bÀi 1: nhỮng vẤn ĐỀ chung vỀ chuẨn mỰc kẾ...

16
Bài 1: Nhng vn đề chung vchun mc kế toán ACC507_Bai 1_v1.0010112224 1 BÀI 1: NHNG VN ĐỀ CHUNG VCHUN MC KTOÁN Gii thiu Chun mc chung kế toán Vit Nam (VAS 01) ra đời nhm mc đích quy định và hướng dn các nguyên tc, yêu cu kế toán cơ bn, các yếu tvà ghi nhn các yếu tca Báo cáo tài chính ca doanh nghip được thng nht theo xu hướng hi nhp quc tế. Vic tiếp cn vi chun mc chung sgiúp người làm kế toán hiu rõ cơ slun ca toàn bcác phương pháp xcông vic kế toán cthtrong các chun mc khác. Mc tiêu Ni dung Sau khi hc xong bài này, hc viên s: Nm được các ni dung cơ bn ca các khái nim trong chun mc. Nm được các nguyên tc kế toán cơ bn. Hiu và nm được các yếu tcơ bn trên Báo cáo tài chính. Thi lượng 6 tiết Nhng vn đề chung vchun mc kế toán quc tế và chun mc kế toán Vit Nam. VAS 01 - Chun mc chung.

Upload: tranhanh

Post on 05-Feb-2018

222 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

ACC507_Bai 1_v1.0010112224 1

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

Giới thiệu

Chuẩn mực chung kế toán Việt Nam (VAS 01) ra đời nhằm mục đích quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thống nhất theo xu hướng hội nhập quốc tế.

Việc tiếp cận với chuẩn mực chung sẽ giúp người làm kế toán hiểu rõ cơ sở lý luận của toàn bộ các phương pháp xử lý công việc kế toán cụ thể trong các chuẩn mực khác.

Mục tiêu Nội dung

Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:

Nắm được các nội dung cơ bản của các khái niệm trong chuẩn mực.

Nắm được các nguyên tắc kế toán cơ bản.

Hiểu và nắm được các yếu tố cơ bản trên Báo cáo tài chính.

Thời lượng

6 tiết

Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam.

VAS 01 - Chuẩn mực chung.

Page 2: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

2 ACC507_Bai 1_v1.0010112224

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống:

Đến nay, Việt Nam đã thu hút được hơn 190 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký, trong đó mới giải ngân được khoảng 1/3. Các dự án đầu tư nước ngoài thu hút 2 triệu nhân công làm việc trực tiếp và hàng vạn người lao động gián tiếp. Riêng 10 tháng đầu năm 2010, Việt Nam thu hút thêm 12,8 tỷ USD. Mặc dù giải ngân chưa được như mong muốn, nhưng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần vào việc đưa nhiều công nghệ hiện đại vào Việt Nam và tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã kích thích, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP cả nước, tạo đà thu hút thêm một số nguồn vốn đầu tư khác.

(Theo http://baocongthuong.com.vn/Details/kinh-te/dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-can-ra-soat-sang-loc/32/0/40096.star)

Như vậy có thể khẳng định rằng, quá trình hội nhập quốc tế là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập này với vai trò là công cụ quản lý kế toán cũng sẽ phải được cải tổ, hội nhập mới đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lý và đáng tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, lĩnh vực kế toán – kiểm toán nhất thiết phải được chuẩn hoá.

Câu hỏi

Nghiên cứu và ban hành cũng như chuẩn hoá các chuẩn mực kế toán Việt Nam như thế nào để đáp ứng được yêu cầu chuẩn hoá quốc tế, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam?

Page 3: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

ACC507_Bai 1_v1.0010112224 3

1.1. Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.1.1. Cơ quan ban hành và quy trình ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.1.1.1. Cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Các cơ quan có thẩm quyền ban hành và phổ biến các quy định về kế toán tại Việt Nam, đó là: Quốc hội; Chính phủ; Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Bộ tài chính có quyền hạn cao nhất, cơ quan duy nhất trong việc điều chỉnh các chính sách kế toán cũng như việc hướng dẫn thi hành, chịu trách nhiệm điều chỉnh và giám sát việc thực hiện các nguyên tắc kế toán và kiểm toán.

Ở Mỹ, những chuẩn mực kế toán (CMKT) do hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) soạn thảo và ban hành. Nhiệm vụ của họ là dự thảo các nguyên tắc kế toán và Báo cáo tài chính (BCTC). Chính sách cơ cấu độc lập của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ là điều kiện tiên quyết mang lại hiệu quả cho tổ chức này.

