Ủy ban nhÂn dÂn cỘng hÕa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt nam … · có 01 khu bảo tồn...

40
Y BAN NHÂN DÂN TNH CAO BNG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Số: 491/BC-UBND Cao Bằng, ngày 02 tháng 3 năm 2020 BÁO CÁO Công tác bo vmôi trường tnh Cao Bng năm 2019 Thc hiện quy định ti Khoản 3 Điều 134 Lut Bo vmôi trường năm 2014; Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của BTài nguyên và Môi trường vbáo cáo công tác bo vmôi trường, Uban nhân dân tnh Cao Bng báo cáo công tác bo vmôi trường năm 2019 trên địa bàn tnh Cao Bng vi nhng ni dung như sau: I. GII THIU CHUNG 1. Thông tin chung vđiều kin tnhiên 1.1. Điều kin tnhiên Cao Bằng là một tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của đất nước, thuộc khu vực vùng miền núi và trung du Bắc Bộ; Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Cao Bằng là: 670.026 ha, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22 0 21 ' 21 '' đến 23 0 07 ' 12 '' vĩ độ Bắc và từ 105 0 16 ' 15 '' đến 106 0 50 ' 25 '' kinh độ Đông, có các phía tiếp giáp: - Phía Bắc và phía Đông: Giáp tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài trên 333 km; - Phía Nam: Giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây: Giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3 qua tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A qua thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An thông qua Quốc lộ 4 A thể nối liền với tỉnh Quảng Ninh theo đường Quốc lộ 4B và thủ đô Hà Nội theo đường Quốc lộ 1B. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội Kết quthc hin mt schtiêu kinh tế - xã hi chyếu năm 2019 cthnhư sau: 2.1. Các chtiêu vkinh tế - Tng sn phẩm (GRDP) trên địa bàn tăng 7,23%, vượt 0,23 điểm phần trăm so vi kế hoch, trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2,55%; công nghiệp - xây

Upload: others

Post on 11-May-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH CAO BẰNG

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 491/BC-UBND

Cao Bằng, ngày 02 tháng 3 năm 2020

BÁO CÁO

Công tác bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng năm 2019

Thực hiện quy định tại Khoản 3 Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao

Bằng báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

với những nội dung như sau:

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Thông tin chung về điều kiện tự nhiên

1.1. Điều kiện tự nhiên

Cao Bằng là một tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của đất nước, thuộc

khu vực vùng miền núi và trung du Bắc Bộ; Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh

Cao Bằng là: 670.026 ha, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21'' đến

23007'12'' vĩ độ Bắc và từ 105016'15'' đến 106050'25'' kinh độ Đông, có các phía

tiếp giáp:

- Phía Bắc và phía Đông: Giáp tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa với đường biên giới dài trên 333 km;

- Phía Nam: Giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn;

- Phía Tây: Giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.

Tỉnh Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3 qua tỉnh

Bắc Kạn và Thái Nguyên; cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường

Quốc lộ 4A qua thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An và thông qua Quốc lộ 4 A có

thể nối liền với tỉnh Quảng Ninh theo đường Quốc lộ 4B và thủ đô Hà Nội theo

đường Quốc lộ 1B.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2019 cụ thể

như sau:

2.1. Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tăng 7,23%, vượt 0,23 điểm phần trăm

so với kế hoạch, trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2,55%; công nghiệp - xây

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

2

dựng tăng 14,77%; dịch vụ tăng 6,34%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng

2,82%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 30,7 triệu đồng, tăng 2,1 triệu đồng, vượt

7,34% so với kế hoạch (KH);

- Tổng sản lượng lương thực đạt 278,136 nghìn tấn, đạt 101% KH, tăng

1,01% so với cùng kỳ năm 2018. Giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

trên một đơn vị diện tích (ha) đạt 39 triệu/ha, đạt KH.

- Tổng thu ngân sách đạt 2.208 tỷ đồng, bằng 168% dự toán trung ương giao,

bằng 147% dự toán HĐND tỉnh giao, vượt kế hoạch.

- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn (bao gồm cả giá trị

hàng hóa giám sát) đạt 2.391 triệu USD, vượt 8,6% so với kế hoạch.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.120 tỷ đồng, tăng 76 tỷ đồng, vượt

8,12% so với kế hoạch.

2.2. Các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội

- Chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học, cấp học tiếp tục được nâng cao;

mỗi huyện, thành phố tăng thêm 01 trường chuẩn quốc gia. Năm 2019 tăng thêm

21 chuẩn quốc gia, vượt kế hoạch.

- Giảm tỷ suất sinh đạt 0,08‰, đạt kế hoạch; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt

0,88%, đạt kế hoạch.

- Có 15 bác sĩ/vạn dân, đạt kế hoạch; 86,9 % trạm y tế xã có bác sĩ, vượt kế

hoạch; số xã mới đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã được 9 xã, đạt kế hoạch; xây dựng

được 5 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, đạt kế hoạch; 98,05% dân số tham gia bảo

hiểm y tế, vượt kế hoạch.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 18%, vượt kế hoạch.

- Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 84%, đạt kế hoạch; tỷ lệ làng, xóm, tổ

dân phố đạt chuẩn văn hóa đạt 54%, đạt kế hoạch; tỷ lệ cơ quan đạt chuẩn văn hóa

đạt 94%, đạt kế hoạch; tỷ lệ đơn vị có nhà văn hóa đạt 78,7%, vượt kế hoạch.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 4,78%, vượt 1,78% kế hoạch.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41,5%, vượt 1,5% so với KH, trong đó đào

tạo nghề đạt 31,5%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đạt 3,8%, đạt kế hoạch.

- Số xã được công nhận đạt các tiêu chí nông thôn mới được 5 xã, đạt kế hoạch.

2.3. Các chỉ tiêu về tài nguyên môi trường

- Tỷ lệ độ che phủ rừng được 54,7%, đạt kế hoạch.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch được 92%, vượt kế hoạch; tỷ lệ

dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh được 89%, đạt kế hoạch.

- Số hộ chăn nuôi đưa gia súc ra khỏi gầm sàn nhà so với năm 2015 được

3.215 hộ, vượt 27% so với KH.

Như vậy, trong năm 2019 có 17/17 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

3

II. BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề

môi trường

- Toàn tỉnh Cao Bằng có 508.980 ha diện tích đất có rừng chiếm 75,96%

tổng diện tích tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng là 54,7%. Theo mục đích sử dụng rừng

có 3 loại: Rừng sản xuất: 42.248 ha chiếm 6,31% tổng diện tích tự nhiên; Rừng

phòng hộ: 449.817 ha chiếm 67,13 % tổng diện tích tự nhiên và Rừng đặc dụng:

16.915 ha chiếm 2,52% tổng diện tích tự nhiên. Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên

nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên thành Vườn quốc gia Phia

Oắc - Phia Đén, tổng diện tích 10.000 ha; 01 khu bảo tồn loài sinh cảnh (Vượn Cao

Vít) chiếm diện tích 1.656,8 ha và 06 khu di sản thiên nhiên chiếm diện tích 4.442

ha. Số loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là 209 loài; số nguồn gen có

giá trị là 63 số nguồn gen; số loài sinh vật ngoại lai là 13 loài và số cây di sản thiên

nhiên được vinh danh là 02 cây. Diện tích mặt nước, đất ngập nước (ao, hồ, kênh,

mương, sông, suối) là 6.080 ha và diện tích mặt nước trong các đô thị, khu dân cư

là 223.9 ha. Diện tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển mục đích sử dụng đất,

hoang hóa là 76 ha và do khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, công trình thủy

điện là 906 ha (Nguồn số liệu năm 2018).

- Chương trình quan trắc, giám sát môi trường định kỳ năm 2019: Hiện nay

tỉnh Cao Bằng chưa có mạng lưới quan trắc môi trường được cấp có thẩm quyền

phê duyệt. Trong năm 2019, Trung tâm Quan trắc và dữ liệu tỉnh Cao Bằng đã xây

dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch quan trắc chất lượng môi trường và phân

tích 03 thành phần môi trường, trong đó: Nước mặt 40 điểm, nước ngầm 04 điểm

và không khí 40 điểm với tần suất quan trắc 3 lần/ năm. Theo báo cáo tổng hợp kết

quả quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Cao Bằng năm 2019, hiện trạng các

thành phần môi trường diễn biến cụ thể như sau:

+ Diễn biến chất lượng môi trường không khí: Qua kết quả quan trắc chất

lượng môi trường không khí tại 40 điểm trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng cho thấy hầu hết các thông số đo, phân tích tại các vị trí đều có giá trị đảm

bảo nằm trong giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh tương ứng.

Có 02 chỉ tiêu về mức ồn và nồng độ bụi lơ lửng tại một số điểm tại nút giao thông

trong nội thành và trung tâm một số huyện vượt quá giới hạn cho phép của QCVN

26:2010/BTNMT. Các điểm có thông số mức ồn và bụi lơ lửng vượt QCVN chủ

yếu tập trung tại thành phố Cao Bằng, đặc biệt có 02 vị trí có thông số bụi vượt

QCVN đó là vị trí tại Ngã tư cầu mới Nà Cáp, phường Ngọc Xuân và Ngã tư cầu

Bằng Giang cách bến xe cũ 50m, phường Sông Bằng đều là hai điểm nút giao

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

4

thông có mật độ phương tiện giao thông qua lại lớn. Các chỉ tiêu còn lại như NO2,

SO2, CO, NH3, H2S đều thấp hơn quy chuẩn cho phép hoặc không phát hiện.

+ Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt: Thông qua kết quả quan trắc,

phân tích (40 điểm quan trắc, tần suất 03 lần/năm) cho thấy một số chỉ tiêu TSS,

BOD5, COD, NO2, PO43-

vượt quy chuẩn cho phép (QCCP) tại một số điểm quan

trắc như: sông Bằng Giang (vị trí chân cầu Sông Mãng); sông Hiến (tại vị trí chân

cầu Sông Hiến); suối Nà Dị (tại vị trí chân cầu xã Chu Trinh); Hồ Nà Tấu và sông

Tài Hồ Sìn (vị trí chân cầu Tài Hồ Sìn). Còn tất cả các chỉ tiêu còn lại đều nằm

dưới ngưỡng Quy chuẩn Việt Nam cho phép đối với nguồn nước mặt loại A2

(QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).

+ Chất lượng môi trường nước ngầm: Qua phân tích 12 mẫu nước ngầm tại

04 vị trí trên địa bàn tỉnh nhận thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm dưới giới hạn

cho phép của Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ngầm.

- Các khu vực bị ô nhiễm tồn lưu: Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn 01 điểm

tồn lưu hóa chất tại tổ 11 phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

đã hoàn thành phương án Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm và đã phân

bổ được nguồn vốn để xử lý, dự kiến sẽ hoàn thành việc xử lý trong năm 2020.

