Ủy ban nhÂn dÂn - kon tum provinceskhdt.kontum.gov.vn/imagetrongtin/file/thcl/nam... · web...

42
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC- UBND Kon Tum, ngày tháng 9 năm 2016 BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 Phần thứ nhất TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016 Năm 2016, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục đà hồi phục nhưng chưa bền vững và còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Trong nước, những vấn đề tồn tại của nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để; chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển; thiên tai, dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, khó lường. Nhu cầu đầu tư cho phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, nhưng nguồn lực còn hạn hẹp, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu công, nhất là đầu tư công. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, tích cực các giải pháp và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2016 1. Về thực hiện các chính sách tài chính-tiền tệ; quản lý đầu tư công; kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa a) Về giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng đầu năm 2016 tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước, ước thực hiện năm 2016 tăng 2,47% so với tháng 12 năm trước. Nhằm bình ổn giá cả thị trường, UBND tỉnh đã DỰ THẢO

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH KON TUM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-UBND Kon Tum, ngày tháng 9 năm 2016

BÁO CÁOTình hình kinh tế - xã hội năm 2016;

phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017

Phần thứ nhấtTÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

Năm 2016, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục đà hồi phục nhưng chưa bền vững và còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Trong nước, những vấn đề tồn tại của nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để; chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển; thiên tai, dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, khó lường. Nhu cầu đầu tư cho phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, nhưng nguồn lực còn hạn hẹp, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu công, nhất là đầu tư công. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, tích cực các giải pháp và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực:

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2016

1. Về thực hiện các chính sách tài chính-tiền tệ; quản lý đầu tư công; kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa

a) Về giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng đầu năm 2016 tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước, ước thực hiện năm 2016 tăng 2,47% so với tháng 12 năm trước. Nhằm bình ổn giá cả thị trường, UBND tỉnh đã trích 13,5 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016(1) với lãi suất 0% phục vụ nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của Nhân dân.

b) Về tiền tệ, tín dụng: Việc chấp hành tốt các quy định về mức lãi suất và triển khai linh hoạt các hình thức huy động phù hợp nên đầu tư tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng vẫn được người dân ưu tiên lựa chọn. Mặt bằng lãi suất cho vay tương đối ổn định, lãi suất cho vay một số lĩnh vực(2) được ưu tiên thực hiện, đồng thời triển khai nhiều chương trình cho vay, các gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi, do đó tín dụng tăng trưởng khá. Tổng vốn huy động đến 31/12/2016 ước đạt 11.320 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2015. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2016 ước đạt 20.325 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2015; tỷ lệ nợ xấu ước khoảng 0,96% vào cuối năm 2016. Hoạt động thu đổi, mua bán bằng ngoại tệ, kinh doanh

1(?) Tại 09 điểm bán hàng cố định trên địa bàn tỉnh: 05 điểm tại thành phố và 04 điểm tại các huyện.2(?) Cho vay tái canh cà phê là 6,5%/năm; giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn (từ 0,5-1,0%/năm); tín dụng ưu đãi theo Nghị

quyết 30a/2008/NQ-CP,...

DỰ THẢO

vàng trên địa bàn được quản lý chặt chẽ. c) Về thu, chi NSNN- Tổng thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn ước đạt 1.750 tỷ đồng, đạt 71,4%

dự toán và bằng 85,2% so với năm 2015, trong đó thu từ sản xuất kinh doanh trong nước 1.637,8 tỷ đồng, đạt 78,4% dự toán; thu từ thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và VAT hàng nhập khẩu 83,2 tỷ đồng, đạt 24,8% dự toán. Tổng chi ngân sách ước 5.060 tỷ đồng, đạt 103% dự toán, trong đó chi cân đối ngân sách địa phương 5.031 tỷ đồng, đạt 102,9% dự toán và tăng 5,9% so với năm trước(3).

- Tính đến 31/8/2016, tổng nợ thuế là 315.572 triệu đồng, giảm 8.483 triệu đồng (tương ứng 2,6%) so với thời điểm 31/12/2015, trong đó: nợ khó thu 220.854 triệu đồng(4), tăng 35.376 triệu đồng; nợ chờ xử lý 1.830 triệu đồng, tăng 790 triệu đồng; nợ có khả năng thu 92.888 triệu đồng, giảm 44.649 triệu đồng (Biểu số 03).

d) Đầu tư phát triển- Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 là 2.124.462 triệu đồng, trong đó:

thuộc kế hoạch năm 2016 là 2.034.978 triệu đồng và kế hoạch năm 2015 kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2016 là 89.484 triệu đồng. Tính đến 20/9/2016, tổng giá trị khối lượng thực hiện trong năm 2016 là 762.671,05 triệu đồng, tổng số vốn đã giải ngân là 957.515,81 triệu đồng, đạt 45,07% so với tổng kế hoạch vốn được giao (Biểu số 04).

- Tính đến 31/12/2014, tổng nợ đọng xây dựng cơ bản là 636.427,21 triệu đồng, trong đó: Đối với cấp tỉnh quản lý 228.048,32 triệu đồng (đã bố trí trả đến năm 2016 là 158.460,05 triệu đồng, số còn lại tiếp tục xử lý trong giai đoạn 2017-2020); đối với cấp huyện quản lý 408.378,89 triệu đồng (đã bố trí trả đến năm 2016 là 201.292,33 triệu đồng, số còn lại UBND cấp huyện có trách nhiệm bố trí để xử lý dứt điểm trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2017-2020) (Biểu số 05).

- Dự án Trụ sở làm việc của các sở, ban ngành thuộc khối tổng hợp và khối văn hóa - xã hội được chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ(5); đã và đang triển khai lập thủ tục kêu gọi các nhà đầu tư tham gia dự án Trung tâm hội nghị cấp tỉnh (đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP) nhằm giảm áp lực nguồn vốn cho địa phương. Dự án đầu tư hạ tầng tạo quỹ đất khu đô thị phía Nam Cầu Đăk Bla và các dự án khai thác quỹ đất tạo vốn đầu tư đang tích cực triển khai(6), đến nay cơ bản hoàn thành công tác san nền.

- Các công trình hạ tầng cấp thiết của khu hành chính mới huyện Ia H’Drai được quan tâm đầu tư: Dự kiến nhu cầu vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng các công trình thiết yếu tại trung tâm huyện Ia H’Drai khoảng 693.170 triệu đồng, trong đó kế hoạch năm 2016 đã bố trí 43.000 triệu đồng để triển khai xây dựng 03 dự án cấp

3(?) Chi đầu tư phát triển 1321,7 tỷ đồng, bằng 100% dự toán; chi thường xuyên 3.708,4 tỷ đồng, vượt 6,5% dự toán; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1 tỷ đồng, bằng 100% dự toán.

4(?) Khoản nợ này ngày càng tăng, vì hầu hết là không thu được, nhưng tiền chậm nộp thì vẫn tính (trước 01/7/2016 là 18%/năm); hàng năm số DN bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể,… Mặc khác, từ trước đến nay chưa thực hiện được cơ chế xóa nợ vì chính sách chưa cho phép (nợ thuế, phí 115.774 triệu đồng; tiền phạt 5.911 triệu đồng; tiền chậm nộp 99.168 triệu đồng).

5(?) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng giai đoạn đầu (với diện tích khoảng 27,4 ha).6(?) Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất Khu đô thị phía Nam cầu Đăk La đã tổ chức đấu giá và đã bán được 261 lô, thửa đất

với tổng giá trị trúng đấu giá 297,8 tỷ đồng. Đã thu được 114,17 tỷ đồng nộp vào NSNN.2

thiết(7). Ngoài ra, hiện nay UBND huyện Ia H’Drai đang hoàn chỉnh thủ tục để triển khai đầu tư một số tuyến đường khác tại Trung tâm hành chính huyện từ nguồn khai thác quỹ đất (dự án có Tổng mức đầu tư khoảng 78.000 triệu đồng).

đ) Về xuất, nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 ước đạt 77,1 triệu USD, tăng 18,6% kế hoạch và tăng 22% so với năm 2015. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Cà phê nhân; tinh bột sắn; cao su thô; sản phẩm từ gỗ (bàn ghế các loại). Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2016 là 3,5 triệu USD, đạt 23,3% kế hoạch, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là gỗ và sản phẩm từ gỗ (gỗ xẻ và gỗ các loại).

2. Về tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực a) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn

(GRDP) năm 2016 ước đạt 11.141 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 6,69%(8) so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản tăng 3,37%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 7,54%, Thương mại - Dịch vụ tăng 7,93%. Cơ cấu kinh tế(9) với tỷ trọng Nông - Lâm - Thủy sản 29,11%, Công nghiệp-Xây dựng 23,13%, Dịch vụ 39,99%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 29,81 triệu đồng năm 2015 lên 31,39 triệu đồng năm 2016.

b) Về sản xuất công nghiệp- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 (giá so sánh 2010) ước đạt 4.650 tỷ

đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và đạt kế hoạch đề ra. Đã có một số cơ sở chế biến Cà phê với công nghệ tiên tiến, xuất khẩu sang một số nước như: Singapore, Bỉ, Thụy sĩ... Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020 được triển khai tích cực(10). Trên địa bàn tỉnh có 15 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã hoàn thành với tổng công suất 133,7MW, 11 vị trí công trình đang triển khai xây dựng với tổng công suất 225,5MW (Biểu số 06).

