5 buoc de noi 1 ngoai ngu.docx

168
Chương 1 Những điều bạn nên biết trước khi bắt đầu “Nếu bạn muốn toả sáng ngày mai, bạn cần phải lấp lánh ngày hôm nay.” Phạm Quang Hưng Nói một ngôn ngữ mới là thứ mà nhiều người trong chúng ta luôn luôn mơ ước. Họ muốn nó cho nhiều lý do. Đối với những người sống ở Việt Nam, để nói được tiếng Anh tốt có thể thay đồi đột ngột triển vọng nghề nghiệp của họ. Đối với những đứa trẻ được sinh ra ở Mỹ nhưng có bố mẹ là những người không nói tốt tiếng Anh, học tiếng mẹ đẻ có thể giúp các thành viên trong gia đình gần lại nhau hơn. Một vài người học một ngôn ngữ mới cho những điều họ yêu quý, như bạn của tôi, Brian, người đã yêu một cô gái Việt nam. Ồ, tôi không ở đây để nói về lý do tại sao chúng ta cần phải học một ngôn ngữ mới, nhưng là về làm thế nào để thực hiện điều đó. Vì thế tại sao chúng ta không chuyển sang đề tài đó ngay bây giờ. Mỗi vận động viên có một phiên khởi động trước khi tiến hành mỗi cuộc chơi. Chúng ta sẽ làm điều tương tự. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói về một vài điều hoang đường về việc học một ngôn ngữ mới. Bạn sẽ thấy rằng dù cho việc học một ngoại ngữ không là một nhiệm vụ đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thành thạo nó nếu bạn biết

Upload: hungdka92

Post on 14-Jan-2016

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Chương 1

Những điều bạn nên biết trước khi bắt đầu“Nếu bạn muốn toả sáng ngày mai, bạn cần phải lấp lánh ngày hôm nay.”Phạm Quang Hưng

Nói một ngôn ngữ mới là thứ mà nhiều người trong chúng ta luôn luôn mơ ước. Họ muốn nó cho nhiều lý do. Đối với những người sống ở Việt Nam, để nói được tiếng Anh tốt có thể thay đồi đột ngột triển vọng nghề nghiệp của họ. Đối với những đứa trẻ được sinh ra ở Mỹ nhưng có bố mẹ là những người không nói tốt tiếng Anh, học tiếng mẹ đẻ có thể giúp các thành viên trong gia đình gần lại nhau hơn. Một vài người học một ngôn ngữ mới cho những điều họ yêu quý, như bạn của tôi, Brian, người đã yêu một cô gái Việt nam. Ồ, tôi không ở đây để nói về lý do tại sao chúng ta cần phải học một ngôn ngữ mới, nhưng là về làm thế nào để thực hiện điều đó. Vì thế tại sao chúng ta không chuyển sang đề tài đó ngay bây giờ.Mỗi vận động viên có một phiên khởi động trước khi tiến hành mỗi cuộc chơi. Chúng ta sẽ làm điều tương tự. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói về một vài điều hoang đường về việc học một ngôn ngữ mới. Bạn sẽ thấy rằng dù cho việc học một ngoại ngữ không là một nhiệm vụ đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thành thạo nó nếu bạn biết cách phải làm như thế nào.Điều hoang đườngTôi không được sinh ra để học ngoại ngữ.Hầu hết mọi người tin rằng học một ngôn ngữ mới yêu cầu những năng lực dưới vài hình thức nào đó. Những gì chúng ta đã thường nghe từ bố mẹ của chúng ta là: “con của tôi có tài năng lớn trong việc học ngoại ngữ” hay ngược lại là “con của tôi không tốt trong học ngoại ngữ”. Tôi hi vọng rằng bạn đủ may mắn để nghe lời bình phẩm đầu tiên khi nó có thể gây cho bạn một sự tự tin to lớn và nâng cao sự nỗ lực học tập của bạn. nếu như bạn ở cái sau, bạn có lẽ tin tưởng vào nó và sẽ từ bỏ sau cố gắng đầu tiên.Một ngoại ngữ cũng được gọi là ngôn ngữ thứ hai. Hãy để tôi hỏi bạn

một câu: bạn có thành công với ngôn ngữ thứ nhất của bạn không? Và nếu như bạn có thể học ngôn ngữ thứ nhất, tại sao lại không thể học ngôn ngữ thứ hai?Khi lần đầu tiên bạn học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, bạn thiếu nhiều công cụ. khi bạn được 2 hay 3 tuổi, bạn không có từ điển, không có kỹ năng đọc hay viết, hay thậm chí là kinh nghiệm. chỉ là bạn có thể thành thạo nó. Bây giờ bạn có một số lượng lớn những công cụ xung quanh để hỗ trợ mình, tại sao bạn không thể chỉ là lặp lại thành công đó?Điểm mấu chốt là vấn đề về lòng tin của bạn.

Tôi quá già để học một ngôn ngữ mớiĐây là một trong những phàn nàn phổ biến nhất mà tôi đã từng nghe từ những học viên và bạn bè của mình. Nhiều người, bao gồm những nhà khoa học, tin rằng trẻ con học ngoại ngữ giỏi hơn những người trưởng thành. Họ cũng tin rằng những người trưởng thành không thể hấp thụ thêm một ngôn ngữ nữa.Thực tế là những đứa trẻ dường như thích nghi nhanh hơn với một môi trường ngôn ngữ mới. Nhiều báo cáo ủng hộ ý tưởng đó. Tuy bạn cũng có thể thấy những đứa trẻ đó nhanh chóng làm quen với một ngôn ngữ mới nhưng, sau một thời gian ngắn, chúng dường như có khuynh hướng chậm lại đến mức độ học bình thường. Tôi lần đầu tiên học tiếng Pháp khi tôi chỉ mới 11 tuổi và tiếng Anh khi tôi đang học trung học. Tiếng Anh là một trong những thứ chính của tôi trong nhiều năm sau đó cho đến khi tôi rời đại học. Nó vẫn quan trọng khi tôi bắt đầu làm việc. Một vài năm sau đó, tôi vẫn không thể nói được tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, khi tôi lớn tuổi hơn, (dĩ nhiên mọi người nhiều tuổi hơn khi anh ta hay cô ta ở trường), tôi đạt được nhiều thành công trong một vài tháng hơn là những gì mà tôi đạt được trong tất cả những năm trước đó.Steve Kaufmann là một nhà ngôn ngữ học người Mỹ, ông ta có thể nói 9 thứ tiếng (bây giờ, ông ta có lẽ học nhiều hơn thế). Và ông ta bắt đầu học ngôn ngữ thứ 9 khi ông ta 59 tuổi.Đó không phải là về số tuổi của bạn là bao nhiêu, nó là về bạn nghĩ bạn là người già như thế nào.

Tôi phải đi đến đất nước mà người ta nói ngôn ngữ mà tôi muốn học.Tôi đồng ý rằng ở đất nước mà người ta nói tiếng bản xứ ngôn ngữ mà bạn muốn học sẽ giúp bạn rất nhiều. nhưng nó không phải là một điều bắt buộc.Tôi đã ở Mỹ trong vòng 6 tháng để học tiếng Anh. Tôi nhận thấy rằng có một số lượng lớn những  yếu tố thuộc về môi trường mà tôi có được đã tồn tại sẵn ở Việt Nam, ở nước tôi. Tôi vẫn nhớ rằng vào những ngày mới đến Mỹ một người bạn Mỹ gốc Việt của tôi nói với tôi rằng: “tốt nhất là bạn xem ti vi mỗi ngày để tăng cường khả năng nghe tiếng Anh của bạn”. Đó là lời gợi ý chân thành, nhưng nó làm tôi sốc bởi vì tôi đến Mỹ với kỳ vọng rằng đất nước này sẽ giúp tôi tăng vọt khả năng tiếng Anh của mình, chứ không phải là xem Tivi”Nếu như bạn ở nhà và muốn tăng cường khả năng nghe của mình, tại sao chỉ là xem TV?Trong chương 10, tôi sẽ nói với bạn nhiều chiến lược khác để có được một môi trường nói tiếng Anh tự nhiên ở ngay trong đất nước của bạn.

Học một ngôn ngữ như một chuyến đi dài. Nó có thể dành cả cuộc đời bạn để học một ngôn ngữ.Nếu phải dành cả cuộc đời mình để học một ngôn ngữ mới, vậy thì bạn nghĩ rằng Steve Kaufman có bao nhiêu cuộc đời  hay những người khác mà có thể nói được 4 hay 5 ngoại ngữ có bao nhiêu cuộc đời? Thực tế, nhiều người, bao gồm cả bản thân tôi, đã học một ngôn ngữ một thời gian dài nhưng không bao giờ tập trung vào nó. Đó là như thể nếu như bạn muốn phát triển cơ bắp của bạn bằng cách nâng một vật nặng 5kg chỉ 3 lần một ngày. Kết quả chẳng bao giờ đến bằng cách đó. Khi học một ngoại ngữ, tập trung là điều then chốt. nếu như tập trung trong một thái độ đúng đắn, bạn có thể đạt được một sự thành thạo chỉ trong một thời gian ngắn.

Tôi phải có một người giáo viên giỏiMột vài người có khuynh hướng trì hoãn lại vài thứ; tôi gọi đó là những

người trì hoãn. Họ vẫn tìm kiếm những giáo viên trông chắc chắn là giỏi. tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên có những thế mạnh riêng và điểm yếu riêng của mình. Điều quan trọng là những gì mà bạn học từ họ, chứ không phải là những gì mà bạn không thể học từ họ.Thậm chí một người nói tiếng bản xứ sẽ có những điểm yếu riêng của mình trong việc dạy chính ngôn ngữ của họ. ví dụ như, thỉnh thoảng, một người nói tiếng bản xứ có thể không hiểu rõ ràng tại sao một từ là dễ đối với cô ấy nhưng lại không dễ cho những học viên của mình.Bạn không cần một người giáo viên rất giỏi, nhưng bạn cần một tiến trình tốt.

Chỉ những người thông minh mới có thể học ngôn ngữ mớiĐiều thực tế là khi bạn gặp một người nào đó có thể nói được một hay nhiều hơn một ngoại ngữ, bạn cảm thấy rằng người đó là thông minh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng học một ngôn ngữ mới sẽ làm nâng lên chỉ số IQ của bạn, điều này có nghĩa là học một ngoại ngữ sẽ làm cho bạn thông minh hơn, chứ không phải là bạn phải thông minh mới có thể học ngoại ngữ. điều khám phá này là thú vị phải không? Nếu bạn vẫn còn lo lắng về bạn thông minh bao nhiêu, những điều tìm thấy sau đây sẽ làm bạn thích thúNghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta chứa khoảng 30 tỷ tế bào. Mỗi lần chúng ta hấp thụ hay phân tích thông tin, một kết nối mới được thiết lập giữa những tế bào não. Những kết nối này có thể biến mất nhanh chóng hay có thể giữ lại trong một thời gian dài dựa trên mức độ quan trọng của thông tin này đối với bạn. Không phải ở số lượng các tế bào quyết định mức độ thông minh của bạn, mà đó là số lượng các kết nối làm điều đó. Số lượng các kết nối  gia tăng khi bộ não của bạn làm việc và giảm xuống khi nó ngừng suy nghĩ và ghi nhớ mọi thứ. Nếu như bạn làm toán để đếm số lượng kết nối có thể có, đó là điều không thể tưởng tượng nổi, nó dường như là vô hạn.Tony Buzan, một chuyên gia nghiên cứu bộ não nổi tiếng, ước tính rằng một người bình thường chỉ dùng khoảng tầm 3% đến 8% của năng lực của bộ não của mình. Trong khi những người thông minh có thể sử dụng

chỉ 10% tiềm lực bộ não của họ. Điều này có nghĩa là không có vấn đề gì về việc chỉ số IQ của bạn là bao nhiêu vào lúc này, bạn có thể ở mức đâu đó khoảng 2% đến 10%. Nếu bạn trong một cuộc chạy marathon, đứng trước vạch một vài mét hay đứng sau vạch xuất phát không làm nên điều khác biệt gì lớn, nhưng sự nỗ lực không ngừng của bạn mới là quan trọng. Có nhiều chỗ cho sự cải thiện. Nếu điều này là đúng, câu hỏi tiếp theo của bạn sẽ là làm thế nào để bạn thông minh hơn?Tôi thường nghĩ rằng bộ não của chúng ta giống như một đĩa cứng của máy tính, đó là nếu như chúng ta nén chặt quá nhiều thông tin vào bên trong nó, một vài thông tin cũ sẽ bị thay thế bởi những thông tin mới đến và biến mất. Tôi thấy rằng tôi đã sai. Sự thật là nếu như bạn thu thập nhiều thông tin hơn, khả năng nhớ của bạn sẽ tăng theo đó. Bạn có thể nhớ nhiều hơn và ở mức độ nhanh hơn. Ngược lại, nếu bạn suy nghĩ ít, khả năng suy nghĩ của bạn sẽ suy yếu dần. Bộ não của chúng ta có một cơ chế tương tự như cơ bắp của chúng ta. Nếu như tập luyện thường xuyên, cơ bắp của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, và ngược lại, nếu như bạn không luyện tập, những cơ bắp của bạn sẽ phát triển yếu đi. Những nghiên cứu khám phá những điều thú vị rằng khi chúng ta đối diện với một vấn đề và cố gắng để giải quyết nó, những kết nối mới lại xuất hiện trong bộ não giúp cho chúng ta thông minh lên tí chút. Nếu như chúng ta chọn dừng suy nghĩ, chúng ta trở thành kém thông minh đi một chút.Tôi có một người hàng xóm là một người tài xế lái xe taxi. Một lần anh ta nói là anh ta không thích công việc của mình. Khi tôi hỏi anh ta tại sao không thay đổi sang một công việc khác,  anh ta khăng khăng rằng anh ta là một người người bỏ đi và rằng anh ta không thể làm thế nào để học bất kỳ điều gì mới. Một ngày nọ, khi chúng tôi cùng thưởng thức một buổi nhậu cùng nhau ở nhà anh ta, chờ đợi trước màn hình ti vi theo dõi  trận đá banh bắt đầu, anh ta thách tôi chơi một ván cờ. Như bạn biết đó, tôi không tệ trong việc chơi cờ. Tôi thường đánh bại bố tôi và bạn của ông ấy khi tôi chỉ mới 11 tuổi. Vâng, hôm đó tôi thua 3 ván liên tục chỉ trong 15 phút! Khi tôi đang viết điều này, thì hình ảnh của người hàng xóm của tôi bất thình lình nảy ra trong đầu mình và tôi tự hỏi: làm thế nào một người chơi cờ giỏi lại có thể là một người bỏ đi!Nếu thỉnh thoảng bạn nghĩ rằng mình không thông minh, bạn nên nghĩ lại.

Vâng, bạn có thể học một ngôn ngữ mớiTôi nghe một câu chuyện thú vị khi tôi tham dự một khoá học với Brian Tracy, một người bạn nên đến nếu bạn muốn tìm kiếm thành công. Đó là về châu Phi nơi mà có nhiều voi và những người quản tượng. Một ngày nọ, một nhóm du khách đến để xem những người quản tượng huấn luyện những con voi của họ. Họ ngạc nhiên khi thấy những người quản tượng chỉ dùng một dây thừng nhỏ để cột chân những con voi vào mọi lúc. Khi một người du khách đem những câu hỏi của họ đến một người quản tượng làm việc gần đó, anh ta giải thích: “một con voi được cột bằng một sợi dây thừng nhỏ khi nó chỉ vừa mới sinh. Trong thời gian đầu, nó cố gắng chống cự để thoát khỏi. Nhưng tất cả những nỗ lực của nó chỉ mang lại một kết quả là những vết thương đau đớn ở trên chân nó; nó vẫn còn quá nhỏ để bứt được sợi dây đó. Sau một vài ngày cố gắng để giải thoát, rốt cuộc nó từ bỏ. Thậm chí khi nó lớn lên thành một con vật trưởng thành và to lớn hơn, nó không bao giờ thực hiện cố gắng khác một lần nữa.Bất kỳ ai trong chúng ta đã từng phải chịu một thất bại dưới bất kỳ hình thức nào khi chúng ta còn trẻ. Một thứ hạng tồi ở trường là một ví dụ. Những thất bại này có một tác động lên niềm tin về năng lực của chúng ta. Chúng lèo lái chúng ta làm ta suy nghĩ rằngta không thể làm được một vài việc nhất định. Những nhà tâm lý học gọi đó là “niềm tin tự giới hạn bản thân”. Như là tên nó đã gợi ý cho ta, bất kỳ điều gì bạn nghĩ là bạn không làm được, bạn không thể làm được. Tuy nhiên, đó không phải là sự thật; nó chỉ niềm tin. Điều duy nhất mà bạn cần là làm thế nào để thay đổi nó. Vâng, tôi muốn nói là thay đổi niềm tin của bạn!Vậy thì có khó để học một ngôn ngữ mới hay không? Tôi không thể trả lời nó nhưng tôi chắc chắn rằng học một ngôn ngữ mới là một kỹ năng, chứ không phải là một nghệ thuật. Một nghệ thuật, chẳng hạn như là hội hoạ, có thể yêu cầu tài năng ở một vài mức độ, một kỹ năng thì không cần. Mọi người có thể học một kỹ năng. Ví dụ như, nếu bạn không bao giờ thực hiện chống đẩy, bạn không thể làm được điều đó dù cho chỉ đến 10lần. Nhưng nếu như bạn thực hành nó đều đặn, trong vòng một tháng, bạn có thể làm điều đó từ 50-70 lần, thậm chí là 100! Tuy nhiên, hình

dung nếu tôi không nói với bạn điều này và nếu như bất thình lình bạn thấy ai đó làm nó 100 lần, bạn sẽ nghĩ rằng anh ta phải là đặc biệt, phải không? Nhiều người đã từng nghe tôi nói tiếng Anh với giọng Mỹ đã giả định rằng tôi đã ở Mỹ nhiều năm. Khi tôi nói với họ rằng tôi chỉ học ở Mỹ trong 6 tháng, họ nghĩ rằng tôi thật đặc biệt. Họ không biết rằng không lâu trước đây tôi vẫn chỉ là một người bình thường.Hầu hết những người không thành công trong việc học một ngôn ngữ mới bởi một lý do: họ không biết vòng tròn bí ẩn của bất kỳ một dự án nào. Vòng tròn bí ẩn này được diễn tả như hình bên dưới đây:

Như bạn có thể nhận ra, hầu hết mọi người cho rằng sẽ không có thử thách hay không có thất bại trên cuộc hành trình của họ. Khi họ gặp phải nó, trong bước 2, họ nản chí, sự nhiệt tình và năng lượng cao của họ nhanh chóng đi xuống. Một vài người qua đến bước 3 nơi mà họ thực

hiện một vài điều chỉnh và thử lại lần nữa, nhưng họ từ bỏ sau khi gặp phải một thử thách khác. Một vài người khác đi đến bước 4 nơi mà họ đạt được thành công dưới vài hình thức. Nhưng sau đó, họ chỉ đơn giản là thoả mãn với những thứ mà họ đạt được và dừng thêm vào đó những nỗ lực. Chỉ những người mà đi đến bước cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu của họ.Vòng tròn này không chỉ áp dụng cho việc học ngoại ngữ mà còn áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Nếu bạn đi qua tất cả các bước trên, bạn có thể chắc chắn học được bất kỳ ngôn ngữ nào. Và bạn có thể học nó nhanh với những công cụ và những kỹ thuật mà tôi sẽ chia sẻ với bạn trong cuốn sách này.

Bạn cần một số lượng đủ lớn những lý do để họcThỉnh thoảng, người ta không rõ ràng về việc tại sao họ cần phải học ngôn ngữ mà họ đang nhắm tới. Có lẽ, bạn học nó bởi vì những người bạn của bạn hay bố mẹ bạn kêu bạn phải làm thế. Có lẽ, bạn chỉ muốn thêm một ngôn ngữ vào trong CV với niềm tin rằng nó sẽ làm nên vài sự khác biệt. Nhiều chuyên gia làm việc trong những đất nước khác và nghĩ rằng họ nên học ngôn ngữ địa phương nơi họ sống. Dù bất kỳ lý do nào bạn có, một ngoại ngữ là những gì mà bạn không thể học nếu như bạn chưa có đủ mong muốn học nó.Những gì tôi khuyên bạn làm ngay lúc này là hãy rời quyển sách của bạn, uống một tách cà phê ở đâu đó và tự hỏi bản thân mình: tại sao tôi cần phải học ngôn ngữ này? Suy nghĩ thêm một chút về những gì mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Nghĩ về những ước mơ của mình, mong ước và kế hoạch của bạn. Ngôn ngữ đứng ở vị trí nào trong kế hoạch của bạn? Bạn có thật sự cần thiết ngôn ngữ đó, và những lợi ích nào mà bạn sẽ có nếu như bạn thông thạo nó? Bộ não của bạn thật kỳ diệu, nhưng nó cần phải có đủ lý do tốt để thực thi những nhiệm vụ khó khăn. Nếu như bạn muốn nhanh chóng thành thạo ngôn ngữ mà bạn muốn học, hãy bắt đầu với một giấc mơ. Giây phút mà bạn quyết định một ngôn ngữ không là một thứ có thể ngăn cản bạn làm cho ước mơ của mình trở thành sự thật, bạn dường như đã đi được một nửa cuộc hành trình. 

Chương 2Nguyên lý Pareto và từ vựng cốt lõi

“Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả.”Khổng tử

Nếu như bạn đã quyết định (tôi hi vọng là bạn làm như thế), xin chúc mừng bạn! tôi chưa từng thấy bất kỳ ai quyết định học một ngôn ngữ mà thất bại. trong chương này chúng ta gần như khám phá một trong những nhân tố quan trọng nhất mà quyết định có thể hay không bạn học một ngôn ngữ mới trong một thời gian ngắn.Khi đề cập đến ngôn ngữ, hầu hết mọi người đều đồng ý với tôi rằng từ vựng nằm ở vị trí đầu trong danh sách ưu tiên. Nếu không có từ vựng, bạn chắc chắn rằng không thể nghe, nói hay viết. bạn vẫn có thể giao tiếp mà không có ngữ pháp đúng hay với cách phát âm nghèo nàn. Nhưng bạn không thể làm điều gì nếu không có từ vựng. ngôn ngữ được tạo thành từ những từ và cách mà những từ đó đặt chung với nhau.Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi: “bạn cần phải biết bao nhiêu từ để nói tốt?” không phải mọi người đều hỏi điều đó. Hầu hết mọi người chỉ mới bắt đầu mà không nhận ra mình phải đi bao xa và mất bao nhiêu thời gian để đến được cuối con đường. đó là không tốt khi bạn có một cuộc hành trình dài. Bạn sẽ chắc chắn đến đích nếu như bạn có một bản đồ trong tay, hay là biết được đường mà bạn phải đi.Có xấp xỉ 600000 từ khác nhau trong tiếng Anh. Điều hình dung này thay đổi giữa các ngôn ngữ khoảng từ 400000 đến 1000000 hay thậm chí là hơn. Hãy nhìn một chút vào một cuốn từ điển. bạn sẽ thấy rằng có trung bình khoảng 300000 đến 400000 từ khác nhau.Bạn có thể đã học ngoại ngữ một vài lần cho đến nay. Tôi không biết bạn đã thu thập được bao nhiêu từ, nhưng tôi rất chắc chắn rằng số từ mà bạn đã học lớn hơn nhiều số từ mà bạn có thể giữ lại được. đó dường như là có một cái lỗ trong tâm trí bạn mà những từ mới cứ rò rỉ mất. dù cho bạn có cố để thu nhặt từ mới mỗi ngày, những gì giữ lại được dường như không làm những nỗ lực là xứng đáng. Với khoảng 600000-800000

từ khác nhau, thậm chí giả sử là bạn học từmới hang ngày và bạn giữ lại khoảng 20 từ một ngày (đây không phải là một kết quả tệ chút nào!), kết quả là 7300 từ một năm (365x20). Bạn làm tính xem!Không may thay, cuộc sống không phải luôn là khó khăn! Những điều trên thế giới chúng ta được sắp xếp bởi một nguyên lý thú vị được gọi là nguyên lý 80/20. điều này được tìm ra bởi một nhà kinh tế học người Ý tên là Vilfredo Pareto. Đó là tại sao chúng ta nó cũng được gọi là nguyên lý Pareto. Pareto nhận ra rằng 80% vùng đất được sở hữu bởi 20% dân số. ông ta cũng thấy rằng con số này là đúng trong nhiều lĩnh vực. ví dụ như:20% dữ liệu đầu vào tạo ra 80% kết quả20% những người lao động tạo ra 80% sản phẩm20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận20% lỗi tạo ra 80% hư hỏng20% tính năng tạo ra 80% hiệu quảVà vân vânTrong thực tế, tỉ lệ 80/20 là biểu tượng nhiều hơn là một con số chính xác. Trong nhiều trường hợp, nó có thể là 90/10 hay 95/5

Nguyên lý này trở nên nổi tiếng bởi vì cảm ơn đến những người có thể quyết định những gì mà họ đặt những nỗ lực của mình vào (thời gian, tiền bạc, tài nguyên…) nhằm để đạt nhiều kết quả hơn. Chỉ đơn giản là làm ít hơn và đạt được nhiều hơn. Có phải bạn không muốn mất ít thời gian để đạt nhiều kết quả hơn trong việc học một ngôn ngữ mới?Điều tuyệt vời là nguyên lý Pareto cũng đúng trong việc học một ngôn ngữ mới. dù cho tổng số từ khác nhau trong tiếng Anh lên tới 600000,

chỉ một phần nhỏ của con số đó được sử dụng trong đời sống hàng ngày ở Mỹ. shakespear được biết đến là một tác gia người mà sử dụng một số lượng nhiều và rộng những từ và cụm từ trong những tác phẩm của mình. Nếu như bạn đã từng đọc ông ta, bạn sẽ thấy nhiều từ mà bạn có thể chưa bao giờ sử dụng thậm chí là nghĩ trong cuộc sống của bạn. vâng, thống kê chỉ rằng ông ta sử dụng tổng cộng xấp xỉ khoảng 20000 từ khác nhau trong tất cả các tác phẩm của mình.Số từ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày thì như thế nào? Từ đầu những năm 1930, george zipf (1935) đã đưa một đề nghị có tính thuyết phục về đặc tính phân phối thống kê của từ vựng, được biết đến rộng rãi như là định luật Zipf. Ông ta nghiên cứu nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Anh. Ông ta nhận thấy rằng mỗi từ có môt tần suất xuất hiện khác nhau. Trong tiếng Anh, từ “THE” ở đỉnh của tần suất với tỉ lệ là 7.5%, “OF” theo sau với 3.5%,và vân vân. Thật ngạc nhiên, chỉ 130 từ làm nên 50% của ngữ cảnh.

Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng người Mỹ sử dụng khoảng 2500-3000 từ phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày của họ. tin tốt là 3000 từ phổ biến này dựng nên 95% của nội dung bất kỳ cuộc hội thoại nào, cuộc gọi điện thoại, email hay thậm chí là sách hay báo.Nói theo cách khác, thay vì học tất cả 600000 từ khác nhau, bạn chỉ cần tập trung vào 3000 từ phổ biến nhất nhưng vẫn hiểu được 95% của tất cả các cuộc nói chuyện, email, báo và sách. Nếu  như bạn lấy 3000 và chia

cho 600000 kết quả là được 0.5%. những từ này thuộc vào cái mà chúng ta gọi là nhóm từ vựng cốt lõi. Một vài nhà ngôn ngữ học tin rằng nhóm từ vựng cốt lõi nên chứa khoảng 4000 thay vì 3000 từ. những người khác nghĩ rằng nó nên là 2000. nhưng tôi tin là con số chính xác không quá quan trọng, bởi vì điểm mấu chốt ở đây là bạn sẽ có thể thành thạo trong giao tiếp bằng ngôn ngữ mới bằng cách tập trung vào nhóm từ vựng cốt lõi này.Một vài học viên của tôi cảm thấy một chút không thoải mái với những gợi ý này, khi họ muốn hiểu hoàn toàn 100% nội dung mà họ được tiếp cận. họ không muốn mất 5% nội dung còn lại bằng cách hiểu chỉ 95%. Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với họ. tôi không nói là bạn nên hiểu chỉ 95% của ngôn ngữ mà bạn học. tôi nói về việc bạn nên tập trung vào đâu trước. sau khi thành thạo nhóm từ vựng cốt lõi và hiểu hầu hết ngôn ngữ, không ai có thể ngăn cản bạn khám phá sâu hơn để làm giàu thêm từ vựng của bạn. tuy nhiên, nếu như tìm kiếm sự hoàn hảo từ khi sớm bắt đầu, bạn sẽ bị phân bố thời gian và nguồn lực của bạn trong một phạm vi rộng. không tập trung nỗ lực sẽ dẫn đến không có kết quả trong thời gian dài và làm bạn mệt mỏi. từ xa xưa ở Trung Quốc, Tôn Tử, một nhà chiến lược nổi tiếng, nói về một kỹ thuật cho việc lấy ít đánh bại nhiều. kỹ thuật này là tập trung tất cả những nỗ lực của mình vào một điểm yếu nhất của đối phương. Bạn nên sử dụng chiến thuật tương tự cho việc học một ngôn ngữ mới.Một lý do khác nữa để cho bạn tập trung vào nhóm từ vựng cốt lõi là nhằm mục đích ghi nhớ và có thể sử dụng những từ vựng nhất định mà bạn sẽ phải tiếp cận với từ đó một vài lần. nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng một người sẽ cần phải tiếp cận với một từ 5 đến 10 lần để thành thạo nó. Đó là lý do tại sao không phải là một ý tưởng tốt chút nào nếu như bạn làm loãng những nỗ lực của mình nhạt đi.Về cơ bản, hầu hết mỗi ngôn ngữ trên thế giới đi theo một khuôn mẫu chung theo cách là một phần trăm nhỏ của tổng cộng tất cả các từ làm nên nhóm từ vựng cốt lõi của bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào. Tuy nhiên, những ngôn ngữ khác nhau có thể có những số lượng tổng cộng những từ vựng dẫn tới kích cỡ của số lượng từ trong nhóm từ vựng cốt lõi khác nhau. Bên dưới là một sự minh hoạ của tần suất phân bổ của từ và nhóm

từ vựng cốt lõi trong tiếng Nga (nguồn:   www.how-to-learn-anylanguage.com)

Kết quả là:75 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 40% ngữ cảnh200 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 50% ngữ cảnh524 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 60% ngữ cảnh1257 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 70% ngữ cảnh2925 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 80% ngữ cảnh7444 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 90% ngữ cảnh13374 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 95% ngữ cảnh25508 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 99% ngữ cảnhVâng, vậy là bạn đã có được bí mật đầu tiên về tiến trình học ngôn ngữ thứ hai của tôi. Tuy nhiên, tôi chỉ đề cập đến kích thước của nhóm từ vựng cốt lõi. Chúng ta không biết những từ đó ở ngoài kia là gì. Tốt, nếu như bạn thực hiện một sự tìm kiếm trên Internet hay tìm kiếm ở những sách dạy học ngôn ngữ, bạn sẽ hiển nhiên tìm thấy những từ vựng thuộc nhóm từ vựng cốt lõi của ngôn ngữ mà bạn muốn học. trong trang www.wiktionary.org  người ta thậm chí còn có danh sách tần suất xuất hiện của từ trong các ngôn ngữ khác nhau. Một người bạn của tôi thu thập được một danh sách 1500 từ vựng phổ biến nhất trong tiếng Anh khi anh ta cố gắng tăng cường kỹ năng tiếng Anh của mình. Nếu như đây là lần đầu tiên bạn đang tìm kiếm một danh sách như vậy, có

khả năng là bạn bị lôi cuốn học nó bằng cách đơn thuần là học thuộc lòng nó. Ồ, bạn có thể làm như thế nếu như bạn muốn. Nhưng tôi chắc chắn rằng nó sẽ không có hiệu quả! Học thuộc lòng một danh sách những từ tách rời nó khỏi ngữ cảnh là một trong những phương pháp tệ nhất trong việc học một ngôn ngữ mới. Học thuộc được một từ không có nghĩa là bạn có thể sử dụng được nó. Và khi một người bản xứ nói với bạn, bạn có thể không hiểu dù cho họ sử dụng chính những từ đó! Một số lượng những học viên học ngoại ngữ biết về sự tồn tại của nhóm từ vựng cốt lõi, nhưng họ không biết cách làm thế nào để khai thác nó một cách có hiệu quả. Họ không biết làm thế nào để tiếp cận nó một cách đúng đắn. Lý do chính là bạn cần thu nhận được một ngôn ngữ, chứ không phải đơn thuần là học nó, và bạn tuyệt đối không thể học thuộc lòng một ngôn ngữ. Xin vui lòng đừng lo lắng một chút nào về ý niệm “thu được” và “học”, tôi sẽ giải thích chúng sau trong chương tiếp theo. Bây giờ xin vui lòng kiên nhẫn một ít, dường như tôi đang bị lan man trong chủ đề này. Ý tưởng này là rất quan trọng nên tôi sẽ xin bạn chú tâm hoàn toàn vào quan điểm của tôi trước khi tôi giới thiệu với các bạn đến bước tiếp theo. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ chỉ dẫn cho bạn làm thế nào để thu được nhóm từ vựng cốt lõi của ngôn ngữ mà bạn đang học và làm thế nào để làm chủ nó một cách tự tin.Trước khi chuyển đến chương tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu với các bạn một ý niệm về những gì tương tự như nhóm từ vựng cốt lõi – những cụm từ cốt lõi. Như tên của nó gợi ý cho ta, những cụm từ cốt lõi là những cách phổ biến nhất để đặt những từ lại chung với nhau. Nói cách khác, chúng là những câu và những cụm từ phổ biết nhất. Đây là lý do thứ hai tại sao không thể học một ngôn ngữ bằng cách chỉ học thuộc lòng danh sách những từ vựng cốt lõi của nó. Lý do là đơn giản: bạn không thể nói một ngôn ngữ nếu bạn chỉ biết những từ nhưng không biết làm thế nào để đặt chúng cùng với nhau. Những cụm từ cốt lõi cũng là quan trọng như là những từ vựng cốt lõi. Chúng sẽ giúp bạn làm chủ được những kỹ năng nghe, nói và viết trong một ngôn ngữ mới nhanh hơn bằng cách nhận ra và làm chủ được cả cụm từ thay vì chỉ là những từ ngữ riêng lẻ. Hãy để tôi cho bạn một ví dụ:Trong tiếng Anh thường ngày, bạn có thể nói bình thường: “I’ll be right back”. Nó có nghĩa là bạn dường như đi đâu đó và sẽ trở lại trong thời

gian ngắn. Bạn hiếm khi sử dụng những cách khác để diễn đạt ý kiến này khi bạn nói. Nếu một người học tiếng Anh cố học thuộc lòng những từ riêng lẻ và sau đó cố gắng nhớ làm thế nào để đặt chúng cùng với nhau, nó sẽ là không có hiệu quả như khi học thuộc cả đoạn. Trong thực tế, điều dễ dàng để học thuộc lòng và gợi nhớ lại một đoạn dài hay một câu hơn là một từ đơn. Điều thực tế này đặc biệt đúng khi bạn phát triển kỹ năng nghe của mình bởi vì bạn sẽ chắc chắn nhận ra và hiểu một đoạn dài tốt hơn là một từ đơn. Nó chỉ là giống như khi nghe một bài hát. Nếu như bạn chỉ chơi một vài nốt nhạc, bạn có thể không nhận ra được đó là bài hát nào. Nhưng nhiệm vụ sẽ đơn giản hơn nhiều nếu như tôi chơi cả đoạn dài của giai điệu.Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn nói. Nếu như bạn sử dụng những cụm từ phổ biến khi bạn nói, những người bản xứ sẽ chắc chắn hiểu những gì bạn muốn nói dù cho phát âm của bạn có thể thật sự không được tốt. Ví dụ như, nếu như tôi hỏi một người Mỹ rằng: “is your health good?” như là một lời nhận xét mở đầu, anh ta có thể không hiểu. đó đơn giản bởi vì  người Mỹ không nói theo cách như vậy, dù cho câu đó đúng về khía cạnh ngữ pháp. Nói theo cách khác, những âm trong tình huống này không quen thuộc với họ trong ngữ cảnh nhất định. Tuy nhiên, nếu như tôi nói: “how are you?” hay là “how are you doing?” người ta sẽ hiểu ngay lập tức dù cho phát âm của tôi có tệ đi chăng nữa.Ngắn gọn, học theo cách mà người bản xứ nói; học những cum từ phổ biến và những câu àm họ dung. Đó là cách nhanh nhất để giao tiếp hiệu quả bằng ngôn ngữ mới. tôi gọi đó là kỹ thuật “lấy chung cả gói”. Bây giờ, hãy chuyển đến chương tiếp theo và khám phá ra làm cách nào bạn có thể nhanh chóng hấp thụ nhóm từ vựng cốt lõi!

Chương 3Xây dựng một cơ chế hấp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên

“Hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu với một bước chân”Lão Tử

Trong chương trước, chúng ta nói về nguyên tắc 80/20. Bây giờ, bạn đã có một vài ýniệm về lượng công việc, nó không to lớn như

bạn có thể đã nghĩ. Trong các trang sau, tôi sẽ trả lời những câu hỏi của bạn: làm thế nào để bạn học từ vựng? Bạn kiếm nhóm từ vựng cốt lõi đó ở đâu? Làm cách nào bạn tiếp cận chúng?Đây là câu trả lời của tôi: chúng ta sẽ xây dựng một cơ chế để bạn có thể thu nhậnnhững từ vựng phổ biến trong nhóm từ vựng cốt lõi của ngôn ngữ bạn muốn học theo một cách tự nhiên. Nói cách khác, chúng ta sẽ xây dựng một hệ thống mà bạn có thể thu hút những từ vựng cốt lõi mà bạn được tiếp cận với chúng. Điều này nghe có vẻ cường điệu, phải không? Trước khi đi vào chi tiết của hệ thống đó, tôi xin giải thích một ít về cách mà bộ não của chúng ta học một ngôn ngữ, sự khác nhau giữa học và thu nhận, và ý tưởng của dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra.

Bộ não chúng ta học một ngôn ngữ như thế nào?Trong cuốn sách Second Nature Brain Science and Human Knowledge, Gerald Elderman tác giả đoạt giải Nobel tiết lộ nhiều điều thú vị được tìm thấy về bộ não của con người. Một sự tiết lộ đặc biệt thú vị là cơ chế mà bộ não vận hành. Khi so sánh bộ não con người với máy tính, ông ta thấy rằng hai cái này làm việc theo cơ chế rất khác nhau. Không giống như máy tính, các tế bào não của chúng ta (neuron) vận hành bởi một cơ chế được ông ta gọi là “nhận biết kiểu mẫu” và “liên hệ” và không phải bằng logic.

Mới bắt đầu, những ý tưởng này có lẽ làm bạn bối rối, chúng tất nhiên đã làm tôi bối rối. Bạn có thể suy nghĩ về “ nhận biết kiểu mẫu” và “liên hệ” như là cách mà bộ não bắt đầu vẽ nên một bản đồ mới khi bạn học một ngoại ngữ mới. Những tín hiệu đầu vào bạn nhận được thông qua mắt bạn (đọc) và tai (nghe) kích thích những tế bào trong khu vực xử lý ngôn ngữ của bộ não của bạn. Khi  bạn nhận tín hiệu vào một cách liên tục, các tín hiệu lặp đi lặp

lại tạo ra những “lằn” hay “dấu” trong võ não. Những tập hợp các lằn và các dấunày tạo nên thứ giống như một “bản đồ ngôn ngữ” trong bộ não bạn. Khi một người nói một ngôn ngữ mới một cách trôi chảy, điều này có nghĩa là “bản đồ ngôn ngữ” mới của anh ta được định hình rõ ràng. Ngay khi anh ta nghe hay đọc những gì thuộc về ngôn ngữ đó, bộ não của anh ta nhận biết những tín hiệu đi vào bằng cách “liên hệ” chúng với bản đồ trong não của anh ta.

Cơ chế này giải thích một tình huống tất phổ biến trong trường hợp một học viên thất bại trong việc nghe được một từ hay một cụm từ nhât định trong khi nghe một bài nói tự nhiên. Khi anh ta nhìn lại bản ghi, anh ta ngạc nhiên thấy rằng anh ta hoàn toàn đã biết những từ hay cụm từ này trước đó. Nó làm nản lòng người học, là bởi vì anh ta khônghiểu rằng tại sao anh ta không thể nhận ra các từ hay cụm từ đó, cho dù anh ta đã học nó. Nếu bạn cũng ở trong trường hợp tương tự, bạn có thể hiển nhiên nghĩ: “nghe một ngoại ngữ là rất khó!”Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề nằm bên cạnh dữ liệu đầu vào của bạn. Có hai lỗi phổ biến nhất đó là:                1.     Bạn đã học chỉ những từ đó ở dạng viết nhưng quên học ở dưới dạng phát âm. Trong trường hợp này, những thông tin đặt vào não thiếu mất phần “âm thanh”. Vì vậy, bản đồ ngôn ngữ trong đầu bạn bị thiếu mất một phần của“dữ liệu”. Vì vậy, khi bạn nghe một “âm thanh” được nói bởi một người bản xứ, không có “dữ liệu nguồn” trong não bạn cho nó có thể “nhận biết” và“liên hệ” với những gì nó vừa mới nghe thấy, và bạn thất bại trong việc nghe từ hay cụm từ đó.                2.     Bạn đã nghe “âm thanh” của từ đó khi bạn học nó, nhưng “âm thanh” mà bạn nghe là không đúng bởi vì nó được nói

bởi một người không phải ngườibản xứ. Điều này có nghĩa là “bản đồ” đã được vẽ sai. Vì vậy, bộ não của bạn vẫn không thể “nhận biết” được từ được nói ra bởi một người bản xứ.Tôi sẽ không đi vào thảo luận những kỹ năng xa hơn trong phần này (mặc dù tôi biết là nghe là một trong những phần phát cáu nhất của một việc học ngoại ngữ đối với nhiều người). Chúng ta sẽ nói thêm về nó sau này. Bây giờ, hãy thảo luận xa hơn về vũ khí siêu đẳng của chúng ta, bộ não.Sau khi đạt được một số hiểu biết về bộ não con người, những nhà ngôn ngữ học tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu hơn về những cách khác nhau để tiếp cận một ngôn ngữ mới. Họ tìm ra rằng về cơ bản có hai cách để tiếp cận – học và thu nhận.Học xảy ra khi một người học đặt một cách có ý thức những nỗ lực của anh ta hay cô ta vào việc nghiên cứu hay học thuộc lòng một vài chi tiết, chẳng hạn như một từ, một cụm từ hay một cấu trúc ngữ pháp, của một ngôn ngữ mới. Anh ta hay cô ta có thể ôn lại nó một vài lần sau đó hay không bao giờ (tôi thuộc về loại thứ hai☺). Dưới đây là một ví dụ điển hình của cách tiếp cận học mà chúng ta có thể quan sát trong nhiều lớp học ngoại ngữ.Giáo viên nói:                 ·       Nghe theo tôi và lặp lại (thông thường thì cả lớp sẽ lặp lại cùng nhau)                 ·       Hãy xác định xem đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ và thì nào được sử dụng                 ·       Mở quyển sách, ở trang số... và làm bài tập số...                 ·       Hôm nay chúng ta sẽ học và nhớ những từ sau (đó thường là một danh sách những từ)                 ·       Mở trang số... trong sách và dịch đoạn văn đầu tiên                 ·       Hãy gạch dưới những chủ ngữ và/hoặc vị ngữ

trong đoạn văn nàyVâng vâng …Cách tiếp cận theo kiểu học như trên có những hạn chế sau:                ·       Nó không tạo ra thích thú; thích thú là một yếu tố quan trọng trong việc học một ngôn ngữ mới                ·       Nếu giáo viên không phải là người bản xứ, thì âm thanh nạp vào não có thể không chính xác 100%                ·       Mặc dù bài giảng có lẽ được chuẩn bị công phu, nhiều từ được giới thiệu và giảng giải trong lớp có thể không phải là những từ phổ biến nhất. Lý do là khi cả lớp được phân công dịch một đoạn văn, giáo viên thông thường sẽ giải thích tất cả những từ mới  được biết đến, dù cho chúng có là từ thông dụng hay không. Học viên sau đó cố nhớ tất cả chúng. Tiến trình này, do đó, tốn thời gian và không hiệu quả.

Tiến trình thu nhận là khác hẳn. Nó xảy ra khi người học được tiếp cận với một số lượng lớn dữ liệu đầu vào thông qua đọc, nghe, quan sát hay dính líu trực tiếp với môi trường ngôn ngữ mới. Những người học sau đó nhớ một cách vô thức những chi tiết mà cuốn hút chú ý của họ hay là những thứ mà họ cảm thấy là quan trọng. Theo cách khác, những chi tiết thu thập được là những thứ mà lưu lại trong tâm trí người học sau khi họ tiếp cận với một khối lượng nhất định của ngôn ngữ mới. Tiến trình thu nhận là tương tự với cách mà những đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ của chúng.Tuy nhiên không phải mọi thứ đều có thể học một cách hiệu quả bằng cách tiếp cận thu nhận. Một vài chủ đề chẳng hạn như cấu trúc câu có thể được học một cách hiệu quả bằng cách sử dụng cách tiếp cận học. Trong chương tiếp theo, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những kỹ thuật mà tôi sử dụng là sự sắp xếp cả hai cách tiếp

cận học và thu nhận.

Dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu raDù cho bạn có sử dụng cách tiếp cận nào đi chăng nữa, học một ngôn ngữ bao gồm 2 phần cơ bản: dữ liệu đầu vào từ việc đọc và nghe và dữ liệu đầu ra dưới dạng viết và nói. Một vài năm trước đây, tôi tham gia một lớp học tiếng Anh được dạy bởi một giáo viên là một người bản xứ. Cô ấy đã tập trung vào việc làm cho những học viên nói với nhau bằng tiếng Anh, dưới dạng nhóm hay là từng cặp. Cô ấy cũng sắp xếp thời gian để nói trực tiếp với chúng tôi bằng tiếng Anh. Vào lúc bắt đầu, lớp học rất thú vị khi chúng tôi cảm thấy có thể nói bằng cách dùng một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, kể từ khi chúng tôi không có nhiều từ vựng để diễn đạt những ý phức tạp hơn, chúng tôi sớm cảm thấy chán khi lặp lại những câu đơn giản, chẳng hạn như “it is raining”, “have you had dinner?” “the weather was nice yesterday”...Chúng tôi không thể diễn tả những ý phức tạp hơn chỉ bằng cách thực hành với nhau.Những nghiên cứu gần đây trong kỹ thuật học ngôn ngữ giúp tôi hiểu tại sao phương pháp được sử dụng để dạy chúng tôi trong lớp học đó không có tác dụng. Nó không có hiệu quả bởi những người học trong lớp chưa có đủ dữ liệu đầu vào. Khi chúng tôi không có nhiều dữ liệu đầu vào, ép buộc chúng tôi tạo ra quá nhiều dữ liệu đầu ra không phải là một cách tiếp cận tốt. Nếu bạn quan sát cách một đứa trẻ học nói ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, bạn sẽ lưu ý rằng nó bắt đầu nhận dữ liệu đầu vào rất lâu trước đó trước khi có thể nói từ đầu tiên. Bằng chứng này chỉ đến một khả năng rằng những đứa trẻ có lẽ có thể hiểu cha mẹ chúng từ một giai đoạn rất sớm, nhiều hơn trước lúc nó bắt đầu nói. Vì vậychúng ta phải thu nhận dữ liệu đầu vào trước khi chúng ta có thể tạo ra dữ liệu đầu ra.Điều tìm

thấy này kết luận rằng chúng ta nên tập trung vào việc thu nhận dữ liệu đầu vào bằng cách đọc và nghe trong một thời gian dài, và sau đó tiến tới việc thực hiện kỹ năng viết và nói. Điều này không sai và nhiều học viên thực sự làm như vậy. Nhưng đây có phải là cách tiếp cận tốt nhất? Tôi không nghĩ như vậy. Trước tiên, tôi tin rằng làm theo cách như vậy làm cho quá trình học của chúng ta dài hơn khi bạn phải chia ra làm 2 quá trình. Thứ hai, bạn không chắc rằng bạn phải chờ bao lâu cho đến khi bạn có thể bắt đầu tạo ra dữ liệu đầu ra. Dữ liệu đầu ra sẽ tự động đến như thể chúng xảy ra đối với những đứa trẻ? Tôi tin rằng nó sẽ không như vậy. Những đứa trẻ tạo ra dữ liệu đầu ra một cách tự động bởi vì chúng không có lựa chọn nào khác ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng và chúng phải tạo ra dữ liệu đầu ra nhằm giao tiếp. Trong khi học một ngôn ngữ thứ hai, chúng ta không ở trong cùng một tình huống giống như vậy.Thu thập dữ liệu đầu vào và tạo ra dữ liệu đầu ra có một sự xung đột lẫn nhau. Nói theo cách khác, nếu như chúng ta tổ chức dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra tốt, chúng ta có thể xúc tiến quá trình học của mình. Về cơ bản, tạo ra dữ liệu đầu ra giúp người học nhanh chóng củng cố những gì anh ta đã thu thập được từ việc thu nhận dữ liệu đầu vào (đọc, nghe và xem). Trong chương tiếp theo, bạn sẽ thấy làm cách nào chúng ta có thể tập trung vào một cách chiến lược cả dữ liệu đầu vào và dữ liệu vào.

Dữ liệu đầu vào khối lớn và sự thu nhận chọn lọcNhư tôi đã đề cập, một trong những lỗi lớn nhất mà những người học mắc phải là cố ghi nhớ một danh sách các từ hay các cụm từ trong ngôn ngữ mới. Ghi nhớ một danh sách không giúp bạn nhớ được chúng trong thời gian lâu. Bất luận luận sự cố gắng của bạn là lớn đến mức nào, bạn sẽ quên chúng một cách nhanh chóng.

Khi tiến hành học một ngôn ngữ mới, thu hoạch lượng lớn dữ liệu đầu vào là điều then chốt. khi bạn thu hoạch lượng lớn dữ liệu đầu vào, bộ não của bạn sẽ làm nhiệm vụ của nó là thu nhận những từ hay cụm từ phổ biến nhất. Nền tảng ở đây là khá đơn giản. để mà sở hữu và thành thạo một từ hay một cụm từ, bạn phải có những nhân tố sau đây:                                          ·       Ngữ cảnh mà trong đó từ hay cụm từ được đặt vào                     ·       Nội dung và chủ đề mà từ hay cụm từ liên hệ đến                     ·       Cảm xúc và/hoặc ý thức của người nói                     ·       Những từ phổ biến khác mà đi kèm với những từ hay cụm từ đó và cách mà chúng được đặt chung với nhau (những cấu trúc phổ biến)

Khó để có những nhân tố nói trên thích hợp khi bạn sử dụng cách tiếp cận học. Dù là bạn chủ động sử dụng từ điển toàn diện, sẽ tốn nhiều thời gian và không có hiệu quả. Hơn nữa, những ví dụ trong từ điển không phụ thuộc vào một chủ đề. Nó chỉ là không tác dụng.Lý thuyết cơ bản của chúng ta ở đây là khi chúng ta tiếp xúc với một lượng lớn dữ liệu đầu vào, những yếu tố được liệt kê như trên, chẳng hạn như là chủ đề và ngữ cảnh, sẽ tự nhiên thâm nhập vào trong chúng ta. Những yếu tố này giúp chúng ta hiểu một cách rõ ràng nghĩa và cách sử dụng của những từ và cụm từ và giúp chúng ta nhớ chúng trong một thời gian dài hơn. Nếu sự giải thích của tôi ở đây không đơn giản để hiểu, xin vui lòng đừng quá lo lắng về điều đó. Bạn không cần phải hiểu nhiều về bản chất của nó; chỉ cần tuân theo những kỹ thuật của tôi và bạn sẽ thấy kết quả.Nếu bạn trông thấy những người có thể nói một ngôn ngữ thứ hai

một cách trôi chảy, bạn sẽ lưu tâm rằng họ chắc hẳn trải qua quá trình sự thu nhận một lượng lớn dữ liệu đầu vào và sự thu nhận có chọn lọc. Tôi có một người bạn ở gần với biên giới Trung Quốc. Mỗi ngày, cô ấy đi đến chợ trên biên giới nơi mà người Việt Nam và người Trung Quốc giao thương với nhau. Cô ấy không có chút vấn đề gì về việc nói tiếng Hoa. Tuy nhiên, tôi cho rằng bạn không có loại môi trường học tập như thế. Thậm chí nếu bạn không có một môi trường học tập như thế, sẽ  tốn khá nhiều thời gian để học một ngôn ngữ mới theo một cách hoàn toàn tự nhiên. Sẽ là chắc chắn lâu hơn khoảng thời gian 6 tháng mà tôi đang hứa.

Nếu là như vậy, tôi thật sự muốn đề cập gì qua dữ liệu đầu vào khối lớn?Như tôi đã đề cập trước đây, khi bạn đang học một ngôn ngữ mới, bộ não của bạn đang “vẽ” nên một “bản đồ” ngôn ngữ mới. Chiến thuật của chúng ta là xúc tiến quá trình bằng cách chủ động “vẽ” nó mà không đợi bộ não vẽ nó theo cách tự nhiên. Bạn tạo ra những“lằn” và những “vết” rõ ràng hơn bằng cách lùi lại và tiến qua những vết đó cho đến khi nó trở thành một bản đồ rõ ràng. Những từ phổ biến nhất giống như những chỗ giao cắt lớn nơi mà nhiều vết khác nhau đi qua. Trong những giai đoạn sớm hơn, bản đồ này sẽ không được rõ lắm, nhưng sau khi thu thập nhiều và nhiều hơn những dữ liệu đầu vào, bản đồ sẽ nổi lên rõ ràng hơn. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết những đường, mà nó là bản chất của việc nghe. Khi bản đồ trở nên rõ ràng hơn bạn có thể “chỉ cho người ta thấy con đường” để đi đến nơi nào đó. Nói cách khác, bạn có thể diễn đạt ý tưởng của bạn bằng cách nói bằng ngôn ngữ mới.

Bởi vậy, thu nhận lượng lớn dữ liệu đầu vào liên tục trong một

thời gian ngắn là bước cơ bản để thu nhận được những từ hay cụm từ phổ biến nhất. Nói cách khác, tiếp cận với khối lượng lớn dữ liệu đầu vào là cách mà bạn có thể thâm nhập kho tàng nhóm từ vựng cốt lõi.

Trong thực tế, ý tưởng trên không mới và được áp dụng không chỉ trong lĩnh vực học ngôn ngữ mà còn trong những khu vực đề tài khác. Tôi vẫn nhớ lại khoảng thời gian khitôi đang học ở đại học. Rất khó để tôi có thể nhớ những chi tiết của những chủ đề mà chứa nhiều thông tin, chẳng hạn như Lịch sử kinh tế, Tôn giáo và Triết học và vân vân. Tôi cố nhớ những thông tin trong vở ghi bài nhưng không thành công. Theo gợi ý của một người bạn, tôi dừng việc cố nhớ vở ghi bài và đi đến thư viện của trường. Tôi tra nhiều quyển sách khác cùng có chủ đề như vậy. Kỳ diệu thay, sau khi đọc 3 hay 4 quyển sách khác với cùng một chủ đề như vậy, tôi có thể nhớ tất cả các thông tin trong quyển vở ghi bài. Điều tốt là tôi không phải cố gắng học thuộc lòng những sự kiện, tôi chỉ đọc những quyển sách theo cách ít mệt mỏi nhất. Hãy để tôi minh hoạ điều này cho bạn. Nếu tôi đưa cho bạn một cái xẻng và yêu cầu bạn đào một cái lỗ sâu 10 feet nhưng có đường kính chỉ là 5 in, bạn không thể làm được điều đó. Bạn có thể cần một đường kính lớn hơn để đào sâu hơn. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn cố học thuộc lòng một điều gì đó. Bạn cần nhiều thông tin hơn để nhớ một ít. Nếu bạn muốn học thuộc lòng một cuốn sách, hãy đọc thêm 4 cuốn sách có cùng chủ đề đó!Hãy trở lại với vấn đề học ngôn ngữ của chúng ta. Một khi bạn hiểu được ý của việc thu thập dữ liệu đầu vào khối lớn, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về nơi mà bạn thu thập nó. Dưới đây là một vài trong số những nguồn phổ biến nhất để bạn sử dụng khi bạn học ngoại

ngữ. Những nguồn này cũng có sẵn trong các ngôn ngữ khác:                          ·       Các kênh truyền hình nước ngoài                          ·       Sách báo viết bằng tiến Anh                          ·       Kênh radio nước ngoài                          ·       Diễn đàn giao tiếp trực tuyến bằng tiếng Anh                          ·       Những chuyên gia sống trong cùng thành phố với bạn. Bạn có thể dễ dàng kết bạn với họ. Nếu bạn không biết làm cách nào, tôi có những gợi ý cho bạn trong chương 10.                         ·       Những người bạn trực tuyến.Trong thời đại Internet, vấn đề mà chúng ta gặp phải không phải là ít thông tin mà là có quá nhiều thông tin. Bạn nhận quá nhiều thông tin hằng ngày về các khoá học, tài liệu, bản báo cáo, website, diễn đàn, .v.v. Vấn đề quan trọng là phải lựa chọn và sử dụng có hiệu quả thông tin. Một nguồn dữ liệu đầu vào tốt cho việc học một ngôn ngữ mới nên có một hay nhiều hơn những thuộc tính sau:                         ·       Thuộc về đề tài cuốn hút bạn, ưu tiên cho một đề tài bạn say đắm về nó.                         ·       Phải cập nhật để bạn có thể liên hệ với những thứ mà đang xảy ra                         ·       Cung cấp thông tin hữu ích. Tại sao lại giới hạn bản thân vào việc chỉ học ngôn ngữ. Hãy thu lượm thêm kiến thức cùng lúc.                         ·       Chứa đựng những tin tức nóng                         ·       Không quá khó để bạn hiểu được

Lợi dụng lĩnh vực hay đề tài yêu thích của bạnCho đến thời điểm này chúng ta đã thảo luận về cơ sở và cơ chế của việc làm thế nào bạn học một ngôn ngữ mới. Chúng ta cũng nói về những lý do tiềm năng tạo sao có thể bạn phải học nó

theo cách không hiệu quả và những hướng tiếp cận chúng ta nên sử dụng. Ngay ở chương kế tiếp, chúng ta sẽ thật sự tìm hiểu về những kỹ thuật mà tôi đã đề cập rồi. Tuy nhiên, điều trước tiên mà bạn cần làm là lựa chọn khu vực của nội dungvà những chủ đề mà bạn yêu thích. Thực tế, đây là điều rất quan trọng để một người học ngôn ngữ bởi vì động cơ là chìa khoá để thành công. Nếu bạn không thích những gì bạn học, bạn sẽ ít chắc chắn thành công hơn. Lựa chọn những chủ đề yêu thích trong lĩnh vực của bạn sẽ giữ cho bạn thích thú và có động cơ mỗi khi bạn ngồi học. Thêm vào đó, sẽ thú vị hơn khi bạn thu thập nhiều thông tin hơn trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Mối quan tâm của bạn có lẽ là: “Nhưng tôi muốn nói một ngôn ngữ thông thường ; điều gì xảy ra nếu như tôi chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể? Làm thế nào tôi có thể nói về chủ đề khác?” Đừng lo lắng chút nào về điều đó! Một khi bạn có thể thành thạo một chủ đề, chẳng hạn như “thương mại”, bạn  sẽ dể dàng có thể thành thạo những chủ đề khác. Nó giống như nếu bạn có thể lái xe đạp, sẽ chỉ tốn thêm một vài ngày để lái một chiếc xe máy. Hay nếu bạn có thể lái xe máy có số tự động, bạn có thể dễ dàng thành thạo việc lái xe số với một ít luyện tập. Vì vậy, nếu bạn đã chọn những chủ đề yêu thích để học, hãy bắt đầu tiến đến kỹ thuật học.

