dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · web viewỦy ban nhÂn dÂn....

206
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Số: 677/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghệ An, ngày 14 tháng 11 năm 2016 BÁO CÁO Kết quả giải quyết ý kiến, kiến ngh c tri trước và sau K hp thứ 2 - HĐND tỉnh khoá XVII Thực hiện Báo cáo số 131/BC-HĐND ngày 29/7/2016, Báo cáo số 154/BC-HĐND ngày 30/9/2016 của Thường trực HĐND tỉnh về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh khoá XVII. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện, kết quả đến nay như sau: I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. C tri huyện Đô Lương, Anh Sơn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Tân K, Diễn Châu kiến ngh tỉnh cân đối ngân sách đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi trên đa bàn tỉnh để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp. Trả lời: Hệ thống hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 2.000 công trình, trong đó có các công trình đầu mối lớn thuộc hệ thống thủy lợi Bắc và hệ thống thủy lợi Nam ( như Bara Đô Lương, cống Mụ Bà, cống Diễn Thành, Diễn Thủy, cống Nam Đàn, Bến Thủy, Bara Nghi Quang ...) , 1.163 hồ chứa nước, 559 trạm bơm điện, 427 đập dâng và 7.950km kênh mương các loại (trong đó: 4.900 km đã được kiên cố hóa). Trong giai đoạn từ 2006 - 2016, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, Nghệ An đã kêu gọi đầu tư, triển khai hàng loạt dự án hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh từ các nguồn vốn: Vốn nước ngoài (ADB, WB, JI CA) , Trái phiếu chính phủ, vốn TW đầu tư qua các chương trình an toàn hồ chứa, vốn ngân sách tỉnh ..v..v..; đã lập và phê duyệt hơn 300 dự án với tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng, trong đó đã triển khai được gần 200 công trình với kinh phí đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng; nhiều công trình đã 1

Upload: others

Post on 31-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH NGHỆ AN

Số: 677/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nghệ An, ngày 14 tháng 11 năm 2016

BÁO CÁOKết quả giải quyết ý kiến, kiến nghi cư tri trước và sau Ky hop thứ 2 -

HĐND tỉnh khoá XVII

Thực hiện Báo cáo số 131/BC-HĐND ngày 29/7/2016, Báo cáo số 154/BC-HĐND ngày 30/9/2016 của Thường trực HĐND tỉnh về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh khoá XVII. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện, kết quả đến nay như sau:

I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN1. Cư tri huyện Đô Lương, Anh Sơn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Tân Ky,

Diễn Châu kiến nghi tỉnh cân đối ngân sách đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi trên đia bàn tỉnh để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.

Trả lời: Hệ thống hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 2.000 công trình,

trong đó có các công trình đầu mối lớn thuộc hệ thống thủy lợi Bắc và hệ thống thủy lợi Nam (như Bara Đô Lương, cống Mụ Bà, cống Diễn Thành, Diễn Thủy, cống Nam Đàn, Bến Thủy, Bara Nghi Quang ...), 1.163 hồ chứa nước, 559 trạm bơm điện, 427 đập dâng và 7.950km kênh mương các loại (trong đó: 4.900 km đã được kiên cố hóa).

Trong giai đoạn từ 2006 - 2016, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, Nghệ An đã kêu gọi đầu tư, triển khai hàng loạt dự án hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh từ các nguồn vốn: Vốn nước ngoài (ADB, WB, JI CA), Trái phiếu chính phủ, vốn TW đầu tư qua các chương trình an toàn hồ chứa, vốn ngân sách tỉnh ..v..v..; đã lập và phê duyệt hơn 300 dự án với tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng, trong đó đã triển khai được gần 200 công trình với kinh phí đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng; nhiều công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng như: hồ chứa nước Vực Mấu (vốn WB), hồ Sông Sào, Vệ Vừng - Quán Hài, Khe Là - Khe Đá, cụm hồ Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương (vốn TPCP), các hồ chứa ách yếu dung tích từ 0,7 triệu m3 trở lên: hồ Đồng Sằng, Tân Thắng, Khe Canh, Đồng Thiêng, Tràng Đen, Xuân Dương, Khe Ngầm, Hủng Cốc, Đá Hàn, Trảng Không, Khe Bò, Vệ Riềng, Khe Am, Lò Sả, Khe Nu (vốn an toàn hồ chứa của TW); 50 trạm bơm điện và gần 2.000 km kênh mương các loại ..v.v..; giai đoạn này tỉnh cũng đã được TW hỗ trợ khoảng 1.200 tỷ đồng để tu sửa các công trình thủy lợi nhỏ từ nguồn vốn khắc phục bão lụt, chống hạn, thủy

1

OEM, 11/08/16,
ANH CANH, Đã được thông tin
Page 2: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

lợi phí. Nguồn ngân sách tỉnh hàng năm đầu tư cho các công trình thủy lợi khoảng 80-100 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý, các trạm bơm điện và hệ thống kênh mương loại 3.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang tiếp tục triển khai các dự án thủy lợi trọng điểm như: dự án hồ chứa nước Bản Mồng, Khôi phục nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc; Củng cố, nâng cấp đê Tả Lam, đoạn từ Nam Đàn đến Rào Đừng, Dự án quản lý thiên tai WB5; hồ Khe Lại - Vực Mấu; Dự án Vách Nam - Sông Bùng, đê Nghi Yên, Bãi Ngang, Quỳnh Lập; Dự án nâng cao an toàn đập (WB 8); Cống ngăn mặn, giữ ngọt Sông Mơ; Xúc tiến vận động nguồn vốn cho các dự án: Trạm bơm tại cống Nam Đàn, Kênh Lam Trà, hệ thống thủy lợi Nậm Việc; cống ngăn mặn, giữ ngọt Sông Lam...

Như vậy, trong thời gian 10 năm gần đây (2006-2016) tỉnh ta đã thực hiện rất tốt công tác đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, là tỉnh được các Bộ, ngành TW đánh giá cao trong việc thu hút các dự án ODA về thủy lợi; tuy nhiên do số lượng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh rất lớn ( là 1 trong những tỉnh có số lượng công trình nhiều nhất cả nước) nên nhu cầu để nâng cấp các công trình đòi hỏi rất nhiều kinh phí; mặt khác do trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 11-NQ/CP, Chỉ thị 1792/CT-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát và cắt giảm đầu tư công nên nguồn vốn đầu tư bị hạn chế, vì vậy chưa thể đầu tư hoàn thiện toàn bộ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành liên quan tiếp tục vận động các nguồn vốn ODA, vốn Trung ương để tiếp tục thực hiện các dự án thủy lợi trọng điểm, đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn ngân sách để đầu tư các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

2. Cư tri huyện Nghi Lộc đề nghi đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cống Nam Đàn để phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho các vùng nông nghiệp Nam Đàn, Nghi Lộc; xư lý đập Ba Ra Nghi Quang bi nhiễm mặn.

Trả lời:- Về dự án Cống Nam Đàn.Dự án giai đoạn 1 cống Nam Đàn do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ

đầu tư, được triển khai từ năm 2010, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Trong quá trình thi công, do phương án kỹ thuật phải điều chỉnh và vướng mắc về GPMB nên phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư. Hiện tại, Bộ Nông Nghiệp & PTNT đã trình Chính phủ cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án. Sau khi dự án được điều chỉnh, chủ đầu tư sẽ tập trung chỉ đạo thi công tuyến kênh dẫn hạ lưu (thuộc gói thầu số 3) để thông dòng, phát huy hiệu quả dự án.

- Về xử lý đập Ba Ra Nghi Quang bị nhiễm mặn.Do tình hình thời tiết ngày càng phức tạp, nhiệm vụ ngăn mặn giữ ngọt

của cống Bara Nghi Quang không còn đạt hiệu quả như thiết kế; vào những thời

2

OEM, 11/08/16,
Đang giải quyết (canh)
Page 3: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

điểm mực nước trong hệ thống Thủy lợi Nam xuống thấp, mặn đã xâm nhập và lấn sâu vào nội đồng. Để chủ động trong công tác xử lý mặn xâm nhập, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam đề xuất chủ trương lập Dự án sửa chữa, nâng cấp Bara Nghi Quang; và UBND Tỉnh đã có công văn số: 3162/UBND-NN ngày 22/05/2015 giao Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì tham mưu xử lý. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí nên dự án chưa thể triển khai các bước tiếp theo. Trong thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu nguồn vốn để sớm thực hiện dự án.

3. Cư tri huyện Diễn Châu không đồng tình việc bố trí các cầu, cống thuộc công trình xây dựng kênh mương N2-2 trên đia bàn huyện. Đề nghi tỉnh chỉ đạo xem xét, xư lý.

Trả lời:Dự án kênh mương N2-2 trên địa bàn huyện thuộc dự án Nâng cấp hệ

thống thủy lợi Bắc, trong quá trình thi công có một số hạng mục chưa phù hợp với thực tế, vì vậy Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT, Công ty Tư vấn thiết kế, Công ty TNHH 1 TV TL Bắc kiểm tra thực địa và đã lập biên bản thống nhất phương án xử lý, cụ thể như sau:

- Theo phương án thiết kế: làm lại cầu tại vị trí K1+733, giữ nguyên cầu tại K2+030. Tuy nhiên, theo thực tế cầu tại K2+030 cần thiết phải làm hơn, vì vậy đã thống nhất để nguyên cầu K1+733, làm lại cầu tại K2+030.

- Tại các vị trí đầu kênh N2-2-15 và N2-2-17: Thống nhất làm lại các cống phù hợp với hiện trạng tưới.

Như vậy, nội dung này đã được Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo xử lý.4. Cư tri Thi xã Thái Hòa tiếp tục phản ánh về ảnh hưởng của dự án

kênh mương Sông Sào, đoạn qua xã Đông Hiếu:a) Hiện nay các hộ có hầm Tuy nen đi dưới nhà và đất ở gây tâm lý bất

an, đồng thời diện tích đất đó không bán được. Đề nghị có phương án di dời hoặc đền bù cho dân.

Trả lời:- Về vấn đề đền bù cho các hộ dân: Công trình kênh Tuy nen Sông Sào được thi công qua địa giới của xóm

Thịnh Mỹ, xã Nghĩa Mỹ và xóm Đông Xuân, Đông Mỹ của xã Đông Hiếu. Tổng chiều toàn tuyến là 1.315m, đường hầm đi qua phần đất ở, đất vườn của một số hộ dân ( có độ sâu từ mặt đất tự nhiên xuống đáy hầm là 20 - 60m). Theo quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất đối với các công trình ngầm chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo BQLDA làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ đền bù cho các gia đình có đường hầm đi qua; và ngày 13/11/2015, UBND tỉnh đã có công văn số 8321/UBND-ĐC về

3

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin, giải trình (canh)
OEM, 11/08/16,
Đã giải quyết (canh)
Page 4: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

việc bồi thường GPMB đối với dự án có công trình ngầm dưới đất, trong đó mức hỗ trợ cụ thể như sau:

+ Đối với đất ở: Được bồi thường bằng 50% giá đất ở quy định của UBND tỉnh nhân (x) với diện tích bị ảnh hưởng.

+ Đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất: Được bồi thường bằng 30% giá đất để tính bồi thường nhân (x) với diện tích bị ảnh hưởng

Như vậy, vấn đề đến bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng do hầm Tuy nen đi qua đã được các cơ quan chức năng giải quyết.

- Về vấn đề di dời nhà ở trên đường hầm:Việc di dời nhà ở trên đường hầm là rất khó thực hiện vì sẽ rất tốn kém về

kinh phí và không hiệu quả. Đây là công trình có tính chất vĩnh cửu, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, da cố bằng bê tông cốt thép mác 250, dày 50 cm, chính vì thế không ảnh hưởng đến sự ổn định các công trình trên mặt đất và đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống trên đường hầm.

b) Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH thủy lợi Phủ Quỳ sớm có phương án đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân.

Trả lời:- Về nước sinh hoạt: Hiện nay trên địa bàn xóm Đông Xuân, Đông Mỹ xã

Đông Hiếu, đơn vị thi công đã khoan 21 giếng có độ sâu từ 50-70m; các giếng này có nguồn nước dồi dào, chất lượng nước đảm bảo phục vụ cho bà con. Qua 3 năm sử dụng, nguồn nước rất ổn định. Để chủ động trong việc khắc phục các sự cố tại các giếng khoan, Công ty TNHH thủy lợi Phủ Quỳ đã ký quỹ với UBND xã Đông Hiếu để khi nào đường ống, máy bơm có sự cố thì người dân trực tiếp làm việc với UBND xã để lấy kinh phí khắc phục.

- Về nước sản xuất: Sau khi đường hầm thi công xong, nguồn nước Sông Sào chảy qua Tuynen đã tưới cho hầu hết diện tích sản xuất ở cửa ra, các ao hồ hiện nay đã tích được nước phục vụ cho chăn nuôi và thủy sản.

5. Cư tri huyện Anh Sơn kiến nghi tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Sông Lam. Hàng năm, qua mùa mưa lũ, bình quân từ 15-20 ha đất sản xuất của nông dân bi sạt lở (Vĩnh Sơn, Anh Sơn).

Trả lời:Hiện nay, việc lập dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo Luật Đầu tư

công. Để đảm bảo đúng các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản, đề nghị UBND huyện Anh Sơn có Tờ trình gửi UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư lập dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Lam, đoạn qua xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn. UBND tỉnh sẽ giao các sở, ngành kiểm tra, tham mưu thực hiện theo quy định.

6. Cư tri huyện Thanh Chương đề nghi tỉnh quan tâm cho Chủ trương lập dự án đầu tư XD công trình chống lũ cho nhân dân 6 xã vùng

4

OEM, 11/08/16,
ANH CANH, đã được thông tin
Page 5: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bích Hào (Thanh Long, Thanh Hà, Thanh giang, Thanh Mai, Thanh Xuân và Thanh Lam) vì nhân dân vùng này chỉ làm được một vụ trong năm và đời sống nhân dân còn gắp nhiều khó khăn.

Trả lời: Công trình nâng cấp tuyến đê Bích Hào, huyện Thanh Chương nằm trong

hệ thống đê điều Sông Cả, được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 3521/QĐ-BNN - ĐĐ ngày 09/12/2009. Năm 2010, UBND tỉnh đã cho chủ trương lập dự án dự án đầu tư xây dựng tuyến đê Bích Hào tại Quyết định số 4559/QĐ-UBND-NN ngày 05/10/2010; tuy nhiên do trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 11-NQ/CP, Chỉ thị 1792/CT-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công nên không có nguồn vốn để thực hiện Dự án. Để tiếp tục triển khai dự án, ngày ngày 24/12/2014 UBND tỉnh đã có công văn số 7929/UBND.NN về việc điều chỉnh chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đê Bích Hào, huyện Thanh Chương. Trong đó, giao Sở Nông Nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Hiện nay đã lập xong bước dự án nhưng do nguồn vốn lớn, chưa được bố trí kinh phí nên công trình chưa được thực hiện, đề nghị Chủ đầu tư vận động từ nguồn vốn trung ương, các chương trình ODA để hỗ trợ.

7. Cư tri huyện Thanh Chương đề nghi tỉnh quan tâm bố trí kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng còn thiếu của dự án nâng cấp đê Lương- Yên - Khai do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư (các hộ dân đã bàn giao mặt bằng từ cuối năm 2013) và chỉ đạo khẩn trương hoàn thành dự án đê chống lũ Sông Lam thuộc xã Thanh Yên đã thi công dang dở từ rất lâu, đe doa cuộc sống nhân dân vào mùa lũ.

Trả lời: - Về kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng: Sở Nông nghiệp và PTNT đã trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để trả cho

các đối tượng bị ảnh hưởng và ngày 06/9/2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 4309/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí GPMB cho dự án nâng cấp tuyên đê Lương - Yên - Khai, huyện Thanh Chương (đoạn từ K3+262,66 đến K6+133,1) với số tiền là 2 tỷ đồng. Đến nay, Sở Nông nghiệp đã chuyển trả cho Hội đồng đền bù GPMB huyện Thanh Chương để chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng

- Về tuyến đê chống lũ sông Lam thuộc xã Thanh Yên:Đây là công trình thuộc dự án Đê Lương - Yên - Khai (đoạn từ K0 đến

K3+262,66); hiện tại công trình đang thi công dở giang, tiến độ chậm; nguyên nhân do nguồn vốn bố trí không kịp thời ( hiện tại số vốn đã bố trí là 18,05 tỷ /36 tỷ đồng, đạt 50%). Sở Nông nghiệp và PTNT đang tích cực làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tiếp tục bố trí vốn cho dự án nhằm sớm hoàn thành công trình, đảm bảo yêu cầu chống lũ và phục vụ sản xuất cho nhân dân 3 xã Thanh Lương, Thanh Yên, Thanh Khai, huyện Thanh Chương.

5

OEM, 11/08/16,
Đang giải quyết (canh)
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (canh)
Page 6: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

8. Cư tri xã Nam Cát, huyện Nam Đàn kiến nghi không thu tiền nước tạo nguồn ở Kênh Lam Trà để giảm bớt khó khăn cho nông dân của xã, vì kênh này đã tồn tại hàng chục năm nay.

Trả lời: Kênh Lam Trà có chiều dài 11,3 km do Công ty TNHH 1 TV Thủy lợi

Nam quản lý; để có nguồn nước về kênh Lam Trà phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt cho nhân dân các xã của huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam phải điều tiết nước từ sông Lam qua Cống Nam Đàn. Hàng năm, Công ty đã phải tiến hành nạo vét, nâng cấp kênh Lam Trà để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất. Việc thu phí tạo nguồn trên kênh Lam Trà được thực hiện theo quy định tại điều 1, Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 (quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi), với mức thu bằng 40% nhân (x) 1.003.000đồng/ha.

Như vậy, việc kiến nghị của cử tri không thu tiền nước tạo nguồn ở Kênh Lam Trà là không phù hợp với quy định của nhà nước.

9. Cư tri xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu phản ánh Dự án xây dựng trạm bơm N8-8A xã Diễn Quảng khi đưa vào vận hành sư dụng không đem lại hiệu quả. Đề nghi làm rõ và xư lý trách nhiệm của các bên liên quan.

Trả lời:Nội dung này đã được cử tri phản ánh tại đợt tiếp xúc cử tri xã Diễn

Quảng với Đoàn đại biểu HĐND tỉnh. Theo báo cáo của UBND huyện Diễn Châu: Dự án xây dựng Trạm bơm N8-8A do UBND xã Diễn Quảng làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 5203/QĐ-UBND-NN ngày 29/10/2010, với tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là 10.389 triệu đồng. Dự án khởi công xây dựng từ tháng 8/2011, đến nay đã hoàn thành 90% khối lượng, còn 300m kênh chính chưa thực hiện vì nguồn vốn còn thiếu (đã cấp được 8.300 triệu đồng/10.389 triệu đồng, đạt 79,8%) và chưa giải phóng được mặt bằng.

Công trình chưa nghiệm thu bàn giao vì chưa thực hiện xong, tuy vậy Chủ đầu tư đã nghiệm thu các hạng mục hoàn thành và bàn giao cho Hợp tác xã nông nghiệp Diễn Quảng sử dụng bơm nước chống hạn từ tháng 3/2015-tháng 8/2015. Trong quá trình vận hành, đơn vị quản lý có phát hiện một số bất cập như: Động cơ máy bơm tiêu thụ điện quá lớn (theo kiểm đếm thì động cơ máy bơm tiêu thụ đến 51Kw/h, trong lúc thiết kế là 37Kw/h); nếu vận hành 2 máy bơm song song thì khoảng 300m đầu kênh chính bị tràn bờ.

Sau khi có ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh về kiểm tra và xử lý theo kiến nghị của cử tri, UBND huyện Diễn Châu đã chỉ đạo UBND xã Diễn Quảng (Chủ đầu tư) cùng với nhà thầu xây lắp khắc phục những tồn tại nói trên. Hai bên đã thống nhất phương án xử lý và triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

6

OEM, 11/08/16,
Đã gq (canh)
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (canh)
Page 7: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Thay 2 tổ máy bơm từ loại máy Ebara lưu lượng 1.000m3/h, động cơ 37Kw/h sang lắp đặt loại máy Hải dương lưu lượng 1.000m3/h, động cơ 33Kw/h.

- Tôn cao bờ kênh xây ( 300 m đoạn đầu để chống nước tràn).Qua vận hành thử, cho thấy máy bơm hoạt động tốt, lượng điện tiêu thụ

đúng chỉ tiêu; bờ kênh 300m đoạn đầu không bị tràn nước, công trình hoạt động tốt, ổn định. Theo báo cáo của Chủ đầu tư, từ nay đến hết năm 2016 địa phương sẽ tập trung GPMB đoạn 300m kênh còn lại để thi công hoàn thiện công trình, kịp thời phục vụ sản xuất vụ Xuân 2017.

10. Cư tri huyện Con Cuông đề nghi quan tâm xây đập chứa nước Phai Căm, phục vụ nước sinh hoạt đầu nguồn cho Nhân dân thôn Trung Chính, xã Yên Khê.

Trả lời:Việc lập dự án đầu tư xây dựng hiện nay được thực hiện theo Luật Đầu

tư công. Để đảm bảo đúng các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản, đề nghị UBND huyện Con Cuông có Tờ trình gửi UBND tỉnh để UBND tỉnh giao các sở, ngành tham mưu theo quy định.

11. Cư tri huyện Anh Sơn đề nghi UBND tỉnh tiếp tục có cơ chế hỗ trợ đầu tư, xây dựng kè chống sạt lở đất sản xuất ven sông Lam thuộc thôn 2, 3, 6, 7 trên đia bàn xã Đỉnh Sơn.

Trả lời:Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ,

Ngành Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT đã được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ nguồn vốn để thực hiện Dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, gồm 04 Tiểu dự án, với tổng mức đầu tư là: 241,5 tỷ đồng (WB: 207,4 tỷ đồng; đối ứng: 34,1 tỷ đồng), trong đó có Tiểu dự án Kè bảo vệ bờ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn.

Theo Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1652/QĐ-UBND.NN ngày 17/5/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc cho phép lập dự án đầu tư xây dựng Hợp phần 4, Dự án Quản lý thiên tai (WB5) tỉnh Nghệ An, quy mô đầu tư tuyến Kè bảo vệ bờ sông Cả qua xã Đỉnh Sơn là 4,5km (bao gồm các xóm 1, 2, 3, 3/2, 6, 7). Trong quá trình lập dự án, các Đoàn thẩm định của Nhà tài trợ đã phối hợp với Tổng cục thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra thực địa hiện trường. Trên cơ sở các tiêu chí của dự án và ý kiến về giải pháp kỹ thuật của Tổng cục thủy lợi tại Công văn số 271/TCTL - ĐĐ ngày 20/3/2013, đã thống nhất lại quy mô đầu tư xây dựng tuyến kè là: 1.665m, gồm các đoạn qua xóm 1, xóm 2 và xóm 3/2 của xã Đỉnh Sơn; riêng đoạn kè qua các xóm 3, 6, 7 và phần còn lại của xóm 2 không được đầu tư vì đây là đất sản xuất ven sông, chưa bị sạt lở nghiêm trọng. Đến nay, các gói thầu xây lắp đã cơ bản hoàn thành, đang làm thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng.

7

OEM, 11/08/16,
Đang giải quyết (canh)
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (canh)
Page 8: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sở Nông nghiệp và PTNT đang tích cực vận động Ngân hàng Thế giới, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các các Bộ, ngành Trung ương để bổ sung vốn thông qua nguồn vốn kết dư và chênh lệch tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và Việt Nam đồng của dự án WB5; đối với tuyến kè chống sạt lở qua xóm 2, 3, 6, 7 trên địa bàn xã Đỉnh Sơn, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Ngân hàng Thế giới và các Bộ ngành, giao Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, xem xét hiện trạng, trên cơ sở đó, mời các Đoàn thẩm định của nhà tài trợ và Bộ Nông nghiệp và PTNT trực tiếp thẩm định, nếu phù hợp với các tiêu chí, sẽ đề xuất đầu tư khi có chủ trương bổ sung dự án WB 5 từ bằng nguồn vốn kết dư và nguồn vốn bổ sung.

12. Cư tri huyện Diễn Châu đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo hoàn thành sớm dự án kênh mương đường 205 xã Diễn Cát, 200m kênh mương xóm 8 xã Diễn Trường để phục vụ nhân dân sản xuất. Cần có kế hoạch nạo vét tiêu úng tuyến kênh sông Bùng đoạn qua xã Diễn Cát để phòng chống bão lụt trong mùa mưa lũ sắp tới.

Trả lời: a) Nội dung: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo hoàn thành sớm dự án kênh

mương đường 205 xã Diễn Cát.Đây là tuyến kênh N2-19, có chiều dài 840m, thuộc Công ty TNHH 1 TV

Thủy lợi Bắc quản lý; là hạng mục thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Bắc Nghệ An (vốn Jica), do Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chủ đầu tư. Tuyến kênh đã được triển khai thi công từ cuối tháng 9/2016 (ngay sau khi hệ thống kênh chính đóng nước để thi công dự án). Mặc dù trong tháng 10/2016 thời tiết bất lợi, mưa lớn gây gián đoạn thời gian thi công, tuy vậy Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo BQLDA và nhà thầu phải quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ. Đến nay, đã triển khai lắp ghép được 400m từ vị trí đầu kênh, dự kiến nếu thời tiết thuận lợi thì công trình sẽ được thi công xong trước 15/12/2016, đảm bảo cấp nước phục vụ cho sản xuất vụ Xuân 2017.

b) Nội dung: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo hoàn thành sớm 200 m kênh mương xóm 8 xã Diễn Trường.

Đây là tuyến kênh N13-16, có chiều dài 200 m thuộc Công ty TNHH 1 TV Thủy lợi Bắc quản lý; là hạng mục thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Bắc Nghệ An (vốn JICA) do Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chủ đầu tư. Hiện nay, BQLDA Nông nghiệp và PTNT đang tổ chức đấu thầu thi công các gói thầu đợt 2 của dự án, trong đó có tuyến kênh N13-16; dự kiến kênh này sẽ được triển khai thi công và hoàn thành trong năm 2017.

c) Nội dung: Cần có kế hoạch nạo vét tiêu úng tuyến kênh sông Bùng đoạn qua xã Diễn Cát để phòng chống bão lụt trong mùa mưa lũ sắp tới.

Đây là hạng mục thuộc dự án Sửa, nâng cấp hệ thống tiêu Vách Nam và Sông Bùng, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2832/QĐ.UBND-NN ngày 02/7/2010, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 113.103 triệu đồng. Dự án được khởi công từ năm 2012. Theo tiến độ dự án, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành thi

8

OEM, 11/08/16,
Đang giải quyết (canh)
Page 9: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

công vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, do dự án triển khai trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 1792/QĐ-CP ngày 15/10/2011 của Chính phủ về việc tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN và trái phiếu; Nghị quyết số 11 NQ/CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công nên nguồn vốn không được bố trí kịp thời. Đến nay, dự án mới chỉ được cấp 51,7 tỷ đồng/113 tỷ đồng (đạt 45%), khối lượng thực hiện đạt khoảng 75%; một số hạng mục công trình phải dừng thi công do thiếu vốn, trong đó có tuyến sông Bùng qua xã Diễn Cát. Trong thời gian tới, giao Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục vận động các nguồn vốn để sớm hoàn thành dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.

13. Cư tri huyện Nghi Lộc phản ánh tuyến đê biển đoạn qua xã Nghi Tiến đã được phê duyệt đầu tư, nhưng đến nay mới triển khai xây dựng từ Diễn Châu vào đến xã Nghi Yên, còn đoạn qua xã Nghi Tiến chưa tiến hành xây dựng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống Nhân dân.

Trả lời:Đoạn đê đi qua địa bàn xã Nghi Tiến thuộc UBND huyện Nghi Lộc quản

lý. Hiện nay, việc lập dự án đầu tư xây dựng hiện nay được thực hiện theo Luật Đầu tư công. Để đảm bảo đúng các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản, đề nghị UBND huyện Nghi Lộc có Tờ trình gửi UBND tỉnh để UBND tỉnh giao các sở, ngành kiểm tra, tham mưu chủ trương đầu tư theo quy định.

14. Cư tri xã Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc đề nghi cần quan tâm tăng mức hỗ trợ thủy lợi phí cho đia phương để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời giải thích, làm rõ căn cứ của việc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Nam được sư dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí 40%. Trả lời:

a) Nội dung: Tăng mức hỗ trợ thủy lợi phí cho địa phương để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, việc quy định mức hỗ trợ thủy lợi phí được thực hiện theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 (quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi); UBND tỉnh ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tăng mức hỗ trợ khi Chính phủ có chủ trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2012/NĐ-CP.

b) Nội dung: Làm rõ căn cứ của việc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Nam được sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí 40%.

Để có nguồn nước dẫn vào kênh Khe Cái qua xã Nghi Mỹ, Công ty TNHH 1 TV Thủy lợi Nam đã điều tiết nước từ Bara Nam Đàn qua Kênh Thấp, Kênh Gai đến các vị trí lấy nước trên toàn hệ thống. Hàng năm Công ty đã cho kiểm tra, nạo vét, vận hành các cửa cống để đáp ứng đủ nguồn nước tạo nguồn cho các trạm bơm tại xã Nghi Mỹ. Việc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Nam được sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí 40% thực hiện theo quy định tại điều 1, Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số

9

OEM, 11/08/16,
ANH CANH, đã được thông tin
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/sẽ xem xét gq (canh)
Page 10: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 (quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi), trong đó mức thu thủy lợi phí đối với công trình tạo nguồn bằng trọng lực được tính bằng 40% nhân (x) 1.003.000đồng/ha.

15. Cư tri các huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Anh Sơn, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Tân Ky đề nghi tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ cho các xã mất mùa do hạn hán.

Trả lời: Việc hỗ trợ thiệt hại sản xuất cho các địa phương bị mất mùa do thiên tai,

dịch bệnh đã được Chính phủ quy định tại các Quyết định: số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở các quyết định nói trên, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 về quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 08/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh.

Năm 2016, UBND tỉnh đã có Công văn số 7531/UBND-NN ngày 07/10/2016 về việc đồng ý hỗ trợ đột xuất cho những diện tích không cấy được lúa do hạn hán chuyển đổi sang trồng ngô và cây trồng khác, theo đó định mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ 700.000 đồng/ha đối với diện tích đất trồng lúa sang trồng ngô và hỗ trợ 350.000 đồng/ha đối với diện tích đất trồng lúa sang cây trồng khác. Hiện nay, các Huyện, thành, thị đang thống kê danh sách và diện tích các hộ bị thiệt hại do hạn hán vụ Hè thu - Mùa gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu nguồn kinh phí, trình UBND tỉnh quyết định.

16. Cư tri xã Nam Tân, huyện Nam Đàn đề nghi tỉnh cần quan tâm tăng cường biện pháp quản lý PCCCR, tích cực phát hiện, bắt giữ các vụ vận chuyển gỗ lậu, chặt rừng đầu nguồn đang diễn ra khá nhiều.

Trả lời: a) Nội dung: Tăng cường biện pháp quản lý PCCCRVấn đề phòng cháy, chữa cháy rừng được UBND tỉnh xác định là nhiệm

vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo điều hành. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo và Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 782/QĐ-UNND ngày 2/3/2016) và ban hành các văn bản triển khai nhiệm vụ PCCCR (Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 11/6/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp bách đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 26/4/2016 về việc tăng

10

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (đệ)
OEM, 11/08/16,
ANH ĐỆ, đang giải quyết
Page 11: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Công điện khẩn số 05/CĐ-UBND ngày 04/6/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống, cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An…); đồng thời giao Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các đơn vị cơ sở và chủ rừng xây dựng phương án PCCCR trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện.

Vào thời điểm nắng nóng, khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các lực lượng PCCCR thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực 24/24 h tại Văn phòng thường trực Ban chỉ huy và các chòi canh lửa; thông tin cảnh báo cháy rừng hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An xây dựng các chuyên đề tuyên truyền công tác PCCCR. Khi cháy rừng xảy ra yêu cầu các chủ rừng, Hạt Kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân địa phương tập trung lực lượng, phương tiện kỹ thuật nhanh nhất đến hiện trường để cứu chữa cháy rừng.

Như vậy, công tác PCCCR đã được Sở Nông nghiệp và PTNT và các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt. Tuy nhiên, do diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh rất lớn (1.236.260 ha), tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài nên từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 46 vụ cháy rừng, với diện tích bị cháy là 170,03 ha (trong đó diện tích có rừng 87,92 ha; không có rừng 82,11 ha). Riêng huyện Nam Đàn xảy ra 6 vụ cháy rừng với diện tích bị cháy 51,5 ha (trong đó diện tích có rừng 24,7 ha; diện tích không có rừng 26,8 ha); Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT giao Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương huy động gần 11.000 lượt người tham gia chữa cháy rừng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra; nguyên nhân các vụ cháy rừng ngoài lý do khách quan do thời tiết, còn có nguyên nhân chủ quan do người dân đốt rừng. UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc với cơ quan Công an và chính quyền địa phương điều tra nguyên nhân, thủ phạm gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Để ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả các vụ cháy rừng, UBND tỉnh giao các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Đối với UBND các Huyện, thành, thị: + Chỉ đạo các chủ rừng xây dựng phương án chữa cháy rừng thật cụ thể,

chi tiết, đảm bảo tính thực thi cao; tổ chức tuần tra, thường trực 24/24 giờ để phát hiện sớm lửa rừng nhằm dập lửa ngay từ giờ đầu, phút đầu.

+ Tuyên truyền, cảnh báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng (thông báo hàng ngày trên Đài phát thanh, hệ thống loa truyền thanh của xã) để nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

11

Page 12: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Đối với các lực lượng được giao nhiệm vụ chữa cháy rừng (các chủ rừng, quân sự, Kiểm lâm…): Cần chuẩn bị, triển khai tốt phương án 4 tại chỗ trong chữa cháy rừng. Khi phát hiện cháy rừng xảy ra, chủ rừng, chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm sở tại phải nhanh chóng huy động mọi lực lượng, phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy, không để xảy ra cháy lớn.

b) Nội dung: Tích cực phát hiện, bắt giữ các vụ vận chuyển gỗ lậu, chặt rừng đầu nguồn đang diễn ra khá nhiều

Thời gian qua, tình hình khai thác rừng và vận chuyển gỗ trái phép diễn biến khá phức tạp. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thường xuyên đi tuần tra rừng, bám sát địa bàn cơ sở, nắm chắc diễn biến rừng, phát hiện sớm các hành vi khai thác, tàng trữ, chế biến, vận chuyển và buôn bán lâm sản trái phép để xử lý ngay tại địa bàn cơ sở. Các trường hợp dung túng bao che, thông đồng với lâm tặc để rừng bị chặt phá và vận chuyển lâm sản trái phép vận chuyển qua địa bàn khi phát hiện đều xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan; đồng thời tăng cường các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất tại những cánh rừng giàu tài nguyên để ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Với tinh thần chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác quản lý, bảo vệ rừng, từ đầu năm đến nay lực lượng kiểm lâm đã phát hiện, bắt giữ 440 vụ vận chuyển gỗ lậu, 83 vụ chặt rừng đầu nguồn. Số lâm sản tịch thu 1.250 m3gỗ các loại, thu nộp ngân sách 8.158 triệu đồng; xử lý hành chính 596 vụ, xử lý hình sự 3 vụ.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Đối với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm Lâm, các BQL Rừng phòng hộ, các Khu Bảo tồn Thiên nhiên...):

+ Thành lập các đoàn kiểm tra, đồng thời yêu cầu các đơn vị cơ sở kiểm tra, xử lý các vùng rừng có khai thác trái phép, nhằm ngăn chặn xử lý ngay từ đầu, không để sự việc tiếp diễn kéo dài. Các Hạt Kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các chủ rừng, chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tuần tra rừng để phát hiện sớm những vùng rừng, địa bàn trọng điểm về khai thác gỗ trái phép để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

+ Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Môi trường, Quản lý thị trường, các Đồn Biên phòng để kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ lâm sản trái phép trên các tuyến đường 1A, tuyến đường 7, đường 48, đường Hồ Chí Minh và trong địa phận rừng của các Khu Bảo tồn thiên nhiên, các Ban quản lý rừng phòng hộ; giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam, tránh trà trộn giữa gỗ hợp pháp và không hợp pháp.

- Đối với các lực lượng bảo vệ rừng tại các địa phương: phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm tỉnh, Bộ đội Biên phòng trong việc quản lý rừng khu vực biên giới và nguồn gốc gỗ nhập khẩu từ Lào về Việt Nam, ngăn chặn

12

Page 13: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

hành vi lợi dụng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép từ nguồn gốc nội địa.

17. Cư tri các huyện Yên Thành, Tương Dương (xã Yên Tĩnh), Con Cuông (xã Bồng Khê), Quy Châu (các xã Châu Thái, Châu Lý, Châu Cường, Châu Thành), Quế Phong (Xã Quế Sơn, Mường Noc), Quy Hợp đề nghi tỉnh có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; chỉ đạo khảo sát đất của các lâm trường, nông trường, tổng đội thanh niên xung phong, đất rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để giao cho dân sản xuất và có chính sách ưu đãi đối với những hộ gia đình được giao diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đồng thời khi giao đất cho nhân dân nên giao những lô đất gần khu dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi sản xuất.

Trả lời: - Về nội dung: Đề nghị tỉnh có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với rừng đặc

dụng, rừng phòng hộ.Việc quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh

hiện nay được thực hiện theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng và Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ. Như vậy, vấn đề kiến nghị của cử tri đã có các quy định thực hiện.

- Về nội dung “Chỉ đạo khảo sát đất của các Lâm trường, Nông trường, Tổng đội TNXP, đất rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để giao cho dân sản xuất”.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có khoảng 1.236.260 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 172.361,7 ha quy hoạch rừng đặc dụng và 365.414,2 ha quy hoạch rừng phòng hộ, chủ yếu đã được UBND tỉnh giao cho 14 Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và Vườn quốc gia Pù Mát quản lý bảo vệ và sử dụng tất hiệu quả, diện tích và trữ lượng rừng ngày càng tăng; còn lại một số diện tích phân tán nhỏ lẻ giao cho cộng đồng và một số hộ gia đình cá nhân quản lý.

Quy chế quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể tại Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về ban hành quy chế quản lý rừng; Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 về quản lý rừng phòng hộ.

Trong thời gian qua, trên cơ sở đề nghị của UBND các huyện và kết quả việc rà soát sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp; UBND tỉnh đã ban hành các quyết định thu hồi 14.084 ha đất để giao lại cho UBND các huyện, làm cơ sở tổ chức giao đất sản xuất cho nhân dân theo quy hoạch, cụ thể như sau:

- Tại huyện Quế Phong: diện tích đất thu hồi 1.405,1 ha;- Tại huyện Quỳ Châu: diện tích đất thu hồi 2.342,1 ha;

13

OEM, 11/08/16,
ANH ĐỆ, đang gq
Page 14: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Tại huyện Quỳ Hợp: diện tích đất thu hồi 5.321,4 ha;- Tại huyện Thanh Chương: diện tích đất thu hồi 2.297,6 ha;- Tài huyện Anh Sơn: diện tích đất thu hồi 1.536,8 ha;- Tại huyện Nghĩa Đàn: diện tích đất thu hồi 1.181,0 ha;Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT

và các Sở ngành liên quan đã đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện tổ chức giao số đất thu hồi nói trên để giao cho các hộ gia đình, cá nhân đưa vào sản xuất nhằm ổn định cuộc sống. Đến nay UBND các huyện đã giao 10.401,5 ha/14.084 ha đất thu hồi, đạt 73,85%.

Hiện nay, UBND tỉnh đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện tiếp tục rà soát, thu hồi đất của các Công ty nông, lâm nghiệp để bàn giao cho chính quyền địa phương giao đất cho dân. Đối với diện tích đất thu hồi còn lại chưa giao, UBND tỉnh giao UBND các huyện tiếp tục tập trung hoàn thành việc giao đất trên thực địa để sớm bàn giao cho nhân dân sản xuất.

- Về nội dung “có cơ chế ưu đãi đối với những hộ gia đình được giao diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đồng thời khi giao đất cho nhân dân nên giao những lô đất gần khu dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi sản xuất”.

+ Về cơ chế ưu đãi đối với những hộ gia đình được giao diện tích rừng phòng hộ được quy định tại điều 18, 19 Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ, trong đó: ''Người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ lâu dài được tổ chức sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích đất chưa có rừng, diện tích rừng trồng chưa khép tán theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển của khu rừng phòng hộ; được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác tận thu, tận dụng từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sau khi nộp các khoản thuế, phí theo quy định hiện hành; được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước; được hưởng giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản; được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp...''

+ Về cơ chế ưu đãi đối với những hộ gia đình được giao diện tích rừng đặc dụng được quy định tại điều 8, Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, trong đó: ''Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn,bản/năm để chi cho các nội dung: Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hóa…)''.

14

Page 15: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Về nội dung: Giao những lô đất gần khu dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi sản xuất.

UBND tỉnh tiếp thu vấn đề kiến nghị của cử tri. Việc giao đất gần khu dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi sản xuất là nguyên tắc hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ tốt tài nguyên rừng. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ giao các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Khu bảo tồn thiên nhiên thực hiện tốt nội dung này.

18. Cư tri xã Quế Sơn và Mường Noc đề nghi chuyển giao phần diện tích đất của Lâm trường để giao cho nhân dân xã Quế Sơn và Mường Noc, với tổng diện tích là 811 ha. Vấn đề này UBND huyện Quế Phong đã làm hồ sơ trình từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Trả lời: Vấn đề này, Công ty TNHH MTV LNN Sông Hiếu, Lâm trường Quế

Phong đã làm việc với chính quyền địa phương (UBND huyện Quế Phong, UBND xã Mường Nọc) và thống nhất bàn giao diện tích này về cho địa phương để thực hiện giao đất cho bà con nhân dân xã Quế Sơn và Mương Nọc sản xuất. Hiện nay, UBND tỉnh đang xử lý việc thu hồi đất, sau đó sẽ thực hiện trình tự bàn giao đất, bàn giao rừng theo các quy định của Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng.

19. Cư tri huyện Quế Phong đề nghi UBND tỉnh thu hồi đất tại xã Quang Phong và xã Nậm Nhóng đã giao cho Công ty Thanh Thành Đạt thuê để giao cho nhân dân sản xuất vì từ khi được thuê đất đến nay công ty không triển khai trồng rừng theo kế hoạch.

Trả lời: Việc thu hồi đất của các dự án được quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 64,

Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:“i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”

Nội dung này UBND tỉnh ghi nhận, tiếp thu và sẽ giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Quế Phong xử lý trong thời gian sớm nhất.

20. Cư tri xóm Hợp Thành, xã Tam Hợp, huyện Quy Hợp kiến nghi tỉnh giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai vì hiện nay Lâm trường không bàn giao đất cho nhân dân sản xuất.

15

OEM, 11/08/16,
Đã giải quyết (đệ)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt/Sẽ nc gq (đệ)
OEM, 11/08/16,
Đang qp (đệ)
Page 16: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trả lời: Vấn đề này, Công ty TNHH MTV Lâm Nông nghiệp Sông Hiếu đã làm

việc với UBND huyện Quỳ Hợp, Lâm trường Đồng Hợp, UBND xã Tam Hợp và xóm Hợp Thành để thống nhất giải quyết tình trạng tranh chấp nói trên. Theo đó, Công ty TNHH MTV LNN Sông Hiếu, Lâm trường Đồng Hợp sẽ bàn giao cho chính quyền địa phương trên 70 ha đất tranh chấp do Lâm trường Đồng Hợp quản lý để bàn giao cho người dân sản xuất.

21. Cư tri huyện Anh Sơn kiến nghi tỉnh cân đối tăng nguồn kinh phí hỗ trợ máy cày đa chức năng trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng năm để có kinh phí chi trả kip thời (sau khi thực hiện chủ trương dồn điền đổi thưa nhiều nông dân mua máy cày đa chức năng).

Trả lời: Việc kiến nghị của cử tri huyện Anh Sơn về tăng nguồn ngân sách hỗ trợ

mua máy nông nghiệp nói chung, máy cày đa chức năng nói riêng là đúng tình hình thực tế. Việc thiếu tiền hỗ trợ từ ngân sách trong thực hiện chính sách hỗ trợ máy nông nghiệp của tỉnh là thực trạng chung của cả tỉnh trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện ngân sách của tỉnh hạn hẹp, trong khi nhu cầu mua máy nông nghiệp của bà con nông dân tăng cao, nhất là sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa.

Hàng năm, ngân sách tỉnh đã rất cố gắng cân đối bố trí tăng nguồn kinh phí hỗ trợ máy nông nghiệp theo kế hoạch đầu năm và ưu tiên bổ sung trong năm khá lớn (năm 2014: 8.400 triệu đồng, năm 2015: 16.107 triệu đồng, năm 2016: 16.013 triệu đồng). Ngoài ra, Trung ương còn hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg (qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh) mỗi năm từ 15-20 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp thời kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân theo chính sách.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ giao Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách, bố trí tăng thêm nguồn kinh phí hỗ trợ máy nông nghiệp trong năm 2017 và những năm tiếp theo để đảm bảo chi trả kịp thời cho các hộ dân.

22. Cư tri huyện Con Cuông đề nghi giải quyết dứt điểm việc vi phạm sư dụng đất sản xuất làm nhà ở trên đất của xí nghiệp chè Con Cuông.

Trả lời: a) Kết quả xử lý các vi phạm* Tình hình vi phạm+ Năm 2013: Hộ gia đình bà Mai Thị Thủy, thôn Lam Trà xây ốt bán

hàng, hộ bà Nguyễn Thị Lương, ông Phạm Đình Khánh, thôn Lam Trà xây nhà ở trên đất nông nghiệp.

16

OEM, 11/08/16,
Đang qp (đệ)
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/Sẽ xem xét gq (đệ)
Page 17: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Năm 2014: Hộ gia đình ông Trần Đình Lợi, đội Quyết Tiến xây dựng nhà ở, ông Hoàng Văn Pháo và bà Nguyễn Thị Vân, thôn Lam Trà xây dựng ốt trên đất nông nghiệp.

+ Năm 2015: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Châu và ông Nguyễn Bá Hùng thôn Tân Trà xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp.

* Kết quả xử lý.Xí nghiệp chè Con Cuông đã tiến hành lập hồ sơ vi phạm, đồng thời báo

cáo chính quyền địa phương để dừng thi công và tháo dỡ công trình, tuy nhiên chỉ có hộ ông Hoàng Văn Pháo chấp hành, còn 7 hộ gia đình khác không thực hiện và hiện tại việc vi phạm này vẫn chưa được giải quyết.

Trong qúa trình giải quyết các vụ việc nói trên, Công ty TNHH 1TV đầu tư phát triển Chè Nghệ An đã tích cực chỉ đạo Xí nghiệp chè Con Cuông và các hộ gia đình thực hiện sử dụng đất giao khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông lâm trường quốc doanh; Quyết định số 82/2002/QĐ-UBND ngày 13/9/2002 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc đổi mới và cơ chế quản lý nông trường quốc doanh và Quy định số 68/QĐ-CT của Công ty đầu tư phát triển Chè Nghệ An về công tác quản lý và sử dụng đất đai tại các xí nghiệp thuộc Công ty TNHH 1 TV đầu tư phát triển Chè Nghệ An; đồng thời giao Xí nghiệp kiểm tra và phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm về đất đai ngay từ khi sự việc mới phát sinh, vì vậy từ năm 2015 đến nay không có thêm số hộ vi phạm. Hàng tháng cán bộ quản lý đất đai của Công ty đều kiểm tra, đôn đốc Xí nghiệp chỉ đạo các hộ gia đình chấp hành nghiêm các quy định theo Luật đất đai.

b) Tồn tại, vướng mắcTrong quá trình xử lý các hộ gia đình vi phạm, sự phối hợp giữa Xí

nghiệp chè Con Cuông và chính quyền địa phương (UBND huyện, UBND xã ) còn có nhiều bất cập. Các cơ quan chức năng trên địa bàn vào cuộc chưa quyết liệt, trong khi đó Công ty TNHH 1TV đầu tư phát triển Chè Nghệ An không có chức năng cưỡng chế, vì vậy các vụ việc không được xử lý dứt điểm.

c) Giải pháp xử lý trong thời gian tớiĐể giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm về đất đai tại Xí nghiệp Chè

Con Cuông, trong thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Công ty TNHH 1TV đầu tư phát triển Chè Nghệ An tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương (UBND huyện, UBND xã) đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật đất đai và quy chế quản lý sử dụng đất của Công ty nhằm ngăn ngừa, không để phát sinh mới các vụ việc vi phạm; đồng thời đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ các công trình vi phạm theo Luật đất đai.

UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH 1 TV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An tiếp tục thực hiện rà soát, xử lý dứt điểm các vướng mắc về đất đai, tài chính, lao

17

Page 18: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

động; đồng thời triển khai việc sắp xếp, chuyển đổi Công ty theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Công văn số 312/TTg-ĐMDN ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới Công ty nông lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh Nghệ An.

23. Cư tri huyện Nghi Lộc đề nghi tỉnh xư lý tình trạng xâm canh đất rừng giữa 02 xã Nam Thanh huyện Nam Đàn với xã Nghi Công Nam huyện Nghi Lộc.

Trả lời: Theo quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại

Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014, diện tích đất lâm nghiệp tại xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc thuộc quy hoạch rừng sản xuất, hiện đang do UBND xã quản lý. Theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, thẩm quyền xử lý việc xâm canh đất rừng của người dân Nam Thanh đối với diện tích trên thuộc trách nhiệm của UBND 2 huyện: Nghi Lộc và Nam Đàn.

Để giải quyết vấn đề trên, UBND tỉnh giao UBND huyện Nghi Lộc và UBND huyện Nam Đàn phối hợp, xử lý dứt điểm tình trạng xâm canh nói trên theo đúng quy định của pháp luật.

24. Cư tri huyện Yên Thành đề nghi tỉnh cần có chính sách ưu tiên đối với huyện chủ yếu sản xuất lúa như Yên Thành để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa tiến bộ khoa hoc kỹ thuật vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm của nhân dân theo hướng sản xuất hàng hoá.

Trả lời: Việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm của nhân dân đã được Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương rất quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg; Bộ Tài chính có công văn số 2103/BTC-NSNN ngày 10/02/2015 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ các quy định nêu trên, Năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 về việc ban hành tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hiện nay, UBND tỉnh đang giao các ngành tham mưu trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ

18

OEM, 11/08/16,
Đang gq (đệ)
OEM, 11/08/16,
Đang gq (đệ)
Page 19: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, dự kiến sẽ thông qua HĐND tỉnh vào cuối năm 2016. Sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh sẽ ban hành quyết định để thực hiện chính sách nói trên.

25. Cư tri xã Giang Sơn Đông, Đô Lương phản ánh thực hiện Nghi đinh số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã được tập huấn, triển khai nhưng đến nay người dân chưa được triển khai tiếp cận nguồn vốn này.

Trả lời:Năm 2015, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 22/2015/CT-UBND ngày

31/12/2015 tổ chức thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Về vấn đề kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền xử lý của ngành ngân hàng. UBND tỉnh sẽ sớm phản ánh với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An để hướng dẫn cho các địa phương thực hiện.

26. Cư tri huyện Anh Sơn, huyện Ky Sơn đề nghi các cấp chính quyền cần có thêm các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tránh tình trạng được mùa mất giá như hiện nay.

Trả lời: Việc định hướng sản xuất, tiêu thụ nông sản chủ yếu theo nhu cầu, thị

hiếu của người tiêu dùng và cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế một số sản phẩm nông nghiệp vẫn xảy ra hiện tượng được mùa mất giá như sản phẩm ớt xuất khẩu, gừng...

Để khắc phục tình trạng trên, hạn chế rủi ro và tăng giá trị thu nhập cho người dân, UBND tỉnh đã có Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2015; Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 về khuyến khích phát triển hợp tác, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Đây là những chính sách tạo liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, gắn sản xuất và tiêu thụ tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân.

Như vậy, vấn đề kiến nghị của cử tri hiện đã có các chính sách thực hiện, đề nghị UBND các huyện căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn đề triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả.

