Đố ớ ự ể ủ ứ ấ đề ă để ở ư nghị quyết về đ ăn · hóa dân tộc...

25
1 N - tron , . Đối vi sphát trin ca , nghiên cu các vn đề văn hóa để t . Bi như (1998), Nghquyết vđã : văn , “ - 1 . 300 năm, nhưng l - , riêng ca - - ca - đối vi cnước. Tuy nhiên, cùng vi trên, ; 2 - ; . 1 : , 1998, tr.55. 2 : , 2010, tr.34.

Upload: others

Post on 27-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

N

- tron,

. Đối với sự phát triển của , nghiên cứu các vấn đề văn hóa để t

. Bởi như (1998), Nghị quyết về

đã : văn , “

- 1.

300 năm, nhưng l

-

,riêng của -

- của

-

đối với cả nước. Tuy nhiên, cùng với trên,

; là

2

- ; .

1 : , 1998, tr.55.2 : , 2010, tr.34.

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về văn hóa và vai trò của nó để nâng cao nhận thức và xử lý

đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển văn hóa với phát triển con người và đời sống kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa, cách mạng khoa học và công nghệ trở thành vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với các quốc gia, dân tộc và nhân loại hiện nay. Đối với sự phát triển của Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề văn hóa để tiếp tục giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại trở thành một yêu cầu cấp thiết, một vấn đề có tính quy luật trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Bởi như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998), Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định: văn hóa có một vai trò to lớn, “là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”1.

Thành phố Hồ Chí Minh là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển khá non trẻ, mới chỉ trên 300 năm, nhưng lại giữ vị trí, vai trò quan trọng và gắn bó hữu cơ với khu vực phía Nam và cả nước về các mặt kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Với điều kiện lịch sử - xã hội đặc thù của mình, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển được một diện mạo văn hóa vừa thống nhất với văn hóa dân tộc, vừa thể hiện sự phong phú, đa dạng, mang những nét đặc sắc riêng của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Các giá trị văn hóa kết tinh ở con người và mảnh đất này là một nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trở thành thành phố đi đầu cả nước về trong thời kỳ đổi mới. Sự phát triển văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh còn góp phần vào ổn định và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị - xã hội, cũng như góp phần tạo nên một đời sống tinh thần phát triển hết sức phong phú, đa dạng, thể hiện tính năng động, sáng tạo, tính mở, có sức lan tỏa lớn đối với cả nước. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu trên, việc phát huy vai trò của văn hóa, thành phố Hồ Chí Minh cũng còn nhiều vấn đề đặt ra; đặc biệt là “phát triển văn hóa chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của thành phố, chưa thể hiện tốt vai trò nền tảng tinh thần xã hội”2. Những vấn đề này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ cản trở đến tính bền vững và hài hòa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh; tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của khu vực phía Nam và của cả nước.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.55. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh: Văn kiện đại hội đại biểu lần IX, 2010, tr.34.

3

Như vậy, xét ở mọi bình diện việc nghiên cứu văn hóa và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển con người và đời sống kinh tế - xã hội thực sự là một vấn đề có tính cấp thiết, mang ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do như trên, tác giả chọn vấn đề “Vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về văn hoá và vai trò của văn

hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và ở Việt Nam cũng như ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ở các góc độ sau: Ở góc độ lý luận chung về văn hóa và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội, có các công trình tiêu biểu như: Tính kế thừa trong phát triển văn hóa của Bale A.E, Nxb. Mátxcơva, 1969; Triết học văn hóa của Migôlatep A.A, Nxb. Mátxcơva, 1975; Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin do Acnônđốp A.I chủ biên, Nxb. Mátxcơva, 1976; Phản phát triển cái giá phải trả của chủ nghĩa tự do của Richard Bergeson, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa của Ủy ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa thông tin và Thể thao ấn hành, Hà Nội, 1992; Khái niệm và quan niệm về văn hóa của Viện Văn hóa, 1986; Văn hóa và đổi mới của Phạm Văn Đồng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994; Vấn đề văn hóa và phát triển của Hoàng Trinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; v.v… Ở góc độ nghiên cứu văn hóa và vai trò của văn hóa trong phát triển ở Việt Nam, có thể phân thành các nhóm chủ đề cơ bản như: các công trình nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam; các công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa Việt Nam và việc giữ gìn, phát huy các giá trị ấy vào phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiên nay; các công trình nghiên cứu thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, qua các công trình như: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Trần Văn Giàu, Nxb.TP. Hồ Chí Minh, 1993; Bản sắc văn hóa Việt Nam, Phan Ngọc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2002; Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa, Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Trần Văn Bính, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nguyễn Chí Bền, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam,

4

Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1997; v.v…

Ở góc độ nghiên cứu văn hóa trong sự phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh, có các công trình tiêu biểu như: công trình Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nxb. Giáo dục ấn hành năm 1998. Các công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh dưới chế độ Mỹ - Ngụy như: Văn hóa văn nghệ Miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy của tập thể tác giả Trần Độ - Hà Xuân Trường - Phong Hiền - Bùi Thị Kim Quỳ - Võ Quang Phúc - Nguyễn Văn Mười - Thế Nguyên - Bùi Công Hùng - Phan Đắc Lập, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1979; Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (khía cạnh tư tưởng và văn hóa 1954 – 1975) của Phong Hiền, Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1984; Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Ngụy của Lê Đình Kỵ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1987; Văn học thực dân mới Mỹ ở Miền Nam những năm 1954 – 1975 của Trần Trọng Đăng Đàn, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1991; Công trình Về công tác tư tưởng và văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Linh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985. Đây là tập hợp những bài phát biểu quan trọng của Nguyễn Văn Linh liên quan đến nhiều mặt công tác tư tưởng, văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh; Công trình Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, 4 tập, do Hội đồng Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh trong đó GS. Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. Đây có thể coi là một công trình hết sức công phu, một bộ địa chí văn hóa khá toàn diện về Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ thời tiền sử cho đến ngày nay; Công trình 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Đây là công trình tóm tắt lịch sử 300 năm khai phá, xây dựng, bảo vệ và những thành tựu phát triển của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ khi hình thành cho đến 1998; Công trình Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX những vấn đề lịch sử - văn hóa do Nguyễn Thế Nghĩa, Lê Hồng Liêm (chủ biên), Nxb. Trẻ, TP. HCM, 2000, tập trung bàn về nhiều vấn đề, khía cạnh và cách nhìn về lịch sử cũng như văn hóa của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong thế kỷ XX.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Về mục đích: Trên cơ sở trình bày, phân tích những vấn đề lý luận về văn

hóa, vai trò của văn hóa; luận án nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm, thực trạng vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới.

5

Về nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án phải thực hiện những nhiệm vụ như sau: Thứ nhất, trình bày và phân tích những vấn đề lý luận chung về văn hóa và vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, trình bày và phân tích những điều kiện hình thành và phát triển văn hóa, cũng như các loại hình, đặc điểm văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, phân tích thực trạng vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới hiện nay.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài Về cơ sở lý luận: Đề tài được tiếp cận dưới góc độ triết học văn hóa và

được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những thành tựu lý luận chung của nhân loại về văn hóa, vai trò của văn hóa trong sự vận động và phát triển của xã hội.

