tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/ortherfile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · lời nói...

65
Lời nói đầu ---- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN 1859-1531 cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ”, Đại học Đà Nẵng. Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang. Ngày 07 tháng 01 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 07/GP-BTTTT cấp Giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được xuất bản 15 kỳ/01 năm (trong đó, có 03 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh). Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích: Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo; Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường; Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua. Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn. BAN BIÊN TẬP

Upload: others

Post on 31-Oct-2019

6 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

Lời nói đầu

----

Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng.

Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ.

Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN 1859-1531 cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ”, Đại học Đà Nẵng.

Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang.

Ngày 07 tháng 01 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 07/GP-BTTTT cấp Giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được xuất bản 15 kỳ/01 năm (trong đó, có 03 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh).

Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích:

Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo;

Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường;

Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua.

Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn.

BAN BIÊN TẬP

Page 2: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính
Page 3: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

MỤC LỤC ISSN 1859-1531 - Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 4(125).2018

KHOA HỌC XÃ HỘI

Hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp

The effectiveness of state management of unemployment insurance in Vietnam: issues and solutions

Trương Thị Thu Hiền 1

Quan điểm của người học về phương pháp đánh giá theo định hướng việc học qua dự án nhóm

Group project as learning-oriented assessment from the perception of learners

Đinh Thanh Liêm 6

Tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành khu vực miền Trung

Impacts of education on economic growth of provinces in the Central Vietnam

Phạm Đình Long, Lương Thị Mai Nhân 11

Khăc phục nhưng kho khăn trong việc dạy và học môn viết tiếng Nga

Overcoming the difficulties in teaching and learning Russian writing skill

Lưu Thị Thuy My 16

Facts of facebook usage among students of Can Tho University

Thực trạng sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ

Pham Ngoc Nhan, Le Tran Thanh Liem 21

Bảo tồn giá trị văn hoá đình làng tại thành phố Đà Nẵng

Preserving communal house cultural values in Da Nang city

Phan Thị Thương, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh 25

Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián

Investigating the screen of Thac Gian communal temple

Trương Thị Thanh Thùy, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh 30

Phân tích sự lựa chọn ngành học của học sinh lớp 12 theo mô hình RIASEC của Holland

Analysing the choices for majors of grade 12 students according to Holland's RIASEC model

Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Thị Ngọc Huyền 37

Sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán: nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng

User satisfaction of accounting information systems: research on enterprises in Da Nang

Huỳnh Thị Hồng Hạnh 41

Đánh giá chất lượng dịch vụ website ngân hàng: thực tiễn đối với website ngân hàng Đông Á

Evaluation of banking website service quality: application to Donga bank

Nguyễn Ngọc Vũ, Lê Văn Huy, Pham Dinh Tuyen 46

KHOA HỌC NHÂN VĂN

So sánh thể thơ trong dân ca trư tình sinh hoạt của người Tày và người Thái

Comparing forms of poetry in Tay and Thai people’s romantic folk songs

Hà Xuân Hương 51

Chiến lược phát triển đô thị Đà Nẵng thời Pháp thuộc (1888-1950)

Urban development strategy of Danang in French colonial period (1888-1950)

Lê Minh Sơn 55

Quan hệ ngoại giao Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497)

Diplomatic relations of Dai Viet under the dynasty of Le Thanh Tong (1460 – 1497)

Phạm Đức Thuận 59

Page 4: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 1

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Ở VIỆT NAM: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP THE EFFECTIVENESS OF STATE MANAGEMENT OF UNEMPLOYMENT INSURANCE

IN VIETNAM: ISSUES AND SOLUTIONS

Trương Thị Thu Hiền

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Tính đến hết năm 2017, sau hơn 9 năm tổ chức thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam đã thu hút được gần 12 triệu người tham gia (chiếm 21,82% lực lượng lao động cả nước). Giai đoạn 2010 - 2017, đã chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 3.621.038 lượt người; đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 4.026.057 lượt người và đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 124.098 lượt người. Nhờ đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng trở thành một chính sách quan trọng góp phần ngăn ngừa, khắc phục hậu quả của thất nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) về BHTN vẫn chưa cao. Bài báo bàn về những vấn đề bất cập liên quan đến hiệu quả QLNN về BHTN ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.

Abstract - By the end of 2017, the unemployment insurance (UI) policy in Vietnam had attracted nearly 12 million people (accounting for 21.82% of the country's labor force). During the period 2010 - 2017, 3,621,038 arrivals of people were paid unemployment allowance; 4,026,057 arrivals of people were given consultation and introduced jobs, and 124.098 arrivals of people received vocational training. As a result, the unemployment insurance policy in Vietnam has become an important policy contributing to preventing and overcoming the consequences of unemployment. However, in practice, the effectiveness of state management of UI remains low. The article discusses the issues related to the effectiveness of state management of UI in Vietnam and proposes some solutions.

Từ khóa - trợ cấp thất nghiệp; bảo hiểm thất nghiệp; đào tạo nghề; tư vấn và giới thiệu việc làm; quản lý nhà nước.

Key words - unemployment allowance; unemployment insurance; vocational training; consultation and job introduction; state management.

1. Đặt vấn đề

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực

thi hành từ ngày 01/7/2013 và Bộ luật hình sự năm 2015 có

hiệu lực từ ngày 01/7/2016, được sửa đổi, bổ sung một số

điều năm 2017 đã quy định chi tiết và cụ thể chế tài xử lý

vi phạm pháp luật về BHTN theo hướng đầy đủ và nghiêm

khắc. Theo đó, đã tăng mức phạt đối với các hành vi gian

lận, không trung thực trong khai báo tình trạng việc làm,

cung cấp hồ sơ giả để hưởng các chế độ BHTN; bổ sung

hành vi vi phạm và chế tài xử lý khi người sử dụng lao động

(NSDLĐ) không thực hiện trách nhiệm khai báo thông tin,

khai báo thông tin chậm so với quy định hoặc cung cấp

thông tin sai sự thật với cơ quan, tổ chức theo quy định;

tăng mức phạt đối với tội: trốn đóng, chậm đóng BHTN

cho người lao động (NLĐ); trong đó áp dụng cả các biện

pháp xử lý hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.

Tuy vậy, tình trạng trục lợi BHTN vẫn còn xảy ra, tình

trạng nợ đọng BHTN vẫn còn tồn tại, NLĐ vẫn quan tâm

nhiều hơn đến chế độ trợ cấp thất nghiệp… làm cho hiệu

quả quản lý nhà nước về BHTN chưa cao.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Bài báo sử dụng số liệu thứ cấp tổng hợp từ báo cáo

tình hình thực hiện BHTN hàng năm của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội [1], Bảo hiểm xã hội Việt Nam [2].

Bên cạnh đó, bài báo sử dụng số liệu sơ cấp thu thập được

từ cuộc khảo sát ý kiến NLĐ về QLNN về BHTN ở Việt

Nam, được tác giả tiến hành trực tuyến từ ngày 20/9/2016

đến ngày 20/3/2017 bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu

nhiên phi xác suất với kích thước mẫu được xác định theo

công thức Slovin là 400 NLĐ. Ngoài ra, bài báo cũng sử

dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia (ông Trần Dũng

Hà - Trưởng Phòng Chế độ chính sách, Bảo hiểm xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh) để củng cố quan điểm của tác giả

về những đánh giá và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả

chính sách BHTN trong thời gian đến.

2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Bài báo sử dụng phương pháp phân tích số liệu bằng

phần mềm Excel và SPSS.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Một số vấn đề đặt ra về hiệu quả quản lý nhà nước

về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Một là, mức độ chấp hành pháp luật BHTN của NLĐ

chưa cao.

Việc NLĐ cố tình nghỉ việc, nhảy việc để được hưởng

chính sách BHTN là có xảy ra, gây ra sự xáo trộn nhất định

đối với thị trường lao động. Một số NLĐ tìm cách thỏa

thuận với NSDLĐ để được hưởng trợ cấp thất nghiệp

(TCTN), không trung thực khi khai báo tình trạng việc làm,

gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát của cơ quan

lao động. Một số NLĐ còn chưa thực hiện đúng trách

nhiệm của mình trong việc khai báo tình trạng việc làm

trong quá trình thẩm định giải quyết hưởng TCTN, khi các

cơ quan chức năng phát hiện NLĐ có việc làm phải tiến

hành các thủ tục chấm dứt và thu hồi nên phát sinh thêm

khối lượng công việc và thủ tục thu hồi.

Hai là, mức độ chấp hành pháp luật BHTN của

NSDLĐ cũng chưa cao.

Phần lớn NSDLĐ chưa thực hiện trách nhiệm thông báo

định kỳ về tình hình biến động lao động cho các cơ quan

quản lý theo quy định; tình trạng chậm đóng và nợ đọng

BHTN vẫn còn xảy ra thường xuyên, làm ảnh hưởng đến

quyền lợi của NLĐ khi họ không được chốt sổ bảo hiểm xã

Page 5: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

2 Trương Thị Thu Hiền

hội để hoàn tất thủ tục hưởng BHTN, gây khó khăn trong

quản lý, sử dụng quỹ BHTN. Một số NSDLĐ không nhiệt

tình tham gia tập huấn chính sách BHTN khi các cơ quan

quản lý tổ chức, do chưa nhận thức được tầm quan trọng

của chính sách BHTN cũng như trách nhiệm của đơn vị với

quyền lợi của NLĐ, dẫn đến việc thực hiện chính sách

BHTN không đúng quy định. Một số NSDLĐ cố tình chây

ì, không tiến hành làm các thủ tục chốt sổ cho NLĐ.

Riêng về tình trạng nợ đọng BHTN là rất lớn và mang

tính thường xuyên. Nợ đọng BHTN là tình trạng xảy ra

trong nhiều năm, ở hầu hết các địa phương. Số nợ đọng

BHTN của cả nước luôn ở mức cao, có năm lên đến hơn

545 tỷ đồng (năm 2012), bình quân giai đoạn 2010 - 2017,

mỗi năm nợ BHTN hơn 300 tỷ đồng (Bảng 1).

Bảng 1. Nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010-2017

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nợ đọng BHTN (triệu đồng) 43,198 308,476 374,735 545,943 301,877 336,354 311,034 323,160 236,000

Tỷ lệ nợ trên tổng số phải thu BHTN (%) 0,001 5,71 5,55 6,30 2,99 2,85 3,13 2,75 1,74

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Mặc dù Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo

hiểm xã hội Việt Nam và các địa phương có nhiều biện

pháp hạn chế (áp dụng lãi phạt chậm nộp, công khai danh

sách đơn vị nợ BHTN, đẩy mạnh tuyên truyền, ...) nhưng

tình trạng nợ đọng BHTN vẫn xảy ra thường xuyên ở các

địa phương, làm quyền lợi của NLĐ có nhiều ảnh hưởng.

Ba là, NLĐ quan tâm nhiều nhất đến TCTN - giải

pháp tạm thời, trước mắt - thay vì các chế độ hỗ trợ lâu

dài khác của BHTN.

Trong các chế độ BHTN, chế độ TCTN là giải pháp tạm

thời, nhằm mục đích bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ

bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống; chế độ hỗ trợ học

nghề mới là cái gốc của chính sách BHTN, nhằm hỗ trợ lâu

dài cho NLĐ, giúp họ giảm thiểu rủi ro bị tái thất nghiệp

trong tương lai. Thế nhưng trong thực tế, NLĐ lại quan tâm

nhiều hơn đến TCTN. Qua thăm dò ý kiến NLĐ về mức độ

quan tâm đến các chế độ BHTN, trong số 217 người hiện

đang tham gia BHTN được hỏi “Ông/Bà quan tâm đến chế

độ BHTN nào nhất trong các chế độ BHTN hiện nay?”, thì

chỉ có 9 người trả lời là quan tâm nhất đến chế độ hỗ trợ

học nghề (chiếm 4,1%), trong khi đó có 185 người quan

tâm nhất đến chế độ TCTN (chiếm 85,3%).

Bốn là, chưa phát huy vai trò chủ đạo của chế độ học

nghề - giải pháp lâu dài, căn bản của BHTN.

Theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ Việc

làm [3, tr. 7 - 8], nguyên nhân thất nghiệp của NLĐ nộp hồ

sơ hưởng BHTN năm 2017 gồm: do hết hạn hợp đồng lao

động, hợp đồng làm việc hoặc do hai bên tự thỏa thuận

(chiếm 42,9%); do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,

hợp đồng làm việc (chiếm 36,2%); do doanh nghiệp, tổ chức

giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu (chiếm 4,6%); NLĐ thất

nghiệp do bị xử lý kỷ luật, bị sa thải (chiếm 1,6%); do nguyên

nhân khác (chiếm 14,7%). Cũng theo báo cáo này, trình

độ chuyên môn của NLĐ thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng

bảo hiểm thất nghiệp như sau: đại học và trên đại học

chiếm 11,4%; cao đẳng chiếm 5,1%; trung cấp chiếm

6,9%; sơ cấp nghề và chứng chỉ nghề chiếm 8,4%; lao động

phổ thông (không có bằng cấp, chứng chỉ nghề chuyên

môn) chiếm 68,2% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN. Một

số địa phương có tỷ lệ NLĐ thất nghiệp là lao động phổ thông

cao như: Đồng Nai (94,7% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN);

Tây Ninh (90,9%); Trà Vinh (90,5%); Bến Tre (87,7%;) Long

An (87,1%); Bình Phước (86,6%); Bình Dương (86,0%).

Trong các chế độ BHTN, chế độ học nghề là giải pháp

lâu dài, căn bản nhằm giúp NLĐ thất nghiệp nâng cao trình

độ, chuyển đổi nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường

lao động, từ đó giúp họ nhanh chóng có cơ hội việc làm

mới, tái gia nhập thị trường lao động. Tuy nhiên, giai đoạn

2010 - 2017, chế độ hỗ trợ học nghề chiếm tỷ lệ thấp nhất

trong cơ cấu chi BHTN (Bảng 2) và số NLĐ mất việc làm

tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề cũng chiếm tỷ lệ rất

thấp so với số người được tư vấn, giới thiệu việc làm và số

người hưởng TCTN.

Bảng 2. Cơ cấu chi BHTN giai đoạn 2010 - 2017

Nội dung chi BHTN Cơ cấu chi BHTN giai đoạn 2010-2017 (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hỗ trợ học nghề 0,05 0,06 0,09 0,12 0,25 0,65 0,83 0,82

TCTN 99,39 95,94 95,32 95,88 5,36 94,93 93,10 94,71

Đóng bảo hiểm y tế 0,45 4,00 4,59 4,00 4,39 4,42 6,07 4,47

Tư vấn, giới thiệu việc làm 0,11 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

kỹ năng nghề 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Phân tích của tác giả từ số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chi cho

chế độ hỗ trợ học nghề nhiều nhất vào năm 2016 (chiếm

0,83% tổng chi) nhưng vẫn còn rất hạn chế. Cơ cấu chi năm

2017 cho chế độ hỗ trợ học nghề cũng vẫn chiếm tỷ lệ thấp

trong tổng chi (Hình 1).

Giai đoạn 2010 - 2017, chỉ có 124.098 người được hỗ

trợ học nghề trong tổng số 4.026.057 người được tư vấn,

giới thiệu việc làm (chiếm tỷ lệ 3,08%) và 3.621.038 người

có quyết định hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng (chiếm tỷ

lệ 3,43%). Số người được hỗ trợ học nghề này được thống

Page 6: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 3

kê trên cơ sở quyết định của Giám đốc Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội, còn trên thực tế, con số này còn ít

hơn, do không phải tất cả các trường hợp có quyết định đều

tham gia học.

Hình 1. Cơ cấu chi bảo hiểm thất nghiệp năm 2017 (%)

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Tìm hiểu về công tác đào tạo nghề cho NLĐ mất việc

làm từ quỹ BHTN, trong số 63 người đã từng đến làm thủ

tục hưởng chế độ BHTN tại các điểm tiếp nhận, có

40 người cho rằng không đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện

vọng (chiếm tỷ lệ 63,49%), có 46 người cho rằng không đa

dạng trong lựa chọn các khóa học nghề (chiếm tỷ lệ

73,02%), có 47 người cho rằng không hỗ trợ tốt cho NLĐ

trong thời gian học nghề (chiếm tỷ lệ 74,60%).

Đối với chế độ hỗ trợ đào tạo nghề, nội dung hỗ trợ cho

NLĐ mất việc làm tham gia đào tạo nghề còn rất hạn chế:

NLĐ mất việc làm nếu đăng ký và tham gia học nghề chỉ

được hỗ trợ về kinh phí ở một mức nhất định, nếu vượt

phần quy định phải chịu nộp phần kinh phí chênh lệch.

NLĐ mất việc đã không có thu nhập, lại phải dành thời gian

học nghề, chi trả nhiều khoản kinh phí phát sinh (ăn, ở, đi

lại, …) trong thời gian học nghề làm cho NLĐ không muốn

đăng ký học nghề ngay cả khi có nhu cầu.

Năm là, hơn 63,6% NLĐ không cảm thấy hài lòng

trong quá trình làm thủ tục hưởng BHTN tại các điểm

tiếp nhận/ điểm ủy thác.

Kết quả khảo sát NLĐ cho thấy, trong 63/400 người đã

từng đến làm thủ tục tại các điểm tiếp nhận, có 6 người trả

lời là bị kéo dài thời gian làm thủ tục do lỗi của nhân viên,

chiếm tỷ lệ 9,52%. Trong số này có trường hợp chị Loan,

nhân viên bán hàng Công ty May mặc An Phước, xin chuyển

hưởng chế độ BHTN về Sóc Trăng vì phải về quê chăm

chồng ốm. Chị nói: “Trong tờ khai đăng ký thất nghiệp, tôi

ghi rõ ràng địa chỉ thường trú, thế mà khi cầm quyết định về

đến nơi thì bị sai địa chỉ. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh

không chấp nhận giải quyết cho tôi. Sáng giờ tôi phải tốn

tiền, tốn công đi xe đò lên làm lại. Mà còn phải chờ họ đi Sở

Lao động - Thương binh và Xã hội ký mới lấy về”.

Trong 63 người đã từng đến làm thủ tục tại các điểm tiếp

nhận BHTN được hỏi, có 29 người trả lời là gặp phải trường

hợp nhân viên quá cứng nhắc trong giải quyết công việc,

chiếm 46,03%. Tình trạng nhân viên không trả lời thỏa đáng

các thắc mắc cũng có xảy ra. Có 30/63 NLĐ đã từng đến

làm thủ tục hưởng BHTN tại các điểm tiếp nhận được hỏi

trả lời là gặp phải trường hợp nhân viên trả lời không thỏa

đáng các thắc mắc, chiếm tỷ lệ 47,62%. Ngoài ra, tình trạng

nhân viên có thái độ hách dịch, không cầu thị cũng được

16/63 NLĐ được hỏi phản ánh (chiếm tỷ lệ 25,40%).

Mặc dù các trường hợp này xảy ra không nhiều và

không thường xuyên nhưng nó có ảnh hưởng nhất định đến

sự hài lòng của NLĐ mất việc khi đến làm thủ tục tại các

điểm tiếp nhận BHTN. Và thực tế khi 63 NLĐ đã từng đến

làm thủ tục tại các điểm tiếp nhận được hỏi về mức độ hài

lòng trong quá trình làm thủ tục, chỉ có 3,2% cảm thấy rất

hài lòng và 33,3% cảm thấy hài lòng, số còn lại cảm thấy

bình thường (41,3%), không hài lòng (17,5%) và rất không

hài lòng (4,8%).

3.2. Một số giải pháp

Giải pháp 1: Tăng cường chức năng thanh tra, kiểm

tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo của ngành

Lao động - Thương binh và Xã hội đối với đơn vị sử dụng

lao động chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp và

các đơn vị được trao quyền quản lý, tổ chức thực hiện

bảo hiểm thất nghiệp.

Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm pháp luật BHTN đã cơ

bản đầy đủ và nghiêm khắc, vấn đề còn lại là ngành Lao

động - Thương binh và Xã hội cần tập trung vào chức năng

thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố

cáo nhằm ngăn ngừa, hạn chế, phát hiện kịp thời, xử lý

nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN.

Đối tượng mà ngành Lao động - Thương binh và Xã

hội cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra về BHTN là các đơn

vị sử dụng lao động chậm đóng, nợ đọng BHTN để đôn

đốc, nhắc nhở họ trong thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

về BHTN, cũng là cách đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính

đáng của NLĐ làm việc cho các đơn vị này, cũng đồng thời

phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc tạo điều

kiện cho doanh nghiệp phát triển, hạn chế tối đa việc thanh

tra, kiểm tra không cần thiết.

Một đối tượng khác không kém phần quan trọng mà

ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cần phải

đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra là các đơn vị được trao quyền

quản lý, tổ chức thực hiện BHTN như các trung tâm dịch

vụ việc làm cấp tỉnh và các cơ quan bảo hiểm xã hội các

cấp. Việc thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện,

hạn chế các sai sót trong nghiệp vụ quản lý, sử dụng quỹ

BHTN, trong giải quyết chế độ BHTN, trong xử lý các

trường hợp chi không đúng đối tượng phải thu hồi.

Giải pháp 2: Giảm tình trạng nợ đọng.

Để giảm tình trạng nợ đọng BHTN, cần thực hiện tốt

các biện pháp ngăn ngừa như: Từng bước thực hiện, tiến

tới ủy thác hoàn toàn cho cơ quan thuế thực hiện việc thu

BHTN; Tăng cường công tác tuyên truyền, tăng mức phạt

chậm đóng BHTN, phối hợp với cơ quan báo, đài nêu đích

danh tên các đơn vị sử dụng lao động có nợ đọng kéo dài

hoặc số tiền nợ lớn.

Bên cạnh đó, cần tiến hành xử lý đối với các khoản nợ

BHTN hiện tại: Đối với các khoản nợ BHTN trong thời

gian hai tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện cần cử

cán bộ theo dõi, trực tiếp đôn đốc và gửi văn bản đôn đốc;

Đối với các khoản nợ BHTN trong thời gian ba tháng, cơ

quan bảo hiểm xã hội cấp huyện cần có văn bản báo cáo

với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban

nhân dân cùng cấp; Đối với các khoản nợ BHTN trong thời

gian từ 4 đến 6 tháng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần chỉ

đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan

0.82

94.71

4.47 Hỗ trợ học nghề

Trợ cấp thất nghiệp

Đóng bảo hiểm y tế

Tư vấn, giới thiệu việc làm

Chi hỗ trợ đào tạo, bồi

dưỡng kỹ năng nghề

Page 7: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

4 Trương Thị Thu Hiền

bảo hiểm xã hội cùng cấp tiến hành thanh tra, xử lý vi

phạm; Đối với các khoản nợ BHTN kéo dài từ 6 tháng trở

lên, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện tiến hành lập danh

sách, hồ sơ chuyển Liên đoàn lao động cùng cấp tiến hành

khởi kiện ra toà án nhân dân.

Ngoài ra, cần phải quy định trách nhiệm đối với người

đứng đầu cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp - nơi xảy ra nợ

đọng BHTN lớn và kéo dài. Hiện chế tài xử phạt đã có,

tương đối nghiêm khắc và đầy đủ; chức năng thanh tra nợ

đọng BHTN cũng đã được giao cho cơ quan bảo hiểm xã

hội, việc còn lại phụ thuộc nhiều vào trách nhiệm, cách

thức triển khai, tổ chức thực hiện của ngành Bảo hiểm xã

hội các cấp.

Giải pháp 3: Tăng sự hỗ trợ cho người lao động đủ

điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Bổ sung chế độ hỗ trợ mới: Cho vay ưu đãi từ quỹ

BHTN: Trong 4 chế độ BHTN hiện hành, NLĐ khi mất

việc đã bước đầu có sự hỗ trợ về tài chính, trong số đó có

một phần được đào tạo nghề nhưng rất ít, số lao động được

hỗ trợ từ quỹ BHTN tái gia nhập thị trường lao động là có

nhưng chưa được thống kê cụ thể. Nhiều người trong số họ

quay về tự làm ăn buôn bán, kiếm kế sinh nhai. Thực tế kết

dư quỹ BHTN hiện rất lớn (trên 8.000 tỷ đồng (năm 2010),

31.869,9 tỷ đồng (năm 2013), 41.558 tỷ đồng (năm 2014),

56.486 tỷ đồng (năm 2016)) và tổng chi BHTN hàng năm

thấp hơn nhiều so với tổng thu BHTN (Hình 4).

Hình 4. Tỷ lệ chi BHTN so với tổng thu BHTN giai đoạn 2010-2017

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Do đó, để tạo điều kiện hơn nữa cho NLĐ mất việc làm,

cần có sự hỗ trợ về tài chính thông qua việc cho vay vốn từ

nguồn quỹ BHTN còn kết dư đối với những NLĐ mất việc

thực sự cần vốn để tự sản xuất, kinh doanh - đó cũng là

cách tạo việc làm cho NLĐ để giảm gánh nặng thất nghiệp.

Vì vậy, bên cạnh 4 chế độ BHTN hiện hành, cần nghiên

cứu áp dụng thêm chế độ cho vay ưu đãi từ quỹ BHTN.

+ Tăng mức hỗ trợ đối với chế độ hỗ trợ học nghề:

Cần có hỗ trợ nhiều hơn cho NLĐ đang hưởng BHTN tham

gia học nghề như hỗ trợ một phần chi phí ăn ở, sinh hoạt

phí ... để họ yên tâm tham gia khóa học.

+ Bổ sung chế độ hỗ trợ đột xuất trong các trường

hợp gặp rủi ro: Cần có hỗ trợ đột xuất cho NLĐ đang

hưởng BHTN trong các trường hợp rủi ro (bị tai nạn, bị suy

giảm khả năng lao động trong quá trình hưởng BHTN),

không thể tái tham gia thị trường lao động.

Giải pháp 4: Nâng cao năng lực hệ thống đào tạo

nghề ở địa phương.

Để chế độ đào tạo nghề thu hút được sự quan tâm của

NLĐ thất nghiệp, vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để

các ngành nghề đào tạo thực sự phù hợp với nhu cầu của

NLĐ thất nghiệp, phải hướng đến nhu cầu thực sự của họ

để cung cấp các khóa đào tạo nghề phù hợp, chứ không

phải chỉ đào tạo những gì là thế mạnh của các cơ sở đào tạo

nghề; đồng thời phải nắm bắt nhu cầu của xã hội thông qua

NSDLĐ để đi tắt, đón đầu, hướng NLĐ thất nghiệp vào các

ngành nghề mà xã hội cần. Để làm được việc này, các cơ

sở đào tạo nghề cần làm tốt hai hoạt động chính: nắm bắt

nhu cầu và tổ chức các hoạt động phù hợp với nhu cầu. Nói

cách khác, các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương phải nâng

cao năng lực nắm bắt nhu cầu, tổ chức đa dạng các ngành

nghề đào tạo, đi tắt đón đầu xu hướng của xã hội để thiết

kế các khóa đào tạo nghề phù hợp.

Để làm được những việc này, các địa phương cần tiến

hành rà soát, sắp xếp mạng lưới dạy nghề trên địa bàn theo

các tiêu chí: kết quả tuyển sinh, thực trạng đội ngũ giáo

viên và cán bộ quản lý dạy nghề, hiệu quả đào tạo, hiệu

suất sử dụng cơ sở vật chất thiết bị đã được đầu tư. Cần xây

dựng phương án chuyển giao, sáp nhập, giải thể các cơ sở

đào tạo nghề công lập hoạt động không hiệu quả, đồng thời,

tập trung chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đang hoạt động tốt,

đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng và hiệu quả hoạt động dạy nghề gắn với tích cực triển

khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số

15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Việc xác

định chỉ tiêu tuyển sinh, phê duyệt chương trình đào tạo,

mở mã ngành … phải dựa trên cơ sở nhu cầu của xã hội,

của NLĐ thất nghiệp là chính, bên cạnh các điều kiện khác

về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, ... Cần khuyến

khích mở các ngành nghề đào tạo mới, đa dạng; thu hút khu

vực tư tham gia vào hoạt động đào tạo nghề, đẩy mạnh xã

hội hóa công tác đào tạo nghề.

Vấn đề quan trọng khác là cần chỉ đạo tổ chức nghiên

cứu nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương để có cơ

sở xây dựng danh mục ngành nghề đào tạo phù hợp, từ đó

mạnh dạn bổ sung, thay thế các ngành nghề đào tạo trong

danh mục ngành nghề hiện có sao cho vừa đáp ứng nhu cầu

của thị trường lao động, vừa đáp ứng khả năng của NLĐ thất

nghiệp. Cần thực hiện tốt việc điều tra, khảo sát thông tin thị

trường lao động hàng quý, hàng năm; đầu tư nâng cấp và

duy trì hoạt động thường xuyên hoạt động của sàn giao dịch

việc làm - cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và

NLĐ; định kỳ tổ chức điều tra cung - cầu lao động trên địa

10.17 16.6930.53 38.74 38.33 49.13 49.14 59.16

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Thu BHTN (%) Tỷ lệ chi BHTN so với tổng thu (%)

Page 8: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 5

bàn để làm cơ sở xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề.

Ngoài ra, cần quan tâm tháo gỡ những khó khăn cho

các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình tổ chức hoạt động

đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp (về thủ tục chi trả

kinh phí, đơn giản hóa các quy trình thủ tục, …).

Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải

quyết chế độ của trung tâm dịch vụ việc làm cấp tỉnh.

+ Trung tâm dịch vụ việc làm cấp tỉnh cần tiến hành

xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận thuộc

trung tâm (bộ phận đào tạo nghề, bộ phận tư vấn, giới thiệu

việc làm, bộ phận tiếp nhận BHTN) để có sự phối hợp nhịp

nhàng, chặt chẽ trong các khâu tiếp nhận, giải quyết

BHTN, hướng dẫn, giải thích, giải quyết thắc mắc cho

NLĐ. Đồng thời, thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ để

kiểm soát thường xuyên các khâu của quy trình tiếp nhận,

giải quyết BHTN để hạn chế sai sót.

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần cho phép

các địa phương chủ động trong bố trí các điểm tiếp nhận để

thuận tiện cho NLĐ trong quá trình liên hệ giải quyết chế độ.

+ Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và ngành

Bảo hiểm xã hội cần thống nhất chủ trương tăng cường các

hoạt động giao dịch gián tiếp (trực tuyến hoặc qua bưu

điện) trong các khâu của quy trình: nộp hồ sơ, chốt sổ bảo

hiểm xã hội, cung cấp thông tin hưởng TCTN, cung cấp

thông tin tìm kiếm việc làm, ... để thuận tiện hơn cho NLĐ

thất nghiệp.

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần khảo sát và

tiến hành giao định biên lao động thực hiện BHTN theo khối

lượng công việc tiếp nhận ở các trung tâm dịch vụ việc làm.

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tăng cường

đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống trung tâm

dịch vụ việc làm theo hướng hiện đại để tiến hành kết nối

thông tin thị trường lao động ở các địa phương, doanh nghiệp,

các điểm tiếp nhận/ủy thác với sàn giao dịch việc làm.

+ Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tiếp

nhận, giải quyết chế độ BHTN tại các trung tâm dịch vụ

việc làm, từ phẩm chất, đạo đức, năng lực, trình độ, thái độ,

tác phong.

+ Đầu tư kinh phí cho trung tâm dịch vụ việc làm cho hoạt

động kết nối cung - cầu lao động, nắm bắt nhu cầu xã hội và

NLĐ thất nghiệp để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn,

giới thiệu việc làm: Tiếp tục phát huy hiệu quả của các sàn

giao dịch việc làm cố định và lưu động; tăng cường mối quan

hệ gắn kết với NSDLĐ trong việc cung cấp thông tin tuyển

dụng cho trung tâm dịch vụ việc làm; Phát huy hiệu quả của

website trung tâm dịch vụ việc làm hiện có theo hướng ngày

càng tăng tính tương tác giữa NLĐ, NSDLĐ và lãnh đạo, các

đơn vị thuộc trung tâm, sử dụng đa dạng các hình thức tư vấn,

kể cả tư vấn trực tuyến; tiếp tục phát huy tính chủ động của

NLĐ thất nghiệp thông qua việc cung cấp rộng rãi thông tin

việc làm của NSDLĐ; Có sự linh hoạt về hướng tư vấn nghề

nghiệp sao cho vừa phù hợp với khả năng, nhu cầu của NLĐ,

vừa đảm bảo nhu cầu của thị trường lao động.

4. Kết luận

Với những gì mà chính sách BHTN ở Việt Nam đã đạt

được trong hơn 9 năm qua, có thể khẳng định BHTN như

một chất xúc tác giúp đảm bảo việc làm bền vững cho

NLĐ, từ đó hạn chế thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội,

góp phần ổn định vĩ mô nền kinh tế, tạo nên sự phát triển

bền vững của quốc gia. Để tiếp tục phát huy giá trị nhân

văn sâu sắc của chính sách này, việc nghiên cứu các giải

pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả QLNN về BHTN là

một vấn đề cần được các cơ quan QLNN về BHTN ở Việt

Nam quan tâm, thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo hàng năm về tình

hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.

[2] Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện

bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.

[3] Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm, Báo cáo tình hình thực

hiện bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc năm 2017, 2018.

[4] Quốc hội, Luật Việc làm, 2013.

[5] Phiếu khảo sát trực tuyến 400 người lao động do tác giả thực hiện,

https://docs.google.com/a/due.edu.vn/forms/d/e/1FAIpQLScW9w

X_O_1SzBd2jMZ8Kedq4PArduh7LjqB2i7FFviNeKi3Ag/viewform?c=0&w=1

[6] Kết quả khảo sát trực tuyến 400 người lao động do tác giả thực hiện,

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1H-

3ovsuBaRg5w0_wudNp2ENKLFgS-

WAbVM69RMZywlw/edit#gid=36559004

(BBT nhận bài: 03/4/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 26/4/2018)

Page 9: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

6 Đinh Thanh Liêm

QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO

ĐỊNH HƯỚNG VIỆC HỌC QUA DỰ ÁN NHÓM

GROUP PROJECT AS LEARNING-ORIENTED ASSESSMENT FROM

THE PERCEPTION OF LEARNERS

Đinh Thanh Liêm

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Bài báo điều tra cảm nhận của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh du lịch, Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng về phương pháp đánh giá theo định hướng việc học. Tác giả điều tra 34 sinh viên năm thứ ba thông qua phiếu khảo sát sau khi các em tham gia vào quá trình làm dự án nhóm với các thành viên khác trong lớp. Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 18.0. Kết quả cho thấy rằng sinh viên cảm nhận phương pháp đánh giá này giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tính sáng tạo và tư duy độc lập. Ngoài ra, sinh viên cũng khẳng định việc ứng dụng phương pháp đánh giá này đã giúp các em đạt được kết quả học tập mong đợi.

Abstract - This paper explores the perceptions of English for Tourism major students at the Department of English for Specific Purposes at University of Foreign Language Studies – The University of Danang towards the learning-oriented assessment model. Questionnaires are administered to 34 third-year students after they have completed a group project informed by the learning-oriented asessment framework. Data collection is quantitatively analyzed using the statistical software SPSS 18.0. As the findings indicate, the participants perceive that the adoption of the model assists them in developing their communicative skills, team work skills, creativity and independent thinking. In addition to this, the participants state that the model enables them to achieve intended learning outcomes.

Từ khóa - đánh giá theo định hướng việc học; người học; người dạy; quan điểm của người học; kết quả học tập mong đợi

Key words - learning oriented assessment; learners; teachers; learner’s perception; intended learning outcomes

1. Đặt vấn đề

Trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng, nhiều nhà nghiên

cứu đã quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đánh giá

ngôn ngữ, đặc biệt ảnh hưởng của mục đích đánh giá và loại

hình đánh giá đến việc dạy và học ngoại ngữ (Cheng, 2014;

Green, 2013). Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên

cứu đã tập trung chú trọng nghiên cứu sang mảng đánh giá

theo định hướng việc học. Mô hình này chú trọng vào việc học

thông qua các hoạt động đánh giá và khuyến khích sự tham

gia của người học vào quá trình đánh giá, và những phản hồi

của người dạy cũng như người học giúp người học phát triển

việc học của bản thân (Konstantinidis, 2012; Carless, 2007;

Jones và Saville, 2014).

Đánh giá kết quả học tập của người học là một bước vô

cùng quan trọng nhằm đánh giá mức độ đạt được kết quả học

tập của người học. Trước đây, các chuyên gia giảng dạy

ngôn ngữ và nhiều nhà nghiên cứu đã phân chia rạch ròi giữa

đánh giá quá trình được thực hiện trong lớp học và đánh giá

tổng kết thường được tổ chức trong phạm vi toàn trường

hoặc do cơ quan ngoài trường thực hiện quá trình đánh giá,

chẳng hạn kỳ thi tuyển sinh đại học (Black và những tác giả

khác, 2003). Tuy nhiên, việc phân chia như thế cũng có

những vấn đề, lý do là vì hai thuật ngữ này không có sự khác

biệt có ý nghĩa và không chuẩn xác [spurious] (Newton,

2007). Trong khi đánh giá quá trình chú trọng vào việc học

sắp diễn ra thì đánh giá tổng kết kết quả của quá trình học.

Mặt khác, bất kể đó là đánh giá quá trình hay tổng kết thì cả

hai cùng nhằm vào đánh giá việc đạt được mục tiêu đã đề ra

và kết quả học tập của người học.

Do đó, Jones và Saville (2014) đã đề xuất mô hình đánh

giá qua định hướng việc học. Mô hình này được xem là một

đường hướng đánh giá có tính hệ thống và hình thức đánh

giá này chú trọng, tập trung vào quá trình học ngoại ngữ

cũng như kết quả học tập. Quá trình học có thể được tiến

hành và kết quả học tập có thể đạt được thông qua việc đánh

giá có kế hoạch hoặc không có kế hoạch trước (Purpura và

Turner, 2013, trang 9). Đánh giá qua định hướng việc học là

mô hình có tính hệ thống kết hợp cả đánh giá trong lớp học

với các kỳ thi quan trọng (high-stakes exams), kết hợp cả

đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết. Tất cả các hình thức

đánh giá này có quan hệ kết hợp với nhau nhằm tạo ra những

ảnh hưởng tích cực lên việc học, việc đo lường kết quả học

tập (Jones và Saville, 2014, trang 6).

Hình 1, mô tả mối quan hệ gắn kết giữa những đánh giá

quan trọng vĩ mô (đánh giá ngoài trường) và đánh giá vi

mô (đánh giá trong lớp học) do Jones và Saville (2014) đề

xuất. Hướng thẳng đứng là hướng định lượng dành cho các

chuyên gia đánh giá; trong khi đó hướng nằm ngang là

hướng định tính dành cho người dạy. Mục tiêu của mô

hình, kết hợp vai trò gắn kết, bổ sung cho nhau giữa chuyên

môn của người dạy và các chuyên gia đánh giá.

Mô hình này là một vòng tròn khép kín gồm nhiều giai

đoạn, tập trung vào một hoạt động đánh giá qua định hướng

việc học. Sau khi kiểm tra kiến thức cũ của người học,

người dạy bắt đầu giao cho người học bài tập đánh giá và

quan sát phân tích hoạt động học của người học. Nội dung

quan sát có thể được lưu trữ dưới dạng các ghi chú cá nhân.

Dựa trên kết quả quan sát và phân tích hoạt động học, người

dạy sẽ quyết định các bước tiếp theo của quá trình dạy-học.

Trong quá trình người học thực hiện hoạt động học, phản

hồi việc học cần do người dạy hoặc người học cung cấp

cho nhau và người dạy có thể điều chỉnh mục tiêu bài học

thông qua việc lặp lại, mở rộng hoặc hỗ trợ hoạt động học.

Bên cạnh việc lưu trữ những quan sát cá nhân, người

dạy cũng cần phải lưu trữ thành tích học tập cho từng người

học. Kết quả học tập này có thể được dùng để phân tích, so

sánh với khung tham chiếu châu Âu. Khung này được xem

là bộ tham chiếu cho việc học và tham chiếu cho đánh giá

Page 10: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 7

tổng kết xác định quá trình tiến bộ của người học. Những

kết quả kỳ thi ngoài trường cũng được lưu trữ làm minh

chứng cho kết quả học tập của người học.

Hình 1. Mối quan hệ gắn kết giữa những đánh giá vĩ mô và

đánh giá vi mô (phỏng theo Jones và Saville, 2014)

Mục đích của đánh giá theo định hướng việc học là tăng

cường hiệu quả học tập của người học thông qua hoạt động

đánh giá. Bất kể hoạt động đó nhằm đánh giá thường xuyên

hay đánh giá tổng kết, hoạt động đánh giá phải thúc đẩy,

phát triển quá trình học tập của người học.

Để đạt được mục đích trên, Carless (2007) đã đề xuất 3

đặc điểm quan trọng cần phải có của một hoạt động đánh

giá qua định hướng việc học.

+ Thứ nhất, bài đánh giá được xem như là bài học. Tác

giả lý giải khi bài đánh giá nhằm đánh giá kết quả học tập

mong đợi thì người học sẽ có cơ hội trải nghiệm việc học

sâu hơn để đạt được thành tích tốt nhất. Bài đánh giá phải

phát triển kỹ năng học và phải tương tự như hoạt động

trong thực tế cuộc sống. Ngoài ra, bài đánh giá cũng phải

yêu cầu người học đầu tư công sức chứ không phải là ôn

tập nhanh để vượt qua bài kiểm tra hay kỳ thi.

+ Thứ hai, đánh giá qua định hướng việc học phải có sự

tham gia của người học trong hoạt động đánh giá. Người

học cần phải hiểu rõ các mục tiêu học tập và cùng tham gia

tích cực vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí

đánh giá. Hoạt động đánh giá phải phát triển khả năng tự

đánh giá, đánh giá bạn cùng học.

+ Cuối cùng, để thúc đẩy việc học trong quá trình đánh

giá, người học cần phải nhận được phản hồi kịp thời và phù

hợp nhằm giúp họ cải thiện, phát triển. Carless (2007) cho

rằng bản thân phản hồi không thể thúc đẩy việc học nếu

người học không lĩnh hội phản hồi và sửa lỗi. Cả người dạy

và người học đều có thể đưa ra các phản hồi phù hợp nhằm

giúp người học phát triển và đạt được kết quả học tập như

mong đợi. Cả 3 đặc điểm nêu trên thống nhất với nhau, chứ

không tách rời nhau, ngược lại chúng có tính tương hỗ.

Đánh giá theo định hướng việc học giúp phát triển quá

trình học tập nhằm đạt hiệu quả học tập và khuyến khích

người học nghiên cứu sâu để hiểu rõ kiến thức cần học,

phát triển năng lực tư duy bậc cao, chứ không chỉ dừng lại

ở việc kiểm tra khả năng ghi nhớ tạm thời, hời hợt kiến

thức để vượt qua các kỳ thi hoặc làm bài kiểm tra. Tuy

nhiên, khi ứng dụng mô hình đánh giá này vào thực tế cũng

có một số rào cản nhất định. Clarless (2009) đã đề cập đến

rào cản ứng dụng một số hình thức tự đánh giá và đánh giá

lẫn nhau xuất phát từ những khó khăn trong việc cung cấp

điểm số đáng tin cậy cho các bài tập nhóm do người học

thực hiện. Mặt khác, Clarless cũng quan ngại về khả năng

giảng viên lựa chọn thi cử như là hình thức đánh giá chính

khi thiết kế hoạt động đánh giá do thiếu niềm tin về đạo

đức của người học, chẳng hạn tình trạng đạo văn khi sử

dụng mô hình đánh giá qua định hướng việc học để đánh

giá sự tiến bộ của người học.

Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu khảo sát ảnh

hưởng vi mô (micro-level washback) của bài kiểm tra

giữa học kỳ, kết thúc học phần lên người học, người dạy,

các hoạt động giảng dạy và tài liệu học tập. Chẳng hạn,

Saif (2006) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của bài kiểm

tra định kỳ, mục đích bài nghiên cứu nhằm xác định mức

độ ảnh hưởng của bài kiểm tra đến hoạt động dạy học và

kết quả học tập của chương trình đào tạo International

Teaching Asisstant (ITA). Quan sát cho thấy, người dạy

dạy theo yêu cầu của bài kiểm tra nhiều hơn dạy theo sách

giáo khoa và hầu như bỏ qua những phần không có trong

bài kiểm tra. Rõ ràng, phương pháp dạy học và việc lựa

chọn các hoạt động giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào nội

dung, mục tiêu của bài kiểm tra ITA.

Tương tự, Hung (2012) thực hiện dự án danh mục đầu

tư điện tử (e-porforlio) như là cách đánh giá quá trình học

tập mới thay thế cho các hình thức đánh giá truyền thống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy dự án e-porforlio có những

ảnh hưởng tích cực đến việc học như: dự án đã tạo được

cộng đồng những giáo viên TESOL thường xuyên trao đổi

chia sẻ kinh nghiệm, các học viên giúp đỡ nhau học tập,

tăng cường việc tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy phê

phán. Tuy nhiên, e-porforlio cũng có những ảnh hưởng tiêu

cực, chẳng hạn, hình thức đánh giá này tạo sự căng thẳng

cho người học và một số học viên cũng phản đối việc dùng

công nghệ trong việc kiểm tra.

Kiểm tra đánh giá qua định hướng việc học có tiềm năng

phát triển năng lực của người học, do phương pháp này cho

phép người dạy thiết kế được hoạt động đánh giá như một

hoạt động học đáp ứng được mục tiêu chương trình đào tạo,

khuyến khích sự tham gia của người học xuyên suốt cả một

quá trình. Ngoài ra, phương pháp này cũng chú trọng đến

việc tham gia của người học vào quá trình đánh giá nhằm

giúp họ hiểu rõ được các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá qua

đối thoại giữa thầy và trò. Tham gia của người học vào việc

đưa ra phản hồi cho bạn và tự đánh giá việc học của mình

cũng là quá trình vô cùng hữu ích giúp người học học tập lẫn

nhau và hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá. Quan

trọng hơn hết, mô hình đánh giá qua định hướng việc học tạo

cơ hội để cung cấp những phản hồi chú trọng vào việc học

chứ không phải điểm số, và từ những phản hồi đó người học

sẽ có những điều chỉnh, thay đổi nhằm nâng cao năng lực

học tập. Mặc dù, đánh giá qua định hướng việc học có những

ưu việt như đã nêu, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của

phương pháp đánh giá này trong phạm vi lớp học ở Việt

Nam vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu khai thác và điều

Page 11: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

8 Đinh Thanh Liêm

tra. Do đó, trong bài viết này, tác giả muốn tìm hiểu cảm

nhận của người học về hình thức đánh giá qua định hướng

việc học và hình thức đánh giá này ảnh hưởng như thế nào

lên quá trình học cũng như kết quả học tập của người học.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bài nghiên cứu điều tra cảm nhận sinh viên năm thứ ba

chuyên ngành Tiếng Anh du lịch, Khoa Tiếng Anh chuyên

ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng về

mô hình đánh giá qua định hướng việc học và cảm nhận

của các em về ảnh hưởng của việc đánh giá đến việc học.

Người tham gia gồm 34 sinh viên: 32 nữ và 2 nam, có trình

độ Anh văn tương đương với bậc B2 theo khung tham

chiếu châu Âu CEFR.

2.2. Quy trình thực hiện

Trong học kỳ đầu của năm thứ ba, sinh viên học một số

môn như kỹ năng tiếng C1.1, kỹ năng tiếng C1.2, ngữ âm,

biên-phiên dịch, tiếng Anh du lịch. Môn Tiếng Anh du lịch

là môn học kỹ năng về chuyên ngành tiếng Anh du lịch.

Người học được học kỹ năng giao tiếp với khách du lịch,

kỹ năng bán tour du lịch... Chương trình học kéo dài trong

vòng 15 tuần và kết quả học tập của sinh viên được đánh

giá theo 2 giai đoạn: giữa học kỳ (40%), trong đó 10% dành

cho việc tham gia tích cực các hoạt động trong lớp và tham

gia đầy đủ các buổi học và cuối học kỳ (60%). Vì cuối kỳ

thi theo hình thức tập trung toàn trường nên trong nghiên

cứu này hình thức đánh giá qua định hướng việc học được

áp dụng cho kỳ thi giữa học kỳ.

Ngay từ đầu học kỳ, giảng viên giao cho sinh viên dự

án và cùng với sinh viên thảo luận những mục tiêu của

chương trình học, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cho dự án

để đảm bảo sinh viên hiểu rõ được những tiêu chí này. Sau

đó sinh viên được phân chia thành 8 nhóm để chuẩn bị

nhiều giai đoạn của dự án: tìm hiểu nhu cầu của du khách,

thiết kế các tour du lịch dựa trên các nguyên tắc đã học,

viết tập san quảng cáo và ứng dụng 6 giai đoạn bán hàng

vào việc quảng bá sản phẩm tour du lịch.

Dự án yêu cầu sinh viên phải thiết kế các tour du lịch

trong hoặc ngoài nước và chuẩn bị chiến dịch quảng bá các

tour trực tiếp thông qua tờ rơi quảng cáo và viết tài liệu giới

thiệu địa điểm du lịch. Trong quá trình thực hiện dự án, sinh

viên liên lạc, giao tiếp với nhau trực tiếp hoặc qua

Wikispace. Hằng tuần các nhóm báo cáo những việc mình

đã làm cho nhau và nhận được góp ý phản hồi của nhau và

của giảng viên. Giảng viên có nhiệm vụ quan sát, phản hồi

và lưu trữ quá trình tiến bộ của sinh viên qua từng giai đoạn.

