bÁo cÁo vẾ mẠch nguỒn tuyẾn tÍnh

29
BÁO CÁO VỀ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH DANH SÁCH NHÓM Họ và tên MSSV Lê Minh Quân 10254121 Đàm Văn Qúy 10249031 Phạm Phú Quốc 10338681 Nguồn tuyến tính: - Nguồn AC – DC:

Upload: supper-man-mvnvf

Post on 24-Jul-2015

2.084 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

BÁO CÁO VỀ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

DANH SÁCH NHÓM

Họ và tên MSSV

Lê Minh Quân 10254121

Đàm Văn Qúy 10249031

Phạm Phú Quốc 10338681

Nguồn tuyến tính:

- Nguồn AC – DC:

Mạch nguồn dùng ic ổn áp LM723CN điều chỉnh điện áp ra từ 0 `~ 15V

Page 2: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Nguyên lý làm việc của mạch như sau:

T1 là biến áp nguồn có tác dụng cách ly và giảm áp AC, giảm 220V xuống mức 18V.

Dùng cầu nắn dòng 4 diode D1...D4 (1N4007 x4) để đổi dòng điện xoay chiều ra dạng

dòng xung 1 chiều. Diode D5 (1N4007), tạo tác dụng ngắt dòng nạp khi áp trên tụ lọc

C1 còn ở mức đủ cao, tụ hóa C1 (1000uF) là kho chứa điện chính dùng ổn định điều

kiện cấp điện cho tải và nâng cáo mức áp DC.

Mạch cấp nguồn DC dùng IC ổn áp LM723. Chân 7 cho nối masse, chân 12 nối vào

đường nguồn B+ (+22V). Ngả ra lấy trên chân 11 dùng cấp dòng cho transistor công

suất pnp Q1 (MJ2955). Điện trở R2 (330) có tác dụng hạn dòng và điện trở R1 (1K) có

tác dụng bù nhiệt. Với cách mắc của Q1, điện áp ra cho lấy trên chân C của transistor

công suất, kiểu mạch nguồn này cho mức áp điều chỉnh có thể khởi đầu từ mức áp 0V.

Điện ra lấy trên chân C của Q1, ở đây dùng D6 (1N4007) để tránh dòng sai cực cho xả

ngược. Dùng điện trở R3 (510) làm tải phụ để định áp ngỏ ra. Tụ C2 (470uF) và C3

(220uF) có tác dụng ổn áp.

Tín hiệu cho hồi tiếp về chân 4 của mạch khuếch đại so áp lấy trên cầu đo mắc trên tải

với R4 (1K) và R5 (10K). Chân 6 là ngỏ ra của mạch áp chuẩn và chân 5 là một ngỏ

vào của tầng so áp. Ở đây đặt chiết áp RV1 dùng làm nút chỉnh chọn lựa mức áp cho

ngỏ ra.

Các linh kiện trên board mạch:

2 transistor (pnp và npn) ghép đẳng hiệu như một SCR, nó có tác dụng ngắt nguồn

khi tải bị chạm hay bị quá dòng. Trong mạch này, người ta dùng một Relay để ngắt

nguồn và sau một lúc sẽ tự động cho mở nguồn trở lại (tự động mở nguồn)

IC ổn áp LM723, bên cạnh là các điện trở nhỏ có công suất chịu nóng lớn, dòng cấp

cho tải sẽ cho chảy qua điện trở này, mức áp trên điện trở này, khi vượt quá 0.6V sẽ

Page 3: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

làm nhẩy mạch bảo vệ. Đa số các hư hỏng của loại nguồn này là ở con IC LM723

này.

Diode chịu dòng lớn mắc cách ly tụ hóa lớn C1 (1000uF) và cầu nằn dòng, tác dụng

của diode là khi mức áp trên tụ hóa còn cao thì nó sẽ cắt nạp khi mức áp dạng xung

ở mức thấp hơn, điều này làm tăng hiệu suất của nguồn.

Biến áp tạo tác dụng cách ly đường dây AC và board mạch và dùng để làm giảm

mức áp từ 220V xuống 18V. Khi bị chạm hay quá tải, lớp khung nhựa trên đó quấn

các cuộn dây thứ cấp và sơ cấp sẽ bị biến dạng, méo mó. Bạn đo kiểm tra và thay hế

biến áp mới là được.

Ta dùng một máy đo dòng (A) cho mắc nối tiếp để chỉ thị mức dòng chảy qua tải.

Mức dòng tối đa là 1A, nếu dòng lớn hơn 1A, nó sẽ tạo mức áp lên khoảng 0.6V

trên điện trở R12 (0.47), mạch tắt nguồn ngõ ra sẽ nhảy.

Ta có thể cho dòng ngắt nguồn bằng cách thay đổi trị số của điện trở R12.Ta dùng

một máy đo áp (V) cho mắc song song với ngả ra để chỉ thị mức áp trên tải. Mức áp

tối đa là 15V . Nếu muốn có mức áp cao hơn, ta có thể thay biến áp nguồn, với mức

áp AC trên cuộn thứ cấp lấy cao hơn.

Tụ hóa lớn (1000uF), tụ này là kho chứa điện chính của toàn mạch, Bạn có thể thay

thế tụ lọc có điện dung lớn hơn để có tính ổn áp tốt hơn.

Cầu nắn dòng với 4 diode, chỉ dùng diode 1N4007 là đủ.Mạch dùng một Relay với

tiếp điểm lá kim của nó làm khóa điện để tắt mở đường nguồn DC ở ngả ra. Kiểu tự

động cho mở lại dòng sau một thời gian tắt nguồn này nhiều khi lợi bất cập hại. Nếu

không muốn dùng tính năng tự động cho mở nguồn, ta làm hở cuộn dây kích của

Relay.

Các mạch khác:

Page 4: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Mạch ổn áp tuyến tính 5v

Nếu muốn chuyển nguồn 220VAC thành nguồn 5v (12v) thì phải dùng biến thế từ

220VAC thành các nguồn 5;12;24 VAC rồi sau đó dùng cầu diode và tụ để chỉnh lưu

và lọc nguồn tạo nguồn DC, sau đó dùng Diode Zener hoặc IC ổn áp để ổn áp tạo điện

áp 5V (dùng IC LM7805) hoặc 12v (IC 7912). Mạch này có công suất lớn hơn (khoảng

1A). Trong quá trình sử dụng thì các IC ổn áp rất nóng, bạn nên gắn thêm các miếng

tản nhiệt vào các IC này

Mạch ổn áp tuyến tính dùng IC 7812 và 7912

Page 5: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Ưu điểm lớn nhất của bộ nguồn ổn định tuyến tính là sự đơn giản trong sơ đồ, nhưng

nhược điểm cơ bản lại tương đối nhiều, có thể kể ra là:

Sử dụng biến áp nguồn với tần số thấp (50 – 60Hz) nên kích thước và trọng

lượng lớn

Tiêu thụ công suất lớn trên phần tử điều khiển. Dòng phụ tải càng lớn, dải ổn

định điện áp càng rộng thì tiêu thụ công suất càng lớn. Vì vậy, bộ nguồn tuyến tính chỉ

làm việc với dòng đầu ra nhỏ hơn 5A.

Hiệu suất của mạch thấp (thường từ 30% - 60%)

Kích thước của phần tử điều khiển lớn vì phải toả nhiệt, mật độ công suất tải ra

chỉ từ 0.2 – 0.3W/in3, nghĩa là tương đối nhỏ so với hệ thống làm bằng IC.

Mạch ổn áp tuyến tính dung IC 7824, 7812 và 7805

Page 6: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

- Nguồn DC – AC:

Mạch nguồn (DC) 12V ra (AC) 110V

Trong mạch dùng 2 tầng đảo trong IC 4069 để tạo ra tín hiệu có dạng xung vuông, tín

hiệu này qua sự khuếch đại của một tầng đảo, cho kích vào chân B của transistor TR1

và lại qua một tầng đảo khác (cũng lấy trong IC 4069) cho kích vào chân B của TR2,

như vậy sẽ tạo ra được hai tín hiệu có tính đảo pha cho tác động vào tầng cầu kéo đẩy.

Page 7: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Nghĩa là khi TR1 dẫn điện thì TR2 sẽ phải ngưng dẫn và ngược lại. Tín hiệu lấy ra trên

chân C của hai transistor TR1 và TR2 cho tác động vào cầu kéo đẩy với 4 transistor

đóng mở nhanh dạng MOSFET, một bên là transistor MOSFET hỗ bổ TR3, TR4 và

một bên khác là với TR5, TR6. Dòng điện kéo đẩy sẽ luôn cho đổi chiều qua cuộn sơ

cấp trong biến áp T1, cuộn sơ cấp quấn ít vòng với dây đồng to, làm việc với cường độ

dòng điện lớn,  đây là một biến áp xung công suất lớn, tần thấp, trên cuộn thứ quấn

nhiều vòng hơn cuộn sơ nên cho ra mức áp AC cao, ở đây người ta tính số vòng quấn

để lấy ra mức áp AC 100V và 110V (Dĩ nhiên nếu muốn lấy ra mức áp 220V, ta phải

tăng số vòng quấn ở cuộn thứ lên gắp đôi).

