báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

17
Dán Qun lý bn vng ngun tài nguyên thiên nhiên Min Trung Báo cáo Áp dng phương pháp chui giá trđể phát trin tiu ngành dâu tm tơ ti huyn Tuyên Hóa, tnh Qung Bình Nguyn Trí Thanh Tháng 3, 2006 in Vietnam

Upload: leduong

Post on 01-Feb-2017

222 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung

Báo cáo

Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển tiểu ngành dâu tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Nguyễn Trí Thanh Tháng 3, 2006

in Vietnam

Page 2: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

2

1. GIỚI THIỆU VÀ TÓM TẮT

Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung (QLBVNTNTN Miền Trung) là dự án tiếp nối dự án An toàn Lương thực Quảng Bình (ATLT QB đã được thực hiện từ năm 1996 - 2002 tại hai huyện thí điểm Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Mục tiêu tổng thể Dự án hướng đến đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống của người dân tại các vùng miền núi.

Chiến lược thực hiện chung của dự án là củng cố những thành quả của Dự án ATLT QB và phát triển thêm các kết quả cụ thể ở các lĩnh vực (các kết quả mong đợi của Dự án) về 1) lập kế hoạch phát triển thôn, xã dựa vào cộng đồng (VDP), 2) áp dụng các hệ thống canh tác phù hợp, 3) quản lý rừng dựa vào cộng đồng (QLRCĐ), và 4) tăng cường các cơ hội tạo thu nhập thông qua chế biến và tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp và lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Sau hơn một năm thực hiện, trong khuôn khổ những hoạt động định hướng và hỗ trợ các cơ hội tạo thu nhập cho các nhóm mục tiêu (Hướng tới Kết quả 4), Dự án QLBVNTNTN Miền Trung đã nỗ lực áp dụng một số phương pháp tiếp cận nhằm xác định và xây dựng các giải pháp tạo thu nhập cho các nhóm mục tiêu, một số hoạt động như tổ chức các hội thảo "phát triển kinh tế địa phương" ở cấp tỉnh và cấp huyện, tiến hành các đợt khảo sát tiền khả thi đối với các sản phẩm có "tiềm năng" như: mật ong, tơ tằm, mây tre ... thông qua đó Dư án cũng đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nhằm hỗ trợ tăng năng suất, hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất.

Vấn đề hiện cần được xem xét và giải quyết là làm thế nào để đảm bảo sự tham gia và lợi ích của người nghèo vào sự phát triển của kinh tế thị trường nói chung và sự phát triển của một tiểu ngành nói riêng, làm thế nào để tăng thêm phần giá trị của sản phẩm hiện có cho người sản xuất. Dự án QLBVNTNTN tiến hành áp dụng phương pháp Chuỗi giá trị - Một phương pháp đã và đang được nhiều tổ chức phát triển áp dụng, nó cho phép thực hiện quá trình xem xét, đánh giá một sản phẩm hay một tiểu ngành từ nhiều khâu, nhiều cấp độ và từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó có thể khám phá và xác định một cách đầy đủ những hạn chế và khó khăn cản trở đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vị trí cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia vào tiểu ngành hay sản phẩm đó. Theo đó, các chiến lược cũng như kế hoạch hành động nhằm tăng khả năng cạnh tranh, các giải pháp tạo thêm giá trị gia tăng cho ác doanh nghiệp địa phương cũng được các bên liên quan đề ra.

Để tránh sự lãng phí đối với nguồn lực vốn hạn chế của Dự án và tăng hiệu quả của các hoạt động tiếp nối, Dự án đã chọn lựa tiểu ngành dâu tằm tơ ở huyện Tuyên Hóa được xem là một chuỗi giá trị có tiềm năng để tiến hành phân tích và hỗ trợ phát triển (trên cơ sở sự phân tích và đánh giá của một số báo cáo trước đây về sự khả thi và tiềm năng của ngành dâu tằm tơ, đặc biệt là báo cáo nghiên cứu do TS. Nguyễn Văn Long tiến hành năm 2005). Trên cơ sở các cẩm nang hướng dẫn về áp dụng phương pháp luận Chuỗi giá trị của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) và Tổ chức phát triển quốc tế của Hoa kỳ (USAID), Dự án đã vận dụng linh hoạt các phương pháp và công cụ thu thập, xử lý và phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp, thảo luận nhóm và phân tích các sơ đồ của chuỗi giá trị mật ong, phân tích những khó khăn hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương. Việc thu thập và phân tích các thông tin số liệu thứ cấp được tiến hành trong vòng khoảng 18 ngày, bắt đầu từ 10 tháng 01 năm 2006 và sau đó, hội thảo chính vào ngày 02-03 tháng 03 năm 2006 đã được tổ chức và đạt được các mục tiêu đặt ra. Trong đó, các giải pháp mang tính chiến lược để thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị dâu tằm tơ đã được các đại biểu tham gia xây dựng khá cụ thể và mang tính khả thi cao.

Page 3: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

3

2. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUỖI GIÁ TRỊ: 2.1 - Khái niệm Chuỗi giá trị có nghĩa là

� Một trình tự liên tiếp của các quá trình dịch chuyển, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể để sản xuất, chế biến và Marketing một sản phẩm cho đến khi tiêu thụ.