- Đến nay, đã có 11 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được thành lập, trong đó có 08 cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp đi vào hoạt động(11); đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp H’No và triển khai các thủ tục đầu tư Cụm Công nghiệp Thanh Trung II; 02 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang lập quy hoạch chi tiết(12). Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã có 55 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký 1.471 tỷ đồng (trong đó: 26 dự án đang hoạt động với số vốn thực hiện là 479,67 tỷ đồng, 17 dự án đang triển khai); số lượng lao động tham gia làm việc tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y khoảng 1.508 người.

c) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

7(?) Gồm: Trụ sở làm việc Huyện ủy, HĐND-UBND, Mặt trận đoàn thể và các công trình phụ trợ huyện Ia H'Drai; Cấp nước sinh hoạt Trung tâm huyện Ia H'Drai và Đầu tư xây dựng các tuyến đường ĐĐT02, ĐĐT03, ĐĐT08 khu trung tâm huyện Ia H'Drai

8(?) Số liệu đã được Tổng Cục Thống kê rà soát.9(?): Của năm 2015 lần lượt là 30,17%; 23,19%; 39,08%10(?) Dự kiến đến tháng 12/2016 sẽ hoàn thành, cấp điện cho các hộ dân chưa có điện tại thôn 9 xã Ia Tơi huyện Ia H'Drai, và

thôn Ngọc La xã Măng Ry, thôn Năng Lớn 2 xã Đăk Sao, thôn Măng Rương 2 xã Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rông.11(?) CCN-TTCN sản xuất gạch ngói thôn 5 xã Hòa Bình; CCN-TTCN sản xuất gạch ngói, gốm sứ thôn Thanh Trung, xã Vinh

Quang; CCN-TTCN, làng nghề Hnor, phường Lê Lợi - thành phố Kon Tum; CCN-TTCN 24/4 thị trấn Đăk Tô - huyện Đăk Tô; CCN Đăk Mar - huyện Đăk Hà; CCN Đăk La - huyện Đăk Hà; CCN-TTCN thị trấn Plie Kần - huyện Ngọc Hồi; CCN-TTCN thị trấn Đăk Hà- huyện Đăk Hà;

12(?) CCN-TTCN xã Đắk Sú - huyện Ngọc Hồi; CCN-TTCN Đắk Sút, xã Kroong - huyện Đắk Glei.3

- Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước thực hiện 169.978 ha, đạt 103,5% kế hoạch và tăng 0,73% so với năm 2015 (trong đó: diện tích cây hàng năm 75,133 ha, bằng 99,9% so với năm 2015; diện tích cây lâu năm 94,745 ha, bằng 101,3% so với năm 2015). Sản lượng lương thực ước đạt 111.603 tấn, đạt 98,3% kế hoạch. Quy mô đàn gia súc tăng so với cùng kỳ năm trước(13), dịch bệnh được phát hiện và xử lý kịp thời; sản lượng thủy sản đạt 3.832 tấn(14), đạt 108% kế hoạch năm 2016. Trong năm đã xảy ra khô hạn, thiếu nước với diện tích 4.194,23 ha(15), giá trị thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp khoảng 188 tỷ đồng. Đã thực hiện chuyển đổi được 275,05 ha đất lúa thiếu nước sang trồng cây ngô, rau đậu các loại,... đạt 66,8% kế hoạch chuyển đổi (thành phố Kon Tum: 39,56ha; Đăk Hà 54,29ha; Sa Thầy: 135,7ha; Đăk Tô: 36,5ha; Ngọc Hồi: 9ha).

- Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh đã được thông qua(16), theo đó dự kiến đến năm 2020, tỉnh Kon Tum có ít nhất 01 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao(17), 03 vùng sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, đề án đã xác định các cơ chế chính sách hỗ trợ để phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, sạch, an toàn, thân thiện với môi trường.

- Đã hoàn thành Đề án giao rừng, cho thuê rừng với tổng diện tích rừng và đất rừng được giao là 73.417,1 ha(18); Dự án bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại huyện Kon Plông, huyện Đăk Glei triển khai thực hiện với diện tích 2.098,8 ha(19). Công tác trồng rừng thay thế đang được triển khai tích cực, đến nay đã trồng khoảng 1.266 ha, đạt 114,6% so với kế hoạch; Ngoài việc trồng mới, đã triển khai chăm sóc 891,3 ha rừng trồng thay thế, 816 ha rừng trồng phòng hộ, đặc dụng... Công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ rừng được triển khai tích cực, tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng phức tạp(20), chậm được phát hiện, xử lý.

- Về phát triển sản phẩm chủ lực: Đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần mang lại kết quả tích cực trong việc xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh trong các năm qua. Vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp (cà phê, cao su, sắn, sâm Ngọc Linh, rau, hoa xứ lạnh) được hình thành; các ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực cũng đã có bước phát triển đúng định hướng đề ra: Diện tích cao su 74.898 ha; cà phê 16.227 ha; Sâm Ngọc Linh 180,23 ha;

13(?): Đàn trâu: 22.769 con, tăng 0,8%; Đàn bò: 64.765 con, tăng 3,89%; Đàn lợn: 137.250 con, tăng 4,38%.14(?) Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên tại các hồ chứa: 1.482 tấn/ 1.232 tấn, Sản lượng nuôi trồng thủy sản: đạt

2.350tấn/2223 tấn. 15(?) Gồm: 1.372,1 ha lúa; 2.533,3 ha cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu,....), 49.52 ha ngô, rau màu các loại và 243,35 ha

cây trồng khác bao gồm: cây sắn, cây lâm nghiệp,... . Có 58 công trình nước sinh hoạt nguồn nước đến của các đầu mối bị cạn kiệt, có khoảng 8.200 giếng nước bị khô cạn và thiếu nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt của 12.644 hộ dân.

16(?) Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Nghị quyết số 64/2016NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

17(?) Đã thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen và Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen tại Quyết định số 915/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của UBND tỉnh

18(?) Giao cho cộng đồng là 3.703,7ha/23 thôn; giao cho hộ gia đình là 69.713,4ha/5.798 hộ.19(?) Trong đó: Huyện Kon Plông 1.261,14 ha/3 xã/3 thôn; huyện Đăk GLei 837,66 ha/4 xã/4 thôn. Đến nay diện tích rừng tham

gia thực hiện Dự án tại huyện Đăk Glei và Kon Plông đã có sổ đỏ và được UBND huyện giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ. 20(?) Tổng số vụ vi phạm phát hiện từ đầu năm 2016 đến nay là 374 vụ, tăng 130 vụ so với cùng kỳ năm trước; khối lượng vi phạm 1.788,82

m3 gỗ quy tròn các loại, tăng 838,6 m3 so với cùng kỳ năm trước; diện tích thiệt hại 9,53 ha, giảm 28,42 ha so với cùng kỳ năm trước.4

rau, hoa, quả xứ lạnh 70 ha (tăng 36 ha so với cùng kỳ); sản lượng sắn đạt 112,3%, sản lượng tinh bột sắn đạt 152,7% kế hoạch.

d) Thương mại, dịch vụ - Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ ước thực hiện 13.462 tỷ đồng,

tăng 11,4% cùng kỳ năm trước. Mạng lưới chợ được đầu tư và phát triển, phân bố tương đối phù hợp, toàn tỉnh có 26 chợ (trong đó khu vực thành thị 14 chợ, khu vực nông thôn 12 chợ), 02 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 01 trung tâm thương mại. Các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc cung ứng hàng hóa cho các cửa hàng thương mại tại các xã khu vực III, đảm bảo chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý, không để xảy ra trường hợp thiếu hụt hàng hóa phục vụ nhân dân; chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được đẩy mạnh(21).

- Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng được tăng cường; đã kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh. Kết quả: Tổng số vụ kiểm tra 2.402; tổng số vụ xử phạt vi phạm hành chính là 806; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 1.120 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy trị giá 34.336 triệu đồng.

- Các hoạt động dịch vụ được quan tâm chỉ đạo; Đề án đầu tư, liên kết và quảng bá phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông đã được phê duyệt. Tổng lượt khách đến Kon Tum ước thực hiện năm 2016 khoảng 303.707 lượt khách (khách quốc tế 102.250 lượt), tổng doanh thu của hoạt động du lịch 181 tỷ đồng, công suất phòng ước đạt 71,5%.

3. Về ba đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế và năng lực cạnh tranh a) Thực hiện ba đột phá chiến lược- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Chỉ đạo

triển khai nghiêm túc các quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật đầu tư công; Luật Doanh nghiệp; các luật thuế, Luật phí và lệ phí...; huy động tối đa các nguồn thu phát sinh trên địa bàn vào ngân sách nhà nước, giảm thiểu nợ thuế. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường để làm cơ sở cho việc định hướng và phân bổ các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, tài nguyên,...) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, quản lý giá và thực hiện các chính sách xã hội. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo đúng quy định.

