bài lô tô: “ từ Đây sắp tới t p t i danh ặc động binh đánh ... filethầy đây...

12
Bài Lô Tô: “ TĐây Sắp Ti Tđây sắp ti Thế gii khđau Mt ltuôn trào Chúng đâu có biết Đây rồi Tri dit Chúng chng có hay Đông ở Tây Hay gy Nam Bc Thầy đây nói tắt Phú li với Thơ Ta đang đợi chThuyn tbác ái Sao mà ngu di Không chịu bước lên Có tui có tên Tại đền Pht Pháp Bvì gió táp Ri lại mưa phong Bkhông có công Li không bồi đức Mê quan mê chc Bpht thánh hin Quên Pht quên Tiên Mê tin mê ca Ti ngày t a Phi trxung sông Lô tô cộng đồng Sắp đang xoay chuyển Nếu ai cu nguyn Nó hin nó ra Bbt ta bà Ôi thôi là khNghe li Thy TCất bước đi theo Đức hnh mình gieo Trèo lèo ung lm Đừng nên mua sm Gi tm ma ha Ta nói là Ta Ra bài Ta đố Nếu ai ngoan cBài pháp vè Lôtô « Từ đây sắp tới » do Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết báo trước tình hình thế giới không yên, giặc Miên nghe lời Tàu tặc động binh đánh VN từ phía Tây, và quân đội VN đánh trả ; sau đó giặc Tàu kiếm cớ xua quân đánh VN bằng 2 mặt trận : một là bộ binh từ Bắc xuống, hai là hạm đội từ Biển vào. Đến KHợi dân Vương khổ nn, Bi gic Tn phn lon chiến chinh. {Tần ám chỉ Miên} Nghe li Tàu tc động binh, Đánh sang đất Việt muôn nghìn thây phơi. Đến KHi vy thi mi biết, Thế Chiến Ba khc liệt dường bao. By lâu trách cTri Cao, Thiên cơ đâu có bào hao dọa hù ! (Đến Kỷ Hợi, Kỳ Vân Cư Sĩ) Ghi chú: Bài pháp kêu ra 2 con số, con số Hai ra trước, và con số Ba ra sau. Con số HAI ám chỉ giặc Miên {Tần}, và con số BA ám chỉ giặc Tàu. Quý độc giả vui lòng xem phần giải thích cuối bài Lôtô sẽ rõ tại sao số HAI là giặc Miên {Tần} và số BA là giặc Tàu Hiếm có nhân vật nào mà lại có hai chiều dư luận như cậu HAI MIÊNG. Những thông tin truyền miệng thì cho rằng, đây là một công tử hảo hán, biết bênh vực dân lành. Nhưng có những tài liệu ghi lại thì Hai Miêng chính là người phục vụ quân Pháp đắc lực trong việc cai trị Nam Bộ thời thuộc Pháp. Cậu HAI MIÊNG là con trai tên Việt gian bán nước Huỳnh Công Tấn quê Gò Công; trong thời Pháp thuộc, chính Huỳnh Công Tấn đã làm phản hại anh hùng Trương Công Định. Hình Cậu Hai Miêng ngồi

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài Lô Tô: “ Từ Đây Sắp Tới ”

Từ đây sắp tới

Thế giới khổ đau

Mắt lệ tuôn trào

Chúng đâu có biết

Đây rồi Trời diệt

Chúng chẳng có hay

Ở Đông ở Tây

Hay gầy Nam Bắc

Thầy đây nói tắt

Phú lại với Thơ

Ta đang đợi chờ

Thuyền từ bác ái

Sao mà ngu dại

Không chịu bước lên

Có tuổi có tên

Tại đền Phật Pháp

Bị vì gió táp

Rồi lại mưa phong

Bị không có công

Lại không bồi đức

Mê quan mê chức

Bỏ phứt thánh hiền

Quên Phật quên Tiên

Mê tiền mê của

Tới ngày ạt ụa

Phải trả xuống sông

Lô tô cộng đồng

Sắp đang xoay chuyển

Nếu ai cầu nguyện

Nó hiện nó ra

Bỏ bớt ta bà

Ôi thôi là khổ

Nghe lời Thầy Tổ

Cất bước đi theo

Đức hạnh mình gieo

Trèo lèo uổng lắm

Đừng nên mua sắm

Gội tắm ma ha

Ta nói là Ta

Ra bài Ta đố

Nếu ai ngoan cố

Bài pháp vè Lôtô « Từ đây sắp tới » do Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết báo trước tình hình thế giới không yên, giặc Miên nghe lời Tàu tặc động binh đánh VN từ phía Tây, và quân đội VN đánh trả ; sau đó giặc Tàu kiếm cớ xua quân đánh VN bằng 2 mặt trận : một là bộ binh từ Bắc xuống, hai là hạm đội từ Biển vào.

Đến Kỷ Hợi dân Vương khổ nạn,

Bởi giặc Tần phản loạn chiến chinh. {Tần ám chỉ Miên}

Nghe lời Tàu tặc động binh,

Đánh sang đất Việt muôn nghìn thây phơi.

Đến Kỷ Hợi vậy thời mới biết,

Thế Chiến Ba khốc liệt dường bao.

Bấy lâu trách cứ Trời Cao,

Thiên cơ đâu có bào hao dọa hù ! (Đến Kỷ Hợi, Kỳ Vân Cư Sĩ)

Ghi chú: Bài pháp kêu ra 2 con số, con số Hai ra trước, và con số Ba ra sau. Con số HAI ám chỉ giặc Miên {Tần}, và con số BA ám chỉ giặc Tàu. Quý độc giả vui lòng xem phần giải thích cuối bài Lôtô sẽ rõ tại sao số HAI là giặc Miên {Tần} và số BA là giặc Tàu

Hiếm có nhân vật nào mà lại có hai chiều dư luận như cậu HAI MIÊNG. Những thông tin truyền miệng thì cho rằng, đây là một công tử hảo hán, biết bênh vực dân lành. Nhưng có những tài liệu ghi lại thì Hai Miêng chính là người phục vụ quân Pháp đắc lực trong việc cai trị Nam Bộ thời thuộc Pháp.

Cậu HAI MIÊNG là con trai tên Việt gian bán nước Huỳnh Công Tấn quê Gò Công; trong thời Pháp thuộc, chính Huỳnh Công Tấn đã làm phản hại anh hùng Trương Công Định.

Hình Cậu Hai Miêng ngồi

Sẽ bị chết liền

Nếu lụy nếu phiền

Tới đây cũng mất

Tiền muôn đem cất

Bạc dọc bạc ngang

Đừng có thở than

Rồi đây than thở

Thầy nói phải nhớ

Trêu trớ sai lầm

Có tướng không tâm

Có tầm không thí

Ruộng kia không cấy

Hạt giống hiền lành

Cấy đồ hôi tanh

Mọc gai mọc gốc

Đừng nên trách móc

Phật Thánh Thần Tiên

Đồ dại đồ điên

Đồ phiền đồ não

Đồ thôi mất Đạo

Đồ dạo biển khơi

Ta nói mà chơi

Cái đời hung ác

Chết chua chết chát

Một lát chết liền

Bệnh lụy bệnh phiền

Bệnh tiền bệnh bạc

Bệnh nộ bệnh nạt

Bệnh hạt sương mai

Bệnh chông bệnh gai

Bệnh gài sườn kẹt ***

Bệnh thôi đã thét ***

Mấy lượt không tin

Bệnh khổ bệnh tình

Bệnh hình bệnh bóng

Từ đây mơ mộng

Sẽ thấy nghe chưa

Không sớm thì trưa

Không thừa thì đã ***

Ôi thôi cha chả

Quả trả căn đền

Thầy nói đừng quên

Lô tô hai tiếng

Thầy đang phổ biến

Hiện nay lăng mộ của anh hùng Trương Công Định ở tại châu thành Gò Công, nằm trên đường Kinh lấp cũ tức đường Phạm Đăng Hưng. Sau khi Định chết rồi, Huỳnh Công Tấn càng ngày càng hống hách. Hắn bắt người tình nghi tra tấn khảo của. Tấn ngang nhiên cướp ruộng đất của các nhà giàu bỏ chạy xuống 3 tỉnh miền Tây ty nạn. Ngoài ra Tấn còn mở sòng bạc lấy xâu. Chỉ trong một thời gian ngắn hơn 10 năm, Tấn trở thành người giàu nhứt Gò Công, có hàng ngàn mẫu ruộng. Để củng cố lòng tin của Pháp, Tấn còn đem quân qua Cần Giuộc để dẹp một cuộc khởi nghĩa do Bùi Duy Nhứt lãnh đạo... Sẵn uy quyền Tấn mặc tình sanh sát với mục đích làm tiền. Nghi ngờ ai có mặc tình với nghĩa quân, Tấn cho bắt về tra khảo. Người nhà nóng lòng, đem vàng bạc đến xin đút lót cho vợ Tấn để xin tha. Cũng trong thời gian này, nhiều người vì tư thù cũng tố cáo lẫn nhau “là quân hoang dã” để chúng mặc tình hãm hiếp, cướp bóc. Trời bất dung gian. Năm 1875, Tấn ngồi ghe hầu đi Sài gòn. Giữa đường Tấn bị cảm rồi chết trên ghe, năm đó hắn mới 37 tuổi! Lúc thịnh thời, lãnh binh Tấn rất hống hách, ai cũng sợ. Gặp ông ta, dân chúng khúm núm: Bẩm ông lớn! và gọi vợ ông ta là “bà lớn” hoặc “bà Lãnh binh”. Một cụ già, dân cố cựu đất Gò Công kể lại là: “Ông từng nghe ông bà nhắc về Huỳnh Công Tấn khi chết thực dân Pháp cho làm đám ma rất lớn, có dàn nhạc Tây đưa linh cữu. Pháp muốn làm ra vẻ biết ơn một người bản xứ đã cúc cung phụng sự cho quyền lợi đất nước họ. Khi Tấn chết, quan tài quàn trong nửa tháng, để dân chúng vì sợ ông ta đến phúng điếu, lạy và khóc trước linh cữu. Mỗi ngày gia đình Tấn cho vật trâu, bò để đãi hàng trăm thực khách xa gần. Khi động quan, có các chức sắc Pháp Việt, lính mã tà bồng súng đi theo sau quan tài từ nhà Tấn đến làng Tân Luông Đông. Trước khi an táng, hồi đó người ta cho đào sẵn 5 cái huyệt (giống trường hợp cái chết của Tổng đốc Lộc năm 1900) ở 5 chỗ khác nhau. Khi hạ rộng, chỉ có quan binh và người thân trong gia đình mới biết rõ huyệt nào có quan tài, có lẽ sợ kẻ ăn trộm đào mồ cướp vàng bạc. Mỗi năm đến ngày Tết, lễ Thanh Minh, “bà lớn” đi viếng mộ, sai đầy tớ, gia nhân dọn cỏ, quét cả 5 cái mộ ấy. Đến trước mỗi mộ, “bà lớn” đều nói: - Đây là mộ ông Lãnh binh! Sau khi Tấn chết rồi, Pháp vẫn để vợ Tấn ở trong một căn nhà lớn phía sau ty Công an thời ông Diệm. Hàng tháng, Pháp cấp cho bà một số tiền tựa như “tử tuất” của chồng. Ngoài số ruộng đất lên tới một ngàn mẫu, gia đình Lãnh binh Tấn thừa hưởng tài sản của ông để lại kếch xù, nên được dân Gò Công liệt vào hạng nhà giàu nhứt địa phương cuối thế kỷ 19. Pháp cho dựng một đài kỷ niệm ghi ơn Lãnh binh Tấn với mấy dòng chữ “à la mémoire du Lãnh binh Huynh Cong Tan, chevalier de la Légion d’ honneur, fidèle servicteur de la France” (Tưởng nhớ Huỳnh Công Tấn, người được ân thưởng Bắc đẩu bội tinh công bộc trung thành với Pháp). Chỗ đó, khi Nhựt đảo chánh Pháp vào năm 1945, dân chúng phẫn nộ, kéo tới đập phá bia, đem bỏ vào trong chùa Bà, và di ảnh Huỳnh Công Tấn họ thả trôi sông!

