bÀi dỰ thi “tÌm hiỂu giÁ trỊ vĂn hÓa lỊch ... · một tỉnh công nghiệp cũng...

80
Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015 Trang số 1 Phạm Thị Lan Anh BÀI DTHI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH SỬ ĐỒNG NAI NĂM 2015 ” Đề thi: Câu 1: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai đã trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Hãy nêu mục tiêu tổng quát qua các kỳ đại hội Câu 2: Chủ trương nào trong các kỳ đại hội được bạn tâm đắc nhất, vì sao? Câu 3 : Đánh giá những hạn chế của ngành hoặc lĩnh vực nơi bạn đang công tác và đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới (hoặc ngành và lĩnh vực mà bạn biết và quan tâm nhiều nhất)

Upload: trinhkhanh

Post on 18-May-2018

214 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 1 Phạm Thị Lan Anh

BÀI DỰ THI

“TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH SỬ ĐỒNG NAI NĂM 2015 ”

Đề thi: Câu 1: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai đã trải

qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Hãy nêu mục tiêu tổng quát qua các kỳ đại

hội

Câu 2: Chủ trương nào trong các kỳ đại hội được bạn tâm đắc nhất, vì sao?

Câu 3: Đánh giá những hạn chế của ngành hoặc lĩnh vực nơi bạn đang công tác và đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới (hoặc ngành và lĩnh vực mà bạn biết và quan tâm nhiều nhất)

Page 2: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 2 Phạm Thị Lan Anh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I. PHẦN MỘT: CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CỦA CÁC KỲ ĐẠI HỘI

A/ CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI B/ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CÁC KỲ ĐẠI HỘI

II. PHẦN HAI: CHỦ TRƯƠNG CỦA KỲ ĐẠI HỘI TÂM ĐẮC VÀ LÝ

DO TÂM ĐẮC

III. PHẦN BA: ĐÁNH GIÁ NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CÔNG TÁC TÁC

DÂN VẬN HUYỆN CẨM MỸ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

A/ ĐÁNH GIÁ NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN

HUYỆN CẨM MỸ THỜI GIAN QUA

B. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM MỸ

TRONG THỜI GIAN TỚI

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH VỀ HUYỆN CẨM MỸ VÀ CÔNG TÁC DÂN

VẬN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Page 3: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 3 Phạm Thị Lan Anh

LỜI NÓI ĐẦU

“Nhà bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”

Nhắc đến Đồng Nai, những người con Đồng Nai không khỏi tự hào về

truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của cư dân đất Đồng Nai, lắng sâu trong đó

nổi lên vai trò của con người Đồng Nai “Gian lao mà anh dũng”, trong đó vai

trò tiền phong là Đảng bộ tỉnh Đồng Nai. Tìm hiểu về các kỳ đại hội Đảng bộ

tỉnh Đồng Nai, mục tiêu tổng quát các kỳ Đại hội, chủ trương của các kỳ Đại

hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai. Đó là những nhân tố, là sợi chỉ đỏ, là kết tinh tinh

hoa trí tuệ của nhân dân Đồng Nai, thông qua các kỳ đại hội Đảng bộ Đồng Nai

mới có được quyết sách đúng đắn để lãnh đạo đất nước. Trải qua 10 lần Đại

hội, Đảng bộ Đồng Nai đang ngày càng trưởng thành và lớn mạnh. Con đường

tiến lên xã hội chủ nghĩa còn dài, cũng như con đường đưa Đồng Nai trở thành

một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, chúng ta chỉ thống nhất “sớm

đưa Đồng Nai trở thành một tỉnh Công nghiệp” trong tương lai và “sớm”.

Trong các kỳ đại hội, những chủ trương được đại hội đề ra sẽ là ngọn đuốc

soi đường cho kinh tế- xã hội Đồng Nai phát triển, trong rất nhiều chủ trương

của 10 kỳ đại hội đưa ra, người viết tâm đắc nhất chủ trương ở Đại hội Đảng bộ

Đồng Nai lần thứ VIII: “phát huy tối đa nguồn nội lực, đặc biệt là nhân tố con

người..”, đây là một chủ trương cực kỳ đúng đắn của Đảng bộ Đồng Nai và

cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về “Lấy phát huy

nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, vì

con người là một trong 5 nguồn lực để phát triển đất nước, con người là nguồn

lực đặc biệt, nó sáng tạo ra mọi nguồn lực khác và các nguồn lực khác chỉ phát

Page 4: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 4 Phạm Thị Lan Anh

huy được khi thông qua nguồn lực con người, vì con người là chủ thể hoạt động

sáng tạo ra lịch sử, cải tạo tự nhiên, cải biến xã hội...

Hòa trong một khối thống nhất của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, Đảng bộ

Huyện Cẩm Mỹ là Đảng bộ còn non trẻ, được thành lập gắn liền với sự thành

lập và đi vào hoạt động của đơn vị hành chính huyện Cẩm Mỹ vào ngày

1/1/2004. Kể từ khi thành lập Đảng bộ Huyện Cẩm Mỹ đã lãnh đạo phát triển

kinh tế xã hội huyện ngày càng đi lên, trong đó Đảng bộ huyện luôn quan tâm

đến công tác dân vận trên địa bàn, một trong những công tác quan trọng của

Đảng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Người viết xin đáng giá những hạn

chế về công tác dân vận huyện Cẩm Mỹ trong thời qua và đề ra một số giải

pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận huyện Cẩm Mỹ trong thời gian tới

trong câu hỏi số 3 của đề thi.

Bố cụ bài thi được chia thành 3 phần tương ứng với 3 câu hỏi của đề thi

Phần 1: Các kỳ đại hội tỉnh Đồng Nai và mục tiêu tổng quát các kỳ đại hội

Phần 2: Chủ trương của kỳ đại hội tâm đắc và lý do tâm đắc

Phần 3: Đánh giá những hạn chế về công tác Dân vận huyện Cẩm Mỹ và

những giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo công tác Dân vận trong thời gian

tới.

Page 5: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 5 Phạm Thị Lan Anh

I. PHẦN MỘT

CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ MỤC TIÊU

TỔNG QUÁT CỦA CÁC KỲ ĐẠI HỘI

A/ CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI

Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai đã trải qua 10 kỳ Đại hội đó là:

I/ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ I

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất (vòng 1) tiến hành từ ngày 11 đến 21-11-1976 tại thành phố Biên Hoà. Tham dự có 420 đại biểu chính thức gồm 367 đại biểu nam, 52 đại biểu nữ, có 11 đại biểu dân tộc thiểu số, đại diện cho 6.810 đảng viên của 17 Đảng bộ huyện, thành phố, 7 Đảng bộ trực thuộc và 509 chi bộ, Đảng bộ cơ sở.

(nguồn ảnh: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ I (1976–1978) gồm 41 đồng chí (có 2 uỷ viên dự khuyết). Đồng chí Lê Quang Chữ được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Bạch Tuyết được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ. Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí. Đại hội bầu 13 đồng chí đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.

Page 6: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 6 Phạm Thị Lan Anh

Từ ngày 6 đến ngày 10-4-1977 tại thành phố Biên Hoà, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất (vòng 2) được tổ chức. Đại hội nhận định sau hơn một năm kể từ ngày giải phóng, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Đồng Nai đã lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, giành được thắng lợi một số mặt về khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội, đưa tình hình của tỉnh phát triển hoà nhịp chung với sự phát triển chung của cả nước.

(Nguồn Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

II/ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ hai

(nguồn ảnh: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II họp từ ngày 10 đến ngày 12-7-1979 tại thành phố Biên Hoà. Tham dự Đại hội có 401 đại biểu đại diện cho trên 8.000 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã kiểm điểm, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, đề ra nhiệm vụ, phương hướng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 2 (1976–1980).

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II) gồm 43 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Lê Quang Chữ được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ. (Nguồn: Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai)

Page 7: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 7 Phạm Thị Lan Anh

III. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III.

(nguồn ảnh: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III được tiến hành 02 vòng. Vòng 01, Đại hội bắt đầu từ ngày 07 đến ngày 16-01-1982. Tham dự Đại hội có 423 đại biểu (có 02 đại biểu do Trung ương cử về). Đại hội đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương sẽ trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Đại hội đã cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Báo cáo chính trị, đặc biệt nhất trí cao về việc khẳng định đường lối chung cũng như đường lối kinh tế của dự thảo văn kiện. Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V của Đảng gồm 11 đại biểu chính thức và 02 đại biểu dự khuyết.

Từ ngày 24 đến ngày 28-01-1983, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (vòng 2) được tiến hành. Tham dự Đại hội có 418 đại biểu chính thức đại diện cho gần 9.000 đảng viên của 16 Đảng bộ trực thuộc trong toàn tỉnh. Đại hội vinh dự đón tiếp đồng chí Lê Duẩn – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá III) gồm 45 uỷ viên chính thức và 01 uỷ viên dự khuyết. Trong phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá III) đã bầu 15 đồng chí vào Ban Thường vụ, đồng chí Lê Quang Chữ được bầu làm Bí thư và đồng chí Nguyễn Văn Trung làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ. (Nguồn: Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai)

Page 8: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 8 Phạm Thị Lan Anh

IV. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IV

(nguồn ảnh: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IV diễn ra từ ngày 20-10 đến ngày 26-10-1986. Về dự Đại hội có 447 đại biểu thay mặt cho trên 12.000 đảng viên của Đảng bộ 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố và 10 Đảng uỷ trực thuộc.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV là một sự kiện hết sức quan trọng đối với Đảng bộ, quân, dân Đồng Nai. Theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội thảo luận, góp ý kiến vào các văn kiện của Trung ương sẽ trình tại Đại hội VI, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, bàn phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và biện pháp thực hiện trong giai đoạn 1986–1990 và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Tầm quan trọng của Đại hội IV là ở chỗ từ những tư tưởng và quan điểm mới của Đảng trong lãnh đạo toàn diện nói chung, Đảng bộ Đồng Nai phải đề ra được những bước đi cụ thể, những biện pháp có hiệu quả, thiết thực để làm cho tình hình sản xuất của địa phương phát triển, phát huy tốt các khả năng hiện có để thúc đẩy kinh tế có những bước phát triển mới, ổn định tình hình, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng, tạo tích lũy cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của tỉnh.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 45 uỷ viên chính thức và 13 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Phạm Văn Hy được Đại hội bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Đại hội cũng đã bầu ra đoàn đại biểu gồm 15 đồng chí đi dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI. (Nguồn: Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai)

Page 9: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 9 Phạm Thị Lan Anh

V. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V

(nguồn ảnh: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V (vòng 1) tiến hành từ ngày 23 đến 25-4-1991. Tham dự có 349/350 đại biểu được bầu cử dân chủ từ Đại hội của 17 Đảng bộ trực thuộc. Đại hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào 05 bản dự thảo văn kiện sẽ trình tại Đại hội VII của Đảng. Đại hội đã bầu 17 đại biểu chính thức, 02 đại biểu dự khuyết của Đảng bộ dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V (vòng 2) được tổ chức từ ngày 28-10 đến ngày 01-11-1991. Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ – Bí thư Trung ương Đảng thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng về dự và chỉ đạo trực tiếp Đại hội. 288 đại biểu chính thức đại diện cho 14.650 đảng viên trong 15 Đảng bộ trực thuộc tỉnh dự Đại hội.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa V) gồm 47 đồng chí, bảo đảm theo tiêu chuẩn và yêu cầu về cơ cấu, đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ trong tình hình mới. Trong đó, có 28 đồng chí là cấp uỷ viên khóa IV, 10 cấp uỷ viên là nữ. Tuổi bình quân là 48,65. Về trình độ văn hóa: cấp 2 có 08 đồng chí, cấp 3 có 39 đồng chí, trung học chuyên nghiệp có 01 đồng chí, Cao đẳng, Đại học có 17 đồng chí, Phó Tiến sĩ có 03 đồng chí. Đại hội bầu đồng chí Phan Văn Trang làm Bí thư, đồng chí Huỳnh Văn Bình, Trần Thị Minh Hoàng làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.

(Nguồn: Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai)

Page 10: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 10 Phạm Thị Lan Anh

VI. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VI

(nguồn ảnh: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VI diễn ra từ ngày 02 đến ngày 04-5-1996. Tham dự Đại hội có 353 đại biểu chính thức đại diện cho trên 16.000 đảng viên của 15 Đảng bộ trực thuộc và 670 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh. Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI thể hiện được cơ cấu hợp lý các thành viên trong từng đoàn. Số đại biểu công tác ở các cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn chiếm 10,7%. Đại biểu nữ chiếm 17,43%. Đại biểu tốt nghiệp Cao cấp và Đại học Chính trị là 51,14%, tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học và trên Đại học các ngành chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ là 46,85%.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VI đã thảo luận và đóng góp ý kiến vào các văn kiện sẽ trình tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII gồm: Báo cáo chính trị, Báo cáo Điều lệ Đảng sửa đổi và Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 1996–2000. Đại hội kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V và đề ra Nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp của Đảng bộ trong 05 năm 1996–2000.

Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa VI gồm 47 đồng chí, trong đó có 09 đồng chí nữ, chiếm tỷ lệ 19,1%. Ban Chấp hành khóa VI đã họp phiên thứ nhất, bầu ra Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí, bầu Uỷ ban Kiểm tra gồm 08 đồng chí. Ban Chấp hành đã bầu đồng chí Trần Thị Minh Hoàng, nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V làm Bí thư Tỉnh uỷ. Hai đồng chí: Trần Bửu Hiền, Phó Bí thư Thường trực và Lê Hoàng Quân, Phó Bí thư kiêm

Page 11: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 11 Phạm Thị Lan Anh

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội VIII của Đảng gồm 13 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết đảm bảo đủ tiêu chuẩn, có cơ cấu hợp lý và đúng thủ tục.

(Nguồn: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

VII. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII

(nguồn ảnh: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001– 2005) được tiến hành tại thành phố Biên Hoà trong hai ngày 28 và 29-12-2000. Dự Đại hội có 350 đại biểu chính thức thay mặt cho 22.626 đảng viên thuộc 14 Đảng bộ trực thuộc tỉnh. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các Ban Đảng của Trung ương về dự.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VII, gồm 47 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm 13 đồng chí. Đồng chí Lê Hoàng Quân được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai khóa VII. Đồng chí Trần Đình Thành là Phó Bí thư Thường trực và đồng chí Võ Văn Một là Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. (Năm 2004, đồng chí Lê Hoàng Quân được Trung ương phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Đình Thành được Trung ương bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai khóa VII). Đại hội cũng bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng gồm 13 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết. (Nguồn: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Page 12: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 12 Phạm Thị Lan Anh

VIII. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII.

(nguồn ảnh: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII diễn ra trong 3 ngày từ ngày 21 đến ngày 23/12/2005.Với tinh thần khách quan, trung thực, nhìn thẳng vào sự thật Đại hội đã đánh giá đúng mức những kết quả đã đạt được, chỉ rõ những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Đảng bộ Tỉnh trong 5 năm qua; từ đó, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho giai đoạn phát triển 5 năm tới (2005-2010). Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá VIII gồm 49 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí, Uỷ ban Kiểm tra gồm 8 đồng chí. Đồng chí Trần Đình Thành được bầu làm bí thư Tỉnh ủy. Đây là những đồng chí có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống, có đủ năng lực và trình độ để cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội, được Đảng và nhân dân tin tưởng giao trọng trách lớn lao. Đồng thời, Đại hội cũng bầu ra 14 đồng chí (13 đồng chí chính thức và 1 đồng chí dự khuyết) thay mặt cho toàn Đảng bộ Tỉnh đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. (Nguồn: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

Page 13: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 13 Phạm Thị Lan Anh

IX. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX

(Nguồn ảnh: Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai)

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng 9 năm 2010. Với tinh thần khách quan, trung thực, nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những kết quả đã đạt được, chỉ rõ những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh trong 5 năm qua; từ đó, xác định những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho giai đoạn phát triển 5 năm tới.

Đại hội bầu 51 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IX, tại hội nghị nhất bầu Ban Thường vụ 13 đồng chí. Tại hội nghị, BCH Đảng bộ tỉnh khóa IX cũng đã tiến hành bầu Bí thư Tỉnh ủy; các Phó bí thư Tỉnh ủy; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Kết quả, đồng chí: Trần Đình Thành, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khóa VIII tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy khóa IX; các Phó bí thư Tỉnh ủy gồm: Lê Hồng Phương, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy khóa VIII, Ủy viên Ban TVTU khóa IX và Đinh Quốc Thái, Ủy viên Ban TVTU khóa IX, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Hội nghị cũng đã bầu 8 đồng chí vào Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm: Trần Văn Tư, Hoàng Thị Lài, Nguyễn Thị Hoa, Huỳnh Văn Hồng, Đào Văn Phước, Lê Ngọc Minh, Trần Minh Thấu, Nguyễn Quốc Cường. Đồng chí Trần Văn Tư, Ủy viên Ban TVTU khóa IX tiếp tục được bầu đảm trách chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa IX. Nguồn: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai

Page 14: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 14 Phạm Thị Lan Anh

B/ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CÁC KỲ ĐẠI HỘI

I/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ I: “Nắm vững chuyên chính vô sản,

phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt).

II/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ II: “Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, thực sự phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy những thế mạnh của địa phương, ra sức xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, nhất là phát triển toàn diện, vượt bậc sản xuất nông nghiệp, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng an ninh Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời chuẩn bị điều kiện phát triển những năm sau”.

III/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ III: “Phải nhằm tập trung đẩy mạnh cải tạo, kết hợp với sắp xếp lại một bước và phát triển thêm sản xuất để nhanh chóng ổn định được tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng được những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm bớt các mặt còn mất cân đối gay gắt nhất của địa phương, thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực phân phối lưu thông, tạo điều kiện cho những năm sau tiến lên mạnh mẽ, vững chắc hơn”

IV/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ IV: “Nhằm phát triển mạnh nền kinh tế Đồng Nai theo cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý; tiếp tục phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng tâm theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phát huy mạnh các mũi nhọn: công nghiệp chế biến, nông sản xuất khẩu và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, giải quyết tích cực và có hiệu quả thiết thực 3 chương trình lớn về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu”.

V/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ V: “phát triển kinh tế toàn diện theo cơ cấu công – nông nghiệp và dịch vụ, nhằm khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo. Thực hiện phổ cập tiểu học, xoá mù chữ. Cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện một xã hội bình đẳng, dân chủ, kỷ

Page 15: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 15 Phạm Thị Lan Anh

cương. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, ổn định về chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”.

VI/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ VI: “Giữ gìn và tăng cường ổn định chính trị; nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách; khai thác và tận dụng mọi nguồn lực cho yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát triển, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ với mức tăng trưởng cao, liên tục, bền vững để đến năm 2000 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Bảo đảm hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế liên tục, vững chắc với giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng, nâng dần mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân; góp phần cùng cả nước thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ, tạo tiền đề cơ bản cho bước phát triển cao hơn trong những năm đầu thế kỷ XXI”

VII/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ VII: “Tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, giữ vững ổn định chính trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung sức phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền tảng để đến năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân với thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với năm 2000, với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, làm giảm đáng kể tình trạng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn”.

VII/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ VIII: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại” và xác định phương hướng chung nhiệm kỳ 5 năm 2005-2010 là: “Phát huy tối đa nguồn nội lực, đặc biệt là nhân tố con người. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực và thế giới. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế với cơ cấu

Page 16: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 16 Phạm Thị Lan Anh

hợp lý, nâng cao tỷ trọng khu vực dịch vụ. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Coi văn hoá là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân”.

IX/ Mục tiêu tổng quát Đại hội lần thứ IX: “Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại doàn kết toàn dân; phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trường; thực hiện tốt và đồng bộ các chính sách an sinh xã hội; nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh; xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2015”.

*Tiểu kết:

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ khi thành lập đến nay trải qua 10 lần đại hội,

mỗi lần đại hội là mỗi lần Đảng bộ Đồng Nai ngày càng trưởng thành và phát

triển, có những chủ trương sáng tạo để đưa Đồng Nai phát triển đi lên.

Ở lần Đại hội I,II,III Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ đại hội là 3 năm,

Bắt đầu từ Đại hội IV Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ là 5 năm

Đồng chí đồng chí Lê Quang Chữ là người giữ chức vụ bí thư Tỉnh Đồng

Nai 3 nhiệm kỳ, hai nhiệm kỳ có Đồng chí Trần Đình Thành, còn lại 1 nhiệm

kỳ có các đồng chí: Phan Văn Hy, Phan Văn Trang, Trần Thị Minh Hoàng, Lê

Hoàn Quân và Nguyễn Phú Cường.

Mười kỳ đại hội đã đưa ra các mục tiêu tổng quá, ở mục tiêu tổng quát của

3 kỳ đại hội đầu tiên tập trung chủ yếu giữ vững chuyên chính vô sản, phát huy

quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tập trung ổn định đời sống, sản

xuất chủ yếu đáp ứng những nhu cầu cấp bách của người dân. Đến Đại hội III,

Page 17: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 17 Phạm Thị Lan Anh

tập trung vấn đề lương thực. Từ Đại hội V trở đi vấn đề cải thiện và nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được quan tâm, Vấn đề nguồn lực

con người được quan tâm phát huy, vấn đề kết hợp phát triển kinh tế với tiến bộ

công bằng xã hội, phát triển kinh tế đi đôi bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế

gắn với quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

dân tộc..., được quan tâm.

Page 18: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 18 Phạm Thị Lan Anh

II. PHẦN HAI

CHỦ TRƯƠNG CỦA KỲ ĐẠI HỘI TÂM ĐẮC

Tại đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII đưa ra phương hướng chung nhiệm kỳ 5 năm 2005-2010 là: “Phát huy tối đa nguồn nội lực, đặc biệt là nhân tố con người. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực và thế giới. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế với cơ cấu hợp lý, nâng cao tỷ trọng khu vực dịch vụ. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Coi văn hoá là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân”

Trong phương hướng chung này có chủ trương : “Phát huy tối đa nguồn

nội lực, đặc biệt là nhân tố con người..” đây là chủ trương tôi tâm đắc nhất, vì

những lý do sau:

A. Phát huy tối đa nguồn nội lực

Nguồn lực: ở đây là 5 nguồn lực chủ yếu cho phát triển kinh tế mà quốc

gia nào cũng phải trải qua, 5 nguồn lực đó là: Vốn, khoa học công nghệ, con

người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước.

Nguồn nội lực: là các nguồn lực trong tỉnh có thể được huy động cho phát

triển kinh tế xã hội là hết sức đa dạng và phong phú, có thể kể đến như: Nguồn

lực con người mà trung tâm là nguồn lực lao động; nguồn lực đất đai, tài

Page 19: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 19 Phạm Thị Lan Anh

nguyên thiên nhiên; nguồn lực vốn, tài chính; nguồn lực khoa học công nghệ;

nguồn lực văn hóa vật thể và phi vật thể.

Phát huy tối đa nguồn nội lực, vì:

Thứ nhất: tỉnh Đồng Nai phát huy tối đa mọi nguồn lực trong tỉnh, tức là

ta sử dụng, huy động hết cả thảy mọi nguồn lực có trong tỉnh Đồng Nai của

chúng ta (gồm: con người Đồng Nai, nguồn lực lao động của Đồng Nai; nguồn

đất đai tài nguyên thiên nhiên của Đồng Nai, nguồn vốn ngân sách của tỉnh

Đồng Nai trong đó huy động vốn nhân dân đóng góp là chính; Văn hóa vật thể

và phi vật thể của đất Đồng Nai; nguồn lực khoa học công nghệ, việc ứng dụng

khoa học kỷ thuật vào sản xuất của tỉnh Đồng Nai... để phát triển kinh tế xã hội

của tỉnh, không bỏ sót nguồn nội lực nào.

Các sản phẩm may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn trong năm 2014

của tỉnh, (nguồn ảnh: Báo Đồng Nai)

Một khi tất cả nguồn lực trong tỉnh được huy động không bỏ sót thì chúng

ta huy động được nguồn nội lực dồi dào, to lớn phục vụ cho phát triển kinh tế

xã hội tỉnh, làm cho nền kinh tế tỉnh nhà chúng ta mạnh lên, từ đó ta kết hợp

nguồn nội lực và ngoại lực sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của một tỉnh.

Page 20: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 20 Phạm Thị Lan Anh

Thứ hai: Các nguồn nội lực đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh, cụ thể đó là nguồn

nội lực trong tỉnh đóng vai trò quyết định trong chương trình xây dựng Nông

thôn mới trên địa bàn tỉnh. Vì chương trình xây dựng Nông thôn mới là nhà

nước và nhân dân cùng làm, vì thế huy động nguồn lực trong nhân dân là quan

trong nhất.

Đoàn thẩm định nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn về thăm mô

hình trồng ổi ViệtGAP tại xã Bảo Quang, TX.Long Khánh, (nguồn ảnh: Báo Đồng Nai)

Thứ ba: Trong những năm tới với mục tiêu của tỉnh đưa ra “là sớm đưa

Đồng Nai trở thành cơ bản tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, để làm được

điều đó thì yêu cầu hiện nay cũng như những năm tới là phải huy động tối đa,

phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực trong tỉnh.

