trinh dao tao.docx · web vie

38
UBND TỈNH TIỀN GIANGCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHTG ngày tháng năm 2018 của Trường Đại học Tiền Giang) Tên chương trình: CỬ NHÂN DU LỊCH Trình độ đào tạo : Đại học Ngành đào tạo : DU LỊCH Mã số : 7810101 Hình thức đào tạo : Chính quy 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo cử nhân chuyên ngành Du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức tổng quát về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng về du lịch; có khả năng tự học, tự nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực du lịch và lữ hành sau khi tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu cụ thể Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: (1) Phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; (2) Kiến thức cơ bản về kinh tế, văn hóa,xã hội, pháp luật, tin học đại cương và ngoại ngữ; (3) Kiến thức cơ sở cần thiết cho ngành du lịch như tổng quan du lịch, luật du lịch, tài nguyên và môi trường du lịch, tâm lý du khách, các nghiệp vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn; (4)Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành du lịch như thiết kế và điều hành tour, văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới, quản trị kinh doanh lữ hành, quản trị nhà hàng - khách sạn, quản trị chiến lược trong tổ chức du lịch; (4) Khả 1

Upload: doannga

Post on 29-Aug-2019

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: trinh dao tao.docx · Web vie

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHTG ngày tháng năm 2018

của Trường Đại học Tiền Giang)

Tên chương trình: CỬ NHÂN DU LỊCHTrình độ đào tạo : Đại họcNgành đào tạo : DU LỊCHMã số : 7810101Hình thức đào tạo : Chính quy

1. Mục tiêu1.1. Mục tiêu chungĐào tạo cử nhân chuyên ngành Du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và

sức khoẻ tốt; có kiến thức tổng quát về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng về du lịch; có khả năng tự học, tự nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực du lịch và lữ hành sau khi tốt nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thểSau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: (1) Phẩm chất chính

trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; (2) Kiến thức cơ bản về kinh tế, văn hóa,xã hội, pháp luật, tin học đại cương và ngoại ngữ; (3) Kiến thức cơ sở cần thiết cho ngành du lịch như tổng quan du lịch, luật du lịch, tài nguyên và môi trường du lịch, tâm lý du khách, các nghiệp vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn; (4)Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành du lịch như thiết kế và điều hành tour, văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới, quản trị kinh doanh lữ hành, quản trị nhà hàng - khách sạn, quản trị chiến lược trong tổ chức du lịch; (4) Khả năng tự học, tự nghiên cứu và ứng dụng chuyên ngành du lịch vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội.

2. Chuẩn đầu raĐào tạo cử nhân khoa học có trình độ lý luận chính chính trị, có đạo đức,

có tư cách tốt, yêu ngành, yêu nghề; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, chuyên môn về du lịch phục vụ tốt công tác nghiệp vụ hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức liên quan.

2.1. Kiến thức- Vận dụng được kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt

Nam vào việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để đóng góp hữu hiệu vào bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.

1

Page 2: trinh dao tao.docx · Web vie

- Áp dụng được các kiến thức về an ninh, quốc phòng và thể chất để biết cách rèn luyện sức hỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ đất nước.

- Nhận biết tâm lý khách hàng và đối tượng phục vụ.-Khai thác được những kiến thức liên ngành lịch sử, địa lý, tin học, pháp

luật, kinh tế, văn hoá,... vào hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch. - Trình bày được các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa

học chuyên ngành du lịch để vận dụng nghiên cứu một vấn đề thực tiễn. - Vận dụng được những nghiệp vụ cần thiết trong hoạt động du lịch - Nhà

hàng - Khách sạn: nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, lễ tân, bàn, buồng. - Ứng dụng được những kiến thức chuyên ngành vào hoạt động kinh doanh

du lịchnhư marketing du lịch, tổ chức và điều hành tour, tổ chức hoạt náo, kinh doanh lữ hành,...

- Phân biệt được các loại hình du lịch bao gồm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch MICE,...

- Thiết kế được chương trình du lịch trên cơ sở xác định được nhu cầu của khách hàng và khai thác các tài nguyên du lịch.

- Tổ chức được các chiến lược du lịch bền vững để giảm thiểu các tác động tiêu cực cũng như tối đa hóa các tác động tích cực.

- Vận dụng được các quy trình liên quan đến tổ chức sự kiện.- Khai thác được các giá trị văn hóa ẩm thực để giới thiệu và chọn thực đơn

phù hợp cho khách.- Phân tích và giải quyết được những tình huống phát sinh trong công việc.- Phân tích và tổng hợp được các thông tin để đề xuất giải pháp phát triển

sản phẩm và chiến lược phát triển cho đơn vị.- Ứng dụng tiếng Anh để giao tiếp và làm việc: Đạt chuẩn trình độ B1

(Khung chuẩn châu Âu); TOEFL 45 iBT; IELTS 4.5. TOEIC 450.- Vận dụng Tin học văn phòng và khai thác các ứng dụng có liên quan đến

hoạt động du lịch.2.2. Kỹ năng - Tổ chức, quản lý, và điều hành hoạt động du lịch, nhà hàng, khách sạn.- Thuyết trình, thuyết minh và phục vụ khách du lịch. - Giao tiếp, thương lượng, và đàm phán tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh; - Chăm sóc khách hàng và các đối tác trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch và sử dụng phương

tiện truyền thông trong kinh doanh tiếp thị sản phẩm du lịch. - Làm việc nhóm và làm việc độc lập.

2

Page 3: trinh dao tao.docx · Web vie

- Thao tác những nghiệp vụ du lịch của nhân viên tại các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn

- Khởi nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành du lịch.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ pháp luật; có lòng

yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp.-Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức

mới trong quá trình hội nhập quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu

trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.

2.4. Phẩm chất cá nhân- Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, kiên trì, tinh thần học tập, sáng

tạo, lịch sự, gương mẫu, cẩn thận, chu đáo, yêu nghề, có lập trường, tự tin; tinh thần làm việc cá nhân và tập thể;

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Năng động, nhiệt tình, linh hoạt, chịu được áp lực công việc cao, thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa dạng, giao tiếp tốt, vui vẻ, sẵn sàng vì công việc;

- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng trong quá trình làm việc, sẵn sàng giúp đỡ người khácvà tuân thủ pháp luật, thực hành kỷ luật lao động tại cơ quan.

