2 Đổi thay ở miền quê anh hùng t sản xuất hiệu quả lúa

1
Thứ tư, ngày 7 tháng 6 năm 2017 2 D ù vẫn mang dáng dấp của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ song đời sống của người dân Hoa (Đông Hưng) đã được nâng lên. Những con đường thẳng tắp, những ngôi nhà mới khang trang mọc lên, các công trình dân sinh được xây dựng kiên cố đã minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của vùng quê khó khăn ngày nào. Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, người dân Hoa Lư kiên cường chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ quê hương, vinh dự được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Phát huy truyền thống cách mạng, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoa Lư tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực xây dựng nông thôn mới. Địa phương hoàn thành dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp từ năm 2012, đầu tư cứng hóa toàn bộ hệ thống kênh mương và giao thông thủy lợi nội đồng theo tiêu chí nông thôn mới; tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phương tiện cơ giới lớn phục vụ sản xuất với 22 máy gặt đập liên hoàn và máy làm đất. HTX DVNN và các đoàn thể chính trị - xã hội xã thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, Hoa Lư cũng chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn xã có 3 công ty, 7 cơ sở sản xuất lớn và hàng chục cơ sở sản xuất nhỏ, giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt 33,1 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,58%. Giao thông đi đến đâu kinh tế sẽ phát triển đến đó, vì vậy Hoa Lư tranh thủ nguồn xi măng hỗ trợ của tỉnh, huy động sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân và con em xa quê bê tông hóa toàn bộ đường giao thông trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm, giao thông trục chính nội đồng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, dễ dàng. Xưa kia, chợ Khô (Hoa Lư) được hàng nghìn nông dân Tiên Hưng - Duyên Hà chọn làm nơi tập trung biểu tình (1/5/1930) mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 trong toàn tỉnh, nay chợ Khô trở thành trung tâm giao thương của các xã trong khu vực. Xã đã đầu tư nâng cấp chợ có lán kinh doanh, cứng hóa nền chợ, lắp đặt hệ thống nước sạch, bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng nhu cầu kinh doanh cho trên 180 hộ... Hiện tại, thương mại, dịch vụ chiếm 38% cơ cấu kinh tế của xã, nông nghiệp chiếm 30%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 32%. Hiện nay, cả 3 trường học của Hoa Lư đều đạt chuẩn quốc gia. Nhà văn hóa xã, 5 nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng khang trang, quy mô 100 - 250 chỗ ngồi, có sân khấu trong hội trường, trang thiết bị đầy đủ bảo đảm phục vụ hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ của nhân dân. Ngoài ra, xã có sân thể thao chung, 3/5 thôn có sân thể thao riêng. Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 80% thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa, 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Từ năm 2016, xã đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung theo công nghệ lò đốt, cả 5 thôn đều có tổ thu gom rác thải sinh hoạt, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 95%. Để góp phần làm thay đổi diện mạo miền quê anh hùng, chung tay xây dựng nông thôn mới, ngoài đóng góp theo tập thể để làm đường giao thông, gia đình bà Đỗ Thị Nguyệt, thôn Kim Bôi còn cùng 8 hộ đi chung một ngõ góp tiền, ngày công bê tông hóa ngõ vào tới tận cổng từng nhà. Bà Nguyệt cho biết: Điều chúng tôi vui mừng nhất không chỉ là diện mạo nông thôn thay đổi mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được nâng lên rõ rệt. Ông Trương Đăng Lộc, Chủ tịch UBND xã Hoa Lư cho biết: Diện mạo mới của Hoa Lư hôm nay là thành quả của việc xây dựng nông thôn mới mà Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân đã nỗ lực thực hiện và đạt được trong 6 năm qua. Cuối năm 2016, đoàn thẩm định của tỉnh đã công nhận Hoa Lư đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện xã đang tập trung thu hút, tạo nguồn lực để giải quyết hết nợ xây dựng cơ bản để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay. Sau 6 năm xây dựng nông thôn mới, nhân dân Hoa Lư đã đóng góp trên 13 tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công, hàng trăm