Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh sƠn la cỘng hÒa xà hỘi chỦ...

18
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐSL ngày tháng năm 2012 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La) TÊN CHƯƠNG TRÌNH : SƯ PHẠM MẦM NON TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO : GIÁO DỤC MẦM NON MÃ NGÀNH : 51140201 LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Chương trình được thiết kế để đào tạo người giáo viên mầm non trình độ cao đẳng có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của bậc học mầm non trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội. Giáo viên mầm non được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe nhằm đảm bảo thực hiện tốt chương trình Giáo dục mầm non hiện hành. Có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục mầm non. Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập hoặc ngoài công lập, các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Kiến thức - Vận dụng được các nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống và trong công tác. - Áp dụng được kiến thức khoa học GDMN vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ với các đối tượng khác nhau bao gồm trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non. - Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học để tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non, đánh giá được mức độ phát triển của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau (0-6 tuổi). - Xác định đúng, đầy đủ về mục tiêu giáo dục mầm non, nội dung chương trình GDMN, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ em trong độ tuổi mầm non. - Vận dụng kiến thức chuyên môn để tổ chức được các hoạt động giáo dục theo các lĩnh vực phát triển của trẻ: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- xã hội, thẩm mỹ và đánh giá đúng sự phát triển của trẻ khuyết tật theo từng độ tuổi thông qua hoạt động giao tiếp, ứng xử với trẻ, chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non (vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ). - Bước đầu vận dụng được các kiến thức về giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật (mức độ nhẹ) để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ. - Có khả năng cập nhật thông tin về khoa học GDMN trong nước và khu vực, khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, sáng tạo trong dạy học để tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. 1.2.2. Kỹ năng - Lập kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ (theo năm học, theo chủ đề, theo tuần).

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐSL ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La)

TÊN CHƯƠNG TRÌNH : SƯ PHẠM MẦM NON

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO : GIÁO DỤC MẦM NON

MÃ NGÀNH : 51140201

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình được thiết kế để đào tạo người giáo viên mầm non trình độ cao đẳng

có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới

của bậc học mầm non trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội. Giáo viên mầm

non được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe nhằm đảm bảo thực hiện

tốt chương trình Giáo dục mầm non hiện hành. Có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng

kiến thức khoa học giáo dục mầm non.

Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập hoặc

ngoài công lập, các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

- Vận dụng được các nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối Đảng

Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống và trong công tác.

- Áp dụng được kiến thức khoa học GDMN vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt

động giáo dục trẻ với các đối tượng khác nhau bao gồm trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có

nhu cầu ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp

dạy học để tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non, đánh

giá được mức độ phát triển của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau (0-6 tuổi).

- Xác định đúng, đầy đủ về mục tiêu giáo dục mầm non, nội dung chương trình

GDMN, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phù hợp với đặc điểm

phát triển của trẻ em trong độ tuổi mầm non.

- Vận dụng kiến thức chuyên môn để tổ chức được các hoạt động giáo dục theo

các lĩnh vực phát triển của trẻ: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- xã hội, thẩm

mỹ và đánh giá đúng sự phát triển của trẻ khuyết tật theo từng độ tuổi thông qua hoạt

động giao tiếp, ứng xử với trẻ, chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non (vệ sinh, dinh

dưỡng, phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ).

- Bước đầu vận dụng được các kiến thức về giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết

tật (mức độ nhẹ) để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ.

- Có khả năng cập nhật thông tin về khoa học GDMN trong nước và khu vực, khả

năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, sáng tạo trong dạy học để tổ chức các

hoạt động giáo dục ở trường mầm non.

1.2.2. Kỹ năng

- Lập kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ (theo năm học, theo chủ đề, theo tuần).

2

- Có khả năng thiết kế môi trường học tập theo từng điều kiện trường, địa phương, đặc biệt là môi trường trong nhóm/ lớp đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp với các chủ đề, nội dung giáo dục trẻ.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ và điều kiện của từng địa phương

- Giao tiếp với trẻ thân thiện, gần gũi, cởi mở, nhẹ nhàng. Tạo được sự tin cậy đối với các bậc phụ huynh học sinh

- Biết lập kế hoạch đánh giá và biết đánh giá mức độ phát triển của trẻ sau một ngày, sau một chủ đề, sau một năm học.

- Biết điều chỉnh, thay đổi bổ xung vào kế hoạch giáo dục các nội dung giáo dục phù hợp với trẻ theo từng giai đoạn và điều kiện thực tế của từng địa phương.

- Có khả năng hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình trẻ và cộng đồng xã hội nơi làm việc. Đặc biệt là khả năng làm việc độc lập trong mọi môi trường hoàn cảnh.

1.2.3. Thái độ - Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với sự

nghiệp giáo dục mầm non - Có ý thức trách nhiệm xã hội,tham gia tích cực vào sự phát triển giáo dục của

cộng đồng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và các quy định của địa phương. Tuyệt đối phục tùng sự phân công, điều động của các cấp quản lý.

- Có thái độ cởi mở, thiện chí với phụ huynh và đồng nghiệp. - Có ý thức học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, tìm tòi nghiên cứu để

không ngừng tiến bộ. - Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi những phẩm chất cần thiết của người

giáo viên. 2. Thời gian đào tạo: 3 năm, chia làm 6 học kì chính 3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 99 tín chỉ 4. Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương + Đảm bảo sức khỏe + Tuyển sinh theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ” 6. Thang điểm

Thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ” 7. Nội dung chương trình

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương

7.1.1. Lý luận chính trị 10

1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản VN 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 6

*) Bắt buộc 4 2 0

1 003804 Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành MN 2 2 0

2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

3

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

TS LT TH

*) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ đại cương) 2

1 031324 Tiếng việt thực hành 2 2 0

2 143302 Cơ sở văn hóa việt nam 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7

1 002205 Tiếng Anh 1 3

2 002206 Tiếng Anh 2 4

7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 6

1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2

2 050203 Môi trường và con người 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

