ban tin cong_nhan_so_2_final

8
Dự án Thúc đẩy Quyền sức khỏe sinh sản, Tình dục cho Thanh niên công nhân các Khu công nghiệp tại Hà Nội Địa chỉ của bạn Website: http://tamsubantre.org Hotline: 1900 599 830 Thông tin, tư vấn về Sức khỏe sinh sản, tình dục, HIV và tâm lý tình cảm Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và dân số (CCIHP) *** ĐC: Số 2, ngách 49/41, Huỳnh Thúc Kháng, HN ĐT: 04 3 577 0261 Fax: 04 3 577 0260 Website: http://ccihp.org Email: [email protected] Email Ban biên tập: [email protected] Những lúc đó, Thương giận lắm, xong chỉ cần anh nói vài lời mật ngọt là bao tức giận lại tan biến hết. Tạm kết Chẳng ai muốn nghĩ mình đang là nạn nhân của bạo lực tình dục vì hầu hết mọi người đều lí tuởng hóa “một nửa” của mình và luôn tìm cách ngụy biện cho những hành động chưa thật đúng đắn của người yêu. Điều quan trọng trong tình yêu không phải là thu nhỏ những sai phạm người yêu mắc phải mà là giúp nhau sửa chữa sai lầm. Có như vậy mới duy trì được mối quan hệ lâu dài. Thu Tho Khi bạo lực … (tiếp trang 2) Trang 8 Mọi ý kiến đóng góp cho chuyên san và tin bài, xin gửi về email ban biên tập: [email protected] hoặc gửi thư theo địa chỉ của CCIHP Chịu trách nhiệm: Ths,BS Hoàng Tú Anh Ban cố vấn Ths,BS Phạm Vũ Thiên (CCIHP) Ths,LS Nguyễn Thị Hải Hạnh (CDI Việt Nam) NB: Nguyễn Thị Diệu Linh Phụ trách Ban biên tập: Phùng Thị Hiên Đặng Huyền Trang Ban biên tập: Vi Mạnh Cường Vũ Thị Hằng Phạm Thị Hồng Lường Thị Huệ Nguyễn Thị Mai Lan Dương Thu Phương Đinh Văn Quân Lê Thị Thảo Nguyễn Thị Thắng Đặng Thị Thu Nguyễn Thị Tuyết Công ty Đô Thành tưng bừng khai mạc giải bóng đá thường niên Với phương châm “Khỏe để sản xuất”, tăng cường sức khỏe và kết nối tinh thần, Công ty CP nhôm Đô Thành (KCN Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức giải bóng đá thường niên cho công nhân. Giải năm nay được khai mạc ngày 18/11. Các công nhân, đặc biệt là thanh niên, hào hứng và nhiệt tình tham gia thi đấu và cổ vũ. Giải có 10 đội, chia làm 2 bảng, theo thể thức đấu loại vòng tròn tính điểm, hứa hẹn những trận tranh tài hấp dẫn, gay cấn. Trận chung kết và bế mạc giải sẽ diễn ra vào ngày 30/12/2012. Mai Lan (KCN Phú Thị) In 1500 cun ti XN in Trung tâm Thông tin Công nghip và Thương Mi Sđăng ký kế hoch xut bn 1237-2012CXB/13/146/VHTT Sxut bn:1171/QĐ-VHTT cp ngày 27/11/2012

Upload: nhip-song-tre

Post on 17-Jan-2015

156 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Ban tin cong_nhan_so_2_final

Dự án Thúc đẩy Quyền sức khỏe sinh sản, Tình dục cho Thanh niên công nhân các Khu công nghiệp tại Hà Nội

Địa chỉ của bạn

Website: http://tamsubantre.org

Hotline: 1900 599 830 Thông tin, tư vấn về Sức khỏe sinh sản, tình dục, HIV và tâm lý tình cảm

Trung tâm Sáng kiến Sức

khỏe và dân số (CCIHP)

***

ĐC: Số 2, ngách 49/41,

Huỳnh Thúc Kháng, HN

ĐT: 04 3 577 0261

Fax: 04 3 577 0260

Website: http://ccihp.org

Email: [email protected]

Email Ban biên tập:

[email protected]

Những lúc đó, Thương giận lắm, xong chỉ cần anh nói vài lời mật ngọt là bao tức giận lại tan biến hết.