Về phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, lịch sử và lôgich, điều tra và thống kê xã hội học, v.v.. trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận mácxít như: quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể, v.v…

Về phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới.

5. Cái mới của luận án Một là, trên cơ sở phân tích các điều kiện, tiền đề hình thành và phát triển

các loại hình văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, luận án đã trình bày, lý giải làm rõ những đặc điểm chủ yếu và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới. Hai là, trên cơ sở phân tích thực trạng vai trò của văn hóa ở thành phố, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp góp phần vào phát huy hơn nữa vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới.

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần trình bày một cách hệ thống và

sâu sắc hơn những vấn đề lý luận chung về văn hóa, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; đặc điểm và vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.

Về ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án về đặc điểm văn hóa, thực trạng vai trò của văn hóa cũng như phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ

6

Chí Minh sẽ góp phần làm luận cứ khoa học cho chính quyền thành phố trong việc phát triển và phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới hiện nay.

Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực Triết học, Văn hóa học, Xã hội học văn hóa, v.v.. ở các trường Cao đẳng và Đại học Việt Nam hiện nay và những ai quan tâm đến vấn đề văn hóa.

7. Kết cấu của luận án Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương với 6 tiết và 18 tiểu tiết. Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA 1.1.1. Khái niệm văn hóa Tùy theo đặc điểm các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội và cách tiếp

cận khác nhau, khái niệm văn hóa từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Đông đến Phương Tây được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Văn hóa trở thành một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú, và hiện nay chưa có sự thống nhất ở một định nghĩa chung nhất định. Mặc dù có nhiều cách định khác nhau về văn hóa đã được đề xuất và sử dụng, tuy nhiên có thể thấy từ trong lịch sử tư duy loài người, khi bàn về khái niệm văn hóa phần lớn đều thống nhất với nhau ở những điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, cội nguồn của văn hóa là từ đời sống của con người, văn hóa là do con người sáng tạo ra, là biểu hiện năng lực sáng tạo, phát triển của con người; văn hóa là một trong những đặc trưng phân biệt con người với giới động vật, phân biệt xã hội với giới tự nhiên. Thứ hai, văn hóa được quan niệm theo nghĩa rộng là một phức thể bao hàm tất cả những giá trị do con người sáng tạo ra về mặt vật chất và tinh thần từ trong lịch sử phát triển của những cộng đồng người nhất định. Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ lĩnh vực sản xuất tinh thần, lĩnh vực sản xuất vật chất được tách riêng sang lĩnh vực kinh tế. Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa còn được quan niệm là học vấn, là tri thức. Thứ ba, văn hóa là cái mang giá trị, có tính nhân văn, gắn liền với sự sáng tạo của con người và vì con người trong một bối cảnh lịch sử - xã hội nhất định và được biểu hiện thông qua mối quan hệ của con người trong cộng đồng đó. Những cái do con người tạo ra nhưng không có tính giá trị, tính nhân văn, không phục vụ lợi ích con người và sự tiến bộ của xã hội thì không được xem là văn hóa. Thứ tư, văn hóa là một trong những yếu tố thể hiện đặc trưng cho mỗi cộng đồng dân tộc và là thước đo trình độ phát triển của dân tộc.

7

Trong luận án này, tác giả luận án quan niệm: Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên trong lịch sử qua quá trình hoạt động thực tiễn, cũng như những phương thức sử dụng chúng phục vụ chính nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

1.1.2. Các lĩnh vực và tính chất cơ bản của văn hóa Có nhiều cách phân chia các lĩnh vực văn hóa khác nhau, song chung quy

lại các sáng tạo văn hóa của con người cũng chỉ diễn ra trên hai lĩnh vực cơ bản là hoạt động vật chất và hoạt hoạt động tinh thần). Văn hóa vật chất: Những thành tựu, những giá trị do con người sáng tạo ra trên lĩnh vực sản xuất vật chất là văn hóa vật chất, nó biểu hiện ra thông qua những thành tựu mà con người đạt được phục vụ các nhu cầu vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại, sản xuất, v.v... Văn hóa tinh thần: là những giá trị, những thành tựu mà con người sáng tạo ra trên lĩnh vực tinh thần. Lĩnh vực tinh thần hết sức rộng lớn, do đó trên thực tế nhiều nhà khoa học cũng chỉ xem xét nó trên một số lĩnh vực cơ bản như: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, thông tin đại chúng, v.v…

Văn hóa là một thực thể sống động, rộng lớn, có thể có nhiều cách định nghĩa, phân chia khác nhau, song chung quy lại, văn hóa bao giờ cũng chứa đựng trong nó những tính chất cơ bản như: tính hệ thống, tính sáng tạo, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân văn nhân bản, v.v…

1.2. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội bởi vì: Thứ nhất, xét trong mối

quan hệ giữa xã hội với tự nhiên, con người với giới động vật thì văn hóa chính là một trong những thành tố căn bản nhất, đặc trưng cho con người và xã hội, quy định sự tồn tại của con người và xã hội, phân biệt con người, xã hội với trạng thái tự nhiên và giới động vật. Thứ hai, xét văn hóa trong mối quan hệ với chính bản thân con người, thì văn hóa chính là biểu hiện của sự hoàn thiện và phát triển cao của con người về mặt nhân cách và đời sống tinh thần; là cơ sở định hình con người sống, hành động và ứng xử một cách đúng đắn trong các mối quan hệ của con người. Thứ ba, xét trong mối quan hệ giữa các dân tộc, dân tộc với nhân loại, thì văn hóa và nhất là bản sắc văn hóa dân tộc là thành tố căn bản nhất, là cơ sở cho sự định hình và phát triển dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Thứ tư, xét trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống tinh thần thì văn hóa là cơ sở cho các lĩnh vực này có thể diễn ra và phát triển bền vững, tiến bộ. Thiếu văn hóa, các lĩnh vực này khó có thể tồn tại và phát triển hài hòa, bền vững.

8

1.2.2. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi vì: Thứ nhất, phát triển văn hóa

chính là phát triển hướng đến con người, vì sự hoàn thiện của con người. Thứ hai, suy cho cùng hoạt động của con người, mọi sự phát triển xã hội chính là văn hóa, kết tinh ở văn hóa. Cái còn lại, cái cao nhất và là tinh hoa của sự phát triển của các cộng đồng người thể hiện ở những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của xã hội đó đạt được. Thứ ba, văn hóa là một lĩnh vực quan trọng trong việc hình thành một xã hội phát triển hài hòa, cân đối và bền vững.

