bÁo cÁo tỔng quan kinh tẾ vĨ mÔ - pgbank.com.vn€¦ · nhật bản đón nhận nhiều...

9
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội Tháng 09/2017 Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố biên bản cuộc họp tháng 9 của cơ quan này, trong đó một số quan chức Fed muốn có thêm dấu hiệu củng cố việc lạm phát ở mức cao hơn trước khi nâng lãi suất vào tháng 12 tới. Kinh tế Mỹ đón nhận nhiều tin tức tích cực trong tháng 9 khi số liệu GDP quý 2/2017 sau điều chỉnh tăng cao hơn ước tính, lĩnh vực sản xuất tăng tốc, CPI tăng khi giá năng lượng tăng, doanh số bán lẻ đảo chiều tăng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) cho biết sẽ đưa ra mức lãi suất cho vay qua đêm không có đảm bảo mới trước năm 2020 trong quá trình cải cách các mức lãi suất. Trong tháng 9, kinh tế khu vực đón nhận nhiều tin tức trái chiều khi lĩnh vực sản xuất tăng trưởng ở mức cao nhất 6 năm, thặng dư thương mại mở rộng nhờ xuất khẩu tăng, niềm tin người tiêu dùng tăng lên mức cao nhất từ năm 2001, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Thành viên hội đồng chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Makoto Sakurai cho rằng BOJ nên duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay và kiên trì mục tiêu lạm phát 2% vì điều này góp phần ổn định tỷ giá trong dài hạn và qua đó góp phần ổn định giá cả. Nhật Bản đón nhận nhiều tin tức kinh tế trái chiều trong tháng 9 khi lĩnh vực sản xuất mở rộng với tốc độ nhanh hơn tháng trước, CPI và doanh số bán lẻ tăng cao hơn dự báo. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp và chi tiêu hộ gia đình đều tăng thấp hơn dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục ổn định. Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 7% trong nửa sau năm 2017 nhờ tốc độ tăng nhanh của chi tiêu hộ gia đình. Tuy nhiên, những chỉ báo kinh tế cuối quý 3 ít ủng hộ điều này khi GDP quý 3 chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của quý 2, lĩnh vực sản xuất bất ngờ giảm tốc sau 3 tháng tăng tốc liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại do giá thực phẩm giảm và thặng dư thương mại thu hẹp khi nhập khẩu tăng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 6,41% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016, GDP đặc biệt tăng tốc trong quý 3 với mức tăng tới 7,46%. Sản xuất công nghiệp sau 9 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với đóng góp quan trọng của Samsumg và Formosa. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9/2017 tăng nhẹ lên mức 53,3 điểm, chủ yếu do số đơn đặt hàng mới, số đơn hàng xuất khẩu và việc làm tăng nhanh hơn nhờ nhu cầu khách hàng tăng. Tổng mức bán lẻ 9 tháng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 9,2%, cao hơn mức tăng 9% của cùng kỳ năm 2016. BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ Tóm tắt nội dung Những người thực hiện: Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối Bùi Quỳnh Vân Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243 Nguyễn Thị Diệu Linh Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 644

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội

Tháng 09/2017

Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố biên bản cuộc họp tháng 9 của cơ quan này,

trong đó một số quan chức Fed muốn có thêm dấu hiệu củng cố việc lạm phát ở mức cao hơn

trước khi nâng lãi suất vào tháng 12 tới. Kinh tế Mỹ đón nhận nhiều tin tức tích cực trong

tháng 9 khi số liệu GDP quý 2/2017 sau điều chỉnh tăng cao hơn ước tính, lĩnh vực sản xuất

tăng tốc, CPI tăng khi giá năng lượng tăng, doanh số bán lẻ đảo chiều tăng mạnh và tỷ lệ thất

nghiệp giảm.

Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) cho biết sẽ đưa ra mức lãi suất cho vay qua đêm

không có đảm bảo mới trước năm 2020 trong quá trình cải cách các mức lãi suất. Trong

tháng 9, kinh tế khu vực đón nhận nhiều tin tức trái chiều khi lĩnh vực sản xuất tăng trưởng ở

mức cao nhất 6 năm, thặng dư thương mại mở rộng nhờ xuất khẩu tăng, niềm tin người tiêu

dùng tăng lên mức cao nhất từ năm 2001, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp ổn định.

Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ giảm tháng thứ 2 liên tiếp.

Thành viên hội đồng chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Makoto

Sakurai cho rằng BOJ nên duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay và kiên trì mục tiêu

lạm phát 2% vì điều này góp phần ổn định tỷ giá trong dài hạn và qua đó góp phần ổn định

giá cả. Nhật Bản đón nhận nhiều tin tức kinh tế trái chiều trong tháng 9 khi lĩnh vực sản xuất

mở rộng với tốc độ nhanh hơn tháng trước, CPI và doanh số bán lẻ tăng cao hơn dự báo. Tuy

nhiên, sản xuất công nghiệp và chi tiêu hộ gia đình đều tăng thấp hơn dự kiến, tỷ lệ thất

nghiệp tiếp tục ổn định.

Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cho rằng tăng

trưởng kinh tế sẽ đạt mức 7% trong nửa sau năm 2017 nhờ tốc độ tăng nhanh của chi tiêu hộ

gia đình. Tuy nhiên, những chỉ báo kinh tế cuối quý 3 ít ủng hộ điều này khi GDP quý 3 chỉ

tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của quý 2, lĩnh vực sản xuất bất ngờ

giảm tốc sau 3 tháng tăng tốc liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại do giá thực phẩm

giảm và thặng dư thương mại thu hẹp khi nhập khẩu tăng.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 ước

đạt 6,41% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016,

GDP đặc biệt tăng tốc trong quý 3 với mức tăng tới 7,46%. Sản xuất công nghiệp sau 9 tháng

đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với đóng góp quan trọng của Samsumg và

Formosa. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9/2017 tăng nhẹ lên mức 53,3 điểm, chủ

yếu do số đơn đặt hàng mới, số đơn hàng xuất khẩu và việc làm tăng nhanh hơn nhờ nhu cầu

khách hàng tăng. Tổng mức bán lẻ 9 tháng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại

trừ yếu tố giá thì tăng 9,2%, cao hơn mức tăng 9% của cùng kỳ năm 2016.

BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

Tóm tắt nội dung

Những người thực hiện:

Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử

dụng ở trang cuối

Bùi Quỳnh Vân

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243

Nguyễn Thị Diệu Linh

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 644

2

MỸ

GDP quý 2/2017 tăng cao hơn quý 1: Tăng trưởng kinh tế Mỹ quý 2 đạt 3,1%, cao hơn số

liệu ước tính trước đó là 3% đồng thời cao hơn mức dự báo tăng 3% của các chuyên gia kinh

tế. Theo đó, tăng trưởng GDP quý 2 tiếp tục tăng nhanh hơn so với mức tăng 1,2% trong quý

đầu tiên. GDP quý 2 điều chỉnh tăng do đầu tư hàng tồn kho tư nhân và chi tiêu tiêu dùng tăng.

Lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng tốc trong tháng 9: Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản

xuất trong tháng 9 tăng lên mức 60,8 điểm từ mức 58,8 điểm hồi tháng 8, trái dự báo giảm

xuống mức 57,9 điểm của các chuyên gia kinh tế. PMI tăng một phần do số đơn đặt hàng mới

tăng mạnh, chỉ số đơn đặt hàng mới tăng lên mức 64,6 điểm trong tháng 9 từ mức 60,3 trong

tháng 8. Bên cạnh đó chỉ số lao động cũng tăng lên mức 60,3 điểm trong tháng 9 từ mức 59,9

điểm trong tháng 8.

CPI tiếp tục đà tăng do giá năng lượng tăng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ hơn dự

báo trong tháng 9 khi chỉ tăng 0,5% sau khi tăng 0,4% vào tháng 8. Các chuyên gia kinh tế dự

báo CPI tháng 9 sẽ tăng 0,6%. Mức tăng của CPI tháng 9 được đóng góp phần lớn do giá năng

lượng tăng 6,1% sau khi giảm 2,8% vào tháng 8. Giá gas tăng 13,1% do cơn bão Hurricane

Harvey và đóng góp khoảng 3/4 vào tổng mức tăng của CPI chung. So với cùng kỳ năm trước,

CPI tháng 9 tăng 2,2% sau khi tăng 1,9% vào tháng 8, CPI cơ bản tăng 1,7%.

Doanh số bán lẻ đảo chiều tăng mạnh: Doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 9 đã tăng

mạnh 1,6% so với tháng trước sau khi giảm 0,1% vào tháng 8, thấp hơn mức dự báo tăng 1,7%

của các chuyên gia kinh tế. Doanh số bán lẻ tăng một phần do giá gas tăng đẩy doanh số bán

gas tăng 5,8%, doanh số bán lẻ mô tô và phụ tùng cũng tăng 3,6% trong tháng 9 sau khi giảm

2,1% vào tháng 8. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tháng 9 tăng 4,4%.

Niềm tin người tiêu dùng giảm thấp hơn dự báo: Chỉ số phản ánh niềm tin người tiêu dùng

Mỹ đã giảm nhẹ trong tháng 9 xuống 95,1 điểm từ mức 96,8 điểm của tháng trước, đồng thời

thấp hơn dự báo ở mức 95,3 điểm của các chuyên gia kinh tế. Chỉ số phản ánh kỳ vọng của

người tiêu dùng đã giảm xuống 84,4 trong tháng 9 từ 87,7 trong tháng 8, trong khi chỉ số điều

kiện kinh tế hiện tại đã tăng lên 111,7 điểm từ mức 110,9.

Tỷ lệ thất nghiệp giảm: Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 bất ngờ giảm 33 nghìn việc làm,

trái với mức tăng thêm 169.000 nghìn việc làm sau điều chỉnh của tháng 8. Theo đó, tỷ lệ thất

nghiệp trong tháng 9 đã giảm xuống mức 4,2% từ mức 4,4% trong tháng 8, thấp hơn dự báo

của các chuyên gia kinh tế sẽ ở mức 4,4%

Fed muốn có thêm dấu hiệu củng cố việc lạm phát ở mức cao hơn trước khi nâng lãi suất

vào tháng 12 tới: Theo biên bản cuộc họp tháng 9 của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed), một số

quan chức Fed muốn có thêm dấu hiệu củng cố việc lạm phát ở mức cao hơn trước khi nâng

lãi suất vào tháng 12 tới. Trong khi đó, một số quan chức khác cho rằng đợi lạm phát đạt mức

mục tiêu 2% mới tăng lãi suất là một sai lầm, một số khác thì ủng hộ việc kiên nhẫn. Fed đã

nâng lãi suất 2 lần trong năm 2017, nhưng những kế hoạch gần đây cho thấy cơ quan này sẽ

nâng lãi suất lần thứ 3 vào cuối năm nay.

Biểu đồ 2: PMI sản xuất (ISM)

Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố biên bản cuộc họp tháng 9 của cơ quan này,

trong đó một số quan chức Fed muốn có thêm dấu hiệu củng cố việc lạm phát ở mức cao

hơn trước khi nâng lãi suất vào tháng 12 tới. Kinh tế Mỹ đón nhận nhiều tin tức tích cực

trong tháng 9 khi số liệu GDP quý 2/2017 sau điều chỉnh tăng cao hơn ước tính, lĩnh vực

sản xuất tăng tốc, CPI tăng khi giá năng lượng tăng, doanh số bán lẻ đảo chiều tăng

mạnh và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Biểu đồ 3: CPI mm

Biểu đồ 4: Niềm tin người tiêu dùng

Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 1: GDP qq

2,7

1,6

0,5 0,6

2,2

2,8

1,8

1,2

3,1

0

1

2

3

4

6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16 3/17 6/17

%

60,8

46

48

50

52

54

56

58

60

62

09/15 03/16 09/16 03/17 09/17

0,5%

-0,8%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

0,8%

9/14 12/14 3/15 6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16 3/17 6/17 9/17

95,1

86

88

90

92

94

96

98

100

9/15 11/15 1/16 3/16 5/16 7/16 9/16 11/16 1/17 3/17 5/17 7/17 9/17

4,2

4,0

4,2

4,4

4,6

4,8

5,0

5,2

9/15 3/16 9/16 3/17 9/17

%

3

CHÂU ÂU

Lĩnh vực sản xuất tăng lên mức cao nhất hơn 6 năm: Lĩnh vực sản xuất tăng trưởng mạnh

nhất hơn 6 năm rưỡi qua trong tháng 9 khi PMI sản xuất tăng lên mức 58,1 điểm từ mức 57,4

điểm của tháng 8. Đây cũng là tháng đánh dấu ngành sản xuất khu vực mở rộng tháng thứ 51

liên tiếp. PMI tháng 9 tăng mạnh đưa mức điểm trung bình quý 3 đạt 57,4 điểm, cao nhất kể từ

quý đầu năm 2011. Chris Williamson, kinh tế trưởng của IHS Markit cho biết sự hồi phục thể

hiện rộng khắp toàn khu vực khi nhu cầu tăng trưởng đã nâng đỡ tất cả các ngành sản xuất.

Chỉ số giá tiêu dùng giữ ổn định so với tháng trước trong khi lạm phát cơ bản tăng chậm

lai: CPI ước tính sơ bộ khu vực tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 9, bằng mức

tăng của tháng 8 và thấp hơn mức tăng dự báo 1,6% của các chuyên gia kinh tế. CPI cơ bản

sau khi loại trừ năng lượng, thực phẩm, đồ uống có cồn và thuốc lá tăng chậm hơn tháng trước

khi chỉ đạt mức 1,1%, thấp hơn mức tăng 1,2% của tháng 8.

Doanh thu bán lẻ tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp: Doanh thu bán lẻ tháng 8 đã giảm

0,5% sau khi giảm 0,3% trong tháng 7 , trái dự báo tăng lên 0,3% của các chuyên gia kinh tế.

So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tháng 8 tăng với tốc độ chậm hơn là 1,2% sau khi

tăng lên 2,3% vào tháng 7 đã được điều chỉnh từ 2,6%.

Thặng dư thương mại tháng 8 tăng mạnh nhờ xuất khẩu tăng: Thặng dư thương mại sau

điều chỉnh mùa vụ tháng 8 đạt 21,6 tỷ EUR, cao hơn mức 17,9 tỷ EUR của tháng 7. Trong đó,

xuất khẩu tăng 2,5% so với tháng trước còn nhập khẩu chỉ tăng 0,4%.

Niềm tin người tiêu dùng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2001: Niềm tin người người

tiêu dùng cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 9 lên mức cao nhất kể từ năm 2001. Chỉ số

niềm tin người tiêu dùng sơ bộ tháng 9 tăng lên mức –1,2 điểm, cao hơn mức dự báo ổn định ở

–1,5 điểm của tháng 8. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Cộng đồng Châu Âu (EU) tháng 9

cũng tăng lên mức –1,5 điểm từ mức –2,3 điểm của tháng 7 và tháng 8.

Tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp nhất hơn 8 năm: Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone trong

tháng 8 ổn định ở mức 9,1% của tháng 7, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Số lượng người

không có việc làm của khu vực hiện ở mức 14,751 triệu người, giảm 42.000 người so với

tháng 7 và giảm 1,319 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

ECB dự kiến đưa ra mức lãi suất cho vay qua đêm không có đảm bảo mới trước năm

2020: Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã quyết định đưa ra lãi suất cho vay qua đêm

không có đảm bảo mới trước năm 2020 trong quá trình cơ quan này cải cách các mức lãi suất.

Lãi suất này sẽ bổ sung cho các mức lãi suất tiêu chuẩn hiện nay đóng vai trò mức một mức

tham chiếu. Các nội dung quan trọng của lãi suất này sẽ được gửi tới các thành viên thị trường

vào năm 2018.

Biểu đồ 6: PMI sản xuất

Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) cho biết sẽ đưa ra mức lãi suất cho vay qua đêm

không có đảm bảo mới trước năm 2020 trong quá trình cải cách các mức lãi suất. Trong

tháng 9, kinh tế khu vực đón nhận nhiều tin tức trái chiều khi lĩnh vực sản xuất tăng trưởng ở

mức cao nhất 6 năm, thặng dư thương mại tăng mạnh nhờ xuất khẩu tăng, niềm tin người tiêu

dùng tăng lên mức cao nhất từ năm 2001, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Tuy

nhiên, doanh thu bán lẻ giảm tháng thứ 2 liên tiếp.

Biểu đồ 8: Doanh số bán lẻ mm

Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

Biểu đồ 9: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 5: GDP qq

0,3

0,50,5 0,5

0,3

0,4

0,6 0,6

0,7

0,0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16 3/17 6/17

%

58,1

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

09/15 12/15 03/16 06/16 09/16 12/16 03/17 06/17 09/17

1,5%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

2,0%

9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16 3/17 6/17 9/17

-0,5%

-1,0%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

08/14 08/15 08/16 08/17

9,1

9,0

9,5

10,0

10,5

11,0

11,5

12,0

12,5

08/12 02/13 08/13 02/14 08/14 02/15 08/15 02/16 08/16 02/17 08/17

%

4

NHẬT BẢN

Lĩnh vực sản xuất mở rộng với tốc độ nhanh hơn tháng trước: Chỉ số nhà quản trị mua

hàng trong lĩnh vực sản xuất (PMI) tháng 9 tăng lên mức 52,9 điểm từ mức 52,2 điểm trong

tháng 8. Sản lượng, số đơn đặt hàng mới đều tăng với tốc độ nhanh trong khi đó tăng trưởng

về việc làm là yếu nhất kể từ tháng 11/2016.

Sản xuất công nghiệp tăng thấp hơn ước tính: Sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng thấp hơn

ước tính khi chỉ đạt mức tăng 2% so với tháng trước sau khi giảm 0,8% vào tháng 7, thấp hơn

ước tính tăng 2,1% đưa ra trước đó. So với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp tháng 8

tăng tốc lên mức 5,3% từ mức tăng 4,7% của tháng 7.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn tháng trước: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng

0,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự báo tăng 0,6% và cao hơn mức tăng 0,4% của

tháng 7. CPI cơ bản sau khi loại trừ thực phẩm tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, trùng dự

báo và cao hơn mức tăng 0,5% của tháng 7. So với tháng trước, CPI và CPI cơ bản tháng 8

tăng lần lượt 0,2% và 0,1%.

Doanh số bán lẻ tăng trái dự báo: Doanh số bán lẻ tháng 8 tăng 1,76% so với tháng trước,

trái dự báo giảm 0,5% của các chuyên gia kinh tế sau khi tăng 1,1% vào tháng 7. So với cùng

kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tăng 1,7%, thấp hơn mức dự báo tăng 2,4% của các chuyên gia

kinh tế, sau khi tăng 1,8% vào tháng trước đó.

Chi tiêu hộ gia đình tăng thấp hơn dự báo: Chi tiêu hộ gia đình trung bình tháng 8 tăng

0,6% so với cùng kỳ năm trước lên mức 280.320 yen, thấp hơn dự báo tăng 0,9% của các

chuyên gia kinh tế, sau khi giảm 0,2% vào tháng trước đó. Thu nhập trung bình hộ gia đình

Nhật tháng 8 đứng ở mức 485.099 yen, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp ổn định: Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 giữ nguyên ở mức 2,8% của tháng

trước và trùng dự báo. Số lượng người có việc làm trong tháng 8 là 65,73 triệu ngường, tăng

1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Niềm tin người tiêu dùng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3: Niềm tin người tiêu dùng

cải thiện mạnh hơn dự báo trong tháng 9 khi đạt 43,9 điểm từ mức 43,3 điểm trong tháng 8,

cao hơn mức tăng dự báo là 43,5 điểm của các chuyên gia kinh tế. Đây là mức điểm cao nhất

của niềm tin người tiêu dùng kể từ tháng 3 năm nay.

BOJ nên duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay: Thành viên hội đồng chính sách

tiền tệ Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Makoto Sakurai cho rằng cơ quan này cần duy

trì chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay. Sakurai cho rằng sự dao động của giá cả hiện khá

yếu và sẽ mất khá nhiều thời gian để đạt mục tiêu lạm phát 2%. BOJ nên nhìn nhận vấn đề này

một cách thận trọng cũng như không nên thay đổi mục tiêu lạm phát 2% do điều này sẽ góp

phần ổn định tỷ giá trong dài hạn và qua đó đạt được sự ổn định về mặt giá cả.

Thành viên hội đồng chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Makoto Sakurai

cho rằng BOJ nên duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay và kiên trì mục tiêu lạm phát

2% vì điều này góp phần ổn định tỷ giá trong dài hạn và qua đó góp phần ổn định giá cả. Nhật

Bản đón nhận nhiều tin tức kinh tế trái chiều trong tháng 9 khi lĩnh vực sản xuất mở rộng với tốc

độ nhanh hơn tháng trước, CPI và doanh số bán lẻ tăng cao hơn dự báo. Tuy nhiên, sản xuất

công nghiệp và chi tiêu hộ gia đình đều tăng thấp hơn dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục ổn định.

Biểu đồ 11: Chỉ số giá tiêu dùng yy

Biểu đồ 13: Chi tiêu hộ gia đình yy

Biểu đồ 10: Doanh thu bán lẻ yy

Biểu đồ 12: Niềm tin người tiêu dùng

Biểu đồ 9: GDP yy

-0,1

0,7

-0,9

2,12,0

0,9

1,6

1,2

2,5

-1,0

-0,5

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16 3/17 6/17

%

1,8%

-3%

-2%

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

0,7

-0,6

-0,4

-0,2

0,0

0,2

0,4

0,6

0,8

08/15 02/16 08/16 02/17 08/17

%

44,1

39

40

41

42

43

44

45

09/15 12/15 03/16 06/16 09/16 12/16 03/17 06/17 09/17

0,6%

-6%

-5%

-4%

-3%

-2%

-1%

0%

1%

2%

3%

5

TRUNG QUỐC

Tăng trưởng kinh tế quý 3 chậm hơn quý trước: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 đã

tăng 6,8%, đúng như dự báo của các chuyên gia kinh tế và thấp hơn mức tăng 6,9% của quý

trước đó. So với quý trước, GDP quý 3 đã tăng 1,7%. Mức tăng này trùng với dự báo mà các

chuyên gia kinh tế đưa ra và thấp hơn mức 1,8% trong quý 2.

Lĩnh vực sản xuất mở rộng với tốc độ chậm lại: Lĩnh vực sản xuất Trung Quốc đã giảm tốc

trong tháng 9 sau khi tăng tốc liên tục 3 tháng gần đây. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do

Caixin/IHS Markit công bố trong tháng 9 giảm xuống mức 51 điểm từ mức 51,6 điểm của

tháng 8, giảm mạnh hơn mức dự báo giảm xuống 51,5 điểm của các chuyên gia. Sản lượng sản

xuất và số đơn hàng mới và số đơn hàng xuất khẩu đều tăng với tốc độ thấp hơn tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại do giá thực phẩm giảm: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

tháng 9 tăng chậm lại ở mức 1,6% so với cùng kỳ năm trước từ mức 1,8% của tháng 8, trùng

dự báo, đồng thời thấp hơn nhiều mức tăng 3% mà Chính phủ nước này đặt ra từ đầu năm.

Trong đó, giá thực phẩm giảm 1,4%, trái với mức tăng nhẹ 0,2% của tháng trước đó. Giá hàng

phi thực phẩm tăng 2,4%, cao hơn mức tăng 2,3% của tháng 8, giá hàng tiêu dùng tăng 0,7%,

giá dịch vụ tăng 3,3%. So với tháng trước, CPI tháng 9 tăng 0,5%, cao hơn mức tăng 0,4% của

tháng 8, đánh dấu tháng tăng thứ 3 liên tiếp.

Sản xuất công nghiệp cao hơn tháng trước: Sản xuất công nghiệp tháng 9 đã tăng 6,6% từ

mức 6% trong tháng 8, cao hơn dự báo 6,5% của các chuyên gia kinh tế.

Doanh số bán lẻ tăng cao hơn dự báo: Doanh thu bán lẻ tháng 9 tăng lên mức 10,3% từ mức

10,1% trong tháng trước, cao hơn dự báo 10,2% của các chuyên gia kinh tế.

Thặng dư thương mại thu hẹp do nhập khẩu tăng: Xuất khẩu tăng chậm hơn dự báo trong

khi nhập khẩu tăng mạnh do nhu cầu nội địa tăng. Xuất khẩu tháng 9 tăng 8,1% so với cùng kỳ

năm trước trong khi nhập khẩu tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước, các chuyên gia kinh tế

dự báo mức tăng lần lượt là 10% và 15%. Theo đó, thặng dư thương mại tháng 9 đạt 28,47 tỷ

USD, thấp hơn mức dự báo 38 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế.

PBOC cho biết tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 7% trong nửa sau năm 2017: Tại

Hội nghị quốc tế về ngân hàng G30 tổ chức tại Mỹ giữa tháng 10/2017, Thống đốc Ngân hàng

trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cho biết nước này sẽ đạt mức tăng trưởng

kinh tế 7% trong nửa sau của năm 2017 nhờ tốc độ tăng nhanh của chi tiêu hộ gia đình. Tăng

trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong vài năm qua, GDP năm 2016 chỉ tăng 6,7%,

nhưng đã tăng tốc trở lại với mức tăng 6,9% trong nửa đầu năm 2017. Mục tiêu của nước này

là đạt mức tăng GDP 6,5% trong cả năm 2017.

Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cho rằng tăng trưởng

kinh tế nước này sẽ đạt mức 7% trong nửa sau năm 2017 nhờ tốc độ tăng nhanh của chi tiêu

hộ gia đình. Tuy nhiên, những chỉ báo kinh tế cuối quý 3 ít ủng hộ điều này khi GDP quý 3 chỉ

tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của quý 2, lĩnh vực sản xuất bất ngờ

giảm tốc sau 3 tháng tăng tốc liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại do giá thực phẩm

giảm và thặng dư thương mại thu hẹp do nhập khẩu tăng.

Biểu đồ 17: Cán cân thương mại

Biểu đồ 15: CPI yy

Biểu đồ 16: Sản lượng CN & bán lẻ yy

Biểu đồ 14: PMI sản xuất

Biểu đồ 14: GDP yy

6,8

6,5

6,6

6,7

6,8

6,9

7,0

9/15 3/16 9/16 3/17 9/17

%

51,0

47

48

49

50

51

52

1,6

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

09/15 03/16 09/16 03/17 09/17

%

10,3

6,6

0

2

4

6

8

10

12

9/16 10/16 11/16 12/16 1/17 2/17 3/17 4/17 5/17 6/17 7/17 8/17 9/17

%

Doanh số bán lẻ yy Sản lượng công nghiệp yy

8,1%

-40%

-20%

0%

20%

-10

0

10

20

30

40

50

60

70

tỷ U

SD

Cán cân thương mại Xuất khẩu yy

VIỆT NAM - SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG

Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2017 cao hơn cùng kỳ năm 2016, đặc biệt tăng

mạnh trong quý 3: GDP 9 tháng đầu năm 2017 ước tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước,

cao hơn mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016. Trong đó, GDP quý 1 tăng 5,15%, quý 2

tăng 6,28% và ước tính quý 3 tăng 7,46%. Sau 9 tháng, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản, ngành thủy sản đạt mức tăng cao nhất với 5,42%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào

mức tăng chung. Ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là

điểm sáng với mức tăng 12,77% (+2,15 điểm %), riêng ngành khai khoáng sụt giảm tới 8,08%

làm mức tăng trưởng chung giảm 0,57 điểm %. Đối với khu vực dịch vụ, ngành bán buôn và

bán lẻ tăng tới 8,16% (+0,75 điểm %), hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng cao

nhất 7 năm khi đạt 7,89% (+0,4 điểm %)

Sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với đóng góp quan

trọng của Samsumg và Formosa: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 9 tăng

13,2% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất từ đầu năm 2017. Tính chung 9 tháng đầu năm

2017, IIP tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của 9 tháng đầu năm

2016. Đáng chú ý, ngành sản xuất sản phẩm điện tử tăng mạnh 25,1% chủ yếu nhờ sản xuất

điện thoại thông minh và linh kiện điện tử tăng tới 45,5% trong quý 3, cao hơn mức tăng 5,9%

của quý 1 và 23,5% của quý 2 do Samsung đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, ngành sản

xuất kim loại cũng tăng mạnh 21,4% nhờ sự đóng góp của Tập đoàn Formosa.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2017 tăng 3,4% so với

tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, chỉ số tiêu thụ

ngành chế biến, chế tạo tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,3%).

Dệt và sản xuất kim loại là 2 ngành chỉ số tiêu thụ tăng cao nhất, lần lượt đạt 31,7% và 22,6%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2017 tăng 9,9% so

với cùng thời điểm năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 9%).

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) tháng 9/2017 đã tăng

nhẹ từ 51,8 điểm của tháng trước lên 53,3 điểm, chủ yếu do số đơn đặt hàng mới, số đơn hàng

xuất khẩu và việc làm tăng nhanh hơn nhờ nhu cầu khách hàng tăng. Theo đó, sản lượng sản

xuất đã tăng tháng thứ 11 liên tiếp, lượng công việc tồn đọng tăng. Trong khi đó, tốc độ tăng

chi phí đầu vào nhanh nhất 6 năm khiến giá cả đầu ra tăng lần đầu tiên kể từ tháng 4.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 336,6 nghìn tỷ

đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9

tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt

2.917,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá

tăng 9,2%, cao hơn mức tăng 9% của cùng kỳ năm 2016.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 6,41%

so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016, GDP đặc biệt tăng tốc

trong quý 3 với mức tăng tới 7,46%. Sản xuất công nghiệp sau 9 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng

kỳ năm trước với đóng góp quan trọng của Samsumg và Formosa. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI)

tháng 9/2017 tăng nhẹ lên mức 53,3 điểm, chủ yếu do số đơn đặt hàng mới, số đơn hàng xuất khẩu và

việc làm tăng nhanh hơn nhờ nhu cầu khách hàng tăng. Tổng mức bán lẻ 9 tháng ước tăng 10,5% so

với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2%, cao hơn mức tăng 9% của cùng kỳ năm 2016.

