cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/qtvp-lth 011108.doc · web viewchƯƠng...

249
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐSP SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu trữ học Trình độ đào tạo: Cao đẳng Ngành đào tạo: Quản trị văn phòng - Lưu trữ học Loại hình đào tạo: Chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐSP ngày tháng năm2008 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Sơn La) 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1. Mục tiêu tổng quát Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng tay nghề thực hiện các thao tác nghiệp vụ quản trị văn phòng - lưu trữ học để đảm đương các công việc của văn phòng; lưu trữ các văn bản tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; công ty, doanh nghiệp Việt Nam và các công ty liên doanh với nước ngoài. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Về phẩm chất đạo đức Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Văn phòng - Lưu trữ học có lập trường tư tưởng vững vàng; có đạo đức, nếp sống lành mạnh; có tinh thần say mê yêu ngành nghề được đào tạo; có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, đối với cơ quan. Đặc biệt, có lương tâm, đạo đức, tác phong của người cán bộ làm công tác quản trị văn phòng và lưu trữ. 1.2.2. Về kiến thức chuyên môn - Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo Quản trị Văn phòng - Lưu trữ học có năng lực thực hiện các chức trách và nhiệm vụ chuyên môn sau: - Có năng lực quản lý, triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước về các lĩnh vực, chế độ chính 1

Upload: others

Post on 08-Oct-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG CĐSP SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu trữ họcTrình độ đào tạo: Cao đẳngNgành đào tạo: Quản trị văn phòng - Lưu trữ họcLoại hình đào tạo: Chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐSP ngày tháng năm2008 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Sơn La)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng tay nghề thực hiện các thao tác nghiệp vụ quản trị văn phòng - lưu trữ học để đảm đương các công việc của văn phòng; lưu trữ các văn bản tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; công ty, doanh nghiệp Việt Nam và các công ty liên doanh với nước ngoài. 1.2. Mục tiêu cụ thể1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Văn phòng - Lưu trữ học có lập trường tư tưởng vững vàng; có đạo đức, nếp sống lành mạnh; có tinh thần say mê yêu ngành nghề được đào tạo; có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, đối với cơ quan. Đặc biệt, có lương tâm, đạo đức, tác phong của người cán bộ làm công tác quản trị văn phòng và lưu trữ.1.2.2. Về kiến thức chuyên môn

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo Quản trị Văn phòng - Lưu trữ học có năng lực thực hiện các chức trách và nhiệm vụ chuyên môn sau:

- Có năng lực quản lý, triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước về các lĩnh vực, chế độ chính sách, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong cơ quan, tổ chức; công tác văn thư, lưu trữ và văn phòng hiện đại.

- Có khả năng tổ chức và điều hành công việc văn phòng (Hành chính) trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; công ty và doanh nghiệp.

- Thành thạo các kỹ thuật nghiệp vụ: tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý; kỹ thuật soạn thảo văn bản; kỹ thuật tổ chức triển khai điều hành hội nghị; kỹ thuật điều hành thực hiện các tác nghiệp chuyên môn về công tác văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng; kỹ năng giao tiếp trong công sở; kỹ năng kiểm tra, đánh giá công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, văn thư, lưu trữ và văn phòng.

- Sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị văn phòng hiện đại và các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong công tác văn phòng để trao đổi thông tin nghiệp vụ.1.2.3. Về sức khoẻ

Đạt yêu cầu về tiêu chuẩn sức khoẻ đối với cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành.2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm (6 học kỳ)

1

Page 2: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ166 đơn vị học trình (không tính học phần Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể

chất)4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học bổ túc văn hoá hoặc tương đương, trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo niên chế kết hợp học phần. Quy trình đào tạo và điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).6. THANG ĐIỂM

Theo quy định của Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH7.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 29 ĐVHT = 435 tiết

TT Tên học phần Số đvht1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin 52. Tư tưởng Hồ Chí Minh 23. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 34. Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 105. Tin học cơ bản 36. Pháp luật đại cương 37. Logic học đại cương 38. Giáo dục Quốc phòng 99. Giáo dục Thể chất 3

Không kể các học phần 8 và 9 29 đvht7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành: 43 đvht = 645 tiết

TT Tên học phần Số đvht1. Cơ sở văn hoá Việt Nam 32. Tiếng Việt thực hành 33. Xã hội học đại cương 34. Luật hành chính 35. Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ 938 đến nay) 46. Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước 47. Quản lý Nhà nước 38. Tâm lý học quản lý 39. Hành chính học 3

10. Thủ tục hành chính 311. Nguyên lý thống kê 412. Nhập môn khoa học thư viện - Thông tin 313. Tin học văn phòng 4

Tổng: 43 đvht 7.2.2. Kiến thức ngành: 73 đvht = 1.095 tiết

2

Page 3: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

TT Tên học phần Số đvht1. Văn bản quản lý Nhà nước 42. Nghiệp vụ văn thư 43. Kỹ thuật soạn thảo văn bản 64. Nghiệp vụ thư ký văn phòng 45. Tổ chức và khoa học quản lý 36. Nghi thức Nhà nước 27. Quản trị văn phòng 58. Quản trị nhân sự 49. Quản trị quy trình thực hiện và đánh giá công việc 4 10. Nhập môn lưu trữ học 211. Lịch sử lưu trữ thế giới và Việt Nam 312. Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam 313. Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ 414. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ 515. Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ 416. Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật và nghe nhìn 417. Công tác lưu trữ tài liệu Đảng - Đoàn và doanh nghiệp 318. Pháp luật lưu trữ 219. Sử liệu học 220. Công tác văn phòng trong hoạt động quản lý 221. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư - lưu trữ 3

Tổng: 737.2.3. Kiến thức bổ trợ: 7 đvht = 105 tiết

TT Tên học phần Số đvht1. Tiếng Anh văn phòng 32. Sử dụng trang thiết bị văn phòng 23. Kế toán văn phòng 2

Tổng: 7 đvht7.2.4 Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp: 14 ĐVHT = 210 tiết

TT Tên học phần Số đvht1 Thực tập cuối khoá 62 Thi tốt nghiệp 8

Tổng: 14 đvht8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

7.1. Khối kiến thức đại cương7.1.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: 05 đvht

Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.7.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 02 đvht

Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.7.1.3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: 03 đvht

3

Page 4: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.7.1.4. Tiếng Anh: 10 ĐVHT

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.7.1.5. Tin học cơ bản: 3 ĐVHT

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính. Đồng thời giúp sinh viên nắm vững các thao tác, kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng và giải các vấn đề trong chuyên môn.7.1.6. Pháp luật đại cương: 3 ĐVHT

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý; các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam; cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.7.1.7. Logic học đại cương: 3 ĐVHT

Học phần trang bị cho sinh viên những cơ sở lý luận chung, những phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp chứng minh, phương pháp xác nhận giả thuyết và những vấn đề của logic. Qua đó, giúp sinh viên nắm được toàn bộ những kiến thức và phương pháp cần thiết để nhận thức các tri thức khoa học, cách thức ứng dụng vào công tác quản trị văn phòng và lưu trữ.7.1.8. Giáo dục Quốc phòng: 9 ĐVHT

Nội dung chương trình dạy theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo7.1.9. Giáo dục thể chất: 3 ĐVHT

Nội dung chương trình dạy theo Quyết định số 3244/2000/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo7.2.1.1. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: khôngHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống những tri thức

về văn hoá học nói chung, nền văn hoá Việt Nam nói riêng; văn hoá và văn hoá học; chủ thể và khách thể văn hoá Việt Nam; văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; đơn vị và cấu trúc văn hoá; chức năng, cấu trúc, vai trò của văn hoá, các giai đoạn phát triển của văn hoá Việt Nam.7.2.1.2. Tiếng Việt thực hành: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: khôngHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức để thực hiện các thao tác cơ bản

trong việc tiếp nhận, tạo lập văn bản, giới thiệu các kỹ năng đặt câu và sử dụng từ ngữ sao cho chuẩn xác, phù hợp và đạt hiệu quả cao trong soạn thảo văn bản với các tình huống điển hình trong công tác quản trị văn phòng.7.2.1.3. Xã hội học đại cương: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: khôngHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức khái quát về lịch sử hình thành,

phát triển khoa học xã hội học; đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học; một

4

Page 5: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn; xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hoá...7.2.1.4. Luật hành chính: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương.Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong quản lý hành

chính Nhà nước; quan hệ pháp luật hành chính; cán bộ, công chức; quyết định hành chính; thủ tục hành chính; trách nhiệm pháp lý hành chính. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực của người cán bộ trong hoạt động văn phòng.7.2.1.5. Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ 938 đến nay): 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Không.Học phần hệ thống hoá kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 938 đến nay.

Qua đó, sinh viên vận dụng vào học tập cũng như nghiên cứu các học phần khác trong chương trình đào tạo (Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Nhập môn lưu trữ học, Sử liệu học). Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp và đánh giá sự kiện một cách hệ thống.7.2.1.6. Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước: 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Lịch sử Việt Nam.Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử và tổ chức quyền lực

Nhà nước qua các thời kỳ (cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc. . .). Đặc biệt, qua nghiên cứu nội dung 4 bản Hiến pháp thấy rõ lịch sử phát triển, kiện toàn bộ máy Nhà nước của Việt Nam từ 1945 cho đến nay. Từ đó, giúp cho sinh viên thấy được vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam.7.2.1.7. Quản lý Nhà nước: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật Hành chính.Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên tắc, nội dung tổ chức

và hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của các cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách hành chính.7.2.1.8. Tâm lý học quản lý: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương.Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về tâm lý học để xác định các

đặc điểm nghề nghiệp và đặc điểm tâm lý trong hoạt động quản lý; giao tiếp trong hoạt động quản lý; phong cách lãnh đạo của người quản lý; các phẩm chất tâm lý, nhân cách của người quản lý và người dưới quyền; phương pháp tác động của người quản lý đối với người dưới quyền nhằm đạt được mục tiêu.7.2.1.9. Hành chính học: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Luật Hành chính.Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về khái niệm và nội

dung hành chính học; chức năng hành chính và phương thức hoạt động hành chính; thể chế hành chính; tổ chức hành chính và nhân sự hành chính; quyết định hành chính và văn bản hành chính; kiểm tra, kiểm soát hành chính; hiệu lực, hiệu quả hành chính và cải cách hành chính theo xu hướng hội nhập.7.2.1.10. Thủ tục hành chính: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Hành chính học, Tổ chức và Khoa học quản lý.Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về thủ tục hành chính và

những vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước; những quy định hiện hành của Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực trong cơ quan hành chính Nhà nước.7.2.1.11. Nguyên lý thống kê: 4 ĐVHT

5

Page 6: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Điều kiện tiên quyết: Logic học đại cương, Pháp luật đại cương.Học phần trang bị cho sinh viên lý thuyết cơ bản về thống kê các hiện tượng kinh

tế - xã hội. Cung cấp kiến thức về phương pháp điều tra, tổng hợp đánh giá và trình bày số liệu thống kê nhằm phản ánh xu thế phát triển và bản chất của hiện tượng nghiên cứu.7.2.1.12. Nhập môn khoa học thư viện - Thông tin : 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Không.Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tổng thể về mạng lưới thư viện và các

cơ quan thông tin; khả năng và các dịch vụ cung cấp thông tin của các thư viện và trung tâm thông tin; cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách thức, phương pháp khai thác thông tin trên các phương tiện khác nhau; giúp sinh viên biết cách xử lý tổng hợp thông tin phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo các cấp, công tác Quản trị văn phòng và lưu trữ. 7.2.1.13. Tin học văn phòng: 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản, Tiếng AnhHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần mềm Microsoft

Word’ XP for Windows, hiểu rõ cú pháp của các câu lệnh, quy trình trình thực hiện. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể thực hiện soạn thảo, trình bày văn bản, làm các bảng biểu thống kê tổng hợp lưu giữ tra tìm thông tin để cung cấp cho nhà quản lý.7.2.2.1.Văn bản quản lý Nhà nước : 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật hành chínhHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chung nhất về văn bản quản lý

Nhà nước: khái niệm, chức năng của văn bản quản lý Nhà nước; hệ thống văn bản quản lý Nhà nước; thể thức văn bản quản lý Nhà nước và tiêu chuẩn hoá văn bản quản lý Nhà nước. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn để soạn thảo văn bản đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước.7.2.2.2. Nghiệp vụ Văn thư: 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Văn bản quản lý Nhà nước, kỹ thuật soạn thảo văn bản Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức lý luận về nghiệp vụ công

tác văn thư. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng vào thực tiễn tác nghiệp chuyên môn để quản lý và lưu trữ văn bản tài liệu đáp ứng nhu cầu quản lý và giải quyết văn bản.7.2.2.3. Kỹ thuật soạn thảo văn bản: 6 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Văn bản quản lý Nhà nước.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận về kỹ thuật soạn thảo văn bản. Kết thúc học phần, sinh viên có kỹ năng về phương pháp thu thập thông tin cần thiết cho quá trình soạn thảo văn bản; vận dụng vào thực tiễn để soạn thảo các loại văn bản quản lý Nhà nước hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, công ty, doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý các cấp.7.2.2.4. Nghiệp vụ thư ký văn phòng: 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Văn bản quản lý Nhà nước, Kỹ thuật soạn thảo văn bản và Tâm lý học quản lý.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số nghiệp vụ: nghiệp vụ tiếp khách, đãi khách, tổ chức hội nghị, tổ chức chuyến đi công tác của lãnh đạo, thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức.

6

Page 7: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

7.2.2.5. Tổ chức và khoa học quản lý: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Hành chính học.Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức chung nhất về khoa học tổ chức

và khoa học quản lý. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học vào thực tiễn để nắm được phương pháp tổ chức và quản lý nói chung và trong một cơ cấu tổ chức nói riêng.7.2.2.6. Nghi thức Nhà nước: 2 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cươngHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tổ chức

nghi thức Nhà nước, bao gồm: nghi thức công sở, nghi thức tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm, lễ trao tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước, các nghi thức trong quan hệ quốc tế.7.2.2.7. Quản trị văn phòng: 5 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Luật hành chính, Pháp luật đại cương, Văn bản quản lý Nhà nước và Kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của văn phòng, vai trò của văn phòng trong hoạt động quản lý, các loại hình văn phòng cơ quan ở Việt Nam hiện nay; khái niệm, chức năng, vai trò của quản trị văn phòng và nhà quản trị văn phòng, nội dung thực hiện chức năng quản trị văn phòng trong nghiệp vụ công tác văn phòng; đổi mới và hiện đại hóa văn phòng.7.2.2.8. Quản trị nhân sự: 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Tâm lý học quản lý.Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực quản trị

nhân sự, chú trọng những kiến thức và kỹ năng thực tiễn. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng vào các tình huống quản lý nhân sự thực tế trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp.7.2.2.9. Quản trị quy trình thực hiện và đánh giá công việc : 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Quản trị nhân sự, Tổ chức và khoa học quản lý.Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy trình thực hiện

công việc, đánh giá công việc. Nội dung học phần bao gồm: những vấn đề về khái niệm, nội dung, kỹ năng và quy trình thực hiện, đánh giá công việc... nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước, công ty, doanh nghiệp.7.2.2.10. Nhập môn lưu trữ học: 2 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Nghiệp vụ công tác văn thư.

Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống những nội dung cơ bản về lý luận tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ; những quy trình nghiệp vụ của công tác lưu trữ nói chung trước khi tìm hiểu các học phần cụ thể của chuyên ngành lưu trữ.7.2.2.11. Lịch sử lưu trữ Thế giới và Việt Nam: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ họcHọc phần cung cấp cho sinh viên những tri thức chung nhất về quá trình hình

thành và phát triển công tác lưu trữ của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam. Kết thúc học phần, sinh viên nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của công tác lưu trữ đối với sự phát triển của thế giới và Việt Nam.7.2.2.12. Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học.

7

Page 8: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống lý luận cũng như thực tiễn việc phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam, thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động lưu trữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng vào thực tế công tác phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia nói chung và Phông lưu trữ của cơ quan nói riêng. 7.2.2.13. Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ: 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học.Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận khoa học về xác định

giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn công tác xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ của từng cơ quan, tổ chức.7.2.2.14. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ: 5 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học, Xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tổng hợp cơ bản về quy trình nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng tổ chức sắp xếp tài liệu đưa ra chỉnh lý khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo quản, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.7.2.2.15. Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ: 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ, Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam; Xác định giá trị và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ; Chỉnh lý khoa học tài liệu lưu trữ.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận của công tác thống kê và tra tìm tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn công tác thống kê và tra tìm tài liệu đặc thù của các cơ quan, tổ chức, phát huy giá trị thông tin của tài liệu lưu trữ đó.7.2.2.16. Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật và nghe nhìn: 4 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học, Phân loại tài liệu phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ, Chỉnh lý tài liệu lưu trữ.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của tài liệu lưu trữ KHKT và nghe nhìn; các quy trình nghiệp vụ lưu trữ tài liệu KHKT và Nghe nhìn. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã được học vào thực tiễn công tác lưu trữ KHKT và Nghe nhìn ở các cơ quan hiện nay.7.2.2.17. Công tác lưu trữ tài liệu Đảng - Đoàn và doanh nghiệp: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ họcHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận về đặc thù nghiệp vụ

công tác lưu trữ tài liệu của Đảng - Đoàn và doanh nghiệp để sinh viên vận dụng linh hoạt vào thực tiễn công tác sau khi tốt nghiệp.7.2.2.18. Pháp luật lưu trữ: 2 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử lưu trữ Việt Nam và Thế giớiHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật lưu trữ của

Việt Nam từ năm 1945 đến nay và giới thiệu pháp luật lưu trữ của một số nước trên thế giới. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng tư duy để nhận xét ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong pháp luật lưu trữ của Việt Nam hiện nay.7.2.2.19. Sử liệu học: 2 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử lưu trữ Việt Nam

8

Page 9: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sử liệu học - Ngành khoa học nghiên cứu các sự kiện lịch sử. Từ đó, giúp cho sinh viên biết cách phân loại, sưu tầm thu thập, xác định giá trị, khai thác sử dụng sử liệu để có nhận thức khách quan, chân thực về các sự kiện lịch sử.7.2.2.20. Công tác văn phòng trong hoạt động quản lý: 2 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ thư ký và Nhập môn lưu trữ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức của Văn phòng và các

nghiệp vụ tổ chức - điều hành hoạt động văn phòng. Cụ thể, sinh viên được tìm hiểu khái niệm về văn phòng; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức của văn phòng; kỹ thuật hành chính và kỹ thuật tổ chức trong điều hành hoạt động của văn phòng, vận dụng vào thực tiễn công tác. 7.2.2.21. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư - lưu trữ: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản, Tin học Văn phòng, Nghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ thư ký và Nhập môn lưu trữ học.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khả năng ứng dụng CNTT vào công tác quản trị văn phòng, văn thư, lưu trữ. Cụ thể, quản lý văn bản đi - đến, quản lý và tra tìm tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng cung cấp những thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý trong lĩnh vực công tác văn phòng và công tác lưu trữ.7.2.3.1. Tiếng Anh văn phòng: 3 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bảnHọc phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Tiếng Anh văn

phòng. Từ đó, thấy được sự khác nhau giữa sử dụng Tiếng Anh văn phòng với Tiếng Anh phổ thông; giúp sinh viên chuyên ngành Quản trị văn phòng - Lưu trữ học phát triển và nâng cao các kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập và ý thức sử dụng Tiếng Anh văn phòng để phục vụ quá trình công tác sau khi tốt nghiệp.7.2.3.2. Sử dụng trang thiết bị văn phòng: 2 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ thư ký và Quản trị văn phòng.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý, cách sử dụng, cách bảo quản và ý thức giữ gìn tiết kiệm của cán bộ làm công tác văn phòng. Sau khi được hướng dẫn và trực tiếp thực hành các thao tác trên máy, sinh viên nắm được chức năng, công dụng của các trang thiết bị và sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng một cách an toàn, hiệu quả.7.2.3.3. Kế toán văn phòng: 2 ĐVHT

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương.Học phần trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về nghiệp vụ của công

tác kế toán văn phòng. Kết thúc học phần, sinh viên có thể nắm được phương pháp ghi chép tài khoản kế toán, phương pháp lập, đọc và kiểm tra một số báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.7.2.4.1. Thực tập cuối khoá: 6 ĐVHT7.2.4.2.Thi tốt nghiệp: 8 ĐVHT

9

Page 10: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦNNGÀNH ĐÀO TẠO : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – LƯU TRỮ HỌC

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN7.1.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: 05 ĐVHT7.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 02 ĐVHT7.1.3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: 03 ĐVHT

Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

10

Page 11: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Tiếng Anh2. Số đơn vị học trình: 10 đvht.3. Trình độ: Sinh viên năm 1, 2.4. Phân bổ thời gian

HP 1: 45 tiếtHP 2: 45 tiếtHP 3: 60 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Không.6. Mục tiêu của học phần

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và tương đối hệ thống về tiếng Anh thực hành hiện đại ở trình độ sơ cấp trở lên, nhằm phát triển 4 kỹ năng thực hành ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh và những hiểu biết khái quát về một số nước nói tiếng Anh.

6.2. Kỹ năng: Sinh viên sử dụng được 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết Tiếng Anh ở trình độ A.

- Nghe: Nghe hiểu các câu hỏi, đoạn hội thoại để hồi đáp. Nghe hiểu được đại bộ phận nội dung thông tin, dữ kiện như phân biệt được đúng sai, nghe được thông tin cần thiết hoặc ý chính … Nội dung của văn bản đó được tái tạo từ ngữ liệu đã học với văn cảnh cụ thể và lời nói rõ ràng. Ngôn bản có thể ở dạng độc thoại hay đối thoại, có nội dung về các lĩnh vực đời sống sinh hoạt hàng ngày (gặp gỡ, hò hẹn, mua bán, sở thích, vui chơi giải trí, du lịch….) và giao tiếp xã hội từ đơn giản đến phức tạp.

- Nói: Diễn đạt tự nhiên, lưu loát (có thể mắc lỗi ngữ pháp) nhu cầu giao tiếp cơ bản về các lĩnh vực thuộc đời sống sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp xã hội từ đơn giản đến phức tạp. Duy trì những câu hội thoại đơn giản, đồng thời củng cố khả năng dùng các mẫu câu đã học để truyền đạt thông tin, phản hồi với các thông tin do người khác đưa ra trong phạm vi chủ đề, chức năng ngôn ngữ.

- Đọc: Có thể đọc hiểu được đại bộ phận thông tin, dữ kiện, ý chính … của văn bản. Hiểu được những thư tín, chỉ dẫn, lịch trình, biểu bảng thông tin, đoạn văn ngắn có chủ điểm.

- Viết: Có khả năng viết về các vấn đề cá nhân xã hội, mô tả, kể lại sự việc/ thông tin, viết tóm tắt lại nội dung đã nghe/ nói/ đọc về các vấn đề quen thuộc như bản thân, gia đình, công việc, sở thích, du lịch giải trí, kế hoạch, đoạn văn ngắn có chủ điểm, viết thư giao dịch, thư bạn bè bằng văn phong phù hợp đúng ngữ pháp, chính tả.

6.3. Thái độ, hành vi và năng lực: Hình thành và phát triển ở sinh viên những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học hoặc phục vụ các nhu cầu nghề nghiệp sau này. Hình thành kĩ năng học tiếng và phát triển tư duy sẽ có tác động đến khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực ngôn ngữ toàn diện.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Cung cấp cho người học các hiện tượng ngữ pháp cơ bản (Thì hiện tại đơn, thì quá khứ đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành, giới từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ … )

- Cả 4 kỹ năng được phối hợp chặt chẽ, sinh viên được luyện tập qua các chủ đề thực tế nhằm phát huy tính sáng tạo của bản thân.

- Số lượng từ vựng liên quan đến các chủ đề gần gũi với đời sống được thông qua các bài tập cụ thể và tranh minh hoạ.

11

Page 12: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập- Sách New Headway Elementary (Student’s book)- Sách New Headway (Workbook)- 2 băng đài New Headway: (Tác giả: John and Liz Soars; NXB ĐH Quốc gia Hà

Nội)10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết chương trìnhSTT TÊN CHƯƠNG - BÀI Số tiết

1 Hello Everybody 102 Meeting people 10

Test 1 13 The world of work 10

Test 2 14 Take it easy 10

Test 3 1Consolidation term 1 2

5 Where do you l4e? 106 Can you speak English? 10

Test 1 17 Then and now 10

Test 2 18 How long ago? 10

Test 3 1Consolidation term 2 2

9 Food you like! 910 Bigger and better! 9

Test 1 111 Looking good! 912 Life’s an adventure 9

Test 2 113 How terrible clever! 9

Test 3 114 Have you ever? 9

Test 4 1Consolidation term 3 2

13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt:

12

Page 13: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN1. Tên học phần: Tin học cơ bản2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 14. Phân bố thời gian

Lý thuyết: 25 tiếtThực hành: 20 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Không6. Mục tiêu của học phần

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về tin học, có khả năng vận dụng vào giải quyết các công việc đơn giản, làm cơ sở cho việc học tập nâng cao hiểu biết sau này.

6.2. Kỹ năng: Thực hành tương đối thành thạo các thao tác tổ chức, quản lý thư mục, file, sử dụng được chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word để xử lý các văn bản thông thường.

6.3. Thái độ: Có ý thức và tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt các kỹ năng cơ bản về sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập:* Sách, giáo trình chính:

Tài liệu do giảng viên biên soạn* Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Tin học cơ sở, NXB Đại học sư phạm 20042. Microsoft Word 2002 toàn tập, Nhà xuất bản Trẻ 2004

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 10.12. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ1.1. Thông tin và xử lý thông tin1.2. Một số kiến thức cơ bản về tin học và máy tính1.3. Cấu trúc chung của máy tính1.4. Nguyên tắc lưu trữ, xử lý thông tin trên máy tính1.5. Hệ điều hành Windows XP- Màn hình làm việc của Windows XP- Các thành phần trong màn hình làm việc- Các quy ước về thao tác trong thực hành

15 10 5

13

Page 14: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Cách tổ chức, lưu trữ thông tin trong Windows XP- Các thao tác cơ bản với thư mục- Thao tác cơ bản với tệp tin

2 CHƯƠNG 2. MICROSOFT WORD 20022.1 Tổng quan về Microsoft Word 2002- Giới thiệu - Khởi động và thoát khỏi Microsoft Word- Màn hình làm việc và các thành phần điều khiển của Microsoft Word 2.2 Tạo lập văn bản - Quy tắc nhập tiếng Việt và bộ mã tiếng Việt TCVN 6909:2001- Các thao tác cơ bản : tạo mới, lưu cất, đóng, mở văn bản2.3. Khối văn bản- Khái niệm khối văn bản- Chọn khối văn bản, hủy chọn- Sao chép, di chuyển, xóa khối văn bản2.4. Định dạng văn bản- Khái niệm định dạng văn bản- Định dạng sử dụng thanh công cụ (Tool Bar)- Định dạng bằng thực đơn (Menu)- Định dạng bằng chổi quét định dạng (Format Painter)- Định dạng đoạn (Paragraph)- Đánh số trang- Ngắt trang văn bản- Định dạng văn bản dạng cột - Định dạng điểm dừng Tab- Định dạng Bullets and Numbering2.5. Một số hiệu ứng - Sử dụng các ký hiệu đặc biệt (Symbol)- Tạo chữ hoa đầu dòng (Drop Cap)- Sử dụng hình ảnh trong văn bản- Tạo chữ nghệ thuật (WordArt)- Sử dụng Text Box- Vẽ hình trong Microsoft Word 2.6. Bảng trong Microsoft Word - Tạo bảng mới.- Thay đổi kích thước dòng, cột- Nhập dữ liệu trong bảng- Chèn thêm dòng, cột- Xóa bớt dòng, cột- Trộn ô, tách ô - Kẻ khung bảng- Định dạng nền bảng 2.7. In văn bản- Định dạng trang in- Định khổ giấy in

30 15 15

14

Page 15: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Xem trước khi in- Thực hiện in ấn

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

15

Page 16: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Pháp luật đại cương2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 14. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 31 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 14 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: không6. Mục tiêu của học phần

6.1. Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên tương đối có hệ thống những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những khái niệm chung, khái quát về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời, sinh viên nắm được một số nội dung pháp luật cụ thể làm nền tảng cho việc học.

6.2. Về kĩ năng: Sinh viên có kĩ năng tiếp cận thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã học để tự tìm hiểu, nghiên cứu và độc lập phân tích các hoạt động, các hiện tượng chính trị pháp lý trong xã hội.

6.3.Về thái độ: Sinh viên có thái độ tôn trọng và thói quen tự giác tuân thủ pháp luật, thực sự là người nói và làm theo pháp luật.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Những vấn đề chung về pháp luật đại cương.- Một số vấn đề cơ bản về pháp luật.- Các cơ chế điều chỉnh của pháp luật.- Hệ thống pháp luật và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt

Nam.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Đinh Xuân Thắng - Phạm Văn Hùng, Pháp luật học đại cương, NXB Đại học

Giáo dục, 1999.- Trần Văn Thắng (Chủ biên) - Dương Thị Thanh Mai - Nguyễn Trung Tín, Giáo

trình pháp luật, NXB Sư Phạm, 2007.* Tài liệu tham khảo- Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà

nước và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo quyết định của Hiệu trưởng Trường CĐSP Sơn La số 285QĐ/CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25QĐ- BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy của Trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ 10 7 3

16

Page 17: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG1.1. Mục tiêu nghiên cứu1.2. Nội dung nghiên cứu1.3. Phương pháp nghiên cứu

2

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

2.1. Nguồn gốc của pháp luật2.2. Bản chất và chức năng của pháp luật2.3. Hệ thống của Pháp luật2.4. Các kiểu Pháp luật2.5. Pháp luật XHCN Việt Nam

15 10 5

3

CHƯƠNG 3. CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT

3.1. Thực hiện Pháp luật3.2. Quan hệ Pháp luật3.3. Ý thức Pháp luật và Pháp chế3.4. Cơ chế điều chỉnh của Pháp luật

10 7 3

4

CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA4.1. Hệ thống Pháp luật Việt Nam4.2. Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam4.3. Sự phát triển của hệ thống Pháp luật Việt Nam4.4. Xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam

10 7 3

13. Ngày phê duyệt :14. Cấp phê duyệt :

17

Page 18: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Logic đại cương2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 14. Phân bố thời gian:

- Lý thuyết: 30 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 15 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Không.6.Mục tiêu của học phần

6.1.Kiến thức: Sinh viên lĩnh hội được các khái niệm đại cương về lôgic học, các hình thức tư duy cơ bản, các quy luật cơ bản của tư duy và lôgic biện chứng.

6.2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy lôgic và tư duy biện chứng.6.3.Thái độ: Có ý thức và tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.

7. Mô tả vắn tắt nội dung học phầnCung cấp những tri thức cơ bản của logic học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa

logic học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của logic học hình thức, các quy luật cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của logic học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy logic chặt chẽ, trình bày một vấn đề một cách khoa học.

Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh logic thường dùng. Từ đó, sinh viên vận dụng các quy luật logic trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính

Nguyễn Như Hải - Giáo trình Lôgic học đại cương, NXB Giáo dục 4/2007. 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 10.12. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

PHẦN 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC HỌC 1.1. Thuật ngữ Logic1.2. Logic học là gì1.3. Đối tượng nghiên cứu của Logic học1.4. Logic hình thức và Logic biện chứng1.5. Lịch sử phát triển của Logic học1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Logic học

6 4 2

PHẦN 2. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY

18

Page 19: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM1.1. Khái niệm là gì?1.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm1.3. Kết cấu logic của khái niệm1.4. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm1.5. Các loại khái niệm1.5.1 Các loại khái niệm căn cứ theo nội hàm1.5.2 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên 1.6. Quan hệ giữa các khái niệm1.6.1 Quan hệ hợp1.6.2 Quan hệ không hợp1.7. Các phép logic xử lý khái niệm1.7.1 Thu hẹp và mở rộng khái niệm1.7.2 Định nghĩa khái niệm1.7.2.1 Định nghĩa khái niệm.1.7.2.2 Kết cấu logic của định nghĩa. 1.7.2.3 Các quy tắc của định nghĩa. 1.7.2.4 Các hình thức của định nghĩa. 1.7.3 Phân chia khái niệm1.7.3.1 Phân chia khái niệm là gì ?1.7.3.2 Quy tắc phân chia khái niệm1.7.3.3 Các hình thức phân chia khái niệm1.7.3.4 Ý nghĩa của sự phân chia khái niệm

10 8 2

3

CHƯƠNG 2. PHÁN ĐOÁN 2.1 Phán đoán là gì?2.2 Phán đoán và câu2.3 Phân loại phán đoán2.3.1 Phán đoán đơn2.3.1.1 Kết cấu logic của phán đoán đơn.2.3.1.2 Phân loại phán đoán đơn. 2.3.1.3 Tính chu diên của các thuật ngữ logic trong phán đoán đơn.2.3.1.4 Quan hệ giữa các phán đoán đơn. 2.3.2 Phán đoán phức2.3.2.1 Phủ định phán đoán. 2.3.2.2 Phán đoán phức hợp hội. 2.3.2.3 Phán đoán phức hợp tuyển (phân liệt)2.3.2.4 Tính chất của phán đoán phức hợp hội và phức hợp tuyển2.4.2.5 Phán đoán kéo theo (có điều kiện)

7 4 3

4 CHƯƠNG 3. SUY LUẬN3.1 Suy luận là gì?3.2 Kết cấu logic của suy luận3.3 Phân loại suy luận3.3.1 Suy luận diễn dịch3.3.1.1 Suy luận diễn dịch trực tiếp3.3.1.2 Suy luận diễn dịch gián tiếp3.3.2 Suy luận quy nạp

5 3 2

19

Page 20: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.3.2.1 Đặc điểm chung của suy luận quy nạp3.2.2 Phân loại quy nạp

5CHƯƠNG 4. CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ

4.1 Chứng minh4.2. Bác bỏ

3 2 1

6

PHẦN 3. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 3.1. Quy luật đồng nhất3.1.1 Nội dung và công thức của quy luật đồng nhất3.1.2 Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất3.1.3 Yêu cầu của quy luật đồng nhất3.1.4 Ý nghĩa của quy luật đồng nhất3.2. Quy luật phi mâu thuẫn3.2.1 Nội dung và công thức3.2.2 Cơ sở khách quan của quy luật phi mâu thuẫn3.2.3 Yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn3.2.4 Ý nghĩa của quy luật3.3. Quy luật gạt bỏ cái thứ ba3.3.1 Nội dung và công thức3.3.2 Cơ sở khách quan của quy luật gạt bỏ cái thứ ba3.3.3 Yêu cầu của quy luật gạt bỏ cái thứ ba3.3.4 Ý nghĩa của quy luật3.4. Quy luật lý do đầy đủ3.4.1 Nội dung và công thức3.4.2 Cơ sở khách quan của lý do đầy đủ3.4.3 Yêu cầu

10 7 3

7

PHẦN 4. LOGIC BIỆN CHỨNG 4.1. Nguyên tắc cơ bản của Logic biện chứng- Nguyên tắc khách quan.- Nguyên tắc toàn diện.- Nguyên tắc phát triển.- Nguyên tắc thực tiễn.- Nguyên tắc lịch sử -cụ thể.4.2. Một số phạm trù của Logic biện chứng- Logic và lịch sử.- Cụ thể và trừu tượng

4 2 2

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

20

Page 21: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN1. Tên học phần: Giáo dục quốc phòng2. Số đơn vị học trình: 135 tiết.3. Trình độ: Sinh viên năm 1 đến năm 2.4. Phân bố thời gian:

- Lí thuyết: 93 tiết- Thực hành: 42 tiết.

5. Điều kiện tiên quyết: Không.6. Mục tiêu của học phần

6.1. Kiến thức: Giáo dục trí thức trẻ kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

6.2. Kỹ năng: Trang bị kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

6.3. Thái độ: Có ý thức sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.7. Mô tả tóm tắt nội dung các học phần:

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng Học phần có 3 ĐVHT đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản Học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; các quản điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; các quản điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Học phần giành thời lượng nhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ.

Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh Học phần có 3 ĐVHT được lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Học phần đề cập một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Học phần 2I: Quân sự chung Học phần có 3 ĐVHT lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPĐ, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lý; luyện tập đội hình lớp, khối. Nội dung gồm: đội ngũ đơn vị; sử dụng bản đồ, địa hình quân sự, một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban đầu các vết thương. Học phần giành thời gian giới thiệu 3 môn quân sự phối hợp để sinh viên tham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc phòng.

Học phần 4: Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

21

Page 22: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Học phần có 2 ĐVHT lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: các tư thế vận động trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và phòng ngự. Nội dung gồm: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; từng người trong chiến đấu tiến công; từng người trong chiến đấu phòng ngự. 8. Nội dung chi tiết học phần:

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng

TT Tên bàiThời gian

Sốtiết

Lý thuyết

Thực hành

1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 2 2

2Quản điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

6 6

3 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6 6

4 Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6 6

5 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

8 8

6 Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

9 9

7 Nghệ thuật quân sự Việt Nam 8 8Cộng: 45 tiết 45 tiết

Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh

TT Tên bàiThời gian

Sốtiết

Lý thuyết

Thực hành

1Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

6 6

2 Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao

6 6

3Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng

7 7

4 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

6 6

5Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

5 5

6 Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

5 5

7 Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh 5 5

22

Page 23: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Tổ quốc8 Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống

tội phạm và tệ nạn xã hội5 5

Cộng: 45 tiết 45 tiếtHọc phần 3: Quân sự chung

TT Tên bàiThời gian

Sốtiết

Lý thuyết

Thực hành

1 Đội ngũ đơn vị 4 42 Sử dụng bản đồ địa hình quân sự 8 4 43 Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh 8 6 24 Thuốc nổ 6 65 Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn 8 6 26 Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh 7 4 37 Ba môn quân sự phối hợp 4 1 3

Cộng: 45 tiết 27 tiết 18 tiếtHọc phần 4: Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

TT Tên bàiThời gian

Sốtiết

Lý thuyết

Thực hành

1 Từng người trong chiến đấu tiến công 5 1 42 Từng người trong chiến đấu phòng ngự 5 1 43 Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 20 4 16

Cộng: 30 tiết 6 tiết 24 tiết9. Tổ chức thực hiện chương trình:

1. Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh áp dụng thực hiện từ năm học 2008 - 2009 cho tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo, kể cả chương trình đào tạo tiên tiến thuộc các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập; trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên; các học viện, nhà trường quân đội có đào tạo hệ dân sự trình độ đại học, cao đẳng. Căn cứ vào chương trình đào tạo cụ thể, các trường quy định mã số môn học giáo dục quốc phòng - an ninh để quản lý như các môn học khác. Đào tạo trình độ đại học: thực hiện đủ 4 học phần, với 11 ĐVHT; đào tạo trình độ cao đẳng: thực hiện 3 học phần, với 9 ĐVHT, gồm học phần I, 2, 2I. Sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng hoàn thiện trình độ đại học, học bổ sung học phần 4.