1.2.3. Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa thấm sâu vào con người và xã hội sẽ tạo ra nguồn lực vô tận,

quyết định sự phát triển của xã hội và mọi tiến trình lịch sử. Ở lĩnh vực kinh tế, văn hóa nâng cao chất lượng người lao động, cải tiến công cụ, phát triển phương tiện kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội; góp phần phát triển trình độ quản lý sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng lao động ngày càng cao cho xã hội; thúc đẩy sự nhân tính hóa hoạt động kinh tế, định hướng cho tăng trưởng kinh tế vì sự tiến bộ và công bằng của xã hội, tạo nên sự phát triển xã hội hài hòa và bền vững. Ở lĩnh vực chính trị, văn hóa thấm sâu vào đời sống sẽ tạo nên lý tưởng chính trị đúng đắn, tạo nên sức mạnh cộng đồng, sức mạnh giai cấp, dân tộc để hướng tới một mục tiêu chính trị đúng đắn; nâng cao tính khoa học và cách mạng của hệ tư tưởng chính trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị, trước hết là năng lực lãnh đạo của đảng chính trị, năng lực quản lý và điều hành của nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội, tạo ra một môi trường dân chủ cho người dân và xã hội, v.v… Ở lĩnh vực xã hội, văn hóa là nhân tố để làm cho tăng trưởng kinh tế kết hợp với sự tiến bộ và công bằng xã hội; giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập; giảm thiểu các tệ nạn xã hội phi nhân tính, phản văn hóa; xây dựng và phát triển quan hệ gia đình; thúc đẩy nhiều lĩnh vực xã hội phát triển như: y tế, giáo dục, an sinh xã hội, lối sống, môi sinh môi trường, v.v… Ở lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội, văn hóa góp phần thay đổi tư tưởng, nhận thức, đạo đức, lối sống, các sinh hoạt tinh thần khác của xã hội diễn ra một cách đa dạng, phong phú, tiến bộ, nhân văn, nhân bản; đẩy lùi các hiện tượng lạc hậu, thấp kém, phản động, tiêu cực, lệch lạc diễn ra trong đời sống tinh thần của xã hội.

Kết luận chương 1 Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của cá nhân, các quốc

gia, dân tộc và nhân loại. Đẩy mạnh việc nghiên cứu văn hóa và vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của con người là vấn đề mang tính cấp

9

thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên trong lịch sử qua quá trình hoạt động thực tiễn, cũng như những phương thức sử dụng chúng phục vụ chính nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Văn hóa là lĩnh vực hết sức rộng lớn, phong phú từ trong sản xuất vật chất đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Văn hóa luôn chứa đựng những tính chất đặc trưng cơ bản như tính hệ thống, tính sáng tạo, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân văn, nhân bản.

Văn hóa không đứng ngoài mà nằm trong sự phát triển kinh tế - xã hội, có vai trò thúc đẩy, điều tiết sự phát triển ấy, “là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Mỗi vùng miền, địa phương và các quốc gia dân tộc cần phải biết giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của mình, không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển văn hóa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với những điều kiện lịch sử - xã hội để tạo nền tảng tinh thần xã hội vững chắc, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hài hòa, bền vững.

Chương 2 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM

CHỦ YẾU CỦA VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên với sự hình thành và phát triển văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

Về đặc điểm vị trí địa lý của thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí là trung tâm của khu vực Nam Bộ Việt Nam, nằm trên đường giao lưu quốc tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Nơi đây không chỉ là nơi giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều vùng miền trong cả nước như miền Bắc, miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, mà còn giao lưu kinh tế, văn hóa với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Tính chất phong phú, đa dạng và tính chất mở của điều kiện địa lý của thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điều kiện góp phần hình thành nên một nền văn hóa ở thành phố khá phong phú, mang tính dung hợp, tính mở, tính linh hoạt và tính lan tỏa cao.

Về đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng, phong phú, lại hiền hòa, không khắc nghiệt như các vùng miền khác trong cả nước. Khí hậu khô mát quanh năm, gần như không bị bão và lũ lụt, không phải trú đông; sông rạch nhiều, giàu tài nguyên thủy sản và thuận tiện về thủy vận; địa hình, đất đai khá rộng lớn và bằng phẳng, thích hợp cho sự sinh sống của con người, v.v…

10

Những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như vậy đã đảm bảo cho con người một cuộc sống khá no đủ, không lo đói rét; đã tác động tạo ra tính đa dạng trong văn hóa ăn, ở, mặc, cư trú, đi lại cũng như tính đa dạng về nội dung, hình thức biểu đạt và sinh hoạt tinh thần, nhất là những phẩm chất văn hóa nổi bật như: tính hiền hòa, sự phóng khoáng, bao dung, trọng nghĩa khinh tài, tính năng động, cởi mở, hướng ngoại, v.v…

2.1.2. Đặc điểm dân cư với sự hình thành và phát triển văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

Thứ nhất, những lưu dân người Việt là chủ thể chính, quyết định đến sự khai phá, xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự xuất hiện của cư dân Việt và sự xác lập về mặt pháp lý của nhà Nguyễn đối với vùng đất Nam Bộ và Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là sự mở rộng bờ cõi đất nước, đưa miền đất ấy thành bộ phận lãnh thổ và trung tâm kinh tế - xã hội không thể tách rời của nước Việt Nam; mà còn là sự mở rộng và phát triển không gian văn hóa Việt Nam, tạo nên những nét đặc sắc, sự đa dạng trong thống nhất của văn hóa dân tộc tại khu vực này. Thứ hai, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có đời sống cộng cư rất cao, với sự đa dạng về tộc người và vùng miền; về dân tộc và quốc tịch. Đặc điểm này tất yếu dẫn đến một bức tranh văn hóa “đa sắc màu” hết sức đặc trưng ở Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ là nơi hội tụ văn hóa của các vùng miền trong nước mà còn là nơi giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài như văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, các nước châu Âu, châu Mỹ, v.v..; không chỉ là văn hóa của người Kinh, người Hoa, mà còn có văn hóa của nhiều tộc người khác trong và ngoài nước. Ngoài ra, đặc điểm dân cư này còn đưa đến cho Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh nhiều diễn biến phức tạp trong đời sống văn hóa - xã hội đặt văn hóa dân tộc trước nhiều thử thách.

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội với sự hình thành và phát triển văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

Về đặc điểm kinh tế ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh có sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường rất sớm và năng động hơn so với các địa phương khác trong cả nước; là địa phương đầu tiên du nhập và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa phương Tây; là một trung tâm lớn về công nghiệp và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Những đặc điểm kinh tế như trên góp phần hình thành nên ở con người nơi đây nhiều phẩm chất văn hóa tốt đẹp để thích ứng với đặc điểm kinh tế đó, nhất là tính thông thoáng, cởi mở; tính năng động, kỷ luật, sáng tạo, linh hoạt, tạo bạo dám nghĩ dám làm, và rất chú ý đến

11

tính thực tế để đạt hiệu quả trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập và giao lưu kinh tế làm xuất hiện nhiều hiện tượng “phản văn hóa”, xa lạ, đối lập với những giá trị văn hóa dân tộc.