7.2.1. Kiến thức cơ sở 7

1 051904 Mỹ thuật 2 1 1

2 051833 Âm nhạc và múa 2 0 2

3 051706 Giáo dục học Mầm non 3 2 1

7.2.2. Kiến thức ngành 55

*) Bắt buộc 37

1 050234 Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non 2 2 0

2 052435 Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non- Tâm lý

học Sư phạm 3 2 1

3 051744 Nghề giáo viên Mầm non 2 2 0

4 051736 Tổ chức hoạt động vui chơi 2 1 1

5 051712 Tổ chức hoạt động tạo hình 2 1 1

6 051813 Tổ chức hoạt động âm nhạc 2 1 1

7 051737 Phương pháp phát triển ngôn ngữ 2 1 1

8 051715 Phương pháp làm quen văn học 2 1 1

9 051716 Phương pháp làm quen với toán 2 1 1

10 051738 Phương pháp khám phá khoa học về môi trường xung quanh 2 1 1

11 052018 Phương pháp giáo dục thể chất 2 1 1

12 051739 Vệ sinh dinh dưỡng - Giáo dục dinh dưỡng 3 2 1

13 051720 Phòng bệnh và đảm bảo an toàn 2 1 1

14 052940 Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non 2 0 2

15 051741 Giới thiệu phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GDMN 3 2 1

16 051724 Đánh giá trong giáo dục Mầm non 2 1 1

17 051725 Quản lý trong giáo dục Mầm non 2 1 1

*) Tự chọn (chọn 4/8 tín chỉ) 4

1 051626 Văn học thiếu nhi 2 1 1

2 052427 Phương pháp nghiên cứu trẻ em 2 1 1

3 051728 Các chuyên đề đổi mới của giáo dục mầm non 2 1 1

4 050229 Giáo dục môi trường 2 1 1

7.2.3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 14

1 002411 Tâm lý học đại cương 2 2 0

2 002413 Giáo dục học đại cương 2 2 0

3 052542 Giáo dục hoà nhập - Giáo dục gia đình 2 2 0

4 051743 Thực hành sư phạm 2 0 2

5 000016 Thực tập sư phạm lần 1 2 0 2

6 000017 Thực tập sư phạm lần 2 4 0 4

Tổng số: 99

4

8. Kế hoạch giảng dạy

Học kỳ 1: 20 TC

Mỹ thuật0519042(1,1)

Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 15 TC Học kỳ 4: 15 TC Học kỳ 5: 18 TC Học kỳ 6: 15 TC

Nghề GV mầm non051744

2(2,0)

GD học mầm non0517063(2,1)

PP cho trẻ làm quen văn học0517152(1,1)

Tổ chức hoạt động âm nhạc0518132(1,1)

Giới thiệu - PT TC TH CT051741

3(2,1)

Sự PT về TCTE lứa tuổi MN050234

2(2,0)

Sự học và PTTLTE & TLSP052435

3(2,1)

Tổ chức hoạt động vui chơi051736

2(1,1)

Tổ chức HĐ tạo hình0517122(1,1)

Phòng bệnh và ĐB an toàn0517202(1,1)

VS DD, giáo dục DD051739

3(2,1)

Thực hành sư phạm051743

2(0,2)

PP khám phá KH về MTXQ051738

2(1,1)

GD hòa nhập – GD GĐ052542

2(2,0)

Quản lý trong GDMN0517252(1,1)

Âm nhạc và múa051833

2(0,2)

PP cho trẻ làm quen với toán0517162(1,1)

Đánh giá trong GDMN0517242(1,1)

PPGD thể chất0520182(1,1)

PP phát triển ngôn ngữ051737

2(1,1)

Môi trường và con người0502032(2,0)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Giáo dục thể chât 10020081(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Môn học2012222(2,0)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

TTSP lần 10000162(0,2)

QLHCNN & QL ngành0038042(2,0)

Tâm lý học đại cương0024112(2,0)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

TTSP lần 20000174(0,4)

Giáo dục học đại cương0024132(2,0)

Giáo dục thể chât 20020091(0,1)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

ƯD CNTT trong GDMN052940

2(0,2)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Tự chọn 4/8 TC Phần 7.2.2

2(1,1); 2(1,1)

5

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin Mã học phần: 002601

Khối lượng: 5(4,1)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những nguyên lý, quy

luật và phạm trù của triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ

nghĩa Mác - Lênin.

9.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh Mã học phần: 002802

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Học phần cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về: cơ sở, quá trình hình

thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc,

cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt

Nam; về Đảng Cộng Sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc,

đoàn kết quốc tế; về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, văn hóa

xây dựng con người mới.

9.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Mã học phần: 002703

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng

của Đảng Cộng Sản Việt Nan; đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới về một số

lĩnh vực: công nghiệp hóa, nền kinh tế thị trường, hệ thống chính trị, văn hóa và các

vấn đề xã hội, đối ngoại.

9.4. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành

Mã môn học: 003804

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng

7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

9.5. Tiếng Việt thực hành

Mã môn học: 031324

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Môn học rèn luyện cho người học các kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng xây dựng

đoạn văn, đặt câu, dùng từ, kỹ năng viết chính tả tiếng Việt, từ đó vận dụng vào thực tế

giảng dạy môn Ngữ văn ở trung học cơ sở.

9.6. Cơ sở văn hóa Việt Nam

Mã học phần: 143302

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về văn hóa ở Việt Nam, diễn trình

lịch sử văn hóa Việt Nam, các thành phố văn hóa và các vùng văn hóa, các tộc người

trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

9.7. Tiếng Anh 1

6

Mã môn học: 002205

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: không

Môn học cung cấp một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh;

cách sử dụng some/any, much/many; so sánh hơn, hơn nhất, so sánh bằng...; một số từ

vựng về các chủ đề: đất nước, con người, sở thích, mua sắm, thể thao... Đồng thời

cũng bao gồm các bài đọc, bài tập, được thiết kế nhằm giúp sinh viên luyện tập và phát

triển kỹ năng giao tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết.

9.8. Tiếng Anh 2

Mã môn học: 002206

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Tiếng Anh 1

Môn học cung cấp một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh;

các loại câu điều kiện; dạng bị động của động từ; cách sử dụng các từ should, could,

must, have to, might...; cung cấp một số từ vựng về các chủ đề: điện ảnh, du lịch, nghề

nghiệp, ước mơ, thiên tai... Đồng thời cũng bao gồm các bài đọc, bài tập, được thiết kế

nhằm giúp sinh viên luyện tập và phát triển kỹ năng giao tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe,

nói, đọc, viết.

9.9. Nhập môn tin học

Mã môn học: 002918

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như: Khai thác

và sử dụng internet để truy xuất thông tin; soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word ;

Tính toán với Microsoft Excel sử dụng được các hàm trong Excel; Thiết kế được bài

giảng, bài báo cáo trình chiếu Power Point.

9.10. Môi trường và con người

Mã học phần: 050203

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản về sinh thái áp dụng cho

khoa học môi trường các kiến thức về môi trường sống và quan hệ giữa sinh vật với

môi trường sống của chúng, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và về tài nguyên thiên

nhiên, tác động của con người đến môi trường, các biện pháp sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và những vấn đề chung về giáo dục môi

trường.

9.11. Giáo dục thể chất 1 Mã học phần: 002008

Khối lượng: 1(0,1)

Môn học trước: Không

Môn học cung cấp quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về

công tác TDTT trong giai đoạn mới. Cơ sở khoa học và kiến thức tự kiểm tra sức

khỏe. Thực hành các bài thể dục tay không, đội hình, đội ngũ, điền kinh (chạy ngắn,

chạy trung bình, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ); các bài tập với dụng cụ như xà đơn, xà

kép, cầu thăng bằng.

9.12. Học phần: Giáo dục thể chất 2 Mã học phần: 002009

7

Khối lượng: 1(0,1)

Môn học trước: Giáo dục thể chất 1

Thực hiện đúng các động tác cơ bản trong các bài tập. nâng cao thành tích ở một

số nội dung điền kinh theo năng lực của mỗi cá nhân, nâng cao ý thức tự giác tích cực

trong quá trình học tập.

Xác định đúng mục tiêu môn học và nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của bản thân

trong quá trình học tập. Hình thành tinh thần say mê tập luyện nâng cao trình độ và

sức khỏe.

9.13. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Mã môn học: 002110

Khối lượng: 135 tiết

Môn học trước: Không

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số: 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng

12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

9.14. Mỹ thuật

Mã học phần: 051904

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Những vấn đề chung về nghệ thuật tạo hình. Kiến thức và kỹ năng thể hiện về luật

xa gần, hình họa, màu sắc, bố cục, tỷ lệ người, phóng tranh, tranh đề tài, tranh minh

họa, tranh xé-cắt-dán, kẻ cắt chữ, nặn; trang trí trường lớp mầm non.

Những vấn đề chung về kỹ thuật làm đồ chơi: Ý nghĩa của đồ chơi đối với trẻ nhỏ;

những yêu cầu khoa học đối với đồ chơi dùng cho trẻ nhỏ; nguyên tắc làm đồ chơi; kỹ

thuật làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau.

9.15. Âm nhạc và múa

Mã học phần: 051833

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Không

Nhạc lý cơ bản: Cao độ âm thanh, trường độ âm thanh, nhịp, phách, các loại nhịp,

dấu hóa, hóa biểu, cung, quãng, điệu thức, gam, giọng, dịch giọng, hợp âm, sơ lược về

hình thức và thể loại âm nhạc, các ký hiệu. Tập đọc nhạc: Tập đọc điệu thức trưởng,

điệu thức thứ. Kỹ thuật ca hát cơ bản (sơ lược bộ máy phát âm, hơi thở – hơi thở ca

hát, bài tập luyện thanh, tư thế ca hát thông thường); động tác giữ nhịp, dàn dựng bài

hát; học các bài hát phù hợp với chương trình GDMN.

9.16. Giáo dục học Mầm non

Mã học phần: 051706

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Giáo dục học đại cương

Nội dung bao gồm: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của giáo dục học mầm

non (GDHMN); giáo dục và phát triển; mục đích và nhiệm vụ của GDHMN; chương

trình GDMN. Bản chất, nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và các điều kiện

giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ và lứa tuổi mẫu giáo; giáo dục trong hoạt động; các dạng

hoạt động cơ bản của trẻ mầm non: Hoạt động vui chơi, hoạt động học – nhận thức,

lao động, hoạt động nghệ thuật, giao tiếp; phương pháp tổ chức các hoạt động của trẻ.

Tổ chức cuộc sống của trẻ trong các cơ sở GDMN; nội dung và hình thức phối hợp

giữa nhà trường và gia đình; tính kế thừa của GDMN và giáo dục tiểu học.

9.17. Sự phát triển thể chất trẻ lứa tuổi Mầm non

8

Mã học phần: 050324

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Khái niệm cơ bản về sự phát triển sinh lý trẻ em; các thời kỳ phát triển của cơ thể

trẻ em, các chỉ số đánh giá, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ; đặc điểm

sinh lý và vệ sinh bảo vệ các hệ cơ quan cơ thể trẻ em lứa tuổi mầm non (hệ thần kinh,

hệ phân tích, hệ cơ, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết và sinh dục).

9.18. Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi Mầm non - Tâm lý học sư

phạm

Mã học phần: 052435

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Tâm lý học đại cương

Những vấn đề chung của tâm lý học trẻ em. Các học thuyết về sự phát triển tâm lý

và sự học của trẻ em lứa tuổi mầm non. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em từ bào

thai đến 6 tuổi. Một số nội dung cơ bản về tâm lý học dạy học và giáo dục mầm non.

Phương pháp nghiên cứu, đánh giá sự phát triển tâm lý trẻ em.

Giới thiệu những đặc điểm tâm lý cơ bản, các hoạt động cơ bản của học sinh, một

số nội dung cơ bản về tâm lý học và Giáo dục.

9.19. Nghề giáo viên Mầm non

Mã học phần: 051744

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Hoạt động sư phạm của GVMN: Đối tượng hoạt động sư phạm của GVMN. Công

cụ lao động, chức năng và các kỹ năng nghề GVMN. Giao tiếp và ứng xử sư phạm của

GVMN. Khó khăn và tình huống sư phạm và trong công tác của GVMN. Các giai

đoạn phát triển nhân cách và nghề GVMN: Con đường hình thành phẩm chất và năng

lực của GVMN. Định hướng, các giai đoạn phát triển nghề và các yêu cầu chuẩn của

các bậc đào tạo. Các loại hình đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đối với nghề

GVMN.

