi cưới xong phải ở bên nhà vợ luôn. Phái nam ỷ vào sức mạnh cứ muốn phái nữ đi hỏi mình làm chồng. Vì xã hội Khmer trước đây theo mẫu hệ nghĩa là phụ nữ nắm giữ tất cả quyền lợi trong gia đình, việc đặt họ cho con phải lấy theo họ của mẹ, cưới xin thì phụ nữ phải lên xin cưới hỏi nam giới... Hai phái nam và nữ này thưa kiện nhau quyết liệt. Không biết xử ra sao cho xuôi, nhà vua bèn ra lệnh cho một bên nam và một bên nữ thi nhau đào ao. Bên nào đào xong trước, thì được hưởng tất cả quyền lợi của mình đòi hỏi. Phái nữ chọn địa điểm ao sẽ đào gần chùa Âng. Phái nam chọn địa điểm gần chùa Pras Tropeăng ngày nay. Hai bên hẹn nhau sẽ đào vào một đêm trăng sáng, lấy giờ sao mai mọc để làm mức thắng thua.

Nhóm phụ nữ được một người tên Om làm thủ lĩnh, đã nghĩ ra nhiều mẹo để qua mặt nhóm đàn ông. Bà cho một số chị em khá đẹp giả bộ làm biếng trốn qua chỗ nhóm đàn ông, bảo chắc chắn nhóm phụ nữ thế nào cũng thua, đào làm chi, họ còn bày ra ăn uống rượu chè làm nhóm đàn ông ỷ lại, vừa đào vừa chơi.

Gần hết đêm, nhóm phụ nữ đã đào gần xong, các Bà còn cho thả đèn lồng ở hướng Ðông, phe các Ông vừa mới vội vàng đào, tưởng là sao Mai đã mọc, nên nghỉ sớm và dĩ nhiên họ đã thua cuộc.Và thủ lĩnh Om đã được người đời ca ngợi là người mưu trí và tên bà đã được lấy đặt cho ao, và cũng từ đó có tục lệ ‘’thả lồng đèn gió’’ . Còn ao do nhóm đàn ông đào chưa xong lâu ngày bị lấp dần, hiện nay vẫn còn dấu vết, phía bên kia chùa Âng, cách ao bà Om độ 1 km.

Ngày nay ao Bà Om vẫn giữ được vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng, hằng ngày thu hút khách thập phương đến tham quan tấp nập. Các em học sinh Việt, Khmer, Hoa gần xa đến cắm trại vào những ngày nghỉ hè. Bà con nông dân sau giờ lao động mệt nhọc ra ngồi ngắm cảnh để thư thả tâm hồn. Cảnh thơ mộng của ao hồ là nơi lý tưởng cho những đôi trai, gái hẹn hò gặp nhau tâm tình để kết bạn trăm năm. Những cặp vợ chồng mới cưới, sau lễ kết duyên dẫn nhau ra ngắm cảnh, chụp hình, quay phim kỷ niệm để nhớ thời đẹp nhất của mình.

Ao Bà Om là một kỳ tích gắn liền với phong tục tập quán của bà con Khmer từ xưa nay - hằng năm, cứ đến ngày lễ Ok Tom Bok cúng mừng lúa chín đầu mùa, bà con Khmer gần xa kéo nhau ra tổ chức cúng trăng vui chơi, múa Rom Voong, thả đèn gió, mở hội thi thời trang, hội thi chọn sắc đẹp... càng tô điểm cho cảnh ao hồ thêm náo nhiệt sinh động

Bải Biển Ba Động:

Thuộc địa phận xả Trường Long Hoà, quận Duyên Hải , cách thị xả Trà- Vinh

Page 48: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

48

khoảng 55km ( 34 miles). Bải Biển dài hằng chục cây số, cát trắng nước trong. Không khí ở đây rất trong lành, xa xa có nhiều cồn cát trắng, những vằn cát hằn lên nét đẹp lạ lung ở một vùng đất vốn mang đậm màu phù-sa . Vào muà Hè, nước Biển trong xanh, nhiều người ra tắm biển rất đông, vui lắm chẳng thua gì các bải biển đẹp ở miền trung.

Dân địa phương cho hay: "khu di tích Ba Động khi xưa nằm trọn trên xã Trường Long Hòa - nơi có chiều dài bờ biển tới 50 km (nay chia ra thêm thành ba xã: Trường Long Hòa, Dân Thành và Đông Hải), gồm một bãi tắm đẹp và một khu nhà nghỉ mát do các nhà thực dân Pháp cất lên trước 1945. Một ngôi Lầu Bà với lệ cúng hằng năm được bà con tứ xứ tựu về cúng kiếng; kể cả từ Sài Gòn xuống; một ngôi mộ của nàng công chúa (?) con vua Gia Long trong những ngày vị vua này bôn tẩu đến đây trước sự truy đuổi của quân Tây Sơn... Có điều sau những năm chiến tranh dai dẳng, ngoài ngôi Lầu Bà, thì hiện tất cả trở nên hoang phế, buồn tênh! Chiến tranh đã làm sập mất cầu Láng Chim và cả cây cầu bắc ngang qua sông Ba Động, vì vậy kể từ đó nét đẹp của Ba Động chỉ còn lưu lại nơi ký ức của nhiều người".

"Biển Ba-Ðộng nước Xanh Cát trắng, Ao Bà-Om thắng cảnh Miền Tây. Xin mời du-khách về đây, Viếng qua mới biết Chốn nầy Thần Tiên.’’

DI – TÍCH

Chùa Angkorett Pali (Chùa Ang)

Là một trong những ngôi chuà cổ nhất trong hê thống chuà Khmer ở Trà-Vinh. Chùa cách trung tâm thị xả khoảng 7 km (4miles). Ẩn mình trong rừng cây cổ thụ của Ao Bà-Om.. Chùa toạ lạc trên khu đất rộng 4 mẩu thuộc ấp Tà-Cụ xả nguyệt-Hoá quận Châu-Thành. Chùa có lối kiến trúc cổ kính, độc đáo hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên.

Về đại thể, những ngôi chùa Miên đều có kiến trúc giống nhau với chính diện ở trung tâm khuôn viên chùa trải dài theo hướng Đông-Tây, mái cong nóc nhọn, những chi tiết trang trí ở mỗi chùa mỗi vẻ tùy theo vị Sãi cả, hay những nghệ nhân,với trình độ kỹ thuật ở từng thời kỳ xây cất. Nói chung, trên đầu cột giáp mái chùa thường có tượng thần "KRUD" mình người đầu chím bay lên đỡ bốn mái chồng lên nhau bằng gỗ quý, lợp ngói kiểu vẩy rồng, có trang trí rất nhiều tượng rồng, đặc biệt rồng ở chùa Miên đầu mảnh mai, thân loài cá, lưng có dao mác nhọn uốn cong về phía đuôi, có sừng nhọn.

Ngoài ra, còn có những hình tượng điêu khắc hình tiên nữ và chằng tinh phục sức cầu kỳ, trên chót vót nóc chùa khắc hoa những đầu người rất tinh xảo.Đã vậy, những vòng rào bao quanh khu chính diện còn có những hình đầu sư tử, hoa sen trên mỗi cột rào. Có chùa còn cho xây tháp để bảo lưu tro cốt những vị sư sãi.

Page 49: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

49

Khi bước vào bên trong khu chánh điện, chúng ta sẽ thấy những màu sắc sặc sỡ vẽ hình rồng rắn, hoa lá, tiên nữ, nhũ vàng chân viên hoa sen trên mỗi thân cột bằng gỗ sơn mài đen, cùng những tượng Phật bằng đồng, bằng đá trắng với những tư thế đứng, ngồi khác nhau, sự đóng góp của đồng bào Khmer trải qua bao đời này nay vẫn còn lưu giữ.

Lịch sử xây dựng một ngôi chùa Miên từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành, cũng kéo dài qua nhiều đời Sãi Cả ( hay còn gọi là Lục-Cả ) có khi đến trăm năm. Chùa Miên không những là nơi diễn ra những sinh hoạt tôn giáo xã hội, mà còn là nơi tồn trữ, phổ biến những kinh điển giáo lý, văn hóa phẩm, văn học nghệ thuật Khmer.

Đặc biệt chùa Miên còn là nơi để thanh niên Miên trước khi ra đời cưới vợ, phải đến "tu học" để trở thành con người có tri thức, đức hạnh. Mỗi chùa cổ có ít nhất từ 10 dến 15 vị sãi, trong đó một Sãi cả trụ trì và hai Sãi phó,và một ACHAR (gọi là hoằng pháp, chuyên dạy giáo lý). Sãi củng có hai bậc: một là SAMANE (từ 20 tuổi trở xuống) và hai là PIKH'U còn gọi là Tỳ khưu (từ 21 trở lên). Hai bậc tu này khác nhau ở chỗ SAMANE thọ 105 giới, còn PIKH'U thọ 227 giới.

Đa số người Miên theo đạo Phật Tiểu Thừa, nên không có Tu-nữ. Họ không ăn chay mà đi khất thực, và thờ một vị Phật duy nhất là Đức Thích Ca.