2. Việc phân chia các học phần có tính chất tương đối; căn cứ vào thực tế, các trường thiết kế chương trình chi tiết và tiến trình đào tạo cụ thể. Bài mở đầu có tính chất nhập môn giáo dục quốc phòng - an ninh được giới thiệu ngay từ đầu trong tiến trình thực hiện chương trình.

3. Các học phần lý thuyết kết hợp với thực hành, số tiết thực hành được tích hợp là tiết chuẩn, các trường căn cứ vào điều kiện thực tế đối chiếu với quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để bố trí thêm thời gian thực hành tương ứng với tiết chuẩn. Với các học phần lý thuyết, các trường căn cứ vào điều kiện thực tế và đặc điểm từng bài giảng để có thể sử dụng các hình thức dạy học khác, như: thảo luận, viết thu hoạch...Với các trường có ngành, chuyên ngành đào tạo đặc thù như: đại học hàng hải, đại học y ... bố trí thêm một học

23

Page 24: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

phần hoặc lồng ghép trong chương trình đào tạo khác những kiến thức cơ bản đặc trưng của hải quân, y học quân sự...

4. Căn cứ vào chương trình này các trường xây dựng chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ vừa làm, vừa học phù hợp với hình thức học và đặc điểm đào tạo của từng trường.

5. Thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh đã được quy định trong Danh mục và tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên.

6. Giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh trước khi thực hiện kế hoạch giảng dạy phải được tập huấn về nội dung chương trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập.

7. Khi thực hành các nội dung thuộc kỹ năng quân sự, với các trường không có điều kiện tổ chức học thực hành phải đưa sinh viên vào học tại trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên hoặc liên kết với các học viện, nhà trường quân đội. Bài Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK có nội dung kiểm tra thực hành bắn, các trường có thể tổ chức bắn đạn thật, bắn bằng thiết bị điện tử hoặc laser.

8. Trong khóa học hoặc đợt học giáo dục quốc phòng - an ninh các trường nên bố trí sinh viên đi tham quản ít nhất 1 lần các bảo tàng lịch sử quân sự, lịch sử lực lượng vũ trang; các đơn vị thuộc quân, binh chủng hoặc học viện, nhà trường quân đội.10. Phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập.Thực hiện theo Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng - an ninh, ban hành kèm theo Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

24

Page 25: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Giáo dục thể chất2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 1 hoặc năm 2.4. Phân bố thời gian:

- Lí thuyết: 15 tiết- Thực hành: 75 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Không6. Mục tiêu của học phần

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức về quản điểm đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác TDTT. Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của giáo dục thể chất đối với sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng.

Có kiến thức về mối quan hệ giữa lao động và nghỉ ngơi, giữa nghề nghiệp với TDTT. Đề phòng được bệnh nghề nghiệp và biện pháp khắc phục bệnh nghề nghiệp bằng TDTT.

Trang bị cho sinh viên kỹ thuật vận động một số môn Điền kinh và Thể dục cơ bản trên cơ sở đó nâng cao thể lực chung cho sinh viên.

6.2. Kỹ năng: Sinh viên có khả năng tự rèn luyện để nâng cao sức khỏe, thực hiện một số bài tập thể dục và điền kinh đạt yêu cầu kĩ thuật.

6.3. Thái độ: Hình thành ở sinh viên thói quen và lòng ham thích tập luyện TDTT. Có nhu cầu tự kiểm tra sức khỏe 7. Mô tả chi tiết nội dung học phần:

Học phần gồm có 3 học trình, mỗi học trình gồm có 30 tiết. Tổng số học phần gồm 90 tiết, trong đó lý thuyết có 15 tiết (được phân phối trong cả 3 học trình) và thực hành là 75 tiết. Mỗi học trình, phần lí thuyết được sắp xếp học trước phần thực hành.

Nội dung học phần bao gồm những nội dung cơ bản sau: Những nguyên lí chung về các môn thể dục và điền kinh cơ bản. Một số chủ trương của Đảng Nhà nước về việc học môn GDTC trong các nhà trường. Các kĩ năng vận động cơ bản về các môn thể thao phổ biến như Thể dục, Điền kinh.

Các bài tập được nâng cao dần về độ khó trong các học trình và hoàn thiện ở những bài học cuối. Kết thúc học phần sinh viên phải hoàn thiện một số bài tập cơ bản và đạt được những tiêu chuẩn đánh giá theo yêu cầu.8. Nhiệm vụ của sinh viên

Sinh viên phải tham gia học tập đảm bảo số giờ trong mỗi học trình theo quy định hiện hành về quy chế học tập. 9. Tài liệu học tập

- Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất – NXB Giáo dục - Giáo trình điền kinh – NXB Đại học sư phạm

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênKết thúc mỗi học trình và học phần sinh viên phải hoàn thành bài kiểm tra trong

chương trình theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với sinh viên.

* Nội dung thi kết thúc học phần gồm: Chạy trung bình: nam 1500m, nữ 800m. Thể dục dụng cụ: nam xà đơn, nữ cầu thăng bằng và Nhảy xa.

* Cách tính điểm: điểm học phần là trung bình trung của điểm các nội dung trên. Sinh viên phải thi lại nếu điểm trung bình trung dưới 5 điểm.11. Thang điểm: 10

25

Page 26: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

12. Nội dung chi tiết:HỌC TRÌNH 1

PHẦN LÍ THUYẾT (6 tiết)1. GDTC trong trường ĐH (2 tiết)

Mục đích của giáo dục thể chất trong nhà trường đại học, cao đẳng.Nội dung học tập.Trách nhiệm của sinh viên.

2. Cơ sở khoa học của GDTC (4 tiết)Các chất dinh dưỡngCơ thể con người là bộ máy vận độngMáu và hệ tuần hoàn.

PHẦN THỰC HÀNHTHỂ DỤC (9 tiết)

1. ĐHĐN (2 tiết)Tập luyện một số đội hình đội ngũ cơ bản - Động tác tại chỗ: Xếp hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dóng hàng, điểm số... giậm chân tại chỗ, đứng lại, các động tác quay tại chỗ. - Động tác khi hành tiến: Đi đều, chạy đều, các cách quay và thay đổi đội hình trong khi hành tiến.

2. Bài tập TD vệ sinh (3 tiết)Tập các bài thể dục tay không dành cho học sinh THCS.

3. Bài tập TD thực dụng (4 tiết) Các bài tập mang vác, leo dây, leo thang.

Cõng người trên lưng.Cõng người trên vai.Vác người.Bế người.Cắp người.Hai người kiệu một người.Hai người khiêng 1 người.

Mang vác và di chuyển dụng cụ.Chuyển bóng đặcLeo thangCác bài tập bò.

ĐIỀN KINH (15 tiết)1. Chạy cự li ngắn: 50m, 100m (3 tiết)

- Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn xuất phát.- Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát.- Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy giữa quãng.- Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy về đích và đánh đích.- Hoàn thiện kỹ thuật.

2. Chạy cự li TB: 800; 1500m (6 tiết)Giảng dạy kỹ thuật hô hấp trong chạy trung bình.Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát.Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy giữa quãng.Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy về đích và đánh đích.Hoàn thiện kỹ thuật.

3. Nhảy xa kiểu ngồi (5 tiết)

26

Page 27: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp giậm nhảy.Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất.Hoàn thiện kỹ thuật động tác.

4. Kiểm tra học trình: chạy cự li ngắn (100m) (1 tiết)HỌC TRÌNH 2

PHẦN LÍ THUYẾT (4 tiết)1. Kiểm tra và tự kiểm tra y học (2 tiết)2. TDTT và chế độ nghỉ ngơi của sinh viên (2 tiết)

PHẦN THỰC HÀNHI. ĐIỀN KINH (12 tiết)

1. Nhảy cao nghiêng mình (6 tiết)Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp giậm nhảy.Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất.Hoàn thiện kỹ thuật động tác.

2. Đẩy tạ vai hướng ném (6 tiết)Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn RSCC.Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn trượt đà kết hợp RSCC.Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn trượt đà kết hợp RSCC và giữ thăng bằng.Hoàn thiện kỹ thuật động tác.

2. THỂ DỤC (14 tiết)1. Bài thể dục liên hoàn với vòng và với gậy (6 tiết)

Tập bài vòng 32 động tác(2 tiết)Tập bài gậy 32 động tác (2 tiết)Ôn bài vòng, gậy (2 tiết)

2. Bài tập thể lực trên xà đơn, xà kép, cầu TB (7 tiết)3. Kiểm tra học trình: Bài thể dục liên hoàn vòng hoặc gậy (1 tiết)

HỌC TRÌNH 3PHẦN LÍ THUYẾT (4 tiết)

1. Thể dục nghề nghiệp (2 tiết)Xu thế biến đổi những yêu cầu đối với con người trong lĩnh vực hoạt động, sản xuấtSự phụ thuộc của những yêu cầu về trình độ chuẩn bị thể lực của con người vào tính chất riêng biệt của nghề nghiệp .Những nhiệm vụ chung và chuyên môn trong quá trình chuẩn bị thể lực cho hoạt động nghề nghiệp .

2. Thể dục phục hồi chức năng (2 tiết)Những yêu cầu khi vận dụng thể dục phục hồi chức năng

PHẦN THỰC HÀNHI. ĐIỀN KINH (12 tiết)

1. Nhảy xa ưỡn thân (6 tiết)Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp giậm nhảy.Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất.Hoàn thiện kỹ thuật động tác.

2. Nhảy cao úp bụng (6 tiết)Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp giậm nhảy.

27

Page 28: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất.Hoàn thiện kỹ thuật động tác.

2. THỂ DỤC (14 tiết)1. Thể dục tự do (13 tiết)

Giảng dạy một số động tác thể dục tự do điển hình2. Bài liên hoàn trên xà đơn, cầu thăng bằng3. Kiểm tra học trình: Nhảy cao úp bụng (1 tiết)13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

28

Page 29: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Cơ sở văn hoá Việt Nam2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1.4. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 37 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: không6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về cơ sở hình thành và diễn trình văn hoá Việt Nam. Những kiến thức này cùng với kiến thức của một số môn cơ bản khác cấu thành nền tảng học vấn ở trình độ cao đẳng, đại học.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Trình bày những kiến thức cơ bản về cơ sở hình thành và diễn trình văn hoá Việt Nam.

Mở đầu: Giới thiệu môn họcChương 1: Cơ sở hình thành văn hoá Việt cổ truyềnChương 2: Diễn trình văn hoá Việt NamChương 3: Không gian văn hoá Việt Nam đương đại

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Giáo trình, tập bài giảng- Trần Quốc Vượng , Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005.* Sách tham khảo- Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB TP Hồ Chí Minh, tái bản

1992.- Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB TP. HCM (tái bản) 1990.- Phạm Khiêm Ích, Văn hoá học và văn hoá TK20 (2 tập) Viện TT KHXH – H –

2001.- Vũ Khiêu (chủ biên), Phương pháp luận về vai trò của Văn hoá trong phát

triển–KHXH, H- 1993.- Vũ khiểu (chủ nhiệm), Nho giáo xưa và nay, KHXH – H- 1991.- Vũ Dương Ninh, Kinh nghiệm lịch sử và sự hội nhập Văn hoá Thế giới ,Tạp chí

Đông Nam Á, - Trương Hữu Quýnh, Vài suy nghĩ về bản sắc dân tộc và giao lưu Văn hoá, Tạp

chí Đông Nam Á, số 3 - 1995.- Phan Ngọc, Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, VHTT- H- 1994.- Trần Quốc Vượng, Theo dòng Lịch sử - VHTT- H – 1996.- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP HCM, tái bản

2005.- A.Milolat, Triết học văn hoá (Tài liệu phục vụ nghiên cứu), Viện TTKHXH số

98; 99 -2002.

29

Page 30: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Liu Zhongmin, Về mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị Quốc tế, Viện TT KHXH -1999 số 47.

- Grant Evans, Bức thảm văn hoá Châu Á tiếp cận nhân học, Nxb Văn hoá Dân tộc, 2001.

- O’hear Anthony, Định nghĩa Văn hoá trong “Văn hoá học và Văn hoá TK 20”, Viện TTKHXH 2001.

- V.E Davidovich, Dưới lăng kính triết học, Nxb Chính trị QG – H- 2002.- Anodor, Lý luận văn hoá , Bản dịch TV Trường ĐHVH – 1984.

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔN HỌC1. Nội dung môn học: cơ sở hình thành và diễn trình Văn hoá Việt Nam2. Đối tượng: Văn hoá Việt Nam3. Phương pháp luận nghiên cứu: phương pháp chung, phương pháp luận sử học, phương pháp luận hệ thống…* Văn hoá Việt Nam1. Khái niệm và quan niệm văn hoá2. Bản chất của văn hoá, các thuật ngữ cơ bản của Văn hoá học3. Việt Nam: Quốc gia đa tộc người – đa văn hoá.

2 2

2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HOÁ VIỆT CỔ TRUYỀN

1.1. Việt Nam đất nước con người1.1.1. Góc độ tiếp cận: liên ngành địa lí - lịch sử để nghiên cứu sự hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam.1.1.2. Giới thiệu khái quát: cương vực lãnh thổ, nguồn gốc tộc người dân tộc vv…1.1.3. Nguồn gốc văn hoá Việt Nam1.2. Cơ sở hình thành văn hoá Việt cổ truyền (Sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài)1.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế chi phối văn hoá1.2.1.1. Vị trí địa lí1.2.1.2. Địa hình1.2.1.3. Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa văn hoá dân gian và văn hoá chính thống1.2.2. Đặc thù về xã hội - Lịch sử chi phối văn hóa1.2.2.1 Tổ chức đời sống cộng đồng1.2.2.2 Kết cấu xã hội1.2.2.3 Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa văn hóa dân gian và văn hóa chính thống

15 14 1

30

Page 31: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.2.2.4 Đặc điểm của lịch sử Việt Nam1.2.3. Đặc thù về tư duy – tâm linh1.2.3.1. Tư duy: thiên về cảm tính, trực quản, cảm nhận tổng hợp, thiếu vắng tư duy lý tính, trừu tượng, khái quát mô hình hoá.1.2.3.2. Tâm linh: phong phí, đa dạng các tín ngưỡng, các tôn giáo đều tiếp thu bên ngoài và có sự dung hoà tôn giáo, tín ngưỡng.

3

CHƯƠNG 2: DIỄN TRÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn văn hoá bản địa Từ khi có con người trên đất Việt cổ đến trước khi gặp văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa2.1.1. Văn hoá thời kì tiền sử2.1.2. Văn hoá thời kì dựng nước2.1.3. Nhận xét chung về đặc điểm văn hoá2.2. Giai đoạn 2: Văn hóa Việt trong sự giao thoa với Trung Hoa, Ấn độ 9 từ 111 đến 938)2.2.1. Quá trình vừa đề kháng vừa tiếp thu văn hoá Trung Hoa2.2.2. Sự giao lưu và tiếp thu tự nguyện văn hóa Ấn Độ2.2.3. Nhận xét về đặc điểm văn hoá, giao lưu và tiếp biến văn hoá2.3. Giai đoạn 3: Thời kỳ văn hoá Đại Việt (từ 938 đến 1884)2.3.1. Thời kì từ 938 đến 1407 (Ngô – Đinh - Tiền Lê – Lý - Hồ)2.3.2. Thời kì từ 1427 đến 18842.3.3. Nhận xét về đặc điểm văn hoá2..4. Giai đoạn 4: Văn hoá Việt Nam cận đại: từ 1884 đến 19452.4.1. Cơ sở, nguồn gốc của văn hoá Việt Nam cận đại2.4.2. Sự thay đổi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng và hệ quả văn hoá2.4.3. Kết quả của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá phương Tây2.5. Giai đoạn 5: Văn hoá Việt Nam hiện đại (từ 1945 đến nay và chưa kết thúc)2.5.1. Những đặc điểm cơ bản của đời sống văn hoá Việt nam hiện đại2.5.2. Giới thiệu khái quát về văn hoá Việt Nam hiện đại

20 18 2

4 CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (CÁC VÙNG VĂN HOÁ)

Hướng dẫn sinh viên đọc Chương 4 - Giáo trình cơ sở văn hoá Việt Nam do GS.Trần Quốc Vượng chủ biên để làm rõ3.1. Đặc trưng vùng văn hoá Tây Bắc3.2. Đặc trưng vùng văn hoá Việt Bắc3.3. Đặc trưng vùng văn hoá Đồng bằng Bắc Bộ3.4. Đặc trưng vùng văn hoá Trung Bộ

6 1 5

31

Page 32: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.5. Đặc trưng vùng văn hoá Tây Nguyên3.6. Đặc trưng vùng văn hoá Nam Bộ

5

KÊT LUẬN1. Những bài học rút ra từ sự phát triển của văn hóa Việt Nam2. Định hướng văn hóa: xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

2 2

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

32

Page 33: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Tiếng Việt thực hành2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 14. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 29 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 16 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: không6. Mục tiêu của học phần

- Phát triển kỹ năng sử dụng tiếng việt, chủ yếu là đọc và viết các tài liệu khoa học và hành chính – kỹ năng lời nói quản trọng nhất để sinh viên chiếm lĩnh tri thức chuyên môn trong nhà trường; giúp sinh viên luyện kỹ năng nói trước công chúng, tập thể.

- Góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Phần 1. Rèn luyện kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bảnChương 1: Khái quát về văn bảnChương 2: Tạo lập văn bảnChương 3: Tiếp nhận văn bản

Phần 2. Rèn luyện kỹ năng dùng từ và đặt câuChương 1: Rèn luyện kỹ năng dùng từ và đặt câuChương 2: Chính tả8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập:* Sách, giáo trình chínhTập bài giảng của giảng viên* Tài liệu tham khảo:- Lê A, Đinh Thanh Huệ, Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục – Hà Nội 1997.- Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục- Diệp Quang Ban, Giao tiếp – văn bản – liên kết - đoạn văn, NXBKHXH, Hà

Nội, 200010. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 10

33

Page 34: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

12. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNGTẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN 30 23 7

1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN1.1. Khái niệm và đặc trưng của văn bản khoa học1.2. Khái niệm và đặc trưng của văn bản nghị luận1.3. Khái niệm và đặc trưng của văn bản hành chính

5 5

2

CHƯƠNG 2: TẠO LẬP VĂN BẢN2.1. Quy trình xây dựng văn bản2.1.1. Định hướng các nhân tố giao tiếp trong văn bản2.1.2. lập đề cương cho văn bản2.1.3. Viết đoạn văn2.1.4. Viết văn bản2.1.5. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản2.2. Kỹ thuật trình bày luận văn và tiểu luận khoa học2.2.1. Lập đề cương nghiên cứu2.2.2. Trình bày lịch sử vấn đề2.2.3. Trình bày mục lục tài liệu tham khảo2.2.4. Cấu trúc thường gặp của một luận văn và tiểu luận khoa học2.2.5. Ngôn ngữ trong luận văn và tiểu luận khoa học

15 10 5

3

CHƯƠNG 3: TIẾP NHẬN VĂN BẢN3.1. Tóm tắt một văn bản3.1.1. Phương pháp tóm tắt một văn bản3.1.2. Tóm tắt một văn bản hành chính công vụ3.1.3. Tóm tắt một văn bản khoa học3.2. Tổng thuật các văn bản3.2.1. Phương pháp tổng thuật các văn bản3.2.2. Tổng thuật các văn bản hành chính công vụ3.2.3. Tổng thuật các văn bản khoa học

10 8 2

PHẦN 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU 15 6 9

4

CHƯƠNG 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU

1.1. Rèn luyện kĩ năng dùng từ1.1.1. Những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản1.1.2. Sử dụng từ Hán Việt1.1.3. Dùng từ trong văn bản hành chính1.2. Rèn luyện kĩ năng đặt câu1.2.1. Những yêu cầu chung của việc đặt câu1.2.2. Đặt câu trong văn bản hành chính

8 4 4

5 CHƯƠNG 2: CHÍNH TẢ 2.1. Chữ quốc ngữ2.1.1. Chữ cái2.1.2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ2.1.3. Những bất hợp lí của chữ quốc ngữ

7 2 5

34

Page 35: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.2. Chính tả2.2.1. Đặc điểm và nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt2.2.2. Quy tắc viết hoa trong văn bản2.2.3. Quy tắc viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài2.3. Lỗi chính tả1. Các biểu hiện của lỗi chính tả

2. Các khắc phục lỗi chính tả

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

35

Page 36: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Xã hội học đại cương2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: sinh viên năm 14. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 34 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 11 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: không6. Mục tiêu của học phần:

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành phát triển; đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Vận dụng để nghiên cứu một số lĩnh vực xã hội học như: Xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học giáo dục…giúp cho sinh viên hiểu và vận dụng kiến thức này vào các lĩnh vực trong xã hội.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Sự ra đời của xã hội học- Một số khái niệm cơ bản của xã hội học- Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, Xã hội học, NXBĐHQGHN, 2001 - Nguyễn Sinh Huy, Xã hội học đại cương, NXBĐHQGHN -1999* Sách tham khảo- Xã học đại cương, Phạm Tất Dong- Nhập môn xã hội học, NXB Giáo dục, 1997, Nguyễn Văn Lê

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

1.1. Một vài nét về sự ra đời và phát triển của xã hội học1.2. Đối tượng của xã hội học1.3. Cơ cấu của xã hội học1.4. Quan hệ của xã hội học với các khoa học khác1.4.1. Quan hệ giữa xã hội học với triết học1.4.2. Quan hệ giữa xã hội học với tâm lý học và lịch sử học

7 6 1

36

Page 37: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.4.3. Quan hệ giữa xã hội học và kinh tế học1.4.4. Quan hệ giữa xã hội học và nhân chủng học1.4.5. Quan hệ giữa xã hội học và luật1.4.6. Quan hệ giữa xã hội học và khoa học chính trị1.5. Chức năng của xã hội học5.1. Chức năng nhận thức5.2. Chức năng thực tiễn5.3. Chức năng tư tưởng1.6. Nhiệm vụ của xã hội1.6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận1.6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm1.6.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng1.7. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học1.7.1. Phương pháp xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứua. Xác định đề tàib. Xác định mục tiêu nghiên cứu1.7.2. Xây dựng giả thuyết và thao tác hóa khái niệma. Xây dựng giả thuyếtb. Thao tác hóa khái niệm (cụ thể hóa khái niệm)1.7.3. Xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học1.7.4. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu xã hội học1.7.5. Các phương pháp cụ thể để thu thập thông tina. Phương pháp quan sátb. Phương pháp trưng cầu ý kiếnc. Phương pháp phỏng vấnd. Các phương pháp khác

2 CHƯƠNG 2: HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI

2.1. Khái niệm hành động xã hội2.2. Cấu trúc của hành động xã hội2.3. Những yếu tố quy định hành động xã hội2.3.1. Các yếu tố tự nhiên2.3.2. Quá trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội2.3.3. Hành động xã hội là sự trao đổi xã hội2.3.4. Hành động xã hội là sự tuân theo2.3.5. Hành động xã hội là phản ứng với xung quanh2.4. Phân loại hành động xã hội2.4.1. Phân loại theo mức độ ý thức của hành động2.4.2. Phân loại theo động cơ2.4.3. Phân loại theo định hướng giá trị2.5. Tương tác xã hội2.5.1. Khái niệm tương tác xã hội là quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau tác động2.5.2. Tương tác xã họi và lý thuyết tương tác biểu trưng2.5.3. Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội2.5.4. Lý thuyết kịch2.5.5. Phương pháp luận dân tộc học về tương tác xã hội

6 5 1

37

Page 38: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.6. Các loại hình tương tác xã hội2.6.1. Phân loại dựa vào mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động2.6.2. Phân loại theo các dạng hoạt động chung2.6.3. Phân loại theo chủ thể hành động trong tương tác2.6.4. Phân loại theo mục tiêu, ý nghĩa xã hội của tương tác

3

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI

3.1. Nhóm xã hội3.1.1. Khái niệm3.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhóm3.1.3. Phân loại nhóm3.2. Tổ chức xã hội3.2.1. Khái niệm3.2.2. Phân loại tổ chức xã hội3.3. Quyền lực xã hội3.3.1. Khái niệm3.3.2. Nguồn gốc quyền lực xã hội3.3.3. Các hình thức quyền lực xã hội3.4. Trật tự xã hội3.4.1. Khái niệm3.4.2. Một số lý thuyết về trật tự xã hội3.4.3. Kiểm soát xã hội3.5. Thiết chế xã hội3.5.1. Khái niệm3.5.2. Đặc trưng của thiết chế xã hội3.5.3. Chức năng của thiết chế xã hội3.5.4. Các loại thiết chế xã hội

6 4 2

4 CHƯƠNG 4: CƠ CHẾ XÃ HỘI4.1. Cơ cấu xã hội và xã hội4.1.1. Khái niệm cơ cấu xã hội4.1.2. Khái niệm xã hội và các kiểu xã hội4.2. Các yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội4.2.1. Các địa vị4.2.2. Các vai trò4.2.3. Các nhóm xã hội4.2.4. Các mạng lưới xã hội4.2.5. Các thiết chế xã hội4.3. Các cơ cấu xã hội cơ bản4.3.1. Cơ cấu xã hội - dân số4.3.2. Cơ cấu dân số lứa tuổi4.3.3. Cơ cấu xã hội - lãnh thổ4.3.4. Cơ cấu xã hội - học vấn nghề nghiệp4.3.5. Cơ cấu xã hội - giai cấp4.4. Bất bình đẳng xã hội4.4.1. Khái niệm4.4.2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng4.4.3. Một vài quan điểm về bất bình đẳng xã hội

7 6 1

38

Page 39: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.5. Phân tầng xã hội4.5.1. Khái niệm4.5.2. Lý thuyết và phân tầng xã hội4.6. Giai cấp xã hội4.6.1. Khái niệm4.6.2. Quan niệm của K. Mac về giai cấp4.6.3. Quan niệm của Weber về giai cấp xã hội4.7. Di động xã hội4.7.1. Khái niệm4.7.2. Hình thức di động xã hội4.7.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội

5

CHƯƠNG 5: VĂN HÓA5.1. Khái niệm văn hóa5.1.1. Tiểu văn hóa5.1.2. Phản văn hóa5.1.3. Văn hóa nhóm5.2. Cơ cấu của văn hóa5.2.1. Chân lý5.2.2. Giá trị5.2.3. Mục tiêu5.2.4. Chuẩn mực5.3. Các loại hình văn hóa5.3.1. Văn hóa tinh thần5.3.2. Văn hóa vật chất5.4. Chức năng của văn hóa

4 3 1

6

CHƯƠNG 6: XÃ HỘI HÓA6.1. Khái niệm xã hội hóa6.2. Môi trường xã hội hóa6.2.1. Gia đình6.2.2. Trường học và các tổ chức trước tuổi đi học6.2.3. Các nhóm thành viên6.2.4. Thông tin đại chính6.3. Phân đoạn quá trình xã hội hóa6.3.1. Vấn đề phân đoạn6.3.2. Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa6.4. Vị trí, vị thế và vai trò xã hội6.4.1. Vị trí xã hội6.4.2. Vị thế xã hội6.4.3. Vai trò xã hội

5 3 2

7 CHƯƠNG 7: BIẾN ĐỔI XÃ HỘI7.1. Khái niệm biến đổi xã hội7.1.1. Khái niệm 7.1.2. Đặc điểm của biến đổi xã hội7.1.3. Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan7.2. Những cách tiếp cận xã hội học về sự biến đổi xã hội7.2.1. Cách tiếp cận theo chu kỳ7.2.2. Những quan điểm tiến hóa

5 4 1

39

Page 40: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

7.2.3. Quan điểm xung đột7.3. Những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội7.3.1. Quan niệm tổng hợp7.3.2. Biến đổi xã hội; những quan điểm toàn cầu7.4. Những nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã hội7.4.1. Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi xã hội7.4.2. Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi7.4.3. Điều kiện biến đổi xã hội7.5. Biến đổi xã hội việt Nam trong giai đoạn đổi mới7.5.1. Kinh tế7.5.2. Chính trị7.5.3. Giáo dục - đào tạo7.5.4. Thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa nghệ thuật 7.5.5. Chăm sóc bảo vệ sức khỏe7.5.6. Gia đình

8

CHƯƠNG 8: MỘT SỐ LĨNH VỰC NGIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC

8.1. Xã hội học gia đình8.2. Xã hội học đô thị8.3. Xã hội học nông thôn8.4. Xã hội học về chính sách xã hội8.5. Xã hội về pháp luật và tội phạm8.6. Xã hội học về dư luận xã hội về thông tin đại chúng8.7. Xã hội học giáo dục

5 3 23

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

40

Page 41: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN1. Tên học phần: Luật Hành chính2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 35 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 10 tiết

5. Điều kiện tiên quyếtPháp luật đại cương

6. Mục tiêu của học phần:Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong quản lý hành chính Nhà

nước như: cơ quan hành chính Nhà nước; quan hệ pháp luật hành chính; cán bộ; công chức; quyết định hành chính; thủ tục hành chính; trách nhiệm pháp lý hành chính. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người cán bộ trong hoạt động văn phòng.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Chương 1: Khái niệm chung về Luật hành chínhChương 2: Nguồn của luật hành chínhChương 3: Quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính Chương 4: Cơ quan hành chính Nhà nướcChương 5: Cán bộ, công chứcChương 6: Tổ chức xã hội và cá nhânChương 7: Quyết định hành chínhChương 8: Thủ tục hành chínhChương 9: Vi phạm pháp luật hành chính và trách nhiệm pháp luật hành chính.Chương 10: Những biện pháp bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành

chính Nhà nước8. Nhiệm vụ của sinh viên;

- Dự giờ lý thuyết đầy đủ- Tham gia đầy đủ các buổi thực hành và kiểm tra

9. Tài liệu học tập:* Giáo trình, tập bài giảng- Giáo trình Luật hành chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội* Tài liệu tham khảo- Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội - Giáo trình Luật hành chính, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH

1.1. Luật hành chính - Một ngành luật về quản lý Nhà nước

7 6 1

41

Page 42: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính1.1.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính1.1.3. Định nghĩa Luật hành chính1.2. Tương quan giữa Luật hành chính với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật VN1.2.1. Luật hành chính và Luật Hiến pháp1.2.2. Luật hành chính và Luật lao động1.2.3. Luật hành chính và Luật hình sự1.2.4. Luật hành chính và Luật dân sự1.2.5. Luật hành chính và Luật đất đai1.3. Khoa học Luật hành chính1.3.1. Khái niệm1.3.2. Đối tượng nghiên cứu1.3.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu1.3.4. Vị trí của khoa học Luật hành chính trong hệ thống các ngành khoa học pháp lý và khoa học xã hội khác.

2

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH2.1. Khái niệm và phân loại nguồn của Luật hành chính2.1.1. Khái niệm2.1.2. Phân loạia. Căn cứ theo chủ thể ban hànhb. Căn cứ theo phạm vi hiệu lựcc. Căn cứ theo tên văn bản và vị trí của cơ quan ban hành2.2. Hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính2.1. Tập hợp hoá2.2. Pháp điển hoá

2 1 1

3

CHƯƠNG 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

3.1. Quy phạm pháp luật hành chính3.1.1. Khái niệm3.1.2. Đặc điểm3.1.3. Cấu trúc3.1.4. Phân loại3.1.5. Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính và thực hiện quy pham luật hành chính3.2. Quan hệ pháp luật hành chính3.2.1. Khái niệm3.2.2. Đặc điểm3.2.3. Cấu trúc3.2.4. Phân loại

4 3 1

4 CHƯƠNG 4: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC4.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước4.1.1. Khái niệm4.1.2. Đặc điểm4.2. Phân loại cơ quan hành chính Nhà nước4.2.1. Căn cứ trên cơ sở pháp lý thành lập cơ quan 4.2.2. Căn cứ theo trình tự thành lập cơ quan 4.2.3. Căn cứ theo vị trí của cơ quan trong bộ máy quản lý

5 4 1

42

Page 43: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.2.4. Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc4.2.5. Căn cứ theo thẩm quyền.4.3. Hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước4.3.1. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương4.3.2. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

5

CHƯƠNG 5: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC5.1. Chế độ công vụ5.1.1. Khái niệm5.1.2. Các nguyên tắc5.2. Khái niệm và phân loại cán bộ, công chức5.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức5.2.2. Phân loại cán bộ, công chức5.3. Cách thức tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức5.3.1. Bầu5.3.2. Tuyển dụng5.3.3. Sử dụng5.3.4. Quản lý Nhà nước đối với công chức, viên chức5.4. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức5.4.1. Quyền của cán bộ, công chức5.4.2. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức5.4.3. Những việc cán bộ, công chức không được làm5.5. Chế độ khen thưởng và trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức5.5.1. Chế độ khen thưởng5.5.2. Trách nhiệm pháp lý

8 7 1

6

CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ CÁ NHÂN6.1. Tổ chức xã hội6.1.1. Khái niệm và phân loại tổ chức xã hội6.1.2. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội6.2. Cá nhân6.2.1. Công dân VN6.2.2. Người nước ngoài và người không quốc tịch

3 2 1

7

CHƯƠNG 7: QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH7.1. Khái niệm và đặc điểm của quyết định hành chính7.1.1. Khái niệm7.1.2. Đặc điểm7.2. Phân loại quyết định hành chính7.2.1. Căn cứ theo tính chất pháp lý7.2.2. Căn cứ theo cơ quan ban hành7.2.3. Căn cứ theo trình tự ban hành7.2.4. Căn cứ theo hình thức thể hiện7.3. Các yêu cầu đối với quyết định hành chính7.3.1. Tính hợp pháp7.3.2. Tính hợp lí7.4. Khiếu nại, khiếu kiện đối với quyết định hành chính7.4.1. Khiếu nại7.4.2. Khiếu kiện

3 2 1

8 CHƯƠNG 8: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 2 1 1

43

Page 44: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

8.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính8.1.1. Khái niệm 8.1.2. Đặc điểm8.2. Các nguyên tắc của thủ tục hành chính8.2.1. Pháp chế8.2.2. Khách quan8.2.3. Chính xác, minh bạch8.2.4. Bình đẳng trước pháp luật giữa các bên tham gia thủ tục hành chính8.2.5. Đơn giản, tiết kiệm8.2.6. Nhanh chóng, kịp thời8.3. Các yêu cầu của việc cải cách thủ tục hành chính8.3.1. Thống nhất8.3.2. Hiệu quả

9

CHƯƠNG 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

9.1. Vi phạm pháp luật hành chính1.1. Khái niệm1.2. Đặc điểm1.3. Các yếu tố cấu thành9.2. Trách nhiệm hành chính2.1. Khái niệm2.2. Đặc điểm9.3. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính3.1. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính3.2. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính

8 7 1

10

CHƯƠNG 10: NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

NHÀ NƯỚC10.1. Khái niệm pháp chế và kỷ luật Nhà nước10.1.1. Khái niệm pháp chế10.1.2. Khái niệm kỷ luật Nhà nước10.2. Các nguyên tác của hoạt động bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước10.2.1. Pháp chế 10.2.2. Thường xuyên10.2.3. Toàn diện, hệ thống và thu hút rộng rãi người dân tham gia10.2.4. Nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả10.2.5. Công khai, minh bạch10.3. Các hình thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính Nhà nước10.3.1. Giám sát10.3.2. Thanh tra10.3.3. Kiểm tra10.3.4. Kiểm sát

3 2 1

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

44

Page 45: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Lịch sử Việt Nam 2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 52 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: không6. Mục tiêu của học phần

Giúp cho sinh viên nắm được kiến thức cơ bản của lịch sử VN giai đoạn từ 938 đến nay, vận dụng những kiến thức lịch sử vào việc học tập, nghiên cứu các môn học khác như Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Lưu trữ học…..7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Lịch sử Việt nam giai đoạn từ năm 938 đến nay gồm nội dung sau:Phần 1. Việt Nam từ 938 đến 1858: Khái quát quá trình hình thành các quốc gia

đầu tiên trên đất Việt Nam; Cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập của Việt Nam thế kỷ XVI đến nửa đầu thế ký XIX

Phần 2. Việt Nam giai đoạn từ 1858 đến năm 1930: Tình hình Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1918; Giới thiệu Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930: Phong trào yêu nước; phong trào công nhân, sự ra đời các tổ chức yêu nước và cách mạng; Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập

Phần 3: Việt Nam từ 1930 đến nay: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931; 1936 - 1939; 1939 – 1945; Tình hình Việt nam từ 1945 - 1954 cuộc kháng chiến kiến quốc- Giới thiệu công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (1954 - 1975)8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Giáo trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X (sách dùng cho cao

đẳng)- Giáo trình lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến 1858 (sách dùng cho cao đẳng)- Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 (sách dùng cho cao đẳng)* Sách tham khảo- Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, NXB Đại học

Sư phạm, 2005- Nguyễn Đinh Lễ (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945, NXB Đại học

Sư phạm, 2005- Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách

mạng Việt Nam 1945 -1975 thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

- Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998

45

Page 46: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Nguyễn Quảng Ngọc, Tiến trình lịch sử VN, Nxb Giáo dục, 2005- Vũ Ngọc Khánh, Vua trẻ trong lịch sử VN, Nxb Thanh niên, HN, 1998- Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam T1. Nxb Giáo dục, HN. 1998- Đinh Xuân Lâm, Đại cương Lịch sử Việt Nam T2, NXB Giáo dục, HN.1998

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 938 ĐẾN 1858 20 16 4

1

BÀI MỞ ĐẦU1. Việt Nam thời nguyên thủy2. Việt Nam thời dựng nước Văn lang - Âu lạc3. Việt Nam thời Bắc thuộc và đấu tranh chống phong kiến phương Bắc giành độc lập

3 3

2

CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVI

1.1. Bước đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lâp (thế kỷ X)1.2. Việt Nam thời Lý - Trần - Hồ (thế ký XI đến đầu thế kỷ XV)1.3. Việt Nam từ đầu thể kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI

5 5

3

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVI ĐẾN 1858

3.1. Việt Nam trong các thế ký XVI đển nửa đầu thể kỷ XV2I3.2. Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến và phong trào đấu tranh của nông dân3.3. Việt nam nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn3.4. Tình hình văn hóa Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XV2I đến nửa đầu thế kỷ XIX

10 8 2

PHẦN 2: VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1930

4

CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN ĐẾN 18951.1. Việt Nam đứng trước nguy cơ xâm lược vũ trang của thực dân Pháp1.2. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhà nguyễn và nhân dân Việt nam từ 1858 đến 18841.3. Cuộc nổi dậy ở kinh thành Huế và Phong trào Cần Vương (1858 – 1896)

5 5

5

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ 1897 ĐẾN 19182.1.Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp2.2. Sự ra đời của trào lưu dân tộc chủ nghĩa và cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế ký XX2.3. Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất

5 5

46

Page 47: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

6

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 19303.1. Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp3.2. Phong trào yêu nước, phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1930. Các tổ chức yêu nước, cách mạng ra đời3.3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

8 6 2

PHẦN 3: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN NAY

7

CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 19451.1. Việt Nam trong tình hình thế giới những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)1.2. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh1.3. Phong trào dân chủ 1936 - 19391.4. Khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945

5 5

8

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 2.1. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng đấu tranh chống ngoại xâm nội phản bảo vệ chính quyền (1945 - 1946)2.2. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 - 1950)2.3. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (1950 - 1953)2.4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1953 -1954)

7 5 2

9

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 3.1. Đặc điểm tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới3.2. Xây dựng miền Bắc XHCN và đấu tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam (1954 - 1965)3.3. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ xâm lược, miền Bắc tiếp tục xây dựng CNXH (1965 - 1973)3.4. Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (1973 -1975)

6 6

10

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY 4.1.Việt Nam trong năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975 - 1976)4.2. Việt Nam bước đầu đi lến CNXH, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986)4.3. Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên CNXH (1986 - 2000)

6 4 2

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

47

Page 48: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm 14. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết : 52 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương; Lịch sử Việt Nam6. Mục tiêu của môn học

Trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản của khoa học lý luận Mác – Lê Nin về Nhà nước và Nhà nước CHXHCNVN qua các giai đoạn lịch sử từ 1945 đến 2006, vận dụng bổ trợ thực hiện nghiệp vụ lưu trữ tài liệu của các cơ quan Nhà nước ở các thời kỳ khác nhau.7. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Chương 1 : Những khái niệm cơ bản của lý luận Mác-Lênin về Nhà nước.Chương 2: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà

(giai đoạn 1945-1954) theo hiến pháp 1946.Chương 3: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước VNDCCH (giai đoạn 1954-

1975) theo Hiến pháp 1959.Chương 4: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Cộng hoà Miền Nam Việt

Nam (giai đoạn 1945-1975).Chương 5: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Việt Nam cộng hoà (giai đoạn

1954-1975)Chương 6: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam theo hiến pháp 1980.Chương 7: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo

Hiến pháp 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập*Sách, giáo trình

- Trường CĐNV, Giáo trình Lịch sử và tổ chức các cơ quan Nhà nước VN từ 1945- nay, 2006.