Ở Anh, tổ chức soạn thảo CMKT cũng giống như tổ chức soạn thảo CMKT ở Mỹ. Hội đồng CMKT Anh (ASB) là một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiệp, hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm ban hành các CMKT.

Ở Thái Lan cũng vậy, CMKT do Viện kế toán và kiểm toán hành nghề của Thái Lan, một tổ chức kế toán chuyên nghiệp và độc lập soạn thảo và ban hành. CMKT Thái Lan chịu ảnh hưởng của CMKT Mỹ.

Ở Việt Nam, quá trình soạn thảo và ban hành CMKT diễn ra không độc lập, các nguyên tắc kế toán, kiểm toán vẫn là công cụ quản lý của Nhà nước. Các tổ chức kế toán ở Việt Nam đều có những chức năng nhất định, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay thì các quy định cũng như hướng dẫn về kế toán đều được chuẩn bị và soạn thảo bởi Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, bao gồm:

Vụ chế độ kế toán và kiểm toán;

Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam;

Uỷ ban Kế toán quốc gia;

Uỷ ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Uỷ ban này được thành lập ngày 30/10/1998 theo Quyết định số 1563/1998/QĐ-BTC. Chức năng của Uỷ ban này là giám sát và tham gia thảo luận về các dự thảo; lên kế hoạch nghiên cứu về các nguyên tắc chung, cung cấp cơ sở và quy tắc để chuẩn bị cho việc đưa ra các CMKT; cho ý kiến về các dự thảo; phổ biến và triển khai các CMKT sau khi được ban hành. Cơ cấu của Uỷ ban bao gồm 01 chủ tịch, 05 phó chủ tịch và 07 Uỷ viên.

Page 4: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

4 ACC507_Bai 1_v1.0010112224

Tổ soạn thảo nghiên cứu chuẩn mực kế toán Việt Nam: Tổ này được thành lập theo Quyết định số 44/1999/QĐ-BTC ngày 27/04/1999. Chức năng của Tổ này bao gồm tập hợp phản hồi của các bản dự thảo; nghiên cứu soạn thảo các CMKT Việt Nam; tổ chức các cuộc thảo luận trong khuôn khổ nhóm soạn thảo CMKT; hoàn chỉnh các dự thảo trước khi trình lên ban chỉ đạo.

1.1.1.2. Quy trình soạn thảo và ban hành các Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Quy trình soạn thảo các CMKT Việt Nam bao gồm 04 bước sau:

Biên soạn các nguyên tắc chung về phạm vi và đối tượng;

Soạn thảo và nghiên cứu các dự thảo;

Thu thập ý kiến về dự thảo;

Hoàn chỉnh các tiêu chuẩn dựa trên những ý kiến phản hồi về dự thảo, sau đó trình lên Bộ Tài chính để ban hành và phổ biến.

Sơ đồ 1.1: Quy trình soạn thảo Chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.1.2. Cơ quan ban hành và quy trình ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

1.1.2.1. Cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế

Sơ đồ 1.2: Mối liên hệ giữa các cơ quan trong việc ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế

Monitoring Board – Hội đồng

cố vấn CMKT

IASC Foundation – Uỷ ban CMKT quốc tế

Cố vấn

Báo cáo

IASB – Hội đồng CMKT quốc tế

Thông tin Bổ nhiệm

SAC – Hội đồng tư vấn các chuẩn mực

Cố vấn kỹ thuật

Thông tin

Bổ nhiệm Bổ nhiệm

IFRIC – Uỷ ban hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực BCTC quốc tế

IFRS – Các chuẩn mực BCTC quốc tế

Vụ chế độ kế toán và kiểm toán

Ban chỉ đạo nghiên cứu soạn thảo CMKT

Tổ nghiên cứu soạn thảo CMKT

Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam

Ủy ban kế toán Quốc gia

Bộ Tài chính

Soạn và trình dự thảo

Đánh giá phản hồi

Ban hành và giải thích

Page 5: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

ACC507_Bai 1_v1.0010112224 5

IASC Foundation (International Accounting Standards Committee Foundation – Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế):

Phát triển các lợi ích chung, thiết lập chất lượng, khả năng hiểu và áp dụng các IFRS trên toàn cầu cũng như là đảm bảo về mặt chất lượng, khả năng chuyển đổi và có thể so sánh thông tin trong các Báo cáo tài chính và các báo cáo khác nhằm giúp cho các đối tượng quan tâm đưa ra được các quyết định kinh tế.