1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường

1.2.1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 03 Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt thuộc cơ

sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Pác Miầu,

huyện Bảo Lâm; Bãi chôn lấp thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình; Bãi chôn

lấp thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh và 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Nhà máy luyện than cốc xã Đức Xuân, huyện Thạch An, cơ sở đã dừng hoạt động

sản xuất. Trong năm 2019, không có cơ sở nào được xác nhận hoàn thành việc xử

lý ô nhiễm triệt để theo quy định.

1.2.2. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề

* Khu công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 01 khu công nghiệp là

Khu công nghiệp Chu Trinh, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, tổng diện tích

khu công nghiệp là 80,94 ha. Khu công nghiệp Chu Trinh, đang trong giai đoạn

giải phóng mặt bằng, chưa có các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu

công nghiệp nên không có phát sinh các loại chất thải gây ô nhiễm và ảnh hưởng

đến môi trường.

* Cụm công nghiệp: Theo quy hoạch tỉnh Cao Bằng có 07 cụm công nghiệp

với tổng diện tích 285 ha. Tuy nhiên, hiện nay trên toàn tỉnh mới có 03 cụm công

nghiệp được thành lập gồm: CCN Miền Đông I tại thị trấn Tà Lùng, huyện Phục

Hòa; CCN Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng và CCN Đề Thám. Cả 03 cụm công

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

5

nghiệp nêu trên vẫn chưa được đầu tư xây dựng, chưa có các cơ sở hoạt động

không có chất thải phát sinh.

* Làng nghề:

Năm 2019, tỉnh Cao Bằng có 01 làng nghề được công nhận theo Nghị

định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành

nghề nông thôn đó là làng nghề làm đường phên tại xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa

Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Ngoài ra, còn 21 làng (xóm) hiện có

với 10 nghề đang hoạt động, bao gồm các nghề: làm miến, làm hương, làm

giấy dó, rèn đúc, làm ngói máng, làm đường phên, làm bánh nướng, đan lát,

dệt thổ cẩm và trạm khắc bạc... và Các làng có nghề chủ yếu là lĩnh vực: dệt

thổ cẩm, đan lát, sản xuất giấy dó, giấy bản, hương thắp, làm miến dong, rèn

đúc, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm. Các làng có nghề ở địa

phương đều được sản xuất với quy mô nhỏ chủ yếu là hộ gia đình, các hoạt

động sản xuất còn mang tính thời vụ tranh thủ vào lúc nông nhàn, chưa có máy

móc sản xuất dây chuyền hiện đại, giá trị hàng hóa thấp, sản phẩm hàng hóa

còn mang tính đơn giản, nghèo nàn về mẫu mã. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng

các cơ chế, chính sách và đề án "Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm" nhằm

khuyến khích việc phát triển các làng nghề và nhằm nâng cao chất lượng sản

phẩm hàng hóa trên địa bàn.

1.2.3. Các nguồn thải lớn

- Nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở

có lưu lượng xả nước thải lớn hơn 1.000 m3/ngày đêm có giấy phép còn hiệu lực là

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Cao Bằng của Công ty cổ phần Khánh Hạ với tổng lưu

lượng xả thải theo giấy phép 1.050 m3/ngày đêm và Nhà máy đường Phục Hòa của

Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng lưu lượng xả khoảng 21.000 m3/ngày đêm, 02

cơ sở này chỉ hoạt động sản xuất theo mùa vụ (1 năm hoạt động khoảng 4 - 5 tháng).

Trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh không có cơ sở nào phát sinh thêm cơ sở phát sinh

nước thải lớn hơn 1.000 m3/ngày đêm .

- Khí thải: Tỉnh có 01 cơ sở thuộc đối tượng phát sinh khí thải nguồn thải lớn

cần phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục là Khu liên hiệp gang

thép Cao Bằng thuộc Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng, tổng lưu lượng khí thải

phát sinh khoảng 45.258 m3/h. Toàn bộ lượng khí thải sau sản xuất được đưa qua hệ

thống lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện và hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra

ngoài môi trường. Theo báo cáo của đơn vị đã ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn, lập

xong dự toán, bản vẽ thiết kế và đang tiến hành lập hồ sơ để tiến hành lắp đặt hệ thống

quan trắc khí thải tự động, thời gian hoàn thành trong năm 2020.

1.2.4. Dự án khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng thông thường, thủy điện

- Dự án khai thác khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 58 Giấy phép khai

thác khoáng sản còn hiệu lực với 04 giấy phép khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

6

trường cấp phép và 54 giấy phép khoáng sản do UBND tỉnh Cao Bằng cấp phép.

Trong các giấy phép khoáng sản thì đại đa số là nhóm khoáng sản làm vật liệu xây

dựng thông thường 49 giấy phép và nhóm khoáng sản kim loại 09 giấy phép (sắt,

mangan, chì kẽm và thiếc). Hiện nay, có 46 giấy phép dự án đang triển khai hoạt động

và 12 giấy phép đang dừng hoạt động, trong đó có 02 giấy phép do Bộ Tài nguyên và

Môi trường cấp (Mỏ sắt Nà Lũng vì chi phí khai thác quá lớn, mỏ chì kẽm Bản Bó

dừng do thay đổi phương án khai thác) và 10 giấy phép do UBND tỉnh Cao Bằng cấp

phải dừng hoạt động do hoạt động không hiệu quả, số tiền cấp quyền khai thác phải

nộp lớn, liên quan đến hang động hoặc không giải phóng được mặt bằng. Trong năm

2019, UBND tỉnh Cao Bằng cấp thêm 03 giấy phép khai thác khoáng sản (01 mỏ

vàng, 01 mỏ đá và 01 mỏ cát sỏi) và 02 giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (quặng

sắt). Nhìn chung các cơ sở khai thác khoáng sản chủ yếu là khai thác vật liệu xây

dựng thông thường (khai thác đá), nguồn thải phát sinh chủ yếu các loại chất thải rắn

thông thường là chất thải rắn sinh hoạt, đất đá thải trong quá trình khai thác, bụi trong

hoạt động nghiền chế biến đá và 1 số ít chất thải nguy hại; ít phát sinh các loại chất

thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và các nguồn chất thải ít có khả năng

phát tán rộng gây ô nhiễm môi trường.

- Dự án thủy điện: Số lượng nhà máy thủy điện đang hoạt động trên địa bàn

là 17 nhà máy, tổng công suất phát điện là 146,6 MW. Ngoài ra, còn 09 nhà máy

thủy điện đang trong giai đoạn xây dựng; theo kế hoạch dự kiến sẽ có 04 nhà máy

đi vào hoạt động trong năm 2019, 02 nhà máy đi vào hoạt động năm 2020 và 03

nhà máy đến năm 2021 sẽ đi vào phát điện. Đối với các nhà máy thủy điện đã đi

vào hoạt động hầu hết đều tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

Đối với những dự án đang triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số cơ

cở không tuân thủ theo những nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã

được phê duyệt, đặc biệt là hoạt động đổ chất thải trong quá trình san lấp, thi công

xây dựng thủy điện gây ảnh hưởng đến dòng chảy của các lưu vực sông và có nguy

cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

1.3. Tình hình phát sinh chất thải

1.3.1. Chất thải nguy hại

Thông qua kết quả tổng hợp báo cáo của 60 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ trên địa bàn tỉnh (12 cơ sở y tế và 48 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác)

khối lượng chất thải nguy hại (CTNH) năm 2019 phát sinh trên địa bàn tỉnh là

74.728,65 kg kg, khối lượng CTNH đã được thu gom, vận chuyển xử lý 58.605,85

kg chiếm tỷ lệ 78,42% và khối lượng CTNH tồn lưu 16.122,8 kg chiếm tỷ lệ

21,58 %; Tỷ lệ, khối lượng phát sinh từng loại hình ngành nghề cụ thể như sau:

- Chất thải y tế nguy hại: Chất thải lây nhiễm, chất thải sắc nhọn, chất hóa

học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào, các lọ hóa chất nguy hại hết

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

7

hạn,... phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh. Khối lượng chất thải rắn nguy hại

46.423,85 kg (kết quả tổng hợp cáo của 12 đơn vị), khối lượng chất thải đã được

xử lý 45.865,85 kg chiếm tỷ lệ 98,79 % và khối lượng chất thải chưa xử lý 558 kg

chiếm tỷ lệ 1,21%. Toàn bộ khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa

bàn tỉnh đều được các cơ sở y tế tự thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy

định; đối với những đơn vị chưa có hệ thống xử lý đều được thu gom, vận chuyển

xử lý theo mô hình cụm. Nhìn chung chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng được xử lý tương đối tốt. Tuy nhiên, hiện nay việc tồn lưu lượng nước thải

chụp rửa tráng phim X quang vẫn chưa có biện pháp xử lý, vẫn đang được các đơn

vị thu gom lưu giữ.

- Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản: Chủ yếu là các loại bao bì cứng thải

có thành phần CTNH, giẻ lau dính dầu, dầu thải, dầu động cơ, ắc quy chì thải, đèn

huỳnh quang... Theo báo cáo của 22 cơ sở khối lượng phát sinh 13.385 kg ; khối

lượng đã xử lý 9.490 kg chiếm tỷ lệ 70,89 % và khối lượng tồn lưu 3.895,4 kg

chiếm tỷ lệ 29,11%.

- Chất thải nguy hại từ các cơ sở sửa chữa ô tô, máy móc công trình: Khối

lượng phát sinh 9.361,9 kg (tổng hợp kết quả báo cáo 15 đơn vị và khối lượng tồn

lưu 9.361,9 kg chiếm tỷ lệ 100%. Hầu hết chất thải phát sinh từ các cơ sở này

chưa được vận chuyển, xử lý theo đúng quy định. Toàn bộ chất thải nguy hại phát

sinh tại các cơ sở này đều được bán tự do hoặc đốt không đúng theo quy định về

quản lý chất thải nguy hại.

- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác: Trong đó, bao gồm các cơ

sở sản xuất chế biến thực phẩm, in, cửa hàng xăng dầu... Khối lượng phát sinh

447,5 kg (báo cáo của 05 đơn vị), khối lượng chất thải này vẫn được lưu giữ tại cơ

sở chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý.

Đối với các cơ sở phát sinh CTNH khối lượng lớn đã hợp đồng với đơn vị

có đầy đủ chức năng để xử lý. Các bệnh viện, cơ sở y tế phát sinh chất thải y tế

nguy hại đã được đầu tư lò đốt rác, trang thiết bị đảm bảo xử lý tốt các loại chất

thải nguy hại phát sinh. Tuy nhiên, đối với các cơ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

khác với quy mô nhỏ (đặc biệt là các cơ sở sửa chữa ô tô máy móc công trình, cơ

sở sửa chữa xe máy), CTNH được bán, đốt hoặc chuyển giao cho đơn vị không có

chức năng để thu gom. Một số ít cơ sở tự xử lý không đúng theo quy định của pháp

luật. Ngoài ra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH với khối

lượng nhỏ không thuộc đối tượng phải cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, việc

quản lý theo dõi các cơ sở còn gặp nhiều khó khăn và trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

hiện nay chưa có đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển xử lý.