Biểu đồ 20: Chỉ số sản xuất IIP

Biểu đồ 23: Tăng trưởng bán lẻ yoy

Biểu đồ 22: PMI sản xuất

Biểu đồ 21: Chỉ số tồn kho CN chế biến

Biểu đồ 19: Tăng trưởng GDP (q/q-4)

6,53% 6,68%

5,48%5,65%

5,99%6,21%

5,10%

5,73%

6,41%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

09/15 12/15 03/16 06/16 09/16 12/16 03/17 06/17 09/17

7,2% 7,0% 7,2%8,3%

0,7%

3,3%5,5%

7,4% 7,2%

8,6%8,1% 8,4%

13,2%

3,4% 6,0%

2,0%

4,7%

-6,2%

-2,1%

12,5%

-0,8%

1,7%

0,4%

1,4% 3,9%

0,1%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

09/16 11/16 01/17 03/17 05/17 07/17 09/17

YoY

MoM

8,8%8,1% 8,3%

13,3%12,5% 12,7%

11,0%10,2% 10,4% 9,8% 9,9%

2,6%2,0%

2,8%

0,7%

3,3%4,2%

4,9%

-0,1%

0,9%1,5% 1,2%

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

10/16 11/16 12/16 01/17 02/17 03/17 04/17 05/17 06/17 07/17 08/17

YoY

MoM

52,9

51,7

54

52,4

51,9

54,2 54,6

54,1

51,6

52,5

51,7 51,8

53,3

49

50

51

52

53

54

55

09/16 11/16 01/17 03/17 05/17 07/17 09/17

13,65%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

09/14 12/14 03/15 06/15 09/15 12/15 03/16 06/16 09/16 12/16 03/17 06/17 09/17

VIỆT NAM - XUẤT NHẬP KHẨU

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng 20,47% so với cùng kỳ năm 2016: Xuất khẩu

trong tháng 9/2017 đạt 19,34 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu

9 tháng/2017 đạt 154,32 tỷ USD, tăng 20,47% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng

19,8% của 8 tháng đầu năm.

Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm tăng 23,37% so với cùng kỳ: Nhập khẩu trong

tháng 9/2017 đạt hơn 18,24 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập

khẩu 9 tháng/2017 đạt 153,99 tỷ USD, tăng 23,37% so với cùng kỳ năm 2016. Nhập khẩu của

khối doanh nghiệp FDI trong tháng đạt 13,5 tỷ USD, tăng mạnh 22,12% so với tháng trước,

đưa kim ngạch nhập khẩu của khối này trong 9 tháng/2017 đạt 95,41 tỷ USD, tăng 29,44% so

với cùng kỳ năm trước. Trái lại, nhập khẩu của khu vực trong nước tháng 9 giảm mạnh khi chỉ

đạt 4,74 tỷ USD, giảm tới 33,5% so với tháng trước khiến khu vực trong nước có tháng xuất

siêu đầu tiên sau nhiều năm.

Như vậy, cán cân thương mại tháng 9 đạt mức thặng dư cao thứ 2 từ đầu năm, qua đó

đưa cán cân thương mại 9 tháng đầu năm 2017 đảo chiều sang xuất siêu 0,32 tỷ USD. Hàn

Quốc và Trung Quốc là 2 nước đóng góp chủ yếu vào thâm hụt thương mại 9 tháng đầu năm

của Việt Nam với mức nhập siêu 23,62 tỷ USD và 19,71 tỷ USD, ngược lại Hoa Kỳ và EU là

2 thị trường lớn nhất mà Việt Nam xuất siêu, đạt lần lượt 24,31 tỷ USD và 19,41 tỷ USD.

Hàng hóa xuất khẩu: Trong 154,32 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, điện thoại di động chiếm

tới 31,5 tỷ USD (20,4%), hàng dệt, may chiếm 19,2 tỷ USD (12,5%), máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện chiếm 18,5 tỷ USD (12%). Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao

khác gồm giày, dép các loại 10,6 tỷ USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 9,3 tỷ USD.

Hàng hóa nhập khẩu: Trong 153,99 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu, máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện chiếm 27,32 tỷ USD (17,7%), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm

25,4 tỷ USD (16,5%), điện thoại và các loại linh kiện 10,86 tỷ USD (7,1%). Các mặt hàng có

kim ngạch nhập khẩu cao khác gồm vải các loại (8,26 tỷ USD), sắt thép (6,7 tỷ USD), chất dẻo

nguyên liệu (5,4 tỷ USD), xăng dầu (5 tỷ USD).

Cán cân thương mại tháng 9 tiếp tục thặng dư qua đó giúp cán cân thương

mại 9 tháng đầu năm 2017 đảo chiều sang xuất siêu 0,32 tỷ USD. Trong số

hàng hóa xuất khẩu, điện thoại di động, hàng dệt may và máy vi tính đóng

góp tỷ trọng lớn nhất vào kim ngạch. Trong số hàng hóa nhập khẩu, máy vi

tính, máy móc thiết bị phụ tùng và điện thoại di động có kim ngạch cao nhất.