Tạm kết

Chẳng ai muốn nghĩ mình đang là nạn nhân của bạo lực tình dục vì hầu hết mọi người đều lí tuởng hóa “một nửa” của mình và luôn tìm cách ngụy biện cho những hành động chưa thật đúng đắn của người yêu. Điều quan trọng trong tình yêu không phải là thu nhỏ những sai phạm người yêu mắc phải mà là giúp nhau sửa chữa sai lầm. Có như vậy mới duy trì được mối quan hệ lâu dài.

Thu Thảo

Khi bạo lực … (tiếp trang 2)

Trang 8

Mọi ý kiến đóng góp cho chuyên san và tin bài, xin gửi về email ban biên tập: [email protected] hoặc gửi thư theo địa chỉ của CCIHP

Chịu trách nhiệm:

Ths,BS Hoàng Tú Anh

Ban cố vấn

Ths,BS Phạm Vũ Thiên (CCIHP)

Ths,LS Nguyễn Thị Hải Hạnh (CDI Việt Nam)

NB: Nguyễn Thị Diệu Linh

Phụ trách Ban biên tập:

Phùng Thị Hiên

Đặng Huyền Trang

Ban biên tập:

Vi Mạnh Cường

Vũ Thị Hằng

Phạm Thị Hồng

Lường Thị Huệ

Nguyễn Thị Mai Lan

Dương Thu Phương

Đinh Văn Quân

Lê Thị Thảo

Nguyễn Thị Thắng

Đặng Thị Thu

Nguyễn Thị Tuyết

Công ty Đô Thành tưng bừng khai mạc giải bóng đá

thường niên

Với phương châm “Khỏe để

sản xuất”, tăng cường sức

khỏe và kết nối tinh thần,

Công ty CP nhôm Đô Thành

(KCN Phú Thị, Gia Lâm, Hà

Nội) tổ chức giải bóng đá thường niên cho công nhân. Giải năm nay được

khai mạc ngày 18/11. Các công nhân, đặc biệt là thanh niên, hào hứng và

nhiệt tình tham gia thi đấu và cổ vũ. Giải có 10 đội, chia làm 2 bảng, theo

thể thức đấu loại vòng tròn tính điểm, hứa hẹn những trận tranh tài hấp

dẫn, gay cấn. Trận chung kết và bế mạc giải sẽ diễn ra vào ngày

30/12/2012.

Mai Lan (KCN Phú Thị)

In 1500 cuốn tại XN in Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại Số đăng ký kế hoạch xuất bản 1237-2012CXB/13/146/VHTT

Số xuất bản:1171/QĐ-VHTT cấp ngày 27/11/2012

Page 2: Ban tin cong_nhan_so_2_final

Có được hưởng TCTN nếu không thông báo tìm việc?

Chồng đánh vợ bị xử phạt như thế nào?

Trang 7

Hỏi: Em và anh ấy cùng làm chung 1 khu công nghiệp với nhau, chúng em yêu nhau được 1 năm và mới kết hôn hai tháng trước. Nhưng từ khi cưới nhau đến nay, anh ấy rất hay quát nạt và đánh em, có lần còn đập đầu em vào tường. Anh ấy nói anh ấy là chồng em thì có quyền dậy em. Anh ta nói có đúng không? Liệu em có thể tố cáo anh ta khi

anh ta đánh em không?

Đáp: Trong tình huống của bạn, chồng bạn nói không đúng, việc chồng bạn quát nạt, đánh bạn là hành vi bạo lực. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm. Mục 1, điều 110 – Luật phòng chống bạo lực gia đình đã ghi rõ: “Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ một đến ba năm”. Do vậy, nếu chồng bạn đánh bạn, bạn có quyền tố cáo và pháp luật sẽ nghiêm trị hành vi bạo lực của anh ta với bạn.

