24 — 30 tháng 4 bài học 5 con cÁi cỦa lỜi hỨa

7
33 24 — 30 Tháng 4 Bài Học 5 CON CÁI CỦA LỜI HỨA CÂU GỐC: “Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20). KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Sáng thế Ký 15:1–3, Ê-sai 25:8, 1 Cô-rinh-tô 2:9, Khải huyền 22:1–5, 1 Phi-e-rơ 2:9, Sáng thế Ký 11:4, Sáng thế Ký 12:2. M ột người cha và đứa con gái mười tuổi của ông cùng đi nghỉ mát ở vùng bờ biển. Một ngày nọ, họ ra biển để đi bơi. Mặc dù cả hai đều bơi giỏi, nhưng ở một khoảng cách xa bờ, họ bị sóng đưa cách xa nhau. Người cha, nhận ra rằng họ đang bị thủy triều cuốn ra biển, đã gọi con mình: ‘Mary ơi, cha sẽ vào bờ để tìm trợ giúp. Nếu con cảm thấy mệt, thì hãy quay lưng nằm ngữa trên mặt nước. Con có thể nổi cả ngày theo cách đó. Cha sẽ trở lại liền để kéo con vào.’ “Chẳng mấy chốc, nhiều người cấp cứu mang thuyền ra để đi trên biển đặng tìm đứa bé gái. Hàng trăm người trên bờ nghe tin đã hồi hộp ra bờ biển trông ngóng. Đã bốn tiếng đồng hồ trôi qua trước khi họ tìm được bé gái, cách xa đất liền, nhưng cô bé vẫn bình tĩnh nằm ngữa nổi trên mặt nước, và không hề sợ hãi. Những tiếng reo hò những giọt nước mắt vui mừng vì xúc động chào đón nhóm người cứu trợ khi họ trở về đất liền với gánh hàng quý giá, nhưng đứa trẻ vẫn thật bình thản trước mọi sự. Cô bé có vẻ ngạc nhiên và có vẻ nghĩ rằng sao mọi người quá vui mừng hớn hở. Cô bé nói, ‘Ba em nói rằng em có thể nổi trên mặt nước cả ngày nếu em nằm ngữa, và Ba nói là Ba sẽ trở lại đón em, nên em cứ theo lời Ba bơi nhẹ và nổi trên mặt nước, vì em biết Ba sẽ ra đón em.’” – H.M.S. Richards, “Khi Chúa Giê-su Trở Lại”, Voice of Prophecy News, tháng 3 1949, trang 5. Sơ Lược Bài Học Tuần Này: Tại sao Chúa lại gọi Ngài là cái thuẫn che chở Áp-ram? Làm thế nào mà “mọi dòng dõi trên đất” sẽ được phước qua Áp-ra-ham? Lời hứa nào là quí báu nhất trong mọi lời hứa giao ước?

Upload: others

Post on 25-Feb-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

33

24 — 30 Tháng 4

Bài Học 5

CON CÁI CỦA LỜI HỨA

CÂU GỐC: “Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20).

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Sáng thế Ký 15:1–3, Ê-sai 25:8, 1 Cô-rinh-tô 2:9, Khải huyền 22:1–5, 1 Phi-e-rơ 2:9, Sáng thế Ký 11:4, Sáng thế Ký 12:2.

Một người cha và đứa con gái mười tuổi của ông cùng đi nghỉ mát ở vùng bờ biển. Một ngày nọ, họ ra biển để đi bơi. Mặc dù cả hai đều bơi giỏi, nhưng ở một khoảng cách xa bờ, họ bị sóng đưa

cách xa nhau. Người cha, nhận ra rằng họ đang bị thủy triều cuốn ra biển, đã gọi con mình: ‘Mary ơi, cha sẽ vào bờ để tìm trợ giúp. Nếu con cảm thấy mệt, thì hãy quay lưng nằm ngữa trên mặt nước. Con có thể nổi cả ngày theo cách đó. Cha sẽ trở lại liền để kéo con vào.’

