bÁo cÁo cƠ sỞ - danishdemininggroup.dk · mục đích của báo cáo đánh giá cơ sở...

31
BÁO CÁO CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VDÁN NG DNG KTHUT STHÍ ĐIỂM (DÁN MAPPS) KT NI CỘNG ĐỒNG VI CÔNG TÁC RÀ PHÁ BOM MÌN THÔNG QUA ÁP DNG KTHUT SQUNG TR, VITNAM | 2015

Upload: nguyencong

Post on 29-Aug-2019

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BÁO CÁO CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VỀ DỰ ÁN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SỐ THÍ ĐIỂM (DỰ ÁN MAPPS)

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG VỚI CÔNG TÁC RÀ PHÁ BOM MÌN THÔNG QUA ÁP DỤNG KỸ THUẬT SỐ

QUẢNG TRỊ, VIỆTNAM | 2015

Ụ Ụ

DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................................................... 2

KHÁI QUÁT .................................................................................................................................................... 3

Những phát hiện chính ............................................................................................................................. 3

Thái độ đối với việc chia sẻ thông tin kỹ thuật số ................................................................................. 4

Khuyến nghị .............................................................................................................................................. 4

GIỚI THIỆU .................................................................................................................................................... 6

Tổng quan về dự án .................................................................................................................................. 6

Mục tiêu của dự án thí điểm ..................................................................................................................... 6

Mục tiêu tổng thể ................................................................................................................................. 6

Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................................... 6

Mục tiêu và phạm vi đánh giá cơ sở ......................................................................................................... 7

PHƯƠNG PH P LUẬN ................................................................................................................................... 9

Thiết kế khảo sát ....................................................................................................................................... 9

Phương ph p chọn mẫu ............................................................................................................................ 9

Địa bàn khảo sát và thí điểm ................................................................................................................... 10

Kiểm tra bản giao diện thử nghiệm ........................................................................................................ 10

Thực hiện ................................................................................................................................................ 11

Hạn chế của nghiên cứu và chất lượng số liệu ....................................................................................... 11

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH TÌNH HÌNH ............................................................................................................... 11

Sơ lược kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng .................................................................................................. 11

Hiện trạng ô nhiễm tại tỉnh Quảng Trị và huyện Hải Lăng ...................................................................... 12

NHỮNG PHÁT HIỆN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH ............................................................................................ 14

Những phát hiện chính ........................................................................................................................... 14

Hiểu biết về nhóm đối tượng dự án thí điểm ..................................................................................... 14

Thái độ, hành vi và nhu cầu về chia sẻ thông tin ................................................................................ 15

Những người nắm thông tin tập trung ............................................................................................... 18

Sử dụng truyền thông và công cụ truyền thông đối với tiếp nhận thông tin chung .......................... 18

Thái độ đối với việc chia sẻ thông tin kỹ thuật số ............................................................................... 19

Thử nghiệm phần mềm ban đầu......................................................................................................... 19

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 1

Khuyến nghị ............................................................................................................................................ 19

Nội dung và mục đích chia sẻ thông tin kỹ thuật số ........................................................................... 20

Triển vọng đối với việc chia sẻ thông tin kỹ thuật số .......................................................................... 21

Triển vọng ........................................................................................................................................... 22

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................................... 23

Nghiên cứu tại bàn .................................................................................................................................. 23

Phỏng vấn bảng hỏi ................................................................................................................................. 23

Phỏng vấn chuyên sâu ............................................................................................................................ 24

Thảo luận nhóm tập trung ...................................................................................................................... 24

Thử nghiệm ứng dụng thí điểm .............................................................................................................. 25

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................................... 26

LỊCH TRÌNH KHẢO SÁT ............................................................................................................................. 26

PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................................... 28

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................... 28

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

LLCĐ – Liên lạc cộng đồng

DBU – Đơn vị cơ sở dữ liệu

EOD – Xử lý vật liệu nổ

GDNCBM – Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

GD&ĐT – Giáo dục & Đào tạo

IMSMA – Hệ thống quản lý thông tin về hành động bom mìn

KAP – Kiến thức, Thái độ và Hành vi

LĐ-TB&XH – Lao động, Thương Binh và Xã Hội

LWCC – Trung tâm Điều phối khắc phục hậu quả chiến tranh

PCP – Phi chính phủ

UBND – Uỷ ban nhân dân

VLCN – Vật liệu chưa nổ

CRSD - Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 3

KHÁI QUÁT

Dựa trên giả định là công nghệ di động và web có thể được sử dụng nhằm tăng cường chia sẻ thông tin

về hành động bom mìn, tổ chức Hành động Bom mìn Đan Mạch (DDG) hiện đang xây dựng, phát triển và

thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ di động và web. Công nghệ này sẽ nâng cao khả năng tiếp cận

thông tin phù hợp với những người dân sinh sống tại những khu vực bị ô nhiễm bởi bom mìn và các loại

vật liệu nổ cũng như khả năng cung cấp cho các tổ chức hành động bom mìn các thông tin liên quan đến

nhu cầu và mức độ ô nhiễm.

Mục đích của báo cáo đánh giá cơ sở là nhằm nghiên cứu quan niệm và phân tích về hiện trạng nhu cầu,

năng lực và thực trạng hiện tại về mạng lưới thông tin và chia sẻ thông tin liên quan tới bom mìn tại tỉnh

Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng.

NHỮNG PHAT HIỆN CHINH

Báo cáo xác định rằng những người làm nông, những người thu gom phế liệu, trẻ em và/hoặc thanh

thiếu niên cũng như những người làm việc ở khu vực rừng là những đối tượng được xem là có nguy cơ

cao nhất. Nhìn chung, trẻ em và thanh thiếu niên nằm trong đối tượng chịu rủi ro cao hơn, tiếp theo đó

là nhóm đối tượng nằm trong độ tuổi từ 26-45. Cuối cùng, các nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu KAP

(Kiến thức- Thái độ - Hành vi) trước đó cho thấy những người có thu nhập thấp hơn là đối tượng có mức

độ rủi ro cao hơn.

Hiện nay, có nhiều tổ chức, đơn vị về hành động bom mìn khác nhau đang hoạt động trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị. Nhiều tổ chức đang triển khai các hoạt động tương tự nhau. Một số tổ chức đôi khi được sắp

xếp hoạt động tại một huyện cụ thể thuộc tỉnh nhưng đôi khi một số tổ chức lại triển khai các hoạt động

trên cùng một địa bàn huyện. Bên cạnh đó, các tổ chức PCP quốc tế hoạt động trên lĩnh vực hành động

bom mìn thường triển khai các hoạt động nhất định thông qua các đối tác địa phương. Các đối tác này

có thể là các cơ quan cấp quốc gia như Hội phụ nữ hay Đoàn Thanh niên hoặc có thể là thuộc các cơ

quan của Chính phủ như trường học hay bên quân đội. Thông qua các cuộc thảo luận nhóm tập trung

với các tổ chức hành động bom mìn, các cơ quan cấp quốc gia thường được sắp xếp là đối tác thực thi

các hoạt động GDNCBM và hỗ trợ nạn nhân bom mìn.

Đối với việc chia sẻ thông tin về hành động bom mìn và các kiến thức về hoạt động hành động bom mìn,

dữ liệu từ các nhóm đối tượng nguy cơ cho thấy đã không có sự chia sẻ hiệu quả các thông tin về hoạt

động bom mìn nhân đạo cũng như thông tin có thể liên hệ ai để tiếp nhận sự hỗ trợ. Điều này đồng

nghĩa rằng các cộng đồng chịu ảnh hưởng không thể dễ dàng kết nối với các tổ chức hành động bom

mìn, chưa nói đến việc để các cơ quan này có thể có trách nhiệm đầy đủ đối với các hoạt động họ thực

hiện.

Dựa trên dữ liệu khảo sát, vai trò quan trọng nhất trong việc chia sẻ thông tin giữa các tổ chức hoạt

động trong lĩnh vực bom mìn và cộng đồng chịu ảnh hưởng là Trưởng thôn. Đối với Trưởng thôn, để

hoàn thành được vai trò của mình thì họ phải nhận được sự hỗ trợ cũng như thông tin kịp thời và hữu

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 4

hiệu từ các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn như các tổ chức PCP quốc tế, các tổ

chức địa phương hay xã đội.

Khảo sát việc sử dụng phương tiện truyền thông tại huyện Hải Lăng đã cho thấy rằng rất ít người lớn

được khảo sát sử dụng internet (dưới 15%). Trong khi đó, trẻ em là đối tượng sử dụng Internet thường

xuyên hơn bởi vì chỉ có 28,8% các em phản hồi là không sử dụng internet. Đối với những người sử dụng

internet thì cả trẻ em hay người lớn đều không sử dụng nhiều thư điện tử (email). Gần 50% số trẻ em

được phỏng vấn có sử dụng mạng xã hội, cụ thể là Facebook, trong khi không có ai trong số những

người lớn được phỏng vấn có sử dụng mạng xã hội.

Ngoài ra, cả người lớn và các em học sinh phổ thông cơ sở đều sử dụng điện thoại di động một cách rất

thông dụng. Hầu hết tất cả người lớn đều sử dụng điện thoại di động, trong khi gần phân nửa số trẻ em

trả lời là có sở hữu điện thoại di động. Điện thoại di động chủ yếu được cả người lớn và trẻ em sử dụng

để gọi điện và gửi tin nhắn. Tuy nhiên, gần 50% trẻ em được phỏng vấn trả lời rằng các em sử dụng điện

thoại di động để truy cập internet trong khi tỷ lệ này đối với đối tượng người lớn khi khảo sát chỉ chiếm

dưới 5%.

Liên quan đến nguồn tiếp nhật thông tin cộng đồng của người dân, đối tượng khảo sát là người lớn chủ

yếu lấy thông tin từ thông báo của đài truyền hình và đài phát thanh trong khi đó trẻ em chủ yếu lấy

thông tin từ truyền hình và mạng xã hội.

Ộ Ố Ớ Ệ Ẻ Ỹ Ậ Ố

Hầu hết những người được khảo sát đều có thái độ tích cực đối với việc `truyền tải thông tin thông qua

nền tảng kỹ thuật số và hầu hết phản hồi rằng họ sẽ sử dụng các nền tảng kỹ thuật số này nếu nền tảng

này sẵn có. Nhiều người được khảo sát cho rằng họ tin tưởng nền tảng kỹ thuật số sẽ góp phần tăng

cường khả năng sẵn sàng cung cấp thông tin vì nền tảng kỹ thuật số tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông

tin nhanh hơn và thuận tiện hơn. Đối với người lớn, trở ngại lớn nhất được ghi nhận khi sử dụng nền

tảng công nghệ được khuyến nghị áp dụng là việc truy cập internet trong khi hầu hết trẻ em cho rằng

tiếp cận điện thoại di động và máy tính là trở ngại lớn nhất. Khả năng về kinh tế dường như chưa phải là

một vấn đề khó khăn đối với việc chia sẻ thông tin kỹ thuật số.