2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực du lịch.- Có thể tiếp tục nâng cao trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học thuộc chuyên

ngành du lịch và các ngành học khác ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.2.6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp- Đảm nhận các vị trí trong một đơn vị lữ hành trong và ngoài nước: Hướng

dẫn viên du lịch, nhân viên kinh doanh du lịch, điều hành chương trình du lịch.- Đảm nhận các vị trí trong một cơ sở lưu trú trong và ngoài nước: Lễ tân,

phục vụ bàn, bar, buồng, giám sát.- Quản lý trong các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui

chơi, giải trí trong nướcvà quốc tế.- Chuyên viên phụ trách hoặc quản lý tại các Sở, Phòng, Ban, Trung tâm

hoạt động trong lĩnh vựcdu lịch.- Nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu về du lịch.- Tư vấn viên và cố vấn các đề tài, đề án, dự án du lịch.- Có thể tiếp tục theo học các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài

nước hoặc học bổ sung một số học phần để đạt được văn bằng 2.

3

Page 4: trinh dao tao.docx · Web vie

- Học bổ sung các chứng chỉ sư phạm để làm giáo viên, giảng viêntại các Trường, cơ sở đào tạo về du lịch.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa học- Tổng số tín chỉ (TC) của chương trình: 138- Tổng số TC phải tích lũy tối thiểu : 122(Không tính các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4. Đối tượng tuyển sinh Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy

chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệpĐào tạo và công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp theo Quy chế đào tạo, kiểm

tra và công nhận tốt nghiệp Cao đẳng - Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

6. Thang điểm Thực hiện theo Quy chế đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp Cao đẳng -

Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

7. Khung chương trình7.1. Khung chương trình

MHP Tên học phầnSố tiết (giờ) Số TC

HPTQ/HPHT

+

LT TH1

TH2 TT ĐA TS TLT

T (MHP)

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương1.1. Lý luận Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 10  

00012 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1 21 9 2 2

00113 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 35 10 3 3 00012+

32120 Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 10 2 2 00113+

03013 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 33 12 3 3 03212+

1.2. Khoa học xã hội - Nhân văn - Nghệ thuật 13 13  71012 Pháp luật đại cương 15 15 2 2  05022 Cơ sở Văn hóa Việt Nam 30 2 2  06022 Lịch sử văn minh thế giới 30 2 2  06053 Lịch sử Việt Nam 30 15 3 3  

15302 Phương pháp nghiên cứu khoa học 30 2 2  

15062 Tâm lý học đại cương 20 10        2 2  1.3. Ngoại ngữ 14 14  07943 English 1 30 15        3 3  07953 English 2 30 15        3 3 0794307984 English 3 40 20        4 4 07953

4

Page 5: trinh dao tao.docx · Web vie

MHP Tên học phầnSố tiết (giờ) Số TC

HPTQ/HPHT

+

LT TH1

TH2 TT ĐA TS TLT

T (MHP)

07994 English 4 40 20        4 4 079841.4. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 5 5  11902 Con người và môi trường 30         2 2  30053 Tin học ứng dụng cơ bản 15   60     3 3  1.5. Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng (*) 11* 11*  1.5.1.Chương trình Giáo dục thể chất 3 3  1.5.2. Chương trình Giáo dục quốc phòng 8 8

Tổng cộng khối kiến thức giáo dục đại cương  42 42   2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp2.1. Kiến thức cơ sở ngành 8 8  72003 Tổng quan du lịch 30 15       3 3  71042 Luật du lịch Việt Nam 20 10       2 2 71012+

73522 Tài nguyên và môi trường du lịch 30 15 3 3

2.2. Kiến thức ngành 47 47  72063 Marketing du lịch 30 15       3 3  

73533 Tâm lý và kỹ năng giao tiếp du khách 30 15 3 3 15062+

73544 Thiết kế và điều hành tour 40 10 20 4 4 73522+72453 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 30 30 3 3 73522+

72403 Quản trị kinh doanh lữ hành 30 15 3 3 72413+

72583+

73313 Văn hóa ẩm thực Việt Nam và Thế giới 30 15 3 3

72043 Nghiệp vụ lễ tân 30 30 3 372052 Nghiệp vụ buồng 15 30 2 273583 Kinh tế du lịch 30 15 3 373553 Quản trị nhân lực du lịch 30 15 3 3 73533+

72613 Quản trị nhà hàng - khách sạn 30 15 3 372583+72043+72052+

72583 Quản trị sự kiện 30 15 3 3

73563 Quản trị chiến lược trong tổ chức du lịch 30 15 3 3

72403+72613+73553+

07604 Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch 1 30 20 20 4 4 07994

07614 Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch 2 30 20 20 4 4 07604

2.3. Học phần tự chọn (tích lũy tối thiểu 10 TC) 20 10

5

Page 6: trinh dao tao.docx · Web vie

MHP Tên học phầnSố tiết (giờ) Số TC

HPTQ/HPHT

+

LT TH1

TH2 TT ĐA TS TLT

T (MHP)

72682 Thủ tục xuất nhập cảnh 20 10       2

10

 72642 Địa lý kinh tế Việt Nam 20 10       2  72652 Du lịch sinh thái 20 10 255442 An toàn thực phẩm 30 204372 Phong tục lễ hội Việt Nam 30 272682 Y tế trong du lịch 15 5 20 2

16582 Lý thuyết dinh dưỡng và quy trình chế biến món ăn 20 10 2

72602 Tin học ứng dụng chuyên ngành du lịch 15 30 2 30053+

73572 Thương mại điện tử trong du lịch 15 30 2 30053+

72272 Văn hóa du lịch 20 10 2 05022+

2.4. Thực tế  3 3  73501 Thực tế 1       45   1 1  73511 Thực tế 2       45   1 1 7350173521 Thực tế 3       45   1 1  735112.5. Thực tập, Khóa luận tốt nghiệp 18 12  2.5.1. Thực tập 6 672912 Thực tập nghề nghiệp 1       90   2 2  72924 Thực tập nghề nghiệp 2       18

0  4 4  72912

2.5.2.Khoá luận tốt nghiệp 12 672926 Khóa luận tốt nghiệp         360 6 6  Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp73593 Phát triển du lịch bền vững 30 15 3

672662 Du lịch MICE 30 15       3  

Tổng cộng khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 96 80  Số tín chỉ tổng cộng: 138, số tín chỉ tích luỹ tối thiểu: 122

Các ký hiệu và từ viết tắt trong nội dung chương trình:

(*): Dấu hiệu phân biệt loại học phần điều kiện, điểm không tính vào tổng số TCMHP (Mã học phần) : Mã số quy ước theo Quyết định số 472/QĐ-ĐHTG, ký ngày

02/8/2007 về việc quy định Danh mục mã học phần đang giảng dạy ở Trường ĐHTG.

