bÀi 4: ĐỊnh vỊ doanh nghiỆp -...

20
Bài 4: Định vdoanh nghip 53 BÀI 4: ĐỊNH VDOANH NGHIP Mc tiêu Ni dung Hiu và biết cách vn dng các lý thuyết và các phương pháp đã hc vào trong thc tế. Nm rõ phương pháp định vdoanh nghip. Thc cht và vai trò ca định vdoanh nghip. Các nhân tnh hưởng đến định vdoanh nghip. Các phương pháp htrra quyết định định vdoanh nghip. Hướng dn hc Thi lượng hc Nm rõ phn lý thuyết và các phương pháp định vdoanh nghip trong bài hc. Thc hành các bài tp cui bài. Tham kho mt sdng bài tp khác ca môn qun trsn xut ca các tác gikhác. 5 tiết. v1.0

Upload: lyngoc

Post on 29-Aug-2019

241 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

53

BÀI 4: ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP

Mục tiêu Nội dung

Hiểu và biết cách vận dụng các lý thuyết và các phương pháp đã học vào trong thực tế.

Nắm rõ phương pháp định vị doanh nghiệp.

Thực chất và vai trò của định vị doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp.

Các phương pháp hỗ trợ ra quyết định định vị doanh nghiệp.

Hướng dẫn học Thời lượng học

Nắm rõ phần lý thuyết và các phương pháp định vị doanh nghiệp trong bài học.

Thực hành các bài tập ở cuối bài.

Tham khảo một số dạng bài tập khác của môn quản trị sản xuất của các tác giả khác.

5 tiết.

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

54

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống: Định vị doanh nghiệp của BIDV

BIDV là Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Vietnam. BIDV được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương

hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.

BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam với 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên phạm vi toàn lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. Các địa điểm giao dịch của BIDV không ngừng được mở thêm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng ở khắp nơi trên toàn quốc. Để lựa chọn địa điểm bố trí định vị các cơ sở của mình, BIDV phải nghiên cứu rất cẩn thận từ nhiều phương án định vị khác nhau để đảm bảo tính ổn định, lâu dài và hiệu quả. Việc lựa chọn vị trí đặt các cơ sở của BIDV ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, uy tín và tính hiệu quả của ngân hàng.

Câu hỏi

Bạn có nhận xét gì về mạng lưới phân phối của BIDV tại Việt Nam? Làm thế nào phân tích các chỉ tiêu định tính và định lượng để làm cơ sở cho việc lựa chọn vị trí một cách hợp lý, hiệu quả và ổn định lâu dài?

Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu về thực chất và vai trò của định vị doanh nghiệp để hiểu rõ các cách lựa chọn các địa điểm của một doanh nghiệp.

Các phòng, điểm giao dịch của BIDV

Khu trọng điểm phía Bắc: 177

Khu đồng bằng Sông Hồng: 18

Khu miền núi phía Bắc: 61

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

55

4.1. Thực chất và vai trò của định vị doanh nghiệp

4.1.1. Khái niệm định vị doanh nghiệp

Khi thành lập một doanh nghiệp mới hoặc trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường phải giải quyết vấn đề lựa chọn địa điểm đặt các bộ phận của doanh nghiệp sao cho hợp lý, kinh tế, ổn định. Địa điểm nói ở đây có thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, đại lý...

Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời nó cũng có ảnh hưởng đến cư dân quanh vùng. Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là một loại quyết định có tính chiến lược. Chọn được một địa điểm tốt có thể giảm được chi phí sản xuất, tăng sản lượng tiêu thụ và giúp doanh nghiệp ổn định. Ngược lại, địa điểm không tốt có thể gây ra nhiều bất lợi và trong thời gian dài sẽ rất khó khắc phục. Vì vậy khi chọn địa điểm, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích cẩn thận, có tầm nhìn xa, xem xét một cách toàn diện và còn tính đến khả năng phát triển, mở rộng doanh nghiệp trong tương lai.

Có thể hiểu định vị doanh nghiệp là quá trình phân tích và lựa chọn các vùng và địa điểm để đặt các cơ sở, bộ phận của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn.

Thông thường khi nói đến định vị doanh nghiệp người ta thường nghĩ đến việc xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc các nhà máy mới, nhưng trong thực tế nó còn diễn ra đối với các doanh nghiệp đang hoạt động. Đó là việc tìm thêm những địa điểm mới để xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng, đại lí mới. Khi tiến hành định vị, các doanh nghiệp thường đứng trước các cách lựa chọn khác nhau. Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khái quát hoá thành một số cách lựa chọn chủ yếu sau đây:

Mở rộng cơ sở hiện tại, có thể là mở rộng những bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp;

Duy trì năng lực sản xuất ở địa điểm hiện tại và mở thêm những bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở các địa điểm khác;

Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời với tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp;

Bỏ cơ sở cũ và chuyển sang vùng mới. Đây là trường hợp bắt buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận trọng giữa chi phí đóng cửa và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra quyết định.

