c p nh t k t qu kinh doanh 6 thÁng ĐẦu

14
Báo cáo cp nht ngành Bo him Q3/2021 Nghip vbán buôn dn dắt tăng trưởng 6 tháng cui năm Ngành Bo him Báo cáo cp nht 23/08/2021 CP NHT KT QUKINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM Trong 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bo hiểm ước tính toàn thtrường đạt 102.614 tđồng, tăng trưởng 23,6% so vi cùng knăm 2020, trong đó tổng doanh thu phí bo him phi nhân thước đạt 29.592 tđồng (+9,31% yoy), doanh thu phí bo him nhân thước đạt 73.022 tđồng (+30,5% yoy). TRIN VNG KINH DOANH 6 THÁNG CUỐI NĂM Thu nhập người dân gim sút là thách thc ln cho hoạt động khai thác bo him. Theo sliu ca Tng cc Thng kê, tính riêng trong quý 1/2021, sngười bgim thu nhp lên ti 6,5 triệu người (xp x1/3 tng sngười bnh hưởng trong cnăm 2020). Thống kê này đã cho thấy túi tin ca khách hàng thc strnên eo hẹp hơn rất nhiu so với năm trước, dẫn đến nhu cu cho các sn phm bo him cá nhân tm thi gim sút trong giai đoạn này, nht là khi các bin pháp giãn cách svn tiếp tục được áp dng, và có thkéo dài cho đến hết Q3/2021. Nghip vbán buôn dn dắt tăng trưởng doanh thu phí PNT 6 tháng cui năm. Trong khi sn phẩm cá nhân tăng trưởng chm li, các sn phm bo hiểm bán buôn như bảo him tài sn, bo him hàng hóa sdn dắt tăng trưởng toàn ngành nhhưởng li gián tiếp tnhng gii pháp htrcho doanh nghip; mrng hoạt động thương mại, tn dụng cơ hội tFTA, đẩy mnh gii ngân vn đầu tư công; đặc bit là hoạt động xut nhp khu. Tính chung cnăm 2021, tổng doanh thu phí BHPNT đạt 58.798 tVNĐ (+5,4% yoy). Lãi sut tin gi thp ảnh hưởng đến hiu quhoạt động đầu tư tài chính ca các doanh nghip bo him. Hin tại hơn 60% lợi nhuận trước thuế ca các doanh nghip bo hiểm đến tli nhun tại chính. Trong điều kin lãi sut đang duy trì ở mc thấp để htrdoanh nghiệp vượt qua đại dịch, AUM tăng trưởng chm li do hoạt động khai thác gp nhiều khó khăn, li suất đầu tư của các DNBH trong năm 2021 ước tính sgim 70-120 bps so với năm 2020. Tlbồi thường thấp giúp bù đắp li nhun. Trong nửa đầu năm 2021, tỉ lbồi thường toàn ngành chlà 32,7%, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 (33,5%). Đây cũng là mức thp nht trong vòng 10 năm trở lại đây. BVSC cho rằng vic giãn cách xã hi trong Q3 mt stnh thành khiến tlbồi thường có thcòn thp hơn trong nửa cuối năm. Ước tính tlbồi thường cnăm 2021 có thể gim xung 32%, tác động tích cực đến nhng doanh nghip có ttrng sn phm bo him cá nhân ln. Chuyên viên phân tích Đỗ Long Khánh (84 4) 3928 8080 ext 209 [email protected]

Upload: others

Post on 09-Nov-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm Q3/2021

Nghiệp vụ bán buôn dẫn dắt tăng trưởng 6 tháng cuối

năm

Ngành Bảo hiểm

Báo cáo cập nhật

23/08/2021

CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

NĂM

Trong 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước tính toàn thị trường

đạt 102.614 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tổng

doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 29.592 tỷ đồng (+9,31% yoy),

doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 73.022 tỷ đồng (+30,5% yoy).

TRIỂN VỌNG KINH DOANH 6 THÁNG CUỐI NĂM

Thu nhập người dân giảm sút là thách thức lớn cho hoạt động khai thác

bảo hiểm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính riêng trong quý 1/2021, số

người bị giảm thu nhập lên tới 6,5 triệu người (xấp xỉ 1/3 tổng số người bị ảnh

hưởng trong cả năm 2020). Thống kê này đã cho thấy túi tiền của khách hàng

thực sự trở nên eo hẹp hơn rất nhiều so với năm trước, dẫn đến nhu cầu cho

các sản phẩm bảo hiểm cá nhân tạm thời giảm sút trong giai đoạn này, nhất là

khi các biện pháp giãn cách sẽ vẫn tiếp tục được áp dụng, và có thể kéo dài cho

đến hết Q3/2021.

Nghiệp vụ bán buôn dẫn dắt tăng trưởng doanh thu phí PNT 6 tháng cuối

năm. Trong khi sản phẩm cá nhân tăng trưởng chậm lại, các sản phẩm bảo

hiểm bán buôn như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hóa sẽ dẫn dắt tăng trưởng

toàn ngành nhờ hưởng lợi gián tiếp từ những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp;

mở rộng hoạt động thương mại, tận dụng cơ hội từ FTA, đẩy mạnh giải ngân

vốn đầu tư công; đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Tính chung cả năm 2021,

tổng doanh thu phí BHPNT đạt 58.798 tỷ VNĐ (+5,4% yoy).

Lãi suất tiền gửi thấp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính

của các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện tại hơn 60% lợi nhuận trước thuế của

các doanh nghiệp bảo hiểm đến từ lợi nhuận tại chính. Trong điều kiện lãi suất

đang duy trì ở mức thấp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch, AUM tăng

trưởng chậm lại do hoạt động khai thác gặp nhiều khó khăn, lợi suất đầu tư của

các DNBH trong năm 2021 ước tính sẽ giảm 70-120 bps so với năm 2020.

Tỷ lệ bồi thường thấp giúp bù đắp lợi nhuận. Trong nửa đầu năm 2021, tỉ lệ

bồi thường toàn ngành chỉ là 32,7%, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 (33,5%). Đây

cũng là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. BVSC cho rằng việc giãn

cách xã hội trong Q3 ở một số tỉnh thành khiến tỉ lệ bồi thường có thể còn thấp

hơn trong nửa cuối năm. Ước tính tỉ lệ bồi thường cả năm 2021 có thể giảm

xuống 32%, tác động tích cực đến những doanh nghiệp có tỉ trọng sản phẩm

bảo hiểm cá nhân lớn.

Chuyên viên phân tích

Đỗ Long Khánh

(84 4) 3928 8080 ext 209

[email protected]

Page 2: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

2

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo

hiểm ước tính toàn thị trường đạt 102.614 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6% so với cùng kỳ năm 2020,

trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 29.592 tỷ đồng (+9,31% yoy), doanh thu

phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 73.022 tỷ đồng (+30,5% yoy).

Bảo hiểm Phi nhân thọ: Sản phẩm cá nhân ảnh hưởng do đại dịch

Tăng trưởng nghiệp vụ bán buôn cao nhất trong 10 năm nhờ chính sách hỗ trợ

Hai nghiệp vụ chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của ngành là bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe

cơ giới (tổng tỉ trọng doanh thu là 57,9%) đều ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10

năm, lần lượt tăng 6,2% và 1,6% so với cùng kỳ.

Ngược lại, các sản phẩm bán buôn như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm cháy nổ

đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, lần lượt tăng 17,7%/22,3%/16,44%, đều là mức cao nhất

trong nhiều năm trở lại. Điều này là tương đối dễ hiểu khi chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ

doanh nghiệp giúp phục hồi lại hoạt động kinh doanh sau đại dịch, các dự án đầu tư mới có giá trị

lớn, hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh,…đều làm gia tăng nhu cầu cho các loại sản phẩm này.