- Tập bài giảng của GV* Tài liệu tham khảo- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam- Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam- Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992) - Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 1992 sửa đổi- Hiến pháp Việt Nam cộng hòa năm 1956, 1967- Luật tổ chức Quốc hội 2002- Luật tổ chức Tòa án Nhân dân 2002- Luật tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân 2002- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân sửa đổi năm 2003

48

Page 49: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN MÁC – LÊ NIN VỀ NHÀ NƯỚC

1.1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước1.1.1. XH trước khi có giai cấp là XH không có Nhà nước1.1.2. XH có giai cấp, Nhà nước xuất hiện.1.1.3. Khái niệm Nhà nước1.2. Bản chất của Nhà nước1.2.1. Khái niệm bản chất Nhà nước1.2.2. Bản chất Nhà nước1.2.3. Sự khác nhau về bản chất giữa các kiểu Nhà nước trong các hình thái kinh tế - xã hội.1.2.4. Sự khác nhau giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội.1.3. Chức năng của Nhà nước1.3.1. Khái niệm chức năng của Nhà nước1.3.2. Các chức năng của Nhà nước1.3.3. Chức năng của Nhà nước XHCN1.4. Các kiểu và hình thức Nhà nước1.4.1. Kiểu Nhà nước1.4.2. Hình thức Nhà nước

9 8 1

2

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

(GIAI ĐOẠN 1945-1954)- THEO HIẾN PHÁP 19462.1. Nghị viện nhân dân2.1.1. Vị trí2.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn2.1.3. Cơ cấu tổ chức2.1.4. Nguyên tắc lề lối làm việc2.2. Chính phủ2.2.1. Lịch sử hình thành Chính phủ2.2.2. Vị trí2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn2.2.4. Cơ cấu tổ chức2.2.5. Nguyên tắc, lề lối làm việc2.3. Tổ chức cơ quan chính quyền địa phương2.3.1. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến ngày 19/12/19462.3.2. Trong kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 19542.4. Tổ chức cơ quan Tư pháp2.4.1. Tổ chức Toà án các cấp và thẩm quyền xét xử2.4.2. Tổ chức Toà án các cấp sau 1950

10 9 1

49

Page 50: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

(GIAI ĐOẠN 1945-1975) - THEO HIẾN PHÁP 1959A. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cấp Trung ươngI. Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội1. Quốc hội1.1. Vị trí1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn1.3. Cơ cấu tổ chức 1.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội2.1. Vị trí2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn2.3. Cơ cấu tổ chức2.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc2. Chủ tịch nước1. Vị trí2. Nhiệm vụ, quyền hạn2I. Hội đồng Chính phủ1. Vị trí2. Nhiệm vụ, quyền hạn3. Cơ cấu tổ chức4. Nguyên tắc, lề lối làm việc4. Toà án nhân dân tối cao1. Vị trí2. Nhiệm vụ, quyền hạn3. Cơ cấu tổ chức4. Nguyên tắc, lề lối làm việcV. Viện kiểm sát nhân dân tối cao1. Vị trí2. Nhiệm vụ, quyền hạn3. Cơ cấu tổ chức4. Nguyên tắc, lề lối làm việcB. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cấp địa phươngI. Hội đồng nhân dân các cấp1. Vị trí2. Nhiệm vụ, quyền hạn3. Cơ cấu tổ chức4. Nguyên tắc, lề lối làm việc2. Uỷ ban hành chính các cấp1. Vị trí2. Nhiệm vụ, quyền hạn3. Cơ cấu tổ chức4. Nguyên tắc, lề lối làm việc2I. Toàn án nhân dân địa phương1. Vị trí

10 8 2

50

Page 51: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2. Nhiệm vụ, quyền hạn3. Cơ cấu tổ chức4. Nguyên tắc, lề lối làm việc4. Viện kiểm sát nhân dân địa phương1. Vị trí2. Nhiệm vụ, quyền hạn3. Cơ cấu tổ chức4. Nguyên tắc, lề lối làm việc

4

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ MIỀN NAM

VIỆT NAM (1954-1975)I. Giai đoạn đấu tranh cách mạng giành chính quyền (1954-1960)2. Giai đoạn xây dựng và củng cố chính quyền (1960-1969)2I. Tổ chức bộ máy cơ quan Nhà nước cộng hoà Miền Nam Việt nam1. Cấp Trung ương2. Cấp địa phương

2 2

5

CHƯƠNG 5:TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ (1954-1975)

A. Nền Đệ nhất cộng hoà và Hiến pháp 1956I. Cấp Trung ương1. Cơ quan lập pháp2. Cơ quan hành pháp3. Cơ quan tư pháp2. Cấp địa phương1. Cơ quan quyền lực2. Cơ quan hành chínhB. Nền Đệ nhị cộng hoà và Hiến pháp 1967I. Cấp Trung ương1. Cơ quan lập pháp2. Cơ quan hành pháp3. Cơ quan tư pháp4. Các định chế đặc biệt2. Cấp địa phương1. Cơ quan quyền lực2. Cơ quan hành chính

2 1 1

6 CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM-THEO HIẾN PHÁP 1980A. Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt NamI. Sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam1. Hội nghị hiệp thương chính trị - Tổng tuyển cử ngày 25/4/19762. Quốc hội chung của Nhà nước thống nhất2. Đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước

13 12 1

51

Page 52: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

CHXHCNVN1. Đặc điểm2. Chức năng, nhiệm vụ2I. Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo2. Nguyên tắc tập trung dân chủ3. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chế độ thủ trưởng4. Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý Nhà nước, XH5. Nguyên tắc pháp chế XHCNB. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước CHXHCN Việt Nam (theo Hiến pháp 1980)I. Cấp Trung ương1. Quốc hội1.1. Vị trí1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn1.3. Cơ cấu tổ chức1.4. Nguyên tắc lề lối làm việc2. Hội đồng Nhà nước2.1. Vị trí2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn2.3. Cơ cấu tổ chức2.4. Nguyên tắc lề lối làm việc3. Hội đồng Bộ trưởng3.1. Vị trí3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn3.3. Cơ cấu tổ chức3.4. Nguyên tắc lề lối làm việc4. Toà án nhân dân tối cao4.1. Vị trí4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn4.3. Cơ cấu tổ chức4.4. Nguyên tắc lề lối làm việc5. Viện kiểm sát nhân dân tối cao5.1. Vị trí5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn5.3. Cơ cấu tổ chức5.4. Nguyên tắc lề lối làm việc2. Cấp địa phương1. Hội đồng nhân dân các cấp1.1. Vị trí1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn1.3. Cơ cấu tổ chức1.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc2. Uỷ ban nhân dân các cấp2.1. Vị trí

52

Page 53: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn2.3. Cơ cấu tổ chức2.4. Nguyên tắc lề lối làm việc3. Toà án nhân dân3.1. Vị trí3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn3.3. Cơ cấu tổ chức3.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc4. Viện kiểm sát nhân dân4.1. Vị trí4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn4.3. Cơ cấu tổ chức4.4. Nguyên tắc lề lối làm việc

7 CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – THEO HIẾN PHÁP 1992 VÀ NGHỊ

QUYẾT SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP 1992

I. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương1. Quốc hội1.1. Vị trí1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn1.3. Cơ cấu tổ chức1.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc2. Uỷ ban thường vụ quốc hội2.1. Vị trí2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn2.3. Cơ cấu tổ chức2.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc3. Chủ tịch nước3.1. Vị trí3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn3.3. Cơ cấu tổ chức3.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc4. Chính phủ4.1. Vị trí4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn4.3. Cơ cấu tổ chức4.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc5. Toà án nhân dân tối cao5.1. Vị trí5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn5.3. Cơ cấu tổ chức5.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao6.1. Vị trí6.2. Nhiệm vụ, quyền hạn6.3. Cơ cấu tổ chức

11 10 1

53

Page 54: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

6.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc2. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cấp địa phương1. Hội đồng Nhân dân các cấp1.1. Vị trí1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn1.3. Cơ cấu tổ chức1.4. Nguyên tắc lề lối làm việc2. Uỷ ban nhân dân các cấp2.1. Vị trí2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn2.3. Cơ cấu tổ chức2.4. Nguyên tắc lề lối làm việc3. Toà án nhân dân3.1. Vị trí3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn3.3. Cơ cấu tổ chức3.4. Nguyên tắc lề lối làm việc4. Viện kiểm sát nhân dân4.1. Vị trí4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn4.3. Cơ cấu tổ chức4.4. Nguyên tắc lề lối làm việc

8

PHỤ CHƯƠNG: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hệ thống tổ chức của Đảng CSVN1.1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động1.2. Hệ thống tổ chức của Đảng2. Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng ở cấp Trung ương2.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp TW2.2. Các cơ quan tham mưu, giúp việc BCH Trung ương2.3. Các tổ chức Đảng trực thuộc BCH Trung ương3. Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng ở cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW3.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp tỉnh, thành uỷ3.2. Cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh, thành uỷ3.3. Các tổ chức Đảng trực thuộc tỉnh, thành uỷ4. Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp Huyện)4.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp Huyện4.2. Các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện uỷ5. Tổ chức cơ sở Đảng5.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp cơ sở5.2. Các ban của Đảng uỷ5.3. Các Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ

3 2 1

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

54

Page 55: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Quản lý Nhà nước2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: sinh viên năm 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 40 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 5 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật hành chính6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về quản lý Nhà nước, các nguyên tắc, nội dung tổ chức và hoạt động của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của các cơ quan hành chính Nhà nước.7. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần

Học phần nêu những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước ở nước ta, các nguyên tắc, nội dung tổ chức và hoạt động của quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ và môi trường.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Quản lý Nhà nước, Tập bài giảng - H. Trường CĐ Văn thư Lưu trữ TWI* Tài liệu tham khảo- Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước dùng

cho bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên (tập I,2, 2I) - H Lao động 2003

- Nguyễn Hữu Khiển, Tìm hiểu về hành chính Nhà nước, H. Lao động 2003- Vũ Huy Từ, Hành chính học và cải cách hành chính, H.Hành chính quốc gia

1998- Hiến pháp 1992 - Sửa đổi bổ sung năm 2001- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

V2 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN 7 6 1

55

Page 56: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC1.1. Khái niệm 1.1.1. Nhà nước1.1.2. Quản lý1.1.3. Quản lý Nhà nước1.1.4. Quản lý hành chính Nhà nước1.2. Tính chất và các đặc điểm cơ bản của quản lý Nhà nước1.2.1. Tính chất cơ bản của quản lý Nhà nước1.2.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý Nhà nước1.3. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước1.3.1. Khái niệm chung về nguyên tắc1.3.2. Nguyên tắc quản lý Nhà nước

2

CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ - KHÁCH THỂ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.1. Chủ thể và khách thể trong quản lý Nhà nước2.1.1. Chủ thể quản lý2.1.2. Khách thể quản lý2.2. Những nội dung hoạt động quản lý Nhà nước2.2.1. Quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội2.2.2. Quản lý Nhà nước về tài chính - ngân sách2.2.3. Quản lý Nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế2.2.4. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dân số, lao động và bảo trợ xã hội2.2.5. Quản lý Nhà nước về an ninh, quốc phòng2.2.6. Quản lý Nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng2.2.7. Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực2.2.8. Quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường

6 6

PHẦN HAI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC

3 CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH

1.1. Quản lý Nhà nước về kinh tế1.1.1. Khái niệm chung quản lý Nhà nước về kinh tế1.1.2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta1.1.3. Nội dung chủ yếu về quản lý kinh tế của Nhà nước1.1.3.1. Phân định quản lý Nhà nước và kết hợp tốt quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất - kinh doanh1.1.3.2. Tập trung dân chủ và kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và lãnh thổ1.1.3.3. Tổ chức thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong quản lý Nhà nước1.1.3.4. Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý Nhà nước1.2. Quản lý Nhà nước về tài chính - ngân sách

8 7 1

56

Page 57: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.2.1. Quản lý Nhà nước về tài chính1.2.1.1. Khái niệm1.2.1.2. Vai trò và chức năng1.2.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về tài chính1.2.2. Quản lý Nhà nước về ngân sách1.2.2.1. Khái niệm1.2.2.2. Vai trò của ngân sách1.2.2.3. Nội dung cơ bản của Luật sách Nhà nước

4

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ Y TẾ

2.1. Quản lý Nhà nước về văn hóa2.1.1. Quan niệm về văn hóa2.1.2. Vai trò của văn hóa trong sự phát triển và mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển2.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về văn hóa2.1.3.1. Những yêu cầu đối với quản lý văn hóa2.1.3.2. Phương thức quản lý văn hóa2.2. Quản lý Nhà nước về công tác giáo dục2.2.1. Khái niệm2.2.2. Vai trò của giáo dục trong sự phát triển của đất nước2.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước đối với giáo dục2.2.3.1.Văn bản quy định2.2.3.2. Xây dựng chính sách, chương trình phát triển giáo dục2.2.3.3. Mức đầu tư ngân sách cho giáo dục2.2.3.4. Quản lý chặt chẽ chất lượng giáo dục2.2.3.5.Tổ chức bộ máy trong quản lý giáo dục2.3. Quản lý Nhà nước về y tế2.3.1. Khái niệm2.3.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với y tế2.3.2.1. Pháp luật2.3.2.2. Chương trình y tế2.3.2.3. Đầu tư cho y tế

8 7 1

5 CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ TÀI NGUYÊN

MÔI TRƯỜNG3.1. Quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ3.1.1. Khái niệm về khoa học công nghệ3.1.2. Vai trò của KHCN đối với sự phát triển của xã hội loài người3.1.3. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về KHCN3.1.4. Vai trò, chức năng, phương pháp quản lý Nhà nước về KHCN3.1.5. Tổ chức quản lý Nhà nước về KHCN ở nước ta hiện nay3.2. Quản lý Nhà nước về tài nguyên - môi trường3.2.1. Khái niệm3.2.2. Vai trò của môi trường và tài nguyên đối với đời sống con người

8 7 1

57

Page 58: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.2.3. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường3.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường3.2.5. Tổ chức quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường

6

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG

4.1. Quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội4.1.1. Một số khái niệm cơ bản4.1.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội4.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội4.1.3.1. Quản lý Nhà nước về an ninh4.1.3.2. Quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội4.2. Quản lý Nhà nước về quốc phòng4.2.1. Khái niệm về quốc phòng4.2.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước về quốc phòng4.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về quốc phòng4.2.3.1. Nhiệm vụ quốc phòng4.2.3.2. Tổ chức và mối quan hệ về công tác quốc phòng4.2.3.3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng

8 7 1

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

58

Page 59: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Tâm lý học quản lý2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 24.Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 35 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 10 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương6. Mục tiêu của học phần

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về tâm lý học quản lý, giúp cho sinh viên hiểu và vận dụng kiến thức này trong thực tiễn công tác.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

- Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của khoa học tâm lý học- Hoạt động quản lý, giao tiếp và nhân cách của nhà quản lý- Các hiện tượng tâm lý xã hội trong nhóm và tập thể

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính

Học viện Hành chính Quốc gia, Tập bài giảng Tâm lý học quản lý, 2007.* Sách tham khảo

- Nguyễn Đình Chỉnh - Phạm Ngọc Uyển, Tâm lý học quản lý, NXBGD, 1998.- Nguyễn Đình Xuân - Vũ Đức Đán, Giáo trình tâm lý học quản lý, Trường Đại

học Tổng hợp Hà Nội, 1994- Ngô Công Hoàn, Tâm lý học xã hội trong quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 1997- Mai Hữu Khuê, Tâm lý học trong quản lý Nhà nước, NXB Lao động, 1997- Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Phương - Phương Hà Sơn, Các học thuyết quản

lý, NXB chính trị Quốc gia, 1996 - Trường Cán bộ Quản lý giáo dục đào tạo (nay là Học viện quản lý giáo dục),

Những vấn đề cơ bản của Tâm lý học quản lý10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện qui chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 5 3 2

59

Page 60: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học1.1. 1. Vài nét về sự hình thành và phát triển tâm lý học1.1. 2. Các quan điểm cơ ban trong tâm lý học hiện đại1.1. 3. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học1.1. 4. Vị trí, ý nghĩa của tâm lý học1.2. Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý1.2.1. Bản chất của các hiện tượng tâm lý người1.2.2. Chức năng của tâm lý1.2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý1.2. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học1.2.1. Quan sát1.2.2. Đàm thoại1.2.3. Thực nghiệp1.2.4. Nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động1.2.5. Trắc nghiệm (Test)1.2.6. Điều tra

2

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển2.1.1. Thời kỳ cổ đại2.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ 182.1.3. Sự ra đời của Tâm lý học quản lý2.2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý2.2.1. Đối tượng của tâm lý học quản lý2.2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học quản lý2.2.3. Phương pháp của tâm lý học quan lý2.3. Bản chất của việc quản lý con người trong xã hội chúng ta và vai trò của tâm lý học quản lý2.3.1. Bản chất của việc quản lý con người2.3.2. Vai trò của tâm lý học quản lý

5 4 1

3

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ3.1. Khái niệm chung về hoạt động3.1.1. Định nghĩa hoạt động3.1.2. Đặc điểm của hoạt động3.1.3. Cấu trúc của hoạt động3.1.4. Các loại hoạt động3.2. Hoạt động quản lý3.2.1. Định nghĩa hoạt động quản lý3.2.2. Tính chất của hoạt động quản lý3.2.3. Cơ cấu hoạt động của người quản lý3.2.4. Các dạng hoạt động cơ bản của người quản lý

7 5 2

4 CHƯƠNG 4: GIAO TIẾP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO

4.1. Khái niệm chung về giao tiếp4.1.1. Định nghĩa giao tiếp4.1.2. Vai trò của giao tiếp4.1.3. Chức năng của giao tiếp

7 5 2

60

Page 61: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.1.4. Các phương tiện giao tiếp4.1.5. Các loại giao tiếp4.2. Giao tiếp trong công tác quản lý, lãnh đạo4.2.1. Định nghĩa giao tiếp quản lý4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp trong công tác quản lý4.2.3. Một số quy tắc giao tiếp trong quản lý, lãnh đạo4.2.4. Những điều cần lưu ý trong một số tình huống giao tiếp cụ thể

5

CHƯƠNG 5: NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO

5.1. Khái niệm chung về nhân cách5.1.1. Định nghĩa nhân cách5.1.2. Đặc điểm của nhân cách5.1.3. Cấu trúc của nhân cách5.2. Những phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý, lãnh đạo5.2.1. Những phẩm chất cần thiết trong nhân cách của người cán bộ quản lý, lãnh đạo5.2.2. Những năng lực cần thiết trong nhân cách của người cán bộ quản lý, lãnh đạo5.3. Những con đường hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ quản lý, lãnh đạo5.3.1. Hoạt động và nhân cách5.3.2. Giao tiếp và nhân cách5.3.3. Giáo dục và tự hoàn thiện nhân cách5.3.4. Rèn luyện trong tập thể

9 8 1

6

CHƯƠNG 6: UY TÍN VÀ PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO

6.1. Uy tín của người quản lý, lãnh đạo6.1.1. Định nghĩa uy tín, uy tín người quản lý, lãnh đạo6.1.2. Các thành tố tạo thành uy tín của người cán bộ quản lý, lãnh đạo6.1.3. Phân loại uy tín6.1.4. Con đường và biện pháp nâng cao uy tín của người cán bộ quản lý, lãnh đạo6.2. Phong cách quản lý, lãnh đạo6.2.1. Định nghĩa phong cách, phong cách quản lý, lãnh đạo6.2.2. Phân biệt các khái niệm phong cách và tác phong, phương pháp, cách thức, tư cách6.2.3. Phân loại phong cách quản lý, lãnh đạo6.2.4. Vấn đề xây dựng phong cách lãnh đạo mới

6 5 1

7 CHƯƠNG 7: CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG NHÓM VÀ TẬP THỂ LAO ĐỘNG

7.1. Khái niệm về nhóm xã hội7.1.1. Định nghĩa nhóm xã hội7.1.2. Phân loại nhóm xã hội7.2. Tập thể và những đường lối cơ bản để lãnh đạo tập thể

6 5 1

61

Page 62: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

7.2.1. Sự truyền bá tâm lý (sự lây lan tâm lý)7.2.2. Dư luận xã hội7.2.3. Phong tục, tập quán và truyền thống7.2.4. Bầu không khí tâm lý7.2.5. Xung đột tâm lý trong tập thể

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

62

Page 63: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN1. Tên học phần: Hành chính học2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24.Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 40 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 5 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Luật hành chính6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên những tri thức tổng quát về khái niệm và nội dung hành chính; chức năng hành chính và phương thức hoạt động hành chính; thể chế hành chính; tổ chức hành chính và nhân sự hành chính; kiểm tra, kiểm soát hành chính; hiệu lực, hiệu quả hành chính và cải cách hành chính.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Nội dung học phần nêu những vấn đề lý luận cơ bản về hành chính học; chức năng hành chính Nhà nước; thể chế của nền hành chính Nhà nước; tổ chức bộ máy hành chính; công vụ và trách nhiệm công vụ; cải cách hành chính Nhà nước và kiểm soát đối với hành chính Nhà nước.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, Giáo trình chính

- Hành chính học đại cương - Đoàn Trọng Truyến, H. Chính trị Quốc gia 1997* Sách tham khảo- Một số vấn đề cơ bản về hành chính học - Tập bài giảng của Khoa Nhà nước và

Pháp luật, H: Chính trị Quốc gia , 2003- Giáo trình hành chính công, Học viên Hành chính Quốc gia - H Giáo dục,2005- Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước (dùng cho Bồi dưỡng kiến thức Quản

lý Nhà nước ngạch chuyên viên tập 1, 2,3), Học viện Hành chính Quốc gia - H: Lao động, 2003

- Vũ Huy Từ, Hành chính học và cải cách hành chính, H: Chính trị Quốc gia, 1998

- Nguyễn Hữu Khiển, Tìm hiểu về hành chính Nhà nước, H: lao động, 2003- Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001- Luật Tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức HĐND và UBND; Pháp lệnh cán bộ công

chức- Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và

các văn bản triển khai của Bộ Nội vụ, H: Bộ Nội vụ, 200310. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng Lý TH/

63

Page 64: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

số tiết thuyết KT

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNH CHÍNH HỌC

1.1. Khái niệm về hành chính học1.1.1. Những quan niệmvề hành chính1.1.2. Khái niệm hành chính học1.1.2. Nền hành chính Nhà nước1.1.2.1. Khái niệm về nền hành chính Nhà nước1.1.2.2. Những yếu tố cấu thành nền hành chính Nhà nước1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của nền hành chính Nhà nước1.1.2.4. Các nguyên tắc hoạt động của nền hành chính Nhà nước

5 5

2

CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

2.1. Khái niệm và ý nghĩa chức năng hành chính Nhà nước2.1.1. Khái niệm chức năng hành chính Nhà nước2.1.2. Ý nghĩa chức năng hành chính Nhà nước2.2. Phân loại chức năng hành chính Nhà nước2.2.1. Mục đích2.2.2. Phân loại2.3. Nội dung các chức năng2.3.1. Chức năng hành chính tổng quát2.3.2.Chức năng hành chính theo tiến trình lịch sử của sự phát triển2.3.3. Chức năng vận hành hành chính Nhà nước2.3.4. Những phương tiện cơ bản thực hiện chức năng hành chính Nhà nước2.3.4.1. Công sở2.3.4.2. Công vụ2.3.4.3. Công chức2.3.4.4. Công sản

5 5

3 CHƯƠNG 3: THỂ CHẾ CỦA NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

3.1. Thể chế và thể chế của nền hành chính Nhà nước3.1.1. Khái niệm thể chế3.1.2. Thể chế của nền hành chính Nhà nước3.1.3. Các yếu tố cấu thành của thể chế nền hành chính Nhà nước3.2. Vai trò của thể chế nền hành chính Nhà nước trong hoạt động quản lý của nền hành chính Nhà nước3.2.1.Thể chế nền hành chính Nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính Nhà nước3.2.2. Thể chế nền hành chính Nhà nước là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước3.2.3. Thể chế nền hành chính Nhà nước là cơ sở pháp lý cho vấn đề nhân sự trong bộ máy quản lý Nhà nước3.2.4.Thể chế nền hành chính Nhà nước là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng mối quan hệ giữa Nhà nước với công

10 9 1

64

Page 65: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

dân, giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội3.3. Các yếu tố quyết định thể chế của nền hành chính Nhà nước3.3.1.Chế độ chính trị3.3.2. Chế độ kinh tế3.3.3. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán3.3.4. Ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài3.4. Nội dung chủ yếu của thể chế nền hành chính Nhà nước3.4.1. Quyền lực hành pháp và quyền hành chính Nhà nước3.4.2. Thể chế của nền hành chính Nhà nước gắn liền với quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực: Kinh tế, tài chính tiền tệ, lao động, an ninh quốc phòng, văn hóa .. .3.4.3. Luật hành chính

4

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

4.1. Bộ máy hành chính Nhà nước và những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước4.1.1. Bộ máy hành chính Nhà nước4.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy Nhà nước4.2. Tổ chức bộ máy hành chính ở trung ương4.2.1. Chính phủ4.2.2. Bộ, cơ quan ngang Bộ4.3. Tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương4.3.1. Ủy ban nhân dân4.3.2. Các Sở, phòng, ban

3 2 1

5

CHƯƠNG 5: CÔNG VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CÔNG VỤ5.1. Công vụ5.1.1. Khái niệm và nguyên tắc của công vụ5.1.1.1. Khái niệm công vụ5.1.1.2. Nguyên tắc của công vụ5.1.2. Những quan niệm khác nhau về công vụ của các nước5.1.2.1. Nhà nước phong kiến phương Đông5.1.2.2. Nhà nước tư bản5.1.2.3. Nhà nước tư sản5.1.2.4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa5.1.3. Nền công vụ Việt Nam5.1.4. Hoàn thiện chế độ công vụ trong cải cách nền hành chính Nhà nước5.2. Trách nhiệm công vụ5.2. 1 Quan niệm về trách nhiệm công vụ5.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm công vụ 5.2..3. Hành vi trách nhiệm công vụ và lỗi công vụ

5 4 1

6 CHƯƠNG 6: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH6.1. Khái niệm chung về cải cách hành chính6.1.1. Khái niệm cải cách hành chính6.1.2. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính và các cải cách khác6.2. Sự cần thiết cải cách hành chính

7 6 1

65

Page 66: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

6.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và sự cần thiết của cải cách hành chính6.2.2. Cải cách hành chính là trọng tâm của cải cách bộ máy Nhà nước6.3. Những nguyên tắc cơ bản và mục tiêu của cải cách nền hành chính Nhà nước

6.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của cải cách hành chính Nhà nước6.3.2. Mục tiêu của cải cách hành chính Nhà nước6.4. Nội dung cụ thể của cải cách hành chính6.4.1. Cải cách về thể chế của nền hành chính

6.4.2. Cải cách về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước và quy chế hoạt động của bộ máy hành chính 6.4.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức làm trong sạch một bước bộ máy hành chính Nhà nước

7

CHƯƠNG 7: KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

7.1. Quan niệm về kiểm soát đối với hành chính Nhà nước7.1.1. Quản lý hành chính Nhà nước, đối tượng của hoạt động kiểm soát7.1.2. Các phương thức kiếm soát đối với nền hành chính Nhà nước7.2. Giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đối với nền hành chính Nhà nước7.2.1. Giám sát của Quốc hội7.2.2. Giám sát của HĐND7.3. Giám sát của tòa án nhân dân đối với nền hành chính Nhà nước7.3.1.Giám sát thông qua tài phán hành chính7.3.2. Giám sát thông qua tài phán tư pháp7..4. Kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với hành chính Nhà nước7.4.1. Nguyên tắc7.4.2. Nội dung7.5. Hoạt động kiểm tra, thanh tra của bộ máy Nhà nước đối với hoạt động hành chính Nhà nước7.5.1. Hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chung7.5.2. Hoạt động kiểm tra chức năng và kiểm tra nội bộ7.5.3. Thanh tra đối với hành chính Nhà nước7.6. Kiểm toán Nhà nước - Một hình thức kiểm tra đối với hoạt động hành chính về mặt tài chính7.6.1. Nguyên tắc7.6.2. Nội dung 7.7. Kiểm tra của Đảng và giám sát của công dân đối với hành chính Nhà nước

10 9 1

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

66

Page 67: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Thủ tục hành chính2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 35 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 10 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Hành chính học, Tổ chức và khoa học quản lý6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về thủ tục hành chính và những vấn đề về cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước; những quy định hiện hành của Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực trong cơ quan hành chính Nhà nước.7. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần

Học phần nêu những quan niệm chung về thủ tục hành chính và phân loại thủ tục hành chính; nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; thủ tục hành chính của một số lĩnh vực cụ thể và cải cách thủ tục hành chính.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Thủ tục hành chính, 2005- Tập bài giảng của giảng viên * Sách tham khảo- Vũ Huy Từ, Hành chính học và cải cách hành chính - H.Chính trị Quốc gia,

1998- Hiến pháp 1992 sửa đổi và bổ sung năm 2001- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ban hành ngày 02/7/2002- Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và

các văn bản triển khai của Bộ Nội vụ (2003) - H: Bộ Nội vụ,2003- Đoàn Trọng Truyến, Hành chính học đại cương - H. Chính trị quốc gia 1997- Học viện Hành chính Quốc gia, Thủ tục hành chính, 2005

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thủ tục hành chính

10 9 1

67

Page 68: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính1.2. Phân loại thủ tục hành chính1.2.1. Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính Nhà nước1.2.2. Phân loại theo công việc cụ thể của các cơ quan Nhà nước1.2.3. Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan Nhà nước1.2.4. Phân loại dựa trên quan hệ công tác

2

CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

2.1. Những nguyên tắc chung của việc xây dựng thủ tục hành chính2.1.1. Thực hiện đúng pháp luật, tăng cường pháp chế nhằm tạo được một công cụ pháp lý hữu hiệu cho bộ máy Nhà nước2.1.2. Phù hợp với thực tế và nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước2.1.3. Thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu thuận lợi cho việc thực hiện2.1.4. Có tính hệ thống chặt chẽ2.2. Thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước2.2.1. Yêu cầu của thực hiện thủ tục hành chính2.2.2. Nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành chính

10 8 2

3

CHƯƠNG 3: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ

3.1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng3.2. Thủ tục xuất nhập cảnh, hộ tịch, hộ khẩu3.3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh3.4. Thủ tục xét và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân3.5. Thủ tục liên quan đến lệ phí trước bạ, chứng thư

15 10 5

4

CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH4.1. Điều chỉnh thủ tục hành chính trong cải cách hành chính Nhà nước4.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính4.2.1. Căn cứ để cải cách thủ tục hành chính4.2.2. Yêu cầu của quá trình cải cách thủ tục hành chính4.3. Xây dựng cơ chế và giải pháp thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành4.3.1. Xây dựng cơ chế4.3.2. Giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính

10 8 2

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

68

Page 69: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Nguyên lý thống kê2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 35 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 25 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Logic học đại cương6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên những lý thuyết cơ bản về thống kê các hiện tượng kinh tế - xã hội. Qua kiến thức nguyên lý thống kê của học phần, sinh viên nắm được phương pháp điều tra, tổng hợp, đánh giá và trình bày được số liệu thống kê nhằm phản ánh xu thế phát triển và bản chất của hiện tượng nghiên cứu.7. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần

Giới thiệu các giai đoạn của công tác nghiên cứu thống kê, các hiện tượng nghiên cứu gồm điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, đánh giá, phân tích và dự đoán thống kê. Tìm hiểu mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu và xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố tới tổng thể được nghiên cứu thống kê.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chínhHà Văn Sơn, Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Thống kê Hà Nội, 2005* Sách tham khảo- Ngô Thế Binh, Nguyên lý thống kê - Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, 2002- Nguyễn Trần Quế - Vũ Mạnh Hà, Thống kê kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2002- Giáo trình lý thuyết thống kê, Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội, 2002

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KHOA HỌC THỐNG KÊ1.1 Các khái niệm sử dụng trong thống kê1.1.1. Khái niệm về thống kê

6 6

69

Page 70: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1.2. Khái niệm về cá thể và tổng thể thống kê1.1.3. Khái niệm về tiêu thức và chỉ tiêu1.2 Phương pháp tiếp cận thống kê1.2.1. Thống kê mô tả1.2.2. Thống kê suy rộng1.3 Quy luật số lớn và tính quy luật thống kê1.3.1. Quy luật số lớn1.3.2. Tính quy luật thống kê1.4 Quá trình nghiên cứu các hiện tượng thống kê1.4.1. Điều tra thống kê1.4.2. Tổng hợp thống kê1.4.3. Phân tích, dự báo thống kê

2

CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA THỐNG KÊ2.1. Khái niệm và yêu cầu2.1.1. Khái niệm2.1.2. Yêu cầu2.2. Các loại điều tra2.2.1. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyêna. Điều tra thường xuyênb. Điều tra không thường xuyên2.2.2. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộa. Điều tra toàn bộ b. Điều tra không toàn bộ- Điều tra chọn mẫu- Điều tra trọng điểm- Điều tra chuyên đề2.3. Thiết kế phương án điều tra2.3.1. Xác định mục đích điều tra2.3.2. Xác đinh đối tượng và đơn vị điều tra2.3.3. Xác định thời điểm và thời kỳ điều tra2.3.4. Xác định nội dung điều tra2.3.5. Lựa chọn phương pháp điều tra- Trực tiếp- Gián tiếp- Phỏng vấn2.4. Sai số trong điều tra thống kê2.5. Trình bày số liệu điều tra

9 7 2

3 CHƯƠNG 3: PHÂN TỔ THỐNG KÊ3.1. Khái niệm3.1.1. Tài liệu điều tra và tài liệu đã phân tổ3.1.2. Khái niệm3.1.3. Tác dụng3.2. Kỹ thuật phân tổ 3.2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ- Tiêu thức thuộc tính- Tiêu thức số lượng3.2.2. Xác định số tổ- Với tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính

9 4 5

70

Page 71: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Với tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng3.2.3. Dãy số thuộc tính và dãy số lượng biến3.3 Phương pháp phân tổ liên hệ3.3.1. Khái niệm3.3.2. Các loại phân tổ liên hệa. Phân tổ giản đơnb. Phân tổ kết hợpc. Phân tổ đa chiều (nhiều chiều)3.4. Trình bày số liệu phân tổ

4

CHƯƠNG 4: SÔ ĐO THỐNG KÊ4.1. Số đo tuyệt đối4.1.1. Khái niệm4.1.2. Đơn vị tính4.1.3. Các loại số đo tuyệt đốia. Số đo tuyệt đối thời kỳb. Số đo tuyệt đối thời điểm4.1.4 Lĩnh vực sử dụng4.2. Số đo tương đối4.2.1 Khái niệm4.2.2 Đơn vị tính4.2.3 Các loại số đo tương đốia. Số đo tương đối phát triểnb. Số đo tương đối kế hoạch c. Số đo tương đối cường độd. Số đo tương đối kết cấu e. Số đo tương đối không gian4.2.4. Một số chú ý khi sử dụng số đo tương đối4.3. Số đo bình quân4.3.1. Khái niệm4.3.2. Đơn vị tính4.3.3. Các loại số đo bình quâna. Số bình quân công đơn giản- Bình quân cộng đơn giản- Bình quân cộng gia quyềnb. Số đo bình quân nhânc. Mốt (Mo)d. Số trung vị (Me)4.3.4. Những vấn đề lưu ý khi sử dụng số đo bình quân

8 4 4

5 CHƯƠNG 5: DÃY SỐ THỜI GIAN5.1. Khái niệm, phân loại5.1.1. Khái niệm5.1.2. Phân loạia. Dãy số thời kỳb. Dãy số thời điểm5.2. Đánh giá dãy số thời gian5.2.1. Số bình quân5.2.2. Tốc độ phát triểna, Tốc độ phát triển định gốc liên hoàn

10 6 4

71

Page 72: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

b. Tốc độ phát triển định gốc cố địnhc. Tốc độ phát triển bình quân5.2.3 Lượng tăng (giảm) tuyệt đốia.Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoànb.Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc cố địnhc. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân5.2.4 Lượng tăng (giảm) tương đốia. Lượng tăng (giảm) tương đối liên hoànb. Lượng tăng (giảm) tương đối định gốc cố địnhc. Lượng tăng (giảm) tương đối bình quân5.2.5 Lượng tuyệt đối của 1% tăng (giảm)5.3. Phương pháp biểu hiện dãy số thời gian và dự báo mức độ trong tương lai5.3.1. Phương pháp biểu hiện mức độ của dãy số thời giana. Mở rộng khoảng cách thời gianb. Bình quân trượt5.3.2. Phương pháp dự báo mức độ của dãy số thời giana. Dự báo theo thời lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quânb. Dự báo theo tốc độ phát triển bình quân

6 CHƯƠNG 6: CHỈ SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ6.1. Khái niệm, phân loại6.1.1 Khái niệma. Chỉ sốb. Phương pháp chỉ số6.1.2 Phân loạia. Chỉ số cá thể và chỉ số chungb. Chỉ số kế hoạchc. Chỉ số thời giand. Chỉ số không gian6.2. Chỉ số thời gian6.2.1. Chỉ số cá thểa. Chỉ số cá thể về giáb. Chỉ số cá thể về lượng6.2.2 Chỉ số chung (chỉ số liên hợp)a. Chỉ số chung về giáb. Chỉ số chung về lượng6.3. Chỉ số không gian6.3.1 Chỉ số cá thểa. Chỉ số cá thể về giáb. Chỉ số cá thể về lượng6.3.2 Chỉ số chunga. Chỉ số chung về giáb. Chỉ số chung về lượng6.4. Chỉ số kế hoạch6.4.1. Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch6.4.2. Chỉ số thực hiện kế hoạch6.5. Hệ thống chỉ số6.5.1. Khái niệm và tác dụng

18 8 10

72

Page 73: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

6.5.2. Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích tổng thể với các chỉ số nhân tố là chỉ số liên hợp6.5.3. Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích chỉ tiêu bình quân6.5.4. Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích tổng thể trong đó có chỉ số nhân tố là chỉ tiêu bình quân

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

73

Page 74: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Nhập môn Khoa học Thư viện- Thông tin2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 34 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 11 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: không6. Mục tiêu của học phần

Cung cấp cho sinh viên tư duy bao quát về mạng lưới thư viện và các cơ quan thông tin; khả năng và các dịch vụ cung cấp thông tin của các thư viện và trung tâm thông tin; cung cấp những kiến thức cơ bản về cách thức; phương pháp khai thác thông tin trên các phương tiện khác nhau; giúp sinh viên biết cách xử lý tổng hợp thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tâp và nghiên cứu khoa học.7. Mô tả vắn tắt học phần

Giới thiệu khái quát mạng lưới thư viện và cơ quan thông tin; bộ máy tra cứu và cách khai thác sử dụng bộ máy tra cứu tin; phương pháp biên soạn thư mục trong một công trình nghiên cứu khoa học8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Giáo trình chính- Lê Thanh Huyền, Giáo trình Nhập môn khoa học thư viện thông tin/Trường CĐ

Văn thư lưu trữ TWI, 2006* Tài liệu tham khảo- Lê Văn Viết, Cẩm nang nghề thư viện/ Lê Văn Viết - H.Văn hóa thông tin,

2000- Nguyễn Thị Lan Thanh, Hướng dẫn sử dụng thư viện thông tin - tài liệu tham

khảo dùng cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN VÀ CƠ QUAN THÔNG TIN1.1. Khái quát về thư viện1.1.1.1. Khái niệm về thư viện1.1.2. Vài nét về lịch sử thư viện trên thế giới và VN1.1.2.1. Sơ lược lịch sử thư viện thế giới1.1.2.2.. Sơ lược lịch sử thư viện Việt Nam1.1.3. Các loại hình thư viện

15 10 5

74

Page 75: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.3.1. Đặc điểm của loại hình thư viện công cộng1.3.2. Đặc điểm của loại hình thư việc chuyên ngành, đa ngành1.3.3. Các loại hình thư viện khác1.1.4. Vai trò của thư viện đối với đời sống xã hội1.1.4.1. Thư viện là nơi tàng trữ và bảo quản kho tàng tri thức của nhân loại1.1.4.2. Thư viện thúc đẩy sự phát triển khoa học và sản xuất1.1.4.3. Thư viện góp phần nâng cao trình độ dân trí1.1.4.4. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo1.2. Thông tin và cơ quan thông tin1.2.1. Khái niệm về thông tin1.2.2. Các loại thông tin1.2.2.1.Theo nội dung thông tin1.2.2.2. Theo mức độ xử lý thông tin1.2.2.3. Theo quy mô sử dụng thông tin1.2.2.4. Theo đối tượng sử dụng thông tin1.2.2.5. Theo hình thức thể hiện thông tin1.2.3. Vai trò của thông tin trong xã hội1.2.3.1. Thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia1.2.3.2. Vai trò của thông tin trong hoạt động kinh tế và sản xuất1.2.3.3. Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý1.2.3.4. Thông tin phục vụ giáo dục va đào tạo1.2.4. Cơ quan thông tin1.2.4.1. Khái niệm về trung tâm thông tin1.2.4.2. Vài nét về lịch sử của hoạt động thông tin

2

CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH TÀI LIỆU TRONG THƯ VIỆN VÀ CƠ QUAN THÔNG TIN

2.1. Khái niệm về tài liệu2.2. Các cơ sở phân định loại hình tài liệu2.2.1. Theo nội dung của tài liệu2.2.2. Theo nguồn gốc tài liệu2.2.3. Theo dấu hiệu thời gian xuất hiện và cách thức lưu trữ thông tin2.2.4. Theo thời gian xuất bản của tài liệu

5 5

3 CHƯƠNG 3: BỘ MÁY TRA CỨU TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU TIN TRONG THƯ VIỆN, CƠ QUAN

THÔNG TIN3.1. Khái niệm về bộ máy tra cứu tin3.2. Thành phần của bộ máy tra cứu tin3.2.1. Bộ máy tra cứu truyền thống3.2.1.1. Hệ thống mục lục- Mục lục chữ cái- Mục lục phân loại- Mục lục chủ thể3.2.1.2. Kho tài liệu tra cứu- Bách khoa toàn thư

20 15 5

75

Page 76: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Nguồn tra cứu sự việc- Từ điển- Tiểu sử- Các tài liệu có tính chất chỉ đạo của Đảng và Nhà nước- Các tác phẩm kinh điển- Tài liệu địa lý3.2.1.3. Thư mục- Thư mục thông báo- Thư mục giới thiệu- Thư mục phê bình- Các thư mục đặc biệt3.2.2. Bộ máy tra cứu hiện đại3.2.2.1. Cơ sở dữ liệu hay còn gọi là mục lục đọc máy3.2.2.2. Tra tìm trên đĩa quảng (CD-ROM)3.2.2.3. Mục lục công cộng truy nhập trực tuyến3.2.2.4. Tra tìm tin trực tuyến (Online)

4

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN THƯ MỤC TRONG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4.1. Khái niệm về thư mục trong các công trình nghiên cứu khoa học4.2. Phương pháp biên soạn

5 4 1

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

76

Page 77: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Tin học văn phòng2. Số đơn vị học trình: 4 3. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 30 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 30 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản, Tiếng Anh6. Mục tiêu của học phần:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản theo hệ thống về phần mềm Microsoft Word ‘ XP for Windows và Microsoft Excel ‘XP for Windows; hiểu rõ được cú pháp của các câu lệnh, quy trình thực hiện. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng thực hiện các bài toán, trình bày các bảng tính, khai thác thông tin cung cấp cho các nhà quản lý, thành thạo in ấn tài liệu theo yêu cầu của các chuyên viên trong cơ quan, tổ chức.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Phần I: Microsoƒt Word ‘ XP ƒor WindowsChương 1: Tổng quanvề Microsoƒt Word ‘ XP ƒor WindowsChương 2: Xử lý tệp tinChương 3: Soạn thảo văn bảnChương 4: Định dạng văn bảnChương 5: Các công cụ tiện íchChương 6: Bảng biểuChương 7: Trình bày và in văn bản

Phần 2: Microsoƒt Excel ‘XP ƒor Windows Chương 1: Tổng quanvề Microsoƒt Excel ‘XP ƒor Windows Chương 2: Làm việc với bảng tínhChương 3:Quản trị dữ liệuChương 4: Trình bày và in bảng tính8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Giáo trình, tập bài giảng- Trần Ngọc Bích - Phạm Phú Tứ, Tin học văn phòng, NXB Giao thông Vận tải -

Hà Nội, 2000- Trần Ngọc Bích - Dương Mạnh Hùng, Tin học cơ bản, Trường THVTLT, 2003* Sách tham khảo- Ban đề án 112 Chính phủ, Kiến thức và kỹ năng chung về máy tính, NXB Tư

pháp, Hà Nội 2005- Microsoft Office Professinal toàn tập, bản dịch tiếng Việt, NXB Thống kê 200210. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.

77

Page 78: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần:

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN 1: Microsoƒt Word ‘ XP ƒor Windows 40 20 201 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Microsoƒt Word ‘ XP

ƒor Windows1.1. Khởi động Microsoƒt Word ‘ XP ƒor Windows1.2. Giao diện màn hình Microsoƒt Word ‘ XP ƒor Windows1.2.1. Thanh thực đơn1.2.2. Các thanh công cụ1.2.3. Thêm, loại bỏ các biểu tượng trên thanh công cụ1.2.4. Chế độ hiển thị1.2.5. Đặt chế độ hiện thị thước1.2.6. Đặt chế độ hiện thị thanh cuộn đứng, ngang1.2.7. Đặt chế độ hiện thị thanh trạng thái1.2.8. Đặt chế độ hiện thị tiếng Việt1.2.9. Một số sự cố thường gặp1.3. Thoát khỏi Microsoƒt Word ‘ XP ƒor Windows

CHƯƠNG 2: XỬ LÝ TỆP TIN2.1. Mở File

2.1.1 Mở File mới 2.1.2 Mở File làm việc gần nhất 2.1.3 Mở File đã lưu trên đĩa2.1.3.1. Mở File lưu tại máy mình2.1.3.2. Mở File trên mạng LAN2.1.3.4. Mở File lưu từ các thiết bị lưu giữ thông tin khác2.2. Ghi văn bản2.2.1. Ghi văn bản lần đầu theo định dạng ngầm định của MS. Word’XP2.2.1.1. Ghi văn bản ngay tại máy mình2.2.1.2. Ghi văn bản trên mạng LAN2.2.1.3. Cách đặt tên văn bản2. 2.2. Ghi lại văn bản đã lưu theo định dạng ngầm định của MS. Word’XP2.2.3. Ghi văn bản theo một tên khác2.2.4. Ghi văn bản theo các định dạng khác của Microsoƒt Word ‘ XP 2.2.5. Ghi vănbản với chế độ bảo mật của MS. Word’XP2.2.5.1. Thiết lập chế độ theo dõi việc sửa văn bản2.2.5.2. Thiết lập chế độ không cho sửa, cho phép sao chép 2.2.5.3. Thiết lập chế độ cho xem, không cho phép sửa, không sao chép2.2.5.4. Thiết lập chế độ không cho phép xem vản bản2.2.5.5. Thiết lập chế độ bảo vệ từng đoạn văn bản2.3. Thông tin về thuộc tính File

40 20 20

78

Page 79: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.4. Đóng tệp văn bảnCHƯƠNG 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN

3.1. Chọn khối3.1.1. Khối dòng3.1.2. Khối cột3.2. Sao chép3.2.1. Sao chép khối bằng Menu lệnh3.2.2. Sao chép khối bằng bàn phím3.2.3. Sao chép khối bằng chuột3.3. Di chuyển khối3.3.1. Di chuyển khối bằng Menu lệnh3.3.2. Di chuyển khối bằng bàn phím3.3.3. Di chuyển khối bằng chuột3.4. Xoá khối3.4.1. Xoá khối bằng Menu lệnh3.4.2. Xoá khối bằng bàn phím3.4.3. Xoá khối bằng chuột3.5. Khôi phục khối

3.5.1. Khôi phục khối bằng Menu lệnh3.5.2. Khôi phục khối bằng bàn phím3.5.3. Khôi phục khối bằng chuột3.6. Xoá lại khối3.6.1. Xoá lại khối bằng Menu lệnh3.6.2. Xoá lại khối bằng bàn phím3.6.3. Xoá lại khối bằng chuột3.7. Chèn các ký tự đặc biệt vào văn bản3.7.1. Chèn các ký tự đặc biệt (Symbol)3.7.1.1. Chèn các ký tự đặc biệt3.7.1.2. Tạo Shortcut đến các ký tự đặc biệt3.7.1.3. Tạo các ký tự đặc biệt bằng các phím mới3.7.2. Chèn các chú thích (Comment)3.7.3. Chèn các chú giải (Footnote)3.7.4. Chèn tiêu đề (Header aanfd Footer)3.7.5. Chèn địa chỉ và bảng (Index aaand Table)3.7.6. Chèn tiêu đề vào hình (Caption)3.7.7. Chèn ảnh (Picture)3.7.8. Chèn chữ nghệ thuật (Word Art . . .)3.7.9. Chèn dấu định vị (Boookmark)3.7.10. Chèn siêu liên kết (Hyper Link)3.7.11. Chèn tệp tin (File)3.7.12. Chèn nút công cụ, hộp thoại3.7.13. Chèn khung (Text Box)3.7.14. Chèn đối tượng (Object), công thức toán học (MS. Equation)3.7.15. Chèn đồ thị (Chart)3.7.16. Chèn địa chỉ các Website3.8. Danh mục các phím dùng trong soạn thảo

CHƯƠNG 4: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

79

Page 80: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.1. Định dạng trang (Page Setup)4.1.1. Margins4.1.2. Paper4.1.3. Layout4.2. Định dạng ký tự (Font)4.2.1. Font4.2.1.1. Định dạng bằng Menu lệnh4.2.1.2 Định dạng bằng bàn phím4.2.1.3 Định dạng bằng chuột4.2.2. Character Spacing4.2.3. Text Effects4.3. Định dạng nhanh bằng chổi sơn (Format Painter)4.4. Định dạng đoạn (Paragraph)4.4.1 Định dạng bằng Menu lện4.4.2 Định dạng bằng chuột4.4.3 Định dạng bằng bàn phím4.5. Định dạng kích thước Tab4.6. Định dạng kích thước khung (Text Box)4.7. Định dạng kích thức ánh (Picture)4.8. Những lỗi thao tác thường gặp, phương pháp khắc phục

CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG CỤ TIỆN ÍCH5.1. Tìm kiếm và thay thế (Edits & Replace)5.2. Di chuyển tới vị trí bất ký (Go To . . . )5.3. Đếm từ (Word Count)5.4. Trộn thư5.5. Kiểm tra chính tả và ngữ pháp (Spelling and grammar)

CHƯƠNG 6: BẢNG BIỂU6.1. Tạo bảng6.1.1 Định nghĩa bảng6.1.2 Cấu trúc bảng6.2. Chèn thêm ô, hàng, cột6.3. Xoá ô, hàng, cột6.4. Thay đổi kích thước của ô, hàng, cột6.4.1 Thay đổi kích thước bằng chuột (tương đối)6.4.2 Thay đổi kích thước bằng Menu lện (chính xác - Table Properties)6.5. Hoà trộn ô (Merge cells)6.6. Tách ô, hàng, cột (Split Table)6.7. Tách bảng (Split Table)6.8. Đặt tiêu đề trong bảng biểu (Heading Rows Repeat)6.9. Đánh số thư tự trong bảng6.10. Quay chữ trong bảng (Text Direction)6.11. Định dạng bảng (Borders anh Shading)6.11.1. Định dạng bảng tự động (Table Auto Format)6.11.2 Định dạng bảng tuỳ chọn bằng Menu lệnh (Borders and Shading)6.11.2.1. Định dạng bảng (Borders)6.11.2.2. Định dạng đường viền trang (Page Borders)

80

Page 81: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

6.11.2.3. Phối màu (Shading)6.12. Các phép tính trong bảng biểu6.12.1. Các toán tử6.12.2. Các phép tính trong bảng6.12.2.1. Phép tính cộng6.12.2.2. Phép trừ, nhân, chia6.12.2.3. Biểu thức6.12.2.4. Hàm số6.13. Sử dụng máy tính bấm tay để tính các biểu thức ngoài bảng6.14. Chèn bảng tính vào văn bản6.15. Sắp xếp6.16. Chuyển đổi văn bản vào bảng và ngược lại

CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ IN VĂN BẢN7.1. Phân trang tuỳ chọn (Break)7.2. Phân cột (Columns)7.3. Đánh số trang (PageNumbers)7.4. Xem, kiểm tra văn bản trước khi in (Print Preview)7.5. In văn bản (Print)7.5.1. Lựa chọn máy in7.5.2. Thiết lập chế độ in7.5.3. In văn bản7.6. Một số lỗi thao tác trong trình bày và in văn bản

PHẦN 2: Microsoƒt Excel ‘XP ƒor Windows CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ Microsoƒt Excel ‘XP

ƒor Windows1.1. Khởi động Microsoƒt Excel ‘XP 1.2. Cấu trúc bảng tính1.3. Giao diện màn hình Microsoƒt Excel ‘XP 1.3.1. Thanh thực đơn1.3.2. Các thanh công cụ1.3.3. Thêm, loại bỏ các biểu tượng trên thanh công cụ1.3.4. Chế độ hiển thị1.3.5. Đặt chế độ hiện thị thước1.3.6. Đặt chế độ hiện thị thanh trạng thái1.3.7. Đặt chế độ hiện thị thanh công thức1.3.8. Đặt chế độ hiện thị thanh cuộn đứng, ngang1.3.9. Đặt chế độ hiện thị tiếng Việt1.3.10. Một số sự cố thường gặp

CHƯƠNG 2: LÀM VIỆC VỚI BẢNG TÍNH2.1. Mở File2.1.1. Mở File mới2.1.2. Mở File làm việc gần nhất2.1.3. Mở File đã lưu trên đĩa2.1.3.1. Mở File lưu tại máy mình2.1.3.2. Mở File trên mạng LAN2.1.3.4. Mở File lưu từ các thiết bị lưu giữ thông tin khác2.2. Ghi bảng tính

20 10 10

81

Page 82: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.2.1. Ghi văn bản lần đầu theo định dạng ngầm định của MS. Excel’XP2.2.1.1 Ghi bảng tính ngay tại máy mình2.2.1.2. Ghi bảng tính trên mạng LAN2.2.1.3. Cách đặt tên bảng tính2.2.2. Ghi lại văn bản đã lưu theo định dạng ngầm định của MS. Excel’XP2.2.3. Ghi bảng theo một tên khác2.2.4. Ghi bảng tính theo các định dạng khác của Microsoƒt Excel ‘XP2.2.5. Ghi bảng với chế độ bảo mật của MS. Excel’XP2.2.5.1 Thiết lập chế độ bảo mật vùng dữ liệu2.2.5.2. Thiết lập chế độ bảo mật bảng (Sheet) 2.2.5.3. Thiết lập chế độ mật File (Work Book)2.2.5.4. Thiết lập chế độ bảo mật và phân chia tài nguyên (Protect and Share WorkBook)2.2.5.5. Thiết lập chế độ bảo vệ từng đoạn văn bản2.3. Tạo bảng tính2.3.1. Định nghĩa bảng2.3.2. Phương pháp di chuyển trong bảng2.4. Chèn thêm ô, hàng, cột2.5. Xoá ô, hàng, cột2.6. Thay đổi kích thước của ô, hàng, cột2.6.1. Thay đổi kích thước bằng chuột (tương đối)2.6.2. Thay đổi kích thước bằng menu lệnh (chính xác) 2.7. Hoà trộn ô (Merge cells)2.8. Đánh số thứ tự trong bảng2.9. Kiểu dữ liệu2.9.1 Dữ liệu dạng Text2.9.2. Dữ liệu dạng số2.9.3. Dữ liệu dạng khác2.9.4. Đăng nhập dữ liệu vào bảng2.10. Chọn khối, hàng, cột, bảng2.10.1. Chọn khối dòng, cột bằng bàn phím2.10.2. Chọn khối dòng, cột bằng chuột2.10.3. Chọn toàn bộ bảng 2.11. Định dạng dữ liệu2.11.1. Định dạng số (Numbers)2.11.2. Định dạng đoạn (Alignment)2.11.3. Định dạng Font chữ (Font)2.11.4. Định dạng bảng2.11.4.1. Định dạng tự động (Autoformat)2.11.4.2. Định dạng tuỳ chọn (Border)2.11.5. Phối màu (Patterns)2.12. Sao chép2.12.1. Sao chép các ô liền kề2.12.2. Sao chép vùng dữ liệu2.12.2.1. Sao chép khối bằng Menu lệnh

82

Page 83: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.12.2.2. Sao chép khối bằng bàn phím2.12.2.3. sao chép khối bằng chuột2.12.3. Sao chép công thức2.12.4. Sao chép giá trị2.13. Di chuyển khối2.13.1. Di chuyển khối bằng Menu lệnh2.13.2. Di chuyển khối bằng bàn phím2.13.3. Di chuyển khối bằng chuột2.14. Xoá khối2.14.1. Xóa khối bằng Menu lệnh2.14.2. Xóa khối bằng Menu lệnh2.14.3. Xóa khối bằng chuột2.15. Khôi phục khối2.15.1. Khôi phục khối bằng menu lệnh2.15.2. Khôi phục khối bằng bàn phím2.15.3. Khôi phục khối bằng chuột2.16. Xoá lại khối2.16.1. Xóa lại khối bằng Menu lệnh2.16.2. Xóa lại khối bằng Menu lệnh2.16.3. Xóa lại khối bằng chuột2.17. Chèn các đối tượng vào văn bản2.17.1. Chèn các ký tự đặc biệt (Symbol)2.17.2. Chèn tiêu đề (Header anh Footer)2.17.3. Chèn ảnh (Picture)2.17.4. Chèn đối tượng khác (Object)

CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ DỮ LIỆU3.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu3.2. Các phép tính trong bảng biểu3.2.1 Các toán tử3.2.1.1. Toán tử số3.2.1.2. Toán tử xâu ký tự3.2.1.3. Toán tử so sánh3.2.2. Các phép tính trong bảng 3.2.2.1. Phép tính cộng3.2.2.2. Phép trừ, nhân, chia3.2.2.3. Biểu thức3.3. Các hàm cơ bản của Excel3.3.1. Nhóm hàm số3.3.2. Nhóm hàm thống kê3.3.3. Nhóm hàm xử lý ký tự3.3.4. Nhóm hàm Logic3.3.5. Hàm ngày tháng3.3.6. Hàm dữ liệu3.4. Sắp xếp dữ liệu3.5. Lọc dữ liệu3.5.1. Lọc tự động (Autofilter)3.5.2. Lọc tuỳ chọn (Advance Filter)3.6. Kiết xuất dữ liệu (Import External Data)

83

Page 84: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.7. Đồ thị3.7.1. Phân loại biểu đồ3.7.2. Thành phần của biểu đồ3.7.3. Phương pháp tạo biểu đồ3.7.4. Chỉnh biểu đồ

CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY VÀ IN BẢNG TÍNH4.1. Phân vùng in tuỳ chọn (Print Aria)4.2. Đánh số trang (Page Numbers)4.3. Xem, kiểm tra trước khi in (Print Preview)4.4. In bảng tính (Print)4.4.1. Lựa chọn máy in4.4.2. Thiết lập chế độ in4.4.3. In bảng tính

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

84

Page 85: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1.Tên học phần: Văn bản quản lý Nhà nước2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 45 tiết- Thực thành, thảo luận, kiểm tra: 15 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật hành chính6. Mục tiêu của học phần

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chung nhất về văn bản quản lý Nhà nước. Kết thúc học phần, sinh viên có kiến thức về khái niệm, chức năng của văn bản quản lý Nhà nước; hệ thống văn bản quản lý Nhà nước; thể thức văn bản quản lý Nhà nước và tiêu chuẩn hoá văn bản. Từ đó, tạo tiền đề cho sinh viên biết vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn để soạn thảo được những văn bản đúng thẩm quyền và thể thức.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trình bày khái niệm, chức năng của văn bản quản lý Nhà nước; hệ thống văn bản quản lý Nhà nước; thể thức văn bản quản lý Nhà nước; tiêu chuẩn hoá văn bản.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Vương Đình Quyền, Lý luận và phương pháp công tác văn thư, Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2005.- Tập bài giảng môn Văn bản, Khoa hành chính văn phòng và Thông tin thư

viện- Trường CĐ văn thư Lưu trữ TWI.* Sách, tài liệu tham khảo

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002), H- Chính trị Quốc gia 2004

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008- Luật ban hành văn bản của Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân các cấp- Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và

xử lý văn bản quy phạm pháp luật- Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư- Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và Kỹ thuật trình bày văn bản.

- Vương Đình Quyền, Văn bản quản lý Nhà nước và công tác công văn giấy tờ thời phong kiến Việt Nam, H: Chính trị Quốc gia 2002

- Lưu Kiếm Thanh, Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước, H : Thống kê, 2000

85

Page 86: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Nguyễn Văn Thâm, Soạn thảo và xử lý văn bản trong công tác của cán bộ lãnh đạo và quản lý, H Chính trị Quốc gia, 1995

- Nguyễn Văn Thông, Kỹ thuật soạn thảo và các mẫu văn bản dùng cho khối hành chính sự nghiệp, các tổ chức Đảng và Đoàn thể, H : Thống kê, 2006 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11.Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1. Khái niệm về văn bản và văn bản quản lý Nhà nước1.1.1. Khái niệm về văn bản1.1.2. Khái niệm về văn bản quản lý Nhà nước1.2. Chức năng của văn bản quản lý Nhà nước1.2 1. Chức năng thông tin1.2.2. Chức năng pháp lý1.2.3. Chức năng quản lý

5 5

2 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.1. Khái niệm về hệ thống và hệ thống văn bản quản lý Nhà nước2.1.1. Khái niệm về hệ thống2.1.2. Khái niệm về hệ thống văn bản quản lý Nhà nước2.2. Phân loại văn bản quản lý Nhà nước2.2.1. Mục đích của việc phân loại văn bản quản lí Nhà nước2.2.2. Phương pháp phân loại văn bản quản lí Nhà nước2.2.2.1. Phân loại theo chủ thể ban hành2.2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc của văn bản2.2.2.3. Phân loại theo nội dung và phạm vi sử dụng của văn bản2.2.2.4. Phân loại theo tính chất cơ mật và phạm vi phổ biến của văn bản2.2.2.5. Phân loại theo hiệu lực pháp lí của văn bản2.2.2.6. Phân loại theo mức độ chính xác của văn bản2.3. Văn bản quy phạm pháp luật2.3.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật2.3.2. Vai trò của văn bản quy phạm pháp luật đối với quản lý Nhà nước và quản lý xã hội2.3.3. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật2.3.4. Chức năng và thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật2.3.5. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật2.3.6. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

38 29 9

86

Page 87: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.4. Văn bản hành chính2.4.1. Khái niệm văn bản hành chính2.4.2. Đặc điểm của văn bản hành chính2.4.3. Chức năng và thẩm quyền ban hành các loại văn bản hành chính2.4.4. Quy trình xây dựng văn bản hành chính2.4.5. Hiệu lực của văn bản hành chính2.5. Kiểm tra, rà soát và hệ thống hoá văn bản2.5.1. Những quy định hiện hành về kiểm tra, rà soát và hệ thống hoá văn bản2.5.2. Nội dung kiểm tra, rà soát và hệ thống hoá văn bản

3 CHƯƠNG 3: THỂ THỨC VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.1. Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng của thể thức văn bản quản lí Nhà nước3.1.1. Khái niệm về thể thức văn bản3.1.2. Ý nghĩa, tác dụng của thể thức văn bản3.2. Khái niệm, ý nghĩa và cách trình bày các thành phần của văn bản quản lí Nhà nước3.2 1. Quốc hiệu3.2.1.1. Khái niệm3.2.1.2. Ý nghĩa3.2.1.3. Cách trình bày3.2.2. Tên cơ quan , tổ chức ban hành văn bản3.2.2.1. Khái niệm3.2.2.2. Ý nghĩa3.2.2.3. Cách trình bày3.2.3. Số, ký hiệu của văn bản3.2.3.1. Khái niệm3.2.3.2. Ý nghĩa3.2.3.3. Cách trình bày3.2.4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản3.2.4.1. Khái niệm3.2.4.2. Ý nghĩa3.2.4.3. Cách trình bày3.2.5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản3.2.5.1. Khái niệm3.2.5.2. Ý nghĩa3.2.5.3. Cách trình bày3.2.6. Nội dung văn bản3.2.6.1. Khái niệm3.2.6.2. Ý nghĩa3.2.6.3. Cách trình bày3.2.7. Chức vụ, họ tên và chữ kí của người có thẩm quyền3.2.7.1. Khái niệm3.2.7.2. Ý nghĩa3.2.7.3. Cách trình bày3.2.8. Dấu của cơ quan , tổ chức

11 6 5

87

Page 88: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.2.8.1. Khái niệm3.2.8.2. Ý nghĩa3.2.8.3. Cách trình bày3.2.9. Nơi nhận3.2.9.1. Khái niệm3.2.9.2. Ý nghĩa3.2.9.3. Cách trình bày3.2.10. Các thành phần bổ sung của văn bản3.2.10.1. Khái niệm3.2.10.2. Ý nghĩa 3.2.10.3. Cách trình bày3.3. Bản sao và thể thức của bản sao3.3.1. Các loại bản sao3.3.2. Cách sao văn bản và thể thức của bản sao

4

CHƯƠNG 4: TIÊU CHUẨN HOÁ VĂN BẢN4.1. Khái niệm và ý nghĩa4.1.1. Khái niệm4.1.2. Ý nghĩa4.2. Mức độ và cấp độ tiêu chuẩn hoá văn bản4.2.1. Mức độ tiêu chuẩn hoá văn bản4.2.2. Cấp độ tiêu chuẩn hoá văn bản

6 5 1

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

88

Page 89: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Nghiệp vụ văn thư2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 45 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 15 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Văn bản quản lý Nhà nước6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng hợp về nghiệp vụ công tác văn thư. Học phần giúp sinh viên vận dụng kiến thức vào thực tiễn công tác quản lý văn bản tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là trong chủ trương cải cách hành chính.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Chương 1. Những vấn đề chung về công tác văn thưChương 2. Quản lý và giải quyết văn bản điChương 3. Quản lý và giải quyết văn bản đếnChương 4. Quản lý và sử dụng con dấuChương 5. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Chương 6. Tổ chức lao động khoa học và trang thiết bị dùng trong công tác văn

thưChương 7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Vương Đình Quyền, Lý luận và phương pháp công tác văn thư, NXB ĐHQG

Hà Nội, 2005- Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TW I , Giáo trình Nghiệp vụ văn thư, 2006- Trường CĐ Văn thư - Lưu trữ TW, Tập bài giảng “Quản lý và giải quyết văn

bản”, “Lập hồ sơ và Nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ”, 2007* Tài liệu tham khảo- Tạp chí Văn thư - Lưu trữ của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về nghiệp vụ công tác văn thư; Quản

lý và sử dụng con dấu; Bảo vệ bí mật Nhà nước10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

89

Page 90: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm:1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ

1.1. Khái niệm, nội dung, yêu cầu của công tác văn thư1.1.1. Khái niệm1.1.2. Nội dung1.1.3.Yêu cầu của công tác văn thư1.2. Vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư1.2.1. Vị trí của công tác văn thư1.2.2. Ý nghĩa của công tác văn thư1.3. Hệ thống tổ chức quản lý và đào tạo công tác văn thư1.3.1. Cơ quan quản lý công tác văn thư ở Trung ương1.3.2. Cơ quan quản lý công tác văn thư ở địa phương1.3.3. Quản lý công tác văn thư trong các cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp1.3.4. Cơ quan đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư1.4. Trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư1.4.1. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan 1.4.2. Trách nhiệm của Chánh văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính1.4.3. Trách nhiệm của Phụ trách các đơn vị trong cơ quan 1.4.4. Trách nhiệm của cán bộ, công chức1.4.5. Trách nhiệm của cán bộ văn thư chuyên trách1.5. Yêu cầu đối với cán bộ văn thư chuyên trách1.5.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị1.5.2. Yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn1.5.3. Các yêu cầu khác

7 6 1

2 CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐI

2.1. Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc chung2.1.1. Khái niệm2.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc chung2.2. Quy trình tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi2.2.1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản2.2.2. Trình ký văn bản2.2.3. Đóng dấu cơ quan và các loại dấu mật, khẩn, chức danh, họ tên người ký2.2.4. Đăng ký văn bản đi2.2.5. Trình bày phong bì và cho văn bản vào phong bì2.2.6. Làm thủ tục chuyển phát văn bản đi2.2.7. Lưu văn bản đi, sắp xếp bảo quản, phục vụ nghiên cứu

4 3 1

90

Page 91: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

sử dụng bản lưu2.2.8. Theo dõi và kiểm tra việc gửi văn bản đi

3

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN – VĂN BẢN MẬT

3.1. Quy trình tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến3.2.1. Tiếp nhận văn bản3.2.2. Phân loại văn bản3.2.3. Bóc bì văn bản3.2.4. Đóng dấu đến3.2.5. Đăng ký văn bản3.2.6. Phân phối và chuyển giao văn bản3.2.7. Theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết văn bản đến3.2. Quản lý và giải quyết văn bản mật3.2.1. Gửi văn bản mật đi3.2.2. Nhận văn bản mật đến3.2.3. Thu hồi văn bản mật3.2.4. Giao nhận văn bản mật3.2.5. Vận chuyển văn bản mật3.2.6. Cất giữ văn bản mật

6 5 1

4

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU4.1. Khái niệm, tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng con dấu4.1.1. Khái niệm4.1.2. Tầm quan trọng4.2. Các loại dấu của cơ quan Nhà nước4.2.1. Dấu có hình quốc huy4.2.2. Dấu không có hình quốc huy4.3. Quy định về quản lý và sử dụng con dấu4.2.1. Các văn bản hiện hành của Nhà nước về quản lý và sử dụng con dấu4.2.2. Quy định về quản lý và sử dụng con dấu

3 2 1

5 CHƯƠNG 5: LẬP HỒ SƠ VÀ NỘP HỒ SƠ VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN

5.1. Khái niệm hồ sơ, lập hồ sơ5.1.1. Khái niệm hồ sơ5.1.2. Khái niệm lập hồ sơ5.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của lập hồ sơ hiện hành5.2.1. Mục đích, ý nghĩa của lập hồ sơ hiện hành5.2.1.1. Nâng cao chất lượng và hiệu suất công tác của cán bộ, viên chức5.2.1.2. Giúp cơ quan, đơn vị quản lý văn bản được chặt chẽ5.2.1.3. Tạo thuận lợi cho công tác lưu trữ5.2.2. Yêu cầu về lập hồ sơ5.2.1. Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hình thành hồ sơ

26 19 7

91

Page 92: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

5.2.2. Đảm bảo mối liên hệ khách quan giữa các văn bản5.2.3. Các văn bản trong hồ sơ phải cùng giá trị5.2.4. Văn bản trong hồ sơ phải đảm bảo đúng thể thức văn bản5.2.5. Hồ sơ cần được biên mục đầy đủ và chính xác5.3. Lập danh mục hồ sơ5.3.1. Khái niệm, tác dụng của danh mục hồ sơ5.3.2. Các loại danh mục hồ sơ5.3.3. Cách lập danh mục hồ sơ5.4. Phương pháp lập hồ sơ5.4.1. Phương pháp lập hồ sơ công việc5.4.2. Phương pháp lập hồ sơ nguyên tắc5.4.3. Phương pháp lập hồ sơ nhân sự5.4.4. Phương pháp lập hồ sơ của các tổ chức đoàn thể5.5. Tổ chức lập hồ sơ trong các cơ quan đơn vị5.5.1. Kiểm tra đôn đốc theo dõi việc lập hồ sơ5.5.2. Trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ và nộp lưu5.6. Nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan 5.6.1. Quy định về chế độ nộp lưu5.6.2. Tổ chức nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan 5.6.3. Thủ tục nộp lưu

6 CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC VÀ TRANG THIẾT BỊ DÙNG TRONG CÔNG TÁC

VĂN THƯ6.1. Những yêu cầu và nguyên tắc chung6.1.1. Yêu cầu6.1.2. Nguyên tắc6.2. Các hình thức tổ chức công tác văn thư6.2.1. Hình thức tổ chức văn thư tập trung6.2.2. Hình thức tổ chức văn thư hỗn hợp6.3. Tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ và chức trách của cán bộ văn thư6.3.1. Tổ chức bộ máy6.3.2. Biên chế cán bộ6.3.3. Chức trách của cán bộ văn thư6.4. Trang thiết bị dùng trong công tác văn thư và hiện đại hoá công tác văn thư6.4.1. Trang thiết bị6.4.2. Hiện đại hoá công tác văn thư6.5. Tổ chức nơi làm việc của cán bộ văn thư6.5.1. Yêu cầu chung6.5.2. Bố trí sắp xếp nơi làm việc6.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của cán bộ văn thư6.6.1. Ánh sáng6.6.2. Nhiệt độ, độ ẩm không khí6.6.3. Tiếng ồn6.6.4. Màu sắc trang trí

9 7 2

92

Page 93: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

6.6.5. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi

7

CHƯƠNG 7: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC VĂN THƯ

7.1. Mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư7.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư7.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư

5 3 2

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

93

Page 94: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Kỹ thuật soạn thảo Văn bản2. Số đơn vị học trình: 63. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 45 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 45 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức cơ quan Nhà nước, Văn bản quản lý Nhà nước6. Mục tiêu của học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật soạn thảo văn bản. Sau khi học xong, sinh viên biết phương pháp thu thập thông tin cần thiết trong quá trình soạn thảo văn bản, đồng thời vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn để soạn thảo một số loại văn bản quản lý Nhà nước, giấy tờ thông dụng.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về soạn thảo văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý Nhà nước; phân công trách nhiệm soạn thảo và quy trình soạn thảo văn bản quản lý Nhà nước; bố cục nội dung văn bản quản lý Nhà nước; ngôn ngữ của văn bản quản lý Nhà nước; phương pháp soạn thảo một số văn bản quản lý Nhà nước, giấy tờ thông dụng.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Vương Đình Quyền, Lý luận và phương pháp công tác văn thư, NXB ĐHQG Hà Nội,

2005- Khoa Hành chính Văn phòng và thông tin thư viện - Trường CĐ Văn thư lưu

trữ TWI, Tập bài giảng môn Văn bản - Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ,

Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và Kỹ thuật trình bày văn bản.- Tập bài giảng của giảng viên

* Sách tham khảo- Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng việt ( tập 1,2) Trần Trí Dõi, Bài tập tiếng việt thực hành, Đại học Quốc gia HN, 2002.- Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại,. H Đại học Quốc gia Hà Nội- Nguyễn Văn Thông, Kỹ thuật soạn thảo và các mẫu văn bản dùng cho khối

hành chính sự nghiệp, các tổ chức Đảng và Đoàn thể, H : Thống kê, 200610. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần:

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng Lý TH/

94

Page 95: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

số tiết thuyết KT

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO

VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC1.1. Khái niệm về kĩ thuật soạn thảo văn bản và mục đích, ý nghĩa của soạn thảo văn bản1.1.1. Khái niệm về kĩ thuật soạn thảo văn bản1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của soạn thảo văn bản1.2. Yêu cầu về soạn thảo văn bản1.2.1. Yêu cầu về nội dung1.2.2. Yêu cầu về hình thức1.2.3. Yêu cầu về bố cục văn bản1.2.4. Yêu cầu về thể thức văn bản1.2.5. Yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản1.2.6. Yêu cầu về thẩm quyền

5 5

2

CHƯƠNG 2: PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ QUY TRÌNH SOẠN THẢO

VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC2.1. Phân công trách nhiệm soạn thảo văn bản2.1.1. Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật2.1.2. Soạn thảo văn bản hành chính2.2. Quy trình soạn thảo văn bản 2.2.1. Khái niệm2.2.2. Nội dung của các bước soạn thảo văn bản

12 10 2

3

CHƯƠNG 3: BỐ CỤC NỘI DUNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu về bố cục nội dung văn bản3.1.1. Khái niệm3.1.2. Mục đích, ý nghĩa3.1.3. Yêu cầu3.2. Cách xây dựng bố cục nội dung văn bản3.2.1. Phần mở đầu3.2.2. Phần nội dung chính3.2.3. Phần kết thúc

5 5

4 CHƯƠNG 4: NGÔN NGỮ CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

4.1. Vai trò của ngôn ngữ trong văn bản quản lý Nhà nước4.2. Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản quản lý Nhà nước4.2.1. Chính xác, mạch lạc4.2.2. Khách quan4.2.3. Tính khuôn mẫu4.2.4. Nghiêm túc, trang trọng4.2.5. Lịch sử4.2.6. Phổ thông, dễ hiểu4.3. Cách sử dụng ngôn ngữ và xưng hô trong văn bản quản lý Nhà nước4.3.1. Cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý Nhà

8 5 3

95

Page 96: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

nước4.3.1.1. Cách sử dụng từ ngữ và câu4.3.1.2. Cách hành văn4.3.2. Cách xưng hô trong văn bản quản lý Nhà nước4.3.2.1. Trường hợp tự xưng4.3.2.2. Trường hợp gọi tên các cơ quan hoặc cá nhân nhận văn bản

5 CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, GIẤY TỜ

THÔNG DỤNG5.1. Soạn thảo quyết định5.1.1. Khái niệm5.1.2. Phương pháp soạn thảo5.1.3. Mẫu quyết định5.2. Soạn thảo nghị quyết5.2.1. Khái niệm5.2.2. Phương pháp soạn thảo5.2.3. Mẫu nghị quyết5.3. Soạn thảo chỉ thị5.3.1. Khái niệm5.3.2. Phương pháp soạn thảo5.3.3. Mẫu chỉ thị5.4. Viết đơn và một số loại giấy tờ5.4.1. Khái niệm đơn và một số loại giấy tờ5.4.2. Phương pháp viết đơn và một số loại giấy tờ5.4.3. Mẫu đơn và một số loại giấy tờ5.5. Soạn thảo công văn hành chính5.5.1. Khái niệm5.5.2. Phương pháp soạn thảo5.5.3. Mẫu công văn hành chính5.6. Soạn thảo báo cáo5.6.1. Khái niệm5.6.2. Yêu cầu khi soạn thảo báo cáo5.6.3. Phương pháp soạn thảo báo cáo5.6.4. Mẫu báo cáo5.7. Soạn thảo thông báo5.7.1. Khái niệm5.7.2. Các trường hợp sử dụng thông báo5.7.3. Phương pháp soạn thảo5.7.4. Mẫu thông báo5.8. Soạn thảo tờ trình5.8.1. Khái niệm5.8.2. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình5.8.3. Phương pháp soạn thảo5.8.4. Mẫu tờ trình5.9. Ghi biên bản5.9.1. Khái niệm5.9.2. Yêu cầu khi ghi biên bản

60 20 40

96

Page 97: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

5.9.3. Phương pháp ghi biên bản5.9.4. Mẫu biên bản5.10. Soạn thảo hợp đồng5.10.1. Khái niệm5.10.2. Các loại hợp đồng5.10.3. Phương pháp soạn thảo một số hợp đồng thông dụng5.10.4. Mẫu hợp đồng

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

97

Page 98: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Nghiệp vụ thư ký2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm 24. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 52 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Văn bản quản lý Nhà nước, Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Tâm lý học quản lý6. Mục tiêu của học phần:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản có hệ thống về nghiệp vụ cơ bản của thư ký như: tiếp khách, đãi khách, tổ chức hội nghị, tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo ….7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Chương 1: Đặc điểm lao động của thư kýChương 2: Tiếp khách - Đãi kháchChương 3: Thu thập và cung cấp thông tin - Tổ chức liên lạc cho lãnh đạoChương 4: Tổ chức hội họpChương 5: Tổ chức phòng làm việcChương 6: Tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạoChương 7: Xây dựng và quản lý chương trình - Kế hoạch công tác

8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ.

- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Vũ Thị Phụng, Nghiệp vụ Thư ký văn phòng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội,

2001- Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TW I, Giáo trình Nghiệp vụ Thư ký* Tài liệu tham khảo- Trần Hoàng - Trần Việt Hoa, Văn hoá ứng xử công sở, NXB Văn hoá Thông

tin, Hà Nội, (2005)- Học viện Hành chính Quốc gia, Nghiệp vụ Thư ký văn phòng và tổ chức, Hà

Nội, 2002- Giáo trình nghiệp vụ thư ký, NXB Hà Nội, 2005

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần:

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA THƯ KÝ1.1. Khái niệm thư ký

7 7

98

Page 99: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.2. Chức năng của thư ký1.2.1. Chức năng liên quan đến công tác tổ chức thông tin1.2.2. Chức năng tổ chức các nghiệp vụ hành chính1.3. Nhiệm vụ của thư ký1.3.1. Nhiệm vụ thuộc về quan hệ cá nhân1.3.2. Nhiệm vụ thuộc về quan hệ tổ chức công việc1.3.3. Nhiệm vụ thuộc về văn bản1.3.4. Một số nhiệm vụ khác1.4. Yêu cầu về năng lực của Thư ký1.4.1. Thư ký phải có trình độ chuyên môn1.4.2. Thư ký phải có kiến thức xã hội1.4.3. Thư ký phải có thiện chí trong giao tiếp1.4.4. Một số yêu cầu khác1.5. Những yêu cầu về phẩm chất của thư ký1.5.1. Phải có ước mơ thăng tiến trong nghề nghiệp1.5.2. Khả năng xử sự chính xác đối với mọi đối tượng giao tiếp1.5.3. Khả năng kiềm chế các trạng thái cảm xúc1.5.4. Tạo được sự tin cậy của thủ trưởng1.5.5. Tôn trọng kỷ luật và chủ động trong công việc1.5.6. Khả năng tư duy khoa học1.5.7. Sự kín đáo1.5.8. Sự thích ứng1.6. Vị trí của Thư ký trong hoạt động công sở1.6.1. Thư ký văn phòng là người trợ lý, giúp việc thân cận cho lãnh đạo1.6.2. Thư ký văn phòng là cầu nối, là mắt xích trong việc thiết lập quan hệ với Thủ trưởng và với đồng nghiệp1.6.3. Việc hoàn thành nhiệm vụ của Thủ trưởng có sự cộng tác tích cực của thư ký1.6.4. Hoạt động của người thư ký góp phần đảm bảo và cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác, đảm bảo sự liên tục và thông suốt trong hoạt động của cơ quan .1.7. Thư ký với việc thiết lập quan hệ với thủ trưởng và đồng nghiệp1.7.1. Một số đặc điểm chi phối việc thiết lập mối quan hệ giữa thư ký, thủ trưởng và đồng nghiệp1.7.2. Vai trò của người thư ký trong việc thiết lập quan hệ giữa thủ trưởng và đồng nghiệp1.7.3. Thư ký và việc thiết lập quan hệ với thủ trưởng và đồng nghiệp

2 CHƯƠNG 2: TIẾP KHÁCH - ĐÃI KHÁCH 2.1. Tiếp khách2.1.1.. Mục đích của hoạt động tiếp khách2.1.2. Các nguyên tắc trong hoạt động tiếp khách2.1.2.1. Tôn trọng đối tượng giao tiếp2.1.2.2. Biết kết hợp hài hoà lợi ích của các bên trong giao tiếp2.1.2.3. Tôn trọng các quy phạm khách quan trong giao tiếp

9 7 2

99

Page 100: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.3. Đặc điểm trong hoạt động tiếp khách của người thư ký2.3.1. Thư ký không phải là người đầu tiên trong cơ quan thiết lập giao tiếp với đối tượng giao tiếp2.3.2. Thư ký là người đầu tiên trong cơ quan thay mặt lãnh đạo để bước đầu giải quyết công việc cho khách2.3.3. Quá trình tiếp khách của người thư ký có thể ảnh hưởng đến cách đánh giá của đối tượng giao tiếp về cơ quan , thủ trưởng và môi trường văn hoá công sở2.3.4. Một số kỹ năng trong hoạt động tiếp khách của người thư ký2.3.4.1. Phân loại hình thức giao tiếp2.3.4.2. Phân loại đối tượng giao tiếp2.3.4.3. Phương pháp ghi biên bản trong tiếp khách2.3.4.4. Phương pháp xây dựng lịch hẹn gặp2.3.5. Thư ký với hoạt động tổ chức tiếp khách (hình thức giao tiếp trực tiếp)2.3.5.1. Đón khách2.3.5.2. Giải quyết công việc2.3.5.3. Kết thúc quá trình giao tiếp2.2. Đãi khách2.2.1.. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động đãi khách2.2.2. Thư ký với hoạt động chuẩn bị đãi khách2.2.2.1. Lựa chọn hình thức đãi khách2.2.2.2. Chuẩn bị đãi khách2.2.3. Một số hình thức đãi khách2.2.3.1. Giải khát2.2.3.2. Tổ chức tiệc

3 CHƯƠNG 3: THU THẬP VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN TỔ CHỨC LIÊN LẠC CHO LÃNH ĐẠO

3.1. Thu thập và cung cấp thông tin cho lãnh đạo3.1.1. Thông tin và vai trò của thông tin trong hoạt động quản lý3.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của thông tin3.1.1.2. Vai trò của thông tin trong hoạt động quản lý3.1.2. Vai trò của thư ký trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho lãnh đạo3.1.2.1. Một số yêu cầu đối với thư ký khi tiến hành hoạt động thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo3.1.2.2. Vai trò của thư ký trong hoạt động tổ chức thông tin3.1.2.3. Vai trò của thư ký trong việc xây dựng hệ thống thông tin trợ giúp hoạt động quản lý3.2. Hoạt động tổ chức liên lạc cho lãnh đạo3.2.1. Điện thoại3.2.1.1. Vai trò của điện thoại công sở3.2.1.2. Nghệ thuật nói và nghe điện thoại3.2.1.3. Một số điểm lưu ý khi sử dụng điện thoại công sở3.2.2. Fax3.2.2.1. Vai trò của fax

9 8 1

100

Page 101: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.2.2.2. Cách sử dụng3.2.2.3. Một số điểm lưu ý khi sử dụng fax trong công sở3.2.3. Internet3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa3.2.3.2. Cách sử dụng3.2.3.3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng Internet

4

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC HỘI HỌP4.1. Mục đích, ý nghĩa4.1.1. Mục đích4.1.2. Ý nghĩa4.2. Các loại hình hội họp4.2.1. Hội nghị4.2.2. Đại hội4.2.3. Họp báo 4.2.4. Hội thảo4.2.5. Họp giao ban4.2.6. Họp nội bộ4.3. Nhiệm vụ của thư ký trong việc chuẩn bị tổ chức hội họp4.3.1. Lập kế hoạch tổ chức hội họp4.3.2.Chuẩn bị cụ thể tổ chức hội họp4.4. Nhiệm vụ của thư ký khi tiến hành hội họp4.4.1. Đón đại biểu, khách mời4.4.2. Điểm danh đại biểu4.4.3. Lễ tân4.4.4. Duy trì trật tự thời gian theo chương trình nghị sự4.4.5. Ghi biên bản, nghị quyết4.5. Nhiệm vụ của thư ký sau khi tổ chức hội họp4.5.1. Giúp thủ trưởng triển khai nội dung, kết quả cuộc họp4.5.2. Lập hồ sơ hội họp4.5.3. Soạn thảo thư cảm ơn4.5.4. Họp rút kinh nghiệm4.6. Quy trình tổ chức một số loại hình hội họp4.6.1. Quy trình tổ chức hội nghị4.6.2. Quy trình tổ chức đại hội4.6.3. Quy trình tổ chức hội thảo4.6.4. Quy trình tổ chức họp báo4.6.5. Quy trình tổ chức họp giao ban4.6.6. Quy trình tổ chức họp nội bộ

10 9 1

5 CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC PHÒNG LÀM VIỆC KHOA HỌC

5.1. Mục đích, ý nghĩa5.2. Các phương tiện và thiết bị dùng cho công tác văn phòng5.2.1. Các phương tiện văn phòng5.2.2. Các đồ dùng văn phòng5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động5.3.1. Các yếu tố khách quan5.3.1.1. Môi trường làm việc

8 6 2

101

Page 102: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

5.3.1.1.1. Sự thoáng mát5.3.1.1.2. Nhiệt độ5.3.1.1.3. Tiếng động5.3.1.1.4. Màu sắc5.3.1.1.5. Ánh sáng5.3.1.1.6. Tiện nghi vệ sinh5.3.1.1.7. Tư thế và thao tác lao động5.3.1.1.8. Giải lao và ăn uống bổ sung5.3.1.2. Chế độ chính sách5.1.3.3 Sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan 5.3.2. Các yếu tố chủ quan5.3.2.2.1 Trình độ5.3.2.2.2 Sức khỏe5.3.2.2.3 Năng lực và phẩm chất cá nhân5.4. Bố trí phòng làm việc và các trang thiết bị văn phòng5.4.1. Những nguyên tắc cơ bản5.4.2. Phương pháp sắp xếp

6

CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC CHUYẾN ĐI CÔNG TÁC CHO LÃNH ĐẠO

6.1. Mục đích và phạm vi chuyến đi công tác của lãnh đạo6.1.1. Mục đích6.1.2. Phạm vi chuyến đi công tác6.2. Thư ký với hoạt động tổ chức chuyến đi công tác của lãnh đạo6.2.1. Các yêu cầu đối với thư ký khi tiến hành hoạt động tổ chức chuyến đi công tác6.2.2. Nhiệm vụ của người thư ký trong việc tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo6.3. Những công việc thư ký phải làm trong thời gian lãnh đạo đi công tác vắng6.4. Những công việc thư ký phải làm sau chuyến đi công tác của lãnh đạo6.5. Một số lưu ý khi thư ký đi công tác cùng lãnh đạo

9 8 1

7 CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

7.1. Khái niệm, vai trò của chương trình - kế hoạch trong hoạt động công sở7.1.1. Khái niệm7.1.2. Vai trò của việc lập chươngtrình kế hoạch trong hoạt động công sở7.2. Nguyên tắc xây dựng và các biện pháp đảm bảo thực hiện chương trình, kế hoạch7.2.1. Các nguyên tắc xây dựng chương trình - kế hoạch7.2.2. Một số biện pháp đảm bảo thực hiện chương trình - kế hoạch7.3. Phân loại kế hoạch7.3.1. Căn cứ theo phạm vi hoạt động7.3.2. Căn cứ theo thời gian

8 7 1

102

Page 103: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

7.3.3. Căn cứ theo mức độ cụ thể7.4. Vai trò của thư ký trong việc xây dựng và quản lý chương trình, kế hoạch công tác cho lãnh đạo7.4.1. Vai trò của người thu thập và xử lý thông tin7.4.2. Vai trò của người xây dựng chương trình, kế hoạch7.4.3. Vai trò của người tổ chức, giám sát thực hiện chương trình, kế hoạch

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

103

Page 104: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Tổ chức và khoa học quản lý2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 1, 24. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 30 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 15 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Hành chính học6. Mục tiêu của học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức chung nhất về khoa học tổ chức và khoa học quản lý. Kết thúc học phần, sinh viên biết vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học vào thực tiễn để nắm được phương pháp tổ chức và quản lý nói chung và trong một cơ cấu tổ chức nói riêng.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần;

Học phần này gồm hai nội dung chính:- Khoa học tổ chức: Trình bày khái niệm tổ chức và khoa học tổ chức; những

quy luật cơ bản của tổ chức; thiết kế tổ chức- Khoa học quản lý: Trình bày khái niệm quản lý và khoa học quản lý; các học

thuyết quản lý; nguyên tắc quản lý; phương pháp quản lý; một số nội dung trong quy trình quản lý.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, Giáo trình chính- Trường CĐ Văn thư lưu trữ TWI, Tập bài giảng môn Tổ chức và Khoa học

quản lý- Tập bài giảng của GV* Sách tham khảo- Nguyễn Thị Doan, Các học thuyết quản lý, NXBCTQG, HN, 1996- Phan Anh Tú, Đại cương về khoa học quản lý, NXB Văn hóa Thông tin, HN,

1994- Nguyễn Minh Đình - Nguyễn Trung Tín - Phạm Phương Hoa, Quản lý có hiệu

qủa theo phương pháp của Deming, NXB Thống kê, 1996- Gareth Morgan, Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ, NXB KH &KT, Hà

Nội, 1994- Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Kinh tế thị trường và các vấn đề xã hội,

NXB Thông tin KHXH, 1997

104

Page 105: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Hoàng Văn Luân, Đề cương bài giảng Khoa học quản lý đại cương, Bộ môn Quản lý xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10. Tiêu chuẩn để đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN MỘT: KHOA HỌC TỔ CHỨC

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOA HỌC TỔ CHỨC

1.1. Khái niệm tổ chức và khoa học tổ chức1.1.1. Khái niệm tổ chức1.1.2. Khái niệm khoa học tổ chức1.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của khoa học tổ chức1.2.1. Những quy luật cơ bản của tổ chức1.2.2. Thiết kế tổ chức1.3. Những quy luật cơ bản của tổ chức1.3.1. Quy luật mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức1.3.2. Quy luật hệ thống1.3.3. Quy luật cấu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức1.3.4. Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình của tổ chức.1.3.5. Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức

3 3

2 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TỔ CHỨC2.1. Mục đích thiết kế tổ chức2.2. Điều kiện hình thành tổ chức2.3. Phân loại tổ chức2.4. Thiết kế tổ chức (hệ thống tổ chức)2.4.1. Một số phương pháp phân chia các bộ phận trong cơ cấu tổ chức2.4.1.1. Phân chia bộ phận theo tầm hạn quản trị2.4.1.2. Phân chia bộ phận theo tầm hạn thời gian2.4.1.3. Phân chia bộ phận theo chức năng2.4.1.4. Phân chia bộ phận theo địa dư2.4.1.5. Phân chia bộ phận theo sản phẩm2.4.1.6. Phân chia bộ phận theo quy trình hay thiết bị2.4.1.7. Phân chia bộ phận theo hướng thị trường2.4.1.8. Phân chia bộ phận theo các bộ phận dịch vụ2.4.1.9. Phân chia bộ phận theo kiểu ma trận2.4.2. Mối quan hệ trực tuyến và tham mưu trong cơ cấu tổ chức2.4.2.1. Khái niệm trực tuyến và tham mưu2.4.2.2. Bản chất của các quan hệ trực tuyến và tham mưu

12 7 5

105

Page 106: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.4.3. Sự phân chia quyền hạn trong cơ cấu tổ chức2.4.3.1. Bản chất của việc phân chia quyền hạn2.4.3.2. Xác định mức độ phân quyền2.4.3.3. Nguyên tắc giao quyền2.4.3.4. Nghệ thuật giao quyền

PHẦN HAI: KHOA HỌC QUẢN LÝ

3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KHOA HỌC QUẢN LÝ

1.1. Khái niệm về quản lý và khoa học quản lý1.1.1. Khái niệm quản lý1.1.2. Khái niệm khoa học quản lý1.2. Một số học thuyết quản lý1.2.1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng quản lý trước thế kỷ XX1.2.2. Một số học thuyết quản lý đầu thế kỷ XX1.2.2.1. Thuyết quản lý cổ điển1.2.2.2. Thuyết quản lý tài nguyên - con người1.2.2.3. Thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi1.3. Phương pháp quản lý1.3.1. Phương pháp giáo dục chính trị - tư tưởng1.3.2. Phương pháp hành chính - luật pháp1.3.3. Phương pháp kinh tế1.3.4. Phương pháp tâm lý - xã hội1.4. Nguyên tắc quản lý1.4.1. Nguyên tắc quản lý tập trung dân chủ1.4.2. Nguyên tắc quản lý thống nhất giữa quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương, lãnh thổ1.4.3. Nguyên tắc thống nhất hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường1.4.4. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích1.4.5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế

7 7

4 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ

2.1. Lập kế hoạch trong quản lý2.1.1. Khái niệm kế hoạch2.1.2. Vai trò của việc lập kế hoạch trong quản lý2.1.3. Phân loại kế hoach2.1.4. Quá trình lập kế hoạch2.2. Ra quyết định quản lý2.2.1. Khái niệm quyết định quản lý2.2.2. Cơ sở ra quyết định quản lý2.3. Lãnh đạo2.3.1. Khái niệm lãnh đạo2.3.2. Các yếu tố cấu thành sự lãnh đạo2.3.3. Phong cách lãnh đạo2.3.4. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý2.4. Kiểm tra2.4.1. Khái niệm và mục đích kiểm tra

23 13 10

106

Page 107: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.4.2. Vai trò của kiểm tra trong quản lý2.4.3. Quá trình kiểm tra2.4.3.1. Yêu cầu của quá trình kiểm tra2.4.3.2. Các bước của quá trình kiểm tra2.5. Thông tin trong hoạt động quản lý2.5.1. Vai trò của thông tin trong hoạt động quản lý2.5.2. Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin trong hoạt động quản lý2.5.3. Nâng cao hiệu quả thông tin trong hoạt động quản lý

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

107

Page 108: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Nghi thức Nhà nước2. Số đơn vị học trình: 23. Trình độ: cho sinh viên năm thứ hai4. Phân bổ thời gian :

- Lý thuyết: 24 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 6 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương6. Mục tiêu của học phần

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tổ chức nghi thức Nhà nước, bao gồm các nghi thức công sở, nghi thức tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm, lễ trao tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước, các nghi thức trong quan hệ quốc tế.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Chương 1. Những vấn đề chung về nghi thức Nhà nướcChương 2. Biểu tượng quốc giaChương 3. Nghi thức công sởChương 4. Nghi thức ngoại giaoChương 5. Nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và

đón nhận các danh hiệu vinh dự của Nhà nước8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9.Tài liệu học tập* Sách, giáo trình- Trường CĐ Văn thư Lưu trữ, Tập bài giảng Nghi thức Nhà nước- Tập bài giảng của GV* Tài liệu tham khảo- Các Văn bản quy phạm pháp luật về nghi thức Nhà nước- Nguyễn Thành Long, Tìm hiểu các văn bản pháp luật về Nghi lễ, nghi thức,

trang phục áp dụng trong cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, NXB Lao động -Xã hội HN, 2003

- Lưu Kiếm Thanh, Nghi thức Nhà nước, NXB Thống kê HN, 2001- Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật quốc tế, NXB Công an Nhân dân HN, 1998- Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB Chính trị Quốc gia HN, 2005

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm:1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC

5 4 1

108

Page 109: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1. Khái niệm về nghi thức Nhà nước1.1.1. Một vài nét về nghi thức Nhà nước trong lịch sử1.1.2. Khái niệm nghi thức Nhà nước1.2. Đặc điểm của nghi thức Nhà nước1.2.1. Được quy định và điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế1.2.2. Thể hiện quyền độc lập và vị trí của quốc gia, dân tộc trong quan hệ quốc tế1.2.3. Sự điều chỉnh và khả năng kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động ngoại giao1.3. Một số nội dung của nghi thức Nhà nước1.3.1. Biểu tượng quốc gia1.3.2. Nghi thức ngoại giao1.3.3. Nghi thức công sở1.3.4. Nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận các danh hiệu vinh dự của Nhà nước

2

CHƯƠNG 2: BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA2.1. Khái niệm biểu tượng quốc gia2.1.1. Khái niệm biểu tượng quốc gia2.1.2. Đặc điểm của biểu tượng quốc gia2.2. Các yếu tố cấu thành biểu tượng quốc gia2.2.1. Quốc kỳ2.2.2. Quốc huy2.2.3. Quốc hiệu2.2.4. Các yếu tố khác

5 4 1

3

CHƯƠNG 3: NGHI THỨC CÔNG SỞ3.1. Khái niệm và đặc điểm của nghi thức công sở3.1.1. Khái niệm nghi thức công sở3.1.2. Đặc điểm của nghi thức công sở3.1.2.1. Nghi thức công sở phải là sự tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia3.1.2.2. Nghi thức công sở phải thể hiện tính văn minh, lịch sự của cơ quan , đơn vị3.1.2.3. Nghi thức công sở thể hiện sự tôn trọng của cơ quan với đối tượng giao tiếp3.2. Các yếu tố cấu thành của nghi thức công sở3.2.1. Quy chế làm việc của các cơ quan 3.2.2. Tổ chức hội nghị, đại hội3.2.3. Ý thức công vụ3.2.4. Tác phong, cử chỉ3.2.5. Ngôn ngữ3.2.6. Trang phục3.2.7. Cách sử dụng danh thiếp và chức danh3.2.8. Một số nghi thức tang lễ, cưới hỏi

10 8 2

4 CHƯƠNG 4: NGHI THỨC NGOẠI GIAO4.1. Quá trình hình thành và phát triển của nghi thức ngoại giao

5 4 1

109

Page 110: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.1.1. Sự ra đời của nghi thức ngoại giao và quyền miễn trừ ngoại giao4.1.2. Định nghĩa, vai trò, vị trí của nghi thức ngoại giao4.1.3. Văn kiện quốc tế về nghi thức ngoại giao4.2. Những nguyên tắc của nghi thức ngoại giao4.2.1. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau4.2.2. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử4.2.3. Nguyên tắc có đi có lại4.2.4. Kết hợp giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia4.3. Một số nghi thức ngoại giao4.3.1. Nghi thức đón khách quốc tế4.3.2. Chiêu đãi ngoại giao4.3.3. Giao tiếp và đàm phán quốc tế

5

CHƯƠNG 5: NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC MÍT TINH, LỄ KỶ NIỆM, TRAO TẶNG VÀ

ĐÓN NHẬN CÁC DANH HIỆU VINH DỰ CỦA NHÀ NƯỚC5.1. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nội dung của việc tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm và đón nhận các danh hiệu vinh dự của Nhà nước5.1.1. Mục đích5.1.2. Ý nghĩa5.1.3. Yêu cầu5.1.4. Nội dung tổ chức5.2. Hình thức tổ chức buổi lễ5.2.1. Khách mời5.2.2. Trang bị buổi lễ5.2.3. Phù hiệu5.2.4. Trang phục5.2.5. Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi5.2.6. Đưa tin về buổi lễ5.3. Trình tự tiến hành mít tinh, lễ kỷ niệm và đón nhận các danh hiệu vinh dự của Nhà nước5.3.1. Trình tự tiến hành mít tinh, lễ kỷ niệm5.3.2. Trình tự tiến hành đơn nhận các danh hiệu vinh dự của Nhà nước

5 4 1

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

110

Page 111: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Quản trị văn phòng2. Số đơn vị học trình: 5 3. Trình độ: Sinh viên năm 2, 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 69 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 6 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật hành chính, Văn bản quản lý Nhà nước và Kỹ thuật soạn thảo văn bản6. Mục tiêu của học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của văn phòng, vai trò của văn phòng trong hoạt động quản lý, các loại hình văn phòng cơ quan ở Việt Nam hiện nay; khái niệm, chức năng, vai trò của quản trị văn phòng và nhà quản trị văn phòng, nội dung thực hiện chức năng quản trị văn phòng trong nghiệp vụ công tác văn phòng; đổi mới và hiện đại hóa văn phòng.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Chương 1: Những kiến thức căn bản về quản trị họcChương 2: Những kiến thức căn bản về Văn phòngChương 3: Những kiến thức căn bản về Quản trị văn phòngChương 4: Đổi mới và hiện đại hoá văn phòng

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9.Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quản trị văn phòng - Lý luận và thực tiễn”, NXB

ĐHQG, 2004.- Nguyễn Hữu Thân, Quản trị hành chính văn phòng.- Trường CĐ Văn thư - Lưu trữ, Quản trị văn phòng, Hà Nội, 2006* Sách, tài liệu tham khảo- Luật sư nguyễn Hải Sản, Quản trị học, NXB Thống kê, 1998- Mike Haverey, Quản trị hành chính văn phòng (Cao Xuân Đỗ dịch), NXB

Thống kê, 199810. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm:1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HỌC

1.1. Khái niệm quản trị

10 9 1

111

Page 112: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1.1. Các quan niệm về quản trị1.1.2. Khái niệm quản trị1.2. Các trường phái quản trị1.2.1. Trường phái cổ điển1.2.2. Trường phái tác phong1.2.3. Trường phái hệ thống1.2.4. Trường phái ngẫu nhiên1.3. Chức năng quản trị1.3.1. Chức năng hoạch định1.3.2. Chức năng tổ chức1.3.3. Chức năng quản trị nguồn nhân lực1.3.4. Chức năng kiểm tra1.4. Nhà quản trị1.4.1. Khái niệm1.4.2. Các cấp quản trị1.4.3. Vai trò của nhà quản trị1.4.4. Kỹ năng của nhà quản trị

2

CHƯƠNG 2: NHỮNG KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ VĂN PHÒNG

2.1. Những vấn đề chung về văn phòng2.1.1. Khái niệm2.1.2. Chức năng2.1.3. Nhiệm vụ2.1.4. Cơ cấu tổ chức2.1.5. Mối quan hệ công tác của văn phòng2.1.6. Vai trò của văn phòng trong hoạt động quản lý2.2. Các loại hình văn phòng cơ quan ở Việt Nam hiện nay2.2.1. Văn phòng cấp uỷ Đảng2.2.2. Văn phòng cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung2.2.3. Văn phòng cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền riêng2.2.4. Văn phòng doanh nghiệp

30 28 2

3 CHƯƠNG 3: NHỮNG KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

3.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của quản trị văn phòng và nhà quản trị văn phòng3.1.1. Khái niệm, chức năng của quản trị văn phòng3.1.2. Khái niệm, vai trò của nhà quản trị văn phòng3.2. Nội dung thực hiện chức năng quản trị văn phòng trong nghiệp vụ công tác văn phòng3.2.1. Xây dựng chương trình và tổ chức việc thực hiện chương trình công tác thường kỳ của cơ quan3.2.2. Xây dựng tổ chức nhân sự văn phòng3.2.3. Điều hành hoạt động văn phòng3.2.4. Tổ chức lao động khoa học và trang thiết bị công tác văn phòng3.2.5. Kiểm tra công tác văn phòng

25 23 2

112

Page 113: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.2.6. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác văn phòng

4

CHƯƠNG 4: ĐỔI MỚI VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN PHÒNG

4.1. Những nhân tố tác động đến văn phòng4.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội4.1.2. Sự bùng nổ thông tin4.2. Yêu cầu của hiện đại hoá văn phòng4.2.1. Thực hiện tốt nhất chức năng tham mưu4.2.2. Hiện đại hoá đồng bộ4.3. Nội dung hiện đại hoá văn phòng4.3.1. Trang thiết bị văn phòng4.3.2. Người lao động trong văn phòng4.3.3. Các nghiệp vụ văn phòng4.3.4. Mối quan hệ của cấu trúc ba mặt của hiện đại hoá văn phòng

10 9 1

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

113

Page 114: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN1. Tên học phần: Quản trị nhân sự2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm thứ 2, 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 47 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 13 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Tâm lý học quản lý6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Học phần chú trọng những kiến thức và kỹ năng thực tiễn, giúp sinh viên có thể ứng dụng vào các tình huống quản lý nhân sự trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân sựChương 2: Hoạch định nguồn nhân sựChương 3: Tuyển dụng đội ngũ nhân sựChương 4: Quản lý và sử dụng đội ngũ nhân sựChương 5: Đánh giá đội ngũ nhân sựChương 6: Phát triển đội ngũ nhân sựChương 7: Hệ thống thông tin quản trị nhân sự

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính

- Trường CĐ Văn thư lưu trữ TWI, Tập bài giảng Quản trị nhân sự- Tập bài giảng của GV

* Tài liệu tham khảo- Trần kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, HN, 2003- Học viện Hành chính Quốc gia, Tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước, NXB

Đại học Quốc gia HN, 2002- Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng, Quản trị học, NXB Thống kê Hà Nội, 1999- James H. Donnelly - JR - James L. Gibson - John M.4ancevich, Quản trị học

căn bản, NXB Thống kê Hà Nội, 2000- Trường Đại học Ngoại thương, Quản trị nhân sự, NXB Thống kê Hà Nội, 2003- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu con người, Quản lý nguồn

nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội, 200410. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm:1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

114

Page 115: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị nhân sự1.1.1. Khái niệm1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự1.2. Mục tiêu và chức năng của quản trị nhân sự1.2.1. Mục tiêu của quản trị nhân sự1.2.2. Các chức năng quản trị nhân sự1.3. Tổ chức quản trị nhân sự1.3.1. Khái niệm tổ chức quản trị nhân sự1.3.2. Vai trò của bộ phận quản trị nhân sự

8 7 1

2

CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN SỰ2.1. Khái niệm hoạch định nguồn nhân sự2.1.1. Khái niệm hoạch định nguồn nhân sự2.1.2. Ý nghĩa của việc hoạch định nguồn nhân sự2.2. Quá trình hoạch định nguồn nhân sự2.2.1. Xây dựng tầm nhìn, xác định mục tiêu và lựa chọn chiến lược2.2.2. Phân tích hiện trạng đội ngũ nhân sự2.2.3. Dự báo, phân tích công việc và xác định nhu cầu nhân sự2.2.4. Lập kế hoạch điều chỉnh nhân sự2.2.5. Thực hiện các chính sách, kế hoạch2.2.6. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

9 7 2

3

CHƯƠNG 3: TUYỂN DỤNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ3.1. Khái niệm chung3.1.1. Khái niệm3.1.2. Vai trò của quá trình tuyển dụng3.2. Mục tiêu và yêu cầu cần tuyển dụng3.2.1. Mục tiêu tuyển dụng3.2.2. Các tiêu chí tuyển dụng3.2.3. Các yêu cầu tuyển dụng3.2.4. Các hình thức tuyển dụng3.3. Nội dung quá trình tuyển dụng3.3.1. Lập kế hoạch tuyển dụng3.3.2. Công tác chuẩn bị tuyển dụng3.3.3. Triển khai các hoạt động thi tuyển3.3.4. Tổng kết đánh giá quá trình tuyển dụng

8 6 2

4 CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ

4.1. Quản lý đội ngũ nhân sự4.1.1. Khái niệm4.1.2. Quá trình phân tích công việc4.1.3. Các biện pháp quản lý nhân sự4.2. Sử dụng đội ngũ nhân sự4.2.1. Mục đích của việc sử dụng đội ngũ nhân sự4.2.2. Các nguyên tắc4.2.3. Các hình thức sử dụng4.3. Chế độ trả công

12 10 2

115

Page 116: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.3.1. Khái niệm4.3.2. Các nguyên tắc trả công4.3.3. Hệ thống tiền công4.3.4. Các tiêu chí trả công

5

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ5.1. Khái niệm và mục đích của việc đánh giá5.1.1. Khái niệm5.1.2. Mục đích của việc đánh giá5.2. Tiến trình đánh giá5.2.1. Xác định mục tiêu đánh giá5.2.2. Xây dựng đội ngũ làm công tác đánh giá5.3. Các phương pháp đánh giá5.3.1. Phương pháp thang điểm5.3.2. Phương pháp xếp hạng5.3.3. Phương pháp ghi chép và lưu giữ5.3.4. Phương pháp quan sát hành vi5.3.5. Phương pháp đánh giá theo mục tiêu5.4. Sử dụng các kết quả đánh giá5.4.1. Tổng kết và rút kinh nghiệm5.4.2. Hoạch định chiến lược

9 7 2

6

CHƯƠNG 6: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ6.1. Khái niệm và mục đích của việc phát triển đội ngũ nhân sự6.1.1. Khái niệm6.1.2. Mục đích6.2. Một số vấn đề ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ nhân sự6.2.1. Văn hoá, môi trường làm việc6.2.2. Yếu tố cơ sở vật chất6.2.3. Giải quyết các mâu thuẫn6.3. Một số biện pháp triển đội ngũ nhân sự6.3.1. Tạo điều kiện làm việc cho đội ngũ nhân sự6.3.2. Đào tạo6.3.3. Bổ nhiệm, thăng tiến6.3.4. Các chế độ đãi ngộ6.3.5. Tinh giản, sa thải

