bẢo vỆ mÔi trƯỜng lỚp 5

29
Y BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI STÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -----****----- NÂNG CAO NHN THC BO VMÔI TRƯỜNG LP 5 Đồng Nai, 2012

Upload: others

Post on 27-Nov-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-----****-----

NÂNG CAO NHẬN THỨC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

LỚP 5

Đồng Nai, 2012

Page 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

MỤC LỤC

BÀI 1: MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ...................................................................................... 1

I. BÀI HỌC ................................................................................................................... 1

II. CÂU HỎI ............................................................................................................... 3

BÀI 2: MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP ........................................................................ 4

I. BÀI HỌC ................................................................................................................... 4

II. CÂU HỎI ............................................................................................................... 5

BÀI 3: MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN ....................................... 6

I. BÀI HỌC ................................................................................................................... 6

II. CÂU HỎI ............................................................................................................... 8

BÀI 4: ÔN TẬP .................................................................................................................. 9

I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................... 9

II. HOẠT ĐỘNG ........................................................................................................ 9

III. TRÒ CHƠI ............................................................................................................. 9

BÀI 5: GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN ................................................ 10

I. HỆ THỰC VẬT ....................................................................................................... 10

II. HỆ ĐỘNG VẬT ................................................................................................... 11

III. TÓM TẮT ............................................................................................................ 12

IV. CÂU HỎI ............................................................................................................. 12

BÀI 6: LŨ LỤT ................................................................................................................ 13

I. BÀI HỌC ................................................................................................................. 13

II. CÂU HỎI ............................................................................................................. 14

BÀI 7: HẠN HÁN ............................................................................................................ 15

I. BÀI HỌC ................................................................................................................. 15

II. CÂU HỎI ............................................................................................................. 18

BÀI 8: CHÁY RỪNG ...................................................................................................... 19

I. BÀI HỌC ................................................................................................................. 19

II. CÂU HỎI ............................................................................................................. 20

BÀI 9: SÓNG THẦN – ĐỘNG ĐẤT .............................................................................. 21

I. BÀI HỌC ................................................................................................................. 21

II. CÂU HỎI ............................................................................................................. 25

BÀI 10: ÔN TẬP .............................................................................................................. 26

I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................. 26

II. HOẠT ĐỘNG ...................................................................................................... 26

Page 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 1

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

I. BÀI HỌC

1. Khái niệm khu đô thị

Khu đô thị là khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng

so với các khu vực xung quanh nó. Các đô thị có thể là thành phố, thị xã, trung tâm dân

cư đông đúc.

2. Các vấn đề môi trường khu đô thị

a. Môi trường nước

b. Môi trường không khí, bụi, tiếng ồn

BÀI 1

Cơ sở vật chất phát

triển chậm so với tốc

độ gia tăng dân số nên

đường phố ngập khi

trời mưa to

Nước thải sinh hoạt từ các

hộ gia đình chưa qua xử lý

ảnh hưởng đến chất lượng

nước mặt

Ô nhiễm không khí, bụi,

tiếng ồn từ các phương tiện

giao thông

Page 4: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 2

c. Chất thải rắn

1. Biện pháp giải quyết

Tập trung số lượng lớn

rác thải

Rác thải chưa được

phân loại trước khi

xử lý

Môi trường

nước

Lắp đặt đường ống

thoát nước thải và

dẫn về nhà máy xử

lý tập trung

Page 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 3

II. CÂU HỎI

1. Hãy kể những vấn đề môi trường nơi em sinh sống?

2. Hảy đưa ra biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường tại nơi em sinh sống?

Chất thải rắn

Môi trường

không khí

Sử dụng phương

tiện công cộng khi

tham gia giao thông

Đi xe đạp bảo vệ

môi trường

Phân loại rác tại

từng hộ gia đình

Page 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 4

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

I. BÀI HỌC

1. Khái niệm khu công nghiệp

Khu công nghiệp là khu vực dành cho phát triển công nghiệp và cân bằng tương đối giữa

các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.