4.1.2. Vai trò của định vị doanh nghiệp

Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoạt động định vị doanh nghiệp là bộ phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là một giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

56

Việc quyết định lựa chọn địa điểm đặt các bộ phận của doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế – xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Địa điểm đặt doanh nghiệp ảnh hưởng đến chi phí, ảnh hưởng đến thị trường nguyên vật liệu, cung cấp đầu vào, đảm bảo thông tin, lao động... Bên cạnh đó, địa điểm của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Định vị doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp.

Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp; đồng thời nó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội và dân cư trong vùng, góp phần củng cố và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vì vậy nếu sai lầm thì sẽ rất khó sửa chữa, khắc phục hoặc khắc phục rất tốn kém. Bởi vậy, việc lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với doanh nghiệp.

Định vị doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.

4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới định vị doanh nghiệp

4.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định định vị doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò và tầm quan trọng của các nhân tố không giống nhau. Khi xây dựng phương án định vị doanh nghiệp cần tập trung phân tích đánh giá những nhân tố quan trọng nhất. Trên cơ sở sự phân tích, đánh giá đó để xác định, lựa chọn được vùng và địa điểm thích hợp nhất để đặt các bộ phận của doanh nghiệp. Trong tập hợp rất nhiều các nhân tố đó cần kể đến là các điều kiện và đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá. Dưới đây đề cập đến những nhân tố quan trọng thường được sử dụng để phân tích lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp.

Các điều kiện tự nhiên

Những yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái. Những điều kiện này phải thỏa mãn yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường, lâu dài và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

57

Các điều kiện văn hóa – xã hội

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn định vị các doanh nghiệp. Văn hoá luôn được xem như một trong những nhân tố có tác động rất lớn đến quyết định định vị doanh nghiệp. Do đó phân tích, đánh giá các yếu tố văn hoá xã hội là một đòi hỏi cần thiết không thể thiếu được trong quá trình xây dựng phương án định vị doanh nghiệp. Những nhân tố văn hóa – xã hội cần tính tới là:

o Tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, thái độ của chính quyền địa phương, khả năng cung cấp lao động, thái độ lao động và năng suất lao động;

o Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp chăn nuôi, buôn bán, khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm, dịch vụ;

o Cơ sở hạ tầng của địa phương như điện, cấp và thoát nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục, khách sạn, nhà ở...

o Trình độ văn hóa kỹ thuật bao gồm số trường học, số học sinh, kỹ sư, công nhân lành nghề, các cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí;

o Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các vùng;

o Sự phát triển của các ngành bổ trợ trong vùng.

Các nhân tố kinh tế

o Gần thị trường tiêu thụ

Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định định vị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình, đặc biệt là các loại doanh nghiệp sau đây:

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ như cửa hàng, siêu thị, khách sạn, bệnh viện, các trạm nhiên liệu, trung tâm tin học, ...

Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển, dễ vỡ, dễ thối, sản phẩm đông lạnh, hoa tươi, cây cảnh...

Các doanh nghiệp mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất như rượu, bia, nước giải khát...

Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tìm kiếm vị trí đặt doanh nghiệp có thuận lợi nhất về mặt thị trường, phù hợp với những đặc điểm kinh doanh cụ thể của mình. Để xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về thị trường. Các thông tin cần thiết cơ bản gồm có:

Xu hướng phát triển của thị trường;

Tính chất và mức độ cạnh tranh;

Đặc điểm của sản phẩm và loại hình kinh doanh;

Quy mô của thị trường....

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

58

o Gần nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định định vị doanh nghiệp. Trong một số trường hợp và một số ngành, nó đóng vai trò quyết định. Những loại doanh nghiệp sau đây nên đặt gần nguồn nguyên liệu:

Các doanh nghiệp có sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất như chế biến gỗ, xí nghiệp giấy, xi măng, luyện kim...

Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như các mỏ, khai thác đá, làm gạch...

Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực, thực phẩm, mía đường, dâu tằm tơ...

Khi xác định phân bố doanh nghiệp, cần phân tích các yếu tố sau:

Chủng loại, số lượng và quy mô nguồn nguyên liệu.

Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Khả năng sẵn có của nguyên liệu.

o Nhân tố lao động

Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu. Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành cần lao động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu dân cư nhưng cũng có những ngành cần lao động có tay nghề cao, đòi hỏi gần những thành phố lớn, gần các trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học.