Page 21: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 21 Phạm Thị Lan Anh

Dự án khu biệt thự mới Đồng Nai

Thứ tư: Ở Đồng Nai nguồn lực tự nhiên phong phú (ví dụ nguồn vật liệu

xây dựng (đất, đá, cát xi măng, sỏi... ) phục vụ cho cơ sở hạ tầng chúng ta

không thiếu, thậm chí có nhiều nơi đem múc đi bán cho các tỉnh khác. Chúng ta

cần huy động triệt để hơn các nguồn lực tự nhiên phục vụ các hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là nguồn đất đai và rừng (rừng Nam cát

Tiên) của tỉnh (có chính sách quản lý đất đai, quản lý rừng hợp lý). Đồng thời,

chúng ta phải có chính sách đúng để có thể huy động được cao nhất các nguồn

lực của dân, của các thành phần kinh tế, nhất là nguồn vốn và nguồn nhân lực

trong tỉnh.

Page 22: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 22 Phạm Thị Lan Anh

Một góc Nam cát Tiên (nguồn ảnh: thắng cảnh Đồng Nai)

Page 23: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 23 Phạm Thị Lan Anh

Dây leo thắt tự nhiên như dây thừng - to bằng 2 cánh tay người lớn

tại rừng Nam cát Tiên

Thứ năm: Phát huy các nguồn lực trong tỉnh là cơ sở để Đảng bộ tỉnh

Đồng Nai và UBND tỉnh vạch ra chiến lược phát triển lâu dài, biết kết hợp

nguồn nội lực trong tỉnh và tranh thủ nguồn ngoại lực; Bên cạnh đó Đảng bộ

tỉnh Đồng Nai có cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong

tỉnh mở mang các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ đó thu hút và giải

quyết việc làm cho toàn bộ nguồn nhân lực trong tỉnh;

Page 24: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 24 Phạm Thị Lan Anh

Đồng chí Trần Đình Thành tại Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa IX, Nguôn ảnh: Đảng bộ

tỉnh Đồng Nai

Thứ sáu: Nguồn lực trong nhân dân là rất lớn, trong xây dựng Nông thôn

mới hiện nay nếu không dựa vào sức dân đóng góp thì không làm nổi. Ví dụ cụ

thể huyện Xuân Lộc là huyện đầu tiên của nước đạt chuẩn Nông thôn mới, ta

thấy nguồn vốn nhân dân đóng góp lên tới 90% trong tổng nguồn vốn đầu tư

xây dựng Nông thôn mới.

Page 25: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 25 Phạm Thị Lan Anh

Một góc đường ở xã Xuân Bắc- Huyện Xuân

Lộc

Nguồn ảnh: từ cổng thông tin điện tử huyện Xuân Lộc

Theo Báo Người Lao động đưa tin: “Trong 5 năm xây dựng NTM (2009 -

2014), tổng nguồn vốn đầu tư của Xuân Lộc là hơn 12.000 tỷ đồng, trong đó

nguồn vốn do nhân dân đóng góp chiếm đến hơn 90%. Để có được điều này,

Xuân Lộc đã có những cách làm sáng tạo trong việc huy động sức dân để cùng

tham gia thực hiện. Một trong những cách làm đó là làm cho dân thấy, dân tin

để nhân dân cùng chung tay. Các công trình GTNT được Xuân Lộc thực hiện

theo phương châm vừa làm vừa vận động nguồn vốn trong dân, từ đây nhân

dân tận mắt thấy được kết quả thực tế nên nhiệt tình tham gia góp công, góp

của, hiến đất để xây dựng cùng với Nhà nước. Nhờ đó, từ một vùng đất “nhiều

không”, đến cuối năm 2014, hơn 97% đường ấp trên địa bàn huyện đã được

nhựa hóa, bê tông hóa; trên 380km/420km đường GTNT đảm bảo tiêu chí

“sáng - xanh - sạch - đẹp”.

Để nắm rõ hơn từng nguồn nội lực trong tỉnh, chung ta điểm qua các

nguồn nội lực trong tỉnh Đồng Nai như:

Page 26: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 26 Phạm Thị Lan Anh

1. Nguồn lực vốn, tài chính của tỉnh

Theo UBND tỉnh, nguồn vốn 6 tháng đầu năm như sau: Công tác huy

động vốn và cho vay: Ước thực hiện đến ngày 30/6/2015 tổng vốn huy động

trên địa bàn đạt đạt 115.192 tỷ đồng, tăng 4,46% so với cuối năm 2014. Tổng

dư nợ cho vay đến ngày 30/6/2015 đạt 96.300 tỷ đồng, tăng 5,18% so với cuối

năm 2014.

Công tác thu chi ngân sách được tập trung thực hiện: ước tổng thu ngân

sách 6 tháng đầu năm là 18.637 tỷ đồng, đạt 49% so dự toán, tăng 13% so cùng

kỳ. Ước tổng chi ngân sách địa phương (không bao gồm chi học phí, viện phí

và chi tạm ứng) là 5.656 tỷ đồng, đạt 40% so dự toán, tăng 7% so cùng kỳ.

Tập trung huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đầu năm

29.329,7 tỷ đồng, đạt 53,7% kế hoạch, tăng 11,6% so cùng kỳ. Trong đó: vốn

trong nước là 14.362,4 tỷ đồng, đạt 47,5% kế hoạch, tăng 28,3% so cùng kỳ;

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 14.848 tỷ đồng, đạt 61,4% kế hoạch, bằng

99,3% so cùng kỳ; vốn ODA là 29,3 tỷ đồng, đạt 48,8% kế hoạch, bằng 64,4%

so với cùng kỳ. UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện và giải ngân nguồn vốn

đầu tư từ ngân sách đảm bảo tiến độ yêu cầu; giải ngân đạt tỷ lệ 49% (đối với

Page 27: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 27 Phạm Thị Lan Anh

dự án tỉnh quản lý) và 43% đối với dự án cấp huyện quản lý. - (Nguồn: Cổng

thông tin điện tử đồng nai)

2. Nguồn lực Khoa học công nghệ

Theo tập san Khoa học Công nghệ Đồng Nai đưa tin: “Để trở thành nền

tảng cho thành phố khoa học như chủ trương đề ra trong chiến lược phát triển

khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh tầm nhìn đến năm 2030 vừa mới

được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2014, Trung tâm Ứng dụng công nghệ

sinh học (CNSH) Đồng Nai đang từng bước vươn mình lớn mạnh từ cơ sở hạ

tầng đến làm chủ kỹ thuật công nghệ cao trong nghiên cứu, ứng dụng sản xuất.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm Trung tâm

UDCNSH Đồng Nai đầu năm 2015 (Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử khoa học công nghệ

Đồng Nai

Page 28: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 28 Phạm Thị Lan Anh

3. Nguồn lực con người

Page 29: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 29 Phạm Thị Lan Anh

Người lao động tham gia phỏng vấn tìm việc làm tại phiên giao dịch,

nguổn ảnh: Báo Đồng Nai

“... phải đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi,

đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ

khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa

dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành

nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao

động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã

hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với

các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát

huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử thủ tướng chính phủ)

Page 30: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 30 Phạm Thị Lan Anh

Phát huy tốt nguồn lực con người thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công chiến lược

công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn (Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử thủ tướng

chính phủ)

4. Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên:

Nguồn ảnh: trang Đồng Nai, đất nước, con người

Page 31: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 31 Phạm Thị Lan Anh

5. Nguồn lực văn hóa vật thể và phi vật thể:

Văn Miếu trấn Biên

Theo Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, tổng lượt khách tham quan và vui chơi giải trí trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 trên địa bàn tỉnh đạt gần 98 ngàn lượt người với tổng doanh thu gần 10 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần cả về lượt khách và doanh thu so với tết năm 2012.

Khách chơi môn trượt cỏ tại Khu du lịch Câu lạc bộ Xanh (TP. Biên Hòa)

*Ngoài 5 nguồn nội lực đó ra còn các nguồn lực như:

Nguồn lực từ cơ cấu kinh tế

Page 32: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 32 Phạm Thị Lan Anh

(Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử thủ tướng chính phủ)

Nguồn lực từ thể chế chính trị và quản lý nhà nước

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia, trong đó có cải cách thủ tục hành chính

là một trong những nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016

Page 33: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 33 Phạm Thị Lan Anh

B. NHÂN TỐ CON NGƯỜI (NGUỒN LỰC CON NGƯỜI)

Trước hết ta tìm hiểu: Nhân tố con người (nguồn lực con người) bao gồm

những gì?

Nguồn lực con người được hiểu bao gồm các yếu tố vật chất và tinh thần

đã đang và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong điều kiện thích hợp sẽ

thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia, dân tộc.

Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về vật chất tinh thần,

đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, tạo nên năng lực của con

người của cộng đồng người được sử dụng và phát huy trong phát triển kinh tế

xã hội, khi ta nói đến nhân tố con người, là nói đến con người với tư cách là chủ

thể hoạt động sáng tạo, tham gia cải tạo tự nhiên và cải biến xã hội

*Tác giả tâm đăc khi chủ trương của Đại hôi VIII Đảng bộ tỉnh nhấn

mạnh đến phát huy nhân tố con người, vì:

Thứ nhất: Vì nhân tố con người là một trong 5 nguồn lực chủ yếu cho phát

triển kinh tế mà quốc gia nào cũng phải trải qua: 5 nguồn lực đó là: Vốn, khoa

học công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước

Page 34: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 34 Phạm Thị Lan Anh

Thứ hai: Nhân tố con người là quan trọng nhất vì: Các nguồn lực khác

không tự thân nó phát huy tác dụng được, nó chỉ phát huy tác dụng thông qua

nhân tố con người, nghĩa là con người là chủ đạo, làm chủ và sử dụng phát huy

các nguồn lực còn lại, bản thân con người là nguồn lực, nhưng đồng thời nó

cũng là nhân tốt duy nhất để làm cho các nguồn lực khác phát huy tác dụng, giả

sử nếu không có nhân tố con người thì các nguồn lực đó không phát huy được

tác dụng, thiên nhiên sẽ phát triển theo kiểu không có bàn tay con người (chứ

không thể nói không phát triển, nó vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên, nhưng

sẽ không phát triển theo quy luật xã hội, vì không có yếu tố con người, con

người trong qua trình phát triển của mình đã tạo ra quy luật xã hội và chịu tác

động bởi quy luật xã hội, vì thế không có con người thì không có xã hội loài

người.

Thứ ba: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Mười năm trồng cây,

trăm năm trồng người”; trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai; phát huy nguồn lực

con người trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực trồng người

Page 35: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 35 Phạm Thị Lan Anh

Đổi mới phương pháp dạy nhằm phát huy hết năng lực của học sinh là

mong muốn của ngành giáo dục - đào tạo TPHCM (nguồn ảnh: báo người lao

động)

Thứ tư: Các nguồn lực khác dùng thì hết, có thể cạn kiệt, còn nguồn lực

con người càng dùng càng phát triển và tái tạo

Page 36: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 36 Phạm Thị Lan Anh

Thứ năm: Nói đến nguồn lực con người còn là chỉ đội ngũ cán bộ công

chức, cán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, đội ngũ công nhân

lành nghề, đội ngũ tri thức khoa học

Việt Nam cần phát huy cơ cấu dân số vàng để nâng cao chất lượng nhân lực (Nguồn ảnh: VOV Đài tiếng nói Việt Nam)

Thứ sáu: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Muốn xây dựng thành công

CNXH thì phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa”, con người người là yếu

tố quan trọng, quyết định chúng ta có xây dựng thành CNXH hay không, chúng

ta phải xây dựng con người xã hội trước rồi mới xây dựng CNXH sau.

Page 37: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 37 Phạm Thị Lan Anh

Thứ bảy: Con người là yếu tố quyết định sáng tạo ra Văn hóa; con người

vừa là chủ thể tạo ra lịch sử.

Thứ tám: tâm đắc vì quan điểm này phù hợp với quan điểm của Đảng

Cộng Sản Việt Nam “Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự

phát triển nhanh và bền vững”

Page 38: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 38 Phạm Thị Lan Anh

*Tiểu kết phần 2:

Chủ trương “phát huy tối đa nguồn nội lực, đặc biệt là nhân tố con người ở

Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh được người viết tâm đắc nhất vì những lý do cơ bản

sau: Một là về phát huy nguồn nội lực: Nguồn nội lực Đồng Nai là hết sức đa

dạng và phong phú, có thể kể đến như: Nguồn lực con người mà trung tâm là

nguồn lực lao động; nguồn lực đất đai, tài nguyên thiên nhiên; nguồn lực vốn,

tài chính; nguồn lực khoa học công nghệ; nguồn lực văn hóa vật thể và phi vật

thể.

Nguồn lực trong nhân dân là rất lớn, trong xây dựng Nông thôn mới hiện

nay nếu không dựa vào sức dân đóng góp thì không làm nổi. Phát huy nguồn

nội lực đóng vai trò quyết định trong chương trình xây dựng Nông thôn mới

trên địa bàn tỉnh. Một khi tất cả nguồn lực trong tỉnh được huy động không bỏ

sót thì chúng ta huy động được nguồn nội lực dồi dào, to lớn phục vụ cho phát

triển kinh tế xã hội tỉnh, làm cho nền kinh tế tỉnh nhà chúng ta mạnh lên. Phát

huy nguồn nội lực để “sớm đưa Đồng Nai trở thành cơ bản tỉnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa”,

Hai là về nhân tố con người: Vì nhân tố con người là một trong 5 nguồn

lực chủ yếu cho phát triển kinh tế mà quốc gia nào cũng phải trải qua; Nhân tố

con người là quan trọng nhất vì: Các nguồn lực khác không tự thân nó phát huy

tác dụng được, nó chỉ phát huy tác dụng thông qua nhân tố con người; Sinh thời

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”;

Các nguồn lực khác dùng thì hết, có thể cạn kiệt, còn nguồn lực con người càng

dùng càng phát triển và tái tạo; Bên cạnh đó nguồn lực con người còn chỉ đội

ngũ cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, đội

ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ tri thức khoa học và điều cốt lõi nhất mà Bác

Hồ đã dặn: “Muốn xây dựng thành công CNXH thì phải xây dựng con người xã

hội chủ nghĩa”.

Page 39: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 39 Phạm Thị Lan Anh

III. PHẦN BA

ĐÁNH GIÁ NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN HUYỆN

CẨM MỸ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

A/ ĐÁNH GIÁ NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN

HUYỆN CẨM MỸ THỜI GIAN QUA

1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về công tác dân vận

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, đặc biệt triển khai

thực Nghị quyết TW8B/HNTW ngày 27/3/1990 về đổi mới công tác vận động

quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Đại hội

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII đã quán triệt tư tưởng đó và có nghị quyết

chuyên đề về đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, phát huy sức mạnh đại

đoàn kết toàn dân, xây dựng Đồng Nai giàu mạnh. Đảng bộ đã tổ chức Hội thảo

tổng kết thực tiễn 12 năm thực hiện Nghị quyết 8B của Trung ương về “đổi mới

công tác vận động quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và

nhân dân” ở Đồng Nai từ năm 1990-2002.

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chủ tương Đổi mới nội dung, phương thức hoạt

động của Mặt trận các đoàn thể. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là

chiếc cầu nối quan trọng trong quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, động lực chủ yếu để phát triển đất nước là

đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí

thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tinh thần và xã hội,

phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã

hội. Đại đoàn kết toàn dân trở thành đường lối chiến lược của Đảng ta, là nguồn

sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà

Page 40: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 40 Phạm Thị Lan Anh

nước, thực hiện vai trò giám sát của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, cán bộ,

đảng viên, giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. [17, tr. 57].

Trong văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII

(2001) đánh giá thực tiễn 5 năm đổi mới công tác vận động quần chúng đã

chứng minh: nơi nào cấp ủy Đảng tăng cường hoạt động của Mặt trận, các đoàn

thể trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị thì nơi đó có phong trào hoạt

động cách mạng sôi nổi của quần chúng, chính trị ổn định, mối quan hệ của

Đảng với nhân dân gắn bó hơn, sức mạnh của nhân dân được phát huy. [100, tr.

136].

Từ nhận thức trên Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã không ngừng đổi mới từ

nhận thức đến phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác dân vận,

mặt trận, các đoàn thể, đổi mới về tổ chức và bộ máy của Mặt trận và các tổ

chức quần chúng, đổi mới về công tác cán bộ dân vận, cụ thể:

a- Đổi mới về nhận thức

Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai chủ trương ‘công tác vận động quần chúng là

của cả hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể) không

phải của riêng Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Mỗi thành viên trong hệ

thống chính trị có chức năng riêng của mình, Đảng lãnh đạo nhân dân thông

qua chủ trương, đường lối, chính sách; thông qua người đảng viên, vì thế người

đảng viên phải gương mẫu đi trước làng nước theo sau. Nhà nước cụ thể hóa

chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng bằng Kế hoạch, Nghị định, Pháp

luật,...và vận động nhân dân thực hiện một cách tự giác. Cương quyết xử lý

nghiêm minh đối với các phần tử lạc hậu, chống đối. Cán bộ, công nhân, viên

chức Nhà nước phải thể hiện là người đầy tớ thật trung thành với nhân dân. Mặt

trận và các đoàn thể quần chúng trên cơ sở quyền lợi thiết thân của nhân dân về

kinh tế, đời sống, về hạnh phúc gia đình, về việc học hành trẻ em, về an ninh

trật tự xã hội, về việc xây dựng đoàn kết nghĩa xóm tình làng...đi sâu giáo dục,

Page 41: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 41 Phạm Thị Lan Anh

tập hợp tổ chức, hướng dẫn hội viên, đoàn viên hành động. Qua đó, phát hiện

những con người tích cực bồi dưỡng, đào tạo làm nòng cốt cho tổ chức mình,

giới thiệu cho Đảng kết nạp, giới thiệu đại biểu tham gia ứng cử các cấp chính

quyền” [17, tr. 72].

b - Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác dân

vận, mặt trận, các đoàn thể

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận và các đoàn thể bằng

ra nghị quyết, thường xuyên chỉ đạo, định hướng hoạt động, thực hiện quy chế

giao ban để kịp thời chỉ đạo công tác Mặt trận, các đoàn thể. Chỉ đạo Đảng ủy

cơ sở phải chú ý hơn việc lắng nghe ý kiến của Mặt trận, đoàn thể và các Ban

xây dựng Đảng về công tác dân vận. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Mặt

trận, các đoàn thể chủ động phát huy chức năng của mình.

c- Đổi mới về tổ chức và bộ máy của Mặt trận và các tổ chức quần chúng

Tỉnh ủy Đồng Nai chủ trương phải đa dạng hóa, đa phương hóa tổ chức

quần chúng, phải thiết thực về nội dung, đi vào cuộc sống vật chất và văn hóa

tinh thần của nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nêu cao đạo đức phẩm

chất, xây dựng lối sống và nếp sống con người, nêu cao tinh thần yêu nước xã

hội chủ nghĩa, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống mọi âm mưu

thủ đoạn của kẻ thù rắp tâm phá hoại công cuộc xây dựng đất nước ta.

Về bộ máy ở ấp thôn, khu xóm tuy không phải là một cấp lãnh đạo,

nhưng lại cực kỳ quan trọng về mặt tổ chức, khối đại đoàn kết toàn dân. Khu ấp

có vững mạnh mới có xã, phường, thị trấn vững mạnh, nó là nền tảng cơ bản là

nơi biến chủ trương, nghị quyết của Đảng thành hành động thực tiễn, thành sức

mạnh của dân, thực hiện ý Đảng, lòng dân.

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chủ trương củng cố bộ máy của ấp (chi bộ, chính

quyền, ban cán sự Mặt trận, các đoàn thể quần chúng) thực vững mạnh, xây

dựng cơ chế vận hành thống nhất dưới sự lãnh đạo của chi bộ, phát huy quyền

Page 42: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 42 Phạm Thị Lan Anh

làm chủ của nhân dân thông qua các tổ nhân dân tự quản ở ấp và tổ dân phố tự

quản ở khu phố, mỗi tổ dân phố hoặc tổ nhân dân phải được giáo dục, giác ngộ

ý thức làm chủ về mọi mặt, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Các đoàn thể

quần chúng hoạt động theo chức năng của mình.

d- Đổi mới về cán bộ làm công tác dân vận

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai coi trọng đổi mới công tác tổ chức cán bộ của hệ

thống dân vận. Tăng cường bố trí cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm để đảm

đương nhiệm vụ. Đã bố trí nhiều cán bộ chủ chốt nằm trong thường vụ cấp ủy

phụ trách lãnh đạo công tác dân vận và Mặt trận các đoàn thể; Trưởng Ban Dân

vận và Chủ tịch Mặt trận, Chủ tịch Liên Đoàn Lao động đều nằm trong Ban

Thường vụ, các lãnh đạo đoàn thể như: Chủ tịch Hội Nông Dân, Phụ nữ, Bí thư

Đoàn Thanh niên đều năm trong Ban Chấp hành [17, tr. 235].

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai còn chủ trương gắn công tác xây dựng Đảng với

công tác làm Dân vận, ở nhiều xã, phường, thị trấn của Đồng Nai nhiều cấp ủy

đã coi trọng và đã làm tốt việc phân công đảng viên, làm công tác dân vận, đã

xây dựng được nội dung tiêu chí ‘Đảng viên làm công tác dân vận, cấp ủy Đảng

lãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể” để làm căn cứ xem xét, đánh giá phân loại

đảng viên và tổ chức Đảng hàng năm, đó cũng là phương thức mới mà Đảng bộ

tỉnh Đồng Nai chú trọng [17, tr. 236].

(Nguồn trích từ: Luận văn thạc sỹ về đề tài “công tác dân vận trên địa bàn

huyện Cẩm Mỹ từ 1986 đến 2010” của tác giả)

2. Sơ lược về Huyện Cẩm Mỹ và Công tác Dân vận trên địa bàn huyện.

Cẩm Mỹ là địa bàn vùng sâu, vùng xa nằm về phía Đông Nam của tỉnh

Đồng Nai, là một trong những vùng căn cứ cách mạng của miền Đông Nam Bộ,

là vùng đất đỏ Miền Đông với bạt ngàn cao su, mà trước cách mạng thơ ca đã

phản ánh “Cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Sau chiến

Page 43: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 43 Phạm Thị Lan Anh

tranh, đây là vùng kinh tế mới thu hút người dân từ mọi miền về đây sinh sống,

lập nghiệp.

Địa hình Cẩm Mỹ thuộc vùng bán Trung Du, đất ở đây chủ yếu là đất

Bazan màu mỡ, cho nên nông nghiệp là thế mạnh của vùng, rất thích hợp phát

triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, điều, cà phê...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Cẩm Mỹ vốn đã anh hùng trong

chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nay lại anh hùng trong lao động sản xuất.

Huyện Cẩm Mỹ được thành lập theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP của

Chính phủ trên cơ sở hợp nhất 7 xã phía Nam của Huyện Long Khánh (Xuân

Quế, Sông Nhạn, Long Giao, Nhân Nghĩa, Thừa Đức, Xuân Đường và Xuân

Mỹ) và 6 xã phía Tây của huyện Xuân Lộc (Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông,

Xuân Tây, Lâm San, Sông Ray) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày

02/01/2004 với diện tích tự nhiên 467,96 km2, dân số 150 nghìn người.

Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính xã, với 79 ấp, dân số 32.975 hộ với

153.912 khẩu. Đồng bào các dân tộc hiện nay tổng số có: 4.173 hộ, chiếm tỷ lệ

12,66%, với 25.596 nhân khẩu; đồng bào các tôn giáo chiếm gần 41,3% dân số

toàn huyện. Toàn huyện có 03 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo, Tin lành

và một số ít là tín đồ của đạo Cao đài và tín ngưỡng dân gian khác. Là huyện

thuần nông, có 80% tổng số dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp; GDP

tăng trưởng bình quân 12-13%/năm; sự nghiệp văn hoá - giáo dục có nhiều

chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên; khu, ấp

văn hóa đạt từ 95-98%; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 2,08%; 13/13 trạm y tế xã có

Bác sĩ và 100% trạm y tế đều đạt chuẩn quốc gia. (Số liệu cuối năm 2014)

Công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể huyện và các

xã, ấp cơ bản đã ổn định. Đội ngũ cán bộ công chức ngày càng đáp ứng với tình

hình nhiệm vụ chính trị của địa phương; tình hình an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội trên địa bàn được ổn định và giữ vững. Thường xuyên tập trung mở

Page 44: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 44 Phạm Thị Lan Anh

các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm. Đó là những điều kiện

thuận lợi cơ bản trong việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tình hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và

Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá; đầu tư xây dựng cơ

bản tăng so với trước, tình hình kinh tế - xã hội phát triển tương đối ổn định.

Tuy nhiên, trên từng mặt hoạt động cụ thể còn một số hạn chế: Sản xuất nông

nghiệp, do thời tiết không thuận lợi do đó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển

và năng suất cây trồng các loại giảm, sâu bệnh gây hại trên các loại cây trồng

chưa được xử lý kịp thời, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa

được đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được

giữ vững, đảm bảo an toàn cho nhân dân, nhất là trong các dịp lễ, tết; đời sống

vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình quần chúng

nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng như: chính

sách đầu tư cho vay kích cầu, chính sách hỗ trợ hộ nghèo trong dịp tết, hỗ trợ

xây nhà ở.. ngay từ đầu năm các phong trào phát động thi đua đã được các tầng

lớp nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện.

