xÂy dỰng khung giÁ cÁc loẠi rỪng vÀ giÁ cho thuÊ rỪng … · bÁo cÁo dỰ Án xÂy...

98
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN Năm 2017 DỰ THẢO LẦN 2

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬNSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO DỰ ÁN

XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀGIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH NINH THUẬN

Năm 2017

DỰ THẢO LẦN 2

Page 2: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬNSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO DỰ ÁN

XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀGIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH NINH THUẬN

PHÂN VIỆN ĐTQHRỪNG NAM BỘ CHI CỤC KIỂM LÂM

SỞ NÔNG NGHIỆPVÀ PTNT

PHÂN VIỆN TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNGPHỤ TRÁCH

GIÁM ĐỐC

Năm 2017

Page 3: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

i

MỤC LỤCTrang

DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................................ iv

MỘT SỐ KHÁI NIỆM .........................................................................................................1

PHẦN I. TỔNG QUÁT ........................................................................................................3

1. Sự cần thiết phải thực hiện Dự án............................................................................3

2. Những căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sử dụng..............................................4

2.1. Những văn bản cấp trung ương ...............................................................................4

2.2. Những văn bản cấp địa phương ...............................................................................6

2.3. Các tài liệu tham khảo, sử dụng...............................................................................6

3. Khái quát về tài nguyên rừng...................................................................................7

PHẦN II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................9

1. Mục tiêu, yêu cầu.....................................................................................................9

1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................9

1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................9

2. Yêu cầu ....................................................................................................................9

3. Giới hạn của Dự án ................................................................................................10

4. Nội dung thực hiện ................................................................................................10

5.1. Rà soát, thu thập kế thừa các tài liệu đã có............................................................10

5.2. Điều tra, thu thập số liệu để định giá rừng ............................................................11

5.3. Xác định giá rừng ..................................................................................................14

5.3.1. Giá rừng tổng quát của một lô rừng.......................................................................14

5.3.2. Xác định giá trị trực tiếp (V1) ................................................................................14

5.3.3. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)...................................................16

5.3.3.1. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân của gỗ ..............................17

5.3.3.2. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa ........................................19

5.3.4. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan (V3) ..........................................................19

5.3.4.1. Đối với các diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan........................................19

5.3.4.2. Đối với các diện tích rừng chưa có kinh doanh cảnh quan....................................20

5.3.5. Xác định giá trị giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) ..................................20

5.3.6. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật...............22

5.3.7. Xác định giá cho thuê rừng....................................................................................23

5.3.8 Xác định giá quyền sử dụng rừng ..........................................................................23

Page 4: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

ii

5.3.9 Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất........................................23

PHẦN III. KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ RỪNG .........................................................................24

1. Giá trị trực tiếp (V1)...............................................................................................24

1.1. Rừng tự nhiên ........................................................................................................24

1.2. Rừng trồng .............................................................................................................33

1.2.1. Rừng trồng dưới 5 năm ..........................................................................................34

1.2.2. Rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên ............................................................................36

2. Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)..................................................................39

2.1. Rừng tự nhiên ........................................................................................................39

2.2. Rừng trồng .............................................................................................................47

3. Giá trị kinh doanh cảnh quan (V3) .........................................................................48

4. Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4)............................................................50

PHẦN IV. KẾT QUẢ CÁC LOẠI KHUNG GIÁ RỪNG .................................................52

1. Khung giá rừng ......................................................................................................52

2. Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với hành vi vi phạm pháp luật gâythiệt hại về rừng .....................................................................................................60

3. Khung giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng .............................................68

3.1. Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng ..............................................................68

3.2. Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ .............................................................71

3.3. Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên.....................................74

3.4. Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng ...........................................76

4. Khung giá cho thuê rừng .......................................................................................79

5. Hướng dẫn xác định giá rừng ................................................................................80

5.1. Giá rừng .................................................................................................................80

5.2. Giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại vềrừng ........................................................................................................................82

5.3. Giá quyền sử dụng rừng.........................................................................................84

5.4. Giá quyền sở hữu rừng trồng .................................................................................86

5.5. Giá cho thuê rừng ..................................................................................................87

PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...................................................................................89

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...............................................................89

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính...............................................................................89

3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường....................................................89

4. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh.............................................................................89

Page 5: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

iii

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện.......................................................89

6. Nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuêrừng........................................................................................................................90

7. Điều kiện điều chỉnh giá các loại rừng ..................................................................90

PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................91

1. Kết luận..................................................................................................................91

2. Kiến nghị................................................................................................................91

Page 6: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên theo nhóm gỗ ....................................................24

Bảng 2. Đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên .........................................................25

Bảng 3. Khung giá trị lâm sản của rừng tự nhiên ...............................................................25

Bảng 4. Khung chi phí khai thác của rừng tự nhiên ...........................................................28

Bảng 5. Khung giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên ..............................................................30

Bảng 8. Giá trị trực tiếp rừng trồng dưới 5 năm .................................................................35

Bảng 6. Đơn giá bán tối thiểu gỗ của các loài cây trồng rừng............................................36

Bảng 7. Khung giá trị trực tiếp của rừng trồng từ 5 tuổi trở lên.........................................37

Bảng 9. Lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng rừng tự nhiên ...............40

Bảng 10. Tổng lượng tăng trữ lượng các bon bình quân của các trạng thái rừng rừng tựnhiên.......................................................................................................................43

Bảng 11. Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân các trạng thái rừng tự nhiên.........46

Bảng 12. Tổng lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5trở lên .....................................................................................................................48

Bảng 13. Giá cho thuê rừng tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do VườnQuốc gia Núi Chúa quản lý giai đoạn 2010-2016 .................................................49

Bảng 14. Biểu xác định hệ số điều chỉnh giá trị kinh doanh cảnh quan .............................49

Bảng 15. Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân của các loại rừng .................................50

Bảng 16. Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân của các trạng thái rừng...........50

Bảng 17. Khung giá rừng bình quân của các trạng thái rừng .............................................52

Bảng 18. Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm phápluật gây thiệt hại về rừng .......................................................................................60

Bảng 19. Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng bình quân...........................................68

Bảng 20. Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ bình quân ..........................................71

Bảng 21. Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên bình quân .................74

Bảng 22. Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trồng bình quân...............76

Bảng 23. Khung giá cho thuê rừng bình quân ....................................................................79

Page 7: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

1

MỘT SỐ KHÁI NIỆMTheo Điều 3, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 48/2007/NĐ-CP

ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng,một số thuật ngữ trong Dự án này được hiểu như sau:

Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy địnhhoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữurừng sản xuất là rừng trồng.

Giá quyền sử dụng rừng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trongkhoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một ha rừng phòng hộ,rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng doNhà nước ban hành.

Giá quyền sở hữu rừng trồng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừngtrong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một ha rừng sảnxuất là rừng trồng theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành.

Giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bìnhthường là số tiền tính trên một ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tựnhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phổ biến trên thị trường giữangười cho thuê và người thuê trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng hoặcgiảm giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, cho thuê trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyếtthống.

Thu nhập thuần tuý từ rừng là số tiền mà chủ rừng thu được từ hoạt động khaithác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có)sau khi trừ chi phí đầu tư tạo rừng, thuế và các khoản chi phí hợp lý khác.

Tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả để được sửdụng rừng vào mục đích khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái,nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nướcban hành.

Tiền bồi thường cho chủ rừng khi Nhà nước thu hồi rừng là số tiền mà Nhànước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể đượchưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê còn lại từ khai thác lâm sản;kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chếquản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành.

Tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gâythiệt hại về rừng là số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phảibồi thường cho Nhà nước, bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi trường củarừng bị thiệt hại.

Giá trị về lâm sản (giá trị trực tiếp) là giá trị của toàn bộ gỗ, củi và lâm sảnngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá.

Giá trị về môi trường (giá trị gián tiếp) trong khuôn khổ của Dự án này, giá trịvề môi trường của rừng được giới hạn trong các lợi ích về: Phòng hộ hạn chế xói mòn đất;Hấp thụ và lưu giữ các bon; Các hoạt động về kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái,nghiên cứu khoa học (nếu có).

Page 8: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

2

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi vàthan gỗ, LSNG được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ.

Các phương pháp xác định giá rừng: theo Chương II, Nghị định số 48/2007/NĐ-CP hướng dẫn có 3 phương pháp đó là: (i) phương pháp thu nhập; (ii) phương pháp chiphí; (iii) phương pháp so sánh. Các phương pháp được định nghĩa cụ thể như sau:

Phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừngcụ thể căn cứ thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá với lãi suấttiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mứclãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá. Phương pháp này được áp dụng đểxác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tựnhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

Điều kiện áp dụng: Khi có đủ thông tin để xác định được các khoản thu nhập thuầntuý mang lại cho chủ rừng từ diện tích rừng cần định giá.

Phương pháp chi phí là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụthể căn cứ các khoản chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng và lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạnmột năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mức lãi suất cao nhất trên địabàn ở thời điểm định giá. Phương pháp này được áp dụng để xác định giá quyền sở hữurừng sản xuất là rừng trồng.

Điều kiện áp dụng: Khi có đủ thông tin để xác định được các khoản chi phí hợplý đã đầu tư tạo rừng đối với diện tích rừng cần định giá tính từ thời điểm đầu tư đếnthời điểm định giá.

Phương pháp so sánh là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụthể thông qua việc phân tích các mức giá rừng thực tế đã chuyển nhượng quyền sở hữurừng trồng, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng rừng trên thị trường hoặc giá giaodịch về quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng (giữa Nhà nước và chủ rừng) củadiện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng,trữ lượng rừng; chất lượng lâm sảnđể so sánh với diện tích rừng cần định giá.

Page 9: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

3

PHẦN I. TỔNG QUÁT

1. Sự cần thiết phải thực hiện Dự án

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển nằm ở cực Nam Trung Bộ, có nhiều dạng địa hìnhkhác nhau như đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển... Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt,nóng, khô hạn và lượng mưa thấp nhất trong cả nước (trung bình 700 - 1.000 mm/năm),đất đai nghèo dưỡng chất, khả năng giữ nước kém. Nhiều khu vực trong tỉnh thuộc vùngkhô hạn, bán khô hạn và đang phải đối mặt với nguy cơ sa mạc hoá rất cao.

Những điều kiện tự nhiên bất lợi làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực củahạn hán vào mùa khô, thể hiện rõ ở đợt hạn hán khốc liệt kéo dài từ năm 2014 - 2015 gâythiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dântrong tỉnh. Mùa mưa nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh thường xảy ra lũ lụt ở vùng núi vàngập lụt ở các vùng hạ lưu do địa hình dốc, chia cắt mạnh và khả năng giữ nước của đấtkém (trận lũ 30/10 - 02/11/2010 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả người và tài sản). Trongđiều kiện tự nhiên như vậy, vai trò của rừng trong việc điều hoà nguồn nước, phòng hộđầu nguồn giảm thiểu tác hại của lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn tình trạng sa mạc hoá càng trởnên quan trọng. Do vậy, tỉnh luôn quan tâm bảo vệ và phát triển rừng.

Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, diện tích rừng của mỗi quốc giangày càng thu hẹp. Việc bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với mục đích sửdụng là rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn trở nên rất cần thiết. Mặt khác, du lịch sinhthái đang ngày càng phát triển trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội. Việc bảo vệ các khurừng đặc dụng, rừng phòng hộ phát huy các giá trị của rừng cho du lịch sinh thái là nhucầu cấp bách hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

Năm 2004, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành đã quy định các nộidung liên quan đến giá rừng, tại các Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 35. Năm 2007,Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/2007/NĐ-CP. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp vàPTNT với Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC vềviệc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ vềnguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Đây là các cơ sở pháp lý cho việcđịnh giá rừng ở tỉnh Ninh Thuận.

Trong cơ chế thị trường, việc bảo vệ và phát triển rừng phải gắn với phát triển kinhtế xã hội. Tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chínhphủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng ngay sau khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP được banhành. Tuy vậy, định giá rừng vẫn chưa được thực hiện. Theo định hướng xã hội hóa nghềrừng, việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ phát triển rừng gắn với pháp triểnkinh tế-xã hội là rất cần thiết. Để thực hiện chủ trương này, một trong các hoạt động trọngtâm là định giá rừng.

Giá rừng là cơ sở để tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sửdụng rừng; tính giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giaorừng không thu tiền sử dụng rừng. Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng khôngthông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng. Tính tiền bồi thường khiNhà nước thu hồi rừng; Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữurừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp; Tính tiền bồi thường đối với người cóhành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước;

Page 10: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

4

Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Do vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021, đã giao cho SởNông nghiệp và PTNT chuẩn bị xây dựng nghị quyết về khung giá các loại rừng và giácho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Hoạt động này đã được ghi trong Kế hoạchsố 554/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc triểnkhai chuẩn bị nội dung các Nghị quyết trình tại các kỳ họp năm 2017. Chi Cục Kiểm lâmtỉnh Ninh Thuận đã có tờ trình số 222/TTr-CCKL ngày 09 tháng 3 năm 2017 về việc xinchủ trương điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng dự án và thời gian tham mưu các Nghị quyếtcủa Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017.

Nhằm tăng cường cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ngày càng tốt hơnnhất thiết phải xác định được giá các loại rừng làm căn cứ để trình cho cấp có thẩm quyềnphê duyệt các kế hoạch về quản lý và sử dụng rừng như:

- Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng; tính giáquyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiềnsử dụng rừng theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

- Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyềnsử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng năm 2004.

- Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định tại Điều 26 LuậtBảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

- Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng củaNhà nước tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ vàphát triển rừng năm 2004.

- Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ vàphát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.

- Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và cấp bách trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đãgiao cho Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm) phối hợp với đơn vị tư vấn làPhân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam bộ lập Dự án xây dựng khung giá các loại rừngvà giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Những căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sử dụng

2.1. Những văn bản cấp trung ương- Luật Giá ngày năm 2012;- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo

vệ và Phát triển rừng;

- Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc vàphương pháp xác định giá các loại rừng;

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chi trả dịch vụmôi trường rừng;

Page 11: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

5

- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lýhệ thống rừng đặc dụng;

- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về banhành quy chế quản lý rừng phòng hộ;

- Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về banhành quy chế quản lý rừng sản xuất;

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNTvề việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến táisinh rừng và bảo vệ rừng;

- Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNTvề việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao nâng suất, chất lượng và giá trịrừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020;

- Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về việc Ban hành Quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuônkhổ thực hiện Chương trình UN – REDD Việt Nam giai đoạn II;

- Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ: Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc vàphương pháp xác định giá các loại rừng;

- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

- Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên;

- Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNTvề việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựngcông trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNTvề việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

- Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môitrường rừng;

- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâmsản.

- Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sảnphẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

- Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.

Page 12: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

6

- Văn bản số 4233/BNN-TCLN ngày 21/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn về việc thẩm định phương án Quản lý rừng bền vững của Công ty Lâmnghiệp Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

2.2. Những văn bản cấp địa phương- Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận

về việc phê duyệt giá thuê rừng tại Vườn Quốc gia Núi Chúa.

- Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 của UBND tỉnh Ninh Thuận vềphê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận vềviệc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016.

- Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận vềviệc phê duyệt danh mục tu sửa, nạo vét kênh mương và sửa chữa thường xuyêncông trình thủy lợi đợt I năm 2017 trong hệ thống công trình thủy lợi do Công tyTNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý.

- Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh NinhThuận về việc phê duyệt chi phí khai thác và giá bán gỗ tận dụng tại khu vực thựchiện dự án Nghiên cứu triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sảnxuất nông nghiệp sạch ít phát thải nhà kính trên địa bàn xã Phước Tiến huyện BácÁi.

- Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh NinhThuận về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống để phục vụ cácchương trình, dự án phát triển rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh vềviệc ban hành bảng giá hoa màu, cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh NinhThuận về việc phê duyệt đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí lập Dự án xâydựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Kế hoạch số 554/KH-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việctriển khai chuẩn bị nội dung các Nghị quyết trình tại các kỳ họp năm 2017, Hộiđồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

- Tờ trình số 222/TTr-CCKL ngày 09/3/2017 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh NinhThuận về việc xin chủ trương điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng dự án và thời giantham mưu các Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017.

2.3. Các tài liệu tham khảo, sử dụng

- Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2016.- Tài liệu hướng dẫn Định giá rừng Việt Nam.

- Đề án định giá rừng tỉnh Bình Thuận.

- Đề án định giá rừng tỉnh Bình Phước.

- Đề án định giá rừng tỉnh Kiên Giang.

Page 13: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

7

- Đề án định giá rừng tỉnh Lâm Đồng.

- Báo cáo, số liệu, bản đồ từ kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016, thuộcDự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” theo Quyếtđịnh số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự án Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020.

- Các kết quả điều tra, thống kê rừng của tỉnh Ninh Thuận thực hiện trong 2 năm gầnđây.

3. Khái quát về tài nguyên rừng

Theo báo cáo Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận (Dự án Tổng điều tra, kiểmkê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016) của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,năm 2016. Tài nguyên rừng tỉnh Ninh Thuận khái quát như sau:

a. Về diện tích

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 202.484,5 ha, chiếm 60,3% tổng diệntích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loạirừng là 197.884,8 ha và diện tích có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 4.599,7 ha. Diệntích đất có rừng 142.079,6 ha, chiếm 70,2% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh và chiếm42,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung nhiều nhất tại các huyện Bác Ái, NinhSơn, Thuận Nam. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh chưa tính rừng trồng chưa thành rừng và câytrồng phân tán là 42,3%.

- Theo chức năng, mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng của 2 Vườn Quốc gia NúiChúa và Vườn Quốc gia Phước Bình là 41.811,6 ha, rừng phòng hộ 116.462,5 ha, rừng sảnxuất 39.610,8 và ngoài 3 loại rừng 4.599,7 ha.

- Theo chủ quản lý: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận thuộc lâm phần quảnlý của 13 chủ rừng nhóm II, trong đó: Có 5 chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ códiện tích lớn nhất 82.937,6 ha (chiếm 41,0%); 2 chủ rừng là các Ban quản lý rừng đặcdụng có diện tích 41.811,6 ha (chiếm 20,6%); 2 chủ rừng là các doanh nghiệp nhà nướccó diện tích 55.688,6 ha (chiếm 27,5%); 2 chủ rừng là đơn vị lực lượng vũ trang có diệntích 616,2 ha (chiếm 0,3%); 1 doanh nghiệp tư nhân có diện tích 91,8 ha (chiếm 0,05%); 1tổ chức khác có diện tích rất nhỏ 8,61 ha; còn lại do UBND xã quản lý 21.330,1 ha (chiếm10,5%).

- Theo loại đất loại rừng:

+ Rừng tự nhiên có diện tích 136.808,7 ha, chiếm tỷ lệ 67,6% diện tích đất lâmnghiệp của tỉnh, phân bố tập trung trên địa bàn huyện Bác Ái, Ninh Sơn và Thuận Nam.Các trạng thái của rừng tự nhiên nhiều là rừng rụng lá phục hồi, rừng thường xanh phục hồi,rừng thường xanh trung bình và rừng rụng lá nghèo.

+ Rừng trồng có diện tích 7.310,2 ha (trong đó rừng trồng thành rừng là 5.127,7 havà rừng trồng chưa thành rừng là 2.182,5 ha) phân bố trên địa bàn 6/7 huyện của tỉnh. Cácloại rừng trồng chính gồm có: Keo, Neem, Trôm, Thông...

+ Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 60.404,9 ha chiếm 29,8%diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh, phân bố trên địa bàn 6/7 huyện của tỉnh. Tập trung nhiềuở huyện Bác Ái, Thuận Nam, Thuận bắc. Chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi từ đất trống cócây gỗ tái sinh trước đây.

Page 14: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

8

b. Về các trạng thái rừng tự nhiên và rừng trồng

Toàn tỉnh có 27 kiểu trạng thái rừng tự nhiên (tổng diện tích là 136.808,7 ha).

- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG); Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng thường xanh trung bình (TXB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh nghèo (TXN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèokiệt (TXK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi (TXP);

- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá giàu (RLG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng rụng lá trung bình (RLB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo(RLN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt (RLK); Rừng gỗ tựnhiên núi đất lá rộng rụng lá phục hồi (RLP);

- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (LKG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trungbình (LKB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo (LKN); Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá kim nghèo kiệt (LKK); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim phục hồi (LKP);

- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim giàu (RKG); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng lá kim trung bình (RKB); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo(RKN); Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim nghèo kiệt (RKK); Rừng gỗ tựnhiên núi đất lá rộng lá kim phục hồi (RKP);

- Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo (TXDN); Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXDK); Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộngthường xanh phục hồi (TXDP);

- Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO); Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất(HG1); Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (HG2) và Rừng hỗn giao tựnhiên núi đá (HGD).

Những loài cây trồng

Cũng theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, những loài cây trồng chính trên địa bànđất lâm nghiệp của tỉnh là Điều (3.287,3 ha); Neem (1.702,5 ha); Keo (1.430,6 ha); Thông(290,2 ha); Trôm (261,9); Neem+Keo (222,5 ha); Cao su (132,9 ha); Bạch đàn (99,6 ha);Mít (91,0 ha); Phi lao (41,4 ha); Nhãn (29,5); Xà cừ (14,4 ha); Những loài cây có diệntích nhỏ dưới 10 ha là: Điều+Xoài (9,9 ha); Thanh thất (8,8 ha); Cóc hành (2,6 ha);Điều+Mít (1,7 ha); Keo+Bạch đàn (1,6 ha); Dừa (1,2 ha); Xoài (0,4 ha).

Page 15: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

9

PHẦN II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Mục tiêu, yêu cầu

1.1. Mục tiêu tổng quátXác định giá trị các loại rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở khung

pháp lý hiện hành của Nhà nước để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tàinguyên rừng thông qua các chương trình hoạt động như: giao rừng, cho thuê môi trườngrừng, thu hồi rừng, góp vốn, chuyển nhượng, bồi thường thiệt hại rừng là cơ sở để đạtđược mục tiêu quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

1.2. Mục tiêu cụ thểa. Xác định giá quyền sử dụng rừng đặc dụng gồm giá trị kinh doanh cảnh quan,

nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưugiữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất.

b. Xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ gồm (i) giá trị trực tiếp (nếu có) là gỗ,củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanh cảnh quan,nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưugiữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất.

c. Xác định giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm (i) giá trị trực tiếp(nếu có) là gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanhcảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng như giá trị hấpthụ và lưu giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất.

d. Xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là giá trị trực tiếp gồm gỗ,củi, lâm sản ngoài gỗ (nếu có).

e. Đánh giá được giá trị sử dụng của từng khu rừng (giá trị sử dụng trực tiếp và giá trịsử dụng gián tiếp).

f. Xây dựng khung giá của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng (rừng đặc dụng,rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

g. Xây dựng khung giá cho thuê rừng của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng(rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

h. Xây dựng khung giá bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gâythiệt hại về rừng của từng trạng thái rừng phân theo 3 loại rừng (rừng đặc dụng,rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

2. Yêu cầu- Về phương pháp xác định giá các loại rừng thực hiện đúng theo quy định tại Nghị

định số 48/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loạirừng.

- Mặt khác, lồng ghép giá trị bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòngsông, lòng suối (trong Dự án này gọi là giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất) với

Page 16: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

10

giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP củaChính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Triệt để kế thừa các tài liệu điều tra kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016 đểtiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình định giá rừng.

- Quy trình thực hiện dự án xây dựng giá rừng đảm bảo được tính pháp lý, tính khoahọc và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

3. Giới hạn của Dự ánTrong khuôn khổ của Dự án chỉ tính giá trị của cây rừng và một số chức năng

phòng hộ và bảo vệ cảnh quan của rừng. Việc tính toán các giá trị trực tiếp (gồm giá trịlâm sản và lâm sản ngoài gỗ) được dựa trên các văn bản, quy định hướng dẫn của Chínhphủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Ninh Thuận và của các cơquan có thẩm quyền. Các giá trị gián tiếp của rừng được xác định thông qua các mô hìnhtoán học và kết quả nghiên cứu đã có, trong Dự án này không nhằm nghiên cứu các môhình, phương trình tương quan mới.

Đối với việc xác định giá rừng trồng: Chỉ giới hạn xác định giá của một số loài câylâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công thức trồngrừng và một số năm trồng đại diện phổ biến trên địa bàn tỉnh. Trong Dự án này không xácđịnh giá của các loài cây trồng phi lâm nghiệp khác trên đất lâm nghiệp, do đây là nhữngloài cây có giá trị kinh tế cao, giá trị bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của thị trường, giácả không ổn định (như Nhãn, Xoài, Mít, Dừa...).

Đối với giá trị gián tiếp của rừng được tính toán trong Dự án bao gồm: (i) giá trịphòng hộ hạn chế xói mòn đất; (ii) giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon; (iii) giá trị kinhdoanh cảnh quan.

4. Nội dung thực hiệna. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan

b. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon,

c. Xác định giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất.

d. Xác định giá trị trực tiếp là gỗ, củi,

e. Xác định giá trị lâm sản ngoài gỗ (lồ ô, tre, le...);

f. Xây dựng cơ sở dữ liệu để tính giá trị tổng quát của từng trạng thái rừng

g. Xây dựng khung giá của từng trạng thái rừng, khung giá quyền sử dụng rừng, tiềnthuê rừng, tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gâythiệt hại về rừng.

5. Phương pháp thực hiện

5.1. Rà soát, thu thập kế thừa các tài liệu đã có

- Rà soát, thu thập các tài liệu (văn bản, báo cáo, số liệu, bản đồ…) có liên quanđến công tác định giá rừng.

- Thu thập, kế thừa số liệu, báo cáo, bản đồ, diện tích rừng, số liệu thống kê diệntích; trữ lượng rừng theo các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã); theo các đơn vị chủ

Page 17: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

11

rừng; theo 3 loại rừng (như bản đồ, số liệu từ kết quả kiểm kê rừng năm 2016, và kết quảquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh).

- Bản đồ, số liệu các loại về: hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, quy hoạch ba loạirừng, nền địa hình, ranh giới các loại…

- Số liệu về tài nguyên rừng (diện tích, trữ lượng, giá trị đa dạng sinh học, tăngtrưởng của rừng, loài cây trồng rừng).

5.2. Điều tra, thu thập số liệu để định giá rừnga. Điều tra thu thập số liệu doanh thu và chi phí về kinh doanh cảnh quan

+ Đối với những diện tích rừng đã kinh doanh cảnh quan

Đối tượng điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng và cáccơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp có kinh doanh cảnh quan rừng (tập trung chủ yếu làcác ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên).