Trở về quê cũ

Tạp ghi của Hai Quẹo

Như quý vị đã biết, Hai tui là dân Trà Vinh chánh hiệu và cũng là nhà quê thứ thiệt cho nên kỳ này tui có ý định rủ mấy bạn trẽ xuống dưới quê chơi cho biết. Chuyện gì chớ kể lại những chuyện đồng ruộng thì hai tui dám nói một câu xanh dờn là đố có ngưòi nào quê hơn thằng này. Xin để dành mấy công chuyện tra cứu và ngâm cú cho qúy cô, quý thầy. Hai tui thì thích rong chơi quên cả học hành từ nhỏ cho nên thích làm tài xế và mê chuyện con nít hơn. Thành thử tui chỉ dám mời các bạn trẽ cùng tôi trở về một thuở xa xưa, sống lại ở một nơi thôn dã yên bình, an lạc nằm trong khung trời cũ Trà Vinh mến yêu của chúng ta ngày nào. Tui sẽ dẫn các bạn tới tận cùng của hoang dã, chỉ cho các bạn những trò chơi ít tốn kém nhứt của trẽ con nhà quê, sống những ngày hồn nhiên thoải mái như những tiên đồng tiên con.Theo cái chương trình như vậy thì hai tui đề nghị như vầy ;

1- Trước hết nói sơ qua mấy chuyện vui chơi của trẽ con thôn dã

Page 50: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

50

2- Kế tiếp nói vìa chuyện hái trái cây hoang

3- Sau hết tui sẽ có vài cái tình cảm riêng tư gởi cho bạn đem vìa Mỹ, Úc..

1- Thu vui choi cua tre con

Khác với các bạn ở thị thành, có rất nhiều đồ chơi làm sẳn, tụ hợp nhau vui chơi ở những nơi nhỏ hẹp, cách chơi cũng có vẻ thành và văn minh, các bạn chơi đánh đáo, mổ vách tường, bắn cu li đạn lớn đạn nhỏ, nhảy dây thung vòng đánh sợi, thảy lổ bằng xu cắc, pate bóng bàn, banh bàn banh sân.v.v..; đám con nít quê của hai tui lấy đất bùn làm chuẩn, phương tiện thiên nhiên là gốc và cái địa bàn hoạt động của tụi tui thì rộng vô chừng, ngoài ruộng trong rừng dưới sông trên sóc..

Cái nghề ruột và thường xuyên bốn mùa của Hai tui là bắn chim. Bạn có thể chặt nhánh ổi, nhánh quăng hay nhánh trâm bầu có cái nạng hình chữ Y đem vìa bàu gọt một hồi là có được cái nạng. Kiếm cái ruột xe cũ, cắt 2 sợi bằng ngón tay, dài chừng 4 tấc, một miếng da trái banh bể cắt ra làm bọc vơí vài cọng thung vòng thì bạn sẽ có cái nạng giàn thung. Muốn có cái nạng tốt hơn thì phai ờ mấy ông thợ mộc bỏ ván vụng cây quăng, cây mù u, cây súng rắn, hoặc cái đọt sừng trâu thì là nhứt xứ. Cái nạng giàn thung là phần cơ hữu, từ đó mới đẻ ra mọi chuyện khác từ ăn cho tới chơi, nó theo mình lúc coi bò, đi học và nhứt là đi kiếm bẻ trái cây hoang trong buội trong rừng. Tối ngày ở trần trùng trục, đi chân không vơí cái quần xà lõn, tui đi lùng khắp nơi, giống như tay thợ săn tí hon chuyên nghiệp. Không có con chim nào được tha (Bây giờ nhớ lại mà tội!). Từ con cò, vịt nước, le le, bồng bồng, cúm núm cho tới cu, sáo, cưởng, quạ, két, tu hú, bìm bịp, trao trão (bói ca? bình bác, se sẻ, chim mèo, chim cú, chim cúc ..kể luôn rắn mối, cắc kè, nhong, chồn đèn chồn mướp, sóc, chuột, rắn, rết.., con nào ở trong tầm tác xạ là dứt ngay. Bắn được bất cứ thứ gì cũng nhổ lông, làm ngay tại trận, lác sau quay về nhà thảy nguyên con vô bếp cháu heo hay lò kháp rượu suốt ngày rừng rực than hồng, bất kể nó là con rết, rắn mối, cắc kè, hay chim cu, cứ nướng cho nó vàng lên, gắp ra phủi phủi sạch tro, xé chấm muối ớt ăn một cách xốp dẽo. Con nào cũng ngon, kể cả con rết bự, thịt ngọt dai hơn tép biển, ăn nên thuốc?! Hai tui là tay thiện xạ, thường hể bắn là bắn trúng đầu chớ ít khi trúng mình, vậy mà vẫn chịu thua vài loại chim như cưởng, sáo, quạ, mình vừa đưa nạng lên nhắm là nó hô báo động cho nhau, bay mất. Còn con trao trảo thì đứng trơ trơ như khinh thường địch thủ, đợi khi mình bắn đạn bay gần tới, nó bay né qua một bên rồi bay lại đậu y chổ cũ. Thật là trêu ngươi. Riêng phải nói thêm tui không nở lòng nào bắn con chim dòng dọc khi thấy nó đang làm ổ. Những con chim tí hon, nhỏ hơn chim sẻ, riu ríu cùng nhau đan, bện từng cái tổ coi ngộ lắm, giống chiếc vớ dài mùa đông hay chiếc giày buút cao cổ treo ngược. Chúng bay đi tìm những buội tre mỡ, tre mạnh tông lá dài, tước từng sợi dài nhỏ bằng cọng tăm, tha về khu tập trung, có thể là hàng tre, tàn cây gừa, nơi thường có tổ ong vò

Page 51: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

51

vẻ bảo vệ, như cái xóm định cư của chúng, cùng nhau chuẩn bị cho thế hệ kế tiếp, tức đẻ trứng, ấp con. Chỉ xài có cái mỏ, vậy mà tạo được tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Khi con lớn, chim bỏ tổ, đám trẽ móc xuống chơi thoả thích. Từng chùm ổ chim dễ thương treo rãi rác đó đây đối với hai tui là kỳ quan thôn dã. Cái nghề đi săn của tui gắn liền với đất bùn đất sét. Rảnh thì chạy ra đồng móc đất bùn đem vìa vò đạn, viên tròn cở đạn cu li, phải cho thật tròn và đều. Phơi cho khô, để dành. Còn nắn thêm bánh xe đủ cở đủ size, làm xe đẩy xe kéo, dùng lon cá mòi sumaco làm thân xe, loại nào cũng có hơi có kèn, bằng miệng, chạy thật mau tới nơi tới chốn. Ðất sét còn để chơi tu na, nắn tô chén, con chim, nắn con bò, dùng hột cam thảo đất làm mắt, coi rất ngầu. Mùa mưa thì chơi thêm ống thục, bẻ trái bời lời hay ắc ó hoặc trái bố làm đạn bắn nghe lốp bốp như pháo. Ngon hơn thì dùng cổ chai như ống loa để cho nổ lớn và giòn cướp tinh thần địch thủ. Muốn bắn liên thanh thì dùng khúc trúc nhỏ bằng ngón tay gắn thêm vô cái lổ khoét thêm bên hông và chỉ bắn bằng trái bời lời vì nó to đều nhau. Khi dàn trận đánh nhau, đứng cách có hơn mười thước, bị trúng đạn cũng đau điếng chớ không phải chơi.

Ở giồng các bạn có nghe câu hát đưa em:

Chim uyên ăn trái nhản lồng, Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.

Tui nói ở giồng là tại vì ra khỏi Sàigòn, người ta kêu trái chùm bao thay cho nhản lồng và cá lia thia thay vì thia thia. Hai thứ đó là đặc sản của mình, mình cứ kêu theo mình, đừng sửa, nếu sửa mình mất luôn câu hát quá hay. Rõ ràng nhản lồng rất quen thuộc đầy dẫy ở Tràvinh, mấy ông thầy thuốc Nam không bỏ qua trong mọi thang thuốc, được dùng từ rễ, dây cho tới lá. Ðọt thì luột ăn thơm ngon hơn rau, trị mất ngủ. Con nít thì thích giành ăn trái chín với chim, dây mọc đan um tùm dày kín, có thể bò trườn lên buội nó mà lặt không sợ té. Trái nhản lồng tròn, hơi dài giống khuôn mặt trái soan trắng trẻo che giấu sau khăn ren mỏng. Hột chín từa tựa hột é mắc nước, ngọt thơm hấp dẫn, ăn nhiều tốt, không hại.

Mùa mưa còn đi vớt cá thia thia đem về nuôi. Môn chơi này lắm công phu, từ lúc đi kiếm, coi bọt để biết loại cá, vớt cho khõi vuột, bỏ vô lá môn nước rọng, đem về nuôi chổ không sáng quá, coi chừng thằng lằng ăn cắp câu mất, coi tướng cá sao nó phải lanh lẹ, miệng rộng, cụt đòn, phướng dài, kỳ rộng, đuôi tròn bự hình cái quạt mo, màu đậm sặc sở, đi vớt lăng quăng, tìm bèo cho ăn, rủ bạn bè cáp độ đá xổ rồi đá thiệt..ui chà mất nhiều công mà sướng lắm các bạn à. Coi bộ không thua mấy ông nuôi gà nòi đá chút nào. Phải nói là mê

man, quên học, quên cơm nước, bị má cho ăn đòn hoài cũng đáng đồng tiền bát gạo. Có khi không có đủ chai phải lén ăn cắp chai của bà già, má mình chuyên đặt rượu nuôi heo, đem đi đốt lửa vòng sắt mà cắt, thật tội nghiệp cho mấy cái chai lít trong vắt đáng lẻ đựng rượu cho đẹp, dễ bán, bị hai tui xử trảm hết.