1.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt thông thường

- Khu vực đô thị: Theo kết quả kiểm tra, rà soát các cơ sở thu gom, vận chuyển

và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh tổng khối lượng chất thải rắn

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

8

đô thị phát sinh trung bình khoảng 133,5 tấn/ngày, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị

được thu gom, vận chuyển, xử lý khoảng 100,6 tấn/ngày chiếm tỷ lệ 75,3%.

- Khu vực nông thôn: Hiện nay chưa có số liệu điều tra, khảo sát khối lượng

chất thải rắn phát sinh tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhìn

chung công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn

chưa được thực hiện, chủ yếu là các hộ gia đình tự thu gom xử lý.

1.3.3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chưa có số liệu thống kê, đánh giá.

1.3.4. Nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư tập trung

Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng 02 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập

trung tại thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang và thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An.

Tuy nhiên, 02 hệ thống xử lý nước thải vận hành không có hiệu quả do thiếu kinh

phí và các công trình xây dựng hiện nay đã xuống cấp, việc thu gom nước thải sinh

hoạt về khu xử lý không đạt hiệu quả. Đối với khu vực đô thị khác trên địa bàn

nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của khu dân cư đều không có hệ

thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, đồng thời lưu lượng nguồn nước xả

thải chưa có số liệu điều tra, thống kê và đánh giá.

1.3.5. Phụ phẩm nông nghiệp

Theo kết quả thu thập, tổng hợp năm 2019 tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp

phát sinh khoảng 67.560,27 tấn/năm (Tổng hợp báo cáo 6/13 huyện, thành phố).

Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn

cây,... phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông

nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các

sản phẩm nông nghiệp, từ làng có nghề. Các phụ phẩm nông nghiệp một phần được

người dân tận dụng để làm thức ăn dự trữ cho gia súc, một phần đốt tại ruộng.

1.3.6. Phế liệu nhập khẩu

Năm 2019, không có đơn vị nào được cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu và

không có tổ chức, cá nhân nào nhập khẩu phế liệu qua địa bàn tỉnh Cao Bằng.

1.4. Các vấn đề môi trường chính

- Nguy cơ suy giảm chất lượng môi trường khu vực nông thôn, do các loại chất

thải rắn, nước thải chưa được thu gom, xử lý.

- Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do

nước thải sinh hoạt khu dân cư, đô thị tập trung không có hệ thống xử lý nước thải.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước từ các bãi chôn lấp rác

thải không hợp vệ sinh.

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

9

- Thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ, kinh phí để giải quyết các vấn đề môi

trường trên địa bàn tỉnh.

2. Tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường

2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ môi trường

2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

- Đối với cấp tỉnh:

+ Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng số

cán bộ công nhân viên chức là 12 người, trong đó có 09 biên chế quản lý nhà nước và

03 hợp đồng lao động, gồm: 01 Chi cục trưởng; 02 Phó chi cục trưởng; 02 phòng

chuyên môn (Phòng tổng hợp và Đánh giá tác động môi trường; Phòng kiểm soát ô

nhiễm). Hầu hết, cán bộ có trình độ chuyên môn nhất định đáp ứng được nhu cầu

công việc hiện tại của cơ quan.

+ Đối với các sở, ngành: Sở Công Thương và Sở Xây dựng đã bố trí 01 cán

bộ phụ trách lĩnh vực môi trường ngành xây dựng và công nghiệp.

- Đối với cấp huyện: có Phòng Tài nguyên môi trường các huyện, thành phố,

đã bố trí ít nhất 01 cán bộ phụ trách theo dõi về môi trường.

- Đối với cấp xã: Đã bố trí cán bộ địa chính hoặc xây dựng kiêm nhiệm công

tác bảo vệ môi trường.

- Lực lượng Cảnh sát môi trường: Tổng số 34 cán bộ, gồm: 01 Trưởng

phòng; 02 phó trưởng phòng; 03 Đội (Đội 1 phòng chống tội phạm môi trường

trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, môi trường đô thị; Đội 2 phòng chống tội

phạm môi trườngtrong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học, nông

nghiệp, nông thôn, làng nghề; Đội 3 phòng chống tội phạm môi trườngtrong lĩnh

vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm và các lĩnh vực khác). Tại Công an huyện,

thành phố bố trí từ 1-2 cán bộ cán bộ phụ trách về môi trường trên địa bàn.

2.1.2. Nguồn lực bảo vệ môi trường

Năm 2019 nguồn phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho cấp tỉnh (Sở

Tài nguyên và Môi trường) là 880.000.000,0 đồng và cấp huyện, thành phố là

600.000.000,0 đồng. Tổng số tiền chi cho hoạt động bảo vệ môi trường năm 2019

toàn tỉnh là 38.867.000.000 đồng, gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý

khu kinh tế tỉnh, UBND cấp huyện, thành phố; Công an tỉnh Cao Bằng. Kinh phí

sự nghiệp môi trường thực hiện các nội dung sau: Hỗ trợ thu gom, vận chuyển và

xử lý chất thải sinh hoạt, y tế; Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ thu gom, vận

chuyển, xử lý rác; Hoạt động nâng cao nhân thức về bảo vệ môi trường; Quan trắc

môi trường; kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường; Báo cáo chuyên đề "Điều tra,

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

10

thống kê đánh giá tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải nguy hại trên địa

bàn tỉnh Cao Bằng"; Khắc phục sự cố môi trường.

Mặc dù tỉnh Cao Bằng đã phân bổ kinh phí giành cho sự nghiệp môi trường

vượt 1% tổng chi cân đối của ngân sách nhà nước và tăng dần theo các năm nhưng

do tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, kinh tế còn nghèo nên kinh phí dành cho sự

nghiệp môi trường hàng năm thấp. Với tổng kinh phí trên chỉ đủ để thực hiện một

số dự án nhằm xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và thực hiện một số nội

dung hoạt động chính như: Hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt,

y tế; Hoạt động nâng cao nhân thức về bảo vệ môi trường; Quan trắc môi trường;

kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường; lập báo cáo chuyên đề. Một số dự án ưu

tiên được đưa ra trong Quy hoạch Bảo vệ môi trường và các kế hoạch thực hiện

Nghị Quyết số 35/NQ-CP; Nghị quyết số 24-NQ/TW và một số nội dung bảo vệ

môi trường được hướng dẫn tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC, ngày 06 tháng 01

năm 2017 về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thì chưa có

kinh phí thực hiện. Một số huyện, thành phố sử dụng toàn bộ kinh phí sự nghiệp

môi trường để thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt của thị trấn, thị tứ, các huyện

còn lại chi khoảng từ 70-90% cho việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

2.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy chuẩn về bảo vệ môi trường

Năm 2019, tỉnh Cao Bằng đã ban hành 02 văn bản quy phạm pháp luật về bảo

vệ môi trường và 01 Quyết định ban hành danh mục thủ tục hành chính như sau:

- Quyết định số 02/2019/QĐ-UBND ngày 27/02/2019 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Cao Bằng quy định phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa

bàn tỉnh Cao Bằng.

- Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2019 của UBND

tỉnh về ban hành Quy định quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Quyết định số 2203/QĐ-UBND ngày 04/12/2019 của UBND tỉnh về việc

công bố Danh mục TTHC mới ban hành trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi

chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng.

Ngoài việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tỉnh chỉ đạo cơ quan tham

mưu đa ban hành 378 văn bản các loại trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường (02 kế hoạch, 29 báo cáo, 60 tờ trình, 287 Công văn). Nội dung các văn

bản tập trung báo cáo, kiến nghị, đề xuất đến Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên

và Môi trường trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường; các văn

bản trả lời, góp ý, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm,

nghĩa vụ thuộc lĩnh vực môi trường.

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

11

2.3. Tổ chức thực hiện pháp luật, công tác quản lý và hoạt động bảo vệ

môi trường

2.3.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và

xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường luôn được quan

tâm, thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Năm 2019 đã chủ trì,

phối hợp tổ chức được 10 lớp tập huấn tại 10 xã, thị trấn với 629 người tham gia.

Tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới năm 2019 tại thị trấn

Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; phát tặng 150 chai thủy tinh đựng

nước nhằm khuyến khích người dân hạn chế sử dụng chất thải nhựa một lần; đăng

các tin, bài về lớp tuận huấn bảo vệ môi trường, các hoạt động về bảo vệ tài

nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu trên Website của Sở Tài nguyên và Môi

trường được tổng số 95 tin và 32 bài; thực hiện Chuyên mục "Vì môi trường phát

triển bền vững" phát sóng được 14 phóng sự trên Đài phát thanh -Truyền hình tỉnh

Cao Bằng với nội dung tuyên truyền về hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên

và môi trường, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với

khai thác Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, vượt chỉ tiêu

(ít nhất 1 phóng sự/tháng) đề ra trong Chương trình phối hợp tuyên truyền giữa Sở

Tài nguyên và Môi trường và Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Cao Bằng giai

đoạn 2017-2020.

Đồng thời, đã tham mưu 02 văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở,

ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, tổ chức chính trị xã hội tổ chức các

hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới 5/6/2019, Chiến dịch Làm cho thế

giới sạch hơn năm 2019.

2.3.2. Xây dựng hệ thống quan trắc, thực hiện các chương trình quan trắc,

xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về môi trường

Tỉnh Cao Bằng chưa có Quy hoạch mạng lưới các điểm quan trắc môi

trường được phê duyệt, đối với các trạm quan trắc tự động liên tục theo dõi môi

trường nước, nước thải và không khí còn quá ít; việc giám sát hiện trạng và theo

dõi diễn biến chất lượng môi trường theo không gian và thời gian chưa thể đảm

bảo; việc xác định chất lượng môi trường liên quan đến sức khỏe cộng đồng, xã

hội và các ảnh hưởng môi trường, cung cấp những số liệu, thông tin cơ bản để giúp

cho việc lập kế hoạch tổng thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường, hay vấn đề quy

hoạch phát triển vùng công nghiệp, cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm môi

trường và số liệu quan trắc chưa được cập nhật thường xuyên, chưa phản ảnh được

đầy đủ, chính xác diễn biến chất lượng môi trường.

Các thiết bị quan trắc và lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm hiện tại

chỉ có thể phục vụ công tác quan trắc và lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường

nước, không khí, đất và trầm tích theo định kỳ. Nhiều chỉ tiêu quan trắc chưa được

cấp dấu vilas cũng như chưa đủ điều kiện hoạt động dịch vụ môi trường theo nghị

định. Nhiều khu vực nhạy cảm về môi trường chưa được quan trắc thường xuyên

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

12

như: khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, khu vực khai thác khoáng

sản, các cơ sở chăn nuôi tập trung, giết mổ... Tần suất quan trắc thưa, số liệu không

liên tục và nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường chưa được quan trắc và phân

tích, thời gian có kết quả còn chậm... Kinh phí đầu tư duy trì và phát triển mạng

lưới quan trắc còn quá ít hàng năm đơn vị mới chỉ được cấp hơn 400 triệu để thực

hiện quan trắc chất lượng môi trường theo vị trí các điểm đơn vị đã xây dựng

nhưng chưa được phê duyệt. Do hạn chế về kinh phí quan trắc môi trường nên các

chương trình quan trắc môi trường chưa được tăng cường cả về điểm, thông số và

tần suất quan trắc. Dẫn đến tình trạng chưa phát hiện kịp thời tình trạng ô nhiễm, bị

động trong xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Năm 2019 tỉnh Cao Bằng đã quan tâm, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt

động quan trắc, phân tích môi trường tương đối đầy đủ và hiện đại. Tuy nhiên, đến

thời điểm hiện nay hoạt động của Trung tâm này vẫn chưa hoạt động thật sự hiệu

quả do thiếu một phần nguồn kinh phí duy trì hoạt động và nguồn nhân lực phục

vụ cho hoạt động chưa được đào tạo đầy đủ. Ngoài ra, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở

Tài nguyên và Môi trường xây dựng "Đề án hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc

tài nguyên và môi trường" theo Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10

năm 2017 của Thủ tướng chính phủ.

2.3.3. Tổ chức thực hiện các quy định, cơ chế, công cụ, biện pháp phòng

ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường

* Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được

thực hiện nghiêm túc, giải quyết các quy hoạch, dự án đảm bảo thời gian theo quy

định. Để nâng cao năng lực, hiệu quả đánh giá tác động môi trường các dự án, từ

khâu tiếp nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận đã xem xét thành phần, cấu trúc và năng lực

của đơn vị tư vấn, quan trắc môi trường. Lựa chọn các chuyên gia, cán bộ đúng

chuyên ngành để tham gia hội đồng thẩm định báo cáo. Sau khi dự án được phê

duyệt, thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các dự án hoàn

thành các công trình bảo vệ môi trường trước khi đưa vào vận hành chính thức. Năm

2019 đã tiếp nhận, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết 21 hồ sơ, trong

đó (05 hồ sơ tiếp nhận năm 2018; 16 hồ sơ tiếp nhận trong năm 2019). Đến thời

điểm hiện nay, đã tham mưu cho tỉnh phê duyệt được 18 hồ sơ; thẩm định xong 03

hồ sơ, chủ đầu tư đang chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.

* Công tác cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập thủ tục

hồ sơ kiểm tra xác nhận công trình môi trường. Khi nhận được hồ sơ, Sở Tài

nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn, tổ

chức kiểm tra đảm bảo thời gian, chất lượng theo quy định. Kết quả giải quyết

trình Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp 12 Giấy xác nhận trong năm 2019.

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

13

* Công tác Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Năm 2019, tiến hành thanh tra, kiểm tra được 18 cuộc (16 cuộc theo kế

hoạch và 02 cuộc đột xuất) đối với 20 tổ chức, cá nhân. Trong đó, thanh tra nhiều

lĩnh vực 08 cơ sở, kiểm tra nhiều lĩnh vực 04 cơ sở, kiểm tra lĩnh vực môi trường

04 cơ sở và kiểm tra đột xuất khai thác cát, sỏi trái phép 02 cơ sở. Qua quá trình

thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Sở đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành

chính đối với 01 cơ sở với số tiền 15.000.000,0 đồng (tại Quyết định số 22/QĐ-

XPVPHC ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường)

và 17 cơ sở còn lại bị nhắc nhở, hướng dẫn, đôn đốc tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ

thủ tục về môi trường, thực hiện các biện pháp xử lý chất thải tại cơ sở theo đúng

quy định.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng cục Môi trường

kiểm tra đánh giá và điều tra 13 bãi chôn lấp và các cơ sở xử lý chất thải rắn trên

địa bàn tỉnh Cao Bằng và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra thực trạng các bãi

chôn lấp rác thải trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài

nguyên và Môi trường.

Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện lập biên bản, xử lý

và phối hợp xử lý là 73 vụ đối với 76 cá nhân, 02 tổ chức với số tiền là

650.300.000,0 đồng, trong đó: 21 vụ xử lý về hồ sơ thủ tục môi trường; 17 vụ về

lĩnh vực lâm sản; 03 vụ về hoạt động khoáng sản; 01 vụ về vận chuyển động vật

hoang dã; 31 vụ về an toàn, kiểm dịch, y tế.

* Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Đến thời điểm hiện nay trên địa bàn còn 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng đang tiếp tục thực hiện xử lý. Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh

không phát sinh thêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2.3.3. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường

- Đã xây dựng và hoàn thiện "Đề án xây dựng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

đạt Quy chuẩn Việt Nam về môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng". Hiện nay,

tỉnh đang bố trí xem xét cân đối nguồn vốn để triển khai thực hiện đề án.

- Đối với điểm nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu: Tỉnh đã chỉ đạo,

giao kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát các điểm tồn lưu

hóa chất trên địa bàn tỉnh, lập kế hoạch điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý đối

với Kho thuốc tại tổ 11, phường Tân Giang. Đồng thời, bố trí kinh phí 1.8 tỷ đồng

trong năm 2020 để cơ quan chuyên môn phối hợp với đơn vị tư vấn đủ năng lực tiến

hành xử lý đối với Kho thuốc tại tổ 11, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng.

- Đối với việc xây dựng "Đề án hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài

nguyên và môi trường" theo Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm

2017 của Thủ tướng chính phủ đã lập xong dự án, đang xin ý kiến của các ngành

và dự kiến sẽ hoàn thành, phê duyệt trong năm 2020.

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

14

2.4. Đánh giá chung về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.4.1. Những chuyển biến tích cực

Năm 2019, tỉnh Cao Bằng ban hành 02 văn bản quy phạm pháp luật thuộc

lĩnh vực môi trường, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch số 2249/KH-

UBND ngày 25 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về thực

hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa

bàn tỉnh Cao Bằng; chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý môi

trường trong từng lĩnh vực và trên địa bàn tạo sự đồng thuận trong xã hội; chủ

động xác minh thông tin và phản hồi các thông tin theo đường dây nóng; kịp thời

giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ảnh của nhân dân trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường và xử lý các hành vi vi phạm phát luật về bảo vệ môi

trường. Thông qua sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành công tác bảo vệ

môi trường đã từng bước tạo sự chuyển biến tích cực trong cộng đồng dân cư, tổ

chức doanh nghiệp.

- Đã xây dựng, ban hành và cụ thể hóa các quy định pháp luật về bảo vệ môi

trường sâu rộng đến tầng lớp nhân dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa

bàn tỉnh. Qua đó nhận thức, ý thức của người dân, các chủ cơ sở sản xuất kinh

doanh về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, chất lượng môi trường ngày

càng được cải thiện hơn.

- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ được tăng cường nên mức độ gia tăng các vi phạm pháp luật về bảo

vệ môi trường dần được hạn chế; đối với các hành vi vi phạm về môi trường tiến

hành xử lý nghiêm túc.

- Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn được tỉnh đặc biệt quan tâm và đầu tư,

đã xây dựng xong "Đề án xây dựng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt đạt Quy chuẩn

Việt nam về môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng". Bố trí được nguồn kinh phí

để thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu.

- Hoạt động kiểm tra cấp xác nhận việc thực hiện công trình môi trường:

Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện sau khi

có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi

trường. Số lượng các cơ sở được cấp giấy xác nhận việc thực hiện công trình, biện

pháp bảo vệ môi trường của Dự án đã tăng lên trong những năm gần đây.

2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Các văn bản quy định về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, thiếu các

quy định cụ thể để hướng dẫn thực hiện. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm

vụ công tác bảo vệ môi trường chủ yếu theo các văn bản pháp luật của Trung ương;

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

15

một số văn bản, cơ chế chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng

hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế. Quy hoạch, Chương trình, Kế hoạch

bảo vệ môi trường dài hạn ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức.

- Nguồn đầu tư cho hoạt động môi trường chủ yếu là ngân sách nhà nước

đảm bảo, còn từ các tổ chức, cá nhân cho bảo vệ môi trường rất ít. Cơ sở hạ tầng

bảo vệ môi trường còn thiếu và yếu kém; những vi phạm pháp luật bảo vệ môi

trường của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn còn xảy ra

nhưng chưa được phát hiện xử lý nghiêm khắc.

- Sự phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành giữa các cấp còn

gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường ở cấp huyện, xã chưa đi vào chiều sâu, chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ

theo phân cấp của Luật Bảo vệ môi trường; Năng lực, trình độ của một số cán bộ

làm công tác bảo vệ môi trường chưa thật sự được nâng cao.

- Việc xử lý chất thải rắn tại các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh

vẫn chưa được đầu tư, thiếu kinh phí do vậy việc thực hiện chôn lấp chất thải rắn

không đúng theo quy trình bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, các nguồn gây ô

nhiễm môi trường từ bãi chôn lấp chất thải rắn vẫn chưa được kiểm soát. Vấn đề ô

nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải vẫn chưa được khắc phục. Hệ thống

xử lý nước thải sinh hoạt đã được đầu tư hoạt động không hiệu quả, còn bộc lộ

nhiều bất cập; hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp, thiếu kinh phí vận hành hệ thống

xử lý nước thải sinh hoạt.

- Công tác giám sát, thanh tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo về

bảo vệ môi trường một số trường hợp làm chưa kiên quyết, kịp thời; mức độ xử lý

còn nhẹ chưa đủ sức răn đe.

- Công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế, chưa làm rõ vai

trò, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị sinh học gắn với định hướng phát triển

ngành, lĩnh vực của tỉnh. Việc triển khai nhiệm vụ quản lý đa dạng sinh học theo

chức năng của các ngành còn chồng chéo, do các quy định liên quan còn chưa tập

trung thống nhất quản lý về đa dạng sinh học.

- Nguồn kinh phí chi cho công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa được bổ sung

thêm, chưa huy động được sự tham gia tích cực của các đơn vị sản xuất kinh doanh,

cộng đồng và toàn xã hội trong việc tham gia xã hội hóa các dự án về bảo vệ môi

trường. Chưa đa dạng được nhiều nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường, chưa

thu hút và khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia, vốn viện trợ

ODA từ nước ngoài rất ít.

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

16

3. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường

3.1. Phương hướng

3.1.1. Truyền thông môi trường

- Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục truyền thông trên các phương tiện

thông tin đại chúng, hội thảo, tập huấn giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật

về lĩnh vực môi trường đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Chỉ đạo tổ chức, đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông hàng

năm, theo chương trình công tác, gắn kết các hoạt động chuyên môn với công tác

bảo vệ môi trường. Lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với phát triển

kinh tế - xã hội đối với các tổ chức Đoàn thể quần chúng trong việc bình xét các

danh hiệu thi đua hàng năm, việc vay vốn đối với các dự án đầu tư phát triển sản

xuất của doanh nghiệp phải gắn kết với các chỉ tiêu bảo vệ môi trường.

- Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các chủ doanh nghiệp

về các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Xây dựng ý thức bảo vệ

môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho cán bộ, công nhân viên trong

các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường đối

với cấp huyện, cấp xã thông qua các phương tiện truyền thanh; tăng cường tần xuất,

cải tiến nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương.