Chương 4Dữ liệu đầu vào thứ nhấtKỹ thuật đọc tự do

“Một vài người biết làm thế nào để dạy, một vài người khác biết cách làm thế nào để học.” - LINDA PIERCE

Nếu bạn đã chọn những chủ đề mà được giới thiệu trong những chương

trước, đây là thời điểm để bắt đầu nó ngay lúc này. Ở trang tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu với bạn làm thế nào để thu thập dữ liệu vào đầu tiên bằng cách sử dụng kỹ thuật mà tôi gọi là kỹ thuật đọc tự do.

Đọc tự do so với đọc hiểuNhư tên gọi của nó đã gợi ý, kỹ thuật này là khác so với kỹ thuật đọc hiểu mà bạn thường tìm thấy trong các sách. Một đoạn đọc hiểu điển hình là một đoạn văn khoảng một nửa trang, thỉnh thoảng dài hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc ý đồ của người soạn. Khi đọc nó, bạn được yêu cầu phải gạch dưới những từ mới. Trong nhiều quyển sách, tác giả có thể đã làm việc đó sẵn cho bạn. Bạn sẽ luôn luôn kiểm tra nghĩa của những từ này, cố gắng để học thuộc lòng chúng. Có vài câu hỏi ngay bên dưới đoạn văn cho bạn trả lời. Bạn sẽ chắc chắn dịch đoạn văn này sang tiếng mẹ đẻ và .v.v. Về cơ bản, kỹ thuật này thiên về cách tiếp cận học hơn.Nhằm mục đích cho bạn thấy một cái nhìn gần hơn về kỹ thuật đọc hiểu, tốt nhất là sử dụng một ví dụ để minh hoạ. Xin lưu ý rằng tất cả những minh hoạ này là bằng tiếng Anh,bởi vì tiếng Anh ngôn ngữ thứ hai của tôi. Nếu bạn là một người nói tiếng Anh là ngôn ngữ chính đang tìm học ngôn ngữ khác trên thế giới, kỹ thuật này (và những kỹ thuật khác nữa cũng được) sẽ vẫn có hiệu lực. Bây giờ hãy để ý đến ví dụ sau:***She's not normally camera-shy but a tired-looking Sarah Ferguson avoided reporters on her arrival at Los Angeles airport. And again later when she was due to be the star of a Hollywood red-carpet event, honoured by a childrens' charity for her humanitarian work. But her efforts to help others have been overshadowed by her attempts to help herself and Ms Ferguson sneaked in to collect her award. She has said she's sorry after a newspaper secretly filmed her offering access to Prince Andrew for half a million pounds. There's no suggestion he knew of her plan.In the past Sarah Ferguson has been an author, TV presenter and film producer. But her media company recently collapsed with large debts. She admitted money problems but said they were no excuse for a serious lapse in judgement. This attempted deal, though not

illegal, mayhave gone too far. Rajesh Mirchandani, BBC News, Los Angeles

Vocabulary:camera-shyred-carpet eventhumanitarian workovershadowed byto help herselfsneaked incollapsed with large debtsadmitted money problemsa serious lapse in judgementhave gone too far***Đây là một đoạn học ngoại ngữ tôi mượn trên trang học tiếng Anh xuất bản bởi BBCVietnamese. Website này dành cho việc giúp người Việt Nam học tiếng Anh. Tổng thểđây là một website hữu ích. Tôi không làm một bài phê bình ở đây. Ý định của tôi là chỉcho các bạn thấy sự khác nhau giữa hai kỹ thuật đọc mà chúng ta đã vừa nói trước đây.Như các bạn thấy trong ví dụ trên, những từ được cho là “quan trọng” được gạch chânhay in đậm, và tiếp theo sau đó là những ghi chú để giải thích nghĩa của từng từ. Nếu tôiđược học phần đọc này trong lớp học tiếng Anh của tôi, giáo viên sẽ ghi những từ này lênbảng,  và giải thích nghĩa của chúng, hướng dẫn làm thế nào để phát âm chúng .v.v.Phương pháp này là rất phổ biến từ trình độ cơ bản cho đến nâng cao. Khi sử dụng cáchtiếp cận này, giáo viên ngầm cho rằng bạn đã hiểu tất cả những từ còn lại. Những từgạch dưới hay những từ in đậm được chú ý bởi vì chúng được cho rằng phức tạp hơnvà khó cho những người học hơn.Được rồi, bây giờ tôi hỏi bạn một câu hỏi như sau: bạn có chắc rằng những từ khó đó và được coi là “quan trọng” được liệt kê bên dưới đây là đáng để bạn bỏ thờigian và nỗ lực cho chúng? Nhớ lại những gì chúng ta nói về nguyên lý Pareto (80/20)và từ vựng cốt lõi t

rong chương 2: chiến thuật của chúng ta là tập trung vào từ vựng cốtlõi mà cấu thành 5% của tất cả từ vựng nhưng lại mang tới 95% kết quả. Nếu như vậy,bạn muốn chắc rằng những từ mà bạn bỏ thời gian ra học sẽ thuộc nhóm những từ vựngcốt lõi, chứ không phải là những từ không phổ biến. Quay trở lại ví dụ, bạn có thể thấyrằng phương pháp đọc hiểu có khuynh hướng dẫn bạn đến việc tập trung vào những từvựng khó nhất. Vậy câu hỏi tiếp theo của tôi là: những từ vựng khó này có là những từvựng phổ biến nhất không? Rủi thay, câu trả lời là không! Hầu hết, những từ ngắn hơn vàđơn giản hơn là phổ biến hơn những từ dài và phức tạp hơn. Để kiểm tra lại lần nữa, xinvui lòng ghé thăm website http://wordcount.org/main.php. Website này cung cấp thứhạng dựa trên mức độ phổ biến của một từ xác định nào đó. Dù vậy tôi không thể bỏphiếu cho sự tin cậy của nó, nhưng tối thiểu nó cũng cho ta một ý kiến cụ thể. Trong hộp“Find Word” của website này, điền vào từ mà bạn muốn kiểm tra. Nếu bạn thử những từgiống như “humanitarian” (từ trong danh sách trong ví dụ trên), bạn sẽ thấy nó được xếphạng 11507. Thứ hạng này nói với bạn rằng từ này rất xa mức độ phổ biến hơn những từtrong nhóm từ vựng cốt lõi (là những từ trong số 3000 từ phổ biến nhất).

Nếu bạn muốn khám phá nhiều hơn về tần xuất của một từ, bạn có thể ghé thăm trang http://en.wiktionary.org/wiki/Wiktionary:Frequency_lists. Tuy nhiên trang này không chứamột hộp tìm kiếm cho bạn có thể nhập vào đó từ mà bạn muốn tìm kiếm, vì vậy bạn phảitìm nó một cách thủ công. Nhưng nếu như tôi là bạn, tôi sẽ không tốn thời gian trong vấnđề này thêm nữa. Tôi muốn quan tâm hơn là làm cách nào để tôi có được nhóm từ vựngcốt lõi và làm cách nào tôi thông thạo nó.Hãy trở lại ví dụ trên và nhìn xem làm cách nào chúng ta có thể tiếp cận chúng theo mộtcách hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ bỏ tất cả in đậm của từ và dấu gạch chân bên dướichúng trong đoạn văn trên.***She's not normally camera-shy but a tired-looking Sarah Ferguson avoided reporters on her arrival at Los Angeles airport. And again later when she was due to be the star of a Hollywood red-carpet event, honoured by a childrens' charity for her humanitarian work. But her efforts to help others have been overshadowed by her attempts to help herself and Ms Ferguson sneaked in to collect her award.She has said she's sorry after a newspaper secretly filmed her offering access to Prince Andrew for half a million pounds. There's no suggestion he knew of her plan.

In the past Sarah Ferguson has been an author, TV presenter and film producer. But her media company recently collapsed with large debts. She admitted money problems but said they were no excuse for a serious lapse in judgement. This attempted deal, though not illegal, may have gone too far.***Bởi vì đoạn văn trên hơi ngắn, tôi sẽ tìm kiếm một chủ đề tương tự để làm rõ hơn quanđiểm của mình. Cảm ơn Google, tôi tìm được cái bên dưới:***She's not normally camera-shy but a tired-looking Sarah Ferguson avoided  reporters on her arrival at Los Angeles airport. And again later when she was due to be the star of a Hollywood red-carpet event, honoured by a childrens' charity for her humanitarian work. But her efforts to help others have been overshadowed by her attempts to help herself and Ms Ferguson sneaked in to collect her award. She has said she's sorry after a newspaper secretly filmed her offering access to Prince Andrew for half a million pounds. There's no suggestion he knew of her plan.In the past Sarah Ferguson has been an author, TV presenter and film producer. But her media company recently collapsed with large debts. She admitted money problems but said they were no excuse for a serious lapse in judgement. This attempted deal, though not illegal, may have gone too far.***Sarah Ferguson was caught on tape accepting cash from an undercover journalist in exchange for access to her ex husband, Prince Andrew, Britain's special representative for international trade and investment."Five hundred thousand pounds [approx $750,000] when you can, to me... [to]open doors," Ferguson, 50, says on videotape during a meeting at a swanky London apartment, according to the British tabloid News of the World,which also printed a transcript of the conversation."Then you open up all the channels, whatever you need, whatever you want... We can do so much," she went on. "If you want to meet him in your business, look after me and he'll look after   you."

Ferguson, a former Weight Watchers spokeswoman, appears to ask the reporter, who is posing as aninternational tycoon, for $40,000 in cash, and $720,000 by wire transfer "if you want a deal with Andrew... and then you meet Andrew."After a pile of money is show on a coffee tape, the duchess puts her head in her hands (it's unclear if she's smiling or crying), and then moments later, hauls away a black computer bag stuffed with the cash, which is described as a fee for"doing the big deal with Andrew."Ferguson says that Andrew was aware of the deal, but the newspaper says he was not."I will listen to the friendship talk between you two. And then I do it... You two talk. I listen. Then I activate," she said. "He meets the most amazing people. And he just throws them my way."Ferguson wed the Duke of York, who is fourth in line to the throne, in 1986, but they split 10 years later. They are parents to two daughters, Beatrice, 21, and Eugenie, 20."He's so amazing," Ferguson says on the videotape. "We're the happiest divorced couple in the world."The royal family was unavailable to comment.  Fergie said in a statement that she had money problems but "that is no excuse for a serious lapse in judgment, and I am very sorry that this has happened. I very deeply regret the situation and the embarrassment caused."Fergie has lost millions in business ventures (including the closing of her promotional firm, Hartmoor, last year, which she poured $2 million into), but still preferred to travel first class and in a chauffeur-driven Bentley.Her $3 million contract with Weight Watchers expired in 2007, and according to the Times of London, she had to scale back her lavish 50th birthday party to a family meal because she couldn't afford it.Một lần nữa, nếu bạn kiểm tra những từ này có thật sự phổ biến hay không, kiểm tra nótrên trang http://wordcount.org/main.php. Ở đây nếu bạn gõ từ attemp trong hộp tìm kiếm,bạn sẽ có được tần xuất của nó là 882.

Điều này cho thấy từ attemp chắc chắn thuộc về nhóm 3000 từ phổ biến nhất. Một cáchlôgic, những từ xuất hiện thường xuyên hơn trong một nhóm của những chủ đề là nhữngtừ vựng phổ biến hơn. Về bản chất, những từ mà được gạch chân trong phần đọc hiểucủa một quyển sách giáo khoa, chẳng hạn như as camera-shy, red-carpet event, humanitarian work là khó nhưng không phải là những từ phổ biến. Bằng kinh nghiệm củamình, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ hiếm khi sử dụng nó trong các cuộc đối thoại.Bây giờ bạn có một ý kiến cụ thể về phương pháp tiếp cận mà tôi sẽ chia sẻ với các bạn,bạn sẽ thấy thật tuyệt vời về cách mà thu nhận được những từ phổ biến nhất. Screening reading material để tìm ra những từ lặp lại như tôi làm trong ví dụ trên là làm theo cáchkhó khăn. Chúng ta sẽ sử dụng một phương pháp tốt hơn mà chúng ta gọi là kỹ thuật đọc tự do. Trong kỹ thuật này, không có câu hỏi bên dưới đoạn văn, không có dịch sangngôn ngữ mẹ đẻ, không có gạch chân... Vâng, nó được thiết lập để mang đến cho bạnnhững từ phổ biến nhất. Nếu bạn làm theo kỹ thuật này, bạn phải được chuẩn bị để đọcrất nhiều. Trong khi đọc, bạn có thể không hiểu 100% nội dung. Bạn có thể cảm thấy mộtchút không dễ chịu khi bạn sẽ bị cám dỗ phải hiểu được tất cả nội 

dung. Tuy nhiên, bạnsẽ nhanh chóng thích nghi phương pháp mới này và sau đó bắt đầu thu lượm được mộtsố lượng lớn từ vựng trong nhóm từ vựng cốt lõi mang lại cho bạn bằng phương pháptrên.

Kỹ thuật đọc tự doBây giờ, để thực hành kỹ thuật đọc tự do, xin vui lòng làm theo các bước sau:

Bước   1 : Lựa chọn những nội dung cho bạn đọc.Có nhiều những nguồn của tài liệu để học ngôn ngữ có sẵn ở ngoài đó trên Internet vàtrong các hiệu sách. Chúng ta sẽ không sử dụng hết chúng. Chúng ta sử dụng nhữngthứ mà được sử dụng bởi những người bản xứ cho cuộc sống hàng ngày của họ vànhững thứ này không được thiết kế cho mục đích học tập. Những thứ này bao gồm:                         1.    Sách học thuật (không phải tiểu thuyết): chỉ tìm những sách thuộc trongphạm vi chuyên môn của bạn hay bạn thích được viết bằng tiếng mà bạnmuốn học. Lấy ví dụ như, lĩnh vực chuyên môn của tôi là quản lý kinh tế, vìthế tôi tìm kiếm những sách về marketing, bán hàng, quản lý ...và được viếtbằng tiếng Anh, ngôn ngữ mà tôi muốn học. Nếu bạn không thể tìm thấychúng ở các quầy sách địa phương, xin vui lòng tìm kiếm trên Internet. Bởivì ngôn ngữ tôi muốn học là tiếng Anh tôi có thể tìm thấy nhiều sự lựa chọnở trên quầy sách trực tuyến như Amazon hay Barns & Noble. Tuy nhiên,nếu ngôn ngữ bạn muốn học là những ngôn ngữ giống như tiếng Hoa haytiến Hàn, bạn có lẽ cần tìm trên một hiệu sách trực tuyến ở ngôn ngữ đó. Vídụ, đơn giản thực hiện tìm kiếm cho: “online book store in chinese”, và bạndễ dàng tìm thấy một trang web hữu ích, chẳng hạn như:http://www.hanban.ca/bookstore                      2.    Sách tiểu thuyết: nếu bạn là một người hâm mộ những câu chuyện, đâysẽ là một nguồn lớn cho bạn. Những thuận lợi lớn của những câu chuyện là ở bản thân nội dung hấp dẫn không thể cưỡng lại được. Như chúng ta đãđề cập trước đây, động cơ là chìa khoá của việc học một ngôn ngữ mới.Đọc những câu chuyện hấ

p dẫn không thể cưỡng lại được sẽ thú vị hơnnhiều so với đọc những đoạn văn nhàm chán trong những sách dạy ngônngữ.                      3.     Tin tức: đây cũng là một nguồn lớn mà nó được cập nhật và thông tin hữuích. Nó giúp bạn liên hệ với cuộc sống hàng ngày của bạn và có thể thuđược cảm xúc của nội dung. Thêm vào đó, những tin tức nóng hổi thôngthường đi kèm với những bình luận và những trả lời mà bạn có thể sử dụngđể bạn thật sự tham gia vào chủ đề và thực  hành dữ liệu đầu ra của bạn(viết và nói).                      4.     Những diễn đàn trực tuyến: bạn có thể là một thành viên của một diễnđàn trực tuyến thảo luận những chủ đề mà bạn yêu thích. Bạn chỉ cần biếttên của chủ đề mà bạn viết ở trong ngôn ngữ mà bạn cần; và sau đó tìmkiếm trên Google. Có thể có nhiều lựa chọn cho bạn. Khi bạn học tiếng Anh,bởi vì bạn yêu thích nhiếp ảnh, tôi vào những website giống như:www.thephotoforum.com/forumwww.photoforum.comwww.photozo.com/forumBởi vì tôi sẽ tiến hành việc kinh doanh riêng, tôi cũng vào những diễn đàn như:www.youngentrepreneur.com/forum/index.phpwww.entrepreneursforum.netBạn có thể làm giống như thế ở ngôn ngữ mà bạn muốn học.                    5.     Những nguồn khác: bạn có thể tìm trong những loại nguồn sau khác vớinhững cái mà tôi đã được đề cập. Tuy nhiên, là một nguồn tốt, nó phảithuộc lĩnh vực sau:                              -       Nó phải được viết bởi những người bản ngữ                              -       Nó phải có một hay nhiều đặc điểm của một nguồn dữ liệu tốt đượcđề cập ở chương 3.                              -       Nội dung của nó phải đủ lớn, tối thiểu, có 3-4 trang trong một chủ đề.Như bạn có thể thấy, những nguồn được đề cập 

ở trên là tất cảnhững thứ mà có nội dung lớn, như là sách hay truyện. Tin tức cũngcó thể được xem xét là nội dung lớn, như bạn có thể gói những tintức liên quan với nhau thành một nhóm để nó trở thành khối lớn.Tương tự như  vậy, những chủ đề hay những tin đăng trên các diễnđàn thông thường được cập nhật và được bình luận dựa trên nhữngthành viên của diễn đàn. Bởi vì chiến thuật ở đây chúng ta sử dụngdựa trên những nội dung khối lớn, tôi không đề cập đến những dữliệu đọc trong các sách học ngôn ngữ bởi vì chúng thường ngắn vàdựa trên những chủ đề không liên quan. Điều này không hỗ trợ ýtưởng dữ liệu đầu vào khối lớn. Thêm vào đó, những nội dung đọctrong các sách giáo khoa không trùng với những lĩnh vực mà bạnyêu thích. Nó hiển nhiên làm cho bạn cảm thấy chán.

Bước   2:  Thư giãn và chỉ … đọcĐược rồi, giả dụ rằng tôi sẽ đọc tin tức, và tôi rất thích làm kinh doanh. Vì ngôn ngữ tôimuốn học là tiếng Anh, tôi sẽ thực hiện tìm kiếm trên Google về những tin tức kinh doanh.Tốt, tôi tìm được “business week”.

Business week là một nguồn; nó phải chứa những thông tin thú vị về kinh doanh. Tại sao tôi không thử nó một lần? 

Thông tin trên website này được phân loại thành nhiều chủ đề nhỏ, chẳng hạn như tài chính, kỹ thuật, tiến bộ, quản lý, kinh doanh nhỏ và toàn cầu. Bởi tôi là một doanh nhân, tôi sẽ đọc ở mục small business. Ở mục này, tôi chọn một chủ đề tên là  “Use storytelling to maintain customer interest” , hy vọng nó có thể cho tôi vài chiến lược để tôi bán được nhiều sản phẩm hơn và kiếm nhiều tiền hơn. Nên nhớ đặt lĩnh vực mà bạn yêu thích làm ưu tiên hàng đầu; bạn muốn đọc những gì mà có ích và cuốn hút bạn. 

Trước khi đọc, xin vui lòng có phần mềm từ điển sẵn để sử dụng ở đây tôi gợi ý sử dụng một CD hay phiên bản trực tuyến của một từ điển cho việc tra nghĩa của từ, khi bạn muốn làm điều này nhanh nhất có thể. Xin vui lòng không sử dụng sách thông thường của từ điển, bởi vì nó làm chậm tốc độ đọc của bạn. Một công cụ thú vị khác là một phần mềm được gọi là “Click & See”, cái mà bạn thấy nghĩa cả từ trong tiếng mẹ đẻ chỉ bằng một cú click chuột. Nếu bạn có cái tương tự, hãy dùng nó.Bây giờ bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu đọc từ đầu. Mỗi khi bạn gặp một từ mới (hay một từ mà bạn không nhớ nghĩa của nó), sử dụng phần mềm từ điển của bạn để tra nghĩa của nó nhanh chóng và tiếp tục đọc. Sau đây là những việc KHÔNG làm khi bạn đọc:

                        -       KHÔNG ghi chú bất cứ từ nào (bao gồm từ mới, từ khó, từ dài...). Chỉ là không ghi chú bất kỳ điều gì.                        -       KHÔNG ép bản thân học thuộc lòng bất kỳ từ nào                        -       KHÔNG gạch chân bất kỳ từ nào

Nhắc lại lần nữa, không ghi chú bất kỳ điều gì. Chỉ đọc tra nghĩa bất cứ từ nào mà bạn muốn và không làm bất kỳ điều gì khác. Sau đó, bạn

muốn đọc nhanh nhất có thể. Trong khi đọc, thỉnh thoảnh bạn không hiểu một vài từ hay một cụm từ sau khi đã tra nghĩa của nó. Tốt thôi, một từ điển không thể giúp bạn hiểu được mọi thứ. Trong trường hợp này, bạn chỉ tiếp tục và mặc kệ câu đó. Sau khi đọc một vài câu, (có lẽ là chỉ 1 hay 2 câu), bạn có thể thấy một từ mà chắc chắn là bạn mới vừa tra nghĩa của nó một phút trước đó. Tuy nhiên bạn lại không nhớ nghĩa của chúng (bởi vì bạn không ghi chú). Ồ không sao! Chỉ thư giãn, tiếp tục đọc và tra nghĩa của nó một lần nữa bằng phần mềm từ điển của bạn. Sau đó, tiếp tục đọc. Bạn sẽ giống như thấy từ đó lại một lần nữa, và bạn có lẽ không nhớ nó nghĩa của nó. Chỉ sử dụng từ điển của bạn một lần nữa và tiếp tục đọc.Tốt, sau khi nhìn một từ nhất định 3-4 lần và tra nghĩa của nó đi lại nhiều lần, tôi chắc chắn bạn sẽ nhớ nghĩa của nó ở lần kế tiếp khi bạn gặp nó. Và sau đó...đoán xem điều gì xảy ra? Bạn đã học một từ trong nhóm từ vựng cốt lõi. Chìa khoá ở đây là: những từ mà bạn gặp đi gặp  lại nhiều lần là những từ phổ biến nhất. Phương pháp luận ở đây rất đơn giản; những từ phổ biến nhất phải được lặp lại.Sau khi đọc một đoạn dài, bạn sẽ quên nhiều từ và nhớ được một vài từ. Những từ mà bạn quên là những từ không phổ biến, những từ mà bạn nhớ là những từ phổ biến hơn. Tại sao chúng ta có thể thu được nhiều từ hai bước đơn giản của kỹ thuật Đọc tự do?Nó gọi là nghệ thuật của sự đơn giản. Nó quá đơn giản đến nỗi những sinh viên của tôi nghi ngờ về tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, cái này không cần một người rất thông minh để thấy những hiệu quả mà kỹ thuật này có thể mang lại cho người học.Đầu tiên, kỹ thuật đọc tự do này hướng bạn tập trung một cách tự nhiên vào những từ và cụm từ phổ biến nhất, và cùng lúc nó giúp bạn tiết kiệm thời gian bởi việc không làm bạn rắc rối với những từ không phổ biến khác.Thứ hai, làm theo kỹ thuật này, bạn không cần phải ép buộc bản thân bạn nhớ từ vựng. Bạn có thể nhớ từ vựng một cách tự nhiên khi:                       -       bạn thấy đi thấy lại một từ vựng nhất định                       -       bạn gặp một từ nhất định trong nhiều ngữ cảnh khác

nhau và trong những cấu trúc câu khác nhau. Điều này giúp bạn hiểu nghĩa thật sự của từ đó và cho bạn cảm giác về nó.                       -       thỉnh thoảng, bạn thấy một từ nhất định luôn luôn xuất hiện trước hay sau một từ khác. Điều này giúp bạn nhớ làm cách nào để sử dụng chúng kết hợp với nhau.Chúng ra đã từng đề cập những nhân tố mà bạn cần để bạn thật sự sở hữu và thành thạo từ vựng của bạn. Để lặp lại chúng ở đây, bạn cần:                      -       Ngữ cảnh                      -       Nội dung và chủ đề                      -       Những cấu trúc phổ biếnSau khi bạn thực hành kỹ thuật đọc tự do, bạn sẽ nhận ra rằng nó mang lại cho bạn cả 3 nhân tố được liệt kê ở trên.Thứ ba, kỹ thuật này cho phép bạn tự do chọn lựa bất kỳ chủ đề nào mà bạn muốn dùng như là tài liệu đọc của bạn. Cho dù bạn thích khoa học hay nghệ thuật, lĩnh vực kinh doanh hay thị trường chứng khoán bạn sẽ tìm thấy hàng đống nội dung đọc trên Internet, và nhiều trong số đó là miễn phí. Điều này giúp bạn có hứng thú mỗi lần bạn ngồi học. Bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Mỗi khi bạn tìm thấy một cụm từ hay một cấu trúc lặp đi lặp lại, bạn đạt được vài thứ và động lực này làm bạn học tốt hơn. Bạn không phải ép buộc bản thân suy nghĩ hay học thuộc lòng, bạn chỉ cần học theo cách ít khó chịu nhất. Hầu hết sinh viên của tôi nói với tôi rằng họ có thể học hàng nhiều giờ liềnbằng cách sử dụng kỹ thuật của tôi mà không thấy mệt. Đối với tôi, đây là điều quan trọng hàng đầu cần thiết cho bạn để học một ngôn ngữ mới nhanh chóng.

Những câu hỏi thường thấy về thực hành kỹ thuật đọc tự do1.     Tại sao tôi thấy như bắt đầu từ đầu một lần nữa khi tôi chuyển đọc từ sách sang tin tức?Những kiểu tài nguyên khác nhau, chẳng hạn như những sách học thuật, truyện, những đề tài mới, không có cùng một khối lượng viết. Thí dụ như, cách một phóng viên viết trong một đề tài khác hẳn so với cách một người tác gia viết trong cuốn sách của anh ta. Những từ phổ biến trong những loại tài liệu khác nhau có thể vì thế mà khác nhau chút ít. Tuy

nhiên, chúng vẫn cùng chia sẻ một sự giao nhau về những từ vựng cốt lõi. Điều này có thể được minh hoạ trong hình bên dưới:

Khi chuyển đổi từ một kiểu tài liệu này sang một loại khác, bạn sẽ hiển nhiên tốn một ít thời gian để làm quen mới một giọng điệu khác. Tuy nhiên nó không tốn nhiều thời gian.

