1000 tinh huong ve ke toan

211
HỎI: Câu hỏi 1: Nếu một tòa nhà xây dựng đã được hoàn thành 90% và do một số lý do doanh nghiệp phải dừng việc xây dựng trong vòng 3 năm, doanh nghiệp có được phép tiếp tục ghi nhận giá trị của tòa nhà này theo nguyên giá? Các chi phí phát sinh trong lúc ngừng xây dựng (ví dụ chi phí bảo trì, an ninh. v.v.) có đựơc phép vốn hóa trong giá trị của tòa nhà hay được ghi nhận như chi phí chờ kết chuyển hoặc phải ghi nhận ngay vào chi phí. Nếu ghi vào chi phí các chi phí này có được coi là chi phí được khấu trừ cho mục đích? Gửi bài trả lời: Toà nhà này đã đầu tư, xây dựng hoàn thành được 90% nhưng chưa đưa vào sử dụng, do đó chi phí thực tế phát sinh cho đầu tư xây dựng toà nhà được phản ánh trên TK 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và được trình bày trên Bảng cân đối kế toán tại Chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” (Mã số 230) Các chi phí phát sinh trong lúc dừng xây dựng trong vòng 3 năm được tính ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ (Chi phí quản lý doanh nghiệp) (Nếu việc xây dựng toà nhà không có Ban quản lý dự án, không tổ chức kế toán riêng) và được khấu trừ cho mục đích thuế. Trường hợp có Ban quản lý dự án xây dựng toà nhà và tổ chức kế toán riêng thì chi phí bảo trì, an ninh phát sinh trong thời gian ngừng xây dựng toà nhà được hạc h toán vào chi phí quản lý dự án. Trong cả hai trường hợp này, chi phí đi vay vốn để xây dựng toà nhà (nếu vay vốn) phải tuân thủ Chuẩn mực 16 – Chi phí đi vay (ghi Nợ TK 635). HỎI: Câu hỏi 2: Một liên doanh có một tòa nhà được phân loại là bất động sản đầu tư. Quyền sử dụng đất của mảnh đất mà trên đó tòa nhà này được xây dựng là do bên Việt Nam góp vốn. Vậy giá trị quyền sử dụng đất cũng được trình bày cùng với giá trị của tòa nhà trong bất động sản đầu tư hay phải được trình bày riêng như một tài sản cố định vô hình? Gửi bài trả lời: Giá trị quyền sử dụng đất cũng được trình bày cùng với giá trị của toà nhà

Upload: hoang-minh-trong

Post on 07-Dec-2014

109 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

HỎI:

Câu hỏi 1: Nếu một tòa nhà xây dựng đã được hoàn thành 90% và do một

số lý do doanh nghiệp phải dừng việc xây dựng trong vòng 3 năm, doanh

nghiệp có được phép tiếp tục ghi nhận giá trị của tòa nhà này theo nguyên

giá? Các chi phí phát sinh trong lúc ngừng xây dựng (ví dụ chi phí bảo trì, an

ninh. v.v.) có đựơc phép vốn hóa trong giá trị của tòa nhà hay được ghi nhận

như chi phí chờ kết chuyển hoặc phải ghi nhận ngay vào chi phí. Nếu ghi

vào chi phí các chi phí này có được coi là chi phí được khấu trừ cho mục

đích?

Gửi bài trả lời:

Toà nhà này đã đầu tư, xây dựng hoàn thành được 90% nhưng chưa đưa vào

sử dụng, do đó chi phí thực tế phát sinh cho đầu tư xây dựng toà nhà được

phản ánh trên TK 241 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và được trình bày

trên Bảng cân đối kế toán tại Chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”

(Mã số 230)

Các chi phí phát sinh trong lúc dừng xây dựng trong vòng 3 năm được tính

ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ (Chi phí quản lý doanh

nghiệp) (Nếu việc xây dựng toà nhà không có Ban quản lý dự án, không tổ

chức kế toán riêng) và được khấu trừ cho mục đích thuế. Trường hợp có Ban

quản lý dự án xây dựng toà nhà và tổ chức kế toán riêng thì chi phí bảo trì,

an ninh phát sinh trong thời gian ngừng xây dựng toà nhà được hạch toán

vào chi phí quản lý dự án. Trong cả hai trường hợp này, chi phí đi vay vốn

để xây dựng toà nhà (nếu vay vốn) phải tuân thủ Chuẩn mực 16 – Chi phí đi

vay (ghi Nợ TK 635).

HỎI:

Câu hỏi 2: Một liên doanh có một tòa nhà được phân loại là bất động sản

đầu tư. Quyền sử dụng đất của mảnh đất mà trên đó tòa nhà này được xây

dựng là do bên Việt Nam góp vốn. Vậy giá trị quyền sử dụng đất cũng được

trình bày cùng với giá trị của tòa nhà trong bất động sản đầu tư hay phải

được trình bày riêng như một tài sản cố định vô hình?

Gửi bài trả lời:

Giá trị quyền sử dụng đất cũng được trình bày cùng với giá trị của toà nhà

Page 2: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

2

trong bất động sản đầu tư nhưng là 2 đối tượng BĐS đầu tư nếu có thời gian

sử dụng khác nhau hoặc có thể ghi nhận là một đối tượng BĐS đầu tư nếu

cùng một thời gian sử dụng và phải thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận BĐS đầu

tư.

HỎI:

Câu hỏi 3: Nếu một doanh nghiệp có một tòa nhà vừa sử dụng làm khách

sạn vừa sử dụng để cho thuê văn phòng, doanh nghiệp có phải áp dụng

chuẩn mực VAS 05 - Bất động sản đầu tư hay không? Nếu có căn cứ để

phân chia và ghi nhận giá trị của tòa nhà vào giá trị tài sản cố định (phục vụ

hoạt động của khách sạn) và vào bất động sản đầu tư (phục vụ cho thuê văn

phòng) là gì?

Gửi bài trả lời:

Nên dựa vào VAS 05, đoạn 05 đến đoạn 12 để đánh giá. Nếu có thể tách

riêng rẽ giá trị của các phần tòa nhà dùng làm khách sạn và của các phần tòa

nhà dùng cho thuê làm văn phòng thì hạch toán các phần tài sản này một

cách riêng rẽ. Nếu không thể tách được, thì nếu phần lớn toà nhà dùng cho

mục đích cho thuê làm văn phòng thì có thể coi toàn bộ tòa nhà là bất động

sản đầu tư và ngược lại. Đồng thời phải thuyết minh rõ trên BCTC tiêu

chuẩn cụ thể khi phân loại. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để xây

dựng nên các tiêu chí phân chia, ví dụ có thể căn cứ vào diện tích (m2), vào

doanh thu từ hoạt động khách sạn và hoạt động cho thuê văn phòng. Nếu

khó xác định cần xem xét trên cơ sở các đặc điểm cụ thể để có thể thực hiện

phù hợp với định nghĩa BĐS đầu tư.

HỎI:

Câu hỏi 4: Cho ví dụ hướng dẫn về khấu hao bất động sản đầu tư là quyền

sử dụng đất chờ tăng giá. Theo qui định hiện nay có sự khác biệt giữa quyền

sử dụng đất có thời hạn và không có thời hạn ?

Gửi bài trả lời:

Theo qui định hiện hành của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh

nghiệp thì TSCĐ vô hình và Bất động sản đầu tư chỉ trích khấu hao đối với

Page 3: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

3

quyền sử dụng đất có thời hạn. Ví dụ một doanh nghiệp mua quyền sử dụng

đất trong một khu đô thị trong vòng 50 năm và xây dựng trên mảnh đất đó

một toà nhà cho thuê trong 50 năm thì BĐS đầu tư là quyền sử dụng đó được

trích khấu hao tối thiểu là 50 năm. Quyền sử dụng đất lâu dài không được

tính khấu hao.

HỎI:

Câu hỏi 5: Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một

loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng

khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt

Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời

điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định

khác. -Quy định này hiện nay có còn mang tính bắt buộc không? -Số liệu

được quy đổi sang đồng Việt Nam phải được trình bày chung trong báo cáo

gốc (báo cáo này sẽ có 4 cột số liệu thay vì 2 cột) hay phải được trình bày

trên một báo cáo riêng biệt với chú thích là báo cáo chuyển đổi

Gửi bài trả lời:

Quy định này hiện nay vẫn có hiệu lực và việc chuyển đổi Báo cáo tài chính

sử dụng ở Việt Nam từ đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái

do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập Báo

cáo tài chính là quy định mang tính bắt buộc. Theo Luật kế toán (điều 11) và

theo các văn bản hướng dẫn Luật kế toán thì các đơn vị kế toán chủ yếu thu,

chi bằng ngoại tệ khi chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính qui định làm

đơn vị tiền tệ kế toán không phải xin phép Bộ Tài chính. Tuy nhiên hiện nay

Thông tư 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 hướng dẫn thực hiện chế độ

kế toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước

ngoài hoạt động tại Việt Nam có qui định: “đối với các doanh nghiệp, tổ

chức có vốn nước ngoài hoạt động thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ được chọn

một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán và phải được Bộ Tài chính đồng

ý bằng văn bản trước khi thực hiện“ (điểm 9, mục I).

Số liệu được qui đổi ra đồng Việt Nam có thể trình bày trong một báo cáo

riêng biệt với chú thích là báo cáo chuyển đổi và đính kèm với báo cáo tài

chính lập bằng ngoại tệ đã được kiểm toán hoặc trình bày chung trong một

báo cáo. Báo cáo này sẽ có 4 cột, 2 cột theo đơn vị tiền tệ kế toán của đơn vị

và 2 cột theo đơn vị tiền đồng Việt Nam. Báo cáo Tài chính đã chuyển đổi ra

đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm khoá sổ lập BCTC được sử dụng để

Page 4: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

4

tổng hợp báo cáo chung, không sử dụng để xử lý các nghĩa vụ tài chính của

đơn vị

HỎI:

Câu hỏi 6: Các DN vừa và nhỏ áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết

định 144 có phải trình bày BCTC năm 2005 theo quy định của Thông tư

23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2005 của Bộ Tài chính không?

Gửi bài trả lời:

Về nguyên tắc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải lập và trình bày Báo cáo

tài chính theo qui định của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

và được vận dụng các qui định cụ thể theo QĐ 1177 và QĐ 144. Theo thông

tin từ Bộ Tài chính, Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

đang được Bộ Tài chính nghiên cứu và dự kiến ban hành lại trong năm 2006,

khi đó sẽ có hướng dẫn cụ thể.

HỎI:

Câu hỏi 7: Luật Kế toán, đoạn 11 qui định: ...Đơn vị kế toán chủ yếu thu,

chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định

làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại

Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác.. - Quy định này hiện nay có còn

mang tính bắt buộc không? - Số liệu được quy đổi sang đồng Việt Nam phải

được trình bày chung trong báo cáo gốc (báo cáo này sẽ có 4 cột số liệu thay

vì 2 cột) hay phải được trình bày trên một báo cáo riêng biệt với chú thích là

báo cáo chuyển đổi.

Gửi bài trả lời:

Quy định này hiện nay vẫn có hiệu lực và việc chuyển đổi Báo cáo tài chính

sử dụng ở Việt Nam từ đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái

do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập Báo

cáo tài chính là quy định mang tính bắt buộc. Theo Luật kế toán (điều 11) và

Page 5: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

5

theo các văn bản hướng dẫn Luật kế toán thì các đơn vị kế toán chủ yếu thu,

chi bằng ngoại tệ khi chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính qui định làm

đơn vị tiền tệ kế toán không phải xin phép Bộ Tài chính. Tuy nhiên hiện nay

Thông tư 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 hướng dẫn thực hiện chế độ

kế toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước

ngoài hoạt động tại Việt Nam có qui định: “đối với các doanh nghiệp, tổ

chức có vốn nước ngoài hoạt động thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ được chọn

một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán và phải được Bộ Tài chính đồng

ý bằng văn bản trước khi thực hiện“ (điểm 9, mục I).

Số liệu được qui đổi ra đồng Việt Nam có thể trình bày trong một báo cáo

riêng biệt với chú thích là báo cáo chuyển đổi và đính kèm với báo cáo tài

chính lập bằng ngoại tệ đã được kiểm toán hoặc trình bày chung trong một

báo cáo. Báo cáo này sẽ có 4 cột, 2 cột theo đơn vị tiền tệ kế toán của đơn vị

và 2 cột theo đơn vị tiền đồng Việt Nam. Báo cáo Tài chính đã chuyển đổi ra

đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm khoá sổ lập BCTC được sử dụng để

tổng hợp báo cáo chung, không sử dụng để xử lý các nghĩa vụ tài chính của

đơn vị

HỎI:

Câu hỏi 8: Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành có cho phép

doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với các khoản lỗ trong các công ty

liên doanh mà doanh nghiệp đầu tư trong Báo cáo tài chính riêng hay

không?

Gửi bài trả lời:

Trong Chuẩn mực kế toán và theo Chế độ kế toán doanh nghiệp trước đây

không cho phép trích lập dự phòng cho khoản lỗ trong các công ty liên

doanh mà doanh nghiệp đầu tư. Do vậy doanh nghiệp không được trích lập

dự phòng cho các khoản lỗ ở các công ty liên doanh trên báo cáo tài chính

riêng. Tuy nhiên theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Thông

tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế

độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất

các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá,

công trình xây lắp tại doanh nghiệp có qui định doanh nghiệp được trích lập

dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, trong đó có lập dự phòng đối

với khoản lỗ trong các công ty liên doanh mà doanh nghiệp đang đầu tư (trừ

trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh

Page 6: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

6

trước khi đầu tư) trong Báo cáo tài chính riêng.

HỎI:

Câu hỏi 9: Theo Chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐ hữu hình mục 06(d) có

nêu ra một tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ là “có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui

định hiện hành”. Tuy nhiên tiêu chuẩn giá trị chỉ được nêu duy nhất ở Quyết

định 206/2003/QĐ-BTC ở mức từ 10 triệu đồng. Chúng tôi hiểu rằng Quyết

định 206 là cho mục đích thuế. Do hiện nay Bộ Tài chính chưa có quy định

nào về tiêu chuẩn giá trị cho mục đích kế toán, liệu các công ty có quyền áp

dụng tiêu chuẩn giá trị cao hơn 10 triệu đồng cho mục đích kế toán không ?

Đặc biệt khi các công ty phải tuân theo qui định giá trị do tập đoàn yêu cầu

và thường là ở mức cao hơn 10 triệu đồng.

Gửi bài trả lời:

Theo qui định của Chế dộ kế toán doanh nghiệp hiện hành tiêu chuẩn giá

trị để ghi nhận TSCĐ hữu hình cho mục đích kế toán cũng được áp dụng

như tiêu chuẩn giá trị để nhận biết TSCĐ hữu hình cho mục đích thuế

(xem qui định về Tài khoản 211–TSCĐ hữu hình trong Chế độ kế toán

doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

của Bộ Trưởng Bộ Tài chính). Trường hợp cá biệt doanh nghiệp muốn áp

dụng tiêu chuẩn giá trị cao hơn 10 triệu đồng (theo yêu cầu của tập đoàn)

thì đề nghị Bộ Tài chính xem xét chứng nhận theo từng trường hợp cụ thể.

Ban Tư vấn VACPA

HỎI:

Câu hỏi 10: Công ty năm 2005 được cơ quan thuế kiểm tra, sau đó cơ quan

thuế xuất toán là 40.000.000đ, trong đó chi phí QLDN khấu hao trụ sở là

30.000.000đ, chi phí tài chính là 10.000.000đ. Vậy công ty phải xử lý như

thế nào cho phù hợp với Chế độ kế toán mới và ghi bút toán như thế nào cho

đúng?

Gửi bài trả lời:

Trả lời bạn Lê Quang Văn: Trong trường hợp này cần phải căn cứ vào qui

định của Chuẩn mực kế toán số 17 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và

Page 7: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

7

Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 Hướng dẫn kế toán thực hiện

sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC

ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xem xét việc xác định và

ghi nhận thuế TNDN hoãn lại trong BCTC năm 2005 như sau:

- Chi phí tài chính 10.000.000đ bị xuất toán, giả sử là chi phí lãi tiền vay

vượt mức khống chế theo qui định của Luật thuế TNDN, thì đó là khoản

chênh lệch vĩnh viễn. khoản chênh lệch này chỉ ảnh hưởng đến việc xác định

chi phí thuế thu nhập DN hiện hành.

- Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp khấu hao trụ sở làm việc 30.000.000đ,

nếu là do khấu hao cao hơn qui định của Luật thuế TNDN, thì đó là chênh

lệch tạm thời được khấu trừ. Điều này dẫn đến việc phải ghi nhận tài sản

thuế thu nhập hoãn lại trong năm.

+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 30.000.000đ

+ Thuế suất thuế TNDN: 28%

+ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoãn lại: 30.000.000đ x 28% = 8.400.000đ

+ Bút toán ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại là:

Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 8.400.000đ

Có TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 8.400.000đ

Phùng Thị Đoan - Trưởng Ban Tư vấn VACPA

HỎI:

Câu hỏi 11: Tôi hiện đang làm việc cho công ty kiểm toán. Hiện nay tôi

đang gặp vướng mắc khi xử lý kế toán cho một khách hàng, cụ thể như sau:

Một công ty A góp vốn vào Hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty Trung

Quốc. Trong năm 2006, công ty A thu tiền 400.000.000đ từ HĐHTKD ngoài

khoản lợi nhuận được chia và hạch toán giảm vốn góp (Nợ TK 112, Có TK

222). Như vây, bên hợp doanh (hai bên đã thống nhất lập Ban điều phối để

theo dõi kế toán của HĐHTKD) sẽ hạch toán khoản tiền trả cho công ty A

như thế nào? Kính đề nghị VACPA nghiên cứu trường hợp này và có ý kiến

tư vấn giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn!

Gửi bài trả lời:

Trả lời bạn Ngô Kiều Anh: Căn cứ vào câu hỏi và trao đổi qua điện thoại

với chị Ngô Kiều Anh, chúng tôi được biết trong trường hợp nêu trên, Ban

điều phối Hợp đồng hợp tác kinh doanh đã tổ chức công tác kế toán như một

đơn vị kế toán độc lập, đã ghi nhận tài sản góp vốn của các bên (quyền sử

dụng đất, tiền, nguyên vật liệu...) vào các Tài khoản tài sản tương ứng và Tài

Page 8: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

8

khoản Nguồn vốn kinh doanh (TK411). Vậy khi trả tiền cho Công ty A

400.000.000 đồng ngoài khoản lợi nhuận được chia, thì Ban điều phối Hợp

đồng hợp tác kinh doanh phải ghi Nợ TK 411/Có TK 111,112.

HỎI:

Câu hỏi 12: Tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 12: Theo Chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐ hữu hình mục 06(d) có

nêu ra một tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ là “có đủ tiêu chuẩn giá trị theo

qui định hiện hành”. Tuy nhiên tiêu chuẩn giá trị chỉ được nêu duy nhất ở

Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ở mức từ 10 triệu đồng. Chúng tôi hiểu rằng

Quyết định 206 là cho mục đích thuế. Do hiện nay Bộ Tài chính chưa có quy

định nào về tiêu chuẩn giá trị cho mục đích kế toán, liệu các công ty có

quyền áp dụng tiêu chuẩn giá trị cao hơn 10 triệu đồng cho mục đích kế

toán không ? Đặc biệt khi các công ty phải tuân theo qui định giá trị do tập

đoàn yêu cầu và thường là ở mức cao hơn 10 triệu đồng.

Trả lời: Theo qui định của Chế dộ kế toán doanh nghiệp hiện hành tiêu

chuẩn giá trị để ghi nhận TSCĐ hữu hình cho mục đích kế toán cũng được

áp dụng như tiêu chuẩn giá trị để nhận biết TSCĐ hữu hình cho mục đích

thuế (xem qui định về Tài khoản 211–TSCĐ hữu hình trong Chế độ kế toán

doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

của Bộ Trưởng Bộ Tài chính). Trường hợp cá biệt doanh nghiệp muốn áp

dụng tiêu chuẩn giá trị cao hơn 10 triệu đồng (theo yêu cầu của tập đoàn) thì

đề nghị Bộ Tài chính xem xét chứng nhận theo từng trường hợp cụ thể.

HỎI:

Câu hỏi 13: Theo VAS 04- TSCĐ vô hình, đoạn 48, chi phí trước thành lập

và một số chi phí trước hoạt động được phân bổ dần vào chi phí trong vòng

3 năm. Theo Thông tư 55/2002/TT- BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh

nghiệp Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt

động tại Việt Nam, đoạn 6.1, chi phí này được phép kết chuyển trong vòng 5

năm. Vậy doanh nghiệp cần tuân theo quy định nào ?

Gửi bài trả lời:

Page 9: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

9

Chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình được ban hành theo Quyết định

số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và được hướng dẫn thực hiện trong

Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002. Tại đoạn 48, Chuẩn mực số

04 – TSCĐ vô hình có qui định: “Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế

trong tương lai cho doanh nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi

phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước

hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập... được ghi nhận là chi phí sản

xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh

doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm”.

Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 hướng dẫn Chế độ kế toán

doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước

ngoài hoạt động tại Việt Nam qui định chi phí thành lập doanh nghiệp được

phân bổ tối đa 5 năm (điểm 6.1), còn lại các loại chi phí trước hoạt động

khác (chi phí đào tạo công nhân, nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý và chi

phí chuẩn bị sản xuất ...) được phân bổ tối đa 3 năm (điểm 6.4) (Thông tư

55/2002/TT-BTC không qui định tất cả các chi phí trước hoạt động đều

được phân bổ tối đa 5 năm).

Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-

BTC cũng chưa bãi bỏ qui định của Thông tư 55/2002/TT-BTC. Do đó

trường hợp nêu ra trong câu hỏi thì các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư

nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vẫn được thực hiện theo qui định tại

Thông tư số 55/2002/TT-BTC về thời gian phân bổ chi phí thành lập doanh

nghiệp (tối đa 5 năm).

HỎI:

Câu hỏi 14: Hoạt động bảo hiểm

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi: Hoạt động bảo hiểm

Hoa hồng

Hoa hồng bảo hiểm được ghi nhận theo phương pháp dồn tích hay phương

pháp thực thu thực chi ? Hiện có thể tham chiếu qui định nào về phương

thức hạch toán hoa hồng bảo hiểm?

Doanh thu

Theo Thông tư 99/2004/TT-BTC, doanh thu bảo hiểm được ghi nhận khi

doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã

đóng phí bảo hiểm trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có thoả thuận cho

Page 10: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

10

bên mua bảo hiểm được nợ phí bảo hiểm.

Vậy có thể hiểu rằng đối với các hợp đồng bảo hiểm có ghi ngày hiệu lực

trước ngày 31/12, doanh nghiệp bảo hiểm đã gửi cho khách hàng ký trước

ngày 31/12 và bản hợp đồng được khách hàng ký nhận và gửi lại sau ngày

31/12 nhưng chưa đóng phí bảo hiểm (vì theo hợp đồng thì chưa đến kỳ

đóng) thì không được coi là doanh thu trong năm?

Trả lời: Hoa hồng bảo hiểm được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán dồn

tích. Cần tham chiếu các Chuẩn mực kế toán số 1 “Chuẩn mực chung”,

Chuẩn mực Kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và Thông tư số

99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số

43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ qui định chế độ

tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo

hiểm.

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận với bên mua bảo hiểm việc

đóng phí bảo hiểm theo kỳ thì doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu

nhập tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí bảo hiểm đã phát sinh, không hạch

toán vào thu nhập phần phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên mua bảo hiểm phải

nộp phí theo như đã thoả thuận (tham chiếu Thông tư 99).

HỎI:

Câu hỏi 15: Hạch toán bình gas đối với công ty kinh doanh gas (khí đốt)

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 15: Hạch toán bình gas đối với công ty kinh doanh gas (khí đốt)

Ngày 21/6/2005, Thứ trưởng Bộ tài chính ký công văn số 7640/TC/TCT yêu

cầu các công ty kinh doanh gas hạch toán vỏ bình gas có giá trị dưới 10

triệu đồng như là công cụ, dụng cụ. Công văn này cũng yêu cầu các công ty

hạch toán vỏ bình gas là TSCĐ phải ghi nhận lại là công cụ, dụng cụ. Liệu

chúng tôi có thể hiểu là vỏ bình gas phải được hạch toán lại là hàng tồn kho

không (vì công cụ, dụng cụ là một phần của hàng tồn kho) ?

Theo Thông tư 89/2002/TT-BTC về hướng dẫn 4 Chuẩn mực kế toán, Bộ Tài

chính cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp phải hạch toán các TSCĐ

không đủ tiêu chuẩn thành công cụ, dụng cụ (mục 2.6 của hướng dẫn Chuẩn

mực TSCĐ hữu hình). Tuy nhiên bút toán đưa ra lại yêu cầu chuyển các tài

Page 11: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

11

sản không đủ điều kiện vào TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị

còn lại của TSCĐ là lớn). Nếu theo tinh thần của Thông tư số 89 thì liệu vỏ

bình gas có nên hạch toán vào tài khoản chi phí trả trước dài hạn không ?

Trả lời: Công văn số 7640/TC/TCT yêu cầu các doanh nghiệp phải hạch

toán lại loại vỏ bình gas có giá trị dưới 10 triệu đồng là công cụ, dụng cụ

(nếu doanh nghiệp đang hạch toán loại vỏ bình gas này là TSCĐ). Công cụ,

dụng cụ được phân loại là một bộ phận của hàng tồn kho, nhưng việc phân

bổ giá trị công cụ, dụng cụ đang sử dụng vào chi phí SXKD phản ánh trên

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có những qui định cụ thể riêng (tham

chiếu Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành phần qui định TK 153; TK

142; TK 242. Trường hợp này, nếu vỏ bình gas còn mới (chưa sử dụng) thì

giá gốc của chúng được hạch toán vào TK 153 – Công cụ, dụng cụ. Nếu vỏ

bình gas đã sử dụng thì giá trị còn lại của chúng được hạch toán vào TK 242

(nếu giá trị lớn) hoặc TK 142 (nếu giá trị nhỏ) và được phân bổ dần vào chi

phí sản xuất, kinh doanh.

Theo qui định của Thông tư 89/2002/TT-BTC thì giá trị còn lại của TSCĐ

hữu hình đang ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp nhưng không đủ tiêu

chuẩn ghi nhận qui định trong Chuẩn mực TSCĐ hữu hình, phải chuyển

thành công cụ dụng cụ, và kết chuyển sang tài khoản 242 – “Chi phí trả

trước dài hạn” là hợp lý. Tuy nhiên cũng cần bổ sung trường hợp nếu giá trị

còn lại của vỏ bình gas là nhỏ thì có thể kết chuyển sang tài khoản 142 - “chi

phí trả trước ngắn hạn” để phân bổ dần trong một năm tài chính.

HỎI:

Câu hỏi 16: Về việc chuyển đổi báo cáo tài chính bằng đồng USD sang báo

cáo tài chính bằng đồng Việt Nam?

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 16: (Lớp cập nhật CPA 2006 tại TP.HCM từ 24 – 28/07/2006) Điều

11 Luật kế toán qui định “Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ (ví

dụ USD) thì được chọn loại ngoại tệ do Bộ Tài chính qui định làm đơn vị

tiền tệ để kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam

phải qui đổi ra VNĐ theo tỷ giá hối đoái do NHNN Việt Nam công bố tại

thời điểm khoá sổ lập Báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luật có qui

Page 12: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

12

định khác”. Vậy phải hiểu qui định này như thế nào cho đầy đủ?

Trả lời: Qui định tại điều 11 Luật kế toán nói trên được hiểu như sau:

1. Mọi đơn vị kế toán ở Việt Nam đều phải ghi sổ kế toán, lập báo cáo

tài chính theo đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu là “đ” hay

“VNĐ”)

2. Đơn vị kế toán có doanh thu hoặc chi phí chủ yếu tính bằng ngoại tệ

(ví dụ USD) thì được chọn USD để làm đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán sau

khi xin và được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản. Như vậy, đơn vị

này được ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính bằng đơn vị USD. Nếu

có phát sinh bằng Việt Nam đồng thì phải đổi về USD để ghi sổ kế toán,

phải hạch toán chênh lệch tỷ giá giữa USD và VNĐ theo qui định về

hạch toán chênh lệch tỷ giá trên TK 413 – “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.

3. Báo cáo tài chính chính thức của đơn vị được lập bằng USD dùng để

kiểm toán, quyết toán thuế và xử lý các quan hệ kinh tế pháp lý và nộp

cho cơ quan Nhà nước Việt Nam.

4. Tuy nhiên trước khi nộp cho cơ quan Nhà nước Việt Nam (như Cục

thuế, Sở kế hoạch đầu tư, Cơ quan thống kê…) báo cáo tài chính bằng

USD nói trên phải được qui đổi ra VNĐ theo nguyên tắc tính đổi trực

tiếp từng chỉ tiêu từ USD ra VNĐ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước

công bố tại ngày kết thúc năm tài chính (ví dụ: 12/12). Khi qui đổi phải

làm tròn số theo nguyên tắc qui định tại Điều 17 Nghị định

129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ.

5. Báo cáo tài chính lập bằng USD và chuyển đổi thành VNĐ có thể là

2 bản tách rời hoặc có thể là một bản có 2 cột số liệu. Khi nộp cho cơ

quan Nhà nước phải đính kèm cả 2 bản bằng USD và VNĐ (nếu lập tách

rời).

MC – Web

HỎI:

Câu hỏi 17: (đăng ngày 07/08/2006) Phải thu nội bộ

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi: Phải thu nội bộ: trong Báo cáo tài chính không hợp nhất (báo cáo

tài chính riêng) của công ty “Nhà đầu tư”

a. Doanh thu phát sinh giữa công ty Nhà đầu tư với công ty nhận đầu tư

(công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh) được hạch toán vào phải

thu của khách hàng hay phải thu nội bộ ?

b. Công ty Nhà đầu tư cho công ty Nhận đầu tư vay, khoản vay đó có được

Page 13: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

13

hạch toán là phải thu nội bộ không ?

Trả lời

a. Doanh thu phát sinh giữa công ty “Nhà đầu tư” với công ty nhận đầu tư

(công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh) được hạch toán như quan

hệ bán hàng cho các đơn vị khác. Đó là sử dụng tài khoản 131 – “Phải thu

khách hàng” (nếu chưa thu tiền) và tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ” Khi trình bày trên BCĐKT riêng, khoản phải thu về bán

hàng và cung cấp dịch vụ này được phản ánh ở chỉ tiêu “Phải thu khách

hàng” hoặc chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng” (căn cứ vào thời hạn

phải thu là ngắn hạn hay dài hạn).

b. Công ty Nhà đầu tư cho công ty nhận đầu tư vay và phải trả lãi thì công ty

Nhà đầu tư sẽ phải hạch toán khoản cho vay này vào các tài khoản 128 –

“Đầu tư ngắn hạn khác” hoặc Tài khoản 228 – “Đầu tư dài hạn khác” (tuỳ

thuộc vào thời hạn cho vay là ngắn hạn hay dài hạn) và trình bày trên

BCĐKT riêng ở các chỉ tiêu “Đầu tư ngắn hạn” hoặc “Đầu tư dài hạn khác”.

Riêng đối với trường hợp công ty mẹ cho công ty con vay không chịu lãi

(cho vay không có tính chất là đầu tư) thì được phản ánh vào tài khoản 136 –

“Phải thu nội bộ” và trình bày trên BCĐKT riêng ở chỉ tiêu “Phải thu nội

bộ”.

PTĐ - BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 18: (đăng ngày 08/08/2006) Một doanh nghiệp nhận được một

khoản tiền do đền bù giải phóng mặt bằng. Tiền đã nhận nhưng tài sản chưa

bị thu hồi. Vậy khi nhận được tiền doanh nghiệp phải tạm hạch toán vào

đâu? Và khi phát sinh nghiệp vụ tài sản bị thu hồi thì phải hạch toán đầy đủ

như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Khoản tiền đã nhận do được đền bù giải phóng mặt bằng khi chưa

bị thu hồi mặt bằng được hạch toán vào Tài khoản 338.8 – “Phải trả, phải

nộp khác”. Khi thực sự phải giải phóng, bàn giao mặt bằng doanh nghiệp

phải ghi nhận vào thu nhập khác đối với khoản tiền đã nhận đền bù, ghi:

Nợ Tài khoản 338.8 – “Phải trả phải nộp khác”

Có Tài khoản 711 – “Thu nhập khác”

Và ghi nhận vào chi phí khác đối với giá trị thực tế tài sản bị thu hồi, ghi:

Page 14: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

14

Nợ Tài khoản 811 – “Chi phí khác”

Có Tài khoản 213 – “TSCĐ vô hình” (2131 - Quyền sử dụng đất)

Có các Tài khoản khác có liên quan (nếu có)

PTĐ-BBT

HỎI:

Câu hỏi 19: (đăng ngày 10/08/06) Ghi nhận tiền thuê đất của các công ty

trong khu công nghiệp

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 19: Ghi nhận tiền thuê đất của các công ty trong khu công

nghiệp

Hiện nay, các công ty 100% vốn nước ngoài thường tiến hành thuê đất của

các khu công nghiệp theo toàn bộ thời gian của giấy phép đầu tư và trả tiền

một lần. Tuy nhiện việc ghi nhận chi phí thuê đất nay không nhất quán giữa

các công ty, cụ thể có công ty ghi nhận vào TK 242 – Chi phí trả trước dài

hạn, trong khi một số công ty khác lại ghi nhận vào TK 2131 – TSCĐ vô

hình (quyền sử dụng đất)

Theo Thông tư sô 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002, quyền sử dụng đất vừa

có thể ghi nhận vào TK 2131 lại vừa có thể ghi nhận vào TK 242.

Liệu việc ghi nhận tiền thuê đất của các công ty 100% vốn nước ngoài trong

các khu công nghiệp vào TK 2131 có hợp lý không nếu một trong những

điều kiện sau đây thoả mãn:

- Khu công nghiệp đã hạch toán việc cho thuê đất này như một giao

dịch bán đất (cụ thể, chi phí liên quan đến lô đất bán đã được kết chuyển

vào giá vốn hàng bán)

- Ban quản lý khu công nghiệp hoặc một cơ quan có thẩm quyền đã cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

thuê đất.

Trong hợp đồng giữa khu công nghiệp và đơn vị thuê đất có điều khoản thoả

thuận cho phép đơn vị thuê đất chuyển giao quyền của mình liên quan đến lô

đất cho một đơn vị thứ ba.

Trả lời: Tại Điều 4, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ

Tài chính có ghi: “Các nội dung qui định trong các Quyết định ban hành

Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế

toán đợt 1 đến đợt 5 không trái với nội dung qui định tại Quyết định này vẫn

Page 15: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

15

có hiệu lực thi hành”. Do đó việc kế toán chi phí thuê đất của các khu công

nghiệp theo toàn bộ thời gian của giấy phép đầu tư và trả tiền một lần được

thực hiện theo qui định của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006,

đó là: Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì số tiền trả trước về thuê đất có thời

hạn được hạch toán là TSCĐ vô hình (TK 213), không hạch toán là chi phí

trả trước dài hạn (TK 242).

PTĐ - BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 20: (đăng ngày 11/08/2006) VAS 1 – Chuẩn mực chung

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 20: VAS 1 – Chuẩn mực chung (đoạn 40 và 41)

... Tài sản đuợc ghi nhận trong bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp chắc

chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai...và ... tài sản không đuợc ghi

nhận trong bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ

mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó

đuợc ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát

sinh.....

Suy giảm giá trị tài sản

Tuy VAS 03 -Tài sản cố định hữu hình chưa yêu cầu đánh giá các khoản suy

giảm giá trị tài sản, Các doanh nghiệp có thể vận dụng đoạn 40, 41 của VAS

01 để ghi nhận các khoản suy giảm giá trị tài sản được không?

Trả lời: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình chưa yêu cầu

đánh giá các khoản suy giảm giá trị TSCĐ hữu hình là vì hiện nay Bộ Tài

chính chưa soạn thảo ban hành chuẩn mực kế toán “Tổn thất tài sản” dựa

trên Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 – “Tổn thất tài sản”. Lý do chưa ban

hành là do Chuẩn mực “Tổn thất tài sản” có nội dung khó, phức tạp, chưa đủ

khả năng áp dụng vào điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Do đó, hiện nay

doanh nghiệp chưa thể dựa vào 2 đoạn 40, 41 của Chuẩn mực số 01 để làm

cơ sở cho việc tính toán, ghi nhận tổn thất tài sản theo tinh thần của IAS 36.

PTĐ - BBT Web

Page 16: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

16

HỎI:

Câu hỏi 21: (đăng ngày 14/08/2006) Việc sử dụng tỷ giá hối đoái

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 21: Một số doanh nghiệp có vướng mắc về việc sử dụng tỷ giá hối

đoái nào khi chuyển đổi báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt

Nam để nộp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp

doanh nghiệp được chấp thuận cho sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ chính

thức trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính?

Trả lời: Đối với các doanh nghiệp, tổ chức đã được Bộ Tài chính chấp thuận

cho sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ chính thức trong ghi chép kế toán và

lập báo cáo tài chính, tỷ giá hối đoái quy định sử dụng để quy đổi báo cáo tài

chính cuối kỳ kế toán năm ra Đồng Việt Nam để gửi cho các cơ quan quản lý

Nhà nước là tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam công bố vào ngày cuối kỳ kế toán năm. Tỷ giá này được sử

dụng để quy đổi cho tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính năm.

PTĐ-BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 22: (ngày 21/08/06) chuyển nhượng vốn góp trong liên doanh

(quyền sử dụng đất) cho đối tác, liên doanh trở thành công ty 100% vốn

nước ngoài.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 22: Trường hợp bên Việt Nam chuyển nhượng vốn góp trong liên

doanh (quyền sử dụng đất) cho đối tác, liên doanh trở thành công ty 100%

vốn nước ngoài, một số công ty đề nghị giữ nguyên vốn như của công ty liên

doanh khi đã chuyển sang công ty 100 % vốn nước ngoài. Khi Bên nước

ngoài thuê lại giá trị quyền sử dụng đất từ đối tác Việt Nam có sự chênh lệch

giữa giá trị quyền sử dụng đất còn lại và giá trị quyền sử dụng đất được thuê

lại. Chênh lệch này được xử lý như thế nào và có ảnh hưởng vào báo cáo thu

nhập, chi phí hay không?

Trả lời: Về nguyên tắc khi các chủ sở hữu của một liên doanh chuyển

Page 17: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

17

nhượng phần vốn góp cho nhau thì không ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh

doanh của liên doanh này nếu không có việc bên chuyển nhượng vốn rút tài

sản ra khỏi liên doanh này. Tuy nhiên, trường hợp chuyển nhượng vốn góp

của phía Việt Nam có liên quan đến quyền sử dụng đất do bên Việt Nam

góp, mà sau khi chuyển nhượng vốn, công ty liên doanh trở thành công ty

100% vốn nước ngoài và phải chuyển sang thuê đất thì tài sản là quyền sử

dụng đất do bên Việt Nam góp vốn ban đầu đã được rút ra khỏi công ty phải

thực hiện như sau:

- Công ty 100% vốn phải ghi giảm quyền sử dụng đất và ghi giảm nguồn

vốn kinh doanh tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất còn lại.

- Việc giữ nguyên hoặc ghi tăng vốn của công ty 100% vốn nước ngoài phụ

thuộc vào việc đầu tư tiếp theo của chủ sở hữu, như sau:

+ Đối với giá trị hợp đồng thuê đất:

Nếu công ty mẹ trả tiền thuê đất thì giá trị ghi trên hợp đồng thuê đất có thể

coi đây là một khoản đầu tư bổ sung của Công ty mẹ và được ghi tăng vốn

tương ứng với giá trị thuê đất. Đồng thời nếu công ty mẹ đã thực trả tiền thì

đơn vị có thể hạch toán tăng vốn góp của Công ty mẹ và ghi tăng khoản chi

phí trả trước.

Nếu công ty 100% vốn phải trả tiền thuê đất thì không được ghi tăng vốn

đầu tư của công ty mẹ vào công ty 100% vốn.

+ Đối với các chi phí khác:

Các chi phí khác nếu liên quan trực tiếp vào hoạt động của liên doanh (nay

là công ty 100% vốn nước ngoài) do Công ty mẹ chi trả hộ trực tiếp, hoặc

đảm bảo quyền được chi trả thì được coi là vốn đầu tư bổ sung và được ghi

tăng nguồn vốn chủ sở hữu nếu có bằng chứng chứng minh hợp pháp, hợp

lệ. Ví dụ: Chi phí giải tỏa mặt bằng, chi phí đền bù, ... (nếu có) quy định tại

Hợp đồng thuê đất hoặc chi phí khác (nếu có) công ty 100% vốn nước ngoài

phải trả nhưng được Công ty mẹ trả hộ.

Đơn vị cần căn cứ vào các số liệu thực tế để hạch toán tăng giảm nguồn vốn

và các tài sản khác. Việc giữ nguyên nguyên giá và khấu hao giá trị quyền

sử dụng đất theo luật định như trên là không hợp lý. Vì trên thực tế đơn vị

không nắm giữ quyền sử dụng đất như là một tài sản mà thực hiện thuê đất

theo hợp đồng, do đó chi phí thuê đất từng kỳ được hạch toán như một

khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh (theo quy định tại khoản 2

Điều 4 Quyết định 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính). Khi

giữ nguyên nguyên giá và khấu hao thì sẽ phản ánh không đúng chi phí để

xác định kết quả kinh doanh.

PTĐ -

Page 18: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

18

BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 23: (ngày 22/08/06) Một số doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện chế

độ kế toán theo IAS, bây giờ IAS thay đổi có phải đăng ký lại không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Theo quy định điểm 2 Phần I Thông tư 122/2004/TT-BTC ngày

22/12/2004 của Bộ Tài chính “Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có vốn

nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ Luật Kế

toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán Việt Nam; việc tổ chức công

tác kế toán phải tuân thủ các nguyên tác, nội dung, phương pháp kế toán,

phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính theo quy định của chuẩn

mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam”. Do đó, các doanh

nghiệp đã đăng ký thực hiện Chế độ kế toán theo IAS phải nhanh chóng

chuyển đổi sang thực hiện Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo đúng

quy định của pháp luật hiện hành, không được tiếp tục thực hiện kế toán

hiện theo IAS.

PTĐ - BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 24: (ngày 23/08/06) Kỳ kế toán năm

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 24: Một số doanh nghiệp FDI đã được chấp thuận kỳ kế toán năm

12 tháng tròn (ví dụ: Từ 15/02 năm trước đến 14/02 năm sau). Hiện nay,

theo quy định của Luật Kế toán ngày 17/06/2003 và Thông tư 122/2004/TT-

BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính yêu cầu kỳ kế toán năm khác với

năm dương lịch phải là tròn quý thì xử lý như thế nào. Nếu Công ty Mẹ ở

nước ngoài có kỳ kế toán năm khác với công ty con ở Việt Nam thì xử lý như

thế nào khi hợp nhất báo cáo tài chính?

Trả lời:

Chỉ có 4 kỳ kế toán năm: Từ 01/01 đến 31/12; từ 01/04 đến 31/03 năm sau;

từ 01/07 đến 30/06 năm sau; từ 01/10 đến 30/09 năm sau.

Page 19: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

19

Theo quy định tại đoạn 16, 17, chuẩn mực kế toán số 25, Các báo cáo tài

chính lập vào thời điểm cách nhau 3 tháng vẫn có thể sử dụng để lập báo cáo

tài chính hợp nhất. Tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán, độ dài của

kỳ báo cáo và sự khác nhau về thời điểm lập báo cáo tài chính phải thống

nhất qua các thời kỳ.

PTĐ - BBT

Web

HỎI:

Câu hỏi 25: (ngày 25/08/06) Công ty đi thuê đất để hoạt động, khi nhận đất

để xây dựng nhà máy, công ty có phát sinh thêm các khoản chi như: chi hỗ

trợ thêm đơn giá đất cho dân, chi hỗ trợ cho địa phương xây dựng các công

trình phúc lợi,… Các khoản chi này được hạch toán vào đâu và có được coi

là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Đối với các khoản chi hỗ trợ trên nếu có chứng từ hợp lý, hợp lệ thì được

hạch toán vào TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn và được phân bổ dần vào

chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp với mực đích và thời hạn thuê đất.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm 6, mục IV, Phần B Thông tư

128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính thì các khoản chi

không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như chi về XDCB, chi

ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội, địa phương, chi từ thiện và các khoản

chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế sẽ không được

tính vào chi phí hợp lý. Như vậy, các khoản chi trên sẽ bị loại trừ khi xác

định thu nhập chịu thuế.

PTĐ - BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 26: (ngày 25/08/06) Tự đánh giá, phân bổ và chi tiết lại giá trị của

từng TSCĐ.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 26:

Page 20: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

20

Một công ty A bị giải thể. Cán bộ CNV công ty A đứng ra xin thành lập 1

công ty cổ phần ABC từ việc mua lại toàn bộ giá trị tài sản từ Hội đồng giải

thể. Trong số cổ đông công ty ABC có một cổ đông nắm giữ hơn 51% quyền

biểu quyết được thành lập từ vốn nhà nước. Giá trị tài sản cố định trên sổ sách công ty ABC được ghi nhận theo số liệu

bàn giao từ Hội đồng giải thể. Sau 3 năm hoạt động, công ty ABC nhận xét

giá trị của từng tài sản cố định trên sổ sách so với TSCĐ trên thực tế là

không phù hợp về giá trị. Ví dụ: một TSCĐ có giá trị rất lớn theo sổ sách

nhưng trên thực tế được đánh giá là có giá trị nhỏ, một số tài sản khác thì

ngược lại với giá trị trên sổ sách nhỏ nhưng giá trị được đánh giá trên thực

tế là lớn. Với nhận xét trên, công ty ABC muốn tự đánh giá, phân bổ và chi tiết lại giá

trị của từng TSCĐ tuy nhiên tổng giá trị TSCĐ là không thay đổi. Từ đó

công ty ABC sẽ xác định lại thời gian khấu hao hợp lý hơn kể từ ngày chi

tiết lại giá trị TSCĐ để báo cáo tài chính được phản ánh chính xác, trung

thực và hợp lý hơn.

Hỏi:

1- Cách làm như trên của công ty ABC có được chấp nhận không? Nếu được

thì những thủ tục theo quy định là gì? Cần tham khảo văn bản nào?

2- Sau khi xác định lại giá trị chi tiết của từng TSCĐ thì có phải áp dụng hồi

tố cho 3 năm trước đây kể từ ngày nhận TSCĐ từ Hội đồng giải thể không?

Trả lời (bạn Hoàng Yến Đoan):

Theo qui định hiện hành của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh

nghiệp thì việc đánh giá, phân bổ chi phí mua cho từng tài sản, công nợ có

thể xác định được khi mua doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm mua.

Trường hợp nêu trong câu hỏi chưa có qui định nào cho phép đánh giá lại

TSCĐ sau 3 năm hoạt động kể từ ngày mua doanh nghiệp.

PTĐ – BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 27: (ngày 30/08/06) Hạch toán quĩ phí phục vụ.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 27: Công ty hoạt động trong ngành du lịch, phát sinh doanh thu phí

phục vụ và hình thành nên quĩ phí phục vụ. Theo công văn 3592/TC-TCT

Page 21: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

21

ngày 18/11/1999 của Bộ tài chính hướng dẫn về việc hạch toán quĩ phí phục

vụ (sử dụng tài khoản 5119, tài khoản 6429 và tài khoản 4219 để hạch

toán). Nhưng Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài

chính ban hành thay thế Quyết định 1141 thì việc áp dụng tài khoản để sử

dụng có còn như cũ không vì trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC không đề

cập đến vấn đề này?

Trả lời bạn Phan Thị Quỳnh Như: Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban

hành tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính thì

các công ty, Tổng công ty có thể bổ sung thêm các tài khoản cấp 1, cấp 2 để

phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đặc thù phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh

doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị nhưng phải được sự

chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính khi thực hiện.

Trường hợp nêu trong câu hỏi đơn vị có thể mở thêm các Tài khoản cấp 2

phù hợp để phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận chưa phân phối liên

quan đến phí phục vụ trong hoạt động du lịch, nhưng phải được Bộ Tài

chính chấp thuận.

PTĐ-BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 28: (ngày 31/08/06) Đối với các điều chỉnh sai sót trọng yếu phải

điều chỉnh hồi tố.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 28: Đối với các điều chỉnh sai sót trọng yếu phải điều chỉnh hồi tố,

chỉ điều chỉnh số dư đầu kỳ của bảng cân đối và báo cáo kết quả kinh

doanh. Như vậy số liệu trên sổ sách kế toán sẽ không khớp với Báo cáo tài

chính tại thời điểm điều chỉnh. Vấn đề này được điều chỉnh như thế nào?