27. Cư tri xã Huồi Tụ, huyện Ky Sơn kiến nghi hiện nay một số hộ dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng nhưng chưa được cấp trên ghi nhận, quan tâm khen thưởng kip thời.

Trả lời:

19

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (đệ)
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (đệ)
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (đệ)
Page 20: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trong thời gian qua, chính quyền địa phương và nhân dân xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn đã nhiều cố gắng, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có. Thành tích của các hộ dân xã Huồi Tụ là là rất đáng ghi nhận và biểu dương khen thưởng. UBND tỉnh xin tiếp thu ý kiến đề xuất của cử tri và sẽ chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn xét khen thưởng theo đúng quy định của Luật thi đua khen thưởng vào đợt tổng kết công tác bảo vệ phát triển rừng của huyện Kỳ Sơn và toàn tỉnh năm 2016.

28. Cư tri huyện Hưng Nguyên phản ánh việc chi trả tiền hỗ trợ cho người sản xuất lúa theo Nghi đinh số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ còn chậm (từ năm 2014 đến nay chưa được nhận). Đề nghi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra, giải quyết kip thời.

Trả lời:Năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND

ngày 22/8/2013 về mức chi từ nguồn hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn Liên Sở số 2271/SNN&PTNT-STC ngày 26/9/2013 về hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đến nay, UBND tỉnh đã cấp hết kinh phí cho địa phương từ năm 2012 đến 2015, trong đó UBND huyện Hưng Nguyên đã được cấp cấp đủ cho 23 xã, thị trấn, với tổng kinh phí 10.571.903.000 đồng. Theo số liệu của Sở Tài chính, cụ thể các đợt được cấp như sau:

- Cấp năm 2012, 2013: Tại Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 20/01/2014, với số kinh phí: 1.410.000.000 đồng; Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 06/3/2014, kinh phí: 1.609.882.000 đồng.

- Cấp năm 2014: Tại Quyết định số 856/QĐ-UBND, ngày 30/9/2014, kinh phí: 1.510.810.000 đồng; Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 25/4/2015, kinh phí: 3.020.100.000 đồng.

- Cấp năm 2015: Tại Quyết định số 374/QĐ- UBND ngày 26/4/2016, kinh phí: 2.114.797.000 đồng; Quyết định số 684/QĐ- UBND ngày 18/7/2016, kinh phí: 906.314.000 đồng.

Như vậy, nội dung kiến nghị của cử tri đã được các Sở, ngành liên quan giải quyết. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa thay thế Nghị định 42/2012/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/7/2015. Đề nghị UBND huyện Hưng Nguyên chỉ đạo các phòng, ban chức năng hướng dẫn cho các địa phương triển khai thực hiện.

29. Cư tri huyện Diễn Châu đề nghi UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ cung cấp thiết bi phòng chống cháy rừng cho các xã có rừng vì hiện nay tình

20

OEM, 11/08/16,
Đã giải quyết (đệ)
Page 21: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

trạng cháy rừng xảy ra nhiều nhưng đia phương lại thiếu thiết bi để chữa cháy.

Trả lời:Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm (đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và

PTNT) đều chỉ đạo các địa phương mua và trang bị thiết bị chữa cháy rừng để thực hiện công tác PCCCR. Đối với UBND Diễn Châu: Năm 2015, Chi cục Kiểm lâm đã trang bị hỗ trợ cho huyện Diễn Châu 4 cưa xăng, 4 máy thổi gió; Năm 2016, UBND huyện Diễn Châu trích từ nguồn ngân sách huyện mua 2 cưa xăng, 02 máy thổi gió để trang bị cho các xã vùng trọng điểm cháy. Chi cục Kiểm lâm cũng đang tham mưu mua và trang bị cho huyện Diễn Châu 2 cưa xăng, 2 máy thổi gió và 30 vỷ dập lửa để bố trí cho các xã làm công tác phòng chống cháy rừng.

Tuy nhiên, là một tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước (1.236.260 ha), trong điều kiện nguồn ngân sách có hạn nên kinh phí đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn hạn chế, nên trước mắt sẽ tập trung ưu tiên trang bị cho các xã vùng trọng điểm có diện tích rừng thông nhựa lớn, nguy cơ cháy rừng cao; các xã và địa phương còn lại khuyến khích thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, phát huy tối đa các nguồn lực của địa phương, chủ rừng và các thành phần kinh tế đầu tư đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ rừng.

Để thực hiện hiệu quả công tác PCCCR, ngoài các trang thiết bị PCCCR được cấp hàng năm, đề nghị chính quyền địa phương (UBND các huyện, xã) và các đơn vị chủ rừng cần chủ động xây dựng nguồn quỹ PCCCR từ các nguồn thu hợp pháp của địa phương và chủ rừng để mua sắm trang bị thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

30. Cư tri kiến nghi tỉnh tiếp tục có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ các xã nghèo xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng; cho các xã nghèo ứng trước xi măng từ 01 đến 02 năm; hỗ trợ xi măng cho các xã khó khăn, chưa đủ điều kiện đăng ký về đích và rà soát, điều chỉnh cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn phù hợp với điều kiện từng xã (Cư tri huyện Anh Sơn, Quế Phong, Yên Thành, Diễn Châu, Quynh Lưu, Hưng Nguyên).

Trả lời:a) Về nội dung: Có cơ chế đặc thù hỗ trợ xã nghèo, xã đặc biệt khó

khăn.Trong giai đoạn 2010-2015, vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG

xây dựng Nông thôn mới đã có cơ chế ưu tiên cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn (gấp 2 lần xã bình thường); Giai đoạn 2016-2020, theo chỉ đạo của Chính phủ, vẫn ưu tiên cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn theo 2 mức (quy định tại Quyết định 592/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng CP về giao vốn TPCP thực hiện CT NTM 2016 và dự thảo Quyết định của Thủ tướng CP về

21

OEM, 11/08/16,
ANH MINH NN, đã được tt/sẽ xem xét gq
OEM, 11/08/16,
ANH ĐỆ, đã được thông tin
Page 22: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nguyên tắc phân bổ vốn hỗ trợ trực tiếp từ NSTW xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020), cụ thể như sau:

- Các xã dưới 5 tiêu chí: Hệ số 5- Các xã nghèo, đặc biệt còn lại: Hệ số 4 ( So với các xã bình thường khác có hệ số là 1).Do điều kiện khó khăn về ngân sách nên hiện nay tỉnh chưa có cơ chế hỗ

trợ đặc thù riêng cho những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn trong xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ giảm nghèo sẽ tiếp tục áp dụng đối với 44 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên tại 6 huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Con Cuông; các xã thuộc vùng khó khăn được lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ theo các Chương trình: 135, an toàn khu, giảm nghèo bền vững để thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới.

Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020: Đối với các xã thuộc các huyện nghèo trong Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% cho các nội dung: '' Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới''.

Như vậy, việc xây dựng Chương trình Nông thôn mới hiện nay được lồng ghép từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, đề nghị các địa phương cần lựa chọn những tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn để thực hiện, không chạy theo thành tích, nhằm đảm bảo tĩnh bền vững, lâu dài.

b) Về nội dung: có cơ chế hỗ trợ xi măng cho các xã chưa đủ điều kiện đăng ký về đích, các xã khó khăn, miền núi.

Căn cứ Nghị quyết số 166/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 về chính sách khuyến khích hỗ trợ trong xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 và Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND, ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về chính sách khuyến khích hỗ trợ trong xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã bố trí mức hỗ trợ xi măng cho các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2016 như sau: 6 km/xã cho

22

Page 23: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

các xã đồng bằng, 8km/xã cho các xã miền núi, đối với các xã không đăng ký nhưng vẫn đạt chuẩn trong năm 2016 vẫn được hỗ trợ như các xã đăng ký.

Vấn đề cử tri đề nghị có thêm cơ chế hỗ trợ xi măng cho các xã chưa đủ điều kiện đăng ký về đích, các xã khó khăn, miền núi là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách còn khó khăn nên trước mắt tỉnh đang tập trung hỗ trợ cho các xã về đích trong năm 2016; UBND tỉnh ghi nhận vấn đề này và sẽ giao Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, tham mưu có chính sách phù hợp trong thời gian tới.

31. Cư tri kiến nghi UBND tỉnh thực hiện đúng cam kết với các xã đã về đích nông thôn mới (Cư tri huyện Nam Đàn, Quynh Lưu).

Trả lời:+ Tại Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 về cơ chế chính

sách khuyến khích hỗ trợ trong xây dựng NTM tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 đã cam kết: thưởng 01 xã đạt chuẩn NTM: 500 triệu đồng để xây dựng công trình phúc lợi và 50 triệu đồng để tổ chức đón nhận. Đến nay đã trả được 91 xã/114 xã (trong đó có 71 xã đã trả xong, 20 xã đang hoàn thiện hồ sơ và trong tháng 8/2016 sẽ trả xong); còn 23 xã sẽ hoàn thiện hồ sơ trả tiếp xong trong tháng 9; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới đã trả xong 50 triệu tiền đón nhận (đạt 100%)

+ Tại mục 15, Thông báo số 28/TB-UBND ngày 13/1/2014 của UBND tỉnh về cơ chế hỗ trợ đầu tư trở lại tiền thu được từ đấu giá đất cho các xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2014 đã nêu “Sẽ xử lý hỗ trợ ngay cho các xã sau khi đấu giá đất thành công, nộp tiền vào ngân sách phần của tỉnh”. Tuy nhiên, do tình hình ngân sách tỉnh tập trung cho giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh, và tập trung trả nợ tiền mua xi măng nên tỉnh mới giải quyết được cho một số xã, còn hầu hết chưa giải quyết được. Vấn đề này Sở Tài chính sẽ tường bước cân đối để trả cho các xã.

32. Cư tri huyện Anh Sơn kiến nghi tỉnh có hướng xư lý cung ứng nguồn vacxin tiêm phòng lở mồm long móng cho gia súc đúng thời vụ (nhất là vùng khống chế).

Trả lời: Thực hiện Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ

Nông nghiệp và PTNT V/v phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020; Công văn số 1395/BNN-TY ngày 25/02/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v bố trí kinh phí và tổ chức triển khai Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020

Ngày 19/5/2016, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2211/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.

23

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/sẽ xem xét gq (minh)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (minh)
Page 24: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Năm 2016, tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 12.264.407.000 đồng, trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ 6.959.700.000 đồng; ngân sách tỉnh: 4.729.857.000 đồng.

* Đối với nguồn ngân sách tỉnh:Ngày 22/6/2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2894/QĐ-UBND về

việc giải quyết kinh phí. UBND tỉnh đã cấp 4.729.857.000 đồng cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM năm 2016, trong đó:

- Kinh phí mua vắc xin LMLM tiêm phòng (vùng đệm): 2.656.500.000 đồng;

- Kinh phí tiền công tiêm phòng (vùng khống chế): 1.752.000.000 đồng;- Kinh phí triển khai thực hiện, tổ chức lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng,

số tiền: 321.357.000 đồng.Hiện nay Sở Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo chi cục Chăn nuôi và Thú

y gấp rút hoàn thành thủ tục đấu thầu mua vắc xin triển khai tiêm phòng đúng thời vụ.

* Đối với kinh phí do ngân sách trung ương hỗ trợ (6.959.700.000 đồng). Ngày 30/6/2016, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số

4686/UBND.NN gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính về việc đề nghị cấp kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống dịch LMLM. Đến nay, UBND tỉnh Nghệ An chưa nhận được văn bản phúc đáp của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính.

Riêng huyện Anh Sơn thuộc “vùng khống chế” kinh phí để mua vắc xin LMLM tiêm phòng do Trung ương cấp mà hiện nay Trung ương chưa cấp kinh phí cho Nghệ An do đó chưa thể triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính tiếp tục tham mưu văn bản cho UBND tỉnh trình Bộ Tài chính, Chính phủ đề nghị sớm cấp kinh phí để Nghệ An triển khai thực hiện.

33. Cư tri xã Quynh Long, huyện Quynh Lưu kiến nghi: Thủ tục cho vay đóng mới tàu theo Nghi đinh số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản còn khó khăn, rườm rà. Thời hạn cho vay theo Nghi đinh là 11 năm, nhưng thực tế ngân hàng chỉ cho vay không quá 9 năm và không chấp nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp, gây khó khăn cho bà con ngư dân.

Trả lời:Căn cứ Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về

một số chính sách phát triển thuỷ sản, trong đó nội dung hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu có công suất máy chính từ 400CV trở lên để khai thác hải sản xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ quy định tại khoản b, mục 1, Điều 4 như sau: “Điệu kiện vay: Các đối tượng đang hoạt động

24

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (minh)
Page 25: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.”

Về thủ tục hồ sơ vay vốn đã được Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67CP của tỉnh hướng dẫn và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thông báo đến từng địa phương phường/xã.

Tuy nhiên trong thời gian qua, một số ngư dân là chủ tàu được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn nhưng do trình độ dân trí hạn chế nên việc lập hồ sơ không đầy đủ, hoặc không tiếp cận ngân hàng để được hướng dẫn lập hồ sơ. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ đạo thực hiện, và tại văn bản số 335/TB-UBND ngày 11/6/2015 của UBND tỉnh Thông báo kết luận của đồng chí Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc hợp bàn các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ đã nêu rõ: “ Ban chỉ đạo các huyện/thị xã cử cán bộ trực tiếp giúp chủ tàu xây dựng phương án sản xuất, phương án trả nợ,…”

Như vậy, việc thực hiện chủ trương của Chính phủ hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng mới tàu thuyền thủ tục còn rờm rà, khó khăn là không đúng mà do các chủ tàu chưa hiểu hoặc năng lực hạn chế trong việc tiếp cận và lập hồ sơ vay vốn.

34. Cư tri huyện Diễn Châu kiến nghi tỉnh quan tâm hỗ trợ ngư dân vay vốn ưu đãi để sản xuất, đóng mới tàu thuyền nghề giả đôi.

Trả lời:Hiện nay, toàn tỉnh đang thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số

chính sách phát triển thủy sản đến nay UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện đóng mới theo nghị định 67 là 119 tàu, trong đó huyện Diễn Châu chỉ đăng ký 07 tàu và đã triển khai đóng mới 04 tàu (03 tàu đóng mới, 01 tàu nâng cấp); mặt khác, tại điểm d, muc 3, Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2016 Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, quy định như sau: “Bộ Thủy sản cấm phát triển:… - Tàu lắp máy có công suất dưới 90 sức ngựa làm nghề lưới kéo cá”. Do đó, UBND huyện Diễn Châu cần tập trung chỉ đạo UBND xã và bà con ngư dân đăng ký đóng mới tàu cá theo Nghị định 67, đây là một chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với ngư dân.

35. Cư tri huyện Quynh Lưu, Diễn Châu phản ánh thủ tục mua và thanh toán bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm còn kéo dài thậm chí đến hàng năm mà vẫn không thanh toán được. Nhà nước cần có cơ chế để nhiều công ty tham gia cung ứng dich vụ bảo hiểm tàu cá cho ngư dân, tránh độc quyền.

Trả lời:Theo báo cáo của Công ty bảo hiểm PJCO Nghệ An: Tất cả các vụ tổn

thất xảy ra DN bảo hiểm đã trực tiếp xuống tận nơi giám định tổn thất và hướng

25

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (minh)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (minh)
Page 26: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

dẫn chi tiết chủ tàu thu thập hồ sơ tổn thất theo quy định và đã giải quyết bồi thường 100% cho các vụ tổn thất ngay sau khi hồ sơ đầy đủ theo quy định. 

Không có bất cứ vụ tổn thất nào chưa thanh toán bồi thường quyền lợi  cho chủ tàu ngay sau khi  hồ sơ đã thu thập, cung cấp đầy đủ theo quy định tại ND67-CP.

Kết quả bồi thường tổn thất tàu cá (Lũy kế từ khi triển khai đến nay): 550 vụ tổn thất.

Trongđó:  - Thân tàu: 484 vụ (Với số tiền bồi thường: 11.227.589.664 VNĐ)

          - Thuyềnviên: 66 vụ (Vớisố tiền bồi thường: 1.303.200.000 VNĐ)Do đó, đề nghị cử tri nêu rõ tên, địa chỉ của trường hợp tàu bị tổn thất cụ

thể để Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra và trả lời.36. Cư tri huyện Quynh Lưu kiến nghi cần hỗ trợ đầu tư nạo vét, mở

rộng cảng cá lạch Quèn (xã Quynh Long, Quynh Lưu) và lạch Vạn (xã Diễn Vạn, Diễn Châu). Hiện luồng lạch rất cạn, khó khăn cho tàu thuyền lớn ra vào và tránh trú bão.

Trả lời:a) Về Dự án Nâng cấp cảng cá Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu.- Dự án Nâng cấp cảng cá Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu do Sở Nông

nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 2323/QĐ-UBND ngày 25/5/2016, với tổng mức đầu tư 103.400 triệu đồng; hiện nay Sở đang tổ chức đấu thầu tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, dự kiến năm 2017 sẽ khởi công.

b) Về nạo vét cửa Lạch Vạn, huyện Diễn Châu- Tình trạng luồng lạch các cửa sông trên địa bàn tỉnh hầu hết đều rất cạn,

ảnh hưởng đến việc lưu thông tàu thuyền ra vào của ngư dân. Năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND huyện Diễn Châu cho lập dự án Nâng cấp, mở rộng cảng cá Lạch Vạn, trong đó có hạng mục: Nạo vét cửa Lạch Vạn (sử dụng nguồn vốn WB của dự án Nguồn lợi ven biển (CRSD). Tuy nhiên do kinh phí đầu tư lớn, vì vậy UBND huyện Diễn Châu đã thống nhất trước mắt ưu tiên nâng cấp, mở rộng cảng cá để đảm bảo an toàn cho tàu tuyền trong mùa bão lụt và thuận lợi cho các hoạt động giao thương của ngư dân. Đến nay, Dự án Nâng cấp, mở rộng cảng cá Lạch Vạn đã hoàn thành (với kinh phí đầu tư là 30 tỷ đồng).

Việc nạo vét cửa Lạch Vạn là hết sức cần thiết, tuy nhiên do nguồn vốn khó khăn nên chưa thể triển khai thực hiện. Trong thời gian tới, đề nghị UBND huyện Diễn Châu đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương lập dự án (theo quy định của Luật đầu tư công); Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục vận động các nguồn vốn để đầu tư nạo vét các cửa lạch trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền của ngư dân ra vào cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão.

26

OEM, 11/08/16,
Đang gq (minh)
Page 27: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

37. Cư tri nhiều đia phương kiến nghi tỉnh đề nghi với Trung ương hỗ trợ cho ngư dân Nghệ An do Nghệ An cũng là một trong những tỉnh bi ảnh hưởng bởi tình trạng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung.

Trả lời:Sau khi có sự cố môi trường biển xẩy ra tại các tỉnh miền Trung, Sở Nông

nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh trình Chính phủ đề nghị hỗ trợ cho Nghệ An với kinh phí là: 415 tỷ đồng.

Ngày 29/9/2016, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác bồi thường hỗ trợ cho các tỉnh miền trung bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ (Ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển). Tại Hội nghị này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã kết luận: Tỉnh Nghệ An không thuộc đối tượng được hỗ trợ (vì tỉnh chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp sự cố môi trường biển), do đó đề nghị UBND tỉnh căn cứ khả năng ngân sách của địa phương để có chính sách hỗ trợ cho ngư dân nhằm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân vùng biển.

Tại cuộc họp ngày 22/10/2016 bàn về công tác phát triển sản xuất ngành thủy sản. Đồng chí Đinh Viết Hồng - PCT UBND tỉnh đã kết luận: Giao cho các địa phương bị thiệt hại rà soát, kê khai theo 3 nội dung: Số lượng tàu thuyền, thuyền viên (kể cả bè mảng và thuyền không lắp máy); số lượng kho đông lạnh; số diện tích nuôi ngao. Trên cơ sở đó, giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự trù kinh phí để tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục trình Chính phủ xin nguồn hỗ trợ cho bà con ngư dân.

Trên cơ sở báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 2719/SNN-CCTS ngày 27/10/2016, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 8230/TTr-UBND ngày 28/10/2016 trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường ở các tỉnh ven biển miền trung cho tỉnh Nghệ An, với tổng số tiền đề nghị hỗ trợ: 194.601.900.000 đồng (Một trăm chín mươi bốn tỷ sáu trăm linh một triệu chín trăm nghìn đồng). Với 4 nhóm đối tượng:

1. Hỗ trợ một lần cho lao động trên tàu cá khai thác hải sản: Số tiền: 66.399.000.000 đồng.2. Hỗ trợ một lần cho tàu khai thác hải sản:Số tiền: 40.255.500.000 đồng.3. Hỗ trợ một lần cho cơ sở thu mua, bảo quản hải sản kho đông lạnh:Số tiền: 11.037.000.0000 đồng.4. Hỗ trợ một lần cho ngư dân nuôi Ngao thương phẩm:Số tiền: 6.910.400.000 đồng.

27

OEM, 11/08/16,
Đang giải quyết
Page 28: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngoài ra, để giám sát, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường biển ven bờ, UBND tỉnh Nghệ An đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng môi trường với số tiền 70 tỷ đồng.

38. Cư tri xã Quynh Thuận, huyện Quynh Lưu phản ánh: Việc hỗ trợ bạt nilon của nhà nước trước đây chất lượng khá tốt, nhưng thời gian qua chất lượng rất kém. Nhà nước cần có chính sách trợ giá muối trực tiếp cho diêm dân, thay vì hỗ trợ giá cho doanh nghiệp thu mua muối.

Trả lời:- Về chất lượng bạt nilon trải ô kết tinh sản xuất muối:Thực hiện các Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND, số 87/2014/QĐ-UBND

của UBND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua UBND tỉnh đã hỗ trợ cho các hộ diêm dân sử dụng bạt nilon trải ô kết tinh. Đây là tiến bộ kỹ thuật mới giúp tăng năng suất, chất lượng muối, được triển khai ở các vùng sản xuất muối ở Diễn Châu và Quỳnh lưu, người dân hết sức hoan nghênh. Tuy nhiên, tại xã Quỳnh Thuận, việc hỗ trợ bạt ni lon trải ô kết tinh mặc dù đã được tuyên truyền khuyến cáo, nhưng chưa thực hiện được. Chỉ có trước đây, Trạm Khuyến nông huyện có triển khai một số mô hình về trải bạt nilon ô kết tinh, sau đó không được nhân rộng. Vì vậy, việc cử tri xã Quỳnh Thuận phản ánh về chất lượng nilon trải ô kết tinh muối trên địa bàn xã là chưa rõ. Tại các xã có sản xuất muối khác, khi thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất muối, bạt nilon trải ô kết tinh do các HTX diêm nghiệp trực tiếp mua và cung ứng cho các hộ xã viên. Đến nay, chưa có thông tin gì phản ánh về chất lượng nilon trải ô kết tinh muối ở các xã đã thực hiện chính sách.

Qua đây, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng bạt ni lon trải ô kết tinh khi cung ứng cho các hộ diêm dân theo chính sách hỗ trợ của tỉnh.

- Về trợ giá thu mua muối:Hiện nay, sản xuất muối của diêm dân gặp nhiều khó khăn, trong đó

nguyên nhân chủ yếu do giá sản phẩm muối xuống thấp. Tuy nhiên, hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm muối đang thực hiện theo cơ chế thị trường, nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thu mua muối, cũng như hỗ trợ chodiêm dân.

Sở Nông nghiệp và PTNT đang kêu gọi đầu tư một số doanh nghiệp tham gia liên kết với diêm dân trong sản xuất, thu mua, tinh chế, tiêu thụ sản phẩm muối nhằm nâng cao chất lượng, giá tiêu thụ muối trên thị trường để cải thiện giá thu mua muối cho diêm dân. Đồng thời tiếp tục đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ giá muối giúp diêm dân giảm bớt khó khăn.

39. Cư tri xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương kiến nghi tỉnh cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đời sống đối với các hộ dân vạn chài Sông Lam mưu sinh trên sông nước chưa có nhà ở ổn đinh, cuộc sống khó khăn.

Trả lời:

28

OEM, 11/08/16,
Đã được tt
OEM, 11/08/16,
Đã được tt/sẽ xem xet gq (minh)
Page 29: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Về chính sách hỗ trợ đời sống đối với các hộ dân vạn chài Sông Lam: Thực hiện Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ (nay là quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ ướng Chính phủ) về phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Ngày 02/12/2009 UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 6379/QĐ-UBND-NN phê duyệt tiểu dự án đầu tư: Xây dựng mẫu các khu định cư cho hộ dân vạn chài trên sông Lam và vùng đặc biệt khó khăn huyện Thanh Chương; Theo đó, khi dự án hoàn thành sẽ di dời 165 hộ dân vạn chài và vùng đặc biệt khó khăn huyện Thanh Chương lên vùng tái định cư tại vùng Khe Mừ, xã Thanh Thủy và vùng Triều Dương xã Thanh Lâm. Đến nay, dự án đã hoàn thành điểm tái định cư vùng Triều Dương và đã bàn giao cho UBND xã Thanh Lâm để bình xét, lựa chọn và đưa các hộ dân vào. Riêng điểm Khe Mừ, xã Thanh Thủy hiện nay còn một số hạng mục công trình như nhà mẫu giáo, nhà văn hóa, đường điện, hệ thống thoát nước còn dở dang và nguồn kinh phí còn thiếu so với quyết định được phê duyệt là 15.700 triệu đồng; theo quy định của Chính phủ nguồn vốn trung ương đã bố trí đủ cho công trình nên số tiền còn thiếu do ngân sách tỉnh bố trí.

40. Cư tri Thi xã Cưa Lò đề nghi các cấp, các ngành cần quan tâm hỗ trợ phát triển nghề cá, đánh bắt thủy sản xa bờ, có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền theo Nghi đinh số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; hỗ trợ xây dựng kho đông lạnh, hỗ trợ cho hộ kinh doanh bi ảnh hưởng do sự cố môi trường biển ở các tỉnh miền Trung.

Trả lời:a) Nội dung: Đề nghị các cấp, các ngành cần quan tâm hỗ trợ phát

triển nghề cá, đánh bắt thủy sản xa bờ.Hiện nay, chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực thủy sản được thực hiện theo

Quyết định số: 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Giao UBND Thị xã Cửa Lò chỉ đạo các phòng, ban chức năng hướng dẫn cho ngư dân thực hiện chính sách nói trên.

b) Có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Nghệ An được đánh giá là 1 trong những địa phương thực hiện tốt nhất trong cả nước.

Từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt số tàu đủ điều kiện vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ là 111 chiếc (trong đó: 80 tàu vỏ gỗ; 26 tàu vỏ sắt; 5 tàu vỏ composite); Đến nay, đã có 36 tàu hoàn thành đi vào sản xuất ( gồm 28 tàu vỏ

29

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (minh)
Page 30: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

gỗ; 5 tàu vỏ sắt; 3 tàu vỏ composite); 44 tàu đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng và 33 tàu đang hoàn thiện các hồ sơ thủ tục trình ngân hàng thẩm định.

Do nội dung kiến nghị của cử tri không nêu rõ những bất cập cụ thể trong việc thực hiện chính sách, giao UBND Thị xã Cửa Lò tổng hợp các ý kiến đề xuất của ngư dân gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tham mưu đề xuất điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp khi có chủ trương bổ sung, sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính Phủ.

c) Về hỗ trợ ngư dân, hộ kinh doanh do ảnh hưởng sự cố biển ở các tỉnh miền Trung (Nội dung này đã trả lời ở trên).

41. Cư tri xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc phản ánh tình trạng dùng mìn đánh bắt cá ngoài biển, dùng tàu xa bờ đánh bắt gần bờ làm tận diệt nguồn hải sản. Đề nghi cơ quan chức năng tăng cường tuần tra đồng thời có biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng trên.

Trả lời:Nội dung phản ánh của cử tri là đúng tình hình thực tế. Trong thời gian

qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản triển khai rất nhiều hoạt động và có nhiều giải pháp để tăng cường thời gian bám biển kiểm tra như: Phối kết hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy và chính quyền địa phương để kiểm tra trên biển; sử dụng xuồng cao tốc kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác thủy sản; Lồng ghép các hoạt động khác để có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho đội tàu. Trong năm 2015 và năm 2016, kết quả kiểm tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm như sau:

Các Đội tàu Kiểm ngư đã hoạt động kiểm tra, kiểm soát và đậu giám sát trên biển được 730 ngày, kiểm tra được 6.729 lượt phương tiện. Số phương tiện vi phạm là 746 chiếc, xử phạt 960.800.000 đồng và tịch thu toàn bộ tang vật (gồm dây lồng Bát quái; mìn tự chế, thỏi mìn công nghiệp, kíp nổ đã tra dây cháy chậm, dây cháy chậm....)

Như vậy, lực lượng kiểm ngư đã kiểm tra và xử lý kiên quyết các sai phạm, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng các tàu đánh bắt xa bờ không đúng tọa độ, sử dụng mìn, kích điện để đánh bắt làm ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản, mất cân bằng hệ sinh thái và nguồn lợi ở một số nơi. Nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng trên là:

- Do trình độ và nhận thức của một bộ phận ngư dân còn hạn chế.- Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, tìm mọi biện pháp né tránh lực

lượng kiểm tra; nhiều trường hợp tàu Kiểm ngư phát hiện thấy ngư dân ném mìn khai thác cá, nhưng khi rượt đuổi tiếp cận kiểm tra thì dùng vật nặng ném chất nổ chìm xuống biển xóa tang vật, nên lực lượng chuyên ngành không đủ căn cứ xử lý.

- Sự kiểm tra, kiểm soát phối hợp của các lực lượng chức năng không được duy trì liên tục vì vùng biển rộng, phương tiện và nhân lực ít, kinh phí được cấp phục vụ cho tàu hoạt động còn hạn chế.

30

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (minh)
Page 31: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Một số nghề cấm có thu nhập cao hơn nên ngư dân vẫn cố tình vi phạm.Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng dùng mìn để khai thác thủy sản,

trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Thủy sản và các quy định của Nhà nước về lĩnh vực Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, môi sinh, môi trường thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện truyền thông, nhất là qua các phương tiện truyền thông của các xã có tàu thuyền khai thác thủy sản để ngư dân hiểu và tự giác chấp hành;

- Phối hợp với các lực lượng như Công an, Biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt đông buôn bán, vận chuyển chất nổ, kiểm tra chặt chẽ tàu thuyền ra vào cửa lạch. Phát hiện, bắt giữ xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa cộng đồng, chính quyền các cấp cùng với các lực lượng chức năng: lực lượng Kiểm ngư, Công an các cấp, lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển để ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm;

- Tăng cường vai trò của các Tổ Đồng quản lý nghề cá ven bờ tại các địa phương, vận động tuyên truyền cho cộng đồng ngư dân thực hiện tốt các quy định của nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

42. Cư tri xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn đề nghi cần tăng cường công tác kiểm tra, xư lý nghiêm tình trạng dùng thuốc, kích điện để đánh bắt cá trên sông gây ô nhiễm môi trường và hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

Trả lời:Nội dung này, UBND tỉnh xin tiếp thu. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ

chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản lập kế hoạch cụ thể để phối hợp với Cảnh sát giao thông đường thủy tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản trên sông.

II. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG43. Cư tri thành phố Vinh phản ánh UBND tỉnh phê duyệt giá đất

nông nghiệp hiện nay chưa có sự thống nhất. Cư tri đề nghi cần có chủ trương nhất quán về giá đất để đảm bảo công bằng cho người dân khi thu hồi đất.

Trả lời:Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi

hành kể từ ngày 01/7/2014, quy định cụ thể về giá đất bao gồm:- Khung giá đất: Do Chính phủ ban hành, định kỳ 5 năm một lần đối với

từng loại đất theo từng vùng khác nhau.- Bảng giá đất: Do UBND cấp tỉnh xây dựng và trình HĐND cùng cấp

thông qua trước khi ký ban hành. Bảng giá được xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

31

OEM, 11/08/16,
HÙNG NN, đã được tt
OEM, 11/08/16,
ANH MINH NN, đã được tt
Page 32: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Giá đất cụ thể do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm làm cơ sở cho việc tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSD đất, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, ...

Căn cứ các quy định trên, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Hội đồng thẩm định giá đất Tỉnh, UBND tỉnh xây dựng bảng giá đất giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua tại Nghị Quyết số 147/2014/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 và UBND tỉnh ký các Quyết định ban hành (từ số 103/2014/QĐ-UBND đến số 123/2014/QĐ-UBND) ngày 30/12/2014.

Theo đó mức giá đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh được quy đinh như sau: Tại địa bàn các phường thống nhất một mức giá chung là 100.000 đ/m2; tại địa bàn các xã chia làm hai vị trí, vị trí 1 có mức giá là 85.000 đ/m2, vị trí 2 có mức giá là 75.000 đ/m2.

Khi xác định giá đất để bồi thường GPMB, trên cơ sở đề xuất của UBND thành phố Vinh, căn cứ bảng giá đất được UBND tỉnh ban hành, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh xem xét từng trường hợp cụ thể để xác định mức giá cho phù hợp với địa bàn (phường, xã), vị trí (thuận lợi hay kém thuận lợi hơn) theo quy định.

Như vậy, việc xác định giá đất trong thời gian qua là nhất quán theo quy định, đảm bảo công bằng cho người dân khi bị thu hồi đất, còn mức giá đất bồi thường của các địa bàn, vị trí khác nhau thì có mức giá khác nhau.

44. Cư tri huyện Hưng Nguyên đề nghi tỉnh xem xét, điều chỉnh giá tiền đền bù GPMB đất sản xuất nông nghiệp phục vụ dự án VSIP Nghệ An vì hiện nay có sự chênh lệch chưa thỏa đang giữa thi trấn Hưng Nguyên và xã Hưng Chính, thành phố Vinh.

Trả lời:Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì mức giá đất nông nghiệp

được xây dựng theo từng vị trí và địa giới hành chính, mức giá đất tại các vị trí và địa giới hành chính khác nhau sẻ có mức giá khác nhau, cụ thể:

Tại địa bàn huyện Hưng Nguyên, mức giá đất nông nghiệp của các xã ven thành phố Vinh (gồm: Hưng Lợi, Hưng Tây, Hưng Thịnh và thị trấn Hưng Nguyên) được xây dựng từ vị trí 1 (có mức giá là 57.000 đ/m2) đến vị trí 4 (có mức giá là 41.000 đ/m2). Trong khi các xã còn lại của huyện Hưng Nguyên củng được xây dựng từ vị trí 1 (có mức giá là 50.000 đ/m2) đến vị trí 4 (có mức giá là 34.000 đ/m2). Còn tại địa bàn các xã của Thành phố Vinh đất nông nghiêp được chia làm hai vị trí, vị trí 1 có mức giá là 85.000 đ/m2, vị trí 2 có mức giá là 75.000 đ/m2.

Qua theo dõi việc xác định giá đất để bồi thường GPMB khi thực hiện dự án VSIP tại địa bàn các xã của huyện Hưng Nguyên như: Hưng Đạo, Hưng Tây và thị trấn Hưng Nguyên cho thấy: UBND huyện Hưng Nguyên luôn căn cứ mức giá đất tại bảng giá đất được UBND tỉnh ban hành (mức giá đề xuất bằng mức giá tại bảng giá) và vị trí của các thửa đất nông nghiệp để trình Sở Tài

32

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (hùng)
Page 33: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nguyên và Môi trường xác định trước khi trình Hội đồng thẩm định giá đất của Tỉnh thông qua và UBND tỉnh quyết định.

Do đó việc cử tri đề nghị xem xét, điều chỉnh mức giá bồi thường GPMB đất sản xuất nông nghiệp phục vụ dự án VSIP Nghệ An do có sự chênh lệch chưa thỏa đáng giữa thị trấn Hưng Nguyên và xã Hưng Chính, thành phố Vinh là không có cơ sở thực hiện.

45. Cư thi xã Hoàng Mai đề nghi điều chỉnh lại giá đất bồi thường tại phường Quynh Di, thi xã Hoàng Mai, vì hiện nay giá đất thi trường cao hơn giá bồi thường rất nhiều.

Trả lời:Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì giá đất có 03 loại, gồm:

Khung giá đất, Bảng giá đất và giá đất cụ thể. Trong đó, khung giá đất do Chính phủ quy định, bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành và được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013; còn giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai.

Căn cứ quy định trên thì giá đất bồi thường là giá đất cụ thể và phụ thuộc vào giá đất thị trường (khả năng sinh lợi và vị trí của thửa đất). Qua trao đổi với UBND thị xã Hoàng Mai cho thấy: Mức giá đất được UBND tỉnh phê duyệt để bồi thường GPMB khi thực hiện các dự án trên địa bàn thị xã Hoàng Mai là phù hợp với giá thị trường tại thời điểm và được người dân đồng tình cao.

Do đó, việc cử tri thị xã Hoàng Mai đề nghị điều chỉnh lại giá đất bồi thường tại phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai do giá đất thị trường cao hơn mức giá bồi thường được UBND tỉnh ban hành nhưng không nói rõ cụ thể dự án nào là không có cơ sở để xem xét xử lý.

46. Cư tri xã Châu Hội, huyện Quy Châu đề nghi thu hồi đất sân bóng, xưởng 1/5 của Lâm trường để có đất xây dựng trường mầm non.

Trả lời:Ngày 28/10/2016, Công ty TNHH 1 thành viên Lâm nông nghiệp Sông

Hiếu có Văn bản số 536/CV-CTY về việc thu hồi đất sân bóng, xưởng 1/5 của Lâm trường Quỳ Châu để xây dựng trường mầm non với nội dung cụ thể như sau:

- Đối với khu đất sân bóng: Sân bóng Lâm trường Quỳ Châu sử dụng từ năm 1961 nhưng đến năm 1988 đến nay Lâm trường Quỳ Châu - Công ty TNHH 1 thành viên Lâm nông nghiệp Sông Hiếu không quản lý mà dân làng Lâm Hội – xã Châu Hội đã sử dụng làm chỗ sinh hoạt vui chơi, thể thao. Năm 2012 quá trình kiểm kê và tài sản được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3833/QĐ-UBND-TM thì diện tích trên không thuộc lâm trường quản lý.

- Đối với khu đất xưởng 1/5: Lâm trường Quỳ Châu - Công ty TNHH 1 thành viên Lâm nông nghiệp Sông Hiếu đề nghị giữ lại 234,81 m2 làm nhà ở

33

OEM, 11/08/16,
Đang gq (hùng)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (hùng)
Page 34: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

cho công nhân Lâm trường Quỳ Châu, phần diện tích còn lại Lâm trường Quỳ Châu xin trả đất.

Vì vậy, để giải quyết dứt điểm đề nghị của cử tri xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND huyện Quỳ Châu phối hợp với Lâm trường Quỳ Châu - Công ty TNHH 1 thành viên Lâm nông nghiệp Sông Hiếu và chỉ đạo UBND xã Châu Hội căn cứ Luật Đất đai 2013 và các văn bản thi hành Luật để lập hồ sơ đề nghị thu hồi đất theo đúng quy định.

47. Cư tri thành phố Vinh đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo Chủ đầu tư các dự án khu đô thi, chung cư trên đia bàn thành phố sớm hoàn chỉnh các thủ tục theo quy đinh để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chung cư.

Trả lời:47.1. Kết quả thực hiện đến tháng 10 năm 2016a) Về công tác chỉ đạo và giải quyết các vướng mắc:- Ngày 07/02/2015, ngày 10/02/2015 và ngày 11/02/2015, Sở Tài nguyên

và Môi trường đã tổ chức các buổi làm việc, hướng dẫn và yêu cầu các Chủ đầu tư thực hiện dự án đô thị trên địa bàn thành phố Vinh lập hồ sơ để được giao đất, cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Sau khi làm việc với chủ đầu tư, tổng hợp, xem xét, xử lý các kiến nghị, ngày 14/02/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường có Thông báo số 657/TB-TNMT-VP về Kết luận cuộc làm việc với các chủ đầu tư, trong đó giải quyết các kiến nghị thuộc thẩm quyền của Sở. Đồng thời ngày 09/3/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 785/BC-STNMT báo cáo UBND tỉnh, trong đó đề nghị UBND tỉnh giải quyết các kiến nghị của chủ đầu tư thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Bộ, ngành và Chính phủ.

- Ngày 09/3/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có các Văn bản số: 792/STNMT-QLĐĐ hướng dẫn và yêu cầu các chủ đầu tư nộp hồ sơ giao đất (đối với dự án chưa giao đất) và số 793/STNMT-QLĐĐ hướng dẫn và yêu cầu các chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định điều kiện chuyển nhượng đối với các dự án đã hoàn thành công trình.

- Từ ngày 12/3/2015 đến ngày 26/3/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập các Tổ trực tiếp kiểm tra thực địa tại dự án, làm việc và hướng dẫn cho các chủ đầu tư hoàn thiện các hồ sơ theo quy định.

- Trên cơ sở làm việc ngày 8/4/2015 với UBND thành phố Vinh (Phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất) về những tồn tại, vướng mắc và quan điểm giải quyết khi cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng.

Ngày 17/4/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 1573/BC-STNMT báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai, kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất. Ngày 05/5/2015 UBND tỉnh đã có Văn

34

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (hùng)
Page 35: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

bản số 2670/UBND.ĐC thống nhất đề xuất của Sở Tài nguyên và môi trường và giao cho các ngành liên quan xử lý các nội dung vướng mắc về cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng.

- Ngày 05/5/2015, UBND tỉnh có Văn bản số 2670/UBND.ĐC chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nhiệm vụ được giao như sau:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo cụ thể đối với từng chủ đầu tư và có các văn bản: số 1927/STNMT-QLĐĐ ngày 12/5/2015 và số 2313/STNMT-QLĐĐ ngày 29/5/2015 đôn đốc nộp hồ sơ giao đất; phối hợp với UBND cấp xã, UBND thành phố Vinh để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện và đôn đốc chủ đầu tư thực hiện lập hồ sơ để cấp GCN cho người dân.

+ UBND thành phố Vinh đã có nhiều văn bản yêu cầu Chủ đầu tư khẩn trương lập hồ sơ, thủ tục theo quy định để cấp Giấy chứng nhận cho các hộ dân nhận chuyển nhượng QSD đất, QSH nhà ở của tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở để bán; đồng thời giao trách nhiệm cho các phòng ban, đơn vị trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận cho nhân dân. Từ ngày 14/5 đến ngày 18/5 UBND thành phố Vinh đã thành lập các tổ công tác trực tiếp các chủ đầu tư dự án để giải quyết vướng mắc, hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ tại doanh nghiệp và tiếp tục có văn bản đôn đốc các chủ đầu tư.

- Ngày 05/6/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường có Quyết định 295/QĐ-STNMT thành lập Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra 02 dự án đô thị tại thành phố Vinh có tiến độ lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận chậm cho người nhận chuyển nhượng.

- Về cho phép các dự án được chuyển nhượng hình thức phân lô bán nềnNgày 09/7/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số

3077/STNMT-QLĐĐ báo cáo UBND tỉnh và ngày 31/7/2015, UBND tỉnh đã có Văn bản 5264/UBND.ĐC đồng ý đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Giải quyết vướng mắc trong việc cấp GCN cho người dân tại dự án Khu nhà ở chung cư Nam Nguyễn Sỹ Sách.

+ Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 587/QĐ-UBND.ĐC ngày 25/8/2015 về việc công nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 30 với hình thức nhà nước giao đất thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND thành phố Vinh, UBND phường Hưng Dũng hướng dẫn cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 30 lập hồ sơ cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân và hiện nay Công ty đang thực hiện.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức cuộc họp tổng kết công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận đối với dự án bất động sản

35

Page 36: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trên cơ sở báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4631/BC-STNMT.QLĐĐ ngày 18/9/2015; ngày 21/9/2015, UBND tỉnh tổ chức với các ngành, UBND các huyện và các chủ đầu tư để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh

Ngày 23/10/2015, UBND tỉnh có Thông báo số 675/TB-UBND.ĐC ngày 23/10/2015 về Kết luận của đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; trong đó đã giải quyết một số kiến nghị:

+ Cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sửi dụng đất đối với trường hợp xây dựng nhưng không phù hợp quy hoạch và thiết kế được duyệt;

+ Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp nhận chuyển nhượng qua nhiều chủ, nhưng không liên lạc được với người đầu tiên;

+ Xử lý về thu tiền sử dụng đất của Công ty cố phần xây dựng số 9.Ngoài ra còn giao cho các Sở, ngành, UBND cấp huyện và chủ đầu tư

triển khai thực hiện.- Tổ chức thực hiện Thông báo kết luận số 225/TB-UBND ngày

20/4/2016+ Ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn đến các chủ đầu tư và các

doanh nghiệp.+ Tổ chức làm việc rộng rãi với các chủ đầu tư và các ngành.+ Thành lập các đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra ở một số dự án.+ Ban hành văn bản đôn đốc các huyện về phát hiện xử lý các hoạt động

đầu tư trái phép.+ Tham mưu UBND tỉnh một số văn bản về xử lý các tồn tại, vướng mắc

như kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.+ Thực hiện báo cáo định kỳ tình hình thực hiện theo Thông báo kết luận

số 225/TB-UBND ngày 20/4/2016. Đến nay, các nhiệm vụ được giao tại Thông báo kết luận số 225/TB-UBND ngày 20/4/2016 của UBND tỉnh thuộc nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có Văn bản số 5952/STNMT-QLĐĐ ngày 21/10/2016 đôn đốc các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục để cấp GCN cho người nhận chuyển nhượng.

b) Kết quả cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng tại thành phố Vinh

* Về cấp Giấy chứng nhận chung cưQua kiểm tra và báo cáo của chủ đầu tư thì hiện nay có 39 nhà chung cư

(trong đó có 36 chung cư đã được giao đất, cấp GCN và 03 chung cư chủ đầu tư đang hoàn tất thủ tục cấp GCN) với 3817 căn hộ của 21 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và chủ đầu tư đã chuyển nhượng 3771/3817 căn hộ.

36

Page 37: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

* Về cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng đối với 36 nhà chung cư của 18 dự án với 3550 căn hộ đã được chủ đầu tư chuyển nhượng:

- Về nộp hồ sơ và cấp giấy chứng nhận:Đến nay Chủ đầu đã nộp 2519 hồ sơ cho UBND thành phố Vinh (2514 hồ

sơ) và Sở Tài nguyên và Môi trường (5 hồ sơ), kết quả giải quyết đến ngày 30/10/2016 như sau:

+ 2008 căn hộ đã được cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng;

+ 456 hồ sơ, đang được xử lý (349 hồ sơ chuyển thuế và 107 hồ sơ đang xử lý);

+ 34 hồ sơ, thành phố Vinh trả về cho chủ đầu tư bổ sung hồ sơ. Như vậy, nếu tính 2008 căn hộ đã được cấp GCN và 349 chuyển thuế

hoàn thành thì đạt 93,6% so với căn hộ chủ đầu tư đã nộp và 66,4% so với căn hộ chủ đầu tư đã chuyển nhượng.

- Về số căn hộ chưa được cấp giấy chứng nhận:Hiện nay, còn có 1031 căn hộ được chủ đầu tư chuyển nhượng, nhưng

chưa nộp hồ sơ cho UBND thành phố Vinh để được cấp giấy chứng nhận, trong đó:

+ 126 căn hộ của dự án Tòa nhà dầu khí Nghệ An thuộc phường Quang Trung do Công ty CP dầu khí Nghệ An là chủ đầu tư chưa được thẩm định điều kiện chuyển nhượng; (xây dựng không phù hợp quy hoạch nhưng đã được giải quyết; hiện nay chủ đầu tư đang lập hồ sơ đề nghị cấp lại GCN, nhưng Giấy chứng nhận đang thế chấp Ngân hàng chưa được Ngân hàng trả về).

+ 102 căn hộ của dự án khu đô thị Khu đô thị mới Tây Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, xóm 19, xã Nghi Phú do Công ty CP Xây dựng số 9 làm chủ đầu tư chưa được thẩm định điều kiện chuyển nhượng do Doanh nghiệp trước đây khiếu nại về giá (tăng 19%) nay đang phối hợp với cơ quan thuế tính toán tiền sử dụng đất đã nộp để được cấp GCN theo quy định;

+ 803 căn hộ, chủ đầu tư và người nhận chuyển nhượng chưa phối hợp cơ quan có thẩm quyền để lập hoàn thành việc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, có nhiều dự án chủ đầu tư đã thông báo trên 03 lần (chưa nộp tiền đủ cho chủ đầu tư, chưa lập đủ hồ sơ, đã chuyển chủ khác...).

* Về cấp GCN nhà biệt thự, liền kế Chủ đầu tư đã nộp 898 hồ sơ cho UBND thành phố Vinh và Sở Tài nguyên

và Môi trường, kết quả giải quyết như sau:- 635 lô đất đã được cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng

(trong đó 630 lô đất được UBND thành phố Vinh cấp cho hộ gia đình, cá nhân và 05 lô đất Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho tổ chức nhận chuyển nhượng);

37

Page 38: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- 221 hồ sơ, đang được xử lý (180 hồ sơ chuyển cơ quan thuế và 41 hồ sơ đang xử lý).

- 43 hồ sơ, UBND thành phố Vinh trả cho chủ đầu tư để bổ sung hồ sơ;Như vậy, nếu tính 635 căn hộ đã được cấp GCN và 180 căn hộ chuyển

thuế hoàn thành thì đạt 90,76% so với căn hộ chủ đầu tư đã nộp.c) Về tồn tại, nguyên nhân* Đối với cấp giấy chứng nhận chung cưĐối với 1031 căn hộ chung cư được chủ đầu tư chuyển nhượng, nhưng

người nhận chuyển nhượng chưa được cấp Giấy chứng nhận. Nguyên nhân:- Một số dự án xây dựng không đúng thiết kế cơ sở như (nhập căn hộ,

thêm tầng, chuyển công năng sử dụng từ căn hộ dịch vụ sang để ở);- 03 dự án chưa lập hồ sơ thẩm định điều kiện chuyển nhượng (dự án Tòa

nhà dầu khí Nghệ An thuộc phường Quang Trung do Công ty CP dầu khí Nghệ An làm chủ đầu tư; dự án khu đô thị Khu đô thị mới Tây Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, xóm 19, xã Nghi Phú do Công ty CP Xây dựng số 9 làm chủ đầu tư và dự án dịch vụ tổng hợp, CC cao cấp, VP và nhà LK tại xã Nghi Phú do C.ty CP ĐT&TM dầu khí NA).

- 03 dự án đã xây dựng xong nhà chung cư và đưa vào sử dụng nhưng mới được giao đất và đang thực hiện nghĩa vụ tài chính để được cấp GCN (tại phường Quang Trung, Hưng Bình và phường Hà Huy Tập của Công ty Cổ phần Du lịch Nghệ An, Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Thành Vinh và Công ty Cổ phần xây dựng 9.1).

* Trên địa bàn thành phố Vinh còn có khoảng 2081 lô đất xây dựng biệt thự, nhà liền kế chưa được cấp GCN (1697 lô đất chưa xây dựng nhà ở; 283 lô đất đã xây dựng nhà ở). Nguyên nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận:

- Đối với trường hợp chưa xây dựng nhà ở thì không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai, Luật nhà ở và Luật kinh doanh nhà ở.

Còn trường hợp dự án được UBND tỉnh cho phép chuyển nhượng theo hình thức phân lô, bán nền nhưng một số chủ đầu tư chưa hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết được duyệt tỷ lệ 1/500; chưa kết nối hạ tầng chung trong khu vực; chưa đảm bảo cung cấp các dịch vụ tiết yếu gồm điện, nước, thoát nước và thu gom rác thải.

- Đối trường hợp do chủ đầu tư xây dựng nhà ở, sau đó chuyển nhượng thì hiện nay nguyên nhân chủ yếu chưa được cấp giấy chứng nhận là do: người nhận chuyển nhượng chưa phối hợp với chủ đầu tư để hoàn thành hồ sơ để được cấp giấy chứng, trong đó có nhiều trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư;

38

Page 39: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Đối với trường hợp do người dân tự xây dựng nhà ở (đa số các dự án là người dân tự xây dựng nhà ở) thì còn nhiều vướng mắc để lập được hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.

