26. công nghệ kỹ thuật hóa học

74
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Tên chương trình: Công nghệ kỹ thuật hóa học (Chemical Engineering) Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật hóa học (Chemical Engineering) Mã ngành: 52510401 Hình thức đào tạo: Chính quy (Ban hành theo quyết định số: 682/QĐ-ĐHNT ngày 11/6/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang) I. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học trang bị cho người họcmôi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực liên quan, đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.2. Mục tiêu cụ thể Người họctốt nghiệp chương trình đào tạo đại học Công nghệ kỹ thuật hóa học có các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng sau: 1. Hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ. 2. Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, 1/74

Upload: duongnhu

Post on 09-Feb-2017

235 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Tên chương trình: Công nghệ kỹ thuật hóa học (Chemical Engineering)Trình độ đào tạo: Đại họcNgành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật hóa học (Chemical Engineering)Mã ngành: 52510401 Hình thức đào tạo: Chính quy

(Ban hành theo quyết định số: 682/QĐ-ĐHNT ngày 11/6/2013của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang)

I. Mục tiêu đào tạo1.1. Mục tiêu chungChương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học trang bị cho người

họcmôi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực liên quan, đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thểNgười họctốt nghiệp chương trình đào tạo đại học Công nghệ kỹ thuật hóa học có các

phẩm chất, kiến thức và kỹ năng sau:1. Hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý

thức tổ chức kỷ luật tốt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ.

2. Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, kiến thức cơ sở vào ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học.

3. Đạt trình độ ngoại ngữ theo một trong các chuẩn sau: tiếng Anh TOEIC 350 điểm hoặc tương đương; tiếng Pháp DELF A1 75 điểm hoặc tương đương; tiếng Trung HSK 130 điểm hoặc tương đương.

4. Thiết kế, cải tiến quy trình công nghệ hóa học, thiết kế nhà máy hóa chất đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật và môi trường.

5. Vận hành, lựa chọn/thiết kế thiết bị công nghệ hóa học.6. Quản lý chất lượng nguyên liệu, sản phẩm, môi trường trong doanh nghiệp hóa chất. 7. Tổ chức, quản lý, tham gia hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp hóa chất.8. Tham gia đào tạo nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật hóa học.9. Làm việc độc lập, làm việc hiệu quả trong môi trường tập thể.10. Sử dụng tin học phục vụ cho công việc chuyên môn và quản lý.

II. Thời gian đào tạo: 4 nămToàn khóa học được bố trí trong 08 học kỳ (4 năm).

1/49

Page 2: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

III. Khối lượng kiến thức toàn khóa:Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (không kể khối lượng kiến thức Giáo dục

thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh).

PHÂN BỐ KIẾN THỨC

KHỐI KIẾN THỨCTổng

Kiến thức bắt buộc

Kiến thức tự chọn

Tín chỉ

Tỷ lệ(%)

Tín chỉ

Tỷ lệ (%)

Tín chỉ

Tỷ lệ (%)

I. Kiến thức giáo dục đại cương 51 39,23 42 82,35 917,6

5

Kiến thức chung 20 15,38 20100,0

0 0 0,00

Khoa học xã hội và nhân văn 9 6,92 5 55,56 444,4

4

Toán và khoa học tự nhiên 22 16,92 17 77,27 522,7

3

II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 79 60,77 67 84,81 1215,1

9

Kiến thức cơ sở ngành 39 30,00 33 84,62 615,3

8

Kiến thức ngành 40 30,77 34 85,00 615,0

0

Cộng130

100,00 109 83,85 2116,1

5

IV. Đối tượng tuyển sinhMọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia

đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế nếu đủ điều kiện sau đây đều có thể dự thi vào ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, cụ thể là:

- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.- Có đủ sức khoẻ để học tập và lao động theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại

học, THCN&DN số 10/TT - LB ngày 18/8/1989 và Công văn hướng dẫn 2445/TS ngày 20/8/1990 của Bộ GD & ĐT.

V. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệpTheo Quyết định số 197/QĐ-ĐHNT ngày 28/02/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại

học Nha Trang ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Nha Trang.

VI. Thang điểm: 4

2/49

Page 3: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

VII. Nội dung chương trình

STTTên học phần

 Phân bố theo tiết

Học

phầ

n tiê

n qu

yết

  Phục

vụ chuẩn đầu ra 

  

SỐTÍN CHỈ

Lên lớp

thuy

ết

Bài

tập

Thả

o lu

ận

Thự

c hà

nh

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

51           

A.I Kiến thức chung (không kể 8-10) 20        

1 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin 1 2 20 10 - 1

2 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin 2 3 31 14 1 1

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 21 9 1,2 14 Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam 3 31 14 1,2,3 1

5 Tin học cơ sở 3 20 5 5 15 - 106 Ngoại ngữ 1 3 - 37 Ngoại ngữ 2 4 6 38 Giáo dục thể chất 1: Điền kinh

(bắt buộc) 2 8 10 12 - 19 Giáo dục thể chất 2 (tự chọn) 2 8 10 12 8 1

10 Giáo dục thể chất 3 (tự chọn) 2 8 10 12 8 111 Giáo dục quốc phòng - an ninh

1 và 2 6 - 1A.II Khoa học xã hội - nhân văn 9II.1 Các học phần bắt buộc 5

12 Kinh tế học đại cương 3 30 15 - 213 Kỹ năng giao tiếp 2 10 15 5 - 2; 9

II.2 Các học phần tự chọn 414 Thực hành văn bản Tiếng Việt 2 7 18 5 - 215 Nhập môn quản trị học 2 20 10 - 2;716 Pháp luật đại cương 2 15 5 10 - 117 Lịch sử các học thuyết kinh tế 2 22 8 1; 2 2

A.III Toán và khoa học tự nhiên 22            III.1 Các học phần bắt buộc 17            

3/49

Page 4: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

18 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 15 15 - 219 Giải tích B 3 22 15 8 - 220 Vật lý đại cương B 3 20 6 4 15 - 221 Hóa đại cương 3 25 5 15 - 2; 8

22 Nhập môn Công nghệ kỹ thuật hóa học

3 20 10 15 - 2;8

23 Lý thuyết xác suất và thống kê toán 3 22 15 8  19; 24 2III.2 Các học phần tự chọn 5

24 Đại số tuyến tính B 2 18 7 5 - 225 Phương pháp tính 2 20 5 5 19 226 Sinh thái học 3 38 7 - 227 Kỹ thuật điện, điện tử 3 25 5 15 20 2B  KIẾN THỨC

GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP79

B.I Kiến thức cơ sở 39B.I.1 Các học phần bắt buộc 33

28 Hóa lý 4 30 12 3 15 21 2;829 Hóa vô cơ 3 20 7  3 15 21 2;830 Hóa hữu cơ 3 20 7 3 15 21 2;831 Hóa phân tích 3 20 7  3 15 21 2;6;832 Phương pháp phân tích hiện đại 3 20 7 3 15 28; 31 2;6;833 Vẽ kỹ thuật 2 20 10 - 234 Các quá trình cơ học 2 20 10 20 2;4;5;835 Truyền nhiệt 3 30 12 3 20; 28 2;4;5;836 Truyền khối 3 27 14 4 28 2;4;5;837 Kỹ thuật phản ứng 2 22 8 28 2;4;5;838 Cơ sở thiết kế máy và thiết bị hóa

học2 22 8 34-37

2;4;5;839 Đồ án quá trình - thiết bị 1 15 34-38 2;4;5;840 Thực hành quá trình - thiết bị 2 30 34-38 2;4;5;8

B.I.2 Các học phần tự chọn 641 Hóa keo 3 20 7 3 15 21 2;842 Tin học trong công nghệ hóa học 3 15 15 34-37 2;8;1043 Thiết kế và phân tích thí nghiệm 3 20 25 23 2;8;1044 Đồ họa kỹ thuật CAD 3 30 15 33 2;8;1045 Tiếng Anh chuyên ngành 3 15 30  6; 7 2;8;10

B.II Kiến thức ngành 40B.II.

1Các học phần bắt buộc 24

46 Hóa học và hóa lý polymer 4 40 5 15 28; 30 4;5;847 Công nghệ vật liệu composite 3 25 2 3 15 28; 30 4;5;848 Công nghệ chế biến dầu mỏ 4 35 2 3 15 28; 30 4;5;849 Công nghệ chế biến khí 2 25 2 3 28; 30 4;5;8

50 Hợp chất thiên nhiên 3 20 7 3 15 30 4;5;851 Tách chiết và tinh chế hợp chất 3 25 2 3 15 32; 50 4;5;8

4/49

Page 5: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

thiên nhiên52 Đồ án chuyên ngành 1 15 46-51 4;5;853 Thực tập chuyên ngành (6 tuần) 4 60 46-51 4;5;8

B.II.2

Các học phần tự chọn 6

54 Kỹ thuật sản xuất chất dẻo 3 25 2 3 15 46 4;5;855 Gia công polyme 3 25 2 3 15 46 4;5;8

56 Tổng hợp hữu cơ hóa dầu 3 25 2 3 15 30; 48 4;5;857 Tồn trữ và vận chuyển sản phẩm

dầu khí3 25 2 3 15 48; 49 4;5;8

58 Công nghệ chất màu và chất mùi tự nhiên

3 25 2 3 15 514;5;8

59 Chất chống oxy hóa tự nhiên 3 25 2 3 15 30; 32 4;5;8B.II.

3Các học phần tốt nghiệp 10

60 Đồ án tốt nghiệp (4 tháng) 10 46-53 4;5;8Học phần thay thế (đối với sinh viên không làm đồ án tốt nghiệp):

10

Học phần bắt buộc 461 Thực tập ngành (6 tuần) 4 60 46-53 4;5;8

Học phần tự chọn 662 Hóa học xanh 2 24 6 28; 30 4;5;863 Công nghệ nano 2 24 6 28;

30; 324;5;8

64 Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất 2 20 10 - 4;565 An toàn lao động và vệ sinh môi

trường công nghiệp2 18 12 -

7;866 Hóa kỹ thuật môi trường 4 35 10 15 21;

28; 31 6;8Tổng cộng 130            

C CÁC HỌC PHẦN BỔ TRỢ (tổ chức theo yêu cầu của người học)67 Kỹ thuật nhuộm - in hoa 3 30     15  28;30  4;5;868 Công nghệ sản xuất chất tạo màng

và sơn3 30 15 28; 30 4;5;8

69 Polyme phân hủy sinh học 2 20 10 28; 30; 46

4;5;8

70 Tái chế polyme 2 20 10 28; 30; 46

4;5;8

71 Công nghệ chế biến khoáng sản 3 40 5 28; 29 4;5;872 Công nghệ gốm sứ và thủy tinh 3 40 5 28; 29 4;5;873 Công nghệ điện hóa 3 30 15  28 4;5;874 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 3 30     15  28 4;5;875 Marketing căn bản 2 20 10 12 776 Quản trị nhân sự 2 20 10 15 7

5/49

Page 6: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

VIII. Kế hoạch giảng dạy

Học kỳMã học

phầnTên học phần

Số tín chỉ

I(18 TC)

Học phần bắt buộc 14Kỹ năng giao tiếp 2Giải tích B 3

  Vật lý đại cương B 3  Hóa đại cương 3

Ngoại ngữ 1 3 Học phần tự chọn 4

Pháp luật đại cương 2Thực hành văn bản tiếng Việt 2Nhập môn quản trị học 2Lịch sử các học thuyết kinh tế 2

II(18 TC)

     

 Học phần bắt buộc  16Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1 2Nhập môn Công nghệ kỹ thuật hóa học 3Hóa lý 4Ngoại ngữ 2 4Tin học cơ sở 3Giáo dục thể chất 1 (Điền kinh)

 Học phần tự chọn 2Đại số tuyến tính B 2Phương pháp tính 2

III(17 TC)

   

 Học phần bắt buộc 14Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2 3Hóa vô cơ 3Hóa hữu cơ 3Vẽ kỹ thuật 2Lý thuyết xác suất và thống kê toán 3Giáo dục thể chất 2 và 3 (tự chọn)

 Học phần tự chọn 3Sinh thái học 3Kỹ thuật điện, điện tử 3

IV (16 TC)

 Học phần bắt buộc  13Kinh tế học đại cương 3Phương pháp nghiên cứu khoa học 2Hóa phân tích 3Các quá trình cơ học 2

6/49

Page 7: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Truyền nhiệt 3Giáo dục quốc phòng - an ninh 1 và 2

 Học phần tự chọn 3Thiết kế và phân tích thí nghiệm 3Hóa keo 3Đồ họa kỹ thuật CAD 3

V(15 TC)

 Học phần bắt buộc 12Tư tưởng Hồ Chí Minh 2Phương pháp phân tích hiện đại 3Truyền khối 3Kỹ thuật phản ứng 2Cơ sở thiết kế máy và thiết bị hóa học 2

 Học phần tự chọn 3Tin học trong công nghệ hóa học 3Tiếng Anh chuyên ngành 3

VI(17 TC)

Học phần bắt buộc 14Thực hành quá trình - thiết bị 2Đồ án quá trình - thiết bị 1Hóa học và hóa lý polyme 4Công nghệ chế biến dầu mỏ 4Hợp chất thiên nhiên 3

Học phần tự chọn 3Kỹ thuật sản xuất chất dẻo 3Gia công polyme 3Tổng hợp hữu cơ hóa dầu 3Công nghệ chất màu và chất mùi tự nhiên 3

VII(19 TC)

Học phần bắt buộc 16Đường lối cách mạng của Đảng CS Việt Nam 3Công nghệ vật liệu composit 3Công nghệ chế biến khí 2Tách chiết và tinh chế hợp chất thiên nhiên 3Đồ án chuyên ngành 1Thực tập chuyên ngành (6 tuần) 4

Học phần tự chọn 3Tồn trữ và vận chuyển sản phẩm dầu khí 3Chất chống oxy hóa tự nhiên 3

VIII(10 TC)

 

Đồ án tốt nghiệp/Học phần thay thế A. Đồ án tốt nghiệp (4 tháng) 10B. Học phần thay thế (áp dụng đối với người họcthi tốt nghiệp) 10

Học phần bắt buộc 4Thực tập ngành (6 tuần) 4Học phần tự chọn 6Hóa học xanh 2Công nghệ nano 2Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất 2

7/49

Page 8: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp

2

Hóa kỹ thuật môi trường 4Các học phần bổ trợ (tổ chức theo yêu cầu người học)

Kỹ thuật nhuộm - in hoa 3Công nghệ sản xuất chất tạo màng và sơn 3Polyme phân hủy sinh học 3Tái chế polyme 3Công nghệ chế biến khoáng sản 3Công nghệ gốm sứ và thủy tinh 3Công nghệ điện hóa 3Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 3Marketing căn bản 2Quản trị nhân sự 2

Ghi chú: Người họcđủ điều kiện và được giao thực hiện đồ án tốt nghiệp không phải học

các học phần thuộc học kỳ VIII.