9.20. Tổ chức hoạt động vui chơi

Mã học phần: 051736

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học mầm non

Những vấn đề cơ bản về trò chơi trẻ em: Khái niệm hoạt động vui chơi. Các loại

trò chơi của trẻ em. Ý nghĩa của hoạt động vui chơi. Sự hình thành và phát triển các

loại trò chơi trong độ tuổi mầm non: Trò chơi giả bộ (trò chơi phản ánh sinh hoạt và

trò chơi đóng vai), trò chơi xây dựng, trò chơi có luật. Đánh giá mức độ phát triển hoạt

động vui chơi của trẻ. Phương pháp hướng dẫn trẻ chơi. Ý nghĩa, nội dung phương

pháp và hình thức tổ chức các thời điểm vui chơi trong ngày của trẻ. Lập kế hoạch tổ

chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non.

9.21. Tổ chức hoạt động tạo hình

Mã học phần: 051712

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Mĩ thuật

Ý nghĩa của hoạt động tạo hình với sự phát triển trẻ toàn diện; đặc điểm hoạt động

tạo hình của trẻ mầm non; giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua các phương tiện hoạt

động tạo hình; nội dung và các thể loại hoạt động tạo hình của trẻ mầm non: Vẽ, nặn,

9

cát dán, chắp ghép. Tổ chức hoạt động tạo hình trong các cơ sở GDMN: Vị trí của hoạt

động tạo hình và sáng tạo thẩm mỹ trong chương trình GDMN. Mục đích, nhiệm vụ,

nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện tổ chức hoạt động tạo hình. Lập kế

hoạch tổ chức và đánh giá hoạt động tạo hình và sáng tạo thẩm mỹ của trẻ.

9.22. Tổ chức hoạt động âm nhạc

Mã học phần: 051813

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Âm nhạc và múa

Ý nghĩa của âm nhạc đối với trẻ. Đặc điểm cảm thụ và năng lực âm nhạc, múa của

lứa tuổi mầm non. Vị trí của hoạt động âm nhạc trong chương trình GDMN. Mục đích,

nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện giáo dục âm nhạc ở trường

mầm non. Hình thức và các thể loại tổ chức hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non: Ca

hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc.

9.23. PP phát triển ngôn ngữ

Mã học phần: 051737

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; đặc điểm phát triển ngôn ngữ

của trẻ em. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức và điều kiện phát

triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ em. Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ

trong các cơ sở GDMN: Rèn luyện tai nghe và phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói

đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, giáo dục văn hóa giao tiếp. Mục đích, nội dung, phương

pháp, biện pháp và hình thức cho trẻ làm quen với đọc, viết. Lập kế hoạch, quan sát,

đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ trong GDMN.

9.24. PP làm quen Văn học

Mã học phần: 051715

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Vị trí của văn học trong giáo dục trẻ; văn học dân gian, văn học thiếu nhi trong và

ngoài nước. Đặc điểm cảm thụ văn học của trẻ em. Vai trò của đọc kể diễn cảm trong

việc phát triển hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ em lứa tuổi mầm non: Chất

giọng, lôgíc đọc, ngữ điệu, ngắt nghỉ giọng, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, lấy hơi. Cách

thức thể hiện các loại hình văn học: Đọc thơ, đọc và kể chuyện, sân khấu hóa các loại

hình văn học. Nhiệm vụ của việc cho trẻ tiếp xúc với văn học: Lập kế hoạch, đánh giá,

phương pháp, biện pháp và hình thức đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe; phương pháp

và hình thức dạy trẻ thể hiện các tác phẩm văn học.

9.25. PP làm quen với Toán

Mã học phần: 051716

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Những vấn đề lý luận cơ bản: Ý nghĩa và đặc điểm của việc hình thành các biểu

tượng toán; mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện hình

thành các biểu tượng toán cho trẻ trong GDMN. Tổ chức các hoạt động hình thành

biểu tượng toán: Tập hợp – số và phép đếm, hình dạng, kích thước, không gian và thời

gian (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá).

9.26. PP khám phá khoa học về MT xung quanh

Mã học phần: 051738

10

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Những vấn đề lý luận cơ bản: Một số khái niệm (môi trường thiên nhiên, môi

trường xã hội); ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung

quanh; đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh; cơ sở giáo dục học của

việc khám phá khoa học và môi trường xung quanh (mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc,

nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện cho trẻ khám phá khoa học và môi

trường xung quanh). giáo dục tình cảm – xã hội, ý thức đối với môi trường cho trẻ ở

trường mầm non

9.27. PP giáo dục thể chất

Mã học phần: 052018

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Lý luận cơ bản về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: Nhiệm vụ, nội dung và

phương tiện giáo dục thể chất; phát triển vận động chủ động cho trẻ lứa tuổi mầm non;

phát triển các bài tập thể lực sáng tạo và tự lực của trẻ; cơ sở của việc dạy trẻ các thói

quen và kỹ năng vận động; mối liên quan giữa phát triển các tố chất tâm vận động và

thói quen vận động. Nội dung và phương pháp dạy trẻ các bài tập vận động: Xây dựng

kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động phát triển và giáo dục thể chất cho

trẻ ở các cơ sở GDMN.

9.28. Vệ sinh dinh dưỡng- Giáo dục dinh dưỡng

Mã học phần: 051739

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Những kiến thức cơ bản về vệ sinh học: Vi sinh vật; sự phân bố của vi sinh vật

trong tự nhiên và ký sinh ở người; ký sinh trùng và các biện pháp phòng tránh; đại

cương về nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch; các biện pháp diệt khuẩn và

ứng dụng trong các cơ sở GDMN. Yêu cầu và chế độ vệ sinh ở trường mầm non (vệ

sinh về xây dựng; vệ sinh trang thiết bị; vệ sinh chăm sóc trẻ).

Dinh dưỡng học: Khái niệm về dinh dưỡng; dinh dưỡng hợp lý và tầm quan trọng

của dinh dưỡng hợp lý; năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể;

một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do dinh dưỡng không hợp lý; giá trị dinh dưỡng của

thực phẩm, cách sử dụng và chế biến các loại thực phẩm thông dụng; an toàn vệ sinh

thực phẩm. Giáo dục dinh dưỡng và dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi: Xây dựng khẩu

phần ăn và thức ăn.