Trong khi đó, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng tới thu nhập của người dân, đồng thời hoạt động khai

thác của các đại lý cũng bị hạn chế, tạm thời làm giảm nhu cầu cho các sản phẩm bảo hiểm cá nhân.

Chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục trong 6 tháng cuối năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng

có thể giảm đáng kể do diễn biến phức tạp của đợt dịch lần thứ 4.

0,0%

5,0%

10,0%

15,0%

20,0%

25,0%

30,0%

35,0%

40,0%

-

20

40

60

80

100

120

1H2014 1H2015 1H2016 1H2017 1H2018 1H2019 1H2020 1H2021

TĂNG TRƯỞNG DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM 6 THÁNGNguồn: IAV, BVSC tổng hợp – Đơn vị: ‘000 tỷ VNĐ

Life Nonlife % YoY life % YoY Nonlife % YOoY toàn ngành

Page 3: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

3

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Cạnh tranh trong ngành ngày căng gia tăng

Có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trong ngành đều bị ảnh hưởng bởi đợt dịch, tuy

nhiên mức độ ảnh hưởng đối với mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Trong khi các doanh nghiệp có tỉ

trọng sản phẩm bảo hiểm cá nhân lớn có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí ở mức âm so với cùng

kỳ, thì các doanh nghiệp nghiệp có những sản phẩm đặc thù tác động có thể sẽ ít hơn.

Trong những năm trở lại đây, do sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, các doanh nghiệp trong top đầu

đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại để tập trung nhiều hơn vào hiệu quả hoạt động kinh doanh,

khiến thị phần liên tục bị chia sẻ cho các doanh nghiệp nhỏ hơn trong ngành.

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

- 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000

10.000

Doanh thu phí Tăng trưởng% DT phí toàn TT

DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM SỨC KHỎENguồn: IAV – Đơn vị: Tỷ VNĐ

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

-

1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000

Doanh thu phí Tăng trưởng% DT phí toàn TT

DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚINguồn: IAV – Đơn vị: Tỷ VNĐ

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

- 500

1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 5.000

Doanh thu phí Tăng trưởng% DT phí toàn TT

DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM TÀI SẢNNguồn: IAV – Đơn vị: Tỷ VNĐ

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

-

200

400

600

800

1.000

1.200

1.400

1.600

Doanh thu phí Tăng trưởng% DT phí toàn TT

DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HÓANguồn: IAV – Đơn vị: Tỷ VNĐ

Page 4: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

4

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Bảo hiểm Nhân thọ: Sản phẩm liên kết đầu tư dẫn dắt tăng trưởng

Các sản phẩm đầu tư giữ được mức tăng trưởng tốt

Trái với Phi nhân thọ, trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu phí bảo hiểm Nhân thọ ghi nhận mức

tăng trưởng cao, đạt 73.022 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm liên kết đơn vị

cho thấy tốc độ tăng trưởng đột biến, đạt 8.900 tỷ VNĐ (+135,5% yoy), nâng tỉ trọng trong tổng doanh

thu phí từ mức 6,8% trong 1H2020 lên 12,2%. Bảo hiểm liên kết chung có mức tăng trưởng thấp

hơn, nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ, đạt 40.162 tỷ VNĐ (+34,72% yoy). Do đây là những sản

phẩm vừa có tính bảo hiểm, vừa có tính đầu tư (phần phí dành cho đầu tư thường nhiều hơn), nên

dễ dàng thu hút được khách hàng mới khi thị trường chứng khoán sôi động trong 6 tháng đầu năm.

BVSC cho rằng hai sản phẩm này sẽ tiếp tục là động lực chính dẫn dắt tăng trưởng của ngành trong

nửa cuối năm nay.