Tầng công suất làm việc với mức nguồn lấy trên một ắc-qui 12V DC, ở đây dùng F1

làm cầu chì bảo vệ, phòng khi trong mạch có linh kiện bị chạm làm ngắn mạch, cầu chì

sẽ đứt để tránh làm hư nguồn DC. Tụ C4 có tác dụng lọc và người ta dùng IC ổn áp họ

78xx (7805) để có mức nguồn 5V DC có độ ổn định tốt để cấp cho tầng dao động với

IC 4069, điều này sẽ giữ cho biên độ tín hiệu và tần số được ổn định. Dùng 2 tụ nhỏ C2

và C3 cho công dụng lọc bỏ các tín hiệu nhiễu tần số cao và giữ cho IC 7805 không bị

hiện tượng dao dộng tự kích.

Trong mạch tần số tín hiệu của tầng dao động phụ thuộc vào trị số của R2, biến trở

VR1 và tụ C1, ở đây VR1 có tác dụng chỉnh tần. Điện trở R1 dùng để sửa dạng xung,

tăng hiễu suất kích thích cho tầng kéo đẩy.

Các khối trong mạch:

Mạch dao dộng tạo xung

Page 8: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Mạch dùng 2 tầng đảo trong IC 4069 ráp thành mạch khuếch đại đảo pha, tín hiệu lấy

trên ngả ra cho qua tụ C1 (10uF) và R1 tạo hồi tiếp thuận về ngả vào, và dùng điện trở

định thời với R2 (2.2K), biến trở chỉnh tần VR1 (2K) để xác định tần số dao động.

Trong mạch này, mạch định tần gồm có tụ C1 và trở R2+VR1, điện trở R1 có tác dụng

sửa dạng xung ra làm tăng hiệu quả kích thích ở tầng kéo đẩy.

Tần số của mạch dao động, tính theo hệ thức:      f = 1/(2.2)xC1X(R2+VR1).

Như vậy, khi:

* Chỉnh VR1 = 0, chúng ta tính ra tần số dao động là:        f = 93.9Hz

* Chỉnh VR1 = 2K, chúng ta tính ra tần số dao động là:     f = 49.2Hz

Ta có thể dùng máy đo tần, đo tần số tín hiệu ở ngả ra và chỉnh nhẹ biến trở VR1 để có

tần số điện nhà đèn là 50Hz (hay 60Hz) cho phù hợp với các thiết bị công nghiệp.

Tầng công suất kéo đẩy

Page 9: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Tầng thúc dùng transistor loại bipolar quen thuộc: 2SC1815. Tín hiệu cho vào chân B

và lấy ra trên chân C, nên nó có tác dụng làm tăng biên độ và đồng thời cho vuông hóa

tín hiệu, mạch khuếch đại vào B ra C có tính đảo pha.

Tầng công suất ráp theo dạng cầu kéo đẩy cân bằng với 4 transistor đóng mở nhanh

MOSFET loại công suất lớn. Khi tín hiệu vào trên chân cổng (Gate) của TR3, TR4 ở

mức áp thấp (Low) thì TR3 dẫn điện và TR4 tắt, khi tín hiệu vào trên chân cổng (Gate)

TR5, TR6 ở mức áp cao (high), thì TR6 sẽ dẫn điện và TR5 tắt. Ngược lại, tín hiệu đảo

pha cho vào cực cổng làm cho TR4 và TR5 dẫn điện thì lúc này TR3, TR6 tắt. Điều

này sẽ luôn tạo ra dòng điện đảo chiều chảy qua cuộn sơ cấp của biến áp xung, ở ngõ ra

trên cuộn dây thứ cấp sẽ có điện áp volt cao xuất hiện. Mức áp ra tùy thuộc vào số

vòng quấn của cuộn thứ cấp. Công suất ra tùy thuộc vào kích thước của biến áp. Với

tầng kéo đẩy cân bằng, biên độ tín hiệu ở ngõ ra sẽ có tính đối xứng cân bằng tốt.