CDI Việt Nam

Hỏi: Do tôi bị tai nạn (gãy chân) nên không đến Trung tâm Giới thiệu Việc làm để thông báo về tìm kiếm việc làm theo quy định. Vậy tôi có được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) không?

Trả lời: Theo quy định người thất nghiệp phải trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm nơi đang hưởng TCTN thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau :

- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị ốm đau, thai sản thì phải có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

- Người lao động đang

hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tai nạn thì phải có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện, tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;

- Do thiên tai, dịch họa thì phải có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đơn đề nghị của người lao động đang hưởng trợ cấp thấtnghiệp. Các trường hợp không trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nêu trên thì chậm nhất 03 ngày, tính theo ngày làm việc sau ngày thông báo về việc tìm việc làm theo quy định người lao động phải gửi giấy tờ theo

quy định nêu trên đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để được tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp.

CDI Việt Nam

Tài liệu có tại Góc thông tin thân thiện

Đi tìm... chính chủ

Bộ xương thứ nhất hỏi: - Tại sao anh chết? Bộ xương thứ hai đáp: - Tôi bị xe chẹt chết. Thế còn anh thì sao? - Tui bị té lầu chết. Hai bộ xương thấy một bộ xương tả tơi đi ngoài đường, chúng hỏi: - Anh bị gì mà chết thảm thế? Nó nói: - Chết ông nội tụi bây! Tao mới bị vợ đánh vì đi nhậu về nè!

Bị vợ đánh!

Ảnh trong chuyên san lấy từ nguồn Internet và chỉ có tính chất minh họa

Page 3: Ban tin cong_nhan_so_2_final

Trang 6

“Vòng tròn bạo lực” 1. Bạn trai đánh bạn gái 2. Bạn gái cảm thấy suy sụp và cố tìm hiểu nguyên nhân. 3. Bạn trai tỏ ra hối lỗi và hứa không tái diễn 4. Bạn gái bị thuyết phục. 5. Bạn trai nói rằng những sai lầm của anh ta ít nhiều cũng do bạn gái tác động. Thay vì bạn trai hối lỗi thì giờ đây bạn gái lại thấy mình là người sai. 6. Thế là sóng yên biển lặng. Bạn gái cố gắng không chọc tức bạn trai mình và anh ấy tiếp tục sống thoải mái như chưa có gì xảy ra . 7. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, bạn trai lại bắt đầu thấy chán nản khó chịu. Khi sự khó chịu tăng lên thì tính nóng nảy cũng tăng lên theo, và thế là anh ấy lại đánh bạn gái.

Làm gì khi người yêu nói chuyện bằng tay?

Em và bạn trai đã yêu nhau một năm. Thời gian gần đây anh ít quan tâm và hay quát mắng, thậm chí đánh em. Hôm trước em đi sinh nhật bạn về muộn, anh đã gọi cho em nhưng do điện thoại em hết pin nên anh không liên lạc được. Rõ ràng em cũng đã bảo trước là tối em đi sinh nhật cô bạn. Vì anh ấy làm ca nên hai đứa không đi chung được. Vậy mà anh đã tát em một cái như trời giáng và nói em có lỗi lớn với anh. Anh đã đánh em nhiều lần như vậy, đánh em xong rồi anh lại xin lỗi và nói đó là vì yêu em, nhưng em thực sự cảm thấy buồn và sợ, em vẫn còn yêu anh ấy nhưng không biết có nên tiếp tục mối quan hệ này nữa không?

Bạn nữ, 25 tuổi, Hà Nội

Bạn thân mến!

Qua thư bạn, Nhịp sống trẻ hiểu phần nào sự trăn trở của bạn về việc có nên tiếp tục mối quan hệ với bạn trai nữa hay không khi anh ấy gần đây ít quan tâm và hay quát mắng, đánh bạn!

