· web viewvà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá...

54
Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội. Tổng biên tập: Nhà văn Hoàng Tiến Phó tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn Biên tập viên: Luật sư Nguyễn Văn Đài Thư ký toà soạn: Dương Thị Xuân Trụ sở: 11 Ngõ Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: Nhà văn Hoàng Tiến: 0936 084 293 Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn: 0917 372 313 Luật Sư Nguyễn văn Đài : 0953 573 179 Fax: Email: [email protected] [email protected] Chủ trương của báo Tự Do Dân Chủ là nhằm nâng cao dân trí, thúc đẩy nhận thức và kêu gọi mọi sự Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại thủ đô Hà Nội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: Hỡi đồng bào cả nước, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ngày 2 tháng 9 năm 2006, 61 năm sau cũng tại thủ đô Hà Nội, một nửa thế kỷ trôi qua, tập san Tự Do Dân Chủ cất lời kêu gọi uất nghẹn: Hỡi đồng bào cả nước,

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Tự Do Dân Chủ/Số 1 – Trang 1

Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội.

Tổng biên tập:Nhà văn Hoàng Tiến

Phó tổng biên tập:Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn

Biên tập viên:Luật sư Nguyễn Văn Đài

Thư ký toà soạn:Dương Thị Xuân

Trụ sở:11 Ngõ Tràng Tiền,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tel:Nhà văn Hoàng Tiến:

0936 084 293Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn:

0917 372 313Luật Sư Nguyễn văn Đài :

0953 573 179Fax:

Email:[email protected][email protected]

Chủ trương của báo Tự Do Dân Chủ là nhằm nâng cao dân trí, thúc đẩy nhận thức và kêu gọi mọi sự đóng góp của người dân vào công cuộc dân chủ hóa đất nước, công bằng xã hội, sớm đưa đất nước và dân tộc Việt Nam thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, tiến kịp theo xu thế chung của nhân loại văn minh trên thế giới!

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại thủ đô Hà Nội,Chủ Tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố:

Hỡi đồng bào cả nước, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Ngày 2 tháng 9 năm 2006, 61 năm sau cũng tại thủ đô Hà Nội, một nửa thế kỷ trôi qua, tập san Tự Do Dân Chủ cất lời kêu gọi uất nghẹn:

Hỡi đồng bào cả nước,

Người ta đã quên và đã phản bội.

Hỡi đồng bào cả nước, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Tổng Biên Tập Hoàng TiếnPhó Tổng Biên Tập Nguyễn Khắc Toàn

Page 2:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Kính cáo quý vị độc giảVăn hào nước Pháp Voltaire (1694 – 1778) đã nói: “Tự do ngôn luận là linh hồn của mọi thứ tự do”.

Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh nước ta (1899 – 1943) cũng nói: “Tự do dân chủ không thể van xin mà được, phải đấu tranh mới có”.

Nước ta đã thành lập chế độ dân chủ từ 1945. Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 lần đầu tiên xác nhận các quyền cơ bản của con dân nước Việt. Quyền tự do ngôn luận được đặt lên vị trí hàng đầu:

Điều thứ 10. Công dân Việt Nam có quyền:

Tự do ngôn luận Tự do xuất bản Tự do tổ chức và hội

họp Tự do tín ngưỡng Tự do cư trú đi lại trong

nước và ra nước ngoài.

(Hiến pháp nước VNDCCH. 1946)

Sau nhiều lần sửa đổi hiến pháp, đến Hiến pháp 1992, vẫn thấy ghi:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

(Hiến pháp nước CHXHCNVN. 1992)

Nghĩa là đâu có dám bỏ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân, nhưng ngoặc thêm một cái đuôi theo quy định của pháp luật.. Trên thực tế, cái đuôi này là cái đuôi

con cá đuối, nó quất tan và thủ tiêu các quyền vừa nói ở trên.

Quả vậy, luật báo chí thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989 ở Quốc hội khóa 8, đã tước đi mất quyền tự do ngôn luận của người dân, không công nhận công dân được quyền ra báo, không có lấy một tờ báo tư nhân.

Luật báo chí đã vi phạm Hiến pháp một cách ngang nhiên. Mà sự vi phạm hiến pháp, ở những nước có kỷ cương pháp luật, bị coi là một trọng tội.

Đã có biết bao nhiêu kiến nghị về việc này. Nhưng lãnh đạo làm ngơ. Quốc hội làm ngơ. Vì 92% đại biểu quốc hội là đảng viên, để chỉ làm cái việc giơ tay luật hóa những chỉ thị chính sách của đảng lãnh đạo.

Đã có nhiều công dân làm đơn xin ra báo tư nhân (như ông Hoàng Minh Chính, như ông Trần Độ ...v.v...), đều bị nhà cầm quyền giơ luật báo chí ra cự tuyệt.

Nghĩ cũng lạ, quyền của mình (ghi trong Hiến pháp hẳn hoi), bị người ta lấy mất, xin không cho, lại còn đe dọa ngồi bóc lịch và còng số 8. Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21 mà ở Việt Nam vẫn có sự ngược đời như thế vậy sao?

Đến mức này, Nhà nước cũng đừng nên trách cứ người dân, vì đã đẩy người dân chỉ còn hai cách chọn lựa:

Một là, cứ cúi mặt nhìn đất, cam chịu để người ta ăn hiếp mình.

Hai là, ngẩng mặt nhìn trời, thực hiện cái quyền của mình. Rồi muốn ra sao thì ra.

Đã có những người chọn con đường thứ hai. Đó là các vị linh mục Chân Tín, Phan Văn Lợi, Nguyễn Văn Lý ra tờ bán nguyệt san Tự do ngôn luận ở Sài Gòn. Hiện nay đã ra đến số 9.

Chúng tôi, những nhân sĩ trí thức Bắc Hà, cảm thấy hổ thẹn trước sự xả thân làm người của các linh mục, đã bàn nhau, dù tài hèn sức mọn, cũng ra lấy một tờ báo, thực hiện cái quyền cơ bản, tối thượng, thiêng liêng của con người: tự do ngôn luận.

Sau chiến tranh 30 năm rồi, thời gian đâu phải là ít, mà đất nước chúng ta vẫn còn nằm trong tình trạng những nước đói nghèo nhất hành tinh. Nạn tham nhũng triền miên, dường như vô phương cứu chữa. Đó là hai nỗi quốc nhục hiện nay mà dân tộc ta phải gắng sức rửa sạch.

Lúc này cần rất nhiều ý kiến đóng góp cho công cuộc chuyển mình của đất nước.

Lúc này mà im lặng là vô trách nhiệm với cuộc đời, là đồng lõa với cái ác.

Tờ báo TỰ DO DÂN CHỦ là tiếng nói của nhân sĩ, trí thức và tất cả mọi người yêu chuộng tự do dân chủ muốn góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại.

Do sức lực ban đầu giới hạn, nó mới chỉ là một tờ báo đơn giản với số trang khiêm tốn, chúng tôi hy vọng rằng, có sự ủng hộ của độc giả trong nước và ngoài nước, nó sẽ lớn mạnh, và trở thành diễn đàn cho tất cả những ai nặng lòng với công cuộc dân chủ hóa nước nhà.

Chúng tôi cũng lường trước những khó khăn sẽ gặp phải từ phía chính quyền, từ phía công an, nhưng chúng tôi

Tự Do Dân Chủ/Số 1 – Trang 2

Page 3:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

sẽ không lùi bước, quyết đem tính mạng thực hiện các quyền làm dân, quyền làm người của mình, trong đó có quyền thiêng liêng cơ bản nhất: tự do ngôn luận.

Rất mong được sự ủng hộ và bảo vệ của đồng bào

trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài, cũng như nhân dân các nước cùng chung sống trong một thế giới phát triển, hòa bình và tự do.

Hà Nội ngày 15 tháng 8 / 2006

TM Ban biên tâp. Tổng biên tập:

Nhà văn Hoàng Tiến

Tự Do Dân Chủ/Số 1 – Trang 3

Page 4:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Thân gởi các Bạn, Chúng tôi đã đọc thư và đề nghị của các bạn. Chúng tôi thật xúc động và cám ơn các bạn đã hổ trợ cho tờ báo Tự Do Dân Chủ Việt Nam ra đời bất chấp bạo quyền đàn áp, khủng bố của công an đối với anh em chúng tôi vừa qua và vẫn đang tiếp diễn hiện nay.

Vì điều kiện bị bao vây hiện tại, chúng tôi đồng ý ủy nhiệm cho các bạn thực hiện Tập San Tự Do Dân Chủ thay chúng tôi cho đến khi điều kiện chúng tôi được cải thiện.

Chân thành gởi đến các bạn lời chào đoàn kết và tất thắng.

Hà Nội ngày 27 tháng 8 năm 2006

Thay mặt Ban Biên Tập và Tòa Soạn (Ký tên)

Nhà văn Hoàng Tiến A11 phòng 420 khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân Hà NộiMobi 0936 084 293

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn 11 Ngõ Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà nộiMobi 0917 372 313

Luật Sư Nguyễn văn Đàiphòng 302 Z8 Khu tập thể đại họcBách Khoa ,Quận Hai Bà Trưng , Hà NộiMobi 0953 573 179 

Kỹ Sư Bạch Ngọc Dương(Bị công an làm áp lực đuổi nhà từ 30.8.2006)

Cựu giáo viên đại học Xuân Hoa Hà Nội Dương Thị Xuân Phòng 404 ngõ 186 phố Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội-khu tập thể ban Tổ chức TW

Thư Binh Đoàn Yểm Trợ

Kính gởi Độc giảKính gởi đồng bào trong và ngoài nước Thưa qúy vị,

Tự Do Dân Chủ/Số 1 – Trang 4

Page 5:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Qua tin tức trên hệ thống truyền thông trong và ngoài nước cũng như các phương tiện truyền thông quốc tế, qúy vị đã biết, nhà nước CSVN đã và đang tiến hành cuộc đàn áp quy mô đối với phong trào dân chủ VN.Tại Hà Nội, 5 nhà bất đồng chính kiến, Nhà văn Hoàng Tiến, Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, LS Nguyễn văn Đài, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương và Giáo viên Dương thị Xuân dự tính phát hành tờ báo Tự Do Dân Chủ trong tháng 8 năm 2006 nhưng đã bị đảng CSVN, qua bàn tay cuả công an, đàn áp và ngăn chận, vì vậy Tự Do Dân Chủ chưa có thể ra mắt độc giả như dự tính.Đáp ứng đề nghị cuả Đối Thoại Online, mỗi người, mỗi nhóm tự lập Binh Đoàn Dân Chủ, đấu tranh một cách ôn hoà, bất bạo động để cùng bao vây đảng CSVN trên nhiều mặt trận. Chúng tôi một nhóm tự nguyện, xin đóng góp sức nhỏ mọn cuả chúng tôi bằng cách giúp “Tự Do Dân Chủ” ra mắt trên “Xa Lộ Truyền Thông”{internet). Khi nào “Tự Do Dân Chủ” được ra mắt độc giả và đồng bào theo ý muốn cuả những vị có trách nhiệm, chúng tôi sẽ chấm dứt hoặc chuyển giao lại cho Nhà văn Hoàng Tiến, Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, LS Nguyễn văn Đài, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương và Giáo viên Dương thị Xuân.

Kính thư,

Các Binh Đoàn Dân ChủBinh Đoàn Yểm Trợ Kính gởi :Nhà văn Hoàng Tiến, Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, Luật Sư Nguyễn văn Đài, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương, Giáo Viên Dương thịXuân.

Thưa qúy vị, Chúng tôi rất cảm phục lòng yêu nước, tinh thần chịu đựng hiểm nguy cuả qúy vị trước bạo quyền, chúng tôi tự nguyện thực hiện Tự Do Dân Chủ Online để yểm trợ qúy vị và cũng để nói với đảng CSVN và lực lựợng chuyên chính cuả họ, công an VN, rằng họ có thể bỏ tù qúy vị nhưng lòng yêu nước cuả qúy vị, tiếng nói cuả qúy vị vẫn hiên ngang vang lên khắp đất nước , khắp năm châu bốn biển và bay cao tận trời xanh.Cầu mong qúy vị bình an trong bàn tay cuả bạo quyền.

Kính,

Các Binh Đoàn Dân ChủBinh Đoàn Yểm Trợ

[email protected]

Chào Mừng Thành Viên Kiên CườngCủ a Phong Trào Dân Chủ Việt Nam:

Bác Sĩ Phạm Hồng SơnTự Do Dân Chủ/Số 1 – Trang 5

Page 6:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

“ … Ngày hôm nay 30-8-2006, bác sĩ Phạm Hồng Sơn không chỉ trở về với gia đình mà anh còn trở về với phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền đang phát triển mạnh mẽ ở trong nước cùng với trào lưu chung của cả nhân loại. Công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền của nhân dân Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ song hành với xu thế dân chủ hoá toàn cầu, tiến trình văn minh chung của nhân loại…”.

Bản tin của Free News Agency từ Hà Nội về việc bác sĩ Phạm Hồng Sơn được nhà cầm quyền CSVN trả tự do vào ngày 30-8-2006!

Tự Do Dân Chủ/Số 1 – Trang 6

Page 7:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Sau hơn 4 năm bị ngồi tù với tội danh: “gián điệp” bị gán ghép phi pháp bởi nhà cầm quyền CSVN, hôm nay ngày 30-8-2006, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã trở về đoàn tụ với vợ, con và gia đình.

Ngày 13-8-2003, ngay sau khi bác sĩ Sơn bị đưa ra xét xử tại tòa án Hà Nội, chính phủ các nước, các tổ chức tranh đấu và bảo vệ nhân quyền đã lên tiếng bảo vệ bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Họ đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Cộng sản Việt Nam trả tự do cho bác sĩ Sơn trong suốt những năm qua. Cuối cùng chính nghĩa và chân lý đã chiến thắng trong cuộc chiến dành lại tự do cho bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Phóng viên của FNA đã gặp một số thành viên của Khối 8406 tại Hà Nội, luật sư Nguyễn Văn Đài và anh Lương Duy Phương cho biết họ có kế hoạch sẽ đi đón bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại nhà tù, nhưng chiều ngày 29-8-2006, sĩ quan an ninh Đặng Hồng Đức đã gặp trực tiếp luật sư Đài và gọi điện thoại cho anh Lương Duy Phương đưa ra một lệnh miệng rằng: “Lãnh đạo bộ công an không muốn các anh đi đón bác sĩ Sơn, nếu các anh cố tình đi đón thì sẽ bị chặn xe và gặp nhiều rắc rối”. Đây quả là một lời đe doạ trắng trợn và mang tính chất côn đồ theo kiểu xã hội đen từ phía công an Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết cái lệnh đó hoàn toàn trái pháp luật, nhưng vì để tránh phiền hà cho bác sĩ Phạm Hồng Sơn và sự đoàn tụ gia đình của anh nên luật sư Nguyễn Văn Đài và anh Lương Duy Phương quyết định không đi nữa.

Mọi chuyện tưởng êm xuôi, 5 giờ 30 phút sáng ngày 30-8-2006, chị Vũ Thúy Hà cùng một số người thân lên đường đi đón bác sĩ Sơn như cuộc gọi bất ngờ của công an VN vào lúc 23 giờ 30 phút đêm hôm trước báo cho chị Hà ngày hôm sau đi đón anh Sơn ở trại giam. Nhưng khi xe đi đến địa phận tỉnh Ninh Bình, thì bộ công an gọi điện cho chị Hà và yêu cầu chị không cần phải đi đón bác sĩ Sơn nữa, mà xe của bộ công an sẽ đưa bác sĩ Sơn về tận nhà. Nhưng chị Hà vẫn quyết tâm vào tận trại giam để đón chồng, khi cách trại giam 50 km,

công an đã đưa máy điện thoại cho anh Sơn thông báo cho chị Hà biết là anh đã trên đường về rồi và nói chị quay trở lại. Thực tế là công an đã đưa anh Sơn đi theo con đường khác về nhà. Khi chị Hà về tới nhà thì anh Sơn đã về trước đó 15 phút (khoảng 12 giờ 30 phút trưa). Qua sự việc trên cho thấy công an Việt Nam quả là lắm mưu chước và lươn lẹo che giấu ý đồ của mình. Có lẽ nhà cầm quyền CSVN lo sợ điều gì đó xảy ra, cho nên họ đã lên kế hoạch đề phòng mọi chuyện. Đảng cộng sản VN với “đỉnh cao trí tuệ loài người” nhưng lại không thể hiện điều đó mà chỉ thấy những thủ đoạn và mưu mô thấp hèn để đe dọa và lừa phỉnh người dân Việt Nam. Về việc này chúng tôi được bác sĩ Phạm Hồng Sơn cho biết bản thân anh hoàn toàn không hề biết trước hôm nay sẽ được trở về nhà, thậm chí sự việc cụ thân sinh của anh mất vào ngày 21 tháng 8 vừa rồi cũng không được công an VN thông báo cho anh.

Ngày hôm nay 30-8-2006, bác sĩ Phạm

Hồng Sơn không chỉ trở về với gia đình mà anh còn trở về với phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền đang phát triển mạnh mẽ ở trong nước cùng với trào lưu chung của cả nhân loại. Công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền của nhân dân Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ song hành với xu thế dân chủ hoá toàn cầu, tiến trình văn minh chung của nhân loại.

Qua cuộc nói chuyện với bác sĩ Phạm Hồng Sơn, chúng tôi thấy nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu của anh vẫn mạnh mẽ và quyết tâm hơn bao giờ hết là dành trọn cuộc đời của mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền của đất nước.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn chân thành gửi lời cảm ơn tới chính phủ các nước, các tổ chức bảo vệ nhân quyền, đồng bào trong nước và hải ngoại đã vận động và tranh đấu cho tự do của anh.

Sau đây là một số hình ảnh mà phóng viên của FNA ghi nhận được cảnh đoàn tụ với gia đình của bác sĩ Phạm Hồng Sơn:

Tự Do Dân Chủ/Số 1 – Trang 7

Page 8:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Ảnh 1: Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đoàn tụ cùng vợ và con trai sau 4 năm dài xa cách. Chị Vũ Thuý Hà không dấu nổi niềm vui sướng trên nét mặt. Cả gia đình nhỏ của anh rạng ngời niềm hạnh phúc đoàn tụ.

Ảnh 2: Bác sĩ Phạm Hồng Sơn bên cạnh người vợ yêu quí Vũ Thuý Hà, người đã thay mặt anh nuôi dưỡng hai con nhỏ khi thiếu vắng người cha bên cạnh trong những tháng ngày vô cùng khốn khó vừa qua.