mét vuông đất, công trình trên đất để mở đường, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, tích cực phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là tiền đề giúp địa phương phát triển, sớm về đích nông thôn mới. THU HIỀN luôn bảo đảm chất lượng, không mất nhiều công khử lẫn. Cách làm này cũng tạo thuận lợi cho HTX trong chỉ đạo, điều hành các khâu dịch vụ. Ông Trần Thanh Sơn cho biết thêm: Do sản xuất lúa giống có quy trình chặt chẽ nên ban đầu, nông dân còn e dè. Sau một thời gian tham gia, nhận ra làm lúa giống đem lại nhiều lợi ích: năng suất cao, chi phí đầu tư giảm, được trả chậm thóc giống, phân bón, đặc biệt không lo đầu ra, nhận tiền ngay mà không sợ tư thương ép giá nên diện tích liên kết sản xuất ngày càng được mở rộng. Từ diện tích Đ iện lực Thái Thụy đang quản lý, vận hành, cấp điện lưới trung thế cho 48 xã, thị trấn với các cấp điện áp 35KV, 10KV; cung ứng quản lý và bán điện cho hơn 63.428 khách hàng trên địa bàn huyện. Theo dự báo của ngành điện, mùa hè năm nay sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng trong tỉnh tăng từ 15 - 20% so với năm 2016 và công suất sử dụng cao điểm tăng khoảng 50% so với những tháng trong năm. Theo ông Bùi Xuân Tuấn, Giám đốc Điện lực Thái Thụy: Ngay sau khi cung cấp điện ổn định cho nhân dân trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu, qua công tác kiểm tra hệ thống lưới điện, đơn vị đã phát hiện một số trạm biến áp và đường dây hạ áp có nguy cơ quá tải vào mùa hè. Đơn vị đã báo cáo và được Công ty Điện lực Thái Bình chấp thuận kế hoạch đầu tư, nâng cấp 9,6km đường dây 973 Thái Hưng từ 10KV lên 35KV; cải tạo nâng dung lượng 20 trạm biến áp, trong đó có trạm biến áp trung gian Dương Thanh (Thụy Thanh) từ 10.300KVA lên 12.600KVA. Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đang thực hiện xây dựng đường dây 110KV cấp điện từ trạm biến áp 220KV Thái Thụy và nâng dung lượng trạm biến áp 110KV thị trấn Diêm Điền, qua đó góp phần bảo đảm cung cấp điện liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh việc cung cấp điện ổn định trong mùa hè, Điện lực Thái Thụy còn chủ động xây dựng phương án cấp điện bảo đảm an toàn cho người dân và công trình điện trong mùa mưa bão. Trong tháng 4, đơn vị đã tổ chức diễn tập phòng, chống lụt, bão năm 2017 T hăm vùng sản xuất lúa giống TBR225 của xã Bình Định, chúng tôi được chứng kiến những bông lúa trĩu hạt, vàng óng chuẩn bị cho thu hoạch hứa hẹn một vụ lúa bội thu. Ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Bình Định cho biết: Từ nhiều năm nay, HTX đã liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia sản xuất lúa giống, nông dân Bình Định luôn tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất từ khâu gieo mạ, chăm sóc đến thu hoạch để bảo đảm chất lượng lúa giống. Vụ xuân năm nay, HTX liên kết với Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình sản xuất 195ha lúa giống, trong đó 145ha giống lúa TBR225, 50ha giống lúa BC15. Theo phương thức liên kết, doanh nghiệp cung cấp giống lúa trả chậm để nông dân sản xuất theo quy trình. Cuối vụ, doanh nghiệp thu mua, giá thu mua căn cứ vào giá thị trường trước thời điểm thu mua 2 ngày. Nếu mua tươi thì giá thu mua bằng giá thị trường, nếu mua khô thì Công ty mua bằng giá thị trường cộng thêm 100 đồng/kg nhân với hệ số 1,3 lần. Với giá này, thu nhập sẽ tăng lên 1,3 lần so với cấy lúa tự do. Không chỉ nâng cao giá trị kinh tế, tham gia liên kết sản xuất lúa giống, hàng năm Công ty còn tổ chức nhiều lớp tập huấn để hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất và cam kết chặt chẽ hơn với nông dân trong khâu khử lẫn. Hình thành liên kết tự nguyện “5 cùng” trong sản xuất: cùng vùng, cùng giống, cùng thời vụ, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch nên lúa giống 15ha năm 2008, đến nay Bình Định đã quy hoạch được gần 200ha sản xuất lúa giống, vụ mùa tới, diện tích này sẽ tăng lên 300 - 320ha, mở rộng đầu ra cho cây lúa. Cũng nhờ tham gia sản xuất lúa giống đã bỏ dần tình trạng nông dân sử dụng lúa thịt làm giống, nhờ đó năng suất lúa được bảo đảm, hạn chế thấp nhất sâu bệnh. Đến ngày 5/6, Bình Định có khoảng 40 - 60ha lúa giống TBR225 cho thu hoạch để làm giống chuyển vụ, đại trà cho thu hoạch vào trung tuần tháng 6, năng suất ước đạt 76 tạ/ha. cho toàn thể cán bộ, nhân viên; lập dự trù vật tư, thiết bị cho việc phòng, chống thiên tai; lập phương án cấp điện khi có mưa bão xảy ra, ưu tiên cấp điện cho các trọng điểm như trạm bơm chống úng, UBND huyện, hệ thống đài phát thanh, bệnh viện, Công an huyện, Ban CHQS huyện… Đồng thời, đơn vị tổ chức phát quang hành lang lưới điện cao áp, hạ áp và phối hợp với các tổ điện địa phương xử lý triệt để các tồn tại trên lưới điện hạ áp; xử lý các tồn tại khiếm khuyết trên các đường dây, trạm biến áp cấp điện cho các trạm bơm chống úng và cơ quan điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện… Tuy nhiên, để bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ cho mùa hè và mưa, bão sắp tới, Điện lực Thái Thụy khuyến cáo trong các ngày nắng nóng người dân nên sử dụng điện tiết kiệm bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, mua và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng được dán nhãn… Các ngành, địa phương trong huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân sử dụng điện an toàn trong mùa mưa, bão. Theo đó, nghiêm cấm người dân buông thả diều và các vật bay gần công trình điện gây đe dọa sự cố và mất an toàn lưới điện. Khi mưa, bão xảy ra có thể gây đổ cột điện, đứt dây, vì vậy người dân không nên tới gần khu vực này và tự ý thu dọn khi chưa có thông báo cắt điện; không di chuyển bằng tàu, thuyền trong vùng ngập lụt có đường dây điện sát với mặt nước để tránh phóng điện gây tai nạn… TRẦN TUẤN ĐIỆN LỰC THÁI THỤY Bảo đảm cung cấp điện ổn định trong mùa hè Đổi thay ở miền quê anh hùng Đường giao thông theo tiêu chí nông thôn mới ở Hoa Lư. Bà Bùi Thị Gấm, thôn Công Bình, xã Bình Định Toàn bộ 1,8 mẫu ruộng của gia đình tôi đều cấy lúa giống TBR225 cho Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình. Tham gia từ những vụ đầu khi giống lúa đưa về sản xuất tại địa phương, tôi nhận thấy đây là giống lúa cho năng suất cao, ít sâu bệnh. Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của Công ty, lúa của gia đình tôi luôn duy trì năng suất 2,7 - 2,8 tạ/sào thóc khô, cân tươi đạt 3 tạ/sào. Không kể lượng thóc để lại phục vụ nhu cầu của gia đình, với giá bán cao hơn 1,3 lần giá thóc thường, tôi thu được khoảng 30 triệu đồng/ vụ từ tiền bán thóc giống. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, gặp vấn đề vướng mắc là cán bộ HTX và Công ty tạo điều kiện giúp đỡ nên chúng tôi rất yên tâm sản xuất. BÌNH ĐỊNH Sản xuất hiệu quả lúa giống TBR225 Nhiều năm qua, việc liên kết sản xuất lúa giống với Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình đã đem lại nhiều lợi ích cho nông dân xã Bình Định (Kiến Xương), qua đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ông Bùi Tấn Yên, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Định Là xã thuần nông, từ nhiều năm nay UBND xã có chủ trương ngoài việc khuyến khích đưa các giống lúa mới, ưu tiên các giống lúa hàng hóa, chất lượng cao, xã làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa giống theo mô hình cánh đồng mẫu để tạo thuận lợi cho sản xuất, ổn định năng suất và chất lượng sản phẩm. Chúng tôi mong muốn tỉnh, huyện, Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình có nhiều hơn nữa những cơ chế nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho nông dân, đặc biệt trong những thời điểm sản xuất gặp nhiều khó khăn, có hành lang thông thoáng trong thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Bình Định Hàng năm, HTX liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong đó Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình tiêu thụ gần 1.000 tấn lúa cho nông dân. Để phục vụ công tác sản xuất lúa giống, HTX không chỉ làm tốt các khâu: làm đất, cung cấp vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật mà còn điều hành máy gặt, đặc biệt điều phối máy chuyên thu hoạch vùng sản xuất lúa giống để sản phẩm bảo đảm chất lượng, không bị lẫn tạp để nông dân yên tâm sản xuất. LƯU NGẦN Để bảo đảm cung cấp điện ổn định trong mùa hè năm 2017, Điện lực Thái Thụy đã chủ động triển khai nhiều biện pháp củng cố lưới điện, bảo đảm vận hành an toàn, nâng cao chất lượng cung ứng điện năng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên địa bàn huyện. Công nhân Điện lực Thái Thụy kiểm tra trạm biến áp. Nghiêm cấm người dân thả diều gần đường dây điện. Nông dân Bình Định khử lẫn trên vùng sản xuất lúa giống TBR225. Năng suất lúa TBR225 dự kiến đạt 76 tạ/ha.

