nguonnuoc.org.vnnguonnuoc.org.vn/uploads/vanban/tff_vie.doc · web viewnÂng cao nĂng lỰc quẢn...

183
HỒ SƠ KỸ THUẬT & TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TẠI TỈNH NINH THUẬN VIỆT NAM DGDC CODE: NN 3008277 NAVISION CODE: VIE 08 037 11

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỒ SƠ KỸ THUẬT & TÀI CHÍNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TẠI TỈNH NINH THUẬN

VIỆT NAM

DGDC CODE: NN 3008277NAVISION CODE: VIE 08 037 11

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................................2

TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................................................5

TÓM TẮT.........................................................................................................................................8

THÔNG TIN DỰ ÁN.....................................................................................................................10

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH..........................................................................................11

1.1 GIỚI THIỆU..................................................................................................................111.2 BỐI CẢNH THỂ CHẾ...................................................................................................111.3 KHUNG PHÁP LÝ........................................................................................................141.4 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU NĂNG LỰC...........................................................................161.5 NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG.................................................................16

2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC..................................................................................17

2.1 NỘI DUNG DỰ ÁN......................................................................................................172.2 CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA DỰ ÁN.........................................................................17

2.2.1 Cải cách hành chính công............................................................................................172.2.2 Quản lý nguồn nước.....................................................................................................192.2.3 Hệ thống thoát nước mưa và nước thải........................................................................22

3. KHUNG DỰ ÁN...........................................................................................................26

3.1 MỤC TIÊU CHUNG.....................................................................................................263.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ.....................................................................................................263.3 NHỮNG KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG........................................26

3.3.1 Kết quả 1: Cải thiện cơ chế phối hợp và lập kế hoạch trong quản lý nguồn tài nguyên nước ở cấp tỉnh, huyện và xã...................................................................................................273.3.2 Kết quả 2: Cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ công ích trong quản lý tài nguyên nước thông qua việc nâng cao năng lực các bên liên quan......................................................293.3.3 Kết quả 3: Cải thiện Quản lý lưu vực sông..................................................................323.3.4 Kết quả 4: Cải thiện Sức khỏe và Môi trường sống của người dân Phước Dân..........343.3.5 Kết quả 5: Nâng cao nhận thức cộng đồng và cải tạo cơ sở hạ tầng...........................363.3.6 Kết quả 6: : Cải thiện môi trường sống cho người dân Khánh Hải.............................393.3.7 Kết quả 7: Nâng cao nhận thức về sử dụng nước và thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin với các dự án khác..............................................................................................................40

3.4 CÁC CHỈ SỐ VÀ CÔNG CỤ KIỂM CHỨNG.............................................................413.5 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI............................................................................41

3.5.1 Nâng cao năng lực.......................................................................................................413.5.2 Quản lý nguồn nước.....................................................................................................423.5.3 Thoát nước mưa và nước thải......................................................................................42

3.6 RỦI RO VÀ NHỮNG GIẢ ĐỊNH.................................................................................44

4. CÁC NGUỒN LỰC.....................................................................................................50

4.1 CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH...........................................................................................504.2 CÁC NGUỒN NHÂN LỰC..........................................................................................554.3 NGUỒN LỰC VẬT CHẤT...........................................................................................60

5. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN.................................................................................61

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 2

5.1 KHUNG PHÁP LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ.................................................615.2 CƠ CHẾ THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI - CƠ CHẾ QUẢN LÝ, THỰC HIỆN VÀ

GIÁM SÁT....................................................................................................................625.2.1 Các nguyên tắc cơ bản.................................................................................................625.2.2 Ban chỉ đạo dự án........................................................................................................635.2.3 Quản lý dự án...............................................................................................................65

5.3 CÁC TRÁCH NHIỆM VỀ KỸ THUẬT.......................................................................715.4 TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH................................................................................72

5.4.1 Chi phí và ngân sách....................................................................................................725.4.2 Quản lý dòng tiền.........................................................................................................735.4.3 Báo cáo tài chính..........................................................................................................765.4.4 Quản lý dòng vốn bởi Regie........................................................................................765.4.5 Kiểm toán.....................................................................................................................775.4.6 Kết thúc dự án..............................................................................................................77