-8%

2%

12%

22%

32%

42%

52%

MIG PVI BMI BLI PTI ABI PGI BVH

1H2019 1H2020 1H2021

TĂNG TRƯỞNG DOANH THU PHÍ 6 THÁNG QUA CÁC NĂMNguồn: BVSC tổng hợp

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

160%

Bảo hiểm hỗn hợp

Bảo hiểm liên kết chung

Bảo hiểm liên kết đơn vị

Bảo hiểm phụ

1H2019 1H2020

TĂNG TRƯỞNG DOANH THU PHÍ 6 THÁNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨMNguồn: IAV

55%

20,70%

12,20%

10,30%

Liên kết chung Bảo hiểm hỗn hợpBảo hiểm liên kết đơn vị Sản phẩm phụKhác

CƠ CẤU DOANH THU PHÍ 6T2021 THEO SẢN PHẨMNguồn: IAV

73.022 tỷ VNĐ(+30,5% yoy)

Page 5: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

5

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Manulife vươn lên mạnh mẽ, dần trở thành doanh nghiệp có thị phần lớn nhất ở cả tổng doanh

thu phí và thị phần phí khai thác mới.

Bắt đầu từ năm 2019, với 17,7% thị phần, Manulife đã trở thành doanh nghiệp có thị phần phí khai

thác mới lớn nhất Việt Nam, và liên tục tăng trưởng nhanh chóng. Đến hết Q1/2021, thị phần doanh

thu phí KTM của Manulife đã đạt 22,7%, bỏ xa các doanh nghiệp khác trong ngành.

Tính trên tổng doanh thu phí, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2021, thị phần của Manulife đạt 19,1%.

Một trong những nguyên nhân chính khiến thị phần của Manulife liên tục tăng trưởng cao là do công

ty đã có những hợp đồng bán chéo bảo hiểm với các ngân hàng tư nhân có tập khách hàng lớn như

ACB, TPB, TCB, SCB, và các ngân hàng nước ngoài có uy tín như Shinhan Bank, ANZ, giúp đẩy

nhanh hoạt động khai thác.

TRIỂN VỌNG KINH DOANH 6 THÁNG CUỐI NĂM

Thu nhập người dân giảm sút là thách thức lớn cho hoạt động khai thác bảo hiểm

Trong khảo sát mới đây nhất do Vietnam Report thực hiện về triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm,

có 4 thách thức lớn nhất mà DNBH sẽ phải đối mặt bao gồm: (1) cạnh tranh tron ngành gia tăng; (2)

rủi ro từ yếu tố thiên tai, dịch bệnh; (3) thu nhập khách hàng giảm sút và (4) hiện tượng trục lợi bảo

hiểm. Đây đều là 4 thách thức vẫn luôn hiện hữu trong ngành bảo hiểm trong nhiều năm qua, và đều

có xu hướng gia tăng so với năm trước. Nhưng đáng chú ý hơn cả, thách thức có sự gia tăng nhiều

nhất là sự giảm sút trong thu nhập của khách hàng (70,6% doanh nghiệp được khảo sát đồng ý với

thách thức này, tăng 32,5% so với cũng kỳ năm trước). Điều này là hoàn toàn có cơ sở, khi đối chiếu

với số liệu từ Tổng cục Thống kê, có khoảng 22,2 triệu người lao động bị giảm thu nhập do tác động

của Covid-19 trong năm 2020. Xét riêng quý 1/2021, con số này lên tới 6,5 triệu người (xấp xỉ 1/3

tổng số người bị ảnh hưởng trong cả năm 2020). Thống kê này đã cho thấy túi tiền của khách hàng

thực sự trở nên eo hẹp hơn rất nhiều so với năm trước, dẫn đến nhu cầu cho các sản phẩm bảo

hiểm cá nhân tạm thời giảm sút trong giai đoạn này, nhất là khi các biện pháp giãn cách sẽ vẫn tiếp

tục được áp dụng, và có thể kéo dài cho đến hết Q3.

