cung, cau hang hoa chuong ii

Post on 26-May-2015

30.792 Views

Category:

Documents

4 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

CHƯƠNG 2

CUNG CẦU HÀNG HÓA

CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH

Cầu hàng hóa Cung hàng hóa

Trạng thái cân bằng của thị trường

Sự thay đổi của cung và cầu

Độ co giãn của cung và cầu

Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

Các giả định của mô hình

Thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán Sản phẩm đồng nhất (người tiêu dùng không phân

biệt giữa 2 sản phẩm của 2 người bán bất kỳ) Không có rào cản gia nhập hay rời khỏi thị trường

Cầu hàng hóa

Cầu hàng hóa mô tả số lượng 1 loại hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Cầu hàng hóa

Lượng cầu mô tả số lượng 1 loại hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua ở mức giá đã cho trong một khoảng thời gian xác định

Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn.

Cầu hàng hóa

• Cách biểu diễn thứ nhất: Biểu cầu

P

(1000đ/thanh)

Qd

(tr thanh/năm)

0 200

10 160

20 120

30 80

40 40

50 0

Cầu hàng hóa

Cách biểu diến thứ hai: Đường cầu

Tại sao đường cầu lại dốc xuống?

D

Q200

P

40 80 120 160

50

10

20

30

40

0

Cầu hàng hóa Cách biểu diễn thứ 3: Hàm số cầu Dạng tổng quát: Qd = f(P) Nếu là hàm tuyến tính:

Qd = a.P + b (a < 0)

Cầu hàng hóa Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

Giá của bản thân hàng hóa đó

Thu nhập của người tiêu dùng Giá của các hàng hóa liên quan

Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng

Qui mô tiêu thụ của thị trường

Dự doán của người tiêu dùng về những thay đổi trong tương lai

Cầu hàng hóa

Qui luật cầu: Khi giá của một hàng hóa tăng lên thì cầu về

hàng hóa đó giảm và ngược lại. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu được các nhà kinh tế gọi là luật cầu.

Sự di chuyển dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu.

Khi giá của một hàng hóa thay đổi sẽ làm thay đổi lượng cầu của hàng hóa đó (hiện tượng di chuyển dọc theo đường cầu)

Khi có sự thay đổi của các yếu tố ngoại sinh sẽ làm thay đổi trong cầu hàng hóa (hiện tượng dịch chuyển đường cầu)

Cung hàng hóa

Cung hàng hóa mô tả số lượng một loại hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn lòng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Lượng cung mô tả số lượng một loại hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn lòng bán ở mức giá đã cho trong một khoảng thời gian xác định.

Cung hàng hóa

Cách biểu diễn 1: Biểu cung

P

(1000đ/thanh)

Qs

(tr thanh/năm)

0 0

10 0

20 40

30 80

40 120

50 160

Cung hàng hóa

P

P2

P1

Q1 Q2 Qs

Tại sao đường cung lại dốc lên?

S

Cách biểu diễn 2: Đường cung

Cách biểu diễn 3:

Hàm số cung Dạng tổng quát: Qs = f(P) Nếu là hàm tuyến tính:

Qs = a.P + b (a > 0)

Cung hàng hóa

Cung hàng hóa Các nhân tố ảnh hưởng đến cung

Giá của bản thân hàng hóa đó Giá của các yếu tố sản xuất Công nghệ sản xuất có thể áp dụng Chính sách thuế và các qui định của chính phủ Số lượng người sản xuất Các kỳ vọng của người sản xuất trong tương

lai

Quy luật cung: Khi giá của hàng hóa tăng lên thì cung của hàng

hóa đó tăng lên và ngược lại. Mối quan hệ tỷ lệ thuận đó được các nhà kinh tế gọi là luật cung.

Cung hàng hóa

Cung hàng hóa Sự di chuyển dọc theo đường cung và sự dịch

chuyển của đường cung. Khi giá của một hàng hóa thay đổi sẽ làm thay

đổi lượng cung của hàng hóa đó (hiện tượng di chuyển dọc theo đường cung)

Khi có sự thay đổi của các yếu tố ngoại sinh sẽ làm thay đổi trong cung hàng hóa (hiện tượng dịch chuyển đường cung)

Trạng thái cân bằng thị trường

P(1000đ/thanh)

Qd(tr thanh/năm)

Qs(tr thanh/năm)

Sức ép trên giá

0

10

20

30

40

50

200

160

120

80

40

0

0

0

40

80

120

160

Giảm

Cân bằng

Tăng

Trạng thái cân bằng thị trường

P

Po

Qo Q

D

S-Điểm cân bằng thị trường là nơi đường cung và cầu giao nhau.-Tại Po lượng cung bằng với lượng cầu và bằng Qo.

Trạng thái cân bằng thị trường

Các đặc điểm của giá cân bằng thị trường Qd = Qs. Không thiếu hụt hàng hóa. Không có dư cung. Không có áp lực làm thay đổi giá

Cơ chế thị trường

D

S

Dư thừa

P

P1

Po

Qd Qo Qs Q

Cơ chế thị trường

Khi giá thị trường cao hơn giá cân bằng: Có sự dư cung Nhà sản xuất hạ giá Lượng cầu tăng và lượng cung giảm Thị trường tiếp tục điều chỉnh cho đến khi đạt

được giá cân bằng

Dư thừa

Cơ chế thị trường

S

Thiếu hụt

P

Po

P1

Qs Qo Qd Q

D

Cơ chế thị trường

Khi giá thị trường thấp hơn giá cân bằng: Xảy ra thiếu hụt Nhà sản xuất tăng giá Lượng cầu giảm và lượng cung tăng Thị trường tiếp tục điều chỉnh cho đến khi đạt giá

cân bằng.

Thiếu hụt

Cơ chế thị trườngTóm tắt cơ chế thị trường cạnh tranh

hoàn hảo: Cung và cầu tương tác quyết định giá cân

bằng thị trường. Trạng thái cân bằng thị trường thay đổi khi:

Cầu thay đổi (đường cầu dịch chuyển)Cung thay đổi (đường cung dịch chuyển)Cả cung và cầu đều thay đổi

Cơ chế thị trườngTóm tắt cơ chế thị trường cạnh tranh

hoàn hảo (tt): Khi chưa cân bằng, thị trường sẽ điều chỉnh

sự thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Cơ chế hoạt động trên chỉ có hiệu quả khi thị trường là cạnh tranh hoàn hảo.

Thay đổi cầu (Đường cầu dịch chuyển)

Thay đổi cầu khác với thay đổi lượng cầu Cầu được quyết định bởi các yếu tố ngoài

giá như thu nhập, giá các hàng hóa liên quan, thị hiếu…

Thay đổi cầu được biểu thị bằng sự dịch chuyển toàn bộ đường cầu.

Thay đổi lượng cầu được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo một đường cầu

Thay đổi cầu (Đường cầu dịch chuyển)

Thu nhập Thi hiếu NTD Giá kỳ vọng Giá hàng thay thế Giá hàng bổ sung Số người mua

P

P1

P2

Q1 Q2 Q’1 Q’2 Qd

D D’

Thay đổi cung (Đường cung dịch chuyển)

Trình độ công nghệ Giá yếu tố đầu vào Giá kỳ vọng Chính sách thuế và

trợ cấp Điều kiện tự nhiên

P

P1

P2

Q2 Q1 Q’2 Q’1

Q

S S’

Thay đổi cung và cầu(Thay đổi trạng thái cân bằng)

Ba bước để phân tích những thay đổi trong trạng thái cân bằng: Xác định xem sự kiện xảy ra tác động tới đường cung, đường

cầu (hoặc có thể cả hai). Xác định hướng dịch chuyển của các đường. Sử dụng đồ thị cung cầu để xác định xem sự dịch chuyển tác

động tới trạng thái cân bằng như thế nào.

Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng thái cân bằng)

P

Po

P1

Qo Q1 Q

D

S’S

Trạng thái cân bằng

mới

Trạng thái cân bằng ban đầu

Trạng thái cân bằng mới

Trạng thái cân bằng ban

đầu

Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng thái cân bằng)

P

P2

P1

Q1 Q2 Q

D D’

Trạng thái cân bằng ban

đầu

Trạng thái cân bằng mới

S

Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng thái cân bằng)

Trạng thái cân bằng mới

Trạng thái cân bằng ban đầu

D

D’

S S’P

P2

P1

Q1 Q2 Q

Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng thái cân bằng)

Kết luận: Không có sự thay đổi của

cung

Sự gia tăng của cung Sự giảm sút của cung

Không có sự thay đổi của cầu

P như cũ

Q như cũ

P giảm

Q tăng

P tăng

Q giảm

Sự gia tăng của cầu

P tăng

Q tăng

P không rõ ràng

Q tăng

P tăng

Q không rõ ràng

Sự giảm sút của cầu

P giảm

Q giảm

P giảm

Q không rõ ràng

P không rõ ràng

Q giảm

Độ co giãn của cung và cầu

• Độ co giãn đo lường độ nhạy của một biến số đối với một biến số khác.

• Độ co giãn là tỷ lệ % thay đổi của một biến đối với 1% thay đổi của biến số khác.

Độ co giãn của cầu theo giá

• Là phần trăm thay đổi trong lượng cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ khi giá của nó thay đổi 1%.

• Biểu thị tính nhạy cảm của lượng cầu khi giá thay đổi.

Độ co giãn của cầu theo giá

Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá tại một điểm trên đường cầu

ED =ΔQ/Q

=ΔQ

*P

ΔP/P ΔP Q

ED = (% Δ Q)/(% Δ P)

Độ co giãn của cầu theo giá Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá giữa hai

điểm trên đường cầu

ED =ΔQ/(Q1 + Q2)

=ΔQ

*(P1 + P2)

ΔP/(P1 + P2) ΔP (Q1 + Q2)

Độ co giãn của cầu theo giáNhận xét

Do mối quan hệ giữa P và Q là nghịch biến nên

ED < 0.

ED không có đơn vị tính.

Độ co giãn của cầu theo giá

Các trường hợp co giãn của cầu theo giá Nếu |ED| < 1 : cầu co giãn ít.

Nếu |ED| > 1 : cầu co giãn nhiều.

Nếu |ED| = 1 : cầu co giãn một đơn vị.

Độ co giãn của cầu theo giá

P

4

2

4 8 Q

|ED| = ∞

|ED| > 1

|ED| = 1

|ED| < 1

ED = 0

Khi di chuyển xuống dưới đường cầu, độ co giãn càng giảm

Độ co giãn của cầu theo giá

P

P*

Q

D

Cầu co giãn hoàn toàn|ED| = ∞

Độ co giãn của cầu theo giá

P

Q* Q

Cầu hoàn toàn không co giãn

ED = 0

D

Độ co giãn của cầu theo giáNhững nhân tố chính ảnh hưởng đến độ

co giãn của cầu theo giá Tính chất thay thế của hàng hóa Tỷ lệ chi tiêu của mặt hàng trong tổng mức

chi tiêu Thời gian

Độ co giãn của cầu theo giáMối quan hệ giữa doanh thu và giá bán

|ED| > 1 : TR nghịch biến với P

|ED| < 1 : TR đồng biến với P

Tại mức giá và lựong bán có |ED| = 1 thì TR như thế nào?

Độ co giãn của cầu theo thu nhập

Độ co giãn của cầu theo thu nhập là phần trăm biến đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1%.

EI = (%ΔQ)/(%ΔI )

EI =

ΔQ/Q

=

ΔQ

*

I

ΔI/I ΔI Q

Độ co giãn của cầu theo thu nhập

EI < 0 : hàng cấp thấp (hàng thứ cấp)

EI > 0 : hàng thông thường

Độ co giãn chéo của cầu

Độ co giãn chéo của cầu cho biết phần trăm biến đổi của lựơng cầu của mặt hàng này khi giá của mặt hàng kia biến đổi 1%.

EXY = (%ΔQX)/(%ΔPY )

EXY =

ΔQX/QX

=

ΔQX

*

PY

ΔPY/PY ΔPY QX

Độ co giãn chéo của cầu EXY = 0 : X và Y là hai mặt hàng không liên quan

EXY > 0 : X và Y là hai mặt hàng thay thế

EXY < 0 : X và Y là hai mặt hàng bổ sung

Độ co giãn của cung

Độ co giãn của cung theo giá là phần trăm biến đổi của lượng cung khi giá thay đổi 1%.

Độ co giãn của cung có dấu dương do giá và lượng cung quan hệ đồng biến.

Es = (%ΔQ)/(%ΔP )

Es =

ΔQ/Q

=

ΔQ

*

P

ΔP/P ΔP Q

Độ co giãn của cung

Công thức tính độ co giãn của cung theo giá giữa hai điểm trên đường cung

ES =

ΔQ/(Q1 + Q2)

=

ΔQ

*

(P1 + P2)

ΔP/(P1 + P2) ΔP (Q1 + Q2)

Độ co giãn của cung

Es > 1: cung co giãn nhiều Es < 1: cung co giãn ít Es = 1: cung co giãn một đơn vị Es = 0: cung hoàn toàn không co giãn Es = ∞: cung co giãn hoàn toàn

top related