8/49

Page 9: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

SƠ ĐỒ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

HK

I

18 T

C

Năm

I

HK

II

18 T

C

9/49

- Đại số tuyến tính B (2)- Phương pháp tính (2)

Nhóm HP tự chọn 1 (4)

- Pháp luật ĐC (2)- TH VB tiếng Việt (2)- Nhập môn Q.Trị học (2)- LS các học thuyết K..tế (2)

Giải tíchB (3)

Vật lý đại cương B (3)

Hóa đại cương (3)

Ngoại ngữ 1 (3)

Kỹ năng giao tiếp (2)

Nhóm HP tự chọn 2 (2)

Ngoại ngữ 2 (4)

Hóa lý (4) Tin học cơ sở (2)

Những NL CB của CN Mác-Lênin 1 (2)

Nhập môn CNKT Hóa học (3)

Page 10: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

HK

III

17 T

C

Năm

II

HK

IV

16 T

C

HK

V

15 T

C

Năm

III

HK

VI

17 T

C

HK

VII

19 T

C

Năm

IV

HK

10 T

C

Tổng: 130 TC

10/49

Học phần bắt buộc Học phần tự chọn

- Sinh thái học (3)- Kỹ thuật điện, điện tử (3)

PP nghiên cứu Khoa học (2)

Kinh tế học đại cương (3)

Hóa phân tích (3)

Các quá trình cơ học (2)

Truyền nhiệt (3)

Nhóm HP tự chọn 4 (3)

- Thiết kế và PT thí nghiệm (3)- Hóa keo (3)- Đồ họa KT CAD (3)

Nhóm HP tự chọn 3 (3)

Hóa vô cơ (3)

Những NL CB của CN Mác-Lênin 2 (3)

Hóa hữu cơ (3)

LT xác xuất - thống kê toán (3)

Vẽ KT (2)

Thực hành Q.Trình - T.Bị (2)

Nhóm HP tự chọn 6 (4)

- Kỹ thuật SX chất dẻo (3)- Gia công polyme (3)- Tổng hợp hữu cơ hóa dầu (3)- CN chất màu & chất mùi TN (3)

Hóa học và hóa lý polyme (4)

Hợp chất thiên nhiên (3)

Tư tưởng Hồ Chí Minh (2)

Truyền khối (3)

Kỹ thuật phản ứng (2)

CS thiết kế máy và TBị hóa học (2)

Nhóm HP tự chọn 5 (2)

- Tin học trong CN hóa học (3)- Tiếng Anh chuyên ngành (3)

PP phân tích hiện đại (3)

Đường lối CM của ĐCSVN (3)

CN vật liệu composit (3)

Đồ án chuyên ngành (2)

Thực tập chuyên ngành (3)

Nhóm HP tự chọn 7 (2)

- Tồn trữ-vận chuyển SP dầu khí (3)- Chất chống oxy hóa TN (3) Tách chiiết & tinh chế

HC thiên nhiên (3)

Đồ án tốt nghiệp (10)

Thực tập ngành (4)Nhóm HP

tự chọn 8 (6)

- Hóa học xanh (2)- CN nano (2)- CS thiết kế nhà máy hóa chất (2)- ATLĐ và VSMT CN (2)- Hóa KT môi trường (4)

- Hóa KT môi trường (4)- CS thiết kế nhà máy hóa học (2)- An toàn LĐ và VSMT CN (2)

Đồ án Q.Trình - T.Bị (1)

CN chế biến dầu mỏ (3)

CN chế biến khí (2)

Page 11: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

IX. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần 1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 (Basic Principles of Marxism-

Leninism 1) 2 TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong phạm vi triết học của chủ

nghĩa Mác – Lênin, đó là những nguyên lý cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng, phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội.2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 (Basic Principles of Marxism-

Leninism 2) 3 TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về học thuyết kinh tế của chủ nghĩa

Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm học thuyết của Mác về giá trị, giá trị thặng dư và học thuyết kinh tế của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đồng thời trang bị cho người học chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận hình thành chủ nghĩa Mác- Lênin.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh’s Ideology) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí Minh bao gồm: Mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Revolutionary Strategies of

Vietnammese Communist Party) 3 TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống quan điểm, chủ trương,

chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản thời kỳ đổi mới.5. Tin học cơ sở (Basic Informatics) 3 (2 + 1)

TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: thông tin và

xử lý thông tin, cấu trúc tổng quát của máy tính, mạng máy tính, virus, hệ điều hành và bộ phần mềm văn phòng của Microsoft. Kết thúc học phần, người học có thể sử dụng thành thạo hệ điều hành Microsoft Windows XP, các phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, xử lý bảng tính Microsoft Excel, công cụ thuyết trình Microsoft PowerPoint, đồng thời có thể sử dụng Internet trong việc tìm kiếm, trao đổi thông tin.6. Ngoại ngữ 1 (Foreign Languages 1)

3 TCTiếng Anh 1 (English 1) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong các tình huống đơn giản liên quan đến 5 chủ đề: giới thiệu bản thân, mua sắm, công việc, sức khỏe, thể thao. Ngoài ra, học phần này hướng người học đến việc làm quen với bài kiểm tra TOEIC ngắn (100 câu trắc nghiệm nghe và đọc hiểu). Kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp theo các chủ đề trên và làm bài thi TOEIC mô phỏng đạt từ 150 điểm trở lên.Tiếng Trung 1 (Chinese 1) 3 TC

Học phần giúp cho người học bước đầu làm quen với Tiếng Trung, một số kiến thức về ngữ

11/49

Page 12: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

âm, từ vựng, mẫu câu liên quan đến các chủ đề:  chào hỏi, thông tin bản thân, địa chỉ, quốc tịch, trường học,  nhà hàng, thời gian, tiền tệ. Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Trung về các chủ đề trên. Ngoài ra, người họccó thể thi HSK sơ cấp đạt 100 điểm.Tiếng Pháp 1 (French 1) 3 TC

Học phần cung cấp cho người họcnhững kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Sau khi học xong, người họccó thể làm chủ được những tình huống giao tiếp đơn giản như chào hỏi, tự giới thiệu, làm quen, nói về sở thích của bản thân, về gia đình, về các hoạt động trong ngày, đi chợ mua sắm. Thông qua học phần này người họccũng hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt của người dân Pháp.Tiếng Nga 1 (Russian 1) 3 TC

Học phần cung cấp cho người họcnhững kiến thức cơ bản về tiếng Nga (từ vựng, ngữ pháp, cú pháp…), giúp cho họ giao tiếp trong những tình huống đơn giản hàng ngày như chào hỏi, tự giới thiệu bản thân, gia đình, làm quen với người khác, nói về sở thích của bản thân, đi chợ mua sắm, giao tiếp trong các tình huống: sân bay, trên tàu điện, nhà hàng, siêu thị, công sở, nói về công việc mà họ thích làm trong thời gian rãnh rỗi.7. Ngoại ngữ 2 (Foreign languages) 4 TC

Tiếng Anh 2 (English 2) 4 TCHọc phần cung cấp cho người học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp (nghe, nói,

đọc, viết) trong các tình huống liên quan đến 7 chủ đề: ngân hàng, nhà hàng khách sạn, nơi cư ngụ, giao thông, công nghệ thông tin, thời tiết và du lịch. Ngoài ra, học phần này hướng người học làm quen với bài kiểm tra TOEIC hoàn chỉnh (200 câu trắc nghiệm nghe và đọc hiểu). Kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh theo các chủ đề trên và làm bài thi TOEIC mô phỏng đạt từ 350 điểm trở lên.Tiếng Trung 2 (Chinese 2) 4 TC

Học phần  cung cấp cho người học một số kiến thức và từ vựng liên quan đến các chủ đề: mua sắm, ngân hàng, cuộc sống đại học, công việc, sức khỏe. Sau khi kết thúc học phần người họccó thể giao tiếp bằng Tiếng trung về các chủ đề trên. Ngoài ra, người họccó thể thi HSK đạt 130 điểm.Tiếng Pháp 2 (French 2) 4 TC

Học phần giúp cho người học hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của mình. Sau khi học xong học phần này, người họccó thể làm chủ được các tình huống giao tiếp hàng ngày như nói về ẩm thực, ăn uống, về không gian sống của mình hoặc các sự kiện quá khứ. Ngoài ra, học phần này cũng giúp người học hội nhập vào môi trường làm việc, công sở, môi trường du lịch và khách sạn. Trong môi trường này, người học có thể giao dịch, giao tiếp bằng hội thoại hoặc một số văn bản hành chính. Ngoài ra, người họccó thể thi đạt bằng DELF A1.Tiếng Nga 2 (Russian 2) 4 TC

Học phần giúp người học nắm được cấu trúc ngữ pháp và biết xây dựng phát ngôn theo cách nhất định, xây dựng các cụm từ, câu - câu đơn, câu phức, kết hợp câu thành phát ngôn lớn, biết kể về các sự kiện, nhân vật sau khi được đọc hoặc nghe một câu chuyện (có độ dài 200-300 từ). Trang bị những kiến thức văn hóa xã hội và đất nước học nhằm giúp người học chủ động hơn trong tình huống giao tiếp, biết cách tham gia tranh luận (lập luận, chứng minh, phản bác, tán đồng...) về những vấn đề theo chủ điểm có trong chương trình.8. Giáo dục thể chất 1: Điền kinh (Physical Education 1: Athletics) 2 TC

Học phần trang bị cho người học:

12/49

Page 13: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

- Phần lý thuyết bao gồm: lịch sử phát triển, các nội dung của bộ môn điền kinh, luật và trọng tài thi đấu môn điền kinh;

- Phần thực hành: kỹ năng chạy cự ly ngắn 100 mét nam và nữ, chạy cự ly trung bình nam 1500 mét, nữ 500 mét.

Nhằm giúp cho người học khả năng tự rèn luyện thể lực thông qua 2 nội dung chạy cự ly ngắn và cự ly trung bình.9. Giáo dục thể chất 2 (Physical Education 2) 2 TC

Người học được tự chọn một trong các môn học sau: Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Võ thuật.

- Bơi lội: (Swimming)Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bơi lội, luật và trọng tài.Phần thực hành: các bài tập cơ bản giành cho những người không biết bơi, kỹ thuật bơi trườn

sấp, bơi ếch. - Bóng đá (Football)

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bóng đá, luật và trọng tài.Phần thực hành: thực hiện động tác kỹ thuật đá bóng má trong bằng lòng bàn chân, kỹ thuật

ném biên, kỹ năng kiểm soát bóng bằng việc dẫn bóng luồn cọc và tâng bóng.- Bóng chuyền (Volleyball)

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bóng chuyền, luật và trọng tài.Phần thực hành: các động tác kỹ thuật trong môn bóng chuyền gồm: chuyền bóng, đệm bóng,

phát bóng cao và phát bóng thấp tay.- Bóng rổ (Basketball)

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bóng rổ, luật và trọng tài.Phần thực hành: thực hiện các kỹ năng động tác trong môn bóng rổ gồm: chuyền bóng, dẫn

bóng, tại chỗ ném bóng vào rổ, di chuyển ném bóng vào rổ, kỹ thuật tấn công hai bước lên rổ.- Cầu lông (Badminton)

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn cầu lông, luật và trọng tài.Phần thực hành: thực hiện được các kỹ thuật trong môn cầu lông gồm: kỹ thuật phát cầu thuận

và nghịch tay, kỹ thuật nhận giao cầu, kỹ thuật di chuyển lùi sau thuận và nghịch, kỹ thuật di chuyển đánh cầu trên lưới thuận và nghịch tay.

- Võ thuật: (Martial Arts)Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn võ thuật, luật và trọng tài.Phần thực hành: kỹ thuật cơ bản và bài quyền số 1 của môn võ Teakwondo gồm: kỹ thuật tấn,

kỹ thuật tay – chân và các kỹ thuật tự vệ cơ bản.10. Giáo dục thể chất 3 (Physical Education 3) 2 TC

Người học được chọn một trong các môn học như giáo dục thể chất 2, nhưng không được chọn lại nội dung đã chọn ở giáo dục thể chất 2.11. Giáo dục quốc phòng - an ninh 1: Đường lối quân sự của Đảng và nhiệm vụ công tác quốc

phòng, an ninh (Party’s Military Strategies and Military – Security Tasks) 3 TCHọc phần trang bị cho người học quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, nhiệm vụ

công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam, xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên

13/49

Page 14: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

giới, biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 2: Chiến thuật và kỹ thuật trong quân sự (Military tactics and techniques) 3 TC

Học phần trang bị cho người học những nội dung cơ bản về: bản đồ địa hình quân sự, các loại vũ khí bộ binh, thuốc nổ, vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa, công tác thương chiến tranh, đội hình đội ngũ đơn vị, ba môn quân sự phối hợp, luyện tập bắn súng AK bài 1b, chiến thuật chiến đấu bộ binh, hành động của cá nhân trong chiến đấu tiến công và phòng ngự.

12. Kinh tế học đại cương (Fundamental Economics) 3 TCHọc phần cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến lý thuyết về cung cầu hàng hóa và giá cả

thị trường, lý thuyết về hành vi sản xuất và tiêu dùng, kiến thức kinh tế học liên quan đến các chính sách vĩ mô như lý thuyết xác định sản lượng quốc gia, tổng cung- tổng cầu, lạm phát và thất nghiệp.

13. Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills) 2 TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về các loại hình giao tiếp trong

các tình huống khác nhau; nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp của người học. 14. Thực hành văn bản Tiếng Việt (Practice for Vietnamese Texts) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về văn bản và văn bản luật, văn bản dưới luật, văn bản hành chính thông thường, hệ thống các thao tác trong qui trình tiếp nhận và soạn thảo văn bản khoa học tiếng Việt ở cả dạng nói và viết; nhằm giúp người học có khả năng thực hành văn bản tiếng Việt, làm phương tiện cho quá trình học tập, nghiên cứu và công tác.

15. Nhập môn quản trị học (Introduction to Management Theory) 2 TC

Học phần cung cấp: sự cần thiết quản trị học trong tổ chức và doanh nghiệp, môi trường quản trị, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, quản trị học quốc tế, quản trị tri thức, quản trị học hiện đại.16. Pháp luật đại cương (Fundamentals of Law) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về: Nhà nước và Pháp luật, quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, hiện tượng vi phạm pháp luật và biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, nội dung các ngành luật cơ bản và quan trọng của nhà nước Việt Nam hiện nay; nhằm rèn luyện cho người học sống và làm việc theo pháp luật.17. Lịch sử các học thuyết kinh tế (History of Economic Theories)

2 TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống các quan điểm kinh tế

của các đại biểu tiêu biểu của các giai cấp khác nhau trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định. Tổng hợp những tư tưởng kinh tế, giải thích thực chất các hiện tượng kinh tế nhất định, và những tư tưởng kinh tế đó phát sinh như là kết quả của sự phản ánh các quan hệ sản xuất vào ý thức. 18. Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methodology) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức chung về quá trình hình thành và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, phương pháp bố trí thí nghiệm và thu thập thông tin, phương pháp trình bày báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu khoa học; nhằm giúp người học có được kiến thức quan trọng và cần thiết để có thể tổ chức và thực hiện các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn ngành nghề.19. Giải tích B (Calculus B) 3 TC

14/49

Page 15: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản và ứng dụng của phép tính vi, tích phân, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt, ứng dụng phép tính tích phân và vi phân vào hình học, phương trình vi phân, phép biến đổi Laplace, chuỗi số và chuỗi hàm nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, khả năng phân tích định lượng, giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành20. Vật lý đại cương B (General Physics B) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản và nâng cao phù hợp với ngành học về: cơ học, nhiệt học, điện từ học, thuyết tương đối Einstein, quang lượng tử, cơ học lượng tử để làm nền tảng cho các học phần cơ sở và chuyên ngành kỹ thuật; hiểu biết và ứng dụng vật lý trong khoa học, công nghệ và đời sống.21. Hoá đại cương (General Chemistry) 3 (2+1)

TCHọc phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu trúc vật chất, cơ sở lý thuyết của các phản

ứng và các quá trình hoá học, làm nền tảng cho các học phần cơ sở và chuyên ngành; nhằm giúp người học hiểu và vận dụng được các kiến thức hóa học trong lĩnh vực chuyên môn.22. Nhập môn Công nghệ kỹ thuật hóa học (Introduction to Chemical Engineering) 3

(2+1)TCHọc phần cung cấp cho người học những hiểu biết khái quát về vị trí công việc; các yêu cầu

về kiến thức, kỹ năng, đạo đức đối với người kỹ sư hóa công nghệ; các yếu tố kỹ thuật - kinh tế - môi trường trong công nghệ hóa học; các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa học thông dụng, đồng thời tham quan tìm hiểu thực tế hoạt động của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hóa học. Mục đích là giúp người học hiểu rõ về nghề nghiệp, từ đó có định hướng học tập và rèn luyện đúng đắn hơn.23. Lý thuyết xác suất và thống kê toán (Probability Theory and Mathematical Statistics) 3

TCHọc phần cung cấp cho người học: các khái niệm cơ bản về xác suất, các hiện tượng ngẫu

nhiên và ứng dụng vào thực tế, phương pháp thu thập thông tin, chọn mẫu, phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết, tương quan hồi quy, phân tích phương sai nhằm giúp người học biết cách thu thập và xử lý thông tin.24. Đại số tuyến tính B (Linear Algebra B) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về: ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector, giá trị riêng, vector riêng, dạng toàn phương, dạng song tuyến tính nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.25. Phương pháp tính (Mathematical Methods) 2

TCHọc phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp giải

gần đúng các bài toán sử dụng công cụ máy tính điện tử. Các ví dụ và bài tập được minh hoạ bằng ngôn ngữ lập trình C/C++.26. Sinh thái học (Ecology) 3

TCHọc phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về sinh thái bao gồm: sinh thái môi

trường đất, nước, sinh thái môi trường đô thị và nông thôn, các hệ sinh thái và nguyên lý sinh thái;

15/49

Page 16: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

nhằm giúp người học hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của các hệ sinh thái, ứng dụng các nguyên lý sinh thái trong khoa học bảo vệ môi trường nói riêng và các lĩnh vực khác của đời sống nói chung.27. Kỹ thuật điện, điện tử (Electric and Electronic Engineering) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các mạch điện, các loại máy điện, đo lường cảm biến, các linh kiện điện tử và mạch điện tử thông dụng nhằm giúp người học biết sử dụng các loại máy điện và biết phân tích và đo lường các mạch điện, điện tử thông dụng.

28. Hóa lý (Physical Chemistry) 4 (3+1) TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về nhiệt động học dung dịch và hỗn hợp khí; cân bằng hóa học; cân bằng pha; động học các phản ứng phức tạp và xúc tác; điện hóa học, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức cơ sở và chuyên ngành liên quan. 29. Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hóa vô cơ, bao gồm: cấu tạo, tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng một số đơn chất và hợp chất vô cơ quan trọng trong công nghiệp và kỹ thuật, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức cơ sở và chuyên ngành liên quan.30. Hóa hữu cơ (Organic Chemistry) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cốt lõi về hóa hữu cơ (các hiệu ứng điện tử, cơ chế phản ứng hữu cơ; quan hệ giữa cấu trúc phân tử và tính chất vật lý - hóa học của các nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng) và các kỹ năng thực hành hóa hữu cơ cơ bản, làm cơ sở cho việc học tập các học phần cơ sở và chuyên ngành liên quan.31. Hóa phân tích (Analytical Chemistry) 3 (2+1)

TCHọc phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp

phân tích định lượng, bao gồm phương pháp phân tích thể tích, phân tích khối lượng và các phương pháp phân tích hóa – lý đơn giản (trắc quang – so màu; đo thế, phương pháp sắc ký cổ điển), đồng thời giới thiệu phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu; phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm.32. Phương pháp phân tích hiện đại (Modern Methods in Analytical Chemistry) 3 (2+1)

TC Học phần cung cấp cho người học kiến thức và các kỹ năng thực hành cơ bản về các phương

pháp phân tích hóa - lý hiện đại thường dùng trong định tính, định lượng các cấu tử vi lượng và vết (phương pháp quang phổ nguyên tử, phương pháp sắc ký hiện đại) và phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật chất (phổ IR, Raman, MS, NMR, nhiễu xạ tia X).33. Vẽ kỹ thuật ((Engineering Drawing) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật, bao gồm: các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các yếu tố cơ bản của bản vẽ kỹ thuật, cách xây dựng các bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp, nhằm ứng dụng trong quá trình làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp.

16/49

Page 17: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

34. Các quá trình cơ học (Mechanical Processes) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học cơ sở lý thuyết của các quá trình thuỷ lực (các quá trình vận chuyển chất lỏng, chất khí; khuấy trộn chất lỏng; phân riêng hệ lỏng và khí không đồng nhất; đập, nghiền, sàng và phân loại vật liệu), làm cơ sở cho việc phân tích, tính toán và lựa chọn lựa các thiết bị cơ học ứng dụng trong công nghệ hoá học.35. Truyền nhiệt (Heat Transfer) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương thức truyền nhiệt, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị trao đổi nhiệt, phương pháp tính toán các thiết bị nhiệt thường gặp, các biện pháp để tăng cường sự trao đổi nhiệt), làm cơ sở cho việc phân tích, tính toán và lựa chọn thiết bị truyền nhiệt phù hợp với yêu cầu công nghệ.36. Truyền khối (Mass Transfer) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương thức chuyển chất, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị chuyển chất, phương pháp tính toán các quá trình chuyển chất thường gặp (hấp phụ, hấp thụ, chưng cất, trích ly, kết tinh, sấy) làm cơ sở cho việc phân tích, tính toán và lựa chọn thiết bị truyền khối phù hợp với yêu cầu công nghệ.37. Kỹ thuật phản ứng (Chemical Reaction Engineering) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng tính toán thiết kế, mô phỏng các thiết bị phản ứng dựa trên mô hình khuấy trộn và mô hình ống; cách đánh giá hiệu quả của một quá trình phản ứng, hiệu suất thiết bị, làm cơ sở cho việc lựa chọn hay tối ưu hóa các thiết bị phản ứng.38. Cơ sở thiết kế máy và thiết bị hóa học (Fundamentals of Chemical Equipment Design) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp thiết kế, tính toán cơ khí và công nghệ chế tạo các chi tiết và cụm chi tiết thông dụng của các thiết bị dùng trong công nghệ hóa học (thân, bản mỏng, vỏ mỏng đáy và nắp, mặt bích - đệm, vỉ ống, các chi tiết quay nhanh, thùng quay, đường ống, dao động và chống rung cho thiết bị). 39. Đồ án quá trình - thiết bị (Unit - Operation Project) 3 (1+2)TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng tính toán thiết kế các quá trình và thiết bị cơ bản trong công nghệ hóa học.40. Thực hành quá trình - thiết bị (Unit - Operation Experiments) 2 (0 +2) TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng tháo lắp và vận hành các thiết bị cơ bản trong công nghệ hóa học.41. Hóa keo (Colloid Chemistry) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các hiện tượng bề mặt và tính chất của các hệ vi dị thể nhằm giúp người học có khả năng ứng dụng giải quyết các vấn đề thực tế liên quan trong công nghệ hóa học.42. Tin học trong công nghệ hóa học (Informatics Applied in Chemical Engineering) 3 (2+1) TC

17/49

Page 18: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Học phần hướng dẫn người học ứng dụng phần mềm Matlab và phần mềm PRO/II để giải các bài toán điển hình trong hóa kỹ thuật và thiết kế mô phỏng quá trình - thiết bị.43. Thiết kế và phân tích thí nghiệm (Experimental Design and Data Analysis) 3 TC Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản và kỹ năng sử dụng một số phần mềm chuyên dụng trong thiết kế thí nghiệm, thu thập, biểu diễn kết quả và phân tích dữ liệu thực nghiệm nhằm giúp người học ứng dụng trong nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.44. Đồ họa kỹ thuật CAD 3 (2+1) TC

Học phần hướng dẫn người học cách sử dụng phần mềm AutoCAD để vẽ một số bản vẽ kỹ thuật dưới dạng 2D và 3D.45. Tiếng Anh chuyên ngành (Specialized English) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học những thuật ngữ, cụm từ và cấu trúc các loại câu thông dụng trong các văn bản khoa học bằng tiếng Anh liên quan đến các lĩnh vực hóa học và hóa công nghệ nhằm giúp người học có khả năng đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.46. Hóa học và hóa lý polyme (Chemistry and Physical Chemistry of Polymers) 4 (3+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về các phương pháp, cơ chế và động học của các quá trình tổng hợp polyme, phương pháp tổng hợp polyme có kiểm soát cấu trúc phân tử; tính chất cơ lý, cấu trúc phân tử polyme và một số phương pháp nghiên cứu tính chất và cấu trúc polyme.47. Công nghệ vật liệu composit (Composite Material Technology) 3(2+1) TC

Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về thành phần, phương pháp gia công các loại vật liệu composite, đồng thời trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để chế tạo và đánh giá các tính chất của vật liệu composite.