Bạn nhận thấy bạn trai hay quát mắng và đánh bạn. Vậy cụ thể thời gian đó là từ khi nào? Bạn đã chia sẻ cảm xúc của bạn và bày tỏ thẳng thắn những suy nghĩ về hành động của anh ấy chưa?

Bạn biết không, mỗi người đều xứng đáng được tôn trọng sự toàn vẹn cơ thể, đặc biệt trong tình yêu sự trân trọng cơ thể của nhau càng cần thiết. Nhưng bạn trai bạn đã thay đổi theo một chiều hướng khác: quát mắng và đánh bạn. Bạn đã cảm thấy sợ, thấy tổn thương nhưng sự việc vẫn lặp lại sau mỗi lần anh ấy nhận lỗi. Chúng tôi chưa rõ bạn đã chia sẻ cảm giác và mong muốn của bạn với anh ấy chưa, nhưng nếu chưa, bạn có thể chia sẻ với anh ấy cảm giác bạn đang có, nói với anh ấy

bạn không muốn việc quát mắng và đánh bạn lặp lại. Nếu anh ấy lặp lại hành vi bạo lực với bạn thì việc dừng lại mối quan hệ với anh ấy không phải là điều đáng tiếc, bạn có nghĩ vậy không? Nếu bạn cũng nghĩ như vậy thì bạn cần nói rõ với anh ấy về dự định này. Đồng thời, bạn dành một khoảng

thời gian nhất định để đánh giá sự thay đổi của anh ấy. Nếu anh ấy tiếp tục đánh mắng bạn, bạn dừng lại mối quan hệ với anh ấy. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục mối quan hệ ngay cả khi

anh ấy lặp lại hành vi bạo lực đối với bạn, thì điều này nghĩa là bạn chấp nhận việc bạn sẽ tiếp tục bị tổn thương, tiếp tục ở trong vòng tròn của bạo lực. Vì vậy, bạn cân nhắc thật kỹ tình huống của mình và đưa ra cho mình một lựa chọn phù hợp bạn nhé.

Chúc bạn mọi điều tốt lành!

Nhịp sống trẻ

Anh đã đánh em rất nhiều lần

Không có hành vi bạo lực nào là vì tình yêu

Page 4: Ban tin cong_nhan_so_2_final

Trang 5

Nếu bạn đang phải

âm thầm chịu

đựng nạn bạo lực,

hãy nhanh chóng

bày tỏ quan điểm

với người ấy để hai

bạn có thể tìm ra

giải pháp thỏa

đáng, làm hài lòng

nhau.

Bạo lực tinh thần … (tiếp theo trang 3)

Ai cũng cần có những “góc” của riêng mình. Nếu bạn đang hoặc có ý định quản lí người yêu theo kiểu này, hãy nhanh chóng dừng lại.

Khi bạn bị “một nửa” của mình ép buộc làm những việc bản thân không muốn thì chắc chắn là bạn đang bị bạo lực

Mọi thứ phải xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai. Bạn không phải là vật sở hữu của người đó nên không có nghĩa vụ phải chiều theo mọi đòi hỏi từ nhỏ nhất đến lớn của người đó. Nếu chỉ vì muốn làm cho người yêu hài lòng, bạn chấp nhận những yêu cầu đó một cách vô điều kiện thì có nghĩa là bạn chấp nhận chung sống với bạo lực.

Bạn muốn chia tay, song không dám làm việc đó vì nhận được những lời đe dọa?

Bạn chính là nạn nhân của bạo lực. Thay vì việc chấp nhận nối lại mối quan hệ, bạn hãy thử thảo luận cùng người đó để thấy rằng tiếp tục yêu nhau chỉ đem lại đau khổ cho cả hai? Trong trường hợp không thể giải quyết được, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân. Đôi khi đe

dọa chỉ là lời nói mà không biến thành hành động. Mạnh mẽ lên!

Còn một kiểu BLTT lạ lùng nữa là dù đã chia tay nhau, nhưng người kia lại luôn tìm cách ngăn cản những người mới đến với bạn, nói nôm na là không để cho bạn đi yêu người khác .