Điều tra, thu thập số liệu về doanh từ hoạt động kinh doanh cảnh quan (tiền bán vécủa phần cảnh quan môi trường), nghỉ dưỡng, giải trí (nếu có); Doanh thu từ các hoạtđộng nghiên cứu khoa học (nếu có); Doanh thu từ các dịch vụ khác của rừng mà chủ rừngthu được (nếu có).

Các thông tin cần thu thập số liệu về chi phí đối với hoạt động kinh doanh cảnhquan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: in vé, quảng cáo, nhân công, chi phíquản lý, trồng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trìnhphục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh cảnh quan; chi phí đối với nghiên cứu khoahọc (nếu có); thuế, phí và các chi phí hợp lý khác (nếu có).

Các khoản chi phí trên được tính theo các quy định của Nhà nước, mức nhân côngtheo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm địnhgiá; các khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước hoặc theo giá thực tế tại thịtrường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).

Xác định lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tạiNgân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá đượctính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàngthương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhấttrên địa bàn ở thời điểm định giá.

Số liệu điều tra thu thập trong 3 năm liền kề (từ năm 2014-2016).

+ Đối với những diện tích rừng chưa kinh doanh cảnh quan nhưng có tiềm năngkinh doanh cảnh quan

Tham khảo và kế thừa quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuậnđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã dự kiến quy hoạch các khu vực có tiềm năngphát triển du lịch sinh thái.

Đối tượng điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng và cáccơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp chưa kinh doanh cảnh quan rừng (thuộc các banquản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên). Để xác định giácho thuê rừng cần thu thập số liệu về các tiêu chí sau:

Page 18: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

12

Vị trí địa lý, địa hình, địa vật của khu rừng;

Tài nguyên rừng, trạng thái rừng, chất lượng rừng;

Công trình kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng đã đượcđầu tư; hệ số sử dụng đất để xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanhcảnh quan;

Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống giao thông, các di tích văn hoá, lịch sửvà các điều kiện khác trong vùng có diện tích rừng cho thuê;

Thu thập số liệu về giá đã cho thuê rừng vào mục đích kinh doanh cảnh quan,nghiên cứu khoa học ở những vùng có điều kiện tương tự.

b. Điều tra thu thập số liệu về doanh thu và chi phí về gỗ củi, lâm sản phụ đốivới các đơn vị có rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Việc xác định giá trị gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ (nếu có), cần điều tra thu thập cácthông tin sau:

- Trữ lượng gỗ, LSNG của rừng: kế thừa hệ thống các ô tiêu chuẩn được điều tranăm 2015-2016 thuộc dự án Điều tra, kiểm kê rừng để tính toán trữ lượng gỗ,LSNG, tỷ lệ % nhóm gỗ của các trạng thái rừng.

- Tăng trưởng bình quân năm của rừng tính từ thời điểm định giá đến năm được khaithác theo quy trình.

- Số năm cần để đạt được trữ lượng khai thác.

- Cường độ được phép khai thác.

- Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại năm được khai thác theo quy trình. Việc xác địnhtrữ lượng, sản lượng gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm củarừng hoặc trên cơ sở so sánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác.

- Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thờiđiểm định giá.

- Doanh thu từ việc bán gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài gỗ khai thác tại năm đượckhai thác theo quy trình (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao).

- Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi (nếu có), lâm sảnngoài gỗ đến bãi giao tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng.

- Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến nămđược khai thác theo quy trình.

- Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có).

- Xác định lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Thu thập số liệu về chi phí hàng năm cho khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi,lâm sản phụ đến bãi giao từ năm định giá đến năm khai thác.

Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản phụ trên thị trường tại bãi giao ở thời điểmđịnh giá.

Page 19: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

13

Địa điểm điều tra, nghiên cứu, thu thập tài liệu là các đơn vị quản lý rừng rừngphòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc tại các cơ sở chế biến, thu mua trên địabàn.

c. Điều tra thu thập số liệu định giá rừng trồng

Để xác định giá quyền sở hữu rừng trồng cần điều tra thu thập các số liệu sau:

- Trữ lượng gỗ của rừng tại thời điểm định giá.

- Tăng trưởng bình quân năm của rừng từ năm định giá đến năm khai thác theo tuổithành thục công nghệ (sau đây gọi chung là tuổi khai thác).

- Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại tuổi khai thác. Việc xác định trữ lượng, sản lượnggỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm của rừng hoặc trên cơ sở sosánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác.

- Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thờiđiểm định giá.

- Doanh thu hàng năm từ việc bán gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ khai thác được tại tuổikhai thác (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao).

- Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ đếnbãi giao tính từ năm định giá đến tuổi khai thác.

- Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến tuổikhai thác.

- Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có).

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm quy định.

d. Điều tra thu thập số liệu để tính giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất

Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất, được xác định bởi các tổn thất tránh đượcdo khả năng của rừng về chống xói mòn và do đó giảm sự bồi lắng các hồ chứa nước chosản xuất thủy điện/thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Để tính giátrị phòng hộ hạn chế xói mòn đất cần điều tra, thu thập các thông tin sau đây:

- Bản đồ ranh giới phạm vi các lưu vực; bản đồ cấp độ dốc, đất, đai cao.- Số liệu về lượng mưa bình quân của các trạng khí tượng thủy văn liên quan đến

địa bàn của tỉnh Ninh Thuận;

- Bản đồ đất của tỉnh Ninh Thuận;

- Bản đồ thảm thực vật của tỉnh Ninh Thuận;

- Đơn giá nạo vét các hồ chứa tính bằng đồng/m3

- Định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng.e. Điều tra thu thập số liệu để tính giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon

Đối với rừng tự nhiên: Thu thập, tổng hợp các tài liệu để tính sinh khối của rừng.Bao gồm: sinh khối trên mặt; sinh khối ở dưới mặt đất; sinh khối cây mục, cây chết. Xácđịnh trữ lượng các bon của rừng; xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng tínhtrung bình cho mỗi ha của từng trạng thái rừng tự nhiên.

Page 20: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

14

Đối với rừng trồng: Tuỳ theo từng loài cây cụ thể để tính trữ lượng các bon trongsinh khối rừng trong ô tiêu chuẩn/1 ha dựa vào đường kính ngang ngực và tỷ trọng trungbình của gỗ theo các kết quả nghiên cứu đã có.5.3. Xác định giá rừng5.3.1. Giá rừng tổng quát của một lô rừng

Giá rừng của một lô rừng cụ thể được xác định theo công thức (1).

GR = S x V (1)

Trong đó:GR: Giá rừng của lô rừng (triệu đồng)

S: Diện tích của lô rừng (ha)

V: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha) được xác định theo công thức (2)

V = V1 + V2 + V3 + V4 (2)

Trong đó:V1: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha)

V2: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (triệu đồng/ha)

V3: Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân (triệu đồng/ha)

V4: Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân (triệu đồng/ha)

5.3.2. Xác định giá trị trực tiếp (V1)

a. Đối với rừng tự nhiên

Áp dụng phương pháp thu nhập để xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tựnhiên trên địa bàn tỉnh.

Việc xác định giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được căn cứ vào trữlượng gỗ cây đứng theo nhóm gỗ và trữ lượng tre nứa; quy định về giá tối thiểu gỗ, củi, trenứa và các chi phí cần thiết. Do đó, giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên được tínhtheo công thức (3).

V1 = Vcp + Vtd + Vcu + Vtn (3)

Trong đó:V1: Giá trị trực tiếp bình quân (triệu đồng/ha)

Vcp: Giá trị gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)

Vtd: Giá trị gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)

Vcu: Giá trị củi bình quân (triệu đồng/ha)

Vtn: Giá trị tre nứa bình quân (triệu đồng/ha)

Phương pháp tính cụ thể như sau:+ Xác định sản lượng gỗ chính phẩm, gỗ tận dụng và củi

Page 21: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

15

Căn cứ Điều 6 của Thông tư số 87/2009/BNNPTNT thì tỷ lệ lợi dụng gỗ thân (gỗchính phẩm) tối thiểu là 55% và tỷ lệ lợi dụng gỗ cành, ngọn (gỗ tận dụng) tối thiểu là5%, do đó:

* Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (4).

Mcp = 55% x Mcđ (4)

* Sản lượng gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (5).

Mtd = 5% x Mcđ (5)

* Sản lượng củi bình quân được tính theo công thức (6).

Mcu = (Mcđ - Mcp – Mtd) x k (6)

Trong đó:- Mcp: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân (m3/ha)

- Mtd: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân (m3/ha)

- Mcđ: Trữ lượng gỗ cây đứng bình quân (m3/ha)

- Mcu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha)

- k: Hệ số quy đổi từ m3 sang ster (theo Điều 4 của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT thì k là 1,43).

+ Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng

Giá trị của gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng được xác định sau khi lấy giá bán tốithiểu trừ đi chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyển.

Giá bán tối thiểu về gỗ chính phẩm và gỗ tận dụng phụ thuộc nhóm gỗ, do đó:* Giá bán gỗ chính phẩm bình quân được tính theo công thức (7). = ∑ (7)

Trong đó:

Vcp: Giá bán gỗ chính phẩm bình quân (triệu đồng/ha)

Vcpi: Giá bán gỗ chính phẩm tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3)

Mcpi: Sản lượng gỗ chính phẩm bình quân của nhóm gỗ i (m3/ha)

* Giá bán gỗ tận dụng bình quân được tính theo công thức (8). = ∑ (8)

Trong đó:

Vtd: Giá bán gỗ tận dụng bình quân (triệu đồng/ha)

Vtdi: Giá bán gỗ tận dụng tối thiểu của nhóm gỗ i (triệu đồng/m3)

Mtđi: Sản lượng gỗ tận dụng bình quân của nhóm gỗ i (m3/ha)

+ Giá trị của củi

Đối với giá bán tối thiểu của củi được tính đồng giá với mọi loại củi thuộc cácnhóm gỗ và kính thước khác nhau, giá trị bình quân của củi được tính theo công thức (9).

Page 22: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

16

Vcu = (Mcu x Vcui) /1.000.000 (9)

Trong đó:- Vcu: Giá trị bình quân của củi (triệu đồng/ha)

- Mcu: Sản lượng củi bình quân (ster/ha)

- Vcui: Giá bán tối thiểu của củi (đồng/ster).

+ Giá trị của tre nứa

Giá trị bình quân của tre nứa được tính theo công thức (10).

Vtn = (Mtn x Vtnua)/1.000.000 (10)

Trong đó:- Vtn: Giá trị bình quân của tre nứa (triệu đồng/ha)

- Mtn: Sản lượng tre nứa bình quân (cây/ha)

- Vtnua: Giá bán tối thiểu của tre nứa (đồng/cây).

+ Các chi phí khai thác: bao gồm chi phí thiết kế, khai thác, vận xuất, vận chuyểnlâm sản ra tới bãi gỗ.

b. Đối với các loại rừng trồng

Phương pháp thu nhập được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của cáctrạng thái rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên căn cứ trữ lượng gỗ cây đứng; các quy định vềgiá tối thiểu gỗ, củi và các chi phí cần thiết.

Phương pháp chi phí được dùng để xác định giá trị trực tiếp bình quân của cáctrạng thái rừng trồng dưới 5 năm. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 nămđược tính bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng bao gồm trồng rừng, chăm sóc, quản lýbảo vệ rừng và các chi phí khác (nếu có) từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giárừng. Các khoản chi phí này được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước, mứcnhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tạithời điểm định giá; khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giáthực tế tại thị trường địa phương tương ứng với từng thời điểm. Giá trị trực tiếp bình quâncủa rừng trồng chưa có trữ lượng được tính theo công thức (11). = ∑ ( + ) (11)

Trong đó:

- là chi phí đã tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu tạo rừng đến năm địnhgiá (triệu đồng/ha);

- i = 1 (năm bắt đầu tạo rừng), 2, 3, ... , a (năm định giá);

- r là lãi suất tiền gửi tiết kiệm (tính bằng số thập phân) kỳ hạn 1 năm quy định tạiĐiểm b, Khoản 2, Mục I của Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC.

5.3.3. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)

Giá trị về lưu giữ các bon là giá trị về các bon tăng thêm khi thực hiện các hoạtđộng bảo vệ, phục hồi rừng so với năm trước đó.

Page 23: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

17

Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (V2) của các trạng thái rừng tự nhiênvà rừng trồng được theo công thức (12).

V2 = Vc + Vctnua (12)

Trong đó:V2: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân (triệu đồng/ha)

Vc: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ bình quân (triệu đồng/ha)

Vctnua: Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa bình quân (triệu đồng/ha)

5.3.3.1. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân của gỗTheo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (viết tắt là FAO) và

hướng dẫn định giá rừng, việc xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng đượcthực hiện theo phương pháp như sau:

a. Xác định sinh khối của gỗSinh khối của gỗ (B) được tính toán dựa trên trữ lượng gỗ của rừng, phương pháp

tính sinh khối của gỗ (tấn khô/ha) được xác định như sau:

B = AGB + BGB + DWB (13)

Trong đó: AGB: sinh khối trên mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo công thức (14)

AGB = Bs x BEF (14)

Với Bs là sinh khối thân cây, được xác định theo công thức (15).

Bs = M x d (15)

Trong đó: M là trữ lượng gỗ của lâm phần (m3/ha)

d là tỷ trọng trung bình của gỗ. Đối với các trạng thái rừng tự nhiên lấy d là0,550. Đối với các trạng thái rừng trồng thì xác định d của từng loài cây từ cơ sở dữ liệutỷ trọng gỗ của thế giới 1. Cụ thể như sau:

- Đối với rừng gỗ trồng cây Bạch đàn thì d là 0,800.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Cao su thì d là 0,390.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Cóc hành thì d là 0,620.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Đâng thì d là 0,840.- Đối với rừng gỗ trồng cây Điều thì d là 0,468.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Keo thì d là 0,680.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Lim thì d là 0,565.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Mắm thì d là 0,605.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Neem thì lấy d là 0,620.

- Đối với rừng gỗ trồng hỗn giao Neem và Keo thì lấy d là 0,650.

1 Nguồn tham khảo tại website http://datadryad.org/repo/handle/10255/dryad.235

Page 24: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

18

- Đối với rừng gỗ trồng cây Phi lao thì d là 0,804.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Thanh thất thì d là 0,305.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Thông thì d là 0,466.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Trôm thì d là 0,448.

- Đối với rừng gỗ trồng cây Xà cừ thì lấy d là 0,520.

BEF là hệ số chuyển đổi sinh khối

Hệ số BEF được xác định theo khuyến nghị của FAO2, cụ thể như sau:- Đối với các trạng thái rừng có cây gỗ lá rộng thì

BEF = EXP[3,213-0,506 x LN (Bs)] với Bs < 190 tấn khô/ha

hay BEF = 1,74 với Bs ≥ 190 tấn khô/ha

- Đối với các trạng rừng chỉ có cây gỗ lá kim thì BEF là 1,3.

BGB: sinh khối dưới mặt đất (tấn khô/ha), được xác định theo công thức (16)

BGB = 0,265 x AGB (16)

DWB: sinh khối cây mục, cây chết (tấn khô/ha) và được xác định theo công thức(17).

DWB = (AGB + BGB) x 0,11 (17)

b. Xác định trữ lượng các bon của gỗTrữ lượng các bon của gỗ (tấn CO2e/ha), được xác định bởi công thức (18).

Mc = CLB + CDWB (18)

Trong đó:+ CLB là các bon trong sinh khối cây sống (tấn CO2e/ha), được xác định theo công

thức (19).

CLB = (AGB +BGB) x 0,5 x 3,67 (19)

+ CDWB là các bon trong cây mục, cây chết (tấn CO2e/ha) và được xác định theocông thức (20).

CDWB = DWB x 0,5 x 3,67 (20)

c. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗGiá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ được tính bằng công thức (21).

Vc = Mc x Pc (21)

Trong đó:+ Vc là giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của gỗ (triệu đồng/ha)

+ Mc là trữ lượng các bon trong sinh khối gỗ (tấn CO2e/ha)

2 Nguồn tham khảo tại website: http://www.fao.org/docrep/W4095E/w4095e06.htm#3.1.3biomass expansion factor(bef)).

Page 25: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

19

+ Pc là giá bán tín chỉ các bon trên thị trường (triệu đồng/tấn CO2e)

5.3.3.2. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứaa. Xác định sinh khối của tre nứa

Sinh khối của tre nứa được tính toán dựa trên mật độ và đường kính bình quân củatre nứa. Sử dụng phương trình tương quan theo kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Lâm(2013) để tính sinh khối của tre nứa (tấn khô/ha) và được xác định theo công thức (22). = ( , ,, )/1.000 (22)

Trong đó:+ SKtnua là sinh khối của tre nứa (tấn khô/ha)

+ N là mật độ bình quân của tre nứa (cây/ha)

+ D1,3 là đường kính bình quân của tre nứa (cm). Lấy bình quân là 5 cm.

b. Xác định trữ lượng các bon của tre nứa

Trữ lượng các bon của tre nứa được tính toán dựa trên mật độ và đường kính bìnhquân của tre nứa. Sử dụng phương trình tương quan theo kết quả nghiên cứu của PhạmGia Lâm (2013) để tính trữ lượng các bon của tre nứa (tấn CO2e /ha) và được xác địnhtheo công thức (23). = , ,, (23)

Trong đó:+ Mtnua là trữ lượng các bon của tre nứa (tấn CO2e/ha)

+ N là mật độ bình quân của tre nứa (cây/ha)

+ D1,3 là đường kính bình quân của tre nứa (cm). Lấy bình quân là 5 cm.

c. Xác định giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa

Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa được tính bằng công thức (24)

Vtnua = Mtnua x Pc (24)

Trong đó:+ Vtnua là giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon của tre nứa tính bằng triệu đồng/ha

+ Mtnua là trữ lượng các bon trong sinh khối tre nứa tính bằng tấn CO2e/ha

+ Pc là giá bán tín chỉ các bon trên thị trường tính bằng triệu đồng/tấn CO2e

5.3.4. Xác định giá trị kinh doanh cảnh quan (V3)

5.3.4.1. Đối với các diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quanTrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hiện nay diện tích rừng đã có kinh doanh cảnh quan

thuộc sự quản lý của Vườn Quốc gia Núi Chúa. Do đó, Dự án đã vận dụng giá thuê rừngbình quân tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn Quốc gia NúiChúa quản lý theo Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnhNinh Thuận.

Page 26: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

20

Sau đó quy đổi về thời điểm định giá dựa vào chỉ số lạm phát hàng năm từ năm2011 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Cục thống kê cung cấp.

5.3.4.2. Đối với các diện tích rừng chưa có kinh doanh cảnh quanVận dụng, kham khảo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh

Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyếtđịnh số 244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã xác định được các vị trí, dự án dulịch sinh thái cảnh quan có tiềm năng. Đây là những khu vực sẽ được ưu tiên và khi xácđịnh giá trị về cảnh quan.

Vận dụng một số tiêu chí tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC đểxây dựng bảng hệ số điều chỉnh xác định giá trị cảnh quan đối với các diện tích rừng cònlại trên địa bàn tỉnh. Dự án căn cứ vào vị trí địa lý, chia ra làm 3 vùng: Vùng ven biển;Vùng trung du ở nội địa và Vùng núi ở nội địa.

5.3.5. Xác định giá trị giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4)

Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4) được xác định thông qua các chi phí nạovét đối với lượng đất xói mòn tránh được do rừng được duy trì và bảo vệ, được tính toántheo công thức (26).

V4 = A x N (26)

Trong đó:+ V4 là giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (triệu đồng/ha/năm);

+ N là đơn giá nạo vét các hồ chứa (triệu đồng/m3);

+ A là lượng đất xói mòn tránh được do rừng được duy trì, bảo vệ một ha rừng(m3/ha/năm). A được xác định thông qua ứng dụng mô hình toán USLE và công nghệ GISđể tính toán thông qua công thức (27).

A = (A2 – A1) x 1,05 (27)

Trong đó:+ 1,05 là hệ số chuyển đổi từ tấn sang m3.

+ A1 là tổng lượng đất xói mòn xác định theo hiện trạng rừng tại thời điểm đánhgiá; là xói mòn đất tiềm năng có thêm sự tham gia hạn chế xói mòn đất của thảm thực vật.Ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, thảm thực vật rừng có ảnh hưởng trực tiếprất lớn đến hạn chế xói mòn đất theo hướng tích cực. Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứukhẳng định vai trò to lớn của thảm thực vật rừng trong việc hạn chế xói mòn đất, điều tiếtdòng chảy. Tuỳ từng trạng thái rừng khác nhau mà khả năng hạn chế xói mòn đất cũngkhác nhau, trong Dự án này gọi là xói mòn thực tế (tấn/ha/năm); được xác định theo côngthức (28).

A1 = R x K x L x S x C x P (28)

+ A2 là tổng lượng đất xói mòn nếu toàn bộ diện tích rừng bị phá (thành đất trốngcây bụi) hoặc chuyển sang canh tác nương rẫy; là khả năng xói mòn đất phụ thuộc vào cácyếu tố tự nhiên, mức độ xói mòn đất tiềm năng của từng vị trí trên thực địa không đồngnhất, phụ thuộc vào những yếu tố quyết định đến xói mòn đất, trong đó quan trọng nhất là

Page 27: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

21

độ dốc, độ cao, đất và chế độ mưa, trong Dự án này gọi là xói mòn đất tiềm năng(tấn/ha/năm); được xác định theo công thức (29).

A2 = R x K x L x S (29)

Trong đó:R là nhân tố xói mòn của mưa và dòng chảy (Rainfall and Run off Erosivity). Nó

đặc trưng cho sự tác động của mưa đến quá trình xói mòn đất, đây là thước đo sức mạnhxói mòn của mưa và sức chảy tràn trên bề mặt đất. Việc xác lập công thức tính toán nhântố R phụ thuộc vào từng khu vực nhất định do mỗi khu vực có sự khác nhau về lượngmưa, sự phân bố, tính chất mưa, cường độ mưa…

Bản đồ nhân tố mưa của tỉnh Ninh Thuận được tính toán theo lượng mưa trungbình hằng năm và công thức tính R thông qua lượng mưa trung bình hàng năm P củaNguyễn Trọng Hà (1996) theo công thức (30).

R = 0,548257 x P – 59,9 (30)

Tiến trình xây dựng bản đồ nhân tố mưa (R) như sau:

K là nhân tố xói mòn của đất (Soil Erodibility), là thước đo độ xói mòn đất trongđiều kiện tiêu chuẩn trên một đơn vị thửa đất có chiều dài là 22,13 m có độ dốc 9% (50),có cách làm đất canh tác giống nhau. Yếu tố K thể hiện cả sự nhạy cảm ở xói mòn đất domưa và dòng chảy bề mặt, khi đo đạc dưới điều kiện đơn vị thửa đất chuẩn. Những tínhchất đất chính ảnh hưởng tới nhân tố K là: Sa cấu đất, chất hữu cơ, cấu trúc và độ thấmcủa phẫu diện đất.

L là nhân tố chiều dài sườn dốc, thể hiện sự tác động của chiều dài sườn đến sự xóimòn đất. Nó là tỷ số giữa sự mất đất ở những loại đất giống nhau có độ dốc giống nhau cóchiều dài sườn khác nhau so với chiều dài sườn của ô đất chuẩn (22,13 m). Chiều dàisườn là khoảng cách từ đường phân thủy ở đỉnh dốc đến nơi vận tốc dòng chảy chậm lạivà vật chất bị trầm tích.

S là độ dốc của sườn, thể hiện sự ảnh hưởng của độ dốc đối với xói mòn đất. Sựmất đất tăng lên nhanh chóng khi độ dốc tăng hơn là tăng chiều dài sườn. Nó là tỷ lệ củasự mất đất từ độ dốc thực tế đối với độ dốc tiêu chuẩn (9%) dưới những điều kiện khác

Số liệu lượng mưa hằng năm

Raster hóa và nội suy

Bản đồ lượng mưa trung bình năm

Tính toán theo công thức

Bản đồ nhân tố mưa R

Page 28: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

22

đồng nhất, sự liên hệ của sự mất đất đối với độ dốc bị ảnh hưởng bởi mật độ che phủ thựcvật và kích thước hạt đất.

L và S là 2 yếu tố được xét chung khi xét đến sự ảnh hưởng đối với xói mòn. Hệ sốL và S được tính toán theo công thức (31) của Bruch (1986) trên cơ sở ứng dụng mô hìnhDEM và ArcGis.

LS = (([Flow Accumulation] x Cellsize/22,13)n x ((sin([Slope]) x 0,01745)/0,0896)1,3 (31)

Trong đó:+ Flow Accumulation: Giá trị dòng chảy tích lũy+ Cellsize: Giá trị pixel của DEM

+ Slope: Độ dốc

C là hệ số lớp phủ bề mặt; là hệ số đặc trưng cho mức độ hạn chế xói mòn của lớpphủ thực vật, biện pháp quản lý lớp phủ, biện pháp làm đất, sinh khối đất… Về mặt cơchế, lớp phủ có 2 chức năng chính là làm giảm động năng của hạt mưa khi rơi xuống mặtđất và giúp giữ hạt đất không bị các dòng chảy tràn trên bề mặt cuốn trôi. Bản đồ hệ số Cđược tính toán trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp.

P là yếu tố phản ánh sự tác động của những hoạt động bảo vệ đất đối với tỷ lệ xóimòn hàng năm. Yếu tố P chính là hoạt động canh tác của con người qua quá trình kiểmsoát xói mòn, thường P = 1.

5.3.6. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luậtGiá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt về

rừng được xác định theo công thức (32).

T = S x Tbq (32)

Trong đó:T: Giá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây

thiệt về rừng (triệu đồng)

S: Diện tích rừng bị gây thiệt hại (ha)

Tbq: Giá trị bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạmpháp luật gây thiệt về rừng (triệu đồng/ha) với Tbq được xác định theo công thức (33).

Tbq = V1 x (1 + K) (33)

Trong đó:V1: Giá trị trực tiếp bình quân từ giá sản phẩm gỗ, củi, tre nứa (triệu đồng/ha)

K: là hệ số được xác định theo Mục III, Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thựchiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc vàphương pháp xác định giá các loại rừng như sau:

+ Đối với rừng đặc dụng, hệ số K là 5

+ Đối với rừng phòng hộ, hệ số K là 4

+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, hệ số K là 3

Page 29: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

23

+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, hệ số K là 2

5.3.7. Xác định giá cho thuê rừngGiá cho thuê rừng của một lô rừng tại một thời điểm cụ thể, Dự án đề xuất tính

toán theo công thức (34).

