xem tiẾp trang 2 chủ tịch ubnd tỉnh chủ trì hội nghị. xã...

8
phố không tên” đã trở nên quá quen và họ không gặp nhiều trở ngại trong giao dịch hàng ngày. Thế nhưng, đối với người nơi khác đến hoặc những giao dịch đòi hỏi phải có địa chỉ chính xác thì việc này gây ra không ít rắc rối. Về lâu dài, với xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiến tới trở thành thị trấn như xã Lộc An thì việc đặt tên đường, đánh số nhà đang là đòi hỏi cấp thiết. XEM TIẾP TRANG 2 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Những bất cập trong đầu tư tín dụng TRANG 7 CHÍNH TRỊ Nghị quyết trúng sẽ lãnh đạo đúng hướng TRANG 2 Với người dân sống lâu năm tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm) thì việc “nhà không số, Dâu tây trên xơ dừa thu bạc tỷ BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4846 - THỨ SÁU NGÀY 4/8/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐỨC TRỌNG Nghĩa tình với các gia đình chính sách TRANG 4 TRANG 5 TRANG 3 Trung tâm xã Lộc Nam hôm nay. Ảnh: K.Phúc Cô “kiến” thủ khoa và niềm đam mê thiết kế TRANG 5 Rối vì “nhà không số, phố không tên” TRANG 6 Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng. SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, THÁNG 10/1947, SĐD, T.5, TR.236, 238. Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chỉ số cải cách hành chính * Tập trung cải thiện chỉ số PCI Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỨC TRỌNG: Chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị Đảng bộ huyện Đức Trọng có 52 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 30 chi bộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Các TCCSĐ trong 6 tháng đầu năm 2017 đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện. Đại đa số cán bộ, đảng viên đều giữ vững phẩm chất đạo đức, thể hiện tính tiền phong gương mẫu, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. TRANG 2 Xã nghèo phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới Sáng ngày 3/8, ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa 14, đơn vị tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chỉ số cải cách hành chính tỉnh năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. Tham dự còn có ông Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương. Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định của Bộ Nội vụ về ban hành kế hoạch triển khai xác định chỉ số CCHC năm 2016, với bộ chỉ số mới có nhiều thay đổi về tiêu chí. Theo kết quả công bố, Lâm Đồng xếp thứ 48/63 tỉnh, thành, so với năm 2015 giảm 22 bậc. Nguyên nhân khách quan dẫn đến chỉ số PCI giảm vì thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa thể thực hiện để đạt điểm hoặc đạt điểm tối đa...

Upload: vannhu

Post on 29-Aug-2019

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XEM TIẾP TRANG 2 Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Xã ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25032_BLD_ngay_4.8.2017.pdfbộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi

phố không tên” đã trở nên quá quen và họ không gặp nhiều trở ngại trong giao dịch hàng ngày. Thế nhưng, đối với người nơi khác đến hoặc những giao dịch đòi hỏi phải có địa chỉ chính xác thì việc này gây ra không ít rắc rối. Về lâu dài, với xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiến tới trở thành thị trấn như xã Lộc An thì việc đặt tên đường, đánh số nhà đang là đòi hỏi cấp thiết.

XEM TIẾP TRANG 2

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNhững bất cập

trong đầu tư tín dụng TRANG 7

CHÍNH TRỊNghị quyết trúng

sẽ lãnh đạo đúng hướngTRANG 2

Với người dân sống lâu năm tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm) thì việc “nhà không số,

Dâu tây trên xơ dừa thu bạc tỷ

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4846 - THỨ SÁU NGÀY 4/8/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐỨC TRỌNG

Nghĩa tình với các gia đình chính sách

TRANG 4

TRANG 5

TRANG 3

Trung tâm xã Lộc Nam hôm nay. Ảnh: K.Phúc

Cô “kiến” thủ khoa và niềm đam mê thiết kế

TRANG 5

Rối vì “nhà không số, phố không tên”

TRANG 6

Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng.

SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, THÁNG 10/1947, SĐD, T.5, TR.236, 238.

Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chỉ số cải cách hành chính * Tập trung cải thiện chỉ số PCI

Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỨC TRỌNG: Chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Đảng bộ huyện Đức Trọng có 52 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 30 chi bộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Các TCCSĐ trong 6 tháng đầu năm 2017 đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện. Đại đa số cán bộ, đảng viên đều giữ vững phẩm chất đạo đức, thể hiện tính tiền phong gương mẫu, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. TRANG 2

Xã nghèo phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng ngày 3/8, ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa 14, đơn vị tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chỉ số cải cách hành chính tỉnh năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.

Tham dự còn có ông Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các

sở, ban, ngành và chính quyền địa phương. Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định

của Bộ Nội vụ về ban hành kế hoạch triển khai xác định chỉ số CCHC năm 2016, với bộ chỉ số mới có nhiều thay đổi về tiêu chí. Theo kết quả công bố, Lâm Đồng xếp thứ 48/63 tỉnh, thành, so với năm 2015 giảm 22 bậc. Nguyên nhân khách quan dẫn đến chỉ số PCI giảm vì thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa thể thực hiện để đạt điểm hoặc đạt điểm tối đa...

Page 2: XEM TIẾP TRANG 2 Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Xã ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25032_BLD_ngay_4.8.2017.pdfbộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi

2 THỨ SÁU 4 - 8 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊĐƯA NGHỊ QUYẾT VÀO CUỘC SỐNG

Nghị quyết trúng sẽ lãnh đạo đúng hướngĐể du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, Huyện ủy Lạc Dương đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương giai đoạn 2017 - 2020. Nghị quyết bước đầu đã khẳng định một quyết sách đúng và đang thật sự “thấm” vào cuộc sống.

Lạc Dương là huyện phụ cận thành phố Đà Lạt, có vị trí địa lý thuận lợi,

thiên nhiên ưu đãi, khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ, với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ động thực vật phong phú, văn hóa giàu bản sắc dân tộc hứa hẹn nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã định hướng, có chủ trương đúng đắn để ưu tiên phát triển du lịch. Theo đó, các loại hình du lịch trên địa bàn gắn với không gian văn hóa cồng chiêng, khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, di tích quốc gia núi Lang Biang, hồ Đan Kia - Suối Vàng,... đã và đang được khai thác phục vụ du

Những kết quả đáng ghi nhậnĐể đạt kết quả trên, thời gian

qua, Đảng bộ huyện Đức Trọng đã quan tâm lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng. Huyện ủy và các cấp ủy đảng lãnh đạo thực hiện với các nội dung chủ yếu về tuyên truyền những ngày lễ lớn của đất nước, địa phương; hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2017, công tác biên giới đất liền. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quán triệt, học tập tài liệu “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó chú trọng việc nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân; kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, phát sinh, bức xúc, tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo.

Cùng với quan tâm công tác phát triển đảng viên mới đảm bảo thủ tục nguyên tắc, quy định (6 tháng kết nạp 97 đảng viên mới), Đảng bộ Đức Trọng còn chú trọng công tác tổ chức bộ máy và cán bộ. Hoạt động của bộ máy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từng bước nâng cao chất lượng; công tác cải cách hành chính được chỉ đạo thường xuyên, hiệu quả. Công tác cán bộ thực hiện đúng thẩm quyền phân cấp, quy trình, thủ tục, phù hợp tình hình địa phương. Huyện ủy thực hiện tốt công tác giới thiệu nhân sự ứng cử BCH Đoàn, Hội Cựu chiến binh (nhiệm kỳ 2017-2022); bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra; chỉ định bổ sung 13 cấp ủy viên cơ sở; cho bầu và chuẩn y 4 Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, 2 Bí thư Chi bộ, 6 Phó Bí thư Đảng ủy cơ sở, 3 Ủy viên và 2 Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy cơ sở; điều động 12 cán bộ là trưởng, phó phòng, ban cấp huyện và tương đương… Cùng với lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Đại hội Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2017-2020 theo đúng hướng dẫn, Đảng bộ đã hoàn thành công tác quy hoạch BCH Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và các chức danh chủ chốt của huyện nhiệm kỳ 2020-2025 theo kế hoạch.

Thời gian qua, huyện cử 59 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ở tỉnh, huyện; mở 2 lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng, 1 lớp bồi dưỡng đảng viên mới với 288 lượt quần chúng, đảng viên dự bị tham gia.

Về công tác xây dựng chính quyền, HĐND từ huyện đến xã, thị trấn tăng cường giám sát đối với các cơ quan chính quyền thực hiện Nghị quyết HĐND. Vai trò quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng cao, chú trọng tổ chức triển khai các chỉ thị, nghị quyết thành những nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch để thực hiện trên các lĩnh vực công tác, nhiệm vụ trọng tâm, bức xúc, cải cách hành chính. Tập trung lãnh đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm, các công trình trọng điểm. Công tác phối kết hợp của chính quyền với Mặt trận, các đoàn thể duy trì khá đồng bộ. Hoạt động được đổi mới về nội dung, hình thức, nắm bắt nhiệm vụ chính trị của địa phương kết hợp chặt chẽ với chương trình công tác hội; đảm bảo mối quan hệ phối hợp với chính quyền các cấp; nhận thức về công tác dân vận nâng lên.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng đầu năm là Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy và Thường trực Huyện ủy Đức Trọng kịp thời tổ chức học tập, quán triệt, ban hành các văn bản để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW; đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra. Qua kiểm tra, đa số cấp ủy các TCCSĐ triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo cơ bản đảm bảo theo đúng quy trình, thủ tục quy định, bước đầu ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân. Công tác kiểm tra, giám sát bám sát chương trình, kế hoạch; tập trung kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Đảng, thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, thực hiện chức trách được giao. 6 tháng đầu năm đã tổ chức kiểm tra, xử lý kỷ luật 15 đảng viên do vi phạm quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Hạn chế và phương hướngBên cạnh những mặt đạt được,

công tác xây dựng Đảng ở Đức Trọng vẫn còn một số mặt hạn chế. Biểu hiện: Việc đổi mới chất lượng sinh hoạt Đảng tại một số cấp ủy chưa mạnh; số cán bộ vi phạm bị xử

lý tăng so với cùng kỳ. Công tác phát triển đảng viên mới trong lực lượng dân quân tự vệ, cốt cán cơ sở còn thấp. Một số TCCSĐ, đảng viên thực hiện chưa nghiêm việc xây dựng kế hoạch khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); chưa đăng ký học tập và làm theo Chỉ thị 05-CT/TW. Việc nhân rộng các mô hình, điển hình mới trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn chậm, cá biệt một số đơn vị chưa triển khai thực hiện. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số đoàn thể ở cơ sở chưa cao.

Nhằm tiếp tục xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng sinh hoạt chi bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Trọng đang chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng và tính tự giác, tự học của cán bộ, đảng viên.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, tỉnh và huyện, nhất là Chỉ thị 05-CT/TW gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), xây dựng các mô hình, điển hình mới. Điều chỉnh bản “cam kết, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng” làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cuối năm đối với từng đơn vị, địa phương, cá nhân. Kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến. Đặc biệt, Đảng bộ sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng; phát huy dân chủ trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, vai trò từng thành viên trong hệ thống chính trị, vai trò người đứng đầu. Cải tiến chế độ hội họp, đổi mới việc ban hành nghị quyết theo hướng ngắn gọn, rõ nội dung, trách nhiệm của cơ quan thực hiện, tránh hình thức. Đẩy mạnh công tác dân vận trong hệ thống chính trị, dân vận chính quyền, phong trào dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới. Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội; tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…

Trên cơ sở đó, các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở rà soát các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, tìm ra các biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu năm 2017 đề ra.

LAN HỒ

ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỨC TRỌNG: Chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trịĐảng bộ huyện Đức Trọng có 52 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), trong đó có 30 chi bộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Các TCCSĐ trong 6 tháng đầu năm 2017 đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện. Đại đa số cán bộ, đảng viên đều giữ vững phẩm chất đạo đức, thể hiện tính tiền phong gương mẫu, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

Lạc Dương đang nỗ lực phấn đấu từ nay đến 2020 đón khoảng 1,8-2 triệu lượt khách; nâng tỷ lệ khách quốc tế từ 1% hiện nay lên trên 6%; doanh thu từ du lịch đạt khoảng 163,2 tỷ đồng; thu hút khoảng 1.000 lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch; trong đó, có 70% lao động trực tiếp qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ; trên 10 cơ sở lưu trú du lịch, tổng số phòng lưu trú đạt khoảng 170 phòng (tăng 30% so với năm 2016); xây dựng và phát triển 1-2 mô hình du lịch dựa vào cộng đồng đạt hiệu quả.

XEM TIẾP TRANG 8

Hội nghị đánh giá... TIẾP TRANG 1

... Còn nguyên nhân chủ quan được cho rằng một số cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện CCHC còn chậm hoặc chưa đáp ứng được 100% theo quy định.

Để cải thiện chỉ số CCHC trong năm 2017, Sở Nội vụ cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể trong từng tiêu chí và tiêu chí thành phần như công tác chỉ đạo điều hành; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản Quy phạm pháp luật tại tỉnh; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích những hạn chế và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm cải thiện chỉ số PCI, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt nhấn mạnh: Trong năm 2017 và những năm tiếp theo, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao chỉ số PCI. Cần thường xuyên rà soát, kiểm tra, bổ sung thay thế hoặc hủy bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; tiếp tục thực hiện quy hoạch cơ sở dữ liệu, ứng dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng, thư điện tử viễn thông cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp…

THẢO TRANG

lịch rất hiệu quả. Mạng lưới các cơ sở du lịch được mở rộng; cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư nâng cấp, sản phẩm du lịch ngày một đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng cao. Môi trường du lịch được cải thiện, công tác quản lý nhà nước được tăng cường; tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu du lịch được đảm bảo. Các loại hình dịch vụ bổ trợ có bước phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu dịch vụ, thông tin, trải nghiệm của du khách. Thống kê của ngành chức năng cho thấy, giai đoạn 2011 - 2016, tổng lượng khách du lịch đến địa phương đạt 6,3 triệu lượt, tổng doanh thu đạt 370,7 tỷ đồng, lượng khách tăng bình quân hằng năm 9,4%, doanh thu tăng bình quân 19,6%.

Tuy nhiên, tình hình thu hút và triển khai đầu tư các dự án về du lịch vẫn còn khó khăn, chưa hiệu quả. Nhiều dự án còn chậm triển khai, kéo dài, để rừng bị xâm hại.

Phân tích về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên, Bí thư Huyện ủy Lạc Dương cho rằng: Về khách quan là do tình hình thế giới diễn biến phức tạp; tình hình sản xuất kinh doanh trong nước còn khó khăn, nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch còn thấp, năng lực tài chính của một số nhà đầu tư hạn chế. Ở địa phương, các dự án phát triển du lịch hầu hết trong phạm vi đất lâm nghiệp,...

Page 3: XEM TIẾP TRANG 2 Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Xã ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25032_BLD_ngay_4.8.2017.pdfbộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi

3 THỨ SÁU 4 - 8 - 2017KINH TẾ

Lãi ban đầu 2,5 tỷ đồng/9.000 m²/nămKết thúc tháng 7/2017, vườn

dâu tây của nông dân Nguyễn Thanh Trúc (sinh năm 1975, ngụ tại Phường 11, Đà Lạt) thu hoạch hơn 1 tấn/5.000 m². Vườn dâu tây này tọa lạc ở thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, Đà Lạt, cách Quốc lộ 20 chỉ hơn nửa cây số nên người tham quan dễ dàng tìm đến nơi. Mới 9 giờ sáng mỗi ngày, vườn dâu đã thu hoạch và đóng gói hơn 30kg trái, chuyển đi tiêu thụ theo đơn hàng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trúc cho biết: “Đây là vườn dâu tây thứ 3 của hộ gia đình chúng tôi chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP. Trước đó, năm 2013 và 2014, chúng tôi đã trồng 2 vườn dâu tây ở Phường 10 và Phường 11, Đà Lạt, mỗi vườn có diện tích 2.000 m², cũng đang vào thời kỳ kinh doanh, tổng sản lượng trung bình 12 tấn/năm. Cả 3 vườn dâu tây đều sản xuất trong nhà kính công nghệ cao và đều đạt tiêu chuẩn VietGAP…”.

Trúc “thuyết minh” thêm: Đà Lạt vào thời điểm giữa mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10, vườn dâu của Trúc đạt sản lượng bằng khoảng 60-70% những tháng đầu mùa mưa và những tháng mùa khô còn lại trong năm. Nguyên nhân mùa mưa dài ngày thường xuất hiện sâu bệnh nhiều, chênh lệch biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá lớn, dẫn đến dâu tây ra hoa đậu trái ít hơn mùa khô với thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, nếu thống kê trong một năm vừa qua, 3 vườn dâu tây diện tích 9.000 m² của nông dân Nguyễn Thanh Trúc đạt tổng sản lượng 25 tấn, một con số phấn đấu của những vườn dâu tây công nghệ cao ở Đà Lạt. Với giá bán cố định 200.000 đồng/kg, chủ vườn Nguyễn Thanh Trúc đạt doanh thu 5 tỷ đồng. Trừ 50% tất cả mọi chi phí, còn lại thực lãi 2,5 tỷ đồng.

Khách hàng mua dâu tây của Nguyễn Thanh Trúc gồm: khách du lịch tham quan, hái

Dâu tây trên xơ dừa thu bạc tỷ Tự thử nghiệm và nhân rộng thành công kỹ thuật trồng dâu tây New Zealand trên giá thể thuần xơ dừa, nông dân Nguyễn Thanh Trúc ở Phường 11, Đà Lạt đang thu lãi bạc tỷ mỗi năm trên diện tích đất chưa đến một hecta.

dâu thưởng thức và mua tại chỗ; các chợ đầu mối và các cửa hàng rau sạch ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Dâu tây của Trúc thu hái và đóng gói chuyển đến khách mua ngay trong ngày bằng phương tiện đường bộ và đường hàng không. Nhờ lợi thế chất lượng đặc trưng, dâu tây New Zealand của Nguyễn Thanh Trúc đến thời điểm cuối tháng 7/2017 vẫn không cung cấp đầy đủ theo nhu cầu sản lượng đặt hàng.

Mới giải quyết 60% yêu cầu kỹ thuậtKhám phá một vòng vườn

dâu tây 5.000 m² ở Lộc Quý, Xuân Thọ, Đà Lạt với quy trình khác biệt. Nguyên khu vườn này với chất đất thịt pha trộn phần lớn chất cát cao lanh, trồng cà phê phát triển èo uột, nông dân Nguyễn Thanh Trúc đã bỏ ra gần 1 tỷ đồng mua về và đầu tư hơn 1 tỷ đồng nữa mới chuyển đổi sang trồng dâu tây New Zealand từ tháng 2/2017. Toàn bộ diện tích 5.000 m² được thiết kế hoàn chỉnh, đưa vào canh tác dâu tây gồm: nhà kính khung

sắt, trong đó khép kín hệ thống tưới nước, bón phân nhỏ giọt; nguồn nước sạch được bơm lên từ 3 chiếc giếng ngầm; hệ thống máng chứa giá thể thuần xơ dừa treo lên cách mặt đất 1,3-1,5 m, trên đó trồng dâu tây với mật độ 8.000 cây/1.000 m²; những chiếc quạt gió và máy đo nhiệt độ trong nhà kính…

Tương tự, 2 khu vườn dâu tây với tổng diện tích 4.000 m² ở Phường 10 và Phường 11, Đà Lạt nêu trên, đã được chủ nhân Nguyễn Thanh Trúc mạnh dạn đầu tư khép kín quy trình sản xuất với nguồn vốn cũng gần cả tỷ đồng. Và tính chung trên tổng diện tích 9.000 m² dù đang đạt lợi nhuận 2,5 tỷ đồng/năm, nhưng anh Nguyễn Thanh Trúc vẫn chia sẻ rằng chỉ mới giải quyết 60% yêu cầu kỹ thuật. Còn lại 40% quy trình cung cấp dinh dưỡng chưa đáp ứng khả năng hấp thu hiệu quả nhất của cây. Đánh giá này dựa trên kết quả tự nghiên cứu, đối chiếu từ nhật ký sản xuất tương ứng với năng suất và chất lượng dâu tây New Zealand thu hoạch trong

nhiều năm liên tục của chủ vườn Nguyễn Thanh Trúc.