Nói chuyện thẳng thắn với người mới về vấn đề này để nhận được sự cảm thông và tìm ra hướng giải quyết chung cũng là một cách nên làm.

Trong tình yêu, BLTT cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được. Để duy trì một tình yêu đẹp, cách tốt nhất là tôn trọng lẫn nhau. Nếu bạn không vừa ý với “một nửa” của mình về điểm nào đó, hãy dành ra chút ít thời gian góp ý với họ, đây cũng là giải pháp hiệu quả để hiểu nhau hơn. Sử dụng bạo lưc chỉ làm cho mối quan hệ càng trở nên căng thẳng.

Tình yêu muôn màu muôn vẻ và mỗi người lại có cách thể hiện tình cảm đó theo lối riêng của mình, nhưng đừng nên lấy lí do chỉ muốn tốt cho người yêu mà nhào nặn người yêu theo ý muốn của mình. Bởi như ai đó dã từng nhân xét: nếu làm như vậy có nghĩa là bạn chỉ yêu chính cái bóng của mình. Nếu muốn xây lâu đài trên tình cảm hiện có của các bạn, mỗi người nên quan tâm đến suy nghĩ, mong muốn của người yêu hơn. Dành thời gian để tâm sự với nhau không phải là việc làm vô nghĩa mà chính là cách rút ngắn hơn nữa khoảng cách giữa hai người.

Thu Trang

Không bạo lực, yêu thương đong đầy

Page 5: Ban tin cong_nhan_so_2_final

Để nâng cao đời sống tinh thần của người lao động, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP), Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), đã phối hợp cung cấp cho công nhân các khu công nghiệp Nội Bài, Phú Thị, Bắc Thăng Long, 25 góc thông tin thiện gồm nhiều đầu sách các loại. Với sự phong phú về chủng loại, góc thông tin đã thu hút được sự quan tâm của không chỉ các bạn công nhân mà còn cả của người dân lân cận. Tại xóm trọ của bác Thà Quang (Gia Lâm), một

bạn đến mượn sách cho biết: “Thư viện” nhỏ này giúp khoảng thời gian rỗi của chúng tôi đỡ buồn tẻ hơn. Đọc sách không chỉ để giải trí mà còn có thêm rất nhiều

thông tin hữu ích. Đặc biệt, Nhịp sống trẻ - một chuyên san do chính công nhân xây dựng cho tôi hiểu hơn về cuộc sống của những người xung quanh mình cũng như có thêm kiến thức

về sức khỏe sinh sản, tình dục… Điều thú vị hơn cả là tôi cũng có thể gửi bài viết của mình lên chuyên san để chia sẻ, tâm sự với bạn bè”.

Sự xuất hiện của Góc thông tin thân thiện đã thổi vào đời sống tinh thần còn nhiều thiếu thốn của công nhân một làn gió mát. Hi vọng rằng trong thời

gian tới, sẽ có nhiều hơn nữa

những đầu sách được bổ sung để cung cấp thêm thông tin cho thanh niên công nhân để chúng tôi thêm tự tin trong cuộc sống. Hoa Sữa (KCN Phú Thị)

Ngày 25-11 hàng năm được Liên hợp quốc (LHQ) lấy làm Ngày Quốc tế Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ). LHQ và các nước trên thế giới đã và đang có nhiều cố gắng trong việc phòng chống BLGĐ và ban hành nhiều văn kiện pháp lý liên quan đến phòng chống BLGĐ. Hiện đã có 89 nước trên thế giới có các quy định pháp luật riêng về chống BLGD, trong đó có 60 nước nước có luật riêng về phòng chống BLGĐ, trong đó có Việt Nam; 7 nước có luật riêng về

bạo lực chống lại phụ nữ… BLGĐ gây ra những hậu quả xấu về sức khỏe và tâm lí của phụ nữ và trẻ em. Đối với phụ nữ, BLGĐ gây ra những thương tật, tàn tật vĩnh viễn và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản như viêm nhiễm đường sinh sản, HIV/AIDS, rối loạn phụ khoa, nạo thai không an toàn, sảy thai,… Ngoài những ảnh hưởng về thể chất, BLGĐ còn gây ra nhiều hậu quả xấu về tinh thần cho người phụ nữ.

Ngày Quốc tế Phòng, chống bạo lực gia đình

Sách đến với công nhân

Trang 4

Một góc thông tin thân thiện

Bạn có thể cùng chúng tôi chung tay xây dựng Góc thông tin thân thiện “Vì cộng đồng Lao động trẻ—khỏe và an toàn” bằng cách tặng lại những cuốn sách, báo bạn đã đọc để Góc thông tin thân thiện dành riêng cho thanh niên công nhân ngày một phong phú, đa dạng hơn.

Thể loại sách báo cần được quyên góp bao gồm sách, báo về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tâm lý (tiểu thuyết tâm lý tình cảm, hạt giống tâm hồn...), luật và chính sách.

Nơi nhận sách quyên góp: Văn phòng CCIHP

(địa chỉ cụ thể trang 8)

Các sản phẩm từ Hội họa kết nối - Chung tay chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ

em gái (CCIHP cùng các đối tác phối hợp tổ chức)

Page 6: Ban tin cong_nhan_so_2_final

niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã không còn tồn tại. Hãy đặt mình vào địa vị của người bị xúc phạm, bạn cảm thấy thế nào? Yêu nhau có nghĩa là phải thực sự tôn trọng nhau. Bạn dùng những từ ngữ không hay để nói về một nửa của mình chính là “cách” hạ thấp giá trị bản thân nhanh nhất..

Nếu bạn nói rằng bạn bị người yêu cấm đoán đủ thứ, từ những việc nhỏ nhặt như không được ăn mặc như thế này, để tóc như thế kia; không được chơi với nguời này, người kia… thì tức là bạn cũng đang bị bạo lực

Đôi khi bạn vẫn chưa thật chín chắn trong suy nghĩ, nhưng bạn đã đủ lớn để tự mình quyết định việc chơi với ai, mặc kiểu quần áo gì. Ý kiến của người yêu đúng là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Nếu đúng đắn, bạn có thể làm theo, còn thấy vô lí, tất nhiên bạn có quyền từ chối. Thế giới của hai người yêu nhau không phải chỉ có hai người, bạn vẫn cần có bạn bè xung quanh, vẫn được sống theo phong cách riêng của bạn.

Người yêu bạn rất yêu bạn, rất tốt, chỉ tội hay theo dõi hoặc quản lí thời gian của bạn quá chặt chẽ?

Thật đáng tiếc khi nói rằng bạn cũng là nạn nhân của bạo lực. Đôi khi hành động này được thực hiện với mục đích đơn giản: muốn biết bạn đang làm gì, chơi với ai… song kết quả của nó lại phản tác dụng. Cho dù tình yêu của hai bạn rất mặn nồng, có thể đi đến đến hôn nhân, nhưng không có nghĩa là bạn phải chịu sự giám sát của người yêu. (Xem tiếp trang 5)

Trang 3

Bạn bị người yêu cấm đoán đủ đường?

Khi yêu, trao nhau

yêu thương, đừng

trao nhau những

hành vi bạo lực

Hầu hết thanh niên ngày nay đều không cho rằng mình đang bị bạo lực, vì với họ, bạo lực chỉ đồng nghĩa với việc bị đánh đập. Cách hiểu sai này đã dẫn tới tình trạng nhiều bạn bị người yêu xúc phạm, đe dọa… vẫn không biết rằng mình chính là nạn nhân của bạo lực tinh thần (BLTT). Tất nhiên, nạn nhân này không chỉ là bạn gái mà đôi khi còn có cả các bạn trai.

Vậy, BLTT trong tình yêu bao gồm những mặt nào?