5.5 QUẢN LÝ ĐẤU THẦU................................................................................................785.6 PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC..................................................785.7 BÁO CÁO......................................................................................................................79

5.7.1 Dữ liệu cơ sở................................................................................................................795.7.2 Báo cáo tiến độ.............................................................................................................79

5.8 SỬA ĐỔI HỒ SƠ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH.........................................................805.9 THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ.........................................................................................80

5.9.1 Đánh giá độc lập..........................................................................................................805.9.2 Kết thúc dự án..............................................................................................................81

6. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN NGÀNH....................................................................................82

6.1 MÔI TRƯỜNG..............................................................................................................826.2 GIỚI...............................................................................................................................826.3 KINH TẾ XÃ HỘI.........................................................................................................836.4 QUYỀN TRẺ EM..........................................................................................................83

7. PHỤ LỤC......................................................................................................................85

7.1 KHUNG LÔ GÍC...........................................................................................................857.2 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN............................................................................................95

7.2.1 Kế hoạch giải ngân.......................................................................................................967.2.2 Giai đoạn khởi đầu.......................................................................................................99

7.3 ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CỦA CÁN BỘ HỖ TRỢ KỸ THUẬT DÀI HẠN VÀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA BAN QUẢN LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC......101

7.3.1 Giám đốc dự án..........................................................................................................1017.3.2 Phó giám đốc dự án - Trợ lý kỹ thuật trong nước (NAVD).......................................1047.3.3 Phó giám đốc dự án – Nâng cao năng lực (cải cách hành chính công).....................1077.3.4 Phó giám đốc thường trực quản lý dự án – Quản lý tài nguyên nước.......................1107.3.5 Hỗ trợ kỹ thuật trong nước – Quản lý nguồn nước....................................................1127.3.6 Cán bộ hành chính/thư ký..........................................................................................1147.3.7 Biên dịch/ Phiên dịch.................................................................................................115

7.4 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA XE Ô-TÔ...................................................................1167.5 ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ CƠ SỞ..................................................................................1177.6 CÁC PHƯƠNG ÁN THỂ CHẾ CHO CÔNG TÁC VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC......................................................................................128FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 3

7.7 BẢN ĐỒ VÀ CÁC BẢN VẼ TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................1307.7.1 Hồ chứa Ô Căm.........................................................................................................1307.7.2 Hệ thống thoát nước mưa Khánh Hải........................................................................1317.7.3 Hệ thống thoát nước chung ở Phước Dân..................................................................132

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 4

TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Á ChâuAFD Cơ quan Hợp tác phát triển PhápAPMU Ban quản lý dự án Nông nghiệp trong sở Nông Nghiệp (DARD)AusAID Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế ÚcBTC Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật BỉCAIA Nhận thức Cộng đồng và Hoạt động Cơ sở hạ tầngCDWMS Dự án Phát triển năng lực quản lý nguồn tài nguyên nước và dịch vụCEMDI Trung tâm cơ sở dữ liệu và thông tin theo dõi môi trường CERWASS Trung tâm cấp nước và vệ sinh môi trường nông thônCMC Ban quản lý cộng đồngCPIA Kết quả thực hiện của quốc gia và đánh giá thể chếCPIM Trung tâm quản lý thủy lợi có sự tham gia (Trường Đại học Thủy Lợi Hà nội)CPC Ủy ban Nhân dân xãCPRGS Chiến lược toàn diện xóa đói giảm nghèo và tăng trưởngCSO Giếng tách dòng nước mưa và nước thảiCTA Cố vấn trưởngDANIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan MạchDARD Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thônDFU Hội Nông dân cấp huyệnDFW Lưu lượng nước ngày không mưaDGDC Tổng giám đốc Hợp tác Phát triểnDMP Ban Vật giáDoC Sở Xây dựngDoF Sở Tài chính DPC Ủy ban Nhân dân HuyệnDPI Sở kế hoạch và Đầu tưDoHA Sở Nội vụDoNRE Sở Tài Nguyên và Môi trườngDPIU Đơn vị thực hiện dự án cấp huyệnDWRM Phòng quản lý nguồn tài nguyên nước ( sở MoNRE)EIA Đánh giá tác động Môi trườngEM Những người hoạt động môi trườngEMP Kế hoạch quản lý Môi trườngFC Hợp tác Tài chínhFR Để tham khảoGoV Chính phủ Việt NamHCMC Thành phố Hồ Chí MinhHCS Tuyên bố Hà NộiHRD Phát triển nguồn Nhân lựcICP Chương trình Hợp tác Định hướngIEC Thông tin, Giáo dục, Truyền thôngIPMU Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng trong sở Xây dựngIMC Công ty quản lý thủy nôngIRBM Quản lý tổng thể lưu vực sôngIS Nghiên cứu xác định dự ánITA Hỗ trợ kỹ thuật quốc tếIWRM Quản lý tổng thể nguồn nướcJICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bảnJSC Công ty cổ phần