Khu công nghiệp Nhơn Trạch Khu công nghiệp Amata

Vào năm 2012 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 30 khu công nghiệp, theo quy hoạch thì đến

năm 2015 số lượng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng lên 37 khu công

nghiệp.

Ví dụ: khu công nghiệp Amata ở thành phố Biên Hòa; Khu công nghiệp Nhơn Trạch

thuộc huyện Nhơn Trạch, Khu công nghiệp Thạnh Phú thuộc huyện Vĩnh Cửu.

2. Các vấn đề môi trường tại khu công nghiệp

a. Nước thải

Nước thải từ khu công nghiệp chưa qua xử lý

thải trực tiếp ra môi trường Ô nhiễm nguồn nước mặt

Nước thải của một số khu công nghiệp chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường

xung quanh gây ảnh hưởng đến môi trường nước, đất và ảnh hưởng chất lượng nước sử

dụng của người sân xung quanh khu vực khu công nghiệp.

BÀI 2

Page 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 5

b. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp làm ảnh hưởng chất lượng không khí xung quanh.

Bên cạnh ô nhiễm không khí thì ô nhiễm bụi và tiếng ồn cũng là loại hình ô nhiễm khó

kiểm soát. Hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ các nhà máy trong khu công

nghiệp rất sơ sài và hoạt động chưa hiệu quả. Các khí thải độc hại phát tán ra môi trường

bên ngoài qua các ống khói gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

3. Biện pháp khắc phục

- Tăng cường cây xanh trong khu công nghiệp nhằm hạn chế tiếng ồn và bụi trong

không khí.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong khu công nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

- Khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp do đó có thể tận dụng chất

thải của ngành này làm nguyên liệu đầu vào cho ngành khác.

- Ví dụ: nhà máy đường sử dụng mía làm nguyên liệu sản xuất sau khi sử dụng thì bã

mía có thể được đem làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy giấy để sản xuất giấy.

II. CÂU HỎI

1. Hãy kể tên các khu công nghiệp mà em biết

2. Nêu những ảnh hưởng môi trường mà khu công nghiệp gây ra.

3. Đưa ra những giải pháp để cải thiện môi trường cho khu công nghiệp

Page 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 6

MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP VÀ

NÔNG THÔN

I. BÀI HỌC

1. Khái niệm

Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân

và loại hình sản xuất chính là nông nghiệp.

2. Các vấn đề môi trường nông thôn

a. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật

Như chúng ta biết, khu vực nông thôn với diện tích trồng cây lớn đặc biệt có một số vùng

trồng lúa, cây hoa màu thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất để phòng ngừa

sâu bệnh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất nông nghiệp quá

mức sẽ gây ra những ảnh hưởng đến môi trường, các sinh vật tại khu vực đó.

Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật Không thu gom bao bì sau sử dụng gây ô

nhiễm nguồn nước và thải ra lượng lớn

chất thải rắn

b. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi

Chất thải động vật gây ô nhiễm nguồn nước và đất và không khí.

BÀI 3

Page 9: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 7

c. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, xác vật nuôi

Người dân còn vứt rác bừa bãi, xử lý rác bằng cách chôn hoặc đốt rác

3. Biện pháp giảm thiểu

Thu gom chai nhựa và bao bì chứa

thuốc bảo vệ thực vật vào các bể chứa

để cán bộ quản lý xử lý.

- Cần hướng dẫn cho người dân

phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật đúng cách, đúng liều lượng,

đúng phương pháp để vừa phát huy

hết công dụng của thuốc bảo vệ thực

vật trong việc phòng trừ sâu bệnh vừa

không gây hại đến môi trường.

- Ngoài ra, có thể sử dụng những loại

phân bón vi sinh thay thế cho phân

bón hóa học để bảo vệ môi trường.

Page 10: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 8

II. CÂU HỎI

1. Hãy nêu những vấn đề môi trường ở khu vực nông thôn mà em biết?

2. Những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn?

- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi có hệ

thống xử lý chất thải của gia súc chăn

nuôi.

- Có thể kết hợp xây dựng hệ thống vườn

ao chuồng nhằm giảm lượng chất thải

ra môi trường.

- Khi gia súc bị dịch bệnh nên báo với cán

bộ quản lý để có biện pháp xử lý hợp lý.

- Tuyên truyền, vận động người dân giữ

vệ sinh xung quanh nhà và khu vực nơi

họ sinh sống.

- Thường xuyên tổ chức các buổi lao

động nhằm giúp người dân ý thức hơn

về vai trò của môi trường sống đến sức

khỏe.

- Hướng dẫn người dân phân biệt các

loại rác có thể tái chế, tái sử dụng như

túi nylong, chai nhựa….

Page 11: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 9

ÔN TẬP

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp các em xác định những vấn đề gây ô nhiễm nơi các em sinh sống

- Gợi ý cho các em học sinh những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và giúp

cho môi trường trong sạch hơn.

II. HOẠT ĐỘNG

- Giáo viên ôn lại kiến thức đã học cho các em

- Tổ chức trò chơi cho các em để đánh giá khả năng hiểu bài của các em,

đồng thời qua đó xác định những kiến thức mà các em được học có

được áp dụng vào thực tế không.

III. TRÒ CHƠI

- Tổ chức trò chơi phân loại rác

- Thu gom rác từ các hộ dân, thu gom sách báo, vở cũ nhằm tăng cường

tái chế, tái sử dụng rác thải.

BÀI 4

Page 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 10

GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA

CÁT TIÊN

Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài động vật và thực vật

hoang dã. Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn 3 huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Bảo

Lộc (Lâm Đồng), Bù Đăng (Bình Phước).

Vườn Quốc Gia Cát Tiên là nơi có một trong hai khu vực đất ngâp nước duy nhất của

Việt Nam (Bàu Sấu), là một trong 8 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận của

Việt Nam.

I. HỆ THỰC VẬT

Với điều kiện địa hình, khí hậu và khà năng dung chứa đến 5 kiểu rừng: rừng lá rộng

thường xanh, rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng tre nứa thuần loại

và thảm thực vật đất ngập nước là yếu tố làm cho Vườn Quốc gia Cát Tiên có hệ thống

thưc vật đa dạng và phong phú.

BÀI 5

Cây trong Vườn Quốc gia Cát Tiên

Lan rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

Page 13: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 11

II. HỆ ĐỘNG VẬT

VQG Cát Tiên có hệ động vật đa dạng và phong phú về thành phần loài, các loài quý

hiếm có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen trên toàn thế giới.

Tê giác java một sừng

Cá sấu xiêm

Hoẵng Nam Bộ

Page 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 12

III. TÓM TẮT

IV. CÂU HỎI

1. Em hãy quan sát bản đồ và chỉ ra Vườn Quốc gia Cát Tiên

2. Em hãy kể tên 5 con vật sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên mà em biết

3. Em hãy kể tên 5 loài cây có trong Vườn Quốc gia Cát Tiên mà em biết

Vọoc chà vá chân

đen

Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới

ở Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quí hiếm.

Ngoài ra, Vườn Quốc gia còn có chức năng điều hóa khí hậu. Chính vì thế

Vườn cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Page 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 13

LŨ LỤT

I. BÀI HỌC

1. Lũ lụt là gì?

Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn

ngập một vùng đất

Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ

tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn

vào các vùng đất được đê bảo vệ.

Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao

do lũ lớn làm tràn ngập và phá hủy các công

trình, nhà cửa dọc theo sông.