� Sự dàn xếp có tổ chức, kết nối và điều phối giữa người sản xuất, nhà chế biến, những thương gia, nhà phân phối về một sản phẩm cụ thể

� Một mô hình kinh tế trong đó kết hợp việc chọn lựa sản phẩm và công nghệ xác đáng cùng với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để tiếp cận thị trường

2.2 - Hội thảo Chuỗi giá trị 2.2.1- Mục tiêu:

Sau khi thông tin và số liệu về Chuỗi đã được thu thập tương đối đầy đủ và đã được phân tích xử lý sơ bộ thì tổ chức hội thảo với sự tham gia của các biên liên quan là rất cần thiết và là một bước quan trọng của việc áp dụng phương pháp Chuỗi giá trị, mục đích của hội thảo nhằm chia sẽ thông tin, tăng cường sự hiểu biết một cách có hệ thống về tất cả các khâu của Chuỗi, vai trò và mối liên hệ của các đối tượng tham gia; qua đó khuyến khích sự tham gia của các đối tượng liên quan cùng thảo luận, bổ sung những thông tin còn thiếu cũng như bàn bạc và thống nhất về các chiến lược, các giải pháp và kế hoạch hỗ trợ phát triển Chuỗi giá trị dâu tằm tơ 2.2.2- Thành phần, thời gian và địa điểm:

Để đạt được các mục tiêu đặt ra cho hội thảo, Dự án đã mời đại biểu là những đại diện cho các đối tượng liên quan trong Chuỗi giá trị dâu tằm tơ của huyện Tuyên Hóa, cụ thể mời 6 xã của huyện, mỗi xã mời 3 người (tổng cộng 18) : 1 người đại diện UBND xã, 1 cán bộ khuyến nông, 1 nông dân điển hình; 4 cán bộ phòng kinh tế huyện, 1 cán bộ phòng tài nguyên môi trường, 1 cán bộ dự án ADB, 1 đại diện doanh nghiệp Tây Trúc, 1 đại diện trường Đại học Nông nghiệp 1, người thực hiện nghiên cứu về tiểu ngành tại Tuyên Hóa năm 2005 và 5 người đến từ dự án SMNR. Tổng số đại biểu là 31 người (xem Phụ lục 1).

Hội thảo tiến hành vào ngày 02-03/03/2006 tại thị trấn Đồng Lê của huyện Tuyên

Hóa, để đạt được mục đích và các mục tiêu đặt ra Hội thảo đã thực hiện các nội dung chính, gồm:

1) Giới thiệu lý thuyết và phương pháp Chuỗi giá trị 2) Trình bày phương pháp và các tiêu chí chọn lựa Chuỗi giá trị dâu tằm tơ, trình bày

kết quả xây dựng các sơ đồ Chuỗi dâu tằm tơ. 3) Thảo luận và bổ sung các sơ đồ Chuỗi 4) Trình bày và thảo luận về thông tin của thị trường dâu tằm tơ ở các cấp. 5) Phân tích Điểm yếu - Điểm mạnh - Cơ hội - Nguy cơ của Chuỗi giá trị dâu tằm tơ 6) Xác định và ưu tiên hóa các giải pháp; 7) Xây dựng chiến lược và kế hoạch hỗ trợ phát triển Chuỗi giá trị dâu tằm tơ tại

huyện Tuyên Hóa. Chương trình nội dung chi tiết (xem Phụ lục 2) kèm theo. Hội thảo do chuyên gia

tư vấn và các cán bộ của Dự án trực tiếp hướng dẫn kết hợp giữa các kỹ thuật giới thiệu, trình bày trên Powerpoint, chia nhóm thảo luận và thảo luận lấy ý kiến phản hồi trước toàn thể đại biểu. 2.2.3- Kết quả của hội thảo:

Page 4: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

4

Dự án đã tiến hành chuẩn bị cho các bước 1) đến bước 3) về lý thuyết Chuỗi giá trị cũng như xây dựng các sơ đồ chuỗi, phân tích các sơ đồ Chuỗi khá kỹ lưỡng nên khi trình bày và thảo luận được các đại biểu tiếp thu và nhất trí. Trên cơ sở kết quả tập trung phân tích các sơ đồ chuỗi dâu tằm tơ ở huyện Tuyên Hóa, thông tin cập nhật về thị trường các cấp và tiến hành thảo luận, hội thảo đã xây dựng Chiến lược và các giải pháp phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Kết quả được trình bày ở phần sau. 2.3 - Phương pháp, công cụ áp dụng và các bước tiến hành

Việc áp dụng phương pháp tiếp cận Chuỗi giá trị không nằm ngoài khuôn khổ một chu trình thực hiên một Dự án phát triển, theo như sơ đồ dưới đây:

Bước 1 - Chọn lựa chuỗi giá trị Dự án QLBVNTNTN Miền Trung cũng đã tuân thủ các bước trong chu trình nêu trên tuy nhiên trong bối cảnh và đặc điểm của Dự án SMNR-CV là tiếp nối và phát huy những thành quả của Dự án ATLT đã thực hiện trên cùng địa bàn từ (1996 - 2002) nên việc đánh giá và chọn lựa Chuỗi giá trị tiềm năng được tiến hành khá đơn giản và thuận lợi. Trên cơ sở thông tin và số liệu trong các báo cáo nghiên cứu đánh giá về các sản phẩm tiềm năng trong vùng dự án cũng như báo cáo nghiên cứu về tiểu ngành tại Quảng Bình năm 2005, thông qua nhiều tiêu chí lựa chọn Chuỗi giá trị tiềm năng Dự án đã tiến hành sàng lọc và chọn lựa Chuỗi giá trị dâu tằm tơ để tiếp tục xem xét và hỗ trợ. Chuỗi giá dâu tằm tơ thỏa mãn các tiêu chí:

� Nhu cầu thị trường lớn chưa được đáp ứng: bao gồm cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế, khối lượng kén tằm sản xuất ra chỉ đáp ứng được 30% cho công nghiệp ươm tơ trong nước. Cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua sản phẩm, thị trường xuất khẩu rộng lớn.

� Giải quyết việc làm cho trên 1000 hộ gia đình mỗi xã của huyện tham gia vào nghề trồng dâu nuôi tằm, thu nhập ổn định và xu hướng ngày càng tăng; Mối liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và nông dân trong tiểu ngành dâu tằm tơ ngày càng tăng; Cơ hội tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Theo như kế hoạch của UBND huyện giai đoạn 2006 - 2010 tăng diện tích trồng dâu từ 150 ha (2005) lên 300 ha (2010).

� Tiềm năng cho việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới để tăng năng suất và thu nhập của người dân và các doanh nghiệp tham gia trong tiểu ngành; Thúc đẩy

Chu trình một dự án

Xây dựng kế hoạch và thực hiện

Phân tích thực trạng

Giám sát và đánh giá

Chu trình dự án áp dụng vào hỗ trợ chuỗi giá trị

Đề ra chiến lược và thực hiện hỗ trợ Chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị

Chọn lựa chuỗi giá trị

Giám sát và đánh giá

Xác định vấn đề và bối cảnh

Page 5: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

5

phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua quy hoạch sử dụng đất hợp lý;

� Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, kế hoạch và chính sách và dịch vụ công hỗ trợ cho tiểu ngành (phòng Kinh tế, trạm khuyến nông ...); Tiềm năng kết hợp sự hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án trên địa bàn (SMNR-CV, ADB); Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, tạo điều kiện tăng thu nhập cho phụ nữ.

Bên cạnh đó, dâu tằm tơ là một nghề truyền thống của địa phương và đóng một

vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp của địa phương. Năm 2004, diện tích trồng dâu tăng gần gấp đôi, đặc biệt là có hai xã mới là Đức Hóa và Thanh Hóa với gần 20 ha trồng mới.

Loại dâu, hộ

trồng dâu

Tổng

số hộ

Số hộ nuôi

tằm/ Số hộ

trồng dâu

Dâu

lưu gốc

Dâu trồng

mới năm cuối

2004

Tổng diện

tích dâu năm

2005

1- Châu Hoá

2- Mai Hoá

3- Phong Hoá

4- Đức hoá

5- Thanh Hoá

Các xã khác

……………..

Tổng số

1068

1670

1274

1217

1225

-

..............

6454

256/256

151/151

180 / 237

18 / 123

91 / 256

-

.................

696/1023

13,20

11,54

24,40

0

0

19,74

..................

68,84

3,95

3,93

14,40

8,88

14,70

20,20

................

66,06

17,15

15,49

38,80

8,88

14,70

39,94

..................

134,96 Nguồn: Báo cáo GFA 2005 do TS. Long thực hiện

Bước 2 - Phân tích chuỗi giá trị Mục tiêu của phân tích chuỗi giá trị là cần hiểu rõ về tất cả các công đoạn hay các khâu trong chuỗi theo sự dich chuyển của các yếu tố đầu vào, đến quá trình sản xuất, chế biến, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó mới có thể đề ra được các chiến lược để tạo ra được giá trị gia tăng ở các khâu nhất định trong chuỗi, tăng cường khả năng cạnh tranh của Chuỗi giá trị. Trên tinh thần đó, Dự án đã tiến hành xây dựng sơ đồ Chuỗi giá trị dâu tằm tơ ở huyện Tuyên Hóa theo chức năng của các khâu trong Chuỗi và theo các mối liên kết giữa các đối tượng tham gia vào Chuỗi, ở cả hai cấp vi mô và cấp vĩ mô (xem phụ lục 3 về các chuỗi phân tích sơ bộ).

Trên cơ sở các sơ đồ chuỗi sơ bộ đã được lập ra, tại hội thảo các đại biểu đã tiến hành phân tích và thảo luận về những hạn chế, trở ngại chính mà trực tiếp các đại biểu gặp phải như sau:

� Nguồn giống phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ TQ � Chất lượng trứng thấp, chưa chủ động trứng tằm � Đầu tư phân bón còn hạn chế, thiếu thuốc phòng trừ bệnh tằm, hiệu quả thuốc

thấp � Giống dâu có sản lượng thấp, chưa có đầu tư cao cho trồng dâu � Kỹ thuật trồng, nuôI còn hạn chế, chưa theo đúng kỹ thuật � Chưa thực sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng � ý thức của người dân còn xem nhẹ nghề trồng dâu nuôI tằm � Chưa chủ động phòng trừ bệnh cho tằm

Page 6: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

6

� Chưa có kỹ thuật, máy móc chế biến, cơ sở vật chất của cơ sở sản xuất còn thô sơ, hạn chế; cơ sở chế biến vốn ít, KHKT thấp

� Doanh nghiệp chưa có đất đai ổn định để xây dụng nhà máy � Còn thiếu thôn tin về thị trường � Chưa có phương ytiện vận chuyển kén chủ động � Sức tiêu thụ nội địa sản phẩm tơ tằm thấp � Thiếu tính sáng tạo trong thiết kể mẫu mã kiểu dáng sản phẩm.

Bên cạnh những cản trở trên thì cũng có nhiều cơ hội cho tiểu ngành phát triển

như có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức khác hoạt động trên địa bàn; có cơ sở ươm tơ tại địa bàn: đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở địa phương; nghề trồng dâu nuôi tằm rất phù hợp với điều kiện địa phương (mặc dù có điều kiện thời tiết nóng) và một thị trường tiềm năng. Hơn nữa, tính toán giá trị cho thấy trồng dâu nuôi tằm mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nông dân hơn trồng một số loại cây khác (xem Phụ lục 4)

Bước 3 - Xây dựng các giải pháp chiến lược hỗ trợ chuỗi giá trị

Dựa trên kết quả phân tích của các khâu trong sản xuất và tiêu thụ dâu tằm tơ ở Tuyên Hóa cùng với những thông tin về thị trường ở các cấp (xem phụ lục 5), các đại biểu đã tham gia thảo luận và đưa ra 18 giải pháp chiến lược như sau:

1) Có chính sách hỗ trợ trồng dâu, tằm. 2) Tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng dâu nuôI tằm cho nông dân 3) Tăng diện tích, thâm canh dâu. 4) Thay đổi giống dâu có năng suất cao. 5) Quy hoạch vùng trồng dâu 6) Nâng cấp nhà máy chế biến 7) Mở rộng công suất, đào tạo tay nghề cho công nhân. 8) Lựa chọn, kiểm nghiệm giống dâu 9) Cập nhật giống tằm mới 10) Thành lập hiệp hội dâu tằm tơ địa phương 11) Tìm kiếm thị trường, thu thập thông tin thị trường. 12) Hỗ trợ vốn đề người dân đầu tư sản xuất. 13) Xây dựng vườn ươm giống dâu năng suất cao 14) Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho nông dân 15) Cho doanh nghiệp Tây Trúc thuê dất lâu dài để ổn định sản xuất. 16) Tăng cưòng công tác tuyên truyền, vận dộng vầ hoạt động trồng dâu nuôI tằm. 17) Thỏa thuận hợp đồng giá cả trên cơ sở thị trường 18) Thử nghiệm sản xuất trà lá dâu

