2015-5-26 kich ban xuan hung.doc

25
1 Kịch bản: ĐÁNH ĐỔI Generic giới thiệu: (Bản đồ Việt Nam, cận cảnh lần lượt vị trí 4 địa danh xảy ra câu chuyện) Yên Bái: - Những cây gỗ hàng trăm năm tuổi của tỉnh Yên Bái đang bị xẻ thịt không thương tiếc! - Manh mối của đường dây khai thác và vận chuyển gỗ trái phép hết sức tinh vi đã bị phanh phui. - Liệu có sự bắt tay giữa những cán bộ tha hóa, biến chất với lâm tặc để tàn phá rừng đặc dụng? Bắc Kạn: - Người dân sống trên những vùng đất vàng đang tái nghèo vì không còn ruộng nương để sản xuất. - Lời hứa về một cuộc sống tốt hơn của chính quyền và doanh nghiệp khai thác vàng chưa thành hiện thực. - Những hậu quả môi trường sau cơn lốc khai thác vàng vẫn chưa được khắc phục. Hưng Yên: - Làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc, công nghệ tái chế thủ công và lạc hậu - Không tiêu chuẩn kiểm soát an và chất lượng

Upload: hung-pham

Post on 11-Jan-2016

6 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

1

Kịch bản: ĐÁNH ĐỔI

Generic giới thiệu:

(Bản đồ Việt Nam, cận cảnh lần lượt vị trí 4 địa danh xảy ra câu chuyện)

Yên Bái:

- Những cây gỗ hàng trăm năm tuổi của tỉnh Yên Bái đang bị xẻ thịt không thương

tiếc!

- Manh mối của đường dây khai thác và vận chuyển gỗ trái phép hết sức tinh vi đã

bị phanh phui.

- Liệu có sự bắt tay giữa những cán bộ tha hóa, biến chất với lâm tặc để tàn phá

rừng đặc dụng?

Bắc Kạn:

- Người dân sống trên những vùng đất vàng đang tái nghèo vì không còn ruộng

nương để sản xuất.

- Lời hứa về một cuộc sống tốt hơn của chính quyền và doanh nghiệp khai thác

vàng chưa thành hiện thực.

- Những hậu quả môi trường sau cơn lốc khai thác vàng vẫn chưa được khắc phục.

Hưng Yên:

- Làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc, công nghệ tái chế thủ công và lạc hậu

- Không tiêu chuẩn kiểm soát an và chất lượng

- Sự thật chưa được biết đến phía sau sản phẩm nhựa tái chế

Tp Hồ Chí Minh:

- Khu công nghiệp ô nhiễm nhất thành phố Hồ Chí Minh.

- Nơi tạo ra hàng nghìn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Nhưng chính họ

đang là nạn nhân trực tiếp cho công việc đang làm.

- Nhiều gia đình rơi vào bế tắc, vì cuộc sống mưu sinh phụ thuộc vào khu công

nghiệp

Page 2: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

2

- Tôi là Đỗ Doãn Hoàng, một nhà báo, người sẽ thâm nhập vàocác điểm nóng môi

trường trên khắp cả nước để kể câu chuyện ĐƯỢC và MẤT đang khiến nhiều

người trăn trở. Đây là nỗi đau nhức nhối diễn ra đã nhiều năm. Cái Được thì ai

hưởng, cái Mất thì những ai đã và sẽ phải gánh chịu?

- Những thứ có được trước mắt như công ăn việc làm, lợi nhuận ít ỏi, tiện nghi có

vẻ như rất đẹp đẽ này... có bù đắp nổi cho những thứ mà chúng ta đã, đang và sẽ để

tuột khỏi tầm tay một cách đầy nuối tiếc kia không? Đó là sự ô nhiễm nhiều mặt,

môi trường sống xuống cấp, sức khỏe và niềm tin của con người bị tàn phá…

- Phải chăng chúng ta đang chấp nhận hy sinh các giá trị của môi trường sống quý

báu để phục vụ cho sự phát triển không bền vững trước mắt hay không? Hay chúng

ta đang thiếu một cách nhìn nhận đúng, thiếu những quy định luật pháp và thiết chế

đủ mạnh, như cần phải có trong xử lý các vấn đề nhằm bảo vệ môi trường, “tấm áo

giáp” của sự sống này?

Trích lời dẫn anh Hoàng: “Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là hành động ngay,

hành động lập tức. Thứ 2 là chẳng có gì để hành động nữa”.

(Xuống đen và hiện tít phim: “ĐÁNH ĐỔI” trên nền tương phản).

- Từ một bức thư của người tự nhận là cán bộ kiểm lâm tỉnh Yên Bái tố cáo những hành vi xẻ thịt, rút ruột rừng già, với những lời lẽ thống thiết, chân thành và những chứng cứ bước đầu có vẻ đáng tin cậy, chính là lý do để tôi quyết định điều tra vụ việc này.

- Tôi đang tới Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, thuộc tỉnh Yên Bái để vạch trần thủ đoạn phá rừng “mới mẻ” và tinh vi của lâm tặc. Liệu có cuộc bắt tay ngầm giữa kiểm lâm ở đây với bọn lâm tặc như trong thư tố cáo hay không?

Anh Hoàng nói trên xe: Con đường ông ấy dẫn mình đi hôm nay rất Shelock Home. Ngày mai anh bảo xe ôm cho vào Nà Hẩu. Sau đó anh đi tiếp vào 4km, đi

Page 3: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

3

qua mấy cái quán. Sau đó đi bộ vào, qua cái nhà sàn sẽ gặp một người tóc xoăn ở đó để dẫn đi tiếp. Những người đưa anh đi không biết mặt nhau.

- Người lái xe ôm do chính cán bộ kiểm lâm gửi thư tố cáo bố trí đón chúng tôi ngay khi đi vào địa phận huyện Văn Yên.

- Anh ta bịt kín mặt mũi để không bị phát hiện, có lẽ anh ta không phải là một lái xe ôm thông thường.

- Chúng tôi được đưa tới một nhà nghỉ an toàn để cải trang và giấu xe ô tô.

- Chúng tôi cải trang thành những khách du lịch đi khám phá vẻ đẹp của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Chúng tôi phải sử dụng các thiết bị quay phim nhỏ gọn để tránh bị phát hiện...

- Từ trung tâm huyện Văn Yên đến xã Nà Hẩu chỉ có một con đường độc đạo dài khoảng 40km. Đường đi không được dễ dàng như tôi nghĩ....

- Mặc dù, các chỉ dẫn rất tỷ mỷ, nhưng hành trình vẫn khác xa thực tế khiến chúng tôi liên tục bị mất phương hướng.

- Các dấu mốc dẫn hướng đều dựa vào cái cây nào đó, màu của ngôi nhà nào đó hay mỏm đá nào đó. Sóng điện thoại tậm tịt, rồi mất hẳn.

- Cuối cùng chúng tôi cũng đi đúng đường....

- Người dẫn đường đầu tiên theo mô tả là một gã đàn ông tóc xoăn. Anh ta đóng vai trò cảnh giới, chỉ đường cho chúng tôi đi tiếp để gặp người dẫn đường chính.

- Tôi đã thoáng chột dạ khi gặp người dẫn đường chính. Đó là một người đàn ông mặt mũi dữ dằn, điệu bộ, nói năng của một tay anh chị..

- Những người xe ôm đưa chúng tôi tới đây đã bị anh ta đuổi về.

- Chúng tôi đi theo anh ta và không biết chuyện gì đang chờ đợi mình nơi ở cánh

rừng thâm u phía trước?

(Chuyển cảnh bằng tiếng máy đào vàng)

- Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn hàng ngày vẫn bị

đục khoét bởi nhiều chiếc máy đào vàng trộm của người dân. Cho dù một góc rừng

của Khu bảo tồn đã bị cày xới nát bươm, giống như bị bom rải thảm. Vết thương

Page 4: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

4

mà các doanh nghiệp khai thác vàng để lại này sẽ còn rất lâu nữa mới có thể trở lại

như xưa.

- Cái hồ rộng thơ mộng này trước đây vốn là đất ở của một xóm chợ... Sau khi vàng đã được lấy đi hết, cái hồ nhân tạo này vẫn không được hoàn thổ. Nghe đâu, người ta sẽ biến nó thành hồ sinh thái nhằm “nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong xã”.

- Bãi đất rộng lớn này từng là nương ngô của người dân. Nhưng giờ đây nó chỉ là bãi đất hoang đầy cỏ dại.

- Còn dòng sông Bắc Giang giờ đây nham nhở những vết thương vì đất đá khai thác vàng để lại. Dòng chảy của con sông cũng bị biến đổi...

- Thứ duy nhất công ty khai thác vứt lại là những dụng cụ sàng đãi vàng đã hoen gỉ vì mưa gió...

- Một vài ruộng ngô đã được trồng lại trên những ruộng nương, vốn được các doanh nghiệp trưng thu để khai thác vàng.

- Nhưng đá sỏi vẫn lổn nhổn trên những ruộng nương này.Liệu diện tích này đã được các công ty hoàn thổ và bàn giao cho chính quyền địa phương?

Anh Nguyễn Công Nha, Xã Lương Thượng, Na Rì, Bắc Kan

Đất này chưa đủ nghiệm thu. Chỉ có 1 ít đất mặt. Người ta chưa nghiệm thu.

- Nhiều người dân mất ruộng không thể chờ đến ngày được bàn giao nên đã cố tình trồng ngô trên đất ruộng này mặc cho chính quyền xã đã cảnh báo.

Anh Hoàng dẫn vào những bắp ngô và trao đổi với anh Nha. (1'30)

- Theo cam kết, các doanh nghiệp sau khi khai thác vàng phải tiến hành hoàn thổ đất ruộng, lớp đất màu màu hoàn thổ phải dày trên 30cm.

Đây là mỏ đất mà doanh nghiệp khai thác vàng gọi là đất màu để hoàn thổ ruộng nương cho người dân. Đất núi. Loại đất đá mà người dân không một thể trồng cấy được bất cứ thứ gì.

Anh Lộc Văn Quyết, Xã Lương Thượng, Na Rì, Bắc Kan

Doanh nghiệp đã xin lấy đất để hoàn thổ cho người dân. Đất sít này thì trồng được gì.