2. Nguyên nhân gây lụt

Do thảm họa: vỡ đê, động đất …..dẫn đến lũ lụt

Vỡ đê tại tỉnh Đồng Tháp

Do con người: chặt cây, phá rừng làm ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy, giảm khả năng

giữ nước…

BÀI 6

Page 16: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 14

3. Ảnh hưởng của lũ lụt

Thiệt hại cơ sở vật chất: nhà cửa, tài sản của người dân

Ảnh hưởng nguồn nước sử dụng, dịch bệnh gia tăng…

Ảnh hưởng vụ mùa, cây trồng…

4. Cách phòng tránh khi có lũ

- Không chơi đùa, bơi lội trong khu vực có lũ

- Tìm cách đến khu vực đất cao hơn, an toàn hơn

- Tránh xa nơi bờ sông trong khu vực lũ để phòng sạt lở

- Không chạm vào nơi cắm điện.

II. CÂU HỎI

1. Em hãy cho biết những thiệt hại do lũ gây ra?

2. Em nên làm gì khi có lũ xảy ra?

Page 17: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 15

HẠN HÁN

I. BÀI HỌC

1. Nắng

- Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, thiên về chí

tuyến hơn là phía xích đạo.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC đến 27oC, số giờ nắng khoảng 1.500- 2.000 giờ.

Nắng là một dạng vật chất và năng lượng của Mặt Trời phát ra. Số giờ nắng của

Việt Nam khoảng 1.500 – 2.000 giờ.

a. Lợi ích của ánh nắng

- Phòng chống các bệnh về xương: Sáng sớm, nên phơi nắng 15 phút, thực hiện ba

lần/tuần là đủ để hấp thu lượng tia cực tím cần thiết cho việc sản xuất vitamin D.

Loại vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển của xương, làm tăng khả năng hấp

thụ canxi của cơ thể.

- Tâm trạng phấn chấn: Tia nắng mặt trời có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh

insulin. Đây là loại hormone chuyển hóa đường thành năng lượng, giúp tâm trạng

vui vẻ, giảm stress.

- Tiêu diệt mầm bệnh: được xem là tia tiệt trùng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trú ẩn

trong không khí. Không những thế, nó còn giúp củng cố hệ miễn dịch, chống lại sự

nhiễm trùng.

Phơi nắng tổng hợp Vitamin D

Trẻ em vui đùa trong nắng

Phơi quần áo lúc trời nắng để diệt khuẩn

nấm mốc

….

BÀI 7

Page 18: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 16

b. Ảnh hưởng của nắng

Nắng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống nhưng với cường độ cao sẽ dẫn đến

nhiều ảnh hưởng. Một trong những ảnh hưởng là:

- Ảnh hường đến vùng biểu bì: gây thương tổn cho da như bệnh lão hóa da, ung thư

da.

- Ảnh hưởng đến trồng trọt: thực vật mất nước dẫn đến năng suất cây trồng.

- Ảnh hưởng đến chăn nuôi: mất nước ảnh hưởng đến nguồn lương thực cho các con

vật chăn nuôi như trâu, bò…

c. Tránh các ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng

- Bổ sung nước cho cơ thể

- Chọn quần áo thích hợp khi ra ngoài trời

- Cần tránh làm việc ngoài trời trong khoảng thời gian nắng gắt từ 11 giờ đến 14 giờ.

- Lựa chọn cây trồng phù hợp với cường độ nắngHạn hán

2. Hạn hán

a. Hạn hán là gì?

Hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng

kéo dài, giảm hàm lượng nước trong đất, làm

suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực

nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa

nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh

trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái

gây đói nghèo dịch bệnh...

b. Nguyên nhân gây ra hạn hán

Nguyên nhân khách quan: do thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thấp đáng kể

Nguyên nhân chủ quan:

- Tình trạng phá rừng bừa bãi làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước ngầm dẫn đến cạn kiệt

nguồn nước.

- Quy hoạch trồng cây không phù hợp: vùng ít nước trồng cây cần nhiều nước như lúa

c. Ảnh hưởng của hạn hán

Page 19: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 17

Ảnh hưởng đến lương thực của các loài

vật Ảnh hưởng đến nơi cư trú của sinh vật

Giảm diện tích cây trồng Lúa bị cháy khô do thiếu nước –

Ảnh hường đến kinh tế

d. Biện pháp giảm thiểu

Mặc dù hạn hán là một hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể

giảm nhẹ những thiệt hại do hạn hán gây ra thông qua việc phòng, chống hạn hán một

cách có hiệu quả.