3.1.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

- Tăng cường công tác chỉ đạo, từng bước kiện toàn và nâng cao chất lượng

của hệ thống bộ máy tổ chức quản lý môi trường của các cấp, đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh

doanh có phát sinh các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, yêu cầu thực hiện các

giải pháp kỹ thuật xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, mới được tiếp tục sản xuất, kiên

quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác nâng cao nhận thức về BVMT và phát triển bền vững

cho cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước, các doanh nghiệp thông qua các

buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng, nói chuyện chuyên đề, đào tạo dài hạn, ngắn

hạn, các tuần lễ tuyên truyền về BVMT.

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

17

- Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để triển khai, thực hiện các đề tài, dự án,

đề án về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

3.2. Giải pháp bảo vệ môi trường

3.2.1. Giải pháp về chính sách

- Chỉ đạo rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

nhằm cụ thể hóa Luật bảo vệ môi trường và hướng dẫn về bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày

04 tháng 7 năm 2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp

thay đổi, cải tiến công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường

hoặc áp dụng công nghệ mới trong xử lý và tái chế chất thải.

- Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về môi trường, từ tỉnh đến cơ sở;

tăng cường nhân lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp huyện và xã;

xây dựng phương án, kế hoạch đào tạo, tuyển chọn và bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn cho các cán bộ môi trường cấp xã, để giải quyết cơ bản đáp ứng được

nhu cầu tình hình thực tiễn cũng như trong tương lai.

- Nâng cao năng lực hệ thống mạng lưới quan trắc, giám sát, dự báo diễn

biến chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài

nguyên và môi trường lưu vực hệ thống sông trên địa bàn tỉnh; tham gia vào mạng

lưới quan trắc quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế trong khai thác hợp lý, sử dụng

bền vững và bảo vệ tài nguyên - môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích mở rộng và phát triển các hạng mục công trình, nhà máy xử

lý chất thải có công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các khu vực đã được quy hoạch.

3.2.2. Giải pháp về công tác xã hội hóa, hợp tác quốc tế

- Tăng cường khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của các tổ

chức phi chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; có cơ

chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ

phục vụ công tác bảo vệ môi trường, tập trung nghiên cứu và chuyển giao công

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

18

nghệ xử lý chất thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường,

các mô hình phát triển kinh tế xanh.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm

việc tăng cường nguồn lực quản lý, bảo vệ môi trường cho tỉnh Cao Bằng, cụ thể như:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

đảm bảo thực thi hiệu quả, phù hợp.

- Xem xét, bố trí nguồn vốn cho địa phương để tiếp tục thực hiện các đề tài,

dự án về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và hỗ trợ kinh phí cho việc

xử lý triệt để 03 cơ sở công ích thuộc đối tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án "Điều tra, đánh giá, phân loại

và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải" được phê duyệt tại Quyết định

số 140/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Kiện toàn bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung

ương đến địa phương và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường

tại địa phương.

(Số liệu, thông tin được thu thập, tổng hợp phục vụ xây dựng Báo cáo công

tác bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng năm 2019 được gửi kèm theo phụ lục).

Trên đây là Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về kết quả thực hiện

công tác bảo vệ môi trường năm 2019 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp./.

Nơi nhận: - Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Tổng cục Môi trường;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- CVP, PCVP UBND tỉnh;

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

- CV: CN, XD, NL;

- Lưu VT, CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Trung Thảo

Bản ĐT

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

19

PHỤ LỤC

(Kèm theo Báo cáo số: 491 /BC-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2020

của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng).