Sau khi trải qua 8 tuần chuẩn bị, cả lớp được chia ra

thành 4 nhóm lớn: nhóm 1 đóng vai là những người bán

tour, nhóm 2 đóng vai là những du khách và 2 nhóm còn

lại đóng vai trò người quan sát, đánh giá dựa trên bộ tiêu

chí đã đưa ra. Mỗi nhóm nhỏ trong nhóm lớn chuẩn bị sẵn

sàng dàn dựng quầy hàng để quảng bá các tour cho nhóm

khách hàng còn lại. Trong suốt quá trình diễn ra phần trình

bày, cả giảng viên và nhóm được giao đánh giá phần trình

bày sẽ theo dõi, quan sát, ghi chú các điểm tốt và chưa tốt

của nhóm trình bày. Nếu phần trình bày của sinh viên chưa

tốt, giảng viên góp ý và yêu cầu nhóm chỉnh sửa và trình

bày lại vào tuần sau đó. Cuối cùng, tất cả các nhóm cùng

nộp lại tờ bướm quảng cáo và tài liệu giới thiệu địa điểm

du lịch. Giảng viên sẽ đưa phản hồi cho sinh viên, lưu trữ

quá trình học của từng sinh viên, tổng kết điểm dựa trên bộ

tiêu chí đề ra.

2.3. Công cụ thu thập và phân tích số liệu

Bài viết sử dụng bộ câu hỏi điều tra để nghiên cứu cảm

nhận của sinh viên về việc áp dụng hình thức kiểm tra đánh

giá qua định hướng việc học và ảnh hưởng của hình thức

đánh giá này đến việc học của các em. Cảm nhận của sinh

viên được đánh giá thông qua thang đo Likert gồm 5 mức

độ: điểm 1 (hoàn toàn không đồng ý), điểm 2 (không đồng

ý), điểm 3 (không ý kiến gì), điểm 4 (đồng ý) và điểm 5

(hoàn toàn đồng ý).

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Ảnh hưởng của đánh giá qua định hướng việc học

đến việc học

Trong phần này, tác giả sẽ trình bày ảnh hưởng của mô

hình đánh giá qua định hướng việc học đến kỹ năng làm

việc nhóm, khả năng đánh giá người khác, mức độ đạt kết

quả học tập mong đợi.

3.1.1. Phát triển khả năng làm việc làm nhóm

Qua kết quả điều tra cho thấy, đa số sinh viên thích làm

việc nhóm vì các em thấy được lợi ích của việc làm nhóm

trong quá trình học tập và đánh giá. Sinh viên khẳng định

làm việc nhóm có lợi cho việc học của bản thân (82,3%),

giúp các em lập được kế hoạch học tập (73,5%), quản lý

được quỹ thời gian (61,7%) vì bị ràng buộc bởi những

thành viên khác trong nhóm nên các em biết cách quản lý,

thu xếp thời gian của bản thân để không ảnh hưởng đến

công việc chung của cả nhóm.

Bảng 1. Kỹ năng làm việc làm nhóm

Điểm (%)

Kỹ năng

làm việc nhóm

Điểm

1

Điểm

2

Điểm

3

Điểm

4

Điểm

5

Làm việc nhóm có lợi cho

việc học của bản thân. 2,9 2,9 11,8 38,2 44,1

Làm việc nhóm giúp tôi

lập kế hoạch tốt. 2,9 8,8 14,7 38,2 35,3

Làm việc nhóm giúp tôi

quản lý thời gian tốt. 5,9 14,7 17,6 44,1 17,6

Làm việc nhóm giúp tôi

phát triển tư duy sáng tạo. 5,9 8,8 14,7 44,2 29,4

Làm việc nhóm giúp tôi

tự phản ảnh được việc

học của bản thân.

11,8 29,4 35,3 17,6 11,8

Tôi đã trở nên độc lập

trong tư duy hơn khi làm

việc nhóm

5,9 14,7 8,8 47,1 23,5

Tôi nghĩ tôi học được rất

nhiều từ bạn của mình. 0 5,8 11,7 29,4 52,9

Tôi đã nhận được những

phản hồi hữu ích về việc

học của bạn cùng lớp.

5,9 5,9 17,6 41,2 29,4

Tôi đã nhận được những

phản hồi kịp thời của bạn

nhằm giúp tôi chỉnh sửa

sai sót.

2,9 17,6 14,7 35,3 29,4

Page 12: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 9

Bên cạnh đó, sinh viên cũng nhận thấy rằng, học nhóm

giúp các em phát triển được tư duy sáng tạo (73,6%) và độc

lập trong tư duy (73,6%). Lý do các em khẳng định như

vậy là vì việc học nhóm buộc các em phải thể hiện quan

điểm bản thân và thể hiện mình. Sinh viên phải biết tư duy

và sáng tạo để bảo vệ quan điểm bản thân. Đặc biệt, khi

làm nhóm, các em đã học được rất nhiều từ bạn của mình

(82,3%), nhận được những phản hồi hữu ích về việc học

của bạn cùng lớp nhằm giúp bản thân tiến bộ hơn trong học

tập (70,6%) và nhận được những phản hồi kịp thời của bạn

để giúp các em sửa lỗi (64,7%). Tuy nhiên, quá trình làm

việc nhóm vẫn chưa giúp bản thân các em tự phản ánh, tự

đánh giá được việc học của bản thân. Chỉ có 29,4% sinh

viên đồng ý rằng các em đã phát triển được kỹ năng tự đánh

giá việc học của mình.

3.1.2. Kỹ năng đánh giá bạn cùng lớp

Kết quả điều tra cho thấy sinh viên đã phát triển được

khả năng đánh giá người khác (trên 82%). Sinh viên cũng

nghĩ việc đánh giá đóng góp của những thành viên khác

trong nhóm là chấp nhận được (83%). Mặc dù các em chấp

nhận việc đánh giá và được đánh giá, tuy nhiên, chỉ gần

56% sinh viên đồng tình rằng đánh giá nhóm khác giúp các

em hình thành được những ý tưởng cần thiết cho dự án của

mình. Sở dĩ sinh viên cảm thấy các em biết cách đánh giá

bạn của mình vì các em đã hiểu rõ được các tiêu chí đánh

giá do chính các em và giảng viên cùng tham gia xây dựng.

Bảng 2. Kỹ năng đánh giá bạn cùng lớp

Điểm (%)

Khả năng đánh giá

Điểm

1

Điểm

2

Điểm

3

Điểm

4

Điểm

5

Tôi đã phát triển được khả

năng đánh giá người khác. 0 2,9 14,7 35,3 47,1

Tôi nghĩ việc tôi đánh giá

đóng góp của những thành viên khác trong nhóm là

chấp nhận được.

0 0 17,6 41,2 41,2

Đánh giá nhóm khác giúp

tôi hình thành được những ý

tưởng cần thiết cho dự án

của mình.

11,8 8,8 23,5 32,4 23,5

3.1.3. Mức độ đạt kết quả học tập mong đợi

Bảng 3. Mức độ đạt kết quả học tập

Điểm (%)

Mức độ

đạt kết quả học tập

Điểm

1

Điểm

2

Điểm

3

Điểm

4

Điểm

5

Tôi lập và xử lý được bảng

câu hỏi điều tra khảo sát để

tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

0 0 14,7 47,1 38,2

Dựa trên các nguyên tắc đã

học, tôi thiết kế được các tour

du lịch.

5,9 11,8 11,8 47,1 23,5

Tôi có thể viết các bài quảng

cáo về du lịch. 0 5,9 14,7 52,9 26,5

Tôi hiểu rõ các giai đoạn bán

hàng. 0 0 20,6 23,5 55,9

Tôi có thể thiết lập mối quan

hệ với khách hàng. 0 0 5,9 41,2 52,9

Tôi có thể trình bày sản phẩm

du lịch với khách hàng. 5,9 8,8 11,8 44,1 29,4

Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên khẳng định biết

cách viết câu hỏi điều tra khảo sát nhu cầu của khách hàng

và xử lý được bảng câu hỏi điều tra khảo sát để tìm hiểu

nhu cầu khách hàng (85%). Sinh viên cũng khẳng định có

khả năng thiết kế được các tour du lịch nhằm đáp ứng nhu

cầu của du khách dựa trên các nguyên tắc thiết kế tour

(70,6%). Bên cạnh việc biết cách khảo sát, thiết kế tour,

sinh viên cũng biết viết các bài quảng cáo về các địa điểm

du lịch (79,7%). Tương tự kỹ năng viết, 79,4% người tham

gia nghiên cứu đồng ý rằng các em hiểu rõ các giai đoạn

bán hàng và cũng có đến 94,1% đồng ý có thể xây dựng

được mối quan hệ với khách hàng thông qua giao tiếp.

Ngoài ra, người tham gia cho biết các em có thể trình bày

sản phẩm du lịch với khách hàng (73,5%).

3.2. Cảm nhận của sinh viên về hình thức đánh giá qua

định hướng việc học

Kết quả điều tra cảm nhận của sinh viên về mô hình

đánh giá qua định hướng việc học cho thấy, có hơn 85%

sinh viên thích hình thức đánh giá này vì các em thể hiện

được tính sáng tạo của bản thân trong học tập qua từng giai

đoạn của dự án, từ khâu lập kế hoạch đến khâu hoàn thiện.

Sinh viên cũng thừa nhận nội dung đánh giá qua định

hướng việc học mở nên các em có cơ hội thể hiện những ý

tưởng cá nhân. Bên cạnh phát triển khả năng sáng tạo, sinh

viên cũng nhận thấy hình thức đánh giá này giúp các em

phát triển tư duy suy nghĩ độc lập (77%).

Bảng 4. Cảm nhận của sinh viên về mô hình đánh giá qua

định hướng việc học

Điểm (%)

Cảm nhận sinh viên

Điểm

1

Điểm

2

Điểm

3

Điểm

4

Điểm

5

Tôi thích hình thức đánh giá

này vì tôi có thể sáng tạo

trong học tập. 0 0 14,7 52,9 32,4

Hình thức đánh giá này giúp

tôi phát triển kỹ năng giao

tiếp: nói và viết. 2,9 5,9 17,6 35,3 38,2

Hình thức đánh giá này tạo

động lực cho tôi tự học

thêm. 5,9 14,7 26,5 23,5 29,4

Hình thức đánh giá này giúp

tôi phát triển tư duy độc lập. 5,9 8,8 8,8 47,1 29,4

Nội dung đánh giá mở. Có

thể đưa ra ý tưởng riêng. 0 0 11,8 61,8 26,5

Hình thức đánh giá này giúp

tôi tiến bộ trong học tập. 5,9 8,8 8,8 35,3 41,2

Tôi nghĩ hình thức đánh giá

này công bằng và cân bằng hơn, khác với những hình

thức đánh giá chỉ mình

giảng viên đánh giá.

0 2,9 14,7 35,3 47,1

Ngoài ra, sinh viên cũng cho rằng hình thức đánh giá

này công bằng và cân bằng hơn, so với những những hình

thức đánh giá khác chỉ do giảng viên đánh giá (82,4%). Đặc

biệt, mô hình đánh giá này cũng giúp sinh viên phát triển

kỹ năng giao tiếp, cụ thể là kỹ năng nói và kỹ năng viết

tiếng Anh (73,5%). Hai kỹ năng được đánh giá là đặc biệt

quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành du lịch, vì các

em sử dụng 2 kỹ năng này rất nhiều trong các tình huống

khác nhau khi làm việc trong môi trường du lịch. Tuy

nhiên, chỉ hơn 50% sinh viên khẳng định hình thức đánh

giá này tạo động lực cho các em tự học thêm.

Page 13: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

10 Đinh Thanh Liêm

4. Kết luận

Về phía người học, nhìn chung sinh viên cảm nhận kiểm

tra đánh giá qua định hướng việc học, cụ thể việc ứng dụng

hình thức đánh giá qua dự án trong quá trình học là một mô

hình đánh giá tốt, nhằm giúp người học phát triển được khả

năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo, suy nghĩ độc lập, nâng

cao kiến thức sâu hơn và kỹ năng giao tiếp. Thông qua việc

giao tiếp với các thành viên trong nhóm, người học có thể trao

đổi ý tưởng của mình với các thành viên khác, tìm kiếm, phân

tích, xử lý thông tin để hoàn thành dự án. Bên cạnh đó, việc

người học thường xuyên phản hồi, đánh giá bạn cùng lớp và

ngược lại, giúp các em từng bước hoàn thiện kỹ năng và kiến

thức của bản thân. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng

và hữu ích cho công việc sau này của các em. Knight (2006)

đã tóm lược nghiên cứu về những tố chất mà nhà tuyển dụng

thường tìm kiếm ở mỗi ứng viên là: tính sáng tạo, kỹ năng làm

việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, ham học hỏi và chịu

trách nhiệm. Như vậy, hình thức đánh giá qua định hướng việc

học thông qua dự án nhóm đã góp phần chuẩn bị cho sinh viên

một số kỹ năng thiết yếu nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.

Về phía người dạy, mô hình này giúp người dạy theo

dõi được quá trình tiến bộ của người học, nhận thấy được

những điểm mạnh và điểm yếu của từng người học trong

lớp. Thông qua việc quan sát, theo dõi, lưu trữ quá trình

học của từng người học, người dạy có thể cung cấp những

phản hồi kịp thời, hữu ích để giúp người học phát triển, đạt

được kết quả học tập như mong đợi.

Mặc dù hình thức đánh giá này có những mặt tích cực

như đã nêu, nhưng mô hình này cũng có những vấn đề đòi

hỏi người dạy phải lưu ý. Nếu chúng ta sử dụng hình thức

người học đánh giá kết quả học tập của nhau không phù hợp,

thì việc làm đó vô hình chung đã ngăn cản quá trình học của

người học. Đặc biệt khi chúng ta yêu cầu người học trong

nhóm đánh giá đóng góp của những thành viên khác, chúng

ta đã khiến các em không hợp tác chặt chẽ với nhau trong

quá trình làm dự án và tạo ra sự cạnh tranh không đáng có.

Mặt khác, trong quá trình thiết kế dự án người dạy cần

lồng ghép hình thức tự đánh giá, tự phản ánh quá trình học

tập của bản thân người học vào mô hình đánh giá. Lý do là

kỹ năng tự đánh giá cũng là một kỹ năng vô cùng cần thiết

cho người học, vì quá trình tự đánh giá lấy người học làm

trung tâm, hỗ trợ phát triển kiến thức sâu và phát triển kỹ

năng tự học.

Tóm lại, đánh giá qua định hướng việc học là mô hình

đánh giá cân bằng và có tính hệ thống nhằm giúp người học

phát triển kỹ năng học tập suốt đời, phát triển kỹ năng giao

tiếp. Qua hình thức đánh giá này, người dạy có được những

minh chứng về sự tiến bộ của người học và qua việc nhận

ra những vấn đề của người học, người dạy điều chỉnh, sửa

đổi bổ sung các mục tiêu học tập giúp tối ưu hóa việc học

của mỗi người học. Do đó, việc ứng dụng mô hình đánh giá

này nên được phổ biến rộng rãi trong Nhà trường nhằm tạo

ra được những ảnh hưởng tích cực của đánh giá đến việc

học của người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Newton, P. E., “Clarifying the Purposes of Educational Assessment”, Assessment in Education, 14(2), 2007, pp. 149-170.

[2] Black, P., Harrison, C., Lee, C., Marshall, B., & Wiliam, D.,

Assessment for Learning: Putting it into Practice, Berkshire,

England, Open University Press, 2003.

[3] Carless, D., “Learning-Oriented Assessment: Conceptual Bases and

Practical Implications”, Innovations in Education and Teaching

International, 44(1), 2007, pp. 57-66.

[4] Carless, D., Learning-Oriented Assessment: Principles, Practice and

a Project. In L. H. Meyer, S. Davidson, H. Anderson, R. Fletcher, P.M. Johnston, & M. Rees (Eds.), Tertiary Assessment & Higher

Education Student Outcomes: Policy, Practice & Research (pp.79-

90). Wellington, New Zealand: Ako Aotearoa, 2009.

[5] Cheng, L., “Consequences, Impact and Washback”, in A. J. Kunnan

(Ed.), The Companion to Language Assessment, John Wiley & Sons, 2014, pp.1130-1146.

[6] Green, A., “Washback in Language Assessment”, International

Journal of English Studies, 13(2), 2013, pp. 39-51.

[7] Hung, S. T. A., “A Washback Study on e-Portfolio Assessment in

an English as a Foreign Language Teacher Preparation Program”,

Computer Assisted Language Learning, 25(1), 2012, pp. 21-36.

[8] Jones, N. & Saville, N., Learning-Oriented Assessment, Cambrige

English, 2014.

[9] Knight, P., “Assessing Complex Achievements”, in I. McNay (Ed.),

Beyond Mass Higher Education: Building on Experience, UK, The

Society for Research in Higher Education and the Open University Press, 2006, pp. 96-104.

[10] Konstantinidis, A., “Implementing Learning-Oriented Assessment

in an eTwinning Online Course for Greek Teachers”, Journal of

Online Learning and Teaching, 8(1), 2012, pp. 45-57.

[11] Purpura, J. E., & Turner, C. E., Learning-Oriented Assessment in

Classrooms: A Place Where SLA, Interaction, and Language

Assessment Interface, ILTA/AAAL Joint Symposium on “LOA in classrooms”, 2013

[12] Saif, S., “Aiming for Positive Washback: A Case Study of

International Teaching Assistants”, Language Testing, 23(1), pp. 1-34.

(BBT nhận bài: 30/01/2018; hoàn tất thủ tục phản biện: 20/3/2018)

Page 14: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 11

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC TỈNH,

THÀNH KHU VỰC MIỀN TRUNG

IMPACTS OF EDUCATION ON ECONOMIC GROWTH OF PROVINCES

IN THE CENTRAL VIETNAM

Phạm Đình Long1, Lương Thị Mai Nhân2 1Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; [email protected]

2Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh; [email protected]

Tóm tắt - Để kiểm chứng tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành khu vực miền Trung giai đoạn 2006 – 2014, nghiên cứu áp dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển với hàm sản xuất Cobb – Douglas mở rộng. Với mô hình hiệu ứng cố định, kết quả cho thấy nhóm các yếu tố: số năm đi học bình quân của lực lượng lao động, chi tiêu ngân sách cho giáo dục, vốn vật chất, lực lượng lao động, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp có tác động ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế. Hàm ý cho thấy các tỉnh thành khu vực miền Trung cần có chính sách nhằm gia tăng số năm đi học của lực lượng lao động, thu hút, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để nâng cao tăng trưởng của nền kinh tế.

Abstract - To verify the impact of education on economic growth of provinces in the Central Vietnam in the period 2006 - 2014, the study applies neoclassical growth model with the expanded Cobb - Douglas production function. With the fixed effects model, the results show that the average years of schooling of the labor force, budget spending for education, material capital, labor force, the share of the non-agricultural sector in economic growth affect provincial economic growth. In order to boost their economic growth, these provinces should have policies to increase the workforce’s number of years of schooling, attract, allocate and effectively utilize the capital resources.

Từ khóa - tăng trưởng kinh tế; chi tiêu ngân sách; giáo dục; dữ liệu bảng; tỉnh thành miền Trung.

Key words - economic growth; budget spending; education; panel data; provinces in the Central Vietnam.

1. Giới thiệu

Giáo dục được coi là một trong những yếu tố quyết định

hàng đầu của tăng trưởng kinh tế kể từ thời của các nhà

kinh tế học cổ điển và tân cổ điển nổi tiếng như Adam

Smith, Romer, Lucas và Solow. Họ đều nhấn mạnh sự

đóng góp của giáo dục trong việc phát triển các lý thuyết

và mô hình tăng trưởng kinh tế. Các phương pháp tiếp cận

lý thuyết chính của mô hình hóa các mối liên kết giữa giáo

dục và hiệu quả kinh tế là mô hình tăng trưởng tân cổ điển

của Solow (1957) và mô hình của Romer (1990). Becker

(1975) cho rằng vốn con người thông qua khía cạnh giáo

dục bao gồm: tập hợp các kiến thức, kỹ năng quyết định

đến năng suất, nâng cao hiệu quả làm việc, góp phần mang

lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.

Miền Trung bao gồm 16 tỉnh, thành phố: các tỉnh vùng

Bắc Trung Bộ (5 tỉnh); vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

(7 tỉnh) và Tây Nguyên (4 tỉnh, không bao gồm tỉnh Lâm

Đồng). Trong giai đoạn 2000 – 2014, GDP của khu vực

miền Trung so với cả nước tăng từ 17% năm 2000 lên gần

28% năm 2014. Liệu có mối quan hệ giữa giáo dục và tăng

trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung

hay không? Tác giả tiến hành kiểm chứng nhằm phân tích

tác động của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh,

thành khu vục miền Trung giai đoạn 2006 – 2014 để từ đó

có những giải pháp phát triển, đầu tư các yếu tố ảnh hưởng

đến tăng trưởng hợp lý.

2. Giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế

Nhiều lý thuyết và mô hình khẳng định vai trò của giáo

dục đối với tăng trưởng kinh tế. Becker (1975) cho rằng

vốn con người thông qua khía cạnh giáo dục bao gồm: tập

hợp các kiến thức, kỹ năng quyết định đến năng suất, nâng

cao hiệu quả làm việc, góp phần mang lại lợi ích cho doanh

nghiệp và xã hội. Cùng quan điểm trên, Nguyễn Văn Ngọc

(2006) khái quát vốn con người là toàn bộ hiểu biết của con

người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã

hội và được hình thành, tích lũy trong quá trình học tập và

lao động, và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo 2 hướng (Mincer, 1974):

(i) thông qua giáo dục và đào tạo, các kiến thức, năng lực

được hình thành, vốn con người trở thành một yếu tố đầu

vào không thể thiếu cho quá trình sản xuất và thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế; (ii) là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, đổi

mới, một yếu tố cơ bản của quá trình tăng trưởng trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đầu tư vào giáo dục (và y tế) dẫn đến sự hình thành vốn

con người. Cùng với vốn vật chất và vốn xã hội thì vốn con

người có vai trò đáng kể vào tăng trưởng kinh tế (Đinh Phi

Hổ và Từ Đức Hoàng, 2016). Giáo dục là một sự đầu tư dài

hạn, lợi nhuận được đảm bảo dưới các hình thức nguồn lực

lao động có tay nghề cao và hướng đến nhu cầu phát triển

xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng

xã hội (Yogish, 2006).

Permani và cộng sự (2008) đã tổng hợp kết quả của

nhiều nghiên cứu trước đó nhằm đánh giá tác động của giáo

dục đến tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á trong những

năm 1990. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giáo dục có thể tác

động đến tăng trưởng kinh tế thông qua 3 cách: thứ nhất,

tác động trực tiếp như ở Hàn Quốc (Lee, 2000; Kwach và

Lee, 2006) và ở Đài Loan (Lin, 2004); thứ hai, giáo dục

đóng vai trò trung gian – bổ sung, hỗ trợ cho các yếu tố

tăng trưởng khác như tính minh bạch (Kwach và Lee,

2006), vốn vật thể (Pyo, 1995; Kang, 2006) và xuất khẩu

(Kang, 2006); thứ ba, tác động gián tiếp như thu hút FDI ở

Trung Quốc (Narayan và Smyth, 2006), thu hút FDI ở Việt

Nam (Han và Baumgarte, 2000).

Page 15: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

12 Phạm Đình Long, Lương Thị Mai Nhân

3. Mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở các lý thuyết kinh tế học và các nghiên cứu

trước, hầu hết đều cho rằng giáo dục có mối liên hệ mật

thiết đến tăng trưởng kinh tế. Để đánh giá tác động của giáo

dục đối với tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu kế thừa lý

thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển với hàm sản xuất

Cobb–Douglass mở rộng và được bổ sung các biến được

tổng hợp từ các nghiên cứu trước và phù hợp với đặc điểm

kinh tế tại địa phương nghiên cứu. Hàm tổng quát có dạng

như sau:

𝐘𝐢𝐭 = 𝐀𝐊𝐢𝐭𝛂 𝐋𝐢𝐭

𝛃𝐄𝐢𝐭

𝛅 𝐞𝛌𝐙𝐢𝐭+𝐮𝐢𝐭 với Z = GnRit

Trong đó:

i: Biểu thị tỉnh, thành quan sát trong vùng;

t: Biểu thị số năm quan sát;

Yit: GDP của các tỉnh, thành phố;

A: Yếu tố công nghệ;

Eit: Giáo dục;

Kit: Vốn vật chất;

Lit: Số lao động đang làm việc;

GnRit: Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp.

Bảng 1. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

Biến phụ thuộc Biến độc lập Trích dẫn

Tăng trưởng kinh tế

(Ng và Leung, 2004)

Giáo dục

Romer (1990), Lucas (1988), Mankiw và cộng

sự (1992), Barro (1991), Barro và Sala-i-Martin

(1995), Matsushita và cộng sự (2006), Permani

và cộng sự (2008), Odior (2011)

Lực lượng lao động Solow (1956), Nguyễn Thị Cành (2009)

Vốn vật chất Ng và Leung (2004), Haldar và Mallik (2010),

Trần Thọ Đạt (2010)

Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp Ng và Leung (2004)

Để áp dụng mô hình hồi quy trong nghiên cứu, tác giả

lấy logarit hai vế. Mô hình được viết lại như sau:

𝐥𝐧𝐘𝐢𝐭 = 𝛂𝟎 + 𝛂𝐥𝐧𝐊𝐢𝐭 + 𝛃𝐥𝐧𝐋𝐢𝐭 + 𝛅𝐥𝐧𝐄𝐢𝐭 + 𝛌𝐆𝐧𝐑𝐢𝐭 + 𝐮𝐢𝐭

Trong đó:

α0 = lnA; α, β, δ, λ: Các hệ số hồi quy.

uit: sai số của mô hình.

Biến phụ thuộc

Y là GDP của các tỉnh, thành phố theo giá so sánh năm

2004 và được đo bằng đơn vị nghìn tỉ VND và được lấy

logarit tự nhiên theo cách tiếp cận của Ng và Leung (2004),

Trần Thọ Đạt (2010), Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2016).

Biến độc lập

Vốn vật chất (K): K là lượng vốn vật chất thực tế của

nền kinh tế, được hình thành từ tổng lượng vốn đầu tư của

thời kỳ hiện tại kết hợp lượng vốn tích lũy của thời kỳ trước

đã loại trừ yếu tố hao mòn (thường được gọi là trữ lượng

vốn). Trong nghiên cứu này, giá trị GDP năm gốc (2004)

được sử dụng thay thế cho mức vốn vật chất năm đầu. Giá

trị vốn vật chất các năm được tính dựa vào công thức:

Kt = (1- λ)Kt-1+It, trong đó It là tổng mức vốn đầu tư toàn

xã hội năm thứ t và λ là tỷ lệ khấu hao vốn cho các tỉnh,

thành và là hằng số theo thời gian. Giá trị λ này được các

nghiên cứu ở nước ngoài sử dụng khá thấp, tuy nhiên có

nhiều nghiên cứu trước đã sử dụng tỷ lệ λ ở mức 5% đối

với nền kinh tế Việt Nam (Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng,

2016; Hà Thị Thiều Dao và Nguyễn Đăng Khoa, 2014).

Trong nghiên cứu, tác giả kế thừa và áp dụng chung giá trị

λ = 5% cho các tỉnh, thành của vùng và là hằng số qua các

năm. Các lý thuyết kinh tế cũng như nhiều nghiên cứu thực

nghiệm khác đại diện bởi Solow (1956) hay Trần Thọ Đạt

(2010) đã khẳng định yếu tố vốn vật chất là thành phần

thiết yếu không thể tách rời trong nền kinh tế. Vốn vật chất

là yếu tố đầu vào cơ bản của tăng trưởng kinh tế nên nghiên

cứu này kỳ vọng có mối quan hệ đồng biến (+) với tăng

trưởng kinh tế của các tỉnh, thành khu vực miền Trung.

Biến lực lượng lao động (L): lực lượng lao động là một

trong các nguồn lực góp phần vào quá trình sản xuất hàng

hóa, tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi địa phương

hay mỗi quốc gia. Đây là số lượng dân số làm kinh tế, bao

gồm những người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hay đang

đi tìm việc (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2006).

Nguyễn Thị Cành (2009) cho rằng, số lượng lực lượng lao

động càng tăng sẽ giúp cho tăng trưởng kinh tế ở địa

phương tăng thêm, cùng quan điểm trên có Trần Trọng

Luật (2014) sử dụng chỉ tiêu “dân số hoạt động kinh tế” để

đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, nghiên

cứu này kỳ vọng biến lực lượng lao động có mối quan hệ

đồng biến (+) với tăng trưởng kinh tế.

Biến giáo dục (E): đây là biến thể hiện vốn giáo dục. Theo

đó, giáo dục có một vị trí quan trọng trong việc đóng góp vào

quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhiều lý thuyết và

các công trình nghiên cứu thực nghiệm sử dụng nhiều thang

đo khác nhau đều cho rằng vốn con người, cụ thể là vốn giáo

dục là yếu tố đầu vào cơ bản cho quá trình tăng trưởng kinh

tế, như Ng và Leung (2004), Permani và cộng sự (2008),

Haldar và Mallik (2010), Odior (2011), Đinh Phi Hổ và Từ

Đức Hoàng (2016). Trong nghiên cứu này, do đặc thù tình

hình thực tiễn và thu thập dữ liệu ở Việt Nam, biến giáo dục

được thể hiện qua 3 thước đo điển hình, bao gồm:

(i) Chi tiêu ngân sách cho giáo dục (EE).

(ii) Tỷlệ sinh viên trên dân số (ES).

(iii) Số năm đi học bình quân đầu người của lực lượng

lao động (S).

Lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay được chia thành

6 nhóm có trình độ giáo dục khác nhau (theo Bảng 1), cụ thể:

=

= ==

5

0

5

0

5

0

)(

j

j

j j

jj

L

TL

S

Page 16: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 13

Trong đó:

S: Số năm đi học trung bình của lực lượng lao động;

T: Số năm hoàn thành một cấp học;

j: số cấp học (0...5);

L: Số lao động phân theo trình độ j.

Bảng 2. Số năm đi học bình quân của mỗi cấp học

j Trình độ

giáo dục Giải thích

Tj (số

năm)

0 Mù chữ

Những người trong lực lượng lao

động chưa từng đến trường hay chưa

hoàn thành lớp 1.

0

1

Chưa hoàn

thành bậc

tiểu học

Tất cả những người trong lực lượng

lao động biết đọc, biết viết nhưng

chưa học xong bậc tiểu học.

2

2 Hoàn thành

bậc tiểu học

Tất cả những người trong lực lượng

lao động đã học xong bậc tiểu học và

không đi học nữa.

3

3

Hoàn thành

bậc trung

học cơ sở

Tất cả những người trong lực lượng

lao động đã học xong bậc trung học

cơ sở và không đi học nữa.

4

4

Hoàn thành

bậc trung học

phổ thông

Tất cả những người trong lực lượng

lao động đã học xong bậc trung học

phổ thông và không đi học nữa.

3

5

Hoàn thành

bậc cao đẳng,

đại học và

sau đại học

Tất cả những người trong lực lượng

lao động đã học xong bậc cao đẳng,

đại học và những trình độ cao hơn.

4

Nguồn: Trích từ Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008)

Biến tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp (GnR): các tỉnh,

thành khu vực miền Trung là vùng có thế mạnh về khai

thác thủy, hải sản, có tác động đến tăng trưởng kinh tế của

vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Trong lý thuyết phát

triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa luôn chú trọng đến

phát triển lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đồng thời nâng

cao hiệu suất ngành nông nghiệp. Ủng hộ quan điểm này,

Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2016) cho rằng tỷ trọng

khu vực phi nông nghiệp có tỷ lệ thuận với tăng trưởng

kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng tỷ trọng GDP khu vực phi

nông nghiệp trong tổng giá trị GDP với kỳ vọng thấy được

dấu hiệu tích cực (+) đối với tăng trưởng kinh tế của vùng.

4. Phương pháp phân tích và nguồn dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 16 tỉnh, thành khu

vực miền Trung giai đoạn 2006 – 2014, được tổng hợp từ

số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động Thương

binh và Xã hội giai đoạn 2006 – 2014.

Giáo dục trong nghiên cứu này được xây dựng bởi 3

thang đo khác nhau, nên tác giả tiến hành chạy kết quả hồi

quy và kiểm định ba phương trình tương ứng với ba nhân

tố đầu vào khác nhau (S, lnEE, ES). Nghiên cứu này tiếp

cận theo hướng tập trung đánh giá các giá trị kiểm định

trong 2 mô hình FE và mô hình RE. Trước hết, để lựa chọn

mô hình phù hợp, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman

nhằm lựa chọn giữa 2 mô hình tác động ngẫu nhiên (RE)

và mô hình tác động cố định (FE). Bản chất của kiểm định

Hausman là kiểm tra xem có mối tương quan giữa các sai

số ngẫu nghiên và các biến độc lập hay không.

5. Kết quả nghiên cứu

Kết quả ước lượng và kiểm định:

Bảng 3. Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định FE với kỹ thuật ước lượng vững Driscoll-Kray

Biến phụ thuộc: lnY Thước đo giáo dục (E)

S lnEE ES

Biến độc lập FE RE FE RE FE RE

lnK 0,0883*** 0,0996*** 0,0835*** 0,0931*** 0,1011*** 0,1244***

lnL 1,0374*** 0,9149*** 0,9115*** 0,8230*** 1,1608*** 0,9525***

E 0,1735*** 0,1788*** 0,1033** 0,0986*** 0,0238*** 0,0225***

GnR 0,0251*** 0,0242*** 0,0208*** 0,0208*** 0,0260*** 0,0238***

Hằng số -1,2596 -0,5235 -0,2196 0,2982 -1,7628 -0,4570

Số quan sát 90 90 90 90 90 90

Prob>F 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000

R2 0,9690 0,9688 0,9676 0,9675 0,9679 0,9672

Hausman test -2,33 -5,14 -2,77

Ghi chú: ***, **, * mức ý nghĩa tương ứng 1%, 5%, 10%

Bảng 3 cho thấy kết quả hồi quy và kiểm định Hausman

của từng thang đo giáo dục với giá trị p lần lượt là (S: -2,33

< 0,05; lnEE: -5,14 < 0.05; ES: p = -2,77 < 0,05). Điều này

cho phép chúng ta bác bỏ H0, và kết luận mô hình tác động

cố định FEM là sự lựa chọn phù hợp để phân tích.

Bình luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số R2 của 3 phương

trình tương ứng với ba chỉ tiêu S, lnEE, và ES (sau đây có

thể gọi là 3 mô hình) tương đối cao. Theo đó, hàm ý sự thay

đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế được giải thích bởi các

biến độc lập trong mô hình ở mức tương ứng là 96,90%,

96,76%, và 96,79%. Ngoài ra, giá trị thống kê F của 3 mô

hình đều có sig. = 0,000, đều có mức ý nghĩa 1%, kết quả

này cho thấy 3 mô hình đều có ý nghĩa thống kê tổng quát.

Kết quả này đáp ứng kỳ vọng của giả thiết nghiên cứu và

phù hợp với các nghiên cứu trước, cụ thể như sau:

• Biến giáo dục (E): chỉ số đại diện biến giáo dục của 2

mô hình S, lnEE có ý nghĩa thống kê ở mức tương ứng 5%

và 10%. Riêng biến ES đại diện cho biến giáo dục không

có ý nghĩa thống kê. Với kết quả trên, có thể kết luận rằng,

trong điều kiện các yếu tố khác không đổi:

+ Khi tăng 1 đơn vị giá trị của biến số năm đi học sẽ

Page 17: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

14 Phạm Đình Long, Lương Thị Mai Nhân

dẫn đến GDP của các tỉnh, thành tăng tương ứng là 17,35%.

Điều này phù hợp với nghiên cứu của Ng và Leung (2004),

Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2016). Thực tiễn cho thấy,

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế

Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành miền Trung nói

riêng ngày càng cần phải áp dụng khoa học kỹ thuật và

nhiều tiến bộ công nghệ mới. Điều này đòi hỏi lực lao động

cần phải nâng cao trình độ học vấn để đáp ứng các yêu cầu

trong nền kinh tế tri thức.

+ Khi tăng 1% giá trị của chi tiêu ngân sách cho giáo

dục sẽ dẫn đến GDP của các tỉnh thành tăng tương ứng là

0,1033%. Kết quả này đáp ứng kỳ vọng của nghiên cứu và

phù hợp với nghiên cứu trước của Ng và Leung (2004),

Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2016). Những năm gần

đây, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của nước ta.

Vì thế, chi tiêu ngân sách cho giáo dục luôn nhận được sự

quan tâm từ cấp chính quyền đến địa phương cũng như của

toàn xã hội. Định hướng nâng cao và phát triển nền giáo

dục ở Việt Nam nói chung và khu vực các tỉnh, thành miền

Trung nói riêng luôn gắn liền với những giải pháp, chiến

lược đầu tư cụ thể. Xét ở khía cạnh chi tiêu công, hiệu quả

và ảnh hưởng đến giáo dục có những dấu hiệu rất rõ nét và

khả quan. Sự cải thiện về cơ sở vật chất, các chương trình

đầu tư, hỗ trợ cho lĩnh vực này được triển khai là một trong

những nguyên nhân giúp thu hẹp khoảng cách của người

dân trong việc tiếp cận và nâng cao trình độ học vấn, góp

phần nâng cao trình độ dân trí. Đây cũng là một trong

những giải pháp nhằm từng bước phổ cập hóa giáo dục ở

các bậc học, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công việc

của người lao động. Điều này giúp chúng ta nhận diện được

tầm quan trọng của việc đầu tư vào hệ thống giáo dục thông

qua các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học...

+ Biến ES không có ý nghĩa thống kê, trái với kỳ vọng

của nghiên cứu và không phù hợp với nghiên cứu của

Heckman (2004). Trong trường hợp này có thể lý giải như

sau: thứ nhất, đối tượng sinh viên là đối tượng đang trong

quá trình tập trung chủ yếu vào việc học (tỷ lệ sinh viên

làm thêm rất ít) nên chưa đóng góp nhiều vào quá trình tăng

trưởng kinh tế; thứ hai, lực lượng sinh viên có thể được

xem là nguồn lao động chất lượng tốt để thay thế cho lực

lượng lao động phổ thông đang làm việc trong nền kinh tế,

nhưng do quá trình này cần phải có thời gian dài để đánh

giá. Do còn khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu, nên tác

giả chưa thể đánh giá độ trễ của biến này (tỷ lệ sinh viên

trên 100 dân) đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành

miền Trung.

• Biến vốn vật chất (K): Kết quả ở Bảng 3 cũng cho thấy

vốn vật chất có đóng góp tích cực đối với nền kinh tế, thể

hiện ở mức ý nghĩa 1% và 5%, với hệ số hồi quy tương ứng

ở 3 mô hình lần lượt là 0,0883, 0,0835, và 0,1011. Các giá

trị này hàm ý nếu các yếu tố khác không đổi, GDP các tỉnh,

thành thay đổi cùng chiều tương ứng ở 3 mô hình là

0,0883%, 0,0835%, và 0,1011% khi thay đổi 1% giá trị của

vốn vật chất. Kết quả trên phù hợp khi đã đáp ứng được kỳ

vọng của nghiên cứu, tương đồng với các lý thuyết tăng

trưởng kinh tế và một số công trình thực nghiệm như: Trần

Trọng Luật (2014), Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2016).

Vùng kinh tế miền Trung là một khu vực có tiềm năng

phát triển kinh tế, là khu vực có thế mạnh về khai thác các

dịch vụ du lịch, nhưng hiện nay cơ sở hạ tầng còn hạn chế,

chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Với kết quả hồi quy vừa

tìm thấy, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn

vốn vật chất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

của vùng. Điều này ngụ ý rằng, vùng kinh tế miền Trung

đang rất cần vốn, cụ thể là vốn vật chất, chúng ta cần phải

đẩy mạnh quá trình cung ứng lượng vốn vật chất vào nền

kinh tế nhằm khắc phục các hạn chế của vùng. Ngoài ra,

Nhà nước cần phải có những quy hoạch cụ thể phát triển

từng địa phương sao cho đồng bộ. Từ đó, có cơ sở để triển

khai kế hoạch thu hút vốn đầu tư vào vùng để đạt hiệu quả

cao nhất.

• Biến lực lượng lao động đang làm việc (L): Lực lượng

lao động luôn là một trong những nguồn gốc cơ bản của

tăng trưởng kinh tế. Với hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê

ở mức 1%, điều này hàm ý rằng, nếu các yếu tố khác không

đổi, khi thay đổi 1% giá trị biến L, thì GDP của các tỉnh,

thành sẽ thay đổi cùng chiều, tương ứng là 1,0374%,

0,9115% và 1,1608%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với

các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và một số công trình thực

nghiệm như: Nguyễn Thị Cành (2009), Trần Trọng Luật

(2014) và đáp ứng kỳ vọng nghiên cứu của tác giả. Điều

này đúng với thực tế tại các tỉnh, thành khu vực miền Trung

trong những năm qua.

• Biến tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp (GnR): Hệ số

hồi quy của chỉ tiêu này ở 3 mô hình có ý nghĩa thống kê ở

mức 5%. Kết quả này cho thấy, nếu các yếu tố khác không

đổi, khi thay đổi một đơn vị của GnR sẽ dẫn đến mức thay

đổi cùng chiều của GDP các tỉnh, thành tương ứng là

2,51%, 2,08%, và 2,6%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp

với các nghiên cứu thực nghiệm của Đinh Phi Hổ và Từ

Đức Hoàng (2016). Với xu hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang thương

mại và dịch vụ bước đầu đã có những đóng góp nhất định

trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh,

thành miền Trung trong thời gian qua.

6. Kết luận

Kiểm chứng tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh

tế các tỉnh, thành khu vực miền Trung, nghiên cứu áp dụng

mô hình tăng trưởng tân cổ điển với hàm sản xuất Cobb –

Douglas mở rộng gồm các biến: sản lượng, vốn vật chất,

lực lượng lao động, số năm đi học bình quân của lực lượng

lao động, tỷ lệ sinh viên trên 100 dân, chi tiêu ngân sách

cho giáo dục, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp.

Kết quả cho thấy:

Thứ nhất, với mô hình tác động cố định, nghiên cứu đã

kiểm chứng được tác động của giáo dục đối với tăng trưởng

kinh tế các tỉnh, thành khu vực miền Trung giai đoạn 2006

– 2014. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu giải thích

đóng góp của số năm đi học bình quân của lực lượng lao

động, là khi tăng 1 đơn vị giá trị biến số năm đi học bình

quân của lực lượng lao động thì GDP các tỉnh, thành tăng

tương ứng là 17,35%. Từ đó cho thấy các tỉnh, thành khu

vực miền Trung cần có chính sách nhằm gia tăng số năm

đi học của lực lượng lao động để góp phần gia tăng sản

lượng của nền kinh tế.

Thứ hai, kết quả phân tích cho thấy các tỉnh thành khu

vực miền Trung sử dụng hiệu quả nguồn vốn vật chất và

Page 18: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 15

nguồn lực lao động. Vì vậy, các tỉnh, thành khu vực miền

Trung cần có những chính sách thu hút, phân bổ và sử dụng

hiệu quả các nguồn vốn.

Như vậy, đầu tư và phát triển giáo dục là phương cách

để nâng cao tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành khu vực

miền Trung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng, “Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Phát triển

kinh tế, Số 27(2), 2016, trang 2-16.

[2] Hạ Thị Thiều Dao và Nguyễn Đăng Khoa, “Vai trò của vốn con

người đối với tăng trưởng kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ”,

Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 283, 2014, trang 3-19.

[3] Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, Những nhân tố tác động đến tăng

trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành Việt Nam, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008.

[4] Trần Thọ Đạt, “Vai trò vốn con người trong các mô hình tăng

trưởng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 393, 2010, trang 3-10.

[5] Trần Trọng Luật, Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh

tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2000 - 2012, Luận

văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,

2014.

[6] Barro, R, J, “Economic growth in across section of countries”,

Quarterly Journal of Economics, Vol. 106, 1991, pp. 407-443.

[7] Barro, R, J and Lee, J, W, “International Comparisons of

Educational Attainment”, Journal of Monetary Economics, Vol. 32,

1993, pp. 363-394.

[8] Becker, S, G, Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis

with Special Reference to Education, Chicago, University of Chicago Press, 1975.

[9] Haldar, S. K., & Mallik, G., “Does Human Capital Cause Economic

Growth? A Case Study of India”, International Journal of Economic

Sciences and Applied Research, (1), 2010, pp. 7-25.

[10] Khalifa, Y, “Economic Growth: Some Empirical Evidence from the

GCC Countries”, The Journal of Developing Areas, Vol. 42(1),

2008, pp. 69-80.

[11] Matsushita, S., Siddique, A., & Giles, M., Education and Economic Growth: A Case Study of Australia, University of Western Sydney,

2006.

[12] Ng, Y, C and Leung, C, M, “Regional Economic Performance in

China: A Panel Data Estimation”, RBC Papers on China, Hong

Kong Baptist University, 2004.

[13] Perkins, P., Fedderke, J., & Luiz, J, “An Analysis of Economic

Infrastructure Investment in South Africa”, South African Journal of Economics, 73(2), 2005, pp. 211-228.

[14] Permani, R, Education as a Determinant of Economic Growth in

East Asia: Historical Trends and Emphirical Evidences (1965-

2000), University of Adelaide, 2008.

[15] Romer P, M, “Human capital and growth: Theory and Evidence”,

Carnegie Rochester Conference Serie on Public Policy, Vol. 32,

1990, pp. 251-286.

[16] Yogish S, N, “Education and Economic Development”, Indian J.

Soc. Dev, 6(2), 2006, pp. 255-270.

(BBT nhận bài: 13/11/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 24/4/2018)

Page 19: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

16 Lưu Thi Thuy My

KHĂC PHUC NHƯNG KHO KHĂN TRONG VIÊC DAY VA HOC

MÔN VIÊT TIÊNG NGA

OVERCOMING THE DIFFICULTIES IN TEACHING AND LEARNING

RUSSIAN WRITING SKILL

Lưu Thi Thuy My

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Để thông thạo một ngoại ngữ bất kỳ, đòi hỏi sinh viên phải nắm vững tất cả các ky năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên với thực trạng hiện nay, khi mà số giờ học trên lớp ngày càng bi cắt giảm, tài liệu học tập còn nghèo nàn và lỗi thời, những khác nhau vê đăc trưng ngôn ngữ đã gây không ít những khó khăn trong quá trình học tiếng Nga của sinh viên. Ngoài ra, những yếu tố như: nội dung dạy, ảnh hương tiếng me đe, ky năng tư duy, lập luận, trình bày y tương … cung gây ra nhiêu khó khăn nhất đinh. Vì vậy cân có những giải pháp hữu hiệu để khắc phuc những khó khăn trên, trong đó việc sử dung hình ảnh trực quan trong giảng dạy và bài tập là một giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian, phong phú tài liệu học tập và gây hứng thú, sinh động cho người học.

Abstract - To master any foreign language, it is crucial that learners should master all four skills including listening, speaking, reading and writing skills. However, students of Russian language have to experience significant difficulties due to credit hour reduction, and outdated learning materials, linguistic differences, the influence of first language as well as the lack of skills such as critical thinking, reasoning and presentation skills. As a result, this research proposes a solution to these problems, which is to utilize visuals in teaching writing and exercises with a view to saving time, providing supplementary teaching materials and making the lessons more lively and inspiring.

Từ khóa - phương tiện trực quan; ky năng; tư duy; lập luận; tài liệu học tập

Key words - visuals; skill; thinking; argument; learning material

1. Mở đầu

Việc thông thao va sư dung tôt môt ngoai ngư sau khi

ra trương đang la môt vấn đề đáng trăn trở. Cu thê trong

môn tiêng Nga, dươi nhưng anh hưởng về chương trinh

hoc, đăc trưng ngôn ngư, tai liệu hoc tâp chưa phong phu,

phương pháp giang day đơn điệu … cung tao ra nhưng kho

khăn nhất đinh. Theo quan điêm của tác gia, việc sư dung

đa dang loai bai tâp, nhưng phương tiện trực quan trong

công tác giang day sẽ giup tiêt kiệm thơi gian, phong phú

tai liệu hoc tâp va liên kêt thực tê vao việc hoc, tao sự hứng

thú cho ngươi hoc. Do vây cần thiêt phai cai tiên, áp dung

phương pháp giang day phu hơp đê tao ra sự hiệu qua trong

quá trinh hoc của sinh viên. Chinh vi thê, tác gia tâp trung

nghiên cứu về nhưng kho khăn trong quá trinh hoc môn

viêt của sinh viên, tư đo đưa ra nhưng giai pháp đê khăc

phuc nhưng kho khăn đo.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Day môn viêt tiêng Nga

Đê thông thao môt ngôn ngư bất ky ngươi hoc cần phai

hinh thanh va hoan thiện các ky năng trong tất ca các hoat

đông lơi noi bao gôm nghe, noi, đoc, viêt. Theo quan điêm

của nha bác hoc Vasilik, trung binh con ngươi tôn 29,5%

thơi gian cho hoat đông nghe, 21,5% cho hoat đông noi,

39% đoc va 10% viêt [1, tr. 241].