Nghiệp vụ bán buôn dẫn dắt tăng trưởng doanh thu phí PNT 6 tháng cuối năm

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Cạnh tranh trong ngành gia tăng

Rủi ro từ yếu tố thiên tai, dịch bệnh

Thu nhập khách hàng giảm sút

Trục lợi bảo hiểm

2020 2021

TOP 4 THÁCH THỨC LỚN NHẤT MÀ DNBH PHẢI ĐỐI MẶTNguồn: Vietnam Report – Đơn vị: % số DNBH

+17,9

+32,5

Page 6: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

6

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

BVSC cho rằng trong 6 tháng cuối năm, nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ triển khai các giải

pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN); mở rộng hoạt động thương mại, tận dụng cơ hội từ FTA, đẩy

mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, kéo theo nhu cầu cho các

sản phẩm bán buôn như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hóa tăng cao.

Cho cả năm 2021, BVSC ước tính tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sức khỏe/xe cơ giới/tài

sản/hàng hóa/chạy nổ lần lượt là 1%/-2%/20%/25%/15% so với cũng kỳ. Tính chung cả năm, tổng

doanh thu đạt 58.798 tỷ VNĐ (+5,4% yoy).

Lãi suất tiền gửi thấp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của các doanh

nghiệp bảo hiểm

Trung bình hơn 60% lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm đến từ lợi nhuận hoạt

động tài chính, trong đó chủ yếu là doanh thu tiền gửi (hơn 80% danh mục đầu tư của các doanh

nghiệp bảo hiểm là tiền gửi ngân hàng). Trong điều kiện thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh

hưởng của đại dịch, chúng tôi cho rằng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tiếp tục được duy trì

trong những tháng cuối năm, trong đó lãi suất huy động tiếp tục được duy trì ở mức thấp.

0,0%

5,0%

10,0%

15,0%

20,0%

25,0%

0

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

60.000

70.000

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021F

DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ THEO TỪNG NGHIỆP VỤNguồn: Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm, BVSC – Đơn vị: Tỷ VNĐ

Bảo hiểm sức khỏe và con người Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm Tài sản

Bảo hiểm hàng hóa Bảo hiểm cháy nổ Khác

%yoy tổng DT

7,27,0

6,86,6

6,3

6,0

5,7 5,6 5,6 5,6

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG 12M TRUNG BÌNH CỦA 25 NGÂN HÀNGNguồn: BVSC tổng hợp - Đơn vị: %/năm

Page 7: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

7

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Tỷ lệ bồi thường thấp giúp bù đắp lợi nhuận

Tuy tăng trưởng doanh thu phí và lợi suất đầu tư ở mức thấp, nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp

bảo hiểm phần nào cũng được bù đắp nhờ tỷ lệ bồi thường tiếp tục duy trì ở mức thấp. Trong nửa

đầu năm 2021, tỉ lệ bồi thường toàn ngành chỉ là 32,7%, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 (33,5%). Đây

cũng là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. BVSC cho rằng việc giãn cách xã hội trong Q3

ở một số tỉnh thành khiến tỉ lệ bồi thường có thể còn thấp hơn trong nửa cuối năm. Do đó, chúng tôi

ước tính tỉ lệ bồi thường cả năm 2021 có thể giảm xuống 32%, tác động tích cực đến những doanh

nghiệp có tỉ trọng sản phẩm bảo hiểm cá nhân lớn.

Quá trình thoái vốn tại các doanh nghiệp có thể tạo động lực tăng giá ngắn hạn

Trong năm 2021, một số các doanh nghiệp có kế hoạch thoái một phần vốn như BMI, PTI, BVH, MIG.

Đây sẽ là động lực tăng giá ngắn hạn cho cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, do giá cổ phiếu

trong các thương vụ ở quá khứ thường được trả mức PB cao hơn so với mức giá giao dịch trên thị

trường.