Về đặc điểm chính trị - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh. Một là, sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến đối với văn hóa Nam Bộ và Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là không sâu sắc và lâu dài như những vùng, miền khác trong cả nước. Hai là, văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự tác động sâu sắc bởi quá trình xâm lược và chính sách nô dịch của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trong thế kỷ XX. Ba là, văn hóa thành phố Hồ Chí Minh còn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ đường lối lãnh đạo chính trị, trong đó có đường lối phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.1.4. Sự du nhập, tiếp xúc, giao lưu các luồng văn hóa khác nhau với quá trình hình thành, phát triển văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

Văn hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ đạo là nền văn hóa truyền thống Việt Nam, là kết quả của sự hội tụ và tiếp biến văn hóa từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Đồng thời, nó còn hình thành và phát triển trên cơ sở giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn hóa ở phương Đông và văn hóa phương Tây theo những hình thức khác nhau qua nhiều giai đoạn lịch sử.

2.2. CÁC LĨNH VỰC VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Các lĩnh vực văn hóa tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh Về văn hóa vật chất ở thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh

có sự tồn tại và phát triển rất đa dạng các loại hình sản xuất vật chất mang những sắc thái riêng của thành phố từ các hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp; có sự quy tụ nhiều phong cách văn hóa ẩm thực khác nhau, hết sức đa dạng và phong phú, để từ đó chọn lọc, kết tinh hình thành nên một phong cách ẩm thực của riêng mình; có sự pha tạp, rất đa dạng trong phong cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử. Về tổ chức cư trú, những lưu dân từ các nơi đến Nam Bộ và Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh sống thành các làng xã như ở quê nhà để nương tựa, giúp đỡ nhau. Nhưng trong điều kiện lịch sử mới, sắc thái văn hóa tổ chức làng xã ở phía Nam có những nét khác biệt nhất định so với những vùng miền ở Đàng Ngoài. Nó mang tính chất mở, thoáng chứ không khép kín như các vùng Đàng Ngoài. Do thời tiết ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là khá nóng, ít bị bão, nên nhà xây dựng thường phải đảm bảo thoáng mát, và thường không kiên cố, vững chắc như ở Bắc, Trung bộ.

12

Sau này, khi tiếp xúc với văn minh phương Tây và phù hợp với quá trình đô thị hóa, nhà được xây dựng phổ biến bằng xi măng, sắt thép; và ngày nay, có rất nhiều tòa nhà cao tầng, các khu chung cư được xây dựng. Phù hợp với địa hình sông nước, giao thông đường thủy phổ biến với nhiều loại phương tiện như ghe (ghe bầu, ghe chài, v.v..), xuồng (độc mộc, ba lá, cui, v.v..), phà. Giao thông đường bộ trước đây ít phát triển, chủ yếu sử dụng xe trâu, xe ngựa kéo, v.v… Cùng với quá trình đô thị hóa của thành phố, các phương tiện giao thông hiện đại ngày càng phát triển kể cả đường thủy, đường bộ, đường hàng không.

Về hệ thống di tích, công trình kiến trúc, địa danh tiêu biểu có ý nghĩa lịch sử - văn hóa: Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều di tích, công trình kiến trúc, địa danh phản ánh những nét đặc trưng cho công cuộc khai phá, xây dựng và bảo vệ thành phố, trở thành những biểu tượng lịch sử - văn hóa cho con người và mảnh đất này. Đó là hệ thống hơn 773 di tích, trong đó có 45 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (gồm 2 di tích khảo cổ, 23 di tích lịch sử và 20 di tích kiến trúc nghệ thuật1.

Về văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh: Về tư tưởng: Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ tư tưởng Nho giáo; từ những năm đầu thế kỷ XX trở đi, thành phố là nơi có sự truyền bá tư tưởng canh tân đất nước với phong trào Minh Tân do Trần Chánh Chiếu phát động, có sự liên hệ và ảnh hưởng của phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh; nơi xuất hiện và ảnh hưởng sớm nhất cả nước của các hệ tư tưởng từ phương Tây, nhất là tư tưởng tự do, dân chủ tư sản và chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, trong suốt 21 năm dưới chế độ Mỹ - Ngụy, ở miền Nam Việt Nam và ở Sài Gòn trở thành “cái túi chứa đủ loại tư tưởng và văn hóa trong hàng thế kỷ bị chiếm đóng”.

Về đạo đức và lối sống: Do những điều kiện địa lý - tự nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội đặc thù của thành phố, đã hình thành nên những nét đẹp, phong cách về đạo đức và lối sống như: hào hiệp, coi trọng nghĩa khí, sống chan hòa, khoan dung, năng động, sáng tạo, kỷ luật, coi trọng hiệu quả và tính thực tế, với một phong cách thoải mái, phóng khoáng, tự do, cởi mở dễ đón nhận cái mới. Đặc biệt, trong điều kiện lịch sử phải đối đầu ác liệt với chủ nghĩa thực dân cũ và mới thế kỷ XX, tinh thần yêu nước bất khuất, hiên ngang tiếp tục trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong tính cách của dân tộc Việt Nam và thể hiện rất đậm nét nơi những người dân thành phố.

Văn học - nghệ thuật: Với vị trí là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của Nam Bộ và của cả nước, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm hội tụ

1 Nguyễn Thế Nghĩa, Lê Hồng Liêm (chủ biên), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX những vấn đề lịch sử - văn hóa, Nxb. Trẻ, TP. HCM, 2000, tr.557.

13

văn học - nghệ thuật của nhiều địa phương và của thế giới. Do đó, dù là một thành phố trẻ, song thành phố Hồ Chí Minh thật sự có một lịch sử và kho tàng văn học - nghệ thuật đa dạng, phong phú vừa có sự thống nhất với văn học - nghệ thuật nước nhà, vừa mang sắc thái riêng của mình. Đặc biệt, trong đời sống văn hóa - nghệ thuật ở Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, có sự tồn tại những loại hình ca cổ mang đậm bản sắc Nam bộ như: đờn ca tài tử, ca ra bộ, cải lương. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm lớn của cả nước về sự phát triển rầm rộ của các loại hình văn hóa nghệ thuật khác như: Nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, thời trang, ca nhạc, mỹ thuật, tân nhạc, kiến trúc, v.v…

Khoa học và giáo dục: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm khoa học, kỹ thuật và công nghệ lớn của cả nước, quy tụ gần hai trăm tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ với hơn 10.000 người làm nghiên cứu khoa học công nghệ và giảng dạy. Trong đó có một lực lượng hàng đầu trong các các ngành gồm các vị Giáo sư và Phó Giáo sư đang cống hiến hết tâm sức của mình nhằm đóng góp cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung. Thành phố có số lượng các trường đại học; cao đẳng; trung cấp; trung học chuyên nghiệp; các trung tâm, các viện nghiên cứu, v.v.. thuộc loại nhiều và có uy tín vào bậc nhất cả nước. Đến năm 2005, thành phố có 70 trường đại học và cao đẳng (chiếm tỉ lệ 28%), với 9000 giảng viên và 300000 sinh viên; 130 đơn vị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; đội ngũ các nhà khoa học chiếm 38% cả nước1, v.v…

Tín ngưỡng, tôn giáo: Cũng như những loại hình văn hóa khác, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển rất phong phú, đa dạng. Đó là sự tồn tại những hình thực tín ngưỡng như: thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ cúng các linh thần của vùng đất mới như sơn thần, thủy thần, mộc thần, thần nông, v.v... Thành phố có khoảng 2,4 triệu tín đồ với sự đa dạng tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hồi giáo, Hòa Hảo. Thành phố Hồ Chí Minh có 8.147 chức sắc các tôn giáo và 1.544 cơ sở thờ tự, 200 cơ sở giáo dục và 146 cơ sở từ thiện xã hội do các tôn giáo lập ra, các trường tôn giáo như Trường Thánh kinh Thần học viện, Trường Trung cấp Phật học (nay là học viện Phật học), Đại chủng viện, lớp Liên tu sĩ… đã đào tạo 4.582 tu sĩ, chủng sinh, sinh viên, học viên các tôn giáo2.