8 6 2

7

CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

7.1. Quản lý thông tin quản trị nhân sự7.1.1. Khái niệm quản lý thông tin quản trị nhân sự7.1.2. Vai trò của quản lý thông tin quản trị nhân sự7.1.3. Các yêu cầu của việc quản lý thông tin quản trị nhân sự7.2. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị nhân sự7.2.1. Quy trình xây dựng hệ thống thông tin quản trị nhân sự7.2.2. Các loại hình quản lý thông tin quản trị nhân sự

6 4 2

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

116

Page 117: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Quản trị quy trình thực hiện và đánh giá công việc2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ đào tạo: Sinh viên năm 2, 34. Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 46 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 14 tiết

5. Điều kiện tiên quyết : Quản trị nhân sự; Tổ chức và khoa học quản lý6. Mục tiêu của học phần

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy trình thực hiện công việc, đánh giá công việc. Nội dung học phần bao gồm những vấn đề về khái niệm, nội dung, kỹ năng và quy trình thực hiện, đánh giá công việc nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

A - Phần thứ nhất: Quản trị quy trình thực hiện công việcChương 1: Tổng quan về quản trị công việcChương 2: Quy trình thực hiện công việcB- Phần thứ hai: Quản trị quy trình đánh giá công việcChương 1: Tổng quan về đánh giá công việcChương 2: Quy trình đánh giá công việcChương 3: Một số kỹ năng đánh giá công việc

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập; * Sách, giáo trình chính

- Trường CĐ văn thư lưu trữ TWI, Tập bài giảng Quản trị quy trình thực hiện và đánh giá công việc

- Tập bài giảng của GV* Tài liệu tham khảo- Phan Anh Tú, Đại cương về khoa học quản lý, NXB Văn hóa Thông tin, HN,

1994- Luật sư nguyễn Hải Sản, Quản trị học, NXB Thống kê, 199810. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN MỘT: QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC

10 8 2

117

Page 118: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1. Khái niệm và nguyên tắc quản trị công việc1.1.1. Khái niệm1.1.2. Nguyên tắc1.2. Phân tích và mô tả thực hiện công việc1.2.1. Phân tích công việc1.2.2. Mô tả thực hiện công việc1.2.2.1. Nhận diện công việc1.2.2.2. Tóm tắt công việc1.2.2.3. Các tiêu chuẩn hoàn thành công việc1.2.2.4. Chức năng thực hiện, trách nhiệm trong công việc1.3. Yêu cầu đối với người thực hiện công việc3.1. Kiến thức, kỹ năng3.2. Kinh nghiệm3.3. Tinh thần và thể lực

2

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC2.1. Khái niệm, yêu cầu của quy trình thực hiện công việc2.1.1. Khái niệm2.1.2. Yêu cầu2.2. Quy trình thực hiện công việc2.2.1. Thu thập thông tin trên cơ sở yêu cầu công việc2.2.2. Lập kế hoach2.2.3. Triển khai kế hoạch2.2.4. Đánh giá kết quả công việc2.2.5. Giải quyết những công việc chưa thoả đáng2.3. Một số phương pháp thu thập thông tin trước khi thực hiện công việc2.3.1. Phương pháp đọc và ghi chép thông tin2.3.2. Phương pháp quan sát2.3.4. Phương pháp điều tra xã hội học2.3.5. Phương pháp khác

15 12 3

PHẦN HAI: ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá công việc1.1.1. Khái niệm1.1.2. Mục đích1.1.3. Ý nghĩa1.2. Các loại hình đánh giá công việc1.2.1. Đánh giá bên trong1.2.2. Đánh giá bên ngoài1.2.2.1. Đánh giá của cơ quan cấp trên1.2.2.2. Đánh giá của cơ quan chứng nhận độc lập1.2.2.3. Đánh giá khác1.3. Vai trò của các bên trong một cuộc đánh giá1.3.1. Người đề xuất đánh giá1.3.2. Người được đánh giá1.3.3. Người đánh giá1.4. Các yêu cầu của một đánh giá viên

10 7 3

118

Page 119: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.4.1. Trình độ chuyên môn1.4.2. Khả năng quản lý1.4.3. Sự trau dồi về năng lực1.4.4. Phẩm chất cá nhân1.4.5. Đạo đức nghề nghiệp

4

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC2.1. Giai đoạn chuẩn bị2.1.1. Xác định mục đích và phạm vi đánh giá2.1.2. Chuẩn bị các vấn đề liên quan đến quy trình đánh giá2.2. Giai đoạn hoạch định2.2.1. Lập kế hoạch2.2.2. Xác định mục tiêu, nội dung cần đánh giá2.2.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá2.3. Giai đoạn thực hiện2.3.1. Thu thập và cung cấp thông tin phản hồi2.3.2. Xem xét tài liệu và cơ sở dữ liệu2.3.3. Kiểm tra, khảo sát thực tế2.3.4. Quan sát kỹ lưỡng và phân tích quá trình công việc2.3.5. Kiểm tra sản phẩm và dịch vụ2.4. Giai đoạn tổng hợp kết quả đánh giá2.4.1. Xác nhận kết quả đánh giá2.4.2. Báo cáo tổng hợp2.4.3. Khắc phục tồn tại sau đánh giá

15 12 3

5

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

3.1. Kỹ năng phỏng vấn3.1.1. Mục đích, yêu cầu3.1.2. Nội dung3.2. Kỹ năng quan sát3.2.1. Mục đích, yêu cầu3.2.2. Nội dung3.3. Kỹ năng thẩm tra, kiểm chứng3.3.1. Mục đích, yêu cầu3.3.2. Nội dung3.4. Kỹ năng phân tích dữ liệu3.4.1. Mục đích, yêu cầu3.4.2. Nội dung3.5. Một số kỹ năng khác

10 7 3

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

119

Page 120: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Nhập môn lưu trữ2. Số đơn vị học trình: 23. Trình độ: Sinh viên năm 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 22 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức cơ quan Nhà nước, Nghiệp vụ Văn thư6. Mục tiêu môn học

- Trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản về lý luận tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ, về những quy trình nghiệp vụ của công tác lưu trữ nói chung trước khi tìm hiểu các học phần cụ thể về chuyên ngành Lưu trữ

- Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường.7. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Chương 1: Những vấn đề chung về lưu trữ họcChương 2: Tài liệu lưu trữChương 3: Công tác lưu trữ

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập và tham khảo* Sách, giáo trình chính- Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm,

Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990

- Trường T.H Văn thư lưu trữ TWI, Giáo trình Lưu trữ, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004

* Tài liệu tham khảo- Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia.- Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia, NXB CTQG, Hà Nội, 2001- Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, NXB CTQG, Hà Nội, 2001

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LƯU TRỮ HỌC

1.1. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng của lưu trữ học1.1. 1. Khái niệm

4 4

120

Page 121: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1. 2. Ý nghĩa, tác dụng 1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu1.2.1. Đối tượng nghiên cứu1.2.2. Phương pháp nghiên cứu1.3. Mối quan hệ giữa Lưu trữ học với các ngành khoa học khác1.3.1. Lưu trữ học với các ngành khoa học xã hội1.3.2. Lưu trữ học với các ngành khoa học tự nhiên

2

CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU LƯU TRỮ2.1. Khái niệm tài liệu lưu trữ 2.1.1. Sự hình thành tài liệu lưu trữ2.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ 2.2. Các đặc điểm của tài liệu lưu trữ2.2.1. Tài liệu lưu trữ chứa đựng thông tin quá khứ2.2.2. Tài liệu lưu trữ có tính chính xác cao2.2.3.Tài liệu lưu trữ do Nhà nước thống nhất quản lý2.3. Các loại hình tài liệu lưu trữ2.3.1. Tài liệu lưu trữ hành chính2.3.1.1 Khái niệm2.3.1.2 Thể loại2.3.1.3 Chất liệu thể hiện2.3.2. Tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật2.3.2.1 Khái niệm2.3.2.2 thể loại2.3.2.3 Chất liệu thể hiện2.3.3. Tài liệu lưu trữ Nghe - Nhìn2.3.3.1 Khái niệm2.3.3.2 Thể loại2.3.3.3 Chất liệu thể hiện2.3.4. Tài liệu lưu trữ Văn học - nghệ thuật2.3.4.1 Khái niệm2.3.4.2 Thể loại2.3.4.3 Chất liệu thể hiện2.3.5. Tài liệu lưu trữ điện tử2.3.5.1 Khái niệm2.3.5.2 Thể loại2.3.5.3 Chất liệu thể hiện2.4. Ý nghĩa tác dụng của tài liệu lưu trữ2.4.1. Ý nghĩa tác dụng về chính trị2.4.2. Ý nghĩa tác dụng về kinh tế2.4.3. Ý nghĩa tác dụng về khoa học2.4.4. Ý nghĩa tác dụng về Văn hoá

15 10 5

3 CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC LƯU TRỮ 3.1. Khái niệm, nhiệm vụ công tác lưu trữ khoa học - kỹ thuật3.1.1. Sự hình thành công tác lưu trữ3.1.2. Khái niệm công tác lưu trữ 3.1.3. Nhiệm vụ công tác lưu trữ

11 8 3

121

Page 122: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.2. Nội dung công tác lưu trữ3.2.1. Hoạt động quản lý Nhà nước3.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài liệu lưu trữ3.2.1.2. Hệ thống các cơ quan quản lý ngành về công tác lưu trữ3.2.1.3. Tổ chức nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ lưu trữ3.2.1.4. Đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ3.2.1.5. Hợp tác quốc tế trong công tác lưu trữ3.3. Hoạt động nghiệp vụ3.3.1. Thu thập và bổ sung tài liệu3.3.2. Phân loại tài liệu3.3.3. Xác định giá trị tài liệu3.3.4. Chỉnh lý tài liệu3.3.5. Thống kê trong lưu trữ và xây dựng công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ3.3.6. Bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ3.4. Tính chất của công tác lưu trữ3.4.1. Tính chất khoa học3.4.2. Tính chất cơ mật

13. Ngày phê duyệt:14. Cấp phê duyệt:

122

Page 123: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Lịch sử lưu trữ thế giới và Việt Nam2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 40 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 5 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức cơ quan Nhà nước VN6. Mục tiêu của học phần

Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức chung nhất về quá trình hình thành và phát triển công tác lưu trữ của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam. Kết thúc học phần, sinh viên nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của công tác lưu trữ đối với sự phát triển của thế giới và Việt Nam.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Chương 1: Lịch sử Lưu trữ thế giớiChương 2: Lịch sử lưu trữ Việt Nam

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập:* Sách, giáo trình chính- Đào Xuân Chúc, Tập bài giảng lịch sử lưu trữ thế giới, Hà Nội, 2004.- Vương Đình Quyền, Lưu trữ Việt Nam – những chặng đường phát triển, NXB

Chính trị Quốc gia.- Trường T.H Văn thư - Lưu trữ TW I, Lịch sử Lưu trữ Việt Nam- Tập bài giảng của GV* Tài liệu tham khảo- Hội đồng lưu trữ Quốc tế, Luật lệ lưu trữ các nước- Trường Đại học Montreal, Lưu trữ ở thế kỷ XX- Cục Lưu trữ Pháp, Thực tiễn lưu trữ Pháp (tập 1,2) - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn

thư- Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần:

TT TÊN CHƯƠNG - BÀITổng

số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ LƯU TRỮ THẾ GIỚI1.1. Lưu trữ thế giới thời kỳ cổ đại

18 16 2

123

Page 124: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1.1. Lưu trữ các nước phương Đông thời cổ đại1.1.2. Lưu trữ của Hy Lạp và La Mã cổ1.2. Các kho lưu trữ và công tác lưu trữ ở các nước châu Âu thời kỳ trung cổ1.2.1. Các kho lưu trữ thời sơ kỳ phong kiến châu Âu1.2.2. Các kho lưu trữ thời trung kỳ phong kiến châu Âu1.2.3. Các kho lưu trữ thời Mạt kỳ1.3. Công tác lưu trữ ở các nước châu Âu thời kỳ cận đại1.3.1. Tình hình lưu trữ của các nước châu Âu sau công nguyên đến 1642 và đạo luật lưu trữ năm 17941.3.2. Những tiến bộ trong nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học công tác lưu trữ giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX1.4. Công tác lưu trữ của các nước trên thế giới thời kỳ hiện đại từ 1917 đến nay1.4.1. Sự xuất hiện mô hình tập trung quản lý công tác lưu trữ1.4.2. Quá trình hình thành nhiều viện lưu trữ lớn1.4.3. Những bước tiến mới trong khoa học nghiệp vụ lưu trữ1.4.4. Sự hình thành các tổ chức lưu trữ quốc tế và khu vực

2

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ LƯU TRỮ VIỆT NAM 2.1. Lưu trữ Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 19452.1.1. Thời phong kiến2.1.2. Thời thuộc Pháp2.2. Lưu trữ Việt Nam dưới chế độ mới2.2.1. Những năm đầu xây dựng chính quyền và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)2.2.2. Thời kỳ xây dựng miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước2.2.3. Thời kỳ đất nước thống nhất và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội2.3. Phát triển công tác lưu trữ Việt Nam trong giai đoạn mới

27 24 3

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

124

Page 125: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Phân loại tài liệu phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 40 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 5 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Lưu trữ6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống lý luận cũng như thực tiễn việc phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia VN. Qua môn học, giúp sinh viên thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động lưu trữ với đời sống xã hội. Tạo ra cơ sở để sinh viên có thể vận dụng vào thực tế công tác phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia nói chung và Phông lưu trữ của cơ quan nói riêng.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Chương 1: Khái quát về Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam và phân loại tài liệu Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

Chương 2: Các giai đoạn phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam.8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình cơ bản

- Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm, Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990

- Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TWI, Giáo trình Phân loại tài liệu Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

* Tài liệu tham khảo- Trường T.H Văn thư lưu trữ TWI, Giáo trình Lưu trữ, NXB Văn hoá Thông tin,

Hà Nội, 2004- Dương Văn Khảm (chủ biên), Công tác Văn thư - Lưu trữ, NXB Chính trị, Hà

Nội 2000.- Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia (Số 34/2001/PL-UBTVQH10)- Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 quy định chi tiết Pháp lệnh Lưu

trữ Quốc gia 2001- Thông tư số 40/1998/TT-TCCP ngày 24/01/1998 của Ban Tổ chức cán bộ

Chính phủ v/v hướng dẫn tổ chức lưu trữ ở cơ quan Nhà nước các cấp- Công văn số 283/VTLTNN- NVTW ngày 19/5/2004 của cục Văn thư Lưu trữ

Nhà nước v/v ban hành bản hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành chính.- Từ điển Lưu trữ Việt nam- Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam

10. Tiêu chuẩn đánh giá

125

Page 126: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÔNG LƯU TRỮ QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ PHÂN LOẠI TÀI LIỆU

1.1. Vài nét về công tác văn thư lưu trữ của nước ta trước khi thành lập Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam1.1.1. Giai đoạn trước năm 19171.1.2. Giai đoạn từ 1918 đến 19631.1.3. Giai đoạn từ 1963 đến 19811.2. Khái niệm, thành phần Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam1.2.1. Khái niệm Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam1.2.2. Thành phần Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam1.3. Phân loại tài liệu1.3.1. Khái niệm1.3.2. Mục đích của việc phân loại tài liệu1.3.3. Các giai đoạn phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam

10 10

2 CHƯƠNG 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÂN LOẠI TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ QUỐC GIA VIỆT NAM

2.1. Phân loại tài liệu phông lưu trữ Quốc gia VN để xác định mạng lưới các kho2.1.1. Khái niệm kho lưu trữ2.1.2. Các loại kho lưu trữ2.1.3. Các đặc trưng phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam để xác định mạng lưới các kho2.1.4. Mạng lưới kho lưu trữ Quốc gia Việt Nam2.2. Phân loại tài liệu trong phạm vi Kho lưu trữ thành các Phông lưu trữ 2.2.1. Khái niệm về phông lưu trữ2.2.1.1. Khái niệm2.2.1.2. Các loại phông lưu trữ2.2.1.3. Điều kiện để một cơ quan có thể thành lập phông lưu trữ2.2.2. Xác định giới hạn phông lưu trữ2.2.2.1. Khái niệm2.2.2.2. Những yếu tổ ảnh hưởng đến giới hạn của phông lưu trữ2.3. Phân loại tài liệu trong các phông lưu trữ2.3.1. Phân loại tài liệu phông lưu trữ cơ quan 2.3.1.1. Khái niệm phông lưu trữ cơ quan và phân loại tài liệu phông lưu trữ cơ quan

2.3.1.1.1. Khái niệm phông lưu trữ cơ quan

35 30 5

126

Page 127: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.3.1.1.2. Khái niệm phân loại tài liệu phông lưu trữ cơ quan 2.3.1.2. Những công việc chủ yếu trong phân loại tài liệu phông lưu trữ cơ quan

2.3.1.2.1. Biên soạn bản lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông

2.3.1.2.2. Chọn và xây dựng phương án phân loại- Các đặc trưng phân loại tài liệu trong phông lưu trữ cơ quan - Các phương án phân loại- Phương pháp phân loại2.3.2. Phân loại tài liệu phông lưu trữ cá nhân2.3.2.1. Khái niệm phông lưu trữ cá nhân2.3.2.2. Phương án phân loại2.3.3. Phân loại tài liệu các sưu tập lưu trữ2.3.3.1. Khái niệm sưu tập lưu trữ2.3.3.2. Phương án phân loại

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

127

Page 128: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm 24. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 48 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 12 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam.6. Mục tiêu của môn học;

- Trang bị cho sinh viên hệ thống những nội dung cơ bản nhất về khoa học lý luận xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ.

- Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn công tác xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ các cơ quan .7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: gồm 2 phần

Phần A: Xác định giá trị tài liệuChương 1: Một số vấn đề về xác định giá trị tài liệuChương 2: Các nguyên tắc, tiêu chuẩn và phương pháp xác định giá trị tài liệuChương 3: Tổ chức công tác xác định giá trị tài liệu

Phần B: Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữChương 1: Một số vấn đề về thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữChương 2: Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ hiện hànhChương 3:Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ lịch sử8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập và tham khảo* Sách, giáo trình chính- Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm,

Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990

- Trường CĐ Văn thư Lưu trữ TWI, Giáo trình Lưu trữ, NXB Văn hoá Thông tin, 2005.

* Tài liệu tham khảo- Danh mục số 1 các cơ quan thuộc diện nộp lưu hồ sơ tài liệu vào các trung tâm

lưu trữ quốc gia. Ban hành theo QĐ số 58/QĐ-TCCP ngày 17/3/1995 của Bộ trưởng – Trưởng ban Ban tổ chức cán bộ Chính phủ.

- Cục lưu trữ Nhà nước, Kỷ yếu Hội nghị xác định giá trị tài liệu, 1994- Cục Lưu trữ Nhà nước, Kỷ yếu Hội nghị SARBICA về đánh giá và loại huỷ tài

liệu,. Hà Nội, 1994- Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày

04/04/2001.- Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/4/2004 quy định về công tác

Văn thư.- Nghị định số 111/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/4/2004 quy định chi tiết

một số điều của pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia.

128

Page 129: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết môn học

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN A: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm về xác định giá trị tài liệu1.2. Khái niệm về giá trị tài liệu1.2.1. Giá trị thực tiễn1.2.2. Giá trị lịch sử1.3. Khái niệm về thời hạn bảo quản của tài liệu1.3.1. Khái niệm thời hạn bảo quản1.3.2. Các loại thời hạn bảo quản1.4. Nội dung công tác xác định giá trị tài liệu1.4.1. Nghiên cứu vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu1.4.2. Nghiên cứu, xây dựng các bản hướng dẫn xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư, lưu trữ hiện hành và trong lưu trữ lịch sử.1.4.3. Lựa chọn để đưa vào các lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử để bảo quản1.4.4. Loại ra những tài liệu hết giá trị để tiêu huỷ

8 8

2 CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP VÀ TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

2.1. Các nguyên tắc xác định giá trị tài liệu2.1.1. Nguyên tắc tính Đảng2.1.2. Nguyên tắc lịch sử2.1.3. Nguyên tắc toàn diện và tổng hợp2.2. Các phương pháp xác định giá trị tài liệu2.3.1. Phương pháp hệ thống2.3.2. Phương pháp thông tin2.3.3. Phương pháp sử liệu học2.2.4. Phương pháp phân tích chức năng2.3. Các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu2.3.1. Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của tài liệu2.3.2. Tiêu chuẩn tác giả2.3.3. Tiêu chuẩn ý nghĩa cơ quan, tổ chức (cá nhân) hình thành phông2.3.4. Tiêu chuẩn sự trùng lặp thông tin2.3.5. Tiêu chuẩn thời gian và đặc điểm hình thành tài liệu2.2.6. Tiêu chuẩn mức độ hoàn chỉnh và chất lượng của phông lưu trữ2.3.7. Tiêu chuẩn hiệu lực pháp lý của tài liệu

18 15 3

129

Page 130: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.3.8. Tiêu chuẩn ngôn ngữ, kỹ thuật chế tác và đặc điểm bên ngoài của tài liệu2.3.9. Tiêu chuẩn tình trạng vật lý của tài liệu2.4. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu2.4.1. Khái niệm2.4.2. Một số bảng thời hạn bảo quản và cách sử dụng

3

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

3.1. Các giai đoạn chủ yếu của công tác xác định giá trị tài liệu3.1.1. Xác định giá trị tài liệu trong lưu trữ hiện hành3.1.2. Xác định giá trị tài liệu trong lưu trữ lịch sử3.2. Hội đồng xác định giá trị tài liệu3.2.1. Khái niệm3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng3.2.3. Thành phần của Hội đồng3.4. Quy trình tiêu huỷ tài liệu hết giá trị3.4.1. Mục đích, ý nghĩa của việc tiêu huỷ tài liệu hết giá trị3.4.2. Các công việc tiến hành

9 8 1

PHẦN B: THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ

4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ

1.1. Khái niệm, mục đích ý nghĩa công tác thu thập, bổ sung tài liệu1.1.1. Khái niệm1.1.2. Mục đích ý nghĩa1.2. Nội dung công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ1.2. 1. Xác định nguồn bổ thu thập, bổ sung1.2. 2. Xác định thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung1.2. 3. Phân chia nguồn tài liệu cần thu thập theo mạng lưới kho1.2. 4. Thực hiện các thủ tục giao nộp1.3. Nguyên tắc thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ1.3.1. Nguyên tắc thu thập, bổ sung theo thời đại lịch sử1.3.2. Nguyên tắc thu thập, bổ sung theo phông lưu trữ1.3.3. Nguyên tắc thu thập, bổ sung theo khối phông1.4. Mạng lưới kho lưu trữ Việt Nam1.4.1. Mạng lưới kho lưu trữ Nhà nước1.4.2. Mạng lưới kho lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam

5 5

5 CHƯƠNG 2: THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ HIỆN HÀNH

2.1. Nguồn thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ hiện hành2.1.1. Tài liệu sản sinh trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan 2.1.2. Tài liệu cũ còn để lại ở các đơn vị tổ chức và cá nhân2.2. Thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung vào lưu trữ hiện hành2.2.1. Tài liệu có giá trị

11 6 5

130

Page 131: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.2.2. Tài liệu được thể hiện trên mọi vật liệu2.2.3. Tài liệu là bản gốc, bản chính, bản sao có giá trị như bản chính2.3. Nhiệm vụ của lưu trữ hiện hành (LTCQ) trong việc thu thập, bổ sung2.3.1. Thường xuyên thu thập, bổ sung tài liệu hiện hành đã giải quyết xong của cán bộ công chức trong cơ quan 2.3.2. Thu thập, bổ sung những tài liệu cũ còn để lại ở các đơn vị và cá nhân 2.3.3. Tiếp nhận những tài liệu của các cá nhân, gia đình, dòng họ thuộc sở hữu tư nhân2.3.4. Định kỳ giao nộp tài liệu của lưu trữ cơ quan vào lưu trữ lịch sử

6

CHƯƠNG 3: THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ

3.1. Nguồn thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ lịch sử3.1.1. Tài liệu do lưu trữ hiện hành (LTCQ) giao nộp theo chế độ nộp lưu 3.1.2. Tài liệu của các cơ quan đã bị sát nhập, giải thể3.1.3. Tài liệu của các tổ chức thuộc chính quyền cũ (thân pháp, thân Nhật, thân Mỹ…)3.1.4. Tài liệu sản sinh trong quá trình hoạt động của các cá nhân tiêu biểu3.1.5. Tài liệu của Việt Nam bị chính quyền thực dân chiếm đoạt3.2. Nhiệm vụ của lưu trữ lịch sử trong việc thu thập, bổ sung3.2.1. Xây dựng, biên soạn danh mục các cơ quan, đơn vị là nguồn nộp lưu tài liệu và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ của mình.3.2.2. Lập kế hoạch thu tài liệu của các nguồn nộp lưu3.2.3. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với lưu trữ cơ quan trong việc chuẩn bị tài liệu nộp lưu 3.2.4. Chuẩn bị và tổ chức tiếp nhận tài liệu3.3. Thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử (theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ)3.3.1. Tài liệu hành chính, tài liệu nghiên cứu khoa học3.3.2. Tài liệu ảnh, phim điện ảnh, ghi âm, ghi hình, Microphim….3.3.3. Tài liệu của các ngành Công an, Ngoại giao, Quốc phòng.

9 6 3

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

131

Page 132: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Chỉnh lý tài liệu lưu trữ2. Số học trình: 5 3. Trình độ: Sinh viên năm 2, 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 15 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 60 tiết

5. Điều kiện tiên quyếtNhập môn Lưu trữ học; Phân loại tại liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt nam; Xác

định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu; Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ6. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng hợp về quy trình nghiệp vụ cơ bản của công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Giúp sinh viên tổ chức sắp xếp tài liệu đưa ra chỉnh lý một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo quản, khai thác tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Chương 1: Những vấn đề chung về chỉnh lý tài liệu lưu trữChương 2: Chuẩn bị chỉnh lýChương 3: Thực hiện chỉnh lýChương 4: Tổng kết chỉnh lý

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm,

Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990

- Trường Trung học Văn thư Lưu trữ TW, Giáo trình Lưu trữ, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004

`* Tài liệu tham khảo- Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia- Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2001- Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về việc quy định

chi tiết việc thi hành pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia 2001- Thông tư số 40/1998/TT-TCCP ngày 24/01/1998 của Ban tổ chức cán bộ Chính

phủ về việc ban hành bản hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành chính- Công văn số 283/VTLTNN-NVTWW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư Lưu trữ

Nhà nước về việc ban hành hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành chính- Từ điển Lưu trữ Việt Nam- Các bài viết về chuyên đề Chỉnh lý tài liệu được đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu

trữ 10. Tiêu chuẩn đánh giá

132

Page 133: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈNH LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ

1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa chỉnh lý tài liệu lưu trữ1.1.1. Khái niệm1.1.2. Mục đích, ý nghĩa1.2. Các yêu cầu và nguyên tắc chỉnh lý tài liệu lưu trữ1.2.1. Yêu cầu1.2.2. Nguyên tắc

2 2

2

CHƯƠNG 2: CHUẨN BỊ CHỈNH LÝ2.1. Giao nhận tài liệu2.1.1. Mục đích2.1.2. Nội dung2.2. Vệ sinh sơ bộ và vận chuyển tài liệu về địa điểm chỉnh lý2.2.1. Mục đích2.2.2. Nội dung2.3. Khảo sát tài liệu2.3.1. Mục đích2.3.2. Nội dung2.4. Thu thập và bổ sung tài liệu2.4.1. Mục đích2.4.2. Nội dung2.5. Biên soạn các văn bản hướng dẫn chỉnh lý và lập kế hoạch chỉnh lý2.5.1. Biên soạn bản lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông2.5.2. Biện soạn bản hướng dẫn phân loại, lập hồ sơ2.5.3. Biên soạn bản hướng dẫn xác định giá trị tài liệu2.5.4. Lập kế hoạch chỉnh lý

30 5 25

3 CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN CHỈNH LÝ3.1. Phân loại tài liệu3.1.1. Đối với phông tài liệu đã lập hồ sơ ở văn thư3.1.2. Đối với khối tài liệu rời lẻ chưa được lập hồ sơ3.2. Lập hồ sơ hoặc sửa chữa, hoàn thiện hồ sơ3.2.1. Lập hồ sơ3.2.2. Sửa chữa, hoàn thiện hồ sơ3.3. Hệ thống hoá hồ sơ (đơn vị bảo quản)3.3.1. Biên mục bên trong3.3.2. Biên mục bên ngoài

35 5 30

133

Page 134: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.4. Các công việc sau biên mục3.4.1. Vệ sinh tài liệu3.4.2. Tháo bỏ ghim kẹp3.4.3. Làm phẳng tài liệu3.5. Thống kê, kiểm tra và làm thủ tục tiêu huỷ tài liệu loại3.5.1. Thống kê tài liệu loại3.5.2. Kiểm tra và làm thủ tục tiêu huỷ tài liệu loại3.6. Đánh giá hồ sơ, viết và dán nhãn hộp3.6.1. Đánh số hồ sơ3.6.2. Viết và dán nhãn hộp3.7. Xây dựng công cụ quản lý và tra tìm hồ sơ tài liệu3.7.1. Lập mục lục hồ sơ3.7.2. Biên mục phiếu tin3.7.3. Nhập dữ liệu vào máy tính3.7.4. Xây dựng bộ thẻ tra tìm

4

CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT CHỈNH LÝ4.1. Kiểm tra kết quả chỉnh lý4.1.1. Căn cứ4.1.2. Nội dung4.2. Bàn giao tài liệu, vận chuyển tài liệu vào kho và sắp xếp lên giá4.2.1. Ban giao tài liệu4.2.2.Vận chuyển tài liệu vào kho và sắp xếp lên giá4.3. Viết báo cáo tổng kết chỉnh lý4.4. Hoàn chỉnh hồ sơ phông

8 3 5

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

134

Page 135: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1. Tên học phần: Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ2. Số đơn vị học trình: 4 3. Trình độ: Sinh viên năm 2, 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 50 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 10 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Lưu trữ, Phân loại tài liệu phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ, Chỉnh lý tài liệu lưu trữ.6. Mục tiêu môn học

- Trang bị cho sinh viên hệ thống những nội dung cơ bản về khoa học lý luận thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ

- Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn công tác thống kê tài liệu lưu trữ, lập các loại sổ sách thống kê, xây dựng các công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ.7. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Chương 1: Thống kê tài liệu lưu trữChương 2: Công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập và tham khảo* Sách, giáo trình chính- Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm,

Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990

- Trường Trung học Văn thư Lưu trữ TW, Giáo trình Lưu trữ, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004

* Tài liệu tham khảo- TS Phan Đình Nham, Nghiên cứu xây dựng hệ thống công cụ tra cứu khoa học

tài liệu phông lưu trữ Quốc gia, 1986- TS Nguyễn Cảnh Đương, Nghiên cứu xây dựng hệ thống công cụ thống kê các

loại tài liệu lưu trữ, 2000- Nghị định số 111/2004/NQ-CP của Chính phủ ngày 8/4/2004 quy định chi tiết

một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia.10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết môn học

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: THỐNG KÊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ 33 28 5

135

Page 136: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1. Khái niệm, mục đích ý nghĩa, yêu cầu, nguyên tắc của thống kê tài liệu lưu trữ1.1.1. Khái niệm1.1.2. Mục đích, ý nghĩa1.1.3. Yêu cầu1.1.4. Nguyên tắc thống kê1.2. Nội dung và phương pháp tiến hành thống kê tài liệu lưu trữ1.2.1. Đối tượng thống kê1.2.2. Các đơn vị thống kê1.2.3. Các công cụ thống kê và phương pháp sử dụng 1.2.3.1. Mục lục hồ sơ1.2.3.2. Sổ đăng ký mục lục hồ sơ1.2.3.3. Phiếu phông1.2.3.4. Hồ sơ phông1.2.3.5. Danh sách phông1.2.3.6. Bộ thẻ phông1.2.3.7. Sổ nhập tài liệu1.2.3.8. Sổ xuất tài liệu1.2.3.9. Báo cáo thống kê tổng hợp1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tra tìm tài liệu lưu trữ

2

CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ TRA TÌM TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.1. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng và yêu cầu của công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ2.1.1. Khái niệm2.1.2. Ý nghĩa, tác dụng2.1.3. Yêu cầu2.2. Các loại công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ chủ yếu trong các kho lưu trữ2.2.1. Mục lục hồ sơ2.2.2. Các bộ thẻ tra tìm tài liệu2.2.3. Sách sơ yếu các kho lưu trữ2.2.4. Sách hướng dẫn các kho lưu trữ2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tra tìm tài liệu lưu trữ

27 22 5

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

136

Page 137: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Lưu trữ tài liệu Khoa học Kỹ thuật và Nghe nhìn2. Số đơn vị học trình: 43. Trình độ: Sinh viên năm 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 52 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ; Phân loại tài liệu phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ, Chỉnh lý tài liệu lưu trữ.6. Mục tiêu của môn học

- Trang bị cho sinh viên hệ thống những nội dung cơ bản nhất về tài liệu lưu trữ KHKT và nghe nhìn, các quy trình nghiệp vụ lưu trữ tài liệu KHKT và nghe nhìn.

- Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức cơ bản đã được học áp dụng vào thực tiễn công tác lưu trữ tài liệu KHKT và nghe nhìn ở các cơ quan hiện nay.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Phần I: Lưu trữ tài liệu KHKTChương 1: Những vấn đề chung về tài liệu lưu trữ KHKTChương 2: Thu thập tài liệu KHKTChương 3: Xác định giá trị tài liệu KHKTChương 4: Chỉnh lý tài liệu KHKTChương 5: Công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ KHKTChương 6: Bảo quản tài liệu lưu trữ KHKTChương 7: Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ KHKT

Phần 2: Lưu trữ tài liệu Nghe nhìnChương 1: Những vấn đề chung về tài liệu lưu trữ nghe nhìnChương 2: Thu thập, bổ sung tài liệu nghe nhìn vào lưu trữChương 3: Xác định giá trị tài liệu nghe nhìnChương 4: Phân loại và hệ thống hoá tài liệu lưu trữ nghe nhìnChương 5: Thống kê tài liệu lưu trữ nghe nhìnChương 6: Bảo quản tài liệu lưu trữ nghe nhìnChương 7: Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập và tham khảo* Sách, giáo trình chính- Trường cao đẳng Văn thư Lưu trữ TWI, Giáo trình Lưu trữ tài liệu KHKT,

H.1995- Trường CĐ Văn thư lưu trữ TWI, Đề cương bài giảng – Lưu trữ tài liệu nghe

nhìn, 2005* Tài liệu tham khảo

- Nguyễn Minh Phương, Lưu trữ tài liệu KHKT, H. 1981- A.A Cuzin, Lưu trữ Khoa học – kỹ thuật (giáo trình ), M.1975- Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ Xô viết, M.1980

137

Page 138: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Đào Xuân Chúc, Nguồn tư liệu ảnh về kháng chiến chống thực dân Pháp, NXB chính trị Quốc gia – 2002

- Lịch sử điện ảnh thế giới tập , NXB Văn hoá, 1987- Viện nghệ thuật Lưu trữ điện ảnh, Văn bản pháp quy về quản lý điện ảnh –

Video, 1993- Nghị định 237/HĐBT ngày 19/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ

về lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng cơ bản10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết môn học

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN 1. LƯU TRỮ TÀI LIỆU KHOA HỌC KỸ THUẬT1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI LIỆU

LƯU TRỮ KHOA HỌC KỸ THUẬT1.1. Khái niệm tài liệu lưu trữ KHKT1.1.1. Nguồn gốc của tài liệu KHKT1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ KHKT1.2. Các nhóm tài liệu lưu trữ KHKT1.2.1. Nhóm tài liệu thiết kế1.2.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu khoa học1.2.3. Nhóm tài liệu chuyên môn1.3. Các bộ tài liệu lưu trữ KHKT1.3.1. Bộ tài liệu thiết kế1.3.2. Bộ tài liệu nghiên cứu khoa học1.3.3. Bộ tài liệu chuyên môn1.4. Các loại tài liệu lưu trữ KHKT1.4.1. Bản vẽ1.4.2. Bản tính toán1.4.3. Thuyết minh kỹ thuật1.4.4. Quy phạm kỹ thuật1.4.5. Quy trình công nghệ1.4.6. Tài liệu hạch toán1.4.7. Tài liệu tiêu chuẩn1.4.8. Phim, ảnh1.4.9. Bản đồ.1.5. Tác dụng của tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật1.5.1. Cơ sở trực tiếp thi công các công trình xây dựng cơ bản và chế tạo các sản phẩm công nghiệp1.5.2. Tài liệu KHKT được sử dụng cho việc quản lý, sử dụng, xử lý các sự cố, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công trình hoặc các sản phẩm công nghiệp khi cần thiết1.5.3. Tài liệu KHKT là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các bản thiết kế mới1.5.4. Tài liệu KHKT là cơ sở để thiết kế công trình mới

5 5

138

Page 139: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.5.5. Tài liệu KHKT là cơ sở để cấp phát bằng sáng chế, phát minh và công nhận các đề nghị hợp lý hoá1.5.6. Tài liệu KHKT dùng để khôi phục lại các công trình bị phá huỷ trong chiến tranh1.5.7. Tài liệu KHKT là nguồn sử liệu quý báu để nghiên cứu lịch sử KHKT.1.5.8. Tài liệu KHKT là cơ sở để đấu tranh về uy tín của các quốc gia trong các lĩnh vực về KHKT1.5.9. Tài liệu KHKT là cơ sở để tiên đoán sự phát triển của KHKT trong tương lai

2

CHƯƠNG 2: THU THẬP TÀI LIỆU KHOA HỌCKỸ THUẬT VÀO LƯU TRỮ

2.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và nội dung thu thập tài liệu KHKT vào lưu trữ2.1.1. Khái niệm2.1.2. Mục đích, ý nghĩa2.1.3. Nội dung thu thập2.2. Thu thập tài liệu KHKT vào lưu trữ hiện hành2.2.1. Nguyên tắc và phương pháp2.2.2. Thu thập tài liệu KHKT vào lưu trữ các cơ quan nghiên cứu khoa học2.2.3. Thu thập tài liệu KHKT vào lưu trữ các cơ quan thiết kế xây dựng cơ bản2.2.4. Thu thập tài liệu KHKT vào lưu trữ cơ quan chế tạo sản phẩm công nghiệp2.3. Thu thập tài liệu KHKT vào lưu trữ lịch sử2.3.1. Nguồn thu thập2.3.2. Thành phần tài liệu cần thu thập2.3.3. Thời hạn nộp lưu

4 4

3

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU KHOA HỌC - KỸ THUẬT

3.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc xác định giá trị tài liệu KHKT3.1.1. Khái niệm3.1.2. Mục đích, ý nghĩa3.2. Các nguyên tắc xác định giá trị tài liệu3.2.1. Nguyên tắc chính trị3.2.2. Nguyên tắc lịch sử3.2.3. Nguyên tắc toàn diện và tổng hợp3.3. Các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu KHKT3.3.1. Các tiêu chuẩn chung3.3.2. Các tiêu chuẩn đặc thù3.4. Tổ chức công tác xác định giá trị tài liệu KHKT3.4.1. Hội đồng xác định giá trị tài liệu KHKT3.4.2. Tổ chức công tác xác định giá trị tài liệu KHKT

4 4

4 CHƯƠNG 4: CHỈNH LÝ TÀI LIỆU KHKT4.1. Các vấn đề chung của công tác chỉnh lý tài liệu KHKT

7 6 1

139

Page 140: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.1.1. Khái niệm4.1.2. Yêu cầu4.1.3. Các đặc trưng xây dựng phương án4.1.4. Các phương án chỉnh lý tài liệu KHKT4.2. Phương án chỉnh lý tài liệu thiết kế xây dựng4.2.1. Phương án chỉnh lý tài liệu thiết kế theo công trình4.2.2. Phương án chỉnh lý theo trình tự nộp tài liệu vào lưu trữ4.3. Phương án chỉnh lý tài liệu thiết kế chế tạo1. Phương án chỉnh lý theo công trình2. Phương án chỉnh lý theo trình tự nộp tài liệu vào lưu trữ4.4. Phương án chỉnh lý tài liệu nghiên cứu khoa học4.4.1. Đặc điểm của việc lập các đơn vị bảo quản đối với tài liệu nghiên cứu khoa học4.4.2. Thành phần tài liệu của bộ tài liệu nghiên cứu khoa học4.4.3. Sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học

5

CHƯƠNG 5: CÔNG CỤ TRA TÌM TÀI LIỆU LƯU TRỮ KHOA HỌC - KỸ THUẬT

5.1. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng và yêu cầu của công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ KHKT5.1.1. Khái niệm5.1.2. Ý nghĩa tác dụng5.1.3. Yêu cầu5.2. Các loại công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ KHKT5.2.1. Các bộ thẻ truyền thống5.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu tra tìm tài liệu lưu trữ KHKT

3 3

6 CHƯƠNG 6: BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮKHOA HỌC - KỸ THUẬT

6.1. Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng và nội dung của công tác bảo quản tài liệu lưu trữ KHKT6.1.1. Khái niệm6.1.2. Ý nghĩa tác dụng6.1.3. Nội dung6.2. Các nguyên nhân gây hư hỏng tài liệu lưu trữ KHKT6.2.1. Vật mang tin và chất liệu ghi tin6.2.2. Điều kiện tự nhiên6.2.3. Quá trình bảo quản và sử dụng tài liệu6.3. Các yêu cầu về nhà kho, trang thiết bị bảo quản tài liệu lưu trữ KHKT6.3.1. Yêu cầu về nhà kho lưu trữ bảo quản tài liệu KHKT6.3.2. Yêu cầu về các thiết bị trong kho lưu trữ KHKT6.4. Các biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu lưu trữ KHKT6.4.1. Sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ6.4.2. Phòng, chống nấm mốc, công trùng phá hoại tài liệu6.4.3. Tu bổ, phục chế, lập phông bảo hiểm6.4.4. Tiêu chuẩn hoá vật mang tin và chất liệu ghi tin

3 3

140

Page 141: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

6.4.5. Phương pháp bảo quản tài liệu lưu trữ KHKT trên giấy can và bản sao in ánh sáng

7

CHƯƠNG 7 : TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ KHOA HỌC - KỸ THUẬT

7.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ KHKT7.1.1. Khái niệm7.1.2. Mục đích, ý nghĩa7.2. Các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ KHKT7.2.1. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ KHKT ở phòng đọc7.2.2. Thông tin tài liệu lưu trữ KHKT7.2.3. Cấp bản sao tài liệu lưu trữ KHKT7.2.4. Công bố tài liệu lưu trữ KHKT7.2.5. Tổ chức các cuộc nói chuyện, tham quan ở các lưu trữ KHKT7.2.6. Tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ KHKT

3 2 1

PHẦN 2: LƯU TRỮ TÀI LIỆU NGHE NHÌN

8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE NHÌN

1.1. Khái niệm tài liệu lưu trữ nghe nhìn1.1.1. Nguồn gốc của tài liệu nghe nhìn1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ nghe nhìn1.2. Các loại tài liệu lưu trữ nghe nhìn1.2.1. Tài liệu lưu trữ ảnh1.2.2. Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh1.2.3. Tài liệu lưu trữ ghi âm1.3. Đặc điểm của tài liệu lưu trữ nghe nhìn1.3.1. Về vật liệu mang tin1.3.2. Về hình thức của tài liệu1.3.3. Về ngôn ngữ và phương pháp thể hiện nội dung tài liệu1.3.4. Về thành phần của bộ tài liệu nghe nhìn1.4. Ý nghĩa tác dụng của tài liệu lưu trữ nghe nhìn1.4.1. Về chính trị1.4.2. Về kinh tế1.4.3. Về nghiên cứu lịch sử1.4.4. Về văn hoá

8 5 3

9 CHƯƠNG 2: THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU NGHE NHÌN VÀO LƯU TRỮ

2.1. Khái niệm, mục đích ý nghĩa và yêu cầu của việc thu thập, bổ sung tài liệu nghe nhìn2.1.1. Khái niệm2.1.2. Mục đích, ý nghĩa2.1.3. Yêu cầu2.2. Thu thập, bổ sung tài liệu ảnh vào lưu trữ2.2.1. Thu thập, bổ sung tài liệu ảnh vào lưu trữ hiện hành2.2.2. Thu thập, bổ sung tài liệu ảnh vào lưu trữ lịch sử

4 4

141

Page 142: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.3. Thu thập, bổ sung tài liệu phim ảnh vào lưu trữ2.3.1. Thu thập, bổ sung tài liệu phim ảnh vào lưu trữ hiện hành2.3.2. Thu thập, bổ sung tài liệu phim ảnh vào lưu trữ lịch sử2.4. Thu thập, bổ sung tài liệu ghi âm vào lưu trữ2.4.1. Thu thập, bổ sung tài liệu phi âm vào lưu trữ hiện hành2.4.2. Thu thập, bổ sung tài liệu phi âm vào lưu trữ lịch sử

10

CHƯƠNG 3 : XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU NGHE NHÌN

3.1. Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng3.1.1. Khái niệm3.1.2. Ý nghĩa, tác dụng3.2. Các nguyên tắc xác định giá trị tài liệu nghe nhìn3.2.1. Nguyên tắc chính trị3.2.2. Nguyên tắc lịch sử3.2.3. Nguyên tắc toàn diện và tổng hợp3.3. Các phương pháp xác định giá trị tài liệu nghe nhìn3.3.1. Phương pháp hệ thống3.3.2. Phương pháp thông tin3.3.3. Phương pháp sử liệu học3.4. Các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu nghe nhìn3.4.1. Nhóm tiêu chuẩn về ý nghĩa nội dung 3.4.2. Nhóm tiêu chuẩn chung về xuất xứ3.4.3. Nhóm tiêu chuẩn về đặc điểm bên ngoài3.5. Tổ chức công tác xác định giá trị tài liệu nghe nhìn3.5.1. Hội đồng xác định giá trị tài liệu nghe nhìn3.5.2. Các giai đoạn xác định giá trị tài liệu nghe nhìn

5 5

11

CHƯƠNG 4: PHÂN LOẠI VÀ HỆ THỐNG HOÁ TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE NHÌN

4.1. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng và các đặc trưng phân loại tài liệu nghe nhìn4.1.1. Khái niệm4.1.2. Ý nghĩa tác dụng4.1.3. Các đặc trưng phân loại4.2. Phân loại và hệ thống hoá tài liệu ảnh4.2.1. Phân loại tài liệu ảnh4.2.2. Hệ thống hoá tài liệu lưu trữ ảnh4.3. Phân loại và hệ thống hoá tài liệu phim điện ảnh4.3.1. Phân loại tài liệu phim điện ảnh4.3.2. Hệ thống hoá tài liệu lưu trữ phim điện ảnh4.4. Phân loại và hệ thống hoá tài liệu ghi âm4.4.1. Phân loại tài liệu ghi âm4.4.2. Hệ thống hoá tài liệu lưu trữ ghi âm

4 3 1

12 CHƯƠNG 5: THỐNG KÊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE NHÌN

5.1. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng của công tác thống kê tài liệu lưu trữ nghe nhìn5.1.1. Khái niệm5.1.2. Ý nghĩa tác dụng

2 2

142

Page 143: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

5.2. Nội dung công tác thống kê tài liệu lưu trữ nghe nhìn5.2.1. Thống kê tài liệu lưu trữ ảnh5.2.2. Thống kê tài liệu lưu trữ phim điện ảnh5.2.3. Thống kê tài liệu lưu trữ ghi âm

13

CHƯƠNG 6: BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE NHÌN

6.1. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng và nội dung của việc bảo quản tài liệu lưu trữ nghe nhìn6.1.1. Khái niệm6.1.2. Ý nghĩa tác dụng6.1.3. Nội dung6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của tài liệu lưu trữ nghe nhìn6.2.1. Nhiệt độ6.2.2. Độ ẩm6.2.3. Ánh sáng6.2.4. Khí độc6.2.5. Nấm mốc6.2.6. Côn trùng6.3. Những yêu cầu cơ bản để bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ nghe nhìn6.3.1. Yêu cầu về nhà kho bảo quản6.3.2. Yêu cầu về trang thiết bị bảo quản6.3.3. Yêu cầu về biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu nghe nhìn

5 4 1

14

CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE NHÌN

7.1. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng của việc tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn7.1.1. Khái niệm7.1.2. Ý nghĩa tác dụng7.2. Các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn7.2.1. Các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ảnh7.2.2. Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ phim điện ảnh7.2.3. Các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ghi âm

3 2 1

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

143

Page 144: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Công tác Lưu trữ tài liệu Đảng - Đoàn và Doanh nghiệp2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ : Sinh viên năm 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 39 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 6 tiết

5. Điều kiện tiên quyếtLịch sử tổ chức cơ quan Nhà nước VN từ 1945 đến 2006, Nhập môn Lưu trữ học

6. Mục tiêu của học phầnCung cấp cho sinh viên những tri thức về hệ thống tổ chức các cơ quan của Đảng,

các cơ quan lưu trữ của Đảng từ Trung ương đến địa phương; về công tác lưu trữ trong đó có các khâu nghiệp vụ mang tính đặc thù tài liệu lưu trữ của Đảng – Đoàn; hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam; tài liệu của doanh nghiệp; các khâu nghiệp vụ lưu trữ của doanh nghiệp. Kết thúc học phần sinh viên biết vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học vào thực tiễn công việc.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Phần I: Công tác lưu trữ tài liệu Đảng - ĐoànChương 1: Tài liệu lưu trữ của ĐảngChương 2: Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt nam và hệ thống các cơ quan lưu

trữ của Đảng – ĐoànPhần 2: Công tác lưu trữ tài liệu doanh nghiệpChương 1: Một số vấn đề chung về doanh nghiệp và tài liệu lưu trữ trong doanh

nghiệpChương 2: Tổ chức quản lý và các quy trình nghiệp vụ lưu trữ trong doanh

nghiệp8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Các văn kiện của Đảng về công tác văn thư - lưu trữ do Cục Lưu trữ văn phòng

TW Đảng biên soạn.- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 (có hiệu lực thi hành từ

ngày 01/7/2006)- Tập bài giảng của GV.* Tài liệu tham khảo- Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm,

Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990

- Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia.

- Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia, NXB CTQG, Hà Nội, 2001- Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, NXB CTQG, Hà Nội, 2001- Luật Kế toán

144

Page 145: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN 1: CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU ĐẢNG -ĐOÀN

1

CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA ĐẢNG1.1. Khái niệm1.2. Các thể loại tài liệu1.3. Nội dung1.4. Tính chất1.5. Đặc điểm

2 1 1

2

CHƯƠNG 2: PHÔNG LƯU TRỮ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN

LƯU TRỮ CỦA ĐẢNG – ĐOÀN2.1. Khái niệm Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam2.1.1. Theo Quyết định 20 của BBT TW Đảng (khoá VI)2.1.2. Theo pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia ban hành năm 20012.2. Hệ thống các kho lưu trữ của Đảng- Đoàn2.2.1. Nguyên tắc quản lý công tác lưu trữ Đảng - Đoàn2.2.2. Hệ thống các kho lưu trữ của Đảng – Đoàn

3 3

3

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU CỦA ĐẢNG – ĐOÀN3.1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ của các kho lưu trữ3.1.1. Kho lưu trữ trung ương Đảng3.1.2. Kho lưu trữ cấp uỷ tỉnh3.1.3. Kho lưu trữ cấp uỷ huyện3.2. Công tác phân loại tài liệu của Đảng1. Phân loại tài liệu trong một kho lưu trữ2. Phân loại tài liệu trong một phông lưu trữ3.3. Công tác xác định giá trị tài liệu3.3.1. Hội đồng xác định giá trị tài liệu3.3.2. Một số bảng thời hạn bảo quản mẫu3.4. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của Đảng3.4.1. Nhu cầu sử dụng tài liệu3.4.2. Xây dựng các CSDL lưu trữ để quản lý và tra tìm tài liệu lưu trữ

18 16 2

PHẦN 2: CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU DOANH NGHIỆP

4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG

DOANH NGHIỆP1.1. Một số vấn đề chung về doanh nghiệp

5 4 1

145

Page 146: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp

- Công ty TNHH- Công ty cổ phần- Công ty hợp danh- Nhóm công ty

1.1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghia và tác dụng của tài liệu lưu trữ trong các doanh nghiệp1.2.1. Khái niệm tài liệu lưu trữ doanh nghiệp1.2.2. Đặc điểm của tài liệu lưu trữ doanh nghiệp1.2.2.1. Đặc điểm chung của tài liệu lưu trữ doanh nghiệp1.2.2.2. Đặc điểm đặc thù của tài liệu lưu trữ doanh nghiệp 1.2.3. Ý nghĩa, tác dụng của tài liệu lưu trữ doanh nghiệp1.2.3.1. Đối với doanh nghiệp1.2.3.2. Đối với quốc gia

5 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ LƯU TRỮ

TRONG DOANH NGHIỆP2.1. Tổ chức quản lý công tác lưu trữ doanh nghiệp2.1.1. Những quy định của Nhà nước đối với công tác lưu trữ trong các doanh nghiệp- Điều 12 Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2006- Luật Kế toán- Nghị định 111/2004/NDD-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia- Thông tư số 46/2005/TT-BNV ngày 27/4/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý tài liệu khi chia, tách, sát nhập cơ quan , tổ chức, đơn vị hành chính và tổ chức chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp Nhà nước.2.1.2. Tổ chức bộ phận phụ trách công tác lưu trữ và tuyển chọn cán bộ2.1.2.1 Tổ chức bộ phận phụ trách công tác lưu trữ 2.1.2.2 Tuyển chọn cán bộ2.1.3. Bố trí và xây dựng kho lưu trữ2.2. Quy trình nghiệp vụ lưu trữ trong doanh nghiệp2.2.1. Thu thập và bổ sung tài llệu lưu trữ2.2.1.1 Sự cần thiết phải thu thập tài liệu lưu trữ doanh nghiệp2.2.1.2 Thực trạng công tác thu thập tài liệu của các doanh nghiệp vào lưu trữ2.2.2. Xác định giá trị tài liệu lưu trữ2.2.2.1 Nguyên tắc- Nguyên tắc tính Đảng- Nguyên tắc lịch sử

17 15 2

146

Page 147: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Nguyên tắc toàn diện và tổng hợp2.2.2.2 Các tiêu chuẩn

2.2.2.2.1 Tiêu chuẩn chung (8 tiêu chuẩn)2.2.2.2.2 Tiêu chuẩn đặc thù

2.3. Chỉnh lý tài liệu2.3.3.1 Đối với tài liệu hành chính tại các doanh nghiệp (áp dụng Công văn số 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành bản hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành chính)2.3.3.2 Đối với tài liệu chuyên môn của doanh nghiệp (Việc lựa chọn phương án phân loại nào là tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và thực tế tài liệu tại các doanh nghiệp)2.4. Thống kê tài liệu lưu trữ2.5. Xây dựng công cụ tra tìm tài liệu2.6. Bảo quản tài liệu lưu trữ2.7. Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ2.7.1 Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại phòng2.7.2 Cấp chứng thực tài liệu lưu trữ2.7.3 Hợp đồng cung cấp tài liệu lưu trữ2.7.4 Các hình thức tổ chức khác

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

147

Page 148: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Pháp luật lưu trữ2. Số đơn vị học trình: 23. Trình độ: Sinh viên năm 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 26 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 4 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Lịch sử lưu trữ thế giới và Việt Nam 6. Mục tiêu của môn học

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật lưu trữ của Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Giới thiệu pháp luật lưu trữ của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở luật pháp lưu trữ Việt Nam và thế giới, sinh viên nhận xét được những ưu điểm và tồn tại trong pháp luật lưu trữ của nước ta hiện nay.7. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Chương 1: Giới thiệu tóm tắt pháp luật lưu trữ của một số nước trên thế giớiChương 2: Giới thiệu có hệ thống pháp luật lưu trữ của Việt Nam từ năm 1945

đến nay8. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Trường CĐ Văn thư Lưu trữ TWI, Đề cương bài giảng môn học Pháp luật lưu

trữ, HN 2004.- Tập bài giảng của GV* Tài liệu tham khảo- Nghiêm Kỳ Hồng - Nguyễn Quốc Bảo - Nguyễn Văn Kết - Nguyễn Thị Thuỷ -

Phan Thị Hợp (Sưu tầm và tuyển chọn), Xây dựng, ban hành, quản lý văn bản và công tác lưu trữ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

- Vương Đình Quyền, Lưu trữ Việt Nam – Những chặng đường phát triển, NXB CTQG, Hà Nội.10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết môn học

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT LƯU TRỮ THẾ GIỚI1.1. Pháp luật Lưu trữ Pháp1.1.1. Vấn đề chung1.1.2. Vấn đề tổ chức, cán bộ1.1.3. Các vấn đề nghiệp vụ1.1.4. Các vấn đề khác

13 12 1

148

Page 149: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.2. Pháp luật Lưu trữ Liên xô1.2.1. Vấn đề chung1.2.2. Vấn đề tổ chức, cán bộ1.2.3. Các vấn đề nghiệp vụ1.2.4. Các vấn đề khác1.3. Pháp luật Lưu trữ Trung Quốc1.3.1. Vấn đề chung1.3.2. Vấn đề tổ chức, cán bộ1.3.3. Các vấn đề nghiệp vụ1.3.4. Các vấn đề khác1.4. Pháp luật Lưu trữ Xingapo1.4.1. Vấn đề chung1.4.2. Vấn đề tổ chức, cán bô1.4.3. Cán vấn đề nghiệp vụ1.4.4. Các vấn đề khác

2

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT LƯU TRỮ VIỆT NAM2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 19542.1.1. Về việc tiêu huỷ tài liệu2.1.2. Về việc giữ gìn bí mật quốc gia2.2. Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 19862.2.1.Vấn đề chung (Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ Quốc gia năm 1982)2.2.2. Về tổ chức bộ máy2.2.3. Về quản lý tài liệu2.2.4. Về công tác Văn thư giấy tờ2.2.5. Các vấn đề khác2.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay2.3.1. Vấn đề chung (Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia 2001)2.3.2. Về tổ chức bộ máy2.3.3. Về công tác cán bộ2.3.4. Về công tác thống kê2.3.5. Về quản lý và sử dụng lệ phí khai thác2.3.6. Các vấn đề khác

17 14 3

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

149

Page 150: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1.Tên học phần: Sử liệu học2. Số đơn vị học trình: 23. Trình độ: sinh viên năm 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 26 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 4 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử lưu trữ Việt Nam.6. Mục tiêu của môn học

Trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản nhất về sử liệu học ngành khoa học nghiên cứu các sử kiện lịch sử. Từ đó, giúp cho sinh viên biết cách phân loại, sưu tầm thu nhập, xác định giá trị, khai thác sử dụng sử liệu để có nhận thức khách quan, chân thực về các sự kiện lịch sử7. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Chương 1: Những vấn đề chung về sử liệu họcChương 2: Phân loại sử liệu họcChương 3: Phát hiện sử liệuChương 4: Phê phán sử liệuChương 5: Tổng hợp sử liệu để xác định sự kiện lịch sử

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính - Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TWI, Đề cương bài giảng Sử liệu học, H.

2007- I. Topolski, Sử liệu học, Varsava, 1974* Tài liệu tham khảo- Vương Đình Quyền, Về nguyên tắc xuất xứ trong lưu trữ học tư sản, VTLT số

2, H.1991- Nguyễn Văn Thâm, Phương pháp hệ thống và việc nghiên cứu các nguồn sử

liệu của lịch sử Việt Nam, Tạp chí NCLS số 5 -1986- Nguyễn Văn Thâm và Phan Đại Doãn, Mấy vấn đề về sư liệu học lịch sử Việt

Nam, Tạp chí NCLS số 5 1984- Nguyễn Văn Thâm, Sử liệu học và lý luận đánh giá văn kiện trong giai đoạn

hiện nay, VTLT số 4, H. 1991- Hà Văn Tấn, Sử liệu học - Bài nói chuyện tại Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh

Thanh Hoá - Hà Văn Tấn, Mấy vấn đề suy nghĩ về phương pháp lịch sử và phương pháp

logic, NCLS số 96 H. 1967- Hà Văn Tấn, Vấn đề phân chia các thời kỳ và các giai đoạn lịch sử - Mấy vấn

đề về phương pháp lịch sử và phương pháp luận sử học, KHXH, H. 1967- Vũ Thị Phụng, Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ để nghiên cứu lịch sử Việt Nam

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

150

Page 151: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm : 1012. Nội dung chi tiết

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ LIỆU HỌC1.1. Khái niệm, vị trí vai trò của sử liệu học1.1.1. Khái niệm1.1.2. Vị trí, vai trò của sử liệu học1.2. Đối tượng nghiên cứu của sử liệu học1.2.1. Khái niệm về sử liệu 1.2.2. Vị trí, vai trò của sử liệu1.2.3. Các nguồn sử liệu1.3. Mối quan hệ của sử liệu học với một số ngành khoa học khác1.3.1. Với sử học1.3.2. Với lưu trữ học1.3.3.Với văn kiện học

5 5

2

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI SỬ LIỆU2.1. Phân loại sử liệu theo phương pháp luận2.1.1. Sử liệu di tích2.1.2. Sử liệu truyền ký2.1.3. Sử liệu trực tiếp2.1.4. Sử liệu gián tiếp2.1.5. Sử liệu thành văn2.1.6. Sử liệu không thành văn2.2. Phân loại sử liệu theo quy tắc2.2.1. Sử liệu vật thực2.2.2. Sử liệu dân tộc học2.2.3. Sử liệu truyền miệng2.2.4. Sử liệu ngôn ngữ học2.2.5. Sử liệu chữ viết2.2.6. Sử liệu hình ảnh và ghi âm2.2.7. Sử liệu điện tử

12 10 2

3

CHƯƠNG 3: PHÁT HIỆN SỬ LIỆU3.1. Phát hiện sử liệu3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu3.1.2. Đề tài nghiên cứu3.2. Đọc sử liệu3.2.1. Khái niệm về đọc sử liệu3.2.2. Các yêu cầu để đọc sử liệu

3 3

4 CHƯƠNG 4: PHÊ PHÁN SỬ LIỆU4.1. Khái niệm về phê phán sử liệu4.1.1. Các quan điểm về phê phán sử liệu4.1.2. Khái niệm

6 5 1

151

Page 152: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.1.3. Các giai đoạn phê phán sử liệu4.2. Phê phán bên ngoài4.2.1. Xác định niên đại của sử liệu4.2.2. Xác định địa điểm của sử liệu4.2.3. Xác định sử liệu thật hay giả4.2.4. Xác định bản gốc của sử liệu4.3. Phê phán bên trong4.3.1. Xác định tác giả4.3.2. Nghiên cứu độ tin cậy của người thông tin

5

CHƯƠNG 5: TỔNG HỢP SỬ LIỆU ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ KIỆN LỊCH SỬ

5.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của việc tổng hợp sử liệu5.1.1. Khái niệm5.1.2. Vị trí, vai trò5.2. Các phương pháp xác định sự kiện lịch sử5.2.1. Phương pháp trực tiếp5.2.2. Phương pháp gián tiếp

4 3 1

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

152

Page 153: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Công tác văn phòng trong hoạt động quản lý2. Số đơn vị học trình : 23. Trình độ: Sinh viên năm 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 24 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 6 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ Văn thư, Nghiệp vụ thư ký và Nhập môn lưu trữ học6. Mục tiêu của học phần

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức của văn phòng và các nghiệp vụ tổ chức - điều hành hoạt động văn phòng. Bao gồm những kiến thức về khái niệm văn phòng, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của văn phòng, về kỹ thuật hành chính trong điều hành hoạt động văn phòng và kỹ thuật tổ chức điều hành hoạt động văn phòng.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Chương 1: Tổng quan về công tác văn phòngChương 2: Kỹ thuật hành chính trong điều hành hoạt động văn phòngChương 3: Kỹ thuật tổ chức điều hành hoạt động của văn phòng

8. Nhiêm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Trường Cao đẳng văn thư Lưu trữ TWI, Giáo trình công tác văn phòng trong

hoạt động quản lý - Tập bài giảng của GV.* Tài liệu tham khảo- Nguyễn Minh Phương - Nguyễn Nghĩa Văn, Sổ tay công tác văn phòng, NXB

Chính trị Quốc gia, HN.2001- Nguyễn Văn Thâm, Tổ chức điều hành hoạt động của công sở, Học viện Hành

chính Quốc gia, HN.1999.- Nguyễn Văn Thâm - Lưu Kiếm Thanh - Lê Xuân Lam - Bùi Xuân Lự, Hướng

dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, NXB Thống kê, Hà Nội, 1997- Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TW I , Nghiệp vụ thư ký văn phòng

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG 7 5 2

153

Page 154: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1. Khái niêm văn phòng1.2. Các loại văn phòng1.2.1. Văn phòng của các cơ quan hành chính Nhà nước1.2.2. Văn phòng của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội1.2.3. Văn phòng của các đơn vị sự nghiệp, tổ chức dịch vụ công1.2.4. Văn phòng của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang độc lập1.2.5. Văn phòng đại diện1.2.6. Văn phòng doanh nghiệp1.3. Chức năng của văn phòng1.3.1. Tham mưu, tổng hợp thông tin1.3.2. Hậu cần1.4. Nhiệm vụ của văn phòng1.4.1. Xây dựng và đôn đốc thực hiện chương trình - kế hoạch công tác của cơ quan 1.4.2. Quản lý công tác Văn thư, lưu trữ, soạn thảo văn bản, lễ tân1.4.3. Quản lý công tác tài chính kế toán1.4.4. Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, quản lý cơ sở vật chất1.4.5. Tổ chức thực hiện công tác y tế, bảo vệ1.4.6. Tổ chức các hoạt động lễ nghi - khánh tiết1.4.7. Giao tiếp hành chính1.5. Cơ cấu tổ chức của văn phòng1.5.1. Cơ cấu chung1.5.2. Một số văn phòng đặc thù1.6. Vai trò, vị trí của văn phòng1.6.1. Văn phòng là trung tâm thu thập, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin1.6.2. Văn phòng là cầu nối tổ chức điều hành hoạt động chung của cơ quan 1.6.3. Văn phòng là bộ máy tham mưu cho lãnh đạo1.6.4. Văn phòng là bộ mặt cơ quan trong giao tiếp hành chính1.6.5. Văn phòng đảm bảo cho hoạt động của cơ quan được thống nhất nhịp nhàng

2 CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG

2.1. Khái niệm chung về kỹ thuật hành chính2.2. Những đặc điểm của kỹ thuật hành chính trong điều hành hoạt động của Văn phòng2.2.1. Kỹ thuật hành chính đang ngày càng được đổi mới, hiện đại2.2.2. Kỹ thuật hành chính hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ hành chính tối ưu cho nhà quản lý và nhân viên văn phòng

14 12 2

154

Page 155: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.2.3. Kỹ thuật hành chính hiện đại tăng cường áp dụng các trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều hành mới2.2.4. Kỹ thuật hành chính hiện đại không tách rời văn hoá truyền thống2.3. Vai trò của kỹ thuật hành chính trong điều hành hoạt động của văn phòng2.3.1. Nâng cao năng suất lao động2.3.2. Tạo ra nề nếp lao động khoa học trong văn phòng2.3.3. Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà2.3.4. Cung cấp kịp thời các dịch vụ thông tin phục vụ hoạt động quản lý2.4. Những nội dung cơ bản của kỹ thuật hành chính trong điều hành văn phòng2.4.1.Thiết kế và phân tích công việc trong văn phòng2.4.2. Phân công công việc trong văn phòng2.4.3. Tổ chức điều hành công việc trong văn phòng2.4.4. Xây dựng quy chế làm việc trong văn phòng2.4.5. Kiểm tra kiểm soát công việc trong văn phòng

3

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNHHOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG

3.1. Tổ chức lao động khoa học trong văn phòng3.1.1. Khái niệm3.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện chương trình - kế hoạch công tác3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình - Kế hoạch công tác3.2.1. Căn cứ để xây dựng chương trình - kế hoạch3.2.2. Các loại chương trình - kế hoạch trong văn phòng3.2.3. Tổ chức thực hiện chương trình - kế hoạch trong văn phòng3.3. Công tác tiếp khách3.3.1. Nguyên tắc chung3.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên văn phòng trong công tác tiếp khách3.4. Tổ chức hội họp trong văn phòng3.4.1. Quy định chung về hội họp3.4.2. Quy trình tổ chức hội họp

9 7 2

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

155

Page 156: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư và lưu trữ2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 2, 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 20 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 25 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ thư ký văn phòng, Tin học cơ bản, Tin học văn phòng, Nhập môn lưu trữ6. Mục tiêu của học phần

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khả năng ứng dụng CNTT vào công tác Văn thư – Lưu trữ, trong đó trọng tâm đi sâu vào phần quản lý văn bản đi, đến trong công tác văn thư và quản lý tra tìm tài liệu lưu trữ trong công tác lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên biết khả năng của CNTT có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào của công tác văn thư – lưu trữ, biết sử dụng các phần mềm để quản lý và tra tìm lài liệu.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần này gồm hai nội dung chính:Phần một: Ứng dụng CNTT vào công tác văn thư

Chương 1: Vai trò của công nghệ thông tin đối với công tác văn thư.Chương 2: Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư.Chương 3: Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi, đến.Chương 4: Hướng dẫn sử dụng hệ thống chương trình Quản lý văn bản đi, đến.

Phần hai: Ứng dụng CNTT vào công tác lưu trữ Chương 1: Vai trò của công nghệ thông tin đối với công tác lưu trữ.Chương 2: Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ.Chương 3: Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữChương 4: Hướng dẫn sử dụng quản lý và khai thác hệ thống thông tin tài liệu lưu trữ.8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập:* Sách, giáo trình chính- Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TWI, Tập bài giảng Ứng dụng công nghệ

thông tin vào công tác lưu trữ, 2006- Tập bài giảng của GV.

* Tài liệu tham khảo- Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TWI, Giáo trình “Nghiệp vụ lưu trữ”,

“Nghiệp vụ Văn thư”, 2006.- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Khung phân loại thông tin tài liệu lưu trữ

Quốc gia Việt Nam (thời kỳ sau năm 1945), 2002.- Trường TH Văn thư lưu trữ TWI (nay là CĐVTLTTWI), Tập bài giảng Ứng

dụng CNTT vào công tác lưu trữ (trình độ trung cấp),. 2004.- Cục lưu trữ Nhà nước, Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác văn

thư”, Hà Nội, 1995.

156

Page 157: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Cục lưu trữ Nhà nước, Đề tài “Nghiên cứu ứng dụg tin học trong thống kê phục vụ quản lý, tra tìm tài liệu lưu trữ”, Hà Nội, 1996.

- Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu và xây dựng các CHƯƠNG trình máy tính phục vụ việc quản lý và khai thác tài liêu thuộc Phông lưu trữ Đảng công sản Việt Nam”, Mã số KC.04/VPTW-1994.

- Cục lưu trữ Nhà nước Hà Nội, Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tin học vào quản lý Phông lưu trữ”, 1997.

- Quyết định số 53/QĐLTNN.NVTW của Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành ngày 28 tháng 4 năm 2000 về việc ban hành mẫu phiếu tin, bản hướng dẫn biên mục phiếu tin và phần mềm ứng dụng Visual Basic để lập cơ sở dữ liệu quản lý tài liệu lưu trữ.

- Bản hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin trong văn thư lưu trữ ban hành kèm theo văn bản số 608 ngày 19/11/1999 của Cục trưởng Cục lưu trữ Nhà nước.

- Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng khung phân loại thông tin Tài liệu tại kho Lưu trữ TWĐCS Việt Nam”. KX.03/VPTW-1999)

- Đề tài luận án tiến sỹ: “Xây dựng công cụ tra tìm thông tin sử liệu tại kho Lưu trữ TWĐCS Việt Nam”, Hà Nội, 2000.10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm:1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

PHẦN 1: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC VĂN THƯ 20 10 10

1

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VĂN THƯ

1.1. Thực trạng công tác văn thư1.2. Sự cần thiết phải ứng dung CNTT vào công tác văn thư1.3. Giới hạn phạm vị, đối tượng triển khai ứng dụng

1 1

2

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC VĂN THƯ

2.1. Những nội dung cơ bản của công tác văn thư2.2. Khả năng ứng dụng CNTT trong công tác văn thư2.3. Ứng dụng CNTT vào quản lý văn bản đi, đến

2 2

3 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI, VĂN BẢN ĐẾN

3.1. Quy trình xử lý văn bản đi, đến3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) Quản lý văn bản đi, đến3.2.1. Sự cần thiết phải chuẩn hoá thông tin tiền máy3.2.2. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào đối với văn bản đến3.2.3. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào đối với văn bản đi3.2.4. Xây dựng chuẩn thông tin đầu ra đối với văn bản đến

2 2

157

Page 158: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.2.5. Xây dựng chuẩn thông tin đầu ra đối với văn bản đi3.3. Thiết kế hệ thống chương trình quản lý tra tìm văn bản đi, đến 3.3.1. Phân tích hệ thống3.3.1.1. Hệ thống cũ hoạt động như thế nào3.3.1.2. Yêu cầu của người sử dụng

3.3.1.3. Hệ thống mới phải đáp ứng những điều kiện gì3.3.2. Tính mở của hệ thống3.3.3. Thiết kế hệ thống chương trình3.3.3.1. Thiết kế mô hình bài toán3.3.3.2. Thiết kế luồng thông tin đầu vào3.3.3.3. Thiết kế luồng thông tin đầu ra3.3.3.4. Thiết kế các lược đồ quan hệ3.3.3.5. Chuẩn các lược đồ quan hệ

3.3.3.6. Thiết kế tổng thể mô hình Cơ sở dữ liệu3.3.3.7. Thiết kế các Module chương trình3.4. Lựa chọn công nghệ3.4.1. Lựa chọn phần mềm3.4.2. Lựa chọn phần cứng3.4.3. Cài đặt chương trình

4

CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ

VĂN BẢN ĐI - VĂN BẢN ĐẾN4.1. Tổng quan về hệ thống CHƯƠNG trình4.2. Quản trị mạng4.2.1. Phân quyền truy cập hệ thống4.2.2. Giám sát hệ thống4.3. Các chức năng về hệ thống4.3.1. Tạo hồ sơ đầu năm4.3.2. Khai báo năm 4.3.3. Tạo lập dự phòng4.3.4. Cập nhật danh mục4.3.5. Khung phân loại thông tin4.3.6. Thiết lập hệ thống4.4. Cập nhật thông tin4.4.1. Cập nhật thông tin văn bản đến4.4.2 Cập nhật thông tin văn bản đi4.5. Cập nhật vòng luân chuyển4.6. In mục lục văn bản4.7. Tìm kiếm thông tin4.8. Thống kê - Tổng hợp văn bản đến – đi

15 5 10

PHẦN 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT VÀOCÔNG TÁC LƯU TRỮ 25 10 15

5

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LƯU TRỮ

1.1. Thực trạng công tác lưu trữ1.2. Sự cần thiết phải ứng dụng CNTT vào công tác lưu trữ1.3. Giới hạn phạm vi, đối tượng triển khai ứng dụng.