Tăng cường việc phổ biến và sử dụng IFRS.

Làm cơ sở nền tảng cho VAS và IFRS.

Monitoring Board (MB – Hội đồng cố vấn chuẩn mực): MB sẽ tạo mối liên hệ giữa Ban quản trị và các nhà quản lý doanh nghiệp. Mối quan hệ này dựa trên nền tảng quốc tế. Trách nhiệm của MB sẽ là:

Tham gia vào các hoạt động của Ban quản trị.

Xem xét và cung cấp cho Ban quản trị các chuẩn mực kế toán dựa trên các điều kiện quy định. Và ban quản trị sẽ có các bản báo cáo hàng năm cho MB

MB cũng điều hành các cuộc họp của Ban quản trị hoặc là chủ tịch Ban về các công việc của khu vực hoặc của IASB. Những cuộc họp này sẽ được thảo luận về cách giải quyết của IASC Foundation hoặc IASB.

IASB (International Accounting Standards Board – Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế): IASB bao gồm 14 thành viên, dự kiến sẽ tăng lên 16 thành viên vào tháng 1/2012. Các thành viên của IASB sẽ được cử ra bởi Uỷ ban. Chuyên môn đối với các thành viên của IASB sẽ là chuyên nghiệp và có kinh nghiệm thực tế. Nhiệm vụ của IASB là:

Thực hiện trách nhiệm đối với các vấn đề kỹ thuật của IASB, bao gồm: việc soạn thảo và phát hành các CMKT quốc tế, chuẩn mực BCTC quốc tế cũng như đưa ra các bản phác thảo và những giải thích của Uỷ ban chuẩn mực BCTC quốc tế.

Thiết lập các quy trình xem xét lại các vấn đề đã làm trong từng giai đoạn, với cách làm việc theo nhóm hoặc xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia.

Phổ biến rộng rãi một hệ thống các CMKT thống nhất mang tính toàn cầu với chất lượng cao, dễ hiểu và có tính khả thi. Bên cạnh đó, Hội đồng còn hợp tác với các tổ soạn thảo CMKT ở các quốc gia trong việc tập trung và đồng nhất các CMKT trên toàn thế giới.

Chức năng của IASB là phát triển và ban hành các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS), trình các dự thảo và thông qua các đề xuất do Uỷ ban chuẩn mực BCTC đưa ra.

IFRIC (International Financial Interpretations Committee – Uỷ ban hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực BCTC quốc tế): IFRIC trợ giúp cho IASB trong việc hoàn thiện các BCTC quốc tế vào thời gian thích hợp, trao đổi và giải quyết các việc phát hành BCTC và thực thi những quy định chung về BCTC. IFRIC được thành lập vào tháng 3 năm 2002 bởi Uỷ ban hội đồng thuộc IASC Foundation, nó đã thay thế uỷ ban giải thích trước đó là SIC – Standing Interpretations Committee.

Page 6: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

6 ACC507_Bai 1_v1.0010112224

IFRIC xem xét lại việc phát hành mới các CMKT không mang tính chất cụ thể của IFRSs hoặc phát hành không phù hợp hoặc mâu thẫu trong việc giải thích hay có thể thiếu các giải thích cơ bản. Bổ sung thêm các hướng dẫn, IFRIC áp dụng các nguyên tắc dựa trên sự tiếp cận cơ bản của những quy định nền tảng, IFRIC xem xét các nguyên tắc được thiết lập liên quan đến IFRSs để tăng cường sự giải thích và khẳng định rằng nội dung của các hướng dẫn không mâu thuẫn với IFRSs. Khi IFRIC xem xét sự đồng nhất của các chuẩn mực, nó sẽ đưa ra một sự giải thích (hoặc một sự bổ sung giải thích) để đồng nhất mối quan tâm của các bên vào những thời điểm cơ bản và yêu cầu của IASB để giải quyết vấn đề này.

Quy trình làm việc của IFRIC bao gồm 7 bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề cần xem xét.

Bước 2: Thiết lập kế hoạch/chương trình.

Bước 3: IFRIC họp và bỏ phiếu/lấy biểu quyết.

Bước 4: Triển khai sự giải thích ban đầu.

Bước 5: IASB cho chép phát hành các bản giải thích ban đầu này.

Bước 6: Xem xét về thời gian và trao đổi.

Bước 7: IASB ban hành các bản giải thích.

SAC (Standard Advisory Counci – Hội đồng tư vấn các chuẩn mực): Mục đích cơ bản của SAC là cung cấp một diễn đàn nơi mà IASB tư vấn cho các cá nhân và đại diện các tổ chức chịu ảnh hưởng bởi các quy định của IFRS, bên cạnh đó SAC cũng cố gắng phát triển các chuẩn mực BCTC quốc tế. Một phần quá trình tư vấn của SAC sẽ đưa ra các đóng góp đối với IASB, cụ thể:

Thiết lập các chương trình và kế hoạch làm việc của IASB;

Đóng góp vào các vấn đề liên quan đến tồn tại của các chuẩn mực;

Cùng tham gia IASB trong việc đưa ra và phát hành IFRS ra toàn thế giới.

1.1.2.2. Quá trình ban hành và triển khai chuẩn mực kế toán quốc tế

Quá trình ban hành và triển khai các CMKT quốc tế có thể sơ đồ hoá như sau:

Sơ đồ 1.3: Quá trình ban hành và triển khai các CMKT quốc tế

Nghiên cứu Agenda Decision (quyết định về các vấn đề)

Discussion Paper (DP)

Thảo luận về các vấn đề với sự đóng góp của Hội đồng tư vấn, các nhóm làm việc, các tổ chức chuyên nghiệp có liên quan, các nhà làm luật, các tổ chức chính trị

Công bố các bản dự thảo

Phát hành IFRS

Tiếp nhận sự phản hồi

Page 7: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

ACC507_Bai 1_v1.0010112224 7

1.1.3. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế

Stt Tên Chuẩn mực kế toán quốc tế Tên Chuẩn mực kế toán Việt Nam

1 Framework VAS01-Chuẩn mực chung

2 IAS2-Inventories VAS02-Hàng tồn kho

3 IAS16-Property, plant and Equipment VAS03-TSCĐ hữu hình

4 IAS38-Intangible assets VAS04-TSCĐ vô hình

5 IAS40-Investment property VAS05-Bất động sản đầu tư

6 IAS17-Leases VAS06-Thuê tài sản

7 IAS31-Interests in joint ventures

VAS07-Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

8 IAS28-Investments in Associates

VAS08-Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh

9 IAS21-The Effects of changes in foreign exchange rate

VAS10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

10 IFRS3-Business Combinations VAS11-Hợp nhất kinh doanh

11 IAS18-Revenues VAS14-Doanh thu và thu nhập khác

12 IAS11-Construction Contracts VAS15-Hợp đồng xây dựng

13 IAS23-Borrowing costs VAS16-Chi phí đi vay

14 IAS12- Income taxes VAS17-Thuế thu nhập doanh nghiệp

15 IAS37-Provisions, contingent liabilities and contingents assets

VAS18-Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

16 IFRS4-Insurance Contracts VAS19-Hợp đồng bảo hiểm

17 IAS1-Presentation of Financial statement VAS21-Trình bày BCTC

18 IAS30-Disclosures in the Financial Statements of Banks and Similar Financial Institutions

VAS22-Trình bày bổ sung BCTC của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự

19 IAS10-Events after the Reporting period

VAS23-Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

20 IAS7-Statement cash flows VAS24-Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

21 IAS27-Consolidated and separate Financial statement

VAS25-BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con

22 IAS24-Related party Disclosures VAS26-Thông tin về các bên liên quan

23 IAS34-Interim Financial reporting VAS27-BCTC giữa niên độ

24 IFRS8-Operating Segments VAS28-Báo cáo bộ phận

Page 8: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

8 ACC507_Bai 1_v1.0010112224

Stt Tên Chuẩn mực kế toán quốc tế Tên Chuẩn mực kế toán Việt Nam

25 IAS8-Accounting policies, changes in accounting estimates and errors

VAS29-Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

26 IAS33-Earning per share VAS30-Lãi trên cổ phiếu

27 IFRS1-First time adoption of International Reportinh standard

28 IFRS2-Shared based payment

29 IFRS5-Non current assets held for sale and discontinued Operations

30 IFRS6-Exploration for and Evaluation of Mineral resources

31 IFRS7-Financial Instruments: Disclosures

32 IAS19-Employee Benefits

33 IAS20-Accounting for Government Grants and Disclosure of Governments Assistance

34 Accounting and reporting by retirement benefit plans

35 IAS29-Financial Reporting in hyperinflationary economics

36 IAS32-Finacial instruments: Presentation

37 IAS36-Impairement of assets

38 IAS39-Financial Instruments: Recognittion and measurement

39 IAS41-Agriculture

(Bảng này cập nhật đến tháng 4/2009 – tài liệu từ lớp IFRS của WB)