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 5

KfW Ngân hàng Tái thiết ĐứcKH Thị trấn Khánh HảiLMDG Nhóm các nhà tài trợ chung ý tưởngLWR Luật nguồn tài nguyên nướcMARD Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thônMCDU Ban quản lý phát triển năng lựcMDG Mục tiêu Thiên nhiên kỷMFAF Bộ Ngoại giao Phần LanMPI Bộ Kế hoạc và Đầu tưMoC Bộ Xây dựngMoF Bộ Tài chínhMoHA Bộ Nội vụMoNRE Bộ Tài nguyên và Môi trườngMTR Đánh giá giữa kỳNAVD Phó giám đốc hỗ trợ kỹ thuậtNEX Quốc gia điều hànhNGOs Tổ chức phi chính phủNT Ninh ThuậnNTA Hỗ trợ kỹ thuật trong nướcNTP Chương trình mục tiêu quốc giaNWRC Hội đồng Tài nguyên nướcNWRS Chiến lược quốc gia tài nguyên nước ODA Hỗ trợ Phát triển chính thứcO&M Vận hành và Bảo dưỡngPAR Cải cách hành chínhPCERWASS Trung Tâm cấp nước và vệ sinh nông thôn tỉnhPD Phước DânPFM Quản lý tài chính công PIM Quản lý thủy lợi có sự tham giaPPC Ủy ban Nhân dân tỉnhPMU Ban quản lý dự ánPPMU Ban quản lý dự án tỉnhPPP Công-Tư hợp tácPR Phan RangPT Kho bác nhà nước tỉnhPWMMP Quy hoạch tổng thể quản lý nước thải cấp tỉnhSAV Kiểm toán nhà nước Việt namSC Ban chỉ đạoSCS Mô hình tín dụng vệ sinhS&DC Công ty thoát nướcSEDP Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hộiSVPD Phó giám đốc thường trực dự ánSWMPD Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn của 4 huyệnTNA Đánh giá nhu cầu đào tạoTOR Điều khoản tham chiếuTPC Ủy ban Nhân dân thị trấnTWU Hội Phụ nữ thị trấnUNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốcUSSAP Chiến lược vệ sinh tổng thể và kế hoạch hành độngURENCO Công ty Môi trường đô thịVDG Mục tiêu phát triển Việt namVND Đồng Việt nam

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 6

VPD Phó giám đốc dự ánWB Ngân hàng Thế giớiWR Nguồn nướcWSSP Chương trình cấp nước và vệ sinh ở tỉnh Bìn ĐịnhWSC Công ty cấp nước WU Hội Phụ nữWW Nước thảiWWTP Nhà máy xử lý nước thải

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 7

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây Việt Nam đã chú trọng phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Kết quả mặt trái của nó là, môi trường, bao gồm cả nguồn nước cho dân cư đô thị và nông thôn đang bị báo động. Nhu cầu nước cho mục đích sinh hoạt và công nghiệp tăng đột biến; các nguồn nước mặt, như sông, hồ, suối đã và đang bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và sinh hoạt đang xả thẳng vào nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.