+ Xây dựng không đúng quy hoạch, thiết kế cơ sở (thông tường, nhập lô đất quy hoạch, không đủ số tầng).

Mặc dù đã được UBND tỉnh cho phép cấp GCN quyền sử dụng đất đối với các trường hợp xây dựng không đúng thiết kế cơ sở nhưng hiện nay chưa được cơ quan chức năng kiểm tra thẩm định lại thiết kế cơ sở và vẫn còn tình trạng xây dựng không đúng thiết kế cơ sở.

+ Xây dựng đúng quy hoạch, thiết kế cơ sở. Đối với trường hợp này thì người nhận chuyển nhượng trong quá trình thi

công phải tập hợp các hóa đơn, chứng từ để nộp cho chủ đầu tư. Sau đó, chủ đầu tư xuất hóa đơn cho người nhận chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng phải chịu 1% tiền thuế. Do đó, người nhận chuyển nhượng không phối hợp để thực hiện lập. Người dân cho rằng người dân bỏ tiền ra xây dựng nhà còn phải chịu thuế 1% là không phù hợp.

- Một số dự án đã triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng nhưng chủ đầu tư chưa lập thủ tục để được được Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận và thẩm định điều kiện chuyển nhượng.

47.2. Mục tiêu và giải pháp thực hiện a) Mục tiêu- Tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã để đôn đốc,

chỉ đạo chủ đầu tư lập và hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng của các tổ chức xây dựng nhà để bán;

- Tham mưu UBND tỉnh biện phát xử lý đối với các doanh nghiệp đã sử dụng đất nhưng chưa nộp hồ sơ, để được cấp thẩm quyền giao đất, chuyển mục đích theo quy định của Luật Đất đai năm 2013;

- Phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện để tiếp tục thoát gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp.

b) Giải pháp thực hiện* Chỉ đạo, đôn đốc UBND huyện, thành phố, thị xã và các chủ đầu tư:- UBND huyện, thành phố, thị xã:+ Tiếp tục thực hiện các nội dung được UBND tỉnh giao tại mục 4.5 của

Thông báo số 675/TB-UBND.ĐC ngày 23/10/2015.+ Tổng hợp, báo cáo tình hình lập, nộp hồ sơ và kết quả cấp giấy chứng

nhận cho người nhận chuyển nhượng của các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.

- Các chủ đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh:

39

Page 40: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã để hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án; hoàn thiện hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định khi được giao đất, cho thuê đất;

+ Chủ trì phối hợp với các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức liên quan để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho người nhận cho người nhận chuyển nhượng nộp về UBND cấp huyện theo quy định (trong đó hoàn thiện các lô đất xây dựng sai thiết kế cơ sở trình Sở Xây dựng kiểm tra, thẩm định lại để có cơ sở cấp quyền sở hữu tài sản cho người nhận chuyển nhượng theo quy định);

+ Để được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đầy đủ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của dự án theo quy định tại Điều 72 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ đề nghị đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Tham mưu xử lý hồ sơ giao đất, thuê đất; thẩm định điều kiện chuyển nhượng theo Điều 72 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ kịp thời; trong đó tập trung phối hợp với Sở Xây dựng để thẩm định điều kiện chuyển nhượng đối với các dự án đã được UBND tỉnh cho phép chuyển nhương phân lô, bán nền.

* Tiếp tục phối với các sở, ngành liên quan để kiến nghị UBND tỉnh, bộ, ngành TW giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư.

48. Cư tri xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường đẩy nhanh việc lập hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận QSD đất trên đia bàn.

Trả lời:Xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn được đo đạc 2012 và triển khai công tác kê

khai, đăng ký lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận năm 2013 do đơn vị thi công là Công ty CP Trắc địa Bản đồ Đại Thành thực hiện.

- Tiến độ thực hiện đến nay chậm so với hợp đồng và yêu cầu của nhân dân. Nguyên nhân chậm là do:

+ Liên quan đến công tác chuyển nhượng, chia tách thửa (đất ở) nên việc cung cấp thông tin, tài liệu của người dân còn chậm (do sự phối hợp của địa phương và người dân).

+ Đơn vị thi công nhiều lúc chưa bám sát địa bàn thường xuyên; phối hợp với chính quyền xã, huyện còn lúng túng, chưa nhịp nhàng, chưa chặt chẽ.

+ Thời gian qua do các yếu tố khách quan nên công tác cấp Giấy chứng nhận gián đoạn như: Trong năm 2014, 2015, UBND cấp huyện và cấp xã dành

40

OEM, 11/08/16,
Đang gq
Page 41: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nhiều thời gian cho công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; Công tác dồn điền đổi thửa theo Chỉ thị 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, quy hoạch nông thôn mới, công tác kiểm kê tại xã ít nhiều ảnh hưởng và làm chậm tiến độ;… Mặt khác, nguồn kinh phí phục vụ công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, kê khai, đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận còn hạn chế.

- Giải pháp xử lý: + Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều

văn bản chỉ đạo, đưa ra nhiều giải pháp để đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận QSD đất; trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường chỉ đạo, phối hợp với UBND huyện để kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

+ Ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện, các đơn vị liên quan và UBND xã Đỉnh Sơn phối hợp chặt chẽ với đơn vị thi công để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận.

+ UBND xã Đỉnh Sơn thông báo rộng rãi chủ trương để người dân cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan để đơn vị thi công hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận kịp thời; cử cán bộ phối hợp với đơn vị thi công lập kế hoạch xét duyệt theo tuần để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận.

+ Đơn vị thi công: Tập trung nhân lực, trang thiết bị có mặt thường xuyên tại địa bàn, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương để thực hiện việc kê khai, phục vụ xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSD đất kịp thời cho nhân dân. Báo cáo kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện đến cơ quan chức năng theo đúng thẩm quyền để được xử lý, chỉ đạo.

- Kế hoạch hoàn thành: Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu đơn vị thi công phối hợp UBND xã Đỉnh Sơn chậm nhất đến ngày 30/12/2016 phải hoàn thành công tác kê khai, đăng ký hồ sơ cấp Giấy chứng nhận còn lại để UBND xã Đỉnh Sơn tổ chức xét duyệt, trình Văn phòng Đăng ký QSD đất, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Anh Sơn thẩm định kịp thời.

49. Cư tri bản Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn đề nghi thu hồi diện tích đất tại Đội 2, bản Cao Vều được giao cho Ban quản lý rừng Phòng hộ quản lý nhưng nay không sư dụng do đã chuyển sang vi trí khác để chuyển đổi thành đất sản xuất và đất ở cho nhân dân.

Trả lời:Theo Văn bản số 36/BC-BQL ngày 27/10/2016 của Ban quản lý rừng

phòng hộ Anh Sơn thì BQL rừng phòng hộ Anh Sơn được Nhà nước giao quản lý bảo vệ 8.539,5 ha trong đó: Rừng phòng hộ: 8.308,7 ha; Rừng sản xuất: 220,8 ha; Rừng Mỡ giống Quốc gia: 10 ha

Các trạm bảo vệ rừng gồm: Trạm QLBVR phòng hộ Cao Vều (Trụ sở tại Đội 2 của Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn chuyển sang), được giao quản lý

41

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (hùng)
Page 42: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.295,0ha rừng phòng hộ thuộc các tiểu khu 946, 948, địa bàn xã Phúc Sơn; Trạm QLBVR Khu Súc, (làm mới khu vực Khe Súc, do chưa có kinh phí làm mới, nên hiện tại đang ở tại Đội 2), được giao quản lý 2.272,0ha thuộc các tiểu khu 939, 945,946,947B, địa bàn xã Phúc Sơn; Trạm QLBVR Trung Tâm (Trụ sở tại Đội 1 của Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn chuyển sang), được giao quản lý 1.478ha thuộc các tiểu khu 913;917;918;920, tại các xã Đức Sơn, Vĩnh Sơn, Lạng Sơn và Tào Sơn; Trạm QLBVR Thọ Sơn (làm mới tại địa bàn xã Thọ Sơn), quản lý 2.494,0 ha thuộc các tiểu khu 899,900,901 xã Thọ Sơn.

Đội 2, nguyên là trụ sở của Đội 2 thuộc Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn chuyển sang BQL rừng phòng hộ Anh Sơn, đóng tại bản Cao Vều 1, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, sau khi chuyển sang, BQL rừng phòng hộ Anh Sơn đã sử dụng để làm trụ sở của Trạm QLBVR Cao Vều và Trạm QLBVR Khe Súc ở chung. Ngày 30/12/2015 UBND tỉnh có Quyết định số 6444/QĐ-UBND, về việc cho phép lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình: Xây dựng trạm QLBVR phòng hộ Khe Súc tại xã Phúc Sơn, trạm đóng cách Đội 2 khoảng 02km theo tuyến Khe Súc lên biên giới Việt – Lào; còn Trạm QLBVR Cao Vều vẫn chưa có kinh phí để xây nên vẫn phải sử dụng Đội 2 để làm trụ sở của Trạm QLBVR Cao Vều cho 04 người ở và làm việc.

Như vậy, việc cử tri bản Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn đề nghị thu hồi diện tích đất tại đội 2, bản Cao Vều được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ nay không sử dụng do đã chuyển sang vị trí khác là chưa đúng. Bởi vì Đội 2 hiện tại đang là trụ sở của Trạm QLBVR Cao Vều. BQL rừng phòng hộ Anh Sơn cam kết nếu được UBND tỉnh cấp đất ở vị trí khác và bố trí kinh phí xây trạm mới thì BQL rừng phòng hộ Anh Sơn làm văn bản trả đất theo quy định của pháp luật.

50. Cư tri bản Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn đề nghi các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ kinh phí đo đạc để cấp giấy chứng nhận QSD đất Lâm nghiệp (hiện nay mỗi hộ gia đình phải đóng 2 triệu đồng), do đời sống bà con bản Cao Vều nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn, không đủ tiền chi trả.

Trả lời:Nội dung này đề nghị UBND huyện Anh Sơn rà soát cụ thể về số liệu:

Diện tích, số hộ, số thửa,... báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh lập kế hoạch, phương án bố trí kinh phí thực hiện trong năm 2017. Trường hợp UBND huyện Anh Sơn chủ động cân đối được nguồn kinh phí thì đề nghị UBND huyện sớm tổ chức triển khai.

51. Cư tri thi xã Hoàng Mai kiến nghi tỉnh cần trích nguồn thu phí bảo vệ môi trường, phí khai thác khoáng sản cho đia phương để có kinh phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường

Trả lời:a) Đối với giai đoạn năm 2016 trở về trước:

42

OEM, 11/08/16,
VIỆT NN, đang gq
OEM, 11/08/16,
HÙNG NN, đã được tt
Page 43: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trên cơ sở hướng dẫn điều hành NSNN hàng năm của Bộ Tài chính, nguồn thu từ cấp quyền khai thác khoáng sản và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được cân đối ngân sách cho các nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường toàn tỉnh (không phân biệt khắc phục các công trình ô nhiêm môi trường đối với khoáng sản) và được điều tiết ngân sách theo các cơ quan thu. Ví dụ:

- Đối với cấp quyền khai thác khoáng sản do Trung ương cấp giấy phép: ngân sách trung ương hưởng 70%, ngân sách tỉnh hưởng 30%;

- Đối với cấp quyền khai thác khoáng sản do tỉnh cấp giấy phép: ngân sách tỉnh hưởng 100%;

- Đối với phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: ngân sách tỉnh hưởng 100% đối với các doanh nghiệp do Cục thuế quản lý thu; ngân sách huyện hưởng 100% đối với các doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý thu. Cụ thể:

+ Năm 2015 toàn tỉnh thu được 57.778 triệu đồng, trong đó: ngân sách tỉnh hưởng 25.752 triệu đồng; ngân sách huyện hưởng 32.026 triệu đồng (thị xã Hoàng Mai: 2.468 triệu đồng).

+ Đến ngày 27/10/2016, toàn tỉnh thu được 58.269 triệu đồng, trong đó: ngân sách tỉnh hưởng 29.764 triệu đồng; ngân sách huyện hưởng 28.505 triệu đồng (thị xã Hoàng Mai: 2.049 triệu đồng).

Trên cơ sở số thu của ngân sách địa phương từ các nguồn cấp quyền khai thác khoáng sản và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh phân bổ kinh phí chi sự nghiệp môi trường cho cả 03 cấp ngân sách. Tuy nhiên, số thu được từ các nguồn này thấp hơn nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường nên UBND tỉnh chưa có điều kiện hỗ trợ thêm các địa phương kinh phí khắc phục ô nhiễm môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Đối với các địa phương thu vượt dự toán giao, thì nguồn thu này được ưu tiên bố trí cho khắc phục ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản theo quy định.

b) Đối với giai đoạn 2017 - 2020:Để chủ động cho các địa phương trong việc xử lý ô nhiễm môi trường,

UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm nhằm tăng cường phân cấp nguồn thu cho cơ sở, nhất là các nguồn thu từ khai thác khoáng sản. Cụ thể:

- Đối với Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do địa phương cấp giấy phép: Giảm tỷ lệ phân chia của tỉnh hưởng, tăng tỷ lệ cho ngân sách cấp huyện, xã hưởng. Dự kiến phân chia giữa các cấp ngân sách như sau: NS tỉnh 50%, NS huyện 40%, NS xã 10%.

43

Page 44: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Đối với phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: giảm cấp tỉnh và cấp huyện hưởng, tăng cấp xã hưởng. Dự kiến phân chia các cấp ngân sách như sau: NS tỉnh 50%, NS huyện 40%, NS xã 10%.

52. Cư tri huyện Anh Sơn đề nghi UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra và xư lý nạn khai thác cát, sỏi trái phép trên dòng Sông Lam.

Trả lời:Thời gian qua, khi có kiến nghị của cử tri, UBND huyện Anh Sơn đã thành

lập, kiện toàn và luôn duy trì hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế làm Trưởng đoàn (Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 10/3/2016) để tổ chức kiểm tra, xử lý sai phạm.

Tuy nhiên, để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Anh Sơn tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và cát, sỏi nói riêng trên địa bàn quản lý: kiểm tra, phát hiện, đẩy đuổi, xử lý nạn khai thác cát, sỏi trên địa bàn.

53. Cư tri huyện Quy Châu (thi trấn Tân Lạc), huyện Thanh Chương (xã Thanh Yên) đề nghi tỉnh xem xét không cấp phép khai thác cát trên đoạn Sông Hiếu (Quy Châu) và Sông Lam (Thanh Chương) qua đia bàn huyện.

Trả lời:Việc khai thác cát sỏi xây dựng đã diễn ra từ rất nhiều năm trước đây,

người dân tự phát khai thác cát, sỏi phục vụ cho các hoạt động xây dựng. Hiện nay, với tốc độ xây dựng lớn đang diễn ra, hoạt động khai thác cát sỏi có quy mô ngày càng lớn hơn, vì vậy việc khai thác cát, sỏi trái phép (không theo quy hoạch) sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sạt lở đất và thất thoát tài nguyên khoáng sản. Việc quy hoạch khoáng sản và cấp phép hoạt động khai thác cát sỏi là cần thiết phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời có giải pháp để bảo vệ môi trường, phòng tránh sạt lở đất đai và thu ngân sách cho địa phương.

a. Về nguyên tắc cấp phép:- Khu vực có khoáng sản được đề nghị đưa vào quy hoạch khoáng sản

làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh. Khu vực đưa vào quy hoạch phải có khoáng sản, quá trình đưa vào quy hoạch; không bổ sung quy hoạch khoáng sản tại các khu vực có nguy cơ xảy ra xói mòn, sạt lở đất, ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

- Khu vực được cấp phép thăm dò khoáng sản phải thuộc Quy hoạch khoáng sản.

- Khu vực được cấp phép khai thác khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, được các ngành cấp tỉnh, địa phương thẩm định, cho ý kiến về các vấn đề về thiết kế khai thác mỏ, đánh giá tác động môi trường; các mỏ có biện

44

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 45: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

pháp giảm thiểu tác động môi trường, không đẻ ảnh hưởng đến đất đai canh tác mới được xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Như vậy, quy trình cấp phép hoạt động khoáng sản đảm bảo đúng theo các quy định pháp luật hiện hành, có sự tham gia góp ý của chính quyền địa phương (cấp huyện, xã) và các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan.

b. Liên quan đến Ý kiến của tri thi trấn Tân Lạc:Theo Quyết định số 51/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 về việc ban

hành quy định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì trên địa bàn huyện Quỳ Châu có 5 điểm cát sỏi nằm trong quy hoạch.

Hiện nay trên địa bàn huyện Quỳ Châu chưa được các cơ quan chức năng cấp Giấy phép khai thác cát, sỏi cho Doanh nghiệp nào. Hiện chỉ có 01 Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác cát sỏi (Doanh nghiệp tư nhân Trường Linh) đang nộp ở Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả rà soát Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác của Doanh nghiệp tư nhân Trường Linh cho thấy:

- Ngày 05/7/2016, UBND thị trấn Tân Lạc đã tổ chức hội nghị dân cư để cho ý kiến về việc Doanh nghiệp tư nhân Trường Linh xin cấp phép khai thác mỏ cát xây dựng tại bãi bồi sông Hiếu, thị trấn Tân Lạc. Kết quả có 6 hộ dân xung quanh khu vực mỏ cho ý kiến chấp thuận, đề nghị UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy phép khai thác cho Doanh nghiệp tại khu vực mỏ nêu trên. Đồng thời ngày 29/7/2016, UBND thị trấn Tân Lạc đã có Công văn số 80/UBND tổng hợp ý kiến dân cư trong khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ, đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác cho Doanh nghiệp tư nhân Trường Linh.

- Ngày 02/8/2016, UBND huyện Quỳ Châu có Công văn số 504/UBND-TNMT về việc đề nghị UBND tỉnh Nghệ An và các Sở, Ngành liên quan xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Doanh nghiệp tư nhân Trường Linh để Doanh nghiệp sớm triển khai thực hiện dự án. Đồng thời đã có Công văn số 702/UBND - TNMT ngày 07/10/2016 về việc trả lời kiến nghị cử tri đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường sớm cấp phép khai thác cát, sỏi cho Doanh nghiệp vì: Huyện Quỳ Châu xét thấy ý kiến của cử tri có thể chỉ một số ít; xét về sự cần thiết để phát triển kinh - xã hội, phù hợp với quy hoạch khoáng sản thì việc cấp phép khai thác cát, sỏi trên địa bàn sẽ góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản theo quy định, tránh tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, tăng thu ngân sách cho địa phương. Vì vậy, việc cấp giấy phép khai thác cát sỏi cho các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện là cần thiết.

c. Liên quan đến đề nghi của Cư tri xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương:

45

Page 46: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trên địa bàn xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, UBND tỉnh đã cấp phép khai thác số 3286/GP-UBND ngày 31/7/2015 cho Công ty TNHH Cát sỏi cầu Rộ Thanh Chương; khu vực được cấp phép thuộc quy hoạch khoáng sản.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực địa, rà soát khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, tổng hợp ý kiến của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 908/SGTVT-QLHTGT ngày 23/5/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1458/SNN-KHTC ngày 25/6/2013, cho thấy: khu vực xin thăm dò, khai thác cát xây dựng nêu trên không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; không ảnh hưởng đến công trình đê điều, thủy lợi, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ.

- UBND huyện Thanh Chương có Công văn số 2922/UBND-TNMT ngày 29/11/2013, UBND xã Võ Liệt có Công văn số 47/UBND-TN ngày 29/11/2013, UBND xã Thanh Yên có Công văn số 94/UBND-TN ngày 29/11/2013, UBND xã Thanh Lương có Công văn số 42/UBND-TN ngày 29/11/2013 thống nhất khu vực xin thăm dò, khai thác cát xây dựng của cho Công ty TNHH Cát sỏi cầu Rộ Thanh Chương.

Như vậy việc lập Hồ sơ khai thác khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản năm 2010 và khoản 1 Điều 31 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012, đồng thời đã xin đầy đủ ý kiến của các sở, ngành và chính quyền địa phương.

54. Cư tri xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Ky đề nghi UBND tỉnh trả lời rõ việc cấp phép khai thác cát, sỏi tại xóm Gia Đề, xã Nghĩa Dũng để nhân dân được biết.

Trả lời:Liên quan đến việc cấp phép khai thác cát, sỏi cho Doanh nghiệp Tư nhân

Hoàng Đình Lâm tại bãi bồi Gia Đề, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thành lập Tổ công tác liên ngành gồm Thanh tra tỉnh, Sở Xây dựng, Sở giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giải quyết kiến nghị của ông Nguyễn Quang Hà và một số công dân trú tại xã Nghĩa Dũng. Kết quả kiểm tra cho thấy: “Việc UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản cho Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Đình Lâm tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 19/GP-UBND ngày 06/1/2015 là đúng các quy định pháp luật”, cụ thể:

- Việc cấp phép khoáng sản nằm trong quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày 27/7/2010 và thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh;

- Diện tích cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản không nằm trong khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 28, Luật Khoáng sản năm 2010;

46

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 47: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản đủ điều kiện theo quy định tại Điều 40 và Điều 53, Điều 28 Luật Khoáng sản năm 2010;

- Doanh nghiệp Tư nhân Hoàng Đình Lâm đã lập hồ sơ, thủ tục và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản năm 2010 và Khoản 1, Điều 31 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật khoáng sản (trong đó đã có ý kiến thống nhất của UBND huyện Tân Kỳ và UBND xã Nghĩa Dũng, đã thực hiện khoan thăm dò theo quy định).

Hiện nay, thực hiện nhiệm vụ UBND giao, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thông báo kết quả kiểm tra cho các công dân: Nguyễn Quang Hà, Lê Văn Khoa, Trần Thị Dương, Nguyễn Thị Hương (làm đại diện) trú tại xóm Gia Đề, xã Nghĩa Dũng.

- Hiện tại, UBND tỉnh đã có Công văn số 5743/UBND-TN, ngày 19/8/2015 chỉ đạo giải quyết kiến nghị của người dân xóm Gia Đề, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ ”Tạm dừng việc thực hiện các nội dung của Giấy phép số 19/GP-UBND ngày 06/01/2016 đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp cho Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Đình Lâm khai thác cát, sỏi xây dựng tại khu vực bãi bồi Gia Đề, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An kể từ ngày 25/8/2015 cho đến khi có kết luận xử lý của UBND tỉnh Nghệ An do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu” và ”Giao UBND huyện Tân Kỳ có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không để phát sinh ”điểm nóng”, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh trên địa bàn tỉnh.

55. Cư tri xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương phản ánh công tác xư lý ô nhiễm môi trường tại các bãi rác thải, các điểm trên quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ trên đia bàn chưa giải quyết dứt điểm. Một số nhà thầu xây dựng đường N5 trong quá trình thi công gây ô nhiễm môi trường nhưng lại không có biện pháp khắc phục:

Trả lời:a. Xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi rác thải, các điểm trên quốc lộ,

tỉnh lộ, huyện lộ trên địa bàn chưa giải quyết dứt điểm* Kết quả thực hiệnTrên địa bàn huyện Đô Lương hiện có 334/368 xóm (33 xã, thị trấn) tổ

chức thực hiện đề án thu gom, xử lý rác thải tạm thời; 12 đơn vị xã, thị trấn (Đặng Sơn, Đông Sơn, Tràng Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Bắc Sơn, Bồi Sơn, Lam Sơn, Hòa Sơn, Đà Sơn, Lạc Sơn) và Bệnh viện Đa huyện Đô Lương sát nhập tổ thu hợp đồng với Công ty CP hợp tác đầu tư và phát triển Môi trường Đô Lương và HTX dịch vụ môi trường Thị trấn vận chuyển rác thải lên bãi rác tập trung của huyện tại xã Hồng Sơn. Đây là bãi xử lý rác thải tập trung được xây dựng đảm bảo quy định hiện hành phương thức xử lý rác thải là chôn lấp hợp vệ sinh. Ở một số xã vẫn để xẩy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các

47

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 48: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

bãi rác tạm thời và các điểm tập kết trên quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Việc cử tri phản ánh là đúng thực tế, để chấn chỉnh tình trạng trên UBND huyện Đô Lương đã ban hành các Văn bản chỉ đạo, giao trách nhiệm cho UBND các xã, thị trấn khắc phục, chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường tại các điểm tập kết rác thải sinh hoạt, các tuyến đường huyện lộ, tỉnh lộ và Quốc lộ cụ thể Quốc lộ 15A đoạn qua xã Tràng Sơn, Đông Sơn, Thị trấn; Quốc lộ 7 đoạn qua xã Lưu Sơn.

- UBND huyện Đô Lương đã giao cho UBND các xã, thị trấn thuộc diện quy hoạch đổ rác tại bãi rác của huyện tại xã Hồng Sơn tiến hành đóng cửa các bãi rác tạm thời, đồng thời hoàn thổ môi trường, trồng cây xanh nhằm bảo vệ môi trường, chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi rác thải tạm thời gây ra; các xã còn lại thường xuyên quản lý, xử lý bãi rác tạm thời của xã không để xẩy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác tập trung.

* Nguyên nhân- Do ý thức của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế, vứt rác, tập kết rác

không đúng thời gian, địa điểm quy định nên để xẩy ra tình trạng ô nhiễm môi trường dọc các tuyến đường huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ.

- Bãi rác tập trung của huyện tại xã Hồng Sơn có diện tích 4,2 ha, hệ thống Bãi rác xử lý gồm 4 ô chôn lấp rác với diện tích 22.652 m2, khối tích chôn lấp theo thiết kế là 142.713 m3 không đủ quy mô đáp ứng lượng rác thải của 33 xã, thị trấn nên hiện nay chỉ tập kết, xử lý cho 12 đơn vị xã thị trấn và rác thải sinh hoạt của Bệnh viện Đa khoa Đô Lương. Đối với 21 xã còn lại trong quy hoạch nông thôn mới đều có quy hoạch bãi xử lý rác thải tạm thời, nhưng không được thiết kế xây dựng và xử lý rác thải đúng quy định.

* Giải pháp trong thời gian tới của UBND huyện Đô Lương.- Tăng cường chỉ đạo UBND 33 xã, thị trấn tổ chức thực hiện có hiệu quả

đề án thu gom, xử lý rác thải tạm thời; xử lý tình trạng tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường trên các tuyến đường huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ; xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các bãi rác thải tạm thời.

- Tăng cường chỉ đạo UBND 33 xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình của xã, thị trấn để nâng cao ý thức của người dân giữ gìn vệ sinh môi trường không để xẩy ra ô nhiễm môi trường khu vực dân cư.

- Thường xuyên kiểm tra, đảm bảo việc vận hành của Bãi rác tập trung của huyện tại xã Hồng Sơn.

b. Một số nhà thầu xây dựng đường N5 trong quá trình thi công gây ô nhiễm môi trường nhưng lại không có biện pháp khắc phục

* Kết quả thực hiện Đường giao thông nối đường N5 khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn là

công trình trọng điểm của UBND tỉnh, yêu cầu hoàn thành trong thời gian sớm nhất để phục vụ hoạt động của Nhà máy Xi Măng Sông Lam. Trong quá trình thi công đường có xẩy ra tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống

48

Page 49: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

sinh hoạt của người dân, ý kiến phản ánh của cử tri là đúng thực tế. Để khắc phục tình trạng trên, UBND huyện Đô Lương đã yêu cầu:

- UBND các xã bị ảnh hưởng vận động nhân dân tạo điều kiện cho đơn vị chủ đầu tư thi công công trình, phối hợp với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An chỉ đạo các nhà thầu, doanh nghiệp thi công thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong đó đặc biệt là các biện pháp giảm thiểu bụi, tiếng ồn, độ rung trong quá trình thi công như: tưới ẩm dập bụi, che chắn các phương tiện thi công, hạn chế thi công từ 18h tối đến 6h sáng hôm sau ở các đoạn qua khu dân cư.

* Nguyên nhânNguồn gây ô nhiễm chủ yếu là bụi (từ quá trình đào đắp đất đá và vận

chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công) và tiếng ồn (từ hoạt động của các phương tiện thi công, vận chuyển).

* Giải pháp trong thời gian tớiUBND huyện Đô Lương tiếp tục chỉ đạo UBND các xã bị ảnh hưởng bởi

thi công tuyến đường N5 và yêu cầu Ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An chỉ đạo các nhà thầu, doanh nghiệp thi công thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường.

56. Hiện nay, trên đia bàn huyện Nghi Lộc vẫn còn một số nhà máy nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, cư tri đề nghi dời các nhà máy vào trong khu công nghiệp tập trung:

Trả lời:a. Kết quả giải quyết:UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp

với Sở Công thương, Sở Xây dựng, UBND huyện Nghi Lộc, UBND các xã Nghi Khánh, Nghi Xá, Nghi Hợp để làm rõ nội dung của cử tri phản ánh các nhà máy gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư trên địa bàn huyện Nghi Lộc, cho thấy:

- Công ty CP Trung Đức địa bàn xã Nghi Khánh; Nhà máy trồng và chế biến nguyên liệu giấy Nghệ An trên địa bàn xã Nghi Hợp: trong quá trình sản xuất, các công ty gây tiếng ồn đặc biệt là vào ban đêm; nước thải sản xuất chưa được xử lý thải ra môi trường ngoài ảnh hưởng đến đời sống nhân dân xung quanh.

- Công ty CP sản xuất ván ép Công Dụng Hóa: Nằm trên địa bàn xã Nghi Khánh. Trước đây công ty gây ô nhiễm môi trường bị phản ánh nên di dời dây chuyền sản xuất đến vị trí khác. Tuy nhiên, hiện tại công ty đang cho 01 doanh nghiệp sản xuất ván ép cho thuê mặt bằng để sản xuất. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh Công ty.

49

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 50: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Công ty CP đá ốp lát Thành Công: Nằm trong cụm công nghiệp Trường Thạch. Cử tri xã Nghi Khánh phản ánh công ty xả nước thải chưa qua xử lý ra thoát nước làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân xã Nghi Khánh.

Ngoài ra cử tri huyện Nghi Lộc còn phản ánh: Công ty CP Minh Thái Sơn, Công ty CP Hải An, Công ty CP ván nhân tạo Tân Việt Trung, Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam là những cơ sở nằm trong KCN Nam Cấm. Các cơ sở này đã được đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý tập trung của KCN Nam Cấm nhưng chưa triệt để, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân xung quanh khu vực. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban quản lý KKT Đông Nam, 03 công ty (Công ty CP Minh Thái Sơn, Công ty CP ván nhân tạo Tân Việt Trung, Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam) đã tiến hành đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nam Cấm; Công ty CP Hải An đang tạm dừng hoạt động để khắc phục ô nhiễm theo văn bản chỉ đạo số 109/UBND.ĐC ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh.

b. Giải pháp khắc phục:- Đối với các cơ sở nằm ngoài KCN Nam Cấm (Công ty CP Trung Đức,

Công ty CP đá ốp lát Thành Công, Nhà máy trồng và chế biến nguyên liệu giấy Nghệ An): Căn cứ Điểm e, Khoản 2, Điều 143, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Điểm a, Khoản 3, Điều 16, Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các cơ sở nêu trên thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Nghi Lộc. Do đó, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Nghi Lộc lập đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở và xử lý theo quy định của pháp luật nếu có vi phạm.

- Đối với cơ sở nằm trong KCN Nam Cấm: Căn cứ phân cấp, phân nhiệm UBND tỉnh sẽ giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam chủ trì kiểm tra, giám sát, trả lời phản ánh ô nhiễm môi trường của cử tri và báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong địa bàn mình quản lý.

- UBND tỉnh giao cho UBND huyện Nghi Lộc, UBND các xã: Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Hợp: Tuyên truyền cho người dân biết về quy định các pháp luật bảo vệ môi trường đồng thời cùng giám sát khắc phục các tồn tại của các đơn vị trên địa bàn.

57. Cư tri thành phố Vinh đề nghi tăng cường kiểm soát hoạt động xả thải, nhất là xả ra ruộng đồng.

Trả lời:a. Khái quát tình hình:Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 04 nhóm có nguồn xả thải lớn

có nguy cơ gây môi trường, đặc biệt là xả thải ra đồng ruộng, cụ thể gồm:- Nguồn nước thải từ các bệnh viện.

50

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 51: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Nguồn nước thải từ các CCN: Hưng Lộc, Đông Vĩnh, Nghi Phú và KCN Bắc Vinh.

- Nguồn nước thải từ Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vinh tại xã Hưng Hòa.

- Nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư chưa được đấu nối vào hệ thống xử lý nước tập trung của thành phố Vinh.

b. Kết quả khắc phục ô nhiễm:- Nguồn nước thải từ các bệnh viện:Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 20/21 bệnh viện đã có hệ thống

thu gom xử lý nước thải y tế tập trung (trừ bệnh viên Công an tỉnh nước thải qua hệ thống lắng trước khi thải ra môi trường). Các bệnh viện cơ bản theo sơ đồ xử lý chung là xử lý nước thải bậc 1 phân tán kết hợp với xử lý sinh học tập trung (xử lý bậc 2) và khử trùng nước thải (xử lý bậc 3) trước khi thải ra môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị cũ hiện giao cho 04 đơn vị (Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Trung tâm huyết học và máu, Trung tâm Giám định pháp y) đã xuống cấp, hoạt động không hiệu quả, xả nước thải không đảm bảo quy chuẩn ra môi trường. Hiện nay, Sở Y tế đang hoàn tất các thủ tục để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung mới cho 4 đơn vị, dự kiến vào tháng 11/2016 sẽ bắt đầu khởi công xây dựng các hạng mục công trình.

- Nguồn nước thải từ KCN Bắc Vinh và các CCN: Hưng Lộc, Đông Vĩnh, Nghi Phú:

+ KCN Bắc Vinh: Đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất là 250 m3/ngày đêm và đã được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.

+ CNN Hưng Lộc, CCN Nghi Phú và CCN Đông Vĩnh: Cả 03 CCN đã xây dựng các hồ sinh học để xử lý nước thải của CCN trước khi thải ra môi trường. Do thời gian hoạt động của các CCN đã lâu, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và đã xuống cấp và ban quản lý được bố trí theo hình thức kiêm nhiệm nên công tác quản lý, bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn. Nước thải từ các cơ sở không được thu gom triệt để, chưa tách riêng biệt được nước mưa và nước thải. Chính vì vậy việc xử lý nước thải chưa đạt được hiệu quả cao.

- Nguồn nước thải từ Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vinh tại xã Hưng Hòa:

Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Hưng Hòa, thành phố Vinh do UBND thành phố Vinh làm chủ đầu tư với công suất xử lý là 25.100 m3/ngày và được giao cho Công ty cổ phần quản lý và phát triển hạ tầng đô thị Vinh quản lý.

- Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nội dung như sau:

51

Page 52: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Thường xuyên chủ động kiểm tra, xử lý các đơn vị xả thải gây ô nhiễm môi trường thuộc phân cấp, phân nhiệm quản lý;

+ Phối hợp với UBND thành phố Vinh tiếp tục thực hiện rà soát, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị có lưu lượng xả thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

- Yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam: Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong KCN Bắc Vinh. Tăng cường kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, đảm bảo nước thải đầu ra phù hợp với các quy định của pháp luật về môi trường.

- Yêu cầu UBND thành phố Vinh: + Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc chấp hành pháp luật về

BVMT, công tác xả thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các Khu, Cụm công nghiệp, các bệnh viện trên địa bàn địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

+ Sớm có quy định về thu gom, đấu nối và xử lý nước thải đối với các loại hình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để đảm bảo nước thải đạt quy định trước khi thải ra môi trường, giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố.

+ Có kế hoạch bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn. Yêu cầu các cụm công nghiệp sớm lập hồ sơ xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định.

+ Xây dựng lộ trình để thu gom và xử lý lượng nước thải phát sinh từ các khu dân cư chưa được thu gom và xử lý trên địa bàn thành phố.

- Yêu cầu Công ty Cổ phần quản lý và phát triển hạ tầng đô thị Vinh:Triển khai vận hành thường xuyên, liên tục hệ thống xử lý nước thải tập

trung, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, thực hiện khắc phục hiện tượng rò rỉ nước thải từ nhà máy xử lý nước thải ra môi trường. Thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường theo đúng quy định, lập hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép xả nước thải ra nguồn nước. Kết quả báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Vinh để biết và theo dõi.

58. Cư tri xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu kiến nghi sớm xư lý tình trạng ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật tại 08 phòng hoc của Trường tiểu hoc xã Diễn Quảng. Cư tri huyện Diễn Châu kiến nghi xây dựng lò hỏa táng để tiết kiệm quỹ đất và bảo đảm môi trường:

Trả lời:a. Vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường tại

Trường tiểu hoc xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu:

52

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 53: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trưởng Tiểu học Diễn Quảng được xây dựng tại khu vực gần kho thuốc BVTV cũ của HTX nông nghiệp xã Diễn Quảng. Tuy nhiên, kho thuốc này nằm ngoài Quyết định số 1946/QĐ-UBND ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi nhận được phản ánh cử tri và Công văn số 1231/UBND-TNMT ngày 28/10/2014 của UBND huyện Diện Châu. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND huyện Diễn Châu, UBND xã Diễn Quảng triển khai xây dựng đề án: Điều tra, đánh giá xác định phạm vi, mức độ ô nhiễm và xây dựng phương án xử lý, cải tạo phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại trường tiểu học Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 2698/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh.

Hiện nay, Dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại trường tiểu học Diễn Quảng, xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư 4.530.876.000 đồng (Bốn tỷ, năm trăm ba mươi triệu, tám trăm bảy sáu nghìn đồng). Dự kiến dự án sẽ triển khai thực hiện vào tháng 12/2016.

b. Vấn đề kiến nghi xây dựng lò hỏa táng để tiết kiệm quỹ đất và bảo đảm môi trường:

Hiện nay, hỏa táng đã trở thành cách thức chôn cất người chết thông dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi những lợi ích to lớn mà cách thức mai táng này đem lại. Việc hỏa táng sẽ tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ môi trường nên được ủng hộ. Tuy vậy, lĩnh vực đầu tư xây dựng lò hỏa táng thuộc về xã hội hóa nên rất cần các nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng.

UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nghĩa trang sinh thái (có xây dựng lò hỏa táng) tại Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 04/6/2016 thuộc địa phận xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên. Dự án đang trong thời gian hoàn thiện các thủ tục về cơ sở pháp lý.

59. Cư tri thôn Lam Trà, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông phản ánh vấn đề lò đốt rác thải, mương thoát nước của Bệnh viện huyện không đạt yêu cầu làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, không khí ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân:

Trả lời:a. Vấn đề lò đốt rác thải:- Lò đốt Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam là lò đốt 2 buồng công

nghệ Anh Quốc được đưa vào hoạt động từ tháng 6 năm 2015 từ đó đến nay đã giải quyết cơ bản các rác thải nguy hại tại bệnh viện.

- Từ khi được bàn giao đến nay Bệnh viện luôn chấp hành tốt quy trình vận hành theo quy định không để xảy ra sự cố. Đồng thời thực hiện quan trắc, giám sát môi trường theo đúng quy định trong Thông tư số 31/2013/TT-BYT với tần suất 03tháng/lần đối với khí thải lò đốt và 06 tháng/lần đối với môi trường không khí xung quanh. Kết quả các đợt quan trắc khí thải lò đốt đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải y tế QCVN 02:2012/BTNMT.

53

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 54: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Vừa qua lò đốt bị hỏng hệ thống dập bụi dẫn đến tình trạng nhiều khói đen và mùi khét. Bệnh viện đã mời kỹ sư vào phát hiện và sửa chữa cải tạo đến ngày23/08/2016 đã khắc phục xong. Kết quả quan trắc kiểm tra chất lượng lò đốt sau khi sửa chữa cho thấy đã đạt kết quả tốt, đảm bảo khí thải ra môi trường theo QCVN 02:2012/BTNMT.

b. Vấn đề mương nước thải:- Bệnh viện có 2 hệ thống thu gom nước thải riêng biệt gồm hệ thống thu

gom nước bề mặt và hệ thống thu gom nước thải y tế (bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật kỹ thuật, nước vệ sinh buồng bệnh, nước thải khu giặt là..). Nước bề mặt trong bệnh viện theo đường mương thoát nước riêng.

Nước thải y tế theo đường ống thu gom riêng, đi qua bể tự hoại tại các tòa nhà trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện. Riêng với nước thải y tế tại các buồng thủ thuật, phẫu thuật không thu gom được thì tất cả nước thải nguy hại rơi vãi trên sàn nhà đều đã được xử lý sơ bộ (khử nhiệm bằng PRESEPT và CloraminB) trước khi vào hệ thống xử lý chung.

- Tháng 07/2015, Bệnh viện được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghệ tiên tiến AAO, nguồn vốn ngân hàng thế giới, đi vào vận hành từ 01/01/2016 với công suất xử lý 150m3/ngày đêm nhưng thực tế nước thải bệnh viện hiện nay chỉ đạt 40-45 m3/ngày đêm.

- Từ khi được bàn giao đến nay Bệnh viện luôn chấp hành tốt quy trình vận hành theo quy định vì vậy hệ thống hiện đang hoạt động rất ổn định và hiệu quả. Đồng thời công tác giám sát môi trường cũng được chấp hành theo đúng quy định về quan trắc nước thải y tế (Thông tư 31/2013/TT-BYT) với tần suất 03 tháng/lần theo cam kết các thông số quan trắc của các đợt quan trắc đều nằm trong ngưỡng cho phép củaquy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT.

- Dọc phía bên ngoài bờ rào bệnh viện có mương thoát nước chung cho toàn bộ khu vực dân cư phía tây bệnh viện. Điểm xả thải của bệnh viện cũng trùng điểm xả thải khu vực phía bên ngoài bệnh viện và điểm xả thải này là suối tự nhiên trước khi Bệnh viện được xây dựng; đây là điểm xả đã được UBND huyện Con Cuông bồi thường để làm mương thoát nước cho cả khu vực.

60. Cư tri xã Mỹ Lý, huyện Ky Sơn phản ánh nguồn nước sinh hoạt bi ô nhiễm do việc sư dụng thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ tràn lan.

Trả lời:Năm 2016, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và

Bảo vệ thực vật phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn thành lập đoàn kiểm tra buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn các xã, thị trấn, gồm: Thị trấn Mường Xén, xã Huồi Tụ, Mường Lống, Tây Sơn, Na Ngoi, Nậm Càn, Đooc Mạy…., đồng thời chỉ đạo Trạm BVTV huyện Kỳ Sơn kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc BVTV tại các xã.

54

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 55: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Qua kiểm tra cho thấy: nông dân chủ yếu sử dụng thuốc trừ cỏ trên nương rẫy và trên đồng ruộng với các loại thuốc trừ cỏ như: Fansipan 200SL, Bravo 480 SL (do công ty BVTV I Trung ương cung ứng), thuốc Niphosate 480SL (do công ty Nicotex cung ứng). Việc sử dụng thuốc trừ sâu trên địa bàn huyện rất ít (do trình độ thâm canh thấp, sâu bệnh gây hại phát sinh ít hơn so với vùng thâm canh cao như đồng bằng), chủ yếu các loại như Clever 150 SC, Obaone 95WG. Tất cả các loại thuốc này đều nằm trong danh mục cho phép sử dụng tại Việt Nam. Diện tích phun trừ sâu bệnh năm 2016 của huyện Kỳ Sơn là: 84,4 ha/939 ha. Số lần phun thuốc trừ cỏ trong mỗi vụ sản xuất là: 1 lần; số lần phun trừ sâu trên cây lúa ở ruộng nước từ 1-2 lần /trên vụ.

Như vậy, việc phun thuốc trừ cỏ, trừ sâu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được trạm BVTV huyện hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng theo quy trình sản xuất. Nội dung cử tri phản ánh tình trạng phun thuốc BVTV tràn lan là chưa có cơ sở.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng thuốc BTVT trên địa bàn huyện, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Kỳ Sơn chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định 37/2013/QĐ- UBND ngày 17/7/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, kiến thức về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho người dân; phối hợp tốt với Trạm BVTV huyện làm tốt công tác thanh, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.

61. Cư tri huyện Quy Hợp phản ánh các doanh nghiệp khai thác và chế biện khoáng sản vùng đầu nguồn nước đã trực tiếp xả xuống sông, suối đầu nguồn gây ô nhiễm nguồn nước từ sông Nậm Tôn đến sông Dinh làm ảnh hưởng nghiêm trong đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đề nghi tỉnh chỉ đạo kiểm tra, xư lý.

Trả lời:a. Đánh giá tình hình:Qua kiểm tra, theo dõi, đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện

Quỳ Hợp cho thấy, hiện nay nguồn nước tự nhiên đối với một số hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện bị ô nhiễm (chủ yếu là nước bị đục do cặn lơ lửng), mức độ ô nhiễm diễn biến khác nhau tùy thuộc vào từng thời điểm trong năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nêu trên, đó là: nguồn thải từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của một số doanh nghiệp được cấp giấy phép và nguồn thải hoạt động khoáng sản trái phép (chủ yếu là khai thác và tuyển quặng thiếc, cưa xẻ và đánh bóng đá ốp lát), do mưa lũ kéo dài làm cho đất đá ở các sườn đồi, khe suối bị sạt lở, kéo theo đất bùn hòa lẫn vào môi trường nước tự nhiên,...

b. Công tác kiểm tra, xư lý:

55

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 56: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp được cấp giấy phép, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chế biến khoáng sản (có sử dụng tài nguyên nước) và kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, cụ thể:

- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản đối với các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá trên địa bàn tỉnh (Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 1653/QĐ-UBND.TN ngày 22/4/2014 của UBND tỉnh).

- Phối hợp với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra việc chấp hành pháp hoạt trong hoạt động khoáng sản đối với các doanh nghiệp Bộ cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 609/QĐ-ĐCKS ngày 08/8/2014 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam).

- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 254/QĐ-STNMT 12/5/2015 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường).

- Tổ chức kiểm tra 10 cơ sở hoạt động khai thác, sản xuất chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (theo Quyết định số 538/QĐ-STNMT ngày 24/8/2015 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường).

- Đối với công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường và thực hiện quyết liệt, đó là: Giám đốc Sở tổ chức làm việc với Chủ tịch UBND huyện để bàn giải pháp thực hiện (vào ngày 01/6/2016); Ban hành Kế hoạch số 3757/KH-STNMT ngày 15/7/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; Thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 6496/UBND-NN ngày 05/9/2016,...

- UBND huyện Quỳ Hợp thành lập Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 để kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường, đồng thời giao Công an huyện Quỳ Hợp tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản.

Qua kiểm tra, đã xử lý các doanh nghiệp vi phạm, đông thời đôn đốc, yêu cầu các doanh nghiệp khai khoáng thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Đến nay, đã có 20 doanh nghiệp khoáng sản trên địa bàn huyện được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép theo quy định).

56

Page 57: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

c) Các giải pháp:- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về

khoáng sản và pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức được cấp giấy phép, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chế biến khoáng sản và kiểm tra, kiểm tra xử lý triệt để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện.

- Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

- Tiếp tục đôn đốc, yêu cầu các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản (có sử dụng tài nguyên nước) lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

62. Cư tri huyện Yên Thành phản ánh việc thu phí vệ sinh theo Quyết đinh số 67/2014/QĐ-UBND ngày 30/09/2014 của UBND tỉnh quy đinh mức thu, tỷ lệ trích nộp và chế độ quản lý phí vệ sinh trên đia bàn tỉnh Nghệ An đối với xã ở đia bàn nông thôn là không hợp lý và mức thu phí áp dụng cho các hộ kinh doanh, dich vụ là quá cao, đề nghi UBND tỉnh điều chỉnh lại cho phù hợp.

Trả lời:Theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm

2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh thì:

“Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn địa phương, như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển...

Mức thu phí có thể được phân biệt theo các loại đối tượng là cá nhân cư trú, hộ gia đình, đơn vị hành chính, sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nơi có tổ chức hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải để quy định cho phù hợp”.

Như vậy, để có nguồn kinh phí chi cho các hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn của từng địa phương thì việc quy định thu phí vệ sinh là hết sức cần thiết.

Vấn đề cử tri phản ánh mức thu áp dụng cho các hộ kinh doanh là quá cao: Việc xác định mức thu áp dụng cho từng đối tượng dựa trên lượng rác thải phát thải ra hàng ngày. Thông thường lượng rác thải đối với cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh nhiều hơn so với rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình, vì vậy mức thu được xác định cao hơn.

Hiện nay theo quy định của Luật phí và lệ phí có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2017, theo đó phí vệ sinh được chuyển thành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt thuộc thẩm quyền quy định của UBND tỉnh.

57

OEM, 11/08/16,
Đang qg (việt)
Page 58: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hiện nay UBND tỉnh đang giao Sở Tài chính xin ý kiến của UBND các huyện, thành phố, thị xã về mức giá dịch vụ thu gom vận chuyển chất thải rắn để tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thực hiện kể từ ngày 01/01/2017 để tham mưu UBND tỉnh để điều chỉnh cho phù hợp.

63. Cư tri xã Châu Hồng, huyện Quy Hợp kiến nghi việc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho các công ty, doanh nghiệp khai thác khoáng sản quá sát với khu dân cư, như: mỏ khai thác đá của doanh nghiệp Trung Hải khai thác ngay cạnh tỉnh lộ 532, nổ mìn làm văng đá vào nhà dân và làm ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của người dân. Đề nghi các cơ quan có thẩm quyền quan tâm giải quyết.

Trả lời:Công ty Cổ phần Khoáng sản và Thương mại Trung Hải Nghệ An (gọi tắt

là Công ty Trung Hải) được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác quặng thiếc tại khu vực Phá Líu, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp theo Quyết định số 2319/QĐ-UBND.TN ngày 23/6/2011, diện tích 2,7 ha, thời hạn 05 năm.

Trong quá trình hoạt động khoáng sản, Công ty Trung Hải đã thực hiện thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản, được Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 2261/BTNMT-ĐCKS ngày 08/6/2015, được UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 2584/QĐ-UBND ngày 23/6/2015. Trên cơ sở đó, Công ty Trung Hải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác theo trữ lượng được phê duyệt.

Qua rà soát, kiểm tra hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty Trung Hải cho thấy khu vực mỏ nêu trên được Sở Giao thông vận tải cho ý kiến tại văn bản số 697/SGTVT-KH.TH ngày 25/5/2011 (nằm ngoài phạm vi an toàn hành lang giao thông), UBND huyện Quỳ Hợp thống nhất cấp phép tại văn bản số 289/UBND-TNMT ngày 27/5/2011, UBND xã Châu Hồng thống nhất cấp phép tại văn bản số 22/UBND-ĐC ngày 01/6/2011, Sở Công thương cho ý kiến tại văn bản số 201/SCT.KTAT- MT, ngày 29/6/2015, Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo, phục hồi môi trường được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3316/QĐ-UBND ngày 31/7/2015.

Thực tế khu vực mỏ gần với tuyến đường tỉnh lộ 532, vì vậy trong quá trình khai thác, tập kết và vận chuyển khoáng sản, đã và đang làm ảnh hưởng đến người dân và phương tiện khi tham gia giao thông qua tuyến đường này và ảnh hưởng đến một số hộ dân đang sinh sống gần khu vực mỏ.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành liên quan và UBND huyện Quỳ Hợp, UBND xã Châu Hồng đã và đang tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác đá xây dựng của Công ty Trung Hải tại khu vực mỏ nêu trên, đảm bảo việc thăm dò, khai thác tại khu vực mỏ đúng theo quy định của pháp luật.

64. Cư tri xã Tân Phú, huyện Tân Ky đề nghi ngành tài nguyên và môi trường xem xét giải quyết vấn đề tồn dư của các kho thuốc BVTV của

58

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 59: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nông trường Sông Con trước đây làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Đồng thời có biện pháp quản lý các loại thuốc trừ cỏ hiện bán trên đia bàn:

Trả lời:a. Quá trình giải quyết:Để giải quyết vấn đề ô nhiễm do tồn lưu hóa chất BVTV, năm 2014 được

sự hỗ trợ xử lý của Tổng cục Môi trường thông qua dự án POP-PESTICIDES "Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) POP tồn lưu tại Việt Nam". UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành bốc xúc, bàn giao 80 tấn đất ô nhiễm nguy hiểm tại điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Phú, huyện Tân kỳ cho dự án POP-PESTICIDES. Như vậy, vùng ô nhiễm nặng ở khu vực đã được xử lý. Đến năm 2015, vùng ô nhiễm còn lại tại điểm tồn lưu trên được Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá xác định phạm vi để đưa ra phương án xử lý.