Trả lời bạn Huỳnh Công Minh: Tại thông tư số 20/2006/TT-BTC Mục

1.2.2 đã qui định cụ thể phương pháp điều chỉnh hồi tố khi điều chỉnh sai sót

trọng yếu phát sinh trong các năm trước. Theo hướng dẫn này, ảnh hưởng

luỹ kế do điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu phát sinh trong các năm trước

được điều chỉnh vào dòng số dư đầu năm của các Tài khoản kế toán có liên

quan trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của năm hiện tại. Đồng

thời phải trình bày lại số liệu trên cột thông tin so sánh của Bảng CĐKT của

các năm bị ảnh hưởng vào Bản thuyết minh BCTC của năm hiện tại. Như

Page 22: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

22

vậy, sổ kế toán của các năm trước không có sự điều chỉnh hoặc sửa chữa nào

là hoàn toàn hợp lý, vì sổ kế toán các năm trước đã đưa vào lưu trữ theo qui

định. Sự không khớp giữa BCTC tại thời điểm điều chỉnh và số liệu trên sổ

kế toán các năm trước là điều không tránh khỏi, tuy nhiên, điều này đã được

giải trình trong Bản thuyết minh BCTC của năm hiện tại.

PTĐ-BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 29: (ngày 05/09/06) Giữa thông tư 13/2006/TT-BTC ngày

27/02/2006 hướng dẫn Chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng

giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và

vảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp và Quyết

định 15/2006/QĐ-BTC có qui định nội dung các khoản trích lập dự phòng.

Giữa Thông tư 13 và Quyết định 15 có sự khác nhau. Tại Thông tư 13: “Nếu

trích dự phòng năm nay nhỏ hơn năm trước thì được hoàn nhập, ghi tăng thu

nhập khác”. Tại Quyết định 15: “Nếu trích dự phòng năm nay nhỏ hơn năm

trước thì được ghi giảm chi phí đã trích lập dự phòng”. Vậy xin hỏi khi trích

lập cũng như hoàn nhập theo Quyết định 15 hay theo Thông tư 13.

Gửi bài trả lời:

Trả lời bạn Phạm Thị Ngọc Liên và bạn Phạm Minh Đăng: Theo Luật

ban hành văn bản thì việc trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng sẽ

được thực hiện theo Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-

BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Vì Chế độ kế toán ban hành theo

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC được ban hành ngày 20/03/2006, Thông tư

13/2006/TT-BTC được ban hành ngày 22/02/2006. Khi trích lập các khoản

dự phòng được tính vào chi phí, khi hoàn nhập các khoản dự phòng phải ghi

giảm chi phí là hợp lý vì cách ghi nhận như vậy không làm chi phí và thu

nhập tăng lên một cách giả tạo.

PTD-BBT Web

HỎI:

Câu hỏi 30: (ngày 05/10/06) Giải thích giúp cách phân biệt những chi phí

để hạch toán vào tài khoản: - Chi phí trả trước ngắn hạn (142) - Chi phí trả

trước dài hạn (242) Trường hợp có phát sinh khoản chi phí vào tháng

12/20xx, đơn vị định phân bổ trong 2 tháng. Như vậy sẽ hạch toán khoản

Page 23: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

23

phát sinh này vào Tài khoản 142 hay 242 ? Trường hợp có một khoản chi

phí phát sinh vào tháng 01/20xx, đơn vị định phân bổ trong 12 tháng. Khoản

chi phí này sẽ hạch toán vào Tài khoản 142 hay 242 ?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Việc ghi nhận một khoản chi phí trả trước là chi phí trả trước dài hạn hay chi

phí trả trước ngắn hạn cần phải căn cứ vào định nghĩa tài sản ngắn hạn qui

định trong Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày Báo cáo Tài chính” và

hướng dẫn cụ thể về các Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và Tài

khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” (Qui định trong Chế độ kế toán doanh

nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) để phân biệt và ghi

nhận. Trường hợp nêu trong câu hỏi chi phí trả trước phát sinh vào tháng

12/20xx, thời gian phân bổ là 2 tháng hoặc chi phí trả trước phát sinh vào

tháng 01/20xx, thời gian phân bổ 12 tháng, cả hai trường hợp này đều được

ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn, hạch toán vào Tài khoản 142.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 31: (Ngày 16/10/2006) Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày

14/9/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi

thấy không có các TK 621, 622, 627 vậy chi phí SXKD sẽ được tập hợp vào

đâu và tính giá thành sản phẩm như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời câu hỏi của Bạn Hoa Thị Thanh Hương

Theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 quy định việc kế toán tập hợp

chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm được sử dụng Tài khoản 154 “ Chi

phí sản xuất kinh doanh dở dang” (đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn

kho theo phương pháp kê khai thường xuyên); và sử dụng tài khoản 631

“Giá thành sản xuất “ (đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo

phương pháp kiểm kê định ký). Các hướng dẫn cụ thể về kế toán tập hợp chi

phí SXKD và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, bạn

vui lòng tham chiếu quy định tại QĐ 48/2006. Việc không quy định sử dụng

các tài khoản 621, 622, 627 là xuất phát từ lý do đơn giản hoá công việc kế

toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn có

nhu cầu bổ sung thêm các tài khoản cấp 1 thì có thể làm công văn, đề nghị

Page 24: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

24

Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.

B.B.T Web

HỎI:

Câu hỏi 32: (ngày 25/10/06) Hạch toán doanh thu, chi phí khoản kinh phí

nộp lên Tổng công ty như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Về việc hạch toán khoản kinh phí nộp lên TCT, ngày 23/10/2006, tại công

văn số 379/TCDN-NV3 của Bộ tài chính đã trả lời như sau:

“Theo qui định tại điều 40 Quy chế quản lý tài chính công ty Nhà nước và

quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo

Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 29/04/2004 của Chính phủ, Thông tư

số 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử một

số điều tại Qui chế quản lý tài chính công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà

nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản kinh phí quản lý do các doanh

nghiệp thành viên Tổng công ty nộp lên được xác định là doanh thu của

Tổng công ty, các khoản chia ra từ nguồn kinh phí trên (cấp cho các đơn vị

sự nghiệp thuộc Tổng công ty) được xác định là chi phí của Tổng công ty.

Khoản chênh lệch giữa thu – chi của nguồn kinh phí trên được xác định là

thu nhập của Tông công ty và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định

hiện hành. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch và dự toán đã được phê duyệt,

Tổng công ty tiến hành việc ký kết hợp đồng với các Trung tâm y tế, Trường

trung học và Viện nghiên cứu thuộc Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ được

giao.”

MC - Web

HỎI:

Câu hỏi 33: (ngày 21/11/06) Xin hỏi công ty của tôi là công ty vừa và nhỏ

nhưng vẫn đang sử dụng đầy đủ các tài khoản đầu 6, vậy có vấn đề gì

không? Xin cảm ơn.

Gửi bài trả lời:

Trả lời bạn Cao Tuyết Nhung:

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định

Page 25: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

25

48/2006/QĐ-BTC dừa trên cơ sở phù hợp với qui mô sản xuất, kinh doanh,

yêu cầu và trình độ quản lý, đối tượng sử dụng thong tin trên Báo cáo tài

chính. Do đó công ty của bạn cần áp dụng đúng theo qui định về hệ thống tài

khoản ban hành trong Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp

công ty bạn muốn sử dụng các tài khoản loại 6 thì phải chuyển sang áp dụng

Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-

BTC và phải đăng ký lại với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp bạn.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 34: (ngày 05/12/06) Điều kiện được gọi là doanh nghiệp nhỏ và

vừa

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 01 (bạn Đặng Thị Thanh Tâm):

Theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và

vừa, vậy xin hỏi điều kiện như thế nào được gọi là doanh nghiệp nhỏ và

vừa? qui định ở đâu? Chế độ này được thực hiện khi nào? Các biểu mẫu

BCTC, chứng từ, sổ sách có áp dụng cho niên độ hiện tại không hay được

bắt đầu áp dụng cho niên độ 2007?

Trong Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, tại điều 4 có nội dung: Công ty cổ

phần chừa niêm yết trên thị trường chứng khoán có qui mô lớn áp dụng theo

Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết địng số 15/2006/QĐ-

BTC. Xin giải thích rõ hơn về qui mô lớn được dựa trên tiêu chuẩn về vốn

chủ sở hữu hay về nhân sự, phạm vi hoạt động?

Trả lời:

- Điều kiện được gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 3 Nghị

định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát

triển DN nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản

xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành,

có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng

năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của

ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ

giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc

Page 26: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

26

một trong hai chỉ tiêu nói trên”. Tuy nhiên Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa

(Quyết định 48/2006/QĐ-BTC) không bắt buộc các doanh nghiệp thoả mãn

tiêu chí phân loại này áp dụng mà để cho các doanh nghiệp tự xem xét lựa

chọn. Nếu xét thấy DN mình là nhỏ và vừa thì áp dụng Quyết định

48/2006/QĐ-BTC trừ DNNN, công ty TNHH Nhà nước một thành viên,

công ty Cổ phần niêm yết, Hợp tác xã nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng.

Nếu là DN nhỏ và vừa nhưng muốn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp

(Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) cũng được nhưng phải thông báo cho cơ

quan thuế quản lý doanh nghiệp.

Chế độ Kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo

Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 có hiệu lực thi hành từ

ngày 01/01/2007, tức là cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2007.

Các mẫu biểu BCTC, Chứng từ, Sổ Kế toán được bắt đầu áp dụng cho

niên độ Kế toán 2007, không bắt buộc áp dụng cho niên độ hiện tại 2006.

PTĐ -

Web

HỎI:

Câu hỏi 35 (bạn Nguyễn Quốc Sử): (ngày 13/12/06) Trong Quyết định

48/2006/QĐ-BTC phần danh mục sổ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

có phần liệt kê các sổ sách cần sử dụng cho từng loại hình kế toán, tôi không

thấy biểu mẫu cụ thể cho từng loại sổ sách như thế nào, đề nghị cho biết các

biểu mẫu sơ sách trên.

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Chế độ Kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy định 04 hình thức

kế toán kèm theo phần danh mục sổ kế toán sử dụng cho từng hình thức kế toán và

mẫu biểu từng loại sổ kế toán cụ thể. Để có mẫu biểu từng loại sổ kế toán cụ thể này

bạn cần đến hiệu sách mua quyển sách “Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa” Nhà xuất bản

Thống kê do Vụ CĐKT và Kiểm toán Bộ Tài chính phát hành (vì thông tin qua mạng

không đăng tải hết được).

PTĐ - Web

Page 27: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

27

HỎI:

Câu hỏi 36 (bạn Bùi Gia Tính): (ngày 13/12/06) Công ty TNHH 100% vốn

nước ngoài có được thực hiện Chế độ kế toán theo Quyết định số

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 không? Nếu không thì theo Quyết định

nào? Quyết định 48/2006/QĐ-BTC áp dụng từ 01/01/2007 vậy BCTC năm

2007 có tuân theo Quyết định 48 không? Tài khoản 821 đã được áp dụng

chưa hay còn phải chờ Thông tư hướng dẫn?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện Chế độ kế

toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày

20/03/2006 của Bộ Tài chính hoặc Chế độ Kế toán doanh nghiệp nhỏ và

vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của

Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính năm 2007 của doanh nghiệp phải tuân

theo qui định của Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Tài khoản 821- “Chi phí

Thuế thu nhập doanh nghiệp” ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-

BTC và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC doanh nghiệp được áp dụng ngay

mà không cần có hướng dẫn nào khác.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 37: (ngày 15/12/06) Những người là bố, mẹ (kể cả bố vợ, mẹ vợ,

bố chồng, mẹ chồng), vợ, chồng, anh, chị, em (kể cả anh, chị, em nuôi), con

(kể cả con nuôi, con riêng của vợ, chồng) của người lãnh đạo đơn vị (kể cả

kế toán trưởng) có được cùng làm kế toán trong một đơn vị kế toán không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Theo qui định tại Điểm 3 Điều 51 của Luật Kế toán, những người là bố, mẹ,

vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều

hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là

doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần,... thì không được làm kế toán

trong đơn vị đó. Như vậy những người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con

được pháp luật công nhận (như: vợ, chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, bố nuôi,

mẹ nuôi và con nuôi hợp pháp) với người có trách nhiệm quản lý, điều hành

Page 28: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

28

đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh

nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần,... là thuộc đối tượng không được làm kế

toán trong đơn vị đó.

Đối với quan hệ anh, chị, em chỉ có quan hệ anh ruột, chị ruột, em ruột mới

thuộc đối tượng không được làm kế toán theo qui định tại điểm 3 Điều 51.

MC - Web

HỎI:

Câu hỏi 38 (bạn Đinh Ngân): (ngày 18/12/06) Xin cho biết căn cứ để xếp

loại doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Điều kiện để được gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 3

Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ như sau:

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký

kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng

hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình

hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện

các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai

chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên”.

Đây là qui định của Chính phủ nhằm thực hiện các chính sách ưu đãi về kinh

tế, tài chính, tín dụng, thị trường xuất khẩu... đối với các doanh nghiệp có qui

mô nhỏ và vừa. Không là tiêu chuẩn bắt buộc việc áp dụng Chế độ kế toán

doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định 48/2006.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 39 (bạn Nguyễn Trí Lạc): (ngày 19/12/06) Chế độ kế toán doanh

nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC qui định

các Chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ: “CM 02 - Hàng tồn kho”,

Nội dung không áp dụng: “Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công

suất bình thường máy móc thiết bị”. Nhưng tại sao ở phần giải thích nội

dung, kết cấu và phương pháp ghi chép Tài khoản kế toán 154 lại qui định:

“Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên

mức bình thường không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào

Page 29: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

29

giá vốn hàng bán của kỳ kế toán”. Tham chiếu trang 13, 92, 94, 98 Chế độ

kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Nhà xuất bản thống kế phát hành.

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Qui định tại Quyết định 48/2006 như bạn hỏi được hiểu là phân bổ chi phí sản

xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi theo công suất thực tế.

Vì vậy không có sự mâu thuẫn nào giữa các phần hướng dẫn, vì chi phí

nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí

sản xuất trực tiếp, không phải là chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất

chung là chi phí sản xuất gián tiếp (bao gồm chi phí sản xuất chung cố định

và chi phí sản cuất chung biến đổi).

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 40 (bạn Hoàng Hữu Cán): (ngày 20/12/06) Quyết định

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 không thấy đề cập đến vấn đề: Làm thế

nào để xác định doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ? Xin giúp xác định lại

việc chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa hay Chế độ kế

toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC? Có phải doanh

nghiệp tự chọn không? Và nếu được chọn thì nên căn cứ vào đâu để chọn

nên áp dụng Chế độ kế toán nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Đúng là Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính

ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không đề cập đến tiêu

chuẩn, điều kiện để được gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định số

90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ qui định như sau: “Doanh

nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh

doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc

số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Qui định tại Nghị

định 90/2001/NĐ-CP nhằm mục đích đề ra các chính sách trợ giúp phát triển

các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp tự xem xét nhận biết qui mô

của mình và tự quyết định việc áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và

Page 30: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

30

vừa (QĐ 48/2006/QĐ-BTC) hay áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban

hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài

chính. Tuy nhiên khi áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp hay Chế độ Kế

toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp phải tuân thủ tất cả các quy

định của Chế độ Kế toán đó, không được áp dụng lai ghép hai Hệ thống Chế

độ kế toán này và phải thực hiện ổn định ít nhất sau 2 năm mới được

chuyển đổi lại.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 41 (bạn Thái Tịnh Thuỷ): (ngày 21/12/06) Quyết định

48/2006/QĐ-BTC áp dụng khi nào? Doanh nghiệp tôi hiện nay đang áp

dụng Chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Nếu áp dụng ngay

lúc ban hành thì các Tài khoản có khác biệt phải xử lý như thế nào? (VD Tài

khoản hàng bán bị trả lại và Tài khoản giảm giá hàng bán). Báo cáo quyết

toán cuối năm 2006 có phải thay đổi theo biểu mẫu của Quyết định 48

không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 tại Điều 5 ghi rõ có hiệu lực

thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Tuy nhiên tại Điều 05 Quyết

định số 48/2006/QĐ-BTC cũng cho phép các “doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến

hành khoá sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2006 để tính chuyển số dư tài

khoản kế toán cũ sang tài khoản kế toán mới từ ngày 01/01/2007 theo Chế

độ kế toán ban hành theo Quyết định này”.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban

hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC nay muốn chuyển sang áp dụng

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phải sau 2 năm áp dụng Quyết

định 15/2006/QĐ-BTC mới được chuyển đổi sang áp dụng Chế độ kế toán

doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nào thì

phải tuân thủ toàn bộ các qui định của Chế độ kế toán đó.

PTĐ - Web

Page 31: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

31

HỎI:

Câu hỏi 42 (bạn Lư Văn Hoà): (ngày 21/12/06) Theo Chế độ kế toán

doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, phần

giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán của

Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng là kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng

loại tiền gửi (đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại). Nhưng trong danh mục sổ

kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không thấy có mẫu sổ theo

dõi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ. Vậy phải sử dụng mẫu sổ nào để theo

dõi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ như nêu trên?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Phần giải thích nội dung kết cấu và phương pháp ghi chép Tài khoản trong

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC đối với Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

qui định phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (đồng Việt Nam, ngoại tệ

các loại). Ở phần mẫu biểu sổ kế toán đã có qui định “Sổ tiền gửi ngân

hàng” (mẫu số S06 – DNN). Sổ này được mở theo từng loại tiền: Đồng Việt

Nam, ngoại tệ các loại (mỗi loại tiền được mở một quyển sổ hoặc một số

trang sổ, và ghi rõ loại tiền (VNĐ, USD, EU...).

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 43: (Ngày 22/12/06) Hệ thống Tài khoản kế toán tại Quyết định số

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính không có Tài khoản

158, 151, vậy khi doanh nghiệp có phát sinh những nghiệp vụ này thì kế

toán định khoản vào những Tài khoản nào cho phù hợp?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quyết định 48/2006/QĐ-BTC)

không qui định sử dụng Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường để phản

ánh giá trị hàng mua vào đã nhận hoá đơn mua hàng nhưng hàng chưa về.

Nhưng trong phần giải thích các tài khoản thuộc nhóm hàng tồn kho đã qui

định rõ: Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hoá đơn mua hàng nhưng

nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hoá đơn đưa

Page 32: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

32

vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường” chờ đến khi nguyên

liệu, vật liệu về nhập kho sẽ ghi sổ (tham chiếu điểm 5, phần hướng dẫn

hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Tài khoản 152 – Nguyên

liệu, vật liệu). Đối với hàng hoá mua vào thì cũng có thể vận dụng tương tự

qui định này.

Nếu doanh nghiệp bạn có phát sinh nghiệp vụ về hàng hoá kho bảo thuế thì

cần có văn bản xin phép Bộ Tài chính để mở thêm TK 158.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 44 (bạn Lê Việt Hùng): (ngày 22/12/06) Theo tôi được biết, từ

01/01/2007 các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ áp dụng Quyết định

48/2006/QĐ-BTC nhưng nếu muốn áp dụng Quyết định 15/2006/QĐ-BTC

cũng vẫn được nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế. Để đăng ký với cơ

quan thuế thì công ty chúng tôi phải làm các thủ tục gì?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Theo qui định tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ

Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thì từ

01/01/2007 các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chuyển sang áp dụng Chế độ

kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định 1177/1996/QĐ-BTC

và Quyết định 144/2001/QĐ-BTC. Trường hợp một doanh nghiệp nhỏ và

vừa đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC thì vẫn có thể tiếp tục áp dụng Chế độ kế toán đó nhưng

phải thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp. Để thông báo với cơ

quan thuế, doanh nghiệp cần gửi đến cơ quan thuế công văn nói rõ lý do áp

dụng và những nội dung áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp (Chuẩn mực

kế toán, Tài khoản kế toán, biểu mẫu Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế

toán áp dụng). Doanh nghiệp không được áp dụng lai ghép những qui định

cụ thể của hai hệ thống Chế độ kế toán nói trên. Quyết định 48/2006/QĐ-

BTC chỉ yêu cầu thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp bạn,

không gọi là đăng ký như trước đây nữa.

PTĐ - Web

Page 33: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

33

HỎI:

Câu hỏi 45 (bạn Thái Ngọc Đình): (ngày 25/12/06) Hạch toán khoản

doanh thu bán phế liệu.

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Tại Chế độ kế toán DN (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) chưa hướng dẫn

cụ thể khoản tiền bán phế liệu. Nay tại công văn số 16400/BTC-CĐKT ngày

25/12/2006 trả lời Cục thuế tỉnh Long An, Bộ Tài chính đã hướng dẫn việc

hạch toán khoản tiền bán phế liệu như sau:

1. Nếu bán thẳng không qua nhập kho:

- Ghi doanh thu khi bán:

Nợ các TK 111, 112, 131,...(Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

- Kết chuyển giá vốn hàng bán và ghi giảm chi phí:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

2. Nếu qua nhập kho:

- Khi nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

- Khi bán, ghi

Nợ các TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

HỎI:

Page 34: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

34

Câu hỏi 46 (bạn Bùi Nhị): (ngày 26/12/06) Trên các loại chứng từ kế toán

và sổ kế toán ghi chức danh “Kế toán trưởng” mà không ghi chức danh “Phụ

trách kế toán”. Đơn vị chỉ bổ nhiệm người phụ trách kế toán thì ký vào nơi

này phải sửa lại hay để nguyên như vậy? trường hợp đơn vị không có quyết

định bằng văn bản mà chỉ bằng lời nói về bổ nhiệm người phụ trách kế toán

thì có vi phạm pháp luật không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Theo qui định tại Điều 52 Luật kế toán, Điều 37 (điểm 2) Nghị định số

129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh

doanh thì trường hợp doanh nghiệp chưa có người có đủ tiêu chuẩn và điều

kiện bổ nhiệm kế toán trưởng được qui định như sau:

Đối với DNNN, công ty TNHH, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước

ngoài và hợp tác xã chỉ được cử người phụ trách kế toán trong thời hạn tối

đa là một năm tài chính, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng. Quy

định của Luật kế toán được hiểu là phải có quyết định bằng văn bản cử

người phụ trách kế toán. Người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy

định tại khoản 1, Điều 50 của Luật kế toán và phải thực hiện nhiệm vụ, trách

nhiệm và quyền qui định cho kế toán trưởng. Trong trường hợp này, trên

chứng từ, sổ kế toán, BCTC người phụ trách kế toán phải ký tên, ghi rõ họ

tên vào vị trí chức danh kế toán trưởng.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 47 (bạn Bùi Nhị): (ngày 27/12/06) Kinh doanh thêm ngành vận tải

hàng hoá bằng việc tăng thêm thành viên mới.

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (Quyết định

206/2003/QĐ-BTC Điều 4, mục 1C) và Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết

định 15/2006/QĐ-BTC hướng dẫn Tài khoản 211 – “TSCĐ hữu hình”) đã

qui định: “Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận góp vốn liên doanh là giá trị

Page 35: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

35

theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng với các chi phí mà bên

nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử

dụng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chạy thử, lắp đặt...”

trường hợp đơn vị bạn có thể vận dụng quy định nêu trên để thực hiện việc

hạch toán TSCĐ nhận góp vốn và trích khấu hao TSCĐ. Thông tư số

128/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số

164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành

Luật thuế TNDN (điểm 1.2, mục III, phần B) đã qui định: “Mức trích khấu

hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lý theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ

Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ”. Theo các

qui định nêu trên, nếu TSCĐ được ghi nhận giá trị và trích khấu hao theo

nguyên giá là giá thực tế của Hội đồng giao nhận chính thức định giá thì sẽ

được cơ quan thuế chấp nhận. Hội đồng giao nhận TSCĐ do bên nhận vốn

và bên góp vốn thành lập. Trường hợp cần ý kiến tư vấn cho việc định giá

thì Hội đồng giao nhận có thể thuê chuyên gia thẩm định viên về giá đến

định giá.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 48 (bạn Lương Cao Bảng): (ngày 28/12/06) Công ty TNHH

Sumidenso Việt nam là doanh nghiệp chế xuất, 100% vốn đầu tư nước ngoài

được thành lập tháng 3/2004 hiện đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong

vòng 7 năm kể từ năm đầu tiên có lãi. Vậy xin hỏi trong thời gian 7 năm này

(kể cả năm thứ 7) công ty có phải xác định “Thuế TNDN hoãn lại phải trả”

và “Tài sản thuế TNDN hoãn lại” để phản ánh vào BCTC cho các năm tài

chính mà công ty được miễn thuế TNDN trên theo Chuẩn mực kế toán số 17

– “Thuế TNDN” hay không? Hay chỉ đến năm thứ 8 kể từ năm đầu tiên có

lãi công ty mới phải xác định? (Công ty đã đăng ký chuyển lỗ các năm 2004

và 2005 với cơ quan thuế vào các năm thứ 5 kể từ năm sau năm phát sinh lỗ

tương ứng)

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN cơ quan thuế vẫn xem xét,

xác định số lãi, lỗ thực tế phát sinh hàng năm của doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài. Bởi vì việc hạch toán doanh thu, chi phí, xác định lãi, lỗ hàng

năm của DN trong thời gian hưởng ưu đãi thuế vẫn phải tuân thủ đầy đủ các

Page 36: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

36

qui định của Luật thuế TNDN đối với việc xác định thu nhập chịu thuế hoặc

lỗ thuế. Điều này được xuất phát từ việc mặc dù được hưởng ưu đãi thuế

nhưng các khoản doanh thu, chi phí phát sinh trong giai đoạn miễn thuế có

ảnh hưởng đến giai đoạn sau đó. Ví dụ doanh thu, chi phí của những năm

sau lại ghi nhận vào các năm trước hoặc số lỗ được chuyển lỗ vào các năm

sau phải được cơ quan thuế xem xét, xác định từ khi phát sinh. Trong thực tế

nêu trên, có thể phát sinh sự khác biệt gữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận

tính thuế (mặc dù được miến thuế TNDN trong vòng 7 năm kể từ năm đầu

tiên có lãi). Điều này có nghĩa là có thể phát sinh chênh lệch tạm thời (chênh

lệch tạm thời phải chịu thuế hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ) thì

phải xác định và ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế

TNDN hoãn lại theo qui định của Chuẩn mực kế toán số 17 – “Thuế TNDN”

ngay từ khi phát sinh chênh lệch tạm thời và thoả mãn các điều kiện ghi

nhận.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 49 (bạn Huỳnh Công Minh): (ngày 29/12/06) 1. Hàng hoá nhận

gia công; 2. Các bút toán điều chỉnh của kiểm toán viên.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi:

1. Về Tài khoản 158 theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì Tài khoản này

có ghi nhận cả vật tư hàng hoá nhận gia công và được phản ánh trên báo

cáo tài chính của đơn vị. Theo tôi, hàng được gia công phải được phản

ánh ngoài bảng, không phản ánh trong tài sản của đơn vị, không biết cách

hiểu như thế nào?

2. Về các bút toán điều chỉnh qua tham khảo các kết quả kiểm toán của

một số công ty kiểm toán thì các bút toán điều chỉnh là chưa đến nơi đến

chốn, doanh nghiệp phải tự hạch toán thêm mới cân đối. Ví dụ: Một

khoản chi phí bán hàng không được kiểm toán thừa nhận, kiểm toán đưa

ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 335/Có TK 641 đồng thời có ghi chú ảnh

hưởng đến kết quả kinh doanh tăng lãi bằng số tiền trên. Theo tôi TK 641

trước khi kiểm toán đã tất toán, nay điều chỉnh như thế thì lại có số dư

(tương tự các trường hợp khác cũng thế). Vậy tại sao không điều chỉnh là

Nợ TK 335/Có TK 421, các công ty kiểm toán không trả lời hoặc trả lời

Page 37: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

37

không rõ vấn đề này. Xin hỏi có văn bản hướng dẫn cụ thể không? Vì cuối

cùng DN cũng phải tự điều chỉnh như ý tôi đã nêu mà không ai nói gì.

Trả lời:

1. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC qui định Tài khoản 158 – “Hàng hoá kho

báo thuế” dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm và số hiện có của

hàng hoá đưa vào kho bảo thuế. Kho bảo thuế chỉ áp dụng cho doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu,

được áp dụng chế độ quản lý hải quan đặc biệt, theo đó nguyên liệu, vật tư

nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đưa vào lưu

giữ tại kho bảo thuế chưa phải trích và nộp thuế nhập khẩu và các loại

thuế liên quan khác.

Phần hướng dẫn phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế

chủ yếu của TK 158 có ghi rõ: “Khi xuất nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu ở

kho bảo thuế ra để sản xuất sản phẩm hoặc gia công hàng xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 621/Có TK 158. Theo qui định này TK 158 phản ánh cả nguyên

liệu, vật liệu nhập khẩu để phục vụ cho cả sản xuất và gia công sản phẩm.

Như qui định nêu trên thì không phải mọi vật tư, hàng hoá nhận gia công

của mọi loại hình doanh nghiệp đều được phản ánh vào Tài khoản 158 –

“Hàng hoá kho bảo thuế”, mà phản ánh vào TK 002 – “Vật tư, hàng hoá

nhận giữ hộ, nhận gia công”

2. Khi kiểm toán BCTC, nếu xét thấy doanh nghiệp ghi nhận các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh chưa đúng với các qui định của Luật kế toán, Chuẩn mực

và Chế độ kế toán ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của BCTC thì

kiểm toán viên sẽ đề nghị doanh nghiệp thực hiện các bút toán điều chỉnh.

Thông thường, Kiểm toán viên yêu cầu điều chỉnh các bút toán đầu tiên

khi ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bút toán đề nghị điều chỉnh phải

được lập để sửa được sai sót từ khi phát sinh nghiệp vụ chứ không chỉ

điều chỉnh ảnh hưởng cuối cùng của sai sót.

Trong trưởng hợp bạn hỏi, nếu ý kiến của bạn khác với đề nghị của công

ty kiểm toán, tức là sẽ điều chỉnh ghi Nợ TK 335, Có TK 421, thì chỉ tiêu

chi phí bán hàng trên báo cáo kết quả kinh doanh sẽ không phản ánh trung

thực, hợp lý. Do vậy, công ty kiểm toán phải đề nghị điều chỉnh đến TK

641 là phù hợp. Việc thực hiện các bút toán điều chỉnh thường được các

Kiểm toán viên đề nghị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Hiện nay

không có văn bản nào hướng dẫn vấn đề này.

PTĐ - Web

Page 38: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

38

HỎI:

Câu hỏi 50 (bạn Hoa Thị Thanh Hương): (ngày 29/12/06) Theo Quyết

định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 tôi thấy không có các Tài khoản

621, 622, 627. Vậy xin hỏi chi phí sản xuất kinh doanh sẽ được tập hợp vào

đâu và tính giá thành sản phẩm như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 qui định về kế toán tập hợp chi phí

SXKD và tính giá thành sản phẩm được sử dụng Tài khoản 154 – Chi phí

SNKD dở dang (đối với DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê

khai thường xuyên) và sử dụng Tài khoản 631 – Giá thành sản xuất (đối với

DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Các hướng

dẫn cụ thể về kế toán tập hợp chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm đối

với DN nhỏ và vừa, bạn vui lòng tham chiếu qui định tại QĐ 48/2006/QĐ-

BTC. Việc không qui định sử dụng các Tài khoản 621, 622, 627 là xuất phát

từ lý do đơn giản hoá công việc kế toán của DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, nếu

DN của bạn có nhu cầu bổ sung thêm tài khoản cấp 1 thì cần làm công văn

đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện, hoặc chuyển sang áp

dụng CĐKT doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC (phải sau 2

năm áp dụng Quyết định 48/2006/QĐ-BTC)

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 51 (bạn Vũ Hoàng Nguyệt): (ngày 02/01/2007 Bảng cân đối kế

toán ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ

Tài chính không có mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) và

phần tài sản cố định vô hình. Nếu vậy thì số dư Tài khoản 154 cuối năm sẽ

cho vào đâu? Phần tài sản cố định vô hình hạch toán vào đâu? Doanh nghiệp

có thể áp dụng mẫu khác chi tiết hơn cho phù hợp không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa qui định số dư cuối niên độ kế toán của Tài

Page 39: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

39

khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang được phản ánh vào chỉ

tiêu “Hàng tồn kho” mã số 140 trên Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-

DNN). Tham chiếu hướng dẫn nội dung và phương pháp lập BCTC. Số liệu

để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư các tài khoản Hàng tồn kho

mà doanh nghiệp có áp dụng. Nếu doanh nghiệp bạn có tài sản cố định vô

hình thì số dư TK 2113 – TSCĐ vô hình và số dư TK 2143 – Hao mòn

TSCĐ vô hình được phản ánh vào chỉ tiêu I – TSCĐ – Mã số 210 (chi tiết

nguyên giá – Mã số 211 và 2 – giá trị hao mòn luỹ kế mã số 212). Nếu

doanh nghiệp muốn áp dụng mẫu BCTC chi tiết hơn về chỉ tiêu TSCĐ thì

phải làm công văn xin phép Bộ Tài chính và phải được Bộ Tài chính chấp

thuận trước khi thực hiện.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 52 (bạn Nguyễn Thị Bạch Tuyết): (ngày 04/01/07) Xin cho biết

sự khác nhau cơ bản giữa Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định

48/2006/QĐ-BTC? Doanh nghiệp như thế nào được coi là doanh nghiệp nhỏ

và vừa?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Sự khác nhau cơ bản giữa Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ

và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC được thể hiện

trong những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung

qui định

Chế độ kế toán doanh

nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-

BTC)

Chế độ kế toán doanh nghiệp

nhỏ và vừa (QĐ 48/2006/QĐ-

BTC)

Về áp

dụng Hệ

thống

Chuẩn

mực kế

Áp dụng đầy đủ tất cả các

Chuẩn mực kế toán

Áp dụng đầy đủ 7 Chuẩn mực

kế toán thông dụng, áp dụng

không đầy đủ 12 Chuẩn mực kế

toán và không áp dụng 7 Chuẩn

mực kế toán do không phát

Page 40: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

40

toán Việt

Nam

sinh nghiệp vụ kinh tế hoặc quá

phức tạp đối với DN nhỏ và

vừa.

Về đối

tượng áp

dụng

Áp dụng cho tất cả các

doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh

vực, mọi thành phần kinh tế.

DNNN, Công ty TNHH Nhà

nước một thành viên, công

ty cổ phần niêm yết trên thị

trường chứng khoán, bắt

buộc phải áp dụng Chế độ

kế toán doanh nghiệp (QĐ

15/2006/QĐ-BTC)

Công ty TNHH, công ty cổ

phần, công ty hợp danh và

doanh nghiệp tư nhân có qui

mô lớn áp dụng Chế độ kế

toán DN (QĐ 15)

Áp dụng cho tất cả các doanh

nghiệp có qui mô nhỏ và vừa

thuộc mọi lĩnh vực, mọithành

phần kinh tế trong cả nước bao

gồm công ty TNHH, công ty cổ

phần, công ty hợp danh, doanh

nghiệp tư nhân và hợp tác xã.

Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa

không áp dụng cho DNNN,

công ty TNHH Nhà nước 1

thành viên, công ty cổ phần

niêm yết trên thị trường chứng

khoán, hợp tác xã nông nghiệp

và hợp tác xã tín dụng.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có

thể áp dụng Chế độ kế toán DN

(QĐ 15/2006/QĐ-BTC) nhưng

phải thông báo cho cơ quan

thuế quản lý DN mình biết và

phải thực hiện ổn định ít nhất

trong 2 năm tài chính.

Các doanh nghiệp có qui mô

nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc

thù như điện lực, dầu khí, bảo

hiểm, chứng khoán ... được áp

dụng Chế độ kế toán đặc thù do

Bộ Tài chính ban hành hoặc

chấp thuận cho ngành ban

hành.

Về Hệ

thống Tài

khoản kế

toán

Có 86 tài khoản cấp I

120 tài khoản cấp II

02 tài khoản cấp III

06 tài khoản ngoài bảng

Có 51 tài khoản cấp I

62 tài khoản cấp II

05 tài khoản cấp III

05 tài khoản ngoài bảng

Báo cáo Về biểu mẫu BCTC năm Phải lập Báo cáo tài chính năm

Page 41: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

41

tài chính Phải lập Báo cáo tài chính

năm và Báo cáo tài chính

giữa niên độ

* Báo cáo tài chính năm

gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu

số B01-DN)

- Báo cáo kết quả hoath

động kinh doanh (Mẫu số

B02-DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Mẫu số B03-DN)

- Bản thuyết minh báo cáo

tài chính (Mẫu số B09-DN)

* Báo cáo tài chính giữa

niên độ dạng đầy đủ gồm:

- Bảng CĐKT giữa niên độ

(dạng đầy đủ): Mẫu số B

01a-DN

- Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh giữa niên độ

(dạng đầy đủ): Mẫu số B

02a-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 03a-DN

- Bản thuyết minh BCTC

chọn lọc: Mẫu số B 09a-DN

* BCTC giữa niên độ dạng

tóm lược gồm:

- Bảng CĐKT giữa niên độ

(dạng tóm lược): Mẫu số B

01b-DN

- Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh giữa niên độ

(dạng tóm lược): Mẫu số B

02b-DN

a. Báo cáo tài chính cho DN

nhỏ và vừa:

* Báo cáo tài chính bắt buộc

phải lập:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số

B01-DNN)

- Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh (Mẫu số B02-DNN)

- Bản thuyết minh Báo cáo tài

chính (Mẫu số B09-DNN)

- Phụ biểu – Bảng cân đối tài

khoản (Mẫu số F01-DNN gửi

cho cơ quan thuế)

* Báo cáo tài chính khuyến

khích lập:

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Mẫu số B03-DNN)

b. Báo cáo tài chính qui định

cho Hợp tác xã:

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Mẫu số B03-DNN)

- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu

số B01-DNN/HTX)

- Báo cáo kết quả hoạt HĐKD

(Mẫu số B02-DNN/HTX)

- Bản thuyết minh báo cáo tài

chính (Mẫu số B09-

DNN/HTX)

* Không qui định BCTC giữa

niên độ (DN có thể lập phục vụ

quản lý của mình)

* Không qui định

* Không qui định

Page 42: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

42

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

giữa niên độ (dạng tóm

lược): Mẫu số B 03b-DN

- Bản thuyết minh BCTC

chọn lọc: Mẫu số B 09-DN

* Báo cáo tài chính hợp nhất

- Bảng CĐKT hợp nhất:

(Mẫu số B 01-DN/HN)

- Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh hợp nhất: (Mẫu

số B02-DN/HN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

hợp nhất: (Mẫu số B 03-

DN/HN)

- Bản thuyết minh BCTC

hợp nhất: (Mẫu số B 09-

DN/HN)

* Báo cáo tài chính tổng hợp

- Bảng CĐKT tổng hợp:

(Mẫu số B 01-DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh tổng hợp: (Mẫu

số B 02-DN)

- Báo cáo Lưu chuyển tiền

tệ tổng hợp: (Mẫu số B 03-

DN)

- Bản thuyết minh BCTC

tổng hợp: (Mẫu số B 09-

DN)

* Nơi nhận BCTC:

- Cơ quan tài chính

- Cơ quan thuế

- Cơ quan thống kê

- Cơ quan đăng ký kinh

doanh

- DN cấp trên

* Nơi nhận BCTC:

- Cơ quan thuế

- Cơ quan thống kế

- Cơ quan đăng ký kinh doanh

Về mẫu Nhiều chỉ tiêu hơn: Ít chỉ tiêu hơn:

Page 43: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

43

Báo cáo

tài chính

năm

- BCĐKT: 97 chỉ tiêu

- BCKQ HĐKD: 19 chỉ tiêu

- Báo cáo lưu chuyển tiền

tệ: 27 chỉ tiêu

- Bản thuyết minh BCTC:

nhiều chỉ tiêu

- BCĐKT: 64 chỉ tiêu

- BCKQ HĐKD: 16 chỉ tiêu

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27

chỉ tiêu

- Bản thuyết minh BCTC: ít chỉ

tiêu hơn

Về Chứng

từ kế toán

- Những

qui định

chung về

chứng từ

kế toán

- Biểu mẫu

chứng từ

kế toán

- Tính chất

pháp lý

được qui

định

- Số lượng

biểu mẫu

chứng từ

kế toán

Có (giống nhau giữa 2 Chế

độ)

5 chỉ tiêu

- Chỉ tiêu lao động tiền

lương

- Chỉ tiêu hàng tồn kho

- Chỉ tiêu bán hàng

- Chỉ tiêu tiền tệ

- Chỉ tiêu TSCĐ

Và chứng từ kế toán ban

hành theo các văn bản pháp

luật khác

Bắt buộc và hướng dẫn

45 chứng từ

Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)

5 chỉ tiêu

- Chỉ tiêu lao động tiền lương

- Chỉ tiêu hàng tồn kho

- Chỉ tiêu bán hàng

- Chỉ tiêu tiền tệ

- Chỉ tiêu TSCĐ

Và chứng từ kế toán ban hành

theo các văn bản pháp luật khác

Bắt buộc và hướng dẫn

45 chứng từ

Về Chế độ

sổ kế toán:

- Những

qui định

chung về

sổ kế toán

- Các hình

thức sổ kế

toán

Có (giống nhau giữa 2 Chế

độ)

DN được áp dụng 1 trong 5

hình thức sổ kế toán sau:

- Hình thức kế toán Nhật ký

chung;

- Hình thức kế toán Nhật ký

- Sổ cái;

- Hình thức kế toán Chứng

từ ghi sổ;

- Hình thức kế toán Nhật ký

– Chứng từ;

Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)

DN được áp dụng 1 trong 4

hình thức sổ kế toán (không có

nhật ký chứng từ)

- Hình thức kế toán Nhật ký

chung;

- Hình thức kế toán Nhật ký –

Sổ cái;

- Hình thức kế toán Chứng từ

ghi sổ;

- Hình thức kế toán trên máy vi

tính.

Page 44: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

44

- Hình thức kế toán trên

máy vi tính.

Mẫu biểu sổ kế toán Giống

nhau Giống nhau

Điều kiện để được gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa, xin vui lòng xem câu

trả lời bạn Đặng Thị Thanh Tâm (câu hỏi số 34)

HỎI:

Câu hỏi 53:(ngày 05/01/07) Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp mới (QĐ

15/2006/QĐ-BTC), chi phí quản lý hành chính có liên quan phát sinh trong

quá trình đầu tư xây dựng cơ bản có được phản ánh vào Tài khoản 242 –

“Chi phí trả trước dài hạn” không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính qui định các loại chi phí được

phân bổ dài hạn phản ánh vào Tài khoản 242 – “Chi phí trả trước dài hạn”

chỉ bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát

sinh trong giai đoạn trước hoạt động, không qui định chi phí hành chính phát

sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.

Chi phí quản lý hành chính có liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng cơ

bản được phản ánh vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản để tính vào giá trị tài

sản cố định.

HỎI:

Câu hỏi 54 (bạn Lê Thị Ninh): (ngày 08/01/07) Theo sổ sách kế toán, tình

hình hoạt động SXKD của công ty A bị lỗ trong 2 năm liền, tuy nhiên khi

quyết toán thuế, do sổ sách chứng từ của công ty không đầy đủ, đoàn kiểm

tra quyết định ấn định doanh thu, lợi nhuận và thuế TNDN của công ty. Vậy

sổ sách kế toán của công ty có được hạch toán tiếp khoản lỗ trên không?

Nếu không phải điều chỉnh như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Trường hợp bạn hỏi thì doanh nghiệp vẫn phải hạch toán khoản thuế TNDN

phải nộp theo ấn định của cơ quan thuế là chi phí thuế thu nhập doanh

Page 45: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

45

nghiệp của năm tài chính.

Việc hạch toán khoản chi phí thuế TNDN này sẽ làm tăng thêm số lỗ của

doanh nghiệp. Nhưng nếu số thuế TNDN phải nộp do cơ quan thuế ấn định

là của các năm trước thì việc hạch toán số thuế phải nộp đó sẽ không ghi

nhận vào tài khoản chi phí thuế TNDN (TK 821) được mà coi là việc điều

chỉnh sai sót của các năm trước. Bạn cần tham chiếu hướng dẫn cụ thể về kế

toán ảnh hưởng do điều chỉnh sai sót tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày

20/03/2006 (điểm 3, mục V) để thưc hiện các bút toán điều chỉnh cụ thể.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 55 (bạn Nguyễn Mạnh Thắng): (ngày 09/01/07) Đánh giá chênh

lệch tỷ giá ngoại tệ

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Theo qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 – “Ảnh hưởng của

việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và Chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006)

thì cuối năm tài chính, chỉ có các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ mới

được định giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên

ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối

năm tài chính.

Các khoản mục như nêu trong câu hỏi của bạn (TK 152, 142, 242, 133)

không phải là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, do đó không được đánh giá

lại.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 56 (bạn Trương Vũ Uyên): (ngày 10/01/07) Hạch toán các khoản

“Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” theo Quyết định 48/2006-QĐ-BTC vào

tài khoản nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Theo qui định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (QĐ

48/2006/QĐ-BTC) các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn được phản

Page 46: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

46

ánh trên Tài khoản 138 – Phải thu khác.

- Khi mang tài sản đi cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 111, 112, 152, 153...

- Khi nhận lại tài sản mang đi cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

hoặc đã thanh toán, ghi:

Nợ các TK: 111, 112, 152, 153...

Có TK 138 – Phải thu khác

(tham chiếu hướng dẫn nguyên tắc và phương pháp hạch toán tại phần

hướng dẫn TK 138, QĐ 48/2006).

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 57 (bạn Nguyễn Thị Duyên): (ngày 10/01/07) Hạch toán khoản

thuế TNDN phải nộp bổ sung sau khi cơ quan thuế quyết toán.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 57 (bạn Nguyễn Thị Duyên):

Công ty tôi sau khi được thanh tra quyết toán thuế của 2 năm 2004 và 2005,

thì thuế TNDN phải nộp tăng năm 2004 là 3.673.000đ, năm 2005 là

4.536.000đ, tổng cộng 2 năm tăng 8.209.000đ. Công ty đã nộp đầy đủ và kịp

thời khoản thuế truy thu trên vào kho bạc ngày 20/10/2006. Tôi xin hỏi

khoản thuế này được hạch toán như thế nào? Công ty có phải điều chỉnh sổ

sách của 2 năm trước không? Cụ thể phải điều chỉnh những gì?

Trả lời:

Việc xác định số thuế phải nộp khi thanh tra quyết toán thuế có sự chênh

lệch so với số thuế TNDN kê khai được gọi là sai sót trong kế toán. Trường

hợp bạn hỏi cần xác định đó là sai sót trọng yếu hay sai sót không trọng yếu

để có cách xử lý phù hợp.

Nếu là sai sót trọng yếu thì phải điều chỉnh hồi tố vào báo cáo tài chính năm

2006; Nếu là sai sót không trọng yếu thì được sửa chữa bằng cách điều chỉnh

phi hồi tố vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính năm 2006.