Chi phí lao động là một trong những yếu tố cần được tính tới tuy nhiên chi phí thuê nhân công rẻ không phải là yếu tố quyết định đến quyết định định vị doanh nghiệp mà thái độ lao động và năng suất lao động và chất lượng nguồn lao động trình độ chuyên môn mới thực sự là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giá thuê thấp mà năng suất thấp thì tỷ lệ chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm vẫn cao.

o Nhân tố vận chuyển

Nhân tố vận chuyển cần được xem xét cả hai mặt chở nguyên vật liệu đến doanh nghiệp và chuyển sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Chi phí vận chuyển thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.

Trong cơ cấu giá thành chi phí vận chuyển gồm có chi phí vận chuyển nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm. Nhằm giảm giá thành sản phẩm, người ta so sánh giữa hai loại chi phí vận chuyển này để đưa ra quyết định lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp tốt nhất xét về mặt chi phí. Nguyên tắc chung là khi chi phí vận chuyển nguyên liệu lớn hơn chi phí vận chuyển sản phẩm thì vị trí đặt doanh nghiệp được lựa chọn gần vùng nguyên liệu và ngược lại.

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

59

4.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm

Sau khi đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn vùng, một vấn đề quan trọng khác là tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm đặt doanh nghiệp. Nếu như những nhân tố chọn vùng được đánh giá ở phạm vi rộng lớn hơn thì những nhân tố địa điểm lại rất cụ thể, chi tiết. Những nhân tố chủ yếu cần tính toán cân nhắc gồm:

Điều kiện giao thông nội vùng;

Hệ thống cấp và thoát nước;

Hệ thống điện;

Yêu cầu về môi trường, chỗ đổ chất thải;

Mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh;

Điều kiện về an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy;

Quy định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ trong vùng, những đóng góp cho địa phương, những ngành nghề không ưu tiên phát triển, ...

4.2. Các phương pháp định vị doanh nghiệp

Để ra quyết định lựa chọn địa điểm định vị doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả phân tích định tính và phân tích định lượng. Trong việc quyết định lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp có rất nhiều yếu tố mang tính định tính tổng hợp rất khó xác định. Tuy nhiên, một yếu tố cơ bản trong lựa chọn quyết định định vị doanh nghiệp là tạo điều kiện giảm thiểu được chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển. Những chi phí này có thể định lượng được, do đó phần lớn các phương pháp giới thiệu sau đây được dùng để tính toán chỉ tiêu về chi phí của các phương án định vị doanh nghiệp để từ đó lựa chọn phương án định vị có tổng chi phí hay chi phí vận chuyển là nhỏ nhất.

4.2.1. Phân tích điểm hòa vốn (chi phí theo vùng)

Phân tích chi phí theo vùng hay còn gọi là phân tích điểm hòa vốn được sử dụng để so sánh và lựa chọn vùng đặt những cơ sở của doanh nghiệp căn cứ vào chi phí cố định và chi phí biến đổi ở từng vùng.

Phương pháp sử dụng đồ thị và tính toán đại số để đánh giá các phương án định vị doanh nghiệp theo chỉ tiêu tổng chi phí. Mỗi địa điểm xây dựng doanh nghiệp do những điều kiện môi trường khác nhau nên có tổng chi phí hoạt động bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi cũng không giống nhau. Phương pháp này dùng để chọn địa điểm có tổng chi phí hoạt động thấp nhất cho một doanh nghiệp ứng với quy mô đầu ra khác nhau.

Để áp dụng được phương pháp phân tích chi phí theo vùng cần có những giả định sau:

o Chi phí cố định là hằng số (không đổi) trong phạm vi khoảng sản lượng có thể;

o Chi phí biến đổi là tuyến tính trong phạm vi khoảng sản lượng có thể;

o Chỉ phân tích cho một loại sản phẩm;

Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

o Bước 1: Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi tại từng vùng định lựa chọn

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

60

o Bước 2: Vẽ đường tổng chi phí cho tất cả các vùng định lựa chọn trên cùng một đồ thị

o Bước 3:Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với sản lượng dự kiến

Trong trường hợp tổng đầu ra nằm gần khoảng giữa của các mức đầu ra thì phương án được lựa chọn là tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp đầu ra nằm gần hai cực của khoảng đầu ra hoặc trên hai điểm giới hạn của đầu ra thì có thể chọn một trong hai phương án liền nhau. Để quyết định chính xác sẽ lựa chọn phương án nào, cần phân tích thêm các yếu tố định tính khác.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A đang cân nhắc xây dựng 1 nhà máy mới tại 4 vùng. Người ta dự kiến chi phí cố định và chi phí biến đổi của 4 vùng dự định đặt nhà máy như sau:

Vùng Chi phí cố định Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm

A 250.000 USD 11 USD

B 100.000 USD 30 USD

C 150.000 USD 20 USD

D 200.000 USD 35 USD

Hãy xác định vùng để đặt nhà máy ứng với mỗi khoảng quy mô sản xuất nhất định.