- Công tác phát triển nguồn nhân lực được quan tâm triển khai thực hiện; mạng lưới cơ sở giáo dục, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, đội ngũ giáo viên không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất phương án

21(?) Đã tổ chức đưa 04 chuyến hàng Việt về 04 xã tại 03 huyện (Tu Mơ Rông, Sa Thầy và Ngọc Hồi) có trên 2.550 lượt khách tham quan mua sắm, doanh thu hơn 85,2 triệu đồng. Tổ chức Phiên chợ hàng Việt tại Huyện biên giới - huyện Ngọc Hồi với khoảng 15.000 lượt khách tham quan mua sắm, doanh thu đạt 300 triệu đồng.

5

thành lập Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum trên cơ sở sáp nhập các trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum, Trung học Y tế, Trung cấp Nghề.

- Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại: Đã chủ động, tích cực huy động, khai thác tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp; khu cụm công nghiệp, khu kinh tế được hình thành, đi vào hoạt động; hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện theo hướng đồng bộ và hiện đại. Từng bước thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý quy hoạch và quản lý đô thị một cách toàn diện.

b) Thực hiện tái cơ cấu kinh tế: Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã được phê duyệt(22). Thời gian qua đã tập trung vào công tác hoàn thiện hệ thống quy hoạch, cơ chế chính sách; huy động các nguồn lực tổng hợp đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm nhằm tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và liên kết vùng; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.

c) Về nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể

- Công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá thông tin, danh mục dự án thu hút đầu tư được đổi mới. Chỉ số PCI của tỉnh Kon Tum năm 2015 tăng 4 bậc so với năm 2014(23); thường xuyên rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ lập dự án và chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các nhà đầu tư tâm huyết và đầy đủ thủ tục theo quy định; chỉ đạo rút ngắn thời gian(24) giải quyết thủ tục trong lĩnh vực đầu tư. Từ đầu năm đến nay, đã chấp thuận chủ trương đầu tư 32 dự án với tổng vốn đăng ký trên 1.769 tỷ đồng (trong đó: tại Khu Kinh tế 07 dự án, Khu Công nghiệp 04 dự án, với tổng vốn đăng ký 506,96 tỷ đồng) (Biểu số 07).

- Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch, Chương trình hành động và chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện. Số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh đến 30/9/2016 là 2.216 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 1.210 tỷ đồng, trong đó thành lập mới trong năm 2016 là 163 doanh nghiệp. Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đang tiếp tục triển khai

22(?) Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 09-6-2015.23(?) Đứng thứ 52/63 tỉnh, thành cả nước, đứng thứ 4 trong khu vực Tây Nguyên và thuộc nhóm trung bình trong bảng xếp hạng các

tỉnh, thành trên cả nước.24(?) Quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh ( từ 35 ngày theo quy định của Luật đầu tư 2014) còn 15 ngày tại Văn

bản số 229/UBND-KTN, ngày 29/01/2016 “V/v cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư”.6

thực hiện theo Phương án đã được Thủ tướng phê duyệt (25); đồng thời hoàn chỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị.

- Hoạt động của thành phần kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn, số đơn vị thành lập mới rất hạn chế, số phải ngừng hoạt động còn nhiều. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh có 66 hợp tác xã, trong đó có 11 hợp tác xã ngừng hoạt động và 55 hợp tác xã đang hoạt động (thành lập mới trong năm 05 hợp tác xã), thu hút được 8.389 thành viên và người lao động. Tổng số hợp tác xã đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 là 39 hợp tác xã, trong đó 34 hợp tác xã và 5 quỹ tín dụng nhân dân.

4. Về công tác xây dựng nông thôn mới; việc bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư; phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Về xây dựng nông thôn mới: Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh và được người dân hưởng ứng tích cực. Đã lựa chọn 16 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo dõi chỉ đạo triển khai thực hiện(26), trong đó đã chỉ đạo lồng ghép nhiều nguồn vốn(27) của các chương trình, dự án để tập trung nguồn lực và ưu tiên bố trí cho 05 xã dự kiến đạt chuẩn vào cuối năm 2016, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 14 xã (đạt 100% kế hoạch).

b) Công tác bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư: Công tác tái định cư được các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo ổn định cuộc sống của nhân dân trên địa bàn. Đề án tái định cư giãn dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số nội thành thành phố Kon Tum được chỉ đạo triển khai quyết liệt, đến nay đã di dời 72 hộ (khoảng 370 khẩu) đến nơi ở mới theo quy hoạch(28). Đã ban hành Đề án di dân, bố trí sắp xếp dân cư trên địa bàn huyện Ia H’Drai, trong đó năm 2016 tập trung triển khai, hình thành Điểm dân cư số 64, thôn 9, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai để làm dự án điểm và nhân rộng thực hiện các điểm dân cư khác trên địa bàn huyện mới.

c) Công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Đã triển khai lập Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng quy trình, quy định; tiến hành kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, thực hiện giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với một số cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh... Công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, ứng phó với

25(?) Cổ phần hoá: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Kon Tum; Công ty TNHH MTV Du Lịch Kon Tum. Chuyển giao quyền chủ sở hữu vốn nhà nước: Công ty TNHH MTV Cấp nước Kon Tum

26(?) Tại Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND tỉnh. 27(?) Tổng kinh phí là 132.489 triệu đồng, gồm các nguồn vốn: Vốn bố trí trực tiếp cho chương trình 33 tỷ đồng; Vốn lồng

ghép từ các chương trình, dự án khác là 99.035 triệu đồng; Nguồn huy động dân: 454 triệu đồng. Kế hoạch vốn năm 2016 ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các xã nghèo thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg; tập trung đầu tư cho các xã mới đạt 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới…

28(?) San ủi mặt bằng 243 ha; hoàn thành 11 km đường giao thông nông; kéo đường dây điện đến khu dân cư; xây dựng xong 72 nhà ở; 01 phòng học mẫu giáo; đào 38 giếng nước để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân;

7

biến đổi khí hậu được tập trung triển khai thực hiện (đã thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thành lập Quỹ phòng chống thiên tai; ban hành Phương án phòng, chống lụt bão, ứng phó với bão mạnh, siêu bão và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh; ban hành lệnh vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San trong mùa cạn...).

5. Về lao đông việc làm, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệa) Về lao động, việc làm: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho

người lao động tiếp tục được triển khai tích cực, có 1.483 lao động được tạo việc làm thông qua chương trình việc làm (đạt 92,6% kế hoạch(29)); duy trì các lớp đào tạo hệ trung cấp nghề cho 437 học viên(30); đào tạo nghề ngắn ngày cho lao động nông thôn là 1.496 lao động(31) (đạt 49,7% kế hoạch). Ước thực hiện cả năm đào tạo được 2.178 lao động (đạt 72,36% kế hoạch); tư vấn cho 2.350 lượt người lao động có nhu cầu tìm việc làm và học nghề, xuất khẩu (đạt 156,7% kế hoạch); giới thiệu, cung ứng 499 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh.

b) Về giáo dục đào tạoChất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, quy mô trường lớp học được mở

rộng, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân (xóa được 106 phòng học tạm, mượn nhờ); đã tổ chức sắp xếp, ổn định cho giáo viên(32); đã huy động 148.221 học sinh đến trường năm học 2016-2017(33). Chất lượng giáo dục các bậc, cấp học đối với học sinh dân tộc thiểu số có chuyển biến tích cực; các mô hình bổ trợ học tập có hiệu quả tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú, Phổ thông dân tộc bán trú phát triển(34); các hoạt động chuyên môn được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đạt được những kết quả tốt(35). Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được quan tâm triển khai(36); công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ (đến nay toàn tỉnh có 148 trường đạt chuẩn quốc gia). Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp là 94,07% (trong đó giáo dục phổ thông 97,74%; giáo dục thường xuyên 57,53%); học sinh đậu đại học là 1.287 em, cao đẳng là 444 em.

29(?) Trong đó, thông qua nguồn vốn vay giải quyết việc làm 935 lao động, cung ứng lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm 499 lao động, xuất khẩu lao động: 29 người.

30(?) Trong đó: Trường Trung cấp nghề được giao là 406 học viên (dân tộc thiểu số 341 học viên), tuyển mới năm 2016 là 217 học viên (dân tộc thiểu số 189 học viên); Trung tâm dạy nghề Măng Đen liên kết với Trường Cao đẳng nghề nông lâm Nam bộ tỉnh Bình Dương đào tạo 31 học viên, trong đó dân tộc thiểu số 27 học viên (đào tạo nghề trung cấp chăn nuôi – thú y).

31(?) Trong đó: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.269/2.323 lao động (chiếm 54,62% kế hoạch giao); Đào tạo nghề phi nông nghiệp 227/687 lao động (chiếm 33,04% kế hoạch giao).