R = S x Rbq x t (34)

Trong đó:R: Giá cho thuê rừng trong thời gian t năm (triệu đồng)

S: Diện tích rừng cho thuê (ha)

t: Thời gian cho thuê (năm)Rbq: Giá cho thuê rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm).

5.3.8 Xác định giá quyền sử dụng rừngGiá quyền sử dụng rừng phản ánh lợi ích về sử dụng lâm sản và các lợi ích tối

thiểu về dịch vụ môi trường từ rừng mang lại.

Căn cứ mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản vàcác chức năng sinh thái của rừng tại thời điểm định giá.

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loạirừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành.

Giá quyền sử dụng rừng của một lô rừng, được xác định theo công thức (35).

G = S x t x Gbq (35)

Trong đó:G: Giá quyền sử dụng rừng (triệu đồng)

S: Diện tích của lô rừng (ha)

t: Thời gian được giao, được thuê (năm)Gbq: Giá quyền sử dụng rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm)

5.3.9 Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuấtGiá quyền sở hữu rừng trồng phản ánh lợi ích về sử dụng lâm sản.

Căn cứ mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản vàcác chức năng sinh thái của rừng tại thời điểm định giá.

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loạirừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành.

Giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất của một lô rừng, được xác định theocông thức (36).

W = S x Wbq (36)

Trong đó:W: Giá quyền sở hữu rừng trồng (triệu đồng)

S: Diện tích của lô rừng (ha)

Wbq: Giá quyền sở hữu rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha)

Page 30: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

24

PHẦN III. KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ RỪNG

1. Giá trị trực tiếp (V1)

Giá trị trực tiếp bình quân là giá trị thu được từ việc bán lâm sản sau khi trừ các chiphí khai thác, vận xuất, vận chuyển và các chi phí hợp lý khác. Sau khi tìm hiểu về đơngiá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Dự án đã vận dụng đơn giá dựa trên Quyết định số386/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệtchi phí khai thác và giá bán gỗ tận dụng tại khu vực thực hiện dự án Nghiên cứu triển khaivà đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch ít phát thải nhàkính trên địa bàn xã Phước Tiến, huyện Bác Ái; các Quyết định của Sở Nông nghiệp vàPTNT về việc phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác, tận thu gỗ rừng tự nhiên kế hoạch năm2011, 2012, 2013; các Biên bản định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản Chi cụcKiểm lâm tỉnh Ninh Thuận năm 2014, 2015, 2016, 2017; kết hợp với khảo sát thu thập giáthị trường tại thời điểm xây dựng khung giá rừng.

1.1. Rừng tự nhiên

1.1.1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên theo nhóm gỗTừ số liệu điều tra các ô tiêu chuẩn thuộc Dự án Kiểm kê rừng năm 2016 tỷ lệ trữ

lượng gỗ của từng kiểu rừng tự nhiên phân theo nhóm gỗ (8 nhóm theo quy định củangành lâm nghiệp) được tổng hợp như Bảng 1.

Bảng 1. Tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên theo nhóm gỗĐvt: %

TT Kiểu rừng Nhóm gỗ

I II III IV V VI VII VIII

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng thường xanh

7,17 5,24 9,05 2,64 29,06 7,56 9,38 29,90

2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng rụng lá

33,65 5,46 4,42 11,10 26,66 1,94 0,91 15,85

3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim 100,0

4 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng lá kim

3,15 1,47 0,66 76,48 7,44 1,85 4,17 4,79

5 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộngthường xanh

4,44 4,73 0,35 0,32 19,57 9,92 5,85 54,82

6 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tựnhiên núi đất

0,73 8,99 11,66 2,62 30,46 4,92 6,86 33,76

7 Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tựnhiên núi đất

1,53 10,42 2,88 0,37 29,27 13,85 7,00 34,67

8 Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá 4,56 7,98 4,10 25,78 5,01 4,96 47,61

1.1.2. Giá trị trực tiếp bình quân của rừng tự nhiên

Đơn giá bán tối thiểu của củi rừng tự nhiên là 350.000 đồng/ster, đơn giá bán tốithiểu của lồ ô, tre bình quân là 7.000 đồng/cây; đơn giá bán tối thiểu của le bình quân là2.000 đồng/cây và đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên được thể hiện như Bảng 2.

Page 31: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

25

Bảng 2. Đơn giá bán tối thiểu gỗ tròn rừng tự nhiên

Đvt: đồng/m3

TT Nhóm gỗ Phân loại

Gỗ chính phẩm Gỗ tận dụng(1) (2) (3) (4)

1 Nhóm I 17.500.000 14.000.000

2 Nhóm II 10.600.000 8.500.000

3 Nhóm III 6.000.000 4.800.000

4 Nhóm IV 4.000.000 3.200.000

5 Nhóm V 2.900.000 2.300.000

6 Nhóm VI 2.900.000 2.300.000

7 Nhóm VII 2.300.000 1.800.000

8 Nhóm VIII 2.300.000 1.800.000

Giá trị thu được từ việc bán lâm sản rừng tự nhiên tính trên một ha như Bảng 3.

Bảng 3. Khung giá trị lâm sản của rừng tự nhiên

Đvt: triệu đồng/haTT Trạng thái rừng Khung trữ

lượngGiá trịlâm sản

Giá trị gỗtròn chính

phẩm

Giá trị gỗtròn tận

dụng

Giá trịcủi

Giá trị trenứa

(1) (2) (3)(4)=(5)+(6)+(7)+(8)

(5) (6) (7) (8)

1

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanh giàu(TXG)

Cận dưới201 m3/ha

564,795 489,194 35,361 40,240

Cận trên 500m3/ha

1.404,915 1.216,868 87,947 100,100

2

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanh trungbình (TXB)

Cận dưới101 m3/ha

283,790 245,803 17,767 20,220

Cận trên 200m3/ha

561,955 486,741 35,174 40,040

3

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanh nghèo(TXN)

Cận dưới 51m3/ha

143,311 124,127 8,974 10,210

Cận trên 100m3/ha

280,998 243,383 17,595 20,020

4

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanh nghèokiệt (TXK)

Cận dưới 10m3/ha

28,083 24,324 1,757 2,002

Cận trên 50m3/ha

140,475 121,676 8,789 10,010

5

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanh phụchồi (TXP)

Cận dưới 10m3/ha

28,083 24,324 1,757 2,002

Cận trên 100m3/ha

280,998 243,383 17,595 20,020

Page 32: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

26

TT Trạng thái rừng Khung trữlượng

Giá trịlâm sản

Giá trị gỗtròn chính

phẩm

Giá trị gỗtròn tận

dụng

Giá trịcủi

Giá trị trenứa

(1) (2) (3)(4)=(5)+(6)+(7)+(8)

(5) (6) (7) (8)

6

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng rụnglá giàu (RLG)

Cận dưới201 m3/ha

1.035,332 927,731 67,361 40,240

Cận trên 500m3/ha

2.575,460 2.307,805 167,555 100,100

7

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng rụnglá trung bình (RLB)

Cận dưới101 m3/ha

520,229 466,164 33,845 20,220

Cận trên 200m3/ha

1.030,173 923,113 67,020 40,040

8

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng rụnglá nghèo (RLN)

Cận dưới 51m3/ha

262,702 235,403 17,089 10,210

Cận trên 100m3/ha

515,074 461,551 33,503 20,020

9

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng rụnglá nghèo kiệt(RLK)

Cận dưới 10m3/ha

51,509 46,160 3,347 2,002

Cận trên 50m3/ha

257,563 230,790 16,763 10,010

10

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng rụnglá phục hồi (RLP)

Cận dưới 10m3/ha

51,509 46,160 3,347 2,002

Cận trên 100m3/ha

515,074 461,551 33,503 20,020

11

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kim giàu(LKG)

Cận dưới201 m3/ha

514,600 442,200 32,160 40,240

Cận trên 500m3/ha

1.280,100 1.100,000 80,000 100,100

12

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kim trungbình (LKB)

Cận dưới101 m3/ha

258,580 222,200 16,160 20,220

Cận trên 200m3/ha

512,040 440,000 32,000 40,040

13

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimnghèo (LKN)

Cận dưới 51m3/ha

130,570 112,200 8,160 10,210

Cận trên 100m3/ha

256,020 220,000 16,000 20,020

14

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimnghèo kiệt (LKK)

Cận dưới 10m3/ha

25,602 22,000 1,600 2,002

Cận trên 50m3/ha

128,010 110,000 8,000 10,010

15

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kim phụchồi (LKP)

Cận dưới 10m3/ha

25,602 22,000 1,600 2,002

Cận trên 100m3/ha

256,020 220,000 16,000 20,020

16

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim giàu (RKG)

Cận dưới201 m3/ha

547,775 473,181 34,354 40,240

Cận trên 500m3/ha

1.362,628 1.177,058 85,470 100,100

17

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim trung bình(RKB)

Cận dưới101 m3/ha

275,248 237,760 17,268 20,220

Cận trên 200m3/ha

545,056 470,815 34,201 40,040

Page 33: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

27

TT Trạng thái rừng Khung trữlượng

Giá trịlâm sản

Giá trị gỗtròn chính

phẩm

Giá trị gỗtròn tận

dụng

Giá trịcủi

Giá trị trenứa

(1) (2) (3)(4)=(5)+(6)+(7)+(8)

(5) (6) (7) (8)

18

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim nghèo (RKN)

Cận dưới 51m3/ha

138,979 120,056 8,713 10,210

Cận trên 100m3/ha

272,513 235,403 17,090 20,020

19

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim nghèo kiệt(RKK)

Cận dưới 10m3/ha

27,252 23,543 1,707 2,002

Cận trên 50m3/ha

136,270 117,702 8,558 10,010

20

Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim phục hồi(RKP)

Cận dưới 10m3/ha

27,252 23,543 1,707 2,002

Cận trên 100m3/ha

272,513 235,403 17,090 20,020

21

Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanh nghèo(TXDN)

Cận dưới 51m3/ha

117,323 99,919 7,194 10,210

Cận trên 100m3/ha

230,066 195,948 14,098 20,020

22

Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanh nghèokiệt (TXDK)

Cận dưới 10m3/ha

23,006 19,591 1,413 2,002

Cận trên 50m3/ha

115,026 97,966 7,050 10,010

23

Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanh phụchồi (TXDP)

Cận dưới 10m3/ha

23,006 19,591 1,413 2,002

Cận trên 100m3/ha

230,066 195,948 14,098 20,020

24

Rừng lồ ô tự nhiênnúi đất (LOO)

Cận dưới500 cây/ha

3,500 3,500

Cận trên8000 cây/ha

56,000 56,000

25

Rừng hỗn giao gỗ -tre nứa tự nhiên núiđất (HG1)

Cận dưới 51m3/ha, 500

cây/ha

126,847 107,842 7,795 10,210 1,000

Cận trên 100m3/ha, 2000

cây/ha

250,744 211,462 15,262 20,020 4,000

26

Rừng hỗn giao trenứa - gỗ tự nhiênnúi đất (HG2)

Cận dưới 10m3/ha, 2000

cây/ha

28,227 20,729 1,496 2,002 4,000

Cận trên 50m3/ha, 6000

cây/ha

133,147 103,655 7,482 10,010 12,000

27

Rừng hỗn giao tựnhiên núi đá (HGD)

Cận dưới 10m3/ha, 500

cây/ha

26,556 21,963 1,591 2,002 1,000

Cận trên 50m3/ha, 6000

cây/ha

139,696 109,767 7,919 10,010 12,000

Chi phí khai thác cho 01 m3 gỗ tròn rừng tự nhiên ra đến bãi gỗ II là 1,8 triệu đồng,chi phí khai thác cho 01 ster củi rừng tự nhiên ra đến bãi gỗ II là 270.000 đồng; chi phíkhai thác cho 01 cây lồ ô, tre ra đến bãi gỗ II là 5.000 đồng và chi phí khai thác cho 01

Page 34: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

28

cây le ra đến bãi gỗ II là 1.000 đồng. Các chi phí cần thiết để khai thác một ha lâm sảnđược thể hiện qua Bảng 4.

Bảng 4. Khung chi phí khai thác của rừng tự nhiên

Đvt: triệu đồng/haTT Trạng thái rừng Khung trữ

lượngChi phí khaithác lâm sản

Chi phí khaithác gỗ tròn

Chi phi khaithác củi

Chi phí khaithác tre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)

1

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng thường xanh giàu(TXG)

Cận dưới201 m3/ha

248,127 217,085 31,042

Cận trên500 m3/ha

617,220 540,000 77,220

2

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng thường xanh trungbình (TXB)

Cận dưới101 m3/ha

124,680 109,082 15,598

Cận trên200 m3/ha

246,886 215,998 30,888

3

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng thường xanh nghèo(TXN)

Cận dưới 51m3/ha

62,956 55,080 7,876

Cận trên100 m3/ha

123,450 108,006 15,444

4

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng thường xanh nghèokiệt (TXK)

Cận dưới 10m3/ha

12,338 10,794 1,544

Cận trên 50m3/ha

61,718 53,996 7,722

5

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng thường xanh phục hồi(TXP)

Cận dưới 10m3/ha

12,338 10,794 1,544

Cận trên100 m3/ha

123,450 108,006 15,444

6

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng rụng lá giàu (RLG)

Cận dưới201 m3/ha

248,123 217,081 31,042

Cận trên500 m3/ha

617,221 540,001 77,220

7

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng rụng lá trung bình(RLB)

Cận dưới101 m3/ha

124,679 109,081 15,598

Cận trên200 m3/ha

246,886 215,998 30,888

8

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng rụng lá nghèo (RLN)

Cận dưới 51m3/ha

62,958 55,082 7,876

Cận trên100 m3/ha

123,441 107,997 15,444

9

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng rụng lá nghèo kiệt(RLK)

Cận dưới 10m3/ha

12,347 10,803 1,544

Cận trên 50m3/ha

61,727 54,005 7,722

10

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng rụng lá phục hồi(RLP)

Cận dưới 10m3/ha

12,347 10,803 1,544

Cận trên100 m3/ha

123,441 107,997 15,444

11

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lákim giàu (LKG)

Cận dưới201 m3/ha

248,122 217,080 31,042

Cận trên500 m3/ha

617,220 540,000 77,220

Page 35: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

29

TT Trạng thái rừng Khung trữlượng

Chi phí khaithác lâm sản

Chi phí khaithác gỗ tròn

Chi phi khaithác củi

Chi phí khaithác tre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)

12

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lákim trung bình (LKB)

Cận dưới101 m3/ha

124,678 109,080 15,598

Cận trên200 m3/ha

246,888 216,000 30,888

13

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lákim nghèo (LKN)

Cận dưới 51m3/ha

62,956 55,080 7,876

Cận trên100 m3/ha

123,444 108,000 15,444

14

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lákim nghèo kiệt (LKK)

Cận dưới 10m3/ha

12,344 10,800 1,544

Cận trên 50m3/ha

61,722 54,000 7,722

15

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lákim phục hồi (LKP)

Cận dưới 10m3/ha

12,344 10,800 1,544

Cận trên100 m3/ha

123,444 108,000 15,444

16

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng lá kim giàu (RKG)

Cận dưới201 m3/ha

248,119 217,077 31,042

Cận trên500 m3/ha

617,217 539,997 77,220

17

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng lá kim trung bình(RKB)

Cận dưới101 m3/ha

124,680 109,082 15,598

Cận trên200 m3/ha

246,891 216,003 30,888

18

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng lá kim nghèo (RKN)

Cận dưới 51m3/ha

62,956 55,080 7,876

Cận trên100 m3/ha

123,442 107,998 15,444

19

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng lá kim nghèo kiệt(RKK)

Cận dưới 10m3/ha

12,341 10,797 1,544

Cận trên 50m3/ha

61,723 54,001 7,722

20

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lárộng lá kim phục hồi(RKP)

Cận dưới 10m3/ha

12,341 10,797 1,544

Cận trên100 m3/ha

123,442 107,998 15,444

21

Rừng gỗ tự nhiên núi đá lárộng thường xanh nghèo(TXDN)

Cận dưới 51m3/ha

62,954 55,078 7,876

Cận trên100 m3/ha

123,445 108,001 15,444

22

Rừng gỗ tự nhiên núi đá lárộng thường xanh nghèokiệt (TXDK)

Cận dưới 10m3/ha

12,346 10,802 1,544

Cận trên 50m3/ha

61,719 53,997 7,722

23Rừng gỗ tự nhiên núi đá lárộng thường xanh phục hồi(TXDP)

Cận dưới 10m3/ha

12,346 10,802 1,544

Cận trên100 m3/ha

123,445 108,001 15,444

Page 36: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

30

TT Trạng thái rừng Khung trữlượng

Chi phí khaithác lâm sản

Chi phí khaithác gỗ tròn

Chi phi khaithác củi

Chi phí khaithác tre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)

24

Rừng lồ ô tự nhiên núi đất(LOO)

Cận dưới500 cây/ha

2,500 2,500

Cận trên8000 cây/ha

40,000 40,000

25

Rừng hỗn giao gỗ - tre nứatự nhiên núi đất (HG1)

Cận dưới 51m3/ha, 500

cây/ha

63,457 55,081 7,876 0,500

Cận trên100 m3/ha,

2000 cây/ha

125,441 107,997 15,444 2,000

26

Rừng hỗn giao tre nứa - gỗtự nhiên núi đất (HG2)

Cận dưới 10m3/ha, 2000

cây/ha

14,343 10,799 1,544 2,000

Cận trên 50m3/ha, 6000

cây/ha

67,721 53,999 7,722 6,000

27

Rừng hỗn giao tự nhiên núiđá (HGD)

Cận dưới 10m3/ha, 500

cây/ha

12,848 10,804 1,544 0,500

Cận trên 50m3/ha, 6000

cây/ha

67,724 54,002 7,722 6,000

Khung giá trị trực tiếp bình quân của từng trạng thái rừng tự nhiên theo Bảng 5.

Bảng 5. Khung giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên

Đvt: triệu đồng/haTT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị

trực tiếpGiá trị thu được từviệc bán lâm sản

Chi phí khaithác lâm sản

(1) (2) (3) (4)=(5)-(6) (5) (6)

1Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng thường xanhgiàu (TXG)

Cận dưới 201 m3/ha 316,668 564,795 248,127Cận trên 500 m3/ha 787,695 1.404,915 617,220

2Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng thường xanhtrung bình (TXB)

Cận dưới 101 m3/ha 159,110 283,790 124,680Cận trên 200 m3/ha 315,069 561,955 246,886

3Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng thường xanhnghèo (TXN)

Cận dưới 51 m3/ha 80,355 143,311 62,956Cận trên 100 m3/ha 157,548 280,998 123,450

4Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng thường xanhnghèo kiệt (TXK)

Cận dưới 10 m3/ha 15,745 28,083 12,338Cận trên 50 m3/ha 78,757 140,475 61,718

5Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng thường xanhphục hồi (TXP)

Cận dưới 10 m3/ha 15,745 28,083 12,338Cận trên 100 m3/ha 157,548 280,998 123,450

6Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng rụng lá giàu(RLG)

Cận dưới 201 m3/ha 787,209 1.035,332 248,123Cận trên 500 m3/ha 1.958,239 2.575,460 617,221

Page 37: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

31

TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trịtrực tiếp

Giá trị thu được từviệc bán lâm sản

Chi phí khaithác lâm sản

(1) (2) (3) (4)=(5)-(6) (5) (6)

7Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng rụng lá trungbình (RLB)

Cận dưới 101 m3/ha 395,550 520,229 124,679Cận trên 200 m3/ha 783,287 1.030,173 246,886

8Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng rụng lánghèo (RLN)

Cận dưới 51 m3/ha 199,744 262,702 62,958Cận trên 100 m3/ha 391,633 515,074 123,441

9Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng rụng lánghèo kiệt (RLK)

Cận dưới 10 m3/ha 39,162 51,509 12,347Cận trên 50 m3/ha 195,836 257,563 61,727

10Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng rụng lá phụchồi (RLP)

Cận dưới 10 m3/ha 39,162 51,509 12,347Cận trên 100 m3/ha 391,633 515,074 123,441

11Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá kim giàu (LKG)

Cận dưới 201 m3/ha 266,478 514,600 248,122Cận trên 500 m3/ha 662,880 1.280,100 617,220

12Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá kim trung bình(LKB)

Cận dưới 101 m3/ha 133,902 258,580 124,678Cận trên 200 m3/ha 265,152 512,040 246,888

13Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá kim nghèo (LKN)

Cận dưới 51 m3/ha 67,614 130,570 62,956Cận trên 100 m3/ha 132,576 256,020 123,444

14Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá kim nghèo kiệt(LKK)

Cận dưới 10 m3/ha 13,258 25,602 12,344Cận trên 50 m3/ha 66,288 128,010 61,722

15Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá kim phục hồi(LKP)

Cận dưới 10 m3/ha 13,258 25,602 12,344Cận trên 100 m3/ha 132,576 256,020 123,444

16Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng lá kim giàu(RKG)

Cận dưới 201 m3/ha 299,656 547,775 248,119Cận trên 500 m3/ha 745,411 1.362,628 617,217

17Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng lá kim trungbình (RKB)

Cận dưới 101 m3/ha 150,568 275,248 124,680Cận trên 200 m3/ha 298,165 545,056 246,891

18Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng lá kim nghèo(RKN)

Cận dưới 51 m3/ha 76,023 138,979 62,956Cận trên 100 m3/ha 149,071 272,513 123,442

19Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng lá kim nghèokiệt (RKK)

Cận dưới 10 m3/ha 14,911 27,252 12,341Cận trên 50 m3/ha 74,547 136,270 61,723

20Rừng gỗ tự nhiên núiđất lá rộng lá kim phụchồi (RKP)

Cận dưới 10 m3/ha 14,911 27,252 12,341Cận trên 100 m3/ha 149,071 272,513 123,442

21Rừng gỗ tự nhiên núi đálá rộng thường xanhnghèo (TXDN)

Cận dưới 51 m3/ha 54,369 117,323 62,954Cận trên 100 m3/ha 106,621 230,066 123,445

22Rừng gỗ tự nhiên núi đálá rộng thường xanhnghèo kiệt (TXDK)

Cận dưới 10 m3/ha 10,660 23,006 12,346Cận trên 50 m3/ha 53,307 115,026 61,719

Page 38: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

32

TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trịtrực tiếp

Giá trị thu được từviệc bán lâm sản

Chi phí khaithác lâm sản

(1) (2) (3) (4)=(5)-(6) (5) (6)

23Rừng gỗ tự nhiên núi đálá rộng thường xanhphục hồi (TXDP)

Cận dưới 10 m3/ha 10,660 23,006 12,346Cận trên 100 m3/ha 106,621 230,066 123,445

24Rừng lồ ô tự nhiên núiđất (LOO)

Cận dưới 500 cây/ha 1,000 3,500 2,500Cận trên 8000 cây/ha 16,000 56,000 40,000

25

Rừng hỗn giao gỗ - trenứa tự nhiên núi đất(HG1)

Cận dưới 51 m3/ha,500 cây/ha

63,390 126,847 63,457

Cận trên 100 m3/ha,2000 cây/ha

125,303 250,744 125,441

26

Rừng hỗn giao tre nứa -gỗ tự nhiên núi đất(HG2)

Cận dưới 10 m3/ha,2000 cây/ha

13,884 28,227 14,343

Cận trên 50 m3/ha,6000 cây/ha

65,426 133,147 67,721

27

Rừng hỗn giao tự nhiênnúi đá (HGD)

Cận dưới 10 m3/ha,500 cây/ha

13,708 26,556 12,848

Cận trên 50 m3/ha,6000 cây/ha

71,972 139,696 67,724

Trên cơ sở khung giá theo Bảng 5 thì giá trị trực tiếp bình quân của các trạng tháirừng gỗ tự nhiên trên địa bàn tỉnh tại thời điểm định giá như sau:(1) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường

xanh giàu (TXG) dao động trong khoảng 316,668 – 787,695 triệu đồng/ha.

(2) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh trung bình (TXB) dao động trong khoảng 159,110 – 315,069 triệu đồng/ha.

(3) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh nghèo (TXN) dao động trong khoảng 80,355 – 157,548 triệu đồng/ha.

(4) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh nghèo kiệt (TXK) dao động trong khoảng 15,745 – 78,757 triệu đồng/ha.

(5) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh phục hồi (TXP) dao động trong khoảng 15,745 – 157,548 triệu đồng/ha.

(6) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lágiàu (RLG) dao động trong khoảng 787,209 – 1.958,239 triệu đồng/ha.

(7) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng látrung bình (RLB) dao động trong khoảng 395,550 – 783,287 triệu đồng/ha.

(8) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lánghèo (RLN) dao động trong khoảng 199,744 – 391,633 triệu đồng/ha.

(9) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lánghèo kiệt (RLK) dao động trong khoảng 39,162 – 195,836 triệu đồng/ha.

(10) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng láphục hồi (RLP) dao động trong khoảng 39,162 – 391,633 triệu đồng/ha.

Page 39: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

33

(11) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim giàu (LKG)dao động trong khoảng 266,478 – 662,880 triệu đồng/ha.

(12) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim trung bình(LKB) dao động trong khoảng 133,902 – 265,152 triệu đồng/ha.

(13) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo(LKN) dao động trong khoảng 67,614 – 132,576 triệu đồng/ha.

(14) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt(LKK) dao động trong khoảng 13,258 – 66,288 triệu đồng/ha.

(15) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim phục hồi(LKP) dao động trong khoảng 13,258 – 132,576 triệu đồng/ha.

(16) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim giàu(RKG) dao động trong khoảng 299,656 – 745,411 triệu đồng/ha.

(17) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kimtrung bình (RKB) dao động trong khoảng 150,568 – 298,165 triệu đồng/ha.

(18) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kimnghèo (RKN) dao động trong khoảng 76,023 – 149,071 triệu đồng/ha.

(19) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kimnghèo kiệt (RKK) dao động trong khoảng 14,911 – 74,547 triệu đồng/ha.

(20) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kimphục hồi (RKP) dao động trong khoảng 14,911 – 149,071 triệu đồng/ha.

(21) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thườngxanh nghèo (TXDN) dao động trong khoảng 54,369 – 106,621 triệu đồng/ha.

(22) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thườngxanh nghèo kiệt (TXDK) dao động trong khoảng 10,660 – 53,307 triệu đồng/ha.