“Chẳng mấy chốc, nhiều người cấp cứu mang thuyền ra để đi trên biển đặng tìm đứa bé gái. Hàng trăm người trên bờ nghe tin đã hồi hộp ra bờ biển trông ngóng. Đã bốn tiếng đồng hồ trôi qua trước khi họ tìm được bé gái, cách xa đất liền, nhưng cô bé vẫn bình tĩnh nằm ngữa nổi trên mặt nước, và không hề sợ hãi. Những tiếng reo hò những giọt nước mắt vui mừng vì xúc động chào đón nhóm người cứu trợ khi họ trở về đất liền với gánh hàng quý giá, nhưng đứa trẻ vẫn thật bình thản trước mọi sự. Cô bé có vẻ ngạc nhiên và có vẻ nghĩ rằng sao mọi người quá vui mừng hớn hở. Cô bé nói, ‘Ba em nói rằng em có thể nổi trên mặt nước cả ngày nếu em nằm ngữa, và Ba nói là Ba sẽ trở lại đón em, nên em cứ theo lời Ba bơi nhẹ và nổi trên mặt nước, vì em biết Ba sẽ ra đón em.’” – H.M.S. Richards, “Khi Chúa Giê-su Trở Lại”, Voice of Prophecy News, tháng 3 1949, trang 5.

Sơ Lược Bài Học Tuần Này: Tại sao Chúa lại gọi Ngài là cái thuẫn che chở Áp-ram? Làm thế nào mà “mọi dòng dõi trên đất” sẽ được phước qua Áp-ra-ham? Lời hứa nào là quí báu nhất trong mọi lời hứa giao ước?

34

Thứ Nhất 25 Tháng 4

1. TA LÀ THUẪN CHE CHỞ NGƯƠIĐọc Sáng thế Ký 15:1–3. Hãy nghĩ đến bối cảnh của sự việc này. Tại

sao lời đầu tiên Chúa nói với Áp-ram là “Đừng sợ”? Điều gì mà Áp-ram phải sợ?

Điều đặc biệt thú vị ở đây là Chúa nói với Áp-ram rằng “Ta là thuẫn (khiên) che chở ngươi.” Việc Chúa dùng đại danh từ nhân xưng cho thấy tính cách gần gũi trong mối quan hệ giữa Ngài và Áp-ram. Đó là một mối tương quan chỉ có đôi bên, không có kẻ thứ ba, đó cũng là cách Ngài sẽ làm với tất cả chúng ta.

Việc Đức Chúa Trời tự xưng là “tấm khiên”, là “thuẫn” ở đây, là lần đầu tiên việc này được nhắc đến trong Kinh Thánh và cũng là lần duy nhất Đức Chúa Trời dùng cái thuẫn để bày tỏ chính Ngài, tuy có những người viết Kinh Thánh khác đã sử dụng thuật ngữ này để nói về Đức Chúa Trời (Phục truyền 33:29, Thi thiên18:30, Thi thiên 84:11, Thi thiên 144:2).

Khi Đức Chúa Trời gọi chính Ngài là thuẫn của ai đó, điều đó có nghĩa là gì? Nó có thể là có ý nghĩa gì đối với Áp-ram mà nó không có ý nghĩa gì với chúng ta bây giờ không? Chúng ta có thể đòi hỏi lời hứa đó của Chúa là cho chính mình không? Nó có nghĩa là chúng ta sẽ không có tổn hại thể chất nào xảy ra không? Trong những phương diện nào mà Đức Chúa Trời là tấm khiên hay thuẫn? Bạn hiểu hình ảnh ấy như thế nào?

“Đấng Christ không quan tâm đến chúng ta một cách ơ hờ mà là một sự quan tâm sâu đậm hơn cả một người mẹ quan tâm đến con mình. . . . Đấng Cứu Rỗi đã mua chuộc chúng ta bằng thống khổ và đau buồn của một con người, bằng chịu nhục mạ, trách móc, lạm dụng, chế nhạo, chối bỏ và cái chết. Ngài đang trông chừng bạn, đứa con của Đức Chúa Trời nay đang run rẩy khiếp sợ. Ngài sẽ làm cho bạn an toàn dưới sự bảo vệ của Ngài. . . . Sự yếu đuối trong bản chất con người của chúng ta sẽ không ngăn cản chúng ta đến gần cùng Cha thiên thượng, vì Ngài [Đấng Christ] đã chết để cầu thay cho chúng ta rồi.” – Ellen G. White, Sons and Daughters of God, trang 77.

Anh Tâm là một tín đồ trong hội thánh, anh thể hiện là một tín đồ trung tín của Chúa. Nhưng đột ngột, anh ta chết bất đắc kỳ tử. Tấm khiên của Đức Chúa Trời che chở của anh đâu? Hay chúng ta phải hiểu ý tưởng về Đức Chúa Trời là tấm khiên của chúng ta theo một cách khác? Xin giải thích. Đức Chúa Trời luôn hứa bảo vệ chúng ta khỏi điều gì? (Xem 1 Cô-rinh-tô 10:13).

35

Thứ Hai 26 Tháng 4

2. LỜI HỨA VỀ ĐẤNG MÊ-SI: PHẦN 1“Các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước”

(Sáng thế Ký 28:14).“Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp-

ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa” (Ga-la-ti 3:29).Hơn một lần Chúa đã nói cùng Áp-ra-ham rằng qua dòng dõi ông,

mọi gia tộc trên thế gian sẽ được phước (cũng xem Sáng thế Ký 12:3; 18:8; 22:18). Lời hứa giao ước tuyệt vời này đã được nhắc đi nhắc lại, bởi vì trong tất cả các lời hứa, đây là lời hứa quan trọng nhất, là lời hứa vững bền nhất, là lời hứa phải có thì mới làm các lời hứa khác có ý nghĩa và giá trị. Nói cách khác, đây là lời hứa về một dân tộc sẽ dấy lên là dân tộc Do Thái, và Đức Chúa Trời muốn dùng họ để dạy dỗ và rao truyền cho “các chi họ thế gian” về Đức Chúa Trời thật và kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Tuy nhiên, lời hứa ấy đã được hoàn tất và thực thi chỉ qua Đức Chúa Giê-su mà thôi, là dòng dõi của Áp-ra-ham, là Đấng, nơi Thập tự giá, đã trả giá chuộc cho tội lỗi của “các chi họ thế gian.”

Hãy nghĩ đến lời hứa giao ước mà Đức Chúa Trời đã ban cho sau trận Đại hồng thủy (là lời hứa mà Chúa đã hứa Ngài sẽ không hủy diệt thế gian bằng nước nữa). Lời hứa ấy có ích gì nếu không có lời hứa về sự cứu chuộc nơi Đức Chúa Giê-su? Rốt lại mọi lời hứa của Đức Chúa Trời có ích gì nếu không có lời hứa về sự sống đời đời chỉ tìm được nơi Đấng Christ?

Chắc chắn, lời hứa giao ước về Đấng Cứu Rỗi của nhân loại là lời hứa vĩ đại hơn hết trong tất cả các lời hứa của Đức Chúa Trời. Chính Đấng Cứu Chuộc trở thành phương tiện để đáp ứng các nghĩa vụ của giao ước và tất cả các lời hứa khác của giao ước được thực hiện. Tất cả, người Do Thái hay dân ngoại, những người kết hợp với Ngài được coi là gia đình thực sự của Áp-ra-ham và những người kế tự theo lời hứa (Ga-la-ti 3:8, 9, 27–29), nghĩa là – lời hứa về sự sống đời đời trong một môi trường không tội lỗi, nơi điều ác, đau đớn và thống khổ sẽ không bao giờ phát sinh nữa. Bạn có thể nghĩ ra một lời hứa nào tốt hơn thế không?

Có gì trong lời hứa về cuộc sống vĩnh cửu trong một thế giới không có tội lỗi và đau khổ, đã thu hút chúng ta đến vậy? Có thể nào chúng ta khao khát sự sống vĩnh cửu ấy vì con người khi được tạo dựng đã được tạo dựng để có sự vĩnh cửu? Và sự khao khát được có sự sống vĩnh cửu chỉ là vì đó là bản chất căn bản của chúng ta?

36

Thứ Ba 27 Tháng 4

3. LỜI HỨA VỀ ĐẤNG MÊ-SI: PHẦN 2“Để tận hưởng hạnh phúc thực sự, chúng ta phải đi đến một đất nước

xa xôi, và thậm chí là ra khỏi chính mình.” – Thomas Browne.Câu nói trên được viết vào những năm 1600. Bạn đồng ý hay không

đồng ý? Đọc nó lại trong bối cảnh của 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16–18 và Khải huyền 3:12.

Ông Augustine viết về tình trạng của con người: “Sự sống này của chúng ta – nếu một sự sống đầy những tệ nạn khủng khiếp mà có thể được gọi một là sự sống – làm chứng cho sự thật rằng, ngay từ đầu, dòng giống của loài người phàm tục đã bị phải chịu đọa đày. Trước hết, hãy nghĩ đến vực thẳm đáng sợ của sự ngu dốt mà từ đó mọi lỗi lầm tuôn ra và nhận chìm các con trai của A-đam trong một hố đen tối mà không ai có thể thoát ra được nếu không phải khổ nhọc, nước mắt và sợ hãi. Sau đó, hãy xem chúng ta có thoát được nếu lòng mình vẫn còn yêu thương vấn vương với mọi điều hư không và độc hại là những thứ đã tạo ra rất nhiều sự đau lòng, rắc rối, đau buồn và sợ hãi; như những niềm vui cuồng điên trong sự bất hòa, xung đột và chiến tranh; như sự gian lận của trộm cắp và cướp hốt; như sự phản trắc và kiêu ngạo, đố kỵ và tham vọng, ám sát và giết người, tàn ác và man rợ, vô luật pháp và dục vọng; tất cả những đam mê vô liêm sỉ của những điều ô uế – tà dâm và ngoại tình, loạn luân và tội lỗi trái tự nhiên, hãm hiếp và vô số những điều ô uế khác mà quá kinh tởm để có thể nhắc đến; những tội lỗi chống lại tôn giáo – phạm thượng và dị giáo, báng bổ và khai gian; những tội ác phạm cùng kẻ lân cận mình – những sự nhẫn tâm và gian lận, dối trá và làm chứng dối, bạo lực đối với con người và tài vật; những bất công của tòa án và vô số những đau khổ và bệnh tật khác tràn ngập thế giới.”- Augustine of Hippo, City of God, Gerald G. Walsh, S. J. trans. (New York: Doubleday & Co., 1958), cuốn 22, chương 22, trang 519.

Đoạn văn trên của Augustine có thể áp dụng cho hầu hết các thành phố tân tiến ngày nay; nhưng đó là những lời đã được viết hơn 1500 năm trước. Nhân loại ngày ấy và ngày nay chẳng thấy thay đổi là bao, và đó là lý do tại sao mà người ta muốn một lối thoát.

May mắn thay, dầu hoàn cảnh của chúng ta ngày nay có khó khăn đến bực nào, tương lai sẽ là tươi sáng, nhưng chỉ vì những gì mà Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta qua sự sống, sự chết, sự sống lại, và chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm của Đức Chúa Giê-su Christ – sự thực thi tối hậu của lời hứa giao ước đã ban cho Áp-ra-ham rằng, từ dòng dõi người, mọi gia tộc trên thế gian sẽ được phước.