32(?) Điều động 10 giáo viên từ các trường phổ thông dân tộc nội trú đến nhận công tác tại các trung tâm giáo dục thường xuyên; điều động 10 lượt giáo viên từ các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố; tạo điều kiện cho 07 giáo viên đang công tác tại các đơn vị trực thuộc đến nhận công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài tỉnh.

33(?) Trong đó mầm non: 37.888 cháu, tiểu học: 58.213 học sinh; THCS: 38.383 học sinh ; THPT: 13.737 học sinh.34(?) Hướng dẫn cho học sinh xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học ngoài giờ chính khóa, xây dựng góc học tập thân thiện, tổ

chức tự học ban đêm có hướng dẫn của giáo viên.35(?) Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT; 13/49 học sinh đạt giải, trong đó 01 giải nhì, 07 giải ba, 5 giải khuyến khích ; Dự

thi KHKT học sinh trung học cấp toàn quốc khu vực phía Nam (Toàn tỉnh có 32 dự án tham gia, trong đã chọn được 4 dự án xuất sắc nhất để dự thi cấp toàn quốc khu vực phía Nam tại Đồng Nai, kết quả: 4 dự án tham gia thi được Bộ GD&ĐT công nhận đạt 01 giải Nhất lĩnh vực, 01 giải Nhì lĩnh vực, dự án giải Nhất tham gia thi vòng thi toàn cuộc đạt giải Ba; có 02 dự án đạt giải đặc biệt do các trường đại học xét tặng thưởng); Thi Tài năng tiếng Anh (OTE) học sinh TH, THCS, THPT cấp tỉnh và tham gia thi cấp toàn quốc (Kết quả có 06 học sinh dự thi (2 TH, 2 THCS, 2 THPT) có 6/6/HS được Bộ GD&ĐT công nhận đạt giải (01 giải Nhì, 02 giải Ba và 03 giải Khuyến khích))...

36(?) Tháng 4-2016 tỉnh Kon Tum đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi.8

Mô hình dạy học VNEN được thí điểm từ năm học 2011-2012, đến nay toàn tỉnh có 44 trường dạy học theo mô hình này; các trường tham gia VNEN đều đã xây dựng môi trường thuận lợi với các điều kiện hỗ trợ cho dạy học tại từng lớp học. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình mới này, giáo viên còn lúng túng, một số hoạt động không phù hợp với học sinh vùng miền, không phù hợp với trình độ học sinh trong từng lớp; một số trường, diện tích lớp học nhỏ, số lượng học sinh đông, bàn ghế chưa đạt tiêu chuẩn, đồng bộ nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động, vai trò của cha mẹ học sinh trong hoạt động này còn mờ nhạt,…

c) Về khoa học và công nghệ: Tổ chức Lễ đón nhận giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý "Sâm Ngọc Linh" cho sản phẩm Sâm củ; đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ đưa Sâm Ngọc Linh là sản phẩm Quốc gia giai đoạn 2016-2020. Công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học và kỹ thuật vào sản xuất đối với các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được thực hiện; nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được triển khai(37); việc nhân giống bằng cấy mô các loại cây dược liệu đạt kết quả khả quan (38), đã gắn kết hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạo ra một số sản phẩm hàng hóa; triển khai 03 nhiệm vụ khoa học - công nghệ(39). Tích cực nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và thực hiện chương trình liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp (Biểu số 08).

6. Về công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các lĩnh vực xã hội khác

a) Bảo đảm an sinh xã hội, công tác giảm nghèo: Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng, hoàn thành việc cấp thẻ BHYT cho toàn bộ người nghèo, cận nghèo với tổng số 191.610 người(40); chi hỗ trợ tiền điện cho 100% hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; công tác chăm lo, thăm hỏi và triển khai cứu đói, cứu rét cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân được triển khai kịp thời(41); thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho 10.033 đối tượng (gồm 8.905 đối tượng bảo trợ xã hội và 1.128 đối tượng nhận chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng) đạt 89% kế hoạch. Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, nhiều chính sách về giảm nghèo được triển khai đồng bộ. Tổng số hộ nghèo

37(?) Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà phê chè phù hợp với đặc điểm sinh thái ở vùng Đông Trường sơn tỉnh Kôn Tum; lựa chon 02 giống cà phê che TN2 và F5TN1 có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất cao...

38(?) Sâm dây, Sâm Ngọc Linh, các loại hoa (Phong lan, Địa lan, Cúc, Đồng tiền) tại phòng thí nghiệm và duy trì và phát triển sản xuất các loại meo nấm giống như: Linh chi, Mộc nhĩ, nấm Rơm, nấm Bào ngư,...

39(?) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống và sản xuất cây Lan Trúc phật bà, địa lan Hàn Quốc, lan Nghinh xuân Thái bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và trồng thử nghiệm Hoa địa lan Hàn Quốc, lan Dendro mùa xuân tại trại thực nghiệm huyện KonPlong tỉnh Kon Tum; Trồng thử nghiệm 4 giống cỏ (cỏ voi (Pennisetum purpureum), VA-06, Cỏ RUZI (Bracciaria ruziziensis) Cỏ CENTRO (Centro cavalcade) phục vụ chăn nuôi đại gia súc tại trại thực nghiệm huyện KonPlong tỉnh Kon Tum; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống và trồng ngũ vị tử tại xã ĐắkSao, huyện Tu Mơ Rông và huyện Kon Plông.

40(?) Số người nghèo được cấp thẻ BHYT: 63.033 người; Số người DTTS không nghèo (theo Quyết định số 1049/TTg) : 119.087 người; Số người thuộc diện hộ cận nghèo theo Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng 100% kinh phí mua thẻ BHYT là: 9.457 người; Số người thuộc diện hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng 70% kinh phí kinh mua thẻ BHYT 03 huyện (Ngọc Hồi, Đăk Hà, Thành phố Kon Tum) là: 33 người.

41 (?) Thăm và tặng quà cho 64.379 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, trị 16.390,9 triệu đồng. Tổ chức giao, nhận 376,5 tấn gạo hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ cho 6.929 hộ/25.100 khẩu hộ nghèo, hộ khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán Bính Thân; 583,05 tấn gạo cho 7.969 hộ/31.125 khẩu hộ nghèo, hộ khó khăn trong thời gian giáp hạt năm 2016; ngoài ra chỉ đạo UBND các huyện xuất kinh phí hỗ trợ cứu đói cho 1.145 hộ/4.717 khẩu với tổng số tiền 183,963 triệu đồng.

9

trên địa bàn tỉnh dự kiến đến cuối năm 2016 là 27.826 hộ (chiếm 22,61%), giảm 3.670 hộ so với đầu năm (Biểu số 09).

b) Thực hiện chính sách ưu đãi người có công: Công tác thăm, tặng, chuyển quà tặng của Chủ tịch nước, của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và việc tổ chức cho người nghèo đón Tết(42) được thực hiện chu đáo. Đã tổ chức thăm và tặng 10.688 suất quà(43) cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng nhân ngày Thương bình - Liệt sỹ 27-7 với trị giá 2.089,94 triệu đồng. Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận TQVN các cấp vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 454,599 triệu đồng; tổ chức đưa 36 người có công tiêu biểu đi thăm quan Thủ đô Hà Nội và viếng Lăng Bác; đưa 134 người có công đi điều dưỡng tại Quảng Ngãi và Khánh Hòa. Phối hợp với các tỉnh xác định được danh tính 03 hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Sa Thầy (bổ sung thêm thông tin 01 liệt sĩ; đính chính họ tên 02 liệt sĩ).

c) Chăm sóc sức khỏe nhân dân: Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, đã chủ động triển khai nhiều biện pháp khống chế, ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, một số bệnh như: tay, chân, miệng; sốt xuất huyết; thủy đậu; bạch hầu; quai bị tăng so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp (44). Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng(45). Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nội dung về đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh Công tác đưa bác sỹ về cơ sở, luân phiên cán bộ y tế cho cơ sở y tế tuyến dưới được triển khai kịp thời(46). Toàn tỉnh hiện có 59 xã được công nhận đạt Bộ Tiêu chí quốc gia y tế xã, chiếm tỷ lệ 57,8%.

d) Chăm sóc người cao tuổi; thực hiện bình đẳng giới; bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phát triển thanh niên

- Đã tổ chức thăm và tặng quà cho 22 cụ tròn 100 tuổi (tổng số tiền 22 triệu đồng) và 146 cụ tròn 90 tuổi (tổng số tiền 58,4 triệu đồng); thăm, tặng quà cho phụ nữ tiêu biểu và phụ nữ nghèo của tỉnh nhân Kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ (08/3) với tổng kinh phí 19,9 triệu đồng(47). Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết phong trào thi đua phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh

42(?) Đã thăm, tặng 90 suất quà trị giá 45 triệu đồng và chuyển 5.743 suất quà của Chủ tịch nước tặng người có công với cách mạng trị giá 1.165 triệu đồng; các huyện, thành phố đã chủ động xuất ngân sách tổ chức thăm hỏi và tặng 1.668 xuất quà cho người có công với cách mạng trị giá 335,49 triệu đồng; các sở, ngành và đoàn thể trong tỉnh tặng 578 xuất quà cho người có công với cách mạng trị giá 150,95 triệu đồng…

43(?) Quà Chủ tịch nước: Mức 400.000 đồng: 67 suất; mức 200.000 đồng: 4.672 suất; quà tỉnh: mức 500.000 đồng: 93 suất; quà huyện: 2.292 xuất với 464,320 triệu đồng; quà xã hội hóa: 3.564 xuất với 617,920 triệu đồng.

