bàn về cửu huyền thất tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/cadao.pdf · là...

19
Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. Nhàn đàm thế sự đôi khi cũng có bàn qua việc thờ cúng trong nhà nhưng lắm lúc bế tắc vì người ta đụng ngay tới mấy chữ cổ Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ. Các chữ nầy thường thấy nhứt là trong các gia-đình có bề thế, hoặc vọng tộc trâm-anh, hay nhánh nhành gia-phong đạo-đức, nhưng khi hỏi ra thì ít ai biết gốc tích các chữ ấy ra sao. Chẳng mấy người hiểu giống nhau, và cái hiểu nào cũng tràn đầy thắc mắc. Nay nhơn sắp có dịp tham dự một lễ Khánh-thành ngôi Từ- đường của Tộc Họ, Contrò thử đem vấn-đề nầy ra bàn qua để xin sự góp ý của các bậc trưởng thượng cũng như giới người trẻ có cao kiến về học hành, cùng mổ xẻ vấn-đề hầu xây dựng cho thế hệ mai sau rộng đường suy luận. Như sợ mắc lòng nhau hay vì sợ tài hèn sức mọn không dám nêu lên thì khó có cơ hội giúp đở nhau. Kẻ sợ tài hèn là còn giữ cái ta, cái cá-ngã, ngã chấp. Tài hèn mà huyênh- hoang là đứa học trò chậm tiến. Mỗi người xin đóng góp một chút rồi sẽ có ngày vấn đề tươm-tất hơn là cùng xây-dựng cho nhau vậy. Cho nên nêu lên đây cũng như treo bảng, dộng chiêng, khua trống trước xóm làng nhằm gây sự chú ý bá-gia thôi. Lời nói đầu rào đón nầy là bắt buộc phải nói để tạo sự cảm thông. Nói ra không có nghĩa là biết nhiều, dù biết nhiều cũng chưa biết hết, và có biết hết nhưng chắc gì biết đủ. Vậy xin lượng thứ cho để cùng học hỏi. Bởi vì san-xẻ cho nhau sự hiểu biết là công-đức trí-huệ bậc nhứt, là nấc thang cần-thiết trên đường tiến-hoá. Thoạt kỳ thủy con người chúng ta vì THƯƠNG NHỚ kẻ sinh thành ra mình, do xa cách người thương xưa mà ăn món gì cũng tưởng cũng mời họ món đó. Cho tới một thời điểm nào đó của thời gian vô-tận thì được Thánh-nhơn đề xướng đúc-kết thành văn-tự và lập ước ra cái Đạo Gốc là Tổ Tiên Chánh Giáo, một mối Đạo Thờ Cúng Ông Bà từ lâu đời.(1) - - - - - - - - - - Ghi-chú 1: Cái căn bổn Tổ Tiên Chánh Giáo nầy cũng đã bị thay đổi theo thời gian rồi, chẳng hạn như. Theo Đạo ấy thì tóc-tai và răng-cõ phải được giữ gìn: Cái răng cái tóc là gốc con người. Cho nên người xưa để tóc dài chứ không cho cắt ngắn khi cha/mẹ còn tại thế. Miền Bắc thì cuốn lại quấn vòng theo đầu, có khi lăn tròn trong mảnh vải đẹp rồi mới quấn trông giống như khăn 9 nếp. Còn người Trung và Nam thì bới đầu có búi tóc phía sau gáy (tiếng địa phương miền Nam gọi là: củ nừng). Những đứa con có Hiếu coi việc giữ mái tóc cho dài cho sạch-sẽ tương tự như lo cho cha/mẹ vậy. Họ rất sợ mất mái tóc đó. Khi tóc rụng họ không dám bỏ mà sắp lại thành cái “chang hoặc chan” còn gọi

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ.Nhàn đàm thế sự đôi khi cũng có bàn qua việc thờ cúng

trong nhà nhưng lắm lúc bế tắc vì người ta đụng ngay tới mấy chữ cổ Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ. Các chữ nầy thường thấy nhứt là trong các gia-đình có bề thế, hoặc vọng tộc trâm-anh, hay nhánh nhành gia-phong đạo-đức, nhưng khi hỏi ra thì ít ai biết gốc tích các chữ ấy ra sao. Chẳng mấy người hiểu giống nhau, và cái hiểu nào cũng tràn đầy thắc mắc.

Nay nhơn sắp có dịp tham dự một lễ Khánh-thành ngôi Từ-đường của Tộc Họ, Contrò thử đem vấn-đề nầy ra bàn qua để xin sự góp ý của các bậc trưởng thượng cũng như giới người trẻ có cao kiến về học hành, cùng mổ xẻ vấn-đề hầu xây dựng cho thế hệ mai sau rộng đường suy luận. Như sợ mắc lòng nhau hay vì sợ tài hèn sức mọn không dám nêu lên thì khó có cơ hội giúp đở nhau. Kẻ sợ tài hèn là còn giữ cái ta, cái cá-ngã, ngã chấp. Tài hèn mà huyênh-hoang là đứa học trò chậm tiến. Mỗi người xin đóng góp một chút rồi sẽ có ngày vấn đề tươm-tất hơn là cùng xây-dựng cho nhau vậy. Cho nên nêu lên đây cũng như treo bảng, dộng chiêng, khua trống trước xóm làng nhằm gây sự chú ý bá-gia thôi. Lời nói đầu rào đón nầy là bắt buộc phải nói để tạo sự cảm thông. Nói ra không có nghĩa là biết nhiều, dù biết nhiều cũng chưa biết hết, và có biết hết nhưng chắc gì biết đủ. Vậy xin lượng thứ cho để cùng học hỏi. Bởi vì san-xẻ cho nhau sự hiểu biết là công-đức trí-huệ bậc nhứt, là nấc thang cần-thiết trên đường tiến-hoá.

Thoạt kỳ thủy con người chúng ta vì THƯƠNG NHỚ kẻ sinh thành ra mình, do xa cách người thương xưa mà ăn món gì cũng tưởng cũng mời họ món đó. Cho tới một thời điểm nào đó của thời gian vô-tận thì được Thánh-nhơn đề xướng đúc-kết thành văn-tự và lập ước ra cái Đạo Gốc là Tổ Tiên Chánh Giáo, một mối Đạo Thờ Cúng Ông Bà từ lâu đời.(1)- - - - - - - - - - Ghi-chú 1: Cái căn bổn Tổ Tiên Chánh Giáo nầy cũng đã bị thay đổi theo thời gian rồi, chẳng hạn như. Theo Đạo ấy thì tóc-tai và răng-cõ phải được giữ gìn: Cái răng cái tóc là gốc con người. Cho nên người xưa để tóc dài chứ không cho cắt ngắn khi cha/mẹ còn tại thế. Miền Bắc thì cuốn lại quấn vòng theo đầu, có khi lăn tròn trong mảnh vải đẹp rồi mới quấn trông giống như khăn 9 nếp. Còn người Trung và Nam thì bới đầu có búi tóc phía sau gáy (tiếng địa phương miền Nam gọi là: củ nừng). Những đứa con có Hiếu coi việc giữ mái tóc cho dài cho sạch-sẽ tương tự như lo cho cha/mẹ vậy. Họ rất sợ mất mái tóc đó. Khi tóc rụng họ không dám bỏ mà sắp lại thành cái “chang hoặc chan” còn gọi

