bÁo cÁo trÁi phiẾu nĂm...

19
BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

Upload: others

Post on 13-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU

NĂM 2013

Page 2: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 2

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động vốn qua TPCP đạt 194,8 nghìn tỷ đồng,

tăng 25% so với 156 nghìn tỷ đồng của năm 2012; tổng GTGD TPCP và tín phiếu

đạt 417.106 tỷ đồng, GTGD bình quân đạt 1.668 tỷ đồng/ngày, tăng gấp 2 lần so với

năm 2012. Những con số này đã góp phần đưa thị trường trái phiếu Việt Nam trở

thành thị trường có mức tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á. Bên cạnh đó, lãi

suất trên thị trường TPCP còn là kênh tham chiếu lãi suất thị trường nợ, phục vụ

cho việc điều hành kinh tế vĩ mô của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Năm 2013, các cơ quan quản lý đã tập trung kiện toàn các văn bản Pháp luật đối với hoạt

động của thị trường trái phiếu, từng bước hướng tới nguyên tắc hoạt động của thị trường

trái phiếu quốc tế, góp phần tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia phát triển thị trường

được hoạt động trong môi trường chuyên nghiệp với khung pháp lý được ban hành đầy

đủ, đồng bộ. Đặc biệt, điểm nhấn trong năm qua là “Lộ trình phát triển thị trường trái

phiếu Việt Nam đến năm 2020” đã được phê duyệt tại Quyết định 261/QĐ-BTC ngày

1/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đây là động lực quan trọng đối với sự phát triển

của thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 với định hướng, mục tiêu và giải pháp

cụ thể, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện và phát triển thị trường TPCP,

trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương trên cơ sở gắn kết

giữa thị trường chào bán sơ cấp và thị trường giao dịch thứ cấp.

Quyết định 160/QĐ-UBCK ngày 15/3/2013 về việc ban hành Quy định chào

mua, chào bán trên thị trường TPCP chính thức có hiệu lực trên thị trường TPCP ngày

18/3/2013 đã tạo khung pháp lý thống nhất và xuyên suốt, gắn kết thị trường sơ cấp và

thị trường thứ cấp TPCP.

Thông tư 203/2013/TT-BTC về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

17/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ

tại thị trường trong nước

Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý

tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Thông tư 34-2013/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng

chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư 167/2013/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

34/2012/TT-BTC hướng dẫn về phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh

Page 3: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 3

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Kinh tế Việt Nam năm 2014 kỳ vọng sẽ khả quan hơn, tăng trưởng GDP dự báo ở

mức 5,6-5,8%

Lạm phát sẽ tiếp tục ổn định ở mức 7%/năm

Tỷ giá USD/VND vẫn trong tầm kiểm soát của NHNN

Thị trường tiền tệ ổn định trong năm 2013 và triển vọng tích cực trong năm 2014

Mặt bằng lãi suất kỳ vọng tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2014

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

Năm 2013 được ghi nhận là 1 năm sôi động của thị trường sơ cấp với khối lượng

trúng thầu tăng trưởng mạnh so với năm 2012, lãi suất trúng thầu biến động theo chiều

hướng giảm mạnh vào thời điểm cuối quý II, xác lập đáy vào tháng 5 và tăng trở lại vào

cuối quý III nhưng lại giảm nhẹ trở lại vào tháng cuối năm

Thị trường thứ cấp sôi động và đạt mức thanh khoản cao trong năm 2013, tổng

giá trị giao dịch tăng mạnh so với năm 2012, trong đó giao dịch Outright chiếm tỷ trọng

chủ yếu trên thị trường (hơn 83% giá trị giao dịch toàn thị trường) và tập trung chủ yếu

vào các kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm

Thông tư 234/2012/TT-BTC và Quyết định 160/QĐ-UBCK ngày 15/3/2013 đã tạo

khung pháp lý thống nhất và xuyên suốt, gắn kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

TPCP, nâng cao chất lượng thông tin, tạo điểm tham chiếu lãi suất và hình thành đường

cong lãi suất trên thị trường TPCP, vốn được xem là cơ sở để thị trường phát triển lành

mạnh và minh bạch

Năm 2014 hứa hẹn là một năm sôi động cho thị trường trái phiếu khi kế hoạch

phát hành trái phiếu chính phủ trong năm 2014 đã được phê duyệt lên đến 280.000 tỷ

đồng và xu hướng lãi suất dự kiến sẽ tăng

Page 4: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 4

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

(600,000)

(400,000)

(200,000)

-

200,000

400,000

600,000

01

-11

03

-11

05

-11

07

-11

09

-11

11

-11

01

-12

03

-12

05

-12

07

-12

09

-12

11

-12

01

-13

03

-13

05

-13

07

-13

09

-13

11

-13

Tỷ VND

Diễn biến thị trường mở từ 2011 - 2013

Số đẩy ra Số hút về Khối lượng bơm/hút ròng

5%

7%

9%

11%

13%

15%

17%

10/1

/201

1

22/2

/201

1

1/4/

2011

4/5/

2011

17/5

/201

1

4/7/

2011

13/3

/201

2

11/4

/201

2

28/5

/201

2

11/6

/201

2

26/6

/201

2

27/6

/201

2

24/1

2/20

12

26/3

/201

3

13/5

/201

3

19/7

/201

3

Diễn biến lãi suất OMO

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

Lãi suất trúng thầu tín phiếu theo kỳ hạn

28 ngày 56 ngày 91 ngày

154 ngày 182 ngày

29% 27% 37% 2% 21%

81,263

32,784

103,131

6,994

58,274

0%

2000000%

4000000%

6000000%

8000000%

10000000%

12000000%

28 ngày 56 ngày 91 ngày 154 ngày 182 ngày

Tỷ đồng

Khối lượng tín phiếu phát hành theo kỳ hạn

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9%

Đóng góp của các ngành trong tăng trưởng GDP

Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ GDP Y/Y

Page 5: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 5

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

(Nguồn: GSO, Bloomberg, HNX, BVSC)