1.2. VAS 01 – Chuẩn mực chung

1.2.1. Các nguyên tắc kế toán cơ bản

(1) Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến Tài sản, Nợ phải trả, nguồn Vốn chủ sở hữu, Doanh thu, Chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ví dụ:

Trong tháng 01/200X, công ty chuyên kinh doanh máy photocopy mua 10 máy photocopy, đã chi trả bằng tiền với giá chưa thuế là 25 triệu đồng/máy. Công ty bán 4 máy photocopy theo phương thức trả chậm (sau 1 tháng) với giá bán chưa thuế là 30

Page 9: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

ACC507_Bai 1_v1.0010112224 9

triệu đồng/máy. Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 01/200X dưới đây cho biết sự khác biệt giữa 2 cơ sở dồn tích và tiền mặt: (Đơn vị tính: đồng)

Kết quả kinh doanh Theo cơ sở dồn tích Theo cơ sở tiền mặt

Doanh thu 120.000.000 0

Giá vốn hàng bán (100.000.000) (250.000.000)

Lãi (Lỗ) gộp 20.000.000 (250.000.000)

(2) Hoạt động liên tục: BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt

động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

(3) Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được

thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Ví dụ:

Vào ngày 28/06/200X, công ty chi 400 triệu đồng để có quyền sử dụng đất. Đến ngày 31/12/20X0, giá trị thị trường ước tính của quyền sử dụng đất là 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị quyền sử dụng đất trình bày trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X0 do

phải căn cứ vào giá gốc vào thời điểm ghi nhận tài sản nên vẫn chỉ là 400 triệu đồng.

(4) Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến

doanh thu của kỳ đó.

(5) Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn, thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo

tài chính.

Ví dụ:

Công ty TYX đã áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước để tính giá hàng tồn kho trong kỳ kế toán năm 20X0. Đến kỳ kế toán năm 20X1, do đã là thành viên của tập đoàn PTGROUP, nên công ty phải thay đổi từ phương pháp nhập trước, xuất trước sang phương pháp bình quân gia quyền. Lúc này, lý do và ảnh hưởng của việc thay đổi phương pháp kế toán đến kết quả kinh doanh năm 20X1 hay giá trị hàng tồn kho

Page 10: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

10 ACC507_Bai 1_v1.0010112224

vào thời điểm cuối niên độ (31/12/20X1) phải được trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính của năm 20X1.

(6) Thận trọng – Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

(7) Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Ví dụ:

Các thuyết minh trên báo cáo tài chính mặc dù không có số tiền cụ thể nhưng vẫn được xem là thông tin trọng yếu nếu chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Chẳng hạn cần công bố một thỏa thuận về phát triển một công nghệ mới hay tham gia một thị trường mới của doanh nghiệp.

1.2.2. Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán

(1) Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

(2) Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

(3) Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

(4) Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

(5) Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

(6) Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

Page 11: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

ACC507_Bai 1_v1.0010112224 11

1.2.3. Các yếu tố của Báo cáo tài chính và ghi nhận các yếu tố của Báo cáo tài chính

1.2.3.1. Các yếu tố của Báo cáo tài chính

Các yếu tố liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính – Bảng cân đối kế toán:

Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:

o Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

o Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;

o Để thanh toán các khoản nợ phải trả;

o Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình, như: mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như:

o Trả bằng tiền;

o Trả bằng tài sản khác;

o Cung cấp dịch vụ;

o Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác;

o Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (–) Nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm:

o Vốn của các nhà đầu tư: vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước;

o Thặng dư vốn cổ phần: Chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành;

o Lợi nhuận giữ lại: Lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn;

o Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển;

o Lợi nhuận chưa phân phối: Lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;

o Chênh lệch tỷ giá: Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng; chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất BCTC của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền

Page 12: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

12 ACC507_Bai 1_v1.0010112224

tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo; chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần.

Các yếu tố liên quan trực tiếp đến tình hình kinh doanh – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu:

o Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia...

o Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng...

Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí bao gồm:

o Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền... Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.

o Chi phí khác: Bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: Chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng...