1 Xem Ban tư tưởng văn hóa thành ủy thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm Khoa học xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh: Sài gòn – thành phố Hồ Chí Minh 60 năm tiếp bước con đường cách mạng tháng Tám 1945 – 2005; Nxb. Tồng hợp thành phố Hồ Chí Minh; 2005; tr.746. 2 Nguồn: Báo SGGP online, www.sggp.org.vn.

14

Về lễ hội: Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi có nhiều loại hình lễ hội được diễn ra hàng năm như: Lễ hội dân gian, Lễ hội lịch sử cách mạng, Lễ hội tôn giáo, Các lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - du lịch v.v...

Về thông tin đại chúng: Thành phố là trung tâm thông tin truyền thông lớn của cả nước, có nhiều cơ quan báo chí, xuất bản của thành phố và văn phòng đại diện các cơ quan báo chí, xuất bản Trung ương và các tỉnh bạn.

2.2.2. Những đặc điểm chủ yếu của văn hóa thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, tính hội tụ và tính dung hợp cao của văn hóa thành phố Hồ Chí

Minh. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có sự du nhập, quy tụ của văn hóa hầu hết mọi vùng miền, địa phương từ miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên cho đến các tỉnh Nam bộ; có sự hiện diện của văn hóa từ rất nhiều các dân tộc khác nhau của người Việt, người Hoa, người Khmer, Mạ, Stiêng, Chăm và các dân tộc thiểu số khác; không chỉ có văn hóa dân tộc mà còn có văn hóa của các nước trong khu vực (nhất là văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ) và thế giới (văn hóa Pháp, Mỹ và rất nhiều các quốc gia khác nhau từ châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, v.v..). Trên cơ sở hội tụ văn hóa đó còn dẫn đến quá trình dung hợp văn hóa ở thành phố, đó là sự tồn tại đan xen, hòa đồng, kết hợp của nhiều dòng văn hóa khác nhau nhưng không có sự xung đột, hay bài trừ lẫn nhau một cách cực đoan; đồng thời còn diễn ra sự kế thừa giữa các hệ thống văn hóa trên nền tảng văn hóa chủ lưu Đại Việt.

Thứ hai, tính đa dạng, phong phú của văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Văn hóa Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã có sự đa dạng về các loại hình văn hóa vật chất và tinh thần, đa dạng về nội dung và hình thức biểu đạt và đặc biệt đã thực sự đã kết tinh lại được một hệ giá trị văn hóa hết sức phong phú vừa thể hiện được bản sắc riêng của thành phố song lại thống nhất với văn hóa dân tộc như tinh thần yêu nước nồng nàn, sự năng động, sáng tạo, nghĩa tình, coi trọng dân chủ kỷ cương pháp luật, coi trọng tính hiệu quả thiết thực, v.v…

Thứ ba, tính mở, tính linh hoạt của văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố luôn nhạy bén, cởi mở, tiếp thu, kế thừa và tiếp biến các yếu tố của những luồng văn hoá ở các vùng miền, tộc người và các dân tộc khác nhau mà không có sự kỳ thị xung đột. Do đó, văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh nổi bật lên tính mở, tính linh hoạt thể hiện qua lối sống và tư duy có tính chất táo bạo, nhạy bén, năng động, trọng thực tế, phóng khoáng, giản dị, bao dung, trọng nghĩa tình, tinh tế trong việc tiếp nhận, vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá mới, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh của mình từ trong sản xuất cũng như chiến đấu bảo vệ và xây dựng thành phố. Ngoài ra, văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh còn sớm mang dáng dấp của văn hóa công nghiệp - đô thị.

15

Thứ tư, tính lan tỏa của văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Từ những điều kiện lịch sử - xã hội của mình, văn hóa thành phố đã có tầm ảnh hưởng rất lớn không chỉ phát huy vai trò mở đường, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, mà còn tác động, ảnh hưởng thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng Nam bộ và cả nước nói chung. Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh là nơi “đi trước về sau” trong công cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trước kia; nay lại là nơi đi đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Kết luận chương 2 Văn hóa Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh hình thành và phát triển dưới

sự tác động, ảnh hưởng của đặc điểm điều kiện địa lý, tự nhiên; cơ cấu dân cư rất đa dạng, phong phú; chịu sự tác động rất sớm của những yếu tố kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường trước kia, quá trình đổi mới, toàn cầu hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh còn chịu sự tác động rất lớn bởi nhiều biến cố chính trị - xã hội trong chiều dài lịch sử; cũng như có sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa của nhiều quốc gia phương Đông và phương Tây.

Với tổng hòa các điều kiện lịch sử và các tiền đề như trên đã ảnh hưởng rất lớn đến nội dung, đặc điểm của văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đến sự hình và phát triển phong phú nhiều loại hình văn hóa vật chất và tinh thần; được thể hiện qua những đặc điểm khá nổi bật của mình; như sự hội tụ và dung hợp; như là tính đa dạng trong thống nhất với văn hóa dân tộc; đó còn là sự thể hiện tính linh hoạt, tính mở theo xu hướng hiện đại và tính lan toả mặc dù lịch sử phát triển của thành phố mới hơn 300 năm.

Chương 3 THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỜI KỲ ĐỔI MỚI

3.1. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ ĐỔI MỚI

3.1.1. Khái quát quá trình và đặc điểm của công cuộc đổi mới ở thành phố Hồ Chí Minh

Quá trình đổi mới ở thành phố Hồ Chí Minh nằm trong dòng chảy chung của sự nghiệp đổi mới đất nước, vừa thể hiện sự thống nhất trong mục tiêu, nguyên tắc, con đường, nội dung của đổi mới, vừa thể hiện tính đặc thù gắn với điều kiện lịch sử - xã hội của thành phố. Từ những năm 1979 - 1985 là thời kỳ

16

thành phố nỗ lực tìm tòi, thử nghiệm những đổi mới ban đầu, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng và Nhà nước, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cách làm mới có hiệu quả để tháo gỡ khó khăn về kinh tế - xã hội. Từ năm 1986 đến nay là thời kỳ thành phố Hồ Chí Minh vận dụng và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam một cách sáng tạo, sát hợp thực tiễn thành phố đạt nhiều thành tựu to lớn. Công cuộc đổi mới trên địa bàn thành phố đã thể hiện được những đặc điểm hết sức nổi bật đó là tính tiên phong năng động, sáng tạo cũng như tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Điều này cho thấy, những thành tựu kinh tế - xã hội và đặc điểm của công cuộc đổi mới trên địa bàn thành phố vừa là tiền đề, vừa là kết quả của việc phát triển các giá trị văn hóa nơi Đảng bộ và nhân dân thành phố.

3.1.2. Thực trạng vai trò của văn hóa trong lĩnh vực kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới

Thứ nhất, trong quá trình đổi mới ở thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng người lao động - yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội. Trong quá trình đổi mới và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh, tổng hòa những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động của con người. Những giá trị văn hóa của xã hội kết tinh trong con người, góp phần vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt bằng dân trí cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tác phong nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, những giá trị văn hóa còn góp phần hình thành nên nhiều phẩm chất, kỹ năng lao động quan trọng khác của người lao động trên địa bàn thành phố như tính năng động, tính sáng tạo, tính kỷ luật, tính đoàn kết, tính hiệu quả trong lao động, sản xuất, v.v…

Thứ hai, trong quá trình đổi mới, văn hóa góp phần quan trọng vào phát triển tư liệu sản xuất, cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế; góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đúng hướng. Thực tiễn đổi mới hơn 25 qua ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, những thành tựu văn hóa, nhất là lĩnh vực khoa học và công nghệ đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, góp phần vào cải tiến quy trình, công cụ, kỹ thuật sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và sức cạnh tranh cao, từng bước thay thế nhập khẩu, v.v..; từ đó góp phần gia tăng giá trị kinh tế một cách liên tục của các lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ của thành phố.

Thứ ba, trong quá trình đổi mới, văn hóa còn tác động rất lớn đến đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất; góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền

17

kinh tế thị trường ở thành phố Hồ Chí Minh. Những giá trị văn hóa đạt được ở thành phố Hồ Chí Minh là nền tảng, động lực quan trọng góp phần phát hiện, tìm tòi và sáng tạo giải quyết mâu thuẫn trong cách thức tổ chức và quản lý kinh tế, góp phần vào hoạch định đường lối đổi mới mô hình quản lý và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những giá trị văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh còn là nền tảng và nguồn lực để vận dụng một cách sáng tạo đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam vào tình hình thực tiễn của thành phố, góp phần vào hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước.

Từ sự thẩm thấu, kết tinh, tác động của văn hóa trong các yếu tố của quá trình sản xuất, từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất đã tạo nên sự phát triển kinh tế với tốc độ khá cao trong những năm qua ở thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể thấy, trong quá trình đổi mới, văn hóa đã có sự đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên “những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa chưa ngang tầm với vị trí, vai trò, khả năng và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố”1; vai trò văn hóa vì thế còn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn không nhỏ phát sinh từ thực tiễn của thành phố. Vai trò của văn hóa trong phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập của thành phố Hồ Chí Minh. Vai trò của văn hóa thể hiện ở vai trò của thành tựu khoa học - công nghệ chưa thật sự theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Văn hóa vẫn chưa phát huy hết tính tích cực và hiệu quả trong việc đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, “phản văn hóa” trong đời sống kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.3. Thực trạng vai trò của văn hóa trong lĩnh vực chính trị, xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới

Thứ nhất, văn hóa góp phần quan trọng vào nâng cao ý thức chính trị của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố giai đoạn đổi mới vừa qua, ý thức chính trị đó của người dân được thể hiện ra ở sự tuân thủ pháp luật hết sức nghiêm túc, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân cũng như thực hiện các đường lối, chính sách và các phong trào chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam khởi xướng một cách hết sức tích cực, hiệu quả, đầy chất sáng tạo.

Thứ hai, trong quá trình đổi mới, văn hóa góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này được thể hiện ở những chủ trương tháo gỡ khó khăn nhằm tìm tòi, đổi mới để “làm cho sản xuất bung ra”, đưa thành phố thoát khỏi sự khủng hoảng kinh

1 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, 2013, tr.23.

18

tế - xã hội vào những năm 80 của thế kỷ XX; thể hiện ở sự sáng tạo và đóng góp quan trọng trong việc bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương chung trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước. Chính văn hóa, nhất là những giá trị văn hóa dân chủ, công khai, hướng ngoại, năng động, sáng tạo, khoa học, coi trọng hiệu quả thực tiễn, cùng với những thành tựu văn hóa - văn minh về mặt khoa học, công nghệ đạt được v.v.. của con người và mảnh đất thành phố là một nền tảng, động lực và cũng là một mục tiêu thúc đẩy hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố phải không ngừng hoàn thiện tổ chức hoạt động, nhất là hiện đại hóa sự quản lý, cải cách tổng thể hành chính để phù hợp với đặc điểm và mục tiêu văn hóa, phù hợp với bản chất của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ chung của xã hội. Trong quá trình đổi mới vừa qua, văn hóa còn góp phần nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh với tính tích cực, năng động, sáng tạo, và hiệu quả thiết thực.

Thứ ba, trong quá trình đổi mới, văn hóa góp phần quan trọng vào quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên nền tảng văn hóa của mình, cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh từng bước được hoàn thiện theo định hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Một là, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền thành phố để tháo gỡ khó khăn, tìm tòi đổi mới luôn xuất phát từ nguyện vọng, ý kiến và lợi ích chính đáng của nhân dân, được đông đảo nhân dân ủng hộ và thực hiện hiệu quả. Hai là, sự quản lý của chính quyền của thành phố diển ra khá nghiêm minh, tuân thủ kỷ cương, phép nước góp phần làm cho đời sống của nhân dân và trật tự xã hội ở thành phố không ngừng được nâng lên; nhiều vụ việc vi phạm luật pháp của cán bộ, công chức nhà nước, của đảng viên và của người dân được phát hiện và bị xử lý nghiêm minh đúng pháp luật; quy chế dân chủ được triển khai thực hiện sâu rộng; quy trình thủ tục hành chính ngày một tinh gọn, minh bạch trên nhiều kênh thông tin; công tác tiếp công dân, đối thoại với các giới được thực hiện thường xuyên hơn, hiệu quả hơn, v.v... Ba là, sự dân chủ trong đời sống xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh còn thể hiện nổi bật ở hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Điều đáng chú ý là hoạt động của các tổ chức này ngày một hiệu quả trong việc thực hiện sự giám sát, phản biện và bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên mình. Bốn là, những năm đổi mới vừa qua, văn hóa góp phần làm cho ý thức và hành động làm chủ của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh ngày một nâng cao, người dân tham gia tích cực, tự giác, trở thành chủ thể, đối tượng chính trong các hoạt động kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước phát động như: phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

19

chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, luật pháp xã hội; tham gia các công việc nhà nước như công tác xây dựng chính quyền, tham gia các phong trào chính trị - xã hội như đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “vì người nghèo”, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, thực hiện nhiều hình thức tự quản ở các địa bàn dân cư, v.v…

Thứ tư, trình độ phát triển văn hóa đạt được ở Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố còn có vai trò to lớn trong việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong quá trình đổi mới ở thành phố. Chính những giá trị văn hóa, nhất là sự năng động, sáng tạo, và đậm chất nghĩa tình kết tinh ở con người thành phố, trở thành nền tảng, cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội phục vụ người lao động, mà trước hết để nâng cao thu nhập và mức sống, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; cũng như có những biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo trong kinh tế, giảm thiểu sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa đến con người và xã hội, gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nhất là đấu tranh, phòng chóng tội phạm, tệ nạn xã hội; thực hiện bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng cảnh quan thành phố xanh, sạch, đẹp, ngày càng văn minh, hiện đại.

