bÀi 21: phong trÀo yÊu nƯỚc chỐng phÁp cỦa nhÂn dÂn viỆt nam trong nhỮng nĂm...

27
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Sau khi học xong, học sinh cần nắm được. 1. Kiến thức. - Hiểu rõ hoàn cảnh, phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX, trong đó có phong trào Cần Vương và các phong trào đấu tranh tự vệ. - Nắm được diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế,… từ đó rút ra được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm. 2. Tư tưởng. - Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. - Đánh giá đúng trách nhiệm của triều đình phong kiến Nguyễn. - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. - Đề cao tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa. - Bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi. 3. Kỹ năng. - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, trình bày các tư liệu, rút ra nhận xét, đánh giá. - Củng cố kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến các sự kiện có liên quan đến bài học. - Rèn luyện cho học sinh khả năng lập luận, phân tích, so sánh, khái quát hóa, liên hệ và rút ra bài học. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC. - Lược đồ phong trào Cần Vương. 1

Upload: vo-tam-long

Post on 08-Apr-2017

15.322 views

Category:

Education


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.- Sau khi học xong, học sinh cần nắm được.1. Kiến thức.- Hiểu rõ hoàn cảnh, phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX, trong đó có phong trào Cần Vương và các phong trào đấu tranh tự vệ.- Nắm được diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế,… từ đó rút ra được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.2. Tư tưởng.- Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.- Đánh giá đúng trách nhiệm của triều đình phong kiến Nguyễn.- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.- Đề cao tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa.- Bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.3. Kỹ năng.- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, trình bày các tư liệu, rút ra nhận xét, đánh giá.- Củng cố kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến các sự kiện có liên quan đến bài học.- Rèn luyện cho học sinh khả năng lập luận, phân tích, so sánh, khái quát hóa, liên hệ và rút ra bài học.II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.- Lược đồ phong trào Cần Vương.- Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế,…- Tranh, ảnh các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học: vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết,…- Văn thơ yêu nước cuối TK XIX.- SGK – SGV.- Máy chiếu.III. TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC.1. Ổn định lớp.2. Kiểm tra bài cũ.3. Dẫn dắt vào bài mới.- Hai bản hiệp ước Hác măng (1883) và Patơnốt (1884) đã đánh dấu sự đầu hàng hoàn

1

Page 2: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

toàn của nhà nước phong kiến Việt Nam trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Tuy vậy trên thực tế trong triều đình Huế lúc bấy giờ vẫn còn 1 số người yêu nước, do tình thế trước mắt buộc phải ngồi im. Nhưng bên trong vẫn nuôi chí hành động khi có thời cơ, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược. Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX đã diễn ra như thế nào chúng ta cùng đi vào bài học “Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối TK XIX”.4. Tổ chức các hoạt đông dạy – học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm

* Hoạt động 1: Câu hỏi: Nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế ?- Sau hiệp ước Hác măng và Patơnốt, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc Kì và Trung Kì.- Sự bất bình và phẫn uất trong nhân dân, đặc biệt trong các sĩ phu, văn thân yêu nước dâng cao.- Phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi, với các toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương… gây cho Pháp nhiều thiệt hại.- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động.GV: Cho HS xem hình Tôn Thất Thuyết và giới thiệu những nét chính về Tôn Thất Thuyết.- Tôn Thất Thuyết (1835 -1913) quê ở thôn Phú Môn, xã Xuân Long (Huế), là 1 người trong hoàng tộc từng giữ nhiều chức vụ lớn nhỏ. Sau khi vua Tự Đức mất ông trở thành 1 trong 3 vị phụ chính đại thần (cùng với Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường), giữ chức Thượng thư Bộ binh, nắm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1883-1884, triều đình kí 2 hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Ông đã đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình, chuẩn bị lực lượng để đánh giặc giành lại chủ

I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ.1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.+ Nguyên nhân- Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành cơ bản xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc và Trung kỳ.- Phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra sôi nỗi. Dựa vào đó, phe chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã mạnh tay hành động.

2

Page 3: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

quyền.- Kiên quyết phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp như: Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi lúc mới 14 tuổi. Thẳng tay trừng trị quan lại thân Pháp: Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành, Gia Hưng quận vương,… chuẩn bị lực lượng, mở “đường thượng đạo”, xây dựng hệ thống sơn phòng dọc theo sườn đông Trường Sơn, ra sức tích trữ lương thảo, vũ khí. Lợi dụng Hiệp ước năm 1884 không có điều khoản nào đề cập đến quân đội triều đình để ráo riết tuyển mộ, tổ chức và đẩy mạnh huấn luyện các đội quân Phấn Nghĩa và Đoàn Kiệt.- Người Pháp đã từng nhận xét ông: “lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận 1 sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc”.Câu hỏi: Những hành động của phe chủ chiến nhằm mục đích gì ?- Những hành động của phe chủ chiến nhằm mục đích là chuẩn bị cho cuộc phản công vào quân Pháp tại HuếCâu hỏi: Trước hành động của phe chủ chiến thì thực dân Pháp đã có những động thái nào?- Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình ( Ngày 31/3/1885, đúng một ngày sau khi nội các Pheri đổ vì thảm bại ở Lạng Sơn của quân Pháp, Hạ nghị viện Pháp thông qua 500 triệu phơrăng cho ngân sách tiếp tục xâm lược Việt Nam. Nội các Bờritxông (Brisson) lên thay vẫn tiếp tục đường lối mở rộng thuộc địa của nội các Pheri và đã gửi sang Việt Nam thêm 6000 quân. Ngày 31/5/1885, Pháp cử tướng Cuốcxy sang Việt Nam nắm toàn quyền quân sự và chính trị. Nhằm loại bỏ phái chủ chiến, Cuốcxy gửi thư mời các viên phụ chính qua sông tới

3

Page 4: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

tòa Khâm sứ để thảo luận về việc triều yết vua Hàm Nghi và trình quốc thư, nhân dịp đó sẽ giữ lại Tôn Thất Thuyết không cho về. Nhưng Tôn Thất Thuyết đã cáo bệnh không đi, chỉ có một mình Nguyễn Văn Tường sang) - Biết được âm mưu của Pháp, phe chủ chiến buộc phải ra tay hành động trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.Câu hỏi: Em nghĩ gì khi phe chủ chiến hành động vào lúc này ?- Phe chủ chiến ở vào thế bất đắc dĩ phải hành động trước trong khi có sự chuẩn bị thật hoàn chỉnh. - Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng bước sang phần b: Diễn biến.GV sử dụng lược đồ kinh thành Huế (1885) trình bày cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến.- Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, trong khi Cuốcxy đang tổ chức yến tiệc tại tòa Khâm sứ ở Huế, Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho 2 đạo quân của triều đình cùng nổ súng vào các căn cứ Pháp tại Huế. - Đạo thứ nhất do Tôn Thất Lệ (em Tôn Thất Thuyết) chỉ huy vượt qua sông Hương đánh tòa khâm sứ Pháp. - Đạo thứ hai do Trần Xuân Soạn chỉ huy đánh vào đồn Mang Cá.- Bị đánh bất ngờ, lúc đầu quân địch hoảng loạn nhưng sau đó chúng đã điều chỉnh lực lượng, mở cuộc phản công chiếm kinh thành Huế. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút. - Rạng sáng 5-7, quân Pháp phản công, chúng đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã

+ Diễn biến:- Đêm mồng 4, rạng sáng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công tòa Khâm sứ và đồn Mang cá.

- Sáng ngày 5/7/1885, Pháp phản công.- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở (Quảng Trị).

4

Page 5: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

man những người dân vô tội. - Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do đó, từ đấy về sau, hằng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 5/7 (nhằm ngày 23/5 âm lịch) làm ngày giỗ chung.Vào những ngày cuối tháng 5 này, hầu như tất cả mọi ngôi nhà ở Huế đều thay nhau bày bàn thờ trước của nhà mình để cúng, không những ở từng nhà mà từng ngã ba, ngã tư đường, từng góc xóm nhỏ đều như vậy. Đó chính là lễ cúng âm hồn cho những nạn nhân đã mất trong ngày thất thủ kinh đô Huế.Câu hỏi: Tại sao cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế của phái chủ chiến lại thất bại nhanh chóng như vậy ?- Ta chuẩn bị vội vã, thiếu sự chu đáo.- Thực dân Pháp còn mạnh, có sự chuẩn bị và trang bị kĩ càng.- GV : Giảng giải hình ảnh vua Hàm Nghi bị bắt, chiếu Cần Vương.- Trước tình hình đó Tôn Thất Thuyết buộc phải đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.Câu hỏi: Em hiểu thế nào là Cần Vương và việc xuống chiếu Cần Vương nhằm mục đích gì?Cần : Giúp đỡVương : Vua- Cần Vương là giúp Vua cứu nước giành độc lập cho dân tộc.- Mục đích của chiếu Cần Vương: Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước giành độc lập cho dân tộc.Câu hỏi: Việc ban chiếu Cần Vương có tác dụng

- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân vì vua kháng chiến.

+ Ý nghĩa:- Phong trào Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân, tạo nên phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, kéo dài

5

Page 6: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

gì?- Khẩu hiệu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt.* Hoạt động 2: - GV: Dẫn dắt chuyển ý.- Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào sôi nổi kéo dài hơn 10 năm. Vậy phong trào sẽ diễn ra như thế nào chúng ta sang mục 2: . Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.- Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7/1885 và phát triển qua 2 giai đoạn:- Giai đoạn 1: Từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (1885-1888).- Giai đoạn 2: Kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1888-1896).GV: Chia lớp thành 4 nhóm, tương ứng với 4 dãy để thảo luận.Các nhóm dựa vào SGK, suy nghĩ và trả lời những yêu câu của giáo viên.- Nhóm 1: Tìm hiểu về lãnh đạo, lực lượng tham gia, quy mô, diễn biến, kết quả của giai đoạn từ 1885 – 1888?- Nhóm 2: Tìm hiểu về lãnh đạo, lực lượng tham gia, quy mô, diễn biến, kết quả của giai đoạn từ 1888 – 1896 ?- Nhóm 3: Rút ra đặc điểm của 2 giai đoan. - Nhóm 4: nhận xét kết quả 3 nhóm trên.GV:- Nhóm 1: Giai đoạn từ 1885 – 1888+ Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. Ngoài ra còn có các tướng tài như Trần Xuân Soạn, Phạm Tường, Trần Văn Định,…+ Lực lượng tham gia: Đông đảo tầng lớp nhân

hơn 10 năm.

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.

- Từ năm 1885 đến năm 1888+ Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.+ Lực lượng tham gia: Đông đảo tầng lớp nhân dân.

6

Page 7: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

dân, có cả đồng bào dân tộc thiểu số.+ Quy mô: Rộng lớn từ bắc vào nam, song nổi bật nhất chủ yếu ở Bắc Kì, Trung Kì.Câu hỏi: Tại sao phong trào Cần Vương không diễn ra ở Nam Kì ?- Vì Nam Kì đã bị Pháp thôn tính và đã trở thành thuộc địa của Pháp từ trước.+ Diễn biến: Hằng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, tiêu biểu như: Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892) của Nguyễn Thiện Thuật, Ba Đình (1886 – 1887) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, Hương Khê (1885- 1896) của Phan Đình Phùng...+ Kết quả: Phong trào Cần Vương khiến thực dân Pháp phải đối phó vất vả. Sợ không thực hiện được yêu cầu ổn định tình hình Việt Nam của Chính phủ và Quốc hội Pháp, thực dân Pháp quyết tâm bắt bằng được vua Hàm Nghi hòng dập tắt phong trào. Chúng đã mua chuộc tên Trương Quang Ngọc là người thân cận của vua Hàm Nghi. Đêm 20/10/1888, Trương Quang Ngọc đã dẫn thủ hạ đến bắt vua giữa lúc mọi người đang ngủ say, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc.- GV: cung cấp thêm thông tin sự biến vua Hàm Nghi bị Bắt. Sau khi bắt được vua Hàm Nghi tại căn cứ Hương Khê (Hà Tĩnh), thực dân Pháp đã đưa vua về Huế và tìm mọi cách thuyết phục nhà vua trẻ cộng tác với Pháp làm bù nhìn, chúng đề nghị đưa vua về Huế gặp gia đình, thăm vua Đồng Khánh nhưng vua đã thẳng thắn khước từ: “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ anh chị em nữa”.- Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đã đày vua đi an trí tại An-giê-ri (thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi). Khi đó ông mới 17 tuổi. Tuy vậy ông vẫn giữ vững khí tiết, đau đáu trông về quê hương đất nước.

+ Quy mô: Chủ yếu ở Bắc Kì và Trung Kì+ Diễn biến: Khởi nghĩa Bãi Sậy (Nguyễn Thiện Thuật), Ba Đình (Phạm Bành và Đinh Công Tráng), Hương Khê (Phan Đình Phùng)…+ Kết quả: Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và đày sang An – giê – ri.+ Đặc điểm: Quy mô bùng phát mạnh mẽ, rộng khắp trên phạm vi cả nước. Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

7

Page 8: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

Ông mất năm 1943, thọ 71 tuổi.- Nhóm 3: Cử đại diện trả lời đặc điểm của giai đoạn một (1885 – 1888).+ Đặc điểm: Là giai đoạn bùng phát mạnh mẽ, rộng khắp trên phạm vi cả nước. Phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. - Nhóm 2: Giai đoạn 2: 1888 – 1896+ Lãnh đạo: Giai đoạn này không còn sự chỉ đạo của triều đình, chỉ còn các văn thân sĩ phu yêu nước. Nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển quyết liệt.+ Quy mô: Bị thu hẹp thành các trung tâm lớn. Địa bàn chủ yếu ở vùng Trung du và Miền núi như (Hương Sơn - Hương Khê ở Hà Tĩnh, Ba Đình - Hùng Lĩnh ở Thanh Hóa…)Câu hỏi: Tại sao các cuộc khởi nghĩa lại chuyển căn cứ lên vùng trung du miền núi ?- Do bị thực dân Pháp càn quét dữ dội cho nên phong trào bị thu hẹp ở đồng bằng và chuyển lên hoạt động ở trung du, miền núi. - Lợi dụng địa hình, địa vật để có thể kháng chiến lâu dài.+ Diễn biến: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh ( Tống Huy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa), Hương Khê (Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía Tây tỉnh Hà Tỉnh)…+ Kết quả: Khi tiếng súng kháng chiến đã im lặng trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895 - đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.- Nhóm 3: Cử đại diện trả lời đặc điểm của giai đoạn hai (1888 – 1896).+ Đặc điểm: Không còn sự chỉ đạo của triều đình kháng chiến. Phong trào trong giai đoạn này vẫn mang tính chất địa phương, chưa liên kết và phát

- Từ năm 1888 đến năm 1896+ Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.+ Quy mô: Thu hẹp và quy tụ thành các trung tâm lớn, hoạt động chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi.+ Diễn biến: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (Tống Huy Tân), Hương Khê (Phan Đình Phùng)…+ Kết quả: Năm 1896, phong trào bị thất bại.+ Đặc điểm: Không còn sự chỉ đạo của triều đình. Phong trào mang tính chất địa phương, chưa liên kết và phát triển thành một phong trào có quy mô toàn quốc.

8

Page 9: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

triển thành một phong trào có quy mô toàn quốc.Câu hỏi 1: Tại sao các phong trào này đều thất bại ? Qua hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương em có nhận xét gì ?- Chiếu Cần Vương đã quy tụ được sự ủng hộ của văn thăn và sĩ phu yêu nước, cùng nhân dân đã làm nên Phong trào Cần Vương, từ đó các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục, sôi nổi và gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Nhưng các phong trào nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết, kết cục là bị thực dân Pháp đàn áp.Câu hỏi 2: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Sự việc đó nói lên điều gì? - Sau khi vua bị bắt, tính chất Cần Vương, phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước vẫn còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta. Vì vậy phong trào vẫn tiếp tục diễn ra kể cả sau khi vua bị bắt. Như vậy, “Cần vương” chỉ là danh nghĩa khẩu hiệu, còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu vì vậy phong trào Cần vương mang tính dân tộc sâu sắc.* Hoạt động 3:- Để có thể hiểu hơn về phong trào Cần Vương, chúng ta cùng tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào này ở tiết sau phần II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX. - Chia lớp thành 4 nhóm: Yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về một cuộc khởi nghĩa (dựa trên những gợi ý giáo viên đưa ra).- Nhóm 1: Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)+ Lãnh đạo:+ Địa bàn:+ Hoạt động chủ yếu:+ Kết quả:

II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX.

9

Page 10: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

+ Ý nghĩa:- Nhóm 2: Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)+ Lãnh đạo:+ Địa bàn:+ Hoạt động chủ yếu:+ Kết quả:+ Ý nghĩa:- Nhóm 3+4: Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)+ Lãnh đạo:+ Địa bàn:+ Hoạt động chủ yếu:+ Kết quả:- GV mời đại diện của nhóm một trình bày.- Nhóm 1: Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)- GV: giới thiệu đôi nét về Căn cứ Bãi Sậy.- Bãi Sậy là một vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ của tỉnh Hưng Yên. Trước kia là những cánh đồng rộng mênh mông, rất màu mỡ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bãi Sậy có vị trí rất trọng yếu, án ngữ những tuyến thủy, bộ quan trọng của vùng tả ngạn Sông Hồng. Tuy là vùng đồng bằng nhưng rất hiểm trở bởi những cánh rừng lau sậy rộng lớn, um tùm, sình lầy, cộng vào đó là hệ thống hầm chông, cạm bẫy của nghĩa quân đã làm cho vùng này càng trở nên bí hiểm với những câu chuyện “ cỏ biết cắn ”, “ rắn hai đầu”…+ Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật (Hình ảnh sgk trang 129)( Điều kiện tự nhiên ở Bãi Sậy rất thuận lợi cho nghĩa quân ẩn náu cũng như khi tiến hành tấn công giặc, đặc biệt khi chống giặc càn quét. Do đó, Nguyễn Thiện Thuật khi phát động khởi nghĩa đã chọn nơi này làm căn cứ, để từ đây nghĩa quân có thể xuất phát đánh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh…rồi tả ra khắp vùng tả ngạn, khiến

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)+ Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật.+ Địa bàn: Từ Bãi Sậy đã lan ra nhiều địa phương như: Hưng yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định.+Hoạt động chủ yếu: - Từ 1885 – 1887, xây dựng căn cứ và tổ chức.- Từ 1888 – 1982, chiến đấu quyết liệt chống Pháp. + Kết quả: Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc. Năm 1892, phong trào đi đến thất bại.+ Ý nghĩa: Để lại nhiều kinh nghiệm tác chiến.- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)( Đọc thêm)- Khởi nghĩa Hương khê (1885 – 1896)+ Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.+ Địa bàn: Bốn tỉnh Bắc Trung Kì. + Hoạt động chủ yếu: - Từ 1885 – 1888, chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí.

10

Page 11: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

địch không thể lường trước được).- GV: giới thiệu đôi nét về nhân vật Nguyễn Thiện Thuật: Nguyễn Thiện Thuật ( 1844 – 1926), quê ở Hưng Yên. Ông là một nhà yêu nước, một trong những người lãnh đạo nổi tiếng trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Năm 1852, ông đỗ tú tài, năm 1871, ông đậu cử nhân và sau đó làm tri phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Năm 1885, khi kinh thành Huế bị thất thủ, ông đưa vua Hàm Nghi lập chiến khu Tân Sở ( Quảng Trị) để chống Pháp, sau đó ông được thăng chức.- Ngày 12/11/1889, nghĩa quân do ông chỉ huy đánh chiếm được tỉnh Hải Dương và uy hiếp các tỉnh lân cận. Lúc bấy giờ Pháp tấn công căn cứ Bãi Sậy của ông. Sau những đợt tấn công của địch, ông cho phân tán lực lượng để một số về quê, còn ông rút sang Trung Quốc ẩn náu ở nhà Lưu Vĩnh Phúc. Ông mất vào tháng 6/1926.+ Địa bàn: Từ Bãi Sậy đã lan ra nhiều địa phương như: Hưng yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định.Câu hỏi: Ngoài căn cứ ở Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ ở đâu ? Hình thức đấu tranh tiêu biểu của khởi nghĩa Bãi Sậy là gì?- Ngoài căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn (Hải Dương) do Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu) phụ trách.- Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà phiến chế thành những phân đội nhỏ khoảng từ 20 – 25 người, tự trang bị vũ khí và trộn vào dân để hoạt động => Khác với đấu tranh trước đây, khởi nghĩa Bãi Sậy là nghệ thuật đánh du kích. Đây là lối đánh cơ động, phù hợp với địa thế của ta, và dễ dàng đối phó với đội quân chính quy của Pháp.- Giáo Viên kết hợp chiếu lược đồ khởi nghĩa Bãi

- Từ 1888 – 1896, chiến đấu quyết liệt.+ Kết quả: - Cuối 1893, nghĩa quân bị bao vây, cô lập, Cao Thắng hy sinh. - Năm 1896, cuộc khởi nghĩa thất bại. + Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất.

11

Page 12: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

Sậy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa.+ Diễn biến:- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.- Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .- Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp+ Kết quả:- Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng nghĩa quân giảm sút nhiều, Nguyễn Thiện Thuật đến căn cứ Hai Sông, sau sang Trung Quốc, rồi mất tại đó năm 1926.- Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị đày sang An-giê-ri.- Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế.+ Ý nghĩa: - Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân Bắc Kì. Để lại nhiều kinh nghiệm tác chiến ở Đồng bằng. ( Khởi nghĩa Bãi Sậy gây cho Pháp và tay sai Pháp nhiều thiệt hại, đồng thời kế tục truyền thống yêu nước, bất khuất của ông cha ta, cổ vũ nhân dân đứng lên tiếp tục đấu tranh. Nó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm tác chiến ở vùng đồng bằng).

GV giúp HS nắm một số nội dung chính của mục 2: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) (Đọc thêm)+ Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

12

Page 13: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

+ Địa bàn: Được xây dựng ở ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ( Huyện Nga Sơn – Thanh Hóa).+ Hoạt động chủ yếu: Lực lượng có khoảng 300 người, và đông đảo dân đại phươg tham gia. Chặn đánh các đoàn xe vận tải và các toán lính của địch.+ Kết quả: Pháp tấn công nhiều lần nhưng bị thất bại. Ngày 21/1/1887, địch chiếm được căn cứ. Các thủ lĩnh bị bắt hoặc tự sát. Cuộc khởi nghĩa thất bại.+ Ý nghĩa: Khởi nghĩa Ba Đình được coi là điển hình của lối đánh chiến tuyến cố định.Câu hỏi: Hãy so sánh cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy với nghĩa quân Ba Đình có điểm gì khác nhau?- Khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là đánh chiến tuyến. - Còn nghĩa quân Bãi Sậy phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.- Nhóm 2: Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)- Hương Khê là một huyện vùng núi phía Tây tỉnh Hà Tĩnh.+ Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.+ Địa bàn: Hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính là Nghệ An – Hà Tĩnh. - GV: kết hợp chiếu lược đồ khởi nghĩa Hương Khê trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa.+ Diễn biến:- Giai đoạn 1885 – 1888, chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí (súng trường) tích lương thực,…

13

Page 14: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

- Giai đoạn từ 1888 – 1896, bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Từ năm 1889, liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.+ Kết quả: - Từ cuối 1893, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn. Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Lu (Thanh Chương) tháng 10/1893.- Trong một trận đánh ác liệt, Phan Đình Phùng hi sinh 28/12/1895, sang năm 1896 những thủ lĩnh cuối cùng rơi vào tay giặc –> Khởi nghĩa thất bại.+ Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.Câu hỏi: Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương?- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần vương.+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.+ Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo; đào đắp công sự liên hoàn.+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.- Nhóm 3+4: Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913)- Trong phong trào dân tộc cuối thế kỉ XIX, song song với các cuộc đấu tranh Cần Vương còn có các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân và đồng bào miền núi.- Theo bước chân xâm lược của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân ta nổ ra từ đồng bằng, rồi lan dần lên trung du, miền núi. Trong

- Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913)+ Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám.+ Địa bàn: Yên Thế ( Bắc Giang)+ Hoạt động chủ yếu: - Từ 1884 – 1892: Do Đề nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.- Từ 1893 – 1897: Do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.

14

Page 15: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

hàng loạt cuộc nổi dậy của nông dân cuối thế kỉ XIX, nổi bật nhất là phong trào nông dân Yên Thế.+ Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám.- GV: giới thiệu đôi nét về Căn cứ Yên Thế.- Căn cứ Yên Thế ở phía Tây Bắc Giang, có diện tích rộng chừng 40 đến 50 km2, gồm đồi là chủ yếu, có cây cối rậm rạp, gò bụi um tùm. Từ đây có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên...- GV: kết hợp chiếu lược đồ khởi nghĩa Yên Thế trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa.+ Diễn biến- Giai đoạn 1884 – 1892: Tại vùng Yên Thế (Bắc Giang) có hàng chục toán quân hoạt động riêng lẻ chống chính sách cướp bóc bình định của thực dân Pháp, thủ lĩnh uy tín nhất là Đề Nắm, nghĩa quân đã xây dựng 7 hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế. Tháng 3/1892 Pháp tấn công, Đề Nắm bị sát hại.- Giai đoạn 1893 – 1897: Do Đề Thám lãnh đạo, giảng hoà với Pháp 2 lần nhưng bên trong vẫn ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng làm chủ 4 tổng Bắc Giang: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng).- Giai đoạn 1898 – 1908: Trong 10 năm hoà hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.- Giai đoạn 1909 – 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.+ Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.+ Ý nghĩa:- Trong quá trình tồn tại, phong trào đã kết hợp được yêu cầu độc lập với nguyện vọng của nhân dân.- Khởi nghĩa là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nói lên ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của

- Từ 1898 – 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.- Từ 1909 – 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.+ Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. + Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

15

Page 16: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

nông dân.Câu hỏi: Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương?+ Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương là:- Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình.- Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họp về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương.

IV. SƠ KẾT BÀI HỌC.1. Củng cốBài tập: trò chơi ô chữ- Câu 1: (có 6 chữ cái ) Đêm mùng 4, rạng sáng mồng 5/7/1885, quân của Tôn Thất Thuyết tấn công vào …Pháp và đồn Mang Cá ở Huế. Khâm Sứ- Câu 2: (có 5 chữ cái ) Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra….? Tân Sở- Câu 3: ( có 8 chữ cái) Tháng 7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu…, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân vì vua kêu nước. Cần Vương- Câu 4: ( có 6 chữ cái), Ai là người xây dựng căn cứ Hai Sông ( Hải Dương)? Đốc Tít- Câu 5: ( có 7 chữ cái) Bãi sậy thuộc tỉnh nào? Hưng Yên

16

Page 17: BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

2. Dặn dò- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài.- Đọc bài trước nội dung tiếp theo của bài trước khi lên lớp.

TPHCM, ngày 8 tháng 03 năm 2016

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập

Cô Đoàn Thị Ái Nhi Nguyễn Ngọc Trầm

17