Hiện nay, đơn vị tư vấn đã xác định xong phạm vi, mức độ ô nhiễm tồn lưu do thuốc BVTV khu vực xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ và đã xây dựng phương án xử lý.

b. Giải pháp:UBND tỉnh đã đưa điểm tồn lưu vào lộ trình xử lý đồng thời đề xuất kinh

phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích để huy động đủ nguồn lực nhằm xử lý, phục hồi ô nhiễm môi trường các điểm.

65. Cư tri huyện Thanh Chương đề nghi UBND tỉnh nghiên cứu để sưa đổi nội dung nêu tại Công văn số 7542/UBND.TN ngày 21/10/2015 về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư phải 100% hộ dân nhất trí để làm điều kiện cấp giấy phép khai thác cát, sỏi là không hợp lý và không sát thực tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục cấp giấy phép:

Trả lời: Hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường

đang phối hợp cùng các ngành và Văn phòng UBND tỉnh tham mưu xử lý, xem xét sửa đổi.

66. Cư tri huyện Diễn Châu phản ánh tuyến kênh N2 từ huyện Đô Lương về xã Diễn Cát đang ô nhiễm nghiêm trong. Đề nghi UBND tỉnh có biện pháp khắc phục, xư lý:

Trả lời:a. Khái quát tình hình:

59

OEM, 11/08/16,
Đang qg (việt)
OEM, 11/08/16,
Đang gq (việt)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 60: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kênh N2 là kênh nhánh thuộc hệ thống thủy nông Bắc, được đấu nối từ Đô Lương qua hệ thống sông đào về xã Diễn Cát tại xã Lý Thành, đi qua các xã Lý Thành, Liên Thành, Sơn Thành, Công Thành, Khánh Thành, Bảo Thành, Viên Thành, Vĩnh Thành, huyện Yên Thành; các xã Diễn Thắng, Diễn Cát huyện Diễn Châu với chiều dài toàn tuyến khoảng 34 km trong đó 15 km trên kênh chính Đô Lương và 19 km kênh N2. Kênh xây dựng theo hình thức nửa nổi nữa chìm, từ xã Viên Thành đến xã Diễn Cát là kênh chìm, xã Diễn Cát là điểm cuối của tuyến kênh N2.

b. Tình hình xác minh:Trong quá trình sinh hoạt, do thói quen và ý thức chưa tốt của người dân

sinh sống dọc kênh và do một số địa phương chưa có bãi tập kết rác thải sinh hoạt nên nhân dân dọc tuyến kênh thường xuyên đổ rác thải, xác động vật trực tiếp xuống dòng kênh dẫn đến ách tắc dòng chảy, gây nên mùi hôi thối khó chịu khiến môi trường ô nhiễm, nhất là môi trường khu vực hạ lưu kênh N2.

Nguồn nước kéo theo rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm đổ về xã Diễn Cát gồm 3 phần: Phần từ kênh chính Đô Lương xuống, phần chảy ở kênh N2 và phần hồi lưu từ sông Bùng về kênh N2. Bên cạnh đó, do kênh N2 không tiếp nhận nguồn xả thải của các cơ sở sản xuất trên địa bàn nên có thể khẳng định nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là rác thải sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn các kênh chảy qua.

Như vậy, phản ánh của cử tri huyện Diễn Châu là có cơ sở, tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa đến như phản ánh của cử tri.

c. Kiến nghi các biện pháp để giải quyết tình trạng trên:- UBND tỉnh giao: UBND các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu:+ Chỉ đạo chính quyền địa phương nơi tuyến kênh chảy qua: Tuyên

truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, hướng dẫn nhân dân phân loại, thu gom và tập kết rác thải theo đúng nơi quy định; Nghiêm cấm việc vứt rác thải, động vật chết xuống kênh mương và có biện pháp xử lý nghiêm các cá nhân cố tình vi phạm.

+ Khuyến khích, ưu tiên xã hội hóa công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn phát sinh phát sinh tại các xã trên địa bàn các huyện về bãi xử lý rác thải tập trung của huyện để xử lý.

- Yêu cầu Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An: Tăng cường kiểm tra, phối hợp với chính quyền địa phương có tuyến kênh N2 đi qua, khắc phục các vấn đề ô nhiễm, tình trạng vứt rác bừa bãi của người dân. Khi phát hiện ra hiện tượng vi phạm chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, đồng thời tổ chức nạo vét thường xuyên các điểm ùn ứ rác thải trên tuyến kênh N2 trước và trong thời gian lấy nước.

67. Cư tri xã Phà Đánh, huyện Ky Sơn phản ánh việc Công ty TNHH Hồng Trường khai thác đá làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân trên đia bàn.

60

OEM, 11/08/16,
Đang gq (việt)
Page 61: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trả lời: - Ngày 06/9/2016 Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 2707/QĐ-UBND

ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm việc chấp hành pháp luật của các Doanh nghiệp khai thác đá, quặng thiếc trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra tại khu vực khai thác đá của Công ty TNHH Hồng Trường. Qua kiểm tra, Đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với Công ty về hành vi không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định và chuyển Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên với số tiền xử phạt là 15.000.000 đồng.

- Đoàn kiểm tra liên ngành đã yêu cầu Công ty TNHH Hồng Trường khắc phục các tồn tại về lĩnh vực môi trường đã nêu trong biên bản kiểm tra (thực hiện quan trắc giám sát môi trường định kỳ; Lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định) trước ngày 30/10/2016.

68. Cư tri xóm Tân Lâm, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn phản ánh việc Trang trại bò sữa của Công ty Cổ phần Sữa TH gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.

Trả lời:a. Khái quát chung:Dự án Khu trang trại bò sữa tập trung tại xã Nghĩa Lâm và xã Nghĩa Sơn

quy mô 20.000 con vào cuối năm 2011, 129.000 con vào cuối năm 2020 và 135.000 con vào cuối năm 2025 do Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH làm Chủ dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 655/QĐ.UBND.ĐC ngày 10/3/2011; Cụm trang trại số 1 tại xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn của Dự án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành tại Giấy xác nhận số 02/GXN-STNMT ngày 23/02/2016.

b. Nội dung phản ánh:Theo nội dung thông tin được cung cấp và kết quả làm việc thực tế: Mặc

dù Công ty đã có đầu tư đối với hoạt động bảo vệ môi trường tuy nhiên do thiếu thống nhất, đồng bộ trong quá trình quản lý chất thải phát sinh vẫn còn một số tồn tại dẫn tới phản ánh của nhân dân. Cụ thể:

- Cư dân cụm liên gia 12 có phản ánh đầu tháng 10/2016 có 02 lần phát sinh tình trạng nước thải, phân từ trang trại số 3, cụm trang trại số 1 ra mương. Bên cạnh đó, việc tràn nước, phân thải từ khu trang trại ở xóm Tân Lâm là thực tế, chủ yếu phát sinh vào mùa mưa.

- Xe chở phân thải từ Trang trại có rơi vãi phân, nước trên đường vận chuyển (theo người dân phản ánh là đường dân sinh), việc tưới nước dập bụi dọc đường vận chuyển trong hoạt động của Công ty chưa được thực hiện đảm bảo tần suất gây mất vệ sinh môi trường, an toàn giao thông.

61

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 62: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Vẫn còn tình trạng đổ phân thải tại khu vực đồi C10, đổ phân trực tiếp lên đồng cỏ ngay phía trên đập tràn C10.

- Việc phun diệt ruồi cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng chưa được thực hiện thường xuyên.

- Việc di dân, tái định cư cho các hộ dân tại xóm Đông Lâm, Tân Lâm xã Nghĩa Lâm là cần thiết, cần đẩy nhanh tiến độ.

c. Biện pháp xư lý:- UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc Trang trại

chăn nuôi bò sữa - Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH:+ Nghiêm túc thực hiện việc không đổ phân không đúng nơi quy định,

đảm bảo ngăn ngừa phát tán ô nhiễm; đồng thời phối hợp Công ty Cổ phần Công nghệ và Môi trường xanh TH đẩy nhanh hoàn thiện và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý phân bò và nước thải tại huyện Nghĩa Đàn để đảm bảo hiệu quả thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động.

+ Kiểm tra, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình vận chuyển phân thải, tránh rơi vãi dọc đường, thực hiện tưới nước dọc đường vận chuyển.

+ Định kỳ thực hiện phun ruồi muỗi cho các hộ dân bị ảnh hưởng.+ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của Báo cáo đánh giá tác

động môi trường, Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng và hoạt động của các Dự án.

+ Thường xuyên vận hành hệ thống thu gom, xử lý chất thải; kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục trong trường hợp phát sinh sự cố môi trường;

+ Xây dựng phương án ngăn ngừa sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong mùa mưa bão.

+ Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị trên trước ngày 25/10/2016 về Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua Chi cục Bảo vệ môi trường.

+ Lập hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án đối với các phân kỳ đầu tư tiếp theo của Dự án.

+ Phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn và các cơ quan có liên quan để di dời các hộ dân trong vùng ảnh hưởng theo quy định.

- UBND tỉnh giao UBND huyện Nghĩa Đàn: + Đẩy nhanh tiến độ di dời, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong

vùng dự án.+ Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi

trường trong quá trình hoạt động của Trang trại chăn nuôi bò sữa – Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH; báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp các vấn đề phát sinh để phối hợp xử lý kịp thời; ổn định tình hình, dư luận tại địa phương.

62

Page 63: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- UBND tỉnh giao UBND xã Nghĩa Lâm: + Cập nhật thông tin từ dân cư trên địa bàn và thông tin phản ánh trực tiếp

các tình trạng ô nhiễm phát sinh để Công ty kịp thời nắm bắt, khắc phục. + Thông báo tình hình khắc phục, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi

trường tại Dự án của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH để nhân dân địa phương được biết và ổn định tư tưởng.

69. Cư tri huyện Đô Lương phản ánh việc cấp phép khai thác khoáng sản trên sông Lam đoạn qua đia bàn huyện Đô Lương là chưa khoa hoc, gần các công trình trong điểm của Quốc gia và làm sạt lở đoạn sông có nhiều dân cư sinh sống, sản xuất. Đề nghi UBND tỉnh cần nghiên cứu, xem xét thu hồi.

Trả lời:Trên tuyến sông Lam thuộc địa bàn huyện Đô Lương có 01 công trình

giao thông (cầu Đô Lương) và 01 công trình thủy lợi (Ba ra Đô Lương). Sau khi kiểm tra, rà soát hồ sơ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho thấy khu vực này có 02 dự án khai thác cát sỏi xây dựng được UBND tỉnh cấp phép, gồm:

- Dự án khai thác cát sỏi xây dựng tại xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Tài nguyên Thái Cực, được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác số 4958/QĐ-UBND.TN ngày 07/12/2012, diện tích 19,83 ha, thời hạn 10 năm.

- Dự án khai thác cát sỏi xây dựng tại xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương của Công ty TNHH khai thác khoáng sản Tiến Hoa, được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác số 4979/GP-UBND ngày 06/10/2014, diện tích 5,63 ha, thời hạn 10 năm. Được UBND tỉnh cho phép trả lại một phần diện tích là 2,5 ha và cho phép tiếp tục khai thác 3,13 ha.

Qua kiểm tra cho thấy hồ sơ pháp lý đối với 02 dự án khai thác khoáng sản nêu trên, như sau:

a) Dự án khai thác cát sỏi xây dựng tại xã Bồi Sơn:Khu vực mỏ thuộc Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh; được các Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Đô Lương cho ý kiến cụ thể: Khu vực thăm dò, khai thác cát sỏi xây dựng nêu trên không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; không ảnh hưởng đến công trình đê điều, thủy lợi, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ; nằm ngoài vùng trọng điểm, công trình quốc gia (khu vực khai thác là bãi bồi về phía bờ hữu sông Lam, thuộc địa bàn xã Bồi Sơn; nằm về phía thượng lưu Bara Đô Lương khoảng 600 m).

b) Dự án khai thác cát sỏi xây dựng tại xã Đặng Sơn:Khu vực mỏ thuộc Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh; đã được Sở Xây dựng, Sở Giao

63

OEM, 11/08/16,
Đang gq (việt)
Page 64: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Đô Lương cho ý kiến với nội dung: Khu vực khai thác cát sỏi xây dựng nêu trên không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; không ảnh hưởng đến công trình đê điều, thủy lợi, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ; nằm ngoài vùng trọng điểm, công trình quốc gia (khu vực khai thác là bãi bồi về phía bờ hữu sông Lam, thuộc địa bàn xã Đặng Sơn; khu vực khai thác nằm về hạ lưu Bara Đô Lương khoảng 700 m, nằm về phía thượng lưu cầu Đô Lương khoảng 500 m). (Khoảng cách an toàn đối với công trình giao thông theo quy định là 150 m). Tuy nhiên, để giải quyết kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh tiếp tục giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND huyện, xã để thực hiện việc cấp, giám sát quy trình đúng quy định.

70. Cư tri xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn đề nghi tăng cường công tác kiểm tra việc khai thác tài nguyên - khoáng sản trên đia bàn.

Trả lời:- UBND huyện luôn chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công

tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản, và các văn bản bản hành chính khác, đồng thời tổ chức các Hội nghị chuyên đề, lồng ghép để chỉ đạo, đôn đốc, giao trách nhiệm cho các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xóa bỏ hoàn toàn các bến, bãi tập kết cát, sỏi trái phép ven các sông.

- Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm của UBND huyện thì Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện luôn duy trì hoạt động và tổ chức kiểm tra kịp thời khi có các thông tin phản ánh về nạn khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn. Qua nhiều đợt kiểm tra đã phát hiện, ngăn ngừa và xử lý 16 trường hợp vi phạm; xử phạt: 42.200.000 đồng; tạm giữ để xử lý nhiều phương tiện ô tô vận chuyển khoáng sản trái phép; tịch thu 04 gàu múc cát sỏi, 01 máy nổ, 05 vòi hút, gần 100 m3 cát, sỏi các loại. Lập biên bản yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép mỏ cát, sỏi sớm hoàn thành các thủ tục thuê dất điểm mỏ, thuê đất bãi tập kết, cấp phép bến thủy nội địa để đủ điều kiện hoạt động.

71. Cư tri bản Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn phản ánh dự án trồng cao su của Công ty CP đầu tư phát triển Cao Su Nghệ An tại xã Phúc Sơn phun thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời việc sẻ, phát hàng loạt rừng trồng cao su có thể dẫn đến nguy cơ lũ ống, lũ quét ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Trả lời:a. Về nội dung: Dự án phun thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật gây ô

nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân.Công ty CP ĐTPT Cao su Nghệ An, là đơn vị thành viên của Tập đoàn

Công nghiệp cao su Việt Nam đã được UBND tỉnh đã có Quyết định số

64

OEM, 11/08/16,
VIỆT NN, đã được tt/sẽ xem xét gq
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (việt)
Page 65: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

5990/QĐ-UBND.NN ngày 11/11/2009 phê duyệt quy hoạch diện tích đất đủ điều kiện để trồng cao su trong phạm vi Công ty lâm nghiệp Anh Sơn quản lý là 4.666,6 ha. Trước khi thực hiện dự án, Công ty CP ĐTPT Cao su Nghệ An đã thuê tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trên toàn bộ diện tích đất quy hoạch trồng cao su và đã được UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

Để có căn cứ trả lời ý kiến phản ánh của cử tri, cần phải có cơ quan chuyên môn về môi trường tổ chức kiểm tra, lấy mẫu đất, mẫu nước xét nghiệm, kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt..., từ đó mới đưa ra được kết luận cụ thể, và đề xuất biện pháp xử lý (nếu có ô nhiễm môi trường xảy ra). Vì vậy, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, kiểm tra xử lý nội dung này.

b. Về nội dung: Việc sẻ, phát hàng loạt rừng để trồng cao su có thể dẫn đến nguy cơ lũ ống, lũ quét ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Dự án đầu tư trồng cao su trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được UBND tỉnh đã có Quyết định số 1838/QĐ-UBND.ĐC ngày 25/5/2011 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong quá trình triển khai dự án, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương giám sát việc thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.

III. LĨNH VỰC NỘI VỤ72. Cư tri huyện Ky Sơn, Yên Thành kiến nghi tỉnh có cơ chế chính

sách tạo công ăn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong đó ưu tiên con em vùng dân tộc thiểu số, nhất là sinh viên hệ cư tuyển.

Trả lời:Nghệ An là một tỉnh có dân số đứng thứ 4 cả nước với dân số hơn 3 triệu

người, nguồn lực lao động dồi dào. Hàng năm tỉnh Nghệ An có khoảng hơn 19 ngàn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, tạo ra áp lực rất lớn cho xã hội trong việc tìm kiếm, giải quyết việc làm cho người lao động. Kết quả giải quyết việc làm cho sinh viên, người lao động trong 2 năm gần đây như sau:

1. Việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ra trường vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước và phương hướng trong thời gian tới:

Trong những năm gần đây, chính sách của Đảng, Nhà nước là tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TU ngày 17/4/2015 về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, mục tiêu đến năm 2021 tinh giản được 10% biên chế công chức, viên chức. Chỉ tiêu tuyển dụng công chức, viên chức ngày càng giảm, do vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường càng có ít cơ hội tìm kiếm được việc làm trong các cơ

65

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (Thương)
Page 66: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Trong 3 năm 2014, 2015 và 2016, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước là 3.163 người, trong đó khối các cơ quan hành chính nhà nước: 175 người; khối các đơn vị sự nghiệp của nhà nước: 2.490 người; công chức cấp xã: 498 người.

Trong thời gian tới, để tăng cường công tác tiếp nhận, tuyển dụng đội ngũ sinh viên có phẩm chất, năng lực vào các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của tỉnh nhà, phương hướng sẽ là:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trình độ chuyên môn, năng lực, sức khỏe không đảm bảo.

- Tăng cường công tác tiếp nhận, tuyển dụng theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh để bổ sung vào đội ngũ công chức, viên chức còn thiếu những người có đủ phẩm chất, năng lực;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo sự công khai, minh bạch trong tuyển dụng công chức, viên chức.

2. Việc tạo công ăn, việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, lao động phổ thông trong khối các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và phương hướng giải pháp thời gian tới:

Kết quả giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016 đã đạt được cụ thể như sau:

STT Chỉ tiêu tạo việc làm Năm 2015 9 tháng đầu năm 2016

1 Giải quyết việc làm trong tỉnh 14.300 11.826

2 Giải quyết việc làm ngoại tỉnh 10.450 7.884

3 Xuất khẩu lao động 12.750 9.800

  Tổng 37.500 29.510

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt việc giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, người lao động, đề xuất giải pháp như sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền đối với sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng để chủ động nắm bắt, tìm hiểu các thông tin về việc làm; có nhận thức đầy đủ về việc làm, tìm kiếm việc làm, tạo việc làm để giải quyết việc làm; loại bỏ tư tưởng muốn làm việc trong các cơ quan Nhà nước, không muốn làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

66

Page 67: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ngoài nhà nước; hạn chế tâm lý trông chờ, ỷ lại vào cơ chế, chính sách của Nhà nước...

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Sớm xây dựng và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu hàng năm toàn tỉnh tổ chức đào tạo nghề đạt từ 74.000 – 75.000 người lao động.

- Thực hiện tốt Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 04/9/2014 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao để đảm bảo khả năng cung ứng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp, thành thạo về kỹ năng, có phẩm chất và năng lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế. Phấn đấu số lao động được đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp đạt 25% so với tổng số lao động được đào tạo nghề hàng năm.

- Tổ chức đào tạo lại số lao động đã tốt nghiệp đại học – cao đẳng chuyên nghiệp chưa có việc làm có nhu cầu học lại nghề hoặc học bổ sung nghề để giải quyết việc làm.

- Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý lao động địa phương với các doanh nghiệp; giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty để ký kết thỏa thuận trong đào tạo và tuyển dụng lao động. Phấn đấu đạt 95% trở lên người lao động sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có việc làm và thu nhập ổn định.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động theo hướng hiện đại hóa bằng công nghệ thông tin về thông tin các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động để người lao động biết địa chỉ đơn vị tuyển dụng lao động, cũng như thông tin người lao động cần tìm việc làm để các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu sử dụng tuyển chọn lao động theo yêu cầu từng vị trí việc làm.

- Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi từ Quỹ giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại và người lao động vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc cho người lao động.

- Hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, trang trại, hộ gia đình trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp nông thôn. Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tích cực vào việc tạo thêm nhiều chỗ việc làm mới để giải quyết việc làm

- Cải thiện mạnh môi trường đầu tư để thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm mới.

67

Page 68: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3. Việc tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí con em người dân tộc thiểu số, sinh viên cử tuyển và phương hướng, giải pháp trong thời gian tới:

Để chỉ đạo việc tiếp nhận, tuyển dụng người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn số 6282/UBND-TH ngày 27/8/2014 về việc ưu tiên tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, người học theo chế độ cử tuyển. Kết quả tuyển dụng công chức, viên chức tại các huyện miền núi vùng cao trong 2 năm 2015 và 2016 là: 299 người, trong đó có nhiều người là con em người dân tộc thiểu số, sinh viên cử tuyển. Trong quá trình tham mưu thực hiện việc xét tuyển công chức về các huyện miền núi, Sở Nội vụ đã tham mưu trình UBND tỉnh ưu tiên tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào công chức thông qua hình thức xét tuyển (Ví dụ: Tuyển dụng vào UBND huyện Kỳ Sơn: 02 người dân tộc H’Mông, là đối tượng học sinh cử tuyển, …). Kết quả học sinh cử tuyển tốt nghiệp từ thời điểm năm 2008 đến năm 2014 là 439 người, trong đó đã bố trí được việc làm là 246 người, còn lại 193 người chưa bố trí được việc làm (tỷ lệ 43,9%).

Ngày 14 tháng 3 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Trong đó đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới gồm các nội dung: hoàn thiện hệ thống thể chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, trong đó quy định rõ tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại các cơ quan từ trung ương tới địa phương.

Trong thời gian tới, trên cơ sở hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với Ban Dân tộc và các ngành liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó sẽ xác định tỷ lệ, cơ cấu hợp lý người dân tộc thiểu số trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để làm cơ sở cho việc tiếp nhận, tuyển dụng.

73. Nhóm câu hỏi liên quan đến chế độ phụ cấp công chức cấp xã và xóm, khối, bản:

- Cử tri huyện Anh Sơn kiến nghị tỉnh bố trí tăng kinh phí chi thường xuyên cho cấp xã, khối lượng công việc nhiều nhưng chưa đảm bảo kinh phí để thực hiện. Đồng thời tăng chi thường xuyên cho cho mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cấp xã (mức hiện tại 10.000.000 đồng/năm là không đảm bảo).

- Cử tri huyện Anh Sơn, Đô Lương, Nghi Lộc, Quỳ Châu, Tương Dương, Diễn Châu, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn, Hưng Nguyên, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và thành phố Vinh đề nghị tỉnh quan tâm tăng chế độ phụ cấp cho các đối tượng không chuyên trách ở xã, thị trấn, thôn bản, khối, đặc biệt là các chức danh

68

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (thương)
Page 69: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Công an viên, Xóm trưởng, Y tá thôn bản, Cộng tác viên dân số, Trưởng ban công tác Mặt trận.

- Cử tri huyện Đô Lương, Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, thị xã Thái Hòa đề nghị tỉnh quy định chế độ phụ cấp cho cán bộ làm Phó Bí thư chi bộ; phó các đoàn thể khác tại cấp xã, xóm, khối.

- Cử tri huyện Diễn Châu đề nghị HĐND, UBND tỉnh nghiên cứu bổ sung chế độ chính sách cho cán bộ khuyến nông thôn bản như trước đây. 

Trả lời:Hiện nay, chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên

trách đang áp dụng theo Nghị quyết 117/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVI nhiệm kỳ 2011-2016; Quyết định 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Mức phụ cấp được tính theo hệ số và theo mức lương cơ sở. Khi mức lương cơ sở tăng lên, chế độ phụ cấp cũng đã được tăng lên. Tuy nhiên, hiện nay do khả năng ngân sách khó khăn, số lượng cán bộ bán chuyên trách lớn nên đang giữ theo định mức hiện tại và trên thực tế mức hưởng phụ cấp như hiện nay là tương đối phù hợp theo mặt bằng chung).

Thời gian tới, gắn với việc triển khai kế hoạch về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Chính phủ, Sở Nội vụ tiếp tục nghiên cứu phối hợp với các địa phương, các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản theo tinh thần khoán kinh phí hoạt động và chi trả phụ cấp cho các đối tượng cán bộ này.

74. Câu hỏi liên quan đến bố trí cán bộ, công chức cấp xã: Cử tri xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc phản ánh việc bố trí cán bộ chuyên

trách cấp xã hiện nay không phù hợp: vị trí ít việc thì bố trí 2-3 người (như địa chính 3 biên chế), vị trí nhiều việc (như Văn phòng Đảng uỷ) thì không bố trí biên chế. Đề nghị xem xét điều chỉnh.

Trả lời:Việc bố trí chỉ tiêu biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã đã thực hiện

theo quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Trường hợp chức danh Văn phòng Đảng ủy không được điều chỉnh trong Luật cán bộ, công chức và các Nghị định của Chính phủ. Do đó, không được tính trong chỉ tiêu biên chế theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Chức danh trên chỉ được bố trí cán bộ bán chuyên trách và hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của HĐND tỉnh.

75. Câu hỏi liên quan đến chuyển xếp lương cán bộ, công chức cấp xã:

69

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (thương)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (thương)
Page 70: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Cử tri huyện Hưng Nguyên và thị xã Hoàng Mai đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu tạo điều kiện để các cán bộ xã, phường có trình độ trung cấp lý luận chính trị được hưởng chính sách xét, xếp bậc lương theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

Trả lời:Thực hiện Công văn số 3692-CV/BTCTW ngày 31/10/2012 của Ban Tổ

chức Trung ương về việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ cấp xã có trình độ lý luận chính trị. Năm 2015, Sở Nội vụ phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thẩm định xếp lương cho 21 huyện, thành, thị với tổng số: 986 cán bộ cấp xã, trong đó, có Thị xã Hoàng Mai và huyện Hưng Nguyên. Trường hợp cán bộ xã, phường nào có bằng lý luận chính trị (từ năm 2012 trở về trước) mà chưa được xếp lương theo quy định thì UBND cấp xã, cấp huyện lập hồ sơ trình Sở Nội vụ thẩm định để xem xét, giải quyết.

Những trường hợp cán bộ được bầu từ năm 2013 trở về sau phải đảm bảo có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (trừ Chủ tịch Hội cựu chiến binh là người nghỉ hưu) mới được chuyển xếp lương.

76. Nhóm câu hỏi liên quán đến thành lập xóm:- Cử tri xã Tiền Phong, Quế phong đề nghị tỉnh cho chủ trương chia tách

xã vì xã có 25 thôn bản với hơn 2471 hộ, 10,824 nhân khẩu.- Cử tri thị xã Hoàng Mai đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, rà

soát đề công nhận đơn vị hành chính thôn 9B xã Quỳnh Lộc.Trả lời:

Đối với việc chia tách, thành lập xóm, khối, bản đề nghị UBND cấp huyện căn cứ theo Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Hướng dẫn số 283/HD-SNV ngày 20/3/2014 của Sở Nội vụ hướng dẫn về quy trình thủ tục hồ sơ chia tách, sáp nhập, thành lập xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trường hợp nếu xóm nào có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì UBND huyện lập hồ sơ phương án thành lập xóm trình Sở Nội vụ thẩm định để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tuy nhiên, hiện nay Ban Tổ chức TW và Bộ Nội vụ đang dự thảo Đề án về tổ chức bộ máy cấp xã và xóm, khối, bản. Trong đó, quy định từ nay đến 2025 ổn định không chia tách, thành lập mới đơn vị hành chính (trừ trường hợp đặc biệt).

77. Nhóm câu hỏi về giải quyết tranh chấp đia giới hành chính- Cử tri xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương tiếp tục đề nghị các cấp, các

ngành có liên quan cấp tỉnh phối hợp để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính tại xã Lưu Kiền:

+ Điểm 1: Bản Lưu Phong với bản Huồi Nhao, bản Nậm Khiên xã Nậm Càn huyện Kỳ Sơn.

+ Điểm 2: Bản Pủng với bản Lưu Tiến xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn.

70

OEM, 11/08/16,
Đang gq (thương)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (thương)
Page 71: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Cử tri huyện Nghi Lộc kiến nghị tỉnh phân định rõ ranh giới giữa xã Nghi Công Nam (Nghi Lộc) và xã Nam Thanh (Nam Đàn); giải quyết dứt điểm việc tranh chấp địa giới hành chính giữa xã Đại Sơn (Đô Lương) với 2 xã Nghi Kiều, Nghi Văn (Nghi Lộc); giữa xã Diễn Phú (Diễn Châu) với xã Nghi Yên giúp chính quyền cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn; giải quyết dứt điểm tình trạng người dân ở các xã giáp ranh của huyện Yên Thành xâm canh ở xã Nghĩa Dũng (Tân Kỳ).

Trả lời:Thực hiện Quyết định 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính

phủ về "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" (gọi tắt là dự án 513). Hiện nay, Ban chỉ đạo dự án 513 tỉnh Nghệ An đang tiếp tục đôn đốc chỉ đạo các địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan tập trung giải quyết các tuyến địa giới hành chính có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các xã nội huyện, xã ngoại huyện, tổ chức hiệp thương, giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

78. Câu hỏi về mở rộng đia giới:Cử tri huyện Đô Lương đề nghị UBND tỉnh cần có ý kiến với Ủy ban

Thường vụ Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính Thị trấn Đô lương. Trả lời:Việc mở rộng địa giới hành chính thị trấn Đô Lương, UBND tỉnh đã có hồ

sơ Đề án, tờ trình trình Bộ Nội vụ, Chính phủ từ năm 2014 để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Nhưng cho đến nay vẫn chưa được UBTV Quốc hội xem xét thông qua, thời gian tới Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị với Bộ Nội vụ, Chính phủ, UBTV Quốc hội xem xét, giải quyết.

79. Cư tri huyện Yên Thành kiến nghi tỉnh quan tâm, có chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cũng như các chế độ phụ cấp cho Hội Cựu TNXP.

Trả lời:Câu hỏi trên chưa rõ cử tri hỏi phụ cấp chức vụ lãnh đạo chuyên trách hay

chế độ thù lao cho người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo.Đối với chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo chuyên trách tại các Hội, hiện

nay đang thực hiện theo Thông tư 199/TCCP ngày 16/5/1994 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về hướng dẫn phụ cấp chức vụ lãnh đạo chuyên trách của Hội.

Đối với phụ cấp chức vụ cho người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội đặc thù: Thực hiện Thông báo số 880-TB/TU ngày 18/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện chế độ thù lao đối với lãnh đạo chuyên trách các Hội đặc thù, trong đó quy định: “Chỉ thực hiện ổn định 15 hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh đã được UBND tỉnh có

71

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (thương)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (thương)
Page 72: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Quyết định công nhận”. Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh Quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội có tính chất đặc thù, Sở Nội vụ đã thẩm định xong và đề nghị Sở Tài chính tham mưu thực hiện chế độ thù lao cho các tổ chức hội đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh. Đối với Hội các cấp huyện, xã hiện tại chưa được công nhận là Hội đặc thù của UBND tỉnh, do đó UBND tỉnh chưa quy định cụ thể mức thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các cấp Hội.

Đối với kinh phí hoạt động của Hội: Việc phân bổ kinh phí hàng năm hỗ trợ cho các Hội đặc thù và các tổ chức xã hội cấp huyện, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 24/8/2012 về việc phân cấp đảm bảo, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các Hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Do đó, tùy vào điều kiện của địa phương, UBND huyện quyết định mức kinh phí cấp cho các tổ chức Hội hoạt động trên địa bàn huyện.

80. Cư tri huyện Thanh Chương kiến nghi tỉnh nghiên cứu cho chủ trương các cuộc vận động an sinh xã hội nên tập trung vào một đầu mối và thực hiện một lần. Hiện nay các cuộc vận động theo chủ trương của các Hội quá nhiều gây phiền hà áp lực cho cơ sở.

Trả lời:Đối với các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền

cho phép thành lập và công nhận mới được kêu gọi vận động nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật. Đối với các cuộc vận động quyên góp, vận động tài trợ ở nước ngoài, trong phạm vi cả nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có đề án và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ đồng ý bằng văn bản.

- Căn cứ khoản 11, 12, Điều 23, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội: “Các tổ chức Hội được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.. được nhận tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật...”. Việc Hội đưa ra chủ trương để đi vận động an sinh xã hội là không đúng theo các quy định hiện hành.

81. Câu hỏi liên quan đến chính sách thu hút:Cử tri thành phố Vinh kiến nghị tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến chính

sách thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, hạn chế tiêu cực trong tuyển dụng.

Trả lời:Đối với thu hút vào đội ngũ công chức, viên chức, hiện nay đang thực

hiện theo Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND ngày 04/10/2013 của UBND tỉnh về ban hành Quy định một số chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao và ưu

72

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (thương)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (thương)
Page 73: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An; đối với tuyển dụng, thu hút vào công chức cấp xã hiện nay đang thực hiện theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 04/3/2016 của UBND tỉnh. Ngoài ra một số huyện, thành, thị còn đề ra quy định việc tiếp nhận viên chức phải đạt loại giỏi, có điểm đầu vào ở mức khá hoặc là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (đối với viên chức ngành giáo dục và đào tạo), …

Kết quả tuyển dụng, tiếp nhận từ 2014 đến nay như sau: Tuyển dụng công chức: 175 người, trong đó tuyển dụng thu hút công chức theo Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND: 80 người; tuyển dụng công chức cấp xã: 498 người, trong đó có 242 người loại giỏi, 29 thạc sỹ; tuyển dụng 3.163 viên chức, trong đó có nhiều người tốt nghiệp loại khá, giỏi.

Trong thời gian tới, để tăng cường công tác tiếp nhận, tuyển dụng nhân lực chất lượng cao vào các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phương hướng sẽ là:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.

Tăng cường công tác tiếp nhận, tuyển dụng theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh để bổ sung vào đội ngũ công chức, viên chức. Thực hiện công khai, minh bạch trong tuyển dụng công chức, viên chức.

82. Cư tri xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương phản ảnh một số CCB đã từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Lào trong chiến tranh, nay đã làm hồ sơ đề nghi khen thưởng theo chủ trương của Nhà nước nhưng vẫn chưa được khen thưởng. Trả lời:

Bộ CHQS tỉnh trả lời: Bộ CHQS tỉnh đã có Tờ trình số 3160/TTr-BCH ngày 15/12/2010 đề nghị Bộ Quốc phòng trình cấp thẩm quyền tặng thưởng Huy hiệu "vì nghĩa vụ Quốc tế" cho cán bộ, chiến sỹ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt nam giúp cách mạng Lào cho 1.333 đối tượng thuộc tỉnh Nghệ An (trong đó xã Thanh Yên, huyên Thanh chương có 7 đối tượng) nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

83. Cư tri xã Liên thành, huyện Yên Thành đề nghi cấp chính quyền kiểm tra và giải quyết trường hợp 19 đối tượng được cấp bằng Huân chương Kháng chiến hạng Ba bi sai đia chỉ ghi trong Bằng (xã Liên thành, huyện Yên Thành nhưng trong Bằng lại ghi xã Liên Thành huyện Thanh Chương). Trả lời:

Giao huyện Yên Thành lập danh sách, hồ sơ của 19 đối tượng nêu trên trình Ban Thi đua - thưởng tỉnh, để đề nghị Ban Thi đua khen thưởng Trung ương cấp đổi sửa sai hiện vật đã được khen thưởng theo chủ trương của Nhà nước.

73

OEM, 11/08/16,
ANH ĐỒNG NC, đang gq
OEM, 11/08/16,
ANH ĐỒNG NC, đã được tt
Page 74: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

84. Cư tri các xã: Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn; Diễn Thinh, huyện Diễn Châu; Nghĩa Hành, huyện Tân Ky; và cư tri thành phố Vinh kiến nghi UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vi liên quan giải quyết kip thời chế độ cho cựu TNXP theo Quyết đinh số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy đinh về chế độ đối với cựu TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Trả lời:a) Đối với xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn:UBND Huyện Anh Sơn ban hành các Tờ trình: số 221/TTr-UBND ngày

23/10/2012, số 284/TTr-UBND ngày 18/12/2015, số 70/TTr-UBND ngày 24/3/2015 và số 92/TTr-UBND ngày 6/5/2014 về việc giải quyết chế độ trợ cấp cho TNXP hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, trong đó có 16 trường hợp thuộc xã Vĩnh Sơn.

Tổ thẩm định của tỉnh đã tiến hành thẩm định hồ sơ, gửi danh sách đề nghị UBND huyện Anh Sơn tiến hành niêm yết, rà soát, đối chiếu, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ đúng, đủ thủ tục. Kết quả có 15/16 trường hợp ở xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn đã có Quyết định của UBND tỉnh trợ cấp cho TNXP hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, cụ thể:

- Quyết định số 2213/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần cho 01 thân nhân TNXP;

- Quyết định số 2653/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần cho 05 thân nhân TNXP;

- Quyết định số 5172/QĐ-UBND ngày 05/11/2015 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần cho 01 thân nhân TNXP;

- Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần cho 05 TNXP;

- Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 15/7/2015 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần cho 01 TNXP;

- Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần cho 01 TNXP;

- Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần cho 01 TNXP;

Còn 01 trường hợp (Bà Nguyễn Thị Bắc) không thuộc đối tượng xét duyệt do đã cắt chuyển hộ khẩu đi Đồng Nai 10 năm, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã có Công văn số 233/BTĐKT ngày 21/9/2015 gửi UBND huyện Anh Sơn.

b) Đối với xã Diễn Thinh, huyện Diễn Châu:UBND huyện Diễn Châu ban hành Tờ trình số 123/TTr-UBND ngày

25/4/2014 về việc đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp cho TNXP hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến gồm 1.552 trường hợp, trong đó có 54 trường hợp thuộc xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu.

74

OEM, 11/08/16,
ANH NGŨ, đã được tt
Page 75: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đối với 54 hồ sơ của xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, kết quả giải quyết UBND tỉnh đã ban hành quyết định giải quyết chế độ cho 54 trường hợp, cụ thể:

+ Quyết định số 5362/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 giải quyết quyết chế độ trợ cấp 1 lần đối với 24 TNXP;

+ Quyết định số 5364/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 giải quyết quyết chế độ trợ cấp 1 lần đối với 01 thân nhân của TNXP;

+ Quyết định số 5460/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần cho 20 TNXP;

+ Quyết định số 3643/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 giải quyết quyết chế độ trợ cấp 1 lần đối với 03 TNXP và 01 thân nhân của TNXP đã từ trần;

+ Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 giải quyết quyết chế độ trợ cấp 1 lần đối với 02 thân nhân của TNXP đã từ trần;

+ Quyết định số 5176/QĐ-UBND ngày 05/11/2015 giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần cho 01 TNXP;

+ Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần cho 02 TNXP.

c) Đối với thành phố Vinh:* Năm 2012, 2013:UBND thành phố Vinh ban hành các Tờ trình: số 3816/TTr-UBND ngày

16/10/2012, số 4192/TTr-UBND ngày 08/11/2012, số 3268/TTr-UBND ngày 29/7/2013, số 3269/TTr-UBND ngày 29/7/2013 về việc đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp cho 132 trường hợp là TNXP hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Kết quả giải quyết có 119 trường hợp đã có quyết định (còn 13 trường hợp hồ sơ do thiếu thủ tục, UBND thành phố Vinh đang hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị trình lại), cụ thể như sau:

- Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 giải quyết trợ cấp cho 20 trường hợp TNXP;

- Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 giải quyết trợ cấp cho 51 trường hợp TNXP;

- Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 giải quyết trợ cấp cho 04 trường hợp TNXP;

- Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 giải quyết trợ cấp cho 42 trường hợp TNXP;

- Quyết định số 1136/QĐ-UBND ngày 27/3/2014 giải quyết trợ cấp cho 01 trường hợp TNXP;

- Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 27/3/2014 giải quyết trợ cấp cho 01 trường hợp TNXP;

* Năm 2014, 2015:

75

Page 76: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND thành phố Vinh ban hành các Tờ trình: số 6278/TTr-UBND ngày 15/12/2014, số 1283/TTr-UBND ngày 24/3/2015 về việc đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp cho 108 trường hợp là TNXP hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Kết quả giải quyết như sau:

- Có 37 trường hợp đã có quyết định của UBND tỉnh, cụ thể:+ Quyết định số 3638/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 giải quyết trợ cấp cho

34 trường hợp TNXP;+ Quyết định số 5174/QĐ-UBND ngày 05/11/2015 giải quyết trợ cấp cho

03 trường hợp TNXP;- 37 trường hợp đang xin ý kiến của các ngành (Hội Cựu TNXP tỉnh, Tỉnh

đoàn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBMTTQ tỉnh). Sau khi có ý kiến của các nghành, Ban Thi đua – Khen thưởng tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành quyết định;

- Còn 34 trường hợp hồ sơ không đạt: Trong đó do thiếu thủ tục (Biên bản xác nhận, Biên bản ủy quyền): 8 trường hợp; do Phiên hiệu TNXP không chính xác, không có phiên hiệu, ghi không đúng tên đơn vị: 15 trường hợp; do đang hưởng các chế độ khác rồi (như chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg): 11 trường hợp. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã có Công văn số 231/BTĐKT-NVT ngày 21/9/2015 và Công văn số 126/BTĐKT-NVH ngày 02/8/2016 gửi UBND thành phố Vinh về việc trả hồ sơ và đề nghị bổ sung hồ sơ.

d) Đối với xã Nghĩa Hành, huyện Tân Ky:UBND huyện Tân Kỳ ban hành Tờ trình số 233/TTr – UBND ngày

28/7/2014 về việc đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp cho TNXP hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, trong đó xã Nghĩa Hành có 234 trường hợp. Kết quả giải quyết như sau:

- UBND tỉnh đã có Quyết định trợ cấp cho 170 trường hợp TNXP hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, cụ thể:

+ Quyết định số 5358/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần đối với TNXP đã từ trần cho 79 trường hợp;

+ Quyết định số 5359/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần đối với TNXP cho 81 trường hợp;

+ Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần đối với TNXP cho 9 trường hợp;

+ Quyết định số 5361/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh trợ cấp 1 lần đối với TNXP đã từ trần cho 1 trường hợp;

- Số hồ sơ không đảm bảo thủ tục, điều kiện theo quy định là 64 trường hợp (do kê khai hồ sơ không đúng phiên hiệu, kê khai phiên hiệu nhưng không đúng địa bàn, mốc thời gian của các phiên hiệu không đúng với thực tế, một số đã hưởng trùng chế độ khác...). Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã trả hồ sơ về

76

Page 77: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND huyện Tân Kỳ để phân loại, rà soát để trả cho xã và bổ sung hồ sơ theo quy định.

e) Về chi trả tiền trợ cấp chế độ cho TNXP:Sau khi có Quyết định trợ cấp của UBND tỉnh, Sở Lao động - TB&XH sẽ

tổng hợp kinh phí tiền trợ cấp một lần trình Bộ LĐ-TB&XH cấp kinh phí, và chủ trì thực hiện việc chi trả tiền trợ cấp một lần cho TNXP; Sở Tài chính chủ trì thực hiện việc cấp kinh phí chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho TNXP từ ngân sách tỉnh. UBND tỉnh sẽ giao Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính rà soát, giải quyết.

IV.LĨNH VỰC VĂN HÓA - DU LỊCH85. Cử tri xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu phản ánh Dự án sân lễ hội và

bãi đậu xe Đền Cuông thi công dang dở từ năm 2012 đến nay. Đề nghị sớm tiếp tục triển khai hoàn thành dự án.

Trả lời:a) Khái quát về dự ánDự án xây dựng sân lễ hội và bãi đậu xe Đền Cuông được UBND tỉnh phê

duyệt tại Quyết định số 5024/QĐ.UBND ngày 23/10/2010, cụ thể:* Chủ đầu tư: Ban quản lý Di tích và Danh thắng từ 2010 đến tháng

3/2013. Từ tháng 3/2013, UBND tỉnh chuyển chủ đầu tư về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Quyết định số 705/QĐ.UBND-ĐTXD ngày 04/3/2013.

* Tổng mức đầu tư: 14.100.000.000 đồng. * Nguồn vốn đầu tư: Tại Quyết định số 5024/QĐ.UBND ngày 23/10/2010

phê duyệt ngân sách tỉnh hỗ trợ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác; UBND huyện Diễn Châu bố trí ngân sách huyện để GPMB. Đến ngày 23/3/2011, UBND tỉnh có Quyết định số 864/QĐ.UBND-CNXD điều chỉnh lại nguồn vốn là: Ngân sách nhà nước đầu tư theo kế hoạch hàng năm và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác; UBND huyện Diễn Châu chịu trách nhiệm lập phương án bồi thường GPMB từ nguồn kinh phí đền bù GPMB của tỉnh.

* Nguồn vốn đã bố tríTổng nguồn vốn đã bố trí và giải ngân cho dự án là: 7.095.700.000

đồng. Trong đó: Giải phóng mặt bằng (đợt 1) 2.095.700.000 đồng; Xây lắp: 4.700.000.000 đồng; Thiết kế: 100.000.000 đồng; Lập hồ sơ mời thầu: 20.000.000 đồng; Thẩm tra: 15.000.000 đồng; Bảo hiểm: 37.500.000 đồng; Tư vấn giám sát: 44.756.000 đồng; Quản lý dự án: 82.744.000 đồng.

* Kết quả thực hiệnKhối lượng công việc xây dựng của dự án từ lúc khởi công đến lúc tạm

ngừng thi công đạt 5.286.748.000 đồng (đạt 71% giá trị gói thầu),cụ thể: Các hạng mục đã hoàn thành: San lấp mặt bằng, cổng, hành rào và mương thoát nước; Các hạng mục dở dang: Nhà vệ sinh, sân vườn, cây cảnh; Các hạng mục chưa thi công: Sân khấu, cột cờ, điện chiếu sáng và trang trí.

b) Lý do tạm dừng thi công

77

OEM, 11/08/16,
TRÂM VX, đã được tt/sẽ nc gq
Page 78: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Dự án được khởi công ngày 27/6/2011, đến tháng 5/2012 dự án tạm dừng thi công, do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, cụ thể:

Sau khi tiếp nhận dự án từ Ban quản lý Di tích và Danh thắng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Ban quản lý các dự án xây dựng công trình Văn hóa, Thể thao & Du lịch phối hợp với Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Diễn Châu kiểm đếm, lập phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư(giai đoạn 2), gửi UBND huyện Diễn Châu phê duyệt tại Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 9/6/2014 với nội dung như sau:

- Tổng diện tích thu hồi theo trích đo bồi thường GPMB: 5.513 m2 trong đó:+ Đất ở: 4.188 m2

+ Đất vườn: 825 m2

+ Đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm): 500m2

- Số hộ dân bị ảnh hưởng: 7 hộ.- Tổng giá trị dự kiến bồi thường: 8.372.715.000 đồng. Trên cơ sở Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 9/6/2014 của UBND

huyện Diễn Châu, ngày 5/8/2014 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Tờ trình số 2090/Ttr-SVHTTDL trình UBND tỉnh xin bố trí nguồn vốn giải phóng mặt bằng cho dự án. Ngày 13/8/2014, UBND tỉnh có văn bản số 5800/UBND-TM giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp tham mưu xử lý.

Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách tỉnh còn hạn chế nên đến nay nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án vẫn chưa được bố trí.

86. Cư tri huyện Diễn Châu kiến nghi đường vào Khu di tích Phùng Chí Kiên - xã Diễn Yên thi công đã 4 năm nay nhưng chưa hoàn thành.

Trả lời:a) Khái quát về dự án Khu di tích Phùng Chí KiênDự án đầu tư xây dựng công trình Khu di tích Phùng Chí Kiên được

UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4850/QĐ.UBND-CN ngày 18/10/2010, với tổng mức đầu tư là 25.000.000.000 đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng), giao cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư. Dự án gồm có các hạng mục: Khu di tích gốc; Khu tưởng niệm; Khu vực nhà quản lý và sinh hoạt Văn hóa; Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông nội bộ khu di tích, kè khuôn viên, hệ thống thoát nước mưa, san nền và hệ thống cấp điện + chiếu sáng ngoài nhà.

Dự án bắt đầu khởi công từ ngày 27/12/2013, đến nay đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng các hạng mục: San nền khu di tích; Các hạng mục thuộc khu di tích gốc; Nhà tưởng niệm, cổng tứ trụ, hàng rào khu tưởng niệm.

Theo Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu di tích Phùng Chí Kiên được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4850/QĐ.UBND-CN ngày 18/10/2010 thì Đường vào Khu di tích Phùng Chí Kiên không có trong dự án.

78

OEM, 11/08/16,
TRÂM VX, đã được tt
Page 79: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

87. Cư tri thành phố Vinh đề nghi UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh sớm sưa chữa và đưa hệ thống đài phun nước tại Quảng trường trở lại hoạt động.

Trả lời:Báo cáo kinh tế kỹ thuật Công trình cải tạo, nâng cấp hạng mục Lễ đài

chính và sân bán nguyệt tại Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 4723/QĐ.UBND-ĐTXD ngày 22/11/2012 với tổng mức đầu tư là 11.096 triệu đồng, gồm các gói thầu:

1. Gói thầu số 1: Cải tạo sân bán nguyệt và đài phun nước (trừ phần sữa chữa, bảo trì hệ thống đài phun nước).

2. Gói thầu số 2: Xử lý chống thấm và cải tạo lễ đài chính, lễ đài phụ, chân đế cột cờ.

3. Gói thầu số 3: Chống thấm Tượng đài Bác Hồ4. Gói thầu số 4: Bảo trì, sửa chữa hệ thống thiết bị đài phun nước của sân

bán nguyệt.5. Gói thầu số 5: Tư vấn quản lý dự án.6. Gói thầu số 6: Tư vấn lập HSMT, HSYC, đánh giá HSDT, HSĐX.7. Gói thầu số 7: Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.8. Gói thầu số 8: Bảo hiểm công trình.Nguồn vốn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ 10 tỷ

đồng (tại Quyết định số 298/QĐ-HĐQT ngày 22/3/2012); Ngân sách tỉnh bổ sung phần còn thiếu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Chủ đầu tư: BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ.Ngày 13 tháng 11 năm 2013, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số

5382/QĐ.UBND-ĐTXD về việc phê duyệt điều chỉnh Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Cải tạo, nâng cấp hạng mục Lễ đài chính và sân bán nguyệt tại Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ với tổng mức đầu tư: 12.717.753.000đ.

Đến nay gói thầu số 1, gói thầu số 2, gói thầu số 5, gói thầu số 6, gói thầu số 7, gói thầu số 8 được đơn vị Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ sử dụng 10 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ đã cơ bản hoàn thành.

Gói thầu số 3 đã hoàn thành với nguồn kinh phí của UBND tỉnh Nghệ An cấp bổ sung: 600.000.000đ.

Riêng gói thầu số 4: Bảo trì, sửa chữa hệ thống thiết bị đài phun nước của sân bán nguyệt. Số tiền: 1.554.600.000đ chưa triển khai được vì còn thiếu vốn.

Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn, để có nguồn kinh phí triển khai thực hiện Bảo trì, sửa chữa hệ thống thiết bị đài phun nước của sân bán

79

OEM, 11/08/16,
TRÂM VX, đã được tt
Page 80: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nguyệt, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị tập đoàn Mường Thanh tài trợ kinh phí (Số tiền: 1.554.600.000đ) để thực hiện.

88. Cử tri thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu đề nghị phát triển du lịch miền núi kết hợp trong chuỗi dự án phát triển miền núi nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch, tạo sự chuyển đổi về cơ cấu ngành nghề, công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân.

Trả lời: UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các hình ảnh

điểm đến và chương trình tour, tuyến của du lịch Quỳ Châu như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Quỳ Châu, cọn nước Quỳ Châu, làng nghề hương trầm, làng nghề dệt thổ cẩm ở Châu Tiến, Lễ hội Hang Bua và các chương trình tour tuyến đưa vào các ấn phẩm du lịch: Sách ảnh Du lịch, Bưu ảnh du lịch, thẻ USB, tập gấp giới thiệu Du lịch Nghệ An, Sách cẩm nang du lịch Nghệ An, Tập gấp Nghệ An chào đón bạn, Bản đồ du lịch Nghệ An... bằng các thứ tiếng: Việt Nam, Anh, Thái Lan, Nhật Bản. Các ấn phẩm này đang được tuyên truyền quảng bá tại các hội nghị về xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.

- Phối hợp với phòng Văn hóa Thông tin huyện Quỳ Châu viết bài, xây dựng chuyên trang giới thiệu về tiềm năng du lịch huyện Quỳ Châu trên Bản tin Văn hóa, Thể Thao & Du lịch số 09- 2016 được phát hành vào ngày 5/10/2016.

- Cập nhật, giới thiệu các điểm đến, chương trình lễ hội, các hình ảnh đẹp về Du lịch Quỳ Châu thông qua các trang thông tin điện tử của ngành như Facebook dulichtinhnghean, Website du lịch Nghệ An.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế về du lịch cũng như hiện trạng hạ tầng du lịch. Từ ngày 19-21/10/2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức đoàn khảo sát, qua chuyến khảo sát đã xác định:

+ Các sản phẩm du lịch có thể khai thác: Du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến; Du lịch tham quan di tích văn hóa-lịch sử (Hang Bua – Thẳm Chạng – Thẳm ồm); Tham quan Bảo tàng văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu; Du lịch làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến, Châu Tiến, Làng nghề Hương trầm Quỳ Châu; Văn hóa ẩm thực (Canh đắng, thịt bò giàng, thịt chua, cá nướng, cá lam, cơm lam, canh Ột, vịt Bầu, họ mọc, các món chẻo...). Ngoài ra, tại các bản làng các xã trong huyện có thể phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh bằng thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số và các cây dược liệu quý hiếm có trong rừng.

+ Các tuyến du lịch có thể khai thác: Tuyến du lịch Trung tâm huyện và phụ cận (Bảo tàng Văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu - Làng Nghề Hương trầm - Thác Tạt Ngoi và Nhà hàng sinh thái - Thủy điện Nậm Pông); Tham quan hang động, làng nghề ở các bản: Hang Bua - Thẳm Chạng - Thẳm Ồm - hang Pá Xủn, thác Đũa, Tạt Ngoi, thác Khe Mỵ, hang Voi - Làng nghề dệt thổ

80

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (Huế vx)
Page 81: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

cẩm tại bản Hoa Tiến…; Tuyến du lịch sinh thái - văn hóa liên huyện: Vinh -Nghĩa Đàn (Vườn rau sạch, Khu vực trồng Hoa hướng Dương, trại sữa TH) - Quỳ Hợp (Đền Chọong, thác bản Bìa) – Quỳ Châu (Bảo tàng văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu - Làng du lịch cộng đồng Hoa Tiến, Thẳm (hang) Bua, Thẳm Ồm) - Quế Phong (thác Xao Va, thác 7 tầng, đền Chín gian)…

* Một số tồn tại hạn chế:- Quỳ Châu chưa xây dựng được Đề án phát triển du lịch toàn huyện;

chưa đưa chương trình phát triển du lịch vào Nghị quyết của Huyện Ủy. Do đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động du lịch chưa sâu sát, chưa quyết liệt.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa thực sự được huyện quan tâm. Đến nay, huyện chưa có ấn phẩm quảng bá văn hóa, du lịch riêng cho huyện; tại trang thông tin điện tử http://www.quychau.nghean.gov.vn chưa có thông tin về du lịch của huyện. Tại các điểm du lịch Thẳm Bua, Thẳm Ồm chưa có đội ngũ thuyết minh viên.

- Cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện còn ít. Hoạt động đón khách và kinh doanh du lịch cộng đồng ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến còn mang tính tự phát; Các gia đình kinh doanh mô hình du lịch cộng đồng chưa đầu tư bài bản hệ thống các công trình phục vụ đón khách (nhà vệ sinh đạt chuẩn, phòng ngủ, chế biến món ăn...), nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, văn hóa ứng xử, phong cách phục vụ, đón tiếp khách... chưa đáp ứng yêu cầu khách du lịch.

* Các giải pháp trong thời gian tới: - UBND tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới

thiệu các thông tin, hình ảnh, chương trình tour, tuyến của du lịch toàn tỉnh nói chung, huyện Quỳ Châu nói riêng tại các sự kiện văn hóa - du lịch trong tỉnh, trong nước và nước ngoài; phối hợp giới thiệu trên các phương tiên truyền thông, bản tin của ngành, các ấn phẩm du lịch...

- Huyện Quỳ Châu:+ Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch và hỗ trợ đào tạo nghề,

bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho huyện Quỳ Châu. + Quan tâm chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng các chương trình,

đề án, quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di sản vật thể và phi vật thể trên địa bàn phục vụ cho phát triển du lịch. Tu bổ, nâng cấp các di tích văn hoá lịch sử hiện có trên địa bàn; quan tâm khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống (thổ cẩm, rượu cần, ẩm thực…), các cơ sở sản xuất hàng thủ mỹ nghệ để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng, đồ lưu niệm và thu hút khách du lịch đến tham quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện trên các phương tiện truyền thông và các ấn phẩm…

+ Bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện.

81

Page 82: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

V. LĨNH VỰC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG89. Cư tri thành phố Vinh phản ánh: Hiện tại có quá nhiều loại hình

báo chí, chất lượng một số tin bài chưa bảo đảm, việc nêu gương người tốt việc tốt còn hạn chế; cần tăng cường quản lý hoạt động báo chí

Trả lời:Theo Luật Báo chí hiện hành, có 4 loại hình báo chí: báo in, báo hình, báo

nói, báo điện tử. Hiện nay, tại tỉnh Nghệ An có đầy đủ 4 loại hình báo chí với 7 cơ quan báo chí: Báo Nghệ An (báo in, báo điện tử), Đài Phát thanh-Truyền hình Nghệ An (báo hình, báo nói), báo Công an Nghệ An (báo in, báo điện tử), Báo Lao động Nghệ An (báo in) Tạp chí Sông Lam (báo in), Tạp chí Văn hoá Nghệ An (báo in), Tạp chí Khoa học Công nghệ (báo in); 43 cơ quan đại diện và phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương, tỉnh bạn đóng trên địa bàn và một số cơ quan không đăng ký vẫn hoạt động trên địa bàn (trong đó cũng có đầy đủ cả 4 loại hình báo chí nêu trên). Việc có nhiều loại hình báo chí là do Luật Báo chí quy định; các cơ quan báo chí Trung ương, tỉnh bạn khi có nhu cầu, đáp ứng các điều kiện quy định đều có thể đăng ký hoạt động tại địa bàn với tư cách là cơ quan đại diện hoặc phóng viên thường trú.

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông, hàng năm, trong số các vụ việc báo nêu, có đến khoảng 80% các vụ việc báo nêu là chính xác, khoảng 10% vụ việc báo nêu còn có vấn đề tranh luận (chưa xác định chính xác đúng hay sai) và có khoảng gần 10% vụ việc báo nêu sai (phải đính chính, cải chính, xin lỗi…). Như vậy, tuy có một số vụ việc báo nêu chưa chính xác, nhưng nhìn chung, báo chí với lượng thông tin phong phú, nhiều loại hình thông tin đã góp phần vào việc cung cấp thông tin kịp thời, giúp các cấp chính quyền trong công tác quản lý, điều hành; định hướng thông tin cho người dân; góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được rất đáng ghi nhận nêu trên, cũng còn có một số vấn đề cần được quan tâm, đó là:

- Các Cơ quan đại diện và phóng viên thường trú tuy làm tốt việc đưa tin, nhưng còn thiếu các bài có tính định hướng cho các vấn đề lớn của tỉnh. Nội dung, tin bài của các loại hình báo chí chưa giải đáp kịp thời những vấn đề thiết thực đặt ra trong đời sống nhân dân và những thực tế trong việc thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của địa phương. Thông tin về gương người tốt, việc tốt chưa nhiều (đặc biệt là các báo thường trú). Một số tờ báo, phóng viên chỉ lo chuyên sâu tìm kiếm các vụ việc tiêu cực, các kẻ hở trong quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, chưa chú trọng đến các mảng đề tài lớn như xây dựng Đảng, phong trào xóa đói giảm nghèo xây dựng Nông thôn mới…

- Một số trường hợp thông tin chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tôn chỉ của cơ quan báo chí; ví dụ báo Ngành, Hội thì lại có quá ít tin, bài về lĩnh vực đó, mà lại thông tin quá nhiều về các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề “tiêu cực”. Vẫn có hiện tượng trùng lặp thông tin, hoặc một vụ việc các báo đều

82

OEM, 11/08/16,
HÀ TH, đã được tt
Page 83: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

thông tin giống nhau không thể hiện góc nhìn nhiều chiều, đa dạng của mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo.

- Một số thông tin không đáng quảng bá rộng nhưng quá nhiều báo đưa tin, có lúc đăng nhiều kỳ không cần thiết (đặc biệt là thông tin liên quan đến các vụ án), trong khi đó lại chưa quan tâm đúng mức việc tuyên truyền những sự kiện chính trị quan trọng hoặc việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt của tỉnh.

Để tăng cường hơn nữa những đóng góp của báo chí đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hạn chế các tác động xấu do báo chí gây ra (nếu có), trong thời gian tới UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý báo chí tăng cường công tác quản lý Nhà nước về báo chí, thực hiện đúng định hướng tuyên truyền; chấn xử lý chỉnh kịp thời các hoạt động báo chí trái pháp luật; phối hợp tuyên truyền với các cơ quan báo chí Trung ương có lượng độc giả lớn; quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho các phóng viên hoạt động; tăng cường gặp mặt các cơ quan chủ quản báo chí, các Tổng biên tập để chỉ đạo các phóng viên quan tâm hơn đến các hoạt động trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền các thế mạnh, các chủ trương kêu gọi đầu tư, các hoạt động xóa đói giảm nghèo, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến…góp phần cùng Đảng bộ và Chính quyền xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển.

90. Cư tri xã Hữu Lập, huyện Ky Sơn kiến nghi việc cấp các đầu báo cho những người uy tín trong đồng bào dân tộc miền núi là rất cần thiết. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người uy tín là các già làng do điều kiện sức khỏe nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đoc báo. Cư tri đề nghi các ngành chức năng nên chuyển sang mua đài radio thay cho việc cấp báo.

Trả lời:Do địa hình đồi núi che khuất cho nên sóng radio của các Đài Tiếng nói

Việt Nam (VOV), Đài Phát thanh Nghệ An (NAOV) tại các huyện miền núi của tỉnh nói chung và huyện Kỳ Sơn nói riêng được phát qua các trạm chuyển tiếp (đặt tại Trung tâm các huyện) chỉ có khả năng phủ sóng trong vòng bán kính 20km. Việc tiếp sóng radio tại các xã như xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn theo đó cũng rất khó khăn. Do đó, giải pháp mua đài radio để phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của các già làng thay cho việc cấp báo là không khả thi.

Để giải quyết kiến nghị của các cử tri xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ giao UBND huyện Kỳ Sơn phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An để lắp đặt các Trạm nghe xem cộng đồng (tiếp sóng vệ tinh) trong chương trình đưa thông tin về cơ sở phục vụ tốt nhu cầu nghe xem của bà con và các già làng.

VI.LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI91. Cư tri xã Quynh Bá, huyện Quynh Lưu kiến nghi chế độ trợ cấp

đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp theo Quyết đinh số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013.

83

OEM, 11/08/16,
Đang gq
OEM, 11/04/16,
CHỊ HÀ TH
Page 84: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trả lời:Thực hiện Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ

tướng Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu (gọi tắt là Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg), được áp dụng đối với đối tượng là “Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập”.

Tỉnh Nghệ An hiện nay có hai nhóm đối tượng là giáo viên nhưng chưa được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg, cụ thể:

- Giáo viên đã được nghỉ việc theo Quyết định số 109/2002/QĐ-UB ngày 04/12/2002 và Quyết định số 86/2007/QĐ-UB ngày 20/7/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định đánh giá, xếp loại giáo viên và chính sách cho giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (được nghỉ việc hưởng 80% đến 100% lương cơ bản, không được hưởng các khoản phụ cấp ưu đãi và nâng lương, được đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu), số giáo viên này khi đủ điều kiện để nghỉ hưu thì đã không còn trực tiếp giảng dạy, vì vậy không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg.

- Giáo viên mẫu giáo trước đây giảng dạy tại các trường công lập, tuy nhiên do chủ trương xã hội hóa giáo dục nên chuyển đổi mô hình các trường mầm non công lập sang hình thức bán công, vì vậy số giáo viên này nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục bán công nên cũng không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg.

Phản ánh những vướng mắc nêu trên, BHXH tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 52/BHXH-CĐCS ngày 10/01/2014 và Công văn số 709/BHXH-CĐBHXH ngày 21/4/2014 về việc vướng mắc khi thực hiện chế độ trợ cấp theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg báo cáo BHXH Việt Nam và đề nghị hướng dẫn thực hiện.

Ngày 30/5/2014 BHXH Việt Nam đã có trả lời tại Công văn số 1859/BHXH-CSXH trong đó nêu rõ: đối tượng là giáo viên nghỉ hưu khi đang giảng dạy tại các cơ sở bán công không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg; số giáo viên đã nghỉ việc theo Quyết định số 109/2002/QĐ-UB và Quyết định số 86/2007/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An là đặc thù riêng của tỉnh Nghệ An nên hướng dẫn BHXH tỉnh Nghệ An đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An báo cáo UBND tỉnh Nghệ An xin ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 16/5/2014, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 3207/UBND.VX ngày 16/5/2014 về việc vướng mắc thực hiện Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg

84

Page 85: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

về trợ cấp phụ cấp thâm niên nhà giáo đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét ghi nhận thời gian làm giáo viên trực tiếp giảng dạy của các giáo viên nghỉ hưu (thuộc các đối tượng nêu trên) để làm cơ sở tính trợ cấp thâm niên theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên BHXH tỉnh Nghệ An chưa có cơ sở để giải quyết chế độ đối với số giáo viên nêu trên.

92. Cư tri là công nhân Nhà máy xi măng Cầu Đước kiến nghi chưa được thanh toán chế độ ốm đau thai sản từ năm 2012-2015.

Trả lời:Nhà máy xi măng Cầu Đước là doanh nghiệp được BHXH tỉnh Nghệ An

giao cho BHXH thành phố Vinh quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN và giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức cho người lao động tại đơn vị. Theo báo cáo của BHXH thành phố Vinh chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức của đơn vị đã được BHXH thanh toán đầy đủ từ năm 2012-2015, cụ thể: năm 2012 thanh toán cho 173 lượt người tương ứng số tiến là: 144.874.296 đồng, năm 2013 thanh toán cho 20 trường hợp số tiền chi trả 43.430.000 đồng, năm 2015 thanh toán cho 16 lượt người số tiền chi trả 44.301.600 đồng; Đến nay đơn vị chỉ còn 9 lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN và đã đóng hết tháng 12/2015.

93. Cư tri xã Nam Cát, huyện Nam Đàn đề nghi sớm cấp sổ BHXH cho những người trước đây tham gia Bảo hiểm nông dân nay chuyển sang BHXH tự nguyện, mặc dù đã hoàn tất thủ tục đã lâu nhưng đến nay chưa được cấp sổ.

Trả lời:Xã Nam Cát huyện Nam Đàn có số người tham gia BHXH nông dân,

chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện nhiều nhất huyện với số lượng 110 người; cho đến nay cơ quan BHXH đã thực hiện cấp bìa sổ BHXH hoàn chỉnh cho 109 người, thời gian tham gia BHXH nông dân chuyển sang BHXH tự nguyện được ghi nhận trên mẫu sỗ 03-BND (trường hợp nếu tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì thời gian tham gia BHXH tự nguyện được cấp tờ rời đính kèm theo bìa sổ BHXH); hiện chỉ còn 1 trường hợp do làm ăn xa mới về đang làm thủ tục để cấp mới mẫu 03-BHND theo quy định.

VII. LĨNH VỰC DÂN TỘC94. Cư tri huyện Tân Ky kiến nghi hàng năm cần sớm ban hành kế

hoạch thực hiện chính sách Chương trình 135 để giúp các đia phương chủ động thực hiện.

Trả lời:Năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của

Quốc Hội về Phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình MTQG giai đoạn

85

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (Khoa)
OEM, 11/08/16,
Đã gq (khoa)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (khoa)
Page 86: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2016-2020, trong đó có Chương trình 135. Là năm đầu thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành ban hành chậm, do vậy UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện chậm so với quy định.

Ngày 22/7/2016, Ban Dân tộc đã ban hành Công văn số 316/BDT-KH về việc hướng dẫn lập kế hoạch Chương trình 135 năm 2017 và giai đoạn 2017-2020, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để các địa phương chủ động thực hiện.

95. Cư tri huyện Quy Hợp đề nghi tỉnh tiếp tục trợ giá, trợ giống để nông dân có điều kiện tiếp cận với giống mới.

Trả lời:Theo Quyết định số 2722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, nội dung hỗ trợ của dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 gồm:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp: tập huấn; chuyển giao kỹ thuật; hỗ trợ giống cây, giống con; thiết bị vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thú y; chuồng trại, cải tạo ao nuôi thủy sản…

- Hỗ trợ cải tạo đất sản xuất, ruộng bậc thang.- Hỗ trợ phát triển ngành nghề, dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật

tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm.- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với hộ nghèo phát triển sản

xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

VIII. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 96. Cư tri xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu phản ánh trường hợp 02

cán bộ tiền khởi nghĩa đã có quyết đinh công nhận, đến nay đã mất nhưng chưa được nhận chế độ. Đề nghi các cấp có thẩm quyền kiểm tra giải quyết.

Trả lời:Qua tra cứu hồ sơ lưu trữ tại Sở Lao động - TB và XH Nghệ An đối với

02 trường hợp cán bộ hoạt động “Tiền khởi nghĩa” tại xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, là: ông Vũ Duy Tùy và ông Nguyễn Quỳnh.

Đối với ông Vũ Duy Tùy, sinh năm 1910, nguyên quán xã Diễn Hoàng, Diễn Châu, Nghệ An; đã được Tỉnh ủy Nghệ An xác nhận cán bộ hoạt động Tiền khởi nghĩa tại văn bản số: 19 XN/TU, ngày 10/3/2002 và được Sở Lao động - TB và XH Nghệ An ban hành Quyết định trợ cấp số 93/CSNCC ngày 19/8/2002 và đã được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/01/1995.

Đối với ông Nguyễn Quỳnh, sinh năm 1907, nguyên quán xã Diễn Hoàng, Diễn Châu, Nghệ An; đã được Tỉnh ủy Nghệ An xác nhận cán bộ hoạt động Tiền khởi nghĩa tại văn bản số: 714 XN/TU, ngày 14/6/1997 và đã được Sở Lao động - TB và XH Nghệ An ban hành Quyết định trợ cấp số: 186/CSNCC ngày 30/11/1997 và đã được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/01/1995;

86

OEM, 11/08/16,
Đá gq (khoa)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (khoa)
Page 87: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Như vậy 02 trường hợp “Tiền khởi nghĩa” trên tại xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu đã giải quyết chế độ trợ cấp đầy đủ theo quy định.

Đến thời điểm hiện nay, tại Sở Lao động - TB và XH Nghệ An không tồn đọng hồ sơ nào về đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp cán bộ “Tiền khởi nghĩa” của huyện Diễn Châu.

97. Cư tri huyện Quynh Lưu kiến nghi việc chế độ điều dưỡng cho người có công đã được Nhà nước quan tâm nhưng chế độ điều dưỡng cho người phục vụ chăm sóc người có công lại chưa được quan tâm.

Trả lời:Thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày

03/06/2014 của Bộ Lao động - TBXH và Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý công trình ghi công liệt sĩ; tại Điều 4, Mục 1, Chương II quy định những đối tượng được chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe; cụ thể như sau:

“Điều 4. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe1. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần:a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày

khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;c) Cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ,

mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên;d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;đ) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh

loại B (sau đây gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên;

e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên;

g) Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

2. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần:a) Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng;b) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời

kỳ kháng chiến;c) Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương

tật, bệnh tật dưới 81%;d) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy

giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%;

87

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (khoa)
Page 88: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

đ) Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

e) Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng”.

Đối chiếu quy định trên không có chế độ điều dưỡng đối với người phục vụ chăm sóc người có công. Sở Lao động - TB và XH sẽ có trách nhiệm báo cáo ý kiến của cử tri với Bộ Lao động - TB và XH xem xét, giải quyết.

98. Cư tri huyện Anh Sơn, huyện Hưng Nguyên phản ánh việc cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công do hư hỏng vẫn còn chậm, đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành đẩy nhanh công tác cấp đổi.

Trả lời:Tổng hợp kết quả thực hiện cấp đổi Bằng Tổ quốc ghi công của 02 huyện

Anh Sơn và Hưng Nguyên như sau:- Đối với huyện Anh Sơn: căn cứ danh sách đề nghị của Phòng Lao động -

TB và XH huyện Anh Sơn, năm 2015, Sở Lao động - TB và XH đã trình Cục Người có công cấp đổi Bằng Tổ quốc ghi công cho 245 trường hợp; năm 2016 là 186 trường hợp. Đến nay, đã có 200 Bằng Tổ quốc ghi công được cấp đổi và bàn giao cho thân nhân liệt sĩ, còn lại 231 trường hợp đang chờ kết quả từ Cục Người có công tra cứu và đề nghị cấp đổi Bằng.

- Đối với huyện Hưng Nguyên: năm 2015, huyện Hưng Nguyên đề nghị cấp đổi 345 Bằng Tổ quốc ghi công và đã hoàn thành việc cấp đổi 345 Bằng Tổ quốc ghi công bàn giao cho thân nhân liệt sĩ. Từ đầu năm 2016 đến nay, Phòng Lao động - TB và XH huyện Hưng Nguyên không đề nghị danh sách cấp đổi Bằng Tổ quốc ghi công nên Sở Lao động - TB và XH không có cơ sở để đề nghị với Cục Người có công.

99. Cư tri huyện Hưng Nguyên đề nghi UBND tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ xét hồ sơ cho các đối tượng làm chế độ nhiễm chất độc da cam/dioxin (hồ sơ tồn đong làm đợt sau).

Trả lời:Hiện nay, đang thực hiện giới thiệu khám giám định đối tượng là Người

tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh chống Mỹ giải phóng dân tộc bị mắc một trong 17 loại bệnh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Lao động - TBXH và Bộ Y tế. Đối với huyện Hưng Nguyên, không có hồ sơ người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tại Sở Lao động - TB và XH cũng như tại Phòng Lao động - TB và XH huyện. Đề nghị đối tượng căn cứ Thông tư số 20/2016/TTLT-BLĐTBXH-BYT nếu bản thân đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì xác lập thủ tục hồ sơ để Sở Lao động - TB và XH giới thiệu khám giám định theo quy định.

88

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (khoa)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (khoa)
Page 89: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

100. Cư tri đề nghi UBND tỉnh quan tâm xư lý việc người lao động ở các đia phương bi ngừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Đề nghi có biện pháp giải quyết đưa người lao động bất hợp pháp trở về để người lao động khác có cơ hội làm việc.

Trả lời:a) Kết quả thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp

pháp tại Hàn Quốc:- Sở Lao động - TB và XH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 6 văn bản

quán triệt, chỉ đạo các ngành và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp giảm thiểu tỷ lệ lao động Nghệ An cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và ban hành theo thẩm quyền 10 văn bản hướng dẫn, đôn đốc, triển khai thực hiện. Phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức 10 cuộc Hội nghị (trong đó: tại Thành phố Vinh: 03 cuộc; các huyện, thị xã: 07 cuộc) và 02 cuộc Tọa đàm trên Đài Phát thanh - Truyền hình để tuyên truyền, vận động lao động Nghệ An đang làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn.

- Các huyện, thành phố, thị xã đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tuyên truyền và có các biện pháp như: Niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và khối xóm danh sách những người lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp; danh sách người lao động sắp hết hạn hợp đồng chuẩn bị về nước; vận động gia đình người lao động cam kết động viên người thân của mình về nước đúng thời hạn; tuyên truyền trên đài phát thanh về các chính sách ưu đãi và chế tài xử phạt của Nhà nước quy định.

- Kết quả năm 2012, vận động được 234/788 lao động về nước đúng thời hạn, đạt tỷ lệ 29,7%; số lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp 554/788 lao động, chiếm 70,3%.

Năm 2013, đã vận động được 603/1.110 lao động về nước đúng thời hạn, đạt tỷ lệ 54,32%; số lao động cư trú bất hợp pháp giảm xuống còn 507/1.110 lao động, chiếm 45,68%.

Năm 2014, đã vận động được 85/172 lao động về nước đúng thời hạn, đạt tỷ lệ 49,42%; số lao động cư trú bất hợp pháp 87/172 lao động, chiếm 50,58%.

b) Một số hạn chế, khó khăn:- Mặc dù các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đã thực hiện nhiều giải

pháp tích cực nhưng tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng, không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp vẫn còn ở mức cao.

- Một số địa phương cấp cơ sở chưa tích cực quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp giảm thiểu số lượng lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn.

89

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (khoa)
Page 90: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Công tác quản lý, theo dõi đối với những lao động cư trú bất hợp pháp đã về nước và lao động về nước đúng hạn gặp nhiều khó khăn vì hầu hết người lao động sau khi về nước đã về trực tiếp gia đình, không báo cáo với cơ quan chức năng của địa phương.

c) Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin

đại chúng như Đài phát thanh - truyền hình, các báo ở tỉnh, huyện, thành, thị. Niêm yết công khai tại trụ sở UBND và hàng ngày thông báo bằng loa truyền thanh xã, phường, thị trấn danh sách những người lao động hết hạn hợp đồng cư trú bất hợp pháp và danh sách những người lao động sắp hết hạn hợp đồng lao động cho người dân biết; đồng thời, yêu cầu các gia đình vận động con em làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn hợp đồng; lên án hành vi của những người lao động tại Hàn Quốc không về nước đúng hạn. Đề nghị các tổ chức đoàn thể (Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…) cùng vào cuộc để thực hiện tốt nội dung này.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

- Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể của địa phương tiếp tục tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng hạn trong năm 2016.

- Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền đối với người lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Hằng năm, đưa chỉ tiêu vận động người lao động về nước đúng hạn vào tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua đối với UBND các xã, phường, thị trấn củađịa phương.

- Đề nghị các bộ, ngành trung ương liên quan phối hợp với cơ quan chức năng Hàn Quốc rà soát, có chế tài xử lý nghiêm đối với chủ sử dụng dung túng, sử dụng lao động trái phép và người lao động hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp.

101. Cư tri huyện Nghĩa Đàn phản ánh tình trạng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đia bàn huyện sư dụng lao động nhưng không thực hiện nghiêm các chính sách quy đinh tại Bộ Luật lao động (cụ thể là đóng bảo hiểm xã hội), các ngành của huyện đã tiến hành kiểm tra, nhắc nhở; tuy nhiên việc xư lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghi UBND tỉnh nghiên cứu các biện pháp, chế tài xư lý đủ mạnh (như phạt tiền hoặc yêu

90

Page 91: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

cầu doanh nghiệp phải ngừng hoạt động) để cấp huyện có căn cứ tiến hành quản lý.

Trả lời:Trong tháng 11/2016, Sở Lao động - TB và XH sẽ thành lập Đoàn thanh

tra để thanh kiểm tra một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong việc chấp hành các quy định của Pháp luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội theo ý kiến phản ánh của cử tri và sẽ tiến hành xử lý nghiêm, chấn chỉnh đối với các hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

102. Cư tri huyện Diễn Châu phản ánh chế độ người cao tuổi, nạn nhân chất độc da cam (từ tháng 12/2015); chế độ trợ cấp cho đối tượng đơn thân nuôi con nhỏ; tiền mai táng phí cho các đối tượng được hưởng chế độ bảo trợ xã hội đã qua đời từ năm 2015 đến nay chưa được nhận; việc thủ tục chi trả chế độ hàng tháng qua bưu điện cho một số đối tượng xã hội còn rườm rà.

Trả lời:Sở Lao động - TB và XH đã ban hành Công văn số 2722/SLĐTBXH-BTXH

ngày 22/9/2016 giao Phòng Lao động - TB và XH huyện Diễn Châu kiểm tra, xác minh, giải quyết kiến nghị của cử tri, kết quả như sau:

a) Về thực hiện chế độ đối với người cao tuổi (từ tháng 12/2015); người đơn thân nuôi con nhỏ, tiền mai táng phí cho các đối tượng hưởng chế độ bảo trợ xã hội đã qua đời từ năm 2015 đến nay chưa được nhận.

- Năm 2015, tổng nhu cầu kinh phí chi trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Diễn Châu (cả trợ cấp thường xuyên và mai táng phí) là 46,161 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2015, ngân sách tỉnh mới cấp về cho huyện 41,972 tỷ đồng, còn thiếu 4,189 tỷ đồng nên huyện Diễn Châu không có kinh phí để chi trả đủ trong năm 2015 cho đối tượng. Đến ngày 05/8/2016, Sở Tài chính mới có thông báo cấp kinh phí còn thiếu trong năm 2015 cho huyện Diễn Châu.

Ngày 16/8/2016, UBND huyện Diễn Châu đã cấp đủ kinh phí còn thiếu năm 2015 cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay, cơ bản các xã, thị trấn đã thực hiện đầy đủ việc chi trả phần kinh phí còn thiếu năm 2015 cho các đối tượng (cả trợ cấp thường xuyên và mai táng phí).

b) Về chế độ chất độc hóa học (nạn nhân chất độc da cam) từ tháng 12/2015 đến nay chưa được nhận: qua rà soát của Phòng Lao động - TB và XH huyện Diễn Châu, từ tháng 12/2015 đến nay chế độ chất độc hóa học của các đối tượng đã được nhận đầy đủ theo quy định.

c) Về thủ tục chi trả chế độ hàng tháng qua bưu điện cho một số đối tượng còn rườm rà:

Ngày 25/5/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2322/QĐ-UBNDvề việc thực hiện chi trả chế độ chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng cho đối

91

OEM, 11/08/16,
Đã gq (khoa)
OEM, 11/08/16,
Đang gq (Khoa)
Page 92: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng thông qua tổ chức dịch vụ chi trả Bưu điện tỉnh Nghệ An. Đến tháng 7/2016, tất cả các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc chi trả chế độ cho đối tượng qua hệ thống Bưu điện. Tuy nhiên đối tượng bảo trợ xã hội phần lớn là người cao tuổi, khuyết tật, tâm thần, trẻ em.... nên một số đối tượng không tự đi nhận được mà ủy quyền cho người thân đi nhận thay, theo quy định thì thủ tục nhận thay phải có giấy ủy quyền nên có thể một số đối tượng cho rằng thủ tục đó là rườm rà.

Sau 03 tháng triển khai thực hiện Quyết định 2322/QĐ-UBND, Sở Lao động - TB và XH đã có Công văn số 2849/SLĐTBXH-BTXH ngày 07/10/2016 yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát, báo cáo về những thuận lợi, khó khăn, tồn tại bất hợp lý và những kiến nghị, đề xuất trong thực hiện công tác chi trả trợ cấp xã hội trên địa bàn thông qua dịch vụ Bưu điện, để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trong việc điều chỉnh cơ chế phối hợp giữa ngành Lao động - TBXH và cơ quan cung cấp dịch vụ chi trả để phục vụ tốt cho công tác quản lý cũng như đảm bảo thuận lợi nhất cho đối tượng.

103. Cư tri các huyện Tân Ky, Ky Sơn, Tương Dương đề nghi tỉnh cần kiến nghi cơ quan có thẩm quyền tăng mức trợ cấp cho đối tượng người tàn tật.

Trả lời:Thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ

quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - TBXH và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ thì mức chuẩn để tính trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ 01/01/2015 được áp dụng theo 2 mức:

+ Đối với người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thuộc hộ nghèo thì áp dụng mức chuẩn là 270.000 đồng để tính trợ cấp;

+ Đối với người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng không thuộc hộ nghèo thì áp dụng mức chuẩn là 180.000 đồng để tính trợ cấp.

Ngày 12/5/2016, Bộ Lao động - TBXH và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - TBXH và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ thì mức chuẩn để tính trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (không phân biệt đối tượng thuộc hộ nghèo hay không thuộc hộ nghèo) đều được áp dụng mức 270.000 đồng để tính trợ cấp.

Như vậy, từ năm 2015 đến năm 2016, mức trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật đã được nâng lên từ mức chuẩn để tính trợ cấp từ 180.000 đồng lên 270.000 đồng.

92

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (khoa)
Page 93: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thẩm quyền nâng mức trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và người khuyết tật nói riêng thuộc Chính phủ, Sở Lao động - TB và XH sẽ có trách nhiệm báo cáo ý kiến này của cử tri với Bộ Lao động - TB và XH đểđề nghị Chính phủ xem xét để tiếp tục nâng mức trợ cấp cho người khuyết tật trong các lần điều chỉnh tiếp theo.

104. Cư tri huyện Đô Lương phản ánh các đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo Nghi đinh số 150/2006/NĐ-CP, Quyết đinh số 290/2005/QĐ-TTg, Quyết đinh số 62/2011/QĐ-TTg từ ngân sách tỉnh mỗi năm duyệt 01 lần quá chậm. Đề nghi tỉnh quy đinh đinh ky duyệt 03 tháng/lần để đảm bảo chế độ kip thời cho các đối tượng.

Trả lời:Việc xét duyệt hồ sơ mai táng phí Cựu chiến binh và người trực tiếp tham

gia kháng chiến hưởng trợ cấp một lần theo QĐ 62/2011/QĐ-TTg, QĐ 290/2008/QĐ-TTg… được tổng hợp thẩm định căn cứ trên hồ sơ đề nghị trợ cấp mai táng phí do UBND các huyện, thành phố, thị xã trình Sở Lao động - TB và XH. Trong năm 2016, Sở Lao động - TB và XH đã thực hiện việc xét duyệt 03 tháng/lần và từ năm 2017, Sở Lao động - TB và XH sẽ thực hiện việc xét duyệt thường xuyên khi nhận được hồ sơ để tiếp tục rút ngắn thời gian, đảm bảo chế độ kịp thời cho các đối tượng.

105. Cư tri các huyện Tân Ky, Ky Sơn, Tương Dương đề nghi tỉnh cần kiến nghi cơ quan có thẩm quyền: tăng mức trợ cấp cho gia đình thân nhân liệt sỹ.

Trả lời:Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ

được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước, tương quan với mặt bằng chính sách xã hội nói chung trong từng thời kỳ và phù hợp với công lao cống hiến của đối tượng. Mức trợ cấp tuất cơ bản đối với thân nhân liệt sỹ là 1.318.000 (cao hơn mức lương tối thiểu chung là 1.210.000 đồng), mức hưởng này đã được Bộ Lao động - TB và XH đảm bảo cân bằng với mặt bằng chính sách của người có công và mặt bằng chính sách xã hội khác. Sở Lao động - TB và XH sẽ có trách nhiệm báo cáo ý kiến này của cử tri với Bộ Lao động - TB và XH xem xét để tiếp tục nâng mức trợ cấp trong các lần điều chỉnh tiếp theo.

IX.LĨNH VỰC GIÁO DỤC 106. Cư tri huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên kiến nghi bãi

bỏ cơ chế xã hội hóa trong việc thu tiền đóng góp của hoc sinh hoặc có lộ trình phù hợp vì rất bất cập, gây khó khăn cho nhà trường, dễ bi lợi dụng tiêu cực, không công bằng trong đóng góp; nếu cần thu thì nên quy đinh thành chế độ bắt buộc để đảm bảo công bằng.

Trả lời:

93

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (toàn)
OEM, 11/08/16,
Đã được tt (khoa)
OEM, 11/08/16,
Đã gq (khoa)
Page 94: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Ngày 07/11/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24/2007/CT-TTg “Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân”, yêu cầu các địa phương: “Bãi bỏ ngay những khoản thu phí, lệ phí không có tên trong danh mục chi tiết phí, lệ phí.

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công văn số 417/BTC-NSNN ngày 31/01/2008 về việc bãi bỏ quỹ xây dựng trường học, ngày 15/02/2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 550/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về việc tạm dừng thu quỹ Xây dựng trường học.

Do cơ sở vật chất trường học tỉnh ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập; chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và yêu cầu về xây dựng trường chuẩn quốc gia…Để khắc phục tình trạng yếu kém về cơ sở vật chất trường lớp học và thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng thu quỹ xây dựng trường học, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5133/UBND.VX ngày 12/8/2008 về việc tổ chức cuộc vận động ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học. Sở Tài chính cũng đã ban hành Công văn số 2365/STC-HX ngày 15/10/2008 về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ cuộc vận động đóng góp xây dựng CSVC trường lớp học.

Trong những năm qua, nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục cùng với sự đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp đã tích cực đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; chấm dứt tình trạng học ba ca, xóa bỏ phòng học tranh tre, nứa lá, từng bước nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học, góp phần nâng cao chất lượng tỉnh nhà.

Trong các văn bản thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đều nêu rõ “ Đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện. Các cơ sở giáo dục, các địa phương không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng…”

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cơ chế xã hội hóa giáo dục, một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn như đang còn giao chỉ tiêu, mức đóng đang còn cào bằng, chưa đúng tinh thần tự nguyện, chưa có chủ trương, lộ trình, kế hoạch…cho từng nội dung cần huy động gây không ít bức xúc cho một số phụ huynh học sinh.

Vấn đề trên, hàng năm, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn các khoản thu, chi đầu năm học và thành lập các đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra các khoản thu đầu năm học nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu. Cụ thể, năm học 2016 - 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 1535/SGD&ĐT-KHTC ngày 11/8/2016 về Hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2016 - 20167, Công văn số 1595/SGD&ĐT-VP về việc thực hiện nghiêm túc khoản thu đầu

94

Page 95: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

năm học 2016-2017, Công văn số 1896/SGD&ĐT-KHTC ngày 21/9/2016 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2016- 2016, Công văn số 2274/SGD&ĐT-VP ngày 31/10/2016 về việc phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các khoản thu, chi đầu năm học 2016-2017 để chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện. Sở GD&ĐT đã thành lập 3 Đoàn kiểm tra việc thực hiện các khoản thu đầu năm học, tiến hành kiểm tra tại các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.

Cử tri huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên kiến nghị bãi bỏ cơ chế xã hội hóa trong việc thu tiền đóng góp của học sinh hoặc có lộ trình phù hợp vì rất bất cập, gây khó khăn cho nhà trường, dễ bị lợi dụng tiêu cực, không công bằng trong đóng góp. Vấn đề này, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu, tiếp thu phối hợp với các Sở, ngành liên quan để tham mưu trình UBND tỉnh cơ chế thu các khoản đóng góp thay cho việc thu xã hội hóa giáo dục nhưng không trái với quy định của Nhà nước.

107. Cư tri huyện Diễn Châu cho rằng chính sách chuyển giáo viên dôi dư cấp TH, THCS xuống dạy mầm non rất bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Trả lời:Những năm gần đây, tỉnh Nghệ An rất quan tâm đến các điều kiện để phát

triển giáo dục mầm non, trong đó có chính sách đối với đội ngũ: - Năm 2011: Chuyển đổi 353 trường mầm non bán công sang công lập

(100%); Tuyển dụng giáo viên, nhân viên hợp đồng ở các trường mầm non và tuyển dụng mới vào biên chế gần 6.000 người; giáo viên, nhân viên hợp đồng sau khi tuyển dụng được xếp lương ngạch bậc theo quá trình công tác có tham gia BHXH;

- Biên chế hàng năm cho ngành học mầm non đều tăng: Từ 3.970 biên chế vào năm 2010, đến nay UBND tỉnh đã giao gần 11.000 biên chế và 2.508 giáo viên hợp đồng hưởng chế độ theo Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV.

Quy mô phát triển trường lớp ngành học mầm non ngày càng tăng, bên cạnh đó quy mô trường, lớp cấp THCS giảm mạnh nên hiện tại tỉnh Nghệ An dôi dư khoảng 1.200 giáo viên THCS (kể cả hợp đồng và biên chế).

Thực hiện chủ trương tinh giản biên chế và các quy định quản lý biên chế, tránh lãng phí kinh phí chi trả cho giáo viên dôi dư trong khi ngân sách gặp khó khăn, UBND các huyện đã tổ chức rà soát lại đối tượng giáo viên hợp đồng dôi dư cấp THCS và tiểu học; tổ chức gặp mặt, trao đổi chủ trương, cho giáo viên dôi dư cấp THCS và tiểu học tự nguyện viết đơn đến công tác ở các trường mầm non và cam kết hoàn thành nhiệm vụ; các đơn vị đã tổ chức kiểm tra, sát hạch năng lực và khả năng công tác ở ngành học mầm non của GV.

UBND các huyện đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng giáo viên này nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành học mầm non. Cụ thể đã cử số giáo viên

95

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (toàn)
Page 96: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

này tham gia tập huấn ngắn hạn, học lớp trung cấp mầm non văn bằng 2. Trong thời gian học tập để đạt chuẩn đào tạo, các giáo viên này chỉ tham gia hỗ trợ, thực tập các nội dung hoạt động tại các trường mầm non chứ không trực tiếp phụ trách lớp. Sau khi đạt chuẩn đào tạo, giao các giáo viên cốt cán chuyên môn của nhà trường tiếp tục kèm cặp, bồi dưỡng; tùy theo năng lực cá nhân để bố trí đứng lớp phù hợp (thực tế hiện nay, UBND tỉnh giao tỷ lệ bình quân mỗi lớp 1,7 đến 2 GV nên có thể bố trí 01 GV đứng lớp chính, 01 GV hỗ trợ, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ).

UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp Sở Nội vụ sẽ tăng cường kiểm tra và đôn đốc nhằm bảo đảm tiêu chuẩn và chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.

X. LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI108. Chính phủ đã bãi bỏ quy đinh liên quan đến thu phí sư dụng

đường bộ đối với xe máy kể từ tháng 6/2016. Cư tri huyện Yên Thành, Diễn Châu kiến nghi UBND tỉnh làm rõ để nhân dân được biết vấn đề sư dụng phí sư dụng đường bộ mà nhân dân đã đóng góp những năm trước đây, việc xư lý những người trước đây không đóng phí đúng theo quy đinh.

Trả lời:- Vấn đề sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô:Thực hiện Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ

về Quỹ Bảo trì đường bộ, từ năm 2013 đến hết năm 2015, Quỹ BTĐB Nghệ An đã thu được 40,333 tỷ đồng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên toàn tỉnh, trong đó huyện Yên Thành thu được 3,124 tỷ đồng, huyện Diễn Châu thu được 2,722 tỷ đồng.

Căn cứ đề xuất sửa chữa các tuyến đường hư hỏng của các địa phương gửi Hội đồng Quỹ Bảo trì đường bộ, Hội đồng Quỹ đã thành lập các Đoàn kiểm tra hiện trường để kiểm tra thực trạng hư hỏng của các công trình tại địa phương, làm cơ sở để phân bổ kinh phí sửa chữa các công trình, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Từ năm 2013 đến nay, Quỹ BTĐB Nghệ An đã phân bổ 40,333 tỷ đồng nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô cho 03 công trình đường tỉnh với tổng kinh phí 3,2 tỷ đồng, 19 công trình đường huyện xã với tổng kinh phí 29 tỷ đồng và cấp 8,1 tỷ đồng kinh phí hoạt động của Thanh tra giao thông, Trạm cân tải trọng xe lưu động, Quỹ bảo trì đường bộ.

Riêng 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu từ năm 2013 đến nay:+ Huyện Yên Thành: Tổng kinh phí được phân bổ là 16,780 tỷ đồng

cho 07 công trình giao thông bị xuống cấp, hư hỏng từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô và ô tô do Quỹ BTĐB Trung ương cấp.

96

OEM, 11/08/16,
THÔNG TIN
Page 97: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Huyện Diễn Châu: Tổng kinh phí được phân bổ là 6,0 tỷ đồng cho 04 công trình giao thông bị xuống cấp, hư hỏng từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô do Quỹ BTĐB Trung ương cấp.

Ngày 20/4/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2016/NĐ-CP về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ, trong đó đã bãi bỏ quy định về thu phí sử dụng đường bộ đối với mô tô, xe máy. Vì vậy, Quỹ bảo trì đường bộ Nghệ An không thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với loại phương tiện này nữa.

- Vấn đề xử phạt đối với các chủ phương tiện không chấp hành nộp phí:Ngày 11/9/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2014/TT-

BTC về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Trong đó, tại điều 11 đã quy định xử phạt chủ phương tiện và cơ quan thu phí có hành vi vi phạm quy định về khai, thu, nộp phí sử dụng đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư số 186/2013/TT-BTC ngày 05/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí và các văn bản pháp luật liên quan.

Vì vậy, UBND các huyện, thành, thị đang căn cứ quy định này để thực hiện xử phạt đối với các chủ phương tiện không chấp hành nộp phí.

109. Cư tri phản ánh nhiều tuyến đường giao thông xuống cấp, hư hỏng, thi công dang dở, chậm, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Cư tri kiến nghi tỉnh cần đầu tư kinh phí, chỉ đạo để duy tu, sưa chữa, tiếp tục thi công các tuyến đường sau:

- Tuyến đường tỉnh lộ đoạn qua Quỳnh Bá – Quỳnh Hậu chất lượng kém, hệ thống mương tiêu và mương tưới bên đường không hoạt động được do thi công đường, ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của người dân hai bên đường (cử tri xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu).

- Tuyến đường từ xã Bồng Khê đến xã Bình Chuẩn (Cử tri huyện Con Cuông);

- Tuyến đường 7B từ thôn Thanh Nam đến thôn Tân Hòa, xã Bồng Khê để người dân đi lại thuận tiện (cử tri các thôn Thanh Nam, Tân Hòa, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông);

- Kiến nghị duy tu, sửa chữa và mở rộng đường từ khu di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong nối với Khu di tích Kim Liên do hiện nay đã xuống cấp (Cử tri xã Nam Cát, huyện Nam Đàn).

- Đường Hưng Trung (Hưng Nguyên) đi xã Nghi Kiều (Nghi Lộc) mới đưa vào sử dụng chưa đầy 03 năm nhưng hiện nay đã xuống cấp trầm trọng (Cử tri Nghi Lộc);

97

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
Page 98: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Khắc phục các đoạn đường hư hỏng thuộc các điểm giao nhau với đường dân sinh trên tuyến đường Đông Hồi- Thái Hòa.

- Nhiều đoạn đường trên tỉnh lộ 531 không có mương thoát nước nên mỗi khi mưa xuống nước đọng kéo dài (trên 1 tuần) tràn vào nhà dân 2 bên đường (Xóm chợ xã Nghĩa Hội). Đề nghị tỉnh hỗ trợ nâng cấp (rải nhựa), làm mương 2 bên tuyến đường 531 những đoạn qua khu dân cư đông người, nhằm tránh ngập lụt trong mùa mưa bão và những hư hỏng, ách tắc giao thông về sau (cử tri huyện Nghĩa Đàn).

- Đường QL48 đoạn đi qua thị xã Thái Hòa (Cử tri thị xã Thái Hòa).- Đường giao thông từ xã Thanh Liên đi trại giam số 6 – Bộ Công an (cử

tri huyện Thanh Chương)- Đường tỉnh 538 đoạn từ Diễn Châu đi Yên Thành đã được nâng lên

thành Quốc lộ 7B, nhưng hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy đề nghị tỉnh sớm trình Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch nâng cấp và tư sửa (Cử tri huyện Yên Thành).

- Tuyến đường tỉnh 534 đoạn qua xã Sơn Thành, Bảo Thành, dự án thi công kéo dài hàng năm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhân dân, đề nghị UBND tỉnh xem xét đẩy nhanh tiến độ công trình để đảm bảo giao thông, môi trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Tuyến đường 15B đi qua trung tâm 3 xã: Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, Kỳ Tân thuộc huyện Tân Kỳ hiện nay xuống cấp nghiêm trọng (cử tri xã Nghĩa Dũng); đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường Nghĩa Phúc – Giai Xuân để sớm đưa vào sử dụng.

- Cầu Diễn Kim thuộc tuyến đường Vạn – Ngọc – Bích nối với huyện Quỳnh Lưu đã được xây dựng từ năm 1995 nay đã xuống cấp trầm trọng, đã được đề xuất nhiều lần nhưng chưa được duy tu, sửa chữa hoặc xây mới.

- Tỉnh lộ 537B đi qua địa phận huyện Quỳnh Lưu đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Đề nghị tỉnh có kế hoạch duy tu, sửa chữa. Điểm giao nhau giữa ngã tư đường QL1 với đường Văn – Bảng thường xảy ra tai nạn giao thông, đề nghị tỉnh có kế hoạch lắp đặt hệ thống biển báo giao thông.

- Hỗ trợ làm đường giao thông liên bản từ Hoa Lý – Phá Chiếng, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn.

- Cử tri huyện Hưng Nguyên kiến nghị tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công đường tránh lũ (nhất là thi công cầu qua địa phận Hưng Lĩnh và đoạn đường qua xóm 10, xã Hưng Xuân).

Trả lời:- Tuyến đường tỉnh lộ đoạn qua Quỳnh Bá – Quỳnh Hậu chất lượng kém,

hệ thống mương tiêu và mương tưới bên đường không hoạt động được do thi

98

Page 99: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

công đường, ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của người dân hai bên đường (cử tri xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu).

Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp đường Quỳnh Bá – Quỳnh Hậu do UBND huyện Quỳnh Lưu làm chủ đầu tư.

Đối với những phản ánh của người dân nêu trên, hiện UBND huyện Quỳnh Lưu đang đôn đốc, chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục các hư hỏng và tăng cường công tác quản lý, giám sát, đảm bảo chất lượng thi công công trình.

- Tuyến đường từ xã Bồng Khê đến xã Bình Chuẩn (Cử tri huyện Con Cuông);

Dự án đầu tư xây dựng đường từ Bồng Khê đi Bình Chuẩn do UBND huyện Con Cuông làm chủ đầu tư, dự án sử dụng nguồn vốn TPCP, đến nay đã hết theo kế hoạch, nhưng số vốn còn thiếu so với tổng mức đầu tư là 76.492 triệu đồng.

Do nguồn ngân sách tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nên chưa chuyển đổi được sang các nguồn vốn khác (ngoài nguồn Trái phiếu chỉnh phủ) để bố trí cho dự án thi công hoàn thành, nên hiện nay dự án đang giãn tiến độ. UBND tỉnh đang chỉ đạo UBND huyện Con Cuông phối hợp với các Sở ngành liên quan làm việc với các Bộ ngành để tìm kiếm nguồn vốn sớm triển khai thi công hoàn thành dự án.

+ Tuyến đường 7B từ thôn Thanh Nam đến thôn Tân Hòa, xã Bồng Khê để người dân đi lại thuận tiện (cử tri các thôn Thanh Nam, Tân Hòa, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông)

Đoạn tuyến Quốc lộ 7B (cũ) từ thôn Thanh Nam đến thôn Tân Hòa, xã Bồng Khê thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn cho vùng tả ngạn sông Lam qua các xã Bồng Khê, Chi Khê, Cam Lâm và Lạng Khê, huyện Con Cuông, do UBND huyện Con Cuông làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 6276/QĐ.UBND-CN ngày 23/12/2010 với tổng mức đầu tư 446 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay kế hoạch vốn mới bố trí được để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 7 tỷ đồng (đạt 1,6% TMĐT), còn thiếu 439 tỷ đồng. Do nguồn vốn của dự án khó khăn nên hiện nay dự án chưa triển khai. Hiện đang tiếp tục tìm kiến nguồn lực để sớm triển khai thực hiện dự án.

Năm 2015, UBND huyện Con Cuông đã bố trí kinh phí 80 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện để duy tu, sửa chữa đoạn tuyến cử tri phán ánh.

+ Kiến nghị duy tu, sửa chữa và mở rộng đường từ khu di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong nối với Khu di tích Kim Liên do hiện nay đã xuống cấp (Cử tri xã Nam Cát, huyện Nam Đàn).

Đường giao thông nối Khu di tích cố tổng Bí thư Lê Hồng Phong và khu di tích Kim Liên là tuyến đường huyện, do UBND huyện Nam Đàn quản lý, khai thác. Theo báo cáo của UBND huyện Nam Đàn:

99

Page 100: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tuyến đường được đầu tư xây dựng, hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2010. Đến nay, trên tuyến xuất hiện hư hỏng cục bộ tại một số vị trí (rạn, nứt mặt đường), cơ bản vẫn đảm bảo đi lại an toàn, thuận lợi cho nhân dân.

Thời gian tới, UBND huyện Nam Đàn sẽ hỗ trợ kinh phí để thực hiện công tác duy tu, sửa chữa tuyến đường.

- Đường Hưng Trung (Hưng Nguyên) đi xã Nghi Kiều (Nghi Lộc) mới đưa vào sử dụng chưa đầy 03 năm nhưng hiện nay đã xuống cấp trầm trọng (Cử tri Nghi Lộc):

Đường Hưng Trung (Hưng Nguyên) đi xã Nghi Kiều (Nghi Lộc) là tuyến đường huyện, do UBND huyện Nghi Lộc quản lý, khai thác.

Hiện nay, UBND huyện Nghi Lộc đang lập dự án duy tu, sửa chữa tuyến đường, từ nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương, kế hoạch vốn đã được bố trí cho dự án là 15 tỷ đồng. Dự kiến, sẽ khởi công xây dựng trong tháng 12 năm 2016.

- Khắc phục các đoạn đường hư hỏng thuộc các điểm giao nhau với đường dân sinh trên tuyến đường Đông Hồi- Thái Hòa.

Dự án đường giao thông nối QL1A - huyện Nghĩa Đàn - thị xã Thái Hòa do Sở GTVT làm chủ đầu tư, hiện nay đã thông xe tuyến chính, chuẩn bị thảm bê tông nhựa lớp 2 và làm công tác hoàn thiện.

Trong quá trình triển khai thi công dự án, Sở GTVT đã chỉ đạo đơn vị thi công vuốt nối tạm thời các đường ngang, đảm bảo thuận tiện cho nhân dân đi lại. Tại một số vị trí có thi công tạm bằng cấp phối đá dăm, do ảnh hưởng thời tiết mưa lớn kéo dài trong thời gian qua nên có xuất hiện ổ gà, hiện Sở đã chỉ đạo nhà thầu khẩn trương khắc phục để thuận lợi cho bà con đi lại.

- Nhiều đoạn đường trên tỉnh lộ 531 không có mương thoát nước nên mỗi khi mưa xuống nước đọng kéo dài (trên 1 tuần) tràn vào nhà dân 2 bên đường (Xóm chợ xã Nghĩa Hội). Đề nghị tỉnh hỗ trợ nâng cấp (rải nhựa), làm mương 2 bên tuyến đường 531 những đoạn qua khu dân cư đông người, nhằm tránh ngập lụt trong mùa mưa bão và những hư hỏng, ách tắc giao thông về sau (cử tri huyện Nghĩa Đàn).

Tuyến đường tỉnh 531 nay là Quốc lộ 48E do Sở Giao thông vận tải quản lý khai thác:

Đoạn tuyến cử tri phản ánh thuộc lý trình Km19+700 –Km20+900, ĐT.531 nay là Km57+700 –Km58+900, QL.48E. Đoạn này đi qua chợ Nghĩa Hội và thị trấn Nghĩa Đàn và khu đông dân cư. Trên thực tế, sân nhà dân sinh 2 bên tuyến cao hơn so với mặt đường nên tình trạng nước đọng mặt đường kéo dài.

Hiện nay, Sở Giao thông vận tải đang chỉ đạo đơn vị quản lý tuyến đường và phối hợp với chính quyền địa phương giải tỏa mặt bằng để đào rãnh dọc thoát

100

Page 101: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nước, đồng thời làm việc với Quỹ bảo trì Đường bộ Trung ương bổ sung nguồn vốn để duy tu sửa chữa đoạn tuyến này trong năm 2017.

- Đường QL48 đoạn đi qua thị xã Thái Hòa (Cử tri thị xã Thái Hòa).Tuyến Quốc lộ 48 do Tổng cục đường bộ Việt Nam ủy thác Sở Giao

thông vận tải Nghệ An quản lý, bảo trì. Thời gian qua, tuyến QL48 được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa nền, mặt

đường nhiều đoạn trên tuyến từ nguồn vốn Quỹ Bảo trì đường bộ TW, dự án VRAMP,… trong đó có đoạn qua thị xã Thái Hòa. Vì vậy, theo báo cáo của Sở GTVT hiện tại đoạn qua thị xã Thái Hòa không bị hư hỏng, đi lại thuận lợi, an toàn.

- Đường giao thông từ xã Thanh Liên đi trại giam số 6 – Bộ Công an (cử tri huyện Thanh Chương)

Đường giao thông từ xã Thanh Liên đi trại giam số 6 – Bộ Công an thuộc giai đoạn 2 của dự án đầu tư xây dựng đường từ trung tâm huyện Thanh Chương đến khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ. tuy nhiên do nguồn vốn của dự án khó khăn nên đến nay giai đoạn 2 chưa được triển khai (giai đoạn 1 đã hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng). Hiện nay UBND huyện Thanh Chương đang tích cực vận động, thu hút nguồn vốn để đầu tư giai đoạn 2 của dự án từ nguồn vốn ODA.

- Đường tỉnh 538 đoạn từ Diễn Châu đi Yên Thành đã được nâng lên thành Quốc lộ 7B, nhưng hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy đề nghị tỉnh sớm trình Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch nâng cấp và tư sửa (Cử tri huyện Yên Thành).

Tuyến Quốc lộ 7B do Tổng cục đường bộ Việt Nam ủy thác Sở Giao thông vận tải quản lý, khai thác:

Sau khi có Quyết định của Bộ Giao thông vận tải về việc chuyển tuyến ĐT.538 lên Quốc lộ 7B, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã chấp thuận cho sửa chữa đoạn tuyến này trong kế hoạch bảo trì 2017, với kinh phí dự kiến là 59 tỷ đồng.

Trước mắt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại trên tuyến, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo đơn vị quản lý đắp đảm bảo giao thông các vị trí ách yếu.

- Tuyến đường tỉnh 534 đoạn qua xã Sơn Thành, Bảo Thành, dự án thi công kéo dài hàng năm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhân dân, đề nghị UBND tỉnh xem xét đẩy nhanh tiến độ công trình để đảm bảo giao thông, môi trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thành:

101

Page 102: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Dự án nâng cấp đường tỉnh 534 đoạn qua thị tứ xã Sơn Thành do UBND xã Sơn Thành làm chủ đầu tư, đã được khởi công từ tháng 9/2014, nhưng đến nay đã mới thực hiện được 75% khối lượng theo hợp đồng, nguyên nhân là do nguồn vốn bố trí cho dự án gặp khó khăn. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, ngành liên quan phối hợp với Chủ đầu tư kiểm tra, tham mưu và huy động nguồn vốn để sớm thi công hoàn thành dự án.

Trong quá trình chờ nguồn vốn để tiếp tục triển khai thực hiện dự án, thời gian qua chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu thi công tăng cường thực hiện công tác đảm bảo ATGT trên tuyến: thường xuyên bù phụ mặt đường, lắp đặt hệ thống biển báo, cử người gác trực,....

- Tuyến đường 15B đi qua trung tâm 3 xã: Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, Kỳ Tân thuộc huyện Tân Kỳ hiện nay xuống cấp nghiêm trọng (cử tri xã Nghĩa Dũng); đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường Nghĩa Phúc – Giai Xuân để sớm đưa vào sử dụng.

Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông từ thị trấn Tân Kỳ đi xã Nghĩa Hợp (đường 15B qua trung tâm 3 xã Kỳ Tân, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp), huyện Tân Kỳ, đường Nghĩa Phúc – Giai Xuân do UBND huyện Tân Kỳ làm chủ đầu tư, đã được khởi công xây dựng tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên dự án đang phải dãn tiến độ. Trong quá trình dãn tiến độ chờ bố trí nguồn vốn, để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho đi lại của nhân dân, hàng năm UBND huyện Tân Kỳ đã hỗ trợ kinh phí cho UBND các xã để khắc phục, đảm bảo giao thông trên tuyến. Đầu năm 2016, UBND huyện đã hỗ trợ 360 triệu đồng cho 3 xã Kỳ Tân, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp từ nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông.

UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các Sở ngành liên quan tìm kiếm tham mưu để bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện dự án.

- Cầu Diễn Kim thuộc tuyến đường Vạn – Ngọc – Bích nối với huyện Quỳnh Lưu đã được xây dựng từ năm 1995 nay đã xuống cấp trầm trọng, đã được đề xuất nhiều lần nhưng chưa được duy tu, sửa chữa hoặc xây mới.

Cầu Diễn Kim thuộc tuyến đường Vạn – Ngọc – Bích do UBND huyện Diễn Châu quản lý đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1700/QĐ.UBND-GT ngày 20/4/2016 với tổng mức đầu tư 1,8 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh. Hiện nay công trình đã thi công được khoảng 50% khối lượng, dự kiến tháng 12/2016 sẽ hoàn thành, đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Tỉnh lộ 537B đi qua địa phận huyện Quỳnh Lưu đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Đề nghị tỉnh có kế hoạch duy tu, sửa chữa.

Tuyến đường tỉnh ĐT.537B do Sở Giao thông vận tải Nghệ An quản lý, khai thác. thời gian qua, Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh đã được bố trí tổng kính 17,4 tỷ đồng cho Sở Giao thông vận tải để kịp thời sửa chữa các hư hỏng trên tuyến như: Công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ…. Vì vậy,

102

Page 103: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

những hư hỏng trên tuyến cơ bản đã được sửa chữa kịp thời. Tuy nhiên, do tuyến đường được đầu tư xây dựng đã lâu, hai bên tuyến dân cư tập trung đông đúc, hệ thống thoát nước chưa đầy đủ, việc thoát nước mặt đường khó khăn, nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo trì tuyến đường còn hạn hẹp,… nên hiện tại trên tuyến vẫn còn một số ít vị trí bị đọng nước, hư hỏng cục bộ.

Để đảm bảo khai thác, sử dụng tuyến đường thuận lợi, an toàn, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với chính quyền địa phương xử lý tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT để đảm bảo thoát nước mặt đường; Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời vá ổ gà, sửa chữa mặt đường, đắp đảm bảo giao thông, … tại các vị trí mất an toàn giao thông.

+ Điểm giao nhau giữa ngã tư đường QL1 với đường Văn – Bảng thường xảy ra tai nạn giao thông, đề nghị tỉnh có kế hoạch lắp đặt hệ thống biển báo giao thông (Cử tri huyện Quỳnh Lưu);

Điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1 với đường Văn – Bảng là nút giao ngã tư giữa Quốc lộ 1 (tại lý trình Km397+500 với tuyến đường huyện đi các xã Quỳnh Bảng- Quỳnh Văn- Quỳnh Tân).

Tháng 10/2015, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải đã chủ trì phối hợp với Cục QLĐB II, UBND huyện Quỳnh Lưu và các đơn vị có liên quan, kiểm tra rà soát hệ thống ATGT trên quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn huyện Quỳnh Lưu, trong đó có vị trí nút giao trên. Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, thì qua kiểm tra thực tế hiện trường, đoạn đường huyện Quỳnh Bảng- Quỳnh Văn- Quỳnh Tân hướng đi xã Quỳnh Văn, Quỳnh Tân (phải tuyến QL1) có mặt đường rộng 3,5m; hướng đi xã Quỳnh Bảng (trái tuyến QL1) mặt đường rộng 9m; phía Nam nút giao bám hai bên tuyến là nhà cửa của dân. Vì vậy, tổ chức giao thông sẽ không hợp lý khi lắp đặt đèn tín hiệu, do đó đoàn kiểm tra kiến nghị không lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại nút giao này.

Thời gian tới, để tăng cường công tác đảm bảo ATGT tại vị trí này, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông vận tải làm việc với UBND huyện Quỳnh Lưu để kiểm tra lắp đặt biển báo giao nhau với đường ưu tiên.

- Hỗ trợ làm đường giao thông liên bản từ Hoa Lý – Phá Chiếng, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn.

Năm 2016, UBND huyện Kỳ Sơn đã sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn theo Quyết định 05/2010/ QĐ-UBND ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An và lồng ghép nguồn vốn từ chương trình 135 của Chính phủ, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để đầu tư xây dựng đường giao thông liên bản từ Hòa Lý - Phá Chiếng, xã Mỹ Lý (quy mô nền đường rộng từ 3-3,5m, không có kết cấu áo đường). Dự kiến cuối năm 2016 sẽ thông tuyến, đảm bảo phục vụ nhân dân.

- Cử tri huyện Hưng Nguyên kiến nghị tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công đường tránh lũ (nhất là thi công cầu qua địa phận Hưng Lĩnh và đoạn đường qua xóm 10, xã Hưng Xuân).

103

Page 104: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Dự án thi công đường tránh lũ do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Tuy nhiên do nguồn vốn của dự án mới bố trí được 50% giá trị tổng mức đầu tư nên dự án đã tạm dừng thi công. Trong thời tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, Chủ đầu tư tìm kiếm, huy động nguồn vốn để sớm tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

110. Cư tri kiến nghi cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm trong công tác duy tu sưa chữa, bảo dưỡng công trình giao thông và tăng cường công tác vệ sinh trên các tuyến đường (Cư tri xã Kim Liên, huyện Nam Đàn).

Trả lời:Theo phân cấp Sở Giao thông vận tải Nghệ An (quản lý, một số tuyến

đường Quốc lộ, tỉnh lộ), Cục Quản lý đường bộ II quản lý một số tuyến Quốc lộ do TW ủy thác; đường huyện, xã do UBND cấp huyện, xã quản lý khai thác). Nhìn chung công tác duy tu sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ đã được các đơn vị quản lý thực hiện tốt, đảm bảo êm thuận, vệ sinh môi trường.

Đối với các tuyến đường huyện, đường xã do nguồn lực còn hạn chế nên một số tuyến công tác duy tư sửa chữa chưa kịp thời dẫn đến đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, về vấn đề này, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo đôn đốc các huyện rà soát, huy động các nguồn lực để sớm sửa chữa, vệ sinh các đoạn tuyến bị hư hỏng.

111. Cư tri huyện Nghi Lộc kiến nghi sớm thông cầu Nhân Hòa N5- Cầu vượt sông Cấm.

Trả lời:Cầu sông Cấm thuộc dự án đầu tư xây dựng đường N5 do Ban Quản lý

Khu kinh tế Đông Nam làm chủ đầu tư. Hiện nay đã hoàn thành phần hạ bộ xong, phần thượng bộ đã lao dầm được 2 nhịp, còn 02 nhịp hiện chưa có mặt bằng thi công. Dự kiến đến ngày 15/11/ 2016 Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Nghi Lộc sẽ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, và Chủ đầu tư sẽ chỉ đạo triển khai thi công đảm bảo thông cầu trước ngày 15/12/2016.

112. Cư tri huyện Đô Lương phản ánh tình trạng xe quá khổ, quá tải của nhà máy xi măng sông Lam thuộc tập đoàn xi măng The Vissai trong quá trình xây dựng nhà máy và các nhà thầu thi công đường N5 lưu thông trên Quốc lộ 7, Quốc lộ 15 và các đường nội huyện, đường dân sinh làm các tuyến đường xuống cấp trầm trong. Đề nghi tỉnh vào cuộc chỉ đạo các bên thi công xong công trình phải hoàn trả hiện trạng như cũ các công trình cho nhân dân.

Trả lời:* Đối với công tác thi công nhà máy xi măng sông Lam thuộc tập đoàn xi

măng The Vissai

104

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 105: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nhà máy xi măng Sông Lam được khởi công xây dựng từ tháng 02/2015, dự kiến hoàn thành và đưa vào sản xuất vào cuối năm 2016. Trong quá trình xây dựng nnhà máy, các phương tiện vận tải của đơn vị vận chuyển vật liệu xi măng và đá đi theo tuyến Quốc lộ 7.

Đầu năm 2015, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GTVT Nghệ An làm việc với Nhà máy xi măng ký cam kết không chở hàng quá khổ, quá tải và từ thời điểm đó đến nay theo báo cáo của Sở GTVT, đơn vị đã chấp hành theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ.

Trong năm 2016, đơn vị đã hỗ trợ xã Bài Sơn, huyện Đô Lương xây dựng đường giao thông nông thôn từ nhà máy đến trụ sở UBND xã với chiều dài khoảng 2,7 Km và hỗ trợ xây dựng sân trường tiểu học xã Bài Sơn với tổng kinh phí khoảng 500 triệu đồng.

* Đối với các nhà thầu thi công đường N5 – Nam Cấm – Đô LươngDự án do Sở GTVT làm chủ đầu tư, hiện nay Sở GTVT đang chỉ đạo các

nhà thầu tập trung thi công quyết liệt đảm bảo tiến độ thông tuyến trước 30/12/2016. Trong đó, đoạn qua địa bàn huyện Đô Lương có chiều dài 16,8km với điểm đầu thuộc xã Đại Sơn và điểm cuối thuộc xã Hòa Sơn.

Trong quá trình thi công đơn vị thi công đã sử dụng một số tuyến đường nội huyện, nội đồng để làm đường công vụ phục vụ vận chuyển vật liệu, máy móc thiết bị thi công. Đối với các tuyến đường nội huyện, nội đồng trước khi sử dụng làm đường công vụ, Theo báo cáo của Sở GTVT, thì Sở đã chỉ đạo Ban QLDA, nhà thầu thi công làm việc với địa phương, đơn vị chủ quản tuyến đường và cam kết sau khi thi công hoàn thành tuyến đường giao thông nối đường N5 Khu kinh tế Đông Nam đến Hoà Sơn, Đô Lương sẽ hoàn trả lại các tuyến đường đảm bảo như hiện trạng ban đầu.

Cụ thể, tại địa bàn huyện Đô Lương sẽ hoàn trả hiện trạng như ban đầu sau khi kết thúc dự án đối với tuyến đường Quang Sơn – Nhân Sơn có chiều dài 1,3km, đường nội đồng có chiều dài 0,,9 km (đoạn từ đường Khuôn – Đại đến đường N5- Nam Cấm – Đô Lương – Tân Kỳ).

113. Cư tri xã Quynh Bá, huyện Quynh Lưu kiến nghi việc đền bù đất và hoa màu cho người dân để thi công dự án mở rộng QL48 đoan qua xã Quynh Bá chưa thỏa đáng.

Trả lời:Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL48B (đoạn qua xã Quỳnh Bá) là dự án

được đầu tư theo hợp đồng BOT do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 đầu tư.

Hiện nay dự án đang trong quá trình thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Quỳnh Lưu đang tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các kiến nghị của nhân dân có liên quan đến công tác đền bù GPMB của dự án.

105

OEM, 11/08/16,
Đang gq
Page 106: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

114. Cư tri thành phố Vinh lo ngại nhân dân một số xã lân cân khu vực sân bay Vinh có nguy cơ bi ảnh hưởng bởi phóng xạ khi sân bay được mở rộng. Cư tri đề nghi tỉnh kiểm tra, xư lý.

Trả lời:Mở rộng sân bay Vinh là chủ trương lớn của Chính phủ cũng như của tỉnh

Nghệ An nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Hiện tại, tại cảng hàng không Vinh chỉ có 1 thiết bị là máy soi chiếu an ninh hàng không có sử dụng tia phóng xạ (tia X). Tuy nhiên, thiết bị này đã được kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật theo quy định, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Vì vậy, vấn đề cử tri nêu “lo ngại nhân dân một số xã lân cận khu vực sân bay Vinh có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi phóng xạ khi sân bay Vinh được mở rộng” là chưa có đầy đủ cơ sở.

115. Cư tri huyện Ky Sơn đề nghi tỉnh quan tâm tổ chức tập huấn điều khiển phương tiện giao thông đường thủy cho bà con nhân dân xã Mỹ Lý và cấp chứng chỉ lái đò để hoạt động.

Trả lời:Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, hàng năm, Sở Giao thông vận

tải đã có văn bản đề nghị các huyện, thành, thị lập danh sách gửi về Sở để Sở phối hợp với Trường cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đến nay, đã tổ chức đào tạo và cấp 1.761 chứng chỉ.

Thời gian tới, Sở Giao thông vận tải sẽ làm việc với UBND huyện Kỳ Sơn để thông báo đến các xã trên địa bàn huyện lập danh sách, đăng ký Trường cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức mở lớp đào tạo, cấp chứng chỉ.

116. Cư tri thành phố Vinh phản ánh tình trạng dự án xây dựng bến xe phía Bắc thành phố Vinh đang được bỏ trống. Cư tri đề nghi tỉnh chỉ đạo sớm đưa vào khai thác.

Trả lời:Dự án đầu tư xây dựng bến xe Bắc Vinh do Công ty cổ phần bến xe Nghệ

An làm chủ đầu tư. Đến nay đã hoàn thành công tác san lấp mặt bằng và xây dựng tường rào, hiện đang lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục xây dựng nhà điều hành tổng hợp và trạm biến áp 250 KVA-22/0,4 KV.

Nguyên nhân chậm của dự án là do trong thời gian qua, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện thoái phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần bến xe Nghệ An, do đó đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải tổ chức làm việc với Công ty cổ phần bến xe Nghệ An để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự

106

OEM, 11/08/16,
Đang gq
OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 107: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

án, theo tiến độ cam kết thì dự kiến Quý III/2017 sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng.

117. Cư tri huyện Quynh Lưu có phản ánh việc yêu cầu người dân cung cấp hồ sơ gốc để thực hiện thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A theo Quyết đinh số 147/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh là chưa hợp lý, vì người dân đã nhận chuyển nhượng đất từ rất lâu nên hồ sơ gốc không đầy đủ.

Trả lời: Dự án nâng cấp, mở rộng QL1A là dự án trọng điểm của quốc gia đi qua

địa phận nhiều tỉnh, trong đó có đi qua huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo báo cáo của UBND huyện Quỳnh Lưu thì trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Quốc Lộ 1A, UBND huyện cứ không yêu cầu người dân cung cấp hồ sơ gốc để thực hiện bồi thường GPMB. Tuy nhiên hiện nay, UBND huyện đang thực hiện việc hỗ trợ theo Thông báo 147/TB.UBND ngày 3/4/2014 của UBND tỉnh Nghệ An.

Tại trang 2, khoản 1.6 điểm 1 mục II của Thông báo 147/TB ngày 03/4/2014 của UBND tỉnh Nghệ An có nêu “Đối với các trường hợp UBND huyện Quỳnh Lưu đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Giang nằm trong hành lang đã được giải phóng mặt bằng tại dự án PMU1 (cấp sai quy định): Đồng ý với đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1036/STNMT-QLĐĐ ngày 28/3/2014; giao UBND huyện Quỳnh Lưu tổ chức thu hồi để cấp lại giấy chứng nhận QSD đất đúng quy định; tuyên truyền vận động các hộ dân không cản trở thi công, nếu các hộ dân không chấp hành thì lên phương án bảo vệ thi công. Sau khi bàn giao mặt bằng, kiểm tra nếu có Quyết định đầy đủ, có hóa đơn, chứng từ các hộ dân nộp tiền mua đất trước đây, thì hoàn trả lại cho các hộ dân số tiền đã nộp tương ứng với phần diện tích đất nói trên và tiền lãi suất tính từ thời điểm nộp tiền” . Như vậy, theo nội dung của Thông báo này UBND huyện đang xem xét các trường hợp đủ điều kiện để trình cơ quan chức năng tính toán phần tiền và lãi suất để hoàn trả cho các hộ dân. Ngoài ra, đối với các hộ dân mất giấy tờ và không nằm trong quy định của Thông báo 147/TB-UBND thì UBND huyện đang tổng hợp để trình UBND tỉnh xin ý kiến

118. Cư tri huyện Con Cuông đề nghi nghiên cứu xây dựng đường liên xã từ Trung Thành, xã Yên Khê đi Tung Coong, xã Chi Khê.

Trả lời:Tuyến đường liên xã nối từ Trung Thành, xã Yên Khê đi bản Tung

Coong, xã Chi Khê có tổng chiều dài 7km, trong đó có 2 km đoạn cuối tuyến đi qua 3 bản Liên Đình, Trung Đình, Nam Đình, xã Chi Khê đã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của chương trình 135 lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, 5km còn lại là đường đất, hiện nay do ngân

107

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/Sẽ xem xét gq
OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
Page 108: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

sách tỉnh đang khó khăn nên trong thời gian tới, tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở ngành quan tâm kêu gọi, thu hút nguồn vốn để sớm đầu tư xây dựng tuyến đường.

119. Cư tri xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn đề nghi các cấp chính quyền quan tâm mở đường giao thông cho các bản vùng sâu thuộc cụm bản Cao Vều.

Trả lời:Hiện nay do nguồn ngân sách tỉnh còn rất khó khăn, UBND tỉnh ghi nhận

kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tích cực tìm kiếm, huy động nguồn lực để sớm xây dựng triển khai đường giao thông cho các bản vùng sâu thuộc cụm bản Cao Vều.

120. Cư tri huyện Diễn Châu đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo hoàn thành sớm cầu Diễn Hoa.

Trả lời:Hạng mục cầu Diễn Hoa thuộc dự án nạo vét Sông Bùng do Sở Nông

nghiệp và phát triển nông thôn làm Chủ đầu tư. Hiện nay, cầu đã thi công xong kết cấu phần dưới, mặt cầu bê tông, lan can và khe co giãn, tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết 11 ngày 24/02/2011 và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hiện nay dự án đã bị tạm dừng thi công. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở NN&PTNT tích cực làm việc với các cấp, các ngành có liên quan để thu hút nguồn vốn, sớm hoàn thành công trình để đưa vào khai thác sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

121. Cư tri thi xã Thái Hòa phản ánh tình trạng cầu Hiếu tại thi xã Thái Hòa đã xuống cấp, hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn cho các xe có tải trong lớn khi lưu thông trên cầu; đồng thời trên mặt cầu có nhiều chỗ lồi lõm thường xuyên gây tai nạn. Đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan sớm đầu tư, nâng cấp sưa chữa để đảm bảo an toàn cho nhân dân khi lưu thông trên cầu.

Trả lời:Cầu Hiếu thuộc Quốc lộ 48 do Sở Giao thông vận tải quản lý, khai thác.

Thời gian qua, trong quá trình khai thác sử dụng khe co giãn cầu Hiếu bị hư hỏng, hiện nay Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo đơn vị quản lý thay thế toàn bộ, mặt cầu đã được thi công lớp bê tông nhựa mới, đảm bảo êm thuận, an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông trên cầu.

122. Cư tri huyện Quynh Lưu, huyện Anh Sơn phản ánh tình trạng xe quá khổ, quá tải tiếp tục diễn ra làm hư hỏng đường giao thông nông thôn, đường Quốc lộ đi qua đia bàn (xã Quynh Thắng, Quynh Tam, Tân Thắng của huyện Quynh Lưu; xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn). Cư tri thành phố Vinh phản ánh nhiều tuyến đường chưa được gắn biển quy đinh tải trong và biển cấm, nên lực lượng chức năng gặp khó khăn trong xư lý. Đề nghi các ngành chức năng kiểm tra giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

108

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đã giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/sẽ xem xét
Page 109: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trả lời:* Đối với các Quốc lộ và đường giao thông nông thôn qua địa bàn xã

Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn:Xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn có Quốc lộ 7 đi qua với chiều dài khoảng

4km và 45 km đường giao thông nông thôn (đường huyện và đường xã). Thực trạng các tuyến đường:

- Quốc lộ 7 có mặt đường nhựa êm thuận, ít bị hư hỏng, các phương tiện đang lưu thông tốt;

- Các tuyến đường huyện, xã: Một số tuyến đường là đường đất đồi kết hợp sỏi suối, có một số tuyến bị hư hỏng, xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại, sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã. Nguyên nhân là do: Các tuyến đường được đầu tư xây dựng đã lâu, thiếu kinh phí thực hiện công tác duy tu, sửa chữa; hoạt động của các phương tiện chở quá khổ, quá tải (xe chở nguyên liệu mía, chở vật liệu xây dựng,...).

Như vậy, nội dung phản ánh của cử tri huyện Anh Sơn về thực trạng xe quá khổ, quá tải hoạt động trên các tuyến đường địa phương (đường huyện, đường xã) làm hư hỏng, xuống cấp một số đoạn tuyến thuộc địa bàn xã Đỉnh Sơn là có cơ sở.

Để khắc phục tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa quá tải và đảm bảo an toàn giao thông, chất lượng của các tuyến đường trên, thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ UBND huyện Anh Sơn bố trí kinh phí sửa chữa những vị trí bị hư hỏng nặng gây mất an toàn giao thông; Tổ chức cắm biển báo “hạn chế tải trọng” tuyến đường theo quy định; Chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở phối hợp với UBND huyện thực hiện kiểm tra, xử lý các phương tiện quá khổ, quá tải trên địa bàn huyện.

* Đối với Quốc lộ và đường giao thông nông thôn đi qua địa bàn xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Tam, Tân Thắng của huyện Quỳnh Lưu

Trả lời: Trong thời gian qua, để ngăn chặn tình trạng xe quá tải hoạt động trên các

đoạn tuyến này, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xử lý các xe vi phạm. Kết quả từ đầu năm 2016 đến nay, Thanh tra Sở đã xử lý 15 trường hợp phương tiện chở vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 46.000.000 đồng; Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát giao thông thuộc Công an huyện Quỳnh Lưu thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên các tuyến đường này, lập biên bản VPHC 12 trường hợp vi phạm chở hàng quá tải.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Thanh tra Sở sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe trên các đoạn tuyến này, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo UBND huyện Quỳnh Lưu huy động nguồn lực để sửa chữa những vị trí bị hư hỏng nặng gây mất an toàn giao thông; Tổ chức cắm biển báo “hạn chế tải trọng” tuyến đường theo quy định; Tổ chức ký cam kết yêu cầu các Đơn vị kinh doanh cung ứng nguyên,

109

Page 110: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

vật liệu, nhà máy sản xuất trên địa bàn huyện về việc bốc, xếp hàng hóa đúng với quy định; các doanh nghiệp vận tải không chở hàng quá khổ, quá tải, không cơi nới kích thước thành thùng xe, không chở hàng gây rơi vãi...

* Cử tri thành phố Vinh phản ánh nhiều tuyến đường chưa được gắn biển quy định tải trọng và biển cấm, nên lực lượng chức năng gặp khó khăn trong xử lý.

Trả lời:Hiện nay, các tuyến đường đã được gắn biển cấm và biển chỉ dẫn kèm

theo là những tuyến đường bao xung quanh dẫn vào thành phố và những tuyến đường chính trọng điểm của thành phố, các phương tiện tham gia giao thông khi muốn vào thành phố đều phải đi qua những tuyến đường này. Tuy nhiên hiện nay, một số bộ biển báo (cột và biển) trên một số tuyến phố đã bị mất mát, hư hỏng do bị xe ô tô đâm gãy hoặc người dân tự ý tháo dỡ như đường Lê Lợi, đường Võ Nguyên Hiến,.. Một số tuyến đường trong nội đô hiện nay chưa được gắn biển cấm hạn chế lưu thông như: đường Mạc Đĩnh Chi, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Tuấn Thiện,.. đều là những tuyến đường nhỏ, nằm trong phạm vi các tuyến đường bao xung quanh dẫn vào thành phố và những tuyến phố chính trọng điểm của thành phố, việc gắn biển cấm hạn chế trên những tuyến đường này là không cần thiết. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND thành phố Vinh sớm lắp lại các biển báo cấm đã bị mất, hư hỏng trên một số tuyến đường; đồng thời rà soát bổ sung các tuyến đường quan trọng để bố trí biển cấm .

123. Cư tri huyện Ky Sơn đề nghi UBND tỉnh quan tâm, hỗ trợ đầu tư nâng cấp, sưa chữa đường liên bản trên đia bàn huyện (tuyến đường Bản Na – Noong Ó, Huồi Ức 2 – Huồi Ức 1 của xã Hữu Lập; bản Kim Đa – bản Phiêng Hòm, Phà Coóng, bản Huồi Nhức – bản Kẻo Lực của xã Phà Đánh).

Trả lời:Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2016 -

2020 đã đưa các tuyến đường trên vào danh mục đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các tuyến đường này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn trong điều kiện nguồn lực lại khó khăn. Vì vậy, để nâng cấp các tuyến đường trên cũng cần phải theo lộ trình đầu tư, ưu tiên các công trình cấp bách, quan trọng và trên cơ sở nguồn vốn hàng năm được tỉnh và Trung ương phân bổ.

124. Cư tri thi xã Cưa Lò kiến nghi UBND tỉnh lắp đặt, hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường Quốc lộ 46 xuống cảng Cưa Lò; lắp đặt các biển báo hạn chế tốc độ, xư lý nghiêm các phương tiện ô tô chở hàng hóa đến khu vực cảng gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời:* Hệ thống điện chiếu sáng tại tuyến Quốc lộ 46 xuống cảng Cửa Lò:

110

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/sẽ xem xét
Page 111: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hệ thống điện chiếu sáng tại tuyến Quốc lộ 46 đến cảng Cửa Lò, do UBND thị xã Cửa Lò quản lý, khai thác. Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống điện chiếu sáng trên Quốc lộ 46 đoạn từ qua thị xã Cửa Lò đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quyết định số 4391/QĐ-UBND.CN ngày 20/10/2011 với tổng mức đầu tư là 14,874 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công từ Quý 2/2013, tuy nhiên, hiện nay do nguồn vốn dự án khó khăn (mới được bố trí 960 triệu, đạt 4,6% tổng mức đầu tư) nên hiện nay dự án đang tạm dừng thi công. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở ngành liên quan tiếp tục thu hút nguồn vốn để sớm triển khai thi công.

* Lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ trên tuyến Quốc lộ 46:Việc quản lý, khai thác tuyến Quốc lộ 46 do Cục Quản lý đường bộ 2 thực

hiện, Theo báo Năm 2014, dự án thay thế, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống biển báo hiệu đường bộ và sơn phân làn đoạn Km0+00 – Km82+00 QL46 do Cục Quản lý đường bộ 2 làm chủ đầu tư được hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Năm 2015 và quý 1/2016, Cục Quản lý đường bộ 2 tiếp tục thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ trên tuyến trong đó có công tác sửa chữa biển báo hiệu đường bộ. Vì vậy, hiện nay hệ thống biển báo giao thông trên Quốc lộ 46 đã cơ bản đầy đủ theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ GTVT.

Thời gian tới, Cục Quản lý đường bộ 2 sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo trì trên tuyến, kịp thời sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường cũng như hệ thống biển báo giao thông theo kế hoạch sửa chữa thường xuyên, định kỳ và sửa chữa đột xuất.

125. Cư tri xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc đề nghi tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp tuyến đường quốc phòng (từ đền Cuông đi xã Nghi Tiến) hiện nay đã xuống cấp nghiêm trong.

Trả lời:Trong điều kiện ngân sách tỉnh hiện còn hạn hẹp, nên việc đầu tư nâng

cấp tuyến đường từ nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn nay rất khó khăn. Thời gian qua, để đảm bảo giao thông trên tuyến được thuận lợi, an toàn, hàng năm UBND huyện Nghi Lộc đã bố trí kinh phí sửa chữa và khắc phục các hư hỏng, kè mái bằng bê tông những đoạn bị sóng làm sạt lở sâu vào nền đường, vá ổ gà, ổ trâu, nạo vét rãnh thoát nước. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thời gian tới, UBND tỉnh, UBND huyện Nghi Lộc sẽ quan tâm để thu hút các nguồn vốn để duy tu, sửa chữa cũng như để đầu tư nâng cấp đoạn tuyến trên.

126. Cư tri huyện Quế Phong đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo ngành giao thông vận tải kiểm tra, xư lý điểm ngập nước trên đường Quốc lộ 48 đoạn qua nhà ông Sầm Văn Thi (bản Hiệp An, xã Thông Thụ), gây nguy hiểm cho người và các phương tiện tham gia giao thông.

Trả lời:

111

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
Page 112: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Theo báo cáo Sở GTVT, nguyên nhân đoạn qua nhà ông Sầm Văn Thị ngập nước cục bộ, ảnh hưởng đến an toàn giao thông là do chưa có hệ thống rãnh dọc thoát nước. Hiện nay, vị trí này đã được thiết kế rãnh dọc và cống thoát nước ngang thuộc dự án nâng cấp, sửa chữa rãnh trên các tuyến Quốc lộ do Sở GTVT làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ triển khai thi công trong quý 1/2017.

127. Cư tri xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn phản ánh dự án cầu treo Đò Rồng thi công từ năm 2010, đường hai đầu cầu 500m chưa hoàn thành nhưng năm 2012 đã được thông cầu và đưa vào sư dụng từ đó đến nay. Tuy nhiên, cầu không được duy tu bảo dưỡng, đường hai đầu cầu (500m) thi công dang dở, vật liệu ngổn ngang, có ta luy âm sâu 15-20m nhưng không có lan can. coc an toàn, mặt đường bi nước xói mòn xuống cấp nghiêm trong. Đề nghi tỉnh bố trí kinh phí khắc phục xư lý.

Trả lời:Dự án đầu tư xây dựng cầu treo Đò Rồng, huyện Anh Sơn do Sở Giao

thông vận tải làm chủ đầu tư đã hoàn thành phần cầu chính và bàn giao cho UBND huyện Anh Sơn tiếp nhận quản lý và duy tu sửa chữa từ ngày 28/1/2013, (theo chủ trương cho phép bàn giao hạng mục cầu chính tại Văn bản số 29/QĐ.UBND-CN ngày 02/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ An). Việc hoàn thành phần cầu chính, đưa vào khai thác sử dụng đã xóa bỏ bến đò ngang, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tại thời điểm bàn giao hạng mục cầu chính đơn vị thi công đã thi công xong toàn bộ phần nền mặt đường và hệ thống tường hộ lan phía xã Tường Sơn, riêng đường đầu cầu phía xã Hùng Sơn đơn vị thi công xong phần nền đường K98, 30m móng mặt đường BTXM và 60m hộ lan cứng hai bên (phần sau mố cầu). Hiện cầu và đường hai đầu cầu vẫn đáp ứng được nhu cầu lưu thông, không có việc vật liệu đổ ngổn ngang và mặt đường bị xói như cử tri đã nêu.

Ngày 24/10/2016, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 8067/UBND-CN về việc thực hiện dự án cầu treo Đò Rồng, trong đó cho phép dừng thực hiện dự án, bàn giao hiện trạng cho đơn vị quản lý. Vì vậy, thời gian tới đề nghị UBND huyện Anh Sơn, UBND xã Hùng Sơn chủ động thực hiện các công tác duy tu, bảo dưỡng công trình theo quy định, để đảm bảo người và phương tiện lưu thông qua cầu êm thuận và an toàn.

128. Cư tri huyện Quy Châu phản ánh các tuyến đường đi Tiến – Thuận, Hội – Nga – Hạnh – Hội bi hư hỏng xuống cấp nghiêm trong. Đề nghi đầu tư để sưa chữa. Tuyến đường vành đai qua xã Châu Hội mới đưa vào sư dụng đã xuống cấp, đề nghi cần tăng cường công tác giám sát công trình để đảm bảo chất lượng.

Trả lời:- Tuyến đường đi Tiến – Thuận:

112

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 113: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Là tuyến đường huyện do UBND huyện Quỳ Châu quản lý, khai thác có chiều dài 12km, do tuyến đường được đầu tư xây dựng đã lâu, công tác quản lý, bảo trì trên tuyến còn hạn chế nên tuyến đường đã bị hư hỏng, xuống cấp mặc dù hàng năm, UBND huyện tổ chức các đợt ra quân thực hiện công tác phát quang tuyến, khơi thông rãnh dọc để đảm bảo giao thông và bảo vệ công trình.

Năm 2015, tuyến đường đã được bố trí kinh phí từ Quỹ Bảo trì đường bộ Nghệ An để thực hiện duy tu, sửa chữa 1,5km. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo trì còn hạn hẹp nên việc duy tu, sửa chữa chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hiện nay, Hội đồng Quỹ BTĐB Nghệ An đang kiểm tra xem xét đề nghị của UBND huyện Quỳ Châu để đưa tuyến đường vào danh mục công trình sửa chữa trong năm 2017 bằng nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ.

- Tuyến đường Hội – Nga:Là tuyến đường huyện do UBND huyện Quỳ Châu quản lý, khai thác.

Đây là đường từ Quốc lộ 48 đi vào xã Châu Hội và Châu Nga, dài 16km. Do tuyến đường được đầu tư xây dựng đã lâu, công tác quản lý, bảo trì trên tuyến còn hạn chế nên tuyến đường đã bị hư hỏng, xuống cấp.

Hiện nay, các vị trí hư hỏng nghiêm trọng trên tuyến đang được sửa chữa từ nguồn vốn Quỹ Bảo trì đường bộ năm 2016 do UBND huyện Quỳ Châu làm chủ đầu tư.

- Tuyến đường vành đai qua xã Châu Hội mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp, đề nghị cần tăng cường công tác giám sát công trình để đảm bảo chất lượng

+ Tuyến đường từ xã Châu Hạnh đi xã Châu Hội mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp: Dự án đầu tư xây dựng đường từ xã Châu Hạnh đi xã Châu Hội do UBND huyện Quỳ Châu làm chủ đầu tư, dự án được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2013. Theo báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu thì từ khi cắm biển hạn chế tải trọng qua cầu treo Châu Hội, toàn bộ phương tiện vận chuyển mía, keo,... từ 2 xã Châu Hội và Châu Nga ra Quốc lộ 48 chuyển sang lưu thông quá tuyến đường này, do đó một số đoạn tuyến đã bị hư hỏng, xuống cấp, sụt lún mặt đường. Mặt khác, do nguồn ngân sách của huyện eo hẹp nên hiện tại chưa cân đối được kinh phí để bố trí cho công tác duy tu, sửa chữa tuyến đường. Thời gian tới, UBND huyện Quỳ Châu sẽ làm việc với các cấp, các ngành có liên quan để thu hút nguồn vốn thực hiện công tác duy tu, sửa chữa tuyến đường.

* Về việc tăng cường công tác giám sát công trình để đảm bảo chất lượngThời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở GTVT (cơ quan chuyên ngành)

tăng cường kiểm tra, công tác quản lý chất lượng công trình giao thông.129. Cư tri xã Tân Phú, huyện Tân Ky đề nghi đẩy nhanh tiến độ dự

án làm đường giao thông vào vùng nguyên liệu sản xuất mía của Công ty TNHH một thành viên nông nghiệp Sông Con; có biện pháp kiểm tra, xư lý

113

Page 114: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

đối với các loại xe chở đá được khai thác từ xã Tân Hợp về gây hư hỏng đường giao thông.

Trả lời:Theo báo cáo của UBND huyện Tân Kỳ:- Về việc đẩy nhanh tiến độ dự án làm đường giao thông vào vùng nguyên

liệu sản xuất mía của Công ty TNHH một thành viên nông nghiệp Sông Con:Dự án được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết số 4022/QĐ-UBN-

ĐTXD, ngày 18/12/2012 với tổng mức đầu tư 32.346 triệu đồng. Dự án được khởi công xây dựng năm 2013, đến nay đã cơ bản hoàn thành nền đường và công trình trên tuyến. Tuy nhiên, do nguồn vốn của dự án khó khăn (đến nay mới bố trí được 4,44 tỷ đồng, đạt 13,7% giá trị tổng mức đầu tư) nên dự án đang tạm dừng thi công. Hiện chủ đầu tư đang tích cực làm việc với các cấp, các ngành có liên quan thu hút nguồn vốn để sớm tiếp tục thực hiện dự án.

- Về biện pháp kiểm tra, xử lý đối với các loại xe chở đá được khai thác từ xã Tân Hợp về gây hư hỏng đường giao thông:

Thời gian vừa qua, do sự tăng nhanh về lưu lượng và tải trọng của các phương tiện vận tải đã ảnh hưởng đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và làm hư hỏng, xuống cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn.

UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo Lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với Chính quyền địa phương tăng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động của các phương tiện chở quá khổ, quá tải; Tổ chức ký cam kết với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn không chở hàng quá tải, không xếp hàng vượt tải trọng cho phép theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.

130. Cư tri huyện Tân Ky đề nghi kiểm tra mương thoát nước trên tuyến đường 545 (nay là QL 48E) đoạn qua xóm Tân Xuân, xã Tân Phú thường xuyên ứ đong, gây ô nhiễm môi trường và khó khăn cho nhân dân đi lại.

Trả lời:Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, đoạn tuyến đi qua xóm Tân

Xuân, xã Tân Phú có mật độ dân cư hai bên tuyến đông nhưng hệ thống rãnh thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ; trong quá trình thi công đường ra lò ngói đã làm bồi lấp cống thoát nước qua đường tại Km145+080, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. Hiện nay, Sở GTVT đang lập hồ sơ sửa chữa nền, mặt đường đoạn Km141+800 – Km147+00, Quốc lộ 48E đi qua xóm Tân Xuân và sẽ đề xuất xây dựng đồng bộ rãnh thoát nước đoạn tuyến này để đảm bảo thoát nước.

114

OEM, 11/07/16,
Đã giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
Page 115: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

131. Cư tri huyện Tân Ky đề nghi kiểm tra chất lượng của dự án tuyến đường từ xóm Vật Tư đi Diễn Vạn, qua xã Giai Xuân dù mới hoàn thành nhưng đã xuống cấp.

Trả lời:Đường từ xóm Vật tư đi Diễm Vạn, qua xã Giai Xuân thuộc dự án đầu tư

xây dựng đường giao thông liên xã Giai Xuân đi Tân Phú, do UBND huyện Tân Kỳ làm chủ đầu tư. Dự án được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 4006/QĐ-UBND-CN, ngày 15/9/2008; khởi công xây dựng vào tháng 3/2010 và hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 7/2014. Dự án được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị kiểm định chất lượng thực hiện công tác kiểm định chất lượng từng hạng mục công trình.

Trong quá trình khai thác sử dụng, do hoạt động của các phương tiện quá khổ, quá tải nên một số vị trí trên tuyến đã xuất hiện hư hỏng, sụt lún. Để đảm bảo giao thông thuận lợi, năm 2015, UBND huyện Tân Kỳ đã chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa các hư hỏng trên tuyến. Hiện nay, UBND huyện đang tiếp tục chỉ đạo kiểm tra, rà soát các hư hỏng để có phương án khắc phục, sửa chữa đảm bảo giao thông cho nhân dân đi lại. Về phía tỉnh, thời gian tới sẽ chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng công trình.

132. Cư tri huyện Diễn Châu phản ánh nhiều tuyến đường giao thông xuống cấp hư hỏng như: tuyến đường liên xã Diễn Trường qua Diễn Yên. Đề nghi UBND tỉnh có chỉ đạo, hỗ trợ để thi công, sưa chữa.

Trả lời:Thực tế hiện nay, trên địa bàn huyện có một số tuyến đường đang xuống

cấp, hư hỏng, gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân như: Đường 205 qua xã Diễn Thọ, Diễn Đoài, Diễn Yên; đường liên xã Diễn Thọ đi Diễn Phú, đường liên xã Diễn Yên - Diễn Hải,… Nguyên nhân là do: Các tuyến đường được đầu tư xây dựng đã lâu, chưa được duy tu sửa chữa do kinh phí khó khăn; hoạt động của xe chở quá khổ, quá tải,...

Trong thời gian qua, nhiều tuyến đường đã được đầu tư xây dựng nhưng do nguồn vốn khó khăn nên một số dự án đến nay vẫn chưa hoàn thành và bị tạm dừng, đình hoãn.

Để đảm bảo giao thông đi lại, UBND huyện Diễn Châu và UBND các xã, đã nỗ lực huy động các nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và Quỹ bảo trì đường bộ để thực hiện duy tu, sửa chữa một số tuyến đường như: Đường Kim - Vạn - Hồng; đường 205 đoạn qua xã Diễn Quảng, Diễn Yên; đường liên xã Diễn Lộc - Diễn An,... Tuy nhiên, do nguồn kinh phí quá hạn hẹp, nên công tác duy tu, sửa chữa chưa đáp ứng được yêu cầu và mới ưu tiên sửa chữa các tuyến đường quan trọng, ách yếu.

Trong thời gian tới, Tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở ngành liên quan, UBND huyện Diễn Châu tích cực thu hút các nguồn vốn thực hiện công tác duy tu, sửa chữa các tuyến đường và đầu tư hoàn thành các công trình đang dở dang.

115

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đã giải quyết
Page 116: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

133. Cư tri huyện Diễn Châu phản ánh đường đi qua khu vực cầu Công, xóm 1, xã Diễn Thắng hiện nay đang ách tắc gây ngập úng. Đề nghi có biện pháp tháo gỡ để thoát nước trong mùa mưa.

Trả lời:Việc gây ách tắc ngập úng tại khu vực cầu Công, xóm 1, xã Diễn Thắng là

do đang triển khai dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, trong đó có Kênh N2, qua xóm 1 (thuộc Công ty Thủy lợi Bắc Nghệ An quản lý). UBND huyện Diễn Châu đã đề xuất Sở Nông nghiệp xem xét, bổ sung nâng cấp cống chui tại vị trí này vào dự án nhưng chưa được chấp thuận.

Về vấn đề này, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở NN&PTNT và Công ty Thủy lợi Bắc Nghệ An xem xét bổ sung xử lý chống ngập vào dự án trên .

134. Cư tri thành phố Vinh phản ánh vấn đề trật tự an toàn giao thông trong thành phố ngày càng trở nên phức tạp, số lượng xe ô tô hộ gia đình tăng nhanh, việc dừng đậu xe ô tô qua đêm trên các tuyến đường gây ách tắc giao thông, chưa có chế tài cụ thể, nếu hỏa hoạn trong cộng đồng dân cư xảy ra, xe cứu hỏa vào thực hiện nhiệm vụ khó khăn. Đề nghi chính quyền các cấp quan tâm có biện pháp tích cực để giải quyết.

Trả lời:Thành phố Vinh là đô thị loại 1, trực thuộc tỉnh Nghệ An, là trung tâm

chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, do đó thu hút rất nhiều phương tiện tham gia giao thông về với Thành phố. Tính đến nay, thành phố Vinh có hơn 73.000 xe ô tô, 1,3 triệu xe mô tô và nhiều phương tiện khác. Những năm gần đây phương tiện trên địa bàn Thành phố tăng rất nhanh kể cả số lượng và chủng loại, riêng xe ô tô trung bình mỗi năm đăng ký mới khoảng 9.200 chiếc. Ngoài phương tiện cá nhân, trên địa bàn thành phố còn có nhiều hãng xe phục vụ công cộng, có 05 hãng taxi (Mai Linh, Vạn Xuân, Sông Lam, Mê Kông và taxi Vinh) và 06 hãng xe buýt (Đông Bắc, Ngọc Ánh, Hà Tĩnh, Thạch Thành, Phương Thảo, Sự Chuyên) đang hoạt động.

Nhằm mục đích xây dựng đô thị Thành phố văn minh, hiện đại, ngày 19/01/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 265/QĐ.UBND-CN về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng hệ thống nút giao thông cầu vượt, bãi đỗ xe và công trình vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố. Theo quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030, thành phố Vinh sẽ xây dựng 4 bãi đỗ xe tải ở 4 phía Bắc, Nam, Tây, Đông, 11 bãi đỗ xe khách và xe con; 19 bãi đỗ xe tại địa bàn 19 phường. Ngoài ra, thành phố cũng đã kẻ vạch sơn quy định chỗ dừng, đỗ xe hai bên phần đường gồm 09 tuyến đường; mở rộng lòng đường vào một phần vỉa hè hoặc kẻ vạch sơn quy định chỗ dừng xe ở các đoạn đường tại khu vực công cộng. Tuy nhiên, đến nay, các bãi đỗ xe vẫn chưa thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, nguyên nhân chủ yếu là chưa có nguồn kinh phí để triển khai thực hiện và việc xây dựng các bến xe, bãi đỗ xe đang gặp khó khăn

116

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
Page 117: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Để tránh việc dừng, đậu xe lộn xộn trên lòng đường, vỉa hè, thời gian tới UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo UBND thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

- Tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị: Tăng cường phối hợp với các báo, đài, cơ quan, đơn vị, trường học, chính quyền địa phương, các tổ dân phố tuyên truyền dưới mọi hình thức về pháp luật giao thông đường bộ làm chuyển biến tích cực, nhận thức đến các hộ dân biết được việc dừng, đỗ xe trên lòng đường sai quy định có nguy cơ tiềm ẩn về ùn tắc giao thông, phòng chống cháy nỗ, phòng cháy chữa cháy,...

- Khảo sát, trình UBND tỉnh về diện tích đất quy hoạch, huy động nguồn lực để triển khai xây dựng các bãi đậu xe theo quy hoạch được duyệt, k ẻ vạch quy định sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi đậu xe ô tô, xe mô tô, xe máy theo tuyến đảm bảo trật tự theo quy định.

- Tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng tuần tra xây dựng kế hoạch bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông khép kín địa bàn, gắn tuần tra tuyến với kiểm tra xử lý vi phạm các tuyến, các giao lộ trọng điểm với thời gian cao điểm, đặc biệt chú ý những tuyến đường nhỏ nhưng nhiều phương tiện dừng, đỗ xe qua đêm làm ách tắc giao thông. Tập trung xử lý các vi phạm như: Xe ô tô dừng, đỗ sai quy định trên các tuyến giao thông, xe khách dừng đậu đón trả khách; xe tắc xi dừng tùy tiện; xe ô tô đi vào đường cấm.

135. Cư tri các khối: Tân Thành, Trung Hòa 1, Trung Hòa 2, Tân Vinh, Tân Quang, Trung Mỹ thuộc phường Lê Mao, thành phố Vinh kiến nghi việc thí điểm đường một chiều đường Đinh Công Tráng và đường Ngư Hải làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại, đồng thời làm quá tải các tuyến đường nội phường hiện đã xuống cấp và gây ách tắc các tuyến đường ngang trong giờ cao điểm. Đề nghi UBND tỉnh nghiên cứu điều chỉnh.

Trả lời: Trong những năm gần đây lượng phương tiện tại thành phố Vinh tăng rất

nhanh kể cả số lượng và chủng loại, một số tuyến đường đã xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến, điển hình như tuyến đường Đinh Công Tráng, Kim Đồng, Lê Hồng Phong, các nút giao thông chính và một số khu vực đi qua chợ, trung tâm thương mại..., trong đó tuyến đường Đinh Công Tráng và Ngư Hải là các tuyến đường chính từ trung tâm thành phố kết nối với đường Quang Trung, có nhiều trường học nằm tiếp giáp, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là giờ đưa, đón học sinh, lúc trời mưa. Bên cạnh đó, đây là hai tuyến đường có nhiều hoạt động kinh doanh lấn chiếm vỉa hè để hàng hóa, xe đạp, xe máy, mô tô, ô tô dừng đỗ tùy tiện cũng là nguyên nhân làm ùn tắc giao thông thường xuyên, không chỉ vào giờ cao điểm, thành phố Vinh đã sử dụng nhiều giải pháp mà không giải quyết được.

117

OEM, 11/08/16,
Đã được tt
Page 118: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Theo báo cáo của UBND thành phố Vinh từ khi thực hiện thí điểm đường một chiều trên 02 tuyến phố Đinh Công Tráng, Ngư Hải từ tình hình giao thông trên 02 tuyến phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã làm giảm ùn tắc giao thông trên tuyến rõ rệt, không còn tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, tạo nhiều thuận lợi trong việc đi lại cho nhân dân, được đa số nhân dân đồng tình hưởng ứng; Việc áp dụng đường một chiều đối với một số tuyến phố là một trong các giải pháp hiệu quả thường được áp dụng trên nhiều thành phố trong cả nước nhằm giảm ùn tắc giao thông trên chính các tuyến phố đó và điều hòa giao thông cho cả khu vực lân cận. Việc thí điểm đường một chiều trên 02 tuyến đường nêu trên là phù hợp, vì đây là 02 tuyến đường chạy song song, có nhiều đường ngang kết nối 02 tuyến đường này với nhau để người tham gia giao thông dễ dàng chuyển từ tuyến đường này sang tuyến đường kia. Ngoài ra, UBND phường Lê Mao đã thực hiện việc giải tỏa hành lang an toàn giao thông đối với các tuyến đường Đinh Công Tráng, Ngư Hải, giải tỏa cây xanh, cây cảnh của người dân đặt trên lòng, lề đường làm thu hẹp lòng đường của các tuyến đường ngang, do đó đến nay các tuyến đường ngang trong phạm vi giữa 02 tuyến đường Đinh Công Tráng, Ngư Hải đã trở lên thông thoáng hơn nhiều so với trước, phương tiện lưu thông được dễ dàng, mục tiêu giải quyết thông thoáng hành lang an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, điều hòa phân luồng phương tiện giao thông hợp lý và đảm bảo mỹ quan đô thị phục vụ cho lợi ích chung về lâu dài của mọi người dân thành phố được hiện thực hóa.

136. Cư tri huyện Thanh Chương đề nghi UBND tỉnh bố trí kinh phí tiếp tục triển khai tuyến đường 533 đoạn từ xã Thanh Thinh đi đường mòn Hồ Chí Minh để đảm bảo sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng.

Trả lời:Dự án Đường giao thông từ Tỉnh lộ 533 đi đường Hồ Chí Minh nối vào

xã Ngọc Lâm, tại xóm 1A xã Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương được phê duyệt tại Quyết định số 1723/QĐ.UBND-CN ngày 28/4/2010 và phê duyệt điều chỉnh với tổng mức đầu tư 29.065 triệu đồng. Tuyến đường dài 7,2 Km. Đến nay, đã hoàn thành phần nền đường và công trình trên tuyến, rải nhựa được khoảng 1Km.

Vốn đã cấp là 15.700 triệu đồng (đạt 54% so với tổng mức đầu tư), trong đó kế hoạch năm 2016 là 1.500 triệu đồng.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Thanh Chương đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho huyện tại Công văn số 1810/SKHĐT-TH ngày 09/9/2016 Thông báo kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 và kế hoạch 2017 nguồn cân đối ngân sách địa phương theo tiêu chí tính điểm (quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh V/v Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Nghệ An).

118

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/sẽ xem xet gq
Page 119: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Dự án hiện đang được bố trí trong nguồn vốn đầu tư công hàng năm. Vì vậy, trên cơ sở đề xuất của huyện Thanh Chương, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh tiếp tục bố trí vốn cho dự án Đường giao thông từ Tỉnh lộ 533 đi đường Hồ Chí Minh nối vào xã Ngọc Lâm, tại xóm 1A xã Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương trong kế hoạch đầu tư công năm 2017.

137. Cư tri xã Châu Bình, huyện Quy Châu kiến nghi việc dự án đường giao thông vào Túng Khàng đã có quyết đinh nhưng đến nay chưa triển khai thi công. Đề nghi các cấp chính quyền trả lời cho nhân dân được biết.

Trả lời:Đường giao thông vào Túng Khàng (tên trong Quyết định phê duyệt dự án

là Đường giao thông từ bản Bình đi bản Thung Khạng, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu) được UBND tỉnh đồng ý chủ trương tại Quyết định số 3478/QĐ.UBND-GT ngày 09/8/2013 và phê duyệt tại Quyết định số 5888/QĐ.UBND-GT ngày 30/10/2014 với tổng mức đầu tư 27.390 triệu đồng.

Nguồn vốn: Vận động nguồn vốn ODA - Dự án Cải thiện hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ; Ngân sách huyện phần đối ứng cho dự án; Huy động đóng góp của địa phương vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Dự án được phê duyệt từ năm 2014, tuy nhiên đến thời điểm này, do chưa vận động được nguồn vốn ODA nên dự án chưa có vốn để triển khai. Nên hiện nay, theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 106 của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/8/2014 thì việc xử lý các chương trình dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực nhưng chưa được bố trí vốn thì đối với chương trình, dự án chưa có trong kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải thực hiện việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định của Luật này (Quyết định phê duyệt dự án cũ không còn hiệu lực pháp lý).

Vì vậy do chưa huy động được nguồn vốn ODA nên dự án chưa triển khai thực hiện. Mặt khác Quyết định phê duyệt dự án cũng không còn hiệu lực. Quy trình đầu tư hiện nay thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.

XI. LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG138. Cư tri thi xã Hoàng Mai kiến nghi ưu tiên quy hoạch đia điểm

cho các doanh nghiệp vận tải than để di dời các bãi than trong khu dân cư doc sông Hoàng Mai (vì ảnh hưởng đến môi trường sống khu dân cư).

Trả lời:Ngày 27/6/2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3004/QĐ-UBND phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hoàng Mai đến năm 2030. Theo quy

119

OEM, 11/07/16,
Đã được giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 120: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

hoạch mới được phê duyệt có xác định khu vực quy hoạch cảng tổng hợp rộng 29,0 ha phía gần cửa Lạch Cờn và không còn các điểm cảng nhỏ lẻ dọc sông. Do đó, đối với các bãi than trong khu dân cư dọc sông Hoàng Mai sẽ phải di dời trong thời gian tới và sẽ đưa vào trong khu vực đã được quy hoạch.

139. Cư tri Thi trấn Nam Đàn kiến nghi tỉnh cần quan tâm quy hoạch mở rộng thi trấn Nam Đàn gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của huyện Nam Đàn.

Trả lời:Thực hiện Thông báo số 377/TB-UBND ngày 01/7/2016 về “Kết luận của

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường tại buổi làm việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại thông báo số 99/TB-TTg ngày 25/5/2016 về một số nội dung trọng tâm cần triển khai”. UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai tổ chức lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Đàn và một số khu chức năng đặc thù trên địa bàn huyện, trong đó có nội dung lập quy hoạch chung mở rộng thị trấn Nam Đàn. Hiện nay, UBND huyện Nam Đàn được UBND tỉnh giao làm Chủ đầu tư lập quy hoạch tại văn bản số 5899/UBND-CN ngày 15/8/2016 và đang tiến hành các bước triển khai lập quy hoạch. Dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2017.

140. Cư tri các thôn Tân Lập, Tân Trà xã Bồng khê (nằm trong quy hoạch dự án khu hành chính thi xã sinh thái Con Cuông) kiến nghi cần trả lời và làm rõ thời gian, tiến độ thực hiện quy hoạch trên đia bàn các thôn này. Trường hợp “Quy hoạch treo” thì cần nhanh chóng trả lại lại đất cho người dân sản xuất.

Trả lời:- Đối với các vùng đất sản xuất của nhân dân hai thôn Tân Lập, Tân Trà,

xã Bồng Khê nằm trong quy hoạch đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu trung tâm đô thị Con Cuông được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5346/QĐ.UBND-CN 01/12/2008 và đến ngày 18/6/2014 Tỉnh ủy Nghệ An có Thông báo số 1143-TB/TU về việc thông báo ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Con Cuông, trong đó có nội dung: "Đối với quy hoạch chi tiết Đô thị Con Cuông đã được tỉnh phê duyệt, đồng ý để huyện tiếp tục thực hiện làm cơ sở cho việc quản lý đô thị". Nhân dân được phép tiếp tục sản xuất bình thường đến khi nào nhà nước có Quyết định thu hồi đất và sẽ đền bù khi thu hồi đất theo đúng quy định hiện hành.

- Hiện nay, căn cứ Đề án xây dựng huyện Con Cuông thành thị xã theo hướng đô thị sinh thái đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4795/QĐ.UBND ngày 21/10/2015. UBND tỉnh đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị sinh thái Con Cuông đến năm 2040 tại Quyết định số 3447/QĐ-UBND ngày 15/7/2016. UBND huyện Con Cuông đang tích cực triển khai tổ chức lập đồ án quy hoạch. Sau khi quy hoạch chung được duyệt sẽ xác

120

OEM, 11/07/16,
Đã giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đã giải quyết
Page 121: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

định rõ lại chức năng của khu vực này. Đối với những quy hoạch chi tiết đã có không phù hợp với quy hoạch chung được phê duyệt sẽ được hủy bỏ.

141. Cư tri huyện Nghĩa Đàn, Quế Phong, Yên Thành, Đô Lương, Quynh Lưu đề nghi tỉnh có giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân hỗ trợ xây dựng mới, sưa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết đinh số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng. Thực tế hiện nay nhiều nhà ở đã xuống cấp nghiêm trong, một số hộ dân vay mượn tiền để xây nhà ở nhưng đến nay chưa có tiền trả nợ vì chưa được hỗ trợ kinh phí".

Trả lời:Hiện nay, Trung ương mới chỉ bố trí kinh phí để hỗ trợ nhà ở cho 1.018

đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí hỗ trợ là 34.793,1 triệu đồng

Số đối tượng còn lại (25.828 hộ), tại công văn số 901/BXD-QLN ngày 8/5/2014, Bộ Xây dựng (cơ quan chủ trì thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg) đã có chỉ đạo UBND các tỉnh:

"Rà soát số lượng đối tượng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở trong Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẩm tra và chỉ triển khai thực hiện hỗ trợ sau khi có chủ trương của Chính phủ".

Như vậy, ngoài 1.018 đối tượng đã được bố trí kinh phí, tất cả các đối tượng còn lại (UBND tỉnh đã phê duyệt trong Đề án và đã báo cáo Bộ Lao động TB&XH thẩm tra) chỉ được triển khai thực hiện hỗ trợ sau khi có chủ trương của Chính phủ.

Tuy nhiên, do điều kiện nhà ở xuống cấp trầm trọng không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão hoặc theo phong tục tập quán (năm hợp tuổi làm nhà) nên một số hộ gia đình mặc dù chưa được bố trí kinh phí nhưng đã tiến hành sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở. Quá trình tổ chức xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở các hộ trên thường nợ tiền mua nguyên vật liệu hoặc tiền thuê nhân công, sau khi hoàn thành cần có kinh phí để trả nợ.

Sau khi nhận được kiến nghị phản ánh thực trạng nêu trên, ngoài việc chỉ đạo các cơ quan chức năng trả lời, hướng dẫn cho các đối tượng, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng nhiều lần báo cáo và kiến nghị với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các bộ ngành TW sớm đề xuất với Chính phủ có chủ trương và cấp vốn kịp thời để giải ngân kinh phí cho các đối tượng đã xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Để giải quyết tình hình trên, ngày 27/12/2014, Bộ Xây dựng đã có công văn số 3440/BXD-QLN trong đó có nội dung như sau:

"Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có với cách mạng sẽ được thực hiện lâu dài, liên tục, với chủ trương không để một hộ gia đình người có công nào có

121

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 122: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

khó khăn về nhà ở phải ở nhà tạm, nhà hư hỏng nặng, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cho tới khi hoàn thành. Nhưng do số lượng người có công cần thực hiện hỗ trợ quá lớn, vượt quá dự kiến trong khi ngân sách Trung ương cũng đang phải cân đối để thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội khác nên trước mắt Chính phủ sẽ bố trí vốn để hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 80.000 hộ người có công với cách mạng trong năm 2014 và Quý 2 năm 2015(...) Đối với số lượng hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở còn lại 267.000 hộ, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ vào các năm tiếp theo, dự kiến sẽ hoàn thành việc hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng vào năm 2018."

Đến ngày 21/1/2016, Bộ Tài chính có công văn số 1047/BTC-NSNN về việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII trả lời Đoàn đại biểu Quốc hộ tỉnh Nghệ An, trong đó có nội dung trả lời:

“…Việc hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho các đối tượng này sẽ xử lý dần theo khả năng ngân sách, phù hợp với quy định của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển quản lý nhà ở xã hội.’’

142. Cư tri thành phố Vinh kiến nghi “đề nghi UBND tỉnh thu hồi các dự án đã hết thời hạn mà không triển khai thực hiện”

Trả lời:Hàng năm UBND tỉnh đều thành lập các đoàn kiểm tra các dự án đầu tư

chậm tiến độ, không triển khai. Năm 2016, UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các dự án chậm tiến độ, dự án không triển khai trên địa bàn tỉnh thành lập theo Quyết định số 1364/QĐ.UBND-ĐT ngày 01/4/2016 kiểm tra 70 dự án trên địa bàn tỉnh, quá trình kiểm tra bổ sung thêm 10 dự án, tổng cộng có 80 dự án. Riêng địa bàn thành phố Vinh kiểm tra 24 dự án, ngoài Đoàn liên ngành kiểm tra, ngày 27/10/2016 Lãnh đạo UBND tỉnh (Chủ tịch và Phó Chủ tịch phụ trách đầu tư) đã trực tiếp kiểm tra một số dự án. Hiện nay đã quyết định thu hồi 5 dự án, xém xét để có thể cho gia hạn (nếu không đủ điều kiện sẽ thu hồi) 12 dự án, xử lý khác 7 dự án. Quan điểm của UBND tỉnh là song song với công tác thu hút đầu tư, công tác quản lý về đầu tư cũng được tăng cường, hàng năm các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh cũng như các đoàn của các sở ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án cũng như ngăn ngừa các biệu hiện đầu cơ, ngâm đất, mua bán sang nhượng dự án bất hợp pháp, sớm phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

XII. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ143. Cư tri thành phố Vinh kiến nghi tỉnh có cơ chế hỗ trợ đầu tư

phát triển làng nghề nói chung và làng hoa cây cảnh tại xã Nghi Ân, thành

122

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 123: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

phố Vinh nói riêng (Làng nghề này đã được UBND tỉnh công nhận từ lâu nhưng đến nay chưa có cơ chế hỗ trợ đầu tư).

Trả lời:Đường làng nghề hoa, cây cảnh Kim Chi và Kim Phúc xã Nghi Ân, thành

phố Vinh đã được UBND tỉnh cho phép lập BCKTKT tại Quyết định số 4168/QĐ-UBND.ĐT ngày 18/9/2015. Trong những năm qua, UBND Thành phố và xã Nghi Ân tập trung nguồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Trường học, hệ thống thủy lợi, nhà văn hóa nên công trình Đường làng nghề hoa, cây cảnh Kim Chi và Kim Phúc xã Nghi Ân, thành phố Vinh vẫn chưa được đầu tư.

Hiện nay, UBND thành phố đã giao UBND xã Nghi Ân rà soát đưa công trình vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đồng thời cân đối nguồn vốn điều chỉnh tổng mức đầu tư để đảm bảo tính khả thi.

144. Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương kiến nghi tỉnh cần xem xét ưu tiên nguồn vốn để hỗ trợ xây dựng trụ sở làm việc cho các xã hiện nay chưa có trụ sở làm việc hoặc đã xuống cấp như xã Nam Tân (Nam Đàn); Bài Sơn, Ngoc Sơn, Nhân Sơn, Minh Sơn (Đô Lương); Đồng Văn (Thanh Chương).

Trả lời:Căn cứ Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày

28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 63/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. Từ năm 2016 sẽ phân bổ nguồn cân đối ngân sách địa phương (không bao gồm nguồn thu cấp quyền sử dụng đất) cho các huyện, thành, thị để các địa phương dự kiến phương án phân bổ đảm bảo đúng các nguyên tắc, tiêu chí theo quy định.

Trên cơ sở đề xuất của các huyện, hiện nay các xã Nam Tân (Nam Đàn), Bài Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn (Đô Lương), Bảo Nam, Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương xây dựng trụ sở xã, hiện các chủ đầu tư đang tiến hành các bước để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư để có thể khởi công trong năm 2017.

Đối với trụ sở các xã khác, đề nghị UBND các huyện căn cứ các quy định của pháp luật về đầu tư công, căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn trên cơ sở số dự kiến nguồn vốn trung hạn theo Quyết định số 63/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; tiến hành rà soát các dự án trên địa bàn huyện để sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư, đảm bảo đúng quy định

123

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/sẽ nc gq (Thiền)
HongHa, 11/07/16,
HỒ TUẤN, Đã được thông tin
Page 124: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

của Luật Đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ.

145. Cư tri huyện Ky Sơn kiến nghi tỉnh ưu tiên bố trí ngân sách để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho xã Mỹ Lý, trường Tiểu hoc 2 tại bản Xằng Trên, xã Mỹ Lý; nhà văn hóa cộng đồng cho bản Huồi Pún xã Mỹ Lý, bản Pà Ca xã Nậm Cắn; nâng cấp, sưa chữa nhà văn hóa cộng đồng của bản Xốp Tụ, Xiềng Tằm của xã Mỹ Lý. Cư tri huyện Ky Sơn cũng phản ánh chất lượng xây dựng một số cơ sở hạ tầng trên đia bàn huyện còn kém.

Trả lời:* Đối với đầu tư xây dựng các trường tiểu hoc:Theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách và đầu tư trên địa bàn tỉnh

Nghệ An, ngân sách nhà nước theo nguồn Luật ngân sách chủ yếu tập trung đầu tư cho hệ thống trường THPT, trường TCCN, cao đẳng, đại học. Còn hệ thống các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc quản lý của UBND các huyện, thành, thị và nằm trong kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất của các cấp này.

Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã báo cáo và đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư cơ sở vật chất hệ thống trường mầm non, tiểu học thuộc địa bàn các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chương trình 135 năm 2016 trong đó có đề xuất dự án xây dựng trường tiểu học Mỹ Lý 2.

* Đối với đầu tư nâng cấp nhà văn hóa cộng đồng:Trong chương trình 135 có nội dung đầu tư nhà văn hóa cộng đồng; xã đề

xuất danh mục để huyện lựa chọn danh mục ưu tiên đầu tư trong kế hoạch hàng năm. Tuy nhiên, nguồn vốn chương trình có hạn theo quy định của Luật ngân sách thì việc đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho hệ thống nhà văn hóa cộng đồng thuộc trách nhiệm của ngân sách huyện, xã và huy động nguồn xã hội hóa.

146. Cư tri huyện Anh Sơn kiến nghi tỉnh tiếp tục có cơ chế hỗ trợ đia phương xây dựng cơ sở vật chất như trường hoc, trạm y tế, nhất là ở các xã, thi trấn có tính đặc thù đồng bào công giáo đông (Tường Sơn, Anh Sơn).

Trả lời:Từ ngày 01/1/2015 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 do Quốc hội ban

hành ngày 18/6/2014 có hiệu lực; trên cơ sở của các Nghị định Chính phủ về hướng dẫn Luật ngân sách; Kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 63/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 1810/SKHĐT-TH ngày 9/9/2016 thông báo nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 cho các đơn vị. Trên cơ sở số thông báo dự kiến,

124

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin/sẽ xem xét gq (Thiền)
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin (Thiền)
Page 125: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND huyện Anh Sơn đang xây dựng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch 2017.

Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với UBND huyện Anh Sơn rà soát bố trí nguồn vốn cho các công trình trả nợ, chuyển tiếp; nếu còn nguồn vốn sắp xếp thứ tự ưu tiên đối với các dự án dự kiến khởi công mới trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 trên địa bàn. Khi dự án đảm bảo về nguồn vốn thì lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

147. Kiến nghi của cư tri huyện Quy Châu phản ánh hiện nay, trên đia bàn huyện vẫn chưa có Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần được hỗ trợ, hướng dẫn để thành lập Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đia bàn, tạo sự tập hợp giao lưu, kết nối giữa các doanh nghiệp để cùng chung tay đầu tư phát triển Quy Châu.

Trả lời:Theo quy định của Khoản 1, điều 2; Điều 2; Điều 3, Nghị định số 45/2010

NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động và quản lý hội, Quy trình thành lập Hội cấp huyện gồm các bước như sau:

- Thành lập Ban vận động thành lập Hội: Số thành viên ban vận động Hội tối thiểu 03 người. Chủ tịch UBND xem xét, quyết định công nhận Ban vận động.

- Sau khi được công nhận, Ban vận động thực hiện nhiệm vụ vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội viên (có ít nhất 20 hội viên tham gia).

- Ban vận động thành lập hội lập hồ sơ gồm: Đơn xin thành lập hội; dự thảo Điều lệ; Danh sách ban vận động được công nhận; lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động; Văn bản xác nhận nơi dự kiến đạt trụ sở trình UBND (Qua sở Nội vụ) xem xét quyết định.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

148. Kiến nghi của cư tri huyện Quy Châu về cần có chính sách để thu hút 1 chi nhánh Ngân hàng Thương mại và điểm giao dich ATM tại huyện Quy Châu.

Trả lời:Hiện nay mạng lưới ngân hàng trên địa bàn huyện Quỳ Châu còn quá

mỏng chỉ có 02 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng chính sách huyện Quỳ Châu.

Để thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Phủ quỳ trong các năm 2014, 2015 đã có nhu cầu mở phòng giao dịch tại Quỳ Châu. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An đã có các công văn số 839/NGA-TTGS ngày 04/7/2014 và 1650/NGA-TTGS ngày 06/11/2015 đề xuất với Ngân hàng nhà nước cho phép BIDV Phủ Quỳ mở thêm

125

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết (Thiền)
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin (Thiền)
Page 126: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

phòng giao dịch tại huyện Quỳ Châu nhưng chưa được chấp thuận vì số lượng phòng giao dịch đã vượt quá quy định.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước chi nhánh Nghệ An đề nghị các ngân hàng thương mại trên địa bàn quan tâm mở mạng lưới tại địa bàn huyện Quỳ Châu và có văn bản đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét trường hợp đặc biệt cho các ngân hàng thương mại được mở thêm phòng giao dịch tại các huyện miền núi, thúc đấy phát triển kinh tế và đáp ứng nguyện vọng của người dân.

149. Cư tri xã Huồi Tụ, huyện Ky Sơn đề nghi bố trí nguồn vốn để xây dựng nhà làm việc cho khối đoàn thể xã; Hỗ trợ đầu tư các nhà văn hóa Bản Huồi Kha, Huồi Ức 2, Ngã Ba, Huồi Thắng và Bản Kẹo.

Trả lời:a) Bố trí nguồn vốn để xây dựng nhà làm việc cho khối đoàn thể xãDự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở làm việc Đảng ủy – HĐND –

UBND xã Huồi Tụ được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3343/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 với nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án: Lồng ghép đầu tư chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; ngân sách huyện, xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác; ngân sách tỉnh hỗ trợ khi có điều kiện. Hiện UBND huyện Kỳ Sơn đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư của dự án đảm bảo quy định.

Căn cứ Luật Đầu tư công, Nghị quyết 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của UBTVQH, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, số 63/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020; theo đó, từ năm 2016 sẽ phân bổ nguồn cân đối ngân sách địa phương (không bao gồm nguồn thu cấp quyền sử dụng đất) cho các huyện, thành, thị để các địa phương dự kiến phương án phân bổ đảm bảo đúng các nguyên tắc, tiêu chí theo quy định, trong đó trụ sở xã là đối tượng sử dụng nguồn vốn này.

Giao UBND Kỳ Sơn ưu tiên, huy động các nguồn vốn, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống trụ sở xã, trong đó có xã Huồi Tụ; đồng thời, rà soát đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để đầu tư, đảm bảo quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn.

b) Hỗ trợ đầu tư các nhà văn hóa Bản Huồi Kha, Huồi Ức 2, Ngã Ba, Huồi Thắng và Bản Kẹo:

Xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn thuộc đối tượng xã đặc biệt khó khăn, trong chương trình 135 có nội dung đầu tư nhà văn hóa cộng đồng. Đề nghị UBND xã Huồi Tụ đề xuất danh mục để huyện Kỳ Sơn lựa chọn danh mục ưu tiên đầu tư trong kế hoạch hàng năm.

126

OEM, 11/10/16,
Đã thông tin (thiền)
Page 127: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tuy nhiên, nguồn vốn chương trình có hạn theo quy định của Luật ngân sách thì việc đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho hệ thống nhà văn hóa cộng đồng thuộc trách nhiệm của ngân sách huyện, xã và huy động nguồn xã hội hóa.

150. Cư tri thi xã Hoàng Mai đề nghi quan tâm bố trí ngân sách cho thi xã để xây dựng bãi xư lý rác thải tập trung.

Trả lời:Hiện nay trên địa bàn thị xã Hoàng Mai đang có 02 dự án xử lý rác thải

tập trung được đầu tư xây dựng bằng công nghệ đốt và chôn lấp, cụ thể như sau: - Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai

có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng với công nghệ xử lý chôn lấp cổ điển trên diện tích khoảng 15ha đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ chương trình mục tiêu tại Công văn số 8885/BKHĐT-KTĐPLT ngày 29/10/2015. Đến nay, UBND thị xã Hoàng Mai đang hoàn thiện các bước chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án để có cơ sở vận động nguồn vốn NSTW triển khai các bước tiếp theo của dự án.

- Dự án xử lý rác thải bằng công nghệ đốt do Nhà đầu tư (Công ty CP Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam) đang tiến hành khảo sát, lập quy hoạch để đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ khởi công trong Quý IV/2016 và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong Quý II/2017.

151. Cư tri huyện Yên Thành đề nghi quan tâm bố trí vốn xây dựng, tu sưa một số phòng hoc, trường hoc đã xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dạy và hoc. Cụ thể Trường mầm non Tân Thành, Trường tiểu hoc và trường mầm non Tiến Thành, Trường mầm non Thinh Thành

Trả lời:Theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách và đầu tư trên địa bàn tỉnh

Nghệ An, ngân sách tỉnh theo nguồn Luật ngân sách chủ yếu tập trung đầu tư cho hệ thống trường THPT, trường Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và trường đại học tỉnh quản lý. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc quản lý của UBND các huyện, thành, thị và nằm trong kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất của các cấp này. Đề nghị UBND các xã liên quan báo cáo UBND huyện Yên Thành để xây dựng phương án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trong kế hoạch XDCB hàng năm của huyện.

152. Cư tri huyện Nghĩa Đàn đề nghi UBND tỉnh có giải pháp hỗ trợ đầu tư hạ tầng, hệ thống dẫn nước và xư lý nước thải cho các Cụm công nghiệp Nghĩa Hội và Nghĩa Long.

Trả lời:UBND tỉnh giao UBND huyện Nghĩa Đàn lập dự án cụ thể trình Sở Kế

hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư công.

127

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin (Trường)
OEM, 11/10/16,
Đã được thông tin (thiền)
OEM, 11/10/16,
Đã được thông tin (thiền)
Page 128: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

153. Cư tri thi xã Hoàng Mai kiến nghi tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng Cảng Đông Hồi.

Trả lời:UBND tỉnh đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ hỗ trợ

ngân sách nhà nước để triển khai các đê chắn sóng, đồng thời tỉnh cũng đã đôn đốc các nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư các dự án trong khu công nghiệp và bến cảng Đông Hồi đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, đây là dự án có tổng mức đầu tư rất lớn (trên nghìn tỷ đồng), trong khi điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn và phía các nhà đầu tư cũng đang nghiên cứu tính toán kỹ nên tiến độ xây dựng các bến Cảng Đông Hồi chậm. Thời gian tới UBND tỉnh tiếp tục vận động các nhà đầu tư, đồng thời làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ liên quan để tranh thủ sự hỗ trợ về giải pháp vốn cho dự án này.

154. Cư tri huyện Con Cuông kiến nghi UBND tỉnh có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư vào huyện để tạo ra các khu công nghiệp, nhà máy nhằm giải quyết việc làm.

Trả lời:Thời gian qua UBND tỉnh đã có các chính sách thu hút đầu tư và đã tăng

cường các hoạt động xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước để mời gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu cơ hội đầu tư vào tỉnh Nghệ An nói chung và các khu vực thuộc địa bàn các huyện miền núi có các tiềm năng lợi thế nói riêng, trong đó có địa bàn huyện Con Cuông. UBND tỉnh sẽ tiếp tục xúc tiến, vận động các nhà đầu tư khảo sát nghiên cứu tại địa bàn các huyện trong đó có huyện Con Cuông, đồng thời sẽ chỉ đạo các ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu các chính sách đặc thù để tạo nguồn lực, thu hút đầu tư vào địa bàn huyện.

155. Cư tri kiến nghi “Theo quy hoạch, UBND tỉnh sẽ thu hồi 1.100 ha tại xã Đông Hiếu, thi xã Thái Hòa để bàn giao cho Công ty CP thực phẩm sữa TH. Hiện nay đã tiến hành đền bù hơn 600 ha và đã kiểm đếm hơn 200 ha để trình UBND tỉnh phê duyệt phương án đền bù cho nhân dân. Nhân dân xã Đông Hiếu đề nghi UBND tỉnh trả lời rõ: Diện tích còn lại có thu hồi hay không, trong thời gian nào ? để nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất.”

Trả lời:UBND tỉnh đã có Văn bản số 6934/UBND-CN ngày 19/9/2016 giao UBND

thị xã Thái Hòa chủ trì tổ chức làm việc với Công ty CP thực phẩm sữa TH để làm rõ nội dung Cử tri phản ánh nêu trên. Có văn bản trả lời cho nhân dân biết để có kế hoạch đầu tư sản xuất phù hợp. UBND thị xã Thái Hòa đã tổ chức làm việc với Công ty CP thực phẩm sữa TH và thống nhất các nội dung liên quan tại Công văn số 946/UBND-GPMB ngày 10/10/2016. Hiện nay Công ty CP thực phẩm sữa TH đang phối hợp với UBND thị xã Thái Hòa rà soát lại kế hoạch phát triển Dự án chăn nuôi bò sữa và nhu cầu sản xuất canh tác của người dân, để có văn bản trả lời chính thức về kế hoạch triển khai thu hồi đất, bồi thường GPMB tại xã Đông Hiếu.

128

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết (Hải)
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin (Trường)
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin (Trường)
Page 129: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

156. Cư tri thi trấn Tân Lạc, huyện Quy Châu đề nghi UBND tỉnh xem xét, làm rõ: “Công ty CP thực phẩm sữa TH đã được giao 600 ha đất đầu nguồn (tại xã Châu Hạnh), trong khi dân thiếu đất sản xuất. Công ty CP thực phẩm sữa TH mới chỉ khai thác, sư dụng một phần nhỏ quỹ đất được giao nhưng thời gian qua đã gây nên tình trạng khô hạn đầu nguồn, dẫn đến thiếu nước sản xuất.”

Trả lời:UBND tỉnh đã có Văn bản số 6933/UBND-CN ngày 19/9/2016 giao Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND huyện Quỳ Châu và Công ty CP thực phẩm sữa TH kiểm tra, làm rõ nội dung Cử tri phản ánh nêu trên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức kiểm tra, làm việc và đã có văn bản số số 2463/SNN.KL ngày 29/9/2016 báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung cử tri thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu phản ánh.

Theo kết quả kiểm tra, thì việc cử tri xã Châu Hạnh phản ánh có một số nội dung chưa đúng với thực tế, như: Hiện tại người dân xã Châu Hạnh không thiếu đất sản xuất, đặc biệt là đất lâm nghiệp; đất giao cho Công ty CP phát triển vùng nguyên liệu Phủ Quỳ (trước đây là Công ty CP bất động sản Việt, sau đó quy hoạch chuyển cho Công ty CP phát triển vùng nguyên liệu Phủ Quỳ, không phải Công ty CP thực phẩm sữa TH) chủ yếu là đất rừng sản xuất, hiện trạng là lau lách, cây bụi, không có rừng; Thực tế Công ty CP phát triển vùng nguyên liệu Phủ Quỳ đã trồng rừng đạt khoảng 237ha/600ha, việc triển khai trồng rừng phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của huyện Quỳ Châu được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 426/QĐ.UBND-ĐC ngày 25/10/2013, nguyên nhân chậm tiến độ trồng rừng là do đường xá khu vực đi lại đang khó khăn, thời tiết khô hạn kéo dài.

Nguồn nước tại khu vực hồ Khe Đá và các khe suối nhỏ hiện đang ổn định, việc khô hạn và thiếu nước sản xuất là do biến đổi khí hậu chung và do khu vực khô hạn này hiện trạng là đất trống, đồi núi trọc đã tồn tại từ trước đến nay; việc Công ty CP phát triển vùng nguyên liệu Phủ Quỳ trồng rừng không ảnh hưởng đến nguồn nước, không gây nên tình trạng khô hạn đầu nguồn, dẫn đến thiếu nước sản xuất như cử tri phản ánh.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh đã có văn bản số 7538/UBND-CN ngày 07/10/2016 giao UBND huyện Quỳ Châu tổng hợp các nội dung có liên quan, báo cáo Hội đồng nhân dân huyện Quỳ Châu để trả lời cử tri thị trấn Tân Lạc theo quy định.

157. Cư tri huyện Nghĩa Đàn đề nghi UBND tỉnh: “Chỉ đạo Nhà máy gỗ MDF (thuộc tập đoàn TH) mở đường dân sinh cho bà con nhân dân thuận tiện đi lại”

Trả lời:UBND tỉnh đã có văn bản số 6935/UBND-CN ngày 19/9/2016 giao Sở Giao

thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn và Công ty CP lâm nghiệp Tháng Năm kiểm tra, xem xét kiến nghị của Cử tri nêu trên, báo cáo tham

129

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết (Hải)
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin (Hải)
Page 130: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

mưu UBND tỉnh. Trên cơ sở kết quả kiểm tra của Sở Giao thông Vận tải tại Công văn số 2903/SGTVT-KHTC ngày 26/9/2016, UBND tỉnh đã có Văn bản số 7692/UBND-Cn ngày 12/10/2016 giao: UBND huyện Nghĩa Đàn thống nhất với UBND xã Nghĩa Hội về quy mô, vị trí và hướng tuyến đường dân sinh, chỉ đạo UBND xã Nghĩa Hội tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để làm đường, phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện; Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ UBND huyện Nghĩa Đàn một phần kinh phí để bồi thường cây cối, tài sản trên đất cho bà con; Công ty CP lâm nghiệp Tháng Năm triển khai san ủi, làm đường ngay sau khi được bàn giao mặt bằng. Đảm bảo tiến độ hoàn thành đường dân sinh phục vụ nhân dân địa phương đi lại sản xuất trước 31/12/2016. Hiện nay các đơn vị liên quan đang triển khai thực hiện.

158. Cư tri huyện Quế Phong có phản ánh và đề nghi UBND tỉnh quan tâm tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng bãi xư lý rác thải tại thi trấn Kim Sơn.

Trả lời:UBND tỉnh đã có Văn bản số 7980/UBND-CN ngày 20/10/2016 giao

UBND huyện Quế Phong kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng bãi xử lý rác thải thị trấn Kim Sơn, kiến nghị đề xuất giải pháp có hiệu quả để xử lý rác thải sinh hoạt cho khu vực thị trấn Kim Sơn, tham mưu UBND tỉnh. Theo báo cáo của UBND huyện Quế Phong tại Báo cáo số 293/BC-UBND ngày 28/10/2016, hiện nay Bãi xử lý rác thải huyện Quế Phong đã được bố trí nguồn vốn và đã thi công đạt khoảng 40% khối lượng. UBND tỉnh đã có Văn bản số 8421/UBND-CN ngày 04/10/2016 giao UBND huyện Quế Phong chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành dự án Bãi xử lý rác thải huyện Quế Phong. Trước mắt tập trung xây dựng hoàn thành các hạng mục công trình đang triển khai dở dang (như: ô chôn lấp, đường giao thông,..), sớm hoàn thành các hạng mục này trong năm 2016 để đưa vào khai thác, đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải cho thị trấn Kim Sơn và các vùng phụ cận hiện nay; chưa triển khai các hạng mục công trình khác khi chưa cần thiết và chưa được bố trí nguồn vốn; đồng thời giao các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư xem xét nhu cầu về nguồn vốn của Dự án để tham mưu UBND tỉnh bố trí hỗ trợ cho huyện kịp hoàn thành một số hạng mục công trình cần thiết trước mắt.

159. Cư tri xã Liên Thành, Yên Thành đề nghi sớm triển khai Dự án công trình nước sạch trên đia bàn xã.

Trả lời:- Tình hình thực tế: + Dự án đầu tư do UBND huyện làm CĐT: 26.822 tỷ đồng.+ Nguồn vốn: 60% là ngân sách TW từ nguồn của chương trình mục tiêu

quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cấp, 40% là đối ứng do huyện, xã huy động từ người hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.

+ Tiến độ thi công dự kiến là 18 tháng kể từ 10/2013

130

OEM, 11/08/16,
Đã được tt (minh tuấn)
OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết (Hải)
Page 131: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Tạm dừng thi công từ đầu năm 2016 do thiếu vốn+ Khối lượng thi công đã hoàn thành 40%KL- Nguyên nhân: do thiếu vốn thi công, nguồn vốn tỉnh cấp mới được

7,5/16,0932 tỷ; Vốn đối ứng huy động từ nhân dân chưa đủ. - Giải pháp: CĐT đang triển khai các thủ tục với các cấp để chuẩn bị đủ

nguồn vốn phục vụ thi công cho Dự án. 160. Cư tri huyện Hưng Nguyên (các xã: Hưng Xuân, Hưng Lam,

Hưng Phú, Hưng Tiến) kiến nghi tỉnh khi xem xét, quyết đinh dự án xây dựng nghĩa trang An Lạc Viên trên núi Thành cần phải cân nhắc kỹ vì nhân dân các xã không đồng tình do ảnh hưởng của dự án đến môi trường, nguồn nước uống và đời sống tinh thần của nhân dân.

Trả lời:UBND tỉnh đã có CV số 6452/UBND-CN ngày 05/9/2016 về việc đồng ý

chủ trương dừng triển khai thực hiện dự án Khu nghĩa Trang Lam Thành An Lạc Viên tại các xã Hưng Phú, Hưng Lam, Hưng Xuân và Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên.

161. Cư tri thi xã Hoàng Mai đề nghỉ tỉnh chỉ đạo quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước cho thi xã Hoàng Mai, tránh bi ngập lụt vào mùa mưa. Một số tuyến đường giao thông trên đia bàn thi xã được thiết kế cốt nền cao hơn nhà dân, làm mất vẻ đẹp mỹ quan đô thi và dễ gây ngập lụt.

Trả lời:UBND thị xã Hoàng Mai vừa triển khai xong Quy hoạch tổng thể thị xã tỉ

lệ 1/10.000, Quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước cho thị xã Hoàng Mai đang được chuẩn bị triển khai cùng các quy hoạch chi tiết khác.

XIII. LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG162. Cư tri huyện Quế Phong tại các điểm tái đinh cư công trình thủy

điện Hủa Na kiến nghi tỉnh quan tâm, tăng cường đôn đốc Công ty thủy điện Hủa Na (HHC) tiến hành giải quyết vướng mắc tại các điểm tái đinh cư, đặc biệt là chi trả dứt điểm tiền đền bù và chia đất cho nhân dân.

Trả lời:Thời gian qua, UBND tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Công ty Cổ

phần thủy điện Hủa Na và UBND huyện Quế phong rà soát các tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Hủa Na, định kỳ hàng tháng báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện, trên cơ sở đó UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc. Theo báo cáo của UBND huyện Quế Phong và Công ty cp thủy điện Hủa Na, tính đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư đã giải ngân cho Hội đồng bồi thường của huyện để chi trả chi nhân dân là 724,9 tỷ đồng, chỉ còn 1,03 tỷ đồng đã được phê duyệt phương án nhưng do chưa đầy đủ hồ sơ nên chủ đầu tư chưa chuyển. Chủ đầu tư cũng cam kết,

131

OEM, 11/08/16,
Đang giải quyết (Tú)
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (Minh Tuấn)
OEM, 11/08/16,
Đã gq (minh tuấn)
Page 132: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

trong năm 2016, công ty đã bố trí đầy đủ nguồn vốn và giải ngân kịp thời để giải quyết các tồn tại vướng mắc.

Tồn tại lớn nhất của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Hủa Na đó là công tác giao đất sản xuất (đất lúa nước, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) cho nhân dân, sửa chữa hệ thống nước sinh hoạt. Vừa qua, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo quyết liệt Công ty Cổ phần thủy điện Hủa Na và UBND huyện Quế phong thực hiện. Theo báo cáo của UBND huyện Quế Phong, đến nay đã bàn giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm được 10/13 điểm TĐC; đã tiến hành khai hoang đất trồng lúa nước cho 5 điểm TĐC, 8 điểm TĐC còn lại sẽ được UBND huyện thực hiện phục hóa đất trồng lúa nước để bàn giao cho nhân dân; đất lâm nghiệp đã hoàn thành bàn giao được 7/13 điểm TĐC. Nguyên nhân chậm là do sự phối hợp giữa UBND huyện Quế Phong và chủ đầu tư chưa tốt, đơn vị đơn vị tư vấn do UBND huyện Quế Phong ký hợp đồng để tổ chức thực hiện giao đất sản xuất chưa tốt…

Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát các tồn tại vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Hủa Na, đặc biệt là công tác giao đất sản xuất, hỗ trợ sản xuất, sửa chữa hệ thống nước sinh hoạt và hệ thống hạ tầng giao thông, yêu cầu hoàn thành trong năm 2016.

163. Đề nghi UBND tỉnh yêu cầu Công ty thủy điện Hủa Na tiếp tục cấp gạo cho nhân dân các điểm tái đinh cư trong thời gian chưa tiến hành giao đất sản xuất.

Trả lời:Tại Khoản a, Mục 1, Điều 9 của Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày

18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện quy định: “Hộ tái định cư chưa được giao đủ đất sản xuất theo quy hoạch được duyệt thì chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ lương thực đến khi hộ tái định cư được giao đủ đất sản xuất”.

Căn cứ quy định nêu trên và để đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân tái định cư dự án thủy điện Hủa Na, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na tiếp tục hỗ trợ lương thực cho các hộ dân tái định cư Piêng Cu, xã Tiền Phong và các hộ dân của 12 điểm tái định cư dự án thủy điện Hủa Na. Hiện tại, Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na vẫn đang tiếp tục cấp gạo cho nhân dân tái định cư dự án thủy điện Hủa Na theo đúng tiến độ hàng tháng.

164. Cư tri huyện Ky Sơn đề nghi tỉnh cần chỉ đạo chủ đầu tư dự án thủy điện Mỹ Lý quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái đinh cư để dân khi chuyển đến có thể ổn đinh sản xuất và đời sống.

Trả lời:Dự án thủy điện Mỹ Lý và dự án thủy điện Nậm Mô 1 đã được Bộ Công

Thương phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định số 6110/QĐ-BCT ngày 2/11/2011. Ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg

132

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (Tú)
OEM, 11/08/16,
Đã được giải quyết (Tú)
Page 133: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, trong đó thủy điện Mỹ Lý với công suất 250MW sẽ vận hành phát điện vào năm 2021, thủy điện Nậm Mô 1 với công suất 95MW sẽ vận hành vào năm 2020.

Tại Văn bản số 430/TB-VPCP ngày 11/11/2014 của Văn phòng Chính phủ, thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương đầu tư hai dự án thủy điện nói trên, theo đó đã chấp thuận cho Công ty cổ phần thủy điện Mỹ Lý – Nậm Mô làm chủ đầu tư. Sau khi được Thủ tướng chấp thuận cho làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần thủy điện Mỹ Lý – Nậm Mô đã triển khai lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng (Báo cáo nghiên cứu khả thi) hai dự án, đã được Bộ Công Thương thẩm tra thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo; báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt. Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã đàm phán lần cuối (lần 4) và đi đến thống nhất các nội dung hiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác phát triển hai dự án và Hiệp định sẽ được ký kết trong thời gian tới.

Về quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Mỹ Lý và thủy điện Nậm Mô 1, Chủ đầu tư đã trình UBND tỉnh, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với các sở ngành và địa phương liên quan tổ chức kiểm tra hiện trường, xem xét đánh giá hồ sơ để báo cáo UBND tỉnh. Đến nay Sở Nông nghiệp đã có báo cáo, tuy nhiên, theo quy định thẩm quyền thẩm định quy hoạch tổng thể là của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thẩm quyền phê duyệt là của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh sẽ xem xét kỹ hồ sơ quy hoạch để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy trước khi có ý kiến gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi quy hoạch tổng thể di dân tái định cư hai dự án được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét kỹ hồ sơ quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để làm cơ sở cho việc triển khai các dự án hạ tầng tại địa điểm mới.

165. Cư tri các huyện Yên Thành, Quynh Lưu, Tân Ky, Đô Lương, Quy Châu, Quynh Lưu, Thanh Chương, Quy Hợp phản ánh hệ thống đường dây, cột điện nhiều nơi xuống cấp nghiêm trong gây mất an toàn, nhất là mùa mưa bão. Ngành điện cần cải tạo hệ thống lưới điện nông thôn và nâng cấp trạm biến áp để nhân dân được sư dụng điện ổn đinh, an toàn cho sinh hoạt và sản xuất.

Trả lời:- Thực trạng lưới điện hạ áp nông thôn sau khi công ty Điện lực Nghệ An

tiếp nhận đều trong tình trạng cũ nát, xuống cấp, các trạm biến áp quá tải, bán kính cấp điện dài dẫn đến chất lượng điện kém, mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Tính từ năm 2010 đến nay, Công ty Điện lực Nghệ An đã thực hiện đầu tư, xây dựng cải tạo nâng cấp và đóng điện gần 600 trạm biến áp

133

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (tú)
Page 134: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nhưng chỉ mới xử lý cơ bản được các điểm quá tải. Thời gian qua ngành Điện đã đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cải tạo riêng cho lưới hạ thế nhưng do lưới điện cũ nát, khối lượng tiếp nhận lớn nên mới cải tạo được 1/3 khối lượng tiếp nhận (cải tạo được 3.828,443 km/ tổng số 11.600 km). Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, ngành Điện đang tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư thêm các trạm biến áp với dự kiến khoảng 1.500 trạm trong giai đoạn 2015-2018. Tổng số nguồn vốn dự tính cần khoảng 2500 tỷ đồng mới đáp ứng được nhu cầu cải tạo đường dây hạ áp và dắm trạm biến áp phục vụ nhân dân.

- Giải pháp thực hiện giảm thiểu tình trạng gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân:

+ Hiện tại Công ty Điện lực Nghệ An đã thống kê khối lượng cần cải tạo của từng xã đăng ký với Tổng công ty Điện lực miền Bắc phân bổ nguồn vốn về để thực hiện dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường dây có nguy cơ mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân kết hợp với việc điều chỉnh dần quy hoạch lưới điện cho hợp lý.

+ Để đảm bảo an toàn phần dây dẫn từ sau công tơ đến các hộ tiêu dùng (do nhân dân đầu tư), UBND tỉnh đã có Công văn số 2222/UBND-CNTM ngày 09/4/2013 đề nghị UBND các huyện, thành, thị giao nhiệm vụ chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân phối hợp với ngành Điện từng bước khắc phục hoặc thay thế.

- Đến thời điểm hiện tại, Công ty Điện lực Nghệ An đã tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn của 421/423 xã. Lưới điện chủ yếu do nhân dân xây dựng tự phát, các xã mở đường nông thôn mới nhưng không giải phóng mặt bằng nên còn tình trạng cột điện nằm trong vườn nhà dân và ở giữa các tuyến đường giao thông. Khi tiếp nhận bàn giao, hiện trạng lưới điện được UBND cấp xã, UBND cấp huyện xác nhận trong bản vẽ mặt bằng và có bản cam kết của xã không vi phạm hành lang lưới điện. Để giải quyết những tồn tại này, ngành Điện sẽ thực hiện khi kết hợp cải tạo lưới.

166. Cư tri huyện Quế phong, Ky Sơn đề nghi tỉnh quan tâm đầu tư điện lưới cho nhân dân các thôn, bản chưa có điện, đặc biệt là các xã biên giới.

Trả lời:Công ty Điện lực Nghệ An đang thực hiện dự án cấp điện nông thôn từ

lưới điện Quốc gia tỉnh Nghệ An với quy mô đầu tư xây dựng lưới điện trung hạ thế cấp điện cho 233 thôn, bản trên địa bàn 54 xã thuộc 08 huyện tỉnh Nghệ An.

Tổng mức đầu tư: 782.211.761.000 đồng (Giai đoạn 2014-2016: 206.533.022.000 đồng; Giai đoạn 2017-2020: 575.678.739.000 đồng).

Hiện tại giai đoạn 1 đã hoàn thành đóng điện về trung tâm của 16/16 xã, hoàn thành đúng tiến độ100% kế hoạch được giao.

134

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (tú)
Page 135: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Có 24 thôn, bản chưa có điện của huyện Quế Phong, 89 thôn, bản của huyện Kỳ Sơn nằm trong giai đoạn 2 của dự án sẽ triển khai thực hiện từ đầu năm 2017 và theo kế hoạch sẽ kết thúc vào năm 2020.

167. Cư tri huyện Đô Lương, huyện Diễn Châu (xã Diễn Thinh), Quy Hợp (xã Châu Thái, Tam Hợp, Tho Hợp, Châu Quang) phản ánh việc hoàn trả lưới điện nông thôn chậm và đề nghi tỉnh chỉ đạo ngành điện đẩy nhanh tiến độ thanh toán. Đề nghi sớm có phương án giải quyết các trường hợp không còn hoặc không đủ hồ sơ theo quy đinh để các đia phương, đơn vi tổ chức thực hiện.

Trả lời:a) Thực trạng, kết quả giải quyết đối với những vấn đề cử tri phản

ánh, kiến nghị:Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã bàn giao cơ bản xong lưới điện

nông thôn cho Công ty Điện lực Nghệ An quản lý, vận hành và kinh doanh (421/423 xã) chỉ còn 2 xã Nghi Liên và Quỳnh Bá và 02 doanh nghiệp tư nhân là HTX Mê Kông bán điện cho 150 hộ thuộc phường Quỳnh Thiện và HTX Quý Vinh bán điện cho 80 hộ thuộc xã Quỳnh Vinh thị xã Hoàng Mai không đồng ý bàn giao tại thị xã Hoàng Mai.

Phần lớn lưới điện hạ áp nông thôn được bàn giao ở thời điểm từ khi có Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT- BCT-BTC ngày 03/02/2010 của Bộ Công Thương - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn. Việc bàn giao lưới điện trong thời gian này được thực hiện theo hình thức tự nguyện và nguyên tắc giao nhận thỏa thuận giữa hai bên chủ yếu là tăng vốn ngành điện (không hoàn trả vốn).

Sau khi có Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT-BCT-BTC ngày 4/12/2013 của Bộ Công Thương - Bộ Tài chính, tại thời điểm giao nhận, các chủ tài sản không có hồ sơ theo quy định, chứng từ chứng minh cơ cấu nguồn vốn để làm căn cứ cho việc hoàn trả. Tuy nhiên hai bên (HTX và Công ty Điện lực Nghệ An) đã lập biên bản xác định cơ cấu nguồn vốn theo khai báo của chủ tài sản để xác định giá trị còn lại của tài sản, triển khai tiếp nhận tài sản, bán điện đến hộ dân. Bên giao và bên nhận đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để Hội đồng định giá tài sản lưới điện HANT cấp huyện thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, đến nay các đơn vị bàn giao lưới điện chưa hoàn thành các thủ tục hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt giá trị tài sản còn lại để Công ty Điện lực Nghệ An có cơ sở trình Tổng Công ty Điện lực miền Bắc hoàn trả tiền đầu tư cho nhân dân.

b) Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và trách nhiệm của Sở, Ngành, địa phương trong quá trình giải quyết:

- Hội đồng định giá tài sản bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn của các đơn vị cấp huyện chậm. Do đó chưa trình Sở tài chính thẩm định để UBND tỉnh

135

OEM, 11/08/16,
Đang giải quyết (tú)
Page 136: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

phê duyệt giá trị tài sản bàn giao làm cơ sở cho việc tăng giảm vốn cho ngành điện hoặc hoàn trả vốn cho địa phương;

- Việc thực hiện Hồ sơ công tác bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn theo Thông tư liên bộ Bộ Tài chính - Công Thương về việc hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn (nay là Thông tư số 32/2013/TTLT-BCT-BTC) gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc;

- Hồ sơ bàn giao của chủ tài sản không có hồ sơ gốc theo quy định để chứng minh cơ cấu nguồn vốn làm căn cứ cho việc hoàn trả;

- Công tác giải quyết việc làm cũng như bảo hiểm xã hội cho một số cán bộ công nhân của các tổ chức quản lý điện nông thôn sau khi bàn giao cho Công ty Điện lực Nghệ An còn gặp khó khăn (Công ty Điện lực Nghệ An chỉ tiếp nhận tài sản không tiếp nhận về con người của các tổ chức kinh doanh điện nông thôn).

c) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ, giải quyết có hiệu quả những vấn đề còn tồn đọng:

- Hướng dẫn việc xác lập hồ sơ, xác định cơ cấu nguồn vốn, đánh giá giá trị còn lại của tài sản trong trường hợp không còn hoặc không đủ hồ sơ theo quy định để các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện. (Sở Tài chính đã có Công văn số 2729/STC.QLG&CS ngày 29/9/2016 để hướng dẫn xác định hoàn trả vốn đầu tư lưới điện HANT gửi các đơn vị cấp huyện để thực hiện);

- Hội đồng định giá tài sản lưới điện hạ áp nông thôn cấp huyện khẩn trương thực hiện công tác đánh giá giá trị còn lại của tài sản bàn giao trình Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ cho công tác hoàn trả vốn;

- Sau khi có Quyết định phê duyệt giá trị tài sản bàn giao của UBND tỉnh Công ty Điện lực Nghệ An chỉ đạo lập kế hoạch trình Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc xin cấp vốn để hoàn trả tiền đầu tư cho nhân dân;

- Cần có chính sách hỗ trợ việc làm cũng như bảo hiểm xã hội cho một số cán bộ công nhân của các tổ chức quản lý điện nông thôn sau khi bàn giao cho Công ty Điện lực Nghệ An.

168. Cư tri huyện Anh Sơn đề nghi xây dựng thêm trạm điện hạ thế tại bản Cao Vều, xã Phúc Sơn; đầu tư nâng cấp hệ thống đường điện tại 6 thôn thuộc xã Đỉnh Sơn để phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân do hiện nay đã quá tải, xuống cấp nghiêm trong.

Trả lời:Bản Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn hiện tại được cấp điện bởi 1

trạm biến áp công suất 160kVA, công suất hiện tại đang đáp ứng được nhu cầu phụ tải nên giai đoạn này chưa cần thiết phải bổ sung xây dựng thêm trạm biến áp mới (do nguồn vốn hiện tại rất hạn hẹp), cần phân bổ đầu tư những nơi lưới điện xuống cấp nghiêm trọng hơn.

136

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (tú)
Page 137: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đối với 6 thôn thuộc xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, Công ty Điện lực Nghệ An đã khảo sát, lập phương án cải tạo, đăng ký với Tổng công ty Điện lực miền Bắc, chờ phê duyệt để thực hiện đầu tư phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

169. Cư tri huyện Nghĩa Đàn phản ánh giá điện sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng, tuy nhiên việc đầu tư, sưa chữa, nâng cấp hệ thống lưới điện chưa được quan tâm, chất lượng điện, nhất là điện ở nông thôn còn thấp, không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt bình thường của người dân.

Trả lời:- Thực trạng lưới điện hạ áp nông thôn sau khi công ty Điện lực Nghệ An

tiếp nhận đều trong tình trạng cũ nát, xuống cấp, các trạm biến áp quá tải, bán kính cấp điện dài dẫn đến chất lượng điện kém, mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Tính từ năm 2010 đến nay, Công ty Điện lực Nghệ An đã thực hiện đầu tư, xây dựng cải tạo nâng cấp và đóng điện gần 600 trạm biến áp nhưng chỉ mới xử lý cơ bản được các điểm quá tải. Thời gian qua ngành Điện đã đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cải tạo riêng cho lưới hạ thế nhưng do lưới điện cũ nát, khối lượng tiếp nhận lớn nên mới cải tạo được 1/3 khối lượng tiếp nhận (cải tạo được 3.828,443 km/ tổng số 11.600 km). Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, ngành Điện đang tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư thêm các trạm biến áp với dự kiến khoảng 1.500 trạm trong giai đoạn 2015-2018. Tổng số nguồn vốn dự tính cần khoảng 2500 tỷ đồng mới đáp ứng được nhu cầu cải tạo đường dây hạ áp và dắm trạm biến áp phục vụ nhân dân.

- Giải pháp thực hiện giảm thiểu tình trạng gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân:

+ Hiện tại Công ty Điện lực Nghệ An đã thống kê khối lượng cần cải tạo của từng xã đăng ký với Tổng công ty Điện lực miền Bắc phân bổ nguồn vốn về để thực hiện dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường dây có nguy cơ mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân kết hợp với việc điều chỉnh dần quy hoạch lưới điện cho hợp lý.

+ Để đảm bảo an toàn phần dây dẫn từ sau công tơ đến các hộ tiêu dùng (do nhân dân đầu tư), UBND tỉnh đã có Công văn số 2222/UBND-CNTM ngày 09/4/2013 đề nghị UBND các huyện, thành, thị giao nhiệm vụ chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân phối hợp với ngành Điện từng bước khắc phục hoặc thay thế.

- Đến thời điểm hiện tại, Công ty Điện lực Nghệ An đã tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn của 421/423 xã. Lưới điện chủ yếu do nhân dân xây dựng tự phát, các xã mở đường nông thôn mới nhưng không giải phóng mặt bằng nên còn tình trạng cột điện nằm trong vườn nhà dân và ở giữa các tuyến đường giao thông. Khi tiếp nhận bàn giao, hiện trạng lưới điện được UBND cấp xã, UBND cấp huyện xác nhận trong bản vẽ mặt bằng và có bản cam kết của xã không vi phạm hành lang lưới điện. Để giải quyết những tồn tại này, ngành Điện sẽ thực hiện khi kết hợp cải tạo lưới.

137

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (tú)
Page 138: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

170. Cư tri xã Tân Phú, huyện Tân Ky phản ánh tình trạng ngành Điện không thông báo khi tiến hành cắt điện, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân.

Trả lời:Hầu hết, việc cắt điện theo kế hoạch để đơn vị điện lực thực hiện việc sửa

chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện ... đều thông báo cho khách hàng sử dụng điện biết qua các hình thức như: văn bản, điện thoại, tin nhắn, loa đài địa phương, trên trang Web Công ty Điện lực Nghệ An… Nếu có trường hợp không thông báo đề nghị khách hàng phản ánh về phòng giao tiếp khách hàng Công ty Điện lực Nghệ An để có biện pháp xử lý.

Trong trường hợp một số sự cố xảy ra không kiểm soát được nên không thể thông báo kịp thời tới khách hàng dùng điện, tuy nhiên đơn vị ngành điện đang nỗ lực tối đa để khắc phục sự cố một cách nhanh nhất và thông báo kịp thời tới người dân thời gian dự kiến cung cấp điện trở lại sau khi tìm ra nguyên nhân sự cố.

171. Cư tri thành phố Vinh đề nghi Điện lực Nghệ An sớm triển khai tháo dỡ hệ thống cột điện, đường dây trên đia bàn Thành phố không còn sư dụng (như ở phường Vinh Tân, Lê Lợi, Hồng Sơn, Cưa Nam…) và thực hiện đấu nối để một số xã ngoại thành được sư dụng hệ thống điện của điện lực Thành phố (hiện nay đang sư dụng điện của huyện Nghi Lộc và thi xã Cưa Lò).

Trả lời:- Về việc tháo dỡ hệ thống cột điện, đường dây điện trên địa bàn thành

phố không còn sử dụng (như ở phường Vinh Tân, Lê Lợi, Hồng Sơn, Cửa Nam…): Công ty Điện lực Nghệ An đã khảo sát, thống kê, đánh giá và sẽ triển khai tháo dỡ vào tháng 11/2016.

- Việc bố trí, quản lý hệ thống điện theo vùng, lãnh thổ:Do lưới điện hiện trạng chủ yếu tiếp nhận từ khu vực nông thôn nên kết

cấu lưới chưa hợp lý, việc quy hoạch lại lưới điện cần nguồn vốn lớn, mặt bằng và thời gian nên phải thực hiện theo lộ trình. Hiện tại, song song với việc cải tạo lưới điện Công ty Điện lực Nghệ An đang điều chỉnh thực hiện quản lý theo địa bàn, tuy nhiên nguồn điện vẫn phải sử dụng tuyến đường dây có sẵn chứ không thể xây dựng tuyến đường dây mới để cấp điện được.

172. Cư tri huyện Anh Sơn, Đô Lương, Con Cuông, Thanh Chương, Quy Hợp đề nghi UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh buôn bán các loại vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... Giá cả các mặt hàng này quá cao, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng các mặt hàng này còn tràn lan; việc sư dụng chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi gây tâm lý lo ngại cho người dân.

138

OEM, 11/08/16,
Đang giải quyết (tú)
OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (tú)
Page 139: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Cư tri huyện Con Cuông, Nghi Lộc tiếp tục phản ánh tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thi trường. Đề nghi tỉnh quan tâm chỉ đạo.

Trả lời:Trong thời gian qua, tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu,

hàng giả qua địa bàn Tỉnh và trên địa bàn Tỉnh vẫn diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường. Hàng hóa nhập lậu thường được các đối tượng vận chuyển từ các tỉnh biên giới phía Bắc, từ các cảng thành phố Hồ Chí Minh và tuyến cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh đưa vào thị trường Nghệ An để tiêu thụ; phương thức phổ biến vẫn là sử dụng phương tiện ô tô tải, xe khách vận chuyển đến địa điểm tập kết kho, bãi rồi xé nhỏ, phân đi các quầy, ốt, đại lý kinh doanh và các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng giả của các hãng lớn có thương hiệu được bán trên thị trường hết sức tinh vi, chủ yếu là mỳ chính, bột giặt, dầu gội đầu, nước mắm, muối Iốt, dầu nhờn, một số loại bánh kẹo chất lượng thấp,… Đặc biệt, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng một số mặt hàng như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y) đang trở thành vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người tiêu dùng và môi trường sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục QLTT đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ trên diện rộng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường để chủ động ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, mở đợt cao điểm đấu tranh nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào một số mặt hàng trọng điểm như: thực phẩm, thuốc lá ngoại, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hàng hóa không đảm bảo VSATTP,...; phát hiện và xử lý nhiều vụ buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm VSATTP góp phần giữ vững ổn định tình hình thị trường, bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng bố trí nhân lực, điều kiện trang thiết bị cần thiết tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát tại các địa bàn, tuyến đường trọng điểm về buôn lậu, địa điểm tập kết phát luồng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, Chi cục QLTT cũng đã tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật thương mại sâu rộng tới

139

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (Hòa)
Page 140: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

toàn thể nhân dân với nhiều nội dung phong phú, đa dạng trên mọi lĩnh vực, sâu sát với tình hình thực tế, vừa kết hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật vừa khuyến cáo người dân, doanh nghiệp không tham gia buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả v.v... Đồng thời, tăng cường ký cam kết với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm quyền SHTT, vi phạm VS ATTP...

Ngoài ra, đối với công tác quản lý phân bón vô cơ, trong năm 2016, Sở Công thương đã thành lập đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra hoạt động sản xuất phân bón vô cơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An (kiểm tra 09 đơn vị sản xuất). Qua thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện những tồn tại, thiếu sót để các đơn vị kịp thời chấn chỉnh, giải quyết; đồng thời tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về phân bón vô cơ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường 9 tháng năm 2016:- Tổng số vụ kiểm tra : 7.562 vụ;- Tổng số vụ xử lý : 6.130 vụ;- Tổng giá trị thu phạt ước tính : 8.408.980.000 đồng.Trong đó: - Phạt hành chính: 5.351.202.000 đồng;- Trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy: 3.057.778.000 đồng.+ Xử lý buôn lậu, hàng cấm: 254 vụ, tổng giá trị thu phạt: 2.258.220.000

đồng. Trong đó, phạt hành chính: 710.750.000 đồng, trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy: 1.547.470.000 đồng.

+ Vi phạm về hàng giả và quyền SHTT: 123 vụ, tổng giá trị thu phạt: 819.800.000 đồng. Trong đó, phạt hành chính: 292.300.000 đồng, trị giá hàng tiêu hủy: 527.500.000 đồng.

+ Vi phạm về gian lận thương mại: xử lý 575 vụ, tổng giá trị thu phạt: 451.801.000 đồng. Trong đó, phạt hành chính: 324.000.000 đồng, trị giá hàng tịch thu: 127.801.000 đồng.

+ Các vi phạm khác trong kinh doanh: xử lý 4.700 vụ, tổng giá trị thu phạt: 3.498.788.000 đồng. Trong đó, phạt hành chính: 3.406.102.000 đồng, trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy: 92.686.000 đồng.

+ Vi phạm VS ATTP: xử lý 478 vụ, tổng giá trị thu phạt: 1.380.371.000 đồng. Trong đó, phạt hành chính: 618.050.000 đồng, trị giá hàng vi phạm: 762.321.000 đồng.

173. Cư tri thành phố Vinh phản ánh tình trạng bán hàng đa cấp quá nhiều, tràn lan. Đề nghi tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.

Trả lời:Đến tháng 10/2016, có 24 doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên

địa bàn tỉnh Nghệ An, giảm 08 doanh nghiệp so với năm 2015. Trong đó, có 20

140

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (Hòa)
Page 141: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

doanh nghiệp bán hàng đa cấp phát sinh doanh thu, 04 doanh nghiệp không phát sinh doanh thu bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh. Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp khoảng 10.221 người.

Năm 2016, thực hiện Quyết định số 1618/QĐ-UBND.NC ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Đoàn kiểm tra liên ngành (do Sở Công thương chủ trì) đã tiến hành kiểm tra 13 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 273.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp vi phạm.

Để nâng cao nhận thức của nhân dân về bán hàng đa cấp, Sở Công Thương đã tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp và đã tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền “Nhận diện bán hàng đa cấp bất chính” cho cán bộ, nhân dân tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quế Phong, Yên Thành và thành phố Vinh với số lượng trên 2.000 người tham dự. Trong đó tổ chức 1 hội nghị "Nhận diện bán hàng đa cấp bất chính" vào tháng 5/2016 tại thành phố Vinh cho UBND huyện, thành phố, thị xã và cán bộ Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên các xã, phường, thị trấn thuộc UBND huyện Diễn Châu, huyện Nam Đàn, huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh.

Ngày 08/01/2016, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 115/UBND-NC ngày về việc tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngày 16/3/2016, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1487/UBND-TM về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp. Ngày 30/8/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Như vậy, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản để tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bán hàng đa cấp. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo cac Sở, Ban, ngành thực hiện hiệu quả các giải pháp đã được ban hành; đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao kiến thức về bán hàng đa cấp cho nhân dân.

XIV. LĨNH VỰC KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ174. Cư tri xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn đề nghi UBND tỉnh có cơ

chế hỗ trợ cho việc phục hồi, phát triển thương hiệu Cam Bãi Phủ.Trả lời: Để phục hồi phát triển thương hiệu cam Bãi Phủ phải có nhiều biện pháp

đồng thời triển khai như đăng ký nhãn hiệu, quảng bá, đầu tư về kỹ thuật: giống, canh tác, phòng trừ sâu bệnh, quản lý,...

Hiện tại, Chỉ dẫn địa lý “Vinh” dùng cho sản phẩm cam quả của tỉnh Nghệ An đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ theo Quyết định số 836/QĐ-SHTT ngày 31/5/2007 và là chỉ dẫn địa lý số 12 của cả nước.

141

OEM, 11/08/16,
Đã được thông tin (Hương)
Page 142: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định số 1012/QĐ-SHTT, ngày 25/6/2008 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Vinh” số 00012 cho sản phẩm cam Vinh. Vùng chỉ dẫn địa lý bao gồm: Xã Nghi Diên Nghi Lộc, Một ít ở Hưng Trung Hưng nguyên, Nghĩa Đàn cũ (Có cả Thị xã Thái Hòa hiện nay), Tân kỳ và Quỳ Hợp. Như vậy Cam Bãi Phủ hiện tại không thuộc vùng chỉ dẫn địa lý cam Vinh đã được bảo hộ. Để phát triển thương hiệu cam Bãi Phủ, trước hết UBND huyện Anh Sơn phải phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan để đăng ký nhãn hiệu cam Bãi Phủ. Tiếp theo, UBND huyện Anh Sơn có thể đăng ký nhãn hiệu tập thể cam Bãi Phủ hoặc mở rộng chỉ dẫn địa lý cam Vinh cho vùng cam Bãi Phủ.

UBND tỉnh giao UBND huyện Anh Sơn chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (để đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (để phát triển cây cam có chất lượng), Sở Thông tin và Truyền thông (phối hợp trong quảng bá sản phẩm) và các đơn vị liên quan để lựa chọn phương án và triển khai thực hiện nội dung này.

XV. LĨNH VỰC Y TẾ175. Cư tri Con Cuông kiến nghi ngành Y tế cần có các giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nói chung và khám chữa bệnh BHYT nói riêng.

Trả lời:Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo và ngành Y tế đã không

ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó có việc rèn luyện, nâng cao y đức của đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế. Chất lượng công tác khám chữa bệnh vì thế được cải thiện đáng kể, trong đó có chất lượng các dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Về công tác quản lý, ngành y tế tiếp tục duy trì củng cố, phát triển và hoàn thiện các dịch vụ y tế theo phân tuyến kỹ thuật, trong đó chú trọng phát triển, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến huyện, như: Phẫu thuật nội soi các loại, phẫu thuật chấn thương, phaco, Cắt trĩ bằng phương pháp Longo... Đây là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến cơ sở, đồng thời góp phần giảm tải và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến tỉnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế trên toàn tỉnh nói chung, tuyến huyện nói riêng vẫn còn những hạn chế như: trình độ, năng lực cán bộ y tế chưa đồng đều, một số nơi còn thiếu nhân lực y tế chất lượng cao, chuyên sâu nên chưa đáp ứng tốt được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ở các tuyến, đặc biệt là tuyến huyện ở miền núi.

Xác định đây là vấn đề then chốt để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nên trong thời gian qua Ngành Y tế Nghệ An đã triển khai chỉ đạo quyết liệt một số giải pháp:

142

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 143: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Thực hiện đổi mới một cách toàn diện phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh; Nhân viên y tế luôn chú trọng nêu cao đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tại các bệnh viện tuyến huyện; Thực hiện tốt chủ trương của Bộ Y tế tại Đề án 1816 về việc đưa cán bộ tuyến trên về tuyến dưới để đào tạo, hướng dẫn đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở theo hình thức cầm tay chỉ việc.

Đối với tuyến tỉnh, tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An duy trì thường xuyên việc tổ chức hội chẩn trực tuyến qua mạng với các bệnh viện TW để kịp thời giải quyết những ca bệnh khó, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc ở cơ sở.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động khám chữa bệnh; Quản lý chất lượng bệnh viện với quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm; xác định việc bảo đảm và cải tiến chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các bệnh viện; Thực hiện tốt chương trình cải tiến chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, gắn việc thực hiện bộ tiêu chí bệnh viện với việc thực hiện Quyết định số 1313/QĐ-BYT của Bộ Y tế về quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh tại bệnh viện; Triển khai thực hiện tốt, thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khám chữa bệnh tại các tuyến, trong đó chú trọng đối với các tuyến cơ sở.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Đề án “ Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 – 2020”; Đề án "Xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm Y tế kỹ thuật cao vùng Bắc Trung bộ"; Đề án "Phát triển Y tế Miền Tây tỉnh Nghệ An"; Huy động mọi nguồn lực đầu tư để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại tại các bệnh viện tuyến tỉnh và phổ cập tại tuyến y tế cơ sở;

176. Cư tri huyện Quy Hợp bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng về vấn đề y đức của một bộ phận y bác sỹ trên đia bàn huyện.

Trả lời:Nâng cao y đức và đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài

lòng của người bệnh là một trong những nội dung ngành Y tế đã và đang chỉ đạo triển khai quyết đối với tất cả các cơ sở khám chữa bệnh nói chung, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn huyện Quỳ Hợp nói riêng và đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong thời gian gần đây.

Đối với phản ánh của cử tri huyện Quỳ Hợp bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng về vấn đề y đức của một bộ phận y bác sỹ trên địa bàn huyện, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, UBND huyện Quỳ Hợp tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý y tế

143

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 144: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khám chữa bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm.

177. Cư tri xã Nam Tân, huyện Nam Đàn phản ánh chế độ trực của cán bộ y tế xã bi cắt giảm từ 40.000 đồng/ngày xuống còn 10.000 đồng/ngày là quá thấp, đề nghi tỉnh quan tâm.

Trả lời:Chế độ trực của cán bộ trạm y tế xã hiện tại thực hiện theo Quyết định

73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ là 40.000 đ/người/phiên trực. Tuy nhiên, trong dự toán ngân sách hàng năm đang tính theo Quyết định 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ nên cơ sở thực hiện thanh toán theo mức 10.000 đồng/ngày. UBND tỉnh đã có Quyết định cấp bổ sung phần kinh phí chênh lệch tiền trực cho đối tượng này lên mức 40.000 đồng/ngày (năm 2013, 2014).

Đối với kinh phí bổ sung năm 2015, 2016, UBND tỉnh giao Sở Y tế tổng hợp, chuyển Sở Tài chính tham mưu để cấp bổ sung cho các đơn vị.

178. Cư tri nhiều đia phương phản ánh tình trạng thực phẩm bẩn đang là một vấn nạn nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân. Cư tri kiến nghi tỉnh cần có biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và xư lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Trả lời:Vấn đề cử tri nhiều địa phương lo lắng tình trạng thực phẩm bẩn gây ảnh

hưởng đến sức khỏe nhân dân là có cơ sở.Công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề ATTP trên địa bàn tỉnh luôn

luôn được chú trọng, tuy nhiên đây là vấn đề hết sức khó khăn trong triển khai thực hiện, không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn ở quy mô quốc gia. Một tín hiệu tích cực là, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trình trạng ATTP và công tác quản lý về ATTP trên toàn quốc nói chung, Nghệ An nói riêng đã có những chuyển biến rõ rệt.

UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công tác ATTP từ cơ sở cấp xã đến cấp tỉnh. Ở tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban chỉ đạo, 02 Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách các lĩnh vực liên quan là Phó Ban chỉ đạo; Thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Ở tuyến cơ sở (cấp huyện, xã), chủ tịch cấp huyện, xã là Trưởng BCĐ ATTP. Các BCĐ từ tuyến xã đến tỉnh xây dựng quy chế hoạt động và phân công cụ thể cho từng thành viên BCĐ, trong đó quy định rõ Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về vấn đề ATTP xảy ra trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở chỉ đạo, phân công, phân cấp rõ người, rõ việc, cùng với sự quyết tâm của toàn xã hội, công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã thu được những kết quả tích cực:

144

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
OEM, 11/07/16,
Đã được giải quyết
Page 145: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm cũng như người tiêu dùng được tổ chức thường xuyên; đa dạng hóa các loại hình truyền thông như: báo, đài, pano, áp phích, tờ rơi, hội thảo, hội nghị, tập huấn,... Đặc biệt, đã phát sóng thường kỳ trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh 01 tuần/lần về nội dung phòng chống thực phẩm bẩn.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP từ cấp tỉnh đến cơ sở được tăng cường. Các đơn vị đã chú trọng trong việc cử thành viên tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra để đảm bảo thực hiện có chất lượng, đúng chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát tại cơ sở.

Từ tháng 5/2016 đến nay, đã thành lập 2 Đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh; 07 đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc các sở, ngành; 223 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành tuyến huyện. Số cơ sở được kiểm tra là 757, trong đó số cơ sở vi phạm là 639, số cơ sở bị phạt tiền là 404, số tiền phạt là 1.577.728.000 đồng. Ngành Nông nghiệp phát hiện, tiêu hủy: 4.675 kg sản phẩm động vật; 11.300 con gia cầm không rõ nguồn gốc; Công an toàn tỉnh đã phát hiện, thu giữ 40,4 tấn sản phẩm động vật, 44,4 tấn cá, 40,8 tấn măng, 45 tấn gạo lẫn tạp chất, 63.617 con gia cầm, 36.500 quả trứng gia cầm, 1.140 gói trà, 1,6 tấn đá lạnh, 9,55 tấn rau củ quả, 1,5 tấn nhộng tằm, 600kg cà phê thành phẩm và nguyên liệu cà phê, 391 hộp sữa bột, 912 hộp sữa đặc, 170 két nước ngọt, 941 chiếc bánh trung thu, 12.180 sản phẩm kem que thành phẩm, 1,25 tấn đường không đảm bảo quy định về ATTP,...

179. Cư tri huyện Nghĩa Đàn phản ánh chất lượng khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đia phương.

Cư tri huyện Nghĩa Đàn đề nghi UBND tỉnh có chính sách thu hút hoặc tăng cường đội ngũ y, bác sỹ giỏi, có kinh nghiệm về hỗ trợ huyện trong một thời gian (có thể từ 2 - 3 năm) nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên đia bàn huyện.

Trả lời:Ngày 02/02/2010, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 504/QĐ-

UBND về việc thành lập Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn và bổ sung thêm chức năng Khám chữa bệnh cho Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn.

Sau thời gian chuẩn bị chu đáo, khẩn trương về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, tháng 7/2012 công tác khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn đã được Sở Y tế thẩm định, phê duyệt triển khai với quy mô ban đầu là 33 giường bệnh, phụ trách khám chữa bệnh cho 8 xã vùng Đông Bắc của huyện gồm: Nghĩa Hội, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc, Nghĩa phú, Nghĩa Thọ và Thị Trấn Nghĩa Đàn. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân được hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng, TTYT huyện Nghĩa Đàn

145

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 146: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu của người dân: Năm 2014 đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, lắp đặt hệ thống mạng LAN nội bộ, phần mềm Quản lý bệnh viện phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và công tác quản lý của đơn vị; bổ sung trang thiết bị hiện đại để phục nhân dân như: Giàn mổ nội noi; Hệ thống máy chụp CT Scanner 8 lát cắt; máy Nội soi tử cung và một số trang thiết bị phục vụ điều trị trong Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng; Nguồn nhân lực tại đơn vị cũng luôn được quan tâm, chú trọng, từ 08 cán bộ ban đầu với 01 bác sỹ, đến nay đơn vị đã có 100 cán bộ với 24 Bác sỹ (Trong đó: có 02 BS CKII, 06 BS CKI, 12 BSĐK; 01 BS YHCT; 03 BS YHDP) và 16 cán bộ Đại học khác. Từ 33 giường bệnh ban đầu đến tháng 01/2015 tăng lên 90 giường bệnh (thực kê 161 giường) và phụ trách công tác khám chữa bệnh BHYT cho 17/25 xã trên địa bàn huyện: Nghĩa Hội, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc, Nghĩa phú, Nghĩa Thọ, Thị Trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Hồng, Nghĩa Yên và Nghĩa Thịnh.

Trong những năm qua, Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà cấp trên giao, cụ thể:

- Thực hiện tốt công tác Y tế đự phòng: không để dịch lớn xảy ra, thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch các chương trình Y tế.

- Công tác thu dung điều trị bệnh nhân năm sau cao hơn năm trước. Tổng số lượt khám bệnh tăng từ 9.944 lượt năm 2012 lên 37.439 lượt năm 2015, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tăng từ 1.607 năm 2012 lên 5.816 năm 2015. Công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đều trên 100%.. Đã cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nặng như: Thực hiện tốt các ca phẫu thuât ngoại – Sản; Viêm ruột thừa, Thủng dạ dày, kết hợp xương, Mổ lấy thai, … và các phẫu thuật loại I, II, III khác; cấp cứu các trường hợp nội khoa: Cơn Hen PQ cấp nặng, đợt cấp COPD, tai biến mạch máu não…..Triển khai thực hiện được nhiều dịch vụ kỹ thuật đối với bệnh viện hạng III : Tổng số dịch vụ kỹ thuật được phê duyệt triển khai năm 2014 là 3.568 dịch vụ, nay đã tăng lên 3.994 dịch vụ.

Đối với Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn là đơn vị thành lập sau khi chia tách huyện, do đó cơ sở vật chất, nhân lực còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được mong mỏi và nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn; UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, UBND huyện Nghĩa Đàn tiếp tục chỉ đạo chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, bệnh và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh đáp ứng tốt nhất yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong thời gian tới.

*Về việc thực hiện chính sách thu hút hoặc tăng cường đội ngũ y, bác sỹ giỏi, có kinh nghiệm về hỗ trợ cho huyện Nghĩa Đàn: Thực hiện chính sách hỗ trợ thu hút ban đầu nguồn nhân lực y tế chất lượng cao (bác sĩ, dược sĩ đại học, sau đại học) về công tác tại các huyện miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó

146

Page 147: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

khăn, huyện Nghĩa Đàn đã thu hút được 04 Bác sĩ chính quy tốt nghiệp loại khá, 01 Dược sĩ đại học loại giỏi về công tác tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn; Để tăng cường nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho huyện Nghĩa Đàn, trong đó có việc điều động một số cán bộ y tế để hỗ trợ chuyên môn cho cơ sở, UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn để triển khai thực hiện.

180. Cư tri huyện Yên Thành kiến nghi thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các tuyến giữa các huyện trong tỉnh để người dân thuận tiện trong khám chữa bệnh BHYT.

Trả lời:Việc triển khai thông tuyến huyện trong khám chữa bệnh BHYT đã được

liên ngành Y tế - BHXH Nghệ An triển khai thực hiện đúng theo các quy định về chuyển tuyến bệnh nhân BHYT kể từ ngày 01/01/2016 theo quy định tại Thông tư số: 40/2015/ TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế: "Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh". Theo đó, người có thẻ BHYT đăng ký KCB BHYT ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh khi đi khám bệnh tại các cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện có xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân hợp lệ thì được hưởng chế độ BHYT đúng tuyến. UBND tỉnh giao Sở Y tế chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chủ trương này trên địa bàn huyện Yên Thành nói riêng, cả tỉnh nói chung, đồng thời thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động khám chữa bệnh, tránh tình trạng vi phạm, lạm dụng chế độ trong thực hiện khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ BHYT.

181. Cư tri thành phố Vinh có ý kiến: việc Trạm y tế các xã, phường, thi trấn và nhân viên Trạm Y tế phải nộp phí thẩm đinh cấp giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bất hợp lý. Cư tri kiến nghi tỉnh có cơ chế hỗ trợ.

Trả lời:Việc thu phí cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh và Chứng chỉ

hành nghề khám chữa bệnh được Sở Y tế thực hiện theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ Tài chính về Quy định thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện: Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y dược; Lệ phí cấp phép xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; Chứng chỉ hành nghề y; Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh.

Sở Y tế thực hiện thu theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC đối với tất cả các đơn vị khám bệnh chữa bệnh trong và ngoài công lập và người hành nghề y dược như sau: Phí thẩm định và lệ phí cấp

147

OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 148: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

phép Trạm y tế xã: 3.450.000 đồng và cấp Giấy chứng chỉ hành nghề y là 550.000 đồng.

182. Cư tri huyện Quy Châu đề nghi triển khai việc phun hóa chất, tẩm màn hàng năm để phòng chống dich bệnh sốt xuất huyết.

Trả lời:Nghệ An là một tỉnh vùng đồng bằng duyên hải miền Trung thuộc Bắc

Trung Bộ với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi Aedes agypti truyền bệnh SXHD phát triển. Bệnh SXHD vẫn lưu hành tại một số địa phương vùng đồng bằng ven biển trong tỉnh như: Thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên. Tại các huyện miền núi như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, qua điều tra, giám sát không có muỗi Aedes agypti truyền bệnh SXHD. Từ năm 2000 đến nay, tại các huyện miền núi trên không có bệnh nhân mắc bệnh SXHD.

Việc phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành truyền bệnh SXHD nhằm xử lý tại các ổ dịch; tại các vùng có nguy cơ cao (có lưu hành muỗi Aedes agypti với chỉ số cao và có nhiều bệnh nhân) đã được Bộ Y tế quy định.

Như đã nêu trên, Quỳ Châu là một huyện miền núi không thuộc vùng lưu hành của bệnh SXHD vì vậy việc phun hóa chất, tẩm màn hàng năm để phòng, chống bệnh SXHD là không cần thiết.

183. Cư tri huyện Thanh Chương, Diễn Châu đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐTB&XH, Sở Y tế đẩy nhanh tiến độ giám đinh tại Hội đồng y khoa tỉnh đối với hồ sơ nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin.

Trả lời:Công tác khám giám định cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách liên

quan đến chất độc da cam Dioxin trong năm 2015 có 508 trường hợp, 09 tháng đầu năm 2016 khám giám định được 609 trường hợp. Hiện nay không có hồ sơ tồn đọng tại Trung tâm giám định y khoa (Đơn vị tham mưu của Sở Y tế về giám định Y khoa). Đối với những trường hợp hồ sơ không hợp lệ, đơn vị chức năng đã chuyển lại cho Sở Lao động để bổ sung hoàn thiện.

Trung tâm giám định y khoa đã tổ chức triển khai thực hiện khám giám định đúng quy trình để Hội đồng ra kết luận giúp cho việc thực hiện chính sách đối với người tham gia kháng chiến được hưởng chế độ đúng quy định của pháp luật.

Từ 15/8/2016 Thông tư 20/2016/TTLB-BYT-BLĐTBXH có hiệu lực, việc thẩm định hồ sơ do Ngành Lao động Thương binh và Xã hội đảm nhiệm; Sau khi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoàn thành thẩm định hồ sơ, chuyển Trung tâm giám định y khoa để thực hiện khám giám định theo đúng quy định.

148

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 149: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND tỉnh giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Y tế phối hợp chặt chẽ, đúng quy định để đẩy nhanh tiến độ giám định tại Hội đồng y khoa tỉnh đối với hồ sơ nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin.

XVI. LĨNH VỰC TÀI CHÍNH184. Cư tri thi trấn Nam Đàn kiến nghi tỉnh tăng % tỷ lệ tiền đất đấu

giá quyền sư dụng đất để lại cho xã, thi trấn để có điều kiện đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản.

Trả lời:Đối với năm 2016, dự toán NSNN đã được HĐND tỉnh quyết nghị và

UBND tỉnh quyết định, theo đó UBND huyện Nam Đàn thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Đối với giai đoạn 2017-2020, UBND tỉnh sẽ báo cáo HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh tiền sử dụng đất do huyện Nam Đàn tổ chức đấu giá để điều tiết ngân sách tỉnh 0%, ngân sách cấp huyện 60%, ngân sách cấp xã 40%. Như vậy, tỷ lệ điều tiết tiền sử dụng đất cho cấp xã đã tăng so với giai đoạn 2011-2016.

185. Cư tri huyện Quynh Lưu kiến nghi tỉnh quy đinh lại tỷ lệ phân bổ tiền cấp quyền sư dụng đất được hưởng theo hướng cấp tỉnh 30%, cấp huyện 30%, cấp xã 40% để cấp xã có thêm kinh phí xây dựng nông thôn mới và kiến nghi cần có chính sách riêng cho các xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu được hưởng tỷ lệ tiền cấp quyền sư dụng đất là 70%.

Trả lời:- Đối với năm 2016, dự toán NSNN đã được HĐND tỉnh quyết nghị và

UBND tỉnh quyết định, theo đó đề nghị UBND huyện thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

- Đối với giai đoạn 2017-2020, để đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, kinh phí GPMB các dự án trọng điểm, hỗ trợ mua xi măng làm đường GTNT xây dựng Nông thôn mới, trả các khoản nợ vay đến hạn và ưu tiên cho các xã xây dựng Nông thôn mới. UBND tỉnh dự kiến báo cáo HĐND tỉnh quyết định tại kỳ họp theo hướng giảm tỷ lệ điều tiết tiền sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện hưởng và tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã so với giai đoạn 2011-2016 (đối với các huyện đang tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020), cụ thể đối với tiền sử dụng đất do huyện Quỳnh Lưu tổ chức đấu giá: ngân sách tỉnh 35%, ngân sách cấp huyện 25%, ngân sách xã 40%.

186. Cư tri huyện Đô Lương đề nghi UBND tỉnh sớm cấp kinh phí GPMB của dự án Đê cầu Dâu.

Trả lời:Căn cứ hồ sơ phê duyệt phương án bồi thường GPMB đối với dự án Đê

cầu Dâu của UBND huyện Đô Lương và theo đề nghị của Sở Tài chính, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí GPMB đối với dự án đến nay là 50.827 triệu đồng. Trên

149

OEM, 11/07/16,
Đang giải quyết
OEM, 11/08/16,
Đang gq
OEM, 11/08/16,
Đang gq
Page 150: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

cơ sở đề xuất của UBND huyện Đô Lương và các hồ sơ phê duyệt phương án GPMB, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài chính tiếp tục bố trí kinh phí GPMB cho dự án nêu trên.

187. Cư tri Bản Cao Vều, xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn đề nghi UBND tỉnh quan tâm, hỗ trợ ngân sách cho các xã giáp biên giới để tổ chức các hoạt động đối ngoại - giao lưu với bản Phun Mường của CHDCND Lào nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghi hợp tác, góp phần bảo đảm tình hình an ninh biên giới.

Trả lời:Thực hiện Quyết định số 103/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của

UBND tỉnh ban hành Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và ổn định đến năm 2015, định mức này tiếp tục được áp dụng thực hiện trong năm 2016; trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh quyết nghị bố trí kinh phí hỗ trợ các địa phương có đường biên giới với nước bạn Lào trong lĩnh vực chi quốc phòng an ninh các huyện như sau:

- Đối với các huyện có đường biên giới với Lào, hàng năm ngoài định mức phân bổ chi an ninh quốc phòng cho các huyện, thì mỗi huyện được bổ sung thêm kinh phí 220 triệu đồng X số xã có đường biên giới giáp Lào;

- Đối với các xã có đường biên giới giáp Lào thì mỗi xã được bổ sung thêm 150 triệu đồng/xã/năm. Không bố trí hỗ trợ kinh phí đối ngoại cho các thôn, bản do đây không phải là đơn vị dự toán.

Đối với giai đoạn 2017-2020 sắp tới, UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh tăng mức hỗ trợ cho các địa phương có đường biên giới giáp Lào. Vì vậy, đề nghị các huyện, xã có chung đường biên giới với nước bạn Lào căn cứ nguồn kinh phí đã được bố trí trong dự toán hàng năm để hỗ trợ cho các thôn, bản kết nghĩa với các thôn, bản thuộc Lào.

XVII.LĨNH VỰC AN NINH – QUỐC PHÒNG188. Nội dung cư tri huyện Nghi Lộc phản ánh: Bộ chỉ huy Quân sự

tỉnh ban hành quyết đinh hưởng trợ cấp một lần cho các đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết đinh số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ có nhiều sai sót về ngày, tháng, năm sinh, tên lót…Đề nghi cho rà soát, sưa đổi để tạo thuận lợi cho đối tượng được hưởng chế độ, chính sách.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An kiểm tra, rà soát, kết quả cụ thể như sau:

Thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế Cămpuchia, giúp bạn Lào sau

150

OEM, 11/14/16,
Đã giải quyết (nam nc)
OEM, 11/07/16,
Đã được thông tin
Page 151: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Qua gần 5 năm triển khai thực hiện với tinh thần tích cực, chủ động, khẩn trương, Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS các huyện, thành phố, thị xã đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo 24 các cấp trong tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy trình, xét duyệt đúng đối tượng và thời gian được hưởng chế độ theo quy định. Tính đến ngày 10/10/2016, Bộ CHQS tỉnh đã tiếp nhận 61.185 hồ sơ của các huyện, thành phố, thị xã. Đã xét duyệt, báo cáo Quân khu 58.841 hồ sơ; còn 2.344 hồ sơ không đủ điều kiện. Bộ CHQS tỉnh đã trả về cho các đối tượng (lý do không thuộc địa bàn trực tiếp có chiến sự xảy ra) và đã chi trả trợ cấp một lần cho 54.269 trường hợp, với số tiền 237 tỷ 891 triệu đồng và 93 trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng. Hiện nay, còn 4.572 trường hợp đang chờ Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thẩm định, ra quyết định hưởng trợ cấp một lần.

Trong quá trình thực hiện có nhiều quyết định giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng bị sai, lệnh, ngày 13/5/2014, Bộ CHQS tỉnh đã có Công văn số 1323/CT-CS chỉ đạo Ban CHQS các huyện, thành phố, thị xã: “Số đối tượng đã nhận được quyết định trợ cấp một lần theo Quyết định số 62/2011 của Thủ tướng Chính phủ nhưng bị thất lạc, sai họ tên, năm sinh, trú quán… đề nghị Ban CHQS các huyện, thành phố, thị xã triển khai cho các đối tượng, phô tô chứng minh nhân dân, sau đó tổng hợp báo cáo Bộ CHQS tỉnh để cấp, đổi lại quyết định cho các đối tượng trong thời gian nhanh nhất, trường hợp đối tượng kê khai sai lệch với hồ sơ ban đầu, thì phải có đơn và xác nhận của UBND xã để được xem xét và cấp lại”, tiếp nhận các lý do đề nghị của các đối tượng, báo cáo về Bộ CHQS tỉnh trong thời gian sớm nhất, để tiến hành rà soát, cấp đổi lại cho các đối tượng, không gây phiền hà cho đối tượng hoặc bắt đối tượng tự đi liên hệ để đổi lại quyết định.

Kết quả kiểm tra, rà soát đã phát hiện 1.563 quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng có sai, lệch một số thông tin so với giấy tờ chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình, về năm sinh, tên lót…

Nguyên nhân có sự sai lệch đó là: Khi xác lập, kê khai hồ sơ hưởng chế độ, các đối tượng dựa vào lý lịch quân nhân, quyết định phục viên gốc do đơn vị cũ cấp, lý lịch đảng viên và một số giấy tờ có liên quan để chứng minh có thời gian công tác trong quân đội. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, khi kê khai các thông tin để làm giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình thì đối tượng khai không đúng với thông tin đã kê khai trong hồ sơ quân nhân, có nhiều đối tượng khi kê khai hồ sơ hưởng chế độ chính sách rồi, sau đó mới làm lại chứng minh nhân dân, đến khi có Quyết định của Tư lệnh Quân khu 4 chi trả trợ cấp một lần mới có đơn đề nghị đổi lại quyết định cho đúng với năm sinh tại sổ hộ khẩu của gia đình, để thực hiện quyền và các chính sách khác như thế chấp tài sản, vay mượn, bảo hiểm y tế…; có nhiều trường hợp, Bộ CHQS tỉnh đối chiếu lại hồ sơ cá nhân khai ban đầu, thì có sự chênh lệch quá lớn về độ tuổi nhập ngũ theo Luật nghĩa vụ quân sự, có một số trường hợp mới 14, 15, 16

151

Page 152: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

tuổi đã nhập ngũ, vì vậy đã gây khó khăn cho Bộ CHQS tỉnh Nghệ An trong việc cấp lại quyết định cho đối tượng. Tuy nhiên, trong số đó có một số ít quyết định sai lệch do cơ quan chuyên môn đánh máy sai trong quá trình lập danh sách, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Phòng Chính trị kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc trong quá trình thực hiện. Đến thời điểm hiện nay, Bộ CHQS tỉnh đã cấp đổi hết các quyết định có sai sót cho các đối tượng.

189. Cư tri huyện Thanh Chương đề nghi HĐND, UBND tỉnh quan tâm thực hiện chế độ, chính sách theo Luật dân quân tự vệ cho lực lượng dân quân tự vệ trong diễn tập, huấn luyện hàng năm vì hiện nay chính sách này chưa được thực hiện nên việc điều động lực lượng làm nhiệm vụ quốc phòng rất khó khăn.

Trả lời:- UBND tỉnh đã giao Bộ CHQS tỉnh kiểm tra, kết quả thấy rằng: hiện nay,

trên địa bàn huyện Thanh Chương trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập cho lực lượng dân quân tự vệ hàng năm đã tiến hành chi trả như sau: có 19/40 đơn vị đã chi trả chế độ, chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ đúng theo quy định của pháp luật; 21/40 đơn vị chi trả chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, ý kiến cử tri phản ánh chính sách này chưa được thực hiện trên là chưa chính xác.

- UBND tỉnh đã giao Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo Ban CHQS huyện Thanh Chương báo cáo chi tiết về kinh phí cấp tỉnh bảo đảm thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập của huyện Thanh Chương và kinh phí của huyện bảo đảm cho các xã, thị hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập năm 2016 để Bộ CHQS tỉnh kịp thời chỉ đạo các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ thời gian tới.

Hiện nay, thực hiện Nghị định số 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế Nghi đinh số 58/2010/NĐ-CP ngàỵ 01/6/2010 của Chính phủ), UBND tỉnh đã chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết mới: “Về một số chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ và phân cấp nhiệm vụ chi thực hiện công tác dân quân tự vệ trên đia bàn tỉnh Nghệ An” (thay thế Nghị quyết số 45/2012/NQ-HĐND ngày 20/4/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh) để bảo đảm chế độ, chính sách cho việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức xây dựng lực lượng và hoạt động của dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh đúng với Luật dân quân tự vệ, Luật ngân sách, Luật BHXH, Nghị định 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành.

190. Nội dung kiến nghi của cư tri TP Vinh: “Khi tổ chức tang lễ của Hội CCB, cần thực hiện nghi thức phủ Quân ky lên linh cưu theo chế độ đã được Pháp luật quy đinh. Hiện nay, chưa được thực hiện vì chưa cấp kinh phí”.

Trả lời:Hiện nay, các văn bản pháp luật quy định về chế độ, chính sách đối với

cán bộ Quân đội nghỉ hưu và tổ chức Hội CCB các cấp gồm:

152

OEM, 11/14/16,
Đã được thông tin (nam nc)
OEM, 11/14/16,
Đã được thông tin (nam nc)
Page 153: dbndnghean.vndbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image... · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 677/BC-UBND . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh quy định về chính sách và quyền lợi quy định tại điều 4 và điều 5; Kinh phí của Hội CCB các cấp (gồm Ngân sách nhà nước bảo đảm, Hội phí do hội viên đóng và các nguồn thu hợp pháp khác) được quy định tại điểm 1, điều 9. Tại điểm 3, mục 3, điều 9 có quy định kinh phí Hội CCB các cấp (từ cấp tỉnh, huyện, xã) do địa phương cùng cấp bảo đảm).

- Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cho cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 56 trợ cấp mai táng như sau: “Trợ cấp mai táng thực hiện theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội”;

- Thông tư số 158/2011/TT-BQP ngày 15/08/2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thực hiện một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. Tại điểm 3, Điều 8 quy định kinh phí hỗ trợ lễ tang đối với quân nhân nghỉ hưu từ trần từ cấp Đại tá trở xuống như sau: Ngoài trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hàng năm, Bộ Quốc phòng bố trí một khoản ngân sách để hỗ trợ tổ chức lễ tang cán bộ quân đội nghỉ hưu không thuộc đối tượng được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước, lễ tang cấp cao.

- Thông tư số 86/TT-BQP ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng; người làm công tác cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý. Tại điểm 2, Điều 35 quy định: “Kinh phí tổ chức lễ tang đối với quân nhân có cấp bậc Đại tá trở xuống đang công tác hoặc nghỉ hưu và công nhân, viên chức quốc phòng đang công tác hy sinh, từ trần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; đồng thời, được Bộ quốc phòng hỗ trợ thêm kinh phí theo quy định hiện hành.

Như vậy, nội dung kiến nghị của cử tri thành phố Vinh về kinh phí để mua Quân kỳ để phủ lên linh cửu không quy định trong các văn bản Pháp luật.

Để thực hiện phủ Quân kỳ lên linh cửu đối với CCB từ trần đối với Hội CCB các cấp, thì tiền mua Quân kỳ trích từ nguồn kinh phí của Hội CCB các cấp (Kinh phí hoạt động của Hội được quy định theo Pháp lệnh CCB).

Trên đây là kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh khóa XVII, UBND tỉnh kính báo cáo HĐND tỉnh./.

Nơi nhận:- Thường trực HĐND tỉnh;- Đoàn ĐBQH tỉnh (để trả lời kiến nghị cử tri

trước kỳ họp thứ 2 - QH14);- Ủy ban MTTQ tỉnh;- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;- CVP, các PVP UBND tỉnh;- Lưu: VT, VH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNKT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

(đã ký)

Lê Xuân Đại

153