-0.5

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

0

5

10

15

20

25

01

/20

09

04

/20

09

07

/20

09

10

/20

09

01

/20

10

04

/20

10

07

/20

10

10

/20

10

01

/20

11

04

/20

11

07

/20

11

10

/20

11

01

/20

12

04

/20

12

07

/20

12

10

/20

12

01

/20

13

04

/20

13

07

/20

13

10

/20

13

Diễn biến CPI theo tháng và theo năm

CPI MoM CPI YoY

17000

18000

19000

20000

21000

22000

23000Diễn biến tỷ giá USD/VND từ năm 2011-2013

Tỷ giá NHTM Tỷ giá NHNN Tỷ giá tự do

0

5

10

15

20

25

01/2

01

0

03/2

01

0

05/2

01

0

07/2

01

0

09/2

01

0

11/2

01

0

01/2

01

1

03/2

01

1

05/2

01

1

07/2

01

1

09/2

011

11/2

01

1

01/2

01

2

03/2

01

2

05/2

01

2

07/2

01

2

09/2

01

2

11/2

01

2

01/2

01

3

03/2

01

3

05/2

01

3

07/2

01

3

09/2

01

3

11/2

01

3

%Chính sách lãi suất điều hành của NHNN và mặt bằng lãi suất thị trường

LS huy động LS cho vay LS tái chiết khấu LS tái cấp vốn LS OMO

Page 6: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 6

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

Kinh tế Việt Nam năm 2014 kỳ vọng sẽ khả quan hơn, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 5,6-5,8%.

Kết thúc năm 2013, GDP tăng 5,42% so với năm ngoái. Mặc dù không đạt mục tiêu 5,5% đã đưa ra vào

đầu năm nhưng vẫn cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012. Mức tăng trưởng này được xem là hợp lý

trong bối cảnh kinh tế thế giới còn bất ổn, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn và việc ổn định vĩ mô,

kiểm soát lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.

So sánh mức tăng trưởng theo từng khu vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng khu vực nông-lâm nghiệp-thuỷ sản

và khu vực công nghiệp-xây dựng đều cho thấy sự chậm lại so với năm ngoái. Cụ thể: mức tăng lần lượt

của hai khu vực này năm 2013 là 2,67% và 5,43%, trong khi đó mức tăng tương ứng ở cùng kỳ năm ngoái

là 2,68% và 5,75%. Ngược lại, khu vực dịch vụ vẫn tăng trưởng khả quan ở mức 6,56% cao hơn mức 5,9%

ở năm 2012. Có thể nói khu vực dịch vụ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GDP với đóng góp lớn

nhất là 2,85%, sau đó là khu vực công nghiệp-xây dựng là 2,09% và khu vực nông-lâm nghiệp-thuỷ sản là

0,48%.

Năm 2014 dự báo tiếp tục là một năm thử thách đối với nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam

nói riêng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ có điều kiện để cải thiện tốt hơn

như:

(1) Sản xuất và tiêu dùng trong nước đang phục hồi dần. Chỉ số PMI tháng 12/2013 đạt 51,8 điểm

mức cao nhất trong vòng 33 tháng qua. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy cả sản suất và tiêu dùng

đều phục hồi.

(2) Tăng trưởng xuất khẩu sẽ là động lực của nền kinh tế. Triển vọng kinh tế thế giới năm 2014 dự

báo sẽ khả quan hơn nhờ sự phục hồi của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản vả EU. Đây

đều là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam đang hướng đến Cộng đồng

ASEAN 2015, đàm phán và ký nhiều hiệp định thương mại tự do, đáng chú ý là Hiệp định đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút các dòng vốn

đầu tư nước ngoài cũng như tạo ra triển vọng tốt cho thị trường xuất khẩu. Do đó chúng tôi kỳ

vọng xuất khẩu sẽ khởi sắc trong năm 2014, đặc biệt ở các doanh nghiệp FDI.

(3) Tín dụng có thể tăng trưởng cao hơn. Thông tư 02 dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/6/2014 và sẽ

được NHNN cân nhắc áp dụng nhằm hạn chế khó khăn thêm cho các ngân hàng Việt Nam. VAMC

cũng đang nỗ lực trong việc giải quyết nợ xấu nhằm khơi thông dòng tín dụng. Do vậy, chúng tôi

kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2014 nhiều khả năng sẽ cao hơn năm 2013.

Với những cơ sở đã đưa ra cùng việc kiên định theo đuổi chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và

đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm

2014 sẽ đạt mức 5,6-5,8%.

Page 7: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 7

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

Lạm phát sẽ tiếp tục ổn định ở mức 7%/năm.

Năm 2013 là năm đánh dấu mức tăng thấp nhất của lạm phát trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng

chỉ tăng 6,04% so với năm ngoái, hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7% mà chính phủ đề ra từ

đầu năm. CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI

tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%. Chịu ảnh hưởng từ chính

sách điều chỉnh giá của Nhà nước, dẫn đầu mức tăng trong năm nay là nhóm hàng thuốc và dịch vu y tế

(tăng 18,97%); đứng thứ hai là nhóm hàng giáo dục (tăng 11,7%); tiếp đến là may mặc, mũ nón, giày dép

(tăng 6,83%); nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 5,49%); đồ uống, thuốc lá (tăng 4,19%)… Nhóm hàng ăn

và dịch vụ ăn uống có diễn biến khá ổn định trong cả năm và chỉ tăng 5,08% so với cùng kỳ năm ngoái,

góp phần quan trọng giúp lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Ngoài ra, đà hồi phục kinh tế chậm, sức

cầu tiêu dùng yếu cũng là yếu tố giúp mặt bằng giá cả ổn định.

Trong năm 2014, chúng tôi nhận thấy lạm phát sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

(1) Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch. Theo lộ

trình, giá điện có thể sẽ tăng 11%, các mặt hàng y tế tăng trung bình 20%, lương tối thiểu tăng

10% và giá xăng dầu, học phí cũng có thể sẽ tăng mạnh trong năm 2014.

(2) Trần bội chi ngân sách được nới rộng lên 5,3% có thể là rủi ro đối với lạm phát nếu hiệu quả đầu

tư công ở mức thấp.

(3) Tín dụng dự kiến tăng trưởng cao hơn và áp lực cung tiền tăng thông qua việc chiết khấu trái phiếu

của VAMC từ các ngân hàng.

(4) Tổng cung dự kiến sẽ cải thiện trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn còn khá yếu.

Dựa vào những giả định trên, chúng tôi dự báo lạm phát năm 2014 sẽ dao động quanh mức 7%.

Tỷ giá USD/VND vẫn trong tầm kiểm soát của NHNN.

Thị trường ngoại hối trải qua năm 2013 với diễn biến tương đối ổn định ngoại trừ đợt tăng cao bất thường

trước quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 1% vào giữa tháng 6/2013. Cán cân

thương mại thặng dư, cung USD dồi dào (nhờ các nguồn vốn FDI, ODA, kiều hối), dự trữ ngoại hối cải

thiện đáng kể (khoảng 32 tỷ USD, tương đương 12 tuần nhập khẩu) và chênh lệch lãi suất USD và VND

vẫn ở mức hợp lý là nguyên nhân chính góp phần ổn định tỷ giá trong năm qua.

Về triển vọng năm 2014, chúng tôi cho rằng VND vẫn sẽ chịu áp lực khi lạm phát tăng trở lại và lãi suất

tiền đồng tiếp tục giảm. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một số yếu tố có thể hỗ trợ tích cực lên diễn biến

như sau:

(1) Tình hình xuất khẩu dự kiến sẽ tốt hơn nhờ vào sự phục hồi của kinh tế thế giới. Nhu cầu đầu tư và

tiêu dùng trong nước vẫn khiêm tốn sẽ kéo theo nhu cầu nhập khẩu giảm. Do đó, cán cân thương

mại có thể tiếp tục thặng dư vào năm 2014.

Page 8: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 8

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

(2) Đầu tư nước ngoài gia tăng do kinh tế thế giới tăng trưởng tốt hơn trong năm tới (Ngân hàng thế

giới dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong hai năm 2014-2015 tương ứng là 3,0% và 3,3%, cao

hơn mức 2,2% trong năm 2013). Đồng thời, Việt Nam có khả năng thu hút đầu tư cao hơn với triển

vọng TPP được kí kết trong thời gian tới.

(3) Dự báo trong năm 2014 giá vàng thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá do định

hướng dần thu hẹp các gói nới lỏng định lượng của NHTW các nước trên toàn cầu. Điều này có

thể tác động tích cực lên thị trường vàng trong nước từ đó làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực đến thị

trường ngoại hối

(4) “Tỷ giá nếu được điều chỉnh sẽ không tăng quá 2%”. Đó là thông điệp thống đốc NHNN Nguyễn

Văn Bình đã phát đi ngay từ đầu năm 2014. Với dự trữ ngoại hối mạnh, NHNN có đủ nguồn lực để

can thiệp và giữ cho tỷ giá không tăng quá mục tiêu để ra.

Dựa trên cơ sở đã đưa ra, BVSC dự báo tỷ giá vào thời điểm cuối năm 2014 sẽ dao động trong

khoảng 21.300 đến 21.500 VND/USD.

Thị trường tiền tệ ổn định trong năm 2013 và triển vọng tích cực trong năm 2014.

Nhìn chung, năm 2013 là một năm khá bình lặng đối với thị trường tiền tệ. Tín dụng tăng trưởng chậm

trong khi huy động vốn vẫn ghi nhận những diễn biến tích cực khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng

tương đối ổn định trong năm 2013. Thị trường OMO giao dịch trầm lắng. NHNN tiếp tục duy trì trạng thái

hút ròng trên thị trường mở với khối lượng đạt 14.537 tỷ đồng, giảm 58,4% so với lượng hút ròng năm

2013. Sau hai lần điều chỉnh, lãi suất OMO giảm xuống mức 5,5% từ mức 7% ở cuối năm 2012. Như vậy,

đây là mức lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường mở kể từ năm 2008 đến nay.

Trong năm 2013 NHNN đã hút về 325.697 tỷ đồng thông qua việc phát hành tín phiếu, tăng 43,6% so với

năm ngoái. Trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày chiếm 29%; tín phiếu kỳ hạn 56 ngày chiếm 27%; tín phiếu

kỳ hạn 91 ngày chiếm 37%; tín phiếu kỳ hạn 154 ngày chiếm 2% và tín phiếu kỳ hạn 182 ngày chiếm

21%. Việc phát hành tín phiếu nhằm hút tiền về của NHNN được xem là biện pháp cân bằng cung tiền

trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm và huy động vẫn tương đối tốt.

Trên thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất chủ yếu duy trì ở mức thấp. Mặc dù, có những thời điểm

lãi suất biến động mạnh (tháng 7/2013 lãi suất từ mức dưới 1% tăng lên hơn 5%), nhưng nhờ sự can thiệp

kịp thời của NHNN, lãi suất đã nhanh chóng hạ nhiệt và ổn định ở mức 3-4% vào cuối năm 2013.

Chúng tôi cho rằng NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ

thống ngân hàng trong năm 2014. Việc phát hành tín phiếu sẽ được cân nhắc thực hiện trong thời điểm cần

thiết để điều tiết lượng cung tiền. Quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng và xử lý nợ xấu sẽ là mục tiêu

trọng tâm của năm nay. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014 từ 12-14%, cao hơn mức

11,5% ở năm 2013, tuy nhiên nguồn vốn tín dụng sẽ ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và xuất

khẩu để giảm những áp lực lên lạm phát về sau.

Page 9: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 9

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

Mặt bằng lãi suất kỳ vọng tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2014.

Cùng với xu hướng giảm tốc của lạm phát, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cũng liên tục giảm trong

năm 2013. Theo đó, tính đến cuối năm 2013 lãi suất chính sách (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu)

đã giảm khoảng 2% so với cuối năm 2012. Trần lãi suất huy động VND đã được NHNN cắt giảm hai lần.