Nền giáo duc hiện đai xác đinh muc đich của việc giang

day la sự phan ánh nhu cầu phát triên xa hôi dựa theo môi

quan hệ đôi vơi sự hinh thanh cá thê, ban chất của no cần

thiêt cho sự tôn tai xa hôi – hoat đông co ich.

Việc day viêt đươc xem la muc tiêu va phương tiện đê

sư dung thông thao môt ngôn ngư bất ky. Muc đich của

việc day viêt la hinh thanh va phát triên các ky năng, cách

thức diên đat suy nghi ở dang viêt, sư dung hinh thức viêt

như môt phương tiện giao tiêp.

Trong giáo trinh danh cho giang viên day tiêng Nga

“Учимся учить” (2004), A. A. Akishina va O. E. Kagan

đa chia ra thanh 3 muc tiêu chinh của việc day môn viêt:

muc tiêu ứng dung, muc tiêu giáo duc va muc tiêu hoc tâp

[2, tr. 95].

Vi vây, cần thiêt phai tim ra nhưng cách tiêp cân đê đat

đươc nhưng muc tiêu đa đăt ra. A. A. Akishina va O. E.

Kagan chia ra 5 loai tiêp cân trong việc day viêt.

Trươc tiên, cách tiêp cân ngư pháp. Trong cách tiêp cân

này sinh viên sẽ lam quen vơi câu, nhiều câu va sau đo la

đoan. Bai tâp trong cách tiêp cân nay co thê chia lam các loai

như sau: sinh viên đăt câu hoi sau đo tra lơi chung; nôi câu,

điền vao chô trông … Đê đat đươc nhưng nhiệm vu nay, sinh

viên cần phai co nhưng quy tăc ngư pháp, tư đo hinh thanh

nhưng ky năng va kha năng sư dung ngư pháp. Vi vây trong

trương hơp nay sẽ giam thiêu lôi sai ở sinh viên.

Thứ hai, cách tiêp cân tự do. Cách tiêp cân nay chu y

đên sô lương chứ không phai chất lương của bai viêt.

Nhưng bai tâp trong cách tiêp cân nay thương la viêt môt

bai viêt theo đề tai tự do hoăc cho săn. Tư đo hinh thanh

nên kha năng tự do diên đat y va quan điêm của ngươi viêt.

Đo la phần quan trong đê tao nên môt bai viêt hoan hao,

không quan trong việc sưa lôi va hinh thức bai viêt. Muc

đich của cách tiêp cân nay la khơi gơi sự hứng khởi va

mong muôn viêt ở sinh viên.

Thứ ba, cơ cấu bai viêt la điêm chinh của cách tiêp cân

nay. Đầu tiên sẽ đưa ra cho sinh viên nhưng mâu bai viêt,

nhưng câu riêng biệt. Tư nhưng câu riêng biệt đo sinh viên

viêt thanh đoan, co thê thêm hoăc bơt đi nhưng câu không

cần thiêt. Cách tiêp cân nay giup sinh viên ghi nhơ nhưng

đoan mâu va dê dang thực hiện chung.

Thứ tư, cách tiêp cân giao tiêp. Cách tiêp cân nay xác

đinh ro đông cơ của lơi noi, vi du: ly do viêt thư, viêt cho

Page 20: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 17

ai, nôi dung như thê nao? Co nghia la ngươi viêt phai xác

đinh, hinh dung ngươi nhân la ai.

Cuôi cung la tiêp cân quá trinh. Trong cách tiêp cân nay

ngươi ta chu y đên quá trinh của bai viêt va san phâm của

no. Quá trinh đo bao gôm: ban sẽ viêt cái gi, nhưng câu nao

sẽ đươc đưa ra, băt đầu như thê nao va kêt thuc ra lam sao.

Trươc hêt ngươi viêt sẽ co nhưng thao luân, sau đo chinh

sưa cho nhau. Ho chi thao luân va binh luân ban thao nhưng

không sưa lôi sai.

Theo quan điêm của A. N. Shukin, đê hoan thanh bai

viêt cần co nhưng ky năng cần thiêt sau: tao các văn ban

của riêng ban về nôi dung khác nhau, bay to quan điêm,

binh luân vấn đề, sư dung nhưng lâp luân va nhưng phương

tiện ngôn ngư thê hiện tinh cam cam xuc; tao ra nhưng

phiên ban thứ hai (tiêu luân, tom tăt, nhân xet); ghi lai

thông tin thực tê khi tiêp nhân môt văn ban noi hoăc viêt;

truyền đat lai thông tin tư nhưng văn ban nghe va đoc đươc;

hinh thanh nôi dung chinh của văn ban; so sánh các sự việc,

nôi dung trong văn ban; tranh luân vơi các lâp luân; đánh

giá sự vât thông qua kêt qua giao tiêp.

Tác gia khăng đinh răng, đê đat đươc nhưng kha năng

kê trên thi nhiệm vu của việc day viêt la đam bao cho ngươi

hoc nhưng điều sau: viêt đươc nhưng bai trinh bay cá nhân

theo kiêu: tiêu luân, tom tăt, báo cáo; viêt văn ban dựa trên

văn ban của ngươi khác ở dang tom tăt, ghi chu, trinh bay

tom tăt hoăc viêt theo lơi của ngươi khác thông qua hinh

thức viêt chinh ta [3, tr. 501].

Tom lai, nhiệm vu của việc day viêt la tao điều kiện

năm vưng nôi dung day viêt, hinh thanh cho ngươi hoc kha

năng tự đông hoa, ky năng tư duy lơi noi va kha năng hinh

thanh y ở văn phong viêt, mở rông kiên thức va hiêu biêt,

năm vưng văn hoa đê co thê tao ra nôi dung của môt văn

ban viêt [4, tr. 404].

Theo A. N. Shukin, viêt co nhưng đăc trưng sau:

Thứ nhất, khoang cách. Ngươi viêt va ngươi đoc không

thê kêt nôi vơi nhau. Ngươi viêt co thê đoán trươc đươc

phan ứng của ngươi đoc, vi vây lơi noi sẽ dựa trên cơ sở

luân cứ va sự ro rang.

Thứ hai, ngươi viêt co thơi gian đê tô chức va xây dựng

nôi dung cung như hinh thức lơi noi. Ngươi viêt co thê

kiêm tra lai bai viêt va sưa chưa nêu cần thiêt.

Thứ ba, ngươi viêt co thê dự kiên trươc lơi noi của

minh, vi vây bai viêt sẽ đươc diên đat tôt hơn. Ngươi viêt

co thê lựa chon tư ngư phu hơp, tư đo tao ra sự đa dang tư

vựng trong bai viêt.

Thứ tư, ngươi viêt không thê sư dung nhưng phương

tiện giao tiêp băng lơi. Ngươi viêt co thê sư dung dấu chấm

câu, tinh liên tuc trong xây dựng văn ban cung như nhưng

phương tiện thê hiện co sức thuyêt phuc. Ngoai ra, ngươi

viêt con co kha năng thê hiện ro lơi noi của minh, vi vây

cần phai xây dựng câu theo cu pháp ro rang, thêm nhiều

phương tiện đầy đủ hơn.

Cuôi cung, trong văn ban viêt ngươi ta sư dung cấu truc

ngư pháp phức tap hơn.

Trên cơ sở nhưng đăc trưng trên, tác gia khăng đinh

răng, nhơ vao kha năng kiêm tra va sưa lôi trong quá trinh

viêt ma co thê đam bao đươc môt sô tinh chất của văn ban

viêt như: tinh chinh xác, chiều sâu, tinh logic, đầy đủ, sự

hai hoa trong văn ban [3, tr. 502-503].

Giai thich ngư liệu hoc tâp liên quan đên hoat đông lam

quen, giơi thiệu thông tin băng việc truyền đat nhưng thông

tin cần thiêt đam bao việc nhân thức, hiêu va ghi nhơ nôi

dung hoc của ngươi hoc đê vân dung vao trong lơi noi.

Giang viên co thê giơi thiệu nôi dung mơi băng cách

đưa ra kiên thức mơi va giai thich chung. Đê đưa ra nhưng

nôi dung mơi giang viên co thê sư dung biêu đô, tranh, anh,

bang biêu va nhưng tai liệu trực quan khác. Giai thich đưa

ra nhưng dấu hiệu, gơi y nhăm kich thich kha năng tư duy

của ngươi hoc.

Trong giáo hoc pháp ngoai ngư co các phương thức cơ

ban sau đây giup cho sinh viên lam quen vơi nôi dung hoc

tâp mơi: 1). Giáo viên giai thich hoăc các đoan giai thich

trong sách giáo khoa. 2). Sư dung các phương tiện trực quan

khác nhau (bang biêu, sơ đô, tranh anh,…). 3). Sư dung ngư

canh. Ngoai ra, việc giơi thiệu nôi dung hoc con co thê đươc

tiên hanh thông qua việc thực hiện môt sô bai tâp nhất đinh.

Giang viên co thê kêt hơp các cách thức giơi thiệu khác nhau,

tuy nhiên việc lựa chon cách thức va kêt hơp chung con dựa

trên các yêu tô như: tinh chất của nôi dung hoc; môi quan hệ

vơi tiêng mẹ đẻ; giai đoan hoc tâp, trinh đô đao tao va đô

tuôi của ngươi hoc; nhiệm vu giơ hoc cu thê, loai hoat đông

lơi noi co thê sư dung nôi dung đo. Tinh chất của nôi dung

hoc đong vai tro quan trong trong việc lựa chon cách thức

giai thich. Phương pháp trực quan đươc sư dung khá phô

biên trong việc giai thich nôi dung mơi.

2.2. Những khó khăn trong việc day va học môn viêt tiêng

Nga va cach khắc phục những khó khăn đó

2.2.1. Dạy môn Viêt

Trươc đây tiêng Nga đươc day ở hầu hêt các trương phô

thông va đai hoc của Việt Nam. Tuy nhiên sau nhưng thay

đôi va biên đông đa xay ra thi tiêng Anh đươc phô biên

rông rai hơn va tiêng Nga chi đươc day trong các trương

đai hoc va môt vai trương phô thông. Vi vây, nôi dung day

tiêng Nga hiện nay sẽ co nhưng thay đôi so vơi trươc đây.

Ơ các trương đai hoc ngôn ngư tai Việt Nam, thơi gian

đê day tiêng Nga giai đoan đầu la 2 năm. Nhiệm vu trong

việc day tiêng Nga ở giai đoan đầu la đao tao sinh viên giao

tiêp băng tiêng Nga trong môi trương đơi sông xa hôi, hoc

tâp chuyên nganh va tham gia vao quá trinh hoc.

Hiện nay thơi lương giơ hoc bi căt giam, chưa đên 20

giơ trong môt tuần va chương trinh day cung bi giơi han.

Đôi vơi chương trinh hoc năm 1, sinh viên cần đat đươc

nhưng yêu cầu sau đây:

Ơ hoc ky đầu tiên, nôi dung day viêt bao gôm nhưng đề

tai như: “Lam quen”, “Gia đinh”, “Ban thân”, “Giơ hoc

tiêng Nga”, “Ban be”, “Quê hương”, “Thanh phô quê

hương”, “Đơi sông sinh viên”, … Ơ môi bai hoc co các bai

khoa, hôi thoai, va dựa vao đo thiêt lâp nên nhưng tư liệu

cần thiêt đê ren luyện ky năng viêt. Sinh viên cần phai hoc

cách viêt đung chinh ta, sư dung đung dấu chấm câu; trên

cơ sở các văn ban nghe va đoc đươc sinh viên cần hoc cách

tom tăt, viêt lai nôi dung chinh. Sinh viên cần phai biêt cách

viêt theo các đề tai của chương trinh hoc. Dung lương của

bai viêt là tư 7 – 10 câu, khoang 200 tư.

Page 21: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

18 Lưu Thi Thuy My

Ơ hoc ky thứ 2, nôi dung day sẽ bao gôm các đề tai sau:

“Hoc tiêng Nga”, “Công việc”, “Sở thich”, “Thê thao”,

“Cuôc sông ở thanh phô va nông thôn” ... Trong ky nay

sinh viên cần hoc cách viêt thông báo, lơi chuc, thư mơi,

biêt viêt văn ban tư 10 - 15 câu vơi dung lương trên 200 tư,

biêt loc viêt ra thông tin chinh, nôi dung của môt văn ban

đoc hoăc nghe đươc.

2.2.2. Khao sat những khó khăn trong viêc dạy và học môn

viêt tiêng Nga

Tiên hanh khao lấy y kiên của sinh viên năm 1, Khoa

Tiêng Nga, Trương Đai hoc Ngoai ngư - Đai hoc Đa Năng

về nhưng kho khăn và trở ngai ma sinh viên găp phai trong

quá trinh hoc môn viêt. Kêt qua đươc thê hiện qua bang sau:

Bảng 1. Kêt qua khao sat những khó khăn trong

qua trình học môn viêt của sinh viên năm 1, Khoa Tiêng Nga,

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.

Y kiến cua sinh viên Sô lần y

kiến

Ghi chu

Cấu truc ngư pháp phức tap 37 31,4%

Dê nhầm lân khi biên đôi tư loai qua các

cách

15 12,7%

Anh hưởng tư tiêng mẹ đẻ 8 6,8%

Trât tự tư gây nhầm lân 6 5,1%

Thiêu sự liên kêt giưa các câu, các đoan 3 2,5%

Thiêu vôn tư 14 11,9%

Bai tâp chưa đa dang 3 2,5%

Sai chinh ta 5 4,2%

Kho khăn trong cách biên đôi đông tư,

thơi, thê

9 7,7%

Kho khăn trong cách diên đat y 6 5,1%

Kho khăn vi phai biên đôi quá nhiều đơn

vi ngư pháp trong câu

12 10,1%

Dựa vao kêt qua thu đươc, tác gia tông hơp, phân tich

y kiên va đưa ra kêt luân (dựa trên kêt qua thực tê) răng,

kho khăn trong quá trinh hoc môn viêt của sinh viên chủ

yêu la do cấu truc ngư pháp tiêng Nga khá kho (31,4%),

anh hưởng tiêng mẹ đẻ, thiêu vôn tư (11,9%), ky năng viêt

câu … Vây đê han chê nhưng kho khăn về ngư pháp đoi

hoi phai co nhưng phương pháp hoc hơp ly, nhưng cách

thức, đông cơ … gop phần tao sự hứng khởi cho sinh viên

đê hoc môt cách hiệu qua hơn.

2.2.3. Giai phap khắc phục khó khăn

Dựa vao kêt qua khao sát, nhưng cở sở ly thuyêt, kinh

nghiệm giang day va quan sát thực tiên, tác gia đề ra môt sô giai

pháp trong quá trinh day môn viêt cho sinh viên như sau:

1) Sư dung bang biêu, tranh, anh trong môi giơ day, đưa

ngư pháp dươi dang khuôn mâu, bang tông hơp đê sinh

viên co cái nhin tông quát hơn. Giơi thiệu ngư liệu mơi, tư

vựng mơi dươi dang hinh anh, giup sinh viên dê hiêu va

nhơ lâu hơn.

2) Việc tô chức các lơp hoc phu đao, day ngoai giơ, bai

tâp cá nhân … la môt trong các phương pháp cần thiêt va

hưu hiệu. Sinh viên lam bai tâp nha, bai tâp sáng tao ...;

sinh viên lam các dang bai tâp cá nhân, sau đo giáo viên sẽ

kiêm tra thông qua các dang như: bai tâp, kiêm tra đinh ky,

kiêm tra giưa ky, thi cuôi ky v.v…

3) Bai tâp cá nhân dươi sự kiêm tra đánh giá của giáo

viên. Nêu hoat đông trên lơp đa phần tâp trung vao các ky

năng giao tiêp thi nhưng hoat đông ngoai giang đương

thương tâp trung vao ky năng đoc va viêt. Vi vây, bai tâp

cá nhân đong môt vai tro rất quan trong trong quá trinh hoc.

Ơ nhưng giơ tự hoc như thê sinh viên co thê ôn lai nhưng

nôi dung hoc trên lơp, lam bai tâp nha, chuân bi cho bai

hoc mơi. Ngoai ra, sinh viên con co thê đoc thêm tai liệu

đê hoan thiện các ky năng. Nhưng kêt qua tôt của các hoat

đông ngoai lơp hoc nay la: xác đinh đươc thơi gian danh

cho bai tâp nha; liên kêt vơi các nôi dung trên lơp; hinh

thanh ky năng lam việc cá nhân; đa dang bai tâp theo nôi

dung va hinh thức.

4) Ngoai ra, đê việc day va hoc môn viêt co hiệu qua

cần phai đa dang các loai bai tâp, đa dang trong cách day

va đề tai thu hut sinh viên. Dươi đây la nhưng dang bai tâp

cu thê [6, tr. 65-66].

a. Bài tập khắc phục những khó khăn vê măt ngữ phap

Bài tập 1. Hãy viêt dang sô nhiều của các danh tư sau

đây va viêt thêm nhưng tư mơi theo các nhom tư (вещь,

родственник, место)

Книга, стол, дедушка, общежитие, стул, газета, дом,

брат, вода, письмо, сын, друг, словарь, площадь

Bài tập 2. Tư nhưng tư đa cho viêt thanh câu hoan

chinh, sư dung giơi tư phu hơp nêu cần thiêt.

1. я / вчера / фильм / театр / интересный

2. Красная площадь / с / завтра / поехать / я /

подруга

3. Назад / познакомиться / 3 дня / я / талантливый

художник

Bài tập 3. Chuyên nhưng câu sau đây sang câu co sư

dung đông tư chuyên đông.

1. В прошлом году моя семья была в Москве.

2. Вчера я смотрела фильм в Большом театре.

3. Через 3 дня Анна будет у меня в гостях.

b. Bài tập khắc phục những khó khăn vê tư vưng

Bai tâp 1. Viêt thêm tư vao các nhom đề tai đa cho.

Семья: мама, ..............................................

Город: театр, .............................................

Институт: студент, ...................................

Дом: комната, ..........................................

Bài tập 2. Hay nôi nhưng tư trái nghia vơi nhau.

добрый низкий

богатый слабый

ленивый холодный

высокий честный

горячий бедный

сильный трудолюбивый

лживый злой

Bài tập 3. Đoc các tư đa cho, săp xêp chúng theo tưng

nhom đề tai.

земля, небо, юг, река, озеро, вода, птица, кошка,

елка, банк, город, запад, собака, ананас, чек, люди,

магазин, цена, яблоко, евро, дом, улица, школа, фирма,

Page 22: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 19

север, лес

c. Bài tập giup phat triên cơ chê hiêu

Bài tập 1: Đoc đoan sau, viêt lai nôi dung dựa trên

nhưng gi nhơ đươc, sau đo so sánh vơi văn ban gôc.

Это Антон. Ему 24 года. Теперь он живёт и работает

в Москве. Он живёт в удобной квартире на улице

Академика Волгина. Каждый день он ездит на работу

на автобусе. В свободное время он часто гуляет по

парку, читает книги и слушает музыку.

Bài tập 2: Điền giơi tư phu hơp vao chô trông (co giơi

tư bi dư)

в, у, с, после, через, на, к, мимо

1. ... следующей неделе начнутся студенческие

каникулы.

2. Мы часто гуляем ... подругой в парке.

3. Неделю назад моя мама ... мне в гости.

4. ... окончания института он будет работать в

родном городе.

5. Завтра они поедут на юг ... Москву.

Bài tập 3. Chuyên nhưng câu sau đây sang câu co sư

dung đông tư chuyên đông.

1. Вчера я была в маме

2. Неделю назад я покупаю этот словарь.

3. Каждый день Антон едет в институт на трамвай.

d. Bài tập phat triên ky năng chinh ta

Bài tập 1. Hay nghe va viêt ra nhưng tư ma trong tư đo

co nguyên âm “o”.

Молоко, писать, окно, вчера, дома, мама, яблоко,

отдохнуть, магазин,газета, повторить

Bài tập 2. Nghe va viêt ra nhưng đông tư chuyên đông.

Моя собака Альфа любит гулять со мно. Я надеваю

на неё поводок, и мы идём на улицу. Я веду её в парк.

Однако сегодня Альфа не хочет идти в парк, потому

что во дворе нашего дома гуляют её друзья Рекс и

Диана. Альфа бежит к ним. Тогда я беру её на руки и

несу. На улице я спускаю её с рук, но она бежит назад

и ведёт меня за собой. Я снова беру её на руки и несу к

трамвайной остановке. Я везу Альфу до парка на

трамвае. В трамвае она чувствует себя отлично, едет

спокойно и с удовольствием смотрит в окно. Со

стороны даже трудно сказать, кто кого везёт в парк: я

– Альфуб или она – меня.

e. Bài tập phat triên tư duy logic

Bài tập 1. Đoc đoan văn sau đây, hay suy nghi va viêt

tiêp phần kêt thuc của no.

ОТОМСТИЛ

В квартире профессора ночью зазвонил телефон.

Женский голос с возмущением сказал:

– Ваша собака лает и мешает мне спать!

Профессор спросил, кто с ним говорит.

На следующую ночь в квартире этой женщины

раздался телефонный звонок.

.............................................

f. Bài tập phat triên ky năng lời nói

Bài tập 1. Hay tưởng tương minh la môt ngươi bô/mẹ

của môt câu be. Tuần sau la sinh nhât câu be. Hay viêt thiệp

chuc mưng cho con minh.

Bài tập 2. Hay suy nghi va viêt ra câu tra lơi cho câu

hoi: Cân phải lam gi nêu ...

(máy nghe nhac của ban bi hong; ban đa đoc xong quyên

sách mươn ở thư viện; con trai ban lần đầu tiên đi nha trẻ;

con cho nha ban bi ôm; ban muôn đi gưi thư nhưng bưu

điện thi ở xa; ...)

Ngoai nhưng bai tâp khăc phuc kho khăn như trên, theo

kinh nghiệm co đươc tư thực tê giang day chung tôi đề xuất

nhưng bai tâp co sư dung phương tiện trực quan, nhăm tao

sự hứng khởi, dê hiêu va thu hut ngươi hoc hơn.

Bài tập giao tiếp

Muc đich của dang bai tâp nay la hinh thanh ky năng

cho sinh viên trong các hoat đông lơi noi: noi, nghe, đoc,

viêt. Bai tâp dang nay đươc thiêt lâp dựa trên cơ sở ngư

pháp đa đươc hoc va đươc xây dựng dựa trên nhưng ngư

liệu trực quan.

Bài tập 1. Anton co 1 gia đinh lơn. Anh ấy muôn kê ban

nghe về gia đinh minh thông qua các bức anh bên dươi. Vơi

nhưng bức tranh va tự gơi y, hay tưởng tương va viêt ra câu

chuyện kê về gia đinh Anton.

Hinh 1. разговаривать (tro chuyên), рассказать (kê chuyên)

Hinh 2. вместе гулять в парке (cung nhau đi dạo công viên)

Hinh 3. вместе ужинать (ăn tôi cung nhau)

Page 23: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

20 Lưu Thi Thuy My

Hinh 4. отдыхать на море (nghi nghơi ơ biên)

Bài tập 2: Dựa vao bức tranh va dư liệu cho săn đê mô

ta tinh huông. Hay viêt câu chuyện ở hai bức tranh va chi

ra sự khác biệt giưa 2 bức tranh đo [7, tr. 107-108].

Ap dung nhưng giai pháp trên vao quá trinh day viêt

cho sinh viên năm 1, Khoa Tiêng Nga, Trương Đai hoc

Ngoai ngư - Đai hoc Đa Năng cu thê ở môn Đoc – Viêt 1

& 2 va thu đươc môt sô kêt qua tich cực, khăc phuc đươc

phần lơn nhưng kho khăn ma sinh viên găp phai (Bang 1).

Cu thê: sinh viên dê hiêu nghia của tư, nhơ tư lâu hơn; co

cái nhin tông quát về hệ thông ngư pháp, han chê đươc

nhầm lân giưa các điêm ngư pháp vơi nhau; sinh viên phát

triên ky năng tự hoc, ky năng ban luân vấn đề, sinh viên

cam thấy thich thu va hứng khởi hơn vơi nhưng bai tâp co

hinh anh; kha năng tư duy va lâp luân đươc cai thiện hơn;

sinh viên co y thức dựng lơi noi va tham gia vao giao tiêp.

2.3. Một số nhận xét (ban luận)

Trong quá trinh hoc tiêng Nga môn viêt gây ra nhưng

kho khăn nhất đinh cho sinh viên. Dựa vao nhưng thực tê

kho khăn, nhưng bất câp trong quá trinh hoc tiêng Nga của

sinh viên, tác gia cho răng cần thiêt phai áp dung nhưng

giai pháp, nhưng tiêp cân mơi đê cai thiện va khăc phuc

nhưng kho khăn đo. Do vây, ngươi day đong môt vai tro

hêt sức quan trong trong việc việc xác đinh muc tiêu va

phương pháp đê mang lai thanh công cho buôi hoc. Ngoai

ra, trong quá trinh hoc ngươi day cần thương xuyên giao

cho sinh viên nhiều bai tâp đê ren luyện ky năng lam bai va

hình thành thói quen về tư duy ngôn ngư. Đê lam đươc điều

đo cần phai lam phong phu va đa dang hơn hệ thông bai tâp

đê tao ra đươc nguôn tư liệu bô ich phuc vu việc hoc va

nghiên cứu của sinh viên.

Các giai pháp đưa ra la hoan toan co kha năng đưa vao

giang day, cu thê la tác gia đang thực nghiệm giang day

môn Đoc - Viêt 1 va 2 đôi vơi sinh viên tiêng Nga giai đoan

đầu.

3. Kết luận

Trên cơ sở ly thuyêt đa tông hơp, bài báo muôn đưa ra

cho ngươi hoc khái niệm, đăc trưng cơ ban của môn viêt;

đưa ra các phương thức cơ ban giup sinh viên lam quen vơi

nôi dung hoc tâp mơi; dựa trên nhưng kho khăn đa tông

hơp bài báo phân tich va đưa ra nhưng giai pháp đê khăc

phuc nhưng kho khăn đo. Tư nhưng tông hơp phân tích và

kinh nghiệm thực tiên trong quá trinh giang day, tác gia đề

xuất các dang bai tâp phô biên đê day môn viêt, đăc biệt,

việc đưa nhưng giáo cu, hinh anh trực quan vao quá trinh

day sẽ tao ra nhưng hiệu qua hêt sức đáng kê giúp sinh viên

dê hiêu hơn, tao hứng thu cho ngươi hoc va buôi hoc sinh

đông hơn. Đây cung la muc đich chinh trong bài nghiên

cứu. Vơi kêt qua nghiên cứu mang lai, tác gia mong muôn

đươc vân dung vao quá trinh giang day tai Khoa Tiêng Nga,

Trương Đai hoc Ngoai ngư - Đai hoc Đa Năng, cu thê la

môn Đoc - Viêt 1 và 2.

TAI LIÊU THAM KHẢO:

[1] Василик В. В., Происхождение канона (История, Богословие,

Поэтика), Петербург, 2006.

[2] Акишина А. А., Каган О. Е., Учимся учить, Москва, 2002.

[3] Щукин А. Н., Обучение речевому общению на русском языке как

иностранном, Москва, 2012.

[4] Крючкова Л. С., Мощинская Н. В., Практическая методика

обучения русскому языку как иностранному, Москва, 2009.

[5] Крылова О. А., Порядок слов в русском языке:

лингводидактический аспект, Москва, 2015.

[6] Лыу Тхи Тхю Ми, Методика обучения письменной речи

вьетнамских студентов-филологов на начальном этапе,

Москва, 2016.

[7] Архипова. Л. В., изучаем виды глагола, Тамбов, 2010.

(BBT nhận bài: 02/4/2018, hoàn tất thủ tục phan biên: 24/4/2018)

Page 24: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 21

FACTS OF FACEBOOK USAGE AMONG

STUDENTS OF CAN THO UNIVERSITY

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Pham Ngoc Nhan, Le Tran Thanh Liem

Can Tho University; [email protected]

Abstract - The survey on “Facts of Facebook usage among Can Tho University students” is carried out to have a closer look at Facebook usage among students of Can Tho University and how much time they spend on the social network at the expense of time for studying. Based on that, the authors put forward suggestions to use Facebook effectively while at the same time to reduce its negative impacts. The study takes surveys on students who attend regular courses at Can Tho University. In total, there are 412 students engaging in the study. The results have found out that most students use Facebook during class time, accounting for 77.3%. The study also shows that Facebook somehow affects study performance of students as without Facebook, 82.1% of students spend their free time on study while with using Facebook, the ratio goes down to 56.6%. However, most students suggest that with proper usage, Facebook does have its positive impacts as it is a good channel to share information about extra activities of their class or faculty. Also in the study, the authors propose some waysfor students to take full advantages of Facebook.

Tóm tắt - Nghiên cứu nêu lên thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của Facebook đến thời gian học tập của sinh viên nhằm đề xuất các giải pháp giúp sinh viên sử dụng Facebook một cách có hiệu quả trong học tập. Nghiên cứu này tập trung vào đối tượng sinh viên học chính qui tại Trường Đại học Cần Thơ với cỡ mẫu là 412 sinh viên. Kết quả cho thấy tỉ lệ lớn sinh viên truy cập Facebook ngay trong giờ học (chiếm 77,3%). Kết quả nghiên cứu cũng đã phản ánh kết quả học tập của sinh viên khi tham gia Facebook, trước khi sử dụng Facebook sinh viên dành thời gian cho việc học chiếm tỷ lệ 82,1%, sau khi sử dụng Facebook thì số lượng này chỉ còn 56,6%. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng được sinh viên thừa nhận mang lại nhiều thông tin hữu tin hỗ trợ trong học tập, các hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng mềm nếu biết sử dụng đúng cách. Từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất giúp cho sinh viên sử dụng Facebook có hiệu quả hơn trong học tập.

Key words - Facebook; social network; student; usage; Can Tho University

Từ khóa - Facebook; mạng xã hội; sinh viên; sử dụng; Trường Đại học Cần Thơ

1. Introduction

Nowadays, social network or virtual social network is

generic terms for sites that are used to connect users with

similar backgrounds and interests (Weinberg, 2009).

Social network helps bring people together, connect

friends, share information or images anytime and

anywhere. According to Mai and Tuan (2014), Facebook

has been the most popular social network to students in

recent years, which can be seen at any corners of

universities. Facebook's impacts on students' life are

visible as it has become the important part in daily life of

young generation. The purposes of using Facebook and

how much time young people spend on Facebook are

different from one person to another. But it is clear that

most of Facebook users among the young are students and

many of them think the social network is quite important

to their life. And they often use social network to connect

and make friends, to share their personal photos and to

express their feelings or opinions.

Social network is a good way to relax of many people.

But as it is too easy to join the network and then get addicted

to the so-called virtual world, which would have negative

impacts on users, especially students and their study.

One of the most used social network by students is

Facebook and it is often used to share documents and

materials as well as to connect to each other. Apart from its

positive impacts, students tend to overuse Facebook at the

expense of time for studying. Within the scope of the study,

the authors take a closer look at facts of social network

usage among students of Can Tho University then propose

some ways to use Facebook effectively, especially for

better study performance.

2. Research methods

2.1. Collecting data method

The study uses both qualitative and quantitative

research methods to assess Facebook usage among

students of Can Tho University.

- Qualitative research method: Secondary data is

collected from summary reports, annual reports of Can Tho

University in 2014.

- Quantitative research method: 412 regular students of

Can Tho University who all use Facebook are selected by

non-probability sampling method and are required to

answer a questionnaire. Besides, in-depth surveys, group

discussions with lecturers, representatives of class (faculty,

university Youth Union Committees and members of

Student Associations) are carried out in order to collect

opinions about the impacts of using Facebook on students’

study performance. All of the acquired data is used to

analyze facts of Facebook usage among students of Can

Tho University.

2.2. Data analysis method

The data is processed by Excel, SPSS 16.0 for

descriptive and comparative statistics.

Page 25: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

22 Pham Ngoc Nhan, Le Tran Thanh Liem

3. Research results and discussions

3.1. Frequency of Facebook usage among students

Figure 1. Frequency of Facebook usage among Can Tho

University students (Source: Survey on 412 students of Can Tho

University using Facebook)

Also in the research, Likert scale 4-point is used to

measure facebook usage frequency of students with

1 = rarely, 2 = seldom, 3 = sometimes and 4 = usually. The

results show that students who use Facebook with high

frequency daily make up the biggest proportion (48.8%);

41% of them use Facebook sometimes a day, and 3.6%

rarely use. These figures mean that most of students used

Facebook with high frequency and this would lead to less

study time, especially time for self-study.

However, the fact is that Facebook is mostly used to

relax, to exchange study materials and to update

information of faculty's extra activities, so this social

network does have its positive impacts.

According to surveys with representatives of class

(faculty, university Youth Union Committees and

members of Student Associations) most of class (faculty,

university Youth Union Committees and Student

Associations) use Facebook to post their news and

activities. Therefore, students are required to sign up an

account and check Facebook regularly to be updated.

3.2. Time spent on Facebook of students

According to Figure 2, 65.3% of students use Facebook

less than 2 hours a day; the number of students who use

Facebook up to 3 hours per day makes up 17.2% and only

8.5% students spend about 4 hour a day for Facebook.

These figures show that students do not waste too much

time on Facebook; they use Facebook when having free

time. And for most of the time, Facebook is used to talk to

friends and to update relevant information.

Figure 2. Time spent on Facebook of students (Source: Survey

on 412 students of Can Tho University using Facebook)

Still some of them spend too much time on Facebook,

more than 4 hours a day at the expense of time for studying,

both lecture time and self-study. Even worse, these

students might gradually dip into 'virtual world' and stay

disconnected to classmates and other usefull activities

outside class organized by their class or faculty. These

activites are useful and often help them improve soft skills.

3.3. When and where students used Facebook

- When to use Facebook: As for Figure 3, most of

students often use Facebook during free time, accounting

for 58% while 28.6% among them still use Facebook while

on duty or during study time, both class and self-study

time. Using Facebook just to relax while studying would

make students pay less attention to studying and then lead

to poor study performance.

Figure 3. When to use Facebook of students (Source: Survey on

412 students of Can Tho University using Facebook)

Figure 4. Location of Facebook used by students

(Source: Survey on 412 students of Can Tho University using Facebook)

- Where to use Facebook: Fig. 4 shows that students use

Facebook most of the time in their rooms (boarding houses

or rooms in university dormitory) making up 68.9%. 35.4%

of them use Facebook inside the university areas and 5.5%

use at charged internet shops. It is a fact that, nowadays

students can easily have access to Facebook everywhere

via laptops, smart phones, tablets, accounting for 26.4%.

Self-study time would be much affected for those who

often use Facebook at home. Even worse, these students

easily get addicted to Facebook and then neglect their

study. However, on the other hand, unlimited access to

Facebook would also help students have timely update on

schedules of exams, group study or extra activities.

58%

4,1%

14%

28,6%

13,3%

Free time In the morning after wake-up

In the morning after wake-up While working or studying

Any time possible

010203040506070

In privaterooms or atdormitory

Chargedinternet

shops

Inuniversity

Anywhere

68,9

5,5

35,426,4

%

3,60 % 6,60 %

41,00 %

48,80 %

Seldom Rarely Sometimes Always

65,3

17,2

8,5 9

0

10

20

30

40

50

60

70

2h/day 3h/day 4h/day >4h/day

%

Page 26: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 23

3.4. Using Facebook during class hours and its impacts

- Facts of using Facebook during class hours among

students

Figure 5 shows that, only 26.7% of students do not use

Facebook during class hours; 36.9% among them spend

around 5 minutes for Facebook. The ratios of 10, 15 and 25

minutes are 18%, 10.4% and 2.9% respectively. In general,

Facebook does not take much time of students during class

hours, but more or less, it would distract their attention to

studying while in class.

Figure 5. Time spent on Facebook during class of students

(Source: Survey on 412 students of Can Tho University using

Facebook)

- Facebook usage by subjects

It is also a fact that, time spent on Facebook of students

depended on which subject class they were in. Studying

result showed during easy subject class, students tended to

use Facebook more than difficult ones, accounting for

28.2%. The ratio of students using Facebook during class

of subjects failed in the first take of exam was 3.9%, the

same as of subjects they chose to re-take to have better

results. Suprisingly, it was as high as 46.6% of students

uses Facebook during class regardless of the subject. (Note:

failed in the first take of exam means students were given F then

they have to take the subject again)

3.5. Facebook's impacts on study time and performance

of students

- Impacts on time spent on study of students

Table 1 below shows that without Facebook students

spend most of their time on study, as high as 82.1%. However,

once they use Facebook, the ratio decreasesto 56.6% only. It

means that students tend to spend less time on study after they

sign up a Facebook account. The ratios reflect the fact that

students waste too much of their time on Facebook and other

social networks just to relax at the expense of study.

Table 1. Time for study of students with and without Facebook

Time for

self-study With Facebook Without Facebook

Students Ratio Students Ratio

3-4

hours/day 338 82.1% 233 56.6%

1-2

hours/day 74 17.9% 179 43.4%

Total 412 100 412 100

(Source: Survey on 412 students of Can Tho University using

Facebook)

However, these figures merely disclose Facebook's

direct impacts on study time, especially time for self-study

while they are at their rooms. Therefore, the study also

analyzes how Facebook affect study indirectly and

positively as a convenient tool to share information between

classmates. The research has found out that more students

join extra activities after they use Facebook. Before signing

up for Facebook, only about 38.1% of them regularly

participate in these activities. The ratio goes up to 44.9%

after students use Facebook. It can be explained that by using

Facebook, students would stay more connected to their

friends, easily update relevant news and photos as well as be

invited to these events more frequently.

- Facebook's impacts on students' study performance

By comparing students' scores before and after using

Facebook we could see that actually the study results are

not affected much after students have used Facebook.

According to Table 2 below, 13.1% of students say that

their study performances improve after they use Facebook

while 26 among 412 surveyed students tell us their study

results go down. However, the students explain that better

or worse study results depend on many other factors apart

from using Facebook only.

Table 2. Comparison of study results before and

after students using Facebook

On study result After using Facebook

Quantity Ratio %

Stabilized 332 80.6

Improved 54 13.1

Down 26 6.3

Total 412 100

Source: Survey on 412 students of Can Tho University using Facebook

3.6. Facebook's positve impacts on study

The survey results among 412 students show that as

high as 78.6% of students start using Facebook to search

for learning materials which are shared by their classmates

and lecturers. There are many different reasons why

students use Facebook but the main reason is to support

study. During in-depth group surveys with students within

this study, we are told by most of them that Facebook is a

good and easy way for them to look for learning materials

shared not only by their classmates or their friends in the

faculty or university but also by students from other

universities. Therefore, by using Facebook, students could

easily find learning materials they need and also exchange

their learning tips with others. For better study results,

students tend to set up groups to study together and in many

of the cases, Facebook is a good place for online group

discussions or to share or update time and locations of

group study, accounting for 56.5% of students.

Group discussion via Facebook has both advantages

and disadvantages. One of the disadvantages is that

students could not discuss complicated study topics via

Facebook. But on the other hand, online study group via

Facebook helps save time and members could have timely

updates. For the purposes of information sharing, members'

opinions collection or duty assignment, using online

26,7

36,9

18

10,4

5,12,9

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Don't useFacebook

5 minutes 10minutes

15minutes

20minutes

25minutes

%

Page 27: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

24 Pham Ngoc Nhan, Le Tran Thanh Liem

groups via Facebook is more convenient. Also, absent

members could grasp all information about the discussion

easily by reading through. Besides, Facebook is also a

channel to share or update news on activities of the Youth

Union and Students Associations to students (45.1%).

3.7. Suggestions to use Facebook effectively

Social network itself is not a bad thing as it depends on

users and how they use social network. For students they

should know how to take full advantages of social network,

especially in study. Students should be fully aware of bad

impacts of social network to avoid them. Besides, for each

social network, there are different measures to avoid

negative impacts.

Based on the surveys among students, the authors

summarize four ways to reduce negative impacts of social

network proposed by students themselves.

Table 3. Ways to reduce negative impacts of

social network to study

Measures

Number of

students

who agree

Ratio (%)

Stopping using 7 1.5

Using when needed 177 37

Limiting time on social network 55 11.5

Applying suitable solutions 240 50.1

Source: Survey on 412 students of Can Tho University using

Facebook

From Table 3, we could once again affirm that, students of

Can Tho University fully understand negative impacts that

social network might create; therefore, they know they have

to apply suitable measures (50.1%) to avoid the bad impacts

instead of stopping using social network (1.5% only).

Apart from the four above suggestions, there are

opinions that students should only access Facebook page of

their class or faculty to update relevant news (71.7%), to join

clubs to exchange information and to develop soft skills

(54.4%). Besides, surveyed students also suggest that each

Faculty should have its own Facebook page to connect

students and lecturers together so that students could have

timely supports from lecturers in study and in private issues

as well (41.5%). 38.2% of students agree not to join bad and

black pages that could negatively affect their study.

- During discussion with students of the research group,

they propose some ways to take the advantages of

Facebook use among Can Tho University's students:

✓ Do not waste too much time on social network and

do not use it during class hours.

✓ Have careful thoughts of the purposes before

signing up for a social network. Social network

should be mainly used to share study materials

and information.

✓ Remember that not all information posted on

social network is true and positive.

Use Facebook to create study groups to discuss with

classmates and study together.

4. Conclusions

The study has found that, Facebook does have its

positive impacts as it is mostly used to look for learning

materials shared by their lectures and friends (accounting

for 78.6%). Also, 56.5% students join their private groups

on Facebook to study together and 45.1% of them use

Facebook to inform others of extra activities of their class

and faculty. As Facebook is the main channel used by class

and faculty leaders to post relevant information, by using

Facebook, students could have timely updates. Then they

have more chances to join social activities organized by the

faculty, accounting for 70.6%.

However, negative impacts of Facebook are clear,

especially on study performance of students. Up to 73.3%

of students often use Facebook during lecture time with

different frequencies. In addition, too much time-spent on

Facebook would lead to less time on self-studying.

The study also puts forward some suggestions to help

students use Facebook effectively, namely identifying their

purposes of using Facebook before signing up and cutting

down time for Facebook before exams.

Acknowledgements: Our special thanks would go to

students, members of Youth Union Committees and Student

Associations of different levels at Can Tho University for

participating in our surveys. Also we would like to express

our sincere thanks to our colleagues at Can Tho University

for supporting us in this university-level study.

REFERENCES

[1] Trong, H., Ngoc, C.N.M., 2005. SPSS data analyzing. Hong Duc

Publisher. Ho Chi Minh city in Viet Nam, 295 pages (in

Vietnamese).

[2] Mai, N.T.T., Tuan, N.P., 2014. Research on how to use Facebook as

a tool to reform education in university. External Economics Review, Foreign Trade University. No. 68.

[3] Weinberg, T., 2009. The new community rules: Marketing on the

social web. Sebastopol, CA: O'Reilley Media, Inc.

(The Board of Editors received the paper on 15/9/2017, its review was completed on 14/3/2018)

Page 28: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 25

BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐÌNH LÀNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

PRESERVING COMMUNAL HOUSE CULTURAL VALUES IN DA NANG CITY

Phan Thị Thương1, Nguyễn Ngọc Chinh2, Nguyễn Ngọc Nhật Minh2 1Lớp 14CNQTH02, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc, cái cốt lõi cho sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Một quốc gia muốn văn minh, muốn giàu mạnh, muốn thịnh vượng thì trước tiên phải chú trọng đến văn hóa dân tộc. Một trong những giá trị văn hóa đó là giá trị văn hóa đình làng. Đối với người Việt, đình làng là một biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng quan trọng của đời sống làng xã Việt Nam. Bài báo trình bày văn hóa đình làng, nghệ thuật kiến trúc với các yếu tố biểu đạt ý nghĩa của kiến trúc đình làng, khảo sát sự hiểu biết về giá trị đình làng của sinh viên một số trường đại học trên địa bàn thành phố và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm gìn giữ các giá trị đình làng tại thành phố Đà Nẵng.

Abstract - National cultural identity is the root, the core for the development of each country in the world. A country that wants to be civilized, to be rich and to prosper must first focus on national culture. One of the cultural values is that of the village. For the Vietnamese, the communal house is a spiritual symbol and important beliefs of village life in Vietnam. This article presents the village culture, architectural art with the elements expressing the meaning of village architecture, explores the understanding of communal values of students of some universities in the city and thereby proposes some specific measures to preserve the communal values in Da Nang city.

Từ khóa - bản sắc; văn hóa dân tộc; văn hóa đình làng; bảo tồn; thành phố Đà Nẵng

Key words - cultural identity; national culture; communal house culture; preservation; Danang city

1. Đặt vấn đề

Xu thế toàn cầu hoá đang là đặc điểm chi phối thời đại,

do vậy, các nền văn hóa trên thế giới dễ dàng tràn vào nước

ta bằng nhiều con đường và nhiều hình thức, nhất là từ sau

thời kỳ mở cửa. Trong quá trình giao lưu và hội nhập, chúng

ta không thể phủ nhận được sức tác động to lớn của những

văn hóa ngoại nhập. Sự hấp dẫn của cái mới, cái hiện đại

không hoàn toàn đồng nghĩa với cái không tốt, không bổ ích.

Nhiều dân tộc trên thế giới đã đạt nền văn minh cao, đã hình

thành được nền văn hóa đầy bản sắc, nhưng đất nước họ vẫn

giữ được những truyền thống văn hóa hàng ngàn năm, điển

hình là đất nước Nhật Bản. Rõ ràng sự hòa nhập là hoàn toàn

cần thiết, hòa nhập trong điều kiện đó đồng nghĩa với tiến

bộ. Nhưng muốn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến không

chối bỏ hội nhập, trước hết phải đảm bảo một nền văn hóa

đầy bản sắc dân tộc. Nền kinh tế siêu công nghiệp đang ào

ạt diễn ra, con người hiện đại đang đứng trước một cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên cần bảo tồn những di sản

của cha ông để lại, như một thảm đệm để con người tránh

được những cú sốc khi tiến vào xã hội mới.

Thêm vào đó, đình làng là biểu tượng văn hóa, tâm linh,

tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt, là nơi hội

tụ của cộng đồng làng xã, thể hiện khát vọng chân thiện mỹ

của con người, là một trong những động lực to lớn trực tiếp

góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát

triển toàn diện của con người Việt Nam [1]. Tuy nhiên,

dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, vì lợi nhuận

trước mắt, nên đây đó không ít những di tích thắng cảnh ở

nhiều tỉnh, thành phố của nước ta bị xâm hại, thậm chí bị

phá hủy. Trong số đó, một số di tích thành phố Đà Nẵng

không ngoại lệ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và

đề xuất những giải pháp để bảo tồn, gìn giữ, phát triển văn

hóa đình làng là điều rất cần thiết và quan trọng, giúp chúng

ta nâng cao tầm hiểu biết, giữ gìn và phát triển những giá

trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc, đồng thời đưa

văn hóa đình làng đến gần hơn với mọi người, và mọi người

thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam.

2. Nội dung

2.1. Văn hóa đình làng Đà Nẵng

Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ

thời Lê Sơ, đánh dấu bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ

truyền [1], [7]. Đình làng còn là một biểu tượng của tính

cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là nơi hội

tụ của cộng đồng làng xã, là trung tâm văn hóa của làng mà

thể hiện cô đọng nhất là các lễ hội, các hình thức tín ngưỡng

mang đậm tính nhân văn. Đó là nơi sinh hoạt văn hóa, hội

họp, đồng thời cũng là nơi dân làng gửi gắm niềm tin, ước

vọng về cuộc sống tốt đẹp trong tương lai [8].

Từ bao đời nay, “… đình làng trở thành nơi hội tụ và

phản chiếu văn hóa của cộng đồng làng xã trong diễn trình

lịch sử” [8]. Cùng với cây đa, bến nước, ngôi đình đã đi

vào tâm thức của các thế hệ người Việt Nam như một giá

trị văn hóa sâu lắng, không thể phai mờ.

Trong phần đầu cuốn sách “Đình Việt Nam” của tác giả

Hà Văn Tấn về nguồn gốc của đình, thời nhà Đinh, ở cố đô

Hoa Lư đã có dựng đình cho sứ thần nghỉ chân trước khi

vào chầu vua. Đến đời Trần, đình với tư cách là trạm nghỉ

chân được ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư: “Thượng

hoàng xuống chiếu rằng, trong nước ta, phàm chỗ nào có

đình trạm đều phải tô tượng Phật để thờ. Trước là tục nước

ta, sau là vì nắng mưa nên làm đình để cho người ta đi

đường nghỉ chân, trát vách bằng vôi trắng gọi là đình trạm”.

Dưới thời nhà Lê, đình làng từng bước phát triển, những

người giàu có đã bỏ tiền để làm đình. Từ khoảng thế kỷ

XV, đình không còn chức năng thờ Phật như trong những

thế kỷ trước, mà là nơi thờ Thành hoàng - những người có

công với nước, với dân [7].

