báo nhân dân, thì - chinhviet.net · báng súng, bằng cách trói từng người hay từng...

32
S44 * Trang 1 “Ta sn sàng tha thcho các người! Nhưng các người phi quxung nhn li!” Đó là li ca mt cư dân đảo Sicile, nước Ý, tng nói trong nước mt vi bn Mafia va giết thân nhân ca mình. Đây cũng là li mà hàng vn thân nhân các oan hn Tết Mu Thân cũng như bao người dân Vit mun nói vi Cng sn trong nhng ngày knim 40 năm cuc thm sát rùng rn nht lch sdân tc mà thphm là chính đảng CS. Nhưng tp đoàn Mafia đỏ này đã và đang làm gì nhân knim biến cy? Đó là trên các kênh truyn hình VTV phtrùm cnước và có lra chi ngoi, tmy tháng nay ra rmt ging điu ngi ca cái gi là “cuc tng tn công và ni dy tết Mu Thân”. Mt cuc “tng tn công và ni dy”, mà theo li bí thư thành HLê Thanh Hi nói ti bui mít-tinh dinh Thng Nht sáng ngày 1 tháng 2 va qua, “đã to mt cú 'choáng đột ngt' vi địch min Nam..., là đim son chói li ca lch sdân tc”, còn theo li Trung tướng CS Nguyn Ðình Ước trên báo Nhân Dân, thì “đã đi vào lch snhư là mt sáng to độc đáo ca chiến tranh cách mng Vit Nam, thhin mt đỉnh cao ý chí và trí tuca Vit Nam trong cuc chiến tranh nhthng ln…" Đúng là mt “sáng to độc đáo” vi nhiu nét mà chcó CS mi có ni!!! Trước tiên, đó là vi phm tha ước hưu chiến mà CS đã cam kết cách long trng, khiến phía Vit Nam Cng Hòa đã tin li mà cho mt na squân nhân được văn tết vi gia đình, nên bước đầu đã phn nào bđộng. Người ta nhli rng trong hai trn Thế chiến, nhng cuc hưu chiến ngày Giáng sinh đều được đôi bên tuân thmt cách nghiêm túc, vì hcòn biết trng danh dca mình. Thhai, đó là chà đạp nhng ngày Tết thiêng liêng ca dân tc. Gia cnh sum hp êm m, CS đã gây cnh tan nát chia lìa. Gia bu khí yêu thương hòa gii, CS đã đem ti hn thù bo lc. “Ai đã cướp con tôi? Ai đã giết con tôi gia cơn mng đêm thái bình?” là câu hát còn vang vng mãi trong lòng dân min Nam. Máu đỏ đã pha hòa vi rượu tết. Tht người đã trn ln vi bánh tét bánh chưng. Vđạn đã nm vương vãi lăn lóc cnh nhng đồ tht. Thba, đó là giết chết thường dân, bt ktu sĩ linh mc, y tá bác sĩ, viên chc cán b, văn nhân nghsĩ, thy giáo hc trò, thm chí cnhng kbuôn thúng bán bưng, lao công độ nht… Trong mười my ngàn nn nhân vô ti bchết thm ti Huế, không thiếu mt hng người nào c. Thtư, đó đưa ra chiêu bài “trình din hc tp cho thông sut đường li để tiếp tc phc vchính quyn cách mng” hu la người ta đến chchết. Ông Nguyn Phúc Liên Thành, nguyên Phó Trưởng ty Cnh sát Đặc bit ti Tha Thiên khi y nhli: “Sau khi lp chính quyn thì Vit cng bt đầu thm sát. Đầu tiên hkêu gi quân nhân cán chính trong thành phHuế ra trình din. Sau khi trình din thì được cp giy, có quyn đi li, coi như giy thông hành. Nhng người này vnói li vi nhng người khác, người kế tiếp ra trình din. Đến ln th3 thì hyêu cu tt cnhng kđã trình din ln l và 2 ra trình din li. Đây là ln quyết định, và cuc thm sát xy ra!” (đài RFA phng vn). Thnăm, đó là dkhnn nhân cơm đùm go bi hay dkhthân nhân tiếp tế lương thc trong nhiu ngày để ri cướp ly ca h. “Các ‘sgi’ vthông báo vi bà con là ai có thân nhân ‘đi hc tp’ hãy bi lương thc lên chùa TĐàm. Vy là vài hôm sau, người ta ùn ùn gánh gng lên đó go cơm, cá tht, mui mm, bánh trái ê h(Tết mà!)… Hchng thy thân nhân đâu cmà chgp my tên cán bVC bo hhãy an tâm trvnhưng để đồ ăn li. Nhmưu mô thâm độc này mà VC to được mt kho lương thc khng lđể ăn mà đi giết người tiếp!!” (Trích “Cuc thm sát Khe Đá Mài”). Thsáu, đó là giết chết các nn nhân bng cách đập vsbng cuc và báng súng, bng cách trói tng người hay tng chùm mt ri chôn sng h. Được hi ti sao không bn h, cho hviên đạn còn dhơn dùng vt cng đập đầu hđẩy xung h, mt trung tá tù binh VC tên Hoàng Kim Loan trli: “Đạn chúng tôi để bn MNgy, đâu để bn nhng đám người như thế!” Ông Võ Văn Bng, Trưởng ban Truy tìm và Ci táng Nn nhân CS Tết Mu Thân, hi tưởng: “Các hcách khong nhau. Mt hvào khong 10 đến 20 người. Trong các h, người thì đứng, người thì nm, người thì ngi, ln xn! Các thi hài khi đào lên, tht xương đã rã ra. Trên thi hài còn thy nhng dây lt trói li, cdây đin thoi na, trói thành chùm vi nhau. Có lhbxô vào hthành tng chùm. Mt sngười đầu bvhoc blng. Lng là do đạn bn, vlà do cuc đập” (đài RFA pv các chng nhân). Thby, đó là tàn phá trc tiếp hay gián tiếp các kho tàng văn hóa ca dân tc bng cách tiến chiếm các nơi này để làm công sphòng thhay hang kháng c, cthkhu vc Đại ni và Cm thành ti Huế. Y như VC tng đặt các giàn cao xbên cnh các ngôi thánh đường min Bc trong cuc chiến chng phi cơ oanh tc ca Hoa Ktrước đây và xóa bdi tích Hoàng thành Thăng long hin thi. Đim son chói li” mà Lê Thanh Hi đề cp chính là bin máu đỏ khng lca my ngàn nn nhân vô ti xét riêng Huế sau 27 ngày gi là “gii phóng Tha Thiên”: “Theo nhng báo cáo ca các cuc cnh sát các xã thuc 13 qun ca thành phHuế và tnh Tha Thiên, khong 5,300 nn nhân đã bchôn sng ti tnh nhà” (Nguyn Phúc Liên Thành). “Ti thành phHuế và tnh Tha Thiên, 22 địa đim tìm được là các mchôn tp th. Trong 22 địa đim này, người ta đếm được 2,326 sngười. Sau tết, chúng tôi lp Hi Gia đình Nn nhân Cng Sn Tết Mu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mt tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khong 6,000 người. Có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con s5 đến 6 ngàn là không sai lch lm đâu” (Giáo sư Nguyn Lý Tưởng, cu Dân biu khu vc Tha Thiên). Người ta thi ti sao CS li dã man tàn bo đến thế trong chiến cuc Mu Thân và vn ctình kha lp, lì lm chi ti đến vy trong nhng ngày xuân Mu Tý? Điu đó phát xut trước hết tquan đim triết lý duy vt mà CS thm nhun: con người chlà vt cht, không có hn thiêng, chng có nhân phm, không có thưởng pht đời sau, chng có đấng linh thiên g xét định. Thành ra cthn nhiên giết chết nếu cn. Ý thc ggm này chng nhng có nơi nhng chiến binh Æ *

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Số 44 * Trang 1

“Ta sẵn sàng tha thứ cho các người! Nhưng các người phải quỳ xuống nhận lỗi!” Đó là lời của một cư dân đảo Sicile, nước Ý, từng nói trong nước mắt với bọn Mafia vừa giết thân nhân của mình. Đây cũng là lời mà hàng vạn thân nhân các oan hồn Tết Mậu Thân cũng như bao người dân Việt muốn nói với Cộng sản trong những ngày kỷ niệm 40 năm cuộc thảm sát rùng rợn nhất lịch sử dân tộc mà thủ phạm là chính đảng CS. Nhưng tập đoàn Mafia đỏ này đã và đang làm gì nhân kỷ niệm biến cố ấy? Đó là trên các kênh truyền hình VTV phủ trùm cả nước và có lẽ ra cả hải ngoại, từ mấy tháng nay ra rả một giọng điệu ngợi ca cái gọi là “cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân”. Một cuộc “tổng tấn công và nổi dậy”, mà theo lời bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải nói tại buổi mít-tinh ở dinh Thống Nhất sáng ngày 1 tháng 2 vừa qua, “đã tạo một cú 'choáng đột ngột' với địch ở miền Nam..., là điểm son chói lọi của lịch sử dân tộc”, còn theo lời Trung tướng CS Nguyễn Ðình Ước trên báo Nhân Dân, thì “đã đi vào lịch sử như là một sáng tạo độc đáo của chiến tranh cách mạng Việt Nam, thể hiện một đỉnh cao ý chí và trí tuệ của Việt Nam trong cuộc chiến tranh nhỏ thắng lớn…" Đúng là một “sáng tạo độc đáo” với nhiều nét mà chỉ có CS mới có nổi!!! Trước tiên, đó là vi phạm thỏa ước hưu chiến mà CS đã cam kết cách long trọng, khiến phía Việt Nam Cộng Hòa đã tin lời mà cho một nửa số quân nhân được về ăn tết với gia đình, nên bước đầu đã phần nào bị động. Người ta nhớ lại rằng trong hai trận Thế chiến, những cuộc hưu chiến ngày Giáng sinh đều được đôi bên tuân thủ một cách nghiêm túc, vì họ còn biết trọng danh dự của mình. Thứ hai, đó là chà đạp những ngày Tết thiêng liêng của dân tộc. Giữa cảnh sum họp êm ấm, CS đã gây cảnh tan nát chia lìa. Giữa bầu khí yêu thương hòa giải, CS đã đem tới hận thù bạo lực. “Ai đã cướp con tôi? Ai đã giết con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình?” là câu hát còn vang vọng mãi trong lòng dân miền Nam. Máu đỏ đã pha hòa với rượu tết. Thịt người đã trộn lẫn với bánh tét bánh chưng. Vỏ đạn đã nằm vương vãi lăn lóc cạnh những đồ thờ tự. Thứ ba, đó là giết chết thường dân, bất kể tu sĩ linh mục, y tá bác sĩ, viên chức cán bộ, văn nhân nghệ sĩ, thầy giáo học trò, thậm chí cả những kẻ buôn thúng bán bưng, lao công độ nhật… Trong mười mấy ngàn nạn nhân vô tội bị chết thảm tại Huế, không thiếu một hạng người nào cả. Thứ tư, đó là đưa ra chiêu bài “trình diện học tập cho thông suốt đường lối để tiếp tục phục vụ chính quyền cách mạng” hầu lừa người ta đến chỗ chết. Ông Nguyễn Phúc Liên Thành, nguyên Phó Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt tại Thừa Thiên khi ấy nhớ lại: “Sau khi lập chính quyền thì Việt cộng bắt đầu thảm sát. Đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố Huế ra trình diện. Sau khi trình diện thì được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với những người khác, người kế tiếp ra trình diện. Đến lần thứ 3 thì họ yêu cầu tất cả những kẻ đã trình diện lần l và 2 ra trình diện lại. Đây là lần quyết định, và cuộc thảm sát xảy ra!” (đài RFA phỏng vấn). Thứ năm, đó là dụ khị nạn nhân cơm đùm gạo bới hay dụ khị thân nhân tiếp tế lương thực trong nhiều ngày để rồi cướp lấy của họ. “Các ‘sứ giả’ về thông báo với bà con là ai có thân nhân ‘đi học tập’ hãy bới lương thực lên chùa Từ Đàm. Vậy là vài hôm sau, người ta ùn ùn gánh gồng lên đó gạo cơm, cá thịt, muối mắm, bánh trái ê hề (Tết mà!)… Họ chẳng thấy thân nhân đâu cả mà chỉ gặp mấy tên cán bộ VC bảo họ hãy an tâm trở về nhưng để đồ ăn lại. Nhờ mưu mô thâm độc này mà VC tạo được một kho lương thực khổng lồ để ăn mà đi giết người tiếp!!” (Trích “Cuộc thảm sát Khe Đá Mài”). Thứ sáu, đó là giết chết các nạn nhân bằng cách đập vỡ sọ bằng cuốc và báng súng, bằng cách trói từng người hay từng chùm một rồi chôn sống họ. Được hỏi tại sao không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố, một trung tá tù binh VC tên Hoàng Kim Loan trả lời: “Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Ngụy, đâu để bắn những đám người như thế!” Ông Võ Văn Bằng, Trưởng ban Truy tìm và Cải táng Nạn nhân CS Tết Mậu Thân, hồi tưởng: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, người thì nằm, người thì ngồi, lộn xộn! Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do đạn bắn, vỡ là do cuốc đập” (đài RFA pv các chứng nhân). Thứ bảy, đó là tàn phá trực tiếp hay gián tiếp các kho tàng văn hóa của dân tộc bằng cách tiến chiếm các nơi này để làm công sự phòng thủ hay hang ổ kháng cự, cụ thể là khu vực Đại nội và Cấm thành tại Huế. Y như VC từng đặt các giàn cao xạ bên cạnh các ngôi thánh đường ở miền Bắc trong cuộc chiến chống phi cơ oanh tạc của Hoa Kỳ trước đây và xóa bỏ di tích Hoàng thành Thăng long hiện thời. “Điểm son chói lọi” mà Lê Thanh Hải đề cập chính là biển máu đỏ khổng lồ của mấy ngàn nạn nhân vô tội xét riêng ở Huế sau 27 ngày gọi là “giải phóng Thừa Thiên”: “Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, khoảng 5,300 nạn nhân đã bị chôn sống tại tỉnh nhà” (Nguyễn Phúc Liên Thành). “Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia đình Nạn nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. Có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu” (Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên). • Người ta tự hỏi tại sao CS lại dã man tàn bạo đến thế trong chiến cuộc Mậu Thân và vẫn cố tình khỏa lấp, lì lợm chối tội đến vậy trong những ngày xuân Mậu Tý? Điều đó phát xuất trước hết từ quan điểm triết lý duy vật mà CS thấm nhuần: con người chỉ là vật chất, không có hồn thiêng, chẳng có nhân phẩm, không có thưởng phạt đời sau, chẳng có đấng linh thiêng xét định. Thành ra cứ thản nhiên giết chết nếu cần. Ý thức ghê gớm này chẳng những có nơi những chiến binh

*

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

… CS cầm súng mà còn nơi những văn sĩ CS cầm bút nữa. Nhiều tên đồ tể ở Huế trong những ngày xuân khủng khiếp ấy là giáo sư, văn sĩ, học giả, sinh viên… Tiếp đến là quan điểm đạo đức cách mạng: cứu cánh biện minh cho phương tiện và bạo lực cách mạng là điều cần thiết. Hồ Chí Minh đã chẳng giết vợ hờ lẫn đồng chí và Trường Chinh đã chẳng đấu tố cả cha lẫn mẹ đó sao? “Năm 1972, tôi bắt được một trung tá VC tên Hoàng Kim Loan, hoạt động bí mật tại Huế 20 năm trời. Tôi hỏi: tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Loan nói đấy là chủ trương bạo lực cách mạng do cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Người CS chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót” (đài RFA phỏng vấn các chứng nhân). Cuối cùng là quan điểm chính trị của CS: toàn thắng của đảng là đòi hỏi tuyệt đối và vinh quang của đảng là giá trị tối thượng. Thành thử CS đã chẳng ngại ngần gì mà không xử tử hàng loạt trong biến cố năm 1968 ấy. Theo tác giả Douglas Pike, “Có 3 giai đoạn đưa đến những vụ xử tử. Giai đoạn đầu là một loạt các cuộc xử án bất hợp pháp công cộng kéo dài khoảng 5-10 phút do giới chức trong quân Bắc việt hay VC dựng lên. Bị cáo luôn bị kết án "có tội với nhân dân". Giai đoạn nhì, khi họ cho rằng họ sẽ giữ được Huế lâu dài, quân BV-VC bắt đầu tiến hành công tác giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Những ai bị tình nghi có thái độ chống cách mạng từ từ bị truy lùng trong giai đoạn này. Tín đồ Công giáo, các nhà trí thức, thương gia, và đám người mang tội làm "tay sai Đế quốc" bị chiếu cố để "tạo dựng xã hội mới". Giai đoạn sau cùng, khi thấy rõ họ đang bị đánh bật ra khỏi Huế, quân BV-VC thi hành những vụ thủ tiêu nhân chứng. Bất cứ ai biết mặt họ, nhìn thấy những tội ác trong lúc Huế bị chiếm đều bị giết và chôn mất xác”. Ngoài ra, nỗi căm thù vì thấy nhân dân miền Nam không hưởng ứng, không ủng hộ, mà lại trốn chạy, nên CS lại càng điên tiết để càng cuồng sát hơn!!! Sau đó là màn vu khống đổ vạ của Hà Nội. Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên truyền thanh VNCH trước 1975 nhớ lại: “Một bản tin của đài Giải phóng cho rằng chính cảnh sát và quân đội VNCH khi thua trận rút lui đã làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của CS từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xoá những điều ấy được”. Trang mạng “nhandanvietnam.org” của CS từ cả năm nay cũng tung ra chiến dịch khỏa lấp và vu khống -để nhân dân lãng quên- với những bài viết như “Chứng nhân: Mậu Thân. Hố chôn tập thể. Hậu Mậu Thân Huế 68” của Trần Thông; “Chuyện hoang đường vụ Thảm sát Ở Huế 68” của Noam Chomsky; “Bình luận một thông tin lịch sử…” của Nguyễn Đắc Xuân…. Biến cố Tết Mậu Thân đã nối dài tội ác của CSVN, vốn khởi đầu từ việc giết các đảng phái quốc gia từng cùng chống Pháp với mình qua cuộc “trừng trị Việt gian”, giết các nông dân từng nuôi sống mình qua cuộc “Cải cách ruộng đất”, giết (tinh thần) các văn nhân nghệ sĩ từng ủng hộ Cách mạng tháng 8 qua vụ “Nhân văn Giai phẩm”, giết các quân nhân binh sĩ từng chiến đấu cho mình qua vụ “Xét lại chống đảng”… Sau cuộc thảm sát Mậu Thân lại đến Mùa hè đỏ lửa với “Đại lộ kinh hoàng” năm 1972, rồi cái gọi là “Mùa xuân đại thắng giải phóng miền Nam” năm 1975 với bao đau thương và tan tác, đày đọa và trả thù, xua đuổi và tống xuất, đổ vỡ và kiệt quệ… Đến hôm nay, tội ác vẫn chồng chất tội ác, với việc cướp đất buôn dân rồi bán đất dâng biển… Dân tộc VN vốn đầy lòng vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho người CS, chứ không chủ trương trả thù tàn bạo như những kẻ máu đỏ da vàng đang giương sao vàng bảng đỏ, với điều kiện là họ biết thành tâm sám hối. Nhưng lãng quên tội ác của họ thì không bao giờ. Như câu tục ngữ tiếng Anh: Forgive yes! Forget no ! BAN BIÊN TẬP

***

Trg 01 Tha thứ, được ! Lãng quên, không bao giờ !!! Trg 03 Luật ăn cướp ! -Lữ Giang Trg 07 Tâm thư ủng hộ cuộc cầu nguyện của giáo dân.... -Khối 8406 Trg 09 TT Quang Thanh ủng hộ Tuyên cáo về Hoàng Sa... -Phòng TTPGQT Trg 11 Tòa TGM Hà Nội tố cáo báo đài CSVN -Lm Lê Trọng Cung Trg 12 Cuộc thảm sát tại Huế -Time Magazine Trg 14 Cố đô kinh hoàng -Elje Vannema Trg 18 Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn... -Thiện Giao, RFA Trg 20 HCM và vụ bán Phan Bội Châu cho Pháp -Minh Võ Trg 24 Từ bài học Đông Âu nhìn về Hà Nội-Thái Hà... -Một độc giả từ Đức Trg 28 Vụ Hoàng Trường Sa, cơ hội để đấu tranh dân chủ -Nguyễn Minh Cần Trg 30 Vấn đề mất đất mất biển, tôi thách ông Vũ Dũng -Bùi Tín Trg 32 Thư các Nhà giáo ủng hộ các cuộc tuần hành... -Nguyễn Văn May... Trg 32 Bốn mươi năm Mậu Thân! -thơ Ly Hương

MỪNG XUÂN MẬU TÝ - NHỚ XUÂN

MẬU THÂN - HÀNG VẠN NHÂN DÂN - VIỆT CỘNG

THẢM SÁT

CHÀO XUÂN MẬU

TÝ TRONG SỐ

NÀY

Báo đảng bán đảo (Babui – Danchimviet.com)

Số 44 * Trang 2

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Trong cuộc phỏng vấn ngày 3-1-2008 của đài BBC, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đã nói về cuộc tranh đấu của giáo dân Hà Nội đòi lại Tòa Khâm Sứ và đất của giáo xứ Thái Hà như sau: “Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại”. Ông Doanh giải thích thêm: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài." Trong vụ tranh chấp này, ông Doanh, các viên chức của UBND thành phố Hà Nội cũng như Quận Hoàn Kiếm đang viện dẫn Luật Đất Đai của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để tranh luận. Nhưng như chúng ta đã biết, Luật Cải Cách Ruộng Đất và Luật Đất Đai của nhà cầm quyền CSVN đều thuộc vào loại mà tục dao pháp lý tiếng Latin gọi là “Lex barbara”, tức “Luật man rợ”. Chúng tôi gọi là “Luật ăn cướp” cho chính xác hơn. Trong thời đại văn minh, không thể ban hành và áp dụng “Luật man rợ” hay “Luật ăn cướp” được. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng tôi xin trình bày qua một số tiêu chuẩn căn bản mà việc hình thành các luật pháp quốc gia phải tôn trọng, nếu không sẽ bị coi là luật man rợ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đó, chúng ta sẽ đánh giá luật ruộng đất của Đảng CSVN. MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CĂN BẢN Hoàng Đế Hammurabi là người trị vì nước Babylon (tức Iraq ngày này) từ 1792 đến 1750 trước Công Nguyên. Ông đã cho biên soạn và ban hành Bộ Luật Hammurabi (Code of Hammurabi). Bộ luật này được coi là một bộ luật đầu tiên đầy đủ và hoàn hảo nhất từ trước đến lúc đó. Từ đó, nhân loại bắt đầu xây dựng những nguyên tắc căn bản của luật pháp. Qua gần 40 thế kỷ nghiên

cứu, suy nghĩ, thảo luận và rút kinh nghiệm, các luật gia đã để lại cho chúng ta khoảng một ngàn câu tục giao pháp lý bằng tiếng Latin, ghi lại những nguyên tắc căn bản của luật pháp, chẳng hạn như: “In dubio pro reo” (Khi có nghi vấn, phải tha bổng bị can). “Nemo bis penitur pro eodem delicto” (Không ai bị phạt hai lần vì cùng một tội), v.v. Những tục giao pháp lý này được gọi là “luật bất thành văn” (jus non scriptum) của nhân loại, nên mỗi khi làm luật hay áp dụng luật, các luật gia và thẩm phán thường quy chiếu như là những tiêu chuẩn để đưa ra quyết định. Đọc án lệ của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, chúng ta thấy nhiều tục giao pháp lý nói trên đã được viện dẫn để xét xử. Trên thế giới cũng như tại miền Nam Việt Nam trước đây, các nguyên tắc căn bản này thường được dạy cho các sinh viên khi mới bước vào năm thứ nhất của trường luật. Nhưng các trường luật của Việt Nam hiện nay đều không dạy vì hai lý do: Lý do thứ nhất là nhà cầm quyền không muốn phổ biến các nguyên tắc này để có thể tự do đưa ra những luật và những phán quyết man rợ. Lý do thứ hai, các thẩm phán (kể cả Chủ Tịch Tòa Án Nhân Dân Tối Cao!) có trình độ văn hóa quá thấp (có thẩm phán chỉ có chứng chỉ lớp 10 mà cũng phải làm giả!), không thể hiểu và áp dụng một cách chính xác được. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở Hà Nội dĩ nhiên là không dạy các nguyên tắc căn bản của luật pháp mà chỉ dạy về nghệ thuật ăn cướp, vì thế Việt Nam mới có một hệ thống luật pháp quái đản trong hơn 50 năm qua. Có thể nói, về phương diện pháp lý, so với sự tiến bộ của nhân loại, Hà Nội đã đi thụt lùi khoảng bốn năm thế kỷ. Tục dao pháp lý liên quan đến các nguyên tắc xây dựng hệ thống luật pháp khá nhiều, nhưng dưới đây chúng tôi chỉ xin ghi lại một số câu căn bản vì bài báo có giới hạn: Tục giao 1- Luật là tiêu chuẩn của điều phải (Lex est norma recti) Tục giao 2- Luật luôn có ý định làm những điều hợp với lẽ phải (Lex semper intendit quod convenit ratio-ni).

Số 44 * Trang 3 Tục giao 3- Luật chú ý đến sự

công bằng (Lex respicit aequitatem). Tục giao 4- Luật không thể thiếu sót trong việc phân phát công lý (Lex deficere non potest in justitia exhibenda). Tục giao 5- Luật không đối xử bất công đối với ai (Lex nomini operatur iniquum). Tục giao 6- Luật không làm hại ai (Lex nemini facit in juriam). Tục giao 7.- Điều gì liên quan đến tất cả mọi người cần phải được tất cả nọi người ủng hộ (Quod omnes tangit ab omnibus debet supportari). Chỉ với một số tiêu chuẩn nói trên, chúng ta cũng có thể xét định Luật Cải Cách Ruộng Đất và Luận Đất Đai của Đảng CSVN là luật văn minh hay luật man rợ. Để việc nhận xét trở nên rõ ràng hơn, chúng tôi xin đồi chiếu giữa luật Việt Nam Cộng Hòa và luật của Đảng CSVN. TRUẤT HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM Năm 1956, tài liệu thống kê cho biết tại miền Nam lúc đó có khoảng một triệu mẫu ruộng, trong đó khoảng 6.000 điền chủ đã làm chủ 45% số ruộng đất này. Chính phủ muốn thực hiện chính sách “Người Cày Có Rộng” để đưa cuộc sống của nông dân đi lên và làm cho sản lượng lúa của miền Nam phong phú hơn. Vì thế, chính phủ quyết định mua lại phần lớn số ruộng của địa chủ rồi bán lại cho nông dân. Đấy là một hình thức truất hữu ruộng đất vì lý do công ích và có bồi thường thỏa đáng. 1.- Phương thức hành động Để thực hiện kế hoạch này, ngày 22-9-1956, một hội nghị đại diện các chủ điền và tá điền toàn quốc đã được tổ chức tại Bộ Cải Cách Điền Địa để cả hai giới trình bày ý kiến của họ về những điểm chính yếu trong dự thảo luật cải cách điền địa sắp được ban hành, nhất là các tương quan giữa địa chủ và tá điền. Sau nhiều cuộc thảo luận, đạo luật ấn định chính sách cải cách điền địa được hoàn thành. Ngày 22-10-1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ban hành Dụ số 57 ấn định chính sách cải cách điền địa, còn được gọi là “Luật Người Cày Có Ruộng”, gồm những điểm chính như sau: 1- Bất cứ điền chủ nào có trên 100 mẫu đất, phải bán phần thặng dư cho chính phủ để phân phát lại cho các tá điền không có đất cày cấy. 2- Các điền chủ có ruộng đất bị truất hữu sẽ được chính phủ trả 10% giá trị đất đai của họ bằng tiền mặt, phần còn lại sẽ được chính phủ trả bằng trái phiếu trong vòng 12 năm. Các trái phiếu này có thể được dùng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 4

để mua các cổ phần trong các xí nghiệp kỹ nghệ quốc doanh hoặc dùng để trả thuế. 3- Tiền thuê đất của tá điền được giới hạn đến mức 25% tổng số nông phẩm thu hoạch. Các nông dân được mua đất theo chương trình “Người Cày Có Ruộng” của chính phủ sẽ được trả góp trong vòng 6 năm không phải trả lãi. Tài liệu kiểm kê cho biết tại miền Nam lúc đó có 2.033 điền chủ có trên 100 mẫu ruộng, trong đó có 430 Pháp kiều. 2- Kết quả đem lại Tính đến ngày Song Thất 7-7-1957, đã có trên 600.000 khế ước được ký kết giữa điền chủ và tá điền, và khoảng 26.120 mẫu đất đã được cấp cho các nông dân muốn sở hữu ruộng. Các nông dân cũng như các hợp tác xã nông nghiệp đã được vay 250 triệu đồng. Nhờ vậy, diện tích đất canh tác năm 1954 là 1.659.000 mẫu đã tăng lên 2.625.369 mẫu trong năm 1957, tức tăng 58%. Kết quả của chương trình cải cách điền địa tính đến 31-12-1959 như sau: - Tổng số ruộng đất khai báo để truất hữu là 463.557 mẫu, trong đó có 454.874 mẫu của 1980 địa chủ. Sau khi kiểm tra và đo đạc, có 252.179 mẫu đã được cấp bán cho 128.719 nông dân. - Tổng số ruộng truất hữu của Pháp kiều là 228.620 mẫu, có 52.473 mẫu đã được cấp bán cho nông dân. Chính sách truất hữu ruộng đất này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp mà chúng tôi đã nêu ra trên: làm những điều hợp với lẽ phải, không đối xử bất công đối với ai, và được tham khảo ý kiến của cả địa chủ lẫn tá điền. ĂN CƯỚP TÀN BẠO TẠI MIỀN BẮC Trái lại, ở miền Bắc, Đảng CSVN đã áp dụng một chính sách ăn cướp ruộng đất một cách tàn bạo theo sự chỉ đạo của Trung Quốc. 1- Phương thức hành động Ngày 19-12-1953, Hồ Chính Minh đã ban hành Sắc Lệnh số 197/SL công bố Luật Cải Cách Ruộng Đất gồm 5 Chương và 38 Điều. Điều 1 của Sắc Lệnh này cho biết mục tiêu của cuộc cải cách như sau: “Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ.” Cũng theo điều 1, việc “thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất” nói trên là để thực hiện chế độ sở hữu ruộng

đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, v.v… Nhưng trong thực tế, đây chỉ là cách ăn cướp tinh vi mồ hôi và nước mắt của bần nông khi lùa họ vào hợp tác xã. Vấn đề này chúng tôi sẽ nói sau. Tiến trình được mệnh danh là “tiến tình cải tạo nông nghiệp”, được thực hiện qua ba giai đoạn: Giai đoạn một được mệnh danh là giai đoạn “sở hữu toàn dân”: Tịch thu rộng đất của các địa chủ rồi phân chia lại cho nông dân canh tác và thu thuế. Mục tiêu của giai đoạn này là dụ nông dân đem công sức và vốn liếng ra cải thiện phần đất được giao cho họ. Giai đoạn hai được mệnh danh là giai đoạn “sở hữu tập thể”: Sau khi nông dân cải thiện ruộng đất hoàn chỉnh, bắt nông dân đưa số ruộng đất đó vào hợp tác xã, và biến mỗi nông dân thành người làm công cho hợp tác xã, được lãnh lương theo công điểm. Giai đoạn ba được mệnh danh là giai đoạn “công hữu xã hội chủ nghĩa”: Tất cả ruộng đất đều trở thành tài sản của tập thể và nông dân được coi là người “làm chủ tập thể” của xã hội, với khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý”. Nông dân không còn quyền hành gì trên sở đất đã cấp phát cho họ lúc đầu nữa. Nói cách khác, tiến trình nói trên là một tiến trình ăn cướp ruộng đất của cả địa chỉ lẫn nông dân để biến thành tài sản của Đảng và đảng viên. 2- Kết quả thê thảm Nhật báo Nhân Dân số ra ngày 20-7-1955 cho biết kết quả 6 đợt cải cách ruộng đất đầu tiên như sau: Tịch thu, trưng thu và trưng mua 691.862,5 mẫu, 104.666 con trâu, bò, 1.848.224 nông cụ, 21.821.951 ký lô lương thực, đưa 3.867.609 người vào nông hội. Số người bị ảnh hưởng đến cuộc cải cách này là 10.303.004. Bộ “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000” tập 2 (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải

Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người được coi là oan (chiếm đến 71,6%). Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân: - Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%); - Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%); - Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%); - Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%). Cuộc khảo cứu sơ khởi này cho chúng ta thấy Luật Cải Cách Ruộng Đất của Đảng CSVN không hội đủ tiêu chuẩn về luật pháp của một xã hội loài người văn minh, nó chỉ là thứ luật man rợ hay luật ăn cướp. LUẬT ĐẤT ĐAI CỦA VNCH Dưới thời Pháp thuộc, các bộ dân luật của Việt Nam đều quy định quốc gia công nhận và bảo vệ quyền tư hữu bất động sản của người dân. Chỉ có núi rừng, sông hồ, biển cả là tài sản quốc gia. Luật Việt Nam Cộng Hòa cũng công nhận quyền tư hữu của người dân. Điều 20 của Hiến Pháp ngày 26.10.1956 quy định: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội : “Trong trường hợp luật định và với điều kiện có bồi thường, quốc gia có thể trưng thu tư sản và công ích.” Điều 21 quy định thêm: “Quốc gia tán trợ việc nhân dân xử dụng của để dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày và cố phần trong các xí nghiệp.” Hiến pháp ngày 1-4-1967 cũng có chủ trương tương tự. Điều 19 quy dịnh: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Quốc gia chủ trương tư hữu hóa nhân dân. Sở hữu chủ các tài sản bị truất hữu hoặc trưng dụng vì lý do công ích phải được bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng theo thời giá.” Điều 384 của Bộ Dân Luật VNCH nới rõ: “Không ai có thể bị tước đoạt quyền sở hữu của mình, trừ phi vì lợi ích công cộng và được bồi thường thỏa đáng. Vì lợi ích công cộng, người sở hữu chủ cũng có thể bị bắt buộc để cho công quyền tạm chiếm hữu bất động sản của

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 5

mình, với điều kiện được bồi thường thỏa đáng.” Những quy định này hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn về luật pháp của một xã hội văn minh mà chúng tôi đã nói trên. ĂN CƯỚP ĐẤT CỦA TOÀN DÂN Được quyền sở hữu đất đai là một nguyện vọng tha thiết của mỗi người Việt Nam. Khi sống, ai cũng cố gắng tạo được một mảnh đất để cắm dùi và khi chết để lại cho con cháu. Đất vốn được coi là tài sản quý nhất của người Việt. Trong lịch sử đất nước, chúng tôi chỉ thấy có chủ trương hạn điền chứ chưa bao giờ có chủ trương ăn cướp tất cả ruộng đất của dân. Thí dụ: Dưới thời Lý-Trần, Phật Giáo được ưu đãi một cách đặc biệt, đưa đến tình trạng “trong thiên hạ ba phần, chùa chiếm ở một phần, bỏ dứt luân thường, hao tổn của báu...”. (Trương Hán Siêu, bài Ký Tháp Linh Tế). Vì thế, sau khi Hồ Quý Ly lên cầm quyền, năm 1396 ông đã ra lệnh sa thải tăng, đạo dưới 50 tuổi, bắt hoàn tục và bắt người tu hành phải kinh điền mới được cấp lương thực. Năm 1397 ban hành chính sách hạn điền, mỗi chùa không được giữ quá 10 mẫu, còn bao nhiêu tịch thu hết. Năm 1401 ban hành chính sách hạn nô, lấy lại các nông nô mà nhà Trần đã cấp cho các chùa để cày ruộng, chỉ được giữ lại một ít để cày các ruộng còn lại mà thôi. Về sau, vua Quang Trung đã cho tái diễn biện pháp này một cách cứng rắn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy có thời nào có chủ trương quốc hữu hóa toàn thể ruộng đất của dân. Nhưng từ khi lên nắm chính quyền, Đảng CSVN đã có chủ trương tước đoạt toàn thể đất đai của dân không bồi thường và biến những đất đai này thành tài sản của Đảng và của cán bộ, được ngụy trang dưới hình thức “thuộc quyền sở hữu của toàn dân.” Việc tước đoạt này được thực hiện theo một tiến trình qua ba giai đoạn. Ở trên, chúng tôi đã nói qua về hai giai đoạn: gian đoạn đầu là cướp đất của địa chủ, phú nông và trung nông, và giai đoạn hai là cướp đất của bần nông. Dưới đây chúng tôi xin nói đến tiến trình thứ ba là ăn cướp đất đai của toàn dân. Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 18-12-1980 quy định toàn thể toàn thể đất đai, rừng núi, sông hồ… “đều thuộc sở hữu toàn dân”, tức thuộc quyền sở hữu của Đảng và đảng viên (chúng tôi sẽ chứng minh ở sau).

Điều 17 của Hiến Pháp ngày 15.4.1992 cũng đã lặp lại những quy định nói trên: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.” Điều 18 quy định thêm : “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.” Luật số 13/2003/QH11 ngày 26-11-2003 đã quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Điều 5 của luật này nói Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối về đất đai như sau: Quyết định mục đích sử dụng đất, quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, định giá đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, v.v… Nguyên tắc pháp lý mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên có nói rất rõ: “Điều gì liên quan đến tất cả mọi người cần phải được tất cả nọi người ủng hộ” (Quod omnes tangit ab omnibus debet supportari). Đảng CSVN đã quyết định quốc hữu hóa đất của toàn dân mà không lấy ý kiến của dân. Ruộng dân đang cày, đất dân đang ở là những tài sản dân dùng mồ hôi và nước mắt để có và được dùng để sinh sống, nay chính phủ lại cướp mất và biến họ thành người thuê, phải trả tiền về xử dụng đất. Hành động này chắc chắn không phù với với tiêu chuẩn luật pháp văn minh: “Luật luôn có ý định làm những điều hợp với lẽ phải” (Lex semper intendit quod convenit rationi). Nói cách khác, luật nói trên chỉ là luật ăn cướp. Điều 136 của Bộ Luật Hình Sự VN quy định rằng “Người nào cướp giựt tài sản của người khác thì bị 1 đến 5 năm tù”. Cướp tài sản từ 500 triệu trở lên có thể bị phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc khổ sai chung thân. Điều 137 quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 500 nghìn đến 10 triệu đồng, bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù. Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu trở

lên có thể bị phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc khổ sai chung thân. Đảng CSVN cướp đoạt tài sản của toàn dân như đã nói trên, sẽ bị hình phạt như thế nào? BIẾN THÀNH TÀI SẢN CÁN BỘ Sau 30-4-1975, các cán bộ và bộ đội từ trong rừng ra hay ở ngoài Bắc vào Nam đều đua nhau đi cướp một căn nhà để ở. Chúng tôi đã từng chứng kiến cán bộ phường viện lý do luật đất đai quy định đất đai do Nhà Nước quản lý, đã đến chiếm đất ở sân mặt tiền của những căn nhà ở trong phường và xây tiệm bán hàng của hợp tác xã. Ít lâu sau cho hợp tác xã sập tiệm và biến căn nhà đó thành tư gia của mình, nay họ đã được cấp thẻ đỏ! Hình thức ăn cướp này là hình thức phổ biến sau 30-4-1975. Lúc đầu chỉ đi cướp những căn nhà của những người đi vượt biên, những người đi cải tạo, những người đi kinh tế mới v.v… Sau đó, khi tình hình ổn định, cả cán bộ lẫn cơ quan đều ăn cướp nhà đất. Một cuộc khảo cứu về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam do Cơ Quan Nội Chính của Đảng CSVN thực hiện năm 2005, với ngân khoản tài trợ của chính phủ Thụy Điển, cho biết tham nhũng trong lãnh vực địa chính đất đai đứng đầu bảng trong tất cả các loại tham nhũng. Cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An, được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 8-7-2006, và tờ Tiền Phong ngày 10-7-2006, đã cho biết như sau: “Cán bộ địa phương bán đất công bừa bãi như bán mớ rau, con cá. Tỉnh nào cũng có chuyện chính quyền cấp cơ sở bán đất vô tội vạ. Ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng bán đất vô tội vạ. Tham nhũng đất đai nan giải lắm. Các kiểu tham nhũng đất đai thì muôn hình vạn trạng.” Tài liệu về các cơ quan và cán bộ của Đảng đi ăn cướp nhà đất của dân được đăng trên báo chí do Đảng quản lý quá nhiều. Chúng tôi chỉ đưa ra một vài thí dụ tổng quát: 1- Kê gian khi quy hoạch đất: Cơ sở khi quy hoạch đất đai thường kê gian. Dự án Công Ty Lợn của Bộ Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn thuê 70.000m2 đất ở Hoài Đức, Hà Tây, nhưng lấn chiếm lên 94.000m2, sau đó chuyển đổi 34.000m2 đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng và cho 14 doanh nghiệp khác thuê lại mặt bằng, nhưng trong thực tế đây là dự án “ma”. 2- Bán đất vô tội vạ: Đất giao cho

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 6

chính quyền cơ sở quản lý để sử dụng vào các mục đích công. Nhưng tỉnh nào cũng có chuyện cấp xã bán đất vô tội vạ. Ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng bán đất vô tội vạ. Tướng Trịnh Xuân Thu cho biết ông nhận được nhiều đơn khiếu kiện liệt kê rõ chủ tịch xã bán bao nhiêu lô đất, bán cho ai, bao nhiêu mét vuông, lấy bao nhiêu tiền. Hà Nội, Hà Tây, Tây Ninh, Bến Tre... đều có chuyện này. 3- Giao đất cho doanh nghiệp “ma”: Nhiều chính quyền địa phương đã giao đất cho các xí nghiệp “ma”, thậm chí giao đất cho người nhà, hoặc giao đất cho doanh nghiệp để doanh nghiệp nhượng lại cho người nhà. Ở Nam Bộ, Tây Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc... nơi nào cũng có tình trạng này. 4- Chuyển mục đích đất để bán lấy tiền: Đất nông nghiệp của dân đem chuyển đổi mục đích xử dụng, sau đó cho doanh nghiệp thuê để phát triển khu công nghiệp. Nhưng sau khi dự án được cấp tỉnh phê duyệt và giao đất, họ tìm cách chuyển mục đích và đem bán để lấy tiền, v.v… Đây là những nguyên nhân chính làm phát sinh ra “khối dân oan” trong suốt 10 năm qua và đang trở thành vấn đề nan giải cho chính phủ. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: Năm 1977, Hội Đồng Chính Phủ đã ban hành Quyết Định số 111/CP ngày 14.4.1977 ấn định việc quản lý nhà đất của tư nhân. Riêng tài sản của các nhân viên chế độ cũ và các phần tử được xếp vào loại phản động như đi vượt biên, được quy định do Quyết Định số 305/CP ngày 17.11.1977. Theo các văn kiện nói trên, các tài sản sau đây đều được đặt dưới quyền quản lý của Nhà Nước: - Tài sản vắng chủ. - Tài sản của ngoại kiều. - Tài sản của người Việt Nam đang ở nước ngoài. - Tài sản của tư sản mại bản. - Các khách sạn. - Các biệt thự. - Các nhà cho thuê. - Nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự. Hai quyết định nói trên chỉ là những quyết định hành chánh nhưng lại được thi hành như luật (!). Nhưng nay chính sách cũng như luật pháp đều đã được thay đổi, nên chính phủ cũng phải điều chỉnh lại. Thí dụ: Trước đấy chính phủ tiêu diệt “tư sản mại bản” và tịch thu tài sản của họ. Nay “tư sản mại bản đỏ” được chính phủ cho thao túng khắp nơi và kêu gọi các nhà tư sản bỏ vốn ra kinh doanh để phát triển đất nước. Trước

đây chính phủ gọi những người đi vượt biên là thành phần “phản động” và tịch thu tài sản của họ. Nay chính phủ coi họ như là “bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” và kêu gọi họ “về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật” (NQ 36). Với hai loại người này, chính phủ phải trả lại tài sản đã tịch thu của họ, nếu không chẳng ai dám tin chính phủ. TRƯỜNG HỢP CÁC TÔN GIÁO

Quyết Định số 111/CP ngày 14-4-1977 đã đặt nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự dưới quyền quản lý của Nhà Nước. Tục giao pháp lý bằng tiếng Latin có câu: “Qui adimit medium dirimit finem”, có nghĩa là “Người nào lấy đi phương tiện là tiêu hủy mục đích”. Trước đây, Đảng CSVN thực hiện phương châm của Karl Marx: “Xóa bỏ tôn giáo, một thứ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là đòi hỏi hạnh phúc thật sự của nhân dân.” Do đó Đảng đã quyết định quản lý tất cả nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự để triệt hạ tôn giáo hay ngăn chận mọi hoạt động của tôn giáo. Nhưng kể từ khi các đảng cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, và nhất là khi quyết định liên kết với kẻ thù của mình là khối Tây Phương để phát triển, Đảng CSVN đã thay đổi chính sách. Nay Pháp Lệnh ngày 18-6-2004 về tín ngưỡng, tôn giáo công nhận “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.” Điều 3 của Pháp Lệnh nói rõ: “Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.” Theo hệ cấp pháp lý, Pháp Lệnh ngày 18-6-2004 về tín ngưỡng, tôn giáo có cấp bậc cao hơn Quyết Định số 111/CP ngày 14-4-1977 của Hội Đồng Chính Phủ nên những gì quy định trong Quyết Định số 111/CP trái với Pháp Lệnh ngày 18-6-2004 đương nhiên bị hủy bỏ. Do đó, để các tôn giáo có thể thực hiện những quyền và nghĩa vụ được quy định trong Pháp Lệnh tôn giáo, chính phủ phải hoàn trả lại những tài sản cần thiết cho các tôn giáo. Một số viên chức chính phủ còn cho rằng đa số các tài sản này đã được các tôn giáo “hiến” cho chính

phủ trước đây. Nhưng tục giao pháp lý có câu: “Quid turp ex causa promissum est non valet”, có nghĩa là một lời hứa phát xuất từ sự ép buộc không có giá trị. Luật pháp của các nước trên thế giới đều quy định rằng các văn kiện được ký trong tình trạng bị cưỡng bức (signed under coercive conditions), không có giá trị. Vì thế, nhà cầm quyền không thể viện dẫn vào các văn kiện đó để từ chối hoàn trả lại tài sản. Chúng tôi xin nhắc lại: Một Linh mục ở Roma về Hà Nội đã kể lại khi Đức TGM Trịnh Như Khuê được Nhà Nước cho sang Rôma nhận mũ Hồng Y phút chót vào tháng 5 năm 1976, ngài đã tâm sự với các linh mục và tu sĩ Việt Nam tại Rôma: “Ngoài Bắc chúng tôi không hiến nhà cho Nhà Nước, họ dùng vũ lực để chiếm các cơ sở của chúng tôi, nhưng họ là quân ăn cướp!” LUẬT MAN RỢ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ Luật Hồng Đức phỏng theo luật pháp nhà Đường và nhà Minh của Tàu, quy định tội mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội tổ quốc - điều 412), v.v phải bị hình phạt lăng trì, thường được gọi là “tùng xẻo”. Tội nhân bị trói chặt vào cột, khi nghe tiếng hiệu lệnh phát ra đều đặn như tiếng trống, đao phủ sẽ xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân, xong lại dừng lại chờ hiệu lệnh tiếp theo. Sau đó, mổ bụng, moi ruột rồi cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương. Phương pháp tử hình này cũng được áp dụng dưới triều Gia Long, Minh Mạng và Tự Đức, nhất là đối với các nhà truyền giáo Tây Phương. Luật này đã bị hủy bỏ kể từ khi người Pháp đến đô hộ Việt Nam vì được coi là luật man rợ. Theo luật Sharia của Hồi Giáo đang có hiệu lực tại nhiều nước, đàn bà ngoại tình hoặc đàn ông phạm tội cưỡng hiếp đều bị đưa ra nơi công cộng, có đông đảo dân chúng tụ tập, để hành hình bằng cách chôn dưới cát tới tận cổ rồi ra lệnh đám đông ném đá cho đến chết. Thông thường thời gian ném đá kéo dài vài giờ, sau đó phạm nhân còn trải qua nhiều giờ đau đớn và hấp hối nữa mới tắt thở. Vì đây là luật man rợ nên tuy còn hiệu lực, nhiều quốc gia Hồi Giáo đã phải phóng thích tội nhân vì bị áp lực của dư luận quốc tế như trường hợp của Amina Lawal ở Nigeria năm 2003. Luật Cải Cách Ruộng Đất năm 1953 của Đảng CSVN là luật man rợ nên đã bị cả thế giới loài người lên án. Các luật về đất đai hiện nay là

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

luật ăn cướp, nó có quá nhiều khuyến điểm nghiêm trọng, mặc dầu đã được tu chính ba lần, nên đã gây ra những rối loạn không thể sửa chữa được. Do đó, không thể viện dẫn vào luật đất đai hiện nay để đưa ra những giải pháp hợp lý được. Ngày nay, Việt Nam đã đươc gia nhập vào tổ chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tức đã đươc hội nhập vào cộng đồng thế giới văn minh, nên phải thay đổi chứ không thể tiếp tục viện dẫn và áp dụng các luật man rợ hay luật ăn cướp được. Rồi đây, Đảng và Nhà Nước sẽ nhận ra tầm quan trọng của các tôn giáo trên lãnh vực văn hóa và giáo dục. Nếu không có sự góp phần của các tôn giáo, đất nước khó thoát ra được tình trạng bế tắc về giáo dục hiện nay. Do đó, Đảng và Nhà Nước phải có một chính sách mới về tôn giáo mới có thể đưa đất nước đi lên. Saigon Nhỏ ngày 25.1.2008

Số 44 * Trang 7

TỰ DO NGÔN LUẬN Bán nguyệt san ra ngày 1

và 15 mỗi tháng IN VÀ TẶNG TẠI VN

Địa chỉ liên lạc: [email protected]

Muốn đọc tờ báo trên mạng, xin mời ghé:

http://www.tdngonluan.com www.luongtamconggiao.com www.tudodanchuvietnam.net

http://tudongonluan.atspace.com

Trong trang mạng thứ 1, thứ 2 và thứ 3 trên đây, Quý vị có thể tìm thấy

nhiều tài liệu đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam

Đấu tranh hoà bình, bất bạo động.

Vạch trần mặt thật Hồ Chí Minh.

Giải thể chế độ Cộng sản độc tài.

Ủng hộ cuộc cầu nguyện tập thể của giáo dân Công giáo

Hà Nội nhằm đòi lại đất đai và tài sản Giáo hội bị chiếm đoạt

bất công Kính thưa toàn thể Đồng bào VN trong và ngoài nước cùng các Thân hữu quốc tế, Từ ngày cướp được chính quyền tới nay, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã dùng quyền bính cướp được ấy từ nhân dân để chiếm đoạt cách bất công vô số đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, tài sản của người dân, của các tôn giáo, các đoàn thể, đảng phái… – bằng cách ra điều luật hiến pháp: ''Đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý và là đại diện chủ sở hữu'' để tha hồ cướp đoạt đất đai người dân cách "hợp hiến hợp pháp" theo "hiến pháp" và "luật pháp" họ lập ra. – bằng những chính sách như cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ, hợp tác xã, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản… để cướp trắng của dân. – bằng việc kế hoạch hóa các khu đất của dân để lấy cớ đuổi dân đi, chỉ đền bồi cho dân bằng giá rẻ mạt để sau đó bán bằng giá đắt gấp trăm để lấy tiền bỏ túi hoặc chia chác nhau… (Nhờ đó các quan chức cộng sản mới giàu có lên gấp trăm gấp ngàn lần người dân bình thường). – bằng cách đưa ra những luật lệ vi hiến để hợp pháp hóa tất cả những hành động ăn cướp trên. Vì thế, người dân đã phải phản đối bằng cách đưa khiếu nại hoặc kiện cáo với chính nhà cầm quyền đã cướp đoạt tài sản của họ… Nhưng nhà cầm quyền cộng sản hoàn toàn không có thiện chí giải

quyết, chỉ giải quyết một số rất ít cho có lệ, khiến cho số dân oan bị mất đất đai nhà cửa ngày càng đông, hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn gia đình. Đưa đơn kiện không được giải quyết, người dân chỉ còn biết kêu trời và nói lên sự phẫn uất và cảnh bất công phải chịu bằng cách biểu tình ôn hòa bất bạo động. Nhưng dù biểu tình bằng những phương cách ôn hòa nhất, nhà cầm quyền cộng sản vẫn không hề tỏ ý muốn trả lại sự công bằng cho người dân, trái lại tìm cách đàn áp biểu tình, kết án ngược lại họ là vi phạm trật tự công cộng, gây rối trật tự trị an… Cụ thể nhất là Tòa Khâm Sứ của Giáo Hội Công Giáo Hà Nội, tọa lạc trên khu đất rộng khoảng một hecta tại trung tâm thủ đô Hà Nội, cạnh tòa hồng y, cách nhà thờ chính tòa khoảng mấy trăm mét. Đây là một trong số những tài sản của Giáo Hội Công Giáo bị chính quyền cộng sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo tịch thu cách bất công và bất hợp lý vào năm 1954. Nay do số tín hữu hiện nay đông lên gấp bội, Giáo Hội có nhu cầu đòi lại mảnh đất và tòa nhà này để sử dụng, nên các vị lãnh đạo Giáo Hội đã kêu gọi các tín hữu cầu nguyện để nhà cầm quyền cộng sản nhận ra sự bất công sai trái của họ mà trả lại Giáo Hội mảnh đất và tòa nhà mà họ đã cướp đoạt. Việc giáo dân Hà Nội tụ tập cầu nguyện một cách ôn hòa trong trật tự để đòi lại đất đai và những cơ sở tôn giáo hợp pháp của Giáo Hội mình mà nhà cầm quyền cộng sản đã lạm quyền cướp đoạt là một hành vi hoàn toàn chính đáng và hợp pháp để đòi lại sự công bằng. Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã dùng bạo lực và công

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 8

an giả dạng dân thường để đánh đập họ, lại còn vu khống họ trên các phương tiện truyền thông độc quyền của mình rằng đám người biểu tình đã hành hung công an, đồng thời đe dọa sẽ ra tay đàn áp bằng bạo lực nếu họ còn tiếp tục biểu tình. Đây đúng là trò "vừa ăn cướp vừa la làng" mà những bọn "cướp ngày" từ xưa đến nay vẫn thường dùng. Trước tình hình hiện nay, Khối 8406 xác định lập trường: – Trước hết, Khối 8406 hoàn toàn ủng hộ việc giáo dân tụ tập nhau cầu nguyện trước tòa Khâm Sứ và những cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt khác để đòi lại những quyền lợi và tài sản chính đáng đã bị tước đoạt cách phi pháp và bất công; vì Khối 8406 quả quyết không còn một phương cách nào chính đáng, ôn hòa và thiện chí hơn để phản đối sự bất công bằng hình thức đấu tranh này. – Khối 8406 rất mong giáo dân hãy kiên trì cầu nguyện, đừng nản chí, cho tới khi nào nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng của mình. Hãy ôn hòa và sáng suốt đối phó với mọi cuộc đàn áp của nhà cầm quyền bất công. Hãy xác tín rằng việc cầu nguyện trong ôn hòa trật tự là hình thức đấu tranh hợp pháp nhất, ôn hòa nhất mà không một quốc gia nào còn lương tri lại không tôn trọng. Nếu nhà cầm quyền thật sự thiện chí muốn vãn hồi trật tự công cộng thì hãy thực hiện sự công bằng là trả lại đất đai mà họ đã chiếm đoạt cách bất công, chứ không phải là kết án người dân gây mất trật tự, phá rối trị an theo kiểu "vừa ăn cướp vừa la làng". – Khối 8406 cực lực phản đối kiểu "vừa ăn cướp vừa la làng", "vừa đánh đập vừa bịt miệng không cho kêu la" của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam: họ đã ăn cướp đất đai tài sản của người dân, nhưng khi dân biểu tình phản đối thì lại kết án ngược lại người dân là gây rối, làm mất trật tự công cộng. Họ hoàn toàn không chấp nhận cho người dân có được một phương cách nào nói lên nỗi oan ức của họ. – Khối 8406 kêu gọi những người tham gia cầu nguyện hãy

tuyệt đối giữ kỷ luật để giữ cho việc cầu nguyện này luôn luôn ôn hòa, trật tự, tránh tất cả mọi hình thức bạo động, mất trật tự. Nhưng hãy cảnh giác cao độ với những phần tử bất hảo – có thể là những công an mặc thường phục, giả dạng người biểu tình – trà trộn vào để tạo nên những hành vi bạo động, gây mất trật tự, làm cớ cho nhà cầm quyền vin vào mà thẳng tay đàn áp, như họ đã từng làm trong biết bao trường hợp tương tự trước đây. – Khối 8406 cũng kêu gọi những người tham gia cầu nguyện hãy sáng suốt đừng mắc mưu những kẻ gây bất công, họ sẽ tìm mọi cách thương lượng, tìm kế hoãn binh nhưng cuối cùng vẫn ra tay đàn áp và vẫn ngoan cố không trả lại đất đai tài sản đã chiếm đoạt. – Khối 8406 kêu gọi người Việt trong và ngoài nước, cũng như tất cả những người yêu chuộng sự công bằng trên thế giới, hãy ủng hộ cuộc cầu nguyện ôn hòa và trật tự đòi đất và tài sản đã bị chiếm đoạt cách bất công của các tín hữu Công Giáo tại Hà Nội và tại các nơi khác. – Khối 8406 kêu gọi người Công Giáo khắp nơi, trong nước cũng như trên thế giới – đặc biệt các giám mục, linh mục – hãy hiệp thông và tỏ tình liên đới với Đức Tổng Giám Mục và các tín hữu Công Giáo Hà Nội trong cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này bằng cách cùng cầu nguyện với họ. Chúng ta cần nắm vững điều này: Chống ác, chống bất công, là bản chất không thể không có (sine qua non) của bất kỳ tôn giáo đúng nghĩa nào. Tôn giáo nào không còn khả năng chống ác, chống bất công, mà làm ngơ vô trách nhiệm trước cảnh bất công đang hoành hành thì không còn là tôn giáo đúng nghĩa nữa. Tôn giáo ấy giống như muối đã mất "vị mặn", không còn khả năng "ướp" nhân loại được nữa, chỉ còn nước… "vứt ra ngoài đường cho người ta dày đạp" (Mt 5,13)! Không thể coi việc chống sự ác, chống bất công do nhà cầm quyền đương thời gây ra là làm chính trị để rồi vô trách nhiệm trước sự ác ấy! – Khối 8406 kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hãy tôn

trọng công bằng: những gì đã chiếm đoạt cách bất công thì hãy trả lại cho khổ chủ. Đừng tìm cách "cả vú lấp miệng em" hay "lấy thúng úp voi", chỉ làm cho thế giới thấy rõ hơn tư cách hèn hạ của một đảng và của một nhà nước tiểu nhân mà thôi. – Khối 8406 cũng kêu gọi những ai đang phục vụ trong công an nhân dân và quân đội nhân dân, hãy thật sự đứng về phía nhân dân đúng như tên gọi của mình. Hãy ủng hộ những tín hữu đang cầu nguyện để nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam biết tôn trọng lẽ phải mà trả lại đất đai và tài sản cho Giáo Hội của họ. Đừng chấp nhận làm tay sai cho một đảng cướp chống lại nhân dân như đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam hiện nay. Sau khi cướp được chính quyền, đảng này cũng đã cướp đi của người dân tất cả các quyền tự do, nhiều đất đai tài sản của người nghèo lẫn người giàu, cướp đoạt tiền viện trợ của thế giới tự do cho người dân trong nước, rút ruột các công trình dự án xây dựng cấp quốc gia, và mới đây đã cướp cả lãnh thổ lãnh hải của tổ tiên để lén lút dâng cho ngoại bang hầu củng cố độc quyền cai trị của họ. Đừng vì quyền lợi, vì chén cơm manh áo mà đành lòng bán lương tâm, làm tay sai cho một đảng ăn cướp, làm như thế thì thật là hèn! Cuối cùng, trước thềm Năm mới Mậu Tý, Khối 8406 chúng tôi xin chân thành kính chúc đồng bào trong ngoài nước và bạn bè quốc tế một Năm Mới an vui mạnh khỏe, đất nước mau thoát cảnh bất công áp bức hiện nay và sớm thấy được cảnh thái bình thịnh vượng. Làm tại Việt Nam 27-01-2008 Ban Đại diện lâm thời Khối 8406 : 1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn 2- Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn (đang vận động tại hải ngoại) 3- Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Thái Bình 4- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế 5- Văn sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa, Hải Phòng.