Page 2: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc, to, đẹp. Cho tới lối thập niên 1950 trở đi mới cắt ngắn hay uốn lên theo Tây phương cho gọn gàng. Nhưng mà trước khi mất hẵn tục-lệ để tóc dài đó cũng được níu kéo bởi phong trào con gái chưa chồng phải để tóc thề. Kiểu nầy trông dịu-dàng thướt-tha sao đâu. Răng-cõ muốn bền chắc thì nhộm đen cho không bị sâu ăn. Rồi tục lệ trầu cau cũng giúp cho cái răng không sứt mẻ tới tuổi già.

Xe kéo ngày xưa thời Pháp thuộc,

Nam/Nữ miền Nam còn một ít vẫn để tóc dài và bới đầu.

Phụ Nữ Bắc phần răng đen để tóc dài quấn quanh đầu.

Tại sao có 4 chữ Cửu Huyền Thất Tổ kia?2

Page 3: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Khi có hệ thống Đạo-đức rồi thì nghi lễ được đặt ra, có nghi thức cúng kiến, giỗ quảy, có Ngày Giỗ, Ngày Kỵ, có nơi thờ phượng trang nghiêm hơn. Lúc đầu còn phôi thai thì người ta chỉ để nồi nhang bát nước lên chỗ cao ráo riêng biệt mà dân quê miền Trung xưa gọi là Giường-thờ, miền Nam còn có thêm tiếng Sạp thờ, Kệ thờ để lễ bái ông/bà, cha/mẹ cho toại tình thương nhớ. Rồi người ta viết mấy chữ Tổ Tông hay Tiền Hiền, hoặc Ông Bà Ông Vải để trên đó gọi là Bàn Thờ Gia-Tiên.

Còn các chữ Cửu Huyền Thất Tổ có lẽ thành hình từ thời vua Nghiêu, vua Thuấn bên Tàu. Do có đặt ra luật lệ sao đó để cho con cháu được hưởng lộc hưởng phước triều-đình nghe nói có lẽ liên quan đến các chữ trên nhưng nay nơi nước ngoài chưa kiếm ra tài liệu đó, sẽ bổ túc sau nếu có dịp. Vì Ông Thuấn là một dân quê mà được cả thiên hạ trong tay là do thuở niên-thiếu lòng Hiếu Đễ của ông bay khắp nơi mà tới tai vua Nghiêu. Đang lúc tìm người Hiền để truyền ngôi báu, Vua Đường Nghiêu bèn đem sự nghiệp và hai cô Công-Chúa mà trao cho ông Ngu Thuấn. Tục lệ cúng tế có lẽ từ Tàu truyền sang nước ta (điều nầy chưa chắc lắm vì chưa biết dòng Bách-Việt có trước người Hán hay ngược lại, vì mới đây nghe nói có tài liệu người Tàu xác nhận rằng khi họ đến thì đã thấy dòng Bách Việt ở khắp Nam nước Tàu). Nhưng sau nước Tàu theo Khổng giáo, Lão giáo v.v… Còn nước ta tuy cũng ảnh hưởng nhưng một số cố giữ lề lối cổ xưa của Tổ Tiên Chánh Giáo, kêu một cách nôm na là Đạo Thờ Cúng Ông Bà để chứng tỏ là con người trong gia đình có gia-giáo nề-nếp của Tổ Tiên để lại.

Nhưng muốn chia xẻ để tìm hiểu cái ý nghĩa thực tiễn của các chữ trên thì phải công minh mà nói rằng Chữ Nho hay Hán tự có cái hay là cách cấu tạo của nó được Thánh nhơn che dấu lý Đạo trong đó cũng nhiều. Cho nên ai thâm cứu nó thì cũng có lắm cái vui riêng thầm kín, cuộc sống thường có quy-củ. Tuy nhiên một chữ có khi trên mười nghĩa làm cho người đọc khó nắm được cái ý chánh, mà đầu óc con người ngày nay đang bị vật-chất hóa khó thể thích nghi được. Cũng vì vậy dân nghèo trở ngại về việc học cũng đông hay học chẳng tới nơi tới chốn bao nhiêu. Ngày nay phương tiện truyền thông như sách vở, báo chí, TV, Radio, Internet thông dụng quá thì người ta thích học hỏi, ham nghiên cứu bằng Anh ngữ nhiều hơn. Vì quả thật ngôn ngữ nầy là chữ đâu nghĩa đó. Có lẽ vì vậy mà Phật-học ngày nay rất phổ thông ở Tây-phương. Ngay cả

3

Page 4: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

người Việt mình cũng học Phật qua Anh ngữ, Pháp ngữ dễ hơn nhiều so với các Kinh sách Hoa dịch cũ ngày xưa.

Trở lại với 4 chữ trên, đa số người kẹt trong văn-tự chữ nghĩa đều cho rằng chẳng biết muốn nói rõ ràng cái gì. Hay gượng ép gáng cho nó là thế nào đó. Contrò mạng phép đề nghị thêm một lối hiểu thoát ý mà trước nay Trò vẫn thường nhờ nó mà vượt qua các rắc-rối của chữ nghĩa xưa. Đó là hai chữ Cửu Huyền là dùng đề cao là diễn tả cái sâu xa huyền bí của hai chữ Thất Tổ. Thành ra có nghĩa là chín lần xa-xôi mơ-hồ khó hiểu (2), chín lần khó tính đếm, chín lần tối-tăm mờ-mịt khó nhìn rõ của bảy đời ông bà xa xưa. Tại vì chỉ cần tính đếm tới đời thứ tư thứ năm (3) là nghe ngôn ngữ lạ hoắc rồi mà tính tới bảy đời ai biết cái gì, ngôn từ thường ngày không có nữa, con cháu làm sao tin-tưởng mà thờ phượng. Chỉ để các ông Sư dùng viết các văn cúng tế thôi.- - - - - - - - -

Ghi chú 2: Chín lần tối tăm mờ mịt vì có khi họ đã bị kẹt dưới ngục A-Tỳ chỉ một ngày một đêm thôi là 60 tiểu kiếp trên dương thế rồi. Một tiểu-kiếp= 16 vạn năm ở dương gian. Mà ai vào A-tỳ đều phải sống một đại kiếp. Một đại kiếp bằng 80 tiểu kiếp, nghĩa là một vòng Thành –Trụ –Hoại –Không của Vũ-trụ xoay chuyển. Chao ôi làm chi biết tông-tích nổi hè! Còn chín lần khó tính ra con số là VN ta không có con số đếm xa như vậy thời xưa. Còn chín lần xa-xôi mơ hồ khó hiểu là như họ đã tu hành thăng hoa lên Thần, Thánh, Tiên, Phật rồi thì Phật Tổ cho biết Ngài phải tốn tam vô lượng kiếp với 2 trăm ngàn A-tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Thì cũng tịt ngòi cái hiểu biết của phàm nhơn rồi. Đó là chỉ mới nói cửu huyền. Còn từ huyền huyền hổn độn chốn sơ khai? Cho nên tuổi thọ và sự hiểu biết của con người so với thời gian thì chẳng tới đâu cả...