Bạn có thể tham chiếu phần hướng dẫn kế toán Chuẩn mực số 26 – “Thay

đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”. Tại Thông tư số

20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán 06

Chuẩn mực kế toán đợt 4 để thực hiện các bút toán điều chỉnh khi áp dụng

Page 47: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

47

phương pháp điều chỉnh hồi tố sai sót kế toán.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 58 (bạn Nguyễn Bích Ngọc): (ngày 11/01/07) Theo Quyết định

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 không còn Tài khoản 1422 – Chi phí

chờ kết chuyển. Vậy xin hỏi những chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp (tài khoản 641, 642) đối với hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài,

trong kỳ hạch toán không có doanh thu hoặc có ít doanh thu thì được kết

chuyển vào tài khoản nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Theo qui định của Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-

BTC ngày 20/03/2006) thì không còn sử dụng tài khoản 1422 – Chi phí chờ

kết chuyển. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong

kỳ sau khi trừ các khoản ghi giảm chi phí được kết chuyển vào Tài khoản

911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh. Theo

qui định này, đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ

không có doanh thu hoặc có ít doanh thu thì cũng không được hạch toán chi

phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản chi phí chờ kết

chuyển như trước đây nữa.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 59 (bạn Nguyễn Thị Hoa): (ngày 12/01/07) Theo Thông tư

64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 có qui định trường hợp doanh nghiệp

kiểm toán không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì phải lập quĩ dự

phòng rủi ro nghề nghiệp tính vào chi phí kinh doanh với mức trích hàng

năm từ 0,5% – 1% trên doanh thu dịch vụ kiểm toán (doanh thu không có

thuế GTGT) tuỳ theo khả năng tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, chi phí

trên có được chấp nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu

thuế không? Trường hợp số dư tồn quĩ dự phòng rủi ro đến cuối năm dùng

không hết có được chuyển số dư sang năm sau không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Page 48: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

48

Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc trích lập quĩ

dự phòng rủi ro nghề nghiệp được tính vào chi phí kinh doanh của doanh

nghiệp kiểm toán. Chi phí này được tính là chi phí hợp lý khi xác định thu

nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Sau khi trích lập quĩ dự phòng rủi ro nghề nghiệp, nếu sử dụng không hết thì

để số dư. Khi quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính

tương đương 10% doanh thu dịch vụ kiểm toán trong năm tài chính thì

không tiếp tục trích quĩ dự phòng nữa.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 60 (bạn Trần Đình Kha): (ngày 12/01/07) Công ty tôi đã quyết

toán tài chính năm 2003, 2004 và 2005. Sau đó Kiểm toán Nhà nước kiểm

tra lại báo cáo quyết toán thì có một số tài khoản đã có sự điều chỉnh sau

kiểm toán. Tôi muốn hỏi là các chỉ tiêu điều chỉnh đó có Thông tư nào của

Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán ghi sổ và phân bổ các chỉ tiêu đó trong các

năm tài chính tiếp theo không? Phần lỗ sau kiểm toán do điều chỉnh, cắt

giảm các khoản chi phí đó thì có được phân bổ sang các năm tài chính tiếp

theo không và phân bổ như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Về nguyên tắc, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào năm nào thì được ghi

nhận và trình bày trong báo cáo tài chính năm đó dựa trên cơ sở các Chuẩn

mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam. Khi

Kiểm toán Nhà nước vào kiểm tra báo cáo tài chính của các năm trước.

Nếu phát hiện doanh nghiệp thực hiện việc ghi nhận tài sản, nợ phải trả, vốn

chủ sở hữu, doanh thu, chi phí không đúng với Chuẩn mực và Chế độ kế

toán, yêu cầu doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thì doanh nghiệp phải coi đó

là các sai sót và thực hiện điều chỉnh sai sót theo qui định của Chuẩn mực kế

toán số 29 – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”

và hướng dẫn kế toán Chuẩn mực số 29 tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

Nếu Kiểm toán Nhà nước phát hiện các khoản chi phí thực tế phát sinh

doanh nghiệp đã ghi nhận là là chi phí của các năm trước nhưng không được

coi là chi phí hợp lý để xác định thuế TNDN phải nộp của năm đó thì doanh

Page 49: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

49

nghiệp phải điều chỉnh lại số thuế TNDN phải nộp và các chỉ tiêu khác có

liên quan trên báo cáo tài chính của năm tài chính có liên quan. Việc điều

chỉnh tăng, giảm số thuế TNDN phải nộp và các chỉ tiêu có liên quan cũng

theo nguyên tắc điều chỉnh sai sót qui định tại Chuẩm mực kế toán số 29 và

hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC.

Chi phí ghi nhận theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán là chi phí thực tế phát

sinh, không thể phân bổ các chi phí đã phát sinh năm báo cáo cho các năm

tài chính tiếp theo nếu như đó là chi phí tạo ra doanh thu của năm báo cáo.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 61: (ngày 15/01/07) Một số vướng mắc khi doanh nghiệp thay đổi

Chế độ kế toán.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 61:

Doanh nghiệp tôi là công ty TNHH qui mô nhỏ. Năm 2003, 2004, 2005 và

năm 2006 vẫn đang áp dụng theo Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày

21/12/2001 của Bộ Tài chính. DN có một số vướng mắc sau mong Ban tư

vấn giúp đỡ:

1. Biểu mẫu BCTC năm 2006 DN vẫn áp dụng theo Quyết định

144/2001/QĐ-BTC là đúng hay sai?

2. Khi quyết toán thuế thì số thuế TNDN phải nộp bổ sung của 3 năm

trước (2003, 2004, 2005) là 20.420.000đ, xử lý như sau:

Cách 1: Khi nộp tiền vào kho bạc thì kế toán ghi nhận bút toán và hạch toán

kết chuyển lãi lỗ bình thường như hạch toán số thuế tạm nộp. Hạch

toán như vậy đúng hay sai?

Cách 2: DN đã điều chỉnh sổ sách năm 2006 như sau:

Do cuối năm của các năm trước không có số dư cuối kỳ của TK

3334, đầu năm 2006 TK 3334 khộng có số dư đầu kỳ nên ở TK này

không điều chỉnh gì. TK 4211 cuối năm 2005 có số dư có là:

41.480.000đ thì khi làm BCTC DN sẽ điều chỉnh giảm số dư có TK

4211: 20.420.000đ, nghĩa là ghi nhận ở BCTC năm 2006 số đầu

năm: 21.060.000đ (41.480.000 – 20.420.000). Trên bảng CĐKT cột

đầu năm, bên nguồn vốn sửa ở khoản mục 4 – Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước là: 20.420.000đ đồng thời sửa ở khoản mục 9 –

Lợi nhuận chưa phân phối là 21.060.000đ. Các chỉ tiêu khác vẫn giữ

Page 50: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

50

nguyên.

Trả lời:

1. Doanh nghiệp bạn vẫn có thể áp dụng biểu mẫu BCTC năm 2006

theo Quyết định 144/2001/QĐ-BTC

2. Số thuế TNDN phải nộp bổ sung cho 3 năm trước (2003, 2004, 2005)

được coi là sai sót kế toán và xử lý như sau:

- Nếu đó là sai sót trọng yếu (trong điều kiện cụ thể ở DN bạn) thì điều

chỉnh sai sót theo phương pháp điều chỉnh hồi tố. Bạn cần tham chiếu qui

định của Chuẩn mực kế toán số 29 – “Thay đổi chính sách kế toán, ước

tính kế toán và các sai sót” và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số

20/2006/TT-BTC để thực hiện phương pháp điều chỉnh hồi tố sai sót kế

toán. Lưu ý khi xác định sai sót này có là sai sót trọng yếu hay không bạn

phải xem xét số thuế TNDN phải nộp bổ sung cho từng năm tài chính

trước theo quyết toán thuế (không xem xét trên tổng số thuế phải nộp bổ

sung cho cả 3 năm).

- Nếu đó là sai sót không trọng yếu thì được sửa chữa bằng cách điều

chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán và BCTC năm hiện tại. Trong trường

hợp này, số thuế TNDN phải nộp bổ sung ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 3334 – Thuế TNDN

Khi thực nộp số thuế TNDN phải nộp bổ sung, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế TNDN

Có TK 111, 112

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 62 bạn Ngô Thanh Thuỷ: (ngày 16/01/07) Công ty chúng tôi có

nhập khẩu hàng nước ngoài và có dịch vụ kỹ thuật đi kèm khi bán hàng.

Hàng năm, Giám đốc công ty và nhân viên kỹ thuật phải đi công tác (tham

gia Hội chợ, học hỏi các công nghệ mới). Chúng tôi phải chịu mọi chi phí đi

lại, ăn ở tại nước ngoài. Các chi phí này có được tính vào chi phí hợp lý của

doanh nghiệp không? Tổng chi phí công tác phí trong nước và nước ngoài có

bị khống chế? Nếu doanh nghiệp có mời khách hàng đi hội chợ cùng thì chi

phí cho khách hàng có được tính vào chi phí của DN không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Page 51: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

51

Chi phí đi công tác nước ngoài của Giám đốc và nhân viên kỹ thuật của công ty bạn cũng nhằm để tiếp thị, mở rộng thị trường do đó các chi phí này được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Tuy nhiên các chi phí này bị khống chế khi tính chung vào tổng chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại... theo qui định tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC. PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 63 (bạn Hoàng Hữu Cán): (ngày 17/01/07) Ngày 15/05/2006,

UBND TP.HCM đã ra Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu thu

quĩ phòng, chống lụt bão đối với các DN đóng trên địa bang TP.HCM năm

2006. Tại Quyết định này đã qui định: “Các DN trên địa bàn TP.HCM có

trách nhiệm nộp 2/10.000 (hai phần vạn) trên tổng số vốn SXKD của doanh

nghiệp nhưng không quá 5.000.000đ (năm triệu đồng) và được hạch toán

vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông để nộp vào quĩ phòng, chống

lụt, bão. Nhưng theo Luật thuế TNDN (NĐ 164/2003/NĐ-CP ngày

22/12/2003, Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003) thì khoản này

không được coi là chi phí hợp lý để tính thuế TNDN cuối năm. Xin vui lòng

hướng dẫn DN phải hạch toán vào đâu (theo Văn bản nào)?

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Mọi khoản chi tiêu của doanh nghiệp đều phải được ghi nhận vào sổ kế toán và phản ánh vào BCTC của doanh nghiệp. Do đó, nếu DN đã chi tiền để nộp vào quĩ phòng, chống lụt, bão theo qui định của UBND TP.HCM thì DN phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của mình. Nếu theo Luật thuế TNDN khoản chi này không được coi là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thì khoản chi này được coi là chênh lệch vĩnh viễn theo qui định của kế toán thuế TNDN, tức là khoản chi phí này được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. (Tham chiếu hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán số 17 – “Thuế TNDN” và Thông tư số 20/2006/TT-BTC). PTĐ - Web

HỎI:

Page 52: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

52

Câu hỏi 64 (bạn Nguyễn Thị Tuyết Mai): (ngày 29/01/07)) Việc xử lý

khoản triết khấu hoặc phụ trội trái phiếu?

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 64 (bạn Nguyễn Thị Tuyết Mai): Theo hướng dẫn tại Quyết

định số 15/2006/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Chế độ kế toán doanh nghiệp thì:

- Triết khấu trái phiếu được phân bổ dần để tính vào chi phí

đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. - Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi

vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. Vậy xin hỏi theo qui định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc xử lý khoản triết khấu hoặc phụ trội trái phiếu về thuế TNDN có thống nhất cách xử lý như trên của Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán để xác định thu nhập chịu thuế TNDN hay xử lý cách khác? Nếu xử lý khác thì theo qui định nào?

Trả lời: Các văn bản hiện hành về thuế TNDN chưa qui định cách xử lý khác so với chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp về kế toán các khoản triết khấu trái phiếu hoặc phụ trội trái phiếu khi phát hành trái phiếu. PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 65 (bạn Nguyễn Thị Hồng Minh): (30/01/07) Tôi mới được nhận

vào làm kế toán cho công ty nhưng tôi lại đang gặp một vấn đề xin Hội giải

đáp giúp. Trước đây có 1 anh kế toán đã làm và lập BCTC năm 2005 bị sai

do định khoản và sử dụng tài khoản bị sai chế độ dẫn đến kết quả trên BCTC

năm 2005 không đúng. Vậy nếu tôi lập lại BCTC cho năm 2005 được

không? Nếu không được thì tôi phải làm như thế nào để lập được BCTC

năm 2006 vì phải căn cứ vào số dư cuối kỳ năm 2005 (đã bị sai)?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Trong trường hợp nêu trong câu hỏi bạn không phải lập lại BCTC

Page 53: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

53

năm 2005. Các sai sót kế toán xảy ra của năm 2005 được phát hiện vào năm 2006 được xử lý theo qui định của Chuẩn mực kế toán số 29 – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Sau khi bạn điều chỉnh sai sót của năm 2005 thì bạn sẽ có số dư đầu kỳ đúng của năm 2006, do vậy có cơ sở để lập BCTC năm 2006 theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp. Đồng thời trong Bản thuyết minh BCTC năm 2006 phải có phần thuyết minh, giải trình về những sai sót và các điều chỉnh kèm theo cho BCTC năm 2005 (điểm 5 phần VIII – Những thông tin khác trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC). PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 66 (bạn Nguyễn Bích Ngọc): (30/01/07) Trong Quyết định

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 chỉ hướng dẫn hạch toán tiền gửi ngân

hàng không kỳ hạn và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên. Xin

hỏi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới hoặc bằng 3 tháng phản ánh vào

khoản mục nào trên bảng cân đối kế toán: tiền, tương đương tiền hay các

khoản đầu tư tài chính ngắn hạn?

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) qui định về ghi nhận và báo cáo về các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn như sau:

- Các khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn được phản ánh

vào khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” (mã số 110), chi tiết tại khoản mục “tiền” (mã số 111).

- Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới hoặc bằng 3 tháng ở thời điểm lập BCTC được phản ánh vào khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” (mã số 110), chi tiết tại khoản mục “các khoản tương đương tiền” (mã số 112).

- Các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng đến 1 năm ở thời điểm lập BCTC được phản ánh vào khoản mục “các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn” (mã số 120), chi tiết khoản mục “đầu tư ngắn hạn” (mã số 121).

Page 54: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

54

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 67: (ngày 31/01/07) Một số vướng mắc của Công ty Hợp danh

Kiểm toán Tâm Việt.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 67 (Công ty hợp danh kiểm toán Tâm Việt):

1. Trong hệ thống Tài khoản ban hành theo Quyết định 48/2006 ở cột ghi

chú của một số TK quy định “chi tiết theo yêu cầu quản lý” để áp dụng

cho các TK mà Bộ Tài chính không mở sẵn cấp 2 hoặc cấp 3 những đơn

vị có nhu cầu theo dói chi tiết thì có thể tự mở thêm. Đối với các TK

không có quy định trên, đơn vị không mở TK cấp 2 hoặc cấp 3. Tuy nhiên

do phần thuyết minh BCTC buộc phải thuyết minh theo chi tiết thì đơn vị

sẽ căn cứ vào đâu? Ví dụ TK TSCĐ không có quy định “chi tiết theo yêu

cầu quản lý” nhưng phần thuyết minh thì yêu cầu thuyết minh giống với

Quyết định 15.

2. Trong phần các Chuẩn mực áp dụng không đầy đủ thì ở Chuẩn mực số

17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” không áp dụng phần hướng dẫn dành

cho thuế TNDN hoãn lại đồng thời trong hệ thống TK cũng đã bỏ 2 TK

243 và 347. Vậy nếu đơn vị có phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời

thì phải xử lý thế nào?

3. Một số TK không còn áp dụng trong hệ thống TK theo Quyết định 48

nhưng lại không thấy nội dung của các TK đó được hướng dẫn phản ánh

trong các TK khác vậy trường hợp có phát sinh đơn vị phải xử lý thế

nào? Ví dụ: TK 144 – “Ký quỹ, ký cược ngắn hạn” tuy không sử dụng

nhưng nội dung TK này được phản ánh vào TK 138, còn đối với TK 113

thì lại không thấy hướng dẫn phản ánh vào TK nào khác.

4. Về việc trình bày số dư TK 3387 – “Doanh thu chưa thực hiện” theo

Quyết định 15/2006 phần hướng dẫn lập các chỉ tiêu trên BCTC thì số dư

TK 3387 vừa được hướng dẫn trình bày trong TK “Người mua trả trước”

vừa được hướng dẫn trình bày trong khoản “Phải trả khác”. Vậy số dư

TK này sẽ được trình bày ở chỉ tiêu nào trên bảng cân đối kế toán là hợp

lý.

Trả lời:

1. Theo quy định tại điểm 4 mục I- Quy định chung- Phần thứ hai Hệ

thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán DNNVV (QĐsố

Page 55: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

55

48/2006/QĐ- BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì

doanh nghiệp có thể mở thêm Tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài

khoản không có quy định tài khoản cấp 2, cấp 3 tại danh mục hệ thống tài

khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định trong Quyết định

48/2006/QĐ- BTC phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không

phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Để phục vụ việc lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính

doanh nghiệp có thể căn cứ vào số liệu trên các tài khoản chi tiết , sổ kế

toán chi tiết (Ví dụ như Sổ Tài sản cố định, Sổ Chi phí sản xuất, kinh

doanh,…);

2. Thực tế hiện nay giữa lợi nhuận tính thuế và lợi nhuận kế toán của các

doanh nghiệp có thể khác nhau do có quy định khác nhau giữa kế toán và

thuế, nhưng trong Chế độ kế toán DNNVV hiện hành không qui định áp

dụng thuế thu nhập hoãn lại, bởi vậy không quy định kế toán các khoản

chênh lệch giữa kế toán và thuế. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng

Quyết định 48/2006QĐ- BTC mà có khả năng thực hiện đầy đủ chuẩn

mực kế toán 17 thì cần có công văn đề nghị Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế

toán và kiểm toán), Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cụ thể kế toán vấn đề này.

3. Về nguyên tắc, kế toán các tài khoản thuộc nhóm vốn bằng tiền trong

các doanh nghiệp nhỏ và vừa được căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy

báo có, báo nợ của Ngân hàng, do đó không quy định Tài khoản 113 và

không hướng dẫn kế toán tiền đang chuyển.

4. Số dư Tài khoản 3387 được phản ánh ở chỉ tiêu người mua trả tiền

trước trong Bảng cân đối kế toán. Nếu trong Quyết định 15/2006 chưa

hướng dẫn cụ thể thì khi lập BCTC người lập cần có sự xét đoán hợp lý

HTV - Web

HỎI:

Câu hỏi 68 (Tạ Thị Ngọc Bích): (ngày 31/01/07) Theo Quyết định

48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và

vừa có ghi: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày đăng công báo và các

doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành khoá sổ tại 31/12/2006 để tính chuyển số

dư TK kế toán cũ sang TK kế toán mới từ 01/01/2007. Như vậy các doanh

nghiệp nhỏ và vừa lập BCTC năm 2006 theo Quyết định 144/2001/QĐ-BTC

ngày 21/12/2001 hay lập theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Page 56: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

56

Chế độ kế toán ban hành tại QĐ1177 & QĐ144 vẫn còn hiệu lực cho việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính năm 2006 đối với các DNNVV. Bởi vậy, các DNN&V áp dụng chế độ kế toán này thì lập và trình bày báo cáo tài chính năm 2006 vẫn tuân thủ theo các quyết định nói trên. Kể từ 01/01/2007 DNNVV chuyển số dư và ghi sổ kế toán theo Hệ thống tài khoản kế toán quy định tại QĐ48/2006/QĐ-BTC. HTV - Web

HỎI:

Câu hỏi 69 (bạn Tạ Mạnh Hùng): (ngày 01/02/07) Các chỉ tiêu phải điều

chỉnh liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính.

Gửi bài trả lời:

Câu hỏi 69 (bạn Tạ Mạnh Hùng): 1. Theo Thông tư số 23/2005 có ghi: “Các chỉ tiêu phải điều chỉnh

liên quan đến hợp nhất báo cáo kết quả gồm: Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi, lỗ nội bộ tập đoàn” nhưng đến phần 3 – Phương pháp điều chỉnh, ghi: Giảm doanh thu nội bộ và giảm giá vốn nội bộ. Vậy xin hỏi ghi như vậy có đúng không? Tại sao không thấy có ghi giảm lãi nội bộ?

2. Các điều chỉnh khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất là

ghi giảm doanh thu nội bộ và giá vốn nội bộ. Vậy nếu công ty mẹ mua hàng của công ty con về sử dụng, công ty mẹ hạch toán vào chi phí QLDN. Vậy xin hỏi khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất có phải ghi giảm doanh thu nội bộ và chi phí QLDN không hay vẫn giảm doanh thu và giá vốn nội bộ như hướng dẫn của Thông tư?

Trả lời: 1. Theo quy định của điểm (3) mục 2.3.3 của phần V Thông tư 23

thì vẫn quy định điều chỉnh các chỉ tiêu Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi (Lỗ) nội bộ chưa thực hiện khi lập báo cáo Tài chính hợp nhất. Để thấy được nội dung này xin mời bạn xem quy định tại điểm (a) & (b) trang 128 của cuốn Hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán – Nhà xuất bản Tài chính tháng 4/2005.

2. Trường hợp bạn hỏi: Công ty mẹ mua hàng của công ty con sử

dụng cho quá trình quản lý doanh nghiệp, công ty mẹ hạch toán

Page 57: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

57

vào chi phí quản lý trong kỳ (nhưng hàng đó thuộc chi phí nguyên vật liệu mà không phải là TSCĐ của công ty mẹ) thì khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải ghi giảm doanh thu và giá vốn nội bộ như hướng dẫn của Thông tư.

HTV - Web

HỎI:

Câu hỏi 70 (bạn Nguyễn Mạnh Hiền): (01/02/07) Tôi chưa rõ tại sao

không thực hiện việc kết chuyển vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ tới

sang TK 315?

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Không thực hiện việc kết chuyển vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ tới sang TK 315 vì việc trả nợ các khoản vay có thể được thực hiện theo đúng kỳ hạn trả nợ hoặc không đúng kỳ hạn trả nợ tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của từng doanh nghiệp và để thuận lợi cho công tác quản lý các khoản vay thì ưu tiên phản ảnh số đã vay, số đã trả nợ, số còn phải trả hơn là số đến hạn, số chưa đến hạn trả. Tuy nhiên khi trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải căn cứ vào quy định của Chuẩn mực kế toán số 21 để xác định khoản vay đó trình bày ở chỉ tiêu nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn là hợp lý. HTV - Web

HỎI:

Câu hỏi 71 (bạn Nguyễn Văn Tuấn): (02/01/07) Chúng tôi là công ty cổ

phần, đến nay đã hoạt động được 3 năm, nay do công ty mua lại cổ phiếu do

chính công ty phát hành với giá mua bằng mệnh giá phát hành. Tuy nhiên,

chúng tôi đang vướng mắc về hạch toán kế toán khoản cổ phiếu mua lại này

(chúng tôi biết là sử dụng tài khoản 419). Vậy rất mong Ban tư vấn hướng

dẫn hạch toán bút toán mua lại cổ phiếu này?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

1. Khi mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành: - Khi công ty đã hoàn tất các thủ tục mua lại số cổ phiếu do

Page 58: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

58

chính công ty phát hành theo luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán tiền cho các cổ đông theo giá thoả thuận mua, bán và nhận cổ phiếu về, ghi:

Nợ TK 419 – Cổ phiếu quỹ (giá mua lại cổ phiếu) Có các TK 111, 112

- Khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ

phiếu, ghi: Nợ TK 419 – Cổ phiếu quỹ Có các TK 111, 112

2. Tái phát hành cổ phiếu quỹ:

- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế

mua lại, ghi: Nợ các TK 111, 112 (tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu) Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (giá thực tế mua lại cổ phiếu)

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4112) (số chênh lệch giữa giá tái phát hành cao hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu)

- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trường với giá thấp

hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi: Nợ các TK 111, 112 (tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu) Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4112) (số chênh lệch giữa

giá tái phát hành thấp hơn giá thực tế mua lại) Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (giá thực tế mua lại cổ phiếu)

3. Khi huỷ bỏ số cổ phiếu quỹ, ghi: Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4111 – Mệnh giá của số cổ phiếu huỷ bỏ);

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4112 – Số chênh lệch giữa giá thực tế mua lại cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu bị huỷ)

Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (giá thực tế mua lại cổ phiếu) PTĐ - Web

Page 59: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

59

HỎI:

Câu hỏi 72 (bạn Hoàng Thu Châu): (05/02/07) Xin vui lòng hướng dẫn

các thủ tục bắt buộc để doanh nghiệp được huỷ hồ sơ kế toán đã lưu trên 10

năm?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Tại Điều 36 – “Thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán” của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong hoạt động kinh doanh đã qui định thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán khi hết thời hạn lưu trữ như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định

thành lập “Hội đồng tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ”. Thành phần hội đồng gồm: lãnh đạo đơn vị, kế toán trưởng và đại diện của bộ phận lưu trữ.

2. Hội đồng tiêu huỷ tài liệu kế toán phải tiến hành kiểm kê, đánh

giá, phân loại theo từng tài liệu kế toán, lập “Danh mục tài liệu kế toán tiêu huỷ” và “Biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ”.

3. “Biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ” phải lập ngay sau khi tiêu huỷ tài liệu kế toán và phải ghi rõ các nội dung: loại tài liệu kế toán đã tiêu huỷ, thời hạn lưu trữ của mỗi loại, hình thức tiêu huỷ, kết luận và chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu huỷ.

PTĐ - Web

Câu hỏi 73 (bạn Trần Đình Hải): (06/02/07) Theo Chế độ kế toán

doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quyết định 48/2006/QĐ-BTC) thì không có Tài khoản 144 và 136. Vậy xin hỏi doanh nghiệp tôi hiện đang sử

dụng Tài khoản này thì khi thực hiện theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC từ 01/01/2007 nên chuyển số dư vào Tài khoản nào cho phù hợp?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Page 60: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

60

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quyết định 48/2006) quy định các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn được phản ánh trên Tài khoản 138 – “Phải thu khác”. Do đó, nếu ở doanh nghiệp bạn đang sử dụng Tài khoản 144 thì khi áp dụng Quyết định 48/2006 sẽ phải chuyển số dư TK 144 vào TK 138 – “Phải thu khác”. Quyết định 48/2006 không qui định áp dụng TK 136 – “Phải thu nội bộ” ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy, nếu ở doanh nghiệp bạn có nhu cầu sử dụng TK 136 thì phải làm công văn xin phép Bộ Tài chính (với sự giải trình lý do, nội dung các nghiệp vụ kinh tế nội bộ phát sinh cần theo dõi), và chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 74 (bạn Trần Thị Phượng): (07/02/07) Xin hỏi căn cứ

vào đâu để xác định là sai sót trọng yếu, sai sót không trọng yếu? Muốn tìm trên internet Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì tìm ở đâu? Theo qui

định đối với các khoản tiền phạt về thuế (thuế TNDN truy thu, tiền phạt do nộp chậm tờ khai...) không được tính vào chi phí hợp lý, hợp

lệ. Sai phạm trong trường hợp này mà các doanh nghiệp thường mắc phải thì bị xử lý thế nào? Ví dụ đối với thuế TNDN truy thu thì khi hạch toán như thế nào thì đúng trong toàn bộ quá trình từ đầu cho

tới khi xác định lãi, lỗ?

Gửi bài trả lời: Trả lời: - Bạn cần căn cứ vào thuật ngữ “Bỏ sót và các sai sót trọng yếu” qui định trong Chuẩn mực kế

toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” để xác định là sai sót trọng yếu hay sai sót không trọng yếu. Chuẩn mực kế toán số 29 đã định nghĩa như sau: “Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu: Việc bỏ sót hoặc sai sót được coi là trọng yếu nếu chúng có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào qui mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Qui mô, tính chất của khoản mục là nhân tốt quyết định đến tính trọng yếu”

- Muốn tìm đọc Chuẩn mực kế toán số 29, bạn có thể truy cập vào trang web của Hội Kiểm toán

Page 61: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

61

viên hành nghề Việt Nam (VACPA) theo địa chỉ sau: www.vacpa.org.vn sau đó vào mục “văn bản pháp luật”, chọn chuyên mục kế toán hoặc vào đường link sau:

http://vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=lawdasta&f=vanban_detail&idvanban=129&page=1 - Theo qui định của Chuẩn mực số 29 thì các khoản chi phí đã thực tế chi, doanh nghiệp đã ghi

nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm nay (hoặc các năm sau) thì được gọi là chênh lệch vĩnh viễn. Ví dụ (chi phí tiền phạt do nộp chậm tờ lhai thuế) như bạn đã nêu trên.

- Khoản thuế TNDN bị truy thu do các năm trước doanh nghiệp tự khai chưa đúng, năm sau cơ

quan thuế mới kiểm tra, phát hiện ra thì khoản thuế TNDN phải nộp bổ sung được coi là sai sót. Việc kế toán khoản thuế TNDN phải nộp bổ sung do bị truy thu của các năm trước phải được xử lý theo nguyên tắc điều chỉnh sai sót kế toán theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 75 (bạn Trần Thi Lan): (09/02/07) Căn cứ vào giá trị thiệt hại theo biên bản do thiên tai gây ra đã được chính quyền địa phương (UBND TP) xác nhận, thì đơn vị hạch toán giá trị tài sản,

hàng hoá thiệt hại sau khi trừ giá trị thu hồi thanh lý..., giá trị tổn thất còn lại được đưa vào lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi

tính thuế TNDN. Xin hỏi cụ thể là hạch toán như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Các khoản thiệt hại do thiên tai gây ra được chính quyền địa phương (UBND tỉnh, TP) xác nhận ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) Có các TK 111, 152, 153, 155, 156, 211... Giá trị thu hồi, thanh lý các tài sản hư hỏng, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 138 – Phải thu khác (1381) Phần giá trị thiệt hại còn lại được cơ quan có thẩm quyền cho phép đưa vào lỗ và được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN, ghi: Nợ TK 811 – chi phí khác Có TK 138 – Phải thu khác (1381) PTĐ - Web

Page 62: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

62

HỎI: Câu hỏi 76 (bạn Phạm Thị Ái Loan): (12/02/07) TSCĐ chưa thẩm

định giá thì có được đưa vào để trích khấu hao không? Nguyên giá của TSCĐ có bao gồm thuế GTGT không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: TSCĐ chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh kể từ khi TSCĐ đó chính thức đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa đủ cơ sở xác định nguyên giá TSCĐ (chưa bàn giao quyết toán, chưa thẩm

định giá...) thì doanh nghiệp có thể ghi nhận TSCĐ theo giá tạm tính, đến khi bàn giao quyết toán xong thì điều chỉnh nguyên giá theo giá thực tế đầu tư xây dựng hoàn thành bàn giao. Về thuế GTGT đầu vào phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản: Nếu công trình đầu tư xây dựng cơ bản vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì được khấu trừ, không tính vào nguyên giá TSCĐ; Nếu công trình đầu tư xây dựng cơ bản dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì không được khấu trừ, phải tính vào nguyên giá TSCĐ. PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 77(bạn Hoa Đăng): (12/02/07) Khi công ty cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước (một phần hoặc toàn bộ) ghi nhận TSCĐ

thì ghi theo nguyên giá và hao mòn của TSCĐ nhận hay chỉ ghi theo giá trị còn lại?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước (một phần hoặc toàn bộ) ghi nhận TSCD theo giá trị còn lại. Bạn cần tham chiếu hướng dẫn kế toán cụ thể khi chuyển DNNN thành công ty cổ

Page 63: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

63

phần quy định tại điểm 4.3 – “Kế toán bàn giao tài sản, nguồn vốn cho công ty cổ phần” Phần A và Phần B (kế toán tại công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN) trong Thông tư số 40/2004/TT-BTC ngày 13/05/2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 78 (bạn Lê Quốc Bảo): (13/02/07) Phương pháp trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 78 (bạnLê Bảo Quốc): Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC

về ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính thì TK 3353 – “Quỹ trợ cấp mất việc làm” được chuyển sang TK 351. Xin hỏi về việc lập quỹ trợ cấp mất việc làm theo Thông tư 82 không quy định là quỹ trợ cấp mất việc làm số dư luôn phải bằng 3% quỹ lương nôp BHXH. Vậy đơn vị tôi hàng năm đều lập quỹ này bằng 3% quỹ lương nộp BHXH (nghĩa là hàng năm tôi đều luỹ kế quỹ này lên) có

được không? Hay mức trích lập quỹ này luôn bằng 3% quỹ lương nộp BHXH của năm hiện hành? Trả lời: Thông tư 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 Hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp đã quy định:

- Mức trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ 1 – 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng BHXH hàng năm của doanh nghiệp. Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.

- Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là

thời điểm khoá sổ lế toán để lập BCTC năm. - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng

để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết thì được chuyển số dư sang năm sau.

Page 64: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

64

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 79 (bạn Huỳnh Công Minh): (14/02/07) Trường hợp

được miễn giảm thuế TNDN xin hỏi có phải được hạch toán vào TK 821 – “Chi phí thuế TNDN hiện hành” không? Theo tôi, dù phần BCTC có ghi rõ là được miễn giảm nhưng nếu vẫn tính toán và hạch

toán thuế TNDN phải nộp vào TK 821 thì báo cáo kết quả kinh doanh sẽ phản ánh không đúng phần lợi nhuận sau thuế.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) thì các khoản đựoc miễn, giảm thuế TNDN không được phản ánh vào TK 8211 – “Chi phí thuế TNDN hiện hành”. Các khoản thuế TNDN được miễn, giảm theo Luật thuế TNDN sẽ được tính toán trong tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm khi xác định số thuế TNDN thực tế phải nộp trong kỳ (tham chiếu Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003). VACPA sẽ phản ánh ý kiến đề xuất của bạn với Bộ Tài chính để xem xét thêm về vấn đề này. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 80 (bạn Đỗ Xuân Thống): (14/02/07) Công ty chúng tôi

nộp lệ phí trước bạ 32.000.000 đối với lô đất đi thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian thuê đất 50 năm,

được miễn giảm tiền thuê đất 15 năm đầu, sau đó tiền thuê đất được trả hàng năm. Vậy công ty chúng tôi phải hạch toán lệ phí trước bạ đã nộp như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Khoản tiền nộp lệ phí trước bạ để được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất đi thuê 50 năm, thanh toán tiền thuê đất hàng năm được ghi nhận là chi phí trả trước dài hạn (Tài khoản 242) và được phân

Page 65: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

65

bổ dần ngay từ khi nhận đất sử dụng. Thời gian phân bổ không nhất thiết phải là 50 năm. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 81 (bạn Huỳnh Công Minh): (ngày 24/02/07) Trường

hợp được miễn giảm thuế TNDN xin hỏi có phải được hạch toán vào TK 821 – “Chi phí thuế TNDN hiện hành” không? Theo tôi, dù phần

BCTC có ghi rõ là được miễn giảm nhưng nếu vẫn tính toán và hạch toán thuế TNDN phải nộp vào TK 821 thì báo cáo kết quả kinh doanh sẽ phản ánh không đúng phần lợi nhuận sau thuế.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) thì các khoản được miễn, giảm thuế TNDN không được phản ánh vào TK 8211 – “Chi phí thuế TNDN hiện hành”. Các khoản thuế TNDN được miễn, giảm theo Luật thuế TNDN sẽ được tính toán trong tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm khi xác định số thuế TNDN thực tế phải nộp trong kỳ (tham chiếu Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003). VACPA sẽ phản ánh ý kiến đề xuất của bạn với Bộ Tài chính để xem xét thêm về vấn đề này.

HỎI: Câu hỏi 82 (bạn Đỗ Xuân Thống): (27/02/07) Công ty chúng tôi

nộp lệ phí trước bạ 32.000.000 đối với lô đất đi thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian thuê đất 50 năm,

được miễn giảm tiền thuê đất 15 năm đầu, sau đó tiền thuê đất được trả hàng năm. Vậy công ty chúng tôi phải hạch toán lệ phí trước bạ đã nộp như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Khoản tiền nộp lệ phí trước bạ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi thuê 50 năm, thanh toán tiền thuê đất hàng năm được

Page 66: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

66

ghi nhận là chi phí trả trước dài hạn (Tài khoản 242) và được phân bổ dần ngay từ khi nhận đất sử dụng. Thời gian phân bổ không nhất thiết phải là 50 năm. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 83 (bạn Nguyễn Thanh Sang): (ngày 28/02/07) Công ty

tôi khi chuyển giao tài sản cho Ban Gám đốc mới, lập báo cáo tài chính đến thời điểm trách nhiệm của Ban Giám đốc cũ và mới, chúng

tôi có được lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, công nợ phải thu khó đòi... theo Thông tư 13 không (kể cả một số khoản lỗ khác như lương chi vượt quỹ lương được trích, chú ý doanh nghiệp chúng tôi là

DNNN)?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi tại thời điểm cuối năm tài chính được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhằm phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản. Việc bàn giao tài sản khi thay đổi Ban Giám đốc (ở DNNN, không chuyển đổi loại hình sở hữu doanh nghiệp) cũng cần lựa chọn ở thời điểm hợp lý, hoặc là cuối năm tài chính, hoặc là giữa năm tài chính. Khi đó, để xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản nhằm xác định trách nhiệm của Ban Giám đốc cũ và mới thì cũng phải lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán. Đối với khoản chi vượt quỹ lương thì phải tìm nguồn bù đắp hợp lý trên cơ sở lý do thực tế dẫn đến chi vượt quỹ lương. Nếu không có nguồn bù đắp thì cần xem đó là một khoản lỗ. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 84 (bạn Trần Đình Kha): (ngày 28/02/07) Công ty tôi đã

được Cục thuế TP. Hà Nội kiểm tra Báo cáo tài chính năm 2004 trong

Page 67: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

67

năm 2005, năm 2006 công ty tôi có kiểm toán năm tài chính 2004 và có một công trình bị giảm bớt giá trị sau kiểm toán nên công trình đó

sẽ bị lỗ sau kiểm toán. Vậy công ty tôi có được phân bổ khoản lỗ đó trong các năm tài chính tiếp theo không? Phân bổ như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Công ty bạn không được phân bổ lỗ cho các năm tiếp theo mà lỗ của năm tài chính nào phải phản ánh là lỗ của năm đó. PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 85 (bạn Nguyễn Thị Thanh Hải): (ngày 01/03/07) Xin hỏi có qui định nào nói rõ việc những chứng từ kế toán loại nào và phải lập số liên đầy đủ là bao nhiêu? Theo Quyết định 48/2006/QĐ-

BTC phần 4 mục 6 có nói: “Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định” nhưng chưa cụ thể và rõ ràng. Rất mong nhận

được sự quan tâm và giải đáp của Quý Hội.

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Trong Quyết định 48/2006/QĐ-BTC tại Mục III (Phần thứ tư) giải thích nội dung và phương pháp ghi chép chứng từ kế toán đã có giải thích bằng lời về mục đích, phương pháp và trách nhiệm ghi đối với từng mẫu chứng từ kế toán, thông thường ở đoạn cuối có quy định lập mấy bản, mấy liên. Ví dụ: Phiếu thu (mẫu số 01-TT) và Phiếu chi (mẫu số 02-TT) được lập thành 3 liên; Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL) lập thành 3 bản; Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT) lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hoá mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết một lần).

PTDD – Web

HỎI:

Câu hỏi 86 (bạn Hoàng Thu Châu): (ngày 05/03/07) Phương pháp hạch toán khi doanh nghiệp thực hiện giải toả một phần diện

Page 68: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

68

tích trụ sở là TSCĐ theo yêu cầu của Nhà nước?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 86 (bạn Hoàng Thu Châu): Xin được hướng dẫn cách hạch toán trong trường hợp sau: 1. Doanh nghiệp thực hiện giải toả một phần diện tích trụ sở

doanh nghiệp là TSCĐ của DN đang được trích khấu hao để mở rộng đường theo yêu cầu của Nhà nước và được bồi thường một

số tiền theo quy định là 200 triệu đồng. 2. DN tiến hành xây sửa lại trụ sở, xây thêm 1 tầng, đồng thời sửa

chữa lại toàn bộ bên trong trụ sở như thay nền nhà, của kính tự động, lắo đặt mới và nâng cấp hệ thống tổng đài, ánh sáng, bàn ghế, tủ, tổng giá trị khoảng 2 tỷ đồng.

3. Trong thời gian xây sửa, DN vẫn hoạt động bình thường, không

bị gián đoạn. Xin hỏi tiền bồi thường về TSCĐ bị giải toả mất một

phần phải hạch toán như thế nào? Các chi phí cho việc xây sửa trên được phân loại chính xác như thế nào trong hạch toán để phân bổ hay phải tăng giá trị TSCĐ bằng tổng giá trị xây sửa và trích khấu hao theo quy định? Vì những chi phí như hệ thống đèn, bàn, ghề, tủ nếu tính theo đơn giá đơn vị thì chỉ phân bổ trong thời gian ngắn. Chi phí tư vấn thiết kế xây dựng và sửa chữa nội thất tính trọn gói trong một hợp đồng. DN tự thuê xây dựng và sửa chữa

Trả lời: 1. Kế toán giá trị TSCĐ bị thiệt hại và đền bù thiệt hại do giải toả:

- Giá trị TSCĐ bị thiệt hại do giải toả được phản ánh là chi phí khác (Nợ TK 811 – Chi phí khác/có các TK có liên quan);

- Số tiền được Nhà nước bồi thường được phản ánh là thu nhập khác (nợ TK 111, 112/có TK 711 – Thu nhập khác).

2. Chi phí thiết kế để xây dựng lại TSCĐ bị hư hỏng do bị giải toả

được tính vào chi phí đầu tư XDCB (nợ TK 2412 – XDCB dở dang/có TK 111, 112, 331...).

3. Chi phí xây dựng thêm 1 tầng được hạch toán vào chi phí đầu tư XDCB (nợ TK 2412 – XDCB dở dang/có các TK có liên quan).

4. Chi phí sửa chữa lại toàn bộ nội thất bên trong trụ sở như thay

nền nhà, cửa kính tự động, lắp đặt mới và nâng cấp hệ thống tổng

Page 69: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

69

đài, ánh sáng... được phản ánh vào chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ/có các TK có liên quan).

5. Bạn cần tham chiếu hướng dẫn kế toán Tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang trong Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006) để ghi chép các bút toán cụ thể về đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ, xác định giá trị và đưa TSCĐ đầu tư hoàn thành vào sử dụng.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 87: (ngày 06/03/07) Trích khấu hao giá trị bất động sản đầu tư dựa trên cơ sở hecta đất đã cho thuê và hợp đồng thuê đất

đã được ký đối với công ty liên doanh có hoạt động chính là xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và kinh doanh khu công nghiệp

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 87: Công ty chúng tôi là liên doanh được thành lập giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài, trong đó bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong vòng 50 năm. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoạt động chính của công ty là xây

dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và kinh doanh khu công nghiệp. Đặc điểm kinh doanh chính của công ty là khi nào có khách hàng thì công ty tiến hành san lấp mặt bằng theo đúng tiêu chuẩn của khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng tới chân hàng rào của khách hàng. Chúng tôi không thực hiện trích khấu hao giá trị của bất động sản đầu tư (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, phí quản lý dự án sau thành lập và trước hoạt động, tiền đền bù đất và phí giải phóng mặt bằng theo thời gian hoạt động của công ty) mà chỉ bắt đầu trích khấu hao giá trị bất động sản đầu tư dựa trên cơ sở hecta đất đã cho thuê và hợp đồng thuê đất đã được ký. Xin hỏi cách hạch toán của công ty tôi có đúng không? Trả lời: Chuẩn mực kế toán số 05 – “Bất động sản đầu tư”, hướng dẫn kế toán thực hiện chuẩn mực này (Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày

Page 70: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

70

30/03/2005), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC), cơ chế tài chính doanh nghiệp đã quy định: Tất cả TSCĐ, Bất động sản đầu tư hiện có của DN có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao bất động sản đầu tư hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; Khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng cho xã hội) doanh nghiệp phải thực hiện theo chính sách hiện hành. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 quy định: “Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao” đã được sửa đổi, bổ xung tại Nghị định của Chính phủ số 199/2004/NĐ-CP Ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP. Tại Điểm 1.1, Phần B, Chương II, Thông tư số 33/2005/TT-BTC đã ghi rõ: Các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 9, Khoản 3 Điều 10, Khoản 2 Điều 13 Quyết định 206/2003/QĐ-BTC nay thực hiện theo Điều 14 Quy chế tài chính, Nghị định 199/2004/NĐ-CP. Như vậy, trong trường hợp cụ thể của công ty bạn sẽ phải thực hiện trích khấu hao bất động sản đầu tư kể cả trong thời gian chờ cho thuê. Tuy nhiên, công ty bạn có thể làm công văn xin phép Tổng Cục thuế cho áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp với thực tế kinh doanh của mình.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 88: (ngày 07/03/07) kết chuyển doanh thu chưa thực hiện

vào doanh thu hàng tháng sẽ sử dụng tỷ giá nào đối với công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và kinh doanh khu công nghiệp khi ký

hợp đồng cho thuê lại cho khách hàng theo đơn giá thuê đất bằng đô la Mỹ

Page 71: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

71

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 88: Công ty chúng tôi là công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và kinh doanh khu công nghiệp. Công ty ký hợp đồng cho thuê lại cho khách hàng theo đơn giá thuê đất bằng đô la Mỹ. Công ty

đang sử dụng tỷ giá thực tế nhận tiền bình quân từ việc cho thuê đất để ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, sau đó sẽ phân bổ dần vào doanh thu hàng tháng theo thời hạn cho thuê theo tỷ giá thực tế nhận tiền bình quân đó. Hoá đơn được phát hành vào năm khách hàng trả tiền trước cho hoạt động thuê đất có thời hạn nhiều năm. Vậy xin hỏi hàng năm khi công ty chúng tôi kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu hàng tháng sẽ sử dụng tỷ giá nào? Ngày thực tế phát sinh giao dịch được hiểu là ngày trích doanh thu mỗi tháng nhằm lập báo cáo tài chính mỗi tháng hay ngày phát hành hoá đơn? (hoá đơn được phát hành vào ngày khách hàng trả tiền trước cho hoạt động thuê đất có thời hạn nhiều năm). Trả lời:

Khi khách hàng trả tiền trước bằng đô la Mỹ cho hoạt động thuê đất (thuê hoạt động) có thời hạn nhiều năm, công ty ghi nhận doanh thu chưa thực hiện theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh giao dịch cho thuê đất (ngày phát hành hoá đơn và chuyển giao diện tích đất cho thuê cho bên thuê), ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Cuối mỗi năm tài chính phải đánh giá lại số dư bằng ngoại tệ của khoản mục doanh thu chưa thực hiện về nhận trước tiền thuê đất (đây là khoản mục tiền tệ), ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (khoản nhận trước tiền cho thuê đất) Khi kết chuyển doanh thu cho thuê đất hàng tháng ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5117) Như vậy tỷ giá hối đoái sử dụng để ghi nhận doanh thu hàng tháng

Page 72: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

72

không phải là tỷ giá hối đoái thực tế của những lần nhận tiền mà là tỷ giá đã đánh giá lại tại cuối mỗi năm tài chính của khoản mục doanh thu chưa thực hiện về nhận trước tiền cho thuê đất bằng đô la Mỹ. PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 89: (ngày 08/03/07) Công ty tôi là công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý khu công nghiệp, trong giấy phép đầu tư chỉ có chức năng cho thuê lại lô đất sau khi đã xây dựng cơ sở hạ tầng tới

chân hàng rào công trình của khách hàng. Như vậy công ty có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất để người đi thuê lấy

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP được không? Theo Điều 41 khoản 5d của Nghị định này Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp mới. Trong trường hợp này xin

hỏi công ty tôi có thể ghi nhận doanh thu cho thuê đất và chi phí đầu tư lô đất một lần ngay khi cho thuê cơ sở hạ tầng, chuyển giao diện

tích đất cho thuê cho bên thuê được không và công ty có phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Khi công ty cho khách hàng thuê lại lô đất thì người đi thuê đất cũng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo Khoản 4 Điều 84, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004). Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận cho người thuê đất là để bảo về quyền lợi của người thuê đất theo hợp đồng thuê đất. Theo quy định hiện hành, trường hợp nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nguồn gốc sử dụng đất được ghi như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu, sau đó trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho người thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp... được ghi: “Thuê đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp” (tham chiếu điểm 2h, điều 3 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004). Trường hợp này không phải là giao dịch chuyển quyền sử dụng đất. Do đó công ty không phải nộp thuế chuyển

Page 73: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

73

quyền sử dụng đất. Doanh thu cho thuê lại lô đất (cho thuê hoạt động) và chi phí đầu tư lô đất phải ghi nhận phù hợp với thời gian cho thuê đất, không được ghi nhận một lần ngay sau khi công ty phát hành hoá đơn cho thuê đất trả tiền trước và chuyển giao diện tích đất cho thuê cho bên thuê.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 90 (bạn Khúc Đình Dũng): (12/03/07) Tôi là một Kiểm toán viên có khách hàng là công ty A có tình huống sau mong Hội vui lòng giải đáp: Công ty A có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công

nghiệp để cho thuê. Hiện nay, quá trình đầu tư vẫn đang tiếp tục được thực hiện, có hạng mục đã hoàn thành và đã sử dụng, có hạng

mục vẫn dở dang nhưng chưa có hạng mục nào được quyết toán. Toàn bộ các chi phí phát sinh vẫn đang được theo dõi và hạch toán

trên TK 241. Tuy nhiên, một phần diện tích trong khu công nghiệp thì công ty A đã cho thuê và ghi nhận doanh thu đối với hoạt động cho thuê. Vậy giá vốn của hoạt động thuê này được hạch toán như thế

nào? Công ty A có được tạm kết chuyển giá trị các hạng mục đã hoàn thành sang TK 217 - “Bất động sản đầu tư” để có thể trích

khấu hao và hạch toán chi phí khấu hao này vào giá vốn hay không?

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Công ty A đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp để cho

thuê lại các lô đất là hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư.

Trong thời gian đầu tư XDCB, nếu đã có một phần diện tích được

cho thuê thì khi ghi nhận doanh thu đối với hoạt động cho thuê, công

ty phải ghi nhận chi phí một cách phù hợp. Công ty được tạm kết

chuyển giá trị các hạng mục đã hoàn thành sang TK 217 - "Bất động

sản đầu tư” để thực hiện trích khấu hao bất động sản đầu tư tính vào

giá vốn hàng bán của hoạt động cho thuê lại đất (cho thuê hoạt

động). Các chi phí khác ngoài khấu hao BĐSĐT được tập hợp vào TK 632 (chi tiết chi phí kinh doanh BĐSĐT) theo đúng quy định của

Chế độ kế toán doanh nghiệp.

Page 74: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

74

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 91 (bạn Lương Bích Ngọc): (ngày 13/03/07) Thuế TNDN đến năm 2007 sẽ là chi phí, nhưng phần thuế TNDN phải nộp thêm

cho năm 2006 tính vào đâu?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Việc tính toán không đúng số thuế TNDN phải nộp trong năm 2006 được coi là sai sót kế toán. Năm 2007 phát hiện điều này kế toán phải sửa chữa theo nguyên tắc điều chỉnh sai sót như sau:

- Nếu số thuế TNDN phải nộp thêm cho năm 2006 phát hiện sau khi công bố báo cáo tài chính năm 2006 là sai sót trọng yếu thì phải điều chỉnh bằng cách điều chỉnh hồi tố từ năm 2006 khi có sai sót phát sinh (tham chiếu quy định tại điểm 3, Phần V Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán 06 Chuẩn mực kế toán đợt 4).

- Khi thực hiện điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu về tính toán sai số thuế TNDN phải nộp của năm 2006, tuỳ theo lý do dẫn đến tính toán sai số thuế TNDN phải nộp (như ghi nhận doanh thu thấp hơn doanh thu thực tế, ghi nhận chi phí lớn hơn chi phí thực tế...), các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán năm 2006 sẽ có sự điều chỉnh hợp lý. Số thuế TNDN phải nộp thêm của năm 2006 sẽ được điều chỉnh vào cột thông tin so sánh (cột năm trước – 2006), dòng 15 – “Chi phí thuế TNDN hiện hành” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007. Đồng thời trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2007 phải có phần thuyết minh về những ảnh hưởng do có sự điều chỉnh hồi tố sai sót kế toán phát sinh năm 2006 đến Báo cáo kết quả hoạt động và Bảng cân đối kế toán năm 2006.

- Nếu số thuế TNDN phải nộp thêm cho năm 2006 được phát hiện sau khi báo cáo tài chính năm 2006 đã công bố là không trọng yếu thì được sửa chữa bằng cách điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán vào báo cáo tài chính năm 2007 (phản ánh như chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2007).

Page 75: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

75

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 92 (bạn Phương): (ngày 14/03/07) Chúng tôi có thuê một

gian hàng, nhưng trả tiền thuê hàng tháng bằng cách như sau: Tiền thuê gian hàng = số tiền thoả thuận cố định + 15% doanh thu bán hàng trong tháng. Rất mong Hội hướng dẫn cách hạch toán. Chúng

tôi muốn liên hệ để mua phần mềm kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (QĐ 48/2006/QĐ-BTC) mong Hội cho biết

địa chỉ liên lạc?

Gửi bài trả lời: Trả lời: 1. Hàng tháng khi trả tiền thuê gian hàng phục vụ cho việc bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 111, 112... 2. Phần mềm kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mua ở các đơn vị sản xuất phần mềm kế toán. Ví dụ Viện tin học doanh nghiệp – Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, điện thoại: 04.5742187. PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 93 (bạn Trương Mạnh Thắng): (ngày 15/03/07) Công ty tôi có đăng ký sử dụng USD làm đơn vị ghi sổ và lập báo cáo tài chính. Xin hỏi cuối năm tài chính có đánh giá lại chênh lệch tỷ giá đối

với khoản mục có gốc ngoại tệ cho các TK 133, 152, 241, 142, 242 là có đúng với Chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Các TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ; TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu; TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn; 241 – Xây dựng cơ bản dở

dang; 242 – Chi phí trả trước dài hạn không phải là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 10 –

Page 76: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

76

“Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”, do đó cuối năm tài chính không được đánh giá lại chênh lệch tỷ giá đối với các khoản mục có gốc ngoại tệ của các tài khoản nêu trên. PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 94 (bạn Dương Ngọc Trang): (ngày 16/03/07) Công ty

tôi mới được cơ quan thuế duyệt quyết toán thuế GTGT. Tôi muốn hỏi một số vấn đề sau: 1. Số thuế được hoàn thấp hơn số thuế xin

hoàn, phần thuế chênh lệch đó và chi phí tương ứng phải hạch toán như thế nào? 2. Sau đó, khi duyệt quyết toán thuế lại loại ra một số chi phí khác nữa thì phải hạch toán như thế nào? 3. Thế nào là

doanh nghiệp vừa và nhỏ? Thế nào là công ty TNHH một thành viên?

Gửi bài trả lời: Trả lời: 1. Thuế GTGT đầu vào khi quyết toán thuế không được hoàn lại

về nguyên tắc phải tính vào giá vốn hàng bán nếu hàng hoá mua vào có số thuế GTGT không được hoàn lại đã bán ra hoặc giá trị hàng hoá tồn kho nếu hàng hoá mua vào chưa bán ra. Tuy nhiên, phải xem xét mục đích sử dụng cụ thể trong từng trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ dẫn đến số thuế GTGT không được xét hoàn thuế để có cách hạch toán phù hợp.

2. Khi duyệt quyết toán thuế TNDN, nếu công ty có một số chi phí

bị loại ra (tức là không được khấu trừ, khi xác định thu nhập chịu thuế) thì phải chia ra 2 trường hợp để xem xét:

- Nếu các chi phí bị loại là chênh lệch vĩnh viễn (tức là chi phí

được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thì chi phí kế toán, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trong năm đó không có gì thay đổi (không phải điều chỉnh các chi phí thực tế phát sinh đã ghi nhận trong năm). Nhưng số thuế TNDN phải nộp sẽ phải điều chỉnh tăng lên do tổng thu nhập chịu thuế tăng lên, đồng thời, do chi phí thuế TNDN hiện hành tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế thu nhập giảm đi.

- Nếu trong số các chi phí bị loại có chi phí thuộc loại chênh

Page 77: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

77

lệch tạm thời theo Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế TNDN (tức là chi phí được ghi nhận vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế ở một năm khác), thì công ty phải ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 và Thông tư số 20/2006/TT-BTC.

Các ghi chép liên quan đến việc quyết toán thuế TNDN của công ty sẽ được thực hiện theo quy định về điều chỉnh sai sót (Chuẩn mực kế toán số 29 và Thông tư số 20/2006/TT-BTC).

3. Tiêu chí để gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ bạn vui lòng xem

trả lời câu hỏi 38 mục hỏi đáp về kế toán. Thế nào là một công ty TNHH một thành viên bạn cần tìm đọc Luật doanh nghiệp năm 2005 (Mục II, Chương III).

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 95 (bạn Hoàng Thu Châu): (Ngày 19/03/07) Doanh nghiệp A chuyên kinh doanh hàng hoá thương mại, có chức năng kinh doanh xây dựng nhà ở để cho thuê hoặc bán. DN A ký hợp đồng

góp vốn kinh doanh xây dựng nhà ở với một DN chủ đầu tư. Lãi được chia chính là những lô đất trong dự án. Đến thời gian xây dựng, DN

A sẽ tiếp tục góp vốn và cuối cùng DN đầu tư sẽ xuất hoá đơn cho chủ sở hữu những căn nhà đó cho DN A. Tuy nhiên, DN A đã chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác trước khi góp vốn

xong và đã trả chi phí chuyển nhượng vốn cho chủ đầu tư theo đúng hợp đồng do chuyển tên cho người khác. Vậy DN A hạch toán khoản

đầu tư và chuyển nhượng này như một khoản đầu tư dài hạn khác và chuyển nhượng vốn góp hay là chuyển quyền sử dụng đất và tách biệt doanh thu khi kê khai trên tờ khai thuế TNDN ?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Sau khi trao đổi qua điện thoại về nội dung câu hỏi, chúng tôi đề nghị bạn gửi cho chúng tôi hợp đồng góp vốn kinh doanh xây dựng nhà với doanh nghiệp chủ đầu tư và hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp cho doanh nghiệp khác để có thông tin chuẩn xác khi trả lời câu

Page 78: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

78

hỏi của bạn. Bởi vì để nhận biết bản chất của giao dịch đã nêu phải hiểu rõ cơ sở pháp lý và kinh tế của giao dịch. Khi gửi tài liệu đề nghị bạn gửi về văn phòng Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) theo địa chỉ: Phòng 504 Nhà Dự án, số 4 ngõ 1 Hàng Chuối, Hà Nội. PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 97: (ngày 23/03/07) Công ty chúng tôi mới thành lập cuối năm 2006 và đang trong thời gian xây dựng cơ bản chưa hoàn thành có một số vướng mắc sau mong Hội giải đáp giúp: 1. Công ty có một

thành viên góp vốn là người nước ngoài do đó họ gửi tiền góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng. Ngân hàng có thu một phí chuyển tiền, xin

hỏi phí đó được hạch toán như thế nào? Sau đó ngân hàng lại thông báo điều chỉnh mức thu phí đó thấp hơn mức thu trước đó vậy khoản chênh lệch đó được xử lý như thế nào? 2. Công ty có rút một phần

tiền gửi ngân hàng (các cổ đông góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng) chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn, vậy đó phải phải là khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn không? Phương pháp hạch toán như thế nào? 3. Công ty đang trong quá trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thành có

phải đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ cho năm 2006 không? Có được phép phân bổ “Chi phí trả trước dài hạn” cho năm 2006 không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

1 - Khi thành viên góp vốn là người nước ngoài gửi tiền góp vốn bằng tiền gửi Ngân hàng thì phí chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản của công ty phải do thành viên góp vốn là người nước ngoài chịu trách nhiệm chi trả. Khoản phí chuyển tiền khi công ty nộp hộ được phản ánh như sau: - Khi nộp phí chuyển tiền ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

- Khi Ngân hàng thông báo điều chỉnh lại với mức phí thấp hơn và Ngân hàng đã trả lại số nộp thừa, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng Có TK 138 – Phải thu khác (1388)

Page 79: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

79

2 - Khi công ty rút một phần tiền gửi Ngân hàng (từ nguồn vốn

kinh doanh) chuyển sang tiền gửi Ngân hàng có kỳ hạn phải căn cứ vào thời hạn gửi tiền để ghi nhận là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn: - Khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống được ghi nhận là

khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, ghi: Nợ TK 128 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (1281) Có TK 112

- Khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm được ghi nhận là khoản đầu tư tài chính dài hạn, ghi: Nợ TK 228 – Đầu tư tài chính dài hạn (2288) Có TK 112

3 - Công ty đang trong thời gian xây dựng cơ bản chưa đi vào

hoạt động vẫn phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ này được phản ánh luỹ kế trên TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132). Số dư Nợ hoặc dư Có sẽ được phản ánh trên BCĐKT. Khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, số dư Nợ hoăc Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 4132) mới được kết chuyển vào chi phí tài chính (kết chuyển một lần hoặc phân bổ dần) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (kết chuyển một lần hoặc phân bổ dần).

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 98: (ngày 29/03/07) Khi công ty cổ phần thưởng cho cổ đông bằng cổ phiếu hoặc bổ sung vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần thì cổ đông là doanh nghiệp sẽ hạch toán số cổ phiếu tăng

thêm này như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Khi công ty cổ phần thưởng cho cổ đông bằng cổ phiếu hoặc bổ sung vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần sẽ dẫn đến kết quả là số

Page 80: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

80

lượng cổ phiếu và giá trị cổ phần của các cổ đông hiện hữu được tăng lên theo tỷ lệ tương ứng. Cổ đông là doanh nghiệp sẽ ghi nhận nghiệp vụ này như nhận cổ tức để tiếp tục bổ sung vốn theo giá phát hành được công ty cổ phần công bố khi công ty cổ phần thưởng cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (giá trị cổ phần tăng thêm) hoặc Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (giá trị cổ phần tăng thêm) hoặc Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác (giá trị cổ phần tăng thêm)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (theo giá phát hành được công ty cổ phần công bố)

Nếu khoản đầu tư vào công ty cổ phần là khoản đầu tư vào công ty con hay khoản đầu tư vào công ty liên kết thì khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, phần sở hữu của cổ đông doanh nghiệp trong tài sản thuần của công ty cổ phần sẽ được thể hiện trong báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 99: (ngày 09/04/07) Công ty tôi mua một chiếc xe ôtô giá

chưa thuế là 350 triệu, thuế GTGT 35 triệu đồng, trả bằng tiền mặt 125 triệu và vay trả góp dài hạn ngân hàng 260 triệu đồng. Hàng

tháng trả 10 triệu (trừ dần). Xin hỏi phương pháp hạch toán như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: - Khi mua ôtô, ghi:

Nợ TK 211: 350.000.000 Nợ TK 133: 35.000.000

Có TK 111: 125.000.000 Có TK 341: 260.000.000

- Hàng tháng khi trả nợ gốc vay ngân hàng, ghi:

Nợ TK 341: 10.000.000

Page 81: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

81

Có TK 111, 112: 10.000.000

- Trả lãi vay ngân hàng, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 111, 112 PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 100: (ngày 11/04/07) Công ty tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ làm sổ sách theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì có được sử

dụng TK 142, 242 để kết chuyển chi phí không? Nếu có thì theo mục nào, khoản nào có qui định?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Công ty bạn là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện Chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC được sử dụng các TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn và TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn để ghi nhận và phân bổ dần các khoản chi phí trả trước. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là công ty bạn phải áp dụng đúng, đầy đủ các qui định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 101: (ngày 03/05/07) Chi phí quản lý doanh nghiệp được tính như thế nào là hợp lý? Nếu trong năm mà công ty có số chi phí

quản lý doanh nghiệp quá lớn thì có hợp lý không? Có Luật nào hay văn bản nào qui định về định mức chi phí cho các chi phí trong công

ty không (đối với công ty TNHH và DNNN). Nếu công ty TNHH trong năm có chi phí về xăng xe cho ôtô nhiều gần bằng doanh thu của công ty trong năm nhưng có chứng từ hợp lệ và chi đúng cho các

mục đích nhưng vì có chi phí quá lớn như vậy công ty có được kết chuyển chi phí hết trong năm hay kết chuyển chi phí sang TK 142?

Trong chuẩn mực cũ thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được phép kết chuyển sang TK 142, 242, vậy công ty tôi phải kết chuyển

Page 82: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

82

số chi phí đó như thế nào cho hợp lý?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Chi phí quản lý được tính là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế

thực hiện theo qui định tại các văn bản về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Không có văn bản nào của Nhà nước hiện nay qui định về định mức chi phí

đối với các chi phí của các doanh nghiệp. Đối với công ty Nhà nước quản lý

chi phí theo qui định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-C ngày 03/12/2004 của

Chính phủ và Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của Bộ Tài

chính. Trong các văn bản pháp luật về thuế TNDN chỉ có quy định chi phí

quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối

ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác được

trừ để tính thu nhập chịu thuế theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10%

tổng số các chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 10 của Mục III, phần B

Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính.

Chi phí xăng xe cho ôtô phát sinh trong kỳ có liên quan đến việc tạo ra

doanh thu trong kỳ không được kết chuyển vào TK 142 hoặc TK 242 mà

phải ghi nhận hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để xác định kết

quả kinh doanh (kể cả chi phí này là quá lớn). Qui định này được thực hiện

thống nhất cho các doanh nghiệp, không phân biệt qui mô của doanh nghiệp

là lớn nhỏ và vừa.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 102: (ngày 04/05/07)Công ty tôi có hợp đồng kinh tế ký ngày 25/08/2005 bán hàng cho khách hàng theo phương thức cho khách hàng trả chậm (ngoài số tiền trả ngay theo hợp đồng) trong

thời hạn 75 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giao nhận với điều kiện phải chịu lãi suất trả chậm là 0,85%. Đến ngày 31/12/2005 khách

hàng chưa thanh toán hết số tiền nợ gốc và phần lãi trả chậm. Vì vậy, khi công ty chúng tôi chính thức chuyển đổi thành công ty cổ

phần tại thời điểm 01/01/2006 có phát sinh khoản thu về lãi trả chậm là 1.548.873.764 đồng. Công ty chúng tôi đã hạch toán khoản thu này vào thu nhập tài chính của năm 2006. Tuy nhiên đơn vị cấp trên

của chúng tôi không đồng ý về cách hạch toán trên mà yêu cầu công ty tôi phải hạch toán vào thu nhập tài chính của năm 2005 và điều

Page 83: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

83

chỉnh lại báo cáo tài chính năm 2005. vấn đề này gây bức xúc cho công ty chúng tôi vì làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông công

ty năm 2006. Vậy xin nhờ Hội giải đáp cho chúng tôi cách hạch toán như thế nào là đúng chế độ?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Lãi trả chậm là khoản doanh thu tài chính được ghi nhận theo nguyên tắc dồn tích. Do vậy, khoản lãi trả chậm thuộc năm tài chính nào phải được ghi nhận là doanh thu tài chính của năm đó (cụ thể của từng năm 2005 và 2006). Trường hợp của công ty bạn hạch toán khoản lãi trả chậm thuộc năm 2005 vào báo cáo tài chính năm 2006

là chưa đúng theo qui định trên và được coi là sai sót. Vì vậy, công ty bạn phải điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính theo qui định của Chuẩn mực kế toán số 29 – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. BBT

HỎI: Câu hỏi 103: (ngày 07/05/07) Xin quí Hội cho biết doanh thu hàng

xuất khẩu ghi nhận khi xuất hoá đơn để làm thủ tục hải quan hay khi hàng đã được giao lên tầu?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Đoạn 10 của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác qui định: “Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền

với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua; b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như

người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc chắc chắn sẽ thu được lợi ích

kinh tế từ giao dịch bán hàng;

Page 84: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

84

e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng”.

Như vậy, tuỳ vào điều khoản giao hàng trong hợp đồng bán hàng để xác định thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng. Tại thời điểm xuất hoá đơn để làm thủ tục hải quan thì hàng hoá vẫn làm trong sự kiểm soát của người bán, rủi ro và lợi ích gắn liền với hàng hoá chưa được chuyển giao cho người mua theo đó chưa được ghi nhận doanh thu bán hàng. Tuy nhiên đơn vị vẫn phải tính vào doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế TNDN. Chênh lệch giữa doanh thu kế toán và doanh thu chịu thuế TNDN được ghi nhận và phản ánh theo qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 – Thuế TNDN và Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 104: (ngày 08/05/07) Theo điểm 16 Mục V Phần B Thông

tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 có nêu về thu nhập khác là: “Thu nhập về tiền thu phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí

thu hồi và chi phí tiêu thụ” Nhưng theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của

Bộ Tài chính thì không có qui định cụ thể về khoản thu từ bán phế liệu, phế phẩm được hạch toán vào tài khoản nào (các đơn vị kiểm toán qua kiểm toán thì yêu cầu doanh nghiệp hạch toán vào TK 711

và đơn vị đã thực hiện)? Vậy đề nghị quí Hội hướng dẫn cách hạch toán cụ thể về vấn đề này?

Gửi bài trả lời: Trả lời: 1. Nếu bán thẳng không qua nhập kho: - Ghi doanh thu khi bán: Nợ TK 111, 112, 131... (tổng giá thanh toán) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) - Kết chuyển giá vốn hàng bán và ghi giảm chi phí:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Page 85: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

85

2. Nếu qua nhập kho: - Khi nhập kho, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Khi bán hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131, ... (tổng giá thanh toán) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 105: (ngày 09/05/07) Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC chỉ

áp dụng trong phạm vi cả nước kể từ năm 2006, như vậy số dư đầu kỳ của thuế thu nhập hoãn lại (tài sản có, tài sản nợ) ghi nhận trong

bảng cân đối kế toán sẽ bằng không hay để trống hay chúng tôi có thể tuỳ chọn lựa cách báo cáo số dư đầu kỳ? Trường hợp này không áp dụng được, để tính toán lại số dư đầu kỳ, chúng tôi sẽ phải đi

ngược lại cho đến thời điểm nào? Bao nhiêu niên độ?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện 06 Chuẩn mực kế toán đợt 4” và Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, việc xác định và kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải phải trả được thực hiện vào cuối mỗi năm tài chính. Do 2 văn bản trên có hiệu lực thi hành cho báo cáo tài chính năm 2006 và không phải hồi tố về các năm trước nên các khoản mục tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên Bảng cân đối kế toán được xác định là không có số dư (vì vậy chỉ tiêu này bỏ trống). Tuy nhiên, nếu việc không xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả về các năm trước (kể từ năm sớm nhất có thể xác định được) làm ảnh hưởng trọng yếu đến

Page 86: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

86

tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị, thì theo chuẩn mực kế toán chung, đơn vị cần xác định các chỉ tiêu này và TK 247 hoặc TK 347 có số dư đầu năm trên Bảng cân đối kế toán năm 2006 (thực tế các công ty nước ngoài đều hồi tố để phản ánh BCTC hợp lý hơn). BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 106: (ngày 10/05/07)Trong năm 2006 đơn vị phát sinh thu nhập do được thưởng về thực hiện nhanh hợp đồng và phát sinh chi phí về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. Tiền thưởng đon vị hạch

toán vào thu nhập khác. Tiền phạt vì vi phạm hợp đồng kinh tế, cụ thể là: bị phạt do giao hàng không đủ số lượng theo hợp đồng ký

kết, đơn vị hạch toán vào chi phí khác và coi như là khoản chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Nhưng các cơ quan hữu quan khi kiểm tra đơn vị không chấp nhận khoản chi phí do bị phạt này là chi phí hợp

lý khi tính thuế TNDN. Vậy xin hỏi phải xử lý khoản phạt này như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/12006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thì khi phát sinh khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, đơn vị ghi sổ kế toán như sau: Nợ TK 811 – Chi phí khác Có TK 111, 112... hoặc Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Tuy nhiên khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế. BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 107: (ngày 11/05/07) Một số vướng mắc và phương pháp

phân biệt về bất động sản đầu tư?

Page 87: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

87

Gửi bài trả lời: Câu hỏi : 1. Toà nhà của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên cho thuê văn phòng và có sử dụng một phần toà nhà để phục vụ cho

hoạt động quản lý của mình thì có được ghi nhận là BĐSĐT hay không? Bởi vì thực chất hoạt động cho thuê văn phòng của những doanh nghiệp này chính là hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ

Giả sử giá trị toà nhà cho thuê này sẽ được chuyển từ TSCĐ hữu hình (nguyên giá và khấu hao) sang tài khoản BĐSĐT thì việc tính khấu hao tiếp theo như thế nào? (theo Quyết định 206 hay theo quyết định nào?) Vì số dư trên tài khoản BĐSĐT sẽ hiểu là giá trị còn lại. Việc theo dõi khi nào thu hối được giá trị tài sản đầu tư sẽ dừa vào tài khoản nào? 2. Tại điểm 2.3, phần I, Thông tư 23/2005/TT-BTC lại nói: “... doanh nghiệp sẽ hạch toán phần tài sản dùng để cho thuê hoặc chờ tăng giá là bất động sản đầu tư còn phần tài sản dùng cho sản xuất và

quản lý được hạch toán là TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình”

Tức là cùng một tài sản nhưng lại được ghi nhận vào 2 tài khoản kế toán, một là BĐSĐT và còn lại là TSCĐ. Cách chia như vậy rất khó vì sẽ có lúc cho thuê được nhiều và lúc cho thuê được ít, vậy lúc nào thay đổi diện tích sử dụng và cho thuê thì tính lại? Và còn những tiện ích chung thì chia tách thế nào? 3. Điểm 2.3 còn nói: “Trường hợp không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hoặc cho quản lý là không đáng kể thì hạch toán là bất động sản đầu tư” Vậy trường hợp tài sản không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hoặc cho quản lý chiếm đa số thì hạch toán vào tài khoản nào? Nếu đưa vào TSCĐ thì có hợp lý không ?

Trên đây là 3 điểm mà chúng tôi không rõ ràng về cách phân loại TSCĐ và BĐSĐT. Chúng tôi rất mong nhận được câu trả lời của quí Hội về cách thực hiện như thế nào. Trả lời: 1. Đoạn số 08 của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05 – “Bất động sản đầu tư” chỉ rõ: “ Bất động sản mà doanh nghiệp nắm giữ một

Page 88: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

88

phần nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá và một phần sử dụng cho sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc cho quản lý thì nếu những phần tài sản này được bán riêng rẽ (hoặc cho thuê riêng rẽ theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động), doanh nghiệp sẽ hạch toán các phần tài sản này một cách riêng rẽ. trường hợp các phần tài sản này không thể bán riêng rẽ, thì chỉ được coi là bất động sản đầu tư khi phần được nắm giữ để phục vụ cho sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc phục vụ cho mục đích quản lý là phần không đáng kể”. Như vậy, nếu toà nhà được sử dụng chủ yếu để cho thuê văn phòng và chỉ giữ lại một phần không đáng kể để phục vụ cho hoạt động quản lý của mình và không thể xác định được riêng rẽ giá trị tài sản cho thuê và giá trị tài sản sử dụng thì đơn vị có thể coi toà nhà là BĐSĐT. Giả sử trước đây toà nhà đã được coi là TSCĐ hữu hình và đã khấu hao thì khi chuyển là BĐSĐT thì kế toán phải ghi chuyển cả nguyên giá và hao mòn luỹ kế của toà nhà từ TSCĐ hữu hình sang BĐSĐT theo hướng dẫn tại điểm 4 phần phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu của Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư trong chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. 2. Việc phhân biệt giữa TSCĐ và BĐSĐT là dựa trên mục đích sử dụng của tài sản. Như vậy, một toà nhà được sử dụng cho hai mục đích khách nhau thì việc ghi nhận vào hai tài khoản kế toán là hoàn toàn phù hợp. Phần toà nhà sử dụng để cho thuê mà doanh nghiệp chưa cho thuê được hoặc lúc cho thuê được nhiều, lúc cho thuê được ít không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của toàn nhà và theo đó không phải tính toán, điều chỉnh lại phần ghi vào TSCĐ và phần ghi vào BĐSĐT. Chỉ khi đơn vị chuyển đổi mục đích sử dụng thì mới phải thay đổi lại tài khoản dùng để phản ánh nguyên giá và hao mòn luỹ kế. 3. Trường hợp BĐSĐT không bán được riêng rẽ (hoặc cho thuê riêng rẽ theo một hoặc chiều hợp đồng thuê hoạt động) và phần sử

dụng cho kinh doanh hoặc cho quản lý là chiếm đa số thì hạch toán vào Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình hoặc TK 213 – TSCĐ vô hình. BBT - Web

Page 89: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

89

HỎI: Câu hỏi 108: (ngày 14/05/07) Một số vướng mắc về việc các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép ghi chép và lập báo cáo tài chính theo loại ngoại tệ đã được Bộ Tài chính đồng ý làm đơn vị

tiền tệ trong kế toán nhưng riêng báo cáo tài chính nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá qui định.

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 108: Theo quy định tại điểm 9, phần I, Thông tư 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài được phép ghi chép và lập báo cáo tài chính theo loại ngoại tệ đã được Bộ Tài chính đồng ý làm đơn vị tiền tệ trong kế toán nhưng riêng báo cáo tài chính nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá qui định.

Tại công văn số 415/TCT-PCCS ngày 26/01/2006 của Tổng Cục thuế trả lời Cục thuế tỉnh Đắc Lắc, doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để kế toán thì số dư cuối kỳ kế toán năm trước và cuối kỳ kế toán năm nay được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính.

Chiếu theo những qui định trên thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính bằng cả hai loại tiền là đồng Việt Nam và ngoại tệ, số dư đầu kỳ và cuối kỳ của báo cáo tài chính nộp cho cơ quan quản lý Nhà

nước có thẩm quyền phải được quy đổi theo tỷ giá hối đoái do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, việc bắt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép sử dụng ngoại tệ trong việc ghi chép kế toán phải nộp BCTC bằng đồng Việt Nam là hết sức bất hợp lý vì:

- Cơ quan thuế cũng không xem xét đến đơn vị tiền Việt Nam

trong báo cáo vì họ vẫn quyết toán thuế TNDN bằng đồng ngoại tệ như đã từng làm và đang theo dõi;

- BCTC có cột VNĐ không phục vụ cho cơ quan chức năng

nào;

Page 90: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

90

- Bên cạnh đó, khi dùng tỷ giá tại thời điểm cuối năm 2006

cho cả số dư đầu năm 2006 và cuối năm 2006. Đến năm 2007 lại dùng tỷ giá cuối năm 2007 (tỷ giá này khác với tỷ giá cuối năm 2006) cho cả số dư cuối năm 2007 và cuối năm 2006. Như vậy nhìn vào 2 BCTC này thì thấy chênh lệch số dư của cuối

năm 2006. thêm vào đó, nhiều ghi chú thuyết minh cho BCTC không thể trình bày thêm cột VNĐ vì không còn chỗ (ví dụ như ghi chú TSCĐ, vay dài hạn...) tương tự như vậy cho các năm kế tiếp.

Cho nên theo ý kiến của chúng tôi Bộ Tài chính nên bỏ yêu cầu này vì sẽ làm sai lệch bản chất kế toán vì các số liệu giữa các năm luôn vênh nhau mặc dù lập cho một thời điểm và không có người sử dụng.

Trả lời: Theo qui định tại điều 11 Luật Kế toán: “Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính qui định làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái

do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính” (tỷ giá này sử dụng để quy đổi cả số liệu ở cột so sánh trên BCTC). Đây là qui định của Luật Kế toán và nhằm phục vụ cho mục đích tổng hợp, kiểm tra, so sánh, đối chiếu các thông tin trên BCTC của doanh nghiệp khi công khai để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin đặc biệt (và đây cũng là thông lệ chung của các nước) của cơ quan Nhà nước. Đề nghị công ty nghiên cứu thực hiện đúng qui định của pháp luật. BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 109: (Ngày 15/05/07) Phương pháp hạch toán chi phí thẻ

hội viên chơi golf?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi: Hiện nay công ty chúng tôi có mua thẻ hội viên chơi golf với thời hạn là 38 năm (từ năm 2004 – 2042). Đến năm 2042 thì giá trị thẻ hội viên này là 0. Chúng tôi rất lúng túng trong việc xử lý vần đề này.

Page 91: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

91

Chúng tôi có gửi văn bản xin ý kiến của Cục thuế Đồng Nai về hạch toán chi phí này. Cục thuế tỉnh Đồng Nai đã có công văn số 503/CT/TT & HT ngày 09/04/2004 đề nghị Tổng cục thuế hướng dẫn cụ thể. Trong khi chờ đợi sự trả lời của Tổng Cục thuế, Cục thuế Đồng Nai đã có văn bản trả lời số 1008/CT/TT & HT ngày 02/07/2006 trả lời cho công ty chúng tôi về vấn đề này như sau: “ Chi phí thẻ hội viên chơi golf hạch toán như khoản đầu tư dài hạn để theo dõi, không tiến hành trích khấu hao”. Xin được hỏi, theo chế độ kế toán hiện hành thì chúng tôi phải hạch toán như thế nào là đúng vì hạch toán

như một khoản đầu tư mà chắc chắn biết rằng khoản đầu tư này sau 38 năm sẽ mất đi thì không hợp lý?

Trả lời: Chi phí trả trước một lần để mua thẻ hội viên chơi golf thuộc quyền sở hữu của Công ty và được sử dụng cho mục đích hoạt động chung của Công ty thì được ghi nhận vào chi phí trả trước dài hạn và phân bổ dần vào chi phí theo thời gian sử dụng của thẻ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nó. - Khi trả tiền mua thẻ hội viên chơi golf cho công ty và được sử

dụng cho hoạt động chung của Công ty, kế toán ghi: Nợ TK 242- Chi phí trả trước dài hạn Có TK 111.112 - Hàng kỳ, phân bổ dần chi phí sử dụng thẻ theo cách thức phù hợp nhất với việc sử dụng thẻ, ghi: Nợ TK 642, 641….. Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn BBT – Web

HỎI:

Câu hỏi 110: (ngày 16/05/07) Một số vướng mắc trong hạch toán TSCĐ khi thực hiện giải phóng mặt bằng?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi110: Hiện nay công ty chúng tôi đang tiến hành giải phóng mặt bằng để thực hiện “Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II” của công ty. Hiện trên mặt bằng có nhiều nhà cửa, máy móc, thiết bị là TSCĐ phải phá

Page 92: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

92

dỡ, di chuyển đi nơi khác. Có những tài sản đã khấu hao hết, có tài sản chưa khấu hao hết, mong Quí Hội hướng dẫn các vướng mắc sau: - Trường hợp thứ nhất: Vì giải phóng mặt bằng nên công ty phải

ra quyết định thanh lý những tài sản trên thì chi phí tháo dỡ, giá trị còn lại của tài sản, giá trị thu hồi được hạch toán thế nào?

- Trường hợp thứ 2: Nếu công ty quyết định không thanh lý những tài sản cố định trên thì chi phí tháo dỡ, giá trị còn lại của tài sản, giá trị thu hồi được hạch toán thế nào?

- Trường hợp thứ 3: Chi phí tháo dỡ, chi phí lắp đặt lại nơi mới của những tài sản cố định phải di dời đi nơi khác để tiếp tục sản xuất thì những chi phí này hạch toán như thế nào?

Trả lời: Về di chuyển, thanh lý TSCĐ liên quan đến bàn giao mặt bằng cho xây dựng cơ bản: Theo qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, khi công ty triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ bản có phát sinh việc phải thanh lý các TSCĐ hữu hình (như nhà cửa, vật kiến trúc, đường sá...) thì toàn bộ chi phí phát sinh do thanh lý gồm giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí phát sinh do thanh lý TSCĐ được hạch toán vào bên Nợ TK 811 – Chi phí khác. Các khoản thu hồi do thanh lý TSCĐ được hạch toán vào bên có TK 711 – Thu nhập khác. Các khoản chi phí và thu nhập phát sinh thanh lý TSCĐ như đã nêu trên được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được tính vào chi phí đầu tư XDCB. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khi thực hiện đầu tư XDCB, công ty phải di chuyển TSCĐ hữu hình để lấy mặt bằng thi công thì toàn bộ chi phí di chuyển TSCĐ phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Nếu phát sinh chi phí lớn phải phân bổ dần (ghi Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn). BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 111: (ngày 17/05/07) Thay đổi tỷ lệ % mức dự phòng phải

thu khó đòi và dự phòng bảo hành.

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 111:

Page 93: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

93

1. Thông tư 13/2006/TT-BTC quy định mức dự phòng theo tỉ lệ %

cố định cho các khoảng phải thu tính theo tuổi nợ quá hạn. Nếu có bằng chứng rõ ràng về số nợ phải thu khó đòi lớn hơn mức dự phòng theo quy định này và do đó doanh nghiệp lập dự phòng phải thu khó đòi lớn hơn mức quy định trong thông tư 13/2006-TT-BTC.

Như vậy có phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam không?

2. Thông tư 13/2006/TT-BTC quy định mức dự phòng tối đa cho chi

phí bảo hành Nếu có bằng chứng rõ ràng rằng chi phí bảo hành ước tính sẽ phát sinh lớn hơn mức dự phòng tối đa theo quy định này và do đó doanh nghiệp lập dự phòng bảo hành lớn hơn mức quy định trong thông tư 13/2006-TT-BTC. Như vậy có phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam không?

Trả lời: 1. Nếu có bằng chứng tin cậy về số nợ phải thu khó đòi lớn hơn

mức dự phòng theo qui định của Thông tư 13 thì DN được lập dự phòng phải thu khó đòi theo ước tính hợp lý của DN.

2. Nếu có bằng chứng tin cậy về chi phí bảo hành ước tính sẽ lớn hơn mức dụ phòng tối đa theo qui định của Thông tư 13 thì DN được lập dự phòng chi phí bảo hành theo mức ước tính hợp lý của DN. Nhưng khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì chi phí về dự phòng chi phí bảo hành được tính theo mức dự phòng qui định trong Thông tư 13/2006/TT-BTC. Điều này dẫn đến DN phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại nếu thoả mãn điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo qui định trong chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 112: (ngày 18/05/07) Công ty tôi là một DNNN được cổ

phần hoá từ năm 2005. Do nhu cầu cần vốn để phục vụ mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, tháng 10/2006 công ty tôi đã phát

hành thêm 1.500.000 cổ phần với mệnh giá 10.000đ/cổ phần để tăng vốn điều lệ. Giá trị thu được của đợt phát hành là 53.929.860.000đ. Với sự bảo lãnh phát hành của Công ty TNHH Chứng khoán ngân

hàng NN&PTNT Việt Nam, mức phí bảo lãnh phát hành là 2% x

Page 94: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

94

53.929.860 = 1.078.417.200đ. Vậy xin hỏi việc hạch toán chi phí bảo lãnh phát hành trên như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Chi phí bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra thị trường được kế toán là khoản giảm trừ vào thặng dư vốn cổ phần, ghi: Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần Có các TK 111, 112, 331 BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 113: (ngày 21/05/07) Công ty cổ phần xi măng Sông Đà được thành lập với số vốn ban đầu là 17 tỷ đồng, trong quá trình

hoạt động, vốn điều lệ tăng từ 17 tỷ đồng lên 18 tỷ đồng. Tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên, các cổ đông đã biểu quyết

thông qua việc tăng vốn điều lệ của công ty lên 10% từ 18 tỷ đồng lên 19,8 tỷ đồng bằng cách ghi nhận giá trị “Thương hiệu Sông Đà” (1,8 tỷ đồng). Xin hỏi việc hạch toán tăng TSCĐ vô hình và trích khấu

hao của đơn vị về giá trị thương hiệu như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Căn cứ vào chuẩn mực chung về ghi nhận tài sản và căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ quy định tại đoạn 16 Chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình, thì: Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời:

- Định nghĩa về TSCĐ vô hình, và - Bốn (04) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

+ Chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; + Thời gian sử dụng ước tính trên một năm; + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Như vậy “thương hiệu Sông Đà” không thoả mãn đồng thời các điều kiện, tiêu chuẩn ghi nhận nêu trên nên doanh nghiệp không được tự

Page 95: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

95

đánh giá “thương hiệu” của mình và không được ghi tăng vốn và ghi tăng TSCĐ vô hình. BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 114: (ngày 21/05/07) Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm kế

toán trưởng là người nước ngoài?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi: Gần đây có nhiều doanh nghiệp và Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp có hỏi về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng trong các doanh nghiệp FDI là người nước ngoài như thế nào? Có phải tham gia lớp bồi dưỡng kế toán trưởng không? Trả lời: Theo trả lời từ Bộ Tài chính: Bộ Tài chính đã có công văn trả lời trực tiếp cho một số doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có người tiếp tục hỏi, Ban biên tập Web xin trả lời chung cho các doanh nghiệp, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất và các kiểm toán viên như sau: Tại mục C, điểm 1, Phần II Thông tư liên tịch số 13/2005/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 07/02/2005 đã qui định: Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng là người nước ngoài, cụ thể: Người nước ngoài được bổ nhiệm làm kế toán trưởng trong các doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp Việt Nam khi: 1) Có chứng chỉ chuyên gia kế toán, hoặc; 2) Có chứng chỉ hành nghề kế toán, hoặc; 3) Có chứng chỉ hành nghề kiểm toán.

Do tổ chức nghề nghiệp nước ngoài cấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận (ví dụ ACCA, CPAA, ICPAS...), hoặc: 4) Có chứng chỉ hành nghề kế toán, hoặc; 5) Có chứng chỉ kiểm toán viên

do Bộ tài chính Việt Nam cấp, hoặc: 6) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo qui định của Bộ

Tài chính Những người có một trong 6 tiêu chuẩn trên phải có điều kiện là có thời gian làm kế toán ở việt Nam từ 1 năm trở lên. Những người này không là đối tượng không được làm kế toán theo qui định tại Điều 51 của Luật Kế toán.

Page 96: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

96

Những người nước ngoài mới có bằng tốt nghiệp đại học về kinh tế, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán thì phải tham dự lớp bồi dưỡng kế toán trưởng do các đơn vị được Bộ Tài chính Việt Nam chấp nhận, tổ chức thì mới đủ điều kiện (6). MC - Web

HỎI:

Câu hỏi 115: (ngày 23/05/07) Thủ tục nhận lại TSCĐ khi cho mượn và phương pháp hạch toán?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 114: Công ty chúng tôi có nhập khẩu máy xét nghiệm huyết học và hoá chất dùng cho máy xét nghiệm huyết học này để bán lại trong nước. Để hỗ trợ cho việc bán hoá chất, công ty chúng tôi có làm hợp đồng đặt máy (cho mượn) hoặc tặng máy xét nghiệm huyết học cho một số bệnh viện. Khi cho mượn máy, hai bên thoả thuận sau khi hết hạn hợp đồng bệnh viện sẽ trả lại máy cho công ty. Bên cạnh đó, hiện nay công ty chúng tôi cũng đang tặng máy miễn phí

phục vụ cho một số bệnh viện chuyên khoa nhi. Xin hỏi sau thời hạn cho mượn, chúng tôi nhận lại máy nhưng khoản hao mòn trong quá trình đặt máy tại bệnh viện có được tính vào chi phí hợp lý của công ty không (chi phí đầu tư mua máy để hỗ trợ cho việc kinh doanh được lấy từ nguồn vốn kinh doanh của công ty)? Thủ tục nhận lại máy và phương pháp hạch toán như thế nào? Trường hợp công ty tặng máy cho một số bệnh viên chuyên khoa nhi thì phương pháp hạch toán như thế nào?

Trả lời: 1. Trường hợp công ty cho bệnh viện mượn máy xét nghiệm để

sử dụng không thu tiền và sẽ nhận lại máy xét nghiệm khi hết thời hạn cho mượn, công ty phải lập hồ sơ kế toán ghi tăng TSCĐ hữu

hình (ghi nợ TK 211) nếu thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận theo qui định. Đồng thời vẫn theo dõi TSCĐ cho mượn trên sổ kế toán và thực hiện trích khấu hao TSCĐ cho mượn theo qui định. Khi cho mượn TSCĐ, công ty phải lập biên bản cho mượn và phải lập biên bản nhận lại TSCĐ cho mượn khi được bệnh viện hoàn trả.

Page 97: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

97

2. Trường hợp khuyến mại máy xét nghiệm cho bệnh viện để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (chú ý là theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN không cho phép giá trị sản phẩm, hàng hoá tặng đưa vào chi phí mà phải trang trải bằng quĩ khen thưởng, phúc lợi), công ty ghi: - Phản ánh giá vốn máy xét nghiệm khi khuyến mại cho bệnh viện:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 156 – Hàng hoá (ghi theo giá vốn máy xét nghiệm) - Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá vốn

hàng bán: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (ghi theo giá vốn máy xét nghiệm) BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 116: (ngày 24/05/07) Xin hỏi về hạc toán và nghĩa vụ thuế đối với hoạt động cho vay, cho mượn vật tư, hàng hoá, nguyên vật

liệu?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Đối với trường hợp cho vay, cho mượn tạm thời nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tạm thời và hoàn trả lại cùng loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đó thì không phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT. Khi cho vay, cho mượn nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá tạm thời được hạch toán như sau: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) Có TK 111, 112 Có TK 152, 153, 156 Trường hợp cho vay một loại vật tư, công cụ, hàng hoá và trả một loại vật tư, công cụ, hàng hoá khác (thực chất là quan hệ hàng đổi hàng) hoặc trả lại bằng tiền (thực chất là quan hệ mua bán) thì doanh nghiệp cho vay và doanh nghiệp trả nợ phải kê khai tính thuế GTGT theo quy định vì đây là quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá thông

Page 98: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

98

thường và do vậy hạch toán như nghiệp vụ trao đổi tài sản hoặc mua bán tài sản. BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 117: (ngày 28/05/07) Khi công ty cổ phần thưởng cho cổ

đông bằng cổ phiếu hoặc bổ sung vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần thì cổ đông là doanh nghiệp sẽ hạch toán số cổ phiếu tăng

thêm này như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Có 2 trường hợp sau: 1. Khi công ty cổ phần thưởng cho cổ đông bằng cổ phiếu từ

lợi nhuận chưa phân phối sẽ dẫn đến kết quả là số lượng cổ phiếu và giá trị cổ phần của các cổ đông hiện hữu được tăng lên theo tỷ lệ tương ứng. Cổ đông là doanh nghiệp sẽ ghi nhận nghiệp vụ này như nhận cổ tức để tiếp tục bổ sung vốn theo giá phát hành được công ty cổ phần công bố khi công ty cổ phần thưởng cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (giá trị cổ phần tăng thêm) hoặc Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (giá trị cổ phần tăng thêm) hoặc Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác (giá trị cổ phần tăng thêm)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (theo giá phát hành được công ty cổ phần công bố)

Nếu khoản đầu tư vào công ty cổ phần là khoản đầu tư vào

công ty con hay khoản đầu tư vào công ty liên kết thì khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, phần sở hữu của cổ đông doanh nghiệp trong tài sản thuần của công ty cổ phần sẽ được thể hiện trong báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu.

2. Nếu thưởng từ thặng dư vốn cổ phần thì không ghi tăng

khoản đầu tư và không ghi doanh thu. Công ty cổ phần ghi: Nợ TK 4112

Page 99: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

99

Có TK 4111 Công ty là cổ đông chỉ ghi tăng số lượng cổ phần (Chi tiết TK

221, 222, 223) BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 118: (ngày 28/05/07) Việc công ty cổ phần mua lại cổ

phiếu của công ty mình đang lưu hành, sau đó bán lại chon các cổ đông khác thì xem đây là việc mua lại cổ phiếu quĩ và tái phát hành

không? Nếu việc mua và bán có phát sinh lợi nhuận thì có được ghi nhận vào thặng dư vốn cổ phần (TK4112) hay không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Việc mua lại cổ phiếu của công ty mình đang lưu hành, sau đó

bán lại cho các cổ đông khác có được coi là cổ phiếu quĩ hay không đề nghị bạn vui lòng tham chiếu qui định trong Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 20/03/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quĩ trong công ty cổ phần để xét đoán trường hợp cụ thể.

Về kế toán mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành và

tái phát hành cổ phiếu quĩ: 1. Khi mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành, ghi: Nợ TK 419 – Giá mua lại cổ phiếu và các chi phí

liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu Có các TK 111, 112 2. Khi tái phát hành cổ phiếu quĩ: Khi tái phát hành cổ phiếu quĩ với giá cao hơn giá thực tế mua lại, ghi: Nợ các TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu) Có TK 419 – Cổ phiếu quĩ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu) Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá tái phát hành

Page 100: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

100

cao hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu)

Khi tái phát hành cổ phiếu quĩ ra thị trường với giá thấp hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi: Nợ các TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu) Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá tái phát hành

thấp hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu) Có TK 4119 – Cổ phiếu quĩ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu) Bạn có thể tham chiếu hướng dẫn kế toán Tài khoản 419 – “Cổ phiếu quĩ” qui định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 119: (ngày 29/05/07) Công ty Bánh kẹo ABC ký hợp đồng

bao tiêu sản phẩm cho CBCNV và các cá nhân khác (gọi tắt là đại lý). Trong hợp đồng ghi rõ, ngoài tiền bán bánh kẹo, hàng tháng mỗi đại

lý phải nộp thêm cho Công ty 2 triệu đồng để Công ty ABC đảm bảo mức doanh số cung cấp cho mỗi đại lý tối thiểu là 2 tỷ đồng. Chúng tôi muốn hỏi khoản thu 2 triệu đồng mỗi tháng của Công ty ABC

được hạch toán như thế nào? Có phải chịu thuế GTGT hay không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo ý kiến chúng tôi, khoản tiền 2 triệu đồng thu thêm ngoài tiền bán bánh kẹo của các đại lý có thể coi là chi phí để có quyền làm đại lý bán bánh kẹo. Số tiền này phải được ghi nhận là doanh thu bán hàng của công ty và phải chịu thuế GTGT. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 120: (ngày 30/05/07) Công ty Cổ phần hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là giá công hàng may mặc xuất khẩu và được ưu đãi

Page 101: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

101

về thuế Thu nhập doanh nghiệp. Trong kỳ kế toán, Công ty có phát sinh nghiệp vụ chuyển nhượng vốn do góp vốn liên doanh và chuyển

nhượng toàn bộ hệ thống nhà xưởng cùng các công trình phụ trợ (do Công ty xây dựng và cho thuê). Sau khi trừ các khoản chi phí liên

quan thì hoạt động hoạt động chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng tài sản này có phát sinh lãi, trong khi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của gia công hàng may mặc xuất khẩu là lỗ. Vậy chúng

tôi xin hỏi là Công ty có được hòa đồng kết quả của hoạt động chuyển nhượng vốn và tài sản với hoạt động gia công may mặc xuất

khẩu khi xác định thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp không ? Nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng tài sản này là như thế nào ?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định hiện hành về thuế TNDN chỉ có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất mới tách riêng khi xác định số thuế TNDN phải nộp. Còn thu nhập về chuyển nhượng vốn và tài sản được tính cùng với thu nhập bán hàng, cung cấp dịch vụ khi xác định thu nhập chịu thuế và thuế TNDN phải nộp. Phần ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu được tính riêng đối với thu nhập chịu thuế có được do xuất khẩu. PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 121: (ngày 13/06/07) Công ty tôi có dây chuyền sản xuất

tôn mạ màu và mạ kẽm nguyễn giá là 99.855.027.590đ, thời gian khấu hao theo qui định là 10 năm, bắt đầu khấu hao từ tháng

01/2006. Giá trị còn lại đến 31/12/2006 là 89.869.524.825đ. Năm 2006 công ty đã đăng ký trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên, với phương pháp khấu hao này đã không phản ánh

đúng công suất thực tế của năm 2006 vì tình hình nguyên liệu đầu vào không ổn định, sản xuất không liên tục và chỉ sử dụng 60% công

suất thiết kế của dây chuyền. Vậy xin hỏi công ty có được thay đổi phương pháp khấu hao cho năm 2007 theo phương pháp số lượng, khối lượng sản phẩm cho dây chuyền sản xuất nêu trên không?