Bài Tin và ảnhHãng Thông Tấn FreeNewsAgency

Email: [email protected]

02 tháng 09 :

Sự dối lừa tiếp diễn Phạm Hồng Sơn

tại Việt Nam1/9/2006

Tự Do Dân Chủ/Số 1 – Trang 8

Page 9:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

gày 2/9/1945, ngay sau khi lấy được chính quyền trên khắp các địa phương từ tay phát xít Nhật đã bại trận , Mặt trận Việt Minh (những ngừoi theo chủ thuyết cộng sản chủ nghĩa) đã nhanh chóng tiến hành tổ chức lễ công bố Bản Tuyên ngôn độc lập cho nước Việt Nam và lễ ra mắt chính phủ lâm thời. Đó là một bước đi quan trọng của những người cộng sản Việt Nam trong con đường chinh phục quyền lực. Bản tuyên ngôn đó, do Hồ Chí Minh dõng dạc đọc tại quảng trường Ba Đình, được viết dựa trên tinh thần của hai Bản tuyên ngôn bất hủ trước đó : Bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789. Đây là một sự khôn khéo để mong dễ có sự chia sẻ và thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với nền độc lập cho nước Việt Nam nói chung và công nhận quyền lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam vào thời điểm đang xảy ra những biến cố cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Sâu lắng nhất trong Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 nằm ở hai từ Tự do và Độc lập. Đối với hầu hết những người Việt nam lúc đó, khi đang phải sống dưới chế độ thuộc địa Pháp quốc với những chính sách có nhiều sự phân biệt, miệt thị người Việt Nam bản xứ, thì hai từ Tự do và Độc lập không chỉ là mong muốn mà đã trở thành nỗi khát khao tự thân của mỗi người Việt Nam. Do đó, không có điều gì khó hiểu khi có một lực lượng đông đảo quần chúng (đa phần là giới lao động chân tay) sẵn sàng ủng hộ, tập hợp và hy sinh cho ngọn cờ Đoàn kết, Cứu quốc, Tự do, Độc lập được phất cao trong tay những người cộng sản. Song cũng vào thời điểm đó, có nhiều người Việt Nam khác, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức có

nhãn quan chính trị và những người hoạt động chính trị phi cộng sản nhìn nhận sự kiện Việt Minh (Cộng sản Việt Nam) lấy được quyền lãnh đạo và công bố Bản Tuyên ngôn độc lập với một thái độ nghi ngại, lo lắng, thậm chí là bất hợp tác, phản đối. Họ lo rằng : vận mệnh của dân tộc Việt Nam sẽ ra sao, nếu quyền lực rơi vào tay những người theo chủ thuyết cộng sản – chủ thuyết với những đặc điểm cơ bản : dùng bạo lực để giành quyền lực nhằm xây dựng một thể chế chuyên quyền, lấy lực lượng công nhân, nông dân (những người thiếu kiến thức và dễ cả tin nhất) làm nòng cốt cho lực lượng xung kích, bảo vệ quyền lực và xóa bỏ sở hữu tư nhân, tiến hành khống chế, thanh trừ các giai cấp đối kháng ; … Chỉ với vài đặc điểm cơ bản đó thôi, người ta đã thấy chủ thuyết cộng sản hoàn toàn đi ngược lại hai chữ Tự do và gợi ra mùi tanh của máu, âm thanh của xiềng xích. Đáng tiếc, những lo lắng và phản đối đó thuộc về thiểu số và thế yếu. Cũng giống như đã mấy ai nhận biết được sự nguy hiểm của con ác quỉ khi nó còn lấp ló chưa thoát khỏi miệng lọ !

Sau cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm do những người cộng sản chủ xướng và tổ chức để chống lại ý định khôi phục lại chế độ thuộc địa của người Pháp ở Đông dương và kết thúc với thắng lợi vang dội tại thung lũng Điện Biên Phủ và một hiệp nghị tại Giơ-ne-vơ. Cùng với biết bao xương máu, của cải của người dân đã đổ xuống, năm 1954 đã đánh dấu con đường chinh phục quyền lực lãnh đạo của cộng sản Việt Nam đã hoàn tất. Một mình trở về thu giữ mọi quyền lực trên toàn miền Bắc Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở ra) với không một lực lượng, một tổ chức chính trị nào còn có tính đối kháng, độc lập. Như vậy, mọi quyền lực đã nằm gọn trong tay những người cộng sản – Quyền lực đã bị độc chiếm, thoát khỏi mọi ràng buộc, kiềm chế. Con ác quỉ đã hoàn toàn thoát khỏi miệng lọ !

Tiếp sau đó, không để cho dân chúng định thần lại sau cuộc chiến, những người cộng sản đã tiến hành 2 cuộc thanh trừng : cuộc thanh trừng thứ nhất nhằm vào những người giàu có (địa chủ, phú nông ở nông thôn ; tư sản, tiểu thương ở thành thị), cuộc thanh trừng thứ hai nhằm vào giới nhân sĩ, trí thức, đặc biệt là các văn nghệ sĩ, triết gia có tư tưởng sáng tác tự do. Trong cuộc thanh trừng thứ nhất, những người can đảm hay lạnh lùng nhất cũng cảm thấy ghê rợn và kinh sợ trước các thảm cảnh. Trên khắp các vùng nông thôn, sự ghê rợn và kinh sợ không chỉ bởi những cảnh lùng sục, truy bức, bắt bớ, giết chóc, đập phá, chia chác tài sản, nhà cửa, ruộng đất … mà nó còn nằm ở góc độ nhân tâm đã bị xô tới và đẩy qua giới hạn cuối cùng của con người : mọi mâu thuẫn, đố kị nhỏ nhặt nhất cũng có thể bị người người cộng sản lợi dụng để kích động trở thành bạo lực, thù hận, chống lại những người có tài sản. Cảnh những người trong cùng một gia tộc (vợ chồng, cha con, ông cháu …) hành tội, giết nhau trước sự cổ vũ của công chúng không còn là chuyện lạ. Đây có lẽ là hiện tượng đau buồn duy nhất đã từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam ! ở thành thị, sự thảm khốc có phần ít ghê rợn hơn, hầu như các gia chủ đều giữ được tính mạng (trừ những người vì quá phẫn uất và bàng hoàng dẫn tới tự vẫn), nhưng hầu như tất cả đều trở thành trắng tay. Còn có thêm một sự đau đớn nữa : nhiều nạn nhân trong cuộc thành trừng thứ nhất đã từng là ân nhân cưu mang của những người cộng sản. Nếu chỉ cần liên hệ hai từ cộng sản hoặc vô sản với gia cảnh của mình thôi, thì đa phần những nạn nhân trong cuộc thanh trừng thứ nhất đã có thể dự cảm và tránh được thảm họa. Song có lẽ họ đã quá tin vào những mỹ từ của cộng sản như đoàn kết, tự do, độc lập, hành phúc.

Trong cuộc thanh trừng thứ hai, hầu như tất cả những nhân sĩ, trí thứcở lại miền Bắc Việt Nam sau

Page 10:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

1954 đều là những người đã ủng hộ và đóng góp cho cuộc kháng chiến 9 năm. Những tưởng sau cuộc chiến, mọi tâm trí của họ có thể được tự do hoàn toàn để suy tư về mọi vấn đề của con người, cuộc sống … có thể được tự do nói lên những khát khao, trăn trở trước thực tế cuộc sống, … Nhưng ngay khi những tác phẩm theo tinh thần tự do đó còn là bản thảo, thậm chí còn đang dang dở, thai nghén, các tác giả của chúng đã bị triệu tập, truy bứcc, bị chụp cho cái mũ “mất quan điểm”, “chống Đảng”, thậm chí là “chống Nhà nước”, “chống nhân dân”, chưa kịp bàng hoàng thì họ đã thấy mình trở thành tù nhân thực sự hoặc tù nhân tại gia, đa phần đều phải sống nốt quãng đời còn lại trong một áp lực, đe dọa và trầm lắng, suy kiệt.

Như thế là ngay sau khi thâu tóm được toàn bộ quyền lực trong tay, cộng sản Việt Nam đã đánh một đòn phủ đầu chí mạng vào hai giai tầng dễ có khả năng trở thành một người độc lập về quan điểm, chính kiến, hai giai tầng đó cũng chính là những người có khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải vật chất với hiệu suất cao hoặc là những người có khả năng sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa, tinh thần một cách tự do để khơi nguồn trí tuệ cho con người. Hai cuộc thanh trừng đó là một thành công thực sự cho những kẻ cầm quyền nhưng lại là một mất mát, một khuyết tật vô cùng lớn đối với sự hưng thịnh của dân tộc.

Đối với dân chúng nói chung, những người cộng sản lần lượt đa ra các chính sách kiểm soát mọi mặt của đời sống con người. Kiểm soát việc cư trú, di chuyển của người dân bằng hộ khẩu, chứng minh thư, công an khu vực, kiểm soát việc phân phối lương thực, thực phẩm và các hàng hoá thiết yếu bằng sổ gạo, tem, phiếu, « ngăn sông cấm chợ »,..., kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh (công thức hóa công cụ sản xuất, tài nguyên thiên

nhiên, cấm buôn bán, sản xuất tư nhân...). Kiểm soát mọi họat động đoàn thể, xã hội (cộng sản hoá các tổ chức, đoàn thể, từ lứa tuổi nhỏ trở đi như đội thiếu niên tiền phong, đoàn thanh niên cộng sản....) ; Kiểm soát thông tin (các phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động xuất bản hoàn toàn do nhà nước kiểm soát....). Hệ thống giáo dục bị loại bỏ các trường tư nhân, phương pháp giáo dục hướng tới mô hình khuôn mẫu, công thức, không khuyến khích tư duy phân tích, độc lập, hướng mọi ca ngợi, tốt đẹp cho cộng sản, mọi đồi bại xấu xa cho tư bản....Các hoạt động tôn giáo gần như bị ngưng trệ hoàn toàn, đặc biệt là công giáo, các cơ sở thờ tự, giảng dạy tôn giáo bị lấn, chiếm...Một số phương tiện, công cụ đã từng có ở thời thuộc địa nhằm giúp cho người dân bày tỏ ý kiến và bảo vệ quyền lợi của mình đều bị thủ tiêu hoàn toàn (như báo tư nhân, xuất bản tư nhân, tuần hành, mít tinh, biểu tình) hoặc bị biến thành tổ chức do cộng sản điều khiển (như tổ chức công đoàn). Nghị viện thời 1946 bị biến thành một cơ quan có tên là Quốc hội nhằm pháp chế hoá các áp đặt của nhà cầm quyền. Bản hiến pháp năm 1959 của miền Bắc Việt Nam đã trở thành văn bản chủ yếu nhằm thể hiện uy lực của nhà cầm quyền, khẳng định sự chuyên chế độc đoán của chế độ, trong đó dành hẳn 03 điều (điều 07, 17, 38) để cảnh báo, đe doạ bất kỳ hành vi không ủng hộ hoặc chống đối. Như vậy, ngay cả một vài định chế cơ bản cho một nền dân chủ sơ khai đã từng tồn tại ở thời thuộc địa hoặc đã được xác lập ở thời kỳ chính phủ đa nguyên, đa đảng năm 1946 đã bị những người cộng sản xoá sạch tại miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Cho dù khái niệm tự do là một khái niệm lớn, luôn phát triển,

nhưng nếu chỉ dựa trên những ý niệm sơ khai là : Tự do là người dân phảI đuợc sống ở đâu mà mình muốn. Tự do là người dân phải được tự do lựa

chọn món hàng mà mình bỏ tiền ra mua ; Tự do là người dân phải được tự do kiếm nghề sinh sống phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình ; Tự do là người dân phải được tự do nói lên những điều mình cho là đúng, … thì cái xã hội, chế độ mà những người cộng sản Việt Nam dựng lên ở miền Bắc Việt Nam sau 1954 hoàn toàn không đáp ứng được các ý niệm tự do sơ khai đó. Hơn nữa, bất kỳ ai có ý tưởng hay hành vi không ủng hộ hoặc chống đối lại chính sách của Nhà nước đều bị cho là phần tử nguy hiểm và dễ dàng bị đưa đi tập trung cải tạo (cầm tù) vô thời hạn. Những khát khao, kỳ vọng của đông đảo quần chúng khi ủng hộ, hy sinh cứu quốc, đoàn kết, tự do, độc lập, hành phúc của những người cộng sản đã được đáp lại bằng một cuộc sống kìm hãm như thế. Với những gì mà những người cộng sản đem lại cho người dân so với những hô hào, kêu gọi, cam kết của họ thì chỉ có một từ duy nhất diến tả được, đó là : Sự lừa dối !

Xin lưu ý, ngay trong thời gian sau 1954, người đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 vẫn còn đang tại vị trên đỉnh cao quyền lực và cũng chính trong thời gian đó, người ta còn thấy rất nhiều những ngôn từ giáo huấn, đạo đức kiểu như : Đảng cộng sản ngoài lợi ích của nhân dân không còn lợi ích nào khác ; Đảng viên, công chức phải là công bộc, đày tớ của nhân dân. Tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, … Lịch sử lại một lần nữa cho thấy thói cường quyền, độc tài luôn kèm theo căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo đức giả. Và trong lịch sử nhân loại, có lẽ cũng chỉ thấy một hiện tượng hy hữu xảy ra ở Việt Nam. Người chủ (nhân dân) luôn phải xin (làm đơn xin) kẻ tự cho mình là đày tớ (công chức) khi cần hầu như bất kỳ nhu cầu gì ! Thật đau xót và

Page 11:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

chua cay cho người dân Việt Nam chúng ta. ở phương diện toàn dân tộc, xét theo số học thì người ta có thể tự an ủi là chỉ có một nữa dân tộc Việt Nam ở phía Bắc phải sống trong cảnh kìm hãm, tủi nhực đó. Nhưng từ năm 1975 thì sự an ủi đó cũng không còn nữa.

Kể từ năm 1986, chính quyền công sản Việt Nam đã phải nới lỏng

(họ đã ngạo mạn dùng từ “cởi trói”) nhiều chính sách kìm hãm người dân vì nhiều lý do (xin không lạm bàn ở đây), song, căn bệnh ngụy biên, lừa mỵ, đạo đức giả vẫn luôn tồn tại và ngày càng tinh vi hơn, bởi một lẽ đơn giản : quyền lãnh đạo đất nước và quản trị quốc gia vẫn bị người cộng sản độc chiếm và như một vòng xoắn bệnh lý, sự dối lừa

vẫn tiếp diễn. Sự dối lừa đã tiếp diễn suốt 61 năm qua. 61 năm dối lừa của chính quyền cộng sản Việt Nam tính tới ngày 2/9/2006.

Phạm Hồng Sơn

tại Việt Nam1/9/2006

RFA Phỏng vấn nhà báoNguyễn Khắc Toàn:

Đúng ngày 2/9. Ngày mai vào khoảng 0 giờ GMT thì các bạn trên tất cả các diễn đàn, tất cả các website trên mạng internet sẽ thấy được hình hài của tờ báo này.

RFA Thưa quý thính giả, nhân dịp lễ quốc khánh 2/9 nhà nước Việt Nam đã ân xá cho hơn 5000 tù nhân, trong đó có những người bị tù vì lý do tôn giáo hay chính trị. Nhân dịp này phái viên Ỷ Lan của ban Việt ngữ đài ÁCTD hỏi ý kiến nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Khắc Toàn hiện đang sống tại Hà Nội.Ông Toàn cũng từng bị ra tòa với tội danh gián điệp hồi năm 2002 và mới được thả hồi đầu năm nay.Trong cuộc trao đổi nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết tình hình của ông hiện thời cũng như về tờ báo Tự Do Dân Chủ mà ông và một số nhà bất đồng chính kiến khác dự định cho ra đời:

Trong Số Này:

Kính Cáo Quý Độc Giả Nhà văn HoàngTiến (tr. 2) Thư Binh Đoàn Yểm Trợ Các Binh Đoàn DânChủ (tr. 4) Chào Mừng Thành Viên …. Bản Tin Free News Agency (tr. 5) 02 Tháng 09 …. Phạm Hồng Sơn (tr. 7) Phỏng Vấn Nguyễn Khắc Toàn Ỷ Lan – RFA (tr. 10) Phỏng Vấn Phạm Hồng Sơn BBC (tr. 12) Thông Cáo Báo Chí Khối 8406 (tr. 14) Tôi Bị Đàn Áp Hoàng Tiến nhà văn (tr. 15) Phỏng Vấn Ls. Nguyễn Văn Đài BBC (tr. 18) Việt Nam Đang Cố Gắng …. Hoàng Minh Chính (tr. 23) Tự Do Dân Chủ & Pháp Trị PhạmVăn Đồng (tr. 26) Một Số Bằng Chứng …. Free News Agency (tr. 31)

Page 12:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Ỷ Lan: Kính chào nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, nhà nước Việt Nam vừa công bố quyết định đặc xá cho hơn 5,300 tù nhân vào dịp quốc khánh. Trong số này có 4 tù nhân chính trị và tôn giáo, xin ông cho biết ý kiến hay bình luận gì về việc đặc xá năm nay, theo nhà báo thì đây có phải là chính sách mở cửa đối với các thành phần bất đồng chính kiến không?

Nguyễn Khắc Toàn: Thưa chị Ỷ Lan, thưa quý thính giả của đài ÁCTD, vừa qua nhà nước CHXHCNVN nhân dịp quốc khánh 2/9 đã thả hơn 5000 tù nhân. Trong con số hơn 5000 tù nhân được thả trên toàn quốc chủ yếu là tù hình sự, các tội phạm về kinh tế, phạm án hình sự xã hội và có 4 người được coi là tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo. Cụ thể đó là như các ông Mã Văn Bảy, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Y Oan Niel và một người nữa. Trong số này có hai người tôi biết, đó là bác sĩ Phạm Hồng Sơn, là một nhà bất đồng chính kiến, là một nhà tranh đấu dân chủ bị giam giữ hơn 4 năm qua. Và Y Oan Niel cũng là một người tù nhân từng ở với tôi trong buồng giam số 1 và buồng giam số 2 của phân trại 1, trại giam Nam Hà trong gần 2 năm, cho đến khi tôi được phóng thích hồi đầu năm nay.

Việc mà nhà nước Việt Nam thả 4 người trong số hơn 5000 người vừa qua thì con số này là một con số quá ít ỏi, nó không đủ để thế giới cũng như dư luận quốc tế, cũng như tất cả các tổ chức nhân quyền trên thế giới hoan nghênh bởi vì quá nhỏ   bé. Chúng ta hãy so sánh với số tù nhân chính trị, những nhà bất đồng chính kiến cũng như  tù nhân tôn giáo hiện nhà nước Việt Nam còn đang giam giữ trong các trại tù khắp cả nước thì chúng ta sẽ thấy con số đó là những con số bèo bọt, không đáng kể là bao nhiêu cả.