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

1- Thượng tọa Thích Thanh Quang lên tiếng ủng hộ Tuyên cáo về Hoàng Sa Trường Sa

Viện Hóa Đạo trong nước vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến hai văn kiện lên tiếng của hai Ban Đại diện Quảng Nam Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Thượng tọa Thích Thanh Quang, Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVN TN) tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên, Viện Hóa Đạo, lên tiếng ủng hộ Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo) GHPGVNTN về việc Trung quốc xâm lấn hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa. Bản lên tiếng viết : "Ban Đại diện cùng toàn thể Phật giáo đồ GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng chúng con lên tiếng kiên quyết ủng hộ bản Tuyên Cáo của Hội đồng Lưỡng Viện, cực lực phản đối Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã giao lãnh hải, lãnh thổ cho Trung quốc. Đồng thời cấm cản, hăm dọa nhân sĩ, trí thức và đồng bào các giới biểu tình phản đối TQ xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa". "Nhận định rằng đất nước và dân tộc Việt Nam đã có một chiều dài lịch sử qua bốn nghìn năm văn hiến, có một truyền thống anh hùng vẻ vang qua các thời đại và triều đại, đã hy sinh xương máu chống ngoại xâm giữ gìn non sông gấm vóc. Thế mà ngày nay với sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam đem giao đất và biển cho Trung quốc bằng hành động và văn bản ký kết, lại còn cấm cản, hăm dọa đồng bào cùng các giới sinh viên, học sinh yêu nước biểu tình phản đối Trung quốc xâm chiếm Hoàng Sa và

Trường Sa. Đây là một việc làm hết sức tồi tệ đi ngược lại Quốc Hồn, Quốc Túy cũng như tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. (...) "Ban Đại diện cùng toàn thể Tăng Ni, Tín đồ GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng chúng con nguyện đứng sau lưng Nhị vị Hoà thượng lãnh đạo cùng chư Tôn đức trong Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, sẵn sàng chờ đợi thực hiện những chỉ thị của GHPG VNTN để bảo vệ tổ quốc và ông cha đã khai sáng giữ gìn để lại". Bản lên tiếng này làm tại Đà Nẵng hôm 4-1-2008.

2- Hòa thượng Thích Thiện Hạnh gửi thư phản đối ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ

Công an Từ Huế, hôm 9-1-2008, nhân danh Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên Huế, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh viết thư gửi Ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công An cùng Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tích Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng. Thư phản đối Bộ trưởng Công an đã không trực tiếp giải quyết các vấn đề nêu qua Thư Phản kháng của Hòa thượng Thích Thiện Hạnh "tố cáo các hành vi thô bạo, thi hành luật pháp tuỳ tiện, thiếu văn minh của Công an Huế trong việc cố tình tiếp tục trấn áp khủng bố nhằm triệt hạ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, qua cách hành xử của Chính quyền và Công An Thừa Thiên Huế, đối với các Huynh trưởng Gia Đình Phật tử trong hơn một tháng qua». Hòa thượng trách cứ lối xử lý của Bộ trưởng Công an là «biến Thủ phạm là Công An Thừa Thiên Huế, trở thành Quan toà».

Toàn văn thư của Hòa thượng Thích Thiện Hạnh viết như sau :

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VNTN BAN ĐẠI DIỆN GIÁO HỘI PHẬT

GIÁO THỪA THIÊN - HUẾ VP: 360 Phan Chu Trinh - Thành

Phố Huế - ĐT:054.821122 Số 001/BĐD/TTH/CĐD

Phật lịch: 2551

CHÁNH ĐẠI DIỆN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Kính gởi: Ông Lê Hồng Anh - Bộ Trưởng Bộ Công An Nước CHHCNVN. Đồng kính qua quí Ông: - Ông Nguyễn Minh Triết - Chủ Tịch Nước - Ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ Tướng Chính Phủ - Ông Nguyễn Phú Trọng - Chủ Tịch Quốc Hội Thưa ông Bộ Trưởng: Nhận được giấy Báo tin số 338 BT/XKT do ông Đại Tá Phó Thanh Tra Bộ Công An Nguyễn Thế Báu, ký ngày 26-12-2007. Nội dung giấy Báo tin không làm chúng tôi bằng lòng, nên thấy cần gởi đến Ông Bộ Trưởng mấy vấn đề sau đây: 1. Chúng tôi minh định rằng, ông Bộ Trưởng đã không hề đọc Thư Phản kháng của chúng tôi gửi đến ông Chủ Tịch nước, ông Thủ Tướng Chính Phủ, ông Chủ Tịch Quốc Hội và ông Bộ Trưởng Công An ngày 10-12-2007. Cho nên ông Bộ Trưởng không những đã không có hướng giải quyết cụ thể theo chức năng của một Bộ Trưởng trước một vấn đề làm bức xúc trầm trọng cả một tập thể đông đảo, mà còn cố tình vo tròn bóp méo, đánh lạc hướng chủ đích nội dung Thư Phản kháng của chúng tôi. 2. Thư Phản kháng của chúng tôi có nội dung, phản kháng, tố cáo các hành vi thô bạo, thi hành luật pháp tuỳ tiện, thiếu văn minh của các ông trong việc cố tình tiếp tục trấn áp khủng bố nhằm triệt hạ GHPGVN TN, qua cách hành xử của Chính quyền và Công An Thừa Thiên Huế, đối với các Huynh trưởng Gia Đình Phật tử trong hơn một tháng qua. Luật pháp nghiêm minh hình

Số 44 * Trang 9

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 10

như không có mặt bất cứ một địa phương nào trên khắp đất nước VN, nhất là ở Thừa Thiên Huế. Họ thi hành luật pháp rừng rú, hết sức nham hiểm, đê tiện, đối với các Huynh Trưởng và gia đình thân nhân. Họ đánh vào cha mẹ già yếu, họ đánh vào vợ con đau ốm, nhất là hù doạ đánh vào công ăn việc làm, đánh vào con cái học hành thi cử, xin việc làm..., để gây áp lực triệt buộc các Huynh Trưởng, phải từ bỏ GHPGVNTN. Như vậy, chúng tôi thấy đây còn là một hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. 3. Các ông là công an là cán bộ hành pháp, nhưng đồng thời kiêm luôn công việc của tư pháp, ngồi ghế quan toà luận tội và kết án. Biết vậy, chúng tôi không hề kiện cáo ai hết. Chúng tôi chỉ lên tiếng đòi hỏi, là lãnh đạo đất nước, các ông phải thi hành luật pháp 1 cách nghiêm minh, triệt để tôn trọng phNm giá con người; nhất là Việt N am bây giờ đã là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ, đã hội nhập thế giới văn minh, không thể hành xử với nhân dân còn hơn cả thời cổ lỗ, xem dân là cỏ rác, mị dân như ráy. Chúng tôi gửi kháng thư đến đích danh ông Bộ Trưởng, để tố cáo các hành vi nêu trên, mà chính quyền và công an TT-H là thủ phạm trực tiếp, với hy vọng Trung ương sẽ điều tra xem xét lại thiếu sót sai trái của chính quyền địa phương, để tìm ra một hướng giải quyết phân minh đem lại niềm tin cho nhân dân và tín đồ của Tôn giáo. N hư vậy đây là một đóng góp, không thuộc loại kiện cáo tầm thường. Chúng tôi không kiện tụng ai. Ông bộ trưởng gửi "giấy báo tin" chúng tôi "đến ông Giám Đốc Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế để xem xét giải quyết theo thNm quyền luật khiếu nại tố cáo" là một xúc phạm. Chúng tôi phản đối. Lại nữa, như vậy là ông Bộ Trưởng đã biến Thủ phạm là Công An Thừa Thiên Huế, trở thành Quan toà. Chúng tôi là nguyên đơn, nay trở thành bị cáo, phải đến ngồi nghe chính thủ phạm phán quyết.

N hân đây, chính vì những lý do trên, chúng tôi gửi đến Ông Bộ Trưởng những Kiến nghị sau đây: - Một guồng máy hành chánh quan liêu hách dịch không quan tâm đến nguyện vọng chính đáng quần chúng nhân dân, dẫn đến việc dân oan khiếu kiện, ngày càng gia tăng, không 1 vụ nào được giải quyết ổn thoả, mà GHPGVN TN của chúng tôi là nạn nhân và, nhất là Thư Phản kháng của chúng tôi là một điển hình. Công An Thừa Thiên Huế là thủ phạm đàn áp khủng bố Huynh Trưởng Gia Đình Phật tử, bị chúng tôi lên án, nay ông Bộ Trưởng lại cho họ cái quyền xem xét giải quyết, nghĩa là Ông Bộ Trưởng biến Công an TT-H từ thủ phạm trở thành quan toà. Đây là một việc làm hết sức quái đản, là luật rừng chứ không phải là luật pháp, nó không thể có trong bất cứ nền luật pháp nào của các quốc gia tiến bộ. - Hành động nêu trên của ông Bộ Trưởng là một sự tiếp tay, khuyến khích Công An Thừa Thiên Huế, hoặc các Công An chính quyền địa phương khác, tiếp tục đàn áp GHPG VN TN nói chung và Huynh Trưởng Gia Đình Phật tử nói riêng. - N hân đây chúng tôi cũng xin nhắc Ông Bộ Trưởng cũng như Quốc Hội, N hà N ước và chính phủ nhớ lại rằng: N ăm 1999 trong việc cứu trợ lũ lụt, chúng tôi đã bị Chính Quyền Thừa Thiên Huế giữ lại 3 containers vật phNm cứu trợ. Sau đó chúng tôi đã gửi thư lên Chính Phủ, để Chính Quyền Thừa Thiên Huế trả lại cho chúng tôi kịp thời cấp phát cho nạn nhân bão lụt. Thay vì giải quyết việc làm sai trái của Chính Quyền Thừa Thiên Huế, Chính Phủ lại chuyển Thư Phản đối của chúng tôi về lại Ủy Ban N hân Thừa Thiên Huế và cho rằng, UB N D/TTH có thNm quyền giải quyết cao nhất. Do đó, từ vai trò thủ phạm cướp hàng cứu trợ, chính quyền Thừa Thiên Huế đã trở thành quan toà. Đã 7 năm trôi qua, chính quyền Thừa Thiên Huế đã im lặng với số vật phNm cứu trợ bão lụt nói trên, để làm gì chúng tôi không hề hay biết. Chúng tôi hy vọng Ông Bộ Trưởng nghiên cứu giải quyết, nếu không chính các ông là thủ phạm

làm hoen ố pháp luật quốc gia Việt N am mà chính các Ông hô hào của dân, do dân và vì dân. Kính chào ông Bộ Trưởng Huế, ngày 09 tháng 1 năm 2008 Kính thư CHÁNH ĐẠI DIỆN Giáo Hội PGVNTN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (ấn ký) Tỳ Kheo THÍCH THIỆN HẠNH

Anh Trương Quốc Huy và Anh Hàng Tấn Phát bị kết án 6 năm

tù vì ''chống phá nhà nước'' Sau nhiều lần hoãn đi hoãn lại, phiên tòa xử Anh Trương Quốc Huy (28 tuổi) và Anh Hàng Tấn Phát (24 tuổi) đã diễn ra ngày 29-1-2008. Mỗi người bị tuyên phạt 6 năm tù giam về tội "chống phá nhà nước Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện kiểm sát thành Hồ, từ 6-2004 đến 6-2005, hai Anh Huy và Phát "được một số tổ chức ở nước ngoài lôi kéo tham gia, cung cấp tiền bạc. Bù lại, Huy và Phát phải thu thập các thông tin nhằm xuyên tạc, vu cáo VN vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kích động nhân dân lật đổ chính quyền"... Cáo trạng cũng cho biết, tháng 5-2005, hai người đã dùng những tờ bạc mệnh giá 500 đồng ghi "nội dung phản động, chống phá nhà nước" lên đó rồi rải tại các ngõ ngách trong thành phố Sài Gòn. Ngoài ra họ cũng in, chụp một số tài liệu khác. Hàng Tấn Phát bị cho là "liên hệ với tổ chức phản động Nguyễn Hữu Chánh". Anh Trương Quốc Huy còn bị kết tội vì đã "đi hai tỉnh Kiên Giang và An Giang thu thập thông tin, hình ảnh về các vụ khiếu kiện đất đai, hoạt động quá khích của nhóm tôn giáo... đưa lên diễn đàn trên mạng và tội "gia nhập Khối 8406" do lm Nguyễn Văn Lý khởi xướng nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, kích động đòi lập một thể chế đa nguyên chống lại nhà nước." Cùng với mức án mỗi người 6 năm tù giam, hai anh cũng sẽ bị mỗi người 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. Liên quan tới vụ án này còn có công dân Mỹ Lisa Phạm và anh của Huy là Trương Quốc Tuấn. Họ cùng bị bắt giữ ngày 19-10-2005 vì những hoạt động "chống phá nhà nước" liên quan tới việc sử dụng Paltalk và "liên hệ với một số thành phần phản động ở nước ngoài". Sau 9 tháng bị giam giữ không xét xử, ngày 06-07-2006, TQTuấn và Lisa Pham được trả tự do, TQHuy được thả sau 2 ngày kế tiếp. Ngày 18-08-2006, Anh Huy bị bắt giữ lại khi đang truy cập tại một quán Cafe Internet ở Sài Gòn. Huy bị giam giữ cho đến nay. TQTuấn sau đó phải trốn sang Campuchia. DCV Online

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TOÀ TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI Số: 025/TGM 08

V/v. Khiếu nại Đài Truyền hình Hà nội, Báo Hà Nội mới và báo An

ninh Thủ đô Hà Nội, ngày 28-01-2008

ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: - Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội - Tổng biên tập báo Hà Nội mới - Tổng biên tập báo An ninh Thủ đô Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, trong chương trình buổi tối ngày 26-01-2008, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô số ra ngày 27-01-2008 đã đưa tin về đất Tòa Khâm Sứ cũ và vụ việc ngày 25-01-2008 với nội dung hoàn toàn xuyên tạc sự thật. Xuyên tạc sự thật về đất đai của Toà Tổng Giám mục Hà Nội, đặc biệt khu đất Toà Khâm Sứ cũ. Toà Tổng Giám mục Hà Nội có đầy đủ bằng chứng pháp lý về vấn đề chủ quyền đối với khu đất và tài sản tại đây. Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTV QH11 ngày 18 tháng 6 năm 2004 về tín ngưỡng, tôn giáo ghi: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó” (điều 26). Cũng trong Pháp lệnh này, khoản 1, điều 27 ghi: “Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài”. Việc Đài Truyền hình Hà Nội và các báo tại Hà Nội trích công văn trả lời số 05/BXD-QLN ngày 6-11-2007 rằng: "Thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24-11-1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương, đại diện quản lý, đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số 42 phố Nhà Chung) qua để Nhà nước quản lý” là hoàn toàn không có cơ sở. Toà Tổng Giám mục Hà Nội đã có văn bản bác

bỏ công văn này. Nay chúng tôi xin nhắc lại như sau: Theo Giáo luật, Điều 1292 qui định: “…Giám mục giáo phận với sự thỏa thuận của Hội đồng Kinh tế, Hội đồng Tư vấn và những người quan thiết. Giám mục Giáo phận cần có sự thỏa thuận của những người ấy khi muốn chuyển nhượng một tài sản của Giáo phận”. Linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ là quản lý Toà Giám mục lúc đó, không là chủ sở hữu tài sản, không có thẩm quyền quyết định tài sản của Giáo hội Công giáo. Chúng tôi biết chắc linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ làm bản kê khai chứ không hiến, không có quyền hiến. Văn bản của Bộ Xây dựng nói trên, cũng đã không đề cập đến chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa là chính sách nào? Văn bản pháp luật nào có hiệu lực cho việc chiếm đoạt tài sản trên. Văn bản 05/BXD-QLN ngày 6-11-2007 nói rằng, linh mục Nguyễn Tùng Cương đã “bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số 42 phố Nhà Chung) qua để Nhà nước quản lý” là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Tài sản nói trên là của Giáo hội Công giáo Việt Nam, hoàn toàn không phải giữ hộ Nhà nước, không mượn, xin hay được Nhà nước cấp, không phải là tài sản trái pháp luật hay được Tòa án giao quản lý, nên không thể “bàn giao qua Nhà nước”. Không một linh mục đơn lẻ nào có thể đại diện Tòa Giám mục và bàn giao tài sản của Giáo hội cho Nhà nước. Cơ sở nhà đất 40 Nhà chung bao gồm cả Tòa Khâm Sứ cũ đã, đang và sẽ là tài sản của Giáo hội Việt Nam. Các cơ quan đã dùng các biện pháp khác nhau để chiếm đoạt một cách không ngay tình và sử dụng từ đó đến nay là việc làm bất hợp pháp. Xuyên tạc những hành vi của Cộng đồng dân Chúa vào ngày 25-1-2008. Chúng tôi xin trả lời từng điểm: 1- Huỷ hoại tài sản Nhà nước (Trụ sở phòng Văn hoá Thông tin và Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm) Chính các cơ quan Nhà nước đã tự tiện phá dỡ, huỷ hoại những tài

sản của Giáo hội đã và đang có từ xưa cho đến tận ngày hôm nay. Cụ thể là việc tháo dỡ mái nhà và sàn nhà bằng gỗ lim vào tháng 12-2007 vừa qua. 2- Lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép (đã dựng tượng Đức Mẹ, Thánh giá và 2 lều bạt trên khuôn viên nhà số 42 phố Nhà Chung) Không ai lấn chiếm đất công, đây là đất đai thuộc quyền sử dụng của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, chưa hề cho, nhượng, hay bán vào bất cứ thời điểm nào cho bất cứ ai. Thậm chí cũng không có văn bản tịch thu. Mấy tấm bạt để che mưa không thể coi là việc xây dựng. Tại cây đa, trước đây đã có hang đá, Thánh giá và tượng Đức Mẹ, việc đặt tượng và Thánh giá là để đưa tài sản đó về nguyên trạng của nó trước khi bị chiếm đoạt. 3- Tập trung đông người và cư trú bất hợp pháp, gây mất trật tự giao thông công cộng và nơi làm việc của cơ quan Nhà nước khu vực số 42 phố Nhà Chung. Trong bằng khoán điền thổ lập năm 1933 ghi rõ ràng khu đất này là khu Nhà thờ Chính toà. Vì thế, cầu nguyện tại đây là cầu nguyện trong khuôn viên Nhà thờ Chính Toà. Giáo dân chỉ đến đọc kinh cầu nguyện chứ không cư trú nên không có việc cư trú bất hợp pháp ở đây. Đây có phải là cơ quan Nhà nước không khi trước đây cho mở vũ trường. Còn những tấm bảng “Nhà Văn hoá”, “Phòng VHTT”, “Phòng TDTT” mới chỉ được treo lên vào lúc 17g30 ngày 26-12-2007 vừa qua. 4- Có hành vi xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước. Thật quá sức xuyên tạc! Bản thân giáo dân cầu nguyện rất ôn hòa và bình tĩnh. Chính cán bộ Nhà nước, các nhân viên bảo vệ là người đã lạm dụng quyền lực, xúc phạm, lăng mạ và đánh công dân một cách nghiêm trọng. Họ là người vi phạm pháp luật cần được nghiêm trị. Chúng tôi có đầy đủ hình ảnh về việc đánh người của nhân viên Nhà nước.

Số 44 * Trang 11

5- Tổ chức cầu nguyện trái quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo". Tại đây, giáo dân và một số giáo sĩ đã đẩy đổ 2 cổng sắt, tràn vào sân và xô xát với một số bảo vệ và cán bộ đang làm việc tại Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm. Trong quá trình xô xát, các giáo dân quá khích đã đánh bị thương một số cán bộ nhà văn hoá, trong đó, có một người bị trọng thương, hiện vẫn đang được cấp cứu tại bệnh viện. Sau vụ xô xát khiến nhiều người bị thương, các giáo dân và một số giáo sĩ đã dựng một cây

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 12

Thánh giá cao khoảng 5m trước phòng làm việc của Phòng Văn hoá - Thông tin và Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm. Tiếp đó, họ đã đập khoá cửa, dỡ biển cơ quan, treo khẩu hiệu và dựng lều bạt nilon để ăn ở, cầu nguyện ngay trong khuôn viên số nhà 42 phố Nhà Chung". Hoạt động cầu nguyện của giáo dân là đúng mực và hợp pháp. Các công an thường phục đã đánh người và bắt giữ giáo dân một cách bất hợp pháp. Vì hoàn cảnh như vậy, giáo dân đã yêu cầu thực thi công lý và đòi hỏi thả người. Chính việc bắt và đánh người đã khiến dân bức xúc. Họ tràn vào vì muốn những người bị bắt phải được thả, những kẻ đánh người phải được pháp luật trừng trị. Bản thân hàng giáo phẩm đã rất có trách nhiệm, kêu gọi giáo dân bình tĩnh, giải quyết sự việc trong ôn hòa. Nếu không có các linh mục ổn định, chắc chắn đã có ẩu đả lớn. Chính cán bộ Nhà nước đã đánh đập giáo dân trọng thương phải đi cấp cứu, chúng tôi có đầy đủ bằng chứng về sự việc này. Đây là những người có trách nhiệm để xảy ra tình trạng đáng tiếc khi bắt đánh người gây kích động giáo dân. Việc một số thông tin trên mạng internet là của nhiều người đưa lên, Toà Tổng Giám mục Hà Nội không chịu trách nhiệm, nhưng đa số thông tin là chính xác và là quyền của công dân được Hiến pháp và Pháp luật bảo vệ thể hiện tại điều 4 của Luật Báo chí. Chính những thông tin của Đài PT-THHN, của báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô mới là những thông tin xuyên tạc sự thật một cách ác ý, nhằm bôi nhọ hàng ngũ tu sỹ và giáo dân chúng tôi. Những sự việc trên, diễn ra ngay giữa ban ngày, trước sự chứng kiến của đông đảo giáo dân, nhân dân khu vực và những người qua lại, được các hãng thông tấn nước ngoài chứng kiến tận mắt. Việc thông tin một chiều, xuyên tạc sự thật trắng trợn của Đài PT-THHN, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô là một bằng chứng cho thấy việc bất chấp sự thật và công lý, làm hoen ố hình ảnh một Nhà nước Việt Nam pháp quyền. Chính những hành động này, đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần đoàn kết dân tộc hiện nay. Với những nội dung đã nêu trên, căn cứ Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Luật Báo chí (đ. 28), chúng tôi yêu cầu: 1- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô phải nghiêm túc nhìn nhận sự việc một cách khách quan và sự thật, tổ chức điều tra và tiến hành

đính chính theo quy định của Pháp luật hiện hành. Xuất trình tất cả những bằng chứng liên quan cụ thể. 2- Truy cứu trách nhiệm cá nhân, tổ chức đã cố tình xuyên tạc sự thật về những vấn đề nêu trên. 3- Trả lời chúng tôi đúng trình tự hiện hành theo Luật pháp đã quy định Xin gửi tới Quí vị lời chào vì công lý và sự thật. TM. Tòa Tổng Giám mục Hà Nội Chánh Văn phòng (ký tên & đóng dấu) Linh mục Lê Trọng Cung Nơi nhận: - như trên - Thủ Tướng Chính Phủ - UBND Tp. Hà Nội - Ban Tư tưởng Văn hoá TW - Bộ Thông tin và Truyền thông - Lưu Vp. Tòa TGM Hà Nội

Năm nay, đánh dấu 40 năm biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Ðể tưởng nhớ đến các đồng bào đã bị Việt cộng thảm sát tại Cố Ðô Huế, chúng tôi xin gởi đến quý vị bài báo của tạp chí TIME đăng ngày 31-10-1969.

"Lúc đầu thì họ không dám bước xuống giòng suối", một trong những người thuộc toán tìm kiếm kể lại. “N hưng mặt trời đang lặn và cuối cùng thì chúng tôi bước xuống nước, cầu nguyện cùng những người chết xin hãy thông cảm cho chúng tôi”. N hững người thuộc toán tìm kiếm, khảo sát giòng suối cạn trong một khe núi ở phía nam thành phố Huế đã cầu nguyện cho sự thông cảm vì những người chết nằm ở đây đã không được chôn cất suốt 19 tháng trời, mà theo tín ngưỡng Việt N am thì linh hồn của họ bị trừng phạt phải vất vưởng ở thế gian do hậu quả đó. Trong giòng suối, toán tìm kiếm đã tìm thấy những gì mà họ đang tìm kiếm - khoảng 250 xương sọ và một đống xương người. “Các tròng mắt thì

sâu và đen, và nước suối chảy tràn qua các xương sườn”, một người Mỹ có mặt tại hiện trường cho biết. Sự khám phá kinh khiếp này vào hồi cuối tháng trước đã nâng tổng số lên khoảng 2,300 xác của đàn ông, đàn bà và trẻ con được đào lên chung quanh thành phố Huế. Tất cả đã bị cộng sản hành quyết vào khoảng thời gian 25 ngày Vietcong tấn công mãnh liệt vào thành phố, trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968. N hững xác chết trong giòng suối ở N am Hòa thuộc về 398 người đàn ông ở quận Phủ Cam một khu vực của thành phố Huế. Vào ngày thứ 5

của cuộc tấn công, bộ đội cộng sản xuất hiện tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, nơi những người đàn ông này trú Nn cùng gia đình họ, và dẫn họ đi. Bộ đội cộng sản nói rằng những người đàn ông sẽ được tuyên truyền học tập và cho phép trở về, nhưng gia đình họ đã không bao giờ nghe gì về họ nữa. Tại chân núi N am Hòa, cách mười dặm từ nhà thờ chính tòa, những người bị bắt đã bị bắn hoặc đập cho đến chết. Những ngôi mộ tập thể lộ thiên. Khi cuộc tấn công vào Huế chấm dứt ngày 24-02-1968, khoảng 3,500 thường dân bị mất tích. Một số rõ ràng là bị chết trong lúc loạn lạc và nằm chôn vùi dưới những đống gạch đổ nát. N hưng khi dân chúng và quân đội chính quyền bắt đầu việc dọn dẹp, thì họ gặp phải nhiều ngôi mộ tập thể được chôn vội vàng ở phía tây Thành N ội, là một cổ thành bao bọc hoàng cung cũ của Huế. Khoảng 150 xác người được đào lên từ nấm mồ tập thể đầu tiên, nhiều xác bị cột lại với nhau bằng dây kẽm và bằng dây lạt tre. Một số bị bắn, còn số khác thì rõ ràng là đã bị chôn sống. Hầu

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hết các nạn nhân là viên chức chính phủ hoặc những người làm việc cho Mỹ, bị bắt đi trong một cuộc lục soát từng cửa nhà người dân do cán binh cộng sản có cầm theo những danh sách đen với đầy đủ chi tiết. Nhiều ngôi mộ tương tự đã tìm thấy bên trong thành phố và ở phía tây nam, gần khu vực lăng tẩm của các hoàng đế Việt N am. Trong số các xác được đào lên có thi hài của 3 vị bác sĩ người Ðức làm việc tại Viện Ðại học Huế.

Số 44 * Trang 13

Chiến dịch tìm kiếm. Trong suốt năm đầu tiên sau biến cố Tết Mậu Thân, có nhiều tin đồn dai dẳng cho rằng có nhiều sự kinh khiếp đã xảy ra trong những đụn cát ở phía tây nam thành phố. Hồi tháng 3 năm ngoái, một nông dân đã vướng chân vào một sợi dây kẽm, khi ông ta lôi kéo sợi dây kẽm thì một mảnh xương tay lòi lên khỏi đống cát. Chính quyền lập tức phát động một chiến dịch tìm kiếm. “Có một số giải dất nơi mà cỏ mọc dài và rất xanh tươi một cách bất bình thường”, phóng viên thường trực William Marmon của tạp chí TIME tường trình hồi tuần trước tại Huế. “Bên dưới những chùm cỏ dại tươi tốt một cách bí hiểm này là những nấm mồ tập thể, cứ 20 đến 40 xác vào một mộ. Khi tin tức về sự khám phá này trở nên rõ ràng, thì công việc làm ăn được tạm ngưng và từng đoàn người kéo ra Phú Thứ để tìm kiếm thân nhân mất tích đã lâu, sàng lọc qua từng mớ quần áo giầy dép và vật dụng cá nhân. Hình như họ hy vọng rằng họ sẽ tìm được ai đó và đồng thời cũng hy vọng rằng họ sẽ không tìm được người nào”, theo một viên chức Hoa Kỳ cho biết. Cuối cùng thì 24 địa điểm đã được đào lên và thi hài của 809 người đã được tìm thấy. Vụ khám phá ở giòng suối thuộc quận N am Hòa không xảy ra cho đến hồi tháng trước – sau một lời khai báo của một cán binh cộng sản về hồi chánh. Giòng suối và cái bí mât khủng khiếp đã được dấu kín dưới tàn cây rừng rất rậm rạp cho đến nỗi các bãi đáp phải được dọn dẹp bằng chất nổ trước khi trực thăng có thể đáp xuống để thả các toán tìm kiếm. Trong 3

tuần lễ, thi hài của các nạn nhân được để trên các kệ dài trong một trường học gần đó, và hàng trăm người dân Huế đã đến để nhận diện thân nhân mất tích của họ. Sự tuyên truyền lơ là. Ðiều gì đã khiến cộng sản gây ra cuộc thảm sát? N hiều người dân Huế cho rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng xuống từ Hồ Chí Minh. N hưng có lẽ một cách chắc chắn, đơn giản hơn là cộng sản đã mất tinh thần. Họ đã bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền N am sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. N hưng điều đó đã không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế phần thắng bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, thì rõ ràng là Việt cộng đã hoảng sợ và giết sạch các tù nhân để rảnh tay tẩu thoát. Chính quyền VN CH, cho rằng Việt cộng đã giết chết 25,000 thường dân từ năm 1957 và bắt cóc thêm 46,000 người khác, đã lơ là trong việc dùng vụ thảm sát để tuyên truyền. Tại Huế thì không phải cần đến chuyện đó. Theo Ðại tá Lê Văn Thân, tỉnh trưởng địa phương, thì “Sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, mọi người đều biết rằng Việt cộng sẽ giết họ, không cần biết đến lập trường chính trị”. N ỗi suy nghĩ sợ hãi đó đã ám ảnh nhiều người dân miền N am, nhất là những người làm việc cho chính phủ của họ hoặc cho người Mỹ. Với sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ đang bắt đầu, vụ thảm sát tại Huế có lẽ đã đưa ra một thí dụ rùng rợn của những gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai”.

Đừng nghe những gì Cộng sản nói! Hãy nhìn những gì Cộng sản làm! Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay

đổi!

Đức TGM Hà Nội và UBND Hà Nội chúc Tết nhau và những

lời thật tự đáy lòng HÀ NỘI -- Khoảng 4g chiều ngày 29-01-2008, Toà Tổng Giám Mục Hà Nội đã sang chúc tết UBND TP HN. Dẫn đầu phái đoàn là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội. Cùng đi với ngài có cha Chánh Văn phòng Gioan Lê Trọng Cung và khoảng hơn một chục linh mục khác đến từ các giáo xứ trong ngoài thành phố. Tiếp phái đoàn Đức Tổng Giám mục Hà nội là Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Phó Chủ tịch MTTQ Thành Phố, ông Trưởng Ban Tôn giáo Thành phố và đông đảo các cán bộ các cơ quan và đại diện của các báo đài của TP Hà Nội. Đức Tổng Giám Mục đã đại diện Toà Tổng Giám Mục gửi lời chúc sức khoẻ và thành công tới Bà Phó Chủ tịch và các vị trong UBND Thành Phố. Bà Phó Chủ tịch cảm ơn Đức Tổng Giám Mục và các linh mục trong đoàn. Nhân dịp này, Bà nói qua và nói chung chung về sự đóng góp của Toà Tổng Giám Mục và của đồng bào Công giáo vào sự phát triển của TP Hà Nội. Theo lời Bà Phó Chủ tịch thì Thành phố đang rất quan tâm tới các sự kiện đang diễn ra ở Toà Khâm Sứ. Vì sự an ninh trật tự của thành phố Bà xin Toà Tổng Giám mục cho chấm dứt các sự việc đang diễn ra tại Toà Khâm Sứ. Bà cũng đề nghị Toà Giám Mục tôn trọng kỷ cương và cùng chính quyền đối thoại để giải quyết vấn đề. Đức Tổng Giám Mục đáp lời rằng phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng khi con nó khóc thì cha mẹ cũng phải xem đến. Hơn nữa, đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Toà Giám Mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lý. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ý chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nhìn phía mình mà không nhìn phía bên kia thì không thể đối thọai được. Khi Bà Phó Chủ tịch đề cập đến chuyện đổi mới, Đức Tổng Giám Mục cũng nói: phải đổi mới và đối mới bên ngoài thôi thì chưa được, quan trọng hơn là phải đổi mới con người từ bên trong, từ trong cái đầu, trong tư tưởng. Đức Tổng Giám Mục kết thúc rằng: Ngày xuân nên nói chuyện vui, nhưng vì Bà Phó Chủ tịch đề cập đến vấn đề thì chúng tôi xin có mấy lời như vậy để sau này có các cuộc đối thoại thực sự hữu ích.

Linh mục Đoàn Hà Nội VietCatholic News (30-01-2008)

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận (Giải Phóng Miền Nam) hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội cộng hòa, và những kẻ khác. Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại diện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi... Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết... Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc. Sau hai ngày phiên tòa kết thúc, nhường chỗ cho những công tác khủng bố dân chúng khác. Một người trộm mở nghe đài (radio) bị bắn giữa thanh thiên bạch nhật để làm gương.

Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị bắn công khai. Nguyễn Ðọc bắn nhiều người trong đó có người bạn thân đồng lớp là Mu Ty, chỉ vì bạn không chịu hợp tác với y. Bước vào ngày thứ hai bắt đầu kiểm soát lương thực, thực phẩm. Ngày thứ bốn, vì không tuân hành lệnh cách mạng, một gia đình bị xử. Người chủ gia đình bị bắn tức khắc. Dưới áp lực khủng bố gia tăng, nhiều người bỏ trốn, nhưng ít kẻ thoát. Vùng Gia Hội có nhiều người thoát hơn nhờ ban đêm chèo bè qua sông sang làng Ðập Ðá. Thường bị bắn theo nhưng cố chèo. Những người nằm vùng xuất đầu lộ diện, ra tay truy lùng nạn nhân. Bộ đội Bắc Việt và quân chính quy Mặt Trận lo chuyện quân sự và chiến lược. Nằm vùng địa phương lo việc chính trị, hành chính, bình định, tuyên truyền, và tiêu diệt kẻ thù. Ðám này bắt và giết người bất kể, nhiều khi chỉ vì hiềm thù cá nhân. Cán bộ miền Bắc có mặt ở tòa án nhân dân xem ra ít nắm vững chuyện chính trị và đóng vai trò ít quan trọng trong các bản án. Ðịa phương quyết định mọi chuyện. Trước khi lên danh sách, thường đám nằm vùng đã quyết định bắt ai rồi. Chỉ còn việc ra lệnh thanh toán những ai họ nhắm nữa mà thôi. Có lẽ họ lý luận rằng, thà giết lầm hơn bỏ sót, vì bỏ sót thì sau này mình sẽ bị nhận diện. Một cách hệ thống, công chức, quân nhân, sinh viên có tinh thần quốc gia, có khả năng lãnh đạo và có thể gây trở ngại cho cách mạng, chính trị gia đối lập, tất thảy đều được đoái hoài. Danh sách bất tận.

Số 44 * Trang 14

Dân chúng tập trung ở nhà thờ chính tòa được lệnh vào bên trong, không ai được đứng bên ngoài. Phụ nữ và trẻ con được lệnh ngồi xuống. Ðàn ông và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đứng. Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, được lệnh tập trung vào bệnh viện vì cộng sản sợ giao tranh có thể xảy ra ở đó. Dân lúc này còn sợ súng máy và hỏa tiễn trực thăng hơn quân chiếm đóng nên ngoan ngoãn làm theo lệnh. Sau ba ngày, đàn bà con nít được lệnh ngồi, đàn ông đứng dậy để hai tên nằm vùng nhận diện, trước

mặt hai cán bộ miền Bắc và hai bộ đội Mặt Trận. Hai người nằm vùng này mới được xổ tù khi Việt cộng chiếm thành phố. Cả hai đều là thành viên kỳ cựu của Mặt Trận. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa. Bên trong nhà thờ đàn ông và thiếu niên được lệnh sắp thành hàng rồi bước ra ngoài với cán bộ hộ tống. Từ nhà thờ họ băng qua các đường Phủ Cam lên Chùa Từ Ðàm. Bị giữ ở đấy một ngày rồi lại tiếp tục đi về phía Nam, hướng Nam Giao. Ðàn bà trẻ con nhao lên nhưng được trấn an rằng cha, chồng, con họ phải ra phục dịch bên ngoài thành. Một số bà đi theo xa xa, nhưng rồi bị chặn lại. Trong số người ra đi có anh lính trẻ cộng hòa và Lương (nhân vật kể lại câu chuyện này). Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Ðàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Ðông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó "Ta đi mô đây". Có tiếng phụ họa "Lên núi hay tới chỗ chết?". Bộ đội Mặt Trận nói là họ được đưa đi học tập. Không ai biết mình đi đâu nhưng tự thâm tâm nhiều người tin rằng có lẽ đời mình sắp kết thúc. Ông già đi bên cạnh Lương bỗng ngã quỵ. Cho tới lúc đó anh không biết có ông già đi bên mình. "Bắt gió cho ông ta " tiếng ai đó vang lên... Lương ôm lấy ông cho tới khi người canh gác tới. Mắt ông già hé mở trong chiều xẩm tối. Tiếng nói lạc giọng thều thào. "Xin để tui đi, để tui ở lại đây", ông van xin, bàn tay xương xẩu níu lấy cánh tay người gác. "Tui không đi xa hơn được nữa". "Ðứng dậy ". Ông già gượng dậy, cố thẳng người thêm được vài bước rồi lại ngã. Người gác đoàn lúc này hết kiên nhẫn, đạp ông ra lề đường rồi bỏ đi. Vài phút sau, một phát súng xé không khí cùng với một tiếng kêu yếu ớt vang lên. Làm thế để chắc ăn, không ai chứng kiến. Xác ông được dập vào một hố gần đó, hai tù nhân được lệnh lấp đất. Một tháng sau xác ông được đồng bào khám phá. Vô vọng, đoàn người bước đi càng lúc càng chậm, câm lặng uất nén. Người gác càng hối thúc. Rồi có tiếng hô "Dừng lại". Lương thấy đám người phía trước được lệnh bỏ túi xách xuống và ngồi xuống. Họ đã tới đích. Ðám canh gác phía sau miệng hét thúc kẻ này đi nhanh, chân đá vào sườn kẻ khác... Sau này, Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tu Tay. Theo

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 15

anh, chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước và bị quân Mặt Trận tố có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết gì về số phận họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Ðồng Khánh. Sau một giờ đi họ lại được lệnh dừng, chia thành hai nhóm nhỏ và bắt đầu được lệnh đào hầm rãnh. Họ đào mồ cho lớp người tới sau, chứ chính họ thì chỉ vài mạng phải nằm ở đây mà thôi. Như một ác mộng kinh hoàng thăm viếng địa cầu, nhưng ác mộng không do quỷ ma nào cả mà do chính con người tạo ra. Thoạt tiên, Lương nghĩ chắc mình sẽ không qua khỏi. Dù vậy, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng. Hai người thất thần nhìn nhau, mắt mở lớn. Chung quanh Lương, đám người đói, lạnh, có kẻ đau, không ai dám quay về nhìn thành phố thân yêu đổ nát đang chìm trong bóng tối sau lưng họ. Họ đào đã hai, ba tiếng, ai nấy im lặng gặm nhấm suy nghĩ của mình. Hố đào là để trú ẩn và làm mương dẫn nước, người ta nói thế. Một tiếng nổ kèm với tiếng la vang lên. Thần chết vây bủa không gian. Tại sao mình ở đây? Ða số họ là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải bước vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt Nam và trên khắp thế giới đến tuổi khác. Sau khi đào xong một hố rãnh, đám đông được lệnh đi tới một đụn cát để nghỉ đêm. Vài người bị dẫn đi. Một số la thét lên vì sợ. Lương thấy người bạn ở cùng phố mà anh quen từ mấy năm nay bật khóc nức nở. Một người hoảng lên chạy quẩn để rồi bị bắt giữ lại. Lương hoảng hốt. Chân anh như điện giật. Anh nghĩ phải liều ngay. Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la. Kẻ bị đánh. Người rú lên cười kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Ðám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía Nam. Khi họ xuống đồi, Lương lách người lao vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng, tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía Ðông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuất động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong ngóng sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới

con đường phía Nam cách Phú Bài mấy dặm. Mãi tới ngày 16 tháng 2 Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra... Người ta đoán rằng đám nạn nhân từ Phú Cam tiếp tục đi nhiều ngày nữa về hướng Nam, xuyên qua một vùng cây cối khó đi. Mãi tới trung tuần tháng 9-69 người ta mới tìm thấy xác họ trong một con suối nhỏ, khe Ðá Mài, con suối chảy ra khe Ðại đổ vào sông Hương... Trong số 428 bộ cốt tìm được ở đó, rất ít được nhận diện. Vì không tìm thấy ở đâu khác, gia đình họ Nguyễn (thân nhân người lính trẻ) tin rằng con mình đã chấm dứt cuộc đời nơi khe suối này... Mồ Tập Thể Mồ tập thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học quận Gia Hội, nằm bên cạnh khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả 14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải rác trước, sau và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh niên, người già và phụ nữ. Trong số xác trẻ có 18 sinh viên. Một số trong bọn họ là những sinh viên đã bỏ vô bưng theo Mặt Trận sau vụ đấu tranh chống chính quyền, nay trở về bắt các sinh viên khác theo họ. Khi Mặt Trận chuẩn bị rút, các sinh viên được phép chọn hoặc vô bưng hoặc ở lại thành. Kẻ chọn ở lại bị giết và chôn tại trường. Những sinh viên khác của Gia Hội không theo Mặt Trận cũng chịu chung số phận. Có hố vừa chôn được hai hoặc ba tuần; số còn lại rất mới. Những xác đầu tiên được lính Thủy quân Lục chiến Cộng Hòa khám phá ngày 26-02-1968. Trong số nạn nhân có cô Hoàng Thị Tam Tuy (các tên riêng và địa danh nào không đoán được sẽ ghi lại đúng như tác giả đã ghi - Người dịch), 26 tuổi, rất xinh, bán hàng ở chợ, nhà tại đường Tô Hiến Thành, Gia Hội. Bị quân Mặt Trận, theo lời kể của chị/em cô, vào nhà bắt đi đưa vào trường điều tra ngày 22 tháng 2, rồi chẳng thấy trở về. Xác cô chân tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ, mình mẩy không thấy một vết thương nào. Xác cô nằm chung với bốn nạn nhân khác, mà hai trong số đó có bà con với chị/em dâu cô. Trong số các nạn nhân khác có bà góa Dương Thi Co, 55 tuổi, nghề bán guốc, 4 con. Bị bắt tại nhà ngày 22-02, đưa vào trường Gia Hội và bắn chết. Xác bà được

các con nhận diện ngày 26-02. Người thứ ba là Lê Văn Thắng, 21 tuổi sinh viên ở Gia Hội. Anh bị bắt đi tham dự lớp huấn luyện ngày 14-02. Xác được gia đình phát hiện và nhận diện ngày 16-03, chung hố với hai nạn nhân khác trong khuôn viên trường. Người thứ tư là Trần Ðình Trọng, sinh viên kỹ thuật và mới lập gia đình. Bị bắt ngày 06-02, tìm thấy xác ngày 26-02. Người thứ năm Nguyễn Văn Dong, cảnh sát 42 tuổi, bị bắt ngày 17-02 ở nhà một người quen và bị chôn sống, tay trói tại trường Gia Hội. Tìm thấy xác ngày 26-02. Người thứ sáu là Lê Văn Phú, 47 tuổi, cảnh sát. Bị bắt tại gia ngày 08-02. Vợ con van xin Mặt Trận cho phép chồng ở lại nhà, nhưng tối hôm đó bị hành quyết, bị bắn vào đầu, xác tìm thấy ngày 26-02, ở khuôn viên trường. Người thứ bảy, bà Nguyễn Thi Lao, buôn thúng bán bưng, 48 tuổi. Bị bắt trên đường lộ. Xác tìm thấy ở trường học, tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không bị một vết thương nào. Có lẽ bà bị chôn sống. Những xác khác tìm thấy gồm một đại úy cộng hòa, hai trung úy, ba trung sĩ và mấy viên chức hành chánh. Bốn xác người của Mặt Trận. Vùng mồ lớn thứ hai được khám phá gồm 12 hố với 43 tử thi ở Chùa Theravada, thường gọi là Tăng Quang Tự. Vùng thứ ba tại Bãi Dâu với 3 hố, 26 xác. Trong số nạn nhân ở Chùa có ông Phan Ban Soan, 60 tuổi, sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên, nhà ở đường Tô Hiến Thành, có gia đình, 5 con. Ông Soan làm nghề thợ may, trước có tham gia vụ Phật giáo chống tổng thống Diệm. Năm 1961 bị bắt vì chống chính quyền, được thả năm 1967. Bị Việt cộng bắt đi tối 12-02 trên đường Chi Lăng, Gia Hội. Cộng sản phân công ông chôn xác chết và phân phối gạo. Xác ông tay bị trói, bị bắn xuyên đầu, dập cùng hố với 7 người khác. Một người khác tìm thấy ở Chùa là ông Ðặng Cơ, 46 tuổi, nghề thầu khoán, bị bắt tại gia ngày 06-02, tìm thấy xác ngày 26-02. Một người khác nữa là ông Ngô Thông, 66t, nhân viên hành chánh hồi hưu, bị bắt ngày 08-02, xác dập chung với 10 người khác. Một số tử thi có vết thương, một số tay bị trói giật cánh khỉ bằng dây thép gai, và một số miệng bị nhét giẻ. Lần đầu tiên nói chuyện với đồng bào trong vùng, tôi tưởng chỉ có 16 xác ở Chùa và 3 xác khác ở Bãi Dâu. Nhưng bên hông và sau Bãi Dâu có nhiều hố chôn. Tất cả ở đây chết vì bị trả thù. Một vài người là thành viên Mặt Trận nhưng bị giết vì muốn ở lại

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 16

thành. Họ đều là dân Gia Hội. Bốn tháng sau, tháng 08-68, tôi trở lại đây để tìm hiểu thêm uẩn khúc của những cái chết. Thân nhân các nạn nhân lẫn dân địa phương đều xác nhận những điểm trên. Tiết lộ về "mồ chôn tập thể" đầu tiên của chính quyền miền Nam là vào ngày 28-02-68, khi phát ngôn nhân chính phủ cho biết về một hầm "ghê gớm ở Cồn Hến gồm 100 xác công chức và quân nhân bị bắt khoảng đầu tháng". Cũng theo phát ngôn viên, "các nạn nhân bị Việt cộng giết, thân xác họ không được lành lặn". Cồn Hến nằm giữa sông Hương. Lúc đầu Mặt Trận không màng chiếm Cồn. Nhưng sau nó trở thành một vị trí chiến lược cho việc tiến quân và rút quân từ Gia Hội ra vùng cát Ðông Nam, vùng họ chiếm từ nhiều năm nay. Chính quyền xác nhận có 101 xác trong hầm. Theo đồng bào chạy thoát từ Cồn thì trong số nạn nhân có nhiều người nam mang quân phục, một vài người bận đồ kaki của Mặt Trận, một số khác bận áo dòng ngắn, một vài người mang quân phục lính cộng hòa và một vài người bận thường phục. Tôi hỏi nhân viên chính quyền địa phương về tên tuổi các nạn nhân thì được trả lời là các tử thi không được nhận diện đầy đủ; họ xác nhận là không thể nào quả quyết tất cả đều bị hành quyết; một vài nạn nhân có thể đã chết trong khi giao tranh và vài xác khác, cũng theo họ, là của quân thù. Vùng chôn thật sự thứ tư nằm sau Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Hai hầm chứa xác ba người Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ là ông Miller và ông Gompertz, nhân viên USOM, và xác một giáo sư trung học người Pháp bị giết vì lầm là người Mỹ. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 09-02. Xác hai người Mỹ và người Pháp được đưa về Ðà Nẵng. Quận Tả Ngạn, vùng thứ năm, do một quân nhân người Úc khám phá ngày 10-03-68. Ba hầm rãnh với 21 tử thi, tất cả đều nam giới, tay bị trói, đạn bắn xuyên đầu và cổ. Một hầm khác, vùng thứ sáu, nằm cách Huế 5 dặm về hướng Ðông, được khám phá ngày 14-03-68 do một cố vấn quân sự Mỹ cùng toán lính Việt đi kèm. Hai lăm xác, tất cả đều bị bắn vào đầu, tay trói giật cánh khủyu. Nhờ một cánh tay của một nạn nhân nhôi ra khỏi mặt đất mà hầm được khám phá. Phía Nam Huế qua hoàng thành ở Nam Giao là nơi mộ phần của vua Tự Ðức và Ðồng Khánh. Nơi đây là vùng

chôn tập thể thứ bảy. Ðây đó trên dưới hai chục hầm, có cái giữa đất bằng, có cái dưới bụi cây, có cái bên bờ suối. Bên cạnh hầm lớn, có những hố nhỏ chứa một, hai hoặc ba xác. Hầm đầu tiên được khai quật ngày 19-03-68, nhưng mãi cho tới tháng 6-69 vẫn còn xác được tiếp tục phát hiện. Ban đầu còn dễ nhận dạng, vài xác mang quân phục, ngoài ra còn lại thường phục. Ðặc biệt ở đây không có xác phụ nữ và trẻ con. Càng về sau việc nhận diện trở nên khó khăn. Dù vậy, cuối hè 1969, người ta cũng nhận diện được xác bố của ông thôn trưởng thôn Than Duong. Vì con trai vắng mặt nên cụ già bị bắt thay con. Về sau con đi tìm cha mãi không gặp. Xác cha, đạn xuyên đầu và ót, được tìm thấy tháng 6-69. Cũng trên đường hướng Nam đó là Tu viện Thiên An, nơi xảy ra trận chiến ác liệt trong thời gian cộng sản tấn công. Khi buộc phải triệt thoái, cánh quân chiếm đóng phía Nam thành phố rút lên núi và chiếm giữ ngôi Tu viện xây cách đây 26 năm, cách Huế 6 cây số hướng Nam, vào ngày 21-02. Lúc đó Tu viện đang là nơi lánh nạn cho hơn 3000 người. Mặc cho các cha dòng van xin, cộng sản đã cho thần hỏa thiêu rụi tòa nhà chính trong vòng hai ngày. Các tòa nhà bên là chỗ sinh kế của nhà dòng cũng bị lửa đạn thiêu hủy. Thư viện gồm những pho thư khố và thủ bút quý thời vua chúa cũng chung số phận. Cha Dom Romain Guillaume, một trong những linh mục của dòng, bị một lính Việt cộng bắn vào vai lúc rời khỏi tòa nhà cháy sau khi đã di tản hầu hết dân tỵ nạn. Một linh mục người Việt bị bắn vào chân. Khi rút khỏi đống gạch vụn Tu viện ngày 25-02, Cộng quân mang theo trên 200 người, trong đó 2 linh mục người Pháp, cha Urbain, 52 tuổi, và cha Guy, 48 tuổi và một số tu sĩ linh mục, tập sinh và người giúp việc. Những người này bị lọc bắt trong thời gian cộng quân chiếm Nhà dòng và được dẫn đi về hướng Nam. Ða số bọn họ kết liễu cuộc đời gần chỗ lăng các vua. Tới tháng 6-69, tổng cộng 203 xác được khai quật. Trong số nạn nhân ở lăng Tự Ðức có Ðoàn Xuân Tòng, 20 tuổi học sinh trung học, nhà ở làng Nguyệt Biểu, quận Hương Thủy. Em biến mất khỏi nhà ngày 06-02-68. Xác em được thân nhân tìm thấy bên cạnh lăng vua ngày 19-03-68, chôn chung với năm người khác cùng làng. Tại lăng Ðồng Khánh có xác linh mục Urbain lấp cùng một hố với 10 người khác. Một người Việt khai quật xác cho tôi hay tay linh mục

bị trói, mình không có một vết thương, chứng tỏ có lẽ bị chôn sống. Xác ông liệm ngày 23-03-68 và sau đó được một linh mục đồng dòng nhận diện. Vị linh mục này không thể xác nhận được là tay cha Urbain có bị trói hay không. Sự kiện không có xác đàn bà và con trẻ trong các hầm chứng tỏ các nạn nhân đã bị hành huyết dã man chứ không phải chết trong lúc giao chiến. Nếu bị pháo kích hoặc oanh tạc thì chắc chắn đã có người bị thương và sống sót, hoặc có người chết không toàn thây. Và chắc rằng họ không phải bị chôn tại chỗ, bởi theo phong tục người chết luôn được mang về nhà mình để hồn họ khỏi phải vất vưởng muôn kiếp. Vì thế nguyên tắc của đối phương là phải giấu nạn nhân thế nào để không bị khám phá, mà nếu có bị khám phá thì cũng không nhận diện được là ai. Ngoài thi hài cha Urbain, thi hài cha Guy dòng Thiên An cũng được tìm thấy trong một hầm riêng ngày 27-03-68 gần lăng Ðồng Khánh, với vết đạn ở đầu và cổ. Vùng chôn thứ tám ở cầu An Ninh khám phá ngày 01-03 với 20 xác. Trong số tử thi có ông Trương Văn Triệu, trung sĩ lính Cộng hòa. Trung sĩ Triệu có vợ và 5 con. Du kích cộng sản địa phương bắt ông ở trường mẫu giáo Kim Long, nơi ông ẩn trốn. Bị trói và dẫn đi. Nhờ dân chúng gần đó cho hay Việt cộng có chôn xác người gần cầu nên vợ ông đã tìm được xác chồng sau đó. Xác ông Trần Hy, thuộc lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, có vợ 4 con, cũng được lấp cùng hầm với ông Triệu. Ông bị bắt ngày 20-02 khi đang trốn trong nhà một láng giềng. Tay bị trói cánh khuỷu, người không có vết thương nào. Vùng chôn thứ chín ở cửa Ðông Ba, nơi xảy ra giao tranh lớn. Ðây chỉ có một hầm 7 người bị bắt tại gia và giết sau đó. Trong đó có ông Tôn Thất Quyền, 42 tuổi. Có gia đình với 10 người con, bị bắt và dẫn đi hôm 08-02-68. Gia đình tìm được xác ông ngày 05-05-68. Ðịa điểm thứ mười là trường tiểu học An Ninh Hạ, một hầm 4 xác, trong đó có cảnh sát Trần Triệu Túc, 52 tuổi, có vợ 7 con. Ông bị bắt tại nhà và mang đi ngày 05-02-68. Xác tìm được ngày 17-03-68 ở trường, mang vết thương ở đầu và cổ. Ba xác còn lại: một sinh viên, một quân nhân và một cảnh sát. Ðịa điểm thứ mười một là trường Van Chi, một hầm 8 xác. Trong đó có anh Lê Văn Loang, thợ máy, 35 tuổi, có vợ 6 con. Theo lời chị Loang, anh

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 17

bị bắt đi dự lớp huấn luyện ngày 06-02. Khi bị dẫn đi, chị và các cháu chạy theo van xin nhưng vô hiệu. Họ ra lệnh mẹ con chị phải quay trở về. Xác anh được những gia đình đi tìm xác người thân tìm thấy ngày 10-03-68 gần trường. Một vài xác bận quân phục, 4 xác chắc chắn là thường dân, trong đó có một sinh viên. Ðịa điểm thứ mười hai ở chợ Thông, cách nội thành 2 cây số về hướng Tây. Tìm được 102 xác. Trong đó có ông Nguyễn Ty, 44 tuổi, thợ xây gạch, có vợ 6 con. Bị bắt ngày 02-02-68 và có lẽ bị giết ở chợ cùng với nhiều nạn nhân khác. Tìm được xác ngày 01-03, tay bị trói, một viên đạn từ ót bung ra cửa miệng. Nhiều người khác cũng bị bắn, tay trói. Có nhiều xác đàn bà nhưng không có trẻ con. Ðịa điểm thứ mười ba là vùng lăng Gia Long, ở Thiện Hàm bên bờ sông Hương, cách thành phố khoảng 16 cây số hướng Nam và cách Ðàn Nam Giao cỡ 13 cây số Tây Nam. Gần 200 xác được tìm thấy dưới các đám cây và bụi rậm, gồm học sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, quân nhân và nhiều phụ nữ. 27 người thuộc làng lân cận. Sau khi an ninh tạm vãn hồi, các bà đi tìm chồng đã khám phá ra địa điểm này. Lúc đầu, họ không dám đi quá xa. Nhưng hai ngày sau, 25-03-68, họ đụng vào một miếng đất mới đào trên triền một trong nhiều thung lũng nhỏ trong vùng. Xác người thân họ nằm nơi đây, tay bị trói cánh khủy, đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng. Có nhiều rãnh hầm nối nhau với nhiều xác. Một số nạn nhân từ nội thành, những người khác từ các làng lân cận. Một số là sinh viên từ Huế về nhà ăn tết. Ðịa điểm thứ mười bốn nằm ở giữa Chùa Tăng Quang và Tường Vân, 2,5 cây số Tây Nam Huế. Ở đó có xác 4 người Ðức, 3 bác sĩ và một bà vợ, tìm thấy ngày 02-04-68. Ðịa điểm mười lăm ở Ðông Gi, 16 cs phía đông Huế trên đường ra bờ biển, tìm thấy ngày 01-04-68. 101 xác, đa số bị trói và miệng nhét đầy giẻ. Tất cả đều nam giới, trong đó có 15 sinh viên, nhiều quân nhân và nhân viên hành chính, già lẫn trẻ. Một vài xác không thể nhận diện. Tới tháng 05-68, tổng cộng có trên 900 xác người bị coi là mất tích đã được tìm thấy. Dĩ nhiên còn nhiều người chưa được tính... Ðầu năm 1969 nhiều địa điểm khác được khám phá. Ðiểm chôn thứ mười sáu: Ðầu tiên ở làng Vinh Thái. Ðịa điểm thứ hai ở làng Phú Lương. Ðịa điểm thứ ba ở làng Phú Xuân, tất cả thuộc quận Phú

Thứ. Tất cả được tìm thấy trong khoảng từ tháng 01 tới tháng 08-69. Quận này với quận kế bên bị cộng sản chiếm nhiều năm và nơi đây xảy ra nhiều cuộc không tập kéo dài nhiều tháng. Mãi tới đầu năm 1969 quân Cộng hòa mới tiến vào được vùng này... Ba làng này cách thị xã Huế chừng 15 cây số về các hướng Ðông và Ðông Nam, cách bờ biển từ 3 tới 5 cây. Theo các viên chức địa phương, trên 800 xác được tìm thấy trong các vùng trên trong vòng 6 tháng. Có hầm đào sâu, có hầm cạn. Nhiều xác chôn lâu rồi, quần áo đã mục... Trong số nạn nhân người ta nhận diện được 16 học sinh trung học, theo học ở Huế nhưng về quê ăn tết. Cả nhân viên hành chính, đàn ông, đàn bà, trẻ em, già lẫn trẻ. Một số tay bị trói, đa số đều chôn cùng một hố. Vùng làng Vinh Thái đào được 135 xác; làng Phú Lương 22; và làng Phú Xuân đợt đầu 230, đợt sau, khám phá vào cuối năm 69, 375 xác. Dù thời gian qua lâu, nhưng nhờ lượng muối cao của đất vùng này giữ, đa số tử thi hãy còn có thể nhận diện được. Nhiều nhân viên hành chính và quân nhân, bị bắn ở cổ và đầu. Ða số nạn nhân thuộc nam giới. Một vài phụ nữ và trẻ em và một vài người mang nhiều loại vết thương. Có các linh mục, tu sĩ và chủng sinh của các làng lân cận mất tích từ hơn 20 tháng kể từ biến cố tháng 02-68. Trong số 357 xác có cha Bửu Ðồng, một cha sở quận Phú Vang và 2 chủng sinh. Cha Đồng dấu được trong túi sau bộ đồ ngủ đen trên người một hộp mắt kính trong đó có ba bức thư tiếng Việt. Một trong ba lá thư này, có bản chụp trưng bày ở nhà thờ chính tòa Huế, ông viết cho bổn đạo mình (thư tìm thấy trên thi thể ngày 8-11-69). «Các con yêu dấu: «Ðây là bút tích cuối cùng để nhắc cho các con ghi nhớ bài phúc âm thánh Phêrô trên thuyền bão táp... (3 chữ đọc không ra) đức tin. Lời cầu chúc của Cha ngày đầu xuân cho mọi công việc Tông đồ của Cha giữa chúng con, nhớ... (hai chữ đọc không ra) khi sự sống của Cha sắp kết liễu theo ý Chúa. «Hãy mến Mẹ sốt sắng lần hột, tha mọi lỗi lầm của Cha, xin cám ơn Chúa với Cha, xin Chúa tha tội cho Cha và tận tình thương nhớ cầu nguyện cho Cha được sống trong tin tưởng, kiên nhẫn, trong khắc khổ để kiến tạo hòa bình của Chúa Kitô và phục vụ tinh thần Chúa và mọi người trong Mẹ Maria. Xin cầu nguyện cho Cha bình an sáng suốt và can đảm cùng mọi sự đau khổ tinh thần, thể

xác và gởi mạng sống cho Chúa qua tay Ðức Mẹ. «Hẹn ngày tái ngộ trên nước Trời. «Chúc lành cho chúng con. (Chữ ký Cha Ðồng) Ðiểm chôn thứ mười bảy ở làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, bên bờ sông Tả Trạch, một phụ lưu sông Hương phía Nam lăng Gia Long. 11 xác được tìm thấy giữa các lùm cây trong tháng 07-69. Chỉ có ba xác nhận diện được là người của làng bên cạnh. Tất cả đều mang vết thương cổ và đầu, dấu chỉ của sự hành quyết. Ðiểm thứ mười tám ở Thúy Thạnh, quận Hương Thủy, tìm thấy tháng 04-69, và ở làng Vinh Hưng, quận Vinh Lộc, tìm thấy tháng 07-69. Cả hai làng nằm trong vùng bị cộng sản chiếm từ lâu... Trên 70 xác, nhiều xác không còn nhận diện được nữa, đa số là đàn ông, vài đàn bà và trẻ con. Họ được nhận diện là người của các làng lân cận và vài người có thể bị chết vì chiến cuộc bởi mình họ mang nhiều vết thương và xác không toàn vẹn. Các nạn nhân khác bị bắn ở cổ và đầu. Ðiểm thứ mười chín tìm thấy vào tháng 09-69 ở Khe Ðá Mài, quận Nam Hòa, một con suối nhỏ chảy vào Khe Ðại, phụ lưu sông Hương. Khe chứa đầy xương người, có xương đủ bộ, có xương nằm riêng, sọ nằm riêng; tất cả được nước suối mài trắng tinh. Dân đi cưa gỗ tìm thấy địa điểm này. Nạn nhân có lẽ đã được chôn bên bờ suối trong mùa mưa và nước suối đã dần soi mòn đất để lộ xác ra, cũng có thể là nạn nhân bị vất xuống suối, chứng cớ là các mảnh quần áo được tìm thấy dọc bờ hoặc ngay dưới khe, thì việc chôn lấp nạn nhân có lẽ xảy ra trong các tháng mùa mưa (tháng hai, ba, tư). Và điều này có nghĩa là nạn nhân đã được dẫn thẳng tới đây hoặc được mang tới đây sau khi bị bắt một thời gian ngắn. Nếu chôn trong mùa suối khô, thì sự kiện xảy ra trong khoảng từ tháng 06 tới 10. Có lẽ để giữ bí mật khi rút lui VC đã thanh toán vội vàng các nạn nhân tại đây. Theo luật thông thường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, kẻ thù thường chôn cất xác đồng đội đàng hoàng. Tuy nhiên cũng có thể đây là xương và sọ của lính Mặt Trận và Bắc Việt. Như vậy thì số phận nào cho những người Phủ Cam bị mất tích? Nghiên cứu các phúc trình quân sự Mỹ thì không thấy có một cuộc không tạc lớn hoặc của máy bay B52 nào ở vùng trên, ngoại trừ trận chiến gần Lộc Sơn vào hạ tuần tháng 04-

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 18

68, một địa điểm cách xa nơi đó chừng 10 cây số. Vả lại lập luận mang người bị chết vì bom B52 băng qua vùng đất gập ghềnh để đưa về chôn ở suối này quả không vững. Ðường lên núi dễ dàng hơn nhiều. Cũng vậy, nếu kẻ thù bị thiệt hại nặng ở trận Lộc Sơn và, theo thói quen sẵn có, đã mang xác 500 đồng đội đi thì hẳn lộ trình phải là hướng núi, gần và dễ di chuyển hơn nhiều, chứ làm sao mà chọn băng qua cánh rừng dày đặc khó xuyên qua được này. Trong thời gian cuộc tấn công của cộng sản có xảy ra giao tranh lớn kéo dài từ Huế qua Bến Ngự, tới gần cầu Nam Giao và trong Nhà dòng Thiên An. Nhưng đã không có tiếp tục đánh nhau lớn về mạn Nam, khi quân thù chọn đường rút lui lên núi, hướng trái với Ðá Mài. Khe Ðá Mài nằm cách thành phố 40 cây số về hướng Nam, bên ngoài vùng lăng tẩm; nơi nầy được coi là vùng không người, chỉ có cộng quân lai vãng. Khe chứa 500 sọ. Ðịa thế cách trở, cách xa mọi văn minh bởi rừng đồi vách đá cho thấy người ta không muốn để số xác kia, xác của những người mang từ Huế ra bị khám phá, mà nếu có khám phá thì cũng không nhận diện được. Nằm lẫn với xương là các mảnh quần áo thường, không phải kaki hay vải màu xanh bộ đội miền Bắc hoặc quân phục Mặt Trận. Các sọ vỡ xương trán tất thảy cho thấy bị đánh bởi một vật gì nặng. Một số sọ khác không thấy vết tích gì ở xương, đây có thể là nạn nhân chết trong lúc giao tranh. Lần lượt tất cả hài cốt được chuyển về thành phố, nơi họ ra đi và tống táng trong an bình... Sau khi Ðá Mài được khám phá, vẫn còn vài trăm người mất tích. Trong số đó có một số sinh viên, điển hình là các anh Ngô Anh Vũ, Nguyễn Văn Bích. Cả hai bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam. Những người khác, viên chức hành chánh, thành viên chính đảng, thanh niên công giáo, Phật giáo, tu sinh, giáo chức và quân nhân. Họ bị bắt đi biệt tích. Bên cạnh các hầm chôn tập thể, còn có các nạn nhân lẻ tẻ, bị giết tức tưởi. Có khi cả gia đình bị tiêu diệt như gia đình ông Nam Long, thợ buôn, bị bắn cùng vợ và 5 con tại nhà. Ông Ngô Bá Nhuận bị bắn dã man trước rạp chiếu bóng địa phương và ông Phan Văn Tường, lao công, bị giết ngoài nhà ông với bốn đứa con... Elje Vannema The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976 http://dactrung.net/baiviet/noidung.

Cách đây đúng 40 năm, trong chiến dịch Đông Xuân 1967-1968, Quân Đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền N am, đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền N am Việt N am. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – N am và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà bình. Vi phạm thoả ước, Việt Cộng đã tấn công đúng vào giao thừa để dành phần bất ngờ. Chiến trường Huế, một địa điểm chính yếu trong toàn cuộc chiến, đã diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Khi quân đội Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế nhận ra rằng, nhiều ngàn người dân thường đã bị thảm sát, để rồi từ đó về sau, mỗi năm, Tết nguyên đán trở thành ngày giỗ người thân của hàng ngàn gia đình ở cố đô Huế. Tưởng niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, đài Á Châu Tự Do xin kể lại cuộc thảm sát thông qua ký ức của chính những người trong cuộc, qua đối thoại trực tiếp hay tài liệu lưu trữ. Loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện. Khuya mùng Một, rạng sáng mùng Hai Tết Mậu Thân, tức là ngày 31 tháng Giêng năm 1968, Huế bắt đầu những ngày vui, nhưng bất ngờ chuyển thành ngưỡng cửa vào địa ngục, khi tiếng súng bỗng hoà vào, rồi thay hẳn tiếng pháo… Huế bị tấn công trong Chiến Dịch Đông Xuân 1967-1968 của quân đội miền Bắc chỉ một ngày sau các tỉnh,

thành phố, thị trấn khác của miền N am. Bị tấn công sau, nhưng Huế đã trở thành chiến trường tàn khốc nhất, dai dẳng nhất. N ếu chấp nhận một định nghĩa, rằng những tiếng đạn pháo đầu tiên qui định giờ khắc bắt đầu cuộc chiến, thì Huế bắt đầu trở thành chiến trường vào đúng 2g33 rạng sáng ngày 31 tháng Giêng. Ông N guyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên, kể lại: “Cuộc tấn công Huế chính thức vào đêm mồng Một, ngày 31-01-1968, rạng sáng Mồng hai Tết, lúc 2g33. N hững quả đạn Việt Cộng đầu tiên bắn vào phi trường Tây Lộc, bộ Tư Lệnh và một số địa điểm Quận 3, thị xã Huế.” Huế đã nằm trong tay địch 25 ngày đêm liên tiếp. Khi quân đội Việt N am Cộng Hoà cùng đồng minh Hoa Kỳ vãn hồi an bình cho Huế, với cao điểm là các trận tái chiếm Đại N ội, hạ cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền N am, dựng lại cờ Việt N am Cộng Hoà tại Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu ngày 22 tháng Hai, Huế đã trải qua hơn 3 tuần kinh hoàng. 25 ngày thảm sát kinh hoàng N hững kinh hoàng không dừng lại với hình ảnh của chiến tranh và âm thanh của đạn pháo. Huế, bắt đầu một cơn ác mộng khác nữa, khi người dân Huế bàng hoàng nhận ra, rằng nhiều ngàn người dân đất thần kinh đã bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người ta lại thành từng xâu, rồi đNy xuống hố chôn sống. Đây là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi nạn nhân.

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

N hân kỷ niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự do chúng tôi xin được tái hiện lại, trong chừng mực có thể, dựa trên lời kể của những người trong cuộc, về những gì đã xảy ra tại Huế trong năm 1968. Đó chẳng những là một cách để ghi lại những gì thực sự xNy ra trong chuỗi ngày kinh hoàng ấy, mà còn là để tưởng nhớ những con người đã chết oan

Số 44 * Trang 19

Theo nhà báo Vũ Ánh, đương kim Chủ bút N hật báo N gười Việt, Cựu Phóng viên Mặt trận Hệ thống Truyền thanh Quốc gia Việt N am Cộng Hoà, thì: “N gay tại Phú Thứ, bác sĩ Lê Khắc Quyến nói với tôi là: Đây là cách giết người của người ở thời Trung Cổ.” Ông Võ Văn Bằng, Trưởng ban Truy tìm và Cải táng N ạn nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, hồi tưởng: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.” Mức độ kinh hoàng dâng lên, từ từ, từng ngày, từng tuần, từng tháng. Rồi, đến ngày 19-09-1969, tức là 20 tháng sau trận Mậu Thân, Huế vỡ oà với những phát hiện về vụ thảm sát tại Khe Đá Mài thuộc quận N am Hoà. N gười ta tìm ra khoảng 400 bộ hài cốt. N hững hài cốt chỉ còn xương và sọ. Thịt da đã rữa và trôi đi theo dòng nước. Huế 1968, là Huế của “chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người.” Huế 1968, là Huế của “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.” Huế 1968, là Huế của khăn sô vào áo tang trắng. Đó là những hình ảnh không thể nào quên với những ai đã một lần chứng kiến: “Mỗi lần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế làm lễ, dân chúng đi lễ, cả nhà thờ mặc đồ trắng và để tang trắng cả nhà thờ”, Trần Tiễn San, Trung Uý Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vào năm 1968 nói. “Dọc đường, từ đường Lê Lợi, các quận lên mồ chôn tập thể Ba Tầng toàn khăn tang áo trắng”, N guyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên phát biểu. N hững địa danh của Huế, vốn chỉ được biết trong cộng đồng cư dân Huế, nay bỗng chốc, trở thành đề tài bán tán của dư luận, trên báo chí quốc gia, và cả quốc tế. Một Gia Hội, một Cồn Hến, một Chợ Thông,

một Phú Thứ, một Khe Đá Mài, một Bãi Dâu. Ai đã thắng trận chiến dành lấy từng căn nhà, từng con đường của thành N ội, kéo dài trong 25 ngày tại Huế? Ai thắng có lẽ không phải là điều quan trọng? Hay ít nhất không phải là điều quan trọng nhất. Trách nhiệm thuộc về ai? N gười dân Huế quan tâm hơn đến câu hỏi: Ai đã giết, ai đã chết, ai sẽ chịu trách nhiệm những gì xảy ra trong gần 4 tuần lễ kinh hoàng của Huế? Học giả Douglas Pike, thuộc Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất vào ngày 1 tháng Hai năm 1970 tại Sài Gòn, đã viết: chỉ trong một trận Mậu Thân tại Huế, gần 4,800 thường dân đã chết và mất tích. Ông Pike kết thúc lời mở đầu của báo cáo bằng một khẳng định: “N ếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người Cộng Sản, thì thật sự nó là như vậy đấy. Đơn giản vì thái độ ấy đáng bị lên án.” Trong khi đó, trong một bài viết đăng trên số 33 tạp chí Indochina Chronicle, ngày 24-06-1974, tiến sĩ Gareth Porter phản bác lại tất cả những gì ông Pike đã viết. Tiến sĩ Porter nhận định rằng, vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế, với chữ thảm sát để trong ngoặc kép, chỉ là một câu chuyện hoang đường phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ và chính quyền miền N am lúc bấy giờ. Đây là một kết luận đáng ngạc nhiên, vì ngay một cơ quan chính thức của nhà nước Việt N am xã hội chủ nghĩa là Cục Văn Thư và Lưu trữ nhà nước từng gọi việc những người miền N am di tản hồi cuối tháng tư năm 1975 là một “tội ác cưỡng ép di cư” cũng không dám đưa ra một kết luận tương tự như thế. Có lẽ, không ai, xin nhấn mạnh, không có bất cứ ai, có đủ tư cách và thNm quyền để trả lời câu hỏi: Ai đã giết người dân Huế? Chỉ có thành phố Huế và người dân Huế, những nạn nhân trực tiếp của cuộc thảm sát, và những người trực tiếp tham gia công tác truy tìm, mai táng xác nạn nhân mới có thNm quyền trả lời, và cả thNm quyền để lên án.

N hững nhân chứng của 40 năm trước hồi tưởng: “Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên” (N guyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt Lực lượng Cảnh sát Quốc gia tại Thừa Thiên). “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa” (Huy Phương, cựu Phóng viên Cục Tâm Lý chiến). Người Huế nói gì về biến cố Tết Mậu Thân? Và hôm nay, người dân Huế thế hệ Mậu Thân, đang sống tại Huế, nói gì? “Gió N am thì vỗ về gió N am, gió N ồm thì vỗ về gió N ồm. N gã mô cũng khổ. Không theo thì chết. Không theo thì chôn…” - “N ó xô xuống, nó dập, khổ lắm. Ở Huế đây chết nhiều cái thê thảm!” - “Toàn dân không à! Mà họ nói là ác ôn, ri khác. Ai chết thì chết. Tui chừ tui cũng sợ, tui không dám về làng.” 40 năm qua là 40 năm người dân Huế đón Xuân cùng lễ giỗ. Bốn mươi năm nhưng vết thương chưa lành. N ăm nay, người dân Huế ở hải ngoại lại tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm thảm sát Mậu Thân. Ở trong nước, giới chính quyền, giới quân sự thì tổ chức hội thảo khoa học về chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. Một trong các hội thảo được tổ chức tại Huế. Đến nay, đứng trước những cáo buộc suốt 40 năm của những Việt N am Cộng Hoà cũ, và của cả giới nghiên cứu quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, Hà nội vẫn chưa bao giờ có câu trả lời chính thức: Ai, bằng cách nào, và tại sao, đã giết hàng ngàn người Huế, trong đó có cả sinh viên, thanh niên, học sinh và phụ nữ.

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 20

Loạt bài này gồm 4 chủ đề, trình bày các khía cạnh dân sự lẫn quân sự của trận Mậu Thân trên nền những ký ức về vụ thảm sát. Cũng trong nội dung này, hành trình truy tìm và cải táng các mộ chôn người tập thể những tháng sau đó cũng sẽ được trình bày lại, theo lời kể của các nhân chứng, người Huế và cả các nhà báo theo dõi sự kiện này. Trên đây là bài thứ nhất trong loạt bài “Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 40 năm trước” do Thịên Giao thực hiện. Trong bài kế tiếp, chúng tôi xin gởi đến quí vị những hồi ức về Huế, những ngày trước Tết Mậu Thân. Đối với người dân thường, Mậu Thân là một cái Tết bình thường như bao cái Tết khác. N hưng, họ đã không ngờ niềm vui và những ngày hoà bình hiếm hoi đang nằm trong nỗi kinh hoàng đang đến dần. Huế, những ngày ấy, như lời nhà văn N hã Ca trong hồi ký “Giải Khăn Sô Cho Huế,” “Đang mở cửa địa ngục.” http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/01/31/

(Tiếp theo và hết) Về phía các tác giả ngoại quốc, David Halberstam và J. P. Honey là những người rất có thiện cảm với Hồ Chí Minh cũng xác nhận việc “bán người” trên. Honey viết: “Việc Hồ Chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó (tức HCM). Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng bằng cách nêu lên 3 lý do thúc đẩy ông ta làm: – Một, Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người “quốc gia” và có thể sẽ là

đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai. – Hai, món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam. – Ba, việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh trong nước lúc ấy đang cần có. Biện luận kiểu đó chứng tỏ không còn nghi ngờ rằng Hồ cực đoan, tàn nhẫn và có óc tính toán” (13) Khác với J. P. Honey, David Hal-berstam không nhìn sự việc như một biểu hiện tính chất cực đoan, tàn nhẫn của con người Hồ Chí Minh mà đặt trên căn bản những cái lợi thu được cho hoạt động của Hồ Chí Minh: “Nhà ái quốc già Phan Bội Châu, bạn của thân phụ Hồ, lúc ấy đang ở Quảng Đông. Tại đây ông đã thu hút một số đông thanh niên Việt đang sống lưu vong. Còn Hồ Chí Minh thì nay là một chiến sĩ cách mạng chuyên nghiệp được rèn luyện tại Mạc Tư Khoa. Ông ta coi Châu chẳng có chút hy vọng nào và còn là một vấn đề trở ngại. Châu đối với Hồ chỉ còn là thứ di tích của quá khứ để tôn thờ. Xem ra Châu không phải một nhà cách mạng mà chỉ là một kẻ chống đối trong một địa phương hạn hẹp muốn có chút thay đổi. Đối với nhóm của Hồ, cụ Phan là con người

chỉ biết an phận ngồi bàn chuyện đâu đâu trong khi thế giới đang biến chuyển và thời cuộc đang hối thúc phải hành động. Một phụ tá của Hồ (14) bỗng nảy ra ý kiến có thể cho đoàn thể có một tài khoản lớn đồng thời làm phấn chấn lòng yêu nước trong nước. Anh ta đề nghị với Hồ nên hy sinh Châu cho đại nghĩa quốc gia. Lúc ấy Châu là lãnh tụ quốc gia nổi tiếng nhất tại Quảng Đông. Bán Châu cho Pháp, bọn họ sẽ được thưởng, trong khi đó, việc bắt giữ và xử án Châu sẽ dấy động lòng dân và kéo chú ý của quốc tế. Phản ứng của quốc tế sẽ rất mãnh

liệt nên Pháp sẽ không thể xử tử Phan Bội Châu. Ông Hồ đồng ý và vào tháng 6 năm 1925, Châu nhận được giấy mời dự buổi họp đặc biệt của những nhà cách mạng Việt Nam. Khi ông tới Thượng Hải thì bị mấy người lạ mặt bắt cóc đưa về sở của người Pháp rồi từ đó về Hà Nội. Người ta tin rằng kẻ trung gian của Hồ đã nhận được 150 ngàn đồng của người Pháp trao cho. Châu bị xử khổ sai chung thân, nhưng mấy tuần sau được ân xá. Toàn quyền Pháp lúc ấy mời Châu đến tư dinh nghỉ đêm, nhưng vị ái quốc lão thành ngay cả lúc ấy cũng còn khước từ không chịu hợp tác với thực dân. Tuy nhiên, ông đã bị loại khỏi sân khấu chính trị, và tại Quảng Đông, Hồ Chí Minh nhanh chóng thâu dụng một số những thanh niên Việt lưu vong từng quây quần xung quanh Phan Bội Châu. Từ đó Hồ Chí Minh bắt đầu thành lập nhóm riêng của ông ta” (15) Theo Halberstam, Hồ Chí Minh quyết định theo gợi ý của một phụ tá và số tiền nhận được là 150 ngàn. Đây là hai chi tiết tương đối dị biệt so với các tác giả khác. Ngoài ra, mọi chi tiết đều phù hợp, đặc biệt về lý do chủ yếu thúc đẩy hành động bán người là thanh toán trở ngại trên đường phát triển ảnh hưởng Cộng Sản. Halberstam ngưỡng mộ Hồ Chí Minh như một thần tượng nên không thể có dụng ý xuyên tạc để bôi xấu thần tượng. Ngược lại, Halberstam còn coi hành động này phản ảnh tài trí hơn người của Hồ Chí Minh vì vừa loại trừ được một trở ngại vừa có thêm tài chính, có thêm điều kiện nhân tâm thuận lợi và có động cơ cụ thể thúc đẩy việc đấu tranh. Tuy nhiên có thể chính Halbers-tam vẫn không tin lý lẽ của mình đủ thuyết phục mọi người nhìn sự việc theo hướng đã mở, vì nhiệt tình yêu nước của Phan Bội Châu và cái án tử hình khiếm diện đã có từ 1913. Bởi lẽ, bất kỳ lý do nào cũng không cho phép đặt một người nhiệt tình yêu nước dưới máy chém của kẻ thù. Cho nên, Halberstam đã nhấn mạnh về tuổi già vô dụng của Phan Bội Châu và sự tin tưởng Pháp không dám ra tay sát hại ông. Gần như Halberstam chỉ lập lại những biện bạch do chính Hồ Chí Minh (hoặc một phụ tá) nêu ra trong các buổi họp cho rằng Phan Bội Châu già yếu không còn thích hợp với việc đấu tranh và cho rằng người Pháp không dám xử tử Phan Bội Châu. Lúc đó Phan Bội Châu mới 58 tuổi và là nhân vật nổi bật đối với cả quần chúng trong nước lẫn chính giới Nhật

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 21

Bản–Trung Hoa nên biện bạch trên không phản ảnh thực tế mà chỉ xuất phát từ dụng tâm cố tình triệt hạ. Về sự tin tưởng người Pháp không dám xử tử Phan Bội Châu thì có thể coi như cách trấn an để ai còn nghi ngại sẽ xuôi theo chứ không dựa trên cơ sở nào. Thực ra, theo các tác giả khác, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề hy sinh Phan Bội Châu để tạo một biểu tượng đấu tranh và đã nói hành vi xử tử Phan Bội Châu sẽ gây căm phẫn trong quần chúng tức là không che giấu ý định đẩy Phan Bội Châu vào cái chết để khai thác. Dù nhìn sự việc theo cách nào, việc Phan Bội Châu rơi vào tay mật thám Pháp đã đem lại cho Hồ Chí Minh nhiều lợi điểm trong bước đầu phát triển ảnh hưởng. Trước hết là cảnh huống đột ngột mất ngọn đuốc chỉ đạo của những người đang hoạt động chống Pháp tại Trung Hoa–Thái Lan, vì hầu hết những người này đều hưởng ứng phong trào Đông Du hoặc hưởng ứng các hội đoàn chịu ảnh hưởng Phan Bội Châu. Mất Phan Bội Châu, tất cả trở thành mất phương hướng nên dễ dàng ngả theo tuyên truyền Cộng Sản hoặc dễ dàng liên kết với Cộng Sản để sẽ trở thành công cụ. Chứng cớ cụ thể là ngay những người từng có nhiều năm tranh đấu như Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần… cũng trở thành con cờ bị vận dụng từ thập niên 1930. Kế tiếp, sự vắng mặt của Phan Bội Châu đã mở ra khung cửa lớn cho những nỗ lực tiếp cận với chính quyền Trung Hoa Dân Quốc. Cánh cửa đó từ trước gần như bị che khuất bởi uy danh Phan Bội Châu thì lúc này luôn bỏ ngỏ cho bất kỳ kẻ nào khôn khéo. Hồ Chí Minh có lợi thế hơn bất kỳ ai hết vì có Quốc Tế Cộng Sản yểm trợ sau lưng trong lúc chính quyền Trung Hoa đang thi hành chính sách Liên Nga Dung Cộng. Tình hình này giúp Hồ Chí Minh dễ dàng tranh thủ sự ủng hộ của nhiều nhân vật chính quyền Trung Hoa, thậm chí nhận được cả sự ủng hộ của phu nhân lãnh tụ Tôn Dật Tiên, bà Tống Khánh Linh. Thuận lợi hơn nữa là khung cảnh đấu tranh gần như hoàn toàn mới ở trong nước, nhất là quyết định thủ tiêu Việt Nam Quang Phục Hội do chính Phan Bội Châu đưa ra chưa kịp có bước tiếp nối. Biến cố Phan Bội Châu bị bắt khiến nhiều tầng lớp quần chúng thức tỉnh, đồng thời khó tránh gây hoang mang cho các hội đoàn đấu tranh dưới ảnh hưởng của Phan Bội Châu đang chưa biết tiến lui ra sao. Có thể hình dung địa bàn quốc nội gần như

bỏ ngỏ cho những ai đã có định hướng khai thác. Điều này đã giải thích về sự phát triển tương đối mau chóng của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội là tổ chức do một Tổng Bộ lãnh đạo gồm người Cộng Sản nhưng vẫn tuyên truyền đường lối Tam Dân Chủ Nghĩa, vẫn trưng hình Tôn Dật Tiên, Phạm Hồng Thái và nhất là vẫn không rời danh nghĩa Phan Bội Châu. Thuận lợi đáng kể hơn hết đối với bản thân Hồ Chí Minh là dẹp xong một trở ngại lớn. Từ tháng 6-1923, Hồ Chí Minh đã có mặt tại Liên Xô, được chọn là ủy viên Quốc Tế Nông Dân, được huấn luyện tại Đại Học Cộng Sản Mạc Tư Khoa, được kết nạp vào Đệ Tam Quốc Tế công tác tại Cục Phương Đông và nhất là đặt trọn niềm tin vào lãnh tụ Lênin như đã viết trên báo Pravda ngày 27-1-1924: “Khi còn sống, Người là cha, là thầy, là đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cách mạng xã hội. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. (16) Với niềm tin này, Hồ Chí Minh nhìn thấy Phan Bội Châu vốn nhiệt thành yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc chắc chắn không bao giờ tôn thờ Lênin. Như thế, dù muốn dù không, Phan Bội Châu đã trở thành kẻ đại địch, nhất là với vị thế và uy tín mà Phan Bội Châu đang có. Nhiệm vụ của Hồ Chí Minh tại Cục Phương Đông sẽ hết sức nặng nề trong trường hợp Phan Bội Châu tiếp tục tồn tại để lãnh đạo các phần tử đấu tranh. Trong quan điểm chiến lược sách lược do Lênin vạch ra, vấn đề liên minh là trọng yếu nhưng chỉ có thể liên minh trong tư thế nắm vững quyền chỉ đạo. Phương sách đối phó duy nhất trong trường hợp gặp những kẻ cản trở thế liên minh này là loại trừ. Việc Phan Bội Châu bị vĩnh viễn loại khỏi chính trường hoàn toàn phù hợp với quan điểm chiến lược sách lược mà Lênin đã vạch ra. Tuy vậy, vẫn có những tác giả tránh né đề cập hoặc bác bỏ việc Hồ Chí Minh bán đứng Phan Bội Châu. Trước hết, hết thẩy các tác giả Cộng Sản Việt Nam đều không bao giờ nhắc đến việc này. Một câu viết gần như trở thành khuôn đối với các tác giả này là gán cho người nhắc đến vấn đề những từ xuyên tạc, vu cáo và cũng không nói rõ xuyên tạc, vu cáo điều gì. Chẳng hạn, trong Phan Bội Châu niên biểu, nơi bài mở đầu, Chương Thâu viết: “Về nguyên văn chữ Hán, Phan Bội Châu niên biểu có khá nhiều bản, trong số này, may mắn còn bảo tồn được hai bản gốc có

thủ bút của cụ Phan (bản của Huỳnh Thúc Kháng và bản của Anh Minh)… Ông Nguyễn Văn Xuân… đã chỉ trích sai lầm đối với giới học thuật miền Nam lúc đó là vì sao lại không tin, không dựa vào Anh Minh? Theo chúng tôi, sở dĩ người ta không thể tin Anh Minh vì chính Anh Minh đã có nhiều việc làm khuất tất, mờ ám, nhất là y đã cố tình xuyên tạc tài liệu Phan Bội Châu để nhắm mục đích chống Cộng một cách khá lộ liễu” (17). Cũng trong Phan Bội Châu niên biểu, đoạn Phan Bội Châu nhắc đến việc giao dịch với Hồ Chí Minh, Chương Thâu đã nhấn mạnh mấy chữ “ông đã nhiều lần viết giấy cho tôi” và ghi thêm trong chú thích như sau: Ở đây ta chú ý là: đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trao đổi với cụ Phan bằng thư từ chứ không phải trực tiếp bàn bạc, vì khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu thì cụ Phan đã đi Hàng Châu từ trên dưới một tháng rồi. (18) Có thể Phan Bội Châu không gặp Hồ Chí Minh tại Quảng Đông, nhưng ở đây dụng ý của Chương Thâu chỉ muốn đẩy xa Hồ Chí Minh khỏi vụ án Phan Bội Châu. Trong khi đó, một tài liệu khác của Cộng Sản Việt Nam giao cho UNESCO là tập Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài của Đặng Hòa lại dành nhiều trang tả cuộc gặp gỡ rất thân thiết giữa 2 người như sau: “Với địa chỉ do cơ quan Borodin cung cấp, ông Nguyễn lên Hàng Châu tìm gặp cụ Phan Bội Châu. Sau hai mươi năm trời mới gặp lại, ông thấy cụ vẫn quắc thước và tràn đầy nhiệt huyết như xưa. Còn cụ Phan, cụ rất mừng khi gặp lại ông Nguyễn, con trai cụ Phó Bảng làng Sen thân thiết. Những năm đầu thế kỷ, khi cụ khởi xướng phong trào Đông Du, đã có lần cụ ngỏ ý với cụ Phó Bảng để anh Nguyễn lúc đó mới 14 tuổi đi theo con đường của cụ. Nhưng người thiếu niên của dòng họ Nguyễn Sinh đó đã đi con đường của riêng anh, con đường khác với các bậc cha chú đương thời. Gặp lại nhau, hai bác cháu hàn huyên trò chuyện. Những kỷ niệm của quá khứ được nhắc đến. Ông Nguyễn còn đọc lại cho cụ Phan nghe hai câu thơ trong cuốn Túy Viên mà 23 năm trước, năm 1901 trong bữa rượu say với cụ Phó Bảng tại nhà ông Nguyễn, cụ Phan đã đọc: Mỗi phận bất vong ghi trúc bạch Lập thân tối hạ thị văn chương (Mỗi bữa không quên ghi sử sách Lập thân hèn nhất là văn chương) …… Trong cuộc đàm luận, cụ Phan đã giới thiệu với ông Nguyễn danh sách

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 22

14 người yêu nước đã cùng cụ hoạt động bấy lâu. Trong danh sách đó, có một số thanh niên mà cơ quan Borodin đã cung cấp cho ông hôm trước. Vài năm sau cuộc hội kiến lịch sử này, khi Phan Bội Châu đã trở thành Ông Già Bến Ngự để quãng đời cuối cùng trôi qua trên đất Huế, đã có đôi lần khi các thanh niên yêu nước hỏi cụ: – Bây giờ cụ về nước thì ở nước ngoài còn có người Việt Nam nào thay cụ dẫn dắt đồng bào được nữa? Cụ đã không ngần ngại mà trả lời rằng: – Vẫn còn, còn có Nguyễn Ái Quốc, ông Nguyễn giỏi hơn tôi, ông sẽ làm được việc đó! (19) Tuy viết dài về cuộc gặp gỡ, Đặng Hòa không nhắc một chữ đến việc Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt mà còn vẽ ra sự ngưỡng mộ cảm phục của Phan Bội Châu đối với Hồ Chí Minh bằng một chứng liệu vu vơ, nhất là nhắc đến cái tên Nguyễn Ái Quốc mà Hồ Chí Minh giấu kín vào lúc đó. Một tài liệu khác của Cộng Sản Việt Nam đề cập tới vụ này cũng không với một tình tiết nào ngoài việc đặt Phan Bội Châu dưới sự dắt dẫn của lãnh tụ Hồ Chí Minh – một điều không thể nào có chiếu theo hoàn cảnh thực tế lúc đó tại Hoa lục: “Trên đường đi từ Hàng Châu tới Quảng Đông dự kỷ niệm một năm ngày liệt sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh trong vụ nổ bom mưu sát Toàn Quyền Đông Dương Meclanh ở Sa Điện, cũng nhân đó để gặp gỡ các đồng chí của mình tiến hành cải tổ Việt Nam Quốc Dân Đảng theo gợi ý của Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt cóc ở nhà ga Thượng Hải và đưa về Việt Nam. Sự kiện này đã cắt đứt những khả năng tốt đẹp của Phan có thể vươn tới trong sự nghiệp cứu nước của mình dưới tác động của tình hình cách mạng thế giới và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc” (20) Riêng Hồ Chí Minh gần như tuyệt đối không nhắc đến vụ Phan Bội Châu bị bắt. Trong các bài viết, Hồ Chí Minh luôn kể lại những ngày thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, nhưng chỉ một lần nói tới tên Phan Bội Châu khi dùng bút hiệu Trần Dân Tiên và gần như còn đặt nội vụ vào một thời gian khác hẳn: “Vừa nghiên cứu làm việc để sống, ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi là Hội Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí…

Hoạt động của Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí bắt đầu lan vào trong nước. Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ rất nhiều. Vì sao vậy? Trong khi tài liệu và báo chí của ông Nguyễn bí mật lọt vào nước rất khó khăn thì bọn thực dân làm to chuyện để yêu cầu đàn áp. Đó là một quảng cáo rất tốt cho công việc của ông, làm cho đồng bào chú ý, làm cho họ càng thích được nghe tuyên truyền cách mạng. Hơn nữa, thực dân Pháp đã phạm một sai lầm là bắt nhà lão sĩ yêu nước Phan Bội Châu, lúc bấy giờ ở Trung Quốc và muốn kết án tử hình cụ Phan. Tất cả nhân dân Việt Nam nổi dậy chống lại vụ án này và yêu cầu thả cụ Phan. Chưa bao giờ có một phong trào quần chúng rộng rãi như vậy. Đây là một dịp tốt cho ông Nguyễn tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước. (21) Trong lúc các tác giả Cộng Sản Việt Nam tránh né vấn đề thì William J. Duiker dựa vào mối nghi ngờ của Phan Bội Châu để bác bỏ việc Hồ Chí Minh dính vào việc bán người. Duiker viết chính Phan Bội Châu đã cho biết kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt mình là Nguyễn Thượng Huyền. Thực ra, qua những dòng trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu chỉ cho biết được nghe nói như thế và tin theo chứ không hề xác định với bằng chứng nào. Sự việc này đã được sử gia Phạm Văn Sơn đề cập và cho rằng Phan Bội Châu nghi oan cho Nguyễn Thượng Huyền. Chính Nguyễn Thượng Huyền đã lên tiếng khi biết nội vụ vào dịp về Việt Nam – “khoảng năm 1965, cụ Nguyễn Thượng Huyền có về Việt Nam và đăng một bài cải chính nói rõ vụ việc trên tờ “Bách Khoa” số 73” (22) Như vậy, trong ba người được nêu tên liên hệ đến vụ bán người thì hai người đã lên tiếng. Nguyễn Thượng Huyền đối diện thẳng với vấn đề để chứng minh sự vô can của mình còn Lâm Đức Thụ, theo ghi nhận của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đã khoe đó là thành tích do chính mình đạt được. Vào năm 1925, Lâm Đức Thụ là người thân tín của Hồ Chí Minh được dành cho vai trò lãnh đạo cao nhất của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội nên không thể không bàn bạc với Hồ Chí Minh về mọi công việc. Ngoài ra, những người từng có mặt trong tổ chức trên như Lê Dư, hoặc quan trọng hơn nữa như Vương Thúc Oánh đều cho biết sự việc đã diễn tiến ra sao. Cho nên chỉ dựa vào việc Phan Bội Châu nghi ngờ Nguyễn Thượng

Huyền thay vì Hồ Chí Minh chưa thể đủ lý do để kết luận. Đối với Phan Bội Châu, cả Nguyễn Thượng Huyền lẫn Hồ Chí Minh đều như con cháu nên đều được tin cậy. Phan Bội Châu nghi Nguyễn Thượng Huyền chỉ vì Nguyễn Thượng Huyền đang ở kề cận biết rõ hành trình của mình và đã có người tới nói rằng Nguyễn Thượng Huyền làm việc đó. Dù biện minh của Duiker được đánh giá ra sao thì vẫn cho thấy Duiker không nhìn vấn đề như Halberstam mà coi hành vi bán người là điều không thể chấp nhận. Duiker vốn ngưỡng mộ Hồ Chí Minh nên cố đẩy hành vi này cho kẻ khác. Tuy nhiên, Duiker không thể phủ nhận một sự việc hiển nhiên là lời cáo buộc của Hà Huy Tập về trách nhiệm của Hồ Chí Minh trong việc đẩy hàng trăm người vào tay mật thám Pháp. Trong tác phẩm của mình, Duiker đã ghi: “...Hà Huy Tập nhân dịp báo cáo gửi Mạc Tư Khoa về kết quả của đại hội đảng, đã tấn công thêm mấy đòn vào Nguyễn Ái Quốc. Trong thư ngày 31-3-(1932) gửi cho Dalburo, ông đã ghi là các đảng viên ở Đông Dương và Xiêm đang công khai đấu tranh chống di sản của ý thức hệ “cách mạng dân tộc” của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và lãnh tụ của tổ chức này là Nguyễn Ái Quốc. Tập đề xuất buộc Quốc phải tự kiểm điểm để nhìn nhận đã phạm sai lầm trong quá khứ... “Mấy tuần sau Tập trở lại tấn công Quốc, bảo nhiều đại biểu của đại hội Macao đã quy trách, ít nhất một phần, cho Quốc về vụ hơn 100 đảng viên của Đông Dương Cộng Sản Đảng, và của Thanh Niên Đồng Chí Hội bị Pháp bắt. Vì Quốc đã biết Lâm Đức Thụ là gián điệp mà vẫn dùng. Tập cũng cáo buộc Quốc đã bất cẩn bắt mỗi học viên ở học viện Quảng Đông phải nộp cho Quốc một tấm ảnh, cũng như tên, họ, địa chỉ của thân nhân. Những tài liệu này sau rơi vào tay Pháp. Vì vậy “Quốc không bao giờ có thể cho là mình không có trách nhiệm về những hành động đó”. (23) Về việc này, Việt Thường cẩn thận hơn William J. Duiker, đã ghi nguyên văn một đoạn trong báo cáo của Hà Huy Tập gửi QT3 đề ngày 20-4-1935 như sau: “Trước và sau đại hội của đảng, một số đồng chí khi nói chuyện với nhau thường bàn về đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ). Họ cho rằng Quốc chịu trách nhiệm về việc mật thám bắt hơn 100 hội viên đoàn thanh niên, bởi vì: a) Quốc biết rõ Lâm Đức Thụ là một tên khiêu khích nhưng vẫn làm việc với hắn. b) Quốc đã phạm sai

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

lầm khi yêu cầu mỗi thanh niên nộp hai bức ảnh, ghi rõ tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, cụ kỵ cùng với tên của từ 2 đến 10 người bạn. c) Ở trong nước, ở Xiêm (Thái Lan) và ở trong tù, người ta vẫn còn bàn tán đến trách nhiệm của Quốc, trách nhiệm mà anh ta không dám chối.” (24) Theo Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh đã sai lầm khi đòi hỏi những người gia nhập tổ chức phải khai rõ lý lịch, nộp hình ảnh và tin cậy Lâm Đức Thụ nên những tài liệu này rơi vào tay mật thám Pháp khiến hàng trăm người đã bị bắt. Hà Huy Tập cũng cho rằng Hồ Chí Minh thiếu trung thành với tinh thần quốc tế vì tỏ ra nghiêng theo chủ nghĩa dân tộc. So nguyên văn báo cáo của Hà Huy Tập với lời tường thuật của Duiker có một khác biệt là Hà Huy Tập không nói Đông Dương Cộng Sản Đảng mà chỉ nói hội viên đoàn thanh niên trước đó tức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội do Hồ Chí Minh giao cho Lâm Đức Thụ lãnh đạo một thời gian. Về việc này, Duiker viết: “Có lẽ Nguyễn Ái Quốc đã được đọc những báo cáo như thế (của HHT) khi chúng đã tới Mạc Tư Khoa. Ông ta nghĩ gì về lời phê bình của Tập đối với hành động của ông thì không biết. Nhưng thái độ chung của ông được bộc lộ trong một lá thư gửi cho ai đó ở Bộ Phương Đông vào tháng 1-1935: Ông than phiền rằng trình độ hiểu biết về chủ nghĩa lý thuyết của các học viên Đông Nam Á từng theo học ở Mạc Tư Khoa rất thấp. Nhiều người không hiểu thế nào là cách mạng dân chủ tư sản, hay thế nào là sự liên hệ của cách mạng ruộng đất với chính nghĩa chống đế quốc...” (25) Hồ Chí Minh chê những sinh viên Đông Nam Á –trong đó có Trần Phú, Hà Huy Tập đã phê bình ông– là đúng vì quả tình họ không hiểu cách hành động của Hồ Chí Minh và cũng chưa nắm vững quan điểm chiến lược sách lược liên minh giai đoạn của Lênin. Vận dụng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc trong thời điểm đó là một bước đi sách lược cần thiết. Vì chỉ bằng bước đi này mới có thể xâm nhập các tổ chức và cuốn hút quần chúng để gây dựng lực lượng. Bước đi cần thiết thứ hai là không nương tay với những phần tử cản đường và Hồ Chí Minh đã trù liệu đối phó bằng sự mượn tay mật thám Pháp nên kết thân với Lâm Đức Thụ là người đang cộng tác với Pháp. Dù đã nắm được tổ chức Tâm Tâm Xã xoay chuyển thành Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội, Hồ Chí

Minh vẫn hiểu hầu hết hội viên của tổ chức này thuộc hàng ngũ quốc gia yêu nước. Do đó, yêu cầu khai rõ lý lịch với các chi tiết về nơi ở, người thân khi có việc cần và nộp hình không phải khuyết điểm như Hà Huy Tập đã nghĩ mà là một việc được tính kỹ để thanh toán các phần tử sẽ biến thành trở ngại như phản đối chủ nghĩa Cộng Sản hoặc thiếu trung thành với Đệ Tam Quốc Tế. Khi xẩy ra các sự việc này, Hồ Chí Minh chỉ cần nhắc Lâm Đức Thụ cung cấp tài liệu cho mật thám Pháp. Cho nên, mặc dầu có những báo cáo trên, Hồ Chí Minh vẫn được tin cậy ở vai trò cán bộ đại diện Đệ Tam Quốc Tế tại Đông Nam Á, còn những người như Trần Phú, Hà Huy Tập dù nối tiếp nhau giữ chức tổng bí thư Đông Dương Cộng Sản Đảng vẫn chỉ là cán bộ thuộc một chi bộ địa phương. Những báo cáo của Hà Huy Tập không tác hại tới vị thế của Hồ Chí Minh nhưng là chứng liệu cụ thể về tương quan giữa Hồ Chí Minh với mật thám Pháp vào những năm cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930. Mối tương quan này đã khiến hàng trăm người yêu nước rơi vào vòng tù tội do bàn tay của Hồ Chí Minh. Vì thế, việc bán Phan Bội Châu cho mật thám Pháp có thể coi là sự việc khơi gợi cho một phương pháp hành xử của Hồ Chí Minh và cũng có thể coi là hành vi mở đầu cho một phương pháp đã được trù tính trước. Trong sự biện bạch, Duiker cố loại Hồ Chí Minh khỏi vụ bán Phan Bội Châu và có những lời lẽ lấp lửng để người đọc thấy hàng trăm người bị bắt về sau chỉ do Hồ Chí Minh lầm tin Lâm Đức Thụ. Nhưng cũng chính Duiker đã quả quyết Hồ Chí Minh luôn nắm vững đường lối đấu tranh Lênin tức là tín đồ cuồng nhiệt của chủ thuyết bá đạo Sergey Nechayev. Mọi lời biện bạch trở nên không cần thiết vì với một người như thế, việc gì cũng có thể xảy ra. Riêng với Phan Bội Châu dù tên tuổi luôn được các tác giả Cộng Sản Việt Nam nhắc đến như một vết son tô điểm thêm cho huyền thoại Hồ Chí Minh, nhưng chính Hồ Chí Minh từng nêu rõ ý mình như sau: “Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” (26). Đẩy một kẻ “rước beo cửa sau” vào tù ngục hoặc vào cõi chết đâu có phải điều khó khăn với một người đã chọn bá đạo làm phương châm hành động.

Số 44 * Trang 23

Vả lại, từ sau khi qua các lớp huấn luyện tại Mạc Tư Khoa, Hồ Chí

Minh đã chọn con đường không chấp nhận tinh thần yêu nước là yêu dân tộc. Từ giữa năm 1923, đối với Hồ Chí Minh, yêu nước là phải yêu xã hội chủ nghĩa. Phan Bội Châu đã quay lưng lại với xã hội chủ nghĩa ngay từ cuộc gặp gỡ đại diện Nga tại Bắc Kinh năm 1920 do tinh thần yêu dân tộc. Vì thế, nếu Phan Bội Châu bị đối xử như cách đối xử dành cho những phần tử thuộc Tâm Tâm Xã không chấp nhận Cộng Sản sau năm 1925 cũng là chuyện bình thường.

CHÚ THÍCH (13) North Vietnam Today. J.P Honey, tr. 4. (14) Ám chỉ Lâm Đức Thụ. (15) Ho. David Halberstam, tr. 44- 45. (16) Biên niên tiểu sử. Tập I, tr. 210 (17)-(18) Phan Bội Châu Toàn Tập. Nxb Thuận Hóa, Huế 1990. Tập 6, tr. 23 & 288 (19) Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài. UNESCO… Hà Nội 1999, tr. 96-98 (20) Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945. Nxb Giáo Dục, Hà Nội 2001, tr.90-91 (21)-(26) Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. Nxb Văn Học 2001, tr. 71-72, 11 (23)-(25) Ho Chi Minh, a life. Duiker, tr. 222. (24) Sự tích con yêu râu xanh. tr. 271

Hoàng Sa Trường Sa

thuộc về VN ! Trung Hoa đỏ cút khỏi những vùng đất thuộc Chủ quyền Việt Nam !

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

1. Thảm họa cộng sản từ hơn 80 năm qua đã gây cho hơn 1/3 dân số thế giới Một thế cờ DOMIN O tại Đông Âu kéo dài hơn nửa thế kỷ với chính sách CS cực đoan, tàn bạo đã bị đổ hàng loạt nhanh chóng trong vòng 3 năm từ 1989 đến 1991. Chính sách bạo tàn bất nhân này, bắt đầu trước và sau thế chiến 2, phát xuất từ Xô Viết và lan rộng qua các nước Đông Âu cho tới một nửa nước Đức về phía đông, bắt đầu từ 1914 và kết thúc vào năm 1991 tại chính nơi sinh đẻ ra nó: Xô Viết. Có những người được sinh ra trong thời gian này và đã được chôn sâu vào lòng đất, mà chưa biết khí trời tự do như thế nào. Có kẻ được sinh ra và bây giờ mới biết tận hưởng giá trị dân chủ tự do thực sự. Con người không có thể chọn một lối sống tuyệt đối hảo hạng cho chính mình được khi so sánh tư bản với CS hoặc với một chủ nghĩa nào khác. Tư bản, không thể che giấu, có cái rất xấu của nó và CS có sự tàn bạo, khát máu, dã man không chế độ nào so sánh được. Gần 20 năm bức tường sắt CS đổ vụn xuống như những quân bài domino thì người dân Đông Âu phải tìm cách tránh ngay “bệnh dịch cấp tính CS” càng xa càng tốt, như phải tránh người cùi hủi. Thực tế rõ ràng các nước Đông Âu không còn cách nào hơn là phải gia nhập khối Liên Minh Âu Châu (EU) để tìm lá chắn thoát khỏi ảnh hưởng của người anh cả khổng lồ gian ác Liên Xô, ví dụ như Tiệp Khắc, Ba Lan, Rumania, Bulgaria, Ukraina, Lithuania…; vào ngày 21-12-2007 biên giới của Ba Lan và Tiệp Khắc đã thông thương qua toàn khối Âu Châu. Gần đây nhất, Ba Lan và Tiệp Khắc đang bàn cãi sôi nổi về việc Mỹ muốn đặt lá chắn các hỏa tiễn phát xuất từ

Iran tại hai nước này. Một nguyên tắc đơn giản là dùng chú Mỹ khổng lồ làm lá bài ngăn cản ảnh hưởng vĩnh viễn của bàn tay lông lá Xô Viết (một nỗi lo sợ ngày đêm của các nước Đông Âu trước người anh cả bạo tàn này). N hững con số không tưởng được về những cuộc tàn sát của CS trong cuốn “Le Livre noir du commu-nisme” của các học giả Stéphane Courtois, N icolas Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Packow-ski, Karel Bartosek, Jean-Louis Margolin (Robert Laffont xuất bản năm 1997) đã tố cáo tội ác của CS quốc tế với nhan đề tiếng Việt: “Hắc thư tội ác của chủ nghĩa CS. Tàn sát - khủng bố - đàn áp”. Dưới đây chỉ là con số tối thiểu những nạn nhân đã bị CS giết chết do sách này nêu ra: Trung Quốc: 65 triệu; Liên Xô: 20 triệu; Bắc Hàn: 2 triệu; Cam Bốt: 2 triệu; Phi Châu: 1,7 triệu; A Phú Hãn: 1,5 triệu; Đông Âu: 1 triệu; Trung Mỹ: 150 ngàn và Việt N am: 1 triệu. Riêng tại Cam Bốt với dân số 8 triệu dân, nếu tính theo tỉ lệ thì Pol Pot đứng hàng đầu gây tội ác. Trong vòng 4 năm từ 1975 đến 1979, y đã tiêu diệt 1/4 dân số dân tộc của mình. Quá ghê tởm bàn tay lông lá của Lenin, Stalin và băng đảng đã đẫm máu vì cái lô-gích tư tưởng CS tàn bạo vô luân của mình.

Số 44 * Trang 24

VN sắp kỷ niệm 40 năm Tết Mậu Thân 1968. Đây là lúc cho các nhà viết sử chân chính lần giở từng trang sách tang thương của hai miền N am Bắc để biết ai gây ra cuộc tàn sát người VN tại Huế và 33 tỉnh thành khác. Cuốn “The Vietnam Wars” của Marylin B. Young tổng kết tội ác do CS Bắc Việt gây ra như sau: Quân lực VN Cộng Hòa: chết 4.954 binh sĩ; bị thương 15.097 người. CS Bắc Việt và Mặt Trận

Giải phóng: chết 58.373 bộ đội (trong tổng số 84.000 quân sử dụng); bị bắt làm tù binh 9.461 người. Đại họa CS gây cho miền N am VN dịp Tết Mậu Thân: 14.300 người dân bị giết; 24.000 bị thương và 627.000 trở thành vô gia cư. Tội ác tàn sát ở Huế với những mồ chôn tập thể do CS Bắc Việt thủ tiêu chưa được trình bày rõ ràng đầy đủ. Cảnh đàn áp “cá lớn nuốt cá bé” vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân Đông Âu. Chính Kroutchev vào mùa thu năm 1956 đã ra lệnh cho Hồng quân kéo xe tăng vào đè bẹp dân chúng Hungari. Cũng chính Kroutchev đã xua quân kéo xe tăng vào đè bẹp dân chúng thành phố Prague, Tiệp Khắc vào ngày 21-8-1968. Hàng triệu người thuộc các sắc dân Ba Lan, Ukraine, Bắc Âu, vùng Moldavie đã bị lưu đày trong những năm 1939-1940 và trong những năm 1944-1945 sau đó. N ăm 1941, nhóm dân Đức không di tản được phải làm việc cho N ga, sinh sống dọc theo sông Volga cũng bị đi lưu đày. Tuy những kẻ lưu đày không bị giết ngay, nhưng với các điều kiện lao động cực khổ, trong điều kiện thời tiết giá lạnh khắc nghiệt của mùa Đông (thường ở 30 độ âm) trong vùng Bắc Tây Bá Lợi Á, chẳng còn được bao nhiêu người sống sót. Cho đến nay con số tử vong chưa được chính thức đưa ra, nhưng phải kể đến hàng trăm ngàn người. N goài ra nạn đói ở vùng Ukraine vào những năm 1932-1933 và những vụ chống tập thể hóa đã khiến trên 6 triệu người chết. Tại vùng Ukraine này đã diễn ra hai hình thức diệt chủng: diệt chủng giai cấp và diệt chủng sắc dân do Xô Viết chủ mưu. Hiểm họa CS từ hơn 80 năm qua đã gây đại nạn cho hơn 1/3 dân số thế giới. Joseph Berger, một cán bộ trong tổ chức Quốc Tế CS, người từng nếm mùi các trại lao động khổ sai, đã kể lại lá thư của một nữ tù nhân đảng viên CS được trả tự do sau khi bị lưu đày với nội dung như sau: “Các người CS thế hệ chúng tôi chấp nhận quyền lực của Stalin. Họ chấp nhận hành động bạo ác của Stalin. Và cả những người CS khác trên khắp thế giới. Đây là một vết

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 25

nhơ mà chúng tôi đã mắc phải. Để xóa bỏ nó, chúng tôi phải làm sao cho các tội ác này không còn tái diễn. Điều gì đã diễn ra? Phải chăng chúng tôi mất cả lý trí rồi?” Bà Annie Kriegel, một nhà phân tích kỳ cựu về chủ nghĩa CS, đã cho thấy mặt trái của chủ nghĩa này: “Ý thức hệ CS dự phóng một xã hội tốt đẹp. Điều này đã mê hoặc nhiều người. N hưng xã hội CS tước đoạt tất cả trách nhiệm của chúng ta. N ó quyết định mọi việc. N hiều người ở bên ngoài vì sợ trách nhiệm và sợ tự do nên đã chấp nhận chủ nghĩa CS. N hưng những người sống trong chế độ độc tài CS thì quá chán ngán. Họ chỉ mong có sự thay đổi!” 2. Những ngọn lửa cầu nguyện cho hòa bình tại Leipzig, Đông Đức: “Niềm tin đánh đổ bạo tàn!” N ước Đức là một trường hợp đặc biệt. Việc thống nhất nước Đức quả là một phép mầu nhiệm. Đức Hồng Y Georg Sterzinsky, Tổng Giám Mục Berlin, lần đến Fatima tạ ơn Đức Mẹ sau khi nước Đức được thống nhất, đã nói: “N ước Đức thống nhất không phải tốn một giọt máu, một viên đạn, thực là một phép lạ lớn lao!” Điều ấy xảy ra từ nơi đâu và từ khởi điểm nào? Giống như VN , nhà nước Đông Đức luôn gây khó khăn cho các Kitô hữu, họ ép nhiều người bỏ đạo và khủng bố những người giữ đạo. Con số thống kê trong 50 năm thống trị bạo tàn của CS tại Đông Đức với 16 triệu dân cho thấy: vào năm 1950, có 80% dân số theo đạo Tin Lành, nhưng đến 1989 chỉ còn 25% giữ đạo mà thôi. Số người Công giáo trong thời gian này là 10% và chỉ còn lại 5% giữ đạo. Thành phố Leipzig tạm gọi là thủ phủ của người Tin Lành với điểm phát xuất là nhà thờ N ikolais với 2.000 chỗ ngồi. N hững ngọn lửa cầu nguyện cho hòa bình tại Leipzig, Đông Đức đã được nhóm lên vào năm 1981 và bị mật vụ Stasi dập tắt. Vào năm 1985 “nhóm cầu nguyện cho hòa bình” lại được khơi dậy và lan truyền đến những người không phải là Kitô hữu. Phần đông trong nhóm cầu nguyện này thuộc giáo hội Tin Lành và nhiều mục sư Tin lành tham gia. Tại nhà thờ

N ikolais có giờ cầu nguyện cho hòa bình vào mỗi ngày thứ hai do các mục sư Tin lành, tuyên úy giới trẻ là W.Groeger và C. Fuehrer tổ chức. Biến cố bạo dạn nhất đã xảy ra vào ngày 04-9-1989 với các biểu ngữ đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận và mở cửa biên giới, ngay giữa lòng thành phố Leipzig. Tất nhiên mật vụ Stasi đã đối xử tàn bạo với nhóm biểu tình, tuy nhiên thay vì làm cho người dân sợ hãi thì lại gây lên một làn sóng ủng hộ lớn lao tại thành phố Leipzig và khắp mọi nơi. Chỉ 3 tuần lễ sau, vào ngày 25-9-1989, nhóm tập họp hơn 5.000 người và tiếp theo, vào ngày 02-10-1989, con số biểu tình gia tăng lên 20.000 ngàn người đã làm cho công an mật vụ chùn bước. Cuối cùng, vào ngày 09-10-1989, toàn dân Leipzig xuống đường với 70.000 người làm nên một sức mạnh vỡ bờ khiến cho công an mật vụ chốn chạy. Đảng CS Đông Đức SED lâm vào ngõ cụt không lối thoát. Làn sóng đòi tự do của dân chúng lan rộng trên các thành phố Dresden, Rostock, Plauen, Đông Bá Linh… Vào mỗi thứ hai sau đó, số người biểu tình càng đông, cao điểm là 300.000 người xuống đường tại Leipzig vào ngày 06-11-1989 và chỉ 3 hôm sau đó, CS Đông Đức SED sợ hãi và phải mở cửa biên giới thông thương giữa Đông và Tây Đức. Toàn thể nước Đức ăn mừng, người dân đập tường ô nhục Bá Linh mang về làm kỷ niệm. Giấc mơ của dân tộc Đức kéo dài gần nửa thế kỷ mới trở thành hiện thực. N hiều phen những người đến cầu nguyện tại nhà thờ N ikolais đã bị khủng bố và hăm dọa tù đày. Ví dụ một buổi cầu nguyện cho hòa bình tại nhà thờ N ikolais với khoảng 600 giáo dân đã bị 1.000 công an mật vụ bao vây vòng ngoài. N hưng một phép lạ đã được mục sư C. Fuehrer, người khởi xướng phong trào cầu nguyện, nhận ra khi nói: “Tuyệt vời! Khi đạt được dân chủ và thống nhất, thì ngay cả một tấm kính nhỏ của nhà thờ N ikolais cũng không bị phá vỡ”. Viết những dòng chữ tường thuật cuộc đấu tranh giành công lý, tự do và hòa bình của người dân

Đông Đức thật quá dễ dàng khi lật giở lại các tài liệu. Điều kiện ắt có và đủ là đúng thời điểm mà khối đồng minh Mỹ-Pháp-Anh cùng muốn, nhất là từ phía Xô Viết qua chủ tịch Michail Gorbatschow với chính sách Perestroiska, được mệnh danh là “Cuộc cánh mạng Xô Viết thứ 2”. Vào ngày 07-10-1989, chủ tịch Michail Gorbatschow đến Đông Bá Linh dịp kỷ niệm năm thứ 40 ngày thành lập Đông Đức CS và đã phát biểu một câu lừng danh: “Ai đến trễ thì cuộc đời sẽ trừng phạt nó”. Lời đó y như là bản án tử hình đã treo trên cổ của Erich Honecker, chủ tịch đảng CS Đông Đức. 3. Từ nước Đức Nhìn về Hà Nội – Thái Hà Có phải nơi quê hương chúng ta đang xảy ra việc như người Đông Đức đã làm tại nhà thờ N ikolais, Leipzig cách đây 19 năm? Đốt nến và cầu nguyện không phải chỉ vào mỗi thứ hai hàng tuần mà là 3 buổi mỗi ngày và còn phân chia cho từng họ đạo tại Hà nội đến đọc kinh. Câu hỏi như thế cho phép chúng ta so sánh với lịch sử đấu tranh của người Đức. Tại Hà N ội–Thái Hà luôn vọng lên lời hát Kinh Hòa Bình: “Lạy Chúa từ nhân! Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn ưu sầu. Lạy Chúa xin hãy dạy con: Tìm an ủi người hơn được người ủi an. Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết. Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí: Ơn an bình” Thì tại Leipzig cách đây 19 năm, lời cầu nguyện theo tinh thần Phúc Âm của

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 26

Chúa Giêsu đã được vang lên trên loa nhà thờ N ikolais và ngoài đường phố: “Chúa Giêsu dạy: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó!” và không hạnh phúc cho ai có tiền của. Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu kẻ thù!” và không được đàn áp người khác. Chúa Giêsu dạy: “Ai làm lớn sẽ bị hạ xuống!” và không chấp nhận kẻ tham quyền cố vị. Chúa Giêsu dạy: “Ai thí mạng sống mình vì bạn hữu sẽ đạt được N ước trời” và không chấp nhận kẻ luôn vì quyền lợi cá nhân. Chúa Giêsu dạy: “Các con là muối đất” và không chấp nhận các con là kem thoa hảo hạng”. Mục sư C. Fuehrer có viết lại những lời dặn dò trong những buổi cầu nguyện: “Khi cầu nguyện có thắp nến ở ngoài trời, muốn giữ ánh nến không bị gió thổi tắt thì một tay cầm nến và tay kia phải che ngọn nến lại. N hư thế không thể nào còn tay cầm gậy, cầm gạch để đánh nhau”. N gài nói thêm: “N hững lời kinh tiếng hát như thế đã làm cho công an mật vụ bối rối không dám hành xử lỗ mãng”. Mục sư C. Fuehrer kể tiếp: “Thế là việc lạ lùng đã xảy ra. Tinh thần bất bạo động của Chúa Giêsu lôi kéo mọi người gần nhau hơn, tạo nên một sức mạnh ôn hòa. N hững người lính canh gác, công an mật vụ Stasi đã bị lôi kéo vào vòng cầu nguyện, sau đó cuộc đối thoại xảy ra và cuối cùng công an mật vụ rút lui có trật tự. Đó là tinh thần của Chúa Giêsu, bởi vì không có kẻ chiến thắng cũng chẳng có kẻ chiến bại. Không có kẻ tự đắc trước người thua trận và chẳng có ai bị mất mặt hổ ngươi”. 4. Quyền bính CS giữ được cho mình đời đời hay không? Ai đã sống trong các nước Đông Âu thì mới biết “con muỗi cũng không lọt qua được bức màn sắt CS”. Thí dụ tình báo N ga KGB luôn là nỗi kinh hoàng cho từng người dân Đông Âu, chúng là bố mẹ của những tên chủ tịch cầm quyền mỗi nước. Chúng có quyền “bảo sao nghe vậy”. N gười viết đã có dịp đi thăm các trại tù riêng của KGB được đặt trong các nước Đông Âu, và có thể nói nó tàn bạo gấp 10 lần so với trại tù Hỏa Lò Hà N ội. Rồi phải kể đến công an mật vụ tại

mỗi quốc gia với nhiều quyền lực để bảo vệ chính quyền bằng mọi cách. Tại Đông Đức, ai cũng khiếp sợ bọn Stasi và lũ tay sai của chúng. Thống kê cho biết tại Ba Lan hoặc Tiệp Khắc thời CS, cứ 400 người dân thì có 1 công an theo dõi, nhưng tại Đông Đức mỗi 50 người dân bị 1 tên mật vụ Stasi quản lý. Bức tường ô nhục Bá Linh được xây dựng từ ngày 13-8-1961 và tới ngày 09-11-1989 thì bị giật đổ, nhưng chưa tới vài chục người vượt khỏi bức tường chỉ cao 3m90 này. Khoảng 190 người bị bắn chết trong ven tường phía Đông và khoảng 400 người bị bắn chết trong vòng đai biên giới. Con số này cho thấy Đông Đức đúng là một nhà tù khổng lồ, không ai nhúc nhích được như ý mình muốn, và mật vụ làm việc ngày đêm trong suốt 40 năm đã hoàn thành vai trò thật xuất sắc. Có thể nói Erich Honecker lúc tại vị như ngồi trên một chiếc ngai vàng vững chắc. Vào tháng 6-1989, khi đi bái yết Moskow, hắn ta đã hùng hổ tuyên bố: “Cứ tình trạng như vầy thì tôi ngồi êm ru 50 năm hoặc cả 100 năm nữa”. Rốt cục, chỉ vài tháng sau, hắn ta phải cuốn gói chốn chui chốn nhủi trong một ngôi nhà tại Moskow. Cuối cùng ông chủ Moskow cũng xua đuổi tên đầy tớ trung thành Honecker và hắn ta phải tha phương cầu thực tại Chile cho đến chết cô đơn ngày 29-5-1994. Chạy ngược một chút qua Rumania với tên bạo chúa CS N icolae Ceauşescu, con một nông dân và học hành chẳng đến đâu (mới hết bậc tiểu học). Khi nắm được quyền lực trong tay vào năm 1965, hắn nổi hứng ghi danh học đại học hàm thụ. Trong đời hắn ta chưa 1 lần đặt chân đến đại học nhưng vẫn có được mảnh bằng cử nhân kinh tế khoe với đời (chuyện vui thế kỷ của Rumania). Giống như Honecker bên Đông Đức với mật vụ Stasi, Ceauşescu cũng tổ chức mật vụ Securitate rất ác độc dã man với người dân. Văn phòng của tên chủ tịch bạo chúa này được xây dựng rất tốn kém với khoảng 1.000 phòng. N goài ra có một tòa nhà to lớn kế bên trên dưới 50 phòng cho vợ của y. N gười em út là Ioan

Ceauşescu được bổ vào chức vị tổng thư ký văn phòng chủ tịch, một người em khác là Ilie Ceauşescu vào chức vị phó bộ trưởng quốc phòng. Vợ Ceauşescu là Elena tự xưng danh “mẫu hậu quốc gia”, bắt mọi người sùng bái và tự ban cho mình tước hiệu tiến sĩ dù chẳng học đến đâu. Ceauşescu đã làm cho Rumania thành một nhà tù ghê tởm và sống trên xương máu của người dân. Hắn đã tàn phá 8.000 làng mạc để biến thành khu kinh tế giả. Chỗ nào có địa thế tốt hoặc đất đai mầu mỡ là hắn xua đuổi dân làng để cướp. N icolae Ceauşescu là biểu tượng gian ác, là “Pol Pot Đông Âu”. Tháng 8-1968, Ceauşescu đầu quân cho ông chủ Moskow, đem binh lính sang thành Prague đè bẹp dân Tiệp Khắc. N ước Rumania đã bị thế giới đánh giá là “phá sản” về kinh tế. Khi Đông Đức sụp đổ, thì vào tháng 11-1989, Ceauşescu vớt vát đi cầu cứu Liên Xô nhưng Gorbatschow đã thẳng thừng phán rằng: “Hãy từ chức và cút đi!” Trở về Rumania, vào ngày 21-12-1989 N icolae Ceauşescu tổ chức một cuộc mít-tinh nhằm ủng hộ mình. Hắn lo sợ thấy nước Đông Đức đang rũ bụi CS. Lúc đầu khoảng 100.000 dân chúng hồ hởi ca ngợi. N hưng càng lúc diễn văn của của tên bạo chúa này càng làm cho dân chúng căm phẫn với những lời lẽ dối trá lừa đảo, và họ đồng thanh hô to khNu hiệu chống đối Ceauşescu ngay trước ống kính truyền hình trực tiếp. Ceauşescu như chết đứng trước micrôphôn, vì trong đời hắn chưa một ai dám nhục mạ hắn như vậy. Lúc đó công an mật vụ Securitate liền nổ súng vào đám đông, giết hại nhiều người. Tuy nhiên tổng trưởng quốc phòng Vasile Milea từ chối không cho quân đội nổ súng vào dân lành. Ceauşescu kết án tử hình ngay Vasile Milea. Chỉ 2 ngày sau, hàng ngàn người dân tấn công dinh chủ tịch Ceauşescu, hắn ta ra phân bua và trốn thoát bằng trực thăng với vợ. Lúc ấy công an mật vụ Securitate chiến đấu bắn nhau với quân đội ngoài đường sá làm cho hàng ngàn người thiệt mạng. Quân đội tức giận vì Ceauşescu đã giết

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 27

tổng chỉ huy Milea của họ. N gày 25-12-1989, quân đội đã bắt được vợ chồng Ceauşescu tại vùng Târgovişte, phía bắc Bukarest. Vì bọn Securitate không đầu hàng quân đội nên hai vợ chồng N icolae Ceauşescu đã bị tòa án quân đội kết án tử hình lập tức vào lúc 15g ngày 25-12-1989. Trước khi bị xử bắn, cô vợ còn mơ tưởng hỏi chồng: “Anh N icolae, họ dám giết đôi ta à? N gay tại đất nước Rumania này sao?” Cặp vợ chồng bạo chúa này được bí mật chôn tại nghĩa trang Bukarester Friedhof Ghencea với tên tuổi khác ghi trên bia mộ ngày 30-12-1989. Kết thúc thê thảm một thời bạo chúa CS Rumania. Một góc bí mật nhỏ bé về Honecker và Ceauşescu: cả 2 đều là chủ tịch đảng CS, chủ tịch nước. Họ cùng có một sở thích là ăn chơi xả láng. Sau khi Honecker trốn khỏi Đức và Ceauşescu bị xử bắn tại Rumania, báo chí mới khám phá ra mỗi tên bạo chúa CS này có một rạp chiếu phim riêng tối tân với hệ thống âm thanh nổi và hơn 2.000 cuốn phim sex mới nhất của Mỹ. Các báo chí viết diễu cợt: “Chỉ có ngôi vị chủ tịch mới được quyền kiểm soát phim sex và sau đấy bày trò lại cho đàn em làm theo. Còn người dân chỉ biết chân lấm tay bùn làm lụng đóng thuế cho bọn tàn ác hưởng thụ”. 5. Niềm tự hào chống giặc xâm lăng của giới thanh niên, sinh viên và trí thức VN Qua những bài học lịch sử Đông Âu như thế, CS VN ai dám tự hào là mình có thể cai trị người dân suốt đời với gông cùm CS? Công an mật vụ VN có dám sánh bằng Stasi của Đông Đức hoặc bằng một phần Securitate chăng? Sự an toàn trong 50 năm hoặc 100 năm như Honecker đã nói đang ở đâu? Chắc chắn quyền lực tuyệt đối cộng với gia tài kếch sù của mà nhiều lãnh tụ CS VN đang hưởng thụ do gian tham hoặc bóc lột, theo thời gian sẽ là “kẻ tử thù của lô-gích CS”. Toà án quốc tế sẽ không để cho bọn tàn ác sống thảnh thơi như trường hợp của những kẻ theo Pol Pot đang bị truy tố. N hững người dân trong nước sẽ là nhân chứng cho cảnh bất

nhân, bất công, bất trung, bất nghĩa mà người CS VN đã và đang gây ra. Hàng triệu bạn trẻ VN đã và đang đi làm lao động bên Đông Âu, riêng tại Đông Đức khoảng 100.000 người, hầu hết đã biết hệ thống mật vụ an ninh như thế nào và các bạn đã trải qua tiến trình dân chủ hoặc là nhân chứng sống cho cuộc đổi đời tại các nước Đông Âu CS. Các bạn có cơ hội để phân tích và so sánh giữa chế độ bất công CS và xã hội tự do dân chủ tôn trọng phNm giá người dân ra sao. Hy vọng những tư duy đó sẽ là chất xúc tác mạnh hoặc là cú hích quan trọng cho cuộc đổi mới tại quê hương thân yêu chúng ta. Đất nước chúng ta đang cần những tư duy đúng đắn, biết tôn trọng phNm giá và tự do của con người. Điển hình, các bạn đang gióng lên tiếng nói yêu nước trước kẻ thù Trung Quốc ngàn năm xâm lược. Tự hào dân tộc và yêu thương giống nòi đang thúc đNy giới thanh niên, sinh viên và trí thức VN kêu gọi biểu tình bảo vệ lãnh thổ Quê hương VN trên các blogs, diễn đàn, trang thông tin trong nước và hải ngoại, kêu gọi biểu tình ở Hà nội và Sài Gòn. Tôi thật vui mừng với sự trưởng thành của các bạn. Các bạn thể hiện tinh thần Diên Hồng bất khuất chống ngoại xâm. Trong lời kêu gọi tôi được phép trích dẫn đoạn dưới đây: “Từ các trường đại học trong nước, Bí thư Đoàn thanh niên của các trường đại học đã được mời hợp tác với công an bằng cách nhận mặt sinh viên trường mình thông qua hình ảnh, video hai cuộc biểu tình trước do công an cung cấp. Tất cả các sinh viên bị nhận mặt đều bị trấn áp bằng các hình thức như: cắt học bổng, treo bằng tốt nghiệp, đình chỉ thi. Rất nhiều sinh viên trong số này đã phẫn nộ và yêu cầu trường học có câu trả lời thỏa đáng. Tất cả các sinh viên này đều được nhà trường hẹn trả lời vào lúc... 9 giờ sáng ngày 9-1-2008. Động thái này cũng tương tự như việc công an "mời" blogger Điếu Cày làm việc vào ngày Chủ nhật 23-12-2007 để ngăn chặn ông đến với đoàn biểu tình… Từ đêm 7-1-2008, các văn

nghệ sĩ có mặt trong những cuộc biểu tình trước đây đều bị đặt trong vòng theo dõi và luôn có hai nhân viên mật vụ đi kèm đến bất kỳ đâu. Trước cổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, bên cạnh những hàng rào lưới B40 để hạn chế đi lại còn có sự xuất hiện của các hàng rào cọc sắt nhọn. “Một sự kiện trớ trêu là vào chiều ngày thứ Ba 08-01-2008, khoảng 30 công dân Trung Quốc đã cầm cờ Trung Quốc và biểu ngữ "Hoàng Sa và Trường Sa là những giọt máu của Trung Quốc". N hóm người biểu tình nầy đã được công an VN trang trọng và bảo vệ cho họ trong vòng 2 tiếng đồng hồ từ 1-3 giờ trưa mà không gặp trở ngại nào. Đây là cuộc biểu tình lần thứ hai qua đó các công dân Trung Quốc biểu lộ thái độ trước Đại Sứ Quán Trung Quốc, Hà nội đã được công an VN bảo vệ… Trước những hành động bạo ngược của quân cướp nước và trước sự nhu nhược, hèn hạ của chính quyền VN , sinh viên, thanh niên VN và văn nghệ sĩ tại quốc nội đã hẹn nhau sẽ tiếp tục cuộc biểu tình lần 4 vào ngày 19-1 để đánh dấu sự kiện hải quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt Hoàng Sa vào năm 1974…” Đọc đến đoạn này, tôi thấy nhà cầm quyền VN thật quái gở: họ giữ nước hay trực tiếp bắt tay lông lá với ngoại xâm bán nước? Bánh vẽ chống thực dân Pháp và đánh Mỹ của họ đâu rồi? Huyền thoại “bộ đội anh hùng” vẫn được rêu rao trong bỗng chốc tiêu tan thành mây khói và trở nên bộ mặt trơ tráo rước voi Tàu dày xéo quê hương VN thân yêu của chúng ta. Qua cách hành xử này, họ đã xúc phạm đến các anh hùng dân tộc: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… N hà cầm quyền VN đang muốn trở thành một N icolae Ceauşescu mới. Mật vụ Stasi của Đức và Securitate của Rumania đã đè bẹp dân họ thì chính quyền CS VN cũng đang hành hạ dân tộc mình như thế, cho dẫu người dân muốn biểu lộ lòng yêu nước chính nghĩa chống giặc Tàu của mình. Học giả Annie Kriegel lại một lần có lý khi viết: “N hững người sống trong chế độ

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

độc tài CS thì quá chán ngán. Họ chỉ mong có sự thay đổi!” 6. Lời kết Chế độ nào rồi cũng có thời điểm chấm dứt của nó. N ếu nói những ngọn nến của vài trăm, vài ngàn người cầu nguyện tại thánh đường N ikolais, Leipzig đã đóng góp gián tiếp vào việc phá hủy bức màn sắt Đông Âu và đánh đổ chế độ bạo tàn CS, thì giới thanh niên, sinh viên và trí thức VN cũng có thể tạo hào khí và tư duy mới chống ngoại xâm, chống lạm quyền độc đảng, chống bất công trong mọi tầng lớp. N gười công giáo Hà N ội và Thái Hà cũng có thể thổi lan ánh lửa cầu nguyện cho cả nước, cho cả dân tộc VN , cho người Việt hải ngoại. Thời điểm đấu tranh 2008 cho công bằng xã hội đang có một ưu điểm tuyệt vời là các blogs, diễn đàn, trang mạng thông tin toàn cầu trong nước và ngoài nước sẽ làm cho hệ thống bưng bít CS không còn đứng vững được nữa. Đó là sức mạnh chúng ta đang có trong đôi tay.

Số 44 * Trang 28

N ơi đây tôi chân thành kêu gọi những người công giáo vì bị bắt buộc trực tiếp hoặc gián tiếp bỏ đạo theo đảng cộng sản mà nay đã nghỉ hưu, thì lúc này là lúc thuận tiện nhất cho quý vị chuộc lại những lỗi lầm đã bách hại Giáo Hội Công Giáo trong suốt 50 năm trường. Về nghỉ hưu không ai làm gì được quý vị nữa! Tôi biết nhiều vị vẫn đi tham dự thánh lễ Chúa nhật một cách lén lút, nhằm tránh tai mắt của đảng. Hãy mạnh dạn tuyên xưng lại đức tin của mình và tìm cách làm tốt lại cho Giáo Hội chúng ta. Biết quay lại là tức khắc đón nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Hãy nghe lời nhắn nhủ của Michail Gorbatschow: “Ai đến trễ thì cuộc đời sẽ trừng phạt họ”. Mà cuộc đời nơi đây chính là cuộc sống đời đời về sau! N ước Trời mới là cùng đích của người Kitô hữu. Cuối cùng, điều tôi vẫn thích nghe nhất là lời hát kết thúc của Kinh Hòa Bình: “Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí: Ơn an bình!” (Một độc giả từ Đức) VietCatholic News 23-01-2008

Lời giới thiệu: Ngày 2-12-2007, Trung Cộng hợp thức hóa việc lấn chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bằng cách thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để quản trị các quần đảo này. Trước hành động ngang ngược ấy, nhà cầm quyền CSVN chỉ phản đối lấy lệ. Sự kiện này đã gây một làn sóng phẫn nộ tại Việt Nam cũng như trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Để tìm hiểu về ý nghĩa và hậu quả của biến cố quan trọng này, TIẾNG NÓI PHỤC HƯNG VIỆT NAM đã phỏng vấn nhà báo Nguyễn Minh Cần, một người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nhiều thập niên qua. Ông Nguyễn Minh Cần từng giữ nhiệm vụ phó chủ tịch Ủy ban Hành chánh thành phố Hà Nội nhưng đã ly khai đảng CSVN từ đầu thập niên 1960 và hiện đang cư ngụ tại Mạc Tư Khoa, Liên bang Nga. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn do ĐPV QUANG DŨNG thực hiện và được phát trong chương trình TNPHVN 10 giờ tối (giờ Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ) ngày Thứ Năm, 3 tháng 1, 2008. Quang Dũng (QD) : Quang Dũng xin chào ông Nguyễn Minh Cần. Thưa ông, theo ông thì qua những diễn biến xung quanh vụ Hoàng Sa và Trường Sa đâu là ý nghĩa mà chúng ta đáng chú ý nhất? Ông Nguyễn Minh Cần (NMC): Vâng, tôi xin nói rõ là vụ xảy ra vừa qua xung quanh vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa cho chúng ta thấy mấy điều như thế này. Thứ nhất là mưu đồ xâm lược của những người cầm quyền TQ hiện nay là rất thâm độc, trắng trợn và xấc xược đối với Việt Nam ta qua sự việc Quốc vụ viện của TQ đã phê chuẩn vào ngày 2-12-2007 việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện gọi là Tam Sa thuộc tình Hải Nam để quản trị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thực ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn là của đất nước Việt Nam từ lâu đời. Thế mà ngay cả dưới chính quyền của những người cộng sản Việt Nam hồi những năm 50, Trung Quốc mặc dù lúc bấy giờ có quan hệ gọi là hữu nghị với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và đảng CSVN dưới

tên Đảng Lao Động Việt Nam. Mặc dù có quan hệ hữu nghị như vậy nhưng ngay từ đó họ đã âm mưu để xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Chắc là đồng bào Việt Nam chúng ta không quên là hồi tháng 6-1956 dưới thời ông Hồ Chí Minh là chủ tịch đảng CSVN đồng thời là chủ tịch nước Việt Nam, thì thứ trưởng Bộ ngoại giao của VN DCCH là Ung Văn Khiêm đã tuyên bố công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về lãnh thổ của TQ. Và đặc biệt là ngày 14-9-1958 cũng dưới thời ông HCM, thủ tướng Phạm Văn Đồng của nước VNDC CH đã gửi một công hàm chính thức cho thủ tướng của TQ là Chu Ân Lai trong đó công nhận phạm vi lãnh hải của TQ, do vậy gián tiếp công nhận chủ quyền của TQ trong vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta thấy rằng ngay dưới thời VNDCCH mà TQ tự coi mình là bạn của VNDCCH cũng đã có những hành vi, âm mưu để lấn chiếm các quần đảo của chúng ta. Và như quý vị đã biết là hồi năm 1974, khi đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang còn ở dưới quyền của Việt Nam Cộng Hòa, thì quân đội của TQ cộng sản đã được đưa đến để tấn công đánh chiếm Hoàng Sa. Và quân đội của VNCH đã anh dũng kháng cự lại nhưng vô vọng là vì quân lực của hai bên quá chênh lệch. Trong lúc đó thì những người lãnh đạo của VNDCCH im hơi lặng tiếng trước hành động xâm lược của TQ. Và sau khi Việt Nam được thống nhất thì chúng ta thấy hành động của TQ càng ngày càng trắng trợn hơn. Như vụ đánh chiếm lấy một số đảo ở Trường Sa cũng chính dưới thời gọi là CHXHCNVN. Rồi những vụ bắn giết các ngư dân gần đây thì cũng dưới thời kỳ mà TQ và đảng CSTQ và đảng CSVN tuyên bố với nhau là hữu nghị, thân hữu, v.v… Ta thấy hành động của họ trắng trợn, xấc xược vô cùng. Một nhận xét thứ hai là hành động xâm lược sẽ không dừng lại ở đó đâu mà nó sẽ tiếp diễn nữa. Và âm mưu lâu dài của TQ là làm thế nào thống trị Việt Nam. Điều đó để mở đường cho họ tiến chiếm Đông Nam Á. Đó là

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 29

mục tiêu trước mắt của họ để họ giành chủ quyền toàn bộ biển Đông. Nhận xét thứ ba mà tôi thấy qua vụ việc vừa qua, điều rất đáng buồn là trước những hành động trắng trợn như vậy thì những người cầm quyền Việt Nam -kể cả những người cầm quyền VNDCCH trước đây cho đến những người cầm quyền CHXHCN VN bây giờ- đã có thái độ nhu nhược, nhân nhượng quá đáng. Chúng ta đã biết hiệp định phân định biên giới và lãnh hải ký hồi những năm 1999 và 2000 các nhà cầm quyền nước ta đã nhường một phần lãnh thổ và một diện tích lớn của lãnh hải nước ta cho TQ. Nhiều người gọi thái độ đó là thái độ dâng một phần đất nước của chúng ta cho TQ. Theo tôi, nhận định đó không phải là quá đáng. Chính những nhân nhượng dưới thời ông HCM với những tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, với thái độ của các ông này trước cuộc xâm lăng Hoàng Sa và cũng như thái độ của các vị Tổng bí thư sau này như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh trước sức ép của TQ và trước vụ Tam Sa vừa qua thì ta thấy rằng Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước im hơi lặng tiếng. Trong lúc đó đồng bào của chúng ta phẫn nộ, sinh viên, trí thức, các nhà báo cũng phẫn nộ đấu tranh. Những cuộc biểu tình vừa qua nhất là cuộc biểu tình ngày 9-12 cho chúng ta thấy lòng dân phẫn uất như thế nào trước hành động láo xược của TQ và đồng thời họ cảm thấy nhục nhã như thế nào trước thái độ đê hèn của những người lãnh đạo Việt Nam. Đó là điều đập vô mắt tất cả mọi người, đập vô mắt các nhà quan sát trên thế giới. Hơn nữa, những cuộc biểu tình tiếp tục về sau này chẳng hạn như cuộc biểu tình ngày 23-12 vừa qua lại là cuộc biểu tình bị những người cầm quyền VN đàn áp. Người dân phẫn nộ trước hành động xâm lăng của nước ngoài, phẫn nộ vì công an của đảng cộng sản Việt Nam ngăn cản, đàn áp và thậm chí có những vụ bắt bớ, cách chức tổng biên tập báo đã cổ vũ cho cuộc đấu tranh đó. Còn gì để có thể nói về thái độ của những người cầm quyền Việt Nam nữa. Đấy là một thái độ có tính cách đầu hàng, có tính cách chống lại nhân dân – những người dân cương quyết bảo vệ Tổ Quốc chính lại là những đối tượng đấu tranh của họ. Ở đây chúng ta thấy rằng những người lãnh đạo Việt Nam bây giờ lại sợ phong trào của dân chúng hơn là sợ việc mất nước của chúng ta. Đấy là điều mà tôi thấy là chúng ta cần phải rút ra, để thấy rằng những người lãnh

đạo Việt Nam hiện nay - những người cộng sản nắm toàn trị đất nước - họ đã quay lưng lại với dân tộc, với những người đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của nước ta. Cho nên chính lúc này bà con chúng ta nhắc lại bài hát mà hồi trước cách mạng Tháng 8 nhiều sinh viên đã hát, là bài hát về Hội nghị Diên Hồng: “Toàn dân nghe chăng? Sơn Hà nguy biến…” Chính giờ đây mọi người trí thức, mọi người tâm huyết đối với Tổ Quốc cần phải nghĩ rằng Sơn Hà đang nguy biến thật. Cần nghĩ như vậy, nói thế không quá đáng đâu. Vừa qua, để giảm bớt tinh thần căm tức của dân cho nên người ta tung ra một tin là ở tỉnh Nam Hải của TQ loan báo rằng không có chuyện thành lập thành phố hành chính Tam Sa đâu. Có tờ báo trong nước đã đưa tin và nói đó là công lao đấu tranh của chính phủ, của đảng, của nhà nước chúng ta. Nhưng xin thưa rằng đấy là một sự lừa bịp. Địa phương tỉnh Nam Hải không thể đưa ra một quyết định nào trong lúc Quốc vụ viện của TQ đã có quyết định phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chánh vào ngày 2-12-2007. Cho nên họ đưa ra một cái tin như vậy là chính để xoa dịu tinh thần căm phẫn của nhân dân Việt Nam chúng ta. QD: Thưa ông, những ngày qua thì người ta nói nhiều về công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958 gọi đó là công hàm bán nước. Thời gian năm 1958 ông còn ở Hà Nội và giữ một chức vụ cao cấp cho chính quyền ở miền Bắc. Xin ông cho biết lúc đó ông có biết lý do gì mà đảng CSVN đã quyết định ký công hàm này ạ? NCM: Lúc bấy giờ việc ký công hàm này người ta gởi cho Quốc vụ viện của TQ nhưng không công bố trên báo chí. Đó là chủ ý của người ta bởi vì họ cũng biết rằng công hàm này rất xúc phạm đến lòng dân. Đó là điều mà tôi muốn nói rõ. Mãi về sau này thì mới lộ ra công hàm đó. Khi đặt vấn đề đấu tranh để nói rõ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì TQ mới công bố rằng chính trước đây dưới thời VN DCCH chính thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có công hàm như vậy rồi. Lúc bấy giờ người dân mới vỡ lẽ ra. Điều thứ hai, theo tôi, lúc bấy giờ những người lãnh đạo Việt Nam từ ông Hồ Chí Minh cho đến thủ tướng và các cơ quan đảng và nhà nước cảm thấy rằng phải dựa vào TQ mới có thể giữ được chính quyền trước mắt cho VNDCCH. Và để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Nam-Bắc thì phải dựa vào TQ cho nên mới có

những sự nhân nhượng như vậy. Tôi không nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh hay ông Phạm Văn Đồng hay những ông khác muốn bán nước, tôi không kết luận như vậy, nhưng hành động của họ như vậy tức là nhượng một phần chủ quyền của đất nước, của tổ quốc cho ngoại bang. Mà cái đó cũng là một tội không kém gì tội bán nước. Đó là sự nhân nhượng có tính chất cực kỳ nguy hiểm đối với tổ quốc. QD: Thưa ông, trước những diễn biến mà ông phân tích, theo ông thì người Việt Nam yêu nước phải làm gì? NCM: Ở đây thì chúng ta thấy có một tình hình rất đặc biệt. Cũng có thể đây là một tình thế mới khi tinh thần dân tộc của một bộ phận tiên tiến nhất của đất nước là những người trí thức, những sinh viên tuổi trẻ bộc phát lên như vậy và họ thấy rõ bộ mặt thật của những ai đã nhân nhượng, những ai đã làm hại đất nước, tổ quốc. Thì đây là một cơ hội rất quan trọng mà chúng ta phải suy nghĩ. Có một điều đặc biệt là bây giờ nếu tinh thần dân tộc đó kết hợp được với ý thức dân chủ, ý thức đòi tự do làm một khối, làm một luồng tư tưởng chung của cả đất nước, của cả dân tộc thì cái đó sẽ tạo nên một sức mạnh rất lớn, nó sẽ là một sức mạnh tổng hợp của toàn dân không những trong nước mà cả ngoài nước. Cả hai bên đều kết thuận với nhau thì sức mạnh này có khả năng thúc đẩy phong trào tiến lên một cách mạnh mẽ trong một tình thế mới. Vừa qua phong trào dân chủ bị đàn áp một cách nặng nề nhưng bây giờ có một thời cơ mới, có một cơ hội mới, có một khả năng kết hợp mới dựa trên tinh thần dân tộc và tinh thần yêu chuộng dân chủ tự do. Kết hợp đó sẽ là sức mạnh lớn để có thể chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản thành một chế độ dân chủ đa đảng. Điều này là điều mà những người yêu nước cũng như những người dân chủ cần thấy rõ và cần phải biết lợi dụng cơ hội này để đẩy phong trào tiến lên. Tôi nghĩ rằng với tinh thần này, nếu chúng ta đừng để cho những xu hướng thỏa hiệp mà hiện nay cũng đã thấy rõ trên nhiều lãnh vực, cả lãnh vực chính trị, cả lãnh vực tôn giáo… đừng để cho xu hướng thỏa hiệp với tập đoàn cầm quyền toàn trị mà cố gắng vận động dân chúng từ bên dưới, từ cơ sở giữ gìn tổ chức, phong trào của mình để đẩy phong trào của mình lên mạnh hơn nữa. Tôi nghĩ rằng trong năm mới sẽ có nhiều cơ hội mới để chúng ta phát động phong trào dân chủ tiến lên cao

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hơn. Đó là tôi nghĩ về hy vọng và cũng như tiền đồ. Nếu chúng ta nắm được cái đó thì phong trào sắp tới sẽ có thể có nhiều thành tựu mới hơn nữa. Đó là điều mà tôi rất mong những người yêu nước Việt Nam, những người dân chủ Việt Nam, những người mong muốn chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay thành một chế độ dân chủ đa đảng thật sự thì đừng bỏ qua cơ hội này để tiến lên. Đó là điều mong muốn nhất. Nhân dịp này thì tôi cũng xin chúc quý đài cũng như quý thính giả của đài một năm mới nhiều may mắn và nhiều thành tựu trong phong trào dân chủ hóa đất nước hơn nữa. QD: Thay mặt quý thính giả của chương trình TN/PHVN, Quang Dũng xin chân thành cám ơn nhà báo Nguyễn Minh Cần đã dành thời giờ trao đổi với Quang Dũng về ý nghĩa

của biến cố "Hoàng Sa - Trường Sa".

ũ Dũng trong trả lời phỏng ấn

ng Vũ Dũng ả

c hết tôi tin là ta mất đất. Mất

đi

đó xe dừng lại để nghỉ ngơi, ngắm

ũng nói đường biên giới

Trắng

, trong đó bộ ngoại giao

đến một vài chỗ có bề

g 3-1979 khỏi 6 tỉnh

Số 44 * Trang 30

Ông Vv trên báo Nhân dân ngày 6-1-2008 khẳng định: không có chuyện chúng ta mất đất mất biển. Báo Nhân Dân khi mớm câu hỏi cho ông Vũ Dũng đã gợi trước câu trả lời ấy: ''Một số người đưa tin có ý đồ xấu là phía ta đã mất dất...''. Tôi từng ở báo Nhân Dân, biết rõ cung cách phỏng vấn kiểu ''mớm lời'' như thế, theo lập trường vâng lệnh đảng, lừa bạn dọc, bịp người dân. Trơ trẽn! Tôi thách ông thứ trưởtr lời thêm những câu hỏi của tôi. Và xin lấy công luận làm trọng tài, lấy sự thật làm trọng tài. Tôi dám thách ông Vũ Dũng, mà tôi từng quen biết từ khá lâu, đã từng ở Niu-Yóoc, tại trụ sở Liên Hợp Quốc với nhau. Tôi dám đánh cá cược với ông, 1 ăn 10 cũng được. Trướcả ở vùng Ải Nam Quan, cả ở vùng Bản Giốc. Trước hết đó là 2 vùng không xa lạ với tôi. Ðã có nhiều lần hồi trẻ tôi thăm thác Bản Giốc. Nước ta rất hiếm thác, nên Bản Giốc nổi tiếng. Tôi còn nhớ như in cái thiệp du lịch thắng cảnh Ðông Dương do

người Pháp in, có Thác Bản Giốc - Cao Bằng, bên thác có cái ki-ốt tròn, nhỏ, lợp tranh để người đến thăm có thể ngồi tránh nắng, mưa. Tôi đã đích thân cùng bạn và gia đình nhiều lần đến thăm thác Bản Giốc, khi gia đình tôi sống ở thị xã Cao Bằng. Các chị và em tôi đã dở cơm nắm ra ăn trong cái ki-ốt nhỏ khi bọt nước ở chân thác bắn đến gần. Chúng tôi còn tò mò ngắm bà con người Mán sơn đầu sống gần đó. Phía Trung Quốc còn ở xa, khá xa, không ai nhắc đến, đinh ninh là thác ở hẳn trên đất ta. Ở Ải Nam Quan còn rõ hơn. Tôi qua đây gần chục lần, bằng ô tô và xe lửa, những năm 1957, 1961, rồi 1976, 1977, 1986, 1989. Cổng đá cao lớn với 3 chữ hán ''Trấn Nam Quan'', sau được đổi là ''Hữu Nghị Quan'' chữ vàng, cùng cột cây số có chữ ''0 km'' chữ đen nền trắng là những vật gây ấn tượng mỗi lần đi qua. Thường đến

cảnh và đưa giấy tờ cho công an và hải quan 2 bên. Hai lần đầu, tôi nhớ rõ, chiếc cột cây số ở rất gần cổng, không sát cổng đổ xuống, nhưng không xa, ước tính bằng chiều rộng của một sân bóng đá, không thể đến 100 mét. Năm 1986, tôi quan sát kỹ, và nhận ra quang cảnh khác hẳn thời chiến. Cổng vẫn thế, nhưng từ cổng đổ xuống, nhà cửa san sát, bãi xe rộng, nhà nghỉ, trạm gác, dãy nhà công an, hải quan của phía Trung Quốc mọc lên, bề thế, đi mỏi chân mới đến cột cây số mới toanh ''0km'', không thể dưới 300 mét, phải bằng 2 chiều dài của sân bóng đá. Cho nên chỉ bằng quan sát tại chỗ, so sánh thực tế, tôi cũng đã có thể khẳng định ông Vũ Dũng không biết thực tế, cố tình nói liều. Tài liệu còn lưu trong hồ sơ chính quyền Pháp cở cách chân cổng Trấn Nam Quan ''chừng 100 mét'', với bản đồ đi kèm. Vậy mà theo sơ đồ vẽ tại chỗ hiện nay, khoảng cách ấy là từ 300 đến 350 mét. Chả trách bộ chính trị và bộ ngoại giao giấu kỹ các tập bản đồ đến thế, cho dù trong Hiệp định về biên giới có ghi rõ tập bản đồ kèm theo là

''bộ phận cấu thành của Hiệp định''. Chừng 100 mét, so với 300 hay 350 mét thì có khác gì nhau không thưa ông Vũ Dũng? Vậy thì cái cổng nặng nề ấy đã bị di dời sang phía Bắc, hay cái cột cây số nhỏ bé đã bị gió thổi về phía Nam? Không thì vì đâu? Cũng lại xin hỏi ông Dũng : năm 1979 Bộ ngoại giao đã ra sáchvề sự thật trong quan hệ Việt-Trung và sự thật về biên giới 2 nước, có nhiều đoạn tố cáo phía Trung Quốc ''đã lợi dụng việc phía Việt Nam nhờ in giúp bản đồ cỡ 1/100.000, vẽ vùng có thác Bản Giốc của Việt Nam sang phía Trung Quốc; đã lợi dụng việc nối đường sắt giữa 2 nước để lấn sang biên giới Việt Nam đến hơn 300 mét; đã nhân việc làm ống dẫn dầu qua biên giới mà lấn một dải đất dài 3100 mét, rộng 500 mét của lãnh thổ Việt Nam''. Tôi biết hồi ấy chính ông đã cùng Trưởng ban biên giới Lê Minh Nghĩa tham gia viết sách Trắng ấy của Bộ ngoại giao. Vậy nay ông có dám nói rằng tất cả những tố cáo ấy là không đúng, là sai, là vu cáo phía Trung Quốc và nay ông xin sám hối hay không? Tôi có cuốn sách Trắng ngay trước mặt đâylên án ''nhà cầm quyền Trung Quốc thực hiện một tư tưởng chỉ đạo đại dân tộc, thực hiện một chính sách ích kỷ dân tộc và thực hiện mục tiêu chiến lược của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn'', xin ông cho biết nay ông có thực tâm rút lui lời lên án ấy, để thay vào đường lối mới của 2 bộ chính trị hiện nay là 16 chữ vàng (!): ''láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai''. Dư luận trong và ngoài nước mới chỉ quan tâmnổi trên đây, còn ''để quên'' một số địa điểm khác có tầm quan trọng hơn về chiến lược quân sự và tài nguyên, đặc biệt là ở phía Tây Bắc. Ðó là vùng Nậm Chảy ở Lào Kai; Phong Thổ ở Hoàng Liên Sơn; Tà Lùng, Vị Xuyên ở Hà Giang (trước là Hà Tuyên, khi Hà Giang nhập với Tuyên Quang), vùng núi Lão Sơn còn gọi là dãy núi Ðất, với cao điểm 1.509 lợi hại về quân sự, lại có mỏ man-gan và than đá ở gần. Bá quyền Trung Quốc, sau khi rút quân cuối thánbiên giới phía Bắc, càng tiếp sức cho bọn lính Khơ-me đỏ ở chiến trường Cam bốt. Súng đạn, hậu cần, cố vấn Trung Quốc, nửa triệu mìn cá nhân, trại lính, bệnh viện dã chiến Trung Quốc dày đặc dọc biên giới Thái Lan-Cambốt, tạo nên thế sa lầy dai dẳng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 31

vùng biên giới Hà

ường xuyên được thông

hỏi ông Vũ Dũng là theo

hi quân dân ta

hương lượng

với bạn đọc là việc

Liên hợp phân giới và cắm mốc

n đất liền giữa

àn tất việc phân giới

không được nữa. Phía Bắc Kinh

Công Phụng, rồi các

ch ông Dũng và xin chờ

và chảy máu khủng khiếp của ''quân tình nguyện'' Việt nam suốt 10 năm dài 1979-1988. Trên biên giới phía Bắc, Trung Quốc tạo sức ép thường xuyên quấy rối, bắn phá, xâm lấn để phối hợp chặt với chiến trường phương Nam - cả 2 cuộc chiến đều là chiến tranh của bá quyền Bắc Kinh chống Việt Nam. Từ giữa năm 1984 chúng tăng rất mạnh cuộc chiến ởGiang - Lào Kai, đánh lấn sát vào khu vực Sa-pa, chiếm vùng núi Ðất - Lão Sơn, chiếm hẳn vùng cao điểm 1509 ở sâu hơn 10 kilômét để khống chế một vùng rộng. Bọn bành trướng rất thâm độc, các cuộc chiến đấu rộ lên từng đợt ngắn, có lúc bắn đến 2 vạn trái pháo lớn, ngoặm từng miếng, đánh đến đâu nhích cột mốc theo đến đấy, chiếm các điểm cao, khai thác các mỏ than và man-gan tại chỗ. Trong khi ấy, họ vẫn quấy rối nhỏ ở biên giới 3 tỉnh phía Ðông là Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Lúc ấy tôi còn nhớ rõ, chỉ thị của Tổng cục chính trị là không đưa tin chiến sự lớn ở phía tây Bắc, giao cho Quân khu II của tướng Vũ Lập tùy nghi đối phó, im thin thít như không có gì xảy ra, kể cả khi Bắc Kinh làm rùm beng về việc đưa quân đoàn 67 của Quân khu Tế Nam vào trận, gây tổn thất nặng cho sư đoàn 356 chủ lực của Quân khu II. Bộ ngoại giao và Ban biên giới Chính phủ thbáo về những trận đánh ở chiến trường Tây Bắc những năm 1984 và 1985 ấy, và ông Vũ Dũng không thể không biết. Do nắm chắc tình hình trên đây mà tôi muốn ông có thật là ta không mất đất ở vùng biên giới Hà Giang - Lào Kai - Hoàng Liên Sơn không? Theo tôi, các đoàn đàm phán của phía ta từ năm 1996 đến 1999 đã tỏ ra rất mềm yếu. Nhiều giải núi ở Tây Bắc thưa dân giàu tài nguyên, có giá trị quân sự đã bị lấn chiếm. Con số 700 đến 800 km vuông bị mất không phải là bịa đặt. Thực tế có thể hơn. Tại sao phía Việt Nam lại tỏ ra lép vế, mềm yếu sau kchiến đấu kiên cường ở biên giới phía Bắc ? Ðiều lý giải có sức thuyết phục nhất là cuộc chiếm đóng và chiến đấu lâu dài ở Cam bốt ngày càng sa lầy, bất lợi, bọn ''tàn quân'' Pol-pốt ngày càng đông và mạnh. Đến 1989, Ðông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ cùng bức tường Berlin được phe cộng sản cho là bền vững, vĩnh cửu, rồi đến tháng 8-1991 Liên Xô và đảng cộng sản Liên xô được coi là xương sống của thế giới cộng sản

gẫy nát. Ðảng CS Việt Nam quen sống có người đỡ đầu, có cột trụ để dựa, nguồn sinh lực về kinh tế, tài chính, vũ khí, ngoại tệ, cho đến cả học thuyết, mô hình chế độ, cung cách cầm quyền cũng hoàn toàn ngoại nhập, bỗng cảm thấy côi cút, hoang mang, trơ trọi, không biết bấu víu vào đâu để tồn tại. Hầu hết lãnh đạo đảng vội quy phục bá quyền Trung Quốc, van nài họ thay Liên Xô làm cột trụ -Anh Cả Ðỏ cộng sản- để cùng ôm nhau trụ lại. Họ xun xoe đề ra sáng kiến ''Giải pháp đỏ'' mà ông Vũ Dũng chắc còn nhớ, nhằm tập họp mọi thế lực cộng sản, dù màu sắc nào, đỏ, hồng hay xanh, bắt tay anh em với cả Khơme đỏ diệt chủng. Trong thế Việt Nam bị kẹp ở 2 đầu, bị phong tỏa và tẩy chay, lạm phát hơn 600%/năm, Trung Quốc càng làm cao, bắt bí, Việt nam càng quỵ lụy nhượng bộ để cố bình thường hóa ưu tiên với Trung Quốc, tưởng thế là khôn. Thế là Việt Nam chui vào tròng bá quyền, khó chui ra. Giang Trạch Dân chuyên thúc giục Lê Khả Phiêu phải tnhanh, phải ký Hiệp ước trên bộ trong năm 1999 (ký ngày 30-12-1999), và ký Hiệp ước trên biển trong năm 2000 (ký ngày 25-12-2000). Có ai đi thương lượng lại chịu ép trước về thời gian đến thế ? Cho nên rất dễ hiểu là các nhà đàm phán Việt Nam đều nhũn như con chi chi, chính Ðỗ Mười cũng tố cáo Lê Khả Phiêu là nhượng bộ quá, ''để mất quá nhiều'' cho Trung quốc. Ðể kết luận cuộc thảo luận lý thú này, xin báo tin kết luận có mất đất và mất biển hay không, trong 5, 6 tháng nữa có thể kết luận minh bạch. Trong Hiệp ước về biên giới trên bộ, có ''Ðiều VI'' ghi rõ: 1- Hai Bên quyết định thành lập ủy banbiên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và giao cho ủy ban này nhiệm vụ xác định trên thực địa đường biên giới Việt Trung như đã nêu trong Ðiều II của Hiệp ước này và tiến hành công việc phân giới, cắm mốc, cụ thể là xác định vị trí chính xác của đường sông núi, đường phân thủy, trung tuyến của dòng chảy chính, trung tuyến tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại và các đoạn đường biên giới khác, xác định rõ sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông suối biên giới, cùng nhau cắm mốc biên giới, soạn thảo Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa 2 nước, gồm cả hồ sơ chi tiết về vị trí các mốc biên giới, vẽ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư thể hiện hướng đi của đường biên giới và

vị trí các mốc biên giới trên toàn tuyến, cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ kể trên. 2- Ngay sau khi có hiệu lực, Nghị định thư về biên giới trêhai nước nói tại khoản 1 Ðiều này trở thành một bộ phận của Hiệp ước này và bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư này thay thế bản đồ đính kèm Hiệp ước này." Hai bên đã thỏa thuận tháng 6-2008 này sẽ hocắm mốc và ký Nghị định thư về biên giới trên bộ. Nội dung Nghị định thư, các bản đồ chi tiết sẽ được công bố ở cả 2 bên, thông thường là phổ biến cho thông tấn, báo chí, cho các cơ quan hành chính, quốc phòng, an ninh, hải quan, văn hóa, giáo dục, du lịch, cho đến tận mọi làng xã dọc biên giới. Lúc ấy muốn che giấu, úp mở cũng sẽ nhanh nhẩu phổ biến tập bản đồ mới để khoe thắng lợi. Vì họ thắng đậm. So sánh với các bản đồ của các thời kỳ trước đây, sẽ có thể biết rõ có mất đất hay không? và mất bao nhiêu? với tập bản đồ và vài trăm sơ đồ cụ thể. Lúc ấy, các ông Vũ Dũng, Lê Dũng, Lê nguyên ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Dy Niên, đến ông Lê Khả Phiêu và các ông tứ trụ Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ chứng cớ minh bạch là đã bảo vệ biên giới bất khả xâm phạm của Tổ quốc ra sao. Hay sẽ đực mặt bán đất bán nước ra sao. Tôi không có máu cờ bạc, cũng không có tật hiếu thắng để thách đố hay cá cược. Nhưng không thể ngồi yên để cho nhóm cầm quyền nhu nhược làm mất đất -mà tôi đinh ninh là nhiều lắm, làm mất hơn một vạn km vuông mặt biển, và còn cúi đầu chịu ''hợp tác nghề đánh cá'' với bành trướng, một kiểu ''hợp tác'' bắt buộc quá ư so le như giữa một anh lực sỹ khổng lồ giàu phương tiện hiện đại với một chú bé chỉ có phương tiện thô sơ. Họ ăn hiếp và giành vô vàn tài nguyên về nước họ, chỉ cho ta ăn cặn bã xương xẩu là cái chắc. Ông Vũ Dũng và các bạn đồng nghiệp có biết đau không? Riêng về chuyện mất đất hay không, tôi tháxem. Câu chuyện có thể kết thúc trong dăm tháng. Không ai trốn tránh được. Việt Báo Thứ Sáu, 18-01-2008,

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 44 * Trang 32

Nhà giáo Nguyễn Văn May, Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhà giáo

NT

m ã

quyết định Tam sa và trả lại Hoàng sa

guyễn Thượng Long, THPT rần Hưng Đạo, Hà đông, Hà tây.Nhà giáo Vũ Hùng, THCS Bích

Hòa, Hà Đông, Hà Tây. Nhà giáo Phan Văn Hùng, THPT Quang

Trung, Hà Đông, Hà Tây Các em học sinh, sinh viên thânến, Những ngày tháng vừa qua, x

hội Việt Nam đã có bước đổi thay rất lớn, mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội dân sự cho nước ta. Học sinh, sinh viên đã dũng cảm bước qua được cái rào cản của sự dè dặt, thiếu tự tin để cùng nhau xuống đường tuần hành biểu tình chống sự bành trướng, xâm lấn, cướp đất đai nước ta trong những ngày 9-12 và 16-12-2007. Hành vi của Quốc vụ viện Trung quốc trong ngày 2-12-2007 ra quyết định thành lập đơn vị hành chính Tam sa bao gồm cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của nước ta là một hành động để mở đường cho việc thôn tính toàn bộ khu vực Biển đông, thềm lục địa và hai quần đảo này của nước ta một cách trắng trợn, bất chấp các công ước Quốc tế cũng như bằng chứng lịch sử về lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt Nam ta. Quần đảo Hoàng sa của nước ta bị Trung quốc dùng vũ lực chiếm đoạt ngày 19-1-1974 đến nay chúng ta vẫn chưa đòi lại được, thì nay chúng lại tiếp tục leo thang mức độ cao hơn để nhằm một lần nữa xâm lược đất đai của Tổ tiên chúng ta để lại. Chính phủ nước ta đã hàng trăm lần tuyên bố về chủ quyền không thể chối cãi của ta với các quần đảo này, nhưng vẫn còn rất yếu ớt và thụ động. Với sức trẻ, lòng yêu nước tột cùng và nhiệt huyết đấu tranh vì toàn vẹn lãnh thổ của toàn thể học sinh, sinh viên đã một phần nào làm cho chính phủ các cơ quan chính quyền nước ta phần nào cứng rắn lên nhiều như UBND Đà nẵng cũng đã ra nghị quyết, các cơ quan chính quyền cũng đã chuẩn bị hồ sơ để đưa ra Liên hiệp quốc giải quyết sự việc này…. Để thúc đẩy hơn nữa phong trào đấu tranh đòi Trung quốc hủy bỏ

cho nước ta, các em học sinh, sinh viên đã cùng mọi tầng lớp người dân trong nước đã quyết định đúng đắn là sẽ tuần hành, biểu tình trong ngày 19-1-2008 và những lần tiếp theo nữa để chứng tỏ lòng yêu nước và gây áp lực để đòi đất đai cho đất nước. Là những nhà giáo đã và đang cống hiến sức lực, trí tuệ cho nền giáo dục nước nhà, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những quyết định trên của tất cả các em, những việc làm đó hoàn toàn là hợp Hiến, hợp pháp… và với những suy nghĩ đạt đến độ chín như các em hiện nay thì việc nhận rõ việc biểu tình, tuần hành một cách ôn hòa là hành động đứng bên cạnh chính phủ, đứng bên cạnh nhân dân để giải quyết công việc chung của Tổ quốc. Vừa qua có một số văn bản, công văn của một vài trường đại học, hay của bộ đại học… gửi đến các em nhằm mục đích ngăn cản sự cống hiến công sức, trí tuệ của lớp trẻ cho đất

nước, nhưng như các em biết đấy, các văn bản này hoàn toàn không phải là văn bản quy phạm pháp luật , không thể dùng các văn bản này để cấm đoán các quyền cơ bản của con người đã được quy định trong hiến pháp và các tuyên ngôn về nhân quyền mà nước ta đã ký kết. Tuy nhiên các em cũng nên thông cảm với những người thầy đã ra những văn bản trên bởi vì những đồng nghiệp đấy của chúng tôi không phải là không yêu nước, nhưng vì các thầy ấy không phải là nhà giáo đơn thuần để toàn tâm toàn ý vào việc truyền đạt tri thức, lẽ sống… cho các em mà các thầy ấy còn là những người làm chính trị độc quyền nên dù sao chăng nữa họ cũng bị các áp lực từ phía khác nữa mà bắt buộc phải tuân theo. Dù sao chăng nữa, chúng tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ các em và thật tự hào khi được sát vai hòa cùng tuổi trẻ yêu nước trong các cuộc tuần hành, biểu tình sắp tới. Rất cám ơn các em, hành động của các em đã làm cho chúng tôi trẻ lại và chúng tôi hy vọng tràn trề vào một thế hệ mới, những chủ nhân tương lai của đất nước vừa giỏi chuyên môn vừa có trách nhiệm với giang sơn gấm vóc, trách nhiệm với tương lai tiến lên phía trước của dân tộc ta. Hà nội, ngày 15-1-2008.

BỐN MƯƠI NĂMMậu Thân ơi làm sao ta quên được

Cảnh núi xương, sông máu tại quê nhà Khắp kinh thành đầy dẫy bãi tha ma

Chôn sống dân lành trẻ già khiếp đảm Làm sao quên bọn điên cuồng gian ác

Tắm máu người khi Xuân đến Mậu Thân "Giải khăn sô cho Huế" thật bất nhân

Khi Kinh thành phủ đầy màu tang trắng Niềm vui Xuân chết dần trong cay đắng Đau lòng thay số phận Huế mộng mơ

Xác chết ngổn ngang không thấy nấm mồ Than khóc ngập trời ai gây nên tội

Cộng quân về thây ma khắp đường lối Chúng hò reo trên xác chết dân lành Và thi nhau lặn ngụp uống máu tanh Thù giặc Cộng vang rền trang sử Việt

Bốn chục năm qua lòng chưa quên hết Bao căm hờn tủi nhục mãi vương lên Với lời thề mong sông núi hồn thiêng

Xin phù hộ dân Nam mau tiêu diệt Giặc Cộng khắp nơi trên toàn nước Việt Cứu vớt dân lành thoát mọi oan khiên...

Ly Hương. nhân kỷ niệm 40 năm MẬU THÂN

MẬU THÂN