Page 5: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

5

(Chuyển bằng nhạc hoặc tiếng cưa máy)

- Càng đi sâu vào rừng, mức độ tàn sát khu rừng, vốn là vùng rừng bảo vệ nghiêm ngặt càng lớn.

Anh Hoàng dẫn: Đây là cây gỗ to nhất mà tôi từng thấy. Tay của tôi vẫn chưa được chu vi của 1/3 gốc. Có lẽ đường kính phải được 3m. Nó không phải tự đổ và do cưa máy. Vết cưa rất sắc. Và đây là tấm bãi gỗ mênh mông.

- Đây là những gì người ta bỏ lại...

- Người dẫn đường cho biết, cây gỗ này có khối lượng từ 20 - 25m3. Tính ra, cây gỗ này giá khoảng 250 triệu đồng. Sau khi vận chuyển ra khỏi rừng, về đến trung tâm huyện, về tỉnh... thì giá của nó còn cao hơn nhiều.

- Cách đó 30m, một gốc cây gỗ phay cổ thụ, đường kính không kém gì gốc cây trước đã bị xẻ thịt....

Anh Hoàng dẫn: Tôi đã bị lọt thỏm giữa cây gỗ này. Đây là cây gỗ khổng lồ. Đường kính không tính được. Nếu so sánh với người lùn 1m62 của tôi.

- Đây là cây gỗ vừa bị đốn hạ không lâu. Lâm tặc chưa kịp xẻ thành gỗ tấm....

- Không biết nếu còn đi sâu vào cánh rừng này, tôi sẽ còn phát hiện ra bao nhiêu cây gỗ cổ thụ như thế này bị xẻ thịt.

Tiếng phỏng vấn: Có nhiều người bị trả thù rồi. Ra đường bị đánh, bị đâm xe máy. Bị trù úm và thuê Tam Mao đánh mình.

.......(Hình không đọc)

Tiếng phỏng vấn: Đi thì phải làm luật. Đưa cho người đón bắt mình. Đưa cho kiểm lâm, công an. Đưa trên đường theo giá trị của chuyến gỗ.

- Tại sao một khối lượng lớn gỗ khai thác trái phép lại có thể dễ dàng được hợp thức hoá và vận chuyển ra khỏi rừng?

- Khu tái định cư cho những hộ dân nhường đất để doanh nghiệp khai thác vàng của xã Lạng San, huyện Na Rì. Mấy năm nay, họ đang mòn mỏi chờ đợi lời hứa từ doanh nghiệp khai thác vàng và từ chính quyền ở đây.

- Ông Hoàng Văn Thạch, trưởng thôn ở Khu tái định cư cho những hộ dân nhường đất để doanh nghiệp khai thác vàng của xã Lạng San, đang phơi số ngô vừa mới

Page 6: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

6

mua được. Việc phải đi mua ngô, là chuyện "bất thường" đối với người dân xã Lạng San, bởi bao năm nay, đây vẫn được xem như vựa trồng ngô của tỉnh Bắc Kạn.

- Sau khi tái định cư tại đây, ông Thạch được cấp một mảnh đất để làm nhà mà không được cấp đất sản xuất. Nó trái ngược hẳn với lời hứa của các cấp chính quyền xã trong cuộc họp với dân. Đó là: nơi ở mới sẽ tốt hơn hoặc chí ít cũng phải bằng nơi ở cũ.

- Người dân khu vực tái định cư xã Lạng San đã góp tiền để ông Thạch và 3 người nữa đi lên huyện, lên tỉnh Bắc Kạn để kiến nghị với lãnh đạo cấp cao hơn sự việc này.

Ông Hoàng Văn Thạch - Trưởng thôn Chợ Cũ, xã Lạng San, Na Rì, Bắc Kan

Lên ủy ban tỉnh, xuống thanh tra, xuống môi trường. Tôi phát bực lên các ông đá tôi như quả bóng. Tôi bỏ về. Xuống huyện gặp bí thư và chủ tịch họ bảo bình tĩnh chờ đợi. Lời hứa này ba năm rồi. Bây giờ chủ tịch mới mà chưa thấy gì.

- Ông trưởng thôn cho biết, 70% số hộ ở đây không có ruộng nương canh tác. Họ chỉ sống nhờ vào chăn nuôi và đi làm thuê. Sự đùn đẩy trách nhiệm và thờ ơ của các cấp chính quyền đã đẩy nhiều hộ dân ở khu tái định cư vào cảnh đói nghèo.

Ông Hoàng Văn Thạch - Trưởng thôn Chợ Cũ, xã Lạng San, Na Rì, Bắc Kan

Đến bây giờ để lại không ai lường trước được. Hậu quả nặng nề rồi. Chúng tôi trồng được cây ngô cây lúa toàn moi móc chân núi. Bây giờ lại bảo tồn bảo tàng nữa thì không biết móc vào đâu nữa.

- Đây là chuồng lợn của gia đình Mã Văn Phượng... Dù biết quá tuềnh toàng, nhưng anh Phượng cũng không có đủ tiền để xây cho nó tử tế hơn. Thu nhập từ mấy con lợn này là nguồn thu nhập chính để vợ chồng anh nuôi 2 con ăn học.

- Anh Phượng còn trồng ngô và lúa trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ gần đó, dù biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Cũng như nhiều hộ gia đình khác ở khu tái định cư, anh Phượng đang rất cần đất sản xuất để trồng, cấy nuôi sống gia đình.

Anh Mã Văn Phượng, Thôn Chợ Cũ,xã Lạng San, Na Rì, Bắc Kan

Khu đất bên kia núi sao không dùng? Bọn em đã xin xã rồi, khi nào xã lấy thì trả nhưng xã không nói gì.

- Theo những văn bản mà ông Hoàng Đức Tâm, chủ tịch UBND xã Lạng San cung cấp, lẽ ra Cty Cổ phần khoáng sản Bắc Kan phải đóng cửa mỏ và bàn giao mặt

Page 7: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

7

bằng sau khi hoàn thổ vào năm 2008. Thế nhưng, phải mất 6 năm sau, đến tháng 7 năm 2014, Công ty CP khoáng sản Bắc Kan và UBND xã Lạng San mới chính thức thống nhất việc bàn giao mặt bằng.

- Khi chúng tôi đưa ra nhiều chứng lý và những câu chuyện tâm sự của người dân địa phương về bất cập trong công tác hoàn thổ đất ruộng, ông chủ tịch ủy ban nhân xã yêu cầu tắt máy ghi hình.

(Chuyển cảnh bằng tiếng xe máy)

- Thủ đoạn tinh vi vận chuyễn gỗ trái phép ra khỏi rừng bị phát hiện sau khi có vụ án Giàng A Thào. Anh chàng người Mông bị tòa án xử đi tù sau khi vào rừng chặt cây để làm nhà.

- Sau vụ án Giàng A Thao khép lại, các cơ quan bảo vệ rừng Nà Hẩu đã tham mưu cho huyện Văn Yên tổ chức bán đấu giá gỗ tang vật của vụ án. Ông bà Chung - Duy sống tại huyện Văn Yên đã trúng đấu giá số gỗ trên. Tuy nhiên, khi bàn giao số gỗ của vụ án, lấy lý do một số lóng gỗ rỗng ruột, “không đúng với lý lịch gỗ như trong hợp đồng”, nên số gỗ này tiếp tục được giữ lại trên rừng trong khi toàn bộ hồ sơ của số gỗ này đã được hợp lệ.

- Ngày 15 tháng 5 năm 2014, ông bà Chung - Duy đã đưa xe ô tô vào vận chuyển số “gỗ trúng đấu giá” ra khỏi rừng. Sự việc mờ ám này đã bị công an và kiểm lâm tỉnh Yên Bái bắt quả tang và tạm giữ tang vật và xác nhận số gỗ này không phải là gỗ được đem bán đấu giá trong vụ án "Giàng A Thào".

- Thế nhưng, ngày 16 tháng 5 năm 2014, hạt kiểm lâm huyện Văn Yên đã có văn bản báo cáo số gỗ "tang vật" kia chính là gỗ đã được bán đấu giá. Nhưng khi làm việc với chúng tôi, đại diện hạt kiểm lâm huyện Văn Yên đã phủ nhận nội dung công văn do chính đơn vị này gửi chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái.

Trích tiếng phỏng vấn Ông Phạm Văn Hưởng: Khẳng định số gỗ không đúng

- Việc lợi dụng giấy phép vận chuyển gỗ trúng thầu trong "Vụ án Giàng A Thào", nhằm vận chuyển trái phép gỗ lậu không thực hiện trót lọt, điều này đã lộ ra thủ đoạn tinh vi của những kẻ phá rừng.

- Theo vị kiểm lâm gửi thư tố cáo cho chúng tôi, nhờ thủ đoạn hợp pháp hoá gỗ khai thác trái phép tương tự như thế này, rất nhiều cây gỗ đã bị đốn hạ, xẻ thịt và vận chuyển trót lọt ra khỏi rừng.

- Tại buổi làm việc với ông Lưu Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, ông đã khẳng định có việc phá rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.

Page 8: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

8

- Ông Chủ tịch huyện cũng thừa nhận: cái sai của hoạt động bán đấu giá gỗ tang vật ngay trong rừng.

Trích tiếng phỏng vấn: Nó mua giấy phép để vận chuyển gỗ. Nó mua gì gỗ rỗng và vận chuyển xa thế.

- Giả thuyết mà lãnh đạo huyện Văn Yên đưa ra đã sáng tỏ bản chất của vụ việc mà chúng tôi đang điều tra. Đối tượng buôn lậu gỗ sẽ dùng giấy phép mua đấu giá các khúc gỗ tang vật, sau đó bắt tay với những cán bộ chức năng tha hoá biến chất để hợp pháp hoá việc gỗ khai thác trái phép. Với cách làm này, không biết chúng đã hợp thức hoá được bao nhiêu gỗ ra khỏi rừng bảo tồn?

(Chuyển bằng nhạc)

Sự bức xúc và mệt mỏi của người dân tại miền vàng huyện Na Rì thể hiện trên từng khuôn mặt. Họ chấp hành chủ trương của chính quyền. Họ mơ về sự khá giả mà vàng đã đem lại cho mình. Nhưng cuối cùng thứ mà họ nhận được là cuộc sống dở khó dở cười.

Giờ đây, người dân chỉ còn mong ngóng một điều duy nhất, bao giờ chính quyền và doanh nghiệp mới hoàn thổ và trả lại đất cho họ tiếp tục cày cấy?

Các doanh nghiệp khai thác vàng tại Na Rì chỉ đang tìm cách khai thác vàng bằng mọi giá. Vàng nhét “đầy túi tham” rồi để lại những hệ luỵ chua xót; đẩy người dân vào cảnh tái nghèo.

Còn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu của tỉnh Yên Bái, rất nhiều loại gỗ quý đã được hợp pháp hóa để trở thành những vật dụng, tiện nghi sang trọng đáp ưng nhu cầu ngày càng cao của một cuộc sống không tôn trọng các quy định bảo tồn. Những cánh rừng già nhiều trăm năm tuổi, các báu vật thiên nhiên bị đốn hạ, chỉ để phục vụ cho thú chơi trọc phú của một số người. Và, chắc hẳn bà con người Mông ở Nà Hẩu sẽ không hiểu được rằng: tại sao bản làng của họ năm nào cũng tổ chức lễ cúng bảo vệ rừng một cách đầy thành kính, thiêng liêng. Thế nhưng, rừng của họ, rừng của thiên nhiên xứ sở này vẫn cứ bị tàn sát, rừng cứ ngày một thưa đi. Một ngày nào đó, những cô bé, cậu bé này, có lẽ chỉ còn còn cách mở sách, xem phim để cố hình dung ra được sự hùng vĩ của Nà Hẩu, một trong những khu rừng nguyên sinh giàu có bậc nhất miền Bắc Việt Nam, thứ tài sản mà chính cha anh chúng đã kỳ công bảo vệ suốt nhiều thế kỷ? Nếu điều đó trở thành sự thật, thì chúng ta có tội với lịch sử, có tội với mai hậu.

Page 9: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

9

Anh Hoàng dẫn móc: Câu chuyện Được – Mất trong khai thác, bảo vệ tài nguyên rừng và khoáng sản đã cho ta nhiều hình ảnh với cảm xúc đau xót, tiếc nuối rồi căm phẫn. Còn bây giờ, tôi sẽ tiếp tục phân tích câu chuyện Được – Mất trong phát triển kinh tế tại một trong những làng nghề ô nhiễm nhất miền Bắc nước ta và một trong những khu công nghiệp ô nhiễm “khét tiếng” tại tp HCM.

Rác....

Rác ở khắp hang cùng ngõ hẻm....

Rác ở mọi nhà....

Rác ngập tràn cả làng...

- Tôi đang có mặt ở làng tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc. Thôn Minh Khai, hay còn

gọi là làng Khoai, thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây là một trong những

điểm nóng về ô nhiễm làng nghề, ẩn chứa nhiều hiểm hoạ và những câu chuyện

môi trường nhức nhối vào bậc nhất của cả nước ta.

Anh Hoàng dẫn: Chúng tôi đang ở đầu làng Khoai. Làng đã đón chúng tôi với

một dòng sông không thể đen hơn, không thể thối hơn. Tuy nhiên, mục đích của

chúng tôi là xem tính an toàn của các sản phẩm nhựa tái chế ở đây, thứ đưa vào

miệng của chúng ta.

- Thôn Minh Khai lúc nào cũng tấp nập, sôi động. Mỗi ngày trung bình nơi đây tái

chế vài trăm tấn nhựa phế thải. Nhựa, nilon dạng rác thải được thu gom về đây từ

nhiều tỉnh thành của khắp cả nước.

- Một sự thật kinh hoàng đã bị chúng tôi phát hiện... Rác thải y tế độc hại....

Những chai lọ này ẩn chứa nhiều nguồn lây lan bệnh tật vô cùng đáng sợ. Vậy là

các cơ sở tái chế lâu nay đã chơi trò tàn độc, bất chấp sức khỏe của chính mình và

của cả cộng đồng.

Anh Hoàng dẫn: Không còn gì để nói nữa, không còn gì để cãi nữa.Những ống

truyền dịch đã đi thẳng từ bệnh viện đến xưởng tái chế. Những cái nhựa này sẽ

được chế biến qua quýt bằng thứ công nghệ không đáp ứng được một tiêu chuẩn

Page 10: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

10

an toàn nào, để rồi trong tích tắc, chúng biến thành hộp đựng cơm, ống hút tiếp

xúc hoặc cắm thẳng vào miệng chúng ta ư?.

- Theo các nhà khoa học, nhựa y tế, sau khi được tái chế, sẽ sinh ra một phân tử

mới, gọi là mô nô me. Nó sẽ dần dần giết người tiêu dùng nếu như chúng ta đem

nó ra sản xuất những thứ liên quan trực tiếp đến thực phẩm, như: hộp đựng cơm,

ống hút, thìa cốc nhựa, túi ni-lông...

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh

Viện công nghệ thực phẩm và sau thu hoạch

Mô nô me đó đi vào cơ thể sẽ gây ra bệnh ung thư.

(Chuyển bằng nhạc)

- Những ngôi nhà quanh khu công nghiệp Lê Minh Xuân luôn đóng cửa như thế này.... - Phía sau sự bất thường đó là nỗi khốn khổ và cam chịu của người dân nơi đây.

- Bà Trần Thị Mai: Nó xả tối. Nó bám vào mình đen thui. Cái chất thối, chất đốt của nó bay vào mình là bị viêm mũi. Nguyên cả khu này ai cũng bị. Không ai chịu nổi luôn.

- Ông Trần Văn Ngọc: Ban đêm tôi canh 2h10 nó xả. 5h10 nó xả lần nữa. Ban ngày thì nó xả bao nhiêu thì mình không biết. Đâu phải nó xả âm thầm đâu mà máy giật đùng đùng. Nó lớn lắm ngủ đâu có được đâu.

- Những cột khói bụi đủ các loại màu sắc phun lên từ các cơ sở xi mạ, nấu nhôm, đúc đồng... Chúng đang đầu độc bầu trời khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Đây là nơi từ năm 1997, ủy ban nhân dân thành phố HCM đã thu gom các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ra đây.- Việc xả khí thải trực tiếp ra môi trường vẫn diễn ra ngay cả khi lực lượng chức năng đang có mặt. Có vẻ như đây là chuyện được phép và công khai.- Công nghệ sản xuất của các cơ sở phần lớn đều thủ công... Nhiều cỗ máy đã hoạt động từ những năm 80 của thế kỷ trước.- Khi phát hiện thấy người lạ, ngay lập tức các cơ sở này đã che đậy lò nấu. Tiếng động:"Đâu rồi, đóng cửa rồi ah".- Thậm chí, họ còn cử người ra canh chừng chúng tôi.Tiếng động: "Nó đứng canh như canh cửa"

Page 11: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

11

- Tin tức sự có mặt của chúng tôi được loan báo rất nhanh. - Những hoạt động xả thải ra môi trường đều ngừng lại. - Chúng tôi đã bị lộ..!

(Chuyển cảnh bằng tiểng hỏi)

- Sự có mặt của chúng tôi đã khiến các cơ sở sản xuất nằm ngay trong khu dân cư

kia vô cùng cảnh giác.

- Những túi nilong ẩn chứa nhiều chất bẩn được đưa vào dây chuyền tái chế hoàn

toàn thủ công và không có ai kiểm tra kiểm soát này... Không biết đám ni lông bẩn

thỉu kia đã đi từ các bãi rác kinh tởm rồi quay trở lại với các dây chuyền tái chế

này bao nhiêu lần rồi. Công nghệ sửa sạch rác, thật không sạch tí nào...

- Những thứ siêu bẩn kia, sau khi vào lò nấu trở thành hỗn hợp đen, sền sệt gớm

ghiếc thế này... Trong nó đã mang sẵn mầm bệnh nguy hiểm cho người dùng.

- Nó được kéo thành sợi và cắt thành các mảnh hạt nhựa để bán cho đại lý sản xuất

đồ nhựa.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh

Các hạt nhựa sau khi đưa đến nơi sản xuất họ sẽ pha màu, trộn các chất để dùng

theo các đồ dùng khác nhau. Sau đó họ sẽ bắt đầu pha nóng tiếp để ép hoặc thổi ra

các sản phẩm khác.

- Vài người ở đây đều khẳng định, 70% số hạt nhựa của làng, được xuất khẩu sang

Trung Quốc. Không ai kiểm chứng cho việc này. Và cũng không ai biết được, số

nhựa này, sau khi sang Trung Quốc, nó có quay trở lại Việt Nam dưới dạng những

sản phẩm nhựa thành phẩm đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường nước ta hay

không?

- 30% số hạt nhựa còn lại được các cơ sở ở đây tái chế ra một số loại sản phẩm như

chai lọ, túi ni lông, hộp cơm, ống hút... Nhưng khi được hỏi về xuất xứ của hạt

nhựa chế tạo ra các sản phẩm nơi đây thì các cơ sở cố tình che giấu.

Ông Phùng Quang Khải - Chủ cơ sở tái chế nhựa

Page 12: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

12

Chúng được sản xuất từ các loại hạt nhựa nhập khẩu từ Indo, Thái lan, Nhật

Bản.

- Chúng tôi không tin câu trả lời này. Liệu có chuyện, các cơ sở sản xuất ở đây lại

nhập hạt nhựa đắt đỏ từ nước ngoài về, về trong khi nguyên liệu có sẵn đầy làng?

- Ai sẽ quản lý các sản phẩm nhựa tái chế ở làng nghề Minh Khai? Chất lượng, độ

an toàn của chúng có được kiểm tra, giám định trước khi bán ra thị trường không?

Ông Đỗ Thế Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm, Hưng Yên

Không tin tưởng lắm vì chưa được kiểm tra.

(Chuyển cảnh)

Một vụ phát hiện việc xả thải trực tiếp ra môi trường.... Nước thải màu đỏ của một

cơ sở dệt nhuộm.

- Nhân viên môi trường của Khu công nghiệp cố gắng biện minh lỗi vô tình của

doanh nghiệp nhưng cuối cùng phải thừa nhận việc xả thải là cố ý.

- Việc xả nước thải không dừng lại ở cống này. Anh ...Tâm phó giám đốc còn phát

hiện ra, một cống thoát nước mưa khác đang xả thải có màu như cà phê sữa...

- Anh Nguyễn Trung Tâm, Phó Giám đốc Xí nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi Hooc Môn – Bình Chánh đã liên hệ với Trưởng phòng Môi trường thuộc Ban quản lý khu công nghiệp để phản ánh nhưng không được. Xí nghiệp của anh là đơn vị quản lý chất lượng kênh rạch tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân.

Anh Hoàng dẫn: Anh Tâm phó giám đốc đã gọi cho đồng chí San, khu công nghiệp nhưng máy đã tắt. Nhân viên của đồng chí đến đây và không xác nhận điều gì cả.- Ông Lê Thanh San, Trưởng phòng Môi trường, Ban quản lý Khu công nghiệp Lê Thanh Xuân đồng ý trao đổi với tôi nhưng không được phép ghi hình.- Lý giải việc ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp, anh Lê Thanh San cho biết, các cơ sở gây ô nhiễm nhiều đều có công nghệ lạc hậu. Bây giờ muốn chuyển đổi nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn. - Và lý do lớn nhất của các doanh nghiệp xả thải ra môi trường luôn là vì lợi

nhuận.

_(Trích phỏng vấn) Nói ý cạnh tranh với các doanh nghiệp bên ngoài.

Page 13: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

13

(Chuyển cảnh)

- Chúng tôi tìm đến Trung tâm y tế thị trấn Như Quỳnh để tìm hiểu thông tin về

sức khỏe của người dânthôn Minh Khai. Tuy nhiên, bà lãnh đạo Trung tâm này đã

từ chối thẳng thừng.

Cuộc đối thoại: Ở huyện quản lý cái này. Sức khỏe ở lĩnh vực khác còn đây là ô

nhiễm..... Tôi xin phép đi họp tiếp.

- Nhiều cảnh báo về mức độ ô nhiễm môi trường của làng nghề tái chế nhựa Minh

Khai đã được các cơ quan, các tổ chức điều tra và kết luận từ nhiều năm nay.

Nhưng công nghệ tái chế nhựa lạc hậu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở làng nghề này,

suốt bao năm qua, vẫn không có gì thay đổi.

- Nước thải, chất nhuộm màu, hóa chất vẫn xả thải trực tiếp ra môi trường.

- Mức độ ô nhiễm không khí, nước và đất tại làng đã đến mức trầm trọng. Tỷ lệ

mắc các bệnh về đường hô hấp, thính giác và mắt của người dân nơi đây rất cao.

- Tất cả người dân làng nghề Minh Khai đều biết chuyện này. Nhưng vì lợi nhuận

kinh tế họ đã nhắm mắt làm ngơ. Sau 20 năm phát triển nghề tái chế nhựa, từ một

làng quê nghèo, giờ đây Minh Khai trở thành một làng tỷ phú. 80% số gia đình ở

đây đều làm nghề tái chế nhựa. Làng có rất nhiều ô tô và biệt thự. Đó là điều đáng

mơ ước của mọi miền quê Việt Nam.

Bà Chu Thị Đức - Làng Minh Khai, TT Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên

Kiếm được ra tiền nhưng sau này bệnh tật khổ con cháu lắm. Làng này nhiều ung

thư lắm, ung thư phổi, ung thư gan.

(chuyển cảnh)

- Gia đình này đang mang một nỗi đau lớn...

- Người mẹ này tin rằng, căn bệnh lạ của con gái mình một phần là do chị mang thai cháu trong bầu không khí quá ô nhiễm.- Năm nay, cháu 16 tuổi, gần bằng số tuổi của khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Càng lớn cháu càng lọc máu nhiều hơn.

Page 14: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

14

- Đã 10 ngày nay, cháu được đi lọc máu vì bố mẹ không còn tiền nữa. Cơ thể ốm yếu của cháu càng không chịu nổi mùi ô nhiễm. - Tấm lá chắn duy nhất giúp cô bé thở dễ hơn là chiếc khẩu trang này... - Dù sống dở chết dở với cái mùi khủng khiếp đó, nhưng cô bé vẫn không muốn ai đó về xử lý,đóng cửa những nhà máy như vậy.PV Cháu Tuyền:Nếu đóng cửa thì nhiều người mất việc. Cháu chỉ muốn nhà máy ấy vừa tạo công việc làm vừa cải thiện mùi.- Để phụ giúp ba mẹ, cô con gái đầu buộc phải cất giấy báo trúng tuyển vào học viện hàng không Việt Nam để xin làm công nhân trong khu công nghiệp. - Còn với bố mẹ cô sau nhiều năm chạy chữa cho em gái, gia đình bỗng chốc lâm vào cảnh nợ nần. - Cuối cùng, hai vợ chồng chị đành phải làm cong nhân trong khu công nghiệp với thu nhập chưa đầy 6 triệu đồng một tháng.PV chồng:- Anh nghĩ gì khi chấp nhận vào làm khu công nghiệp gây ra ô nhiễm cho gia đình?- Khổ thì phải làm. Già rồi không biết làm ở đâu.....

Khu công nghiệp đang là nơi tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 nghìn người.

Phần lớn trong số này đến từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Họ là xuất thân từ gia

đình nghèo khó, không có ruộng nương để sản xuất cũng như không có trình độ tay

nghề. Nhiều người chấp nhận làm việc tại các cơ sở gây ô nhiễm để nuôi sống gia

đình của mình, dù biết công việc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe say này.

PV Anh Tăng Vũ Linh

Quê Cà Mau

Chấp nhận đi làm mướn để nuôi con. Không còn nghĩ đến bản thân nữa.

(Chuyển cảnh)

- Nghề tái chế nhựa đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 4000 con em trong

làng. Không những vậy, nó còn thu hút thêm hàng trăm lao động đến từ các rất

nhiều miền quê xa xôi khác. Đó là những người nghèo, những người không còn

ruộng nương hoặc làm nông nghiệp không đủ ăn. Công việc mang lại cho họ thu

nhập từ 3 đến 5 triệu đồng mỗi tháng.

Trích tiếng người dân: Ô nhiễm, bẩn lắm. Không có phải đi làm chú ạ.

Page 15: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

15

- Trong hàng trăm con người làm thuê chấp nhận chịu đựng sự ô nhiễm ở làng

nghề này.. còn có cả những người đồng bào dân tộc thiểu số đến từ Tuyên Quang,

Sơn La, Hòa Bình...

- Khu xóm trọ của họ nằm lọt thỏm giữa các cơ sở tái chế bẩn đến mức tôi chưa

từng gặp nơi nào bẩn hơn thế...

Anh Hoàng dẫn: Đây có lẽ là khu xóm trọ cấp làng nghề ngoài sức tưởng tượng

của tôi.

- Mỗi phòng trọ chưa đầy tám mét vuông, chỉ đủ chỗ đặt chiếc giường. Nó được

dựng tạm bợ bằng các tấm lợp fibroximang, chứa chất amiang độc hại.

- Họ không biết được mức độ độc hại cũng như những ảnh hưởng của việc nghề

làm tái chế đến sức khỏe của chính mình như thế nào? Dù sao, trước mắt, nghề này

cũng mang lại cho họ khoản thu nhập khá so với làm ruộng.

Trích phỏng vấn anh Chanh: Bần cùng lắm thì mới tới đây. Lâu dài chắc chắn

có hại cho sức khỏe.

Những cảnh báo, những vấn đề tại các điểm nóng môi trường mà tôi vừa kể cho

các bạn không chỉ mới vừa xuất hiện mới đây. Mà nó đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên,

tình trạng đáng buồn này đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sẽ giải quyết được triệt để.

Thậm chí, ngày càng nhiều điểm nóng như vậy xuất hiện trên cả nước. Không lẽ

tiếng kêu của người dân, của báo chí, của các chuyên gia đầu ngành cùng rất rất

nhiều người có lương tri khác đã không đến được các cấp các ngành, rồi thúc giục

họ vào cuộc một cách hiệu quả thật sự???

GS-TS Lê Huy Bá, Chuyên gia môi trường

Rất nhiều nhà khoa học tâm huyết muốn nói nhưng ngày càng ít. Ý kiến của họ có

được chính quyền thực hiện đâu, hay họ làm phải chăng hay chớ. Nhiều người nói

nôm na rằng, nói có được gì đâu, người dân có được gì đâu. Có nhiều người còn

bị nhắn tin bảo đừng nói nữa vì chạm vào bát cơm của người ta.

Page 16: 2015-5-26 kich ban Xuan Hung.doc

16

- Nhà báo Trần Trung Thanh, cây bút nhiều năm theo dõi môi trường, tình trạng

này sẽ chấm dứt nếu chúng ta bỏ quan niệm đánh đổi môi trường lấy phát triển

kinh tế.

Nhà báo Trần Trung Thanh, Báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

So sánh một cách sòng phẳng, mình nghĩ được ít và mất nhiều. Giống như kênh

Nhiêu Lộc - Thị Nghè trước đây để ô nhiễm, sau này mình phải trả hàng triệu đô la

để khắc phục.

Việt Nam vẫn đang giành được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển

kinh tế và nâng cao các giá vật chất phục vụ nhu cầu trước mắt, rất cụ thể của con

người. Nhưng hạnh phúc của con người, chất lượng cuộc sống, giá trị đích thực mà

một xã hội cần hướng tới, không phải chỉ là các lợi ích vật chất đơn thuần dựa trên

sự phát triển không bền vững như như vậy. Chất lượng cuộc sống, còn bao gồm cả

các giá trị tinh thần, môi trường, nhân văn và vì cộng đồng khác nữa.

Nếu chúng không cân bằng được giữa sự phát triển kinh tế và việc bảo vệ môi

trường thì thành quả có được ngày hôm nay sẽ không vững bền. Các hậu quả đau

lòng từ hủy hoại môi trường sống, ngay lập tức sẽ hiện ra. Thiên nhiên sẽ trả lời

chúng ta, bằng lũ lụt, hạn hán, tái nghèo, băng tan, nước biển dâng khiến bà mẹ

thiên nhiên, bầu khí quyển không còn là tấm lá chắn bảo vệ sự sống cho hành tinh

nữa. Chúng ta và con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu. Đó là những hậu quả nhãn

tiền, có thể nhìn thấy, sờ thấy được, với không ít chết chóc tang thương. Chứ

không phải là thứ gì quá xa xôi…