(23) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thườngxanh phục hồi (TXDP) dao động trong khoảng 10,660 – 106,621 triệu đồng/ha.

(24) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO) dao độngtrong khoảng 1,000 – 16,000 triệu đồng/ha.

(25) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất(HG1) dao động trong khoảng 63,390 – 125,303 triệu đồng/ha.

(26) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất(HG2) dao động trong khoảng 13,884 – 65,426 triệu đồng/ha.

(27) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng hỗn giao tự nhiên núi đá (HGD) daođộng trong khoảng 13,708 – 71,972 triệu đồng/ha.

1.2. Rừng trồngViệc định giá rừng trồng được thực hiện cho các loài cây lâm nghiệp phổ biến, ổn

định trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo mật độ cây trồng và giai đoạn rừng trồng.

- Loài cây trồng phổ biến, ổn định: Bạch đàn, Cao su, Cóc hành, Đâng, Điều, Keo,Lim, Mắm, Neem, Phi lao, Thanh thất, Thông, Trôm và Xà cừ.

Page 40: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

34

- Mật độ cây trồng tùy theo loài cây.

- Giai đoạn rừng trồng: Dưới 5 năm và từ 5 năm trở lên.

1.2.1. Rừng trồng dưới 5 nămGiá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 năm được tính bằng tổng chi phí

đầu tư tạo rừng bao gồm trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và các chi phí khác(nếu có) từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá rừng. Đơn giá cây giống ápdụng theo Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh NinhThuận về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống để phục vụ các chươngtrình, dự án phát triển rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh. Nhân công áp dụng định mức theoQuyết định 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc banhành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệrừng. Hệ số lương nhân công áp dụng Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phítiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Chi phíquản lý áp dụng Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâmsinh. Với lãi xuất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Á (VietABank) có lãi suất cao nhất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngày 03/10/2017 là7,5%/năm. Kết quả giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng dưới 5 năm được tổng hợpnhư Bảng 8.

(1) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Bạch đàn dưới 5 năm daođộng trong khoảng 45,772 – 172,909 triệu đồng/ha.

(2) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Cao su dưới 5 năm daođộng trong khoảng 51,985 – 147,541 triệu đồng/ha.

(3) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Cóc hành dưới 5 nămdao động trong khoảng 28,258 – 141,741 triệu đồng/ha.

(4) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Đâng dưới 5 năm daođộng trong khoảng 111,693 – 143,741 triệu đồng/ha.

(5) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Điều dưới 5 năm daođộng trong khoảng 27,689 – 86,847 triệu đồng/ha.

(6) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Keo dưới 5 năm daođộng trong khoảng 48,068 – 176,357 triệu đồng/ha.

(7) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Lim dưới 5 năm daođộng trong khoảng 41,417 – 139,059 triệu đồng/ha.

(8) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Mắm dưới 5 năm daođộng trong khoảng 109,667 – 141,423 triệu đồng/ha.

(9) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Neem dưới 5 năm daođộng trong khoảng 28,232 – 141,460 triệu đồng/ha.

(10) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Neem+Keo dưới 5 nămdao động trong khoảng 46,701 – 104,657 triệu đồng/ha.

Page 41: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

35

(11) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Phi lao dưới 5 năm daođộng trong khoảng 52,208 – 273,512 triệu đồng/ha.

(12) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Thanh thất dưới 5 nămdao động trong khoảng 42,702 – 160,817 triệu đồng/ha.

(13) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Thông dưới 5 năm daođộng trong khoảng 29,881 – 172,336 triệu đồng/ha.

(14) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Trôm dưới 5 năm daođộng trong khoảng 27,536 – 86,558 triệu đồng/ha.

(15) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Xà cừ dưới 5 năm daođộng trong khoảng 39,886 – 88,139 triệu đồng/ha.

Bảng 8. Giá trị trực tiếp rừng trồng dưới 5 nămĐvt: triệu đồng/ha

TT Loài câyMật độ trồng

(cây/ha)Rừng trồng

năm thứ nhấtRừng trồngnăm thứ hai

Rừng trồngnăm thứ ba

Rừng trồngnăm thứ tư

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)1 Bạch

đàn1111 45,772 72,146 92,507 103,521

1250 50,303 78,386 99,992 111,005

1667 61,804 94,964 120,277 131,290

2500 85,730 129,116 161,895 172,909

2 Cao su 600 51,985 75,440 113,813 147,5413 Cóc

hành416 28,258 46,325 60,463 71,476

625 35,169 55,920 71,927 82,940

833 42,558 65,990 83,862 94,876

900 44,823 69,142 87,631 98,644

1667 71,133 105,247 130,561 141,574

4 Đâng 3333 111,693 128,414 140,128 143,741

5 Điều 416 27,689 45,697 59,835 70,848

480 29,601 48,452 63,172 74,186

625 34,314 54,977 70,983 81,997

714 37,217 59,024 75,833 86,847

6 Keo 1250 48,068 75,922 97,528 108,542

1667 58,824 91,678 116,991 128,005

2220 73,850 113,381 143,639 154,653

2667 86,163 131,092 165,344 176,357

7 Lim 833 41,417 64,733 82,605 93,618

1667 68,851 102,732 128,045 139,059

8 Mắm 3333 109,667 126,198 137,811 141,423

Page 42: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

36

TT Loài câyMật độ trồng

(cây/ha)Rừng trồng

năm thứ nhấtRừng trồngnăm thứ hai

Rừng trồngnăm thứ ba

Rừng trồngnăm thứ tư

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)9 Neem 416 28,232 46,296 60,434 71,448

625 35,131 55,878 71,884 82,897

833 42,506 65,933 83,805 94,819

900 44,768 69,081 87,569 98,583

1667 71,030 105,133 130,447 141,460

10 Neem+Keo

1111 46,701 73,284 93,643 104,657

11 Phi lao 1111 52,208 79,240 99,602 110,615

2500 100,212 145,080 177,859 188,873

4000 152,231 216,338 262,498 273,512

12 Thanhthất

833 42,702 66,149 84,021 95,035

2000 83,043 121,493 149,803 160,817

13 Thông 555 29,881 49,406 64,789 75,802

1667 61,458 94,581 119,895 130,908

2500 85,210 128,543 161,322 172,336

14 Trôm 416 27,536 45,529 59,667 70,680

625 34,084 54,724 70,731 81,744

714 36,955 58,735 75,545 86,558

15 Xà cừ 625 39,886 61,119 77,126 88,139

1.2.2. Rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên

Chi phí khai thác cho 01 m3 gỗ rừng trồng là 570.000 đồng. Chi phí khai thác cho01 ster củi rừng trồng là 200.000 đồng.

Đơn giá bán tối thiểu củi rừng trồng các loại là 280.000 đồng/ster và đơn giá tốithiểu gỗ của các loài cây trồng rừng được trình bày trong Bảng 6.

Bảng 6. Đơn giá bán tối thiểu gỗ của các loài cây trồng rừng

TT Loài cây trồng rừng Đơn giá (đồng/m3)(1) (2) (3)

1 Bạch đàn 2.500.000

2 Cao su 2.300.000

3 Cóc hành 2.500.000

4 Đâng 2.500.000

5 Keo 2.500.000

6 Lim 2.900.000

7 Neem 2.500.000

Page 43: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

37

TT Loài cây trồng rừng Đơn giá (đồng/m3)(1) (2) (3)

8 Phi lao 2.900.000

9 Thanh thất 2.300.000

10 Thông 3.150.000

11 Trôm 2.300.000

12 Xà cừ 2.900.000

Hiện nay trên thị trường cây Điều và cây Mắm chỉ được thu mua dưới dạng củirừng trồng. Do đó dự án đã tính giá trị trực tiếp của rừng trồng Mắm và rừng trồng Điềutừ 5 tuổi trở lên thông qua giá trị thu được từ việc bán củi, lâm sản ngoài gỗ (sản lượnghạt Điều) và chi phí khai thác củi

Đối với rừng trồng cao su: giá trị trực tiếp bao gồm gỗ, củi và sản lượng mủ cao su(tuy nhiên hiện nay diện tích rừng trồng cao su tại tỉnh Ninh Thuận chưa cho khai thácmủ), do vậy, giá trị trực tiếp của rừng trồng cao su được xác định qua vận dụng Quyếtđịnh số 13/2016/QĐ-UBND và điều chỉnh bởi giá thị trường tại thời điểm định giá. Theođó, khung giá trị trực tiếp bình quân của rừng trồng từ 5 tuổi trở lên như Bảng 7.

Bảng 7. Khung giá trị trực tiếp của rừng trồng từ 5 tuổi trở lên

Đvt: triệu đồng/haTT Trạng thái rừng Khung trữ

lượngGiá trị

trực tiếpGiá trị thu

được từviệc bánlâm sản

Chi phíkhaithác

lâm sản

Tổng chiphí tạorừng tốithiểu đến

năm thứ tư

Lợi nhuậnthu được

từ việc bánlâm sảnngoài gỗ

(1) (2) (3)(4)=(8)+(7)+

(5)-(6)(5) (6) (7) (8)

1 Rừng gỗ trồngcây Bạch đàntừ 5 năm trở

lên

Cận dưới10 m3/ha

56,902 15,552 4,422 45,772

Cận trên300 m3/ha

379,666 466,554 132,66 45,772

2 Rừng gỗ trồngcây Cao su từ5 năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

62,015 14,452 4,422 51,985

Cận trên500 m3/ha

553,475 722,590 221,1 51,985

3 Rừng gỗ trồngcây Cóc hànhtừ 5 năm trở

lên

Cận dưới10 m3/ha

40,985 15,552 4,422 28,258 1,597

Cận trên300 m3/ha

410,050 466,554 132,66 28,258 47,898

4 Rừng gỗ trồngcây Đâng từ 5

năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

122,823 15,552 4,422 111,693

Cận trên300 m3/ha

445,587 466,554 132,66 111,693

5 Rừng gỗ trồngcây Điều từ 5năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

29,158 4,004 2,86 27,689 0,325

Cận trên500 m3/ha

101,144 200,200 143 27,689 16,255

Page 44: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

38

TT Trạng thái rừng Khung trữlượng

Giá trịtrực tiếp

Giá trị thuđược từviệc bánlâm sản

Chi phíkhaithác

lâm sản

Tổng chiphí tạorừng tốithiểu đến

năm thứ tư

Lợi nhuậnthu được

từ việc bánlâm sảnngoài gỗ

(1) (2) (3)(4)=(8)+(7)+

(5)-(6)(5) (6) (7) (8)

6 Rừng gỗ trồngcây Keo từ 5năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

59,198 15,552 4,422 48,068

Cận trên300 m3/ha

381,962 466,554 132,66 48,068

7 Rừng gỗ trồngcây Lim từ 5năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

54,747 17,752 4,422 41,417

Cận trên500 m3/ha

707,907 887,590 221,1 41,417

8 Rừng gỗ trồngcây Mắm từ 5năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

110,811 4,004 2,86 109,667

Cận trên300 m3/ha

143,987 120,120 85,8 109,667

9 Rừng gỗ trồngcây Neem từ 5

năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

40,959 15,552 4,422 28,232 1,597

Cận trên300 m3/ha

410,024 466,554 132,66 28,232 47,898

10 Rừng gỗ trồngcây

Neem+Keo từ5 năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

57,831 15,552 4,422 46,701

Cận trên300 m3/ha

380,595 466,554 132,66 46,701

11 Rừng gỗ trồngcây Phi lao từ5 năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

65,538 17,752 4,422 52,208

Cận trên300 m3/ha

452,102 532,554 132,66 52,208

12 Rừng gỗ trồngcây Thanh thấttừ 5 năm trở

lên

Cận dưới10 m3/ha

52,732 14,452 4,422 42,702

Cận trên300 m3/ha

343,596 433,554 132,66 42,702

13 Rừng gỗ trồngcây Thông từ5 năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

44,586 19,127 4,422 29,881

Cận trên500 m3/ha

765,121 956,340 221,1 29,881

14 Rừng gỗ trồngcây Trôm từ 5

năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

37,566 14,452 4,422 27,536

Cận trên300 m3/ha

328,430 433,554 132,66 27,536

15 Rừng gỗ trồngcây Xà cừ từ 5

năm trở lên

Cận dưới10 m3/ha

53,216 17,752 4,422 39,886

Cận trên500 m3/ha

706,376 887,590 221,1 39,886

Trên cơ sở khung giá theo Bảng 7 thì giá trị trực tiếp bình quân của các trạng tháirừng trồng từ 5 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh tại thời điểm định giá như sau:

Page 45: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

39

(1) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Bạch đàn từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 56,902 – 379,666 triệu đồng/ha.

(2) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Cao su từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 62,015 – 553,475 triệu đồng/ha.

(3) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Cóc hành từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 40,985 – 410,050 triệu đồng/ha.

(4) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Đâng từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 122,823 – 445,587 triệu đồng/ha.

(5) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Điều từ 5 tuổi trở lên daođộng trong khoảng 29,158 – 101,144 triệu đồng/ha.

(6) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Keo từ 5 tuổi trở lên daođộng trong khoảng 59,198 – 381,962 triệu đồng/ha.

(7) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Lim từ 5 tuổi trở lên daođộng trong khoảng 54,747 – 707,907 triệu đồng/ha.

(8) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Mắm từ 5 tuổi trở lên daođộng trong khoảng 110,811 – 143,987 triệu đồng/ha.

(9) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Neem từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 40,959 – 410,024 triệu đồng/ha.

(10) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Neem+Keo từ 5 tuổi trởlên dao động trong khoảng 57,831 – 380,595 triệu đồng/ha.

(11) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Phi lao từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 65,538 – 452,102 triệu đồng/ha.

(12) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Thanh thất từ 5 tuổi trởlên dao động trong khoảng 52,732 – 343,596 triệu đồng/ha.

(13) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Thông từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 37,566 – 765,121 triệu đồng/ha.

(14) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Trôm từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 37,566 – 328,430 triệu đồng/ha.

(15) Giá trị trực tiếp bình quân của trạng thái rừng gỗ trồng Xà cừ từ 5 tuổi trở lêndao động trong khoảng 53,216 – 706,376 triệu đồng/ha.

2. Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon (V2)

2.1. Rừng tự nhiên

Việt Nam là một trong những quốc gia đang trong giai đoạn tích cực chuẩn bị sẵnsàng thực hiện REDD+ (REDD+ là sáng kiến nhằm góp phần ổn định nồng độ khí nhàkính thông qua các nỗ lực hạn chế “giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoáirừng; quản lý tài nguyên rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon của rừngtại các nước đang phát triển”. Do vậy, đây là cơ hội của ngành Lâm nghiệp sẽ được chi trảtiền giá trị về các bon rừng khi có các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường trữlượng các bon. Hơn nữa, giá trị về hấp thụ và lưu giữ các bon là một trong năm loại dịch

Page 46: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

40

vụ môi trường rừng theo quy định tại Điều 4, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010của Chính phủ được chi trả tiền.

Theo nghị định thư Kyoto được thông qua vào tháng 12 năm 1997 thì giá trị hấpthụ và lưu giữ các bon của từng trạng thái rừng chỉ xem xét ở “tính bổ sung” của nó. Điềunày có nghĩa đối với các trạng thái rừng tự nhiên chỉ tính theo lượng tăng trưởng bìnhquân năm về trữ lượng rừng. Theo văn bản số 4233/BNN-TCLN ngày 21/12/2010 của BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc thẩm định phương án Quản lý rừng bềnvững của Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận thì lượng tăng trưởng bìnhquân năm về trữ lượng gỗ rừng tự nhiên là 1%/năm và lượng tăng trưởng bình quân nămvề trữ lượng tre nứa (lồ ô, tre, le) là 20%/năm. Theo đó Dự án ước tính giá trị hấp thụ vàlưu giữ các bon của các trạng thái rừng tự nhiên trên bàn tỉnh Ninh Thuận như sau:

Kết quả tính toán lượng tăng sinh khối bình quân của từng trạng thái rừng rừng tựnhiên như Bảng 9.

Bảng 9. Lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng rừng tự nhiên

Đvt: tấn khô/ha/nămTT Trạng thái rừng Khung trữ

lượngTổnglượngtăngsinhkhối

Tổnglượngtăngsinh

khối củagỗ

Lượngtăngsinhkhối

trên mặtđất

Lượngtăngsinhkhốidưới

mặt đất

Lượngtăngsinh

khối câymục,

cây chết

Tổnglượngtăngsinh

khối củatre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(9)

(5)=(6)+(7)+(8)

(6) (7) (8) (9)

1 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanh giàu(TXG)

Cận dưới201 m3/ha

36,6 36,6 26,1 6,9 3,6

Cận trên500 m3/ha

57,6 57,6 41,0 10,9 5,7

2 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanhtrung bình (TXB)

Cận dưới101 m3/ha

26,1 26,1 18,6 4,9 2,6

Cận trên200 m3/ha

36,6 36,6 26,1 6,9 3,6

3 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanhnghèo (TXN)

Cận dưới51 m3/ha

18,6 18,6 13,3 3,5 1,8

Cận trên100 m3/ha

26,0 26,0 18,5 4,9 2,6

4 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanhnghèo kiệt (TXK)

Cận dưới10 m3/ha

8,3 8,3 5,9 1,6 0,8

Cận trên 50m3/ha

18,4 18,4 13,1 3,5 1,8

5 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanhphục hồi (TXP)

Cận dưới10 m3/ha

8,3 8,3 5,9 1,6 0,8

Cận trên100 m3/ha

26,0 26,0 18,5 4,9 2,6

6 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá giàu(RLG)

Cận dưới201 m3/ha

36,6 36,6 26,1 6,9 3,6

Cận trên500 m3/ha

57,6 57,6 41,0 10,9 5,7

Page 47: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

41

TT Trạng thái rừng Khung trữlượng

Tổnglượngtăngsinhkhối

Tổnglượngtăngsinh

khối củagỗ

Lượngtăngsinhkhối

trên mặtđất

Lượngtăngsinhkhốidưới

mặt đất

Lượngtăngsinh

khối câymục,

cây chết

Tổnglượngtăngsinh

khối củatre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(9)

(5)=(6)+(7)+(8)

(6) (7) (8) (9)

7 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá trungbình (RLB)

Cận dưới101 m3/ha

26,1 26,1 18,6 4,9 2,6

Cận trên200 m3/ha

36,6 36,6 26,1 6,9 3,6

8 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá nghèo(RLN)

Cận dưới51 m3/ha

18,6 18,6 13,3 3,5 1,8

Cận trên100 m3/ha

26,0 26,0 18,5 4,9 2,6

9 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá nghèokiệt (RLK)

Cận dưới10 m3/ha

8,3 8,3 5,9 1,6 0,8

Cận trên 50m3/ha

18,4 18,4 13,1 3,5 1,8

10 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá phục hồi(RLP)

Cận dưới10 m3/ha

8,3 8,3 5,9 1,6 0,8

Cận trên100 m3/ha

26,0 26,0 18,5 4,9 2,6

11 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimgiàu (LKG)

Cận dưới201 m3/ha

2,0 2,0 1,4 0,4 0,2

Cận trên500 m3/ha

5,1 5,1 3,6 1,0 0,5

12 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimtrung bình (LKB)

Cận dưới101 m3/ha

1,0 1,0 0,7 0,2 0,1

Cận trên200 m3/ha

2,0 2,0 1,4 0,4 0,2

13 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimnghèo (LKN)

Cận dưới51 m3/ha

0,6 0,6 0,4 0,1 0,1

Cận trên100 m3/ha

1,0 1,0 0,7 0,2 0,1

14 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimnghèo kiệt (LKK)

Cận dưới10 m3/ha

0,1 0,1 0,1

Cận trên 50m3/ha

0,6 0,6 0,4 0,1 0,1

15 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimphục hồi (LKP)

Cận dưới10 m3/ha

0,1 0,1 0,1

Cận trên100 m3/ha

1,0 1,0 0,7 0,2 0,1

16 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim giàu (RKG)

Cận dưới201 m3/ha

36,6 36,6 26,1 6,9 3,6

Cận trên500 m3/ha

57,6 57,6 41,0 10,9 5,7

Page 48: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

42

TT Trạng thái rừng Khung trữlượng

Tổnglượngtăngsinhkhối

Tổnglượngtăngsinh

khối củagỗ

Lượngtăngsinhkhối

trên mặtđất

Lượngtăngsinhkhốidưới

mặt đất

Lượngtăngsinh

khối câymục,

cây chết

Tổnglượngtăngsinh

khối củatre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(9)

(5)=(6)+(7)+(8)

(6) (7) (8) (9)

17 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim trung bình(RKB)

Cận dưới101 m3/ha

26,1 26,1 18,6 4,9 2,6

Cận trên200 m3/ha

36,6 36,6 26,1 6,9 3,6

18 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim nghèo(RKN)

Cận dưới51 m3/ha

18,6 18,6 13,3 3,5 1,8

Cận trên100 m3/ha

26,0 26,0 18,5 4,9 2,6

19 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim nghèo kiệt(RKK)

Cận dưới10 m3/ha

8,3 8,3 5,9 1,6 0,8

Cận trên 50m3/ha

18,4 18,4 13,1 3,5 1,8

20 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim phục hồi(RKP)

Cận dưới10 m3/ha

8,3 8,3 5,9 1,6 0,8

Cận trên100 m3/ha

26,0 26,0 18,5 4,9 2,6

21 Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanhnghèo (TXDN)

Cận dưới51 m3/ha

18,6 18,6 13,3 3,5 1,8

Cận trên100 m3/ha

26,0 26,0 18,5 4,9 2,6

22 Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanhnghèo kiệt(TXDK)

Cận dưới10 m3/ha

8,3 8,3 5,9 1,6 0,8

Cận trên 50m3/ha

18,4 18,4 13,1 3,5 1,8

23 Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanhphục hồi (TXDP)

Cận dưới10 m3/ha

8,3 8,3 5,9 1,6 0,8

Cận trên100 m3/ha

26,0 26,0 18,5 4,9 2,6

24 Rừng lồ ô tựnhiên núi đất(LOO)

Cận dưới500 cây/ha

0,6 0,6

Cận trên8000

cây/ha

4,5 4,5

25 Rừng hỗn giaogỗ - tre nứa núiđất (HG1)

Cận dưới51 m3/ha,

500 cây/ha

18,9 18,6 13,3 3,5 1,8 0,3

Cận trên100 m3/ha,

2000cây/ha

27,1 26,0 18,5 4,9 2,6 1,1

Page 49: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

43

TT Trạng thái rừng Khung trữlượng

Tổnglượngtăngsinhkhối

Tổnglượngtăngsinh

khối củagỗ

Lượngtăngsinhkhối

trên mặtđất

Lượngtăngsinhkhốidưới

mặt đất

Lượngtăngsinh

khối câymục,

cây chết

Tổnglượngtăngsinh

khối củatre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(9)

(5)=(6)+(7)+(8)

(6) (7) (8) (9)

26 Rừng hỗn giaotre nứa - gỗ tựnhiên núi đất(HG2)

Cận dưới10 m3/ha,

2000cây/ha

9,4 8,3 5,9 1,6 0,8 1,1

Cận trên 50m3/ha, 6000

cây/ha

21,7 18,4 13,1 3,5 1,8 3,3

27 Rừng hỗn giao tựnhiên núi đá(HGD)

Cận dưới10 m3/ha,

500 cây/ha

8,6 8,3 5,9 1,6 0,8 0,3

Cận trên 50m3/ha, 6000

cây/ha

21,7 18,4 13,1 3,5 1,8 3,3

Kết quả tính toán tổng lượng tăng trữ lượng các bon bình quân của từng trạng tháirừng tự nhiên như Bảng 10.