44(?) Đến 18/9/2016, so với cùng kỳ năm trước: Ghi nhận 230 ca mắc bệnh Tay - chân - miệng (tăng 172 ca); Sốt xuất huyết ghi nhận 2.666 ca mắc, tăng 2.529 ca, trong đó tử vong 2; Thủy đậu ghi nhận 612 ca mắc (tăng 48 ca); Quai bị ghi nhận 510 ca mắc (tăng 83 ca); viêm não Nhật Bản, ghi nhận 04 ca mắc, tăng 4 ca; bạch hầu ghi nhận 02 ca người lành mang vi khuẩn bạch hầu có liên quan dịch tễ và 01 ca tử vong nghi do bạch hầu. .

45(?) Đã thành lập 97 đoàn thanh tra, kiểm tra (02 đoàn tuyến tỉnh, 20 đoàn tuyến huyện và 75 đoàn tuyến xã) và kiểm tra chuyên ngành là 06 đoàn. Kết quả: Tổng số cơ sở được kiểm tra là 3.266/6.147 cơ sở (kể cả cơ sở thuộc ngành khác quản lý), số cơ sở được kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là 2.413 cơ sở chiếm tỉ lệ 73.9%. Số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính: 161 cơ sở với tổng số tiền phạt 175,325 triệu đồng. Tiêu hủy sản phẩm thực phẩm tại 129 cơ sở với 18 loại sản phẩm gồm: 197,72 kg thực phẩm rắn và 263,71 lít thực phẩm lỏng.

46(?) Đến nay đã có 98% (100/102) trạm y tế xã có bác sỹ. 47(?) Trong đó có 06 Mẹ Việt Nam anh hùng, 01 Anh hùng lực lượng vũ trang, nữ lãnh đạo của tỉnh qua các thời kỳ và 05 phụ

nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. 10

phúc giai đoạn 2011-2016(48). Thực hiện tốt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020, đặc biệt thông qua hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp(49).

- Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được chú trọng, toàn tỉnh có 46 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, chiếm tỷ lệ 45%(50); đã triển khai thực hiện đăng ký tỷ lệ xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội năm 2016, đồng thời ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020. Công tác thanh niên được quan tâm triển khai trên nhiều mặt với nhiều nghĩa cử cao đẹp như: Tổ chức hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện, thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới, Tháng thanh niên năm 2016...

7. Hoạt động văn hóa - thể thao, thông tin - truyền - Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức góp phần nâng cao mức

hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân(51). Tổ chức thành công Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa, truyền thống các dân tộc thiểu số, các di tích cách mạng được tăng cường. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa được quan tâm, triển khai rộng khắp; môi trường văn hóa có sự chuyển biến tích cực. Đã tổ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thông tin lưu động tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm lỳ 2016-2021 trên địa bàn tỉnh.

- Nhiều môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian của các dân tộc được khôi phục, duy trì trong các lễ hội, ngày hội văn hóa, thể dục thể thao(52). Hoạt động của các Liên đoàn, hiệp hội thể thao trong tỉnh duy trì, phát huy hoạt động, huy động các nguồn lực tổ chức, tham gia các giải, đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao của tỉnh.

- Hệ thống công nghệ thông tin ngày được hoàn thiện và mở rộng(53), phát huy hiệu quả trong công tác quản lý điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp; mạng lưới bưu chính, viễn thông được chú trọng đầu tư phát triển, chất lượng dịch

48(?) Kết quả, có gần 54.000 hội viên được công nhận danh hiệu Phụ nữ tiên tiến, 22 hội viên đạt danh hiệu Phụ nữ xuất sắc 5 năm cấp tỉnh, có trên 32.000 gia đình hội viên đạt 8 tiêu chí của cuộc vận động 5 không, 3 sạch… Từ đó, đã có 122 tập thể, 233 hội viên, phụ nữ được Chính phủ, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh và các Bộ, ngành tặng bằng khen, 53.844 cán bộ, hội viên, phụ nữ đạt danh hiệu "Phụ nữ tiên tiến", 22 hội viên, phụ nữ được công nhận danh hiệu "Phụ nữ xuất sắc 5 năm" cấp tỉnh với nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình ở tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội.

49(?) Nữ đại biểu Quốc hội 01/6 đồng chí (chiếm 16,66%); nữ đại biểu HĐND tỉnh có 19/50 đồng chí (chiếm 38%); nữ đại biểu HĐND cấp huyện có 101/315 đồng chí (chiếm 32,1%); nữ đại biểu HĐND cấp xã có 824/2.602 đồng chí (chiếm 31,7%)

50(?) Trong đó có 23 xã, phường, thị trấn được UBND tỉnh tặng Bằng khen 5 năm liên tục đạt xã, phường, phù hợp với trẻ em.51(?) Chương trình Văn nghệ chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh và kỷ niệm ngày thành lập Đảng CSVN; Tổ chức

ngày sách Việt Nam; Tổ chức 02 đợt khai trương triển lãm ảnh nghệ thuật Kon Tum giai đoạn 2010 – 2015 (có tổng số 103 ảnh của 15 tác giả tham gia); trưng bày 15 tủ sách, với tổng số 510 sách, tài liệu; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm - khám phá di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Kon Tum (trình diễn trò chơi dân gian, chế tác nhạc cụ, các nghề thủ công truyền thống); thực hiện các buổi biểu diễn nghệ thuật tại các huyện, các xã theo kế hoạch. Đưa 5 đoàn, hơn 100 nghệ nhân các dân tộc tại chỗ của tỉnh tham gia các hoạt động ngày hội sắc xuân năm 2016; gặp mặt Chủ tịch nước tại Hà Nội và trình diễn các hoạt động văn hóa dân gian, ẩm thực, trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương...).

52(?) Tổ chức giải đua thuyền độc mộc truyền thống; giải cờ tướng và tổ chức bay máy bay mô hình do câu lạc bộ URW Đà Nẵng bay biểu diễn phục vụ nhân dân trong dịp tết Bính Thân 2016; giải bóng chuyền nam, nữ lần thứ 2/2016; tổ chức ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2016 trên toàn tỉnh…

53(?) Hiện trên địa bàn tỉnh có 29/30 đơn vị( ) có mạng LAN; 113 tài khoản thư điện tử công vụ; 30/30 đơn vị được trang bị phần mềm văn phòng điện tử (eOfice) và đã có 10 đơn vị liên thông phần mềm văn phòng điện tử (eOfice).

11

vụ được nâng cao; phát thanh, truyền hình ngày càng đa dạng về loại hình và phong phú nội dung, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân(54).

8. Công tác nội vụ, nội chính và đối ngoại - Công tác tuyền truyền, tập huấn nghiệp vụ triển khai bầu cử đại biểu Quốc

hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cấp cơ sở, hình thức tuyên truyền phong phú, đậm nét. Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh đạt khá cao(55). Đã bầu đủ 6 đại biểu Quốc hội và 50 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Công tác bố trí sinh viên theo chế độ cử tuyển được quan tâm (56); đã tổ chức bồi dưỡng 400 lượt cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế đợt 1 năm 2016 là 56 trường hợp, đợt 2 năm 2016 là 103 trường hợp; đang tiến hành công tác thi nâng ngạch công chức và chuyển đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh. Đã kết thúc 53 cuộc thanh tra, kiểm tra(57), phát hiện sai phạm 7.554 triệu đồng và đã tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật(58). Đến nay, đã thu nộp vào NSNN được 2.529,6 triệu đồng (đạt tỷ lệ 71%); số còn lại 1.036 triệu đồng chủ yếu các cuộc thanh tra mới kết thúc; kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 22 tập thể và 08 cá nhân.

- Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện tốt(59), tỷ lệ đơn thuộc thẩm quyền giải quyết đạt 93,23% (60). UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm trong việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; rà soát, giải quyết dứt điểm các kiến nghị, khiếu nại người dân, đặc biệt các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.

- Quốc phòng, an ninh trên địa bàn được giữ vững, đã tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện tại thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, huyện Đăk Hà đạt kết quả tốt; công tác phòng chống vượt biên được chỉ đạo triển khai kịp thời; công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2016 đạt 100% chỉ tiêu, đảm bảo chất lượng(61); hoàn thành Đề án xây dựng các điểm dân cư tập trung, bố

54(?) Truyền hình thu trực tiếp từ vệ tinh (DTH), truyền hình CAB, truyền hình qua mạng viễn thông do các doanh nghiệp viễn thông cung cấp (MyTV, NetTV); duy trì tốt chương trình thời sự hàng ngày, chương trình phát thanh-truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số chất lượng và nội dung chương trình được cải tiến, nâng cao.