Để nhắc hồng trần

Nhắc xa nhắc gần

Nhắc tần nhắc tảo

Nhắc cho người đạo

Rồi nhắc người đời

Phải biết tách dời

Đừng đi nữa cả

Đi đi có giá

Đi trả quả căn

Đi để lòng hằng

Đi nghe kinh sám

Đi mà ghê gớm

Cái cảnh trần này

Đi gặp Phật Thầy

Ngôi Tiên ban xuống

Đừng nên có muốn

Yêu chuộng làm chi

Giáo Pháp thơ thi

Trong kỳ mạt hạ

Đừng nên chung chạ

Bá tánh trần đời

Một phút rồi ngơi

Ôi thôi rồi nghỉ

Người tu cho kỹ

Hoan hỷ nghe chưa

Thì sau Ngài chừa***

Mình ôi mới sống

Tu mà mơ mộng

Nghiệp cộng đa đoan

Tu thở tu than

Tu mà không thấy

Sa vào cạm bẫy

Chúng chẳng biết thân

Lô tô của Thần

Thiên ca của Thánh

Nói cho bá tánh

Ôi hỡi cùng nghe

Ta sợ mùa hè

Năm Heo chết ráo

Chết vì quả báo

Chết tháo chết nhăn***

Chết bị lằng xằng

Chết nhăn chết nhục

Chết thôi ngã gục

Hình ảnh ấn tượng chú Ba Tàu

Cô ơi, nước Việt Nam thiếu gì trai trẻ,

Mà vội đi lấy lẽ “Ba Tàu” ?!

Của tiền quý báu là bao,

Đem tuổi mười tám so vào bốn mươi?

Rồi nuôi tánh biếng lười mê ngủ,

Để ngày kia ủ rũ đau thương.

Khi “Ba Tàu” xách gói hồi hương,

Vàng bạc tóm, bỏ cô thơ thẩn.

Cô nhìn theo muôn vàn tiếc hận,

Cô vì chàng mà bẩn tiết trinh… Trích bài Lấy Lẽ Ba Tàu của Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1946

Khi nào Đức Thầy viết chữ đặt trong dấu ngoặc kép, thì chữ đó có cái lý thiên cơ đặc biệt. Ví như trong bài thơ này cụm từ “Ba Tàu” được Đức Thầy đặt trong dấu ngoặc kép “ ”. Cụm từ “Ba Tàu” là thuật ngữ thiên cơ có từ xa xưa do Tiền Bối ta truyền trong dân gian để cảnh báo trước rằng Trung Quốc ỷ lực lượng Tàu chiến hạm đội nước lớn gây ra Thế Chiến Ba đưa nhơn loại đến đại họa Tận Thế.

Chúng chẳng biết đâu

Khanh tước công hầu

Rồi đây cũng bị

Nói cho người trí

Bố thí thi mau

Dù ở bên Tàu

Hay là bên Nhựt

Ta đây chịu cực

Thì tới chớ gì

Đừng sánh đừng bì

Lô tô Thầy đọc

Đừng nên trách móc

Chịu đựng gấp đa

Có một ông Cha

Đừng ôi lên thế

Có một Hoàng Đế

Có một Phật Như

Có một con người

Tại sao ba bảy

Dạy thì đã cãi ***

Sao được nghe con

Đạo Pháp không tròn

Ôi thôi không biết

Tai lơ mắt điếc

Bị siết cổ rồi

Nó đem vô nồi

Nước sôi nó trụng

Từ đây ca tụng

Uổng lắm con người

Phải ráng vui tươi

Chín mười chưa vẹn

Thầy đây quá thẹn

Sám hối trễ rồi

Tỉnh giấc người ơi

Không trôi ra biển

Ráng về cầu nguyện

Phật hiện toàn thân

Ráng nhớ chuyên cần

Đi đi con thảo

Đây là người Đạo

Được dạo trong mây

Đừng tớ đừng Thầy

Đừng Tây đừng Thổ

Đừng nên có đổ ***

Tội lỗi cho ai

Chính tội mình vay

Tiền căn mình mượn

Đâu có sung sướng

Mình vướng bụi trần

Nói thánh nói thần

Nói tân nói thế

Nói mà lập kế

Nói nữa làm chi

Ráng học mau đi

Thời kỳ nó đến

Chưa đâu quý mến

Các bạn em ơi

Anh em vậy thời

Sống coi lát nữa

Năm Heo rồi tựa

Năm Chuột biết thân

Nó nhúm lửa trần

Nó thui hết ráo

Nó đem ông Táo

Nó đốt ngoài bờ

Nó nắm một tờ

Giấy thôi Con Chuột

Con Chuột chết luộc

Hay lại đốt thiêu

Trời nắng chín chiều

Luộc thôi bá tánh

Đây rồi có cánh

Xẹp hết không bay***

Nói nhải nói hoài ***

Số Hai ra trước

Ở miền Cần Đước

Khổ lắm nghe con

Thấy vậy chưa tròn

Trà Vinh cũng khóc

Thương thay Châu Đốc

Không có Phật đâu

Nói chuyện đôi câu

Rồi sầu biết mấy

Tam hoàng không thấy

Cốt điễn nói ra

Là con số Ba.

Sự tích Hai Miêng:

Nam Kỳ có cậu Hai Miêng,

Con quan lớn Tấn ở miền Gò Công.

Cậu Hai là bực anh hùng,

Ăn chơi đúng bực anh hùng liệt oanh!

Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh…"

Người Gò Công lớn tuổi, hẳn ai cũng nhớ chuyện cậu Hai Miêng ra tay đánh cặp rằn Tây vì ức hiếp dân phu đào Ao Trường Đua: "Khi Pháp cho đào Ao Trường Đua (xung quanh là đường vòng đua ngựa), bắt dân phu trong tỉnh Gò Công phục dịch, làm sưu cực khổ. Họ cưỡng bách lao động như tù khổ sai: ban ngày đào đất, đắp lộ, ban đêm ăn ngủ tại chỗ. Hết toán này tới toán khác thay phiên, còn bị cặp rằn (tức giám thị) đánh đập như súc vật vì muốn công việc mau xong.

Một buổi sáng, cậu Hai Miêng đi ngang qua đó, thấy cảnh làm việc quần quật mà còn bị đánh như trâu ngựa. Nổi máu anh hùng, cậu liền thộp ngực một tên cai mã tà (cảnh sát bây giờ) hung ác, đấm đá luôn. Cai Phi, cặp rằn đều bị cậu cho ăn mấy bạt tai, rồi cậu bắt họ đội đất chạy lên chạy xuống như mấy người dân đang bị hành hạ. Ngoài ra cậu còn quất cho họ mấy roi. -Tao đánh chúng bây coi tụi bây có đau như dân phu hay không?

Chuyện về công tử Hai Miêng còn được đẩy xa tới mức: Hồi trước ở miền Nam, thấy ai ăn ở tánh nết ngang tàng, ông bà ta thường nói:

Cậu Hai, cậu chớ có lo,

Hết tiền, cậu cứ xuống kho lấy xài.

Cô ơi, nước Việt Nam thiếu gì trai trẻ,

Mà vội đi lấy lẽ “Ba Tàu” ?!

Của tiền quý báu là bao,

Đem tuổi mười tám so vào bốn mươi?

Rồi nuôi tánh biếng lười mê ngủ,

Để ngày kia ủ rũ đau thương.

Khi “Ba Tàu” xách gói hồi hương,

Vàng bạc tóm, bỏ cô thơ thẩn.

Cô nhìn theo muôn vàn tiếc hận,

Cô vì chàng mà bẩn tiết trinh…

Trích bài Lấy Lẽ Ba Tàu

của Đức Huỳnh Giáo

Chủ viết năm 1946

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ,

Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt.

Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn,

Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy.

Dù ba hay bảy dù sãi hay chùa,

Gió thổi nó lùa trôi ra biển ái.

Nếu không hối cải chắc chắn phải trôi,

Lẻ bạn cút côi Cậu ngồi hiu quạnh.

Từ đây so sánh phong cảnh rã tan,

Thành mảnh gò hoang bạc vàng cũng mất.

Tiền muôn giấu cất nó cũng trốn đi,

Cậu thấy đã nguy thời kỳ đã đến.

Thuyền kia xa bến Cậu đã lui rồi,

Dân tộc Nam ơi khó ngồi mà nghỉ.

Về đi hoan hỉ thế kỷ gần bên,

Không rỉ cũng rên không đền cũng mất.

Thì giờ cảnh vật Cậu thấy hoang liêu,

Thương xót mới kêu nuông chiều mới dạy.