Mục tiêu từ nay đến cuối năm 2017, Nguyễn Thanh Trúc sẽ bổ sung 40% yêu cầu kỹ thuật còn lại trên 9.000 m² vườn dâu tây Đà Lạt của mình. Giải pháp cụ thể là điều chỉnh liều lượng nước tưới, phân bón phù hợp với từng thời điểm, từng thời gian vận hành, nhằm chăm sóc tốt nhất trong mọi giai đoạn sinh trưởng, đơm hoa kết trái của cây dâu tây. Bởi theo Trúc, khi cây dâu tây nuôi sống bằng chất lượng dinh dưỡng tối ưu nhất thì sẽ nâng cao khả năng đề kháng các loại bệnh hại phát sinh, đồng thời tăng lên sản lượng thu hoạch vượt trội hàng năm.

Thiết nghĩ, ngành nông nghiệp và tổ chức hội nông dân các cấp ở Đà Lạt nên đưa 3 vườn dâu tây trồng thuần xơ dừa của nông dân Nguyễn Thanh Trúc vào chương trình tổ chức tham quan, trao đổi, thậm chí hội thảo đầu bờ để hoàn thiện và nhân rộng nhiều hơn nữa mô hình dâu tây quy mô hộ gia đình nông dân ở địa phương. VĂN VIỆT

Dâu tây New Zealand trồng trên giá thể thuần xơ dừa của chủ nhân Nguyễn Thanh Trúc ở Đà Lạt thu lãi 2,5 tỷ đồng/9.000 m²/năm. Ảnh: V.Việt

VinEco Đà Loan đưa vào sản xuất 35 ha

Năm 2015, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố gia nhập lĩnh vực nông

nghiệp với thương hiệu VinEco. VinEco đầu tư vào nhiều địa phương trên cả

nước, trong đó Lâm Đồng, riêng Farm ở 2 xã Đà Loan và Tà Hine (Đức Trọng)

có diện tích khoảng 180 ha.Hiện tại, tính đến hết tháng 6 năm

2017, tổng diện tích đưa vào sản xuất bao gồm nhà lưới, nhà kính, tưới phun mưa (ngoài trời) và sử dụng màng phủ

polyme tại đây là 35 ha. Dự kiến đến hết quý 3 năm nay, diện tích canh tác

của Farm sẽ lên đến 52 ha. Thời điểm hiện tại, Farm của VinEco ở Đà Loan đang trong quá trình khởi

động nên mới chỉ thu hút được hơn 200 lao động nhàn rỗi của địa phương

tham gia sản xuất. Dự kiến đến năm 2018, Farm sẽ hoạt động hết công suất và thu hút khoảng 1.000 lao động. Từ

đây, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

HOÀNG YÊN

3 địa phương có số thu NSNN đạt từ 80% dự toán trở lên

Đó là Đà Lạt (80%), Lâm Hà (88%) và Đạ Huoai (93%) đạt dự toán thu

NSNN tốt sau 7 tháng của năm 2017; các khoản thu do ngành thuế quản lý

cũng rất tốt, tương ứng là 81% (Đà Lạt), 75% (Lâm Hà) và 95% (Đạ

Huoai). Các địa phương khác cũng có số thu NSNN từ 60% trở lên. Nhưng

có 3 huyện là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Bảo Lâm số thu NSNN chưa đạt đến 60%.

Tính chung 7 tháng qua, tổng thu NSNN toàn tỉnh đạt 3.672 tỷ đồng,

bằng 63% dự toán và tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Các khoản thu do

ngành thuế quản lý đạt trên 3.317 tỷ đồng, bằng 65% dự toán và tăng 38% so với cùng kỳ. Còn nhiều khoản thu

thành phần chưa đạt 50% dự toán, như: tài chính thu (48%), bán nhà (49%),

phí và lệ phí (48%), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (26%).

PHẠM LÊ

Bảo Lâm giao khoán ổn định gần 50.000 ha rừng

Trong những năm vừa qua, các đơn vị chủ rừng tại huyện Bảo Lâm đã giữ mức ổn định việc giao khoán

để quản lý, bảo vệ (kể cả việc giao khoán được chi trả theo dịch vụ môi

trường rừng) gần 50.000 ha.Toàn bộ diện tích rừng nói trên

được giao khoán cho gần 3.000 hộ quản lý, bảo vệ; trong đó, có 2.600

hộ đồng bào dân tộc thiểu số và giao cho tập thể cộng đồng tại các xã Lộc Bảo, Lộc Nam, Lộc Phú quản lý bảo

vệ khoảng 1.000 ha. Tổng mức chi trả tiền quản lý, bảo vệ rừng hàng

năm hơn 20 tỷ đồng. Bằng việc nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, bình

quân mỗi năm, mỗi hộ nhận khoán có thêm nguồn thu nhập từ 7 đến 8

triệu đồng. Tuy ổn định được diện tích giao

khoán, nhưng việc kiểm tra, quản lý, bảo vệ rừng chưa được chặt chẽ, tình trạng xâm hại rừng vẫn còn diễn biến

rất phức tạp.X.LONG

ĐỨC TRỌNG: Thu hồi 20 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Phân bổ 3,4 tỷ đồng xây dựng điện chiếu sáng Khu Công nghiệp Phú Hội

Văn phòng UBND huyện Đức Trọng cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2017, UBND huyện đã cấp 783 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ, các doanh nghiệp kinh doanh. Trong đó, cấp mới 553 giấy chứng nhận, cấp đổi 230 giấy chứng

nhận và thu hồi 20 giấy chứng nhận do vi phạm.

Cùng với việc cấp giấy đăng ký kinh doanh, 7 tháng qua, UBND huyện Đức Trọng đã tiến hành thẩm định 13 dự án đầu tư; trong đó, có 5 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận

chủ trương đầu tư và chấm dứt 1 dự án đầu tư do không đủ năng lực đầu tư.

Với việc tăng cường công tác cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và thẩm định dự án đầu tư, huyện Đức Trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, các

doanh nghiệp kinh doanh; đồng thời, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trong và ngoài huyện, nhằm thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.

HOÀNG KIẾN GIANG

Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh sẽ phân bổ 3,4 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng tại Khu Công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng.

Theo đó, công trình do Công ty Phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp Phú Hội làm chủ đầu tư để xây dựng mới 5,122 km đường điện chiếu sáng. Trong đó, đường điện chiếu sáng đi ngầm dài 1,035

km, lắp đặt 29 bộ đèn cao áp. Xây dựng đường điện chiếu sáng đi nổi dài 4,087 km, lắp đặt 131 bộ đèn cao áp và xây dựng mới 3 trạm biến áp.

Việc đầu tư xây dựng hệ thống

điện chiếu sáng nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Khu Công nghiệp Phú Hội, từ đó đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, thu hút đầu từ vào khu công nghiệp. D.THƯƠNG

Page 4: XEM TIẾP TRANG 2 Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Xã ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25032_BLD_ngay_4.8.2017.pdfbộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi

4 THỨ SÁU 4 - 8 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Mới đây, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, UBND huyện quyết định xây

dựng mới 7 căn nhà tình nghĩa, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng; sửa chữa 3 căn, mỗi căn trị giá 25 triệu đồng từ nguồn kinh phí Đền ơn đáp nghĩa của huyện. Cùng đó, các xã, thị trấn cũng thực hiện sửa chữa mỗi địa phương ít nhất 1 căn nhà. Qua rà soát, hiện, việc xây dựng, sửa chữa nhà cho các gia đình người có công khó khăn về nhà ở trên địa bàn đã được giải quyết cơ bản.

Theo bà Phạm Thanh Thúy - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, không riêng trong năm 2017 mà thời gian qua, việc hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ khó khăn về nhà ở đã được huyện đặc biệt quan tâm. Từ năm 2012 đến nay, đã vận động đóng góp cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trên 3 tỷ đồng, thực hiện hỗ trợ xây dựng 34 căn nhà cho người có công, sửa chữa 15 căn nhà với tổng kinh phí 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra, Phong trào Toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trên địa bàn huyện tiếp tục được xã hội hóa, thể hiện tình cảm sâu sắc, trách nhiệm của tất cả người dân đối với gia đình người có công với cách mạng.

UBND huyện phối hợp với UBMTTQVN huyện tổ chức vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân và những nhà hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ các gia đình người có công với cách mạng. Đến

nay, toàn huyện duy trì 6 đơn vị nhận phụng dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ 3 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Ngoài số tiền phụng dưỡng, nhiều cơ quan, đơn vị còn tổ chức thăm hỏi, động viên các mẹ nhân các ngày lễ, tết, ốm đau.

Song song với đó, UBND huyện đã thực hiện một số chính sách ưu đãi cho người có công như: Xét miễn, giảm tiền sử dụng đất cho 12 trường hợp người có công; cấp đất ở cho 4 trường hợp người có công có khó khăn về đất ở; cấp, phát thẻ BHYT miễn phí cho hơn 2.700 người có công với cách mạng.

Nhân dịp lễ, tết bên cạnh thực hiện chi tiền quà lễ, tết cho người có công với cách mạng từ kinh phí hỗ trợ của trung ương, tỉnh; huyện đã tổ chức đi thăm, tặng quà từ kinh phí của địa phương với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Đến nay, 100% đối tượng người có công với cách mạng có đầy đủ hồ sơ đã được Nhà nước giải quyết chế độ, chính sách theo quy định; đời sống vật chất, tinh thần của người có công luôn được quan tâm, chăm lo; từ năm 2013, trên địa bàn huyện không còn gia đình chính sách là hộ nghèo.

Cùng đó, UBND huyện đã tiến hành tu bổ, sửa chữa Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ huyện; sửa chữa Nhà bia ghi danh liệt sỹ tại xã Hiệp Thạnh; khắc bổ sung tên 321 liệt sỹ vào bia ghi danh tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ huyện.

ĐỨC TRỌNG

Nghĩa tình với các gia đình chính sáchĐức Trọng hiện có 4.229 người/3.986 hộ thuộc diện hương chính sách người có công với cách mạng. Thời gian qua, huyện đã làm tốt công tác chăm lo đời sống các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn bằng nhiều việc làm cụ thể như: Xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa nhà cho gia đình người có công, tặng sổ tiết kiệm, thực hiện phong trào “Xã, thị trấn làm tốt công tác chính sách người có công”...

Đồng chí Đỗ Minh Thế - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Trọng, trao quà cho các gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày TBLS. Ảnh: T.Vũ

Trong năm học 2016 - 2017, công tác Đội và phong trào thiếu nhi trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với chủ đề “Thiếu nhi Lâm Đồng/ Vâng lời Bác dạy/ Làm nghìn việc tốt/ Mừng đại hội Đoàn”, 5 chương trình của Đội được thực hiện có hiệu quả. Phong trào đã chú trọng đẩy mạnh công tác giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, nhân ái, bồi đắp lý tưởng, giúp các em hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng ước mơ, phấn đấu vươn lên trong học tập, biết sẻ chia, yêu thương, tạo môi trường thuận lợi cho các em trở thành con ngoan trò giỏi.

Hiện toàn tỉnh có 412 liên đội trường học (253 trường tiểu học và 159 trường THCS). Nhiều công trình măng non, nhiều mô hình hay, hoạt động hiệu quả diễn ra rộng khắp ở các trường tiểu học và THCS như: mỗi tuần một câu chuyện về

Bác, mỗi tuần một kiến thức, xây dựng “Tủ sách Kim Đồng”, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, duy trì 395 đội tuyên truyền măng non...

Trong năm học, các liên đội trong toàn tỉnh đã nỗ lực xây dựng môi trường học tập tích cực, khoa học, giúp thiếu niên vượt khó vươn lên,

sẵn sàng sẻ chia giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của các em như: đăng ký tiết học tốt, tuần học tốt, phát động phong trào “Hoa điểm tốt”, “Học đều, học đủ, học chăm”, “Vượt khó học giỏi”, “Học đi đôi với hành”, vận động “Giúp bạn đến trường,

hướng tới tương lai”, đôi bạn cùng tiến, sao nhi đồng. Đã trao học bổng Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Lâm Đồng cho 8.077 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi dân tộc thiểu số với tổng trị giá 1,9 tỷ đồng; chương trình Hoa cúc trắng đã vận động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ

Công tác sửa chữa, tôn tạo các công trình tưởng niệm được thực hiện thường xuyên đã góp phần làm tăng vẻ mỹ quan, tạo không gian trang nghiêm để mọi người đến thăm viếng, tưởng niệm, tri ân những người đã khuất. “Lễ thắp nến tri ân” được tổ chức hàng năm tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ huyện, Nhà bia ghi danh liệt sĩ xã Hiệp Thạnh đã góp phần giáo dục thế hệ trẻ ý thức “uống nước nhớ nguồn” và bổn phận của mình đối với quê hương…

Bác Nguyễn Văn Diệm (Thương binh 4/4, ngụ tại thôn Hiệp Hòa, xã Ninh Gia) xúc động nói: “Không chỉ đến dịp lễ 27/7 các gia đình chính sách như tôi mới được quan tâm thăm hỏi, đón nhận những phần quà tình nghĩa mà vào các dịp lễ trong năm, chúng tôi đều được chính quyền địa phương quan tâm chu đáo; mọi chế độ, chính sách chính đáng cũng được giải quyết kịp thời, đầy đủ, khiến chúng tôi rất ấm lòng”.

Nói thêm về công tác chăm lo đời sống gia đình chính sách trên địa bàn huyện, ông Phạm Thanh Quan - TUV, Bí thư Huyện ủy Đức Trọng cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã cố gắng thực hiện công tác chăm lo đời sống các gia đình chính sách trên địa bàn một cách tốt nhất. Trong thời gian tới, huyện Đức Trọng sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã làm được. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả, lồng ghép các chương trình, dự án của các đoàn thể để hỗ trợ các gia đình chính sách phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, không để đói nghèo”.

THY VŨ

TỈNH ĐOÀN LÂM ĐỒNG:

Công nhận 208 trường học đạt danh hiệu liên đội mạnh cấp tỉnh12 thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt nghèo khó, học giỏi, hiếu thảo với tổng số tiền 1,14 tỷ đồng. Công tác giáo dục kỹ năng và thực hành xã hội cho thiếu nhi được quan tâm đúng mức bằng nhiều mô hình: “Học từ thiên nhiên”, “Học từ dân gian”, “Nói lời hay, làm việc tốt”, kỹ năng giao tiếp ứng xử, rèn luyện ý thức kỷ luật, lễ phép, giáo dục về giới tính, sức khỏe sinh sản, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, chấp hành ATGT...; vận động xây dựng “Sân chơi cho em” tại các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã công nhận 208/412 liên đội đạt danh hiệu liên đội mạnh cấp tỉnh, tặng bằng khen cho 46 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

QUỲNH UYỂN

Khen thưởng các đơn vị xuất sắc.

Lâm Đồng đoạt 6 giảiTin học trẻ toàn quốc năm 2017

Tin từ Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đoàn học sinh Lâm Đồng tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXIII, năm 2017 vừa diễn ra tại thành phố Bắc Ninh đã đoạt 6 giải thưởng, trong đó, có 1 giải nhì, 1 giải ba và 4 giải khuyến khích. Đó là học sinh của các trường: THPT Chuyên Thăng Long, THPT Chuyên Bảo Lộc, THPT Bảo Lộc, THCS Nguyễn Trãi (Đức Trọng), THCS Quang Trung (Bảo Lâm) và Tiểu học Lê Quý Đôn (Đà Lạt). Tham gia hội thi lần này, đoàn Lâm Đồng có 6/7 sản phẩm đoạt giải.

Hội thi do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GDĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam đồng tổ chức. Hội thi lần này có sự tham gia của 252 thí sinh đến từ 49 tỉnh, thành phố trong cả nước được chọn từ những thí sinh xuất sắc nhất của 3 khối tiểu học, THCS và THPT tại Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh, thành phố. V.HÙNG

NAM BAN: 7.500 lượt kháchnước ngoài đến tham quan

Thông tin từ UBND thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà cho biết, trong 6 tháng đầu năm, thị trấn có khoảng 7.500 lượt khách nước ngoài đến địa phương (tăng 2.000 lượt khách so với cùng kỳ năm 2016), cơ bản là khách du lịch đi về trong ngày. Du khách chủ yếu đến tham quan làng nghề truyền thống của địa phương như trồng dâu nuôi tằm ở Khối phố Đông Anh 5; cơ sở ươm tơ dệt lụa Cường Hoàn Silk, thác Voi... Nhờ lượng du khách đến thị trấn mà ngành thương mại - dịch vụ của địa phương có nhiều khởi sắc. Nam Ban được xem là một trong những “vệ tinh” du lịch của Đà Lạt khá hút khách trong những năm qua. H.YÊN

Page 5: XEM TIẾP TRANG 2 Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Xã ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25032_BLD_ngay_4.8.2017.pdfbộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi

5 THỨ SÁU 4 - 8 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Vươn lêntừ điểm xuất phát thấpKhi Đề án xây dựng NTM được

triển khai thực hiện tại Lâm Đồng vào năm 2011, huyện Bảo Lâm có 4 xã 135 là Lộc Nam, Lộc Bắc, Lộc Bảo và Lộc Tân. Sau 6 năm phấn đấu, trong khi các xã cùng điểm xuất phát đã thoát khỏi xã nghèo thì Lộc Nam hiện vẫn đang là xã 135 duy nhất của huyện Bảo Lâm. Hiện, xã Lộc Nam có 3.528 hộ dân, với hơn 13.800 nhân khẩu nằm trải rộng trên 10 thôn. Trong đó, các dân tộc thiểu số (DTTS) như K’Ho, Tày, Thái, Nùng, Khơ Me và Hoa chiếm gần 35% dân số toàn xã. Hiện, Lộc Nam đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM nên đã được huyện Bảo Lâm chọn để phấn đấu về đích vào cuối năm nay. Song, 4 tiêu chí chưa đạt đều khó và cần nguồn vốn đầu tư cao gồm: giao thông, trường học, hộ nghèo và hình thức tổ chức sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Hoàn, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Nam cho biết: “Xuất phát điểm thấp khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM khiến địa phương gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng xác định đây là chương trình lớn, tổng thể, toàn diện nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nên Đảng ủy xã đã ra Nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện. UBND xã ban hành quyết định thành lập Ban quản lý xây dựng NTM do chủ tịch UBND xã làm trưởng ban và thành lập 10 ban phát triển thôn trên địa bàn; phân công nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách cho từng thành viên cụ thể. Sau đó, ban quản lý điều tra tổng thể tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm lập quy hoạch, kế hoạch sát thực tế để xây dựng NTM qua từng năm. Nhờ vậy, Chương trình

thức “người dân làm, Nhà nước hỗ trợ vật tư”. Trong đó, có 2 công trình có tổng chiều dài gần 7 km sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2017.

Đối với tiêu chí trường học, Lộc Nam hiện có 5 trường học, với 3 trường tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường mầm non. Hiện, Trường Tiểu học Lộc Nam B đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Trong năm 2017, Lộc Nam đã phấn đấu có thêm 3 trường đạt chuẩn quốc gia là các Trường Mầm non Lộc Nam, Tiểu học Lộc Nam A và Trường THCS Lộc Nam. Trong đó, trường mầm non được đầu tư xây mới với tổng kinh phí 8,2 tỷ đồng. Hai trường còn lại đang được sửa chữa, nâng cấp.

Riêng tiêu chí hộ nghèo, hiện Lộc Nam còn 356 hộ nghèo (chiếm 11%). Trong năm nay, có hơn 70 hộ đăng ký thoát nghèo. Để đảm bảo cho việc thoát nghèo bền vững, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bảo Lâm đã hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo trên toàn xã với tổng số tiền gần 38 tỷ đồng. Đây là cơ sở để Lộc Nam phấn đấu đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống dưới 7%. Cùng với đó, Lộc Nam đã xây dựng kế hoạch trình UBND huyện Bảo Lâm xem xét để thành lập hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới.

Xây dựng NTM ở xã Lộc Nam đang đối diện những “chướng ngại vật” như giao thông nông thôn, trường học, hộ nghèo... Đây là những vướng mắc rất lớn mà lãnh đạo cũng như nhân dân xã Lộc Nam đã và đang nỗ lực thực hiện để vượt qua. Dù vẫn còn những khó khăn, nhưng ông Võ Thiên Bình, Chủ tịch UBND xã Lộc Nam khá lạc quan cho rằng: “Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh và huyện cùng sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã thì việc hoàn thành 19/19 tiêu chí trong năm 2017 là hoàn toàn có cơ sở”.

KHÁNH PHÚC

Xã nghèo phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

xây dựng NTM ở địa phương dần đạt được những kết quả tích cực”.

“Từ khi có Chương trình xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lộc Nam rất đồng tình, ủng hộ. Xây dựng NTM hiện như “luồng gió mới” đang lan tỏa rộng khắp và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

(Theo ông Võ Thiên Bình,Chủ tịch UBND xã Lộc Nam)

Tuy điểm xuất phát thấp, nhưng Lộc Nam có lợi thế đất đai màu mỡ với 5.000 ha đất nông nghiệp là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại

cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, dâu tằm và các loại cây ăn quả khác. Cùng với đó, xã còn có Quốc lộ 55 đi qua là điều kiện thuận lợi để trao đổi hàng hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. “Ðảng bộ, chính quyền xã luôn xác định phát triển sản xuất để nâng cao đời sống cho người dân là nhiệm vụ then chốt. Vì vậy, cùng với tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, xã đã triển khai tích cực các giải pháp ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, từng bước đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và được đông đảo người dân đồng thuận hưởng ứng. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người của toàn xã đã đạt 38 triệu

đồng/người/năm” - ông Đào Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Nam cho hay.

Phấn đấu về đích NTMBên cạnh những kết quả đã đạt

được, lãnh đạo địa phương cũng cho rằng trong số 4 tiêu chí chưa đạt thì hầu hết các tiêu chí phải thực hiện từng bước cụ thể.

Đối với tiêu chí giao thông, hệ thống đường giao thông của xã dài 73,9 km; trong đó, có 9,3 km đường Quốc lộ 55; 33,5 km đường trục thôn; 25,6 km đường ngõ xóm và 19 km đường nội đồng. Đến hiện tại, Lộc Nam đã “nhựa hóa” và “bê tông hóa” được gần 44 km đường giao thông nông thôn. Hiện, xã đang triển khai xây dựng 4 công trình giao thông nông thôn khác có tổng chiều dài hơn 14 km, với tổng số vốn khoảng 17 tỷ đồng theo hình

Lộc Nam là xã nghèo 135 duy nhất của huyện Bảo Lâm, nhưng theo lộ trình sẽ về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2017, khiến địa phương phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, Lộc Nam vẫn quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay.

Trung tâm xã Lộc Nam hôm nay. Ảnh: K.Phúc

Gặp Châu, ấn tượng đầu tiên là vẻ “nghệ sĩ” với một tính cách “khác biệt” của sinh

viên ngành Kiến trúc. Tuy là con gái, nhưng trong Châu toát lên sự “mạnh mẽ” của một đấng nam nhi. Nhưng không phải vì vậy mà Châu kém đi phần nữ tính. Nhìn Châu trong bộ váy đồng phục của trường và nghe tiếng hát ngọt ngào của em, nhiều người hỏi “sao là con gái mà lại chọn ngành Kiến trúc?”. Đây cũng chính là câu hỏi và cũng là “rào cản” từ phía gia đình mà phải bằng sự thuyết phục nhẫn nại lắm Châu mới nhận được sự đồng ý của ba mẹ. Châu chia sẻ, ngay từ khi còn nhỏ, cô đã say mê với những gì liên quan đến kiến trúc. Sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú đã giúp lớp học phổ thông của em với “kiến trúc sư trưởng” là Bảo Châu luôn giành giải

cao khi làm báo tường với những mô hình phong phú…

Khi trở thành sinh viên ngành Kiến trúc, Châu có cơ hội phát huy sở trường và nuôi dưỡng niềm đam mê của mình ngày một lớn. Ngay tại Festival Kiến trúc sinh viên toàn quốc lần thứ X được tổ chức tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt năm 2016, những ý tưởng của cô đã góp phần vào các giải thưởng cao của trường. Bên cạnh đó, Châu còn được Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam viết thư khen tặng vì có thành tích xuất sắc trong Festival lần này.

Không chỉ có thành tích học tập tốt, riêng trong lớp học tiếng Nhật đặc biệt của Trường Đại học Yersin, Châu cũng là một “học trò cưng” của cô giáo Nguyễn Thị Diễm Hà. “Châu là học sinh có cá tính, em

học tiếng Nhật rất tốt với mong muốn sau khi ra trường được sang bên Nhật làm việc để học hỏi kinh nghiệm từ nước bạn. Có lẽ vì vậy mà em rất nỗ lực trong học tập nói

quay trở về áp dụng tại Việt Nam”. Châu còn cho biết thêm, chính

nhờ những kiến thức chuyên ngành đã được học tập tại trường cùng niềm đam mê với thiết kế đã giúp mình đáp ứng được yêu cầu về ngôn ngữ, kỹ năng mà công việc tại môi trường Nhật Bản đòi hỏi. Ông Imatomi Mitsuhiro - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực Châu Á trong một dịp đến thăm Trường Đại học Yersin Đà Lạt đã nhận xét: “Sinh viên Yersin khi qua Nhật làm việc rất chăm chỉ, chịu khó học hỏi, tinh thần làm việc nghiêm túc nên được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bảo Châu cũng nằm trong số đó, chuyên môn tốt và khả năng nói tiếng Nhật tuyệt vời đã giúp Châu nhanh bắt nhịp với môi trường làm việc mới”. Với cô “kiến” bé nhỏ này, đây chính là sự trải nghiệm quý giá cho cô được thỏa sức sáng tạo để sống với niềm đam mê thiết kế của mình.

VIỆT HÙNG

Cô “kiến” thủ khoa và niềm đam mê thiết kếVới niềm đam mê thiết kế và ước muốn tạo ra những công trình có tính ứng dụng cao, Trần Thị Bảo Châu đã nỗ lực không ngừng để thực hiện ước mơ trơ thành một kiến trúc sư. Cô vinh dự trơ thành thủ khoa tốt nghiệp của ngành Kiến trúc - Trường ĐH Yersin Đà Lạt năm 2016.

Cô “kiến” Bảo Châu với cá tính riêngcủa sinh viên kiến trúc.

chung và học tiếng Nhật nói riêng”, cô Diễm Hà cho biết.

Và ước mơ của Châu đã trở thành hiện thực khi vừa ra trường, với thành tích học tập tốt, em được nhận ngay vào làm việc tại Công ty Kiến trúc và Xây dựng Kosuzume tại Yokohama, Nhật Bản theo chương trình hợp tác giữa Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực Châu Á của Nhật và Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Về cuộc sống và làm việc tại Nhật, qua lá thư gửi cho cô giáo Diễm Hà, Châu tâm sự: “Công việc hiện tại của em rất thích hợp với sinh viên kiến trúc vừa mới ra trường. Đây là cơ hội lớn để em học hỏi về các công trình, kinh nghiệm xây dựng thực tế, tiếng Nhật chuyên ngành xây dựng và phương pháp thi công hiện đại của Nhật Bản để sau này

Page 6: XEM TIẾP TRANG 2 Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Xã ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25032_BLD_ngay_4.8.2017.pdfbộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi

6 THỨ SÁU 4 - 8 - 2017

“Đụng” chuyện mới thấy cầnLà xã đạt chuẩn nông thôn

mới đầu tiên của huyện Bảo Lâm từ năm 2015, song việc đặt tên đường, gắn số nhà ở xã Lộc An dường như vẫn là điều “xa xỉ” đối với người dân địa phương.

Theo thống kê sơ bộ, toàn xã có khoảng 40 tuyến đường cần đặt tên hoặc đặt ký hiệu và hàng ngàn ngôi nhà cần đánh số; trong đó, có rất nhiều tuyến đường và ngôi nhà nằm dọc theo Quốc lộ 20.

Hiện tại, tất cả đều chưa được thực hiện nên những tấm biển hiệu quảng cáo tại các cửa hàng kinh doanh của người dân cũng chỉ ghi địa chỉ chung chung và số điện thoại. “Việc này không gây bất tiện nhiều vì tôi chủ yếu bán hàng cho người trong xã. Khi cần giao hàng thì xe ôm đã thông thuộc mọi ngõ ngách, khó tìm quá thì gọi điện thoại. Chỉ có những người nơi khác đến mới gặp khó khăn trong việc kiếm nhà người cần tìm” - chủ nhân một cửa hàng hoa ngay trung tâm xã Lộc An chia sẻ.

Đó là đối với khu vực trung tâm, đi sâu hơn vào các thôn thì tên đường, số nhà dường như là chuyện xa lạ với người dân. Chỉ những nhà có nhiều giao dịch thì họ tự đặt ký hiệu cho nhà mình, còn lại thì không quan tâm. Thế nhưng, khi “đụng” chuyện thì tên đường, số nhà mới trở nên cần thiết. Ông Trịnh Văn Hiền (Thôn 2, xã Lộc An) cho biết: Lâu lâu có người quen ở nơi khác đến chơi thì việc chỉ đường rất khó vì không có tên đường, không có số nhà. Phải gọi điện thoại tới lui nhiều lần hoặc phải hẹn một điểm nào đó trên Quốc lộ 20 rồi mới chạy ra đón. Trong

Rối vì “nhà không số, phố không tên”Với người dân sống lâu năm tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm) thì việc “nhà không số, phố không tên” đã trở nên quá quen và họ không gặp nhiều trở ngại trong giao dịch hàng ngày. Thế nhưng, đối với người nơi khác đến hoặc những giao dịch đòi hỏi phải có địa chỉ chính xác thì việc này gây ra không ít rắc rối. Về lâu dài, với xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiến tới trở thành thị trấn như xã Lộc An thì việc đặt tên đường, đánh số nhà đang là đòi hỏi cấp thiết.

giao dịch với bưu điện, nhiều khi con cái gửi tiền về thì phải chạy ra tận nơi để hỏi nên cũng bất tiện. Hiện tại, tên đường, số nhà chưa được người dân xem trọng nhưng về lâu dài thì đây là yêu cầu cần thiết. Bởi lẽ, khi có một địa chỉ cụ thể, rõ ràng thì mọi giao dịch của người dân sẽ thuận tiện hơn và theo kịp thời đại.

Hiện tại, ngoài sử dụng số điện thoại làm “trợ thủ” đắc lực thì những nhân viên chuyển phát, những người giao hàng phải nhờ đến những trưởng thôn. “Có trường hợp không ghi rõ xóm hoặc bị trùng tên thì ngay cả các trưởng thôn cũng khó tìm được nhà” - ông Hứa Nam Phụ, Chủ tịch UBND xã Lộc An chia sẻ. Cũng theo ông Phụ, toàn xã Lộc An có 16 thôn với gần 20 ngàn dân, trong đó có 2 thôn đồng bào dân tộc là thôn B’Đơ và B’Cọ. Xã Lộc An có 7 thôn nằm dọc trên tuyến Quốc lộ 20 với rất nhiều tuyến đường đấu nối vào các thôn. Theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05 của Huyện ủy Bảo Lâm, xã Lộc An sẽ trở thành thị trấn vào năm 2020.

Một trong những tiêu chí để xã được công nhận là thị trấn là phải đặt tên đường, đánh số nhà.

Nhu cầu cấp bách Tại kỳ họp mới đây của

HĐND huyện Bảo Lâm, ông Võ Hữu Hỷ, đại biểu HĐND huyện Bảo Lâm khẳng định, việc đặt tên đường, đánh số nhà tại xã Lộc An đang là nhu cầu cấp bách của người dân nên cần được triển khai nhanh. Cơ sở để thực hiện việc này là Lộc An đã được quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch thị trấn với diện tích 500 ha/4.000 ha toàn xã. Trong khi đó, theo ông Trần Thanh Phong, Trưởng Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Bảo Lâm, việc đặt tên đường và đánh số nhà trên địa bàn xã Lộc An là chưa thể thực hiện. Lý do, chỉ có khu đô thị hoặc điểm dân cư nông thôn đã được quy hoạch mới có thể áp dụng việc đặt tên đường. Theo trả lời của Phòng Quản lý nhà (Sở Xây dựng) thì xã Lộc An chưa quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Hơn nữa, việc đặt tên đường cần phải làm quy hoạch tên đường trình HĐND các cấp phê duyệt, mà thẩm

quyền quyết định cuối cùng là của HĐND tỉnh nên cần phải có thời gian mới thực hiện được. Trước những khó khăn đó, Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện đã hướng dẫn cho xã đặt tên cho các tuyến đường xã theo ký hiệu để làm cơ sở đặt số nhà cho các hộ dân.

Hiện tại, xã Lộc An đang tiến hành các bước khảo sát, rà soát lại toàn bộ quy hoạch để đặt ký hiệu và số nhà cho từng tuyến đường trên địa bàn, sau đó trình lên HĐND xã xem xét và thông qua. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, địa phương cũng gặp không ít khó khăn do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị nên công tác quy hoạch trước đây không phù hợp, cần có sự điều chỉnh. Theo ông Hứa Nam Phụ, hiện một số hạng mục công trình như vỉa hè, công viên, cây xanh đã được phân bổ kinh phí xây dựng, còn lại phương án quy hoạch đặt tên đường và số nhà sẽ sớm được triển khai thực hiện trong năm nay dựa vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của huyện cũng như vận động từ xã hội hóa trong nhân dân. ĐÔNG ANH

Chưa có tên đường nên địa chỉ trên tất cả các bảng hiệu mới dừng lại ở cấp thôn, gây không ít khó khăn cho người dân trong nhiều giao dịch. Ảnh: Đông Anh

Hơn 43.400 lượt hộ kinh doanh nợ đọng thuế

Theo số liệu khóa sổ đến ngày 30/6/2017, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 43.400 lượt hộ kinh doanh nợ đọng thuế 81,4 tỷ đồng. Trong đó, gồm 22,9 tỷ đồng nợ có khả năng thu hồi và 58,5 tỷ đồng nợ khó thu hồi, tăng 19% so với ngày 31/12/2016.

Nguyên nhân nợ đọng thuế không chỉ tập trung số hộ ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh do gặp nhiều điều kiện khó khăn, mà còn xuất hiện nhiều trường hợp cố tình dây dưa nợ đọng, chưa tự giác chấp hành chính sách pháp luật thuế của Nhà nước. Trong khi đó, một số chi cục thuế địa phương chưa thực sự phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng trong việc cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế.

Cục thuế Lâm Đồng đang phối hợp với UBND huyện, thành phố trong tỉnh tiếp tục rà soát, xác định các trường hợp nợ đọng thuế kéo dài để cưỡng chế tài sản, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh. Đồng thời, công khai hộ kinh doanh nợ đọng thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại UBND xã, phường, thị trấn, tổ dân phố…

VŨ VĂN

Theo Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng, thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT trong lực lượng vũ trang, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã làm tốt công tác lãnh đạo, điều hành cũng như tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.

Theo đó, Bộ CHQS tỉnh đã thường xuyên duy trì 1 đội Kiểm tra xe quân sự, 1 đội Kiểm soát quân sự chuyên trách và 12 đội Kiểm soát quân

sự bán chuyên trách tại 12 huyện, thành phố trong tỉnh, tổ chức kiểm tra 3 đợt với 12 lần xe ô tô, 86 lượt xe mô tô của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp điều khiển phương tiện giao thông. Đặc biệt, Bộ CHQS tỉnh còn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tuần tra, kiểm soát cả xe quân sự và dân sự từ địa bàn Đà Lạt đến Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai. Qua kiểm tra 13 lần xe ô tô, có 6 lượt xe quân sự, xử lý 3 xe vi phạm, các lỗi vi phạm chủ yếu về vi phạm

hành chính như: Không mang theo giấy tờ xe, thiếu biển số phụ, biển số thành thùng xe và tác phong mang mặc của người lái xe, vi phạm về việc thiếu các trang thiết bị che chắn. Đã tiến hành tạm giữ giấy tờ 3 xe vi phạm trên để điều tra, xác minh và xử lý theo pháp luật hiện hành, đồng thời thông báo việc xử lý các trường hợp vi phạm đến cơ quan, đơn vị có xe vi phạm. Các xe mang biển quân sự trước đây có cơi nới thêm thùng xe đã tự giác tháo gỡ đúng thiết kế xe ban

đầu. Nhờ thực hiện tốt công tác tuần tra kiểm soát và có các biện pháp xử lý xe vi phạm cứng rắn, đến nay toàn LLVT tỉnh không còn xe mang biển số giả, giấy tờ quân sự giả.

Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý xe quân sự, giải pháp chấm dứt tình trạng: xe mang biển kiểm soát quân sự chở hàng quá tải trọng; xe mang biển số quân sự giả mạo tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh, sẽ tiếp tục được tăng cường thực hiện.

DIỄM THƯƠNG

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát xe mang biển số quân sự

Khẩn trương kiểm tra, xử lý cây xanh có nguy cơ ngã đổ trong mưa bão

Đây là nội dung “Hỏa tốc” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa ký tại Công văn số 4856/UBND-LN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; các UBND huyện, thành phố; các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động phòng tránh và xử lý kịp thời những nguy cơ cây xanh gãy đổ rất cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản nhân dân...

UBND tỉnh yêu cầu: UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của địa phương, các cơ quan quản lý cây xanh, đơn vị quản lý rừng và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ cây xanh dọc các tuyến đường, cây xanh tại cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, công viên, khu dân cư,... để kịp thời chặt hạ những cây có nguy cơ gãy đổ, tỉa cành, mé nhánh những cây lệch tán, nặng tàn, nhằm giảm thiểu cây xanh gãy đổ, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và an toàn trong mùa mưa bão. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo tại Văn bản số 4742/UBND-GT ngày 24/7/2017 về việc tăng cường công tác ứng phó với tình hình mưa bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, nhằm kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông, hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn (nếu có). Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thường xuyên theo dõi tình hình, đôn đốc các địa phương chủ động trong công tác PCTT&TKCN; kịp thời tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh khi có tình huống phức tạp do thiên tai gây ra.

M.ĐẠO

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: XEM TIẾP TRANG 2 Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Xã ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25032_BLD_ngay_4.8.2017.pdfbộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi

Đưa tôi đi thực địa vườn cà phê tại Thôn 11, xã Đại Lào, ông Nguyễn Ngọc Toán, thường trú tại phường

Lộc Tiến, TP Bảo Lộc cho biết: Cuối tháng 2/2017, Ban quản lý Thôn 11, xã Đại Lào cho phép Công ty phân bón Nhất Lộc Phát tổ chức Hội thảo giới thiệu phân bón sinh học tại Xóm 5 của thôn. Tại Hội thảo, cán bộ tiếp thị của Công ty phân bón Nhất Lộc Phát Vũ Toàn giới thiệu sản phẩm phân bón sinh học La Na 27 được sản xuất theo công nghệ Nano, siêu nén của Mỹ. Theo đó, sử dựng phân bón sinh học Nano 27 sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Tiết kiệm chi phí, khi chỉ cần bón một thìa ngỏ 25 g cho một gốc cây cà phê, với tổng chi phí 16,8 triệu đồng/ha, trong khi đó cây phát triển tốt, cho năng suất tăng 15-20% so với bón các dòng sản phẩm phân bón truyền thống khác.

Tin theo lời giới thiệu, quảng cáo của cán bộ tiếp thị Vũ Toàn và được xem vườn cà phê xanh tốt trình chiếu trên màn hình máy vi tính, anh Nguyễn Ngọc Toán đăng ký mua số lượng phân bón sinh học cao cấp La Na 27 đủ bón cho 2 ha, trị giá 53,6 triệu đồng. Sau khi được Công ty phân bón Nhất Lộc Phát cung cấp phân bón, anh Toàn sử dụng 1/2 số lượng phân bón đã mua pha nước tưới vào gốc, xịt vào lá, bón trực tiếp

2 lần vào gốc phần lớn diện tích 1,7 ha của gia đình, với hy vọng vườn cà phê sẽ phát triển xanh tốt. Nhưng thật bất ngờ, chỉ một thời gian ngắn sau khi bón, cà phê trồng dặm và cà phê đang cho thu họach của anh đều bị vàng lá, rụng trái non rất nhiều. Hốt hoảng, anh điện thoại cấp báo với Công ty phân bón Nhất Lộc Phát và được công ty cử một cán bộ kỹ thuật tên Tươi lên kiểm tra hiện trường.

Sau khi kiểm tra thực trạng vườn cà phê của anh Toán đang có dấu hiệu xuống cấp, ông Tươi đề xuất với Công ty phân bón Nhất Lộc Phát hỗ trợ cho anh Toán 10 bao NPK loại 5 kg/bao để bón lá, phục hồi vườn cà phê. Nhưng sợ lại thêm một lần hứng chịu thiệt hại, anh Toán không sử dụng mà chủ động mua 3 sản phẩm phân bón truyền thống như U rê Cà Mau 10 bao, Ka ly Đức 10 bao, Phân lân Long Thành 30 bao, trị giá 14,4 triệu đồng để bón khắc phục hậu quả. Do vậy, đến nay, vườn cà phê của anh Toán đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng chắc chắn năng suất sẽ bị giảm mạnh khi vào vụ thu hoạch, bởi tình trạng cà phê non bị rụng quá nhiều. Đó thật sự là thiệt hại kép của gia đình anh Toán, bởi với số tiền mua sản phẩm phân bón sinh học cao cấp La Na 27 của Công ty phân bón Nhất Lộc

Phát 53,6 triệu đồng và tiền mua 3 loại phân bón truyền thống để khắc phục hậu quả 14,4 triệu đồng, anh đã chi phí lên đến 68 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với sử dụng các sản phẩm phân bón truyền thống, nhưng vẫn bị thiệt hại, vườn cây xuống cấp, giảm năng suất lớn trong vụ thu hoạch tới.

Tiếc tiền, xót vườn cà phê, anh Toán nhiều lần điện thoại đề nghị Công ty phân bón Nhất Lộc Phát cử người lên thu hồi lại lượng phân bón mà anh chưa sử dụng và hoàn trả lại tiền cho anh. Công ty cũng đã hứa sẽ cử người lên làm việc cụ thể, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết, khiến anh Toán vẫn đang gánh chịu hậu quả của việc sử dụng phân bón kém chất lượng.

Cũng tại Thôn 11, xã Đại Lào, ngoài anh Toán còn có nhiều hộ nông dân khác cũng vì tin theo lời giới thiệu, quảng cáo sản phẩm phân bón sinh học cao cấp La Na 27 của Công ty Nhất Lộc Phát mà phải gánh chịu hậu quả.

Chẳng hạn, ông Mạnh mua số lượng đủ bón cho 1,2 ha cà phê, nhưng sử dụng dồn

Cảnh giác với chiêu quảng cáo phân bón trong hội thảoNhững năm gần đây, tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về cây trồng của nhà nông. Trước tình trạng đó, các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm những đối tượng cung cấp phân bón giả, phân bón kém chất lượng và cảnh báo nhà nông cần thận trọng trong việc tiêu thụ, sử dụng phân bón. Thế nhưng, hiện vẫn không chấm dứt được tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Sở dĩ như vậy, bởi nhiều nhà nông vẫn nhẹ dạ cả tin vào chiêu thức quảng cáo rất hấp dẫn trong một số cuộc hội thảo được tổ chức tại địa phương.

lại bón cho 2 sào, đến nay vườn cà phê cũng đang bị vàng lá, xuống cấp. Hoặc như ông Thành mua số lượng đủ bón cho 1,2 ha cà phê, khi mới bón thấy cà phê phát triển rất xanh tốt, cũng khấp khởi mừng thầm. Nhưng đến nay, vườn cà phê bị xuống cấp nghiêm trọng, năng suất tụt giảm từ 7 tấn/ha trước đây, xuống còn 5 tấn/ha. Suy ngẫm trở lại, ông mới té ngửa rằng: Sở dĩ khi mới bón phân sinh học cao cấp La Na 27 thấy cây phát triển xanh tốt là do cà phê đã ngấm phân bón hữu cơ gà, chim cút được ông bón trước đó vài tháng. Ngoài ra, còn có các hộ gia đình khác như ông Hoa, ông Chén, ông Dũng… tại Thôn 11, xã Đại Lào cũng bị gánh chịu hậu quả thiệt hại vườn cà phê như các hộ gia đình anh Toán, ông Mạnh, ông Thành.

Bức xúc trước thiệt hại của bản thân và các hộ nông dân trong thôn, ông Mạnh nhiều lần liên hệ với Công ty phân bón Nhất Lộc Phát để đề nghị lên khắc phục hậu quả, nhưng đều không được đáp ứng, với lý do công ty đang bận, hoặc đang đi công tác xa. Thành thử, các hộ nông dân sử dụng phân bón sinh học cao cấp La Na 27 của Công ty phân bón Nhất Lộc Phát hiện đang rơi vào tình trạng “Tiền mất, tật mang!” như kết luận đầy chua xót của ông Mạnh.

Trước thực tế nói trên, chúng tôi thiết nghĩ chính quyền địa phương các cấp cần thẩm định kỹ các công ty cung cấp phân bón trước khi đồng ý cho họ tổ chức hội thảo để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm phân bón. Mặt khác, bà con nông dân cũng hết sức cảnh giác trước chiêu thức quảng cáo sản phẩm phân bón của các công ty sản xuất, kinh doanh phân bón, để không phải hứng chịu thiệt hại theo kiểu “Tiền mất, tật mang” nói trên.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

THEO YÊU CẦU BẠN ĐỌC

Quan tâm đầu tư cho vay Trong thời gian vừa qua, tại huyện Di

Linh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Di Linh và Agribank Chi nhánh Hòa Ninh đã tích cực đầu tư cho vay để phục vụ phát triển sản xuất. Hiện nay, hai chi nhánh này có số dư nợ cho vay khoảng 2.400 tỷ đồng. Trong đó, 70% dư nợ cho vay trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và 30% dư nợ cho vay đầu tư gián tiếp để thu mua, kinh doanh, dịch vụ…

Thực hiện Chương trình tín dụng tái canh cà phê, Agribank Chi nhánh Di Linh và Agribank Chi nhánh Hòa Ninh đã ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân “tiếp cận” được vốn vay đầu tư trồng lại hoặc ghép cải tạo bằng các giống cà phê cao sản. Hiện nay, số dư nợ tín dụng đầu tư tái canh cà phê trên 400 tỷ đồng. Ngoài ra, hai Agribank Chi nhánh Di Linh và Hòa Ninh còn tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và các doanh nghiệp vay vốn để phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản, heo, dê núi và trồng rau, hoa…

Theo Agribank Chi nhánh Di Linh, thực hiện Chương trình tín dụng tái canh cà phê giai đoạn 2016 - 2020, Agribank đã điều chỉnh tăng định mức cho vay đầu tư tái canh lên 150 triệu đồng/1 ha với thời hạn 4 năm (đối với đầu tư ghép cải tạo) hoặc 8 năm (đối với trồng lại) và trả tiền vay gốc, tiền lãi một lần. Đối với Dự án phát triển sản xuất cà phê bền vững (VnSAT), huyện

Những bất cập trong đầu tư tín dụng Đã là một doanh nghiệp tín dụng thương mại thì đơn vị nào cũng mong muốn doanh số và dư nợ cho vay nhiều hơn. Và, đã là người có nhu cầu vay vốn, thì ai cũng mong muốn được vay một cách dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên, trong thực tế còn có những bất cập, mà tại huyện Di Linh là một ví dụ.

Di Linh có 4 xã là Tân Nghĩa, Gung Ré, Tân Châu và Liên Đầm được giải quyết cho vay trong thời hạn 4 đến 8 năm, với lãi suất cho vay ưu đãi là 6,5%/1 năm để đầu tư ứng dụng công nghệ cao, sản xuất cà phê theo hướng VietGAP.

Mặt khác, thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ - CP của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và sự thỏa thuận liên ngành đã ký kết giữa Agribank Chi nhánh Lâm Đồng và Agribank Chi nhánh Nam Lâm Đồng với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng, mới đây, tại xã Sơn Điền và xã Gia Bắc, Agribank Chi nhánh Di Linh đã cử cán bộ tín dụng trực tiếp đến tận nơi để thẩm định và giải quyết

cho nông dân vay khoảng 20 tỷ đồng đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong thời gian tới, Agribank Chi nhánh Di Linh tiếp tục triển khai tại một số xã.

Nhưng còn những bất cập Bên cạnh những cố gắng nỗ lực nói trên,

trong quá trình đầu tư tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, các Chi nhánh Agribank đã phát hiện những bất cập.

Một trong những quy định của ngành Ngân hàng, điều kiện cho vay là phải có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp ở vùng nông thôn phổ biến là đất đai và tài sản gắn liền với đất. Đất đai đã thể hiện rõ trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn tài sản gắn liền với

đất (chủ yếu là nhà ở và các công trình khác), theo quy định, phải được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phổ biến là người dân chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Từ đó, giá trị tài sản thế chấp không thể hiện đúng (thấp hơn) so với thực tế, nên mức giải quyết cho vay bị hạn chế.

Từ thực tế trong việc giải quyết cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ - CP, Agribank Chi nhánh Di Linh phát hiện thêm một bất cập nữa là tại 2 xã Sơn Điền và Gia Bắc đã có tới khoảng 80% gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chứ chưa nói đến Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất). Do vậy, bà con chỉ cung cấp cho Agribank Chi nhánh Di Linh giấy “Trích lục bản đồ” nên chi nhánh rất khó giải quyết cho vay khi xem xét thủ tục.

Đối với Dự án sản xuất cà phê bền vững, theo quy định, các đối tượng (nông dân) trước khi vay vốn phải được tập huấn, hướng dẫn việc lập kế hoạch sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, trong thực tế tại 4 xã Tân Nghĩa, Gung Ré, Tân Châu và Liên Đầm, số lượng bà con tham gia tập huấn quá ít.

Xuất phát từ những bất cập, vướng mắc nói trên, thiết nghĩ, chính quyền địa phương và các ngành liên quan cần quan tâm “tháo gỡ” để các đơn vị tín dụng và nông dân mới có thể “gặp nhau”, tiếp cận được đồng vốn vay nhiều hơn. XUÂN LONG

Khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng Agribank Di Linh ngày càng đông. Ảnh: X.Long

7 THỨ SÁU 4 - 8 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: XEM TIẾP TRANG 2 Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Xã ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25032_BLD_ngay_4.8.2017.pdfbộ cơ sở, 22 Đảng bộ với 326 chi

8 THỨ SÁU 4 - 8 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

“Công ty Bảo hiểm AAA xin trân trọng thông báo, vào 01/07/2017 và 02/07/2017, Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Lâm Đồng đã làm mất một số ấn chỉ bảo hiểm trách nhiệm dân sự (viết tắt - TNDS) bắt buộc xe cơ giới theo quy định của Bộ Tài chính với thông tin cụ thể sau:

Loại ấn chỉ Quyển số Từ sêri đã sử dụng

Đến sêri đã sử dụng

Từ sêri chưa sử

dụng

Đến sêri chưa sử dụng

Năm phát hành

TNDS bắt buộc xe ô tô

17003035 170030341 170030343 170030344 170030350 2017

TNDS bắt buộc xe máy

17004931 170049301 170049310 2017

Vào ngày 10/07/2017, chúng tôi đã thông báo với cơ quan công an địa phương về sự thất lạc các ấn chỉ nêu trên. Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA xin thông báo kể từ ngày 25/07/2017 trở đi, các quyển ấn chỉ nêu trên (các liên chưa sử dụng) không còn giá trị sử dụng và Bảo hiểm AAA hoàn toàn không chịu trách nhiệm pháp lý về mọi phát sinh bồi thường đối với các quyển ấn chỉ nêu trên. Ai nhặt được hay có thông tin vế các quyển ấn chỉ trên, xin vui lòng thông báo về Công ty Bảo hiểm AAA, địa chỉ 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028.3622.0000 - hotline 1800 1528.”

THÔNG BÁOTHÔNG BÁO

MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTCông ty Cổ phần đầu tư Việt Quốc có trụ sở tại địa chỉ: R15

Nguyễn Trung Trực, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vào ngày 7/5/2017, ông Trần Vinh là người đại diện theo pháp luật trước đây của công ty có cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767 của công ty đi từ nhà riêng của ông Vinh đến dự án của công ty tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Trong quá trình di chuyển, do sơ ý nên ông Vinh đã đánh rơi và làm thất lạc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN742767, do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 10/11/2008.

- Mô tả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa đất số 07, tờ bản đồ số ĐCCS2, diện tích 122,73 ha. Mục đích sử dụng: Đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan để triển khai dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nông lâm kết hợp.

Vậy ai nhận được xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0918320272 gặp chị Thu. Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!

Nghị quyết... TIẾP TRANG 2

... đã tác động không nhỏ đến việc đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch. Về chủ quan là do nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân địa phương về vai trò, vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến để giới thiệu tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch chưa được chú trọng đúng mức, hiệu quả chưa cao. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch còn chậm; huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý hoạt động du lịch thiếu chặt chẽ; việc liên kết các điểm, tuyến du lịch còn mang tính tự phát, thiếu bền vững.

Vấn đề đặt ra là nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện cho toàn hệ thống chính trị Lạc Dương đó là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền các cấp trong huyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò quan trọng của phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay, tạo sự đồng thuận và nhất quán về quan điểm xác định phát triển du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kịp thời xây dựng đề án, kế hoạch phát triển du lịch nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường, cảnh quan thiên nhiên, nhất là trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang; bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc của địa phương.

Tập trung triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, trước hết cần tập trung thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ cung

cấp thông tin, giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động phù hợp đối với các lĩnh vực du lịch mà địa phương có tiềm năng... Quy hoạch mạng lưới cơ sở du lịch trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Rà soát, điều chỉnh hoặc đề nghị điều chỉnh quy hoạch một số dự án du lịch cho phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển trong tương lai trên dọc tuyến Quốc lộ 27C, Tỉnh lộ 722, đường Trường Sơn Đông, thị trấn Lạc Dương.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các tour, tuyến du lịch trên địa bàn huyện theo quy hoạch. Hình thành một số cụm, tuyến du lịch trải nghiệm gắn với dịch vụ bổ trợ để tạo ra loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm, du lịch dựa vào cộng đồng…

Đẩy mạnh hoạt động thông tin quảng bá, xúc tiến đầu tư. Tận dụng và phát huy hiệu quả những mặt tích cực của hệ thống thông tin hiện đại để quảng bá, giới thiệu về bản sắc văn hóa, con người, cảnh quan thiên nhiên, đặc sản nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Lạc Dương đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước...

Ngoài việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trên, Lạc Dương cần tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao gắn với du lịch. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho ngành du lịch. Đặc biệt, trong phát triển du lịch, cần tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức, ý thức tự giác trong việc giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, ứng xử văn minh, thái độ cởi mở, chân thành với du khách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá và kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm...

NGUYỆT THU

THÔNG BÁO MỜI ĐĂNG KÝ MUA CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNG

Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng trân trọng mời các tổ chức và cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia mua cổ phần của Công ty như sau:

1. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNG2. Địa chỉ: Số 01 Lê Đại Hành, Phường 1, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng3. Giấy đăng ký kinh doanh: Số 5800271921 do Sở KH-ĐT tỉnh Lâm Đồng cấp (lần 9) ngày

23/2/2016.4. Điện thoại: 0263 3 823 829 / 0902663939 5. Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức tham quan thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí và các dịch

vụ khác. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và các hoạt động dịch vụ du lịch khác (hướng dẫn du lịch, vận chuyển, lữ hành, bán hàng lưu niệm).

6. Vốn điều lệ công ty hiện hữu: 352.354.200.000 đồng 7. Tổng số cổ phần chào bán: 4.764.580 cổ phần (Bốn triệu, bảy trăm sáu mươi bốn ngàn,

năm trăm tám mươi cổ phần).8. Vốn điều lệ sau phát hành (nếu phát hành thành công): 400 000 000 000 đồng.9. Đối tượng chào bán: Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng các quy định của pháp

luật đều có thể đăng ký mua.10. Thông tin về đợt chào bán:Loại cổ phần chào bán: cổ phần phổ thông bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 (ba) năm kể từ

ngày trở thành cổ đông.Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần (Mười ngàn đồng một cổ phần)Giá chào bán cổ phần: tối thiểu 12.000 đồng/cổ phần (Mười hai ngàn đồng một cổ phần). Sẽ tổ

chức đấu giá nếu số cổ phần đăng ký mua lớn hơn số cổ phần chào bán. Số lượng đăng ký mua: Một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tối đa không quá 4.764.580

cổ phần. 11. Thời gian và địa điểm cung cấp và tiếp nhận đơn đăng ký tham gia mua cổ phần:Thời gian phát và nhận đơn: từ 07h30 ngày 04/8/2017 đến 16h30 ngày 10/8/2017.Địa điểm cung cấp và tiếp nhận đơn đăng ký mua cổ phần: Trụ sở Công ty Cổ phần Du lịch

Lâm Đồng, số 01 Lê Đại Hành, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.Người liên hệ: Nguyễn Võ Lê Huy, ĐT: 0902663939; Email: [email protected]. Hình thức và thời gian tổ chức chào bán:Hình thức chào bán: đấu giá hoặc thỏa thuận.Thời gian đấu giá hoặc thỏa thuận: 09h00 ngày 12/8/2017 Địa điểm đấu giá hoặc thỏa thuận: Trụ sở Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng, số 01 Lê Đại

Hành, Phường 1, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. 13. Thời gian nộp tiền mua cổ phần: từ 14/8/2017 đến 16h ngày 15/8/2017.Thông tin bổ sung: vui lòng xem thêm tại trang web công ty: http://dalattourist.com.vn

Đại diện theo pháp luật Tổng Giám đốc Trần Thị Hồng Nhạn