Hơn thế nữa, tất cả những người tù như Mã Văn Bảy, Phạm Hồng Sơn, hay Y Oan Niel và một người nữa mà tôi chưa biết tên thì thời hạn mà họ còn phải chấp hành hình phạt tù phi pháp do phía nhà nước Việt Nam áp đặt cho họ còn rất ít. Chẳng hạn như Phạm Hồng Sơn chỉ còn 7 tháng, Y Oan Niel cũng còn độ 5 tháng, Y Oan Niel là một chấp sự hoạt động về tôn giáo ở Cao Nguyên Trung phần, người thuộc huyện Madrak, tỉnh Đắc Lắc Tây Nguyên. Còn ông Mã Văn Bảy cũng là một nhà truyền giáo còn độ khoảng 6-7 tháng. Trong khi đó thì còn hàng trăm những người tù nhân vì lý do tôn giáo đã từng ở với chúng tôi, người dân tộc Thượng ở Tây Nguyên mà tôi biết rất rõ. Còn những người tù rất nổi tiếng và đã bị nhà nước Việt Nam giam giữ trên dưới 20 năm nay, thậm chí có người đã gần 30 năm nay. Ví dụ như ông Trương Văn Xương quê ở Sóc Trăng hiện nay đang ở buồng giam số 17. Và anh Bạc Văn Thụy, anh Bùi Thúc Nhu, anh Trương Quang Đô... đó là những người mà họ đã phải chịu đựng những án tù rất dài và tuổi họ cũng rất cao, bây giờ phần lớn đã ngoài 60 gần 70 tuổi cả. Phía nhà nước Việt Nam tốt hơn hết là chính trong lúc này tỏ ra nhân đạo và tỏ ra khoan dung với những người tù này bởi vì họ đã chịu đựng án tù dài và quá bất công. Cho nên việc thả 4 người tù vừa qua về lý do tôn giáo và chính kiến tôi

nghĩ rằng chẳng qua là vì áp lực của quốc tế và đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ.

Gần đây nhất là ông đại sứ lưu động của chính phủ Mỹ về tôn giáo cũng như về nhân quyền sang đây và đã đưa danh sách 23 người tù đề nghị phía Việt Nam thả thì họ đã nhỏ giọt ra 2 người tù, trong khi đó còn hơn 20 người tù mà danh sách của chính phủ Mỹ nêu lên rất cần quan tâm.

Qua việc thả tù nhân của đợt đặc xá 2/9 này tôi nghĩ rằng phía nhà nước Việt Nam vẫn chưa tỏ ra có một chính sách cởi mở, chưa tỏ ra chính sách khoan hồng và nhân đạo như họ đã tuyên truyền. Mà đây chẳng qua vì áp lực quốc tế mà họ đã tạm thời nhỏ giọt và mở cửa để cho mấy người tù ít ỏi này tạm thời trở về nhà thôi, chớ không có gì đáng hoan nghênh cả đâu.

Tiện đây tôi cũng xin thông báo với chị rằng bản thân Phạm Hồng Sơn khi vừa mới được thả tù trở về nhà thì lập tức bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày hôm qua cho đến nay là thêm 20 công an đã bao vây nhà Phạm Hồng Sơn và mọi đường dây điện thoại cố định cũng như di động, sim mới vừa lấp cũng đều bị cắt và phá hủy. Như vậy là phía nhà nước Việt Nam đã có một quyết tâm rất cao biến những nhà bất đồng chính kiến, biến những gia đình họ thành những phòng giam, những nhà tù trá hình mà thôi.

Hoàn cảnh hiện nay của tôi cũng bi đát và cay đắng y hệt như Phạm Hồng Sơn. Tình trạng tính mạng cũng như an toàn của tôi bị đe dọa hàng ngày, hàng giờ và hàng phút. Công an rình rập xung quanh nhà. Nhà tôi thật sự là một nhà tù và bản thân tôi hiện nay đang trong sự soi mói và theo dõi từng động tĩnh một của công an Việt Nam.

Hôm qua họ có trịệu tập tôi lên để giao cho tôi một quyết định về xử phạt hành chính của  công an Hà Nội là quyết định phạt 500 nghìn đồng VN vì lý do tôi đã 4 lần đi quá khỏi ranh giới phường mà không xin phép. Tôi đã phản kháng là tôi sẽ không nộp một xu nào, có tiền cũng không nộp mà hiện nay tôi cũng không có tiền để mà nộp. Tại vì nộp tức là đã vô tình đã xác nhận tính đúng đắn của bản án cũng như lệnh quản chế của nhà nước Việt Nam, phiên tòa mà họ đã nêu lên cách đây 4 năm đối với tôi. Trong nội dung của lệnh quản chế đó thì họ đe dọa rằng nếu như không nộp phạt thì họ sẽ có biện pháp cưỡng chế là bắt giữ tôi lại nhà tù vì lý do chống lại lệnh quản chế, và không chấp hành của lệnh quản chế theo qui định của điều 304bộ luật hình sự nước CHXHCNVN. Tôi xin thông báo với chị là tin mới nhất của tôi là vậy.

Ỷ Lan: Chúng tôi cũng được nghe các nhà dân chủ ở Hà Nội, trong đó có nhà báo dự tính pháp hành tập san Tự Do Dân Chủ, hình như dự án gặp nhiều khó khăn phải không? Xin ông cho biết có hy vọng gì tập san Tự Do Dân Chủ ra đời không và bao giờ thì phát hành?

Nguyễn Khắc Toàn: Thưa chị, như chị đã biết bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 12 thì phía công an Hà Nội được sự chỉ đạo của đảng CS, và bộ công an đã mở một chiến dịch đàn áp dữ dội quyết liệt vào 5 gia đình

Page 13:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

những người sáng lập ra tờ báo. Gồm có nhà văn Hoàng Tiến là tổng biên tập, tôi là phó tổng biên tập, luật sư Nguyễn Văn Đài là biên tập viên và hai thư ký tòa soạn là kỹ sư Bạch Ngọc Dương và cựu giáo viên trường đại học Sơn Hòa II Hà Nội Dương Thị Xuân và cũng là cô em họ của tôi. Tất cả gia đình chúng tôi đều bị đột nhập và khám nhà. Tất cả 5 người đều bị câu lưu và bắt giữ một cách trái phép, hỏi cung trong nhiều ngày và nhiều giờ kể cả ban đêm. Việc đột nhập vào nhà để thu giữ tài liệu cũng như cướp đoạt những máy móc như computer, mobi không hề có lệnh của viện kiểm soát tối cao phê chuẩn, cũng như lệnh của bất cứ cơ quan luật pháp hay tòa án ở trong nước. Sau đó hơn 10 ngày tôi và nhà văn Hoàng Tiến là những người chủ chốt của tờ báo Tự Do Dân Chủ, tập san nội bộ ra đời dự định vào giữa tháng 8 đã bị thẩm vấn liên tục trong hơn 10 ngày.

Chiến dịch đàn áp tự do báo chí, một trong những quyền con người cơ bản nhất nhân dân Việt Nam đáng lẽ ra được hưởng mà cho đến ngày hôm nay nhân dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng và chính phủ Việt Nam vẫn chưa thực thi những nhân quyền cơ bản đó. Đấy là một điều rất nhục nhã cay đắng - bị kịch của dân tộc này. Đổ bao nhiêu xương máy mà những quyền con người hiện nay vẫn chưa được hưởng trọn vẹn.

Tờ tập san đấy hiện nay thì trong nước chúng tôi gặp khó khăn bởi vì computer, phương tiện thì bị bắt giữ. Hiện nay nhà của nhà văn Hoàng Tiến, của tôi, của Nguyễn Văn Đài, của Bạch Ngọc Dương đều bị công an vây hãm 24/24 rất là nghiệt ngã. Tôi không thể ra

khỏi phường, tôi không thể đi đâu nổi và liên lạc với ai, máy tính thì không có. Cho nên tất cả các công cụ phương tiện làm việc chúng tôi không thể ra báo được như đã dự định là ngày giữa tháng 8 hoặc đầu tháng 9.

Tuy nhiên tôi cũng trên làn sóng này với chị Ỷ Lan và đài ÁCTD thì tôi cũng thông báo cho quý vị biết tin mừng: Tờ báo Tự Do Dân Chủ tuy bị đàn áp, tất cả những nhà báo độc lập của chúng tôi bị thẩm vấn, bị bắt giữ, bị câu lưu, bị sách nhiễu liên tục, các phương tiện làm việc đến bây giờ vẫn bị tịch thu mà chưa hề được trả lại. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã và khó khăn đó nhưng tờ báo của chúng tôi vẫn ra đời đúng hạn ngày 2/9.

Sỡ dĩ có được sự mừng rỡ và có được cơ hội may mắn này chính nhờ sự tiếp tay của một nhóm Việt kiều, của một nhóm đồng bào Việt Nam trí thức hải ngoại mà cụ thể là ở Mỹ đã giúp sức cho chúng tôi, tờ báo này vẫn ra đời đúng ngày 2/9. Ngày mai vào khoảng 0 giờ GMT thì các bạn trên tất cả các diễn đàn, tất cả các website trên mạng internet sẽ thấy được hình hài của tờ báo này, kể cả chính phủ và công an Việt Nam cũng sẽ biết được tin tờ báo Tự Do Dân Chủ vẫn cứ ra đời đúng hạn. Tôi xin thông báo với quý vị như vậy.

Tôi hy vọng rằng tờ báo sẽ sống với thời gian để góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước chúng ta cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Ỷ Lan: Cám ơn nhà báo Nguyễn Khắc Toàn rât nhiều cho cuộc phỏng vấn cho đài ÁCTD.

BBC Phỏng Vấn BS Phạm Hồng Sơn

Page 14:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Bs Phạm Hồng Sơn: Nếu nói chính xác thì tôi được trả tự do vào lúc khoảng 8 giờ kém giờ Hà Nội tại trại giam số 5, phân trại 3 của Việt Nam. Hiện nay tôi đã về tới nhà và hiện nay đang ngồi với gia đình và anh em bạn bè trong phòng khách của gia đình bố mẹ vợ tôi.

BBC: Sau một thời gia xa vắng như vậy bây giờ trở về lại gặp người thân, bạn bè thì cảm tưởng của anh như thế nào?

Bs Phạm Hồng Sơn: Cảm tưởng đầu tiên là cảm tưởng tràn ngập của một người vừa bị mất tự do và vừa được trả tự do. Cảm tưởng thứ hai mà tôi không thể tả được đó là được gặp lại người thân trong gia đình, anh trai tôi, vợ con tôi, ba mẹ vợ tôi, những người em và cháu của tôi, và một điều không thể không kể đến đó là những người bạn thân thiết của tôi. Vừa khi được trả tự do thì tôi có một tin không được vui nếu không muốn nói là tin rất buồn đó là bố tôi đã qua đời cách đây khoảng 10 ngày mà tôi không được biết. Đấy là một trong những cái mà tôi cảm thấy rất buồn không thể nào nói

lên được sự buồn của tôi vì tôi đã không kịp nói với cụ những điều tôi cần nói trước khi  cụ đi xa. Nhưng tôi nghĩ nỗi buồn này là nỗi buồn riêng tư của tôi và của gia đình tôi. Tôi cũng mong rằng nỗi buồn này nó không làm quá ảnh hưởng đến niềm vui của những người yêu chuộng dân chủ và tự do, sự yêu chuộng dân chủ tự do đó đã giúp cho tôi có một ngày trả lại tự do sớm hơn dự định.

Cảm giác nữa mà tôi muốn nói là sự trả lại tự do này theo tôi hiểu nó là kết quả của rất nhiều những nỗ lực của những người yêu chuộng dân chủ và tự do trên khắp thế giới và đặc biệt là những đồng bào thân yêu của tôi ở Việt Nam cũng như đồng bào đang định cư ở nước ngoài.

BBC: Cảm tưởng của anh khi gặp lại các cháu thì như thế nào, thưa anh?

Bs Phạm Hồng Sơn: Thật ra cảm giác gặp lại các con tôi thì không thể tả anh ạ vì nó là tình cảm mà rất tiếc là chỉ nói lên câu không thể tả được. Nó làm cho tôi rất nghẹn ngào và vui sướng gặp lại các con tôi và thấy các con tôi đã khôn lớn

lên rất nhiều. Nó cũng là sự nhờ cậy ở trước tiên là vợ tôi và những người thân trong gia đình nhà tôi, và những người bạn, những người ủng hộ gia đình nhà tôi.

BBC: Trước khi người ta trả tự do cho anh thì người ta có nói gì hay không ạ?

Bs Phạm Hồng Sơn: Trước khi trả tự do cho tôi thì có một thời gian khoảng từ 4/8 đến ngày 17/8 thì có diễn ra rất nhiều những cuộc gặp gỡ của cơ quan an ninh với tôi. Tóm lại đấy là những cuộc gặp gỡ mang tính chất thảo luận trao đổi và đi đến một thống nhất là sao cho có một sự trả lại tự do cho tôi mà cơ quan chức năng có thể cảm thấy là có thể giữ được, có thể nói một cách tế nhị là có thể cảm thấy không bị cảm thấy tổn thương lắm khi trả lại tự do cho tôi trước thời gian họ muốn giam giữ tôi.

BBC: Nhưng khi nói đến đi đến một sự thỏa thuận, một sự thống nhất. Nghe có vẽ như phải có qua và có lại phải không ạ?

Bs Phạm Hồng Sơn: Những cuộc trao đổi ấy kéo dài rất nhiều lần và có những lúc mà tưởng chừng như

không thể đi đến sự thống nhất vì tôi vẫn luôn luôn nói đến quan điểm của tôi là tôi là người khát khao tự do nhưng tôi không chấp nhận sự trả lại tự do bằng mọi giá. Tôi luôn luôn khẳng định tôi là người vô tội, mọi hoạt động của tôi cũng như cuộc sống của tôi đều trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Và tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia đình tôi gặp khó khăn hoàn cảnh, bố mẹ già yếu ốm đau để mong có một sự trả lại tự do sớm nào đó. Tôi khẳng định quan điểm, đấy là quan điểm nguyên tắc của tôi.

Nhưng cuối cùng cũng đi đến một thỏa thuận mà họ chấp nhận nguyên tắc đấy của tôi.

BBC: Anh cũng đã nói lên quan điểm của anh thì xem chừng như anh là người được nhiều hơn tức là được trả tự do. Để đổi lại thì nhà chức trách họ được gì, thưa anh?

Page 15:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

“…Tôi luôn luôn khẳng định tôi là người vô tội, mọi hoạt động của tôi cũng như cuộc sống của tôi đều trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Và tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia đình tôi gặp khó khăn hoàn cảnh, bố mẹ già yếu ốm đau để mong có một sự trả lại tự do sớm nào đó.…”

Bs Phạm Hồng Sơn: Cái này là suy đoán của tôi thôi, nhưng tôi nghĩ rằng sự trả lại tự do cho tôi vào thời điểm này nó cũng là thời điểm mà mang lại cho nhà chức trách có sự thuận lợi nào đó về phương diện chính trị cũng như về kinh tế. Vì theo thiển nghĩ của tôi thì vào tháng 9 này quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp trở lại để bàn luận về vấn đề xét cho qui chế PNTR cho Việt Nam. Một điểm nữa là nếu cứ tiếp tục giữ tôi cho đến ngày hết thời hạn án thì tôi vẫn giữ quan điểm đó thôi và khi đó thì sự trả lại tự do cho tôi thì có lẽ đứng về quan điểm của nhà chức trách họ cũng sẽ không có một hy vọng gì để có lợi hơn cả.

BBC: Tôi hỏi câu này thì có lẽ còn hơn quá sớm bởi vì anh cũng chỉ vừa mới đến nhà thôi, nhưng hướng tương lai của anh thì như thế nào, anh sẽ làm gì, anh sẽ sinh sống như thế nào?

Bs Phạm Hồng Sơn: Phải nói về vấn đề sinh sống thì thực sự là hiện nay tôi chưa có kế hoạch gì cả nhưng rất may mắn là hiện nay tôi có thể sống nhờ cậy ở đồng lương của vợ tôi (cười...) Với tư cách một người đàn ông thì nói câu đó cũng không có gì làm vui vẽ nhưng mình cũng nhận đó là một thực tế là sau khi rời xã hội một thời gian dài thì có lẽ thời gian trước mắt thì tôi sẽ sống

nhờ vào vợ tôi để sau đó có thể ổn định và sẽ tính tiếp kế sinh nhai.

BBC: Tình trạng sức khỏe của anh như thế nào trong thời gian ở trong nhà giam như vậy?

Bs Phạm Hồng Sơn: Nói chung là tốt nhưng hiện tại thì đang mang một chứng bệnh, xin lỗi đây là một từ y học là ????bên trái, lúc nào tôi cung mang một băng đeo. Ngoài ra thời gian trong nhà tù thì tôi có nhiều những dấu hiệu đáng ngờ trong bộ phận hô hấp và tim mạch. Tôi có 4 lần ho khạc ra máu tươi. Thời gian tới có lẽ tôi phải đi kiểm tra về y tế thêm, xác định rõ về sức khỏe hiện tại của tôi.

Page 16:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Thông cáo báo chí của Khối 8406

V/v Bác sĩ Phạm Hồng Sơn& Mục sư Mã Văn Bảy

được ra khỏi ngục tù

Việt Nam ngày 30 tháng 8 năm 2006

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Mục sư Mã Văn Bảy vừa được Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chính thức đưa ra khỏi nhà tù ngày 30-8-2006.

Khối 8406 nhiệt liệt chào mừng việc ra khỏi nhà tù đầy thắng lợi vinh quang của Chiến sĩ dân chủ hòa bình anh hùng kiên cường xuất sắc Phạm Hồng Sơn.

Đây cũng là thắng lợi của các lực lượng dân tộc, dân chủ và nhân quyền Việt Nam trong và ngoài Nước, đã đấu tranh rất bền bỉ và đầy hiệu quả, nhằm đòi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do đầy đủ thực sự cho bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong suốt hơn 4 năm qua, mặc dù ông vẫn chưa được trả tự do đầy đủ thực sự khi vẫn còn bị quản chế cưỡng bức rất bất công 3 năm nữa tại nơi cư trú !

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn sinh năm 1968 tại Nam Định, làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Ông đã dịch và phổ biến tài liệu “Thế nào là dân chủ ?” từ trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chính vì việc này ông đã bị bỏ tù tại Hà Nội ngày 27-3-2002. Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 18-6-2003, Tòa án nhân dân Hà Nội đã gán tội danh “gián điệp” cho ông và đã xử phạt ông 13 năm tù giam. Sau đó, trong phiên tòa phúc thẩm ngày 26-8-2003, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao vẫn tiếp tục gán tội danh “gián điệp” cho ông, nhưng đã giảm án xuống còn 5 năm tù, và còn bị quản chế thêm 3 năm tại địa phương nơi cư trú, kể từ ngày ra khỏi trại giam. Suốt gần 5 năm qua cho đến nay, bác sĩ Phạm Hồng

Sơn cũng như gia đình ông vẫn kiên trì bác bỏ tội danh “gián điệp” rất phi lý này.

Một ngày trước phiên xử sơ thẩm, ông Lin Neumann, đại diện Ủy Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo gọi tắt là CPJ, một tổ chức phi chính phủ đã bình luận :

"Quan điểm của chúng tôi là những gì nhà chức trách đã và đang làm đối với bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã đi ngược lại quá trình cải cách tại Việt Nam. Đi ngược lại việc sử dụng Internet ngày càng gia tăng và sự quan tâm tới báo chí, cũng như quyền tự do bày tỏ quan điểm. Vụ xử này đã và đang làm mất uy tín của Việt Nam và là một thảm họa. Nó là thảm họa đối với số phận của báo giới tại Việt Nam."

