bỘ nỘi vỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach cc.doc · web...

33
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH MỘT SỐ NGẠCH CÔNG CHỨC A. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành hành chính (theo Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29/05/1993 của Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ nay là Bộ Nội vụ) I. CHUYÊN VIÊN CAO CẤP (Mã số ngạch 01.001) 1. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành về một lĩnh vực lớn trong hệ thống quản lý Nhà nước, giúp lãnh đạo ngành (ở cấp vụ đối với lĩnh vực có nghiệp vụ có độ phức tạp cao) hoặc giúp lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh (trong các lĩnh vực tổng hợp) về chỉ đạo quản lý lĩnh vực công tác đó. - Chủ trì việc xây dựng các chủ trường, chính sách kinh tế xã hội lớn có tầm cỡ chiến lược của ngành trong phạm vi toàn quốc hoặc đề án tổng hợp kinh tế - xã hội của tỉnh, gồm các việc: + Các phương án kinh tế - xã hội về một lĩnh vực nghiệp vụ lớn có tầm cỡ chiến lược của ngành, trong phạm vi toàn quốc, hoặc đề án tổng hợp kinh tế - xã hội của tỉnh. + Các văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý của toàn ngành về lĩnh vực lớn (hoặc tổng hợp nhiều ngành ở tỉnh) theo chủ trương nghị quyết của Đảng và Nhà nước. (Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể, phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể, có giới hạn rõ, độ phức tạp của công việc ở mức rất cao). + Chủ trì tổ chức được việc chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn (đối với toàn bộ hệ thống quản lý nghiệp vụ của lĩnh vực đó) nhằm đảm bảo tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả. + Chủ trì tổ chức được việc phối hợp nghiệp vụ của các lĩnh vực liên quan và giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của ngành để thống nhất đồng bộ trong cả nước. - Tổ chức, chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lý thống nhất của ngành. - Tổ chức, tổng hợp, chỉ đạo và phân tích, tổng kết đánh giá hiệu lực và hiệu quả, đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý. 1

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

 TIÊU CHUẨN CHỨC DANH MỘT SỐ NGẠCH CÔNG CHỨC

A. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành hành chính (theo Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29/05/1993 của Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ nay là Bộ Nội vụ)

I. CHUYÊN VIÊN CAO CẤP(Mã số ngạch 01.001)

 1. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành về một lĩnh vực lớn trong hệ thống quản lý Nhà nước, giúp lãnh đạo ngành (ở cấp vụ đối với lĩnh vực có nghiệp vụ có độ phức tạp cao) hoặc giúp lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh (trong các lĩnh vực tổng hợp) về chỉ đạo quản lý lĩnh vực công tác đó.

- Chủ trì việc xây dựng các chủ trường, chính sách kinh tế xã hội lớn có tầm cỡ chiến lược của ngành trong phạm vi toàn quốc hoặc đề án tổng hợp kinh tế - xã hội của tỉnh, gồm các việc:

+ Các phương án kinh tế - xã hội về một lĩnh vực nghiệp vụ lớn có tầm cỡ chiến lược của ngành, trong phạm vi toàn quốc, hoặc đề án tổng hợp kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Các văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý của toàn ngành về lĩnh vực lớn (hoặc tổng hợp nhiều ngành ở tỉnh) theo chủ trương nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

(Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể, phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể, có giới hạn rõ, độ phức tạp của công việc ở mức rất cao).

+ Chủ trì tổ chức được việc chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn (đối với toàn bộ hệ thống quản lý nghiệp vụ của lĩnh vực đó) nhằm đảm bảo tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả.

+ Chủ trì tổ chức được việc phối hợp nghiệp vụ của các lĩnh vực liên quan và giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của ngành để thống nhất đồng bộ trong cả nước.

- Tổ chức, chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lý thống nhất của ngành.

- Tổ chức, tổng hợp, chỉ đạo và phân tích, tổng kết đánh giá hiệu lực và hiệu quả, đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý.

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng về quản lý nhằm cải tiến, đổi mới hệ thống cơ chế quản lý phù hợp với đường lối chính sách và nhu cầu của phương thức quản lý.

- Chủ trì việc tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cấp ngành, phát hiện những điểm không phù hợp để bổ sung sửa đổi các tài liệu đó.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý toàn ngành bằng mọi hình thức

2. Hiểu biết

- Nắm chắc đường lối, chủ trường của Đảng và Nhà nước, phương hướng chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.