1 1

158

Page 159: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

6

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC LƯU TRỮ

2.1. Ứng dụng CNTT vào công tác thu thập tài liệu2.1.1. Hệ thống lưu trữ, phân loại kho lưu trữ2.1.2. Quản lý các nguồn thu thập tài liệu2.1.3. Các loại hình tài liệu cần thu thập của từng lưu trữ2.1.4. Quản lý Bảng danh mục thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ2.1.5. Quản lý, theo dõi thủ tục, thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ2.1.6. Quản lý công việc loại huỷ tài liệu2.2. Ứng dụng CNTT vào phân loại, xác định giá trị tài liệu, lập hồ sơ 2.3. Ứng dụng CNTT vào công tác thống kê2.3.1. Thống kê tài liệu lưu trữ2.3.2. Thống kê trang thiết bị lưu trữ2.3.3. Thống kê nguồn nhân lực lưu trữ2.4. Ứng dụng CNTT vào xây dựng công cụ tra cứu khoa học2.4.1. Xây dựng các công cụ tra cứu khoa học2.4.2. Xây dựng các CSDL về quản lý, tra tìm tài liệu lưu trữ2.5. Ứng dụng CNTT vào khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ2.6. Ứng dụng CNTT vào công tác bảo quản tài liệu2.7. Ứng dụng CNTT vào công tác tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ2.8. Ứng dụng CNTT vào công tác bảo hiểm tài liệu lưu trữ2.9. Ứng dụng CNTT vào công tác công bố tài liệu lưu trữ2.10. Ứng dụng CNTT vào quản lý hệ thống kho lưu trữ

2 2

7 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI LIỆU LƯU TRỮ

3.1. Xây dựng chuẩn thông tin3.1.1. Sự cần thiết phải chuẩn hoá thông tin tiền máy3.1.2. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào đối với các loại hình tài liệu3.1.2.1. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào tài liệu hành chính3.1.2.1.1. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào đối với hồ sơ3.1.2.1.2. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào đối với văn bản3.1.2.1.3. Hướng dẫn biên mục phiếu tin tài liệu lưu trữ Hành chính- Hướng dẫn biên mục phiếu tin đối tượng mô tả là hồ sơ- Hướng dẫn biên mục phiếu in đối tượng mô tả là văn bản3.1.2.2. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào tài liệu KHKT3.1.2.2.1. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào tài liệu KHKT

8 3 5

159

Page 160: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.1.2.2.2. Hướng dẫn biên mục phiếu tin tài liệu KHKT3.1.2.3. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào tài liệu ảnh3.1.2.4. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào tài liệu Ghi âm (nghe nhìn)3.1.2.4.1. Xây dựng chuẩn thông tin đầu vào tài liệu Ghi âm3.1.2.4.2. Hướng dẫn biên mục phiếu tin tài liệu Ghi âm3.1.3. Xây dựng chuẩn thông tin đầu ra của các loại hình tài liệu

3.1.3.1. Xây dựng chuẩn thông tin đầu ra đối với tài liệu hành chính3.1.3.1.1. Xây dựng chuẩn thông tin đối tượng là Hồ sơ3.1.3.1.2. Xây dựng chuẩn thông tin đối tượng là văn bản trong hồ sơ3.1.3.2. Xây dựng chuẩn thông tin đầu ra tài liệu khoa học kỹ thuật3.1.3.3. Xây dựng chuẩn Thông tin đầu ra của tài liệu ảnh3.1.3.4. Xây dựng chuẩn Thông tin đầu ra của tài liệu ghi âm3.2. Khung phân loại thông tin3.2.1. Mục đích ý nghĩa của khung phân loại thông tin3.2.2. Phương pháp xây dựng khung phân loại thông tin 3.3. Ứng dụng CNTT vào quản lý tài liệu lưu trữ3.3.1. Phân tích hệ thống3.3.1.1. Hệ thống cũ hoạt động như thế nào?3.3.1.2. Yêu cầu của người sử dụng3.3.1.3. Hệ thống mới phải đáp ứng những điều kiện gì?3.3.1.4. Tính mở của hệ thống3.3.2. Thiết kế hệ thống chương trình3.3.2.1. Thiết kế Mô hình bài toán3.3.2.2. Thiết kế các lược đồ quan hệ3.3.2.3. Chuẩn các lược đồ quan hệ3.3.3. Thiết kế tổng thể mô hình cơ sở dữ liệu3.3.4. Thiết kế các Module chương trình3.3.5. Lựa chọn công nghệ3.3.5.1. Lựa chọn phần mềm3.3.5.2. Lựa chọn phần cứng3.3.5.3. Cài đặt chương trình

8 CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN

TÀI LIỆU LƯU TRỮ(Hướng dẫn sử dụng chương trình Quản lý tài liệu lưu trữ)

4.1. Tổng quan về hệ thống chương trình4.1.1. Giới thiệu Modul các loại hình tài liệu lưu trữ4.1.2. Giới thiệu Modul khung phân loại thông tin4.1.3. Giới thiệu Modul in mục lục4.1.4. Giới thiệu Modul thiết lập hệ thống4.2. Phương pháp thiết lập hệ thống4.2.1. Quản trị mạng

14 4 10

160

Page 161: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4.2.1.1. Phương pháp khai báo quyền truy cập hệ thống4.2.1.2. Phương pháp phân quyền truy cập nhật danh mục4.2.1.3. Giám sát hệ thống4.2. 2. Phương pháp cập nhật danh mục4.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của cập nhật danh mục4.2.2.2. Phương pháp thực hiện cập nhật danh mục4.2.3. Phương pháp thiết lập hệ thống ngầm định4.2.3.1. Mục đích ý nghĩa của thiết lập hệ thống ngầm định4.2.3.2. Phương pháp thực hiện thiết lập hệ thống ngầm định4.2.4. Phương pháp sao lưu trữ dự phòng4.2.4.1. Mục đích ý nghĩa của Sao lưu dữ liệu dự phòng4.2.4.2. Phương pháp thực hiện Sao lưu dữ liệu dự phòng4.3. Phương pháp cập nhật khung phân loại thông tin4.3.1. Mục đích ý nghĩa của khung phân loại thông tin4.3.2. Phương pháp cập nhật khung phân loại thông tin4.3.2.1. Phương pháp cập nhật mới4.3.2.2. Phương pháp hiệu chỉnh dữ liệu4.3.2.3. Phương pháp xoá dữ liệu4.4. Phương pháp cập nhật thông tin4.4.1. Phương pháp cập nhật thông tin các loại hình tài liệu4.1.1.1. Phương pháp cập nhật thông tin đối với Hồ sơ4.1.1.2. Phương pháp cập nhật thông tin đối với Văn bản trong hồ sơ4.4.2. Phương pháp tìm kiếm thông tin4.4.2.1. Phương pháp tìm kiếm tuần tự4.4.2.2. Phương pháp tìm kiếm tổ hợp4.4.2.3. Phương pháp tìm kiếm theo khung phân loại thông tin4.4.2.4. In kết quả tìm kiếm4.5. Phương pháp in mục lục4.5.1. Cấu trúc và tổ chức của Modul in mục lục4.5.2. Phương pháp thực hiện In mục lục4.5.2.1. Phương pháp In mục lục đối với hồ sơ4.5.2.2. Phương pháp In mục lục đối với văn bản trong hồ sơ

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

161

Page 162: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: English for Office Management (Tiếng Anh văn phòng)2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 2, 34. Phân bổ thời gian

Lý thuyết kết hợp thực hành: 45 tiết5. Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản6. Mục tiêu của môn học;

- Giúp sinh viên nhận biết được sự khác nhau liên quan đến việc sử dụng Tiếng Anh văn phòng và Tiếng Anh phổ thông.

- Giúp sinh viên phát triển và nâng cao các kiến thức, kĩ năng, phương pháp học tập và ý thức sử dụng Tiếng Anh văn phòng để phục vụ quá trình học tập chuyên môn, mở mang kiến thức về văn phòng và ứng dụng vào thực tiễn.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Unit1. Word Processing (Xử lý văn bản trên máy tính)Unit 2. Spreadsheet (Excel) (Phần mềm bảng tính)Unit 3. Telephoning (Giao tiếp qua điện thoại)Unit 4. Let’s get organized (Tự tổ chức công việc)Unit 5. A Planning Session (Họp bàn kế hoạch)Unit 6. Kindly let us know (Xin vui lòng cho biết…)Unit 7. Learning Office Procedure (Tìm hiểu quy trình của văn phòng)Unit 8. A Matter of Diplomacy (Đối ngoại)Unit 9. Sample letters (Các dạng thư mẫu)Unit 10. Revision and Test (Ôn tập và kiểm tra)Unit 11. Vocabulary in Context (Từ vựng)

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính

Trường CĐ Văn thư lưu trữ TWI, Tập bài giảng Tiếng Anh Văn phòng* Tài liệu tham khảo- Tiếng Anh cho thư ký văn phòng, NXB Hà Nội

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”.11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 Unit 1: Word Processing (Xử lý văn bản trên máy tính)1. Word Processing Programs and their Uses ( Chương

5 5

162

Page 163: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

trình xử lý văn bản và công dụng)2. The Word Processor’s Interface (Giao diện của trình xử lý văn bản)3. Entering and Editing Texts (Nhập và biên tập văn bản)4. Formatting Text (Định dạng văn bản)5. Special Features of Word Processing Software (Các đặc tính của phần mềm xử lý văn bản)6. Grammar Exercises (Bài tập ngữ pháp)7. Language Focus (Ngôn ngữ trong Word)

2

Unit 2: Spreadsheet Software (Phần mềm bảng tính)1. Spreadsheet Programs and their Uses (Chương trình bảng tính và công dụng)2. The Spreadsheet’s Interface (Giao diện của bảng tính)3. Entering Data in a Worksheet (Nhập dữ liệu vào phiếu công tác)4. Editing and Formatting (Biên tập và định dạng)5. Automating your work with Macros (Tự động hoá công việc với Marcros)6. Grammar exercises (Bài tập ngữ pháp)7. Language Focus (Ngôn ngữ trong Excel)

5 5

4

Unit 3: Telephoning (Giao tiếp qua điện thoại)1. Conversation (Hội thoại)2. Discussion (Thảo luận)3. Progress4e Substitution Drill (Bài tập ngữ pháp)4. Structures (Cấu trúc)5. Punctuation (Dấu câu)6. Correspondence (Thư tín)7. Assignment (Bài tập về nhà)

5 5

5

Unit 4: Let’s get organized (Tự tổ chức công việc)1. Conversation (Hội thoại)2. Discussion (Thảo luận)3. Progress4e Substitution Drill (Bài tập ngữ pháp)4. Structures (Cấu trúc)5. Punctuation (Dấu câu)6. Correspondence (Thư tín)7. Assignment (Bài tập về nhà)

5 5

6

Unit 5: A Planning Session (Họp bàn kế hoạch)1. Conversation (Hội thoại)2. Discussion (Thảo luận)3. Progressee Substitution Drill (Bài tập ngữ pháp)4. Structures (Cấu trúc)5. Punctuation (Dấu câu)6. Correspondence (Thư tín)7. Assignment (Bài tập về nhà)

5 5

7 Unit 6: Kindly let us know (xin vui lòng cho biết….)1. Conversation (Hội thoại)2. Discussion (Thảo luận)3. Progress4e Substitution Drill (Bài tập ngữ pháp)

5 5

163

Page 164: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

4. Structures (Cấu trúc)5. Punctuation (Dấu câu)6. Correspondence (Thư tín)7. Assignment (Bài tập về nhà)

8

Unit 7: Learning Office Procedure (Tìm hiểu quy trình của Văn phòng)

1. Conversation (Hội thoại)2. Discussion (Thảo luận)3. Progress4e Substitution Drill (Bài tập ngữ pháp)4. Structures (Cấu trúc)5. Punctuation (Dấu câu)6. Correspondence (Thư tín)7. Assignment (Bài tập về nhà)

5 5

9

Unit 8: A Matter of Diplomacy (Đối ngoại)1. Conversation (Hội thoại)2. Discussion (Thảo luận)3. Progress4e Substitution Drill (Bài tập ngữ pháp)4. Structures (Cấu trúc)5. Punctuation (Dấu câu)6. Correspondence (Thư tín)7. Assignment (Bài tập về nhà)

5 5

10 9. Sample letters (Các dạng thư mẫu) 2 211 10. Revision anh Test (Ôn tập và kiểm tra) 3 312 11. Vocabulary in Context (Từ vựng)

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

164

Page 165: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Sử dụng trang thiết bị văn phòng2. Số đơn vị học trình: 23. Trình độ: Sinh viên năm 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 19 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 11 tiết

5. Điều kiện tiên quyếtNghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ lưu trữ và Nghiệp vụ thư ký văn phòng

6. Mục tiêu của học phần:Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý, cách sử dụng, cách

bảo quản và ý thức giữ gìn tiết kiệm của cán bộ làm công tác văn phòng. Sau khi được hướng dẫn và trực tiếp thực hành các thao tác trên các phương tiện và các thiết bị văn phòng, sinh viên nắm được chức năng, công dụng của các trang thiết bị và sử dụng trang thiết bị văn phòng một cách an toàn, hiệu quả, lâu dài.7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về trang thiết bị văn phòngChương 2: Sử dụng các trang thiết bị truyền thôngChương 3: Sử dụng các trang thiết bị chuyên dụngChương 4: Sử dụng các trang thiết bị bảo quản tài liệuChương 5: Sử dụng các đồ dùng trong văn phòng

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Trường CĐ Văn thư lưu trữ TWI, Tập bài giảng Sử dụng trang thiết bị văn

phòng- Tập bài giảng của GV* Tài liệu tham khảo- NXB Giao thông vận tải, Thao tác bàn phím và sử dụng nhanh máy tính bằng

hình, Hà Nội, 2002- Nguyễn Xuân Phong, Cẩm nang sử dụng máy vi tính văn phòng, Hà Nội, 2005- NXB Thống kê, Cách sử dụng một số máy móc và trang thiết bị trong văn

phòng, Hà Nội, Năm 2004- NXB Thống kê, Hướng dẫn sử dụng máy Photocopy, Hà Nội, Năm 2005

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

165

Page 166: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ VĂN PHÒNG

1.1. Vai trò của trang thiết bị văn phòng1.2. Yêu cầu và nguyên tắc sử dụng trang thiết bị văn phòng1.2.1. Yêu cầu của trang thiết bị văn phòng1.2.1.1. Phải phù hợp với yêu cầu công việc1.2.1.2. Kinh tế1.2.1.3. Thuận tiện, dễ sử dụng1.2.1.4. Bảo mật1.2.1.5. Hiện đại1.2.2. Nguyên tắc sử dụng trang thiết bị văn phòng1.2.2.1. An toàn1.2.2.2. Tiết kiệm1.2.2.3. Chế độ bảo trì1.3. Các trang thiết bị văn phòng1.3.1. Các trang thiết bị truyền thông1.3.2. Các trang thiết bị chuyên dụng1.3.3. Các trang thiết bị bảo quản tài liệu1.3.4. Các đồ dùng trong văn phòng1.4. Vai trò của nhân viên trong sử dụng và bảo quản thiết bị văn phòng1.4.1. Nguyên tắc1.4.2. Trách nhiệm

3 3

2 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ TRUYỀN THÔNG

2.1. Điện thoại2.1.1. Nguyên lý, cấu tạo2.1.2. Tính năng2.1.3. Cách sử dụng2.1.4. Cách bảo quản2.1.5. Cách xử lý các sự cố2.2. Fax2.2.1. Nguyên lý, cấu tạo2.2.2. Tính năng2.2.3. Cách sử dụng2.2.4. Cách bảo quản2.2.5. Cách xử lý các sự cố2.3. Khai thác và sử dụng Internet2.3.1. Cách sử dụng

5 3 2

166

Page 167: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.3.2. Một số địa chỉ hữu dụng dùng tra cứu thông tin3 CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ

CHUYÊN DỤNG3.1. Máy vi tính3.1.1. Nguyên lý, cấu tạo3.1.2. Tính năng3.1.3. Cách sử dụng3.1.4. Cách bảo quản3.1.5. Cách xử lý các sự cố3.2. Máy in văn phòng3.2.1. Nguyên lý, cấu tạo3.2.2. Tính năng3.2.3. Cách sử dụng3.2.4. Cách bảo quản3.2.5. Cách xử lý các sự cố3.3. Máy Photocopy3.3.1. Nguyên lý, cấu tạo3.3.2. Tính năng3.3.3. Cách sử dụng3.3.4. Cách bảo quản3.3.5. Cách xử lý các sự cố3.4. Máy Scan3.4.1. Nguyên lý, cấu tạo3.4.2. Tính năng3.4.3. Cách sử dụng3.4.4. Cách bảo quản3.4.5. Cách xử lý các sự cố3.5. Máy Projecter3.5.1. Nguyên lý, cấu tạo3.5.2. Tính năng3.5.3. Cách sử dụng3.5.4. Cách bảo quản3.5.5. Cách xử lý các sự cố3.6. Máy Overheard3.6.1. Nguyên lý, cấu tạo3.6.2. Tính năng3.6.3. Cách sử dụng3.6.4. Cách bảo quản3.6.5. Cách xử lý các sự cố3.7. Máy ghi âm3.7.1. Nguyên lý, cấu tạo3.7.2. Tính năng3.7.3. Cách sử dụng3.7.4. Cách bảo quản3.7.5. Cách xử lý các sự cố3.8. Máy cắt hủy tài liệu3.8.1. Nguyên lý, cấu tạo3.8.2. Tính năng

12 7 5

167

Page 168: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

3.8.3. Cách sử dụng3.8.4. Cách bảo quản3.8.5. Cách xử lý các sự cố3.9. Máy ảnh3.9.1. Nguyên lý, cấu tạo3.9.2. Tính năng3.9.3. Cách sử dụng3.9.4. Cách bảo quản3.9.5. Cách xử lý các sự cố3.10. Máy Camera3.10.1. Nguyên lý, cấu tạo3.10.2. Tính năng3.10.3. Cách sử dụng3.10.4. Cách bảo quản3.10.5. Cách xử lý các sự cố

4

CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ BẢO QUẢN TÀI LIỆU

4.1. Chức năng, tác dụng và cách sắp xếp của thiết bị dùng trong công tác bảo quản tài liệu4.1.1. Chức năng4.1.2. Tác dụng4.1.3. Cách sắp xếp4.2. Trang thiết bị chống ẩm4.2.1. Khái niệm độ ẩm4.2.2. Cách sử dụng các dụng cụ đo độ ẩm4.2.3. Cách sử dụng máy hút ẩm4.2.4. Cách bảo quản và bố trí trang thiết bị chống ẩm4.3. Trang thiết bị chống cháy4.3.1. Nguyên nhân4.3.2. Cách sử dụng các bình chữa cháy4.3.3. Cách bảo quản và bố trí trang thiết bị chống cháy4.4. Trang thiết bị chống bụi4.4.1. Khái niệm về bụi4.4.2. Cách sử dụng máy hút bụi4.4.3. Cách bảo quản và bố trí máy hút bụi trang thiết bị chống bụi

5 3 2

5 CHƯƠNG 5: SỬ DỤNG CÁC ĐỒ DÙNG TRONG VĂN PHÒNG

5.1. Bàn, ghế5.1.1. Bàn, ghế làm việc5.1.2. Bàn, ghế tiếp khách5.2. Các loại tủ5.2.1. Tủ hồ sơ5.2.2. Tủ sách5.2.3. Tủ cá nhân5.2.4. Tủ lạnh5.3. Điều hòa, quạt, thiết bị thông gió5.3.1. Điều hòa

5 3 2

168

Page 169: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

5.3.1.1. Điều hòa trung tâm5.3.1.2. Điều hòa cá nhân5.3.2. Quạt5.3.3. Thiết bị thông gió5.4. Các loại văn phòng phẩm5.4.1. Giấy, mực5.4.2. Bút5.4.3. Các dụng cụ ghim tài liệu5.4.4. Cặp, hộp tài liệu5.4.5. Máy đục lỗ5.4.6. Dao trổ5.4.7. Các loại văn phòng phẩm khác

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

169

Page 170: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN1. Tên học phần: Kế toán văn phòng2. Số đơn vị học trình: 33. Trình độ: Sinh viên năm 2, 34. Phân bổ thời gian

- Lý thuyết: 30 tiết- Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 15 tiết

5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương6. Mục tiêu của học phần

- Trang bị cho sinh viên hệ thống những nguyên lý cơ bản về công tác kế toán trong một cơ quan, đơn vị.

- Giúp sinh viên bước đầu nắm được phương pháp ghi chép các thông tin tài khoản kế toán; phương pháp lập, đọc và kiểm tra một số báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể. 7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ, đối tượng và nguyên tắc của hạch toán kế toánChương 2: Phương pháp kế toánChương 3: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp đầy đủ.- Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập.- Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên.

9. Tài liệu học tập* Sách, giáo trình chính- Trường Cao đẳng sư phạm TW, Tập bài giảng Kế toán, 2008 - Võ Văn Nhị, Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội, 2003* Tài liệu tham khảo- Bùi Văn Dương, Bài tập lý thuyết kế toán và kế toán tài chính, TP.Hồ Chí

Minh, 2004- Bùi Văn Dương, Lý thuyết kế toán, NXB thống kê, Hà Nội, 2004 - Võ Văn Nhị, Kế toán đại cương, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004- Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hà Nội, 2005- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình lý thuyết kế toán, Hà Nội, 2001- Trường Đại học Tài chính kế toán, Giáo trình lý thuyết kế toán, Hà Nội, 2002

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viênTheo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày

16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”11. Thang điểm: 1012. Nội dung chi tiết học phần

TT TÊN CHƯƠNG - BÀI Tổng số tiết

Lý thuyết

TH/KT

1 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN TẮC CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

1.1. Hạch toán kế toán là một yêu cầu thực tế khách quan trong nền sản xuất của Xã hội1.1.1. Khái niệm về hạch toán kế toán

8 8

170

Page 171: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của thông tin kế toán trong hệ thống quản trị1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu và bản chất của công tác kế toán1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán1.2.2. Yêu cầu đối với công tác kế toán1.2.3. Bản chất của kế toán1.3. Các khái niệm và nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận1.3.1. Những khái niệm căn bản được thừa nhận1.3.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản được thừa nhận1.4. Đối tượng của hạch toán kế toán1.4.1. Tài sản1.4.2. Nguồn vốn1.4.3. Sự vận động của tài sản và nguồn vốn1.4.4. Mối quan hệ kinh tế pháp lý

2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN2.1. Phương pháp chứng từ và kiểm kê2.1.1. Chứng từ2.1.1.1. Khái niệm2.1.1.2. Các yếu tố của chứng từ2.1.1.3. Phân loại chứng từ2.1.1.4. Trình tự xử lý chứng từ2.1.2. Kiểm kê2.1.2.1. Khái niệm2.1.2.2. Các loại kiểm kê2.1.2.3. Thủ tục và phương pháp tiến hành kiểm kê2.2. Phương pháp tính giá và xác định giá thành sản phẩm2.2.1. Tính giá2.2.1.1. Khái niệm2.2.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá2.2.1.3. Trình tự tính giá một số đối tượng chủ yếu2.2.2. Xác định giá thành sản phẩm2.2.2.1. Khái niệm2.2.2.2. Trình tự tính giá thành sản phẩm2.3. Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép2.3.1.Phương pháp tài khoản2.3.1.1. Khái niệm2.3.1.2. Đặc điểm của tài khoản kế toán2.3.1.3. Kết cấu của tài khoản2.3.1.4. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất2.3.1.5. Phân loại và kết cấu của tài khoản2.3.2. Ghi sổ kép2.3.2.1. Khái niệm2.3.2.2. Định khoản kế toán2.3.2.3. Tác dụng của ghi sổ kép2.3.2.4. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết2.3.2.5. Kiểm tra việc ghi chép trên tài khoản kế toán2.4. Tổng hợp và cân đối kế toán

18 11 7

171

Page 172: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

2.4.1. Khái quát về phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán2.4.2. Bảng cân đối kế toán2.4.2.1. Khái niệm2.4.2.2. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán2.4.2.3. Sự thay đổi của bảng cân đối kế toán2.4.2.4. Phương pháp lập bảng2.4.3. Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh2.4.3.1. Khái niệm2.4.3.2. Nội dung và kết cấu

3

CHƯƠNG 3 : KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU

3.1. Kế toán quá trình cung cấp3.1.1. Khái niệm3.1.2. Nhiệm vụ kế toán quá trình cung cấp3.1.3. Tài khoản sử dụng3.1.4. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh3.1.5. Sơ đồ kế toán3.1.6. Ví dụ minh hoạ kế toán quá trình cung cấp3.2. Kế toán quá trình sản xuât3.2.1. Khái niệm3.2.2. Nhiệm vụ của kế toán3.2.3. Tài khoản sử dụng3.2.4. Phương pháp hạch toán3.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp3.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp3.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung3.2.4.4. Tập hợp chi phí, xác định giá thành sản phẩm hoàn thành3.2.5. Sơ đồ kế toán3.2.6. Ví dụ minh hoạ kế toán quá trình sản xuất3.3. Kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh3.3.1. Kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm3.3.1.1. Khái niệm3.3.1.2. Các phương thức bán hàng3.3.1.3. Nhiệm vụ kế toán quá trình tiêu thụ3.3.1.4. Tài khoản sử dụng3.3.1.5. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế3.3.1.6. Sơ đồ kế toán3.3.2. Hạch toán kết quả kinh doanh3.3.2.1. Khái niệm3.3.2.2. Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả3.3.2.3. Tài khoản sử dụng3.3.2.4. Phương pháp hạch toán3.3.3. Ví dụ minh hoạ về kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả

19 11 8

13. Ngày phê duyệt14. Cấp phê duyệt

172

Page 173: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Thực tập cuối khóa2. Số đơn vị học trình: 83. Trình độ: Sinh viên năm 34. Điều kiện tiên quyết: Sau khi sinh viên hoàn thành các học phần chuyên

ngành Quản trị văn phòng – Lưu trữ học như: Văn bản quản lý Nhà nước, Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nghiệp vụ văn thư, Quản trị văn phòng, Nghiệp vụ thư ký văn phòng, Quản trị nhân sự, Nhập môn lưu trữ học, Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ, Chỉnh lý tài liệu lưu trữ, Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ, Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật và nghe nhìn, Công tác lưu trữ tài liệu Đảng - Đoàn và doanh nghiệp, Công tác văn phòng trong hoạt động quản lý, Sử dụng trang thiết bị văn phòng…

5. Mục tiêu của học phầnMục đích của đợt thực tập là gắn liền nhà trường với xã hội, lý luận với thực tiễn.

Thông qua nghiên cứu, khảo sát và thực hành về công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ ở các cơ quan, doanh nghiệp để củng cố kiến thức đã học, nâng cao năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng phong cách làm việc của cán bộ khoa học về lưu trữ và quản trị văn phòng. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để các sinh viên nắm hiểu được hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, tích luỹ kiến thức thực tế, lấy tư liệu, tài liệu để chuẩn bị cho thi tốt nghiệp.

6. Phân bổ thời gianĐợt thực tập cuối khóa kéo dài trong thời gian 2.5 tháng.7. Mô tả vắn tắt nội dung học phầnHọc phần thực tập cuối khóa thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của

chuyên ngành Quản trị văn phòng – Lưu trữ học. Trên cơ sở thực tập các nghiệp vụ, sinh viên vận dụng các kiến thức lý luận đã được trang bị để nghiên cứu khảo sát thực trạng tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá và giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng của cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đó.

8. Nhiệm vụ của sinh viên- Chủ động liên hệ với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp để

đăng ký thực tập và thông báo nơi thực tập với Khoa.- Chấp hành nghiêm túc quy chế thực tập, thực tế của Khoa.- Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế, điều lệ làm việc của các cơ quan, tổ

chức, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp mà sinh viên đăng ký thực tập.- Hai tuần sau khi kết thúc đợt thực tập, mỗi sinh viên phải nộp một báo cáo kết

quả thực tập cho khoa.9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên- Sinh viên thực tập đúng thời gian quy định.- Hai tuần sau khi kết thúc đợt thực tập, mỗi sinh viên phải nộp 1 bản báo cáo kết

quả thực tập cho khoa.- Điểm thực tập cuối khóa được tính như sau:+ Điểm của cơ quan thực tập (có biểu mẫu đánh giá thống nhất): chiếm 30% tổng

số điểm+ Điểm báo cáo: chiếm 70% tổng số điểm

173

Page 174: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Điểm học phần thực tập được tính như một môn học bình thường có 8 đơn vị học trình. Sinh viên không đạt 5 điểm thực tập cuối khóa phải tiến hành thực tập lại.

10. Thang điểm: 1011. Nội dung chi tiết học phần11.1. Khảo sát tình hình công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu

trữ của cơ quan nơi sinh viên thực tập. Nội dung khảo sát:- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan và văn phòng

cơ quan: Nghiên cứu chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan và văn phòng cơ quan. Trường hợp cơ quan không thiết lập văn phòng thì nghiên cứu phòng Hành chính hoặc đơn vị phụ trách công tác văn thư của cơ quan. Ngoài việc nghiên cứu về tổ chức, cần tìm hiểu thêm tình hình đội ngũ cán bộ của cơ quan (Số lượng, chất lượng).

- Công tác văn thư: tổ chức và biên chế của văn thư chuyên trách; quy trình soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý công văn đi và công văn đến; công tác lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan.

+ Tổ chức và biên chế của văn thư: hình thức tổ chức; số lượng, chất lượng và trình độ chuyên môn của văn thư chuyên trách; tình hình ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ văn thư của lãnh đạo cơ quan; tình hình tổ chức, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ văn thư; bố trí nơi làm việc và mua sắm trang thiết bị cho bộ phận văn thư.

+ Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản: các bước soạn thảo để tiến tới ban hành một văn bản; các loại văn bản do cơ quan ban hành, số lượng, chất lượng và nội dung.

+ Quản lý công văn đi, đến: các thủ tục chuyển giao, tiếp nhận, phân phối văn bản; mẫu sổ sách đăng ký văn bản cơ quan sử dụng; số lượng và nội dung văn bản đi, đến của cơ quan.

+ Công tác lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ: cách thức và chất lượng hồ sơ hiện hành được lập của cơ quan; thủ tục giao nộp tài liệu vào lưu trữ.

- Công tác quản trị văn phòng: mô hình tổ chức văn phòng; tổ chức lao động và các trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng.

- Công tác lưu trữ: tổ chức và chỉ đạo công tác lưu trữ của cơ quan; cách thức tiến hành công tác phân loại, xác định giá trị, bổ sung và thống kê tài liệu, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ…

+ Tổ chức và chỉ đạo công tác lưu trữ: số lượng, chất lượng cán bộ lưu trữ; các biện pháp chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan (ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, tô chức bồi dưỡng cán bộ, xây dựng kho tàng, các trang thiết bị chuyên dụng…)

+ Thành phần, nội dung và khối lượng tài liệu lưu trữ hiện cơ quan đang bảo quản.

+ Tình hình tổ chức khoa học tài liệu: mức độ và chất lượng thực hiện công tác phân loại, lập hồ sơ, xác định giá trị tài liệu của cơ quan.

+ Các thủ tục và khối lượng tài liệu đã giao nộp vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử (nếu có).

+ Các hình thức tổ chức khai thác sử dụng tài liệu mà cơ quan đã áp dụng. Số lượt người đến nghiên cứu, sử dụng và số lượng hồ sơ tài liệu đã đưa ra phục vụ trong một năm. Hiệu quả do sử dụng tài liệu mang lại.

+ Các loại công cụ thống kê và tra tìm tài liệu mà cơ quan đã áp dụng.+ Tình hình bảo quản an toàn và chất lượng của các tài liệu lưu trữ.11.2. Thực hành các nghiệp vụ

174

Page 175: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

* Nghiệp vụ văn thư: soạn thảo văn bản, quản lý và giải quyết văn bản, quản lý và sử dụng con dấu, lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan

* Quản trị văn phòng: sử dụng các trang thiết bị văn phòng (đánh máy văn bản, soạn thảo văn bản trên máy vi tính, máy photocopy, máy điện thoại…) và một số nhiệm vụ thực tế của từng văn phòng cơ quan (tổ chức hội họp, khánh tiết…)

* Nghiệp vụ lưu trữ: nghiên cứu và biên soạn lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông; xây dựng được các văn bản hướng dẫn về phân loại, xác định giá trị tài liệu, bổ sung tài liệu và tổ chức chỉnh lý khoa học tài liệu của cơ quan; lựa chọn tiến hành chỉnh lý trọn vẹn một khối tài liệu của cơ quan.

- Nghiên cứu và biên soạn lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông: Trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có liên quan, tiến hành biên soạn bản lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông cơ quan. Nếu cơ quan có nhiều phông lưu trữ, có thể chọn một trong các phông đó để biên soạn. Bản lịch sử được biên soạn phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng phục vụ cho công tác phân loại, xác định giá trị tài liệu, bổ sung, thống kê và nghiên cứu sử dụng tài liệu của phông đó.

- Xây dựng phương án phân loại: xác định kiểu phương án phân loại tối ưu cho phông lưu trữ và trình bày rõ lý do chọn kiểu phương án đó. Phương án phân loại phải được xây dựng chi tiết sau khi tài liệu trong phông đã được lập hồ sơ.

- Lập các bảng kê xác định giá trị tài liệu: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử hình thành phông; thành phần và nội dung tài liệu trong phông, vận dụng các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu để lập 2 bảng kê sau:

+ Bảng kê những tài liệu chủ yếu của cơ quan (đơn vị hình thành phông) cần bảo quản vĩnh viễn và lâu dài.

+ Bảng kê những tài liệu không còn giá trị sử dụng và tài liệu không thuộc phông.

- Tổ chức chỉnh lý khoa học tài liệu:+ Lập bản hướng dẫn chỉnh lý tài liệu: Nếu điều kiện thực tế chi phép, có thể tổ

chức chỉnh lý tài liệu của phông lưu trữ cơ quan hoặc một phông lưu trữ nào đó. Công tác chỉnh lý bắt đầu từ việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông, bản hướng dẫn chỉnh lý (gồm phương án phân loại tài liệu, bảng kê các tài liệu chủ yếu cần bảo quản vĩnh viễn và lâu dài, Bảng kê các tài liệu không còn giá trị và tài liệu không thuộc phông, hướng dẫn cách lập hồ sơ, xác định giá trị tài liệu và hệ thống hóa tài liệu).

+ Triển khai công tác chỉnh lý theo bản hướng dẫn: căn cứ vào tình hình thực tế của tài liệu, dựa vào bản hướng dẫn chỉnh lý và vận dụng kiến thức đã học để làm tương đối thành thạo các khâu phân loại, lập hồ sơ, xác định giá trị tài liệu.

11.3. Sinh viên nhận thức được những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong cách thức tổ chức công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của cơ quan. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các công tác này của cơ quan.

11.4. Yêu cầu của báo cáo thực tập* Về nội dungBáo cáo thực tập thể hiện đầy đủ 3 nội dung cơ bản: Khảo sát được tình hình

công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của cơ quan; kết quả thực hành các nghiệp vụ cụ thể; những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong cách thức tổ chức công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của cơ quan nơi sinh viên thực tập.

* Về cấu trúc, hình thức

175

Page 176: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Báo cáo thực tập được trình bày trên khổ giấy A4 (297mm x 210 mm) dài từ 30 đến 50 trang in vi tính hoặc đánh máy lên một mặt của tờ giấy.

- Sử dụng phông chữ Time News Roman (Unicode), cỡ chữ 14, giãn dòng 1.5.- Canh lề văn bản: lề trên 2.5 cm, lề dưới 2.5 cm, lề trái 3 cm, lề phải 1.75 cm.- Tờ bìa; phiếu nhận xét quá trình thực tập; phiếu đánh giá kết quả thực tập; mục

lục sách, tài liệu tham khảo được trình bày thống nhất theo mẫu của Khoa.- Nội dung báo cáo, tài liệu, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu minh họa… được đánh số

rõ ràng. Trong trường hợp chỉnh sửa, sinh viên phải in lại trang chỉnh sửa, không được bôi xóa hay sửa chữa bằng viết mực.

- Phần nội dung của báo cáo thực tập được quy định trình bày như sau:1. Tờ bìa chính- Làm bằng giấy màu dày như bìa sách, bìa tập.- Trình bày theo mẫu quy định của Khoa.2. Tờ bìa phụ- In bằng giấy trắng A4 thông dụng.- Trình bày theo mẫu quy định của Khoa.3. Mục lục của báo cáo- In bằng giấy A4 thông dụng.- Chi tiết mục đến 1.1.1.1.4. Phiếu nhận xét quá trình thực tập của cơ quan, đơn vị nơi sinh viên thực tập- Các đánh giá, nhận xét của người đại diện đơn vị viết tay vào biểu mẫu của

Khoa.- Có ghi chức vụ, họ tên, ký tên và đóng dấu phát hành của đơn vị.5. Phiếu đánh giá kết quả thực tập- Ghi nhận xét của giáo viên được phân công hướng dẫn và chấm báo cáo thực

tập.- Ghi số điểm thực tập mà sinh viên đạt được.6. Bảng thống kê chữ viết tắt sử dụng trong báo cáo thực tập (nếu có)- In bằng giấy A4 thông dụng.- Chia làm 3 cột: số thứ tự, ký hiệu viết tắt, Nội dung viết tắt.7. Lời nói đầu- Giới thiệu lý do, mục đích viết báo cáo.- Giới thiệu cơ quan sinh viên thực tập.- Giới thiệu tổng quát các công việc đã làm trong thời gian thực tập.- Bố cục của báo cáo.- Dài từ 1 đến 2 trang.8. Phần nội dungTrình bày đầy đủ 3 nội dung cơ bản của báo cáo thực tập.Chương 1. Thực trạng tổ chức công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác

lưu trữ của cơ quanChương 2. Kết quả thực hành các nghiệp vụChương 3. Nhận xét và kiến nghị9. Phần kết luận- Đánh giá tổng quan về thực trạng tổ chức công tác văn thư, quản trị văn phòng

và công tác lưu trữ của cơ quan; kết quả thực hành các nghiệp vụ của sinh viên, một số kiến nghị tiêu biểu.

- Dài từ 1 đến 2 trang.10. Phụ lục

176

Page 177: cdsonla.edu.vncdsonla.edu.vn/knv/attachments/article/81/QTVP-LTH 011108.doc · Web viewCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu

- Các bảng biểu, sơ đồ minh họa, biểu mẫu, hình vẽ, bảng liệt kê… không tiện trình bày ở phần nội dung của báo cáo.

- Sinh viên phải trình bày được tối thiểu 8 loại phụ lục sau:Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của cơ quan và văn phòng cơ quan.Phụ lục 2: Sơ đồ bố trí nơi làm việc của văn phòng cơ quan – hiện trạng và mô

hình tối ưu do sinh viên giới thiệu.Phụ lục 3: Một số dự thảo văn bản do sinh viên soạn thảo trong thời gian thực tập

tại cơ quan.Phụ lục 4: Bản lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông do sinh viên

biên soạn.Phụ lục 5: Phương án phân loại chi tiết phông lưu trữ của cơ quan do sinh viên

biên soạn.Phụ lục 6: Bảng kê những tài liệu chủ yếu của cơ quan hoặc một phông của cơ

quan cần được bảo quản vĩnh viễn và lâu dài.Phụ lục 7: Bảng kê những tài liệu không còn giá trị sử dụng và tài liệu không

thuộc phông.Phụ lục 8: Mục lục hồ sơ do sinh viên trực tiếp lập trong thời gian thực tập. 11. Tài liệu tham khảo- Trình bày thống nhất theo quy định: Đối với sách: Tác giả tài liệu, tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất

bản, số trang. Đối với báo, tạp chí: Tên bài báo, tên báo/ tạp chí, số và năm phát hành, trang.- Xếp theo thứ tự A, B, C của tên tác giả. Trong trường hợp không có tác giả thì

xếp theo chữ cái đầu của tên tài liệu.

177