Mạch nguồn nuôi 5V dùng IC ổn áp loại 3 chân, họ 78xx. Ở đây dùng IC 7805 nên

mức áp cho ra trên chân OUT là 5V có độ ổn định rất tốt. Khi dùng loại IC ổn áp này,

bên tải, tức bên ngả ra Bạn phải nhớ dùng tụ điện để dập hiện tượng dao động tự kích

trong IC. Hiện tượng tự kích, do tải thiếu tụ, sẽ làm cho mức áp ngả ra dao động tần

thấp, lúc lên cao lúc xuống thấp.

Page 10: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Chú ý: Chân giữa của loại IC họ 78xx luôn luôn cho nối masse, chân bên trái là chân

IN (nối vào đường nguồn DC có volt cao hơn 5V) và chân bên phải là chân OUT (luôn

cho ra 5V có độ ổn định tốt). Nếu vô ý mắc sai hai chân này có thể làm cho IC quá

nóng và làm "chết" IC.

Công dụng của IC 7805 là giữ cho điện áp nguồn cấp cho IC 4069 luôn được ổn định,

nó không bị thay đổi theo mức áp 12V nhấp nhô theo điều kiện thai đổi của tải, điều

này giữ được biên độ và tần số của tín hiệu kích thích được ổn định.

Các linh kiện trong mạch:

Page 11: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

IC CMOS họ 40xx, 4069

Trong IC CMOS họ 4069 (hay 4049, 4050), có 6 tầng khuếch đại đảo, Bạn xem hình.

Trong IC này Bạn có thể dùng 2 tầng khuếch đại đảo để ráp thành mạch dao động, tần

số xung xác định theo mạch định thời RC đặt trên đường hồi tiếp thuận. Với hình mình

họa trên, Bạn có thể dùng 1 IC 4069 để ráp thành 3 tầng dao động có tần số khác nhau

và qua tầng thúc dùng một transistor cấp dòng cho bóng đèn đặt trên chân C. Lúc này

Page 12: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

bạn sẽ thấy bóng đèn có những điều chớp đa dạng. 3 diode trong mạch dùng làm mạch

OR, lấy xung biên cao để kích dẫn transistor.

Ghi chú: Trong mạch, nếu Bạn phải dùng loại tụ hóa trên đường hồi tiếp, Bạn phải chú

ý đến cực tính của tụ và nên dùng loại tụ tantalium có chất lượng cao để ổn định tần số

dao động.

Transistor 2SC1815

2SC1815 là transistor bipolar, tức là loại transistor có 2 mối nối PN (NP-PN), đây là

loại transistor công suất nhỏ NPN rất thông dụng. Đặc tính kỹ thuật của nó là:

* Điện áp đánh thủng trên chân CB, với chân E bỏ trống là: VCB0 = 60V.

* Điện áp đánh thủng trên chân CE, với chân B bỏ trống là: VCE0 = 50V.

* Dòng điện chảy ra trên chân C là: Ic = 150mA.

* Chịu công suất đốt nóng trên chân C là: Pc = 400mW.

* Hệ số khuếch đại dòng hFE trong khoảng: 70 đến 700, bình thường là: 220.

* Tần số làm việc là: fT = 80MHz.

* Tụ liên cực ở ngả ra là: Cob = 3.5pF

Page 13: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Chúng ta biết 2SC1815 là transistor NPN, transistor PNP hỗ bổ của nó là 2SA1015,

nghĩa là 2 transistor này có các đặc tính kỹ thuật đều giống nhau, chúng chỉ khác là

được cấu trúc NPN và PNP.

Trong hình minh họa trên, cho thấy cách dùng một transistor 2SC1815 với mạch cho

chậm nối loa vào máy tăng âm. Mạch R và C trên chân B dùng làm mạch mở điện trể.

Nguyên lý của mạch trể như sau:

Khi mạch vừa được cấp nguồn, tụ C1 (1000uF) khởi đầu nạp điện từ mức áp 0V, lúc

này transistor 2SC1815 không dẫn điện, dòng nạp của tụ C1 (1000uF) qua R1 (10K) và

diode zener 10.1V, khi điện áp trên tụ C1 lên đến khoảng 1.2V thì transistor dẫn điện,

nó cấp dòng cho relay 12V đóng các tiếp điểm lá kim để cho nối loa vào mạch. Trong

mạch người ta dùng 3 diode:

    * Diode ngang R1 dùng để tạo đường xả điện nhanh cho tụ C1 khi tắt máy.

    * Diode trên chân B của transistor dùng nâng cao mức ngưỡng kích dẫn transistor

lên mức 1.2V.