Bước tiếp theo là các đại biểu tham gia vào việc ưu tiên hóa các giải pháp chiến

lược bằng việc lựa chọn ba giải pháp quan trọng nhất để ưu tiên. Bảy giải pháp đã được phần lớn đại biểu lựa chọn bao gồm:

1) Tập huấn kỹ thuật trồng dâu, nuôI tằm cho các hộ nông dân và cán bộ khuyến

nông với các khóa TOT và dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án SMNR và các chuyên gia kỹ thuật chẳng hạn từ trường đại học nông nghiệp, viện nghiên cứu dâu tằm tơ;

2) Lựa chọn, kiểm nghiệm giống dâu: tổ chức các hoạt động thử nghiệm với sự trợ

giúp kỹ thuật của các chuyên gia kỹ thuật, dự án; thường xuyên giữ liên lạc với các chuyên gia để có thông tin về các giống dâu mới nhất;

Page 7: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

7

3) Áp dụng giống dâu có năng suất cao: lựa chọn và sử dụng giống dâu có năng suất cao như Sa Nhị Luân; thường xuyên giữ liên lạc với các chuyên gia đầu ngành để cập nhật thông tin về các giống dâu cho năng suất cao;

4) Tăng diện tích, thâm canh dâu: vai trò của chính quyền địa phương trong việc

quy hoạch vùng trồng dâu là đặc biệt quan trọng bên cạnh việc thúc đẩy chuyển đổi giống cây trồng tại địa phương;

5) Cho doanh nghiệp Tây trúc thuê đất lâu dài để ổn định sản xuất: hiện doanh

nghiệp này được thuê đất thời hạn 5 năm nên không yên tâm đầu tư dài hạn. Để có thể mạnh dạn đầu tư thì cần tối thiểu từ 10 - 15 năm thuê đất;

6) Thành lập Hội dâu tằm địa phương: hội sẽ có vai trò thúc đẩy sự phát triển của

tiểu ngành tại địa phương thông qua các hoạt động như cung cấp thị trường; kết nối nông dân với các chuyên gia kỹ thuật. Hội sẽ nhận được sự trợ giúp kỹ thuật của dự án SMNR. Chức năng chính của hội là:

� Tham gia kiểm soát chất lượng sản phẩm: trước hết phải đảm bảo các hội viên

trồng dâu nuôi tằm đúng đúng kỹ thuật để đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng; � Hội khuyến cáo, tư vấn cho nông dân cách thức hạn chế tác động tiêu cực của

thời tiết địa phương; � Đại diện cho hội viên kiến nghị và phối hợp với các cơ quan chức năng, các

cấp chính quyền về các chính sách hỗ trợ tiểu ngành; tổ chức các chương trình đào tạo kỹ thuật;

� Tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu thị trường, cung cấp thông tin thị trường; � Thông qua tổ chức của hội, có thể huy động vốn và vay vốn tín dụng từ các

ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để đầu tư phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.

7) Có chính sách hỗ trợ trồng dâu, tằm: hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho nông dân.

Đặc biệt là chính quyền phải can thiệp sâu vào quá trình công nghiệp hóa tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu (VD. Dự án xi măng hoặc lò gạch…) Các đại biểu sau đó tham gia thảo luận nhóm xây dựng kế hoạch hành động cho 7

nhóm giải pháp trên.

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Giải pháp & Hoạt động Cơ quan thực hiện Thời gian Đầu vào Đơn vị phối

hợp

Tập huấn kỹ thuật

- tập huấn ToT

- tập huấn cho hộ nông dân

Với sự hỗ trợ của dự án và các chuyên gia kỹ thuật đến từ trường đại học, viện nghiên cứu và cơ quan kỹ thuật

- DA SMNR - KN xã.

- KN xã

- Dự án SMNR

- Nông dân

- Hàng năm trước thời vụ trồng dâu, nuôi tằm

- tài liệu

- công giảng viên

- tài liệu tập huấn.

- tiền giảng

- Phòng KT

- Trạm KN huyện

- UBNd các xã

- Trường ĐH NN1

Page 8: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

8

Chọn, kiểm nghiệm giống tằm

Tìm hiểu nguồn gốc, chất lượng

Tổ chức công tác kiểm nghiệm với sự trợ giúp kỹ thuật của dự án

Giữ liên lạc với các chuyên gia về các giống mới

- Doanh nghiệp TT

- KN huyện và tỉnh

- Nông dân

Trước tháng 1 hàng năm

Thường xuyên

Tài liệu hướng dẫn kiểm nghiệm

Các nhà máy sản xuất giống

- chính quyền các câp

- các nhà khoa học

- Dự án SMNR

Trồng giống dâu có năng suất cao

- Cải tạo diện tích dâu năng suất thấp;

- Trồng mới dâu có năng suất cao, VD Sa Nhị Luân

- Giữ liên lạc với chuyên gia về giống dâu mới

- Xây dựng vườm ươm

- các hộ nông dân.

- Chính quyền địa phương hỗ trợ.

- xã làm mô hình.

- Hội dâu tằm.

- cuối tháng 8/2006 đến tháng 1/2007

- vừơn ươm được xây dung vào tháng 10 hàng năm

- lựa chọn giống dâu tốt có trên địa bàn, tìm kiếm giống dâu tốt ở các nơi.

- Nhà nước hỗ trợ.

- hạt giống, phân bón, kỹ thuật.

- chính quyền địa phương

- phòng kinh tế

- trạm khuyến nông

- các DA hỗ trợ

- phòng KT, KN, ADB

Tăng diện tích trồng dâu, thâm canh dâu.

-Tuyên truyền phổ biến hiệu quả kinh tế về trồng dâu nuôI tằm (so sánh hiệu quả thu nhập trên cùng DT.

- Quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- mở các lớp tập huấn. Kiểm tra, giám sát thực hiện

- đầu tư đúng kỹ thuật (phân bón, chăm sóc, sâu bệnh)

- UBND các xã, khuyến nông, các hội

- UBND các xã, thôn

- UBNd xã, KN, HNdân

- tháng 8 hàng năm

- tháng 8 hàng năm.

- tháng 10 hàng năm

- đất

- giống dâu, tằm.

- tài liệu tập huấn

- các loại vật tư

- khảo sát diện tích, chất đất,

- Kinh phí cộng đồng, DA Hỗ trợ.

Phòng KT, UBND huyện,

Dự án SMNR

- Phòng TN - MT

Page 9: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

9

Cho doanh nghiệp Tây trúc thuê dất lâu dài để ổn định sản xuất.

Có đề án hoạt động kinh doanh + tờ trình xin thuê đất lâu dài

- cam kết thực hiện sử dụng đất

Phòng TNMT tham mưu cho UBND huyện nhanh chóng ra quyết định

- DN Tây Trúc

UBND tỉnh và huyện

3/2006

3-10/2006

Chọn vị trí phù hợp

- các cấp từ xã đến tỉnh

Phòng TNMT

Thành lập Hội dâu tằm.

Vận động các thành viên tham gia thành lập

Xây dựng điều lệ hội

Tìm kiếm thị trường

Tiếp cận các cơ sở chế biến, tiêu thụ tơ tằm ở các tỉnh

Họp các bên liên quan để thành lập HH

Lãnh đạo UBND xã, Kn, Đại diện hộ nông dân

Thành viên của hội

SMNR - CV

3- 4/2006

4 - 7/2006

6/2006

Kinh phí huy động từ các hộ dân trồng dâu nuôi tằm

Chi phí đi lại, giao dịch

chính quyền từ xã - tỉnh.

- dự án SMNR

UBND các xã.

Xã, hộ

Chính sách hỗ trợ trồng dâu, tằm.

Hỗ trợ tài chính trước mắt cho hoạt động dâu tằm

Cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường

Quản lý môI trường (ô nhiểm từ nhà máy xi măng)

Tạo điều kiện cho nhà máy thuê đất

Hỗ trợ tập huấn cho khuyến nông xã, nông dân nồng cốt

Hỗ trợ thành lập hiệp hôI dâu tằm

UBND huyện

UBND huyện, xã

UBND huyện, phòng TNMT

UBND huyện, phòng TNMT

UBND huyện, xã

UBND xã

1-2 năm đầu cho các xã trồng mới

Kiểm tra theo định kỳ

2006

Tập huấn định kỳ từ 2006

2006

5000 đ/vòng trứng, 50-75% nguồn vốn mua giống dâu

Thiết bị kiểm tra

80 triệu đồng từ UBND huyện

Một số thiết bị ban đầu

ADB

SMNR - CV

Page 10: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

10

PHỤ LỤC 1 - DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM DỰ VC DÂU TẰM TẠI HUYỆN TUYÊN HOÁ NGÀY 2-3/3/2006

TT Họ và tên Đơn vị Ghi chú

1. Nguyễn Tri Phương P. Kinh Tế

2. Nguyễn Thị Oanh P. Kinh Tế

3. Nguyễn Thị Kim Anh P. Kinh Tế

4. Bùi Văn Minh P. TN-MT

5. Nguyễn Thị Lương Xã Thạch Hoá

6. Hà Thị Liên Xã Thạch Hoá

7. Nguyễn Thị Hạnh Xã Đức Hoá

8. Cao Văn Thức Xã Thạch Hoá

9. Hồ Quý Ly Xã Phong Hoá

10. Nguyễn Thị Thu Hà Xã Mai Hoá

11. Trần Ngọc Tuyên Dự án ADB

12. Tô Ngọc Hồng Xã Mai Hoá

13. Hoàng Lý Xã Mai Hoá

14. Mai Thị Lập Xã Thanh Hoá

15. Thái Bình Ngọc Xã Thanh Hoá

16. Nguyễn Hữu Tương Xã Thanh Hoá

17. Hồ Xuân Huyên Xã Phong Hoá

18. Cao Xuân Thiết Xã Phong Hoá

19. Đinh Xuân Hanh Xã Đức Hoá

20. Trần Xuân Vân Xã Đức Hoá

21. Hoàng Thanh Đới Xã Châu Hoá

22. Phạm Đức Hoài DN Tây Trúc

23. Hoàng Đức Hoành Xã Châu Hoá

24. Phan Xuân Dân Xã Châu Hoá

25. Mai Văn Thiệu P. Kinh Tế

26. Đoàn Quyết Thắng Trạm Khuyến Nông

27. Trang Hiếu Tường Dự án

28. Đoàn Ngọc Lương Dự án

29. J.H.Wiemer Dự án

30. Trần Ngọc Lan Dự án

31. Marianne Meijboom Dự án

Page 11: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

11

PHỤ LỤC 2 -CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO VỀ ÁP DỤNG PHƠNG PHÁP CHUỖI GIÁ TRỊ

PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA

Đồng Lê, ngày 02/3 - 03/3/2006

Bắt đầu Kết

thúc Thời l-ợng

Nội dung Ngời thực hiện

7:30 7:45 0:15 Lời phát biểu và giới thiệu đại biểu Ô. Wiemer, Ô. Thiệu 7:45 7:55 0:10 Giới thiệu Chơng trình và mục tiêu

của Hội thảo Ô. Tờng

7:55 8:15 0:20 Giới thiệu lý thuyết Chuỗi giá trị Ô. Thanh 8:15 8:30 0:15 Trình bày các tiêu chuẩn chọn lựa

Chuỗi giá trị Dâu tằm tơ ở Tuyên Hóa và kết quả phân tích sơ bộ thông qua các sơ đồ Chuỗi cấp vi mô.

Ô. Tờng

8:30 8:40 0:10 Hớng dẫn chia 3 nhóm và cách viết thẻ màu

Ô. Tờng

8:40 9:40 1:00 Các nhóm làm việc xây dựng sơ đồ Chuỗi cấp vi mô theo các chức năng của trình tự các khâu trong chuỗi.

Ô.Wiemer, Ô. Thanh, Ô Tờng, Ô. Lơng

9:40 9:55 0:15 Nghĩ giải lao 9:55 10:10 0:15 Đại diện các nhóm trình bày kết quả

trớc toàn thể Hội thảo Ô. Tờng, Ô.Wiemer

10:10 11:10 1:00 Các nhóm làm việc xây dựng sơ đồ Chuỗi theo các đối tợng tham gia vào Chuỗi

Ô.Wiemer, Mr. Tờng, Ô. Lơng

11:10 11:25 0:15 Đại diện các nhóm trình bày kết quả trớc tòan thể Hội thảo

Ô. Tờng, Ô.Wiemer

11:25 11:35 0:10 Tóm tắt những nội dung chính đã tiến hành

Ô. Tờng

11:35 13:35 2:00 Ăn và nghĩ tra

13:35 13:55 0:20 Trình bày, cung cấp những thông tin số liệu về ngành Dâu tằm tơ Việt Nam ở các cấp (Tình hình sản xuất, thị trờng tiêu thụ, các cơ quan chức năng và cơ quan hỗ trợ, hạn chế và cơ hội)

Ô. Thanh

13:55 14:35 0:40 Chia nhóm thảo luận và phân tích các yếu tố thuộc cấp trung gian và cấp vĩ mô của Chuỗi giá trị Dâu tằm tơ.

Ô. Tờng

14:35 14:45 0:10 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận 14:45 14:55 0:10 Tổng hợp lại kết quả phân tích chuỗi

ở các cấp Ô. Thanh

14:55 15:10 0:15 Nghĩ giải lao 15:10 15:30 0:20 Tập hợp kết quả thảo luận về hạn

chế và cơ hội của tiểu ngành Dâu tằm tơ ở Tuyên Hóa

Ô. Tờng

15:30 16:15 0:45 Chia nhóm thảo luận và xây dựng các giải pháp để giải quyết các hạn chế và tận dụng các cơ hội

Ô. Thanh

16:15 16:25 0:10 Đại diện các nhóm trình bày kết quả xây dựng các giải pháp

Ô. Tờng

Page 12: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

12

16:25 16:35 0:10 Điểm lại các nội dung và kết quả làm việc của Hội thảo ngày thứ nhất

Ô. Thanh

Ngày 03/3/2006

7:30 7:40 0:10 Điểm lại các giải pháp đã đề xuất trong ngày làm việc thứ nhất

Ô. Thanh

7:40 7:55 0:15 Trình bày phơng pháp sắp xếp thứ tự u tiên cho các giải pháp và nhóm giải pháp.

Ô. Tờng

7:55 8:35 0:40 Các nhóm thảo luận và sắp xếp thứ tự u tiên cho các giải pháp đã xác định

Ô. Tờng, Ô.Wiemer

8:35 8:50 0:15 Đại diện các nhóm trình bày kết quả Ô. Wiemer hoặc Ô. Lan

8:50 9:05 0:15 Nghĩ giải lao 9:05 9:15 0:10 Giới thiệu phơng pháp xây dựng kế

hoạch hoạt động thực hiện các giải pháp

Ô. Tờng

9:15 10:05 0:50 Các nhóm xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết để cụ thể hóa các giải pháp

10:05 10:20 0:15 Các nhóm trình bày kết quả xây dựng KH hoạt động

Đại diện các nhóm

10:20 10:30 0:10 Đại diện lãnh đạo UBND huyện xem xét kế hoạch hoạt động

10:30 10:40 0:10 Phát biểu bế mạc hội thảo Ô. Lan

10:40 10:50 0:10 Chụp ảnh chung Toàn thể

Page 13: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

13

PHỤ LỤC 3a - SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ THEO CHỨC NĂNG

Phân loại, chế biến, đóng gói

Trồng, thu hoạch, bảo quản

Cung cấp thiết bị đầu vào

Vận chuyến, phân phối, bán

Chuẩn bị, sử dụng

Các đầu vào cụ thể

Sản xuất Chế biến Thương mại Tiêu thụ

Giống dâu: + Sa nhị luân, Bầu trắng, Chân vịt (Giống Sa nhị luân có tiềm năng cho năng suất cao, Bầu trằng và Chân vịt giống cũ năng suất thấp, chưa trồng nhiều các giống Đa bội thể) + Vấn đề ô nhiếm lá dâu do quá trình công nghiệp hóa (tằm chết khi ăn lá dâu không sạch, thậm chí nếu nhiễm khói lò gạch. Mặt khác, trồng dâu cần quy hoạch tổng thể, dài hạn tại các vùng đất nhất định) Trứng tằm: giống Lưỡng Quảng 2 của Trung quốc (Theo đường tiểu ngạch, không chủ động và chất lượng không qua giám định) Phân bón: phân chuồng, phân đạm, phân lân Nong tre Giá để nong Phòng nuôi tằm: Thường sử dụng một không gian chung trong nhà ở!!!

Trồng dâu + Làm đất + Đào hố trồng Dâu (Mật độ trồng và cách trồng, đốn dâu vào tháng 10 và tháng 11 là chưa phù hợp với thời vụ nuôi tằm, nên thử nghiệm cách đốn phớt ngọn dâu vào cuối tháng 11, đốn gốc vào cuối tháng 5 năm sau) + Làm cỏ, bón phân, tưới nước (Chưa coi trọng thâm canh, bón phân còn ít) Cơ hội: đa dạng hóa sản phẩm: trà dâu, rượu vang dâu…) Nuôi tằm + Vệ sinh nong tằm + Ấp trứng tằm + Cho tằm ăn + Chăm sóc tằm nhả kén + Thu kén * Bệnh tằm vẫn thường xẫy ra trong điều kiện mùa hè nóng nực * Thời vụ nuôi tằm từ tháng 3 dương lịch đến tháng 10 dương lịch

Thu gom kén + Vận chuyển (Các doanh nghiệp tư nhân thu mua kén khắp cả nước - 80% kén do khu vực tư nhân kiểm soát, Viseri chỉ mua được khoảng 20%) + Sấy khô kén + Lưu kho + Phân loại kén Ươm tơ (sản xuất tơ thô) + Luộc kén + Kéo tơ (kéo máy hoặc kéo tay) Cơ hội: người ươm tơ có thể dùng mô-tơ thay kéo tay để ươm tơ vàng + Sấy tơ + Phân loại tơ Xe tơ (SX tơ xe) (Tùy vào số lượng sợi, số vòng xoắn, kỹ thuật dệt, thủ công hay hiện đại, để cho ra các loại vải có màu sắc, độ dày mỏng, co giãn khác nhau) Thu gom nhộng tằm + Chế biến thức ăn Phế phẩm tơ + Phân loại phế phẩm Tại Tuyên Hóa chỉ có một doanh nghiệp duy nhất mua kén và ươm tơ và giá kén mua thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước từ 12-15 ngàn/kg

Thu mua tơ + Vận chuyển (Hầu hết thị trường tơ do các nhà buôn lớn thu mua trực tiếp từ các cơ sở ươm tơ và xe tơ - có khoảng 100 doanh nghiệp tư nhân và từ 40-50 nhà buôn tơ lớn trên cả nước kiểm soát thị trường tơ) + Phân loại, (theo chủng loại tơ sống hoặc tơ xe, độ to nhỏ - kéo máy hoặc kéo tay) + Lưu kho tơ thành phẩm + Đóng gói + Vận chuyển đến các đơn vị dệt lụa hoặc vận chuyển đến biên giới Trung Quốc, Lào & Campuchia để xuất khẩu tiểu ngạch Tại Tuyên Hóa, người ươm tơ thường bán tơ cho các nhà buôn Lâm Đồng (trực tiếp xuất khẩu)

Thị trường nội địa (chiếm khoảng 30% sản lượng tơ) + Tơ sử dụng trong công nghiệp dệt lụa, sợi, vải + Tơ sử dụng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, dệt gấm, lụa + Lụa tơ tằm sử dụng trong công nghiệp may & thời trang, phục vụ đối tượng chủ yếu là khách du lịch Thị trường xuất khẩu (chiếm khoảng 70% sản lượng tơ) + Xuất khẩu tơ thô và tơ xe sang thị trường Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... chủ yếu qua con đường tiểu ngạch + Xuất khẩu lụa tơ tằm sang Thái Lan, Malaysia... + Xuất khẩu phế phẩm tơ

Page 14: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

14

PHỤ LỤC 3b - SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ THEO ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

PHỤ LỤC 3c - MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Nhà cung cấp giống

dâu (Phòng Nông

nghiệp...)

Những người trồng dâu, nuôi tằm

Doanh nghiệp chế biến

tại địa phương (VD. doanh nghiệp ươm tơ

Hồng Kính)

(trước 2002)

Những thương nhân nơi khác đến thu gom?

Nhà cung cấp giống

tằm (Doanh nghiệp

Hồng kính, UBND các

xã ...

Những người bán

lẻ phân bón, thuốc

trừ sâu

Các doanh nghiệp/cá nhân xuất khẩu tơ

Các DN, các hộ/làng

nghề sản xuất hàng tơ

lụa (thổ cẩm, gấm,

Người tiêu

dùng trong nước

Các công ty dệt may nước ngoài

Nhà cung cấp đầu vào

Nhà sản xuất

Người chế biến

Nhà thương mại

Người tiêu thụ

- Người cung cấp trứng tằm - Nhà cung cấp giống dâu - Người bán lẻ phân đạm - Người bán các công cụ phục vụ trồng dâu nuôi tằm (nong, nia..)

- Các hộ trồng dâu nuôi tằm hoặc các làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm - Người nuôi tằm - Các làng nghề sản xuất kén

- Người ươm tơ/ xe tơ - Các doanh nghiệp hoặc làng nghề ươm tơ/xe tơ

- Các doanh nghiệp tư nhân hoặc các nhà buôn tơ đi mua tơ trên cả nước - Người buôn bán tơ - Người xuất khẩu tơ

- Người dệt lụa (các làng nghề dệt truyền thống hoặc các doanh nghiệp dệt lụa…) - Các doanh nghiệp dệt lụa nước ngoài

Page 15: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

15

PHỤ LỤC 4 - PHÂN TÍCH GIÁ TRị GIA TĂNG TRONG CHUỖI Phân tích về giá trị đã được tính toán trong báo cáo của GFA thông qua điều tra trực

tiếp tại địa phương do TS. Long tiến hành năm 2005. Phân tích về giá trị gia tăng trong phần này sẽ dựa trên những giả thuyết của báo cáo trên (chẳng hạn, không tính chi phí nhân công do người dân lấy công làm lãi) và thực tế chính sách hỗ trợ tại địa phương (ví dụ hỗ trợ 100% lá dâu và 5000 đồng/vòng trứng). Theo tính toán này, chi phí để sản xuất 27 kg kén trên một sào là 236,000 đồng (xem Bảng 9). Do vậy, chi phí đơn vị sản xuất kén tính trên một sào tại Quảng Bình là 8,741 đồng/kg.

Số lượng Giá đơn vị Thành tiền kg 1000 đồng 1000 đồng Tổng giá trị sản xuất 27 kg kén 27 729 Tổng chi phí 236 Khấu hao hàng năm 40 Giống ( trứng tằm) 2.5 18.0 45.0 Phân chuồng 300.0 0.2 60.0 Phân đạm Ure 10.0 4.5 45.0 Ka li 10.0 2.5 25.0 Thuốc trị bệnh tằm 20.8 Công lao động 15.0 0.0 Thu nhập ròng/ sào 493.2

Thu nhập ròng/ ha 9,864.0

Thu nhập ròng/ công lao động 33 Đối với người nuôi tằm: - Giá thị trường tằm trắng tại địa phương là 27,000 đồng/kg. Do vậy, giá trị gia

tăng của quá trình này là: (27,000 - 8,741)/8,741 = 209% Đối với người ươm tơ: - Trung bình 7.5 kg kén kéo được 1 kg tơ. Giả sử một người ươm tơ mua 7.5 kg

kén, chi phí sẽ là 7.5 x 27,000 = 202,500 đ - Các chi phí sản xuất khác bao gồm:

o Than/điện: 10,000 đ o Chi phí nhân công: 28,000 đ o Khấu hao: 5,000 đ o Chi phí khác: 3,500 đ

- Tổng chi phí sản xuất 1 kg tơ sẽ là: 202,500 + 10,000 + 28,000 + 5,000 + 3,500 = 249,000 đ

- Giá bán tơ trong nước hiện nay là 400,000 đ/kg. Ngoài ra, người ươm tơ có thể bán phế phẩm tơ (nhộng, gốc rũ...) với giá khoảng 65,000 đ cho 1 kg tơ. Do vậy, tổng doanh thu từ việc sản xuất 1 kg sẽ là 465,000 đ.

- Giá trị gia tăng của công đoạn này sẽ là: (465,000 - 249,000)/249,000 = 86.7% - Tuy nhiên, nếu người ươm tơ đồng thời là nhà xuất khẩu tơ tiểu ngạch sang các

nước như Thái lan (thông qua Lào, Campuchia) hay Trung Quốc thì giá bán tại Thái lan hiện nay vào khoảng 430,000 đ/kg. Các chi phí khác liên quan như vận chuyển, nhân lực... vào khoảng 12,000 đ/kg. Như vậym tổng doanh thu trong trường hợp này là 430,000 + 65,000 = 495,000 đ. Chi phí sẽ tăng lên tương ứng là (249,000 + 12,000) = 261,000 đ.

- Trong trường hợp này, giá trị gia tăng sẽ là (495,000 - 261,000)/261,000 = 89.7%

Page 16: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

16

PHỤ LỤC 5a - TỔNG SẢN LƯỢNG KÉN CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2002-2005

18,750

21,250

20,700

20,000

18500

19000

19500

20000

20500

21000

21500

2002 2003 2004 2005

Năm

Sả

n lư

ợn

g (

tấn

)

Nguồn: Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI)

PHỤ LỤC 5b - TỔNG SẢN LƯỢNG TƠ THÔ TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN 1995-2004 (ĐVT: tấn)

Quốc gia 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 % Share

Trung Quốc

67113 68500 60300 57500 56959 61648 64567 68600 94600 102560 81.64

Ấn Độ 13909 14126 15236 15544 15214 15857 17351 16319 15742 16500 13.13

Nhật 3240 2580 1920 1080 650 557 431 394 287 287 0.23

Brazil 2468 2270 2120 1821 1554 1389 1485 1607 1563 1512 1.20

Hàn Quốc 946 506 272 210 200 165 157 154 150 150 0.12

Uzbekistan 1320 2500 2000 1500 923 1100 1260 1260 950 950 0.76

Thái Lan 1313 1144 1039 900 1000 955 1510 1510 1500 1420 1.13

Việt Nam 2100 1500 1000 862 780 780 2035 2200 750 750 0.60

Nước khác 2967 2766 2117 1572 1250 1952 1692 3814 1500 1500 1.19

TỔNG SỐ 95376 95892 86004 80989 78530 84403 90488 95858 117042

125629 100

Nguồn: 2004 - Sericologia 44 (3) & ISCC-2005

Page 17: Báo cáo Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị

17

PHỤ LỤC 5c - TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TƠ SỐNG VÀ TƠ XE CÁC LOẠI GIAI ĐOẠN 2003-2005

2,750

2,500

2,700

2,400

2,500

2,600

2,700

2,800

2003 2004 2005

Năm

Sả

n lượ

ng (

tấn

)

Nguồn: Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI)

PHỤ LỤC 5d - CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU & NHẬP KHẨU CHÍNH

Stt Nhập khẩu 2000 2001 2002 2003 2004

1 Ấn Độ 105,991 134,243 135,209 138,353 135,962

2 Italia 108,504 92,860 63,145 59,199 56,625

3 Nhật 87,071 60,567 48,911 43,417 43,429

4 Hàn Quốc 43,724 35,845 34,981 26,986 27,286

5 Trung Quốc 14,301 10,170 7,103 9,695 15,516

6 Rumani 1,060 2,482 8,911 7,666 14,948

7 Đức 33,756 21,819 14,249 15,806 10,645

8 Pháp 9,161 11,266 8,330 5,259 6,683

9 Bangladesh 23,289 14,357 4,423 4,597 5,207

10 Thổ Nhĩ Kỳ 2,815 3,795 2,933 2,952 3,854

11 Thái Lan 8,980 11,077 2,560 Stt Xuất khẩu 2000 2001 2002 2003 2004

1 Trung Quốc 330,982 281,245 267,644 238,530 236,056

2 Italia 3,203 3,778 9,335 9,093 14,502

3 Nhật 2,157 1,103 635 3,243 12,143

4 Đức 25,212 21,702 12,135 13,568 9,304

5 Rumani 23 192 3,610 8,681

6 Hoa Kỳ 2,059 2,183 2,299 2,641 2,588

7 Ấn Độ 11,348 11,337 4,141 2,895 2,208

8 Brazil 1,323 2,116 2,531 2,256 1,715

9 Anh Quốc 2,164 1,516 1,440 1,259 1,207

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế/UNTAD/WTO (www.intracen.org)