Page 102: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

102

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – “Tài sản cố định hữu hình” qui định việc áp dụng phương pháp khấu hao phải nhất quán trong năm tài chính. Định kỳ, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp được phép thay đổi phương pháp khấu hao nếu xét thấy có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng và thu hồi lợi ích kinh tế từ tài sản tạo ra. Chi phí khấu hao TSCĐ được tính là chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế TNDN được thực hiện theo pháp luật về thuế. BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 122: (ngày 14/06/07) Công ty chúng tôi có hoạt động chính

là cung ứng nhựa đường lỏng cho các đơn vị sản xuất bê tông thảm nhựa đường để thi công xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ năm 2003 đến

2005 chúng tôi đầu tư 15 chiếc xe bồn để chuyên chở nhựa đường lỏng cung cấp cho khách hàng trên toàn quốc. Sau hơn 2 năm sử dụng, để đảm bảo kỹ thuật và an toàn khi vận hành theo đúng tiêu

chuẩn kỹ thuật chúng tôi đã tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ với các nội dung thay thế như pistông, xi lanh, phanh, bảo dưỡng và sửa chữa,

... Toàn bộ các chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng nói trên chúng tôi phân bổ 50% vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, số còn lại phân bổ vào năm tài chính tiếp theo. Xin hỏi chúng tôi xử lý như vậy

có đúng với chế độ hiện hành không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo qui định tại Đoạn 24, Đoạn 25 Chuẩn mực kế toán số 03 – “Tài sản cố định hữu hình” ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với các nội dung: Thay thế hệ thống pistông, xi lanh, phanh... nhằm mục đích khôi phục công suất sử dụng ban đầu của xe chứ không làm tăng công suất, thì được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà không được vốn hoá vào giá trị TSCĐ. Việc phân bổ các chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh của 1 kỳ kế toán hoặc nhiều hơn 1 kỳ kế toán phụ thuộc vào số lượng và

tác dụng của chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Page 103: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

103

BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 123: (ngày 15/06/07) Tại điều 51 của Luật Kế toán qui định

những người không được làm kế toán, những trường hợp sau đây có được làm kế toán không: Bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con dâu, con rể, anh nuôi, chị nuôi, em nuôi của

người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán kể cả kế toán trưởng cùng một đơn vị kế toán là DNNN, công ty cổ phần?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi (CV15024): Tại điều 51 của Luật Kế toán qui định những người không được làm kế toán, những trường hợp sau đây có được làm kế toán không: Bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con dâu, con rể, anh nuôi, chị nuôi, em nuôi của người có trách

nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán kể cả kế toán trưởng cùng một đơn vị kế toán là DNNN, công ty cổ phần?

Trường hợp chồng là Giám đốc, vợ là kế toán nhà ăn (bộ phận kế toán nhà ăn không biên chế trong phòng kế toán tài chính đơn vị) có được không?

Những đối tượng sau đây có phải là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán không: Chủ tịch hội đồng quản trị, uỷ viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc?

Hiện nay bộ phận thống kế của các đơn vị thành viên và công ty được biên chế nằm trong phòng kế toán thống kê tài chính, những cán bộ làm công tác này chức danh là chuyên viên thống kê. Như vậy, những đối tượng qui định tại điểm 3 điều 51 Luật Kế toán và

những đối tượng nêu tại mục 1 của văn bản này có liên quan đến người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng cùng đơn vị kế toán không?

Trường hợp vợ, con của người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán làm trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, cán bộ cung ứng vật tư có được không? Trả lời:

Page 104: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

104

Theo qui định tại điểm 3 Điều 51 của Luật kế toán, những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là DNNN, công ty cổ phần,... thì không được làm kế toán trong đơn vị đó. Như vậy, những người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con được pháp luật công nhận (như vợ, chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; bố nuôi, mẹ nuôi và con nuôi hợp pháp) với người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là DNNN, công ty cổ phần,... là thuộc đối tượng không được làm kế toán trong đơn vị đó.

Đối với quan hệ anh, chị, em chỉ có quan hệ anh, chị, em ruột mới thuộc đối tượng không được làm kế toán theo qui định tại điểm 3 Điều 51.

Trên thực tế khi bố trí người làm kế toán, để không làm ảnh hưởng đến tính độc lập của người làm kế toán công ty cần nghiên cứu, xem xét các qui định về nguyên tắc độc lập trong “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005.

Theo qui định tại điểm 3 Điều 51 của Luật kế toán, trong đơn vị kế toán là DNNN, công ty cổ phần,... nếu chồng là Giám đốc đơn vị thì vợ không được làm kế toán trong đơn vị đó và ngược lại, nếu vợ là Giám đốc đơn vị thì chồng không được làm kế toán trong đơn vị đó.

Về người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán: Theo qui định tại điểm 13 Điều 14 Luật Doanh nghiệp năm 2005 “Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh khác do điều lệ công ty qui định”. Như vậy ngoài qui định chung của pháp luật, công ty cần xem xét cụ thể trong Điều lệ của công ty để xác định các đối tượng là người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị.

Riêng về cán bộ đảm trách công việc thống kế, kế hoạch kinh doanh và cung ứng vật tư không thuộc qui định của Luật Kế toán. Đề nghị công ty tham khảo Luật Thống kế và các văn bản có liên quan để sắp xếp, bố trí nhân sự cho phù hợp hoặc có văn bản gửi Tổng Cục Thống kê để được hướng dẫn cụ thể.

BBT - Web

Page 105: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

105

HỎI: Câu hỏi 124: (ngày 18/06/07) Công ty chúng tôi là đơn vị kinh

doanh cơ sở hạ tầng. Công ty thực hiện ký hợp đồng với một số nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện thanh toán theo hoá đơn

tương ứng với khối lượng công việc hoàn thành và chỉ quyết toán giá trị cơ sở hạ tầng khi toàn bộ công việc theo hợp đồng với nhà thầu hoàn tất, thì khi tổng hợp chi phí chuyển quyền sử dụng đất nhằm

xác định thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất cho phần diện tích đất đã chuyển quyền. Vậy xin

hướng dẫn công ty chúng tôi cách thức xác định và phân bổ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng chung để xác định chi phí chuyển quyền sử dụng đất cho phần diện tích đất đã được chuyển nhượng để xác định

thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Tại Khoản 2, Mục IV, Phần C, Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp có qui định: Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông... được hạch toán vào chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất khi xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Các khoản chi phí sử dụng chung cho toàn bộ dự án của cơ sở kinh doanh nhà, kinh doanh cơ sở hạ tầng được phân bổ theo m2 đất chuyển quyền để xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đẩt, chuyển quyền thuê đất; bao gồm: chi phí đầu tư đường giao thông; khuôn viên cây xanh; chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước; trạm biến thế điện; chi phí đền bù thiệt hại về đất. Việc phân bổ chi phí trên được xác định theo công thức sau:

Chi phí phân bổ Cho diện tích đất chuyển quyền

=

Tổng chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng

X

Diện tích đất đã chuyển quyền Tổng diện tích đất được

giao làm dự án (trừ diện

Page 106: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

106

tích đất sử dụng vào mục đích công cộng theo qui định của pháp luật về đất đai)

Trường hợp công ty thực hiện ký hợp đồng với một số nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện thanh toán theo hoá đơn tương

ứng với khối lượng công việc hoàn thành và chỉ quyết toán giá trị cơ sở hạ tầng khi toàn bộ công việc theo hợp đồng với nhà thầu hoàn tất, thì khi tổng hợp chi phí chuyển quyền sử dụng đất nhằm xác định thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất cho phần diện tích đất đã chuyển quyền, Công ty được tạm phân bổ chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng chung thực tế đã thanh toán cho nhà thầu theo tỷ lệ diện tích đất đã chuyển quyền theo công thức nêu trên (không được phân bổ chi phí ước tính theo dự toán của phần chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng chung cho toàn bộ dự án). Sau khi thanh toán toàn bộ công trình với nhà thầu, Công ty được điều chỉnh lại phần chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng chung tạm phân bổ cho phần diện tích đã chuyển quyền cho phù hợp với tổng giá trị kết cấu hạ tầng chung đã thanh toán cho nhà thầu. Trường hợp khi điều chỉnh lại phát sinh số nộp thừa so với số thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thì công ty được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp của kỳ tới theo qui định tại khoản 2, Điều 14, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được hoàn trả theo qui định hiện hành; nếu số đã nộp chưa đủ thì Công ty có trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu theo qui định hiện hành.

BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 125: (ngày 19/06/07) Thay vì ghi sổ kế toán chi tiết, tổng

hợp bằng các mẫu sổ in sẵn, tôi lập các sổ kế toán trên máy vi tính bằng excel theo mẫu sổ qui định nhằm tiết kiệm thời gian ghi chép,

cộng số liệu (đây không phải là phần mềm kế toán). Khi cần thiết hoặc cuối kỳ kế toán, tôi in ra, đóng thành quyển và đóng dấu giáp lai của đơn vị. Xin hỏi trường hợp này có được chấp nhận là thực

hiện đúng chế độ kế toán hiện hành không ? Một cán bộ thuế nói rằng phải đăng ký với cơ quan thuế thì mới được chấp nhận, như vậy

có đúng không ? Nếu đơn vị sử dụng phần mềm kế toán ghi sổ kế

Page 107: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

107

toán thì có phải đăng lý trước không? Đăng ký với cơ quan nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Khi sử dụng máy vi tính (dùng excel) để ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán đã được công ty lựa chọn thì vào cuối mỗi kỳ kế toán công ty cần phải in ra sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết ra giấy đóng thành tập, đóng dấu giáp lai của công ty. Điều này chỉ được coi là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành khi công ty thực hiện đúng các qui định về trình tự ghi sổ đối với hình thức sổ kế toán do công ty đã lựa chọn. Theo qui định của Luật Kế toán (Điều 26) và quy định của Nghị định

số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 (Điều 14) thì trường hợp đơn vị kế toán ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phần mềm kế toán lựa chọn phải đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán. Theo các qui định của Luật Kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp khi lựa chọn áp dụng phần mềm kế toán không phải đăng ký với các cơ quan quản lý Nhà nước.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 126: (ngày 20/06/07) Năm 2004 công ty tôi lỗ 50 triệu,

năm 2005 lỗ 200 triệu, năm 2006 lỗ 300 triệu. Trong báo cáo kết quả kinh doanh 2005 thì mục 14, cột năm trước ghi 50 triệu năm nay ghi

200 triệu, toàn bộ lỗ chuyển sang năm 2006. Nhưng trong báo cáo kết quả kinh doanh 2006 đáng lẽ cột năm trước là 250 triệu, năm

nay là 300 triệu. Nhưng do dòng này tính tự động riêng 2005 nên chỉ được – 200 triệu. Vậy lỗ chuyển thế nào ?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006, chỉ tiêu 17 – Lợi nhuận sau thuế TNDN (Mã số 60), cột năm trước số lỗ chỉ là 200 triệu chứ không phải là 250 triệu như bạn nghĩ. Số lỗ luỹ kế 250 triệu

Page 108: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

108

được thể hiện ở số dư Nợ Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối và được trình bày ở chỉ tiêu 10, Mục 1, Phần B – Lợi nhuận chưa phân phối (Mã số 420) trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2006 cột số đầu năm.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 127 (bạn Nguyễn Bích ngọc): (ngày 21/06/07) Trong năm 2006, công ty tôi bị lỗ (đang trong thời gian miễn thuế), cuối năm đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của các công nợ bị lỗ. Như

vậy phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản tài sản thuế thu nhập hoãn lại (TK 243). Xin cho hỏi trên Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể hiện số liệu âm trên mục chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại không và chi phí thuế thu nhập hiện hành không thể hiện? Phương án 2 không hạch toán

TK 243 và theo dõi số dư ngoại tệ phải trả, đã trả để biết tính chi phí thuế năm 2007?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trường hợp nêu trong câu hỏi của công ty được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại). Do vậy, trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” (Mã số 51) cột năm nay bằng 0, Chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” (Mã số 52) cột năm nay thể hiện khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN (thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại) tức là thể hiện số liệu âm.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 128: (ngày 22/06/07) Xin cho biết sự khác nhau giữa hai

cụm từ “Niên độ kế toán” và “Năm tài chính” ?

Gửi bài trả lời:

Page 109: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

109

Trả lời: Hai cụm từ “Niên độ kế toán” và “Năm tài chính” theo chúng tôi về cơ bản có nghĩa như nhau. Hai thuật ngữ này trước hết cùng chỉ một kỳ kế toán năm. Tuy nhiên, cụm từ “Niên độ kế toán” đề cập đến nội dung là độ dài của một kỳ kế toán năm. Điều 13 Luật Kế toán đã qui định “Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quí trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết. Cụm từ “Năm tài chính” được sử dụng trong các văn bản của Luật Thuế TNDN. Khoản 2 Điều 14 Luật Thuế TNDN có qui định: Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch; trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo năm tài chính đó. Theo ý nghĩa này cụm từ “Năm tài chính” muốn nói đến độ dài thời gian các doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính, ngân sách, kế hoạch các khoản thu nhập, chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp với Nhà nước.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 129: (ngày 25/06/07) Công ty tôi để có chứng nhận SGS-COC (chứng nhận quy trình kiểm soát sản xuất) có thời hạn 5 năm

đã bỏ ra các khoản chi phí sau: Chi phí tư vấn 50.000.000đ, chi phí chứng nhận cấp chứng chỉ: 50.000.000đ. Công ty tôi đã hạch toán vào TSCĐ vô hình và đã khấu hao năm 2006. Vậy việc hạch toán của

công ty có hợp lý hay không? Nếu không thì phải điều chỉnh thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo qui định về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì chi phí của công ty để có chứng nhận SGS-COC (chứng nhận quy trình kiểm soát sản xuất) có thời hạn 5 năm không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh (tính 1 lần hoặc phân bổ dần). Nếu công ty bạn đã ghi nhận là TSCĐ vô hình và

Page 110: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

110

đã khấu hao năm 2006 thì phải điều chỉnh lại theo các phương pháp đã qui định đối với việc điều chỉnh sai sót kế toán theo qui định tại chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006. Trong trường hợp cụ thể của công ty bạn cần phải xác định sai sót đó là sai sót trọng yếu hay không trọng yếu. Nếu đó là sai sót trọng yếu thì phải điều chỉnh hồi tố, nếu đó là sai sót không trọng yếu thì điều chỉnh phi hồi tố.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 130: (ngày 26/06/07) Công ty chúng tôi trong năm 2006 đã hạch toán lệ phí trước bạ là TSCĐ vô hình và đã trích khấu hao. Công

ty chúng tôi muốn điều chỉnh lại số liệu đó thì phải điều chỉnh lại BCTC 2006 hay là điều chỉnh trên BCTC năm 2007 và cách điều chỉnh như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Việc hạch toán lệ phí trước bạ cần phải được tính vào nguyên giá TSCĐ tương ứng chứ không đựơc ghi nhận là một TSCĐ vô hình. Nếu công ty bạn đã hạch toán không đúng thì phải coi đó là sai sót kế toán. Trong trường hợp cụ thể của công ty bạn cần phải xác định sai sót đó là sai sót trọng yếu hay không trọng yếu. Nếu đó là sai sót trọng yếu thì phải điều chỉnh hồi tố, nếu đó là sai sót không trọng yếu thì điều chỉnh phi hồi tố.

BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 131: (ngày 27/06/07) Công ty tôi mua hàng về sản xuất bên bán đã xuất hoá đơn nhưng sử dụng không hết nên công ty tôi

trả lại. Trường hợp này công ty tôi xuất hoá đơn trả lại số hàng trên hay bên bán xuất hoá đơn điều chỉnh giảm (công ty tôi không có

chức năng mua bán loại hàng hoá trên)?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Page 111: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

111

Nếu công ty bạn được bên bán đồng ý cho trả lại hàng trong trường hợp nêu trong câu hỏi (được bên bán đồng ý) thì công ty bạn phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không sử dụng hết, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai (bạn cần tham chiếu qui định về hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ tại mục IV, Phần B, Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày

09/04/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số

158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP

ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 132: (ngày 27/06/07) Tôi là Kế toán trưởng của công ty có

quyết định bổ nhiệm và bằng cấp đạt tiêu chuẩn. Nhưng để có thu nhập tôi đã làm thêm 3 doanh nghiệp. Xin hỏi như vậy có vi phạm không ? (tôi tốt nghiệp cao đẳng kế toán)

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Bạn đã tốt nghiệp cao đẳng kế toán và nếu có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng thì bạn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm kế toán trưởng tại một công ty. Nhưng nếu bạn muốn đi làm thêm kế toán ở một hoặc vài đơn vị khác (làm việc ngoài giờ hành chính và không vi phạm hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp mà bạn đang làm việc) thì bạn phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp. Muốn tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán bạn phải có trình độ đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán trở lên và phải có thời gian công tác thực tế về kế toán từ 5 năm trở lên. Bạn cần tham chiếu các qui định về hành nghề kế toán trong Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.

BBT - Web

Page 112: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

112

HỎI: Câu hỏi 133: (ngày 28/06/07) Năm 2006 công ty chúng tôi vừa

thực hiện quyết toán thuế 2003, 2004, 2005. Sau khi quyết toán, Chi cục thuế điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (phát

sinh từ việc mua hàng hoá, dịch vụ) là 44.070.000đ. Vậy xin hỏi việc định khoản TK 133, TK 3331 của tháng kế tiếp như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Số thuế GTGT đầu vào của các năm trước bị giảm (do không được chấp nhận khấu trừ) được coi là sai sót kế toán. Sai sót này dẫn đến ảnh hưởng là lam giảm lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước và làm tăng số thuế GTGT phải nộp của các năm trước đúng bằng số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Nếu xác định đây là sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chính của từng năm trước thì phải điều chỉnh sai sót theo phương pháp điều chỉnh hồi tố như sau:

- Điều chỉnh giảm số dư có đầu năm 2006 của TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: 44.070.000đ (nếu TK 421 có số dư có); hoặc điều chỉnh giảm số dư nợ đầu năm 2006 của TK 421– Lợi nhuận chưa phân phối: 44.070.000đ (nếu TK 421 có số dư nợ).

- Điều chỉnh tăng số dư có đầu năm 2006 của TK 3331 –

Thuế GTGT phải nộp. - Đồng thời trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm

2006 phải trình bày, thuyết minh rõ ràng về ảnh hưởng của việc điều chỉnh sai sót đến các khoản mục của BCTC của từng năm bị ảnh hưởng (2003, 2004, 2005).

Nếu xác định đây là sai sót không trọng yếu đối với BCTC của từng năm 2003, 2004, 2005 thì điều chỉnh phi hồi tố tức là phản ánh vào sổ kế toán và BCTC năm 2006, ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Bạn cần tham chiếu hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC để thực hiện).

BBT - Web

HỎI:

Page 113: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

113

Câu hỏi 134: (ngày 29/06/07) Phương pháp trình bày khoản "Người mua trả tiền trước dài hạn" trên bảng cân đối kế toán?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi: Chúng tôi là một công ty xây dựng có xây dựng một chung cư và bán. Trong quá trình xây dựng, có những khách hàng đề nghị mua căn hộ, theo qui định của công ty, để đảm bảo, người mua phải ứng trước một khoản tiền. Sau khi xây dựng song và bàn giao căn hộ

thì người mua thanh toán số tiền còn lại. Khoản tiền nhận trước đó chúng tôi hạch toán vào khoản mục “Người mua trả tiền trước” (bên có TK 131). Tuy nhiên, quá trình xây dựng có thể kéo dài từ 2 – 3 năm, như vậy khoản tiền nhận trước này thuộc tính chất dài hạn, nhưng trên bảng cân đối kế toán lại không có khoản mục “Người mua trả tiền trước dài hạn”. Vì thế khi trình bày trên bảng cân đối kế toán chúng tôi có thể thêm khoản mục “Người mua trả tiền trước dài hạn” trong phần II “Nợ dài hạn” trên bảng cân đối kế toán được không? Trong trường hợp này, chúng tôi trình bày ở đâu cho hợp lý và phản ánh đũng bản chất của vấn đề? Trả lời ban Trần Thế Viên:

Phần nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán trong Chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ số 15/2006) chưa hướng dẫn cụ thể số tiền người mua trả trước dài hạn được phản ánh vào chỉ tiêu nào trong phần Nợ dài hạn. Trường hợp nêu trong câu hỏi, xét bản chất kinh tế của khoản nợ, công ty xây dựng có thể phản ánh vào chỉ tiêu “Phải trả người bán dài hạn” (Mã số 331). Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư có chi tiết của Tài khoản 131 – “Phải thu của khách hàng” mở cho những người trả trước về đặt mua căn hộ của công ty.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 135: (ngày 29/06/07) Phương pháp điều chỉnh BCTC và quyết toán thuế của các năm trước trong trường hợp phát sinh sai sót ở năm hiện tại?

Gửi bài trả lời:

Page 114: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

114

Câu hỏi: Năm 2005 công ty có phát sinh chi phí: Chi phí thuê mặt bằng 642/111: 54.000.000 Thuế GTGT được khấu trừ 133/111: 5.400.000 Số chi phí này đã được hạch toán và kê khai thuế vào tháng 3/2005 Tháng 4/2005, kế toán tiếp tục hạch toán và kê khai thêm một lần nữa, vậy: Thuế GTGT được khấu trừ kê khai thừa cuối tháng 4/2005 là 5.400.000

Chi phí 642 hạch toán trùng làm tăng chi phí là 54.000.000 Cuối năm khi lập quyết toán thuế TNDN và BCTC 2005, sai sót trên vẫn chưa được phát hiện, dẫn đến: Thuế GTGT được khấu trừ kê khai thừa trong năm 2005 là 5.400.000 Chi phí hạch toán trùng làm tăng chi phí quyết toán là 54.000.000 Phần thuế TNDN phải nộp theo quyết toán bị giảm đi 15.120.000 Tháng 4/2006 kế toán phát hiện sai sót trên nên đã tiến hành kê khai điều chỉnh thuế GTGT như sau: Điều chỉnh giảm thuế GTGT mua vào được khấu trừ là 5.400.000 (bằng cách lập phụ lục 02 A) Như vậy phần thuế GTGT đã điều chỉnh số liệu đã khớp đúng

Vậy xin được hướng dẫn: 1. Phương pháp điều chỉnh BCTC và quyết toán thuế TNDN năm 2005 2. Phương pháp hạch toán cụ thể khi điều chỉnh thuế GTGT và thuế TNDN 3. Phải kê khai, điều chỉnh thế nào với cơ quan thuế, thời hạn phải điều chỉnh Trả lời: Trường hợp phải điều chỉnh tăng thuế GTGT phải nộp, giảm thuế GTGT được khấu trừ đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ (giá

chưa có thuế là 54.000.000, thuế GTGT đầu vào 5.400.000 đã trả bằng tiền mặt), giảm chi phí, giảm thuế TNDN phải nộp được xử lý như sau: Nếu việc điều chỉnh tăng thuế GTGT phải nộp, giảm thuế GTGT đầu vào, giảm chi phí do đã kê khai trùng 2 lần thuế GTGT đầu vào được

Page 115: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

115

khấu trừ được coi là sai sót kế toán phát sinh từ năm trước thì được điều chỉnh hồi tố như sau:

- Điều chỉnh tăng số thuế GTGT phải nộp, tăng số dư có đầu

năm 2006 của Tài khoản 3331, số thuế GTGT phải nộp được điều chỉnh tăng 5.400.000. Tăng số dư Nợ đầu năm của TK 111 – Tiền mặt 5.400.000

- Điều chỉnh giảm lợi nhuận chưa phân phối do đã hạch toán trùng 2 lần khoản chi phí đã trả bằng tiền mặt: Tăng số dư Có đầu năm TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: 54.000.000 Tăng số dư bên Nợ đầu năm TK 111 – Tiền mặt

- Việc điều chỉnh giảm chi phí như nêu trên dẫn đến phải điều

chỉnh tăng số thuế TNDN thì phải điều chỉnh hồi tố như sau: Giảm số dư Có đầu năm của TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (nếu TK 421 có số dư bên có) ; Số thuế TNDN phải nộp được điều chỉnh tăng 15.120.000, hoặc Tăng số dư Nợ đầu năm của TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (nếu TK 421 có số dư bên Nợ), số thuế TNDN được điều chỉnh tăng 15.120.000.

- Nếu việc điều chỉnh số thuế GTGT phải nộp của năm 2005 phát hiện năm 2006 được coi là sai sót không trọng yếu thì được điều chỉnh phi hồi tố vào sổ kế toán và BCTC năm 2006, ghi: Phản ánh số thuế GTGT phải nộp tăng, ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt : 59.400.000 Có TK 642 – Chi phí quản lý DN : 54.000.000 Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp 5.400.000

Trong cả hai trường hợp điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố, cần xác định rõ trách nhiệm đối với việc hạch toán trùng hai lần quỹ tiền mặt bị sai lệch và trách nhiệm người phải nộp tiền mặt vào quỹ. Việc kê khai điều chỉnh về thuế xin vui lòng tham chiếu các văn bản hiện hành về thuế GTGT và thuế TNDN.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 136: Tại hội thảo - toạ đàm tháng 4 của VACPA (ngày 02/07/07) Đề nghị cho biết hạch toán trong trường hợp sau: doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh dùng quỹ phúc lợi để đầu tư chứng

Page 116: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

116

khoán ngắn hạn thì hạch toán như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

- Khi mua chứng khoán ngắn hạn là cổ phiếu, kế toán ghi: Nợ TK 121- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Có TK 111,112 Trên sổ kế toán chi tiết TK 121 phải theo dõi riêng số lượng, chủng loại, giá thực tế mua những chứng khoán được mua bằng quỹ phúc lợi. Đồng thời trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 4312- “Quỹ phúc lợi” phải ghi chép theo dõi số tiền của quỹ này, đã sử dụng để mua chứng khoán ngắn hạn (theo dõi chi tiết số lượng, chủng loại, giá thực tế mua). - Cổ tức được chia của các chứng khoán đầu tư (cổ phiếu)

bằng quỹ phúc lợi ghi: Nợ TK 111,112 (nếu nhận cổ tức bằng tiền) Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu) Có TK 4312 - Quỹ phúc lợi (cổ tức nhận được) - Khi bán chứng khoán đầu tư bằng quỹ phúc lợi: + Trường hợp có lãi: Nợ TK 111, 112…… Có TK 4312 – Quỹ phúc lợi (Số tiền lãi) Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (số tiền vốn gốc) + Trường hợp lỗ: Nợ TK 111, 112……… Nợ TK 4312 – Quỹ phúc lợi (Số tiền bị lỗ) Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Số tiền vốn gốc)

PTĐ -Web

HỎI:

Câu hỏi 137 (Ô.Vũ Khải Hoàn – Công ty Kiểm toán FADACO - Tại hội thảo, toạ đàm VACPA tháng 4/07) (ngày 03/07/07) Một

doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê 7ha mặt bằng nguyên là vùng nước sâu. Doanh nghiệp đã nạo vét bùn đất hữu cơ và đổ cát san lấp

thành mặt bằng giá trị quyết toán là 30 tỷ đồng. Giá trị này có được hạch toán là TSCĐ hữu hình không?

Page 117: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

117

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Chi phí nạo vét bùn đất hữu cơ và đổ cát san lấp thành mặt bằng để xây dựng các công trình trên đất đã thuê được hạch toán vào giá trị các công trình trên đất. Khi tính các chi phí này vào nguyên giá các TSCĐ hữu hình, xây dựng trên khuôn viên đất đi thuê có thể sử dụng phương pháp phân bổ theo diện tích mặt bằng đất xây dựng của từng công trình, hạng mục công trình

PTĐ -Web

HỎI:

Câu hỏi 138 (Ngô Bá Duy – Công ty VAE nêu tại Hội thảo, toạ đàm VACPA tháng 4/2007) (Ngày 04/07/07) Năm 2001 Công ty A là công ty Nhà nước góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty

liên doanh với nước ngoài (Công ty B). Khi góp vốn Công ty A hạch toán Nợ TK 222/ Có TK 411. Công ty B hạch toán Nợ TK 213/Có TK

411. Năm 2004, Công ty A cổ phần hoá và đã tính giá trị đất này vào vốn của phía nước ngoài với giá thấp hơn số vốn đang hạch toán trên sổ kế toán. Tài sản cố định vô hình đã khấu hao được 50% khi mua

lại đất chuyển sang thuê. Xin hỏi tại công ty liên doanh sau khi chuyển thành công ty con của Công ty A thì phần đất hạch toán như

thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Sau khi công ty A đã cổ phần hóa, công ty liên doanh B trở thành công ty con của Công ty A thì việc kế toán phần đất ở công ty B sẽ có sự thay đổi phù hợp với phương thức sử dụng đất, bởi vì, trước đó là Công ty A góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty B thì sau khi cổ phần hóa chuyển sang thuê đất. Việc kế toán thuê đất còn phụ thuộc vào việc trả tiền thuê đất một lần cho nhiều năm hay trả tiền thuê đất từng kỳ. Đây là một vấn đề phức tạp, hiện nay có nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc. Bạn nên có công văn gửi Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính trình bày cụ thể tình hình ở công ty A để nhận được sự hướng dẫn cụ thể.

PTĐ -Web

Page 118: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

118

HỎI: Câu hỏi 139 (Tạ Hữu Doanh – VAAC): (ngày 05/07/07) Thu nhập

do bán bớt cổ phần thuộc phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được hạch toán vào TK 417 - Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh

nghiệp Nhà nước. Vậy TK 417 khi lập BCTC được phản ánh vào chỉ tiêu nào trên bảng cân đối kế toán. Văn bản nào hướng dẫn việc hạch toán và trình bày như trên?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC)

không còn sử dụng TK 417- Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp. Lý do là cơ chế chính sách tài chính về sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa DNNN đã thay đổi so với trước đây. Tiền thu từ cổ phần hóa sau khi trừ chi phí cổ phần hóa. Theo quy định tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ (điều 35) và Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính (Mục IV) được sử dụng để bổ sung vốn kinh doanh và hỗ trợ cho việc sắp xếp lao động dôi dư của công ty, Tổng công ty hoặc nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Bộ Tài chính. Bạn cần tham chiếu các văn bản nêu trên để thực hiện.

PTĐ -Web

HỎI:

Câu hỏi 141 (Nguyễn Thái Thanh – E&Y): (ngày 06/07/07) Theo Chuẩn mực 19 - Hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp không được đối

trừ tài sản tái bảo hiểm với các khoản nợ bảo hiểm. Tuy nhiên QĐ 150 quy định chế độ kế toán cho doanh nghiệp bảo hiểm lại không có hướng dẫn tương tự. Do đó trong hiện tại, các doanh nghiệp bảo

hiểm vẫn đối trừ các tài khoản mục trên. Vậy cách làm đó có đúng không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Page 119: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

119

Khi thanh toán với các đại lý DNBH có thể đối trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả để xác định ra số phải thanh toán thuần, nhưng trên sổ kế toán vẫn phải thể hiện đầy đủ nội dung các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự mà không được phản ánh theo số thuần sau khi đã đối trừ (Nội dung này đã được hướng dẫn ở TK 131 của QĐ 1296. Bạn cần tham chiếu QĐ1296 để kiểm chứng) . Ví dụ: DNBH phải trả phí hoa hồng cho đại lý A là 1000 000 đ trên số phí BH đại lý A đã thu được là 10 000 000 đ thì khi thanh toán đại lý cấn trừ luôn số phí hoa hồng được hưởng và chỉ nộp cho DNBH số thuần sau khi trừ nợ phí hoa hồng. Khi đại lý thanh toán, DNBH sẽ hạch toán là:

- Nợ TK 131: 10 000 000/ Có TK 511: 10 000 000 Nợ TK 111: 9 000 000 và Nợ TK 624 hoặc TK 331: 1 000 000/ Có TK 131: 10 000 000

HTV - Web

HỎI:

Câu hỏi 142 (Minh Hiển – Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông (ngày 09/07/07) Xin hướng dẫn cách lập chỉ tiêu chi phí kinh doanh theo yếu tố trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính, căn cứ

vào số phát sinh các tài khoản chi phí trong kỳ.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Chỉ tiêu “ Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” được lập căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng yếu tố phát sinh trong năm để ghi vào cột “ Năm nay” ở từng chỉ tiêu phù hợp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của các tài khoản chi phí:TK 621, 622, 623, 627, 641, 642, 142, 242,….Chỉ tiêu này được phản ánh trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu thống kê của cơ quan Thống kê. Do đó, không yêu cầu sự chính xác tuyệt đối như số liệu kế toán.

PTĐ -Web

HỎI:

Câu hỏi 143 (Phạm Thanh Giang – AASC) (ngày 09/07/07) 1.

Page 120: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

120

Trên báo cáo tài chính riêng của công ty có khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi cho khoản nợ phải thu nội bộ. Trên Báo cáo tài chính hợp

nhất khoản dự phòng này được xử lý như thế nào? 2. Trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính về khoản mục hàng tồn kho. Trường

hợp doanh nghiệp không tính dự phòng đối với hàng tồn kho (chưa tính chứ không phải là có đủ bằng chứng không phải lập dự phòng) thì có đương nhiên là chỉ tiêu “giá trị thuần có thể thực hiện được”

bằng “giá trị ghi sổ” của hàng tồn kho không? Trong trường hợp chưa xác định khoản dự phòng hàng tồn kho thì nên trình bày chỉ

tiêu “giá trị thuần có thể thực hiện được” bằng “giá trị ghi sổ” hay bỏ trống thì phù hợp.

Gửi bài trả lời: Trả lời: 1. Trường hợp doanh nghiệp đã lập dự phòng phải thu khó đòi

cho khoản nợ phải thu nội bộ và đã phản ánh khoản dự phòng này trên báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp thì khi lập báo cáo

tài chính hợp nhất ( nếu doanh nghiệp này là công ty mẹ), do phải loại trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ thì tất nhiên, khoản dự phòng phải thu nội bộ cũng phải được loại trừ. Trường hợp này, trên báo cáo tài chính hợp nhất không còn khoản dự phòng phải thu khó đòi được lập cho khoản phải thu nội bộ.

2. Nếu như doanh nghiệp không lập và trình bày khoản dự phòng

giảm giá hàng tồn kho thì người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho bằng

với giá trị ghi sổ của chúng. Còn đối với kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính, nếu có bằng chứng tin cậy về việc hàng tồn kho của doanh nghiệp này bị giảm giá, thì phải yêu cầu doanh nghiệp lập và trình bày khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và Thông tư số 13/2006/TT-BTC.

PTĐ -Web

HỎI: Câu hỏi 144 (Trần Anh Quân – KPMG): (ngày 10/07/07) Hiện

Page 121: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

121

nay, nhiều công ty cổ phần có chương trình phát hành cổ phiếu cho nhân viên theo giá thấp hơn giá trị hợp lý. Chế độ kế toán Việt Nam

chưa có hướng dẫn cụ thể cho loại giao dịch này vậy có thể áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hạch toán không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Tại đoạn 02 Chuẩn mực kế toán 01 – Chuẩn mực chung có quy định “ Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung”. Như vậy, về mặt pháp lý chưa cho phép các doanh

nghiệp Việt Nam áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế đối với các giao dịch kinh tế mà Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn. Trường hợp nêu trong câu hỏi các công ty cần gửi công văn đến Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài chính trình bày nội dung nghiệp vụ kinh tế để được hướng dẫn cụ thể. Trong công văn có thể đề xuất các phương pháp kế toán cụ thể trên cơ sở áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế.

PTĐ -Web

HỎI: Câu hỏi 145 (Phạm Hùng Sơn – Công ty VAE): (ngày 10/07/07) Đối với các công ty khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thì khi lập Báo cáo tài chính của công ty cổ

phần thì cột số liệu đầu năm để bằng 0 hay là số liệu của công ty Nhà nước chuyển sang?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trước đây đã từng có hai ý kiến trả lời khác nhau về câu hỏi này. Ý kiến trả lời thứ nhất: cột số liệu đầu năm là bằng 0 và ý kiến trả lời thứ hai: cột số liệu đầu năm là số liệu cuối năm trước liền kề của công ty Nhà nước chuyển sang. Hiện nay Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 40/2004/TT-BTC ngày 13/5/2004. Theo ý kiến của chúng tôi, dựa

Page 122: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

122

trên cơ sở các nguyên tắc kế toán, thì trên báo cáo tài chính năm đầu tiên của công ty cổ phần được chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước cột số đầu năm là bằng 0. Bởi vì nếu phản ánh theo số liệu cuối năm trước liền kề của DNNN chuyển sang thì thông tin trên báo cáo tài chính sẽ không có khả năng so sánh.

PTĐ -Web

HỎI:

Câu hỏi 146: (ngày 11/07/07) Một số vưỡng mắc về xử lý hàng mẫu, hàng sản xuất thử và hàng đền bù?

Gửi bài trả lời: Câu 146 (Hoàng Linh Phương – INOAC Việt Nam) Hàng mẫu: Theo yêu cầu của khách hàng, Công ty chúng tôi phải cung cấp hàng mẫu miễn phí cho khách hàng. Như vậy, chúng tôi có phải ghi nhận doanh thu hay không?

1. Hàng đền bù: Khi bán hàng, khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm không tốt, công ty chúng tôi phải xuất hàng để đền bù (phần hàng lỗi, chúng tôi không nhận lại). Khi đó sẽ

phải hạch toán như thế nào? 2. Hạch toán chi phí sản xuất thử: Theo quy định và ghi nhận vào

632. Thực tế thì hạch toán vào 642. Quan điểm của Bộ Tài Chính và VACPA như thế nào?

3. Thông tư 55/2002 có còn hiệu lực cho các doanh nghiệp FDI nữa hay không?

4. Chứng từ trước khi có giấy phép đầu tư như thế nào là hợp lệ để được ghi nhận là giá trị vốn góp?

Trả lời: 1 – Hàng mẫu: Nếu công ty bạn phải xuất sản phẩm hàng hóa để cung cấp hàng mẫu miễn phí cho khách hàng thì cũng có thể xem như sử dụng hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo. + Khi xuất hàng miễn phí cho khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155, 156 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán) + Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ ( chi phí sản xuất sản

Page 123: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

123

phẩm hoặc giá vốn hàng bán) 2 – Hàng đền bù: Trường hợp này khi xuất hàng đền bù cho khách hàng cũng phải ghi nhận vào doanh thu bán hàng nội bộ và chi phí bán hàng. Các bút toán được ghi chép như trường hợp 1 – hàng mẫu nêu trên. Bởi vì Công ty phải chuyển giao cho khách hàng một lượng hàng hóa để đền bù mà không thu được tiền, không thu hồi lại hàng hóa bị lỗi. 3 – Hạch toán chi phí sản xuất thử: Đơn vị đã hạch toán không đúng với hướng dẫn của chế độ kế toán, chi phí sản xuất thử ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp là không phù hợp về bản chất kinh tế của giao dịch. Đơn vị cần phân biệt kế toán chi phí chạy thử máy móc thiết bị để kiểm tra quá trình lắp đặt một nhà máy, một dây chuyền sản xuất mới (được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ) với kế toán chi phí thực hiện sản xuất thử sản phẩm được tập hợp vào chi phí sản xuất sản phẩm trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ khác là sản phẩm thu được lúc đầu còn ít giai đoạn sản xuất thử đơn vị sẽ bị lỗ. 4 – Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 của Bộ Tài chính vẫn còn hiệu lực áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên các nội dung hướng dẫn về nguyên tắc và phương pháp kế toán trái với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành thì phải thực hiện theo Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 5 - Chứng từ trước khi có giấy phép đầu tư được coi là hợp lệ để được ghi nhận là giá trị vốn góp: Thứ nhất: Chứng từ này về nguyên tắc phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 17 Luật kế toán về nội dung chứng từ kế toán. “ Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; b) Ngày , tháng, năm lập chứng từ kế toán; c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế

toán; e) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

f) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những

người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Page 124: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

124

Thứ hai: Nếu là vốn góp vào công ty liên doanh, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên thì giá trị vốn góp (bằng tiền, bằng tài sản v.v..) phải được các bên tham gia góp vốn chấp nhận.

PTĐ -Web

HỎI: Câu hỏi 147: (ngày 11/07/07) Một doanh nghiệp Nhà nước chuẩn bị

cổ phần hoá, tiến hành đánh giá lại tài sản cố định và xác định giá trị tài sản cố định thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán. Trên cơ sở đó, công ty

ghi giảm tài sản cố định và nguồn vốn kinh doanh. Theo chúng tôi cách ghi nhận này không đúng? Xin cho biết quan điểm của Bộ Tài chính về vấn đề này như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Kế toán đánh giá lại TSCĐ khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phải sử dụng tài khoản 412 – “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” để phản ánh các khoản tăng, giảm giá trị TSCĐ, được đánh giá lại. Trên TK 412 sẽ phản ánh tổng hợp kết quả đánh giá lại tài sản ( tăng hoặc giảm nguồn vốn kinh doanh). Các bút toán đánh giá lại TSCĐ như câu hỏi đã nêu không được phản ánh trực tiếp ngay vào TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh. Chỉ đến khi có quyết định chính thức về chuyển DNNN thành công ty cổ phần (tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ) thì mới kết chuyển các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản sang TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

PTĐ -Web

HỎI:

Câu hỏi 148: (ngày 12/07/07) Quyết định 150/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán cho doanh

nghiệp bảo hiểm không đề cập đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp bảo hiểm, vậy doanh nghiệp bảo hiểm có cần lập báo cáo này không? Nếu có thì theo hướng dẫn nào?

Gửi bài trả lời:

Page 125: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

125

Trả lời: Quyết định 150/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 sửa đổi chế độ kế toán cho các doanh nghiệp bảo hiểm không đề cập đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp bảo hiểm thì có nghĩa theo Chế độ kế toán chưa bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, theo qui định của Luật Kế toán (Điều 29) và Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính” thì các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo như Hội được biết, hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm theo hướng sẽ qui định báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính bắt buộc phải lập.

BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 149: (ngày 12/07/07) Các yêu cầu thuyết minh tối thiểu về

các khoản vay là gì hay cần chi tiết đến mức độ nào? Doanh nghiệp có cần trình bày chi tiết tên của ngân hàng cùng với lãi suất không? Liệu doanh nghiệp có thể chỉ trình bày rằng các khoản vay được thực

hiện với các ngân hàng trong nước và mức độ giao động của lãi suất vay? Nếu doanh nghiệp trình bày chi tiết lãi suất vay hiện tại, doanh

nghiệp có thể gặp khó khăn khi muốn thương lượng lãi suất thấp hơn cho các khoản vay trong tương lai.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Các yêu cầp phải thuyết minh tối thiểu về các khoản vay được qui định tại đoạn 22 Chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay” như sau: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày: a) Chính sách kế toán được áp dụng cho các chi phí đi vay; b) Tổng số chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ; và c) Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn

hoá trong kỳ Đồng thời các yêu cầu thuyết minh về các khoản vay được hướng dẫn cụ thể trong Chế độ kế toán doanh nghiệp (xem qui định về Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN). Theo qui định của Chuẩn mực kế toán số 16 và Chế độ báo cáo tài

Page 126: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

126

chính thì chi tiết tên của ngân hàng và lãi suất vay của từng ngân hàng không bắt buộc phải thuyết minh. Nếu doanh nghiệp xét thấy việc trình bày thêm các thông tin chi tiết về các khoản vay sẽ cung cấp thông tin hữu ích hơn cho những người sử dụng báo cáo tài chính thì điều đó hoàn toàn thuộc quyền quyết định của doanh nghiệp.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 150: (ngày 12/07/07) Trong trường hợp không có sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần có thuyết minh điều chỉnh, doanh nghiệp có cần phải ghi cụ thể như vậy trong báo

cáo tài chính không? Hay thuyết minh chỉ cần thiết khi có sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo qui định và hướng dẫn lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) thì các doanh nghiệp phải trình bày “Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”. Tuy nhiên, cũng cho phép “Những chỉ tiêu nào không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu” (xem phần ghi chú ở cuối biểu mẫu Bản thuyết minh báo cáo tài chính). Theo qui định nêu trên, thuyết minh về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm chỉ phải trình bày khi có sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 151: (ngày 13/07/07) Theo thông tư 55, khi thanh đổi đồng tiền kế toán, số dư các tài khoản phải được quy đổi sang đồng tiền mới theo tỷ giá tại ngày chuyển đổi ngoại trừ tài sản phải được

chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày mua. Điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp vì một số giao dịch phải quay lại quá khứ 5 hoặc

Page 127: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

127

10 năm. Liệu doanh nghiệp có thể áp dụng đoạn 37 của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 21 cho phép chuyển đổi toàn bộ các số dư theo tỷ

giá tại ngày chuyển đổi.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho

doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm mục đích hướng dẫn các giao dịch, sự kiện phát sinh ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong hoàn cảnh ở Việt Nam khi các Chuẩn mực kế toán chưa ban hành đồng bộ và Chế độ kế toán chưa hướng dẫn đầy đấnccs giao dịch kinh tế làm cơ sở cho các doanh nghiệp ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, khi ở Việt Nam đã có 26 Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp đã được ban hành lại theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì rất nhiều qui định trong Thông tư số 55/2002/TT-BTC không còn phù hợp. Hiện nay, Bộ Tài chính đang có kế hoạch nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2002/TT-BTC theo hướng những nội dung nào đã qui định trong các Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp thì không cần có hướng dẫn riêng. Những vấn đề cần hướng dẫn riêng thì cũng theo hướng áp dụng các qui định trong các Chuẩn mực kế toán quốc tế mà Việt Nam chưa soạn thảo, ban hành, trong đó có vấn đề thay đổi đồng tiền kế toán. Chỉ khi Bộ Tài chính có văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được thay đổi phương pháp chuyển đổi đối với giá trị tài sản khi thay đổi đồng tiền sử dụng chính thức trong kế toán.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 152: (ngày 13/07/07) Ở Việt Nam đang xuất hiện các công ty quản lý quỹ với hoạt động chính là đầu tư vào các công ty (ở Việt

Nam) thông qua việc cho vay hoặc đầu tư vốn vào các công ty này. Để huy động vốn các công ty quản lý quỹ bắt đầu phát hành các khoản vay được phép chuyển đổi thành vốn (biến các khoản vay này

trở thành các công cụ kép). Hiện tại, Việt Nam chưa có Chuẩn mực

Page 128: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

128

kế toán hoặc các quy định về công cụ tài chính nói chung và công cụ kép như trên nói riêng. Trong trường hợp này, liệu doanh nghiệp có

thể áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế hay một hướng dẫn nào khác không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Hiện nay Chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính” chưa được ban hành áp dụng tại Việt Nam. Doanh nghiệp nào có phát sinh các giao dịch về công cụ tài chính và công cụ kép thì có thể làm công văn đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp hạch toán và trình bày báo cáo tài chính.

BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 153: (Ngày 16/07/07) Liệu Việt Nam có xây dựng chuẩn mực về công cụ tài chính (tưong tự như Chuẩn mực kế toán quốc tế

số 32, 39) hay không? Nếu có thì lộ trình như thế nào và dự tính có thay đổi nhiều so với quốc tế không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Chuẩn mực kế toán quốc tế số 32 và chuẩn mực kế toán số 39 là các chuẩn mực kế toán khó và rất phức tạp. Để nghiên cứu, soạn thảo, ban hành áp dụng các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính ở Việt Nam cần phải có thời gian và đòi hỏi đội ngũ chuyên gia am hiểu tốt về nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế. Vì vậy, hiện nay, theo VACPA được biết, trong năm 2007 Bộ Tài chính chưa triển khai soạn thảo, ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính. Công việc này có thể được triển khai vào các năm sau đó. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đang nghiên cứu để ban hành hướng dẫn kế toán về một số công cụ tài chính đã phát sinh giao dịch trong nền kinh tế Việt Nam.

BBT - Web

HỎI:

Page 129: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

129

Câu hỏi 154: (ngày 16/07/07) Đối với các công ty kinh doanh chứng khoán

có nắm giữ các cổ phiếu như công cụ đầu tư, liệu các công ty có được hạch

toán giá trị các cổ phiếu này theo giá thị trường không ?

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Chế độ kế toán áp dụng cho các công ty kinh doanh chứng khoán được ban hành theo Quyết định số ngày của Bộ Tài chính và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số ngày. Theo Quyết định tại các văn bản nêu trên, cổ phiếu được công ty chứng khoán mua vào nắm giữ như công cụ đầu tư (chứng khoán tư doanh) được ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính theo giá

gốc. BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 155: (ngày 16/07/07) Các thay đổi về nghĩa vụ thuế sau khi cơ quan thuế vào kiểm tra doanh nghiệp phải được hạch toán hồi tố

vào năm có liên quan (như một sai sót) hay có thể hạch toán vào năm có kiểm tra (như một thay đổi trong ước tính kế toán) ?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Các thay đổi về số thuế phải nộp của các doanh nghiệp sau khi cơ quan thuế kiểm tra, quyết toán thuế thường xảy ra sau khi báo cáo tài chính đã được phát hành. Do đó các thay đổi này (số thuế năm trước phải nộp thêm, bị truy thu...) được coi là sai sót kế toán của các năm trước và được điều chỉnh hồi tố đối với sai sót trọng yếu hoặc điều chỉnh phi hồi tố đối với sai sót không trọng yếu theo qui định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006. Doanh nghiệp không được điều chỉnh tất cả các sai sót kế toán của các năm trước như phương pháp điều chỉnh áp dụng đối với các ước tính kế toán.

BBT - Web

Page 130: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

130

HỎI: Câu hỏi 156: (ngày 17/07/07) Từ tập đoàn (group) có thể được sử

dụng như thế nào : - Chỉ áp dụng cho các Công ty rất lớn như tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, Tập đoàn Than và Khóang sản, v.v -

Hay có thể áp dụng cho tất cả các mô hình công ty mẹ con dù có thể ở quy mô nhỏ (một công ty mẹ và một hai công ty con) Trong trường hợp từ tập đoàn không phù hợp cho các công ty nhỏ này thì có thể

sử dụng từ nào (ví dụ nhóm công ty có được không)

Gửi bài trả lời: Trả lời: Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” đã được đưa ra các thuật ngữ:

- Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).

- Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con. - Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con.

Căn cứ vào các thuật ngữ này, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nếu có mô hình hoạt động kinh doanh thoả mãn các định nghĩa nêu trên thì cũng được gọi là tập đoàn.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 157: (ngày 17/07/07) Hiện tại trong trường đại học khi giảng dạy về chi phí lãi vay, lãi suất áp dụng luôn là lãi suất kép (lãi trên lãi) vì điều này phản ánh đúng chi phí lãi vay thực tế của đơn vị.

Tuy nhiên trên thực tế, khi các ngân hàng tính lãi vay kể cả khi lãi trả sau, thường chỉ áp dụng lãi suất đơn. Điều này làm ảnh hưởng đến

chi phí ghi nhận trong kỳ. Bộ Tài Chính có ý kiến gì về sự khác biệt này hay có hướng dẫn gì về vấn đề này.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Sự khác biệt giữa nội dung giảng dạy trong các trường đại học và thực tế hoạt động của các ngân hàng về phương pháp tính lãi vay có thể phát sinh trong thực tế hiện nay. Nguyên nhân của sự khác biệt

Page 131: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

131

này có thể do giáo trình môn học của các trường đã tiếp cận thông lệ hoạt động tín dụng của ngân hàng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Điều này, theo chúng tôi không làm ảnh hưởng đến chi phí lãi vay được ghi nhận trong kỳ của các đơn vị đi vay. Bởi vì chi phí lãi vay của doanh nghiệp phải được xác định và ghi nhận trên cơ sở chi phí lãi vay thực tế phải trả theo hợp đồng tín dụng mà doanh nghiệp đã ký với ngân hàng khi vay vốn.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 158: (ngày 23/07/07) Có trường hợp nào chi phí trước hoạt động (ngoài chi phí đào tạo, quảng cáo, khuyến mãi) được hạch toán

vào TK 242 để phân bổ không? Nếu có thể xin cho biết trong trường hợp nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo qui định tại đoạn 48 Chuẩn mực kế toán số 04 – “Tài sản cố định vô hình” và theo Chế độ kế toán doanh nghiệp (phần hướng dẫn Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn) thì trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập chỉ có chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo được hạch toán vào Tài khoản 242 – “Chi phí trả trước dài hạn” để phân bổ dần.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 159: (ngày 23/07/07) Chi phí trước hoạt động được phân bổ trong thời hạn 3 năm, nhưng doanh nghiệp trước đây đã đăng ký

phân bổ trong 20 năm thì nay sẽ điều chỉnh lại như thế nào? Nếu quá thời hạn được phép phân bổ thì chi phí trước hoạt động chưa

phân bổ hết có được đưa vào chi phí TK 811 không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Trường hợp nêu trong câu hỏi có thể xử lý như sau:

Page 132: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

132

Khoản chi phí trước hoạt động còn lại chưa phân bổ được tính hết vào chi phí năm hiện tại (ghi nợ các TK 623, 627, 641, 642; ghi có TK 242 phù hợp với từng nội dung chi phí). Doanh nghiệp cần thực hiện đúng qui định về thời hạn phân bổ chi phí trước hoạt động vào chi phí khác (TK 811) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 160 Công ty Vạn An): (ngày 24/07/07) Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải trả có nguồn gốc ngoại tệ cuối năm tài chính không được tính vào chi phí chịu thuế TNDN nhưng có

được ghi nhận phần tài sản thuế thu nhập hoãn lại không vì thực chất khoản chi phí này sẽ phát sinh vào năm sau mà doanh nghiệp

phải trả.

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được tính là chi phí kế toán nhưng không được tính vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp này làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và được ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 161 (Công ty Quản trị Tiên Phong): (ngày 24/07/07) Theo giấy phép đầu tư, Công ty A góp 100 triệu bằng hiện vật, Công ty B góp bằng uy tín đánh giá là 50 triệu đồng. Vậy 50 triệu đồng

này được hạch toán là lợi thế thương mại hay không? Hay là Công ty A phải đưa cho Công ty B thêm 50 triệu hiện vật hoặc tiền mặt để đủ 150 triệu vốn góp.

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Căn cứ vào định nghĩa về TSCĐ vô hình và các tiêu chuẩn, điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình qui định trong Chuẩn mực kế toán số 04 –

Page 133: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

133

TSCĐ vô hình và Chế độ kế toán doanh nghiệp (xem TK 213 – TSCĐ vô hình) thì uy tín của công ty B không được ghi nhận là TSCĐ vô hình của công ty B. Do vậy, công ty B không thể góp vốn bằng uy tín của công ty mình. Việc góp vốn thành lập một doanh nghiệp mới thì công ty B phải góp bằng tiền hoặc các tài sản khác (máy móc, thiết bị, quyền sử dụng đất, nguyên liệu, vật liệu...) (bạn có thể tham khảo trả lời câu hỏi 113, chuyên mục kế toán trên Website này).

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 162 (Nguyễn Thanh Nghị - KPMG): (ngày 25/07/07) Một số vướng mắc về hạch toán quĩ khen thưởng, phúc lợi và các quĩ

khác

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 162 (Nguyễn Thanh Nghị - KPMG)

1. Hạch toán quỹ khen thưởng phúc lợi và các loại quỹ khác. Một công ty niêm yết trên TTCK hạch toán quỹ khen thưởng phúc lợi như sau

- Cuối năm trước trích lập quỹ từ lợi nhuận:

Nợ Lợi nhuận chưa phân phối Có Quỹ khen thưởng, phúc lợi - Năm sau, chi khen thưởng cho nhân viên

Nợ Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có Tiền

Cách hạch toán này dẫn đến hệ quả là phần thưởng cho nhân viên không được ghi vào chi phí và không tham gia vào việc xác định kết quả kinh doanh. Điều này:

+ Mâu thuẫn với “Chuẩn mực chung” yêu cầu chi phí phải được đưa vào báo cáo KQKD và xác định lãi thuần.

+ Làm giảm tính minh bạch của Báo cáo kết quả kinh doanh + Làm giảm tính so sánh giữa các doanh nghiệp (doanh nghiệp có

hạch toán quỹ và doanh nghiệp không hạch toán quỹ) Câu hỏi: a. Cách hạch toán trên có đúng theo quy định của chế độ

hiện hành không? b. Nếu được phép, có nên thay đổi quy định hiện hành về hạch toán quỹ không?

Page 134: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

134

Trả lời: 1. Việc hạch toán trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi

như bạn nêu là đúng với qui định hiện hành của chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ15/2006/QĐ-BTC)

2. Về nhận xét và đề xuất của bạn chúng tôi có ý kiến trao đổi như sau: Quỹ khen thưởng, phúc lợi được hình thành từ lợi nhuận sau thuế trong các DNNN là vấn đề mang tính lịch sử. Người lao động làm việc trong các DNNN ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp theo chế độ, còn được nhận các khoản tiền thưởng và các khoản phúc lợi được chi bằng quĩ khen thưởng, phúc lợi trích từ lợi nhuận sau thuế, điều này có tác dụng phát huy năng lực, tính chủ động, sáng tạo của người lao động. Khi DNNN được cổ phần hoá, số dư quĩ khen thưởng, phúc lợi cũng như các tài sản hình thành bằng nguồn quĩ khen thưởng, phúc lợi là thuộc về quyền sở hữu, sử dụng của tập thể người lao động, không tính vào giá trị doanh nghiệp. (Tham chiếu Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 và Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004). Qui định này hiện nay vẫn được áp dụng đối với công ty, Tổng Công ty Nhà nước, Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (xem Nghị định 199/2004/NĐ-CP). Nhưng ở các loại hình doanh nghiệp khác (công ty TNHH nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) việc phân phối lợi nhuận sau thuế được thực hiện theo quyết định của Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp. Theo như chúng tôi được biết thì ở các loại hình doanh nghiệp khác các khoản chi thưởng cho người lao động được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Ý kiến đề xuất của bạn sẽ được tham khảo khi sửa đổi, bổ sung cơ chế phân phối lợi nhuận của công ty, Tổng công ty Nhà nước sau này.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 163: (ngày 25/07/07) Một Công ty có một công trình xây dựng đã hoàn thành nghiệm thu và có quyết toán khối lượng, tài sản này cũng đã đưa vào sử dụng nhưng bên nhận thầu xây dựng công

trình này chưa xuất hoá đơn cho công ty. Công ty thực hiện ghi nhận

Page 135: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

135

tăng tài sản cố định theo giá trị quyết toán đối ứng với Tài khoản 335. Mặt khác công ty đã ứng 90% giá trị cho bên xây dựng và đang

theo dõi ở TK 331. Việc ghi nhận trích trước vào TK 335 có đúng không? Nếu không đúng thì theo dõi ở TK nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Việc hạch toán TSCĐ đầu tư xây dựng hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa bàn giao, quyết toán, ghi Nợ TK 211/Có TK 335 là chưa đúng qui định của của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Công ty cần phải ghi nhận TSCĐ này theo giá tạm tính để trích khấu hao như sau: - Khi chuyển tiền tạm ứng trước cho bên nhận thầu, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Có TK 111, 112

- Khi nhận TSCĐ đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán, ghi: + Nhận TSCĐ, ghi: Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (TK 2412) Có TK 331 – Phải trả người bán + Các chi phí phát sinh khác về đầu tư xây dựng cơ bản do công ty thực hiện đủ điều kiện vốn hoá vào nguyên giá TSCĐ (nếu có), ghi: Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (TK 2412) Có TK 111, 112, 331... + Kết chuyển nguyên giá TSCĐ tạm tính khi đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (theo nguyên giá tạm tính)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (TK 2412) Bút toán khấu hao TSCĐ ghi bình thường như các TSCĐ khác.

Khi bên nhận thầu xây dựng chính thức bàn giao, quyết toán, căn cứ vào hoá đơn GTGT, công ty sẽ điều chỉnh nguyên giá TSCĐ, ghi: - Nếu giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế xây dựng công trình:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

- Nếu giá tạm tính lớn hơn giá thực tế xây dựng công trình: Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 211 – TSCĐ hữu hình

PTĐ - Web

Page 136: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

136

HỎI: Câu hỏi 164: (Ngày 26/07/07) Vướng mắc trong hạch toán đầu tư

chúng khoán ngắn hạn và trích lập dự phòng

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 164 ( Nguyễn Thanh Nghị - KPMG) 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: Công ty có các khoản đầu tư chứng khoán (niêm yết và OTC), đầu tư đợi tăng giá để bán lấy lãi. Công ty ghi nhận các khoản chứng khoán này theo giá trị mua ban đầu. Đến cuối năm, giá trị Chứng khoán tăng rất nhiều. Vậy ghi nhận theo giá mua ban đầu khiến cho báo cáo tài chính không phản ánh đứng giá trị thực của các khoản đầu tư chứng khoán trên. Câu hỏi:

a. Cách hạch toán chứng khoán theo giá mua ban đầu (giá gốc) có đúng không?

b. Có nên đưa ra quy định khác (ví dụ hạch toán theo giá thị trường đối với các chứng khoán ngắn hạn) để BCTC

phản ánh đúng hơn giá trị chứng khoán 2. Thông tư 13 về trích lập dự phòng là thông tư áp dụng cho thuế

hay cho hạch toán kế toán? Thông tư 13 quy định việc trích lập dự phòng theo tỷ lệ % và tuổi nợ của Tài khoản phải thu. Liệu quy định như vậy có ngăn cản doanh nghiệp có những đánh giá riêng trên từng khoản nợ không? Ví dụ một khoản phải thu có thể có tuổi nợ ngắn nhưng lại có các dấu hiệu khác thể hiện là khoản phải thu khó đòi.

Trả lời:

1. Cách hạch toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn như nêu trong câu hỏi là đúng qui định hiện hành của chế độ kế toán doanh nghiệp. Đề xuất của bạn là nên hạch toán các chứng khoán đầu tư ngắn hạn theo giá thị trường cũng là một vấn đề sẽ được Bộ Tài chính nghiên cứu khi soạn thảo ban hành chuẩn mực kế toán về “Công cụ tài chính”. 2. Qui định về trích lập dự phòng phải thu khó đòi tại Thông tư số 13 của Bộ Tài chính nhằm khống chế chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Nếu có bằng chứng tin cậy về số nợ phải thu khó đòi lớn hơn mức dự phòng theo qui định tại Thông tư 13 thì

Page 137: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

137

doanh nghiệp được lập dự phòng phải thu khó đòi theo ước tính hợp lý của doanh nghiệp.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 165 (Công ty A&C): (ngày 26/07/07) Phần hướng dẫn

hạch toán Tài khoản 315 – “Nợ dài hạn đến hạn trả” trong Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006) chỉ hướng dẫn hạch toán

vào Tài khoản này đối với nợ dài hạn đến hạn trả (TK 342) mà không có hướng dẫn chuyển vay dài hạn đến hạn trả (341). Đề nghị giải thích rõ hơn?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Đúng là trong Chế độ kế toán doanh nghiệp chưa có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển vay dài hạn đến hạn trả (TK 341) sang Nợ dài hàn đến hạn trả (TK 315). Tuy nhiên, căn cứ vào Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính” các doanh nghiệp có thể trình bày số liệu về vay dài hạn đến hạn trả vào chỉ tiêu “Vay và nợ ngắn hạn” (Mã số 311) trên Bảng cân đối kế toán.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 166: (ngày 27/07/07) Về chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu

Lợi nhuận để tính phải là lợi nhuận có thể được phân phối cho cổ đông, thế nhưng các công ty cổ phần thường trích 10% đến 15% lợi nhuận sau thuế để lập quỹ khen thưởng và phúc lợi, cổ đông không

được hưởng nguồn này. Vậy số lãi này có phải trừ ra để tính chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu hay không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Đúng là theo qui định tại Chuẩn mực kế toán số 30 – “Lãi trên cổ phiếu” và hướng dẫn tại Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày

20/03/2006 khoản trích lập các quĩ khen thưởng, phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế không được trừ ra khi tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Page 138: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

138

Chúng tôi đồng ý với phát hiện của bạn về vấn đề này và sẽ phản ánh với Vụ CĐKT và kiểm toán Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi qui định tính lãi trên cổ phiếu. Tuy nhiên, về trích các quĩ khen thưởng, phúc lợi ở các công ty cổ phần không phải là bắt buộc, mà do Đại hội cổ đông quyết định. Một khi Đại hội cổ đông đồng ý cho trích các quĩ khen thưởng, phúc lợi để giữ đội ngũ cán bộ, công nhân có tài năng đóng góp vào kết quả kinh doanh của công ty thì quyền lợi các cổ đông cũng sẽ bị ảnh hưởng.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 167: (ngày 27/07/07) Một Công ty có dấu hiệu không hoạt động liên tục (đóng cửa nhà máy, cho công nhân nghỉ việc – có giải

quyết chế độ một phần). Công ty không còn khả năng thanh toán tại thời điểm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của năm trước.

Doanh nghiệp chưa có hướng xử lý của các cơ quan chức năng. Vậy Báo cáo tài chính được lập theo nguyên tắc nào? Và lúc đó báo cáo kiểm toán phải đưa ra ý kiến ở dạng nào? Có thể: - BCTC lập theo

nguyên tắc hoạt động liên tục được không? - BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Tại đoạn 15 Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo báo cáo tài chính” về nguyên tắc hoạt động liên tục có qui định: “Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là hoạt động liên tục”. Căn cứ vào qui định này, báo cáo tài chính của doanh nghiệp nêu trong câu hỏi không được lập theo nguyên tắc hoạt động liên tục. Trường hợp doanh nghiệp nêu trong câu hỏi vẫn lập báo cáo tài chính trên cơ sở giả định hoạt động liên tục thì kiểm toán viên căn phải cứ vào qui định tại Chuẩn mức kiểm toán số 570 – “Hoạt động liên tục” và chuẩn mực kiểm toán sô 700 – “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” để đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính.

PTĐ - Web

Page 139: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

139

HỎI: Câu hỏi 168: (ngày 30/07/07) Xin cho biết hạch toán thuế TNDN

trong trường hợp: - Được miễn 100% - Được giảm 50%

Gửi bài trả lời: Trả lời: 1. Trong trường hợp được miễn 100% thuế TNDN đơn vị vẫn phải lập tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm. Trong tờ khai tự quyết toan thuế phải phản ánh đúng các chỉ tiêu doanh thu, chi phí... tổng thu nhập chịu thuế TNDN, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn. Như vậy, về kế toán, chi phí thuế TNDN hiện hành là bằng không. Nhưng trong trường hợp này vẫn có thể phát sinh chi phí hoặc thu nhập thuế TNDN hoãn lại do có phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ (chênh lệch phát sinh do có sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế qui định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế). Bạn cần tham chiếu qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về xác định và ghi nhận chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN hoãn lại. 2. Trường hợp được giảm 50% thuế TNDN thì đơn vị hàng năm phải lập tờ khai thuế TNDN và tờ khai tự quyết toán thuế TNDN theo qui định hiện hành. Trong các tờ khai này có chỉ tiêu về số thuế TNDN được giảm khi xác định số thuế TNDN phải nộp. Về kế toán, trong trường hợp này có thể có phát sinh cả chi phí thuế TNDN hiện hành (trong trường hợp có số thuế TNDN phải nộp trong kỳ) và chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN hoãn lại (trong trường hợp có phát sinh chênh lệch tạm thời)

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 169: (ngày 30/07/07) Một Công ty Cổ phần Cảng A vay vốn ngân hàng (vay một phần hoặc toàn bộ) để tham gia góp vốn thành

lập Công ty TNHH Cảng X. Xin hỏi: a. Công ty CP Cảng A có được

Page 140: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

140

hạch toán chi phí lãi vay để góp vốn vào chi phí tài chính tại Công ty CP Cảng A không? b. Trong các năm đầu thành lập, Công ty TNHH

Cảng X kinh doanh chưa có lãi, như vậy Công ty CP Cảng A phải hạch toán chi phí lãi vay để góp vốn vào chi phí tài chính năm hiện tại hay

được phép treo lại chi phí lãi vay và phân bổ dần các năm sau?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trường hợp nêu trong câu hỏi chi phí lãi tiền vay công ty cổ phần Cảng A vay của Ngân hàng để tham gia góp vốn thành lập công ty TNHH Cảng X được tính vào chi phí tài chính trong kỳ (của công ty CP Cảng A) mà khoản lãi tiền vay phát sinh, không phân biệt Công ty TNHH Cảng X đã kinh doanh có lãi hay chưa. Lãi tiền vay phát sinh trong kỳ trong trường hợp này không được treo lại để phân bổ dần vào chi phí các năm sau. Chi phí lãi vay được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN được thực hiện theo qui định hiện hành của Luật thuế TNDN

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 170: (ngày 31/07/07) Doanh nghiệp A đang Cổ phần hoá

và đã tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp tại ngày 30/06/2005. Đến hết tháng 02/2006, doanh nghiệp A mới chính thức chuyển

thành Công ty cổ phần. Doanh nghiệp A chỉ đề nghị kiểm toán báo cáo tài chính giai đoạn từ ngày 01/07/2005 đến ngày 28/02/2006 (vì

doanh nghiệp A cho rằng giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và doanh nghiệp A đã điều chỉnh theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp nên không cần kiểm toán). Xin hỏi:

a. BCTC được lập từ ngày 01/07/2005 đến ngày 28/02/2006 có được không? b. Nếu được, cột số liệu số dư đầu năm lấy số liệu nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

a) Doanh nghiệp A có thể lập BCTC cho giai đoạn 01/07/2005 đến 28/02/2006 nhằm mục đích xác định và xử lý những thay đổi giá trị doanh nghiệp kể từ khi xác định giá trị doanh nghiệp 30/06/2005 đến

Page 141: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

141

ngày chính thức chuyển thành công ty cổ phần 28/02/2006.Điều này hoàn toàn phù hợp với qui định tại Thông tư số 95/2006/TT-BTC sửa

đổi, bổ sung Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ

Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (tại điểm 2 có quy định: “Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là năm trước, thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần là năm sau thì chỉ lập một báo cáo tài chính của cả thời kỳ, không tách riêng hai báo cáo ở thời điểm 31/12 và ở thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần”). b) Báo cáo tài chính được lập cho thời kỳ từ ngày 01/07/2007 đến 28/02/2006: số liệu cột “số đầu năm” trên Bảng cân đối kế toán là số liệu ở cột “số cuối năm” trên Bảng cân đối kế toán được lập ngày 30/06/2005 (tại thời điểm lập báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 171: (ngày 31/07/07) Theo quy định, khoản lãi do đánh giá lại chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính không được phân

phối. Xin hỏi: a. Đến khi nào thì doanh nghiệp được phân phối khoản lãi này? b. Nếu lỗ do đánh giá lại chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm

thì xử lý như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: a. Đến năm sau khi khoản lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ từ cuối năm trước đã thực hiện thì doanh nghiệp được phân phối khoản lãi này. b. Nếu có lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính thì khoản lỗ này đã tính vào chi phí tài chính khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh của năm báo cáo đó. Tuy nhiên, theo qui định của Luật thuế TNDN thì khoản lỗ tỷ giá hối đoái chưa thực hiện này không được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Điều này làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ và phải ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại (tham khảo

Page 142: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

142

thêm trả lời câu hỏi 19 – công ty Vạn An). PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 172: (ngày 01/08/07) Trường hợp doanh nghiệp A tham gia góp vốn 50% vốn điều lệ tại Công ty X thì hạch toán khoản đầu tư

này như thế nào? (thực tế đã xảy ra trường hợp này)

Gửi bài trả lời: Trả lời: Câu hỏi của bạn cần chia ra 3 trường hợp: 1. Khi doanh nghiệp A góp 50% vốn điều lệ của công ty X và có ký kết hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát công ty X với một hoặc nhiều đối tác khác thì khoản đầu tư này được kế toán theo qui định của Chuẩn mực kế toán số 08 – “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh” và hướng dẫn Tài khảon 222 – “Vốn góp liên doanh” trong chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). 2. Nếu doanh nghiệp A góp 50% vốn điều lệ tại công ty X và có thoả thuận được năm giữ trên 50% quyền biểu quyết để kiểm soát công ty X thì doanh nghiệp A hạch toán khoản đầu tư này là khoản đầu tư vào công ty con theo qui định tại Chuẩn mực kế toán số 25 – “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và hướng dẫn Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con. 3. Nếu doanh nghiệp A góp 50% vốn điều lệ của công ty X nhưng không có quyền đồng kiểm soát hoặc quyền kiểm soát mà chỉ có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty X thì doanh nghiệp A hạch toán khoản đầu tư này là khoản đầu tư vào công ty liên kết theo qui định tại Chuẩn mực kế toán số 07 – “”Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” và hướng dẫn tài khoản 223 – “Đầu tư vào công ty liên kết”

PTĐ - Web

HỎI:

Page 143: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

143

Câu hỏi 173: (ngày 01/08/07) Theo quy định tại Văn bản 499, thì khoản thuế TNDN được miễn giảm do ưu đãi đầu tư chuyển từ doanh

nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần không được phép chia lãi hoặc chi thưởng mà phải tăng vốn điều lệ hoặc bổ sung quỹ đầu tư

phát triển. Xin hỏi nếu các Công ty TNHH, Cổ phần được ưu đãi do đầu tư mới (không thuộc trường hợp Cổ phần hoá) thì hạch toán khoản thuế TNDN được miễn như thế nào? Có được phép lấy khoản

thuế TNDN được miễn thuế chia lãi không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Nếu như trong các văn bản hiện hành về miễn thuế cho các Công ty TNHH, Công ty cổ phần được ưu đãi do đầu tư mới (không thuộc trường hợp DNNN cổ phần hoá) không có qui định cụ thể về mục đích sử dụng khoản thuế TNDN được miễn thì các công ty này được chủ động sử dụng số thuế TNDN được miễn theo Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông. Số thuế TNDN được miễn được thể hiện trong tờ khai quyết toán thuế TNDN khi xác định số thuế TNDN phải nộp, trên sổ kế toán thể hiện trong số dư Tài khoản “Lợi nhuận chưa phân phối”, không có bút toán nào phản ánh số thuế TNDN được miễn.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 174: (ngày 02/08/07) 1. Xin hướng dẫn rõ cách hạch toán

TK 821 “Chi phí thuế TN hiện hành“ trong các trường hợp. a) Doanh nghiệp có lãi > lãi dự tính đầu năm (lãi tạm nộp) b) Doanh nghiệp có lãi < lãi dự tính đầu năm (lãi tạm nộp) c) Doanh nghiệp lỗ 2. Cách sử

dụng TK 821 có gặp khó khăn không khi việc kết chuyển lãi lỗ, xác định doanh thu chịu thuế từng tháng?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

1. Phương pháp hạch toán TK 821 – “Chi phí thuế TNDN hiện hành” trong các trường hợp:

Page 144: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

144

a. Doanh nghiệp có lãi trong năm lớn hơn lãi dự tính đầu năm, dẫn đến số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp trong năm. Trường hợp này kế toán phải phản ánh số thuế TNDN phải nộp thêm, ghi: Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334 – Thuế TNDN b. Doanh nghiệp có lãi trong năm nhỏ hơn lãi dự tính đầu năm, dẫn đến số thuế TNDN phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp trong năm. Trường hợp này kế toán phải điều chỉnh giảm số thuế TNDN phải nộp trong năm, ghi: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành c. Trường hợp trong năm doanh nghiệp đã tam nộp thuế TNDN nhưng cuối năm khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh cả năm thì bị lỗ, không phải nộp thuế TNDN cho năm đó. Trường hợp này kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành bằng số thuế TNDN tạm nộp. Số dư bên nợ TK 3334 – Thuế TNDN phản ánh số phải thu thuế TNDN đã nộp ngân sách Nhà nước. Số thuế này sẽ được ngân sách Nhà nước trả lại hoặc đưa cấn trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm sau.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 175: (ngày 03/08/07) Một số vướng mắc về kế toán

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 175:

1. Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư bằng mua Cổ phần, sau đó đơn vị bán và có lãi và hạch toán vào KQKD, nhưng cơ quan quản lý (Cục tài chính DN) yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước. Như vậy có hợp lý không? Văn bản hướng dẫn nào?

2. Đơn vị đưa vào sử dụng 1 hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất thử, chi phí vượt định mức cao, sản phẩm không đạt chất lượng.

Đề nghị hướng dẫn hạch toán quá trình sản xuất thử, văn bản hướng dẫn vấn đề này?

3. Đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng, thu tiền cho thuê một lần cho

Page 145: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

145

nhiều năm, do được miễn giảm thuế TNDN đơn vị quyết định ghi nhận doanh thu hết một lần vào năm phát sinh khoản thu này.

Hỏi: đúng hay sai? Từ năm 2000 đến này có thay đổi gì trong

cách xử lý hạch toán đối với trường hợp này không?

Trả lời: 1. Nếu doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn kinh doanh của mình để mua cổ phiếu của các công ty cổ phần khác với mục đích nắm giữ đầu tư chứng khoán (ngắn hạn, dài hạn) thì khi bán các cổ phiếu này (lãi hay lỗ) thì doanh nghiệp vẫn phải phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khoản lãi hoặc lỗ của hoạt động đầu tư này là doanh thu (nếu có lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu bị lỗ). Câu hỏi của

bạn không nêu rõ mục đích nắm giữ đầu tư đối với số cổ phần này, do đó bạn có thể tham khảo phương pháp hạch toán về đầu tư cổ phiếu trong chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC). Về yêu cầu của cơ quan quản lý ghi tăng vốn Nhà nước đối với khoản lãi bán cổ phiếu này bạn có thể phản ánh cụ thể tên cơ quan để Hội liên hệ trả lời tiếp cho bạn. 2. Quá trình sản xuất thử sản phẩm mới của dây truyền mới đưa vào vận hành không có gì khác với việc hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm bình thường. Bởi vì chi phí sản xuất và doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử phải được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy các chi phí sản xuất thử trước hết được hạch toán vào các TK 621, 622, 627, cuối kỳ tổng hợp vào TK 154. Các chí phí vượt định mức không được tính vào giá thành của sản phẩm sản xuất thử mà phải ghi nhận ngay vào giá vốn hàng bán: Ghi Nợ TK 632/Có TK 621 (đối vơi chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt định mức bình thường); Ghi Nợ TK 632/Có TK 622 (đối với chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức bình thường); Ghi Nợ TK 632/Có TK 627 (đối với chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ). Bạn cần tham chiếu hướng dẫn phương pháp hạch toán các Tài khoản 154, 621, 622, 627, 632 trong chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) để thực hiện. 3. Nếu doanh nghiệp bạn là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc ghi nhận doanh thu kinh doanh cơ sở hạ tầng có thể được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 55. Theo Thông tư số

Page 146: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

146

55 thì doanh thu chuyển nhượng đất hoặc cho thuê lại đất đã phát triển hạ tầng (lô đất) thu tiền một lần được ghi nhận ngay một lần vào doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng thì ghi nhận theo từng kỳ phù hợp với dịch vụ đã cung cấp. Đối với các doanh nghiệp trong nước, hiện nay chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) chưa qui định cụ thể phương pháp ghi nhận doanh thu cơ sở hạ tầng thu tiền một lần cho nhiều năm. Luật thuế TNDN cho lựa chọn một trong hai phương pháp xác định thu nhập chịu thuế về cho thuê tài sản (phân bổ dần cho số năm trả trước tiền hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần). Vì vậy, bạn có thể gửi công văn đến Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán Bộ Tài chính để có hướng dẫn cụ thể hơn.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 176 (Thuỳ Trang – Công ty A&C) (ngày 07/08/07) Công ty có 2 dự án: Khu dân cư (xây nhà để bán) và Khu Công nghiệp Hiện tại chúng tôi có phát sinh chi phí Ban quản lý công trình hạch

toán chung cho cả hai dự án. Hiện tại chúng tôi hạch toán chi phí Ban quản lý công trình vào tài khoản 242, chờ cho đến khi 2 dự án

trên kết thúc chúng tôi sẽ chọn phương thức phân bổ cho phù hợp. Chi phí Ban quản lý phân bổ cho khu dân cư sẽ được kết chuyển sang tài khoản 154 và chi phí Ban quản lý phân bổ cho Khu công

nghiệp sẽ được hạch toán vào TK 241. Việc hạch toán như vậy có phù hợp chuẩn mực kế toán không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Việc hạch toán như bạn nêu là phù hợp với qui định hiện hành của chuẩn mực và chế độ kế toán. Tuy nhiên, các nội dung chi phí Ban quản lý công trình nếu tách biệt được ngay từ khi phát sinh thì sẽ chính xác hơn

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 177: (ngày 07/08/07) Công ty 100% vốn nước ngoài

Page 147: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

147

chuyên về tư vấn giám sát thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp có thời gian kéo dài trên 3 năm. Từ năm 2004, 2005 và đầu

năm 2006, kế toán sử dụng tài khoản 1422 – chi phí chờ phân bổ, để nhận chi phí từ TK 642 kết chuyển sang trong thời gian công ty đang

thực hiện dự án, chưa có doanh thu số dư TK 1422 đến đầu năm 2006 khoảng 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi QĐ 15 được ban hành, TK 1422 không còn được sử dụng như tính chất cũ theo TT 1141. Do

đó, để tạm thời xử lý, theo dõi tiếp tục cho số dư trên TK 1422. Chi phí chờ phân bổ, kế toán đã kết chuyển toàn bộ số dư của TK 1422

sang TK 242 - để phân bổ dần vào chi phí cho đến khi dự án kết thúc (dự kiến đến năm 2008) Như vậy, việc theo dõi hạch toán như trên

có phù hợp không? Vì nếu kết chuyển hết toàn bộ SD TK 1422 ngay trong năm 2006 để xác định KQKD (vì không còn sử dụng TK 1422 thì đó sẽ là 01 tài khoản lỗ quá lớn cho công ty. Cách hạch toán tối

ưu nhất cho trường hợp trên theo QĐ 15 có đúng không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp cũ trước đây thì chi phí quản lý doanh nghiệp có thể được treo lại chờ kết chuyển vào năm sau nếu trong năm báo cáo doanh nghiệp chưa có doanh thu. Nhưng theo qui định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) thì các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh năm nào phải ghi nhận ngay vào chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh năm đó (kể cả trường hợp chưa có doanh thu). Tuy nhiên bạn cần tham chiếu qui định tại đoạn 48 Chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình về một vài loại chi phí trước hoạt động được phân bổ dần, cũng như tham chiếu đoạn 12 chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho về một vài khoản chi phí được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ (nếu đáp ứng điều kiện qui định của chuẩn mực kế toán)

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 178: (ngày 08/08/07) Một doanh nghiệp có được ghi nhận vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ và ghi phải thu của các thành viên (cổ

Page 148: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

148

đông) khi chưa thu đủ khoản vốn này hay không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định hiện hành của chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) thì doanh nghiệp được ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu theo số vốn thực góp (bạn cần tham chiếu qui định và phương pháp hướng dẫn ghi chép Tài khoản 411 – Nguồn vốn kinh doanh trong chế độ kế toán doanh nghiệp để thực hiện).

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 179: (ngày 09/08/07) Dự phòng trợ cấp thôi việc – theo hương dẫn của QĐ 15 thì cuối năm sẽ hạch toán bổ sung vào chi phí phần chênh lệch phải trích trong năm và số dư dự phòng chưa chi

hết. Vậy số dư trên TK 351 chỉ là quĩ dự phòng trợ cấp thôi việc chỉ của 1 năm? Như vậy, điều này theo tôi chưa hợp lý vì khi chi trợ cấp

thôi việc là dựa trên thời gian làm việc thực tế tại đơn vị.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định hiện hành, quĩ dự phòng trợ cấp là một quĩ tích luỹ, tức là không phải quyết toán sau mỗi năm tài chính. Sau khi trích lập nếu không chi hết thì quĩ này được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp số dư quĩ này không đủ để chi trợ cập cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Bạn cần tham chiếu hướng dẫn Tài khoản 351 – Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm trong Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) để thực hiện.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 180 (Lê Văn Hoà – Công ty PwC): (ngày 10/08/07)

Page 149: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

149

Thông tư 55 đưa ra hướng dẫn quy đổi đơn vị tiền tệ báo cáo (ví dụ VNĐ sang ngoại tệ hoặc ngoại tệ sang VNĐ). Nếu một doanh nghiệp

đang báo cáo theo USD muốn chuyển sang đơn vị đồng YEN thì có bị chi phối bởi thông tư 55 hay không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo qui định của Luật kế toán, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được lựa chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán. Nhưng khi lập Báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phải qui đổi ra đồng Việt Nam thep tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính. Doanh nghiệp không được tuỳ ý chuyển đổi loại ngoại tệ sử dụng trong kế toán. Trường hợp có lý do chính đáng để chuyển đổi đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán thì phải tuân thủ qui định tại Thông tư số 55/2002/TT-BTC.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 181: (ngày 13/08/07) 1. Các chi phí trước hoạt động (ngoài

chi phí đào tạo, quảng cáo, khuyến mãi) có bắt buộc phải đưa vào kết quả kinh doanh trong năm hay không? 2. Trường hợp công ty mới thành lập và đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, lắp đặt

máy móc thiết bị chuẩn bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chưa phát sinh doanh thu thì các chi phí này được hạch toán như thế

nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: 1) Theo qui định tại đoạn 48 Chuẩn mực kế toán sô 04 – “TSCĐ

vô hình” thì các chi phí trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành phải ghi nhận ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (vào năm tài chính đầu tiên khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động) ngoại trừ chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quản cáo được phân bổ dần tối đa không

Page 150: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

150

quá 3 năm. 2) Thu nhập về lãi tiền gửi (nếu có) nếu không đáp ứng điều kiện

được ghi giảm chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị TSCĐ đầu tư hoàn thành theo qui định của chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay” thì được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ. Giai đoạn trước hoạt động có thể phát sinh các khoản lỗ do có sinh chi phí nhưng chưa có doanh thu.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 182: (ngày 14/08/07) Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản, một số hạng mục công trình không đủ điều kiện để thực hiện kết chuyển

thành TSCĐ (nhà cửa-VKT-Tường rào..) Xin hỏi: Trong trường hợp không đủ các hồ sơ tài liệu pháp lý để quyết toán và kết chuyển

thành TSCĐ, Doanh nghiệp có thể kết chuyển theo dõi trên TK 242: Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần được không? Có văn bản pháp lý nào hướng dẫn chi tiết những trường hợp tương tự không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Hiện nay không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể trường hợp nêu trong câu hỏi. Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành không cho phép kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (nhà cửa, vật kiến trúc) do không đủ hồ sơ pháp lý để kết chuyển thành TSCĐ sau khi đầu tư vào chi phí trả trước. Do đó, doanh nghiệp bạn cần phải nỗ lực trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đầu tư XDCB để kết chuyển các hạng mục công trình đầu tư hoàn thành vào TSCĐ để trích khấu hao khi đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu điều này không thể thực hiện được vì lý do nào đó thì phải chấp nhận những TSCĐ đó được trích khấu hao theo chuẩn mực và chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận khấu hao vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

PTĐ - Web

Page 151: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

151

HỎI: Câu hỏi 183: (ngày 15/08/07) Tại doanh nghiệp A, vay vốn để góp

vốn hợp tác khai thác cơ sở hạ tầng, khu dân cư. Kết quả của việc góp vốn là Doanh nghiệp có được quyền sử dụng đất theo lô. Việc

đầu tư này có thể kéo dài nhiều năm. Mục đích sử dụng của các lô đất này là để bán. Vậy: Quyền sử dụng đất của các lô này có là bất

động sản đầu tư hay không? Chi phí lãi, vay trong thời gian góp vốn hợp tác có được vốn hoá hay không? Cơ quan thuế đã xuất toán chi phí lãi vay tương ứng với các lô đất chưa được bán. Vậy kế toán ghi

nhận khoản thuế tương ứng với chi phí lãi vay bị xuất toán là một khoản tài sản thuế thu nhập hoàn lại phù hợp không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Quyền sử dụng các lô đất doanh nghiệp có được do kết quả của hoạt động vay vốn hợp tác khai thác cơ sở hạ tầng khu dân cư, nếu sau khi nhận lô đất doanh nghiệp nắm giữ chờ tăng giá để bán (không bán ngay trong kỳ) được hạch toán là bất động sản đầu tư. Chi phí lãi vay trong thời gian góp vốn hợp tác khai thác cơ sở hạ tầng, khu dân cư được vốn hoá theo qui định của Chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay”. Trường hợp doanh nghiệp đã vốn hoá chi phí lãi vay vào giá trị quyền sử dụng các lô đất chưa bán nhưng cơ quan thuế không chấp nhận, yêu cầu phải xuất toán thì doanh nghiệp phải ghi giảm nguyên giá bất động sản đầu tư (quyền sử dụng đất) đúng bằng khoản chi phí lãi vay bị xuất toán. Khoản chi phí lãi vay bị xuất toán khỏi nguyên

giá BĐS đầu tư này phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, nếu không được cơ quan thuế chấp nhận là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thì đó là chênh lệch vĩnh viễn.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 184: (ngày 20/08/07) Theo chế độ kế toán 48 đối với DN

vừa và nhỏ, tiền chi trả lãi vay của cá nhân được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nếu mức lãi suất vay không quá 1,2 lần mức lãi

suất cho vay cùng thời điểm của NHTM có quan hệ giao dịch. Vậy các

Page 152: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

152

chứng từ cần lập cho khoản vay này là gì? Cách hạch toán TK vay?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Chứng từ kế toán sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp vay tiền của cá nhân là hợp đồng vay vốn. Doanh nghiệp cần căn cứ vào điều 17 của Luật Kế toán để lập hợp đồng vay vốn cho phù hợp và đảm

bảo các yếu tố pháp lý chứng minh giao dịch vay vốn và các điều kiện vay, trả là có thực.

Bạn cần tham chiếu qui định về kế toán các khoản tiền vay (dài hạn, ngắn hạn) được qui định cụ thể trong Chế độ kế toán doanh nghiệp

vừa và nhỏ (phần hướng dẫn các Tài khoản 311 - Vay ngắn hạn và Tài khoản 341 - Vay, nợ dài hạn) để thực hiện.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 185: (ngày 21/08/07) Trong việc tính số lượng cổ phiếu lưu

hành bình quân để xác định lãi cơ bản trên cổ phiếu. Thời gian để xác định cổ phiếu mới phát hành tính từ thời điểm người mua trúng

thầu hay thời điểm người mua nộp tiền? Trong trường hợp người mua nộp tiền nhiều kỳ thì xử lý như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Thời gian để xác định cổ phiếu mới phát hành tính từ thời điểm người mua nộp tiền mua cổ phiếu mới phát hành. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) về việc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu vào doanh nghiệp theo số vốn thực góp (không được ghi nhận theo số vốn góp phải thu). Hơn nữa, trong thực tế hiện nay có nhiều người trúng thầu nhưng không mua cổ phiếu, nếu tính số lượng cổ phiếu lưu hành ngay từ thời điểm người mua trúng thầu có thể sẽ dẫn tới sai lệch thông tin công bố về lãi cơ bản trên cổ phiếu

P.T.Đ - Web

Page 153: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

153

HỎI: Câu hỏi 186: (ngày 21/08/07) Một Công ty A ký hợp đồng hợp tác

kinh doanh với một đối tác khác với tỷ lệ 50:50. Công ty A này chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép và thực hiện nghĩa vụ thuế của hợp

đồng hợp tác kinh doanh này. Vậy báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty A trong năm có bao gồm toàn bộ kết quả kinh doanh của hợp đồng hợp tác kinh doanh nêu trên hay không? Hay là toàn bộ

kết quả kinh doanh của hợp đồng hợp tác nêu trên phải theo dõi riêng và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty A chỉ bao gồm 50%

của hợp đồng nêu trên?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trường hợp nêu trong câu hỏi, Công ty A phải hạch toán theo dõi riêng toàn bộ chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh của hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của hợp đồng hợp tác kinh doanh với Nhà nước. Trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty chỉ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh theo phần lợi ích của Công ty A trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Bạn cần tham chiếu hướng dẫn kế toán hoạt động liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát trong chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC (Tài khoản 222 - Vốn góp Liên doanh) để thực hiện.

P.T.Đ - Web

HỎI:

Câu hỏi 187: (ngày 06/09/07) Công ty chúng tôi và một công ty khác có thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (không hình thành pháp nhân) để kinh doanh dự án bất động sản. Vậy khi đối tác

chuyển vốn cho chúng tôi (70%) thì hạch toán như thế nào? Chúng tôi đứng ra quản lý dự án, phân chia kết quả từ lợi nhuận sau thuế,

như vậy trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sợ rằng sẽ không phản ánh đúng thực chất kinh doanh của công ty tôi (nếu không có ghi chú)? Rất mong được hồi đáp

Gửi bài trả lời:

Page 154: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

154

Trả lời: Chuẩn mực kế toán số 08 – “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh” và chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) mới chỉ có qui định và hướng dẫn 3 hình thức liên doanh (Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, tài sản đồng kiểm soát). Nội dung hoạt động hợp tác kinh doanh của công ty bạn chưa được hướng dẫn cụ thể trong chế độ kế toán doanh nghiệp, do vậy, công ty bạn cần gửi công văn về Vụ Chế độ kế toabs và kiểm toán – Bộ Tài chính (trình bày cụ thể hơn nội dung hoạt động hợp tác kinh doanh) để được hướng dẫn phương pháp hạch toán và trình báo cáo tài chính đối với hoạt động này.

PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 188: (ngày 07/09/07) Đối với việc chuyển bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư có phải là một dạng của mua bất động sản đầu tư không? Tại sao? Cho ví dụ?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Việc chuyển bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư không phải là một dạng của mua bất động sản đầu tư. Bởi vì điều này chỉ phản ánh sự thay đổi về mục đích sử dụng đối với tài sản là nhà, quyền sử dụng đất hoặc nhà và quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Bất động sản chủ sở hữu sử dụng chuyển thành bất động sản đầu tư khi chủ sở hữu kết thúc sử dụng tài sản đó và khi cho bên khác thuê hoạt động. Ví dụ, một doanh nghiệp có một toà nhà được sử dụng làm văn phòng làm việc. Nhưng để sử dụng lợi thế kinh doanh về vị trí địa lý của toà nhà, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã quyết định dời trụ sở làm việc của doanh nghiệp đến một toà nhà khác cũng thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp. Và toà nhà nói trên đã được sử dụng để cho thuê hoạt động. Trong trường hợp này đã có sự chuyển đổi mục đích sử dụng từ BĐS chủ sử hữu thành BĐS đầu tư.

PTĐ – Web

Page 155: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

155

HỎI: Câu hỏi 189 (bạn Đào Thị Thái Loan): (ngày 07/09/07) Các

vướng mắc trong kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí của ban quản lý dự án?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi: Công ty Cổ phần Địa ốc – Du lịch Đông Hải được thành lập vào tháng 5/2002 đang là Chủ đầu tư của Dự án Khách sạn 5 sao tại Nha Trang. Thời gian đầu tư xây dựng theo kế hoạch từ 2002 đến cuối năm 2008 và khai trương khách sạn vào đầu năm 2009. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2008, hoạt động của Công ty chỉ là đầu tư xây dựng và không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào tạo ra doanh thu.