Hướng dẫn

Xác định tổng chi phí tại từng vùng định lựa chọn theo công thức:

TCi = FCi + Vi(Q)

o TCA = FCA + VA(Q) = 250.000 + 11 Q

o TCB = FCB + VB(Q) = 100.000 + 30 Q

o TCC = FCC + VC(Q) = 150.000 + 20 Q

o TCD = FCD + VD(Q) = 200.000 + 35 Q

Vẽ tổng chi phí cho tất cả các vùng trên cùng một đồ thị:

Chọn nơi đặt địa điểm có tổng chi phí thấp nhất ứng với từng mức sản lượng

Như vậy, nếu bỏ qua các yếu tố định tính khác, khi doanh nghiệp sản xuất với công suất từ 5.000 sản phẩm trở xuống sẽ đặt ở vùng B

Nếu sản xuất từ 5.000 – 11.100 sản phẩm thì đặt ở vùng C

Nếu sản xuất trên 11.100 sản phẩm sẽ đặt ở vùng A.

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

61

Nếu sản xuất đúng 5.000 sản phẩm thì có thể lựa chọn vùng B hoặc C

Nếu sản xuất đúng bằng 11.100 sản phẩm thì có thể lựa chọn vùng C hoặc A

Vùng D sẽ không được lựa chọn ở bất kỳ mức quy mô nào. Vì vậy, vùng D không được thể hiện trên đồ thị.

4.2.2. Phương pháp tọa độ trung tâm

Phương pháp tọa độ trung tâm được dùng để lựa chọn một địa điểm trung tâm chẳng hạn như kho hàng phân phối trung tâm tới nhiều địa điểm tiêu thụ khác nhau. Mục tiêu là tìm được vị trí hợp lý sao cho tổng quãng đường vận chuyển lượng hàng hóa đến các địa điểm tiêu thụ là nhỏ nhất. Phương pháp này coi chi phí tỉ lệ thuận với khối lượng hàng hóa và khoảng cách quãng đường vận chuyển. Người ta cần dùng một bản đồ có tỉ lệ xích nhất định và đặt vào trong một hệ tọa độ hai chiều để xác định vị trí trung tâm. Mỗi điểm tương ứng với một tọa độ có hoành độ x và tung độ y.

Trong trường hợp khối lượng hàng hoá vận chuyển tới những địa điểm là bằng nhau, ta có thể xác định toạ độ trung tâm bằng cách tìm ra tọa độ x trung bình và tạo độ y trung bình theo công thức sau:

iXX

n và iY

Yn

Trong trường hợp khối lượng hàng hoá vận chuyển là khác nhau ta có thể xác định toạ độ trung tâm bằng công thức sau:

i itt

i

X QX

Q

và i itt

i

YQY

Q

Trong đó:

Xi: là hoành độ của địa điểm i, lấy theo bản đồ

Yi: là tung độ của địa điểm i, lấy theo bản đồ

Qi: là lượng vận chuyển đến cơ sở i

Qi: là lượng vận chuyển đến tất cả các cơ sở i

Ví dụ 2: Một công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh đang muốn lựa chọn một địa điểm mới để làm kho hàng phân phối trung tâm cho các cơ sở hiện tại. Hãy sử dụng dữ liệu của bảng dưới đây để tìm nơi đặt kho hàng một cách hợp lý nhất.

Vị trí đặt kho hàng Tọa độ xi Tạo độ yi Số container vận chuyển/tháng

A 30 120 2.000

B 90 110 1.000

C 130 130 1.000

D 60 40 2.000

tt

30 2.000 90 1.000 130 1.000 60 2.000X 66,7

2.000 1.000 1.000 2.000

tt

120 2.000 110 1.000 130 1.000 40 2.000Y 93,3

2.000 1.000 1.000 2.000

Vùng được chọn làm trung tâm phân phối sẽ gần điểm có tọa độ x = 66,7 và y = 93,3

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

62

4.2.3. Phương pháp trọng số giản đơn

Phương pháp trọng số giản đơn là phương pháp có sử dụng những ý kiến của các chuyên gia. Các chuyên gia sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể sau đó đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố đó và cho trọng số thể hiện từng nhân tố tại từng vùng. Vùng được lựa chọn sẽ là nơi có tổng số điểm cao nhất.

Phương pháp dùng trọng số đơn giản vừa cho phép đánh giá được các phương án về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định lượng. Nó cho phép kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với lượng hóa một số chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương pháp dùng trọng số giản đơn có phần nghiêng về định tính nhiều hơn. Quy trình thực hiện phương pháp này như sau:

Xác định những nhân tố liên quan đến địa điểm định lựa chọn;

Xác định trọng số cho từng nhân tố để chỉ ra mức quan trọng tương ứng của nó so với các nhân tố khác;

Xác định điểm số cho từng nhân tố của từng địa điểm;

Nhân trọng số của từng nhân tố với điểm số;

Tính tổng số điểm cho từng địa điểm định lựa chọn;

Chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.