Ai khôn ở trại ai dại ở nhà,

Sẽ đến kia cà trò đâu có rõ.

Nghe rồi đừng bỏ cây cỏ cũng tan,

Thành mảnh gò hoang thành đô hoa lệ.

Chửi Ta thây kệ khi dể đừng buồn,

Đạo Sĩ điên cuồng lang thang vất vả.

Nợ căn phải trả quả nọ phải đền,

Mới được vào nền Thánh Vương lập vị.

Kêu trong anh chị chắc bị lao tù,

Đừng võng đừng dù ráng tu giải thoát.

Đây là kỳ chót Cậu nói Lôtô,

Kêu chị kêu cô trầm trồ đạo lý.

Ráng tu cho kỹ hoan hỉ thứ tha,

Đổi cửa đổi nhà đổi sông đổi núi.

Đổi giờ đổi buổi đổi chuỗi đổi tang,

Đổi ở trần gian tiêu tan không có.

Nghe đi cho rõ sáng tỏ như đèn,

Đừng ngợi đừng khen nhiều phen khổ lắm.

Từ đây gội tắm mới thấy Mây Rồng,

Hãy ráng lập công chớ là khổ sở.

Bây giờ trả nợ Trời phạt chúng sanh,

Chớ giựt chớ giành chị anh chi đó.

Vàng muôn bạc bó sắp sẽ đốt thiêu,

Ở tỉnh Bạc Liêu quỷ yêu đầy dẫy.

Khi bom nguyên tử nổ, nhà lầu cao tầng xi măng

cốt sắt sập đè gây chết chóc hãi hùng, phải về quê

núp dưới tàn tre hay trại lá tránh thương vong.

Khẩu súng cổ đồn Rạch Cát

Gò Công

Vũng Tàu

Chắc rằng Cậu thấy tỉnh đó tiêu tan,

Tịnh Biên Nhà Bàng ở miền Châu Đốc.

Có than trách móc cũng phải tiêu điều,

Trà Vinh mai chiều cũng tan ra nước.

Thấy rồi biết trước không thể trở tay,

Nói mãi nói hoài nói dai ngày tháng.

Nói không có chán nói giáng con cờ,

Sự thế đến giờ còn mơ chi nữa.

Binh trời khói lửa giặc loạn tứ phiên,

Sự đến không hiền cho dân được hiểu.

Đừng nên trách kiểu lại với nọ kia,

Làm một tấm bia cho trần dòm được.

Không lui một bước không khước không từ,

Hãy ráng đi người làm sao cho vẹn.

Mài gươm cho bén trí tuệ của ta,

Chặt đứt tà ma tu tâm mới đắc.

Coi chừng quỷ dắt rồi lại ma lôi,

Cướp chức cướp ngôi cướp tồi cướp bại.

Từ đây nguy hại các nước ra tay,

Cậu nói thày lay trong ngoài rồi đó.

Sắp đây la ó ơi hỡi tràn lan,

Mất bạc mất vàng mất làng mất xóm.

Ngọ Mùi ghê gớm Thân Dậu gớm ghê,

Cậu thấy con Dê lấy mê mà lót.

Lòng Này đau xót không biết làm sao,

Nói thấp nói cao nói gào nói nữa.

Đây là đứng giữa Cậu nói trung gian,

Cậu nói rồi bàn tỉnh làng nào trước.

Trà Vinh khóc mướt Châu Đốc cũng tiêu,

Long Xuyên buổi chiều sụp đê Ông Chưởng.

Vàm Nao dung dưỡng cũng sẽ tan hoang,

Ở tỉnh An Giang thấy ôi rắc rối.

Màn trời u tối không biết là gì,

Cậu nói xiết chi từ bi để lại.

Ai khôn ở trại ai dại ở nhà,

Sẽ đến kia cà Tần qua như thác.

Lớp hò lớp hát lớp chát lớp chua,

Ai thắng ai thua đúng mùa đúng tiết.

Sống đi rồi biết Hoa Nguyệt sắp khai,

Sự thế an bài số HAI ra trước. *

Ở miền Cần Đước hải biển gập ghình,

Cậu nói làm tin rung rinh trái đất.

Một còn một mất Đại Chiến Thứ Ba,

Bình Dương kia cà sống coi Gánh Hát.

Từ mũi Đồn Rạch Cát làng Long Hựu quận

Cần Đước tỉnh Long An, nhìn thẳng ra Biển

Đông, phía mặt là Gò Công và phía trái là

Vũng Tàu Bà Rịa, gần trận hải chiến Trường

Sa nơi mà các cường quốc sẽ tranh hùng gây

cảnh chết chóc vô cùng khốc liệt:

Đằng-vân đến tỉnh Gò-Công,

Vì thương dân-thứ mới hòng đến đây.

Xưa kia bão-lụt tỉnh này,

Mà sau cảnh khổ xứ này gần hơn.

Yêu dân lòng nọ chẳng sờn,

Thầy hát Tớ đờn dạy cũng khắp nơi.

Khỏi đây Bà-Rịa tách vời,

Đến đó vậy thời trời mới sáng ra.

Chợ này đông-đúc người ta,

Nhiều đuông chà-là lại với nho tươi.

Đến đây Thầy Tớ hoá mười,

Nói nói cười cười bán thuốc Sơn Đông.

Ai ai đều cũng ngóng trông,

Coi lũ khách nầy hát thuật làm sao.

Hát mà trong bụng xáo-xào,

Nói chuyện bên Tàu máu đổ tuôn rơi.*

Cả kêu dân-chúng hỡi ôi!

Sao không thức tỉnh việc đời gần bên.

Khổ đà đi đến như tên,

Ráng lo tu niệm tìm nền vinh-hoa.

Vinh này của Đức Phật-Bà,

Của Ông Phật-Tổ ban mà cho dân.

Tu cho nhàn toại tấm thân,

Đừng làm tàn-ác xa lần Tiên bang.

Hát kêu bớ kẻ giàu sang,

Ráng lo làm phước làm doan mới là. (Khuyên Người Đời Tu Niệm, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại

Hòa Hảo năm 1939)

Gò Công

Vũng Tàu

Đủ đào đủ kép mặt đỏ mặt đen,

Nó sắp đua chen khai màn sắp diễn.

Thấy rồi cầu nguyện sống sót coi chơi,

Cậu nói lả lơi nói đời nói loạn.

Nói người dẹp dọn hưởng trọn bảo châu,

Nói tỉnh nói khâu nói rầu nói khổ.

Nói cho hoa trổ bối bổ thêm phần,

Cậu nói dần lân tam hoàng cốt điễn.

Nước ngoài sắp diễn châu báu bày khai,

Vạn quốc trong ngoài ngũ châu thất vọng.

Giờ đừng mơ mộng công cộng việc chi,

Tiếng giảng ráng ghi lời Thầy đừng bỏ.

Không chuông không mõ biết rõ cơ mầu,

Đạo lý thâm sâu từng câu lượm lặt.

Lâm nguy Cậu dắt thắt ngặt bớ trò,

Tu khổ đừng lo có Đò Cậu rước.

Cậu về Cần Đước Cậu ở một ngày,

Lợi chốn Ba Lai ngự thôi một buổi.

Cậu đi ơi hỡi khắp cả địa cầu,

Bốn biển năm châu chỗ nào cũng có.

Sài Gòn la ó khổ sở thon von,

Tu niệm thì còn nếu không thì mất.

Vàng muôn có cất cũng phải nổi trôi,

Biển lửa đây rồi chấm thi ngày trước.

Trà Vinh đói trước Châu Đốc đói sau,

Long Xuyên cũng gào Cần Thơ khóc mướt.

Chắc rằng mấy lượt cái tỉnh đọa đày,

Cậu nói đêm ngày nói hoài nói mãi.

Nói cho người cãi trai gái được nghe,

Cậu nói vo ve đặt vè sóng bủa.

Nói cho tài của mất hẳn đừng còn,

Cậu nói rã non biển kia cũng cạn.

Nói cho bè bạn thông hiểu đôi lời,

Ráng sống người ơi sau đây đầy dẫy.

Giờ này chưa thấy các nưóc ra tay,

Ai của ai tài ai cao ai thấp.

Từ đây Trời sắp đem hết ra sân,

Dụng cụ tối tân nước mình thiêu hủy.

Ai là đại kỷ tu học mới còn,

Sau đứng trên hòn kim cương ngọc báu.

Đó là Phật bảo Cậu nói dùm cho,

Nước Nam hóa gò Tiên ban Phật thưởng.

Cậu là Huynh Trưởng Cậu nói đàn em,

Ráng sống mà xem bên rèm hớn hở.

Sau khi Mỹ dùng vũ khí nguyên tử đánh phủ đầu xóa

sổ Bắc Kinh, thì Nga lợi dụng tình thế nước Tàu rối

loạn ở vùng biên giới, Nga đưa người và vũ khí đến

Tây Tạng, Tân Cương giúp các sắc dân này chống

lại dân tộc Hán (Tàu), chiến tranh dữ dội giữa các

sắc tộc, loạn lạc khắp nơi, máu chảy thành sông,

xương phơi đầy đồng. Khi Nga bình định được các

nước Tây Tạng, Tân Cương, thành lập chánh phủ các

nước này thân Nga, thì chừng đó Mỹ Nga tranh hùng

đánh nhau giành giựt nước Tàu. Chiến tranh nguyên

tử bùng nổ, đưa thế giới đến ngày Tận Thế.

Ít ai tỏ biết đặng hay,

Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! * (Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An ở Tòng Sơn năm 1849)

…Không lo âu yếm tu tịnh cho rồi,

Nứt nắp bể nồi chè xôi trôi hết. * (băng Lộ Huyền Cơ 7, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết

thập niên 80, kết tập sách Hòa Đồng Tôn Giáo tr. 117, Thiền

Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm Tân Tị 2001)

Về đi trả nợ Nam Việt cho rồi,*

Sau có núi đồi báu châu xuất hiện.

Ngũ châu nhiều chuyện phong cảnh lạ lùng,

Nghe tiếng Đạo Khùng lôtô Cậu thuyết.

Nghe rồi hiểu biết giấu kín bên trong,

Không mất tiền đồng mất công chút xíu.

Giờ này Cậu biểu đủ kiểu sạch trơn,

Chớ có thua hơn chớ hờn chớ giận.

Đây rồi lập trận ở chốn Ta bà,

Tiêu của tiêu nhà tiêu là tiêu lụa.

Tới màn ạc ụa bịnh dịch sạch trơn,

Đừng có thua hơn khảy đờn nhô nhổ. Đừng có gây gổ Cậu khổ biết bao,

Máu nọ còn trào xương kia còn chất.

Từ đây bay phất ảnh hưởng mùi hôi,

Tại chức tại ngôi tại tồi tại bại. Tại người nguy hại gây loạn chớ cùng,

Đâu phải tại Khùng ra thơ bí quyết.

Tại vì Cậu biết Cậu nói cho nghe,

Xuân đến sang Hè Cậu e nguy biến.*

Ráng về cầu nguyện nhiều chuyện lạ kỳ,

Cậu nói làm chi người khi kẻ dể.

Đêm nay kinh kệ giáo lý bày khai,

Ráng sống cả hai coi ngày coi tháng.

Coi rồi không chán sẽ giáng đủ màu,

Lớp Miên lớp Tàu lớp Nga lớp Mỹ.

Việt Nam rên rỉ ơi hỡi làm sao,

Nhựt tảo tần bao kiếp nào trả nợ.

Nói đây rồi sợ không biết vạn đường,

Cậu nói tận tường Tam hoàng cốt điễn.

Nghe rồi ngụy biện đừng có giao thông,

Tặng chú tặng ông đôi dòng chút nữa.

Nghe rồi đóng cửa để ý rồi tầm,

Ta phải sa hầm lũ ma tặc tử.

Ai ai nấy giữ xác sạch linh hồn,

Bảy nhựt thiên môn tối tăm trời đất.

Một còn một mất dân tộc trầm kha,

Cậu nói Cậu la Cậu gào Cậu thét.

Từ đây trời quét dẹp dọn hồng trần,

Tỉnh ngộ bớ dân rần rần rồi đó.

Đừng nên la ó Cậu lại buồn hiu,

Các chỗ Cậu kêu chắc tiêu hết ráo.

Cậu về Cậu cáo với lịnh Phật Trời,

Đặng gấp vậy thời lập Đời cho sớm.

Thế Chiến Ba bom nguyên tử nổ, trong

cuộc tuần huờn dời non lấp bể, sẽ có 7

ngày tối tăm trời đất khi Trời Phật chuyển

đổi ngũ hành thành lập Đời Tân Thượng

Nguơn Thánh Đức.

Cụm từ Nam Việt là tên nước Việt từ năm 207

trước Công nguyên có biên giới gồm 2 tỉnh

Quảng Đông Quảng Tây, {Lưỡng Quảng}. Vì

Giặc Tàu xâm lấn mãi, Tổ tiên ta phải bỏ đất

Lưỡng Quảng, dời đô đến Thăng long để tránh

đại nạn bị Hán hóa.

Tiêu đi ghê gớm lũ quỷ tà yêu,

Để cảnh để kêu mai chiều khốn khổ.

Long Hoa gần trổ Cậu nói tiếp ra,

Là con số BA.

(trích băng ghi âm Lộ Huyền Cơ 5 do Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết năm 1989 ở Chợ Vườn Chuối Sài Gòn, kết

tập sách Tinh Hoa Đàn Kinh tr. 136-142, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2000)

Cù lao Long Hựu Cần Đước

Với diện tích hơn 3.500ha, cù lao Long Hựu thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An, phía đông

giáp sông Soài Rạp và Cần Giờ.

Khi xưa, tàu thuyền từ các tỉnh miền Tây đi Sài Gòn - Chợ Lớn đều phải vòng qua mũi cồn Rạch

Cát bán đảo Long Hựu, vừa xa vừa dễ bị nhấn chìm vì sóng to gió lớn từ biển Đông ùa vào. Cách nay

130 năm, Kinh Nước Mặn được đào (dài 1,9km) góp phần hoàn chỉnh tuyến đường thủy: sông Rạch

Cát - Kinh Nước Mặn - sông Vàm Cỏ - sông Tra - kinh Chợ Gạo - sông Tiền, vừa rút ngắn lộ trình,

vừa an toàn cho tàu thuyền qua lại, nhưng cũng tách bán đảo Long Hựu thành cù lao.

Chợ Kinh Nước Mặn ở cù lao Long Hựu nằm giáp mé nước, nên tàu thuyền qua lại thường ghé vào

cho khách mua sắm hàng hóa, trao đổi nông, thủy sản, tạo cảnh trên bến dưới thuyền tấp nập, một thị

tứ khá sầm uất.