Bảng 1: Danh mục chỉ tiêu báo cáo về môi trường cấp tỉnh

TT Mã số Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Ghi chú

I

Hiện trạng và diễn biến các thành phần

môi trường

1 Môi trường đất

1 1.1 Diện tích đất tự nhiên Ha 670.026

Tổng hợp

số liệu

năm 2018

2 1.2 Diện tích đất trồng lúa, hoa màu Ha 109.275

3 1.3 Diện tích đất rừng Ha 508.980

4 1.4 Diện tích đất chưa sử dụng Ha 21.689

5 1.5

Số điểm và diện tích đất bị nhiễm độc, tồn

dư dioxin, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật,

các chất gây ô nhiễm

Số điểm 1

6 1.6

Diện tích, tỷ lệ đất nông nghiệp bị mất do

chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hoang

mạc hóa

Ha, % 76/0,012

2 Môi trường nước

7 2.1 Diện tích mặt nước, đất ngập nước (ao, hồ,

kênh, mương, sông, suối) Ha 6.080

Tổng hợp

số liệu

năm 2018

8 2.2 Diện tích mặt nước (ao, hồ, kênh, mương,

sông) trong các đô thị, khu dân cư Ha 223.9

9 2.3

Số lượng, diện tích mặt nước ao, hồ, kênh,

mương, sông trong các đô thị, khu dân cư

bị ô nhiễm

Số lượng -

10 2.4 Số lượng khu vực ô nhiễm môi trường

nước nghiêm trọng trên địa bàn Số lượng 0

3 Môi trường không khí

11 3.1 Số lượng điểm nóng về ô nhiễm không khí Số lượng 0 Thu thập

4 Đa dạng sinh học

12 4.1 Diện tích rừng Ha 364.689,3

Thu thập

13 4.2 Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Ha 201.438,16

14 4.3 Diện tích rừng ngập mặn Ha 0

15 4.4 Diện tích rừng nguyên sinh Ha -

16 4.5 Diện tích các thảm cỏ biển Ha 0

17 4.6 Diện tích rạn san hô Ha 0

18 4.7 Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có tầm Ha 14.776,07

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

20

quan trọng địa phương, quốc gia và quốc tế Tổng hợp

19 4.8 Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên nhạy

cảm cần được bảo vệ Ha 14.776,07

20 4.9 Số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên

bảo vệ Số loài 209

21 4.10 Số loài nguy cấp, quý, hiếm bị tuyệt chủng Số loài -

22 4.11 Số nguồn gen quý, có giá trị Số nguồn

gen 63

23 4.12 Số loài ngoại lai xâm hại môi trường Số loài 13

II Các nguồn gây ô nhiễm môi trường

1 Đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung

24 1.1 Số lượng và diện tích đô thị (phân theo cấp

từ 1 đến 5) Số lượng, ha 13/1.065

Tổng hợp

25 1.2 Số lượng và diện tích khu dân cư nông

thôn tập trung Số lượng, ha 177/4.460

26 1.3 Tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát

sinh m3/ngày -

27 1.4 Tổng lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư

nông thôn phát sinh m3/ngày -

28 1.5 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị

phát sinh Tấn/ngày 133,5

29 1.6 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khu dân

cư nông thôn phát sinh Tấn/ngày -

30 1.7 Số hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia

cầm Số hộ 68.495

2 Công nghiệp

31 2.1 Tổng số và diện tích khu công nghiệp, khu

chế xuất, khu công nghệ cao Số khu, ha 1/80

Tổng hợp

32 2.2 Tổng số khu kinh tế Số khu 1

33 2.3 Tổng số và diện tích cụm công nghiệp Số cụm, ha 7/285

34 2.4 Tổng số và công suất các nhà máy nhiệt

điện

Số lượng,

MW 0

35 2.5 Tổng số và công suất các nhà máy luyện

kim Số lượng, tấn 4/253.700

36 2.6 Tổng số và công suất các nhà máy dệt

nhuộm Số lượng, tấn 0

37 2.7 Tổng số và công suất các nhà máy thuộc da Số lượng, tấn 0

38 2.8 Tổng số và công suất các nhà máy sản xuất Số lượng, tấn 0

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

21

bột giấy

39 2.9 Tổng số và công suất các nhà máy hóa chất Số lượng, tấn 0

40 2.10 Tổng số và công suất nhà máy sản xuất xi

măng Số lượng, tấn 2/70.000

41 2.11 Tổng số và công suất cơ sở đóng tàu, sửa

chữa, phá dỡ tàu cũ

Số lượng,

DWT 0

42 2.12

Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp khác

nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công

nghiệp

Số cơ sở -

Tổng hợp 43 2.13

Tổng lượng nước thải công nghiệp phát

sinh m

3/ngày đêm -

44 2.14 Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp

thông thường phát sinh Tấn/ngày -

45 2.15 Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh Tấn/ngày -

46 2.16 Tổng lượng khí thải công nghiệp phát sinh m3/h -

3

Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng,

thủy điện

47 3.1 Số lượng các dự án đang khai thác khoáng

sản Số dự án 58

Thu thập

48 3.2 Số lượng các dự án đang khai thác vật liệu

xây dựng Số dự án 49

49 3.3 Số lượng và tổng công suất các nhà máy

thủy điện

Số lượng,

MW 17/146,6

50 3.4

Tổng diện tích đất nông nghiệp bị chuyển

đổi mục đích do khai thác khoáng sản, vật

liệu xây dựng, công trình thủy điện

Ha 906

51 3.5

Tổng diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc

dụng bị mất do khai thác khoáng sản, vật

liệu xây dựng, công trình thủy điện

Ha 11

52 3.6

Tổng diện tích khu bảo tồn thiên nhiên bị

mất do khai thác khoáng sản, vật liệu xây

dựng, công trình thủy điện

Ha -

53 3.7 Tổng lượng đất đá bị bóc trong khai thác

khoáng sản, vật liệu xây dựng m3 -

4 Giao thông vận tải

54 4.1 Số lượng phương tiện vận tải đường bộ (xe

con, xe ca, xe tải) Số lượng 14.445

Tổng hợp

55 4.2 Số lượng phương tiện vận tải đường thủy

(tàu, thuyền, ca nô…) Số lượng 0

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

22

56 4.3 Tổng chiều dài các đường giao thông quốc

lộ, tỉnh lộ, liên huyện Km 3.121,5

57 4.4 Số lượng và tổng diện tích bến bãi, nhà ga,

bến cảng Số lượng, ha 3 bến xe/3 ha

58 4.5 Tổng số các cơ sở kinh doanh và lượng

xăng, dầu bán ra Số lượng, m

3 53/40.095

5 Xây dựng

59 5.1 Số công trình hạ tầng đô thị đang thi công Số công trình 35

Tổng hợp 60 5.2 Số công trình giao thông trong đô thị đang

thi công Số công trình 25

61 5.3 Số công trình giao thông đang thi công Số công trình 201

6 Thương mại dịch vụ, du lịch

62 6.1 Số lượng khách sạn Số lượng 83

Thu thập

63 6.2 Số lượng phòng lưu trú Số phòng 1.705

64 6.3 Số lượng nhà hàng được cấp phép kinh

doanh và lượt khách

Số lượng,

lượt/năm -

65 6.4 Số lượng khu thương mại, dịch vụ tập

trung Số lượng -

66 6.5 Số lượng chợ dân sinh Số lượng 49

67 6.6 Số lượng khu vui chơi giải trí công cộng Số lượng -

68 6.7 Số lượng sân golf Số sân 0

69 6.8 Tổng lượt khách du lịch lượt/năm 1.549.346

7 Y tế

70 7.1 Tổng số các cơ sở y tế Số cơ sở 216

Tổng hợp

71 7.2 Tổng số giường bệnh Số giường 1.860

72 7.3 Tổng lượng nước thải y tế m3/ngày 472,03

73 7.4 Tổng lượng chất thải y tế thông thường Tấn/ngày 1,688

74 7.5 Tổng lượng chất thải y tế nguy hại Tấn/ngày 0,133

8 Nông nghiệp

75 8.1 Tổng diện tích đất trồng trọt Ha 93.728

Thu thập

Tổng hợp

76 8.2 Tổng sản lượng lương thực Tấn 135.359,1

77 8.3 Tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng Tấn 322.124,63

78 8.4 Tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng Tấn 37,7

79 8.5 Tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp thải bỏ

(rơm, rạ, tro, trấu, vỏ củ quả…) Tấn 67.562,27

80 8.6 Số cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung Số cơ sở 10

81 8.7 Số cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung Số cơ sở 5

82 8.8 Tổng số gia súc Nghìn con 493.851

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

23

83 8.9 Tổng số gia cầm Nghìn con 2.704,8

84 8.10 Tổng diện tích đồng cỏ chăn nuôi Ha -

85 8.11 Tổng lượng nước thải chăn nuôi phát sinh m3/ngày -

86 8.12 Tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi phát

sinh tấn/ngày -

87 8.13 Tổng diện tích mặt nước và sản lượng nuôi

trồng thủy sản Ha, tấn 353,11/513,75

88 8.14 Tổng lượng thuốc thú y sử dụng Tấn 38,7

89 8.15 Tổng lượng thuốc thủy sản sử dụng Tấn 0,1

90 8.16 Tổng lượng thức ăn thủy sản sử dụng Tấn 110

91 8.17 Tổng lượng thức ăn chăn nuôi sử dụng Tấn 383.808,4

9 Làng nghề

92 9.1 Tổng số làng nghề sản xuất, tái chế kim

loại và tổng sản lượng sản phẩm

Số làng

nghề, 1

93 9.2 Tổng số làng nghề sản xuất, tái chế nhựa

và tổng sản lượng sản phẩm Số làng nghề 0

94 9.3 Tổng số làng nghề sản xuất, tái chế giấy và

tổng sản lượng sản phẩm Số làng nghề 0

95 9.4 Tổng số làng nghề chế biến nông sản, thực

phẩm và tổng sản lượng sản phẩm Số làng nghề 2

96 9.5 Tổng số làng nghề sản xuất sản phẩm

thuộc da và tổng sản lượng sản phẩm Số làng nghề 0

97 9.6 Tổng số làng nghề sản xuất dệt nhuộm và

tổng sản lượng sản phẩm

Số làng

nghề, 1

98 9.7 Tổng số làng nghề sản xuất đồ mỹ nghệ và

tổng sản lượng sản phẩm Số làng nghề 0

99 9.8 Tổng số làng nghề sản xuất gốm sứ, vật

liệu xây dựng và tổng sản lượng sản phẩm Số làng nghề 1

100 9.9 Tổng số làng nghề khác và tổng sản lượng

sản phẩm

Số làng

nghề, 3

101 9.10 Tổng lượng nước thải làng nghề phát sinh m3/ngày -

102 9.11 Tổng lượng chất thải rắn làng nghề phát

sinh Tấn/ngày -

103 9.12 Tổng lượng chất thải nguy hại làng nghề

phát sinh Tấn/ngày -

10

Khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn tập

trung

104 10.1 Số lượng khu xử lý, điểm, bãi chôn lấp Số lượng 13 Tổng hợp

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

24

chất thải rắn tập trung

105 10.2 Tổng lượng chất thải rắn tiếp nhận trong

các bãi chôn lấp Tấn/ngày 133,5

11

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng

106 11.1 Tổng số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng Số cơ sở 04

Tổng hợp 107 11.2

Tổng số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng thuộc danh mục phải xử lý

triệt để

Số cơ sở 04

108 11.3

Tổng số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng thuộc danh mục phải xử lý

triệt để thuộc khu vực công ích

Số cơ sở 03

12 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường khác

109 12.1

Số lượng và công suất các kho chứa, lưu

giữ hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, các

chất nguy hại khác

Số lượng 13

Thu thập

110 12.2

Số lượng phế liệu nhập khẩu không đáp

ứng yêu cầu bị tồn lưu tại cửa khẩu, cảng

biển

Tấn 0

111 12.3 Số lượng tàu biển đã qua sử dụng nhập

khẩu để phá dỡ Số lượng 0

112 12.4 Ô nhiễm nguồn nước xuyên biên giới (nếu

có) Số lần 0

113 12.5 Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (nếu có) Số lần 0

114 12.6 Số lượng khu vực bị ô nhiễm môi trường

tồn lưu Số lượng 1

13 Sự cố môi trường

115 13.1 Số vụ sự cố tràn dầu Số vụ 0

116 13.2 Số vụ sự cố hóa chất, phóng xạ, hạt nhân Số vụ 0

117 13.3 Số vụ sự cố cháy nổ Số vụ 25

118 13.4 Số vụ sự cố môi trường khác Số vụ 0

III

Tình hình, kết quả thực hiện công tác

bảo vệ môi trường

1

Ban hành văn bản định hướng, quy

phạm pháp luật và các văn bản khác

119 1.1 Số lượng nghị quyết, chỉ thị về bảo vệ môi

trường do các cấp ủy Đảng ban hành Số lượng 03

Tổng hợp

120 1.2 Số lượng nghị quyết về bảo vệ môi trường Số lượng 0

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

25

do Hội đồng nhân dân ban hành

121 1.3

Số lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

chương trình, đề án về bảo vệ môi trường

được ban hành

Số lượng 0

122 1.4

Số lượng quy chế, quy định về bảo vệ môi

trường của Ủy ban nhân dân được ban

hành

Số lượng 3

123 1.5 Số lượng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về

môi trường được ban hành Số lượng 0

124 1.6

Số lượng hương ước, quy ước, quy chế về

bảo vệ môi trường của cộng đồng được ban

hành

Số lượng -

2

Thực hiện cơ chế, công cụ, biện pháp

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

125 2.1

Số lượng, tỷ lệ dự án chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch được phê duyệt báo cáo

đánh giá môi trường chiến lược

Số lượng, %

0

Thu thập,

Tổng hợp

126 2.2

Số lượng, tỷ lệ dự án đầu tư được phê

duyệt báo cáo đánh giá tác động môi

trường

Số lượng 18

127 2.3

Số lượng dự án đầu tư được xác nhận kế

hoạch bảo vệ môi trường (cam kết bảo vệ

môi trường, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn

bảo vệ môi trường trước đây)

Số lượng -

128 2.4

Số lượng và tỷ lệ dự án đầu tư được xác

nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo

vệ môi trường

Số lượng 12

129 2.5

Số lượng và tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ được phê duyệt đề án bảo

vệ môi trường chi tiết

Số lượng 0

130 2.6

Số lượng và tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ được xác nhận đề án bảo vệ

môi trường đơn giản

Số lượng -

131 2.7

Số lượng và tỷ lệ dự án khai thác khoáng

sản được phê duyệt phương án cải tạo,

phục hồi môi trường

Số lượng, % -

132 2.8

Số lượng và tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ được thanh tra về bảo vệ

môi trường

Số lượng 20

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

26

133 2.9

Số lượng và tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ bị xử phạt vi phạm hành

chính về bảo vệ môi trường

Số lượng 16

134 2.10 Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính

về bảo vệ môi trường Triệu đồng 60,5

135 2.11 Số lượng, tỷ lệ vụ việc khiếu kiện về bảo

vệ môi trường được giải quyết Số lượng, % 04/100

136 2.12 Số vụ bị xử lý hình sự về bảo vệ môi

trường Số vụ 0

137 2.13

Số vụ vi phạm pháp luật liên quan đến

công tác bảo tồn các loài nguy cấp, quý,

hiếm được ưu tiên bảo vệ

Số vụ 0

138 2.14 Tỷ lệ đất cho bảo tồn đa dạng sinh học trên

diện tích đất tự nhiên % 4,863

139 2.15 Tỷ lệ đất cho bảo tồn đa dạng sinh học trên

diện tích đất lâm nghiệp % 6,045

3

Kiểm soát, giảm thiểu các nguồn gây ô

nhiễm môi trường

3.1 Đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung

140 3.1.1 Số lượng và tỷ lệ đô thị (phân cấp từ 1 đến

5) có hệ thống xử lý nước thải tập trung Số lượng 2

Thu thập,

Tổng hợp

141 3.1.2 Số lượng và tỷ lệ khu dân cư nông thôn có

hệ thống xử lý nước thải tập trung Số lượng, % 0

142 3.1.3 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý

đạt quy chuẩn môi trường % -

143 3.1.4 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt khu dân cư nông

thôn được xử lý đạt quy chuẩn môi trường % -

144 3.1.5 Tỷ lệ hộ gia đình đô thị phân loại rác thải

tại nguồn % 0

145 3.1.6 Tỷ lệ các khu vui chơi công cộng có phân

loại rác thải tại nguồn % -

146 3.1.7 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn phân loại rác

thải tại nguồn % -

147 3.1.8 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình

vệ sinh đạt yêu cầu % -

148 3.1.9 Số lượng, tỷ lệ chợ dân sinh được thu gom

chất thải rắn Số lượng 37

3.2 Công nghiệp

149 3.2.1 Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, % 0 Thu thập,

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

27

khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước

thải tập trung

Tổng hợp

150 3.2.2

Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất,

khu công nghệ cao có khu tập kết chất thải

rắn công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật

% 0

151 3.2.3

Số lượng, tỷ lệ các khu công nghiệp, khu

chế xuất, khu công nghệ cao, cơ sở sản

xuất có hệ thống quan trắc tự động liên tục

theo quy định của pháp luật

Số lượng, % 0

152 3.2.4 Tỷ lệ cụm công nghiệp có kết nối hạ tầng

thu gom và xử lý nước thải tập trung % 0

153 3.2.5 Tỷ lệ cụm công nghiệp có khu tập kết chất

thải rắn công nghiệp % 0

154 3.2.6 Số lượng nhà máy nhiệt điện có hệ thống

xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn Số nhà máy 0

155 3.2.7 Tỷ lệ nước thải công nghiệp được xử lý đạt

quy chuẩn môi trường % -

3.3

Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng,

thủy điện

156 3.3.1 Số lượng, tỷ lệ các dự án khai thác khoáng

sản được cải tạo phục hồi sau khai thác Số lượng, % 0

Tổng hợp

157 3.3.2 Số lượng, tỷ lệ các dự án khai thác khoáng

sản thực hiện ký Qũy phục hồi môi trường Số lượng, % 41/93,18

158 3.3.3 Số tiền ký quý phục hồi cải tạo môi trường

trong khai thác khoáng sản Đồng 1.823.287.860

159 3.3.4 Số lượng, tỷ lệ các nhà máy thủy điện thực

hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng % 100

3.4 Giao thông vận tải

160 3.4.1

Số lượng, tỷ lệ phương tiện vận tải đường

bộ (xe con, xe ca, xe tải) được kiểm định

về môi trường

Số lượng, % 14.445/100

Tổng hợp

161 3.4.2

Số lượng, tỷ lệ phương tiện vận tải đường

thủy (tàu, thuyền, ca nô…) được kiểm định

về môi trường

Số lượng, % 0

162 3.4.3 Số lượng, tỷ lệ bến bãi, nhà ga, bến cảng

được thu gom chất thải rắn Số lượng, % 3/100

163 3.4.4

Số lượng và tỷ lệ bến bãi, nhà ga, bến cảng

có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, nước

chảy tràn

Số lượng, % 3/100

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

28

164 3.4.5 Tổng lượng, tỷ lệ xăng sinh học được bán

ra % 25

3.5 Y tế

165 3.5.1 Số lượng, tỷ lệ các cơ sở y tế có hệ thống

xử lý nước thải y tế Số lượng 16

Tổng hợp

166 3.5.2 Tỷ lệ nước thải y tế được xử lý % 100

3.6 Nông nghiệp

167 3.6.1 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung có

hầm biogas % 100

Tổng hợp

168 3.6.2 Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có hầm biogas % 33,96