Phát biểu trước phiên xử phúc thẩm, ông Daniel Alberman, phát ngôn nhân của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), bày tỏ hi vọng: "Ân Xá Quốc Tế hy vọng phiên phúc thẩm này là cơ hội để Việt Nam sửa lại một sai lầm ghê gớm và chúng tôi hy vọng tù nhân lương tâm Phạm Hồng Sơn sẽ được thả vào ngày mai."

Thế nhưng, tất cả những lời kêu gọi đúng đắn trên đã bị các Cơ quan Tư pháp Việt Nam vô cảm, phớt lờ. Thậm chí, ngày 21-8-2006 vừa rồi, Thân phụ Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã qua đời, bản thân Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đang mang nhiều bệnh nặng, thế mà Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn không cho ông ra khỏi trại giam chỉ trước 10 ngày để thọ tang Thân phụ mình.

Page 17:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Khối 8406 cũng hết sức vui mừng việc Mục sư Mã Văn Bảy được ra khỏi nhà tù đầy bất công của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Mã Văn Bảy, một Mục sư Tin Lành người H’Mong ở tỉnh Hà Giang, bị truy nã vì lí do tôn giáo nên đã trốn vào Bình Phước từ năm 1997. Tháng 11-2003, Mục sư Bảy bị bắt và ngày 29-11-2003 bị đưa về tỉnh Hà Giang và bị kết án 6 năm tù trong một phiên tòa năm 2004.

Nhân dịp này, Khối 8406 kêu gọi các lực lượng dân tộc, dân chủ và nhân quyền Việt Nam, ở cả trong và ngoài Nước hãy cùng nhau lên tiếng đòi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện :

- Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị kiên giam biệt giam từ ngày 25-9-2002 vì bị gán cho tội “gián điệp” với 7 năm tù giam, 3 năm quản chế chỉ vì “nộp đơn xin thành lập đảng dân chủ”;

- Và nhiều Tù nhân Chính trị khác hiện vẫn còn đang nằm trong ngục tù, với những bản án sai trái

của “Nền tư pháp rất ô nhục của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”;

Đồng thời cùng nhau đòi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải chấm dứt những hình thức quản chế cưỡng bức cách rất bất công các Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình nhiều nơi tại Việt Nam hôm nay.

Sự nghiệp dân chủ hóa Đất nước Việt Nam đang có nhưng điều kiện trong Nước và Quốc tế thuận lợi hơn bao giờ hết ! Toàn Khối 8406 nguyện quyết tâm Cùng Dân tộc và vì Dân tộc dũng cảm tiến lên giành lại tự do, dân chủ về tay Quốc Dân !

Quốc Dân Việt Nam cần một nền tự do, dân chủ thực sự !Đồng bào Việt Nam không cần thứ “dân chủ triệu lần hơn” bịp bợm !

Đại diện lâm thời Khối 8406gồm hàng chục ngàn Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Việt Nam trong và ngoài Nước :

Đỗ Nam Hải, Kỹ sư, Sài Gòn.Trần Anh Kim, Cựu Sĩ quan, Thái Bình.Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo, Huế.

Page 18:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Tôi bị đàn áp  (Hơn 10 ngày bị công an bắt lên thẩm vấn)

Nhà văn Hoàng Tiến

           

Tôi gọi là bị bắt, điều đó đúng bản chất của sự việc. Phía công an gọi là mời, là triệu tập. Triệu tập với số lượng công an đông đảo và khỏe mạnh, có tính bắt buộc cưỡng bức, chỉ là một dạng hình thứ cấp của bắt, không có gì khác nhau cả. Chỉ thiếu cái còng tay khóa số 8 mà thôi.

Chúng tôi cứ muốn nói chẻ hoe ra, bắt thì gọi là bắt, khóa số 8, còng tay, ghì cánh khuỷu, giúi cổ mang đi, để bàn dân thiên hạ trông thấy công an đàn áp tự do dân chủ. Nhưng công an khôn ngoan, họ đàn áp các “ông dân chủ” bằng bàn tay lót bông. Nhẹ nhàng không gây ồn ào.

Chúng cháu có bắt bác đâu, chúng cháu mời bác lên trao đổi đấy chứ!

Nào là có xe đưa đi đón về. Lúc nào trả lời mệt thì bác nghỉ. Bác muốn ăn gì uống gì chúng cháu phục vụ. Làm việc có quạt máy, điều hòa nhiệt độ, uống nước La Vie. Thế mà bác cứ bảo công an hành bác. Oan cho công an chúng cháu quá.

Tôi nói, anh em công an có biết hai câu thơ này của ai không:

Trên đời ngàn vạn điều cay đắngCay đắng nào bằng mất tự do.

Của cụ Hồ đấy. Tôi đang ở nhà tôi. Công an đến bắt lên trụ sở Bộ Công an số 7 Nguyễn Đình Chiểu, tra hỏi về tờ báo Tự Do Dân Chủ sắp ra mắt suốt cả một ngày trời. Chập tối đưa tôi về nhà, lục soát khám xét, lấy đi rất nhiều tài liệu về dân chủ, cả những tài liệu về văn học, nghiên cứu của tôi, cả máy CPU vi tính, lại tước đoạt cả điện thoại cầm tay cá nhân. Không có lệnh khám nhà. Không có biên bản giao lại cho người bị thu giữ  tài sản. Như thế có khác gì hành động quân ăn cướp, chứ đâu phải của bộ máy công an bảo vệ pháp luật.

Anh em công an nói xe đưa đón tôi, tôi đâu có cần thứ đưa đón đó. Tôi ăn cháo nguội, ngồi đọc sách, còn thú vị hơn đi ô tô máy lạnh công an và bị xách nhiễu tra hỏi mất hết cả tự do.

Câu chuyện tra hỏi xoay quanh việc ra báo Tự Do Dân Chủ.

Công an buộc tội chúng tôi: Ra báo không xin phép là vi phạm luật báo chí.

Lập luận của chúng tôi: Luật báo chí đã vi phạm Hiến pháp. Điếu 69 Hiến pháp CHXHCNVN ghi:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Luật báo chí (ra đời 1989), không công nhận báo chí tư nhân là luật báo chí sai, vi phạm hiến pháp. Đáng ra luật báo chí phải quy định những thủ tục để thực hiện quyền người dân được tự do báo chí.

Vì luật báo chí không quy định thủ tục việc ra báo tư nhân. Lại không có điều khoản nào trong luật cấm người dân không được ra báo tư nhân. Vì thế chúng tôi cứ việc làm không

Page 19:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

phải xin phép ai cả. Tinh thần của luật pháp là: Người dân được quyền làm mọi thứ, trừ những điều luật pháp cấm.

Điều thứ  2, báo của chúng tôi gọi tập san, là thứ không có ghi trong luật báo chí. Luật báo chí chỉ quản lý các loại hình báo chí ghi trong điều 3 (luật báo chí):

“ Báo chí nói trong luật này là báo chí Việt Nam, gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn); báo nói (chương trình phát thanh); báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe nhìn-thời sự).”

Loại hình tập san không ghi trong diện quản lý, có nghĩa là người dân được tự do làm.

Điều thứ 3, báo của chúng tôi không bán, không mang tính chất kinh doanh kiếm lời, không ra định kỳ, số trang không nhất định (nhiều bài nhiều trang, it bài ít trang). Nó là thứ báo trao đổi cảm nhận của một số anh em trí thức về hiện tình đất nước, có tính nội bộ, giống như các thứ báo nội bộ của các cơ quan đoàn thể, cũng giống như một dạng báo tường báo liếp ở các đơn vị tập thể. Có ai phải xin phép đâu.

Một điều cốt yếu nữa là nó chưa ra, thì công an đã bắt bớ xét hỏi. Công an đã làm quá sớm. Công an định bóp ngẹt tờ báo khi nó chưa kịp ra chào đời. Làm thế việc vi phạm nhân quyền và dân quyền của công an càng nặng.

Tinh thần của luật pháp là: Các quan chức nhà nước (trong đó có công an) chỉ được làm những điều luật pháp cho phép.

Vậy luật pháp nào cho phép công an bắt người dân lên xét hỏi, khi người ta không phạm luật?

Việc bắt bớ xét hỏi nhiều ngày 5 anh chị em làm báo Tự Do Dân Chủ (nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, luật sư Nguyễn Văn Đài, kỹ sư Bạch Ngọc Dương, cô giáo Dương Thị Xuân và tôi) là công an đã vi phạm pháp luật, vi phạm dân quyền và nhân quyền.

Điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền con người (Việt Nam đã ký kết từ 1982) ghi rõ:

“Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.”

Tóm lại, chúng tôi chỉ thực hiện quyền làm dân và quyền làm người, đã được Hiến pháp trong nước cũng như Công ước Quốc tế thừa nhận và bảo hộ.

Chúng tôi không vi phạm luật pháp.

Chính công an bắt chúng tôi lên xét hỏi mới là người vi phạm luật pháp.

Trong hơn 10 ngày thẩm vấn tôi, công an lúc thì hù dọa, lúc thì ôn hòa, đấy là nghề nghiệp của họ. Tôi không bình phẩm. Tôi chỉ nói những điều sai trái của ngành công an trong vụ khủng bố đàn áp báo Tự Do Dân Chủ như sau:

1). Công an là cơ quan bảo vệ luật pháp, lại làm những việc vi phạm luật pháp một cách ngang nhiên. Khám nhà không lệnh. Biên bản thu giữ tài sản không giao. Những giấy triệu tập xét hỏi, công an đều thu lại hết. Đòi cũng không trả.

Như vậy, vụ đàn áp vừa rồi có điều gì khuất tất, thiếu minh bạch, không đàng hoàng, muốn xóa hết tang chứng để dễ bề chối cãi, của một cơ quan đáng ra phải đường hoàng, minh bạch, gương mẫu trong việc thi hành những thủ tục  luật pháp. Điều này tôi đã có thư gửi riêng ông bộ trưởng công an, không phải nói lại ở đây.

2). Anh em công an làm việc, do thiếu hiểu biết về pháp luật, nên rất khó trao đổi với nhau. Thí dụ: Công an đe dọa tôi vi phạm luật pháp nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia nghiêm trọng, phải bắt và trừng trị nghiêm khắc.

Tôi có giải thích cho công an rằng, các anh đã đi quá quyền hạn của mình rồi. Việc kết tội người dân là quyền của tòa án, đâu phải quyền của công an.

Page 20:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Điều 72 Hiến pháp ghi:

“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

Công an chỉ có quyền điều tra, xét thấy có tội thì đề nghị với Viện Kiểm soát khởi tố, đưa sang tòa án lập hội đồng xét xử vụ án. Người dân được quyền tự bào chữa, và nhờ luật sư bào chữa cho mình.

3). Làm việc tới ngày thứ 12 (kể từ 12-8-2006 đến 24-8-2006, trong đó có nghỉ vài ngày) hôm nay công an tiếp tục khám xét CPU của tôi. Lấy ra những tài liệu của tôi từ trong máy. Cuối buổi làm việc họ nói với tôi: bác có thể mang CPU về, nhưng với một điều kiện, bác ghi một cái giấy cam đoan từ nay về sau không sử dụng vi tính và Internet nữa.

Tôi phản ứng, không thể như thế được, quyền sử dụng vi tính và Internet là quyền của mọi người. Nó là nhân quyền. Đời nào tôi chịu bỏ mất quyền làm người của mình.

Anh công an vội chữa lại, bác để cho cháu nói hết hãng, cháu chưa nói hết ý thì bác đã cắt ngang, ý cháu muốn nói là bác không sử dụng vi tính và Internet vào mục đích chống lại Đảng và Nhà nước.

Tôi cũng bình tĩnh hỏi lại công an, anh định nghĩa cho tôi thế nào là chống lại Đảng và Nhà nước. Viết bài góp ý phê phán những sai lầm của Đảng và Nhà nước là chống lại

chăng? Chính ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu Đảng tôn trọng những ý kiến khác nhau, và hô hào toàn dân góp ý phê bình Đảng và các đảng viên, cũng như phê bình những sai lầm của Chính phủ. Quan điểm của công an như vậy là trái với quan điểm của Đảng rồi.

Anh công an chữa ngượng, việc này bác và cháu sẽ trao đổi với nhau sau.

Tôi tuyên bố không cam đoan gì cả. Điều vô lý là công an thu giữ CPU của tôi (và cả điện thoại di động, đã trả lại điện thoại di động mấy hôm trước), đã in từ CPU những tài liệu cần thiết cho công an điều tra. Tôi đã ký vào những tài liệu đó. Việc khám xét CPU coi như xong. CPU phải trả lại là điều đương nhiên. Bây giờ bắt tôi viết cam đoan mới trả lại CPU thì kỳ lạ quá. Có lẽ chỉ có công an Việt Nam mới làm những điều kỳ dị như vậy.

Tôi nói, công an có thể thu giữ hoặc tịch thu CPU của tôi. Đấy là quyền của công an. Chỉ yêu cầu công an cho tôi một cái giấy biên nhận thu giữ  hoặc tịch thu CPU.

Họ không cho, nói rằng sẽ giải quyết sau, lại niêm phong CPU lại và cất đi.

Rồi ra về, hẹn ngày mai làm việc tiếp. Đó là chiều ngày 24-8-2006.

Hôm sau, với ý thức tôn trọng pháp luật, tôi ngồi nhà chờ ô tô công an đến đưa đi làm

việc tiếp. Ngày 25 không thấy gì. Ngày 26 cũng không thấy gì.

Công an làm việc rất tùy tiện, coi thường người dân. Bận việc gì thì cũng phải báo cho dân, nếu biết phép lịch sự kèm lời xin lỗi nữa. Hoặc không làm việc nữa thì cũng phải báo cho người dân biết. Đằng này cứ bỏ lửng một cách rất bất lịch sự, rất thiếu văn hóa. Tôi phản đối cách hành xử như vậy của công an.

Nói cho công bằng, trong việc thẩm vấn tôi hơn 10 ngày qua, thái độ nói chung của anh em công an đối với tôi tỏ ra biết tôn trọng người có tuổi, lễ phép, hòa nhã. Chỉ có một công an (đã có tuổi, xin giấu tên cho lịch sự) có thái độ hống hách, lại kém hiểu biết luật pháp, đã khiến tôi phải phản ứng gay gắt.

Ngoài những lúc thẩm vấn, quan hệ giữa chúng tôi là vui vẻ, bác cháu, bố con, có người gọi tôi bằng ông xưng cháu. Mà họ cũng đáng tuổi con cháu tôi thật. Chúng tôi nói chuyện về văn chương, về tác phẩm của các nhà văn A, B. Họ tỏ ra thích chuyện văn chương. Và có lúc thân mật đã yêu cầu tôi đọc thơ cho nghe.

Đây là bài thơ tôi đọc cho công an nghe trong phòng thẩm vấn lúc nghỉ ngơi. Bài thơ này tôi làm khi ngoài 30 tuổi. Cho đến nay đã gần 40 năm.

Ta sĩ rách hề, sinh buổi nhiễu nhươngMượn cây bút hề, tỏ chí ngoan cườngĐường chông gai hề, ta không lùi bước

Page 21:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Đời đen bạc hề, lòng ta bi thương.

Ngẫm thế sự hề, đầu ta sớm bạcNghĩ nhân tình hề, miệng ta cười vangMúa cây bút hề, ta thay đao kiếmPhá dối lừa hề, thông thoáng thế gian.

Bốn, năm anh em công an ngồi lặng yên nghe. Mắt họ trong sáng nhìn tôi. Họ cũng là những con người, tuổi con cháu mình. Họ cũng có những con tim biết rung động. Họ tiếp xúc với văn chương, khuôn mặt của họ trông sáng láng hẳn lên.

Chúng cháu phải làm theo lệnh cấp trên. Họ thường nói với tôi điều đó trong suốt các buổi thẩm vấn. Tôi hiểu và thông cảm với họ. Vì miếng cơm manh áo mà.

Rồi tôi chơt rùng mình nghĩ đến, cũng những khuôn mặt sáng láng ấy bỗng biến đổi màu, dữ tợn lên, vì cấp trên bơm vào đầu họ ý thức cảnh giác địch ta, đấu tranh giai cấp, và ra lệnh cho họ đập chết những ai cấp trên bảo là kẻ thù giai cấp, cần phải tiêu diệt không ghê tay, như trong cải cách ruộng đất, như trong cải tạo công thương nghiệp, như vụ án Nhân văn-Giai phẩm, như vụ án Xét lại-Chống Đảng ... đã từng xảy ra trên đất nước ta.

Tôi càng thấy công cuộc dân chủ hóa đất nước hiện nay là cần thiết đến chừng nào. Phải chống độc tài về tư tưởng, phải chống độc quyền về chân lý, phải có tự do báo chí, thì mới cứu được con cháu chúng ta khỏi bị đầu độc, mới trở lại được cái chân giá trị của con người.

Đất thiêng Thăng Long. Tháng 8 năm 2006

Hoàng Tiến, nhà văn.

Địa chỉ: A11 Phòng 420

Thanh Xuân Bắc-Hà Nội.

BBC Phỏng Vấn LS Nguyễn Văn Đài

Ra tờ báo vi dân chủ

Page 22:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Ls Nguyễn Văn Đài: Sáng ngày 12/8, khoảng 8 giờ sáng thì cùng một lúc họ mời 5 người ở Hà Nội lên thẩm vấn trong đó có chị Dương Thị Xuân, anh Nguyễn Khắc Toàn, bác Hoàng Tiến, anh Bạch Ngọc Dương và tôi là Nguyễn Văn Đài. Lên làm việc thị họ thẩm vấn chúng tôi về vấn đề chúng tôi đang chuẩn bị chủ trương ra tờ báo Tự Do Dân Chủ, dự kiến phát hành ngày 15/8/2006. Cùng một lúc thì họ mời cả 5 người lên để thẩm vấn về chuyện đó.

Hồng Nga:  Cuộc thẩm vấn đối với bản thân anh thì nó diễn ra như thế nào ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: 8 giờ sáng khi tôi vừa dậy thì đã có 2 anh sĩ quan an ninh đứng trước cửa nhà tôi rồi. Họ nói rằng hôm nay thì họ mời tôi lên văn phòng của họ để trao đổi một chút công việc. Tôi nói là  buổi sáng ngày hôm nay tôi bận, tôi không thể lên trao đổi công việc với anh được, buổi chiều hoặc sáng thứ Hai vì mai là thứ  Bảy, ngay nghỉ của tôi. Họ nói không được vì xếp của họ đang chờ tôi ở trên văn phòng. Tôi nói như vậy thì các anh chờ một chút để tôi thu xếp rồi tôi đi.

Lên đến nơi thì không thấy xếp của anh ta đâu cả nhưng chỉ có anh sĩ quan của A42 cơ quan an ninh về chính trị ngồi nói chuyện với tôi. Khi mở đầu anh ta nói rằng có một công dân tố cáo các anh chủ trương xuất bản một tờ báo không có giấy phép, vậy chuyện đó như thế nào? Tôi nói thẳng với anh ta là anh nói với tôi thì anh

không nên nói là chuyện có công dân tố cáo mà anh phải nói thẳng là chúng tôi đọc trộm internet của anh và biết được điều đó thì tốt hơn. Anh ta chối, phủ nhận chuyện đọc trộm internet, anh ta cứ bảo không không, có người dân tố cáo. Tôi khẳng định với anh ta là không có một người nào tố cáo chúng tôi cả, tôi có chủ trương ra một tờ báo nhưng chúng tôi đang trong quá trình chuẩn bị chứ chưa có phát hành tờ báo đó, mà chúng tôi chỉ trao đổi với nhau cho nên các anh đã đọc trộm internet và biết được điều đó.

Sau đó họ nói ai là người khởi xướng điều đó, tôi nói là tôi không biết ai là người khởi xướng tôi chỉ biết rằng là tôi nhận được thư của anh Nguyễn Khắc Toàn gởi cho tôi cái phong của tờ báo đó nói tôi đóng góp ý kiến, và có đề nghị tôi tham gia gởi bài vào đó và để tên tôi trong đó. Nhưng tôi nói với Toàn là tôi còn nhiều công việc khác liên quan đến nhân quyền nên tôi chỉ tham gia gởi bài và viết bài trên tờ báo ấy thôi chớ còn trực tiếp thì không nên. Họ nói như vậy thì có chắc chắn không? Tôi bảo chắc chắn như vậy, tôi rút tên ra khỏi tờ báo đó vào chiều thứ Sáu. Nhưng về mặt tinh thần tôi hoàn toàn ủng hộ tờ báo Tự Do Dân Chủ và sẵn sàng viết bài để gởi lên đó.

Câu chuyện của tôi trao đổi với họ về tờ báo như vậy là xong, sau đó thì họ xoay sang hỏi tôi một số vấn đề liên quan đến công việc ở văn phòng, rồi những chuyện

khác. Trên tinh thần là chúng tôi trao đổi với nhau thôi, anh ta không có làm biên bản gì cả. Đến khoảng 11:30 trưa thì tôi thấy câu chuyện trao đổi như vậy là xong thì tôi nói bây giờ tôi hết thời gian rồi tôi phải đi về. Anh ta bảo là không được, anh chưa ký biên bản, chúng ta phải ký biên bản làm việc. Tôi nói rằng tôi đã nói là hôm nay tôi đến đây để chúng ta trao đổi công việc chứ không phải là làm việc, hai cái đấy nó khác nhau. Khi nào làm việc anh phải có giấy mời đàng hoàng nói rõ lên làm việc về vấn đề gì thì lúc đó chúng ta có thể làm biên bản. Tôi có quyền ký hoặc không ký. Chứ hôm nay anh nói là trao đổi thôi, chúng ta đã trao đổi xong giờ tôi đi về và không có liên quan đến biên bản làm việc. Nhưng anh ta lằn nhằng suốt từ lúc 11:30 sáng cho đến tận 5:30 chiều chỉ vì cái chuyện ký biên bản với không ký biên bản thôi. Tôi cương quyết không ký biên bản, tôi cùng với anh ta mời một số người người dân ở bên ngoài vào làm chứng và anh ta mang máy quay phim đến quay lại toàn bộ biên bản mà anh ta tự viết ra và các anh ấy tự ký với nhau chớ tôi dứt khoát không ký, tôi chào các anh, các anh tự ký biên bản với nhau vào đó, và tôi bỏ tôi đi về.

Hồng Nga:  Từ hôm đó đến hôm nay thì anh có bị gọi lên nữa không ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Không, họ không gọi tôi lên trên đó làm việc nhưng họ cho người theo dõi rất chặt chẽ suốt từ

sáng sớm cho đến khuya, đi theo tôi ở phía sau. Và họ cắt điện thoại ở gia đình cũng như cắt hai số điện thoại ở văn phòng của tôi.

Hồng Nga:  Vậy thì số phận của tờ báo về dân chủ đó sẽ như thế nào, chắc là không ra được?

Ls Nguyễn Văn Đài: Vâng, bởi vì những người chủ trương chính tờ báo thì đã bị tịch thu toàn bộ máy tính rồi. Anh Nguyễn Khắc Toàn thì đã bị mất một máy tính để bàn và một chiếc máy tính sách tay, bác Hoàng Tiến thì cũng đã bị họ tịch thu mất chiếc máy tính. Cho nên như vậy những người làm việc trực tiếp thì đã bị tịch thu toàn bộ các phương tiện làm việc cho nên chủ trương ra ngày 15/8 là không thành công. Nhưng chúng tôi được biết là tất cả những anh em chủ trương ra tờ báo thì rất quyết tâm, dù sớm hay muộn bất kỳ giá nào thì tờ báo cũng được ra công khai. Bởi vì chúng tôi cho rằng là việc ra tờ báo đó là chúng tôi thực hiện quyền tự do của mình đã được ghi nhận trong hiến pháp, mặc dù luật báo chí Việt Nam vẫn chưa qui định người dân được làm báo nhưng trong luật báo chí nó cũng không cấm điều đó, nó chỉ qui định tổ chức của Việt Nam thì được đăng ký ra báo. Trong khi đó điều 69 của hiến pháp nói rằng "công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí", và ở điều 2 thì nói rằng "tất cả công dân điều bình đẳng trước pháp luật". Cho nên ở Việt Nam thì không phải chỉ những người CS mới được làm

Page 23:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

báo mà tất cả mọi công dân điều có quyền làm báo. Do vậy, tờ báo của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với hiến pháp Việt Nam.

Hồng Nga:  Thế nhưng ở Việt Nam thì chắc anh cũng biết thực tế là bất cứ một tổ chức nào muốn có một tờ báo của mình thì đều phải xin phép, bất cứ một người nào cũng phải như vậy thôi ạ. Liệu việc xin phép Bộ văn hóa thông tin thì có được ông Nguyễn Khắc Toàn hay ông Hoàng Tiến nghĩ tới hay không ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Vâng, tất nhiên là nếu như trong luật báo chí qui định trình tự thủ tục cho người dân đăng ký ra một tờ báo thì tất cả những người làm báo tư nhân đều sẵn sàng làm công việc đó nhưng bởi vì trong luật báo chí họ không qui định thủ tục để cho người công dân muốn làm báo đăng ký như thế nào, cho nên chúng tôi thực hiện quyền đã ghi trong hiến pháp thôi, còn để chờ xin phép thì không bao giờ có chuyện đó. Những người CS luôn luôn nói rằng họ là đày tớ của nhân dân, nhân dân là chủ thì không bao giờ người chủ lại đi xin phép đày tớ của mình cả, mà người đày tớ có trách nhiệm phải phục vụ ông chủ thôi. Chúng tôi thực hiện vai trò của người công dân làm chủ đất nước Việt Nam này và chúng tôi có quyền ra một tờ báo, không cần phải xin phép bất kỳ ai cả.

Hồng Nga:  Anh có thể nói cho thính giả chúng tôi biết đôi chút về tờ báo này không ạ? Kế hoạch tờ báo này sẽ ra như thế nào và nội dung ra sao ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Tôi có đóng góp ý kiến với bác Hoàng Tiến và anh Nguyễn Khắc Toàn là tờ báo sẽ chủ trương ra một tháng 2 số và tất cả các số báo sẽ nhằm vào độc giả là các cán bộ đảng viên của đảng CS, các cơ quan từ trung ương đến các địa phương. Tờ báo này sẽ được gởi trực tiếp đến tất cả các cơ quan trung ương cũng như địa phương ở Việt Nam và một bộ phận các giới trí thức đặc biệt là giới doanh nghiệp sẽ được gởi trực tiếp đến cho họ. Phần thứ hai được phát hành qua những người liên quan họ sẽ là những người chuyển tờ báo đó về địa phương. Tờ báo chủ trương phát miển phí, không bán. Nội dung của nó liên quan đến các vấn đề về tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Nhằm mục tiêu nâng cao dân trí cho người dân hiểu về một xã hội dân chủ thật sự như thế nào để cho người dân ngày càng có nhiều hiểu biết hơn và họ sẽ tiến đến việc tham gia vào công cuộc đấu tranh chung để đem lại cuộc sống tự do ấm no hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Hồng Nga:  Với nội dung như vậy tất nhiên là giới chức họ sẽ có quan ngại rằng trong đó sẽ có những lời kêu gọi thí dụ như lật đổ chính quyền?

Ls Nguyễn Văn Đài: Chủ trương của những người làm báo tuyệt đối không có nội dung kích động người dân đứng lên lật đổ chính quyền mà vẫn chủ trương giống như của khối 8406 dùng biện pháp hòa bình bất bạo động nhằm nâng cao dân trí cho người dân hiểu về

xã hội dân chủ hơn chớ không nhục mạ hay không có những lời nói chửi bới chính quyền hiện tại. Những bài viết được đăng tãi trên tờ Tự Do Dân Chủ hoàn toàn là những bài viết mang tính chất khoa học và ôn hòa chớ không có mang tính chất khích động bạo lực ở đó.

Hồng Nga:  Ai là người hỗ trợ tài chính cho tờ báo đó ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Những người làm báo ban đầu hoàn toàn tự nguyện đóng góp và đó và một số anh em trong khối 8406 cũng sẽ đóng góp tài chính vào đó. Vì tờ báo này chỉ có hai màu đen, trắng thôi cho nên chi phí rất rẽ, in trên khổ A4 khoảng 10 trang thôi, được phát hành trực tiếp cho nên cũng không tốn kém về chi phí nhiều chị ạ. Với số lượng vài trăm cho đến 1000 bản thôi, gởi cho các cơ quan nhà nước VN là chủ yếu.

Hồng Nga:  Những thành viên làm tờ báo này đa số không phải là đảng viên, thế tại sao lại muốn phân phối tờ báo đó đến tay các đảng viên ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Mục tiêu tại sao chúng tôi chuyển đến các cơ quan thuộc đảng và nhà nước Việt Nam để nhằm họ phải thay đổi tư tưởng của họ để họ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân mà họ đã xây dựng lên trong hiến pháp, đấy là đấu tranh trực tiếp với họ. Khi những người CS chuyên chính và những người CS cấp tiến đọc những bài viết về dân chủ, họ thay đổi và họ tôn trọng những ý kiến khác biệt của người dân như vậy công

cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam nó sẽ chóng đi đến kết quả. Mục đích thứ hai là cũng để chuyển đạt tin tức cho nguời dân để nâng cao dân trí của người dân lên. Mục tiêu của chúng tôi chủ yếu là tập trung vào đảng viên CS, những người làm cho các cơ quan của chính phủ cũng như các cơ quan của địa phương ở thành phố Hà Nội.

Hồng Nga:  Anh Nguyễn Văn Đài cũng là thành viên của nhóm những người đã ký tên vào bản tuyên ngôn Tự Do Dân Chủ ra ngày 8/4/2006, gọi tắt là khối 8406. Luật sư đài giải thích thêm về công việc của khối này và của bản thân anh.

Ls Nguyễn Văn Đài: Năm 1997 tôi đã từng ra tranh cử quốc hội với tư cách là một ứng cử viên độc lập, năm đó cũng là năm đầu tiên Việt Nam cho phép ứng cử viên độc lập ra nhưng tôi thì bị thất bại ngay từ vòng đầu tiên. Sau lần đó thì tôi cũng suy nghĩ là tôi sẽ không bao giờ đấu tranh về chính trị nữa. Năm 2000 khi tôi theo đạo Tin Lành thì tôi tỏ rõ quyết tâm của mình là không muốn tham gia vào chính trị mà tôi chỉ muốn đấu tranh để bảo vệ quyền tự do tôn giáo thôi. Nhưng đến tháng 5/2005 khi tôi gặp bác Hoàng Minh Chính thì tôi rất cảm động trước sự hy sinh, sự mất mác của bác trong con đường đấu tranh cho dân chủ, bác ở tù 3 lần tổng cộng 12 năm. Khâm phục trước sự hy sinh cao cả của bác, tôi mới tiếp tục con đường đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam và giúp đỡ cho các nhà đấu tranh dân chủ

Page 24:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

trong nước, cũng như đấu tranh một cách trực tiếp cho tự do dân chủ.

Hồng Nga:  Anh nói là anh muốn đấu tranh cho nhân quyền. Thế nhưng về phía chính phủ Việt Nam thì họ cũng nói rằng họ cũng làm rất nhiều cho nhân quyền, thí dụ như cuộc sống của người dân được cải thiện v.v... họ cũng đánh giá đấy cũng là một khía cạnh của nhân quyền, anh nghĩ sao ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Cái họ nói thì cũng không sai, nhưng để nói một cách đúng đắn hơn thì người dân Việt Nam vẫn phải được hưởng nhiều quyền hơn nữa. Ví dụ như bây giờ tất cả các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do đi lại... người dân hoàn toàn đang bị hạn chế rất nhiều. Vì dụ như bây giờ dự luật về di trú họ qui định là khi người dân rời khỏi nhà mình 3 ngày trở lên thì phải khai báo tạm trú. Điều này hoàn toàn bất hợp lý và không có giá trị thực tế bởi vì như một vị đại biểu quốc hội đã nói hàng trăm vị đại biểu quốc hội đi họp thì làm gì có ai khai báo tạm trú đâu. Ông thủ tướng, ông chủ tịch nước, ông tổng bí thư, các ông bộ trưởng đi công tác thường xuyên nhiều ngày, có ông nào khai báo tạm vắng, tạm trú đâu. Cho nên luật đó họ đề ra không phải để áp dụng cho tất cả mọi người dân Việt Nam, họ chỉ áp dụng với một số đối tượng là những người tranh đấu cho tự do ông giáo, tự do dân chủ. Như vậy là một bộ luật bất bình đẳng. Tạo cho người dân, kể cả ông chủ tịch nước hay người

đứng đầu nước cũng vi phạm pháp luật, như vậy là không thực tiễn.

Thứ hai là quyền biểu tình của người dân thì không được tôn trọng trong thực tế. Họ đã ra nghị định 38 hầu như tướt bỏ quyền biểu tình của người dân. Như vậy là không hợp lý tí nào cả.

Quyền lập hội của người dân cũng được qui định trong hiến pháp nhưng cho đến giờ phút này các đại biểu quốc hội cũng chưa thông qua. Người dân muốn lập hội cũng không thể được.

Đấy là tôi chỉ nói một số khía cạnh trong những quyền nho nhỏ như vậy thôi. Như vậy thì làm sao gọi là chính phủ Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người được. Trong khi đó một phần thì họ hạn chế, có những quyền thị bị tướt bỏ hoàn toàn, không có giá trị cho người Việt.

Hồng Nga: Cũng có nhiều ý kiến thì cho rằng là Việt Nam mà muốn thay đổi thì cũng phải từ từ bởi vì nếu bất ổn thì sẽ còn ảnh hưởng tới nhân quyền ở Việt Nam nhiều hơn.

Ls Nguyễn Văn Đài: Vâng, đấy là lý luận của những người bảo thủ thôi. Họ muốn duy trì ngai vàng quyền lực của mình cho nên họ mới nói từ từ chớ người dân làm sao người ta từ từ được bởi vì như chị cũng biết, nhân dân Việt Nam là những người rất hiền hòa, yêu chuộng hòa bình. Người dân Việt Nam hoàn toàn không có tư tưởng thù hận hay không có tư tưởng cực đoan như một số dân tộc khác. Cho nên những người nói rằng nếu như cho tự do dân chủ

ngay từ bây giờ sẽ nổi loạn, gây nên bất ổn định xã hội - những người đó họ nói không chính xác và họ chỉ nói bao biện thôi.

Hồng Nga: Anh có nghĩ rằng ý tưởng của anh được nhiều người ủng hộ không? bởi vì hình như bản Tuyên Ngôn Dân Chủ 118 người ký và bây giờ được biết là đã có khoảng 2000 người ký vào bản tuyên ngôn đó phải không ạ.

Ls Nguyễn Văn Đài: Vâng, đúng.

Hồng Nga: Nhưng so với con số hơn 80  triệu người Việt Nam thì con số người ủng hộ tuyên ngôn đó xem ra nó vẫn còn ít quá phải không ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Đúng là con số 2000 người thì rất là nhỏ bé, nhưng trong một xã hội đóng kín với sự đe dọa và chế độ công an trị như ở Việt Nam hiện nay mà có được 2000 người dũng cảm, tin vào khối 8406 ủng hộ cho công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ cho Việt Nam, đó là một thành tích rất đáng khích lệ. Từ tháng 4 đến nay, có được khoảng hơn 4 tháng với 2000 người thì cũng rất là tốt rồi. Chúng tôi hy vọng rằng từ giờ tới cuối năm và trong cuộc đấu tranh trong những năm tiếp theo thì chúng tôi hy vọng rằng số lượng người này sẽ ngày càng tăng hơn và chúng tôi hy vọng rằng cuộc đấu tranh đó nhất định sẽ thắng lợi, sẽ đem lại sự tự do cho tất cả mọi người dân Việt Nam và cho chính bản thân những người CS. Bởi vì nếu như bây giờ đi thăm dò, hỏi từ người cán bộ CS quý vị có thích một xã hội tự do

không, quý vị có thích một xã hội dân chủ không, mọi người dân bình đẳng với nhau không, được bầu cử trực tiếp lên những người lãnh đạo đất nước này không thì tôi khẳng định với chị rằng 100% người dân Việt Nam, kể cả những cán bộ CS từ cấp thấp đến cấp cao họ đều trả lời rằng thích chuyện đó chớ không phải là không thích. Tất cả mọi người đều thích cả vì đấy là khát vọng của mọi người ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chớ không phải riêng những người đấu tranh cho tự do dân chủ như chúng tôi.

Hồng Nga: Có ý kiến của một học giả nước ngoài, ông ấy nhận định rằng Việt Nam bây giờ vẫn chưa có phe đối lập, không hiểu anh có đồng ý với ông ấy không?

Ls Nguyễn Văn Đài: Nói là phe đối lập thì nó phải có một sức mạnh nào đấy đối với chính quyền hiện tại, tức là có thể tiến tới bước đàm phán với nhau được hay nói chuyện với nhau được. Nhưng ở đây, ở Việt Nam khối 8406 thì nó chỉ là một phong trào rất nhỏ của những người có lòng yêu nước và có lương tâm trách nhiệm với đất nước cùng nhau đấu tranh để giành tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam thôi. Gọi là một phong trào đối lập hay một phe đối lập thì chúng tôi chưa dám nhận điều đó, chúng tôi chỉ nhận mình là những người yêu nước, yêu tổ quốc và trước những thực trạng của đất nước về tham nhũng, về sự suy đồi lối sống, đạo đức...chúng tôi không thể chấp nhận được điều đó. Trách nhiệm của chúng

Page 25:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

tôi đối với đất nước, đối với tổ quốc là phải đấu tranh để loại bỏ những tiêu cực trong xã hội, giành lại sự bình đẳng công bằng cho tất cả người dân Việt Nam. Chúng tôi chưa nhận mình là những người đối lập với những người CS.

Hồng Nga: Lúc nãy anh có nói tới việc theo đạo Tin Lành. Việc tôn giáo đó nó có ảnh hưởng nhiều đến nhân sinh quan của anh không?

Ls Nguyễn Văn Đài: Khi tôi theo đạo Tin Lành thì cũng ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Vì khi mình sống trong xã hội thì mình cảm thấy mình có trách nhiệm hơn đối với những người xung quanh cũng như đối với đất nước. Trước khi tôi theo đạo thì tôi chỉ sống cho chính bản thân tôi thôi chớ tôi không nghĩ đến người khác. Nhưng Chúa dạy chúng tôi là phải yêu thương người khác như chính bản thân mình cho nên từ khi tôi theo đạo thì tôi thấy rằng mình yêu quê hương đất nước của mình hơn, mình sống có trách nhiệm với đồng bào, tổ quốc mình hơn là với chính bản thân mình. Cho nên chị biết rằng khi quyết tâm đấu tranh cho tự do dân chủ cũng như nhân quyền, rất khó khăn nguy hiểm, họ thường xuyên theo dõi, họ khủng bố tinh thần bản thân tôi cũng như các thành viên trong gia đình, họ thường xuyên cắt điện thoại và gây áp lực rất nhiều. Có thể bị bắt và đi tù bất cứ lúc nào. Nhưng bởi sự kính phục các nhà đấu tranh dân chủ thuộc thế hệ trước, cũng như trách nhiệm. Tôi cảm thấy trách nhiệm mình đối với quê

hương mà tôi dấn thân vào con đường đó. Với khả năng của tôi thì tôi có thể tạo lập riêng một cuộc sống sung sướng hạnh phúc cho mình mà không cần phải gặp một sự nguy hiểm nào từ phía chính quyền Việt Nam cả.

Hồng Nga: Tại sao anh lại chọn đi theo Tin Lành mà không phải là một tôn giáo khác?

Ls Nguyễn Văn Đài: Câu chuyện này thì nó rất dài, với một buổi phỏng vấn như vầy thì không thể nào kể hết được. Vào năm 1990 khi tôi ở bên Đức thì tôi cũng đã từng tiếp xúc với đạo Tin Lành nhưng lúc đó thì tôi không tin nhưng tôi được một mục sư cầu nguyện cho tôi... trước khi trở về nước thì ông có hỏi tôi rằng anh trở về Việt Nam anh muốn làm gì? Tôi nói rằng tôi muốn trở thành luật sư để giúp đỡ cho đất nước, quê hương của tôi. Ông nói rằng bây giờ anh chưa tin Chúa nhưng tôi cầu nguyện cho anh, đến khi nào anh trở thành luật sư mà Chúa kêu gọi anh phục vụ cho Chúa thì anh đừng từ chối. Khi tôi trở về Việt Nam thì tôi quên tất cả những lời dặn dò của ông mục sư đó nhưng tôi vào trường đại học luật tôi học và ra trường trở thành luật sự. Công việc kinh doanh làm ăn của tôi cũng rất thành đạt. Tình cờ vào đầu năm 2000 khi có một hội thánh ở thành phố Quảng Trị, người lãnh đạo hội thánh đã bị chính quyền bắt và đi tù. Họ đi tìm tất cả các luật sư khác, họ đều từ chối. Khi họ tìm đến tôi thì sau khi xem hồ sơ tôi rất bất bình về hành vi vi  phạm pháp luật của chính

quyền ở đó và tôi đứng ra bênh vực cho vụ án đó.

Trong quá trình tiếp xúc với những người trong hội thánh đó thì tôi cảm động bởi tấm lòng yêu thương của những người Tin Lành ở đó và tôi nhớ lại lời câu nguyện của ông mục sư 10 năm trước đây. Lúc đó tôi quyết định đây là thời điểm Đức Chúa Trời kêu gọi tôi để phục vụ Chúa cũng như phục vụ tổ quốc tôi, cho nên tôi đã theo đạo Tin Lành, tôi biết Chúa từ đó.

Hồng Nga: Anh có nhắc tới thời kỳ ở Đức, tức là anh học phổ thông ở Việt Nam rồi đi Đức lao động hay sao ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Tôi sinh năm 1970 nhưng đi học sớm nên đến năm 89 thì tôi tốt nghiệp trường trung học kỹ thuật điện ở Việt Nam. Sau đó thì tôi được sang CHDC Đức để lao động. Đến năm 1990 khi hai nước Đức thống nhất thì nhà máy của tôi bị phá sản. Lúc đó đứng trước hai lựa chọn, một là ở lại Đức để tiếp tục làm việc, hai là được trở về VN thì chính phủ Đức sẽ bồi thường. Lúc đó chúng tôi là những người trẻ tuổi thì chúng tôi thấy rằng sự thay đổi ở các nước Đông Âu đã đem lại bầu không khí tự do dân chủ cho nước Đức cho nên chúng tôi cũng mong muốn trở về Việt Nam để giúp cho quê hương của mình. Cho nên những anh em bạn trẻ chúng tôi quyết định trở về Việt Nam và tôi vào trường đại học luật để học.

Hồng Nga: Trong thời gian gần đây, những thông tin trên mạng thì thấy rằng những người

được coi là bất đồng chính kiến ở Việt Nam thì cũng có những lời qua tiếng lại công kích nhau, anh nghĩ là sự thật như vậy thì nó có ảnh hưởng tới tiến trình đấu tranh của những người như anh không?

Ls Nguyễn Văn Đài: Tôi cũng có đọc một số thông tin như vậy. Thật sự tôi cũng rất buồn nhưng đó chỉ là một số cá nhân thôi chớ không phải tất cả phong trào. Đối với tôi là người theo đạo Tin Lành, sự theo đạo đó cũng ảnh hưởng đến tôi. Tôi chấp nhận tất cả mọi sự khác biệt của những người đấu tranh cho tự do dân chủ, kể cả những người CS nữa. Miễn là chúng ta cùng nhìn về một mục tiêu ở phía trước đó là đem lại tự do dân chủ, nhân quyền cho tất cả mọi người dân. Còn trong quá trình đấu tranh đó, mỗi một người có một tính chất hay cách hành xử khác nhau. Đối với tôi thì tôi tôn trọng những sự khác biệt đó, còn một số người họ không chấp nhận được với nhau, họ có sự chỉ trích này chỉ trích khác thì theo tôi là chuyện rất bình thường trong một xã hội thôi, nó không có vấn đề gì cả.

Nhưng trong thời điểm hiện tại khi phong trào đấu tranh cho dân chủ còn yếu, thì cũng qua hệ thống phát thanh tôi có lời khuyên đối với tất cả những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam là tất cả những gì mà chúng ta không đồng ý với nhau thì hãy tạm thời gác nó lại để chúng ta cùng hướng tới mục tiêu duy nhất, như vậy thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Page 26:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Việt Nam đ ang cố gắng xin vào Tổ Chức Th ươ ng Mại Thế Giới (WTO), nh ư ng sao lại ….. trống đ ánh xuôi – kèn thổi ng ư ợc ???!!!

Hoàng Minh ChínhViệt Nam tha thiết xin vào Tổ Chức Thương

Mại Thế Giới (WTO) là phải rồi, thậm chí bị chậm mất 5-6 năm vì cứ ngóng chờ để ông anh Hai (TQ) vào trước đã.

Việc Việt Nam xin gia nhập WTO được Tổng thống George W.Bush cũng như Thượng Viện Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ. Rồi Phiên đàm phán đa phương về VN gia nhập WTO ngày 19-7-2006 đã kết thúc tốt đẹp cho Việt Nam, và Chủ tịch Ban công tác WTO Việt Nam, vị Đại sứ Eirik Glenne lạc quan tuyên bố: “Việt Nam hoàn toàn có thể gia nhập WTO vào ngày 10-10-2006 trong phiên họp toàn thể Đại Hội Đồng WTO tại Geneva tới đây.”

Tuy nhiên, qui chế gia nhập WTO không chỉ có mỗi liên quan tới thương mại mà còn có cả vấn đề nhân quyền mà nước gia nhập phải tôn trọng.

Ngoài ra Việt Nam đang mong chờ Quốc hội Hoa Kỳ xem xét thông qua Qui Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR) cho Việt Nam, mà Qui Chế này có điều kiện về Nhân quyền mà Hạ viện Hoa Kỳ đang có nhiều tiếng nói lên án Chính quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền. Về nguyên tắc pháp lý Qui chế PNTR phải được cả hai viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua.

Điều khó khăn thêm cho việc bàn thảo và bỏ phiếu về qui chế PNTR cho VN tại Hạ Viện là phải chờ tới sau kỳ nghỉ hè và trùng với cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 7-11-2006. Theo phỏng đoán của ký giả Thomas Jandl thuộc tờ Washington Times thì thời gian PNTR được thông qua là vào khoảng tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay.

Nhưng Qui chế PNTR có được thông qua hay không lại là vấn đề đang “treo” . Mà Qui

chế PNTR bị “treo” lại chính là vi những vi phạm nhân quyền đang xẩy ra trắng trợn hiện nay tại Việt Nam trước mắt bàn dân thiên hạ ngay tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất nước. Tôi xin chỉ đơn cử vài sự kiện điển hình.

1 - Ngày Thứ Bảy 12-8-2006 CA đột nhập tư thất nhà văn Hoàng Tiến rồi dùng bạo lực số đông bắt đưa Ông về đồn thẩm vấn với lý do là việc Ông ra báo mà không xin phép là vi phạm luật báo chí (???).

Nhưng tờ báo Nhà văn Hoàng Tiến định ra với tên TỰ DO DÂN CHỦ mới ở dạng bản thảo, thông tin nội bộ giữa các nhà trí thức với nhau, không mang tính thương mại. Nghiêm trọng hơn nữa là CA đã tùy tiện lấy đi rất nhiều tài liệu về văn nghệ, nghiên cứu, và những tư liệu về dân chủ chính trị, cả bộ phận CPU của máy vi tính, thậm chí cả cái mobi của ông cũng bị tước liền. Tất cả các tài sản văn hóa đó là sở hữu tư nhân phục vụ các Nhân quyền và Dân quyền mà CA tước đoạt là vi phạm nghiêm trọng Hiến Pháp, các điều 50, 53, 58, 60, 69 và 71.

Hành vi bạo ngược như trên của CA đã vi phạm Hiến Chương LHQ và các Công pháp Quốc tế mà CHXHCNVN đã tham gia ký kết.

Như Tuyên Ngôn Thế Giới Nhân Quyền (LHQ) đã qui định: điều 17 ghi “Mọi người đều có quyền về sở hữu. Không ai có thể bị tước đoạt sở hữu của minh một cách tùy tiền”; điều 19 ghi “Mọi người đều có quyền tự do về ý kiến và ngôn luận, quyền này bao gồm cả quyền không bị lo ngại về những ý kíên của minh và quyền tim kiếm, thu nhận và phổ biến những thông tin và những ý tưởng bất cứ bằng phương tiện diễn đạt nào, bất kể các biên

Page 27:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

giới.”; điều 20 ghi “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội hòa binh.”

Kể từ ngày đột nhập và tước đoạt tài sản tư nhân ông Hoàng Tiến cách phi pháp, CA còn áp đặt nhà văn Hoàng Tiến, một ông già ngoài 70 tuổi, đang mang nhiều bệnh, phải tới đồn sở để thẩm vấn suốt cả tuần liền. Đây còn là mưu đồ ác độc nhằm hủy hoại sức khỏe làm mất tỉnh táo, mất sức phản kháng.

CA cũng bắt đồng loạt 4 nhà dân chủ khác nữa là nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, Luật sư Nguyễn Văn Đài, kỹ sư Bạch Ngọc Dương và nhà giáo Dương Thị Xuân để thẩm vấn về ý đồ ra tờ báo giấy tên là Tự Do Dân Chủ.

CA đã đột nhập vào tư thất nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và tiến hành cưỡng bức khám xét và tịch thu phi pháp trên 50 kg các loại tư liệu, lấy đi cả máy vi tính, một laptop và hai mobile bất kể sự phản kháng của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn.

CA thẩm vấn ông Nguyễn Khắc Toàn tất cả các ngày trong tuần chỉ trừ buổi đi bệnh viện kiểm tra bệnh đang phải chữa chạy. Các nhà dân chủ khác trong vụ dự định ra tờ Tự Do Dân Chủ cũng bị sách nhiễu tương tự.

2- Cùng thời gian này CA tới gây rối tại tư thất Gs.Trần Khuê (nhà số 296 Nguyễn Trãi, P.8, Q.5, Tp.HCM).

Ngày 15-8-2006 trưởng CA phường 8, Q.5, Tp.HCM trung tá ÚT dẫn 5 người, gồm 2 sĩ quan CA trong số đó có một người tự nhận là chồng bà Luật sư Bùi Kim Thành, ông này la lối ầm ỹ chống lại việc Ls.Thành bảo trợ cho Đảng DCVN và rằng bà Ls Thành không phải là luật sư, rằng “Trên đất nước này không có ai bị oan ức cả. Những kẻ kêu oan đều là những kẻ mắc bệnh tâm thần”, rồi người này (tên là Quyến) hành hung với LS.Thành đến mức bà Thành phải la lên “Công an đã dẫn lưu manh côn đồ đến gây án!!!”

Gs. Trần Khuê yêu cầu CA trục xuất ngay kẻ côn đồ gây rối ra khỏi nhà mình, nhưng các CA vẫn làm ngơ. Gs.Trần Khuê yêu cầu lập biên bản ngay về hành động côn đồ đập phá, nhưng CA chỉ làm biên bản chung chung rồi đưa những người kia về đồn.

3- Dư luận khách quan muốn hỏi rằng : Đây là vụ Trống đánh xuôi Kèn thổi ngược hay là Hà Nội muốn bắt cá hai tay ???

Chỉ tính riêng hai vụ đàn áp đang diễn ra tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam sẩy ra đồng thời là sự vi phạm thô bạo của chính quyền đối với các Nhân quyền và Dân quyền được Các Công pháp Quốc tế bảo trợ và Hiến pháp VN qui định.

Trong bối cảnh Việt Nam khẩn thiết cần vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì những hành sử

như trên đều là những trở lực tai hại tự mình gây ra cho mình trước 3 tháng nóng bỏng cuối năm.

4- Trong quá khứ Việt Nam đã không ít lần bỏ lỡ thời cơ lớn. Thiết tưởng lần này là thời cơ trọng đại - tất cả được quyết định vào cuối năm nay - nếu để lỡ tàu là có tội với Tổ quốc và Nhân dân.

Bàn thảo việc Việt Nam xin vào WTO và mong được Qui chế PNTR (Thương mại bình thường vĩnh viễn) thì tiếng nói của Hạ viện Hoa Kỳ lúc này là có tính quyết định.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho 25 tù nhân lương tâm, đứng đầu danh sách đó là Bác sỹ Phạm Hồng Sơn và Nhà báo Nguyễn Vũ Bình là hai trí thức trẻ trong sáng, tiếng tăm quốc tế.

Ngay từ ngày Bs.Phạm Hồng Sơn bị bắt 27-3-2002, CA và tòa án vu cáo tội “gián điệp” rồi bị án 13 năm tù. Do dư luận quốc tế, nhất là chính quyền Hoa Kỳ phê phán mạnh mẽ nên Tòa án tối cao đã phải giảm án tù xuống còn 5 năm, nhưng ông sẽ còn bị quản chế 3 năm sau khi được trả tự do. Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Philip Reeker tuyên bố: “Washington hoan nghênh chuyện Bác sĩ Phạm Hồng Sơn được giảm án tù ; thế nhưng lẽ ra Việt Nam không nên bắt giam ông Sơn mới phải.” Hiện nay Bs.Phạm Hông Sơn bị giam ác liệt trong khi ông đang bị bệnh “ruột thoát vị (hernie)” rất nặng và liên tục ho ra máu, gia đình xin đưa đi bệnh viện chữa bằng kinh phí tự túc mà không được. Chế độ giam cầm Ông vào hàng tàn bạo nhất.

Còn cảnh giam nhà báo Vũ Bình cũng khốn khổ không kém, buồng giam như cái hỏa lò thiêu, lại chẳng có sách báo xem, não bộ biến thành tội phạm để quản giáo hành hạ ngày đêm, mà “trọng tội” của Ông là đã dám đừng giữa tòa thét “Tự do hay là chết !!! Tôi tuyệt thực từ ngày hôm nay để phản đối cái án phi pháp !!!” Cũng chính vì lời phản kháng đanh thép nổi tiếng này mà chính quyền mạnh tay hành hạ ông suốt các năm tháng tù giam như đang không tiếc sức hành hạ Bs.Phạm Hồng Sơn mà dư luận đã từng được biết.

Vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Michail Marine trong một dịp họp báo đã nói: “Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải và những cuộc trao đổi cấp cao giữa hai nước để tăng cường mối giao hảo đó. Mặt khác, mối quan hệ thắt chặt hơn cũng đem lại những thách đố cao hơn về kinh tế, thương mại, chính trị và tương quan toàn cầu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hy vọng vào năm 2006, thi triển vọng tăng trưởng thương mại và đầu tư rất sáng sủa. Tuy nhiên Việt Nam còn phải xây dựng một hệ thống pháp lý minh bạch và không bị tham nhũng hoành hành.”

Rồi Đại sứ Marine thẳng thắn nói tiếp: “Một lãnh vực mà chúng ta có những khác biệt đáng kể với

Page 28:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Việt Nam là nhân quyền, kể cà quyền tự do tôn giáo. Chính phủ Việt Nam tự hào cho rằng đã đạt được tiến bộ toàn diện trong các lãnh vực nhân quyền, giáo dục và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, Hoa Kỳ tiếp tục quan ngại rằng Chính phủ VN vẫn còn bắt bớ những người bất đồng chính kiến, tiếp tục đàn áp. Và thậm chí không muốn nói đến vấn đề dân chủ đa nguyên. Ngoài ra, điều không thể chấp nhận là nhân dân Việt Nam chưa được hưởng những quyền căn bản về tôn giáo, ngôn luận, báo chí, hội họp… như nhân dân Hoa Kỳ và nhiều dân tộc khác trên thế giới được hưởng.”

Cuối cùng Đại sứ Michael Marine nhấn mạnh: “Hoa Kỳ tiếp tục củng cố mối quan hệ kinh tế với Việt Nam, đồng thời Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ cổ vũ ý tưởng nhân quyền ở Việt Nam, nhắc nhở chính quyền Việt Nam rằng những điều kể trên không phải là các đặc quyền mà phải là điều mà người dân được hưởng như mọi người trên toàn cầu đều phải được hưởng.”

5-Kỷ nguyên sáng tạo mới,thăng hoa trí tuệ loài người biến Địa Cầu thành:

“ THẾ GIỚI PHẲNG ” – Ký giả lừng danh Hoa Kỳ Thomas L.Friedman đã “Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21” như vậy.

Cuốn sách dầy 818 trang, NXBTRẺ, 07.2006, đầy ắp tư liệu sống động, phong phú, cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh, cụ thể, sắc nét, mới mẻ và cực kỳ sâu sắc - được đánh giá là bán chạy nhất hiện nay.

Tôi thiển nghĩ, tác phẩm này rất hữu ích cho Việt Nam và nhất là cho Chính quyền Hà Nội. Tôi xin phép chỉ trích một đoạn ngắn điển hình cho thấy viễn cảnh sáng sủa Việt Nam nếu đi cùng loài người trên đại lộ DÂN CHỦ HÓA !

“Chỉ cách đây 20 năm, trước khi ba sự hội tụ xuất hiện, Ấn Độ nổi tiếng là một đất nước của phù thủy rắn, của người nghèo và Mẹ Teresa. Ngày nay, hinh ảnh của đất nước này đã thay đổi. Bây giờ, Ấn Độ được xem như là một đất nước của những người có trí tuệ và những phù thủy máy tính…” (Thomas L. Friedman - THẾ GIỚI PHẲNG – Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21.- NXBTrẻ, 07-2006, tr.799). Do đâu vậy ??? Xin đọc tiếp :

“Câu trả lời là môi trường - đặc biệt là môi trường dân chủ, thị trường tự do và thế tục của Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi truyền thống phi bạo lực và khoan dung của đạo Hindu… Cộng đồng Hồi giáo lớn duy nhất nào đã liên tục được sống trong nền dân chủ suốt 50 năm qua? Đó là những người Hồi giáo của Ấn Độ.”(sđd, tr.796). “Ấn Độ với khoảng 150 triệu người Hồi giáo, có nhiều người Hồi giáo hơn Pakístan. Và đây là một con số thống kê thú vị từ vụ 11/9 (vụ khủng bố lớn nhất, giã man nhất Tòa tháp đôi Hoa Kỳ): Không có người Hồi giáo Ấn Độ nào trong hàng ngũ al-Qaeda và cũng

không có người Hồi giáo Ấn Độ nào trong trại giam sau 11/9 ở vịnh Guantanamo. Không có người Hồi giáo Ấn Độ nào chiến đấu cùng với chiến binh hồi giáo ở Irak. Tại sao vậy ? ” (sđd, tr.795). Câu trả lời vẫn là do môi trường dân chủ.

“Ở những nơi Hồi giáo gắn chặt với chế độ dân chủ đa nguyên như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Ấn Độ - thì những người có cái nhìn tiến bộ hơn có cơ hội diễn giải cho những người khác lắng nghe quan điểm của mình và tham gia vào một diễn đàn dân chủ, nơi họ có thể đấu tranh cho lý tưởng của mình một cách bình đẳng.” (sđd, tr.796).

“Cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, và nền dân chủ của Ấn Độ, tất cả đều dựa trên những khế ước xã hội mà nét đặc trưng là quyền lực đi từ dưới lên, và người dân có thể thực sự cảm thấy có khả năng cải thiện vận mệnh của mình.” ( sđd, tr.800).

6- Để kết luận, qua những điều trinh bày như trên, tôi xin kiến nghị một điều.

Việt Nam có thể gặt hái được nhiều lợi lộc ngay bây giờ. Điều quan trọng là phải lắng nghe tiếng nói chân lý trong nước và quốc tế đã từng lâu nay đòi hỏi.

1/ Nhân dịp Quốc khánh Mồng 2 tháng 9 – 2006 chính quyền trả tự do vô điều kiện cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Nhà báo Nguyễn Vũ Binh và cho tất cả 23 tù nhân lương tâm như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề xuất.

2/ Cũng nhân dịp này chính quyền rỡ bỏ các quản chế chính thức và bán chính thức đối với các vị chức sắc các tôn giáo và các nhà dân chủ.

3/ Chính quyền rỡ bỏ cản trở đối với tờ báo Tự Do Dân Chủ của Nhà văn Hoàng Tiến.

Ba việc này đang ở trong tay của chính quyền có thể thực hiện ngay tức khắc.

Và đổi lại, bằng một phát tên Hà Nội được ba con thỏ :

Một là, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ vui vẻ thông qua Qui Chế Thương Mại Binh Thường Vĩnh Viễn (PNTR) cho Việt Nam;

Hai là, Việc gia nhập của Việt Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới được xuôn xẻ;

Ba là, dư luận quốc tế và trong nước sẽ có dịp hoan nghênh Hà Nội đi bước đổi mới mạnh mẽ.

Xin chúc mừng !!!

Hoàng Minh Chính

Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ (XXI)

Page 29:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

ĐC: 26 Đường Lý Thường Kiệt

(ngõ 26), Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội

Mobile: 0917.318 533

Email: [email protected]

TỰ DO - DÂN CHỦ VÀ PHÁP TRỊ

Thư góp ý theo lời kêu gọi của đảng cộng sản Việt Nam

Những ai tìm hiểu các tư tưởng nhân loại thì chắc đều thấy tư tưởng dân chủ, pháp trị đã có trước công nguyên rồi.

Chủ nghĩa Mác Lênin mơ ước xây dựng một chế độ cộng sản thật là tốt đẹp, không còn bóc lột. Con người được tự do hưởng thụ tuyệt đối khi mà nhân loại không còn Nhà nước, gia đình và tín ngưỡng (Chế độ tam vô) làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Mác Lênin hòng giải phóng con người, giải phóng nhân loại.

Vì vậy họ đã xây dựng nên học thuyết đấu tranh giai cấp triệt để. Mục đích là để giải phóng giai cấp. Nhưng thật tiếc rằng với chế độ xã hội, xã hội chủ nghĩa Đảng trị, độc tài tuyệt đối, phủ nhận con người tự do, phủ nhận trí tuệ, phủ nhận tín ngưỡng, phủ nhận chuyên môn, phủ nhận tư hữu. Họ đã xây dựng nên một xã hội đại bóc lột, đại đàn áp và ngu dốt nhất trong lịch sử nhân loại. Chỉ có nghèo đói, lạc hậu, bất công giết người và suy thoái thụt lùi mà thôi.

Bây giờ tôi xin phân tích 3 chế độ sau:

a.Xã hội phong kiến:b.Chế độ tự do dân chủ đa nguyênc.Chế độ xã hội, xã hội chủ nghĩa đảng trị đi theo

học thuyết Mác Lênin.

a)Xã hội phong kiến:

Chúng ta ai cũng biết rằng trong xã hội phong kiến Vua là “Thiên tử” con trời. Như vậy Vua cũng không vượt ông trời được (nghĩa là trên Vua là ông trời). Bởi vậy Vua xử sự công việc thì cũng phải theo đạo trời. Đồng thời trong chế độ phong kiến các thời đại cũng ra các điều luật bắt buộc Vua, các quan lại cũng như nhân

dân phải luôn tuân theo. Chính vì vậy mà Tuân Tử, Hàn Phi Tử là những nhà pháp trị trước công nguyên đã có những câu rất đúng và rất hay là “Thiên tử phạm pháp cũng bị trị như thứ dân. Luật pháp mà của riêng thì loạn hơn không có luật pháp. Luật pháp không a dua quyền quý”. Như vậy là Tuân Tử, Hàn Phi Tử cũng đã có tư tưởng tư pháp độc lập rồi. Nhưng xã hội phong kiến thì Vua và các quan lại đều không phải do dân bầu ra. Vì vậy những người hiền tài vẫn không được người dân lựa chọn và Vua quan thường không bị ai giám sát. Đồng thời chế độ phong kiến do ngành tư pháp (Bộ hình) không thật sự độc lập mà tất cả đều chịu sự chỉ đạo, chi phối bởi Vua có toàn quyền quyết định tất cả. Do thiếu thông tin, do không có luật sư bào chữa. Do trình độ chuyên môn điều tra xét xử và trình độ người dân còn hạn chế. Bởi vậy người dân vẫn còn phải chịu rất nhiều oan trái và bất công. Chính vì vậy mà chế độ phong kiến chưa phải là chế độ do dân, của dân và vì dân thật sự.

Chế độ phong kiến dù rất nhiều hạn chế. Nhưng chế độ đó cũng thừa nhận quyền tư hữu, thừa nhận quyền tự do của con người và vua quan không lấy một tôn giáo hay một học thuyết nào để bắt người dân phải tôn thờ, sùng bái và tuân theo cả. Xã hội phong kiến chỉ phải trung thành với một ông vua mà thôi. Vì vậy gặp ông Vua hiền đức, trọng nhân tài, trọng nhân dân, trọng lẽ phải thì nhân dân sẽ được sung sướng hạnh phúc. Còn gặp phải ông vua tàn ác mê muội thì nhân dân sẽ phải chịu cảnh áp bức nghèo khổ và chịu nhiều oan trái.

Trong xã hội phong kiến chưa có các quan điểm nhân quyền, tự do bình đẳng. Nhưng trong thời đại phong kiến các tôn giáo, các tư tưởng nhà nho đều rất thịnh hành nhờ vậy con người ăn ở đối xử với nhau trên tình yêu thương, thật thà, tôn trọng lẽ phải, nghĩa là về

Page 30:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

đạo đức, nhân văn vẫn luôn hướng về các điều thiện. Chứ không phải là đấu tranh giai cấp, thù hận.

Trong xã hội phong kiến về mặt tổ chức xã hội rất đơn giản chỉ có lục bộ. Các bộ hoạt động tương đối độc lập và vì vua là “Thiên tử” có quyền tối cao, nên tất cả đều được thi hành vào ý muốn chủ quan của một vị vua mà thôi. Nhưng Vua cũng là con người bình thường, bởi vậy vẫn có những gián quan can ngăn vua khi vua có những ý muốn và những hành động thái quá. Đồng thời các quan ở triều đình, các tổng đốc, các tri phủ, tri huyện, các chánh tổng, các lý trưởng đều là những người có học hành, có hiểu biết. Chính vì vậy Khổng Tử đã có câu chỉ những người không học hành gì “Những kẻ tiểu nhân nếu có công thì chỉ thưởng tiền, chứ không cho nắm quyền. Bởi nếu cho họ nắm quyền thì họ sẽ trở thành những kẻ lộng hành và phá hoại mà thôi”.

Xã hội phong kiến thì ở triều đình cũng như các tổng đốc, các tri phủ, các tri huyện người dân có quyền kêu oan và đều có trống kêu oan cho dân. Vì vậy mỗi khi có oan trái bất công thì người dân đều đến công đường kêu cứu. Ai có đủ bằng chứng, chứng nhân thì những kẻ tội phạm đều bị xét xử công khai. Bởi vậy nếu gặp vị vua hoặc quan lại liêm minh thì họ vẫn luôn bảo vệ lẽ công bằng cho dân.

Xã hội phong kiến không phải là chế độ chính trị dân chủ đề cao quyền của người dân, bởi vậy đã có rất nhiều mặt tiêu cực. Nhưng nó cũng đã có những mặt tích cực. Thực tế là nó hợp với quy luật sinh tồn của xã hội loài người trong thời đại nhận thức con người đang còn tăm tối khoa học chưa phát triển gì mấy. Chính vì vậy mà xã hội phong kiến đất nước thịnh suy tất cả đều phụ thuộc vào tài đức của vị vua trị vì đất nước. Vua đức tài trọng dân, trọng lẽ phải thì nhân dân được hưởng phúc. Vua mà u tối tàn ác thì nhân dân phải chịu cảnh oan trái và nghèo khổ là điều tất nhiên.

Trong thời đại phong kiến các quan khi chầu triều luôn phải hô “Bệ hạ vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế” hòng để đề cao và tôn vinh Vua. Nhưng Vua và các quan đại thần không bắt một văn nghệ sỹ nào viết sách, hoặc làm thơ, hoặc phải tuyên truyền để sùng bái và bắt nhân dân sùng bái vua cả. Đồng thời các nhà viết sử đều viết đúng sự thật về vua của mình dù vua vẫn đang còn sống.

Như vậy là thời đại phong kiến dù lạc hậu nhưng xã hội phong kiến cũng đã đi theo quy luật và tôn trọng sự thật.

Chế độ phong kiến nhờ hợp với quy luật cho nên trong 4000 năm lịch sử nhân dân ta đã có rất nhiều vị vua hiền đức đã đoàn kết được nhân dân nên đã đánh bại những cuộc xâm lăng của kẻ thù Trung Quốc.

Chính nhờ hợp với quy luật và gặp vị vua hiền đức nên thời đại nhà Trần nước ta các nhân tài, các anh hùng đã ra đời phục vụ đất nước, đã đoàn kết được toàn

dân. Nên Việt Nam đã không cần dựa vào một thế lực của nước nào cả mà đã ba lần đánh bại đế quốc Nguyên Mông. Chính thời đại nhà Trần là một thời đại oanh liệt và thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Trần Hưng Đạo thật sự là một vĩ nhân mà người trong nước cũng như Việt Kiều và cả thế giới kính trọng và ngài thật sự là tấm gương sáng chói cho muôn đời con cháu tự hào và noi theo.

Những thời đại có các vua hiền đức, nhân dân Việt Nam đã tự lực, tự cường thực sự.

b)Chế độ tự do dân chủ và đa nguyên.

Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng loài người luôn phải đấu tranh với nhau thì mới có lẽ phải và công bằng. Xã hội luôn phải cạnh tranh với nhau thì xã hội mới phát triển và nhân tài mới thực sự được nhân dân lựa chọn để phục vụ đất nước. Đấu tranh, cạnh tranh là quy luật là lẽ thường của xã hội loài người chúng ta. Dù đấu tranh, cạnh tranh với nhau nhưng con người với con người vẫn là bạn với nhau, chứ không phải là kẻ thù đối kháng một mất một còn. Đấu tranh, cạnh tranh mục đích là để xã hội phát triển đi lên văn minh tốt đẹp hơn mà thôi.

Con người ai cũng thích tự do và tự do là bản năng trời phú cho con người. Có tự do thì xã hội cũng như cá nhân mới phát triển đi lên và mới có ấm no hạnh phúc được.

Chế độ văn minh tự do, dân chủ đa nguyên luôn đảm bảo cho các quyền đấu tranh, cạnh tranh và tự do của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đó là xã hội mà mọi quyền chính đáng của người dân luôn được luật pháp bảo vệ và toàn xã hội tôn trọng.

Trong chế độ đó mọi người khi đến tuổi trưởng thành đều có quyền ứng cử, bầu cử thật sự và tự do lập Đảng, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do sáng tác nghệ thuật, tự do nghiên cứu khoa học, tự do phát triển tài năng của mình và tự do biểu tình, tự do đình công, tự do tố cáo, tự do khiếu kiện khi thấy mình bị đàn áp hoặc đối xử bất công.

Trong chế độ chính trị dân chủ đa nguyên thì tổng thống (hoặc thủ tướng). Các đại biểu quốc hội, các chủ tịch thành phố, các bang, các tỉnh, các huyện, các xã đều do dân trực tiếp bầu ra. Và mỗi lẫn bầu cử là một đợt cạnh tranh giữa các cá nhân, giữa các đảng phái hết sức gay gắt và cuối cùng ai được lòng dân, ai thực sự là hiền tài, ai được nhiều phiếu của cử tri họ sẽ là những người chiến thắng.

Nhờ cạnh tranh gay gắt nên những ưu khuyết điểm của những người ra tranh cử đều được công khai để dân bàn cãi và cuối cùng thì những người có đạo đức có chuyên môn giỏi, có học lực thật sự sẽ được nhân dân lựa chọn. Họ thực sự là những người do dân bầu ra và đại diện cho nhân dân thật sự.

Page 31:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Chế độ dân chủ đa nguyên tam quyền phân lập (Quốc hội, hành pháp, tư pháp đều độc lập với nhau). Nhờ vậy nên Quốc hội mới có thực quyền giám sát các cơ quan hành pháp. Nhờ tư pháp độc lập nên bất cứ ai phạm tội cũng sẽ bị trừng trị theo pháp luật, dù đó là tổng thống hay thủ tướng. Nhờ đa đảng nên trong quốc hội, cũng như các cơ quan hành pháp, tư pháp luôn có nhiều người của nhiều đảng phái khác nhau, nhờ tự do báo chí nên giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như các cơ quan ban ngành có quyền khác luôn dung hoà, đối trọng nhau. Cho nên bắt buộc mọi cơ quan quyền lực cũng như người nắm quyền lực phải luôn thật thà, luôn tôn trọng luật pháp, luôn làm việc vì dân, vì nước. Chứ không thể lộng quyền và làm trái pháp luật được.

Trong chế độ dân chủ đa nguyên đó nhờ quốc hội có hai viện. Hạ viện đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Thượng viện đại diện cho quyền của chính phủ. Do vậy khi tổng thống (hoặc thủ tướng) đưa ra một quyết định đường lối, chính sách gì đều phải qua hạ viện, sau đó lên thượng viện rồi phải thông qua bộ tư pháp nữa. Hai viện đồng ý, bộ tư pháp đồng ý thì mới có hiệu lực thi hành. Khi một trong ba tổ chức trên không đồng ý thông qua thì đường lối, chính sách đó sẽ phải bác bỏ. Nhờ vậy không ai nắm quyền mà có thể độc đoán được.

Trong chế độ dân chủ đa nguyên văn minh đó thì các ngành toà án, công an và thanh tra và tất cả các ban ngành khác họ đều có quyền làm việc thật sự và đều phải làm theo sự thực, lẽ phải, và theo luật pháp họ không sợ ai hết và họ không phải chịu bất cứ một áp lực nào của cá nhân, của đảng phái cũng như của chính phủ. Và nếu có thì họ có quyền phản đối hoặc không nghe theo. Nhờ vậy mà chân lý, lẽ phải công bằng luôn được thực thi và tài năng của mọi người dân luôn được phát triển không ngừng.

Trong xã hội dân chủ đa nguyên đó thì mọi tôn giáo được tự do phát triển, mọi học thuyết đều tồn tại, mọi tư tưởng văn minh tiến bộ đều được đề cao. Nhờ vậy mà đạo đức nhân văn của loài người luôn phát triển không ngừng. Chính vì vậy mà ở các nước văn minh con người đối xử với con người thật thà và rất nhân ái. Họ luôn tôn trọng quyền tự do của nhau và tất nhiên nhờ tự do, dân chủ, nhờ có chế độ pháp trị thật sự thì bất cứ ai phạm pháp thì đều bị trừng trị theo pháp luật. Nhờ đa đảng tự do, dân chủ nên không có ai cũng như đảng phái nào được đặc quyền, đặc lợi cả.

Sống trong chế độ đa nguyên dân chủ như vậy thì tự nhiên con người ai cũng được hưởng phúc và phải luôn thật thà, luôn tôn trọng luật pháp thì mới tồn tại và phát triển được.

Chúng ta phải khẳng định rằng, tầng lớp công nhân, nông dân không thể là tầng lớp cầm quyền và lãnh đạo được. Vì trình độ của họ thua kém tầng lớp trí thức. Nhưng nhờ tự do dân chủ, nhờ đa đảng, nhờ bầu

cử, ứng cử tự do mà tầng lớp công nhân, nông dân đã thực sự lựa chọn ra được những người chủ của mình. Mà những người chủ đó luôn tôn trọng và làm việc phấn đấu vì quyền lợi của những người công dân, nông dân, của dân tộc và toàn xã hội và những người cầm quyền không bao giờ đàn áp, bóc lột hoặc lừa dối tầng lớp công nhân và nông dân cả.

Đó là một chính quyền thật sự do dân, vì dân và của nhân dân bầu lên. Chính quyền đó hoàn toàn hợp pháp và luôn phục vụ nhân dân.

Chế độ dân chủ đa đảng thật sự là chế độ chính trị văn minh luôn tôn trọng con người, tôn trọng nhân dân, tôn trọng tự do cá nhân, tôn trọng lẽ phải và công bằng, bình đẳng của mọi tầng lớp cũng như mọi người trong xã hội. Đó là chế độ văn minh luôn đưa xã hội phát triển không ngừng.

c)Chế độ xã hội, xã hội chủ nghĩa đảng trị độc tài tuyệt đối đi theo chủ thuyết Mác - Lê nin.

Chúng ta biết rằng chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa duy vật. Họ tự cho họ cao hơn cả trời.

Các Đảng cộng sản cầm quyền cai trị nhân dân thì quốc hội, quân đội, toà án, thanh tra, viện kiểm sát và tất cả các cơ quan ban ngành từ hành chính đến báo chí, công đoàn đến văn học nghệ thuật đều là người của đảng cầm quyền và lãnh đạo tất cả. Đồng thời tổng bí thư, Chủ tịch nước, thủ tướng, các đại biểu quốc hội cũng như các bí thư, các chủ tịch các tỉnh, các thành phố, các huyện, các xã cũng như những cán bộ ở các ban ngành đều do Đảng đề cử và sắp xếp. Trong thực tế thì quyền hành của Đảng cộng sản chỉ nằm trong tay một hoặc vài lãnh tụ đảng, hoặc ở bộ chính trị. Còn đại biểu quốc hội cũng như nhân dân thì chả có quyền hành và nghĩa lý gì với Đảng cộng sản cả. Đảng cộng sản cầm quyền, lãnh đạo nhân dân, Đảng độc tài cả tinh thần, tư tưởng lẫn kinh tế vật chất. Do vô thần vì vậy những người cộng sản luôn coi các tôn giáo là kẻ thù của họ và với những câu khẩu hiệu “Chủ nghĩa Mác- Lê Nin vô địch” “Đảng không bao giờ sai”. Chính vì quá cực đoan như vậy nên những người lãnh tụ của Đảng Cộng sản muốn làm gì thì làm. Thực tế đó là một xã hội không có luật pháp và những cán bộ của đảng chỉ làm theo chủ quan và cảm tính của mình mà thôi. Những người cọng sản dựa vào học thuyết Mác- Lê Nin, họ cho đấu tranh giai cấp là nguồn lực thúc đẩy phát triển xã hội. Họ đã xây dựng đảng tính trên cả nhân tính. Cho nên họ đã gây ra thù hận trong nhân dân. Chính vì vậy mà các nước có các đảng cộng sản cầm quyền đều đã giết oan vô số người vô tội. Trong đó có rất nhiều đảng viên đảng cộng sản.

Thực tế thì chính quyền của các đảng cộng sản là chính quyền bất hợp pháp, không phải do dân bầu ra và họ không thể là đại diện cho nhân dân được.

Page 32:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Con người thì (tự do - tư hữu, gia đình, tín ngưỡng) là thuộc bản năng cố hữu. Vì vậy chủ nghĩa cộng sản đã bị bốn tảng đá đó của lòng người đè xuống. Thực tế là họ đã chống lại loài người, chống lại sự phát triển.

Cha ông ta đã có những câu rất đúng và rất hay “Cha chung không ai khóc” “ nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Thực tế lòng người không ai là cộng sản cả. Vì vậy khi những người cộng sản làm cộng sản là đã trái với tâm lý, trái với lòng người, trái với quy luật xã hội rồi.

Thực tế học thuyết Mác- Lê Nin chả hiểu gì về xã hội, về kinh tế, về con người cả. Do Đảng trị độc tài ttuyệt đối trên cả mọi lĩnh vực vì vậy về tổ chức xã hội thì các đảng cộng sản đã tổ chức ra nhiều ban, bộ, ngành thừa và có hại đối với xã hội. Do không có tự do vì vậy báo chí, văn học nghệ thuật chỉ là những con người luôn nói theo ý đảng, lời đảng để lừa dối và ru ngủ nhân dân mà thôi.

Thực tế chủ thuyết Mác- Lê Nin đã tạo ra một lớp người dặc quyền đặc lợi sống trên luật pháp và trên quyền lợi dân tộc.

Học thuyết Mác- lê Nin hòng giải phóng giai cấp, công nhân, nông dân và các tầng lớp nghèo khổ khác. Nhưng cuối cùng họ đã xây dựng nên một xã hội mà chính những người nông dân, công nhân và các tầng lớp nghèo khổ khác là những người bị bóc lột và bị khinh rẻ nhất trong thời đại cộng sản. Họ chẳng khác gì những con rối mà đảng muốn làm gì, muốn sử dụng họ như thế nào cũng được. Đó là một học thuyết đã gây ra một xã hội chiến tranh giết người, bóc lột và luôn suy thoái cả kinh tế lẫn đạo đức con người. Thực tế học thuyết Mác - Lê Nin là một tà giáo vô thần mà các đảng cộng sản đã bắt nhân dân sùng bái và tôn thờ, thánh hoá các ông Mác - Lê Nin cũng như các lãnh tụ của các đảng cộng sản. Bởi vậy đảng luôn ca ngợi chủ nghĩa Mác Lê Nin và luôn nói xấu chế độ chính trị tự do, dân chủ đa nguyên.

Khổng Tử có câu “Những người ác nhất là những người luôn bắt người khác phải làm theo ý mình” Như vậy thì chính những người cộng sản là những người ác nhất trong lịch sử.

Với quan điểm đấu tranh giai cấp, với đường lối kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể trong đó quan điểm của Mác...”Lý luận cũng trở thành lực lượng vật chất khi nó thấm nhuần vào đầu óc mọi người”. Hoặc của Lê nin...”Giai cấp vô sản là nguồn năng lực cán bộ vô tận. Họ chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ” thật là nguy hiểm và ngu dốt.

Những Đảng cộng sản cầm quyền như Liên Xô Đông âu, chưa qua một thế kỷ nhưng nay không còn nữa. Cả thế giới hiện nay may ra chỉ còn Bắc Hàn là đang đi theo chủ thuyết Mác Lênin. Vì vậy nhân dân họ đang còn chết đói. Còn 4 nước là Trung Quốc, Việt

Nam, Lào, Cu Ba nay đã đi theo kinh tế thị trường và đã thừa nhận quyền tư hữu nhưng vẫn còn Đảng cộng sản cầm quyền. Như vậy là chủ thuyết Mác Lê nin đã hoàn toàn bị những người cộng sản phản bội, nay đã thực sự đi vào dĩ vãng. Nhưng hiện tại vì quyền lợi cá nhân, các Đảng cộng sản cầm quyền do không dám nhìn vào sự thật, nói ra sự thật nên Đảng còn hô hào chủ nghĩa Mác Lê nin còn nói chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vân vân và v.v... Đồng thời có một số giáo sư tiến sỹ triết học Mác Lê nin góp ý cho Đảng là “Đảng phải trọng dân và trọng pháp” Đảng cộng sản mà tôn trọng nhân dân thì Đảng sẽ chết, tôn trọng sự thật thì Đảng cũng chết, tôn trọng tự do thì Đảng cũng chết, tôn trọng luật pháp thì Đảng cũng chết. Dân lạc hậu thì Đảng còn lừa được nhân dân. Chứ dân văn minh học hành nhiều lên thì Đảng cộng sản phải mất. Hoặc phải thay đổi chấp nhận cạnh tranh bình đẳng tự do như các Đảng khác.

Hiện xã hội Việt Nam đã suy thoái đạo đức đến cực điểm, vì vậy các tệ nạn tham ô, moóc ngoặc, mua quan, bán chức, bằng giả. Các tệ nạn bè phái, phe cánh tràn lan, đầy rẫy trong xã hội. Hiện Đảng cộng sản đang hô hào chống tham nhũng. Nhưng sự thực thì chỉ có một Đảng độc tài lãnh đạo thì luật pháp là của riêng Đảng, tư pháp cũng của riêng Đảng, lập pháp cũng của riêng Đảng, báo chí cũng của riêng Đảng và mọi ban ngành có quyền lực đều của riêng Đảng thì Đảng làm sao mà chống tham nhũng và các tệ nạn khác được. Đảng càng hô hào chống thì các tệ nạn càng phát triển vì sự thực các cán bộ của Đảng biết Đảng phải bao che thì Đảng mới tồn tại. Đảng chống tham nhũng thật thì Đảng sẽ mất.

Lê Nin nói “Khi chính phủ không thể muốn làm gì thì làm, khi nhân dân không còn chịu được sự áp bức của chính phủ thì sẽ xảy ra cuộc cách mạng”.

Thời bao cấp cộng sản nước ta luôn thiếu lương thực trầm trọng. Công nhân viên chức thì ăn cơm độn khoai, sắn, bo bo, có khi là khoai mốc, sắn mốc cũng phải lấy, phải ăn. Người nông dân vào Hợp tác xã sáng, chiều kẻng đi làm, tối kẻng đi họp thế mà đến đầu thập niên 80 ngày công chỉ 2 lượng lúa, có nơi chỉ 1 lượng. Đến năm 1986 Đảng đổi mới sau đó mấy năm thì nước ta đã thừa lương thực và hiện nay là nước xuất khẩu gạo đứng sau Thái Lan. Nhờ đổi mới đất nước đã phát triển. Nếu không đổi mới thì chắc bây giờ người nông dân vẫn sáng, chiều kẻng đi làm, tối kẻng đi họp và ngày công chắc chỉ còn 0,5 lượng lúa nữa mà thôi. Hiện tại dân ta no đủ, nhàn hạ, tự do hơn nhiều ở thời bao cấp. Nhưng sự thực thì nước ta vẫn lạc hậu và còn quá nghèo so với các nước phát triển trong khu vực.

Trong thời đại phong kiến còn có Bao Công bảo vệ lẽ phải và công bằng cho dân. Trong thời đại có Đảng cộng sản toàn trị cầm quyền nếu có Bao Công thì Đảng sẽ giết Bao Công trước.

Page 33:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Ở thời vua Tự Đức có ông Nguyễn Trường Tộ là nhà canh tân nên có nhiều quan lại bảo thủ muốn giết Nguyễn Trường Tộ. Vua Tự Đức biết nhà Vua đã cho người bảo vệ Nguyễn Trường Tộ.

Chế độ đảng trị độc tài tuyệt đối không thể đào tạo và có nhân tài thật sự. Nếu có nhân tài thì tài năng của họ cũng không thể phát huy và phát triển được.

Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI thời đại văn minh, khoa học phát triển như vũ bão, chúng ta hãy noi gương các vua hiền, các anh hùng ở thời đại phong kiến.

Một đất nước thịnh suy đều nằm trong tay những người có quyền hành. Quan hèm chính công minh, trọng sự thật trong nhân dân thì nước thịnh. Quan mê muội, u tối, tàn ác, tham nhũng thì nước suy thoái và dân sẽ nghèo khổ.

Việc đời là thực tế, thực dụng chứ không phải là những câu khẩu hiệu mỹ dân, lừa dân là được.

Đảng đã đổi mới kinh tế, đến giai đoạn này Đảng nên đổi mới lần hai. Hãy thả quyền lực về tay nhân dân thật sự, có như vậy thì mới hoà nhập được vào thế giới các nước văn minh và đất nước sẽ tiến lên giàu mạnh không ngừng.

Những người làm chính trị ai cũng muốn dân giàu nước mạnh cả. Chính vì vậy Bác Hồ đã từng nói “Nếu đất nước dành được độc lập mà nhân dân không được hưởng tự do, thì độc lập làm gì?”

Chúng ta là những con người sống trong vũ trụ, nhưng cao hơn vũ trụ là có nhận thức. Chính nhờ có nhận thức nên con người tìm kiếm các bí mật của vũ trụ và đã phát minh ra các công nghệ, các máy móc phục vụ cho cuộc sống con người tốt đẹp sung sướng đầy đủ, hạnh phúc hơn. Nhưng cuộc sống của con người cũng đi theo quy luật của tự nhiên là sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết. Cuộc đời trên dưới 100 năm thật là ngắn ngủi. Chúng ta hãy sống vì dân vì nước, vì lương tâm làm người. Chúng ta đừng nên gây khổ đau cho những người vô tội, để rồi lịch sử sẽ nguyền rủa muôn đời. Tôi mong chúng ta hãy dũng cảm nhìn vào sự thật, cùng nhau đoàn kết để rồi đây đi lên, để tương lai đất nước Việt Nam trở thành một nước giàu mạnh, văn minh và tự do, dân chủ thật sự.

Sau đây là bài thơ về “Tự do, dân chủ”

Tự do vốn bản năng trời phúDân chủ là cứu cánh nhân sinhThan ôi! nước Việt chúng mìnhXưa thì Vua chúa, lộng hành hại dân“Trời cao” Thiên tử, đại thầnhung tàn cướp bóc nhân dân.Dầu sôi, lửa bỏng giang sơnAnh hùng nổi dậy căm hờn vùng lên.Nhưng rồi lại xây nên đảng trị,Thuyết Mác Lê ấu trĩ tam vô.Muôn nhà chịu cảnh oan gia,Đấu tranh giai cấp thật là thương đau.Con đường Mác cưỡi đầu, cưỡi cổ,Đảng đè lên dân hoá ngựa trâuNền dân chủ dân đâu được hưởngNgựa mắt che cứ tưởng đường ngay.Đau thương oan trái chất đầy.“Thiên đường” mộng tưởng đêm ngày thế gian.Dối lừa, độc đoán, bạo tàn.Làm cho dân nước muôn vàn bi thương.Thời thế đã khác thường, đổi mới.Đường tự do hướng tới tương lai.Mọi người hãy chung vai đoàn kết.Gắng sức mình nhận biết đúng saiKết đoàn chung sức, chung vaiXây nên dân chủ, cuộc đời tự do.Dân chủ sẽ ấm no hạnh phúc,Sống chan hoà, nhân đức, an khang.Tương lai đất nước huy hoàng.Việt Nam tiến tới vinh quang muôn đời.

Ngày 10 tháng 8 năm 2006 Phạm Văn Đồng

Mọi liên lạc theo Mobile số : 091 4748 231Địa chỉ:Xóm 8 - Xã Ngọc Sơn –Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An

Page 34:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Một số bằng chứng trong vụ nhà cầm quyền CSVN đàn áp sự manh nha ra đời của tờ báo "Tự Do Dân Chủ" tại Việt Nam ! Điều đó chứng tỏ bản chất "ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ" vẫn còn nguyên vẹn của nhà cầm quyền CSVN !!!      

Ảnh 1: Nhà văn Hoàng Tiến và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đang bàn luận về việc soạn thảo, ra đời báo "Tự Do Dân Chủ" ngày 8-8-2006.

Ảnh 2: Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và nhà văn Hoàng Tiến bên cạnh bàn làm việc. Chiếc máy desktop đang bị hỏng (case mở bung nắp), chiếc Laptop để ở bên cạnh chính là của cụ Hoàng Minh Chính. Cả hai chiếc máy computer này đều bị công an VN thu giữ trái phép sau khi khám xét (mà không có lệnh) nhà riêng và phòng làm việc của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn vào buổi chiều ngày Chúa Nhật 13-8-2006 vừa qua.

Page 35:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Ảnh 4: Hiện trường bàn làm việc của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn sau vụ đột nhập khám xét của công an VN ngày 13-8-2006. Vị trí để case máy tính bây giờ là hộp giấy.

Ảnh 5: Đây là những gì còn lại sau vụ đột nhập của công an VN khám xét, lục lọi và thu giữ tài liệu cùng máy computer tại nhà riêng, phòng làm việc của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn ngày 13-8-2006.

Ảnh 3: Hiện trường bàn làm việc của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn sau vụ đột nhập khám xét của công an VN hôm 13-8-2006. Cả hai chiếc máy computer desktop và Laptop đều đã bị công an mang đi cùng với hai bao tải đựng tài liệu, các bài viết khoảng chừng 50 kg.

Page 36:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Ảnh 7: Giấy mời và giấy triệu tập của cơ quan an ninh điều tra đối với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn.

Ảnh 6: Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn bên cạnh chiếc bàn làm việc gần như trống trơn sau vụ đột nhập, khám xét thô bạo của công an VN ngày 13-8-2006.

Page 37:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Ảnh 8: Mặt sau của Giấy Triệu Tập với những lời lẽ hăm dọa như thế này. Nhà cầm quyền CSVN thường hăm dọa công dân VN bằng những lời lẽ đao to búa lớn, luôn viện dẫn điều nọ, luật kia, nhưng bản thân cơ quan công quyền của nhà nước CSVN lại "ngồi xổm" lên chính cái Hiến pháp 1992 và các bộ luật vi hiến do chính họ đẻ ra nhằm mục đích trù dập tiếng nói của người dân Việt Nam, thể hiện thông qua việc công an VN tổ chức một lực lượng hùng hậu để khám xét, lục soát, ngăn chặn sự ra đời của tờ báo "Tự Do Dân Chủ" ngay trên chính đất nước Việt Nam!

Page 38:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia

Dưới đây là mẫu phác thảo trang đầu của tập san "Tự Do Dân Chủ" dự định sẽ ra mắt công chúng trong một ngày gần đây, tuy nhiên đã bị công an VN bóp chết một cách thô bạo ngay từ khi còn trong trứng nước, với ý định dập tắt tiếng nói tự do của nhân dân Việt Nam!

Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hoá đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại!

TRONG SỐ NÀYẤn bản được in và phát hành tại thủ đô Hà Nội-Việt

Nam.*************************************************Tổng biên tập: Nhà văn Hoàng TiếnPhó tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Khắc ToànBiên tập viên: Luật sư Nguyễn Văn ĐàiThư ký toà soạn: Dương Thị XuânTrụ sở: 11 Ngõ Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Tel:Fax:Email: [email protected]*************************************************Chủ trương của báo Tự Do Dân Chủ là nhằm nâng cao dân trí, thúc đẩy nhận thức và kêu gọi mọi sự đóng góp của người dân vào công cuộc dân chủ hoá đất nước, công bằng xã hội, sớm đưa đất nước và dân tộc Việt nam thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, tiến kịp theo xu thế chung của nhân loại văn minh trên thế giới!

Hình ảnh và chú thíchHãng thông tấn FreeNewsAgency16-August-2006Email: [email protected]

Page 39:  · Web viewVà tôi không bao giờ là người đứng đơn để xin một sự đặc xá hay một sự tha tội nào, cũng như không bao giờ tôi lấy lý do là gia