Ngoài những thú vui dài dài như vậy còn thiếu gì trò chơi tuỳ theo mùa, tùy theo chổ. Mưa đầu mùa đi bắt ốc, ếch, cua đồng, bắt cóc, chuột, bù tọt, tắm mưa ở truồng chạy nhòng nhỏng. Mùa khô tắm đìa, bắt cá cạn. Gần Tết thả diều, thả thửng, chuyên ăn cắp cuồn chỉ hiệu cây dù trong tủ bàn máy may của má để có đủ khả năng thi đua diều cao diều thấp. Hai tui mê nhứt là con thững. Những buổi chiều

Page 52: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

52

quê êm ả, mây đỏ chồng chất hướng Tây kết hình đồi núi, cung điện, đường xá và cỏ cây..tất cả cùng một màu đỏ tươi, lộng lẩy, óng ánh mà tui cứ ngỡ là Tây Phương cự  lạc nằm ở đó, có những con thững lưng trời, tầm tư khoan thai giũ đuôi phượng hoàng như đang bay về cõi ấy. Tập tục cho rằng, sau mùa lúa, đồng bào mình thả thững lên trời, như cái kiểu đưa ông táo, để báo cáo quốc thái dân an và cầu xin cho được mùa năm tới. Nghe tiếng lưởi văn mà tui cứ tưởng con thững đang trò chuyện với tiên, ước gì mình được nằm trên lưng thững ở trển để tối tối mình sẽ gặp tiên coi tiên ra làm sao. Giấc mơ cũng từng thành mộng chiêm bao khi ngủ. Tui mê. Và tui làm con thững mình ên. Không phải là những con thững có đôi cánh rộng 2,3 thước, đuôi dài 4,5 chục thước kiểu của người lớn, cái của tui cánh ngang chừng 1 thước rưởi, cũng có lưởi văn, cũng thả bằng dây chì. Tui kiếm cọng mây gióng khô, vót cho mỏng, cào cho bóng, tẩm vôi một đêm, rồi đánh bóng lại, thoa lên lới sáp, dùng chỉ tơ tầm căng lên cái cần y như cây cung. Nó cũng kêu tầm tư tích từ.. được 4,5 âm. Theo sau là những buổi chiều nắng đỏ trên cánh đồng bao la trước nhà, tui cũng lên tiên. Nhưng vì số dây quá ngắn, tui không dám để nó ở đêm trên trời. Từ thời chiến tranh con thững sợ bôm đạn, bay mất, hẹn khi con người no ấm yên bình sẽ trở lại, giờ này vẫn ở với Ngọc hoàng, không thèm xuống. Cánh đồng ruộng khô còn nhiều trò chơi, như đá banh, dùng trái bưởi non hay bện rơm thành cục tròn làm banh, đánh trõng ( đánh hu) với con trõng dài tấc hai, vít táng lòn trôn chặt cu.. đủ kiểu. Con nít quê cũng chơi phá quan, cò cò, bắt tù binh. Tui thì ưa đi lặt hột đào hoang trên cây, gom cất dưới giường ngủ cả thúng, chơi thảy lỗ đả thì đem sắp lớp nướng rơm hay bỏ vô nồi đất bể rang rồi xúm nhau ngồi đập ăn miệng dính than đen thui. Mùa đạp lúa, đêm trăng chơi vật lộn, trốn kiếm trong mấy đống rơm cao như cái nhà, vừa sảy xong, chưa kịp chất lên cây chánh, ngứa sót hết sức mà thích thú ghê vì thỉnh thoảng được vật mấy con nhỏ dễ thương, ôm nó một cục, té lăn trong đống rơm mềm như nệm mút. Mới 9,10 tuổi mà đã dộm dộm muốn hư rồi?! Tết đốt pháo bằng khi đá, dùng ống tre làm súng cối thục vang rền đầu trên xóm dưới. Muốn làm cà nông thì kiếm cây su đủ cụt ngọn hay tre mạnh tông già và bự, bắn một cái khiến bà chị đang vớt bánh tét có thể giực mình làm rớt bánh không hay. Sau tiết thanh minh thì bắt bù rầy (bọ rầy), rung cây ban ngày, đi moi hang, hay un khói cứt bò khô buổi chiều, bay tè tè đen trời ấy chổi rán hay tàu cau đập rớt lịt bịt, cười la om sòm, bắt cả thùng thiếc cũng được, làm máy bay bằng cây điên điểng, xe bằng dây chì, xe một cầu, hai cầu với 2 con bù rầy chạy đua.v.v.Thích thì nướng ăn chơi, còn đem dồn đậu phọng rang ăn ngon béo như dế cơm. Thôi thì biết bao nhiêu mà kể, trò chơi của con nít nhà quê, kể tới quang năm cũng hổng hết.. Hai tui phải xin tạm gác phần này lại, để cái mà mình chuyễn mục qua chuyện ăn chơi.

2. Ăn chơi của trẻ con nông thôn.

Ăn chơi đây là ăn để mà chơi, đụng đâu ăn đó, gặp gì ăn nấy. Trà Vinh là xứ của màu xanh, đi đâu cũng thấy cây cỏ tốt tươi xanh mịt. Trái cây dư thừa, cam quýt mận xoài ổi bưởi..ngập bờ đìa, nhưng nó có vẻ quen thuộc quá, ăn riết cũng sanh nhàm. Hai tui bèn tìm của lạ. Sau đây tui xin kể vài loại trái cây hoang mà tui nghỉ chắc sẽ lạ đối với nhiều người, nhứt là các bạn trẻ không sanh ở Việt Nam.

Trước tiên xin nói sơ qua vài thứ trái thông thường. Tuổi Thân con khỉ ăn bần. Cây bần mọc từ biển lên tới phố Trà Vinh, ai cũng biết và nhiều người từng nếm qua. Bần có nhiều loại tùy theo hình dáng, cở lớn nhỏ, mà đặt tên như bần ổi, bần sẻ, bần dĩa, hết thảy nó giống giống củ hành tây dẹp lép, cái núm no nhọn tim, coi đẹp hơn trái hồng tươi. Trái chín vừa thì kêu bần cám. Còn trái chín hung thì hổng biết kêu làm sao, chỉ biết nó chua té ...nước mắt, nhưng mà bẻ đem nấu canh chua cá út hay lươn lịch thì ngon chưa từng. Lá bần đẹp láng, cuống màu đỏ tươi, cành thưa, nắng

Page 53: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

53

xuyên qua óng ánh. Trái bần càng đẹp hơn, chùm chùm đong đưa trong gió thấy vui mắt phát thèm. Trái sống sống thường thích chơi với mắm ruốc hay muối ớt, ăn phải cắn luôn hột cho đở chua. Trái chín thì thích chơi với Hai tui, tui ôm ắp, như kiểu nâng niu trái thị rớt bị bà già, có khi đem vô mùng hôn hít đủ kiểu, lúc nào nó cũng thơm phức dễ thương, nhưng thú thiệt hôn rất nhiều mà chẳng dám cắn bao nhiêu. Cũng tại vì cái tội em chua quá xá cở như đã nói. Cây bần có nhiều lọai rễ. Cái rễ chìm dưới đất bùn thì hổng nói gì. Nhưng rễ lồi mọc chỉa lên trời như bàn chong mới rắc rối. Ông bà mình kiêng cử kêu cái của nam giới đực rựa bằng tên tộc mà lại lấy chữ đó để kêu rễ bần ngỗng lên thẳng tưng đó một cách tự nhiên và tỉnh bơ. Nhánh bần giòn, trên cây có nhiều kiếng vàng, leo cây thì thích thật, nhưng leo bần phải khéo và nhanh không thôi té xuống chùm ô rô hay đám rễ bàn chong của nó thì mất vui. Trà Vinh có một xóm gần Vàm tên là Bần Xà, ở đó xưa chỉ có dừa nước, giờ không biết ra sao.

Mời các bạn tiếp tục theo tui, lội ra mấy con giồng hoang kiếm hái trăm. Các ban ó nghe mấy đứa con nít hát vè không:

Trời mưa lâm râm. Cây trăm có trái. Con gái có chồng. Ðàn ông có vợ. Ðàn bà có con.

Trời đất đang chuyễn mình sang mùa, người lớn thì bức rức tưng tưng, trái trăm căng nhựa đổi màu để chín, con nít thì cũng lâng lâng thích đi hoang. Ðất Trà Vinh có nhiều trăm lắm. Có con giồng nằm cặp xã Bình Tân- Nhị Trường mang cái tên là Giồng Trăm (Phnô Prịn theo tiếng Khmer). Bạn sẽ say mê mấy cây trăm mọc dài dài nối tiếp nhau, oằn sai những chùm trái tím ngắt, gật gù nhỡn nhơ như mời gọi, cao thấp lớn nhỏ đủ loại, có thể đứng dưới đất thò tay bẻ hay leo lên cây ngồi ăn đả thèm, cho tới khi nào xót ruột thì thôi. Quả thật cái màu tím hấp dẫn của nó không phụ lòng bạn đâu. Tuốt thử một bụm trăm nút áo, bỏ vô miệng ngộm ngoạm thì phải biết, nước ngọt tươm ra đầy miệng, thanh thanh và hơi chát chát, nuốt ực một cái, rồi từ từ lừa từng hột nhỏ như hột tiêu sọ phun ra phèo phèo. Trên đầu đàn chim sáo cũng đang im lặng thưởng thức như bạn. Hai tui thường thích leo lên cây ngồi, vừa ăn vừa rình bắn chim. Cây trăm có nhiều loại như trăm trâu trái dài hơn lóng tay, trăm cơm trái tròn nhỏ như trái cơm nguội, trăm nút áo dẹp như sê-ry. Ăn nhiều thì khỏi cần nhuộm răng, nó cũng tím đen và tím cả bờ môi. Trái trăm ngâm nước muối ăn ngọt mà ít bị thâm môi hơn.

Trên đường đi học về, chợt thấy một thảm màu vàng gồm toàn trái bù hút chín rụng phủ đầy gốc cây thì khó mà bước thêm. Nhìn lên cây, ôi thôi những chùm trái xanh vàng chằng chịt nặng chĩu ôm sát cành làm không khỏi mắc tức cười và tội nghiệp cho cái cây gì mà cả mô, nhánh nhỏ xíu mà ôm đồm quá sức. Trái gì mà trái. Phải chi nó ăn ngon chắc không còn. Trái tròn vo bằng trái quít, trái cam, vàng lườm, bóng lưởng thấy bắt muốn cắn. Ném một khúc cây khô vô bất cứ nhánh nào, trái rụng lịt bịt. Lấy ngón tay cái bấm mạnh, lột vỏ ra, thịt cũng vàng, từng múi

Page 54: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

54

như măng cục, cạp chưa hết lại bỏ, làm tăng thêm màu vàng cho gốc cây. Có thể ăn bằng cách đập cho nó dập nát cả mình mẩy, vắt cho ráo, cạp luôn vỏ thì nó bớt chua và ngon hơn. Nấu canh chua thì tuyệt. Nó có vị ngọt ngọt chớ không chua lắm. Cây bù hút rất dai, nhánh ngang chàng, lá bự mướt, rậm um tùm mát rượi, cho nên tui rất thích leo lên tới ngọn ngồi chơi, không sợ té, lặt trái phá chơi rồi bỏ a nước ngoài thấy người ta sấy khô đem xuất khẩu thì mình mới biết tiếc, biết bù hút cũng là trái quý?

Những ngày nắng gắt chui vô mấy buội rậm, rừng cây, lục lạo tìm bắt cưởng con hay sáo con có ổ trong bọng cây để đem về nuôi cho nó nói chuyện, nạng giàn thung bên mình, là dịp khám phá thêm những điều vừa hồi hộp vừa hấp dẫn. Con rắn lục trên đầu. Con chim ụt lỏ mắt trao tráo đậu ngang tầm mắt, thấy mà nổi ốc. Lui ra, bắn caí bịt vô ức, nó tỉnh bơ bay mất. Con sóc đang chuyền cành. Con tu hú đạo tặc vừa chui ra khỏi ổ cưởng vổ cánh vừa bay vừa kêu la ngạo nghể. Nghề của tu hú là ăn trứng sáo hay cưởng rồi đẻ trứng của nó lại cho mấy con kia ắp. Phải bỏ công theo dõi từ đầu mới hy vọng bắt được cưởng con. Mình trần chân không suốt ngày cho tới lúc tối lên giường hai chân phủi phủi chung vô mùng, thì không làm sao tránh được nạn tai. Khi thì bị rắn cắn chạy vìa làm phiền Mịa Kim, ông thầy hàng xóm. Con rết cắn, chạy móc họng con gà mái đang ắp lấy nước miếng thoa hết nhức liền. Mủ trùng ăn chưn ngứa một cách kỳ lạ, nhõ đèn cầy hổng ăn thua, lấy cục than hồng chích vô, phồng lên, lể nặn hết nước là xong. Khi thì đạp miển chai đứt chưn, nhai chút cỏ mực hay cây vòi voi đắp, hay như thuốc tiên. Ðạp gai đâm sâu gảy ở trong thịt lể không ra, tối móc cức ráy lổ tai nhét vô thêm, sáng hôm sau làm độc sưng mủ, chỉ cần lể nhẹ và nặn một cái thì mủ và gai vọt ra, tiếp tục lội nửa. Chút chút nguy hiểm vậy mà gặp nhiều cái vui, phần lớn là trái cây. Ví dụ như trái vú bò. Nó thuộc loại dây leo, lá giống y lá vú sữa, bụng xanh lưng xám, nhưng lưng nó có lông nhiều hơn. Trái chùm như nho, hình giống trái trăm trâu, đúng hơn nó giống cái núm vú của con bò cái mới sanh, chín màu đỏ cam, bên ngoài là thịt ngọt thơm và có chút vị the, hột cũng như hột trăm, ăn nhiều muốn say, không hề gì, cứ việc ăn đả thôi. Kế đến là trái mắm. Xin đừng tưởng lầm cây mắm làm củi ở rừng nước mặn Long Toàn. Ðây là lọai cây bò, nó không có râu vòi để leo, nhưng vì thân nhỏ cho nên nó phải sống trong buội rậm để có chổ nươn tựa, mình có gai dài lưa thưa không bén và dày đặc như cây ắc ó. Trái mắm chín thì màu tím đậm y như trái passion fruit, thịt cũng vậy luôn, đầy cứng, ngọt lạ và thơm thơm mùi mắm. Có lọai dây leo nửa mọc nhiều trong rậm là Nho rừng. Không cần tả hình dáng vì nó không khác gì nho farm. Chỉ có cái là nó chua, không biết cách ăn sẽ bị ngứa miệng. Trái chín chỉ là hột không, con nít không khoái bằng trái sống ăn với muối ớt. Ðể cho bớt ngứa, trước khi hái phải lặt bỏ cái râu xoắn như lò so. Những chùm sai trái, cả kí lô, treo lủng lẳng dài theo thân, đẹp làm sao, hái cho nhiều, ăn không xuể, đem vìa nấu canh chua hoặc chơi nhà chòi. Cọng nho non, mới lú vài tấc như măng, ngắc lột vỏ ăn, chua chua ngọt ngọt, nói nghe muốn chảy nước miếng. Nhắc tới đây tui nhớ tới cây dâu rừng, không đợi mùa trái, cứ lựa nhánh xanh, kéo xuống, kê miệng vô cạp cạp cái vỏ non, nhai giòn rụm, cũng chua chua ngọt ngọt. Ðụng gì ăn nấy mà! Nếu cho tui đóng phim The killing field thì coi bộ đạt hơn cái ông bác sĩ chỉ dám bắt con nhái thôi. Nhưng chưa hết đâu, mời bạn theo tui rong chơi ngoài lộ cái.

Nắng xuân hồng rực rỡ, trên con đường quê vắng vẻ nhưng rộn rã niềm vui vì có bầy chuồn chuồn vàng đỏ, có đàn bướm sặc sở đủ màu vờn lượn, lúc đậu lúc bay, đám con nít cứ rượt con này tới con kia, muốn quên là mình đang cắp sách đến trường. Con gái thích bắt bướm. Tui thích chuồn chuồn. Bắt hụt một con vừa đáp trên đám bông ổi tàu, sẳn tay chúm lấy chùm bông nhỏ xíu, bức ra đưa lên miệng mút nghe chíp chíp. Hết giành ăn trái với chim thì giành hút mật hoa với bướm với ong. Tui vẫn thích bông ác ó, nhuỵ ngọt như mật, mùi nó thơm như nước hoa

Page 55: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

55

immortel. Dọc đường ổi tàu rất nhiều, tuốt một chùm trái nho nhỏ như hột tiêu, vừa chín tím, ngửa lòng tay ra thổi thổi cho bay mày, bỏ ót vô miệng nhai ngổm ngoảm, nghe ngọt ngọt chát chát. Trái sum bua cũng không từ. Hái vài chùm, vừa đi vừa tét đôi, lảy hột non nhỏ như hột dưa hấu giồng, ụp vô miệng một bụm, nhai nghe ngọt béo hơn hột điệp non. Còn cái bông điệp bài hát bãi trường của học trò, Mùa phượng rơi rơi.. màu đỏ nên thơ, cũng bị hai tui sực luôn. Giòn giòn, ngọt ngọt và thơm lắm bạn ạ. Dừng chân dưới bóng mát cây da, thì cũng ăn, luợm mấy trái da chín đỏ tím chim làm rụng đầy trên lá khô, chùi chùi vô áo cho sạch, ăn liền, ngọt và đậm đà hơn sung chín. Trái sống đem về ăn với mắm bò hóc. Trái gừa chín ăn cũng ngon như da. Trên đường đi học, khi thấy ông lục đi tới, tất cả bọn nhỏ lật đật đứng nép vô lề, sắp hàng quì xuống, lạy ông lục ba cái, đứng dậy đợi Lục đưa bàn tay lên trước mặt lẩm bẩm làm phép lành cho rồi tụi này mới tiếp tục giỡn. Gặp người già cả cũng có lễ nghi riêng, đứng qua một bên, khoanh tay cúi đầu rất thắp, vừa xá vừa hỏi, phải hỏi phải nói cho ra lời, tiếng Việt tiếng Khmer đều được hết, chớ không ngậm câm cúi đầu là đủ. Tui đi học vỡ lòng ở chùa Miên trong sóc. Lớp học có 2 dãy bàn, một dành cho học trò Việt, một cho học trò Miên, Chỉ có một ông thầy, có khi do ông lục làm krụ luôn cả hai. Bên này hô a ă â xong tới bên kia hô co kho chô sô nhu. Bên đếm một hai ba bốn năm thì đối lại là muôi pii bây buôn brăm. Có những chiều tan học, ông lục kêu ra sân sắp hàng rồi phát cho mỗi đứa một bụm trái viết. Sân chùa là một vườn cây viết. Trái viết ăn ngọt và thơm hơm sa cô chê, con gái gom hột để chơi đánh búng. Ôi tuổi trẽ của hai tui! Trên đường về lại tiếp tục vừa đi vừa chơi, hái trái, hái hoa.Trốn trong đám cây to, thường có mấy buội thù lù hết sức khiêm nhường, cao chừng một mét, nhưng trái ngon thơm khác lạ. Khó mà tả trái thù lù, nó như cái bong bóng lá được ghép bằng 4 miếng chụm lại hình nóc chùa, rổng không, bên trong thênh thang chỉ có 1 trái tròn láng bằng trái trứng cá. Bỏ vô miệng cắn nghe cái bốp nhỏ, như trái trứng cá, ngọt ngào nhưng có chút vị thanh thanh. Xứ tui cũng có nhiều cây quăng. Nó thuộc loại cây to, nhánh lá coi hiền hậu, ván quăng đóng tủ bàn trông tưởng cẩm lai, trái quăng cũng rất đẹp, tròn thon, cở trái nhản, sống thì xanh, chín màu tím, da bóng, thấy coi ngon bắt thèm. Vỏ trái quăng y như vỏ trái bòn bon, không cần lột, lấy tay bóp thì lòi ra nguyên cái khối tròn tím lợt hơn, mùi tanh tanh, đầm đìa nước, thịt như nhản, mỏng cơm, dính khắn vô hột cũng bằng hột nhản. Ăn làm sao bây giờ? Ðể ý nước nó dính môi thì ngứa lắm, mở miệng rộng, cắn cho khéo, mút mút rồi nhả bỏ hột. Nó rất ngọt mà ăn như vậy thì phí của. Dùng cái chai hay cái tô, chế vô một chút nước mắm, ừ nước mắm ngon nghen, nặn nó vô đầy chai hay tô rồi húp như húp chè, không còn sợ ngứa, không còn tanh, nó kỵ nước mắm, mà còn ngọt thêm, cứ húp và nuốt trọng nguyên trái tới phát ách thì thôi. Ngon lắm. Ðừng lo, nó vô lọt cửa trước, qua được cửa giửa (hậu vị) thì cũng sẽ chui ra dễ dàng êm ái đằng cửa sau.

Ðến đây chắc đã dài dòng, kể hoài cũng không hết. Ðể rút ngắn chương trình, Hai tui xin nói sơ thêm chút vài loại trái khác như trái duối ngọt thơm, trái me nước (cù quanh) ăn dễ mắc nghẹn, trái trôm hột béo ngậy, trái bứa chua lè, trái còng rang hột thưm phức, trái xiểng (mản cầu rừng hay bình bác), trái gòn non chấm mắm, trái bình bác dây đỏ lòm, trái sung trái ngái chác ngầm, trái giác nấu canh chua, trái súng rắn hột đỏ rang rất thơm, trái xương rồng nọc trụ thanh long lạt xèo, v.v..Và xin tạm ngưng mục này nơi đây để mà chuyễn sang chuyện khác.

Với bấy nhiêu điều vừa nói chắc các bạn cũng cảm thấy đã đi tới tận cùng của hoang dại, cái hoang dại mà hai tui đã đi qua từ thời thơ ấu. Ðây mới chỉ là một phần rất nhỏ, một khía cạnh rất hẹp hướng về một số trái cây hoang của đồng ruộng Trà Vinh. Nếp sinh hoạt nộng thôn còn nhiều điều phong phú, bao la và thú vị lắm, mời các bạn nào ở quê như tui dùm phụ kể cho bà con nghe chơi. Ðọc xong phần trên, chắc không ít bà con muốn biết là tui kể chuyện ở đâu vậy cà, quê của tui ở chổ nào.

Page 56: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

56

Thì cũng xin thưa không dấu diếm. Tui sanh ở sóc Prêy voạ, gần Phnô Prang và Prêy Prasath, từng học ở Kompong Katum thuộc sroc Phnô Ðaat, lên Kompong Thưm ở Kompong Sai học tiếp. Sau đó đi xa tới tỉnh Psa Ðẹtt và Caltho, sau cùng tới Prêy Kôr học để ra đời. Ði làm tận vùng cao thuộc tỉnh Ptuikuô, sau cùng về vùng Sla Samrach giáp giới với tỉnh Prêy Vẹng. Nếu quý vị nào chưa có đủ hoà đồng để hiểu thì xin hỏi Ông Pề hai Xiều hoặc Krụ Chệch hay mấy Úm, mấy Tĩa ở Bà Dam, Phnô Chạch, Batt Krama thì được đả thông ngay.

3.- Chút tình gởi Bạn.

Các bạn ơi, tui được sanh ra và lớn lên ở nhà quê, sống và ăn hết sức bậy bạ như vậy mà sao đi đâu tui cũng nhớ, như nhớ cõi tiên từ kiếp trước. Chắc là mấy thứ thấy ghê thấy gớm đó đã góp phần tạo nên xương máu của tui khiến tâm hồn tui đã đâm rể rất sâu, bám rất chặc vào mảnh đất quê nơi chôn nhao cắt rún nhỏ bé đó như rể cây dầu lớn cổ thụ. Nhiều lúc tui tự hào là mình nhờ sống ở quê mà có lòng thương mến quê hương hết mình hết mẩy, chớ nếu chỉ sống ở thành không thì phố xá sẽ ngăn cản tầm mắt, che chắn con tim, tình cảm ít khi nào tràn lan như tuổi mười bảy nước chảy khỏi bờ.Cuộc sống và cảnh vật thôn dã là thứ phân đất phì nhiêu cho mầm tình cảm con người!Vậy mà mình phải xa nhà cho thân già èo ọt.

Thiệt hổng biết tại sao mình bỏ xứ ra đi? Mà nếu mình hổng chịu đi thì biết đâu chừng đã chết vì bịnh vì đói vì buồn, không thôi thì cũng hóa điên từ lâu. Nhìn cho kỷ cho sâu, có lẻ là tại cái thân phận nhược tiểu của đất nước, tại cái vận không may của dân tộc. Các bạn chắc cũng đã từng sống qua thời bình yên, rồi chịu đựng chiến tranh với quỷ sứ đe dọa, từng sống trong địa ngục tù tội vô cớ, khi vất vả vượt biên ướt át hy vọng. Dù cho cuộc sống mới có đầy đủ tới đâu, sao vẫn cảm thấy mất mác cái gì lớn lắm. Ta cố gắng tìm kiếm lại cái mất mác đó trong quá khứ, lục lọi lại kho tàng kỷ niệm, trở về với tuổi thơ vô tư trong trắng nhứt... Nhưng gẩm thêm chút nửa, ta đã có được cái gì và còn lại thứ gì? Hai tui xin gởi niềm tâm tư khắc khoải đó qua mấy câu văn có vần có điệu sau đây:

Từ đỉnh cao mây núi Ta xuống học làm người Sống cõi đời mê muội Quên cả chốn Bồng Lai. Quên tích xưa thần thoại, Phố xá cướp tâm linh, Tuổi khô, hồn đất nẻ Khi địa ngục chuyễn mình.

Ta đi, đền miếu đổ Tim ẩm nước đại dương, Ngỡ Thiêng đường trước mặt. Ðờ đẫn kiếp tha hương. Quá nửa đường nhìn lại Ðời ta vẫn trắng tay, Trong bồn chồn huyên náo Ta bổng đếm...từng ngày!

Page 57: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

57

Hai tay dài ngắn lại, Ta quờ quạng trong đêm Nghe đất trời hoang vắng Chỉ sờ đụng con tim

Ta bươi mầm kỷ niệm, Gieo vào suối nhớ thương Nở vườn hồng ngập lối Ðưa ta lại Thiêng Ðường?!

Ta nhìn đời mắt chột, Lắng tâm, rọi cõi lòng Trong hố đời sâu thẳm Ta chợt thấy Hư Không!./.

Bao nhiêu thứ đã không còn. Tuổi già hé lộ cho ta thấy tương lai cũng đi vào hư vô. Nhưng trong hiện tại, chúng ta đang còn. Ta đang có tình gia đình, tình đồng hương, tình bạn. Chỉ còn lại con tim. Ta nên cho nhau, làm cho nhau cái gì đó. Cái tình cảm chân thành giúp ta lúc nào cũng cảm thấy có và còn. Bạn nghỉ sao. Tui chỉ có bây nhiêu để gởi cho bạn. Hẹn gặp lại. Knhum sưm sânkrọp lục krụ, mịa mịnn, oh khunn uang chriêu chrâu tầng oh. Lịa! Tô chèn./.

Hai Quẹo Viết từ Úc Châu Cuối năm Quý Mùi 2003.

VUA GIA LONG ÐÃ CHẠY VỀ TRÀ-VINH ?

HUỲNH VĂN LANG

Ðọc những sử sách về nhà Nguyễn như “Ðại Nam Thực Lục Chính Biên”, “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, “Hoàng Việt Long Hưng Chí” là những cuốn sử đáng lý ra phải viết thật đầy đũ về sự nghiệp vĩ đại của Thế Tổ Cao Hoàng Ðế Gia Long. Nhưng không biết vì lẽ gì mà nhiều sự kiện lịch sử hết sức lý thú trong giai đoạn “tẫu quốc” của Ngài lại không được ghi chép lại, như sự kiện Nguyễn Ánh chạy về Trà Vinh năm 1782. Nhưng khi đọc tiểu sử của Tả Quân Lê Văn Duyệt và nhứt là tiểu sử của Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa thì rõ ràng Nguyễn Ánh đã chạy về Trà Vinh và đã làm việc gì ở đó?

Người viết không phải là sử gia, chỉ là người đọc sử và ghi chép lại một câu chuyện lịch sử mà người viết đinh ninh là có thật, người viết cóp nhặt lại những chi tiết lấy trong hai cuốn tiểu sử nói trên (Lê Văn Duyệt của Hoàng Lại Giang nxb Văn Hóa Thông Tin và Bùi Hữu Nghĩa của Hoài Nam nxb Văn Nghệ)

Nhắc lại giai đoạn nhà Nguyễn Tây Sơn: Lần thứ nhứt là năm 1778, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem thuỷ quân vào lấy Gia Ðịnh và đuổi bắt giết chết Thái Thượng Vương và Tân Chánh Vương tức là cha và chú của Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh chạy thoát, tức nhiên là hoàng tử duy nhứt còn lại của dòng họ nhà Nguyễn. Lúc bây giờ ông chỉ 16 tuổi đầu. Nhờ có những bầy tôi trung kiên

Page 58: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

58

bên nhà vợ là Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Tống Phước Hiệp…và nhứt là tướng quốc người Nam như Ðỗ Thành Nhơn, Lê Văn Câu, Nguyễn Văn Hoằng…tập họp tàn quân và xây dựng quân lực từ Long Xuyên, Sa Ðéc tôn Nguyễn Ánh làm Ðại Nguyên Soái, Nhiếp Quốc Chính, lúc bấy giờ ông được 17 tuổi. Họ kéo quân về Sài Gòn, đánh chiếm lại Gia Ðịnh. Qua năm sau Nguyễn Ánh xưng vương (1780).

Hai năm sau tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ kéo 150 chiến thuyền vào cửa Cần Giờ đánh nhau với thuỷ quân Chúa Nguyễn với gần 200 chiến thuyền có cả tàu sắt do Ðề Ðốc Tống Phước Hiệp (chú vợ nhà vua) chỉ huy. Quân Chúa Nguyễn thua to vì dùng hỏa công ngược gió. Trong trận này chúa Nguyễn mất một thủy sư người Pháp tên là Manuel, lúc đó đang chỉ huy một chiến thuyền sắt và phải đốt thuyền để tự sát. Tàn quân của Nguyễn Ánh lên bộ tìm đường tẩu thoát trước ba quân của anh em Tây Sơn đuổi theo sát…

“Một lần nữa Ánh lại đại bại. Lê Văn Duyệt đã cứu được Ánh bằng cách đánh tập hậu và nghi binh mặt tiền cầm chưn đối phương. Nguyễn Ánh chạy tới Cần Giuộc thì dừng lại. Kêu Lê Văn Duyệt tới, Ánh hỏi:

- Bây giờ tiến thoái đằng nào lợi? Duyệt đáp không cần suy nghĩ: - Ðằng nào cũng chết! Nguyễn Ánh bối rối than: - Lẽ nào Trời nở hại ta? - Trời vẫn còn thương Chúa Công. Lê Văn Duyệt nhìn Nguyễn Ánh giọng điềm tĩnh. Nguyễn Ánh mừng rỡ: - Vậy nên làm gì bây giờ? Duyệt bàn: - Trá ngụy. Việc binh là vậy. Làm như tấn mà lui. Lấy lợi mà dụ. Gây rối mà đuổi. Không dại trương sức với kẻ mạnh. ……….

Nguyễn Ánh sốt ruột: - Giờ đã qúa nửa đêm, giờ Sữu. Ngươi tính ta nên làm cách nào? Duyệt nói ngay: - Ðốt 4 đống lửa. Mỗi đống lửa cho 5 thằng gõ trống khua chiêng. Làm như ta đang tấn công. Còn ta thì lặng lẽ theo con ngòi rút về vùng Láng Thé. Vùng này sát Chơn Lạp, rừng cây um tùm, đường xá chưa có. Dân ở đây thật thà tốt bụng. - Chưa có đường, ghe thuyền lại không có! -Mượn thuyền dân mà đi. Ai không cho mượn thì đưa tiền cho dân đóng cái khác. Còn binh thì đi theo vết mòn dân đi, vạch rừng lội bưng mà đi. - Chừng nào lên đường được? - Canh hai. Nguyễn Ánh lệnh Nguyễn Văn Thành tới sai làm theo kế Duyệt. Chẵng bao lâu sau Nguyễn Ánh đã tới được vùng Trà Vang (Trà Vinh). Tàn quân còn lại khoãng 60 tên. Dân ở đây hầu hết là người Việt gốc Chân Lạp…

Trong một tiệc rượu dân đãi. Nguyễn Ánh hứa sau này lấy lại được đất nước, lên ngôi hoàng đế, Ánh sẽ tha thuế dài hạn cho dân vùng Láng Thé để trả cái ơn cưu mang Ánh hôm nay.

Từ đấy Lê Văn Duyệt cùng 12 lính hầu đi bộ theo Nguyễn Ánh từ Ðông Vân tới Thi Giang…và sau cùng tới đảo Thổ Chu.

Page 59: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

59

Tiểu sử của Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa đã xác nhận sự kiện trên đây 70 năm sau, tức là vào khoãng năm 1845-55, đời vua Tự Ðức (1847-1883), lúc Thủ Khoa Nghĩa làm Tri Huyện Trà Vang. Rất tiếc là người viết không làm sao tìm cho ra những năm tháng đích xác của những sự kiện kể ra sau, ngoài ra chỉ biết chắc chắn là Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa sanh ra ở Bình Thủy, Cần Thơ, đi lên Biên Hòa để học ở Gia Ðịnh và đổ thủ khoa kỳ thi Hương (cữ nhân) năm Ất Mùi (1835), tuần phủ Thuận Khánh Hoàng Quốc Ðiều làm chánh khảo, tuần phủ An Giang Nguyễn Công Trứ làm phó. Bùi Hữu Nghĩa dự bị thi Hội (tiến sĩ) thì ngã bịnh gần như nan y. Ông bịnh bao lâu? Không đâu nói. Có thể là 3 năm. Kế đó triều đình, vua nào? Minh Mạng (1819-1841) hay Thiệu Trị (1841-1847) hay Tự Ðức (1847-1883)? Vì là thủ khoa nên đặc cách bổ nhiệm Nghĩa làm tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, Biên Hòa. Cùng ngày khao tri huyện, ông làm lễ thành hôn với cô Nguyễn Thị Tồn, con gái một của ông Nguyễn Văn Lý, nhà ông Nghĩa ở trọ để đi học từ 4, 5 năm trước. Chắc chắn là đời vua Thiệu Trị vì lúc đó Nguyễn Công Trứ còn làm tuần phủ An Giang và có đi dự tiệc cưới với câu chúc “Song Hỉ Lâm Môn”. Nhưng năm nào? Không đâu nói!

Làm tri huyện Phước Chánh bao lâu? Cũng không rõ. Nghĩa được thuyên chuyễn về tri huyện Trà Vang, phủ Lạc Hóa, thuộc tỉnh Vĩnh Long. Lúc bấy giờ tổng đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển và Bố Chánh là ông Truyện. Như vậy là qua đời vua Tự Ðức rồi (1847) vì ông Uyển là bố vợ vua Tự Ðức. Và câu chuyện sau đây đích thực xảy ra đời vua Tự Ðức, có thể đầu đời vua Tự Ðức vì câu chuyện lại có liên quan đến Phan Thanh Giản, đúng lúc Phan Thanh Giản làm Thượng Thư Bộ Hình (1847), Bộ NộI Vụ (1848) và làm Kinh Diên Giảng Quan (1849) ở triều đình Huế.

(Theo Ðào Thái Thanh viết trong tạp chí Les Amis du vieux Hué, tập 2, 1915 thì cha mẹ Phan Thanh Giản là người Minh Hương, chạy nhà Thanh qua định cư tại Bình Ðịnh. Qua năm 1788 chạy về Trà Vinh để tránh Tây Sơn và Phan Thanh Giản sinh ra ở đó năm 1796. Lại một vĩ nhân của tỉnh nhà)

Câu chuyện sau đây xác nhận sự kiện nói trên. Lúc thủ khoa Nghĩa làm tri huyện Trà Vang thì xảy ra cuộc đụng độ giữa người Việt gốc Chân Lạp và người Hoa Kiều chung quanh thủy lợi của con sông Láng Thé. Vốn từ nhiều thập niên qua, người Chân Lạp đã vinh nơi lời hứa của Nguyễn Ánh, nay là Hoàng Ðế Gia Long, họ khai thác tôm cá trên sông Láng Thé một cách yên lành. Bổng dưng một hôm nọ một toán người Hoa Kiều kéo nhau đến đổ lờ, đổ lọp, đổ lưới thu lượm tất cả tôm cá của người Chân Lạp và họ khởi sự khai thác sông Láng Thé một cách đương nhiên. Người Chân Lạp kéo đến dinh tri huyện trình bày nội vụ và xin quan huyện xét xử. Tri huyện Trà Vinh Bùi Hữu Nghĩa phán xét như sau: “Rạch Láng Thé được vua cho các người không lấy thuế, các người cứ giữ lấy. Nay có ai lớn hơn vua đứng ra bán rạch ấy thì các người phải cam chịu. Còn nếu ai nhỏ hơn vua, đứng ra bán rạch ấy, thì dầu có chém nó đứt đầu cũng không sao cả!”