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức chung về dinh dưỡng, sức khỏe trẻ em:

Đặc điểm phát triển cơ thể, vai trò và nguồn gốc của chất dinh dưỡng. Các kiến thức

về chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh răng miệng. Các kiến thức về tổ chức hoạt

động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp...

9.29. Phòng bệnh và đảm bảo an toàn

Mã học phần: 051720

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Tâm lý học đại cương

Phòng bệnh cho trẻ em: Các bệnh thường gặp ở trẻ em; sơ cứu ban đầu và cấp cứu

khẩn cấp thường gặp; thuốc và cách sử dụng thuốc trong trường mầm non. Phòng

tránh và xử lý một số tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Tổ chức chăm sóc sức khỏe và giáo

dục vệ sinh an toàn cho trẻ trong trường mầm non.

11

9.30 Ứng dụng CNTT trong giáo dục Mầm non

Mã học phần: 052940

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Nhập môn tin học

Học phần cung cấp một số kiến thức về ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non

như: thiết kê các trò chơi và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới thông qua

chương trình IBM/KISMART.

9.31. Giới thiệu - Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GDMN

Mã học phần: 051741

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Phát triển chương trình và lập kế hoạch giáo dục: Quan điểm tiếp cận và hình thức

thiết kế chương trình GDMN; cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phát triển chương

trình, xây dựng chế độ sinh hoạt và lập kế hoạch giáo dục; các bước phát triển chương

trình và lập kế hoạch giáo dục; yêu cầu và các loại kế hoạch giáo dục trong trường

mầm non. Tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN: Xây

dựng môi trường giáo dục

9.32. Đánh giá trong giáo dục Mầm non

Mã học phần: 051724

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Một số vấn đề chung về đánh giá trong GDMN: khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc,

nội dung, hình thức, phương pháp và các kỹ thuật đánh giá (đánh giá các hoạt động

nghề nghiệp của GVMN, chương trình GDMN và sự phát triển của trẻ dưới tác động

của chương trình GDMN). Sử dụng các biện pháp và kỹ thuật đánh giá (quan sát, ghi

lại và đánh giá sự học và phát triển của trẻ) nhằm mục đích thiết kế các hoạt động và

môi trường giáo dục phù hợp với nhu cầu của từng trẻ, kể cả trẻ có nhu cầu đặc biệt,

tạo sự phát triển toàn diện về thể lực, xã hội, tình cảm, thẩm mỹ và trí tuệ cho trẻ.

9.33 Quản lý trong giáo dục Mầm non

Mã học phần: 051725

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Các vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục: Khái niệm, chức năng, các nguyên tắc, các

phương pháp và quá trình quản lý giáo dục; các văn bản về quản lý giáo dục và

GDMN. Quản lý GDMN: Mục tiêu, nhiệm vụ, các yêu cầu đối với quản lý GDMN;

nội dung, các biện pháp quản lý nhóm, lớp mầm non; xây dựng kế hoạch về công tác

quản lý nhóm, lớp mầm non.

9.34. Văn học thiếu nhi

Mã học phần: 051626

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Học phần văn học thiếu nhi nhằm bổ sung cho sinh viên các các kiến thức cơ bản

nhất về văn học dân gian mà sinh viên đã học trong chương trình phổ thông, cung cấp

cho sinh viên hiểu biêt chung nhất về văn học thiếu nhi Việt Nam văn học nước ngoài

liên quan đến văn học thiếu nhi trong chương trình giáo dục Mầm non. Học xong học

phần này tạocơhội cho sinh viên có kỹ năng tổ chức hoạt động làm quen văn học ở

trường Mầm non có hiệu quả

12

9.35. PP nghiên cứu trẻ em

Mã học phần: 052427

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản, có hệ thống, hiện đại về

tâm lý học trẻ em. Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học giáo dục mầm non vào

việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ ở các đối tượng khác nhau bao

gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại

hình trường, lớp mầm non. Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, bước đầu tiếp cận

với nghiên cứu khoa học để có được kiến thức khoa học sâu, rộng, thực tế về trẻ em.

Biết phân tích, giải thích các hiện tượng tâm lý liên quan theo quan điểm duy vật biện

chứng.

9.36. Các chuyên đề đổi mới giáo dục Mầm non

Mã học phần: 051728

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chương trình giáo dục Mầm non

Học phần chuyên đề đổi mới trong giáo dục Mầm non nhằm bổ sung cho sinh viên

các các kiến thức cơ bản nhất về chương trình giáo dục Mầm non và các nội dung mới

nhất dược cập nhật vào chương trình cho phù hợp từng giai đoạn phát triển xã hội

nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, linh hoạt, và đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

9.37. Giáo dục môi trường

Mã học phần: 050229

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Cung cấp cho Sinh viên các vấn đề cơ bản của môi trường và phương pháp giáo

dục các vấn đề về môi trường cho trẻ em lứa tuổi Mầm non. Nắm được các đặc điểm

sinh lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Đặc biệt là việc ứng dụng thực tế để giáo dục các

vấn đề môi trường cho trẻ em lứa tuổi Mầm non. Biết ứng dụng giáo dục môi trường

cho trẻ em lứa tuổi Mầm non và phát huy nội lực, không ngừng vươn lên trong chuyên

môn, có tinh thần chủ động, sáng tạo, cập nhật kiến thức mới.

9.38. Tâm lý học đại cương

Mã môn học: 002411

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin

Giới thiệu khái quát về khoa học tâm lý; các khái niệm cơ bản về tâm lý học; tâm

lý, ý thức, hoạt động, giao tiếp, nhân cách, các hoạt động tâm lý cơ bản.

9.39 Giáo dục học đại cương

Mã môn học: 002413

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin

Cung cấp cho SV kiến thức cơ bản về giáo dục học, bao gồm các phạm trù, khái

niệm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, logic tiến

hành một đề tài khoa học giáo dục; đánh giá một công trình khoa học giáo dục mục

đích, mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, những đặc thù của giáo dục

bậc THCS.

lý cơ bản, các hoạt động cơ bản của học sinh, một số nội dung cơ bản về tâm lý

học và Giáo dục.

13

9.40. Giáo dục hòa nhập - Giáo dục gia đình

Mã học phần: 052542

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập (GDHN): Khái niệm, mục tiêu và

nhiệm vụ của GDHN; GDHN trên thế giới và ở Việt Nam.

Các hình thức tổ chức GDHN; các nguyên tắc GDHN; chiến lược thúc đẩy và hỗ

trợ GDHN; giáo dục cho các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt. -Trẻ em và Công ước về

quyền trẻ em.Những vấn đề cơ bản về giáo dục gia đình hiện nay: Gia đình – chủ thể

của các tương tác sư phạm và môi trường văn hóa – xã hội đối với sự phát triển của

trẻ; vai trò, đặc điểm của gia đình; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục gia

đình; nhiệm vụ và nội dung giáo dục gia đình; phương pháp và biện pháp giáo dục gia

đình. Mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, những định hướng và yêu cầu của xã

hội đối với ngành học, ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế – xã hội đối với GDMN

trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

9.41. Thực hành sư phạm

Mã học phần: 051743

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Giáo dục học Mầm non

Sinh viên tham gia vào các hoạt động sau: Quan sát, tổ chức các hoạt động chăm

sóc, giáo dục trẻ; quản lý, điều kiện nhóm trẻ; làm việc với cha mẹ và cộng đồng; thiết

kế môi trường giáo dục. Tham gia thảo luận, xêmina, làm các bài tập thực hành theo

chương trình.

9.42. Thực tập sư phạm lần 1

Mã môn học: 000016

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Các học phần về tâm lý học, giáo dục học

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết về tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ

năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư

phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường THCS, tập

làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý -

Giáo dục.

9.43. Thực tập sư phạm lần 2

Mã môn học: 000017

Khối lượng: 4(0,4)

Môn học trước: Thực tập sư phạm lần 1

Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực

tâm lý học, giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó

vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học

sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu Khoa học

giáo dục.

9.44. Pháp luật đại cương:

Mã môn học: 013601

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật:

Khái niệm, bản chất pháp luật; các quan hệ và quy phạm pháp luật; khái quát 11 ngành

14

luật trong hệ thống pháp luật Việt nam; các hình thức pháp luật và hành vi vi phạm

pháp luật nói chung và các kiến thức, nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự làm cơ sở cho

nghiên cứu Pháp luật kinh tế.

10.Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

10.1. Giảng viên cơ hữu

TT Họ và tên Năm

sinh

Văn bằng cao nhất

ngành đào tạo

Môn học phần giảng dạy

1 Nguyễn Thị Lanh 1963 Đại học giáo dục

chính trị

Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác-Lê nin

2 Nguyễn Thị Lan 1978 Thạc sĩ QL Tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Đạng Thị Hồng 1968 Đại học giáo dục

chính trị

Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản VN

4 Khúc Năng Hoàn Thạc sĩ luật Pháp luật đại cương

5 Phạm Diệu Khanh 1971 Thạc sĩ văn Tiếng việt thực hành

6 Phạm Diệu Khanh 1971 Thạc sĩ văn Cơ sở văn hoá việt nam

7 Trần Diệu An Thạc sĩ anh Tiếng Anh 1

8 Trần Diệu An Thạc sĩ anh Tiếng Anh 2

9 Phạm Quyết Thắng 1969 Thạc sĩ tin Nhập môn Tin học

10 Nguyễn Thị Thì 1969 Đại học Môi trường Môi trường và con người

11 Vũ Ngọc Anh 1980 Đại học thể dục Giáo dục thể chất 1

12 Vũ Ngọc Anh 1980 Đại học thể dục Giáo dục thể chất 2

13 Cát Minh Nguyệt 1959 Thcj sĩ thể thao Giáo dục quốc phòng

14 Đinh Vân Khánh 1978 Đại học mĩ thuật Mỹ thuật

15 Phạm Thị Thu 1974 Đại học âm nhạc Âm nhạc và múa

16 Đinh Thu Hà 1976 Thạc sĩ GDMN Giáo dục học mầm non

17 Nguyễn Huy Khôi 1962 Nguyễn Huy Khôi Sự phát triển thể chất trẻ em

lứa tuổi MN

18 Lò Mai thoan 1974 Tiến sĩ tâm lý

Sự học và phát triển tâm lý trẻ

em lứa tuổi MN - Tâm lý học

sư phạm

19 Đỗ Lan Anh 1984 Thạc sĩ GDMN Nghề giáo viên MN

20 Đỗ minh Nguyệt 1961 Đại học GDMN Tổ chức hoạt động vui chơi

21 Đinh Vân Khánh 1978 Đại học mĩ thuật Tổ chức hoạt động tạo hình

22 Lê quốc công 1969 Thạc sĩ quản lý Tổ chức hoạt động âm nhạc

23 Trần Lan Mai 1968 Đại học GDMN PP phát triển ngôn ngữ

24 Đinh Thị Luân 1962 Đại học GDMN PP làm quen văn học

25 Đinh Thị Mến 1962 Thạc sĩ QL PP làm quen với toán

26 Đinh Thị Luân 1962 Đại học GDMN PP KPKH về MTXQ

27 Doãn Thị Thanh 1966 Đại học thể dục PP giáo dục thể chất

28 Đinh Thị Mến 1962 Thạc sĩ QL Vệ sinh dinh dưỡng -Giáo dục

dinh dưỡng

29 Trần Lan Mai 1968 Đại học GDMN Phòng bệnh và đảm bảo an

toàn

31 Phạm Quyết Thắng 1969 Thạc sĩ tin Ứng dụng CNTT trong giáo

dục mầm non

32 Đinh Thu Hà 1977 Thạc sĩ GDMN

Giới thiệu -Phát triển và tổ

chức thực hiện chương trình

GDMN

33 Đỗ Lan Anh 1984 Thạc sĩ GDMN Đánh giá trong GDMN

34 Đỗ minh Nguyệt 1961 Đại học GDMN Quản lý trong giáo dục Mầm

non

35 Nguyễn Thanh Thảo 1964 Thạc sĩ QL Văn học thiếu nhi

36 Phạm Văn quang Thạc sĩ Tâm lý Phương pháp nghiên cứu trẻ

15

em

37 Trần Lan Mai 1968 Đại học GDMN Các chuyên đề đổi mới của

giáo dục mầm non

38 Lò Mai thoan 1974 Tiến sĩ tâm lý Tâm lý học đại cương

39 Lò Mai thoan 1974 Tiến sĩ tâm lý Giáo dục học đại cương

40 Dương Thị Thế 1984 Đại học CTXH-PTCĐ Giáo dục hoà nhập -Giáo dục

gia đình

41 Đinh Thị Luân 1962 Đại học GDMN Thực hành sư phạm

42 Nhà trường Thực tập sư phạm lần 1

43 Nhà trường Thực tập sư phạm lần 2

10.2. Giảng viên thỉnh giảng

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập:

11.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng

- Phòng thực hành Âm nhạc và múa.