Thực hiện biện pháp tưới tiêu Xây dựng các kênh thủy lợi, sử dụng

nước một cách hợp lý

Page 20: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 18

Sử dụng hình thức trồng ruộng bậc

thang đối với vùng cao để tiết kiệm

lượng nước cần thiết.

Trồng rừng để bảo vệ lượng nước ngầm,

hạn chế bốc hơi nước trong mùa khô

II. CÂU HỎI

1. Em hãy cho biết thời tiết ở khu vực em ở nắng nóng vào thời điểm nào trong năm?

2. Em làm gì để bảo vệ cơ thể vào thời tiết nắng nóng

3. Nơi em ở có xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô không?

4. Em đã sử dụng nguồn nước như thế nào vào mùa khô?

Page 21: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 19

CHÁY RỪNG

I. BÀI HỌC

1. Định nghĩa

“Cháy rừng là sự xuất hiện và lan

truyền của những đám cháy trong

rừng mà không nằm trong sự kiểm

soát của con người; gây lên những tổn

thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải

và môi trường”. Theo tài liệu về quản lý

lửa rừng của FAO.

2. Nguyên nhân cháy rừng

a. Nguyên nhân tự nhiên

- Nhiệt độ: làm khô vật liệu cháy, làm độ ẩm không khí giảm và mặt đất nóng lên.

- Gió: gió thúc đẩy làm khô vật liệu cháy, làm bùng phát đám cháy và làm nhanh

tốc độ làn truyền đám cháy lên nhiều lần

- Kiểu rừng: đối với những loại cây thường rụng lá, hoa quả, vỏ và thân cây, những

loại cây có nhựa hoặc tinh dầu thường dễ bắt lửa. Những khu rừng tre nứa, cành nhánh

khô nhiều cũng là vật liệu cháy rất lớn.

- Hiện tượng tự nhiên: sấm sét cũng gây ra cháy rừng.

- Vũ khí trong chiến tranh:đạn, thuốc súng còn sót lại trong chiến tranh ở các khu

rừng ở Tây Nguyên và Miền Trung khi gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể nổ gây

cháy rừng.

b. Do hoạt động của con người

- Đốt rừng làm nương rẫy, đốt than, hun khói để lấy mật ong….

- Do khai thác rừng, vô ý gây cháy rừng…

3. Tác hại của cháy rừng

Cháy rừng gây ảnh hưởng toàn diện các mặt kinh tế - xã hội và môi trường

- Cháy rừng gây thu hẹp diện tích rừng có giá trị kinh tế.

BÀI 8

Page 22: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 20

- Ảnh hưởng trực tiếp đến động vật, thiêu cháy động vật, ảnh hưởng đến nguồn thức

ăn và nơi cư trú của động vật.

- Cháy rừng với nhiệt độ cao sẽ làm mất nguồn dinh dưỡng trong đất

- Mất rừng gây mất khả năng điều tiết nguồn nước, tạo nên lũ quét khi có mưa kết

hợp với địa hình dốc. Ảnh hưởng đến mực nước ngầm cũng như khả năng dự trữ nước ở

các vùng hạ lưu.

- Cháy rừng sinh ra các loại bụi và khi ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây rừng.

Sau khi cháy rừng khí hậu vùng xung quanh bị biến đổi theo hướng bất lợi: Nhiệt độ

tăng, độ ẩm giảm, gió thổi mạnh

- Cháy rừng ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội, đặc biệt là những người

sống trong và gần rừng. Trong nhiều trường hợp thiệt hại đến tình mạng của người dân

hoặc người dân phải di chuyển đến nơi khác an toàn hơn.

4. Biện pháp phòng chống cháy rừng

- Tránh khai thác rừng và dọn đốt rừng một cách bừa bãi.