Đình làng Đà Nẵng được hình thành, phát triển và từng

bước hoàn thiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở

thành kỷ cương, linh hồn và ngưỡng vọng của mỗi người

dân, là chốn linh thiêng và linh hồn của cả cộng đồng. Từ

trong đình làng nhân dân muốn gửi gắm niềm tin, ước vọng

về cuộc sống hạnh phúc, thanh bình. Theo tác giả Ngô Thị

Page 29: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

26 Phan Thị Thương, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

Hường thì đình làng Đà Nẵng ra đời là sản phẩm văn hóa

của cộng đồng người Việt trên hành trình Nam tiến [4].

So với các ngôi đình miền Bắc hay một số đình ở miền

Nam thì đình làng Đà Nẵng không thể mang nhiều giá trị to

lớn bằng. Tuy nhiên, không gian nào thì văn hóa ấy, mỗi

vùng miền, mỗi địa phương có những dấu ấn riêng biệt và

đặc thù. Văn hóa đình làng Đà Nẵng đã mang lại cho người

dân nơi đây những giá trị văn hóa, lịch sử rất riêng và quan

trọng hơn đó là sự gắn bó với lịch sử hình thành, sinh sống

của người Đà Nẵng, của tiến trình bảo vệ, giữ gìn bờ cõi [3].

Năm 1306, Đà Nẵng thuộc về Đại Việt. Đến cuối thế

kỷ XVIII, quá trình khai khẩn miền đất này đã cơ bản hoàn

thành. Các cộng đồng cư dân Việt khi đó đã kế thừa và phát

huy những vốn liếng văn hoá của cha ông từ đất Bắc và

sáng tạo ra những giá trị văn hoá trên vùng đất mới, trong

đó có đình làng Đà Nẵng. Sau khi công việc khai canh lập

ấp hoàn thành thì cũng là lúc mọi người đồng tâm, chung

sức dựng đình làng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm

linh của người dân. Từ đó, ngôi đình như là một chứng

nhân lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay của đời sống.

Ngôi đình đã trở thành hình ảnh thân thương, chất chứa

bao kỉ niệm và ân tình với người dân làng xã. Nó ghi lại

những chiến tích anh hùng của nhân dân về cuộc đấu tranh

chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương. Trên khắp địa bàn

thành phố Đà Nẵng, ngôi đình nào cũng ghi dấu phong trào

yêu nước của nhân dân địa phương, từ các cuộc khởi nghĩa

Cần Vương, nghĩa hội Quảng Nam đến cuộc Cách mạng

tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến chống Pháp,

chống Mỹ. Khi chưa xây dựng những cơ quan hành chính,

nhà văn hóa cộng đồng thì ngôi đình chính là ngôi nhà

chung của làng, là cứ địa của các cuộc đấu tranh chống giặc

ngoại xâm, là nơi nuôi giấu, che chở cán bộ cách mạng và

bộ đội - những người con ưu tú của quê hương, những con

người đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đất nước, vì Tổ quốc

và tự do của dân tộc [9].

Ngoài giá trị lịch sử, đình làng Đà Nẵng còn mang

những giá trị văn hóa sâu sắc, được phản ánh, thể hiện và

duy trì thông qua các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống

theo đúng các tập tục và nghi thức xa xưa. Trong những

ngày diễn ra lễ hội, cả một vùng rực rỡ màu sắc của cờ,

hoa, rộn ràng khúc hát cầu an, nhịp điệu bài chòi tha thiết,

cùng hàng loạt các trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo

co,… Các lễ hội đình làng của Đà Nẵng có từ rất xưa, được

lưu truyền và gìn giữ từ đời này sang đời khác, như lễ hội

đình làng Túy Loan, lễ hội đình làng Hoà Mỹ, lễ hội đình

làng An Hải, lễ hội đình làng Hải Châu,… Theo năm tháng,

các lễ hội đình làng đã trở thành nét đẹp văn hóa khó phai

mờ trong tâm thức của người dân địa phương, và đó cũng

là dịp để người dân được đắm mình trong một không gian

lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo thống kê, hiện nay Đà Nẵng đã có 35 đình làng [8],

trong đó có 5 đình làng được xếp hạng di tích cấp Quốc gia

bao gồm: Đình Nại Nam, Đình Đồ Bản, Đình Tuý Loan,

Đình Hải Châu, Đình Thạc Gián và 30 đình làng trên cả sáu

quận, huyện được xếp hạng di tích cấp thành phố [11].

2.2. Nghệ thuật kiến trúc của văn hóa đình làng Đà Nẵng

Diễn tiến lịch sử, nguồn gốc cư dân, trình độ văn hóa,

văn hóa bản địa, … đã tác động đến sự hình thành, kết cấu,

kiến trúc, mô típ trang trí trên ngôi đình Đà Nẵng. Sau đây

là một số yếu tố, đặc điểm và ý nghĩa của kiến trúc đình

làng thành phố Đà Nẵng [4], [5], [6].

2.2.1. Chủ đề trang trí

Hệ đề tài thực vật: Phổ biến nhất là các mô típ hoa

cúc, hoa mai, hoa sen.

Ý nghĩa: - Hoa cúc biểu tượng cho những lời chúc tốt

đẹp, trường thọ, bền bỉ; - Hoa mai biểu tượng cho sự may

mắn, phúc lành, gân guốc, vững chãi; - Hoa sen biểu tượng

cho đức hạnh và sự hoàn hảo.

Hệ đề tài đồ vật: Bài trí theo kiểu ô hộc, gần gũi nhất

là kiểu thức trang trí cuốn thư, nằm ở vị trí trung tâm mang

tính đăng đối, rất dễ tìm thấy trên các ngôi đình của Đà

Nẵng như đình Hải Châu, đình Hòa Mỹ, đình Đà Sơn,...

Ý nghĩa: Mang tính thẩm mỹ, biểu tượng cho phương

tiện chứa đựng trí tuệ và sự tài hoa.

Hệ đề tài không gian, vũ trụ: Hình ảnh vòng thái cực

vây quanh là vòng bát quái, có khi được thay thế cho mặt

trời, khối cầu lửa, mặt trăng hay viên ngọc trong kiểu thức

“Lưỡng long triều nhật”, “Lưỡng long triều nguyệt”,

“Lưỡng long tranh châu”.

Ý nghĩa: Biểu tượng cho điềm lành, hạnh phúc, có tác

dụng và năng lực chống lại mọi thâm nhập của các thế lực

tà ma và những điều bất hạnh.

Hình 1. Lưỡng long tranh châu đình làng Thạc Gián – Đà Nẵng

(Ảnh: Tác giả)

Hệ đề tài động vật: Tiêu biểu nhất là hệ thống tứ linh

Long – Ly/lân - Quy – Phụng/phượng. Ở đình làng Đà

Nẵng, kỳ lân thường được trang trí trên hai đầu mái trước

và trên bình phong. Thậm chí hình tượng tứ linh còn được

trang trí trên mái đình làng. Ngoài ra, còn bổ sung bốn con

vật nữa để thành bát vật đó là ngư - phúc - hạc - hổ.

Ý nghĩa: - Long (rồng) biểu tượng cho khát vọng to lớn

của con người; - Lân (kỳ lân) biểu tượng cho sự trường thọ,

trường tồn; - Quy (rùa) tượng trưng cho sức chịu đựng và

sinh lực, bền vững; - Phượng (phượng hoàng) thể hiện sự

oai nghiêm, linh thiêng.

Ngoài ra, ở nhiều đình Việt Nam nói chung, các ngôi

đình thành phố Đà Nẵng còn có các biểu tượng khác như:

- Ngư (cá) biểu tượng cho sự thành đạt, hanh thông;

- Dơi (phúc) biểu tượng cho phúc đức;

- Hạc biểu tượng cho sự cao khiết và trường thọ;

- Hổ biểu tượng cho sức mạnh có thể trấn áp tà ma, quỷ dữ.

Page 30: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 27

2.2.2. Kĩ thuật thể hiện trong trang trí

Trang trí trên gỗ: Nền nhà, tường vách, bình phong,

cổng ngõ, mái cổ diềm, một số vật dụng trang trí hay thiết

kế bên trong kiến trúc như khám thờ, bàn linh, trướng, hoành

phi được trang trí bằng nhiều kĩ thuật khác nhau như khảm

sành sứ, trang trí nề vôi vữa đắp nổi, trang trí bích họa.

Được sử dụng trong phần nội thất của tất cả hệ thống

đình làng ở Đà Nẵng.

Mang ý nghĩa như một thuộc tính quan trọng của ngôn

ngữ kiến trúc.

Hình 2. Trang trí trên gỗ đình làng Thạc Gián – Đà Nẵng

(Ảnh: Tác giả)

Trang trí trên nền vôi vữa: Nền nhà, tường vách, bình

phong, cổng ngõ, mái cổ diềm, một số vật dụng trang trí

hay thiết kế bên trong kiến trúc như khám thờ, bàn linh,

trướng, hoành phi, bình phong, … được trang trí bằng

nhiều kĩ thuật khác nhau như khảm sành sứ, trang trí nề vôi

vữa đắp nổi, trang trí bích họa.

Về ý nghĩa thì những trang trí bằng vôi vữa đã tạo nên

nét đặc thù và gây nhiều ấn tượng, thể hiện sự khéo léo của

người thợ thủ công liên quan đến cả hai lĩnh vực điêu khắc

và hội họa, mang đậm tính chất tâm linh.

Hình 3. Bình phong đình làng Hải Châu – Đà Nẵng (Ảnh: Tác giả)

2.3. Nhận thức của sinh viên về văn hóa đình làng Đà Nẵng

2.3.1. Mức độ hiểu biết của sinh viên về văn hóa đình làng

Đà Nẵng

Tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được ý kiến của 285

sinh viên từ năm 1 đến năm 4 của một số trường đại học trên

thành phố Đà Nẵng, như sinh viên Trường Đại học (ĐH)

Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN), sinh viên Trường

ĐH Kinh tế - ĐHĐN, Sinh viên Trường ĐH Sư phạm -

ĐHĐN và sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐHĐN. Trong

đó, sinh viên năm 1 chiếm 9%, sinh viên năm 2 chiếm 14%,

sinh viên năm 3 chiếm 27% và 50% là sinh viên năm 4. Kết

quả khảo sát được thể hiện ở Hình 4 và Hình 5 dưới đây:

Hình 4. Mức độ hiểu biết của sinh viên về văn hóa đình làng

thành phố (TP) Đà Nẵng

Hình 5. Mức độ tham gia những hoạt động tham quan - học tập

ngoại khóa tại các đình làng ở TP. Đà Nẵng

Từ kết quả khảo sát có thể thấy mức độ hiểu biết văn

hóa đình làng Đà Nẵng và mức độ tham gia các hoạt động

thăm quan, học tập ngoại khóa tại các đình làng của sinh

viên còn khá hạn chế, với các mức độ sau: 11% - biết rõ,

35% - biết một số, 40% - nghe qua và 14% - hoàn toàn

không biết (Hình 4).

Mặt khác, có tới 56% bạn chưa từng tham gia, không

hiểu nhiều, chỉ nghe qua và hoàn toàn không biết về văn

hóa đình làng Đà Nẵng. Số bạn biết rõ những đặc điểm và

từng tham gia hoạt động văn hóa của hầu hết các đình làng

ở Đà Nẵng chiếm 44% (Hình 5).

Tuy nhiên, khi tác giả đưa ra một danh sách gồm các

đình làng sau: Đình Nại Nam, Đình Đồ Bản, Đình Tuý

Loan, Đình Hải Châu, Đình Thạc Gián (5 đình làng được

xếp hạng di tích cấp Quốc gia) thì số lượng sinh viên biết

đến những đình làng này rất lớn (chiếm 75%) và chỉ có

25% sinh viên là không biết đình làng Đà Nẵng nào cả.

Điều đó chứng tỏ rằng, các đình làng nổi tiếng, được xếp

hạng quốc gia được sinh viên biết tới nhiều hơn.

2.3.2. Mức độ đánh giá về vai trò và tầm quan trọng của

những giá trị văn hóa đình làng Đà Nẵng

Hình 6. Mức độ đánh giá về tầm quan trọng của

những giá trị văn hóa, lịch sử đình làng TP. Đà Nẵng

11%

35%40%

14%

Tôi biết rõ những đặc điểm và

hoạt động văn hóa của hầu hết các

đình làng tại Đà Nẵng

Tôi chỉ biết một số đặc điểm cơ

bản và hoạt động văn hóa của

những đình làng nổi tiếng tại Đà

NẵngTôi chỉ nghe qua và không hiểu

nhiều về văn hóa đình làng Đà

Nẵng

Tôi hoàn toàn không biết về văn

hóa đình làng Đà Nẵng

44%

56%

Có, tôi đã từng

tham gia

Tôi chưa bao giờ

tham gia

42%

51%

7%

Rất quan trọng

Quan trọng

Phân vân

Page 31: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

28 Phan Thị Thương, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

Hình 7. Mức độ đánh giá về vai trò của những hoạt động tham

quan - học tập ngoại khóa tại các đình làng TP. Đà Nẵng

Kết quả khảo sát từ Hình 6 về tầm quan trọng của những

giá trị văn hóa đình làng Đà Nẵng cho thấy rằng, có 7% số

sinh viên được hỏi là phân vân, trong khi đó số sinh viên

cho rằng rất quan trọng là 42% và quan trọng là 51%. Như

vậy, nhận thức của sinh viên các trường trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng về tầm quan trọng của văn hóa đình làng

chiếm tỷ lệ rất cao. Hình 7 thể hiện sự đánh giá của sinh

viên về vai trò của tham quan - học tập tại các đình làng

thành phố Đà Nẵng lần lượt là 2% - không cần thiết,

13% - phân vân, 23% - rất cần thiết và 62% - cần thiết.

Có thể thấy rằng, hầu hết các bạn sinh viên đều đánh

giá cao tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc tìm

hiểu, học tập ngoại khóa từ những chuyến điền dã đến đình

làng. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận văn hóa đình làng hiện

nay còn rất hạn chế. Chính vì vậy, cần phải tăng cường

nhiều hơn nữa các hoạt động dạy và học về văn hóa làng

xã cho không chỉ sinh viên mà còn cả các em học sinh; liên

kết với ban quản lý đình làng tại địa phương để tổ chức

nhiều chuyến đi thực tế, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu văn

hóa đình làng ở địa phương.

3. Giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa đình làng tại thành

phố Đà Nẵng

Với những lợi thế cùng tiềm năng phong phú do thiên

nhiên ban tặng, Đà Nẵng hoàn toàn có điều kiện để trở

thành một thành phố phát triển lĩnh vực du lịch và nghỉ

dưỡng. Muốn đạt được mục tiêu trên cần phải có những

giải pháp phù hợp nhằm gìn giữ các di tích thắng cảnh nói

chung, các đình làng nói riêng. Tổ chức các chuyến tham

quan, du lịch, đưa các hoạt động văn hóa, giới thiệu đình

làng Đà Nẵng với bạn bè trong và ngoài nước cũng là một

hình thức quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa đình làng.

- Nhận thức, tuyên truyền Luật Di sản Văn hoá: Triển

khai và tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Di sản văn hoá để đưa Luật Di sản văn hoá vào trong

đời sống nhân dân, quán triệt một cách sâu sắc đến các cấp,

các ngành, xuống tận các địa phương, từng tổ dân phố, từng

thôn, xóm để nhân dân ta có ý thức giữ gìn và phát huy tốt

công tác bảo vệ di sản văn hoá nói chung, đình làng nói

riêng, đồng thời đưa Luật Di sản văn hoá vào trong các

trường học, trong những tiết giảng về lịch sử văn hoá của

đất nước để các em học sinh sớm nhận thức được giá trị

lịch sử, văn hoá, khoa học… của di sản văn hoá dân tộc,

sớm có ý thức và không quên cội nguồn dân tộc.

- Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về

di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Chú trọng tới đối

tượng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu

“Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO…

- Hoạch định chính sách, tổ chức, quy hoạch và quản lý

phát triển: Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương

nhằm phục hồi để có thể sử dụng, khai thác một cách hợp

lý các giá trị của di tích lịch sử - văn hóa. Đây hoàn toàn là

những chủ trương, chính sách đúng đắn và cần được thực

hiện nghiêm túc.

Không những thế, chúng ta cần phải có kế hoạch thu

hút, khuyến khích đầu tư phát triển và tăng cường liên kết

các hoạt động giữa doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với

địa phương nhằm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá văn hóa

đình làng, đồng thời bảo vệ, trùng tu những ngôi đình bị

xuống cấp.

Ngoài ra, cần phải có những chính sách quản lý sử dụng

và bảo vệ đình làng một cách cụ thể ở các địa phương tại

thành phố Đà Nẵng:

- Thành lập ban quản lý đình làng, xây dựng mô hình

quản lý với sự tham gia của cộng đồng nhân dân địa

phương.

- Xây dựng các mức thu phí, lệ phí tham quan du lịch

đình làng theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng nguồn thu trong các hoạt động nghiệp vụ về

quản lý di sản văn hóa; tuyên truyền quảng bá, giáo dục về

bảo vệ di sản văn hóa; đầu tư xây dựng các công trình phục

vụ trực tiếp công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.[2].

- Quy hoạch phát triển du lịch tại các đình làng Đà Nẵng

theo quan điểm đảm bảo tính tổng thể, đảm bảo cơ sở vật

chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm bảo vệ di sản văn

hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho việc

bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản

lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư

xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người

làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở [2].

- Tổ chức các hội nghị mở rộng, mời các doanh nghiệp

tham gia nhằm thu hút đầu tư, tăng cường thông tin, tiếp

xúc với địa phương.

- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm có chất lượng và

thông tin chính xác về đình làng Đà Nẵng.

- Điều phối, kiểm soát các đối tượng khách đến với đình

làng, có kế hoạch tổ chức sắp xếp các đoàn khách đến tham

quan một cách hợp lý.

- Bổ sung các dịch vụ vận chuyển, các điểm trông giữ

xe, các phương tiện và cách thức vận chuyển, lưu thông

trong khu vực nội thành.

- Nghiên cứu cơ bản về đặc điểm và giá trị của đình

làng Đà Nẵng, nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị

của di sản văn hóa, đồng thời trao đổi và chuyển giao kinh

nghiệm trong công tác trùng tu, bảo vệ di sản văn hóa.

Đối với sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại các

trường đại học ở thành phố Đà Nẵng, cần:

- Trau dồi kiến thức nói chung, kiến thức về văn hóa đình

làng nói riêng cho bản thân để đáp ứng nhu cầu hội nhập;

- Giới thiệu cái hay cái đẹp của văn hóa đình làng thành

phố, đặc biệt là những đình làng nổi tiếng của thành phố với

23%

62%

13%

2%

Rất cần thiết

Cần thiết

Phân vân

Không cần thiết

Page 32: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 29

bạn bè, sinh viên nước ngoài đến từ Lào, Thái Lan,

Philippines, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, … đang

học tập và nghiên cứu tại các trường đại học ở Đà Nẵng.

Thời gian qua, công tác bảo tồn các di tích thắng cảnh

tại thành phố Đà Nẵng đã được các cấp lãnh đạo, chính

quyền cũng như Đảng rất quan tâm nhằm đẩy mạnh hơn

nữa trong việc quảng cáo hình ảnh của thành phố tới bạn

bè trong nước và quốc tế. Ví dụ, cuối tháng 3/2018, có

những dự án đầu tư vào thành phố nhưng lại ảnh hưởng tới

một số di tích lịch sử-văn hóa và ảnh hưởng tới đời sống

của ngư dân ven biển: “Trong hai tuần qua, làng biển Nam

Ô liên quan đến dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô

(Lancaster Nam O Resort, quận Liên Chiểu) đã trở thành

điểm nóng ở Đà Nẵng. Theo nhiều người dân địa phương,

các vấn đề họ quan tâm, đề nghị lãnh đạo thành phố giải

quyết và làm rõ là: Lối đi xuống biển của người dân, việc

giữ lại không gian công cộng ở ghềnh đá Nam Ô; tháo dỡ

và hủy hoại một số di tích lịch sử-văn hóa,…”

(https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/vi-sao-lang-bien-

nam-o-tro-thanh-diem-nong-o-da-nang-3731076.html).

Gần đây nhất, đại diện lãnh đạo chính quyền thành phố

(Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng, Bí

thư Thành ủy) đã thị sát Nam Ô và đã điều chỉnh là giữ

nguyên hiện trạng để trùng tu, tôn tạo các công trình di tích

lịch sử trong khu vực; có phương án bảo tồn làng nghề, các

yếu tố văn hóa và lịch sử của làng biển Nam Ô

(https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/da-nang-dieu-chinh-

du-an-resort-do-chan-loi-xuong-bien-3729778.html). Với

sự quan tâm đặc biệt như vậy, chắc chắn các di tích của

thành phố sẽ được bảo tồn và phát triển.

Hình 8. Ông Trương Quang Nghĩa – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

thị sát ở làng Nam Ô (Ảnh: Báo Đất Việt, ngày 01/4/2018) [13]

(bổ sung tài liệu tham khảo nguồn trích dẫn hình ảnh)

4. Văn hóa đình làng trong thời kỳ hội nhập

Nhịp độ chuyển biến của thế giới trong giai đoạn hiện

nay nhanh chóng đến mức khó hình dung. Quá trình đó làm

cho tính chất của thời đại ngày càng phức tạp, cuốn con

người vào vòng xoáy của nó. Cuộc sống dần trở nên nặng

nề, gấp gáp và hối hả khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi,

mất cân bằng và chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là sức mạnh

của đồng tiền đã làm băng hoại và tha hoá nhân cách cũng

như đạo đức của con người. Hơn thế nữa, giới trẻ - những

chủ nhân tương lai của nước nhà - thay vì tiếp thu, bảo vệ,

giữ gìn những nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc thì

lại hào hứng “chạy” theo các trào lưu văn hóa mới một cách

ồ ạt, không chọn lọc, thiếu sự định hướng đúng đắn để rồi

văn hóa đình làng dần bị mai một và chìm vào quên lãng.

Những thế hệ lớn hơn, lớp người già hiện nay thì vẫn

dành tình yêu cho các mái đình. Văn hóa Việt Nam nói

chung và văn hóa đình làng nói riêng tuy gặp nhiều khó

khăn trong việc giữ gìn và phát triển nhưng những người

có tâm huyết và gắn bó với nó vẫn đang ngày đêm nỗ lực

để phục hồi, tôn tạo, bảo tồn các giá trị truyền thống trên

tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn những

cái hay cái đẹp mà cha ông đã để lại.

Để định vị bản thân, những người trẻ trong cuộc sống

hiện đại cần phải biết và nâng cao những kiến thức cơ bản

về văn hóa. Bởi văn hóa là gốc rễ, nó giúp chúng ta thư

giãn tâm hồn, rèn luyện sự trang nhã cũng như tìm lại thăng

bằng cho cuộc sống, làm trong sạch tâm hồn để từ đây tu

sửa tâm, nuôi dưỡng tính.

Bên cạnh đó, những người kế thừa, quản lý đình làng

cũng cần phải đầu tư và xây dựng tầm chiến lược lâu dài

để văn hóa đình làng đến gần hơn với tất cả mọi người.

5. Kết luận

Đình là một công trình kiến trúc lớn nhất của làng xã, là

một di sản văn hoá với tổng thể các giá trị về kiến trúc, điêu

khắc, lịch sử và văn hoá độc đáo. Nó nuôi dưỡng tình yêu

quê hương, đất nước của cộng đồng người Việt Nam. Hòa

vào dòng chảy của xã hội, ngôi đình vẫn đứng đó, vững chãi

và uy nghiêm, hướng lòng người về với nguồn cội, nhắc

chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những giá trị truyền thống,

về bản sắc văn hóa của người Việt Nam nói chung và của

người Đà Nẵng nói riêng. Việc bảo tồn và phát huy các giá

trị văn hoá đình làng là việc làm cấp bách, cần có sự quan

tâm, đầu tư của cả các cấp lãnh đạo và nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Lâm Biền, Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ), NXB Hồng Đức,

2017.

[2] Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Ngọc Nhật

Minh, Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn hóa Quảng Nam - Đà

Nẵng: Mô hình và giải pháp, NXB Đà Nẵng, 2016.

[3] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn học, 2015.

[4] Ngô Thị Hường, “Nghệ thuật trang trí Đình làng Đà Nẵng”, Tạp chí

Lịch sử tỉnh Bình Dương, Số 18, 2011, trang 23-27 .

[5] Ngô Thị Hường, “Đình làng Đà Nẵng - Những giá trị cần bảo lưu”,

Tạp chí Văn hóa du lịch Đà Nẵng, Số 10, 2011, trang 16-18.

[6] Ngô Thị Hường, Đình làng Đà Nẵng dưới góc nhìn ý nghĩa và biểu

trưng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các trường đại học sư

phạm toàn quốc, Hà Nội, 2011, trang 215-219.

[7] Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Đình Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội,

2014.

[8] Hồ Tấn Tuấn, Lê Xuân Thông, Đinh Thị Toan, Đình làng Đà Nẵng,

NXB Đà Nẵng, 2012.

[9] Viện Bảo tồn di tích, Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo

tồn di tích (tập 1), NXB Văn hóa Dân tộc, 2017.

[10] Tân Việt, 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Văn hóa

Dân tộc, 2014.

[11] http://danang.gov.vn/web/dinh-lang/tong-quan-ve-dinh-lang-da-

nang/chi-tiet?id=1565&_c=47399624

[12] https://baomoi.com/da-nang-dung-de-mat-ngoi-dinh-lang-co-quy-

gia/c/22814246.epi

[13] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bi-thu-thi-sat-

resort-chan-loi-xuong-bien-da-do-bien-3355545/

(BBT nhận bài: 30/01/2018; hoàn tất thủ tục phản biện: 20/3/2018)

Page 33: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

30 Trương Thị Thanh Thùy, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

KHẢO SÁT BỨC BÌNH PHONG Ở ĐÌNH LÀNG THẠC GIÁN

INVESTIGATING THE SCREEN OF THAC GIAN COMMUNAL TEMPLE

Trương Thị Thanh Thùy1, Nguyễn Ngọc Chinh2, Nguyễn Ngọc Nhật Minh2 1Lớp 14CNQTH03, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Dọc theo dải đất hình chữ S của Việt Nam ta không khó để bắt gặp hình dáng của bức bình phong xuất hiện trong đình, đền, lăng mộ, nhà thờ họ, nhà ở,... Mỗi bức bình phong mang một kiểu dáng riêng đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao và góp phần làm nên cái hồn cho mỗi công trình kiến trúc. Bình phong, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ trong tổng thể công trình kiến trúc, nhưng từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống trong kiến trúc Việt bởi những ý nghĩa, công dụng và cả giá trị mà nó mang lại. Bài báo khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián, thành phố Đà Nẵng - một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, mang ý nghĩa về mặt tâm linh, là dấu ấn lịch sử đối với đình làng Thạc Gián và thể hiện triết lý âm dương qua hình tượng long mã và biểu tượng nhật nguyệt.

Abstract - Along the S-shaped land of Vietnam, it is not difficult to see the screens that appear in temples, tombs, family temples, dwelling houses .... Each screen has a unique design that has become an art work of high value and contributes to the soul of each architecture. The screen, although only a small element in the overall architecture, has long become the traditional beauty of Vietnamese architecture by the meaning, utility and value it brings. The paper examines the screen of Thac Gian communal temple,Da Nang city - a work of artistic value, of special cultural values, of spiritual significance, a historical mark for Thac Gian village .It also expresses the philosophy of yin and yang through the code icon and the moon symbol.

Từ khóa - bình phong; đình làng Thạc Gián; nét đẹp truyền thống; tác phẩm nghệ thuật; triết lý âm dương.

Key words - screen; Thac Gian communal house; traditional beauty; art work; yin and yang philosophy.

1. Đặt vấn đề

Văn hóa là sản phẩm của loài người, hình thành và phát

triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Mỗi

một cộng đồng người mang một bản sắc văn hóa riêng. Việt

Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống trên cùng một lãnh thổ,

mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa riêng đã làm nên một

nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Tuy nhiên,

nền văn hóa cổ truyền này đang đứng trước những thách thức

của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Nhiều nét văn hóa đang bị mai một dần, biến mất hoặc biến

dạng. Trong đó, bức bình phong trong kiến trúc truyền thống

Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ đó. Trong kiến

trúc xưa, bức bình phong dường như hiện diện ở mọi nơi từ

cung đình, phủ đệ đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà

thờ họ, nhà thường dân. Bức bình phong vừa mang ý nghĩa

về mặt trang trí lẫn về mặt phong thủy theo ý niệm xuất phát

từ Trung Quốc. Vì vậy, vấn đề đặt ra lúc này là cần bảo tồn

những giá trị văn hóa ẩn chứa sau bức bình phong và phát

huy giá trị văn hóa truyền thống này. Bài báo trình bày nguồn

gốc, cấu tạo, ý nghĩa và giá trị văn hóa của bức bình phong

ở đình làng Thạc Gián. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số

biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đình làng

Thạc Gián nói chung và bức bình phong ở đình làng Thạc

Gián nói riêng.

2. Tổng quan nghiên cứu và khái niệm

2.1. Tổng quan nghiên cứu

Với các giá trị mang lại thì đến nay bình phong vẫn là

chủ đề mà các nhà nghiên cứu văn hóa - kiến trúc quan tâm

và tìm cách bảo tồn.

Đầu tiên phải kể đến luận án “Nghệ thuật trang trí bình

phong ở Việt Nam” của Đặng Mai Anh. Đây được xem là

công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện và hệ thống nguồn

gốc xuất hiện và quá trình phát triển của bức bình phong

trong diễn trình văn hóa Việt Nam. Từ những nghiên cứu,

tác giả muốn làm rõ giá trị văn hóa cũng như giá trị nghệ

thuật và ứng dụng bức bình phong trong không gian nội -

ngoại thất đương đại. Ngoài ra, trong Tạp chí Văn hóa nghệ

thuật số 360, tháng 6 năm 2014, tác giả Đặng Mai Anh đã

có bài viết “Trang trí và ứng dụng bình phong trong cuộc

sống”. Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết và công trình nghiên

cứu khác như: “Bình phong trong kiến trúc truyền thống

Việt” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Kế, được in trên Tạp

chí Di sản Văn hóa số 9 (năm 2004); bài viết “Bình phong

và non bộ trong kiến trúc cung đình Huế” của Tiến sĩ Phan

Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế;

bài viết “Đôi nét về bình phong ngoại án thời Nguyễn ở Huế”

được in trên Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3(48), 2014, của tác

giả Đặng Mai Anh khái quát về chức năng và cách trang trí

các bức bình phong thời Nguyễn ở Huế. Mặt khác, các tác

giả Trần Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Ngọc Tùng, Tâm An,

Đinh Báo Hiếu trong bài viết “Kiến trúc bình phong trong

nhà vườn truyền thống Huế” in trên Tạp chí Kiến trúc số 07,

2015, đã nghiên cứu tổng quan về đặc điểm kiến trúc, cấu

tạo của các bức bình phong của nhà vườn truyền thống Huế.

Từ đó, các tác giả đã đưa ra định hướng bảo tồn và cải tạo

bình phong ở nơi đây.

Bức bình phong ở đình làng Thạc Gián cho đến nay vẫn

chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu để làm

rõ nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị của bình phong ở đình làng

Việt Nam nói chung và ở đình làng Thạc Gián nói riêng, từ

đó hiểu hơn về một nét đẹp trong kiến trúc truyền thống

của Việt Nam.

2.2. Các khái niệm liên quan

Khái niệm về bức bình phong

Từ xưa đến nay, cụm từ bức bình phong dường như

không hề xa lạ đối với mọi người dân Việt Nam. Cách dùng

mà ta thường nghe là khi nói về “cái để ngụy trang, để che

đậy, nói chung”. Cụ thể là khi một người bị người khác lợi

dụng làm bình phong nhằm che đậy một bí mật hay điều gì

Page 34: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 31

xấu. Tuy nhiên, theo từ điển tiếng Việt, ngoài nghĩa trên,

bình phong còn có nghĩa là “vật dùng để chắn gió, chắn tầm

nhìn hoặc để che cho đỡ trống trải, thường xây bằng gạch

trước sân hay làm bằng khung gỗ có căng vải đặt trong

phòng” [8, tr. 98]. Thực chất, từ “bình phong” được xuất

phát từ Trung Quốc và được cấu tạo bởi hai từ: bình (trong

tiếng Trung được viết là 屏, mang nghĩa che chắn) và phong

(được viết bằng tiếng Trung là 風, mang nghĩa là gió). Như

vậy, từ nghĩa gốc là che chắn gió thì bình phong đã đi vào

cuộc sống đời thường của con người với một hàm ý tiêu cực.

Khái niệm về đình làng

Đình là “nhà công cộng của làng thời trước, được xây

dựng để làm nơi thờ Thành hoàng và họp việc làng” [8, tr.

437]. Đình làng là một thiết chế văn hóa cổ truyền và đóng

vai trò quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Đình

làng là trung tâm văn hóa, hội họp đồng thời cũng là nơi

dân làng gửi gắm niềm tin, ước vọng về một cuộc sống tốt

đẹp trong tương lai, thông qua các hình thức tín ngưỡng -

lễ hội đầy màu sắc, thấm đẫm tính nhân văn. Nhà văn Tô

Hoài có luận về “cái đình làng” trong Chuyện cũ Hà Nội

rằng: “Cái đình là trung tâm của làng. Làng nào cũng có

đền thờ ông thần hoàng. Đình được cất cao ráo khang trang,

thế tất theo phong thủy, nơi phong quang nhất làng”.

3. Nội dung nghiên cứu

3.1. Đặc điểm, vị trí của bức bình phong ở đình làng Thạc

Gián

Đầu tiên nói về thời gian xây dựng của bức bình phong,

vào thuở ban sơ, lúc ngôi đình mới xây dựng thì bức bình

phong như ngày nay chưa được tạo dựng bởi vào lúc này

thì nguyên liệu gạch, đá chưa được áp dụng vào trong kiến

trúc xây dựng mà chỉ có các vật liệu có sức bền thấp như

tre, nứa,... Cho mãi đến đời vua Minh Mạng (1820 - 1840),

“...ngôi đình được xây dựng lại bằng các vật liệu chủ yếu

là gạch và gỗ thì bình phong cùng lúc này mới được tạo

dựng” [2, tr. 147 – 148].

Bức bình phong của đình làng Thạc Gián thuộc loại bình

phong ngoại án và được xây dựng bằng gạch đá, vôi vữa.

Nhìn tổng thể, bức bình phong có hình dạng của một chiếu

thư, chiếu thư là loại văn bản hành chính mà vua dùng để

ban xuống cho dân chúng và có nguồn gốc từ Trung Hoa.

Cấu tạo của bức bình phong chỉ có hai phần là phần thân và

phần đế mà không có phần đỉnh. Trong đó, phần đế chỉ được

xây dựng thành khối chữ nhật đơn giản, không có họa tiết

trang trí. Xét về phần thân, mặt trước của bức bình phong là

hình ảnh chúa sơn lâm vừa hung tợn vừa uy nghi trong tư

thế vồ mồi, cùng hòa vào trong khung cảnh núi non trùng

trùng điệp điệp. Hình tượng con hổ được đắp nổi bằng xi

măng, quét sơn màu vàng và có các vằn đỏ trên thân. Với

những đặc tính của con hổ, người xưa đã chọn hình ảnh con

hổ trong việc xây dựng bức bình phong nhằm trấn giữ cõi

đất thiêng liêng đang thờ phụng những bậc hiền tài có công

với đất nước. Đằng sau sự hung tợn của chúa tể sơn lâm là

linh vật rất đặc biệt chỉ có trong truyền thuyết - long mã.

Long mã có đầu rồng và thân ngựa; sừng và bờm của rồng,

thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa; đang trong

tư thế bay lượn giữa bầu trời, đầu quay nhìn về phía sau thân

mình. Ngoài ra, long mã còn đang chở trên lưng là Lạc thư

và dưới là Hà đồ. Hà đồ và Lạc thư đều là những hình vẽ

thần bí có từ đời Thượng cổ của Trung Quốc truyền tới ngày

nay. Hình tượng long mã lại có phần đặc sắc hơn bởi nghệ

thuật khảm sành sứ. Long mã được đắp nổi và khảm ghép

các mảnh sành sứ lại với nhau bởi một hỗn hợp kết dính đặc

biệt. Bằng sự tài hoa và bàn tay khéo léo, những nghệ nhân

đã đắp thành hình tượng long mã uy nghi, hài hòa trong màu

sắc. Long mã là linh vật báo hiệu điều tốt lành, là biểu tượng

của sự thông thái, trường thọ, sự nguy nga đường bệ, hạnh

phúc vô song. Phía trên long mã là hình ảnh biểu tượng cho

dương và nguyệt, được khảm bằng một đĩa sành; thể hiện

cho sự hòa hợp âm dương. Ngoài ra, họa tiết mây được khảm

sành sứ trên bức bình phong còn tượng trưng cho dấu hiệu

tốt lành, hạnh phúc. Hơn nữa, mây gắn liền với mưa, tạo nên

khả năng tồn tại và sinh trưởng của cây trồng trong đời sống

cư dân nông nghiệp. Do vậy, hình tượng mây chính là ước

vọng mùa màng tươi tốt của ông cha ta.

Hai bên bức bình phong là cặp họa tiết đối xứng nhau,

mỗi bên là một nửa chữ Thọ được khảm sành sứ tỉ mỉ, có

hình dạng vuông cùng với các họa tiết hoa và lá cách điệu

ở xung quanh. Vì đây là một chiếu thư đang mở nên khi

đóng lại thì hai nửa chữ Thọ sẽ được ghép lại thành một

chữ Thọ hoàn chỉnh. Thời xưa, chữ Thọ xuất hiện nhiều

trong kiến trúc như cung điện, tư gia của các bậc vương giả

và cả nhà của thường dân; nó được xem là biểu tượng của

sự trường thọ, giúp tăng cường năng lượng cho ngôi nhà và

bảo vệ người sống trong ngôi nhà. Mặt khác, theo Kinh thi,

ban đầu chữ Thọ là lời chúc tụng cho sự nghiệp của vua

chúa, về sau là lời chúc dành cho tất cả mọi người. Do vậy,

hình tượng chữ Thọ trên bức bình phong ở đình làng Thạc

Gián thể hiện mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, thanh

thản và đủ đầy sức khỏe. Ở phía ngoài cùng là các họa tiết

hình chữ Vạn (卍), biểu tượng cho sự may mắn. Theo Phật

giáo, chữ Vạn tượng trưng cho phúc lộc, an khang, thành

công, thịnh vượng và còn biểu thị cho công đức vô lượng

của Phật. Chữ Vạn đã từng xuất hiện lần đầu vào khoảng

từ 16.000 đến 14.000 năm trước Công nguyên và được lấy

ý tưởng từ sự quan sát vũ trụ, hệ mặt trời; nó thể hiện nơi

phát sinh ra nguồn sống vô tận và sự vĩnh hằng. Ngoài ra,

sành sứ còn được khảm viền trang trí xung quanh bức bình

phong một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Nói về kích thước, theo quy định về thước tấc của người

xưa, diện tích của bức bình phong (xét về bình phong ngoại

án với chất liệu gạch, đá) phải luôn lớn hơn so với diện tích

cửa giữa của đình và theo tỉ lệ lớn gấp rưỡi trở lên để hai

cái không có sự đối nghịch với nhau, tạo nên sự hài hòa

trong kiến trúc. Do vậy, bức bình phong ở đình làng Thạc

Gián có chiều cao là 1,75m và bề ngang rộng 3,9m; trong

khi chiều cao và bề ngang của cửa giữa lần lượt là là

1,835m và 2,29m; tức là diện tích bức bình phong gấp

khoảng 1,62 lần so với diện tích cửa giữa.

Còn xét về vị trí, giống như hầu hết các đình làng khác,

bức bình phong ở đình làng Thạc Gián cũng được đặt theo

nguyên tắc đơn tuyến, ngoài cùng là nghi môn (cổng ngõ) rồi

tiếp đến là bình phong án ngữ, đi qua một khoảng sân rộng

rồi mới đến công trình chính của đình làng. Tuy nhiên, vào

năm 2009, phía trước bình phong còn được xây dựng thêm

hồ bán nguyệt nhằm mục đích lưu giữ lại một hồ lớn ngay

phía trước đình làng. Xưa kia sân đình tiếp giáp với một bàu

làng rộng 10 đến 12 hecta, nhưng sau này bàu làng bị quy

Page 35: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

32 Trương Thị Thanh Thùy, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

hoạch để xây dựng khu dân cư; vậy nên dân làng đã xây dựng

hồ bán nguyệt biểu tượng cho bàu làng cũ cùng với mong ước

thịnh vượng, phát triển và biểu tượng cho tình yêu đôi lứa.

Mặt khác, theo phong thủy, “… khoảng cách đặt bình phong

cũng khá linh động nhưng đều căn cứ vào kích thước công

trình. Phần lớn các thầy địa lí cho rằng khoảng cách từ bức

bình phong đến công trình (phong thủy gọi là tiểu minh

đường) thường lấy tương đương với kích thước bề ngang của

công trình, được xem là hợp lí” [7, tr. 82]. Trong khi bề ngang

của đình làng Thạc Gián là 14,2m và khoảng cách từ bình

phong đến công trình là khoảng 18m, được coi là không quá

xa so với công trình chính của đình làng và là khoảng cách

phù hợp đủ để che chắn cho ngôi đình, đáp ứng yêu cầu của

phong thủy và mang tính thẩm mỹ.

Tóm lại, kích thước và vị trí đặt bức bình phong đều

dựa theo một quy tắc chuẩn mực để làm sao bức bình phong

được phù hợp với ngôi đình và mang tính thẩm mỹ cao.

Hơn nữa, các họa tiết trên bức bình phong được trang trí

rất cẩn thận, tỉ mỉ đã làm nên sự đặc sắc và hài hòa cho bức

bình phong, cùng với đó là các ý nghĩa sâu xa được gửi

gắm trên từng họa tiết, từng hình tượng linh vật.

Hình 1. Mặt trước của bức bình phong (Nguồn: Tác giả)

Hình 2. Mặt sau của bức bình phong (Nguồn: Tác giả)

3.2. Vai trò của bức bình phong đối với đình làng Thạc

Gián

Trong các làng xã Việt Nam, đình là một kiến trúc có

quy mô to nhất và theo quan niệm của người xưa, có tầm

quan trọng ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và sức khoẻ của

tất cả dân làng. Do vậy, dựng đình là việc chung của cả

làng và một việc tối quan trọng khi dựng đình là chọn

hướng đình. Hướng đình đóng vai trò rất quan trọng, chẳng

những ảnh hưởng đến sự thịnh vượng về cuộc sống mà còn

ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người ở trong đình cũng

như dân chúng sống trong làng. Ca dao cũ có câu: “Toét

mắt là tại hướng đình. Cả làng cùng toét riêng mình em

đâu”. Vào thế kỷ XVI và XVII, người ta thường gặp những

ngôi đình quay về hướng Nam hoặc một số quay về hướng

Tây và là hai hướng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đình

Thạc Gián lại hướng về phía Bắc. Theo như khí hậu của

Việt Nam thì đây là hướng giá rét vào mùa đông và nóng

về hè. Hơn nữa, về mặt tín ngưỡng thì đây là hướng mang

nhiều sự hắc ám, ít nhiều gắn với quỷ dữ. Vì thế, kiến trúc

của người Việt ít quay về hướng này. Theo Giáo sư Trần

Lâm Biền nhận xét trong cuốn sách “Đình làng Việt (Châu

thổ Bắc Bộ)” thì “vẫn có những ngôi chùa hoặc một di tích

nào đó được chủ động nhìn về hướng Bắc. Về cơ bản,

những di tích này ít gắn với thế gian mà thường liên quan

đến các kiếp đời đã qua, như một số chùa ở nghĩa trang để

cầu siêu độ cho những linh hồn ở thế giới bên dưới” [3].

Trái lại, đình làng Thạc Gián hướng nhìn về phía Bắc bởi

vì đình làng được tạo lập bởi đoàn người từ Bắc vào khai

canh, lập nghiệp vào giai đoạn khởi thủy của vùng đất

Chiêm Thành chuyển giao cho đất nước Đại Việt. Các bậc

tiền nhân lần đầu tiên vào đây nên chưa có định hướng về

phong thủy hay hướng gió ở đây như thế nào mà chỉ xây

dựng đình với mục đích là đem các phong tục, đạo lí từ cội

nguồn phương Bắc vào phương Nam. Do vậy, đình làng

chủ động hướng nhìn về phía Bắc là để ngưỡng vọng về

quê cha đất tổ ở phương Bắc, là để nhớ ơn, tri ân những

người có công với đất nước bằng tất cả lòng thành của

người dân nơi đây. Cũng chính bởi ngôi đình không theo

phương hướng của lối kiến trúc truyền thống nên ông cha

ta đã có những biện pháp để khắc phục nhằm hài hòa âm

dương, đem lại sự yên bình cho ngôi đình. Họ đã xây dựng

hồ bán nguyệt trước sân đình, tiếp đến là bức bình phong

với hình ảnh chúa sơn lâm oai vệ để đảm bảo cân bằng âm

dương và giúp ngôi đình cũng như người dân sống trong

làng tránh được những yếu tố xấu trong cuộc sống, hưởng

cuộc sống bình yên, thanh thản, hạnh phúc. Mặt khác, theo

thuyết Ngũ hành, phía trước công trình kiến trúc thuộc

hành Hỏa còn chủ nhân lại thuộc hành Kim, theo nguyên

lý Ngũ hành tương khắc thì Hỏa khắc Kim, Hỏa quá vượng

dễ gây tổn hại cho gia chủ. Vậy nên, “… cần phải có bức

bình phong án ngữ phía trước nhằm cản bớt Hỏa khí, đem

lại sự bình yên cho người ở bên trong đình” [1, tr. 44]. Hơn

nữa, cũng như các bức bình phong khác, bình phong ở đình

làng Thạc Gián còn có công dụng là ngăn cản các luồng

khí độc, khí xấu, tà khí xâm nhập vào chốn linh thiêng. Do

vậy, bức bình phong đóng một vai trò không thể thiếu trong

tổng thể kiến trúc đình làng Thạc Gián.

3.3. Triết lý âm dương thể hiện trong bức bình phong ở

đình làng Thạc Gián

Nói về triết lý âm dương, hai thái cực âm và dương đã

trở thành cái hồn, cái thiêng trong đời sống văn hóa Việt.

Đặc biệt trong thời xưa, triết lý âm dương này dường như

đã thấm nhuần trong tư tưởng của người Việt. Con người

biết vận dụng triết lý âm dương trong nhiều khía cạnh và

điều chỉnh hai thái cực âm dương ở trạng thái cân bằng, hài

Page 36: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 33

hòa trong trời đất. Di tích lịch sử văn hóa đình làng Thạc

Gián là một trong những công trình kiến trúc truyền thống

biểu hiện đậm nét triết lý âm dương. Triết lý âm dương góp

phần tăng tính bền vững cho ngôi đình và qua đó thể hiện

những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người. Triết lý âm

dương được thể hiện rõ trong kiến trúc ngôi đình với các

chi tiết: cổng tam quan, lối kết cấu rường chồng ở phần mái

và bức bình phong.

Trong đó, hình tượng long mã trên bức bình phong là

điểm biểu hiện rõ nét của triết lý âm dương. Long mã là sự

kết hợp giữa thân mình là mã (nghĩa là ngựa) - loài vật sống

trên mặt đất, biểu tượng cho tính âm với phần đầu là rồng

- loài vật trong truyền thuyết sống trên trời, biểu tượng cho

tính dương. Rồng thường ở trên cao, khi ẩn khi hiện trong

mây, vùng vẫy khắp không gian, biểu trưng cho những gì

có tính chất cao thượng, mạnh mẽ, linh hoạt, thuộc tiên

thiên (nghĩa là tung) tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian.

Còn mã tuy không thuộc linh vật, nhưng là con vật rất hữu

dụng trong nhân gian, di chuyển nhanh trên mặt đất theo

đường thẳng ngang, có thể chở nặng, có sức bền bỉ, có

nghĩa khí, thuộc hậu thiên (nghĩa là hoành) tượng trưng cho

vĩ tuyến, không gian. Như vậy, hình tượng long mã tượng

trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và

không gian, hình ảnh long mã chạy là biểu hiện cho sự vận

động của vũ trụ, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân. Do

vậy, có thể nói “Long mã mang đầy đủ các yếu tố Âm

Dương, Vũ trụ, sự kết hợp của Tiên thiên và Hậu thiên”

[10]. Hơn nữa, có điều đặc biệt là đầu rồng ngoái nhìn về

phía sau thay vì hướng tới trước thể hiện sự quan tâm, nâng

đỡ phía trước dành cho phía sau. Giống như sự quan tâm,

lo lắng, chia sẻ của người chồng dành cho người vợ của

mình. Từ đó, sự kết hợp hài hòa âm dương trong một con

vật không có thật đã tạo nên nét đẹp văn hóa Việt Nam nói

chung và triết lý sống của người Việt nói riêng. Kết hợp

với long mã là hình ảnh tượng trưng cho dương và nguyệt

đã càng phản ánh rõ tính âm dương, là biểu tượng đẹp cho

sự yên ấm, hạnh phúc giữa đất trời. Cuộc sống chỉ hạnh

phúc, bình yên khi hai thái cực âm dương hài hòa nhau, hài

hòa giữa dương và nguyệt, hài hòa với đất trời. Bên cạnh

đó, thông qua hình ảnh long mã, ông cha ta muốn nhắn nhủ

với người đời rằng, để có cuộc sống ấm no, hòa thuận, yên

bình như rồng và ngựa hòa nhập trong một thực thể long

mã kia thì ắt phải có những đấu tranh, những hi sinh âm

thầm của bậc cha ông, bậc anh hùng đã xả thân mình vì

cuộc sống hòa bình cho muôn thế hệ đời sau.