    * Diode mắc ngang relay dùng dập mức áp nghịch, phản hồi do cuộn dây của relay.

Transistor công suất MOSFET

2SK2956

Page 14: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

 2SK2956 là transistor MOSFET kênh N, trong trnaistor có diode trên chân DS để

tránh điện áp nghịch phản hồi trên chân D. Trên chân GS có diode zener dùng cắt biên

các tín hiệu có biên độ quá cao. Bên trên là bảng ghi đặc tính kỹ thuật của loại

transistor này. 2SJ471 là transistor kênh P, hỗ bổ của 2SK2956.

Các mạch khác:

Page 15: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Mạch dung cổng NAND IC SN7400

Mạch dung IC LC3524

Mạch bảo vệ quá dòng:

Page 16: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Chúng ta thấy dòng điện cấp cho tải, chảy qua điện trở R12 (0.47, nhỏ Ohm nhưng có

công suất chịu nóng lớn), trên điện trở R12 xuất hiện điện áp, mức áp này qua mạch

lọc với R11 (330)  và tụ lọc C7 (10uF) tác động vào chân B của Q3, C6 (104) là tụ lọc

nhiễu.

* Bình thường, dòng ra ở mức bình thường (không quá 1A), mức áp trên R12 không

quá 0.6V, lúc này Q3 không dẫn điện và Q2 cũng ngưng dẫn và mạch nguồn hoạt động

bình thường.

* Khi mạch tải bị quá dòng, dòng tải cao hơn 1A, lúc này mức áp trên R12 lên cao hơn

0.6V sẽ làm cho Q3 dẫn điện, nó sẽ kéo mức áp trên chân 13 xuống mức gần 0V và

như vậy ngả ra sẽ bị mất áp.

Transistor pnp Q2 có tác dụng tự giữ, ở đây Bạn có thể xem Q2 (pnp) và Q3 (npn) ráp

đẳng hiệu như SCR, nó là một khóa điện có tác dụng tự giữ, nghĩa là khi đã dẫn điện

thì sẽ tiếp tục dẫn. D7 và C5 (100uF) có tác dụng cách ly. Led D9 dùng chỉ thị tắt mở

Page 17: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

nguồn, Led D8 dùng báo mạch bị tắt do chạm tải. Do mạch dùng 2 Led màu đôi (Led

xanh và đỏ), nên bình thường do 2 Led đều sáng nên có màu vàng, khi nguồn bị chạm

sẽ từ màu Vàng đổi ra màu Xanh (do chỉ có Led xanh sáng, Led đỏ đã bị làm tắt). R8

(1K), R9 (10K), R10 (2.2K) là các điện trở hạn dòng cho các Led chỉ thị.

Các mạch khác:

Mạch bảo vệ quá dòng 3 pha

Mạch bảo vệ quá dòng 1 pha

Page 18: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

F1 : Cầu chì bảo vệ quá dòng

TH1 : Cầu chì bảo vệ quá áp

Theo sơ đồ bạn cung cấp, thì:

F1 là Cầu chì bảo vệ quá dòng. Khi có hiện tượng chạm chập hoặc quá tải trong mạch,

dòng điện qua F1 tăng, dây chì của nó sẽ chảy, ngắt nguồn cung cấp để bảo vệ các linh

kiện của mạch không bị hư hỏng thêm.

TH1 là Cầu chì bảo vệ quá áp.Nó có cấu tạo là 1 cặp tiếp giáp bán dẫn.Điện áp tối đa

trên nó khoảng 230V-270V (tùy loại). Khi điện áp vào vọt lên cao quá, vượt quá giới

hạn điện áp tối đa cho phép (Ví dụ: hiện tượng sét lan truyền chẳng hạn), dẫn đến điện

áp đặt trên TH1 tăng cao, tiếp giáp này sẽ đứt để ngắt điện áp cấp đến mạch.

Mạch bảo vệ quá áp:

Page 19: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Mạch hôi tiếp ổn định áp ra

Điện áp chuẩn 5V được lấy ra từ chân (14) của IC dao động, điện áp này được đấu qua

cầu phân áp để lấy ra một điện áp chuẩn có áp nhỏ hơn rồi đưa vào chân số 2 để gim

cho điện áp chân này được cố định.

Các điện áp thứ cấp 12V và 5V cho đi qua các điện trở 24K và 4,7K rồi đưa vào chân

số (1) của IC, từ chân (1) có các điện trở phân áp xuống mass để giữ cho chân này có

điện áp cao hơn so với chân (2) khoảng 0,1V

Nguyên lý hoạt động.

Nếu như điện áp ra không thay đổi thì điện áp chênh lệch giữa chân (1) với cân (2)

cũng không thay đổi, từ đó IC cho hai tín hiệu dao động ra ở chân (8) và chân (11) có

biên độ cũng không đổi => và kết quả là điện áp ra không thay đổi.

Nếu vì một lý do nào đó mà điện áp ra tăng lên (ví dụ khi điện áp vào tăng lên hoặc

dòng tiêu thụ giảm đi), khi đó các điện áp 12V và 5V tăng => làm cho điện áp chân (1)

tăng, chênh lệch giữa chân (1) và (2) tăng lên => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao

động ra ở chân (8) và chân (11) giảm xuống => các transistor công suất hoạt động yếu

đi => làm cho điện áp ra giảm xuống (về giá trị ban đầu).

Nếu điện áp ra giảm xuống (ví dụ khi điện áp vào giảm xuống hoặc dòng tiêu thụ tăng

Page 20: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

lên), khi đó các điện áp 12V và 5V giảm => làm cho điện áp chân (1) giảm, chênh lệch

giữa chân (1) và (2) giảm xuống => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra ở chân

(8) và chân (11) tăng lên => các transistor công suất hoạt động mạnh hơn => làm cho

điện áp ra tăng lên (về giá trị ban đầu)

* Như vậy nhờ có mạch hồi tiếp trên mà giữ cho điện áp đầu ra luôn luôn được ổn định

khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc khi dòng tiêu thụ thay đổi

Các mạch khác:

Mạch bảo vệ điện áp và trở áp AST

Page 21: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

Mạch ổn áp cố định1 – Mạch ổn áp cố định dùng Diode Zener.

.

Mạch ổn áp tạo áp 33V cố định cung cấp cho mạch dò kênh trong Ti vi mầu

Từ nguồn 110V không cố định thông qua điện trở hạn dòng R1 và gim trên Dz 33V để lấy ra một điện áp cố định cung cấp cho mạch dò kệnh

Khi thiết kế một mạch ổn áp như trên ta cần tính toán điện trở hạn dòng sao cho dòng điện ngược cực đại qua Dz phải nhỏ hơn dòng mà Dz chịu được, dòng cực đại qua Dz là khi dòng qua R2 = 0

Như sơ đồ trên thì dòng cực đại qua Dz bằng sụt áp trên R1 chia cho giá trị R1 , gọi dòng điện này là I1 ta có

I1 = (110 – 33 ) / 7500 = 77 / 7500 ~ 10mAThông thường ta nên để dòng ngược qua Dz ≤ 25 mA

2 – Mạch ổn áp cố định dùng Transistor, IC ổn áp .Mạch ổn áp dùng Diode Zener như trên có ưu điểm là đơn giản nhưng nhược điểm là cho dòng điện nhỏ (≤ 20mA). Để

Page 22: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

có thể tạo ra một điện áp cố định nhưng cho dòng điện mạnh hơn nhiều lần người ta mắc thêm Transistor để khuyếch đại về dòng như sơ đồ dưới đây.

Mạch ổn áp có Transistor khuyếch đại

Ở mạch trên điện áp tại điểm A có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại điểm B không thay đổi và tương đối phẳng.

Nguyên lý ổn áp : Thông qua điện trở R1 và Dz gim cố định điện áp chân B của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chânE đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại …

Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng dãi và người ta đã sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. có sơ đồ mạch như phần mạch có mầu xanh của sơ đồ trên.

IC ổn áp họ LA78..                                IC ổn áp LA7805 LA7805 IC ổn áp 5V

LA7808 IC ổn áp 8V

Page 23: BÁO CÁO VẾ MẠCH NGUỒN TUYẾN TÍNH

LA7809 IC ổn áp 9V

LA7812 IC ổn áp 12V

Lưu ý :Họ IC78.. chỉ cho dòng tiêu thụ khoảng 1A trở xuống, khi ráp IC trong mạch thì U in > Uout từ 3 đến 5V khi đó IC mới phát huy tác dụng.3 – Ứng dụng của IC ổn áp họ 78..IC ổn áp họ 78.. được dùng rộng rãi trong các bộ nguồn , như Bộ nguồn của đầu VCD, trong Ti vi mầu, trong máy tính…

Ứng dụng của IC ổn áp LA7805 và LA7808 trong bộ nguồn đầu VCD