55(?) Tổng số cử tri của các đơn vị bầu cử là  318.529 người, số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 318.320 người, tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri của các đơn vị bầu cử là 99,93%.

56(?) Đến nay đã đã bố trí công tác 513 người; tuyển dụng 167 người; số chưa bố trí công tác là 121 người.57(?) Các lĩnh vực: Quản lý tài chính - kế toán; đầu tư xây dựng cơ bản; mua sắm và quản lý tài sản công; công tác phòng,

chống tham nhũng...58(?) Kiến nghị thu hồi nộp NSNN 3.565 triệu đồng, thu hồi về cho đơn vị 419 triệu đồng và một số kiến nghị xử lý khác 3.569

triệu đồng. Xử phạt vi phạm hành chính 212 triệu đồng.59(?) Đã tiếp 289 lượt/307 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, giảm 252 lượt so với cùng kỳ năm 2015 (289/541 lượt) . Đã

hướng dẫn cho công dân làm đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết 139 lượt, giải thích cho công dân hiểu về những vấn đề công dân thắc mắc 150 lượt.

60(?) Đơn thuộc thẩm quyền của các ngành, các cấp đã được giải quyết xong 303/325 đơn, gồm: 21 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo và 276 đơn kiến nghị, phản ánh.

61(?) Bao gồm, 850 công dân, Trong đó: Đảng viên 22; đại học, cao đẳng, trung cấp 16.12

trí việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, bảo vệ và phát triển rừng vành đai đến năm 2020.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững; an toàn giao thông được chỉ đạo tăng cường thực hiện và giảm cả 03 mặt(62); kế hoạch đấu tranh ngăn chặn, xử lý có hiệu quả các loại tội phạm(63) được chủ động triển khai. Thực hiện tốt các giải pháp về đấu tranh xóa bỏ Tà đạo Hà mòn trên địa bàn tỉnh.

- Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh(64). Quản lý đoàn ra, đoàn vào đúng quy định(65); từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 1.203.236 USD (tương đương khoảng 26,5 tỷ đồng) thông qua 10 dự án do 07 tổ chức PCPNN và 01 công ty có vốn nước ngoài viện trợ, trong đó, có 07 dự án chuyển tiếp, giá trị viện trợ 1.129.243 USD và 3 dự án vận động mới trong năm 2016(66), giá trị viện trợ 73.993 USD. Công tác phân giới, cắm mốc tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia tiếp tục được triển khai thực hiện.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNGNăm 2016 trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, tình hình hạn hán,

môi trường xảy ra nghiêm trọng, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 đạt được nhiều kết quả quan trọng: Kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng ước tăng 6,69% so với năm 2015; các sản phẩm chủ lực tiếp tục có bước phát triển; sản xuất công nghiệp duy trì được sự tăng trưởng; thương mại - dịch vụ tăng trưởng khá cao; thị trường hàng hóa sôi động hơn; môi trường đầu tư được cải thiện; đã huy động và sử dụng ngày càng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; chất lượng giáo dục được nâng lên; hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi; an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm thường xuyên; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trẻ em được tăng cường; công tác phòng chống dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm, chống hạn, chống phá rừng, chống cháy, chống khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép... được quan tâm chỉ đạo quyết liệt; công tác tổ chức bẩu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh được chỉ đạo thực hiện đồng bộ, đạt kết quả khá cao; tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức có sự chuyển biến tích cực; quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân đề ra; thu nhập bình quân

62(?) Đã xảy ra 58 vụ tai nạn giao thông (giảm 14 vụ so với cùng kỳ năm 2015), làm chết 60 người, giảm 01 người; bị thương  49 người, giảm 10 người.

63(?) Khởi tố 311 vụ-398 đối tượng; hoàn thành chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát đề nghị truy tố 221 vụ-380 đối tượng; bắt 293 đối tượng (bắt tạm giam 127, bắt khẩn cấp 46, bắt quả tang 95, bắt truy nã 24, bắt theo lạnh của tòa án 01); áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 53 trường hợp.

64(?) Thăm, làm việc, ký kết Bản ghi nhớ hợp tác và triển khai Bản Ghi nhớ thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Salavan ký ngày 05/4/2016; triển khai các nội dung hợp tác tại Biên bản ghi nhớ thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Ubon Ratchathani ký ngày 23/7/2015

65(?) Đã cử và cho phép 43 đoàn/255 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài; tổ chức đón tiếp và làm việc với 89 đoàn/634 lượt người đến từ nhiều quốc gia thăm, làm việc với UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan.

66(?) Các dự án tập trung trên các lĩnh vực y tế, phúc lợi xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục và đào tạo... Trong đó, số vốn viện trợ cho lĩnh vực phúc lợi xã hội chiếm tỷ trọng lớn nhất (544.304 USD tương đương 11,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45% trong tổng vốn viện trợ).

13

đầu người, thu ngân sách trên địa bàn không đạt kế hoạch; chất lượng tăng trưởng kinh tế và tái cơ cấu trong các ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; sản phẩm có giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao còn thấp; hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Dân số trung bình chưa đạt mục tiêu đề ra. Buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được xử lý triệt để, gây dư luận bức xúc trong nhân dân; kết quả ứng dụng khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế; công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự đô thị còn nhiều yếu kém; dịch sốt xuất huyết xảy ra trên diện rộng. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số đơn vị, địa phương chưa kịp thời, hiệu quả thấp. An ninh, trật tự khu vực biên giới, an ninh nông thôn có lúc, có nơi còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định; hoạt động tôn giáo trái pháp luật vẫn còn diễn ra ở một số địa phương; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, khoáng sản, nhất là tại khu vực biên giới chưa được ngăn chặn triệt để…

Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là kinh tế thế giới và khu vực năm 2016 tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nguồn vốn đầu tư cho phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, một số công trình trọng điểm triển khai chậm do thiếu nguồn lực, doanh nghiệp gặp trở ngại trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm; dịch bệnh, hạn hán xảy ra nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên, trực tiếp và quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan: lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng đạo tạo chưa cao, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp sử dụng lao động. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, rủi ro cao. Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện còn kém hiệu quả, chưa hình thành chuỗi giá trị từ khâu nuôi trồng, chế biến đến tiêu thụ. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh đã được các cấp, các ngành hết sức quan tâm chỉ đạo, nhưng vẫn còn có độ trễ trong việc triển khai các chính sách này. Sự nổ lực, cố gắng trong bộ máy chính quyền chưa đồng đều; việc tổ chức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước có lúc, có nơi chưa kịp thời; vẫn còn tình trạng lãnh đạo một số địa phương, đơn vị chưa phát huy hết trách nhiệm, thiếu năng động, không sâu sát trong công việc, chưa kiên trì, đeo bám mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Chất lượng tham mưu, tinh thần làm việc, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa kịp thời, đồng bộ. Công tác kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chức năng chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời; kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm.

Phần thứ hai:PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2017

I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH TRONG TỈNH1. Bối cảnh trong nướcNăm 2017, kinh tế vĩ mô được được dự báo duy trì ổn định, lạm phát được

14

kiểm soát sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp(67) sẽ tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Sự ổn định chính trị - xã hội… sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực và là động lực cho sự phát triển.

Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, khó lường. Nhu cầu đầu tư cho phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, nhưng nguồn lực còn hạn hẹp. Nợ công tăng cao. Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu công, nhất là đầu tư công. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội, sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nước ta.

2. Tình hình trong tỉnhNhiều chính sách đặc thù đối với miền núi, vùng cao nói chung và khu vực

Tây Nguyên nói riêng đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả. Các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp(68) tiếp tục được đầu tư sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng và giảm nghèo, nhất là các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao(69). Hệ thống quốc lộ qua tỉnh được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại, du lịch. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Kon Tum với các tỉnh, thành phố trong khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, vùng tam giác phát triển ngày càng được củng cố, mở rộng và tạo ra nhiều triển vọng. Các vướng mắc trong thu hút đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp được các cấp, các ngành nỗ lực tháo gỡ; các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực được chú trọng phát triển, các vùng kinh tế động lực của tỉnh được tập trung đầu tư.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Quy mô, năng lực cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh còn thấp trong bối cảnh nước ta tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém. Nhu cầu về vốn đầu tư lớn trong khi khả năng đáp ứng còn hạn chế. Những khó khăn của năm 2016 vẫn còn; diễn biến thời tiết bất thường; các doanh nghiệp sản xuất phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu. Dân số ít và sống phân tán, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; một số chính sách ban hành trong thời gian qua vẫn chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng vi phạm lâm luật, khai thác khoáng sản trái phép.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2017

1. Mục tiêu tổng quát67(?) Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

68(?) Dự án Khu Công nghiệp Hòa Bình giai đoạn II, các dự án thủy điện, dự án nhà máy chế biến thức ăn gia sức,..69(?) Dự án Quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, trồng, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa

công nghệ cao; Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco Kon Tum - Măng Đen; Chăn nuôi bò giống thịt sinh sản chất lượng cao; Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái; Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái tại huyện Kon Plong.