Như vậy, bức bình phong, thoạt nhìn chẳng có gì quan

trọng trong tổng thể kiến trúc của ngôi đình nhưng ý nghĩa

sâu xa của nó lại mang tầm quan trọng đặc biệt. Bức bình

phong của đình làng Thạc Gián đã biểu hiện rõ sự kết hợp

hài hòa giữa hai thái cực âm và dương. Nếu mặt trước bình

phong là hình ảnh chúa sơn lâm thì mặt sau là hình ảnh

long mã hòa quyện giữa đất trời. Một lần nữa, hình ảnh

long mã lại phảng phất trong tâm thức người đời sự hòa

hợp giữa âm và dương, rằng âm chẳng thể thiếu dương, và

ngược lại. Do đó, để vững bền, “…một thực thể chẳng thể

nào toàn vẹn nếu thiếu đi âm hoặc dương” [5]. Qua đó, có

thể thấy rằng từ xa xưa, triết lý âm dương đã thấm nhuần

trong tư tưởng, tư duy của người Việt Nam ta. Tóm lại,

thông qua hình tượng long mã với ý nghĩa hòa hợp âm

dương, ông cha ta đã gửi gắm ước vọng một cuộc sống

hạnh phúc, yên ấm, phát triển và bền vững.

3.4. Giá trị cơ bản của bức bình phong ở đình làng Thạc

Gián

3.4.1. Bức bình phong mang dấu ấn lịch sử

Trong kiến trúc xưa, ngoài những công năng, ý nghĩa

mà bức bình phong mang lại thì mỗi bức bình phong đều

mang đậm dấu ấn lịch sử đối với một công trình kiến trúc,

thể hiện quá trình phát triển của bình phong nói chung và

hơn nữa gợi nhắc đến một giai đoạn lịch sử nước nhà. Bức

bình phong ở đình làng Thạc Gián cũng vậy, đã ghi dấu lại

thời kì lịch sử của đình làng Thạc Gián và là dấu ấn trong

lòng mỗi người dân nơi đây. Đình làng Thạc Gián ban đầu

được xây dựng chỉ bằng các vật liệu đơn giản như tranh,

tre, nứa nên bình phong lúc ấy chưa được tạo dựng và mãi

đến đời vua Minh Mạng (1820 - 1840) thì đình được xây

dựng lại bằng gạch, gỗ và bình phong được cho rằng tạo

dựng vào lúc ấy. Tuy nhiên, để có được bức bình phong

như ngày hôm nay, bao lớp thế hệ cha ông đã đồng lòng

khai cư, khai canh, lập nghiệp mà nên. Do vậy, bức bình

phong đã ghi dấu ấn trong lòng của bao lớp thế hệ người

dân nơi đây rằng phải luôn nhớ về công lao của bậc cha

ông đã có công khai khẩn đất hoang tạo dựng nên làng Thạc

Gián. Cùng với đó là sự hình thành nên các sinh hoạt văn

hóa đa dạng, các phong tục, tập quán đẹp, thuần hậu, tích

cực mà còn được lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay.

Trong quá khứ, đình là nơi tổ chức và duy trì nhiều lễ hội

truyền thống như lễ tế Xuân Thu nhị kỳ, lễ hội vào tiết

Thanh Minh,... Ngoài ra, theo nguồn tư liệu Hán Nôm còn

lại hiện nay ở địa phương còn cho biết một cách rõ ràng

rằng mảnh đất này đã đào tạo nên nhiều nhân tài cho đất

nước. Từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, ở Thạc

Gián có nhiều người có thực tài, được các vua chúa Nguyễn

bổ dụng và ban cho các chức phẩm, trong đó có nhiều vị

có chức tước cao như Chánh Ngự y Viện Thái y Kế Đức

Hầu Nguyễn Kim Châu (1707 - 1785), Hiệp trấn Thái

Nguyên Chương Ngọc Hầu Nguyễn Kim Phương (1771 -

1821). Bức bình phong đã “… trường tồn cùng với cuộc

sống của bao lớp thế hệ dân làng nơi đây từ thuở dân làng

mới an cư lạc nghiệp đến nay, cùng trải qua các dấu mốc

quan trọng của ngôi đình như: ngày 01 tháng 04 năm Ất

Hợi (03/5/1935), đình làng được triều đình Huế ban tặng

sắc phong; nhận sắc phong của vua Bảo Đại thứ 10 (1935),

... và là niềm vinh dự lớn lao của dân làng” [6, tr. 59 – 64].

Tóm lại, bức bình phong chính là dấu ấn của giai đoạn mà

đình làng Thạc Gián được xây dựng lại bằng các chất liệu

gạch, gỗ trang khang hơn, đẹp hơn dưới thời vua Minh

Mạng và đánh dấu sự phát triển của làng Thạc Gián. Hơn

nữa, bức bình phong còn đóng vai trò như một di vật của

ông bà xưa để lại, nhắc nhở các thế hệ con cháu đời sau

phải luôn ghi nhớ công ơn của người đi trước; cùng với ước

vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình ổn cho các thế hệ

dân làng nơi đây.

Mặt khác, bức bình phong ở đình làng Thạc Gián còn

cho thấy sự tồn tại và đánh dấu sự phát triển của bức bình

phong qua từng thời kỳ, từng vùng miền của đất nước.

Thuở ban đầu, từ những tấm bình phong dưới dạng tấm

phên chắn ở hiên nhà bằng chất liệu tre, nứa đan với tên gọi

“dại” hoặc “giại” tùy vào từng vùng miền, về sau phát triển

Page 37: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

34 Trương Thị Thanh Thùy, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

nên nhiều thể loại như bình phong gỗ khảm xà cừ, bình

phong gạch đá, đến các loại bình phong hiện đại như ngày

nay: bình phong làm từ chất liệu sợi, bình phong gương đa

năng,... Bức bình phong của đình làng Thạc Gián thuộc giai

đoạn của sự sáng tạo nên bức bình phong bằng gạch đá là

minh chứng cho quá trình phát triển của bức bình phong.

Tóm lại, bức bình phong ở đình làng Thạc Gián gợi

nhắc ta về một thời kì hưng thịnh của đất nước, là dấu ấn

của sự phát triển làng Thạc Gián nói chung và đình làng

Thạc Gián nói riêng; cùng với đó là lịch sử phát triển của

bức bình phong nói chung ở Việt Nam ta.

3.4.2. Bức bình phong mang giá trị nghệ thuật cao

Ngoài chức năng phong thủy, bức bình phong còn được

coi là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt

là các bức bình phong bằng gạch đá, thường được trang trí

rất công phu, tỉ mỉ bằng cách chạm trổ, ghép sành sứ với

các biểu tượng và mô típ đa dạng như: phúc, lộc, thọ, hỷ

hay các linh vật long, lân, quy phụng, long mã,... Riêng bức

bình phong ở đình làng Thạc Gián với hình tượng long mã

đã được chính nghệ thuật khảm sành sứ này làm nên giá trị

mỹ thuật của nó.

Nói về nghệ thuật khảm sành sứ, theo một số nhà

nghiên cứu thì nghệ thuật này đã bắt đầu hình thành vào

khoảng thời nhà Lý (thế kỷ XI - XII) nhưng có lẽ phải đến

tận nhà Nguyễn (thế kỷ XVII) mới được xem là thời kì

manh nha phát triển của nghệ thuật khảm sành sứ. Ban đầu

vốn là nghệ thuật dân gian, sau đó trải qua thăng trầm của

lịch sử, nghệ thuật khảm sành sứ đã được nhiều người biết

đến và trở thành nghệ thuật trong cung đình. Ngay từ ban

đầu những nghệ nhân đã rất sáng tạo bằng cách ghép các

mảnh sành sứ hay mảnh gốm vỡ để tạo thành sản phẩm

trang trí. Dần dần nghệ thuật này được ứng dụng vào trang

trí cho đền đài, miếu mạo các đời chúa Nguyễn. Bên cạnh

đó, trong sách “Phủ Biên Tạp Lục”, Lê Quý Đôn cũng đã

mô tả Phú Xuân vào đầu thế kỷ XVIII và cho biết nghệ

thuật khảm sành sứ đã được sử dụng trong cung đình như

sau: “Vườn sau thì núi giả đá quí, ao vuông hò quanh, cầu

vòng thủy tạ, tường trong tường ngoài đều xây dày mấy

thước, lấy vôi và mảnh sứ đắp thành hình rồng phượng, lân

hổ, cỏ hoa” [6, tr. 145-146].

Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX được

xem là giai đoạn phát triển rộng rãi và lên đến đỉnh cao của

nghệ thuật khảm sành sứ. Hầu như các kiến trúc của thời

này đều được khảm sành sứ và được xem là nghệ thuật kiến

trúc đặc sắc. Hơn nữa, nghệ thuật khảm sành sứ còn được

đánh giá rất cao. Nghệ thuật trang trí này còn được dùng

trang trí ở cổng chùa hoặc đình làng, nóc mái, cửa sổ, đặc

biệt là bình phong. Để làm nên được hình tượng Long,

Ly/lân, Quy, Phụng/phượng, hay Long mã trên các bức

bình phong, các nghệ nhân đã sử dụng mảnh sành sứ, chén,

cắt tỉa theo hình dáng và màu sắc, sau này có thêm những

vật liệu khác như thủy tinh màu, thủy tinh trong suốt, ốp

trên bề mặt. Từ những chất liệu đơn giản, dân dã, bình dị

nhưng vẫn tạo nên nét cao sang, lộng lẫy.

Mặt khác, ở mỗi địa điểm hay khu vực khác nhau sẽ có

nghệ thuật trang trí khác nhau. Ở các đình chùa thì hoa văn

họa tiết thường sẽ đơn giản, còn ở cung đình thì cầu kỳ hơn

với chất men có độ bóng, độ bền cao. Các loại vật liệu khảm

sành sứ được lựa chọn khá kỹ lưỡng từ các mảnh vỡ của

những loại gốm cổ và có niên đại xa xưa. Vì vậy, nguồn

nguyên liệu cho các nghệ nhân khảm sành sứ luôn khan

hiếm. Tuy nhiên, nguồn gốm cổ đó từ đâu mà có?. Như tất

cả đều biết, Huế là nơi đóng đô của vương triều Nguyễn

trong 140 năm (từ 1805 đến 1945). Trong suốt thời kỳ này

và cả trước đó, Huế là nơi giao thương buôn bán rất sầm uất

với các nước láng giềng. Hàng ngày, lượng tàu thuyền đi lại

cập bến ở sông Hương nhiều vô kể. Chính vì vậy mà dưới

lòng sông Hương đã lưu giữ một lớp trầm tích văn hóa vô

cùng phong phú mà ít ai biết đến chính là những mảnh sành

sứ, mảnh gốm có khi cả nghìn năm tuổi. Các nhà nghiên cứu

cho rằng “Nhờ lượng lớn gốm sứ này mà nghệ thuật trong

cung điện, lăng tẩm, đền đài, nơi thờ cúng ở Huế đã trở thành

nét văn hóa không thể thiếu ở cố đô Huế” [11].

Công việc khó và cầu kì nhất chính là khảm ghép các

mảnh sành sứ lại với nhau, do vậy bằng con mắt thẩm mỹ,

trí óc và bàn tay khéo léo của nghệ nhân mới có thể thổi hồn

vào các mảnh sứ. Tùy từng chất liệu mà nghệ nhân có thể

sắp đồng chất hoặc đối liệu về chất theo màu men, chất men,

và cường độ tiếp sáng để tạo nên một họa tiết hài hòa về màu

sắc. Các màu đỏ tía, đỏ cánh sen hồng thuộc gam màu nóng,

chủ đạo trong các bức tranh; màu đen chỉ sử dụng cho một

số họa tiết nhất định như khảm mắt rồng, mắt phượng; còn

màu xanh phổ biến là xanh lục, xanh lam, xanh tím.

Ngoài ra, để các vật liệu bám chắc thì cần dùng chất kết

dính làm từ hàu trộn với vôi, cùng với mật mía đường,

những phụ gia kết nhuyễn (giấy dó, nhựa bông cẩn, dây tơ

hồng); tạo thành một hợp chất vừa quánh dẻo vừa bền chắc,

chịu được nắng mưa lâu dài. Tỉ lệ thành phần nguyên liệu

của loại hợp chất đặc biệt này tùy thuộc vào chất lượng và

loại chất liệu sử dụng, tuy nhiên vôi là thành phần chính,

vì vậy mà việc làm vôi, lọc vôi là công thức bí truyền của

các phường, thợ. Bên cạnh đó, kỹ thuật cắt gọt cũng cầu

kỳ, người thợ phải cắt tỉa sao để các mảnh sành sứ gắn lên

khít nhau, không bị lộ mạch vữa; vậy nên công đoạn này

thường được giao cho những nghệ nhân có tay nghề cao.

Qua đây, ta có thể thấy được để làm nên hình tượng long

mã hài hòa, sinh động như trên bức bình phong ở đình làng

Thạc Gián là không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi sự công phu, tỉ

mỉ, cùng với sự tài hoa, óc sáng tạo của những nghệ nhân

xưa, đã biến những vật liệu thô cứng bỗng trở nên thanh nhã,

mềm mại, sang trọng và lung linh kỳ ảo. Cũng chính nhờ vậy

mới làm nên được bức bình phong vừa mang giá trị nghệ

thuật cao vừa bền chắc suốt gần 200 năm. Ngoài ra, nghệ

thuật khảm sành sứ còn được áp dụng để trang trí cho các

chi tiết như chữ thọ, vân mây, sóng nước, hoa lá cách điệu

và được khảm viền xung quanh bức bình phong.

3.4.3. Bức bình phong mang ý nghĩa tâm linh

Tại các đình làng, các am miếu dân gian, đề tài trang trí

trên các bức bình phong ngoại án rất đa dạng, phong phú,

chứa đựng những ý nghĩa về tâm linh, ước nguyện của con

người. Riêng bức bình phong ở đình làng Thạc Gián với

mặt trước là hình ảnh một con hổ đang trong tư thế vồ mồi

và mặt sau là hình tượng của con vật có trong truyền thuyết

- long mã. Hai biểu tượng con vật này được trang trí rất phổ

biến trên các bức bình phong. Thứ nhất, người ta chuộng

dùng hình tượng chúa sơn lâm trên bình phong bởi con vật

này tượng trưng cho sự hùng cường và sức mạnh vô song.

Hình ảnh con hổ dường như đã ăn sâu vào trong đời sống

Page 38: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 35

của người dân Việt. Những đặc tính của con hổ được ví với

những gì cho là tốt, mạnh mẽ trong đời sống thường ngày

như: “ăn như hổ”, “hùng hùng hổ hổ”, “rồng cuộn, hổ

ngồi”, “chơi với vua như chơi với hổ”,... Trong 12 con giáp

thì hổ là loài vật hội tụ các đặc chất: dũng mãnh, can

trường, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe

hơn nó. Cũng chính nhờ những đặc chất ấy mà hổ được đưa

vào cả văn hóa và nghệ thuật. Hình tượng con hổ có mặt

trên các phù điêu bằng gỗ, đá, đồng, ở các đền đài, lăng

miếu, trong dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống từ xa xưa.

Nổi tiếng là bức tranh “Ngũ hổ”, còn được gọi là tranh

“Ông Năm dinh”, tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự

trị năm phương trời. Bên cạnh đó, trong tín ngưỡng dân

gian Việt Nam, hổ (cọp) là con vật được tôn thờ từ lâu, tên

của nó được thần hóa và được gọi là “Ngài”, “Ông Ba

Mươi”. Ở nước ta, trước kia các cụ còn không dám kêu

đích danh con hổ mà chỉ dám gọi chệch đi: “ông kễnh”,

“ông hùm” vì sợ “ngài” giận. Hầu hết các ngôi đình đền

nào cũng có đắp tượng hổ ở cửa vào, coi như “thần tướng

gác đền” và thần tướng này cũng được khách đi lễ thắp

hương, khấn vái. Người dân đã thần thánh hóa hổ, cho nó

một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Có hình

hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma không dám xâm nhập.

Mặt khác, trong quan niệm của người phương Đông còn

cho rằng hổ thuộc sứ giả của nhà trời xuống hạ giới ban

phúc cho người lành, giáng họa cho kẻ ác, hướng con người

đi đến chân, thiện, mỹ. Vậy nên, từ xa xưa nước ta đã hình

thành tín ngưỡng thờ cúng thần Hổ. Thần Hổ được thờ

trong các đình, đền, điện, chùa, nhà ở. Điển hình như tục

thờ hổ trong đền Bà Chúa hay còn gọi là miếu Ông Hổ,

đình Tân Lập Phú, đền Trần Hưng Đạo,... ở Bình Phước.

Cũng theo nhận xét của Giáo sư Trần Lâm Biền: “Bình

phong đặt ở trong hay ngoài nghi môn lệ thuộc vào sự tích

của thần. Mặt ngoài phải của bình phong phải có hổ (phía

Nam là long mã) với khả năng trừ tà, sát quỷ, giữ yên cõi

thiêng” [3, tr. 65]. Do vậy, cũng không lạ gì khi hình tượng

hổ lại xuất hiện trên bức bình phong ở đình làng Thạc Gián.

Hình tượng hổ trên bức bình phong thể hiện sự mạnh mẽ,

uy nghiêm, giữ vai trò trấn giữ, che chắn, bảo hộ cho ngôi

đình tránh những điều xấu. Bất cứ ai bước vào nơi linh

thiêng này với tâm đồ xấu xa thì sẽ cảm thấy sợ hãi trước

hình tượng hung tợn và quyền uy của chúa sơn lâm.

Mặt khác, ông cha ta chọn hình tượng long mã để trang

trí mặt trong của bức bình phong ở đình làng Thạc Gián

cũng xuất phát từ văn hóa tâm linh của người Việt Nam và

đây cũng là hình tượng phổ biến trên các bức bình phong.

Thực chất, long mã là sự hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp

giữa rồng, lân và ngựa; là linh vật có sừng và bờm của rồng,

mình của con hươu xạ với chiếc đuôi bò, trán sói, thân có

vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa. Nhưng dù xuất

hiện dưới bất kì hình dạng gì thì trong trí tưởng tượng của

tín ngưỡng dân gian phương Đông, kỳ lân cũng là con vật

báo hiệu điều tốt lành, biểu tượng cho sự trường thọ, nguy

nga đường bệ và sự hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân mang trong

mình tất cả đặc tính của một con vật hiền lành, nhân từ, nó

tránh giẫm lên các loại côn trùng, không phá hoại cỏ mềm

dưới chân, không ăn thịt cũng như làm hại bất kì con vật

nào. Do vậy, long mã cũng được xem là con vật linh thiêng

để tôn thờ. Theo truyền thuyết Trung Hoa, long mã đã từng

xuất hiện dưới thời Phục Hy, trên sông Hoàng Hà, mình

màu xanh, vằn đỏ, trên lưng có mang bức đồ gồm 55 đốm

cùng với một cây bửu kiếm. Vua Phục Hy đã vẽ lại các

đốm ấy tạo nên bức đồ, đặt lên là Hà đồ, là sách trời ban

cho vua trị nước. Sau này, Hà đồ còn trở thành nền tảng

cho nhà vua vẽ nên bát quái đồ, cơ sở của thuyết âm dương.

Ngoài ra, long mã còn là linh vật của Phật giáo bởi vì nó

thường cõng trên lưng Luật tạng, một trong ba phần cốt lõi

của kinh sách nhà Phật. Bên cạnh đó, theo nhà nghiên cứu

Trần Đại Vinh, từ lâu Nho giáo đã xem hình tượng long mã

như biểu tượng của ước vọng thái bình, an cư lạc nghiệp,

phát triển. Do vậy, tại các đình chùa, điện thờ, miếu mạo,

long mã thường được khắc họa hay đúc tượng trên các vật

thể như bình phong, hoành phi để vừa trang trí chốn tôn

nghiêm, vừa có công dụng phong thủy trừ tà, khử trược,

cũng vừa cầu mong sự thái bình. Đặc biệt, hình tượng long

mã đã trở thành đề tài trang trí phổ biến ở Huế và nhiều

nhất vẫn là trên các bức bình phong. Trong đó, nổi tiếng

nhất là bức bình phong long mã tại Trường Quốc học Huế,

được xây dựng vào đời vua Thành Thái năm 1896. Ngoài

ra, long mã còn được trang trí cho một số đồ dùng bằng

bạc, gỗ, đồ sứ và trang phục của một số quan lại triều

Nguyễn. Tóm lại, từ xa xưa long mã đã được xem là con

vật linh thiêng, đem lại sự may mắn, điều tốt đẹp, hạnh

phúc và lạc nghiệp cho con người, vừa có công dụng phong

thủy, ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi cho gia chủ.

Vậy nên ông cha ta đã chọn hình tượng long mã để trang

trí cho bức bình phong ở đình làng Thạc Gián với ước vọng

cuộc sống thanh bình và yên ấm.

Mặt khác, đặt bức bình phong ngay trước đình làng còn

thể hiện sự kính ngưỡng tuyệt đối của con người với thế giới

thần linh bên trong ngôi đình. Không chỉ riêng đình làng Thạc

Gián mà hầu hết các đình làng khác đều có nghi môn (cổng

ngõ) ngoài cùng rồi tiếp đến là bình phong án ngữ, đi qua một

khoảng sân rộng rồi mới đến công trình chính của đình làng.

Tất cả đều nằm trên trục dũng đạo tạo thành một chiều sâu

không gian và tăng thêm sự uy nghiêm của chốn linh thiêng.

Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Tuấn đã có một nhận xét khá độc đáo

về bức bình phong trong các ngôi đình ở Đà Nẵng: “Sự xuất

hiện của tấm bình phong ở vị trí này đã thể hiện sự kính

ngưỡng tuyệt đối của người trần đối với thế giới thần linh. Bởi

lẽ, bước vào đây người ta buộc phải rẽ sang hai bên mà không

thể bước tiếp nếu muốn vào chính điện. Mặt khác, đứng ở

ngoài không ai có thể nhìn thấu xuyên suốt vào điện thờ trong

đình do sự che khuất của tấm bình phong” [9]. Bức bình

phong dường như đóng vai trò là vách ngăn giữa thế giới thần

linh bên trong với thế giới người trần bên ngoài.

4. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ở

đình làng Thạc Gián nói chung, bức bình phong nói

riêng

Nói về riêng bức bình phong, trải qua thời gian,, bức bình

phong rơi vào tình trạng xuống cấp, các lớp vôi vữa bị bong

tróc lộ ra các lớp gạch, khiến cho các mảnh sành sứ được

khảm trên bức bình phong cũng bị bong tróc và rơi rớt. Do

đó, cùng với đình làng, bức bình phong được tôn tạo lại vào

năm 2009 với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng cho cả dự án trùng

tu đình làng Thạc Gián. Theo như người quản đình là chú

Nguyễn Ngọc Mạnh cho biết năm 2009 đã mời các nghệ nhân

từ xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến

trùng tu lại bức bình phong. Bức bình phong được phục dựng

Page 39: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

36 Trương Thị Thanh Thùy, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh

lại từng hoa văn, hình dáng dựa trên cái nền tảng của bức bình

phong cũ. Tuy nhiên đáng tiếc thay, vì trải qua thời gian rất

lâu nên các mảnh sành sứ có niên đại từ xa xưa bị bong tróc

nên phải thay mới gần như toàn bộ. Sau khi được tôn tạo, bức

bình phong đã lấy lại vẻ đẹp vốn có của mình và còn nguyên

vẹn đến nay. Còn về đình làng Thạc Gián, hiện nay đình làng

rộng hơn 2.000 m2, nằm lọt thỏm giữa khu dân cư đông đúc

trong một con hẻm nhỏ và đến năm 2016 thì có dấu hiệu

xuống cấp kể từ sau đợt trùng tu, trong khi chưa phát huy hết

được giá trị vốn có. Do vậy, kế hoạch trùng tu nhỏ cho di tích

đã được thực hiện vào năm 2016 và đồng thời ông Hồ Tấn

Tuấn – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản thuộc Sở Văn

hóa Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng, nhiều lần

khuyến nghị chính quyền địa phương, dân làng cần có ý thức

trong việc giữ gìn di tích đình làng và các cấp, ngành liên

quan nên đưa đình làng Thạc Gián thành điểm tham quan du

lịch, bởi như thế mới phát huy hết vẻ đẹp văn hóa đình làng.

Mặt khác, đình làng Thạc Gián còn tổ chức lễ hội cứ hai năm

một lần nhằm ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch để tưởng nhớ

ông bà tổ tiên, tri ân các bậc tiền hiền đã có công khai khẩn

lập nên làng Thạc Gián. Hơn nữa, đây cũng là dịp để bà con

làng xóm, họ hàng anh em tập trung về để thắp nén hương tri

ân các bậc cha ông và gắn kết tình đoàn kết của mọi người lại

với nhau. Ngoài ra, đây cũng là dịp để giáo dục các thế hệ trẻ

luôn nhớ về cội nguồn của mình, biết ơn tổ tiên và trân trọng

các giá trị văn hóa truyền thống của đình làng Thạc Gián.

Đình làng Thạc Gián được xem là một trong số ít các

đình làng tại Đà Nẵng còn lưu giữ gần như các nét đẹp văn

hóa truyền thống của dân tộc, do vậy việc cấp thiết bây giờ

là cần chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp ấy.

Đặc biệt, các cấp, ban ngành có liên quan cần can thiệp vào

việc bảo tồn di tích để nhanh chóng đạt được hiệu quả. Thứ

nhất, cần phải tuyên truyền rộng rãi tầm quan trọng của

việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa nói chung, di tích đình

làng Thạc Gián nói riêng và kêu gọi mọi người cùng chung

tay bảo tồn đình làng theo tinh thần Luật Di sản văn hóa và

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá

đã ban hành và có hiệu lực năm 2009, đây là “…cơ sở pháp

lý vô cùng quan trọng cho công tác bảo tồn và phát huy di

sản văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước” [6, tr.139]. Thứ hai, tăng cường quản lý của lãnh đạo

các cấp. Thứ ba, xã hội hóa việc quản lý và giữ gìn giá trị

văn hóa đình, trong đó có bình phong. Thứ tư, quảng bá

rộng rãi hình ảnh của đình làng Thạc Gián trên các phương

tiện thông tin, đại chúng. Thứ năm, tranh thủ sự đóng góp

hảo tâm của các tổ chức trong và ngoài nước trong việc bảo

tồn và phát triển đình làng, … Hơn nữa, cần duy trì việc tổ

chức lễ hội tại đình làng để giáo dục mọi người về các giá

trị tốt đẹp của đình làng, đặc biệt là tổ chức các cuộc thi

dành cho các thanh thiếu niên để thế hệ trẻ biết yêu quý và

trân trọng giá trị của di tích.

5. Kết luận

Bức bình phong ở đình làng Thạc Gián không chỉ đơn

giản mang giá trị về mặt trang trí mà còn ẩn chứa nhiều ý

nghĩa về mặt tâm linh, phong thủy và là dấu ấn lịch sử một

thời đất nước hưng thịnh dưới đời vị vua Minh Mạng. Bức

bình phong đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong

tổng thể kiến trúc đình làng Thạc Gián và làm nên cái hồn,

cái linh thiêng cho ngôi đình hàng trăm năm tuổi này. Do

vậy, mọi người cần chung tay bảo tồn bức bình phong nói

riêng và đình làng Thạc Gián nói chung, bởi nếu mất đi thì

không chỉ là mất mát về mặt vật chất mà còn là sự thiếu

vắng trong tinh thần của mỗi người dân nơi đây. Hơn nữa,

đình làng Thạc Gián là di tích cấp Quốc gia nên còn được

xem là báu vật vô giá của đất nước, là nơi lưu giữ lịch sử

và văn hóa truyền thống của con người Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Mai Anh, “Đôi nét về bình phong ngoại án thời Nguyễn ở

Huế”, Tạp chí Di sản Văn hóa, Số 3(48), 2014, trang 44-48.

[2] Bảo tàng Đà Nẵng, Đà Nẵng - Di tích và danh thắng, NXB Đà Nẵng,

2009.

[3] Trần Lâm Biền, Đình làng Việt (châu thổ Bắc Bộ), NXB Hồng Đức,

2017.

[4] Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Ngọc Nhật

Minh, Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn hóa Quảng Nam-Đà Nẵng: Mô hình và giải pháp, NXB Đà Nẵng, 2016.

[5] Phan Hồ Điệp, Nguyễn Ngọc Chinh, Các biểu hiện của triết lý âm

dương trong kiến trúc đình làng Thạc Gián, Hội thảo Khoa học

Quốc gia, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, 7/2017.

[6] Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa - Thông tin, 2007.

[7] Nguyễn Thừa Kế, “Bình phong trong kiến trúc truyền thống Việt”,

Tạp chí Di sản Văn hóa, Số 9, 2004.

[8] Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005.

[9] Hồ Tấn Tuấn, Lê Xuân Thông, Đinh Thị Toan, Đình làng Đà Nẵng,

NXB Đà Nẵng, 2012.

[10] http://www.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/kham-pha/con-

ngua-hoa-rong-o-hue-a19915.html (ngày truy cập 11/03/2018).

[11] http://visithue.vn/Kh%C3%A1m-ph%C3%A1-Hu%E1%BA%BF/Chi-

ti%E1%BA%BFt?pid=329&cid=109&Kham-sanh-su-Hue-Nghe-thuat-dac-sac-trieu-Nguyen.html (ngày truy cập 09/12/2017).

(BBT nhận bài: 01/4/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 23/4/2018)

Page 40: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 37

PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12

THEO MÔ HÌNH RIASEC CỦA HOLLAND

ANALYSING THE CHOICES FOR MAJORS OF GRADE 12 STUDENTS ACCORDING TO

HOLLAND'S RIASEC MODEL

Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Trường Cao đẳng Giao thông Huế; [email protected]

Tóm tắt - Lý thuyết đặc điểm tính cách của Holland hay mô hình RIASEC được sử dụng phổ biến trên thế giới trong lựa chọn nghề nghiệp. Bài viết này phân tích dự định lựa chọn ngành học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế theo mô hình RIASEC. Thông tin được thu thập bằng phiếu, bao gồm giới tính, ngành học sẽ chọn và trắc nghiệm RIASEC theo thang Likert 5 mức độ. Kết quả kiểm định cho thấy bộ câu hỏi trắc nghiệm RIASEC là “sử dụng tốt” với n = 619. Có 23,4% học sinh chọn ngành học không phù hợp với đặc điểm tính cách, phân theo giới tính thì tỷ lệ này là 25,8% ở nam và 22,3% ở nữ. Giữa số người chọn và số lựa chọn không phù hợp trong các nhóm ngành có tương quan cao. Tuy nhiên, không có khác biệt về giới trong số lựa chọn không phù hợp khi so sánh tỷ lệ. Lựa chọn ngành học phù hợp với đặc điểm tính cách chưa phải là mối quan tâm của nhiều học sinh lớp 12.

Abstract - Theory of personality characteristics of Holland or RIASEC model is used popularly in the world in career choice. This article analyses the intention of choosing majors of grade 12 students in Thua Thien - Hue Province according to the RIASEC model. The information is collected by questionnaires including gender, majors that students will choose and set of RIASEC multiple choice according to Likert scale of 5 levels. Testing result shows that set of RIASEC multiple choice is chosen well with n = 619. There are 23.4% of students choosing majors that do not match their personality characteristics. By gender, this rate is 25.8% for males and 22.3% for females. There is high correlation between the number of students who choose majors and the number of choices of unsuitable majors. However, there is no difference in gender in the number of unsuitable major choices when rate is compared. Choosing majors that match their personality characteristics is not the concern of many grade 12 students.

Từ khóa - lựa chọn; ngành học; học sinh lớp 12; RIASEC; trắc nghiệm.

Key words - choices; majors; grade 12 students; RIASEC; test.

1. Giới thiệu

Có thể nói lựa chọn ngành học, nghề nghiệp phù hợp

sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông là nỗi băn khoăn

của hầu hết học sinh lớp 12 có quyết định tiếp tục đi học,

bởi nếu sai lầm sẽ phải trả giá không hề nhỏ. Tuy nhiên,

tự đánh giá năng lực, tính cách và sở thích nghề nghiệp

bản thân là khó khăn hàng đầu [1] và ý kiến cha mẹ vẫn

là quan trọng nhất để tham khảo cho lựa chọn nghề nghiệp

[6]. Trong khi đó, hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại

trường phổ thông lại được nhận định là có ảnh hưởng

không đáng kể [1, 7, 13]. Năm 2016, hàng ngàn sinh viên

tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh đã bị buộc thôi học mà phần lớn là do “đã bỏ học

thời gian dài và sang học ở trường khác”, tức là chấp nhận

“bỏ tất cả để làm lại”, hay “những trường hợp sinh viên

học không nổi dẫn đến bị đuổi chủ yếu do đăng ký ngành

mà... cha mẹ yêu thích” [9].

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khoa học khác nhau về

lựa chọn nghề nghiệp, nhưng lý thuyết đặc điểm tính cách

của John Holland có vị trí nổi bật, liên tục được sử dụng và

nghiên cứu phát triển trong hơn 50 năm qua [10] trên khắp

thế giới [2]. Lý thuyết này [8] cho rằng, hầu như ai cũng có

thể xếp vào một trong 6 loại tính cách là Realistic (thực tế),

Investigative (tìm tòi), Artistic (nghệ thuật), Social (xã

hội), Enterprising (dám làm), Conventional (thông thường)

và môi trường làm việc cũng được phân loại tương tự, gọi

là mô hình RIASEC hay mã Holland (Holland’s Codes).

Đồng thời, con người có khuynh hướng chọn môi trường

phù hợp với tính cách của họ, ngược lại, khi ở trong môi

trường phù hợp thì con người có mức độ hài lòng, ổn định

và làm việc hiệu quả hơn [8].

Tại nước ta, năm 2009, bộ 54 câu hỏi trắc nghiệm

RIASEC bằng tiếng Việt, với phần trả lời được xếp theo 5

mức độ từ “chưa bao giờ đúng” đến “đúng” trong tất cả

trường hợp, đã được báo Người lao động giới thiệu [11].

Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản “Tài liệu

chuyên đề Kỹ năng tư vấn cá nhân về khám phá, lựa chọn

và phát triển nghề nghiệp cho học sinh trung học” giới thiệu

bộ câu hỏi tương tự nhưng chỉ với hai lựa chọn “có” hoặc

“không”. Tài liệu này cũng đánh giá lý thuyết của Holland

phù hợp với văn hóa Việt Nam qua thực tế sử dụng và là

công cụ tư vấn hướng nghiệp hiệu quả [2]. Hiện nay, trên

trang web một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp Việt

Nam đã có trắc nghiệm RIASEC online theo một trong hai

mức đo đã nêu. Tuy nhiên, hiện chưa tìm thấy kết quả

nghiên cứu nào về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh với

các nhóm tính cách RIASEC.

2. Đối tượng và phương pháp

Việc khảo sát được thực hiện bằng phiếu với học sinh

lớp 12 tại một số trường trung học phổ thông tỉnh Thừa

Thiên - Huế, vào tháng 4 và 5 năm 2017. Sự tham gia của

học sinh là tự nguyện và không có bất kỳ gợi ý hay áp lực

nào. Thông tin thu thập bao gồm giới tính, ngành học sẽ chọn

(chỉ ghi ngành mình thích nhất) và 54 câu hỏi trắc nghiệm

RIASEC [3, 11] với thang Likert 5 mức độ từ “chưa bao giờ

đúng” (1 điểm) đến “đúng” trong tất cả trường hợp (5 điểm).

Do tính cách của một người thường là kết hợp của hai nhóm

hoặc có khi nhiều hơn [3] nên một trong số các nhóm tính

cách có tổng điểm cao nhất hoặc cao thứ hai trùng với mã

Holland của ngành học thì coi là lựa chọn phù hợp. Ngành

học được xác định theo mã cấp IV do Bộ Giáo dục và Đào

Page 41: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

38 Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Thị Ngọc Huyền

tạo (trình độ đại học) [4] và Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội (trình độ cao đẳng, trung cấp) quy định [5]. Mã

Holland của ngành học được xác định theo tài liệu của Bộ

Giáo dục và Đào tạo [3] có tham khảo từ một số trường đại

học, cao đẳng Hoa Kỳ [15], gồm từ 1 đến 4 nhóm tính cách.

Phiếu khảo sát được coi là không hợp lệ khi không điền đủ

thông tin hoặc chọn cùng một mức độ cho tất cả các câu hỏi

trắc nghiệm RIASEC. Với những trường hợp đặc biệt như

có tổng điểm cả sáu nhóm tính cách như nhau [3], thì cũng

không đưa vào xem xét. Dữ liệu được xử lý bằng các phần

mềm Microsoft Excel và R.

3. Kết quả và thảo luận

Việc khảo sát đã được thực hiện tại 9 trong 38 trường

THPT ở 6 trên 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên - Huế với 1.024 học sinh tham gia (Bảng 1).

Tỷ lệ số phiếu trả lời thu được là 96,1% so với số lượng

khảo sát và số phiếu hợp lệ chiếm 60,5%. Nhìn chung,

nhiều học sinh lớp 12 vẫn còn dè dặt, chưa sẵn sàng bày tỏ

suy nghĩ về tương lai của mình, dù là ẩn danh. Mặt khác,

có lẽ là tại trường chưa có hoạt động khảo sát nào tương tự

diễn ra trước đó nên học sinh còn chưa quen.

Bảng 1. Số lượng học sinh lớp 12 tham gia khảo sát theo từng trường

TT Tên trường Huyện, thị xã, thành phố Số học sinh tham

gia khảo sát Số phiếu trả lời Số phiếu hợp lệ

1 Bình Điền Hương Trà 91 90 59

2 Bùi Thị Xuân Huế 237 226 157

3 Hà Trung Phú Vang 103 103 64

4 Hương Vinh Hương Trà 98 97 68

5 Nguyễn Chí Thanh Quảng Điền 228 225 110

6 Phan Đăng Lưu Phú Vang 78 75 54

7 Tam Giang Phong Điền 95 78 46

8 Thuận An Phú Vang 40 37 22

9 Thừa Lưu Phú Lộc 54 53 39

Cộng 1.024 984 619

Hình 1. Điểm trung bình và tứ phân vị các nhóm tính cách phân theo giới tính

3.1. Độ tin cậy của thang đo và thống kê mô tả mẫu khảo sát

Mặc dù đã được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhưng

kiểm tra độ tin cậy của thang đo RIASEC với đối tượng

nghiên cứu tại Việt Nam là cần thiết do những khác biệt về

kinh tế, xã hội và văn hóa so với nơi xuất xứ ban đầu của

nó là Hoa Kỳ [2]. Hệ số Cronbach’s Alpha tính được là

0,81 và từ Bảng 2 có thể khẳng định là bộ câu hỏi trắc

nghiệm RIASEC có độ tin cậy ở mức “sử dụng rất tốt” cho

nghiên cứu này [14]. Không có yếu tố nào phải loại bỏ vì

không làm tăng hệ số Cronbach’s Alpha và đều có hệ số

tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 [12].

Các giá trị thống kê mô tả của từng nhóm tính cách đều

có sự khác biệt nhưng không lớn (Hình 1), bao gồm các giá

trị trung bình và tứ phân vị. Giá trị trung bình là khá tập

trung, nằm trong khoảng 30,1 đến 35,2 điểm, cho thấy mẫu

khảo sát có tính đa dạng và không bị thiên lệch. Xét theo

giới tính, với 420 học sinh là nữ chiếm 67,85%, thì có vẻ

nữ trội hơn nam ở nhóm A (trung bình 32,7 so với 31,6) và

S (trung bình 35,2 so với 34,8), còn nam trội hơn ở bốn

nhóm còn lại. Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng không lớn,

chênh lệch điểm trung bình chỉ từ 0,4 đến 1,9 điểm.

Bảng 2. Kết quả tính toán độ tin cậy của thang đo bằng kiểm

định Cronbach’s Alpha

Nhóm tính cách Cronbach’s Alpha

nếu loại bỏ

Hệ số tương quan

biến tổng

R 0,79 0,67

I 0,76 0,79

A 0,81 0,62

S 0,78 0,72

E 0,77 0,77

C 0,78 0,74

Page 42: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 39

3.2. Lựa chọn ngành học và đặc điểm tính cách

Có 88 ngành được lựa chọn, trong đó 96,3% ở trình độ

đại học và còn lại là cao đẳng, không có trung cấp, sơ cấp.

Để thuận tiện xem xét, có thể chia thành 15 nhóm (ngành

hoặc khối ngành) có cùng mã Holland như Bảng 3, xếp theo

thứ tự mã ngành của Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV

trình độ đại học [4]. Nhóm được nhiều học sinh chọn nhất là

Công nghệ và Kỹ thuật, chiếm 15,8% và ít nhất là Quân đội

và Công an, chiếm 1,8%. Nhóm Ngành khác gồm 13 ngành

học, có từ 1 đến 8 người chọn. Như vậy, có thể thấy dự định

lựa chọn ngành học trong mẫu khảo sát là rộng rãi và đa

dạng, không có ngành hay khối ngành nào quá chiếm ưu thế.

Bảng 3. Lựa chọn theo ngành hoặc khối ngành học phù hợp với mã Holland

TT Ngành, khối ngành Mã Holland Số người chọn Tỷ lệ % Số người phù hợp % không phù hợp

1 Đào tạo giáo viên SA 57 9,2 51 10,3

2 Nhân văn IA 83 13,4 67 19,3

3 Kinh tế ISC 56 9,0 54 3,6

4 Báo chí và truyền thông AE 12 1,9 6 50,0

5 Kế toán, kiểm toán C 24 3,9 14 41,7

6 Kinh doanh, quản trị E 80 12,9 18 77,5

7 Pháp luật ISE 24 3,9 22 8,3

8 Công nghệ và Kỹ thuật RIC 98 15,8 83 15,3

9 Nông, lâm nghiệp và thủy sản R 15 2,4 4 73,3

10 Dược học ISC 16 2,6 16 0

11 Điều dưỡng RISC 14 2,3 14 0

12 Y học IS 33 5,3 30 9,1

13 Du lịch SEC 53 8,6 49 7,5

14 Quân đội và Công an E 11 1,8 4 63,6

15 Ngành khác - 43 6,9 42 2,3

Cộng 619 100 474 23,4

Bảng 4. Lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với tính cách phân theo giới tính

TT Ngành học Nam Nữ % không phù hợp

Phù hợp Không Phù hợp Không Nam Nữ

1 Đào tạo giáo viên 4 0 47 6 0 11,3

2 Nhân văn 12 0 55 16 0 22,5

3 Kinh tế 15 1 39 1 6,3 2,5

4 Báo chí và truyền thông 1 2 5 4 66,7 44,4

5 Kế toán, kiểm toán 0 1 14 9 0 0

6 Kinh doanh, quản trị 2 18 16 44 0 0

7 Pháp luật 6 2 16 0 25,0 0

8 Công nghệ và Kỹ thuật 61 10 22 5 14,1 18,5

9 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1 8 3 3 88,9 50,0

10 Dược học 3 0 13 0 0 0

11 Điều dưỡng 0 0 14 0 0 0

12 Y học 11 0 19 3 0 0

13 Du lịch 5 1 44 3 16,7 6,4

14 Quân sự và Công an 4 7 0 0 63,6 0

15 Ngành khác 22 1 20 0 4,3 0

Cộng 147 51 327 94 25,8 22,3

Mặc dù chỉ cần một trong hai nhóm tính cách có điểm

cao nhất hoặc cao thứ hai trùng với một mã Holland của

ngành học thì tính là phù hợp, nhưng vẫn có đến 23,4% học

sinh lớp 12 đã đưa ra lựa chọn không phù hợp, tức là cứ

1.000 học sinh lớp 12 thì có 234 người lựa chọn không

đúng cho tương lai của mình. Dù số lượng và tỷ lệ không

phù hợp của từng nhóm là khác nhau, nhưng kết quả phân

tích cho thấy có mối tương quan cao giữa số người chọn và

số người có lựa chọn không phù hợp với hệ số tương quan

Pearson là r = 0,515 và trị số p = 0,049 (mức ý nghĩa 95%).

Nghĩa là khi số người chọn của một nhóm tăng lên thì số

người có lựa chọn ngành học không phù hợp với đặc điểm

tính cách trong nhóm đó cũng sẽ tăng lên theo tương ứng.

Như thế, tỷ lệ 0% lựa chọn không phù hợp ở hai ngành

Điều dưỡng và Dược học trong mẫu khảo sát có thể là do

có số lượng chọn chưa đủ lớn và không thể khẳng định

được 100% những người chọn hai ngành này phù hợp về

tính cách. Mặt khác, ngành Y học, cũng trong cùng khối

Page 43: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

40 Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Thị Ngọc Huyền

ngành Sức khỏe [4] và cùng có chung mã Holland là IS, lại

có tỷ lệ không phù hợp đến 9,1% trên số lượng 33 người

chọn. Từ đây, có thể nhận định rằng sự lựa chọn không phù

hợp có ở tất cả các ngành và là hiện tượng khá phổ biến.

Chọn ngành học phù hợp với đặc điểm tính cách chưa phải

là mối quan tâm của đa số học sinh lớp 12.

Từ Bảng 3 có thể thấy, các nhóm chỉ có một mã Holland

có tỷ lệ không phù hợp ở tốp đầu, từ 41,7% (Kế toán, kiểm

toán) đến 77,5% (Kinh doanh, quản trị). Tiếp đó là các

nhóm có hai mã Holland, từ 9,1% (Y học) đến 50,0% (Báo

chí và truyền thông). Sau cùng là các nhóm có ba hoặc bốn

mã Holland, từ 0 đến 15,3% (Công nghệ và Kỹ thuật). Điều

này có thể giải thích là ngành càng nhiều mã Holland thì

khả năng phù hợp càng tăng, từ 1/6 lên 2/6 rồi 3/6 và 4/6.

Như vậy, dù đều có mối tương quan giữa số người chọn và

số người có lựa chọn không phù hợp, nhưng tỷ lệ không

phù hợp sẽ thấp hơn ở ngành có số mã Holland nhiều hơn

so với ngành khác.

Bảng 4 trình bày số lượng và tỷ lệ % không phù hợp

phân theo giới tính, trong đó, tỷ lệ chung của nam là 25,8%

và của nữ là 22,3%. Trên phương diện thống kê, hai tỷ lệ

này không khác nhau vì tính ra trị số p = 0,402. So sánh tỷ

lệ không phù hợp của nam và nữ trong từng nhóm cũng cho

kết quả tương tự với các trị số p tính được đều lớn hơn 0,05,

trừ hai nhóm Điều dưỡng, Quân sự và Công an do chỉ có

một giới chọn. Vì vậy, có thể nhận định là không có sự

khác nhau về giới khi lựa chọn ngành học không phù hợp

với tính cách.

4. Kết luận

Mặc dù đã được sử dụng rộng rãi và chứng tỏ hiệu quả

trên thế giới từ nhiều năm qua, nhưng mô hình RIASEC

chưa phải là phổ biến trong công tác hướng nghiệp tại các

trường trung học phổ thông ở nước ta. Từ hiện trạng hàng

ngàn sinh viên bị buộc thôi học [9] đến tỷ lệ 23,4% học

sinh lớp 12 lựa chọn ngành học không phù hợp với đặc

điểm tính cách ở nghiên cứu này cho thấy đây là một vấn

đề nghiêm trọng, nhưng lại hoàn toàn chưa được quan tâm

đúng mức. Số người chọn ngành học không phù hợp với

đặc điểm tính cách có mối tương quan cao với số người

chọn trong các nhóm ngành và không có sự khác biệt về

giới cho thấy mức độ phổ biến của vấn đề. Với học sinh và

gia đình của họ, khi có một lựa chọn không phù hợp thì tỷ

lệ sẽ là 100%, dẫn đến việc tốn kém chi phí, mất thời gian

và cả cơ hội. Với nhà trường và xã hội cũng vậy.

Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ mới được thực hiện

với số lượng và phạm vi không lớn, trong đó có đến 76,25%

số học sinh trả lời hợp lệ có tính cách S nổi trội. Số phần

trăm không phù hợp có thể sẽ khác đi ở mẫu mà số người

có tính cách nổi trội không phải là S chiếm ưu thế. Mặt

khác, vì có một lượng lớn phiếu được trả lời không hợp lệ

nên có thể lập luận rằng ngay cả những phiếu hợp lệ cũng

có thể chưa phản ánh đúng hoàn toàn đặc điểm tính cách

của người được khảo sát. Do vậy, cần phải tiếp tục có

những nghiên cứu ở phạm vi và số lượng rộng rãi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Ngọc Bé, “Khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề của

học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Nghiên cứu Con người, Số

1(52), 2011, trang 39-47.