3.7 Làng nghề

169 3.7.1 Số lượng làng nghề được khuyến khích

phát triển Số lượng -

Tổng hợp 170 3.7.2

Số lượng, tỷ lệ làng nghề có kết cấu hạ

tầng đảm bảo thu gom, phân loại, lưu giữ

chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi

trường

Số lượng, % -

171 3.7.3 Số lượng, tỷ lệ làng nghề được phê duyệt

phương án bảo vệ môi trường Số lượng, % 1/100

3.8

Khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn tập

trung

172 3.8.1 Số lượng, tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn

hợp vệ sinh Số lượng 3/13

Tổng hợp 173 3.8.2 Số lượng, tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn

không hợp vệ sinh Số lượng 10/13

174 3.8.3 Số lượng, tỷ lệ khu xử lý chất thải rắn tập

trung Số lượng, % 0

3.9

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng

175 3.9.1

Tổng số, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng hoàn thành biện pháp

xử lý triệt để

Số lượng 0 Tổng hợp

3.10 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường khác

176 3.10.1 Số lượng, tỷ lệ phế liệu nhập khẩu tồn lưu

tại cảng biển, cửa khẩu được giải tỏa, xử lý Số lượng, % 0

Tổng hợp 177 3.10.2

Số lượng, tỷ lệ khu vực, vùng ô nhiễm

nước xuyên biên giới được quan trắc, đánh

giá

Số lượng, % 0

178 3.10.3 Số lượng, tỷ lệ khu vực, vùng ô nhiễm khói Số lượng, % 0

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

29

mù xuyên biên giới được quan trắc, đánh

giá

179 3.10.4 Số lượng khu vực ô nhiễm môi trường tồn

lưu được xử lý Số lượng 0

3.11 Sự cố môi trường

180 3.11.1 Tỷ lệ số vụ sự cố tràn dầu được ứng phó,

khắc phục kịp thời % 0

Tổng hợp

181 3.11.2 Tỷ lệ số vụ sự cố hóa chất, phóng xạ, hạt

nhân được ứng phó, khắc phục kịp thời % 0

182 3.11.3 Tỷ lệ số vụ sự cố cháy nổ được ứng phó,

khắc phục kịp thời % 0

183 3.11.4 Tỷ lệ số vụ sự cố môi trường khác được

ứng phó, khắc phục kịp thời % 0

4 Quản lý chất thải

184 4.1 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô

thị được thu gom Tấn, % 36.719/75,3

Tổng hợp

185 4.2

Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô

thị được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân

bón hoặc thu hồi năng lượng

Tấn, % -

186 4.3 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô

thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh Tấn 14.600/39,76

187 4.4 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông

thôn được thu gom Tấn -

Tổng hợp

188 4.5

Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông

thôn được tái chế, tái sử dụng, sản xuất

phân bón hoặc thu hồi năng lượng

Tấn, % -

189 4.6 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông

thôn được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh Tấn, % -

190 4.7

Số lượng, tỷ lệ phường/xã có đội, hợp tác

xã, tổ chức, cá nhân tham gia thu gom rác

thải

Số lượng, % -

191 4.8 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp

thông thường được thu gom Tấn, % -

192 4.9

Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp

thông thường được tái chế, tái sử dụng,

hoặc thu hồi năng lượng

Tấn, % -

193 4.10 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp

thông thường được xử lý, chôn lấp Tấn, % -

194 4.11 Số lượng, tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, Số lượng 0

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

30

dịch vụ đăng ký chủ nguồn thải chất thải

nguy hại

195 4.12 Tổng lượng, tỷ lệ chất thải nguy hại được

thu gom Tấn, 74,728

196 4.13 Tổng lượng, tỷ lệ chất thải nguy hại được

xử lý đạt quy chuẩn môi trường Tấn, % 58,605/78,42

197 4.14 Số lượng, tỷ lệ chất thải y tế thông thường

được thu gom xử lý Tấn 616,12

198 4.15 Số lượng, tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được

thu gom xử lý Tấn, % 45,865/98,79

199 4.16

Số lượng, tỷ lệ phụ phẩm nông nghiệp thải

bỏ (rơm, rạ, tro, trấu, vỏ củ quả…) được sử

dụng, tái chế

Tấn, % -

200 4.17

Số lượng, tỷ lệ bao bì phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật được thu gom, xử lý đạt quy