Đọc lại những lời của Augustine. Viết xuống giấy bằng lời của chính bạn diễn tả những hoàn cảnh bi thương nào của xã hội ngày nay. Đồng thời, cũng tìm những câu Kinh Thánh nói về những gì Đức Chúa Trời đã hứa cho chúng ta qua Đức Chúa Giê-su Christ (thí dụ, Ê-sai 25:8; 1 Cô-rinh-tô 2:9, Khải huyền 22:2–5). Suy gẫm về các lời hứa ấy. Hãy áp dụng chúng vào đời sống và hoàn cảnh của bạn. Thì lúc ấy bạn sẽ thật sự hiểu được giao ước là gì và để làm gì.

37

Thứ Tư 28 Tháng 4

4. MỘT QUỐC GIA VĨ ĐẠI HÙNG CƯỜNG . . .Không những Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham rằng từ dòng dõi của

ông mà mọi gia tộc trên đất sẽ được phước; Chúa còn nói rằng Ngài sẽ làm cho ông “được trở nên một dân lớn và cường thạnh” (Sáng thế Ký 18:18; Sáng thế Ký 12:2; Sáng thế Ký 46:3) – quả là một lời hứa lạ lùng nhất là cho một người đàn ông cao tuổi và vợ ông thì đã hiếm muộn quá tuổi sinh con được. Như vậy, khi Áp-ra-ham không có con chứ đừng nói chi là con trai nối dòng, Đức Chúa Trời đã ban cho ông hai lời hứa ấy.

Và lời hứa này đã không thật sự được thành tựu hoàn toàn khi Áp-ra-ham hãy còn sống. Đến cả đời Y-sác và Gia-cốp cũng chưa thấy việc ấy xảy ra. Đức Chúa Trời lại lặp lại lời hứa ấy với Gia-cốp kèm thêm phần nói rằng nó sẽ được thành tựu trong xứ Ai Cập (Sáng thế Ký 46:3), dầu Gia-cốp chẳng sống để thấy điều ấy. Nhưng cuối cùng, dĩ nhiên lời hứa ấy đã được thành tựu.

Tại sao Đức Chúa Trời lại muốn lập một dân đặc biệt cho Ngài từ dòng dõi Áp-ra-ham? Có phải Chúa cố ý chọn một giống dân có một nguồn gốc nào đó không? Các mục đích nào mà dân tộc này phải thực thi? Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5, 6; Ê-sai 60:1–3; và Phục truyền 4:6–8; và ghi câu trả lời của bạn.

Dường như rõ ràng trong Kinh Thánh cho thấy rằng Đức Chúa Trời có ý định thu hút các dân tộc trên thế giới đến với Ngài qua sự làm chứng của Y-sơ-ra-ên, là một dân tộc mà Chúa chọn để ban phước cho họ làm một dân tộc hạnh phúc, khỏe mạnh và thánh khiết. Một dân tộc như vậy sẽ biểu dương phước hạnh của một dân tộc biết tuân theo ý muốn của Đấng Tạo Hóa. Nhiều người trên trái đất sẽ được lôi kéo để đến thờ phượng Đức Chúa Trời thật (Ê-sai 56:7). Do đó, sự chú ý của nhân loại sẽ đổ dồn về phía Y-sơ-ra-ên, về Đức Chúa Trời của họ, và về Đấng Mê-si, là Đấng sẽ xuất hiện giữa vòng họ, về Đấng Cứu Thế của thế gian.

“Con dân Y-sơ-ra-ên phải chiếm tất cả lãnh thổ mà Đức Chúa Trời chỉ định cho họ. Những dân tộc từ chối sự thờ phượng và phụng sự Đức Chúa Trời thật phải bị tiêu diệt. Nhưng mục đích của Đức Chúa Trời là nhờ sự mặc khải về bản tính của Ngài qua Y-sơ-ra-ên, người ta sẽ được thu hút đến với Ngài. Lời mời phúc âm sẽ được ban cho toàn thế giới. Qua sự dạy dỗ về sự phục vụ hy sinh, Đấng Christ đã được tôn vinh trước các dân tộc, và tất cả những ai trông đợi Ngài sẽ được sống.” – Ellen G. White, Christ’s Object Lessons, trang 290.

Bạn có thể thấy có các điểm tương đồng nào giữa những gì Chúa muốn làm qua dân Y-sơ-ra-ên và những gì Ngài muốn làm qua hội thánh của chúng ta không? Nếu vậy, cho biết các điểm tương đồng ấy Đọc 1 Phi-e-rơ 2:9.

38

Thứ Năm 29 Tháng 4

5. “LÀM NỔI DANH NGƯƠI”Trong Sáng thế Ký 12:2, Đức Chúa Trời hứa sẽ làm cho cái tên của

Áp-ra-ham nổi tiếng. Tại sao Đức Chúa Trời lại muốn làm điều ấy cho bất cứ một người phàm nào, vì cả thảy chúng ta ai mà chẳng là một tội nhân, cho dầu người ấy có vâng lời và trung tín đến đâu? Ai mới xứng đáng để có một “danh lớn”? (Đọc Rô-ma 4:1–5, Gia-cơ 2:21–24). Có phải Đức Chúa Trời ban sự cao trọng cho Áp-ra-ham để cho cá nhân ông được hưởng, hay sự ban cho của Ngài thể hiện một điều gì hơn nữa? Xin giải thích.

So sánh Sáng thế Ký 11:4 với Sáng thế Ký 12:2. Có sự khác biệt lớn lao nào giữa hai câu này? Trong cách nào chúng ta thấy một câu cho thấy “sự cứu rỗi bằng việc làm” và một câu là “sự cứu rỗi bởi đức tin”?

Cho dầu phần lớn kế hoạch cứu rỗi là do nơi công việc của Đấng Christ làm thế cho chúng ta, tuy nhiên, chúng ta – là những kẻ được nhận ân điển của Đức Chúa Trời – vẫn phải dự phần. Chúng ta có một vai trò phải làm; sự lựa chọn tự ý của chúng ta là điều chính. Câu chuyện kéo dài từ muôn đời, cuộc thư hùng giữa Đấng Christ và Sa-tan, vẫn còn đang tiếp diễn chung quanh và cả trong chúng ta. Cả nhân loại và các thiên sứ đang theo dõi để xem những gì đang xảy ra với chúng ta trong cuộc xung đột này (1 Cô-rinh-tô 4:9). Vì lẽ ấy, chúng ta là ai, những gì chúng ta nói, những gì chúng ta làm, không phải là không có tầm quan trọng ngoài phạm vi trực tiếp của chúng ta, mà chúng có những tác động, trong một khuôn khổ nào đó, có thể vang vọng khắp vũ trụ. Bằng lời nói, hành động, ngay cả thái độ của mình, chúng ta có thể giúp mang lại vinh quang cho Chúa, Đấng đã làm rất nhiều cho chúng ta, hoặc chúng ta có thể mang lại sự hổ thẹn cho Ngài và danh Ngài. Vì vậy, khi Chúa phán với Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ làm cho danh ông trở nên vĩ đại, thì chắc chắn Ngài không nói về điều đó giống như cách thế gian nói về một người nào đó được nhiều người biết tiếng. Điều làm cho một cái tên trở nên vĩ đại trong mắt Đức Chúa Trời là tính cách, đức tin, sự vâng lời, khiêm nhường và tình yêu thương đối với người khác, những đặc điểm mà mặc dù họ có thể được cả thế giới tôn trọng thường không phải là những yếu tố mà thế giới cho là làm cho tên của một ai đó trở nên tuyệt vời.