Lãi suất huy động của các TCTD phổ biến ở mức 1-2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn

dưới 1 tháng; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 6-7%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng trở lên khoảng 7-

10%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp

nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 8,5-10%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác và tiêu

dùng ở mức 10-13%/năm, trong đó lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ từ 9-11%/năm. Động

thái giảm lãi suất trong năm vừa qua được xem là nỗ lực của NHNN nhằm kéo giảm mặt bằng lãi suất thị

trường, giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp và góp phần tháo gỡ những khó khăn cho nền kinh tế.

Trong năm 2014, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát vẫn được Chính phủ tiếp tục theo đuổi,

vì thế xu hướng biến động của lạm phát vẫn sẽ là cơ sở để NHNN đưa ra các quyết định điều hành chính

sách tiện tệ. Dựa trên dự báo lạm phát sẽ giao động ở mức 7% trong năm 2014, dư địa để NHNN tiếp tục

giảm lãi suất huy động là không nhiều.

VAMC có kể hoạch mua khoảng 70-100 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm nay và tổ chức tín dụng có thể

dùng trái phiếu của VAMC để vay vốn tái chiết khấu từ NHNN với tỷ lệ khoảng 70%. Lãi suất vay tái

chiết khấu khoảng 5%. Chúng tôi cho rằng: đây sẽ là yếu tố góp phần làm giảm chi phí huy động bình

quân của các tổ chức tín dụng từ đó tác động tích cực đến mặt bằng lãi suất cho vay trong năm 2014

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

-

50

100

150

200

250

KBNN VDB NHCSXH Total

Khối lượng TPCP và TPCPBL huy động thành công tại HNX (tỷ đồng)

2012

2013

38,494

43,760

30,225

2,500

7,270

15,100

12,010

500

2,100

9,050

6,580

2 năm

3 năm

5 năm

10 năm

TPCP và TPCPBL phát hành thành công năm 2013 tại HNX theo kỳ hạn (tỷ đồng)

KBNN VDB NHCSXH

Page 10: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 10

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

8.40%

7.43%7.80%

7.33%

9.45%

8.80%9.20%

8.39%

9.98%9.00% 9.30%

8.19%

Cao nhất năm - xác lập vào

tháng 1

Thấp nhất năm - xác lập vào

tháng 5

Cao nhất 6 tháng cuối năm

Thấp nhất năm - xác lập tháng 12

Biến động lãi suất trúng thầu trong năm 2013

KBNN - kỳ hạn 3 năm VDB - kỳ hạn 3 năm

NHCSXH - kỳ hạn 3 năm

9.83%10.30% 10.45%

9.79%

8.45%8.50%

9.45%

8.90%

2 năm 3 năm 5 năm 10 năm

Lãi suất phát hành TPCP theo kỳ hạn

2012 2013

-

50

100

150

200

250

300

350

Outright Repos Toàn thị trường

GTGD trên TTTP Chuyên biệt(tỷ đồng)

80%

20%

Tỷ trọng GTGD Outright năm 2013 của nhà đầu tư nước ngoài

Trong nước

Nước ngoài

51%

29%

19%

1%

Tỷ trọng GTGD Outright năm 2013 theo kỳ hạn còn lại

Dưới 3 năm

3 - 5 năm

5-10 năm

10-15 năm

40%

4%

56%

Tỷ trọng GTGD Outright năm 2013 phân loại theo Môi giới và Tự doanh

Môi giới

Tự doanh CTCK

Tự doanh NHTM

Page 11: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 11

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

(Nguồn: GSO, Bloomberg, HNX, BVSC)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

-0.4

-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

% %

CPI năm 2013

CPI MoM(lhs) CPI YoY(rhs)

5

6

7

8

9

10

1Y 2Y 3Y 5Y 7Y 10Y 15Y

Đường cong lợi suất của TPCP (%)

18/01/2013 29/03/2013 31/05/2013

26/07/2013 27/09/2013 29/11/2013

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Khối lượng chào thầu, khối lượng đấu thầu và khối lượng trúng thầu trên thị trường sơ cấp năm 2013 (tỷ đồng)

KL chào thầu KL đấu thầu KL trúng thầu

5

6

7

8

9

10

11

Biến động lợi suất TPCP và CPI YoY 2013

1Y 2Y 3Y 5Y 7Y 10Y CPI YoY (%)

Page 12: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 12

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

1) Thị trường trái phiếu Chính phủ sơ cấp sôi động

Khối lượng trái phiếu trúng thầu trên thị trường sơ cấp tăng mạnh trong năm 2013:

Năm 2013 được ghi nhận là một năm sôi động của hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ

cấp với khối lượng trái phiếu trúng thầu tăng mạnh so với năm 2012. Cụ thể, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức 336

phiên đấu thầu cho các tổ chức phát hành bao gồm: KBNN; Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính

sách xã hội, UBND Hà Nội với khối lượng trúng thầu đạt mức kỷ lục - hơn 194,8 nghìn tỷ đồng trên tổng khối

lượng gọi thầu là 370.398 tỷ đồng, tương ứng mức thành công là 52,59%. Trong đó, KBNN huy động được

hơn 143 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 73% giá trị trúng thầu toàn thị trường, tiếp theo là Ngân hàng Phát triển

Việt Nam với 40 nghìn tỷ đồng (21%), Ngân hàng Chính sách xã hội với 7.380 tỷ đồng (4%) và UBNDTP Hà

Nội với 4.400 tỷ đồng (2%).

Lãi suất trúng thầu biến động với biên độ lớn và theo sát diễn biến của thị trường lãi suất:

So với năm 2012, lãi suất trúng thầu năm 2013 giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn.Lãi suất trúng thầu trái phiếu và

tín phiếu giảm liên tục từ tháng 9/2012 và chạm đáy vào tháng 5/2013. Trong 5 tháng đầu năm, lãi suất trúng

thầu với trái phiếu kì hạn từ 2 đến 5 năm đã giảm 2-2,17%, tương đương mức giảm trong cả năm 2012. Xu

hướng giảm này kéo dài đến giữa tháng 6 và bắt đầu hồi phục nhẹ sau đó. Trong 6 tháng cuối năm, lãi suất

trúng thầu tăng liên tục và lập đỉnh vào tháng 10/2013, tuy nhiên giảm trở lại vào tháng cuối năm và xác lập

mức lãi suất trúng thầu gần với tháng 6.

Nhu cầu TPCP duy trì ở mức cao với tỷ lệ khối lượng đăng ký dự thầu trên khối lượng gọi thầu khoảng 2

lần:

Thị trường TPCP tiếp tục có những kết quả tích cực, góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô và giúp định hướng điều

hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá của Chính phủ. Trên thị trường sơ cấp đã hình thành rõ một thị

trường đấu thầu có xu hướng cạnh tranh cao, minh bạch về giá, giúp định hướng lãi suất nợ và tiết kiệm chi phí

vay. Các tổ chức phát hành đã thực hiện khá triệt để việc xây dựng lịch biểu phát hành chi tiết hàng tháng, quý,

nêu rõ khối lượng phát hành theo từng phương thức, từng loại kỳ hạn, công bố trước ngày tổ chức phát hành

trái phiếu trong năm nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư chủ động bố trí vốn tham gia thị trường.

Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) bảo lãnh thành công cho đợt phát hành 1.500 tỷ đồng trái

phiếu Chính phủ loại kỳ hạn 15 năm.

Toàn bộ 1.500 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu loại kỳ hạn 15 năm, phát hành ngày 30/6/2013 và đáo hạn ngày

30/6/2028 đã được BVSC bảo lãnh thành công với lãi suất phát hành là 8,98%/năm. Trái phiếu được phát hành

dưới hình thức ghi sổ, được đăng ký lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và được niêm yết,

giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội bắt đầu từ ngày 8/7/2013. Trước đó, việc lựa chọn nhà bảo

lãnh chính thức cho đợt bảo lãnh trái phiếu lần này đã được KBNN tiến hành công khai và minh bạch. Sau khi

đánh giá và thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ đăng ký cũng như năng lực của các tổ chức bảo lãnh là các công ty

chứng khoán lớn trên thị trường, KBNN đã chính thức chọn lựa BVSC là nhà bảo lãnh chính duy nhất cho đợt

phát hành trái phiếu lần này. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2006 KBNN phát hành trái phiếu với kỳ hạn

Page 13: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 13

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

15 năm và theo hình thức bảo lãnh. Đợt phát hành này đã được BVSC phân phối cho các nhà đầu tư là các

công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Trái phiếu kỳ hạn dài này rất phù hợp với các

sản phẩm bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm đã và đang cung cấp cho thị trường.

“Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020” đã được phê duyệt

Điểm nhấn của thị trường trái phiếu Việt Nam trong năm qua là “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt

Nam đến năm 2020” đã được phê duyệt tại Quyết định 261/QĐ-BTC ngày 1/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính. Đây là động lực quan trọng đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 với

định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện và phát triển thị

trường TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương trên cơ sở gắn kết giữa

thị trường chào bán sơ cấp và thị trường giao dịch thứ cấp. Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu là ổn định,

vững chắc, cấu trúc hiệu quả, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô, chất lượng và tính thanh khoản

của thị trường; đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ; phát triển hệ thống dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo thị

trường hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền

kinh tế; đồng thời, bảo đảm tính công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị

trường; tăng cường năng lực giám sát; từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

Trái phiếu Chính quyền địa phương (TPCQĐP) có bước chuyển mình rõ rệt

Các địa phương trong năm qua đã đua nhau phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, tạo nên làn sóng mới

trên thị trường TPCQĐP sôi động nhất trong vòng 5 năm qua. Đứng đầu là UBND TPHCM phát hành thành

công 3.480 tỷ đồng trái phiếu chính quyền TPHCM với 3 loại kỳ hạn là 3 năm, 5 năm và 10 năm. TPHCM chia

ra làm 2 đợt phát hành trong năm 2013 với khối lượng đợt 1 là 1.500 tỷ đổngvà đợt 2 là 1.980 tỉ đồng, lãi suất

trúng thầu giao động từ 8,35% đến 9,30% cho các kỳ hạn. Tiếp theo là UBND thành phố Hà Nội bán hết 1.000

tỉ đồng trái phiếu thủ đô kỳ hạn 3 năm, lãi suất đạt 8,7%/năm. Theo công bố của thành phố, trái phiếu xây dựng

thủ đô đợt này có mục đích huy động vốn để đầu tư 8 dự án trong danh mục các dự án trọng điểm. Cuối cùng

là UBND tỉnh Quảng Ninh đã phát hành 800 tỉ đồng trái phiếu 3 năm với mức lãi suất cố định 8,75%/năm. Lãi

suất thanh toán theo định kỳ mỗi năm một lần. Trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận tham gia các

giao dịch thị trường mở, chiết khấu, tái chiết khấu, vay tái cấp vốn. Bên cạnh đó, thông tin từ các tổ chức tài

chính cũng cho biết một số địa phương khác đang có kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương,

như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ

Trái phiếu doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực trong năm 2013:

Tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước năm 2013 đạt gần 40.000 tỷ đồng, một con số kỷ

lục, tăng gần 20% so với năm 2012. Lãi suất phát hành cao nhất là 15,5%/năm và thấp nhất là 9,8%/năm. Có

11 doanh nghiệp phát hành, trong đó 5 doanh nghiệp bất động sản, 2 doanh nghiệp sản xuất và 4 ngân hàng.

Ngoài trái phiếu trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thực hiện phát hành thành công trái phiếu ở

Page 14: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 14

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

thị trường quốc tế, với các loại hình doanh nghiệp phát hành đa dạng hóa gồm cả các doanh nghiệp nhà nước

và tư nhân, cổ phần như Vinacomin, HUD, Masan, HAGL, Vingroup...

(1) Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản: 5 doanh nghiệp bất động sản gồm CTCP Tập đoàn phát triển hạ

tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group), Vingroup, CTCP Đầu tư trung tâm thương mại Vinh, CTCP

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM và CTCP Hoàng Anh Gia Lai đã phát hành tổng cộng 16.600 tỷ đồng

trái phiếu, với lãi suất trung bình 14 - 15%/năm, biên lãi suất 4 - 5%/năm.Đợt phát hành của VIPD Group

là lớn nhất năm 2013, với khối lượng 7.600 tỷ đồng, gồm 3.800 tỷ đồng trái phiếu 2 năm và 3.800 tỷ đồng

trái phiếu 3 năm. Lượng tiền huy động được VIPD Group dùng để mua lại Tòa nhà Vincom Center A.Trái

phiếu có biên lãi suất cao nhất là của VIPD Group, ở mức 5%/năm, mặc dù lãi suất năm đầu tiên là 13%.

(2) Trái phiếu doanh nghiệp sản xuất: Vinacomin là doanh nghiệp phát hành nhiều thứ hai trong năm 2013

và đây cũng là năm phát hành nhiều nhất từ trước đến nay của tổng công ty Nhà nước này, với tổng khối

lượng 7.500 tỷ đồng. Đợt đầu tiên trị giá 2.500 tỷ đồng hồi quý I, Vinacomin phát hành với lãi suất

14,5%/năm cho kỳ đầu tiên và biên 3,6% cho các kỳ tiếp theo. Sang đến quý III, lãi suất phát hành giảm

mạnh xuống còn 11%/năm cho kỳ đầu tiên và biên 3,3% cho các kỳ tiếp theo. Đối với Masan, công ty này

phát hành 2.200 tỷ đồng trái phiếu hồi quý III, theo số liệu trong báo cáo tài chính của Công ty. Lãi suất

không được nêu trong báo cáo, tuy nhiên, nguồn tin liên quan đến đợt phát hành cho biết, lãi suất xấp xỉ

12%/năm.

(3) Trái phiếu ngân hàng: Có 4 tổ chức tín dụng cùng phát hành trong năm 2013 gồm: BIDV, VPBank,

HDBank và MaritimeBank. Với đặc thù là tổ chức tín dụng, các ngân hàng này đều phát hành trái phiếu

với lãi suất thấp, từ 9,8 - 10,5%/năm, mặc dù không dùng tài sản đảm bảo. Lãi suất phát hành cao nhất

trong nhóm này là của HDBank, với mức 10,5% cho kỳ đầu tiên và biên 2,5%/năm.

2. Thị trường thứ cấp đạt mức thanh khoản cao

Thông tư 234/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 hướng dẫn quản lý giao dịch TPCP, trái phiếu chính quyền địa

phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và Quyết định 160/QĐ-UBCK ngày 15/3/2013 về việc ban hành

Quy định chào mua, chào bán trên thị trường TPCP chính thức có hiệu lực trên thị trường TPCP ngày

18/3/2013 đã tạo khung pháp lý thống nhất và xuyên suốt, gắn kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

TPCP. Các văn bản này đã tạo nền tảng, củng cố mối liên kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp,

nâng cao chất lượng thông tin, tạo điểm tham chiếu lãi suất và hình thành đường cong lãi suất trên thị

trường TPCP, vốn được xem là cơ sở để thị trường phát triển lành mạnh và minh bạch.

Tổng giá trị giao dịch đạt mức kỷ lục

Thị trường thứ cấp sôi động và đạt mức thanh khoản cao trong năm 2013, tổng giá trị giao dịch tăng mạnh so

với năm 2012. Giao dịch TPCP đạt 313.000 tỷ đồng (gấp gần 2 lần so với giá trị giao dịch của cả năm 2012),

trong đó giao dịch Outright chiếm tỷ trọng chủ yếu trên thị trường (hơn 83% giá trị giao dịch toàn thị trường)

Page 15: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 15

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

và tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm. Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường trái phiếu Chính

phủ được cải thiện rõ rệt, doanh số giao dịch bình quân phiên tăng mạnh lên xấp xỉ 1.400 tỷ/phiên, gần gấp hai

lần so với năm 2012.

Nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường tích cực

Thêm vào đó, việc tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới gần 20% tổng lượng phát hành

mới trong năm 2013 cũng đã góp phần tích cực vào việc đa dạng hóa nền tảng nhà đầu tư cũng như gia tăng

thanh khoản cho thị trường. Trên thị trường thứ cấp, hoạt động giao dịch cũng trở nên sôi động hơn với sự

tham gia tích cực của khối ngoại trong nửa đầu năm. Họ mua ròng mạnh hơn nửa tỷ USD TPCP trong 5 tháng

đầu năm 2013. Tuy nhiên, các lo ngại về việc FED cắt giảm QE3 đã khiến khối này bán mạnh trong thời gian

sau đó dù họ đã trở lại mua ròng nhẹ vào cuối năm. Tính chung cả năm 2013, khối ngoại đã mua ròng khoảng

88 triệu USD TPCP.

Các ngân hàng tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo trên thị trường thứ cấp

Với kho trái phiếu trúng thầu chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường sơ cấp, các ngân hàng tiếp tục là chủ thể chính

đóng góp tích cực cho tính thanh khoản của thị trường thứ cấp trong năm 2013. Ngân hàng và các tổ chức tín

dụng là khu vực cung cấp phần lớn các nguồn vốn cho đầu tư của nền kinh tế và cũng là nguồn cầu chủ yếu đối

với trái phiếu. Mục tiêu chủ yếu mua trái phiếu, đặc biệt TPCP, của các ngân hàng thương mại là để đảm bảo

khả năng thanh khoản và công cụ trong giao dịch với Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, các công ty chứng

khoán cũng tham gia với mục đích đầu tư tài chính. Tính tới thời điểm hiện nay, theo số liệu của Bộ Tài Chính,

đã có 25 ngân hàng thương mại và 27 công ty chứng khoán là thành viên của thị trường TPCP.

Hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 đã chính thức được đưa vào vận hành

Về hệ thống giao dịch thứ cấp, ngày 18/3/2013, Sở đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống giao dịch TPCP

phiên bản 2 hỗ trợ đa thị trường, đa tiền tệ. Đây là hệ thống hiện đại tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch

tín phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo được sự liên thông giữa đấu thầu với giao dịch công cụ nợ ngắn

hạn và dài hạn. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của thị trường trái phiếu khi góp phần

đồng bộ hóa hệ thống giao dịch TPCP cũng như tăng cường sự kết nối chặt chẽ giữa thị trường sơ cấp và thứ

cấp.

Tiếp tục thực hiện chương trình hoán đổi TPCP nhằm tăng quy mô mã trái phiếu và thúc đẩy thanh khoản

cho thị trường.

Năm 2013, Sở GDCK Hà Nội tiếp tục phối hợp với KBNN thực hiện hoán đổi 4 đợt, giảm 6 mã TPCP, khối

lượng trái phiếu được hoán đổi là 33,42 triệu trái phiếu. Đến nay, chương trình hoán đổi trái phiếu kết hợp với

phát hành lô lớn đã giảm được số mã trái phiếu Kho bạc từ 175 mã vào thời điểm cuối năm 2010 xuống chỉ

còn gần 90 mã, với quy mô bình quân mã tăng từ 650 tỷ đồng năm 2010 lên hơn 3.000 tỷ đồng, góp phần tăng

thanh khoản cho TPCP.

Page 16: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 16

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

Lợi suất TPCP diễn biến theo sát lãi suất trúng thầu, thể hiện xu hướng giảm trong năm 2013

Lợi suất trái phiếu giao dịch giảm mạnh về lần lượt 6,90% và 7,40% cho kỳ hạn 2 và 3 năm tính đến cuối năm

2013 so với mức đầu năm là 8,90% và 9,10% nhờ lãi suất liên ngân hàng giữ ở mức thấp, và lãi suất trúng thầu

giảm mạnh. Hầu hết các giao dịch tập trung ở kỳ hạn ngắn hạn, và nhu cầu tập trung cao đối với TPCP hơn là

TPCP bảo lãnh. Tuy nhiên, càng về cuối năm, nhà đầu tư dần chuyển dịch sang TPCP bảo lãnh với mức lợi

suất tương đối hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc vận hành Hệ thống đường cong lợi suất TPCP trên SGDCK Hà Nội

cũng được đánh giá là một trong các chỉ báo thanh khoản quan trọng giúp cơ quan quản lý, tổ chức phát hành

và nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định xu thế của thị trường và định giá trái phiếu khi xem xét đầu tư vào Việt

Nam

3. Dự báo thị trường trái phiếu trong năm 2013

Thị trường sơ cấp tiếp tục sôi động và hấp dẫn các nhà đầu tư

(1) Đặt trong bối cảnh Thông tư 02 của NHNN về phân loại tài sản ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng

6.2014 tới, các ngân hàng sẽ càng phải thận trọng hơn trong hoạt động cho vay. Do đó, kể cả khi tăng trưởng

tín dụng tăng mạnh trong tháng cuối năm 2013, việc mở rộng tín dụng cũng sẽ vẫn diễn ra ở mức độ vừa phải

trong năm 2014 khi các ngân hàng sẽ duy trì chính sách cho vay thận trọng và tiếp tục đầu tư vào trái phiếu để

tìm kiếm sự an toàn.

(2) Bên cạnh đó, lượng trái phiếu và tín phiếu đáo hạn trong năm 2014 sẽ là rất lớn (ước khoảng hơn 132.000 tỷ

đồng) trong khi nhu cầu vốn chưa cho thấy có sự cải thiện rõ rệt và tín dụng chưa có dấu hiệu khởi sắc. Vì vậy,

BVSC cho rằng trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ có áp lực giải ngân vào trái phiếu và tiếp tục tham gia thị

trường tích cực với xu hướng lãi suất duy trì mức ổn định theo chiều hướng tăng nhẹ.

(3) Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể tận dụng cơ hội nguồn vốn giá rẻ đề đầu tư vào những tài sản an toàn có lợi

suất trên 5%/năm. Trong trường hợp đó, trái phiếu sẽ là lựa chọn tối ưu trong thời điểm hiện tại so với các

kênh đầu tư khác như vàng hay bất động sản.

(4) Hơn nữa, mặt bằng lãi suất tiền gửi được kỳ vọng tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2014 sẽ hướng nhu cầu đầu tư

của các công ty bào hiểm sang lĩnh vực trái phiếu với lãi suất hấp dẫn hơn nhằm gia tăng lợi nhuận.

Thị trường thứ cấp tiếp tục duy trì mức thanh khoản cao

(1) Hai nguồn tài chính khổng lồ cho hệ thống ngân hàng trong năm 2014 là trái phiếu, tín phiếu đáo hạn năm

2014 tương đương khoảng 132.560 tỷ đồng và số trái phiếu đặc biệt nhận từ Công ty Quản lý Tài sản của các

TCTD Việt Nam (VAMC) để đổi nợ xấu. Do lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2014 tăng mạnh, lạm phát dự

kiến được kiểm soát ở mức tốt và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất ở mức thấp nên

BVSC cho rằng mặc dù lợi suất trái phiếu xuống rất thấp, kênh đầu tư trái phiếu sẽ vẫn tiếp tục hút tiền trong

thời gian tới do các NH vẫn cần sự an toàn cao.

(2) Các giao dịch Repo dự kiến vẫn diễn ra sôi động do nhu cầu cân nguồn của tổ chức tài chính. Tuy nhiên, trong

năm 2014, giao dịch Repo sẽ khó tăng cao hơn năm 2013 vì chênh lệch giữa lãi suất repo và lãi suất tiền gửi

Page 17: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 17

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

không còn ở mức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư do mặt bằng lãi suất tiền gửi được kỳ vọng tiếp tục giảm nhẹ

trong năm 2014.

Lãi suất trúng thầu trong năm 2014 sẽ có xu hướng tăng

(1) Liên quan đến nguồn cung trái phiếu, lượng trái phiếu phát hành sẽ gia tăng mạnh với tổng giá trị trái phiếu

chính phủ phải huy động trong năm 2014 lên tới 280.000 tỷ đồng trong khi tổng giá trị trái phiếu và tín phiếu

đáo hạn vào khoảng 132.000 tỷ đổng. Hai con số này chênh nhau khá lớn cho thấy áp lực phát hành trái phiếu

để hoàn thành được chỉ tiêu là khá cao. Điều này sẽ phần nào ảnh hường đến diễn biến của lãi suất và nếu dựa

trên yếu tố cung-cầu thì lãi suất sẽ có áp lực tăng.