Công tác Dân vận tác trên địa bàn huyện thời gian qua được Đảng bộ

Huyện và cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã quan tâm thực hiện và đã có

nhiều chuyển biến tích cực, nhất là tập trung làm tốt công tác dân vận thực hiện

Chương trình xây dựng Nông thôn mới, được Đảng bộ Huyện xem đây nhiệm

vụ trọng tâm và xuyên suốt.

Đảng bộ địa phương đã ý thức hơn bao giờ hết vai trò lãnh đạo của mình

đối với công tác dân vận, đặc biệt là thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng

Hồ Chí Minh. Chính nhờ làm tốt công tác dân vận trên địa bàn Cẩm Mỹ đã góp

phần đưa vùng đất này “thay da đổi thịt”, gặt hái được nhiều thành tựu quan

Page 45: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 45 Phạm Thị Lan Anh

trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế -xã hội và an ninh quốc

phòng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó

khăn, cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa ở địa phương chưa được xây dựng

hoàn thiện; trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều, một số đội ngũ cán bộ

Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở chưa được đào tạo chuyên môn phù hợp,

chưa kịp thời, riêng cán bộ đoàn thể ở một số địa phương vẫn còn thiếu và yếu

về năng lực; đó là những yếu tố bất lợi đã tác động một phần không nhỏ đến

công tác Dân vận trên địa bàn.

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết 05 phong trào dân vận khéo của Huyện Cẩm

Mỹ từ 2009-2014.)

3. Đánh giá những hạn chế về công tác dân vận huyện Cẩm Mỹ

3.1 Những hạn chế chung về Công tác Dân vận Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Dân vận trên địa bàn Huyện

Cẩm Mỹ còn những hạn chế sau:

a. Những hạn chế về công tác Dân vận trên địa bàn trước khi thành lập

huyện: Trước đây, Cẩm Mỹ là địa bàn vùng sâu vùng xa của chính quyền Xuân

Lộc và Long Khánh, cho nên sự ảnh hưởng của chính quyền còn lỏng lẻo; mối

quan hệ giữa Đảng với nhân dân, nhất là thông qua cơ chế Đảng lãnh đạo,

chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ từng lúc, từng nơi thiếu đồng bộ; việc

triển khai thực hiện các nghị quyết về công tác dân vận còn chậm, nhất là chính

quyền, một số cơ quan ban ngành và cơ sở, nên còn không ít biểu hiện cán bộ,

công chức có thái độ quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân trong

giải quyết các thủ tục hành chính. Mặt trận, các đoàn thể có quan tâm củng cố

tổ chức nhưng chưa đủ mạnh, hoạt động chưa đều, khâu tập hợp, xây dựng

nòng cốt ở vùng đồng bào có đạo, dân tộc thiểu số còn yếu; chất lượng chính trị

của đoàn viên, hội viên các đoàn thể chưa cao (trừ hội viên cựu chiến binh),

Page 46: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 46 Phạm Thị Lan Anh

những điển hình tiên tiến, các mô hình mới trong phong trào quần chúng chưa

kịp sơ tổng kết nhân rộng điển hình, việc học tập các nghị quyết của Đảng về

công tác dân vận trong cán bộ đảng viên không sâu, ngoài quần chúng nhân dân

học tập không đầy đủ; việc sơ tổng kết còn làm hình thức.

Đối với công tác dân vận chính quyền, còn nhiều địa phương trên địa

bàn chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, pháp luật của

Đảng và nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Một số cán bộ khi thực thi công

vụ còn mang nặng tính hình thức, coi nhẹ vận động, giáo dục nhân dân.

Trong nhân dân trên địa bàn còn một bộ phận giác ngộ cách mạng thấp,

ý thức làm chủ chưa tốt, chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công

dân, chưa hăng hái tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa

phương, một bộ phận nhân dân còn nhẹ dạ, cả tin, mê tín.

Hệ thống chính trị trên địa bàn xác định và nâng cao trách nhiệm về công

tác quần chúng song song với các phương thức đổi mới lãnh đạo và hoạt động

chưa đủ để sát cơ sở, sát dân; nắm dân chưa chắc, hiểu biết dân chưa sâu,

những diễn biến trong nhân dân, nhất là diễn biến xấu phát hiện không kịp thời,

xử lý chậm do vậy có phần tử xấu lợi dụng lôi kéo quần chúng nghe theo.

Nguyên nhân hạn chế:

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do địa bàn Cẩm Mỹ từ lúc đổi mới

đến nay là vùng dân cư mới lại có sự thay đổi phân chia khu vực hành chính

quản lý, cán bộ nhân sự lãnh đạo công tác dân vận từ đó có sự thay đổi qua các

thời kỳ gây ra không ít khó khăn. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận,

các đoàn thể còn xem nhẹ công tác dân vận, chưa thấy được vai trò thật sự lớn

lao của công tác vận động quần chúng, nên một số nơi còn làm hình thức. Cán

bộ Đảng viên làm công tác quần chúng chịu khó, nhiệt tình nhưng thiếu kinh

nghiệm, chưa năng động nhạy bén, trong công tác quần chúng. Hình thức vận

động đa dạng nhưng nội dung chưa phù hợp. Quá trình đưa Nghị quyết của

Page 47: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 47 Phạm Thị Lan Anh

Đảng đi vào cuộc sống có một số chính sách, cơ chế, hướng dẫn chậm cụ thể

hóa hoặc bị ách tắc. Các tệ nạn xã hội, tiêu cực, tham nhũng của một số cán bộ

trong cơ quan nhà nước đã tác động xấu đến lòng tin của nhân dân. Chính sách,

chế độ về công tác quần chúng còn nhiều mặt chưa được quan tâm đúng mức.

b. Những hạn chế về Công tác Dân vận từ khi thành lập huyện đến nay Từ khi huyện được thành lập, Đảng bộ huyện Cẩm Mỹ đã quan tâm

nhiều hơn về công tác Dân vận trên địa bàn và đã lãnh đạo công tác Dân vận

đạt nhiều kết quả, công tác Dân vận có khởi sắc so với thời kỳ trước đây. Tuy

nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác Dân vận trên địa bàn

huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Một số ít cấp ủy đảng cơ sở chưa quan tâm đầy đủ đến công tác dân vận,

chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, chưa sát dân, nắm chưa chắc tình

hình nhân dân, nên chưa phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn bức

xúc trong đời sống nhân dân, chưa chăm lo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của

đoàn viên, hội viên.

Công tác dân vận chính quyền từ huyện đến cơ sở ở một số cơ quan hành

chính sự nghiệp ở khối Nhà nước và phần lớn là các xã chưa được quan tâm

đúng mức, còn tồn tại nhận thức cho rằng công tác dân vận là nhiệm vụ của

Đảng, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng.

Hoạt động công tác dân vận còn biểu hiện chạy theo thành tích, số lượng

chưa đi đôi với chất lượng, hạn chế trong việc huy động lực lượng nòng cốt

tham gia các phong trào thi đua và một số nơi chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho

lực lượng này. Tuy có cải thiện nhưng hoạt động còn nặng về việc làm bàn giấy

vẫn còn, tuy có xuống cơ sở nhưng chưa thường xuyên tập trung thời gian

xuống cơ sở để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân và giúp đỡ cơ sở

thực hiện các nhiệm vụ.

Page 48: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 48 Phạm Thị Lan Anh

Công tác phát triển đảng trong đoàn viên, hội viên nòng cốt, đồng bào

dân tộc thiểu số, người Hoa, đồng bào có đạo còn thấp, chưa được quan tâm

đúng mức.

Nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể

chính trị - xã hội các cấp tuy có chuyển biến song vẫn còn mang tính hành

chính, chưa thật sự sâu sát cơ sở.

Việc xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong hệ thống

ngành Dân vận gắn với xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa có nhiều

cách làm có hiệu quả để nhân rộng trong đoàn viên, hội viên và quần chúng

nhân dân.

Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp cơ sở còn nhiều bất cập, tình

trạng vi phạm trên một số lĩnh vực hoạt động tôn giáo còn diễn biến phức tạp

chưa được phát hiện và giải quyết kịp thời.

Về công tác tập hợp và chất lượng hoạt động

Công tác tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn thể tuy đạt chỉ tiêu

Nghị quyết Huyện ủy hàng năm đề ra (Nghị quyết trên 85%) nhưng chưa thật

sự có chuyển biến mạnh về chất lượng đoàn viên, hội viên; tỷ lệ đoàn viên, hội

viên giảm đang có chiều hướng gia tăng. Đoàn viên, hội viên nòng cốt vẫn còn

trùng lắp trong việc theo dõi quản lý giữa các đoàn thể với nhau.

Về chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn, hội cơ sở một số nơi còn

yếu, chưa duy trì được chế độ sinh hoạt định kỳ, có nơi nội dung sinh hoạt chưa

phong phú, hình thức hoạt động của các đoàn thể tuy có đổi mới nhưng hiệu

quả chưa cao, chưa nắm bắt kịp thời những tâm tư nguyện vọng của đoàn viên,

hội viên nên việc đáp ứng được nhu cầu chính đáng của đoàn viên, hội viên còn

hạn chế, từ đó chưa khơi dậy được các phong trào tích cực ở cơ sở. Công tác

tuyên truyền giáo dục pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết gặp nhiều khó khăn,

nhất là ở các khu vực vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Công tác này

Page 49: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 49 Phạm Thị Lan Anh

chủ yếu thông qua hệ thống loa, đài, tờ bướm,… nên còn mang tính một chiều

từ trên xuống mà chưa có sự phản hồi từ phía đoàn viên, hội viên.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ đoàn thể còn bất cập chưa đáp ứng

yêu cầu công tác vận động quần chúng, nhất là ở cơ sở, số lượng biên chế cán

bộ ít, điều kiện, phương tiện, kinh phí hoạt động còn thiếu, chính sách phụ cấp

cho cán bộ đoàn thể khu ấp chưa có. Một số cán bộ đã lớn tuổi vẫn chưa có

người thay thế, thường xuyên biến động, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ cán bộ còn bất cập; vẫn còn một số cán bộ chủ chốt chưa đạt chuẩn

chức danh cán bộ (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên ở cơ sở); việc

phát triển đoàn viên, hội viên chỉ mới tập trung ở những nơi hoạt động có hiệu

quả, ở khu vực đông dân cư; một số đoàn thể chưa phân tích được số đoàn viên,

hội viên tham gia sinh hoạt ở các đoàn thể khác; công tác khảo sát tình hình

thanh niên, ban hành tiêu chí đoàn viên, hội viên nòng cốt thực hiện còn chậm

so với yêu cầu, chưa đánh giá phân tích được sự chuyển biến trong công tác

củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên, chất lượng tổ chức

cơ sở ở từng khu vực, những mô hình mới hoạt động có hiệu quả nhưng chưa

có số liệu để chứng minh cụ thể, còn nêu chung chung (đoàn thanh niên).

Công tác sơ kết còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại, nhất là về mặt tinh

thần trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và của các đoàn thể huyện trong chỉ đạo tổ

chức thực hiện. Điều đó thể hiện cụ thể qua thực trạng tình hình lực lượng đoàn

viên, hội viên nòng cốt của 05 đoàn thể chính trị, cũng như những kết quả đạt

được và nguyên nhân hạn chế tồn tại qua thời gian hoạt động, việc định hướng

các giải pháp để khắc phục những hạn chế ở các đoàn thể còn mang tính hành

chính chung chung, chưa thể hiện trọng tâm, trọng điểm và phương hướng khắc

phục những tồn tại, hạn chế.

* Nguyên nhân của những hạn chế : - Về nguyên nhân khách quan:

Page 50: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 50 Phạm Thị Lan Anh

Do huyện mới thành lập hơn 10 năm, còn ảnh hưởng nhiều bởi tính hình

thức và những hạn chế trong công tác dân vận trước đây chưa khắc phục, hạn

chế chồng lên hạn chế, trong khi hạn chế củ chưa khắc phục thì hạn chế mới

nảy sinh.

- Một số xã vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất còn thiếu nên đi lại khó khăn

cũng ảnh hưởng đến tuyên truyền và triển khai công tác dân vận của Đảng đến

người dân

- Trình độ dân trí không đồng đều

- Người dân Cẩm Mỹ vẫn còn nghèo

Tuy nhiên nguyên nhân chủ quan là chính dẫn tới công tác dân vận còn

hạn chế:

Nguyên nhân chủ quan đó là: Một số ít cấp ủy đảng cơ sở trong quá trình

lãnh đạo, chỉ đạo chưa quan tâm sâu sắc đến công tác dân vận, thiếu sự phối

hợp đồng bộ trong hệ thống chính trị. Chính quyền cơ sơ còn có tư tưởng coi

nhẹ công tác Dân vận, nên đã khoán trắng cho các tổ chức đoàn thể, cho rằng

đó là công tác của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị -

xã hội. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị trong hoạt động còn mang tính

hành chính văn phòng, một số hoạt động phong trào thi đua không đều, còn hạn

chế.

3.2 Những hạn chế trên từng lĩnh vực của công tác Dân vận

a. Hạn chế trong thực hiện Quy Chế dân chủ cơ sở:

- Việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng và các văn bản pháp luật

của nhà nước về thực hiện QCDC có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng

mức, chưa sâu rộng và thường xuyên trong cán bộ và nhân dân. Việc tổ chức

kiểm tra thực hiện QCDC ở một số phòng, ban cấp huyện chưa được chú trọng.

Page 51: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 51 Phạm Thị Lan Anh

Việc nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về thực hiện QCDC ở cơ sở

còn hạn chế.

- Thực hiện QCDC ở một số cơ sở vẫn còn mang tính hình thức và thiếu

thường xuyên, nhất là ở cơ quan hành chính sự nghiệp và các loại hình doanh

nghiệp. Ban thanh tra nhân dân cơ quan hoạt động mang tính hình thức, không

hiệu quả; còn biểu hiện nể nang, né tránh.

- Việc sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định ở cơ sở; quy ước, hương

ước ở ấp và mở rộng QCDC ra các loại hình mới chưa tích cực và kịp thời,

thiếu chủ động và chất lượng chưa cao.

- Cải cách thủ tục hành chính còn chậm và thiếu đồng bộ, còn gây phiền

hà; nhất là trên lĩnh vực đất đai, cấp phép kinh doanh, bồi thường giải tỏa...còn

một bộ phận cán bộ, công chức quan liêu, nhũng nhiễu, chưa tận tụy phục vụ

nhân dân.

- Công tác triển khai thực hiện phương án đền bù, tái định cư, việc thu

hồi đất, giải phóng mặt mặt bằng chưa công khai dân chủ rộng rãi, thiếu thông

tin, bàn bạc với dân và còn nhiều vướng mắc, gây bức xúc trong dân, dẫn đến

một số vụ khiếu kiện kéo dài (như dự án Hồ chứa nước Sông Ray).

Nguyên nhân:

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức

đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở: ít quan

tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và nhất là chưa tập trung giải quyết tháo gỡ

những vướng mắc phát sinh từ cơ sở. Công tác tuyên truyền về các nội dung

liên quan đến thực hiện QCDC ở một số nơi còn hạn chế

- Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở một số

cơ sở còn chậm được kiện toàn và chưa kịp thời bổ sung quy chế hoạt động,

thiếu phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chưa xây dựng và thực

Page 52: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 52 Phạm Thị Lan Anh

hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo, chưa duy trì tốt họp

định kỳ để đánh giá, kiểm kiểm rút kinh nghiệm.

- Chưa duy trì thường xuyên việc phối hợp giữa chính quyền với Ban chỉ

đạo huyện đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở; vai trò Mặt trận, các đoàn thể

nhân dân tham gia thực hiện QCDC còn hạn chế; Ban thanh tra nhân dân chưa

thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động giám sát.

- Tình hình đội ngũ cán bộ thực hiện QCDC ở huyện và cơ sở hầu hết là

kiêm nhiệm nên rất hạn chế về thời gian cũng như điều kiện để tổ chức và thực

hiện QCDC. Bên cạnh đó, nhận thức về pháp luật còn hạn chế và một bộ phận

nhân dân còn thờ ơ, chưa tích cực phát huy quyền làm chủ. Một số trường hợp

người dân còn biểu hiện quá khích, tụ tập đông người gây áp lực với chính

quyền địa phương, đòi hỏi quyền lợi nhưng không nhận thức rõ trách nhiệm,

nghĩa vụ của công dân, dẫn đến một số vụ việc khiếu kiện vượt cấp ở địa

phương.

- Một số văn bản chính sách ban hành còn thiếu đồng bộ, nhất là chính

sách về đền bù, giải tỏa về tái định cư khi thực hiện các công trình dự án.

b. Hạn chế trong phong trào thi đua dân vận khéo Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công

tác dân vận có lúc, có nơi chưa sâu rộng, một số cơ quan hành chính sự nghiệp,

chính quyền cơ sở còn lúng túng trong việc xây dựng và thực hiện phong trào

thi đua “Dân vận khéo”, công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm của cấp uỷ,

chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được quan tâm đúng

mức. Điều đó được thể hiện cụ thể qua nội dung báo cáo tổng kết năm thực

hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” của một số cơ quan, đơn vị, ngành, báo

cáo còn mang tính chung chung, chưa nêu bật được công tác huy động lực

lượng, việc phối hợp trong thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo ở địa

phương, đơn vị, việc khen thưởng, động viên, nhân rộng các mô hình, điển hình

Page 53: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 53 Phạm Thị Lan Anh

còn hạn chế. Đồng thời, một số chi, đảng bộ cơ sở cũng không tổ chức sơ, tổng

kết, biểu dương khen thưởng kịp thời những mô hình, điển hình “Dân vận

khéo” của cơ quan, đơn vị mình.

Về chất lượng phong trào thi đua “Dân vận khéo” của các cơ quan, đơn

vị một số nơi đối với nội dung, hình thức hoạt động theo tiêu chí “Dân vận

khéo” tuy có tổ chức thực hiện, nhưng chưa xây dựng được các mô hình dân

vận khéo sát với thực tế tình hình của địa phương, đơn vị nên hiệu quả phong

trào chưa cao.

Công tác bình xét thi đua chọn các tập thể và cá nhân điển hình “Dân vận

khéo” chưa đạt yêu cầu về chất lượng, nhiều báo cáo thành tích còn nêu chung

chung, chưa thể hiện rõ thành tích và mô hình điển hình cụ thể về ý tưởng hay,

cách làm sáng tạo theo các tiêu chí điển hình “Dân vận khéo” đã được hướng

dẫn, vì vậy hạn chế đến kết quả nêu gương nhân mô hình, điển hình để nhân

rộng trong thực hiện phong trào “Dân vận khéo” những năm tiếp theo.

* Nguyên nhân hạn chế, tồn tại:

Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo

thực hiện phong trào “Dân vận khéo”. Nhận thức về công tác dân vận, về nội

dung phong trào thi đua, xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” còn

chưa đầy đủ, sâu sắc; một số cơ quan, đơn vị khối Nhà nước xem phong trào thi

đua “Dân vận khéo” là của hệ thống Dân vận nên chưa đề ra biện pháp lãnh

đạo, chỉ đạo phong trào kịp thời, đồng bộ.

Một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng

về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”; công tác tuyên

truyền, quán triệt và biện pháp tổ chức thực hiện công tác dân vận và phong

trào thi đua “Dân vận khéo” có lúc, có nơi chưa thường xuyên, thiếu chiều sâu.

Một số cán bộ, công chức nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc về tầm quan

trọng của công tác dân vận nên chưa thể hiện đúng tinh thần gần dân, lắng nghe

Page 54: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 54 Phạm Thị Lan Anh

để hiểu dân, dẫn tới lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp ở cơ

sở; một số cán bộ vẫn còn làm việc quan liêu, chưa coi trọng công tác vận

động, thuyết phục…

B. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN

CẨM MỸ TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Một số kinh nghiệm về công tác dân vận ở huyện Cẩm Mỹ.

Một là, về nhận thức phải xác định rõ công tác quần chúng là trách

nhiệm của cả hệ thống chính trị, ở đâu, việc gì có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ

của cấp ủy từ khâu quán triệt đến tổ chức thực hiện, sự quan tâm tạo điều kiện

và phối hợp hành động của Chính quyền và Vai trò Mặt trận, các đoàn thể được

phát huy đúng mức thì phong trào quần chúng được giữ vững và phát triển, mối

quan hệ giữa Đảng và nhân dân càng gắn bó mật thiết.

Hai là, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết

thân của nhân dân, biết kết hợp hài hòa lợi ích chính đáng, hợp pháp của tập thể

và cá nhân thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công nhân, tập trung giải quyết

kịp thời những bức xúc trong nhân dân nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển

sản xuất, nâng cao đời sống, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Ba là, phát huy vai trò to lớn của các giai cấp, tầng lớp nhân dân tạo nên

sức mạnh tổng hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân thông qua tổ chức Mặt

trận, các đoàn thể, các tổ chức quần chúng mang tính chất tự nguyện, tự quản để

hướng dẫn khơi dậy phong trào quần chúng thi đua yêu nước thực hiện thắng

lợi nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương, cơ sở

Bốn là, mọi hoạt động đều hướng về cơ sở, mọi phong trào đều phải xây

dựng được lực lượng nòng cốt, lực lượng cán bộ công tác bất cứ cương vị,

Page 55: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 55 Phạm Thị Lan Anh

ngành nào, cấp nào đều phải xây dựng được tác phong công tác dân vận: gần

dân, tôn trong dân, có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng

dẫn dân làm và làm cho dân tin thì mọi việc dù lớn nhỏ trong đời sống kinh tế

xã hội, dù khó khăn mấy cũng sẽ giải quyết được.

Năm là, thực hiện nghiêm quy chế làm việc giữa các cấp ủy, chính quyền

và các tổ chức Mặt trận. Tăng cường lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức

tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn thể chính trị, quan tâm đến công tác

giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, hội viên. Tuyên truyền pháp luật cho

nhân dân, quan tâm xây dựng thực lực chính trị, đội ngũ nòng cốt và thực hiện

tốt chính sách của Đảng, pháp Luật của nhà nước đối với đồng bào tôn giáo,

đồng bào thiểu số và đồng bào người Hoa trên địa bàn.

Sáu là, phải thực sự coi trong công tác vận động quần chúng, lựa chọn,

phân công đảng viên có uy tín, có năng lực, có trách nhiệm, say mê với

công việc được giao phụ trách Mặt trận và các đoàn thể quần chúng từ huyện

đến cơ sở. nghiêm túc khắc phục tình trạng cán bộ yếu kém phân công làm công

tác Mặt trận các đoàn thể. Đồng thời thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân vận. Quan tâm chế độ đãi ngộ thích đáng và

mạnh dạn bổ sung cán bộ trẻ có năng lực, có phẩm chất chính trị làm công tác

dân vận.

Kinh nghiệm của một số cán bộ làm công tác dân vận lâu năm cho

biết: trước hết cán bộ ở mọi cấp mọi ngành phải biết làm gương cho dân noi

theo, người dân chỉ biết cán bộ đó có tốt không thì người ta mới tin tưởng nghe

theo các chính sách của Đảng và nhà nước mà cán bộ đó tuyên truyền. Thứ hai,

trong công tác tiếp xúc vận động hay giải quyết vấn đề gì cho người dân thì cán

bộ phụ trách phải giữ đúng lời hứa, không được hứa suông, hứa cho qua chuyện

với người dân, kinh nghiệm, người cán bộ dân vận giữa đúng lời hứa làm cho

dân tin tưởng và giải quyết được nhiều vấn đề bức thiết của người dân thì người

Page 56: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 56 Phạm Thị Lan Anh

dân tin theo, vận động việc gì cũng dễ dàng, nói tóm lại người cán bộ phải rèn

đức tính uy tín, gương mẫu trước dân. Thứ ba, ở đâu có người đứng đầu của các

cấp chính quyền quan tâm giải quyết tốt các chính sách liên quan đến người

dân, quyền lợi người dân được bảo đảm, không bị xâm phạm, người dân có

cuộc sống khá giả, tình hình an ninh ở xóm ấp được đảm bảo thì nơi đó bà con

đồng tình ủng hộ cao, vận động việc gì cũng dễ dàng.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận

của Đảng bộ huyện Cẩm Mỹ trong thời gian tới.

3.2.1 Giải pháp trước mắt

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Củng cố và giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ,

tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân thông qua việc tập

trung giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, các vấn đề bức xúc chính đáng

của người dân.

Tiếp tục xác định phương châm hoạt động của công tác dân vận là xuất

phát từ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các tầng lớp nhân dân,

quan tâm bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, đồng thời tổ chức nhiều

hoạt động thiết thực chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho nhân dân.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thắt chặt mối quan hệ

gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Tập trung đổi mới nội dung

phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; nâng cao chất

lượng đoàn viên, hội viên, chất lượng tổ chức đoàn, hội cơ sở; xây dựng và phát

huy vai trò của lực lượng nòng cốt. Đặc biệt tập trung thực hiện tốt Nghị quyết

số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

trong tình hình mới”. Thực hiện tốt việc giám sát và phản biện xã hội; góp ý

Page 57: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 57 Phạm Thị Lan Anh

xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể

chính trị- xã hội và của nhân dân.

Để thực hiện nhiệm vụ trên cần tập trung thực hiện một số giải pháp

sau:

- Chú trọng công tác nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp

nhân dân để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vấn đề bức xúc của

người dân trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả vai trò đại diện bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp, chính đáng của của nhân dân; Nâng cao vai trò giám sát, phản

biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, nhất là giám

sát các dự án trong chương trình xây dựng Nông thôn mới nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích chính đáng cho nhân dân; vận động nhân dân tham gia xây dựng

Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh. Tập trung chăm lo lợi ích thiết thực,

chính đáng cho người nghèo, các chính sách đối với đồng bào dân tộc, đồng

bào các tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội

viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên

quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực, các

hoạt động lợi dụng tôn giáo, dân tộc nhằm phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết

toàn dân tộc.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác dân vận của các cấp ủy

Đảng. Tăng cường công tác dân vận chính quyền, tập trung thực hiện tốt công

tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông hiện đại” gắn

với thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn,

dân làm, dân kiểm tra”.

- Chú trọng cụ thể hóa các quy định của Đảng, nhà nước và các nghị

định của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với tình

Page 58: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 58 Phạm Thị Lan Anh

hình địa bàn và lĩnh vực công tác; Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước, hương

ước ở ấp phù hợp với địa phương; bổ sung, sửa đổi lề lối làm việc, phong cách

dân vận của cán bộ, công chức; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công

chức; nâng cao chất lượng công tác tiếp dân. Tăng cường tiếp xúc, lắng nghe ý

kiến, giải quyết kịp thời những vấn đề nhân dân cần giải quyết kịp thời đơn thư

khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân.

Thực hiện có hiệu quả phương châm dựa vào dân để xây dựng Đảng, góp ý cho

cán bộ, đảng viên nhằm góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững

mạnh.

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân

vận khéo”, việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nâng cao chất lượng các cuộc vận động theo hướng cụ thể, thiết thực phù hợp

với từng đối tượng nhằm khai thác tối đa mọi nguồn lực của nhân dân thông

qua các phong trào hành động cách mạng của các đoàn thể, phát huy được tiềm

năng và sức sáng tạo trong nhân dân. Phát hiện các gương điển hình và hướng

dẫn xây dựng các mô hình, điển hình Dân vận khéo trên các lĩnh vực và trong

phong trào xây dựng Nông thôn mới. Tăng cường tuyên truyền công tác dân

vận tới từng cá nhân, cơ quan tổ chức. Mở rộng các mô hình tuyên truyền về

dân vận khéo tới mọi cá nhân, tổ chức để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ

chính trị ở địa phương.

- Phát huy tính năng động về công tác Dân vận của hệ thống chính trị.

Gắn công tác Dân vận với thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo các chủ

trương, đường lối, chính sách pháp luật và các chương trình của địa

phương, nhân dân được biết, được bàn, được giám sát kiểm tra, phát huy mạnh

mẽ Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Động viên phong trào quần chúng

hành động cách mạng, kịp thời nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến. Duy

Page 59: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 59 Phạm Thị Lan Anh

trì và phát huy những mặt tích cực, những giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng

đồng dân cư.

- Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và

nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy tinh thần tự chủ, tính sáng tạo,

hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền,

vận động, tạo sự đồng thuận xã hội trong các tầng lớp nhân dân, nhằm huy

động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư thực hiện thắng lợi các mục tiêu,

chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ

thống chính trị vững mạnh toàn diện.

- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, gắn công tác

phát triển số lượng với nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên và chất

lượng tổ chức đoàn, hội ở cơ sở; xây dựng và phát huy lực lượng nòng cốt.

Chú trọng xây dựng lực lượng cốt cán là người có uy tín trong các dân tộc thiểu

số, các chức sắc tôn giáo, các trí thức và kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước

ngoài trong mọi hoạt động phong trào và ở từng địa bàn dân cư.

- Củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân vận,

Mặt trận các đoàn thể. Duy trì tốt quy chế định kỳ các cấp ủy làm việc với

Mặt trận, các đoàn thể để nghe những tâm tư nguyện vọng và tiếp thu ý

kiến đóng góp từ nhân dân. Dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây

dựng chính quyền trong sạch vững mạnh

3.2.2 Giải pháp lâu dài

- Một số nhóm giải pháp chủ yếu (3 nhóm giải pháp)

*Nhóm giải pháp thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc quán triệt đường lối công tác

quần chúng của Đảng, xác định vị trí công tác dân vận, thực hiện tinh thần

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “tiếp tục phát huy dân chủ và

Page 60: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 60 Phạm Thị Lan Anh

sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” là động lực, nhân tố quyết định đảm bảo

thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng nước ta.

- Củng cố nhận thức cho đảng viên, cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành

và cả hệ thống chính trị về quan điểm đổi mới công tác quần chúng của Đảng,

về chủ trương đại đoàn kết toàn dân.

- Giáo dục, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI của Đảng, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, các

chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mỗi người dân

bằng nhiều hình thức. Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, tự

lực, tự cường, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, cần cù tiết kiệm và năng

động, sáng tạo. Tổ chức cho nhân dân bàn, góp ý kiến xây dựng và thực hiện

chủ trương chính sách, pháp luật, phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân

trong khuôn khổ pháp luật.

- Tích cực nắm dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của

nhân dân để giải quyết những vấn đề bức xúc do tình hình thực tiễn đạt ra ở cơ

sở. Tăng cường công tác dân vận của chính quyền, tập trung thực hiện tốt công

tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” gắn với xây

dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân

bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhất là chú ý các giải pháp nâng cao chất lượng

dân chủ đại diện, phát huy mạnh mẽ dân chủ trực tiếp và tính hiệu quả của hoạt

động Ban thanh tra nhân dân. Coi việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là

một trong những biện pháp cơ bản quan trọng để khắc phục quan liêu, tham

nhũng và sự suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống trong một bộ phận không

nhỏ cán bộ, đảng viên; xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.

Đưa việc thực hiện quy chế dân chủ thành một tiêu chuẩn để đánh giá kết quả

hoạt động của mỗi tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận các đoàn thể ở cơ sở.

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với tăng cường kỷ cương, thi hành

Page 61: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 61 Phạm Thị Lan Anh

nghiêm pháp luật. Nâng cao cảnh giác cách mạng, đập tan âm mưu “diễn biến

hòa bình”, tạo cớ gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch phá hoại khối đại

đoàn kết toàn dân.

- Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước,

phong trào thi đua “Dân vận khéo” sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, theo

hướng cụ thể, thiết thực phù hợp với từng đối tượng. Có kiểm tra, đôn đốc, sơ

tổng kết, khen thưởng kịp thời, xây dựng các mô hình và điển hình tiên tiến,

nhân rộng điển hình. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, định hướng tư

tưởng, tạo sự đồng thuận xã hội trong các tầng lới nhân dân, nhằm huy động

mọi nguồn lực trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân thực hiện

thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015 mà Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ huyện lần thứ hai đề ra.

*Nhóm giải pháp thứ hai, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng,

chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể làm công tác dân vận; đề cao vai trò của

đảng viên, đoàn viên, hội viên làm công tác dân vận, gương mẫu trước dân.

- Đối với các cấp ủy Đảng

+ Cần tập trung đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh

đốn Đảng làm trong sạch Đảng, đảng viên gương mẫu, gắn bó chặt chẽ với

nhân dân. Thường xuyên kiện toàn hệ thống Ban Dân vận từ xã đến huyện theo

tinh thần hướng dẫn của Ban Dân vận Trung ương.

+ Cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt

công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và thực hiện tốt các chính sách

cán bộ nhằm từng bước củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

dân vận, Mặt trận các đoàn thể. Duy trì tốt quy chế định kỳ các cấp ủy làm việc

với Mặt trận, các đoàn thể để lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và tiếp thu

ý kiến đóng góp từ nhân dân. Dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây

dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.

Page 62: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 62 Phạm Thị Lan Anh

+ Phát huy cơ chế phối hợp cả hệ thống chính trị làm công tác dân vận

(từ cán bộ đến người dân cùng làm), trong đó đề cao vai trò của cấp ủy; sự phối

hợp giữa chính quyền với Mặt trận, các đoàn thể, các hội quần chúng; sự phối

hợp giữa các ban, ngành chức năng để nâng cao hiệu quả các chương trình mục

tiêu, các quy chế phối hợp.

+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác dân

vận theo hướng tổng kết thực tiễn, ra nghị quyết, chủ trương vận động với từng

đối tượng quần chúng, phân công và kiểm tra cấp ủy, đảng viên làm công tác

dân vận, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân vận ngang tầm với nhiệm vụ.

+ Cần đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng chính trị của

chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể vùng tôn giáo và dân tộc thiểu số; phát

triển Đảng, đào tạo cán bộ cốt cán, xây dựng lực lượng nòng cốt, đào tạo cán bộ

chuyên sâu về công tác tôn giáo, dân tộc (hiểu biết về ứng xử tôn giáo, biết

tiếng dân tộc và có kinh nghiệm); giải quyết cấp kinh phí cho dân vận, Mặt

trận, các đoàn thể làm công tác tôn giáo, dân tộc; có hướng dẫn và quy định về

chi bộ giao nhiệm vụ đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo, đảng viên

phụ trách hộ dân cư.

- Đối với các cấp chính quyền

Tập trung vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp phát

triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và thực hiện chính sách đối

với giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, đồng bào dân tộc, tôn

giáo…Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, rà

soát, bãi bỏ những văn bản trái pháp luật, giảm phiền hà cho nhân dân, quan

tâm giáo dục về trách nhiệm và phong cách của cán bộ công chức trong mối

quan hệ phục vụ nhân dân.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công

tác dân vận, đề cao trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, Thủ

Page 63: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 63 Phạm Thị Lan Anh

trưởng các ngành, đơn vị trong công tác dân vận. Phát huy vai trò của lực lượng

vũ trang nhân dân làm công tác dân vận.

- Đối với Mặt trận, các đoàn thể và tổ chức xã hội

Mặt trận, các đoàn thể nhân dân tiếp tục hướng hoạt động về cơ sở, mở

rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, gắn công tác phát triển

số lượng với nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên và chất lượng tổ chức

đoàn, hội ở cơ sở, xây dựng và phát huy lực lượng nòng cốt. Chú trọng xây

dựng lực lượng cốt cán là già làng, trưởng bản, người tiêu biểu trong các dân

tộc thiểu số, các chức sắc tôn giáo, các trí thức và kiều bào Việt Nam sinh sống

ở nước ngoài trong mọi hoạt động phong trào và ở từng địa bàn dân cư; không

ngừng đổi mới nội dung phương thức hoạt động theo hướng gắn phong trào

quần chúng với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Tăng cường sinh hoạt giáo dục chính trị tư tưởng, tôn chỉ, mục đích của Mặt

trận các đoàn thể gắn với nguyện vọng và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội

viên và các tầng lớp nhân dân. Tìm ra các giải pháp cho việc tổ chức và nâng

cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên, giải pháp về xây dựng giai cấp

công nhân và vai trò công đoàn trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa;

giải pháp về nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên, và tổ chức cơ sở, chi, tổ

hội, nâng cao chất lượng chính trị, xây dựng lực lượng nòng cốt của tổ chức

Mặt trận, các đoàn thể trong quần chúng trong vùng tôn giáo, vùng dân tộc ít

người…Chủ động đề ra các chương trình mục tiêu của đoàn thể, tham gia cùng

cấp ủy, chính quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc, những bức xúc trong

sản xuất, đời sống nhân dân, đặc biệt là những ảnh hưởng, tiêu cực của cơ chế

thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tha hóa, biến chất đang

được xã hội quan tâm. Mở rộng Mặt trận, tập hợp rộng rãi các cá nhân tiêu

biểu, các dân tộc tôn giáo, các chủ doanh nghiệp, người Việt Nam ở nước

ngoài. Sau khi xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, biên chế của từng ban trong tổ

Page 64: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 64 Phạm Thị Lan Anh

chức Mặt trận các đoàn thể huyện thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ

chuyên trách.

* Nhóm giải pháp thứ ba, là những giải pháp cụ thể đối với hoạt động

của Mặt trận, các đoàn thể, hội quần chúng.

1.Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng bộ huyện, toàn dân

huyện nhà về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; quan

tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học

vấn, tay nghề, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu ngày

càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời phát huy vai

trò của giai cấp nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ

trợ khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt và

chăn nuôi. Đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp đối với những nơi không còn đất

sản xuất. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, khuyến khích

nông dân làm giàu chính đáng và xóa nghèo bền vững.

2. Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao đáp ứng yêu

cầu phát triển của huyện nhà. Phát huy tiềm năng và vai trò tích cực của doanh

nhân, thương nhân, đội ngũ trí thức làm kinh tế, tôn vinh những người có nhiều

đóng góp cho sự phát triển của huyện. Bên cạnh đó không ngừng khuyến khích,

cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm

chủ khoa học công nghệ hiện đại. Tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát

triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ, hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh

vực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật

chất tinh thần cho phụ nữ, đề cao vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia

đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, nuôi dạy con và tham gia các hoạt

động công tác xã hội.

Page 65: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 65 Phạm Thị Lan Anh

3. Phát huy bản chất truyền thống “bộ đội cụ Hồ” của Cựu chiến binh

trong tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, giúp nhau làm kinh tế gia đình và làm

nòng cốt trong phong trào ở địa phương. Quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng, tạo

điều kiện để người cao tuổi phát huy vai trò trong phong trào thi đua “Tuổi cao,

gương sáng” và phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của mình cho sự phát triển kinh tế

- xã hội của huyện nhà.

4. Thực hiện tốt chính sách chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa xã hội

cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện theo tinh thần “Cộng đồng các

dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển”. Bảo tồn và

phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc, vận động đồng

bào bài trừ các hủ tục lạc hậu. Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo. Phát huy

những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo. Vận động các tổ chức

tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia đóng góp tích cực

vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

5. Tổ chức tuyên truyền, vận động thân nhân và kiều bào là người địa

phương đang định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc, hướng về Tổ quốc tham gia đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Tăng

cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phù hợp với các đối tượng quần

chúng gắn việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và

nhà nước với giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh

giác cách mạng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế

lực thù địch, lợi dụng tôn giáo dân tộc nhằm phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết

toàn dân tộc, phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng và nhân dân ta.

6. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào

hành động cách mạng của từng đoàn thể gắn với thực hiện có hiệu quả các cuộc

Page 66: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 66 Phạm Thị Lan Anh

vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam”. Các phong trào thi đua phải thiết thực, đi vào chiều sâu,

thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hướng đến các mục tiêu nâng

cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Làm tốt công tác thi đua khen

thưởng, biểu dương nhân rộng gương “Người tốt việc tốt”, điển hình “Dân vận

khéo” trên các lĩnh vực.

7. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ và pháp lệnh dân chủ ở cơ sở

và tăng cường công tác dân vận của chính quyền theo thông báo Kết luận số

65/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về

xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, tập trung vào các nội dung:

gắn việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị;

cải cách hành chính, nâng cao phẩm chất đạo đức, tính chuyên nghiệp của đội

ngũ cán bộ công chức; các phong trào thi đua yêu nước thúc đẩy phát triển kinh

tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; phát huy mạnh mẽ dân chủ trực tiếp và

hiệu quả hoạt động của các tổ chức tự quản ở cơ sở theo phương châm “Dân

biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

8. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò công tác

dân vận của Đảng qua triển khai thực hiện tốt “Quy chế công tác dân vận của

hệ thống chính trị; làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và

thực hiện chính sách nhằm kiện toàn tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ làm công tác dân vận, Mặt trận và các đoàn thể, đặc biệt là ở cơ sở; phát huy

vai trò gương mẫu trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cấp ủy làm công tác

“Dân vận khéo”. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện

sơ, tổng kết các nghị quyết về công tác dân vận của Đảng.

3.3. Những kiến nghị, đề xuất

- Đối với Ban Dân vận Huyện ủy Cẩm Mỹ

Page 67: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 67 Phạm Thị Lan Anh

Ban Dân vận Huyện ủy là cơ quan của Đảng, tiếp nhận sự chỉ đạo của

Đảng về công tác dân vận để triển khai đến cơ sở. Vì vậy cán bộ của Ban Dân

vận rất quan trọng. Cán bộ Ban dân vận phải thấm nhuần và thực thi câu nói

của Bác là “cán bộ dân vận phải có óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng

nói, tay làm, phải gần dân, sát dân, có trách nhiệm với dân”.

Cán bộ Ban dân vận trước hết phải là người có cái tâm và là người phải

chịu khó lắng nghe nhân dân, thường xuyên đối thoại với nhân dân, thường

xuyên đi cơ sở để nắm tình hình và thường xuyên được đưa đi bồi dưỡng kỹ

năng về công tác dân vận ít nhất một lần/năm.

Cán bộ Ban Dân vận là người gương mẫu thực hiện việc học tập và làm

theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

- Đối với Đảng bộ huyện Cẩm Mỹ

Đảng bộ huyện cần quan tâm hơn nữa công tác dân vận, các đồng chí là

Uỷ viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ cần phải nâng cao hơn nữa

nhận thức về công tác dân vận, công tác vận động quần chúng của Đảng, xem

công tác dân vận là nhiệm vụ sống còn của Đảng bộ, tuyệt đối không được xem

nhẹ, vì chỉ cần làm mất lòng tin ở người dân thì Đảng bộ sẽ không lãnh đạo

thành công sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện nhà.

Thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về công tác vận động quần

chúng. Thường xuyên có chế độ đãi ngộ cho những người có tâm vì sự nghiệp

công tác dân vận, biểu dương khen thưởng kịp thời những cán bộ làm tốt công

tác dân vận. Chỉ đạo mở lớp bồi dưỡng công tác dân vận hàng năm.

Tuyết đối không bố trí những cán bộ yếu kém, không đủ năng lực xuống

đảm nhiệm công tác dân vận. Cần có cơ chế uốn nắn xử lý nghiêm minh những

cán bộ vi phạm về quy chuẩn đạo đức, hách dịch cửa quyền làm mất lòng tin

của nhân nhân đối với Đảng và chính quyền. Người viết nghĩ “Một con sâu làm

rầu nồi canh, người dân tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, nếu người cán bộ đó tốt

Page 68: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 68 Phạm Thị Lan Anh

thì người dân càng thêm tin tưởng vào Đảng, nhà nước, nếu người cán bộ đó

không tốt sẽ làm mất lòng tin của người dân đối với đảng, vì vậy cán bộ là bộ

mặt của Đảng. Cách ứng xử của người cán bộ đối với dân cũng chính là cách

ứng xử của Đảng đối với dân. Vì thế Đảng bộ huyện cần chú trọng nhiều hơn

tới công tác cán bộ, nhất là chú ý tới phẩm chất, đạo đức, cách ứng xử của

người cán bộ. Phát động ngày càng sâu rộng việc học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh trong mỗi cán bộ, đảng viên”

Đảng bộ cần phải xem việc tăng cường xây dựng, nâng chất lượng đội

ngũ cán bộ làm công tác dân vận từ xã đến huyện, việc nâng chất lượng quy

hoạch cán bộ làm công tác dân vận, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển,

bố trí sử dụng và chính sách đối với cán bộ làm công tác dân vận là một việc

làm thường xuyên lâu dài và có tính chiến lược.

- Đối với Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai

Ban Dân vận Tỉnh ủy cần quan tâm nhiều hơn tới hoạt động dân vận của

Huyện, cần có hướng dẫn cụ thể trong những việc chỉ đạo Ban Dân vận Huyện

ủy thực hiện. Hàng năm, cần tổ chức cho cán bộ Ban Dân vận các huyện giao

lưu học hỏi, chia sẽ những kinh nghiệm làm công tác dân vận ở mỗi địa

phương. Cần phái cán bộ dân vận thường xuyên xuống cơ sở để lắng nghe ý

kiến của người dân, nắm tình hình và định hướng giúp ban dân vận huyện giải

quyết khi có vấn đề liên quan xảy ra.

- Đối với Tỉnh ủy Đồng Nai

Cần xem công tác dân vận ở thành phố,huyện, thị xã có tầm quan trọng

đặc biệt trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên

địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cần có chế độ chính sách hợp lý cho cán bộ làm công

tác dân vận ở các huyện và cơ sở. Sớm có chỉ đạo giải quyết thỏa đáng cho

người dân trong huyện đang thuộc diện đền bù giải phóng mặt bằng các dự án

thi công ở huyện.

Page 69: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 69 Phạm Thị Lan Anh

KẾT LUẬN CHUNG

Đất Đồng Nai vốn một thời khói lửa chiến tranh “máu đổ từng gốc cao

su”, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trải qua 9 lần Đại hội từ năm (1976-

2015) Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, quân và dân Đồng Nai đã phát huy truyền thống

anh hùng vượt qua bao khó khăn thử thách, xây dựng nên vùng đất Đồng Nai

tươi đẹp như ngày nay.

Qua việc tìm hiểu các kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, bản

thân người viết càng ý thức hơn nữa vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản

Việt Nam nói chung và Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nói riêng. Đồng thời tâm đắc

với chủ trương ở Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh về phát huy nguồn nội lực,

đặc biệt là nhân tố con người. Đây là chủ trương cực kỳ đúng đắn cho thấy sự

nhận thức sâu sắc của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đối với tư tưởng Hồ Chí Minh và

Quan điểm của Đảng về nhân tố con người.

Bên cạnh đó đánh giá những hạn chế trên lĩnh vực công tác dân vận của

Đảng trên địa bàn huyện cũng giúp tác giả nhận thức sâu hơn những hạn chế ở

ngành, lĩnh vực mình đang phụ trách và có những giải pháp góp phần cùng

Đảng bộ khắc phục dần những hạn chế, để đưa công tác dân vận ngày càng phát

triển đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân, củng cố

thêm niềm tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần

thứ X nhiệm kỳ 2015-2020, việc tìm hiểu ôn lại những thành tựu của các kỳ

Đại hội Đồng Nai và đánh giá lại những hạn chế trên lĩnh vực công tác dân vận

ở huyện Cẩm Mỹ có ý hết sức thiết thực góp phần nâng cao công tác Dân vận

trên địa bàn huyện, trước thềm đại hội.

Page 70: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 70 Phạm Thị Lan Anh

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH VỀ HUYỆN CẨM MỸ VÀ CÔNG TÁC DÂN VẬN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

(Nguồn tư liệu ảnh lấy từ Ban dân vận Huyện ủy và Hội Nông dân huyện)

Trụ sở khối Đảng, khối Vận Huyện Cẩm Mỹ

Page 71: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 71 Phạm Thị Lan Anh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN III, NK 2015-2020

Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện trong Đại hội

Bầu cử trong Đại hội

Page 72: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 72 Phạm Thị Lan Anh

Lãnh đạo tỉnh chụ hình lưu niệm với đại biểu huyện

Tác giả chụp hình lưu niệm với đại biểu tại đại hội (ngoài cùng bên phải)

Page 73: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 73 Phạm Thị Lan Anh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌP DÂN TẠI CÁC XÃ

Họp dân tại xã Xuân Tây

Họp dân tại xã Long giao

Page 74: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 74 Phạm Thị Lan Anh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỘ MẶT NÔNG THÔN HUYỆN

Trường THPT Võ Trường Toản -xã Xuân Tây, Huyện Cẩm Mỹ

Một góc đường giao thông nông thôn láng nhựa trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ

Page 75: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 75 Phạm Thị Lan Anh

Thi công sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn tại ấp 1,

xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ.

Hội thảo giống bắp lai trên địa bàn huyện

Page 76: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 76 Phạm Thị Lan Anh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÀN GIAO NHÀ TÌNH THƯƠNG CHO HỘ

NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN CẨM MỸ

Lễ bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo xã Xuân Mỹ

Lễ bàn giao nhà tình thương tại xã Lâm San

Page 77: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 77 Phạm Thị Lan Anh

Lễ bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo tại xã Sông Nhạn

Lễ bàn giao nhà tình thương tại xã Xuân Tây

Page 78: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 78 Phạm Thị Lan Anh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI

TRÊN ĐỊA BÀN CẨM MỸ

Mô hình cây ăn quả sầu riêng tại xã Xuân Tây

Mô hình trồng bưởi ghép tại xã Xuân Tây

Page 79: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 79 Phạm Thị Lan Anh

Mô hình trồng tiêu ở xã Xuân Mỹ

Mô hình chăn nuôi bò ở xã Sông Ray

Page 80: BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH ... · một tỉnh công nghiệp cũng không phải là ngắn, ... được thành lập gắn liền với sự ... hiện

Tìm hiểu giá trị Văn hóa - Lịch sử Đồng Nai năm 2015

Trang số 80 Phạm Thị Lan Anh

Mô hình nuôi heo rừng ở xã Thừa Đức

Mô hình gà thả vườn ở xã Sông Nhạn