Upload: others

Post on 27-Jan-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Thứ tư, ngày 7 tháng 6 năm 20172

Dù vẫn mang dáng dấp của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ

song đời sống của người dân xã Hoa Lư (Đông Hưng) đã được nâng lên. Những con đường thẳng tắp, những ngôi nhà mới khang trang mọc lên, các công trình dân sinh được xây dựng kiên cố đã minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của vùng quê khó khăn ngày nào.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, người dân Hoa Lư kiên cường chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ quê hương, vinh dự được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Phát huy truyền thống cách mạng, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoa Lư tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực xây dựng nông thôn mới. Địa phương hoàn thành dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp từ năm 2012, đầu tư cứng hóa toàn bộ hệ thống kênh mương và giao thông thủy lợi nội đồng theo tiêu chí nông thôn mới; tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phương tiện cơ giới lớn phục vụ sản xuất với 22 máy gặt đập liên hoàn và máy làm đất. HTX DVNN và các đoàn thể chính trị - xã hội xã thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, Hoa Lư cũng chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn xã có 3 công ty, 7 cơ sở sản xuất lớn và hàng chục cơ sở sản xuất nhỏ,

giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt 33,1 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,58%.

Giao thông đi đến đâu kinh tế sẽ phát triển đến đó, vì vậy Hoa Lư tranh thủ nguồn xi măng hỗ trợ của tỉnh, huy động sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân và con em xa quê bê tông hóa toàn bộ đường giao thông trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm, giao thông trục chính nội đồng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, dễ dàng. Xưa kia, chợ Khô (Hoa Lư) được hàng nghìn nông dân Tiên Hưng - Duyên Hà chọn làm nơi tập trung biểu tình (1/5/1930) mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 trong toàn tỉnh, nay chợ Khô trở thành trung tâm giao thương của các xã trong khu vực. Xã đã đầu tư nâng cấp chợ có lán kinh doanh, cứng hóa nền chợ, lắp đặt hệ thống nước sạch, bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng nhu cầu kinh doanh cho trên 180 hộ... Hiện tại, thương mại, dịch vụ chiếm 38% cơ cấu kinh tế của xã, nông nghiệp chiếm 30%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 32%.

Hiện nay, cả 3 trường học của Hoa Lư đều đạt chuẩn quốc gia. Nhà văn hóa xã, 5 nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng khang trang, quy mô 100 - 250 chỗ ngồi, có sân khấu trong hội trường, trang thiết bị đầy đủ bảo đảm phục vụ hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ của nhân dân. Ngoài ra, xã có sân thể thao chung, 3/5 thôn có sân thể thao riêng. Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 80% thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa, 100% hộ sử

dụng nước hợp vệ sinh. Từ năm 2016, xã đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung theo công nghệ lò đốt, cả 5 thôn đều có tổ thu gom rác thải sinh hoạt, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 95%. Để góp phần làm thay đổi diện mạo miền quê anh hùng, chung tay xây dựng nông thôn mới, ngoài đóng góp theo tập thể để làm đường giao thông, gia đình bà Đỗ Thị Nguyệt, thôn Kim Bôi còn cùng 8 hộ đi chung một ngõ góp tiền, ngày công bê tông hóa ngõ vào tới tận cổng từng nhà. Bà Nguyệt cho biết: Điều chúng tôi vui mừng nhất không chỉ là diện mạo nông thôn thay đổi mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được nâng lên rõ rệt.

Ông Trương Đăng Lộc, Chủ tịch UBND xã Hoa Lư cho biết: Diện mạo mới của Hoa Lư hôm nay là thành quả của việc xây dựng nông thôn mới mà Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân đã nỗ lực thực hiện và đạt được trong 6 năm qua. Cuối năm 2016, đoàn thẩm định của tỉnh đã công nhận Hoa Lư đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện xã đang tập trung thu hút, tạo nguồn lực để giải quyết hết nợ xây dựng cơ bản để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay. Sau 6 năm xây dựng nông thôn mới, nhân dân Hoa Lư đã đóng góp trên 13 tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công, hàng trăm mét vuông đất, công trình trên đất để mở đường, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, tích cực phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là tiền đề giúp địa phương phát triển, sớm về đích nông thôn mới.

THU HIỀN

luôn bảo đảm chất lượng, không mất nhiều công khử lẫn. Cách làm này cũng tạo thuận lợi cho HTX trong chỉ đạo, điều hành các khâu dịch vụ. Ông Trần Thanh Sơn cho biết thêm: Do sản xuất lúa giống có quy trình chặt chẽ nên ban đầu, nông dân còn e dè. Sau một thời gian tham gia, nhận ra làm lúa giống đem lại nhiều lợi ích: năng suất cao, chi phí đầu tư giảm, được trả chậm thóc giống, phân bón, đặc biệt không lo đầu ra, nhận tiền ngay mà không sợ tư thương ép giá nên diện tích liên kết sản xuất ngày càng được mở rộng. Từ diện tích

Điện lực Thái Thụy đang quản lý, vận hành, cấp điện lưới

trung thế cho 48 xã, thị trấn với các cấp điện áp 35KV, 10KV; cung ứng quản lý và bán điện cho hơn 63.428 khách hàng trên địa bàn huyện. Theo dự báo của ngành điện, mùa hè năm nay sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng trong tỉnh tăng từ 15 - 20% so với năm 2016 và công suất sử dụng cao điểm tăng khoảng 50% so với những tháng trong năm. Theo ông Bùi Xuân Tuấn, Giám đốc Điện lực Thái Thụy: Ngay sau khi cung cấp điện ổn định cho nhân dân trong

dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu, qua công tác kiểm tra hệ thống lưới điện, đơn vị đã phát hiện một số trạm biến áp và đường dây hạ áp có nguy cơ quá tải vào mùa hè. Đơn vị đã báo cáo và được Công ty Điện lực Thái Bình chấp thuận kế hoạch đầu tư, nâng cấp 9,6km đường dây 973 Thái Hưng từ 10KV lên 35KV; cải tạo nâng dung lượng 20 trạm biến áp, trong đó có trạm biến áp trung gian Dương Thanh (Thụy Thanh) từ 10.300KVA lên 12.600KVA. Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đang thực hiện xây dựng đường dây 110KV cấp điện từ trạm biến áp 220KV Thái Thụy và nâng dung lượng trạm biến áp 110KV thị trấn Diêm Điền, qua đó góp phần bảo đảm cung cấp điện liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Bên cạnh việc cung cấp điện ổn định trong mùa hè, Điện lực Thái Thụy còn chủ động xây dựng phương án cấp điện bảo đảm an toàn cho người dân và công trình điện trong mùa mưa bão. Trong tháng 4, đơn vị đã tổ chức diễn tập phòng, chống lụt, bão năm 2017

Thăm vùng sản xuất lúa giống TBR225 của xã Bình Định,

chúng tôi được chứng kiến những bông lúa trĩu hạt, vàng óng chuẩn bị cho thu hoạch hứa hẹn một vụ lúa bội thu. Ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Bình Định cho biết: Từ nhiều năm nay, HTX đã liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia sản xuất lúa giống, nông dân Bình Định luôn tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất từ khâu gieo mạ, chăm sóc đến thu hoạch để bảo đảm chất lượng lúa giống. Vụ xuân năm nay, HTX liên kết với Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình sản xuất 195ha lúa giống, trong đó 145ha giống lúa TBR225, 50ha giống lúa BC15. Theo phương thức liên kết, doanh nghiệp cung cấp giống lúa trả chậm để nông dân sản xuất theo quy trình. Cuối vụ, doanh nghiệp thu mua, giá thu mua căn cứ vào giá thị trường trước thời điểm thu mua 2 ngày. Nếu mua tươi thì giá thu mua bằng giá thị trường, nếu mua khô thì Công ty mua bằng giá thị trường cộng thêm 100 đồng/kg nhân với hệ số 1,3 lần. Với giá này, thu nhập sẽ tăng lên 1,3 lần so với cấy lúa tự do. Không chỉ nâng cao giá trị kinh tế, tham gia liên kết sản xuất lúa giống, hàng năm Công ty còn tổ chức nhiều lớp tập huấn để hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất và cam kết chặt chẽ hơn với nông dân trong khâu khử lẫn. Hình thành liên kết tự nguyện “5 cùng” trong sản xuất: cùng vùng, cùng giống, cùng thời vụ, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch nên lúa giống

15ha năm 2008, đến nay Bình Định đã quy hoạch được gần 200ha sản xuất lúa giống, vụ mùa tới, diện tích này sẽ tăng lên 300 - 320ha, mở rộng đầu ra cho cây lúa. Cũng nhờ tham gia sản xuất lúa giống đã bỏ dần tình trạng nông dân sử dụng lúa thịt làm giống, nhờ đó năng suất lúa được bảo đảm, hạn chế thấp nhất sâu bệnh.

Đến ngày 5/6, Bình Định có khoảng 40 - 60ha lúa giống TBR225 cho thu hoạch để làm giống chuyển vụ, đại trà cho thu hoạch vào trung tuần tháng 6, năng suất ước đạt 76 tạ/ha.

cho toàn thể cán bộ, nhân viên; lập dự trù vật tư, thiết bị cho việc phòng, chống thiên tai; lập phương án cấp điện khi có mưa bão xảy ra, ưu tiên cấp điện cho các trọng điểm như trạm bơm chống úng, UBND huyện, hệ thống đài phát thanh, bệnh viện, Công an huyện, Ban CHQS huyện… Đồng thời, đơn vị tổ chức phát quang hành lang lưới điện cao áp, hạ áp và phối hợp với các tổ điện địa phương xử lý triệt để các tồn tại trên lưới điện hạ áp; xử lý các tồn tại khiếm khuyết trên các đường dây, trạm biến áp cấp điện cho các trạm bơm chống úng và cơ quan điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện…

Tuy nhiên, để bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ cho mùa hè và mưa, bão sắp tới, Điện lực Thái Thụy khuyến cáo trong các ngày nắng nóng người dân nên sử dụng điện tiết kiệm bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, mua và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng được dán nhãn… Các ngành, địa phương trong huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân sử

dụng điện an toàn trong mùa mưa, bão. Theo đó, nghiêm cấm người dân buông thả diều và các vật bay gần công trình điện gây đe dọa sự cố và mất an toàn lưới điện. Khi mưa, bão xảy ra có thể gây đổ cột điện, đứt dây, vì vậy người

dân không nên tới gần khu vực này và tự ý thu dọn khi chưa có thông báo cắt điện; không di chuyển bằng tàu, thuyền trong vùng ngập lụt có đường dây điện sát với mặt nước để tránh phóng điện gây tai nạn…

TRẦN TUẤN

ĐIỆN LỰC THÁI THỤY

Bảo đảm cung cấp điện ổn định trong mùa hè

Đổi thay ở miền quê anh hùng

Đường giao thông theo tiêu chí nông thôn mới ở Hoa Lư.

Bà Bùi Thị Gấm, thôn Công Bình, xã Bình Định

Toàn bộ 1,8 mẫu ruộng của gia đình tôi đều cấy lúa giống TBR225 cho Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình. Tham gia từ những vụ đầu khi giống lúa đưa về sản xuất tại địa phương, tôi nhận thấy đây là giống lúa cho năng suất cao, ít sâu bệnh. Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của Công ty, lúa của gia đình tôi

luôn duy trì năng suất 2,7 - 2,8 tạ/sào thóc khô, cân tươi đạt 3 tạ/sào. Không kể lượng thóc để lại phục vụ nhu cầu của gia đình, với giá bán cao hơn 1,3 lần giá thóc thường, tôi thu được khoảng 30 triệu đồng/vụ từ tiền bán thóc giống. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, gặp vấn đề vướng mắc là cán bộ HTX và Công ty tạo điều kiện giúp đỡ nên chúng tôi rất yên tâm sản xuất.

BÌNH ĐỊNH

Sản xuất hiệu quả lúa giống TBR225Nhiều năm qua, việc liên kết sản xuất lúa giống với Công ty Cổ phần Tổng công ty

Giống cây trồng Thái Bình đã đem lại nhiều lợi ích cho nông dân xã Bình Định (Kiến Xương), qua đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Ông Bùi Tấn Yên,Phó Chủ tịch UBND xã Bình Định

Là xã thuần nông, từ nhiều năm nay UBND xã có chủ trương ngoài việc khuyến khích đưa các giống lúa mới, ưu tiên các giống lúa hàng hóa, chất lượng cao, xã làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa giống theo mô hình cánh đồng mẫu để tạo

thuận lợi cho sản xuất, ổn định năng suất và chất lượng sản phẩm. Chúng tôi mong muốn tỉnh, huyện, Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình có nhiều hơn nữa những cơ chế nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho nông dân, đặc biệt trong những thời điểm sản xuất gặp nhiều khó khăn, có hành lang thông thoáng trong thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Bình Định

Hàng năm, HTX liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong đó có Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình tiêu thụ gần 1.000 tấn lúa cho nông dân. Để phục vụ công tác

sản xuất lúa giống, HTX không chỉ làm tốt các khâu: làm đất, cung cấp vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật mà còn điều hành máy gặt, đặc biệt điều phối máy chuyên thu hoạch vùng sản xuất lúa giống để sản phẩm bảo đảm chất lượng, không bị lẫn tạp để nông dân yên tâm sản xuất.

LƯU NGẦN

Để bảo đảm cung cấp điện ổn định trong mùa hè năm 2017, Điện lực Thái Thụy đã chủ động triển khai nhiều biện pháp củng cố lưới điện, bảo đảm vận hành an toàn, nâng cao chất lượng cung ứng điện năng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Công nhân Điện lực Thái Thụy kiểm tra trạm biến áp. Nghiêm cấm người dân thả diều gần đường dây điện.

Nông dân Bình Định khử lẫn trên vùng sản xuất lúa giống TBR225.

Năng suất lúa TBR225 dự kiến đạt 76 tạ/ha.