Thế là qua ngày hôm sau, chủ thầu Hoa Kiều là Hia Tỷ, cầm đầu một nhóm người Hoa ra sông Láng Thé và khởi sự thu lượm cá tôm của người Chân Lạp như mấy hôm trước và đưa ra một tờ giấy có triện đỏ của quan đầu tỉnh cho phép khai thác sông Láng Thé. Bên người Chân Lạp có hương mục Châu Xem cầm đầu, chận đường người Hoa Kiều và giành tôm cá lại. NgườI Hoa Kiều giỏi võ đã đánh qụy mấy người Chân Lạp nhưng Châu Xem đã huy động được một số người khá đông và với cuốc xuỗng họ đánh lại và hạ sát bảy tám người Hoa Kiều.

Hia Tỷ bõ chạy. Ngày hôm sau có mặt tại Vĩnh Long báo cáo cho Bố Chánh Truyện đầu đuôi tự sự. Thế là Tổng Ðốc Uyển và Bố Chánh Truyện, cả hai vì tham nhũng và tư thù, đã vội vàng bắt giam và đưa ra tòa, kết tội Bùi Hữu Nghĩa chủ mưu gây loạn trong dân gian, gây nhiều án mạng đáng tội tử hình. Họ đã trình về Huế xin y án. Ðang khi ông Nghĩa chờ đợi ra pháp trường thì vợ ông là bà Tồn đem vòng vàng đi bán, gom góp tiền bạc thuê tàu buồm cấp tốc chạy ra Huế để kêu

Page 60: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

60

oan cho chồng. May nhờ lúc đó có Phan Thanh Giản làm Thượng Thư Bộ Lại hay Bộ Nội Vụ đã chỉ đường đi nước bước cho bà kêu oan và được vua Tự Ðức tự tay nhận đơn. Sau khi thĩnh ý mẹ là bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, vua đã ra lịnh Bộ Hình phải xét lại bản án và đổi lại tội trạng. Nhà vua chuẫn phê đổi ra tội, đày đi trấn thủ tiền đồn Châu Ðốc. Khi Bộ Hình nghị án, cũng như theo lời khuyến cáo của bà Từ Dũ thì phải trở lại lời hứa của vua Gia Long với người Chân Lạp ở theo sông Láng Thé. Như thế tức là xác nhận sự kiện Nguyễn Ánh chạy về Trà Vinh hơn 70 năm về trước.

Mấy ngày sau đó, bà Tồn còn được bà Từ Dũ tiếp và ban co một tấm biễn “Liệt Nữ Khã Gia”.

Vua Tự Ðức lại ban cho bà võng điều có 4 lộng, có cờ trống đưa bà về tận Biên Hòa. Tuy nhiên

trên đầu võng có treo một gong nhỏ sơn son tượng trưng cho tội làm kinh động triều đình ( gióng

trống kêu oan đánh thức vua Tự Ðức lúc 2 giờ sáng, buộc vua phải mặc triều phục ra nhận đơn

của bà).

Về đến Biên Hòa, bao nhiêu lễ lạc tiếp đón linh đình. Nhưng chẳng được mấy tháng thì bà lâm bịnh mà mất chưa kịp hội ngộ với chồng được một ngày vì đang lúc đó Thủ Khoa Nghĩa phải đi dẹp loạn thổ dân ở vùng biên cương để thi hành bản án “quán tiền hiệu lực, đoái công thực tội”.

Âu cũng là một câu chuyện buồn! Quá buồn!

(Bổ túc: Nguyễn Ánh chạy về Trà Vang, nhưng đúng ra là ở đâu? Theo sự suy luận của người viết thì có thể thuyền của Nguyễn Ánh từ Bến Tre đã vào Vàm Láng Thé và đổ bộ lên hữu ngạn sông Láng Thé lối Ba Si, Ba Se vì chỉ vùng đó mới có dân cư đông đúc, có tỗ chức, ăn thông luôn đến Ao Bà Om vì chính Ao Bà Om mới là trung tâm dân cư và văn hóa của người Chân Lạp lúc bấy giờ (1780-82). Ngoài ra lúc xãy ra vụ tranh chấp xô xát giữa người Chân Lạp và người Hoa Kiều thì bên tã ngạn đã có làng Ðại Phước do ông Huỳnh Văn Viễn, ông sơ người viết đã thành lập từ năm 1820-21 rồi, mà không bao giờ trong gia đình hay người trong làng có nhắc đến sự kiện Nguyễn Ánh chạy về Trà Vang cũng như chuyện xô xát nói trên. Vì thật ra bên tã ngạn sông Láng Thé trước 1820 thì hoàn toàn còn hoang dã, chưa có bóng người dù là người Chân Lạp cũng không có.

Huỳnh Văn Lang

VÚ SỬA TRÀ-VINH

Thanh Hương

Ðọc cái tựa bài quý vị muốn hiểu tôi nuốn nói cây vú sữa, trái vú sữa hay vú sữa suông suông gì cũng được. Xin mời cứ tiếp tục theo dõi câu chuyện thì sẽ thấy là tôi nói thiệt tình chớ không có giỡn.

Ðối với ai chớ dân Trà Vinh mà không biết cây trái vú sữa ra sao thì chắc biểu là mất gốc cũng chưa vừa tội. Quả thật vậy, vì ở Trà Vinh đi đâu cũng thấy trồng cây vú sữa. Từ giữa chợ

Page 61: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

61

ra tới ven tỉnh, Cây dầu Thanh Lệ Tri Tân, xa chút tới Vàm, Ðầu bờ, Ða Lộc, Chồm hổm.. rồi đi tới làng sóc xa hơn, đâu cũng có vú sữa. Khu nhà ông Bảy Khương tennis đường số 3 nè, nhà bà Cai Yến trong Tri Tân nè..có đám vú sữa như cái vườn mát rượi trước sân rất bắt mắt. Và rất nhiều gia đình khác cũng trồng, ít nhiều chừng đôi ba cây, bên he "ay trước sân vừa để làm bóng mát vừa có niềm vui cho con nít lấy cù móc thọc chơi. Vú sữa tràn lan đại hãi, ngập cà tha.

Cái cây gì mà dễ thương lạ.Trồng đâu cũng mọc, đất nào nó cũng có trái. Nếu trồng ở đất thịt thì gọi là vú sữa vườn. Trồng ở đất cát pha, đất giồng thì kêu là vú sữa giồng. Chẳng qua là do là đất vùng Cữu long mình nó màu mở." Cho nên không nghe ai nói bỏ phân vô vú sữa bao giờ. Người vùng ngoài nịnh nọt gọi nó là đặc sãn Trà Vinh. Rồi có một tay nào đó quảng cáo trong bài vỡ du lịch, đọc ra thì thấy hắn già mồm hết sức nói. Tôi đoan chắc là có nhiều đồng hương của chúng ta biết nhiều về vú sữa, có thể kể ngọn ngành cách trồng, phân loại cũng như những nguyên lý sinh trưởng của loại thực vật này một cách khoa học

Riêng trong bài này, trong khi chờ đợi quý vị chuyên gia về cây cỏ lên tiếng, tôi xin phép được kể vòng ngoài theo mắt thấy để đồng hương đọc đở buồn và giúp đám trẽ sanh ở xứ người biết được ít nhiều về quê hương Trà Vinh mình.

Vú sữa đối với dân mình không phải là loại trái cây quý. Bên cạnh nó còn vô số các thứ khác vừa ngon, bổ, quý hơn nhiều. Chính vì vậy mà ít có nhà vườn nào có kế hoạch lớn lao để trồng nó. Và nó đã êm ả rút về giồng, thâm căn cố đế ở đó. Mà Trà Vinh thuộc đất giồng. Nó thành đặc sản. So ra vú sữa giồng ngon hơn nhờ ở đất khô, cứng, ráo, chịu nhiều nắng cho nên nó rắn rõi dẽ dặt, trái nhỏ thon hơn. Nếu truy nguyên ra thì nó là thứ thổ sản lâu đời nhứt của đồng bào Khme, người Việt từ ngoài Trung trở ra ít có ai biết. Nếu thích có thể đem trồng đâu cũng được. Nó ít kén đất.

Cây vú sữa sống rất dai. Khi thấy nó lão, cho trái nhỏ, có người đốn làm củi, trồng cây con khác thế vô. Còn nếu để nó già thêm, thân lớn, có thể cưa xẻ ra làm ván, thịt màu vàng, đóng tủ bàn cũng đẹp lắm lắm. Lá nó cỡ bàn tay, hơi mo vãnh lên, mặt trên láng màu xanh, mặt dưới nhám có lông màu nâu da bò. Mùa trái, gió chướng thổi lung lay cành lá lấp loé đổi màu và những chùm trái vàng, tím thập thò nhúng nhẩy thì đám con nít vui hơn lúc nào hết.