Bảng 10. Tổng lượng tăng trữ lượng các bon bình quân của các trạng thái rừngrừng tự nhiên

Đvt: tấn CO2e/ha/nămTT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Tổng

lượngtăng trữlượng

các bon

Tổnglượng

tăng trữlượng

các boncủa gỗ

Lượngtăng trữlượngcarbon

cây sốngcủa gỗ

Lượngtăng trữlượngcarbon

cây chếtcủa gỗ

Tổnglượng

tăng trữlượng cácbon củatre nứa

(1) (2) (3)(4)=(5)+(

8)(5)=(6)+(

7)(6) (7) (8)

1 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanh giàu(TXG)

Cận dưới 201 m3/ha 67,2 67,2 60,6 6,6

Cận trên 500 m3/ha 105,7 105,7 95,2 10,5

2 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanhtrung bình (TXB)

Cận dưới 101 m3/ha 47,9 47,9 43,1 4,8

Cận trên 200 m3/ha 67,2 67,2 60,6 6,6

3 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanhnghèo (TXN)

Cận dưới 51 m3/ha 34,1 34,1 30,8 3,3

Cận trên 100 m3/ha 47,7 47,7 42,9 4,8

4 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanhnghèo kiệt (TXK)

Cận dưới 10 m3/ha 15,3 15,3 13,8 1,5

Cận trên 50 m3/ha 33,8 33,8 30,5 3,3

Page 50: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

44

TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Tổnglượng

tăng trữlượng

các bon

Tổnglượng

tăng trữlượng

các boncủa gỗ

Lượngtăng trữlượngcarbon

cây sốngcủa gỗ

Lượngtăng trữlượngcarbon

cây chếtcủa gỗ

Tổnglượng

tăng trữlượng cácbon củatre nứa

(1) (2) (3)(4)=(5)+(

8)(5)=(6)+(

7)(6) (7) (8)

5 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngthường xanhphục hồi (TXP)

Cận dưới 10 m3/ha 15,3 15,3 13,8 1,5

Cận trên 100 m3/ha 47,7 47,7 42,9 4,8

6 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá giàu(RLG)

Cận dưới 201 m3/ha 67,2 67,2 60,6 6,6

Cận trên 500 m3/ha 105,7 105,7 95,2 10,5

7 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá trung bình(RLB)

Cận dưới 101 m3/ha 47,9 47,9 43,1 4,8

Cận trên 200 m3/ha 67,2 67,2 60,6 6,6

8 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá nghèo(RLN)

Cận dưới 51 m3/ha 34,1 34,1 30,8 3,3

Cận trên 100 m3/ha 47,7 47,7 42,9 4,8

9 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá nghèokiệt (RLK)

Cận dưới 10 m3/ha 15,3 15,3 13,8 1,5

Cận trên 50 m3/ha 33,8 33,8 30,5 3,3

10 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộngrụng lá phục hồi(RLP)

Cận dưới 10 m3/ha 15,3 15,3 13,8 1,5

Cận trên 100 m3/ha 47,7 47,7 42,9 4,8

11 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimgiàu (LKG)

Cận dưới 201 m3/ha 3,7 3,7 3,3 0,4

Cận trên 500 m3/ha 9,3 9,3 8,4 0,9

12 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimtrung bình (LKB)

Cận dưới 101 m3/ha 1,9 1,9 1,7 0,2

Cận trên 200 m3/ha 3,7 3,7 3,3 0,4

13 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimnghèo (LKN)

Cận dưới 51 m3/ha 1,1 1,1 0,9 0,2

Cận trên 100 m3/ha 1,9 1,9 1,7 0,2

14 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimnghèo kiệt (LKK)

Cận dưới 10 m3/ha 0,2 0,2 0,2

Cận trên 50 m3/ha 1,1 1,1 0,9 0,2

15 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá kimphục hồi (LKP)

Cận dưới 10 m3/ha 0,2 0,2 0,2

Cận trên 100 m3/ha 1,9 1,9 1,7 0,2

16 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim giàu (RKG)

Cận dưới 201 m3/ha 67,2 67,2 60,6 6,6

Cận trên 500 m3/ha 105,7 105,7 95,2 10,5

17 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim trung bình(RKB)

Cận dưới 101 m3/ha 47,9 47,9 43,1 4,8

Cận trên 200 m3/ha 67,2 67,2 60,6 6,6

Page 51: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

45

TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Tổnglượng

tăng trữlượng

các bon

Tổnglượng

tăng trữlượng

các boncủa gỗ

Lượngtăng trữlượngcarbon

cây sốngcủa gỗ

Lượngtăng trữlượngcarbon

cây chếtcủa gỗ

Tổnglượng

tăng trữlượng cácbon củatre nứa

(1) (2) (3)(4)=(5)+(

8)(5)=(6)+(

7)(6) (7) (8)

18 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim nghèo(RKN)

Cận dưới 51 m3/ha 34,1 34,1 30,8 3,3

Cận trên 100 m3/ha 47,7 47,7 42,9 4,8

19 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim nghèo kiệt(RKK)

Cận dưới 10 m3/ha 15,3 15,3 13,8 1,5

Cận trên 50 m3/ha 33,8 33,8 30,5 3,3

20 Rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng lákim phục hồi(RKP)

Cận dưới 10 m3/ha 15,3 15,3 13,8 1,5

Cận trên 100 m3/ha 47,7 47,7 42,9 4,8

21 Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanhnghèo (TXDN)

Cận dưới 51 m3/ha 34,1 34,1 30,8 3,3

Cận trên 100 m3/ha 47,7 47,7 42,9 4,8

22 Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanhnghèo kiệt(TXDK)

Cận dưới 10 m3/ha 15,3 15,3 13,8 1,5

Cận trên 50 m3/ha 33,8 33,8 30,5 3,3

23 Rừng gỗ tự nhiênnúi đá lá rộngthường xanhphục hồi (TXDP)

Cận dưới 10 m3/ha 15,3 15,3 13,8 1,5

Cận trên 100 m3/ha 47,7 47,7 42,9 4,8

24 Rừng lồ ô tựnhiên núi đất(LOO)

Cận dưới 500 cây/ha 0,9 0,9

Cận trên 8000 cây/ha 7,6 7,6

25 Rừng hỗn giao gỗ- tre nứa núi đất(HG1)

Cận dưới 51 m3/ha,500 cây/ha

34,6 34,1 30,8 3,3 0,5

Cận trên 100 m3/ha,2000 cây/ha

49,6 47,7 42,9 4,8 1,9

26 Rừng hỗn giaotre nứa - gỗ tựnhiên núi đất(HG2)

Cận dưới 10 m3/ha,2000 cây/ha

17,2 15,3 13,8 1,5 1,9

Cận trên 50 m3/ha,6000 cây/ha

39,5 33,8 30,5 3,3 5,7

27 Rừng hỗn giao tựnhiên núi đá(HGD)

Cận dưới 10 m3/ha,500 cây/ha

15,8 15,3 13,8 1,5 0,5

Cận trên 50 m3/ha,6000 cây/ha

39,5 33,8 30,5 3,3 5,7

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 về việc Ban hành Quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từREDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN – REDD Việt Nam giai đoạn II.Theo đó, giá CO2 được tạm tính với giá 5 USD/tấn CO2e. Với tỷ giá ngày 23/5/2017 tạiNgân hàng Nhà nước Việt Nam 1 USD = 22.375 đồng. Do đó giá bán tín chỉ các bon

Page 52: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

46

tương đương 111.875 đồng/tấn CO2e. Theo đó, giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bìnhquân của từng trạng thái rừng tự nhiên như trong Bảng 11.

Bảng 11. Giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân các trạng thái rừng tự nhiên

ĐVT: triệu đồng/ha/nămTT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị hấp

thụ và lưugiữ các bon

Giá trị hấpthụ và lưu

giữ các boncủa gỗ

Giá trị hấpthụ và lưu

giữ các boncủa tre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6) (5) (6)1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng

thường xanh giàu (TXG)Cận dưới 201 m3/ha 7,518 7,518

Cận trên 500 m3/ha 11,825 11,825

2 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh trung bình (TXB)

Cận dưới 101 m3/ha 5,359 5,359

Cận trên 200 m3/ha 7,518 7,518

3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh nghèo (TXN)

Cận dưới 51 m3/ha 3,815 3,815

Cận trên 100 m3/ha 5,336 5,336

4 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh nghèo kiệt (TXK)

Cận dưới 10 m3/ha 1,712 1,712

Cận trên 50 m3/ha 3,781 3,781

5 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh phục hồi (TXP)

Cận dưới 10 m3/ha 1,712 1,712

Cận trên 100 m3/ha 5,336 5,336

6 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngrụng lá giàu (RLG)

Cận dưới 201 m3/ha 7,518 7,518

Cận trên 500 m3/ha 11,825 11,825

7 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngrụng lá trung bình (RLB)

Cận dưới 101 m3/ha 5,359 5,359

Cận trên 200 m3/ha 7,518 7,518

8 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngrụng lá nghèo (RLN)

Cận dưới 51 m3/ha 3,815 3,815

Cận trên 100 m3/ha 5,336 5,336

9 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngrụng lá nghèo kiệt (RLK)

Cận dưới 10 m3/ha 1,712 1,712

Cận trên 50 m3/ha 3,781 3,781

10 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngrụng lá phục hồi (RLP)

Cận dưới 10 m3/ha 1,712 1,712

Cận trên 100 m3/ha 5,336 5,336

11 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kimgiàu (LKG)

Cận dưới 201 m3/ha 0,414 0,414

Cận trên 500 m3/ha 1,040 1,040

12 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kimtrung bình (LKB)

Cận dưới 101 m3/ha 0,213 0,213

Cận trên 200 m3/ha 0,414 0,414

13 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kimnghèo (LKN)

Cận dưới 51 m3/ha 0,123 0,123

Cận trên 100 m3/ha 0,213 0,213

14 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kimnghèo kiệt (LKK)

Cận dưới 10 m3/ha 0,022 0,022

Cận trên 50 m3/ha 0,123 0,123

15 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kimphục hồi (LKP)

Cận dưới 10 m3/ha 0,022 0,022

Cận trên 100 m3/ha 0,213 0,213

16 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộnglá kim giàu (RKG)

Cận dưới 201 m3/ha 7,518 7,518

Cận trên 500 m3/ha 11,825 11,825

Page 53: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

47

TT Trạng thái rừng Khung trữ lượng Giá trị hấpthụ và lưu

giữ các bon

Giá trị hấpthụ và lưu

giữ các boncủa gỗ

Giá trị hấpthụ và lưu

giữ các boncủa tre nứa

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6) (5) (6)17 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng

lá kim trung bình (RKB)Cận dưới 101 m3/ha 5,359 5,359

Cận trên 200 m3/ha 7,518 7,518

18 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộnglá kim nghèo (RKN)

Cận dưới 51 m3/ha 3,815 3,815

Cận trên 100 m3/ha 5,336 5,336

19 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộnglá kim nghèo kiệt (RKK)

Cận dưới 10 m3/ha 1,712 1,712

Cận trên 50 m3/ha 3,781 3,781

20 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộnglá kim phục hồi (RKP)

Cận dưới 10 m3/ha 1,712 1,712

Cận trên 100 m3/ha 5,336 5,336

21 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộngthường xanh nghèo (TXDN)

Cận dưới 51 m3/ha 3,815 3,815

Cận trên 100 m3/ha 5,336 5,336

22 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộngthường xanh nghèo kiệt (TXDK)

Cận dưới 10 m3/ha 1,712 1,712

Cận trên 50 m3/ha 3,781 3,781

23 Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộngthường xanh phục hồi (TXDP)

Cận dưới 10 m3/ha 1,712 1,712

Cận trên 100 m3/ha 5,336 5,336

24 Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (LOO) Cận dưới 500 cây/ha 0,101 0,101

Cận trên 8000 cây/ha 0,850 0,850

25 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa núi đất(HG1)

Cận dưới 51 m3/ha,500 cây/ha

3,871 3,815 0,056

Cận trên 100 m3/ha,2000 cây/ha

5,549 5,336 0,213

26 Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tựnhiên núi đất (HG2)

Cận dưới 10 m3/ha,2000 cây/ha

1,925 1,712 0,213

Cận trên 50 m3/ha,6000 cây/ha

4,419 3,781 0,638

27 Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá(HGD)

Cận dưới 10 m3/ha,500 cây/ha

1,768 1,712 0,056

Cận trên 50 m3/ha,6000 cây/ha

4,419 3,781 0,638

2.2. Rừng trồngDo rừng trồng dưới 5 năm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có trữ lượng không đáng

kể nên Dự án chỉ tính giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon cho rừng trồng từ năm thứ 5 trởlên. Theo Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao nâng suất, chất lượng và giá trịrừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020 thì lượng tăng trưởng bình quân năm về trữlượng rừng trồng là 6,2%/năm. Theo đó Dự án ước tính giá trị hấp thụ và lưu giữ các boncủa các trạng thái rừng trồng từ năm thứ 5 trở lên trên bàn tỉnh Ninh Thuận như Bảng 12.

Page 54: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

48

Bảng 12. Tổng lượng tăng sinh khối bình quân của các trạng thái rừng trồng từnăm thứ 5 trở lên

TT Các trạng tháirừng gỗ trồng từ

5 năm trở lên

Khung trữ lượng Tổng sinhkhối của gỗ(tấn khô/ha

/năm)

Tổng trữ lượngcác bon của gỗ(tấn CO2e/ha

/năm)

Giá trị hấp thụ vàlưu giữ các bon(triệu đồng/ha

/năm)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Bạch đàn Cận dưới 10 m3/ha 24,8 45,5 5,090Cận trên 300 m3/ha 132,4 242,9 27,174

2 Cao su Cận dưới 10 m3/ha 17,3 31,7 3,546Cận trên 500 m3/ha 119,5 219,3 24,534

3 Cóc hành Cận dưới 10 m3/ha 21,8 40,0 4,475Cận trên 300 m3/ha 116,8 214,3 23,975

4 Đâng Cận dưới 10 m3/ha 25,3 46,4 5,191Cận trên 300 m3/ha 135,6 248,8 27,835

5 Điều Cận dưới 10 m3/ha 19,0 34,9 3,904Cận trên 500 m3/ha 130,9 240,2 26,872

6 Keo Cận dưới 10 m3/ha 22,8 41,8 4,676Cận trên 300 m3/ha 122,3 224,4 25,105

7 Lim Cận dưới 10 m3/ha 20,8 38,2 4,274Cận trên 500 m3/ha 143,5 263,4 29,468

8 Mắm Cận dưới 10 m3/ha 21,5 39,5 4,419Cận trên 300 m3/ha 115,4 211,7 23,684

9 Neem Cận dưới 10 m3/ha 21,8 40,0 4,475Cận trên 300 m3/ha 116,8 214,3 23,975

10 Neem+Keo Cận dưới 10 m3/ha 22,3 40,9 4,576Cận trên 300 m3/ha 119,5 219,3 24,534

11 Phi lao Cận dưới 10 m3/ha 24,8 45,5 5,090Cận trên 300 m3/ha 132,9 243,8 27,275

12 Thanh thất Cận dưới 10 m3/ha 15,3 28,1 3,144Cận trên 300 m3/ha 82,3 151,0 16,893

13 Thông Cận dưới 10 m3/ha 0,6 1,1 0,123Cận trên 500 m3/ha 26,4 48,5 5,426

14 Trôm Cận dưới 10 m3/ha 18,5 33,9 3,793Cận trên 300 m3/ha 99,5 182,6 20,428

15 Xà cừ Cận dưới 10 m3/ha 20,0 36,7 4,106Cận trên 500 m3/ha 137,8 252,8 28,282

3. Giá trị kinh doanh cảnh quan (V3)

Để xác định giá trị cảnh quan bình quân của các trạng thái rừng đã có hoạt độngkinh doanh cảnh quan, Dự án đã vận dụng giá thuê rừng bình quân tại các khu vực dọcbiển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý là 710.000

Page 55: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

49

đồng/ha/năm (theo Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnhNinh Thuận).

Tuy nhiên, thời điểm ban hành giá thuê rừng theo Quyết định số 1288/2010/QĐ-UBND là năm 2010. Vì vậy, trong Dự án này đã căn cứ chỉ số lạm phát hàng năm từ năm2011 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận cungcấp để tính toán, quy đổi giá thuê rừng cho thời điểm định giá. Kết quả tính toán đã xácđịnh được giá cho thuê rừng bình quân tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiêndo Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý thời điểm hiện nay là 1.123.000 đồng/ha/năm. Cụthể như Bảng 13.

Bảng 13. Giá cho thuê rừng tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên doVườn Quốc gia Núi Chúa quản lý giai đoạn 2010-2016

Hạng mục Năm2010

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Năm2014

Năm2015

Năm2016

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Chỉ số lạm phát (%) 119,36 112,95 109,77 104,44 100,53 101,84

Giá cho thuê rừng bìnhquân (đồng/ha/năm) 710.000 847.456 957.202 1.050.721 1.097.373 1.103.189 1.123.000

Vận dụng một số tiêu chí tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC đểxây dựng bảng hệ số điều chỉnh xác định giá trị cảnh quan đối với các diện tích rừng cònlại trên địa bàn tỉnh. Dự án căn cứ vào vị trí địa lý, chia ra làm 3 vùng: Vùng ven biển;Vùng trung du ở nội địa và Vùng núi ở nội địa.

Hệ số điều chỉnh giá trị kinh doanh cảnh quan của từng loại rừng được thể hiện tạiBảng 14.

Bảng 14. Biểu xác định hệ số điều chỉnh giá trị kinh doanh cảnh quanTrạng thái rừng Phân theo địa lý

Vùng venbiển (1,0)

Vùng trung du ở nộiđịa (0,6)

Vùng núi ở nội địa(0,3)

(1) (2) (3) (4)

Rừng tự nhiên giàu, trung bình (1,0) 1,0 0,8 0,7

Rừng tự nhiên khác (0,6) 0,8 0,6 0,5

Rừng trồng (0,3) 0,7 0,5 0,3

Căn cứ Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh NinhThuận về việc phê duyệt kết quả Kiểm kê rừng năm 2016 trên địa bàn tỉnh thì đai rừng tạicác khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên do Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý làcác trạng thái rừng tự nhiên nghèo hay nghèo kiệt ở vùng ven biển. Như vậy theo Bảng 14thì hệ số điều chỉnh giá trị kinh doanh cảnh quan của các khu vực dọc biển từ Thái An đếnBình Tiên do Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý là 0,8.

Vận dụng, tham khảo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuậnđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số244/QĐ-UBND ngày 02/10/2013, theo đó đã xác định được các vị trí, dự án du lịch sinhthái cảnh quan có tiềm năng. Đây là những khu vực sẽ được ưu tiên và khi xác định giá trịkinh doanh cảnh quan.

Page 56: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

50

Dựa vào hệ số điều chỉnh giá trị kinh doanh cảnh quan tại Bảng 12 kết hợp giá thuêrừng bình quân thời điểm hiện nay tại các khu vực dọc biển từ Thái An đến Bình Tiên doVườn Quốc gia Núi Chúa quản lý, Dự án xác định giá trị cảnh quan cho các trạng tháirừng của tỉnh Ninh Thuận như Bảng 15.

Bảng 15. Giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân của các loại rừngĐvt: triệu đồng/ha/năm

TT Trạng thái rừng Vùng venbiển

Vùng trung duở nội địa

Vùng núi ởnội địa

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Rừng tự nhiên giàu, trung bình 1,404 1,123 0,913

2 Rừng tự nhiên khác 1,123 0,842 0,632

3 Rừng trồng 0,913 0,632 0,421

4. Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất (V4)

Theo Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuậnvề việc phê duyệt danh mục tu sửa, nạo vét kênh mương và sửa chữa thường xuyên côngtrình thủy lợi đợt I năm 2017 trong hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTVKhai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý thì đơn giá nạo vét kênh mương bình quân bằngmáy đào trên địa bàn tỉnh là 19.059.936 đồng/100 m3. Như vậy, đơn giá nạo vét kênhmương bằng máy đào được sử dụng trong Dự án này là 19.060 đồng/m3.

Kết quả tính toán giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân (V4) được thểhiện qua Bảng 16.

Bảng 16. Giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quân của các trạng thái rừngĐvt: triệu đồng/ha/năm

TT Trạng thái rừng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất(1) (2) (3) (4)

A Rừng tự nhiênI Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh1 Rừng giàu: 201 - 500 m3/ha 1,351 1,5392 Rừng trung bình: 101 - 200 m3/ha 1,290 1,3513 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha 1,257 1,2904 Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha 1,233 1,2575 Rừng phục hồi: 10 - 100 m3/ha 1,233 1,290II Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá1 Rừng giàu: 201 - 500 m3/ha 1,202 1,5182 Rừng trung bình: 101 - 200 m3/ha 1,097 1,2023 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha 1,043 1,0974 Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha 1,002 1,0435 Rừng phục hồi: 10 - 100 m3/ha 1,002 1,097

III Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim1 Rừng giàu: 201 - 500 m3/ha 1,251 1,5262 Rừng trung bình: 101 - 200 m3/ha 1,160 1,2513 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha 1,116 1,1604 Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha 1,079 1,1165 Rừng phục hồi: 10 - 100 m3/ha 1,079 1,160

Page 57: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

51

TT Trạng thái rừng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất(1) (2) (3) (4)

IV Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim1 Rừng giàu: 201 - 500 m3/ha 1,302 1,5332 Rừng trung bình: 101 - 200 m3/ha 1,225 1,3023 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha 1,187 1,2254 Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha 1,156 1,1875 Rừng phục hồi: 10 - 100 m3/ha 1,156 1,225V Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh1 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha 0,972 1,0322 Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha 0,925 0,9723 Rừng phục hồi: 10 - 100 m3/ha 0,925 1,032

VI Rừng tre nứa1 Rừng lồ ô tự nhiên núi đất (500 - 8000 cây/ha) 0,462 0,771

VII Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1Rừng hỗn giao gỗ (51 - 100 m3/ha) - tre nứa(500 - 2000 cây/ha) tự nhiên núi đất 0,925 1,032

2Rừng hỗn giao tre nứa (2000 - 6000 cây/ha) -gỗ (10 - 50 m3/ha) tự nhiên núi đất 0,925 1,032

3Rừng hỗn giao gỗ (10 - 50 m3/ha) và tre nứa(500 - 6000 cây/ha) tự nhiên núi đá (HGD) 0,925 1,032

B Rừng trồngI Rừng trồng từ 5 năm trở lên 0,385 0,693II Rừng trồng dưới 5 năm 0,231 0,385

Page 58: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

52

PHẦN IV. KẾT QUẢ CÁC LOẠI KHUNG GIÁ RỪNG

1. Khung giá rừngTrên cơ sở giá trị trực tiếp bình quân, giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon bình quân,

giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân và giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất bình quânđược tính toán và tổng hợp như tại Phần III; Dự án đã xác định khung giá rừng bình quâncủa các trạng thái rừng như Bảng 17.

Bảng 17. Khung giá rừng bình quân của các trạng thái rừngĐvt: triệu đồng/ha

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

A Rừng tự nhiên

I Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh

1Rừng giàu:201 - 500m3/ha

326,450 802,463 316,668 787,695 7,518 11,825 0,913 1,404 1,351 1,539

2Rừng trungbình: 101 -200 m3/ha

166,672 325,342 159,110 315,069 5,359 7,518 0,913 1,404 1,290 1,351

3Rừng nghèo:51 - 100m3/ha

86,059 165,297 80,355 157,548 3,815 5,336 0,632 1,123 1,257 1,290

4Rừng nghèokiệt: 10 - 50m3/ha

19,322 84,918 15,745 78,757 1,712 3,781 0,632 1,123 1,233 1,257

5Rừng phụchồi: 10 - 100m3/ha

19,322 165,297 15,745 157,548 1,712 5,336 0,632 1,123 1,233 1,290

II Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá

1Rừng giàu:201 - 500m3/ha

796,842 1.972,986 787,209 1.958,239 7,518 11,825 0,913 1,404 1,202 1,518

2Rừng trungbình: 101 -200 m3/ha

402,919 793,411 395,550 783,287 5,359 7,518 0,913 1,404 1,097 1,202

3Rừng nghèo:51 - 100m3/ha

205,234 399,189 199,744 391,633 3,815 5,336 0,632 1,123 1,043 1,097

4Rừng nghèokiệt: 10 - 50m3/ha

42,508 201,783 39,162 195,836 1,712 3,781 0,632 1,123 1,002 1,043

5Rừng phụchồi: 10 - 100m3/ha

42,508 399,189 39,162 391,633 1,712 5,336 0,632 1,123 1,002 1,097

III Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim

1Rừng giàu:201 - 500m3/ha

269,056 666,850 266,478 662,880 0,414 1,040 0,913 1,404 1,251 1,526

Page 59: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

53

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

2Rừng trungbình: 101 -200 m3/ha

136,188 268,221 133,902 265,152 0,213 0,414 0,913 1,404 1,160 1,251

3Rừng nghèo:51 - 100m3/ha

69,485 135,072 67,614 132,576 0,123 0,213 0,632 1,123 1,116 1,160

4Rừng nghèokiệt: 10 - 50m3/ha

14,991 68,650 13,258 66,288 0,022 0,123 0,632 1,123 1,079 1,116

5Rừng phụchồi: 10 - 100m3/ha

14,991 135,072 13,258 132,576 0,022 0,213 0,632 1,123 1,079 1,160

IV Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim

1Rừng giàu:201 - 500m3/ha

309,389 760,173 299,656 745,411 7,518 11,825 0,913 1,404 1,302 1,533

2Rừng trungbình: 101 -200 m3/ha

158,065 308,389 150,568 298,165 5,359 7,518 0,913 1,404 1,225 1,302

3Rừng nghèo:51 - 100m3/ha

81,657 156,755 76,023 149,071 3,815 5,336 0,632 1,123 1,187 1,225

4Rừng nghèokiệt: 10 - 50m3/ha

18,411 80,638 14,911 74,547 1,712 3,781 0,632 1,123 1,156 1,187

5Rừng phụchồi: 10 - 100m3/ha

18,411 156,755 14,911 149,071 1,712 5,336 0,632 1,123 1,156 1,225

V Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh

1Rừng nghèo:51 - 100m3/ha

59,788 114,112 54,369 106,621 3,815 5,336 0,632 1,123 0,972 1,032

2Rừng nghèokiệt: 10 - 50m3/ha

13,929 59,183 10,660 53,307 1,712 3,781 0,632 1,123 0,925 0,972

3Rừng phụchồi: 10 - 100m3/ha

13,929 114,112 10,660 106,621 1,712 5,336 0,632 1,123 0,925 1,032

VI Rừng tre nứa

1

Rừng lồ ô tựnhiên núi đất(500 - 8000cây/ha)

2,195 18,744 1,000 16,000 0,101 0,850 0,632 1,123 0,462 0,771

VII Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1

Rừng hỗngiao gỗ (51 -100 m3/ha) -tre nứa (500- 2000cây/ha) tựnhiên núi đất

68,818 133,007 63,390 125,303 3,871 5,549 0,632 1,123 0,925 1,032

Page 60: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

54

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

2

Rừng hỗngiao tre nứa(2000 - 6000cây/ha) - gỗ(10 - 50m3/ha) tựnhiên núi đất

17,366 72,000 13,884 65,426 1,925 4,419 0,632 1,123 0,925 1,032

3

Rừng hỗngiao gỗ (10 -50 m3/ha) vàtre nứa (500- 6000cây/ha) tựnhiên núi đá(HGD)

17,033 78,546 13,708 71,972 1,768 4,419 0,632 1,123 0,925 1,032

B Rừng trồngI Rừng trồng từ 5 năm trở lên

1Bạch đàn: 10- 300 m3/ha

62,798 408,446 56,902 379,666 5,090 27,174 0,421 0,913 0,385 0,693

2Cao su: 10 -500 m3/ha

66,367 579,615 62,015 553,475 3,546 24,534 0,421 0,913 0,385 0,693

3Cóc hành: 10- 300 m3/ha

46,266 435,631 40,985 410,050 4,475 23,975 0,421 0,913 0,385 0,693

4Đâng: 10 -300 m3/ha

128,820 475,028 122,823 445,587 5,191 27,835 0,421 0,913 0,385 0,693

5Điều: 10 -500 m3/ha

33,868 129,622 29,158 101,144 3,904 26,872 0,421 0,913 0,385 0,693

6Keo: 10 -300 m3/ha

64,680 408,673 59,198 381,962 4,676 25,105 0,421 0,913 0,385 0,693

7Lim: 10 -500 m3/ha

59,827 738,981 54,747 707,907 4,274 29,468 0,421 0,913 0,385 0,693

8Mắm: 10 -300 m3/ha

116,036 169,277 110,811 143,987 4,419 23,684 0,421 0,913 0,385 0,693

9Neem: 10 -300 m3/ha

46,855 438,804 40,959 410,024 5,090 27,174 0,421 0,913 0,385 0,693

10Neem+Keo:10 - 300m3/ha

62,183 406,735 57,831 380,595 3,546 24,534 0,421 0,913 0,385 0,693

11Phi lao: 10 -300 m3/ha

70,819 477,683 65,538 452,102 4,475 23,975 0,421 0,913 0,385 0,693

12Thanh thất:10 - 300m3/ha

58,729 373,037 52,732 343,596 5,191 27,835 0,421 0,913 0,385 0,693

13Thông: 10 -500 m3/ha

49,296 793,599 44,586 765,121 3,904 26,872 0,421 0,913 0,385 0,693

14Trôm: 10 -300 m3/ha

43,048 355,141 37,566 328,430 4,676 25,105 0,421 0,913 0,385 0,693

15Xà cừ: 10 -500 m3/ha

58,296 737,450 53,216 706,376 4,274 29,468 0,421 0,913 0,385 0,693

II Rừng trồng dưới 5 năm1 Bạch đàn

a Mật độ 1111 cây/ha

Page 61: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

55

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

- Năm thứ nhất 46,424 47,070 45,772 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 72,798 73,444 72,146 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 93,159 93,805 92,507 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 104,173 104,819 103,521 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 1250 cây/ha- Năm thứ nhất 50,955 51,601 50,303 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 79,038 79,684 78,386 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 100,644 101,290 99,992 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 111,657 112,303 111,005 0,421 0,913 0,231 0,385

c Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 62,456 63,102 61,804 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 95,616 96,262 94,964 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 120,929 121,575 120,277 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 131,942 132,588 131,290 0,421 0,913 0,231 0,385

d Mật độ 2500 cây/ha- Năm thứ nhất 86,382 87,028 85,730 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 129,768 130,414 129,116 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 162,547 163,193 161,895 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 173,561 174,207 172,909 0,421 0,913 0,231 0,385