- Kiểm lâm cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của rừng trong mùa nắng nóng và

những nơi khô hạn

- Giáo dục, tuyên truyền người dân sống xung quanh rừng phải bảo vệ rừng và hạn

chế khai thác cũng như dùng lửa cẩn thận, người dân phối hợp với cán bộ quản lý thực

hiện giữ và bảo vệ rừng.

II. CÂU HỎI

1. Em hãy cho biết những nguyên nhân gây cháy rừng mà em biết?

2. Hãy nêu những biện pháp giảm thiểu cháy rừng tại địa phương

Page 23: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 21

SÓNG THẦN – ĐỘNG ĐẤT

I. BÀI HỌC

1. SÓNG THẦN

a. Định nghĩa

Sóng thần là hiện tượng một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại

dương bị chuyển dịch một cách nhanh chóng trên quy mô lớn.

b. Nguyên nhân tạo nên sóng thần

- Khi đáy biển đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc khiến xảy ra cơn địa chấn dưới

lòng biển được gọi là động dất tại đáy biển.

- Lở đất dưới đáy biển hay sụp đổ của núi lửa cũng làm chấn động cột nước, hay

một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới đáy biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình

thành sóng thần.

c. Đặc điểm

- Sóng thần chứa năng lượng lớn, lan truyền với tốc độ cao.

- Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi

nó phát sinh

- Ở vùng nước rộng, các cơn sóng thần có chu kỳ rất dài từ nhiều phút tới nhiều giờ,

và chiều dài sóng lên tới hàng trăm kilômét.

BÀI 9

Page 24: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 22

d. Những thiệt hại do sóng thần gây ra

Thiệt hại về người Cơ sở vật chất bị phá hủy

Cảnh quan bị phá hủy Tài sản bị hư hại

e. Dấu hiệu nhận biết sóng thần

- Cảm thấy động đất

- Mực nước biển lùi về phía sau một cách đáng chú ý

- Vệt sáng đỏ ở đường chân trời

f. Cảnh báo sóng thần

Chúng ta không thể dự đoán sóng thần một cách chính xác, tuy nhiên có những dấu hiệu

báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra. Ngày nay, các nhà khoa học cố gắng phát minh

ra những công cụ có thể dự báo được sóng thần để giảm thiểu thiệt hại gây ra.

- Những vùng có nguy cơ sóng thần cao có thể lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần

để xác định đồng thời báo cho người dân trước khi sóng đi vào đất liền.

- Ngoài ra, tín hiệu cảnh báo hiệu quả nhất là những loài vật sống ở gần. Nhiều loài

vật cảm giác được nguy hiểm và chạy lên vùng cao trước khi con sóng tràn tới.

Page 25: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 23

- Một số quốc gia thường xuyên phải hứng chịu sóng thần đưa ra những biện pháp

giảm thiểu thiệt hại như:

- Nhật Bản đã áp dụng chương trình xây dựng các bức tường chắn sóng thần với

chiều cao lên tới 4.5 m trước những vùng bờ biển nhiều dân cư sinh sống.

- Tuy nhiên xây tường chắn sóng không phải là giải pháp hữu hiệu vì sóng thần có

thể tạo ra những đợt sóng với chiều cao lên tới 30m, vì vậy các nhà môi trường đã đề

xuất trồng cây vùng ven biển để hạn chế những thiệt hại do sóng thần gây ra, tuy giải

pháp này mất nhiều thời gian nhưng có tác dụng lâu dài đồng thời chi phí thấp hơn những

bức tường chắn sóng.

2. ĐỘNG ĐẤT

a. Khái niệm

Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất.

Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của những bộ phận đứt gãy trên vỏ của

Trái Đất. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi chuyển

động cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất.

b. Nguyên nhân

- Liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các

hoạt động đứt gãy.

- Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.

- Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các

vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.

c. Đặc điểm

- Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất

- Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn.

- Thang đo động đất

1–2 trên thang Richter: Không nhận biết được

2–4 trên thang Richter: Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại

4–5 trên thang Richter: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể

Page 26: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 24

5–6 trên thang Richter: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt

6–7 trên thang Richter: có sức tiêu hủy mạnh trong những vùng đông dân trong chu vi 180 km

bán kính.

7–8 trên thang Richter: Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có

vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.

8–9 trên thang Richter: Rất mạnh , phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị , có vết nứt

lớn , vài tòa nhà bị lún

>9 trên thang Richter: Rất hiếm khi xảy ra

>10 trên thang Richter: Cực hiếm khi xảy ra

d. Thiệt hại

Gây thiệt hại đến tính mạng con người Thiệt hại cơ sở vật chất

Gây hỏa hoạn sau động đất Ảnh hưởng đến nhà cửa

e. Nên làm gì khi có động đất

Chúng ta phải thừa nhận rằng động đất là một thiên tai khó có thể dự báo, những người

sống trong khu vực thường xuyên xảy ra động đất cần có những chuẩn bị để ứng phó với

động đất.

i. Trước động đất

- Những vật dụng trong nhà cần được giữ vững để khi lung lay cũng không rớt

xuống đất gây thương tích.

- Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những

nơi thường lui tới để khi chúng ngả vẫn không làm chướng ngại lối ra.

Page 27: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 25

- Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất

ii. Trong lúc động đất

- Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà, chui xuống một gầm bàn lớn hay giường

nếu nó có thể chịu được nhiều vật rớt. Như thế khi nhà sập vẫn có khí thở nếu bàn chuyển

động, đi theo bàn.

- Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa để đứng. Tránh cửa kính.

- Tránh xa những vật có thể rơi xuống.

- Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn trúng.

- Nếu điện cúp, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa

hoạn.

- Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện.

Tìm chỗ trống mà đứng.

- Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây

điện, và đường cầu.

iii. Khi có động đất

- Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở

gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà

sập, gây tiếng động để kêu cứu.

- Mở radio để xem có tin tức khẩn cấp không

- Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở

cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt hay mở bất cứ loại máy nào và đi ra ngoài.

II. CÂU HỎI

1. Em hãy cho biết những dấu hiệu nào cho biết sắp có sóng thần?

2. Nguyên nhân gây ra sóng thần là gì?

3. Hãy cho biết những việc cần làm khi có sóng thần xảy ra?

4. Thang đo nào được dùng để xác định tính ảnh hưởng của động đất?

5. Những thiệt hại do động đất có thể gây ra?

6. Cần làm gì khi có động đất xảy ra?

Page 28: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 26

ÔN TẬP

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học

- Tổ chức cho các em buổi sinh hoạt ngoài trời nhằm giúp các em sử dụng những

kiến thức đã học áp dụng vào thực tế.

II. HOẠT ĐỘNG

- Giáo viên tổ chức cho các em buổi hái hoa dân chủ nhằm kiểm tra những kiến

thức đã học.

- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để các em thi đua đồng thời giúp các em sáng tạo

hơn trong việc đưa ra những ý tưởng bảo vệ môi trường

- Giáo viên có thể cấp nhật những thông tin môi trường ở địa phương, trên cả nước

và trên thế giới nhằm

BÀI 10

Page 29: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LỚP 5

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường của Vườn Quốc Gia Yok Đôn

2. Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học, Phòng giáo

dục vào đào tạo Phú Cát.

3. Nguyễn Đình Hòe, 2007, Môi trường và phát triển, tái bản lần thứ nhất.

4. GS.TS Lâm Minh Triết và Huỳnh Thị Minh Hằng,2008, Con người và môi trường.

Đại học Quốc gia TP. HCM

5. Viện ITMIS, Phần mềm giáo dục bảo vệ môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà

Nội

6. Tài liệu tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng, Bộ Nông Nghiệp và Phát

triển nông thôn

Tài liệu điện tử

1. www.wikipedia.org

2. www.monre.gov.vn

3. www.yeumoiturong.com

4. www.cattiennationalpark.vn