- Phòng thực hành dinh dưỡng.

- Phòng thực hành nghiệp vụ sư phạm.

- Tranh ảnh các chủ đề trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non.

- Bảng từ, nam châm.

- Bộ chữ số và chữ cái, lô tô các chủ đề trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ

Mầm non.

12.2. Thư viện

- Tổng diện tích thư viện: 1894,83 m2 trong đó diện tích phòng đọc: 283,76 m

2

- Số chỗ ngồi: 150 ; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 4

- Phần mềm quản lý thư viện: ILIB, DLIB

- Thư viện điện tử: Có trang bị thư viện điện tử

+ Giảng viên, sinh viên trong toàn trường có thể tra cứu thông tin trên hệ thống

gồm 35 máy tính

12.3. Giáo trình, tập bài giảng: Theo danh mục giáo trình, tập bài giảng của nhà

trường.

12.2. Thư viện ST

T Tên giáo trình, tập bài giảng Tên tác giả NXB

Năm

XB

1 Phương pháp cho trẻ MN khám phá

khoa học về MTXQ

Hoàng Thị Oanh

Nguyễn Thị Xuân

GD 2008

2 Khám phá bí mật thiên

Nhiên quanh ta

Nguyễn Thị Thư CD 1999

3 Các hoạt động, trò chơi

với chủ đề MT tự nhiên

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

Lê Thị thanh Nga

GD 2004

4 Phương pháp hướng dẫn trẻ MGLQV

MTXQ

Trần Thị Thanh GD 1994

6 Phương pháp cho trẻ MN LQV tác

phẩm văn học

Lã Thị Bắc Lý

Lê Thị Ánh Tuyết

GD 2008

7 PP tổ chức hoạt động LQV tác phẩm

văn học

Hà Nguyễn Kim Giang NXB HN 2008

8 Phương pháp cho trẻ MN LQV toán Đỗ Thị Minh Liên GD 2008

9

Toán và PP hình thành các

biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ

MN

nguyễn Thanh Sơn GD 1994

10 Bài soạn hướng dẫn trẻ MG

LQV các biểu tượng toán

Đào Như trang ĐHQG 1997

11 Phương pháp PTNN cho trẻ mầm Đinh Hồng Thái GD 2008

16

non Trần Thị Mai

12

PP phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6

tuổi

Hoàng Thị Oanh

Phạm Thị Việt

Nguyễn Kim đức

ĐHQG

HN

2001

13 Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1 Phan thiều GD 1997

14

Tiếng Việt và PP phát triển lời nói

cho trẻ

Cao đức Tiến

Nguyễn Quang ninh

Hồ Lam Hồng

1993

15 Dạy trẻ phát âm và làm giàu vốn từ GD 1998

16

Giáo dục hoà nhập Trần Thị Thiệp

Nguyễn Xuân Hải

Lê Thị thuý Hằng

GD 2008

17 Giáo dục gia đình Nguyễn Ánh Tuyết NXBHN 2008

18 Thực hành tổ chức HĐVC Đinh Văn Vang GD 2008

19 Sự phát triển thể chất TE lứa tuổi

MN

Đặng Hồng Phương GD 2008

20 Sinh lí học trẻ em Lê Thanh Vân ĐHSPHN 2008

21 Vệ sinh trẻ em Hoàng Thị Phương ĐHSPHN 2008

22 Vệ sinh - Dinh dưỡng Lê Thị Mai Hoa GD 2008

23 Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho

trẻ

Lê Thị Mai Hoa GD 2008

24 Mĩ thuật Trần Tiểu Lâm

Phạm Thị Chinh

GD 2008

25 Tạo hình và PP dạy trẻ tạo hình ínhở giáo dục ĐT Hà Nội NXBHN 2008

26 Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

mầm non

Nguyễn Quang Toản GD 2008

27 Giáo dục âm nhạc tập 1 Phạm thị Hoà NXB HN 2008

28 Giáo dục âm nhạc tập 2 Phạm thị Hoà NXB HN 2008

29 Âm nhạc và múa Lê Đức Sang GD 2008

30 Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ

mầm non

Phạm Thị Hoà GD 2008

31 Múa và PP dạy trẻ vận động

Theo âm nhạc

Đinh Xuân Đại NXBHN 2008

32 Phát triển và tổ chức thực hiện CT

GDMN

Nguyễn Thị Thu Hiền GD 2008

33

Tâm lý học đại cương Nguyễn Quang Uẩn GD

ĐHSP

HN

2008

2003

34 Tâm lí học Đỗ Thị Hường NXBHN 2008

35 Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi

mầm non

Nguyễn Ánh Tuyết GD 2008

36 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non Nguyễn Bích Thuỷ NXBHN 2008

37

Tự chọn: Các chuyên đề tâm lý (Tâm

lý trò chơi, TLHSP, TLHXH)