2 Cao su (Mật độ 600 cây/ha)- Năm thứ nhất 52,637 53,283 51,985 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 76,092 76,738 75,440 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 114,465 115,111 113,813 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 148,193 148,839 147,541 0,421 0,913 0,231 0,385

3 Cóc hành

a Mật độ 416 cây/ha- Năm thứ nhất 28,910 29,556 28,258 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 46,977 47,623 46,325 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 61,115 61,761 60,463 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 72,128 72,774 71,476 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 625 cây/ha- Năm thứ nhất 35,821 36,467 35,169 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 56,572 57,218 55,920 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 72,579 73,225 71,927 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 83,592 84,238 82,940 0,421 0,913 0,231 0,385

c Mật độ 833 cây/ha

- Năm thứ nhất 43,210 43,856 42,558 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 66,642 67,288 65,990 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 84,514 85,160 83,862 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 95,528 96,174 94,876 0,421 0,913 0,231 0,385

Page 62: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

56

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

d Mật độ 900 cây/ha- Năm thứ nhất 45,475 46,121 44,823 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 69,794 70,440 69,142 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 88,283 88,929 87,631 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 99,296 99,942 98,644 0,421 0,913 0,231 0,385

e Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 71,785 72,431 71,133 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 105,899 106,545 105,247 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 131,213 131,859 130,561 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 142,226 142,872 141,574 0,421 0,913 0,231 0,385

4 Đâng (Mật độ 3333 cây/ha)- Năm thứ nhất 112,345 112,991 111,693 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 129,066 129,712 128,414 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 140,780 141,426 140,128 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 144,393 145,039 143,741 0,421 0,913 0,231 0,385

5 Điềua Mật độ 416 cây/ha- Năm thứ nhất 28,341 28,987 27,689 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 46,349 46,995 45,697 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 60,487 61,133 59,835 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 71,500 72,146 70,848 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 480 cây/ha- Năm thứ nhất 30,253 30,899 29,601 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 49,104 49,750 48,452 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 63,824 64,470 63,172 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 74,838 75,484 74,186 0,421 0,913 0,231 0,385

c Mật độ 625 cây/ha- Năm thứ nhất 34,966 35,612 34,314 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 55,629 56,275 54,977 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 71,635 72,281 70,983 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 82,649 83,295 81,997 0,421 0,913 0,231 0,385

d Mật độ 714 cây/ha

- Năm thứ nhất 37,869 38,515 37,217 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 59,676 60,322 59,024 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 76,485 77,131 75,833 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 87,499 88,145 86,847 0,421 0,913 0,231 0,385

6 Keo

a Mật độ 1250 cây/ha- Năm thứ nhất 48,720 49,366 48,068 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 76,574 77,220 75,922 0,421 0,913 0,231 0,385

Page 63: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

57

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

- Năm thứ ba 98,180 98,826 97,528 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 109,194 109,840 108,542 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 59,476 60,122 58,824 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 92,330 92,976 91,678 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 117,643 118,289 116,991 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 128,657 129,303 128,005 0,421 0,913 0,231 0,385

c Mật độ 2220 cây/ha- Năm thứ nhất 74,502 75,148 73,850 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 114,033 114,679 113,381 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 144,291 144,937 143,639 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 155,305 155,951 154,653 0,421 0,913 0,231 0,385

d Mật độ 2667 cây/ha- Năm thứ nhất 86,815 87,461 86,163 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 131,744 132,390 131,092 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 165,996 166,642 165,344 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 177,009 177,655 176,357 0,421 0,913 0,231 0,385

7 Lim

a Mật độ 833 cây/ha- Năm thứ nhất 42,069 42,715 41,417 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 65,385 66,031 64,733 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 83,257 83,903 82,605 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 94,270 94,916 93,618 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 69,503 70,149 68,851 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 103,384 104,030 102,732 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 128,697 129,343 128,045 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 139,711 140,357 139,059 0,421 0,913 0,231 0,385

8 Mắm (Mật độ 3333 cây/ha)- Năm thứ nhất 110,319 110,965 109,667 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 126,850 127,496 126,198 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 138,463 139,109 137,811 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 142,075 142,721 141,423 0,421 0,913 0,231 0,385

9 Neem

a Mật độ 416 cây/ha- Năm thứ nhất 28,884 29,530 28,232 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 46,948 47,594 46,296 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 61,086 61,732 60,434 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 72,100 72,746 71,448 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 625 cây/ha

Page 64: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

58

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

- Năm thứ nhất 35,783 36,429 35,131 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 56,530 57,176 55,878 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 72,536 73,182 71,884 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 83,549 84,195 82,897 0,421 0,913 0,231 0,385

c Mật độ 833 cây/ha- Năm thứ nhất 43,158 43,804 42,506 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 66,585 67,231 65,933 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 84,457 85,103 83,805 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 95,471 96,117 94,819 0,421 0,913 0,231 0,385

d Mật độ 900 cây/ha- Năm thứ nhất 45,420 46,066 44,768 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 69,733 70,379 69,081 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 88,221 88,867 87,569 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 99,235 99,881 98,583 0,421 0,913 0,231 0,385

e Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 71,682 72,328 71,030 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 105,785 106,431 105,133 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 131,099 131,745 130,447 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 142,112 142,758 141,460 0,421 0,913 0,231 0,385

10 Neem+Keo (Mật độ 1110 cây/ha)- Năm thứ nhất 47,353 47,999 46,701 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 73,936 74,582 73,284 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 94,295 94,941 93,643 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 105,309 105,955 104,657 0,421 0,913 0,231 0,385

11 Phi lao

a Mật độ 1111 cây/ha- Năm thứ nhất 52,860 53,506 52,208 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 79,892 80,538 79,240 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 100,254 100,900 99,602 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 111,267 111,913 110,615 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 2500 cây/ha- Năm thứ nhất 100,864 101,510 100,212 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 145,732 146,378 145,080 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 178,511 179,157 177,859 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 189,525 190,171 188,873 0,421 0,913 0,231 0,385

c Mật độ 4000 cây/ha- Năm thứ nhất 152,883 153,529 152,231 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 216,990 217,636 216,338 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 263,150 263,796 262,498 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 274,164 274,810 273,512 0,421 0,913 0,231 0,385

Page 65: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

59

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

12 Thanh thấta Mật độ 833 cây/ha- Năm thứ nhất 43,354 44,000 42,702 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 66,801 67,447 66,149 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 84,673 85,319 84,021 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 95,687 96,333 95,035 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 2000 cây/ha- Năm thứ nhất 83,695 84,341 83,043 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 122,145 122,791 121,493 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 150,455 151,101 149,803 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 161,469 162,115 160,817 0,421 0,913 0,231 0,385

13 Thông

a Mật độ 555 cây/ha- Năm thứ nhất 30,533 31,179 29,881 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 50,058 50,704 49,406 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 65,441 66,087 64,789 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 76,454 77,100 75,802 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 62,110 62,756 61,458 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 95,233 95,879 94,581 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 120,547 121,193 119,895 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 131,560 132,206 130,908 0,421 0,913 0,231 0,385

c Mật độ 2500 cây/ha- Năm thứ nhất 85,862 86,508 85,210 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 129,195 129,841 128,543 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 161,974 162,620 161,322 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 172,988 173,634 172,336 0,421 0,913 0,231 0,385

14 Trôm

a Mật độ 416 cây/ha- Năm thứ nhất 28,188 28,834 27,536 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 46,181 46,827 45,529 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 60,319 60,965 59,667 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 71,332 71,978 70,680 0,421 0,913 0,231 0,385

b Mật độ 625 cây/ha- Năm thứ nhất 34,736 35,382 34,084 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 55,376 56,022 54,724 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 71,383 72,029 70,731 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 82,396 83,042 81,744 0,421 0,913 0,231 0,385

c Mật độ 714 cây/ha- Năm thứ nhất 37,607 38,253 36,955 0,421 0,913 0,231 0,385

Page 66: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

60

TTTrạng thái

rừng

Giá rừng Giá trị trực tiếpGiá trị hấp thụvà lưu giữ các

bon

Giá trị kinhdoanh cảnh

quan

Giá trị phònghộ hạn chếxói mòn đất

Thấpnhất Cao nhất Thấp

nhất Cao nhất Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

Thấpnhất

Caonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

- Năm thứ hai 59,387 60,033 58,735 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 76,197 76,843 75,545 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 87,210 87,856 86,558 0,421 0,913 0,231 0,385

15 Xà cừ (Mật độ 625 cây/ha)- Năm thứ nhất 40,538 41,184 39,886 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ hai 61,771 62,417 61,119 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ ba 77,778 78,424 77,126 0,421 0,913 0,231 0,385

- Năm thứ tư 88,791 89,437 88,139 0,421 0,913 0,231 0,385

2. Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với hành vi vi phạm pháp luậtgây thiệt hại về rừng

Căn cứ Mục III, Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008thì tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại vềrừng là số tiền mà người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng phải bồithường cho nhà nước, bao gồm giá trị lâm sản và giá trị môi trường của rừng bị thiệt hại.

- Giá trị về lâm sản hay giá trị trực tiếp là giá trị toàn bộ gỗ (cây đứng), lâm sảnngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá gây thiệt hại về rừng. Đối với diện tích rừng bị phá làrừng mới trồng, chưa hoặc có rất ít trữ lượng thì giá trị của rừng về lâm sản được tínhbằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng từ thời điểm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến thời điểm bịphá.

- Giá trị về môi trường được tính bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số ktừ 2 đến 5 (tùy theo từng loại rừng). Hệ số k được xác định như sau:

+ Đối với rừng đặc dụng, hệ số K là 5

+ Đối với rừng phòng hộ, hệ số K là 4

+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, hệ số K là 3

+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, hệ số K là 2

Theo cơ sở trên, Dự án đã xác định khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đốivới người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng như Bảng 18.

Bảng 18. Khung giá bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm phápluật gây thiệt hại về rừng

Đvt: triệu đồng/ha

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

A Rừng tự nhiênI Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh

1Rừng giàu: 201 -500 m3/ha 1.900,008 4.726,170 1.583,340 3.938,475 1.266,672 3.150,780

Page 67: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

61

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

2Rừng trung bình:101 - 200 m3/ha 954,660 1.890,414 795,550 1.575,345 636,440 1.260,276

3Rừng nghèo: 51 -100 m3/ha 482,130 945,288 401,775 787,740 321,420 630,192

4Rừng nghèo kiệt:10 - 50 m3/ha 94,470 472,542 78,725 393,785 62,980 315,028

5Rừng phục hồi: 10- 100 m3/ha 94,470 945,288 78,725 787,740 62,980 630,192

II Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá

1Rừng giàu: 201 -500 m3/ha 4.723,254 11.749,434 3.936,045 9.791,195 3.148,836 7.832,956

2Rừng trung bình:101 - 200 m3/ha 2.373,300 4.699,722 1.977,750 3.916,435 1.582,200 3.133,148

3Rừng nghèo: 51 -100 m3/ha 1.198,464 2.349,798 998,720 1.958,165 798,976 1.566,532

4Rừng nghèo kiệt:10 - 50 m3/ha 234,972 1.175,016 195,810 979,180 156,648 783,344

5Rừng phục hồi: 10- 100 m3/ha 234,972 2.349,798 195,810 1.958,165 156,648 1.566,532

III Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim

1Rừng giàu: 201 -500 m3/ha 1.598,868 3.977,280 1.332,390 3.314,400 1.065,912 2.651,520

2Rừng trung bình:101 - 200 m3/ha 803,412 1.590,912 669,510 1.325,760 535,608 1.060,608

3Rừng nghèo: 51 -100 m3/ha 405,684 795,456 338,070 662,880 270,456 530,304

4Rừng nghèo kiệt:10 - 50 m3/ha 79,548 397,728 66,290 331,440 53,032 265,152

5Rừng phục hồi: 10- 100 m3/ha 79,548 795,456 66,290 662,880 53,032 530,304

IV Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim

1Rừng giàu: 201 -500 m3/ha 1.797,936 4.472,466 1.498,280 3.727,055 1.198,624 2.981,644

2Rừng trung bình:101 - 200 m3/ha 903,408 1.788,990 752,840 1.490,825 602,272 1.192,660

3Rừng nghèo: 51 -100 m3/ha 456,138 894,426 380,115 745,355 304,092 596,284

4Rừng nghèo kiệt:10 - 50 m3/ha 89,466 447,282 74,555 372,735 59,644 298,188

5Rừng phục hồi: 10- 100 m3/ha 89,466 894,426 74,555 745,355 59,644 596,284

V Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh

1Rừng nghèo: 51 -100 m3/ha 326,214 639,726 271,845 533,105 217,476 426,484

2Rừng nghèo kiệt:10 - 50 m3/ha 63,960 319,842 53,300 266,535 42,640 213,228

3Rừng phục hồi: 10- 100 m3/ha 63,960 639,726 53,300 533,105 42,640 426,484

VI Rừng tre nứa

Page 68: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

62

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1Rừng lồ ô tự nhiênnúi đất (500 -8000 cây/ha)

6,000 96,000 5,000 80,000 4,000 64,000

VII Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1

Rừng hỗn giao gỗ(51 - 100 m3/ha) -tre nứa (500 -2000 cây/ha) tựnhiên núi đất

380,340 751,818 316,950 626,515 253,560 501,212

2

Rừng hỗn giao trenứa (2000 - 6000cây/ha) - gỗ (10 -50 m3/ha) tự nhiênnúi đất

83,304 392,556 69,420 327,130 55,536 261,704

3

Rừng hỗn giao gỗ(10 - 50 m3/ha) vàtre nứa (500 -6000 cây/ha) tựnhiên núi đá(HGD)

82,248 431,832 68,540 359,860 54,832 287,888

B Rừng trồngI Rừng trồng từ 5 năm trở lên

1Bạch đàn: 10 - 300m3/ha

341,412 2.277,996 284,510 1.898,330 170,706 1.138,998

2Cao su: 10 - 500m3/ha

372,090 3.320,850 310,075 2.767,375 186,045 1.660,425

3Cóc hành: 10 -300 m3/ha

245,910 2.460,300 204,925 2.050,250 122,955 1.230,150

4Đâng: 10 - 300m3/ha

736,938 2.673,522 614,115 2.227,935 368,469 1.336,761

5Điều: 10 - 500m3/ha

174,948 606,864 145,790 505,720 87,474 303,432

6Keo: 10 - 300m3/ha

355,188 2.291,772 295,990 1.909,810 177,594 1.145,886

7Lim: 10 - 500m3/ha

328,482 4.247,442 273,735 3.539,535 164,241 2.123,721

8Mắm: 10 - 300m3/ha

664,866 863,922 554,055 719,935 332,433 431,961

9Neem: 10 - 300m3/ha

245,754 2.460,144 204,795 2.050,120 122,877 1.230,072

10Neem+Keo: 10 -300 m3/ha

346,986 2.283,570 289,155 1.902,975 173,493 1.141,785

11Phi lao: 10 - 300m3/ha

393,228 2.712,612 327,690 2.260,510 196,614 1.356,306

12Thanh thất: 10 -300 m3/ha

316,392 2.061,576 263,660 1.717,980 158,196 1.030,788

13Thông: 10 - 500m3/ha

267,516 4.590,726 222,930 3.825,605 133,758 2.295,363

14Trôm: 10 - 300m3/ha

225,396 1.970,580 187,830 1.642,150 112,698 985,290

Page 69: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

63

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

15Xà cừ: 10 - 500m3/ha

319,296 4.238,256 266,080 3.531,880 159,648 2.119,128

II Rừng trồng dưới 5 năm1 Bạch đàna Mật độ 1111 cây/ha- Năm thứ nhất 274,632 228,860 137,316

- Năm thứ hai 432,876 360,730 216,438

- Năm thứ ba 555,042 462,535 277,521

- Năm thứ tư 621,126 517,605 310,563

b Mật độ 1250 cây/ha- Năm thứ nhất 301,818 251,515 150,909

- Năm thứ hai 470,316 391,930 235,158

- Năm thứ ba 599,952 499,960 299,976

- Năm thứ tư 666,030 555,025 333,015

c Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 370,824 309,020 185,412

- Năm thứ hai 569,784 474,820 284,892

- Năm thứ ba 721,662 601,385 360,831

- Năm thứ tư 787,740 656,450 393,870

d Mật độ 2500 cây/ha

- Năm thứ nhất 514,380 428,650 257,190

- Năm thứ hai 774,696 645,580 387,348

- Năm thứ ba 971,370 809,475 485,685

- Năm thứ tư 1.037,454 864,545 518,727

2 Cao su (Mật độ 600 cây/ha)- Năm thứ nhất 311,910 259,925 155,955

- Năm thứ hai 452,640 377,200 226,320

- Năm thứ ba 682,878 569,065 341,439

- Năm thứ tư 885,246 737,705 442,623

3 Cóc hànha Mật độ 416 cây/ha- Năm thứ nhất 169,548 141,290 84,774

- Năm thứ hai 277,950 231,625 138,975

- Năm thứ ba 362,778 302,315 181,389

- Năm thứ tư 428,856 357,380 214,428

b Mật độ 625 cây/ha- Năm thứ nhất 211,014 175,845 105,507

- Năm thứ hai 335,520 279,600 167,760

- Năm thứ ba 431,562 359,635 215,781

- Năm thứ tư 497,640 414,700 248,820

c Mật độ 833 cây/ha- Năm thứ nhất 255,348 212,790 127,674

Page 70: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

64

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

- Năm thứ hai 395,940 329,950 197,970

- Năm thứ ba 503,172 419,310 251,586

- Năm thứ tư 569,256 474,380 284,628

d Mật độ 900 cây/ha- Năm thứ nhất 268,938 224,115 134,469

- Năm thứ hai 414,852 345,710 207,426

- Năm thứ ba 525,786 438,155 262,893

- Năm thứ tư 591,864 493,220 295,932

e Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 426,798 355,665 213,399

- Năm thứ hai 631,482 526,235 315,741

- Năm thứ ba 783,366 652,805 391,683

- Năm thứ tư 849,444 707,870 424,722

4 Đâng (Mật độ 3333 cây/ha)- Năm thứ nhất 670,158 558,465 335,079

- Năm thứ hai 770,484 642,070 385,242

- Năm thứ ba 840,768 700,640 420,384

- Năm thứ tư 862,446 718,705 431,223

5 Điềua Mật độ 416 cây/ha- Năm thứ nhất 166,134 138,445 83,067

- Năm thứ hai 274,182 228,485 137,091

- Năm thứ ba 359,010 299,175 179,505

- Năm thứ tư 425,088 354,240 212,544

b Mật độ 480 cây/ha- Năm thứ nhất 177,606 148,005 88,803

- Năm thứ hai 290,712 242,260 145,356

- Năm thứ ba 379,032 315,860 189,516

- Năm thứ tư 445,116 370,930 222,558

c Mật độ 625 cây/ha- Năm thứ nhất 205,884 171,570 102,942

- Năm thứ hai 329,862 274,885 164,931

- Năm thứ ba 425,898 354,915 212,949

- Năm thứ tư 491,982 409,985 245,991

d Mật độ 714 cây/ha- Năm thứ nhất 223,302 186,085 111,651

- Năm thứ hai 354,144 295,120 177,072

- Năm thứ ba 454,998 379,165 227,499

- Năm thứ tư 521,082 434,235 260,541

6 Keoa Mật độ 1250 cây/ha

- Năm thứ nhất 288,408 240,340 144,204

Page 71: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

65

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

- Năm thứ hai 455,532 379,610 227,766

- Năm thứ ba 585,168 487,640 292,584

- Năm thứ tư 651,252 542,710 325,626

b Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 352,944 294,120 176,472

- Năm thứ hai 550,068 458,390 275,034

- Năm thứ ba 701,946 584,955 350,973

- Năm thứ tư 768,030 640,025 384,015

c Mật độ 2220 cây/ha- Năm thứ nhất 443,100 369,250 221,550

- Năm thứ hai 680,286 566,905 340,143

- Năm thứ ba 861,834 718,195 430,917

- Năm thứ tư 927,918 773,265 463,959

d Mật độ 2667 cây/ha- Năm thứ nhất 516,978 430,815 258,489

- Năm thứ hai 786,552 655,460 393,276

- Năm thứ ba 992,064 826,720 496,032

- Năm thứ tư 1.058,142 881,785 529,071

7 Lima Mật độ 833 cây/ha- Năm thứ nhất 248,502 207,085 124,251

- Năm thứ hai 388,398 323,665 194,199

- Năm thứ ba 495,630 413,025 247,815

- Năm thứ tư 561,708 468,090 280,854

b Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 413,106 344,255 206,553

- Năm thứ hai 616,392 513,660 308,196

- Năm thứ ba 768,270 640,225 384,135

- Năm thứ tư 834,354 695,295 417,177

8 Mắm (Mật độ 3333 cây/ha)- Năm thứ nhất 658,002 548,335 329,001

- Năm thứ hai 757,188 630,990 378,594

- Năm thứ ba 826,866 689,055 413,433

- Năm thứ tư 848,538 707,115 424,269

9 Neema Mật độ 416 cây/ha- Năm thứ nhất 169,392 141,160 84,696

- Năm thứ hai 277,776 231,480 138,888

- Năm thứ ba 362,604 302,170 181,302

- Năm thứ tư 428,688 357,240 214,344

b Mật độ 625 cây/ha- Năm thứ nhất 210,786 175,655 105,393

Page 72: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

66

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

- Năm thứ hai 335,268 279,390 167,634

- Năm thứ ba 431,304 359,420 215,652

- Năm thứ tư 497,382 414,485 248,691

c Mật độ 833 cây/ha- Năm thứ nhất 255,036 212,530 127,518

- Năm thứ hai 395,598 329,665 197,799

- Năm thứ ba 502,830 419,025 251,415

- Năm thứ tư 568,914 474,095 284,457

d Mật độ 900 cây/ha- Năm thứ nhất 268,608 223,840 134,304

- Năm thứ hai 414,486 345,405 207,243

- Năm thứ ba 525,414 437,845 262,707

- Năm thứ tư 591,498 492,915 295,749

e Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 426,180 355,150 213,090

- Năm thứ hai 630,798 525,665 315,399

- Năm thứ ba 782,682 652,235 391,341

- Năm thứ tư 848,760 707,300 424,380

10 Neem+Keo (Mật độ 1111 cây/ha)- Năm thứ nhất 280,206 233,505 140,103

- Năm thứ hai 439,704 366,420 219,852

- Năm thứ ba 561,858 468,215 280,929

- Năm thứ tư 627,942 523,285 313,971

11 Phi laoa Mật độ 1111 cây/ha- Năm thứ nhất 313,248 261,040 156,624

- Năm thứ hai 475,440 396,200 237,720

- Năm thứ ba 597,612 498,010 298,806

- Năm thứ tư 663,690 553,075 331,845

b Mật độ 2500 cây/ha- Năm thứ nhất 601,272 501,060 300,636

- Năm thứ hai 870,480 725,400 435,240

- Năm thứ ba 1.067,154 889,295 533,577

- Năm thứ tư 1.133,238 944,365 566,619

c Mật độ 4000 cây/ha- Năm thứ nhất 913,386 761,155 456,693

- Năm thứ hai 1.298,028 1.081,690 649,014

- Năm thứ ba 1.574,988 1.312,490 787,494

- Năm thứ tư 1.641,072 1.367,560 820,536

12 Thanh thấta Mật độ 833 cây/ha- Năm thứ nhất 256,212 213,510 128,106

Page 73: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

67

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

- Năm thứ hai 396,894 330,745 198,447

- Năm thứ ba 504,126 420,105 252,063

- Năm thứ tư 570,210 475,175 285,105

b Mật độ 2000 cây/ha- Năm thứ nhất 498,258 415,215 249,129

- Năm thứ hai 728,958 607,465 364,479

- Năm thứ ba 898,818 749,015 449,409

- Năm thứ tư 964,902 804,085 482,451

13 Thônga Mật độ 555 cây/ha- Năm thứ nhất 179,286 149,405 89,643

- Năm thứ hai 296,436 247,030 148,218

- Năm thứ ba 388,734 323,945 194,367

- Năm thứ tư 454,812 379,010 227,406

b Mật độ 1667 cây/ha- Năm thứ nhất 368,748 307,290 184,374

- Năm thứ hai 567,486 472,905 283,743

- Năm thứ ba 719,370 599,475 359,685

- Năm thứ tư 785,448 654,540 392,724

c Mật độ 2500 cây/ha- Năm thứ nhất 511,260 426,050 255,630

- Năm thứ hai 771,258 642,715 385,629

- Năm thứ ba 967,932 806,610 483,966

- Năm thứ tư 1.034,016 861,680 517,008

14 Trôma Mật độ 416 cây/ha- Năm thứ nhất 165,216 137,680 82,608

- Năm thứ hai 273,174 227,645 136,587

- Năm thứ ba 358,002 298,335 179,001

- Năm thứ tư 424,080 353,400 212,040

b Mật độ 625 cây/ha- Năm thứ nhất 204,504 170,420 102,252

- Năm thứ hai 328,344 273,620 164,172

- Năm thứ ba 424,386 353,655 212,193

- Năm thứ tư 490,464 408,720 245,232

c Mật độ 714 cây/ha- Năm thứ nhất 221,730 184,775 110,865

- Năm thứ hai 352,410 293,675 176,205

- Năm thứ ba 453,270 377,725 226,635

- Năm thứ tư 519,348 432,790 259,674

15 Xà cừ (Mật độ 625 cây/ha)- Năm thứ nhất 239,316 199,430 119,658

Page 74: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

68

TT Trạng thái rừngRừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

- Năm thứ hai 366,714 305,595 183,357

- Năm thứ ba 462,756 385,630 231,378

- Năm thứ tư 528,834 440,695 264,417

3. Khung giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng3.1. Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chứcquản lý hệ thống rừng đặc dụng và Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừngđặc dụng. Dự án đã xác định giá quyền sử dụng rừng đặc dụng gồm giá trị kinh doanhcảnh quan, giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon và giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đấttrong Bảng 19.