[2] Emily E. Bullock, Lindsay Andrews, Jennifer Braud and Robert C.

Reardon, “Holland’s Theory in An International Context: Applicability of RIASEC Structure and Assessments”, Career

Planning & Adult Development Journal, Vol. 25(4), 2010, pp. 29-58.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu chuyên đề Kỹ năng tư vấn cá nhân

về khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp cho học sinh trung

học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, Hà Nội.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư ban hành Danh mục giáo dục,

đào tạo cấp IV trình độ đại học, Số 24/2017/TT-BGDĐT, ngày 10/10/2017.

[5] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư ban hành Danh

mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao

đẳng, Số 04/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 02/3/2017.

[6] Bùi Thị Thanh Hà, “Tác động của cha mẹ trong việc hướng nghiệp

cho học sinh phổ thông hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và

Giới, Số 01(19), 2009, trang 57-66.

[7] Trần Phú Hào, “Xu hướng chọn nghề nghiệp của học sinh cuối cấp

trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang hiện nay”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An

Giang, Số 09(1), 2016, trang 41-46.

[8] John L. Holland, Making Vocational Choices: A Theory of Vocational

Personalities and Work Environments (3rd ed.), Florida: PAR Inc, 1997.

[9] Trần Huỳnh và Hải Quân, Sinh viên bỏ học do chọn sai ngành, Tuổi

Trẻ Online, https://tuoitre.vn/sinh-vien-bo-hoc-do-chon-sai-nganh-

1094884.htm, ngày 04/5/2016.

[10] Margaret M. Nauta, “The Development, Evolution, and Status of

Holland’s Theory of Vocational Personalities: Reflections and

Future Directions for Counseling Psychology”, Journal of

Counseling Psychology, Vol. 57(1), 2010, pp. 11-22.

[11] Người lao động, Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp,

http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/trac-nghiem-dinh-huong-nghe-nghiep-20090216121354800.htm, ngày 16/02/2009.

[12] Jum C. Nunnally, Psychometric Theory, McGraw-Hill, 1978, New York.

[13] Lê Minh Thiện, “Tìm hiểu nhận thức của học sinh nông thôn về tầm

quan trọng của công tác hướng nghiệp đối với việc chọn nghề”, Tạp chí Giáo dục, Số 250, 2010, trang 25-27.

[14] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, 2008, Thành phố Hồ Chí Minh.

[15] Wikipedia, Holland Codes,

https://en.wikipedia.org/wiki/Holland_Codes, date 03/12/2017.

(BBT nhận bài: 01/4/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/4/2018)

Page 44: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 41

SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN:

NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG

USER SATISFACTION OF ACCOUNTING INFORMATION SYSTEMS:

RESEARCH ON ENTERPRISES IN DA NANG

Huỳnh Thị Hồng Hạnh

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) thể hiện đánh giá của họ đối với chất lượng thông tin kế toán, chất lượng hệ thống xử lý thông tin, chất lượng đội ngũ người làm kế toán và nhận thức của người sử dụng về tính hữu ích của HTTTKT. Nhằm đánh giá chất lượng của HTTTKT tại các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, nghiên cứu này thực hiện khảo sát sự hài lòng của lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo bộ phận kế toán đối với HTTTKT. Kết quả cho thấy, HTTTKT chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu và sự mong đợi của người sử dụng. Do đó, nghiên cứu này đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng của HTTTKT thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán, nhận diện đầy đủ yêu cầu của người sử dụng và nâng cấp hệ thống xử lý thông tin kế toán theo định hướng quản lý tổng thể.

Abstract - The user satisfaction of the accounting information systems (AIS) is reflected in the user assessment of the quality of accounting information, information processing system and the quality of the accountants as well as the user awareness of the usefulness of AIS. In order to assess the quality of AIS of enterprises in Da Nang, this study has conducted a survey on the satisfaction of leaders of enterprises and chiefs of accountants. The results show that the AIS has not met the requirements and expectations of users. Therefore, this study proposes measures to improve the quality of the AIS by improving the quality of the accounting staff, fully identifying the requirements of users and upgrading the accounting information processing system based on ERP system.

Từ khóa - sự hài lòng; hệ thống thông tin; kế toán; người sử dụng; chất lượng; khảo sát

Key words - satisfaction; information system; accounting; user; quality; survey

1. Đặt vấn đề

HTTTKT là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ

thống thông tin (HTTT) quản lý, có chức năng thu thập, xử

lý dữ liệu kế toán và các dữ liệu liên quan khác để tạo ra

thông tin nhằm góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu

quả các nguồn lực của tổ chức. HTTTKT tham gia vào tất

cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch đến

tổ chức thực hiện, kiểm soát, phân tích và ra quyết định.

Như vậy, một HTTTKT được quan tâm xây dựng và vận

hành có chất lượng sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao

hiệu quả hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về đánh giá

HTTTKT, do bản thân việc đánh giá chất lượng HTTTKT là

một vấn đề khá mới mẻ và phức tạp, xuất phát từ khó khăn

trong việc định lượng các tác động của nhiều nhân tố khác

nhau đến HTTTKT. Đo lường chất lượng của một HTTT nói

chung, HTTTKT nói riêng hiện nay thường dựa vào bản

chất, quá trình xử lý thông tin và kết quả thông tin đầu ra của

HTTT. Theo đó, chất lượng của một HTTT được đánh giá

căn cứ vào khả năng đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng

thông tin trong việc thực hiện công việc (Sajady và Dastgis,

2008) hay nói cách khác là thông qua mức độ hài lòng của

người sử dụng để đánh giá chất lượng của HTTT.

Do đó, mục đích của nghiên cứu này trước hết sẽ nhận

diện các nội dung để đánh giá sự hài lòng của người sử

dụng, sau đó sẽ khảo sát những người sử dụng HTTTKT

tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để

phân tích, đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với

HTTTKT hiện nay tại các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các

khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng của HTTTKT.

2. Sự hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT

Sự hài lòng của người sử dụng là sự đáp ứng mang lại

cảm giác thích thú, nói cách khác, người sử dụng thấy rằng

việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được một số nhu

cầu, mong muốn, mục tiêu của họ và điều đó làm cho họ

cảm thấy thích thú, hài lòng (Oliver, 1989). Sự hài lòng còn

được coi là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt

nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch

vụ với những kỳ vọng của người đó.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng, nhưng

tất cả cùng thống nhất sự hài lòng ở ba điểm chung là:

(1) sự hài lòng của người sử dụng là một phản ứng (cảm

xúc hoặc nhận thức) với cường độ khác nhau; (2) phản ứng

dựa trên đánh giá lợi ích, việc đánh giá dựa trên kỳ vọng

của sản phẩm, kinh nghiệm tiêu thụ… và (3) phản ứng xảy

ra tại một thời điểm cụ thể (sau khi sử dụng, sau khi lựa

chọn, dựa trên kinh nghiệm tích lũy…) (Giese va Joseph,

2000). Như vậy, mức độ hài lòng là sự tương quan giữa kết

quả cảm nhận được (lợi ích thực tế) và kỳ vọng của người

sử dụng. Nếu lợi ích thực tế lớn hơn hoặc bằng kỳ vọng thì

người sử dụng hài lòng cao hơn mong đợi hoặc hài lòng.

Nếu lợi ích thực tế thấp hơn kỳ vọng, người sử dụng sẽ cảm

thấy thất vọng.

Trên thế giới có một số nghiên cứu tiêu biểu đã đề xuất

mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người

sử dụng đối với HTTT như DeLone và McLean (2003),

Seddon và Kiew (1996), … Một số nghiên cứu thực

nghiệm khác vận dụng mô hình đã được xây dựng có điều

chỉnh trong thực tế để kiểm tra mức độ tác động của các

nhân tố đến sự hài lòng của người sử dụng đối với HTTT

như nghiên cứu của Halawi và cộng sự (2007), Rai và cộng

sự (2002), Seddon và Kiew (1996)…

Một số nghiên cứu vận dụng mô hình sự hài lòng của

người sử dụng đối với HTTT trong điều kiện Việt Nam như

nghiên cứu của tác giả Ngụy Thị Hiền, Phạm Quốc Trung

Page 45: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

42 Huỳnh Thị Hồng Hạnh

(2013), Nguyễn Hữu Hoàng Thọ (2012), … Tổng hợp các

nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng HTTT

từ các nghiên cứu trước được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1. Tổng hợp các nghiên cứu về những nhân tố tác động

đến sự hài lòng của người sử dụng HTTT

Nhân tố Nghiên cứu tiêu biểu

Chất

lượng

thông tin

DeLone & McLean (2003), Seddon & Kiew (1996),

Rai và cộng sự (2002), Wu & Wang (2006), Halawi và

cộng sự (2007), Chiu và cộng sự (2007), Hsieh &

Wang (2007) …

Chất

lượng hệ

thống

DeLone & McLean (2003), Seddon & Kiew (1996),

Rai và cộng sự (2002), Wu & Wang (2006), Halawi và

cộng sự (2007), Chiu và cộng sự (2007), Hsieh &

Wang (2007), Leclercq (2007), Yael và cộng sự

(2016)

Chất

lượng

dịch vụ

DeLone & McLean (2003), Halawi và cộng sự (2007),

Leclercq (2007), Gorla and Somes (2014)

Sử dụng

hệ thống

DeLone & McLean (2003), Guimaraes và cộng sự

(1996), Chiu và cộng sự (2007), Halawi và cộng sự

(2007)

Chất

lượng

đội ngũ

Zhang và cộng sự (2005), Nguy & Pham (2013), Yael

và cộng sự (2016)

Nhận

thức về

tính hữu

ích

DeLone & McLean (2003), Seddon & Kiew (1996),

Rai và cộng sự (2002), Guimaraes và cộng sự (1996),

Wu & Wang (2006), Hsieh & Wang (2007), Leclercq

(2007), Gorla and Somes (2014), Yael và cộng sự

(2016)

Trên quan điểm xem HTTTKT là một HTTT, các

nghiên cứu trong và ngoài nước về sự hài lòng của người

sử dụng HTTT được kế thừa trong nghiên cứu này. Tuy

nhiên, HTTTKT có những đặc thù riêng nên đánh giá sự

hài lòng của người sử dụng HTTTKT cũng có những khác

biệt so với những nghiên cứu chung về HTTT.

Trước hết, với chức năng quan trọng nhất của HTTTKT

là cung cấp thông tin, do đó nhân tố chất lượng thông tin

sẽ là nội dung quan trọng nhất khi đánh giá sự hài lòng của

người sử dụng HTTTKT. Tiêu chí đo lường chất lượng

thông tin được Bailey và Pearson (1983) đưa ra gồm: chính

xác, đầy đủ, luân chuyển, kịp thời, tin cậy, hoàn thiện, súc

tích, định dạng và phù hợp. Nghiên cứu này sau đó được

tổng hợp và bổ sung thêm bởi DeLone và McLean (2003)

với các tiêu chí: trọng yếu, hữu ích, tính thông tin, tính lợi

ích, dễ hiểu, dễ đọc, rõ ràng, ngắn gọn, độc đáo, so sánh

được… Eppler và Wittig (2000) thực hiện tổng hợp các

nghiên cứu về chất lượng thông tin trong khoảng thời gian

10 năm từ 1989 - 1999 cho thấy các tiêu chuẩn chất lượng

thông tin thường bao gồm: kịp thời, có thể truy cập, khách

quan, phù hợp, chính xác, nhất quán và đầy đủ.

Ngoài các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin nói

chung, chất lượng thông tin kế toán có thể có những đặc

thù riêng xuất phát từ chức năng thông tin và kiểm tra về

sự hình thành và vận động của tài sản. Tiêu biểu như quan

điểm của Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ

(FASB), chất lượng thông tin được chia làm 2 nhóm đặc

điểm bao gồm: (1) đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và đáng

tin cậy; (2) nhóm các đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có

thể so sánh được. Theo quan điểm của Hội đồng Chuẩn

mực kế toán quốc tế (IASB) thì các đặc điểm của chất

lượng thông tin trên báo cáo tài chính gồm: (1) có thể hiểu

được, (2) thích hợp, (3) đáng tin cậy và (4) có thể so sánh

được. Quan điểm hội tụ IASB-FASB năm 2004 xác định 2

đặc điểm chất lượng cơ bản là: thích hợp và trình bày trung

thực; 4 đặc điểm bổ sung là: có thể so sánh, có thể kiểm

chứng, kịp thời, có thể hiểu được. Chất lượng thông tin

được trình bày ở nội dung “các yêu cầu cơ bản đối với kế

toán” ở Chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm: trung thực,

khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh.

Thứ hai, thông tin kế toán là kết quả đầu ra của quá trình

xử lý thông tin, trong đó các yếu tố thể hiện trình độ kỹ

thuật của hệ thống sẽ ảnh hưởng quá trình tạo lập thông tin.

Do đó, chất lượng hệ thống sẽ là nhân tố tác động đến sự

hài lòng của người sử dụng vì người sử dụng thông tin

thường có nhận thức rằng thông tin chất lượng chỉ có thể

được cung cấp từ một HTTT có chất lượng.

Một số tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống xử lý

thông tin xuất hiện trong các nghiên cứu của tác giả

DeLone và McLean (2003), Halawi và cộng sự (2007) là

tốc độ xử lý, độ tin cậy, linh hoạt, tích hợp. Dựa trên những

tổng hợp về các nội dung đo lường chất lượng hệ thống của

tác giả DeLone và McLean, các tác giả nghiên cứu sau đó

đã đo lường chất lượng hệ thống với các tiêu chí như: dễ

sử dụng, dễ đọc, tính chính xác của hệ thống, tính linh hoạt,

sự tinh tế, tích hợp… Một chỉ tiêu khác là tính bảo mật, tuy

ít xuất hiện trong các nghiên cứu nhưng xét trong điều kiện

ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý, đặc

tính này cần được bổ sung để phù hợp hơn với bối cảnh

mới của người sử dụng thông tin.

Thứ ba, con người là một trong những yếu tố cấu thành

cơ bản của HTTTKT. Do đó, con người đóng vai trò cực

kỳ quan trọng, tác động đến chất lượng của HTTTKT.

Đáng chú ý, khi nghiên cứu ở Việt Nam, một quốc gia đang

phát triển, đội ngũ kế toán có trình độ chưa đồng đều thì sự

hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT sẽ chịu ảnh

hưởng của nhân tố Chất lượng đội ngũ làm công tác kế

toán. Nghiên cứu của Ngụy Thị Hiền, Phạm Quốc Trung

(2013) đề xuất nội dung đánh giá chất lượng đội ngũ là:

Đào tạo và huấn luyện, sự tham gia của người dùng, và

năng lực và sự hiểu biết của người dùng. Trong nghiên cứu

của Zhang và cộng sự (2005), chất lượng đội ngũ thể hiện

ở: trình độ học vấn, đặc điểm, định hướng kỹ thuật và định

hướng kinh doanh.

Thứ tư, mức độ hài lòng là sự tương quan giữa kết quả

cảm nhận được (lợi ích thực tế) và kỳ vọng của người sử

dụng. Sự hài lòng của người sử dụng còn được quyết định

bởi chính nhận thức của họ về tính hữu ích và hiệu quả mà

HTTTKT mang lại. Đó là nhận thức hay cảm nhận của

người sử dụng về vai trò của HTTTKT trong việc hỗ trợ ra

quyết định, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu,

giảm chi phí, tạo ra việc làm, tạo ra sự thoải mái trong công

việc, tiết kiệm thời gian,… DeLone và McLean (2003),

Seddon và Kiew (1996), Rai và cộng sự (2002).

Trong các nghiên cứu trước đây, nhân tố “Chất lượng

dịch vụ” và “Sử dụng hệ thống” cũng được xem là nhân tố

ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với

HTTT. Điều này xuất phát từ việc đối tượng của các nghiên

Page 46: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 43

cứu này hầu hết là người dùng cuối của HTTT đặc thù như

các trang web, phần mềm, … Đối với những HTTT này,

người dùng cuối có liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để

phản hồi về chất lượng cung cấp dịch vụ của hệ thống nhằm

nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp để sử dụng hệ thống

hiệu quả và thuận lợi. Ngoài ra, nhân tố “Sử dụng hệ thống”

không phù hợp khi đánh giá sự hài lòng của người dùng đối

với HTTTKT khi việc sử dụng thông tin kế toán được xem

là bắt buộc đối với người dùng.

3. Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT tại

các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Mặc dù trong doanh nghiệp có nhiều nhóm đối tượng

sử dụng thông tin kế toán như lãnh đạo các phòng, ban chức

năng khác nhau, các bộ phận tác nghiệp, nhưng lãnh đạo

doanh nghiệp và lãnh đạo bộ phận kế toán là hai nhóm đối

tượng sử dụng thông tin kế toán nhiều nhất để ra các quyết

định. Do đó, nghiên cứu này lựa chọn đối tượng khảo sát

là lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo bộ phận kế toán tài

chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,

nhằm đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với HTTTKT

tại đơn vị công tác thông qua đánh giá chất lượng thông tin

kế toán, chất lượng hệ thống xử lý thông tin kế toán, năng

lực đội ngũ làm công tác kế toán và nhận thức về tính hữu

ích của HTTTKT.

Nội dung nghiên cứu được tác giả lựa chọn và thể hiện

dưới dạng Bảng câu hỏi khảo sát với 23 câu hỏi tương ứng

với các nội dung để đánh giá sự hài lòng của người sử dụng

đối với HTTTKT.

Nghiên cứu này dự kiến kích thước mẫu là 200, với

phương pháp chọn mẫu theo mục đích kết hợp với chọn

mẫu thuận tiện dựa trên sự giới thiệu của phần tử này đến

phần tử khác. Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu

thông qua phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn bằng thư tín.

3.2. Mẫu nghiên cứu

Việc khảo sát được thực hiện trong năm 2017 với 250

phiếu khảo sát, trong đó có 10 phiếu bị loại do không trả

lời đầy đủ hoặc trả lời không logic. Như vậy, 240 phiếu hợp

lệ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Trong 240 người tham gia khảo sát có 115 người là

lãnh đạo doanh nghiệp (giám đốc hoặc phó giám đốc),

chiếm tỷ lệ 47,9%; 125 người là trưởng, phó phòng kế

toán tài chính, chiếm tỷ lệ 52,1%. Những người được

khảo sát làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng, nên các doanh nghiệp thuộc phạm vi khảo

sát mang nhiều đặc thù của địa bàn. Trong tổng số 139

doanh nghiệp được khảo sát có tới 41% là doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, còn lại là các

doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất và các

lĩnh vực khác. Quy mô các doanh nghiệp khảo sát chủ yếu

là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới 85,6%; số doanh

nghiệp có quy mô lớn chiếm chưa tới 15%.

Phần lớn các doanh nghiệp khảo sát đã sử dụng phần

mềm kế toán (chiếm gần 80%), chỉ có khoảng 10/139

(7,2%) doanh nghiệp vẫn còn sử dụng excel trong xử lý 1 Ý nghĩa “Mean” trong thang đo: từ 1,00-1,80: “rất kém”; 1,81-2,60: “kém”; 2,61-3,40: “bình thường”; 3,41-4,20: “tốt”; 4,21-5,00: “rất tốt”.

thông tin kế toán. Số còn lại (khoảng 13%) các doanh

nghiệp đã đầu tư phần mềm quản lý tổng thể.

Với quy mô doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ nên số

lượng người làm công tác kế toán ở mỗi doanh nghiệp khá

ít, với 63,3% doanh nghiệp có dưới 5 người, 21,6% doanh

nghiệp có từ 5-10 người và chỉ có 15,1% doanh nghiệp có

trên 10 người làm công tác kế toán.

3.3. Kết quả nghiên cứu

Để đánh giá mức độ hài lòng của các đối tượng được

khảo sát về HTTTKT, nghiên cứu này thực hiện việc phân

tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS với chỉ số cơ bản để đánh

giá là trị số trung bình (Mean). Với Bảng câu hỏi sử dụng

thang đo Likert 5 mức, sắp xếp theo sự tăng dần từ 1 -

“hoàn toàn không đồng ý” đến 5 - “hoàn toàn đồng ý”, đối

với một số câu hỏi, có thể xem mức độ đánh giá của người

sử dụng với các nhận định về sự hài lòng đối với HTTTKT

tương ứng với mức từ “rất kém” đến “rất tốt”1. Kết quả

khảo sát (Bảng 2) cho thấy mức độ hài lòng của người sử

dụng đối với các nội dung khảo sát có sự khác biệt khá lớn.

Bảng 2. Mức độ hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT

Nội dung đánh giá Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Chất lượng thông tin kế toán

Phù hợp 3,31 0,923

Chính xác 3,34 0,882

Tin cậy 3,51 0,792

Đầy đủ 3,23 0,887

Dễ hiểu 3,06 0,718

Kịp thời 3,35 0,809

So sánh được 3,57 0,879

Chất lượng hệ thống

Tốc độ xử lý 3,77 0,928

Độ tin cậy 3,49 0,887

Linh hoạt 3,51 0,937

Tích hợp 3,60 0,923

Bảo mật 3,73 0,904

Chất lượng đội ngũ làm công tác kế toán

Trình độ chuyên môn 2,72 0,957

Đào tạo và huấn luyện 3,25 0,926

Trình độ công nghệ thông tin 2,64 1,046

Kinh nghiệm công tác 3,03 0,711

Nhận thức về tính hữu ích của HTTTKT

Hỗ trợ tích cực trong hoạt động quản lý 2,61 0,953

Kết nối các hoạt động của DN 2,65 0,894

Nâng cao hiệu quả hoạt động 2,55 0,837

Góp phần vào thành công của DN 2,62 0,893

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Chất lượng thông tin kế toán và chất lượng hệ thống xử

lý được đánh giá tương đối tốt, trong khi chất lượng đội

ngũ làm công tác kế toán và nhận thức về vai trò của

HTTTKT chỉ nhận được mức đánh giá trung bình. Bên

cạnh đó, với độ lệch chuẩn khá cao, dao động từ mức 0,8

đến 1,0 cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá giữa những

người khảo sát ở các doanh nghiệp khác nhau.

Về chất lượng thông tin kế toán, với mức đánh giá ở

thang điểm trung bình dao động từ 3,06 đến 3,57, cho thấy

Page 47: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

44 Huỳnh Thị Hồng Hạnh

người sử dụng HTTTKT (lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh

đạo bộ phận kế toán tài chính) đánh giá thông tin kế toán

đáp ứng được yêu cầu của họ ở mức độ trung bình đến tốt.

Trong đó, đặc tính “tin cậy” và khả năng “so sánh được”

của thông tin kế toán được người sử dụng hài lòng nhất,

đánh giá tốt nhất với mức đánh giá trung bình là trên 3,5.

Người sử dụng cũng thể hiện ý kiến chưa thật sự hài lòng

với yêu cầu “dễ hiểu” và “đầy đủ” của thông tin kế toán

được cung cấp.

Đáng chú ý từ kết quả nghiên cứu là việc đánh giá khá

tốt của người sử dụng đối với chất lượng hệ thống xử lý

thông tin kế toán. Với mức đánh giá trung bình từ 3,49 đến

3,77 cho thấy, những người được khảo sát hài lòng với chất

lượng hệ thống xử lý thông tin kế toán, nhất là ở tốc độ xử

lý của hệ thống. Mặc dù phần lớn người được khảo sát làm

việc tại các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, việc ứng dụng

thông tin chưa phải ở trình độ cao (cơ bản vẫn chỉ sử dụng

phần mềm kế toán riêng lẻ) nhưng kết quả khảo sát phần nào

cho thấy được cảm nhận của người được khảo sát về sự thay

đổi tích cực, theo chiều hướng tốt hơn trong việc tổ chức hệ

thống xử lý thông tin kế toán so với trước đây.

Kết quả khảo sát cũng ghi nhận những đánh giá của

người được khảo sát về chất lượng đội ngũ những người

làm công tác kế toán tại đơn vị - là nhân tố trung tâm, góp

phần rất quan trọng trong việc tạo lập chất lượng của

HTTTKT. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng về nguồn

nhân lực kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng

không được đánh giá cao. Với mức đánh giá chỉ từ 2,64

đến 3,25 cho các nội dung đánh giá chất lượng đội ngũ

(thông qua trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ thông

tin, kinh nghiệm công tác và công tác đào tạo bồi dưỡng

của đơn vị) cho thấy, lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo bộ phận

kế toán đánh giá chất lượng đội ngũ ở mức “bình thường”,

chỉ đáp ứng những yêu cầu cơ bản của công việc, chứ chưa

thật sự hài lòng về đội ngũ, chưa đáp ứng đúng kỳ vọng của

người được khảo sát.

Trong nghiên cứu này, tác giả cũng khảo sát sự cảm

nhận của người sử dụng về vai trò, tính hữu ích của

HTTTKT. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đồng ý với

các phát biểu về vai trò, tính hữu ích của HTTTKT đều rất

thấp, chỉ trong khoảng 2,55 đến 2,65. Điều đó cho thấy có

khá nhiều người được khảo sát chọn thang điểm 2/5, tương

ứng mức “không đồng ý” với nhận định cho rằng HTTTKT

có vai trò hỗ trợ tích cực trong hoạt động quản lý, giúp nâng

cao hiệu quả hoạt động, góp phần vào thành công của

doanh nghiệp. Nói cách khác, những người được khảo sát

không đánh giá cao vai trò và tính hữu ích của HTTTKT

đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc ghi nhận ý kiến của người được khảo sát

về chất lượng thông tin kế toán, chất lượng hệ thống xử lý

thông tin, chất lượng đội ngũ người làm công tác kế toán

và nhận thức về tính hữu ích của HTTTKT, nghiên cứu này

cũng khảo sát về mức độ hài lòng chung của người được

khảo sát đối với HTTTKT. Các tiêu chí đo lường có thể

thông qua đánh giá việc thực hiện chức năng của hệ thống,

khả năng đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng hay sự

hài lòng chung của họ đối với hệ thống (Ives và cộng sự,

1983; Seddon và Kiew, 1996; DeLone và McLean, 2003).

Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3. Mức độ hài lòng chung của người sử dụng

đối với HTTTKT

Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn

Thực hiện tốt chức năng 2,76 0,842

Đáp ứng được mong đợi 2,88 0,886

Hài lòng về HTTTKT 2,73 0,898

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Mặc dù những người được khảo sát có đánh giá tương

đối tốt về chất lượng hệ thống xử lý thông tin kế toán hiện

nay tại các doanh nghiệp, nhưng họ không đánh giá cao

chất lượng thông tin kế toán, chất lượng đội ngũ kế toán,

và nhất là cảm nhận của họ về vai trò và tính hữu ích của

HTTTKT trong hoạt động của doanh nghiệp còn khá mờ

nhạt. Chính vì vậy, mức độ hài lòng chung của lãnh đạo

doanh nghiệp, lãnh đạo bộ phận kế toán tại các doanh

nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng chưa cao, thể hiện qua thang

điểm đánh giá trung bình đối với các nội dung đánh giá, chỉ

trong khoảng từ 2,73 đến 2,88 (ở mức “bình thường”).

3.4. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu mức độ hài lòng đối với HTTTKT

tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho

thấy, người sử dụng HTTTKT chưa thật sự hài lòng về chất

lượng của HTTTKT, nhất là chất lượng đội ngũ những

người làm công tác kế toán. Bên cạnh đó, thông tin kế toán

cũng chỉ mới đáp ứng được ở mức “bình thường” những

yêu cầu thông tin của người sử dụng, do đó vai trò và tính

hữu ích của HTTTKT đối với hoạt động của doanh nghiệp

là khá mờ nhạt.

Trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, vai trò

của HTTTKT là rất quan trọng trong việc cung cấp thông

tin kế toán hữu ích để quản lý, điều hành hiệu quả tất cả

các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò đó chỉ

thực sự phát huy và được nhìn nhận khi doanh nghiệp có

một HTTTKT chất lượng, đáp ứng được mong muốn, yêu

cầu của những người sử dụng.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, muốn nâng cao chất lượng

HTTTKT trước hết phải chú trọng cải thiện chất lượng đội

ngũ những người làm công tác kế toán tại doanh nghiệp. Khi

tuyển dụng mới doanh nghiệp cần chú trọng tiêu chuẩn tuyển

dụng cả về năng lực chuyên môn lẫn trình độ công nghệ

thông tin phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đồng thời, doanh

nghiệp phải chú trọng khâu đào tạo, bồi dưỡng cho người

làm công tác kế toán trong suốt quá trình làm việc để đảm

bảo năng lực của đội ngũ đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Phân tích kết quả khảo sát cho thấy chất lượng thông

tin kế toán chưa đáp ứng tốt kỳ vọng của người sử dụng,

nhất là yêu cầu về sự đầy đủ, dễ hiểu và sự phù hợp. Do đó,

việc tìm hiểu tất cả những yêu cầu thông tin của các “khách

hàng” là rất quan trọng. Mỗi nhóm khách hàng từ lãnh đạo

cấp cao đến các bộ phận tác nghiệp có những yêu cầu rất

khác nhau đối với thông tin kế toán, về nội dung thông tin,

tính chính xác, tính kịp thời, dễ hiểu, tính tổng hợp và chi

tiết…, mà trong quá trình hoàn thiện HTTTKT phải nhận

thức được đầy đủ những yêu cầu này.

Thêm vào đó, mặc dù kết quả khảo sát ghi nhận sự đánh

giá khá tốt của người sử dụng đối với chất lượng hệ thống,

nhưng thực tế với gần 80% doanh nghiệp sử dụng phần

Page 48: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 45

mềm kế toán riêng lẻ cho thấy việc đầu tư hệ thống xử lý

thông tin còn rất khiêm tốn. Có thể so với hệ thống xử lý

thủ công hay bằng excel trước đây thì việc ứng dụng phần

mềm kế toán là một bước tiến trong nâng cấp hệ thống xử

lý thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, nhưng theo xu

hướng ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay thì việc ứng

dụng phần mềm quản lý tổng thể mới có thể mang lại hiệu

quả toàn diện cho việc tổ chức thông tin quản lý nói chung,

HTTTKT nói riêng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy chưa có đánh giá tích

cực của người được khảo sát về vai trò của HTTTKT. Điều

này có thể được giải thích là do chất lượng HTTTKT thực

sự chưa tốt, nên chưa phát huy được đầy đủ chức năng,

nhiệm vụ của hệ thống. Tuy nhiên, nếu sự đánh giá này

xuất phát từ nhận thức chủ quan của người được khảo sát

về tính hữu ích của HTTTKT thì việc hoàn thiện HTTTKT

tại doanh nghiệp sẽ khó khăn. Bởi lẽ, chỉ khi nào người

lãnh đạo nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, tầm quan

trọng của HTTTKT thì họ mới có những quyết định để đầu

tư thích đáng, nhằm nâng cao chất lượng của HTTTKT.

4. Kết luận

Để đánh giá chất lượng HTTTKT, cách tiếp cận phổ

biến hiện nay là đánh giá thông qua sự hài lòng của người

sử dụng đối với HTTTKT. Sự hài lòng của người sử dụng

là cảm nhận của họ về khả năng đáp ứng nhu cầu của

HTTTKT thông qua chất lượng thông tin kế toán, chất

lượng hệ thống xử lý thông tin, chất lượng đội ngũ người

làm công tác kế toán và nhận thức của người sử dụng về

tính hữu ích của HTTTKT.

Để đánh giá chất lượng của HTTTKT tại các doanh

nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, nghiên cứu này đã thực hiện

khảo sát sự hài lòng của lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh

đạo bộ phận kế toán đối với HTTTKT. Kết quả cho thấy,

HTTTKT chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu và sự mong

đợi của người sử dụng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng

của HTTTKT, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao

chất lượng đội ngũ người làm công tác kế toán, nhận diện

đầy đủ yêu cầu của người sử dụng thông tin kế toán và

nâng cấp hệ thống xử lý thông tin kế toán theo định hướng

quản lý tổng thể. Đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp và

lãnh đạo bộ phận kế toán cần quan tâm hơn nữa đến việc

đầu tư nâng cao chất lượng HTTTKT, có như vậy,

HTTTKT mới phát huy được đầy đủ chức năng của mình,

góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sự

thành công của doanh nghiệp.

Lời cảm ơn

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa

học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng trong đề tài mã số

B2016-DNA-13-TT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bailey, J. E. and Pearson, S. W., “Development of a Tool for Measuring and Analyzing Computer User Satisfaction”,

Management Science, 29(5), 1983, pp. 530-545.

[2] Chiu C. M, Chiu C. S and Chang H. C., “Examining the Integrated

Influence of Fairness and Quality on Learners’ Satisfaction and Web Based

Learning Continuance Intention”, IS Journal, 17(3), 2007, pp. 271-287.

[3] DeLone, D. W. and McLean, E. R., “The DeLone and McLean

Model of Information Systems Success: A Ten-year Update”, Journal of Management Information Systems, 19(4), 2003, pp. 9-30.

[4] Eppler, M. J., Wittig, D., A Review of Information Quality

Frameworks from The Last Ten Years, Net Academy, 2000.

[5] Giese, J. L. and Joseph, A. C. (), “Defining Consumer Satisfaction”,

Academy of Marketing Science Review, 1, 2000, pp.1-24.

[6] Gorla. M. and Somes. T. M, “The Impact of IT Outsourcing on IS

success”, Information and Management, 51(3), 2014, pp. 320-335.

[7] Guimaraes T., Yoon Y. and Clevenson A., “Factors Inportant to

Expert System Success: A Field Test”, Information and

Management, 30(3), 1996, pp. 119-130.

[8] Halawi, L. A., McCarthy, R. V. and Aronson, J. E., “An Empirical

Investigation of Knowledge Management Systems’ Success”, The

Journal of Computer Information Systems, 48(2), 2007, pp. 121-135.

[9] Hsieh JJPA and Wang W., “Explaining Employees’ Extended Use

of Complex IS”, European Journal of IS, 16(3), 2007, pp. 216-277.

[10] Ives, B. , Olson, M. H. and Baroudi, J. J., “The Measurement of User

Information Satisfaction”, Communications of the ACM, 26(10), 1983, pp. 785-793.

[11] Leclercq A., “The Perceptual Evaluation of IS Using The Construct

of User Satisfaction: Case Study of A LARGE FRENCH GROUP”,

The Database for Advances in IS, 38(2), 2007, pp. 27-60.

[12] Ngụy Thị Hiền, Phạm Quốc Trung, “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự

thành công của dự án ERP tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa

học và Công nghệ, 16 (Q2-2013), 2013, pp. 57-66.

[13] Nguyễn Hữu Hoàng Thọ, “Các yếu tố tác động đến triển khai thành

công ERP tại Việt Nam: Một áp dụng cải tiến các yếu tố của mô hình HTTT thành công”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 72(3), 2012,

trang 343-353.

[14] Oliver, R. L., “Processing of the Satisfaction Response in

Consumption: A Suggested Framework and Research Propositions”, Journal of Consumer Satisfaction, Dissatisfaction, and Complaining

Behaviour, 2(1), 1989, pp. 1-16.

[15] Rai A, Lang S. S. and Welker R. B., “Assessing The Validity of IS

Success Models: An Empirical Test and Theoretical Analysis”,

Information Systems Research, 13 (1), 2002, pp. 5-69.

[16] Sajady, H., Dastgir, M., “Evaluation of The Effectiveness of AIS”,

International Journal of Information Science & Technology, 6(2), 2008, pp. 49-59.

[17] Seddon P. B. and Kiew M.Y., “A Partial Test and Development of

DeLone McLean’s Model of IS Success”, Australian Journal of IS,

2, 1996, pp. 2-39.

[18] Wu J-H and Wang Y-M, “Measuring KMS Success: A

Respecification of The DeLone and McLean Model”, Information

and Management, 43(6), 2006, pp. 728-739.

[19] Yael Karlinsky-Shichor, M. Zviran, “Factor Influencing Perceived

Benefits and User Satisfaction in Knowledge Management

Systems”, IS management Journal, 33, Issue 1, 2016, pp. 55-73.

[20] Zhang, Z., Lee, M., Huang, P., Zhang L. & Huang, X., “A

Framework of ERP Systems Implementation Success in China: An

Empirical Study” , International Journal of Production Economics,

98, 2005, pp. 56-80.

(BBT nhận bài: 30/3/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 26/4/2018)

Page 49: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

46 Nguyễn Ngọc Vũ, Lê Văn Huy, Pham Dinh Tuyen

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ WEBSITE NGÂN HÀNG:

THỰC TIỄN ĐỐI VỚI WEBSITE NGÂN HÀNG ĐÔNG Á

EVALUATION OF BANKING WEBSITE SERVICE QUALITY:

APPLICATION TO DONGA BANK

Nguyễn Ngọc Vũ1, Lê Văn Huy2, Pham Dinh Tuyen3 1Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; [email protected] 3Đại học Westminster, Vương quốc Anh; [email protected]

Tóm tắt - Trong bối cảnh dịch vụ ngân hàng dưới áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và thị hiếu khách hàng liên tục thay đổi, thì việc đổi mới chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, sự thuận tiện và tính gắn kết của khách hàng. Nghiên cứu tập trung nhận định các yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ website trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời sử dụng thang đo IPA trong đánh giá các đặc tính ưu tiên trong việc nâng cao chất lượng website Ngân hàng Đông Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng dịch vụ website trong lĩnh vực ngân hàng được đánh giá thông qua 7 thành phần gồm: Chất lượng thông tin, Dễ sử dung, Tính bảo mật, Thời gian phản hồi, Tính tương tác, Đặc tính thiết kế và Chức năng website. Kết quả nghiên cứu nhằm định hướng nhà quản lý những yếu tố chất lượng dịch vụ website cần cải thiện để gia tăng hiệu suất sử dụng kênh ngân hàng trực tuyến thông qua website từ phía khách hàng.

Abstract - In the context of banking service under increasing competition and customers’ constantly changing taste pressure, the innovation of service quality remains the core strategy to optimize users’ experience, the convenience and cohesion by customers. This research focuses on identifying the components of website quality in banking service sector, as well as applying IPA measurement scale in promoting prioritized components with an aim to enhance website service quality offered by Dong A Bank.The result suggests that website quality in banking service sector is considered under 7 components including Information quality, Ease of use, Security, Response time, Interaction, Design and Website functionality. The finding of this study aids in providing reference for managerial board with the dimensions of website quality that need to be enhanced to promote customers’ experience in Internet banking service through website.

Từ khóa - chất lượng dịch vụ; website; ngân hàng; tính bảo mật; chất lượng thông tin.

Key words - service quality; website, bank; security; information quality.

1. Giới thiệu

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc gia tăng trải

nghiệm người dùng và khuyến khích hành vi tiêu dùng của

khách hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành

công của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực ngân

hàng tại Việt Nam, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự

biến động mạnh mẽ và sự nhạy cảm của thị trường tài

chính, việc tiếp cận và phân phối dịch vụ ngân hàng hiện

đại đang trở thành xu hướng tất yếu, góp phần định hướng

kênh trung gian tài chính hiện đại và thân thiện người dùng.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tiến trình

hội nhập thị trường tài chính – ngân hàng, các ngân hàng

thương mại Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tầm quan

trọng của việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Trên nền Internet, các ngân hàng đã phát triển hệ thống

Internet Banking, thực hiện các hoạt động giao dịch thông

qua website nhằm hỗ trợ hiệu quả hoạt động kinh doanh

doanh, quảng bá thông tin, phát triển thương hiệu cho

doanh nghiệp; đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ,

giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt,

góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng

lẫn khách hàng…

Trong hoạt động của ngân hàng bán lẻ Internet

Banking, chất lượng dịch vụ website đóng một vai trò

quyết định bởi trong lý thuyết về hành vi mua, một khách

hàng thực hiện hoạt động mua luôn chịu sự tác động bởi

các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ của cửa hàng

(Kotler và Keller, 2016); và khi đó “trụ sở”, “phòng giao

dịch” là đơn vị giao dịch đối với ngân hàng truyền thống,

và website chính là “cửa hàng” của Internet Banking. Theo

Ahasanul và cộng sự (2009), website ngân hàng cung cấp

dịch vụ đến với khách hàng thông qua việc cấp phép và cá

nhân hóa trải nghiệm người dùng trong việc tiếp cận tài

khoản, tìm kiếm thông tin sản phẩm, thực hiện giao dịch

tài chính; trên cơ sở đó, tối ưu hóa tính thuận tiện và khả

năng truy cập mọi lúc, mọi nơi từ khách hàng.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi

trong hành vi giao dịch của khách hàng từ giao dịch truyền

thống sang giao dịch điện tử cũng đặt ra một câu hỏi cho các

ngân hàng là làm thế nào để đo lường chất lượng dịch vụ

website mà ngân hàng cung cấp, và đâu là yếu tố liên quan

đến chất lượng dịch vụ website mà ngân hàng cần phải cải

thiện? Nhằm gia tăng tính gắn kết, nhận thức giao dịch, tần

suất sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến thông qua cổng

website, cũng như duy trì sự hài lòng và khuyến khích sự trở

lại (giao dịch) của khách hàng, mỗi hệ thống ngân hàng nên

thường xuyên cập nhật, đo lường và nhận định các yếu tố

dịch vụ website cần được cải thiện. Chất lượng dịch vụ

website Ngân hàng Đông Á được đánh giá thông qua 7 yếu

tố đo lường gồm: chất lượng thông tin, dễ sử dụng, tính bảo

mật, thời gian phản hồi, tính tương tác, đặc tính thiết kế, chức

năng website trong mối quan hệ với thang đo IPA

(Importance – Performance Analysis (IPA)) nhằm xác định

đặc tính website cần ưu tiên cải thiện trong thời gian đến.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ được rất nhiều doanh nghiệp và nhà

nghiên cứu quan tâm, theo Gronroos (1982), chất lượng

dịch vụ bao gồm chất lượng kỹ thuật - những gì khách hàng

Page 50: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 47

thực sự nhận được từ dịch vụ - và chất lượng chức năng -

cách thức mà các dịch vụ được cung cấp; Parasuraman và

cộng sự (1988) cho rằng chất lượng dịch vụ là mức độ khác

nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và

nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ. Mặc dù có nhiều

quan điểm khác nhau về khái niệm chất lượng dịch vụ,

nhưng các nhà nghiên cứu thường đề cập đến hai khía cạnh:

(1) cảm nhận của khách hàng về kết quả dịch vụ; (2)

khoảng cách giữa sự mong đợi về dịch vụ của khách hàng

và cảm nhận của họ về kết quả dịch vụ. Phần lớn các định

nghĩa chất lượng khi áp dụng cho dịch vụ đều lấy khách

hàng làm trung tâm (Kanji & cộng sự, 1999) và chất lượng

dịch vụ là sự so sánh chủ quan mà khách hàng tạo ra giữa

chất lượng của dịch vụ mà họ mong muốn nhận được và

những gì họ thực tế nhận được (Gefen, 2002).

Năm 1985, Parasuraman và cộng sự đã phát triển 10

biến số (truyền thông, năng lực phục vụ, lịch sự, tín nhiệm,

an toàn, tính tiếp cận, hiểu biết khách hàng, tin cậy, đáp

ứng, tính hữu hình) xác định chất lượng dịch vụ được cung

cấp, phục vụ cho việc đo lường mong đợi và cảm nhận của

khách hàng về chất lượng dịch vụ. Sau đó, nhóm nghiên

cứu này thực hiện những nghiên cứu thực tiễn để cuối cùng

cho ra 5 biến số bao gồm: Tính hữu hình (tangibles), tính

đáng tin cậy (reliability), sự đáp ứng (responsiveness), sự

đảm bảo (assurance) và sự đồng cảm (empathy).

2.2. Chất lượng dịch vụ website

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng dịch

vụ website; mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhìn nhận

chất lượng dịch vụ website dưới những góc độ và quan

điểm riêng phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm, trình độ phát

triển của quốc gia đó (Cao & cộng sự, 2005). Về cách thức

đo lường chất lượng dịch vụ website, Liu & Arnett (2000)

đã khám phá các yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ website

gồm: chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, tính giải

trí, thông tin và chất lượng thiết kế. Yoo & Donthu (2001)

đã xác định và phát triển mô hình SITEQUAL để đo lường

chất lượng dịch vụ trực tuyến gồm 9 chỉ báo với 4 thành

phần gồm: dễ sử dụng, thiết kế thẩm mỹ, tốc độ xử lý, an

ninh. Năm 2002, Barnes & Vidgen phát triển mô hình

WebQual 4.0 để đo lường chất lượng dịch vụ website, gồm

22 chỉ báo, 3 thành phần với 5 yếu tố, gồm khả năng sử

dụng (khả năng sử dụng và thiết kế), chất lượng thông tin

(thông tin), và chất lượng dịch vụ tương tác (tin tưởng và

đồng cảm).Wolfinbarger & Gilly (2003) đã xây dựng nên

mô hình eTailQ gồm 14 chỉ báo với 4 thành phần: thiết kế

web, thực hiện, bảo mật và dịch vụ khách hàng để đo lường

chất lượng dịch vụ website. Parasuraman & cộng sự (2005)

đã xây dựng mô hình E-S-Qual để đo lường chất lượng dịch

vụ website của các trang web bán hàng trực tuyến. Mô hình

E-S-Qual có 22 chỉ báo với 4 thành phần: Hiệu quả, thực

hiện, hệ thống sẵn có và bảo mật. Bressolles (2006) đã tiến

hành đo lường chất lượng dịch vụ website của 2 trang web

thương mại (du lịch và hàng điện tử) và phát triển mô hình

NetQual, gồm 18 chỉ báo với 5 thành phần, gồm chất lượng

thông tin, dễ sử dụng, tính bảo mật, đặc điểm thiết kế và tin

cậy. Trên cơ sở các mô hình này, Huy và Tuyến (2017) đã

phát triển thang đo và thực hiện nghiên cứu thực nghiệm

về chất lượng dịch vụ website trong lĩnh vực tại Việt Nam,

nghiên cứu đã khẳng định các yếu tố của chất lượng dịch

vụ website bao gồm 6 thành phần: chất lượng thông tin, sự

điều hướng, thời gian phản hồi, sự hấp dẫn về hình ảnh,

tính tương tác và tính bảo mật với 21 chỉ báo (thông tin cụ

thể các chỉ báo tại Bảng 2); thang đo lường này sẽ được sử

dụng để đo lường chất lượng dịch vụ website Ngân hàng

Đông Á.

3. Phương pháp nghiên cứu

Bảng câu hỏi được phát triển thông qua thang đo gồm

21 chỉ báo (thang Likert, 5 sự lựa chọn) với 6 thành phần

gồm: (1) Chất lượng thông tin, (2) Sự điều hướng, (3) Thời

gian phản hồi, (4) Sự hấp dẫn về mặt hình ảnh, (5) Tính

tương tác, (6) Tính bảo mật, được sử dụng để thực hiện

nghiên cứu nhằm đo lường chất lượng website của Ngân

hàng Đông Á. Việc thu thập thông tin được thực hiện trực

tuyến (từ tháng 12/2017 đến 01/2018), những người tham

gia trả lời là người đã từng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực

tuyến của Ngân hàng Đông Á trong vòng 6 tháng (kể từ

ngày tiến hành khảo sát); sử dụng phần mềm thống kê

SPSS 20 và Excel để phân tích dữ liệu thông qua các phân

tích mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định

Cronbach’s Alpha và các tham số IPA. Nghiên cứu được

thực hiện trên cơ sở ứng dụng mô hình mức độ quan trọng

– thực hiện (Importance – Performance Analysis (IPA))

của Martilla và James (1977), nhằm xác định các yếu tố

cần cải thiện dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến khách hàng

về mức độ quan trọng của chỉ tiêu và mức độ thực hiện (do

khách hàng cảm nhận) về các chỉ tiêu của nhà cung ứng

dịch vụ (I-P gaps), thể hiện trên ma trận IPA, với trục tung

(Y) thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành (X) thể hiện

mức độ thực hiện. Trên cơ sở vị trí của các thuộc tính xác

định trên 4 góc phần tư (1) tập trung phát triển, (2) tiếp tục

duy trì, (3) hạn chế phát triển và (4) giảm sự đầu tư để đề

xuất hàm ý cho nhà quản lý.

4. Kết quả phân tích và bình luận kết quả

Thông tin về mẫu nghiên cứu được giới thiệu sơ lược

qua biểu sau:

Bảng 1. Thông tin sơ lược về mẫu nghiên cứu

Giới tính 343 Độ tuổi 343

Nam 211 Dưới 25 24

Nữ 132 26-30 101

Tần suất (lần/tháng) 343 31-35 97

Từ 1 đến 3 216 36-40 63

Từ 4 đến 6 98 41-45 35

Trên 6 29 Trên 45 23

Kết quả phân tích cho thấy, khách hàng đánh giá tầm

quan trọng của các yếu tố tạo thành chất lượng website

tương đối cao (điểm trung bình 4,102/5), trong khi đó, điểm

đánh giá chất lượng dịch vụ website của ngân hàng nghiên

cứu ở mức điểm 3,646, điều này cho thấy, Ngân hàng Đông

Á cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng

nhằm đáp ứng hơn nữa mong đợi của khách hàng. Trong

khuôn khổ phân tích, tầm quan trọng và thực hiện (IPA)

được giới thiệu tại Bảng 2.