2.     Có những câu mà tôi không hiểu cho dù tôi đã tra nghĩa của tất cả các từ bằng cách sử dụng từ điển của tôi. Tôi nên làm gì sau đó?Điều này luôn xảy ra vào bất kỳ lúc nào bởi những lý do sau:                        -       Bạn có thể đang đối mặt với một vấn đề ngữ pháp. Hãy dùng một ví dụ để minh hoạ cho ý trên. Trong câu: “I have just come back”, hai từ “have just” tạo nên một cấu trúc ngữ pháp mà nó diễn tả một hành động chỉ vừa mới xảy ra trước khi nói không lâu. Tuy nhiên, nếu tôi tra nghĩa của từ “have” và “just” độc lập trong từ điển của tôi, tôi sẽ không có câu trả lời đúng. Vì vậy, tôi không thể hiểu được câu này. May thay, trường hợp này là rất dễ nhận ra bởi vì mỗi ngôn ngữ có một tập hợp những từ để tạo nên ngữ pháp. Ví dụ như, trong tiếng Anh tập hợp những từ bao gồm have, would, could, should, must, be... đặt chung với nhau theo một cách nhất định. Vì vậy, mỗi lần tôi gặp một từ giống như vậy, tôi sẽ dừng lại để kiểm tra sách ngữ pháp của tôi để tìm xem nếu thấy một tình huống ngữ pháp ở đây.                      -       Bạn có thể gặp phải một cụm từ hay một thành ngữ. Nó là một nhóm của các từ mà có một nghĩa khác với nghĩa của các từ riêng lẻ đặt lại với nhau. Mỗi từ có một nghĩa khác nhau khi nó đi riêng lẻ; khi gộp chung lại với nhau, chúng thường có nghĩa không liên quan.Trong cả hai trường hợp, cố khám phá thêm trong từ điển của bạn. Khi bạn tra nghĩa của một từ nhất định, một từ điển tổng hợp có thể chứa những thành ngữ, cụm từ và các cấu trúc ngữ pháp liên quan đến từ đó.

Vì thế bạn có thể hiển nhiên tìm kiếm câu trả lời trong từ điển của bạn nếu như từ điển được bạn sử dụng đủ toàn diện. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là bạn phải giữ được tốc độ đọc của bạn ở mức cao bởi vì ý tưởng của ta sử dụng ở đây là dữ liệu đầu vào khối lượng lớn. Vì thế, nếu bạn không thể tìm ra câu trả lời, chỉ là bỏ qua nó. Nếu bạn không thể kiếm ra cụm từ hay thành ngữ đó một lần nữa,điều đáng làm là hãy quên nó. Nếu bạn gặp nó một lần nữa, sau đó bạn nên chắc chắn rằng là đáng để cho bạn khám phá thêm nó một lần nữa. Theo như kinh nghiệm của tôi, cộng đồng sử dụng Internet là một phương pháp tuyệt vời để tìm câu trả lời cho bạn. Khi tôi học tiếng Anh, tôi có thể luôn luôn tìm kiếm câu trả lời bằng cách sử dụng Google; nó mang đến cho tôi những trang web hay những diễn đàn, chẳng hạn như:http://forum.wordreference.com/forumdisplay.php?f=6http://www.englishclub.com/ref/index.htmLôgic ở đây là bạn không phải là người đầu tiên muốn học ngoại ngữ, vì vậy sẽ có ai đóđã  hỏi giống như bạn và có ai đó đã có sẵn câu trả lời đã được đăng lên.

3 bước để đọc một cuốn sách viết bằng ngôn ngữ mà bạn muốn họcTrong phần cuối của chương này, tôi sẽ giới thiệu với bạn kinh nghiệm của tôi trong cáchđọc một cuốn sách viết trong ngôn ngữ mà tôi muốn học. Đó là một kinh nghiệm tuyệtvời khai bạn tìm cách để đọc một cuốn sách trong một ngôn ngữ mới. Sau khi hoànthành một nhiệm vụ nào, từ vựng của bạn sẽ là có ý nghĩa kỳ diệu. Tuy nhiên, như nhiềusinh viên của tôi gặp phải những trở ngại thực hành kỹ thuật đọc tự do, tôi đã phải triểnba bước để giúp họ vượt qua nó và đọc hết hẳn một cuốn sách. Những bước này nhưsau:

                -       Bước 1: đọc một nửa đầu của trang đầu tiên. Nghỉ giải lao.                -       Bước 2: đọc nửa sau của trang đầu tiên và hết cả trang thứ hai. Nghỉ giải lao

                -       Bước 3: đọc hết cả quyển sáchĐược rồi, tôi biết bạn sẻ thắc mắc ở đây là tại sao tôi tạo ra 3 bước này. Nó trông thậtngớ ngẩn. Tại sao tôi không gộp 3 bước này thành một? Hãy để tôi giải thích.

Ngay khi bạn bắt đầu đọc trang đầu tiên, tốc độc đọc của bạn sẽ rất chậm. Nó làm bạntốn hàng giờ để đọc và hiểu những dòng đầu tiên. Theo kinh nghiệm của tôi, nó sẽ tốnmột giờ để đọc một nửa của trang đầu tiên. Bạn có thể thấy mệt và nản lòng. Điều này làổn thôi! Những gì bạn nên làm là giải lao và thư giãn. Sau khi năng lượng của bạn hồiphục, cố đọc hoàn thành trang đầu tiên. Nếu từ vựng của bạn ít, nó sẽ làm bạn tốn 2thậm chí là 3 giờ để hoàn thành chỉ trang đầu tiên. Như là một kết quả, bạn có thể nghĩ:“Ồ không! Quyển sách này chứa nhiều hơn 100 trang; mất bao lâu để hoàn thành việcđọc nó?” Hãy bình tĩnh, nó sẽ không tốn nhiều thời gian như bạn đã nghĩ. Tiếp tục đọctrang tiếp theo. Bạn sẽ thấy là bạn sẽ hoàn thành trang thứ hai chỉ với 50% - 60% thờigian mà bạn bỏ ra cho việc hoàn thành trang đầu tiên. Sau đó, tốc độ đọc của bạn sẽtăng nhanh đột ngột sau 5 đến 10 trang đầu tiên. Nếu như không có gì đặc biệt, sau khihoàn thành 1/3 cuốn sách, bạn sẽ có thể đọc liên tục mà không cần tra từ điển chút nàohay nhiều nhất là chỉ tra một chút. Lý do ở đây là hầu hết những từ chứa trong một quyểnsách lặp đi lặp lại.

Rủi thay, không có nhiều người học biết được điều này. Tôi không thể nhớ số lượng họcviên của tôi hay những người bạn của tôi những người đã mượn sách tiếng Anh của tôiđọc, hầu hết họ không bao giờ đọc được đến trang thứ 3.

Họ bỏ cuộc rất sớm mà không biết rằng thành công đang đợi họ chỉ ở ngay sau ngã rẽ.Chương 5Dữ liệu đầu vào thứ 2Kỹ thuật bản đồ âm thanh

“Ngôn ngữ là những phương tiện để lấy một ý tưởng từ bộ não của tôi vào bộ não của bạn mà không cần phải mổ xẻ nó” - MARK AMIDON

Xin chúc mừng! Bạn đã thực hiện hầu như một nửa của cuộc hành trình!Tôi hy vọng bạn sẽ dành một lượng thời gian để thực hành kỹ thuật đọc tự do. Nếu như thế, bạn phải đã nhận thấy vốn từ vựng bạn thu thập được hàng ngày nhanh như thế nào.Khi bạn thực hành, trong một vài ngày đầu tiên, bạn sẽ phải sử dụng từ điển của bạn nhưđiên. Tôi phải tra từ điển của mình cho từng câu. Thỉnh thoảng, tôi thậm chí phải tra haihay 3 lần cho chỉ một câu. Vì thế, vào lúc bắt đầu, bạn có thể cảm thấy một chút xuẩnngốc về những gì mình đang làm. Xin hãy kiên nhẫn và nhớ lại những gì tôi đã nói với bạnvề  3 bước để đọc một cuốn sách trong ngôn ngữ mà bạn muốn học. Sau khoảng 2 tuầnthực hành kỹ thuật Đọc tự do, bạn sẽ hoàn toàn bị vui sướng rộn ràng bởi sự tiến bộ của bạn.

Trong chương này, tôi sẽ chia sẻ với bạn một kỹ thuật nghe. Đây chắc chắn là phầnđược trông đợi nhất bởi kỹ năng nghe dường như là một vấn đề cho mọi người học ngônngữ.

Cũng giống như bạn, tôi cũng trải qua những kinh nghiệm không dễ chịu của việc cố hìnhdung ra những gì người ta nói trong những cuốn băng khi học nghe. Tôi cảm thấy mệtmỏi, nhàm chán và nản lòng. Tuy  nhiên, nó sẽ không phải luôn là như vậy. Nghe có thểlà đơn giản hơn nhiều và không khó chịu nếu chúng ta biết cách bộ não chúng ta làm việc như thế nào và có một cách tiếp cận thích đáng.

Tại sao có thể hay không thể nghe được người ta nói?Trong chương 3, tôi đề cập đến “bản đồ ngôn ngữ” trong bộ não của bạn. Có cả tin tốt vàtin xấu về nó. Tin xấu là có một “bản đồ chữ” và “bản đồ âm thanh” định vị riêng biệt đâu đó trong trong bộ não của bạn. Đây là lý do tại sao nhiều người học có thể đọc và và viếtkhá tốt bằng ngôn ngữ thứ hai nhưng lại khá tệ trong việc nghe và nói. Bây giờ, bạn sẽphải chấp nhận một thực tế là bạn phải vẽ thêm vào một “bản đồ” nếu như bạn muốn cóthể nghe tốt.

Tin tốt là bạn có thể học kỹ năng nghe theo một cách tương tự như những gì bạn đã làmvới kỹ năng đọc. Sự khác biệt ở đây chính là thu nhận một ngôn ngữ bằng cách đọc làgiống như vẽ một bản đồ với những đường nét và ký hiệu. Nhưng thu thập nó qua nghelại giống như bạn vẽ bản đồ với những hình ảnh thật. Như bạn được lưu ý, thỉnh thoảngchúng ta không cần phải nhớ tên đường để lái xe mà không lạc đường nếu chúng ta đủquen thuộc với khu vực đó. Cơ chế làm việc cũng tương tự như khi một người học mộtngôn ngữ. Đó là lý do tại sao những đứa trẻ có thể nói và nghe trước khi chúng biết viết như thế nào. Một vài nhà ngôn ngữ thậm chí còn thiết kế những giáo án trong việc dạycho người ta học một ngôn ngữ hoàn toàn bằng nghe và nói mà không cần phải học chữ.Pimsleur là một trong những học giả nổi tiếng trong khoa học này. Tôi đã một lần thamdự khóa học của ông về ngôn ngữ tiếng Nhật. Theo ý kiến của tôi, nó không có hiệu quảnhưng lại tốn nhiều thời gian. Tôi tin rằng cách tiếp cận của ông ấy sẽ có hiệu quả tốt hơnnếu như người học đang sinh sống trong môi trường bao quanh bởi những người bảnxứ. Điều đó có nghĩa là phương pháp là đúng đắn cho những người mà có cơ hội tươngtác với người bản xứ hàng ngày.

Trong kỹ thuật nghe mà tôi sẽ chia sẻ với bạn, bạn sẽ thấy rằng chữ thực tế là một côngcụ tốt để rút ngắn con đường học của bạn. Tuy nhiên, trước khi chúng ta đi vào chi tiếtcủa phương pháp này, hãy trở lại câu hỏi trên đây: “tại sao có thể hay không thể ngheđược người ta nói?” Để cho bạn một gợi ý, hãy nghĩ về những lúc bạn đã nói với ai đó cótật về nói. Như bạn có lẽ đã để ý, nếu người nào đó nói bằng tiếng mẹ đẻ, cơ hội là bạncó thể hiểu những gì mà họ nói ngay cả khi những từ có thể là không thật rõ ràng. Tại saolại như vậy? Bạn sẽ nói như vầy: “Tôi có thể đoán những gì mà anh ta đã nói”. Câu hỏicủa tôi là: “Tại sao bạn không thể đoán được những gì mà một người nước ngoài nóingay cả nếu như anh ta hay cô ta nói rất rõ ràng bằng cách sử dụng những từ mà bạn đãhọc trước đó?” Câu trả lời là: “trong trường hợp đầu, người có tật nói sử dụng cùngnhững từ , những cụm từ và những câu mà bạn đã

được nghe đi nghe lại nhiều lần”. Vìvậy, thực tế ở đây là bạn không thể nghe được những gì mà bạn chưa từng bao giờ nghe trước đó. Đây là lý do mà tại sao khi cố nghe những cuốn băng chứa nhiều từmới mà người học chưa bao giờ học hay nghe trước đó là sự phí phạm thời gian và nỗlực.

Nếu là như vậy, cơ chế gì ở đây? Khi bạn nghe một điều gì đó, bộ não của bạn cố gắng nhận biết những gì mà bạn chỉ vừa mới nghe. Khu vực xử lý ngôn ngữ so sánh và liên hệ âm thanh mà bạn vừa nghe với những “dữ liệu nguồn”, là thứ mà gọi là “bản đồ ngônngữ âm thanh” trong bộ não của bạn. Để hình dung tiến trình này, hãy nghĩ về nhữngcông việc của những người cảnh sát đang làm khi họ sàng lọc thông qua dữ liệu nguồndấu vân tay để nhận biết một dấu vân tay nhất định mà họ muốn nhận dạng. Thỉnh thoảng, những dấu vân tay họ có mờ hay không hoàn chỉnh, và hiển nhiên máy tính có thể chọn dữ liệu nguồn nào khớp với nó nhất. Điều gì xảy ra nếu dữ liệu nguồn không có bất cứ bản nào mà khớp với một dấu tay nhất định? Ồ, trong trường hợp này, cảnh sát không thể biết được nhận dạng của kẻ sở hữu dấu tay đó. Họ sẽ phải tìm đến một phương pháp khác.

Nếu như ví dụ trên vẫn còn chưa rõ, hãy suy nghĩ về lúc bạn cố gắng đọc một chữ viết tay của bác sĩ. Bộ não của bạn cố hình dung qua những “mẫu chữ tiêu chuẩn” để nhận biết những gì có trong đơn thuốc. Cơ hội là bạn sẽ không thể nhận biết mọi thứ bác sĩ viết trong đó. Tuy nhiên, khi bạn mang đơn thuốc đến nhà thuốc, dược sĩ không khó để có thể nhận ra những chi tiết viết trong đó. Tại sao như vậy? Có phải là bởi vì những dược sĩ có những con mắt tốt hơn của bạn? Hoàn toàn không, đơn giản là vì những dược sĩ đã biết tất cả những loại thuốc. Học đã có sẵn “dữ liệu nguồn”.Một cơ chế tương tự khi bạn nghe một ngôn ngữ. Nếu bạn không có sẵn một “bản đồ âm thanh”, bạn sẽ không thể nhận biết được những âm thanh đó một cách rõ ràng, và do đó, không nhận biết được từ đó. Nếu “bản đồ âm thanh” là không đúng bởi bạn được dạy bởi những người không phải người bản xứ, điều tương tự xảy ra. Vì vậy, chiến thuật của tôi ở đây là chủ động xây dựng (vẽ) một bản đồ âm thanh cho đến khi

bản đồ này rõ ràng.

Kỹ thuật nghe Bản đồ - Âm thanhVới phương pháp mà tôi sẽ chia xẻ với bạn ở đây,  bạn sẽ tận hưởng một quá trình học không cực khổ và không có áp lực. Bởi vì ý tưởng chính của kỹ thuật này là cũng dựa trên khái niệm “dữ liệu đầu vào khối lớn” và “sự tiếp nhận có lựa chọn”, trước hết bạn cần phải suy nghĩ về nơi mà bạn thu nhận dữ liệu đầu vào.

Bạn lấy tài liệu nghe ở đâu?Tương tự như kỹ thuật Đọc tự do, bạn không bị hạn chế bất kỳ cuốn sách hay bài giảng nào. Bạn được tự do để lựa chọn bất kỳ tài liệu yêu thích của bạn. Chỉ một điều nên lưu ý là nó phải đi kèm với một bản ghi. Khi bạn đọc, bạn cần một từ điển để tra nghĩa của từ. Tương tự như vậy, khi bạn nghe, bạn cần một bản ghi để kiểm tra những gì bạn không thể nghe được. Bản ghi ở đây đóng vai trò như một cuốn từ điển. Về cơ bản, bạn có thể sử dụng một hay nhiều trong số những tài nguyên sau:                       1.     Sách nói và những câu chuyện kể bằng âm thanh:Những sách nói là một thứ phổ biến ở US, UK và những nước nói ngôn ngữ lớn như Pháp, Nga, .v.v. Đây là một công cụ tuyệt vời cho việc học một ngoại ngữ. Nó cũng là dễ sử dụng khi bạn có thể nghe vào trong thời gian rỗi, khi bạn lái xe hay đợi xếp hàng. Để tìm một sách nói trực tuyến, bạn cần phải biết từ “sách nói” trong ngôn ngữ mà bạn muốn học. Đối với tôi, do tôi đang học tiếng Anh, tôi có thế sử dụng một yêu cầu tìm kiếm chẳng hạn như: “audio book” + “business”, nếu như tôi muốn tìm một cuốn sách nói về kinh doanh. Hay tôi có thể gõ “audio book” +”Harry Potter” nếu tôi muốn tìm những câu chuyện ghi âm truyện Harry Potter                     2.     Những tin tức hình ảnh hay âm thanhDù việc nghe tin tức trên TV hay radio là tốt, nhưng điểm bất lợi là nguồn này không có phụ đề. Tuy nhiên, bạn có thể cố tìm kiếm trên Internet để tìm ra những website có chứa cả những đoạn ghi hình/ bản âm thanh và bản ghi của nó.                    3.     Những bộ phimVâng, bạn hoàn toàn có thể thực hành kỹ năng nghe của bạn bằng cách

sử dụng những bộ phim với phụ đề bằng ngôn ngữ bạn muốn học. Trong trường hợp này chúng ta không có bản ghi nhưng chúng ta có thể sử dụng phụ đề thay thế. Chỉ khi ở trong trường hợp bạn không biết làm thế nào, bạn có thể lựa chọn những phụ đề bằng cách sử dụng điều khiển từ xa. Ví dụ như, nếu bạn đang học tiếng Hoa, hãy mua một phim tiếng Hoa. Sau đó lựa chọn phụ đề tiếng Hoa. Xin lưu ý rằng bạn không muốn nghe một phim hành động bởi vì những đoạn đối thoại trong nó thường bị trộn với hiệu ứng âm thanh.Phim ảnh là một lợi thế lớn bởi vì chúng chứa đựng một lượng lớn những cuộc đối thoại, mà được nói bằng nhiều giọng khác nhau. Thực hành với loại tài liệu này giúp bạn làm quen với những cuộc đối thoại trong ngôn ngữ mà bạn đang học. Tuy nhiên, chỉ thực hành với những cuộc hội thoại là chưa đủ. Bạn cần phải thực hành với nhiều loại tài nguyên khác nhau được đề cập bên trên.Cho dù bạn nghe những tài liệu nào, xin lưu ý 2 điểm sau:                 o      Xin vui lòng nhớ rằng chiến thuật của chúng ta sử dụng là dựa trên ý tưởng dữ liệu đầu vào khối lớn. vì vậy, những tài liệu nghe của bạn phải tối thiểu 15 phút.                 o      Tôi không biết ngôn ngữ nào mà bạn muốn học, nhưng nó có thể chứa nhiều hơn một biến thể/ nhánh ngôn ngữ. ví dụ như trong tiếng Anh, bạn có biến thể tiếng Anh và tiếng Mỹ. đừng cố thử hai biến thể này cùng một lúc; nó sẽ làm bạn bối rối và làm chậm quá trình học của bạn.

Làm thế nào thực hành kỹ thuật nghe Bản đồ - Âm thanh?Trong phần này, tôi sẽ mô tả những bước để thực hành kỹ năng nghe của bạn với một cuốn băng hay bất kỳ loại bản ghi âm nào, chẳng hạn như một bộ phim, tin tức trực tuyến, .v.v. Xin vui lòng đừng bỏ qua bất cứ hành động nào.

Bước 1: Nghe   câu đầu tiên, sau đó bắt chước chính xác những gì mà người nói đã nói.Ở bước này bạn hiển nhiên không thể bắt kịp tất cả các từ. Bạn có thể

không hiểu những gì mà người nói đã nói. Tuy nhiên, chỉ cần bỏ qua nghĩa và bắt chước âm thanh đó giống như con vẹt. Ở bước này, bạn không cần phải hiểu nghĩa. Bạn không cần phải biết ngay cả những từ mà người nói đang nói. Chỉ cố lặp lại rõ to những gì mà bạn có thể nghe. Có thể có một hay hai âm thanh sẽ rõ hơn những âm khác. Nếu như vậy, hãy tập trung vào những âm thanh rõ và bỏ qua những âm thanh không rõ. Bạn không cần phải lặp lại nhiều lần; một lần là đủ. Thỉnh thoảng, âm thanh mà bạn nghe là quá khó để bắt chước. Trong trường hợp này hãy đi đến bước 2.

Ở bước 1, bạn có thể làm như thế với 2 – 3 câu một lúc nếu bạn thấy dễ chịu khi làm như vậy. Bạn có thể tua lại băng để nghe câu đó thêm một lần nữa nhưng tổng cộng không được quá 2 lần. Nghe đi nghe lại nó là phí thời gian. Tôi thường nghe chỉ một lần. Xin ghi nhớ ý niệm Dữ liệu đầu vào khối lớn; bạn cần phải nghe qua thêm nhiều phút âm thanh trong khoảng thời gian ngắn để thu nhận nhiều dữ liệu đầu vào nhất có thể.Bước 2: nhìn vào bản ghi của bạn để tra từNếu bạn đã bắt kịp những gì người nói đang nói, bỏ qua bước này. Trong trường hợp bạn dang dùng một bộ phim có phụ đề ở ngôn ngữ mà bạn muốn học, nhìn nó trên máy tính của bạn và kéo khung cửa sổ phim thấp xuống một ít để che phụ đề ở bước 1. Sau khi nghe một câu, mở to khung cửa sổ phim để thấy phụ đề và tra nghĩa của nó.

Bước 3: nghe lại câu này, lặp lại nó rõ to, và cùng lúc, hình dung nghĩa của nó.Ở bước này, bạn sẵn sàng hiểu nghĩa của câu khi bạn tra nó ở bước 2. Đừng nhìn vào bản ghi ở bước này. Bình thường khi bạn chỉ nhìn vào bản ghi ở bước 2, những chữ có khuynh hướng nảy bung trong tâm trí của bạn. Bạn cần phải gạt bỏ những chữ này và cố hình dung nghĩa của nó bằng sự tưởng tượng của mình. Cố nghĩ về những gì xảy ra dựa trên câu mà bạn vừa nghe. Ví dụ như, khi bạn thực hành tiếng Anh, khi bạn nghe câu: “He is walking on the street” “Ông ta đang đi trên đường”, tôi sẽ cố hình dung hình ảnh sau:

Thay vì những chữ:“H e    i s   w a  l k i  n g    o  n     t  h e     s t r e e t”

Ở bước đầu tiên, bạn có thể có thể cảm thấy một chút khó khăn với kỹ thuật này. Nhưng bạn sẽ sớm làm quen với nó. Sự liên tưởng là một kỹ năng đơn giản mà về cơ bản mọi người có thể làm được.

Tương tự như bước 1, bạn cần phải lặp lại rõ to những gì bạn có thê nghe. Kể từ lúc này bạn đã sẵn nhìn vào bản ghi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, xin vui lòng lưu ý rằng bạn cần phải bắt chước những âm thanh mà bạn nghe, không đọc bản ghi. Nó có nghĩa là bạn tuân theo người nói chính xác những gì mà anh ta nhấn một âm, ở nơi

mà anh ta bỏ qua một âm, nơi mà anh ta lên cao giọng, .v.v. nói ngắn gọn, LẶP LẠI CHỈ GIỐNG NHƯ LÀ MỘT CON VẸT.

Bạn có thể nghe câu một hay hai lần nếu bạn muốn. Một lần nữa, hãy ghi nhớ Dữ liệu đầu vào khối lớn.Sau khi hoàn thành câu đầu tiên, chuyển sang câu tiếp theo và lặp lại 3 bước giống như trên, và sau đó là câu tiếp theo… và như thế đến cho đến khi hoàn thành một đoạn văn. Đoạn văn này nên dài bao nhiêu? 5, 7 hay 10 câu? Câu trả lời của tôi là: nó còn tuỳ! Nó phụ thuộc vào độ dài mà bạn có thể nhớ những gì mà người nói đã nói. Sau khi hoàn thành một đoạn văn, bạn có thể chuyển sang bước 4.

Bước 4: hãy nghe cả đoạn văn mà không cần nhìn vào bản ghi trong khi hình dung nghĩa của nó. Trong bước này, bạn sẽ nghe cả đoạn văn mà bạn vừa mới nghe (mỗi câu riêng biệt) một lần nữa. Trong khi nghe, bạn cố hình dung; tưởng tượng rằng nội dung đó đang chảy như cuốn băng đang chạy. Đừng nhìn vào bản ghi! Nếu có một câu mà bạn không thể nghe theo kịp, hãy bỏ qua nó. Cũng giống như trong bước 3, bạn cố để thay thế những chữ đang vọt ra trong tâm trí bạn bằng những hình ảnh tưởng tượng.Sau khi hoàn thành với bước 4, bạn sẽ chuyển đến một đoạn văn mới và bắt đầu lại với bước 1.

Sự kỳ diệu của kỹ thuật Bản đồ-Âm thanhĐiều đầu tiên bạn nhận ra rằng bạn sẽ nhận được một lượng lớn dữ liệu đầu vào cho mỗi lần thực hành 1 hay 2 giờ. Tương tự như phương pháp Đọc tự do, bạn sẽ thấy hầu như những từ phổ biến và những cụm từ lặp đi lặp lại, vì vậy bạn có thể không khó khăn để nhận ra chúng. Thêm nữa, những từ vựng phổ biến này và những cụm từ sẽ xuất hiện ở những cuộc nói chuyện khác nhau, có nghĩa là trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, và ở dưới những âm khác nhau. Cơ chế này giúp bạn dễ dàng thu nhận được bản đồ âm thanh của ngôn ngữ.

Khi bạn lặp lại rõ to, nó giống như bạn đang in đậm âm thanh trong tâm trí bạn. điều này giúp bạn chủ động tạo ra bản đồ âm thanh nhanh chóng

hơn. Dù cho đọc to khi học một ngoại ngữ được đề nghị bởi nhiều sách giảng dạy và nhiều giáo viên, nó thường bị bỏ sót bởi người học.

Ở trong bước 1, bạn cần phải bắt chước âm thanh trước khi bạn tra trong bản ghi của bạn, tại sao như vậy? Thông thường, một người học sẽ bị lôi cuốn nhìn vào bản ghi vì anh ta thấy dễ chịu hơn khi lặp lại câu. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ ngăn bạn khỏi việc phát âm một cách chính xác. Khi bạn nhìn vào chữ, bạn sẽ có khuynh hướng đánh vần những chữ dựa trên hình thức của nó hơn là bắt làm theo chính xác những âm của người nói. Thêm vào đó, cách ly âm khỏi chữ sẽ giúp bạn hình dung trong bước 3 và bước 4 dễ dàng hơn.

Bằng việc làm theo bước 3, bạn sẽ dần dần hình thành nên một mối liên kết trực tiếpgiữa âm thanh và ngữ nghĩa. Tại sao nó quan trọng đến vậy? Đó là bởi vì nhiều người học ngôn ngữ vấp phải một tiến trình nhận thức “không trực tiếp” khi họ đang thực hành kỹ năng nghe của họ. Tiến trình nhận thức “không trực tiếp” ở đây có thể được diễn tả bên dưới đây:

Để làm cho nó rõ ràng hơn, hãy nhìn một chút vào ví dụ dưới đây khi một người Việt đang nghe tiếng Anh: 

Hình trên minh họa tiến trình nhận thức không trực tiếp mà trong đó người học đi theo một tiến trình dài. Trong nhận thức trực tiếp, tiến trình là ngắn hơn nhiều được chỉ ra bên dưới:

Như bạn nhận ra, trong tiến trình “không trực tiếp”, những người học phải dùng hai công cụ, một là “chữ” và “ngôn ngữ mẹ đẻ”, để hoàn thành một phần đọc hiểu. Đây là lý do mà nhiều người học gặp phải chướng ngại khi nghe một đoạn dài. Nhiều học viên nói với tôi rằng họ không gặp vấn đề khi nghe riêng lẻ, nhưng họ không thể bắt kịp bài nghe khi chúng tôi cho phát cả một đoạn ở một lần. Đó là bởi vì trong khi người học đang nghiền ngẫm câu đầu tiên, đoạn băng đã sẵn chuyển đến đoạn tiếp theo. Bộ óc của người học đã sử dụng một thời gian dài để xử lý nghĩa của câu đầu tiên vì vậy anh ta không thể tập trung vào nghe

câu tiếp theo.

Ở hầu hết mọi người, có hai bước “không trực tiếp” có thể dần dần mất đi khi họ trở nên trôi chảy hơn trong nghe hay nói. Tuy nhiên, nó sẽ làm mất nhiều thời gian để xóa đi những bước “không trực tiếp” ra khỏi tâm trí họ. Vì vậy sẽ là tốt hơn nếu như chúng ta làm đúng chính xác ngay lúc đầu. bạn sẽ có thể nghe và hiểu được một đoạn dài mà không cần phải ghi chú.

Hãy kiên nhẫn khi thực hành kỹ thuật Bản đồ – Âm thanh, nó có thể tốn 1-2 ngày cho bạn làm quen với những bước trên. Thỉnh thoảng, nếu bạn cảm thấy mệt sau một phần thực hành dài, hãy tự thưởng cho bạn bằng một chương trình ti vi mà mình yêu thích với ngôn ngữ mà bạn muốn học. Hay là bạn hãy để cho cuộn băng chạy tự do trong khi bạn đang làm những việc khác. Kỹ thuật này gọi là “tắm ngôn ngữ”. Nó giúp bạn tiếp cận với ngôn ngữ nhiều hơn một cách vô thức. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện kỹ thuật “tắm ngôn ngữ” này như là một phương pháp cao cấp hơn, không làm nó như một kỹ thuật chính. Bởi vì nghe một cách vô thức sẽ chỉ có một vài hiệu quả nhỏ, nó sẽ không giúp bạn nhiều. Bạn cần dùng thời gian và nỗ lực để học một cách nghiêm túc nhằm đạt được thành công.

Đọc và Nghe – một cặp hoàn hảoTrước khi đóng lại chương này, thêm một điểu nữa bạn nên lưu ý là bạn có thể tối ưu hóa tiến trình thu nhận ngôn ngữ bằng cả thực hành việc nghe và đọc trong một chủ đề. Đó là tại sao tôi gợi ý với bạn nên sử dụng những nội dung giống như sách nói, chuyện kể và những sê ri của đề tài tin tức.

Thường thường, tốc độ đọc của bạn sẽ nhanh hơn nhiều so với tốc độ nghe của bạn, vì vậy bạn nên sắp xếp những phân khúc thích hợp thời gian để thực hành cả hai kỹ năng trên. Dựa trên những nhu cầu của bạn, bạn có thể quyết định dành thời gian nhiều hơn cho việc đọc hơn kỹ năng nghe hay ngược lại. Cả hai cách, bạn nên thường luân phiên thực hành hai kỹ năng này để tăng tối đa hiệu quả của việc học.

Bây giờ trước khi tiếp tục đọc quyển sách này, chộp lấy những quyến sách yêu thích, những câu chuyện, bộ phim hay bất kỳ thứ gì và thực hành nó.

Chương 6Viết – một công cụ tuyệt vời“Những ý tưởng được viết ra để mà người ta có thể nghe nó và nó lướt xuyên qua bộ não và đi thẳng vào trái tim” - MAYA ANGELOU

Thường bạn sẽ tìm thấy những khóa học ngôn ngữ (ngoại trừ khóa học viết) có khuynh hướng tốn một khoảng thời gian dài chỉ dẫn cho những sinh viên về ngữ pháp và từ vựng, làm thế nào để đọc và nghe.v.v. Tuy nhiên, có rất ít khóa học đề cập đến kỹ năng viết. Và nếu như có điều này, thì người học có khuynh hướng bỏ qua mục này. Hầu hết người học cho rằng viết là một kỹ năng “cấp độ cao”, và đó chỉ dành cho những người ở trong những lớp tiếng anh trình độ cao. Khi tôi đang dạy tiếng Anh, hầu hết sinh viên thích thú với kỹ năng này đang tìm kiếm những chứng chỉ viết, chẳng hạn như TOEFL, IELTS…

Nếu bạn không bao giờ chú ý vào kỹ năng viết, tôi rất lấy làm tiếc mà nói rằng bạn đang bỏ qua một trong những công cụ quyền năng nhất mà có thể giúp bạn nhanh chóng thành thạo một ngôn ngữ. Nó có thể hỗ trợ bạn trong nhiều khía cạnh khác nhau của tiến trình học. Trong chương này, tôi sẽ thảo luận với bạn một số phương pháp đơn giản để khai thác những lợi ích của việc viết. Bạn sẽ thấy làm cách nào mà kỹ năng viết có thể giúp bạn lưu lại những gì bạn vừa mới học vào trong bộ nhớ - dài hạn của mình và tại sao viết có thể là một bước sơ bộ để phát triển những kỹ năng nói của bạn.

Mỗi ngày, sau một phần thực hành kỹ năng đọc và kỹ năng nghe của bạn, bạn cần phải dành thời gian cho việc viết lại những gì mà bạn nhớ từ phần đó. Đây là một trong những cách tốt nhất để đạt được hiệu quả cao vượt trội  trong khi học một ngôn ngữ mới. Khi bạn thực hành việc đọc hay nghe, những từ, cụm từ và các cấu trúc thông dụng được lưu vào trong bộ nhớ tạm thời của bạn, mà được gọi là bộ nhớ-ngắn hạn. Nếu như thông tin này không được lưu lại trong bộ nhớ dài hạn của bạn, một phần lớn trong số đó sẽ biến mất trong vài ngày tiếp theo. Một trong số những cách tốt nhất để di chuyển những thông tin này từ vùng nhớ-ngắn hạn vào vùng nhớ-dài hạn là hồi tưởng lại nó. Khi bạn ghi lại, bạn sẽ phải hồi tưởng lại những gì bạn vừa mới đọc hay nghe. Bạn sẽ phải chọn ra những từ đó và sắp xếp lại theo một cách đúng đắn để tạo nên câu. Bằng cách làm như vậy, bạn bắt đầu sử dụng và điều khiển ngôn ngữ mới của mình. Nếu bạn sử dụng 15 – 20 phút để viết, bạn có một cơ hội để giữ lại 80% - 90% những gì bạn vừa mới học.

Một vai trò quan trọng khác nữa của viết là nó hành động như là một bước sơ bộ để hướng tới việc phát triển những kỹ năng nói của bạn bởi vì, khi bạn đang viết, bạn thật sự đang làm một phần của tiến trình nói. Như bạn đã biết, loài người có hai cách cơ bản để diễn đạt ý, nói và viết. Hai phương pháp này có cùng một bước đầu tiên, trong khi bộ não của bạn khởi đầu những hoạt động sau đây:                            -      Lựa chọn những từ                            -      Đặt những từ được lựa chọn chung với nhau theo một cách hợp lý để làm nên câu.Bởi vậy, khi bạn viết một cách thoải mái, bạn đã làm hầu như một nửa của tiến trình nói.

Trong các lớp viết, giáo viên có khuynh hướng tập trung vào những đề tài, chẳng hạn như cấu trúc viết (mở bài, thân bài, kết luận), lôgic, cấu trúc ngữ pháp và vân vân.

Tuy nhiên, tôi không nói với bạn về những thể loại viết này ở đây. Việc thực hành viết mà chúng ta đang thảo luận ở đây có hai mục đích cơ bản. Đầu tiên, nó có thể củng cố những từ và những cụm từ mà bạn vừa mới có được qua việc đọc và nghe. Thứ hai, nó có thể mở đường cho bạn nói dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn sẽ viết theo một cách tự do, chỉ giống như đang trò chuyện trên Yahoo, hay Facebook.

Bạn viết gì? Sau khi nghe và đọc một chủ đề, cố để viết bất kỳ thứ gì mà bạn có thể nhớ hay biết về chủ đề đó. Bạn có thể diễn tả ngắn gọn thông tin mà bạn đọc hay nghe. Trong khi bạn viết, bạn không cần lo lắng về lô gic, những luận cứ hay cấu trúc của bài viết của bạn, chỉ viết nhiều nhất có thể. Khi bạn viết, bạn cố gợi nhớ lại hầu hết những từ phổ biến và những cụm từ trong nội dung học. Điều quan trọng nhất về kỹ thuật này là bạn không được phép sử dụng từ điển, nếu bạn không gợi nhớ một từ bạn cần cho một câu, cố sử dụng từ khác hay là cố gắng sử dụng cách đơn giản hơn để diễn đạt ý của mình để mà bạn không cần sử dụng từ điển. Trong trường hợp bạn vẫn không thể diễn đạt được ý mà bạn muốn, bỏ qua nó và đi tiếp đến một câu khác. Thông thường, khi bạn lần đầu tiên thực tập phương pháp viết này, sản phẩm của bạn sẽ trông giống như một mớ câu lộn xộn và những ý tưởng rời rạc. Điều đó là ổn thôi. Nó sẽ tăng cường theo cách bạn biết thêm về những từ, cụm từ và làm quen với việc dựng câu. Chỉ có một trường hợp duy nhất mà bạn có thể sử dụng từ điển của bạn. Đó là khi bạn nhớ từ đó nhưng không nhớ chính xác nó đánh vần như thế

nào. Nếu như vậy, bạn có thể kiểm tra từ điển để đánh vần nó một cách chính xác.

Ở lúc bắt đầu, bạn sẽ giống như là bị mắc lỗi nhiều. Thỉnh thoảng, bạn không chắc nếu như bạn đang viết một câu chính xác hay không. Trong trường hợp này, bạn cần phải chấp nhận mắc một lỗi và chỉ cần tiếp tục thực hiện tiếp nhiều nhất mà bạn có thể nhớ. Đừng cố làm cho hoàn hảo. Một lần nữa, nếu như bạn muốn một vài thứ hoàn hảo ở ngay lúc bắt đầu, bạn sẽ kết thúc với thất vọng và sẽ giống như là từ bỏ việc đó. Nó giống như là khi bạn học nhảy. Sẽ là rất khó cho bạn theo kịp những bước đúng và, ở cùng lúcđó, phô bày tư thế đẹp vào ngày đầu tiên. Bạn cần phải học nó một cách tuần tự. Điều tương tự xảy ra với việc học một ngôn ngữ mới. Khi bắt đầu, bạn có thể nhớ những từ chính. Và sau đó bạn nhớ những giới từ nào đi liền với những từ nào. Dần dần, bạn có thể dựng nên một câu đúng và chính xác, và vân vân.

Nếu bạn vẫn để tâm rằng những bài viết của bạn dở, ngay cả khi viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, xin vui lòng lưu ý rằng tôi không yêu cầu bạn viết một tác phẩm. Chỉ là viết như khi bạn nói. Bắt đầu với 5 – 10 câu. Sử dụng những câu đơn giản với một chủ đề và một chủngữ. Không làm những thứ phức tạp với những câu dài.

Nếu bạn vẫn tự thắc mắc về những nội dung mà bạn sẽ đặt trong bài viết của bạn, bạn có thể sử dụng những câu hỏi như sau: Who? What? When? How? Where? Why? What happens if…? How much…?Ví dụ, hãy cho rằng bạn mới vừa đọc một chuỗi những chủ đề về vụ tràn dầu ở Mexico (Tôi chắc chắn rằng các bài viết về chủ đề này là có sẵn trong nhiều ngôn ngữ). Bạn có thể sau đó viết một

đoạn ngắn về nó bằng cách trả lời các câu hỏi giống như:                        -      Điều gì đã xảy ra? (một vụ tràn dầu)                        -      Khi nào và ở đâu điều đó xảy ra?                        -      Ai làm điều đó?                        -      Khi nào người ta có thể giải quyết vấn đề này?                        -      Điều gì xảy ra nếu họ không thể giải quyết nó một cách nhanh chóng?                        -      Những ảnh hường tiềm tàng gì lên môi trường?                        -      Ý kiến của bạn về vấn đề này?                        -      Giải pháp tốt nhất là gì?                        -      Và vân vân…Bạn có thể trả lời những câu hỏi trên bằng cách sử dụng những câu ngắn và đơn giản. Nếu như bạn có một ý tưởng phức tạp, chia nhỏ nó ra thành những câu ngắn. Đó, bạn có bài viết của bạn (hay bài phóng sự hay bất kỳ điều gì bạn có thể gọi nó)

Trong thực tế, nhiều người học biết vai trò quan trọng của việc viết trong khi học một ngôn ngữ mới. Nhưng họ bắt đầu cảm thấy chán sau khi thực hành nó một vài ngày. Điều đó là hiểu được bởi vì viết chỉ cho bạn đọc thì thật sự chán; bạn không có động cơ. Nó sẽ là khác đi nếu bạn chia sẻ thông tin với thế giới ngoài kia. Khi bạn chia sẻ nó, bạngiao tiếp với những người khác ý kiến của bạn, những quan điểm hay những vấn đề. Vậy nên, bạn không nên chỉ viết trên một mảnh giấy và chỉ vứt nó đi hay là lưu giữ những bài viết của bạn trong một góc của máy tính. Cố gắng chia sẻ nó với những người khác, vì thế họ có thể thấy khả năng của bạn tăng lên nhanh chóng như thế nào mỗi ngày. Bên dưới đây là những cách hữu hiệu:                                -      Viết blog: nếu như bạn viết trên blog của bạn bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, hãy cho một vài entry trên đó viết

bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học về nội dung mà bạn vừa mới học trong ngày. Dĩ nhiên, bạn tự do viết về những gì khác mà bạn muốn. làm cho những entry này công khai cho mọi người có thể thấy nó.                               -      Email: nếu bạn không muốn viết blog, bạn có thể đơn giản trả lời thư điện tử của bạn với bạn mình, giáo viên dạy tiếng của bạn, và  đặc biệt là những người bạn nước ngoài của bạn những người mà là nói tiếng bản xứ của ngôn ngữ mà bạn muốn học. nếu bạn không có những người bạn nước ngoài , bạn có thể kết bạn với một vài người. nếu bạn không biết làm cách nào, tôi sẽ nói về điều này trong chương 10.                              -      Viết và đăng trên các diễn đàn: nếu bạn tham gia vào một vài diễn đàn học tiếng, bạn có thể đăng những bài viết của bạn ở đó. Những diễn đàn học tiếng có những thuận lợi là bạn có thể nhận được hỗ trợ và những động lực từ những người mà có cùng mục tiêu giống bạn. Tuy nhiên, nó có điểm bất lợi là nó không dành riêng cho một chủ đề nhất định. Khi nó chỉ tập trung vào những vấn đề ngôn ngữ, nó cũng sẽ trở nên nhàm chán. Bạn có thể, thay vào đó,viết và đăng lên những diễn đàn mà tập trung nhiều hơn vào chủ đề mà bạn mới học. Ví dụ như, trong chủ đề “tràn dầu Mexico” được đề cập ở trên, bạn có thể đi tìm kiếm trên Internet cho những diễn đàn về môi trường. Dĩ nhiên, bạn cần phải tìm kiếm những diễn đàn trong ngôn ngữ mà bạn muốn học. Và sau đó, bạn có thể đăng những ý kiến của mình trong chủ đề này bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học. Đừng lo lắng về kỹ năng viết hay ngôn ngữ hiện tại của bạn. Về cơ bản, mỗi diễn đàn chào đón nội dung. Càng nhiều nội dung mà bạn đăng thì họ càng thích bạn. Khi bạn gia nhập một diễn đàn và đăng lên đó, người ta có thể trả lời bạn hay là viết những bình luận. Bằng cách đó, bạncó thể thực sự giao tiếp bằng ngôn ngữ mà bạn muốn

học. Tiến trình này cho bạn những động cơ và sự thích thú để bạn có thể viết nhiều hơn (để trả lời độc giả của bạn). Bằng cách làm như thế với những người bản xứ, bạn có thể nhanh chóng tăng cường vốn từ vựng của mình, những sự lựa chọn từ và kỹ năng dựng câu… Nếu bạn vẫn còn nhớ, trong Chương 4 tôi đã đề cập đến những diễn đàn có chủ đề nhất định như là một nguồn mà ở đó bạn có thể thực hành kỹ năng Đọc tự do. Nếu bạn sử dụng những nguồn này cho việc đọc của bạn, bạn có thể thực hành viết bằng cách đơn giản là đăng những suy nghĩ của mình lên diễn đàn. Ngay cả nếu như bạn không có đủ vốn từ vựng để viết một bài viết dài, cố viết một vài câu nhằm chủ động gia nhập diễn đàn.                            -      Xây dựng thói quen viết bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học bất cứ lúc nào: đây cũng là một sức mạnh lớn. Cố gắng sử dụng ngôn ngữ mà bạn muốn học khi bạn viết kế hoạch công việc của chính mình, hay khi bạn ghi chú hay làm bất kỳ việc gì khác. Nó giúp bạn đắm chìm bản thân mình nhiều hơn vào trong ngôn ngữ mà bạn muốn học. Xin lưu ý rằng bạn không cần phải viết mọi thứ bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học. Làm như thế sẽ khó cho bạn. Nếu như vốn từ vựng của bạn là vẫn còn ít, bạn có thể trộn lẫn ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn vào bất kỳ lúc nào mà bạn muốn khi bạn không biết một từ nào đó trong ngôn ngữ mà bạn muốn học.

Trong kinh nghiệm của mình, thỉnh thoảng những người học hơi bất đắc dĩ trong việc đăng những bài viết của họ lên blog hay lên một diễn đàn. Họ lo lắng rằng những kỹ năng ngoại ngữ của họ là không đủ tốt để được công khai. Vì thế sự chần chừ và nỗi sợ hãi bịphê phán là những thứ bạn nên nhận biết. Nếu như bạn không muốn đăng bởi vì bạn lo lắng ai đó phê bình những kỹ năng ngoại ngữ của bạn, hãy để tôi hỏi bạn câu hỏi này: “Nếu như ai đó phê

phán bạn, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt gì lên những kỹ năng ngôn ngữ của bạn?” Không có gì hết. Đúng vậy, những kỹ năng ngoại ngữ của bạn sẽ không bị thay đổi bởi những suy nghĩ của ai đó, nhưng nó chắc chắn có thể bị thay đổi bởi suy nghĩ của bạn. Nếu như bạn hành động táo bạo, mọi thứ sẽ thay đổi. Khi học một ngôn ngữ mới, bạn có thể chắc chắn rằng không có hành động nào có thể làm cho những kỹ năng của bạn tệ đi; tất cả những hành động chỉ có thể tăng cường nó thêm nhiều hay ít. Nó chỉ tệ khi bạn không làm gì cả, vì vậy xin bạn đừng lo lắng về những bình luận tiêu cực  và thực hành việc viết của bạn một cách tự tin.

Chương 7Phát triển kỹ năng nói của bạn“Nếu không có sự cạnh tranh thì sẽ không có sự tiến bộ” - FREDERICK DOUGLASS

Một trong những lý do lớn nhất tại sao một người học ngôn ngữ không thể nói được trôi chảy là anh ta không thực hành nói. Nói dường như là phần khó nhất của việc học một ngôn ngữ mới. Không biết làm sao, nhiều người học lưỡng lự trong việc nói. Điều đó là không thể hiểu được. Trước hết, nói không là một tiến trình đơn giản. Để diễn tả một ý bằng cách nói, một người nói phải kết hợp nhiều phần khác nhau của cơ thể từ bộ não cho đến lưỡi, miệng, môi, nhịp thở và vân vân. Bạn có thể nhận thức về sự phức tạp này với ngôn ngữ mẹ đẻ bởi vì bạn đã từng vượt qua nó khi bạn là một đứa trẻ. Nếu như bạn gợi nhớ lại thời điểm lần đầu tiên bạn luyện tập đi xe đạp, bạn sẽ thấy bạn vụng về làm sao khi bạn cố gắng phối hợp mắt của bạn (để nhìn đường), tay của bạn (để điều khiển tay lái) và chân của bạn (để điều khiển pêdan). Nó làm bạn tốn một khoảng thời gian đểluyện đi luyện lại nhằm thực hiện trôi chảy. Nhưng một khi bạn đã thành thạo nó, bạn đi tự do mà không cần phối hợp một cách có ý thức những bộ phận cơ thể của bạn. Nó giờ diễn ra một cách tự động. Điều tương tự xảy ra khi bạn lần đầu tiên nói bằng một ngôn ngữ mới. Bạn có thể lần mò và cảm thấy vụng về trong việc lựa chọn từ. Bạn có thể không chắc chắn làm thế

nào để đặt chúng với nhau một cách đúng đắn. Bạn có lẽkhông thể điều khiển những bộ phận cơ thể của bạn làm chính xác theo những gì bạn muốn. Thực tế này có thể làm nản lòng bạn và làm bạn do dự trong việc nói ra.Một lý do khác nữa tại sao những người học miễn cưỡng khi nói là họ sợ mắc lỗi. Thực tế, mọi người đều đối diện với nỗi sợ hãi này ở các mức độ khác nhau. Nhà tâm lý học gọi đó là “nỗi sợ bị thất bại”. Nếu bạn lưu ý, nỗi sợ hãi này tồn tại ở khắp nơi. Ví dụ như, khi tôi là một đứa trẻ, nhiều lần tôi biết câu trả lời cho một câu hỏi do giáo viên đặt ra, nhưng tôi không dám nói ra. Có lẽ bạn đã trải qua cùng một tình huống như vậy. Mỗi lần, bạn bắt đầu làm điều gì đó mới, như là một sáng chế ra một cỗ máy mới, soạn một bài hát hay bắt đầu một việc kinh doanh, bạn có thể gặp phải nỗi sợ hãi bị thất bại này. Vậy thì làm gì để vượt qua nó? Ralph Waldo Emerson nói: “Làm điều mà bạn sợ hãi, và sự sợ hãi chắc chắn biến mất”. Tôi không thể đồng ý hơn thế, chỉ là tiến lên và nói ra.Thỉnh thoảng người ta chỉ là không biết bắt đầu từ đâu. Có lẽ họ không biết nói với ai và nói về điều gì. Ở Việt Nam, những người muốn học tiếng Anh thường chật vật để tìm ra một “môi trường nói tiếng” nơi mà họ có thể thực hành những kỹ năng ngôn ngữ mới của họ. Nhiều người trong số họ tiêu dùng tiền mà họ khó khăn kiếm được để tham gia những lớp tiếng anh đắt đỏ nơi mà những người nước ngoài được thuê để nói với họ.Chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề trên từng bước một. Nhưng mà điều quan trọng nhất là nếu như bạn muốn có thể nói được một ngôn ngữ mới, bạn phải nói, dù bất cứ giá nào!

Bạn cần bao nhiêu từ để nói tốt?Hầu hết người học có khuynh hướng trì hoãn thực hành kỹ năng nói của mình cho đến khi họ cảm thấy nền tảng từ vựng của họ có đủ vững. “Ngữ pháp của tôi còn tệ”, “tôi biết rất ít từ”… là một số những lời bào chữa phổ biến mà tôi thường nghe. Có điều là họ không thể xác định số lượng từ vựng và ngữ pháp bao nhiêu là “đủ”. Vì thế, việc nói có khuynh hướng bị trì hoãn mãi mãi. Vậy thì, bạn thật sự cần bao nhiêu từ vựng để có thể nói một ngôn ngữ trôi chảy? Hãy nhìn một chút vào ví dụ

dưới đây:Bài viết số 1:***A business plan serves two purposes: It's an organizing tool for you, to help you simplify and clarify your business goals and strategy. And it's also a document that sells your business idea and demonstrates that your product or service canmake a profit and attract funding."A completed and well-thought-out business plan also acts as a touchstone or litmus test against the reality of your business operations once you open its doors. It should be a guidebook for your business…telling you what you should be doing and how well you're doing it," says Frank Fiore, author of Write a Business Plan in No Time (Que Publishing). "A business plan also acts as a dry run for your business even before it starts. It's actually a written description of your business' future."As a selling tool, your business plan should sell others on your business and give you confidence that your hard-earned money will be well-spent on an idea that can succeed. Over the long term, your plan is likely to be read by potential investors, lenders, strategic partners, and even management candidates, Fiore says.The Vital IngredientAs such, it certainly should reflect your company's unique style and sales proposition, says Linda Pinson, a business-plan software developer and author of Anatomy of a Business Plan (Dearborn Trade Publishing)."A business plan doesn't have to be dry at all. The whole idea is to write statements that are powerful and tell who you are. If you want to get across that your company will be a fun and valuable place, your business plan should reflectthat," Pinson says. "There's nothing that precludes you from building your personality into the business plan. In fact, if you're the vital ingredient, and you fail to inject yourself and what you're bringing to the business, it won't be a properbusiness plan."Although the text you write can build in a playful but smart tone that presents your style, remember not to skimp on the numbers and charts that are essential to proving your concept. "When it comes to the

financial part of your plan, that's where you'll take the personality out and let the numbers speak for themselves.They should reflect what you said in the text and translate that tone into the revenues your company can earn," Pinson says. Good luck!***Bầy giờ tôi sẽ nói lại nội dung trên bằng ngôn ngữ nói hằng ngày với những từ và câu đơn giản. nhìn bản ghi lại dưới đây:Bản ghi lời nói số 1:***Today, we are going to talk about a business plan, what it is and how to make a good one.So, why do you need a business plan? Well, there are basically two reasons for that. Firstly, it is a tool. It helps you be clear about what you are going to do with your business. When you write things down, everything is going to be very clear, for example, what your goals are, what your strategy to achieve your goals is and so on. Secondly, if you want to have other people put money into your business, a business plan will tell them about your idea, your products or services and how you can make profit for them. Of course, they want to get profit in the future; otherwise, they won’t put their money into your business, right?If you write your business plan carefully, you can use it to compare with reality when you are actually running the business. It tells you where to go, what to do and how well you are doing your business. A business plan will also help you rehearse before you start. It is actually a written description of your business future.As a selling tool, your business plan shows other people how you (and they) would be able to make money with the business. In the future, the plan might be read by those who want to put money into your business, such as a bank or a fund.Because of these reasons, a business plan should tell you about the style of the business. And it has to answer the question: “What is the selling point?” A business plan doesn’t have to be dry at all. The idea is to write something powerful and to tell who you are. If you want to tell people that your company will be fun and valuable, you should talk about that in your business plan. You are free to put your personality

into your plan. In fact, if you are an important part of the business, you should include yourself in the plan.Even though you can have your own writing style in the business plan, please remember that numbers and charts are very important to show people why your business idea will really work. When it comes to the financial part of your plan,that's where you'll take the personality out and let the numbers speak for themselves. Those numbers need to support what you said earlier and tell people how much your company will make.***Khi so sánh bản ghi viết số 1 với bản ghi nói số 1, bạn sẽ nhận ra là có một số lượng lớn những từ khác nhau được sử dụng trong bài Viết hơn là trong bản ghi lại. Trong bài viết, có 168 từ khác nhau. Trong bản ghi lại, con số này là 147. Ở cái nhìn đầu tiên, hai con số này không khác nhau mấy. Tuy nhiên, một người nói không phải là bản ngữ sẽ tìm thấy ở bản ghi lại sử dụng những từ đơn giản hơn trong bài viết. Để làm rõ hơn quan điểm này, hãy nhìn thêm một chút vào một ví dụ dưới đây.Bài ghi nói số. 2:***More than half of all U.S. businesses are based at home. These companies often are dismissed as quaint hobbyist ventures, but new research suggests that's a mistake. An estimated 6.6 million home-based enterprises provide at least half of their owners' household income. Together these "homepreneurs" employ one in 10 private-sector workers, and by many measures they're just as competitive as their counterparts in commercial spaces.Ask Stephen Labuda, the 35-year-old president of Agency3, a Web development firm he runs from his home in Cambridge, Mass. A former programmer at Deutsche Bank (DB), Labuda started building Web sites as a side job in 2003 and took the venture full time three years later. Agency3's revenue is in the millions, and Labuda is about to hire his fifth employee, who will work remotely, like the rest of the staff and the slew of contractors he taps. "I'm not intending to go rent office space," he says.You can trace the rise of home-based businesses to the early days of

telecommuting in the 1980s and the mass adoption of the Internet in the 1990s. Cloud computing, online collaboration, and smartphones have accelerated the trend, and recent research clarifies the economic significance of companies like Labuda's. "We're seeing more and more home-based businesses that are real businesses," says Steve King, who coauthored the new report with his wife, Carolyn Ockels. (The couple runs Emergent Research, a small research and consulting shop, from their home in Lafayette, Calif.) The pair analyzed U.S. Census data and Small Business Administration research, along with data from the Small Business Success Index, a survey of 1,500 companies sponsored by Network Solutions and the University of Maryland's Robert H. Smith School of Business.In some of these companies, the operations are concentrated in the owner's home. Others use their residence as a headquarters but do most of their work at clients' homes or offices. The variety of home-based businesses cuts across industries, but the top sectors are business and professional services, construction, retail, and personal services.A few trends are driving the growth of sophisticated home businesses. First, technology has made it easier to start and run a business from anywhere. But just as important, there has been a change of consciousness in the business world to recognize home-based enterprises as legitimate.Labuda has seen that shift at Agency3. "When I first started, I really felt compelled to go rent an office. I felt like in order for me to be taken seriously as a business, I had to have an office that my clients could come to," he says. It didn't matter—clients didn't want to visit him. Labuda meets most of them at their businesses or at coffee shops. He also uses on-demand office space, where he can rent a conference room by the hour, if needed. Now, Labuda never feels that his working from home damages Agency3's credibility. Instead, it's a selling point. "It's reflected in our pricing that we don't have the same kind of infrastructure costs and fixed costs that some of our competitors do," he says. King predicts that as large companies try to reduce their fixed costs by outsourcing business functions, small home-based enterprises will play

an even larger role in the economy. "Over the next 20 to 30 years, you could see the percentage of people who are self-employed and home-based double, potentially," he says.***Và bên dưới là bản ghi lại ở phong cách nói hàng ngày:Bản ghi lời nói số 2:***More than half of all U.S. businesses are based at home. People often think that these companies are not serious. Many even think that they are doing it for fun. That’s not true! There are about 6.6 million companies like these in the US, and their owners are making really good money. Half of their family income is actually coming from these home-based businesses. One in ten employees of private companies in the US are working for home-based businesses. In fact, researchshows that these types of businesses are just as competitive as companies working out of office buildings.Stephen Labuda is the 35-year-old owner of Agency3. He has a website building company running at his home in Cambridge, Massachussets. He used to work for Deutsch Bank. Labuda started building websites as a side job in 2003. He started his company three years later. The business is now making millions of dollars, and Labuda is going to get his fifth employee. Just like the company’s owners, many employees in Agency3 do not work at the company office; they can work from home or anywhere they want to. The new employee is going to do the same. Labuda says that he is not going to have an office.The number of home-based businesses increased very fast in the 1980s. As people used the Internet more and more in the 1990s, the numbers kept increasing even faster. “We are seeing more and more home-based businesses that are realbusinesses”, says Steve King. Steve King and his wife did a study using data from the US Census, Small Business Administration and Small Business Success Index. They also used data from the survey of 1500 companies by Network Solutions and the University Maryland's Robert H. Smith School of Business.In some of these companies, they do most of the work at the owner’s home. Others use their home as headquarters and do most of the work at

the customers’ home or offices. These home-based companies are normally business and professional services, construction, retail, and personal services.Because of many reasons, there are now more and more home-based businesses. Firstly, technology has made it easier to start and run a business from anywhere. Secondly, people have changed their thinking about this type of businesses.Labuda has seen that change at Agency3. “When I first started, I did want to rent an office. I was thinking that to make my business look serious, I need an office that my customers could come to”, he says. But in fact, it was not thatimportant. His customers did not want to go to see him. He normally goes to see them at their offices or in a café. Labuda also uses office service that he can pay by the hour, if needed.Now, Labuda thinks that working at home does not affect his credibility. In fact, it is a good selling point. “As we don’t have an office, we can lower our costs compared to other companies that are running in office buildings”, he says.Steve King thinks that big companies now want to reduce their costs by having other companies do some parts of their work for them. And these parts of work can be done by home-based companies. That is why there will be more and more new home-based businesses. The number might increase two times in the next 20 or 30 years.***Sau khi đọc bản ghi số 2,bạn sẽ thấy rằng có một ít từ (chính xác là 195 từ) mà không xuất hiện ở trong bài viết số 1. Nói cách khác, có 362 từ khác nhau trong 2 bài ghi trên, trong khi bài nói ở bản ghi số 2 chúng ta chỉ có 78 từ mới so sánh với bản ghi số 1. Điều đó có nghĩa là chỉ có 225 từ khác nhau trong cả hai bản ghi trên.Điều gì bạn có thể nhận ra ở đây là số lượng của từ mới giữ mức độ tăng qua nhiều đề tài. Nói ngược lại, số lượng này giảm đột ngột giữa hai bản ghi của bài nói. Trong quyển sách này, tôi chỉ ra hai ví dụ điển hình để không làm mất thời gian của bạn. Tuy nhiên, khitôi thật sự làm thực nghiệm này với thêm một ít ví dụ, tôi thu hoạch được một biểu đồ bên dưới.

Biểu đồ này nói với bạn điều gì? Nó nói với bạn rằng để mà diễn đạt ý của bạn bạn không cần thiết biết một số lượng lớn từ vựng khác nhau. Như được minh hoạ ở hình bên trên, bạn cần phải biết một số lượng từ vựng nhất định để có thể nói trôi chảy. Nhưng số lượng từ này có thể không nhiều như bạn nghĩ bởi vì bạn có thể sử dụng đi sử dụng lại những từ giống nhau để diễn tả những nội dung khác nhau. Tôi không đếm chính xác số lượng từ tiếng Anh bình thường tôi sử dụng. Nhưng trong ước lượng của tôi, khi tôi nói với những đối tác nước ngoài của mình sử dụng ngôn ngữ thứ hai, tôi sử dụng khoảng 600 – 700 từ, dù cho đó là buổi gặp mặt đối mặt hay một buổi hội nghị qua điện thoại. Vâng, tôi có thể thảo luận trôi chảy mọi thứ từ việc giới thiệu dự án mới của mình đến việc thương thảo hợp đồng.Điều này là đúng để có thể đọc và nghe một điều gì đó, bạn cần một vốn từ vựng nhiều hơn nhiều khi bạn nói. Đó là bởi vì khi một người bản xứ viết một bài viết hay nói trên truyền hình, họ có khuynh hướng sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để làm cho bài viết hay bàinói của họ nghe có vẻ hấp dẫn hơn. Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy tác giả sử dụng 4 từ khác nhau có cùng một nghĩa – company, firm, enterprise, business – trong khi tôi có thể bình thường chỉ sử dụng từ company hay business. Câu hỏi ở đây là: “Nếu tôi phải học và biết 3000 từ vựng cốt lõi dù gì đi nữa, tại

sao tôi chỉ sử dụng 600 hay 700 mà thôi?” Tốt, câu trả lời đã có sẵn trong câu hỏi rồi. Ở đây có một khoảng cách giữa việc“biết” và “sử dụng”. Để làm cho nó dễ hiểu hơn, quá trình “nhận biết” một từ và quá trình sử dụng nó một cách hiệu quả là những câu chuyện khác nhau. Để có thể “sử dụng” một từ thì ở một trình độ cao hơn là “nhận biết” nó. Đó là tại sao nhiều người học ngôn ngữ có thể đọc và nghe thành thạo nhưng vẫn nói rất tệ. Một tình huống ví dụ chỉ ra rằng những người học có thể “nhận biết” một số lượng từ nhất định nhưng không thể “sử dụng” chúng. Họ chưa “thành thạo” những từ này. Không may thay, hầu hết những người học không biết điều này. Họ có khuynh hướng nghĩ rằng họ thất bại trong việc nói trôi chảy bởi vì họ không biết đủ số lượng từ. Như là một hệ quả, họ cố học nhiều và nhiều hơn nữa từ vựng mà không biết rằng làm như vậy sẽ không giúp họ nói trôi chảy hơn. Khi tôi chia sẻ ý tưởng này với những học viên của mình, nhiều người học nhận ra rằng vốn từ vựng mà họ đã biết được là khá lớn. Tôi không cường điệu khi tôi nói rằng khả năng nói một ngôn ngữ mới trôi chảy đã sẵn có bên trong họ, chỉ là đợi để thể hiện nó ra. Nếu như bạn là một trong số họ, xin chúc mừng bạn, bạn sẽ sớm có thể nói trôi chảy bằng cách thực hành kỹ thuật mà tôi sẽ nói với bạn một cách ngắn gọn như sau.

Nói trôi chảy và phát âm tốt là hai câu chuyện khác nhauTrước khi giải thích câu mở đầu trên đây thực sự có nghĩa gì, hãy xem xét lại những gì chúng ta đã hiểu cho đến bây giờ. Đầu tiên, tôi giới thiệu với các bạn “từ vựng cốt lõi” và đã chỉ dẫn cho các bạn làm thế nào để thu nhận được chúng thông qua đọc và nghe. Sau đó, chúng ta thảo luận về công cụ viết và vai trò của nó trong việc phát triển kỹ năng nói. Trong phần nửa đầu của chương này, bạn được học rằng bạn có thể nói mà không phải biết quá nhiều từ nhưng bạn phải thành thạo với những từ mà bạn đã biết. Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển đến trình độ tiếp theo – trình độ ở mức bạn có thể nói trôi chảy và tự tin, một trình độ mà nhiều người học tiếng có thể vật lộn trong nhiều năm để đạt được. Bạn sẽ không phải nhức đầu để cố tìm kiếm những từ đúng nữa, bạn sẽ nói theo một cách thoải mái.Tựa đề của phần này có lẽ đã cho bạn một gợi ý về những gì sắp đến.

Vâng, điều lớn nhất ngăn cản những người học phát triển kỹ năng nói của họ là họ không biết làm thế nào để phá vỡ vấn đề thành những bước đơn giản hơn. Họ không nhận ra rằng nói trôi chảy và phát âm là hai câu chuyện khác nhau. Tôi đã khám phá ra điều này khi tôi đã học nhảy. Và tôi đã khám phá những điều chung giữa việc học nói một ngôn ngữ mới và học nhảy. Khi tôi nhìn người ta nhảy, tôi tự hỏi làm sao người ta có thể lướt một cáchduyên dáng trên sàn nhảy trong khi tôi bị vật lộn với những bước cơ bản. Một ngày, tôi tham gia lớp học nhảy điệu Cha Cha. Như bạn có lẽ đã biết, điệu nhảy Latin này yêu cầu những chuyển động mềm dẻo của hông. Ngạc nhiên làm sao, những người hướng dẫn nói với chúng tôi (tôi và những học viên khác) gập khuỷ tay với bàn tay đặt trên hông ở tư thế chống nạnh. Sau đó, anh ta hướng dẫn chúng tôi tập theo những bước nhảy của điệu Cha Cha, như là 1, 2, cha cha cha; 1, 2, cha cha cha… Trong khi chúng tôi làm những bước này, anh ta yêu cầu chúng tôi không di chuyển hông của mình chút nào và nâng chân của chúng tôi cao lên như thể chúng tôi là những người lính đi trong một cuộc diễu binh. Vào ngày đầu tiên, chúng tôi thực hành “điệu nhảy diễu binh Cha Cha” trên sàn của giáo viên và sau đó là với nhạc. Trong tất cả các ngày tiếp theo, anh ta không dạy chúng tôi bất cứ động tác di chuyển hông nào. Nhưng vào cuối ngày, chúng tôi đã có thể làm theo những bước nhảy một cách đúng đắn dựa trên nhạc trong khi cùng lúc đó chúng tôinói chuyện với nhau. Chúng tôi có thể nhảy một cách tự do (điệu diễu hành Cha Cha) mà  không lo lắng về những bước nhảy chút nào.Vào ngày tiếp theo, giáo viên bắt đầu hướng dẫn chúng tôi làm thế nào để di chuyển hông của chúng tôi mà không nhảy. Vì thế chúng tôi chỉ tại chỗ và thực hành những chuyển động hông. Vào cuối ngày, anh ta dành 10 phút hướng dẫn chúng tôi làm thế nào để thực hiện chuyển động hông kết hợp cùng với “điệu diễu hành Cha Cha” mà chúng tôi đã học trước đó. Thật là ngạc nhiên làm thế nào mà chúng tôi có thể nhảy được – có phần nào giống như là những người vũ công chuyên nghiệp thường làm trên truyền hình. Giải thích phương pháp của anh ta, người giáo viên nói rằng rất khó cho một người mới bắt đầu thực hành cả những bước nhảy và chuyển động của hông cùng lúc. Những học viên có thể sẽ bị lơ đãng, và họ có lẽ bước đi không đúng nếu như họ bị lo lắng về những

chuyển động hông của họ và ngược lại. Những bước chân của họ có thể thực hiện sai bước, họ bị thất bại trong việc bắt kịp với nhịp nhạc, và họ sẽ trình bày tư thế vụng về. “Tuân theo những bước nhảy đúng và cử động hông duyên dáng là những câu chuyện khác nhau”, anh ta kết luận.Bây giờ, hãy trở lại chủ đề của chúng ta. Điều tương tự xảy ra khi chúng ta nói một ngôn ngữ mới. Như chúng ta đã đề cập, bạn phải làm hai việc khi bạn nói:                     -         Đầu tiên, bộ não của bạn phải tìm những từ ngữ thích hợp và đặt chúng vào một thứ tự đúng đắn nhằm mục đích dựng nên một câu đúng.                    -         Thứ hai là, bạn phải kết hợp miệng của bạn, môi của bạn, lưỡi của bạn… nhằm mục đích phát âm câu hay.Ngay sau âm đầu tiên được phát ra, tai của bạn nghe chúng và ngay lập tức bạn nghĩ: “Ồ! Dường như là tôi không phát âm không thật tốt!” Một cách vô thức, suy nghĩ này có một ảnh hưởng tiêu cực lên tiến trình đầu tiên vì vậy bạn bị rối trí khỏi việc lựa chọn và sắp đặt những từ ngữ của bạn. Đến lượt, sự rối trí này quấy rầy lại tiến trình thứ hai của bạn và làm miệng của bạn, lưỡi của bạn và môi của bạn di chuyển không trôi chảy. Như là một kết quả, bạn kết thúc với việc chọn từ sai, đặt chúng vào trong một trật tự sai và thất bại trong việc phát âm đúng đắn.Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ áp dụng một phương pháp mà tương tự như “điệudiễu hành Cha Cha” được mô tả ở trên. Tôi gọi nó là kỹ thuật nói 3 giai đoạn. Giống như những kỹ thuật khác mà tôi đã chia sẻ với bạn, nó cũng rất đơn giản để làm theo. Với kỹ thuật này, bạn sẽ phát triển những kỹ năng nói của bạn trong 3 bước.

Bước 1: Phát triển sự trôi chảy của bạnTrong bước này, bạn sẽ chỉ làm việc dựa trên sự trôi chảy của bạn. Ý tưởng chính của nó là bạn cần phải đặt qua một bên vấn đề về phát âm khi bạn nói. Khi bạn thực hành việc nói của bạn, bạn không cần lo lắng về cách phát âm của mình. Chỉ nói theo cách mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Suy nghĩ về “điệu diễu hành Cha Cha”. Bạn có thể nói với âm giọng của ngôn ngữ mẹ đẻ nếu như bạn muốn. Bạn không cần lo lắng về việc đặt trọng âm đúng hay sai. Nói ngắn gọn, bạn chỉ cần tập trung

hoàn toàn vào việc lựa chọn những từ đúng và đặt chúng vào một thứ tự đúng. Một vài người sẽ tự hỏi nếu như cách nói này có thể ảnh hưởng đến cách phát âm của mình trong tương lai. Câu trả lời của tôi là: “Không, nó sẽ không.” Tôi đã sử dụng kỹ thuật này cho chính tôi và đã chia sẻ nó với những học viên của mình. Tôi không thấy bất kỳ tác động tiêu cực nào lên cách phát âm của chúng tôi cả.Nếu bạn nhớ lại những gì tôi chia sẻ với bạn về việc viết trong chương 6, bạn sẽ thấy rằng bước này là rất gần ngay sau bước viết. Khi bạn viết, bạn lựa chọn từ và đặt chúng trong một trật tự. Bây giờ, bạn chỉ làm một tiến trình tương tự, nhưng thay vì viết, bạn sẽ nói nó rõ to. Nó trông không là quá khó, phải không?

Bước 2: Thực hành việc phát âm của bạn một cách riêng lẻTrong bước này, bạn sẽ tập trung vào việc trau chuốt việc phát âm của bạn. Dĩ nhiên, bạn không cần trì hoãn thực hiện bước này khi bạn chưa thông thạo bước 1. Bạn có thể thực hành bước này trong cùng thời điểm với bước 1. Nhưng nên nhớ rằng chúng ta phải chia riêng lẻ hai tiến trình nhằm để phát triển kỹ năng nói một cách hiệu quả. Để chỉtập trung vào việc phát âm và đặt qua một bên tiến trình dựng câu, bạn có thể thực hành việc đọc to hơn là nói tự phát. Khi bạn đọc, những câu đã sẵn ở đó, bạn không cần phải lo lắng về việc lựa chọn từ và đặt chúng vào một trật tự đúng. Điều này làm cho việc phát triển kỹ năng phát âm của bạn dễ hơn nhiều. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ nói với bạn thêm về làm thế nào để phát âm như một người bản xứ.

Bước 3: Đặt hai cái chung với nhauNhư bạn đã đoán được, sau khi xây dựng câu một cách thoải mái và thu nhận được một cách phát âm tương đối tốt, đây là thời điểm để kết hợp hai thứ lại với nhau. Tất nhiên, nói thì dễ hơn làm. Nhưng bạn cần xác định phải thực hành nghiêm túc, bạn sẽ đạt được kết quả một cách nhanh chóng.Nếu bạn nhìn lại tất cả những chương trước đây, bạn sẽ thấy một bộ khung mà tôi đã xâydựng theo lối từng bước từng bước một.

Khung đó có thể được diễn tả như sau:                   1.     Thu thập những từ và cụm từ phổ biến nhất bằng kỹ thuật Đọc tự do và kỹ thuật nghe Bản đồ-Âm thanh.                   2.     Bắt đầu chặng đầu tiên của việc nói bằng cách thực hành việc viết tự do của bạn. Khi bạn càng thực hành nhiều bạn càng nhanh chóng có khả năng lựa từ và sắp xếp chúng vào một trật tự đúng.                   3.     Phát triển sự lưu loát trước tiên bằng cách thực hành việc nói mà không lo lắng gì về cách phát âm. Nếu bạn có thể viết nó ra, bạn có thể nói nó ra.                  4.     Phát triển kỹ năng phát âm riêng biệt bằng cách thực hành đọc to.                  5.     Trau chuốt việc nói với cách phát âm.Như bạn có thể thấy, nói một ngôn ngữ mới trông như là khó khăn, nhưng khi chia nhỏ nhiệm vụ thành những bước dễ dàng hơn nó trông rất có thể làm được, không phải vậy sao? Bây giờ, bạn có thể có khuynh hướng nhảy sang chương tiếp theo để thấy làm cách nào bạn có thể phát âm như một người bản xứ. Hãy dừng lại, chúng ta cần phải thảo luận thêm một ít nữa về một vài câu hỏi. Bạn thực hành việc nói tương tác của bạn ở đâu? Bạn nói với ai? Bạn nói về điều gì?

Bạn nói với ai, ở đâu và nói về cái gì?Sống ở Việt Nam, tôi có những trải nghiệm bản thân khá nhiều về những trở ngại của việc học ngoại ngữ. Không giống như những đất nước đa văn hóa, khó để mà biết một ai đó có thể nói trôi chảy tiếng Anh ở Việt Nam. Khó cho tôi để tìm ra ai mà tôi có thể thực hành ngôn ngữ thứ hai với họ. Rời khỏi lớp học tiếng Anh buổi tối, những người học Anh ngữ mong muốn có cơ hội để thực hành. Trong những trang tiếp theo, tôi sẽ chỉ cho bạn tại sao những cơ hội thực hành thứ tiếng mà bạn muốn học là luôn luôn gần với bạn.

Tự nói – vũ khí bí mậtHầu hết mọi người đều đều tin rằng họ cần một ai đó trước mặt họ để mà thực hành kỹ năng nói. Đó là tại sao có rất ít người học tự thực hành ở

nhà. Thỉnh thoảng, khi những người học không thể tìm được người bản xứ để thực hành nói chuyện cùng, họ thường nói với nhau. Tôi chưa từng tiến hành những nghiên cứu để xem xét hiệu quả của việc thực hành môn nói giữa những người không phải là người nói tiếng mẹ đẻ. Tôi tin là làm như vậy thì luôn luôn tốt hơn là không làm gì hết. Tuy nhiên, tôi chắc chắc về tính hiệu quả của việc tự thực hành. Nó thậm chí còn có những thuận lợi hơn việc thực hành với một người bản xứ.

Đầu tiên, khi bạn nói với ai đó, một cách vô thức, bạn đang bị áp lực về thời gian. Bạn có thể bị lo lắng về liệu bạn có làm những người nghe của mình chờ đợi lâu để nghe bạn nóira một vài từ. Như là một hệ quả, bạn sẽ cố gắng nói nhanh hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình dựng câu của bạn trong tâm trí bạn. Bạn có thể cũng bị áp lực cho việc cố không mắc lỗi trong cả ngữ pháp và cả trong phát âm. Trong trường hợp nhữngngười nghe của bạn không hiểu những gì bạn nói, bạn có thể đặc biệt là bị mất tự tin.

Thứ hai, khi bạn thực hành với ai đó, bạn không hoàn toàn điều khiển được nội dung của cuộc nói chuyện. Nó có thể bị dẫn dắt bởi đối tác của bạn. Như là một hệ quả, cuộc nói chuyện có thể không có điều gì để thực hành những từ và những cụm từ mới mà bạn mới vừa học. Trái ngược với điều này, khi bạn tự thực hành một mình, bạn không hề bị áp lực nào hết. Bạn hoàn toàn có thể điều khiển nội dung và chủ đề nhằm tối ưu hoá phần học trước (đó có thể là đọc, nghe hay viết).Câu hỏi hiển nhiên ở đây sẽ là: “Nếu tôi thực hành một mình, ai sẽ sữa lỗi của tôi?” Điều lo lắng của bạn là hợp lý. Tuy nhiên, điều này là không dễ dàng để giải quyết ngay cả khi bạn đang thực hành với một người bản ngữ.  Khi bạn mắc một lỗi, đối tác của bạn sẽ hầu như không thể sửa nó; anh ta sẽ cố hiểu những gì bạn đề cập đến. Nhiều người bản xứ thậm chí tin rằng chỉnh sửa cho một người nói không phải là người bản xứ là mất lịch sự, dù cho bạn đã thuê họ để đặc biệt sửa lỗi cho bạn. Nhưng như thế, nó là khá tốn kém để làm như vậy. Thêm nữa, nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng sữa lỗi cho người học quá nhiều sẽ làm mất đi

động cơ trong việc học nói. Giải pháp ở đây nhằm để thực hành mà không lo lắng gì nhiều về lỗi. Khi bạn tiến bộ, số lượng lỗi sẽ giảm.Vậy làm thế  nào để bạn thực hành việc tự nói.? Ngay sau khi làm một bài thực hành viết, như tôi đã hướng dẫn  trong chương 6, cố nói to những gì mà bạn vừa mới đọc, nghe, và viết. Chỉ giống như khi bạn thực hành viết, không tra từ điển của bạn và chấp nhận lỗi. Cố nói to và đừng lo lắng về phát âm một tý nào hết. Cứ mỗi lần bạn không biết gì để nói, suy nghĩ về những câu hỏi who, what, when, where, how, why… Nhớ áp dụng bước 1 trong kỹ thuật 3 bước được mô tả trước đó. Mục đích của giai đoạn này là giúp bạn phát triển khả năng lưu loát của mình.

Làm cho tiến trình học của bạn thú vụ hơnCũng giống như khi bạn thực hành kỹ năng viết, nói sẽ trở thành  một việc rất nhàm chán nếu như bạn không có một vài kiểu tương tác hay chia sẻ với những người khác. Bởi vậy, bạn cần phải ghi âm hay ghi hình những bài nói của bạn và chia sẻ chúng với những người khác. Dĩ nhiên, bạn không cần phải làm như thể bạn là một người diễn thuyết chuyên nghiệp. Bạn cũng không cần có một camera đắt tiền, chỉ cần một webcam hay một microphone rẻ tiền sẽ làm điều đó. Bạn có thể đăng video của bạn hay audio cho một vài diễn đàn học ngôn ngữ mà người ta có thể sửa những lỗi cho bạn. Quan trọng hơn, bạn có thể lưu giữ lại sự tiến bộ hàng ngày của bạn, và đó là một động lực lớn. Theo kinh nghiệm của tôi, người ta thích video hơn audio. Vì vậy đừng có nhút nhát. Một trong những website ưa thích để đăng video của tôi là Youtube. Điều tốt đẹp của Youtube là nó có mức cao những đánh giá và những trả lời, bạn nên thử nó.Để làm cho việc thực hành ngôn ngữ của bạn là có ý nghĩa hơn và ít nhàm chán, cố làm cho nó có giá  trị trong về mặt nội dung. Ví dụ như, nếu bạn giỏi về Photoshop (một phần mềm dùng để chỉnh sửa ảnh), nghĩ về việc đăng tải các đoạn video mà bạn có thể nói bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học nhằm giới thiệu những người khác làm thế nào để chỉnh sửa một tấm hình chụp. Bạn có thể nhận được những trả lời hay những bình luận kiểu như: “Điều đó thật tuyệt” hay “Clip của bạn thật sự hữu ích, cảm ơn bạn!” Một ai đó có thể thậm chí nói là: “Bạn có thể nói thêm

cho tôi về…” Điều đó làm cho bạn thấy thú vị hơn về việc học ngôn ngữ mới của bạn.

Thực hành với một bài được viết bằng tiếng mẹ đẻ của bạnĐây là một kỹ thuật rất hiệu quả trong trường hợp bạn không có gì để nói. Đơn giản là lựa chọn một vài trang sách hay bài viết trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn mà có vài điều để làm với việc đọc, nghe hay viết mà bạn vừa làm trong ngày. Sau đó, bạn thực hành bằng cách nói với người khác những gì trong bài viết sử dụng bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học. Khi bạn thực hành kỹ thuật này, xin vui lòng nhớ rằng bạn không dịch bài viết từ ngôn ngữ mẹ đẻ ra tiếng mà bạn đang học. Bạn cũng không được phép sử dụng từ điển. Bạn cần phải ép mình sử dụng tất cả những từ mà bạn biết để diễn tả những gì trong bài viết để mà người nghe có thể hiểu được những gì được nói đến. Bạn không cần phải bày tỏ chính xác nội dung. Chỉ cố diễn tả nó trong ngôn ngữ mà bạn muốn học sát nghĩa nhất có thể. Sức mạng của kỹ thuật này là bạn không cần phải lo lằng về những gì mà bạn nói đến. Vì thế tiến trình học là ít khó chịu hơn và nhiều thú vị hơn. Xin lưu ý rằng bạn không cần một người thật đứng trước bạn để thực hành phương pháp này. Tôi thường thực hành phương pháp này với chú cún của mình. Những gì tôi làm là tôi mua một cuốn truyện Harry Potter bằng tiếng Anh để thực hành kỹ năng đọc của mình; và sau đó, tôi mua bản sách nói để thực hành kỹ năng nghe, và cuối cùng là tôi mua một bản truyện tiếng Việt để thực hành kỹ năng nói. Mỗi lần tôi kể chuyện cho con chó cưng của tôi, nó trông rất thích thú☺. Dù cho nó có thích thú hay không, trình độ tiếng Anh của tôi cũng tăng đáng kể.Ngay lúc này, bạn sẽ hiểu rõ về cả tiến trình học tiếng của tôi. Hãy hình dung về điều màvào buổi sáng bạn đọc 4-5 bài viết về khủng hoảng cầm cố; vào buổi chiều, bạn nghe những tin tức về khủng hoảng này; và sau đó, bạn ghé diễn đàn tài chính và viết một bài đăng thảo luận về chủ đề này, và cuối cùng, bạn đăng một video lên Youtube để diễn tả ý kiến của bản thân về vấn đề trên. Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Tôi rất tự tin khi nói rằng, sau khi làm tất cả những điều này, bạn sẽ thành thạo từ, chẳng hạn

như debt, loan, asset, mortage, bank, crisis, economy, negative impact, losing jobs, unemployment… và.v.v. Bạn sẽ sớm có thể nói trôi chảy!Chương 8Trau chuốt khả năng phát âm của bạn“Dù cho bạn có tin tưởng rằng bạn có thể hay không thể làm một điều gì đó, bạn đều đúng” - HENRY FORD

Điều này có thể là một phần mà hầu hết các bạn đang chờ đợi. Trong chương này, tôi sẽ nói với bạn tại sao một số người thì phát âm tốt trong khi đó một số khác thì không. Trong thực tế, có nhiều người vẫn có cách phát âm nghèo nàn, thậm chí khi họ có cơ hội để đến nước của những người nói tiếng bản xứ. Trong những trang tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá yếu tố quan trọng để làm cho một người học ngôn ngữ phát âm tốt và làm thế nào để thực hành phát âm.Phát âm luôn luôn là một chủ đề nóng mà những người học ngôn ngữ quan tâm. Khi người ta nghe một người ngoại quốc nói ngôn ngữ của họ, thường người ta đánh giá khả năng nói tiếng dựa trên cách phát âm của anh ấy. Có lẽ có những tranh cãi giữa những người học về làm thế nào để phát âm một từ nhất định. Tuy nhiên, trước khi chúng ta đi sâu hơn về chi tiết, hãy cho tôi hỏi bạn một câu: “Vùng nào mà người ta phát âm tiếng Anh hoàn hảo nhất?”. Có phải là ở bắc Mỹ, UK hay ở Úc? Phát âm thậm chí thay đổi giữa những người bản xứ sống ở các khu vực khác nhau trong một nước, mà nó được đề cập đến như là giọng địa phương. Ở Việt Nam, có tối thiểu 5-6 giọng địa phương khác nhau. Một vài trong số chúng thật sự khó để bắt chước thậm chí đối với một người Việt bản xứ như tôi. Như bạn có thể thấy, thật khó để định nghĩa “giọng phát âm hoàn hảo” cho một ngôn ngữ. Chúng ta có thể không hoàn hảo ngay cả khi với ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Khi một thế giới trở nên phẳng, người ta châm chước hơn cho việc phát âm không hoàn hảo. Khi tôi học ở mỹ, có 3 giáo viên những người mà không phải người bản xứ một trong số đó một làngười Hoa, một là người Czech và người còn lại là Nam Phi. Tất cả họ đều nói với một giọng rất nặng. Nhưng điều đó hầu như không ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của họ một chút nào. Lý do tại sao kể với bạn chuyện này bởi vì là tìm kiếm một sự hoàn hảo không phải là một ý hay; hơn là tìm kiếm sự tiến bộ.

Âm nhấn – nhân tố cơ bản của việc phát âm tốtKhi tôi đang làm cho công ty cũ của tôi mà công ty này làm kinh doanh toàn cầu, tôi có cơ hội làm việc với nhiều người Singapore và Ấn độ. Điều mà làm tôi thú vị là, dù cho những người này nói tiếng Anh với giọng rất nặng, những người Mỹ vẫn hiểu những gì họ nói khá nhanh. Nói ngược lại, họ dường như khó khăn trong việc hiểu những người Việt Nam nói tiếng Anh. Chứng kiến những người Ấn độ và những người Singapore nói tiếng Anh, tôi nhận ra lý do đằng sau sự khác nhau này. Nhân tố cơ bản ở đây là âm nhấn (hay sự nhấn mạnh âm). Tiếng Anh sử dụng những âm nhấn hay sự nhấn mạnh những âm đối với những từ khác nhau – ví dụ như conTENT và CONtent là những từ khác nhau với nghĩa rất khác nhau, và điều chỉ dẫn duy nhất là sự đặt trọng âm hay sự nhấn âm. Việc nhấn âm sai và người nghe sẽ không thể hiểu được từ nào mà bạn nói. Tôi thấy rằng cho dù những đối tác Singapore và Ấn Độ phát âm không đúng một số âm, họ vẫn giữ âm nhấn đúng. Việt Nam và Trung Quốc có cùng một hệ thống khác. Giống như âm nhạc, những ngôn ngữ này sử dụng sự thay đổi cao độ đối với các từ khác nhau. Có 5 “cao độ”khác nhau trong tiếng Việt và 4 “cao độ” khác nhau trong tiếng Hoa. Do sự khác nhau này giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng Anh, khi một người Việt Nam nói tiếng anh, anh ta có khuynh hướng đặt âm nhấn không đúng. Một ví dụ tương tự khi một người Mỹ nói tiếng Hoa. Sự thay đổi luân phiên của âm nhấn khác nhau và cao độ khác nhau sẽ phần nàokhó khăn cho anh ta.Âm nhấn trực tiếp tạo ra ngữ điệu. Khi chúng ta nhấn âm chính xác, nó sẽ tự nhiên tạo ra một kiểu mẫu lên xuống nhất định cho câu mà chúng ta phát âm, mà được đề cập đếncái gọi là ngữ điệu. Nếu như việc nhấn âm sai, ngữ điệu sau đó sẽ khác hẳn. Ngữ điệu tạo ra giai điệu của một ngôn ngữ. Ngữ điệu của câu và cách phát âm của từ là hai nhân tố cơ bản mà giúp người nghe nhận ra những gì mà chúng ta đang nói.Nhấn trọng âm có một tác dụng trực tiếp đối với chất lượng của phát âm từ của bạn. Nhằm mục đích phát âm một từ đúng, bạn cần phải có 3 nhân tố đúng– nguyên âm, phụ âm và âm nhấn. Như được đề cập trước đây, việc nhấn âm sai có thể thay đổi một từ hoàn toàn.

Sự nhấn âm giúp bạn nói ở tốc độ của người bản xứ. Nếu bạn định vị đúng âm nhấn, bạn có thể nói với một tốc độ của người bản xứ. Khi tôi học tiếng Anh, tôi tự hỏi làm thế nào mà người Mỹ có thể nói nhanh đến vậy. Sau đó tôi thấy rằng trong mỗi câu họ có thể nhấn một vài từ và nhanh chóng lướt qua một vài từ khác, thậm chí là bỏ qua hoàn toàn một vài từ. Nếu như họ phát âm mỗi từ đơn, họ có thể không nói nhanh như vậy. Nhiều giáo viên dạy tiếng khuyên những học viên của họ không nên nói nhanh. Tôi nghĩ điều này là đúng khi chúng ta nói với một người ngoại quốc. Trong trường hợp đó, mục đích của chúng ta là chắc chắn những thính giả có thể hiểu được chúng ta. Tuy nhiên câu chuyện là khác hẳn khi chúng ta thực hành với chính mình. Theo kinh nghiệm của tôi, cố để bắt kịp tốc độ của người bản xứ mang lại hai lợi ích:                        -         Đầu tiên, nó giúp chúng ta làm tốt hơn kỹ năng nghe của mình bởi vì nói nhanh giúp chúng ta làm quen với tốc độ bình thường của người bản xứ. Nếu như chúng ta có thể nói nhanh như họ, chúng ta có thể hiểu và nghe họ tốt hơn.                       -         Thứ hai, thực hành với tốc độ nói của người bản xứ ép buộc bạn phải định vị những âm nhấn một cách chính xác. Khi chúng ta nói chậm, chúng ta có khuynh hướng không nhấn âm một chút nào. Nhưng khi chúng ta cố bắt kịp với tốc độ, chúng ta sẽ bắt chước khéo léo ngữ điệu cùng lúc.Như bạn thấy, với sự nhấn âm đúng, bạn sẽ có tất cả 3 yếu tố: chất lượng của phát âm từ, ngữ điệu và tốc độ.

Làm thế nào để thực hành nhấn âm?Bởi vì nhấn âm là rất quan trọng, tôi đã phát triển những bước cho bạn thực hành nó. Bạn sẽ cần để dành 30 phút. Lựa chọn 5 đến 10 câu trong một tài liệu nghe. Dựa trên khả năng của bạn, bạn có thể thực hành với nhiều hơn hay ít hơn vài câu. Bởi vì tôi không biết ngôn ngữ nào mà bạn muốn học, tôi sử dụng ví dụ của tôi trong việc học tiếng Anh để minh hoạ những bước này. Hãy nói chúng ta sẽ thực hành với câu: “I am trying to solve this financial problem”. Những bước này là như sau:Bước 1: Gạch dưới âm nhấnI’m trying to solve this financial problem.

Bước 2: Nghe băngLưu ý vào cách làm thế nào mà người nói nhấn âm những từ này. Nếu bạn nghe được một âm nhấn mạnh hơn những âm nhấn khác, nó có thể là âm nhấn cho toàn bộ câu. Xin vui lòng gạch dưới hay tô đậm âm đó. Ví dụ như: I’m trying to solve this financialproblem.Bước 3: Bắt chước chính xác những gì mà người nói nóiCố bắt chước giống nhất mà bạn có thể. Nhấn âm ở những chỗ mà người nói nhấn, nâng giọng của bạn ở những chỗ mà người nói nâng giọng, bỏ qua những từ mà người nói bỏ qua… Thực hành vài lần cho đến khi bạn có thể phát âm cả câu trôi chảy và chính xác. Không nhìn vào bản ghi. Quên hết mọi thứ mà bạn học về những từ này trong câu; chỉ bắt chước cho giống người nói.Bước 4: Cố gắng bắt kịp với tốc độ của người nóiNhư đã được đề cập như trên, đây là một chìa khóa để phát triển âm giọng người bản xứ. Trong bước này, bạn sẽ tua lại đoạn băng một vài lần và cố bắt kịp với tốc độ nói của người nói. Cố làm sao cho khớp  âm của bạn với âm người nói ngay lúc bạn bắt đầu khi anh ta bắt đầu và kết thúc khi anh ta kết thúc. Điều cố gắng đầu tiên có thể rất khó khăn. Nếu như thế, bạn có thể bỏ qua hết những âm không nhấn và chỉ nói ra những âm được nhấn. Với những ví dụ trên, bạn có thể chỉ cần nói:Try         solve   nan     probTheo cách đó bạn có thể nói dễ dàng hơn. Một khi bạn đã bắt kịp theo như tốc độ của người nói, thêm vào những âm phụ. Trong ví dụ của tôi, tôi sẽ thêm vào một vài âm:trying     solve   nancial           problemSau khi thực hành một vài lần bạn có thể nói cả câu theo tốc độ của người bản xứ và với những âm nhấn chính xác.I’m trying to solve this financial problem.Theo như kinh nghiệm của tôi, đây là bước khó khăn nhất, nhưng nó có sức mạnh cực kỳ to lớn. Khi chọn những nội dung mà bạn nghe để thực hành kỹ thuật này, bạn cần phải chắc chắn để chọn những nội dung mà người nói nói ở tốc độ nói bình thường. Không sử dụng những tài liệu nghe mà đã được giảm bớt tốc độ đọc làm cho kỹ thuật này không có hiệu quả. Vào lúc bắt đầu, hãy chuẩn bị thực hành đến mức 50 hay 60 lần trong một câu! Ồ, phát âm tốt không đến một cách tình cờ; nó yêu

cầu một sự nỗ lực nghiêm túc.Bạn có thể kinh ngạc: “Ồ không! Nếu như tôi phải lặp lại 50 – 60 lần một câu thì mất bao lâu để tôi có thể thực hành hàng ngàn câu ở ngoài kia?” Hãy cứ bình tĩnh! Nếu như bạn thực hành mỗi ngày, nó sẽ tiêu tốn mất của bạn khoảng 2 – 3 tuần để làm quen với giai điệu và tốc độ nói của người bản xứ. Bạn không cần phải thực hành tất cả những câu mà bạn học bởi vì có một số lượng nhất định những loại ngữ điệu mà có khuynh hướng lặp đi lặp lại nhiều lần.Sau 2 – 3 tuần thực hành kỹ thuật này, đây sẽ là thời điểm để việc nói lưu loát và cách phát âm đi cùng với nhau. Sử dụng giọng phát âm “gần giống người bản xứ” để thực hành bước 3 trong 3 bước của kỹ thuật trong Chương 7. Ghi âm lại bài nói của bạn và nhìn xem nó toả sáng!

Làm thế nào để giải thoát cho giọng địa phươngCó hai cách cơ bản để làm cho tại sao người học ngôn ngữ gắn kết một cách vô thứccủa âm giọng địa phương lên âm giọng khi nói một ngoại ngữ mà họ học. Việc nhận ra chúng sẽ giúp cho bạn thoát ra khỏi âm giọng địa phương của bạn khi nói một ngôn ngữ mới và làm cho âm sắc giống với người bản xứ hơn.Lý do đầu tiên tại sao nhiều người học thất bại trong việc phát âm đúng một từ là họ bị lừa phỉnh bởi cách viết của từ đó. Khi chúng ta đọc một từ, chúng ta có khuynh hướng bị tác động vô thức bởi bản ghi của ngôn ngữ mẹ đẻ. Cũng như vậy, hầu hết những nguyên âm và những phụ âm như θ, ð, æ không hề tồn tại trong tiếng Việt, nhưng nó có những nguyên âm và phụ âm mà có liên hệ gần gũi với những âm này trong âm tiếng Anh. Do đó, khi một người Việt Nam đọc một từ tiếng Anh, anh ta áp dụng một cách vô thức những nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt lên từ đó và phát âm nó không đúng. Trong lớp học tiếng Anh của tôi, khi tôi hỏi một học viên làm thế nào để phát âm một từ dài, chẳng hạn như “miscellaneous” “extraordinary” “entrepreneur” họ bị phát âm không giống như âm chính xác khi họ vẫn giữ nhìn vào từ trong vở họ. Khi tôi kêu họ ngừng nhìn vào sách của họ và tập trung vào việc nghe âm nói của người bản xứ, họ cảm thấy dễ dàng hơn để bắt chước từ đó.

Bây giờ bạn có thể hiểu tôi nói bạn không nhìn vảo bản ghi trong tất cả các bài nghe và những bài luyện kỹ thuật nói.Một nguyên nhân khác mà những người học có khuynh hướng sử dụng những nguyên âm và phụ âm trong ngôn ngữ mẹ đẻ như là một “tiêu chuẩn” để điều chỉnh và định vị cho cách phát âm của họ. Điều này xảy ra khi một người học nghe một từ mới, ví dụ như, khi một người nói tiếng Hoa bản xứ học từ “down”, mà được phát âm là [daun] . Bởi vì từ này không tồn tại trong “bản đồ ngôn ngữ” của anh ta, anh ta sẽ sàng lọc qua “dữ liệu nguồn”của anh ta và tìm ra một âm tiếng Hoa mà được phát âm gần giống với âm của từ mà anh ta đang học. Vấn đề ở đây là nguyên âm [aun] của từ tiếng Anh và từ tiếng Hoa tương ứng là không hoàn toàn như nhau, vì vậy khi anh ta sử dụng từ tiếng Anh, anh ta đã phát triển vô thức cái mà chúng ta gọi đó là âm địa phương trong khi nói ngôn ngữ nước ngoài. Điều đáng buồn là có nhiều giáo viên không phải bản xứ hướng dẫn học viên họlàm theo như vậy. Bạn có thể nghe một vài giáo viên nói như thế này: “Từ này có thể phát âm tương tự như từ này… trong tiếng của chúng ta”. Đây là một phương pháp dường như là cách dễ nhất và nhanh nhất của việc giải thích làm thế nào một từ được phát âm ra sao. Tuy nhiên, điều trở ngại là nó sẽ gắn âm giọng địa phương của người học vào trong âm nói ngôn ngữ mới của họ. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần phải có một suy nghĩ bắt đầu hoàn toàn trống không. Mỗi lần bạn học đánh vần một từ mới, hãy quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Học nó như thể bạn như một đứa trẻ. Dĩ nhiên, nói dễ hơn làm. Nhưng nếu như bạn đặt ra nguyên tắc cho bạn để  bạn làm như vậy, bạn sẽ làm được việc là lấy giọng đọc địa phương ra khỏi âm của bạn và làm cho nó vang lên giống như giọng của một người bản xứ.

Ba cách để bạn trau chuốt cách phát âm của bạn nhiều hơn nữa.Bằng cách thực hành chỉ kỹ thuật nhấn âm được diễn tả như trên, bạn sẽ thành thạo phần quan trọng nhất của việc phát âm, thứ mà sẽ giúp bạn giao tiếp một cách tự tin bằng ngôn ngữ mà bạn học. Tuy nhiên, nếu như bạn tìm kiếm cách để tăng cường cách phát âm của bạn hơn nữa để làm cho âm của bạn giống như âm tự nhiên, ở đây là 3 cách để trau chuốt

cách phát âm của bạn và làm cho nó toả sáng.Bước 1: Ghi lại âm gốcBạn không thể bắt chước một âm của một từ chính xác nếu như bạn không có sự thông suốt hoàn toàn về những gì mà bạn vừa nghe. Lần đầu tiên bạn nghe một người bản xứ nói một vài từ, bạn có lẽ không thể nào nghe nó được một cách đủ “rõ ràng”.  Bất kỳ người học nào cũng phải đối diện với vấn đề này. Hãy để tôi chỉ cho bạn một ví dụ để bạn dễ hình dung quan điểm trên. Hãy giả dụ rằng bạn chưa học từ tiếng Hoa. Bây giờ hãy để cho tôi chỉ một từ tiếng Hoa ở hình thức viết bên dưới và yêu cầu bạn sao chép nó.

Chữ này trong tiếng Hoa có nghĩa là “hãy kiên nhẫn”. Trước khi bạn đọc thêm nữa, nắm lấy bút của bạn và cố sao chép lại nó. Nếu như bạn vừa chép xong lại nó, bạn đang hình dung điều gì? Bạn không thể chép lại nó chính xác 100%, đúng vậy không? Bởi vì có một vài kiểu viết tay mà bạn không thể đơn giản chép lại hết hình dáng nó chính xác. Nếu như một người Hoa nhìn vào cách làm của bạn, anh ta sẽ nhanh chóng nhận ra rằng nó được “vẽ” bởi một người không biết tiếng Hoa. Lý do tại sao bạn mắc phải trở ngại viết những chữ này là bởi vì nó được bao hàm phong cách viết tay của cá nhân người viết. Vì thế, khi nhìn vào bức ảnh, bạn không thể xác định được nét nào được điều chỉnh bởi phong cách cá nhân của người viết và những nét nào được tạo nên bởi nét cơ bản của từ tiếng Hoa “hãy kiên nhẫn”. Nói theo cách khác, bạn thất bại trong việc xác định đâu là “dạng mẫu cốt lõi” của từ tiếng Hoa trên. Bây giờ, hãy để cho tôi chỉ cho bạn một vài phiên bản của cùng từ đó nhưng được viết theo các phong cách của những người khác. 

Tốt thôi, nếu tôi bây giờ nói với bạn viết lại từ “be patient” theo tiếng Hoa, bạn có cảm thấy tự tin hơn không? Được nhìn thấy vài phiên bản viết tay của từ này, bạn có thể nhận radạng mẫu phổ biến của nó. Nói theo cách khác, bạn có thể nhận ra mẫu cơ bản của từtiếng Hoa “be patient”.Điều tương tự xảy ra khi lần đầu tiên bạn nghe một từ mới. Bạn sẽ có một cảm giácgiống như “không rõ ràng”. Bạn dường như không thể nghe âm đó một cách rõ ràng thậm chí nếu như người nói lặp lại từ đó nhiều lần. Đó là bởi vì âm được tạo ra bởi người nói bị trộn lẫn với tập hợp những cách xướng hợp âm của anh ta. Mỗi người đều có một tập hợp những cách xướng hợp âm nhất định. Vì vậy, những người khác nhau tạo ra những cách trộn âm khác nhau khi họ nói, giống như những phong cách viết tay khác nhau được minh hoạ ở trên. Đó là tại sao có thể khó khăn để bạn có thể nhận ra những“dạng mẫu cốt lõi” mà hình thành nên những âm đúng của một từ mới. Hệ quả là, nếu như bạn thất bại trong việc nhận biết nó, bạn sẽ chắc chắn thất bại trong việc bắt chước nó.Giải pháp ở đây là đơn giản – để xác định “dạng mẫu cốt lõi” của một từ, bạn cần phải nghe từ đó trong nhiều âm giọng khác nhau. Nếu như bạn nhớ triết lý cơ bản của tôi mà nó được dựa trên “dữ liệu đầu vào khối lớn”, bạn sẽ thấy rằng kỹ thuật nghe của tôi cổ vũ bạn phơi mình vào tài liệu nghe khối lớn. Nếu như làm theo kỹ thuật của tôi, bạn sẽ có cơ hội để nghe hầu hết những từ cơ bản và những cụm từ được nói bởi nhiều giọng khác nhau. Không phải là vấn đề đã sẵn được giải quyết ở bước này?”

Bước 2: Bắt chước lại âm mà bạn vừa nghe

Ở bước này, bạn đơn giản chỉ là bắt chước lại âm của từ mà bạn vừa nghe như tôi đã diễn tả trong kỹ thuật nghe. Đừng nhìn vào bản ghi, chỉ là bắt chước lại âm thôi. Khi bạnphát âm từ đó rõ to, tai của bạn sẽ nghe âm thanh mà bạn mới vừa tạo ra và so sánh với âm thanh của người bản xứ. Nếu như bạn thấy hai âm (của bạn và của người nói) là quá khác nhau, bạn sẽ muốn thử lặp lại một lần nữa. Tuy nhiên, vấn đề hiển nhiên ở đây là bạn cần phải nhận ra. Âm mà bạn nghe như là giọng của bạn sẽ không phải là chính xác như là âm thực sự của nó. Đó là bởi vì âm đi xuyên qua sọ của bạn đi thẳng vào tai bạn, vì vậy xương sọ sẽ ảnh hưởng đến cách mà âm thanh đến với bạn. Điều này lý giải tại sao nhiều người ngạc nhiên khi họ nghe lại âm của họ phát ra bởi các máy ghi âm. Họ có thể nói: “Ồ! Đó có phải là âm của tôi? Nó nghe lạ quá?” Do vấn đề này, chúng ta cần phải có thêm bước thứ 3.

Bước 3: Ghi âm nó, nghe nó vào điều chỉnh nóỞ bước 1, bạn có những âm thanh “tiêu chuẩn” để so sánh với giọng của bạn. Ở bước 2, bạn đã tạo ra âm của chính bạn. Ở bước này, bạn sẽ cần phải ghi lại âm và nghe nó để xem bạn phát âm gần giống với âm “tiêu chuẩn” chưa. Craig Valentine, quán quân thế giới môn nói năm 1999, đã nói rằng “get record, get reward”. Chỉ khi bạn ghi âm lại giọngcủa bạn, bạn mới có thể xác định được lỗi của bạn. Vì vậy, những gì bạn làm trong bước này là điều chỉnh lại cách phát âm của mình bằng những bản ghi âm các bài nói của bạn, nghe những bài ghi âm và sau đó sửa cách phát âm của bạn cho đến khi nó toả sáng.Cho dù cho bạn sẽ hoàn toàn phải dành thời gian cho việc này, chỉ có một số lượng giới hạn những nguyên âm và phụ âm cho bạn thực hành. Vì vậy đừng nghĩ rằng bạn sẽ phải thực hiện 3 bước này cho mỗi từ riêng lẻ mà bạn học.Trước khi đóng lại chương này, tôi muốn chia sẻ với bạn kinh nghiệm bản thân của mình. Nhiều người học đã hỏi tôi làm thế nào để phát âm tốt. tôi thường hỏi ngược lại họ: “Bạn dành bao nhiêu thời gian hằng ngày để bạn thực hành kỹ năng phát âm?” Tốt, như bạn có thể hình dung, rất ít người làm việc đó nghiêm túc trong những công việc hàng

ngày. Và câu trả lời của tôi cho câu hỏi của họ là: “thực hành, thực hành và thực hành”; hay nói cách khác, điều thần kỳ sẽ không bao giờ xảy ra.

Chương 9Nhìn nhận ngữ pháp dưới một khía cạnh khác“Một khía cạnh cần thiết của tính sáng tạo là không sợ thất bại”-EDWIN LAND

Đã có bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình những câu hỏi: “Tại sao tôi phải học ngữ pháp? Điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi không học nó? Có phải là những nhà ngôn ngữ học làm chomọi thứ phức tạp? Tại sao chúng ta nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình lưu loát mà không cầnhọc ngữ pháp?” Thực tế, nhiều người (bao gồm cả tôi) đã tự nhận rằng họ không thể phân biệt được những thuật ngữ ngôn ngữ, chẳng hạn như trạng từ, phụ từ, tính từ chỉ sự phụ thuộc, mạo từ xác định, mạo từ không xác định… Cho đến khi họ học chúng trong một bài ngữ pháp dạy tiếng nước ngoài. Câu hỏi là: chúng ta có thể nói một ngôn ngữ mới nếu như chúng ta không học ngữ pháp của nó?Trong chương này tôi sẽ chỉ cho bạn một cách nhìn thực tiễn hơn về ngữ pháp. Tôi sẽ nói với bạn làm thế nào để tiếp cận nó có hiệu quả và làm thế nào để tận dụng nó như là một công cụ hơn là một trở ngại trong việc học một ngôn ngữ mới.Vâng, ngữ pháp không có nghĩa là mang những rắc rối đến cho bạn. Khi nhân loại trên thế giới phát triển ngôn ngữ của họ và làm cho nó trở thành một công cụ giao tiếp tinh vihơn, họ cố tìm ra cách để người ta có thể “nói ít hơn nhưng diễn đạt được nhiều hơn”. Chúng ta đều biết rằng sự đồng thuận lẫn nhau giữa mọi người về cách kết hợp nhất định những từ dẫn đến việc đại diện cho một nghĩa nhất định. Sự kết hợp của những từ này được gọi là

những từ và những cụm từ. Khi họ cần diễn đạt nhiều nghĩa hơn thìngười ta thêm vào danh sách của họ những từ và những cụm từ. Ngày nay, những từ mới keep emerging trong việc diễn tả những ý tưởng mới, chẳng hạn như “blog”, “social media”, “cloud computing”… Tuy nhiên, nhằm tránh cho từ điển trở nên dày hơn, người ta tìm những cách để diễn đạt nhiều ý tưởng hơn mà không cần phải thêm nhiều từ. Vì vậy họ sử dụng những phương pháp, chẳng hạn như là thay đổi hình thức của từ, hoán đổi vị trí của các từ (ví dụ như, trong câu hỏi tiếng Anh), thêm vào một hay hai chữ ở cuối từ (ví dụ như, thêm chữ “s” hay “es” để diễn đạt số nhiều trong tiếng Anh)… Những phương pháp này là một phần của những gì mà chúng ta gọi là ngữ pháp. Như bạn thấy, ngữ pháp giúp chúng ta diễn đạt nhiều nội dung hơn mà không cần phải có quá nhiều từ. Khi tôi bắt đầu nhìn nhận ngữ pháp theo cách tích cực hơn, tôi nhận ra rằng ngữ pháp giúp chúng ta diễn đạt những ý tưởng của chúng ta chính xác hơn, sâu sắc hơn và phức tạp hơn. Nó có thể giúp chúng ta diễn tả một tình huống hay một hành động rõ ràng hơn vềkhía cạnh thời gian và địa điểm. Trong khi ngữ pháp giúp chúng ta diễn đạt ý của mình tốt hơn khi nói, nó cũng giúp chúng ta hiểu được ý của người khác tốt hơn khi nghe.Tôi sẽ không dạy bạn về ngữ pháp ở đây, có hàng đống sách dạy ngữ pháp ở ngoài kia, mà đã làm sẵn tốt nhiệm vụ của nó. Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn rằng ngữ pháp là một người bạn tốt, không phải là thứ luôn luôn cố làm bạn bối rối.

Có phải ngữ pháp là một thứ bắt buộc nếu như tôi muốn nói một ngôn ngữ mới?Đã có nhiều cuộc bàn cãi về vấn đề này. Một vài nhà ngôn ngữ học phát biểu rằng bạn có thể nói một ngôn ngữ mà không cần phải học

ngữ pháp như thể bạn đã làm với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Một vài nhà ngôn ngữ học khác lại tranh cãi rằng về cơ bản người ta thu nhận ngữ pháp một cách vô thức khi họ học nói ngôn ngữ đầu tiên của họ, cho dù chúng có thể không rõ ràng xác định những thuật ngữ ngữ pháp rõ ràng, chẳng hạn như là những mạo từ, giới từ, thì hoàn thành... Về mặt cá nhân, tôi nghĩ tất cả họ đều có lý lẽ đúng của riêng mình. Theo ý kiến của bản thân tôi, có hai quan điểm đối lập trong vấn đề này. Quan điểm đầu tiên là học một ngôn ngữ mới mà không học bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào. Ở quan điểm này, những người học sẽ phải ghi nhớ nhiều từ hơn, như thể chúng không có bất kỳ nguyên tắc nào theo sau. Ví dụ như, hãy nói là tôi áp dụng quan điểm này trong tiếng Anh, và tôi đang học từ “do”. Tôi phải nhớ tất cả những tình huống, bao gồm: I do, we do, you do, he does, she does, it does, I did, we did, you did, he did, she did, it did…Quan điểm khác là tôi học tất cả những quy tắc được dạy trong những sách dạy ngữ pháp. Cùng ví dụ đó, tôi sẽ phải nhớ những nguyên tắc sau:                     -      I  là đại từ chỉ người ngôi thứ nhất số ít                     -      You là đại từ chỉ người ngôi thứ hai số ít và số nhiều                     -      He/she/it đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số ít                     -      They là đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số nhiều                     -      Động từ “do” trong thì simple present tense có các dạng sau:                              ·       “Do” nếu như chủ ngữ là đại từ chỉ người ngôi thứ nhất hay ngôi thứ hai(số ít hay số nhiều) hay đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số nhiều.                              ·       “Does” nếu chủ ngữ là đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số ít

                     -      Động từ  “do” ở thì simple past tense chỉ có duy nhất một dạng ở mọi trường hợp: “Did”                     -      Vân vân…Nếu như bạn làm theo quan điểm đầu, cái mà được gọi là học không có quy tắc nào, bạn sẽ phải nhớ một số lượng lớn thông tin bởi vì bạn phải nhớ mọi thứ một cách riêng lẻ. Ởquan điểm khác, học với quy tắc, có thể giảm đáng kể khối lượng công việc. Ở mỗi ngôn ngữ cụ thể, người ta thậm chí còn có thể cô đọng tất cả ngữ pháp chỉ vào một vài trang giấy. Đây là một lợi thế không thể bàn cãi của việc học ngữ pháp với những quy tắc. Tuy nhiên, học bằng những quy tắc có những khiếm khuyết của nó. Điều bất lợi đầu tiên là những quy tắc có thể không dễ dàng để học thuộc lòng. Chúng chỉ là giống như những công thức toán học. Một vài người thậm chí còn tích hợp những quy tắc vào những bàithơ cho dễ nhớ. Tôi đồng ý rằng sử dụng thơ để nhớ những quy tắc có lẽ là một giải pháp tuyệt vời cho những bài kiểm tra ngôn ngữ của bạn. Nhưng câu chuyện là khác hẳn trong giao tiếp thực tế. Có bao giờ bạn ở trong tình huống thất bại khi áp dụng những quy tắc ngữ pháp đó khi bạn nói? Nó dường như là quá khó để tích hợp những quy tắc ngữ pháp đó vào trong giao tiếp hàng ngày bằng lời nói? Đây là điều bất lợi cơ bản khi học ngôn ngữ thông qua những quy tắc. Hãy hình dung rằng một người không phải là người bản xứ nói chuyện với một người bạn Mỹ. Anh ta muốn hỏi cô ấy có phải là bạn trai của cô ta sẽ kết hôn với cô ta sớm. Bộ não của anh ta sẽ phải đi qua một tiến trình phức tạp giống như vầy:                         -      Để diễn tả một câu hỏi về kế hoạch của một người nào đó trong tương lai gần, anh ta có thể sử dụng cấu trúc: to be + subject + going to + verb infinitive + object                         -      “He” đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số ít                         -      Dạng của động từ “to be” trong ngôi thứ 3 số ít

chỉ người sẽ là “is”                         -      Với những quy tắc trên, anh ta sẽ hỏi: “is + he + going to + marry + you?”Có quá nhiều dữ liệu cho bộ não để xử lý trong khi anh ta đang nói. Như bạn có thể đoán, anh ta sẽ chắc chắn là bị lúng túng và lóng ngóng với những từ của anh ấy. Và bạn của anh ta có thể không đủ kiên nhẫn để nói tiếp với anh ấy. Điều này có xảy ra với bạn không? Vấn đề này có thể xảy ra không chỉ khi bạn nói mà còn khi bạn đang nghe nữa. Nếu như bạn mất quá nhiều thời gian để xử lý nghĩa của cấu trúc ngữ pháp mà người nóisẽ dùng, bạn sẽ không có đủ thời gian để bắt kịp câu kế tiếp.Vậy chúng ta nên làm điều gì để đối phó với vấn đề trên? Bạn có nhơ lại ý niệm về “sự nhận biết từ” và “sử dụng từ” mà chúng ta đã đề cập trong Chương ? Triết lý ở đây là khá giống. bạn có thể sử dụng một cách hay nhiều cách để học một ngôn ngữ-với những quy tắc ngữ pháp hay không. Nhưng sự hiểu biết và nhớ về những quy tắc ngữ pháp không có nghĩa là bạn có thể sử dụng nó một cách trôi chảy. Ở quan điểm đầu tiên, học những trường hợp ngữ pháp bằng những trường hợp mà không có quy tắc, do đó, có một sự thuận lợi mà bạn sẽ chưa nghĩ tới nhiều về nó khi bạn nói. Bạn chỉ đơn giản là chọn ra ngữ pháp giống như bạn chọn ra từ. Vấn đề ở đây là làm thế nào để giảm bớt khối lượng công việc nếu như bạn phải nhớ từng trường hợp riêng lẽ? Hay làm cách nào để đơn giản hóa tiến trình phức tạp đó nếu như bạn nhớ và sử dụng những quy tắc? Đó không phải là câu hỏi dễ dàng. Ở những trang tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm của mình trong vấn đề này. Dù cho nó có thể chưa là một giải pháp hoàn hảo, nó sẽ giúp bạn sử dụng lợi thế của cả hai cách tiếp cận trên.

Học ngữ pháp theo cách đơn giản hơn

Đừng học thuộc lòng những công thức ngữ pháp; hãy học thuộc lòng những mẫu được đơn giản hóa.

Hãy để tôi dùng một ví dụ từ việc học tiếng Anh của tôi. Một trong những quy tắc ngữ pháp làm tôi bối rối mà tôi (và những người học tiếng Anh khác cũng vậy) đã từng học là 3 loại câu điều kiện. Mệnh đề if và mệnh đề chính sử dụng những thì khác nhau và chúng khác nhau ngay cả từng loại 1, 2 và 3. mỗi cái trong số chúng có một nghĩa khác nhau. Tôi không chỉ phải học thuộc lòng làm thế nào để sử dụng đúng dạng động từ trong mệnh đề if và mệnh đề chính, mà còn phải ghi nhớ loại câu điều kiện nào để dùng trong tình huống thực tế. nó thật sự khó! Tuy nhiên, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều kể từ khi tôi bắt đầu sử dụng những mẫu được đơn giản hóa hơn là những quy tắc khô khan và khó hiểu. tôi muốn nói điều gì với “mẫu được đơn giản hóa”? hãy dùng một câu điều kiện như là một ví dụ. một trong số 3 loại có những quy tắc sau:(if clause) If + subject + had + verb in present perfect tense + object,(main clause) subject + would have + verb in present perfect tense + objectMột cách chân thành, chỉ tốn một phút để tôi sử dụng cấu trúc này trong giao tiếp. bây giờ, nếu như tôi sử dụng một mẫu được đơn giản hóa, nó sẽ trông giống như cái bên dưới:If you had done this, you would have done thatTrước hết, mẫu này dễ học thuộc lòng hơn nhiều so với những quy

tắc dài bên trên. Nó ngắn gọn hơn và ít khô khan hơn. Khi tôi muốn áp dung quy mẫu này trong thực tế, dễ dàng hơn cho tôi làm bởi vì tôi có ít chỗ để được thay thế. Tôi chỉ đơn giản thay thế “done” với động từ mà tôi cần. và bởi vì “done” là trong dạng thì present perfect, nó nhắc tôi nhớ sử dụng động từ trong dạng tương tự. sau đó, tôi thay thế you và this/that bằng những chủ ngữ và vị ngữ mà tôi cần. theo cách này, bộ não của tôi sẽ phải xử lý khối lượng công việc ít hơn khi tôi áp dụng mẫu này vào trong việc nói thực tế. hơn thế, những mẫu này vẫn mang tính đại diện, vì thế chúng giúp giảm bớt số lượng thông tin mà phải học thuộc so với việc học và học thuộc lòng mọi thứ bằng những trường hợp riêng biệt. bạn sẽ cần phải thực hành nghiêm túc để sử dụng và áp dụng những mẫu được đơn giản hóa này.

Đừng lo lắng về những tên gọi của những quy tắc ngữ phápKhi những nhà ngôn ngữ học soạn ta những quyển sách giáo khoa về ngữ pháp, họ đặt tên cho những quy tắc để mà người học có thể phân biệt được chúng. Tuy nhiên, những tên này là có hệ thống và, do đó, khó để nhớ. Ví dụ như, trong tiếng Anh, có 3 loại câu điều kiện-loại 1, loại 2 và loại 3. tuy nhiên, thậm chí khi tôi có thể nói tiếng Anh một cách trôi chảy và sử dụng những câu điều kiện trên một cách thoải mái, tôi cũng không thể nhớ chính xác loại mà tôi sử dụng. khi bạn nói, tôi chắc chắn là bạn không muốn tốn thời gian để nhớ lại số bạn sẽ sử dụng trong một tình huống nhất định. Gợi ý của tôi ở đây là bạn nên liên hệ mẫu đơn giản với những mẫu song song tương ứng trong tiếng mẹ đẻ. Nói cách khác, hãy hỏi bạn: làm thế nào tôi có thể diễn đạt một mẫu được đơn giản hóa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ? Và làm sâu sắc hơn ý nghĩa của ngữ pháp, bạn có thể gắn nó với một ví dụ cụ thể. Một ví dụ là: “If you

had stayed at home, you would have met her”.

Đừng dịch ngữ phápTrong sách giáo khoa về ngữ pháp, tác giả chịu trách nhiệm cho việc diễn ta những cấu trúc ngữ pháp theo cách có hệ thống và lôgic. Nó chỉ là giống như người ta làm nháp một bản hợp đồng. thỉnh thoảng, khi người học áp dụng cách giải thích trong một quyển sách ngữ pháp, họ cố “dịch” những cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ như, nếu một người học tiếng Anh đọc hay nghe câu: “If I had stayed at home, I would have met her”, anh ta sẽ cố dịch ngữ pháp giống như:-      Câu này có dạng của một câu điều kiện loại 3-      Điều đó có nghĩa là cả “mệnh đề if” và “mệnh đề chính” là không có thật và ngữ cảnh đã xảy ra trong quá khứ.-      Do đó, người nói đã không thật sự ở nhà và đã không gặp cô ta.Điều giải thích này là đúng, nhưng mà nó khá cứng nhắc và phức tạp. nó sẽ làm cho câu nguyên gốc tối nghĩa và làm người học bối rối. trong ví dụ trên, người nói có thể đã diễn tả cảm giác hối tiếc. nói theo cách khác, có lẽ, anh ta ao ước anh ta đã ở nhà. Nhưng người học có thể quên cảm xúc này nếu như anh ta áp dụng cách giải thích ngữ pháp một cách cứng nhắc. để tránh lỗi trên, khi bạn tiếp cận với một cấu trúc ngữ pháp, hãy tự hỏi bản thân: “người nói thật sự muốn đề cập điều gì?” “Người nói muốn thể hiện ra cảm xúc gì?” bằng cách hỏi những câu hỏi như vậy, bạn sẽ đến được thông điệp thật sự của người nói. Khi bạn quen với mẫu này, bạn sẽ không phải tra sách ngữ pháp của bạn mỗi khi bạn gặp một cấu trúc khó.Cuối cùng, ngữ pháp là một tập hợp những cách khác nhau để sắp

xếp và kết hợp những từ để mà chúng có thể diễn tả những nghĩa khác nhau, ngữ cảnh và cảm xúc. Bằng việc thu vào dữ liệu đầu vào thông qua việc đọc và nghe, bạn sẽ tiếp cận với những cấu trúc ngữ pháp được lặp lại trong những ngữ cảnh khác nhau. Theo cách đó, sẽ dễ dàng hơn cho bạn để thu nhận những cấu trúc ngữ pháp và hiểu những nghĩa của nó hơn là bằng cách đơn thuần học thuộc lòng những công thức ngữ pháp trong sách giáo khoa. Và kết cục là, biết ngững cấu trúc ngữ pháp là một chuyện; sử dụng chúng chính xác là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn sẽ cần phải thực hành, thực hành thêm và thêm nữa.

Chương 10Những kỹ thuật khác cho bạn tăng tốc

“Hành động là nền tảng then chốt cho mọi thành công.” - PABLO PICASSO

Sức mạnh của hợp lực thống nhấtTôn Tử là nhà chiến thuật nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Một trong những chiến thuật nổi tiếng của ông là tạo nên một khối kết hợp thống nhất để cùng lúc công phá phần yếu nhất của kẻ địch. Chiến thuật này có thể giúp một đội quân với số ít đánh bại kẻ thù đông hơn. Bạn có thể áp dụng một triết lý tương tự để học một ngôn ngữ mới. bằng cách sử dụng những công cụ và những phương pháp khác nhau của bạn, chẳng hạn như đọc, viết, nói, nghe, xem (TV)…, như là khối kết hợp thống nhất để cùng lúc công phá một chủ đề nhất định, bạn có thể nhanh chóng chế ngự được những từ và cụm từ liên quan với nó. Khi bạn có thể đọc, nghe, viết và nói tự tin về một chủ đề nhất định, bạn sẽ tăng thêm nghị lực lớn và đà để tiến về phía trước.Tôi có một học viên làm việc trong lĩnh vực môi giới bất động sản.

anh ta áp dụng phương pháp này khá thành công trong việc học ngoại ngữ. mỗi buổi sáng, anh ta sẽ dành nửa giờ để đọc sách “How to make money in real estate”. Thỉnh thoảng, anh ta bị hấp dẫn bởi nội dung của nó làm anh ta quên phải đi đến văn phòng làm việc đúng giờ. Vào buổi trưa, sau một bữa ăn trưa nhẹ, anh ta sẽ thư giãn bằng cách chơi game “Simcity”, một game máy tính mà những người chơi đóng vai một thị trưởng trong một thành phố mới. dù cho game có phiên bản tiếng Việt, thay vào đó anh ta sử dụng phiên bản tiếng Anh. Để chơi game này có hiệu quả, anh ta sẽ đọc và nghe hướng dẫn trong đó để mà anh ta có thể sắp xếp tất cả những tòa nhà, quán café, thư viện, trường học… theo một lối sinh lợi nhiều nhất. rời văn phòng của mình vào buổi chiều, anh ta sẽ dành 30 phút để xem bản tin bất động sản trên kênh CNBC hay trên website www.rentv.com (một trang cung cấp những tin tức về bất động sản). anh ta sẽ hấp thụ thông tin từ những tin tức này khá tốt bởi vì hầu hết những từ và cụm từ mà nó dùng đã xuất hiện trong sách hay trong game “Simcity”. Mỗi tối, anh ta sẽ ghé thăm trang www.realestateforum.com để đọc hay viết một bài đăng, chia sẻ những đánh giá của anh ta với những người môi giới khác trên toàn thế giới. những hiểu biết mà anh ta thu được từ sách, từ game và diễn đàn là rất có ích với nghề nghiệp của anh ta. Anh ta thậm chí còn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Mội vài lần một tuần, anh ta sẽ ghi hình lại bản thân mình để cập nhật những tin tức bất động sản và chia sẻ những ý tưởng về chiến thuật đầu tư của mình. Nhiều khách hàng của anh ta thích những video của anh ta và theo anh ta trên Youtube và Facebook. Anh ta đã không chỉ đơn thuần học tiếng Anh; anh ta đã sử dụng ngôn ngữ đó trong lĩnh vực của mình.Bạn có thể làm điều tương tự với lĩnh vực chuyên môn của bạn. dù cho nó là gì, tìm một cuốn sách, một game máy tính, một kênh

truyền hình, một diễn đàn… và hãy thử chiến thuật này một lần. đừng học ngôn ngữ mà bạn muốn học theo một cách mệt mỏi; cố hãy khám phá những lợi ích của nó. Nên nhớ rằng động cơ và sự thích thú là chìa khoá thành công.

Học một cách liên tục và tập trungHọc một ngôn ngữ mới giống như là đi xe đạp lên một con dốc. hãy đoán rằng điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn trèo lên đến giữa con dốc và sau đó là… dừng lại? bạn sẽ trượt xuống, phải không? Sau đó, nếu như bạn bắt đầu một lần nữa và lại dừng lại đâu đó ở giữa con dốc, bạn sẽ trượt xuống một lần nữa. thực tế, nhiều người đang phí thời gian khi làm theo cách đó. Khi đi vào học một ngôn ngữ mới, sự tập trung là một nhân tố rất quan trọng xác định sự hiệu quả của bạn. nếu như bạn mất tập trung, bạn sẽ không thể nào nhớ lại những từ và cụm từ mà bạn mới vừa học. để tránh điều này, bạn nên có một mục tiêu, lên một kế hoạch và khép bản thân vào việc thực hiện kế hoạch hàng ngày.

Mỉm cười trước mỗi buổi họcDavid Brooks, nhà vô địch thế giới về nói trước công chúng, đã nói: “Khi bạn mỉm cười, bạn thư giãn – Khi bạn thư giãn, bạn học”. Bạn đã bao giờ hỏi bản thân mình tại sao dường như bạn thông minh hơn khi chơi một game máy tính hơn là viết một bài luận. Cũng như vậy, khi bạn sợ hãi một điều gì, bộ não của bạn đông cứng lại và bạn không thể suy nghĩ ra bất kỳ giải pháp nào.Những nhà khoa học đã chứng minh rằng bộ não của chúng ta có thể học những thông tin mới hay những kiến thức hiệu quả nhất khi chúng ta đang thư giãn và/hoặc thấy thú vị. nhiều bố mẹ, là

một ví dụ, không nhận ra điều thực tế này và mắc lỗi trong việc thiếu kiên nhẫn với những con cái của họ khi họ cố giúp chúng học. họ càng mất kiên nhẫn, con cái họ càng có thể tiếp thu ít thông tin hơn. Một trạng thái tinh thần tích cực có những nhân tố chẳng hạn như: sự thư giãn, sự vui sướng, sự truyền cảm hứng, sự tự tin… tin tốt là bạn có thể sử dụng những chiến thuật tâm lý và vật lý để có một trạng thái tích cực của tâm trí. Bên dưới đây là một số những chiến thuật mà tôi thường dùng:                        -       Nghe nhạc cổ điển và thư giãn bản thân trước mỗi buổi học. nhạc cổ điển có một tác động tích cực lên tâm trí bạn. nó có thể giúp bạn thư giãn và tập trung hơn. Ngoại trừ một buổi học nghe, bạn có thể mở nhạc cổ điển trong suốt buổi học. nhiều tác giả cũng nghe nhạc cổ điển trong khi họ sáng tác những tác phẩm của họ.

                       -       Suy nghĩ về mục tiêu của bạn và lý do của bạn tại sao bạn muốn học một ngôn ngữ trước mỗi buổi học. như tôi đề cập trong Chương 1, bộ não của bạn cần một số lượng nhiều đủ lớn những lý do để làm nhiệm vụ khó khăn cho bạn. nếu như vài thứ nhìn thấy được có thể đại diện cho lý do của bạn, đặt nó lên bàn làm việc của bạn để nó thúc đẩy bạn hơn nữa.                      -       Nói với bản thân bạn một cách tích cực. nói với bản thân: “Tôi rất thông minh!” hay “Tôi là một người nói tiếng Hoa giỏi! (Dĩ nhiên, chỉ nếu khi bạn đang học tiếng Hoa!)” Đây là một chiến thuật rất phổ biến mà được sử dụng bởi vận động viên trước mỗi cuộc thi đấu, bởi nhà chính trị trước mỗi bài diễn văn, người bán hàng trước một buổi họp bán hàng… những nhã tâm lý học gọi nó là “positive self talk”. Bạn có gợi nhớ lại bạn cảm thấy tốt như thế nào mỗi khi bạn nhận được một lời khen tặng? ngay cả khi nếu thỉnh thoảng bạn biếy rằng lời khen tặng là không chân

thật, bạn vẫn cảm thấy hạnh phúc tận sâu trong trái tim bạn. tại sao lại như vậy? đó là bởi vì dù cho ý thức của bạn có thể nhận biết một lời khen tặng không chân thành, tiềm thức của bạn là không. Vì thế, khi bạn nói với bản thân mình: “Tôi thông minh”, tâm trí tiềm thức của bạn sẽ chấp nhận thông điệp này, và nó sẽ khuyến khích bộ não của bạn làm việc hiệu quả hơn. Thử điều này một vài lần, và bạn sẽ thấy hiệu quả của nó.

Học trong khi đang ngủKhi chúng ta ngủ, giấc ngủ của chúng ta đi qua 5 chặng. chặng thứ 5 được gọi là giấc ngủ REEM (Rapid Eye Moving sleep). Mỗi tối, chúng ta đu qua vòng 5 chặng này một vài lần: 1, 2, 3, 4, REM, 1, 2, 3, 4, REM, 1, 2, 3, 4, REM… mỗi vòng tốn khoảng 60 đến 100 phút khác nhau giữa những người khác nhau. Những nhà khoa học đã làm nhiều nghiên cứu trên giấc ngủ 5 chặng của con người. họ tin rằng trong suốt chặng giấc ngủ REM, bộ não của chúng ta củng cố và sắp xếp lại những thông tin và chúng ta vừa mới thu nhận trong ngày. Nói theo cách khác, giấc ngủ REEM là khi chúng ta tóm tắt có hệ thống những hiểu biết và thông tin mà chúng ta thu thập được. điều này giải thích tại sao những đứa trẻ sơ sinh trong một vài tháng đầu chúng dành phần lớn thời gian để ngủ, và 50% của giấc ngủ của chúng là giấc ngủ REM. Thực tế, tựa đề của tôi không trình bày rõ ràng. Chúng ta thực tế là không học thêm thông tin trong khi chúng ta ngủ, nhưng chúng ta hệ thống và củng cố thông tin đó. Tuy nhiên, để lợi dụng giấc ngủ REM sẽ giúp chúng ta tăng tốc tốc độ học của mình. Đây là những bước để lợi dụng giấc ngủ REM:                            -       Học sử dụng những giác quan khác nhau (đọc, nghe, xem, nói) trong ngày

                            -       Có một buổi ôn tập lại trước khi đi ngủ                            -       Có những buổi ôn tập khác trước khi thức dậyBởi vì giấc ngủ REM là chặng cuối của vòng lặp, nó xảy ra một vài lần vào buổi tối và trước khi chúng ta thức dậy. những nhà khoa học tin rằng hầu hết giấc mơ của chúng ta xảy ra trong giấc ngủ REM. Đó là tại sao chúng ta thường mơ trước khi chúng ta thức dậy. điều này cũng đúng với tôi, và tôi nhận ra một điều thú vị về nó. Điều đó xảy ra khi tôi học tập căng thẳng để chuẩn bị cho bài thi TOEFL của mình (Test Of English as a Foreign Language). Một buổi tối muộn khi tôi đang thực hành buổi học nghe của mình, tôi thấy buồn ngủ trong khi cuộn băng vẫn đang chạy. trong giấc mơ của mình, tôi thấy chính tôi nói chuyện với một người ngoại quốc và tôi hiểu mọi thứ anh ta nói. Thức dậy, tôi thấy rằng đoạn hội thoại mà tôi nghe trong giấc mơ thực ra là ở trong cuộn băng, mà nó vẫn chạy trong suốt buổi tối (vì tôi đã đặt nó ở chế độ tự động tua lại). tôi đã thử chiến thuật này nhiều lần và thấy rằng nó rất hiệu quả cho việc phát triển kỹ năng nghe của mình. Nếu như bạn muốn thử kỹ thuật này, bạn có thể làm như sau:                         -       Sử dụng một cuộn băng/đĩa CD/mp3 mà nó có chức năng hẹn giờ để mà nó có thể chạy ở một thời điểm nhất định dựa vào cài đặt của bạn. dĩ nhiên, thay vì đặt để báo hiệu, bạn cần đặt nó để nó sẽ chạy phần nghe mà bạn muốn.                         -       Đặt đồng hồ một giờ trước khi bạn thức dậy, ví dụ như, nếu như bạn bình thường thức dậy lúc 7 giờ sáng, đặt giờ lúc 6 giờ sang. Đặt volume đủ thấp để mà nó sẽ không đánh thức bạn dậy hoàn toàn.                        -       Xin lưu ý rằng bạn không nên sử dụng chiến thuật này với những bài nghe hoàn toàn mới, cái mà là quá khó cho bạn giải mã. Bạn nên sử dụng những tài liệu, mà bạn đã nghe nó từ

trước. hãy thử nó đi! Bạn sẽ thấy thú vị.

Vùi mình vào một môi trường đầy những ngôn ngữ mớiBạn có thể tạo ra một môi trường như thế ngay cả khi ở tại đất nước của mình. Bên dưới đây là những cách mà tôi đã dùng để tạo ra một môi trường lấp đầy tiếng Anh khi tôi đang học nó ở Việt Nam.                      1.     Đặt những tài liệu nghe của bạn thành giai điệu đánh thức bạnỞ phút đầu tiên trước nhất sau khi bạn thức dậy mỗi sáng có một tác động to lớn lên tính khí, cảm xúc và xung lượng của bạn. nếu bạn muốn có một ngày buồn bã, hãy nghe nhạc buồn khi bạn thức dậy. nếu như bạn muốn có một ngày bồn chồn và lo lắng, đọc những thứ tin tức rác rưởi về cướp bóc và chém giết. nếu bạn muốn có thể phát triển khả năng ngôn ngữ mới của bạn, hãy bắt đầu một ngày cho phù hợp.                    2.     Đọc một bài viết được viết bằng ngôn ngữ mà bạn học khi bạn thức dậyNếu bạn giống tôi người mà có thói quen vớ lấy tờ báo yêu thích trước khi đi làm mỗi sáng, cố thay thế nó bằng một cái khác được viết bằng ngôn ngữ mới. khi tôi đang học tiếng Anh, tôi khép bản thân vào kỹ luật để đọc CNN.com thay vì trang yêu thích của tôi Vietnamnews.com.                  3.     Sử dụng máy tính bằng ngôn ngữ mà bạn muốn họcHầu hết chúng ta ngày nay tiêu tốn phần lớn thời gian của mình trên máy vi tính. Nếu như bạn đang sử dụng Windows hay Macintosh trong tiếng mẹ đẻ của bạn, hãy chuyển qua phiên bản sử dụng tiếng mà bạn muốn học. mỗi lần bạn có vấn đề với máy tính

của bạn, cố đọc những hướng dẫn trong mục “Help”. Đó là một cách rất đơn giản mà hiệu quả để tạo ra một nhân tố môi trường ngôn ngữ mới.                 4.     Xem kênh ti vi trong ngôn ngữ mớiNgày nay không quá khó để thưởng thức các kênh ti vi từ hầu hết các đất nước trên thế giới. bạn có một số lượng lớn những lựa chọn – truyền hình cáp, truyền hình số, truyền hình vệ tinh… loại bỏ những kênh nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. chỉ đăng ký những kênh trong ngôn ngữ mà bạn muốn học. làm như vậy bạn có thể ép buộc bản thân để có thêm những tiếp cận với ngôn ngữ mà bạn muốn học. thậm chí khi có một cuốn phim hấp dẫn, cố kiềm chế bản than khỏi việc xem nó bằng tiếng mẹ đẻ. Xin lưu ý rằng bạn cũng không nên tìm kiếm phụ đề nếu bạn muốn tăng cường kỹ năng nghe của mình bởi vì tai của bạn ít chủ động hơn trong khi mắt của bạn đã sẵn bắt kịp nghĩa. Vì vậy bạn cần phải theo dõi phụ đề với một cuốn băng hay thứ gì đó.                   5.     Chủ động tham gia các diễn đàn trực tuyến bằng ngôn ngữ mà bạn muốn họcKhi bạn làm như thế, xin lưu ý rằng bạn cần lựa chọn những diễn đàn mà những thành viên là những người nói tiếng bản xứ. thứ hai, tham gia những diễn đàn mà làm bạn thấy thú vị hay liên hệ với những lĩnh vực chuyên môn của bạn; ngược lại, bạn sẽ nhanh chóng chán ngấy với nó.                  6.     Nếu như bạn chơi game máy tính, sử dụng phiên bản bằng ngôn ngữ mà bạn muốn họcĐây là một công cụ đầy quyền lực cho bạn phát triển ngôn ngữ mới của bạn. khi bạn chơi game, bạn có một cơ hội để liên hệ với ngữ cảnh ngôn ngữ mới. hầu hết những game bao gồm âm thanh, đoạn hội thoại và chữ, mà có thể giúp bạn thực hành những kỹ năng nghe và đọc của bạn. môi trường tương tác là một nhân tố

quan trọng làm cho những game máy tính là một công cụ đáng chú ý cho việc học một ngôn ngữ mới.                  7.     Kết bạn với những người nói tiếng bản xứ trong thành phố bạn sốngNếu bạn đang học một hay nhiều trong số những ngôn ngữ phổ biến , chẳng hạn như tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha…, cơ hội là sẽ có những người nói tiếng bản xứ sống ở ngay trong thành phố của bạn. nếu như đó là một trường hợp, đừng bỏ lỡ cơ hội làm bạn với họ. tin tốt là hầu hết họ sẽ sẵn lòng làm bạn với bạn. tại sao? Hình dung rằng nếu bạn đến một đất nước khác và sống ở đó một thời gian, bạn sẽ muốn kết bạn với những người bản xứ ở đó không? Bạn sẽ làm như vậy, phải không? Bởi vì kết bạn với họ sẽ giúp bạn rất nhiều. bạn sẽ biết thêm nhiều về văn hoá, ẩm thực, ngôn ngữ… điều tương tự xảy ra khi những người ngoại quốc đến thành phố của bạn. họ sẽ thích thú nhiều hơn khi lang thang với bạn. vì thế, đừng lưỡng lự! bên dưới đây là hai nguồn phổ biến để tìm kiếm họ:                          -       Hỏi những người hướng dẫn viên du lịch ở thành phố của bạn. những người nước ngoài đến thành phố của bạn sẽ chắc chắn là tập trung lại ở một khu vực nhất định nơi mà họ có thể chia sẻ và bắt gặp những nhu cầu thông thường của họ. một hướng dẫn viên du lịch sẽ biết chính xác những quán bar nào mà họ thường đến. bạn có thể đến đó, mua một ly nước và nói với họ rằng bạn muốn học ngôn ngữ của họ. hầu hết mọi người sẽ vui vẻ nghe ai đó từ một đất nước khác nói rằng anh ta muốn học ngôn ngữ của họ. hỏi họ nếu như bạn có thể giúp họ trong nhiều cách. Bạn có thể tỏ ý muốn là hướng dẫn viên của họ miễn phí, đổi lại là một cơ hội để thực hành ngôn ngữ mới của bạn với một người nói bản xứ. nếu một người không đồng ý vớ yêu cầu của bạn vì một vài lý do, ổn thôi, chỉ là kiếm một người khác.

                          -       Bạn có thể cũng tìm thấy những diễn đàn trực tuyến nơi mà những chuyên gia và những du khách trong thành phố của bạn giao tiếp. thay vì đi đến quán bar, bạn có thể đăng những đề nghị của bạn lên một diễn đàn kiểu như vậy. khi tôi học tiếng Anh, tôi ghé thăm những trang, chẳng hạn như:www.livinginvietnam.comwww.alloexpat.com/vietnam_expat_forum/www.expat-blog.com/.../vietnam/...Có những website tương tự mà phù hợp với những nhu cầu của bạn. những thành viên trên những website này thông thường chia sẻ những kinh nghiệm của họ và những hiểu biết của họ về những chủ đề, chẳng hạn như: ẩm thực, tuyển dụng, công việc, du lịch… dành thời gian của bạn để xem xét kỹ lưỡng nó; sau đó, bạn có trình bày thiện chí của mình bằng cách đăng lên một vài câu trả lời có giá trị cho những câu hỏi của họ. bởi vì bạn là một người địa phương, bạn có thể biết nhiều thứ mà họ có thể không biết. sau khi làm như thế, có thể có nhiều người ngoại quốc sẵn lòng kết bạn với bạn.Tôi nghĩ rằng đó là cũng khá đủ cho bạn để tạo ra một môi trường mà thân thiện cho việc học ngôn ngữ bạn muốn học. điều cuối cùng ở đây là nếu như bạn muốn nó đủ nhiều, bạn có thể làm điều đó xảy ra.