Biểu đồ 24: Xuất Nhập khẩu

Biểu đồ 27: XNK Khu vực FDI

Biểu đồ 25: Xuất nhập khẩu tích lũy

Biểu đồ 26: Cơ cấu xuất siêu

Biểu đồ 28: XK ròng theo nước/khu vực Biểu đồ 29: Xuất dầu thô-nhập xăng dầu

19,3418,24

1,10-2

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

09/16 11/16 01/17 03/17 05/17 07/17 09/17

Tỷ USD Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

0

2

4

6

8

10

12

14

16

12/13 05/14 10/14 03/15 08/15 01/16 06/16 11/16 04/17 09/17

Tỷ USDTỷ USD Xuất siêu Xuất khẩu Nhập khẩu

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

03/2017 04/2017 05/2017 06/2017 07/2017 08/2017 09/2017

Tỷ USDMỹ EU+Anh Nhật ASEAN Khác Trung Quốc Hàn Quốc

0,21

0,77

0,0

0,2

0,4

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

09/13 03/14 09/14 03/15 09/15 03/16 09/16 03/17 09/17

Xuất dầu thô Nhập xăng dầu

tỷ USD

20,47%

23,37%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

03/16 05/16 07/16 09/16 11/16 01/17 03/17 05/17 07/17 09/17XK yy tích lũy NK yy tích lũy

0,54

0,56

-3

-2

-1

0

1

2

3

4 tỷ USD

Xuất siêu của khu vực trong nước

Xuất siêu của khu vực FDI

8

VIỆT NAM - FDI, ODA, KIỀU HỐI

Tính chung trong 9 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua

cổ phần là 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Ước tính đến 20/9, các dự án

đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính đến ngày 20/9/2017, cả nước có 1.844 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,56

tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 878 lượt dự án đã cấp phép từ

các năm trước đăng ký điều chỉnh tăng vốn đầu tư 6,75 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ

năm trước và 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng trị giá góp

vốn đạt 4,16 tỷ USD, tăng 64%. Một số dự án lớn được cấp phép trong 9 tháng đầu năm 2017

gồm dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 với tổng vốn 2,79 tỷ USD từ nhà đầu tư Nhật

Bản, dự án Samsung Display Việt Nam tăng vốn thêm 2,5 tỷ USD do Hàn Quốc đầu tư, dự án

nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 có tổng vốn 2,07 tỷ USD do Singapore đầu tư, dự án

đường ống dẫn khí B-Ô Môn quy mô 1,27 tỷ USD do Nhật Bản liên doanh với PVN và

PVGas Việt Nam đầu tư tại Kiên Giang, dự án nhà máy Polytex Far Eastern sản xuất xơ tổng

hợp polyester tăng vốn thêm 486 triệu USD do Đài Loan đầu tư.

Biểu đồ 32: Vốn FDI theo tháng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017 tăng 0,59% so với tháng trước trong đó, nhóm giáo

dục có chỉ số giá tăng tới 5% do 41 tỉnh, thành phố tăng học phí, 2 đợt tăng giá xăng dầu

làm chỉ số giá nhiên liệu tăng 3,54% và nhóm thuốc, dịch vụ y tế tăng 0,25% khi có 3 tỉnh,

thành phố tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế. So với tháng

12/2016, CPI tháng 9 tăng 1,83% và tăng 3,41% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ

bản tháng 9 tăng chậm lại ở mức 0,08% so với tháng trước, thấp hơn mức 0,1% của tháng 8

Đầu tư của nước ngoài từ đầu năm đến tháng 9/2017 thu hút được 25,48 tỷ USD, tăng

34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Vốn giải ngân tính đến 20/9 đạt 12,5 tỷ USD, tăng 2,2 tỷ

USD so với thời điểm 20/8 và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.

VIỆT NAM - CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017 tăng 0,59% so với tháng trước, tăng 1,83% so với

tháng 12/2016 và tăng 3,41% so với cùng kỳ năm trước (Tháng 8 tăng 0,92% so với tháng

12/2016; tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước). Bình quân 9 tháng đầu năm 2017 CPI tăng

3,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức bình quân 3,84% của 8 tháng/2017.

Trong đó, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có CPI tháng 9 tăng so với tháng trước. Cụ thể,

nhóm giáo dục có chỉ số giá tăng cao nhất là 5% do trong tháng có 41 tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí. Trong tháng còn có 2 đợt điều chỉnh tăng

giá xăng, dầu vào thời điểm 5/9/2017 và thời điểm 20/9/2017 làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu

tăng 3,54%, tác động làm CPI tăng khoảng 0,14%, nhóm giao thông tăng 1,51%, nhóm nhà ở

và vật liệu xây dựng tăng 0,69%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,25% do trong tháng có 3

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối

tượng không có thẻ bảo hiểm y tế.

Lạm phát cơ bản tháng 9 tăng chậm lại ở mức 0,08% so với tháng trước, thấp hơn mức tăng

0,1% của tháng 8 và tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9

tháng tăng 1,45% so với cùng kỳ năm 2016.

Biểu đồ 30: Chỉ số giá tiêu dùng

Biểu đồ 31: Đóng góp của 1 số mặt hàng vào

mức tăng CPI chung

Biểu đồ 32: Vốn FDI đăng ký và thực hiện

theo tháng

3,41%

0,59%

-0,8%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

0,8%

1,0%

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

Ytd YoY MoM

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%Thuốc, dịch vụ y tế Giao thông

Nhà ở, VLXD Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

MoM

0,0

1,0

2,0

3,0

4,0

5,0

6,0

7,0

09/15 03/16 09/16 03/17 09/17

Vốn đăng ký và bổ sung Vốn thực hiệnTỷUSD

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.