(2) Bên cạnh đó, bước sang năm 2014, trọng tâm của công tác điều hành chính sách tiền tệ sẽ là thúc đẩy tăng

trưởng tín dụng, điều này sẽ ảnh hường đến các khoản đầu tư cho thị trường trái phiếu của các ngân hàng

thương mại và các tổ chức tín dụng phần nào bị hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hường đến áp lực tăng

lãi suất.

(3) BVSC dự báo lợi suất có thể dao động vào khoảng 7% đến 8.5% .Lãi suất ở mức thấp hơn trong 6 tháng đầu

năm rồi tăng lên trong 6 tháng cuối năm. Lợi suất trái phiếu Chính phủ sẽ diễn biến theo sát với lãi suất trúng

thầu trên thị trường sơ cấp và tiếp tục đi theo đúng nguyên tắc đường cong lợi suất, kỳ hạn dài sẽ có lãi suất

cao hơn kỳ hạn ngắn.

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là các chủ thể quan trọng tham gia thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu Việt nam đang xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế thu hút nhà đầu tư nước ngoài

tham gia thị trường thông qua rà soát, điều chỉnh hợp lý chính sách thuế và phí giao dịch trái phiếu, áp dụng

các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư nước ngoài; khuyến khích các tổ chức nước

ngoài phát hành các chứng chỉ lưu ký toàn cầu được niêm yết trên thị trường nước ngoài với tài sản cơ sở là

TPCP trong nước.

Đa dạng hóa công cụ giao dịch và các sản phẩm giao dịch phái sinh, tạo thêm nhiều lựa chọn cho các nhà

đầu tư và giảm thiểu rủi ro thị trường

Sự phát triển của thị trường TPCP gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức thông tin tài chính lớn

như Reuters và Bloomberg. Cụ thể, Bloomberg sẽ kết nối thông tin với Sở từ tháng 7/2014 để thiết lập cơ chế

trao đổi thông tin hai chiều, trực tuyến giữa hệ thống trái phiếu của Sở GDCK Hà Nội và hệ thống trái phiếu

của Bloomberg nhằm tổng hợp toàn diện dữ liệu giao dịch thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động giao dịch

của thị trường TPCP Việt Nam. Bên cạnh đó, ngoài việc hoàn thành dự thảo Bộ nguyên tắc xây dựng và quản

lý chỉ số trái phiếu (Bond index) và chạy thử nghiệm bộ dữ liệu chỉ số trái phiếu Kho bạc; Sở cũng đang tiếp

tục triển khai phát triển các sản phẩm mới như When issued, Bond future, Bond options, Cross repos currency,

đến nay đang trong giai đoạn hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương dự kiến sẽ tiếp tục phát triển khi nguồn vốn ngân sách ko đủ

đáp ứng nhu cầu phát triển của từng địa phương và các khung pháp lý mới ra đời cũng đã tạo cơ sở để các địa

phương chủ động trong kế hoạch huy động vốn cho địa phương nhằm phát triển kinh tế xã hội.

Page 18: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

Xin mời đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo này 18

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

Nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2014 có thể giảm nhẹ so với 2013 do chênh lệch lãi suất

giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ bị thu hẹp tương đối mạnh trong năm 2013, cộng với việc

Thông tư 02/2012/TT-NHNN với các quy định chặt chẽ hơn về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của

tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực từ tháng 6/2014.

Năm 2014 hứa hẹn là một năm sôi động cho thị trường trái phiếu khi khối lượng phát hành trái phiếu đã

được thông qua lên đến 280.000 tỷ đồng, bao gồm 210.000 tỷ đồng TPCP và 70.000 tỷ đồng TPCP bảo lãnh.

Trong đó, trái phiếu kỳ ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế khi kế hoạch phát hành cụ thể của TPCP theo kỳ hạn là

40.000 tỷ đồng cho kỳ hạn dưới 1 năm, 55.000 tỷ đồng kỳ hạn 2 năm, 60.000 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, 40.000 tỷ

đồng kỳ hạn 10 năm và 5.000 tỷ đồng kỳ hạn 15 năm.

Kế hoạch phát hành chi tiết năm 2014 của KBNN

Kỳ hạn Giá trị

Dưới 1 năm 40.000 tỷ đồng

2 năm 55.000 tỷ đồng

3 năm 60.000 tỷ đồng

5 năm 40.000 tỷ đồng

10 và 15 năm 5.000 tỷ đồng

Page 19: BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2014_02_12/TPhieu.pdfBÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013 Tính đến ngày 31/12/2013, quy mô huy động

BÁO CÁO TRÁI PHIẾU NĂM 2013

Khuyến cáo sử dụng

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích này đã được xem xét cẩn trọng, tuy nhiên Công ty Cổ phần

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với tính chính xác của những thông tin được

đề cập đến trong báo cáo. Mọi quan điểm cũng như nhận định phân tích trong bản tin cũng có thể được thay đổi

mà không cần báo trước. Báo cáo chỉ nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mà không hàm ý khuyến cáo người đọc

mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Người đọc chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn thông tin

tham khảo.

BVSC có thể có những hoạt động hợp tác kinh doanh với các đối tượng được đề cập đến trong báo cáo. Người đọc

cần lưu ý rằng BVSC có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi thực hiện báo cáo phân tích này.

Báo cáo này có bản quyền và là tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Mọi hành vi sao

chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của BVSC đều trái luật. Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Chứng

khoán Bảo Việt.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT

Trụ sở chính: 8 Lê Thái Tổ. quận Hoàn Kiếm. Hà Nội Chi nhánh: Lầu 8. 233 Đồng Khởi. Quận 1. Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (844) 3 928 8080 - Fax: (844) 3 928 9888 Điện thoại: (848) 3 914 6888 - Fax: (848) 3 914 7999

Chuyên viên phân tích vĩ mô:

Hà Thị Thu Hằng [email protected]

Chuyên viên phân tích trái phiếu:

Đặng Mai Trang [email protected]

Chịu trách nhiệm nội dung:

ThS. Nguyễn Thị Hải Yến [email protected]