chuẩn môi trường

Tấn, % 0

201 4.18 Tổng lượng và tỷ lệ nước thải chăn nuôi

được sử dụng sản xuất biogas m3/ngày, % -

202 4.19 Tổng lượng và tỷ lệ nước thải chăn nuôi

được xử lý đạt quy chuẩn môi trường m3/ngày, % -

203 4.20 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn chăn nuôi

được thu gom, sử dụng Tấn, % -

204 4.21 Tổng lượng, tỷ lệ nước thải làng nghề được

thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường m

3/ngày, % 0

Tổng hợp

205 4.22

Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn làng nghề

được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi

trường

Tấn, % 0

206 4.23

Số lượng, tỷ lệ chất thải nguy hại làng nghề

được thu gom xử lý đạt quy chuẩn môi

trường

Tấn, % 0

207 4.24 Số lượng cơ sở xử lý chất thải nguy hại Số cơ sở 0

208 4.25

Tổng lượng chất thải rắn tiếp nhận trong

các bãi rác đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi

trường

Tấn/ngày 133,5

209 4.26

Tổng lượng, tỷ lệ chất thải nguy hại được

thu gom, lưu giữ đáp ứng yêu cầu bảo vệ

môi trường

Tấn 58,605

210 4.27 Tổng lượng, tỷ lệ chất thải nguy hại được

xử lý đạt quy chuẩn môi trường Tấn, % -

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

31

211 4.28 Số lượng lò đốt chất thải y tế Số lượng 16

212 4.29 Số lượng lò đốt chất thải sinh hoạt Số lượng 1

213 4.30 Số lượng lò đốt chất thải rắn công nghiệp Số lượng 0

5

Khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất

lượng môi trường

214 5.1 Tổng số, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp

nước sạch % 76,59

Tổng hợp

215 5.2 Tổng số, tỷ lệ dân số nông thôn được cung

cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh % 89

216 5.3 Tổng diện tích, tỷ lệ diện tích cây xanh

trong các đô thị, khu dân cư Ha, % -

217 5.4

Diện tích và tỷ lệ đất bị nhiễm độc, tồn dư

dioxin, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các

chất gây ô nhiễm được xử lý, cải tạo, phục

hồi

m2

63,8

218 5.5 Diện tích và tỷ lệ đất hoang mạc hóa được

cải tạo, phục hồi Ha, % -

219 5.6

Số lượng, tỷ lệ ao, hồ, kênh, mương, sông

trong các đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm

được xử lý, cải tạo, phục hồi

Số lượng, % 0

220 5.7 Số lượng, tỷ lệ điểm nóng về ô nhiễm

không khí được khắc phục, cải thiện Số lượng, % 0

6 Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học

221 6.1 Tổng diện tích, tỷ lệ rừng đặc dụng, phòng

hộ trên diện tích đất rừng Ha, % 201.438,16/55,23

Thu thập

Tổng hợp

222 6.2 Tỷ lệ, diện tích các hệ sinh thái tự nhiên đã

bị suy thoái được phục hồi, tái sinh %, ha -

223 6.3 Số lượng và diện tích các khu bảo tồn thiên

nhiên ha 32.582,8

224 6.4 Số lượng và diện tích khu di sản thiên

nhiên ha 3.374,4

225 6.5

Số lượng, diện tích các vườn chim, sân

chim, vườn sinh thái, khu cảnh quan sinh

thái được công nhận, bảo vệ

Số lượng, ha 0

226 6.6 Số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên

bảo vệ giảm Số loài 209

227 6.7

Số chương trình, dự án bảo tồn loài nguy

cấp, quý hiếm thuộc danh mục ưu tiên bảo

vệ được thực hiện

Số chương

trình/dự án 1

Page 32: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

32

228 6.8 Số lượng nguồn gen quý, có giá trị được

phục hồi

Số nguồn

gen 63

229 6.9 Diện tích rừng thay thế khi thực hiện dự án Ha -

230 6.10 Diện tích cây trồng biến đổi gen Ha -

231 6.11 Số loài ngoại lai xâm hại môi trường đã

được diệt trừ Số loài -

232 6.12 Số cây di sản được vinh danh Số cây 2

233 6.13 Số giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm Số giống 32

IV Nguồn lực về bảo vệ môi trường

1 Nguồn nhân lực

234 1.1 Số tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi

trường Số lượng 16

Tổng hợp

235 1.2

Số lượng, tỷ lệ cán bộ trên 1 triệu dân làm

công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường

Số lượng 647

236 1.3 Số tổ chức làm công tác dịch vụ, tư vấn về

môi trường Số lượng 2

237 1.4 Số lượt cán bộ được đào tạo, tập huấn về

chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ môi trường Số lượng 50

2 Nguồn tài chính

238 2.1 Tổng số, tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư

phát triển chi cho bảo vệ môi trường Triệu đồng 38.867

Tổng hợp

239 2.2 Tổng số, tỷ lệ ngân sách nhà nước chi hoạt

động sự nghiệp bảo vệ môi trường Triệu đồng 38.867

240 2.3 Tổng số, tỷ lệ kinh phí sự nghiệp khoa học

công nghệ chi cho bảo vệ môi trường

Triệu

đồng, % -

Tổng hợp

241 2.4 Tổng số, tỷ lệ kinh phí đầu tư từ xã hội cho

bảo vệ môi trường

Triệu

đồng, % -

242 2.5 Tổng số, tỷ lệ vốn ODA chi cho hoạt động

bảo vệ môi trường

Triệu

đồng, % -

243 2.6

Tổng số, tỷ lệ nguồn thu từ phí liên quan

đến môi trường đầu tư trực tiếp trở lại cho

bảo vệ môi trường

Triệu

đồng, %

-

244 2.7

Tổng nguồn vốn đầu tư xử lý triệt để các

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng khu vực công ích

Triệu đồng 0

245 2.8 Tổng kinh phí đầu tư xử lý nước thải sinh

hoạt tập trung Triệu đồng 0

246 2.9 Tổng kinh phí đầu tư thu gom, xử lý rác Triệu đồng -

Page 33: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

33

thải sinh hoạt

247 2.10 Tổng kinh phí đầu tư khắc phục ô nhiễm và

cải thiện môi trường Triệu đồng 0

248 2.11 Tổng kinh phí đầu tư cho bảo tồn thiên

nhiên và đa dạng sinh học Triệu đồng 0

249 2.12

Tổng kinh phí chi cho hoạt động tuyên

truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về

bảo vệ môi trường

Triệu đồng 140

250 2.13

Tổng kinh phí đầu tư phát triển mạng lưới

quan trắc và thực hiện các chương trình

quan trắc môi trường

Triệu đồng 460

3

Hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang

thiết bị phục vụ bảo vệ môi trường

251 3.1 Số lượng các trạm quan trắc tự động, liên

tục môi trường không khí xung quanh Số lượng 1

Tổng hợp

252 3.2 Số lượng các trạm quan trắc tự động, liên

tục môi trường nước mặt Số lượng 2

253 3.3

Số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận

đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc

môi trường

Số lượng 1

254 3.4 Số lượng phòng thí nghiệm được công

nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025 Số lượng 0

Page 34: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

Bảng 2: Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn

TT

Tên khu kinh

tế (năm

thành lập)

Hiện trạng hoạt động Tổng lượng nước thải

phát sinh (m3/ngđ)

Tổng lượng CTR phát sinh

(tấn/năm)

Chưa hoạt

động

Đang hoạt động

KCN/KCX/KCNC Khu đô

thị

Khu du

lịch/khu kinh

doanh dịch

vụ

Sinh hoạt Công

nghiệp Sinh hoạt

Công

nghiệp Nguy hại

1

Khu kinh tế

cửa khẩu

tỉnh Cao

Bằng (thành

lập năm

2014)

Đang hoạt

động

Không có Có có 600 21.004 6.300 3.025 0,723

Page 35: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

35

Bảng 3: Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

TT

Tên cơ sở Địa chỉ

Loại hình

hoạt động

Đơn vị thực

hiện xử lý

triệt để

Cơ quan chỉ

đạo xử lý triệt

để

Biện pháp xử lý

triệt để

Thời

hạn xử

Biện pháp xử

lý tạm thời

trong thời hạn

xử lý triệt để

Tình hình

và tiến độ

xử lý

Ghi chú

1

Nhà máy than cốc xã

Đức Xuân, huyện

Thạch An

xóm Đức Xuân,

huyện Thạch

An, tỉnh Cao

Bằng

Luyện than

cốc

Công ty

khoáng sản

Việt Trung

UBND tỉnh

Cao Bằng

Thu hồi hóa chất

thải 2020

Lưu giữ tại nhà

máy 2020

Đang

dừng

hoạt

động

2

Bãi rác thị trấn Pác

Miầu huyện Bảo

Lâm,

Thị trấn Pác

Miầu, huyện

Bảo Lâm, tỉnh

Cao Bằng

Bãi chôn

lấp rác thải

Công ty

TNHH đầu

tư phát triển

môi trường

Cao Bằng

UBND tỉnh

Cao Bằng

Cải tạo, nâng cấp

bãi chôn lấp rác

thải.

2020 2019

Đang

chờ ghi

vốn

3

Bãi rác thị trấn

Nguyên Bình

Thị trấn Nguyên

Bình, huyện

Nguyên Bình,

tỉnh Cao Bằng

Bãi chôn

lấp rác thải

Công ty

TNHH đầu

tư phát triển

môi trường

Cao Bằng

UBND tỉnh

Cao Bằng

Cải tạo, nâng cấp

bãi chôn lấp rác

thải.

2020 2019

Đang

chờ ghi

vốn

4

Bãi rác thị trấn

Trùng Khánh, huyện

Trùng Khánh

Thị trấn Trùng

Khánh, huyện

Trùng Khánh,

tỉnh Cao Bằng

Bãi chôn

lấp rác thải

Công ty

TNHH đầu

tư phát triển

môi trường

Cao Bằng

UBND tỉnh

Cao Bằng

Cải tạo, nâng cấp

bãi chôn lấp rác

thải.

2020 2020

Đang

chờ ghi

vốn

Page 36: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

36

Bảng 4: Danh mục các nguồn thải lớn

(Nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm; khí thải theo phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CPngày 24/4/2015 của Chính phủ quy

định về quản lý chất thải và phế liệu)

STT Tên nguồn thải Tổng lượng nước thải

(m3/ngày đêm)

Tổng lượng khí thải

(m3/h)

1 Nhà máy đường Phục Hòa 21.000 -

2 Nhà máy tinh bột sắn Cao Bằng 1.050 -

3 Khu liên hợp gang thép Cao Bằng - 45.258

Page 37: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

37

Bảng 5: Danh sách báo cáo ĐMC, ĐTM, đề án được phê duyệt

TT

Tên Dự án Lĩnh vực Địa điểm dự án

Số Quyết định

phê duyệt

Tên Cơ quan phê

duyệt Ngày ký

Ghi

chú

I Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Không có hồ sơ

II Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1

Báo cáo ĐTM Dự án Đầu tư

xây dựng Trạm bê tông tươi

Trường An

Trộn bê

tông

Xã Ngũ Lão, huyện

Hòa An, tỉnh Cao

Bằng

Số 140/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 12/02/2019

2

Báo cáo ĐTM của Dự án đầu

tư nâng công suất Nhà máy

chế biến quặng chì - kẽm

Chế biến

khoáng sản

Xóm Lũng Cam, xã

Phan Thanh, huyện

Nguyên Bình, tỉnh Cao

Bằng

Số 207/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 28/02/2019

3

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường và Phương án

CT PHMT của Dự án đầu

tư khai thác quặng mangan

theo phương pháp khai thác

lộ thiên và hầm lò tại mỏ

quặng mangan Nà Num

Khai thác

khoáng sản

Xã Khâm Thành,

huyện Trùng Khánh,

tỉnh Cao Bằng

Số 82/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 25/6/2019

4

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án đầu

tư xây dựng trang trại chăn

nuôi lợn rừng mô hình hữu

cơ và trồng cây ăn quả

Chăn nuôi

Xóm Khuổi Vạ, xã bế

Triều, Hòa An, Cao

Bằng

Số 901/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 25/6/2019

5 Báo cáo ĐTM của Dự án

gia công chế biến sản phẩm

Chế biến

thực phẩm

Xóm Bó Pu, thị trấn

Tà Lùng, huyện Phục

Số 398/QĐ-

UBND

09/1/2019

Page 38: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

38

gia súc, gia cầm, thủy hải

sản nhập khẩu

Hòa, tỉnh Cao Bằng Ủy ban nhân dân

tỉnh

6

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường và Phương án

CT PHMT của Dự án đầu

tư khai thác hầm lò mỏ

vàng Nam Quang

Khai thác

khoáng sản

Xã Nam Cao, huyện

Bảo Lâm, tỉnh Cao

Bằng

Số 149/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 14/02/2019

7

Báo cáo ĐTM và Phương

án cải tạo phục hồi môi

trường của Dự án đầu tư

khai thác mỏ cát, sỏi lộ

thiên Kéo Thin - Khau Cải

Khai thác

khoáng sản

Xã Bạch Đằng, huyện

Hòa An và phường Đề

Thám, Thành phố Cao

Bằng, tỉnh Cao Bằng

Số 1084/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 16/7/2019

8

ĐTM Dự án đầu tư xây

dựng công trình: Chuẩn bị

động viên Trung đoàn huấn

luyện dự bị động viên 852

Xây dựng TP Cao Bằng, tỉnh Cao

Bằng

Số 979/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 01/7/2019

9

ĐTM Dự án phát triển đô

thị phường Sông Bằng (Khu

C) - Phần hạ tầng kỹ thuật Xây dựng

TP Cao Bằng, tỉnh Cao

Bằng

Số 1712/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 11/10/2019

10

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án

Đường dây và trạm biến áp

110kV Bảo Lâm

Điện lực Huyện Bảo Lâm, tỉnh

Cao Bằng

Số 1717/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 11/10/2019

11

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án Kè

bờ trái sông Hiến, thành

phố Cao Bằng, tỉnh Cao

Bằng

Xây dựng TP Cao Bằng, tỉnh Cao

Bằng

Số 1573/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh

19/9/2019

Page 39: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

39

12

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Báo cáo

kinh tế - kỹ thuật xây dựng

công trình khai thác và chế

biến khoáng sản làm vật

liệu xây dựng thông thường

mỏ đá vôi Kéo Thin

Khai thác

khoáng sản

xóm Nặm Tàn, xã Hà

Trì, huyện Hòa An,

tỉnh Cao Bằng

Số 1429/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 30/8/2019

13

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án khai

thác tận thu quặng sắt tại

bãi thải mỏ sắt Lũng Luông

Khai thác

khoáng sản

Xã Vũ Nông, huyện

Nguyên Bình, tỉnh

Cao Bằng

Số 1633/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 30/9/2019

14

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án khai

thác và chế biến khoáng sản

đá vôi làm vật liệu xây

dựng thông thường tại mỏ

đá Thua Phia

Khai thác

khoáng sản

Xóm Bó Giới, xã Chu

Trinh, thành phố Cao

Bằng, tỉnh Cao Bằng

Số 2002/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh

08/11/2019

15

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án: Phát

triển quỹ đất, phân lô khu

dân cư phía Bắc (xóm Nà

Ến 2)

Xây dựng

Thị trấn Thanh Nhật,

huyện Hạ Lang, tỉnh

Cao Bằng

Số 1841/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 24/10/2019

16

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án khai

thác tận thu quặng sắt tại

bãi thải mỏ sắt Lũng Luông

Khai thác

khoáng sản

Xã Vũ Nông, huyện

Nguyên Bình, tỉnh

Cao Bằng

Số 1632/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 30/9/2019

17 Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án xây

Khai thác

khoáng sản

Thị trấn Nguyên Bình

và xã Thể Dục, huyện

Số 2131/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân 25/11/2019

Page 40: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM … · Có 01 khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên (núi Phia Oắc) hiện nay đã được nâng hạng lên

40

dựng công trình khai thác

tại mỏ sắt Bản Luộc - Bản

Nùng

Nguyên Bình, tỉnh

Cao Bằng

tỉnh

18

Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Dự án xây

dựng công trình khai thác

khoáng sản vàng

Khai thác

khoáng sản

Thẩm Riềm, xã Nam

Quang, huyện Bảo

Lâm, tỉnh Cao Bằng

Số 2291/QĐ-

UBND

Ủy ban nhân dân

tỉnh 13/12/2019