48. Công nghệ chế biến dầu mỏ (Petroleum Processing Technology) 4 (3+1) TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nguồn gốc của dầu mỏ, thành phần hóa học, tính chất vật lý của dầu mỏ và các quá trình công nghệ chế biến dầu mỏ bằng phương pháp vật lý (lọc dầu, chưng cất) và phương pháp hóa học (cracking, reforming, alkyl hóa và isomer hóa).49. Công nghệ chế biến khí (Gas Processing Technology) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguồn gốc và thành phần khí thiên nhiên và khí đồng hành, các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến, chuyển hóa, tồn trữ và vận chuyển khí; cách tính tóan cân bằng vật chất, cân bằng nhiệt lượng và phương pháp đánh giá chất lượng khí. Mục đích là giúp người học có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến công nghệ chế biến, tồn trữ và vận chuyển khí.50. Hợp chất thiên nhiên (Chemistry of Natural Products) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các hợp chất thiên nhiên (định nghĩa, cấu tạo, phân loại, tính chất lý học và hóa học, tác dụng sinh học và dược lý) và ứng dụng của các nhóm hợp chất thiên nhiên quan trọng trong y học, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

18/49

Page 19: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

51. Tách chiết và tinh chế hợp chất thiên nhiên (Techniques for Isolation and Purification of Natural Products ) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật tách chiết, tinh chế, định danh và xác định cấu trúc phân tử của các hợp chất thiên nhiên.52. Đồ án chuyên ngành (Specialized Project) 1 TC

Người học được phân nhóm (mỗi nhóm 2 -3 sinh viên) và được giao thực hiện một đồ án thiết kế/cải tiến một công đoạn/thiết bị công nghệ hóa học (Thời gian thực hiện đồ án là 12 tuần). Học phần nhằm giúp người học vận dụng một cách tổng hợp và sáng tạo những kiến thức và kỹ năng đã học vào việc cải tiến/ phát triển sản phẩm, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác.53. Thực tập chuyên ngành (Professional Practicum) 4 (0+4) TC

Người học được giới thiệu đi thực tập (6 tuần) tại các nhà máy hóa học nhằm tìm hiểu công việc của người kỹ sư hóa học, hoạt động sản xuất, trình độ kỹ thuật và hệ thống tổ chức của nhà máy. Học phần nhằm giúp người học tiếp cận với thực tế ngành nghề, qua đó củng cố kiến thức đã học, mở rộng hiểu biết, bồi dưỡng những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết phục vụ cho công tác sau này. 54. Kỹ thuật sản xuất chất dẻo (Plastic Engineering) 2 TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức về công nghệ sản xuất các loại loại polyme trùng hợp và polyme trùng ngưng thông dụng trong kỹ thuật và đời sống.55. Gia công polyme (Polymer Processing) 3(2 +1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về cấu trúc và tinh chất lưu biến của polyme; phương pháp gia công nguyên liệu (nghiền, trộn, tạo hạt polyme) và gia công sản phẩm polyme (ép, đùn, đúc phun, đúc thổi, đúc ép) nhằm giúp người học có khả năng thao tác và lựa chọn các thiết bị gia công polyme phù hợp với yêu cầu sản xuất.56. Tổng hợp hữu cơ hóa dầu (Organic Synthesis in Petrochemistry) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về hóa học, nhiệt động học, cơ chế phản ứng, xúc tác và sơ đồ công nghệ của các quá trình tổng hợp hữu cơ thông dụng trong công nghiệp hóa dầu; đồng thời trang bị cho người học kỹ năng tổng hợp các sản phẩm mới từ các nguồn nguyên liệu cơ bản trong công nghiệp chế biến dầu mỏ và xác định các tính chất đặc trưng của các sản phẩm tổng hợp được.57. Tồn trữ và vận chuyển sản phẩm dầu khí (Store and transport of petroleum products) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản nhằm ứng dụng trong tính toán thiết kế, thi công, lựa chọn các loại bể chứa và đường ống dùng để tồn trữ và vận chuyển các sản phẩm dầu khí. 58. Công nghệ chất màu và chất mùi tự nhiên (Technology of Natural Colorant, Flavour and Fragrance) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về phương pháp tách chiết, phân tích và khả năng ứng dụng của các chất màu, chất mùi tự nhiên trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.59. Chất chống oxy hóa tự nhiên (Natural Antioxydants) 3 (2+1) TC

19/49

Page 20: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về các hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên (nguồn gốc, cấu trúc phân tử, phân loại, tính chất, khả năng ứng dụng), đồng thời trang bị kỹ năng tách chiết, xác định hoạt tính chống oxy hóa của chúng.60. Đồ án tốt nghiệp (Graduation Thesis) 10 TC

Người học được giao thực hiện một đề tài nghiên cứu phù hợp với khả năng và nguyện vọng công tác sau này (Thời gian thực hiện đề tài: 4 tháng). Học phần nhằm giúp người học vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng đã được trang bị vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan, qua đó tích lũy thêm kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.61. Thực tập ngành (Production Practicum) 4 TC

Người học tự liên hệ với các doanh nghiệp hóa chất để tìm hiểu cơ cấu tổ chức và quản lý, hệ thống nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị; hệ thống bảo đảm và quản lý chất lượng sản phẩm và chất thải, các biện pháp an toàn lao động. Học phần nhằm giúp người học củng cố kiến thức đã học, tiếp cận sâu hơn với thực tiễn sản xuất, rèn luyện kỹ năng và nâng cao nhận thức nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.62. Hóa học xanh (Green Chemistry) 2 TC

Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về hóa học xanh và kỹ thuật xanh bao gồm: những nguyên tắc cơ bản của hóa học xanh và kỹ thuật xanh; xu hướng và triển vọng ứng dụng xúc tác xanh, dung môi xanh, thiết bị xanh và kích hoạt xanh trong công nghệ hóa học đương đại. Học phần nhằm bổ sung cho người học những kiến thức đương đại cần thiết để có thể phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. 63. Công nghệ nano (Nanotechnology ) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về công nghệ nano: nguyên tắc điều chế hạt nano, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng của công nghệ nano trong tổng hợp vật liệu, y dược, nông nghiệp và công nghệ thực phẩm. Học phần nhằm bổ sung cho người học những kiến thức đương đại cần thiết để có thể tạo ra các sản phẩm tiên tiến phù hợp với sự phát triển của nền công nghệ hóa học trên thế giới.64. Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất (Fundamentals of Chemical Plant Design) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản để có thể tham gia thiết kế nhà máy hóa chất (lựa chọn địa điểm xây dựng; lập luận chứng kinh tế kỹ thuật; thiết kế kỹ thuật, mặt bằng, hệ thống điện, nước, xử lý chất thải; thiết kế kiến trúc công nghiệp, chi tiết và kết cấu nhà xưởng). 65. An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp (Occupational Safety and Industrial Environmental Sanitation) 2 TC

Học phần trang bị cho người học những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001, các mối nguy về an toàn lao động. Từ đó, giúp người học có ý thức bảo hộ và khắc phục các điều kiện bất lợi về an toàn lao động trong sản xuất.66. Hóa kỹ thuật môi trường (Chemical Enviromental Engineering) 4 (3+1) TC

20/49

Page 21: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về: thành phần hóa học và các quá trình hóa học xảy ra trong môi trường; cơ sở hóa học, ý nghĩa và ứng dụng của các phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường; các phương pháp hóa học xử lí ô nhiễm môi trường. Học phần nhằm trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản để đánh giá chất lượng và xử lý môi trường. 67. Kỹ thuật nhuộm – in (Dyeing and Printing Techniques) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp cho ngươi học các hiểu biết cơ bản về các loại phẩm nhuộm, bản chất các loại vật liệu dệt, kỹ thuật chuẩn bị vải sợi trước khi nhuộm-in; kỹ thuật nhuộm và in trên vải.68. Công nghệ sản xuất chất tạo màng và sơn (Binder and Coating Technology) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức tổng quát về thành phần hóa học của sơn (dung môi, chất làm khô, bột màu, chất tạo màng, phụ gia), công nghệ sản xuất sơn và phương pháp gia công màng sơn.69. Polyme phân hủy sinh học (Biodegradable Polymer) 3 (2+1) TC

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các loại polyme có khả năng phân hủy sinh học, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học, các loại polyme phân hủy sinh học phổ biến trên thị trường và xu hướng phát triển của chúng đồng thời giúp người học có khả năng tổng hợp, phát triển và sử dụng các polyme phân hủy sinh học thân thiện với môi trường.70. Tái chế polyme (Polymer Recycling) 3 (2+1)

TCHọc phần trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản về tái chế polyme: phương pháp,

qui trình công nghệ, thiết bị tái chế các loại polyme thông dụng; phương pháp nhận biết và phân tích các loại polyme, phương pháp đánh giá chất lượng phế liệu polyme; các phụ gia thường sử dụng trong công nghệ tái chế; polyme, phương pháp xử lý chất thải polyme.71. Công nghệ chế biến khoáng sản (Mineral Technology) 3 (2+1) TC

Học phần giới thiệu khái quát về các loại khoáng sản và công nghệ chế biến khoáng sản (cách chuẩn bị khoáng sản, hòa tách và xử lý dung dịch hòa tách).72. Công nghệ gốm sứ và thủy tinh (Ceramic and Glass Technology) 3 (2+1) TC

Học phần giới thiệu thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất hóa - lý, công nghệ sản xuất các loại gốm sứ và thủy tinh công nghiệp và dân dụng chủ yếu (phương pháp gia công nguyên liệu và phối liệu, tạo hình, sấy, nung, trang trí sản phẩm).73. Công nghệ điện hóa (Electrochemical Technology) 3 (2+1) TC

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết và ứng dụng công nghệ điện hóa trong bảo vệ chống ăn mòn, sản xuất hóa chất và tinh luyện kim loại bằng công nghệ điện phân, ứng dụng công nghệ điện hóa trong xử lý nước thải.74. Ăn mòn và bảo vệ vật liệu (Corrosion and Material Protection Engineering) 3 (2+1) TC

21/49

Page 22: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về các dạng ăn mòn, động học và đặc điểm của các quá trình ăn mòn trong từng môi trường, các giải pháp kỹ thuật thích hợp để chống lại ăn mòn và bảo vệ vật liệu.

75. Marketing căn bản (Fundamentals of Marketing) 2 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về marketing và ứng dụng marketing phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh thực phẩm; nhằm giúp người học hiểu được kiến thức nền tảng về marketing và ứng dụng được kiến thức đã học trong thương mại sản phẩm của doanh nghiệp.76. Quản trị nhân sự (Human Resource Management)

2 TC Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về vai trò quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức,

chiến lược của tổ chức và quản lý nhân lực, hoạch định, tuyển chọn và bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nhân lực, thù lao và các phúc lợi cho người lao động, các quan hệ lao động và những vấn đề liên quan; nhằm giúp người học ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế để quản lý nhân sự tại đơn vị công tác. X. Danh sách giảng viên thực hiện chương trìnhSTT Họ và tên Chức danh Năm sinh Học phần phụ trách1 BM Lý luận chính trị Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác-Lênin 12 BM Lý luận chính trị Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác-Lênin 23 BM Lý luận chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh4 BM Lý luận chính trị Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam5 Đỗ Như An

Nguyễn Đức Thuần(Khoa CNTT)

GVC. TSGVC. ThS

19611962

Tin học cơ sở

6 BM Thực hành tiếng-Khoa Ngoại ngữ

Ngoại ngữ 1

7 BM Thực hành tiếng-Khoa Ngoại ngữ

Ngoại ngữ 2

8 BM GDTC Giáo dục thể chất 1 (Điền kinh)9 BM GDTC Giáo dục thể chất 2 (tự chọn)10 BM GDTC Giáo dục thể chất 3 (tự chọn)11 TT GDQP Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 Nguyễn Văn Ngọc

Phan Thị Xuân HươngPhạm Hồng MạnhĐặng Hoàng Xuân Huy

GVC.TSGV.ThSGV.ThSGV.ThS

Kinh tế học đại cương

13 BM KHXH & NV Kỹ năng giao tiếp

22/49

Page 23: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

14 BM KHXH & NV Thực hành văn bản tiếng Việt15 Lê Hồng Lam

Ninh Thị Kim AnhLê Chí Công

GV.ThSGV. CNGV. CN

197119771980

Nhập môn quản trị học

16 BM KHXH & NV Pháp luật đại cương17 BM Lý luận chính trị Lịch sử các học thuyết kinh tế18 Ngô Đăng Nghĩa

Nguyễn Minh Trí Huỳnh Nguyễn Duy Bảo

PGS.TSGVC.TSGVC.TS

196019641972

Phương pháp nghiên cứu khoa học

19 BM Toán Giải tích B20 BM Vật lý Vật lý đại cương B21 BM Hóa Hóa đại cương 22 BM Hóa Nhập môn CNKT Hóa học23 BM Toán Lý thuyết xác suất và thống kê toán24 BM Toán Đại số tuyến tính B25 BM Kỹ thuật phần mềm Phương pháp tính26 BM QL MT và Bệnh TS GVC.ThS. 1965 Sinh thái học 27 - Nguyễn Thị Ngọc Soạn

- Mai Văn CôngGVC.ThS.