TRIỂN VỌNG NGÀNH BẢO HIỂM SAU ĐẠI DỊCH

Dư địa tăng trưởng ngành còn lớn nhờ tỉ lệ thâm nhập vẫn ở mức thấp

42,7%

35,2%38,4%

42,4%39,2% 36,9%

32,7% 32,0%

TỈ LỆ BỒI THƯỜNG TOÀN NGÀNH QUA CÁC NĂMNguồn: IAV, BVSC tổng hợp

Trung bình 5 năm = 39,5%

Page 8: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

8

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm cao nhất

thế giới, với tăng trưởng trung bình hằng năm luôn trên 9,3%. Tuy liên tục ghi nhận tăng trưởng cao,

nhưng tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm tại Việt Nam vẫn có rất thấp, chỉ ở mức 2,7% nếu tính đến năm

2019 (PNT là 0,8%, NT là 1,9%), thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực (trung

bình ở mức 3,3%). Trên cơ sở BVSC tin rằng ngành bảo hiểm Phi nhân thọ sẽ nhanh chóng quay trở

lại mức tăng trưởng trung bình 15% trong giai đoạn trước, trong khi Bảo hiểm Nhân thọ vẫn giữ được

mức tăng trưởng cao 25-30%/năm.

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

TỶ LỆ THÂM NHẬP BẢO HIỂM CÁC QUỐC GIA NĂM 2019 (Phí BH/GDP)Nguồn: Swiss Re, BVSC tổng hợp

Life

0

100

200

300

400

500

600

Life

PHÍ BẢO HIỂM/NGƯỜI TRONG KHU VỰC 2019Nguồn: Swiss Re, BVSC tổng hợp – Đơn vị: USD/người

Tăng trưởng DT phí (đã điều

chỉnh lạm phát)

-4,7% to -1,5%

> 9,3%

5,7% - 9,3%

2,8% - 5,7%

0% - 2,8%

-1,5% to 0%

-78% to -4,7%

< -78%

Page 9: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

9

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Sản phẩm bảo hiểm cá nhân vẫn là động lực tăng trưởng chính của ngành bảo hiểm sau đại

dịch

Tính đến cuối năm 2020, hai nghiệp vụ bảo hiểm chiếm tỉ trọng lớn nhất là bảo hiểm sức khỏe (32%)

và bảo hiểm xe cơ giới (31%). Tuy đại dịch đã ảnh hưởng tạm thời đến nhu cầu cho các loại sản

phẩm này, nhưng BVSC đánh giá đây sẽ vẫn là những nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhờ: (1)

nhận thức của người dân về bảo hiểm ngày càng được cải thiện; (2) thu nhập bình quân đầu người

ngày căng tăng, giúp năng cao khả năng đáp ứng chi phí bảo hiểm; (3) dân số trẻ dễ dàng tiếp cận

các kênh phân phối bảo hiểm online.

Cũng trong báo cáo khảo sát do Vietnam Report mới thực hiện, có 3 động lực chính sẽ thức đẩy tăng

trưởng doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm trong giai đoạn bình thường mới, trong đó, theo

70,6% số doanh nghiệp bảo hiểm được khảo sát thì nhận thức của người dân được cải thiện là động

lực quan trọng nhất (tăng từ 61,9% trong năm 2020).

BH sức khỏe32%

BH xe cơ giới31%

BH tài sản và BH thiệt hại

13%

BH cháy nổ11%

BH hàng hóa vận chuyển

4%

Khác9%

TỈ TRỌNG CÁC NGHIỆP VỤ TRONG NĂM 2020Nguồn: IAV, BVSC tổng hợp

Page 10: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

10

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Bancassurance và kênh kỹ thuật số sẽ là kênh phân phối quan trọng của các doanh nghiệp

trong tương lai

Hiện tại các sản phẩm bảo hiểm được bán qua ngân hàng hiện nay chủ yếu là các sản phẩm bảo

hiểm nhân thọ. Nếu tính riêng mảng này, đến hết năm 2020, tỉ lệ doanh thu phí khai thác mới (KTM)

qua Bancassurance đã chiếm 31% tổng doanh thu phí, tăng gấp 5 lần chỉ trong vòng 6 năm. Tuy có

tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tỷ lệ thâm nhập của kênh Bancas vẫn còn rất thấp, chỉ ở mức 19%

tổng phí toàn thị trường, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình vào khoảng 60% của các quốc gia

đang phát triển. Nguyên nhân là do (1) chưa có nhiều sản phẩm chuyển biệt, đặc thù dành riêng cho

kênh Bancas; (2) khách hàng còn ít hiểu biết về sản phẩm phân phối qua ngân hàng; (3) các ngân

hàng và công ty bảo hiểm chưa giải quyết tốt vấn đề về đào tạo đỗi ngũ bán hàng; (4) vẫn tồn tại tình

trạng chạy theo chỉ tiêu; (5) hệ thống pháp luật chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời. Tuy vậy, trong

vài năm trở lại đây, các vấn đề này đang dần được các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như ngân hàng

đối tác phối hợp giải quyết, dần năng cao hiệu quả khai thác qua Bancas (ví dụ trước đây tỉ lệ tái tục

các hợp đồng được khai thác qua Bancas chỉ ở mức 70%, thì đến năm 2020, tỉ lệ tái tục trung bình

đã tăng lên 80%, có doanh nghiệp có tỉ lệ tái tục hơn 90%). Với những cơ sở đó, BVSC tin rằng

bancassurance sẽ vẫn là kênh phân phối chủ đạo của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong

thời gian tới.

Page 11: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

11

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Cũng trong báo cáo của VNR, một trong những động lực tăng trưởng khác của ngành đến từ việc áp

dụng công nghệ vào chuỗi giá trị của ngành bảo hiểm. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công

nghiệp 4.0, các kênh phân phối và dịch vụ kỹ thuật số (Digital) sẽ dần thay thế các kênh truyền thống,

vì nó đem lại sự thuận tiên cho khách hàng, trừ những sản phẩm có tính phức tạp thì kênh truyền

thống như đại lý bảo hiểm (Agency) sẽ vẫn được khách hàng ưu tiên lựa chọn nhiều hơn. Trong đại

dịch, một lượng lớn khách hàng đã chuyển sang sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số và khi họ đã quen

với việc này rồi thì sẽ rất ít người quay lại thói quen trước đây của họ. Do đó, dịch bệnh tuy đem lại

nhiều khó khăn, nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu và đưa vào áp

dụng công nghệ trong hoạt động khai thác.

Khảo sát đã chỉ ra rằng, từ khi đại dịch bùng phát, doanh thu từ kênh Digital tăng mạnh nhất với

69,2% số DNBH. Kênh phân phối qua ngân hàng (Bancassurance) ghi nhận doanh thu tăng trưởng

ít hơn một chút (66,7%). Trong khi đó, doanh thu từ kênh Agency bị chững lại tại 46,7% số DNBH.

Số liệu thống kê cho thấy, so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát, doanh thu từ kênh

bancassurance hiện nay đã xấp xỉ doanh thu từ kênh agency

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2019 2020 3T2021

TỶ LỆ DOANH THU PHÍ KTM QUA BANCAS Nguồn: IAV, BVSC tổng hợp

6%8%

12%

21%

29%

31%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

2015 2016 2017 2018 2019 2020

DT phí DT Banca/Tổng DT phí

DOANH THU PHÍ KTM QUA BANCASNguồn: IAV, BVSC tổng hợp

Page 12: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

12

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP

Mà CP DT phí 6T2021

(tỷ VNĐ)

Tăng trưởng DT 6T2021

(tỷ VNĐ)

LNST 6T2021

(tỷ VNĐ)

Tăng trưởng yoy

ROE TTM ROA TTM Tỉ lệ bồi thường

BVH 17.964 8,7% 941 45,1% 8,54% 1,23% 32,1%

BMI 2.353 -2,2% 120 31,6% 9,77% 3,46% 32,9%

BIC 1.207 17,6% 178 12,8% 12,61% 5,08% 31,2%

MIG 1.258 34,7% 116 44,2% 14,84% 4,11% 31,2%

PGI 1.637 13,0% 163 49,5% 14,96% 3,60% 39,3%

PTI 2.886 -4,8% 96 -17,8% 10,65% 2,64% 39,4%

PVI 4.439 15,0% 462 1,8% 11,02% 3,47% 31,5%

69,20% 66,70%

40%28,60%

23.1% 20.0%

46.7%57,1%7.7% 13.3%

13.3%

14.3%-70%

-50%

-30%

-10%

10%

30%

50%

70%

Ký thuật số: Ứng dụng di động, thương mại điện tử,..

Bancassurance Tư vấn viên/Đại lý/Chi nhánh

Môi giới bảo hiểm

Tăng lên Không đổi Giảm đi

THAY ĐỔI DOANH THU CỦA DNBH THEO CÁC KÊNH PHÂN PHỐI TỪ KHI ĐẠI DỊCH BÙNG PHÁTNguồn: VNR – Đơn vị: % số DNBH

Page 13: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

13

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

TUYÊN BỐ TRÁCH NHIỆM

Tôi, chuyên viên Đỗ Long Khánh xin khẳng định hoàn toàn trung thực và không có động cơ cá nhân khi thực hiện báo cáo này. Tất cả

những thông tin nêu trong báo cáo này được thu thập từ những nguồn tin cậy và đã được tôi xem xét cẩn thận. Tuy nhiên, tôi không

đảm bảo tính đầy đủ cũng như chính xác tuyệt đối của những thông tin nêu trên. Các quan điểm, nhận định trong báo cáo này chỉ là

quan điểm riêng của cá nhân tôi mà không hàm ý chào bán, lôi kéo nhà đầu tư mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Báo cáo chỉ nhằm

mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo.Cá nhân tôi cũng như

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến

trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

Báo cáo này là một phần tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, tất cả những hành vi sao chép, trích dẫn một phần hay

toàn bộ báo cáo này phải được sự đồng ý của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt.

LIÊN HỆ

Phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

Phạm Tiến Dũng

Giám đốc khối

[email protected]

Lưu Văn Lương

Phó Giám đốc khối

[email protected]

Trần Phương Thảo

VLXD, Bất động sản, Cao su tự nhiên

[email protected]

Nguyễn Chí Hồng Ngọc

Bất động sản

[email protected]

Ngô Trí Vinh

Hàng tiêu dung, Tài chính, Chứng khoán

[email protected]

Hoàng Bảo Ngọc

Công nghệ thông tin, Cảng biển

[email protected]

Trương Sỹ Phú

Hàng tiêu dùng

[email protected]

Trần Hải Yến

Chuyên viên vĩ mô

[email protected]

Nguyễn Hà Minh Anh

Hàng tiêu dung, Tiện ích công cộng

[email protected]

Lê Thanh Hòa

Vật liệu xây dựng

[email protected]

Trần Xuân Bách

Phân tích kỹ thuật

[email protected]

Đỗ Long Khánh

Hàng không, Bảo hiểm

[email protected]

Nguyễn Đức Hoàng

Thép, Phân bón

[email protected]

Lê Hoàng Phương

Chuyên viên chiến lược thị trường

[email protected]

Phạm Lê An Thuận

Dược, Thủy sản

[email protected]

Trần Đăng Mạnh

Xây dựng

[email protected]

Page 14: C P NH T K T QU KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

14

Báo cáo cập nhật ngành Bảo hiểm

23/08/2021

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

Trụ sở chính: Chi nhánh:

▪ 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội ▪ Tầng 8, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp. HCM

▪ Tel: (84 24) 3 928 8080 ▪ Tel: (02 8) 3 914 6888