Mới nhìn bề ngoài Trái vú sữa, ai cũng phân biệt được hai loại: trắng và tím. Nhưng đi vô chi tiết một chút thì thấy có gần chục loại. Còn nếu khảo sát sâu hơn thì chắc có nhiều thứ lắm. Nhìn vô hai loại phân biệt theo màu sắc nói trên, trong cả hai thấy có sự khác nhau về hình dáng và cở trái. Có trái to hơn cái chén, có loại nhỏ hơn. Có loại tròn, loại lùn dẹp, loại thon dài gần giống hình bầu dục. Riêng trong màu tím cũng có loại đậm loại lợt. Trái vừa vừa, tròn, màu tím đậm là ngon nhứt trong loại này. Trái dài đít thon xương xẩu, và tím lợt thì bở và lạt. Loại bự thấy vậy mà không ngon ngọt bằng. Còn loại trắng cũng vậy. Có loại trắng xanh, trắng ngà và vàng. Loại xanh thường nhỏ, thon dài, sai trái, có chùm cuống dài giống như là dây (vú sữa dây), da mềm thịt bở. Trái vú sữa vàng, nhỏ, cứng là ngon số một trong các loại. Con nít thì khoái leo cây để thoả mãn cái thú đươc leo vừa để hái ăn tại chổ, nhưng ít ai cho vì chùm trái ở ngoài đọt, vói sợ té, mà oằn nhánh vô thi gảy làm mất trái non, uổng. Còn người lớn đi du lịch mang giày, quần dài leo dễ bị rớt bất tữ thì không ai đền nhơn mạng. Bận xà lõn ma lên đứng ở chảng ba cắn mút thưởng thức thì đố có đàn bà con gái nào dám ngó lên. Bởi vậy, người ta bẻ bằng lồng.Trên đọt cây trúc, người ta chẽ ra, đương thành cái lồng hình bắp chuối hay hình cái quặng như tết trung thu đốt đèn búp sen. Chỉ cần đứng dưới đất mà móc mà thọc. Rất dễ phân biệt chín sống .Cứ tới tuổi tới thì thì cái đít nó bóng lưởng, càng láng càng chín. Càng chín, màu càng lan từ đít lên tới cuống, vàng tím giống nhau như vậy cả. Có điều là không phải trái càng chín thì càng ngon. Vừa thôi, tức ít ra cũng còn chút chổ trống cho màu xanh chung quanh cuống. Chín rục quá sanh mềm, bũn và có khi bị hôi ê. Nhưng càng chín nó càng bớt sữa- cái nước đục đục đó mà- nghĩa là nó bớt mủ, dễ ăn hơn. Ai sành ăn vú sữa thì phải giủ cái nước đục như sữa đó bỏ đi, rồi mới xoa nắn, rồi mới nút. Còn nếu lỡ dại mà bú sữa non thì coi chừng lát sau môi mép sẽ mọc râu, rửa bằng nước không sạch, mà phải kỳ cọ, se như se cục hồm, cuốn đi mấy cọng lông măng đau điếng đỏ con mắt nó mới chịu tróc ra. Ngoài ra nếu không khéo để sữa rớt vài

Page 62: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

62

giọt lên áo trắng thì cái bằng chứng quả tang đó khó mà chạy tội, giặt rất khó, bị vợ rầy hoặc bị má cho ăn bánh tét nhưn mây. Xoa bóp cho tới nhừ tữ thì sẽ cảm thấy như đụng khối cưng cứng sâu bên trong, giống chùm tuyến sữa thiệt vậy, hoặc giống cái cồi mục nhọt, nặn nó ra mà coi.một khối thịt dai, cứng hơn thạch sương sa, bám dính vô mấy cái hột dẹp lép xám hoặc đen như con dán đất. Không ngon bao nhiêu. Cái ngon ngọt nhứt trong trái sữa là phần mềm (xin đừng lầm với nhu liệu) nằm giữa võ và khối cứng này. Không phải ăn trái nào cũng rút cuống được. Trái non, phải cắn đít. Vì như đã biết cái đít chín trước, mềm hơn, láng hơn, ngọt hơn; ăn hết ngọt thì bỏ. Ông bà mình nói vú sữa lâu tiêu vì nó lạnh bụng. Nó còn có chất chát khiến dễ làm nghẹt cửa sau. Không tiêu, đau bụng chớ tào tháo không rượt nỗi.

Còn cách ăn khác vạt núm trái vú-sửa dùng muổn múc ăn hoặc xẻ thành nhiều miếng, lượn con dao tách phần vỏ ra rồi để trên dỉa, dùng nỉa hoặc cây tâm ghim ăn từng miếng, cách ăn nầy thường dùng để đải khách. Cũng có thể gọt bỏ vỏ, lải bỏ hột và cùi cho vào máy xay, thêm tí sửa vài cục nước đá ta sẽ có ly sinh-tố hết xẩy.

Nghe qua, trái vú sữa dễ bị xuyên tạc móc ngoéo.Chính cái thành tích bất hão như vậy mà nó không được dân mình trọng vọng lắm. Ít có ai coi nó là trái cây quý đặc biệt để cúng ông bà. Cúng thì cũng có nhưng ít khi chưng để lâu vì sữa sớm thành yaourt và lên men giấm. Vả lại còn thiếu gì trái cây, cam bưởi xoài mít măng cục chuối cao .v.v..

Dân Trà-vinh mình coi thường cây vú sữa.Vậy mà nó đã thành Cây Thánh. Vì Trà Vinh là cái vú sữa, nguyên do là mình không biết ta và để cho người ta quá biết mình. Cứ nhìn riêng về lúa gạo không thì đã thấy. Có nhiều nơi trên phần lớn đất nước Việt nam, nhân dân ta thi đua tăng gia sản xuất mà vẫn thiếu gạo, quanh năm ăn độn, một tháng có được 5,3 ngày ăn cơm trắng là phước, còn lai" khoai sắn làm chuẩn. Tình trạng này không phải mới nay, thời XHCN mới có, mà nó triền miên từ xưa. Tôi đã chứng kiến tận mắt. Trong khi đó người Trà-Vinh mình coi rẽ hột ngọc của trời, lấy gạo nuôi heo gà vịt thả dàn, lại đặt rượu ròng bằng gạo bằng nếp, rượu Xuân Thạnh, rươụ Ðầu bờ .... đủ thứ. Cá tép dư thừa đem làm phân. Vựa phân cái nào cũng to như bồ lúa. Hồi nhỏ tôi hay lựa mấy con phân lớn bằng 2,3 ngón tay nướng ăn chơi cho vui. Cây trái đủ thứ khiến mình bất công với trái vú sữa. Trong khi đó, ở một nơi văn vật nhứt nước, nó đã thành Thánh. Cây Vú Sửa Thánh. Giống như cuộc chiến tranh thần thánh, do một ông thánh cầm chầu, cây vú sữa đã đi vào lịch sử chiến đấu oai hùng của nhân dân ta, đi vô văn học, nằm chình ình trong tiểu sử của thánh nhân thời nay đó. Cây vú sữa được trồng giửa Thăng long thành hoài cổ do Bác mang giống từ trong Nam về. (chắc do anh hùng hào Kiệt tặng cho). Chiều chiều Bác đi dạo trong sân, không quên chăm sóc ngắm nghía cây vú sữa ( không biết Bác có tưới cây hay không"). Nó là hình ảnh của miền Nam đi trước về sau, nó tượng trưng cho một thâm tâm, một mưu đồ, thâm ý mục tiêu.. Và nó đã đi vào huyền sử ca một người mang tên Quốc. Nó là Trà Vinh Vĩnh Long. Nói ngược lại Cữu long là bầu sữa của dân tộc. Và vú sữa Trà vinh là số một. Nhưng dân Trà Vinh hiền hoà như Phật. Như cô gái quê rất thiên nhiên căng sữa, không biết mình là ai.

Có người dí dỏm nói vú sữa là thứ con nít rất thích mà nguòi già cũng mê khiến tôi có cái liên tưỡng làm rợn người. Chuyện là có một cô gái quê vì hoàn cảnh hoặc vì thế lực hắc ám mà đi làm vú sữa cho một lão già, bị bú tới võ xanh, được Ngô Tất Tố viết trong cuốn ""Tắt Ðèn"" từ thời nô lệ Tây. Nghỉ lại cái vú sữa Trà Vinh cũng không khác mấy. Sau một thời gian bị giành bú, thi đua chung nhau làm chủ, vú sữaTrà vinh có lúc cũng teo nhách. Dĩ nhiên được săn sóc kỷ nhờ có xuất khẩu nào tôm cá, nào lúa gạo, nào cây trái nhưng dân quê Trà-Vinh không đủ cơm gạo mà ăn. áo quần mặc không đủ ấm.

Không biết bây giờ ai thế Bác bón phân cho cây vú sữa miền Nam. Ai cũng mỡ rộng tầm mắt rồi. Hy vọng sự phân phối, bố trí lại lợi tức quốc gia sao cho công bằng hợp lý hơn để mọi người dân thương nhau và cùng tiến. Chớ có cặp vú Tiền Hậu quí báo, tươi mát nhứt mà mấy cha đòi mút riêng thì cô gái quê ngây thơ chắc chỉ còn xương với da. Bài học đó rất đáng để cho đồng hương Trà Vinh mình suy gẫm không thôi./.

Page 63: c San Xuân Giáp Thân 2004 c L caihuutravinh.com/dacsan/2004/2004_dacsan.pdfQuánh l ộn lu bù Ðánh đâu th ắng đó! Một ngày có gió Nh ư di ều lên mây Tr ở thành

63

Thanh Hương

8/2003