Ghi chú 3: Đời thứ hai: Cha Mẹ. Chữ gọi là nhị đợi: Hiển Khảo, Hiển Tỷ.Đời thứ 3: ông bà nội/ngoại. Chữ gọi là tam đợi: Hiển Tổ Khảo, Hiển Tổ Tỷ.Đời thử 4: ông bà cố nội/ngoại. Chữ gọi là tứ đợi: Hiển Cao Tổ Khảo/Tỷ.Đời thứ 5: ông bà cao hay ông bà sơ nội/ngoại. Chữ gọi là ngũ đợi: Hiển Cao

Cao Tổ Khảo/Tỷ.Đời thứ 6 thứ 7 càng nghe lạ tai hơn trừ mấy ông Thầy Cúng…

Ngày nay nên hiểu 4 chữ ấy như thế nào cho hợp lý/sự?Phải biết rằng vì là lân-bang, và cùng trong cộng đồng thế

giới thì học hỏi, bắt chước nhau là cái sự cầu tiến quý báu của con người, nhưng phải giữ cái dân tộc tính của mình chứ không thành ra vô tình hay tự ý đem dâng tư-tưởng và quê-hương cho ngoại bang mà lỗi đạo với Lạc-Hồng. Và cùng nằm trong một cõi ta-bà nầy thì nên coi chừng cái luật “con lớn nuốt con bé”, nghĩa là cái mưu đồ thống trị toàn cầu của các nước lớn. Nói tới đây làm cho Contrò nhớ ơn dựng nước khó khăn và sự cam-go bảo tồn của Tổ-

4

Page 5: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Tiên xưa trước người bạn láng giềng khổng lồ Bắc phương, chạnh lòng qua mấy câu ca trong một bản tân nhạc:

… Mẹ Âu-Cơ từ xa xưa, đi khai thiên lập địa.Lạc-Long Quân cùng bao con, đi ra nơi biển cả.Để đất nước mới rực-rỡ, một gấm vóc mãi rực-rỡ.Qua bao gian lao Viêt-Nam ta, ôi bao yêu thương VN ta.Ngàn đời ru trong bão táp, Mẹ ngọt ngào sao câu dân ca…(Đất Nước Lời Ru của Văn Thành Nho). Riêng về vấn đề ngôn ngữ, sơ khai nó thành hình đa số đều

do vay mượn của nhau qua cơ hội ở gần bên nhau cả chuỗi dài hóa-sanh. Chẳng hạn như ai có cơ hội vào trong các vùng biên giới Miên/Việt/Lào chúng ta sẽ nghe nhiều khi họ phát âm như tiếng Việt thì phải. Hay khi chúng Trò sống tỵ-nạn nhờ lưu-lạc mà quen biết các người Miên/Lào qua tiếng Anh trên đất Mỹ, đến nhà chơi với gia-đình họ mới thấy họ mượn của Việt tộc (hay Việt tộc mượn của họ) nhiều âm thanh ngộ lắm. Tuy viết ra thì khác nhau nhưng âm thanh và ý nghĩa như giống hệt vậy. Rồi ngôn ngữ mình còn trưởng thành do các cuộc đô-hộ ở quá khứ như chúng ta bị hai nền đô-hộ là Đông phương Tàu một ngàn năm (phải nhớ là tới 5 lần xâm chiến cộng lại) và Tây-phương Pháp gần một trăm năm (hòa ước bảo hộ Patenôtre 1884-1954). Cho nên về văn chương, Đạo học chúng ta ảnh hưởng của Đông-phương Tàu, Ấn, còn mặt khoa-học chúng ta giàu có danh từ Tây-phương qua tiếng Pháp ví dụ như các chữ xe ôtô, máy radô, máy tivi, xe xítlô thay thế cho xe-kéo... Nhứt là chính nền quốc-ngữ chúng ta thành tựu một cách độc lập với cách viết của Hán/Ấn tự qua thuật ngữ Latin vào thế kỷ 17 hay 18 là một dấu tích đẹp đẽ và tự hào. Nên nhớ ơn người sáng chế ấy muôn đời vì ông ta không mang xác người Việt với ta mà lại thương giúp ta.

Trở lại một lần nữa với ảnh hưởng Hán-tự, chúng ta có riêng nhiều từ Hán văn như đang muốn bàn đến đó là các chữ Cửu-huyền Thất-tổ mà ý nghĩa đặc biệt của nó đã diễn tả một phần phía trên rồi. Thêm vào là con số 7 theo Dịch Kinh là con số Dương đang lớn và con số 9 là con số Dương già mà kẻ sĩ xưa thích tôn trọng cái cao quý tinh thần bẩm-sinh của nó trong Trời Đất. Lão dương là con số 9 đã đi vào huyền-vi rồi. Dương đã lão thì tiến sang Thiếu Âm (cực dương sinh Âm) nên không gọi là con số nữa, coi nó là đại diện cho cổ-kính lâu đời mới rõ lý Đạo hơn. Vậy thì ta

5

Page 6: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

có thể viết lại: Huyền Huyền Thất Tổ. Đây có rõ cái ý nghĩa của Thất Tổ đã đi vào không động chưa? Thiếu-Âm là lúc chất Âm còn non. Hay có thể nói Thất Tổ đã tiến hóa rồi mà chưa hoàn cực là chưa về tới lúc khởi điểm vô thỉ. Thì những ai cao xưa hơn Thất Tổ đã tiến xa rồi phải không? Hiểu tới đây thì khi thờ phượng họ chúng ta phải lo cho chu-toàn. Có lẽ họ không yêu cầu đâu nhưng mình làm chưa trọn vẹn thì sao? Hại mình hay tổn họ?

Cho nên một cách rốt-ráo khi dùng chữ Cửu Huyền Thất Tổ theo Việt nghĩa là không phải để kể rõ bao nhiêu đời ông/bà ra nổi mà là muốn chỉ tổng quát những thế-hệ quá lâu đời thế thôi. Tức là Ông/Bà cha/mẹ bên nội/ngoại xa-xưa của tôi đó chẳng hạn, vậy thôi. Khi nghe tiếng đó là biết nói tới Tổ-Tiên, khi thấy các chữ đó thì biết là nơi phụng-thờ Tông-Tổ của gia-đình họ.