Ví dụ 3: Một nhà quản trị đang xem xét lựa chọn 1 trong 3 địa điểm để thuê làm trung tâm dạy ngoại ngữ. Ông ta đưa ra 4 nhân tố chính để đánh giá phương án lựa chọn. Bảng dưới đây thể hiện các nhân tố lựa chọn, trọng số và điểm số từng địa điểm:

Điểm số các địa điểm Nhân tố Trọng số

A B C

Thuận đường 0,1 60 80 80

Yên tĩnh 0,1 80 85 90

Chi phí thuê địa điểm 0,5 70 80 76

Mức độ ùn tắc giao thông 0,3 85 85 90

Sau quá trình điều tra nghiên cứu, các chuyên gia tính toán được các phương án theo bảng sau:

Điểm số nhân với trọng số Nhân tố Trọng số

A B C

Thuận đường 0,1 60 x 0,1 = 6 8 8

Yên tĩnh 0,1 80 x 0,1 = 8 8,5 9

Chi phí thuê địa điểm 0,5 37,5 40 38

Mức độ ùn tắc giao thông 0,3 25,5 25,5 27

Tổng 1 77 82 82

Tổng số điểm sau khi đã nhân trọng số của địa điểm A nhỏ nhất nên loại địa điểm này. Giữa địa điểm B và C có tổng số điểm bằng nhau, nhưng địa điểm B có điểm số của nhân tố chi phí thuê địa điểm (nhân tố quan trọng nhất) cao hơn địa điểm C.

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

63

4.2.4. Phương pháp vận tải

Mục tiêu phương pháp này xác định cách vận chuyển hàng có lợi nhất từ nhiều điểm sản xuất (cung cấp) đến nhiều nơi phân phối (thị trường) sao cho có tổng chi phí vận chuyển nhỏ nhất.

Thông tin cần có:

o Danh sách các nguồn sản xuất cung cấp hàng hóa;

o Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu của từng địa điểm;

o Chi phí chuyên chở một đơn vị sản phẩm từ địa điểm cung cấp đến nơi tiêu thụ.

Với các thông tin đó, ta lập ma trận vận tải, trong đó, có cột nguồn và cột địa điểm tiêu thụ cùng với các số liệu về tổng số lượng cung và tiêu thụ của từng địa điểm, cùng với chi phí vận chuyển 1 đơn vị sản phẩm.

Cách giải: Bài toán vận tải được giải theo ba bước:

o Bước 1. Tìm phương án ban đầu (có thể thực hiện 1 trong 2 nguyên tắc sau):

Theo nguyên tắc góc Tây Bắc:

Bắt đầu với ô trên cùng tay trái của bảng và thực hiện phân bổ như sau:

Lần lượt phân bổ tối đa cung (khả năng) của từng dòng trước khi chuyển tới dòng tiếp theo;

Phân bố tối đa lượng cầu của từng cột trước khi chuyển tới cột tiếp theo bên phải;

Kiểm tra để chắc chắn rằng cung đã bằng cầu.

Nguyên tắc trực quan, phân bổ cho những ô có chi phí thấp nhất, cụ thể là:

Xác định ô có chi phí nhỏ nhất;

Phân bổ hết lượng hàng hoá có thể vào ô chi phí nhỏ nhất;

Kiểm tra để chắc chắn cung bằng cầu;

Lần lượt phân bổ hết lượng hàng có thể vào những ô có chi phí nhỏ nhất trong những ô còn lại.

o Bước 2. Kiểm tra tính tối ưu của phương án ban đầu (có thể thực hiện 1 trong 2 phương pháp sau):

Phương pháp chuyển ô:

Chọn một ô chưa sử dụng, giả sử ta chuyển một sản phẩm từ ô đã sử dụng sang ô đó và vẽ đường đi của sản phẩm bằng một đường khép kín đi qua các góc là ô đã sử dụng;

Lần lượt đặt dấu (+) xen kẽ với (-) bắt đầu từ ô chưa sử dụng ban đầu tại các góc của đường khép kín vừa vẽ;

Tính chỉ số cải tiến của ô chưa sử dụng bằng cách lấy tổng chi phí vận chuyển một đơn vị sản phẩm của các ô có chứa dấu cộng trừ đi tổng chi phí vận chuyển đơn vị ở các ô chứa dấu trừ;

Lần lượt thực hiện tương tự cho tất cả các ô chưa sử dụng. Nếu chỉ số cải tiến tính được đều lớn hơn hoặc bằng 0 thì ta có phương án tối ưu. Ngược lại nếu có giá trị âm thì cần chuyển xuống bước tiếp theo.

Phương pháp MODI:

Gọi số hàng là Ni và số cột là Mj;

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

64

Chi phí vận chuyển/đơn vị sản phẩm là Cij;

Lập hệ phương trình cho tất cả các ô đã sử dụng theo công thức:

Cij = Ni + Mj

Cho giá trị bất kì Ni = 0 để tính các giá trị Ni và Mj;

Lập hệ phương trình có các ô chưa sử dụng theo công thức:

Kij = Cij - (Ni + Mj)

Thay các giá trị Ni và Mj để tính Kij.

o Bước 3. Cải tiến lời giải ban đầu để tìm phương án tối ưu

Chọn ô có giá trị cải tiến âm nhỏ nhất để cải tiến;

Chuyển tối đa số sản phẩm có thể theo đường khép kín đã vẽ;

Số sản phẩm lớn nhất có thể chuyển được chính là số sản phẩm nhỏ nhất của các ô chứa dấu trừ.

Một số trường hợp đặc biệt:

o Trường hợp suy biến

Khi phương án có tổng số ô đã sử dụng nhỏ hơn (n + m - 1) thì bài toán suy biến. Trường hợp này cần chọn 1 ô chưa sử dụng và đặt vào đó 1 giá trị nào đó có giá trị rất nhỏ gần bằng 0, coi đó là ô đã sử dụng và sau đó giải bình thường.

o Trường hợp lượng cung không bằng cầu

Tạo thêm một (những) hàng hoặc cột giả với các ô chi phí vận chuyển đơn vị bằng 0, sau đó tiến hành giải bình thường.

Ví dụ 4: Thông tin về khả năng cung ứng của các cơ sở, nhu cầu của khách hàng và chi phí vận chuyển trên 1 đơn vị sản phẩm đến từng khách hàng của một công ty phân phối hàng tiêu dùng được cho trong bảng sau:

Chi phí vận chuyển đơn vị (USD) Nguồn cung

A B C D Khả năng

Cơ sở 1 4 7 7 1 100 Cơ sở 2 12 3 8 8 200 Cơ sở 3 8 10 16 5 150

Cầu 80 90 120 160

Hãy tìm phương án sao cho tối ưu về chi phí khi phân phối hàng từ các cơ sở của công ty đến khách hàng?

Hướng dẫn:

Bước 1: Tìm giải pháp ban đầu

o Nguyên tắc góc Tây Bắc

Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Địa điểm D Cung

4 7 7 1 Cơ sở 1

80 20 100

12 3 8 8 Cơ sở 2

70 120 10 200

8 10 16 5 Cơ sở 3

150 150

Cầu 80 90 120 160 450

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

65

Tổng chi phí vận chuyển theo phương án này là:

TC = (80 4) + (20 7) + (70 3) + (120 8) + (10 8) + (150 5) = 2.460 USD

o Nguyên tắc trực quan (chi phí đơn vị nhỏ nhất)

A B C D Cung

4 7 7 1 Cơ sở 1

100 100

12 3 8 8 Cơ sở 2

90 110 200

8 10 16 5 Cơ sở 3

80 10 60 150

Cầu 80 90 120 160 450

Tổng chi phí vận chuyển theo phương án này là:

TC = (100 1) + (90 3) + (110 8) + (80 8 ) + (10 16) + (60 5) = 2.350 USD

Bước 2: Kiểm tra tính tối ưu của phương án ban đầu (nguyên tắc trực quan)

o Phương pháp chuyển ô

A B C D Cung

Cơ sở 1 +

- 100 100

Cơ sở 2 90 110 200

Cơ sở 3 - 80 10

+ 60 150

Cầu 80 90 120 160 450

Chi phí cải tiến của ô 1 – A là: (4 + 5) (1 + 8) = 0

Tương tự: Đối với ô 1 – B

A B C D Cung

Cơ sở 1

+ – 100 100

Cơ sở 2 – 90 110

200

Cơ sở 3 80

– 10

+ 60 150

Cầu 80 90 120 160 450

Chi phí cải tiến là: (7 + 5 + 8) (1 + 16 + 3) = 0

Tương tự ô 1–C , chi phí cải tiến là: (7 + 5 ) (1 + 16) = –5

Đối với ô 2–A , chi phí cải tiến là: (12 + 16 ) (8 + 8) = 12

1

12

8

3

10

8

16

8

5

4

12

8

7

3

10

7

8

16

1

8

5

+

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

66

Đối với ô 2–D , chi phí cải tiến là: (8 + 16 ) (8 + 5) = 11

Đối với ô 3–B , chi phí cải tiến là: (10 + 8 ) (16 + 3) = –1

Như vậy, ô 3–B và 1–C có giá trị âm. Giải pháp trên chưa phải là tối ưu, cần

phải chuyển xuống bước tiếp theo để cải tiến và tìm ra phương án tối ưu

o Phương pháp MODI

Ni: là trị số phân bố của hàng i;

Mj: là trị số phân bố của cột j;

Cij: là chi phí đơn vị trong ô ij

Đặt: Ni + Mj = Cij

M1 M2 M3 M4

A B C D Cung

4 7 7 1 N1 Cơ sở 1

100 100

12 3 8 8 N2 Cơ sở 2

90 110 200

8 10 16 5 N3 Cơ sở 3

80 10 60 150

Cầu 80 90 120 160 450

Lập các phương trình cho tất cả các ô đã dùng theo công thức trên ta có:

N1 + M4 = 1 N3 + M1 = 8

N2 + M2 = 3 N3 + M3 = 16

N2 + M3 = 8 N3 + M4 = 5

Giải hệ phương trình trên bằng cách cho N1 = 0,

Từ đó tính được

N2 = – 4; N3 = 4; M4 = 1

M2 = 7; M3 = 12; M1 = 4

Tính chỉ số cải tiến cho các ô chưa dùng theo công thức:

Kij = Cij Ni Mj

Lần lượt ta tính được các ô chưa sử dụng, cụ thể là:

Ô 1–A: C11 N1 M1 = 4 0 4 = 0

Ô 1–B: C12 N1 M2 = 7 0 7 = 0

Ô 1–C: C13 N1 M3 = 7 0 12 = –5

Ô 2–A: C21 N2 M1 = 12 (-4) 4 = 12

Ô 2–D: C24 N2 M4 = 8 (-4) 1 = 11

Ô 3–B: C32 N3 M2 = 10 4 7 = –1

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

67

Bước 3. Cải tiến lời giải ban đầu để tìm phương án tối ưu

A B C D Cung

Nhà máy 1

+ 10

– 90 100

Nhà máy 2

90

110 200

Nhà máy 3 80

+ 70 150

Cầu 80 90 120 160 450

Tổng chi phí vận chuyển theo phương án mới là:

TC = (10 7) + (90 1) + (110 8) + (90 3) + (80 8) + (70 5) = 23.00USD

Tiếp tục lập lại bước 2 để kiểm tra tính tối ưu, nếu như tất cả các chỉ tiêu cải tiến đều lớn hơn hoặc bằng không thì đó là phương án tối ưu.

Trong thực tế người ta có thể dùng các chương trình máy để giải quyết bài toán vận tải này, một trong những chương trình hay được sử dụng đó là Excel. Sau đây sẽ hướng dẫn các bạn học viên sử dụng các công thức của Excel để giải bài toán vận tải, cách thực hiện như sau:

o Tạo một sheet mới ở Excel;

o Nhập chi phí vận chuyển trên 1 đơn vị sản phẩm, nhu cầu từ các địa điểm và khả năng cung ứng của các cơ sở;

o Lập 1 bảng tính theo các công thức tính như bảng dưới đây:

Để chuột vào ô J2, sau đó vào mục TOOLS SOLVER SOLVE để giải (Nếu chưa có SOLVER trên thanh công cụ thì cần vào mục Tools ở trên thanh công cụ và sau đó chọn ADD – INS để bổ sung thêm lệnh SOLVER – ADD IN);

4

12

8

7

3

10

7

8

16

1

8

5

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

68

Nhập các công thức tính như bảng dưới đây:

Bấm lệnh SOLVE sẽ nhận được kết quả

Thực hiện các thao tác như hướng dẫn, ta thấy tổng chi phí vận chuyển của phương án tối ưu sẽ là 2.300 USD và lượng vận chuyển từ các nhà máy tới từng địa điểm A, B, C, D sẽ thấy rõ trong bảng Shipments (vận chuyển).

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

69

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Định vị doanh nghiệp là một công việc quan trọng trong quản trị sản xuất, nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Quyết định định vị doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế như chi phí thấp, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn ảnh

hưởng lâu dài đến sự ổn định của doanh nghiệp.

Bài học này đã nêu nên thực chất, vai trò, các hình thức định vị doanh nghiệp, các nhân tố chủ yếu để định vị doanh nghiệp như điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa - xã hội, điều kiện kinh tế. Các phương pháp định tính và định lượng cũng đã được sử dụng trong bài để phân tích các quyết định định vị doanh nghiệp như phương pháp phân tích chi phí theo vùng, phương pháp tọa độ

trung tâm, phương pháp trọng số giản đơn và phương pháp vận tải.

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

70

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày thực chất và các hình thức định vị doanh nghiệp.

2. Hãy cho biết tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

3. Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng đặt doanh nghiệp.

4. Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng lựa chọn địa điểm định vị doanh nghiệp.

5. Hãy kể tên các phương pháp sử dụng để định vị doanh nghiệp.

6. Trình bày thực chất và ý nghĩa của phương pháp trọng số giản đơn.

7. Hãy nêu các điều kiện để áp dụng bài toán vận tải trong định vị doanh nghiệp.

8. Hãy nêu các giả thiết và các bước thực hiện của phương pháp phân tích chi phí theo vùng.

BÀI TẬP

Bài 1

Một nhà quản trị đang xem xét lựa chọn 1 trong 3 địa điểm để thuê làm trung tâm dạy ngoại ngữ. Ông ta đưa ra 4 nhân tố chính để đánh giá phương án lựa chọn. Bảng dưới đây thể hiện các nhân tố lựa chọn, trọng số và điểm số từng địa điểm:

Điểm số các địa điểm Nhân tố Trọng số

A B C

Thuận đường 0,1 60 80 80

Yên tĩnh 0,1 80 85 90

Chi phí thuê địa điểm 0,5 70 80 76

Mức độ ùn tắc giao thông 0,3 85 85 90

Hãy lựa chọn địa điểm phù hợp nhất?

Bài 2

Một công ty tại Phoenix đang muốn lựa chọn một địa điểm mới để làm kho hàng phân phối trung tâm cho các cơ sở hiện tại. Hãy sử dụng dữ liệu của bảng dưới đây để tìm nơi đặt kho hàng một cách hợp lý nhất.

Vị trí đặt kho hàng Tọa độ trên bản đồ (x,y) Số chuyến xe/ngày

Mesa (10, 5) 3

Glendale (3, 8) 3

Camelback (4, 7) 2

Scottsdale (15, 10) 6

Apache Junction (13, 3) 5

Sun City (1, 12) 3

Pima (5, 5) 10

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

71

Bài 3

Doanh nghiệp A đang cân nhắc xây dựng 1 nhà máy mới tại 4 vùng. Người ta dự kiến chi phí cố định và chi phí biến đổi của 4 vùng dự định đặt nhà máy như sau:

Vùng Chi phí cố định

(USD) Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị

sản phẩm (USD)

A 250.000 11

B 100.000 30

C 150.000 20

D 200.000 35

Hãy xác định vùng để đặt nhà máy ứng với mỗi khoảng quy mô sản xuất nhất định và chọn vùng

tốt nhất để đặt nhà máy sản xuất ứng với sản lượng 8.000 sản phẩm/năm?

Bài 4

Thông tin về khả năng cung ứng của các cơ sở, nhu cầu của khách hàng và chi phí vận chuyển trên 1 đơn vị sản phẩm đến từng khách hàng của một công ty phân phối hàng tiêu dùng được cho trong bảng sau:

Chi phí vận chuyển đơn vị(USD) Nguồn cung

A B C D Khả năng

Cơ sở 1 4 7 7 1 100

Cơ sở 2 12 3 8 8 200

Cơ sở 3 8 10 16 5 150

Cầu 80 90 120 160

Hãy tìm phương án sao cho tối ưu về chi phí khi phân phối hàng từ các cơ sở của Công ty đến khách hàng?

Bài 5

Cho biết nhu cầu, khả năng của từng nhà kho, địa điểm đích và chi phí vận chuyển đơn vị (được ghi trên góc trên cùng bên phải của các ô) từ từng nhà kho tới các điểm đích như sau:

Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3 Khả năng

2 USD 4 USD 2 USD

Nhà kho A 50

4 USD 5 USD 4 USD

Nhà kho B

40

6 USD 3 USD 2 USD

Nhà kho C

30

Cầu ( sản phẩm) 30 30 20

Hãy tìm phương án ban đầu và tính tổng chi phí vận chuyển

v1.0

Bài 4: Định vị doanh nghiệp

72

Bài 6

Cho biết nhu cầu, khả năng của từng nhà kho, địa điểm đến và chi phí vận chuyển đơn vị (được ghi trên góc trên cùng bên phải của các ô) từ từng nhà kho tới các địa điểm đến như sau:

Địa điểm A Địa điểm B Địa điểm C Khả năng

2 USD 8 USD 1 USD

Nhà kho 1 20

4 USD 5 USD 4 USD

Nhà kho 2

25

6 USD 3 USD 2 USD

Nhà kho 3

30

3 USD 2 USD 4 USD

Nhà kho 4 20

Cầu( sản phẩm) 30 30 35

a. Hãy tìm phương án ban đầu?

b. Sử dụng phương pháp MODI để kiểm tra tính tối ưu của phương án ban đầu?

c. Hãy tính tổng chi phí của phương án tối ưu?

v1.0