LT (Lý thuyết) : Giờ giảng lý thuyết, tính theo tiết.TH1 (Thực hành 1) : Thảo luận, giải bài tập, thực hành ở lớp học lý thuyết, tính

theo tiết

6

Page 7: trinh dao tao.docx · Web vie

TH2 (Thực hành 2) : SV nhìn GV thao tác thực hành ở lớp; phòng thực hành, sân bãi; thực hành ở phòng máy, phòng thí nghiệm, tập giảng ở lớp có GV hướng dẫn, tính theo tiết

TT (Thực tập) : Tự thực hành, thí nghiệm (không có GV hướng dẫn); thực tập ở cơ sở bên ngoài hay xưởng trong trường

ĐA (Đồ án) : Thực hiện đồ án, bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận, nghiên cứu tài liệu có viết báo cáo, tính theo giờ.

TS (Tổng số) : Số TC của học phần, của chương trìnhTLTT(Tích lũy tối thiểu)

HPTQ/HPHT+

: Số TC SV phải tích lũy đủ trong nhóm học phần của từng khối kiến thức, của chương trình: Học phần tiên quyết/ Học phần học trước

7.2. Những nội dung cần đạt được của từng ngành học7.2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1Học phần tiên quyết, học trước: KhôngNội dung: Học phần gồm có một chương mở đầu và phần thứ nhất của

chương trình học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin và một số vấn đề chung của học phần. Phần thứ nhất có 3 chương, trình bày khái quát những nội dung: cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin.

7.2.2. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2Học phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1Nội dung: Gồm 6 chương: Chương 4, 5, 6 được trình bày dưới dạng ba học thuyết kinh tế do Mác-

Lênin đúc kết từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đó, Học thuyết Giá trị thặng dư là “Hòn đá tảng” trong các học thuyết kinh tế của K. Mác. Để hiểu rõ học thuyết này, sinh viên phải nắm vững Học thuyết Giá trị và những quy luật kinh tế trong sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, làm cơ sở cho việc xác định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong sự ra đời của phương thức sản xuất mới.

Chương 7, 8 gồm những nguyên lý, lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; Chương 9 trình bày khái quát về chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Nội dung cốt lõi của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ nghĩa xã hội là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những vấn đề có tính quy luật trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

7.2.3. Tư tưởng Hồ Chí MinhHọc phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin2Nội dung: Ngoài chương mở đầu, học phần có 7 chương:

7

Page 8: trinh dao tao.docx · Web vie

Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải

phóng dân tộc.Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá

độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.Chương 5:Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân,

vì dân.Chương 7:Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con

người mới.7.2.4. Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt NamHọc phần học trước: Tư tưởng Hồ Chí MinhNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản có hệ thống về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là đường lối thời kỳ đổi mới. Nội dung bao gồm chương mở đầu (Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) và 8 chương như sau:

Chương 1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Chương 2. Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945).Chương 3. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm

lược (1945-1975).Chương 4. Đường lối công nghiệp hóa.Chương 5. Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Chương 6. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị.Chương 7. Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn

đề xã hội.Chương 8. Đường lối đối ngoại.7.2.5. Pháp luật đại cươngHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngNội dung học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản: (1)

Những vấn đề lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật (nguồn gốc, bản chất, khái niệm, chức năng, vai trò và hình thức của Nhà nước và Pháp luật;… bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; quan hệ pháp luật và quy phạm pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý…). (2) Một số nội dung cơ bản của các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động … ).

8

Page 9: trinh dao tao.docx · Web vie

7.2.6. Cơ sở văn hóa Việt Nam Học phần tiên quyết, học trước: KhôngNội dung: Học phần giúp người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa

học, những điều kiện tự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; nắm được cấu trúc của văn hóa, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam, những mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa đó; phân biệt được đặc trưng các vùng văn hóa, những mặt tích cực và hạn chế của những đặc tính văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.

7.2.7. Lịch sử văn minh thế giớiHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bức

tranh các nền văn minh thế giới từ xưa đến nay gồm 3 phần: Phần 1: Lịch sử văn minh thời cổ-trung đại với các nền văn minh Bắc Phi,

Tây Á, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc.Phần 2: Lịch sử văn minh phương Tây thời cổ – trung đại với các nền văn

minh như Hy Lạp và La Mã, văn minh Tây Âu.Phần 3: Lịch sử văn minh thời cận, hiện đại với các nội dung như: sự tiếp

xúc giữa các nền văn minh trên thế giới ở thế kỷ 16, văn minh thế giới thế kỷ 20.7.2.8. Lịch sử Việt NamHọc phần tiên quyết, học trước: khôngGiúp cho sinh viên hiểu biết một cách khái quát và có hệ thống về lịch sử

Việt Nam từ thời nguyên thủy đến nay, bao gồm những kiến thức về chính trị, thành tựu về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

Biết khái quát quá trình hình thành các quốc gia đầu tiên trên đất Việt Nam; văn minh sông Hồng; cuộc đấu tranh nghìn năm chống Bắc thuộc, giành độc lập của Việt Nam. Quá trình xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến Đại Việt (từ X-XVI), chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn minh Đại Việt thời Lý - Trần, Lê; sự nghiệp giữ nước dân tộc Việt Nam.

Hiểu và vận dụng tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong các cuộc đấu tranh của nông dân, đặc biệt phong trào Tây Sơn, lý giải chiến công và các di tích văn hóa - lịch sử; xã hội Việt Nam thời Nguyễn đến năm 1858. Tình hình Việt Nam từ giữa XIX-1945; cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, trào lưu dân tộc dân nghĩa và cuộc vận động giải phóng dân tộc.

Hiểu khái quát lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn 1945-1954 ; 1954-1975 ; 1975 - nay.

7.2.9. Phương pháp nghiên cứu khoa họcHọc phần tiên quyết, học trước: Không

9

Page 10: trinh dao tao.docx · Web vie

Nội dung: Học phần hướng dẫn sinh viên tìm hiểu những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học; quá trình thực hiện một đề tài khoa học; các phương pháp nghiên cứu khoa học; cách nhận xét, đánh giá và phản biện một đề tài khoa học; thực hành đề tài nghiên cứu khoa học gắn với chuyên ngành đào tạo.

7.2.10. Tâm lý học đại cươngHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần có 3 phần: Phần 1. Tâm lý học đại cương : bao gồm những vấn đề chung nhất của tâm

lý học như: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp, cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý. Giới thiệu khái quát toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân với những đặc điểm, cấu trúc và những quy luật của nó

Phần 2. Tâm lý học lứa tuổi: Giới thiệu khái quát lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em và tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở.