Một mặt khác, căn bổn của nước ta là nông nghiệp cho nên đa số dân chúng thích ôm lấy nông thôn ruộng đồng mà cày cấy sống cho gần-gũi với mồ-mả ông/cha. Qua bao mùa chinh chiến làm cho văn hóa, hay ánh sáng thành thị khó lan rộng truyền xa đến thôn ấp, thành thử người dân quê chịu thiệt thòi rất nhiều về văn-học tức kiến thức về khoa-học thường thức cũng như về mặt Tâm-linh. Tuy nhiên có công nhứt với Tông Tổ có lẽ chúng ta phải nói là không ai hơn nhóm bà con nghèo khó chơn lấm tay bùn nơi đó chứ nào phải những người trong số có cơ hội lọt ra thành thị ăn học nên danh nên phận đâu. Một số họ có nghĩ đến chỉ là khi về già nghĩa là lúc Lá Rụng Về Cội, chứ nào đã biết hy-sinh chút tài/trí son trẻ chi cho Tộc-họ đâu. Chỗ thật nầy cũng thật hơi đụng chạm đó, nhưng nói ra để vinh danh công-đức của những người chất phác quê-mùa nơi thôn dã kia cho vừa lòng người xưa theo lẽ công thì thưởng tội thì trừng. Theo người xưa phải vậy, chứ người trẻ với tư-tưởng mới ngày nay thì công-phước được hưởng, lầm lỗi được thương, để tạo cho nhau có cơ hội sửa chữa cái sai sót thì mới gọi là dìu tiến.

Với đà tiến hóa của cuộc sống Tâm-linh và Khoa-học, việc thờ cúng Tổ Tiên có gì thay đổi theo không?

Dĩ nhiên là có, nếu Tâm-linh cá nhơn và gia đình mình tiến bộ rồi thì nhứt định không chịu ôm cái khiếm khuyết cổ xưa. Bởi vì nền văn-hóa nhơn-loại càng ngày càng tiến bộ, Tây phương về Khoa-học, Đông phương về Đạo-học. Chính nền văn-minh tu-sĩ

6

Page 7: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Đông-phương, nói rõ hơn gọi là cuộc sống Đạo-đức con người được liên tiếp mở mang tại thế. Như thời kỳ Nho Học, Khổng Thánh viết trong sách Đại Học: “Đại Học chi Đạo, tại Minh minh Đức...” nghĩa là cái học to-lớn phải là học Đạo, cái được sáng là phải sáng cái Đức độ của mình mới quý... Không thấy ai chứng ngộ nói cho rõ cái Minh đó là cái gì một cách cụ thể coi. Rồi qua Lão Học, trong Đạo-Đức Kinh lại kêu cái Sáng đó là cái Huyền Tẫn, và trong Kinh Dịch gọi là cái Cốc-Thần…

Trong khi đó đồng thời tại Ấn Độ Đức Phật đã đem Phật lý ra truyền dạy về Tự Do và Tình Thương (4).- - - - - - - - -

Ghi-chú 4: Đức Khổng-Tử và Lão-Tử đều có mặt trên thế-gian vào cuối thế-kỷ thứ 5 trước Thiên Chúa giáng-sinh, tức thời Xuân-Thu 772-481 bên Tàu. Đức Phật giáng sinh sau hai vị trên chút đỉnh, vào năm 563 trước Tây-lịch tại vườn Lộc-Uyển nước Ka-tỳ La Vệ bên Ấn-Độ.

Cho tới thời Phật Học, Phật-Tổ mới hoạch toẹt cho biết Cái Ấy là cái cao-quý, cái thường hằng sáng sủa cho hàng môn nhơn đệ tử Ngài. Cái SÁNG ấy chính là cái Tâm Bất Sinh của con người. Đức Thế Tôn gọi Cái Ấy là Phật Tánh vậy. Có phải chính vì vậy mà văn-hóa Đông-phương còn có nhận định về Tam giáo Thánh Nhân rằng: “Khổng, Lão khai phát, Thích Đạo thuyết chung…” Và chúng ta phải chờ gần năm trăm năm sau, lối đầu kỷ nguyên Tây-lịch tư-tưởng đó mới có cơ hội đến xứ sở ta (5). Phật lý hội nhập xứ sở nào, dân tộc nào thì biến theo, thích nghi với đặc tính của quốc-độ đó mà đem lại văn-minh tươi-sáng và lợi lộc thịnh-vượng cho từng nơi để có màu sắc độc-đáo riêng biệt.- - - - - - - -

Ghi-chú 5: Theo Nguyễn Lang trong Phật Giáo Sử Luận tập 1 thì trung tâm Phật-Gíao Luy-Lâu ở Giao-chỉ thành lập giữa thế kỷ thứ 2 cho nên Phật Giáo đến với dân ta trễ nhứt là đầu Kỷ Nguyên Tây-lịch qua đường biển là trước nước Tàu vì 2 trung tâm Phật-giáo Bành-Thành và Lạc Dương có từ Luy-Lâu mà ra. Đó là thời nhà Hán chúng ta còn bị nội thuộc nước Tàu.

Chẳng hạn như đứng về phương diện Đạo học, nhơn luân, cái đạo làm người, cái Đạo-Đễ, thì Kinh Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh” và Ngài còn thọ ký rằng: “Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành” làm cho con người bừng tĩnh lên chứ không chỉ biết: “Sống cái nhà già cái mồ” thôi và cũng bớt hẹn nhau nơi suối vàng ở cõi âm để tạo cơ hội phấn-đấu mà bước ra khỏi cái vòng sinh/tử ác nghiệt kia ở một tương lai nào đó. Trước khi bước tới đó, trong Kinh Báo-Hiếu có

