bÀi 01 id: 64284 - moon.vn · - với đặc điểm này, văn học đáp ứng yêu cầu...

7
Khóa LUYN THI THPT QUC GIA NĂM 2019 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 BÀI 01 ID: 64284 Chuyên đề: LUYN THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIT NAM TCÁCH MNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HT THKXX I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIT NAM TCÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975 1. Vài nét vhoàn cnh lch s, xã hi, văn hóa - Hoàn cnh chiến tranh gii phóng dân tc din ra hết sc quyết lit tnăm 1945 đến năm 1975. tác động sâu sc, mnh mtới đời sng vt cht và tinh thn ca toàn dân tc (văn học nghthut); văn học nghthuật giai đoạn này mang những đặc đim và tính cht riêng ca mt nền văn hc hình thành và phát trin trong hoàn cnh chiến tranh lâu dài, ác lit. - Đường lối văn nghệ của Đảng là mt trong nhng nhân tquan trng to nên mt nền văn hc thng nht vkhuynh hướng tư tưởng, thng nht vtchc và vquan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. - Tnăm 1945 đến năm 1975, nền kinh tế còn nghèo nàn và chm phát trin; vvăn hóa, điều kiện giao lưu bị hn chế, nước ta chyếu tiếp xúc và chu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hi chnghĩa (Liên Xô, Trung Quốc…). 2. Quá trình phát trin và nhng thành tu chyếu

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

BÀI 01

ID: 64284

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN

NĂM 1975

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

- Hoàn cảnh chiến tranh giải phóng dân tộc diễn ra hết sức quyết liệt từ năm 1945 đến năm 1975.

tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc (văn học nghệ

thuật);

văn học nghệ thuật giai đoạn này mang những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn

học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài, ác liệt.

- Đường lối văn nghệ của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn

học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu

mới: nhà văn - chiến sĩ.

- Từ năm 1945 đến năm 1975, nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển; về văn hóa, điều

kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội

chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc…).

2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

2.1. Chặng đường từ 1945 đến 1954

- Đề tài, chủ đề:

+ Từ 1945 – 1946: không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân khi đất nước vừa giành

được độc lập.

+ Từ cuối 1946: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:

Đời sống cách mạng và kháng chiến;

Sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng;

Niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.

- Thể loại:

+ Truyện ngắn và kí: mở đầu cho văn xuôi chặng này.

+ Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.

Cảm hứng: yêu quê hương đất nước, căm thù giặc, ca ngợi kháng chiến và con người

kháng chiến.

Nhân vật: quê hương, những con người kháng chiến (anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, chị

phụ nữ nông thôn, em bé liên lạc…)

Ý thức đổi mới thơ ca: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi…

+ Kịch: Một số vở xuất hiện và gây được sự chú ý.

2.2. Chặng đường từ 1955 đến 1964

- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống

như kháng chiến chống Pháp, hiện thực đời sống trước CMTT, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Thơ ca: phát triển mạnh mẽ.

- Kịch: khá phát triển.

- Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: chưa phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác

phẩm có ý nghĩa quan trọng.

2.3. Chặng đường từ 1965 đến 1975

- Chủ đề: đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Thể loại:

+ Văn xuôi: tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa khá thành công

hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.

+ Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng, đào sâu hiện

thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận, xuất hiện thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì

chống Mĩ. (Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK)

+ Kịch: có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhiều vở gây được tiếng vang.

<*> Văn học vùng bị tạm chiếm: xem thêm SGK tr.9 - 10.

3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

3.1. Nền

văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó với vận mệnh chung của đất nước

- Với đặc điểm này, văn học đáp ứng yêu cầu lịch sử và mục tiêu chung của toàn dân tộc, văn

học phục vụ chính trị.

- Biểu hiện:

+ Mô hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”; kiểu nhà văn – chiến sĩ;

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo là tư tưởng cách mạng;

+ Cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến;

+ Văn học tập trung vào hai đề tài lớn:

Đề tài Tổ quốc (Làng, Việt Bắc, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng...);

Đề tài chủ nghĩa xã hội (Mùa lạc, Lặng lẽ Sapa, Đoàn thuyền đánh cá...).

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

3.2. Nền văn học hướng về đại chúng

- Quần chúng vừa là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung

lực lượng sáng tác cho văn học. Hướng về đại chúng, cách nhìn nhân dân của nhiều nhà văn thay

đổi (liên hệ cách nhìn nhân dân của các nhân vật trong Đôi mắt); quan niệm mới về đất nước: Đất

nước của Nhân dân (Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi…).

- Về hình thức nghệ thuật: phần lớn các tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng;

hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ nghệ thuật giản dị (liên hệ: thơ tuyên

truyền của Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu).

- Về nội dung: đời sống của nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng của

người dân lao động (liên hệ: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu…), xây dựng được những hình

tượng quần chúng cách mạng (liên hệ: thơ Tố Hữu, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Những đứa

con trong gia đình)… nền văn học có tính nhân dân sâu sắc và nội dung nhân đạo mới.

3.3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VHVN.

- Khuynh hướng sử thi:

+ Chủ đề: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc và có ý nghĩa toàn dân.

+ Nhân vật chính (ví dụ: Tnú trong Rừng xà nu):

Thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của

dân tộc;

Chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và

tình cảm lớn.

+ Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,

hào hùng.

- Cảm hứng lãng mạn:

+ Là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

+ Biểu hiện: khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người

mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên trên mọi thử thách trong

chiến tranh; trở thành cảm hứng chủ đạo trong các thể loại văn học.

- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm

nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình

vận động và phát triển của cách mạng.

II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa

- Năm 1975, dân tộc Việt Nam bước vào thời kì thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ 1975 đến

1985, đất nước ta lại gặp những khó khăn thử thách mới.

- Từ 1986, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo:

+ Kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường;

+ Văn hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch,

báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ;

+ Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới cho phù hợp

với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như qui luật phát triển khách quan của nền văn học.

2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu

- Thơ ca: không đạt được nhiều thành tựu như trước nhưng trường ca được mùa bội thu.

- Văn xuôi: có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Từ 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường

đổi mới: gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hằng ngày.

+ Phóng sự phát triển mạnh mẽ, thu hút được sự chú ý của người đọc, tiêu biểu là phóng sự

của Trần Huy Quang, Gia Lộc...;

+ Truyện ngắn, tiểu thuyết có nhiều tìm tòi và đạt được giá trị nghệ thuật cao.

+ Kí cũng phát triển, có được thành tựu mới.

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

- Kịch nói: phát triển khá mạnh mẽ, một số tác phẩm gây được tiếng vang.

- Lí luận, phê bình văn học: cũng có sự đổi mới. (SGK)

Bài tập: Hệ thống lại các kiến thức của bài học theo các mẫu sau:

Mẫu 1: Khái quát VHVN từ CMTT1945 đến năm 1975

Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

Chặng đường

thành tựu

1945 - 1954 1955 - 1964 1965 - 1975

Chủ đề chính

Thơ

Văn xuôi

Kịch

Lí luận phê bình

Mẫu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam (1945 – 1975)

Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975

- Đặc điểm:

- Biểu hiện:

- Đặc điểm:

- Biểu hiện:

- Đặc điểm:

- Biểu hiện:

Mẫu 3: Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

Những chuyển biến

và thành tựu bước

đầu

Thơ:

Văn xuôi:

Kịch:

Lí luận phê bình văn học:

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn