Đặ ă ỷ ữ 61 - ai huu tra vinhaihuutravinh.com/dacsan/2009/dstv09_061.pdf · 2018. 2. 9. ·...

20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 61 ChTrnh Thi Cúc (chcua Trinh Hao Tam) va chong la Le Quang Trach (chau noi ong giao Le Van Sáng, Thanh Gioan), dung canh anh Van Tuong, CTrn Xiu, Anh Nguyn Bích Ngân và người bn (canh anh Nguyen Cao Thuong) . Anh chi Trach tu Tra Vinh sang du lich tham con vao thang 6/08 vua roi. Cm tri ti Ao Bà Om 11/11/1955 ( Anh ca cNguyn Minh Cn)

Upload: others

Post on 21-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 61

    Chị Trịnh Thi Cúc (chị cua Trinh Hao Tam) va chong la Le Quang Trach (chau noi ong giao Le Van Sáng, Thanh Gioan), dung canh anh Van Tuong, Cụ Trần Xiều, Anh Nguyễn Bích Ngân và người bạn (canh anh Nguyen Cao Thuong) . Anh chi Trach tu Tra Vinh sang du lich tham con vao thang 6/08 vua roi.

    Cắm trại tại Ao Bà Om 11/11/1955 ( Anh của cụ Nguyễn Minh Cần)

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 62

    Vòng thân ái bao la Lâm Thành Hổ

    1. Bắt đầu đi học: Có một vị Thầy mà tôi không bao bao quên

    được, có nghĩa là vẫn nhớ cho tới chết. Đó là Thầy Trương văn Đa. Thầy dạy lớp Năm cho tôi hồi một ngàn chín trăm xưa lắm. Hồi đó lớp năm tức là lớp một, lớp nhứt là bậc chót của Tiểu Học, lớp Đệ Thất bắt đầu bậc Trung Học, tức lớp sáu bây giờ; lớp đệ tứ thi Trung học đệ nhứt cấp; lớp đệ nhị thi Tú Tài phần một và lớp đệ nhứt thi Tú Tài toàn phần. Tôi học lớp Năm vỡ lòng với thầy Đa lúc tôi 6,7 tuổi. Vậy mà gần 60 năm sau tôi vẫn nhớ Thầy không sót một nét, từ dáng người, đức tánh cho tới cách dạy của Thầy. Thím thầy rất hiên hậu, đẹp người, ai cũng thương kính.Thầy còn có ba người con gái, cũng làm cô giáo, góp phần thu phục tình cảm của mọi người. Đó là cô Đồng, cô Phấn, cô Điệp. Hai chị Đồng và chị Phấn, sau này cùng gia đình Thấy lên Trà Vinh, ở tại cư-xá đường Phan đình Phùng nối dài, tức Khu Phú-De cũ. Sáng sáng, chiếu chiều người ta thấy hai chị ngồi xe lôi, chạy qua Tri Tân, đi dạy trong trường xã Đa-Lộc. Thầy Đa, mà thỉnh thoảng người đời bấy giờ kêu là Thầy Trời hay ông giáo Trời, từ Mỹ Quý lên Long Sơn coi một ngôi trường khang trang, đồ sộ, có 3 phòng giành cho 3 lớp Năm, Tư, Ba., tọa lạc ấp Tân-Lập, cách chợ làng chừng 500 thước. Hồi đó xã mà có được ngôi trướng Sơ-Học như vây là hiếm lắm. Người trong nghề kêu Thầy là thầy Nhứt, tức là Ông Hiệu Trưởng. Cộng tác với thầy còn có cô Sự và Thầy Nhì mà hai cô con gái của thầy cũng là bạn cùng lớp với tôi, đó là Tăng thị Hoàng và Tăng thị Nhu. Hầu hết trường ngày xưa được đặt tên là cộng đồng. Trường Sơ Học Cộng Đồng Long Sơn. Mặc dù lợp lá nhưng ngôi trường thật khang trang sạch sẽ. Trước sân đầy hoa kiểng. Trong phòng học trang trí rất đẹp. Một tấm bản đồ Nam Phần Việt Nam, “Tiên học lễ, hâu học văn”, “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.. Cuối lớp có cái kệ cao trưng bày các loại nông cụ tí hon do học trò tự làm, vừa để học vừa để chấm điểm thủ công. Cày, cuốc, trục, bừa, phản, cù nèo, rổ thúng, nia, nôm có đủ hết. Phía sau trường là “Học đường viên” là đất dụng võ cho trẻ con nhà quê như tui.

    Tùy mùa, trồng nhiều loại hoa màu. Bắp, cải trắng, củ cải v.v…Nhờ phân cá, phân tôm vô số của vùng duyên hải, mảnh vườn của bọn học trò lúc nào cũng xanh tươi với kết quả vuợt bực.

    Bắp trái dài hơn gang tay, được Thầy luộc chín, cho học trò khiêng vô lớp phát đồng đếu, ăn tại

    chỗ, ngon nhớ đời. Củ cải dài cỡ 5, 6 tấc phát cho học sinh đem về. Lâu lâu có quày chuối Xiêm chín. Thầy phân phối cho học sinh ăn chơi tại lớp. Quả thật là thần tiên.

    Tôi học 3 năm thì hết lớp. Không có điều kiện lên Cầu Ngang học, bèn ở lại học lớp Ba thêm một năm. Bạn bè rất đông: Gương, Lừa, Oanh, Năm, Cúc, Còn, Bích, TT Sơn, K. Bé, H Anh, Thoại, T.T. Nhã, Tấn, v.v. Sau này có vài bạ lên Tỉnh như Bích, Bé, Sơn, Nhã. Tôi làm vua quậy từ thửa đó. Mò cua, bắt vọp gần rạch Tân Lập, từ Ô- Lắc rẽ qua. Vớt cá lia thia, bắt càng cuống, bù rầy, đặt nông…Khoái nhứt vẫn là môn leo cây. Có lần tôi đi leo cây hái bần, gặp nạn bị tét bàn chân và lọ mắt cá, phải nghỉ học nằm nhà. Mỗi ngày Thầy cắt cử 2 học trò lớn tới nhà cỏng tôi đi học. Thầy dặn: Dầu gi cũng đừng bỏ học nghe Thanh con. Tôi dạ. Nhưng qua năm sau, lại hết lớp nữa. Tôi phải về Long Hiệp sống với Má trên con giồng cheo leo giữa cánh đồng mênh mông, không có trường. Chỉ có 2 chùa Khmer, mỗi chùa có 1 lớp học hổn hợp Việt-Miên. Hái rau, bắt ốc, mò cá, leo cây, chăn bò, chăn vịt, đi hoang thêm 1 năm. Tổng cộng tôi đánh mất 2 năm tuổi học trò.

    Rồi năm sau, tôi được lên Trà Vinh ở nhà bà con trong Tri Tân và theo học lớp Nhì tại Trường Tiểu Học Cộng Đồng Tri Tân, do Thầy Văng Công Thơm làm Hiệu Trưởng.

    2. Mở rộng vòng tay. Ban đầu tôi bị chọc quê tới muốn cuốn gói về

    quê trở lại. Rồi cũng học được chữ lì.Bạn bè càng

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 63

    đông, càng vui, càng thân nhau hơn. Không biết tại sao tôi cứ nhớ L V Đượm, sứt môi, ngày nghỉ mang thùng cà-rem mít sầu riêng đậu xanh Mõ-Cày. Khối cà-rem được cắt thành khối vuông nho nhỏ, dùng tay ghim tre ghim vô làm chỗ nắm. Ngon làm sao. Rồi tới anh chàng chăn dê Hamja Marica, người Ấn, chuyên bán cà-ri sau này. Số lượng thầy cô cũng rất đông. Ngoài thầy Thơm, còn có thầy Thế ba của Tiếng Mỹ Lệ, thấy Dân- cô Hợi, cô Lan dạy hát, thầy Chệch, ông giáo Thành, v.v.

    Các Thầy Giáo trẻ Trà Vinh

    Học hết lớp Nhứt, tôi vô Trần Trung Tiên. Tôi

    đến ở trọ nhà anh Hai Dệt bán nước đá xe 3 bánh canh nhà B.N. Ẩn và nhà chú Mười, ba của Liễu Ngọc Minh. Nhà ở trong hẻm phía sau hè nhà Ng.Quốc Nam. Tôi thân với Hổ Hội, Lựu, Xuân, Cung, Kim Trắng (Kim Anh) chứ chưa bao giờ được hân hạnh làm quen với Quốc Nam., ông Chánh Vọng, dù học chung lớp trong Tri Tân. Ở tỉnh vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng và uy thế của ông Chánh, ông Cả, ông Phán, nên con nít xứ ruộng mặt mốc chân phèn như tôi đành phải đứng xa mà nhìn, ngoài trừ đứa nào đẹp trai học giỏi như thầy Lê văn Công thì may ra được ngó tới. Mỗi lần có mưa lớn tôi và Bùi ngọc Ẩn xách thùng thiếc ra đồng Phú-De bắt ốc, cua đồng về luột ăn chơi. Cuối tuần rủ nhau vô Chầm Ca, Sum Bua bắn chim. Cả một thời hoa niên nhuộm hồng tâm hồn tôi. Sau đó tôi đến ở trọ nhà Cô Đẹp gần suốt 4 năm liền. Sau khi thầy Vương hão Thuận đổi đi, thầy Văng công Thơm lên làm Hiệu Trưởng. Thầy Thơm là Hướng Đạo Sinh, sớm đặt học trò vào nếp sinh hoạt rất hiệu quả. Tình bạn ở tuổi dậy thì dường nồng nàn hơn. Cuối năm Đệ Tứ tất cả phải đi Vĩnh Long thi. Trường 3T đậu với tỷ lệ cao nhứt trong 3 tinh (Vĩnh-Bình, Sa-Đéc, Vĩnh-Long). Đó công của thầy Thơm và của tất cả thầy cô: từ Lam Giang, Phan Quán đến Thầy Phụng, thầy Vạn, thầy Nhơn, cô Đẹp, thầy Tú, thầy Quang, thầy Trí, thầy Trụ, thầy Lê, thầy Bé (2), thầy Sắc, thầy Diệp, cô

    Tám Ý, thầy Sương, thầy Quới, cô Tiếng, v.v. Đặc biệt thầy Tố là người đã góp phần đẩy cuộc đời tôi đi xa hơn.

    Thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp xong tôi lên học trường Tống Phước Hiệp 2 năm. Có Võ văn Diệu, Huỳnh Long Thăng, Lý thế Cảnh, Nguyễn văn Hồng, Nguyễn thị Diệng… Qua Cần thơ thi Tú Tài 1 xong, tôi học Phan-Thanh Giản Cần thơ 1 năm. Rối lên Sài Gòn tìm việc làm để tự nuôi thân. Tôi làm cho Ủy Hôi Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Tại Việt Nam (thuộc Hiệp Định Geneve 54, với 3 thành viên Canada, Ấn-Độ, Ba-Lan), trong trại Võ-Tánh, với lương Thư ký phù động đồng hóa công nhật 1.770$ tháng.. Và chờ ngày định mệnh trong các quân trường. Mặc dù lúc đó chưa thấy bóng dáng người lính Mỹ nào.

    Chiếc áo thư sinh chữa bạc màu, Nghe đời son trẻ sắp hư hao. Ai đem khói lửa từ phương Bắc, Định đốt thanh xuân, nhuộm máu đào?

    Bạn bè như đám bèo hồ thu gặp sóng dữ. Từ từ ra đi, lần lượt từ giả cõi đời. Như một định mệnh giành cho thanh niên của một nước thân phận nhược tiểu. Bạn cùng lớp đầu tiên có Nguyễn văn Khen tình nguyện đội mủ nâu đi về nước Chúa. Nghĩa con cô Đẹp cũng ra đi rất sớm.

    3. Lên cao, lên cao hơn. Chúng tôi tản lạc khắp miền đất nước. Đại đa

    số tự chọn cho mình một hướng đi nương theo cơn lốc, chứ không bị động để gió cuốn đi. Đại đa số chúng tôi lớn lên, ngoi lên từ trong bùn, trong rừng, dưới ruộng, trong giồng, trong sóc. Chúng tôi không có gốc để dựa. Không có tiền du học. Kim tấn Dững bám trụ, Kim ngọc Chẩn nhảy rào. Trầm Nhựt theo chủ trương Siêu-Lập (thay vì Trung lập) của Hồ Hữu Tường, lên Đế Thiên Đế Thích, rồi cũng siêu thăng luôn. Đa số khác không mắc bệnh làm “thế sư”, chuyên đứng giữa, đứng trên, ba phải, bốn ừ, đợi phe nào thắng rồi hùa theo bầy ếch ngồi đáy giếng kêu uênh oang: “Tôi rất cảm kích thấy mấy anh bảo tồn bản sắc văn hóa ở xứ người” ?!.

    Các bạn có mặt khắp nơi. U Minh Đồng Tháp Biển khơi. Trên núi trong rừng và trên không. Có nhiếu đứa lên cao quá. Võ ngọc Thành, Trần tự Quí lái máy bay sèn sẹt xé lụa trên trời. Hoặc lái trực thăng Thần Tượng 315 kiểu như Vĩnh, em của Nguyễn thị Diệng bạn cùng lớp Tống Phước Hiệp với tôi. Các bạn đội bê rê xanh, bê rê nâu, kết trắng hay mủ đỏ tung dù nhảy xuống núi. Đoàn Văn Xường, Võ Trung Tín, Trương Dưỡng, Trần Đức Nhuận, v.v. Các bạn đã lên cao quá mức tưởng tượng. Đầu đội trời nhưng chân không muốn đạp đất, mà đạp lên thói thường.

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 64

    Tôi không theo kịp các bạn. Nhưng tôi đã lò mò theo các bạn. Cũng lên cao, khá cao mà chân vẫn còn bám đất.

    Tôi đáp máy bay xuống KonTum vào một chiều cuối Đông gió lộng. Những buội tre gần phi trường gật gù tung tăng đón chào. Gió ở đây sao giống gió Tết Trà Vinh quá. Dọc đường cũng có con bò nằm cạnh đống rơm. Chung quanh tỉnh lỵ là núi, nhìn xa phải ngước đầu lên. Tỉnh nằm trong long chão. Phố xá nhỏ nhắn nhưng rất nên thơ. Kontum là tỉnh cao nguyên nằm ở cực Bắc của dãy cao nguyên Trung Phần, thuộc vùng tam biên nổi tiếng (Viêt-Miên-Lào), Đông giáp Quảng Ngãi và Bình Định (Qui Nhơn). Có biết bao là địa danh gắn liền với chiến tranh: Charlie, Dakto (Tân Cảnh), Daksut, Dakpet, đỉnh núi Chư-Pao. Trên đỉnh Chương Nghĩa có mỏm cao nhất miền Trung, trên 3.000m, là cái đuôi của dãy Trường Sơn mà Pháp đặt tên là Plateau G.I. (Garde Inhdochinoir). Có sông Dakbla quấn quít quanh tỉnh, nước chảy ngược giòng (vê hướng trời lặn), khiến KonTum gần giống cõi tiên.

    Tôi theo chân Trần Thanh lên đây. Từ phi trường vô tới chợ, tôi tìm nhà bà con của Thanh là Hạnh Sanh Hòa nằm trên đường Lê Thánh Tôn, gởi hành lý, ăn tô hũ tíu xong, xách cái bị nhỏ lên đồi căn cứ của Tiểu Đoàn 36 Pháo Binh tìm Chung Hữu Hạnh (quê ở Chòm Hổm). Tay bắt mặt mừng gần rơi lệ. Tối tôi ngủ lại trong căn cứ của Hạnh. Ngay đêm đầu tiên đó, tôi được dàn chào bằng hàng chục hỏa tiển 107 ly của con cháu “bác Hồ” mang từ Liên Sô qua. Tôi run như thằng lằng đứt đuôi. Trung-Úy Hạnh rất bình tỉnh, trong tích tắc nhảy ra bãi chỉ huy phản pháo. Tiếng nổ rền cả bầu trời KonTum. May quá trái pháo đầu tiên rớt cách chỗ ngủ chừng 5 thước mà vẫn bình an, vì tất cả đạn pháo thuộc loại chạm nổ chớ không xuyên phá.

    Hôm sau tôi nhận nhiệm sở. Đây là bước đường thứ 3 trong cuộc đời áo cơm. Tôi gặp nhiều người TV khác nữa. Ngạc nhiên nhứt là thương hiệu Mậu-Ký cũng có ở đậy. Châu Sến con ông Mậu Ký, rể của nhà máy chà gạo Tân-Vinh trong Trốt cũng làm nghề chuyên chở tuyến đường Sài-Gòn Kontum. Thâm tình với Năm Sũng (Châu Sến) có từ thời đó. Hiện nay Chành Năm Sũng vẫn nổi tiếng và hoạt động mạnh ở Trà Vinh. Một bạn nối khố khác là Đoàn Công Danh cứ xẹt qua xẹt lại theo Bộ chỉ Huy tiền phương của Sư đoàn 22BB. Sau khi ĐT Đạt bị mất tích tại Tân Cảnh (1972) thì khó mà gặp Danh. Sau đó lại có thêm tân sĩ quan Ng.v. Hồng (con Sư cô trong chù Phổ Minh, Tri Tân), lên nhà tôi và gặp Năm Sũng. Anh em TV ngày càng đông. Còn cái anh chàng “giặc lái máy bay lên thẳng” Vĩnh, em Diệng thì cũng khó thấy mặt. Phi đoàn Thần Tượng 315 đóng căn cứ tại

    Nha Trang và phụ trách chuyễn vận cho các tỉnh Vùng 2, QK2. Và một thằng oai hùng hết cỡ là anh chàng Phòng 7 nha kỹ thuật Đoàn Lý Đáng. Anh ta chuyên đi mây về gió, thỉnh thoảng hạ cánh thiên thần gặp anh em giây lác cùng nhau hàn huyên tâm sự, kể chuyện quê nhà. Đáng giới thiêu với tôi hai tay thật dễ thương: Th/U Lân (Bắc) và Th/U Tâm (Bình Định). Vòng tay của Trà Vinh sao mà rộng quá.

    Kontum là tiền đồn cho nên ít khi yên ổn. Dân tình ở đây cũng hiền như dân TV. Đại đa số theo Công-Giáo, có Tòa Giám Mục đẹp nhứt vùng cao nguyên. Chúng tôi vẫn tìm đến bên nhau. Có lúc tôi và Hạnh cùng mướn nhà ở chung ở đường Nguyễn Huệ gần Nhà thờ Tân Hương. Năm Sũng lên xuống Sài gòn thường mang về cho anh em những thức ăn đồng ruộng miền Nam. Cuộc chiến ngày càng nóng rát. Kontum ăn pháo như cơm bữa. Riết rồi cũng quen. Pháo kệ pháo, cứ đi ăn bún bò Huế nữa đêm cho ấm. Thứ bún bò Huế chính gốc vừa ngon vừa cay độc đáo, ăn vô ấm lòng khách tha phương. Con gái ở đây chuyên mặc áo dài, y chang cung cách người Huế. Có rảnh tôi lái xe theo QL 14 xuống Pleiku chơi, cách đó 42 km. Trong khi Kontum nằm dưới lòng chão, cát trắng như cát Trà Vinh và xung quanh cây cối xanh um. Thì Pleiku, ngược lại, nằm trên cái đít chão lật úp, tức nằm trên đồi, đất đỏ au, mưa lầy bùn dẽo như keo, đi bộ phải mang giày bút. Pleiku cao 1.100m trong khi Kontum cao 900m, cho nên chiều Pleiku lúc nào cũng mát lạnh như mùa đông. Chung quanh tỉnh là những đồi trọc đỏ tươi, ít thấy bóng cây. Từ Pleiku chạy dài xuống tới Ban mê Thuột thuộc vùng đất núi lửa xưa. Phía Bắc tỉnh ly Pleiku có cái đồi, trên đó có đài Đức Mẹ, có tượng Phật Bà và cái miệng núi lửa đã biến thành cái hồ lớn, gọi la Biển Hô. Kế đó là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, do tướng Dzu rồi tướng Toàn trụ trì. Sát bên là Phi Trường Cù-Hanh, thuộc loại lớn. Cạnh Quân Đoàn là Bệnh Viện 2 Dã Chiến. Thỉnh thoảng

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 65

    có gặp lại tại đây bác sĩ Diệp Tuấn Khải cũng là cựu học sinh 3T, là 1 trong những bạn thiết. Mừng còn gì bằng.

    QLVNCH hành quân giải tỏa Quốc Lộ tại Kontum 1968

    Có lúc khác tôi còn lái xe xuống núi, lần theo

    quốc lộ 19, vượt đèo Mang Vang, rồi đèo An Khê qua đồng Phú Túc mênh mông hướng về Bình Định cách 200km, rồi rẽ phải vào quốc lộ 1, qua đèo Cù Mông, qua Phú Yên (Tuy Hòa), vượt đèo Cả, qua cầu Đà Rằng, qua đèo Rù Rì vô Nha Trang (Khánh Hòa) chơi. Tổng cộng hơn 500km. Đường biển miền Tuy Hòa đẹp quá. Biển Đại Lãnh cũng tuyệt. Kontum đã qua 2 thời Tiểu Khu kiêm Tỉnh Trưởng Hợp Đoàn rồi Nguyễn Bá Thìn tự Long. Tháng 3 năm 1972 nổ ra trận mùa hè. Tân Cảnh mất. Tháng tư thị xã Kontum mất một nửa. Pháo rót vào phố ngày đêm. Chịu đựng riết cũng quen, cứ lội ra chợ hoang chơi, chừng nào nghe tiếng đề-ba thì định hướng kiếm chỗ núp. Lần đầu tiên có hỏa tiển tầm nhiêt, đại pháo 130 ly, xe tăng T54 áp đão phe mình. Còn mấy thứ roc-ket 107, 122 ly là đồ bỏ. B52 dôi bom sát tình, non 1 cây số, làm tức cả ngực. Bạn bè tạm phân tán. Tháng 5 Đại Tá Lý Tòng Bá giải vây tỉnh lỵ Kontum. Ông TT Thiệu ra gắn lon Chuẩn Tướng cho Lý Tòng Bá tại mặt trận. Gom lại chỉ còn Năm Sũng, Chung Hữu Hanh và Tôi. Hạnh lên Đại Úy đặc cách nắm Tiểu Đoàn Trưởng 63 Pháo. Thỉnh thoảng Đáng từ Pleiku bay lên, tặng riêng cho tôi vài trang bị hộ thân. Căn cứ của Hạnh dời đi đóng bọc hậu đỉnh núi Chư Pao, cách tỉnh cỡ 25 cây số về phía Tây Nam. Chư-Pao nằm sát QL 14 cách tỉnh chừng 10 cây số về phía Nam, coi như yết hầu lưu thông của Kontum với bên ngoài như Pleiku, Bình Định. Phía Bắc chỉ yên tới Võ-Định, đã bị khóa bởi bộ đội viễn chinh của Lê Duẩn. Tôi thường hay lái xe băng qua 2 làng đầy ruộng lúa Phương Hòa và Tân Điền để lên lưng chừng núi thuộc xã Plei-Sa thăm Hạnh. Và chính đó là những lần cuôi anh em gặp nhau. Kontum di tản, tôi đi về Nam. Hạnh sau đó bị bắt đưa ra Bắc, bị trở chứng sốt rét rừng, từ giả bạn bè và gia đình tại đó. Bích Phương, em gái của Lòi Chói lò heo, có được cháu Quân (trai) và một cháu gái tên

    gì tôi quên. Cháu Quân hiện giờ ở đâu, cũng đã 39 tuổi là ít. Chung Hữu Hạnh, một học sinh nông dân, vai u thịt bắp, nhưng học không thua ai, cầm cuốc cũng giỏi, ngày ngày cởi xe đạp đi ngang nhà ai ở xóm mộc Long Bình có tên bắt đầu bằng Giang (??) rồi trở thành Hàn Giang Thi Sỹ. Hạnh ơi!! Người rời Kontum sau cùng là Năm Sũng và Hồng Phổ Minh Tự.

    Bây giờ, vòng tay thân ái dang rộng hơn, khắp năm châu. Ai bầm nát quê hương, ai xé nát dân tộc, ai hủy hoại văn hóa truyền thống, ai gây cuộc chém giết ngu xuẩn vô ích kéo lùi lịch sử, ai làm con dân tản lạc khắp nơi? Các bạn ơi, chúng ta vẫn giữ lấy vòng tay thân ái. Tinh thần Trà Vinh bất diệt./.

    Lâm Thành Hổ 8/2008

    TỪ HẢI ĐẢO VỀ

    Tao về Sài gòn nhập ngủ Tỉnh như con mèo khuya Chuyến phi cơ quân sự Từ hải đảo bay về Bốn mươi lăm phút trên cao Đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhứt Không khí chiến tranh bùng đầu Trời Thủ Đô mang tao trở về cơn sầu cũ Hai trăm ngày hải đảo bình yên Trong một nước đang chiến tranh Sài Gòn vẫn như xưa Hoan lạc quay cuồng Ồn ào và vô tâm Đạn nổ ngày đêm Chết chóc tính từng phút Quen rồi! Mọi người sống lặng câm Tao như loài rong . Trôi về đây buồn muốn khóc.!

    SG/4/66 Huỳnh tâm Hoài

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 66

    Nhöõng Ngöôøi Baïn Cuûa Toâi Ph cho Ph

    Từ ngày định cư trên đất Mỹ, tôi có dịp được gặp lại những người bạn cũ cùng quê hương Trà Vinh. Và cũng từ ngày hội Đồng Hương Trà Vinh ra đời. Nơi đây đã bắt nhịp cầu cho tôi có cơ hội gặp thêm nhiều bạn nữa, các bạn nầy đã một thời cùng học chung với tôi từ thuở nhỏ lúc còn ở Tiểu Học đến Trung Học. Sau đây tôi sẽ kể lại những cuộc hội ngộ cùng bạn theo thứ tự thời gian. Từ ngày định cư trên đất Mỹ, tôi có dịp được gặp lại những người bạn cũ cùng quê hương Trà Vinh. Và cũng từ ngày hội Đồng Hương Trà Vinh ra đời. Nơi đây đã bắt nhịp cầu cho tôi có cơ hội gặp thêm nhiều bạn nữa, các bạn nầy đã một thời cùng học chung với tôi từ thuở nhỏ lúc còn ở Tiểu Học đến Trung Học. Sau đây tôi sẽ kể lại những cuộc hội ngộ cùng bạn theo thứ tự thời gian.

    NGƯỜI BẠN THỨ NHẤT Ngày 10-4-2001 Bửa cơm chiều nay thật sự tôi ăn không vô; tâm tư tôi đang xáo động, có cái gì làm cho tôi nôn nao khó tả, tôi bắt no ngang. Xin nói mau, tôi đang có nỗi mừng vì tôi sắp đi đón bạn tôi ở phi trường Los Angeles. Phải nói hai người bạn mới đúng hơn. Vì một người là bạn học cũ, còn một người cũng là chỗ quen biết sơ giao. Phi trường Los đây rồi. Nhìn lên màn hình thấy chuyến bay của bạn tôi đến đúng giờ. Tôi đến Gate 21 đứng đợi ở chỗ lối ra. Tôi không phải chờ lâu. Chiếc Delta 16 vừa đáp xuống phi đạo. Khi máy bay đã ngừng hẳn, cửa hành khách bật mở. Thang tự động thả xuống. Những người khách lần lượt kéo hành lý rời tàu. Tôi đứng đợi, dù lòng có tự tin vì hai năm trước đây lúc về thăm quê hương VIỆT NAM tôi có dịp may gặp bạn song lòng vẫn thấy hồi hộp. Kìa, hai

    khách nữ vừa đi tới cửa lối ra. Nụ cười quen thuộc của bạn rạng rỡ trên môi. Tôi bước thẳng tới lối ra. Hai người bạn đã gặp lại nhau. Mặt nhìn mặt, tay bắt tay. Cuộc hội ngộ giữa hai người bạn làm người tài xế cũng vui lây. Trên đường từ phi trường về nhà, thôi thì bao nhiêu chuyện được “tuôn ra” giữa hai người bạn. Thời gian bạn ở chơi, tôi có đưa bạn đi shopping, đi Disneyland coi đốt pháo bông, múa nước. Đi thương xá Phước Lộc Thọ và ghé khu phố Bolsa thưởng thức những món ăn đặc biệt mà những nơi khác không có; còn ở tại nhà tôi, tôi cũng đãi bạn được món cá chiên kèm với mắm tép và rau sống. Hôm đó bạn tôi ăn no quá vì ngon miệng. Tôi phải pha trà gừng cho bạn uống mau tiêu. Tính ra thời gian bạn tôi ở chơi nhà tôi, ngủ được ba đêm hơn hai ngày. Sáng ngày 13-4-2001 lúc 9 giờ sáng tôi đưa bạn ra bến xe đò Hoàng để về lại Bắc Cali nơi có gia đình con gái bạn. NGƯỜI BẠN THỨ HAI

    Người bạn nầy và tôi là đôi bạn đồng song cùng học ở bậc Tiểu Học. Chẳng những chung thầy chung lớp mà còn ngồi chung bàn và lại ngồi cận bên nhau. Tánh hai đứa cùng hiền hòa dễ dãi nên dễ thân nhau.

    Do một sự tình cờ bạn tôi đi dự tiệc cưới gặp người quen cùng quê Trà Vinh. Người nầy mới kể ra những người quen biết lúc còn ở Cali. Trong số những người được kể có tên ông xả tôi và còn nói thêm: Anh Ph có người vợ cũng có vần Ph. Bạn tôi nghĩ đây có thể là người bạn học cũ của ngày xưa đây chăng? Lần theo số phône bạn gọi thử, thì ra đúng rồi. Th và Ph đã gặp lại nhau trên phône. Phải nói là cả bao thập niên rồi hai người bạn mới nghe lại tiếng nói của nhau.

    Một ngày đầu tháng 5-2007dl. Thật bất ngờ. Tôi nhận được thư của bạn cho biết đã xuống đến Cali. Bạn nói với tôi cho bạn địa chỉ nhà để bạn đến thăm ngay. Lúc ấy ông xả tôi đi làm chưa về, còn tôi đang giữ đứa cháu. Nhà cửa lại lôi thôi quá tiếp bạn như vậy không thoải mái. Tôi mới hẹn với bạn. Thôi để chiều ông xả về mình sẽ ra gặp bạn. Bạn tôi nói: Thôi để cho tiện bạn sẽ đứng trước cửa thương xá Phước Lộc Thọ “ chỗ ba ông”. Đó là lời bạn nói với tôi.

    Trên đường đến “điểm hẹn” ông xả tôi làm tài xế. Xe vừa dừng lại ở bãi sau, tôi bước ngay xuống xe không đợi ông xả như mọi khi. Tôi đi thẳng vào cửa

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 67

    sau theo lối đi giữa hai thương hiệu trong thương xá lần về phía trước. Tôi đi như thế nào mà khi nhìn lại thấy đã bỏ ông xả một khỏang xa. Không nôn sao được! Chỉ trong chốc lát nữa đây tôi sẽ gặp lại bạn tôi! Ra khỏi cửa chính, cạnh hồ nước, thóang thấy bóng người đàn ông đang ngồi và phía trước đó cạnh lối đi có một Cô vận đầm xanh đứng nhìn ngang như đón ai. Tôi không để ý cứ rẻ phải qua chỗ “ ba ông” vì bạn tôi nói sẽ đứng đợi ở đây mà. Thật thất vọng làm sao ! Tôi chẳng thấy ai đứng gần đó hết. Tôi móc phône tay ra gọi. Vừa lúc ấy có bàn tay ai đặt nhẹ lên vai tôi và một giọmg nói quen quen cất lên:- Đến để nhìn coi có quen không? Tôi vội ngẩng lên . Thì ra người mà tôi gọi là cô bận áo đầm xanh lúc nảy chính là bạn tôi. Bạn đã nhận ra tôi. Tôi cũng nhận được bạn. Nhìn kỹ lại mới thấy còn những nét quen thuộc của ngày xưa.

    Cùng đi với bạn còn có ong xả đi kèm cũng như tôi. Thế là bạn với bạn, ông xả với ông xả. Cả bốn người cùng vào quán nước để hàn huyên tâm sự. Chuyện cũ, chuyện mới, chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay...có dịp nổ.

    Trong câu chuyện phần lớn là nhắc đến những kỷ niệm xưa. Tôi có nhắc với bạn về buổi chia tay của mùa hè năm nào khi bạn nói lời từ giã và tạm biệt. Bạn sẽ đi học xa ! Buổi học cuối cùng của hai đứa đi dưới hàng me, hàng sao rồi đến hàng dầu trước cửa nhà tôi mới chia tay. Từ dạo ấy, bạn và tôi kể như xa cách mỗi người mỗi ngã không biết gì về nhau nữa. Bạn có nhắc với tôi có những buổi học được cô giáo cho về sớm bạn hay ghé nhà tôi chơi cũng như có khi tôi đi theo về nhà bạn. Đặc biệt có một đêm bạn ngủ lại nhà tôi. Thật tình khi nghe bạn nhắc tôi chỉ nhớ man mán thôi. Về nhà moi lại ký ức tôi mới nhớ rõ lại là : Hôm đó nhà trường có tổ chức liên hoan tất niên. Tiệc thường bắt đầu vào chiều cho đến tối. Vì khi màn đêm buông xuống những cây “ mai giả” mới đẹp rực rỡ dưới ánh đèn. Với tuổi trẻ mà lại về hơi muộn như vậy nên ba mẹ bạn mới cho bạn ngủ ở nhà tôi để sáng về cho tiện là như vậy. Nhà bạn cũng có xa xôi gì đâu chỉ cách nhà tôi có một khu phố thôi.

    Sau buổi gặp ngày hôm ấy, tôi có mời vợ chồng bạn đến nhà tôi chơi, dùng bửa ăn do tôi nấu. Tôi đưa bạn ra vườn sau khoe cây trái ông xả tôi trồng. Về lại Dallas-Texas chẳng bao lâu tới họp mặt Hè ở Mile Square Park hai ông bà cũng có qua và vào đầu năm 2008 bạn và ông xả cũng có dự buổi họp mặt Xuân Đồng Hương Trà Vinh ở King Habor.

    Nhạc sĩ Thanh Sơn chia tay với người bạn từ mùa Hè năm nào đến nay chưa bao giờ gặp lại nên phải mang Nỗi Buồn Hoa Phượng, còn bạn đã tìm gặp lại tôi.

    NGƯỜI BẠN THỨ BA

    Người bạn nầy hiện ở tiểu bang Nebraska. Thuở nhỏ cũng chung trường chung lớp và cũng “có duyên” được cô giáo xếp ngồi chung bàn, bạn cũng hiền và vui tánh. Song bản tính bạn phải là con trai mới đúng hơn. Ngồi gần nhau được một thời gian thì cô đổi chỗ.

    Kỷ niệm nhỏ giữa bạn và tôi mà đến nay tôi cũng còn nhớ. Đó là một hôm bạn đến nhà tôi chơi và rủ tôi đi Bưu Điện Trà Vinh hái khế. Ban đầu tôi không chịu đi vì tôi có quen biết ai ở đó đâu ! Sợ đến đó hái bị người ta đuổi cũng quê. Bạn tôi trấn an tôi: - Không sao đâu ! Tao có quen mà. Tuy lòng còn e ngại. Song khi nhớ đến những trái khế ngọt chín vàng tôi đứng nhìn thèm thuồng mỗi khi có dịp đi bỏ thơ, tôi không dừng được. Tôi đi theo bạn.

    Tới nơi, bạn tôi tự nhiên trèo lên cây, tôi còn nấn ná đứng dưới nhìn. Bạn tôi giục: Lên đi Ph, hổng có sao đâu. Tới lúc nầy, tôi mới đủ can đảm leo lên. Bạn và tôi đang ở trên cây thì có người đàn ông lớn tuổi trong Bưu Điện đi ra. Ông nhìn lên cây và hỏi : Hai đứa nào vậy bây ? Bạn tôi trả lời với người ấy bạn là con cái nhà ai . Tôi thấy ông ấy làm thinh tức là có quen rồi. Ông lại nhìn lên tôi hỏi: - Còn con nhỏ nào đây ? Tôi thấy hơi rung song bạn tôi trả lời tỉnh bơ: Bạn của con à. Người ấy không nói gì và bước vào trong. Thế là khỏe rồi, tự do mà hái. Tôi thầm phục bạn tôi và nghĩ. Nhỏ nầy chắc ba của nó cũng “cớm kẹo” gì đây.

    Người bạn thứ ba nầy tôi chưa có dịp gặp mặt. chúng tôi chỉ liên lạc với nhau qua đường dây điện thoại. Vì lý do sức khỏe và hòan cảnh gia đình bạn phải vào Nursing Home để tiện việc chăm sóc. Gần như hằng tuần tôi đều gọi bạn, vì tôi nghĩ bạn cần có tôi.

    Bạn tôi cũng có nói với tôi là nơi chỗ bạn ở có người bạn rất có lòng. Người bạn nầy có họ một loài hoa, tên Nh. Nh cũng la bạn học cũ của tôi hồi ở Công Lập Vĩnh Bình. Tuy không biết lái xe, nên mỗi lần đi đi thăm bạn phải nhờ con đưa. Bạn nầy tôi tới thăm bạn thường lắm và còn mang theo những thức ănViệt Nam mà ở Nursing Home không có, họ chỉ cho bịnh nhân ăn tòan thức ăn Mỹ.

    Mỗi khi nhớ đến người bạn nầy lòng tôi trĩu nặng. Nơi đầu lưỡi nghe như có mùi vị đắng. tôi không khỏi ngẫm nghĩ về sự “vô thường” của kiếp đời người.

    Mỗi lần gặp lại bạn, tâm hồn tôi như thấy trẻ lại. bạn và tôi như những con chim lạc đàn nay tìm gặp lại nhau, cùng nhau hân hoan cất tiếng hót. Gặp lại bạn tôi, tôi cảm thấy như được uống vào liều thuốc bổ. Tình bạn như có sắc màu để tô điểm cho đời thêm đẹp, thêm tươi....

    Ph cho Ph

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 68

    Tìm Baïn Boán Phöông

    NỮ 45 tuổi đẹp sang,

    Có nhà, có tiệm, không màng lợi danh. Em yêu mái ấm yên lành,

    Ba lần ly dị mấy anh chồng lười. Anh nào phong nhă tốt tươi,

    Yêu người chung thủy xin mời đến em.

    NỮ 50 tuổi đen d ̣òn, Ba con, bốn cháu lon ton đầy nhà.

    Chồng nay bám gót người ta, Chính chuyên, em chẳng kêu ca buồn phiền.

    Anh nào thông hiểu nỗi niềm, Nếu trên bốn chục cảm phiền viết thư.

    NAM 55 tuổi thành công,

    Nhà to, xe đẹp rộng l ̣òng yêu thương. Cuộc tính gẫy gánh giữa đường,

    Vợ xưa cáo giác anh thường kiết keo. Anh nay dám hứa một lèo,

    Em nào dễ mến anh đèo anh chia. NAM 70 tuổi hiên ngang, Dẻo dai, job tốt, nhà sang nhất miền. Tháng tháng nhà nước phát tiền, Ngồi xe Mỹ lái liên miên cả ngày. Tìm em gái Việt thơ ngây, Ai muốn qua Mỹ anh đây sẵn sàng.

    NỮ 75 tuổi dịu dàng, Chồng con bỏ lại lang thang chợ đời. Thân già lặn lội ngược xuôi, Đi chùa, đi chợ lôi thôi lạc đường. Tím người cùng cảnh đoạn trường, Nắm tay đi tiếp quăng đường dở dang. NỮ 60 tuổi xinh ngoan, Cả đời chăm sóc lo toan việc nhà. Chồng về Nam Việt năm qua,

    Gặp cô con gái bán ba mê liền. Em nay chán cảnh ngồi thiền, Anh nào yêu bé cho tên tặng h ́inh. NỮ 65 tuổi giỏi dang, Chồng vừa khuất núi v́i mang bệnh già. Các con nay lớn ở xa, Cảnh nhà đơn chiếc vào ra một mính. Anh nào tức cảnh sinh tính, Biên thư, điện thoại, gửi h́inh em coi.

    Nuï Cöôøi Treû Thô

    Một trận bóng đã quốc tế sắp diễn ra. Một chú bé 10 tuổi vào cửa với tấm giấy mời danh dự ngồi ở khán đài A. Người soát vé hỏi: - Vé này mời cha cậu. Tại sao cha cậu không tới xem? - Cha cháu bận việc ở nhà. - Bận việc gì? - Dạ, ổng đang tìm tấm vé mời này ạ!

    - o O o –

    Sau tuần học đầu tiên ở trường, cô bé 6 tuổi bày tỏ với mẹ: - Con nghĩ mình đang phí hoài thời gian ở cái nơi đó! - Sao thế con ? - mẹ bé hỏi. - Họ biết con không thể đọc, không thể viết, vậy mà họ lại còn không cho con nói chuyện với các bạn trong lớp nữa.

    - o O o –

    Cậu bé mở cuốn kinh thánh cũ của gia đình. Từng ngón tay cậu thích thú lật giở từng trang sách cũ. Bỗng nhiên, cậu dừng lại, tròn xoe mắt chăm chú nhìn một chiếc lá ép khô giữa 2 trang sách. Cậu bé gọi to: "Mẹ ơi, xem con tìm thấy gì này!". - Có gì vậy con ? Không giấu nổi sự thích thú và tự hào, cậu bé trả lời mẹ: - Con đã tìm thấy chiếc quần lót của Adam ạ !.

    - o O o –

    Kẻng tan học, nữ sinh lớp 12 túa chạy ra cửa làm cho ông thầy phải ra sau cùng. Ông nhìn thấy cái bóp của một nữ sinh bỏ quên trên bàn học vội vàng cầm lấy và chạy theo kêu đám nữ sinh: " Bóp em nào đây?" Một nữ sinh chợt nhớ ra mình đã bỏ quên cái bóp vội vàng chạy lại phía ông thầy và hớt hải la lên: "Bóp em thầy, bóp em thầy, bóp em"

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 69

    Giây phút thật lòng

    Trên giường bệnh, một bệnh nhân hấp hối đưa bàn tay run rẩy nắm chặt lấy tay của ông bạn nối khố cũng là người hùn hạp làm ăn chung bao năm qua trong một công ty, nói trong hơi thở đứt quảng: - Đến lúc nầy…tớ phải nói cho cậu biết một sự thật…mà tớ chôn giấu trong lòng bấy lâu nay…Nếu không nói ra được…tớ sẽ không yên lòng nhắm mắt.

    Người bạn rất cảm động lên tiếng : - Tớ nghe đây, cậu cứ nói đi ! - Nghe nầy !...chính tớ đã ! đã ! lấy trộm 100 triệu trong két của công ty…và bán bí quyết công nghệ cho hảng đối thủ…Tớ thật là tồi tệ. Hảy tha thứ cho tớ nhé! ... Chưa hết…tớ và vợ cậu đã …ăn nằm với nhau nhiều lần… Người bệnh nói đến đây trào nước mắt và nấc lên từng cơn sau khi đã thành thật ăn năn thú tội với người bạn nối khố của mình. Người bạn kia bèn nắm chặt tay bạn mình và lên tiếng: - Thôi đừng dằn vật nữa ! Tớ sẵn lòng tha thứ cho cậu và cũng luôn thể nói cho cậu biết để khỏi phải ân hận là chính tớ đã đầu độc cậu đấy. - ! ! ! ? ? ?

    Đèo Cù Mong Cũng trên đường từ Nam ra Bắc có đoạn đi

    qua đèo CÙ MONG, và câu chuyện đó như sau: Hai vợ chồng anh nông dân gặp lúc kinh tế gia đình gặp khó khăn,ông chồng đi làm ăn xa. Đám ruộng bị bỏ phế không ai làm vì bà vợ lo không kham, bèn viết thơ hỏi chồng:

    Đám ruộng ba bờ dưới dóc mông Ông đi từ dạo đất bõ không Cỏ mọc um tùm không ai dọn Tôi mướn người cày có được không?

    Ông chồng nhận được thư vợ tức tốc trả lời ngay: Không được! không được! Đám ruộng ba bờ đất bỏ không Ông đi bỏ đất...mặc kệ ông Chớ mướn người cày gieo giống mới Ông về bờ sạt....biết tay ông!!!

    Cái may chết người Một ông già bảy mươi lăm tuổi trúng giải 100.000 đô la trong một cuộc chơi xổ số. Ông bị yếu tim, nên gia đình sợ tin kia có thể làm ông xúc động quá chết mất. Vì vậy họ nhờ mục sư nói chuyện trước với ông già. Vị mục sư làm đúng như thế - hỏi ông già rằng nếu ông trúng 100.000 đô la thì ông sẽ làm gì. Ông già nói : - Tôi sẽ biếu mục sư và nhà thờ một nửa số tiền đó. Ông mục sư lăn đùng ra chết

    Bí quyết làm giàu "Chỉ cần một đôla, tôi sẽ dạy cho bí quyết trở lên giàu có. Ai muốn biết rõ, hãy gửi đến địa chỉ của tôi một bức thư kèm một đô la" Quảng cáo này đăng trên một tờ báo. Một người đọc thấy, lập tức gửi thư kèm một đôla cho người đã đăng quảng cáo ấy. Rồi anh ta nhận được thư trả lời. Thư viết : “Chớ bao giờ tin những lời quảng cáo trên báo. Cứ như thế, chắc chắn anh sẽ trở nên giàu có”.

    Tiếu Ngạo Trà Vinh

    Töôùi Caây Thöùc giaác tröa heø voäi töôùi caây Troøn xoe oáng cöùng nöôùc caên ñaày Raø ngang xoái xaû treân choøm coû Chæa xuoáng soi moøn taän goác caây Daäu khít raøo thöa ñeàu öôùt ñaãm Khe saâu raõnh caïn cuõng trôn laày Khoâ khan haïn haùn theâm nhieàu nöôùc Keûo ñeå caây töôi bò heùo gaày.

    Nhà Sách VĂN BÚT Bị Trộm

    Trộm đạo gian manh tối lẻn vào Sáng ngày mở cửa thấy lòng đau Bạc tiền chẳng cánh bay đâu mất Sách vở không chân té lộn nhào Cửa đóng còn nguyên nơi phía trứơc Dây xiềng mở lỏng cửa đàng sau Thì ra cửa hậu cài không kín Trộm đạo ban đêm mới lẻn vào.

    Tú Rệu / nov.13.2008

    Bầu cử Cộng đồng Việt Nam tỵ nạn

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 70

    Ñoàng Höông Traø Vinh hoïp maët Heø 2008 Tuesday, July 15, 2008

    Bài & hình: Thành Tâm (Pomona)

    Little Saigon, CA - Cũng như thông lệ hàng năm, ngày “Trà Vinh Họp Mặt Hè” đã diễn ra tại công viên Mile Square Park vào sáng Chủ Nhật 13 tháng 7 năm 2008 vừa qua với hơn 300 đồng hương Trà Vinh tham gia hội ngộ trong khu Ðông Nam của công viên gần ngã tư Euclid và Warner.

    Các em đoạt giải thể thao.

    Mây mù buổi sớm Chủ Nhật vừa tan, nắng Hè

    lên rực rỡ trên công viên xanh mát cũng là lúc đồng hương đã đến tụ tập đứng ngồi từng nhóm trên bãi cỏ xanh. Lâu năm không gặp tay bắt mặt mừng, mặc sức mà hàn huyên tâm sự, nhắc lại từng kỷ niệm cũ. Nhiều người đọc trên mục “Sinh hoạt cộng đồng” của báo Người Việt, thấp thỏm chờ ngày họp mặt để gặp người quen như ông Nguyễn Minh Trí, Trung Sĩ thuộc Ðại Ðội 1 Trung Ðoàn 470 Ðịa Phương Quân tỉnh Vĩnh Bình (tên tỉnh Trà Vinh trước 1975) tìm cho bằng được “ông thầy” cũ của mình là Ðại Úy Nguyễn Văn Lợi H.O hiện cư ngụ tại Claremont.

    Mười một giờ trưa, ngày Trà Vinh Họp Mặt Hè chính thức khai mạc, hội trưởng Hội Ðồng Hương Trà Vinh là nhà giáo Văn Tường, nguyên hiệu trưởng trường trung học ở Trà Vinh hiện vẫn sinh hoạt với Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California, ngỏ lời chào mừng và cám ơn đồng hương đã chung sức góp công góp của để tổ chức hàng năm ngày Họp Mặt Hè, tạo mối dây liên lạc đoàn kết của những người cùng xứ trên đất khách quê người. Ông cũng giới thiệu những người ở xa về tham dự như nhà báo Huỳnh Văn Lang từ Connecticut. Ông Huỳnh Văn Lang chẳng những tham dự mà còn nhân cơ hội này để tổ chức

    “Ngày Hội Ngộ Gia Tộc Họ Huỳnh” là con cháu các ông Huỳnh Công Lý (phó tổng trấn Gia Ðịnh Thành thời Lê Văn Duyệt), Huỳnh Văn Viễn người có công đào kinh ông Viễn, làng Ðại Phước, quận Càng Long Trà Vinh.

    Cũng như mọi năm, thức ăn là do đồng hương mang tới theo kiểu “pot luck” và cũng thi đua để được bình chọn. Món chiếm giải hạng nhất năm nay là món cà ri gà do chị Ðỗ Thu Hà và con gái là Mạch Phương Minh, người nấu, người nêm nếm.

    Ngoài món cà ri gà hết sớm vì được mọi người “chiếu cố” nhiều, các món khác như “béo nước lùn” (bún nước lèo), bánh mặn, bắp nấu v.v... là những món đặc sản Trà Vinh đều rất độc đáo.

    Ngày Họp Mặt Hè của Hội Ðồng Hương Trà Vinh năm nay giới trẻ, thiếu nhi tham dự rất đông, các em thuộc gia đình người Việt, người Hoa, người Miên và có em mang thêm dòng máu Hoa Kỳ. Các em say mê tham dự các trò chơi thể thao như bóng chuyền, vũ cầu, nhảy bao bố v.v... Những em trong năm vừa qua có thành tích xuất sắc nơi học đường được tuyên dương và khen thưởng với nhiều hiện kim và hiện vật. Ngày họp mặt Hè ngoài trời, sinh hoạt vui chơi và gặp gỡ hàn huyên kéo dài đến 5 giờ chiều mới chấm dứt trong chia tay lưu luyến của đồng hương. Bà con hẹn gặp lại trong ngày Tết Nguyên Ðán ở một nhà hàng mà hội sẽ cho biết sau.

    Hội Ðồng Hương Trà Vinh USA là một tổ chức tương thân tương trợ, được thành lập vào năm 2000. Mặc dù chương trình chỉ hoạt động ở Hoa Kỳ nhưng hiện nay nhiều đồng hương Trà Vinh ở khắp nơi trên thế giới ghi tên gia nhập. Mục tiêu của hội là liên lạc, tương trợ về quan hôn tang tế cũng như duy trì bản sắc văn hóa Trà Vinh một nơi có sự pha trộn 3 sắc dân Việt, Hoa và Khmer. Hàng năm hội có phát hành đặc san trong dịp Tết, đến nay đã ra được 8 số với nội dung phổ thông nhưng rất súc tích. Hội cũng có một trang nhà website www.aihuutravinh.com và văn phòng liên lạc của hội đặt tại nhà sách Văn Bút trước thương xá Phước Lộc Thọ thành phố. Westminster, California. Nơi đây cũng là điểm hẹn mà người Trà Vinh khắp nơi trên thế giới có dịp về thăm Cali thường lui tới. Hội trưởng, nhà giáo Văn Tường chủ nhà sách Văn Bút khiêm nhường thường cho rằng “nói là hội trưởng nghe xôm nhưng thật ra mình chỉ là ông từ giữ chùa để bà con Trà Vinh có nơi gặp gỡ”.

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 71

    HOAN HÔ TINH THẦN ! Nhiệt tình? Hưởng ứng? Truyền thống? Hợp tác?...

    Thức ăn Picnic mùa Hè 2008, Của tuy tơ tóc,

    nghĩa so nghìn trùng ! Đến chung vui ngày hội ngộ, nhiều gia đình

    đồng hương chuẩn bị trước một cách chu đáo tỉ mỉ và chăm chỉ, lo lắng, coi công việc nầy thật quan trọng, biết ra không ai không khỏi cảm động. Cái tình đáng trân quý là nằm ở đây. Từng món ăn mang đến là bấy nhiêu tình nghĩa gói ghém trong đó. Nhai một miếng bánh, ăn một muỗng chè, hình như ta nuốt vào trong ta biết bao nhiêu là nghĩa tình.

    Năm nào Picnic Hè, tuy thủ quỷ đều có xuất tiền đặt mua một số thức ăn căn bản nhưng một số đồng hương đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Tổ Chức, khi đến đều có mang đến một số thức ăn như sau: 1. Chị Diệu 70 trái bắp nướng 2. Anh Duật (San Diego) : Một khay bánh bột lọc (Hạng Ba) 3. Cô Thúy (San Diego) : Một khay gỏi gà

    4. Nguyễn Văn Thành : Khay gà chiên và chả giò Lee Sanwiches 5. Chị Hai Việt và Bửu Hùng: Gỏi chay và Chip Potatoes 6. Nguyễn Nam: 1 trái dưa 7. Trang Phan : 7 đòn bánh tét 8. Tiên Hùynh: Bánh lọt 9. Thu Quyên: Bánh bò nướng 10. Hà Đỗ: Cari, bánh mì và trái cây 11. Phạm Thị Đông : Muffin ( bánh ngọt nướng trong khuôn nhỏ) 12. Nguyễn Văn Vui: Hột é lười ươi và 100 chả giò 13. Hùynh Văn Lang: 4 hộp Pizza 14. Bửu Tập: Bánh ống, bánh mặn và bún 15. Trần Ngọc Lang: Xôi khoai môn 16. Văn Trần: Chè đậu xanh 17. Trịnh Hảo Tâm: Chả giò 18. Chị Hòang: Bún xào 19. Phát Nguyễn: Chả giò 20. Châu Muội: 20 hộp Kim Pat Bakery 21. Võ Văn Bê: 2 hộp Pizza 22 Thạch Tạo : Ủng hộ 100 chả giò 23. Cô Nhiêm: Chả giò 24. Bà Cẩm: Xôi mặn ( Hạng Nhì) 25. Nguyễn Phước Thạnh: Một mâm nem 26. Bà Thu Hà : Cà ri gà ( Hạng Nhứt)

    Sau khi thưởng thức các món ăn đồng hương còn bỏ phiếu bỉnh bầu chọn lựa thức ăn ngon! Vui ơi là vui! Một năm hội ngộ một lần vào ngày chúa nhựt tuần lễ thứ hai của tháng 7 giống như Ngưu Lang-Chức Nữ mồng 7 tháng7 gặp nhau trên cầu Ô Thước, còn đồng hương Trà Vinh gặp nhau ở Mile Square Park! Xin nhớ về tham dự mùa Hè 2009: Chủ nhựt 12 tháng 7 năm 2009 và nhớ mang theo thức ăn cho xôm tụ. Đồng Hương Trà

    Ban Báo Chí

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 72

    Giờ khai mạc

    Giới trẻ tham gia sinh hoạt với Hội AHTV

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 73

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 74

    Từ hồ Louise đến đồng băng Columbia Minh Tâm

    Lời giới thiệu: Canadian Rocky Mountains là vùng núi rừng xinh đẹp nằm giữa hai tỉnh bang British Columbia và Alberta thuộc miền tây Canada. Hàng năm có khoảng 6 triệu du khách đã đến thăm một nơi được Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Trong bốn ngày giữa tháng 8/2008, tác giả đã vượt hơn 1.000 km từ Vancouver tới đây để tận mắt nhìn thấy những hồ nước xinh đẹp, những ngọn núi tuyết phủ quanh năm và thú vị nhứt chính là được đặt chân lên băng hà Athabasca thuộc cánh đồng băng Columbia. Bài viết dưới đây trích một phần du ký về chuyến đi đầy thú vị nói trên.

    ***** ... Sáng ngày thứ ba của chuyến đi, từ

    Calgary, chúng tôi theo đường cũ trở lại Banff để đón năm người khách tối qua đã ngủ ở đó rồi tiếp tục chương trình theo xa lộ số 1 tiến về hướng bắc. Khoảng hơn 10 giờ sáng, xe rời xa lộ để chạy theo một đường đèo vừa cong vừa dốc để lên cao dần. Chúng tôi đang đến một hồ trên núi nổi tiếng là viên ngọc của vùng Canada Rocky: đó là hồ Louise. Hồ Louise – viên kim cương của vùng núi Rocky:

    Xe ngừng trước khách sạn tên là The Fairmont Chateau Lake Louise để chúng tôi vào nghỉ ngơi và thăm viếng. Tên khách sạn có chữ “Chateau” nghĩa là một lâu đài. Đó là chuyện hồi xưa. Ngày nay, khách sạn đã được sửa chữa thành một kiến trúc to lớn và mới mẻ. Bên trong có cả những cửa hàng thật sang trọng. Khách sạn nầy là khu có người ở duy nhứt tại đây. Diện tích của nó bao gồm toàn bộ phía đông của bờ hồ. Xung quanh và xa hơn khách sạn chỉ có rừng núi.

    Chúng tôi có hơn 2 giờ để rong chơi và ăn trưa ở đây. Ai thích thì tham dự tiệc trưa của đoàn du lịch với giá 50 đô la một người. Ai tiết kiệm thì ăn ở cafeteria. Xung quanh khách sạn là một vườn hoa đẹp đẽ dẫn lối ra bờ hồ.

    Hồ Louise là một hồ trên núi cao. Cao độ quanh vùng vào khoảng 1.530 mét nên nơi đây tự hào là khu vực có người ở cao nhứt Canada. Hồ không lớn lắm nhưng nước hồ đẹp tuyệt vời. Nó có màu xanh nhạt giống như cẩm thạch. Hai bên nam bắc là hai đỉnh núi cao có tuyết phủ. Xa xa về phía tây là băng hà Victoria trắng xoá. Quanh bờ hồ có đường đi bộ để du khách dạo chơi và từ đó có thể nhìn ngắm một nơi lãng mạn nhứt của Canada từ một góc khác.

    Bây giờ là gần trưa. Hôm nay nắng đẹp nên nhiều du khách người Âu đã bắt đầu lên đường. Tay cầm gậy, lưng quảy ba lô và nước uống, họ đi bộ vào

    trong núi. Hồ Louise là một nơi rất thích hợp cho những ai thích đi bộ. Có hơn 200 cây số đường núi dành cho những ai ưa thích môn thể thao này. Ai không thích đi bộ thì có thể mướn thuyền để chèo. Lúc nầy trên hồ cũng có lác đác vài chiếc thuyền nhỏ do hai người chèo vòng quanh. Khung cảnh lúc nầy thật êm đềm và lãng mạn.

    Chúng tôi chụp thật nhiều hình ở đây. Sau đó lại lang thang đi theo đường vòng bờ hồ vào phía trong. Khi nào mệt thì ngồi nghỉ chân trên các băng ghế và ngắm nhìn cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Hôm nay là một ngày nhàn nhã. Hãy thoải mái đôi chút để tận hưởng một khung cảnh hoàn mỹ hiếm khi có được ...

    Hồ Louise nước xanh như ngọc

    Icefield Parkway - đoạn đường xinh đẹp:

    Ăn trưa xong, chúng tôi từ giã hồ Louise xinh đẹp và lên xe đi về phía bắc dọc theo một đoạn đường đẹp nhứt của dãy núi Rocky có tên là Icefield Parkway. Cao độ của con đường vào khoảng 1.500-2.000 mét. Đường uốn cong theo sườn núi. Hai bên đường là những đồi thông bạt ngàn. Xa xa là những ngọn núi nhọn hoắt cao trên 3.000 mét. Nhiều ngọn được phủ tuyết quanh năm. Thỉnh thoảng bên đường có một hồ lớn, nước xanh như ngọc. Phong cảnh xinh đẹp và trữ tình giống như ở Thuỵ Sĩ. Trưa nay trời nắng đẹp làm những vùng tuyết vạn niên trên các hốc núi phản chiếu trắng trẻo. Tôi tự hỏi, tại sao trời nắng như vậy mà tuyết không tan. Chắc là ở trên đó phải lạnh lắm.

    Sau hơn một giờ trên đường, chúng tôi ghé vào một bãi đậu xe để du khách xuống thăm một địa điểm du lịch dọc đường là Hồ Peyto.

    Hồ Peyto nước xanh như ngọc:

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 75

    Từ bãi đậu xe, ta hãy theo một đường dốc để xuống địa điểm ngắm cảnh. Đó là một bệ gỗ xây bên sườn đồi và có lan can bảo vệ để du khách có thể ngắm nhìn hồ Peyto từ trên cao chừng 50-60 mét. Hồ dài khoảng 2,8 km, rộng khoảng 0,8 km được bao bọc bởi núi cao và rừng thông ở bốn phía. Canada có hơn 3 triệu hồ, nhưng hồ Peyto luôn luôn là điểm dừng chân thú vị bởi vì nước hồ có một màu xanh tuyệt đẹp. Đó là màu ngọc thạch, xanh và sáng. Trong tiếng Anh đó là màu turquoise. Sở dĩ nước hồ có màu như vậy là khi băng tuyết tan ra, trước khi tới hồ, chúng trôi chảy qua một vùng đất đá có những bột mịn có màu xanh. Những bột màu đá nầy lơ lửng trong nước làm cho nó có một màu sắc hết sức xinh tươi. Trưa nay trời nắng đẹp càng làm cho phong cảnh thêm thú vị. Tiếc rằng du khách đông quá mà điểm ngắm cảnh lại nhỏ nên chúng tôi khó chụp được một tấm hình cho thật vừa ý.

    Hồ Peyto nhìn từ trên cao

    Đồng băng Columbia (Columbia Icefield):

    Rời hồ Peyto, chúng tôi tiếp tục lên đường tiến về hướng bắc. Một giờ sau, chúng tôi đã tới công viên quốc gia Jasper. Ở đây, có một địa điểm du lịch đầy thú vị, nơi mà chúng tôi phải vượt cả ngàn cây số để tới thăm cho được: đó là Đồng Băng Columbia.

    Ở dưới chân núi có một trạm đón tiếp và bán vé. Từ đây, du khách có thể thấy băng hà Athabasca xa xa cách đó hơn 1 km. Hai bên băng hà là hai dãy núi cao đầy phủ tuyết trắng. Phong cảnh núi non tuyết phủ nhìn từ đây cũng khá đẹp. Cả đoàn tụ lại để chụp hình kỷ niệm một chuyến đi khó quên lên vùng băng tuyết. Sau đó chúng tôi vào trong nhà để xem triển lãm và chờ hướng dẫn viên Ivan mua vé tua lên băng hà Athabasca thuộc đồng băng Columbia. Giá vé là 37 đô la Canada chưa kể thuế. Ai muốn uống thử nước từ băng tan ra thì mua. Bảo đảm nước nầy trong trẻo và ngon tuyệt chớ không phải là thứ nước đóng chai mà lại giả hiệu là nước suối như ở dưới đồng bằng !

    Đúng 3 giờ trưa, chúng tôi lên xe buýt của công ty Brewster Ice Explorer để được chở lên trạm

    trung chuyển ở lưng chừng núi. Cao độ ở trạm trung chuyển khoảng 2.000 mét. Tới nơi, ông tài xế xe buýt đùa với chúng tôi là: “Mời quý vị xuống xe và .. đi bộ lên điểm ngắm cảnh”.

    Thật ra, vừa bước xuống xe là có ngay một xe khác được thiết kế đặc biệt có thể chạy trên băng tuyết gọi là “snowcoach”. Xe được sơn hai màu đỏ và trắng với cờ Canada ở giữa. Xe nầy giống như xe buýt thường nhưng bánh xe lớn hơn rất nhiều. Mỗi bánh rộng khoảng 1 mét và cao hơn 1,7 mét. Mặt bánh xe có những “gờ” thật lớn để bám vào mặt đường. Bây giờ là mùa hè nên có thể đi xe bánh hơi. Vào mùa đông thì phải đi xe bánh xích mới chạy lên băng hà được (nhưng mùa đông thì không có tua lên băng hà vì rất nguy hiểm).

    Xe chạy xuống một đường đất dốc 30 độ rồi bắt đầu leo lên băng hà Athabasca. Người ta làm một con đường trên băng hà để xe có thể chạy chậm chậm lên dốc. Lúc xe chạy trên băng thì chúng tôi cứ tưởng rằng băng hà nầy đứng yên. Thật ra, nó đang di chuyển. Bởi vậy mới có chữ hà có nghĩa là sông. Băng hà là sông băng đó mà. Nhưng độ di chuyển của dòng sông nầy quá chậm nên ta không cảm nhận được. Mỗi ngày mặt sông chỉ chuyển động có vài chục cm mà thôi. Mặt sông băng cũng không bằng phẳng mà lồi lõm thành những nếp nhăn do sức ép từ bên trên. Băng tuyết trên băng hà nầy không trắng mà có lẫn nhiều cát bụi do nó cuốn theo dọc đường. Lúc nầy giữa trưa, trời nắng nhưng vì ở đây đã lên cao nên nhiệt độ bên ngoài chỉ khoảng 10 độ C. Hai bên đường, nước băng đang tan ra chảy xuống phía dưới. Tôi tự hỏi, nếu băng tan ra như vậy thì chỉ ít lâu nữa băng hà nầy sẽ tan hết !!! Rồi tôi tự tìm câu trả lời như sau: Thứ nhứt băng hà nầy lớn lắm, sâu tới vài trăm mét, nếu băng có tan thì cũng không được bao nhiêu so với bề dầy. Thứ hai ở đây nằm trên cao nên nhiệt độ rất thấp. Vào ban đêm nhiệt độ xuống dưới 0 độ C thì băng sẽ ngừng tan. Thứ ba là vào mùa đông, khi tuyết rơi xuống thì chúng sẽ tích tụ lại thành băng và bổ sung cho số lượng tan ra vào mùa hè. Do đó diện tích và thể tích băng hà có thể thay đổi theo chu kỳ hàng năm nhưng thì bình quân vẫn không thay đổi nhiều. Đó là lý luận, còn thực tế theo sự quan sát của các nhà khoa học, chân của băng hà hiện nay đã ngắn hơn trước đây tới 1,5 km do hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Lượng băng mới tạo ra không bù đắp đủ số bị tan ra. Những băng hà ở khắp nơi trên thế giới đều bị thu giảm kích thước. Như băng hà Victoria ở hồ Louise mà tôi đã thấy sáng nay. Trước đây nó lan phủ cả sườn núi, bây giờ chỉ còn phân nửa mà thôi. Do đó, hôm nay chúng tôi có dịp chơi trên băng hà nầy, chớ không biết vài chục năm nữa, con cái của mình có còn lên đây được hay không, hay là băng đã tan hết mà

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 76

    không có tuyết để bù lại. Hiện tượng hâm nóng toàn cầu quả là đã tới mức báo động !

    Đang miên man suy nghĩ thì xe đã lên tới bến. Bến xe nằm ở khoảng giữa lưng chừng băng

    hà và cao hơn chân băng hà khoảng 333 mét ở cao độ 2.210 mét. Đó là một nơi khá bằng phẳng để du khách đi dạo loanh quanh và chụp hình kỷ niệm.

    Ra khỏi xe, chúng tôi đã đặt chân lên băng hà Athabasca thuộc đồng băng Columbia – Canada !

    Chúng tôi đang đứng trên một tảng nước đá vĩ đại, dài 6 km, rộng 1 km và sâu cả trăm mét ! Tảng nước đá nầy được tạo ra từ băng tuyết rơi xuống hồi 400 năm trước !

    Lúc đầu tôi nghĩ rằng, băng tuyết là nước đá nên trơn trợt lắm. Muốn đi trên nước đá thì phải có giày đặc biệt có gai hay có đinh để bám vào. Tôi ngạc nhiên khi thấy ở đây, bề mặt nước đá không trơn trợt chút nào mà khá nhám nên du khách có thể đi dạo trên băng dễ dàng. Dĩ nhiên là băng cũng ướt và có thể té nhưng nếu đi cẩn thận thì cũng an toàn.

    Dạo chơi trên cánh đồng băng là một kỷ niệm khó quên

    Mọi người trong đoàn hân hoan túa ra bốn

    phía để chụp hình và cười nói thật vui vẻ. Trời nắng nhưng nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C. May nhờ không có gió nên tôi không cảm thấy lạnh lắm. Chúng tôi có thể đi xa chừng 50 mét quanh xe mà thôi, vì đi xa quá thì không bảo đảm an toàn. Nhưng tôi đâu có cần đi xa quá như vậy. Đứng ở đây, nhìn băng tuyết, nhìn những ngọn núi tuyết phủ quanh năm, nhìn lên đỉnh băng hà trắng xoá ở phía trên nơi có độ cao khoảng trên 2.700 mét thì tôi đã thoả mãn lắm rồi. Phong cảnh nơi đây nói đẹp thì không hẳn đẹp. Nhưng cảnh ở đây rất lạ đối với một người sinh ra từ một xứ sở nóng bức quanh năm như tôi. Trước đây tôi không thể nào nghĩ rằng có một ngày nào đó mình có thể đứng giữa một vùng đầy băng tuyết đầy thú vị như hôm nay. Tôi nhớ lại khi còn nhỏ, học môn địa chất lớp đệ ngũ có nói về băng hà. Học cho biết vậy thôi, chớ không bao giờ

    nghĩ rằng mình có cơ hội tới tận nơi để xem coi một băng hà nó như thế nào. Bây giờ đứng đây, trên băng hà nầy, tôi có một cảm tưởng rất tự hào vì ít ra trong cuộc đời của mình đã một lần tới một nơi có nói trong sách vở, trong chương trình học tập mà không phải ai cũng có cơ hội làm như vậy.

    Thật ra, nơi tôi đứng hiện giờ chỉ là phần ngoại biên của một cánh đồng băng rộng lớn gọi là Columba Icefield. Đồng băng nầy vĩ đại lắm vì nó rộng khoảng 325 cây số vuông trên cao độ trung bình 3.000 mét so với mặt biển. Bề dầy của tảng nước đá vĩ đại nầy là vào khoảng 365 mét (tương đương chiều cao của toà nhà Empire State Building). Đây là đồng băng xa Bắc Cực nhứt về phía nam. Hàng năm có khoảng 7 mét tuyết đổ xuống đồng băng nầy để sau đó biến thành nước đá bổ sung cho 8 băng hà như Athabasca, Dome, Stutfield ... Đồng băng Comlumbia nầy là một nơi đặc biệt trên địa cầu: Băng sau khi tan ra sẽ chảy về ba biển khác nhau là: một phần chảy về Bắc Băng Dương, một phần chảy về Đại Tây Dương và phần khác chảy ra Thái Bình Dương. Đây là nơi được Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

    Nửa tiếng đồng hồ trôi nhanh. Còi xe được nhấn lên tập họp cả đoàn để trở về chốn cũ. Mọi người lên xe nhưng hình như ai nấy vẫn còn lưu luyến rất nhiều về một nơi đặc biệt, một vùng đất lạnh mà lạ lùng và không phải ai cũng có cơ hội để đến thăm.

    Chúng tôi là những người may mắn đã được đến thăm một nơi kỳ thú. Một nơi mà chúng tôi sẽ nhớ hoài về một chuyến du hành nhiều kỷ niệm nhưng điều gây ấn tượng nhứt chính là chúng tôi đã được đặt chân lên băng hà Athabasca thuộc cánh đồng băng Columbia – Canada ...

    Du khách đang hớn hở dạo chơi trên băng hà

    Athabasca. Xa xa là chiếc xe đặc biệt để di chuyển trên nước đá.

    Minh Tâm (8/2008)

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 77

    OÂng Xaõ Naêm phuï traùch

    Côm Chieân Döông Chaâu Cơm chiên hay cơm rang (tùy theo cách gọi

    của miền từng miền) là món ăn rất quen thuộc của hầu hết gia đình Việt Nam. Đây là một món ăn đạm bạc nhằm tiết kiệm chi phí cho bữa ăn sáng. Chỉ cần vài chén cơm nấu dư vào bữa chiều hôm trước, vào sáng hôm sau phi vài tép tỏi với ít mở rồi chiên phần cơm nguội để dành, nêm vào chút xì dầu hay nước mắm chanh ớt là đã có món cơm chiên ngon lành, chắc bụng đến trưa.

    Khi vào đến hàng quán, món cơm chiên được trộn thêm với nhiều loại thức ăn khác nhau như tôm, trứng, xá xíu, đậu hột… để được mang những cái tên như cơm chiên Dương Châu hay cơm chiên Hoàng Hậu gì đó thì cũng là cơm chiên mà có người chỉ gọi đơn giản là cơm chiên thập cẩm.

    Thật sự món cơm chiên rất đa dạng tùy theo loại thực phẩm dùng kèm như ruốc sả với thịt bò, gà xé sợi v.v... Tuy nhiên với món cơm chiên Dương Châu thì phải có đủ từng ấy thứ thực phẩm mới được gọi là cơm chiên Dương Châu.

    Tương truyền rằng Vua Càn Long nhà Mãn Thanh khi ông giả dạng thường dân du Giang Nam để thăm dân cho biết sự tình, một hôm ông đến thành Dương Châu vào lúc gần nửa đêm, quá đói bụng ông tìm đến một tửu lầu. Vì quá khuya, tửu quán đang dọn dẹp chuẩn bị đóng cửa tiệm thì ông và những người tùy tùng bước vào quán gọi thức ăn. Tửu Nhị trả lời là không còn thức ăn mới và chỉ còn cơm nguội mà thôi. Nhà Vua đồng ý yêu cầu Tửu Nhị hâm nóng lại những thức đó cũng được. Tủu nhị bèn dùng cơm nguội chiên lên rồi cho vào những thức ăn khô như tôm khô, lạp xưởng, trứng chiên và những gia vị có sẵn đem lên mời khách. Có lẽ vì bụng đói và hơn nửa lạ miệng, nhà Vua và mọi người ăn một bửa thật ngon và no nê. Khi nhà vua hồi cung có làm văn thư gởi đến tữu lầu khen

    thưởng món “Cơm Chiên Dương Châu” nầy và lúc đó tửu lầu mới biết người khách đến lúc nửa đêm đó là nhà vua. Và từ đó món Cơm Chiên Dương Châu được nổi tiếng và mọi người đều biết và ưa thích.

    VẬT LIỆU – THỰC HÀNH : (cho 4 người ăn.) 1- 400g gạo (chọn loại gạo hơi khô và không quá dẽo), vo sạch, canh nước nấu cơm cho chín ráo. (thông thường 1 gạo thì 1.5 lần nước) Xới cho tơi cơm và trải ra mâm cho ráo để cơm không bị đóng cục. 2- 1 hột vịt muối, luộc chín, để nguội, lột vỏ, nghiền nhuyễn, trộn thật đều với cơm khi cơm còn hơi nóng thì trứng nghiền mới quyện đều vào hột cơm 3- 1/2 con gà ( cỡ 1/2 kg ), lóc lấy thịt rồi thái hột lựu cỡ 1 cm 4- 100g thịt xá xíu + 100g lạp xưởng cắt hột lựu. 5- 30g tôm khô trụng qua nước sôi cho mềm , vớt ra để ráo, nếu tôm khô con lớn có thể cắt nhỏ. 6- 100g đậu Hoà Lan (mua loại đông lạnh ngon hơn) đổ ra rổ cho tan đá và ráo nước. 7- 2 cái trứng gà đập ra tô , lấy cả lòng đỏ và lòng trắng đánh tan đều, nêm 1/3 muỗng cà phê muối rồi đem tráng mỏng. Khi trứng chín để nguội cắt thành dạng sợi ngắn dùng trang trí món ăn nhưng cũng có người thích cắt nhỏ ra và trộn với cơm chiên. 8- 1 củ cà rốt gọt vỏ cắt hột lựu rồi đem luộc chín với chút muối, vớt ra rổ để ráo. 9- Một củ hành tây + tỏi lột vỏ rồi bầm nhỏ. 10- Bắt chảo lên bếp , cho vào 2 muỗng súp dầu ăn rồi cho 1/2 củ hành + tỏi bầm nhuyển vào phi cho thơm. Đổ thịt gà vào xào cho thịt săn rồi cho lạp xưởng vào xào khoảng 10 phút , nhớ đảo đều tay kẻo lạp xưởng khét sẽ mất ngon. Cho tôm + thịt xá xíu + cà rốt + tôm khô vào xào cho đều rồi múc ra dĩa 11- Cho thêm 3 muỗng dầu vào chảo cho nóng rồi đổ phần nửa củ hành + tỏi bầm nhuyển còn lại vào phi cho thơm. Cho cơm vào chiên khoảng 15 phút, trộn đều tay để cơm không bị khét dưới đáy chảo. Rắc vào từng ít muối và tiêu cho vừa ăn rồi trộn đậu hoà lan, và các thức chiên trước vào, đảo cho đều tay đến khi thấy hạt cơm săn lại và bóng lên là được. Đừng để cơm khô quá. 12- Cho cơm ra dĩa, rãi trứng chiên xắt sợi lên mặt, rắc thêm ít tiêu bột và trang trí vài cọng ngò cho đẹp mắt. 13- Dọn ra ăn nóng với chén nước tương pha ớt xắt khoanh ngâm giấm đường.

    Ông Xã Năm

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 78

    HAI NGU—N TÐ TПNG Nguyễn Trung Thứ

    Ở thế kỷ hai mươi nầy, điều may mắn của chúng ta là sống trong hai nguồn tư tưởng. Nhưng điều đó làm cho chúng ta có nhiều xáo trộn buồn lo trong cuộc đời. Nỗi buồn lo lớn nhất và thấm thía nhất là niềm cô đơn khi tuổi già. Với nguồn tư tưởng cũ, người xưa đề cao đạo đức trong đời sống của nhân loại, nhất là người A-Đống. Lấy lễ nghĩa, hiếu thảo làm phương châm cho đời sống, và hạnh phúc của gia đình dính liền với hạnh phúc của cá nhân. Chính vì thế mà mỗi cá nhân có bổn phận phải bảo vệ hạnh phúc và danh giá của gia đình. Từ đó mới có khung cảnh ấm áp vui vẽ trong gia đình. Trên kính dưới nhường làm cho tuổi già được hân hoan, sung sướng và mãn nguyện. Đời đáng sống và đáng yêu. Quan niệm dưỡng nhi đãi lão đó, tức là cái ân đền nghĩa trả đó thật là công bằng. { Theo quan niệm của Khong-Mẩnh}. Nó hợp tình hợp lý. Trong đời sống con người biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, có tình nghĩa, có hiếu đạo; không bị cô đơn, thất vọng và chán nãn trong tuổi già, hay thiếu mất tình thương của cha mẹ và sự dạy dỗ khi còn trẻ. Sống nương tựa với nhau. Ngày nay nhân loại tiếp nhận nguồn tư tưởng mới của xã hội văn minh vật chất Tay-phuông. Thuyết hiện sinh, đã đưa đến quan niệm sống độc thân. Độc thân ở đây là con người thích sống theo tư tưởng, ý nghĩ và hành động của mình, họ không muốn lệ thuộc ai. Quan niệm nầy nó đi ngược lại quan niệm gia đình của người A-đống. Thuyết nầy do triết gia Đan Mạch Kiekegảd^? 1813-1855 viết ra: ‘ Ông cho rằng con người là một cá thể duy nhất và đơn độc, trong một thế giới vô nghĩa hoặc thù địch, phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình, và được tự do lựa chọn số phận của mình ’. Đến thế kỷ 20, triết gia Satre 1905-1980 của Pháp phổ biến. Thuyết hiện sinh nầy đưa đến một quan niệm sống mới. Theo quan niệm nầy, con người muốn sống tự lập, và chỉ sống cho hiện tại chớ không lo nghĩ gì đến tương lai. Ngày mai có ra sao thì ra, họ không quan tâm tới. Không muốn ai can thiệp vào đời sống cá nhân của mình. Khi còn nhỏ cha mẹ nuôi dưỡng, và lúc lớn khôn thì không bao giờ nghĩ đến công ơn sinh

    thành dưỡng dục đó. Họ coi đó là bổn phận của cha mẹ phải làm. Họ vong ơn bội nghĩa, không nghĩ đến hạnh phúc của gia đình, cố đi tìm hạnh phúc riêng cho chính họ mà thôi. Không để ý gì đến cha mẹ nữa. Con thích thì con làm, cha mẹ không thích cũng không thể nào cấm đoán được. Đừng có quấy rầy, cản trở nữa. Cái ngôn ngữ và thái độ đó là hành động của kẻ bất lương, của người con bất hiếu. Cha mẹ hết dạy con được rồi, nên bậc làm cha mẹ làm sao tránh khỏi đau lòng vì sự bất lực đó. Vì thế trong gia đình và ngoài xã hội có nhiều xáo trộn, hổn độn. Chính cái quan niệm sống độc thân nầy đã đưa đến cảnh cha con, bạn bè, chủ tớ và vợ chồng giết hại nhau vì danh lợi. Cái cảnh cướp giựt, bắt cóc, hảm hiếp rồi thủ tiêu và ma tuý, đĩ điếm tràn lan trong xã hội, làm cho xã hội bị đồi truỵ. Đời sống con người chỉ biết có đồng tiền để thoả mãn việc hưởng thụ thôi, đâu kể gì danh giá, hiếu đạo, và tình nghĩa. Sống thác loạn, làm cho gia đình và xã hội xấu đi. Nếu bạn đi quán rượu về đêm thì bạn sẽ thấy. ‘Nhìn cảnh hở hang thấy chạnh lòng, Gái tơ mơn mỡn để mình không. Nhảy múa tung tăng trên sân khấu, Trai trẻ hoan hô má ửng hồng. Cùng nhau hú hí cầm ly rượu, Thoả thích trong lòng dõi mắt trông. Vừa uống vừa la chân nhảy dựng, Cuồng loan say mê, gái ngửa lòng Năm 2003, chúng tôi đi du lịch tám nước của Au-chau^, ghé Tây Đức chơi hai ngày. Lúc sáu giờ sáng mỗi ngày đều có cô gái vũ thoát y trăm phần trăm ở trên màng ảnh ti-vi, quán rượu về đêm ở Pháp cũng vậy. Nó làm cho các nhà đạo đức phải ngửa mặt lên trời kêu vài tiếng: trời ơi, đạo đức còn đau.ròi^. ngậm ngùi rơi lệ nói: ‘Thôi đừng chơi dại nữa em ơi, Chướng mắt làm sao xấu mặt người. Cái đó muôn loài đều có cả, Khoe nó làm chi bẫn mắt thội Ở Bĩ thì gái điếm ngồi trong phòng kiếng để câu khách, mới nhìn qua tôi tưởng hình giả, khi xem kỹ lại đó là người đẹp thật. Đồng tính luyến ái, người chẳng nên người. Cảnh nầy làm cho bản tính của con người trở nên xấu xa, tồi tệ, vì nó đi ngược lại hành động, đức tánh của vạn vật sống trên địa cầu. Khi cần giao

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 79

    hợp thì theo bản tánh bẩm sinh, hai phái phải khác giống với nhau mới hợp tình hợp lý.

    ‘ Giống nào cũng giống của trời cho, Muốn được tồn sinh phải ấm no. Giống đực sống chung cùng giống cái, Nối dõi tông đường mới khỏi lo. Đời sống ngày nay đã có khác, Giống thì cùng giống lấy nhau chơi. Vạn vật chúng ta tìm không thấy, Chỉ thấy chung quanh có giống ngưới’.

    Đời sống theo thuyết hiện sinh làm mất tình thương của gia đình. Gây ra cảnh cô đơn, buồn bã cho cái tuổi già. Khi cha mẹ còn sống, họ không lo lắng hay nghĩ tới chuyện săn sóc, giúp đỡ lúc yếu đau. Đến lúc chết, họ ráp nhau lại chia tài sản. Cái di vật quý báu của cha mẹ từ nay không còn nữa để làm kỷ niệm. Thậm chí có nhiều người chết thúi ở trong nhà một hai tuần lễ, cũng chẳng ai hay. Khi tôi mới đến Úc, tôi mướn một căn nhà, bước vào có mùi hôi khó thở và bẫn lắm. Tôi liền hỏi lại người ở bên cạnh, họ cho biết là ông già ở đó đã chết thúi sau hai tuần người ta mới hay. Tôi liền trả lại căn nhà cho chủ. Đối với người Tây Phương họ đã quen cái cảnh cô đơn nầy rồi, cho nên nhà dưỡng lão nơi nào cũng có, nhất là ở nước Úc và ở các nước Tây Phương giàu có. Xã hội Úc may mắn có tài nguyên phong phú, đất rộng dân thưa. Đời sống dân Úc hiện cao đứng hàng thứ ba, thứ tư trên thế giới. Tuy nhiên vẫn còn một số đông không có nhà ở, về đêm họ phải ngủ trên vĩa hè ngoài đường. Hành trang của họ là một cái ba-lô. Cái cảnh chiếu đất màn trời nầy, cho tới bây giờ xã hội Úc vẫn còn hơn một trăm ngàn người đang gánh chịu đời sống trôi nổi đó. Họ gọi là những người ‘không nhà. Người già được chánh phủ nuôi dưỡng và săn sóc chu đáo, nhờ đó cũng không tủi thân. Nếu chẳng may lọt vào các nước nghèo đói không có an sinh xã hội, thiếu hụt mọi bề thì than ôi đời sống còn gì đau khổ hơn. Nhìn chương

    trình Big Brothẻ chiếu trên ti-vi, tôi thấy đời sống giới trẻ không đẹp chút nào cả, không có tinh thần đạo đức, và họ cũng không nghĩ gì đến tương lai. Đó là một lớp trai gái chưa nên người, làm gương xấu.

    Người A-đống bây giờ đang sống trong hai nguồn tư tưởng ngược chiều như vậy. Nhất là người Việt Nam sống ở hải ngoại, nên rất ê chề thất vọng. Khi hội nhập vào xã hội mới, gia đình chưa có thay đỗi, còn giữ được phong tục, tạp quán và lễ giáo của người Việt Nam. Lúc đó con trẻ nghe lời cha mẹ dạy bảo, ngoan hiền và có hiếu thảo. Khi lớn lên, học hành xong và bước vào sinh hoạt của xã hội Tây Phương, thì lớp trẻ nầy có một cái nhìn mới, một luồng tư tưởng mới và một đời sống mới. Đời sống hiện sinh. Họ chỉ biết sống cho hiện tại để được thoả thích chớ không nghĩ gì về tương lai và gia đình thân tộc. Ngày mai có ra sao cũng được, họ không quan tâm đến. Do đó từ nay trở về sau cha mẹ có dạy bảo hay nhắc nhở điều chi họ cũng không vâng lời, thậm chí còn cải lại cha mẹ, hoặc bỏ nhà ra đi. Họ cho lý lẻ của họ hợp thời, của cha mẹ thì hủ lậu. Họ vô tình vì không hiểu, hay họ hiểu mà họ bị quyến rủ bỡi bạn bè chung quanh với lối sống hiện sinh, làm cho gia đình bị đổ vở. Niềm ước mơ hy vọng người con có hiếu của cha mẹ đã bị tiêu tan. Sự vui sướng của cha mẹ trở thành niềm đau khổ lớn không lối thoát, nên lệ trào hoen mi, cam đành ôm chịu. Chỉ còn biết than thở mà thôi. Thời mạt đạo rồi, hiếu nghĩa đâu còn ai nhớ tới. ‘Con cháu ngày nay đã hỏng rồi, Đừng mong hy vọng nữa ai ơi. Cứ lo cho nó ăn đi học, Dạy dỗ làm chi mất công thôi. Xa-hỗi bây giờ không đao-lỵ, Ai nói nghĩa nhân hủ lậu rồi. Chém cha cái thói đời đen bạc, Làm cho giới trẻ chẳng nên ngượi Để dung hoà hai nguồn tư tưởng đó, không còn con đường nào khác hơn là thế hệ già phải nhường nhịn và lắng nghe thế hệ trẻ. Lấy giận làm thương, lấy buồn làm vui. Muốn được như vậy ta nên trở về đời sống Đạo giáo của Trang Tu:’+? Coi chuyện đời không có gì là quan trọng cả. Vinh nhục không màng đến, thành bại cũng không nao núng ’. Như vậy ta mới tránh khỏi buồn lo, mà không buồn lo sẽ được vui sướng. Tại sao ta không làm thử xem coi có kết quả tốt không ? Nếu có thì ta đỡ khổ lắm, được chút niềm vui trong cái tuổi già. ‘Khi con nghĩ đến tình phụ mẫu, Là lúc mẹ cha đã qua đời

  • Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 80

    Khi con cháu biết hối hận thì ông bà cha mẹ đã qua đời. Tại sao con cháu không biết nghĩ đến cái tình của ông bà và cha mẹ khi họ còn sống cho trọn niềm hiếu đạo ? Quan niệm sống của người A-đống ngày xưa người ta chê nó đã lỗi thời, hủ lậu vì nó có cái tam cương và tam tòng. [ Tức cái quân thần cương, phu thê cương, phụ tử cương và tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ]. Ở thời đại của Khổng Mạnh, xã hội theo chế độ quân chủ chuyên chế, độc đoán. [ Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu]. Con người ở thời đại đó thà chịu chết oan, chớ không chịu mang tiếng bất trung bất hiếu, nên quan niệm của Khổng Mạnh đúng với thời đại đó. Nhưng tới ngày nay thì chỉ còn giữ lại được Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín mà thôi. Có người còn to tiếng chưỡi cái đạo đức của Khong-Mẩnh, chê nó hủ lậu. Còn thuyết hiện sinh của Tây phương người ta cũng chê nó quá đề cao cá nhân, làm cho con người tự tôn, kiêu căng, ích kỷ chỉ lo cho bản thân nên không tình nghĩa, khiến gia đình và xã hội rối loạn thêm. Do đó mới bước vào thế kỷ 21, có hơn 50 phần trăm bậc làm cha mẹ của công dân Pháp, muốn chánh phủ của họ trở về đường lối giáo dục cũ hồi 50 năm về trước. Như vậy họ đã nhận thấy cái khuyết điểm lớn của thuyết hiện sinh. Thế giới ngày nay đâu phải là thế giới vô nghĩa và quá thù địch như triết gia Kiekegoảd? đã nói, mà là một thế giới có tình thương, và đùm bọc cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Thế giới mà con người ai cũng ham sống và muốn sống vì nó đẹp lộng lẫy ở trần gian, khó tìm đâu ra được. Vậy tại sao ta không dung hoà hai nguồn tư tưởng đó, để đạt được một quan niệm sống hoàn hảo tốt đẹp hơn ? Giữ lấy cái tốt của người xưa nhu:’+ Nhân, Lễ, Nghĩa, rồi phối hợp với cái hay của thời nay là ‘ con người được tự do lựa chọn đời sống của mình ’. Làm được như vậy mới cận nhân tình và hợp tình hợp lý. Đời sống đẹp biết bao. Đời đáng sống với ý nghĩa cao cả của nó. Như thế chúng ta đã biến đỗi trái đất nầy thành thiên đàng rồi, còn gì quý hơn. Để củng cố đạo đức bị lãng quên, chánh quyền Trung-Quốc đặt những hình phạt sau đây sẽ áp dụng cho những đứa con bất hiếu với cha mẹ. Theo tài liệu của Huy Phương trong quyển sách Ấm Lạnh Quê Người: ‘’ Nhà cầm quyền cộng sản của Trung Quốc ngày nay, đặt những hình phạt sau đây sẽ áp dụng cho những đứa con bất hiếu: -Trong thời gian ba tháng mà không viếng thăm cha mẹ được một lần thì tên tuổi đứa con nầy sẽ được yết trên bảng cáo thị ở nơi công cộng.

    -Những đứa con trong ba ngày Tết Nguyên Đán mà không về thăm cha mẹ sẽ bị phạt 5 đo-lâ. -Sẽ bị phạt tù tới 5 năm nếu bỏ bê, không săn sóc tới cha mẹ. Nhiều vị đã bắt con phải ký vào văn bản là nuôi cha mẹ lúc về già, nhưng phần lớn cha mẹ lại cho rằng không cần thiết và lý luận: ’những đứa con nầy đâu phải từ dưới lỗ nẻ chui lến.

    Để giữ gìn phong hoá, nhà cầm quyền sẽ đưa ra những biện pháp phạt vạ, bêu xấu, bỏ tù vv.. miễn là để cho con cái trở lại thời xưa, là biết hiếu thảo với cha me’.. Bao nhiêu đó đủ thấy nhà cầm quyền Trung Quốc, sau thời kỳ quá độ của cái gọi là ‘Cách mạng văn hoa' đã quan tâm đến chữ hiếu như thế nào. Con người mà không có hiếu nghĩa là chưa nên người. Họ nhận thấy lễ nghĩa của Khổng Mạnh rất quan trọng để làm người. Do đó họ muốn phục hồi nó để duy trì tình yêu và hiếu đạo trong gia đình, cũng như trật tự ngoài xã hội. Ngày xưa ở Việt Nam có nhiều câu chuyện dạy về người con có hiếu, như trong quyển Nhị Thập Tứ Hiếu; hoặc những câu ngụ ngôn nói về người con quên chữ hiếu, như câu chuyện cái muỗng vùa, câu chuyện chiếc xe kéo để răn đời. Đây là một trong những câu chuyện đó: ’Người đàn ông có bà mẹ già, tay chân yếu đuối run rẩy nên thường làm rớt bể chén, dĩa, ly trong lúc

    Trưởng Ban tổ chức�Nhà Sách VĂN BÚT Bị Trộm