Bên cạnh những kết quả như trên, vai trò của văn hóa trong lĩnh vực chính trị, xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Văn hóa chưa phát huy hết vai trò trong việc ổn định trật tự chính trị và an toàn xã hội. Nhiều vụ việc khiếu kiện đông người vẫn diễn ra; các vụ án dân sự và hình sự vẫn diễn biến phức tạp; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa thật sự sâu rộng. Văn hóa vẫn chưa phát huy hết vai trò trong hoạt động lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ thành phố. “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức cơ sở Đảng còn yếu”1. Văn hóa cũng chưa phát huy hết vai trò trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả lý Nhà nước trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, văn hóa còn nhiều hạn chế trong việc nâng cao hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, văn hóa vẫn còn chưa phát huy hết vai trò trong việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội, nhất là chưa góp phần giảm thiểu khoảng cách mức sống, khoảng cách giàu nghèo; các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, vấn đề nhà ở, việc làm vẫn còn nhiều bất cập; tội phạm, tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến khá phức tạp; vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan và thực hành nếp sống văn minh đô thị còn nhiều hạn chế, v.v…

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX, 2010, tr.36.

20

3.1.4. Thực trạng vai trò của văn hóa trong lĩnh vực tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới

Thứ nhất, trong những năm đổi mới vừa qua, văn hóa chính là nền tảng quan trọng để sáng tạo, bổ sung và phát triển những giá trị mới cho đời sống tinh thần của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức và lối sống, trong quá trình đổi mới vừa qua, một trong biểu hiện tiêu biểu vai trò của văn hóa đối với lĩnh vực tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh đó là, nó đã góp phần vào đổi mới và phát triển tư duy, nhất là tư duy lý luận; tiếp tục bổ sung và phát triển nhiều giá trị mới trong lĩnh vực đạo đức và lối sống của con người thành phố Hồ Chí Minh đậm chất “nghĩa tình”, hướng tới “sự văn minh, hiện đại với tác phong công nghiệp và nếp sống đô thị có hàm lượng văn hóa cao”. Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Văn hóa với những tính chất cơ bản của nó như tính sáng tạo, tính chân, thiện, mỹ, v.v.. kết tinh ở người nghệ sỹ trở thành nền tảng, động lực, cảm hứng để cho ra đời nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần của con người và xã hội. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thành phố đạt được những thành tựu nhất định trên lĩnh vực sáng tạo này với “Sản phẩm văn học, nghệ thuật có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng; đa dạng phong phú về loại hình và đề tài với nhiều phương pháp thể nghiệm, khuynh hướng sáng tác mới; đầu tư sáng tác ngày càng được quan tâm. Các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành đẩy mạnh thâm nhập thực tế tổ chức các hội trai sáng tác mới, mang hơi thở cuộc sống, phản ánh đa dạng sự phấn đấu vươn lên của các tầng lớp nhân dân và sự phát triển của thành phố”1. Trên lĩnh vực khoa học; giáo dục, đào tạo: Hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh những năm qua diễn ra trên nền tảng thành phố có một trình độ phát triển văn hóa khá cao, nhất là ở trình độ văn hóa của đội ngũ các nhà khoa học không những có trình độ, uy tín cao mà còn rất đông đảo so với nhiều vùng, miền khác trong cả nước. Chính vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh những năm qua có sự phát triển khá toàn diện các lĩnh vực khoa học và công nghệ, đạt nhiều thành tựu mới, nhất là chiếm lĩnh và tạo ra được những thành quả ban đầu trong một số ngành khoa học và công nghệ đòi hỏi hàm lượng trí tuệ, chất xám cao như: sinh học, cơ khí chế tạo, tự động hóa, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ thông tin, v.v… Ở thành phố Hồ Chí Minh những năm qua, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển và kiến tạo giá trị mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được thể hiện nổi bật ở sự chuyển biến theo hướng từng bước nâng cao về chất lượng của đội ngũ nhà giáo và các nhà quản lý giáo dục

1 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, 2013, tr.8.

21

nơi đây, cũng như chất lượng sản phẩm của họ là những thế hệ học sinh, sinh viên được giáo dục, đào tạo về trình độ, kiến thức, kỹ năng mỗi năm. “Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được đào tạo ngày càng vững mạnh, với hơn 65.000 cán bộ và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, số đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 97,5%... Số giáo viên đại học và cao đẳng của thành phố chiếm 95% cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”1. Số lượng học sinh đến trường ở các bậc học mỗi năm đều tăng; số lượng học sinh, sinh viên theo học và tốt nghiệp luôn ở mức cao, có uy tín, chất lượng hơn hẳn so với nhiều nơi trong cả nước.

Thứ hai, trong những năm đổi mới văn hóa góp phần rất lớn vào nâng cao nhu cầu tinh thần, nâng cao năng lực thưởng thức, hưởng thụ các sản phẩm tinh thần của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Sự phát triển của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong những năm qua là tiền đề khách quan quan trọng cho sự phát triển đời sống tinh thần mỗi cá nhân và của cả xã hội. Trước đổi mới, do sự khủng hoảng kinh tế - xã hội nên đời sống vật chất và tinh thần của con người và xã hội cũng có phần bị hạn chế phát triển. Từ khi thành phố tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay, sự phát triển của kinh tế và văn hóa - xã hội đạt nhiều thành tựu đã tác động làm cho đời sống tinh thần của con người nơi đây có bước phát triển mới, trong đó có sự phát triển về nhu cầu, năng lực, thị hiếu và trình độ thưởng thức các sản phẩm tinh thần. Người dân ngày càng có nhu cầu và nhận thức cao hơn về văn hóa tinh thần chứ không chỉ có nhu cầu vật chất thuần túy. Họ đến với văn hóa tinh thần không chỉ để vui chơi, giải trí mà còn coi đó là cơ sở của sự phát triển, hoàn thiện cá nhân để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sôi động hiện nay. Ngoài ra, văn hóa còn là nền tảng, động lực góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, đời sống tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại không ít những hạn chế nhất định. Ở lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, đó là “tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên cùng các tiêu cực xã hội chưa được khắc phục như mong muốn, còn diễn biến phức tạp, làm lệch lạc nhận thức về giá trị nhân cách ở một bộ phận nhân dân nhất là thanh thiếu niên”2. Đời sống xã hội bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội và sự xâm nhập các sản phẩm tinh thần phi văn hóa, độc hại. Ở lĩnh vực văn học, nghệ thuật, “còn có ít tác phẩm

1 Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh & Tạp chí Lý luận Chính trị, Thành phố Hồ Chí Minh 35 xây dựng và phát triển (1975 – 2010), Nxb. Thanh Niên, 2010, tr.15 - 16. 2 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, 2013, tr.6, 9, 12.