GV.KS.19621958

Kỹ thuật điện, điện tử

28 - Nguyễn Đại Hùng- Trần Quang Ngọc- Phạm Anh Đạt

GVC.ThS.GV.TS.

CN.GVTH

196219761963

Hóa lý

29 - Nguyễn Phước Hòa- Nguyễn Văn Hòa

GVC.TS.GV.TS.

19561979

Hóa vô cơ

30 - Nguyễn Phước Hòa- Trần Thị Hoàng Quyên

GVC.TS.GV.TS.

19561982

Hóa hữu cơ

31 - Hoàng Thị Huệ An- Nguyễn Văn Hòa- Phạm Anh Đạt

GVC.TS.GV.TS.

CN.GVTH

196119791963

Hóa phân tích

32 - Hoàng Thị Huệ An- Nguyễn Thanh Sơn - Phan Vĩnh Thịnh (thỉnh giảng TT TCĐLCL Khánh Hòa)- Nguyễn Duy Nhứt (thỉnh giảng; Viện NC và ƯD CN Nha Trang)

GVC.TS.ThS.TS.

196119781982

1966

Phương pháp phân tích hiện đại

33 Nguyễn Đình Long Nguyễn Thắng Xiêm

GVC.ThS.GV.TS.

19581972

Vẽ kỹ thuật

34 BM KT Nhiệt – Lạnh Các quá trình cơ học35 BM KT Nhiệt – Lạnh Truyền nhiệt36 Thỉnh giảng (Khoa KT Truyền khối

23/49

Page 24: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Hóa học, ĐH BK HCM)- BM KT Nhiệt – Lạnh- BM Hóa

37 Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM Hóa

Kỹ thuật phản ứng

38 Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM KT Nhiệt – Lạnh- BM Hóa

Cơ sở thiết kế máy và thiết bị hóa học

39 Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM KT Nhiệt-Lạnh - BM Hóa

Đồ án quá trình – thiết bị

40 Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM KT Nhiệt-Lạnh - BM Hóa

Thực hành quá trình – thiết bị

41 - Nguyễn Đại Hùng- Phạm Minh Hoàng- Phạm Anh Đạt

GVC.ThS.GV.ThS.

CN.GVTH

196219861963

Hóa keo

42 Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Nguyễn Hữu Nghĩa- Khổng Trung Thắng- BM Hóa

GV.ThS.GV.ThS.

19771972

Tin học trong CN Hóa học

43 Ngô Đăng NghĩaĐặng Thị Thu Hương

PGS.TS.GV.ThS.

19601977

Thiết kế và phân tích thí nghiệm

44 Nguyễn Thắng XiêmTrương Trọng ÁnhTrần Doãn Hùng

GV.TS.GVC.ThS.

GV.TS.

198219621976

Đồ họa kỹ thuật CAD

45 Trần Thị Minh KhánhNguyễn Văn HòaHoàng Thị Huệ An------------------------------Lê Văn SựTrần Quang NgọcTạ Thị Minh NgọcNguyễn Hải Đăng------------------------------Trần Thị Hoàng QuyênPhan Thị Khánh VinhPhan Vĩnh Thịnh (thỉnh

GV.ThS.GV.TS.

GVC.TS.-----------GV.TS.GV.TS.GV.TS

-----------GV.TSGV.TS.

TS.

197919791961

--------

19761982

--------198219821982

Anh văn chuyên ngành

--------------------------------------

Pháp văn chuyên ngành

--------------------------------------

Nga văn chuyên ngành

24/49

Page 25: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

giảng TT TCĐLCL Khánh Hòa)

46 - Trần Quang Ngọc - Trần Nguyễn Vân Nhi

GV.TS.GV.ThS.

19761980

Hóa học và hóa lý polyme

47 - Phạm Tuấn Anh- Nguyễn Văn Hòa- Quách Hoài Nam

GV.ThS.GV.TS.GV.TS

198419791975

Công nghệ vật liệu composit

48 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM Hóa- ...........

Công nghệ chế biến dầu mỏ

49 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM Hóa- .........

Công nghệ chế biến khí

50 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐHBK HCM)- Vũ Ngọc Bội- Trần Thị Hoàng Quyên- Nguyễn Công Minh

GVC.TSGV.TSGV.ThS

196619821977

Hợp chất thiên nhiên

51 - Thỉnh giảng (Khoa Hóa, ĐH KH-TN, tp. HCM)- Hoàng Thị Huệ An- Trần Thị Hoàng Quyên- Nguyễn Công Minh

GVC.TS.GV.TS.GV.ThS.

196119821977

Tách chiết và tinh chế hợp chất thiên nhiên

52 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM Hóa- BM KT Nhiệt – Lạnh- BM Cơ học – Vật liệu

Đồ án chuyên ngành

53 BM Hóa Thực tập chuyên ngành54 - Thỉnh giảng (Khoa KT

Hóa học, ĐH BK HCM)- Bộ môn Hóa

Kỹ thuật sản xuất chất dẻo

55 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM Hóa- PTN UNISHIP

Gia công polyme

56 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- BM Hóa- ………..

Tổng hợp hữu cơ hóa dầu

57 - Thỉnh giảng (Khoa KT Tồn trữ và vận chuyển sản phẩm

25/49

Page 26: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Hóa học, ĐH BK HCM)- BM Hóa- ………

dầu khí

58 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐHBK HCM)- Tạ Thị Minh Ngọc- Nguyễn Hải Đăng

GV.TSGV.ThS.

19821983

Công nghệ chất màu và chất mùi tự nhiên

59 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐHBK HCM)- Huỳnh Nguyễn Duy Bảo- Nguyễn Xuân Duy

GVC.TS.GV.KS.

Chất chống oxy hóa tự nhiên

60 - BM Hóa- BM Cơ học – Vật liệuThỉnh giảng:- Khoa KT Hóa học, ĐHBK tp. HCM- Khoa Hóa, ĐH KHTN tp. HCM- Viện NC chế tạo tàu thủy UNISHIP- Viện Hóa học, Hà Nội- Viện NC và ƯD Công nghệ Nha Trang

Đồ án tốt nghiệp

61 BM Hóa Thực tập ngành62 - Thỉnh giảng (Khoa KT

Hóa học, ĐH BK HCM)- Bộ môn Hóa Hóa học xanh

63 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Nguyễn Văn Hòa- Trần Hưng Trà

GV.TS.GV.TS.

19761976

Công nghệ nano

64 Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Lê Công Lập- BM Hóa

GV.ThS. 1982 Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất

65 - Lê Văn Khẩn- Thái Văn Đức

GVC.TS.GV.ThS.

19561974

An toàn lao động và vệ sinh trong môi trường công nghiệp

66 - Nguyễn Phước Hòa- Trần Quang Ngọc- Ngô Phương Linh- Phạm Thị Lan

GVC.TS.GV.TS

GV.ThS.GVTH.CN

1956197619871985

Hóa kỹ thuật môi trường

67 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐHBK HCM)

26/49

Page 27: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

- Tạ Thị Minh Ngọc- Nguyễn Hải Đăng

GV.TSGV.ThS.

19821983

Kỹ thuật nhuộm – in hoa

68 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Trần Quang Ngọc- Trần Nguyễn Vân Nhi

GV.TS.GV.ThS.

19761980

Công nghệ sản xuất chất tạo màng và sơn

69 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Trần Quang Ngọc- Trần NguyễnVân Nhi

GV.TS.GV.ThS.

19761980

Polyme phân hùy sinh học

70 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Ngô Đăng Nghĩa- Trần Quang Ngọc

PGS.TSGV.TS.

19601976

Tái chế polyme

71 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Nguyễn Phước Hòa- Nguyễn Văn Hòa

GVC.TS.GV.TS.

19561979

Công nghệ chế biến khoáng sản

72 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Nguyễn Phước Hòa- Nguyễn Văn Hòa

GVC.TS.GV.TS.

19561979

Công nghệ gốm sứ và thủy tinh

73 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Phạm Trung Sản (Viện NC và ƯD Công nghệ Nha Trang) - Nguyễn Đại Hùng- Phạm Minh Hoàng

TS.

GVC.ThS.GV.ThS.

1964

19621986

Công nghệ điện hóa

74 - Thỉnh giảng (Khoa KT Hóa học, ĐH BK HCM)- Phạm Trung Sản (Viện NC và ƯD Công nghệ Nha Trang)- Phạm Tuấn Anh- Dương Tử Tiên

TS.

GV.NCS.GV.TS.

1964

19781973

Ăn mòn và bảo vệ vật liệu

75 - Nguyễn Thị Trâm Anh- Hồ Huy Tựu

GVC.TSGV.TS

19691971

Marketing căn bản

76 - Lê Hồng Lam- Ninh Thị Kim Anh

GVC. ThSGV.CN

19711977

Quản trị nhân sự

27/49

Page 28: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

XI. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập1. Các phương tiện, thiết bị giảng dạy lý thuyết

Trường Đại học Nha Trang hiện có 86 giảng đường (diện tích 60 - 150 m2) với đầy đủ các trang thiết bị (âm thanh, chiếu sáng, máy chiếu, bảng viết, thông gió ...), đảm bảo đủ chỗ ngồi và đạt tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên.2. Các phương tiện triển khai thực hành, thí nghiệm

Các phòng thực hành, thí nghiệm hiện có (thuộc Trung tâm Thí nghiệm-Thực hành):

TT Tên phòng thực hànhTổng diện tích phòng

(m2)

Diện tích triển khai thực hành

(m2)Đã có

Kiến nghị của đơn vị

1 PTN Vật lý 155 155 x2 PTN Hoá đại cương 80 80 x Đề nghị nâng cấp, bổ

sung trang thiết bị3 PTN Hóa hữu cơ – vô cơ 65 65 x Đề nghị cải tạo (lắp

hệ thống tủ hút khí độc), bổ sung trang thiết bị

4 PTN Hóa lý - Hóa phân tích

75 75 x Đề nghị nâng cấp, bổ sung trang thiết bị

5 PTN Công nghệ Hóa học 120 120 Đề nghị đầu tư xây dựng

6 PTN Quá trình – Thiết bị Công nghệ hóa học

240 240 Đề nghị đầu tư xây dựng

7 PTN UNISHIP (Viện NC Chế tạo Tàu thủy UNISHIP)

120 120 x

8 PTN Quang phổ - Sắc ký (Viện CNSH - MT)

120 120 x

9 PTN CNKT Môi trường (Viện CNSH - MT)

120 120 x

3. Thư viện, tài liệu:

TT Môn học Giáo trình/tài liệu Tác giảNăm XB

Nhà XBĐã có

1 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

Giáo trình môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2009 Chính trị QG, Hà Nội

x

Giáo trình môn Triết học Mác - Lênin

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2006 Chính trị QG, Hà Nội

x

28/49

Page 29: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Những chuyên đề Triết học

PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa

2007 Khoa học Xã hội

x

2

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin 2

Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2009 Chính trị QG, Hà Nội

x

Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin.

Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2006 Chính trị QG, Hà Nội

x

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học.

Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2006 Chính trị QG, Hà Nội

x

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng)

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2009 Chính trị QG, Hà Nội

x

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh

Hội đồng TW 2003 Chính trị QG, Hà Nội

x

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp

Ban nghiên cứu LSĐ Trung ương

2002 Chính trị QG, Hà Nội

x

Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh

2003 Chính trị QG, Hà Nội

x

Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh

Hoàng Chí Bảo 2002 Chính trị QG, Hà Nội

x

Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

PGS, TS Vũ Văn Hiền - TS Đinh Xuân Lý

2003 Chính trị QG, Hà Nội

x

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

GS, TS Lê Hữu Nghĩa

2000 Lao động x

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Nguyễn Duy Niên 2002 Chính trị QG, Hà Nội

x

Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh

Học viện Chính trị quốc gia HCM

2001 Chính trị QG, Hà Nội

x

Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911 - 1945)

Nguyễn Đình Thuận

2002 Chính trị QG, Hà Nội

x

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ trong CMVN (1930 - 1954)

Chu Đức Tính 2001 Chính trị QG, Hà Nội

x

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở VN

Nguyễn Anh Tuấn 2003 Đại học Quốc gia TP HCM

x

29/49

Page 30: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Tìm hiểu thân thế - sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh

Hoàng Trang - Nguyễn Khánh Bật

2000 Chính trị QG, Hà Nội

x

Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923)

Thu Trang 2002 Chính trị QG, Hà Nội

x

Hoạt động ngoại giao của CT Hồ Chí Minh từ 1954 đến 1969

TS Trần Minh Trưởng

2005 Công an Nhân dân

x

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

GT đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản VN

Bộ giáo dục và đào tạo

2009 Chính trị QG, Hà Nội

x

Văn kiện đảng thời kỳ đổi mới (VI, VII, VIII, IX, X)

Đảng Cộng sản Việt Nam

198720052006

Chính trị QG, Hà Nội

x

GT kinh tế chính trị Bộ Giáo dục và Đào tạo

2006 Chính trị QG, Hà Nội

x

Một số định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010

Nguyễn Xuân Dũng

2002 Khoa học Xã hội, Hà Nội

x

Một số chuyên đề ĐLCMCĐCSVN

Đại học Quốc gia HN

2008 Lý luận Chính trị

x

Chương trình môn học đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2008 Bộ Giáo dục & Đào tạo

x

Quá trình vận động thành lập Đảng CSVN

Đinh Xuân Lý 2008 Sự thật x

Bản án chế độ thực dân Pháp

Nguyễn Ái Quốc 2009 Trẻ x

5Tin học cơ sở

Bài giảng Tin học cơ sở (Lý thuyết)

BM Kỹ thuật phần mềm 2011 Lưu hành nội bộ x

Thực hành Tin học cơ sở

BM Kỹ thuật phần mềm 2011 Lưu hành nội bộ x

Giáo trình Windows XP, MS. Word, MS. Excel, MS. Power Point

TS. Nguyễn Đình Thuân 2008 Lưu hành nội bộ

x

Hướng dẫn sử dụng Internet

Nguyễn Thành Cương

2007 Thống kê x

6 Ngoại ngữ 1 Effective for English communication (student’s book)

IIG Vietnam 2010 Trường ĐH Nha Trang

x

Effective for English

IIG Vietnam 2010 Trường ĐH Nha Trang

x

30/49

Page 31: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Tiếng Anh 1

communication (workbook)Starter TOEIC Anne Taylor &

Casey Malarcher2007 Compass Media

Inc.x

Longman preparation series for the New TOEIC test

Lin Lougheed 2008 Longman x

Tiếng Trung 1

Giáo trình Hán ngữ (tập 1)

Dương Ký Châu 2002 ĐH Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh

x

301 câu đàm thoại tiếng Hoa

Vương Hải Minh 2001 ĐHQuốc gia TP HCM

x

Luyện nói tiếng Trung cấp tốc cho người bắt đầu

Mã Tiễn Phi 2008 Tổng hợp TP HCM

x

Đàm thoại tiếng TQ cho người bắt đầu

Lương Diệu Vinh 2006 Tổng hợp TP HCM

x

Tiếng Pháp 1

Initial 1 Poisson-Quinton S., Sala M.

2001 CLE International

x

Réussir le Delf niveau A1

Breton G., Cerdan M., Dayez Y., Dupleix D., Riba P.

2005 Didier x

Exercices de vocabulaire niveau débutant

Eluerd R., 2001 Hachette x

Tiếng Nga cho mọi người

M.M.NakhabinaR.A. Tônxtaia

2001 Tiếng Nga, Matxcơva

x

Hướng dẫn tự học tiếng Nga cho người bắt đầu

Daphne West 2008 TP HCM x

Tiếng Nga cho người lớn

Nguyễn Viết Trung 2006 Văn hóa Thông tin

x

7 Ngoại ngữ 2

Tiếng Anh 2

Effective for English communication (student’s book)

IIG Vietnam 2010 Trường ĐH Nha Trang

x

Effective for English communication (workbook)

IIG Vietnam 2010 Trường ĐH Nha Trang

x

Developing skills for the TOEIC Test

Paul Edmunds –Anne Taylor 2007

Compass Media Inc.

x

Starter TOEIC Anne Taylor & Casey Malarcher

2007 Compass Media Inc.

x

Longman preparation series for the New TOEIC

Lin Lougheed 2008 Longman x

31/49

Page 32: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

test

Tiếng Trung 2

Giáo trình Hán ngữ - tập 2+3

Dương Ký Châu 2002 ĐH Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh

x

301 câu đàm thoại tiếng Hoa

Vương Hải Minh 2001 ĐH Quốc gia TP HCM

x

Luyện nghe cho người học tiếng Trung Quốc – tập 2

Đặng Minh Ân 2008 Tổng hợp TP HCM

x

Giáo Trình đàm thoại Tiếng hoa Thông dụng – tập 1 và 2

Chu Tiểu Binh Trẻ x

Thế giới Hoa ngữ Trương Văn Giới Tổng hợp TP HCM

x

Tiếng Pháp 2

Initial 2 Poisson-Quinton S., Sala M.

2001 CLE International

x

Réussir le Delf niveau A2

Breton G., Cerdan M., Dayez Y., Dupleix D., Riba P.

2005 Didier x

Exercices de grammaire en contexte, niveau intermédiaire

Collectif 2000 Hachette x

Tiếng Nga cho mọi người

M.M.NakhabinaR.A. Tônxtaia

2001 Tiếng Nga Matxcơva

x

Hướng dẫn tự học tiếng Nga cho người bắt đầu

Daphne West 2008 TP HCM x

Tiếng Nga cho người lớn

Nguyễn Viết Trung 2006 Văn hóa Thông tin

x

8

Giáo dục thể chất 1 (Điền kinh)

Giáo trình Giáo dục thể chất

Theo quy định của Bộ GD-ĐT

Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Điền kinh

Nguyễn Hữu TậpPhù Quốc Mạnh

Lưu hành nội bộ x

9

Giáo dục thể chất 2 (Tự chọn)

Bài giảng môn học Bóng đá

Doãn Văn HươngPhù Quốc Mạnh

Lưu hành nội bộ x

Giáo án huấn luyện đội tuyển Bóng đá trường Đại học Nha Trang

Doãn Văn Hương

Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Bơi lội Nguyễn Hồ Phong Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Bóng chuyền Trần Văn Tự Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Cầu lông Trương Hoài Trung Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Taekwondo

Giang Thị Thu Trang

Lưu hành nội bộ x

10 Giáo dục thể Bài giảng môn học Bóng đá

Doãn Văn Hương – Phù Quốc Mạnh

Lưu hành nội bộ x

32/49

Page 33: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

chất 3 (Tự chọn)

Giáo án huấn luyện đội tuyển Bóng đá trường Đại học Nha Trang

Doãn Văn Hương

Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Bơi lội Nguyễn Hồ Phong Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Bóng chuyền Trần Văn Tự Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Cầu lông Trương Hoài Trung Lưu hành nội bộ x

Bài giảng môn học Taekwondo

Giang Thị Thu Trang

Lưu hành nội bộ x

11Giáo dục quốc phòng- an ninh

Giáo trình Giáo dục quốc phòng-an ninh

Theo quy định của Bộ GD-ĐT

x

12

Kinh tế học đại cương

Kinh tế học vĩ mô Lê Khương Ninh, Nguyễn Tấn Nhân, Phạm Lê Thông

2005 Đại học Kinh tế TP HCM

x

Kinh tế học vi mô Lê Khương Ninh, Nguyễn Tấn Nhân, Phạm Lê Thông

2003 ĐH Kinh tế TP HCM

x

13Kỹ năng giao tiếp

Nghệ thuật giao tiếp Chu Sĩ Chiêu 2009 Tổng hợp TP HCM

x

Nghệ thuật giao tiếpDale Carnegie, BD: Đoàn Doãn 2001 Thanh Niên

x

Giao tiếp và giao tiếp văn hoá

Nguyễn Quang 2002ĐHQuốc gia Hà Nội

x

14

Thực hành văn bản Tiếng Việt

Tiếng Việt thực hành (Q1)

Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp

2004Tái bản

Giáo dụcx

Tiếng Việt thực hành (Q2)

Bùi M. Toán, Lê A, Đỗ V. Hùng

2002Tái bản

Giáo dụcx

Bài giảng, BT thực hành VBKH

Dương Thị Thanh Huyền

Lưu hành nội bộ x

15

Nhập môn quản trị học

Giáo trình quản trị học

Đoàn Thị Thu Hà 2007 Giao thông Vận tải

x

Quản trị học Đào Duy HuânLê Thế Giới (chủ biên), Nguyễn Phúc Nguyên; Nguyễn Thị Loan

2006 Tài chính x

16

Pháp luật đại cương

Pháp luật Đại cương Lê Minh Toàn 2011 Chính trị Quốc gia

x

Giáo trình Lý luận NN&PL

Trường ĐH Luật hà Nội 2009 Tư Pháp x

Tập bài giảng Pháp Lê Việt Phương, 2011 Lưu hành nội bộ x33/49

Page 34: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

luật đại cương – Theo học chế tín chỉ (lưu hành nội bộ)

Nguyễn Thị Lan

Hệ thống câu hỏi và các tình huống pháp luật nêu vấn đề

Lê Việt Phương, Nguyễn Thị Lan 2011

Lưu hành nội bộ x

Hiến pháp Quốc Hội 2001 Chính trị Quốc gia

x

Bộ luật Hình sự Quốc Hội 2010 Chính trị Quốc gia

x

Bộ luật Dân sự Quốc Hội 2005 Chính trị Quốc gia

x

Luật Hôn nhân và gia đình ;Luật Nuôi con nuôi

Quốc Hội2000

2010

Chính trị Quốc gia

x

17Lịch sử các học thuyết kinh tế

Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế

ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội

2004 Thống kê Hà Nội

x

18Phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Trần Thị Luyến 2007

Lưu hành nội bộ x

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Vũ Cao Đàm2009

KHKT,Hà Nội

x

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Trung Nguyên 2000 Giao thông vận tải

x

19 Giải tích B

Toán cao cấp – Tập II, III Nguyễn Đình Trí 2000 Giáo dục x

Bài tập toán cao cấp- Tập II, III Nguyễn Đình Trí 2000 Giáo dục x

Phép Tính Vi Tích Phân tập I,II Phan Quốc Khánh 2001 Giáo dục x

Bài giảng và Bài tập Giải tích Phạm Gia Hưng 2009 Lưu hành nội bộ x

Bài giảng Giải tích 1& 2 Phạm Gia Hưng 2009 Lưu hành nội bộ x

Applied Calculus Laurence D.Hoffmann 2005 Mc Graw Hill x

20Vật lý đại cương B

Vật lý đại cươngT1, T2, T3 Lương Duyên Bình 2009 Giáo dục x

Vật lý đại cương A1 và A2

Nguyễn Thị Bé Bảy – Huỳnh Quang Linh

2009 ĐH Bách Khoa TP HCM

x

Vật lí đại cương A1 và A2

Lê Phước Lượng – Huỳnh Hữu Nghĩa

2006 và

2008

Giáo dục – Khoa học Kỹ thuật

x

Vật lý đại cương Phan Văn TiếnLê Văn Hảo 2010 Lưu hành nội bộ x

Cơ sở Vật lý (từ tập 1 đến tập 6) Halliday 2000 Giáo dục x

34/49

Page 35: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

21Hóa đại cương

Hóa học Đại cương Nguyễn Đức Chung

2002 ĐH Quốc gia TP HCM

x

Bài tập và Trắc nghiệm Hóa học Đại cương

Nguyễn Đức Chung

2012ĐH Quốc gia TP HCM

Cần bổ sung

Thực hành hóa học đại cương

Nguyễn Đức Chung

2000KHKT,Hà Nội

x

Hóa học đại cương Nguyễn Đình Chi 2011 Giáo Dục x

Hóa học đại cương Nguyễn Khanh 2010ĐHBK Hà Nội

x

Cơ sở lý thuyết hóa học. Phần I: Cấu tạo chất

Nguyễn Đình Chi 2003 Giáo Dụcx

Cơ sở lý thuyết hóa học. Phần II: Nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa học

Nguyễn Hạnh2003 Giáo Dục

x

Bài tập Hóa học đại cương

Lê Mậu Quyền 2010 Giáo Dục VNx

Hóa Đại cương,Tập 1

Nguyễn Đình Soa 2002 Giáo Dụcx

Hóa Đại cương, Tập 2

Nguyễn Đình Soa 2002 Giáo Dụcx

Bài tập Hóa học đại cương: Hóa học lý thuyết cơ sở

Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải

2007ĐHQG Hà Nội

x

Hóa học đại cương-Tập 1: Từ lý thuyết đến ứng dụng

Đào Đình Thức 2002 Giáo Dụcx

Hóa học đại cương-Tập 2: Từ lý thuyết đến ứng dụng

Đào Đình Thức 2002 Giáo Dụcx

Hóa học đại cương-Phần Cấu tạo chất

Phạm Văn Nhiêu 2003ĐHQG Hà Nội

x

22

Nhập môn Công nghệ kỹ thuật hóa học

Bài giảng Nhập môn về kỹ thuật Phạm Ngọc Tuấn 2010 ĐH Bách khoa

tp HCM

x

Hóa kỹ thuật Phạm Nguyên Chương

2002Khoa học và kỹ thuật

x

Engineering Fundamentals: An Saeed Moaveni 2010 CL Engineering

x

35/49

Page 36: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Introduction to EngineeringIntroduction to Engineering Technology

Robert J. Pond; Jeffrey L. Rankinen

2009 Prentice Hall

x

23

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Xác suất và thống kê

Nguyễn Đình Ái,Thái Bảo Khánh,Ng. Thị Hà

2010 ĐH. Nha Trangx

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Nguyễn Cao Văn,Trần Thái Ninh,Nguyễn Thế Hệ

2006NXB. ĐH Kinh

tế Quốc dân

x

Bài tập xác suất và thống kê

Đặng Hùng Thắng 2003 NXB. Giáo dụcx

Giáo trình xác suất và thống kê

Tống Đình Quỳ 2003NXB. ĐH Quốc gia Hà Nội

x

Hướng dẫn giải bài tập xác suất và thống kê

Tống Đình Quỳ 2003ĐH. Quốc giaHà Nội

x

24 Đại số tuyến tính B

Toán học cao cấp, tập 1

Nguyễn Đình Trí 2001 NXB. Giáo dục x

Bài tập toán cao cấp, tập 1 (Tái bản lần thứ 8)

Nguyễn Đình Trí 2004 NXB. Giáo dục Cần bổ sung

Đại số tuyến tínhNguyễn Hữu Việt Hưng

2001 NXB. ĐHQG Hà Nội

x

Giáo trình Đại số tuyến tính

Ngô Việt Trung 2001 NXB. ĐHQG Hà Nội

x

Đại sốPhạm Gia Hưng 2009 Trường ĐH Nha

Trangx

Toán cao cấp A3Phạm Gia Hưng 2009 Trường ĐH Nha

Trangx

25Phương pháp tính

Bài giảng Phương pháp tính

Đỗ Như An 2005 Đại học Nha Trang

x

Phương pháp tính Tạ Văn Đĩnh 2006 NXB GD x

Giải tích số Phạm Kỳ Anh 2004 NXB GD x

26 Sinh thái học

Sinh thái học môi trường

Trần Văn Nhân (Chủ biên),Nguyễn Thị Lan Anh

2006 ĐHBK, Hà Nội

x

Việt Nam môi trường và cuộc sống

Lê Quý An và ctv. 2004Chính trị QG, Hà Nội

x

Tài nguyên Môi Lê Huy Bá 2002 Khoa học và Kỹ x

36/49

Page 37: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

trường và sự phát triển bền vững

Vũ Chí HiếuVõ Đình Long

thuật

Môi trường và phát triển bền vững

Nguyễn Đình Hòe 2006 Giáo dục x

Khoa học Môi trường

Lê Văn Khoa (Chủ biên)

2002 Giáo dục x

27Kỹ thuật điện, điện tử

Kỹ thuật điện Đặng Văn Đào,Lê Văn Doanh 2004 KHKT x

Bài tập Kỹ thuật điện

Đặng Văn Đào,Lê Văn Doanh 2004 Giáo dục

x

Kỹ thuật điện Trương Tri Ngộ 2005 Xây dựng x

Kỹ thuật điện Phan Ngọc Bích 2006 Giáo dục x

Báo cáo và hướng dẫn thực tập Kỹ thuật Điện

Nguyễn Khắc Dự 2011 Lưu hành nội bộx

Kỹ thuật điện tử Đỗ Xuân Thu 1997 Giáo dục x

Hướng dẫn Thực tập Kỹ thuật Điện tử

Bộ môn Điện tử - tự động, ĐHNT

2010 Trường ĐH Nha Trang

x

28 Hóa lý

Hóa lý - Tập 1: Nhiệt động học

Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế

2007 Giáo Dụcx

Hóa Lý - Tập 2 Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế

2007 Giáo Dụcx

Hóa lý. Tập 3: Động học và xúc tác

Trần Văn Nhân 2008 Giáo Dụcx

Hóa lý. Tập 4: Điện hóa

Nguyễn Văn Tuế 2007 Giáo Dụcx

Nhiệt động hóa học Đào Văn Lượng 2002 KHKT Hà Nội x

Bài tập Hóa Lý

Nguyễn Văn Duệ, Trần Hiệp Hải, Lâm Ngọc Thiềm, Nguyễn Thị Thu

2007 Giáo Dục

x

29 Hóa keo

Hóa lý và Hóa keo Nguyễn Hữu Phú 2009KHKT,Hà Nội

x

Giáo trình hóa keo: Hóa lý các hệ vi dị thể và hiện tượng bề mặt

Mai Hữu Khiêm 2000ĐHBKTP HCM

x

Hóa keo Nguyễn Thị Thu 2002 ĐHSP x

37/49

Page 38: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Hà NộiHóa Keo Hà Thúc Huy 2000 ĐHQG

TP.HCMx

Giáo trình Hóa Keo Mai Hữu Khiêm 2007 ĐHBKTP.HCM

x

Bài giảng Hóa keoNguyễn Đại Hùng 2006

Trường ĐH Nha Trang

x

30 Hóa vô cơ Hóa học vô cơ - Tập 1: Lý thuyết đại cương về hóa học

Hoàng Nhâm 2002 Giáo Dụcx

Hóa học vô cơ - Tập 2: Các nguyên tố hóa học điển hình

Hoàng Nhâm 2001 Giáo Dụcx

Hóa học vô cơ - Tập 3: Các nguyên tố chuyển tiếp

Hoàng Nhâm 2003 Giáo Dụcx

Bài tập Hóa vô cơ Lê Mậu Quyền 2001KHKT,Hà Nội

x

Hóa học vô cơ: Tập 1: Các nguyên tố s và p

Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt

2009Giáo Dục Việt Nam

x

Hóa học vô cơ: Tập 2: Các nguyên tố d và f

Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt

2010Giáo Dục Việt Nam

x

Hóa học vô cơ: Tập 2: Các kim loại điển hình

Nguyễn Đức Vận 2006KHKT,Hà Nội

x

Câu hỏi và bài tập Hóa học vô cơ: Phần kim loại

Nguyễn Đức Vận, Nguyễn Huy Tiến

2008KHKT,Hà Nội

x

Giáo trình Hóa Hữu cơ

Phan Thanh Sơn Nam, Trần Việt Hoa

2011NXB ĐHQG TPHCM

Cân bổ sung

Bài tập Hóa Hữu cơ

Phan Thanh Sơn Nam, Trần Việt Hoa

2012NXB ĐHQG TPHCM

Cân bổ sung

Hóa học Hữu cơ 1 Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng

2007 Giáo Dụcx

Hóa học Hữu cơ 2 Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Nguyễn Thị Thanh Phong

2007 Giáo Dục x

38/49

Page 39: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Hóa học Hữu cơ 3Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Lê Thị Anh Đào

2007 Giáo Dụcx

Giáo trình Cơ sở lý thuyết Hóa hữu cơ

Thái Doãn Tĩnh 2001KHKT,Hà Nội

x

Hóa học các hợp chất dị vòng

Nguyễn Minh Thảo 2001 Giáo Dụcx

Thực tập Hóa học hữu cơ

Ngô Thị Thuận 2001ĐHQG Hà Nội

x

Hóa học hữu cơ. Tập 2: Phần Bài tập

Ngô Thị Thuận 2008KHKT,Hà Nội

x

Hóa học hữu cơ Đặng Như Tại, Trần Quốc Sơn

2001ĐHQG Hà Nội

x

Hóa học hữu cơ Đặng Như Tại, Trần Quốc Sơn

2001ĐHQG Hà Nội

x

Cơ sở hóa học hữu cơ - Tập 2

Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại

2001ĐHQG Hà Nội

x

Bài tập Hóa hữu cơ Trần Thị Việt Hoa, Trần Văn Thạnh

2003ĐHBK TP HCM

x

Bài tập Hóa học hữu cơ: 1000 bài tự luận và trắc nghiệm

Nguyễn Hữu Đĩnh 2009Giáo Dục Việt Nam

x

31 Hóa phân tích

Bài giảng Hóa phân tích

Hoàng Thị Huệ An 2008 Lưu hành nội bộ x

Thực hành Hóa Phân Tích

Hoàng Thị Huệ An 2013 Lưu hành nội bộ x

Phân tích định lượng

Nguyễn Thị Thu Vân

2010ĐHQG TP.HCM

x

Thí nghiệm Phân tích định lượng

Nguyễn Thị Thu Vân

2010ĐHQG TP.HCM

x

Bài tập Hóa Phân tích

Nguyễn Thị Thu Vân

2000ĐHQG TP.HCM

x

Giáo trình Phân tích định lượng

Lê Xuân Mai, Nguyễn Bạch Tuyết

2001ĐHQG TP.HCM

x

Cơ sở Hóa học Phân tích

Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi

2002KHKT,Hà Nội

x

Cơ sở Hóa học Phân tích

Hoàng Minh Châu 2007 KHKT,Hà Nội

x

39/49

Page 40: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Cơ sở hóa học phân tích

Lâm Ngọc Thụ 2006ĐHQG Hà Nội

x

Hóa phân tích - Tập 2: Hướng dẫn thí nghiệm

Trần Thị Thúy, Trần Thu Quỳnh, Vũ Anh Tuấn

2011ĐHBK Hà Nội

x

Phân tích Lý - Hóa Hồ Viết Quý 2006 Giáo Dục x

32Phương pháp phân tích hiện đại

Cơ sở Hóa học Phân tích

Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi

2007 KHKT Thư viện

Phân tích định lượng

Nguyễn Thị Thu Vân

2000 ĐHQG t/pHCM Thư viện

Bài tập và sổ tay phân tích định lượng

Nguyễn Thị Thu Vân

2012 ĐHQGTP.HCM

Cần bổ sung

Modern Analytical Chemistry

David Harvey 2000 McGraw - Hill Internet

Sample Preparation in Chromatography

Nhiều tác giả 2002 J.Chrom. Lib, Vol. 65

Cần bổ sung

Handbook of food analytical chemistry

Ronald E. Wrolstad 2003 Wiley x

Sample preparation techniques in analytical chemistry

Somenath Mitra 2003 Wiley x

Các phương pháp vật lí ứng dụng trong hóa học

Nguyễn Đình Triệu 2003 ĐHQG Hà Nội

Bài tập và thực tập phổ

Nguyễn Đình Triệu 2003ĐHQG Hà Nội

33 Vẽ kỹ thuật

Hình học họa hình, tập 1

Nguyễn Đình Điện, Đỗ Mạnh Môn

2001 Giáo dục x

Hình học họa hình Dương Thọ 2004 ĐHBK Đà Năng

x

Bài giảng Hình học họa hình - Vẽ kỹ thuật

Trần An Xuân, Nguyễn Mai Trung

2001 Lưu hành nội bộ x

34Các quá trình cơ học

Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm-Tập 1

Nguyễn Bin 2002 KHKT x

Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm -Tập 2

Nguyễn Bin 2003 KHKT x

Giáo trình bơm - Lê Xuân Hòa, 2004 ĐH Sư phạm Cần bổ

40/49

Page 41: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

quạt - máy nén Nguyễn Thị Bích Ngọc

Kỹ thuật TP.HCM

sung

Các quá trình cơ học (Khuấy, lắng, lọc)

Nguyễn Văn Lụa 2004 ĐH QG tp.HCM

x

Bơm, máy nén, quạt trong công nghiệp

Nguyễn Minh Tuyển

2005 Xây dựng Cần bổ sung

Máy dòng chảy BM Kỹ thuật nhiệt lạnh

Xưởng in trường ĐH Nha Trang

x

35

Truyền nhiệt

Kỹ thuật nhiệt Kỹ thuật nhiệtBùi Hải, Trần Thế Sơn

2002 KHKT x

Giáo trình kỹ thuật nhiệt

Trần Văn Phú 2007 Giáo dục x

Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm - Tập 3

Phạm Xuân Toàn 2003 KHKT x

Heat and Mass Transfer

Frank P. IncroperaDavid P. De Witt

2002 Willey, USA

x

Heat Engineering - A Textbook of Applied Thermodynamics for Engineers and Students in Technical Schools

Arthur Maurice Greene

2009Read Books Design

x

Heat Transfer J. P. Hofman 2001 Mc. Graw Hill, Inc. New York

x

36

Truyền khối

Các quá trình , thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm – Tập 4

Nguyễn Bin 2005 KHKT,Hà Nội

x

Tính toán và thiết kế hệ thống sấy

Trần Văn Phú 2002 NXB-GD x

Kỹ thuật sấy vật liệu Nguyễn văn Lụa 1996 ĐHBK TP. HCM

Cần bổ sung

Phân riêng bằng phương pháp nhiệt

Trần Đại Tiến 2009 Xưởng in ĐH Nha Trang

x

R.K. SinnottChemical

R.K. Sinnott 2001 Butterworth-Heinemann

Cần bổ sung

41/49

Page 42: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Engineering, Vol. 1, 6th-ed.Heat and Mass Transfer

Frank P.IncroperaDavid P. De Witt

2002 Willey, New York, USA

Cần bổ sung

37

Kỹ thuật phản ứng

Kỹ thuật phản ứng Ngô Thị Nga 2002 KHKTHà Nội

x

Quá trình và Thiết bị trong Công nghệ hóa học, Tập 4: Kỹ thuật phản ứng

Vũ Bá Minh            

1994ĐHBK

TP.HCM

Cần bổ sung

Bài tập Hóa Kỹ thuật

Phạm Hùng Việt 2008 KHKTHà Nội

Cần bổ sung

Chemical Reactor Design , Optimizationand Scale up

E. Bruce Nauman 2008 Mc Graw-Hill Cần bổ sung

38

Cơ sở thiết kế máy và thiết bị hóa học

Quá trình máy và thiết bị công nghệ hoá chất và thực phẩm

Vũ Bá Minh,Võ Văn Bang

2004 ĐH Quốc gia TP HCM

x

Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí

Hồ Lê Viên 2006Khoa học – Kỹ thuật

x

Chemical Engineering, Vol.6, 4th-ed: Chemical Engineering Design

R. K. Sinnott2005

Coulson & Richardson’s

Cần bổ sung

39Thực hành quá trình - thiết bị

40

Đồ án quá trình - thiết bị

Giáo trình “Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học” - Tập 10: Ví dụ và bài tập

Hoàng Minh Nam và ctv.

1992 ĐHBK TP.HCM

x

41 Hóa keo Hóa Keo Hà Thúc Huy 2000 ĐHQGTP.HCM

x

Giáo trình Hóa Keo Mai Hữu Khiêm 2007 ĐHBKTP.HCM

x

Terence CosgroveColloid SciencePrinciples, Methodsand Applications

Terence Cosgrove 2010 Wiley Cần bổ sung

42/49

Page 43: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Introduction to Colloid and Surface Chemistry

Duncan J. Shaw 2003 Butterworth-Heinemann

Cần bổ sung

42

Tin học trong CN hóa học

Lập trình Matlab và ứng dụng

Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Anh

2005 KHKT, Hà NộiCần bổ sung

Introduction to Chemical Engineering Computing

Bruce A. Finlayson2006

John Wiley & Sons

Cần bổ sung

Giáo trình thiết kế mô phỏng

Lê Thị Như Ý 2006 ĐHBK Đà Năng

Cần bổ sung

43

Thiết kế và phân tích thí nghiệm

Quy hoạch thực nghiệm

Nguyễn Cảnh 2004 ĐHQG TP.HCM

x

Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu

Phạm Hiếu Hiền 2001 Nông nghiệp TP HCM

x

Excel for Scientists and Engineers: Numerical Methods

E. Joseph Billo 2007 Willey & Son x

44

Đồ họa kỹ thuật CAD

Sử dụng AutoCAD 2000 thiết kế bản vẽ kỹ thuật 2D (bài giảng)

Trần An Xuân, Nguyễn Mai Trung

2004 Trường ĐH Nha Trang

x

45

Tiếng Anh chuyên ngành

The language of chemistry, food and biological technology in English

Nguyễn Thị Hiền, Lê Thị Lan, Chi Trọng Đàn

2009 Thư viện x

Hệ thống kiến thức hóa học và Anh ngữ để theo học các trường đại học quốc tế

Quang Hùng, Hoàng Phương 2006

Giao Thông Vận Tải

x

English for Chemists

Mgr. Božena Velebná

2009 Univerzita Pavla Jozefa Šafárika v Košiciach

Internet

46

Hóa học và hóa lý polymer

Hóa lý polyme Bùi Chương 2006 ĐHBK Hà Nội x

Hóa học và hóa lý Polyme

Phan Thanh Bình 2002ĐHBK TP. HCM

x

43/49

Page 44: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Physical properties of Macromolecules

Laurence A. Belfiore 2010

Wiley Cần bổ sung

Principles of Polymerization

George Odian2004

Wiley Cần bổ sung

47

Công nghệ vật liệu composit

Compozit: Sợi thủy tinh và ứng dụng

Nguyễn Đăng Cường

2006KHKT,Hà Nội

Cần bổ sung

Processing of Composites

Raju S. Davé 2000 HANSER Cần bổ sung

48

Công nghệ chế biến dầu mỏ

Công nghệ chế biến dầu mỏ

Lê Văn Hiếu 2006 KHKT Hà NộiCần bổ sung

Giáo trình chưng cất dầu thô

2004

Bộ Lao động và Thương binh Xã hội – Tổng cục dạy nghề

Internet

Hydrocarbons -Physical Properties and Their Relevance to Utilisation

J.C.Jones 2010Ventus Publishing

Internet

49

Công nghệ chế biến khí Công nghệ chế biến

khí2004

Bộ Lao động và Thương binh Xã hội – Tổng cục dạy nghề

Internet

Giáo trình “Công nghệ chế biến khi”

Hà Quốc ViệtĐHBK TP.HCM

Cần bổ sung

50 Hợp chất thiên nhiên

Giáo trình các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học

Phan Quốc Kình 2011Giáo dục Việt Nam

x

Tổng hợp một số hợp chất thiên nhiên chứa Nitơ có hoạt tính sinh học cao

Phan Đình Châu 2001ĐHQG Hà Nội

x

The Chemistry of Natural Products

R.H. Thomson 2007 Chapman & Hall

Cần bổ sung

Organic Chemistry Solomons, T. W. Graham

2011 Wiley Cần bổ sung

Fundamentals of medicinal chemistry

Gareth Thomas 2003 Wiley Cần bổ sung

Chemistry for pharmacy students: general, organic,

Sarker, Satyajit D. 2007 Wiley Cần bổ sung

44/49

Page 45: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

and natural product chemistry

51

Tách chiết và tinh chế hợp chất thiên nhiên

Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ

Nguyễn Kim Phi Phụng

2007ĐHQG

TP.HCMCần bổ sung

Natural products isolation

Sarker, Satyajit D. II. Latif, Zahid. III. Gray, Alexander I.

2006 Humana Press Inc.

Cần bổ sung

52Đồ án chuyên ngành

-

53Thực tập chuyên ngành

54Kỹ thuật sản xuất chất dẻo

Applied Plastics Engineering Handbook

Myer Kutz 2011 Elsevier Cần bổ sung

55Gia công polyme

Handbook of plastic processes

Charles A. Harper 2006 Wiley Cần bổ sung

56

Tổng hợp hữu cơ hóa dầu

Giáo trình “Tổng hợp hữu cơ hóa dầu”

Trần Thị Hồng 2006 Trường ĐH Công nghiệp

TP.HCM

Cần bổ sung

Chemistry of Petrochemical Processes – 2-Ed.

Sami Matar,Lewis F. Hatch

2000 Gulf Publishing Internet

57

Tồn trữ và vận chuyển sản phẩm dầu khí

Giáo trình “Kỹ thuật đường ống và bể chứa”

Nguyễn Hữu Sơn 2004 ĐHBKTP.HCM

58 Công nghệ chất màu và chất mùi tự nhiên

Common Fragrance and Flavor Materials: Preparation, Properties and Uses

Horst Surbursg, Johannes Panten

2006 Wiley

Bộ môn

Chemistry and Technologyof Flavors and Fragrances

David J. Rowe 2005 Blackwell Bộ môn

Sản xuất chất thơm thiên nhiên và tổng hợp

Văn Đình Đệ 2002KHKT, Hà Nội

Bộ môn

Hợp chất màu hữu cơ

Đỗ Thị Thúy Vân 2010ĐHSP

Đà NăngBộ môn

Solubility and El-Galeel 2002 Dept.of Food Internet45/49

Page 46: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Stability of Natural Food Colorants in Microemulsions

Tech., Univ. of Bonn

59

Chất chống oxy hóa tự nhiên

Natural Antioxidants:Chemistry, Health Effects, and Applications

Fereidoon Shahidi 2006 Wiley

x

Antioxidants in Food & Practical Applications

Jan Pokorny,Nedyalka Yanishlieva,Michael Gordon

2001 Woodhead Publishing Ltd

Internet

60Đồ án tốt nghiệp

61Thực tập ngành

62

Hóa học xanh

Identification of cleaner production improvement opportunities

Mulholland, Kenneth L.

2006 Wiley -Interscience

x

Best practices in the agrochemical industry

Nicholas P. Cheremisinoff, Paul E. Rosenfeld.

2011 Elsevier Science

x

Hóa học xanh trong tổng hợp hữu cơ - Tập 1

Phan Thanh Sơn Nam 2008

ĐHQG TP.HCM

Cần bổ sung

Handbook of Green Chemistry and Technology

James Clark, Duncan Macquarrie 2002

Blackwell Science Ltd., Oxford

Cần bổ sung

Green Solvents – Volume 4: Supercritical Solvents

Walter Leitner, Philip G. Jessop 2010

Wiley Cần bổ sung

Green Solvents – Volume 5: Reactions in water

Chao-Jun Li2010

Wiley Cần bổ sung

Green Chemistry Stanley E. Manahan 2006

ChemChar Research, Inc.

Cần bổ sung

46/49

Page 47: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

63

Công nghệ nano

Khoa học và Công nghệ nano trong hóa học

Trương Văn Tân 2009 Tri Thức x

Vật liệu nano-compozit khoáng sét - nhựa nhiệt dẻo

Thái Hoàng (chủ biên), Nguyễn Thu Hà

2012 Khoa học Tự nhiên và Công nghệ - Hà Nội

x

Vật liệu tiên tiến: Từ polyme dẫn điện đến ống than nano

Trương Văn Tân 2008 Trẻ - TP.HCM x

Nanoparticles: from theory to application

Gnter Schmid 2004 Wiley-VCH x

Nanocomposite science and technology

P.M. Ajayan, L.S. Schadler, P.V. Braun.

2003 Wiley-VCH x

Nano-society: Pushing the boundaries of technology

Michael Berger;(Series edited by Paul O'Brien)

2009 Royal Society of Chemistry

x

64Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất

Cơ sở thiết kế nhà máy hóa Trần Thế Truyền 2006

ĐHBKĐà Năng

Cần bổ sung

65 An toàn lao động và vệ sinh trong môi trường công nghiệp

Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động

Văn Đình Đệ 2003 Giáo dục x

Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học

Trần Kim Tiến 2010 Khoa học Kỹ thuật

x

Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động

Văn Đình Đệ 2003 Giáo dục x

An toàn lao động Thái Văn Đức 2000 Trường ĐH Nha Trang

x

An toàn lao độngvà môi trườngcông nghiệp

Hoàng Trí 2006 Trường ĐH Sưphạm KỹThuật Tp.HCM

Cần bổ sung

An toàn và môitrường

Lê ĐăngHoành

2006 Đại học Xâydựng

Cần bổ sung

An toàn lao động NguyễnThanh Việt

2008 Đại học ĐàNăng

Cần bổ sung

Khoa học môitrường và sứckhỏe môi trường

NguyễnHữu Nghị

2009 Đại học Huế Cần bổ sung

An toàn lao động NguyễnÁnh Nga

2008 Đại học Côngnghiệp

Cần bổ sung

Fundemental Benjamin 2008 International Cần bổ 47/49

Page 48: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

principles ofOccupationHealth anh Safety

O.Alli Labour Office-Geneva

sung

66

Hóa kỹ thuật môi trường

Giáo trình Hóa học môi trường

Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải

2006 Khoa học Kỹ thuật

x

Hóa học môi trường. Tập 1

Đặng Kim Chi 2001 Khoa học và Kỹ thuật

x

Bài giảng Thực hành Hóa kỹ thuật môi trường 1

Phạm Thị Lan 2012 Trường ĐH Nha Trang

x

Elements of Environmental Chemistry

Ronald A. Hites. 2007 Wiley -Interscience

x

Environmental Chemistry

Colin Baird 2008 W.H. Freeman and Company

Cần bổ sung

Environmental Chemistry

John Wright 2003 Routledeg Internet

67

Kỹ thuật nhuộm – in hoa

Tài liệu hướng dẫn sử dụng hóa chất trong công nghiệp dệt nhuộm

Dieter SedlakAG AFIRM Group

Internet

68

Công nghệ sản xuất chất tạo màng và sơn

Công nghệ sản xuất sơn - Vecni

Nguyễn Quang Huỳnh

2010 KHKTCần bổ sung

Paints, Coatings and Solvents

Dieter Stoye, Werner Freitag 1998

Wiley Internet

69

Polyme phân hùy sinh học

Degradable Polymers: Principles and Applications

G. Scott 2002Kluwer Academic Publishers

Internet

Handbook of Biodegradable Polymers

Catia Bastioli 2005Rapra Technology

Cần bổ sung

70Tái chế polyme

Introduction to Plastics Recycling

Vannessa Goodship 2007 Smithers RapraCần bổ sung

Recycling Plastic Nigel Croser 2004 Era Publications Internet

71Công nghệ chế biến khoáng sản

Công nghệ chế biến khoáng sản

Hà Văn Hồng 2011 Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM,

Cần bổ sung

72 Công nghệ gốm sứ và thủy tinh

Công nghệ sản xuất gốm sứ

Nguyễn Văn Dũng 2008 ĐHBK Đà Năng

Internet

Các phương pháp tổng hợp vật liệu gốm

Phan Văn Tường 2009 ĐHQG Hà Nội Internet

48/49

Page 49: 26. Công nghệ kỹ thuật hóa học

Công Nghệ Thuỷ Tinh

Nguyễn Thị Huyền ĐHBK Đà Năng

Internet

73

Công nghệ điện hóa

Công nghệ điện hóa Lê Minh Đức 2008 ĐHBK Đà Năng

Internet

Điện hoá lý thuyết Lê Ngọc Trung 2008 ĐHBK Đà Năng

Internet

74

Ăn mòn và bảo vệ vật liệu

Ăn mòn và bảo vệ kim loại

Trương Ngọc Liên 2004 KHKT Hà Nội

x

Ăn mòn và bảo vệ kim loại

Trịnh Xuân Sén 2007 Internet

Ăn mòn và bảo vệ vật liệu

Alain Galerie, Nguyễn văn Tư

2008 KHKT Hà Nội x

ElectrochemicalTechniques inCorrosion Scienceand Engineering

Robert G. Kelly,John R. Scully,David W. Shoesmith,Rudolph G. Buchheit

2002 Marcel Dekker AG

x

75Marketing căn bản

Quản trị doanh nghiệp và marketing

Đồng Thị Thanh Phương

2008 Thống kê x

76

Quản trị nhân sự

Bài giảng Quản trị nhân lực

Đỗ Thị Thanh Vinh 2011 Giảng viên cung cấp

x

Quản trị nguồn nhân lực

Trần Kim Dung 1997 Giáo dục x

Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

Nguyễn Tấn Thịnh 2003 Lao động – Xã hội

x

4. Các đảm bảo khác cho hoạt động đào tạo Ngoài các nội dung trong tiểu mục 1, 2, 3, Nhà trường đảm bảo các dịch vụ về ký túc xá, phòng sách, nhà ăn, câu lạc bộ sinh viên, nhà thể thao đa năng, sân vận động lớn cho người họcrèn luyện sức khỏe ngoài giờ trên lớp và các hoạt động ngoại khóa khác, …

Nha trang, ngày tháng năm 2013Phê duyệt của Hiệu trưởng Chủ tịch hội đồng ngành

TS. Vũ Ngọc Bội

49/49