Ngày xưa ghe thương hồ từ Sài Gòn đi Lục tỉnh hay từ Lục Tỉnh lên Sài Gòn, khi đến Vàm Kinh

Nước Mặn đều phải cắm sào chờ con nước lớn mới đi tiếp để được thuận chèo mát mái. Hò ơ bìm bịp

kêu nước lớn anh ơi, buôn bán thương hồ…

Lợi dụng chỗ ngả ba giáp nước ở Vàm Kinh Nước Mặn nơi có nhiều ghe thương hồ neo đậu tấp

nập, Ông Sư Vãi Bán Khoai chèo ghe bán khoai lang, tay chèo, miệng cất cao giọng ca hát nghêu ngao

lời sấm truyền báo động cơ Tận Thế Hội Long Hoa, lời lẽ hư hư thực thực. Chỉ những ai có căn tu sâu

dày từ tiền kiếp mới hiểu lời Ông Sư Vãi, kính trọng lắng nghe lời lẽ của Ông như Tử Kỳ lắng nghe

tiếng đờn Bá Nha trên bến Hàm Dương thuở nào; còn những kẻ sân si đần độn khi mới nghe lời Ông

Sư Vãi, cứ tưởng Ông là kẻ khờ khạo nói nhảm, rồi họ sanh tâm tham cân khoai không trả tiền, và còn

chế nhạo Ông Sư Vãi là điên khùng. Để báo trước cơ trời sắp biến động dời non lấp biển chết 7 còn 3,

bất luận ngày đêm mưa nắng chan dầm, Bồ Tát Phật giáng trần hóa thân Ông Sư Vãi chèo ghe qua lại

Vàm Kinh Nước Mặn giả ra kẻ bán khoai lang rao truyền sấm giảng cho người đời kịp tu hành thoát

cơ sàng lọc lên hưởng đời Thượng Nguơn bồng lai. Nhưng phần nhiều người đời không hiểu cơ cứu

thế, nhún trề chê bai hành trạng Ông Sư Vãi Bán Khoai. Ôi thật là tội lỗi!

Năm 2011, nhân dịp trên đường hành hương miền tây trở về qua Vàm Kinh Nước Mặn, Đức Cậu

Bần Sĩ Vô Danh thuyết bài Vàm Kinh Nước Mặn để nhắc cho người đời nhớ lại hành trạng Ông Sư

Vãi Bán Khoai trên bến sông xưa. Và cũng nhân dịp này, Đức Cậu báo động cơ trời biến chuyển cận

kề, sàng lọc chết 7 còn 3, tu mau kẻo trễ, niệm Phật làm lành.

Vàm Kinh Nước Mặn

Sydney, 20-5-2019, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Từ năm 2010, cầu bắc qua Kinh Nước Mặn phương

tiện xe cộ lưu thông dễ dàng. Những ngày cuối tuần,

dân các nơi từ tỉnh thành muốn có chút thời giờ thư

giãn, đi xe qua cầu Kinh Nước Mặn xuống Cầu

Ngang thăm ngôi nhà cổ trăm cột, luôn tiện đến tận

mũi cồn Rạch Cát leo lên mô súng đại bác trông ra

Biển Đông mênh mông, và đây cũng là dịp để mọi

người ngậm ngùi ngắm nhìn phong cảnh ngày xưa

Sư Vãi Bán Khoai chèo thuyền qua lại Vàm Kinh

Nước Mặn truyền rao Sám Giảng Người Đời:

Tam nguơn nay sắp hết rồi,

Phật Trời hội nghị lập Đời Thượng Nguơn…

Phải chăng số Hai và số Ba ám chỉ giặc Miên và giặc Tàu?

Những hình ảnh ngôi nhà trăm cột ở làng Long Hựu, Cần Đước, Long An

Phụ trang Mỹ đưa tàu sân bay USS Ronald Reagan tới Biển Đông tuần tra (TTXVN/VIETNAM+) 27/06/2018 07:53 GMT+7Bản in

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 26/6, tàu sân bay USS Ronald Reagan

với hơn 70 máy bay các loại đã có mặt ở vịnh Manila sau nhiều ngày đi tuần tra trên

Biển Đông.

Đây là lần thứ 3 các hàng không mẫu hạm của Mỹ hiện diện ở khu vực này trong vòng

bốn tháng qua.

Việc Mỹ điều hàng không mẫu hạm nguyên tử tới Biển Đông tuần tra diễn ra khi Bộ

trưởng Quốc phòng James Mattis có chuyến thăm Bắc Kinh để thảo luận về mối quan

hệ an ninh-quốc phòng giữa hai nước, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Tháng 11/2017, tàu sân bay USS Ronald Regan cũng đã thăm vịnh Manila và lần quay

lại này nằm trong sứ mạng của Washington muốn tái cam kết với các nước ở khu vực.

[Mỹ lần đầu tiên xây dựng lịch trình tuần tra tại Biển Đông]

Chỉ huy tàu USS Ronald Reagan, Thiếu tướng Marc Dalton nói với các phóng viên tháp

tùng trên tàu rằng cuộc thăm viếng khu vực của mẫu hạm chứng minh sự cam kết gắn

bó của Mỹ với khu vực.

Ông Dalton nói: “Những nước nào quan ngại về các cam kết của Mỹ có thể theo dõi sự

hiện diện liên tục của nhóm tác chiến tàu sân bay, bao gồm cả hàng không mẫu hạm

USS Ronald Reagan, như là sự bảo đảm. Lực lượng hải quân chúng tôi đã hoạt động

trên biển Thái Bình Dương bảy thập niên qua và đó là sự hiện diện kéo dài, cũng như sứ

mạng vẫn còn kéo dài sẽ không thay đổi.”

Việc tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tiến hành tuần tra tại Biển Đông diễn ra

giữa lúc Trung Quốc đang tiến hành cải tạo các đảo tại quần đảo Hoàng Sa và bảy đảo

nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thành những căn cứ quân sự khổng lồ

trên biển, gây quan ngại cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế./.