15

Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 9% với cơ cấu kinh tế hợp lý. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Khuyến kích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo doanh nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân gắn với giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội. Tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Củng cố và mở rộng quan hệ đối ngoại; liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và khu vực tam giác phát triển.

2. Các chỉ tiêu chủ yếua) Các chỉ tiêu kinh tế: Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trong tỉnh đạt

khoảng 9%; Cơ cấu kinh tế(70): Nông - lâm - thuỷ sản: 28-29%, Công nghiệp - Xây dựng: 24-25%, Thương mại - Dịch vụ: 39-40%; Thu nhập bình quân đầu người trên 34 triệu đồng; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 1.831 tỷ triệu đồng (Trong đó, thu cân đối ngân sách: 1.721 tỷ đồng); Tổng chi cân đối ngân sách địa phương 5.382 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu 80 triệu USD.

b) Các chỉ tiêu xã hội: Dân số trung bình năm 2017: 520 ngàn người; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46% (trong đó lao động nông thôn qua đào tạo đạt 30,5%); Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 giảm 3-4% so với cuối năm 2016; có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017; Số giường bệnh trên 01 vạn dân đạt 29 giường; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,8%.

c) Các chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ độ che phủ rừng 62,84%; Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.

3. Nhiệm vụ trọng tâm- Thực hiện nghiêm và triệt để các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, của các

Bộ, ngành Trung ương về tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ; ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Tổ chức xây dựng và thực hiện các Đề án, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết XV Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tiếp tục phát triển mạnh các vùng kinh tế động lực và xây dựng nông thôn mới. Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Phát triển nhanh các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; hình thành và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa, con người tỉnh Kon Tum; quan tâm chăm lo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân.

- Tăng cường quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, chú trọng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; đẩy mạnh

70(?) Chưa bảo gồm thuế nhập khẩu, thuế trợ cấp sản phẩm trừ sản phẩm.16

thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh.- Tiếp tục cải cách hành chính, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp,

đổi mới sáng tạo, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản lý hành chính công.

- Tăng cường đối ngoại; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh trong mọi tình huống.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tếa) Công nghiệp- Tiếp tục theo dõi tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất; kịp thời tháo

gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi... để sớm hoàn thành và đi vào hoạt động đúng kế hoạch. Huy động, xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cao su công nghiệp từ sản phẩm mủ cao su, nhà máy chế biến thức ăn gia súc,... Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoàn thành việc khảo sát, thăm dò, xây dựng các nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản theo quy hoạch.

- Duy trì và phát triển các vùng nguyên liệu (giấy, mía, sắn, cà phê, cao su...) phục vụ cho công nghiệp chế biến. Kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp có trang thiết bị, máy móc hiện đại tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các mặt hàng nông sản. Khuyến khích đầu tư khôi phục, phát triển các nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường hoạt động khuyến công và xúc tiến công nghiệp; bố trí và huy động nguồn lực để đầu tư lưới điện cho các thôn, làng chưa có điện.

- Quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp theo hướng công nghiệp - dịch vụ - đô thị. Phát triển các cụm công nghiệp tại các huyện để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn nông thôn. Tiếp tục đề xuất, xây dựng cơ chế ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư hoạt động tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

b) Nông lâm nghiệp, thủy sản- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng có lợi thế và giá trị kinh tế

cao; rà soát diện tích cao su hết chu kỳ khai thác ở những nơi thuận lợi để thu hồi phục vụ phát triển đô thị, chuyển đổi diện tích sản xuất lúa nước thiếu nước tưới, kém hiệu quả sang trồng cây phù hợp. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án chính sách cao su tiểu điền, cà phê xứ lạnh; Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững; Đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư du lịch, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, sâm Ngọc Linh, các cây dược liệu quý và rau, hoa xứ lạnh và nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, giống mới và thâm canh để

17

tăng năng suất, sản lượng.- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện nghiêm

chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về đóng của rừng tự nhiên, không chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, khai thác lâm sản trái phép.

- Tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh thú y phòng chống dịch bệnh đến nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục triển khai Phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2020; tận dụng các diện tích đất trống để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc; xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung. Tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... Chú trọng phát triển nuôi thủy sản ở các mặt hồ nước lớn, các công trình thủy lợi, thủy điện.

c) Thương mại - dịch vụ- Huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cấp các cửa khẩu; xây dựng chợ nông

thôn, biên giới, chợ đầu mối nông sản, mạng lưới phân phối, bán lẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy hoạch và phù hợp với thực tiễn. Tổ chức, khai thác có hiệu quả mạng lưới chợ, cửa hàng thương mại, các trung tâm giao dịch hàng hóa, kho dự trữ; hình thành mô hình thương mại - dịch vụ nông thôn, gắn với sản xuất, chế biến và lưu thông hàng hóa.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại, trong đó tập trung giám sát các hoạt động khuyến mại, các hình thức bán hàng đa cấp trên địa bàn. Thành lập và nâng cao vai trò của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

- Tăng cường tham gia và tổ chức hội chợ, triển lãm; xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin thị trường, hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác tốt những thị trường hiện có và thị trường tiềm năng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Thường xuyên thông tin về tình hình thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu trọng điểm. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của tỉnh trong tiến trình Việt Nam thực thi các cam kết khi Cộng đồng  kinh tế ASEAN vận hành và các cam kết FTA …nhằm khai thác tốt thị trường chung rộng lớn và các ưu đãi thuế quan của các thành viên nội khối.

- Tiếp tục tạo điều kiện thuận để các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cân đối, cung ứng đủ và ổn định giá cả đối với những mặt hàng thiết yếu, các loại vật tư phục vụ sản xuất và tiêu dùng...

- Đẩy mạnh quảng bá, xây dựng và giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Xúc tiến đầu tư vào khu du lịch sinh thái Măng Đen, đầu tư các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn.

- Chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát hoạt động tín dụng để nâng cao 18

hiệu quả và chất lượng. Tiếp tục ưu tiên cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh.

d) Thu, chi ngân sách- Tích cực rà soát, đề xuất cơ chế, biện pháp khai thác hiệu quả các nguồn thu

trên địa bàn; chú trọng nuôi dưỡng các nguồn thu có nhiều tiềm năng, các nguồn thu mới, đặc biệt là nguồn thu từ tài nguyên đất đai, rừng, thuỷ điện, du lịch sinh thái, từ giao thương hàng hóa qua cửa khẩu… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế, thu hồi nợ thuế đạt kết quả cao nhất; hạn chế nợ đọng tiền thuế phát sinh. Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu cho các huyện, thành phố nhằm khuyến khích các địa phương chủ động khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn.

- Rà soát, cơ cấu lại nhiệm vụ chi thường xuyên đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương và định mức chi mới của giai đoạn 2017-2020. Ưu tiên bố trí vốn cho những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính đột phá; hỗ trợ đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh; phát triển ba kinh tế động lực; vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bố trí vốn đầu tư để thu hồi các khoản tạm ứng ngân sách tỉnh, trả nợ xây dựng cơ bản dứt điểm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các lĩnh vực; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thực hiện các dịch vụ công (y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch…).

e) Đầu tư phát triển- Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Ưu tiên đầu tư

cho các công trình, dự án quan trọng, cấp bách của tỉnh; các công trình hạ tầng cấp thiết tại trung tâm huyện Ia H’Drai; phát triển ba vùng kinh tế động lực, vùng trọng điểm đặc biệt khó khăn; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân; đầu tư, xây dựng thành phố Kon Tum trở thành độ thị loại II vào năm 2020; các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ các dự án đầu tư lớn theo cam kết với nhà đầu tư. Tập trung vốn chi trả các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản, các khoản vốn ứng trước kế hoạch; bố trí cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2016 và dự kiến hoàn thành trong năm 2017, hạn chế khởi công xây dựng mới các công trình, dự án; kiên quyết điều chuyển, rút vốn công trình chậm tiến độ, không sử dụng hết vốn để bố trí cho công trình cần đầy nhanh tiến độ, hoàn thành trong năm.

- Tăng cường thu hút đầu tư và tập trung tháo gỡ các nút thắt, khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các công trình có vốn đầu tư lớn, vốn đầu tư của Trung ương, công trình thủy điện. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với xây dựng nông thôn mới

19

- Tiếp tục kêu gọi và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, có tính liên kết giữa các vùng trong tỉnh, giữa các tỉnh trong khu vực hành lang Đông - Tây; ưu bố trí vốn đầu tư phát triển để xây dựng, hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu; đầu tư thông tuyến các tuyến đường giao thông đi huyện mới Ia H'Drai.

- Tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị trên cơ sở khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển đô thị, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng công trình; tiếp tục tăng công tác chỉnh trang đô thị, chống lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và các hoạt động faay ô nhiễm môi trường … Huy động nguồn lực để đẩy mạnh phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới; khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.

- Tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ khai hoang, phục hóa để giải quyết đất sản xuất ở những vùng bị thiếu đất sản xuất. Triển khai thực hiện chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân; tăng cường tạo việc làm thông qua đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động. Bố trí kinh phí để khắc phục các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt bị thiệt hại.

3. Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

- Tăng cường giám sát, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu sản xuất tập trung, khu chăn nuôi, khu giết mổ gia súc, gia cầm. Ngăn chặn hiệu quả việc khai thác trái phép, lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm, nạn phá rừng, cháy rừng; phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và công đồng về sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai; ứng cứu kịp thời và khắc phục hậu quả xấu do thiên tai gây ra.

4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính và công chức, công vụ. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của thủ trưởng, người đứng đầu các cấp, các ngành. Tăng cường kiểm tra công tác cải cách hành chính. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin gắn với thực hiện một cửa hiện đại nhằm giảm các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

- Thực hiện nghiêm công tác thống kê, công bố các thủ tục hành chính thuộc

20

lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tăng cường rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp; kiểm soát chặt việc ban hành mới các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương liên quan đến lĩnh vực đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh thực hiện đơn giản hóa và hợp lý hóa hệ thống thủ tục hành chính, trong đó tập trung rà soát, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước như: quản lý và sử dụng đất, đầu tư và xây dựng, hải quan, thuế, quảng cáo, vận tải hàng hóa và xuất nhập khẩu, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư...

- Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực đến đầu tư trên địa bàn. Tiếp tục rà soát dự án đầu tư đã được cấp phép trên địa bàn tỉnh để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện; thu hồi giấy phép đối với các dự án không triển khai thực hiện hoặc chuyển nhượng không đúng quy định. Khuyến khích khởi nghiệp, đối với sáng tạo doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, có cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tập trung thực hiện các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy vai trò của khoa học công nghệ

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020; Đề án Quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tri thức tỉnh Kon Tum đến năm 2020; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công việc.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động học sinh đến lớp, hạn chế tình trạng học sinh đi học không chuyên cần và bỏ học. Nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020. Đầu tư nâng cấp và phát triển hệ thống trường, lớp học theo quy hoạch; tăng cường trang thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, nhất là ở những nơi thiếu phòng học; từng bước xóa bỏ phòng học tạm và đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Làm tốt công tác tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo. Nghiên cứu đổi mới công tác quản lý trường học, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đạt chuẩn về chất lượng, đáp ứng đủ về số lượng, cơ cấu.

- Tiếp tục tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong cộng đồng xã hội trong việc triển khai thực hiện mô hình dạy học VNEN; duy trì và mở rộng số lớp trên

21

cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, từng bước khuyến khích có thêm nhiều trường tiểu học trên địa bàn tự nguyện triển khai áp dụng mô hình.

- Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đủ khả năng tiếp cận các tiến bộ về khoa học quản lý, công nghệ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chú trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xem đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Có chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề ngoài công lập để đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn. Liên kết với các cơ sở dạy nghề có năng lực trong khu vực và cả nước thực hiện đào tạo nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu lao động. Tăng cường đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế của thị trường và của người sử dụng lao động.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; hướng các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ sức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ; đẩy mạnh hoạt động quỹ phát triển khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp để đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất.

- Tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học (các chế phẩm vi sinh) trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; bảo quản, chế biến nông sản; sản xuất phân bón vi sinh và xử lý ô nhiễm môi trường; phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đối với một số sản phẩm có lợi thể của tỉnh, như: Rau, hoa xứ lạnh, cá nước lạnh, sâm Ngọc Linh, cà phê, cao su...

6. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin, truyền thông và giải quyết các vấn đề xã hội.

a) Lao động - việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội- Tập trung thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án

đã ban hành tạo nhiều việc làm mới và giải quyết việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh việc đổi mới và cơ cấu lại hệ thống dạy nghề, đảm bảo hợp lý về quy mô, ngành nghề và cấp trình độ, đi đôi với phát triển nhanh nguồn nhân lực. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề ngoài công lập đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn.

- Kịp thời thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách, chương trình,

22

dự án về giảm nghèo bền vững, nhất là đối với các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em. Duy trì, thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án về bình đẳng giới; lồng ghép các nhiệm vụ về bình đẳng giới vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tập trung nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.

b) Dân số, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân- Tích cực triển khai thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh

Tây Nguyên giai đoạn 2 (2014-2019); phát triển hệ thống y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thu hẹp sự chênh lệch về khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Chủ động theo dõi, thực hiện phòng, chống, ngăn chặn sự lây lan các dịch bệnh ở người. Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong tiêm chủng và tăng tỷ lệ tiêm chủng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát tốc độ tăng dân số, duy trì mức sinh hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

- Củng cố và phát triển mạng lưới phân phối và cung ứng thuốc. Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở tuyến huyện, nhất là tuyến xã để đạt tiêu chí quốc gia y tế xã theo Quyết định 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tăng cường công tác xã hội hóa lĩnh vực y tế. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y, trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ y, bác sĩ, hạn chế tối đa các sự cố y khoa. Thường xuyên kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế, đặc biệt là trong khám chữa bệnh, thanh toán BHYT và cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản. Tiếp tục đổi mới toàn diện thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế, lấy người bệnh làm trung tâm và hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

c) Văn hóa - thể thao Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày

09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bảo đảm đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, phát huy hiệu quả, công năng của Sân Vận động tỉnh. Sớm triển khai Đồ án quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa lịch sử Ngục Kon Tum, Đồ án quy hoạch chi tiết Trung tâm Thể dục thể thao. Tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược phát triển gia đình. Quan tâm, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh.

d) Công tác dân tộc, tôn giáo

23

- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện các nội dung liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số được quy định trong Hiến pháp, pháp luật. Thực hiện tốt các chính sách hiện hành đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh xóa bỏ "tà đạo Hà Mòn" trên địa bàn; kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong việc thực hiện các hoạt động tôn giáo theo quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.

e) Công tác thông tin - truyền thông- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời định hướng các cơ quan

thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền về kết quả xét xử một số vụ án nhằm phản hồi những thông tin thiếu khách quan, phiến diện. Các cơ quan nhà nước các cấp có trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị cho các cơ quan thông tấn, báo chí. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, nhất là cơ chế, chính sách gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

- Phát huy hiệu quả các điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện xã, tủ sách pháp luật, đài truyền thanh xã; nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin, ứng phó kịp thời trước các nguy cơ tấn công từ bên ngoài qua mạng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quy trình ISO điện tử trong công tác quản lý nhà nước. Triển khai liên thông phần mềm eOffice giữa các đơn vị, giữa các cấp xã, huyện, tỉnh và Trung ương; tích hợp chữ ký số vào phần mềm eOffice. Triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông và dịch vụ công trực tuyến một cách phù hợp và hiệu quả.

7. Đẩy mạnh thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, đặc biệt lĩnh vực tài nguyên môi trường, khoáng sản, tài chính ngân sách... nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm trong các lĩnh vực. Tập trung giải quyết những bức xúc của nhân dân.

- Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn, tài sản nhà nước. Tăng cường tính công khai, minh bạch và thực hiện kiên quyết, đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tăng cường công tác thanh tra các dự án sử dụng ngân sách nhà nước và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm; kiểm tra, đôn đốc, thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

8. Tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại

- Triển khai thực hiện tốt kế hoạch, phương án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị và trong các dịp diễn ra các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh. Thực hiện tốt Nghị định số 02/2016/NĐ-CP, ngày 05-01-2016 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ

24

sung một số điều của Nghị định 52/NĐ-CP ngày 10-10-2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh và cấp huyện, diễn tập phòng chống nổ, cháy rừng, cứu sập, diễn tập quy chế phối hợp; phê duyệt kế hoạch tác chiến phòng thủ của các đơn vị theo quy định; tiếp tục thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng theo kế hoạch. Chỉ đạo các lực lượng theo dõi, nắm chắc tình hình, đặc biệt là trên tuyến biên giới.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm, ma túy; phòng, chống mua bán người và chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2021; Nghị quyết Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý tốt đường biên, cột mốc khu vực biên giới; quản lý, bảo vệ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ; tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý, ngăn ngừa, kiềm chế tai nạn giao thông trên cả 3 mặt.

- Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối, hợp tác phát triển toàn diện với Thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường công tác đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác hữu nghị với các tỉnh nước bạn Lào và Campuchia (giáp với tỉnh Kon Tum) trong việc tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, quy tập mộ liệt sĩ, phân giới cắm mốc biên giới và phát triển kinh tế, xã hội.

Trên đây là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh Kon Tum./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (b/c); - Thường trực Tỉnh ủy (b/c) - Thường trực HĐND tỉnh (b/c);- Đoàn ĐBQH tỉnh (b/c);- UB MTTQVN tỉnh- Ban Chỉ đạo Tây nguyên (b/c);- Bộ Tư lệnh Quân khu 5;- CT và các PCT UBND tỉnh; - Các thành viên UBND tỉnh;- Các Ban của HĐND tỉnh;- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;- Cục Thống kê tỉnh; - UBND các huyện, thành phố;- VP UBND tỉnh: CVP, PVP (KT);- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNCHỦ TICH

25

26