Phần 3. Tâm lý học xã hội : Giới thiệu những vấn đề chung về tâm lý xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội và vận dụng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến nhóm, đến tập thể.

7.2.11. English 1Học phần tiên quyết, học trước: khôngRèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh. Nội

dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về giới thiệu bản thân và thể thao. Gồm 2 đơn vị bài học (2 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

Unit 1: All about youUnit 2: Winning and losing7.2.12. English 2Học phần tiên quyết: English 1Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh. Nội

dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về nơi ở và giải trí. Gồm 2 đơn vị bài học (2 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

Unit 3: House and homeUnit 4: Lights, camera, action!7.2.13. English 3Học phần tiên quyết: English 2Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh. Nội

dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về mua sắm, công nghệ và thế giới xung quanh. Gồm 3 đơn vị bài học (3 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

10

Page 11: trinh dao tao.docx · Web vie

Unit 5: ShoppingUnit 6: How techie are you?Unit 7: Around the world7.2.14. English 4Học phần tiên quyết: English 3Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh. Nội

dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về thảm họa thiên nhiên, tội phạm và ấn phẩm. Gồm 3 đơn vị bài học (3 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

Unit 8: What if...?Unit 9: Crime sceneUnit 10: The written word7.2.15. Con người và môi trườngHọc phần tiên quyết, học trước: Không

Nội dung: Học phần bao gồm những khái niệm và nguyên lý cơ bản của sinh

thái và môi trường, dân số và sự phát triển dân số, sự khai thác tài nguyên thiên nhiên làm ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu, phương hướng và chương trình hành động bảo vệ môi trường.

7.2.16. Tin học ứng dụng cơ bảnHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngHọc phần này giúp người học đáp ứng yêu cầu tin học cơ bản trong Quy

định về Chuẩn đầu ra tin học không chuyên của Trường Đại học Tiền Giang ban hành theo Quyết định số 346/QĐ-ĐHTG ngày 13/6/2017. Nội dung học phần gồm: Một số khái niệm về tin học và máy tính; Hệ điều hành Windows, Windows Explorer, Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word; Phần mềm bảng tính Microsoft Excel; Phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint; Trình duyệt web và thư điện tử.

7.2.17. Chương trình Giáo dục thể chấtChương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31

tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

7.2.18. Chương trình Giáo dục quốc phòngChương trình được xây dựng theo Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10

tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về GDQP-AN và Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục quốc phòng an ninh trình độ đại học.

11

Page 12: trinh dao tao.docx · Web vie

7.2.19. Tổng quan du lịchHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngHọc phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở lý luận về du lịch;

lịch sử hình thành và phát triển ngành du lịch; các loại hình và sản phẩn du lịch; tác động của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế , văn hoá - xã hội và môi trường,… Học phần giúp người học có những kiến thức nền tảng để nghiên cứu các môn chuyên ngành.

Học phần gồm có 6 chương, bao gồm:Chương 1: Các khái niệm cơ bản về du lịchChương 2: Quá trình hình thành và phát triển ngành du lịchChương 3: Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịchChương 4: Tính thời vụ trong du lịchChương 5: Tác động của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế , văn hoá - xã hội

và môi trườngChương 6: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch7.2.20. Luật du lịch Việt NamHọc phần học trước: Pháp luật đại cương.Luật Du lịch Việt Nam là học phần bắt buộc trong các chương trình du lịch.

Sinh viên các kiến thức cơ bản, quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch..., thông qua 9 chương 78 điều, để sinh viên có thể hiểu và vận dụng giải quyết được các tình huống phát sinh trong thực tế. Sinh viên hiểu, biết, vận dụng thực hiện đúng theo quy định của luật Du lịch. Nội dung gồm:

Chương 1: Những quy định chungChương 2: Khách du lịchChương 3: Tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịchvà quy hoạch về

du lịchChương 4: Điểm du lịch, khu du lịchChương 5: Kinh doanh du lịch

Chương 6: Hướng dẫn viên du lịchChương 7: Xúc tiến du lịchChương 8: Quản lý Nhà nước về du lịch7.2.21. Tài nguyên và môi trường du lịchHọc phần tiên quyết, học trước: Không

12

Page 13: trinh dao tao.docx · Web vie

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức khái quát về tài nguyên du lịch, tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch, quyền quản lý, sử dụng, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch,…

Học phần có 4 chương, bao gồm:Chương 1: Khái quát về tài nguyên du lịchChương 2: Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịchChương 3: Quản lý, sử dụng, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịchChương 4: Tài nguyên du lịch Việt Nam7.2.22. Marketing du lịchHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngMarketing du lịch là học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về hoạt động

của marketing trong ngành du lịch, giúp sinh viên vận dụng hiệu quả vào thực tiễn nghề nghiệp.

Nội dung gồm 07 chương:Chương 1: Tổng quan về marketing và marketing du lịch Chương 2: Phân khúc thị trường - Xác định thị trường mục tiêu - Định vị sản phẩmChương 3: Sản phẩm, dịch vụ du lịchChương 4: Chiến lược giá của sản phẩmChương 5: Chiến lược phân phối của sản phẩmChương 6: Chiến lược chiêu thịChương 7: Dịch vụ trọn gói chương trình du lịch7.2.23. Tâm lý và Kỹ năng giao tiếp du kháchHọc phần tiên quyết, học trước: Tâm lý học đại cươngSinh viên trình bày những khái niệm cơ bản về giao tiếp và kỹ năng giao

tiếp trong đời sống sinh hoạt và trong công việc. Phân tích bản chất, quy trình của những kỹ năng giao tiếp cơ bản.

Hình thành và vận dụng các kỹ năng giao tiếp phù hợp trong các mối quan hệ, trong ứng xử với du khách.

Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm của người sinh viên trong tiếp cận học phần cũng như trong việc vận dụng các kỹ năng giao tiếp với khách du lịch.

Học phần Kỹ năng giao tiếp gồm hai nội dung chính: Một số vấn đề chung về giao tiếpvà kỹ năng giao tiếp, một số kỹ năng giao tiếp cơ bản.

7.2.24. Thiết kế và điều hành tourHọc phần học trước: Tài nguyên và Môi trường du lịch.Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về qui trình xây dựng và tổ chức

thực hiện chương trình du lịch, từ đó vận dụng vào việc thiết kế và điều hành chương trình du lịch.

13

Page 14: trinh dao tao.docx · Web vie

Nội dung gồm có 04 chương:Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về kinh doanh lữ hành Chương 2: Phương pháp xây dựng tuyến điểm du lịch Chương 3: Thiết kế chương trình du lịch Chương 4: Tổ chức thực hiện chương trình du lịch7.2.25. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịchHọc phần học trước: Tuyến điểm du lịch.Khái quát cơ sở lý luận về du lịch, nghề hướng dẫn du lịch; nắm bắt quy

trình thực hiện chương trình du lịch của hướng dẫn viên, cách thức phục vụ khách; cách thức xử lý những tình huống phát sinh thường gặp trong quá trình tác nghiệp với nghề.

Học phần gồm có 5 chương, bao gồm:Chương 1: Tổng quan về nghề hướng dẫn du lịch.Chương 2: Tổ chức thực hiện chương trình du lịch.Chương 3: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.Chương 4: Kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động hướng dẫn du lịch.7.2.26. Quản trị kinh doanh lữ hànhHọc phần học trước: Tour và điều hành tour, Quản trị sự kiện.Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về quản trị và kinh doanh lữ

hành ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; giúp sinh viên nắm được các đặc điểm, nguyên tắc, phương pháp quản trị kinh doanh lữ hành.

Nội dung gồm có 07 chương:Chương 1: Khái quát về lịch sử phát triển kinh doanh lữ hànhChương 2: Các nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hànhChương 3: Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân lực của doanh nghiệp lữ hànhChương 4: Quan hệ giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhChương 5: Tổ chức kinh doanh của đại lý lữ hànhChương 6: Xây dựng chương trình du lịchChương 7: Tổ chức xúc tiến hôn hợp, bán và thực hiện các chương trình du lịch7.2.27. Văn hóa ẩm thực Việt Nam và Thế giớiHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngCung cấp kiến thức tổng quát về ẩm thực Việt Nam và thế giới, các đặc

điểm ẩm thực của từng địa phương, quốc gia và quốc tế; Giới thiệu một số món ăn và cách thức thưởng thức từng món tại ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam và một số quốc gia như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… Qua đó, người học có thể tự hào và ý thức hơn trong việc phát huy bản sắc Việt Nam trong ăn uống, góp phần bảo tồn và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam.

14

Page 15: trinh dao tao.docx · Web vie

Đồng thời, sinh viên có khả năng đối chiếu, so sánh và rút ra những nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới.

Phần 1: Văn hóa ẩm thực Việt NamChương 1: Mở đầuChương 2: Văn hóa ẩm thực miền BắcChương 3: Văn hoá ẩm thực miền TrungChương 4: Văn hóa ẩm thực miền NamPhần 2: Văn hóa ẩm thực thế giớiChương 1: Ẩm thực Trung HoaChương 2: Ẩm thực Nhật BảnChương 3: Ẩm thực Thái LanChương 4: Ẩm thực các nước châu Á khác: Hàn Quốc, Singapore, Nga.Chương 5: Ẩm thực ÝChương 6: Ẩm thực PhápChương 7: Ẩm thực Mỹ

Chương 8: Ẩm thực một số nước khác.7.2.28. Nghiệp vụ lễ tânHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngNgười học hiểu rõ những kiến thức cơ bản, hệ thống về phương pháp tổ

chức của lễ tân khách sạn ngoài ra còn hiểu thêm một số kỹ năng của lễ tân trong hoạt động ngoại giao, thực hiện các quy trình đón tiếp và phục vụ khách nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh có hiệu quả của khách sạn, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách. Sinh viên sẽ thực hiện các quy trình phục vụ của lễ tân từ khi khách đến đặt buồng cho đến khi khách rời khách sạn. Rèn luyện cho học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực trong công việc, tác phong phục vụ khách khoa học, lịch sự và hiếu khách.

Nội dung gồm 08 chương:Chương 1: Tổ chức hoạt động của bộ phận lễ tân khách sạnChương 2: Một số hoạt động chủ yếu trong công tác lễ tân ngoại giaoChương 3: Nhận đặt buồngChương 4: Làm thủ tục nhận buồngChương 5: Phục vụ khách lưu trúChương 6: Làm thủ tục trả buồngChương 7: Giao tiếp và xử lý các vấn đề phát sinh của kháchChương 8: Hệ thống máy vi tính của bộ phận lễ tân

15

Page 16: trinh dao tao.docx · Web vie

7.2.29. Nghiệp vụ buồngHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngTrình bày được những khái niệm buồng (phòng) ngủ, phục vụ buồng trong

khách sạn và nội dung quy định và các quy trình phục vụ và vệ sinh buồng (phòng) từ khi khách đến cho đến khi khách rời khách sạn. Có khả năng trao đổi tiếp xúc với khách hàng tốt. Xử lý được tình huống thực tế, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Học phần giúp sinh viên có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, tác phong thái độ phục vụ khách khoa học, lịch sự, yêu nghề.

Nội dung gồm có 07 chương:Chương 1 : Giới thiệu về tổ chức hoạt động bộ phận buồng trong khách sạnChương 2 : Trang thiết bị tiện nghi và cách bài trí sắp xếpChương 3 : Trang thiết bị dụng cụ làm vệ sinhChương 4: Quy trình vệ sinh buồngChương 5: Phục vụ khách trong thời gian lưu trúChương 6: Nghiệp vụ giăt là ủiChương 7: Mẫu sổ sử dụng ở bộ phận buồng7.2.30. Kinh tế du lịchHọc phần học trước: Tổng quan du lịch.Học phần trang bị cơ sở lý thuyết về kinh tế du lịch, trên cơ sở đó rèn luyện

kỹ năng vận dụng các biến số để nghiên cứu cung và cầu trong hoạt động kinh doanh du lịch; phân tích được thực trạng và dự báo được diễn biến của thị trường du lịch trong tương lai; đồng thời vận dụng các bài toán phân tích định lượng trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển.

Học phần gồm có 4 chương, bao gồm:Chương 1: Khái niệm về kinh tế du lịch.Chương 2: Những biến số của kinh tế vĩ mô trong du lịch.Chương 3: Thị trường du lịch.Chương 4: Hiệu quả kinh tế du lịch.7.2.31. Quản trị nhân lực du lịchHọc phần học trước: Quản trị sự kiệnHọc phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về quản trị

nguồn nhân lực. Học phần gồm có 6 chương, bao gồm:Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực.Chương 2: Hoạch định nguồn nhân lực.Chương 3: Phân tích công việc.

16

Page 17: trinh dao tao.docx · Web vie

Chương 4: Quá trình tuyển dụng.Chương 5: Đào tạo và phát triển.Chương 6: Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.7.2.32. Quản trị nhà hàng-khách sạnHọc phần học trước: Quản trị sự kiện, Nghiệp vụ buồng, Nghiệp vụ lễ tân.Học phần gồm có 6 chương, bao gồm:Chương 1: Khái quát hoạt động kinh doanh nhà hàng.Chương 2: Tổ chức nhà hàng.Chương 3: Xây dựng thực đơn trong nhà hàng.Chương 4: Tổ chức đón tiếp khách ở nhà hàng.Chương 5: Tổ chức phục vụ tiệc trong nhà hàng.Chương 6: Quản trị doanh thu và chi phí trong nhà hàng7.2.33. Quản trị sự kiệnHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngHọc phần trang bị những kiến thức khái quát về khái niệm quản trị sự kiện,

ý nghĩa và tác động của quản trị sự kiện, tình hình tổ chức hoạt động sự kiện hiện nay, cách thức lập kế hoạch và chương trình cho một sự kiện.

Học phần gồm có 5 chương, bao gồm:Chương 1: Tổng quan về quản trị sự kiện.Chương 2: Ngành công nghiệp tổ chức sự kiện.Chương 3: Lập kế hoạch tổ chức sự kiện.Chương 4: Chuẩn bị tổ chức sự kiện.Chương 5: Tổ chức điều hành các hoạt động của sự kiện.7.2.34. Quản trị chiến lược trong tổ chức du lịchHọc phần học trước: Quản trị kinh doanh lữ hànhSau khi học xong học phần này, sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản

về chiến lược và quản trị chiến lược trong doanh nghiệp như: phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, lựa chọn, xây dựng, thực thi và kiểm tra chiến lược.

Học phần gồm 08 chương, tập trung vào những kiến thức cơ bản của quản trị chiến lược như: phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, lựa chọn, xây dựng, thực thi và kiểm tra chiến lược.

7.2.35. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch 1Học phần tiên quyết : English 4.Học phần củng cố kiến thức và giúp sinh viên tự tin trong việc sử dụng

Tiếng Anh trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn.Sử dụng tiếng Anh trong hoạt động du lịch, nhà hàng và khách sạn.- Chương 1: All in a day’s work

17

Page 18: trinh dao tao.docx · Web vie

- Chương 2: Fly-drive holidays- Chương 3: Table for two- Chương 4. City tour- Chương 5: Water cities.- Chương 6: Cruise ships.- Chương 7: Service and safety.- Chương 8: East meets West.- Chương 9: Window seat or aisle?- Chương 10. Business or pleasure?- Chương 11. The great outdoors.- Chương 12. Winter holiday.- Chương 13. Land of smiles.7.2.36. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch 2Học phần tiên quyết: Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch 1.Học phần củng cố kiến thức và giúp sinh viên tự tin trong việc sử dụng

Tiếng Anh trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn.Sử dụng tiếng Anh trong hoạt động du lịch, nhà hàng và khách sạn.- Chương 1: Careers in tourism- Chương 2: Destination- Chương 3: Hotel Facilities- Chương 4: Tour operations - Chương 5: Dealing with guests- Chương 6: Travel agencies.- Chương 7: Hotel reservations- Chương 8: Seeing the sights- Chương 9: Getting around- Chương 10. Eating out- Chương 11. Traditions- Chương 12. Special interest tours7.2.37. Thủ tục xuất nhập cảnhHọc phần tiên quyết, học trước: Không cóHọc phần trang bị cho sinh viên những qui định chung về xuất nhập cảnh

của công dân Việt Nam và người nước ngoài xuất nhập cảnh Việt Nam; từ đó giúp sinh viên tự tin tác nghiệp sau khi ra trường.

Nội dung gồm có 05 chương:

18

Page 19: trinh dao tao.docx · Web vie

Chương 1: Quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt NamChương 2: Hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông trong nướcChương 3: Người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam.Chương 4: Hướng dẫn làm thủ nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước

ngoài tại Việt Nam.Chương 5: Hải quan đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh

thổ Việt Nam và bảo hiểm du lịch.7.2.38. Địa lý kinh tế Việt NamHọc phần tiên quyết, học trước: Không.Học phần giúp người học có cái nhìn khái quát về tài nguyên thiên nhiên và

con người Việt Nam, phân biệt được các vùng kinh tế, tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế chủ yếu: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ…

Học phần gồm có 10 chương, bao gồm:Chương 1: Thiên nhiên và con người Việt Nam Chương 2: Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam Chương 3: Vùng Đông Bắc Chương 4: Vùng Tây Bắc Chương 5: Vùng Đồng bằng sông Hồng Chương 6: Vùng Bắc Trung bộ Chương 7: Vùng Duyên hải Nam Trung bộ Chương 8: Vùng Tây Nguyên Chương 9: Vùng Đông Nam bộ Chương 10: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long7.2.39. Du lịch sinh tháiHọc phần tiên quyết, học trước: Không cóHọc phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về du lịch sinh thái và quản lý

các dự án du lịch sinh thái tại các khu du lịch, khu bảo tồn, vườn quốc gia.Nội dung gồm có 08 chương:Chương 1: Mở đầuChương 2: Hệ sinh thái và sự vận dụng các nguyên lý sinh thái học vào du lịch sinh thái

Chương 3: Những vấn đề cơ bản của du lịch sinh tháiChương 4: Tài nguyên du lịch sinh thái

Chương 5: Xây dựng quy họach, kế hoạch quản lý và các chiến lược cơ bản phát triển DLST

19

Page 20: trinh dao tao.docx · Web vie

Chương 6: Một số phương pháp trong lập kế hoạch và phát triển du lịch sinh thái

Chương 7: Du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Chương 8: Quản lý du lịch sinh thái 7.2.40. An toàn thực phẩmHọc phần tiên quyết, học trước: Không cóNgười học hiểu một số khái niệm về an toàn thực phẩm để trình bày được

nguyên nhân, liều lượng gây ngộ độc và triệu chứng ngộ độc do vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm và độc tố tự nhiên có trong nguyên liệu thực phẩm. Người học cũng biết áp dụng các phương pháp thực hiện và tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm.

Học phần bao gồm 2 chương:- Chương 1: Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật.- Chương 2: Ngộ độc thực phẩm do hóa chất.7.2.41. Phong tục lễ hội Việt NamHọc phần tiên quyết, học trước: Không cóHọc phần Phong tục và lễ hội Việt Nam cung cấp cho sinh viên những kiến

thức nền về phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian trong đời sống tâm linh của người Việt Nam và nhận biết được những nét đặc trưng cơ bản của nền văn hóa dân tộc thông qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian.

Học phần gồm có 3 chương nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phong tục tập quán Việt Nam. Cung cấp các kiến thức về các tín ngưỡng dân gian trong đời sống tâm linh của người Việt. Đồng thời, tìm hiểu các lễ hội tiêu biểu nhằm tăng thêm sự hiểu biết về một nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, học phần này còn giúp hô trợ cho sinh viên hình thành và rèn luyện một số kĩ năng học tập tích cực như: kĩ năng tìm kiếm tài liệu tham khảo, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng làm việc nhóm.

Chương 1: Phong tục tập quán Việt NamChương 2: Tín ngưỡng dân gianChương 3: Lễ hội7.2.42. Y tế trong du lịchHọc phần tiên quyết, học trước: Không cóTrang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về y tế và những kỹ năng,

thái độ sơ cứu thông thường trong quá trình phục vụ khách đi tham quan du lịch.Học phần gồm có 3 chương, bao gồm:Chương 1: Khái quát hoạt động y tế trong du lịchChương 2: Một số loại bệnh và tai nạn thường gặp trong quá trình đi du lịch

20

Page 21: trinh dao tao.docx · Web vie

Chương 3: Cách thức sử dụng y cụ và xử lý nhanh tai nạn trong du lịch.7.2.43. Lý thuyết dinh dưỡng và quy trình chế biến món ănHọc phần tiên quyết, học trước: Không cóHọ phần đề cập đến các vấn đề sau: Mối liên quan giữa Dinh dưỡng người

- Lương thực thực phẩm – Nông nghiệp và Sức khỏe, vai trò của các chất dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng đối với hoạt động thể lực, câu trúc cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng, cấu trúc, đặc tính, giá trị sinh lý, cơ chế hấp thu và sử dụng các chât dinh dưỡng trong cơ thể. Mối quan hệ tương hô giữa các thành phần dinh dưỡng, tính cân đối về dinh dưỡng và năng lượng của khẩu phần, áp dụng thực hành các tiêu chuẩn dinh dưỡng trên cơ sở cân đối và xây dựng thực đơn hợp lý. Nhu cầu dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng cho các đối tượng trong xã hội, ảnh hưởng của việc thừa hoặc thiếu dinh dưỡng đối với con người.

7.2.44. Tin học ứng dụng chuyên ngành du lịchHọc phần học trước: Tin học ứng dụng cơ bản.Người học được trang bị những kiến thức; vận dụng được những kỹ thuật

cơ bản với các phần mềm ứng dụng trình chiếu Prezi, các ứng dụng của Google như: Google Calendar, Drive, Maps, Forms;tạo lập được website trực tuyến và tìm hiểu về các ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động du lịch, lữ hành.

Nội dung gồm có 05 chương:- Chương 1: Công cụ trình chiếu trực tuyến Prezi- Chương 2: Công cụ đặt lịch (Calendar), lưu trữ (Drive), bản đồ (Maps).- Chương 3: Công cụ biểu mẫu thu thập thông tin trực tuyến (Forms)- Chương 4: Ứng dụng thiết kế website trực tuyến (Sites)- Chương 5: Các website thương mại điện tử cho hoạt động du lịch và lữ hành.7.2.45. Thương mại điện tử trong du lịch Học phần tiên quyết, học trước: Tin học ứng dụng cơ bản.Học phần giúp sinh viên hiểu rõ được phương cách sử dụng phổ biến nhất

trong kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Đồng thời cung cấp các kiến thức về thương mại điện tử qua website, cách thức bán hàng hóa và trao đổi thông tin qua mạng internet…

Học phần gồm chươngChương 1: Kiến thức chung về thương mại điện tử (TMĐT).Chương 2: Website và các vấn đề có liên quan.Chương 3. Marketing qua mạng Internet (E-marketing).Chương 4: Thanh toán qua mạng, an toàn mạng, luật TMĐT.Chương 5: Ứng dụng TMĐT cho từng ngành kinh doanh.

21

Page 22: trinh dao tao.docx · Web vie

7.2.46. Văn hóa du lịchHọc phần học trước: Cơ sở văn hóa Việt Nam.Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về văn hóa du lịch, các

phương thức và những giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực khi khai thác các giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch. Nội dung gồm:

Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Tiến trình văn hóa và các nền văn hóa cổ ở Việt Nam Chương 3: Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt NamChương 4: Văn hóa tâm linhChương 5: Làng nghềChương 6: Các loại hình nghệ thuậtChương 7: Văn hóa du lịch trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam7.2.47. Thực tế 1Học phần tiên quyết, học trước: Không.Củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học, tham quan thực địa các điểm tham

quan trong tỉnh Tiền Giang và tập thực hành kiến thức đã đã được trang bị.Học phần gồm có 2 chương, bao gồm:Chương 1: Chuẩn bị thực hiện chương trình du lịch.Chương 2: Tổ chức thực hiện chương trình du lịch7.2.48. Thực tế 2Học phần tiên quyết: Thực tế 1.Củng cố lại kiến thức lí thuyết đã học, tham quan thực địa các điểm tham

quan tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và tập dợt thực hành kiến thức đã đã được trang bị.

Học phần gồm có 2 chương, bao gồm:Chương 1: Chuẩn bị thực hiện chương trình du lịch.Chương 2: Tổ chức thực hiện chương trình du lịch7.2.49. Thực tế 3Học phần học trước: Thực tế 2.Củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học, tham quan thực địa các điểm tham

quan trên cả nước và tập thực hành kiến thức đã đã được trang bị.Học phần gồm có 2 chương, bao gồm:Chương 1: Chuẩn bị thực hiện chương trình du lịch.Chương 2: Tổ chức thực hiện chương trình du lịch7.2.50. Thực tập nghề nghiệp 1Học phần tiên quyết, học trước: Không có

22

Page 23: trinh dao tao.docx · Web vie

Học phần giúp sinh viên củng cố lại lý thuyết, trải nghiệm thực tế, và tích lũy kinh nghiệm thực tế qua quá trình tham gia thực hiện các hoạt động tại các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn.

Sinh viên tham gia thực tập nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, lữ hành, ăn uống trong tỉnh Tiền Giang để tích lũy kinh nghiệm thực tế, quan sát, và ứng dụng kiến thức đã và đang học vào thực tế công việc.

7.2.51. Thực tập nghề nghiệp 2Học phần tiên quyết: Thực tập nghề nghiệp 1.Học phần giúp sinh viên củng cố lại lý thuyết, trải nghiệm thực tế, và tích

lũy kinh nghiệm thực tế qua quá trình tham gia thực hiện các hoạt động tại các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn.

Sinh viên tham gia thực tập nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, lữ hành, ăn uống trong và ngoài tỉnh Tiền Giang để tích lũy kinh nghiệm thực tế, quan sát, và ứng dụng kiến thức đã và đang học vào thực tế công việc

7.2.52. Khóa luận tốt nghiệpHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngSau khi hoàn thành học phần, sinh viên đạt được hệ thống và hiểu sâu các

kiến thức đã học chuyên về du lịch, biết vận dụng lý thuyết đã học để phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực du lịch. Sinh viên có ý thức tự giác trong nghiên cứu, nghiêm túc tích cực, khách quan trong tư duy và nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Thể hiện sự yêu thích, đam mê, tự tin của người học khi nghiên cứu về lĩnh vực du lịch.

Sinh viên nghiên cứu một vấn đề liên quan đến lĩnh vực du lịch cụ thể:Chương 1: Tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.Chương 2: Thu thập, xử lý, phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.Chương 3: Rút ra nhận xét và đề xuất hướng giải quyết cho vấn đế nghiên

cứu.7.2.53. Phát triển du lịch bền vững Học phần tiên quyết, học trước: KhôngHọc phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề phát

triển du lịch bền vững – một vấn đề cấp thiết, quan trọng của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sau khi học xong học phần này, người học biết được các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững; biết được những nội dung về phát triển du lịch bền vững ở những vùng du lịch nhạy cảm như vùng núi, vùng biển, vùng sinh thái hoang sơ. Học phần còn cung cấp các công cụ và định hướng cho việc quy hoạch các điểm du lịch, khu du lịch nhằm đạt đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

23

Page 24: trinh dao tao.docx · Web vie

Học phần gồm có 3 chương, bao gồm:Chương 1: Các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vữngChương 2: Du lịch bền vững ở các vùng sinh thái nhạy cảmChương 3: Định hướng và các công cụ tăng cường du lịch bền vững7.2.54. Du lịch MICEHọc phần tiên quyết, học trước: Không cóHọc phần trình bày khái quát về du lịch MICE, đặc điểm, vai trò và các

điều kiện cần thiết để khai thác du lịch MICE; tình hình phát triển của du lịch MICE trên thế giới và ở nước ta hiện nay và trình bày một số giải pháp khai thác du lịch MICE.

Nội dung gồm có 3 chương:Chương 1: Khái quát du lịch MICEChương 2: Tình hình, xu thuế phát triển của du lịch MICEChương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh khai thác du lịch MICE ở Việt Nam.8. Sơ đồ đào tạo và sự phối hợp giữa giáo dục đại cương và giáo dục

chuyên nghiệp- Phụ lục bảng 1: Sơ đồ đào tạo toàn khoá học- Phụ lục bảng 2: Sự phối hợp giữa giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp9. Hướng dẫn thực hiện chương trình- Tổ chức thực hiện chương trình: Đảm bảo tính hệ thống và kết hợp mềm

dẻo giữa các học phần. Nhằm định hướng ứng dụng nghề nghiệp, khi xây dựng từng học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của sinh viên. Khi lập kế hoạch đào tạo cần xây dựng sao cho khi thực hiện lý thuyết đi đôi với thực hành.

-Phương pháp giảng dạy: Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (minh họa trực quan bằng phim, ảnh, kết hợp thực hành, tham quan thực tế, thực tập trong và ngoài tỉnh Tiền Giang. Chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Sinh viên phải tích lũy khối kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Điểm các học phần này không tính vào trung bình chung tích lũy, dùng làm điều kiện xét tốt nghiệp.

-Ngoài số tín chỉ tích lũy tối thiểu trong chương trình đào tạo, người học phải đạt chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ theo quy định riêng của Trường trước khi đăng ký xét tốt nghiệp.

HIỆU TRƯỞNG

24

Page 25: trinh dao tao.docx · Web vie

.

25

Page 26: trinh dao tao.docx · Web vie

: Chỉ HP tiên quyết, : Chỉ HP học trước

(x) : Số tín chỉ (*) : Học phần điều kiện26

Phụ lục bảng 1: Sơ đồ đào tạo toàn khóa học CTĐT Cử nhân Du Lịch

Học kỳ VII10

Học kỳ VI16

Học kỳ V21

Học kỳ IV21

Học kỳ III22

Học kỳ II22

Học kỳ I21

Nghiệp vụ hướng dẫn dulịch(3)

Tài nguyên và môi trường du

lịch(3)

Quản trị kinh doanh lữhành

(3)

Thiết kế và điều hành tour

(4) HP thay thế KLTN (6)

Marketingdulịch (3)

Tâm lý và Kỹ năng giao tiếp du khách (3)

Quản trị chiến lược (3)Quản trị nhà

hàng - khách sạn(3)

Tâm lý học đại cương(2)

Khóa luậntốt nghiệp (6)Quản trị sự

kiện (3)

Văn hóa ẩm thựcVN &

TG(3)

Luật du lịch Việt Nam(2)

Pháp luật đại cương (2)

Thực tập nghề nghiệp 1 (2)

Thực tập nghề nghiệp 2 (4)Nghiệp vụ lễ

tân(3)

Quản trị nhân lực du lịch(3)

Kinh tế du lịch (3)

Cơ sở văn hóa Việt Nam

(2)

Tổng quan du lịch(3)

Con người và môi trường (2)

Tin học ứng dụng cơ bản

(3)

Thực tế 1 (1)Nghiệp vụ buồng(2)

Thực tế 2 (1) Thực tế 3 (1)Lịch sử văn

minh thế giới(2) Phương pháp

nghiên cứu khoa học (2)

Lịch sử Việt Nam(3)

02 HP tự chọn mục 2.3 (4)

03 HP tự chọn muc 2.3 (6)

ĐLCM của CSVN (3)

N. NLCB MLN 1 (2)

N. NLCB MLN 2 (3) TT. HCM (2)

English 1(3)

Tiếng Anh chuyênngành DL1 (4)

Tiếng Anh chuyênngành DL2(4)

English 4 (4)

English 2(3)

English 3 (4)

GDTC* (3)

GDQP* (8)

Page 27: trinh dao tao.docx · Web vie

Phụ lục bảng 2: Sự phối hợp giữa giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp

HK 1 HK 2 HK 3 HK4 HK 5 HK 6 HK 7

Kiến thức giáo dục đại cương

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Thực tế

Thực tập nghề nghiệp

Khoá luận

27