bài tập trắc nghiệm phần kiềm - kiềm thổ - nhôm

5
Câu 1: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24g kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối đem điện phân là: A. LiCl B. NaCl C. KCl D. RbCl Câu 2: Có 2 lít dung dịch NaOH 0,5M . Tính khối lượng kim loại và thể tích khí thu được (đktc) khi điều chế từ dung dịch trên (Biết hiệu suất điều chế = 90%) A. 27 g và 18 lít B. 20,7 g và 10,08 lít C. 10,35 g và 5,04 lít D. 31,05 g và 15,12 lít Câu 3: Cho 6,08g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,3g hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt A. 2,4g và 3,68g B. 1,6g và 4,48g C. 3,2g và 2,28g D. 0,8g và 5,28g Câu 4: Nung nóng 100g hỗn hợp gồm Na 2 CO 3 và NaHCO 3 cho đến khối lượng không thay đổi còn lại 69g chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là A. 63% và 37% B. 42% và 58% C. 84% và 16% D. 21% và 79% Câu 5: Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm nằm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng HTTH tác dụng hết với nước thì thu được 1,12 lít H 2 (đktc). Xác định tên của hai kim loại đó A. Na và K B. Li và Na C. K và Rb D. Rb và Cs Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B nằm kế tiếp nhau trong nhóm IA. Lấy 6,2 gam hỗn hợp X hòa tan hoàn toàn vào nước thì thu được 2,24 lít H 2 (đktc). Xác định tên của hai kim loại A. Li và Na B. Na và K C. K và Rb D. Rb và Cs Câu 7: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K. Hòa tan hết hỗn hợp kim loại này vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Thể tích HCl 0,1M cần để trung hòa hết 1/3 thể tích dung dịch A là bao nhiêu? A. 100ml B. 200ml C. 300ml D. 600ml Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B là đồng đẳng kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1.12 lít khí CO 2 (đktc). Kim loại A và B là A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba

Upload: samac1309

Post on 23-Oct-2015

130 views

Category:

Documents


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài tập trắc nghiệm phần Kiềm - Kiềm Thổ - Nhôm

Câu 1: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít  khí (đktc) ở anot và 6,24g kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối đem điện phân là:

A. LiCl B. NaCl C. KCl D. RbCl

Câu 2: Có 2 lít dung dịch NaOH 0,5M . Tính khối lượng kim loại và thể tích khí thu được (đktc) khi điều chế từ dung dịch trên (Biết hiệu suất điều chế = 90%)

A. 27 g và 18 lít B. 20,7 g và 10,08 lít

C. 10,35 g và 5,04 lít D. 31,05 g và 15,12 lít

Câu 3: Cho 6,08g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,3g hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là

A. 2,4g và 3,68g B. 1,6g và 4,48g

C. 3,2g và 2,28g D. 0,8g và 5,28g

Câu 4: Nung nóng 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không thay đổi còn lại 69g chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

A. 63% và 37% B. 42% và 58%

C. 84% và 16% D. 21% và 79%

Câu 5: Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm nằm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng HTTH tác dụng hết với nước thì thu được 1,12 lít H2 ở (đktc). Xác định tên của hai kim loại đó

A. Na và K B. Li và Na

C. K và Rb D. Rb và Cs

Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B nằm kế tiếp nhau trong nhóm IA. Lấy 6,2 gam hỗn hợp X hòa tan hoàn toàn vào nước thì thu được 2,24 lít H2 (đktc). Xác định tên của hai kim loại

A. Li và Na B. Na và K

C. K và Rb D. Rb và Cs

Câu 7: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K. Hòa tan hết hỗn hợp kim loại này vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích HCl 0,1M cần để trung hòa hết 1/3 thể tích dung dịch A là bao nhiêu?

A. 100ml B. 200ml C. 300ml D. 600ml

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B là đồng đẳng kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1.12 lít khí CO2 (đktc). Kim loại A và B là

A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba

Câu 9: Điện phân dung dịch NaOH với cường độ không đổi là 10A trong thời gian 268 giờ. Dung dịch còn lại sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ 24%. Nồng độ % của dd ban đầu là bao nhiêu %?

A. 96% B. 4,8% C. 2,4% D. 1,2%

Câu 10: Trộn 150ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 150ml dd HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra (đktc) là bao nhiêu lít?

A. 2,52 lít B. 3,36 lít C. 5,04 lít D. 5,60 lít

Câu 11: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl. Thể tích khí CO2 thu được (đktc) bằng bao nhiêu lít?

A. 0,448 lít B. 0,224 lít C. 0,336 lít D. 0,112 lít

Câu 12: Cho 14,7g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp nhau vào 185,8g nước thu được 200g dung dịch. Hai kim loại đó là:

A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Rb, Cs

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 1,15g một kim loại kiềm vào nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần 50g dung dịch HCl 3,65%. Kim loại này là:

A. Li. B. Na C. K D. Rb

Page 2: Bài tập trắc nghiệm phần Kiềm - Kiềm Thổ - Nhôm

Câu 14: Cho 1,95g kim loại kiềm vào nước. Dung dịch tạo thành được trung hòa vừa đủ với 10ml dung dịch HCl 5M. Vậy kim loại kiềm là:

A. Li B. Na C. K D. RbCâu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 5g một muối cacbonat của một kim loại kiềm thổ thu được 2,8g một chất rắn. Kim loại đã dùng là:

A. Mg B. Ca C. Ba D. Sr

Câu 16: Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm thì thu được 4,6g chất rắn A ở catot. Đem chất rắn A tác dụng với nước dư thu được 2,24 lít khí (ở đktc). Tên kim loại kiềm này là:

A. Kali B. Liti C. Natri D. Cesi

Câu 17: Cho 11g hỗn hợp CaCO3 và BaCO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 11,6765g hỗn hợp muối. Phần trăm mỗi muối cacbonat theo khối lượng là:

A. 89,54%; 10,45% B. 67,65%; 32,35%

C. 81,3%; 18,7% D. 54,55%; 45,45%

Câu 18: Cho 9,2 gam kim loại Na vào 151,2 gam H2O. Tính C% của dung dịch tạo thành

A. 16% B. 12% C. 10% D. 6%

Câu 19: Cho 2,3g Na vào 97,8g H2O được dung dịch A. Nồng độ % của dung dịch A là:

A. 2,29% B. 2,3% C. 2,35% D. 4%

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 24,8g kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl thu được 55,5g muối khan. Kim loại kiềm thổ là:

A. Ca B. Sr C. Ba D. Mg

Câu 21: Nhiệt phân 3,5g một muối cacbonat kim loại hóa trị II cho đên khi khối lượng không đổi được V lít khí CO2 (ở đktc) và 1,96g chất rắn. Kim loại trên là:

A. Mg B. Ca C. Ba D. Cu

Câu 22: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 8,75g muối clorua của kim loại hóa trị I ta thu được 1,68 lít khí ở anot (ở đktc). Vậy kim loại đó là:

A. Li B. Na C. K D. Ag

Câu 23: Cho 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào 120ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 thu được là:

A. 0,672g và 0,212g B. 2,12g và 6,72g C. 6,72g và 2,12g D. 67,2g và 21,2g

Câu 24: Cho 112ml khí CO2 (ở đktc) bị hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch Ca(OH)2 ta được 0,1g kết tủa trắng. Nồng độ mol/lít của dung dịch Ca(OH)2 là:

A. 0,05M B. 0,015M C. 0,005M D. 0,02M

Câu 25: Nhiệt phân (cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn) 50g CaCO3 chứa 20% tạp chất rồi dẫn khí sinh ra qua bình chứa 300ml dd NaOH 2M. Sau phản ứng thu được

A. 33,6g NaHCO3 B. 16,8g NaHCO3; 21,2g Na2CO3

C. 31,8g Na2CO3 D. 33,6g NaHCO3; 31,8g Na2CO3

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dd NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là:

A. 48% B. 50% C. 52% D. 54%

Câu 27: Dẫn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 a mol/lít thu được 5g kết tủa. Vậy a có giá trị là:

A. 0,8 B. 0,9 C. 0,75 D. 0,6

Câu 28: Cho hỗn hợp gồm Ca, K, Na vào nước thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). Trung hòa 1/3 dung dịch A cần 200ml hỗn hợp HNO3 0,1M và H2SO4 0,5M. Vậy V có giá trị là:

A. 7,392 B. 8,96 C. 6,72 D. 5,6

Page 3: Bài tập trắc nghiệm phần Kiềm - Kiềm Thổ - Nhôm

Câu 29: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư HNO3 đặc, nguội thì thu được 6,72 lít NO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là:

A. 11,5 B. 10,5 C. 12,3 D. 15,6

Câu 30: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,1 mol khí, còn hòa tan hỗn hợp trên trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Tính m

A. 11 gam B. 12,28gam C. 13,7 gam D. 19,5gam

Câu 31: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo ra 0,672 lít khí (đktc). Tính m

A. 0,540 gam B. 0,810gam C. 1,080 gam D. 1,755 gam

Câu 32: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dd NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dd HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?

A. 10,08g Al và 5,6g Fe B. 5,4 g Al và 5,6g Fe

C. 5,4 g Al và 8,4g Fe D. 5,4 g Al và 2,8 g Fe

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dd HCl dư thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho cùng lượng hợp kim trên tác dụng với dd NaOH thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim là bao nhiêu?

A.  40% và 60% C. 62,9% và 37,1%

B. 69,2% và 30,8% D. 60,2% và 2,8

Câu 35: Xử lý 9 gam hợp kim Al bằng dd NaOH đặc, nóng (dư) thoát ra 10,08 lít khí (đktc), còn các thành phần khác của hợp kim không phản ứng. Thành phần % khối lượng của Al trong hợp kim là bao nhiêu?

A. 75% B. 90% C. 80% D. 60%

Câu 36: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị m là:

A. 13,5g B. 1,35g C. 0,81g D. 8,1g

Câu 37: Cho 5,1 g Al vào 100 dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thể tích khí H2 (đktc) thu được là

A.  4,48 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 0,224 lít

Câu 38: 13,2 g hỗn hợp K, Al tan hoàn toàn trong nước thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan duy nhất. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp

A. 3,9g; 9,3g B. 7,8g; 5,4g C. 5,1g; 8,1g D. Kết quả khác

Câu 39: Cho 16,2 g kim loại R có hoá trị x tác dụng với 3,36 lit O2(đktc). Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dd HCl dư thu được 1,2 g H2. Kim loại R là:

A. Fe B. Al C. Ca D. Mg

Câu 40: Điện phân nóng chảy muối halogen của 1 kim loại R bằng điện cực trơ, sau 1 thời gian thu được 6 g kim loại ở catot đồng thời thấy thoát ra 5,6 lit khí(đktc) ở anot. Tên của R là:

A. Ca B. Ba C. Na D. Mg