Nguyễn Ánh Tuyết

Lê Văn Hồng

Bùi Văn Hụê

ĐHQGH

N

GD

1997

1996

1995

38 Quản lý giáo dục mầm non Phạm Thị Châu GD 2008

39 Nghề giáo viên mầm non Hồ Lam Hồng GD 2008

40

Giáo dục học mầm non Đinh Văn Vang

Phạm Thị Châu

GD

ĐHQGH

N

2008

2006

41 Đánh giá trong GDMN Đinh Kim Thoa GD 2008

42 Các vấn đề về chương trình giáo dục

mầm non

Lê Thu Hương GD 2008

43 Giáo dục học đại cương Đinh Văn Vang GD 2008

17

Phạm Viết Vượng 2003

44 Giáo dục mầm non tập 1 Nguyễn Thị Thường NXB HN 2008

45 Giáo dục mầm non tập 2 Nguyễn Thị Thường NXB HN 2008

46 Giáo dục mầm non tập 1 Đào Thanh Âm ĐHSPHN 2008

47 Giáo dục mầm non tập 2 Đào Thanh Âm ĐHSPHN 2008

48 Giáo dục mầm non tập 3 Đào Thanh Âm ĐHSPHN 2008

49 Giáo dục mầm non những vấn đề lí

luận và thực tiễn

Nguyễn Ánh Tuyết

ĐHSPHN 2008

50 Giáo dục gia đình Nguyễn Ánh Tuyết

Ngô Công Hoàn

GD 2008

2008

51

PPNCKH GDMN

Bài tập thực hành TLH và GDH

Nguyễn Ánh Tuyết GD

ĐHQGH

N

2007

1992

52 PP nghiên cứu khoa học

Giáo dục MN

Nguyễn Thị Ánh Tuyết NXBHN 2008

53 Văn học trẻ em Lã Thị Bắc Lý ĐHSP 2005

Văn học thiếu nhi Phạm Thị Việt NXBHN 2008

54

Văn học & PP cho trẻ tiếp xúc với

TPVH(Giáo trình ĐT GVTHSPMN

hệ 12 +2)

Phạm Thị Việt,

Lê Ánh Tuyết

Cao Đức Tiến

GD 1998

55

Văn học thiếu nhi

Sách BD chuẩn hoá GV

THSPMN hệ 9 +1 và 12+1

Cao Đức Tiến GD 1998

56 Tiếng Việt thực hành Nguyễn Thị Lý NXB HN 2008

57 Tiếng Việt I+ II(Giáo trình đào tạo

GVMN)

Nguyễn Xuân Khoa ĐHSP 2008

2009

58

Tiếng Việt và PPPT lời nói cho trẻ

em(giáo trình đào tạo THSPMN hệ

12 + 2)

Nguyễn Quang Ninh

Bùi Kim Tuyến

Lưu Thị Lan

Nguyễn Thanh Hồng

GD 1998

59 Tiếp cận trong PP NN Trần Nga NXB HN 2008

60 Tổ chức hoạt động vui chơi Đinh Văn Vang NXBGD 2009

61 Giáo trình chương trình giáo dục

mầm non

Bộ giáo dục đào tạo NXBGD 2009

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình

12.1. Tính liên thông

Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng đã chú ý đến tính liên thông, đảm bảo cho

người học khi có điều kiện học tiếp lên trình độ đại học. Phần kiến thức tự chọn có lợi

trong việc mở rộng năng lực hoạt động của người học sau tốt nghiệp để đáp ứng với

yêu cầu hiện nay.

12.2. Xây dựng đề cương chi tiết các học phần Trên cơ sở chương trình nhà trường ban hành. Các đề cương phải có lịch trình

giảng dạy, có công cụ để đánh giá đảm bảo mục tiêu đề ra.

Cần lưu ý một số điểm sau:

+ Trình tự triển khai giảng dạy các học phần phải đảm bảo tính logic của việc

truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, cần quy định các học phần tiên quyết của

học phần kế tiếp trong đề cương chi tiết.

+ Về nội dung: nội dung trong đề cương là những nội dung cốt lõi của học phần.

Có thể bổ sung thêm nội dung hay thời lượng cho một học phần nào đó, phần thời

lượng thêm vào được lấy từ thời lượng phần tự học của khối kiến thức tương ứng. Nội

dung lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu chú ý rèn các kỹ năng cốt lõi của ngành học

theo kỹ năng cần đạt được sau đào tạo.

18

+ Về số tiết học của học phần:

Ngoài thời lượng giảng dạy trên lớp theo đề cương chi tiết cho các học phần, cần

qui định số tiết tự học cụ thể để sinh viên củng cố kiến thức đã học của học phần theo

hướng dẫn sau:

* Số lượng tiết tự học, tự nghiên cứu được tính theo nguyên tắc bù vào số tiết trực

tiếp tiếp xúc với người học (cả lý thuyết và thực hành) + số tiết tự học, tự nghiên cứu =

số tín chỉ của học phần x 45.

+ Về yêu cầu thực hiện số lượng và hình thức bài tập (nếu có) của các học phần do

giảng viên quy định nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết, rèn luyện các

kỹ năng thiết yếu.

+ Tất cả các học phần đều phải có giáo trình, hoặc bài giảng, tài liệu tham khảo,

bài hướng dẫn..., đã in sẵn cung cấp cho sinh viên. Giảng viên xác định các phương

pháp truyền thụ: giảng viên thuyết trình tại lớp, giảng viên hướng dẫn thảo luận giải

quyết vấn đề tại lớp, tại phòng thực hành... giảng viên đặt vấn đề khi xem phim, video

ở phòng chuyên đề và sinh viên về nhà viết thu hoạch...

+ Đề cương chi tiết phải khuyến khích học sinh tự nghiên cứu và tiếp thu kiến

thức, làm chủ tri thức, tập chung hướng dẫn sinh viên cách học gắn kiến thức với thực

tế công việc của người giáo viên sau này; tạo điều kiện để người học phát huy được

tính chủ động, tích cực trong học tập đồng thời tạo điều kiện để người học lựa chọn

phương pháp học tập phù hợp với kế hoạch học tập riêng của bản thân'

- Trước khi giảng dạy Giảng viên phải có đề cương chi tiết của môn học theo mẫu

chung và nộp cho trưởng bộ môn trước 10 ngày để trưởng bộ môn phê duyệt.

12.3. Định hướng phương pháp dạy học Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy, có tinh

giảm số giờ lý thuyết, giành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu,

thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương

trình phù hợp với với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã quy định cho một

chương trình giáo dục đại học trình độ Cao đẳng 3 năm.

12.4. Định hướng tự chọn các học phần theo hướng chuyên nghành

- Khối kiến thức đại cương được tự chọn 04 tín chỉ

- Riêng khối kiến thức chuyên nghành được tự chọn 04 tín chỉ.

Sơn La, ngày tháng năm 2012

HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHĐT