nĂm hỢi chuyỆ dieÄn maÏo loaØi heoaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến...

10
Ðc San Trà-Vinh Ðinh Hi - 2007 11 NĂM HI CHUYN HEO DIEÄN MAÏO LOAØI HEO TRNH HO TÂM Năm chó sp sa ra đi và năm heo chun btrv. Heo là con vt cui cùng trong 12 con giáp vi dáng điu mp mp, nhàn nhã nên heo tượng trưng cho may mn, giàu sang không phi vt v, ngược xuôi. Đối vi người Trung Hoa tượng trưng cho năm Hi không phi heo nhà mà là heo rng. Bn tính ca heo rng rt oai hùng, dũng mãnh không khiếp strước nhng ging thú rng khác. Heo tượng trưng cho phú qúy, giàu sang, dũng khí và sc mnh, vì vy năm Hi chc chn phi là năm nhà nhà m no, người người thành đạt, sc khodi dào, làm ăn phát trin, đấu tranh thng li. Vy heo là con vt như thế no? Xut thân tđâu và đời sng riêng tư, tình cm ra sao? Đó là nhng đim khi tìm hiu cũng không kém phn thú v! Heo có tên khoa hc là Sus Scrofa, thuc loài động vt có vú được các nhà vn vt hc xếp trong dòng hcó tên là Suidae cùng chung vi heo rng. Heo là loi gia cm được nuôi ly tht làm thc ăn. Heo là ging ăn tp nên rt dnuôi, cơm tha cá cn, cám, chui cây, rau ci heo đều ăn tut lut nên nhiu người nuôi heo như là mt hình thc để dành tin tiết kim, mt trương mc tiết kim ngay trong nhà, khi cn tin mua sm, cho con đi hc, cưới vcho con đều có thbán heo ly tin. Vì vy cái ng đất nung để dành tin tiết kim người ta thường làm có hình con heo. Khi cn tin thì đập heo đất ra. Heo có thân hình mp mp, no tròn vi bn chân ngn và nhtrông có vkhông cân xng vi thân thto ln, nng nnên heo có dáng đi n n, chm chp và rt khó khăn khi phi chy. Thân mình heo được bao phbi mt lp lông thưa, cng và ngn có nhiu màu sc khác nhau tùy theo ging heo tđen, trng, xám cho ti nâu hay đỏ. Heo có hai tai ln và thính. Nhiu khi đang ngnhưng hai tai heo vn hot động, xoay chiu vhướng có tiếng động. Đặc tính đó do thiên nhiên ban tng có tlúc heo còn sng trong rng để giúp heo sinh tn, đề phòng mi thú dkhác tn công. Mt ca heo nhvà thlc rt kém vì heo chthy cnh vt xung quanh bng mt hình nh phng không có chiu sâu, không màu sc xanh đỏ vàng tím mà chthy hai màu đen trng. Heo “nhìn” mi vt xung quanh bng lmũi, mũi heo va đánh hơi tìm thc ăn, va để nhn ra người quen hay phát giác nhng him nguy đang đe da đồng thi lmũi cũng là phương tin truyn thông để heo din đạt cm xúc. Vì mang nhiu chc năng quan trng nên lmũi ca heo rt ln, dài li cng rn và đặc bit li cđộng được để có thi đất cát, rác rến, cây ci tìm thc ăn. Heo rng đầu, mũi rt mnh li thêm có hai nanh dài, nên i đất đai hoa mu rt hay, chmt đêm, mt nương khoai bheo rng phá là tan hoang không còn gì vt vát! Ging như chó mèo, heo không có nhng tuyến mhôi dưới da nên heo phi gii nhit qua ming và lmũi. Do đó mũi heo lúc nào cũng ươn ướt. Ming heo rt rng kéo dài gn ti mang tai và heo có hai hàm răng rt khogm có 44 răng vĩnh vin khi trưởng thành để thay thế 28 răng sa lúc còn nh. Hai răng nanh ca hàm trên cũng như hàm dưới khá dài, nhn và chĩa ra phía trước. Nhiu người Á Đông dùng nanh heo rng làm đồ trang sc và tin đó như mt lá bùa hmng và đem li may mn. Mi chân heo có 4 ngón nhưng chcó 2 ngón gia là to và có móng dy rn chc dùng để đi còn 2 ngón kia nhvà không chm đất chdùng để bươi rác. Đuôi heo nh, ngn và xon li nhưng li thng xung khi heo hoang mang, lo s. Chiu cao ca heo t1 đến 4 feet, thân mình dài t20 inches cho ti 6 feet và cân nng t60 pounds cho đến ti 800 pounds (360 kg) ging heo ln. Nếu không blàm tht, heo sng t6 cho đến 9 năm. Thy tca heo nhà ngày nay là heo rng đã có mt trên địa cu rt lâu trước cloài người. Bng nhng mu xương hóa thch người ta xác định được heo rng trước tiên sng Âu Châu cách nay độ 40 triu năm cùng thi vi nhng thú 4 chân khác. Sau đó chúng mi có mt Phi Châu ri Á Châu cách nay 25 triu năm trong khi loài người chmi hin din mt vài triu năm mà thôi. Có lvì nng n, chm chp không thích hp vi đời sng du mc ca loài người thi xưa nên heo vsng vi loài người rt mun so vi các loi gia súc khác như nga, chó, dê, bò. Theo nhà vn vt người Anh Charles Darwin (1809-1882) thì heo được người Trung Hoa đem vnuôi để làm gia súc khong năm 5,000 trước Tây Lch và quyn sách đầu tiên dy cách chăn nuôi heo được vua PhHy (Fo-Hi) viết vào năm 3,468 BC. Người Trung Đông sng trên vùng đất sa mc vi đồng ccó sn nên kéo dài đời sng du mc rt lâu, hthường nuôi dê và tru nên không quen vi

Upload: others

Post on 25-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 11

NĂM HỢI CHUYỆN HEO

DIEÄN MAÏO LOAØI HEO TRỊNH HẢO TÂM

Năm chó sắp sửa ra đi và năm heo chuẩn bị trở về. Heo là con vật cuối cùng trong 12 con giáp với dáng điệu mập mạp, nhàn nhã nên heo tượng trưng cho may mắn, giàu sang không phải vất vả, ngược xuôi. Đối với người Trung Hoa tượng trưng cho năm Hợi không phải heo nhà mà là heo rừng. Bản tính của heo rừng rất oai hùng, dũng mãnh không khiếp sợ trước những giống thú rừng khác. Heo tượng trưng cho phú qúy, giàu sang, dũng khí và sức mạnh, vì vậy năm Hợi chắc chắn phải là năm nhà nhà ấm no, người người thành đạt, sức khoẻ dồi dào, làm ăn phát triển, đấu tranh thắng lợi. Vậy heo là con vật như thế nảo? Xuất thân từ đâu và đời sống riêng tư, tình cảm ra sao? Đó là những điểm khi tìm hiểu cũng không kém phần thú vị! Heo có tên khoa học là Sus Scrofa, thuộc loài động vật có vú được các nhà vạn vật học xếp trong dòng họ có tên là Suidae cùng chung với heo rừng. Heo là loại gia cầm được nuôi lấy thịt làm thức ăn. Heo là giống ăn tạp nên rất dễ nuôi, cơm thừa cá cặn, cám, chuối cây, rau cải heo đều ăn tuốt luốt nên nhiều người nuôi heo như là một hình thức để dành tiền tiết kiệm, một trương mục tiết kiệm ngay trong nhà, khi cần tiền mua sắm, cho con đi học, cưới vợ cho con đều có thể bán heo lấy tiền. Vì vậy cái ống đất nung để dành tiền tiết kiệm người ta thường làm có hình con heo. Khi cần tiền thì đập heo đất ra. Heo có thân hình mập mạp, no tròn với bốn chân ngắn và nhỏ trông có vẻ không cân xứng với thân thể to lớn, nặng nề nên heo có dáng đi ủn ỉn, chậm chạp và rất khó khăn khi phải chạy. Thân mình heo được bao phủ bởi một lớp lông thưa, cứng và ngắn có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo giống heo từ đen, trắng, xám cho tới nâu hay đỏ. Heo có hai tai lớn và thính. Nhiều khi đang ngủ nhưng hai tai heo vẫn hoạt động, xoay chiều về hướng có tiếng động. Đặc tính đó do thiên nhiên ban tặng có từ lúc heo còn sống trong rừng để giúp heo sinh tồn, đề phòng mọi thú dữ khác tấn công. Mắt của heo nhỏ và thị lực rất kém vì heo chỉ thấy cảnh vật xung quanh bằng một hình ảnh phẳng không có chiều sâu, không màu sắc xanh đỏ vàng tím mà chỉ thấy hai màu đen trắng. Heo “nhìn” mọi vật xung quanh bằng lỗ mũi, mũi heo vừa đánh hơi tìm thức ăn, vừa để nhận ra người quen hay phát giác những hiểm nguy đang đe dọa đồng thời lỗ mũi cũng là phương tiện truyền thông để heo diễn đạt cảm xúc. Vì mang nhiều chức năng quan trọng nên lỗ mũi của heo rất lớn, dài lại cứng rắn và đặc biệt lại cử động

được để có thể ủi đất cát, rác rến, cây cối tìm thức ăn. Heo rừng đầu, mũi rất mạnh lại thêm có hai nanh dài, nên ủi đất đai hoa mầu rất hay, chỉ một đêm, một nương khoai bị heo rừng phá là tan hoang không còn gì vớt vát! Giống như chó mèo, heo không có những tuyến mồ hôi dưới da nên heo phải giải nhiệt qua miệng và lỗ mũi. Do đó mũi heo lúc nào cũng ươn ướt. Miệng heo rất rộng kéo dài gần tới mang tai và heo có hai hàm răng rất khoẻ gồm có 44 răng vĩnh viễn khi trưởng thành để thay thế 28 răng sữa lúc còn nhỏ. Hai răng nanh của hàm trên cũng như hàm dưới khá dài, nhọn và chĩa ra phía trước. Nhiều người Á Đông dùng nanh heo rừng làm đồ trang sức và tin đó như một lá bùa hộ mạng và đem lại may mắn. Mỗi chân heo có 4 ngón nhưng chỉ có 2 ngón giữa là to và có móng dầy rắn chắc dùng để đi còn 2 ngón kia nhỏ và không chấm đất chỉ dùng để bươi rác. Đuôi heo nhỏ, ngắn và xoắn lại nhưng lại thẳng xuống khi heo hoang mang, lo sợ. Chiều cao của heo từ 1 đến 4 feet, thân mình dài từ 20 inches cho tới 6 feet và cân nặng từ 60 pounds cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo sống từ 6 cho đến 9 năm. Thủy tổ của heo nhà ngày nay là heo rừng đã có mặt trên địa cầu rất lâu trước cả loài người. Bằng những mẫu xương hóa thạch người ta xác định được

heo rừng trước tiên sống ở Âu Châu cách nay độ 40 triệu năm cùng thời với những thú 4 chân khác. Sau đó chúng mới có mặt ở Phi Châu rồi Á Châu cách nay 25 triệu năm trong khi loài người chỉ mới hiện diện một vài triệu năm mà thôi. Có lẽ

vì nặng nề, chậm chạp không thích hợp với đời sống du mục của loài người thời xưa nên heo về sống với loài người rất muộn so với các loại gia súc khác như ngựa, chó, dê, bò. Theo nhà vạn vật người Anh Charles Darwin (1809-1882) thì heo được người Trung Hoa đem về nuôi để làm gia súc khoảng năm 5,000 trước Tây Lịch và quyển sách đầu tiên dạy cách chăn nuôi heo được vua Phổ Hy (Fo-Hi) viết vào năm 3,468 BC. Người Trung Đông sống trên vùng đất sa mạc với đồng cỏ có sẵn nên kéo dài đời sống du mục rất lâu, họ thường nuôi dê và trừu nên không quen với

Page 2: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 12

thịt heo. Có lẽ vì lý do đó mà người theo Hồi giáo và sắc dân Hebrews không ăn thịt heo và coi thịt heo là một thứ cấm kỵ, chẳng những không ăn mà lỡ đụng phải heo, để nguyên quần áo mà trầm mình dưới sông để tẩy rữa. Cho rằng heo là con vật dơ dáy nhất trong các loài vật. Mỹ Châu và Úc Châu từ ngàn xưa không có bóng dáng heo rừng. Heo đã du nhập Hoa Kỳ bằng những chuyến tàu của các ông Trịnh Hòa từ Trung Hoa, Columbus, De Soto từ Âu Châu và những người khác nữa. Họ mang heo theo để làm lương thực cho cuộc hải hành thường kéo dài hàng nhiều năm trời. Ông De Soto đã để lại vài con heo cho người da đỏ cũng như vài con sút dây chạy mất vào rừng. Loại heo Razorback (lưng mõng) ở vùng đông nam Hoa Kỳ được xem là “hậu duệ” của những con heo của ông De Soto. Heo nuôi ngày nay được lai giống từ nhiều loại heo rừng khác nhau, xuất xứ từ nhiều vùng trên thế giới nên chúng có những đặc tính cũng khác nhau. Theo các nhà vạn vật thì có độ 300 giống heo. Tại Hoa Kỳ những nhà chăn nuôi ưa chuộng những giống heo sau đây vì dễ nuôi, mau lớn và đẻ sai: - Berkshire: như tên đã gọi loại heo này được lai

giống đầu tiên ở vùng Berk của nước Anh và thời ấy chính hoàng gia Anh cũng nuôi loại heo này trong điện Windsor. Loại này được nhập sang Hoa Kỳ vào năm 1823. Thân chúng lông đen nhưng mặt và chân có màu

trắng, mũi ngắn và tai dựng đứng. - Hampshire : cũng xuất xứ từ Anh quốc nơi vùng

Hampshire và được đem sang Hoa Kỳ giữa thế kỷ 19. Thân màu đen nhưng có một vòng đai trắng quanh lưng phiá hai chân trước, hai chân này cũng trắng, chúng nuôi con rất giỏi.

-Yorkshire: cũng xuất xứ từ Anh quốc nơi miền cùng tên với heo được du nhập vào Hoa Kỳ và Canada

vào cuối thập niên 1880 và trở thành loại heo được các nhà chăn nuôi ưa chuộng nhất. Tại VN ở trại heo Thủ Đức trước đây cũng nuôi loại heo này. Heo Yorkshire màu trắng đôi

khi có đốm đen, rất lớn con, nổi tiếng đẻ sai, mau lớn, ít bệnh và thích hợp được ở mọi vùng.

-Duroc: đây là loại heo chánh gốc Mỹ, xuất xứ từ vùng New York tại trại chăn nuôi có tên là Duroc. Heo Duroc màu đỏ, thông minh và mau lớn. -Chester White: được gây giống tại Chester County thuộc bang Pennsylvania vào đầu thế kỷ 19. Giống heo này không ồn ào, thích ứng với mọi khí hậu và hội nhập dễ dàng với các giống heo khác. - Poland China: loại này không xuất xứ từ Ba Lan, lại cũng không du nhập từ Trung Quốc như tên của chúng mà lại chính gốc Mỹ ở bang Ohio. Chúng giống như heo Berkshire chỉ khác mũi dài và tai cụp xuống. - American Landrace: đây là giống mới nhất được gây vào thập niên 1950 tại Hoa Kỳ. Nó giống như loại Yorkshire nhưng thân dài vì có thêm 3 xương sườn so với các loại heo khác. Chúng hiền lành, dễ nuôi và mau lên cân. Người ta thường cho rằng “Ham ăn như heo” hoặc “Lười như lợn”. Có lẽ cũng đúng phần nào vì cuộc đời của heo chỉ có hai việc chính chiếm hầu hết thì giờ trong đời sống ngắn ngủi của heo là ăn và ngủ. Heo có thể ăn liên tục 4, 5 tiếng đồng hồ rồi lại lăn ra ngủ với một thời gian dài như vậy. Heo ngủ rất say và cũng ngáy to tiếng! Heo ăn tạp nghĩa là ăn đủ mọi thứ từ thực vật như rau, qủa, củ, rễ cho tới thịt sống cũng như nấu chín của các loài động vật. Thức ăn dư thừa, rau cải ung thối, trái cây phế thải, những thứ được xem như là rác rến, heo cũng chẳng khước từ. Ở xứ ta cũng như các nước Á Châu lân cận, người ta có thể cho heo ăn cây chuối sau khi đã hái qủa, rau muống, bèo cám dưới ao hay nấu cháo, nấu cám hoặc cá vụn. Tại Hoa Kỳ heo trong các trại chăn nuôi được ăn bắp, cao lương (bo bo) nên heo rất mau mập. Heo cung cấp thịt nhiều hơn bò, cứ 10 pounds lương thực heo ăn là heo mập thêm được 3 pounds thịt, trong khi bò chỉ được 1 pound. Vì cơ thể qúa nhiều mỡ nên lúc nào heo cũng cảm thấy nóng bức và thích trầm mình trong những vũng nước, vũng bùn. Vì vậy nuôi heo nên để heo trong mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào heo, nghĩa là chuồng heo phải có mái che. Người ta thường cho rằng “Dơ như heo!” vì thấy heo thường nằm trong vũng sình. Thật ra heo cũng thích ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên được rữa ráy, quét dọn. Vì thân thể nóng bức nên heo rất cần nước để uống, nên lúc nào cũng phải có sẵn cho heo một thùng nước. Cuộc đời tình ái của heo cũng lắm điều đáng nói. Heo biết truyền giống rất sớm, lúc tuổi đời từ 5 đến 7 tháng là heo đã có khã năng tình dục. Heo đực khá mạnh về tình dục và quanh năm suốt tháng lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng...ứng chiến để đáp ứng mọi nhu cầu khi heo nái cần đến. Trái lại heo nái chỉ rạo rực xuân tình trong một thời gian là 2, 3 hôm trong một chu kỳ là 21 ngày. Thời gian này trong nước tiểu heo nái chứa nhiều estrogen để hấp dẫn heo đực. Bất ngờ bị hương tình quyến rủ, heo đực sẽ dùng mũi để

Page 3: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 13

phăng lần tìm nơi xuất phát. Khi gặp heo nái, heo đực dùng mũi của mình để tâm tình trao đổi, hít hít mọi nơi. Nhiều khi heo nái sợ qúa bỏ chạy, heo đực vẫn lầm lỳ rượt theo bén gót, nghiến răng trèo trẹo và nước dãi nhỏ xuống lòng thòng. Để tỏ sức mạnh, đôi khi trận chiến xảy ra, heo đực cố cắn cho được cổ hoặc tai heo nái. Trận chiến này có vẻ nhẹ nhàng, nặng về hình thức thủ tục làm tăng thêm phần lãng mạn khác hẳn với trận chiến giữa hai con heo đực. Lúc này heo nái không thể khước từ, đứng im bất động, lưng cong lên và hai tai dựng đứng. Lợn lòng trong heo đực được dịp xổng chuồng! Theo những người chuyên nuôi heo nọc (heo đực có giống tốt) thì mỗi lần bỏ nọc chỉ cần độ 3 phút là heo nọc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau đó nên đem heo nái đi chỗ khác, đừng để chúng quen hơi, như vậy heo nọc có thể tiếp tục công việc của mình với khoảng 50 heo nái khác mà không hề hấn gì! Mấy chục năm trước ở Hồng Kông, chính phủ Anh nhằm giúp đỡ cho những gia đình thuộc diện “mẹ góa con côi” nên có sáng kiến cho mỗi gia đình một con heo nái để nuôi, heo đẻ sẽ tăng lợi tức. Đến lúc heo nái động đực, chính phủ phải phái một anh lính chở heo nọc tới bằng xe đạp cho các gia đình góa phụ này. Các chú lính trẻ ì ạch chở heo nọc đến đâu là hàng xóm thiên hạ không nín cười được! Nhiều câu chuyện tiếu lâm được dân chúng thêu dệt quanh công tác trợ cấp xã hội thiết thực này. Thời gian trứng rụng ở heo nái là 36 tiếng đồng hồ. Sau khi đã đậu thai thì heo nái không còn động đực nữa. Bụng mang dạ chửa non 4 tháng (từ 112 đến 114 ngày) thì heo nái sẽ sanh con, mỗi lứa từ 6 đến 12 con. Heo con bú sữa mẹ và lớn lên rất mau. Lúc mới sanh mỗi con cân nặng từ 2.5 cho đến 3 pounds, sau 3 tuần lên 10 đến 12 pounds và 8 tuần 35 đến 40 pounds (18 kg). Đến lúc này heo con có thể tự lực cánh sinh mà không cần phải bú sữa mẹ nữa. Thường mỗi năm heo nái có thể đẻ được hai lứa với suýt soát 20 con. So với bò phải mất 9 tháng mang thai và mỗi lần đẻ chỉ được một con. Dê trừu phải mất 5 tháng và mỗi lứa được một hoặc hai con! Biết cách nuôi thì heo ít mắc bệnh. Bệnh làm heo chết nhiều nhất là dịch tả (cholera) có thề giết nguyên cả trại heo trong vài ngày. Tại Hoa Kỳ khi một trại heo bị dịch tả thì tất cả các heo trong trại đều bị giết hết và chôn trong hố sâu có rải vôi bột. Trước khi chôn mỗi con đều bị đâm bằng sắt nhọn để tránh bụng sình lên. Chủ trại heo sẽ được chính phủ bồi thường, liên bang chịu một nửa và tiểu bang chịu một nửa. Những bệnh khác có thể làm heo chết là sưng phổi, lao phổi, cúm và lở loét bao tử. Giun sán cũng có thể giết heo. Loại sán có tên là Trichinae do heo ăn phải từ thực phẩm không được nấu chín, sẽ sinh sôi phát triển trong ruột heo và ấu trùng di chuyển vào huyết

quản trong các thớ thịt. Heo này ta thường gọi là heo gạo vì ấu trùng giống như hạt gạo, nếu ăn thịt heo này ấu trùng sẽ sinh sôi trong ruột con người. Do đó thịt heo phải được nấu chín trước khi ăn. Nem chua là một món khoái khẩu nhưng nên cẩn thận khi làm phải lựa thịt tốt. Để tránh heo bệnh heo phải được chích ngừa và đồ ăn cho heo phải được nấu chín. Ở nước ta nhiều khi heo bị bệnh, bỏ ăn cô nàng nuôi heo đổ thừa cho hàng xóm dèm pha:

Trách ai đem miệng nói dèm Nên heo trở máng, chê hèm không ăn!

Heo cung cấp cho nhân loại một nguồn thịt dồi dào chiếm 38% số thịt thế giới tiêu thụ. Thịt heo là một thứ lương thực cao cấp chứa rất nhiều chất đạm (protein). Theo tổ chức Lương Nông (FAO) của Liên Hiệp Quốc những nước sau đây tiêu thụ thịt heo nhiều nhất, thống kê căn cứ vào số calori do thịt heo cung cấp cho mỗi người trong một ngày: Áo (353), Thụy Sĩ (349), Phần Lan (343), Trung Quốc (331), Pháp (301), Tây Ban Nha (296), Đan Mạch (293), Ba Lan (267), Tiệp Khắc (264), Đức (247). Thống kê cho thấy các nước Âu Châu là những nơi tiêu thụ thịt heo nhiều nhất, ở Á Châu thì có Trung Quốc. Theo ước lượng có khoảng 650 triệu heo được người ta nuôi trên thế giới. Ngoài việc cung ứng cho nhân loại một nguồn thực phẩm dồi dào, heo còn cung cấp mỡ để làm dầu bôi trơn, thắp đèn. Máu heo làm thực phẩm chó mèo và phân bón. Da heo được thuộc để làm áo da, ví phụ nữ. Trong lãnh vực y khoa vì bộ máy tuần hoàn rất giống loài người, trái tim và các mạch máu cùng cỡ với loài người nên van của tim heo được thay thế cho loài người. Tại quận Cam California hãng Johnson & Johnson có chi nhánh để sản xuất van tim heo để ghép

cho người. Da heo có độ dày gần giống như da người nên cũng được dùng để thí nghiệm các loại thuốc trị ngoài da, chữa bịnh dị ứng. Heo cũng bị loét bao tử mỗi khi căng thẳng

thần kinh nên cũng được dùng để trắc nghiệm những loại thuốc bao tử trước khi bán ra công chúng. Về văn nghệ giải trí, heo cũng thông minh không thua gì loài chó vì heo có bộ óc lớn hơn các loài vật khác so với thân thể chúng nên heo cũng làm trò trong gánh xiệc. Cuối thế kỷ 15 vua Louis XI của Pháp chỉ thích xem đoàn vũ heo mà thôi. Heo không có xuất hiện trên phim ảnh như chó và khỉ, phim con heo như người ta thường nói không có nghĩa là phim ảnh do heo đóng là một loại phim khác do người đóng và diễn viên không cần đến trang phục, trần trụi như heo!

Page 4: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 14

Tại nước ta trong các yến tiệc mỗi dịp quan hôn tang tế phải có rượu và thịt. Không thịt không thành đám. Đám cưới cũng vậy “Cưới không heo như cù nèo không móc”. Vì vậy sính lễ hỏi vợ ngoài trầu cau, nữ trang, trà rượu, bánh trái còn phải có một con heo quay:

Cưới em một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm.

Sau ngày cưới cô dâu cảm thấy không hạnh phúc vì lấy nhầm ông chồng Cả Đẩn thì lại đổ thừa cho bà mẹ ham tiền:

Mẹ em tham thúng xôi dền Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng Em đã bảo mẹ rằng...“Đừng” Mẹ hứ, mẹ híc, mẹ bưng ngay vào. Bây giờ kẻ thấp người cao Như đôi đũa lệch, so sao cho đều!

Miên Bắc còn có tục lệ gọi là “Nhị Hỉ”, hai hôm sau ngày đám cưới, cô dâu trở về thăm lại cha mẹ, họ hàng. Trong lễ vật nhà trai mang biếu nhà gái lại cũng có con heo quay. Nhưng con heo lần này mới là quan trọng vì nó nói lên phẩm giá trinh tiết của cô dâu: nếu hai lỗ tai con heo còn nguyên vẹn thì nhà trai muốn cho nhà gái biết cô dâu cũng còn nguyên vẹn trước khi về nhà chồng. Trái lại nếu tai con heo bị cắt mất thì coi như cô dâu trước khi về nhà chồng đã đánh rơi đâu đó cái...đáng giá ngàn vàng!

Thủy tổ của heo nhà là heo rừng sống trong vùng rừng núi hoang dại. Chúng thường đi ăn thành từng đàn lúc ban đêm trước khi mặt trời mọc. Heo đực đi tiên phong để tìm thức ăn cho heo nái và đàn con. Chúng hay đào bới, ủi khoai sắn lên để ăn củ, ăn thì ít mà phá hoại thì nhiều. Dân làm rẫy tìm cách đào hố mà bẫy chúng. Thịt heo rừng được chế biến thành những món ăn hấp dẫn bán trong những quán thịt rừng ở Hố Nai, Biên Hòa. Heo rừng chạy rất nhanh có thể

đạt tốc độ 20 miles một giờ và sống từ 15 đến 20 năm. Ngày nay heo rừng được liệt vào danh sách loại thú hiếm qúy cần được bảo vệ

và chúng cũng có mặt trong núi rừng vùng ôn đới như Hoa Kỳ và Âu Châu, nhiều nhất là ở Đức.

Một loại heo khác hiện được một số người Mỹ ưa thích nuôi trong nhà bên cạnh chó mèo. Loại heo này có tên là heo Việt Nam bụng ỏng (Vietnamese Pot-Bellied Pig). Ở Mỹ gọi là heo VN nhưng ở VN gọi là heo mọi, chỉ có đồng bào Thượng trên cao nguyên mới nuôi loại heo này vì chúng nhỏ con nuôi không lớn được nhưng thịt chúng rất ngon. Người Mỹ rất thích loại heo này cho rằng nó thông

minh, dễ thương. Họ cho heo ở trong nhà lót thảm, ăn đồ ăn riêng chứ không cám hèm như ở VN và dẫn đi dạo phố như một mốt thời thượng. Ở thành phố Upland (California) có một bà Mỹ nuôi heo VN này bị hàng xóm thưa không cho nuôi vì không muốn kế cận nhà mình lại có một nhà nuôi heo. Bà chủ heo nhất định cho rằng con heo của bà là một thứ “Pet” (thú vật nhà) và chống lên tòa án địa phương. Kết qủa bà thắng vì quan tòa phán là heo VN là một thứ Pet được nuôi trong nhà!

Heo rừng bản tính hiên ngang, can đảm, không khuất phục trước một giống vật hung dữ nào. Heo nhà tượng trưng cho no ấm, phú qúy, an nhàn. Heo mẹ với đàn con xúm xít vây quanh để bú nói lên tình mẫu tử bao la, một mái gia đình đầm ấm. Hình ảnh heo mẹ với đàn con đã được các họa sĩ ngày xưa đưa vào tranh mộc bản nhân gian để treo trong những ngày Tết. Một lần nữa Xuân sắp sửa trở về, năm con heo lại đến. Năm Hợi sẽ là một năm may mắn, no ấm và an nhàn không còn ai phải vất vả, ngược xuôi.

TRỊNH HẢO TÂM

Cùng một tác giả đã phát hành 3 quyển Ký Sự Du Lịch: “Trên Những Nẻo Đường Việt Nam” (2004), “Miền Tây Hoa Kỳ” (2005), “Ký Sự Du Lịch Trung Quốc” (2006). Giá 15 US$ mỗi quyển, có bán tại nhà sách Văn Bút. Ở xa gởi ngân phiếu 15 US$ (bao cước phí) về tác giả, sách có chữ ký sẽ được gởi đến tận nhà

TRỊNH HẢO TÂM 3683 Hawks Drive Brea CA 92823 Ðiện thoại 714-528-1413 Email: [email protected]

Page 5: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 15

Làng Quê Yêu Mến ___________________________________________________________________________________________________________________Anh Bắp

Đọc bài “Tép Mòng Cá Lóc” ông Hai Quẹo viết trong đặc san Trà Vinh số 6 làm tôi nhớ quê tôi quá trời. Nói thật với bà con, tôi sống ở Mỹ từ năm 75 tới bây giờ mà sao trong tôi “quê” vẫn còn. Tôi cũng đã từng nói với bà con cô bác là tôi “quê một đống” chứ không phải chỉ “quê một cục”.

Nội cái tên của tôi thôi nghe cũng thấy “dính bùn” rồi. Mà thật ra thì tôi cũng không muốn rửa sạch “bùn” để hết “quê” vì đối với tôi, cái “quê” nó thân thương, nó mến yêu vô cùng. Nó sẽ “dính” với tôi suốt đời. Nhớ hồi tôi về Việt Nam lần đầu sau 18 năm sống ở Mỹ, trong bửa cơm gia đình ở Bãi Xan, đứa em ngồi kế bên hỏi: “Ủa, anh Sáu cũng còn cầm đũa được hé!”. Tôi mới trả lời: “Mẹ, tao cũng dân ruộng như mầy chứ khác gì đâu!”. Câu trả lời của tôi làm thằng em khoái chí, nó thấy người anh Việt kiều nầy không Việt kiều chút nào hết, cũng như nó thôi. Quê Tôi:

Để tôi giới thiệu quê của tôi hồi đó với bà con một chút cho biết. Tôi sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng nhỏ ở ven sông Cổ Chiên. Vì dân trong làng toàn là Công giáo nên không có đình chùa gì hết mà chỉ có một ngôi nhà thờ khá lớn đứng nhìn ra bờ sông. Nhà cửa thì đa số là nhà lá. Chung quanh thì dừa, cau, chuối, dừa nước mọc đầy. Đường đất thì nhầy nhụa, trơn trợt mỗi khi trời mưa. Muốn đến tỉnh lỵ (Phú Vinh) thì phải đi đò. Ngoài ra, không còn phương tiện nào khác vì tứ bề đều bị bao vây bởi những người “phía bên kia”. Thật ra thì bề thứ tư là sông nhưng bên kia sông cũng là của “họ”. Di chuyển trong làng thì hoặc là đi bộ hay đạp xe đạp. Làng có hai con lộ: Lộ Trước và Lộ Sau. Lộ trước gần bờ sông nhưng chỉ có thể đi bộ được thôi vì đường nhỏ lại đứt khúc nữa. Còn lộ sau thì khá hơn, trâu có thể kéo cộ trên đường được. Xe đạp thì cũng chạy dể dàng. Những năm gần 75, thì có thêm vài xe Honda chạy tung bụi trên đường. Lắm khi những anh chàng cao-bồi vườn nầy phải tắm ao bất đắc dỉ vì đường thì gồ ghề, cong queo mà tài xế thì cao hứng phóng nhanh nên phải tắm ruộng tắm ao là chuyện thường. Đèn thì chỉ là đèn dầu. Khá giả chút thì đốt đèn măng-song (manchon) trong những ngày lễ. Truyền hình thì cả làng chỉ có vài ba cái xài bằng ắc-quy. Bây giờ thì khác xưa nhiều nhưng đó là quê tôi thời tôi còn nhỏ.

Chợ làng họp mỗi sáng từ khoảng 5 đến 9 giờ. Bây giờ thì có nhà lồng chợ đàng hoàng chứ hồi đó thì chỉ là một khoảng sân trống gần nhà thờ rồi thì mạnh ai có gì dư không cần đến ở nhà cứ mang ra mà bán rồi mua lại món khác cần hơn. Thường thì là tép, cá, rau cải, mắm, ớt, gà vịt, ếch nhái, trứng, vv.. rất ít khi có thịt thà, trừ gần tết, vì dân nghèo làm sao mua nổi. Nhiều nhất vẫn là tép cá vì dể kiếm hơn. Còn tôm thì cũng rất hiếm.

Trở lại vấn đề tép cá. Quê tôi là xứ ruộng nên cá với tép là thức ăn thường ngày của mọi gia đình. Bắt cá thì có nhiều cách: cấm câu, giăng câu, giăng lưới, tác đìa, móc hầm, đặt nò, đặt lọp, đặt lờ, .. Nếu có dịp tôi sẽ kể chuyện bắt cá cho bà con nghe chơi đỡ buồn. Bây giờ nói riêng về cách bắt tép. Nói tép tôi mới sực nhớ là bên nầy người ta gọi là tôm, không hiểu sao con tép mà người ta lại gọi là tôm. Ai đúng ai sai thì không quan trọng nhưng người làng tôi khi kêu con tôm là phải có cái càng đàng hoàng. Còn ngoài ra thì là tép hết. Tép bạc, tép chong (tép rong), tép bầu, tép riêu, tép bạc đất, tép bạc đen, tép bạc trắng. Tôm thì có tôm càng, tôm hùm, tôm tích.

Súc Tép: Tôi lại kể vòng vo tam quôc rồi. Trở lại việc

bắt tép ở quê tôi. Người lớn thì súc tép hay đặt xà-ngôn. Cái nầy thì ông Hai Quẹo kêu là “chà-ngôm”, nhưng ở làng tôi thì người ta kêu là xà-ngôn quen rồi, nếu nói chà-ngôm thì họ không biết là gì. Súc tép thì dùng rổ súc. Rổ súc là loại rổ lớn, khoảng 6, 7 tất đường kính, đan lổ hơi thưa để nước dể thoát. Người đi súc chỉ việc tìm một khoảng trống trong ruộng hay trên ao là có thể súc được. Súc tép cũng phải khéo tay. Người súc phải đứng dưới nước, trong đìa, ruộng, rồi quay cái rổ để làm nước xoáy mạnh, tép sẽ bị cuốn theo dòng nước mà đọng lại trong đáy rổ, sau vài phúc

Page 6: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 16

quay như vậy thì mang rổ lên, lựa trong đám cỏ rát, rong rêu bắt ra những con tép để dành. Cách nầy thì thường chỉ bắt được những con tép rong (tép chong) hay tép riêu mà thôi. Còn nếu muốn có tép bạc thì phải đặt xà-ngôn mới được. Mà đặt xà-ngôn là việc làm của người lớn thôi còn bọn con nít chúng tôi thì còn một cách khác, đó là đặt “chọp”. Đặt chọp thì dễ nhưng được ít tép lại tốn thì giờ hơn nhưng mà ăn thua gì vì bãi trường mà, cho dù có đặt chọp cả ngày cũng chẳng sao vì không bị ai rầy rà gì ráo. Hơn nữa, trong khi đợi để giở chọp thì chúng tôi còn bày những trò chơi trẻ con khác, vui hơn. Đặt chọp:

Không biết “chọp” có nguồn gốc từ đâu nhưng ở xóm tôi thì “chọp” được “nhập cảng” từ chị Năm Trạch, con dâu của Cô Hai Thêu là chị của Ba tôi. Tôi còn nhớ khi anh Năm Trạch cưới chị về thì chị rất đẹp và ngộ lắm. Trong một dịp về thăm Cô Hai tôi thì chị bày cho chúng tôi cách đặt chọp nầy mà tới bây giờ con nít trong làng vẫn còn dùng. Làm chọp thì rất dể. Cắt miếng vải mùng vuông khoảng 5,6 gang tay tùy ý. Bẻ hai nhánh tre, cột tréo hình chử thập, rồi bẻ cong lại cột 4 đầu vô 4 góc miếng vải mùng là có một cái “chọp”. Mồi chọp thì rang ít cám heo trong nhà bỏ vô cái gáo dừa, vo ít viên đất sét bỏ thêm vô rồi xóc cho cám dính vô cục đất là có mồi.

Thường thì chúng tôi mỗi đứa có 2, 3 cái chọp để đặt. Tìm chổ trống trong ruộng lúa hay bờ ao cạn, dùng cần thả cái chọp xuống chổ trống đó, thảy vài viên mồi vô giữa chọp rồi đợi. Tép đánh hơi thấy mùi thơm của cám rang bơi vô ăn thì mình giở chọp lên để bắt. Giở chọp thì phải giở từ từ nếu không, đáy chọp bung lên mấy con tép sẽ bị tung ra ngoài. Mỗi lần giở

chọp như vậy có thể có được chục con tép đủ loại., lâu dần cũng đầy một lon, đủ ăn cho cả nhà. Đôi khi cũng được thêm vài con cá sặc nữa. Tép bạc thường thì được dùng để rang mặn, kho, hay nấu canh. Còn tép chong, ít thì rang, nhiều thì hấp rồi ăn với rau vườn như đọt xoài, đọt chùm ruột, cuốn với cải rổ hay xà lách, chấm nước mắm ớt … ngon ơi là ngon. Tép chong có đầu hơi

cứng nên sau khi hấp xong, đổ hết vô cái thau, lấy đôi đũa quay vòng tròn trong thau để những sợi râu tép quấn vô đũa làm đầu tép đứt ra cho dể ăn. Không ai dùng tép chong để nấu canh hết. Không biết tại sao. Còn tép riêu thì bị chê vì nhỏ quá nên bỏ cho gà ăn. Đồ “tép riêu” mà. Lồng Chà Tôm:

Trong những năm đầu của thập niên 70, gia đình tôi có 2 “lồng chà” đặt cách nhau khoảng công

đất ở mé sông của Ông Nội tôi. Như kể ở trên, làng tôi ở cạnh bờ sông, quanh năm nước cuồn cuộn chảy. Thỉnh thoảng làm chìm ghe tàu nhất là vào mùa Tết ta. Những gia đình có đất ở bờ sông thì hay đặt những lồng chà gần mé hẩm để bắt những con tôm càng, cua biển, cá ngát, vv… phụ thêm bửa ăn cho gia đình. Làm chà là cả một công trình chứ không phải chuyện chơi. Đốn vài cây tre lớn làm cọc, chặt những nhánh trâm bầu bó lại để làm chà. Đóng những cây cọc nầy cách nhau khoảng 2 bàn chân thành hình chử nhật sát mé hẩm, ngang khoảng 2 sải, dài khoảng 4 sải, rồi quăng những bó chà vô trong cho đầy, lấy mấy cây tre dài chắn lên trên rồi dùng dây mây cột lại để giữ chà không bị sóng đánh trôi. Vậy là có một lồng chà.

Dụng cụ bắt tôm cá ở thôn

quê Trà-Vinh

Ba tôi có đương những tấm đăng lớn làm bằng những cọng tre chuốt nhỏ bằng chiếc đũa bếp, dài khoảng sải

tay, đương bằng giây mây xé đôi. Như vậy là tấm đăng cao khoảng thước rưởi còn dài thì thường khoảng 5, 6 thước để khi cuốn lại mình có thể khiêng nổi. Cứ khoảng 3 tháng một lần, Ba tôi gọi 2 anh em tôi dậy thiệt sớm để đi giở chà vì nước ròng sát vào hừng sáng. Chúng tôi xách nào thùng thiết, rổ súc, dao chét, rồi khiêng theo 2 cuộn đăng xuống bến nhà. Sáng sớm mà phải “đi tắm sông” làm anh em tôi ái ngại, nhưng nghĩ tới bửa cơm có tôm kho tàu, canh cua biển nước cốt dừa, thì chúng tôi hăng hái liền. Sóng đánh ì-ọp, nước sông lạnh làm nổi da gà, chúng tôi cũng phải cố gắng chận đăng vòng quanh lồng chà cho mau kịp nước ròng. Nhổ hết mấy cây cọc đăng ra rồi đóng lại trịch xuống phía dưới một chút. Cứ như vậy, quăng những bó chà từ lồng chà củ qua lồng chà mới. Cứ một lúc thì phải gom đăng lại làm thành vòng nhỏ hơn. Đứng bên trong vòng đăng, mấy con tôm, con cua chạy lăng xăng đụng vô chân làm mình thấy vui trong bụng. Đôi khi cũng bị mấy con cua biển kẹp vô ngón chân đau điếng. Khi không còn chà bên trong thì bắt đâu súc tôm. Bên ngoài sóng đánh sì-sập, bên trong tôi dùng rổ vớt những con tôm càng to xanh, vài con cua biển bự bằng bàn tay, nhớ tới bửa ăn tối nay có tôm càng kho tàu đỏ au, một bửa cháo tôm hay gỏi tôm càng đu đủ. Thiệt tình, không còn gì ngon bằng. Mỗi lần giở chà như vậy nếu trúng thì khoảng nữa thùng thiết còn thất thì cũng có 1, 2 ký lô tôm là thường. Soi Nhái:

Ở miệt quê, sau vài trận mưa đầu mùa, ruộng bắt đầu ướt, những chổ trủng ngập lấp xấp nưóc, cũng

Page 7: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 17

là bắt đầu mùa soi nhái. Mỗi tối khi đỏ đèn thì ngoài ruộng tiếng ếch nhái bắt đầu kêu râm rang như một điệu nhạc êm dịu không thể thiếu ở miền thôn quê. Những ai không quen với cảnh đêm tịch mịch ở quê thì nhất định sẽ thấy buồn … thúi ruột. Đêm không trăng tối đen như mịt mù, như vô tận. Trong nhà, trẻ con đang ngồi học bài bên ánh đèn dầu thỉnh thoảng bị gió thổi làm chao đảo bóng đen trên vách lá. Ngoài ruộng, vài ánh đèn đi tới đi lui, khi ẩn khi hiện của những người soi nhái.

Không biết thời bây giờ ở quê tôi người ta còn đi soi nhái nữa hay không. Lúc tôi còn học trường làng, mỗi khi đầu mùa mưa là chúng tôi phải chuẩn bị dụng cụ để đi soi nhái. Lấy chá đèn ra đánh lại cho thật bóng, soi lại cái bét đèn cho thông, mua thêm khí đá ủ trong thùng tro để dành sẳn, coi đương lại cái trung, làm lại cái nấp cho thật chắc. Thường thì chúng tôi cũng mang theo con dao nhọn cán dài dắt sau lưng để chém rắn nữa. Chúng tôi hay dùng cây ba-nha (poignard) tức là cái lưởi lê dài của lính Pháp thời xưa là tốt nhất. Đèn soi nhái thì có 2, 3 loại khác nhau. Bề tròn bằng chai lít, cao khoảng 1 gang tay. Thông dụng nhất là loại làm bằng gan. Loại làm bằng đồng thì hiếm và mắc hơn nhiều nên ít ai có. Đèn soi gồm 3 bộ phận, phần trên đựng nước và cái quay cầm, ngay tay cầm thì có đồ diều chỉnh độ nước, phần đưới dùng để đựng khí đá có cái vòi với cái bét để đốt. Giửa cái bét

với bình đèn là cái chá đèn. Chá đèn cũng có 2 loại, chá nhôm màu trắng bạc và chá đồng. Chá đồng được chúng tôi ưa nhất vì sáng hơn lại dể đánh bóng nữa. Người đi soi cũng phải mang theo một cây kim nhỏ để thỉnh

thoảng bét bị nghẹt thì soi lại cho thông. Thường thì khoảng 9, 10 giờ tối là chúng tôi bắt đầu đi. Chúng tôi tới nhà từng đứa bạn rồi rủ nhau đi một lược. Trong khi đi đến chổ soi đã định trước thì chúng tôi chỉ mở đèn lu lu vừa thấy đường để bước thôi. Tới nơi, chúng tôi mới xã thêm nước cho đèn cháy sáng hơn. Những anh chị nhái dang hứng sương thấy đèn sáng quay lại nhìn là bị choá mắt, thế là bị chúng tôi tóm cổ bỏ vô trung. Đôi khi anh chị đang mặn nồng chúng tôi cũng không tha. Vì lúc đó chúng tôi khoảng 11,12 tuổi nên thường đi một đám để khỏi sợ bị lạc. Mặc dù Ba tôi vẫn hay dặn là nếu có lạc đường thì cứ việc đi ngược cọng rạ là về được tới nhà. Lớn lên tôi mới biết tại sao đi ngược cọng rạ lại về nhà được là vì mùa đó, gió thổi từ sông Cái ra nên rạ ngã theo chiều gió. Nhà tôi ở gần sông nên đi ngược cọng rạ tức là đi hướng về nhà. Mỗi lần soi nhái kéo dài từ 9, 10 giờ tối đến 3, 4 giờ sáng. Hôm nào trúng thì đầy một trung nhái, mang

xệ vai luôn. Đi về trên đường, nhái kêu oẹp oẹp nghe sướng lổ tai. Mặc dù là soi nhái nhưng đôi khi cũng bắt được vài con ếch to bằng nắm tay. Ếch thường dể bị sảy hơn vì nó không say đèn như nhái, hơn nữa, tay chúng tôi nhỏ nên thường bắt hụt.

Thịt nhái ăn rất ngon. Tôi nghỉ là phải ngon hơn thịt gà bên nầy nhiều. Má tôi thường kho thịt nhái với nước cốt dừa, ăn cơm ngon miệng vô cùng. Nhưng tôi thích nhất là nhái um lá cách. Nước cốt dừa béo béo, thịt nhái ngọt, thêm lá cách có vị bùi bùi, thiệt . . . không còn gì ngon bằng. Bây giờ nhớ lại thấy nước miếng mình như muốn trào ra. Cây Dừa:

Nếu nói đến những loại trái cây thuộc hạng cao sang quyền quí như nhản, sầu riêng, chôm chôm, thì ở quê tôi có tìm đui con mắt cũng không thấy. Cả đến hạng trung lưu như cam, quýt, lựu, vv.. cũng rất hiếm hoi nhưng nếu xuống thấp một chút, gần hàng dân giả hơn một chút như dừa, ổi, mận, xoài, vú sửa thì … đầy dẩy. Nhất là dừa, dừa mọc sân trước, dừa đầy sân sau, dừa đầy mé sông, dừa mọc bờ ruộng. Đi đâu cũng thấy dừa là dừa. Thiệt tình mà nói thì cây dừa có lợi từ đầu tới đuôi, nghĩa là từ lá tới gốc rể đều có ích cho đời sống hằng ngày của người dân trong vùng.

Trước hết, tôi xin nói đến lá dừa. Hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi rảnh rang, thì má tôi hay biểu “đi gom tàu dừa đi con” tức thì tôi liền chạy ra vườn sau nhà, tìm kéo những tàu dừa rớt trên mương lên bờ vườn rồi sau đó kéo hết ra một góc sân để phơi cho khô. Những lần như vậy, tôi cũng không quên xách theo cây xà-no để chít mấy trái dừa nổi lềnh bềnh trong ao quăng lên bờ rồi gom lại sau. Dừa khô thì để dành nấu ăn. Dừa lủng, bị chuột khoét, thì bửa ra, phơi khô để chụm lửa. Khi tàu dừa khô thì má tôi hay rọc lá ra, bó lại thành

đống để ở gốc chuồng heo sau nhà để rồi mỗi khi nấu ăn đem ra để nhúm lửa. Lá dừa khô nhạy lửa nên rất tiện dụng trong việc nầy. Chị tôi cũng hay bó lá dừa khô thành bó nhỏ bằng cổ tay làm đuốc để dành đốt khi đi lễ mỗi sáng sớm. Hồi còn học tiểu học ở làng, mỗi sáng chúng tôi đều phải đi lễ nhà thờ. Nhà tôi cách nhà thờ khoảng 1 cây số, đi lên xuống hằng

ngày nên bọn học trò chúng tôi quen đường đến độ khỏi cần đuốc mà đi cũng tỉnh bơ. Tôi nhớ Ba tôi hay dặn là cứ nhớ câu “trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen” là đi khoẻ ru, không bị dẩm vô nước.

Tàu dừa sau khi rọc hết lá, chặt từng khúc ngắn rồi chẻ nhỏ ra, phơi khô thêm vài nắng nữa để

Page 8: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 18

làm củi chụm sau nầy gọi là củi dừa. Củi dừa không tốt lửa lắm lại hay úng khói nữa nên thường được dùng để nấu cám heo ở tuốt sau hè vì khói mịt mù. Nấu cơm, nấu canh, kho cá trong bếp nhà thì người ta thích dùng củi chắc hơn. Củi chắc cháy lâu lại ít khói lấy từ những nhánh cây như trâm bầu, còng, bàng, mù-u chẳng hạn. Tàu dừa khúc gần thân cây có dạng như cái mủi mình nên mới có câu “mủi dọc dừa” là vậy. Mủi dọc dừa là mủi đẹp đó nha, không phải xấu đâu.

Trái dừa thì khỏi nói cũng biết là có lợi vô cùng. Nếu là dừa nạo thì là món giải khát số một ở miệt quê. Ở tỉnh thành có nước cam, nước đá chanh thì ở quê có nước dừa. Hái một trái dừa xiêm, chặt mấy nhát ở đuôi rồi gọt sơ cái sọ, lấy dao chét hay dao yếm phớt miếng sọ bằng khu chén, cái dừa lòi ra trắng hếu, lấy muổng khoét một lổ rồi cho thêm ít muối uống một hơi …. ngon ơi là ngon, đã khát vô cùng. Nước dừa nạo vừa ngọt vừa thanh. Nếu nạo thêm ít

cái dừa để ăn thì ngon không gì bằng. Tôi thích nhất là uống nước dừa cứng cại vì nó thêm phần the the làm tê tê đầu lưỡi nữa, đã không thể tả. Nếu thèm ngọt thì chặc

4, 5 trái dừa nạo, đổ hết nước vô nồi, lấy đuôi muổng canh nạo cái dừa thành những sợi nhỏ, bỏ vô nồi nấu đến khi nước hơi sệch sệch là thành một nồi chè dừa ngon đáo để. Đi ruộng về, khi tắm cũng cần có ít xơ dừa thì mới mong kỳ sạch được đất dính vô bàn chân. Lớp phèn bất trị trên móng chân móng tay mà gặp vỏ dừa khô cũng đầu hàng. Bọn nhóc chúng tôi cũng hay nhét miếng xơ dừa vô cục đất, vo tròn làm đạn để bắn ban đêm như đạn lửa trông cũng đẹp mắt. cái dừa khô thì nạo ra, vắt thành nước cốt nấu canh, hay để nguyên ướp đường làm nhân bánh ít (bánh ếch) dừa. Gia đình tôi thì hầu như món canh gì cũng có nước cốt dừa. Từ canh bầu bí, canh mướp, canh đu đủ, đến canh bí rợ, canh khoai, má tôi đều có thêm ít nước cốt dừa cho béo. Kho nhái, kho ếch, um lương thì khỏi nói, thiếu nước cốt dừa thì không thành. Gáo dừa sau khi phơi khô, gọt sạch, làm thêm cái cán dài là có thể dùng để uống nước, để múc nước tắm cũng rất tiện lợi. Gáo dừa cũng được dùng để chụm lửa rất tốt. Than gáo dừa cháy lâu lại ít tro nên người ta thích dùng để ủi đồ. Nói đến ủi đồ chắc bà con còn nhớ cái bàn ủi con gà. Gọi là bàn ủi con gà vì có tượng con gà ở phần đầu chổ quay cầm để khóa. Không biết bây giờ người ta còn xài loại bàn ủi nầy không vì điện đã được kéo đến tận làng quê hẻo lánh rồi.

Ở miền quê, mỗi khi cần làm chuyện gì, người ta thường hay nghĩ đến những thứ có sẳn chung quanh nhà. Nếu cần làm một cái ống cống thì đốn ngay một cây dừa ít trái, chẻ đôi, móc ruột ra phơi làm củi, rồi nhập lại là có ngay cái ống cống để dẩn nước từ mương nầy qua mương kia dễ dàng. Hay chẻ thân dừa nhỏ ra làm rui mè lợp nhà cũng bền.

Trồng dừa thì người ta lên líp. Vừa để trồng dừa vừa để nuôi cá. Không ai trồng những cây dừa loại cao gần sát nhà vì trái dừa khô rụng xuống có thể làm lủng mái nhà như chơi. Dừa cũng được trồng gần bờ sông vì rể dừa đan chằn chịt sẽ giúp giử đất bớt lở. Nước dừa cũng còn được dùng để thắng nước màu kho thịt, kho cá. Nhất là vào dịp tết phải có một nồi thịt kho rụt nước dừa ăn với dưa cải thì ngon phải biết. Cái dừa còn được chế biến thành dầu dừa mà những cô gái quê hay xức lên tóc cho mượt và thơm khiến các chàng trai nhớ mãi không thôi. Cây Cau:

Khác với dừa, ít gia đình nào có một vườn cau vì công dụng của cau ít hơn dừa. Trái cau non chỉ để ăn với trầu còn già thì chẻ ra phơi khôi để dành ăn dần. Ngoài ra, dân quê tôi không dùng trái cau vào việc gì khác. Trái cau có màu xanh nhưng khi chín thì có màu đỏ tươi. Hồi nhỏ, tôi hay đi từ vườn nầy qua vườn kia để luợm những trái cau chín rụng mang đi bán. Cứ một chục 12 trái thì bán được 1 đồng bạt, mua được 1 tòng chỉ thả diều. Dừa thì không được đi lượm, dừa của vườn nhà nào là thuộc nhà đó, còn cau rụng thì người ta bỏ không để ý tới. Lũ nhóc khi đi bắn chim cũng hay lượm cau rụng để dành. Đường vô nhà

nội tôi có trồng nhiều cây cau thẳng tấp cách quảng đều đặn. Mỗi khi gió thổi mạnh, ngọn cau nghiêng ngả nhịp nhàng như đang múa hát coi rất đẹp mắt. Con nít cũng hay bày trò chơi dùng tàu cau kéo nhau làm xe chạy vòng sân kêu la inh ỏi. Mo cau thì được cắt ra làm quạt, quạt mo đó mà! Hay dùng để bọc đất chiết cây mận cây ổi. Thân cau thì có

thể làm cầu bắt ngang mương rạch hay nghèo thì làm tạm cột nhà cũng được.

Nếu đem so sánh dừa với cau thì dừa có lợi nhiều hơn cau. Từ lá tới rể dừa đều có ích. Mặc dù vậy, cau vẩn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống người dân mình vì thiếu cau thì không nên vợ nên chồng.

Chicago, Tháng 3-2006 Anh Bắp

Page 9: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 19

Tình queâ goùp nhaët:

Röôïu ñeá, Coám Gieïp Taïp ghi cuûa Hai Queïo

Kính thưa bà con cô bác, qua mấy lần nghe tui kể chuyện, quí vị cũng dư biết tui là dân nhà quê chính hiệu, chuyên kể chuyện đồng quê. Vậy thì năm nay tui xin kể tiếp thêm hai chuyện nữa. Trước tiên, xin nói vìa rượu đế. 1. RƯỢU ĐẾ. Má tui làm nghề đặt rượu nuôi heo.Tui hay hụ hợ phụ má làm mấy chuyện đó, cho nên tui mới dám cả gan mà kể ra đây. Thấy sao nói vậy, làm gì kể nấy, chớ hổng đặt chuyện như nhà văn nhà báo. Có điều là mỗi địa phương có cách làm rượu hơi khác nhau, cho nên trúng trật gì thì xin bà con cho qua. Chỉ cầu vui. Nhớ hồi lâu lắm, có bản cổ nhạc Nam Phần bị nhái giọng đặt lời bằng mấy câu như vầy:

“Rượu này là thiệt rượu rừng, Bận này là bận thứ ba, Uống cho đúng điệu nó ngon lạ kỳ. Giờ uống tối nay khỏi uống. Làm biếng uống rươu đặng đâu. Mấy cha uống rượu là con Ngọc Hoàng”(*)

Con Ngọc Hoàng? Tức là vua, là hoàng đế. Rượu hoàng đế uống là rượu đế? Tui chịu bí, hổng biết tiếng đế ở đâu ra. Xin nhờ quí thầy chỉ dùm. Nhưng rượu trắng, rượu rừng, ba si đế, sản phẩm của lúa gạo, tuy ba mà một. Cứ kêu rượu đế cho nó gọn. Có người lại phân biệt rượu đế là rượu nếp, còn rượu trắng là rượu gạo?.Còn nếu làm bằng bo bo, hột kê, mật đường, khoai, bắp... thì hổng biết kêu là rượu gì? Và trong một đất nước chuyên vìa nông nghiệp, rượu đế là thứ quốc hồn quốc tuý. Cách uống rượu của mình cũng có vẻ cầu kỳ hết biết. Cùng là rượu, nhưng khi thì được coi là thức uống thiêng liêng, của tiên thánh trên trời trên núi; khi thì thành lễ vật tiệc tùng cưới hỏi; khi thì bị xem là chất ô uế gắn liền với dân say xỉn bên quán cốc lề đường. Từ cúng rượu, dâng rượu, thưởng rượu, rồi đi xuống tới nhậu, nhâm nhi, lai rai, đưa cay, khề khà, làm ba sợi, nhấp, hớp, nốc, vô, v.v. Ôi thôi có tới mấy chục thứ bậc và giai cấp rập khuôn theo xã hội Đại Cồ Việt ta. Bởi vậy có khi nó cũng trở thành quốc nạn, nhứt là sau 75, cách uống rượu bị xuống cấp. Ở dưới quê thất nghiệp, buồn quá, người ta uống rượu giải sầu, giải riết bị bịnh chết cả đống.

Còn nói vìa cách làm rượu thì cũng có nhiều cách gọi: nấu rượu, cất rượu, kháp rượu, đặt rượu. Và lò rượu cũng có nhiều tầm cỡ mà đây chỉ nói vìa cách nấu đơn giản trong gia đình thôi. Dù là nghề mọn, việc kháp rượu và làm muối ngày xưa đã bị hạn chế theo chính sách thuế khóa của Tây, nên bà con phải

nấu lén trong buội trong rừng, tiếng rượu rừng nẩy ra từ đó. Tới thời Ông Diệm, bà con mình nấu rượu nếp thả giàn. Cách đặt rượu.Ai cũng làm được, quê mùa dốt nát, hổng cần biết chữ quốc ngữ hay tiếng tây tiếng u gì cũng đều làm được ráo. Ở dưới quê tui, có thể nói là: nhà nhà kháp rượu. Và, người người uống rượu! Có 3 bước chánh để làm một kháp rượu, đó là: nấu cơm da, ủ rượu và kháp. 1. Nấu cơm da. Cơm nếp lứt hay cơm gạo lứt dùng để ủ men làm rượu gọi là cơm da. Nấu nó bằng cái trã, ít ai nấu bằng nồi đồng. Trã là cái nồi đất thật bự. Hổng có ranh giới giữa nồi và trã. Nhưng coi kỹ thì hể cái nồi nào dày, có cổ lùn, miệng rộng và chứa từ 20 lít trở lên thì cứ việc kêu là trã. Đong 10 lít nếp lứt, hay gạo lứt, đem vo sạch, rồi nấu thành cơm. Nấu sao cho nó thiệt chín, nở hột và khô ráo. Phải đạt đủ 3 yêu-cầu đó thì rượu mới trúng. Nhà tui chuyên làm rượu bằng nếp. Cơm chín, xới ra, trải mỏng trên nia cho nguội. Chỉ lấy cơm rời, còn cơm cháy đem nấu mềm cho heo ăn. Cơm cháy nếp ngon dữ lắm. Cho nên hể khi nào nghe cạo trã rột rột là mấy đứa con nít như tui liền chạy vô bợ một giề đem ra chia nhau nhai rôm rốp, thơm phức giòn rụm, ăn phát ngây. Nó ngọt ngọt, béo béo, mềm và xốp hơn cơm cháy nếp trắng. Thoa thêm muối mỡ hành thì ăn quên thôi. Cơm da lúc nào cũng phải nấu cho thiệt khéo, cho nên loại cơm cháy của nó phải nói là ngon muôn năm. 2. Ủ rượu. Tức là vô men. Mua loại men rượu người ta mần sẳn bán ở tiệm, hay lựa chỗ quen mà mua, viên nó tròn và dẹp dẹp, mỏng hơn nửa trái chanh cắt. Họ sẽ chỉ mình phải xài bao nhiêu viên một lít nếp. Mấy thợ làm men giấu nghề dữ lắm. Men Bắc Trang, Tập Sơn, Đầu Bờ nổi tiếng trong tỉnh mình. Bỏ men vô cái gáo dừa bự, giã cho nhuyển như bột. Rờø rờ thử cơm nếp, thấy còm âm ấm thì trộn men vô được. Trộn đảo cho kỹ, khi nào nó áo men đều rồi tuôn nó vô khạp da bò* để ủ. Nhà kháp rượu thường sắm rất nhiều khạp để dùng thêm trong việc như chứa nước, chứa hèm, cháo heo. Cơm ủ rồi phải ém vừa vừa tay cho nó dẽ, sau đó khoét cái lỗ ngay chính giữa sâu tới đáy khạp, để sau này khi thăm chừng mình sẽ thấy nước rượu tươm ra và dâng lên tới đâu. Đậy khạp lại bằng cái bao bố tời* để cho nó có lỗ thở. Đặt rượu phải canh thời tiết, lựa ngày nấu cơm, chọn ngày mà kháp. Trời giông hay mưa nhiều ẩm lạnh, cơm ủ thì khó dậy, rượu kháp bị thất. Chỗ để hàng khạp, cũng như nơi đặt ông lò để nấu phải sạch sẽ, kín gió, hổng

Page 10: NĂM HỢI CHUYỆ DIEÄN MAÏO LOAØI HEOaihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0011.pdf · cho đến tới 800 pounds (360 kg) ở giống heo lớn. Nếu không bị làm thịt, heo

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 20

ướt, hông khô. Bà con mình cũng đã từng kinh ngiệm về sinh môi chớ bộ. Thời gian ủ rượu phải từ 3 ngày đổ lên. Sau 2 đêm đầu, thăm thử thì sẽ thấy hơi ấm tỏa ra. Sau đêm thứ 3 thì phải chan nước rượu. Lấy một thùng nước ngọt (nước giếng) và sạch đổ vô cơm rượu, gọi là chan. Để đó thêm một đêm nữa mới đem nấu. Thường thường nấu cơm da vào buổi trưa, rồi bắt đầu kháp rượu vào giác sáng. Vậy, bấm ngón tay tính thử, thấy phải mất hết thảy là 4 ngày 4 đêm, mới có rượu uống. Nấu sớm hơn sẽ mất rượu, nhưng vì thời tiết xấu mà kháp trể 1, 2 ngày thì hổng sao. Khi thời tiết tốt, có thể nấu ngày 2 kháp. 3. Lên kháp. Cái ông lò kháp rượu có hình cong tròn như móng ngựa được đắp bằng đất thịt, đất sét móc ở trước ruộng. Bùn mà nhồi với trấu hay bui bui, làm ông táo, nó chắc hổng thua xi măng. Bộ đồ nghề cũng giản dị, ai cũng làm được. Trước hết là cái trã mẹ để nấu, bự cở 40 lít trở lên. Kế đó là cái trã con, dùng làm cái nắp đậy, úp ngược xuống, miệng con lọt lòng và nằm trong miệng mẹ, coi nó giông giống hình số 8. Trên đỉnh số 8, có khét cái lỗ tròn cở ngón tay để hơi rượu chui lên. Rồi tới cái ống dẫn hơi, làm bằng ngọn tre già, lớn hơn cùm tay một chút, nối liền nồi rượu với bồn tụ hơi. (Ống này làm bằng tre thì tốt hơn ống bằng nhôm). Bồn tụ, làm bằng cái diệm sành có trán men, miệng bự cỡ 2 gang, đặt cao hơn nồi nấu, trên cái kệ giống như ghế đai cao cẳng. Miệng diệm được đậy kín bằng cái thau nhôm lật ngữa, để chứa nước lạnh. Gặp hơi lạnh của thau nước, hơi biến thành rượu. Làm sao lấy rượu ra? Cần thêm một ống trúc con nữa. Nó chỉ có chút nị, nhỏ bằng ngón tay và dài một gang thôi, mà nếu hông có nó thì hổng thua gì bị bí đái. Đó là cái ống nhỏ giọt, đầu trên gắn meo một bên vô lỗ con dưới đít diệm, đầu dưới thòng xuống, chót ống được vót nhọn hình ngòi viết để tóm rượu lại thành sợi. Khi rượu ra thì hứng nó bằng chai lít, loại trắng trong, để có thể thấy biết chính xác màu rượu. Đó là toàn bộ hệ thống giàn kháp. Còn mấy chỗ ráp nối thì làm sao cho nó kín hơi? Phải trám lại bằng một loại khằn tự chế. Dùng xác hèm nhồi với cám chừng một hồi thì nó sẽ thành thứ hồ chắc như đất sét, trám mấy kẻ hở lại. Càng khô nó càng chắc, hổng nứt hổng xì bất tử. Rồi thì tới cái mục sẽ cột giò chủ nhà suốt 4, 5 tiếng đồng hồ. Đó là mục nấu, hay cất. Nhưng thấy vậy mà hông phải vậy. Mới đầu cứ việc đốt lữa lớn cho mau sôi. Khi rượu sắp sôi thì bớt củi từ từ. Khi rượu bắt đầu nhỏ giọt thì bớt lửa tối đa. Giữ lửa sao cho rượu đều giọt là có thể bỏ đó cho ông lò giữ dùm để đi làm việc khác. Năm mười phút quay lại thăm chừng một lần. Khỏe re. Hay dở là ở cách cách chụm củi. Phải dùng củi khúc, chắc, lâu tàn, nhiều than. Chỉ cần 2 gốc tre khô là đủ nồi kháp.Y chang kiểu nấu

cháo heo hay hầm nồi bánh tét Tết. Kỵ nhứt là chụm lửa lớn, vì rượu sẽ bị hôi khét; mất ngon. Điều chỉnh lửa sao cho rượu nhỏ giọt thiệt nhặt, hay sợi thiệt nhỏ, đứt khoảng. Thăm chừng nước trong thau nằm trên diệm, thấy nóng thì thay nước, dùng cái gào lá múc đổ xuống khạp riêng, rồi múc nước lạnh thay vô. Rượu ra đầy chai, đổi chay, lấy ra phải sắp nó theo thứ tự chai nhứt, chai nhì, chai ba v.v. Chai rượu nhứt trong như nước mưa, mạnh trên dưới 60 chữ, thơm nồng, Martel cổ cao cổ lùn hổng đổi,Vodka Sakê lớn mồm to miệng cũng thua. Cho tới chai thứ tư thì bắt đầu đục dần. Nếu hỏi một kháp nấu được mấy lít rượu? Xin thưa, trung bình là 5 lít. Nếu nấu bằng gạo thì được 5 lít, hay ít hơn. Còn nếu nấu bằng nếp thì được hơn 5 lít. Mấy chai sau chót, kêu là rượu ngọn, cứ việc lấy cho dư ra để dành nuôi giấm. 4. Pha rượu. Để rượu cho nguội rồi đổ từng chai theo thứ tự 1, 2, 3 vô cái thau nhôm trắng và thiệt sạch. Dùng cái ca mũ khuấy khuấy, múc lên cao rồi đổ xuống. Múc lên đổ xuống nhiều lần. Nổi bọt trắng hếu. Nhìn bọt nhiều ít, quện hay rời, tan mau hay dẽo nhẹo, và coi độ trong đục là biết rượu ngon cỡ nào. Bạn thắc mắc sợ rượu hổng ngon hả? Cứ lấy ngón tay nhúng vô rồi sẹt hộp quẹt đốt thử, ngón tay bạn phát hoả ngay. Nếu thử vậy mà chưa vừa ý thì cứ lấy đồ đo mang theo đo thử. Từ 48 tới 50 độ y như rằng. Mấy bà kinh nghiệm cùng mình đó nghen. Quê tui thường pha rượu mạnh cỡ đó, bỏ mối mới đắc. Nó mạnh như vậy nên dân quê chuyên môn đốt rượu nướng khô mực, khô bò, tôm găm, khô cá khoai... Riêng mấy bà còn nằm chỗ (ở cữ) thì đổ rượu vô dĩa, đốt lên để xông mặt, môi má bổng đỏ hồng như con gái muốn chồng. Hoặc, ngoài việc hơ bằng muối rang, mấy bà đốt thêm rượu hong khúc hạ bộ, sẽ liền da chắc thịt, xoá mất vết nhăn, trẻ lại chồng khen, khỏi cần đi điều trị vá may. Phó sản của rượu. Như tui vừa nói, rượu ngọn đem nuôi giấm. Nuôi từ khạp này qua khạp khác. Loại giấm này ngon và tốt hơn giấm tiệm. Nhưng cái chủ ý của việc đặt rượu là lấy hèm nuôi heo. Tiền bán rượu lời rất ít, có khi chỉ huề vốn, phần lời chính là nồi hèm. Nhà nuôi nhiều heo, trong chuồng ngoài sân đủ loại, ngoài thức ăn chánh là chão cháo thật bự nấu bằng gạo lứt, phải độn thêm chuối cây, cám và hèm nữa thì mới có lời. Nước hèm còn chút hơi nồng và có vị chua, kích thích bao tử ghê đi. Heo con được vài tháng tuổi thì tập cho nó ăn hèm. Khi nó ghiền rồi thì nó uống nước hèm thấy bắt thương. Heo nuôi hèm mau lớn như thổi, mập tròn như bong bóng, nhưng mà mập bọng và nhẹ ký. Ngoài ra hèm còn tẩy ruột heo, sán lãi cũng bị xĩn và trôi mất hết, nên hổng sợ heo bị có gạo. Hèm! Heo ăn được thì người ăn được hông? Cũng làm láng luôn.