Hãy xem một số những người rất nổi tiếng trên thế giới ngày nay, tên họ nói đến ai cũng biết, họ có thể là tài tử, chính trị gia, nghệ sĩ, người giàu có, hay là bất cứ về ngành nào. Điều gì ở những người này đã làm cho họ nổi tiếng? Đối chiếu điều đó với sự vĩ đại của Áp-ra-ham. Chúng ta thấy gì về quan niệm sai lệch về sự vĩ đại của thế giới là thế nào? Thái độ ấy của thế gian cũng ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về sự vĩ đại như thế nào?

39

Thứ Sáu 30 Tháng 4

NGHIÊN CỨU BỔ TÚC:“Áp-ra-ham đã không phải qua một thử thách ánh sáng nào, ông đã

chẳng phải hy sinh một điều nhỏ nhặt . . . Nhưng ông đã không ngần ngại tuân theo tiếng gọi. Ông chẳng đặt một câu hỏi nào để hỏi về miền đất hứa . . . Đức Chúa Trời đã phán, và tôi tớ Ngài phải tuân theo; nơi hạnh phúc nhất trên trái đất đối với ông là nơi mà Chúa muốn ông ở.” – Ellen G. White, Patriarchs and Prophets, trang 126.

Khi Áp-ram vào Ca-na-an, Chúa hiện ra với ông và nói rõ rằng trong khi ông tạm trú tại vùng đất mà Ngài sẽ ban cho dòng dõi của ông. Đức Chúa Trời lặp lại lời hứa này nhiều lần. Khoảng bốn trăm năm sau, để thực hiện lời hứa, Chúa đã phán với Môi-se rằng Ngài sẽ đưa Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập để đến một vùng đất đượm sữa và mật. Đức Chúa Trời lặp lại lời hứa với Giô-suê, và đến thời Đa-vít thì điều ấy mới gần như được thực hiện (Sáng 15:18–21; 2 Sa-mu-ên 8:1–14; 1 Các Vua 4:21; 1 Sử Ký 19:1–19).

Bây giờ chúng ta hãy đọc Hê-bơ-rơ 11:9, 10, 13–16. Những câu này cho thấy rõ rằng Áp-ra-ham và các tộc trưởng trung thành khác đã xem Ca-na-an như là một biểu tượng, hoặc một điềm báo trước, về một quê hương cuối cùng cho dân được cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Trong hoàn cảnh tội lỗi, không thể có một quê nhà vĩnh viễn. Cuộc sống là phù du, giống như “Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay” (Gia-cơ 4:14). Là dòng dõi thiêng liêng của Áp-ra-ham, chúng ta, cũng vậy, phải nhận ra rằng “Vì dưới đời nầy, chúng ta không có thành còn luôn mãi, nhưng chúng ta tìm thành hầu đến” (Hê-bơ-rơ 13:14). Sự chắc chắn về cuộc sống tương lai với Đấng Christ giúp chúng ta vững vàng trong thế giới hiện tại đầy thay đổi và suy tàn này.ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:1. Lời hứa của Đức Chúa Trời về một đất mới sẽ có tác dụng gì đối với

kinh nghiệm cá nhân của tín đồ Đấng Christ? (So sánh Ma-thi-ơ 5:5; 2 Cô-rinh-tô 4:17, 18; Khải huyền 21: 9, 10; Khải huyền 22:17).

2. “Sự vĩ đại thực sự là kết quả của việc tuân thủ mệnh lệnh của Đức Chúa Trời và hợp tác với mục đích thiêng liêng của Ngài.” – SDA Bible Commentary, quyển 1, trang 293. Thảo luận về ý nghĩa của câu nói này.

TÓM LƯỢC: Lời hứa! Chúng đáng quý biết bao đối với người tin Chúa! Liệu chúng

có được thực thi? Câu trả lời trong đức tin là “Có”.