Bảng 19. Khung giá quyền sử dụng rừng đặc dụng bình quân

Đvt: triệu đồng/ha/năm

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sửdụng rừngđặc dụng

Giá trị hấpthụ và

lưu giữ cácbon

Giá trịkinh

doanhcảnh quan

Giá trịphòng hộ

hạn chế xóimòn đất

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)

A Rừng tự nhiên

I Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh

1 Rừng giàu: 201 - 500 m3/haThấp nhất 9,782 7,518 0,913 1,351

Cao nhất 14,768 11,825 1,404 1,539

2Rừng trung bình: 101 - 200m3/ha

Thấp nhất 7,562 5,359 0,913 1,290

Cao nhất 10,273 7,518 1,404 1,351

3 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/haThấp nhất 5,704 3,815 0,632 1,257

Cao nhất 7,749 5,336 1,123 1,290

4Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấp nhất 3,577 1,712 0,632 1,233

Cao nhất 6,161 3,781 1,123 1,257

5Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấp nhất 3,577 1,712 0,632 1,233

Cao nhất 7,749 5,336 1,123 1,290

II Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá

1 Rừng giàu: 201 - 500 m3/haThấp nhất 9,633 7,518 0,913 1,202

Cao nhất 14,747 11,825 1,404 1,518

2Rừng trung bình: 101 - 200m3/ha

Thấp nhất 7,369 5,359 0,913 1,097

Cao nhất 10,124 7,518 1,404 1,202

3 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/haThấp nhất 5,490 3,815 0,632 1,043

Cao nhất 7,556 5,336 1,123 1,097

4Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấp nhất 3,346 1,712 0,632 1,002

Cao nhất 5,947 3,781 1,123 1,043

Page 75: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

69

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sửdụng rừngđặc dụng

Giá trị hấpthụ và

lưu giữ cácbon

Giá trịkinh

doanhcảnh quan

Giá trịphòng hộ

hạn chế xóimòn đất

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)

5Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấp nhất 3,346 1,712 0,632 1,002

Cao nhất 7,556 5,336 1,123 1,097

III Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim

1 Rừng giàu: 201 - 500 m3/haThấp nhất 2,578 0,414 0,913 1,251

Cao nhất 3,970 1,040 1,404 1,526

2Rừng trung bình: 101 - 200m3/ha

Thấp nhất 2,286 0,213 0,913 1,160

Cao nhất 3,069 0,414 1,404 1,251

3 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/haThấp nhất 1,871 0,123 0,632 1,116

Cao nhất 2,496 0,213 1,123 1,160

4Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấp nhất 1,733 0,022 0,632 1,079

Cao nhất 2,362 0,123 1,123 1,116

5Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấp nhất 1,733 0,022 0,632 1,079

Cao nhất 2,496 0,213 1,123 1,160

IV Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim

1 Rừng giàu: 201 - 500 m3/haThấp nhất 9,733 7,518 0,913 1,302

Cao nhất 14,762 11,825 1,404 1,533

2Rừng trung bình: 101 - 200m3/ha

Thấp nhất 7,497 5,359 0,913 1,225

Cao nhất 10,224 7,518 1,404 1,302

3 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/haThấp nhất 5,634 3,815 0,632 1,187

Cao nhất 7,684 5,336 1,123 1,225

4Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấp nhất 3,500 1,712 0,632 1,156

Cao nhất 6,091 3,781 1,123 1,187

5Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấp nhất 3,500 1,712 0,632 1,156

Cao nhất 7,684 5,336 1,123 1,225

V Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh

1 Rừng nghèo: 51 - 100 m3/haThấp nhất 5,419 3,815 0,632 0,972Cao nhất 7,491 5,336 1,123 1,032

2Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấp nhất 3,269 1,712 0,632 0,925Cao nhất 5,876 3,781 1,123 0,972

3Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấp nhất 3,269 1,712 0,632 0,925Cao nhất 7,491 5,336 1,123 1,032

VI Rừng tre nứa

1Rừng lồ ô tự nhiên núi đất(500 - 8000 cây/ha)

Thấp nhất 1,195 0,101 0,632 0,462

Cao nhất 2,744 0,850 1,123 0,771

VII Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1Rừng hỗn giao gỗ (51 - 100m3/ha) - tre nứa (500 - 2000cây/ha) tự nhiên núi đất

Thấp nhất 5,428 3,871 0,632 0,925

Cao nhất 7,704 5,549 1,123 1,032

Page 76: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

70

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sửdụng rừngđặc dụng

Giá trị hấpthụ và

lưu giữ cácbon

Giá trịkinh

doanhcảnh quan

Giá trịphòng hộ

hạn chế xóimòn đất

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7)

2Rừng hỗn giao tre nứa (2000- 6000 cây/ha) - gỗ (10 - 50m3/ha) tự nhiên núi đất

Thấp nhất 3,482 1,925 0,632 0,925

Cao nhất 6,574 4,419 1,123 1,032

3

Rừng hỗn giao gỗ (10 - 50m3/ha) và tre nứa (500 - 6000cây/ha) tự nhiên núi đá(HGD)

Thấp nhất 3,325 1,768 0,632 0,925

Cao nhất 6,574 4,419 1,123 1,032

B Rừng trồngI Rừng trồng từ 5 năm trở lên

1 Bạch đàn: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,896 5,090 0,421 0,385

Cao nhất 28,780 27,174 0,913 0,693

2 Cao su: 10 - 500 m3/haThấp nhất 4,352 3,546 0,421 0,385

Cao nhất 26,140 24,534 0,913 0,693

3 Cóc hành: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,281 4,475 0,421 0,385

Cao nhất 25,581 23,975 0,913 0,693

4 Đâng: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,997 5,191 0,421 0,385

Cao nhất 29,441 27,835 0,913 0,693

5 Điều: 10 - 500 m3/haThấp nhất 4,710 3,904 0,421 0,385

Cao nhất 28,478 26,872 0,913 0,693

6 Keo: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,482 4,676 0,421 0,385

Cao nhất 26,711 25,105 0,913 0,693

7 Lim: 10 - 500 m3/haThấp nhất 5,080 4,274 0,421 0,385

Cao nhất 31,074 29,468 0,913 0,693

8 Mắm: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,225 4,419 0,421 0,385

Cao nhất 25,290 23,684 0,913 0,693

9 Neem: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,281 4,475 0,421 0,385

Cao nhất 25,581 23,975 0,913 0,693

10 Neem+Keo: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,382 4,576 0,421 0,385

Cao nhất 26,140 24,534 0,913 0,693

11 Phi lao: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,896 5,090 0,421 0,385

Cao nhất 28,881 27,275 0,913 0,693

12 Thanh thất: 10 - 300 m3/haThấp nhất 3,950 3,144 0,421 0,385

Cao nhất 18,499 16,893 0,913 0,693

13 Thông: 10 - 500 m3/haThấp nhất 0,929 0,123 0,421 0,385

Cao nhất 7,032 5,426 0,913 0,693

14 Trôm: 10 - 300 m3/haThấp nhất 4,599 3,793 0,421 0,385

Cao nhất 22,034 20,428 0,913 0,693

15 Xà cừ: 10 - 500 m3/haThấp nhất 4,912 4,106 0,421 0,385

Cao nhất 29,888 28,282 0,913 0,693

II Rừng trồng dưới 5 nămThấp nhất 0,652 0,421 0,231

Cao nhất 1,298 0,913 0,385

Page 77: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

71

3.2. Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộCăn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính Phủ

về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ. Dự án xác định giá quyền sử dụng rừngphòng hộ gồm (i) giá trị trực tiếp (nếu có) là gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ; và (ii) giá trị giántiếp là giá trị kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác củarừng như giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mòn đất. Trongđó, Điều 16 của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chínhphủ về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ quy định được khai thác tre nứa trongrừng phòng hộ với cường độ không quá 30% trữ lượng. Do đó, giá quyền sử dụng rừngphòng hộ chỉ bao gồm các giá trị gián tiếp và giá trị của tre nứa. Cụ thể khung giá quyềnsử dụng rừng phòng hộ bình quân được trình bày trong Bảng 20.

Bảng 20. Khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ bình quân

Đvt: triệu đồng/ha/năm

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sử dụngrừng phòng hộ

Giá trịtrựctiếp

Giá trịhấp thụ

vàlưu giữcác bon

Giá trịkinh

doanhcảnhquan

Giá trịphòng hộhạn chếxói mòn

đất(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7)+(8) (5) (6) (7) (8)

A Rừng tự nhiên

I Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh

1Rừng giàu: 201 - 500m3/ha

Thấp nhất 9,782 7,518 0,913 1,351

Cao nhất 14,768 11,825 1,404 1,539

2Rừng trung bình: 101 -200 m3/ha

Thấp nhất 7,562 5,359 0,913 1,290

Cao nhất 10,273 7,518 1,404 1,351

3Rừng nghèo: 51 - 100m3/ha

Thấp nhất 5,704 3,815 0,632 1,257

Cao nhất 7,749 5,336 1,123 1,290

4Rừng nghèo kiệt: 10 -50 m3/ha

Thấp nhất 3,577 1,712 0,632 1,233

Cao nhất 6,161 3,781 1,123 1,257

5Rừng phục hồi: 10 -100 m3/ha

Thấp nhất 3,577 1,712 0,632 1,233

Cao nhất 7,749 5,336 1,123 1,290

II Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá

1Rừng giàu: 201 - 500m3/ha

Thấp nhất 9,633 7,518 0,913 1,202

Cao nhất 14,747 11,825 1,404 1,518

2Rừng trung bình: 101 -200 m3/ha

Thấp nhất 7,369 5,359 0,913 1,097

Cao nhất 10,124 7,518 1,404 1,202

3Rừng nghèo: 51 - 100m3/ha

Thấp nhất 5,490 3,815 0,632 1,043

Cao nhất 7,556 5,336 1,123 1,097

4Rừng nghèo kiệt: 10 -50 m3/ha

Thấp nhất 3,346 1,712 0,632 1,002

Cao nhất 5,947 3,781 1,123 1,043

5Rừng phục hồi: 10 -100 m3/ha

Thấp nhất 3,346 1,712 0,632 1,002

Cao nhất 7,556 5,336 1,123 1,097

Page 78: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

72

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sử dụngrừng phòng hộ

Giá trịtrựctiếp

Giá trịhấp thụ

vàlưu giữcác bon

Giá trịkinh

doanhcảnhquan

Giá trịphòng hộhạn chếxói mòn

đất(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7)+(8) (5) (6) (7) (8)

III Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim

1Rừng giàu: 201 - 500m3/ha

Thấp nhất 2,578 0,414 0,913 1,251

Cao nhất 3,970 1,040 1,404 1,526

2Rừng trung bình: 101 -200 m3/ha

Thấp nhất 2,286 0,213 0,913 1,160

Cao nhất 3,069 0,414 1,404 1,251

3Rừng nghèo: 51 - 100m3/ha

Thấp nhất 1,871 0,123 0,632 1,116

Cao nhất 2,496 0,213 1,123 1,160

4Rừng nghèo kiệt: 10 -50 m3/ha

Thấp nhất 1,733 0,022 0,632 1,079

Cao nhất 2,362 0,123 1,123 1,116

5Rừng phục hồi: 10 -100 m3/ha

Thấp nhất 1,733 0,022 0,632 1,079

Cao nhất 2,496 0,213 1,123 1,160

IV Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim

1Rừng giàu: 201 - 500m3/ha

Thấp nhất 9,733 7,518 0,913 1,302

Cao nhất 14,762 11,825 1,404 1,533

2Rừng trung bình: 101 -200 m3/ha

Thấp nhất 7,497 5,359 0,913 1,225

Cao nhất 10,224 7,518 1,404 1,302

3Rừng nghèo: 51 - 100m3/ha

Thấp nhất 5,634 3,815 0,632 1,187

Cao nhất 7,684 5,336 1,123 1,225

4Rừng nghèo kiệt: 10 -50 m3/ha

Thấp nhất 3,500 1,712 0,632 1,156

Cao nhất 6,091 3,781 1,123 1,187

5Rừng phục hồi: 10 -100 m3/ha

Thấp nhất 3,500 1,712 0,632 1,156

Cao nhất 7,684 5,336 1,123 1,225

V Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh

1Rừng nghèo: 51 - 100m3/ha

Thấp nhất 5,419 3,815 0,632 0,972

Cao nhất 7,491 5,336 1,123 1,032

2Rừng nghèo kiệt: 10 -50 m3/ha

Thấp nhất 3,269 1,712 0,632 0,925

Cao nhất 5,876 3,781 1,123 0,972

3Rừng phục hồi: 10 -100 m3/ha

Thấp nhất 3,269 1,712 0,632 0,925

Cao nhất 7,491 5,336 1,123 1,032

VI Rừng tre nứa

1Rừng lồ ô tự nhiên núiđất (500 - 8000cây/ha)

Thấp nhất 1,395 0,200 0,101 0,632 0,462

Cao nhất 5,944 3,200 0,850 1,123 0,771

VII Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1

Rừng hỗn giao gỗ (51- 100 m3/ha) - tre nứa(500 - 2000 cây/ha) tựnhiên núi đất

Thấp nhất 5,528 0,100 3,871 0,632 0,925

Cao nhất 8,104 0,400 5,549 1,123 1,032

Page 79: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

73

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sử dụngrừng phòng hộ

Giá trịtrựctiếp

Giá trịhấp thụ

vàlưu giữcác bon

Giá trịkinh

doanhcảnhquan

Giá trịphòng hộhạn chếxói mòn

đất(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7)+(8) (5) (6) (7) (8)

2

Rừng hỗn giao tre nứa(2000 - 6000 cây/ha) -gỗ (10 - 50 m3/ha) tựnhiên núi đất

Thấp nhất 3,882 0,400 1,925 0,632 0,925

Cao nhất 7,774 1,200 4,419 1,123 1,032

3

Rừng hỗn giao gỗ (10- 50 m3/ha) và tre nứa(500 - 6000 cây/ha) tựnhiên núi đá (HGD)

Thấp nhất 3,425 0,100 1,768 0,632 0,925

Cao nhất 7,774 1,200 4,419 1,123 1,032

B Rừng trồngI Rừng trồng từ 5 năm trở lên

1Bạch đàn: 10 - 300m3/ha

Thấp nhất 5,896 5,090 0,421 0,385Cao nhất 28,780 27,174 0,913 0,693

2 Cao su: 10 - 500 m3/haThấp nhất 4,352 3,546 0,421 0,385

Cao nhất 26,140 24,534 0,913 0,693

3Cóc hành: 10 - 300m3/ha

Thấp nhất 5,281 4,475 0,421 0,385

Cao nhất 25,581 23,975 0,913 0,693

4 Đâng: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,997 5,191 0,421 0,385

Cao nhất 29,441 27,835 0,913 0,693

5 Điều: 10 - 500 m3/haThấp nhất 4,710 3,904 0,421 0,385

Cao nhất 28,478 26,872 0,913 0,693

6 Keo: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,482 4,676 0,421 0,385

Cao nhất 26,711 25,105 0,913 0,693

7 Lim: 10 - 500 m3/haThấp nhất 5,080 4,274 0,421 0,385

Cao nhất 31,074 29,468 0,913 0,693

8 Mắm: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,225 4,419 0,421 0,385

Cao nhất 25,290 23,684 0,913 0,693

9 Neem: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,281 4,475 0,421 0,385

Cao nhất 25,581 23,975 0,913 0,693

10Neem+Keo: 10 - 300m3/ha

Thấp nhất 5,382 4,576 0,421 0,385

Cao nhất 26,140 24,534 0,913 0,693

11 Phi lao: 10 - 300 m3/haThấp nhất 5,896 5,090 0,421 0,385

Cao nhất 28,881 27,275 0,913 0,693

12Thanh thất: 10 - 300m3/ha

Thấp nhất 3,950 3,144 0,421 0,385

Cao nhất 18,499 16,893 0,913 0,693

13 Thông: 10 - 500 m3/haThấp nhất 0,929 0,123 0,421 0,385

Cao nhất 7,032 5,426 0,913 0,693

14 Trôm: 10 - 300 m3/haThấp nhất 4,599 3,793 0,421 0,385

Cao nhất 22,034 20,428 0,913 0,693

15 Xà cừ: 10 - 500 m3/haThấp nhất 4,912 4,106 0,421 0,385

Cao nhất 29,888 28,282 0,913 0,693

II Rừng trồng dưới 5năm

Thấp nhất 0,652 0,421 0,231

Cao nhất 1,298 0,913 0,385

Page 80: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

74

3.3. Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Căn cứ Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chínhphủ về ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất. Dự án xác định giá quyền sử dụng rừngsản xuất là rừng tự nhiên gồm (i) giá trị trực tiếp (nếu có) là gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ; và(ii) giá trị gián tiếp là giá trị kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịchvụ khác của rừng như giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon, giá trị phòng hộ hạn chế xói mònđất. Trong đó có quy định đối tượng được khai thác gỗ trong rừng sản xuất là rừng tựnhiên gồm trạng thái rừng giàu và rừng trung bình (Khoản 1, Điều 11).

Dự án đã xác định khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên bìnhquân như Bảng 21.

Bảng 21. Khung giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên bình quân

Đvt: triệu đồng/ha/năm

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sử dụngrừng sản xuất làrừng tự nhiên

Giá trịtrựctiếp

Giá trịhấp thụ

vàlưu giữ

cácbon

Giá trịkinh

doanhcảnhquan

Giá trịphòng hộhạn chếxói mòn

đất

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7)+(8) (5) (6) (7) (8)

A Rừng tự nhiên

I Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh

1Rừng giàu: 200 - 500m3/ha

Thấpnhất 12,941 3,159 7,518 0,913 1,351

Cao nhất 22,640 7,872 11,825 1,404 1,539

2Rừng trung bình: 100 -200 m3/ha

Thấpnhất 9,162 1,600 5,359 0,913 1,290

Cao nhất 13,428 3,155 7,518 1,404 1,351

3Rừng nghèo: 50 - 100m3/ha

Thấpnhất 5,704 3,815 0,632 1,257

Cao nhất 7,749 5,336 1,123 1,290

4Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấpnhất 3,577 1,712 0,632 1,233

Cao nhất 6,161 3,781 1,123 1,257

5Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấpnhất 3,577 1,712 0,632 1,233

Cao nhất 7,749 5,336 1,123 1,290

II Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá

1Rừng giàu: 200 - 500m3/ha

Thấpnhất 17,502 7,869 7,518 0,913 1,202

Cao nhất 34,328 19,581 11,825 1,404 1,518

2Rừng trung bình: 100 -200 m3/ha

Thấpnhất 11,327 3,958 5,359 0,913 1,097

Cao nhất 17,956 7,832 7,518 1,404 1,202

3Rừng nghèo: 50 - 100m3/ha

Thấpnhất 5,490 3,815 0,632 1,043

Cao nhất 7,556 5,336 1,123 1,097

Page 81: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

75

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sử dụngrừng sản xuất làrừng tự nhiên

Giá trịtrựctiếp

Giá trịhấp thụ

vàlưu giữ

cácbon

Giá trịkinh

doanhcảnhquan

Giá trịphòng hộhạn chếxói mòn

đất

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7)+(8) (5) (6) (7) (8)

4Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấpnhất 3,346 1,712 0,632 1,002

Cao nhất 5,947 3,781 1,123 1,043

5Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấpnhất 3,346 1,712 0,632 1,002

Cao nhất 7,556 5,336 1,123 1,097

III Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim

1Rừng giàu: 200 - 500m3/ha

Thấpnhất 5,244 2,666 0,414 0,913 1,251

Cao nhất 10,599 6,629 1,040 1,404 1,526

2Rừng trung bình: 100 -200 m3/ha

Thấpnhất 3,626 1,340 0,213 0,913 1,160

Cao nhất 5,720 2,651 0,414 1,404 1,251

3Rừng nghèo: 50 - 100m3/ha

Thấpnhất 1,871 0,123 0,632 1,116

Cao nhất 2,496 0,213 1,123 1,160

4Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấpnhất 1,733 0,022 0,632 1,079

Cao nhất 2,362 0,123 1,123 1,116

5Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấpnhất 1,733 0,022 0,632 1,079

Cao nhất 2,496 0,213 1,123 1,160IV Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng lá kim

1Rừng giàu: 200 - 500m3/ha

Thấpnhất 12,726 2,993 7,518 0,913 1,302

Cao nhất 22,230 7,468 11,825 1,404 1,533

2Rừng trung bình: 100 -200 m3/ha

Thấpnhất 9,004 1,507 5,359 0,913 1,225

Cao nhất 13,206 2,982 7,518 1,404 1,302

3Rừng nghèo: 50 - 100m3/ha

Thấpnhất 5,634 3,815 0,632 1,187

Cao nhất 7,684 5,336 1,123 1,225

4Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấpnhất 3,500 1,712 0,632 1,156

Cao nhất 6,091 3,781 1,123 1,187

5Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấpnhất 3,500 1,712 0,632 1,156

Cao nhất 7,684 5,336 1,123 1,225V Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh

1Rừng nghèo: 50 - 100m3/ha

Thấpnhất 5,419 3,815 0,632 0,972

Cao nhất 7,491 5,336 1,123 1,032

2Rừng nghèo kiệt: 10 - 50m3/ha

Thấpnhất 3,269 1,712 0,632 0,925

Page 82: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

76

TT Trạng thái rừngThấpnhất,

cao nhất

Quyền sử dụngrừng sản xuất làrừng tự nhiên

Giá trịtrựctiếp

Giá trịhấp thụ

vàlưu giữ

cácbon

Giá trịkinh

doanhcảnhquan

Giá trịphòng hộhạn chếxói mòn

đất

(1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7)+(8) (5) (6) (7) (8)

Cao nhất 5,876 3,781 1,123 0,972

3Rừng phục hồi: 10 - 100m3/ha

Thấpnhất 3,269 1,712 0,632 0,925

Cao nhất 7,491 5,336 1,123 1,032VI Rừng tre nứa

1Rừng lồ ô tự nhiên núi đất(500 - 8000 cây/ha)

Thấpnhất 1,395 0,200 0,101 0,632 0,462

Cao nhất 5,944 3,200 0,850 1,123 0,771

VII Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1

Rừng hỗn giao gỗ (50 -100 m3/ha) - tre nứa (500 -2000 cây/ha) tự nhiên núiđất

Thấpnhất 5,528 0,100 3,871 0,632 0,925

Cao nhất 8,104 0,400 5,549 1,123 1,032

2

Rừng hỗn giao tre nứa(2000 - 6000 cây/ha) - gỗ(10 - 50 m3/ha) tự nhiênnúi đất

Thấpnhất 3,882 0,400 1,925 0,632 0,925

Cao nhất 7,774 1,200 4,419 1,123 1,032

3

Rừng hỗn giao gỗ (10 - 50m3/ha) và tre nứa (500 -6000 cây/ha) tự nhiên núiđá (HGD)

Thấpnhất 3,425 0,100 1,768 0,632 0,925

Cao nhất 7,774 1,200 4,419 1,123 1,032

3.4. Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồngDo rừng sản xuất là rừng trồng với mục tiêu sản xuất gỗ là chính nên khung giá

quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trong dự án này không bao hàm các giá trị giántiếp (như giá trị hấp thụ và lưu giữ các bon, giá trị kinh doanh cảnh quan và giá trị phònghộ hạn chế xói mòn đất). Dự án đã xác định khung giá quyền sở hữu rừng trồng bình quânnhư Bảng 22.

Bảng 22. Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trồng bình quân

Đvt: triệu đồng/ha

TT Trạng thái rừngGiai đoạn 1 Giai đoạn 2

Năm thứnhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Thấp

nhấtCaonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

I Bạch đàn

1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 1111cây/ha

45,772 72,146 92,507 103,521

-Mật độ 1250cây/ha

50,303 78,386 99,992 111,005

-Mật độ 1667cây/ha

61,804 94,964 120,277 131,290

Page 83: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

77

TT Trạng thái rừngGiai đoạn 1 Giai đoạn 2

Năm thứnhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Thấp

nhấtCaonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

-Mật độ 2500cây/ha

85,730 129,116 161,895 172,909

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 56,902 379,666

II Cao su

1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 600cây/ha

51,985 75,440 113,813 147,541

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 500 m3) 62,015 553,475

III Cóc hành

1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 416cây/ha

28,258 46,325 60,463 71,476

-Mật độ 625cây/ha

35,169 55,920 71,927 82,940

-Mật độ 833cây/ha

42,558 65,990 83,862 94,876

-Mật độ 900cây/ha

44,823 69,142 87,631 98,644

-Mật độ 1667cây/ha

71,133 105,247 130,561 141,574

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 40,985 410,050

IV Đâng1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 3333cây/ha

111,693 128,414 140,128 143,741

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 122,823 445,587

V Điều1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 416cây/ha

27,689 45,697 59,835 70,848

-Mật độ 480cây/ha

29,601 48,452 63,172 74,186

-Mật độ 625cây/ha

34,314 54,977 70,983 81,997

-Mật độ 714cây/ha

37,217 59,024 75,833 86,847

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 500 m3) 29,158 101,144

VI Keo

1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 1250cây/ha

48,068 75,922 97,528 108,542

-Mật độ 1667cây/ha

58,824 91,678 116,991 128,005

-Mật độ 2220cây/ha

73,850 113,381 143,639 154,653

Page 84: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

78

TT Trạng thái rừngGiai đoạn 1 Giai đoạn 2

Năm thứnhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Thấp

nhấtCaonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

-Mật độ 2667cây/ha

86,163 131,092 165,344 176,357

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 59,198 381,962

VII Lim

1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 833cây/ha

41,417 64,733 82,605 93,618

-Mật độ 1667cây/ha

68,851 102,732 128,045 139,059

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 500 m3) 54,747 707,907

VIII Mắm1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 3333cây/ha

109,667 126,198 137,811 141,423

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 110,811 143,987

IX Neem1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 416cây/ha

28,232 46,296 60,434 71,448

-Mật độ 625cây/ha

35,131 55,878 71,884 82,897

-Mật độ 833cây/ha

42,506 65,933 83,805 94,819

-Mật độ 900cây/ha

44,768 69,081 87,569 98,583

-Mật độ 1667cây/ha

71,030 105,133 130,447 141,460

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 40,959 410,024

X Neem+Keo1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 1111cây/ha

46,701 73,284 93,643 104,657

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 57,831 380,595

XI Phi lao1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 1111cây/ha

52,208 79,240 99,602 110,615

-Mật độ 2500cây/ha

100,212 145,080 177,859 188,873

-Mật độ 4000cây/ha

152,231 216,338 262,498 273,512

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 65,538 452,102

XII Thanh thất1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

Page 85: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

79

TT Trạng thái rừngGiai đoạn 1 Giai đoạn 2

Năm thứnhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Thấp

nhấtCaonhất

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

-Mật độ 833cây/ha

42,702 66,149 84,021 95,035

-Mật độ 2000cây/ha

83,043 121,493 149,803 160,817

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 52,732 343,596

XIII Thông1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 555cây/ha

29,881 49,406 64,789 75,802

-Mật độ 1667cây/ha

61,458 94,581 119,895 130,908

-Mật độ 2500cây/ha

85,210 128,543 161,322 172,336

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 500 m3) 44,586 765,121

XIV Trôm1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 416cây/ha

27,536 45,529 59,667 70,680

-Mật độ 625cây/ha

34,084 54,724 70,731 81,744

-Mật độ 714cây/ha

36,955 58,735 75,545 86,558

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 300 m3) 37,566 328,430

XV Xà cừ1 Giai đoạn 1: Dưới 5 năm

-Mật độ 625cây/ha

39,886 61,119 77,126 88,139

2 Giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên (Trữ lượng từ 10 - 500 m3) 53,216 706,376

4. Khung giá cho thuê rừngVới mục đích cho thuê kinh doanh cảnh quan nên Dự án đề xuất giá cho thuê rừng

bình quân bằng giá trị kinh doanh cảnh quan bình quân. Do đó, Dự án đã xác định khunggiá cho thuê rừng bình quân như Bảng 23.

Bảng 23. Khung giá cho thuê rừng bình quân

Đvt: triệu đồng/ha/năm

STT Trạng thái rừng Vùng venbiển

Vùng trung duở nội địa

Vùng núi ởnội địa

1 Rừng tự nhiên giàu, trung bình 1,404 1,123 0,913

2 Rừng tự nhiên khác 1,123 0,842 0,632

3 Rừng trồng 0,913 0,632 0,421

Ghi chú: trên đây là khung giá cho thuê rừng bình quân trên địa bàn tỉnh NinhThuận. Đối với những khu vực đặc thù (về vị trí, cảnh quan, lịch sử và tâm linh, cơ sở hạ

Page 86: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

80

tầng...), giá cho thuê rừng tính toán bổ sung, điều chỉnh để trình cấp có thẩm quyền xemxét và quyết định riêng.

5. Hướng dẫn xác định giá rừngTuỳ theo đối tượng rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) và yêu cầu thực tế để áp

dụng các loại giá rừng, cụ thể:

5.1. Giá rừngGiá rừng của một lô rừng cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tại một thời điểm cụ

thể được xác định theo công thức (1) như sau:GR = S x V

Trong đó:GR: Giá rừng của lô rừng (triệu đồng)

S: Diện tích của lô rừng (ha)

V: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha). Tùy theo trạng thái rừng mà áp dụng 1trong 3 trường hợp sau để xác định V.

- Trường hợp 1: Đối với rừng tự nhiên (ngoại trừ rừng lồ ô tự nhiên núi đất) hayrừng trồng từ 5 năm trở lên chỉ cần điều tra xác định trữ lượng gỗ bình quân (m3/ha) củalô rừng đó. Từ trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng và căn cứ Bảng 15 để tính toán giárừng bình quân của lô rừng này theo công thức (37).

V = Va +

ab

ab

MM

VVx (M - Ma) (37)

Trong đó: V: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha);

Va: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xácđịnh (triệu đồng/ha);

Vb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định(triệu đồng/ha);

Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định (m3/ha);

Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định (m3/ha);

M: Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).

- Trường hợp 2: Đối với rừng lồ ô tự nhiên núi đất chỉ cần điều tra xác định trữlượng lồ ô bình quân (cây/ha) của lô rừng đó. Từ trữ lượng lồ ô bình quân của lô rừng vàcăn cứ Bảng 15 để tính toán giá rừng bình quân của lô rừng này theo công thức (38).

V = Va +

ab

ab

NN

VVx (N - Na) (38)

Trong đó:

Page 87: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

81

V: Giá rừng bình quân (triệu đồng/ha);

Va: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng rừng cần xácđịnh (triệu đồng/ha);

Vb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định(triệu đồng/ha);

Na: Trữ lượng lồ ô cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định (cây/ha);

Nb: Trữ lượng lồ ô cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định (cây/ha);

N: Trữ lượng lồ ô bình quân của lô rừng cần xác định (cây/ha).

- Trường hợp 3: Đối với rừng trồng dưới 5 năm chỉ cần điều tra xác định loài câytrồng, mật độ trồng và năm trồng của lô rừng đó. Sau đó căn cứ Bảng 15 để xác định giárừng bình quân của lô rừng này.

Ví dụ 1: Để xác định giá rừng của 2 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh trung bình có trữ lượng bình quân 145 m3/ha, cách xác định như sau:

Bước 1: Xác định giá rừng bình quân (V) của lô rừng

- Từ trạng thái rừng của lô rừng là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanhtrung bình, tra khung giá rừng bình quân tại Bảng 15 để xác định được khung giá vàkhung trữ lượng như sau:

Va (Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng rừng cần xácđịnh) là 166,672 triệu đồng/ha

Vb (Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định)là 325,342 triệu đồng/ha

Ma (Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định) là 101 m3/ha

Mb (Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định) là 200 m3/ha

- Sử dụng công thức (2), ta có:

V = 166,672 +

101200

166,672342,325x (145 - 101)

Hay V = 237,192 triệu đồng/ha

Vậy, giá rừng của 1 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình cótrữ lượng bình quân 145 m3/ha là 237,192 triệu đồng/ha.

Bước 2: Xác định giá rừng (GR) của lô rừng

Sử dụng công thức (1), ta có:

GR = 2 x 237,192 hay GR = 474,384 triệu đồng

Vậy, kết quả giá rừng của 2 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trungbình có trữ lượng bình quân 145 m3/ha là 474,384 triệu đồng.

Page 88: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

82

5.2. Giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại vềrừng

Giá trị bồi thường thiệt hại của một lô rừng cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tạimột thời điểm cụ thể người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng được xácđịnh theo công thức (32) như sau:

T = S x Tbq

Trong đó:T: Giá trị bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây

thiệt về rừng (triệu đồng)

S: Diện tích rừng bị gây thiệt hại (ha)

Tbq: Giá trị bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạmpháp luật gây thiệt về rừng (triệu đồng/ha). Tùy theo trạng thái rừng và mục đích sử dụngrừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) bị thiệt hại mà áp dụng 1 trong 3 trường hợp sau đểxác định Tbq.

- Trường hợp 1: Đối với rừng tự nhiên (ngoại trừ rừng lồ ô tự nhiên núi đất) hayrừng trồng từ 5 năm trở lên chỉ cần điều tra xác định trữ lượng gỗ bình quân (m3/ha) củalô rừng đó. Từ trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng và căn cứ Bảng 16 để tính toán giá trịbồi thường thiệt hại bình quân của lô rừng này theo công thức (39).

Tbq = Ta +

ab

ab

MM

TTx (M - Ma)(39)

Trong đó: Tbq: Giá trị bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạm

pháp luật gây thiệt hại về rừng (triệu đồng/ha);

Ta: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đíchsử dụng rừng cần xác định (triệu đồng/ha);

Tb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích sửdụng rừng cần xác định (triệu đồng/ha);

Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định (m3/ha);

Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định (m3/ha);

M: Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).

- Trường hợp 2: Đối với rừng lồ ô tự nhiên núi đất chỉ cần điều tra xác định trữlượng lồ ô bình quân (cây/ha) của lô rừng đó. Từ trữ lượng lồ ô bình quân của lô rừng vàcăn cứ Bảng 16 để tính toán giá trị bồi thường thiệt hại bình quân của lô rừng này theocông thức (40).

Tbq = Ta +

ab

ab

NN

TTx (N - Na) (40)

Trong đó:

Page 89: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

83

Tbq: Giá trị bồi thường thiệt hại bình quân đối với người có hành vi vi phạmpháp luật gây thiệt hại về rừng (triệu đồng/ha);

Ta: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đíchsử dụng rừng cần xác định (triệu đồng/ha);

Tb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích sửdụng rừng cần xác định (triệu đồng/ha);

Na: Trữ lượng lồ ô cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định (cây/ha);

Nb: Trữ lượng lồ ô cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định (cây/ha);

N: Trữ lượng lồ ô bình quân của lô rừng cần xác định (cây/ha).

- Trường hợp 3: Đối với rừng trồng dưới 5 năm chỉ cần điều tra xác định loài câytrồng, mật độ trồng và năm trồng của lô rừng đó. Sau đó căn cứ Bảng 16 để xác định giátrị bồi thường thiệt hại bình quân của lô rừng này.

Ví dụ 2: Để xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luậtgây thiệt về rừng của một lô rừng. Chẳng hạn lô rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh phục hồi thuộc rừng đặc dụng, có trữ lượng bình quân 56 m3/ha và diện tích rừng bịthiệt hại là 0,1 ha. Cách xác định như sau:

Bước 1: Xác định giá trị bồi thường thiệt hại bình quân (Tbq) của lô rừng

- Từ trạng thái rừng của lô rừng là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanhphục hồi và mục đích sử dụng rừng là rừng đặc dụng, tra khung giá bồi thường thiệt hạibình quân tại Bảng 16 để xác định được khung giá và khung trữ lượng như sau:

+ Ta (Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích sửdụng rừng cần xác định) là 94,470 triệu đồng/ha

Tb (Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích sửdụng rừng cần xác định) là 945,288 triệu đồng/ha

Ma (Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định) là 10 m3/ha

Mb (Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định) là 100 m3/ha

- Sử dụng công thức (39), ta có:

Tbq = 94,470 +

10100

94,470288,945x (56 - 10)

Hay Tbq = 529,333 triệu đồng/ha

Vậy, giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại vềrừng của 1 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi thuộc rừng đặc dụngcó trữ lượng bình quân 56 m3/ha là 529,333 triệu đồng/ha.

Bước 2: Xác định giá trị bồi thường thiệt hại (T) của lô rừng

Sử dụng công thức (32), ta có:

Page 90: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

84

T = 0,1 x 529,333 hay T = 52,933 triệu đồng

Vậy, kết quả giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệtvề rừng của một lô rừng rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi thuộcrừng đặc dụng có trữ lượng bình quân 56 m3/ha và diện tích rừng bị gây thiệt hại là 0,1 halà 52,933 triệu đồng.

5.3. Giá quyền sử dụng rừngGiá quyền sử dụng rừng của một lô rừng cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tại

một thời điểm cụ thể được xác định theo công thức (35) như sau:G = S x t x Gbq

Trong đó:G: Giá trị quyền sử dụng rừng (triệu đồng)

S: Diện tích của lô rừng (ha)

t: Thời gian được giao, được thuê (năm)Gbq: Giá quyền sử dụng rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm). Tùy theo trạng thái

rừng và mục đích sử dụng rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) cần xác định mà áp dụng 1trong 3 trường hợp sau để xác định Gbq.

- Trường hợp 1: Đối với rừng tự nhiên (ngoại trừ rừng lồ ô tự nhiên núi đất) hayrừng trồng từ 5 năm trở lên chỉ cần điều tra xác định trữ lượng gỗ bình quân (m3/ha) củalô rừng đó. Từ trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng và căn cứ Bảng 17 (đối với rừng đặcdụng), Bảng 18 (đối với rừng phòng hộ), Bảng 19 (đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên)để tính toán giá quyền sử dụng rừng bình quân của lô rừng này theo công thức (41).

Gbq = Ga +

ab

ab

MM

GGx (M - Ma) (41)

Trong đó: Gbq: Giá quyền sử dụng rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm); Ga: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích

sử dụng rừng cần xác định (triệu đồng/ha/năm); Gb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích sử

dụng rừng cần xác định (triệu đồng/ha/năm); Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng và

mục đích sử dụng rừng cần xác định (m3/ha);

Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định (m3/ha);

M: Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).

- Trường hợp 2: Đối với rừng lồ ô tự nhiên núi đất chỉ cần điều tra xác định trữlượng lồ ô bình quân (cây/ha) của lô rừng đó. Từ trữ lượng lồ ô bình quân của lô rừng vàcăn cứ Bảng 17 (đối với rừng đặc dụng), Bảng 18 (đối với rừng phòng hộ), Bảng 19 (đốivới rừng sản xuất là rừng tự nhiên) để tính toán giá quyền sử dụng rừng bình quân của lôrừng này theo công thức (42).

Page 91: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

85

Gbq = Ga +

ab

ab

NN

GGx (N - Na) (42)

Trong đó: Gbq: Giá quyền sử dụng rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm); Ga: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích

sử dụng rừng cần xác định (triệu đồng/ha/năm); Gb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích sử

dụng rừng cần xác định (triệu đồng/ha/năm); Na: Trữ lượng lồ ô cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng và

mục đích sử dụng rừng cần xác định (cây/ha);

Nb: Trữ lượng lồ ô cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định (cây/ha);

N: Trữ lượng lồ ô bình quân của lô rừng cần xác định (cây/ha).

- Trường hợp 3: Đối với rừng trồng dưới 5 năm chỉ cần điều tra xác định loài câytrồng, mật độ trồng và năm trồng của lô rừng đó. Sau đó căn cứ Bảng 17 (đối với rừngđặc dụng), Bảng 18 (đối với rừng phòng hộ), Bảng 19 (đối với rừng sản xuất là rừng tựnhiên) để xác định giá quyền sử dụng rừng bình quân của lô rừng này.

Ví dụ 3: Để xác định giá quyền sử dụng rừng trong thời gian 50 năm của 30 harừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt thuộc rừng đặc dụng có trữ lượngbình quân 20 m3/ha. Cách xác định như sau:

Bước 1: Xác định giá quyền sử dụng rừng bình quân (Gbq) của lô rừng

- Từ trạng thái rừng của lô rừng là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanhnghèo kiệt và mục đích sử dụng rừng là rừng đặc dụng, tra khung giá quyền sử dụng rừngbình quân tại Bảng 17 để xác định được khung giá và khung trữ lượng như sau:

+ Ga (Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích sửdụng rừng cần xác định) là 3,577 triệu đồng/ha/năm

Gb (Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng và mục đích sửdụng rừng cần xác định) là 6,161 triệu đồng/ha/năm

Ma (Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định) là 10 m3/ha

Mb (Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng vàmục đích sử dụng rừng cần xác định) là 50 m3/ha

- Sử dụng công thức (41), ta có:

Gbq = 3,577 +

1050

577,3161,6x (20 - 10) hay Gbq = 4,223 triệu đồng/ha/năm

Vậy, giá quyền sử dụng rừng của 1 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh nghèo kiệt thuộc rừng đặc dụng có trữ lượng bình quân 20 m3/ha là 4,223 triệuđồng/ha/năm.

Page 92: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

86

Bước 2: Xác định giá quyền sử dụng rừng (G) của lô rừng trong 50 nămSử dụng công thức (35), ta có:

G = 30 x 50 x 4,223 hay G = 6.334,5 triệu đồng

Vậy, kết quả giá quyền sử dụng rừng trong thời gian 50 năm của 30 ha rừng gỗ tựnhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt thuộc rừng đặc dụng có trữ lượng bình quân20 m3/ha là 6.334,5 triệu đồng.

5.4. Giá quyền sở hữu rừng trồngGiá quyền sở hữu rừng trồng của một lô rừng cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

tại một thời điểm cụ thể được xác định theo công thức (36) như sau:

W = S x Wbq (36)

Trong đó:W: Giá quyền sở hữu rừng trồng (triệu đồng)

S: Diện tích của lô rừng (ha)

Wbq: Giá quyền sở hữu rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha). Tùy theo trạng tháirừng cần xác định mà áp dụng 1 trong 2 trường hợp sau để xác định Wbq.

- Trường hợp 1: Đối với rừng trồng từ 5 năm trở lên chỉ cần điều tra xác định trữlượng gỗ bình quân (m3/ha) của lô rừng đó. Từ trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng và căncứ Bảng 20 để tính toán giá quyền sở hữu rừng trồng bình quân của lô rừng này theo côngthức (43).

Wbq = Wa +

ab

ab

MM

WWx (M - Ma) (43)

Trong đó: Wbq: Giá quyền sở hữu rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha);

Wa: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xácđịnh (triệu đồng/ha);

Wb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định(triệu đồng/ha);

Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định (m3/ha);

Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định (m3/ha);

M: Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).

- Trường hợp 2: Đối với rừng trồng dưới 5 năm chỉ cần điều tra xác định loài câytrồng, mật độ trồng và năm trồng của lô rừng đó. Sau đó căn cứ Bảng 20 để xác định giáquyền sở hữu rừng trồng bình quân của lô rừng này.

Ví dụ 4: Để xác định giá quyền sở hữu rừng trồng của 20 ha rừng gỗ trồng câyNeem năm 2008 có trữ lượng bình quân 45 m3/ha, cách xác định như sau:

Bước 1: Xác định giá quyền sở hữu rừng bình quân (Wbq) của lô rừng

Page 93: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

87

- Từ trạng thái rừng của lô rừng là rừng gỗ trồng cây Neem năm 2008 (rừng trồngNeem giai đoạn 2: Từ 5 năm trở lên), tra khung giá quyền sở hữu rừng bình quân tại Bảng20 để xác định được khung giá và khung trữ lượng như sau:

Wa (Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng rừng cần xácđịnh) là 40,959 triệu đồng/ha

Wb (Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định)là 410,024 triệu đồng/ha

Ma (Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định) là 10 m3/ha

Mb (Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cầnxác định) là 300 m3/ha

- Sử dụng công thức (43), ta có:

Wbq = 40,959 +

10300

959,40024,410x (45 - 10) hay Wbq = 67,8 triệu đồng/ha

Vậy, giá quyền sở hữu rừng trồng của 1 ha rừng gỗ trồng cây Neem năm 2008 cótrữ lượng bình quân 45 m3/ha là 67,8 triệu đồng/ha.

Bước 2: Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng (W) của lô rừng

Sử dụng công thức (36), ta có:

W = 20 x 67,8 hay W = 1.356 triệu đồng

Vậy, kết quả giá quyền sở hữu rừng trồng của 20 ha rừng gỗ trồng cây Neem năm2008 có trữ lượng bình quân 45 m3/ha là 1.356 triệu đồng.

5.5. Giá cho thuê rừngGiá cho thuê rừng của một lô rừng tại một thời điểm cụ thể, Dự án đề xuất tính

toán theo công thức (34) như sau:

R = S x Rbq x t

Trong đó:R: Giá cho thuê rừng trong thời gian t năm (triệu đồng/t năm)S: Diện tích rừng cho thuê (ha)

t: Thời gian cho thuê (năm)Rbq: Giá cho thuê rừng bình quân (triệu đồng/ha/năm). Tùy theo trạng thái rừng,

độ cao bình quân so với mực biển và vùng địa lý của lô rừng cần xác định căn cứ Bảng 21để xác định giá cho thuê rừng bình quân (Rbq) của lô rừng này.

Ví dụ 5: Để xác định giá cho thuê của 20 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộngthường xanh nghèo thuộc vùng ven biển trong 30 năm, cách xác định như sau:

Bước 1: Xác định giá cho thuê rừng bình quân (Rbq) của lô rừng

Page 94: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

88

Từ trạng thái rừng của lô rừng là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanhnghèo thuộc vùng ven biển, tra khung giá cho thuê rừng bình quân tại Bảng 21 để xácđịnh được giá cho thuê rừng bình quân (Rbq) của lô rừng này là 1,123 triệu đồng/ha/năm.

Bước 2: Xác định giá cho thuê (W) của lô rừng trong 30 nămSử dụng công thức (34), ta có:

R = 20 x 1,123 x 30 hay R = 673,8 triệu đồng

Vậy, kết quả giá cho thuê của 20 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanhnghèo thuộc vùng ven biển trong 30 năm là 673,8 triệu đồng.

Page 95: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

89

PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai Quy định về ápdụng khung giá các loại rừng và về xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh NinhThuận theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định về áp dụng khung giá các loạirừng và về xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và tổng hợp nhữngkhó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để báo cáo Ủy ban nhândân tỉnh xem xét, giải quyết.

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh để sửa đổi vàđiều chỉnh giá các loại rừng khi các yếu tố giá cả và các yếu tố khác thay đổi làm ảnhhưởng tăng hoặc giảm giá trị lâm sản của rừng tự nhiên, giá sở hữu rừng trồng là rừng sảnxuất, giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi Trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnhtổ chức, chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổchức thực hiện thống nhất, đồng bộ, đồng thời việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuêrừng, thu hồi đất, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng cho các tổchức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các đơn vị địa phương có liên quan hướngdẫn việc thu, quản lý sử dụng nguồn thu từ giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi, bồi thườngrừng.

Theo dõi biến động giá chuyển nhượng, cho thuê rừng trên thị trường hoặc giá giaodịch về quyền sử dụng các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trên thịtrường để phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Ủy ban nhân dântỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dântỉnh việc giao đất, cho thuê đất trên diện tích đã giao rừng, cho thuê rừng; việc thu hồichuyển mục đích sử dụng đất trên những diện tích đã được cấp thẩm quyền cho phép đầutư các công trình cần phải giải phóng mặt bằng.

4. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh

Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuêrừng của tổ chức do các cơ quan chức năng liên quan gửi đến.

Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đềnghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do các cơ quan chức năng liênquan gửi đến.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chỉ đạo Phòng chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồsơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển

Page 96: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

90

khai thực hiện các quyết định cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhântheo Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Thực hiện thẩm quyền về cho thuê rừng, quyết định giá cho thuê rừng và ký hợpđồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở khung giácác loại rừng trên địa bàn tỉnh ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ giađình, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khaiquyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợptheo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án của tổ chức đã đượccấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.

6. Nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước chothuê rừng

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Kho bạc Nhà nướctheo thông báo của cơ quan chức năng và phải thực hiện trước khi tiến hành bàn giao, cắmmốc rừng tại thực địa.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng thời gianquy định và bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm nếu không chấp hành các về nghĩa vụ tàichính theo quy định hiện hành.

7. Điều kiện điều chỉnh giá các loại rừng

Giá rừng sẽ được xem xét điều chỉnh sau 5 năm thực hiện.

Khi có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng, hoặc khi có quy định mớicủa cơ quan có thẩm quyền về quy định xác định giá rừng.

Khi giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng thực tế trên thị trườngtăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian từ 6 thángtrở lên.

Page 97: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

91

PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dự án đã xác định được khung giá rừng, khung giá trị bồi thường thiệt hại đối vớicác hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng, khung giá quyền sử dụng rừng,khung giá quyền sở hữu rừng trồng và khung giá cho thuê rừng của từng trạng thái rừngtrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Dự án đã đề xuất phương pháp và công thức áp dụng để tính toán được tổng giá trịbình quân của từng trạng thái rừng tại thời điểm cần định giá. Đồng thời tính được giárừng, giá trị bồi thường thiệt hại đối với các hành vi vi phạm pháp luật tài nguyên rừng,giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng và giá cho thuê rừng bình quân theotừng trạng thái rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận .

Đặc biệt, các số liệu được tính từ số liệu hiện trạng rừng ở các bản đồ, do đó dễdàng cập nhật và truy xuất hàng năm khi cần thiết.

Dự án đã xây dựng khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng theo các quy địnhhiện hành của Nhà nước, số liệu tính toán về trữ lượng, chất lượng rừng được dựa trên hệthống các ô tiêu chuẩn thuộc dự án Kiểm kê rừng năm 2016, hồ sơ trồng và chăm sócrừng trồng hàng năm. Kết quả của Dự án là cơ sở quan trọng cho việc tiền tệ hoá giá trịcủa rừng, xây dựng các chính sách tạo nguồn tài chính bền vững cho quản lý và phát triểnrừng và đặc biệt là quan niệm và nhận thức về giá trị của rừng.

Dự án đã đề xuất giá cho thuê rừng làm cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xétquyết định giá cho thuê rừng ở từng địa phương, từng lô rừng cụ thể.

Kết quả của Dự án đã đáp ứng được mục tiêu chung là xác định giá trị các loạirừng phù hợp với điều kiện thực tiễn, có tính bền vững trên cơ sở khung pháp lý hiệnhành của Nhà nước để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng thôngqua các chương trình hoạt động như: giao rừng, cho thuê môi trường rừng, thu hồi rừng,góp vốn, chuyển nhượng, bồi thường thiệt hại rừng… là cơ sở để đạt được mục tiêu quyhoạch phát triển và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Kiến nghịSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân

dân tỉnh tổ chức thẩm định giá các loại rừng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông quakhung giá các loại rừng, giá cho thuê rừng và công khai tại địa phương làm cơ sở cho cáccấp, ngành có căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học khi áp dụng, đặc biệt trong công tác chothuê rừng nhằm mục đích kinh doanh cảnh quan.

Thiết lập, quản lý hồ sơ về quản lý bảo vệ rừng thành hệ thống và được cập nhậthàng năm. Để công tác quản lý bảo vệ rừng đi vào nề nếp, cần tiến hành số hoá các dữliệu liên quan và nâng cấp hệ thống lưu trữ sẽ giảm được đáng kể chi phí và thời gian choquá trình định giá rừng.

Trong quá trình triển khai các hoạt động giao, cho thuê, thu hồi… rừng và đất rừngcần phải thực hiện theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai, các văn bản củaChính phủ, các Bộ ngành có liên quan và các văn bản quy định tại địa phương.

Page 98: XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG … · BÁO CÁO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ ... 5.3.9 Xác định giá quyền sở

92

Đối với rừng trồng giá trị trực tiếp được tính dựa trên hồ sơ thiết kế trồng, chămsóc và quản lý bảo vệ rừng hàng năm, giá trị gián tiếp được tính toán dựa trên số liệu bìnhquân từ các ô tiêu chuẩn. Do vậy, trong quá trình xác định giá rừng của từng lô rừng cụthể cần điều tra, thu thập đầy đủ các số liệu./.