Page 51: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

48 Nguyễn Ngọc Vũ, Lê Văn Huy, Pham Dinh Tuyen

Bảng 2. Kết quả phân tích tầm quan trọng – sự thực hiện đối với dịch vụ website

Chỉ

báo Nội dung chỉ báo

Tầm quan

trọng (I)

Thực

hiện (P)

Chênh

lệch

Góc

phần tư

1 Tuyên bố rõ ràng những chính sách bảo mật của Website 4,424 3,633 -0,791 1

2 Thông tin cá nhân được đảm bảo 4,265 3,617 -0,548 1

3 Website cung cấp những thông tin chung về ngân hàng 4,382 3,648 -0,833 2

4 Website cung cấp nhu cầu thông tin về chính sách cho vay và huy động 4,142 3,911 -0,330 2

5 Website tạo ra cảm giác cá nhân hóa cho người dùng 4,354 4,119 -0,334 2

6 Thông tin luôn được cập nhật 4,256 3,747 -0,509 2

7 Những giao dịch của khách hàng luôn được bảo mật 4,48 3,746 -0,733 2

8 Thiết kế Website hấp dẫn (thu hút khách hàng) 4,209 3,966 -0,243 2

9 Website cung cấp nhiều công cụ điều hướng, giúp việc di chuyển trong

Website dễ dàng hơn 4,186 3,657 -0,629 2

10 Tôi nhận thấy việc truy cập Website dễ dàng thông qua đường dẫn (link) 4,122 3,699 -0,422 2

11 Website phục vụ những yêu cầu riêng biệt của khách hàng (thông qua

nhiều (option) lựa chọn các sản phẩm…) 4,26 3,701 -0,564 2

12 Việc tương tác với ngân hàng thông qua Website dễ dàng 4,154 3,763 -0,390 2

13 Website hỗ trợ những công cụ tìm kiếm mở rộng 4,179 3,81 -0,369 2

14 Website cung cấp những thông tin chính xác và có hiệu lực 4,101 3,425 -0,475 3

15 Website phản hồi những yêu cầu của khách hàng nhanh chóng 3,725 2,514 -1,211 3

16 Nội dung dễ đọc và được sắp xếp khoa học 3,738 3,563 -0,175 3

17 Thiết kế Website phù hợp (tổ hợp màu sắc, kích cỡ chữ...) 3,704 3,06 -0,644 3

18 Tôi nhận thấy việc điều hướng của Website dễ dàng 4,043 3,644 -0,499 3

19 Website luôn sẵn sàng để thực hiện giao dịch 3,827 3,945 0,117 4

20 Website luôn được tải nhanh chóng 3,776 3,746 -0,030 4

21 Tốc độ truy cập thông tin và dịch vụ được thỏa mãn 3,817 3,657 -0,160 4

Điểm trung bình 4,102 3,646

4.1. Phần tư thứ 1 (tập trung phát triển)

Phần tư này chỉ chứa 2 thuộc tính (chỉ báo) là “Tuyên

bố rõ ràng những chính sách bảo mật của Website”, “Thông

tin cá nhân đảm bảo bảo mật”. Giá trị của các thuộc tính

này có mức độ quan trọng cao hơn giá trị trung bình chung

(4,102) nhưng lại có mức độ thực hiện nhỏ hơn giá trị trung

bình chung (3,646). Như vậy, khách hàng rất mong muốn

ngân hàng tập trung cải thiện việc đảm bảo thông tin cá

nhân và chính sách bảo mật. Website ngân hàng lưu trữ và

quản lý một lượng lớn thông tin giao dịch của khách hàng,

do đó để khách hàng yên tâm thực hiện giao dịch trực tuyến

cũng như cung cấp thông tin cá nhân phục vụ nhu cầu quản

lý và cập nhật trải nghiệm người dùng, tính bảo mật luôn

được xem là ưu tiên hàng đầu. Có thể nói, đây là 2 vấn đề

tồn tại chung đối với các ngân hàng thương mại trong hệ

thống ngân hàng tại Việt Nam khi triển khai dịch vụ

Internet Banking, trong điều kiện thông tin cá nhân của

khách hàng bị rò rỉ nhằm phục vụ cho nhiều lợi ích khác

nhau; hệ thống thanh toán bị gián đoạn; xác thực tài khoản

chưa hiệu quả, nhiều trường hợp người dùng đã tạo lệnh

thanh toán xong và số dư bị trừ đi nhưng đầu bên kia thì lại

không nhận được tiền chuyển đến. Những tồn đọng trên

đóng vai trò như những rào cản, khiến khách hàng luôn có

những lo lắng nhất định khi thực hiện giao dịch truy cập và

thanh toán. Do vậy, Ngân hàng Đông Á cần đảm bảo tính

bảo mật thông tin cá nhân và thông tin giao dịch một cách

thông suốt, cũng như công bố những quy định về chính

sách bảo mật của Website đối với khách hàng trước, trong

và sau giao dịch trực tuyến.

4.2. Phần tư thứ 2 (Tiếp tục duy trì)

Đối với góc phần tư thứ 2, trong số 21 thuộc tính đánh

giá chất lượng dịch vụ website thì có đến 11 thuộc tính

được khách hàng đánh giá cần tiếp tục duy trì. Nổi bật trong

số những thuộc tính về chất lượng website, khách hàng

nhận định tầm quan trọng của yếu tố chất lượng thông tin,

dễ sử dụng, tính tương tác và chức năng website cần tiếp

tục được duy trì và cập nhật liên tục, bởi đây được xem như

những mấu chốt mang khách hàng đến gần hơn với dịch vụ

ngân hàng trực tuyến. Dễ dàng nhận thấy rằng, trang

website của ngân hàng cần phải cung cấp đầy đủ và cập

nhật thường xuyên những thay đổi trong chính sách, sản

phẩm, định hướng phát triển của ngân hàng trong từng thời

kỳ; thông tin sản phẩm, dịch vụ, chính sách cho vay và huy

động; dễ dàng trong việc điều hướng, di chuyển giữa các

trang; dễ dàng tìm kiếm thông tin (mở rộng); website có

thiết kế công cụ cho phép tăng tính tương tác với ngân hàng

và phục vụ yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Đây là các

yếu tố có mức độ quan trọng và mức độ thực hiện đều cao

hơn giá trị trung bình chung, ngân hàng cần nỗ lực duy trì

và tăng cường hơn nữa chất lượng dịch vụ của những thuộc

tính này trong tương lai.

4.3. Phần tư thứ 3 (Hạn chế phát triển)

Về lý thuyết, những thuộc tính thuộc khối phần tư này

Page 52: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 49

(gồm 5/21 thuộc tính) có mức độ quan trọng và mức độ thực

hiện đều nhỏ hơn giá trị trung bình chung lần lượt của từng

mức độ. Nổi bật trong số đó là thuộc tính thuộc về đặc tính

thiết kế của website. Không thể phủ nhận rằng, một thiết kế

website bắt mắt, thông tin sắp xếp khoa học giúp khách

hàng dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin và mang lại cảm

giác thoải mái khi tương tác. Tuy nhiên, nếu xét trong mối

quan hệ với những thuộc tính mấu chốt thuộc về chức năng

thuần túy của website giao dịch tài chính, khách hàng sẽ đặt

nhiều kỳ vọng và sự ưu tiên hơn đối với vấn đề bảo mật,

chất lượng thông tin tin cậy và khả năng tương tác với người

dùng của website. Khách hàng cảm thấy an tâm thực hiện

giao dịch tài chính khi hiểu được chính xác sản phẩm dịch

vụ cung cấp trực tuyến, chính sách bảo mật thông tin và sự

kết nối giao dịch giữa người dùng và website. Trong khía

cạnh đó, ngân hàng không nên dùng nhiều nguồn lực trong

việc đầu tư cho 5 thuộc tính trên. Tuy nhiên, điều này không

có nghĩa là giảm đầu tư cho những lĩnh vực này, bởi vì nếu

như những thuộc tính ở góc phần tư này có mức độ thực

hiện thấp sẽ làm họ không hài lòng; khách hàng sẽ không

tiếp tục quay lại giao dịch với ngân hàng thông qua website.

Một khi những thuộc tính này không được đầu tư đúng mức,

đây được xem như một trở ngại lớn đối với Ngân hàng Đông

Á trong tiến trình hội nhập, hiện đại hóa.

4.4. Phần tư thứ 4 (Giảm sự đầu tư)

Có 3/21 thuộc tính thuộc góc phần tư này, đa phần

thuộc về các yếu tố liên quan đến đặc tính thời gian phản

hồi của website. Yếu tố thời gian phản hồi đo lường thời

gian cần thiết để một giao dịch trên nền tảng website đáp

ứng lại một yêu cầu truy nhập từ phía khách hàng như truy

soát thông tin, tham vấn số dư tài khoản, thực hiện thành

công lệnh chuyển tiền. Đánh giá của khách hàng về thời

gian thực hiện giao dịch cho thấy rằng, website Ngân hàng

Đông Á đang mang lại những trải nghiệm dịch vụ trực

tuyến phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của khách qua

việc website luôn sẵn sàng cho các giao dịch, khách hàng

có thể truy cập được thông tin (một cách nhanh chóng),

điều đó cho thấy ngân hàng không thật sự cần thiết ưu tiên

đầu tư trong ngắn hạn.

5. Kết luận

Trong thời đại công nghệ Internet và thương mại điện

tử đang thay đổi cách thức phân phối sản phẩm và dịch vụ

của nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng cùng với những biến

động mạnh mẽ trong thị trường tài chính và nhu cầu giao

dịch ngày càng gia tăng từ phía khách hàng, thì việc triển

khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet banking cũng

như tập trung cải tiến chất lượng website đang trở thành xu

hướng tất yếu của những nhà quản trị ngân hàng. Trong bối

cảnh đó, nghiên cứu nhận định 7 yếu tố cấu thành chất

lượng dịch vụ website cũng như áp dụng thang đo lường

IPA nhằm xác định đặc tính website ưu tiên cải tiến tại

Ngân hàng Đông Á. Trong khía cạnh đó, việc nâng cao tính

bảo mật website đóng vai trò ưu tiên hàng đầu nhằm cải

thiện và khuyến khích trải nghiệm người dùng đối với dịch

vụ ngân hàng trực tuyến. Đánh giá khách hàng về chất

lượng thông tin, tính tương tác, dễ sử dụng và chức năng

website cho thấy đây là một trong những biến số mà nhà

quản trị doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp tục

duy trì trong bối cảnh thị trường liên tục bị chi phối bởi

nhiều yếu tố đe dọa như sai lệch thông tin, nhiều kênh thay

thế từ những ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính

khác. Kết quả nghiên cứu của mô hình IPA cung cấp cho

nhà quản lý những thông tin chung về điểm mạnh, điểm

yếu của doanh nghiệp dưới cái nhìn của khách hàng, đồng

thời cũng biết được mong muốn của khách hàng về dịch vụ

ngân hàng cung cấp, và nhà quản lý sẽ có chiến lược phân

phối nguồn lực sao cho thỏa mãn tối đa khách hàng mà

không làm lãng phí nguồn lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Abbaspour, B. et al., “The Influence of Website Quality Dimensions

on Customer Satisfaction in The Travel Website”, International Journal of Science Commerce and Humanities, 3(5), 2015, pp. 6-17.

[2] Aladwani, A.M., & Palvia, P.C., “Developing and Validating an

Instrument for Measuring User-Perceived Web Quality”,

Information and Management, 39, 2002, pp. 467-476.

[3] Ali. F, “Hotel Website Quality, Perceived Flow, Customer

Satisfaction and Purchase Intention”, Journal of Hospitality and

Tourism Technology, 7 (2), 2016, pp. 213-228.

[4] Arasu, A., Cho, J., Garcia-Molina, H., Paepcke, A. & Raghavan, S.,

“Searching the Web”, ACM Transactions on Internet Technology, 1(1), 2001, pp. 2-43.

[5] Bai, Law & Wen, “The Impact of Website Quality Customer

Satisfaction and Purchase Intentions: Evidence from Chinese Online

Visitors”, International Journal of Hospitality Management, 27,

2008, pp. 391-402.

[6] Barnes, S. and Vidgen, R., “An Integrative Approach to The

Assessment of E-Commerce Quality”, Journal of Electronic Commerce Research, 3(3), 2002, pp. 114-127.

[7] Bressolles, G., “Electronic Service Quality: NetQual. Proposition of

a Measurement Scale to Commercial Websites and Moderating

Effects”, Recherche et Applications en Marketing, 21 (3), 2006, pp.

19-45.

[8] Cao, Qingyu Zhang, John Seydel, “B2C E-Commerce Website

Quality: An Empirical Examination”, Industrial Management &

Data Systems, 105(5), 2005, pp. 645-661.

[9] Chang, H. H & Chen, W.C., “The Impact of Online Store

Environment Cues on Purchase Intention”, Online Information

Review, 32 (6), 2008, pp. 818-841.

[10] Dholakia & Zhao, “Retail Website Interactivity: How Does It

Influence Customer Satisfaction and Behavioral Intentions?”, International Journal of Retail & Distribution Management, 37(10),

2009, pp. 821-838.

[11] Fan, Q., Lee, J., & Kim, J., “The Impact of Website Quality on Flow-

Related Online Shopping Behaviors in C2C E-Marketplaces: A

Cross-National Study”, Managing Service Quality, 23(5), 2013, pp. 364-387.

[12] Fisher, J. et al., “Moving from a Web Presence to e-Commerce: The

Importance of a BusinessWeb Strategy for Small-Business Owners”,

Electronic Markets, 17(4), 2007, pp. 253-262.

[13] Jeong, M., Oh, H. & Gergoire, M., “Conceptualizing Website

Quality and Its Consequences in The Lodging Industry”,

International Journal of Hospitality Management, 22(2), 2003, pp. 161-175.

[14] Ha, H., “The Effects of Online Shopping Attributes on Satisfaction-

Purchase Intention Link: A Longitudinal Study”, International

Journal of Consumer Studies, 36, 2012, pp. 327-334.

[15] Herrero & San Martin, “Developing and Testing a Global Model to

Explain the Adoption of Websites by Users in Rural Tourism

Accommodations”, International Journal of Hospitality Management, 2012, pp. 1178-1186.

[16] Ho, C.I., Y.L. Lee, “The Development of an E-Travel Service

Quality Scale”, Tourism Management, 28, 2007 pp. 1434-1449.

[17] Hsu et al., “The Effect of Website Quality on Consumer Emotional

States and Repurchases Intention”, African Journal of Business

Management, 5(15), 2011, pp. 6195-6200.

Page 53: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

50 Nguyễn Ngọc Vũ, Lê Văn Huy, Pham Dinh Tuyen

[18] Kim, W., & Lee, H.Y., “Comparison of Web Service Quality

Between Online Travel Agencies and Online Travel Suppliers”, Journal of Travel & Tourism Marketing, 17(2/3), 2004, pp. 105-116.

[19] Loiacono, E.T. et al, “WebQual: An Instrument for Consumer

Evaluation of Web Sites”. International Journal of Electronic

Commerce, Vol. 11, No. 3, 2007, pp. 51-87.

[20] Palmer, A. and N. Koenig-Lewis, “An Experiential, Social Network-

Based Approach to Direct Marketing”, Direct Marketing: An

International Journal, 3(3), 2009, pp. 162-176.

[21] Parasuraman, A., V. A. Zeithaml, A. Malhotra, “E-S-Qual: A

Multiple-item Scale for Assessing Electronic Service Quality”, Journal of Service Research, 7(3), 2005, pp. 213-233.

[22] Park, Y. A., Gretzel, U. & Sirakaya-Turk, E., “Measuring Website

Quality for Online Travel Agencies”, Journal of Travel & Tourism

Marketing, 23(1), 2007, pp. 15-30.

[23] Pearson, A., Tadisina, S., & Griffin, C., “The Role of E- Service

Quality and Information Quality in Creating Perceived Value: Antecedents to Website Loyalty”, Information Systems

Management, 29, 2012, pp. 201-215.

[24] Phelan, K. V., Christodoulidou, N., Countryman, C. C. & Kistner, L.

J., “To Book or Not to Book: The Role of Hotel Website Heuristics”,

Journal of Services Marketing, 25(2), 2011, pp. 134-148.

[25] Poon, W. and C. Lee., “E-Service Quality: An Empirical

Investigation”, Journal of Asia-Pacific Business, 13(3), 2012, pp. 229-262.

[26] Sadeghein, R. et al., “A Website Evaluation of Travel Agencies in

Iran: An Adoption Level and Value Creation Approach”, International Journal of Advanced Information Technology (IJAIT),

2(6), 2012.

[27] Rosen, D. E. & Purinton, E., “Website Design: Viewing the Web as

Cognitive Landscape”, Journal of Business Research, 57(7), 2004,

pp. 787-794.

[28] Tetteh, E. and Burn, J., “Global Strategies for SME Business:

Applying the SMALL Framework”, Logistics Information Management, 14(1/2), 2001, pp. 171-180.

[29] Wang, T., A Study on Website Design Aesthetics and Intention to

Transaction: A Comparison of Taiwan and Brazil in the Resort

Hotel Industry, Master’s Thesis, National Taiwan University of Science and Technology, 2011.

[30] Wang, Law, Guillet, Hung, and Fong, “Impact of Hotel Website

Quality on Online Booking Intentions: eTrustas a Mediator”,

International Journal of Hospitality Management, 47(1), 2015, pp.

108-115.

[31] Wolfinbarger, M. and M. Gilly, “eTailQ: Dimensionalising,

Measuring and Predicting eTail Quality”, Journal of Retailing, 79, 2003, pp. 183-198.

[32] Yoo, B., & Donthu, N., “Developing A Scale to Measure the

Perceived Quality of an Internet Shopping Site (SITEQUAL)”,

Quarterly Journal of Electronic Commerce, 2(1), 2001, pp. 31-46.

(BBT nhận bài: 07/3/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 19/4/2018)

Page 54: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 51

SO SÁNH THỂ THƠ TRONG DÂN CA TRỮ TÌNH SINH HOẠT CỦA

NGƯỜI TÀY VÀ NGƯỜI THÁI

COMPARING FORMS OF POETRY IN TAY AND THAI PEOPLE’S

ROMANTIC FOLK SONGS

Hà Xuân Hương

Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên; [email protected]

Tóm tắt - Người Tày và người Thái sử dụng các thể thơ chủ đạo khác nhau khi sáng tác dân ca trữ tình sinh hoạt. Trong dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, thể thơ thất ngôn chiếm ưu thế. Lượn cọi, lượn then, phong slư được sáng tác theo thể thất ngôn kéo dài. Lượn slương dùng thất ngôn tứ tuyệt nên nổi bật ở tính ngắn gọn. Việc sử dụng thể thất ngôn liên quan tới những ảnh hưởng của văn hóa Kinh, Hán tới văn hóa Tày thông qua con đường sách vở, học hành. Bên cạnh đó, người Thái sử dụng thể thơ tự do cho toàn bộ sáng tác dân ca trữ tình sinh hoạt của mình. Hai kiểu khống khái và xư bắc được sử dụng xen kẽ trong bài hát nhằm tạo sự chuyển ý, chuyển đoạn uyển chuyển. Việc sử dụng phổ biến thể thơ này có nguyên nhân từ đặc trưng ngôn ngữ Thái. Sự khác nhau trong việc sử dụng thể thơ như thế chính là sự thể hiện của nhịp điệu tâm hồn riêng của từng dân tộc.

Abstract - The Tay and Thai people use different forms of poetry when composing romantic folk songs. In the Tay folk songs, the rhyme poetry predominates. Luon coi, luon then, phong slu is created according to the extended poetry form of seven words (That Ngon). Luon sluong using seven word-four verse language form (That ngon - Tu tuyet) should be prominent in its brevity. The use of seven word (That ngon) form refers to the influence of Kinh culture, Han culture to the Tay through books and study. In addition, Thai people use free verse for all their romantic folk songs. Two types of khong khai and xu bac are used intermixed in the song to make the transition of ideas and verses. The widespread use of this form of poetry has its roots in the Thai language. The difference in the use of poetry form is the expression of the individual soul rhythm of each nation.

Từ khóa - so sánh; thể thơ; dân ca trữ tình sinh hoạt; người Tày; người Thái.

Key words - compare; forms of poetry; folk songs; Tay people; Thai people.

1. Đặt vấn đề

Dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái

đều rất phong phú và đặc sắc. Nếu người Tày có lượn cọi

(hát gọi bạn yêu), lượn slương (hát thương yêu), phong slư

(thư tình) ... thì người Thái có khắp báo xao (hát trai gái),

khắp xai peng (hát dây tình), khắp hạn khuống (hát nơi sàn

chơi), khắp loong tôông (hát nơi cánh đồng) ... Sự gắn bó

của dân ca trữ tình sinh hoạt với các đặc điểm địa – văn

hóa, sử - văn hóa, ngôn ngữ... khiến cho nó thể hiện khá rõ

ràng bản sắc văn hóa tộc người. Vì thế, một sự so sánh thể

thơ trong dân ca trữ tình sinh hoạt của hai dân tộc Tày, Thái

sẽ góp phần chỉ ra tính chung của văn hóa các dân tộc, đồng

thời khám phá tính đặc thù dân tộc của văn hóa người Tày

và người Thái.

2. Kết quả nghiên cứu và khảo sát

2.1. Thể thất ngôn trong dân ca trữ tình sinh hoạt Tày

Dân ca trữ tình sinh hoạt Tày sử dụng các thể tự do, thể

ngũ ngôn, thể thất ngôn. Trong đó, thể thơ chính là thể thất

ngôn. Người Tày dùng cả thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn

trường thiên và song thất. Theo kết quả khảo sát của tác

giả, từ 1.465 lời dân ca trữ tình sinh hoạt thống kê từ các

công trình sưu tầm, biên dịch, thì có đến 1.275 lời (chiếm

87 %) được làm theo thể thơ thất ngôn, các thể khác chiếm

tỉ lệ ít: thể tự do chiếm 12,8%; thể ngũ ngôn chiếm 0,2%.

Bao gồm:

- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt

Nam, tập 18 – Dân ca [12].

- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt

Nam, tập 19 – Dân ca [13].

- Chồm bjoóc mạ [3].

- Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương [7].

- Phong slư [2].

- Thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày [1].

Người Tày có lượn cọi, lượn then, phong slư, lượn

slương... đều là những loại hình dân ca giao duyên và được

sáng tác theo thể thất ngôn. Trong đó, lượn cọi, lượn then,

phong slư... được sáng tác theo thể thất ngôn trường thiên,

hay còn gọi là thất thất lưu thủy. Đây là thể thơ sử dụng

vần chân (chữ cuối của câu trên vần với chữ lưng của câu

dưới, thường là chữ thứ năm). Cách gieo vần này tương tự

cách gieo vần trong câu song thất thuộc thể thơ song thất

lục bát của người Việt. Người Việt gieo vần yêu vận ở hai

câu thất của bài ca dao làm theo thể song thất lục bát:

Nước hồ Tây vừa trong vừa mát

Đường chợ Bưởi lắm cát dễ đi

Cô kia bóng bảy làm chi

Để cho anh ấy đi đi về về.

[11, tr. 180]

Trong thể thất ngôn trường thiên của dân ca trữ tình

sinh hoạt Tày, từ hai câu đầu gieo yêu vận, các câu thơ tiếp

theo cứ theo quy luật này mà lặp lại. Từ đó, bài dân ca có

thể dễ dàng kéo dài.

Bươn chiêng ngòi hăn bjoóc một than

Mọi thức bjoóc phung ban tềnh cáng

Ong điệp bên vội váng tím xa

Một mèng bên pây mà tím nhị

Như là than noọng nhỉ bấu hăn…

[8, tr. 206]

(Tháng giêng trồng hoa nở là than

Mọi thứ hoa ban nở trên cành

Page 55: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

52 Hà Xuân Hương

Ong bướm bay rộn ràng tìm thăm

Kiến ong cũng vội vàng tìm nhị

Như đang tìm bạn nghĩa mất đâu…)

[8, tr. 522]

Tuy thế, cần lưu ý lý do chính để các bài lượn cọi,

phong slư, lượn sử... có dung lượng lớn không hoàn toàn

do việc sử dụng thể thất thất lưu thủy. Trên thực tế, các thể

lục bát, song thất lục bát... phổ biến trong dân ca của người

Kinh cũng có thể được sử dụng để gia tăng dung lượng của

tác phẩm. Thế nhưng, ở dân ca của người Kinh chúng ta ít

gặp trường hợp bài dân ca dài quá 20 câu. Sự khác nhau

giữa độ dài của lượn cọi, lượn then... của người Tày so với

dân ca của người Kinh lúc này không phụ thuộc vào thể

thơ. Cụ thể, độ ngắn bài dân ca của người Kinh phụ thuộc

đặc điểm của lối hát đối đáp. Đối đáp là một hình thức tỏ

tình của nam nữ thanh người Kinh. Đặc trưng của lối hát

đối đáp là ngắn gọn. Tài năng của người đối đáp không phụ

thuộc độ dài ngắn mà phụ thuộc vào khả năng ứng tác

nhanh, nội dung sâu sắc. Trong khi đó, ở người Tày, ngoài

hình thức đối đáp nhằm thể hiện tài năng của người hát,

dân ca trữ tình sinh hoạt Tày còn có một bộ phận không

liên quan đến tính chất thi tài giữa các bên hát. Chẳng hạn,

lượn sử liên quan tới việc mượn các tích truyện xưa cũ

trong lịch sử, truyền thuyết... để nhắc nhở bạn tình noi theo,

hoặc phong slư liên quan tới sự bộc lộ tình cảm buồn nhớ

triền miên, lượn cọi tuy là đối đáp nhưng không đặt mục

đích thi tài ứng tác mà đề cao tính trình tự của nội dung hát

cùng tài ghi nhớ của các chàng trai. Chính vì thế, các bài

hát lượn sử, phong slư, lượn cọi thường khá dài.

Vì được làm theo thể thất ngôn trường thiên nên nhiều bài

dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày có dung lượng khá

lớn. Chẳng hạn như cung lượn 12 tháng (slip nhí bươn) dài

249 câu. Các bài lượn còn có thể dài hơn thế, tùy thuộc vào

nội dung và tài nghệ của những người tham gia vào cuộc lượn.

Như đã trình bày ở trên, thể thất ngôn trường thiên sử

dụng yêu vận, chữ cuối cùng của câu trước bắt vần với chữ

thứ năm của câu sau. Nếu chữ cuối câu trước là vần bằng thì

chữ thứ năm câu sau cũng vần bằng. Ngược lại, nếu chữ cuối

câu trước là vần trắc thì chữ thứ năm câu sau cũng là vần

trắc. Cả bài dân ca dung nạp cả vần bằng, trắc trong gieo vần

tạo nhịp, khiến cho bài dân ca uyển chuyển, linh hoạt. Điều

này rất có ý nghĩa đối với việc thể hiện tâm hồn, tình cảm

của con người: khi êm đềm, lắng đọng, khi mạnh mẽ, mãnh

liệt. Vì ưu thế đó, thể thất thất lưu thủy được sử dụng trong

sáng tác lượn cọi, phong slư, lượn then… bởi so với lượn

slương, các tiểu loại này rộng rãi hơn về nội dung bài hát.

Trong lượn cọi, thỉnh thoảng có những bài mà có câu

chỉ gồm 5 tiếng, kiểu biến thể. Lúc này, việc gieo vần cuối

của câu trước sẽ rơi vào bất kỳ tiếng nào của câu tiếp theo.

Như thế, vẫn là gieo yêu vận nhưng chữ lưng không cố định

là tiếng thứ mấy, chỉ trừ tiếng cuối cùng. Chẳng hạn:

Hua cẳm moóc tỏa bản

Cần tồn mì lục nhạn mà nòn…

[8, tr. 14]

(Đầu hôm mây che bản

Đồn rằng có con nhạn qua đêm…)

[8, tr. 322]

Kiểu gieo yêu vận như trên còn được áp dụng trong thể

song thất của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, tương tự như

thể song thất trong dân ca của người Kinh. Bên cạnh đó,

thể tự do cũng dùng lối gieo vần yêu vận. Tuy nhiên, các

thể song thất và tự do đều chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dân ca

trữ tình sinh hoạt Tày.

Khác với lượn cọi, lượn then, phong slư là loại dân ca

sử dụng vần lưng để kéo dài khổ thơ, lượn slương chỉ dùng

loại thất ngôn tứ tuyệt là chính. Các câu 1, 2, 4 vần với nhau

như lối thơ Đường cổ xưa. Do thể thất ngôn tứ tuyệt có sự

quy định rõ ràng về số câu trong một bài nên ở bài dân ca

lượn slương luôn chỉ gồm 4 câu, không có sự kéo dài tùy

hứng như lượn cọi, phong slư...

Cáy khăn liểu oóc tiểng cáy khăn

Lo tềnh nưa phạ oóc rụng vằn

Bạn hợi nhằng thương rà hại lỉn

Xiết hại sloong rà thương chứ căn.

[7, tr. 303]

(Gà gáy đi dạo gà gáy ran

Sợ trời cao rạng sáng mênh mang

Bạn có lòng thương thời chơi đã

Kẻo nữa hai ta lại nhớ than.)

[7, tr. 435]

Việc sử dụng thể thất ngôn này có liên quan đến đội ngũ

sáng tác dân ca Tày, bao gồm các nghệ nhân có tài, các trí

thức bình dân của dân tộc. Ở từng vùng, nổi lên vai trò của

các nghệ nhân dân gian nổi tiếng. Chẳng hạn, ở thôn Đồng

Uẩn, xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có

nghệ nhân Lưu Xuân Lai; ở xã Hưng Khánh, huyện Trấn

Yên, tỉnh Yên Bái có nghệ nhân Hoàng Kế Quang; ở xã

Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có nghệ

nhân Hà Phan, Hà Thuấn… Họ là những người biết nhiều,

giỏi sử dụng và sáng tác dân ca. Họ có vai trò to lớn trong

việc trau dồi vần điệu của dân ca để tạo nên thể thơ với quy

cách vần điệu ngày càng ổn định.

Việc dân ca trữ tình sinh hoạt Tày được sáng tác theo thể

thất ngôn là chủ yếu có liên quan tới nguồn gốc và địa bàn

cư trú của tộc người này. Trong lịch sử hình thành và phát

triển của mình, người Tày ở Đông Bắc hiện nay bao gồm

một bộ phận người có nguồn gốc là người Kinh hóa Tày.

Bên cạnh đó, do đặc điểm vùng đất cư trú, người Tày cộng

cư và cận cư với người Kinh. Những điều đó dẫn tới sự giao

lưu, tiếp biến văn hóa giữa hai cộng đồng Kinh, Tày. Đây là

cơ sở dẫn tới những ảnh hưởng nhất định đến việc sáng tạo

văn học nghệ thuật. Một trong những ảnh hưởng đó là việc

thể thơ thất ngôn được sử dụng rộng rãi trong dân ca trữ tình

sinh hoạt. Với việc sử dụng thể thơ này, dân ca trữ tình sinh

hoạt Tày tiến dần tới sự chuyên nghiệp hóa.

2.2. Thể tự do trong dân ca trữ tình sinh hoạt Thái

Thể thơ chiếm ưu thế trong dân ca trữ tình sinh hoạt

Thái là thể tự do, còn gọi là trúc chi từ. Lời hát gồm nhiều

câu dài ngắn khác nhau, không nhất thiết theo một khuôn

phép nào. Nhờ thế, câu hát trở nên mượt mà, phóng

khoáng. Cảm xúc của con người được diễn đạt tự nhiên,

trôi chảy như một dòng sông, không bị ngắt quãng hay chịu

sự chi phối của các niêm luật gò bó. Cảm xúc cứ thế mở ra

Page 56: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 53

theo mạch của câu hát. Câu trước gọi câu sau như dòng

chảy mãi không ngừng. Câu hát tưởng hết lại có câu hát kế

tiếp. Thể thơ này tạo cho dân ca trữ tình sinh hoạt Thái

giống như những lời nhắn nhủ thiết tha, yêu thương, tựa hồ

nói mãi không hết, kể mãi không ngừng.

Thể tự do của dân ca trữ tình sinh hoạt Thái được biểu

hiện thông qua các kiểu thông dụng như kiểu xư bắc (câu

dài 5 - 15 chữ, phải là số lẻ, ăn vần ở tiếng lẻ), khống khái

(câu gồm 5 - 7 chữ, có vần giống như vè ở người Việt, vần

đặt ở cuối câu trước, bắt vần với tiếng đầu câu sau). Các

kiểu này dùng xen kẽ trong các bài hát và được chuyển

đoạn, chuyển thể một cách điêu luyện, tài tình. Chẳng hạn,

khi muốn chuyển tiếp giữa hai đoạn thơ gồm toàn những

câu 5 - 7 chữ, người ta sử dụng một vài câu thơ dài trên

chục chữ, hoặc ngược lại, chen giữa hai đoạn thơ gồm toàn

những câu dài trên chục chữ là những dòng thơ 5 - 7 chữ,

có khi co lại chỉ còn vài chữ. Cách chuyển đoạn linh hoạt,

uyển chuyển này không làm trơ nhịp điệu của lời hát.

Để tạo nhịp điệu, các bài ca thường sử dụng vần lưng.

Vần cuối của câu trước bắt với vần lưng của câu sau. Đáng

chú ý là dân ca trữ tình Thái hiệp vần khá linh hoạt. Vần

lưng có thể gieo vào tiếng bất kỳ của câu sau. Chỗ gieo vần

lưng sẽ tạo ra nhịp ngắt. Nhờ đó, câu hát vừa vang xa, vừa

rung động như xoáy sâu vào trái tim người nghe. Dưới đây

là một ví dụ cụ thể về thể trúc chi từ:

Ài dặc nhẳm phục, cố phục hạt

Nhẳm xạt, cố xạt móng

Nhẳm chong, cố chong xầu

Ài cu xó ê nộc xấu tù ô nọi họng dủ chơ khú

Xó ê mư chúc xàng chụ khứa pơ tửn.

(Anh dẫm vào chiếu, sợ chiếu rách

Dẫm vào thảm, sợ thảm nhàu

Dẫm lên giường, sợ giường sập

Anh xin làm con cu gáy nhỏ gọi trong đêm

Xin lấy tay chạm sườn người tình của ai, đánh thức)

[13, tr. 951]

Rõ ràng, so với thể thất ngôn của người Tày, thể tự do

của người Thái có một lợi thế để thể hiện những cung bậc

cảm xúc của nhân vật trữ tình, đặc biệt là trong tình cảm

lứa đôi. Các lứa đôi Thái sẽ không bị áp lực về quy tắc thể

loại mà có thể thoải mái hát lên những cảm xúc chân thực

nhất của mình.

Biểu hiện rõ nhất của dạng thức này, từ kết quả khảo sát

của tác giả, trong 296 bài dân ca trữ tình sinh hoạt được sưu

tầm, giới thiệu trong các công trình thì cả 296 lời này đều

được sáng tác theo thể tự do, tức chiếm tỉ lệ 100%. Bao gồm:

- Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam [5].

- Dân ca Thái Lai Châu, Quyển 1: Chiêng xoong mố

bók (mùa xuân mùa hoa) [10].

- Dân ca Thái Lai Châu, Quyển 2: Thơ và dân ca tình

yêu của người Thái Mường So [9].

- Khắp sứ lam của người Thái đen xã Noong Luống,

huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên [4].

Việc phổ biến thể tự do trong dân ca trữ tình sinh hoạt

Thái có nguyên nhân từ đặc trưng ngôn ngữ Thái. Theo

những nghiên cứu của các nhà khoa học về sự thiên di của

các ngành Thái ở Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt qua hai cuốn

sử thi của người Thái Đen là Quắm tố mương và Táy pú

xấc, vào khoảng thế kỷ IX đến XI, ngành Thái Đen do Tạo

Xuông và Tạo Ngần dẫn đường di cư từ Mường Ôm,

Mường Ai đến Mường Lò cư trú và họ đã sáng tạo ra chữ

viết để ghi lại những sinh hoạt văn hóa của mình. Chữ viết

là phương tiện duy nhất để ghi chép các thông tin kinh tế,

xã hội, văn hóa của dân tộc Thái. Và như thế, chữ Thái cổ

đã trở thành di sản văn hóa của tộc người và nhân dân Thái

Mường Lò. Chữ Thái cổ Mường Lò không có dấu ngắt câu,

bởi vậy, các văn bản chủ yếu được viết bằng văn vần, có

vần điệu như thơ, có nhạc điệu và tiết tấu rất cao để dễ đọc,

dễ ghi nhớ. Bởi vậy, dân ca trữ tình sinh hoạt Thái được

sáng tác dưới dạng những câu dài ngắn đan xen, nhưng đặc

biệt giàu vần điệu và dễ nhớ, dễ hát.

3. Đôi điều bàn luận

Một điều đáng chú ý, xét về kết cấu vần luật trong dân

ca, trừ thể thất ngôn tứ tuyệt của người Tày gieo cước vận

ổn định ở các câu 1, 2, 4 như một thể thơ của văn học viết

của người Kinh, người Hán, thì các thể còn lại của thơ

thất ngôn trong dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày

và người Thái đều gieo yêu vận. Đặc điểm này còn được

bắt gặp trong dân ca của người Việt và người Choang như

tác giả Kiều Thu Hoạch từng chỉ ra trong bài viết So sánh

kết cấu vần luật trong ca dao của tộc người Choang ở

Trung Quốc và trong ca dao cả tộc người Việt ở Việt Nam

[6, tr. 468 – 484]. Ở bài viết đó, nhà nghiên cứu Kiều Thu

Hoạch gọi hình thức hiệp vần đó là yêu cước vận (vần

lưng chân). Tuy có sự khác nhau về cách gọi song nó vẫn

chỉ chung một đặc điểm là chữ cuối của câu trên hiệp vần

với chữ lưng của câu dưới như trong dân ca trữ tình sinh

hoạt Tày, Thái. Có thể thấy, sự tương đồng này không

phải do một mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp nào cả, chỉ

có thể lý giải bằng sự tương đồng về cội nguồn văn hóa

sâu xa của các dân tộc này. Người Tày, Thái, Việt,

Choang xa xưa đều là cư dân thuộc khối Bách Việt. Các

dân tộc này có sự gặp gỡ về ý thức thẩm mỹ, thể hiện ra

là sự giống nhau về việc sử dụng vần lưng để gieo vần

trong một số thể thơ của dân ca. Sự so sánh tương đồng

như vậy nói lên tính chung về văn hóa của khối Bách Việt,

đồng thời gợi mở một hướng nghiên cứu về văn hóa Bách

Việt ở nhiều phương diện khác nữa.

4. Kết luận

Người Tày và người Thái, do có những đặc trưng ngôn

ngữ riêng, lực lượng sáng tác riêng, chịu ảnh hưởng của

những vi hệ văn hóa khác nhau nên dẫn tới sự khác nhau

về thể thơ như trên. Việc sử dụng phổ biến thể thất ngôn

trong dân ca trữ tình sinh hoạt Tày hay thể tự do trong dân

ca trữ tình sinh hoạt Thái chính là sự thể hiện của nhịp điệu

tâm hồn riêng của từng dân tộc. Cuộc sống gắn bó với núi

rừng hoang vu, tâm hồn người Thái mộc mạc, dân dã, theo

đó dân ca của họ cũng phóng khoáng với việc sử dụng phổ

biến thể thơ tự do để diễn tả một cách tự nhiên cảm xúc của

mình. Trái lại, dân ca trữ tình sinh hoạt Tày sử dụng phổ

biến thể thơ thất ngôn do ảnh hưởng của thơ ca Hán, Kinh.

Page 57: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

54 Hà Xuân Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Triều Ân (Chủ biên), Thành ngữ - Tục ngữ - Ca dao dân tộc Tày, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2014.

[2] Phương Bằng (sưu tầm, phiên âm chữ Nôm và dịch), Phong slư,

NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2012.

[3] Hoàng Thị Cấp (sưu tầm và dịch), Chồm bjoóc mạ, NXB Văn hóa

dân tộc, Hà Nội, 1994.

[4] Tòng Văn Hân, Khắp sứ lam của người Thái đen xã Nông Luống,

huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, NXB Thời đại, Hà Nội, 2012.

[5] Nguyễn Văn Hòa (sưu tầm, biên dịch), Truyện cổ và dân ca Thái

vùng Tây Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001.

[6] Kiểu Thu Hoạch, Văn hóa dân gian người Việt – Góc nhìn so sánh,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014.

[7] Hoàng Văn Páo (Chủ biên), Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn

slương, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2012.

[8] Lục Văn Pảo (sưu tầm, phiên âm và dịch), Lượn cọi, NXB Văn hóa

dân tộc, Hà Nội, 1991.

[9] Hà Mạnh Phong, Đỗ Thị Tấc (sưu tầm và dịch), Dân ca Thái Lai

Châu, Quyển 2 – Thơ và dân ca tình yêu của người Thái Mường So, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2012.

[10] Đỗ Thị Tấc (sưu tầm và dịch), Dân ca Thái Lai Châu, Quyển 1 –

Chiêng xoong mố bók (mùa xuân mùa hoa), NXB Văn hóa dân tộc,

Hà Nội, 2012.

[11] Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Tổng tập Văn

học dân gian người Việt, tập 15 – Ca dao, NXB Khoa học Xã hội,

Hà Nội, 2002.

[12] Viện Nghiên cứu văn hóa, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 18 – Dân ca, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,

2007.

[13] Viện Nghiên cứu văn hóa, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc,

Tập 19 – Dân ca, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.

(BBT nhận bài: 2/4/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/4/2018)

Page 58: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 55

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG THỜI PHÁP THUỘC (1888-1950)

URBAN DEVELOPMENT STRATEGY OF DANANG IN FRENCH COLONIAL PERIOD

(1888-1950)

Lê Minh Sơn

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Đà Nẵng hiện nay là một thành phố quan trọng bậc nhất của miền Trung, địa vị này không phải tự nhiên mà có được, nó phải được hậu thuẫn tốt nhờ vào vị trí địa lý vốn có và sự gây dựng một nền tảng vững chắc từ quá khứ. Bài viết này của tác giả là một nghiên cứu lý thuyết, bằng cách khảo cứu các hồ sơ, tư liệu, văn bản hành chính cũ liên quan đến vấn đề xây dựng đô thị Đà Nẵng trong thời kỳ Pháp thuộc, nhằm phân tích những ý đồ chiến lược của người Pháp về kiến trúc và quy hoạch tại Đà Nẵng từ năm 1888 - 1950. Những việc làm này của họ đã đem lại cho thành phố Đà Nẵng ngày hôm nay những bài học gì ? Nhận xét về vấn đề quản lý và phát triển đô thị Đà Nẵng ngày hôm này có tương xứng với những gì mà lịch sử đã gây dựng nên hay chưa?

Abstract - Danang is the most important city in the Central Vietnam. This role does not come naturally; it has to be well-supported by its inherent geographical location and the building of a solid foundation from the past. This article is a theoretical study, researching the history documents, data, administrative documents related to urban planning of Danang during the colonial period to analyse the French's strategic intention of urban planning and architecture in Danang during 1888 - 1950. What are the lessons they have brought to Da Nang today? Would comments on the management and development of Da Nang today be commensurate with what history has built up or not?

Từ khóa - Đà Nẵng thời Pháp thuộc; đô thị Đà Nẵng; quy hoạch Đà Nẵng; Tourane; kiến trúc Đà Nẵng.

Key words - Da Nanng in French Colonial periode; Da Nang urban; Da Nang planning; Tourane; Da Nang architecture.

1. Đặt vấn đề

Nhắc đến Huế người ta dễ tưởng nhớ đến chốn cố đô của

triều Nguyễn, Sài Gòn thì được ví như hòn ngọc Viễn Đông,

Hà Nội thì là thủ phủ của toàn cõi Đông Dương. Nhưng khi

nói đến Đà Nẵng, liệu rằng chúng ta có thể tìm thấy một hình

ảnh đại diện nào? Phải chăng vì thành phố này không có tầm

quan trọng trong con mắt của người Pháp?

Ngược dòng lịch sử, trong suốt thời kỳ thuộc địa Pháp

(1888-1950), với tham vọng muốn biến Đà Nẵng trở thành

một trong ba thành phố nhượng địa quan trọng bậc nhất của

Pháp tại Việt Nam, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer

đã chỉ đạo Cơ quan Xây dựng Đông Dương nghiên cứu lập

nên một đồ án kiến trúc bền vững và có tầm nhìn chiến lược

cho vùng đất này. Thực vậy, trong 62 năm hiện diện, người

Pháp đã tạo cho thành phố một sự thay đổi ngoạn mục từ

quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đến xây

dựng các công trình kiến trúc kiểu mẫu.

Mục tiêu của bài viết tập trung vào việc trả lời cho các

câu hỏi sau: Vì sao người Pháp lại xác định Đà Nẵng là vị

trí chiến lược; Nguyên tắc quy hoạch và quản lý kiến trúc

đô thị của người Pháp cho Đà Nẵng; cuối cùng là đưa ra

những nhận định về sự phát triển của thành phố Đà Nẵng

trong giai đoạn hiện nay có tương xứng với những gì mà

người Pháp đã gây dựng nên hay chưa.

Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính,

trọng tâm là nghiên cứu tàng thư (Archival Research),

nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của các đối

tượng tiếp cận từ quan điểm của nhà nghiên cứu.

2. Đà Nẵng, vị trí chiến lược và hải cảng quan trọng bậc

nhất của người Pháp

2.1. Vị trí chiến lược

Nhờ một vị trí địa dư đặc biệt, một địa thế thiên nhiên tốt

đẹp về nhiều phương diện, Đà Nẵng đã được Tây Phương

chú ý từ rất sớm. Riêng người Pháp đã xem bán đảo này là

nơi thuận tiện cho việc thiết lập cơ sở thương mại và quân sự

trong cuộc bành trướng thế lực của họ ở Viễn Đông, bởi vì

nếu Đà Nẵng ở trong tay của họ sẽ là một hải cảng không thể

chiếm được và sẽ là một cứ điểm quan trọng nhất để khống

chế các công cuộc ở thương Á [1].

Vị trí và vẻ đẹp của Vịnh Đà Nẵng đã được Toàn quyền

Đông Dương Paul Doumer ghi chú trong một chuyến hành

trình khám phá Annam vào năm 1897: “mọi thứ trở nên rõ

ràng trước mắt, Đà Nẵng xuất hiện thật đắm say, không

một cảnh thần tiên nào của Địa Trung Hải mà vừa đẹp và

vừa lớn lao đến như vậy. Ta lấy vịnh đẹp nhất của Pháp là

Villefranche-sur-Mer để làm ví dụ, thì phải lấy diện tích

của nó nhân lên mười đến hai mươi lần, và lấy các vùng

đất cùng độ cao của các dãy núi tại đó nhân lên cả trăm

lần ta mới có được như Vịnh Đà Nẵng (…) Thật vậy khung

cảnh ở đây đủ khiến những kẻ muốn khám phá phải đi từ

Pháp sang Viễn Đông để thưởng thức biết bao sự quyến rũ

và kỳ thú” [2, tr.333].

2.2. Hải cảng giá trị với các ưu điểm được thiên nhiên

ban tặng

Người Pháp thực sự đã có cái nhìn xa và thấu đáo về

khả năng cũng như tương lai tốt đẹp của hải cảng Đà Nẵng.

Các nhà chức trách của thành phố đã xin ý kiến từ chính

quyền Đông Dương để ra sức tập trung nạo vét lòng sông

và cửa sông nhằm mục đích xây dựng nên một thương cảng

lớn có giá trị, tận dụng được những ưu điểm về điều kiện

thiên nhiên vốn có. Thật vậy, so với Sài Gòn và Hải Phòng

thì Đà Nẵng có lợi thế hơn hẳn về phương diện hàng hải,

từ cửa Hàn đến bến chính trong sông chỉ cách 3km (Sài

Gòn cách biển 80km, Hải Phòng cách 40km). Năm 1904,

trong một văn bản mà Phòng Thương mại Đà Nẵng gửi cho

Ban Thương mại và Kỹ nghệ Đông Dương đã khẳng định

rõ về giá trị của hải cảng này như sau: “như chúng tôi đã

nói, Đà Nẵng đối với chúng tôi là một hải cảng tốt đẹp nhất

nhất Đông Dương. Để trở thành đầu não của con đường

hàng hải tại xứ này; nó đem lại cho các đường viễn dương

Page 59: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

56 Lê Minh Sơn

mọi sự dễ dàng: tàu vô thẳng, không phải tốn phí về hoa

tiêu dẫn đạo, không chậm trễ vì phải chờ đợi thủy triều”

[3]. Tất cả những công lao xây dựng hải cảng của người

Pháp được tập trung trong khoảng thời gian từ 1897-1933,

và 90% những gì thuộc hải cảng này được người Pháp để

lại cho Việt Nam vào năm 1953 [4, tr.345].

3. Đồ án quy hoạch thành phố có tầm nhìn xa đã được

người Pháp lập ra cho Đà Nẵng như thế nào?