1

Page 2: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của lĩnh vực quản lý, hiểu biết rộng về các chuyên môn nghiệp vụ liên quan.

- Có kiến thức rộng về thể thức quản lý chung và có kiến thức sâu về lĩnh vực nghiệp vụ mình phụ trách. Có nhiều kinh nghiệm về tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ, nắm vững các mục tiêu và đối tượng quản lý.

- Am hiểu rộng về tình hình kinh tế - xã hội của lĩnh vực quản lý ở trong nước và thế giới.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ.

3. Yêu cầu trình độ

- Là chuyên viên chính, có thời gian tối thiểu ở ngạch là 06 năm.

- Tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia ở ngạch chuyên viên cao cấp.

- Chính trị cao cấp.

- Có ít nhất 1 ngoại ngữ trình độ C (đọc, nói thông thạo).

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.

- Có công trình nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành thừa nhận, đưa vào áp dụng có hiệu quả./.

II. CHUYÊN VIÊN CHÍNH(Mã số ngạch 01.002) 1. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước, quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Vụ, Cục) lãnh đạo cấp tỉnh (Sở, UBND) chỉ đạo quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ của toàn ngành, hoặc nhiều lĩnh vực ở cấp tỉnh (Sở) gồm các việc:

+ Xây dựng các phương án kinh tế - xã hội, các đề án quyết định phương hướng quản lý một lĩnh vực hoặc những vấn đề nghiệp vụ cho toàn ngành, toàn tỉnh, theo đường lối chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

+ Nghiên cứu, xây dựng các quy chế, luật lệ, thể lệ nghiệp vụ quản lý của lĩnh vực nhằm đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo quản lý có hiệu lực và hiệu quả theo hướng dẫn của tổ chức quản lý nghiệp vụ cao hơn.

(Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể, có giới hạn rõ, mức độ phức tạp công việc cao).

- Tổ chức được việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của ngành, tỉnh.

2

Page 3: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Tổ chức được sự phối hợp và xây dựng nguyên tắc phối hợp công tác quản lý nghiệp vụ của lĩnh vực quản lý trong ngành (cho từng cấp) và với các ngành liên quan nhằm thực hiện sự đồng bộ trong quản lý.

- Tổ chức được việc chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lý nghiệp vụ thống nhất (thông tin quản lý - thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, nề nếp báo cáo thường kỳ, báo cáo nhanh, những thủ tục hành chính nghiệp vụ theo yêu cầu lãnh đạo).

- Tổ chức tập hợp tình hình, tiến hành phân tích, tổng kết, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi cơ cấu quản lý, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu những đề tài về quản lý nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý.

- Tham gia biên soạn (từng phần hoặc chuyên đề) các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong ngành bằng mọi hình thức.

2. Hiểu biết:

- Nắm được đường lối, chính sách chung. Nắm vững các phương hướng chủ trương, chính sách của hệ thống quản lý nghiệp vụ đó và các lĩnh vực liên quan.

- Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật thuộc lĩnh vực và liên quan.

- Nắm chắc mục tiêu, đối tượng quản lý, nắm sâu các hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lý nghiệp vụ lĩnh vực đó và biết những hệ thống quản lý liên quan.

- Thành thạo việc xây dựng phương án, đề án quản lý nghiệp vụ và thủ tục hành chính Nhà nước.

- Nắm được tâm sinh lý của khoa học quản lý trong tổ chức lãnh đạo khoa học và tổ chức thông tin quản lý.

- Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực đó trong nước và thế giới.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học.

- Có trình độ tổng hợp nhanh nhạy, thông thạo việc tổ chức chỉ đạo, triển khai nghiệp vụ, tổ chức công tác kiểm tra, tổ chức phối hợp và thu hút các cộng tác viên liên quan trong triển khai nghiệp vụ.

3. Yêu cầu trình độ:

- Có trình độ đại học và tốt nghiệp Học viện hành chính quốc gia ngạch chuyên viên chính.

- Nếu là chuyên viên thì phải qua 1 khóa theo chương trình của Học viện hành chính quốc gia và có thời gian tối thiểu ở ngạch là 9 năm.

- Có 1 ngoại ngữ trình độ B (đọc nói thông thường).

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.

3

Page 4: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Có những đề án, công trình có sáng tạo trong quản lý (được Hội đồng khoa học hoặc Bộ thừa nhận đưa vào áp dụng có hiệu quả).

 III. CHUYÊN VIÊN  (Mã số ngạch 01.003) 1. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

 Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng và đề xuất những phương án cơ chế quản lý một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên nhằm thể hiện sát với cơ sở gồm các việc:

- Xây dựng các phương án kinh tế - xã hội, các kế hoạch, các quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý.

- Xây dựng các cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế. (Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi các nội dung trên cụ thể, có giới hạn rõ, có độ phức tạp trung bình theo vị trí công tác được xác định).

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để các quyết định trên được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức xây dựng nề nếp quản lý (phương pháp thu thập thông tin thống kê, chế độ và phương pháp kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu trữ tư liệu, số liệu) nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc quản lý thống nhất nghiệp vụ của ngành.

- Chủ động tổ chức, phối hợp với viên chức, đơn vị liên quan và hướng dẫn giúp đỡ cho các viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với công việc liên đới.

- Tổ chức việc tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ.

2. Hiểu biết:

- Nắm được đường lối, chính sách chung, nắm chắc phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ của mình.

- Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đó.

- Nắm các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi mình phụ trách.

- Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, viết văn bản tốt.

- Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động khoa học quản lý, tổ chức khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý.

4

Page 5: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối với lĩnh vực đó.

- Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý. Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới.

- Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp tốt với các yếu tố liên quan để triển khai công việc có hiệu quả cao. Có trình độ độc lập tổ chức làm việc.

3. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia ngạch chuyên viên. Nếu là đại học chuyên môn nghiệp vụ hoặc tương đương (đã qua thời gian tập sự) thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành chính theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính Quốc gia.- Biết 1 ngoại ngữ, trình độ B (đọc hiểu được sách chuyên môn).

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.

IV.  CÁN SỰ  (Mã số ngạch 01.004)1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ giúp lãnh đạo các bộ phận cấu thành của bộ máy (phòng ban trong hệ thống quản lý Nhà nước và sự nghiệp) để triển khai việc hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các chế độ, điều lệ và quản lý tài vụ.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Được giao đảm nhiệm quản lý, theo dõi một phần công việc của lĩnh vực quản lý nghiệp vụ gồm các việc:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án nghiệp vụ trên cơ sở các quy chế thể lệ, thủ tục quản lý đã có của ngành cho sát với cơ sở. (Khi xây dựng tiêu chuẫn cụ thể phải ghi rõ nội dung và giới hạn công việc để xác định vị trí việc làm ở từng cơ quan - chức danh đầy đủ).

- Hướng dẫn đôn đốc quá trình thực hiện các công việc được phân công; phân tích, đánh giá hiệu quả và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu của quản lý. Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo để uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thi hành của các đối tượng quản lý, nhằm đảm bảo cho các chế độ, chính sách, quyết định quản lý được thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu lực.

- Xây dựng được nề nếp quản lý hồ sơ tài liệu, tổ chức được việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác đúng yêu cầu của nghiệp vụ.

- Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của của công chức nghiệp vụ cấp trên.

2. Hiểu biết:

- Nắm được các nguyên tắc, chế dộ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ, mục tiêu quản lý của các ngành, chủ trương của lãnh đạo trực tiếp.

- Nắm chắc các nguyên tắc, thủ tục hành chính nghiệp vụ của hệ thống bộ máy Nhà nước.

5

Page 6: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Hiểu rõ hoạt động của các đối tượng quản lý và tác động nghiệp vụ của quản lý đối với tình hình thực tiễn của xã hội. Viết được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và biết cách tổ chức triển khai đúng nguyên tắc.

- Hiểu rõ các mối quan hệ và hợp đồng phải có với các viên chức và đơn vị liên quan trong công việc quản lý của mình. Biết sử dụng các phương tiện thông tin và thống kê tính toán.

3.Yêu cầu trình độ:

- Trung cấp hành chính. Nếu là trung cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật có liên quan thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành chính. Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.

V. KỸ THUẬT VIÊN ĐÁNH MÁY CHỮ (Mã số ngạch 01.005) 1) Chức trách:

Là công chức thừa hành kỹ thuật, chuyên trách đánh máy, sao in các loại văn bản, tài liệu có yêu cầu kỹ thuật cao.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Đánh máy, nhân bản các loại văn bản có mức độ phức tạp (bảng, biểu phức tạp, văn bản có xen ngoại ngữ hoặc bằng ngoại ngữ) từ các văn bản, tài liệu, bản thảo bảo đảm chính xác. Kỹ thuật đạt tốc độ từ 150 - 200 đập /1 phút bằng phương pháp 10 ngón; không sai sót, mỹ thuật trình bày bản đánh máy đẹp, đúng quy cách.

- Sao in, sao chụp các văn bản, tài liệu.

- Bảo quản tốt máy chữ, máy sao in do mình sử dụng, thực hiện nghiêm chế độ bao dưỡng thường kỳ.

- Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, bàn giao các văn bản trước và sau khi đánh máy cho người có trách nhiệm.

- Tham gia hướng dẫn, đào tạo nhân viên đánh máy chữ.

- Giữ bí mật nội dung các tài liệu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nội quy bảo mật đối với người đánh máy chữ.

- Bảo quản, bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu đánh máy, in ấn và tài sản, máy móc khi được giao quản lý.

2) Hiểu biết:

- Nắm được hệ thống tổ chức của cơ quan.

- Nắm chắc nguyên tắc bảo mật công văn giấy tờ của cơ quan, đơn vị.

- Hiểu được nguyên tắc, thủ tục văn bản hành chính Nhà nước.

- Nắm vững ngữ pháp, quy tắc chính tả tiếng Việt.

- Có khả năng đánh máy bằng 1 ngoại ngữ ở mức độ trung bình.

- Biết sử dụng máy vi tính, các máy sao  in.

6

Page 7: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

3) Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Có chứng chỉ đạt trình độ kỹ thuật viên đánh máy của khóa học từ 4 đến 9 tháng.

- Biết 1 ngoại ngữ ở trình độ B.

- Có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tin học từ 3 đến 6 tháng.

VI. NHÂN VIÊN ĐÁNH MÁY CHỮ  (Mã số ngạch 01.006). 1) Chức trách:

Là công chức thừa hành kỹ thuật, chuyên trách đánh máy chữ, sao in các loại văn bản.Nhiệm vị cụ thể:

- Đánh máy các văn bản từ mức độ đơn giản đến mức độ trung bình, bảo đảm chính xác; kỹ thuật đạt tốc độ từ 100 đến 150 đập/phút, bằng phương pháp 10 ngón; sai phạm không quá 2 lỗi trong 1 trang, mỹ thuật trình bày đạt yêu cầu: rõ, đúng quy cách của các lại giấy..

- Sao in, sao chụp các văn bản, tài liệu.

- Bảo quản tốt máy chữ máy sao in do mình sử dụng. Thực hiện nghiêm quy trình bảo dưỡng máy và sửa chữa được những hỏng hóc giản đơn.

- Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, bàn giao các văn bản trước và sau khi đánh máy cho người có trách nhiệm.

- Giữ bí mật nội dung các tài liệu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về bảo mật đối với người đánh máy chữ.

- Bảo quản, bảo vệ an toàn tài liệu đánh máy; in ấn và tài sản máy móc khi được giao quản lý.

2) Hiểu biết:

- Biết được hệ thống tổ chức của cơ quan.

- Nắm được nội quy, quy định về bảo mật công văn giấy tờ của cơ quan.

- Biết sửa chữa hỏng hóc thông thường của máy chữ, máy sao in.

- Nắm được ngữ pháp, quy tắc chính tả tiếng Việt.

- Có khả năng đánh máy văn bản bằng 1 ngoại ngữ thông dụng ở tốc độ còn chậm.

- Nắm được thể thức, văn bản hành chính Nhà nước.

3) Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Có chứng chỉ đạt trình độ đánh máy chữ của khoá học 3 tháng.

7

Page 8: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Biết ngoại ngữ ở trình độ A.

VII. NHÂN VIÊN KỸ THUẬT CƠ QUAN (Mã số ngạch 01.007)

1) Chức trách:

Là công chức chuyên môn kỹ thuật làm việc tại các đơn vị cơ sở, thực hiện các công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo trong phạm vị được phân công.Nhiệm vụ cụ thể:

- Trực tiếp sản xuất, sửa chữa vật tư, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên môn và quy chế của cơ quan và đơn vị.

- Trực tiếp hoặc phụ giúp cho các công chức khác hoàn thành nhiệm vụ công tác trong phạm vi được phân công.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong khi làm việc.

- Bảo quản tốt các phương tiện và trang bị làm việc.

- Chịu trách nhiệm cá nhân trong phạm vi công tác được phân công.

2) Hiểu biết:

- Hiểu được hệ thống tổ chức của cơ quan, đơn vị.

- Hiểu rõ và nắm vững các quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên môn, quy chế của cơ quan và đơn vị.

- Am hiểu thực tiễn sản xuất, tính năng của trang thiết bị liên quan đến nhiệm vụ được giao.

3) Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật, hết thời gian tập sự, đạt tiêu chuẩn thì chuyển sang làm hợp đồng dài hạn.

VIII. NHÂN VIÊN VĂN THƯ  (Mã số ngạch 01.008)

 1)Chức trách:

Là công chức thừa hành nghiệp vụ văn thư của cơ quan, thực hiện công việc sắp xếp, phân phối, chuyển giao và quản lý các văn bản đi, đến của cơ quan.Nhiệm vụ cụ thể:

- Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan.

- Tiếp nhận các bản thảo về trình duyệt, các bản đánh máy... để trình lãnh đạo ký (theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan).

- Đăng ký văn bản, làm thủ tục chuẩn bị gửi văn bản và theo dõi quá trình luân chuyển văn bản theo địa chỉ.

8

Page 9: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Viết các giấy tờ theo biểu mẫu... để trình ký cấp cho các công chức trong cơ quan.

- Chuyển giao văn bản, tài liệu và điện tín.

- Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức; Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế.

- Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai thác.

- Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.

- Đánh máy, sao in các văn bản, tài liệu (ở cơ quan không có nhân viên, kỹ thuật viên đánh máy chữ chuyên trách).

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ quan.

2. Hiểu biết:

- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.; Hiểu các quy chế của cơ quan về công tác văn thư.

- Nắm vững các quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư.

- Nắm vững thể lệ gửi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ; Biết đánh máy chữ và sử dụng các phương tiện sao in tài liệu; Giao tiếp lịch sự, văn minh.

3. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp phổ thông trung học, chữ viết đẹp, rõ ràng.

- Tốt nghiệp lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư 3 tháng trở lên.

- Có chứng chỉ trình độ tin học văn phòng.

- Hết thời gian tập sự, đạt tiêu chuẩn thì chuyển sang ký hợp đồng làm việc.

 B. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành Kiểm lâm (theo Quyết định số 09/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ Nội vụ)

I. NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN CHÍNH

(tương đương ngạch Chuyên viên chính, mã số 10 225)

1. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm ở Trung ương hoặc ở địa phương tổ chức thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc và cấp tỉnh.

2. Nhiệm vụ:

- Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện một lĩnh vực trong công tác nghiệp vụ chuyên môn bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Chủ trì xây dựng các phương án, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực công tác được phân công, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện.

9

Page 10: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.

- Chủ trì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp.

- Chủ trì tổ chức và hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm và tham mưu đề xuất các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn trong hệ thống ngành Kiểm lâm nhằm đảm bảo tổ chức chặt chẽ, có hiệu lực và hiệu quả.

- Thực hiện việc tham gia phối hợp nghiệp vụ với các cơ quan hữu quan (chấp hành pháp luật, nghiên cứu, quản lý...) khi triển khai thực hiện công tác bảo vệ và quản lý rừng trong phạm vi tỉnh, vùng, cả nước.

- Tham gia hoặc chủ trì tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm.

- Nghiên cứu và phân tích các hoạt động của ngành Kiểm lâm trên toàn quốc và các tỉnh có diện tích rừng lớn, đề xuất các biện pháp tổ chức, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả công tác của ngành Kiểm lâm.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:

- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

- Có tinh thần dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực; có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực.

- Chủ trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm lâm cho các thành viên khác trong cơ quan.

- Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của ngành Kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

- Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

10

Page 11: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

5. Tiêu chuẩn về trình độ.

- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Tốt nghiệp khoá đào tạo kiến thức quản lý Nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên chính.

- Thông thạo một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Có thời gian giữ ngạch Kiểm lâm viên tối thiểu là 9 năm.

- Có công trình hoặc đề án liên quan đến công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được cấp Bộ hoặc cấp tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả.

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.

II. NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN(tương đương ngạch Chuyên viên, mã số 10 226)

1. Chức trách: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ:

- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.

- Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.

- Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công.

- Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:

- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

11

Page 12: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực.

- Có khả năng độc lập chủ động làm việc.

- Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.

- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Tốt nghiệp khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên.

- Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.

III. KIỂM LÂM VIÊN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG(mã số 10 227)

1. Chức trách: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ cụ thể:- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

12

Page 13: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.

- Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.

- Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công.

- Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:

- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực:

- Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.

- Tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức quản lý về Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

13

Page 14: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Tốt nghiệp khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên.

- Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ A. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Biết sử dụng vi tính văn phòng.

IV. KIỂM LÂM VIÊN TRUNG CẤP(tương đương ngạch Cán sự, (mã số 10 228)

1. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kểm lâm cấp huyện thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng rừng của chủ rừng theo dự án quy hoạch, quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện tuần tra, kiểm tra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn được giao theo dõi.

- Tiến hành điều tra, thu thập tình hình và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp về các hành vi hoạt động phá hoại rừng và buôn lậu lâm sản trên địa bàn được giao theo dõi.

- Tuyên truyền và tham gia vận động quần chúng nhân dân thực hiện các quy định về pháp luật về lâm nghiệp.

- Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lập biên bản, hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm, bảo vệ hiện trường, tang vật, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:

- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ.

- Thận trọng trong công việc, không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, luôn bám cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực:

- Độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác quản lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản.

14

Page 15: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý rừng, quản lý lâm sản.

- Thành thạo nghiệp vụ Kiểm lâm và quản lý lâm sản.

- Thành thạo các nguyên tắc, các thủ tục hành chính trong xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, quản lý lâm sản.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.

- Tốt nghiệp trung học chuyên ngành Lâm nghiệp.

- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm 3 tháng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ A. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Biết sử dụng vi tính văn phòng.

V. KIỂM LÂM VIÊN SƠ CẤP(tương đương ngạch Nhân viên, mã số 10 228)

1. Chức trách: Là công chức thừa hành, kiểm tra và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do lãnh đạo giao trong phạm vi được phân công.

2. Nhiệm vụ:

- Thực hiện theo dõi, kiểm tra chặt chẽ tài nguyên rừng, đất rừng trong phạm vi được phân công.

- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng rừng của các chủ rừng theo dự án, theo quy hoạch, quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thường xuyên thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để phát hiện các hành động phá rừng, săn bắt chim thú rừng và vận chuyển lâm sản trái phép.

- Kiểm tra, phát hiện các hiện tượng sâu bệnh hại rừng, cháy rừng, tiến hành xử lý ban đầu và báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.

- Theo dõi việc sử dụng nương rẫy và đất rừng nhằm bảo vệ rừng tốt.

- Ngăn chặn những hành động vi phạm về quản lý, khai thác rừng và lập biên bản hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Đo đếm, xác định khối lượng, quy cách, phẩm chất lâm sản và động vật rừng trong phạm vi được phân công.

- Giữ nguyên hiện trường, tang vật phạm pháp.

- Tham gia vận động nhân dân bảo vệ rừng và làm công tác phổ cập lâm nghiệp.

- Quản lý bổ sung các hồ sơ lâm bạ và vào sổ theo dõi diễn biến rừng.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:

- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

15

Page 16: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ.

- Tuyệt đối chấp hành sự chỉ đạo về nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ của cấp trên.

- Không lợi dụng danh nghĩa của ngành Kiểm lâm để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, bám dân, bám cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Có tinh thần chí công vô tư, có đức tính trung thực.

- Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực:

- Có khả năng độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác quản lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản.

- Nắm được các nguyên tắc, các thủ tục hành chính trong xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, quản lý lâm sản.

- Tuyên truyền và vận động có hiệu quả nhân dân tham gia quản lý rừng, quản lý lâm sản.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.

- Tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thúc về quản lý và phát triển rừng.

- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ Kiểm lâm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Sử dụng được một ngôn ngữ của dân tộc thiểu số.

 C. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành Kế toán (theo Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ Nội vụ)

I. KẾ TOÁN VIÊN CAO CẤP (MÃ SỐ 06.029)1. Chức trách: Kế toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo Bộ (ngành), hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán. 2. Nhiệm vụ:

a) Chủ trì, nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán: các Luật, các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán, kiểm toán của Việt Nam; các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán trong phạm vi toàn quốc, gồm:

- Nghiên cứu, xây dựng chủ trương, phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý kinh tế, tài chính của quốc gia;

16

Page 17: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

- Nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán đối với vấn đề tổng hợp phức tạp;

- Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán, kiểm toán và quy chế, quy trình nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;

b) Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;

c) Tham gia xây dựng các mục tiêu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán trưởng, kiểm toán viên;

d) Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các phương án, kế hoạch, kiểm tra nghiệp vụ kế toán và xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn;

đ) Chủ trì lập các dự toán và xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;

e) Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ áp dụng, tổng hợp báo cáo lên cấp trên;

g) Thực hiện việc kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc, đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm và các biện pháp chấn chỉnh hoàn thiện tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị;

h) Đề xuất ý kiến với lãnh đạo hoặc cấp trên giải quyết về những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong thực hiện quy chế quản lý, cải tiến nội dung và phương pháp quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.

3. Năng lực:

a) Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực;

b) Hiểu rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;

c) Hiểu biết rộng về hệ thống lý luận thực tiễn các hình thức, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;

d) Nắm vững luật pháp kinh tế, tài chính, các chính sách chế độ tài chính tín dụng của Nhà nước và pháp luật quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực;

đ) Nắm vững nguyên lý tổ chức công tác kế toán, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;

e) Am hiểu rộng về tình hình phát triển kinh tế xã hội của lĩnh vực quản lý tài chính ở trong nước và quốc tế;

g) Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán.

17

Page 18: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

4. Trình độ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;

b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên cao cấp;

d) Có ngoại ngữ trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;

đ) Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn;

e) Có thời gian tối thiểu ở ngạch kế toán viên chính là 06 năm;

g) Chủ trì hoặc tham gia đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học về tài chính kế toán được Hội đồng khoa học cấp Bộ, ngành công nhận và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.

II. KẾ TOÁN VIÊN CHÍNH (MÃ SỐ 06.030)

1. Chức trách:

Kế toán viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý nghiệp vụ kế toán ở đơn vị hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán tại đơn vị.

2. Nhiệm vụ:   

a) Nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán; xét duyệt hệ thống kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị, ngành hoặc lĩnh vực kế toán nhà nước;

b) Chủ trì lập các dự toán và tham gia xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;

c) Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;

d) Tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ áp dụng, tổng hợp báo cáo lên cấp trên;

đ) Tổ chức, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ kế toán và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh, nhằm đảm bảo việc quản lý thống nhất nghiệp vụ kế toán của đơn vị, ngành, lĩnh vực;

e) Nghiên cứu, xây dựng mô hình mẫu về công tác hạch toán kế toán, tổ chức kế toán phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực;

g) Tham gia xây dựng mục tiêu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên;

h) Lập báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán thuộc các phần hành phụ trách và báo cáo kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về sự chính xác trung thực của các

18

Page 19: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

số liệu báo cáo; thực hiện, theo dõi và kiểm tra về nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành và các bộ phận liên quan;

i) Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán và quy chế, quy trình nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế;

k) Đề xuất ý kiến với lãnh đạo hoặc cấp trên giải quyết về những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong thực hiện quy chế quản lý, cải tiến nội dung và phương pháp quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.

3. Năng lực

a) Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;

b) Hiểu rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, và thông tin kinh tế có liên quan;

c) Có chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán, các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước; nắm được hệ thống kế toán ngành, lĩnh vực khác; quy trình tổ chức công tác kế toán; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác kế toán ở đơn vị, ngành, lĩnh vực;

d) Xây dựng phương án kế hoạch cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý và viết văn bản tốt;

đ) Nắm được những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, am hiểu thực tiễn sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, tình hình kinh tế - xã hội đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán;

e) Nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới;

g) Tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị, ngành, lĩnh vực;

h) Có khả năng tiếp thu, nắm bắt kiến thức kinh tế, phân tích tài chính và tổ chức điều hành được ứng dụng các kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại: trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử;

i) Có trình độ độc lập tổ chức làm việc, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

4. Trình độ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên chính;

c) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;

19

Page 20: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

d) Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn;

đ) Có thời gian tối thiểu ở ngạch kế toán viên là 09 năm;

e) Chủ trì hoặc tham gia đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học về tài chính kế toán được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.

III. KẾ TOÁN VIÊN (MÃ SỐ 06.031)

1. Chức trách:

Kế toán viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán trong bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.

2. Nhiệm vụ:   

a) Tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc phụ trách;

b) Tổ chức mở sổ, ghi và khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành, phần việc được phân công hoặc phụ trách;

c) Lập, duyệt báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình thực hiện và lập báo cáo kế toán định kỳ được kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước phụ trách phần hành và kế toán trưởng về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo và chuyên môn nghiệp vụ của mình;

d) Cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình cho bộ phận liên quan;

đ) Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách;

e) Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;

g) Chủ trì lập các dự toán và tham gia xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;

h) Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;

i) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên thuộc phần hành và các bộ phận liên quan. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên;

k) Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán và quy chế, quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán;

l) Tham gia, nghiên cứu xây dựng các văn bản Quy phạm pháp luật về kế toán; các văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ nghiệp vụ kế toán;

20

Page 21: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

m) Đề xuất ý kiến với lãnh đạo, đơn vị kế toán cấp trên giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.

3. Năng lực

a) Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

b) Hiểu rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, và thông tin kinh tế có liên quan;

c) Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;

d) Biết xây dựng phương án kế hoạch các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, có kỹ năng soạn thảo văn bản;

đ) Am hiểu các thủ tục hành chính, chương trình cải cách hành chính của ngành, của Chính phủ; am hiểu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tình hình kinh tế xã hội xung quanh hoạt động nghiệp vụ của ngành, quốc gia;

e) Biết phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế;

g) Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị;

h) Có khả năng tiếp thu, nắm bắt và tổ chức điều hành các kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử;

i) Có trình độ độc lập tổ chức làm việc, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

4. Trình độ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên;

c) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;

d) Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.

IV. KẾ TOÁN VIÊN CAO ĐẲNG (MÃ SỐ 06A.031)

1. Chức trách:

21

Page 22: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

Kế toán viên cao đẳng là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở trong bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện các công việc kế toán, hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị có khối lượng kế toán không lớn; thực hiện một hoặc nhiều phần hành kế toán ở đơn vị.

2. Nhiệm vụ:   

a) Thu thập, phân loại, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thực hiện luân chuyển chứng từ kế toán thuộc phần hành kế toán được phân công;

b) Tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc mình phụ trách;

c) Tổ chức mở sổ, ghi và khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành, phần việc được phân công hoặc mình phụ trách;

d) Lập, duyệt báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình thực hiện và lập báo cáo kế toán định kỳ được kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước phụ trách phần hành và kế toán trưởng về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo và chuyên môn nghiệp vụ của mình;

đ) Cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình cho bộ phận liên quan;

e) Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách;

g) Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;

h) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách và tổng hợp, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;

i) Hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên sơ cấp, trung cấp thuộc phần hành. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên;

k) Tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật về hướng dẫn nghiệp vụ kế toán;

l) Đề xuất ý kiến với lãnh đạo, đơn vị kế toán cấp trên giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy chế quản lý, các nghiệp vụ mới phát sinh và quy trình nghiệp vụ kế toán.

3. Năng lực

a) Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm chắc phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; nguyên tắc về công tác tổ chức bộ máy kế toán; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

b) Hiểu rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán, và thông tin kinh tế có liên quan;

c) Nắm được các chế độ, thể lệ kế toán ngành, lĩnh vực; các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong ngành, trong lĩnh vực kế toán nhà nước;

22

Page 23: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

d) Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị;

đ) Biết xây dựng phương án kế hoạch các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, có kỹ năng soạn thảo văn bản;

e) Nắm được những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, am hiểu thực tiễn sản xuất - kinh doanh, xã hội đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán;

g) Có khả năng tiếp thu, nắm bắt và tổ chức điều hành các kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các thông tin kế toán, tài liệu kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử.

4. Trình độ:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành tài chính kế toán;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên;

c) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;

d) Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.

V. KẾ TOÁN VIÊN TRUNG CẤP (MÃ SỐ 06.032)

1. Chức trách:

Kế toán viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở trong bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện các công việc kế toán ở đơn vị có khối lượng kế toán không lớn hoặc một phần hành kế toán ở đơn vị kế toán.

2. Nhiệm vụ:   

a) Tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc quy định về kế toán trong văn bản pháp luật về kế toán;

b) Thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công phụ trách;

c) Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuộc phần hành, phần việc được phân công phụ trách;

d) Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo khác hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán, chịu trách nhiệm trước phụ trách phần việc về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo;

đ) Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình phụ trách cho bộ phận liên quan, thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của pháp luật;

e) Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;

g) Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách;

23

Page 24: BỘ NỘI VỤsonoivu.vinhphuc.gov.vn/imageupload/tieu chuan chuc danh cac ngach CC.doc · Web viewChịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ

h) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách;

i) Hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên sơ cấp thuộc phần hành. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên.

3. Năng lực

a) Nắm được chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; nguyên tắc về công tác tổ chức bộ máy kế toán; có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

b) Hiểu rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;

c) Nắm được các chế độ, quy định kế toán ngành, lĩnh vực; các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong đơn vị, trong ngành.

d) Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ trong đơn vị;

đ) Am hiểu về tình hình kinh tế, tài chính xung quanh hoạt động của ngành, lĩnh vực;

e) Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng máy tính, các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử.

4. Trình độ:

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành tài chính kế toán;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên trung cấp;

c) Có ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;

d) Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.

Trần Thị Thuý (Sưu tầm)

24