Khi bạn bị người yêu mắng chửi, xúc phạm đến danh dự có nghĩa là bạn đang bị bạo lực

Hai bạn yêu nhau và bình đẳng với nhau về mọi mặt. Nếu bạn là nữ, hãy từ bỏ suy nghĩ: là con gái nên phải chịu như thế, còn nếu bạn là con trai, đừng bao giờ cho rằng vì mình là con trai nên có cái quyền đối xử với người yêu như thế. Từ nhiều thế kỉ nay, cái quan

Bạo lực tinh thần—Bạn đã biết

2. (Nguồn: Tổng cục thống kê - 2010)

BLTT là hình thức bạo lực phổ biến nhất ở Việt Nam. 53,6% phụ nữ đã kết hôn bị bạo lực tinh thần.

(Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ

nữ2 )

Page 7: Ban tin cong_nhan_so_2_final

Bạo lực tình dục là một vấn đề còn khá mới mẻ với nhiều người. Nó không đơn thuần là sự cưỡng bức, mà còn bao gồm cả sự quấy rối, sự lạm dụng,… Nó không chỉ được thực hiện bởi những người xa lạ, mà đôi khi bởi chính một nửa yêu thương của bạn.

Trăm kiểu bạo lực

Minh Chung, công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long nhớ lại: “Mình và bạn trai đã có quan hệ tình dục với nhau. Lúc đầu, thú thật, chuyện đó xảy ra cũng do mong muốn của mình, nên không thể trách ai được. Nhưng anh ấy là một người có ham muốn cao, bất cứ lúc nào cũng muốn làm chuyện đó. Nhiều lúc mình không thích, nhưng cứ phải đáp ứng đòi hỏi của anh ấy. Những lúc như vậy thấy khó chịu ghê gớm, nhưng chẳng biết thổ lộ với ai…”.

Khi được hỏi: “Bạn có nghĩ rằng mình đang bị cưỡng bức tình dục không?”, Minh Chung khẳng định là “không” với lí do: “Mình nghĩ, cưỡng bức tình dục không xảy ra với hai người đang yêu nhau”. Suy nghĩ sai lầm này thực chất không chỉ có ở Minh Chung mà còn ở nhiều người khác nữa, bởi họ không biết bị cưỡng bức tình dục đơn giản là phải đáp ứng nhu cầu tình dục cho người khác trong khi bản thân mình không

muốn.

Nếu như người yêu của Minh Chung có thể chỉ vô tình cưỡng bức bạn gái, thì

người yêu của Thương – công nhân khu công nghiệp Nội Bài lại khác. Anh đã bắt Thương “lâm trận” ngay cả khi cô đã nói rõ ràng là không muốn. Kể lại lần “yêu” đầu tiên của mình, Thương thở dài: “Mình bị ám ảnh. Mình đã cương

quyết từ chối nhưng anh ấy nói như thế là không yêu, là không muốn trở thành người của anh ấy. Rồi anh ấy bảo vì là lính hải đảo, thường xuyên xa nhà nên phải giữ người yêu bằng cách ấy. Mình đã khóc rất nhiều, nhưng anh ấy thì cứ một mực: đằng nào hai đứa chẳng lấy nhau nên sớm hay muộn thì chuyện này cũng xảy ra.”.

Mặc dù bị đối xử tệ bạc như vậy, nhưng điều đáng ngạc nhiên là Thương không hề nghĩ mình đang bị bạo lực. Cô luôn tự lý giải: vì yêu quá, vì sợ mất Thương nên anh mới thế. Chính bởi suy nghĩ đó nên việc cưỡng bức xảy ra hết lần này đến lần khác.

(Xem tiếp trang 8)

Khi bạo lực ẩn danh tình yêu

Trang 2

Nhiều người vẫn không hề hay biết mình đang bị bạo hành trong “chuyện ấy”

Quyền 2: Quyền lựa chọn bạn 2nh, thời

điểm, cách thức quan

hệ 2nh dục và được

tham gia và các mối

quan hệ dựa trên sự

đồng thuận1.

Mỗi cá nhân có quyền lựa chọn bạn tình theo mong muốn của mình về hình thức, tính cách, lối sống, khả năng, vv. Cá nhân cũng có quyền yêu và chung sống với người cùng giới tính hay khác giới tính với mình, với người khuyết tật hay không khuyết tật. Mỗi cá nhân có thể tự quyết định việc quan hệ tình dục với ai, khi nào, vào lúc nào và như thế nào với sự đồng thuận, sẵn sàng và thoải mái của người tham gia và không làm ảnh hưởng tới những người khác.

1. Quyền tình dục (Nguồn: Hiệp hội kế hoạch hoá gia đình quốc tế - IPPF)

10% phụ nữ kết hôn bị bạo lực tình dục 2,3% phụ nữ bị cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục từ năm 15 tuổi: 48,6% bởi người lạ và 24,3% bởi người yêu 2,8% phụ nữ bị cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục khi dưới 15 tuổi (Điều tra quốc gia về bạo

lực đối với phụ nữ2)

Page 8: Ban tin cong_nhan_so_2_final

Không chịu được cảnh sống như thế này, tôi

quyết định rời khỏi nhà lên thành phố làm với hi vọng thoát khỏi cuộc sống này. Tôi sẽ không như mẹ, không cam chịu một cuộc sống đầy bạo lực, đầy đau khổ như thế nữa…

Bảo An

(KCN Phú Thị)

Nhìn những vết chai sạn, bầm tím trên khuôn mặt mẹ, không ai hình dung được mẹ đã từng là một thiếu nữ xinh xắn được bao người theo đuổi.

Mẹ kể, khi mới về làm dâu, tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng rất hạnh phúc. Rồi mẹ chăm chỉ làm lụng nên cuộc sống khá hơn, nhưng lại khiến bố sa ngã vào những cuộc nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng. Bố trở về nhà khi đã say khướt và bắt đầu đánh đập vợ con. Mẹ nhẫn nhục chịu đòn roi vì quá thương con, thương bà ngoại đã cao tuổi và cũng vì muốn giữ gìn cái gọi là “hạnh phúc gia đình”.

Bố còn công khai chuyện có vợ bé rồi đuổi mẹ con tôi đi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ như in từng câu nói của bố vào cái ngày đen tối ấy: “Mày không đi để tao giúp mẹ con mày đi”. Nói rồi ông đạp tới tấp vào mặt mẹ. Mẹ ngất lịm và được những người hàng xóm tốt bụng được đi bệnh viện. Tôi thương mẹ bao nhiêu thì càng căm ghét bố bấy nhiêu. Cũng kể từ đó, tôi không còn coi ông là bố của mình.

Mẹ bị chấn thương toàn thân, phải nằm lại viện nhưng vì không có tiền, mẹ tôi nhất quyết đòi về nhà. Bố chẳng được một lời hỏi thăm còn ra sức mắng nhiếc. Rồi lại tiếp tục những trận đòi roi. Mẹ cam chịu không nói lại một lời. Không chỉ chửi mắng, đánh đập, bố còn “cướp” hết tiền kiếm được hằng ngày của mẹ để nướng vào chiếu bạc và bao gái. Đã nhiều lần tôi nói mẹ hãy ly dị nhưng bà không đồng ý vì nghĩ số phận đã an bài như thế.

Tôi sẽ không giống mẹ

Mục lục

Tôi sẽ không giống

mẹ

1

Khi bạo lực ẩn danh

tình yêu

2

Bạo lực tinh thần—

bạn đã biết?

3

Sách đến với công

nhân

4

Làm gì khi người

yêu nói chuyện

bằng tay?

6

Chồng đánh vợ bị

xử phạt như thế

nào?

7

Có được hưởng

TCTN nếu không

thông báo tìm việc?

7

Chuyên san số 2

tháng 11/2012

Chuyên gia nói: Trong cuộc sống, nếu bạn cam chịu bạo lực như một điều đã được an bài của số phận thì nó sẽ chẳng bao giờ chấm dứt. Hãy mạnh dạn “vùng dậy” thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại vì tạo hóa vốn đã cho bạn cái quyền được sống hạnh phúc, bình đẳng với tất cả mọi người.