Để phục vụ cho công tác đầu tư của dự án khách sạn 5 sao, Công ty có thành lập Ban quản lý dự án. Trong thời gian xây dựng từ 2002 đến 2006:

Toàn bộ chi phí hoạt động của Ban quản lý dự án bao gồm:

- Tiền lương và khoản tính theo lương;

- Chi phí văn phòng phẩm và đồ phòng;

- Chi phí khấu hao TSCĐ của các thiết bị văn phòng và xe ô

tô phục vụ cho Ban quản lý dự án;

- Chi phí thuê văn phòng làm việc, điện, nước, điện thoại,

cước bưu điện, photo và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác;

- Các chi phí khác như: chi phí đi lại, lưu trú, công tác phí cần

thiết của cán bộ Ban quản lý dự án, chi phí giao dịch, phí ngân hàng (phí bảo lãnh và phí chuyển khoản thanh toán với các nhà thầu), các chi phí của Hội đồng quản trị (liên quan đến việc đưa

ra các quyết định về đầu tư dự án và vốn đầu tư, tài chính của dự án) và các chi phí cần thiết khác.

Các chi phí quản lý dự án trên đây đã được Công ty hạch toán vào Tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang và sẽ phân bổ vào các đối tượng có liên quan sau khi công tác đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.

Lãi tiền gửi ngân hàng đã được công ty hạch toán giảm chi phí

Page 156: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

156

đầu tư xây dựng cơ bản.

Chi phí làm Phòng mẫu khách sạn: Công ty thuê các Nhà thầu

làm các phòng mẫu, công việc xây dựng được nhà thầu bắt đầu trong năm 2006 và hoàn thành phòng mẫu, quyết toán chi phí với Công ty trong năm 2007 nên chi phí làm phòng mẫu khách sạn chưa được Công ty ghi nhận vào Báo cáo tài chính của năm 2006. Các phòng mẫu này có thể bị phá bỏ để làm lại theo tiêu chuẩn của Nhà điều hành quản lý khách sạn trong tương lai. Hiện Hội đồng quản trị Công ty chưa có quyết định chính thức phá bỏ các phòng mẫu này.

Trong năm 2007, Công ty TNHH Price Waterhouse Coopers Việt Nam (PwC) thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn từ 2002 đến 2006, các kiểm toán viên của PwC yêu cầu Công

ty điều chỉnh báo tài chính như sau: 1. Ghi nhận toàn bộ chi phí của Ban quản lý dự án (bao gồm

những nôi dung chi phí trên đây) vào kết quả hoạt động kinh doanh – chi phí quản lý doanh nghiệp (Nợ TK241/Có TK421) vì cho rằng các chi phí này không liên quan trực tiếp đến việc đầu tư và mua sắm tài sản cố định;

2. Ghi nhận lãi tiền gửi ngân hàng vào doanh thu tài chính (Nợ 241 / Có 421);

3. Ghi nhận chi phí phải trả tiền thuê làm phòng mẫu khách sạn

và tính vào kết quả kinh doanh 2006 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nợ TK 421 / Có 335);

4. Ghi nhận chi phí phải trả tiền thuê kiểm toán Báo cáo tài chính

từ năm 2002 đến 2006 và tính vào kết quả kinh doanh 2006 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nợ TK 421 / Có 335);

5. Trình bày khoản phải trả cho các Nhà thầu xây dựng (được

Công ty trình bày trên chỉ tiêu Phải trả cho người bán) trên chỉ tiêu Các khoản phải trả, phải nộp khác của Bảng cân đối kế toán.

Theo quan điểm của tôi:

Chi phí của Ban quản lý dự án là chi phí không thể thiếu của

dự án đầu tư có quy mô lớn nên phải được tính vào chi phí đầu tư của dự án và vốn hóa (đã được Bộ tài chính hướng dẫn hạch toán ở tài khoản 241);

Page 157: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

157

Việc hạch toán vào kết quả kinh doanh (lãi/lỗ) trong giai đoạn

hoạt động của Công ty 100% là xây dựng cơ bản, không có doanh

thu là không đúng với nguyên tắc phù hợp.

Để sớm thống nhất ý kiến với kiểm toán viên về kết quả kiểm toán báo cáo tài chính cũng như có cơ sở để hạch toán đúng các chi phí trong thời gian đầu tư xây dựng còn lại của dự án, kính đề nghị Hội

Kiểm toán viên hành nghề hướng dẫn giúp cho chúng tôi cách hạch toán các nghiệp vụ sau:

Chi phí của Ban quản lý dự án (với các nội dung chi phí như

trên), chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty trong giai đoạn xây dựng cơ bản và kiểm toán xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư của dự án;

Các chi phí của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phát sinh

trong giai đoạn Công ty hoạt động 100% là xây dựng cơ bản (mục định chủ yếu là phục vụ cho dự án);

Lãi tiền gửi ngân hàng thu được trong giai đoạn Công ty hoạt động 100% là xây dựng cơ bản;

Chi phí làm phòng mẫu khách sạn trong trường hợp các phòng

mẫu bị phá bỏ để làm lại theo tiêu chuẩn của Nhà điều hành quản lý khách sạn trong tương lai.

Trường hợp các ý kiến đề nghị điều chỉnh của kiểm toán viên là

phù hợp, khi đó sẽ xuất hiện khoản chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản cho mục đích Báo cáo tài chính và các giá trị dùng cho mục đích thuế thu nhập doanh nghiệp, kính đề nghị Hội Kiểm toán viên hành nghề hướng dẫn giúp cho chúng tôi cách hạch toán.

Rất mong nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của Hội Kiểm toán viên hành nghề. Xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Câu hỏi nêu trên của bạn liên quan đến vấn đề Công ty bạn không nhất trí với đề nghị điều chỉnh báo cáo tài chính của Công ty TNHH Price Waterhouse Cooper thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính giai đoạn 2002 đến 2006. Để có câu trả lời chuẩn xác và mang tính pháp lý, bạn vui lòng gửi công văn hỏi Vụ chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ

Page 158: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

158

Tài chính (số 28 Trần Hưng Đạo - Hà Nội).

BBT - Web

HỎI: Câu hỏi 190: (ngày 10/09/07) Xin hỏi công ty chúng tôi bổ nhiệm

một thành viên Hội đồng quản trị làm phụ trách kế toán có được không? Và người phụ trách kế toán này sau 1 năm tài chính được bổ nhiệm làm kế toán trưởng, nhưng không có chứng chỉ kế toán trưởng

có được không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo quy định hiện hành của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thì không có Điều nào nghiêm cấm việc bổ nhiệm 1 thành viên Hội đồng quản trị làm phụ trách kế toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, người được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện qui định tại Điều 50 Luật Kế toán. Nếu người phụ trách kế toán sau 1 năm tài chính muốn bổ nhiệm làm kế toán trưởng thì phải có tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng qui định tại Điều 53 Luật Kế toán. Nếu người này không có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng thì không được bổ nhiệm làm kế toán trưởng.

PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 191: (ngày 11/09/07) Công ty chúng tôi mới thành lập năm 2006 thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn đăng ký nhỏ hơn 10 tỷ) hạch toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Nay Bộ Tài chính

mới ban hành Quyết định 48/2006/QĐ-BTC bắt đầu áp dụng từ 01/01/2007. Vậy công ty chúng tôi có được chuyển sang áp dụng

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC không? Có phải chờ đủ 2 năm hạch toán theo Quyết định 15 rồi mới chuyển hay không? Khi chuyển sang

Page 159: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

159

thì có phải đăng ký lại không? Đăng ký với cơ quan nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 thì công ty bạn khi đã lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) thì phải sau 2 năm áp dụng chế độ kế toán

doanh nghiệp thì mới được chuyển sang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại thời điểm chuyển đổi chế độ kế toán áp dụng công ty bạn phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết.

PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 192: (Ngày 12/09/07) Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực thương mại, khi nhập hàng vào kho mà chưa có hoá đơn GTGT (vì chưa thanh toán tiền hàng nên nhà cung cấp chưa xuất hoá

đơn) thì chúng tôi phải làm thủ tục gì để nhập hàng vào kho một cách hợp lệ? Khi có hoá đơn sẽ xử lý thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Khi hàng hoá mua về nhập kho nhưng chưa có hoá đơn công ty làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho hàng hoá để ghi nhận hàng hoá nhập kho theo giá tạm tính, nhưng chưa phản ánh số thuế GTGT đầu vào. Giá tạm tính là giá mua hàng hoá cùng loại những lần trước của nhà cung cấp đó hoặc giá mua hàng hoá cùng loại trên thị trường cùng thời điểm. Khi nhậ được hoá đơn thì sẽ điều chỉnh theo giá thực tế mua và ghi nhận thuế GTGT đầu vào.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 193: (ngày 13/09/07) Doanh nghiệp tôi có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Xin hỏi những lần

Page 160: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

160

chuyển tiền cho VPĐD và chi phí tại VPĐD được ghi nhận như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Văn phòng đại diện phải tổ chức công tác kế toán theo nội dung hoạt động và sự phân cấp quản lý của công ty để ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí, tài sản của văn phòng. Định kỳ, văn phòng đại diện phải gửi báo cáo chi tiết kèm theo các chứng từ kế toán về công ty để hạch toán và tổng hợp trên cơ sở nội dung của từng nghiệp vụ kinh tế (như mua sắm tài sản, chi phí cho bộ máy quản lý văn phòng, các hoạt động...). Quan hệ giao dịch (chuyển tiền, thanh toán) giữa công ty và văn phòng đại diện được phản ánh thông qua các tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” và tài khoản 336 “Phải trả nội bộ”. Bạn cần tham chiếu qui định có liên quan trong chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) để thực hiện.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 194: (ngày 14/09/07) Chúng tôi là một công ty tư vấn và

dịch vụ thiết kế xây dựng. Về hạch toán doanh thu các hợp đồng xây dựng, chúng tôi hạch toán tuân theo chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp

đồng xây dựng”. Tức là đối với các hợp đồng thanh toán theo tiến độ kế hoạch, chúng tôi ghi nhận doanh thu theo tiến độ công việc đã hoàn thành, dựa vào % tổng chi phí phát sinh trên dự toán của hợp

đồng. Chúng tôi vẫn phát hành hoá đơn tài chính theo từng lần thanh toán của khách hàng. Như vậy, việc ghi nhận doanh thu không

phụ thuộc vào việc khách hàng đã thanh toán bao nhiêu và công ty đã phát hành hoá đơn tài chính với số tiền tổng cộng bao nhiêu. Vậy khi làm quyết toán thuế TNDN hành năm, chúng tôi có phải tính lại

doanh thu chịu thuế TNDN (chênh lệch giữa tổng số hoá đơn tài chính đã phát hành và tổng doanh thu hợp đồng xây dựng đã ghi

nhận trong năm tài chính) và hạch toán thuế TNDN hoãn lại không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Page 161: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

161

Căn cứ vào quy định của chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng” và qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp, (Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng thì doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải là căn cứ vào hoá đơn tài chính đã phát hành cho khách hàng theo từng lần thanh toán) do nhà thầu tự xác định trên cơ sở ước tính một cách đáng tin cậy về kết quả thực hiện hợp đồng theo một trong các phương pháp được hướng dẫn trong chuẩn mực số 15. Nhưng số thuế GTGT phải nộp thì căn cứ vào hoá đơn tài chính phát hành. Về thuế TNDN, nếu có chênh lệch giữa số tiền đã thu theo hoá đơn tài chính đã phát hành (khi cơ quan thuế xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo số tiền đã được thanh toán) với tổng doanh thu hợp đồng xây dựng đã ghi nhận thì doanh nghiệp được ghi nhận thuế TNDN hoãn lại (Thuế TNDN hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế TNDN tuỳ theo từng trường hợp có chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng với số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch).

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 195 (bạn Nguyễn Thị Hồng Vân): (ngày 19/09/07) Thành viên một công ty TNHH góp vốn vào công ty bằng quyền sử

dụng đất không thời hạn với giá trị 1 tỷ đồng theo biên bản góp vốn. Công ty có làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất sang tên công ty

nhưng cơ quan chức năng trả lời vì lô đất trên có quyền sử dụng đất không thời hạn nên không chuyển sang tên công ty được mà sẽ ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lô đất được góp vốn vào

công ty nêu trên trong 50 năm. Như vậy, công ty có đựoc ghi tăng TSCĐ vô hình giá trị quyền sử dụng đất nêu trên và trích khấu hao

giá trị quyền sử dụng đất cũng như giá trị nhà xây trên đất do công ty xây dựng tính vào chi phí kế toán cũng như chi phí thuế hay

không? Nếu có thì thời gian trích khấu hao được tính trong bao nhiêu năm?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Căn cứ vào chuẩn mực kế toán số 04 “Tài sản cố định vô hình” và

Page 162: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

162

chế độ kế toán doanh nghiệp (hướng dẫn Tài khoản 213 – TSCĐ vô hình), đồng thời, sau khi trao đổi qua điện thoại với bạn Hồng Vân để hiểu rõ hơn câu hỏi, thì khi công ty TNHH nhận vốn góp là quyền sử dụng đất của các thành viên công ty TNHH không có điều khoản qui định về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp và thời hạn góp vốn thì quyền sử dụng đất góp vốn có ghi thời hạn 50 năm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như nêu trong câu hỏi sẽ không được trích khấu hao.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 196: (bạn Nguyễn Thị Hồng Vân): (ngày 20/09/07) Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp thương mại, trong năm 2006 kế toán do sai sót đã kê nhầm một phiếu nhập kho làm 2 lần khiến giá

vốn và tồn kho bị chênh lệch. Nay chúng tôi đã nộp báo cáo tài chính năm 2006 và cũng đã hết thời gian sửa dổi. Vậy năm 2007 chúng tôi phải điều chỉnh thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Nếu sai sót kế toán như nêu trong câu hỏi là sai sót trọng yếu thì phải điều chỉnh hồi tố, nếu là sai sót không trọng yếu thì điều chỉnh phi hồi tố. Bạn cần tham chiếu qui định và hướng dẫn tại chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Thông tư hướng dẫn số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 để thực hiện việc điều chỉnh (bạn có thể thao khảo trả lời câu hỏi số 133 ngày 28/06/2007 của chuyên mục kế toán).

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 197 (bạn Giáp Văn Phương): (ngày 21/09/07) Hiện nay tôi đang làm kế toán cho doanh nghiệp xây dựng. Tôi muốn hỏi các

doanh nghiệp xây dựng có các loại văn bản pháp luật nào qui định về công tác kế toán trong đơn vị? Chế độ kế toán đối với các doanh

nghiệp xây dựng có khác với các doanh nghiệp khác không?

Page 163: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

163

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Các doanh nghiệp xây lắp được thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp ban hành theo Quyết định 1864/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC). Do vậy, công ty bạn cần thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15). Tuy nhiên, những điểm đặc thù của doanh nghiệp xây lắp vẫn có thể thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp (QĐ 1864) nhưng cần lưu ý là các qui định đều phải được cập nhật và chuyển đổi áp dụng theo hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 198 (bạn Hồ Thị Hoa): (ngày 23/09/07) Theo Quyết định

48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, các biểu mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho công ty TNHH có thay đổi so với Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Cụ thể có

lược bỏ một số chỉ tiêu và thay đổi mã số chỉ tiêu. Vậy công ty chúng tôi có thể sử dụng trực tiếp các biểu mẫu này để lập báo cáo tài

chính không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Câu hỏi chưa nêu rõ công ty bạn có là một doanh nghiệp nhỏ và vừa không, do đó chúng tôi xin trả lời như sau:

- Nếu công ty bạn không phải là một doanh nghiệp nhỏ và vừa

theo đúng các tiêu chuẩn và điều kiện qui định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ thì phải thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC). Công ty bạn không được lập báo cáo tài chính theo mẫu biểu qui định tại chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nếu công ty bạn là một doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc đối

Page 164: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

164

tượng được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, nhưng công ty bạn hiện đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) thì phải sau 2 năm áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp mới được chuyển sang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong trường hợp này công ty phải thực hiện đầy đủ các qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp, không được lập báo cáo tài chính theo mẫu biểu qui định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 199 (bạn Hoàng Phúc Ân): (ngày 25/09/07) Doanh

nghiệp A xác định xong giá trị để cổ phần hoá vào 31/03/2006 và có một số TSCĐ đánh giá tăng giá trị (giá trị trước đây đã khấu hao

hết). Xin hỏi cách hạch toán tăng giá trị TSCĐ, thời điểm và thời gian tính khấu hao của phần giá trị tài sản đánh giá tăng?

Gửi bài trả lời: Trả lời: TSCĐ đã khấu hao hết của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá

được đánh giá tăng lên được ghi nhận như sau: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản Thời gian trích khấu hao của TSCĐ này căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích do doanh nghiệp ước tính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Thời điểm bắt đầu trích khấu hao là thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá.

BBT – Web

HỎI:

Câu hỏi 200 (bạn Mai Quỳnh): (ngày 26/09/07) Tôi được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán vào cuối năm 2006. Sau khi bàn giao số

tiền tồn thực tế tại quĩ thấp hơn so với sổ sách, nhưng trong báo cáo tài chính năm 2006 chưa điều chỉnh do vậy số dư đầu kỳ của năm

Page 165: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

165

2006 chưa đúng thực tế. Nay tôi muốn điều chỉnh số tiền theo thực tế cho đầu năm 2007, vậy xin hỏi phương pháp điều chỉnh như thế

nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trước hết, việc để xảy ra sai sót do không tiến hành kiểm kê quĩ tiền mặt vào thời điểm cuối năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính năm 2006 ở công ty bạn là thể hiện công ty chưa thực hiện nghiêm chỉnh Luật Kế toán và chế độ kế toán. Điều này thuộc trách nhiệm của Giám đốc và kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán tiền nhiệm của bạn) và cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Năm 2007 phát hiện số tiền tồn quỹ tiền mặt thực tế vào thời điểm 31/12/2006 thấp hơn so với số liệu trên sổ kế toán, nhưng báo cáo tài chính năm 2006 đã phát hành, thì đó là sai sót kế toán. Để sửa chữa sai sót cần xác định số tiền sai lệch này là sai sót trọng yếu hay không trọng yếu để điều chỉnh theo 2 trường hợp:

1) Nếu sai sót này là sai sót trọng yếu thì công ty phải điều chỉnh số liệu trên cột thông tin so sánh của Bảng cân đối kế toán năm 2007 và số dư đầu năm của các Tài khoản 111 Tiền mặt” và Tài khoản có liên quan, tuỳ theo lý do dẫn đến thiếu hụt quỹ tiền mặt. Ví dụ: người thủ quỹ làm thất thoát, mất tiền thì phải thu tiền đền bù; Hoặc công ty đã chi tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ... nhưng chưa ghi sổ kế toán... thì nay phải ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế này bằng các bút toán điều chỉnh phù hợp với nội dung của chúng. Trường hợp này khi thực hiện điều chỉnh số dư đầu năm do điều chỉnh sai sót trọng yếu trên các Tài khoản ở sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, ngoài việc diễn giải nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế dẫn đến sai sót, còn phải ghi rõ lý do việc điều chỉnh là do sai sót phát sinh từ năm trước.

2) Nếu sai sót này là không trọng yếu thì công ty được sửa chữa

bằng cách điều chỉnh phi hồi tố và sổ sách kế toán vào báo cáo tài chính năm 2007 (ghi sổ kế toán như các nghiệp vụ kinh tế năm 2007 nhưng cũng phải ghi rõ lý do việc điều chỉnh phi hồi tố sai sót phát sinh từ năm 2006).

PTĐ – Web

Page 166: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

166

HỎI: Câu hỏi 201 (bạn N.T.Trung): (ngày 27/09/07) Xin hỏi khi xem

xét một chứng từ kế toán thì tính hợp lệ, tính hợp pháp được hiểu như thế nào? Ví dụ một hoá đơn GTGT ghi thiếu, sai chỉ tiêu về chữ

ký người mua hàng, hình thức thanh toán, ngày tháng phát hành thì được đánh giá là không ghợp pháp hay không hợp lệ? Văn bản nào hướng dẫn về việc này?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Việc lập và sử dụng chứng từ kế toán ở các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng qui định tại Điều 17 – “Nội dung chứng từ kế toán”, Điều 19 – “Lập chứng từ”, Điều 20 – “Ký chứng từ” của Luật Kế toán. Đối với hoá đơn bán hàng còn phải thực hiện Điều 21 – “Hoá đơn bán hàng” của Luật Kế toán và Điều 10 “Hoá đơn bán hàng” của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Thủ tướng

Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Ngoài các văn bản nêu trên còn phải thực hiện các quy định hiện hành có liên quan

đến hoá đơn bán hàng quy định tại các văn bản Luật thuế, các Luật khác có liên quan và các hướng dẫn dưới luật.

Trường hợp như nêu trong câu hỏi được xem như chứng từ không phù hợp (không hợp pháp, hợp lệ) với các qui định hiện hành về chứng từ kế toán.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 202 (bạn Nguyễn Thị Loan): (ngày 28/09/07) Công ty tôi mới đây có chính sách mới là khi khách hàng mua hàng của công ty

thì công ty sẽ thưởng riêng cho khách hàng đó 2% doanh thu bán hàng (số tiền này không nằm trong hợp đồng kinh tế). Xin hỏi số tiền

thưởng cho khách hàng đó được hạch toán như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Page 167: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

167

Trả lời: Trường hợp nêu trong câu hỏi công ty phải ghi nhận doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng thu được không bao gồm thuế GTGT. Khoản tiền thưởng cho khách hàng như đã nêu không được ghi giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại mà phải ghi nhận vào chi phí bán hàng.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 203 (Hoàng Tuấn): (ngày 01/10/07) Chúng tôi là DNNN có trụ sở tại Hà Nội, thuê nhà tại các tỉnh để cán bộ CNV làm việc, số

cán bộ CNV này có tời gian công tác thường xuyên trên 20 ngày/tháng tại các tỉnh. Xin hỏi chế độ công tác phí cho các cán bộ

CNV này được áp dụng thế nào? Có thể áp dụng mức 70.000đ/ngày nhân với số ngày công không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Sau khi trao đổi qua điện thoại với bạn Hoàng Tuấn để hiểu rõ hơn câu hỏi, Ban Tư vấn VACPA xin trả lời như sau: Trường hợp công ty thuê nhà tại các tỉnh để nhân viên của công ty ở và làm việc thì tiền thuê nhà đó phải trừ vào tiền lương nhân viên hoặc công ty trả lương đầy đủ sau đó người lao động phải nộp lại cho công ty khoản tiền công ty thuê hộ nhà ở cho người lao động. Công ty không thể áp dụng mức công tác phí và cách tính như nêu trong câu hỏi.

PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 204 (bạn Kim Thị Hưng): (ngày 02/10/07) Công ty tôi mua một TSCĐ giá 125.000.000đ, nhưng mua của các nhân không

có hoá đơn nhưng có giấy tờ đầy đủ và công ty có làm thủ tục chuyển nhượng. Tôi hạch toán Nợ TK 211/Có TK 111. Xin hỏi tôi hạch toán như vậy có đúng chế độ không vì TSCĐ không có hoá đơn

tài chính?

Page 168: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

168

Gửi bài trả lời: Trả lời:

TSCĐ mua lại của cá nhân không kinh doanh, nếu không có hoá đơn thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh giao dịch mua này là có thật và giá mua phải là giá hợp lý (giá được thị trường chấp nhận tại thời điểm mua) và được hạch toán là TSCĐ mua vào (ghi Nơ TK 211 – TSCĐ hữu hình, Có TK 111 – Tiền mặt). TSCĐ này được trích khấu hao vào chi phí kế toán từ thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuy nhiên, khấu hao của TSCĐ này có được chấp nhận để tính chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN hay không còn phải căn cứvào các qui định cụ thể của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 205 (Bạn Trần Thanh Thảo): (ngày 03/10/07) Theo tài liệu hướng dẫn của Vụ chế độ kế toán – Bộ Tài chính về chế độ kế

toán doanh nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) quyển 2 (NXB Tài chính 2006) về danh mục và mẫu sổ kế toán

áp dụng cho doanh nghiệp (tại trang 191): “Đối với doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ không phải sử dụng sổ ưũy

tiền mặt”. Như vậy thì thủ quỹ sẽ sử dụng sổ gì?, mẫu như thế nào để theo dõi tình hình nhập, xuất quỹ? Đối chiếu với kế toán tiền mặt như thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Ban tư vấn VACPA đã trao đổi với Vụ chế độ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài chính về vấn đề này. Đây là một thiếu sót trong quá trình in ấn danh mục sổ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Ở công ty bạn phải mở sổ quỹ tiền mặt để thủ quĩ ghi chép, phản ánh số hiện có và tình hình biến động (thu, chi, tồn quỹ) của quỹ tiền mặt tại đơn vị. Định kỳ phải kiểm kê quĩ tiền mặt, đối chiếu với kế toán tiền mặt và phải đảm bảo sự khớp đúng để quản lý an toàn tiền mặt tại đơn vị.

PTĐ – Web

Page 169: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

169

HỎI: Câu hỏi 206 (bạn Nguyễn Quang Thành) : (ngày 24/10/07) khách hàng chúng tôi là một công ty cổ phần A, trên giấy phép đăng ký kinh doanh của họ có ghi ngành, nghề kinh doanh là kinh doanh

bất động sản, nhưng công ty đó lại kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà. Ghi nhận và hạch toán khoản doanh thu dịch vụ cho thuê nhà. Xin hỏi trường hợp như vậy Công ty cổ phần A có làm sai so với giấy

phép kinh doanh không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định tại Chuẩn mực kế toán sô 05 – “Bất động sản đầu tư” và Chế độ kế toán doanh nghiệp (TK 217 – BĐS đầu tư và TK 5117 – Doanh thu bất động sản đầu tư) thì:

- Bất động sản đầu tư: Là BĐS, gồm: quyền sử dụng đất, nhà

hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:

Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý hoặc

Bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường

Như vậy việc nắm giữ nhà để cho thuê như trường hợp nêu trong câu hỏi phải ghi nhận là BĐS đầu tư và doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư. Doanh thu kinh doanh BĐS được phản ánh trên TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản (chứ không phải trên TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ) Căn cứ vào các qui định nêu trên bạn có thể đề nghị khách hàng sửa đổi lại phương pháp kế toán cho phù hợp.

PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 207 (bạn Nguyễn Thanh Sang) : (ngày 24/10/07) Theo quyết định 15 Mục 7- Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu

Page 170: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

170

chứng từ kế toán có quy định: "Tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế

toán này. Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc Mẫu chứng từ in sẵn

phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền. Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính uỷ

quyền in và phát hành. Đơn vị được uỷ quyền in và phát hành chứng từ kế toán bắt buộc phải in đúng theo mẫu quy định, đúng số lượng

được phép in cho từng loại chứng từ và phải chấp hành đúng các quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính". Theo đó, Phiếu thu, Phiếu

chi là các chứng từ theo mẫu bắt buộc. Vậy công ty tôi sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, các mẫu chứng từ đều in trên máy, vậy có vi phạm Quy định không ? (do Phiếu thu và Phiếu chi in trực

tiếp trên máy) (đặt thêm vấn đề là các Phiếu thu, Phiếu chi các doanh nghiệp sử dụng viết tay ngoài các nhà sách có vi phạm quy

định và bị phạt hành chính không? rất mong sự trả lời của Hội.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Căn cứ Điều 17 – Nội dung chứng từ kế toán của Luật Kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15, Phần thứ 3 chế độ chứng từ kế toán) thì các chứng từ, phiếu thu, phiếu chi do doanh nghiệp tự in hoặc chứng từ in trên máy nếu có đủ nội dung chứng từ và được lập, ký duyệt theo qui định pháp luật hiện hành thì được coi là chứng từ hợp pháp. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp không được sử dụng Phiếu thu viết tay.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 208 (bạn Nguyễn Thu Loan) : (ngày 25/10/07) Công ty

tôi thuê đất của một khu công nghiệp thời gian là 36 năm, công ty tôi mua CONTAINER dùng để làm văn phòng làm việc. Xin hỏi CONTAINER đó tính thời gian khấu hao trong bao lâu thì hợp lý?

Page 171: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

171

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Nếu CONTAINER công ty bạn mua về đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình thì được hạch toán là TSCĐ hữu hình. Khi đó CONTAINER sẽ được trích khấu hao theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính kể từ thời điểm ghi nhận là TSCĐ hữu hình.

PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 209 (bạn Nguyễn Thị Loan) : (ngày 25/10/07) Công ty tôi thuê đất của một Khu công nghiệp trong thời hạn 36 năm, công ty tôi đã trả tiền 2.100.000.000đ và được cấp sổ đỏ. Xin hỏi tôi hạch

toán Nợ TK 213/Có TK 111: 2.100.000.000 và tính khấu hao trong thời gian 36 năm, như vậy có đúng với chế độ hiện hành không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Công ty bạn hạch toán khoản tiền đã trả để có được quyền sử dụng đất và được cấp sổ đỏ trong thời hạn 36 năm là TSCĐ vô hình (TK 213) là đúng với qui định của Chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình và Chế độ kế toán doanh nghiệp. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn được khấu hao theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính là 36 năm.

PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 210: (ngày 29/10/07) Thông tư 23 hướng dẫn 6 chuẩn mực kế toán đợt 3, phần hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 08 – Thông tin

tài chính về các khoản vốn góp liên doanh: tại điểm 2 – kế toán góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có hướng dẫn cho trường hợp 2.2 – kế toán vốn góp liên doanh

vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của bên góp vốn liên doanh và trường hợp 2.4 kế toán

khoản đầu tư vào sơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trong báo cáo tài chính của nhà đầu tư. Tôi thực sự không hiểu sự khác biệt của 2

trường hợp này. Rất mong được quí Hội giải đáp.

Page 172: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

172

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Trong thực tế kinh doanh có thể có trường hợp một cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có ít nhất hai bên đối tác đồng kiểm soát, nhưng ngoài ra còn có cả các đối tác góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nhưng không có quyền đồng kiểm soát theo khá niệm của chuẩn mực kế toán số 08. Trong trường hợp này đối tác đó không được gọi là bên liên doanh mà được gọi là nhà đầu tư của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát của nhà đầu tư này được kế toán theo nguyên tắc sau:

- Khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát của nhà đầu tư được ghi nhận là khoản đầu tư vào công ty liên kết, nếu nhà đầu tư nắm giữ trên 20% quyền biểu quyết trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc được ghi nhận là khoản đầu tư dài hạn khác nếu nhà đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

- Trường hợp được coi là khoản đầu tư vào công ty liên kết,

nhà đầu tư kế toán khoản đầu tư này theo qui định của chuẩn mực kế toán số 07 – “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” và hướng dẫn tại Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày

30/03/2005 của Bộ Tài chính. Trường hợp được coi là khoản đầu tư dài hạn khác thì nhà đầu tư kế toán khoản đầu tư này trên TK 228 – “Đầu tư dài hạn khác” theo giá gốc.

Ví dụ 1: Nhà đầu tư năm giữ dưới 20 % quyền biểu quyết trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Công ty A và công ty B ký kết hợp đồng thành lập một cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát cùng nhau xây dựng và kinh doanh một toà nhà cho thuê có tên là Công ty liên doanh Sao Mai. Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh toà nhà cho thuê, mỗi bên góp 43% vốn, số vốn còn lại 14% được huy động sự tham gia góp vốn của công ty C. Theo thoả thuận hợp đồng, công ty A và công ty B có quyền đồng kiểm soát cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Trong trường hợp này, công ty A và công ty B được gọi là các bên liên doanh, còn công ty C được gọi là nhà đầu tư, không có quyền đồng

Page 173: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

173

kiểm soát Công ty liên doanh Sao Mai. Công ty C sẽ kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh Sao Mai là khoản đầu tư dài hạn khác (TK 228). Ví dụ 2: Nhà đầu tư nắm giữ trên 20% quyền biểu quyết trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

Công ty D và công ty E ký kết hợp đồng thành lập một cơ sở kinh

doanh đồng kiểm soát có tên là Công ty liên doanh chế biến thuỷ sản xuất khẩu Cửu Long, mỗi bên góp 39% vốn, số vốn còn lại 22% được huy động sự tham gia góp vốn của công ty N. Theo thoả thuận hợp đồng các công ty D và công ty E có quyền đồng kiểm soát Công ty liên doanh chế biến thuỷ sản xuất khẩu Cửu Long. Công ty N chỉ có ảnh hưởng đáng kể vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Trong trường hợp này công ty D và công ty E được gọi là các bên liên doanh, còn công ty N được gọi là nhà đầu tư không có quyền đồng kiểm soát Công ty liên doanh. Công ty N sẽ kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh chế biển thuỷ sản xuất khẩu Cửu Long là khoản đầu tư vào công ty liên kết (TK 223).

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 210 (bạn Hoàng Minh Nghĩa) : (ngày 30/10/07) Công ty

hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán thi công các thiết bị điện, phòng cháy chữa cháy. Công ty có một đội thợ luôn đi thi công, lắp đặt các công trình của công ty và nhận lắp đặt thuê cho các đơn

vị khác. Điều kiện để công ty có thể xuất hoá đơn nhân công lắp đặt cho các đơn vị khác là gì? Việc hạch toán nhân công như thế nào là

hợp lý? (Trong bản đăng ký kinh doanh của công ty có đăng ký mục thi công lắp đặt các công trình).

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trường hợp nêu trong câu hỏi công ty phải hạch toán riêng rẽ hai hoạt động kinh doanh, đó là: kinh doanh thương mại (bán các thiết bị điện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy) và kinh doanh dịch vụ (lắp đặt

Page 174: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

174

các thiết bị đã bán cho khách hàng). Điều kiện để công ty xuất hoá đơn nhân công lắp đặt cho các khách hàng đó là dịch vụ lắp đặt này đã kết thúc và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Bạn cần tham chiếu chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác (phần ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ) để ghi nhận doanh thu lắp đặt thiết bị.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 211: (ngày 31/10/07) Công ty tôi đang trong giai đoạn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng đã phát sinh một số

khoản chi. Vậy tôi phải yêu cầu nhà cung cấp xuất hoá đơn như thế nào? Các khoản đó hạch toán vào TK nào? Xử lý ra sao?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Các khoản chi phí phát sinh trong giai đoạn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty có liên quan trực tiếp đến việc thành lập công ty, nếu được các thành viên góp vốn thoả thuận sẽ được tính vào phần vốn góp của các thành viên góp vốn thì các chi phí này được ghi nhận là chi phí thành lập công ty và được hạch toán vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn. Chi phí này được phân bổ trong 3 năm kể từ khi công ty chính thức đi vào hoạt động. Trước khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký Mã số thuế, trên hoá đơn mua dịch vụ có thể ghi tên một thành viên góp vốn, tên công ty. Riêng dòng Mã số thuế thì ghi là công ty đang làm thủ tục đăng ký kinh doanh và xin cấp Mã số thuế.

PTĐ – Web

Câu hỏi 212 (bạn Trần Thị Thu hiền) : (ngày 01/11/07) Xin giải

đáp vướng mắc về hạch toán và phát hành hoá đơn hàng đại lý bán đúng giá?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Page 175: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

175

Việc phát hành hoá đơn hàng đại lý bán đúng giá được thực hiện theo qui định tại Điểm 5.6, Mục IV, Phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính: “Cơ sở xản xuất kinh doanh ….… xuất hàng cho các cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau: Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau; Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyên nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) phát hành đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ.”

Về hạch toán kế toán bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá tuỳ thuộc vào từng trường hợp.

Nếu doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai, nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau thì khi xuất hàng cho các cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng thì kế toán bán hàng thông qua đại lý giống như trường hợp bán hàng bình thường.

Nếu doanh nghiệp sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý do Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) phát hành kèm theo lệnh điều động nội bộ thì hạch toán như sau:

a) Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Có TK 155, 156

b) Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về:

Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131… (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ (giá bán chư có thuế GTGT) (5111, 5112)

Page 176: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

176

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.

Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tổng giá thanh toán)

Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi: Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 157 – Hàng gửi đi bán

c) Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 131,…

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 213: (ngày 02/11/07) Doanh nghiệp tôi sau khi quyết toán thuế năm 2006, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên (số dư có TK 421

tăng). Vậy tôi phải điều chỉnh số dư có đầu kỳ của TK 421 năm 2007 tương ứng với TK nào để đảm bảo số dư đầu kỳ 2007 cân đối?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Do câu hỏi của bạn không nêu cụ thể, vì vậy, chúng tôi xin trả lời như sau: Việc quyết toán thuế TNDN được thực hiện sau khi đã phát hành BCTC năm có thể dẫn đến các trường hợp sau: - Lợi nhuận chịu thuế TNDN tăng lên nhưng tổng lợi nhuận

Page 177: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

177

kế toán không thay đổi so với số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã lập (chỉ có các chênh lệch vĩnh viễn) thì doanh nghiệp chỉ cần thực hiện bút toán điều chỉnh đối với “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” tăng lên và khoản phải nộp nhà nước về thuế TNDN tăng lên

- Nếu lợi nhuận chịu thuế TNDN tăng lên và tổng lợi nhuận

kế toán cũng tăng lên so với số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì trường hợp này doanh nghiệp cần phải căn cứ vào nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh dẫn đến các chênh lệch để xác định cách thức điều chỉnh (điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố).

Cả hai tình huống trên đều gọi là điều chỉnh sai sót kế toán. Bạn cần tham khảo qui định tại Chuẩn mực kế toán số 29 – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính để xác định các bút toán điều chỉnh cụ thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trả lời các câu hỏi trong mục “Hỏi đáp về kế toán” trên Website này về cách thức điều chỉnh hồi tố.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 214 (bạn Trần Anh Thư) : (ngày 05/11/07) Một số vướng mắc về kế toán vốn hoá TSCĐ, quyền sử dụng đất và hao mòn

TSCĐ?

Gửi bài trả lời: Câu hỏi 214 (bạn Trần Anh Thư): 1) Công ty chúng tôi được thành lập từ dự án đầu tư, giấy phép

thành lập năm 2004. từ năm 2004 đến 2006, chúng tôi đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị để chuẩn bị xản xuất. Năm 2007 mới phát sinh doanh thu. Trong giai đoạn trước sản xuất, chúng tôi phát sinh khoản chi phí lãi vay cho những khoản vay để nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị. Vậy khoản chi phí này có đủ tiêu chuẩn để vốn hoá không hay phải hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ?

2) Công ty chúng tôi thuê đất trong khu công nghiệp, được cấp

Page 178: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

178

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vậy các khoản chi phí đền bù đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ UBND xã… chúng tôi hạch toán ghi Nợ TK 2131 – Quyền sử dụng đất có đúng không?

3) Trong quá trình đầu tư XDCB, mua sắm dây chuyền máy móc, thiết bị, khi một hạng mục công trình hoàn thành hoặc khi hoàn thành việc mua sắm một loại máy móc, thiết bị, chúng tôi ghi Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Nhưng vì chưa tiến hành sản xuất nên chúng tôi chưa khấu hao TSCĐ trên, như vậy có đúng chế độ không?

Trả lời: 1) Kế toán chi phí đi vay được thực hiện theo qui định tại Chuẩn

mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay và hướng dẫn tại Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 Hướng dẫn kế toán thực hiện 06 Chuẩn mực kế toán (đợt 2) ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính. Bạn cần tham chiếu qui định trong các văn bản nêu trên để thực hiện đúng các qui định về định nghĩa tài sản dở dang, xác định chi phí đi vay được vốn hoá, thời điểm bắt đầu vốn hoá, tạm ngừng vốn hoá và chấm dứt việc vốn hoá.

2) Nếu việc thuê đất trong khu công nghiệp trả tiền một lần cho nhiều năm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được ghi nhận là TSCĐ vô hình (TK 2131 – Quyền sử dụng đất). Chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng được tính vài giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất. Chi phí hỗ trợ UBND xã, phường không được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình mà phải tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

3) TSCĐ phải qua quá trình đầu tư xây dựng cơ bản được trích khấu hao kể từ khi bàn giao chính thức đưa vào sử dụng. TSCĐ mua sắm được trích khấu hao từ khi TSCĐ đó đã lắp đặt song ở trạng thái sẵn sàng sử dụng, không kể doanh nghiệp đã sử dụng hay chưa. Bạn cần tham chiếu hướng dẫn tại Chế độ kế toán doanh nghiệp (TK 214 – Hao mòn TSCĐ).

PTĐ – Web

Page 179: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

179

HỎI: Câu hỏi 215: (Ngày 06/11/07) Công ty chúng tôi (chuyên về dịch vụ

lắp đặt truyền hình cáp) có cho một công ty khác mượn hàng (mặt hàng đó là mặt hàng trong dự án không phải chịu thuế). Khi công ty

khác trả lại là một mặt hàng khác. Vậy xin hỏi công ty chúng tôi cần thủ tục gì và hạch toán thế nào? Nếu như trong trường hợp coi như hàng đổi hàng thì chúng tôi sẽ xuất hoá đơn thế nào vì đây là mặt

hàng trong dự án xây dựng?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Đối với hàng hoá dùng để trao đổi thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng (tham chiếu qui định tại Điểm 5.4(b), Mục IV, Phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng)

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 216 (bạn Trần Thị Hồng Nhung) : (ngày 08/11/07) Công ty tôi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay chúng tôi

đang trong giai đoạn xây dựng nhà máy và cuối năm 2008 mới chính thức hoạt động. Xin hỏi phương pháp hạch toán lỗ của năm 2007?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trong giai đoạn đầu tư XDCB nhà máy chưa đi vào hoạt động thì công ty vẫn phải lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phản ánh các khoản doanh thu, thu nhập có thể phát sinh như doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi ngân hàng, các khoản chi phí

Page 180: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

180

cho bộ máy quản lý hành chính (không liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB và không được tính vào đầu tư XDCB dở dang - TK 241). Khoản lỗ phát sinh trong giai đoạn nhà máy chưa chính thức đi vào hoạt động sẽ được đăng ký chuyển lỗ khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 217 (bạn Đàng Trung Ý) : (ngày 16/11/07) Công ty chúng tôi có vay vốn để đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết. Xin hỏi chi phí trả lãi vay góp vốn liên doanh có được tính vào chi phí hợp lý

khi xác định thu nhập chịu thuế không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo Công văn 1911/TCT-PCCS ngày 21/05/2007 của Tổng Cục thuế thì chi phí lãi vay để góp vốn liên doanh, liên doanh với công ty khác để đầu tư vào công ty thứ 3 không được coi là chi phí hợp lý của công ty đi góp vốn khi xác định thu nhập chịu thuế. Lưu ý: Công văn trên chỉ hướng dẫn cho một trường hợp riêng nên có thể trong trường hợp cụ thể của Công ty, Công ty có thể xin hướng dẫn trực tiếp của Tổng Cục thuế.

BTM - Web

HỎI: Câu hỏi 218 (bạn Nguyễn Thanh Sang) : (ngày 19/11/07) Khi hợp nhất Báo cáo tài chính, phần loại trừ lợi ích của cổ đông thiểu số,

có loại trừ Quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty con không (Do quỹ khen thưởng, phúc lợi được phân phối từ lợi nhuận sau thuế của

công ty con) trên báo cáo hợp nhất? Nếu có điều chỉnh, xin hỏi cách điều chỉnh như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Page 181: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

181

Trả lời: Theo ý kiến của Ban tư vấn VACPA, nếu công ty con không phải là một doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu 100% vốn thì khi hợp nhất BCTC, phần loại trừ lợi ích của cổ đông thiểu số phải loại trừ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty con. Bởi vì khi công ty con không phải là công ty 100% vốn Nhà nước thì quỹ khen thưởng, phúc lợi không thuộc sở hữu của người lao động mà thuộc sở hữu của các cổ đông.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 219 (bạn Vũ Bạch Liên) : (ngày 19/11/07) Chúng tôi là

nhà thầu chính thức nước ngoài thực hiện dự án ODA tại Việt Nam (Tổng thầu EPC). Hiện nay chúng tôi muốn đăng ký hình thức kế

toán của Trung Quốc. Xin hỏi để đăng ký hình thức kế toán đó cần phải làm những thủ tục gì và phải đăng ký với cơ quan nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định hiện hành về kế toán thì nhà thầu nước ngoài không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, tức là nhà thầu có thể áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam hoặc chế độ kế toán nước ngoài. Nhưng liên quan đến nghĩa vụ thuế thì có qui định sau: - Đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thực

hiện chế độ kế toán Việt Nam được kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế theo qui định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn và nộp thuế TNDN theo qui định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn.

- Đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài

không thực hiện Chế độ kế toán Việt Nam thì việc đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài sẽ do bên Việt Nam thực hiện.

Trường hợp nêu trong câu hỏi nếu nhà thầu nước ngoài muốn áp dụng Chế độ kế toán của Trung Quốc thì cần thông báo cho cơ

Page 182: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

182

quan thuế địa phương và bên Việt Nam biết để bên Việt Nam có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT, thuế TNDN hộ nhà thầu nước ngoài. Bạn cần tham chiếu qui định cụ thể, chi tiết về vấn đề bạn hỏi trong Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 Hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

PTĐ – Web

HỎI:

Câu hỏi 220 (bạn Quang Trung) : (ngày 20/11/07) Doanh nghiệp tôi mới thành lập, hiện đang thuê nhà với giá 5.000.000đ/tháng. Vì chưa xây dựng nhà văn phòng, nhà xưởng vì thủ tục đất chưa được

bàn giao. Xin hỏi công ty chúng tôi có phải nộp thuế TNDN thay cho bên thuê không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Doanh nghiệp bạn đi thuê nhà làm việc, có phải nộp thuế TNDN thay cho chủ nhà (bên cho thuê) hay không phải căn cứ vào nội dung hợp đồng kinh tế. Nếu hợp đồng kinh tế qui định giá thuê là 5.000.000đ/tháng là giá chưa có thuế và doanh nghiệp bạn phải nộp thuế thay cho bên thuê nhà thì doanh nghiệp bạn phải nộp thuế TNDN. Số thuế TNDN phải nộp này được tính vào chi phí của doanh nghiệp.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 221 (bạn Đỗ Ngọc Hưng) : (ngày 21/11/07) Công ty

chúng tôi mua TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh, trên hoá đơn ghi ngày 27/04/2007 nhưng do tình hình thanh toán phải đến 15/05/2007 tôi mới nhận được hoá đơn. Xin hỏi khi tính khấu hao thì

tôi hạch toán từ ngày nào?

Page 183: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

183

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trường hợp nêu trong câu hỏi, TSCĐ mua sắm đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao kể từ thời điểm TSCĐ ở trạng thái sẵn sang sử dụng, không tính theo thời điểm nhận hoá đơn mua hàng và cũng không tính đến doanh nghiệp sử dụng hay chưa sử dụng TSCĐ này.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 222 (bạn Bích Ngọc) : (ngày 21/11/07) Công ty tôi thực

hiện hoạt động kinh doanh nuôi cá để bán, có phát sinh chi phí đào ao, xây kè bờ ao để nuôi cá. Xin hỏi chi phí này có được hạch toán là tài sản cố định hay không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Chi phí đào ao nuôi cá nếu đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ hữu hình qui định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – “TSCĐ hữu hình” thì sẽ được ghi nhận là TSCĐ hữu hình của công ty. TSCĐ hữu hình ao nuôi cá được phân loại là “vật kiến trúc”.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 223: (ngày 22/11/07) Nếu công ty muốn đưa vào trích

khấu hao một tài sản là chiếc ôtô do người khác sở hữu thì ngoài biên bản góp vốn của người đó vào công ty (góp vấn bằng tài sản là chiếc ôtô đó) thì xin hỏi có cần thủ tục gì nữa không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo qui định tại điểm e Điều 4, Mục II Quyết định 206/2003/QĐ-BTC

Page 184: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

184

ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính thì Nguyên giá tài sản cố định hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa... là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...Theo qui định này, ngoài biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, còn phải có chứng từ hợp lệ chứng minh các chi phí mà bên nhận tài sản góp vốn phải chi ra được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.

