bỘ y t Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc -...

12

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định
Page 2: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

2

BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2012

QUY ĐỊNH Chi tiết chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên

và cách tính giờ chuẩn giảng dạy Trung học, Đại học, Sau đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 469 /QĐ-YDĐT ngày 13 tháng 7 năm 2012)

Điều 1. Văn bản này áp dụng đối với giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giảng viên cao cấp, giáo sư (sau đây gọi chung là giảng viên) và giáo viên, giáo viên trung học-cao đẳng (gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Điều 2. Nhiệm vụ giảng viên, giáo viên 1. Nhiệm vụ giảng viên

- Giảng dạy Trung học, Đại học, Sau đại học, Bồi dưỡng Sau đại học, hướng dẫn Nghiên cứu sinh, Chuyên khoa 2, Cao học, Chuyên khoa 1, Nội trú.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. - Tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. - Học tập, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn. - Biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, giáo án. - Các nội dung cụ thể khác quy định tại Chương II về chế độ làm việc đối với giảng

viên được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06.06.2011 của Liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

2. Nhiệm vụ của giáo viên a) Công tác giảng dạy:

- Giảng dạy môn học do Hiệu trưởng phân công theo kế hoạch đào tạo và theo quy định của chương trình môn học;

- Hướng dẫn bài tập, hướng dẫn đồ án môn học, hướng dẫn thực hành, thực tập và lao động sản xuất;

- Công tác chuẩn bị giảng dạy gồm: soạn giáo án, đề cương bài giảng, tài liệu, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy môn học theo yêu cầu của kế hoạch đào tạo, chương trình và giáo trình quy định;

- Soạn đề thi, kiểm tra, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy chế. b) Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh. c) Nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. d) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học; tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ. e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Page 3: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

3

Không được bố trí giáo viên giảng dạy đại học, sau đại học. Trường hợp đặc biệt, nếu có yêu cầu giáo viên giảng dạy đại học, Hiệu trưởng sẽ quy định riêng. Điều 3. Chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên 1. Chế độ làm việc của giảng viên a) Thời gian làm việc của giảng viên theo chế độ tuần làm việc 40 giờ/tuần và được xác định theo năm học. b) Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên bình quân trong 1 năm học là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật. c) Tổng quỹ thời gian này được phân chia theo chức danh giảng viên và cho từng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ Chức danh Giảng dạy Nghiên cứu

khoa học Hoạt động chuyên môn và

các nhiệm vụ khác

Giảng viên 900 giờ 400 giờ 460 giờ

Giảng viên chính hoặc Phó Giáo sư 900 giờ 500 giờ 360 giờ

Giảng viên cao cấp hoặc Giáo sư 900 giờ 600 giờ 260 giờ

2. Chế độ làm việc của giáo viên a) Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học là 44 tuần, trong đó:

- 36 tuần dành cho giảng dạy quy định tại Điều 2 mục 2 khoản a và b tại quy định này; - 08 tuần dành cho nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về

chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điều 2 mục 2 khoản c và d tại quy định này. Trường hợp giáo viên thực hiện không hết thời gian 08 tuần để học tập và nghiên cứu thì Hiệu trưởng bố trí thời gian đó để chuyển sang làm công tác giảng dạy.

b) Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên là 08 tuần bao gồm: nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ hè. - Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hàng năm, được hưởng

nguyên lương và phụ cấp (nếu có); - Các chế độ nghỉ khác của giáo viên thực hiện theo quy định hiện hành đối với cán

bộ, viên chức. Điều 4. Định mức giờ chuẩn giảng dạy 1. Định mức đối với giảng viên

Chuẩn giảng dạy Quy định chung cho các môn

Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng

Giảng viên hợp đồng, tạm tuyển trong vòng 12 tháng 140 210

Giảng viên 280 420

Giảng viên chính hoặc Phó Giáo sư 300 460

Giảng viên cao cấp hoặc Giáo sư. 320 500

Page 4: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

4

2. Định mức đối với giáo viên

Chuẩn giảng dạy Quy định chung cho các môn

Giáo dục quốc phòng

Giáo viên 450 410

Giáo viên hợp đồng, tạm tuyển trong vòng 12 tháng 300 380

Điều 5. Quản lý, sử dụng và áp dụng thời gian làm việc 1. Đối với giảng viên

- Trong từng năm học, mỗi giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với ngạch, chức danh hoặc vị trí công việc đang giữ.

- Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, số giờ dành cho nghiên cứu khoa học sẽ qui đổi thành giờ chuẩn để giảm trừ vào số giờ giảng chuẩn vượt định mức khi thanh toán tiền lương dạy thêm giờ hoặc bố trí thêm số giờ giảng dạy. Số giờ nghiên cứu khoa học qui đổi ra giờ giảng chuẩn:

Giảng viên: 40 giờ giảng chuẩn Giảng viên chính: 50 giờ giảng chuẩn Giảng viên cao cấp: 60 giờ giảng chuẩn Quy định này không áp dụng cho Giảng viên tập sự hợp đồng trong năm đầu tiên.

- Giảng viên được bố trí dạy trung học, khối lượng 1 giờ chuẩn trung học được đổi thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định của giảng viên

2. Đối với giáo viên Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện nhiều nội dung hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng. Thời gian 8 tuần dành cho nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiệu trưởng qui đổi những hoạt động này ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy cho từng giáo viên. Trường hợp giáo viên không hoàn thành nghiên cứu khoa học hoặc không thực hiện nhiệm vụ thay thế như viết giáo trình, có sáng kiến cải tiến,…thì giáo viên phải giảng dạy thêm 30 giờ chuẩn giảng dạy trong năm học. Điều 6. Chế độ giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên, giáo viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, đảng, đoàn thể

- Giám đốc, Hiệu trưởng: 85% - Phó giám đốc, Phó hiệu trưởng : 80% - Trưởng phòng và phó trưởng phòng: 75% và 70% - Trưởng khoa và phó trưởng khoa: 75% và 70% - Trưởng ban và phó trưởng ban (khoa có từ 100 giảng viên trở lên hoặc có quy mô

từ 1000 HSSV trở lên): 60% và 55%

Page 5: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

5

- Trưởng ban và phó trưởng ban (khoa có ít hơn 100 giảng viên hoặc có quy mô ít hơn 1000 HSSV): 50% và 45%

- Trưởng bộ môn và phó trưởng bộ môn: 20% và 15% - Trưởng phân môn, tổ trưởng tổ bộ môn: 15% - Trưởng bộ môn và phó trưởng bộ môn phụ trách các ngành đào tạo hoặc cấp đào

tạo: 25% và 20% - Giáo vụ bộ môn có từ 10 GV trở lên và bộ môn có dưới 10 GV là 15% và 10% - Giáo tài bộ môn: 10% - Chủ nhiệm lớp đại học và trung học: 5% - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn trường (không có cán bộ chuyên trách): 45% - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn trường (có cán bộ chuyên trách): 30% - Phó bí thư, Phó chủ tịch công đoàn trường (không có cán bộ chuyên trách): 40% - Phó bí thư, Phó chủ tịch công đoàn trường (có cán bộ chuyên trách): 20% - Bí thư Đảng ủy khoa, Chủ tịch công đoàn khoa (không có cán bộ chuyên trách):

35% - Phó Bí thư Đảng ủy khoa, Phó chủ tịch công đoàn khoa (không có cán bộ chuyên

trách): 25% - Bí thư chi bộ trực thuộc trường: 25% - Bí thư đoàn trường: 40% - Bí thư Đoàn khoa: 35% - Giảng viên, giáo viên có quyết định cử đi học đúng chuyên ngành đang giảng dạy

và còn trong thời gian học chính thức (không áp dụng đối với giảng viên, giáo viên học thêm chuyên ngành khác không thuộc chuyên ngành đang giảng dạy) + Học tập trung: 100% + Học tại chức: 50%

- Giảng viên, giáo viên có quyết định cử đi học bồi dưỡng lý luận chính trị và còn trong thời gian học chính thức: + Học tập trung: 100% + Học tại chức:

Chương trình đại học, cao cấp: 50% Chương trình lý luận trung cấp: 30%

Các trường hợp khác, tùy theo chương trình và thời gian học, Hiệu trưởng sẽ quy định miễn giảm cụ thể.

- Giảng viên, giáo viên nữ (chỉ áp dụng đối với nữ sinh con thứ nhất và thứ hai): + Thời gian nghỉ hậu sản (04 tháng): 100% + Có con từ 4 tháng đến 36 tháng: 10%

Giảng viên, giáo viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ, đi học chỉ được hưởng một chế độ giảm giờ quy định mức cao nhất (không được tính cộng gộp các miễn giảm).

Page 6: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

6

Điều 7. Cách tính giờ chuẩn giảng dạy (gọi tắt là giờ chuẩn) Thời gian giảng dạy lý thuyết và giảng dạy thực hành của các môn học được tính theo tiết. Mỗi tiết giảng trung cấp chuyên nghiệp là 45 phút. Mỗi tiết giảng của đại học, sau đại học là 50 phút. 1. Giảng dạy lý thuyết a) Trung cấp chuyên nghiệp

- Đối với lớp học từ 45 học sinh trở xuống: Một tiết giảng dạy = 1 giờ chuẩn.

- Đối với lớp học từ 46 -100 học sinh: Một tiết giảng dạy = 1,2 giờ chuẩn

- Đối với lớp trên 100 học sinh: Một tiết giảng dạy = 1,3 giờ chuẩn b) Đại học Giảng dạy lớp theo hệ thống niên chế:

- Một tiết giảng dạy cho lớp dưới 80 sinh viên = 1 giờ chuẩn. - Một tiết giảng dạy cho lớp từ 80 đến 160 sinh viên = 1,2 giờ chuẩn. - Một tiết giảng dạy cho lớp 161 sinh viên đến 300 sinh viên = 1,4 giờ chuẩn. - Một tiết giảng dạy cho lớp trên 300 sinh viên = 1,6 giờ chuẩn. - Một tiết giảng dạy bằng ngoại ngữ đối với môn học không phải là ngoại ngữ = 2,0

giờ chuẩn. Giảng dạy trên lớp theo hệ thống tín chỉ được tính bình quân bằng 1,1 tiết giảng lý thuyết so với lớp theo niên chế có cùng quy mô và điều kiện làm việc c) Sau đại học

Chuyên ngành – Cơ sở - Hỗ trợ: Lớp <10 học viên: 1 tiết giảng = 1,0 giờ chuẩn Lớp từ 11 – 20 học viên: 1 tiết giảng = 1,2 giờ chuẩn Lớp từ 21 – 30 học viên: 1 tiết giảng = 1,4 giờ chuẩn Lớp từ 31 – 50 học viên: 1 tiết giảng = 1,6 giờ chuẩn Lớp từ 51 – 100 học viên: 1 tiết giảng = 1,8 giờ chuẩn Lớp >100 học viên: 1 tiết giảng = 2,0 giờ chuẩn

Phần chung: Tin học cơ bản và Ngoại ngữ

Lớp <100 học viên: 1 tiết giảng = 1,2 giờ chuẩn Lớp từ 101 – 150 học viên: 1 tiết giảng = 1,4 giờ chuẩn Lớp từ 151 – 200 học viên: 1 tiết giảng = 1,6 giờ chuẩn Lớp từ 201 – 300 học viên: 1 tiết giảng = 1,8 giờ chuẩn Lớp >300 học viên: 1 tiết giảng = 2,0 giờ chuẩn

Page 7: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

7

Triết, Sinh học phân tử và Y đức xã hội học Lớp >100 học viên: 1 tiết giảng = 1,5 giờ chuẩn Lớp >150 học viên: 1 tiết giảng = 1,8 giờ chuẩn Lớp >200 học viên: 1 tiết giảng = 2,0 giờ chuẩn

2. Giảng dạy thực hành lâm sàng, thực tập, semina, bài tập, thực tế tại cộng đồng, xí nghiệp (Khung chương trình viết tắt là KCT, học sinh là HS, sinh viên là SV) a) Trung cấp chuyên nghiệp

- Thực tập tại phòng thí nghiệm (các môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành): Tổ chức 1 nhóm 15 học sinh: 1 tiết thực hành theo KCT = 0,6 giờ chuẩn

Số giờ chuẩn tổng cộng = Số tiết thực tập theo KCT x 0,6 x số HS /15 - Hướng dẫn seminar, bài tập trên lớp: nhóm 40 HS:1 tiết theo KCT = 0, 5 giờ chuẩn

Số giờ chuẩn tổng cộng = Số tiết theo KCT x 0,5 x số HS /40 - Môn Giáo dục quốc phòng: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tiết thực hành theo KCT x số HS /80 - Môn Giáo dục thể chất và môn Vi tính: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tiết theo KCT x 0,5 x số HS /20 - Thực hành lâm sàng, thực hành các môn chuyên ngành tại bệnh viện: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tiết thực hành theo KCT x 0,6 x số HS /15 - Thực tế tại cộng đồng, xí nghiệp

Số giờ chuẩn giảng dạy = Số ngày hướng dẫn theo KCT x 2 x số HS /20 Mỗi ngày hướng dẫn được quy định 8 giờ. Ghi chú: Các loại thực hành không thể bố trí đông SV, số lượng SV từng nhóm phải được đăng ký, kiểm tra và chấp thuận của Hiệu trưởng từ đầu năm học. Phải đảm bảo mỗi nhóm có 01 giáo viên hướng dẫn. b) Đại học

- Thực tập, thực hành tại phòng thí nghiệm (các môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành): Tổ chức 1 nhóm 15 sinh viên: 1 tiết thực hành theo KCT = 0,6 giờ chuẩn

Số giờ chuẩn tổng cộng = Số tiết thực tập theo KCT x 0,6 x số SV /15 - Hướng dẫn semina, bài tập trên lớp: nhóm 40 SV :

1 tiết theo KCT = 0, 5 giờ chuẩn Số giờ chuẩn tổng cộng = Số tiết theo KCT x 0,5 x số SV /40

- Môn Giáo dục quốc phòng: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tiết thực hành theo KCT x số SV /80

- Môn Giáo dục thể chất: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tiết theo KCT x 0,5 x số SV /20

- Môn Vi tính: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tiết theo KCT x 0,5 x số SV /20

Page 8: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

8

- Thực hành các môn chuyên ngành Răng hàm mặt: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tiết theo KCT x 0,5 x số SV /10

- Thực hành môn Gây mê hồi sức: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tuần thực hành theo KCT x 5 buổi x số SV/10

- Thực hành lâm sàng, thực hành các môn chuyên ngành điều dưỡng tại bệnh viện: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tiết thực hành theo KCT x 0,6 x số SV /15

- Thực hành lâm sàng, thực hành các môn chuyên ngành Y tại bệnh viện: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số tuần thực hành theo KCT x 5 buổi X Số SV/15

Một buổi thực hành lâm sàng bao gồm giao ban, trình bệnh án, giảng lý thuyết lâm sàng, hướng dẫn lâm sàng.

- Thực tế tại cộng đồng, xí nghiệp: Số giờ chuẩn giảng dạy = Số ngày hướng dẫn thực tế x 2 x số SV/20 Mỗi ngày hướng dẫn quy định là 8 giờ. Ghi chú: Đối với bộ môn, chuyên ngành, hệ đào tạo có yêu cầu tổ chức thực hành, thực tế một cách đặc biệt, Hiệu trưởng sẽ có quy định cụ thể sau khi xem xét đề nghị của bộ môn, khoa và các phòng chức năng liên quan. Phải đảm bảo mỗi nhóm có 01 giảng viên hướng dẫn. c) Sau Đại học

Thực hành phòng thí nghiệm: cơ sở, hỗ trợ và chuyên ngành: Nhóm 05 học viên: 1 tiết giảng = 0,5 giờ chuẩn

Số TC tổng cộng = Tổng số tiết TH theo KCT x 0,5 x Số HV/5 Thực hành lâm sàng: Nhóm 05 học viên: 1 tiết giảng = 0,5 giờ chuẩn

Số TC tổng cộng = Tổng số tiết TH theo KCT x 0,5 x Số HV/5 Thực hành tại cộng đồng: Nhóm 15 học viên: 1 tiết giảng = 0,5 giờ chuẩn

Số TC tổng cộng = Tổng số tiết TH theo KCT x 0,5 x Số HV/15 Môn tin học cơ bản: Nhóm 20 học viên: 1 tiết giảng = 0,5 giờ chuẩn

Số TC tổng cộng = Tổng số tiết TH theo KCT x 0,5 x Số HV/20 Điều 8. Chấm thi 1. Chấm thi kết thúc môn học (gồm lý thuyết, thực hành, thực tập…) a) Trung cấp chuyên nghiệp và đại học Chấm thi tự luận: 10 bài = 1 giờ chuẩn / số GV chấm Chấm thi trắc nghiệm: 20 bài = 1 giờ chuẩn / số GV chấm b) Sau đại học

- Thi tự luận: 5 bài = 1 giờ chuẩn / số GV chấm

Page 9: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

9

- Thi trắc nghiệm: 15 bài = 1 giờ chuẩn / số GV chấm - Thi vấn đáp: 2 học viên = 1 giờ chuẩn / số GV chấm

2. Chấm thi tốt nghiệp a) Trung cấp chuyên nghiệp và đại học

- Lý thuyết: 5 bài = 1 giờ chuẩn / số GV chấm - Thực hành lâm sàng: 1 sinh viên = 1 giờ chuẩn / số GV chấm - Thực tập cơ sở, cộng đồng, xí nghiệp:

01 ngày hỏi thi, chấm thi = 2 giờ chuẩn / số GV chấm - Hội đồng chấm thi vấn đáp: 1 giờ thực tế = 1 giờ chuẩn x số thành viên hội đồng - Phản biện 1 khóa luận tốt nghiệp: 4 giờ chuẩn - Chấm 1 khóa luận tốt nghiệp = 1giờ chuẩn/ ủy viên.

b) Sau đại học - Thi viết: 3 bài = 1 giờ chuẩn / Số GV chấm - Thi vấn đáp: 1 học viên = 1 giờ chuẩn / Số GV chấm - Thi thực hành: 1 học viên = 1 giờ chuẩn / Số GV chấm - Trình luận văn, luận án:

+ Luận văn (CH, NT, CK1): Chủ tịch hội đồng: 4 giờ chuẩn Phản biện: 6 giờ chuẩn Ủy viên thư ký: 4 giờ chuẩn Các ủy viên: 3 giờ chuẩn + Luận án CKII Chủ tịch hội đồng: 5 giờ chuẩn Phản biện: 8 giờ chuẩn Ủy viên thư ký: 5 giờ chuẩn Các ủy viên: 4 giờ chuẩn + Luận án NCS Chủ tịch hội đồng: 8 giờ chuẩn Phản biện: 12 giờ chuẩn Ủy viên thư ký: 8 giờ chuẩn Các ủy viên: 6 giờ chuẩn + Phản biện độc lập (NCS): 12 giờ chuẩn

3. Ra đề thi và coi thi a) Trung cấp chuyên nghiệp và đại học

- Ra đề tự luận, 1 đề = 1,5 giờ chuẩn - Ra đề trắc nghiệm, 1 đề = 2 giờ chuẩn - Ra đề vấn đáp, 5 câu vấn đáp (đề + đáp án) = 1 giờ chuẩn

Page 10: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

10

- Coi thi hết môn lý thuyết 30 sinh viên/ môn thi = 1 giờ chuẩn b) Sau đại học

- Ra đề tự luận, 1 đề = 1,5 giờ chuẩn - Ra đề trắc nghiệm, 1 đề = 2 giờ chuẩn - Ra đề vấn đáp, 1 đề = 1 giờ chuẩn - Coi thi 30 học viên = 1 tiết chuẩn / số GV coi thi

Điều 9. Hướng dẫn tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp

- Hướng dẫn 01 sinh viên làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp = 15 giờ chuẩn. - Hướng dẫn 01 học viên làm luận văn thạc sĩ hoặc CK I = 25 giờ chuẩn (chính 15,

phụ 10) - Hướng dẫn 01 học viên làm luận văn CKII = 50 giờ chuẩn (chính 30, phụ 20) - Hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ = 50 giờ chuẩn/năm học (chính 30,

phụ 20). Điều 10. Quy định các hình thức, định mức tương đương giờ chuẩn và điều kiện công nhận hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

- Đề tài cơ sở được nghiệm thu: tương đương 60 giờ chuẩn nghiên cứu khoa học. - Đề tài cấp Bộ, Sở, đề tài nhánh cấp nhà nước được nghiệm thu: tương đương 120

giờ chuẩn nghiên cứu khoa học. - Đề tài nhà nước nghiệm thu: tương đương 240 giờ chuẩn nghiên cứu khoa học.

Nếu đề tài có nhiều nhánh, mỗi nhánh được tính riêng tương đương 120 giờ chuẩn nghiên cứu khoa học.

Nếu có nhiều người tham gia thì chia tương đương giờ chuẩn theo mức độ trách nhiệm do chủ nhiệm đề tài quyết định. Trường hợp đề tài nghiên cứu kéo dài hơn 1 năm có thể tạm tính giờ chuẩn từng năm khi báo cáo tiến độ đạt yêu cầu.

- Bài báo đăng trên tạp chí có phản biện (tạp chí được tính 1 điểm/bài báo theo cách tính điểm của hội đồng chức danh giáo sư nhà nước): 1 bài tương đương 60 giờ chuẩn nghiên cứu khoa học.

- Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế: 1 bài tương đương 120 giờ chuẩn nghiên cứu khoa học.

Nếu bài báo có nhiều tác giả thì chia đều số giờ chuẩn cho các tác giả. - Báo cáo khoa học cấp trường, viện trở lên: 1 báo cáo tương đương 30 giờ chuẩn

nghiên cứu khoa học. - Giảng viên là hướng dẫn chính học viên sau đại học làm 02 luận văn (Ths, CKI,

CKII) hoặc 01 luận án (TS) trở lên được xem như đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

- Giáo viên tham gia viết giáo trình mới hoặc được xuất bản mới, có sáng kiến cải tiến được công nhận được xem là hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Giảng viên, giáo viên được cộng gộp các loại hình hoạt động khoa học khi tính tương đương giờ chuẩn nghiên cứu khoa học kể trên và được công nhận hoàn thành nhiệm vụ NCKH khi

Page 11: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định

11

tích lũy đủ mức quy định tương ứng với 30, 40, 50 và 60 giờ chuẩn NCKH theo quy đinh cho từng chức danh, nếu thiếu phải bù bằng số giờ chuẩn giảng dạy tương ứng. Chủ nhiệm những đề tài cấp Bộ và tương đương, chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước và người thực hiện chính đề tài cấp nhà nước do trường chủ trì sau khi tích lũy đủ giờ chuẩn nghiên cứu khoa học theo quy định được xét giảm giờ chuẩn giảng dạy tương ứng giờ chuẩn NCKH cao hơn quy định nhưng mưc giảm tối đa không quá 30, 40, 50 và 60 giờ chuẩn theo chức danh giảng dạy quy định tại mục 1 và 2 của điều 5. Điều 11. Giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của Bộ môn Số giờ chuẩn giảng dạy thực giảng/năm = Số giờ chuẩn giảng dạy tính theo khung chương trình trừ số giờ chuẩn mời giảng/năm. Số giờ chuẩn vượt định mức = Số giờ chuẩn giảng dạy thực giảng (bao gồm đại học và trung học nếu có) /năm trừ Tổng số giờ giảng theo qui định của tất cả giảng viên/giáo viên (sau khi trừ miễn giảm nếu có). Điều 12. Giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của giảng viên/giáo viên

- Số giờ chuẩn vượt định mức của giảng viên/giáo viên = Số giờ chuẩn giảng dạy thực giảng (bao gồm đại học và trung học nếu có)/năm trừ Số giờ chuẩn qui định của từng chức danh giảng dạy sau khi trừ số giờ được miễn giảm nếu có.

- Số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của từng giảng viên, giáo viên cộng lại không vượt quá số giờ vượt định mức của Bộ môn.

- Số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của giảng viên, giáo viên chỉ được tính khi tổng số giờ chuẩn giảng dạy của cả Bộ môn đạt hoặc vượt định mức.

- Bộ môn cần bố trí hợp lý giờ giảng, tránh dồn giờ cho một số giảng viên, giáo viên. - Bộ môn không được bố trí giờ giảng cho giảng viên vượt định mức quá 200 giờ

trong một năm học. Trong trường hợp đặc biệt bộ môn phải bố trí giảng viên, giáo viên vượt định mức quá 200 giờ (nhưng không quá 300 giờ) thì báo cáo Hiệu trưởng xem xét quyết định từ đầu năm học.

- Giờ chuẩn sau đại học được tính và thanh toán tiền riêng. Trong trường hợp GV thiếu giờ chuẩn ĐH và TH thì khấu trừ vào giờ sau đại học, sau đó mới thanh toán tiền cho số giờ sau đại học còn lại.

Điều 13. Chi trả tiền giảng dạy vượt định mức (trả lương dạy thêm giờ)

- Chỉ áp dụng cho các đối tượng tại Điều 2 Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06.06.2011 và tại Điều 2 Quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24.5.2007 của Bộ Giáo dục Đào tạo và tại mục I.1 Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09.9.2008 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Chỉ trả tiền lương dạy thêm giờ sau khi đã hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn và các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc của giảng viên và giáo viên tại Điều 2 và Điều 3 của quy định này.

- Không chi trả tiền lương dạy thêm giờ những giờ giảng đã được trả thù lao hoặc đối với lớp học không có kinh phí ngân sách.

Page 12: BỘ Y T Ộ Ủ Ĩ Ệ ĐẠ Ọ ƯỢuphcm.edu.vn/uploads/tchc/qc_giogiang-chinh thuc - 27-06... · thành 0,8 giờ chuẩn đại học và áp dụng chế độ quy định