KHUYẾN NGHỊ

Các đánh giá ban đầu cho rằng việc chia sẻ thông tin kịp thời, chính xác giữa cộng đồng bị ảnh hưởng với

các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn (PCP quốc tế, PCP, và các cơ quan

nhà nước) là chưa hiệu quả. Một số ý kiến đề xuất cho rằng việc chia sẻ này cần phải được tăng cường

từ cả cộng đồng và các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn. Việc tăng cường

chia sẻ thông tin từ cộng đồng bị ảnh hưởng với các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hành

động bom mìn có thể làm giảm thiểu tai nạn, tâm lý sợ hãi và những bất trắc liên quan đến hiện trạng ô

nhiễm hay không và khả năng ứng phó của cộng đồng bị ảnh hưởng có thể được cải thiện thông qua việc

cung cấp thêm thông tin hay không cũng cần có sự kiểm chứng. Liệu những người dân bị ảnh hưởng bởi

bom mìn và vật liệu chưa nổ cũng như các tổ chức hành động bom mìn có áp dụng các ứng dụng mới

này hay không và liệu việc này có bổ sung giá trị vào các hoạt động bom mìn đang triển khai hay không

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 5

là toàn bộ mục tiêu của dự án thí điểm này. Tại thời điểm này, dự trên số liệu khảo sát, có thể cho rằng

dự án có tính khả thi.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 6

GIỚI THIỆU

TỔNG QUAN VỀ DỰ AN

Mặc dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do

ô nhiễm bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền Trung. Hiện

nay, rất khó để có thể đưa ra con số chính xác về mức độ ô nhiễm ở cấp độ quốc gia. Mặc dù vấn nạn ô

nhiễm vật liệu nổ sót lại đã tồn tại hàng chục năm qua nhưng người dân địa phương vẫn đang hết sức lo

ngại trước những rủi ro mà ô nhiễm bom mìn mang lại. Hơn nữa, nhiều người cho rằng nếu các nỗ lực

giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn không được duy trì thì tai nạn và thương vong sẽ có thể gia tăng

do chiến tranh đã lùi xa khá lâu; thế hệ hiện nay chưa có được kiến thức và nhận thức về hiểm nguy như

các thế hệ đi trước vì bản thân họ chưa trải qua thời chiến. Bên cạnh đó, khảo sát cho thấy đôi lúc, đôi

khi người dân có cảm giác mệt mỏi hoặc thậm chí thiếu tin tưởng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực

Hành động bom mìn (kể cả các tổ chức PCP hay cơ quan chức năng) do họ thấy rằng vấn nạn vật liệu nổ

còn sót lại sau chiến tranh chưa được giải quyết thỏa đáng.

Chính vì vậy, cộng đồng tại các tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam đang thực sự cần thêm nhu cầu hỗ trợ

về giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn cũng như nhu cầu cấp tiếp cận thông tin về hoạt động của các

tổ chức rà phá bom mìn nhân đạo và thông tin về các hoạt động mà các tổ chức này có thể triển khai tại

địa phương.

MỤC TIEU CỦA DỰ AN THI DIỂM

Tổ chức DDG mong muốn tiến hành khảo sát sâu vấn đề làm thế nào để ứng dụng kỹ thuật số có thể gia

tăng giá trị đối với tình hình trao đổi thông tin hiện nay giữa các đơn vị hành động bom mìn với các cộng

đồng chịu ảnh hưởng. Người dân Việt Nam ngày càng trở nên hiểu biết hơn về công nghệ. Việc sử dụng

web và công nghệ di động cũng đang ngày càng tăng. DDG mong muốn sử dụng những công nghệ này

để hỗ trợ lĩnh vực hành động bom mìn một cách hiệu quả hơn, cụ thể là trong các hoạt động khảo sát và

rà phá bom mìn, LLCĐ, Hỗ trợ nạn nhân và GDNCBM

Ụ Ổ Ể

Dựa trên giả định là công nghệ di động và web có thể được sử dụng nhằm tăng cường chia sẻ thông tin

trong lĩnh vực hành động bom mìn, tổ chức DDG sẽ xây dựng, phát triển và thử nghiệm các ứng dụng

công nghệ di động và web. Các ứng dụng công nghệ này sẽ tăng cường việc tiếp cận thông tin phù hợp

với những người dân sinh sống tại những khu vực bị ô nhiễm bởi bom mìn, các loại vật liệu nổ cũng như

cung cấp cho các tổ chức hành động bom mìn thêm thông tin về nhu cầu và mức độ ô nhiễm.

Ụ Ụ Ể

Việc chia sẻ thông tin kịp thời, chính xác giữa cộng đồng bị ảnh hưởng và các tổ chức hành động bom

mìn (như PCP quốc tế, PCP và các cơ quan nhà nước) đóng vai trò quan trọng, đảm bảo tính hiệu quả và

tác động nhân đạo của hành động bom mìn. Chính vì vậy, dự án do tổ chức DDG thực hiện thí điểm

nhằm tập trung tăng cường mối liên kết giữa cộng đồng và các tổ chức hành động bom mìn thông qua

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 7

trao đổi thông tin kỹ thuật số. Việc tăng cường chia sẻ thông tin giúp nhận định các vụ tai nạn, tâm lý lo

sợ và những bất trắc liên quan đến ô nhiễm hiện nay có thể được giảm thiểu hay không và khả năng

phục hồi của các cộng đồng bị ảnh hưởng có thể được cải thiện hay không.

Thông qua nền tảng kỹ thuật số, dự án thí điểm nghiên cứu giá trị của việc tăng cường chia sẻ thông tin

từ cơ sở dữ liệu của Hệ thống Quản lý Thông tin hành động bom mìn (IMSMA)1 và từ các tổ chức hành

động bom mìn hoạt động trên địa bàn tỉnh cho các cộng đồng chịu ảnh hưởng liên quan đến các nội

dung sau đây:

> Các tổ chức hành động bom mìn và hoạt động của các tổ chức này;

> Quy trình trong hành động bom mìn và các kế hoạch có tác động trực tiếp đến các cộng đồng bị

ô nhiễm bởi bom mìn/vật nổ còn sót lại;

> Các hoạt động liên quan đến hành động bom mìn hiện có dành cho cộng đồng;

> Các thông điệp GDNCBM về việc làm thế nào để ứng phó với các rủi ro do bom mìn/vật liệu nổ

còn sót lại gây ra.

Bên cạnh đó, dự án thí điểm sẽ nghiên cứu thêm về giá trị của việc sử dụng nguồn lực cộng đồng trong

việc khai thác thông tin trực tiếp từ các cộng đồng chịu ảnh hưởng và cung cấp cho các tổ chức hành

động bom mìn.

Công nghệ mới sẽ được xây dựng, phát triển và triển khai dựa trên phân tích nhu cầu và hành vi giao

tiếp hiện nay được xác định thông qua kết quả khảo sát đánh giá cơ sở trình bày trong báo cáo này.

Dự án thí điểm này đang được triển khai với sự hợp tác của Sở Ngoại vụ Quảng Trị và Trung tâm Điều

phối khắc phục hậu quả chiến tranh tỉnh Quảng Trị (LWCC).

MỤC TIEU VA PHẠM VI DANH GIA CƠ SỞ

Mục tiêu của Báo cáo cơ sở là tìm hiểu quan niệm và phân tích thực trạng nhu cầu, khả năng và thói

quen sử dụng hệ thống thông tin hiện nay và việc chia sẻ thông tin về hành động bom mìn trên địa bàn

tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng.

Ngoài ra, trong phần đánh giá cơ sở, dự án đã cho tiến hành thử nghiệm một ứng dụng web và di động

mẫu. Mục đích là nhằm tìm hiểu trải nghiệm thực tế từ đó có thể đưa ra các thông tin phục vụ việc phát

triển ứng dụng giao diện web và di động.

Phạm vi đánh giá cơ sở bao gồm:

> Xác định và phân tích các nhóm đối tượng chính của dự án thí điểm

1 Hệ thống quản lý thông tin hiện đang được sử dụng tại tỉnh Quảng Trị. Tìm hiểu thêm về hệ thống theo dường dẫn: http://www.gichd.org/mine-action-resources/publications/detail/publication/information-management-system-for-mine-action-imsma/#.VROEpfmsVqU

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 8

> Thái độ, hành vi và nhu cầu chia sẻ thông tin

> Những người nắm thông tin tập trung

> Việc sử dụng và các công cụ truyền thông cho quá trình tiếp nhận thông tin chung

> Thái độ đối với việc chia sẻ thông tin kỹ thuật số và thử nghiệm phần mềm giao diện gốc

Trong khi việc thử nghiệm giao diện gốc dựa trên:

> Tính khả thi trong việc tối ưu hóa, địa phương hóa và cài đặt SMSsync cho phần mềm Ushahidi

mẫu

> Thử nhiệm Ushahidi với vai trò là phần mềm cổng thông tin của dự án MAapps và thử nghiệm

SMSsync với vai trò là ứng dụng điện thoại di động, trong đó tập trung vào thời gian truyền tải

của cổng thông tin, cảm nhận về tính thân thiện của thiết kế web và tin nhắn đối với người dùng

và nội dung thử nghiệm đối với người sử dụng

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 9

PHƯƠNG PH P LUẬN

THIẾT KẾ KHẢO SAT

Để tìm hiểu thực trạng nhu cầu, khả năng và hành vi sử dụng hệ thống thông tin và việc chia sẻ thông

tin, dự án đã áp dụng phương pháp tiếp cận hỗn hợp bao gồm cả định tính và định lượng. Ngoài các dữ

liệu định lượng và định tính, nghiên cứu tại bàn đã được thực hiện trước khi tiến hành thu thập số liệu

trên thực địa.

Phương pháp luận được lựa chọn tương tự như nghiên cứu dữ liệu bảng, trong đó tổ chức DDG muốn rà

soát lại cùng một khu vực khảo sát và người được khảo sát trong khoảng thời gian đánh giá và tại thời

điểm cuối của đánh giá. Dự án mong đợi rằng phương pháp này có thể cung cấp bằng chứng rõ ràng

trên thực tế về sự tiện dụng của các ứng dụng công nghệ mới và cung cấp dữ liệu cụ thể về việc các ứng

dụng này hữu ích như thế nào và tại sao.