22

có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; tính chuyên nghiệp trong các hoạt động văn học, nghệ thuật nhất là hoạt động quảng bá các tác phẩm tốt còn yếu; hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật chưa đạt được yêu cầu, chưa đồng hành cùng với sáng tác, chưa làm tốt chức năng điều chỉnh, hướng dẫn, định hướng đối với hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật; một số khuynh hướng sáng tác lệch lạc, nhất là tập trung khai thác mặt tiêu cực của đời sống xã hội và có biểu hiện thương mại hóa, mang tính giải trí, hạ thấp chức năng tư tưởng, thẩm mỹ”2, v.v… Ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo; khoa học và công nghệ, hạn chế cơ bản đó là “chất lượng giáo dục trên một số mặt chưa đồng đều; hiệu quả giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc… còn có mặt hạn chế; việc củng cố, tăng cường sức đề kháng cho sinh viên, học sinh trước ảnh hưởng của văn hóa phương Tây không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc còn hạn chế; việc dạy tiếng Việt, lịch sử, địa lý và giáo dục công dân tại các trường có yếu tố nước ngoài chưa thật sự nghiêm túc, v.v… Khoa học, công nghệ còn ít những công trình nghiên cứu các đề tài mà đời sống văn hóa đòi hỏi, v.v..”3. Ở lĩnh vực thông tin đại chúng, sinh hoạt lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo cũng có những dấu hiệu “thương mại hóa” và “phản văn hóa”. Nhiều sản phẩm độc hại không phù hợp với văn hóa Việt Nam được truyền qua Internet ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách, nhận thức của người dân, nhất là thế hệ trẻ. Môi trường ở một số cơ sở thờ tự, các lễ hội còn có biểu hiện thiếu lành mạnh, nhất là lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính, truyền bá tà đạo, v.v…

3.1.5. Nguyên nhân thực trạng vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh những năm đổi mới vừa qua

Trong quá trình đổi mới vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa có thể phát huy được vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội đạt những kết quả nhất định là do những nguyên nhân cơ bản như: Thứ nhất, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có sự nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm và đầu tư phát triển nhất định cho văn hóa. Thứ hai, môi trường kinh tế - xã hội ổn định và phát triển; quá trình giao lưu quốc tế diễn ra sâu rộng tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho văn hóa phát triển và phát huy vai trò của mình trong kinh tế - xã hội. Thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh bước vào thời kỳ đổi mới với xuất phát điểm là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước, do đó trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa có thể phát huy được vai trò là một trong những nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội với nhiều thành tựu quan trọng.

23

Bên cạnh những thành tựu, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện trạng này do những nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản như sau: Một là, do sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, quá trình toàn cầu hóa, sự bùng nổ công nghệ thông tin. Hai là, do mặt trái của sự tăng nhanh dân số về mặt cơ học ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Ba là, do sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự phát triển văn hóa và kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh và tình trạng thoái trào của chủ nghĩa xã hội thế giới. Bốn là, sự hạn chế trong nhận thức, trong lãnh đạo, quản lý của Đảng bộ, chính quyền các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh về văn hóa và vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm là, trình độ phát triển văn hóa của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh chưa thật sự đồng đều và còn thấp trong một bộ phận quần chúng nhân dân.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁP HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ ĐỔI MỚI

3.2.1. Phương hướng cơ bản phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới

Thứ nhất, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới phải trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo có tính phương pháp luận đó là văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Thứ hai, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới phải quán triệt quan điểm đảm bảo sự kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa phát triển văn hóa với phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội ở thành phố.

Thứ ba, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới cần phải phát huy thế mạnh và đặc trưng của văn hóa ở thành phố.

3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới

Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý để phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa để phát huy vai trò của văn hóa trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.

24

Bốn là, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận chương 3

Có thể khái quát thực trạng vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới như sau:

Trong lĩnh vực kinh tế, chính những thành tựu, giá trị văn hóa kết tinh được ở thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động - yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội. Văn hóa còn góp phần quan trọng vào phát triển tư liệu sản xuất, cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế; góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đúng hướng; tác động rất lớn đến đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất; góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lĩnh vực chính trị, những thành tựu và giá trị văn hóa đạt được ở con người và mảnh đất thành phố Hồ Chí Minh là nền tảng, động lực quan trọng cho sự nâng cao ý thức và tính tích cực chính trị của nhân dân trên địa bàn thành phố; nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị từ Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố với sự năng động, sáng tạo, dân chủ, nghĩa tình, tinh thần thực tiễn, tính thiết thực khá cao.

Trong lĩnh vực tinh thần, từ những năm đổi mới vừa qua, văn hóa cũng chính là nền tảng quan trọng để sáng tạo, bổ sung và phát triển những giá trị mới cho đời sống tinh thần của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, góp phần rất lớn vào nâng cao nhu cầu tinh thần, nâng cao năng lực thưởng thức, hưởng thụ các sản phẩm tinh thần của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, đời sống tinh thần ở thành phố diễn ra khá sôi động, phong phú, có chất lượng, là một trung tâm văn hóa tinh thần lớn của cả nước. Tuy nhiên, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới còn cho thấy sự “phát triển văn hóa chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của thành phố, chưa thể hiện tốt vai trò nền tảng tinh thần xã hội”. Vì vậy, những phương hướng và các giải pháp mà luận án đưa ra chính là nhằm góp phần vào nâng cao vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, vì một thành phố “văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

25

PHẦN KẾT LUẬN 1. Việc nghiên cứu “vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế -

xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển không chỉ của thành phố mà còn đối với sự phát triển chung của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản về văn hóa và vai trò của văn hóa, tác giả luận án phân tích vai trò của văn hóa dưới góc độ: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, từ những điều kiện lịch sử - xã hội đặc thù của mình đã hình thành nên một phức thể văn hóa hết sức phong phú, thể hiện tính hội tụ, sự dung hợp, sức lan tỏa cũng như tính tiên phong trong sự phát triển về nội dung, hình thức trên mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần. Trong giai đoạn đổi mới vừa qua, chính nhờ sự phát triển của văn hóa đã làm cho thành phố trở thành nơi tiên phong của đổi mới kinh tế - xã hội với nhiều thành tựu to lớn. Văn hóa với những sắc thái biểu hiện khác nhau, từ những hệ giá trị bền vững kết tinh từ lịch sử khai phá, xây dựng, bảo vệ thành phố; đến những thành tựu phát triển văn hóa trên các lĩnh vực kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học, giáo dục, văn học - nghệ thuật, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, thông tin đại chúng, các hình thức vui chơi, giải trí, v.v.. đều có tác dụng nhất định đến sự phát triển con người và đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển.

3. Văn hóa có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới; song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau đã dẫn đến mục tiêu văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được thực hiện một cách có hiệu quả, còn có biểu hiện lệch lạc “phản văn hóa” trong nhiều lĩnh vực xã hội; nhiều thành tựu và giá trị văn hóa vẫn chưa được vận dụng, phát huy với hiệu quả chưa cao vào trong kinh tế - xã hội, làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, v.v… Vì vậy, những phương hướng và giải pháp mà luận án đưa ra không ngoài mục tiêu tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới.