bÀi 2 thuẾ xuẤt khẨu, nhẬp khẨu - …eldata11.topica.edu.vn/hoclieu/acc401/pdf...

41
v1.0013103225 1 BÀI 2 THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ths. Nguyễn Minh Đức

Upload: phungkhanh

Post on 19-Jul-2018

232 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

v1.0013103225

1

BÀI 2THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Ths. Nguyễn Minh Đức

v1.0013103225

2

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Nhà đầu tư Nga quyết định thành lập doanh nghiệp lấy tên là Công ty cổ phần

đầu tư Việt Nga và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2009.

Sau khi làm các thủ tục đăng ký đăng kinh doanh, đăng ký mã số thuế. Doanhnghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài theo mức vốn điều lệ là 2 tỷđồng. Hoạt động kinh doanh đầu tiên của Công ty là nhập khẩu một lô hàng

gồm 500 chai rượu vang với giá CIF tại cảng Hải Phòng là 25$/chai, trong đóchi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế cho cả lô hàng là 1.200$. Để nhận lôhàng trên công ty phải làm các thủ tục hải quan và phải nộp thuế nhập khẩu.

Vậy các thủ tục là gì và số thuế nhập khẩu mà công ty phải nộp là bao nhiêu,các kiến thức của bài 2 sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên.

v1.0013103225

3

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Nắm được bản chất và các đặc điểm

cơ bản của thuế xuất khẩu,nhập khẩu.

• Nắm được các qui định về đối tượngnộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối

tượng không chịu thuế.

• Hiểu và vận dụng các phương phápxác định trị giá giao dịch tính thuếđể tính số thuế nhập khẩu phải nộp.

• Nắm được các qui định về miễn,

giảm, kê khai, truy thu và nộp thuếxuất khẩu, nhập khẩu.

v1.0013103225

4

HƯỚNG DẪN HỌC

• Ôn lại các kiến thức đã học ở bài 1, chú

trọng nội dung về các yếu tố cấu thànhmột sắc thuế và các qui định đăng ký kêkhai thuế trong phần quản lý thuế.

• Nghiên cứu nội dung bài giảng

powerpoint, để nắm được những vấn đềcơ bản về sắc thuế này.

• Nghiên cứu các văn bản qui định về việcthực hiện thuế xuất nhập khẩu.

• Làm các bài tập và trả lời các câu hỏi.

• Tìm đọc các tình huống thực tế về thuế

xuất nhập khẩu.

v1.0013103225

5

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của

thuế xuất nhập khẩu.

2. Đối tượng nộp thuế.

3. Đối tượng chịu thuế và đối tượngkhông chịu thuế.

4. Cách tính.

5. Miễn thuế, xét miễn thuế, giảmthuế, hoàn thuế, truy thu thuế.

6. Kê khai, nộp thuế.

NỘI DUNG BÀI HỌC

v1.0013103225

6

1.1. KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

Thuế xuất, nhập khẩu là sắc

thuế đánh vào hàng hoá xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu trongquan hệ thương mại quốc tế.

v1.0013103225

7

1.2. ĐẶC ĐIỂM THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU

• Là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

• Gắn liền với hoạt động ngoại thương.

• Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế.

v1.0013103225

8

1.3. VAI TRÒ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

• Đảm bảo số thu cho ngân sách.

• Bảo hộ sản xuất trong nước.

• Kiểm soát hoạt động ngoại thương.

v1.0013103225

9

2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

• Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất, nhập

khẩu thuộc đối tượng chịu thuế, cụ thể là:

Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Tổ chức nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.

• Đối tượng được uỷ quyền, bảo lãnh, nộp thay thuế bao gồm:

Đại lý làm thủ tục hải quan được đối tượng nộp thuế uỷ quyềnnộp thay thuế xuất nhập khẩu;

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phátnhanh quốc tế nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;

Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo qui định

của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh, nộp thay thuế cho đốitượng nộp thuế.

v1.0013103225

10

Công ty TNHH A ủy thác cho công ty

cổ phần B nhập khẩu một thiết bị sảnxuất trị giá 150.000 USD. Vậy chủthể nộp thuế nhập khẩu là ai? Chứng

từ nộp thuế nhập khẩu mang têncông ty A hay công ty B?

Đáp án: Công ty B.

VÍ DỤ

v1.0013103225

11

3. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ

• Đối tượng chịu thuế:

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửakhẩu biên giới Việt Nam;

Hàng hoá được đưa từ thị trường trongnước vào khu phi thuế quan, từ khu phithuế quan vào thị trường trong nước;

Hàng hoá mua bán trao đổi khác đượccoi là hàng hoá, xuất khẩu, nhập khẩu.

• Đối tượng không chịu thuế:

Hàng hoá xuất nhập khẩu vì mục đíchnhân đạo, không mang tính kinh doanh;

Hàng hóa xuất nhập khẩu không chịuthuế theo thông lệ quốc tế;

Hàng hoá xuất nhập khẩu thể hiện quanđiểm ưu đãi của Nhà nước đối với mộtsố hoạt động sản xuất kinh doanh.

v1.0013103225

12

4. CÁCH TÍNH THUẾ

4.1. Cách tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm.

4.2. Cách tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất tuyệt đối.

v1.0013103225

13

4.1. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THEO TỶ LỆ PHẦN TRĂM

Công thức tính:

Số thuế

XK, NK

phải nộp

=

Số lượng

hàng hoá

XK, NK

(a)

X

Trị giá tính thuế

trên một đơn vị

hàng hoá

(b)

X

Thuế suất

thuế XK, NK

(c)

v1.0013103225

14

4.1.1. SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU

Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Là số lượng từng mặt hàng

thực tế xuất khẩu, nhập khẩu được ghi trên tờ khai hải quan.

v1.0013103225

15

4.1.2. TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

Trị giá tính thuế:

Đối với hàng xuất khẩu: Là giá FOB hoặc giá DAF

Ví dụ 1:

Công ty cà phê Trung Nguyên xuất khẩu lô hàng gồm 5 container cà

phê hộp sang Hàn Quốc. Hai bên thanh toán theo giá mua tại cảngPusan, Hàn Quốc. Chi phí vận chuyển quốc tế là 500USD/container.Chi phí bảo hiểm cho cả lô hàng hóa là 1700 USD. Tổng giá trị hợp

đồng là 25.000 USD. Hãy xác định trị giá tính thuế của lô hàng xuấtkhẩu trên.

Đáp án:

Trị giá tính thuế xuất khẩu = 25.000 - 5 x 500 – 1700 = 20.800 (USD)(Giá FOB)

v1.0013103225

16

Ví dụ 2:

Công ty lương thực miền Bắc xuất

khẩu 1000 tần gạo sang TrungQuốc, giá thanh toán tại cửa khẩuTân Thanh là 410 USD/tấn. Chi phí

vận chuyển từ kho đến cửa khẩu là50.000 đ/tấn. Xác định giá tínhthuế xuất khẩu, biết rằng tỷ giá

1USD = 17.500 VNĐ.

Đáp án:

Trị giá tính thuế xuất khẩu là 410USD (giá DAF)

4.1.2. TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ (Tiếp theo)

v1.0013103225

17

Đối với hàng nhập khẩu: Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu

nhập khẩu đầu tiên theo hợp đồng; được áp dụng tuần tự 6 phươngpháp xác định trị giá tính thuế hàng NK dưới đây và dừng ngay ởphương pháp nào xác định được trị giá:

Phương pháp trị giá giao dịch;

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK giống hệt;

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK tương tự;

Phương pháp trị giá khấu trừ;

Phương pháp trị giá tính toán;

Phương pháp suy luận.

4.1.2. TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ (Tiếp theo)

v1.0013103225

18

(1) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

Cách xác định:

Trị giá giao dịch được xác định bằng tổng số tiền người mua thực tế đã

thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bánđể mua hàng hóa nhập khẩu bao gồm các khoản:

Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại ( đã trừ giảm giá, chiết khấu).

Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giámua ghi trên hóa đơn tiền mặt, bao gồm:

Tiền trả trước, tiền đặt cọc;

Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền

người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán,khoản tiền được hoán bằng cách bù trừ nợ.

Giá tính

thuế=

Trị giá

giao dịch+

Các khoản

điều chỉnh tăng

-Các khoản

điều chỉnh giảm

v1.0013103225

19

(1) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (tiếp theo)

Các khoản điều chỉnh tăng (các khoản phải cộng):

• Điều kiện của các khoản phải cộng:

Do người mua thanh toán và chưa được tính trong giá thực tế đã trả

hay sẽ phải trả;

Liên quan trực tiếp đến hàng nhập khẩu.

• Nội dung các khoản cộng:

Tiền hoa hồng, phí môi giới (trừ hoa hồng mua hàng);

Tiền bao bì được coi là đồng nhất với hàng nhập khẩu;

Chi phí đóng gói hàng hoá;

Trị giá hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảmgiá cho người bán để sản xuất và bán hàng xuất khẩu đến Việt Nam;

Tiền bản quyền, phí giấy phép;

Các khoản tiền người NK phải trả từ số tiền thu được sau khi sử dụngđịnh đoạt hàng NK được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức;

Chi phí vận chuyển và các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển

hàng NK đến địa điểm nhập khẩu;

Chi phí bảo hiểm hàng hoá đến địa điểm nhập khẩu.

v1.0013103225

20

(1) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (tiếp theo)

Các khoản điều chỉnh giảm (các khoản được trừ):

• Điều kiện của các khoản được trừ :

Nằm trong trị giá giao dịch;

Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp.

• Nội dung các khoản được trừ:

Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng

hoá: lắp đặt, bảo dưỡng, tư vấn kỹ thuật…

Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa Việt Nam;

Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam;

Tiền lãi phải trả liên quan đến việc mua hàng nhập khẩu.

v1.0013103225

21

(1) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (tiếp theo)

Ví dụ:

Công ty cổ phần Thiên Phong nhập khẩu 500 chiếc tủ lạnh của một

công ty tại Malaysia, theo thỏa thuận giá mua trên hóa đơn chưa baogồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 125USD/chiếc. Côngty đã thuê vận chuyển từ Malaysia về cảng Hải Phòng với chi phí là

10.500 USD cho cả lô hàng và mua phí bảo hiểm quốc tế cho cả lôhàng là 5000 USD. Lô hàng đủ điều kiện để xác định giá tính thuếtheo phương pháp trị giá giao dịch.

Hãy xác định giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch biết

rằng: Chi phí vận chuyển từ cảng về kho là: 25.000.000

Đáp án:

Giá tính thuế = 500 * 125 + 10.500 + 5.000 = 23.000 USD

v1.0013103225

22

(1) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (tiếp theo)

Ví dụ 2:

Công ty A nhập khẩu một dây chuyền sản xuất :

• Giá mua trên hoá đơn: 199.000$, số tiền này phải thanh toán cho

bên XK làm 3 lần chưa kể số tiền đăt cọc 20.000USD ngay khi kýhợp đồng, lần thứ nhất là 75.000USD, lần thứ hai là 75.000USD, lầnthứ ba 29.000USD, mỗi lần nhau 4 tháng, số tiền trên bao gồm tiền

lãi mua trả chậm là 5.500$.

• Các khoản chi phí khác ngoài giá mua trên hoá đơn:

Chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng đến cửa khẩu nhập:15.000$.

Chi phí vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho: 25 triệu đồng.

Chi phí lắp đặt, chạy thử là 55 triệu đồng.

Xác định trị giá tính thuế NK của lô hàng theo phương pháp trị giágiao dịch ?

v1.0013103225

23

Đáp án:

Trị giá giao dịch:

Giá mua trên hoá đơn 199.000USD

Các khoản phải cộng

Chi phí vận chuyển, bảo hiểm đến cửa khẩu 15.000USD

Các khoản được trừ

Tiền lãi trả chậm 5.500USD

Trị giá tính thuế là

199.000 + 15.000 – 5.500 = 208.500 USD

(1) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (tiếp theo)

v1.0013103225

24

(1) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (tiếp theo)

Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch:

• Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa

(hoặc có một số hạn chế nhưng không ảnh hưởng đến giá thựcthanh toán của hàng hóa đó).

• Giá cả, hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những ĐK dẫn đếnviệc không xác định được trị giá tính thuế của HH.

• Sau khi bán, chuyển nhượng, sử dụng hàng hóa nhập khẩu, người

mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu đượctừ việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại (không kể cáckhoản phải cộng theo qui định).

• Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt. Nếu có thì

mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

v1.0013103225

25

(2) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH CỦA HÀNG HÓA NHẬP KHẨU GIỐNG HỆT

• Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa giống nhau về

mọi phương diện:

Đặc điểm vật chất: Bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành;

Phương pháp chế tạo;

Tính chất, mục đích sử dụng;

Chất lượng của sản phẩm, danh tiếng của sản phẩm…

v1.0013103225

26

Ví dụ:

Công ty Đại Thành khai báo nhập khẩu một lô hàng là sản phẩm cơ khí đặt

sản xuất tại công ty A ở Trung Quốc. Do không đủ điều kiện để xác định trịgiá theo phương pháp 1, lô hàng được chuyển sang xét ở phương pháphai. Theo dữ liệu của cơ quan Hải Quan, Công ty Đại Thành đã từng nhập

khẩu một lô hàng sản phẩm cơ khí giống hệt của Công ty B ở Malaysia,Công ty B cũng đặt hàng của Công ty A ở Trung Quốc.

Đủ điều kiện để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhậpkhẩu giống hệt.

(2) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH CỦA HÀNG HÓA NHẬP KHẨU GIỐNG HỆT

v1.0013103225

27

(3) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH CỦA HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TƯƠNG TỰ

Hàng hóa nhập khẩu tương tự là hàng hóa dù không giống hệt nhau

về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau baogồm: Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu giống nhau, có cùng chứcnăng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, được

sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc được sảnxuất ủy quyền.

v1.0013103225

28

Ví dụ:

• Công ty A nhập khẩu lô hàng là săm ô tô của Thái Lan, do không đủ

điều kiện để xác định theo trị giá giao dịch (phương pháp 1) và đây làsản phẩm lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam của Công ty A (khôngáp dụng được phương pháp).

• Chuyển sang xét ở phương pháp 3. Theo dữ liệu của công ty Hải Quan

sản phẩm này có tiêu chuẩn tương đương 1 sản phẩm cùng loại khácở Thái Lan đã được nhập vào Việt Nam, theo khảo sát 2 sản phẩm nàyđều được các nhà sản xuất ô tô ở Thái Lan sử dụng; mức giá của 2 sản

phẩm này tương đương ở trên thị trường Thái Lan.

• Đủ điều kiện áp dụng phương pháp 3: Phương pháp trị giá giao dịch củahàng hóa nhập khẩu tương tự.

(3) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH CỦA HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TƯƠNG TỰ

v1.0013103225

29

(4) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ KHẤU TRỪ

• Trị giá tính thuế = Giá bán của hàng hóa trên thị trường Việt Nam –

Chi phí hợp lý, lợi nhuận sau khi nhập khẩu.

• Ví dụ:

Công ty A đặt hàng nhà máy của Trung Quốc sản xuất một loại vỏbao bì. Sản phẩm này chưa được sản xuất từ trước đến nay. Dokhông đủ điều kiện áp dụng phương pháp 1, 2, 3 để xác định trị giá

tính thuế. Ở đây phải xét ở phương pháp 4. Các thông tin có được:Bao bì này được bán theo phương thức: 40% bán lẻ giá100.000USD/đơn vị, 60 % bán buôn giá 90.000/đơn vị. Chi phí quản

lý và bán hàng bằng 15% giá bán.

Lợi nhuận thu được bằng 7,5% giá bán.

Trị giá tính thuế = 90.000 – (15% + 7,5%) . 90.000 = 69.750USD/đơn vị.

v1.0013103225

30

(5) PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ TÍNH TOÁN

• Trị giá tính toán là tổng chi phí cấu thành giá bán của hàng hóa

xuất khẩu bao gồm:

Giá thành hoặc trị giá nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sảnxuất hàng nhập khẩu,

Chi phí, lợi nhuận để bán hàng nhập khẩu,

Các chi phí điều chỉnh cộng (trừ các chi phí đã tính vào giáthành như chi phí vận tải, bốc dỡ, chuyển hàng đến cửa khẩu

nhập, chi phí bảo hiểm đê vận chuyển đến cửa khẩu nhập).

• Xác định trị giá tính toán phải dựa trên số liệu của nhà sản xuấtcung cấp phù hợp với nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hànghóa trừ khi các số liệu này không phù hợp với số liệu thu thập được

tại Việt Nam.

v1.0013103225

31

(6) PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN

Phương pháp suy luận áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp trên và

dừng ngay khi xác định được giá tính thuế với điều kiện phải dựa vào cácsố liệu, tài liệu khách quan sẵn có tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.

v1.0013103225

32

(6) PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN (tiếp theo)

Ví dụ:

Ông A mua một chiếc xe ô tô ở nước ngoài và sử dụng trong thời gian

làm việc ở nước ngoài. Sau thời hạn công tác, ông A mang theo ô tô vềnước. Khi nhập khẩu, ông A xuất trình cho cơ quan hải quan hóa đơnkhi mua xe. Tính đến thời điểm nhập khẩu thì chiếc ô tô đã qua sử dụng

và trị giá còn lại không còn tương ứng với giá ghi trên hóa đơn. Xácđịnh trị giá tính thuế?

Đáp án:

• Không có giao dịch mua bán nên không áp dụng được phương pháp 1.

• Không có hàng tương tự hay hàng giống hệt với hàng đã qua sử dụngnên không áp dụng được phương pháp 2 và 3.

• Không có giá bán tại thị trường nội địa nên không áp dụng được

phương pháp 4.

• Không có thông tin về chi phí sản xuất nên không áp dụng đượcphương pháp 5.

• Ở đây áp dụng phương pháp 6: Chấp nhận giá mua theo chứng từ trừđi một tỷ lệ nhất định tính trên giá mua do xe đã được sử dụng trong

một khoảng thời gian nhất định.

v1.0013103225

33

4.1.3. THUẾ SUẤT

Thuế suất:

• Thuế suất thuế xuất khẩu: Phần lớn có thuế suất 0%.

• Thuế suất thuế nhập khẩu: Phân biệt theo xuất xứ hàng hoá nhập khẩu.

Có 3 nhóm:

Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu cóxuất xứ từ nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ không thực hiện đốixử tối huệ quốc, không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩuđối với Việt Nam. Thuế suất thông thường bằng 1,5 lần thuế suất ưuđãi từng mặt hàng qui định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;

Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từnước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốctrong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu cóxuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãiđặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vựcthương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giaolưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

v1.0013103225

34

4.2. CÁCH TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ÁP DỤNG THUẾ SUẤT TUYỆT ĐỐI

Căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu: • Số lượng hàng hoá trong danh mục hàng hoá áp dụng thuế suất

tuyệt đối thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.• Mức thuế suất tuyệt đối qui định trên một đơn vị hàng hoá.

Mức thuế tuyệt đối qui

định trên đơn vị hàng hoá

xSố lượng đơn vị từng

mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu

=Thuế xuất

khẩu, nhập khẩu phải nộp

v1.0013103225

35

5. MIỄN, XÉT MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ, TRUY THU THUẾ

• Miễn thuế;

• Xét miễn thuế;

• Giảm thuế;

• Hoàn thuế;

• Truy thu thuế.

v1.0013103225

36

Truy thu thuế:

• Các trường hợp đã được miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định nhưng

sau đó hàng hóa sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã đượcmiễn, xét miễn thuế thì phải nộp đủ thuế, trừ trường hợp chuyểnnhượng cho đối tượng thuộc diện được miễn hoặc xét miễn thuế theo

quy định.

• Trường hợp người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan nhầm lẫn trong kêkhai, tính thuế, nộp thuế thì phải truy nộp số tiền thuế còn thiếu trongthời hạn 365 ngày trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn.

Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận có sựnhầm lẫn giữa người nộp thuế và cơ quan hải quan.

• Trường hợp nếu phát hiện có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thutiền thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát

hiện. Ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế là ngày cơ quanNhà nước có thẩm quyền ký quyết định truy thu thuế.

5. MIỄN, XÉT MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ, TRUY THU THUẾ (tiếp theo)

v1.0013103225

37

Ví dụ:

Trường đại học A năm 2004 được tài trợ không hoàn lại một xe ô tô 5

chỗ và được miễn thuế nhập khẩu. Năm 2009 do không có nhu cầu sửdụng nên trường nhượng bán cho một công ty cổ phần. Trường đại họcA phải kê khai và nộp thuế nhập khẩu (tính theo giá trị còn lại).

5. MIỄN, XÉT MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ, TRUY THU THUẾ (tiếp theo)

v1.0013103225

38

6.1. Kê khai thuế;

6.2. Nộp thuế.

6. KÊ KHAI THUẾ, NỘP THUẾ

v1.0013103225

39

• Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu, có trách nhiệm kê khai thuế ngay trên Tờ khai Hải quan.

• Thời hạn nộp hồ sơ hải quan: Hàng xuất khẩu: Chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận tải

xuất cảnh; Hàng nhập khẩu: Nộp trước khi hàng hoá nhập khẩu hoặc trong thời

hạn 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập.• Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: người khai Hải quan phát hiện hồ sơ khai

thuế đã nộp có sai sót trong trường hợp: Trước thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc

quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá; Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan nhưng

trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế tại trụsở của người nộp thuế.

6.1. KÊ KHAI THUẾ

v1.0013103225

40

6.2. NỘP THUẾ• Hàng tiêu dùng phải nộp thuế trước khi nhận hàng. Trừ trường hợp:

Nếu có bảo lãnh: Theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 30 ngày, kể

từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;

Hàng tiêu dùng phục vụ an ninh, quốc phòng: 30 ngày kể từ ngày đăngký tờ khai hải quan.

• Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: 275ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

• Hàng kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái

nhập: 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất,tái nhập.

• Trường hợp khác:

Đối với hàng xuất khẩu: 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan;

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng; hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới: Phải nộp thuế trước khi xuất

khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá;

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần đểxuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần: Thời hạn nộp thuế theo từng ngàyhàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.

v1.0013103225

41

TÓM LƯỢC BÀI

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế chỉ phát sinh khi doanh nghiệp có

hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Khi nghiên cứu sắc thuế này cần chú ýnhững vấn đề sau:

• Thứ nhất, chủ thể nộp thuế là các tổ chức cá nhân trực tiếp xuấtnhập khẩu hàng hóa chịu thuế và các tổ chức cá nhân nhận ủy

thác xuất, nhập khẩu.

• Thứ hai, xuất khẩu, nhập khẩu không chỉ bao gồm trường hợp đưahàng ra và vào lãnh thổ quốc gia mà còn có các trường hợp giaonhận hàng trong lãnh thổ quốc gia.

• Thứ ba, trong nhiều trường hợp hàng hóa xuất, nhập khẩu là đối

tượng không chịu thuế.

• Thứ tư, việc tính thuế xuất, nhập khẩu quan trọng nhất là xác địnhtrị giá tính thuế.

• Thứ năm, việc truy thu thuế được áp dụng khi hàng nhập khẩutrước đây là đối tượng không chịu thuế nay chuyển đổi mục đích

sử dụng.