Chính thức trở thành thành phố nhượng địa của người

Pháp vào năm 1888, tuy nhiên phải đến năm 1897, với sự

cương quyết của Toàn quyền Đông Dương thì chính quyền

thành phố mới thực sự bắt tay vào việc triển khai thực hiện

đồ án quy hoạch và kiến trúc để xây dựng thành phố. Toàn

quyền Đông Dương Paul Doumer đã viết: “quả thật vậy, từ

1888-1897, Tourane chưa tương xứng với một xứ sở mà

chúng ta đã xây dựng từ hơn 10 năm nay, lẽ ra nơi này phải

đang phát triển kinh tế rất nhanh chóng (…) ai là người

chịu trách nhiệm cho kết quả tồi như vậy, cho việc thiếu

động lực và những sáng kiến tư nhân, thiếu cả những hành

động thực sự. Đúng là người Pháp đến đây còn ít, thế chính

quyền họ làm gì? Họ đang ở đâu?” [2, tr.338].

Hình 1. Bản đồ quy hoạch thành phố Đà Nẵng được người

Pháp lập năm 1931, hệ thống đường phố được quy hoạch theo

mô thức “ô bàn cờ” đơn giản của phương Tây, lấy đường Quai

Courbet (Bạch Đằng) làm trục xuất phát điểm. (Nguồn:

http://belleindochine.free.fr/images/Plan/cite/Tourane2.JPG)

3.1. Nguyên tắc quy hoạch thành phố không tập trung

các cơ quan hành chính vào một khu vực

Là một trong 5 thành phố thuộc địa tại Việt Nam được

hưởng quy chế thị xã như ở nước Pháp [5] (Đà Nẵng, Sài

Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Chợ Lớn), do đó bắt buộc Đà

Nẵng phải tuân thủ và áp dụng Luật Cornudet cho công tác

quy hoạch đô thị như ở chính quốc.

Luật Cornudet dựa trên cơ sở tổ chức hình thái đô thị

không phải theo các cơ hội phát triển nhà đất và những

luồng di dân, mà theo một phương pháp quy hoạch dự đoán

trước quá trình phát triển và coi trọng tính thẩm mỹ đô thị

ẩn sau các nguyên tắc về chỉnh trang [6].

Vào năm 1920, Đà Nẵng có khoảng 10.000 người dân,

lúc này thành phố phải lập lại bản đồ quy hoạch chỉnh trang

và mở rộng thành phố. Tổng toàn quyền Đông Dương

Maurice Long lúc bấy giờ đã khẩn thiết kêu gọi các chuyên

gia đô thị không nên tập trung tất cả các cơ quan hành chính

nhà nước vào một khu vực [7], do đó nguyên tắc quan trọng

đầu tiên của đồ án này là không phát triển thành phố co cụm

lại tại khu vực trung tâm, việc mở rộng thành phố bắt buộc

phải tính đên số lượng dân số gia tăng trong những chu kỳ

tiếp theo. Thực sự với tầm nhìn xa của mình, từ năm 1901

người Pháp đã mở rộng khu nhượng địa ở Đà Nẵng về phía

Tây và Tây Bắc, phía Đông thì vượt sông Hàn, chiếm trọn

bán đảo Tiên Sa để dự trữ cho sự phát triển mở rộng thành

phố về sau này. Thật vậy, sự tính toán này của người Pháp

là hoàn toàn xác đáng, vì đến năm 1954 khi người Pháp rời

Việt Nam thì thành phố mà họ quy hoạch chỉ mới phát triển

thêm một phần nhỏ ở khu vực đất dự trữ mở rộng.

3.2. Mỗi công trình kiến trúc phải là một sản phẩm văn hóa

Muốn tạo ra một hình ảnh đô thị hấp dẫn cho Đà Nẵng

thì những sự xây dựng phải dựa trên một cấu trúc chặt chẽ

về bố cục và mang tính biểu tượng đặc trưng của địa

phương. Với cái nhìn nhân văn này của người Pháp thì đối

với họ: “một thành phố không chỉ là những đường phố và

nhà cửa gom góp lại vì đó chỉ là những phương tiện che

chở như một mai rùa, vỏ ốc của một nhân quần; một thành

phố là một công trình nghệ thuật mà nhiều thế hệ dân

chúng đã tham gia trong khi họ chịu đựng phần nào những

hoàn cảnh đã có từ trước” [8].

Trên thực tế, người Pháp chưa bao giờ có ý định xây

dựng những công trình ở Đà Nẵng với mục đích khuếch

trương ưu thế văn hóa của họ như đã làm với Hà Nội, Sài

Gòn, bởi vì Đà Nẵng trong mắt người Pháp là một vùng đất

rất lành [9].

Paul Bert, Thống sứ Trung kỳ (Annam) đã nhận định

“mặc dầu những công trình công quyền được xây dựng một

cách đơn lẻ, nhưng các công trình này đã tạo ra một mối

quan hệ thường trực và hòa trộn vào không gian thành phố

(…), giai đoạn 1880-1890 là một bước ngoặt trong nhận

thức chúng ta về văn hóa của người Annam, xu hướng tạo

ra một nền văn hóa pha trộn giữa chủ nghĩa duy lý của

phương Tây với triết học của phương Đông đang dần dần

phát triển” [10]. Do đó, hầu hết những công trình thuộc địa

được người Pháp xây dựng tại Đà Nẵng đều không quá to

lớn về kích thước, hình thức thì có sự dung hòa giữa hai

nền kiến trúc Âu-Á.

Page 60: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 57

Hình 2. Trung tâm Văn hóa Đà Nẵng, số 32 đường Bạch Đằng.

Một công trình kiến trúc được xây dựng trong thuộc địa Pháp

(khoảng 1906), hình thức là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc

Tân Cổ điển châu Âu với nét duyên dáng khiêm nhường của

hương vị Á Đông (Nguồn: Tư liệu của tác giả)

Hình 3. Bảo tàng Chăm Đà Nẵng là bảo tàng Chăm duy nhất

trên thế giới, được xây dựng từ năm 1915. Đây là tấm gương

tiêu biểu cho sự pha trộn kiến trúc Tây phương và kiến trúc bản

địa. Hệ khung nhà được thiết kế theo phong cách Tân Cổ điển,

trên các đầu cột lại trang trí các họa tiết của kiến trúc Chăm.

(Nguồn: Tư liệu tác giả)

3.3. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xây dựng

Ở Đà Nẵng hay bất cứ thành phố thuộc địa nào khác tại

Việt Nam, mọi sự xây dựng từ cơ quan công quyền cho đến

nhà ở nhỏ lẻ đều phải tuân thủ các bộ quy tắc xây dựng

soạn thảo từ nước Pháp (Luật Cornudet). Sở Kiến trúc và

Quy hoạch đô thị trung ương Đông Dương tại Hà Nội là cơ

quan cuối cùng có trách nhiệm phê duyệt và chịu mọi trách

nhiệm [11], những công trình xây dựng sai quy định ngay

lập tức bị đình chỉ và bị phạt nặng, nếu vẫn tiếp tục sai

phạm thì sẽ bị cấm xây dựng 3 năm [12]. Việc này nhằm

mục đích đảm bảo kiến trúc không làm phá hỏng ý đồ thiết

kế quy hoạch ban đầu của thành phố.

4. Những bài học và những nhận định về sự phát triển

đô thị Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay (đến 2018)

Thứ nhất: Về vị trí của Đà Nẵng, ngay từ năm 1535

bán đảo này đã lọt vào tầm ngắm của người Bồ Đào Nha

(năm 1595 - người Tây Ban Nha, năm 1613 - người Anh,

năm 1633 - người Hà Lan và sau hết là người Pháp năm

1744). Bao nhiêu đó thôi cũng đã nói lên được giá trị không

thể phủ nhận của vùng lãnh thổ này, đặc biệt là về hải cảng

và vị trí quốc phòng. Tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là vị

trí phòng thủ quân sự của bán đảo Sơn Trà, cả người Pháp

hay người Mỹ trong giai đoạn trước 1972 tuyệt đối không

can thiệp hay động chạm gì đến khu vực này, họ chỉ xem

đây là đảo quan sát (l’îlot de l’Observatoire). Bán đảo này

có cấp độ rộng và phức tạp (về hình dạng, chức năng, ý

nghĩa vật chất và tượng trưng) nên đến nay vẫn ít được

nghiên cứu, việc mở rộng thành phố trong những năm gần

đây đã thực sự đe dọa đến di sản mội trường này. Chính vì

bán đảo này có ý nghĩa quyết định đối với thành phố nên

muốn gìn giữ Sơn Trà đòi hỏi phải có sự vào cuộc của

người đứng đầu chính quyền và nhóm chuyên gia thuộc

nhiều ngành khác nhau (đô thị, địa lý, sinh thái, kiến trúc

sư, kỹ sư chuyên môn, v.v…).

Thứ 2: Bản đồ quy hoạch thành phố của người Pháp

vạch cho Đà Nẵng trong thời Pháp thuộc chỉ dự trù phát

triển cho một lượng dân số tối đa là 150.000 người, trong

điều kiện kinh tế xã hội của nửa trước thế kỷ XX [4, tr.279],

đồ án này được Toàn quyền Đông Dương giao trọng trách

cho kiến trúc sư - nhà quy hoạch đô thị Pháp nổi tiếng ở

chính quốc đảm nhận [13]. Ngày nay, dân số Đà Nẵng đã

tăng một cách đột biến (năm 2017 là 1,066 triệu người),

khu trung tâm thành phố thực sự quá tải và gây ra nhiều hệ

lụy đáng tiếc. Như vậy, lãnh đạo chính quyền thành phố đã

thực sự chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, mời các nhà quy

hoạch đô thị tầm cỡ quốc tế để phối hợp, lập nên một đồ án

quy hoạch có chất lượng và xứng tầm hay chưa?

Thứ 3: Hệ thống pháp lý của chính quyền thực dân đối

với kiến trúc và quy hoạch đô thị là rất rõ ràng, minh bạch,

khoa học. Việc cấp phép và giám sát công trình xây dựng

bắt buộc các đối tượng phải tuân thủ thực hiện nghiêm. Đà

Nẵng trong những năm gần đây, ở trung tâm thành phố chỉ

có một mô hình kiến trúc duy nhất đó là kiểu nhà tháp. Với

mong muốn thu được nhiều lợi nhuận và đẩy nhanh tiến độ

thi công, do truyền thống thiên về số lượng, nguồn vốn có

hạn của một số chủ đầu tư (đầu tư ngắn hạn hơn là dài hạn),

và một phần do sự thao túng thị trường của giới bất động

sản, nên buộc các dự án tận dụng tối đa mật độ và xây dựng

nhiều tầng, sử dụng các sơ đồ mẫu mà không quan tâm đến

môi trường xây dựng và các hình thái đô thị đã tồn tại trước

đó. Vấn đề này cho thấy trình độ quản lý quy tắc xây dựng

của thành phố còn hạn chế.

Thứ 4: Từ năm 1913, người Pháp đã ban hành một bộ

quy tắc ứng xử cho các các công trình lịch sử, kể từ năm

1914 thì đạo luật này được áp dụng cho xứ Trung Kỳ

(Annam) nhằm đảm bảo việc bảo tồn những công trình đáng

chú ý nhất về nghệ thuật và lịch sử. Theo thống kê vào năm

2013, tại khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng có khoảng

10 công trình kiến trúc thuộc địa Pháp còn tồn tại (tuổi thọ

trên dưới 100 năm), nhưng đến năm 2018, số lượng chỉ còn

lại phân nửa, việc biến mất một cách đột ngột này đem đến

cho người dân một sự hoài nghi. Như vậy, việc trước hết mà

thành phố cần phải làm là thành lập một nhóm chuyên gia

(mời các chuyên gia nước ngoài) để đánh giá giá trị thực của

những công trình kiến trúc thuộc địa (giá trị về tuổi thọ, giá

trị sử dụng, phong cách nghệ thuật, kỹ thuật xây dựng, mốc

đánh dấu lịch sử, v.v.) sau đến phải xếp loại chúng và cuối

cùng mới đưa vào hạng mục bảo tồn.

5. Kết luận

Từ năm 1888-1950, Đà Nẵng ở trong thời kỳ thuộc địa

Pháp với tên gọi là Tourane. Có 3 điểm quan trọng nhất để

người Pháp chọn và muốn phát triển Đà Nẵng thành một

thành phố thuộc địa quan trọng, đó là vị trí phòng thủ chiến

lược, khả năng khai thác hải cảng cực kỳ thuận lợi và vẻ

đẹp trời phú của Vịnh Đà Nẵng.

Việc lập bản đồ quy hoạch phát triển thành phố thuộc

địa của người Pháp phải giao cho những nhà quy hoạch đô

thị, những kiến trúc sư tầm cỡ thế giới, có kinh nghiệm và

Page 61: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

58 Lê Minh Sơn

tầm nhìn xa.

Luật pháp quy định của người Pháp về xây dựng rất

nghiêm, bắt buộc tất cả mọi đối tượng thực hiện. Không có

việc sử dụng cơ chế “mềm” để điều chỉnh và nắn lại dự án

so với thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.

Vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử địa phương rất được

người Pháp quan tâm, mặc dầu Đà Nẵng chỉ là một thành

phố thuộc địa.

Những chuyển biến tích cực gần đây chứng tỏ Đà Nẵng

đang quan tâm phát triển sáng tạo thành phố một cách tích

cực. Tầm nhìn chiến lược và cơ sở hạ tầng mà người Pháp

đã gây dựng trong thời thuộc địa là một bài học lớn về đô

thị hóa cho Đà Nẵng. Do đó, chính quyền nên chung tay

xây dựng thành phố bằng cách tận dụng những ưu điểm của

vị trí địa lý, những di tích lịch sử. Đổi mới thành phố nhưng

không đánh mất đi bản sắc địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Taboulet, La Geste Francaise en Indochine, Paris, 1956, pp. 405.

[2] Paul Doumer, L’Indo-Chine Francaise, Paris, 1930.

[3] Nội dung được trích dẫn trong một biên bản của Phòng Thương mại

Đà Nẵng lưu giữ, đề ngày 24/4/1904.

[4] Võ Văn Dật, Lịch sử Đà Nẵng, Tiểu luận Cao học Sử học, Viện Đại

học Huế, 1974.

[5] Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Sài Gòn, 1970, trang 309.

[6] Emmanuel Pouille, Hà Nội: Hernest Hébrard và vấn đề đô thị hóa

ở Đông Dương, Dự án đào tạo chuyên ngành đô thị Hà Nội (IMV),

2005, trang 121-122.

[7] Corinne Nacinovic, Kiến trúc của các công trình công cộng thời

thuộc địa ở Hà Nội và ảnh hưởng đối với quá trình phát triển đô thị, Tập san Nghiên cứu kiến trúc đô thị và xã hội, NXB Khoa học Kỹ

thuật, 2005, trang 168.

[8] Lưu Anh Rô, “Xứ Quảng theo dòng lịch sử”, NXB Đà Nẵng, 2015,

trang 122-123.

[9] Từ 1888-1945 người Pháp êm ả cai trị Đà Nẵng, êm ả kinh doanh

trên khu nhượng địa mà không bận tâm đối phó với bất cứ một biến cố nào, đó là một điểm khác thường so với Hà Nội và Sài Gòn, Võ

Văn Dật, Lịch sử Đà Nẵng, NXB Nam Việt, 2007, trang 302.

[10] Ch. Pédelahore de Loddis, Hanoi, miroir de l’architecture

indochinoise, Architecture francaise outre-mer, Paris, Mardaga,

trang 296.

[11] Emmanuel Pouille, Hà Nội: Ernest Hébrard và vấn đề đô thị hóa

ở Đông Dương, Tập san Nghiên cứu kiến trúc đô thị và xã hội, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2005, trang 121.

[12] Bénédicte Renaud, Placer la première loi de planification

urbaine (1919-1924) dans la réflexion actuelle: le cas de

l’Auvergne, IN SITU, 2016.

[13] Ví dụ đồ án quy hoạch chỉnh trang và mở rộng các thành phố lớn

như: Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt, Đà Nẵng và Phnôm-Pênh

(Campuchia) đều do nha quy hoạch đô thị-kiến trúc sư nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ là Hernest Hébrard, Giám đốc Sở Xây dựng

Đông Dương chủ trì thiết kế, Lê Minh Sơn, Kiến trúc Đông

Dương, NXB Xây dựng, trang 39.

(BBT nhận bài: 03/4/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 24/4/2018)

Page 62: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 59

QUAN HỆ NGOẠI GIAO ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG

(1460 – 1497)

DIPLOMATIC RELATIONS OF DAI VIET UNDER THE DYNASTY OF LE THANH TONG

(1460 – 1497)

Phạm Đức Thuận

Trương Đai hoc Cân Thơ; [email protected]

Tóm tắt - Trong lịch sử Việt Nam, nhà Lê Sơ (giai đoạn từ năm 1428 đến năm 1527) đã để lại nhiều thành tựu quan trọng về ngoại giao, nhất là dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Trong giai đoạn đó, chính sách ngoại giao của triều vua Lê Thánh Tông, chủ yếu thông qua mối quan hệ ngoại giao với 3 nước Chiêm Thành, Lão Qua và Đại Minh đã từng bước thu được nhiều thắng lợi, góp phần to lớn vào quá trình Nam tiến cũng như củng cố biên giới phía Bắc của nhà nước quân chủ Đại Việt vào thế kỷ XV. Nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Đại Việt dưới triều vua Lê Thánh Tông góp phần làm rõ thêm một khía cạnh quan trọng của triều đại này, một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ của lịch sử Việt Nam thời trung đại.

Abstract - In the history of Vietnam, the Pre-Le dynasty, especially in the period from 1428 to 1527, had the most important diplomatic achievements under the reign of King Le Thanh Tong (1460 - 1497). In the period of 1460 - 1497, the foreign policy of King Le Thanh Tong, mainly through diplomatic relations with Champa, Lang Xang and Dai Minh, gradually gained great success, contributing greatly to the process "Nam Tien" (Advancing towards the South), as well as reinforcing the northern border of the feudal country of Vietnam in the 15th century. The study on Dai Viet's diplomatic relations during the reign of King Le Thanh Tong contributes to clarifying an important aspect of this dynasty, one of the most brilliant periods in Vietnamese feudal history.

Từ khóa - ngoại giao; Đại Việt; nhà Hậu Lê; Lê Thánh Tông; 1460 - 1497

Key words - diplomatic relations; Dai Viet; the post- Le dynasty; Le Thanh Tong; 1460 - 1497

1. Đặt vấn đề

Vua Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) là con thứ tư của

vua Lê Thái Tông và là em của vua Lê Nhân Tông. Sau

một thời kỳ rối ren bởi các biến động trong cung đình nhà

Lê thì đến giữa năm 1460, các đại thần nhà Lê dẹp được

loạn Lê Nghi Dân, đưa Lê Tư Thành lên ngôi vua. Năm

1470, vua Lê Thánh Tông đặt niên hiệu là Hồng Đức, tiến

hành hàng loạt các cải cách quan trọng, nhờ vậy mà dưới

thời kỳ trị vì của ông, Đại Việt có sự phát triển lớn mạnh.

Trong giai đoạn đó, quan hệ ngoại giao với các quốc gia

xung quanh như nhà Minh, Chiêm Thành, Lão Qua có

nhiều sự kiện nổi bật, chủ yếu diễn ra thông qua các hoạt

động quân sự để mở rộng lãnh thổ, trong đó đáng chú ý là

cuộc chiến tranh giữa Đại Việt với Chiêm Thành, giữa Đại

Việt với Lão Qua và những sách lược ngoại giao đối với

nhà Minh. Sách lược ngoại giao dưới thời vua Lê Thánh

Tông đã góp phần quan trọng vào công cuộc mở mang bờ

cõi của đất nước về phía Nam và từng bước củng cố vững

chắc biên giới, lãnh thổ ở phía Bắc.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Quan hệ Đại Việt – Chiêm Thành

Dưới triều vua Lê Nhân Tông, vào các năm 1444, 1445

và 14461, giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra những

xung đột về quân sự. Đến triều vua Lê Thánh Tông, mâu

thuẫn giữa hai nước ngày càng căng thẳng, cụ thể vào tháng

8 năm 1470: “Quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn

thân hành đem hơn 10 van quân thủy bộ cùng voi ngựa

đánh úp châu Hóa. Tướng trấn giữ biên thùy ở châu Hóa

1Dưới thời vua Lê Nhân Tông, quân đội nhà Lê tấn công Chiêm Thành bắt được vua Chiêm Thành là Bí Cai mang về Thăng Long 2An Nhơn, Bình Định ngày nay 3Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày mồng 8, vua đến sông Phi Lai (Nga Sơn - Thanh Hóa). Chúa Chiêm Trà Toàn vì lo lắng thành bệnh, đến

đây thì chết” [4, tr. 478]

là bon Pham Văn Hiển đánh không nổi phải dồn cả dân

vào thành, rồi cho chay thư cáo cấp” [4, tr. 467]. Đối phó

lại, tháng 10 năm 1470, vua Lê Thánh Tông cho người sang

báo với nhà Minh việc Chiêm Thành đánh phá vùng biên

giới vì lúc này Chiêm Thành có mối quan hệ khá tốt với

nhà Minh, nhà Minh phong Vương cho vua Chiêm Thành,

bên cạnh đó, vua Lê Thánh Tông chuẩn bị cho đợt tiến công

vào Chiêm Thành. Tháng 11 năm 1470, vua Lê Thánh

Tông đích thân dẫn quân đánh Chiêm Thành, trong tấu cáo

ở Thái Miếu, vua Lê Thánh Tông đã nêu rõ lý do của cuộc

hành quân tấn công Chiêm Thành: “Chỉ vì giặc Chiêm

Thành điên cuồng dòm ngó nước ta, trước thì đánh cướp

châu Hóa để hòng chiếm đoat đất đai, sau lai sang báo nhà

Minh, âm mưu diệt hết tông miếu… Thân bất đắc dĩ, theo

nguyện vong của moi ngươi đem đai quân đi hỏi tội. Giáp

binh râm rập kéo ra ngoài cõi, uy quyền mảy may không

mượn tay ai” [4, tr. 472].

Ngày 6 tháng 11 năm 1470 (AL), vua Lê Thánh Tông

sai Đinh Liệt, Lê Niệm mang 10 vạn quân đi trước. Mười

ngày sau, ngày 16 tháng 11, vua Lê Thánh Tông chỉ huy

15 vạn thủy quân đi sau. Đầu năm 1471, quân đội nhà Lê

tấn công vào Chiêm Thành, phá hủy nhiều kho tàng, căn

cứ, quân Chiêm bỏ chạy, lui về thành Chà Bàn2. Vua

Chiêm Thành là Trà Toàn sợ hãi dâng biểu xin hàng. Ngày

1 tháng 3 (AL), quân nhà Lê bắt sống Trà Toàn, kết thúc

cuộc chiến tranh Đại Việt – Chiêm Thành trong hai năm

1470 – 1471. Vua Lê Thánh Tông đưa Trà Toàn về Thăng

Long, trên đường đi Trà Toàn chết3. Không lâu sau đó, em

của Trà Toàn là Trà Toại xin nhà Minh phong vương,

không chịu thần phục Đại Việt, vua Lê Thánh Tông sai Lê

Page 63: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

60 Phạm Đức Thuận

Niệm đưa quân tiến đánh, bắt Trà Toại giải về Thăng Long.

Để chấm dứt sự phản kháng và làm suy yếu Chiêm

Thành, ngày 2 tháng 3 năm 1471 (AL), vua Lê Thánh Tông

phong vương cho Bồ Trì Trì ở Phan Lung, tiếp tục chia đất,

phong vương các đất còn lại của Chiêm Thành cho các quý

tộc Chiêm Thành quy hàng ở hai vùng là Hoa Anh và Nam

Bàn4. Để bênh vực Chiêm Thành, nhà Minh cho gửi thư đến

dò xét, Minh sử chép: “Triều đình chiếu cho quan trấn thủ

cật vấn, (Hao)5 bèn đem lơi gian dối mà đáp. Triều đình chỉ

muốn qua loa cho yên, tuy giáng nhiều sắc dụ, nhưng không

đủ lơi nghiêm khắc, Hao càng thêm khinh nhơn không sợ hãi

gì, nói: “Vua Chiêm Thành là Bàn La Trà Toàn xâm pham

đao Hóa Châu, bị em là Bàn La Trà Duyệt (Trà Toai) giết

chết mà tự lập6. Nước ấy tự loan, chẳng phải là tội của thân

Hao này”. Triều đình biết là dối trá, nhưng không thể cật

vấn, chỉ khuyên Hao trả lai đất đai nước ấy. Hao tâu rằng:

“Chiêm Thành chẳng phải là đất màu mỡ, trong nhà ít tích

lũy, ngoài nội tuyệt dâu gai. Núi không vàng ngoc để thu,

biển ít ngư diêm lấy lợi, chỉ sản ngà voi, tê giác, ô mộc, trâm

hương. Được đất ấy cũng không thể ở, được dân ấy cũng

không thể dùng, được của ấy cũng chẳng đủ giàu, ấy là

nguyên cớ mà thân chẳng xâm đoat Chiêm Thành vậy.

Thánh chiếu bắt thân trả lai đất đai nước ấy, vậy xin cho sứ

giả triều đình đến vach biên giới, để biên thùy hai nước được

yên ổn thì thân không mong gì hơn”. Bấy giơ Chiêm Thành

đã bị chiếm cứ từ lâu mà lơi lẽ còn hoang đương đến vậy”

[2, tr. 110]. Thông qua nguồn sử liệu này, có thể nhận thấy

quyết tâm của vua Lê Thánh Tông trong việc mở rộng lãnh

thổ về phía Nam của Đại Việt.

Đến đây, Chiêm Thành về cơ bản không còn là một quốc

gia thống nhất như trước mà trở thành một quốc gia bị chia cắt

bởi các thế lực khác nhau theo ý đồ của vua Lê Thánh Tông.

Vua Lê Thánh Tông về cơ bản đã bình định được vùng đất

phía Nam Đại Việt, mở rộng lãnh thổ từ phía Nam đèo Ngang

đến tận vùng Phú Yên ngày nay. Có thể nhận thấy quan hệ

ngoại giao Đại Việt – Chiêm Thành trong thời gian Lê Thánh

Tông trị vì là toàn bộ những cuộc hành quân do vua Lê Thánh

Tông tiến hành tấn công vào lãnh thổ Chiêm Thành, buộc

nước này phải thần phục và đi một bước xa hơn là cơ bản làm

suy yếu toàn diện nước Chiêm Thành. Theo Phan Huy Lê thì:

“thất bai này đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình suy

vong của vương quốc Champa” [3, tr. 372].

2.2. Quan hệ Đại Việt – Lão Qua

Quan hệ Đại Việt – Lão Qua7 xoay quanh vấn đề tiểu

quốc Bồn Man8. Thời Trần, Bồn Man vốn là vùng nội thuộc

nhà Trần, tuy nhiên về sau Bồn Man dần ngả về Lão Qua,

dựa vào Lão Qua để gay hấn ở vùng biên giới phía Tây Đại

Việt. Từ đầu năm 1478, Lư Cầm Công, thủ lĩnh Bồn Man

4Theo Đào Duy Anh: “Đai tướng Chiêm là Bồ Trì Trì đem quân dân vào đất Phan Lung (từ Phan Rang) giữ được hai phân năm nước Chiêm và tự

xưng làm vua, rồi sai sứ sang xin Tư Thành cho triều cống. Tư Thành phong cho làm vua Chiêm Thành trên đất từ Đai Lãnh trở vào. Nhưng mong

muốn chia thế lực của ngươi Chiêm, Tư Thành cắt đất phía Tây và phía Bắc của Chiêm Thành còn lai đặt làm hai nước Nam Bàn và Hoa Anh. Còn đất Đai Chiêm (Quảng Nam) và Cổ Lũy (Quảng Ngãi) quân ta mới chiếm lai, cùng đất mới chiếm thêm từ miền Hoài Nhân đến đèo Cù Mông thì bị sáp

nhập vào nước ta làm đao Quảng Nam [1, tr. 33]. 5 Sử nhà Minh gọi vua Lê Thánh Tông là Hạo 6 Chi tiết này trong Minh sử không khớp với Đại Việt sử ký toàn thư, tác giả cho rằng vua Lê Thánh Tông trả lời như vậy để nhà Minh không có cớ gây

phiền nhiễu Đại Việt liên quan đến cái chết của Trà Toàn. 7 Lão Qua hay còn gọi là Lan Xang, theo âm Hán Việt thì gọi là Nam Chưởng hay Vạn Tượng (1354 – 1695), một vương quốc theo tư tưởng Phật Giáo, tiền thân của Lào ngày nay. 8 Vùng đất thuộc tỉnh Xiêng Khoảng ngày nay.

mang quân đánh phá vùng biên giới phía Tây Nghệ An.

Ngày 7 tháng 6 năm 1478 (AL), vua Lê Thánh Tông xuống

chiếu tấn công Bồn Man, chiếu ghi rõ: “Giặc Bồn Man Câm

Công ở lấn ngoài cõi xa xăm. Bỏ chức phiên thân mà lươi

dâng lễ cống; mang lòng lừa trơi mà làm nhục sứ thân.

Trước còn ôm đâu chay trốn, nín thở náu mình; sau lai vẫy

đuôi kêu thương vội vàng nộp đất. Trẫm thương lương dân

sống một phương, tha cho tội ác đáng muôn chết. Đặt quận

huyện để trị biên cương; đổi áo xiêm mà trao quan tước.

Nhưng nó vẫn ngoan ngu, buông lòng tham sâu. Lộng hành

quyền binh, chém giết tứ tung; bán cả ruộng dân, vơ vét tiền

của... Trong tin lơi yêu tăng gian tà, ngoài dựa tiếng Lão

Qua tiếp viện. Chế sứ Nguyễn Tử Nghi hơn vài mươi bon,

trăm cách chống lai mà không nghe; đai thân Vương Văn

Đán hơn hai chục ngươi, bỗng chốc đánh giết mà chẳng nể.

Lai còn đào hào, sửa giáp, phục kích, đóng đồn. Huống chi

tên đâu sỏ Câm Công, thói đố kỵ ngày càng quá quắt. Nó xé

xác quan ấp tể của ta, nó băm vằm quân đồn trú của ta” [4,

tr. 503]. Như vậy, trong chiếu thư vua Lê Thánh Tông đã chỉ

rõ việc cử các sứ thần sang Lão Qua bàn về việc Bồn Man

nhưng bị vua Lão Qua bắt giam, giết hại, điều này đã buộc

vua Lê Thánh Tông đặt quyết tâm lớn trong việc đánh Lão

Qua, vừa để chứng tỏ uy thế của triều Lê với Lão Qua, vừa

buộc Bồn Man phải thần phục như trước.

Ngày 22 tháng 7 năm 1478 (AL), sau khi xuống chiếu

đánh Bồn Man, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu đánh Lão

Qua, khẳng định: “Duy nước Lão Qua kia, giáp giới cõi

tây. Đương khi Thánh Tổ dẹp giặc Ngô cuồng bao, đã

nhòm sơ hở đánh úp quân ta… Sang cướp châu Lang

Chánh, sang quấy phủ An Tây… Sứ của nó sang thông thì

ta hậu đãi cho về, quan của ta giao thiệp, nó lai bắt giữ bỏ

ngục. Đến nước tên Câm Công trong khi ẩn náu, nó đã giúp

đỡ bao che và lúc tên Câm Công trở mặt cắn càn, nó lai

cho quân tiếp sức. Xâu xé bơ cõi ta, chiếm lấn đất đai ta.

Đây đâu chỉ là mối lo một thơi nơi cương giới, mà thực là

mối thù muôn kiếp của nước nhà…” [4, tr. 504].

Ngày 23 tháng 8 năm 1478 (AL), quân đội nhà Lê gồm

18 vạn quân chia thành 5 hướng tấn công Lão Qua. Cuộc

chiến kéo dài hơn 5 tháng từ Nghệ An đến tận vùng biên

giới Lão Qua giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Đầu

năm 1479, quân đội Đại Việt nhận được 30 vạn quân viện

binh do Lê Niệm dẫn đầu, với binh lực áp đảo, quân nhà

Lê nhanh chóng tấn công các cứ điểm của Bồn Man và Lão

Qua, thủ lĩnh Bồn Man là Lư Cầm Công bỏ chạy rồi chết.

Vua Lê Thánh Tông bèn cho Cầm Đông (em Cầm Công)

làm Tuyên úy đại sứ, tiếp tục thần phục như cũ, Bồn Man

là một phần của Trấn Ninh (Nghệ An). Nước Lão Qua và

tiểu quốc Bồn Man từ sau cuộc hành quân này đã bị suy

yếu, riêng tiểu quốc Bồn Man quay trở lại là vùng nội thuộc

Page 64: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 61

của Đại Việt, theo Lê Thành Khôi thì: “Các cuộc chiến này

đã mở rộng biên giới Đai Việt về phía Nam và làm tăng uy

tín của Đai Việt trên khắp vùng Đông Nam châu Á” [5, tr

285]. Theo Phan Huy Lê thì: “Từ sau những cuộc chinh

chiến này, Bồn Man tiếp tục tồn tai như một phủ, tức phủ

Trấn Ninh của nước Đai Việt và quan hệ giao hiếu với Lan

Xang được lập lai” [3, tr. 371].

Như vậy có thể nhận thấy, quan hệ ngoại giao giữa nhà

Lê dưới triều vua Lê Thánh Tông với Lão Qua xoay quanh

cuộc hành quân lớn của Đại Việt vào đất Lão Qua9 khi

những nỗ lực ngoại giao thất bại. Vấn đề Bồn Man là điểm

mấu chốt trong quan hệ ngoại giao của hai nước, khi Lão

Qua và Bồn Man vượt khỏi phạm vi ảnh hưởng của Đại

Việt thì vua Lê Thánh Tông đã sử dụng biện pháp quân sự,

qua đó góp phần củng cố vùng biên giới phía Tây, ổn định

biên giới với Lão Qua và với vương triều nhà Minh.

2.3. Quan hệ Đại Việt – Đại Minh

Một sự kiện quan trọng vào năm 1474, vùng châu Bảo Lạc

thuộc Tuyên Quang có Hoàng Chương Mã nổi dậy cướp phá.

Quân Đại Việt đi dẹp, trong lúc đánh đuổi lại vượt biên giới

vào sâu lãnh thổ Vân Nam, lúc này “Nhà Minh lai gửi thư

trách, Lê Thánh Tông bèn gửi thư xin lỗi. Để giữ yên mặt

Nam, trấn thủ Vân Nam của nhà Minh là Vương Thứ đề nghị

tam ngừng thu thuế cho dân phủ Lâm An (Vân Nam) và điều

4000 quân thay nhau canh phòng. Vua Minh Hiến Tông cho

rằng nếu tăng quân sẽ khiến Đai Việt “nảy sinh hiềm khích”

nên chỉ ha lệnh tam ngừng thu thuế cho dân vùng biên” [8, tr.

290]. Tiếp theo đó, năm 1479, trong khi tiến đánh Lão Qua,

vua Lê Thánh Tông sai 800 quân lấy cớ đuổi giặc rồi lấn sang

huyện Mông Tự (Vân Nam) và dựng doanh trại ở đó, sau thì

rút về nhưng sự việc đã khiến nhà Minh lo ngại, tăng cường

thêm quân phòng bị, tuy nhiên không thấy nhà Minh có phản

ứng mạnh trong vấn đề này. Nhà Minh chỉ ra lệnh cho các

quan trấn thủ phải tăng cường phòng bị và quân lính ở biên

giới Vân Nam “không được giao thiệp với ngươi Di”, triều

đình nhà Minh gửi thư cho nhà Lê đề nghị thông báo về cuộc

tiến công vào Lão Qua chứ không thể hiện thái độ nước lớn

trong vấn đề xung đột Đại Việt – Lão Qua hay tỏ thái độ bênh

vực Lão Qua. Minh Sử chép: “Mùa đông năm thứ 15 (1479),

Hao sai quân hơn tám trăm ngươi, vượt địa giới Mông Tự,

Vân Nam, đánh tiếng là bắt cướp, tự ý lập doanh, dựng nhà

mà ở… Hoàng đế cho triều đình nghị bàn, triều đình xin lệnh

cho Quảng Tây Bố Chính ty truyền hịch để Hao thu quân,

đồng thơi quan trấn thủ Vân Nam, Lưỡng Quảng canh phòng

biên giới nghiêm ngặt mà thôi” [2, tr. 110].

Trong quan hệ với nhà Minh, để giữ uy thế quốc gia,

vua Lê Thánh Tông rất chú trọng về nghi thức ngoại giao,

cụ thể năm 1480: “Về giấy tơ bang giao, vua trước hết sai

quan Hàn Lâm Viện soan thảo rồi trao xuống cho Đông

Các xem, sau lai đưa cho triều thân xem. Nếu có ý gì khác

thì cho sửa lai. Vì thế, ngươi Minh thương khen rằng nước

ta có nhiều ngươi giỏi” [4, tr. 511]. Năm 1488, vua quy

định: “Các công, hâu, bá, phò mã và các quan văn võ phải

may sẵn áo tơ sa Trữ La màu xanh, có cổ áo bằng lụa, dài

cách đất một tấc, ống tay áo rộng một thước hai tấc, còn

quan hộ vệ thì dùng chế y, dài cách đất chín tấc, tay hẹp

9Minh Sử ước tính số quân đánh Lão Qua của Đại Việt là 23 vạn, nhưng theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì qua hai lần huy động con số lên đến 48 vạn

quân.

như kiểu cũ. Tất cả đều phải dùng bổ tử đi hia, màu sắc

phải tươi sáng, không được dùng những thứ cũ, xấu để đợi

tiếp sứ nhà Minh” [4, tr. 533].

Theo ghi chép của Trần Trọng Kim: “nước ta bấy giơ có

lệ xưng thân với nhà Minh, nhưng vua Lê Thánh Tông vẫn

hết lòng phòng bị mặt Bắc. Thỉnh thoảng có những thổ dân

sang quấy nhiễu, thì lập tức vua cho quan quân lên dẹp yên

và cho sứ sang Trung Quốc để phân giải moi sự cho minh

bach. Có lân được tin có ngươi nhà Minh đem quân qua địa

giới, Thánh Tông liền cho ngươi do thám thực hư. Ông

thương bảo với triều thân: “ta phải giữ gìn cho cẩn thận,

đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của vua

Thái Tổ để lai”. Ngài có lòng vì nước như thế, nên nhà Minh

dẫu có muốn dòm ngó cũng chẳng dám làm gì. Vả lai quân

Đai Việt bấy giơ đi đánh Lào, dẹp Chiêm nên thanh thế bao

nhiêu, nhà Minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi Đai Việt,

quan hệ giữa hai nước vẫn được hoà bình” [6, tr. 210].

Trong quan hệ buôn bán ngoại thương với nhà Minh và

các quốc gia lân cận, theo Nguyễn Văn Kim: “Vào thơi Lê

(1428-1527), 64 sứ đoàn (kể cả những chuyến đi ngoai lệ)

đã được cử đến triều Minh. Mặc dù các cống phẩm thương

được ghi nhận là: vàng, bac biếu 34 lân, ngựa 4 lân, ngà

voi và sừng tê 4 lân và gỗ quý 3 lân nhưng số lượng và giá

trị của những loai hàng hoá trao đổi đem theo cùng với các

sứ đoàn thì lai không được ghi chép. Những sứ đoàn đó

đều đã thực sự tham gia vào những việc buôn bán riêng tư”

[7]. Từ nửa cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, nhà Minh từng

bước thực hiện chính sách “Hải cấm” nhằm chống giặc Oa

Khấu nên quan hệ buôn bán bằng đường biển giữa hai nước

bị đình trệ, chủ yếu là buôn bán bằng đường bộ.

Triều vua Lê Thánh Tông tuy không ngăn cấm buôn

bán với bên ngoài nhưng kiểm soát rất chặt chẽ việc giao

thương. Thuyền buôn và các thương nhân nước ngoài chịu

sự giám sát nghiêm ngặt và chỉ được đến buôn bán tại các

địa điểm quy định như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh),

Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống, Hội Triều (Hà Tĩnh,

Thanh Hóa), trên bộ thì chỉ được phép buôn bán ở Thống

Lãnh (Lạng Sơn), Phú Lương, Tam Kỳ (Tuyên Quang),

Trúc Hoa (Sơn Tây). Nhìn chung nền kinh tế thời kỳ này

mang tính hướng nội, thương nghiệp với sự hình thành

nhiều chợ làng và sự phát triển các làng thủ công như Yên

Thái, Nghi Tàm, Hà Tân, Ngũ Xá, Bát Tràng… chỉ thúc

đẩy buôn bán trong nước. Thời nhà Lê có hiện tượng “phat

tiền rất nặng những quan lai và ngươi dân vùng duyên hải

tự ý mua hàng hóa hoặc đón tiếp ngươi nước ngoài” [8, tr.

335]. Do đó, chính sách ngoại giao không hỗ trợ và thúc

đẩy sự phát triển của thương nghiệp, buôn bán hàng hóa.

3. Một số nhận xét về ngoại giao Đại Việt dưới thời vua

Lê Thánh Tông

Thời vua Lê Thánh Tông, nền ngoại giao có bước phát

triển vượt bậc, khẳng định vị thế của nhà nước quân chủ

Đại Việt trong khu vực. Với một đường lối ngoại giao toàn

diện, chủ động, linh hoạt, khôn khéo và uyển chuyển, vua

Lê Thánh Tông đã không những tạo dựng được mối quan

hệ hòa hảo, tốt đẹp với triều Minh ở phương Bắc mà còn

khuếch trương thế lực và tầm ảnh hưởng của Đại Việt đối

Page 65: tapchikhcn.udn.vntapchikhcn.udn.vn/OrtherFile/2018_7_4_9_9_842so 4(125).2018.pdf · Lời nói đầu-- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính

62 Phạm Đức Thuận

với các khu vực ở phía Tây và phía Nam. Trên cơ sở chi

phối của đặc điểm chung này, khi đi vào nghiên cứu hoạt

động ngoại giao của nhà Hậu Lê dưới thời vua Lê Thánh

Tông, có thể rút ra những nhận xét như sau:

Ngoại giao gắn liền với sức mạnh quân sự để mở

rộng lãnh thổ về phía Nam: Trong giai đoạn trị vì của

mình, vua Lê Thánh Tông bằng sức mạnh quân sự đã thực

hiện các cuộc chiến tranh với quy mô lớn nhằm mục đích

mở rộng lãnh thổ, bảo vệ biên giới, lãnh thổ. Cuộc chiến

tranh với Chiêm Thành là một nỗ lực lớn của nhà Lê kéo

dài 2 năm với 25 vạn quân gồm cả quân thủy bộ. Kết thúc

cuộc chiến tranh này, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về

phía Nam bất chấp những phản đối của nhà Minh. Có thể

nói, bắt đầu từ thời vua Lê Thánh Tông đã hoàn thành một

bước rất quan trọng công cuộc “Nam tiến” của dân tộc.

Ngoại giao vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo kết hợp với

răn đe quân sự để bảo vệ biên giới phía Bắc: Quan hệ

với Trung Quốc mà cụ thể là các triều đại quân chủ Trung

Quốc luôn là mối quan tâm hàng đầu của các triều đại quân

chủ Việt Nam. Trong giai đoạn này, dù vẫn thực hiện chính

sách ngoại giao mềm dẻo như các vị vua đời trước như

nhận xưng thần, triều cống nhưng vua Lê Thánh Tông rất

cương quyết trong bảo vệ biên giới và thể hiện tư tưởng

độc lập dân tộc rất rõ ràng, trong lời dặn dò quan trấn thủ

biên giới Lê Cảnh Huy, ông nhấn mạnh: “Một thước núi,

một tấc sông của ta, lẽ nào lai tự tiện vứt bỏ? Ngươi phải

cương quyết tranh biện, chớ cho ho lấn dân. Nếu ho không

nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều

ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một tấc đất của vua Thái

Tổ để lai làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” [4, tr. 489].

Trong lần đưa quân tấn công Lão Qua, dù quân đội nhà Lê

tiến quân sát vùng Vân Nam, vua Minh cũng không thể gây

sức ép lên vua Lê Thánh Tông, kết thúc cuộc chiến này,

Bồn Man và Lão Qua vẫn là vùng chịu ảnh hưởng lớn của

Đại Việt. Lão Qua dù đang trong thời hưng thịnh nhất

nhưng vẫn đóng vai trò là một “vùng đệm quân sự” ở phía

Tây ngăn cách lãnh thổ Đại Việt với nhà Minh. Như vậy,

xác lập vị thế ngoại giao thông qua sức mạnh quân sự đã

thể hiện rõ chính sách ngoại giao vừa kiên quyết, vừa mềm

dẻo kết hợp với răn đe quân sự để bảo vệ biên giới phía Bắc

của vua Lê Thánh Tông.

Ngoại giao chưa hỗ trợ cho sự phát triển của ngoại

thương: Dù là một triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch

sử cổ trung đại Việt Nam với một nền ngoại giao rực rỡ,

đầy sức mạnh nhưng nó vẫn chứa đựng những hạn chế nhất

định, nhất là chính sách ngoại giao chưa thật sự hỗ trợ cho

sự phát triển của ngoại thương. Đối với Ngoại thương:

“nhà Lê không ngăn cấm nhưng chủ trương cân kiểm soát

chặt chẽ để bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia… thuyền

buôn nước ngoài cập bến phải xin phép mới được ở lai

buôn bán, ngươi Vân Đồn mua hàng hóa đem đi các nơi

cũng phải xin giấy của An phủ ty và Đề bac ty” [3, tr. 365].

Trong giai đoạn này, Nhật Bản cùng với Java là những

quốc gia lân cận có các hoạt động trao đổi hàng hóa, buôn

bán tấp nập nhưng nhà Lê vẫn không chú trọng vào buôn

bán với những quốc gia xung quanh mà chỉ chú trọng phát

triển nông nghiệp, xem nông nghiệp là chủ đạo và các hoạt

động ngoại giao vẫn chủ yếu xoay quanh các hoạt động mở

rộng lãnh thổ mà không chú trọng đến đẩy mạnh buôn bán,

trao đổi với bên ngoài, kể cả việc buôn bán với nhà Minh

trên bộ. Theo Đào Duy Anh thì: “nhà Lê han chế ngoai

thương chặt chẽ hơn nhà Lý và nhà Trân. Nhà vua sợ ngươi

gian phi có thể nhân sự thông thương mà ám thông với

ngoai quốc để mưu phản quốc, nên đề phòng rất ngặt” [1,

tr. 340]. Điều này đã góp phần khiến cho thương nghiệp

Đại Việt ở thế kỷ XV thiếu sự phát triển đồng bộ với sự

phát triển chung của quốc gia, hoạt động ngoại thương thời

Lê Thánh Tông một lần nữa cho thấy xu hướng “hướng

nội” của kinh tế Đại Việt trong thời Lê Sơ.

4. Kết luận

Dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, nước Đại Việt

đã đạt được những thành tựu lớn không chỉ trong lĩnh vực

chính trị - văn hóa, kinh tế - xã hội mà còn trong ngoại giao.

Với sức mạnh quân sự và tầm nhìn ngoại giao chiến lược,

triều đại Lê Thánh Tông đã mở ra một giai đoạn mới trong

lịch sử Việt Nam.

Sử thần Vũ Quỳnh trong Đại Việt sử ký toàn thư đã

đánh giá về ngoại giao Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông

như sau: “Vua lai nghĩ giặc Chiêm đơi đơi là mối lo của ta,

ngày nay không diệt đi, sau này làm gì được nó. Thế là phía

Nam thì đánh Trà Toàn mà lấy bơ cõi nó, phía Tây thì đánh

Nhã Lan mà quét sach sào huyệt nó. Đánh Sơn Man mà uy

thanh vang dội phương Bắc, đánh Bồn Man mà mở đất đai

về phía Tây” [4, tr. 551]. Như vậy, có thể nhận thấy rằng,

dưới thời vua Lê Thánh Tông đã thực hiện hàng loạt những

sách lược ngoại giao để từng bước mở rộng và củng cố biên

giới lãnh thổ Đại Việt thời trung đại. Trần Trọng Kim trong

Việt Nam Sử lược cũng đã nhận xét: “Xem những công việc

của vua Thánh Tông thì ngài thật là một đấng anh quân.

Những sự văn trị và sự võ công ở nước Nam ta không đơi

nào thịnh hơn đơi Hồng Đức” [6, tr. 211]. Lời nhận xét trên

cũng là lời đánh giá khách quan và đầy ý nghĩa đối với vua

Lê Thánh Tông, trong đó, những đóng góp trên lĩnh vực

ngoại giao của ông có một vị trí rất quan trọng không chỉ

đối với triều Hậu Lê mà còn đối với cả tiến trình lịch sử

Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nhà

xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013.

[2] Châu Hải Đường (dịch và biên soạn), An Nam truyện (Ghi chép về

Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2018.

[3] Phan Huy Lê, Lịch sử và văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận, Nhà

xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2012.

[4] Ngô Sĩ Liên và Vũ Quỳnh, Đai Việt Sử ký toàn thư (tập 2), Nhà xuất

bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.

[5] Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XX, Nhà

xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2014.

[6] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử lược, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội,

2015.

[7] Nguyễn Văn Kim, Lê Thánh Tông – Cuộc đơi và sự nghiệp qua nhận

xét, đánh giá của một số hoc giả nước ngoài, ngày truy cập

21/5/2013.

[8] https://nghiencuulichsu.com/2013/05/21/vua-le-thanh-tong/

[9] Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam (tập 3), Nhà xuất bản Khoa học Xã

hội, Hà Nội, 2007.

(BBT nhận bài: 01/4/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 24/4/2018)