7

Page 8: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

đoạn nói khi Đức Phật thấy đống xương người thì Ngài liền sụp lạy đống xương trắng đó một cách cung kính coi như di-sản của cha mẹ nhiều đời bà con nhiều kiếp của Ngài. Rồi sau khi Đắc Đạo, Ngài cũng phải về thăm vua Cha ở Hoàng Cung để cứu độ thân-phụ cùng hai mẹ con Bà Da-du-Đà-la và La-hầu-la... Ngài lại khinh thân lên Trời Đao Lợi thuyết Pháp để độ cho Hồn Linh của thân Mẫu Ngài. Ngài cũng cho biết Bà đã là Mẹ của Ngài nhiều đời nhiều kiếp vì Bà đã nhiều lần có ước nguyện sanh cho được con là Bồ-Tát. Ngài đã tròn chữ Hiếu Đạo và Hiếu đời. Nhiều nơi trong Kinh Phật khuyên: “Phụng dưỡng cha mẹ như cúng dường Chư Phật, công đức như nhau”. Phật cũng dạy cách cư-xử trong gia-đình riêng cho người chồng ở Thiện-Sinh Kinh (Sujata) và dạy cho người vợ trong Nữ Kinh Ngọc-gia (Yuych). Liên hệ về con người và thế-giới bên ngoài thì Ngài giảng là tất cả mọi chúng sanh đều là cha là mẹ, là thân bằng quyến thuộc của nhau trong nhiều đời nhiều kiếp. Vậy mà nhiều người nông cạn tưởng Đạo Phật chỉ dạy “Cắt ái ly gia” bỏ đời đi tu trốn trách nhiệm. Trái lại người thông đạt thì không làm như vậy. Chẳng hạn năm 1250 một vị vua Thiền-sư của nhà Trần là vua Trần Thái Tông, Ngài phát minh 2 chữ Quốc-Gia gắn liền quốc-sự và gia-sự lại để lên vai mà gánh vác chứ không trốn lên núi Yên-Tử tìm Phật nữa. Ngài kêu dân trong nước hãy gọi Ngài là Quốc-Gia và sau đó Ngài đi khắp nước khuyến khích giới Cư-sĩ tại gia. Cho đến năm 1849 Cư-sĩ Đoàn Minh Huyên tại miền Tây Nam Việt, tức là Đức Phật Thầy Tây-An cũng kêu gọi dân chúng Tu tại gia, sống cày ruộng, chết chôn mồ không nấm để dành đất cho dân cày. Tu học thì Ngài chủ trương Tu Nhơn Học Phật. Trước phải tu cái Nhơn Đạo cho tròn và thể hiện lòng Từ-Bi của Chư Phật. Trong bài Phát Nguyện tu-trì của người Tu Kín tại vùng Thất Sơn Châu-Đốc đó cũng có câu: “Kính lạy cha mẹ Thiêng-liêng bốn cõi hạ, địa, trung, thượng. Thầy Tổ Thiêng-liêng bốn cõi hạ, địa, trung, thượng chứng minh…” chứng tỏ cha mẹ chúng ta đâu phải chỉ trong một cõi mà đủ. Ngài đề cao Tu Tứ Ân còn gọi là tứ Đại Trọng Ân là:

1-Ơn Tổ-Tiên Cha/Mẹ. 2-Ơn vua và đất nước. 3-Ơn Tam-Bảo. 4-Ơn Đồng-Bào và nhơn-loại. Cũng nhờ thông hiểu được việc làm cao-quý của Phật Tổ

khi còn tại thế và thấm nhuần lý Kinh thực-tế của Ngài để lại. 8

Page 9: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Cộng thêm những tấm gương Từ-Ái lưu đời trong dòng Sử Việt đó đã khai mở tâm thức cho người tu hiểu thêm rằng: Nguồn gốc của chúng ta là từ Hồng-Mông Thượng-Đế rồi Hạo-Nhiên Thượng-Đế mà ra tới ngày nay. Bên Thiên Đạo dạy rằng vạn linh trong trời/đất là chiết thân của Thượng-Đế (Đấng Tạo-Hoá) mà ra, nên vạn vật đồng nhứt lý, mà Thượng-Đế là Điển-quang thì chúng ta cũng từ Điển-quang. Trong cái mông lung của Trời/Đất được chia ra Cửu cung là 9 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông-nam, Tây-nam, Đông-Bắc, Tây-Bắc và Trung-Ương Mồ-kỷ. Còn theo Kinh Phật, dạy có 9 phương Trời 10 phương Phật. Thì phương thứ mười đó ở đâu vậy?

Phật Tổ tuyên bố trong Kinh A-Hàm là:“Thiên thượng Thiên hạ duy ngã độc tôn, vô lượng sinh/tử

ư kim tận hỉ”.Là ngoài cái nghĩa Ngài muốn chỉ cái Phật Tánh của chúng

ta là cao quý nhứt. Cũng còn có ý là trên trời dưới đất chỉ có Ngài là chịu khổ từ vô lượng thời gian tới nay mới tìm lại được niềm tận vui.

Thái-tử Tất-đạt-đa đã thành Phật còn chúng ta sẽ thành, thì phần Hồn con người ai cũng đã lăn-lộn trên khắp các Thiên-hà, trôi giạt khắp các hành tinh từ vô lượng thời gian đâu có khác chi Ngài sao Ngài lại nói duy ngã độc tôn?

À thì ra “Ư kim tận hỉ” là ngày nay mới tận vui, thì quả thật trên mặt đất nầy chỉ có Ngài thôi. Chư Phật tuy hằng hà sa số nhưng họ chọn những thế giới xa lạ nào đâu để an-định. Đó không ai xa lạ chính là Tổ-Tiên chúng ta trước kia, hay Cửu Huyền Thất Tổ xa xưa đã thành Phật rồi. Chỉ Có Ngài Gautama nầy còn gọi là Ngài Sakia Muni hay Phật Tổ Thích-Ca Muni muốn thành Phật tại cõi ta-bà đây để khai sáng cho chúng ta biết về nguồn gốc thôi.

Tại sao chỉ kể có tam giáo? Các tôn giáo khác thế nào?Đây là một vấn đề rất tế nhị, thường thì không nên bàn đến

nếu muốn cho hòa ái thì nên kỵ hai vấn đề không tiện nói ra nơi đám đông là chính-trị và tôn-giáo. Hai vấn đề nầy bàn ra dễ làm cho huynh-đệ chạm tự ái mà Y-khoa kêu bằng tăng huyết áp. Tuy nhiên nay có câu hỏi đặt ra tại đây thì phải nói phớt qua thôi, ai muốn tìm hiểu cho chín chắn thì nên tự tìm đọc Kinh sách của các tôn-giáo đó.

9

Page 10: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Có thể vắn-tắt trả lời là do Đạo Thiên Chúa, Hồi giáo, Do-Thái giáo, Ấn-Độ giáo và v.v… mới du nhập nước ta sau nầy dưới thời nhà Nguyễn Phúc Ánh và về sau. Một lý do khác là giáo lý bên đó chỉ thờ độc tôn vị Giáo-chủ thôi không ai được lớn hơn, thành thử tín đồ không được thờ cúng Tổ Tiên xưa nay khi vào Đạo đó rồi. Vì vậy ông/bà ta xưa theo Nho học trọng cái Luân-thường Đạo-lý nên cho rằng như vậy là chối bỏ Hiếu Đạo, quên nguồn gốc, là làm con người bất Hiếu... Mới đây mấy năm thôi Tòa Thánh Vatican đã có lệnh cho giáo dân ở Á-châu được thắp nhang và cúng giỗ rồi. Còn bên Phật lý bao giờ cũng cho phép người hành giả có thể tu thành Phật như đức Thế Tôn một ngày nào đó và chứng minh Phật là cha/mẹ trong nhà chứ không ai xa.

Trong sách nhà Phật có kể câu chuyện đứa con bỏ mẹ già ở nhà đi tìm Bồ-Tát Văn-Thù Sư-Lợi để hỏi cách gặp Phật. Đi mãi cho đến mỏi mệt rồi thì bị một cụ già hỏi gạn lại: “Cháu có biết Phật ra sao không mà đi tìm mãi chưa gặp vậy?”. Cậu trai theo sách vở trả lời như trong Kinh cho biết Phật có 36 tướng tốt với 80 vẻ đẹp. Cụ già khoác tay bảo:

-“Cháu ơi, cái xác đẹp-đẽ đó dân Ấn-độ đã đốt ra tro chia nhau thờ phụng từ lâu rồi. Ngày nay vì thương nhơn-gian Ngài đã hóa thân khắp thế giới biết đâu mà tìm cho ra? Coi bộ mệt dữ rồi phải không?”. Cậu trai thưa:

-“Mệt thì mệt nhưng cháu quyết phải tìm cho ra Phật để hỏi con đường giải thoát cho mẹ cháu”. Thấy tội cho đứa trẻ biết coi sanh/tử là đại sự, cụ già bèn ôn tồn kêu lại mà nói nhỏ cho nghe:

-“Cháu có lòng vậy Lão mách nước cho là bây giờ trên đường trở về nhà, thế nào cũng được Ngài cho gặp.” Cậu trai nhanh trí:

-“Thưa cụ cháu đã đi qua con đường đó rồi có gặp đâu?”. Cụ già thương dạy rằng:

-“Để Lão chỉ cho, tại cháu không biết cách nhìn đó thôi. Hễ người nào chơn mặt mang dép trái và chơn trái mang dép mặt thì đó là Phật”.

Cậu trai trẻ mừng quá, bây giờ biết cách nhìn rồi, cứ theo đường cũ đi riết. Tới chiều tối cũng chưa gặp Phật đâu cả nên đâm ra hơi chán nản. Thì thấy phía trước có ánh đèn sáng, à té ra nhà mình hiện ra kia rồi. Trong nhà mẹ cậu ta đang nằm trên giường trông con, bỗng nghe tiếng gõ cửa mà mừng quýnh lên, hớt-hải

10

Page 11: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

chống gậy bươn-bả ra mở cửa. Mẹ/con ôm chầm lấy nhau mừng rỡ. Nhìn xuống chơn mẹ thì thấy dép ngược như lời cụ già. Nên la lên: “Ồ Mẹ con là Phật, mẹ con là Phật … ”.

Cho nên Tổ Tiên Chánh Giáo đã dạy con người biết thương cha/mẹ. Vì vậy Đạo Thờ Ông/Bà nói rêng và Tâm-linh Á-đông nói chung dễ hội nhập với Phật lý hơn.

Đó là trả lời cho sát ý câu hỏi một phần nào, dĩ nhiên là theo lề lối ông/bà xưa, còn ngày nay người trẻ tư-tưởng mới có thể nghĩ khác nhưng không tiện bàn-soạn gì thêm nơi đây được.

Còn đứng về mặt tiến bộ của Khoa-học:

Hình dạng cấu tạo Nhiễm-Sắc-Thể DNA

Hình trên đây là một cặp nhiễm sắc thể DNA nằm trong

nhân của tế-bào con người. Hai nhánh (một đôi) nầy là gồm một nhánh trong tinh trùng cha, một nhánh trong trứng của mẹ khi thành bào thai thì kết ra một đôi.

11

Page 12: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Theo nhận xét của các học-giả Đông phương cho rằng Khoa-học vật lý tức khoa-học thực nghiệm là giai đoạn đầu của Khoa-học Huyền-bí rồi mới tới huyền-học. Thì thời nay Vật-lý cũng tiến hơi gần với huyền-bí và Tâm linh rồi để xác nhận những sự hiểu biết mù mờ quá trừu tượng xưa nay của đức tin. Đã có những máy đo tinh-vi để chụp hình, thâu âm, nhận diện những linh ảnh và âm-thanh mà thường gọi là Ma-cỏ, Thần linh trong cõi vô hình mắt thường không nhìn nổi. Tây Y thì những cuộc giải phẩu ghép các bộ phận con người như tim, thận v.v… đôi khi làm cho hai phần hồn phải sống chung, hoặc dành lộn nhau trong một cái xác, có khi tạo thêm rắc rối tâm thần cho người bịnh. Nhiều bịnh nhơn đã viết ra kể lại các thầm kín đó với bên ngoài cho nên cũng đang bàn tán xôn-xao qua nhiều sách vở. Nhứt là sự khám phá ra hệ thống Nhiễm-Sắc-Thể DNA xác nhận là có những sắc thái riêng biệt, có những cấu tạo di-truyền riêng rẻ của từng bộ-lạc, từng giống dân khác nhau. Sự khám phá đó hiện tại đang để xác định lý lịch một người, như nòi giống, quốc tịch và liên hệ huyết thống, hoặc xác định hài cốt v.v…Nhưng nhiễm-sắc-thể DNA hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho tuổi thọ và dược liệu trị bịnh tật cho con người. Và cũng từ đó các Bác-sĩ phỏng theo lòng tham lam của thế nhơn mà đoán trước những áng mây mù có thể phủ lên khám phá đó do lạm dụng những bí mật nhiễm-sắc trong cơ thể.

Tóm lại sự tiến hóa của con người, chuyện di-truyền, liên hệ huyết-thống, yếu tố Linh-thiêng của từng dân tộc từng gia-đình là có thực trong huyết nhục mỗi người. Cho nên việc tiến hay thoái hóa của Tổ-Tiên có ảnh hưởng tới con cháu. Tiến thì giọt sửa bao giờ cũng chảy xuống. Còn thoái hóa thì cũng chính nhờ liên hệ gia-tộc đó mà chúng ta mới có thể giúp đỡ bà con mình trong các cung các cõi khác khi họ bị sa-đọa.

Vậy chuyện thờ cúng ta có thể dùng chữ Cửu Huyền Thất Tổ nhưng đừng tính đếm. Hiểu là Ông/Bà từ vô thỉ đến nay một phần đã tiến hoá vô cùng mới trọn vẹn. Do đó việc thờ phượng thì chúng ta có thể tượng trưng đơn giản mà bao hàm cả không bỏ ai, lại đủ lễ-nghĩa như sau: Đấng Tạo Hoá tượng trưng: Thượng đế Vô hình (Ánh Sáng, đèn)Tổ Tiên Quá khứ tượng trưng: Hình Phật Tổ là Chư Phật.Hiện tại tượng trưng: Chư Hương Linh Vô hình (Tấm vải đỏ phủ trên Phú-Ý)

12

Page 13: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Một nơi thờ phượng tượng trưng có thể như hình duới đây:

Hướng về tinh thần vô-vi, về trí-huệ thì tránh không nên

thờ tượng cốt để giúp cho đầu óc con dân trong Tộc Họ bớt dị-đoan mê-tín, bớt lệ thuộc sắc tướng. Bởi vì chính thực nguồn gốc Chư Hương Linh hay là Phần Hồn chúng ta cũng từ không mà có thôi. Vải đỏ phủ trên Phú-Ý đó là cái giá cái hộp đựng Gia-phả có ý nghĩa theo câu ca-dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Anh em Tộc Họ phải thương nhau cùng.