PHƯƠNG PH P CHỌN MẪU

Phương pháp lấy mẫu phân lớp, ngẫu nhiên đã được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng. Quá trình

phân lớp được xác định theo các nhóm đối tượng nguy cơ được xác định. Việc lựa chọn này đã lưu ý

tính đại diện về các mặt giới tính, tình hình kinh tế-xã hội và khu vực.

Đã có khoảng 40 cuộc phỏng vấn sử dụng bảng hỏi đã được tiến hành cho từng lớp nghiên cứu. Ba lớp

đại diện cho các nhóm có nguy cơ chính được lựa chọn làm điểm cơ sở. 136 cuộc phỏng vấn bằng bảng

hỏi được tiến hành chia đều trên 3 nhóm có nguy cơ đã xác định (nông dân, người làm lâm nghiệp và

học sinh phổ thôngi2). Danh sách của những người được phỏng vấn được nêu tại Phụ lục 1. Có 95 câu

hỏi trong bảng hỏi dành cho nhóm người lớn, 70 câu hỏi trong bản hỏi dành cho các em học sinh phổ

thông. Bảng hỏi người lớn được thực hiện ở cấp hộ gia đình.

Trong khảo sát bảng hỏi, 52,9% người tham gia phỏng vấn là nam giới và 47,1 % là nữ giới. Trẻ em là

50% bé trai và 50% bé gái. Những người thu gom phế liệu 100% nam giới.

2 Ban đầu, dự án dự kiến có thêm một nhóm nguy cơ thứ tư – nhóm những người thu nhặt phế liệu. Tuy nhiên, do khó có thể xác định đủ đối tượng này khi thực tế là có nhiều người được xác định là người thu nhặt phế liệu trước đây đã dừng công việc này và chuyển sang làm nông hoặc làm lâm nghiệp hoặc không muốn tham gia khảo sát. Nhóm khảo sát đã thực hiện bốn cuộc phỏng vấn sử dụng bảng hỏi, trong đó chỉ có một cuộc là với đối tượng mưu sinh bằng thu gom phế liệu. Kể cả 4 phỏng vấn này thì tổng cộng 140 bảng hỏi đã được thực hiện.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 10

Phần định tính của khảo sát bao gồm có 7 cuộc phỏng vấn sâu có hệ thống và được tiến hành với những

người nắm thông tin tập trung về lĩnh vực hành động bom mìn ở cấp độ cộng đồng và cấp tỉnh (các tổ

chức PCP quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn, Trưởng thôn, đại diện Hội Chữ thập đỏ

và 1 nạn nhân bom mìn). Ngoài ra, có 3 phỏng vấn nhóm tập trung có hệ thống đã được tiến hành với

các tổ chức hành động bom mìn và những người nắm thông tin tập trung. Thông tin về hành động bom

mìn đã được phân thành 3 loại hình: khảo sát và rà phá, GDNCBM và hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Ba cuộc

phỏng vấn nhóm tập trung với những người nắm thông tin cốt cán đã được phân nhóm nhỏ theo các

loại hình thông tin hành động bom mìn nêu trên.

ĐỊA BÀN KHẢO SÁT VÀ THÍ ĐIỂM

Địa bàn thí điểm cũng như khảo sát là huyện Hải Lăng. Hai xã bị ô nhiễm nặng nhất của huyện là Hải Lâm

và Hải Sơn ược lựa chọn là địa bàn khảo sát3. Mặc dù địa bàn khảo sát tập trung vào huyện Hải lăng,

tuy nhiên đa phần số liệu sơ cấp và thứ cấp nêu trong báo cáo này sẽ đại diện cho cả huyện Hải Lăng và

tỉnh Quảng Trị.

KIỂM TRA BẢN GIAO DIỆN THỬ NGHIỆM

Việc kiểm tra bản giao diện thử nghiệm được lồng ghép trong 1/3 các cuộc phỏng vấn qua bảng hỏi và

chia đều giữa 3 nhóm rủi ro. Bên cạnh đó, các ứng dụng kỹ thuật số đã được thử nghiệm với những

người nắm thông tin tập trung về hành động bom mìn nhằm thu thập ý kiến phản hồi của họ. Có tổng số

45 bảng câu hỏi đã được hoàn thành. Do không phải tất cả người được phỏng vấn có thể tiếp cận với

3 Phân tích mức độ ô nhiễm dựa trên cơ sở dữ liệu cấp tỉnh (DBU) trước khi thực hiện khảo sát.

0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

12-13 13-15 15-16 >16 17-35 35-59 >60

PHÂN BỔ ĐỘ TUỔI ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Ngươi lơn

Tre em

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 11

điện thoại thông minh hay máy tính, hầu hết người phản hồi chỉ có thể thử nghiệm chức năng nhắn tin

SMS.

THỰC HIỆN

Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội (CRSD) có trụ sở tại Huế đã hỗ trợ tổ chức DDG trong quá

trình chuẩn bị, xây dựng công cụ khảo sát, thu thập dữ liệu, nhập số liệu và phân tích số liệu ban đầu.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU

Xuất phát từ phương pháp nghiên cứu được lựa chọn, cụ thể là quy mô mẫu khảo sát, đánh giá này có

thể chưa cung cấp chứng cứ về mặt số liệu. Thay vào đó, đánh giá này có thể giúp nhận định xu hướng

và mô hình về nhu cầu thông tin và luồng thông tin về hành động bom mìn hiện nay tại huyện Hải Lăng

và tỉnh Quảng Trị. Điều này hoàn toàn có thể trả lời câu hỏi khảo sát về việc liệu các ứng dụng kĩ thuật số

có thể làm gia tăng giá trị cho việc chia sẻ thông tin hiện nay hay không.

Dự án đã thuê một đơn vị tư vấn để thực hiện một phần khảo sát. Khi bắt đầu khảo sát, đơn vị tư vấn

chưa quen với các dự án về hành động bom mìn hay dự án liên quan tới công nghệ. Chính vì thế, một số

vấn đề về dịch thuật đã ảnh hưởng đến quá trình khảo sát như hiểu chưa đủ về thuật ngữ dự án và khả

năng nắm bắt / hiểu người được phỏng vấn trong các cuộc phỏng vấn hạn chế. Nhằm hạn chế rủi ro này,

toàn bộ nhóm khảo sát đã được tổ chức DDG tập huấn để có thể hiểu rõ dự án thí điểm, các mục tiêu dự

án và các mục tiêu của khảo sát cũng như hiểu biết cơ bản về lĩnh vực hành động bom mìn. Việc đơn vị

tư vấn thiếu kinh nghiệm trước đó về lĩnh vực hành động bom mìn và công nghệ thông tin không ảnh

hưởng nhiều đến các dữ liệu thu thập được.

Địa bàn thí điểm dự án là huyện Hải Lăng và theo số liệu thống kê của huyện, trên địa bàn huyện không

có người dân tộc thiểu số sinh sống. Do đó, người dân tộc thiểu số không được trình bày trong báo cáo

cơ sở này. Nếu dự án thí điểm này được nhân rộng sang các huyện khác trên địa bàn tỉnh thì các thông

tin phản ánh về nhu cầu và tiếp cận thông tin của người dân tộc thiểu số cần phải được bổ sung4.

Các thông tin thêm liên quan đến phương pháp khảo sát được nêu tại phụ lục 2 và lịch trình khảo sát

được nêu tại phụ lục 3.

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH TÌNH HÌNH

SƠ LƯỢC KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG

Hải Lăng là huyện nằm về phía Nam tỉnh Quảng Trị. Trung tâm huyện cách Đông Hà 21km về phía Nam

và cách TP. Huế 50km về hướng Bắc. Huyện Hải Lăng có 19 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là

4 Theo “Báo cáo nghiên cứu tai nạn bom mìn và nhận thức – thái độ - hành vi đối với bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị”, Project RENEW, Viet Nam, 2011, trang 20, phần lớn dân số tỉnh là người Kinh chiếm đến 83,41% tai nạn bom mìn và vật liệu nổ. Tuy vậy, nhóm người dân tộc thiểu số được xem là có khả năng bị tai nạn nhiều hơn người Kinh. Người dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng miền núi.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 12

42.692,53 ha, dân số 86.223 người (trong đó, 2.865 người sinh sống ở khu vực đô thị và 83.360 người

sống ở khu vực nông thôn). Địa hình huyện kết hợp bao gồm đồi núi (chiếm 55% diện tích tự nhiên),

đồng bằng (32%), đồi cát và bãi cát (12%). Huyện được bao bọc và bồi đắp phù sa bởi hai con sông lớn là

Ô Lâu và Vĩnh Định.

Theo báo cáo kinh tế - xã hội – tự nhiên năm 2014 của UBND huyện Hải Lăng, đến cuối năm 2012, tăng

trưởng kinh tế của huyện là 12,3%/năm; thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 25,3 triệu đồng;

Nông-lâm- ngư chiếm 38,62% cơ cấu kinh tế; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề xây dựng

chiếm 30,44% và thương mại dịch vụ chiếm 30,94%.

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ HUYỆN HẢI LĂNG

Theo Khảo sát tác động bom mìn và vật liệu chưa nổ5, Quảng Trị là tỉnh có số lượng nạn nhân bom mìn

lớn nhất trong số sáu tỉnh miền Trung Việt Nam6, do mức độ ô nhiễm ở Quảng Trị được xem là cao hơn

rất nhiều so với các tỉnh khác. Theo Điều tra về Kiến thức, Thái độ, Hành vi (KAP) do Dự án RENEW thực

hiện vào năm 2011, 51,5% người trả lời phỏng vấn tại tỉnh Quảng Trị cho biết đã từng trực tiếp gặp bom

mìn hay vật liệu nổ còn sót lại của chiến tranh. 39,72% số người cho biết đã phát hiện bom mìn hay vật

liệu còn sót lại của chiến tranh ít nhất một năm một lần. Tại huyện Hải Lăng, 6,94% số người trả lời là đã

gặp phải bom mìn hay vật liệu nổ còn sót lại của chiến tranh hàng ngày và Hải Lăng được xếp là 1 trong 4

huyện thị của tỉnh Quảng Trị có tỷ lệ người chứng kiến bom mìn hay vật liệu còn sót lại của chiến tranh

thường xuyên nhất. Bom mìn thường được phát hiện trên các khu đất bằng phẳng và tại các khu đất

canh tác nông nghiệp7.

Theo số liệu nạn nhân do Dự án Cơ sở dữ liệu bom mìn (DBU) thuộc Trung tâm điều phối khắc phục hậu

quả chiến tranh Quảng Trị (LWCC) cung cấp, từ năm 1976 đến nay, đã có 8.375 người bị thương vong

(trong đó có 3.550 người chết) do bom mìn và vật liệu chưa nổ tại tỉnh Quảng Trị. Cũng trong giai đoạn

này, đã có 1.291 thương vong (trong đó có 593 người chết) được ghi nhận tại huyện Hải Lăng, trong đó

có 211 phụ nữ và 339 trẻ em (chiếm 24.5 %), 60 % là nông dân. Trong vòng 5 năm qua, đã có 71 tai nạn

liên quan đến bom mìn đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Trị.

Số liệu tiếp nhận từ DBU cũng cho thấy nạn nhân bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại phân bổ trên khắp

19 xã thuộc huyện Hải Lăng, trong đó 4 xã là Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Sơn và Hải Chánh lần lượt có số lượng

nạn nhân bom mìn lớn nhất.

Theo dự án DBU, các hoạt động liên quan đến hành động bom mìn đã được các tổ chức PCP quốc tế

triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2000.

5“ Báo cáo kết quả dự án điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam - sáu tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi””, BOMICEN – Quỹ CCB Mỹ tại Việt Nam (VVAF), Hà Nội, 2009, trang 92. 6 Tại thời điểm triển khai khảo sát ban đầu và viết báo cáo này, dự án RENEW đang triển khai một đợt khảo sát toàn tỉnh về ô nhiễm bom chùm để cung cấp cơ sở mới về mức độ ô nhiểm tại tỉnh Quảng Trị. Dữ liệu về huyện Hải Lăng từ khảo sát này chưa có tại thời điểm báo cáo. 7“ Theo “Báo cáo nghiên cứu tai nạn bom mìn và nhận thức – thái độ - hành vi đối với bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị””, Project RENEW, Việt Nam, 2011, trang 48-49.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 13

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 14

NHỮNG PHÁT HIỆN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH

NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH

Mục đích của báo cáo đánh giá cơ sở là nhằm nghiên cứu quan niệm và phân tích về hiện trạng nhu cầu,

năng lực và thực trạng hiện tại về mạng lưới thông tin và chia sẻ thông tin liên quan tới bom mìn tại tỉnh

Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng. Các phát hiện chính của đợt khảo sát được tóm lược

trong các trang tiếp theo.

Ể Ế Ề Ố ƯỢ Ự Ể

Phần đầu của phân tích tập trung vào việc xác định các nhóm trong diện rủi ro chính tại huyện Hải Lăng

và rộng hơn là tỉnh Quảng Trị cũng như xác định các tổ chức rà phá bom mìn đang hoạt động trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị.

Các nhóm nguy cơ

Khảo sát xác định rằng những người làm nông, những người thu gom phế liệu, trẻ em và/hoặc thanh

thiếu niên cũng như những người làm lâm nghiệp là những đối tượng được xem là có nguy cơ cao nhất.

Nam giới là đối tượng chịu nguy cơ cao hơn nữ giới và nhìn chung, trẻ em và thanh thiếu niên là đối

tượng chịu rủi ro cao hơn, tiếp theo là nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 26 - 45. Cuối cùng, các nghiên

cứu KAP (Kiến thức- Thái độ - Hành vi) trước đó cho thấy những người có thu nhập thấp hơn là đối

tượng có mức độ rủi ro cao hơn.

Tại huyện Hải Lăng, hầu hết những người trả lời phỏng vấn phản ánh họ tin rằng khu vực đang sinh sống

bị ô nhiễm. Ảnh hưởng đối với cuộc sống thường nhật và con người do tác động của bom mìn và vật liệu

chưa nổ theo phản hồi là tâm lý sợ chết và sợ bị thương tật. Chỉ có khoảng 10% cho rằng ô nhiễm vật

liệu chưa nổ không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Dẫu sợ chết và sợ thương tật, tất cả những người thu gom phế liệu đã từng đi vào các khu vực nghi ngờ

nguy hiểm trong khi khoảng hơn 50% số nông dân và công nhân lâm nghiệ và dưới 50% trẻ em học sinh

phổ thông cơ sở được phỏng vấn đã từng đi vào những khu vực đó. Lý do tiếp cận khu vực đó được nêu

là để thực hiện các hoạt động mang lại thu nhập và vui chơi. Điều này cho thấy nhiều người hiểu biết

nhưng vẫn chấp nhận rủi ro và do đó dự án kiến nghị các hoạt động giáo dục phòng tránh nguy cơ bom

mìn phải cần được triển khai thực hiện.

Bện cạnh đó, một phát hiện đáng ghi nhận là khoảng 33% nông dân và công nhân lâm nghiệp không biết

các khu vực nguy hiểm được đánh dấu cảnh báo như thế nào trong khi khoảng 20% cho rằng các khu

vực nguy hiểm không được đánh dấu. Trên 50% trẻ em học sinh phổ thông cơ sở không biết các khu vực

nguy hiểm đã được đánh dấu cảnh báo như thế nào trong khi con số đó đối với những người thu gom

phế liệu là 50%. Những con số này cho thấy nhiều người đang đi vào khu vực nguy hiểm mà không biết.

Những phát hiện này khẳng định rõ rệt rằng cần có thêm nhiều hơn nữa các hoạt động tuyên truyền,

giáo dục cộng đồng bị ảnh hưởng về các biển đánh dấu và cách thức đánh dấu các khu vực nghi ngờ

nguy hiểm trước khi các khu vực này được kiểm tra và xác nhận khu vực nguy hiểm.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 15

Các tổ chức PCP quốc tế, các cơ quan và tổ chức quốc gia về hành động bom mìn

Hiện nay, có nhiều tổ chức, đơn vị về hành động bom mìn khác nhau đang hoạt động trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị. Nhiều tổ chức đang triển khai các hoạt động tương tự nhau. Các tổ chức đôi khi được điều

phối hoạt động theo từng huyện, thị cụ thể trong tỉnh nhưng đôi khi một số tổ chức lại triển khai các

hoạt động trên cùng một huyện, thị. Bên cạnh đó, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động trên lĩnh

vực hành động bom mìn thường triển khai các hoạt động nhất định thông qua các đối tác địa phương.

Các đối tác này có thể là các cơ quan cấp quốc gia như Hội Liên hiệp phụ nữ hay Đoàn Thanh niên hoặc

có thể thuộc các cơ quan Nhà nước như trường học hay quân đội. Thông qua các cuộc thảo luận nhóm

tập trung với các tổ chức hành động bom mìn, các cơ quan cấp quốc gia thường đóng vai trò là đối tác

thực thi các hoạt động GDNBM và hỗ trợ nạn nhân bom mìn.

Do nhiều tổ chức hành động bom mìn thực hiện các hoạt động giống nhau cho cộng đồng bị ảnh hưởng

và đôi khi trong cùng một cộng đồng (ví dụ: ở cấp độ xã), các tổ chức hành động bom mìn chịu trách

nhiệm chính đối với cộng đồng trong việc thông tin về vai trò và mục đích cụ thể của các tổ chức này tại

các cộng đồng.

THAI DỘ, HANH VI VA NHU CẦU VỀ CHIA SẺ THONG TIN

Việc phân tích thái độ, hành vi và nhu cầu đối với chia sẻ thông tin được chia thành 2 phần. Phần đầu

báo cáo về hành vi của các nhóm nguy cơ cũng như các hành vi do các tổ chức hành động bom mìn thực

hiện để xác định nhu cầu tại các cộng đồng bị ảnh hưởng. Phần thứ 2 tìm hiểu về thì hành vi chia sẻ

thông tin và kiến thức chung về hành động bom mìn của các nhóm nguy cơ.

Báo cáo và xác định nhu cầu

CAC NHOM NGUY CƠ Cách thức mà cộng đồng bị ảnh hưởng có thể chia sẻ thông tin với các tổ chức hành động bom mìn là

thôngbáo nhu cầu cho các tổ chức này – vừa mang tính chủ động (ví dụ: gọi điện qua đường dây nóng)

vừa mang tính phản hồi (ví dụ: khi họ được lựa chọn tham gia vào khảo sát).

Số liệu khảo sát tại Hải Lăng cho thấy hầu hết mọi người đều có thái độ tích cực trong việc thông tin về

các vật liệu nghi ngờ nguy hiểm. Tuy vậy, hành vi thông tin có thể được tăng cường thông qua việc

khuyến khích nhiều người thông tin hơn. Chẳng hạn, các tổ chức hành động bom mìn có thể tăng cường

thông tin đến các cộng đồng chịu ảnh hưởng về cách thức báo cáo cũng như như làm thế nào để báo

cáo thông tin dễ dàng hơn. 41,4% cho rằng cơ chế thông tin hiện nay là dễ dàng.

Về góc độ các cộng đồng bị ảnh hưởng đánh giá thế nào về mức độ phản hồi đối với các thông tin được

báo cho các tổ chức hành động bom mìn, chỉ có 14,29% cho biết đã nhận được thông tin phản hồi đối

với báo cáo nguy hiểm. Điều này cho thấy các tổ chức hành động bom mìn cần tập trung tăng cường

phản hồi cho những người cung cấp thông tin để nâng cao trách nhiệm đối với các cộng đồng bị ảnh

hưởng.

Về vấn đề hỗ trợ nạn nhân và GDNCBM, số liệu cho thấy chỉ ít người biết về cách báo cáo hoặc biết họ

có thể thông tin về nhu cầu hay không. Trong số nhiều người đã gửi thông tin, rất ít người nhận được ý

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 16

kiến phản hồi về thông tin đó. Chính vì vậy, dự án cho rằng các tổ chức hành động bom mìn và các đơn

vị hoạt động về Hỗ trợ nạn nhân và GDNCBM cần phải nỗ lực hơn nữa để thông tin cho người dân làm

thế nào họ có thể thông tin về nhu cầu Hỗ trợ nạn nhân và GDNCBM cũng như cải thiện cơ chế phản hồi

thông tin cho những người đã thông tin về nhu cầu Hỗ trợ nạn nhân hay GDNCBM.

CÁC TỔ CHỨC HÀNH ĐỘNG BOM MÌN Đối với báo cáo về các vật liệu bị nghi ngờ nguy hiểm, các tổ chức hành động bom mìn nhìn chung hài

lòng với mức độ thông tin về các vật liệu nghi ngờ nguy hiểm và các phương tiện để thu thập thông tin.

Tuy nhiên, họ bày tỏ mong muốn nhận được nhiều hơn thông tin từ cộng đồng, đặc biệt là nhu cầu Hỗ

trợ nạn nhân và GDNCBM. Dữ liệu về vật liệu nghi ngờ nguy hiểm do các tổ chức PCP quốc tế thu thập

được chia sẻ với dự án DBU một cách thường xuyên. Khi thông tin được tiếp nhận ở cấp địa phương (ví

dụ như thông qua cơ quan Quân sự và Công an), đôi khi những thông tin này được chuyển cho các tổ

chức PCP quốc tế - để các tổ chức này triển khai hành động sau đó. Tuy vậy hiện chưa chắc chắn thông

tin thu thập ở cấp địa phương được chia sẻ với dự án DBU trực tiếp ở mức độ nào. Do vậy, việc đảm bảo

tất cả các thông tin tiếp nhận từ các cấp địa phương và được tổng hợp ở cấp tỉnh cho mục đích theo dõi

và hành động sau này có thể là một khía cạnh tiềm năng cần phải được tăng cường để đảm bảo rằng

Trung tâm điều phối khắc phục hậu quả chiến tranh (LWCC) nắm được tổng quan, phục vụ việc lập kế

hoạch và phân công phân nhiệm.

Về việc phản hồi đối vớii thông tin phát hiện các vật liệu nguy hiểm, các tổ chức hành động bom mìn chỉ

giải thích rằng họ phản hồi trực tiếp khi khi thông tin được cung cấp qua đường dây nóng. Mức độ phản

hồi đối với các thông tin được cung cấp qua các phương tiện khác như thế nào hiện chưa rõ ràng, đặc

biệt là các thông tin, báo cáo được lcung cấp ở cấp địa phương. Để đảm bảo trách nhiệm trong lĩnh vực

hành động bom mìn trên địa bàn tỉnh, tất cả các tổ chức hành động bom mìn cần nên quan tâm tới việc

cung cấp thông tin phản hồi cho tất cả những người cung cấp thông tin của cộng đồng bị ảnh hưởng -

đây có thể cũng là một khía cạnh cần phải được tăng cường.

Đối với việc tiếp nhận ý kiến phản hồi từ cộng đồng đối với các hoạt động của các tổ chức hành động

bom mìn, các tổ chức này cho biết họ chỉ thu thập phản hồi khi tiến hành các hoạt động đánh giá tác

động. Ngoài hình thức này, các tổ chức không có kênh chính thức để tiếp nhận ý kiến phản hồi. Hiện

chưa rõ là bên quân đội có tiếp nhận bất cứ ý kiến phản hồi nào về hoạt động của họ hay không. Do tất

cả các tổ chức hành động bom mìn đều đã bày tỏ nguyện vọng được tiếp nhận thêm ý kiến phản hồi từ

cộng đồng đây có thể cũng là một khía cạnh cần phải được tăng cường.

Về mảng hỗ trợ nạn nhân bom mìn, các tổ chức hành động bom mìn rất hiếm khi trực tiếp nhận được

các báo cáo về nhu cầu từ cộng đồng chịu ảnh hưởng. Họ phối hợp với các tổ chức PCP địa phương hoặc

theo mạng lưới hoặc với các cơ quan nhà nước như Sở LĐ-TB-XH và thường nhận báo cáo nhu cầu theo

định kỳ. Hầu hết những người tham gia vào nhóm khảo sát tập trung mảng hỗ trợ nạn nhân bày tỏ rằng

họ mong muốn có thể nhận được các báo cáo về nhu cầu trực tiếp từ cộng đồng chịu ảnh hưởng và

mong muốn những ai đang cần sự trợ giúp của chương trình hỗ trợ nạn nhân có thể chủ động thông tin

về nhu cầu của chính họ. Hiện nay, chưa có kênh nào để có thể thực hiện việc này và điều này đồng

nghĩa rằng khía cạnh này cần được tăng cường. Tiếp nhận thông tin chính xác và chi tiết về nhu cầu hỗ

trợ nạn nhân bom mìn nhìn chung còn khó khăn.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 17

Ý kiến phản hồi về các hoạt động hỗ trợ nạn nhân được hầu hết các tổ chức thu thập trong quá trình

đánh giá hàng năm, trong khi một tổ chức tiếp nhận ý kiến phản hồi qua đường dây nóng và qua Sở LĐ-

TB-XH. Tất cả các tổ chức cho biết họ mong muốn tiếp thu thêm các ý kiến phản hồi và đề xuất về hoạt

động. Ngoài việc đánh giá chính thức và sử dụng đường dây nóng, chưa xác định được cơ chế phản hồi ý

kiến nào khác. Chính vì vậy, đây có thể là nội dung cần được tăng cường.

Về mảng GDNCBM, các tổ chức hành động bom mìn cho biết nhu cầu về GDNCBM chưa được đánh giá

cụ thể hay định kỳ. Cho dù nhu cầu là có nhưng tổng quan chung thì vẫn chưa có. Theo số liệu khảo sát,

kiến thức chưa đầy đủ về nhu cầu GDNCBM là: người dân chưa chủ động thông báo và nếu họ muốn

báo cáo nhu cầu thì họ cũng không có phương tiện hay cơ chế để báo cáo và cuối cùng là các tổ chức

hành động bom mìn không tiến hành bất cứ khảo sát chính thức nào về đánh giá nhu cầu GDNCBM. Tất

cả các tổ chức đều bày tỏ sự mong muốn tiếp nhận thêm thông tin về nhu cầu GDNCBM. Để xác định

thêm về nhu cầu, đề xuất cần thiết lập mạng lưới ở cấp độ địa phương nhằm thu thập thông tin và cung

cấp thông tin đó cho các tổ chức hành động bom mìn.

Ngoài ra, các tổ chức hành động bom mìn bày tỏ rằng họ mong muốn được biết làm thế nào để phổ biến

thông tin GDNCBM đến với cộng đồng tốt hơn.

Liên quan đến việc thu thập ý kiến phản hồi về hoạt động GDNCBM thì dường như việc này còn rất hạn

chế. Chỉ có nhóm thảo luận tập trung về GDNCBM cho trẻ em cho biết là có triển khai một số hoạt động

nhằm tiếp nhận phản hồi. Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các nhóm đối tượng người lớn tiếp nhận

GDNCBM cũng cần phải được lưu ý giải quyết.

Hành vi chia sẻ thông tin và mức độ kiến thức về bom mìn của các nhóm nguy cơ

Liên quan đến việc chia sẻ thông tin về hành động bom mìn và kiến thức liên quan tới bom mìn còn sót

lại, số liệu từ các nhóm rủi ro cho thấy thông tin về các hoạt động bom mìn và tổ chức, cá nhân cần

được liên hệ để tiếp nhận sự hỗ trợ đã không được chia sẻ hiệu quả. Điều đó có nghĩa rằng cộng đồng

không thể dễ dàng tiếp cận các tổ chức hành động bom mìn và để họ tự tìm hiểu và bao quát đối với các

hoạt động họ triển khai. Hầu hết những người trả lời phỏng vấn cho rằng họ không cảm thấy có nguồn

thông tin hữu hiệu về hoạt động liên quan tới bom mìn (về tất cả các mảng) và hầu hết những người

phỏng vấn cho rằng họ mong muốn tiếp nhận thêm thông tin.

Những người từng tiếp nhận thông tin về hành động bom mìn hầu như cho rằng họ không nhận được

bất cứ thông tin nào trong năm vừa rồi. Về loại thông tin hành động bom mìn mà những người trả lời

phỏng vấn đã tiếp nhận, hầu hết thông tin GDNCBM, sau đó là về hỗ trợ nạn nhân bom mìn và thông tin

về hoạt động khảo sát và rà phá bom mìn được tiếp nhận ít nhất Một số lượng đáng kể người trả lời

phỏng vấn không nhớ rõ họ đã tiếp nhận loại thông tin về hành động bom mìn nào.

Đối với những người nhận thông tin trực tiếp, hầu hết những người trả lời phỏng vấn nhận được thông

tin từ Trưởng thôn, tiếp theo là từ các tổ chức PCP quốc tế và ít nhất là từ Quân đội. Khi được hỏi về

phương tiện truyền thông nào mà người trả lời phỏng vấn nhận được thông tin, hầu hết trả lời nhận

được thông tin từ thông báo trên TV hoặc đài phát thanh. Cho dù ít hay nhiều, tất cả các tổ chức hành

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 18

động bom mìn xác định trong quá trình khảo sát có trang web riêng nhưng không ai trả lời rằng họ tiếp

nhận thông tin từ các trnang web đó.

Khi được hỏi họ ưu tiên tiếp nhận thông tin như thế nào, hầu hết những người lớn được phỏng vấn ưu

tiên theo thứ tự sau đây: đài phát thanh, áp phích/tờ rơi, tivi hoặc họp thôn. Ngược lại, gần 50% số trẻ

em học sinh phổ thông ưa thích nhận thông tin qua mạng truyền thông xã hội hơn, tiếp sau đó mới là

tivi, ấn phẩm dành co trẻ em hàng tháng và áp phích/tờ rơi.

Ữ ƯỜ Ắ Ậ

Căn cứ trên số liệu khảo sát, người nắm thông tin tập trung liên quan đến việc chia sẻ thông tin giữa các

tổ chức hành động bom mìn và cộng đồng là các Trưởng thôn. Nhằm làm tròn vai trò của mình, Trưởng

thôn phụ thuộc vào sự hỗ trợ cũng như phụ thuộc các thông tin kịp thời, hữu hiệu từ các tổ chức hành

động bom mìn – có thể là PCP quốc tế, tổ chức địa phương hay xã đội. Hai Trưởng thôn được phỏng vấn

trong quá trình cho biết họ mong muốn có thể chia sẻ thêm thông tin với thôn và cũng mong muốn có

thêm phương tiện để thực hiện điều đó. Cả haiTrưởng thôn đều có thái độ tích cực đối với việc thử

nghiệm ứng dụng kỹ thuật số nhằm tăng cường truyền thông và hoan nghênh nếu nhiều thông tin về

hành động bom mìn hơn có thể được chia sẻ trực tiếp với người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy, nhằm tăng cường thông tin đến các thôn, làng bị ảnh hưởng, cộng đồng hành động bom

mìn ở phạm vi rộng hơn cần phải được kích hoạt, chẳng hạn như qua Trung tâm điều phối khắc phục

hậu quả chiến tranh (LWCC). Mặc dù Trưởng thôn là đầu mối liên kết giữa cộng đồng với các tổ chức

động bom mìn, họ không thể một mình tiếp nhận các báo cáo về vật liệu chưa nổ, nhu cầu giáo dục

phòng tránh nguy cơ bom mìn và các nhu cầu hỗ trợ nạn nhân cũng như một mình cung cấp các thông

tin cho người dân về các nội dung này. Để có thể làm được điều này, họ cần sự hỗ trợ của các tổ chức

thực thi hành động bom mìn. Do đó, làm thế nào để các tổ chức thực thi hành động bom mìn có thể

tham gia hỗ trợ cho các Trưởng thôn và từ đó tăng cường các nỗ lực truyền thông với cộng đồng cũng

cần phải được xem xét, nghiên cứu.

Ử Ụ Ề Ụ Ề Ố Ớ Ế Ậ

Khi nghiên cứu việc sử dụng truyền thông tại huyện Hải Lăng, nhóm khảo sát nhận thấy có rất ít người

lớn trả lời phỏng vấn sử dụng internet (dưới 15%). Trong khi đó, trẻ em là đối tượng sử dụng internet

thường xuyên hơn, chỉ có 28,8% trẻ em phản hồi không sử dụng internet. Đối với những người sử dụng

internet, thư điện tử không được người lớn hay trẻ em sử dụng nhiều. Gần 50% trẻ em được phỏng vấn

phản hồi có sử dụng mạng truyền thông xã hội, cụ thể là Facebook trong khi đó không ai trong số người

lớn có sử dụng mạng truyền thông xã hội.

Mặt khác, điện thoại di động được cả người lớn và trẻ em học sinh phổ thông cơ sở sử dụng rộng rãi.

Gần như tất cả người lớn đều có điện thoại di động, trong khi gần 50% số trẻ em có sở hữu một chiếc.

Điện thoại di động chủ yếu được cả người lớn và trẻ em sử dụng để gọi điện và gửi tin nhắn. Tuy nhiên,

50% trẻ em được phỏng vấn trả lời rằng các em sử dụng điện thoại di động để truy cập internet trong

khi tỷ lệ này đối với đối tượng người lớn khi khảo sát chỉ chiếm dưới 5%.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 19

Liên quan đến nguồn thông tin cộng đồng của người dân, người lớn chủ yếu lấy thông tin từ thông báo

của đài truyền hình và đài phát thanh trong khi đó trẻ em chủ yếu lấy thông tin từ truyền hình và mạng

truyền thông xã hội.

Ộ Ố Ớ Ệ Ẻ Ỹ Ậ Ố

Hầu hết những người được khảo sát đều có thái độ tích cực đối với việc ` truyền tải thông tin

thông qua nền tảng kỹ thuật số và hầu hết phản hồi rằng họ sẽ sử dụng các nền tảng kỹ thuật số này nếu

nền tảng này sẵn có. Nhiều người được khảo sát cho rằng họ tin tưởng nền tảng kỹ thuật số sẽ góp phần

tăng cường khả năng sẵn sàng cung cấp thông tin vì nền tảng kỹ thuật số tạo điều kiện cho việc chia sẻ

thông tin nhanh hơn và thuận tiện hơn. Đối với người lớn, trở ngại lớn nhất được ghi nhận khi sử dụng

nền tảng công nghệ được khuyến nghị áp dụng là việc truy cập internet trong khi hầu hết trẻ em cho

rằng tiếp cận điện thoại di động và máy tính là trở ngại lớn nhất. Về khả năng chi trả về sử dụng điện

thoại di động, hầu hết nông dân và công nhân lâm nghiệp cho biết là họ có thể chi trả từ 50.000 -

100.000 đồng/ tháng, trong khi hầu hết những người thu gom phế liệu có thể chi trả trên 200.000

đồng/tháng.

Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn có thể xác định nhiều lợi ích của việc tăng

cường giao tiếp với các cộng đồng bị ảnh hưởng thông qua nền tảng kỹ thuật số cũng như đưa ra các đề

xuất để các nội dung thông tin nào có thể được trao đổi. Các đề xuất được cung cấp sẽ được tóm lược

trong phần tiếp theo đề cập về các khuyến nghị. Tuy vậy, một số tổ chức hành động bom mìn cũng có

một số hạn chế về việc làm thế nào có thể chía sẻ thông tin kịp thời, chính xác thông qua ứng dụng kỹ

thuật số cũng như cách thức hoạt động của quá trình xác minh.

Ử Ệ Ầ Ề Ầ

Hầu hết các nhóm rủi ro tham gia vào thử nghiệm ứng dụng mẫu cho rằng ứng dụng kỹ thuật số này sử

dụng dễ dàng và ưa thích sử dụng. Tuy nhiên, các tổ chức hành động bom mìn thử nghiệm chức năng

nhắn tin lại cho rằng quá trình trao đổi tin nhắn là phức tạp.

KHUYẾN NGHỊ

Dự án thí điểm do tổ chức DDG phối hợp triển khai thực hiện dựa trên giả định là công nghệ di dộng và

web có thể được sử dụng nhằm tăng cường chia sẻ thông tin về hành động bom mìn. Căn cứ vào các

phát hiện của khảo sát, tổ chức DDG sẽ xây dựng, phát triển và thử nghiệm các ứng dụng công nghệ

sáng tạo dựa trên web và thiết bị di dộng nhằm cải thiện việc tiếp cận thông tin phù hợp với những

người dân sinh sống tại những khu vực bị ô nhiễm bởi bom mìn, vật liệu nổ cũng như cung cấp cho các

tổ chức hành động bom mìn thông tin về nhu cầu và mức độ ô nhiễm nhiều hơn.

Trước đợt khảo sát, việc chia sẻ thông tin kịp thời, chính xác giữa cộng đồng bị ảnh hưởng với các cơ

quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn (các tổ chức PCP quốc tế, PCP trong nước,

và các cơ quan nhà nước) được cho là cần phải được tăng cường. Điều này đã được khẳng định thông

qua các số liệu khảo sát. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm việc tăng cường chia sẻ thông tin từ cộng

đồng bị ảnh hưởng với các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn có thể làm

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 20

giảm thiểu tai nạn, tâm lý lo ngại và những bất trắc liên quan đến hiện trạng ô nhiễm và khả năng khả

năng ứng phó của cộng đồng bị ảnh hưởng có thể được cải thiện thông qua việc thông tin được tăng

cường hay không.

Ộ Ụ Ẻ Ỹ Ậ Ố

Trong điều kiện Trung tâm điều phối khắc phục hậu quả chiến tranh (LWCC) mới được thành lập và tập

trung chủ yếu vào công tác điều phối, đây là thời điểm thích hợp để thực hiện việc thử nghiệm ứng dụng

kỹ thuật số thí điểm. Số liệu khảo sát chắc chắn cho thấy việc chia sẻ thêm thông tin là một nhu cầu thực

sự và cho thấy các ứng dụng kỹ thuật số có thể là những kênh hữu ích để thực hiện việc đó. Căn cứ vào

những phát hiện chính nêu trên, các ứng dụng kỹ thuật mới sẽ rất hữu ích về những khía cạnh sau đây:

> Theo góp ý của những người tham gia trả lời phỏng vấn trong khảo sát ban đầ, các ứng dụng

mới có thể giúp cho cộng đồng có thể cung cấp thông tin dễ dàng hơn và thuận tiện hơn ;

> Tăng cường tính trách nhiệm: số liệu khảo sát cho thấy những thiếu sót về kênh cung cấp ý

kiến phản hồi – từ các tổ chức hành động bom mìn đến người cung cấp thông tin cũng như

từ người dân ở cộng đồng bị ảnh hưởng đến các tổ chức hành động bom mìn về các hoạt

động họ triển khai ;

> Ứng dụng kỹ thuật số có thể hướng dẫn cộng đồng chịu ảnh hưởng cách thức báo cáo nhu

cầu về khảo sát, rà phá, giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn hay hỗ trợ nạn nhân đến

với;

> Giúp các tổ chức hành động bom mìn tiếp nhận thêm thông tin và do đó hiểu thêm nhu cầu

của những người hưởng lợi;

> Cho phép nhiều dữ liệu (các nhiệm vụ mở) được chia sẻ từ cấp độ địa phương ví dụ từ

Trưởng thôn hay xã đội) với dự án DBU để tăng cường công tác lập kế hoạch và phân công

phân nhiệm ở cấp tỉnh;

> Tăng cường chia sẻ thông tin từ các tổ chức hành động bom mìn đến các cộng đồng ảnh

hưởng để họ có kiến thức đẩy đủ về các hoạt động bom mìn đang triển khai tại địa bàn, các

tổ chức hành động bom mìn ,cách thức liên hệ với các tổ chức này và các thông tin liên quan

đến tiến độ rà phá và các khu vực đã rà phá bom mìn. Bên cạnh đó, các tổ chức hành động

bom mìn trong nhóm tập trung đề xuất các thông tin sau đây cần được chia sẻ thông qua

ứng dụng kỹ thuật số: thông tin về thời gian, địa điểm các hoạt động rà phá, cảnh báo về

khu vực nguy hiểm đã được xác thực, thông tin về các hoạt động hỗ trợ nạn nhân sắp tới

(thời gian, địa điểm và các hoạt động hay dịch vụ được cung cấp một cách cụ thể), thông tin

về nhu cầu hỗ trợ nạn nhân và đối tượng/địa bàn từng được hỗ trợ, thông điệp hướng dẫn

cách thông tin, cách thức nhận biết các biển báo, cách thức nhận biết các vật liệu, khu vực

nguy hiểm và hoạt động giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn trên trang web (như hình

ảnh về các vật liệu, biển báo và hướng dẫn an toàn);

> Tăng cường tần suất chia sẻ thông tin với các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 21

Do Trưởng thôn là người kiểm soát thông tin chủ yếu, họ cần phải được xác định là đối tượng ưu tiên

trong việc sử dụng ứng dụng công nghệ. Như đã đề cập ở trên, họ có thể đóng vai trò là người cung cấp

thông tin hoặc họ có thể là người tiếp nhận thông tin được chia sẻ thông qua các ứng dụng công nghệ.

Do trách nhiệm của Trưởng thôn là chia sẻ thông tin trong thôn, dự án đề xuất rằng tất cả các Trưởng

thôn cần đăng ký dịch vụ thông tin SMS để có thể tiếp nhận các thông tin cập nhật về hành động bom

mìn thích hợp. Thông tin này sau đó có thể được chia sẻ với người dân của thôn tại các cuộc họp thôn,

thông qua hệ thống loa phát thanh hoặc các phương tiện khác do Trưởng thôn sử dụng. Hiện tại, dự

kiến Trung tâm điều phối khắc phục hậu quả chiến tranh tỉnh Quảng Trị (LWCC) sẽ tiếp nhận kế hoạch

công tác từ các tổ chức PCP quốc tế về hành động bom mìn theo định kỳ hàng tháng và thông tin này có

thể được định dạng, chia sẻ với các cộng đồng liên quan. Các đơn vị, tổ chức khác ở cấp độ thôn có thể

cũng là đối tượng ưu tiên và được khuyến khích tiếp nhận thông tin thông qua ứng dụng , chẳng hạn

như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, giáo viên, Hội chữ thập đỏ cơ sở, v.v. Tuy nhiên, tất cả

những ai quan tâm đến việc tiếp nhận thêm thông tin về hành động bom mìn cũng nên được mời sử

dụng các ứng dụng mới.

Ể Ọ Ố Ớ Ệ Ẻ Ỹ Ậ Ố

Số liệu khảo sát cho thấy nhiều người lớn không sử dụng internet và hiện không sử dụng bất cứ website

nào của các tổ chức hành động bom mìn. Do đó, sẽ thú vị khi thử nghiệm để xác định việc cung cấp một

trang web 8 với các thông tin phục vụ cộng đồng bị ảnh hưởng sẽ phù hợp hay không khi khảo sát cho

thấy mức độ sử dụng internet còn thấp. Vấn đề cần xem xét để mở rộng phạm vi phổ cập của nội dung

website sẽ là việc tạo ra các kết nối truyền thông (ví dụ, kết nối với đài phát thanh, truyền hình hay báo

chí) – các kết nối này sẽ được khuyến khích theo dõi trang web và phổ biến hơn nữa các thông điệp từ

trang web đến với cộng đồng bị ảnh hưởng. Tạo kết nối với mạng xã hội cũng có thể hữu ích khi nhắm

vào đối tượng trẻ em và thanh niên.

Tuy nhiên, vì hầu như tất cả những người tham gia trả lời phỏng vấn (từ các nhóm nguy cơ và các tổ

chức hành động bom mìn) bày tỏ quan tâm và sẵn sàng sử dụng ứng dụng kỹ thuật số cho việc chia sẻ

thông tin, nên đây có lẽ là nội dung cần được thử nghiệm. Nhiều người đã bày tỏ một số quan ngại đối

với những công cụ chia sẻ thông tin mới này, chẳng hạn như người dân có sử dụng các ứng dụng công

nghệ này không? Liệu nó có thể ảnh hưởng đến thói quen con người hay không? Liệu người dân có cảm

thấy quá phức tạp khi sử dụng chúng hay không? Và từ quan điểm của các tổ chức hành động bom mìn,

một số tổ chức lo ngại về việc làm thế nào để những thông tin báo cáo này có thể tích hợp vào cấu trúc

và cơ chế hoạt động hiện nay, chẳng hạn như làm thế nào để xác minh và phản hồi các thông tin gửi đến

thông qua hệ thống mới này?

Ảnh hưởng của chi phí đối với sự sẵn sàng sử dụng các ứng dụng thí điểm của người dân đã được đề cập

trong tất cả các nhóm tập trung có sự tham gia của các tổ chức hành động bom mìn, tuy nhiên việc thu

thập dữ liệu từ bảng hỏi cho thấy có rất ít (dưới 5%) cho rằng chi phí là một rào cản trong việc sử dụng

ứng dụng kĩ thuật số. Thông qua giám sát và đánh giá, vấn đề này có thực sự là rào cản hay không cần

phải được tiếp tục nghiên cứu.

8 Trang web thí điểm sẽ là một phần của trang web Trung tâm Điều phối LWCC hiện tại và sẽ được trình bày như là một nhánh trang trên trang webnày.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 22

Một nội dung quan trọng của dự án thí điểm sẽ là đánh giá khối lượng công việc nhằm giới thiệu thêm

các cách thức truyền thông giữa các tổ chức hành động bom mìn do Trung tâm Điều phối khắc phục hậu

quả chiến tranh tỉnh Quảng Trị làm đại diện và cộng đồng chịu ảnh hưởng. Kinh nghiệm thu được sẽ giúp

đánh giá giá trị tổng thể của truyền thông kỹ thuật số đối với hoạt động rà phá bom mìn.

Cuối cùng, dự án khuyến nghị rằng những hướng dẫn hay và có thể các đợt tập huấn cho các đầu mối

thông tin (ví dụ như trưởng thôn và các hội đoàn thể) cần được thực hiện nhằm đảm bảo các vấn đề kỹ

thuật không trở thành là rào cản. Khi xúc tiến sử dụng các ứng dụngcông nghệ cho việc báo cáo, cần phải

thiết lập các hướng dẫn rõ ràng về cách thức báo cáo nhằm giảm thiểu khả năng tiếp nhận các báo cáo,

thông tin không chính xác.

Ể Ọ

Liệu những người dân bị ảnh hưởng bởi bom mìn và vật liệu chưa nổ cũng như các tổ chức hành động

bom mìn có áp dụng các ứng dụng mới này hay không và liệu việc này có bổ sung giá trị vào các hoạt

động bom mìn đang triển khai hay không là toàn bộ mục tiêu của dự án thí điểm này. Tại thời điểm này,

dự trên số liệu khảo sát, có thể cho rằng dự án có tính khả thi. Phương án tốt nhất để giải quyết các

quan ngại hay nghi ngờ đối với vấn đề này là thông qua việc triển khai một chiến dịch các ứng dụng công

nghệ thí điểm hiệu quả và tối đa hóa sự tham gia của các bên liên quan (đó là cả các cộng đồng mục tiêu

của dự án và các tổ chức hành động bom mìn) trong suốt thời gian thí điểm để từ đó việc thí điểm có

thể được tiếp nhận một cách phù hợp.

Khảo sát cơ sở đã được triển khai với mong muốn có thể tìm hiểu các cơ chế báo cáo thông tin, đánh giá

nhu cầu và hành vi chia sẻ thông tin cho ba thành phần trong hành động bom mìn: khảo sát và rà phá,

giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn và hỗ trợ nạn nhân. Tuy nhiên, đối với việc thực hiện các ứng

dụng kỹ thuật số, cần phải áp dụng phương án phân kỳ không để tất cả ba thành phần này được triển

khai một cách đồng thời. Do đó, dự án khuyến nghị các ứng dụng thí điểm không nên được quảng bá là

các kênh báo cáo thông tin cho tất cả ba thành phần. Trong điều kiện dự án thí điểm sẽ được phối hợp

chặt chẽ với Trung tâm Điều phối khắc phục hậu quả chiến tranh tỉnh (LWCC) để triển khai và LWCC sẽ là

đơn vị chuyển tải chính thức thông tin ra bên ngoài thông qua ứng dụng kỹ thuật số, dự án thí điểm phải

bám sát kế hoạch thực hiện của LWCC. Trung tâm LWCC vẫn đang trong quá trình khởi động và ban đầu

mới chỉ tập trung điều phối các hoạt động khảo sát và rà phá bom mìn. Do vậy, các ứng dụng thí điểm

cần hỗ trợ theo đó. Ứng dụng thí điểm vẫn có thể cung cấp thông tin đến cộng đồng liên quan đến giáo

dục phòng nguy cơ tránh bom mìn và hỗ trợ nạn nhân, nhưng dự án khuyến nghị rằng ứng dụng sẽ

không hoặc chưa được sử dụng để thu thập báo cáo thông tin về nhu cầu trực tiếp từ cộng đồng chịu

ảnh hưởng. Thay vào đó, các ứng dụng nên chia sẻ thông tin về cách thức cộng đồng có thể liên hệ với

các đơn vị hoạt động về giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn và hỗ trợ nạn nhân. Theo kế hoạch của

Trung tâm LWCC, dữ liệu giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn và hỗ trợ nạn nhân sẽ được nhập vào

trong cơ sở dữ liệu IMSMA9. Chính vì thế, dự án đề xuất các ứng dụng thí điểm cũng cần được thử

nghiệm về góc độ cho phép cộng đồng chuyển tải thông tin về nhu cầu giáo dục phòng tránh nguy cơ

9 Hệ thống quản lý thông tin về hành động bom mìn là phần mềm chuẩn của Liên hiệp quốc về quản lý thông tin trong hành động bom mìn.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 23

bom mìn và hỗ trợ nạn nhân trực tiếp cho Trung tâm LWCC ngay khi Trung tâm sẵn sang về mặt năng lực

phân nhiệm và năng lực phản hồi trong hai lĩnh vực này.

PHỤ LỤC 1

NGHIEN CỨU TẠI BAN

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển xã hội (CRSD) đã tiến hành nghiên cứu vào tuần đầu của tháng 4

trước khi thiết kế khung khảo sát. Nghiên cứu tại bàn được tiến hành dựa trên các báo cáo sẵn có liên

quan đến các hoạt động bom mìn tại tỉnh Quảng Trị nhằm nắm bắt thông tin về các nhóm đối tượng rủi

ro, các hoạt động bom mìn, kiến thức, thái độ và hành vi cũng như xác định các bên liên quan, cụ thể là

những người nắm thông tin tập trung có thể tham gia vào nghiên cứu thực địa.

PHỎNG VẤN BẢNG HỎI

Khảo sát xã hội bằng bảng hỏi được tiến hành với các nhóm đối tượng chịu rủi ro cao nhất. Mục đích của

khảo sát bảng hỏi là thu thập thông tin liên quan đến nhu cầu và giả định thông tin, những người nắm

thông tin tập trung, sử dụng phương tiện truyền thông trong khu vực dự án thí điểm, thái độ đối với việc

cung cấp và tiếp cận thông tin về hành động bom mìn thông qua điện thoại di động và internet. 95 câu

hỏi được xây dựng dành cho nhóm đối tượng nông dân và người làm lâm nghiệp, 70 câu trong bảng hỏi

dành cho học sinh. Các câu hỏi chính bao gồm:

> Các câu hỏi về sự hiện diện của vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh

> Các câu hỏi về thái độ của người dân đối với vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh

> Các câu hỏi về báo cáo và tiếp nhận thông tin bom mìn

> Các câu hỏi về thực trạng sử dụng điện thoại di động và internet

> Các câu hỏi về kinh nghiệm thử nghiệm các ứng dụng kỹ thuật số

Khảo sát bảng hỏi với các nhóm đối tượng rủi ro cao bao gồm nông dân trồng lúa, trồng rau, nuôi gia súc

gia cầm, người làm lâm nghiệp trồng cây trong rừng của họ hoặc trồng thuê cho người khác, học sinh từ

12-16 tuổi và những người thu gom, rà tìm phế liệu. Tuy nhiên, khi chúng tôi đi thực địa, nhiều người

thu gom, rà tìm phế liệu cho biết họ đã dừng thu gom và đã chuyển sinh kế sang làm nông hoặc làm lâm

nghiệp. Chính vì thế, chỉ có 4 người thu gom, rà tìm phế liệu được phỏng vấn và ghi lại. Tổng số người

trả lời phỏng vấn và phương pháp phân tích dữ liệu được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Người trả lời bảng hỏi Số lượng Ghi chú Phương pháp phân tích

Trẻ em 66 SPSS

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 24

Người làm lâm nghiệp

và nông dân

70 41 người coi làm lâm

nghiệp là sinh kế chính

29 người coi làm nông

nghiệp là sinh kế chính

SPSS

Người thu gom, rà tìm

phế liệu

4 Excel

Tổng số 140

Thử nghiệm các ứng

dụng thí điểm

45 SPSS

PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU

Phỏng vấn chuyên sâu có cấu trúc nhằm thu thập thêm thông tin về nhu cầu thông tin, đặc biệt là những

người nắm giữ thông tin tập trung/việc sử dụng phương tiện truyền thông từ những người nắm giữ

thông tin liên quan. Dựa vào nhu cầu cần thêm thông tin, các cuộc phỏng vấn chuyên sâu và một cuộc

phỏng vấn nhóm tập trung đã được tiến hành với đại diện các nhóm đối tượng rủi ro.

Phỏng vấn chuyên sâu với những người nắm giữ thông tin tập trung vào là hành vi chia sẻ thông tin và

nhu cầu của họ trong việc trao đổi thông tin. Tổng số 26 câu hỏi đã được đưa ra cho những người nắm

giữ thông tin chính liên quan đến hoạt động bom mìn. Tất cả các cuộc phỏng vấn chuyên sâu được tiến

hành trực tiếp, trừ một cuộc phỏng vấn phải tiến hành qua Skype.

Dựa trên tổng quan tài liệu, quan sát và thảo luận giữa Trung tâm Nghiên cứu và phát triển xã hội và tổ

chức DDG, hình thức phỏng vấn chuyên sâu nhằm vào các đối tượng nắm giữ thông tin như sau:

> Cán bộ liên lạc cộng đồng hay các đơn vị/tổ chức đầu mối về hành động bom mìn, cụ thể:

RENEW, 2. MAG, 3. CRS.

> 2 Trưởng thôn

> Đại diện Hội Chữ thập đỏ

Dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu được ghi lại theo hình thức người phỏng vấn viết tay và sau

đó được đánh máy. Dữ liệu thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn sâu đã được gửi đến người

được phỏng vấn để xác thực.

THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG

Phỏng vấn nhóm có cấu trúc tập trung lấy thông tin về hành vi chia sẻ thông tin hiện nay, nhu cầu và góp

ý cải thiện truyền thông cộng đồng trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực rà phá, giáo dục phòng

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 25

tránh nguy cơ bom mìn, hỗ trợ nạn nhân. Các thành viên tham gia nhóm thảo luận có cơ hội để suy nghĩ

về: 1. Các thách thức hiện nay trong việc trao đổi thông tin; 2. Làm thế nào để cải thiện hành vi trao đổi

thông tin; 3. Làm thế nào để internet và điện thoại di động trở thành một phần của giải pháp; 4. Những

thách thức/rủi ro nào có thể gặp phải khi sử dụng internet và điện thoại di động.

Ba phỏng vấn nhóm tập trung đã được sắp xếp với 8-10 người trong mỗi nhóm. Ba nhóm được chia đều

theo các chủ đề (rà phá, giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn, hỗ trợ nạn nhân). Toàn bộ 3 nhóm đã

thảo luận về: hành vi chia sẻ thông tin hiện nay về hành động bom mìn; Dòng thông tin giữa các bên liên

quan; Tiềm năng của việc sử dụng các ứngdụng kỹ thuật số.

Nhóm 1 (Cán bộ liên lạc cộng đồng hay các đầu mối về hành động bom mìn/các chuyên gia rà phá bom

mìn) bao gồm các thành phần sau đây: 1 cán bộ quản lý hoạt động của dự án RENEW, MAG cũng như

Quân sự cấp huyện và cấp xã. Tại những xã này, tổ chức APOPO đã tập huấn và hỗ trợ các đầu mối quân

đội trong hoạt động rà phá.

Nhóm 2 (Các chuyên gia về Giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn) bao gồm các thành phần sau đây: 1

cán bộ giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn của dự án RENEW và MAG, 3 đại diện Đoàn thanh niên

cấp huyện và xã, 2 đại diện từ Hội Phụ nữ cấp xã và huyện, 1 đại diện từ Hội cựu chiến binh, 1 đại diện

từ Hội chữ thập đỏ huyện và cuối cùng là Hiệu trưởng Trường THCS Hải Lâm. Tổng số 10 thành viên

được xác định tham gia nhóm và người phỏng vấn lựa chọn chia nhóm thành 2 nhóm gồm 4-5

người/nhóm nhằm tạo cảm giác thoải mái khi trao đổi về kinh nghiệm bản thân. Hai nhóm nhỏ này thì

một nhóm tập trung vào giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn cho người lớn và nhóm kia tập trung

vào thanh niên.

Nhóm 3 (Chuyên gia hỗ trợ nạn nhân bom mìn) bao gồm các thành phần như sau: 1 điều phối viên hỗ

trợ nạn nhân bom mìn dự án RENEW, 1 cán bộ y tế xã Hải Sơn, 1 cán bộ dự án CRS, 1 cán bộ dự án Hội

chữ thập đỏ cấp tỉnh. Tổng số là 4 thành viên.

Trong trường hợp cần thêm thông tin để chi tiết hóa dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn bảng hỏi, khảo sát sẽ

bổ sung thêm nhóm 4. Nhóm này sẽ đại diện các nhóm đối tượng rủi ro: Nông dân, lao động lâm nghiệp,

người thu gom phế liệu, nạn nhân bom mìn.

Dữ liệu từ phỏng vấn nhóm tập trung được ghi theo dạng chép tay và sau đó được đánh máy. Bảng kẹp

giấy khổ lớn cũng được sử dụng để thu thập thông tin trong quá trình thảo luận.

THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG THÍ ĐIỂM

45 người đã được thử nghiệm sử dụng ứng dụng kỹ thuật số, khả năng kết nốithời gian tải của ứng dụng

và nội dung ứng dụng. Việc thử nghiệm đã hoàn thành và có 5-6 câu hỏi sau đó dành cho người tham gia

về cảm giác, khả năng chấp nhận và trải nghiệm đối với thử nghiệm. Thử nghiệm trên web và điện thoại

di động được thực hiện với hầu hết người tham gia, tuy nhiên thử nghiệm ứng dụng chỉ thực hiện với 8

người vì chỉ có 3 người trong nhóm khảo sát có ứng dụng phù hợp với các ứng dụng thử nghiệm.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 26

PHỤ LỤC 2

LỊCH TRÌNH KHẢO SÁT

Ngày Thời gian Địa điểm Địa bàn Hoạt động

21/4 Sáng Văn phòng DDG Đông Hà Tập huấn phương pháp

Chiều Thôn Trường Phước Xã Hải Lâm,

huyện Hải Lăng

Thử nghiệm bảng hỏi

22/4 Sáng Thôn Mai Đàn Xã Hải Lâm,

huyện Hải Lăng

Khảo sát bảng hỏi

Vào buổi chiều do trời

mua nên khảo sát tạm

hoãn; Tập huấn về điện

thoại thông minh.

Chiều Văn phòng DDG Đông Hà Tập huấn về thử nghiệm

nền tảng ứng dụng

23/4 Sáng Thôn Tân Phước Xã Hải Lâm,

huyện Hải Lăng

Khảo sát bảng hỏi

Chiều Thôn Thượng Nguyên

Thôn Xuân Lâm

Xã Hải Lâm,

huyện Hải Lăng

Khảo sát bảng hỏi

24/4 Sáng Thôn Tân Điền Xã Hải Sơn,

huyện Hải Lăng

Khảo sát bảng hỏi

Chiều Thôn Trầm Sơn

Thôn Khe Mương

Xã Hải Sơn,

huyện Hải Lăng

Khảo sát bảng hỏi

25/4 Sáng Thôn Lương Điền Xã Hải Sơn,

huyện Hải Lăng

Khảo sát bảng hỏi

5/5 Sáng Văn phòng dự án MAG

Văn phòng dự án RENEW

185 Lý Thường

Kiệt, Đông Hà,

Quảng Trị

Phỏng vấn sâu

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 27

Chiều Văn phòng dự án RENEW

185 Lý Thường

Kiệt, Đông Hà,

Quảng Trị

Thảo luận nhóm với

nhóm giáo dục phòng

tránh tai nạn bom mìn

06/05

6/5 Sáng Văn phòng dự án RENEW

185 Lý Thường

Kiệt, Đông Hà,

Quảng Trị

Thảo luận nhóm với

nhóm hỗ trợ nạn nhân

và rà phá

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 28

PHỤ LỤC 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Báo cáo kết quả dự án điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn , vật nổ

còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam – sáu tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa

Thiên Huế và Quảng Ngãi”, BOMICEN – Quỹ CCB Mỹ (VVAF), Hà Nội, 2009 .

2. “Công tác xã hội nhóm với các nạn nhân bom mìn” (nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu

Phong, tỉnh Quảng Trị,) – Trường ĐH KH&XH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. “Hướng dẫn cải thiện truyền thông trong các chương trình Giáo dục phòng tránh tai nạn bom

mìn “(RENEW-UNICEF & VVMF).

4. Báo cáo thường niên dự án RENEW năm 2012

5. “ Nghiên cứu tình hình nạn nhân bom mìn/vật liệu chưa nổ và nhận thức – thái độ - hành vi tại

tỉnh Quảng Trị”, dự án RENEW, 2006

6. Biên bản Hội thảo khởi động giữa tổ chức DDG và UBND huyện Hải Lăng năm 2015.

7. “Báo cáo nghiên cứu tai nạn bom mìn và nhận thức – thái độ - hành vi đối với bom mìn sau chiến

tranh tại tỉnh Quảng Trị”, Dự án RENEW, Việt Nam, năm 2011.

Dự án MApps - Kết nối cộng đồng với công tác rà phá bom mìn thông qua áp dụng kỹ thuật số 29