1.2.3.2. Ghi nhận các yếu tố của Báo cáo tài chính

BCTC phải ghi nhận các yếu tố về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó các yếu tố này phải được ghi nhận theo từng khoản mục. Một khoản mục được ghi nhận trong BCTC khi thoả mãn cả hai tiêu chuẩn:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai;

Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.

Ghi nhận tài sản: Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy. Tài sản không được ghi nhận trong

Page 13: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

ACC507_Bai 1_v1.0010112224 13

Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Ghi nhận nợ phải trả: Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Ghi nhận chi phí: Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy. Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Page 14: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

14 ACC507_Bai 1_v1.0010112224

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Những vấn đề cần nhớ trong bài:

Quá trình soạn thảo và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế.

Điểm khác biệt cơ bản của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với quốc tế đó là về cơ quan chịu trách nhiệm ban hành; quá trình soạn thảo ban hành và áp dụng vào thực tế.

Số lượng chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành tính đến thời điểm hiện nay là 26 so với số lượng 39 chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành.

Bảy nguyên tắc kế toán cơ bản, sáu yêu cầu cơ bản đối với kế toán và các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính cũng như cách thức ghi nhận các yếu tố cơ bản này trên Báo cáo tài chính.

Page 15: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

ACC507_Bai 1_v1.0010112224 15

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Sự khác biệt cơ bản trong quá trình ban hành, triển khai và áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán giữa Việt Nam và quốc tế là gì?

2. Có bao nhiêu nguyên tắc kế toán và nội dung cơ bản của các nguyên tắc kế toán này là gì?

Lấy ví dụ minh họa việc vận dụng từng nguyên tắc kế toán này khi làm kế toán.

3. Có bao nhiêu yêu cầu cơ bản đối với kế toán và nội dung của các yêu cầu này?

4. Nêu nội dung cơ bản của các yếu tố trên BCTC.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 1.1:

Trích Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X1 của một công ty:

Đơn vị tính: đồng

Số đầu năm Số cuối năm

Tài sản cố định hữu hình 360.000.000 320.000.000

- Nguyên giá 400.000.000 400.000.000

- Giá trị hao mòn lũy kế (40.000.000) (80.000.000)

Thuyết minh báo cáo tài chính cho biết tài sản cố định hữu hình của công ty có nguyên giá 400.000.000đ là các thiết bị văn phòng được mua vào ngày bắt đầu hoạt động (01/01/20X0), thời gian hữu dụng ước tính là 10 năm và công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.

1. Việc ghi nhận tài sản cố định theo giá gốc như trên là dựa vào nguyên tắc kế toán cơ bản nào?

2. Nếu công ty phải chấm dứt hoạt động trong năm kế tiếp (20X2), việc trình bày tài sản cố định theo giá gốc còn phù hợp không? Vì sao?

Bài 1.2:

Ngày 6/8/20X1, công ty KL mua một lô hàng trị giá 250 triệu đồng. Vào ngày kết thúc niên độ 31/12/20X1, lô hàng này vẫn còn trong kho nhưng đã bị hư hỏng, chỉ có thể thanh lý với giá trị thu hồi ước tính là 30 triệu đồng (sau khi trừ chi phí thanh lý).

Trong trường hợp này, công ty phải sử dụng nguyên tắc kế toán cơ bản nào để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho? Vì sao?

Bài 1.3:

Công ty BB cam kết bảo hành sản phẩm của mình trong 1 năm. Năm 20X1, doanh nghiệp bán được 5000 sản phẩm. Toàn bộ chi phí bảo hành sản phẩm ước tính hợp lý cho số sản phẩm bán ra năm 20X1 sẽ phải thực hiện trong năm 20X2 là 8 triệu đồng.

Vào ngày 31/12/20X1, khoản chi phí bảo hành 8 triệu đồng là yếu tố liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính – Bảng cân đối kế toán nào? Vì sao?

Page 16: BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/ACC507/Giao trinh/03_ACC507_B… · Chuẩn mực kế toán quốc tế): Phát

Bài 1: Những vấn đề chung về chuẩn mực kế toán

16 ACC507_Bai 1_v1.0010112224

Bài 1.4:

Có các giao dịch của một doanh nghiệp như sau:

1. Tiền điện phải trả cho công ty điện lực.

2. Mua một thiết bị chưa thanh toán.

3. Xuất nhiên liệu dùng cho hoạt động bán hàng.

4. Trả nợ cho nhà cung cấp.

5. Trả cổ tức bằng tiền mặt.

Các giao dịch trên, giao dịch nào làm phát sinh chi phí, giao dịch nào không làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp? Vì sao?