Ai không có gia-phả (phổ-hệ) thì có thể viết bằng quốc-ngữ 4 chữ Cửu Huyền Thất Tổ hay chữ Tổ Tiên, hoặc chữ Ông Bà Xưa lộng khung hình rồi vải đỏ phủ lên giá hình cho trang trọng (6). - - - - - - - -

Ghi chú 6: Kích thước ngôi thờ trên đúng với thước quý của thợ mộc xưa nên nơi đây cũng đưa ra ai có phước xài được thì xài là: chiều cao tầng 1= 30 in. Tầng 2= 15 in. Tầng 3= 14.5 in. Tầng 4= 14.5 in. Chiều cao tổng quát 72 – 74 in. luôn chưn tủ.

Chiều sâu tầng1= 22 in. Tầng 2= 14.5in. Tầng 3= 8 in. Tầng 4= 6in.Chiều ngang giống nhau=33 in. Một inche= 2,5 centimét.

13

Page 14: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Cái quá khứ nói ở đây ngụ ý chỉ thời gian không thể tính đếm từ vô-lượng kiếp xưa. Hiện tại có nghĩa là thời gian tính đếm được như Chư Hương-Linh mà chúng ta còn ghi nhớ được trong gia-phả chẳng hạn. Tương lai là từ đây về vô tận thời-gian sau nầy. Hành trình tiến hoá của con người không phải chỉ tính trong một lần sinh/tử, vì đó chỉ là cái gì trong muôn một. Cho tới khi nào biết bước ra khỏi cái dây chuyền hay chiếc xích sắt sinh – lão – bịnh – tử kia mới tiến xa được. (7) - - - - - - - -

Ghi-chú 7: Không thể trình bày chứng cớ đầy đủ ra được với một bài rút ngắn thế nầy. Xin đọc-giả tìm đọc Kinh Khởi Thế Nhơn Bổn trong Trường Bộ Kinh số 2. Trong đó Phật dạy rõ về sự tiến hóa của vũ-trụ và nhơn-sinh. Riêng sự tiến hóa từ kim thạch thảo mộc lên con người có nhiều giai đoạn: Kim thạch lên cây cỏ, cây cỏ lên côn-trùng cầm thú, mới lên làm người, người lên Tiên Phật. Có lên thì cũng có xuống. Người viết dám bảo đảm giai-đoạn cây cỏ lên tới người là có thật. Khúc phim hành trình tiến-hoá từ cây cỏ lên làm người của cá nhơn Contrò là vô vàn tính đếm mà được quay lại trong ký-ức chỉ trong vòng 15 phút của một giấc Thiền thôi.

Một câu hỏi có thể đặt ra nơi đây: Tại sao không có hình các vị Giáo-chủ khác ở bàn thờ?Cách trang trí nơi thờ tại tư-gia thì như trên là tạm ổn của

người theo Phật, ai có tôn-giáo khác thì thay hình vị Giáo-chủ họ vào đó. Khi nào trong nhà có người mới mất thì lập bàn thờ riêng cho ma mới để khi làm lễ Báo Hiếu mà vẫn giữ được sự thanh tịnh cho Tổ-Tiên xưa. Một thời gian sau mới thờ chung trên tủ thờ.

Nhưng nếu tại Từ Đường chung thì có thể du di cho mọi người dễ nhìn. Vì đối với những Tộc Họ lớn, con cháu lưu-lạc khắp nơi theo đủ thứ Tôn-giáo tại trần thì do nơi các vị Trưởng-lão lấy ý dân mà quyết định thành gia-huấn riêng. Hoặc là có thể không để hình vị nào cả nhằm giữ hòa khí trong Tộc. Tổ Tiên xưa đều ở trong cõi vô-hình, sự thăng hoa không thể phân biệt tôn-giáo nào đâu. Những người Mỹ tới học Thiền với Contrò đều là tín-đồ Thiên Chúa nhưng trong Thiền giác thì thấy tiền kiếp họ là ông Sư, bà Sãi có gì lạ đâu. Nhưng nếu bày biện ra nhiều quá trên bàn thờ thì thế gian không đủ chỗ. Cho nên có thể chong thường xuyên một ngọn đèn ánh sáng đỏ tượng trưng tại đó. Coi đó cũng là Ánh Sáng Trí-Huệ là Thần Linh chung vậy. Tổ Tiên hiện tại thì đã có Gia-Phả đại diện rồi. Cũng vô cùng trang nghiêm, tôn kính.

14

Page 15: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Kết luận: Trên đây chỉ là một chút ý kiến đóng góp cho nhau, do sự tu học mà được mở mang, biên ra cho bà con cùng nghe cho vui để lên tinh thần một chút chứ không phải với dụng ý kêu gọi hay đề xướng gì cả. Tội nghiệp là một kiếp người tu có tiến bộ được là bao đâu. Thôi được chừng nào chia chừng ấy. Vô hình chung ai nghe lọt tai thì cũng có lợi ích cho họ vô cùng, khỏi tốn công nghiên cứu Kinh điển mà vẫn tiếp nhận kịp với trào lưu tiến hóa thôi. Nay nó còn lạ tai vì cũng như món ăn nào ngon hay dỡ là do mình đã quen nếm hay chưa mới biết thôi. Cái gì cũng phải chờ thời gian để làm quen từ từ. Không nên nôn nóng vì nhớ lại yếu tố thời gian vô định và sự tiến-hoá vô cùng vừa nói trên. Không có gì quý hơn tự do tư-tưởng. Cũng như Phật Tổ cho biết về 9 phương Trời 10 phương Phật từ 2550 năm trước mà đâu có bao nhiêu người tìm thấy rằng chính cái Phương Phật thứ 10 đó đã nằm sẵn ngay trong Tâm hồn mỗi chúng ta rồi. Phật tại Tâm. Sở dĩ vậy mà Ngài tin rằng Ngài là độc tôn, một kẻ khổ tột bực đã tìm lại được cứu cánh cho tới khi Đức Từ-Thị ra đời mới là người thứ hai nơi thế gian nầy. Ngài Từ-Thị sẽ đem Tình Thương mà Di thiện tối Lạc nhằm mở lối thoát cho thời đại khủng-khiếp tối tăm của nhơn loại sau này mà xây dựng lên thế-giới Di-Lạc đại-đồng, một thiên-đàng tại thế, một cực lạc quốc để cho Phàm/Thánh đồng cư.

Cũng đáng thương quá, vì nhiều Tộc Họ ít có người tu thành thử phải dài dòng như vậy. Chứ thật ra nếu dân trí đã thông rồi thì không thắc mắc các tôn-giáo khác làm gì. Tại sao? Khi ai cũng biết là Vạn Giáo quy nhứt Tông là tôn-giáo nào rồi cũng vô một mối nơi Bên Trên, thì còn gì cao/thấp thiện/ác nữa mà phân ra! Và nhứt thiết pháp vi Phật pháp, Phật pháp bất ly thế gian pháp thì đâu ai tạo ra tranh chấp làm gì. Làm sao cho bà con trong một Tộc Họ mà biết thương nhau mới tha-thứ và xây dựng được sâu xa hơn để thành một khối Tình Thương thì hay biết mấy! Ngặt vì các vị Trưởng Tộc/Trưởng Phái chưa quen với trách nhiệm dĩ ái hóa ma tâm, chưa thấu nỗi cái giá trị huyền vi của lời người xưa nhắn nhũ trong câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” là cái ý níu kéo, liên hệ vô cùng mật thiết đời đời. Cho nên Kinh nhà Phật mới có câu: “Nhứt nhơn Đắc Đạo Cửu-Huyền thăng”. Chúng ta phải chờ nhau vậy, huynh-đệ chưa tự thấy thì chưa tiện nêu thêm ra.

Thôi tới đây nếu bà con chưa thấy được cái lý-chơn là một chơn lý đã tròn đầy, cái sự là giản đơn để phụng sự. Lý/Sự đã viên

15

Page 16: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

dung rồi mà lòng chưa hoan hỉ thì hẹn cái nhơn duyên khác vậy. Chờ Contrò tu tiến thêm chút nữa vào kiếp tái sanh tới để làm vui lòng bà con vậy.

Còn như ai động lòng Từ muốn hẹn nhau gặp lại nơi thế giới của Di-Lạc ở tương lai để dìu nhau thì ngay bây giờ xin hãy dấn-thân học hỏi để nuôi một lý-tưởng hy-sinh tiểu-ngã để hoàn thành đại-ngã. Biết đem tất cả hy-sinh cho một tình thương, một tình thương cho tất cả. Thiết nghĩ rằng mục đích nầy không còn khó khăn hay xa vời nữa đâu vì chúng ta đang ở vào thời đại nối vòng tay lớn toàn cầu trên mọi lãnh vực. Hiện nay hệ thống mạng-lưới điện-toán (Internet) đã toàn cầu hóa rồi nên kiến thức con người từ khoa-học tới tâm linh chia xẻ cho nhau trên mọi trình độ ở các nước tự-do phương Tây cũng đã tiến khá xa. Và nền kinh-tế thị-trường toàn cầu cũng sắp hoàn thành thì tình trạng giàu nghèo của thế giới sẽ giải quyết được ngay. Chỉ còn nền an-ninh toàn cầu và nền dân chủ toàn cầu là đang chậm chạp là vì các quốc-gia chậm tiến đang hoặc quá dè-dặt hoặc do nghiệp báo chung từng quốc-độ mà chạy theo chưa kịp đà tiến-hóa của nhơn loại thế thôi. Nếu chúng ta không nhìn trước ngó sau, chưa kịp sửa thân/tâm để chuyển mình thì bước thời gian sẽ gạc bỏ chúng ta lại đàng sau một cách phũ-phàng như con người phủi bụi ra khỏi quần áo vậy, hoặc lột bao ăn bắp bỏ cùi thôi.

Cho nên trước khi dứt lời Contrò chẳng có gì thiết tha hơn là chúc quý độc giả vui/khỏe để tha thứ cho kẻ đóng góp bài nầy. Cho Contrò xin trang nghiêm sám-hối vì khó thể tránh được đôi lời lẽ làm phật lòng nhau. Cũng vì tình thương mà chấp nhận phải cầm bút trở lại đó thôi. Rốt cuộc đâu có bước chơn nào mà không lưu lại vết-tích. Vậy thà là chấp nhận bước trên Tình Thương cho rồi.

Thương là tất cả,Thương nhơn thì thương quả.Thương thì bỏ xả,Thương thân thương xa lạ.Chỉ có thương thì mới rồi,Thương người tức thương tôi, Chỉ Tình Thương mới lưu đời!

16

Page 17: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

` Tất cả ý kiến dù là tương-đồng hay dị/biệt cũng đều là xây dựng cho kẻ tu học nầy. Cho nên nếu có thương xin quý độc giả vui lòng gởi về địa chỉ Email: [email protected]

Hoa-Kỳ, ngày 01-6-2006. Nhằm ngày 6/5 Bính Tuất.Cư-Sĩ Tế-Giang Kính bái.

Cha ơi đoài-đoạn ruột này, Vừa xong bài viết mới hay Cha về.Ấy là kỷ niệm Father-day,Nên con phải đổi đầu đề Ca-Dao.Dâng Cha dâng Mẹ ngọt ngào,Bài ca nước mắt nghe sao lệ tràn.Mong cho huynh-đệ Họ Hàng,Biết đem trí-huệ mà trau sửa lòng.

Con thay lời em con là LTA kính dâng những thiết tha trong bản tân nhạc: Ca Dao của Nhạc-Sĩ: Ðặng Quang Vinh.

17

Page 18: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

18

Page 19: Bàn Về Cửu Huyền Thất Tổ. - vietnamgiapha.comvietnamgiapha.com/files/CaDao.pdf · là đầu tóc mượn để bới chung với tóc mình cho búi tóc vững chắc,

Các hình nầy trang phía trên đổi qua màu xám để giúp cho

người đọc nếu có muốn in bài ra cho người khác đọc thì không phải tốn mực màu. Nay để hình màu nầy riêng dưới nầy cho ai chỉ cần riêng tấm hình đẹp cũng thuận tiện lấy ra.

Tài liệu nghiên cứu:Đạo Đức Kinh Nghiêm ToảnLão Tử Tinh-hoa Thu-Giang Nguyễn Duy CầnKinh Dịch Ngô Tất TốThương-Đế Giảng Chơn-Lý Lê Hoàng KimVN Những Hình Ảnh Xưa Nguyễn Khắc NgữViệt-Nam Phật Giáo Sử Luận Nguyễn LangLịch-sử Đức Phật Cồ-Đàm Medhi VongsĐức Phật Thầy Tây-An Vương-Kim & Đào-HưngKinh Lương Hoàng Sám Dịch-giả Thích Viên-GiácVới nhiều Phật Kinh.Sách bên Tổ Tiên Chánh Giáo.

19