Tại điểm 5.18 (a1), Mục IV, Phần B về hoá đơn chứng từ đối với tài sản góp vốn có quy định: “Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì giá trị vốn góp được xác định theo giá trị

ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp không được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 225 (bạn Nguyễn Thị Thu Huyền) : (ngày 26/11/07) Công ty tôi có một khoản vay tài trợ vốn lưu động mua nguyên vật liệu để sản xuất theo đơn đặt hàng. Xin hỏi lãi khoản vay ngắn hạn này được tính vào giá trị nguyên vật liệu hay ghi nhận là chi phí tài

chính trong kỳ?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Nếu sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty bạn không phù hợp với định nghĩa về sản phẩm dở dang và không đủ điều kiện để vốn hoá cho tài sản dở dang theo qui định tại các đoạn 06, 07, 08 của Chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay” thì không được vốn hoá vào giá trị sản phẩm dở dang (không phải là vốn hoá vào giá trị

Page 185: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

185

nguyên vật liệu mua). Trong trường hợp này chi phí đi vay không được vốn hoá vào giá trị sản phẩm dở dang mà phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 226: (ngày 07/12/07) Trường hợp doanh nghiệp đã tạm nộp thuế TNDN, cuối năm xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cả năm bị lỗ. Xin hỏi trường hợp này phải hạch toán phần

thuế TNDN đã tạm nộp thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Khi doanh nghiệp ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp, ghi: Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN (8211) Có TK 3334 - Thuế TNDN Khi doanh nghiệp nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế TNDN Có TK 111, 112 Cuối năm, khi xác định số thuế TNDN thực tế phải nộp của năm tài chính, nếu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn cẩ năm bị lỗ, không phát sinh thuế TNDN phải nộp cho năm đó thì bạn cần phải hạch toán giảm chi phí thuế TNDN và thuế TNDN phải nộp, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế TNDN Có TK 821 – Chi phí thuế TNDN Số tiền đã nộp về thuế TNDN đang phản ánh ở bên Nợ TK 3334 - Thuế TNDN sẽ được khấu trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm sau hoặc được NSNN hoàn lại theo qui định của Luật thuế TNDN.

PTĐ - Web

Câu hỏi 227: (ngày 07/12/07) Công ty tôi đầu tư xây dựng TSCĐ,

đã hoàn thành và đưa vào sử dụng chưng chưa quyết toán. Công ty đã tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu 70% giá trị hợp đồng xây dựng

Page 186: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

186

(hình thức chìa khoá trao tay). Xin hỏi việc tạm tăng TSCĐ và trích khấu hao dựa trên căn cứ nào. Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp

(QĐ 15) thì dựa trên chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để đầu tư. Như vậy là dựa trên số đã tạm ứng? Nếu dựa trên giá trị dự toán có được

không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Doanh nghiệp tạm ghi tăng TSCĐ theo số vốn đầu tư đã tạm ứng, nhưng tạm trích khấu hao theo nguyên giáứTCĐ là giá dự toán đã ký hợp đồng xây dựng theo hình thức chìa khoá trao tay. Khi quyết toán song thì điều chỉnh nguyên giá theo giá thực tế thanh toán. Nguyên giá TSCĐ có thể bao gồm các chi phí khác do công ty chi đủ điều kiện vốn hoá vào nguyên giá TSCĐ. Sau đó, công ty điều chỉnh số khấu hao đã trích theo nguyên giá TSCĐ thực tế xác định.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 228: (ngày 10/12/07) 1. Xin Quý Hội chỉ dẫn cách hạch toán các chi phí không có hoá đơn (tất nhiên là có phiếu chi). Trước

đây tôi vẫn tập hợp các chi phí đó vào TK 811 (chi tiết theo hoạt động), cuối kỳ kết chuyển thằng vào bên Nợ TK 4212, có đúng không? Nếu không thì phải hạch toán thế nào để phản ánh chính xác

kết quả SXKD. Trường hợp doanh nghiệp lỗ (TK 421 dư nợ luỹ kế) có phải theo dõi riêng khoản lỗ do các phát sinh này gây ra không để

khi phân bổ lỗ cho các năm tiếp theo không làm sai lệch thu nhập tính thuế TNDN. 2. Đơn vị tôi có những chi phí không có hoá đơn

(GTGT và hoá đơn bán hàng thông thường). Theo quy định của luật thì các chi phí này không được tính vào chi phí SXKD. Vậy xin hỏi các chi phí này hạch toán thế nào để không làm sai lệch thu nhập chịu

thuế TNDN mà vẫn phản ánh được chính xác kết quả SXKD trên TK 421.

Gửi bài trả lời: Trả lời câu hỏi bạn Lê Văn Quang

Page 187: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

187

Đối với các khoản chi phí không có hoá đơn chứng từ (tất nhiên là có phiếu chi), doanh nghiệp vẫn phải hạch toán vào các chi phí phù hợp với nội dung kinh tế của các khoản chi. Ví dụ chi phí phục vụ cho việc bán hàng thì hạch toán vào chi phí bán hàng, hoặc chi phí phục vụ cho quản lý chung của doanh nghiệp thì hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi chi tiết những chi phí này trong chi phí sản xuất kinh doanh và trong số lỗ luỹ kế (trường hợp bị lỗ) để loại trừ ra, không tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế hàng năm hoặc số chuyển lỗ các năm tiếp sau theo quy định của Luật thuế TNDN. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp phản ánh chính xác kết quả kinh doanh và nghĩa vụ thuế TNDN với Nhà nước.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 229: (ngày 10/12/07) Công ty chúng tôi làm chủ đầu tư dự

án 2 cụmcông nghiệp có các chi phí giao dịch, tiếp khách rất lớn mà không có hoá đơn. Nên đơn vị chúng tôi ghi nhậnv ào TK 141 chờ ghi nhận chi phí sau, Vậy việc hạch toán đó có đúng không. Phải hạch

toán như nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời câu hỏi bạn Lã Văn Sáng Trường hợp các chi phí giao dịch, tiếp khách rất lớn không có hoá đơn thì. Căn cứ vào phiếu chi, nội dung chi tiêu để hạch toán các khoản chi phí này theo đúng nội dung kinh tế của từng khoản chi tiêu. Việc ghi nhận các khoản chi đó vào TK 141- Tạm ứng là không đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 230: (ngày 12/12/07) Cty chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thuê đất của nhà nước thời hạn 50 năm. Ngành

Page 188: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

188

nghề kinh doanh: xây dựng khu phức hợp gồm trung tâm thương mại, khách sạn, cao ốc, văn phòng và kinh doanh các dịch vụ liên

quan. Việc xây dựng khoán toàn bộ cho đơn vị thi công. Đơn vị cung cấp bê tông cho nhà thầu chính, thuê lại của chủ đầu tư khu mặt

bằng phía sau công trường, để sản xuất bê tông. Theo hợp đồng thuê đất với nhà nước, cty chúng tôi không được cho đơn vị khác thuê lại. Vậy xin hỏi công ty chúng tôi hạch toán như thế nào về

khoản tiền thu từ việc cho đơn vị sản xuất bê tông thuê mặt bằng? Rất mong nhận được sự trả lời sớm nhất. Xin chân thành cám ơn.

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo Ban tư vấn VACPA, việc cho đơn vị cung cấp bê tông cho nhà thầu chính thuê lại của chủ đầu tư khu mặt bằng phía sau công trường để sản xuất bê tông phục vụ quá trình xây dựng khu phức hợp (gồm trung tâm thương mại, cao ốc…) nếu chỉ là thuê hoạt động (sử dụng mặt bằng) trong thời gian xây dựng, không có sự chuyển quyền sử dụng đất thì có thể coi là không vi phạm hợp đồng thuê đất với nhà nước. Tiền thu từ việc thuê mặt bằng nói trên được ghi nhận vào doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 231 (bạn Hoàng Thị Hương) : (ngày 12/12/07) Công ty

chúng tôi trong năm 2007 có nhận được một thông báo truy thu tiền thuế đất và phát hiện thêm một số khoản chi phí sót trong năm 2006.Xin cho hỏi trong trường hợp này nên xử lý như thế nào và nếu

đó là sai sót trọng yếu thì có được điều chỉnh hồi tố không?Nếu có sẽ làm giảm lợi nhuận trong năm 2006 mà khoản lợi nhuận này đã chia

cho cổ đông và trích lập các quỹ trong năm 2007 rồi sẽ được xử lý thế nào?Rất mong nhận được sự đỡ của hiệp hội.Xin chân thành cảm

ơn.

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Page 189: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

189

Mọi sai sót kế toán của năm 2006 được phát hiện trong năm 2007 được xử lý theo qui định tại Chuẩn mực kế toán số 29 – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Nếu đó là sai sót trọng yếu thì phải điều chỉnh hồi tố. Việc điều chỉnh hồi tố nếu có làm giảm lợi nhuận của năm 2006 thì theo qui định của chuẩn mực và Chế độ kế toán chỉ yêu cầu điều chỉnh giảm số dư có đầu năm hoặc tăng số dư nợ đầu năm của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”. Còn việc điều chỉnh tiếp tục tương ứng với số liệu lợi nhuận sau thuế cuối năm 2006 hay không điều chỉnh giảm số trích lập các quỹ hoặc giảm cổ tức đã chia cho cổ đông bằng cách trừ vào cổ tức sẽ chia năm sau (2007) là tuỳ thuộc vào quyết định của Ban lãnh đạo công ty bạn.

PTĐ – Web

HỎI: Câu hỏi 232: (ngày 18/12/07) Xin được phép hỏi về các văn bản qui

định việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Bạn cần tham chiếu qui định tại các đoạn 26 – 29 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05 – “Bất động sản đầu tư”, điểm 3 Phần I Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để áp dụng nguyên tắc ghi nhận doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư ở doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Theo hướng dẫn tại tiết 8, điểm 3.1 Phần I Thông tư số 23/2005/TT-BTC thì: Đối với các đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản thì được kế toán theo các trường hợp sau:

- Đối với các bất động sản khi mua về đã xác định rõ mục đích để bán trong kỳ được kế toán tuân theo Chuẩn mực kế toán số 02

Page 190: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

190

“Hàng tồn kho”; - Đối với bất động sản khi mua về chưa xác định rõ được mục đích

sử dụng trong tương lai hoặc mua về để chuyên cho thuê hoạt động (thoả mãn điều kiện ghi nhận BĐS đầu tư) thì được kế toán tuân theo Chuẩn mực kế toán số 05 “Bất động sản đầu tư”. Theo hướng dẫn tại tiết 9 điểm 3.1 Phần I Thông tư số số 23/2005/TT-BTC thì: Riêng đối với các doanh nghiệp là ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác, việc kế toán BĐS đầu tư được hướng dẫn trong một văn bản riêng mà không áp dụng theo quy định tại thông tư này.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 233 (bạn Nguyễn Văn Cao) : (ngày 19/12/07) Năm 2006

doanh nghiệp tôi được Nhà nước thưởng 200 triệu đồng do xuất khẩu với kim ngạch lớn. Lúc nhận được khoản tiền trên chúng tôi hạch toán vào Tài khoản 431 để chi thưởng cho nhân viên. Khi chúng

tôi thuê công ty kiểm toán vào để kiểm toán cho năm 2006, đoàn kiểm toán đề nghị chúng tôi điều chỉnh khoản tiền thưởng đó vào thu

nhập khác (Tài khoản 711) và phải chịu thuế TNDN. Xin hỏi Quí Hội khoản tiền thưởng đó phải hạch toán vào TK 711 là đúng hay là sai và có phải chịu thuế TNDN không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Việc hạch toán khoản tiền thưởng của Nhà nước cho một số doanh nghiệp do xuất khẩu với kim ngạch lớn đã được Tổng Cục thuế hướng dẫn tại Công văn số 8973/BTC-TCT ngày 25/07/2006 về chính sách thuế đối với thưởng xuất khẩu như sau: “Khoản tiền thưởng đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002 theo Quyết định số 1116/QĐ-BTM ngày 9/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại là một khoản thu nhập doanh nghiệp (thu nhập bất thưởng) được dùng để:

1) Bù đắp chi phí của doanh nghiệp.

Page 191: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

191

2) Chi thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị đã có đóng góp vào việc đẩy mạnh và tăng trưởng xuất khẩu của đơn vị.

Khoản chi thưởng nói trên được tính vào mục chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý... theo quy định tại điểm 11 Phần III Mục B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Để đảm bảo tính đúng đắn của việc chi thưởng, doanh nghiệp phải có quy chế thưởng, định mức thưởng, thể hiện một cách công khai, minh bạch và giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chi thưởng sai mục đích và trái với chế độ quy định.”

Theo tinh thần Công văn số 8973/BTC-TCT ngày 25/07/2006 thì khoản tiền thưởng này được hạch toán vào Tài khoản 711 – Thu nhập khác chứ không phải hạch toán vào TK 431 – Quĩ khen thưởng, phúc lợi. Sau khi bù đắp các chi phí đã nêu tại Công văn nói trên, phần còn lại vẫn phải tính vào thu nhập chịu thuế.

PTĐ - Web

HỎI: Câu hỏi 234 (bạn Lê Minh Trung) : (ngày 20/12/07) Xin hướng dẫn phương pháp phân bổ chi phí trả trước, thời gian phân bổ trong

bao lâu và theo tiêu thức nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Về nguyên tắc, việc phân bổ các khoản chi phí trả trước vào chi phí trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh phải căn cứ vào qui định của các chuẩn mực kế toán có liên quan và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Nếu như chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành không qui định cụ thể thời gian phân bổ

Page 192: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

192

thì phải căn cứ vào tính chất giá trị khoản chi phí và thời gian hữu dụng của khoản chi phí đó để xác định thời gian và tiêu thức phân bổ. Tiêu thức phân bổ do doanh nghiệp lựa chọn và xác định. Chế độ kế toán doanh nghiệp không qui định tiêu thức phân bổ cho mọi loại chi phí trả trước ở các doanh nghiệp.

Ví dụ một số trường hợp:

1) Đoạn 48 chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình qui định:

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm.

2) Đoạn 12a Chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái qui định: “Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp mới thành lập, Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong gia đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm”.

3) Chế độ kế toán doanh nghiệp qui định: Tiền thuê nhà, thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không đươc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phân bổ theo thời gian thuê.

4) Chế độ kế toán doanh nghiệp qui định: Công cụ, dụng cụ xuất dung một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm.

Bạn cần tham chiếu qui định cụ thể của chế độ kế toán doanh nghiệp (phần hướng dẫn Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn) để thực hiện.

PTĐ - Web

Page 193: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

193

HỎI: Câu hỏi 235 (bạn Hoàng Thị Hương) : (ngày 21/12/07) Công ty

tôi trong năm 2007 có nhận được thông báo truy thu tiền thuế đất của năm 2006 một số tiền khá lớn. Công ty tôi năm 2006 đã thực

hiện thuê kiểm toán và lợi nhuận năm 2006 đã được chia cổ tức. Vậy tôi phải điều chỉnh khoản sai sót này như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Việc hạch toán số tiền thuế đất của năm 2006 được phát hiện năm 2007 theo thông báo truy thu của cơ quan thuế được thực hiện theo phương pháp điều chỉnh sai sót kế toán. Nếu xác định đó là sai sót trọng yếu thì phải điều chỉnh hồi tố như sau:

Giảm số dư Có đầu năm 2007 của TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối của năm trước nếu TK 4211 có số dư bên Có), hoặc ghi tăng số dư Nợ đầu năm 2007 của TK 421 (nếu TK 4211 có số dư bên Nợ).

Tăng số dư Có đầu năm của TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất.

Nếu xác định đó là sai sót không trọng yếu thì điều chỉnh phi hồi tố, tức là hạch toán như tiền thuê đất phải nộp của năm 2007, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Trường hợp điều chỉnh hồi tố làm giảm lợi nhuận sau thuế của năm 2006 dẫn đến giảm cổ tức đã chia của năm 2006 thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh giảm cổ tức đã chia và ghi nhận là một khoản phải thu đối với các cổ đông để trừ vào số cổ tức phải trả của năm sau (ghi Nợ TK 138 - Phải thu khác/Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối của năm trước).

PTĐ - Web

Page 194: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

194

HỎI: Câu hỏi 236: (ngày 21/12/07) Ngày 3/12/2007 Bộ Tài chính ra

Quyết định số 98/2007/QD-BTC quy định: Chỉ có các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (Học viện, Trường đại học, Cao đẳng; Trường, Trung tâm

bồi dưỡng) mới được tổ chức mở lớp bồi dưỡng kế toán trưởng. Tuy nhiên hiện nay một số Công ty Kiểm toán tự tổ chức mở lớp và Thông báo là "Chứng chỉ KTT do Bộ Tài chính trực tiếp cấp" Xin hỏi:

Trường hợp thông báo mở lớp như trên có đúng không ? Nếu tôi đăng ký theo học thì có đảm bảo quyền lợi sau khi học ?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo các quy định tại Quyết định số 98/2007/QĐ-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ Tài chính về Quy chế về tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng:

1. Điều 4: Điều kiện tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng: - Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (Học viện, Trường Đại học,

Cao đẳng, Trường, Trung tâm bồi dưỡng) được tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng nếu có đủ các điều kiện quy định.

- Hội nghề nghiệp về kế toán – kiểm toán được kết hợp với

các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện quy định để tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng.

2. Điều 5: Quyền và trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng:

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đủ điều kiện tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng có quyền cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định tại điều 8, điều 9 của Quy chế này. 3. Điều 8: Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng: - Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đủ điều kiện tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng tổ chức in phôi “Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng” theo mẫu do Bộ Tài chính quy định để cấp cho học viên đạt yầu cầu. 4. Điều 9: Cấp “ Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng”: - Học viên có kết quả kiểm tra bình quân hoặc thi từ loại đạt

yêu cầu trở lên được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ra

Page 195: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

195

quyết định tổ chức khóa học cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng”.

Theo các quy định nêu trên các Công ty kiểm toán không đủ điều kiện để mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kế toán trưởng và không có quyền cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng”. Theo quy định tại Quyết định số 98/2007/QĐ-BTC ngày 03/12/2007, Bộ Tài chính sẽ không trực tiếp cấp chứng chỉ mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đủ điều kiện trực tiếp cấp Chứng chỉ.

MD – Web

HỎI: Câu hỏi 237 (Thu Hà): (ngày 25/12/07) - Ngày 2/6/07 công ty tôi

ký hợp đồng để sản xuất lắp dựng: cửa kính khung nhôm, trần nhựa. Đến ngày 15/06/2007 thì hoàn thành và viết hoá đơn đầu ra. Vậy kế

toán có cần phải hạch toán và kết chuyển giá vốn của công trình đó ngay để phản ánh nghiệp vụ hoá đơn này vào chứng từ ghi sổ là: a. Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK154 – Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang b. Nợ TK 111, 112 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT Hay chỉ cần hạch toán:

Nợ TK 111, 112 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT Còn giá vốn thì để lại cuối tháng kết chuyển cùng với các công trình khác?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi, theo nguyên tắc “Phù hợp” của kế toán quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01- “Chuẩn mực chung” và theo quy định về những điều kiện ghi nhận doanh thu tại chuẩn mực kế toán Việt nam số 14- “Doanh thu và thu nhập khác” thì doanh thu và giá vốn phải được ghi nhận đồng thời.

N.V.L

HỎI:

Page 196: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

196

Câu hỏi 238: (ngày 25/12/07) Công ty tôi chuyên về lắp đặt một số công trình như: Trần thạch cao, trần nhựa, cửa kính khung nhôm,

cột cờ inox, cổng đẩy inox. Tôi phải tập hợp chi phí như thế nào để tính giá thành khi không nắm rõ được là xuất cho từng công trình vật

tư, nhân công là bao nhiêu? Có chuẩn mực về định mức kinh tế kỹ thuật của các công trình kia không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trong trường hợp chi phí vật liệu, nhân công không thể theo dõi cụ thể cho từng công trình, để tính giá thành cho từng công trình thì các chi phí đó phải được tập hợp và phân bổ cho các công trình theo tiêu thức thích hợp. Các chi phí có thể được phân loại theo nội dung và việc tập hợp chi phí được thực hiện theo từng nội dung của chi phí. Với từng nội dung chi phí, lựa chọn một tiêu thức phân bổ thích hợp nhất, việc lựa chọn tiêu thức phân bổ là do doanh nghiệp tự quyết định. Các chi phí càng được phân loại chi tiết, tiêu thức phân bổ càng thích hợp thì giá thành càng hợp lý.

N.V.L

HỎI:

Câu hỏi 239 (bạn Kiều oanh): (ngày 27/12/07) 1. Trường hợp góp vốn kinh

doanh bằng đất đai, nhà cửa thì cần những chứng từ gì? Hạch toán ra sao? 2.

Nhờ Hội giúp hướng dẫn quá trình hạch toán từ khi nhận hợp đồng đến khi

hoàn thành công trình xuất hoá đơn cho bên giao thầu đối với doanh nghiệp

là công ty xây dựng (theo Quyết định số 48/2006/QD-BTC).

Gửi bài trả lời:

Trả lời: 1. Trường hợp góp vốn kinh doanh bằng đất đai, nhà cửa cần

những chứng từ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Biên bản chứng nhận góp vốn; Văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá; Biên bản giao, nhân nhà đất, chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản góp vốn…(bạn cần tham chiếu qui định tại điểm 5.18, Mục IV, Phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003,

Page 197: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

197

Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT.

Việc hạch toán các khoản vốn góp này còn tuỳ thuộc công ty mà bạn góp vốn là công ty liên doanh, công ty liên kết hay là công ty con hoặc là phần vốn của mình chỉ ở mức ảnh hưởng không đáng kể đối với công ty nhận vốn góp. Nếu bạn cung cấp thêm thông tin về doanh nghiệp nhận vốn góp, tỷ lệ vốn góp của công ty bạn chiếm trong vốn chủ sở hữu của công ty nhận vốn góp và kết quả đánh giá lại của tài sản so với giá ghi sổ của chúng, chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể về phương pháp hạch toán.

2. Quá trình hạch toán từ khi nhận hợp đồng đến khi hoàn thành công trình, bàn giao cho bên giao thầu (theo kiểu chìa khoá trao tay):

2.1. Tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh có liên quan vào Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

2.2. Khi công trình hoàn thành: Tính giá thành công trình. 2.3. Khi bàn giao: Xuất hoá đơn và căn cứ hoá đơn ghi Nợ TK 131/Có TK 511,

3331. Đồng thời căn cứ bảng tính giá thành ghi Nợ TK 632/Có TK 154

N.V.L

HỎI:

Câu hỏi 240 (bạn Thắm): (ngày 28/12/07) Công ty tôi có thuê phòng làm

việc, giá thuê là 2.000.000 đ/tháng. Chúng tôi thanh toán năm đầu là 10

tháng một lần, tôi đã nộp thuế GTGT và TĐN là 6.068.100đ vào tháng 9 và

đã thanh toán tiền nhà 10 tháng là 20.000.000 đ nhưng sang tháng 10 tôi mới

lấy được hoá đơn là 26.897.600đ. Tôi phải hạch toán những chi phí này thế

nào mới đúng? Và cách tính thuế GTGT và TNDN và khoản này hạch toán

như thế nào? Tiền điện, tiền nước mang tên chủ nhà tôi có được cho vào chi

phí của công ty không?

Gửi bài trả lời:

Page 198: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

198

Trả lời: Bạn là người thuê nhà, bạn không phải trực tiếp đi nộp thuế

GTGT về khoản thuê nhà cho cơ quan thuế. Khoản thuế này được tính cùng với giá thuê phòng thành giá thanh toán, bạn thanh toán cho đơn vị cho thuê nhà để đơn vị này có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Việc thanh toán cần phải được thực hiện dựa trên hoá đơn của nhà cung cấp cả về thời gian và số tiền thanh toán.

Cách hạch toán: Hàng tháng, căn cứ hợp đồng thuê phòng và thực tế việc sử

dụng phòng thuê, bạn hạch toán: Nợ TK 642(theo giá thuê phòng), 133 (Phần thuế GTGT được khấu trừ)/Có TK 331.

Khi nhận được hoá đơn và thanh toán tiền cho nhà cung cấp, căn cứ phiếu chi ghi Nợ TK 111(112)/Có TK 331

Thuế GTGT đầu vào được tính dựa trên số tiền thuê phòng và thuế suất thuế GTGT cho dịch vụ cho thuê phòng làm việc. Thuế TNDN được tính dựa trên số thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN theo quy định của thuế.

Tiền điện, tiền nước mang tên chủ nhà bạn không được hạch toán vào chi phí của công ty.

N.V.L

HỎI:

Câu hỏi 241 (bạn Lê Quang Hùng): (ngày 28/12/07) Năm 2003 doanh

nghiệp A có mua TSCĐ vô hình là Quyền sừ dụng đất. Tổng chi phí (bao

gồm chi phí chuyển quyền sử dụng đất và chi phí đền bù) là 100.000.000 đ

với hạn sử dụng là 49 năm. Doanh nghiệp A đã trích khấu hao từ năm 2003

đến tháng 10/2007 số tiền là 9.863.944đ, giá trị còn lại đến cuối tháng

10/2007 là 90.136.056đ. Đến tháng 11/2007 doanh nghiệp A bán tài sản trên

cho một đơn vị khác. Doanh nghiệp A phải nộp thuế chuyển QSD đất= (Giá

bán- Giá vốn) x Thuế suất (theo biểu thuế luỹ tiến). Xin hỏi trong trường

hợp này giá vốn được xác định như thế nào?Giá vốn áp dụng là nguyên giá

ban đầu (100.000.000đ) hay là giá trị còn lại (90.136.056đ)

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Trong trường hợp bạn hỏi, giá vốn là giá trị còn lại.

N.V.L

Page 199: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

199

HỎI:

Câu hỏi 242: (ngày 31/12/07) Công ty tôi sản xuất đồ gỗ, nguyên vật liệu

chủ yếu là nhập khẩu, nhưng gần đây vì nhu cầu chất lượng sản phẩm nên

khách hàng đã bán gỗ cho bên tôi để sản xuất sau đó bên tôi xuất sản phẩm

đó lại cho khách hàng đó luôn. Vậy trên hoá đơn tổng số tiền khách hàng

thực trả sẽ là tổng số tiền hàng hoá họ mua trừ đi số tiền gỗ mà họ đã nhập

về để sản xuất lô hàng đó. Vậy cho tôi hỏi thủ tục để làm sổ sách chứng từ

kế toán cần những loại giấy tờ nào và khi xuất hoá đơn thì ghi làm sao?

Gửi bài trả lời:

Trả lời: Thay vì phải nhập khẩu nguyên vật liệu như trước đây, công ty của bạn đã “mua” gỗ của khách hàng, sau đó lại bán lại sản phẩm cho chính khách hàng đó. Điều này không làm ảnh hưởng đến chứng từ và thủ tục hạch toán. Các chứng từ và thủ tục hạch toán vẫn thực hiện bình thường như trường hợp công ty bạn mua vật liệu của những nhà cung cấp khác. Việc thanh toán có thể được thực hiện bù trừ cho chính khách hàng đó dựa trên giá trị của sản phẩm cung cấp và giá trị nguyên liệu mua của khách hàng.

N.V.L

HỎI:

Câu hỏi 243: (ngày 04/12/07) Trước đây Công ty Phương Nam đã mua Dự án khu du lịch đang thực hiện dở dang với giá mua là 1.650 triệu VNĐ (bao gồm 150 triệu VAT). Nay Công ty Phương Nam đem

toàn bộ dự án trên để góp vốn liên doanh với Công ty A. Giá trị Dự án này được hia bên thống nhất là 2.850 triệu VND. Nhưng theo thoả

thuận trong hợp đồng lien doanh, Công ty Phương Nam chỉ góp vốn 1.500 triệu VND. Do vậy, hai bên đã thoả thuận, Công ty A phải thanh toán lại cho công ty Phương Nam số tiền 1.350 triệu VNĐ. Xin

hỏi khoản chênh lệch 1.350 triệu VND Công ty Phương Nam nhận được này có phải xuất hoá đơn GTGT và nộp thuế GTGT không?

Gửi bài trả lời:

Page 200: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

200

Trả lời: Công ty Phương Nam phải xuất hoá đơn GTGT và ghi nhận số tiền chênh lệch 1.350 triệu VND do Công ty A phải thanh toán (do góp vốn liên doanh bằng dự án khu du lịch vượt quá số vốn phải góp) là doanh thu hoặc thu nhập khác (tuỳ theo mục đích khi mua và đã ghi nhận trước đó là BĐS đầu tư hoặc TSCĐ). Khoản doanh thu, thu nhập này phải chịu thuế GTGT và thuế TNDN.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 244 (Nguyễn Thị Hiệp: (ngày 07/01/08) Công ty chúng tôi là công ty hoạt động về lĩnh vực du lịch. Vậy khi quyết toán thuế

và thu thập chứng từ thì cần những giấy tờ gì? Có nhất thiết lúc nào cũng phải ký hợp đồng với khách không? (Bởi vì khách hàng có một số là khách quen không cần hợp đồng).

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Mọi quan hệ kinh tế đều phải có sự thoả thuận của các bên tham gia. Hợp đồng là văn bản thể hiện sự thoả thuận của các bên. Các quy định về hợp đồng không quy định ngoại trừ đối với “khách quen”.

N.V.L.

HỎI: Câu hỏi 245 Dương Ngọc Hùng: (ngày 08/01/07) Công ty chúng

tôi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (Công ty TNHH 1 thành viên do một doanh nghiệp ở nước ngoài đầu tư thành lập).Trong thời gian đầu, chúng tôi chưa mở tài khoản vốn ngân

hàng, nhưng phía nước ngoài có chuyển một số tiền vào tài khoản thông thường tại ngân hàng (không phải tài khoản vốn) nội dung

chuyển tiền ghi là chuyển chi phí. Như vậy, kế toán có được ghi nhận là vốn chủ sở hữu (ghi vào TK 411) hay không? Xin Quý Hội VACPA cho biết thêm những quy định hiện hành cho vấn đề này.

Page 201: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

201

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Vấn đề này, bạn cần phải tìm hiểu để làm rõ nội dung chuyển tiền. Nếu chuyển tiền góp vốn đầu tư của công ty nước ngoài đó vào công ty của bạn thì mới hạch toán vào tài khoản 411.

N.V.L

HỎI: Câu hỏi 246: (ngày 11/01/08) Công ty A và B thành lập trước năm

2007, có cùng niên độ tài chính từ 01/01 đến 31/12/2007. Ngày 28/12/2007 Công ty A mua công ty B để trở thành tập đoàn (Công ty

A là công ty mẹ). Xin hỏi BCTC hợp nhất 2007 của công ty A sẽ được lập cho cả năm tài chính 2007 hay chỉ từ ngày 28/12/2007 (3 ngày cuối năm)?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Trường hợp nêu trong câu hỏi, công ty mẹ A không phải lập BCTC hợp nhất tại ngày mua công ty con B mà chỉ phải lập BCTC hợp nhất năm 2007 của tập đoàn. Bạn cần tham chiếu qui định hiện hành tại Chuẩn mực kế toán số 11 – “Hợp nhất kinh doanh” và hướng dẫn kế toán chuẩn mực “Hợp nhất kinh doanh” (Phần I Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006) để thực hiện kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con. Đồng thời tham chiếu Chuẩn mực kế toán số 25 – “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”, Phần V Thông tư số 23/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính để thực hiện việc lập BCTC hợp nhất năm 2007 của tập đoàn.

PTĐ - Web

HỎI:

Câu hỏi 247: (ngày 15/01/08) Tôi làm kế toán tại Công ty Tư vấn thiết kế xây dựng. Xin cho tôi hỏi khi phát sinh một hợp đồng thiết kế kết cấu công trình thì mình được chi lương nhân viên thiết kế chiếm

Page 202: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

202

bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị hợp đồng đó. Tôi chỉ được các anh chị đi trước cho biết là phải chi lương nhân viên không được quá

51% giá trị của hợp đồng ấy mà không được biết nó áp dụng theo Thông tư hay Nghị định nào? Cho hỏi tôi muốn biết tỷ lệ % quy định

hợp lý của các loại chi phí trong doanh nghiệp so với doanh thu trong một năm thì phải xem ở đâu?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Mỗi công trình có tính chất, quy mô và kết cấu khác nhau, doanh thu do các bên tự thoả thuận. Nhà nước không có Thông tư hay Nghị định nào quy định về tỷ lệ phần trăm của khoản chi lương nhân viên thiết kế chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị hợp đồng hoặc tỷ lệ của các chi phí hợp lý so với tổng doanh thu 1 năm như bạn hỏi.

N.V.L

HỎI:

Câu hỏi 248 (Đàng Trung Ý): (ngày 16/01/08) Công ty được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng vốn góp trong công ty liên

doanh. Xin cho biết công ty có các nghĩa vụ gì về thuế (GTGT, TNDN) có phải xuất hoá đơn không? Hoạt động các liên doanh thời gian trước đây không hiệu quả, lợi nhuận không có, song công ty hàng

tháng vẫn phải trả chi phí lãi vay cho khoản vốn vay đầu tư vào liên doanh và đã được hạch toán vào lợi nhuận sau thuế hàng năm (đã

được quyết toán, kiểm toán). Nay, việc chuyển nhượng mà Giá trị chuyển nhượng cao hơn phần vốn (gốc) góp, có được tính hết vào thu nhập cho công ty không? Nếu truy lại toàn bộ chi phí lãi vay đã

trả và đã hạch toán, thì phần chênh lệch âm lại.

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty liên doanh không phải xuất hoá đơn, do vậy không có nghĩa vụ về thuế GTGT. Về thuế TNDN, nếu giá trị hợp lý của tài sản nhận về có chênh lệch so với số vốn đã góp thì phần chênh lệch được hạch toán vào tài khoản 515 (nếu chênh lệch lớn hơn) hoặc hạch toán vào tài khoản

Page 203: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

203

635 (nếu chênh lệch thấp hơn). Cuối kỳ, những chênh lệch này sẽ ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp của công ty (bạn cần tham chiếu qui định tại điểm 1, Mục II, Phần D, Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN để áp dụng việc xác định thu nhập chịu thuế từ việc chuyển nhượng vốn góp vào công ty liên doanh. Lãi tiền vay (kể cả lãi tiền vay của khoản vốn vay đầu tư vào công ty liên doanh) phải được hạch toán vào chi phí trong kỳ (TK 635) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí này không được coi là khoản chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Về ý hỏi này VACPA đã trả lời bạn tại câu hỏi số 188 - mục tư vấn hỏi đáp về thuế. Bạn cần tham chiếu qui định tại điểm 2.16 Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC nêu trên để thực hiện.

N.V.L

HỎI: Câu hỏi 249 (Nguyễn Thị Hương): (ngày 17/01/08) 1) Một công

ty tiến hành cổ phần hoá có một số tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi. Khi chính thức trở thành công ty cổ phần, công ty

đã bàn giao tài sản phúc lợi cho tổ chức công đoàn của công ty quản lý và sử dụng, trên sổ kế toán của đơn vị hạch toán giảm tài sản cố định và giảm nguồn phúc lợi, như vậy có đúng không? Vì theo Nghị

định 187 thì toàn bộ tài sản này chuyển giao cho công ty cổ phần tiếp tục quản lý và sử dụng. 2) Khi công ty cổ phần thuê tổ chức xác

định giá trị doanh nghiệp tháng 3/2006, đến tháng 6/2007 mới có quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp thời điểm tháng 3/2006. Như vậy doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng Nguyên giá TSCĐ vào

thời điểm nào, và trích khấu hao từ thời điểm nào? 3) Tháng 10/2007 Tập đoàn có quyết định bàn giao Tài sản của một công ty cổ phần

cho một công ty khác, công ty cổ phần đã viết hoá đơn và hạch toán Thu nhập khác. Như vậy có ảnh hưỏng gì đến nguồn vốn đầu tư của công ty cổ phần không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

1) Vấn đề bạn hỏi, bạn đã có đáp án cho nó.

Page 204: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

204

2) Công ty cổ phần phải điều chỉnh sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Theo qui định này công ty được trích khấu hao theo nguyên giá đã điều chỉnh kể từ ngày xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá (Bạn cần tham chiếu qui định tại Điều 21 Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần 3) Trong điều kiện kinh tế thị trường, Tập đoàn (công ty mẹ) không thể ra quyết định bàn giao tài sản của một công ty cổ phần này cho một công ty khác. Nếu công ty cổ phần đã viết hoá đơn, và hạch toán Thu nhập khác thì không ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của công ty cổ phần.

N.V.L.

HỎI: Câu hỏi 250: (ngày 18/01/08) Một công ty cổ phần mới thành lập,

vốn điều lệ được đăng ký là 5 tỷ đồng. Khi các cổ đông góp vốn thì phát sinh trường hợp vốn góp cao hơn vốn điều lệ, vì có một cổ đông góp vốn bằng tài sản (tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc được các cổ

đông sáng lập nhất trí đánh giá là 8 tỷ đồng). Để đảm bảo tỷ lệ góp vốn của các cổ đông không thay đổi nên các cổ đông sáng lập nhất

trí các cổ đông khác góp bằng tiền mặt là 6 tỷ đồng. HĐQT công ty đã quyết định hạch toán phần chênh lệch vốn góp cao hơn vốn điều lệ 9 tỷ đồng vào khoản phải trả và sẽ trình đại hội đồng cổ đông xin

tăng vốn điều lệ. Trong thời gian sử dụng 9 tỷ tính từ khi nhận vốn góp đến khi được tăng vốn điều lệ có được coi như một khoản vay cổ

đông? Có được tính lãi cho cổ đông không? Nếu có thì hạch toán thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Việc hạch toán số vốn thực tế của các cổ đông lớn hơn vốn điều lệ được đăng ký là một khoản nợ phải trả là phù hợp với qui định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp. Còn việc tính trả lãi cho các cổ đông như khi sử dụng tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh là do Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Page 205: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

205

Chi phí lãi tiền vay này được tính vào chi phí kế toán. Việc tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khảon lãi tiền vay này phải thực hiện theo qui định trong Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn. Các bút toán ghi nhận chi phí lãi tiền vay bạn cần tham chiếu qui định trong Chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay” và Chế độ kế toán doanh nghiệp (phần hướng dẫn các Tài khoản có lien quan)

PTĐ - Web

Câu hỏi 251: (ngày 23/01/08) Hiện nay Bộ Tài chính đã ban hành

Chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (quy mô

nhỏ và vừa) có phải bắt buộc thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC hay có thể áp dụng theo QĐ 48 (Trong phần quy định về trách nhiện lập, thời hạn lập và gửi BCTC trong QĐ

48/2006/QĐ-BTC không qu định đối tượng DN có vốn nước ngoài và nơi nhận báo cáo như trong QĐ 15). Những nội dung trong Thông tư

số 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 và Thông tư 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp

dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có còn hiệu lực thực hiện nữa không?

Gửi bài trả lời: Trả lời: Tại mục 2 phần I Thông tư số 122/ 2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của BTC có quy định: “Doanh nghiệp tổ chức có vốn nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật kế toán Việt Nam. Việc tổ chức công tác kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc, nội dung, phương pháp kế toán, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam”. Quy định

này không nêu rõ chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam mà các doanh nghiệp có vốn DTNN phải áp dụng là chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) hay là kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (ban hành theo Quyết định 48/2006.QĐ-BTC). Tuy nhiên, theo Ban Tư vấn VACPA, doanh nghiệp có vốn

Page 206: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

206

ĐTNN nên áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, bởi vì chế độ kế toán này được xây dựng trên cơ sở tuân thủ toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành. Điều này rất hữu ích khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển báo cáo tài chính về nước để hợp nhất với BCTC của công ty mẹ. Thông tư 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của BTC vẫn còn nguyên hiệu lực. Đối với Thông tư số 55 /2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 mặc dù trong Điều 3 Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC không công bố là hết hiệu lực, nhưng khi thực hiện công tác kế toán ở doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể hiểu là các quy định đã ban hành ở Luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam là có hiệu lực thi hành ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Chỉ những quy định nào có trong Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 mà Luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam chưa quy định thì vẫn còn hiệu lực thi hành.

PTĐ - Web

Câu hỏi 252: (ngày 24/01/08) Cho tôi hỏi quy trình hạch toán đầu

tư tài sản cố định thông qua đầu tư (Bắt đầu từ giai đoạn đầu tư, sản xuất thử sản phẩm…) Tôi cũng hiểu là sản phẩm sản xuất thử được bán, sau đó trừ đi chi phí thì chênh lệch giữa giá bán và giá vốn sẽ

hạch toán giảm chi phí đoạn đầu tư.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Để hiểu nguyên tắc và phương pháp ghi nhận, kế toán TSCĐ hình thành thông qua quá trình đầu tư XDCB, bạn cần tham chiếu các chuẩn mực kế toán số 03- TSCĐ hữu hình; Chuẩn mực kế toán số 04- TSCĐ vô hình; Phần II Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 CMKT ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, QĐ số 165/2002/QĐ-BTC và QĐ số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Phần hướng dẫn các Tài khoản 211- TSCĐ hữu hình; Tài

Page 207: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

207

khoản 213- TSCĐ vô hình; Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang trong chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC).

PTĐ - Web

Câu hỏi 253 ([email protected]): Công ty chúng tôi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi công ty mẹ

ở nước ngoài chuyển tiền vào Việt Nam chỉ chuyển qua tài khoản chuyên dụng của công ty (không phải là tài khoản vốn) và công ty tại

Việt Nam đã rút tiền từ tài khoản này để trang trải chi phí cho hoạt động tại Việt Nam. Xin Quý Hội giải đáp trường hợp trên tôi có được ghi nhận khoản tiền mà công ty mẹ chuyển vào tài khoản chuyên

dùng (không phải là tài khoản vốn) vào tài khoản vốn chủ (TK 411) hay không? Xin Quý Hội cho biết các văn bản hiện hành quy định về

vấn đề này.

Gửi bài trả lời: Trả lời: Câu hỏi của bạn chưa nói rõ rằng việc chuyển vào TK chuyên dùng là TK gì? Thực hiện việc chuyển tiền vào TK này chỉ diễn ra trong giai đoạn công ty con chưa chính thức đi vào hoạt động – chưa mở được TK của công ty con hay là diễn ra thường xuyên? Để xem xét quá trình đầu tư vốn của công ty mẹ nước ngoài vào công ty con bạn cần tham chiếu Luật doanh nghiệp 2005 (về việc ghi nhận vốn góp đầu tư, thủ tục như thế nào?…) và các văn bản pháp Luật liên quan đến việc hạch toán khoản vốn góp của công ty mẹ vào công ty con (Thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

CAT - Web

Câu hỏi 254 ([email protected]): Công ty tôi vào ngày 30/06/2007 đã đầu tư vào công ty A: 40% vốn chủ sở hữu của công ty A, đến ngày 30/07/2007 công ty tiếp tục đầu tư vào công ty

và đã đầu tư trên 50% vốn CSH của công ty A. Xin hỏi khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, số dư đầu kỳ của công ty A phải là

01/01/2007 hay 30/07/2007. Kết quả HĐKD của công ty A là cả năm

Page 208: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

208

2007 và lợi ích cổ đông thiểu số được xác định vào cuối kỳ. Rất mong được trả lời sớm.

Gửi bài trả lời:

Trả lời

Trường hợp bạn hỏi sẽ được xem xét như sau: ngày 30/06/2007

công ty bạn đầu tư vốn vào vào công ty A chiếm 40% thì khoản đầu

tư này được gọi là khoản đầu tư vào công ty liên kết (TK 223 - Đầu

tư vào công ty liên kết), đến ngày 30/07/2007 công ty bạn lại tiếp tục

đầu tư vào công ty A và đạt trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty A-

thì khoản đầu tư này được gọi là khoản đầu tư vào công ty con (TK

221 - Đầu tư vào công ty con). Về mặt nguyên tắc công ty bạn phải

lập BCTC Hợp nhất và phải xác định lợi ích của cổ đông thiểu số tại

thời điểm sớm nhất kể từ khi trở thành công ty mẹ. Trong khi đó công

ty bạn lại lập BCTC Hợp nhất vào thời điểm cuối năm là không chính

xác. Bên cạnh đó, bạn hỏi rằng “Khi lập BCTC Hợp nhất, số dư đầu

kỳ của công ty A là 01/01/2007 hay 30/07/2007?” là chưa chính xác

vì đối tượng lập BCTC hợp nhất là công ty bạn-công ty mẹ chứ

không phải là công ty A – công ty con. Bạn có thể xem thêm cách

tính toán và hạch toán theo Thông tư 161/2007-TT/BTC ban hành

ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính.

CAT - Web

Câu hỏi 255 (Thu Huyền- Hà Nội): (ngày 29/01/08) Em làm cho một công ty nhưng từ năm 2001 đến nay công ty đó chỉ làm BCTC và

tờ khai thuế hàng tháng. Và bây giờ em phải làm lại sổ sách từ đầu, nhưng trên BCTC của các năm làm sai hoặc thiếu vậy em có nên làm

lại BCTC của các năm trước không? Hay chỉ cần làm sổ sách cho đầy đủ. Và nếu em làm lại BCTC và nộp cho thuế thì mức phạt sẽ là như

Page 209: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

209

thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Trường hợp bạn hỏi công ty bạn đã vi phạm các quy định liên quan

đến kế toán và điều này sẽ bị xử phạt theo Nghị định của chính phủ

về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Bên cạnh đó

công ty bạn còn chịu phạt theo quy định của thong tư số 61/2007/TT-

BTC ngày 14/06/2007 của Bộ tài chính về hướng dân thực hiện pháp

Luật về thuế.

CAT - Web

Câu hỏi 256 (Nguyễn Mai- 386 Lê Văn Sỹ, QIII, Tp. Hồ Chí Minh): (ngày 30/01/08) Công ty mẹ mua hộ công ty con nguyên vật liệu. Hoá đơn chứng từ bên bán xuất cho công ty mẹ. Khi công ty mẹ

xuất NVL mua hộ cho công ty con, công ty mẹ phải sử dụng chứng từ gì? Giữa công ty mẹ và công ty con phải làm thêm thủ tục gì để chứng minh là công ty mẹ có mua hộ NVL cho công ty con. Khi công

ty mẹ xuất NVL mua hộ cho công ty con thì công ty mẹ và công ty con phải hạch toán kế toán như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Mối quan hệ hạch toán giữa công ty mẹ và công ty con bạn có thể sử

dụng nhóm TK như mua bán bình thường với bên ngoài là đơn giản

nhất. Để chứng minh công ty mẹ mua hộ công ty con có thể lập bản

Hợp đồng kinh tế giữa hai bên.

Page 210: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

210

CAT – Web

Câu hỏi 257 (Nguyễn Thị Mai- Công ty TNHH Hưng Thịnh Vina) (ngày 21/01/08) Theo Công văn số 102 TCT/PCCS ngày

11/01/2005 của Tổng cục Thuế hướng dẫn tính thuế đối với hàng hoá bị hư hỏng, tổn thất như sau: “Hàng hoá bị tổn thất do nguyên

nhân chủ quan hay khách quan đều không được tính vào chi phí hợp lý. Giá trị hàng hoá tổn thất sau khi trừ các khoản giá trị bồi thường (của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của các tổ chức bảo

hiểm theo hợp đồng); bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, giá trị tổn thất còn lại được đưa vào lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế trước

khi tính thuế TNDN theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế TNDN. Xin nhờ Quý Hội hướng dẫn: Để hạch toán giá trị hàng hoá tổn thất còn lại được đưa vào lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế trước

khi tính thuế TNDN công ty phải sử dụng tài khoản kế toán nào và giá trị hàng hoá tổn thất còn lại sẽ được thể hiện ở chỉ tiêu nào trên

báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Bạn nên lưu ý rằng về mặt xử lý và hạch toán kế toán trong doanh

nghiệp hiện nay bạn phải thực hiện theo Chuẩn mực kế toán số 02 –

Hàng tồn kho và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Theo quy định này thì phần

giá trị tài sản bị tổn thất sau khi xác định nguyên nhân và xử lý phần

còn lại của tổn thất sẽ tính vào TK 632- Giá vốn hàng bán.

Sự khác biệt nếu có giữa việc xử lý phần tổn thất giữa quy định của

kế toán và thuế sẽ được điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán số 17 -

Thuế thu nhập doanh nghiệp và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC.

Page 211: 1000 Tinh Huong Ve Ke Toan

211

CAT – Web

Câu hỏi 258 (Bùi Chí Minh): (ngày 01/02/08) Tôi hiện đang làm kế toán cho một công ty xây dựng. do chưa hiểu rõ quy định về

doanh thu kế toán xây dựng, hiện tôi đã hạch toán thiếu doanh thu của các năm 2005, 2006. Tôi muốn hỏi giải quyết vấn đề này như thế

nào? - Tôi điều chỉnh nộp lại báo cáo tài chính của các năm 2005, 2006 cho cơ quan thuế được không? - Tôi sẽ điều chỉnh BCTC theo báo cáo kiểm toán và nộp cho cơ quan thuế. Tôi có bị xử lý vi phạm

chế độ không? Mức phạt cụ thể là như thế nào?

Gửi bài trả lời:

Trả lời:

Việc điều chỉnh các khoản sai sót phát sinh bạn nên xem quy định cụ

thể ở chuẩn mực Kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết

thúc kỳ kế toán năm. Về số tiền phạt của doanh nghiệp bạn nên xem

ở Nghị định hướng dẫn các khoản xử phạt trong lĩnh vực kế toán và

Thông tư số 61/2007-TT/BTC ngày 14/06/2007 của Bộ tài chính

hướng dẫn về xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

BBT - Web