Trong bối cảnh đó, nằm trong Khuôn khổ của Chương trình Hợp tác Định hướng giữa Bỉ và Việt Nam ký ngày 8 tháng 3 năm 2007 cho giai đoạn 2007-2010, phía Bỉ đã thể hiện quan tâm hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận, một trong những địa phương “khô hạn” nhất cả nước đang phải đối mặt với những khó khăn về quản lý nguồn tài nguyên nước.

Báo cáo xác định dự án đã xác định ba hợp phần riêng biệt cho dự án, Cải cách Hành chính liên quan đến lập kế hoạch có sự tham gia, Xây dựng hồ chứa nước, như là một biện pháp tăng năng suất nông nghiệp, và Xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho hai thị trấn nhằm hạn chế úng ngập trong mùa mưa. Cân nhắc sự thiếu liên kết giữa các hợp phần trên và nhu cầu thực tế tăng cường điều phối và năng lực quản lý nước của các cơ quan địa phương, Nhóm xây dựng văn kiện dự án đã khuyến nghị lồng ghép các hoạt động cải cách hành chính vào các họat động hỗ trợ ngành nước. Ngoài ra, nhóm cũng đề nghị tăng cường sự kết nối chặt chẽ với các dự án đang được hỗ trợ bởi BTC ở cấp Trung ương, một ở bộ Kế hoạch và Đầu tư và một ở bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Liên quan đến các dự án đầu tư – cụ thể là xây dựng một đập và hệ thống kênh mương tưới tiêu; hệ thống thoát nước mưa, nước thải và nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn Phước Dân, bao gồm cả đấu nối và xây dựng các bể tự hoại; và xây dựng một phần mạng lưới thoát nước mưa cho thị trấn Khánh Hải – Chính quyền địa phương được yêu cầu sửa đổi và phê duyệt lại thiết kế cơ sở, ví dụ các hệ thống thoát nước thải riêng, đã cho thấy vẫn cần hỗ trợ kỹ thuật ngay trong quá trình thiết kế.

Các ban quản lý dự án hiện có bao gồm một ban trong Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và một trong Sở Xây dựng sẽ quản lý công tác đầu tư,. Một đơn vị điều phối (Xây dựng Năng lực và Quản lý) sẽ được thành lập trong văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, bao gồm các nhân viên của các sở ban ngành liên quan khác để quản lý các hoạt động phát triển năng lực. Ban này cũng sẽ tiếp tục các hoạt động điều phối của họ sau khi dự án kết thúc. Ban này cũng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho các đơn vị khác nhau hưởng lợi từ dự án.

Cần có các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật khác nhau nhằm thực hiện tốt dự án, đặc biệt trong khía cạnh xây dựng năng lực. Phần lớn các nguồn lực đã sẵn có trong các dự án đang thực hiện do BTC tài trợ, nên đề xuất được đưa ra là không cần thuê một tư vần quốc tế hỗ trợ kỹ thuật mà thay bằng sử dụng những nguồn lực chuyên gia sẵn có của BTC ở Việt Nam, khoảng 24 tháng/chuyên gia. Ngoài ra, một chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong nước sẽ được tuyển dụng cho 3 năm đầu thực hiện dự án. Hợp đồng này có thể sẽ được kéo dài cho tới khi kết thúc dự án, trên cơ sở khuyến nghi của đoàn đánh giá giữa kỳ (MTR).

Dự án sẽ thực hiện phương thức hợp tác tài chính, mở hai tài khoản, một tài khoản chính bằng đồng Euro, và một tài khoản tiền đồng. Kiểm toán độc lập sẽ được tổ chức thực hiện hàng năm. Thời gian của dự án là 5 năm, nhưng Hiệp định cụ thể sẽ có thời hạn 6 năm để dự phòng khả năng chậm tiến độ thực hiện.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 8

THÔNG TIN DỰ ÁN

Số DGDC 3008277 Navision code BTC VIE 08 037 11

Các bên liên quanBộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, UBND Tỉnh Ninh Thuận , Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Sở NV, Sở Xây dựng, Sở NN&PTNN, UBND Huyện Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Hải

Thời gian hiệp định 72 tháng Thời gian dự án 60 thángNgày dự tính bắt đầu dự án Tháng 3 năm 2010

Đóng góp của phía Việt Nam 3,070,000 €

Đóng góp của Bỉ 10,000,000 €

Các ngành thực hiện Ngành nước, Hành chính công, phát triển nông thôn

Mục tiêu chung Cải thiện môi trường sống và phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Ninh Thuận

Mục tiêu cụ thể Cải thiện quản lý vệ sinh môi trường, nguồn nước và cung cấp dịch vụ tại tỉnh Ninh Thuận

Kết quả

KQ1: Cải thiện cơ chế phối hợp và lập kế hoạch trong quản lý nguồn tài nguyên nước ở cấp tỉnh, huyện và xãKQ 2: Cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ công ích trong quản lý tài nguyên nước thông qua việc nâng cao năng lực các bên liên quanKQ 3: Xây dựng hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ phù hợp cho các lưu vực sôngKQ 4: Cải thiện Sức khỏe và Môi trường sống của người dân Phước DânKQ 5: Nâng cao nhận thức cộng đồng và cải tạo cơ sở hạ tầng tại Phước DânKQ 6: Cải thiện môi trường sống cho người dân Khánh HảiKQ7: Nâng cao nhận thức về sử dụng nước và thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin với các dự án khác

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 9

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

1.1 GIỚI THIỆU

Dự án này nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác định hướng giữa Việt Nam và Bỉ ký ngày 8 tháng 3 năm 2007 cho giai đoạn 2007-2010, tập trung vào hai lĩnh vực chính là: xây dựng năng lực, củng cố thể chế và hỗ trợ các chương trình cấp nước và vệ sinh. Đây là hai lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và chuyển đổi cơ cấu thể chế (đổi mới) và đang phải đối mặt với những khó khăn về nước và vệ sinh do tác động của tốc độ phát triển nhanh và biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh này, Chính phủ Bỉ thể hiện quan tâm hỗ trợ một số huyện ở tỉnh Ninh Thuận, một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, hiện đang gặp khó khăn trong lĩnh vực quản lý nước.

1.2 BỐI CẢNH THỂ CHẾ

Trách nhiệm quản lý chung đối với nguồn nước ở Việt Nam thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên,một số nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan đến ngành nước vẫn còn chồng chéo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Những chức năng nhiệm vụ này cũng chồng chéo ở các cấp địa phương. Hiện nay Luật Tài nguyên Nước mới đang được soạn thảo và hy vọng sẽ được phê duyệt trong năm 2009. Để tiếp cận giải quyết vấn đề quản lý nguồn tài nguyên nước cho tỉnh Ninh Thuận, những vấn đề nểu trên cần được khắc phục và làm rõ trong Giai đoạn Khởi động Dự án trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Bộ TNMT và Bộ NN&PTNT.

Nhờ cơ chế phân cấp, nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã được trao cho chính quyền cấp tỉnh. UBND tỉnh và UBND các huyện có chức năng quản lý chung các vấn đề về cấp nước và vệ sinh, và giao trách nhiệm kỹ thuật cho các đơn vị chức năng cụ thể. Trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, các cấp chính quyền sẽ áp dụng chính sách, quy định, tiêu chuẩn và chuẩn mực đã được xây dựng ở cấp Trung ương. Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ UBND tỉnh/UBND các huyện trong việc lập kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng đảm bảo tính chính xác của các bản thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công, hoàn công và nghiệm thu các công trình xây dựng.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn cấp tỉnh (PCERWASS), trực thuộc Sở NN&PTNT, có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu tư của các dự án cấp nước nông thôn, còn cộng đồng hoặc các công ty cấp nước (WSCs) sẽ tham gia vào giai đoạn bảo dưỡng và vận hành. Các tổ chức quần chúng, như Hội phụ nữ, chủ yếu tham gia vào các chiến dịch nâng cao nhận thức.

Bảng dưới đây trình bày chức năng nhiệm vụ của các bộ ngành trung ương và các sở, ban ngành ở cấp tỉnh có liên quan đến hai lĩnh vực trên.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 10

Khía cạnh chính sách

Cấp trung ương Cấp tỉnh

Lập kế hoạch quản lý nguồn nước

Bộ TN&MT UBND tỉnh: Sở TN&MT chịu trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch để UBND tỉnh phê duyệt.

Chính sách đầu tư/Lập kế hoạch

Thẩm định các dự án đầu tư trên diện rộng (loại A) và cấp giấy phép đầu tư (Bộ KH&ĐT với ý kiến của các bộ ngành có liên quan (Bộ XD, Bộ TC) và các lãnh đạo tỉnh về các vấn đề kỹ thuật và tài chính. Bộ TN&MT tư vấn về các khía cạnh liên quan đến quản lý nguồn nước trong chính sách đầu tư và lập kế hoạch.

- UBND có thể phê duyệt các dự án đầu tư nhỏ hơn (loại B & C). Xin ý kiến đóng góp của các Sở XD và Sở TC;

- Phân bổ ngân sách để hỗ trợ các hoạt động của Công ty môi trường đô thị, công ty cấp thoát nước (WSC/S&DC);

- Quyết định giá nước và mức phí xử lý nước thải dựa trên phê duyệt của Hội đồng nhân dân tỉnh và trong khuôn khổ khung giá toàn quốc.

- Sở KH&ĐT lập kế hoạch các dự án đầu tư

Quyết định và giám sát kỹ thuật

Thẩm định các yếu tố kỹ thuật của các dự án đầu tư lớn (Bộ XD)

- Sở XD/ Sở NN&PTNT thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với các dự án loại B và C;

- Theo dõi việc triển khai các dự án; - Rà soát các chương trình hàng năm của

Công ty môi trường và đô thị/ WSC/S&DC;

- Theo dõi các hoạt động của công ty môi trường đô thị/WSC/S&DC

Xây dựng khung giá

- Xây dựng khung giá (Bộ XD/ Bộ TC/ Ban Vật giá);

- Xây dựng định mức chi phí kinh tế/kỹ thuật (Bộ XD/ Ban Vật giá);

- Quy định chính sách về lao động và tiền lương

Hội đồng nhân dân phê duyệt điều chỉnh về mức giá, dựa trên khung giá mà liên bộ quy định. Cần có ý kiến của Ban Vật giá, Sở TC và Sở XD.

Do vậy, các cơ quan tham gia thực hiện dự án nước và vệ sinh do Bỉ tài trợ ở tỉnh Ninh Thuận sẽ là UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Sở XD, và Sở NN&PTNT, Sở NV, UBND các huyện, BQL của Sở NN&PTNT, BQL của Sở XD, Chi Cục Thủy lợi, Kho bạc tỉnh, Hội phụ nữ, một số đơn vị khác và khối tư nhân có liên quan sẽ tham gia khi cần thiết.

Đánh giá nhanh đã cho thấy một số vấn đề sau:

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở NV có sự lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ, và có đủ trình độ kỹ thuật về các vấn đề mà dự án sẽ giải quyết;

Sở TN&MT có cam kết chặt chẽ nhưng năng lực và nguồn lực còn hạn chế;

Tất cả các BQL đều thể hiện có kỹ năng quản lý tài chính và kỹ thuật tốt, có quan điểm rõ ràng về mục đích của dự án và có đủ khả năng để lường trước các vướng mắc có thể phát sinh;

Kinh nghiệm thực hiện các dự án viện trợ nước ngoài nhìn chung còn hạn chế;

Hiện nay các BQL chưa có kinh nghiệm về các hoạt động nâng cao nhận thức;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 11

Kho bạc nhà nước tỉnh có kinh nghiệm với các dự án do nước ngoài tài trợ, nhưng không có kinh nghiệm về hợp tác tài chính và quản lý nguồn vốn tài trợ ở cấp tỉnh. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong phê duyệt thanh toán;

Tổ chuyên gia xây dựng văn kiện dự án cũng nhận thấy rất cần thiết phải nâng cao năng lực công tác quản lý và lập kế hoạch ngành nước. Hơn nữa, nhu cầu này đã trở nên rất cấp bách do Sở TN&MT sẽ ngày một giữ vai trò chính trong việc quản lý nguồn tài nguyên nước. Sở TN&MT và các đơn vị có liên quan cần được tiếp cận những phương thức quản lý và kỹ thuật khác nhau, vì cần thiết phải có những công cụ lập kế hoạch chính xác và vì tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong nhân dân. Và cũng hiển nhiên là việc nâng cao năng lực phải được coi là tiền đề cho công tác quản lý nguồn tài nguyên nước ở tỉnh Ninh Thuận. Đây là vai trò mới của Sở TN&MT (là cơ quan đầu mối của ngành nước) cũng như các cơ quan điều phối và liên quan đến không những kiến thức và kỹ năng của cán bộ nhân viên, mà còn củng cố bộ máy cán bộ và trang thiết bị hiện có để họ có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, Luật Tài nguyên nước mới, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2010, có thể sẽ thay đổi quyền hạn được giao của các sở có liên quan. Trong trường hợp này, Dự án sẽ tuân thủ những qui định mới.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 12

1.3 KHUNG PHÁP LÝ

K h u n g p h á p l ý v ề c ấ p n ư ớ c v à v ệ s i n h m ô i t r ư ờ n g

Việt Nam chưa có một chiến lược quốc gia rõ ràng để phát triển quản lý tài nguyên nước và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam không chỉ đạo phát triển các ngành này. Ngược lại, trong chương trình cải cách khu vực công trong thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều luật, nghị định và các quy định nhằm tăng cường công tác quản lý ngành nước và vệ sinh:

Luật Tài nguyên nước (LWR) năm 1998; Định hướng phát triển vệ sinh và thoát nước đô thị đến năm 2020, ban hành năm 1999; Chiến lược quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn, ban hành năm 2000; Nghị định Chính phủ số 162/2003 quy định thu thập số liệu, quản lý và sử dụng nguồn tài

nguyên nước năm 2003; Nghị định Chính phủ số 149/2004/ND-CP về cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước và

thoát nước thải; Luật Bảo vệ môi trường (LEP) ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005; Năm 2006, Bộ TN&MT ban hành “Chiến lược nguồn tài nguyên nước quốc gia đến năm

2020”; Nghị định Chính phủ số 67/CP năm 2003, chỉnh sửa năm 2007 về phí bảo vệ môi trường

đối với nước thải; Chiến lược quốc gia về nguồn tài nguyên nước; Nghị định Chính phủ số 88/CP, ban hành năm 2007 về quản lý nước thải đối với các khu

công nghiệp và đô thị; Nghị định Chính phủ số 117/CP, ban hành năm 2007 về cấp nước; Các quyết định khác có liên quan, các quy định và quyết định về điều khoản thi hành luật

và nghị định.

Trong số các luật, nghị định và quy định trên, cần quan tâm đến những văn bản sau:

Luật Bảo vệ môi trường được thông qua năm 1993 và có hiệu lực từ năm 1994. Luật sửa đổi được Quốc hội thông qua vào năm 2005. Luật này tạo ra cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của quốc gia và góp phần vào việc bảo vệ môi trường trong khu vực và toàn cầu.

Luật Tài nguyên nước được thông qua năm 1998. Luật này đưa ra cơ sở pháp lý cho việc quản lí, bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của quốc gia. Hiện nay luật này đang được chỉnh sửa để đáp ứng với sự phát triển thể chế mới của đất nước và đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bối cảnh mới của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Định hướng Phát triển cấp nước đô thị đưa ra nguyên tắc nước là một hàng hóa có tính kinh tế và xã hội. Việc thực hiện các chính sách được phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh với sự giám sát của Bộ Xây dựng. Các mục tiêu dài hạn là:

1. 100% số dân đô thị được sử dụng nước sạch: 120-150 lít/người/ngày vào năm 2020;2. Cải cách ngành nước bao gồm các chính sách tài chính;3. Hiện đại hóa công nghệ và thiết bị và tăng cường phát triển nguồn nhân lực;4. Huy động đóng góp từ cộng đồng và từ tất cả các khu vực kinh tế;

Trong năm 2006, Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành "Chiến lược Quốc gia Tài nguyên nước đến năm 2020".Chiến lược này đã chỉ ra một số thách thức của ngành, ví dụ (i) nhận

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 13

thức về tầm quan trọng của tài nguyên nước trong phát triển bền vững; (ii) sự cân bằng giữa bảo vệ và phát triển các nguồn nước và đảm bảo cung cấp đủ nước sạch và an ninh tài nguyên nước cho việc phát triển kinh tế -xã hội; (iii) nhu cầu tăng cường quản lý tài nguyên nước; v..v... Phân tích những thách thức của ngành, chiến lược này đã chỉ ra sáu nhiệm vụ chính:

i. Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái dưới nước

ii. Bảo đảm tính bền vững và hiệu quả trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước;

iii. Phát triển bền vững tài nguyên nước;

iv. Giảm nhẹ các tác động gây ra bởi nước;

v. Cải thiện các tổ chức thể chế; và

vi. Nâng cao năng lực điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

Các hoạt động đề xuất cho xây dựng năng lực quản lý tài nguyên nước trong dự án này sẽ hỗ trợ cả sáu nhiệm vụ đã nêu trong Chiến lược trên.

Nghị định 67/CP về thu phí môi trường qui định các mức phí về bảo vệ môi trường đối với việc xả nước thải; cơ chế thu phí, chuyển phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được qui định ở điều 6 của Nghị định này: “Đối với nước thải sinh hoạt, mức phí bảo vệ môi trường phải được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mức phí đối với 1 m³ nước sạch, nhưng không được vượt quá 10% (mười phần trăm) của mức phí nước sạch chưa tính VAT ... ".

Nghị định 88/CP về quản lý nước thải thể hiện những nỗ lực của chính phủ Việt Nam bảo vệ môi trường trước nguy cơ xả nước thải đô thị và công nghiệp trong bối cảnh kinh tế-xã hội phát triển nhanh chóng trong ba thập kỷ qua. Nghị định phân biệt các mức phí môi trường và mức phí nước thải dựa trên phương pháp xả thải được qui định ở điều 48: “Những hộ xả nước thải vào các hệ thống thoát nước công cộng có nghĩa vụ trả phí xả thải…; Những hộ gia đình thải nước trực tiếp vào môi trường có nghĩa vụ phải trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định của Chính phủ số 67/2003/ND-CP ban hành ngày 13/6/2003, và Nghị định sửa đổi số 04/2007/ND-CP ngày 1/8/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.

Nghị định 117/CP của Chính phủ về cấp nước nhấn mạnh việc phân định vai trò và trách nhiệm của các bên, và giới thiệu về hợp đồng dịch vụ giữa bên cung cấp dịch vụ (các công ty cấp nước của tỉnh) và chủ sở hữu (UBND tỉnh). Điều này cũng mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ cấp nước cùng với khu vực công cộng để. Ngoài ra việc này sẽ tạo ra mối quan tâm hơn nữa đến việc thu thập và công bố những số liệu chuẩn về việc cung cấp dịch vụ.

Mặc dù đã có hàng loạt các công cụ pháp lý để quản lý và điều tiết ngành, nhưng vẫn còn tồn tại sự thiếu nhất quán và hiểu chưa đúng do có sự xung đột về nội dung của các qui phạm pháp luật, dẫn đến việc phân định chức năng nhiệm vụ không rõ ràng giữa các cơ quan ở trung ương và tỉnh cũng như các cơ quan trong tỉnh. Hơn nữa việc thực thi luật và những văn bản pháp qui cũng như đưa nội dung những văn bản này vào thực tế vẫn là một thách thức của ngành.

1.4 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU NĂNG LỰC

Qua các cuộc trao đổi với đại diện của các cơ quan đối tác, đánh giá nhu cầu năng lực của các cơ quan so với vai trò và nhiệm vụ mà họ phải thực hiện trong việc triển khai chương trình đã cho thấy các nội dung nhu cầu cơ bản như phải tiếp cận để đổi mới phát triển ngành ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải tiến hành đánh giá nhu cầu năng lực sâu để hiểu rõ nhu cầu hơn nữa.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 14

1.5 NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG

Quản lý nguồn nước, vệ sinh hoặc các vấn đề về môi trường chưa thực sự là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ lãnh đạo và người dân ở nhiều địa phương. Ngân sách dành cho tăng cường quản lý tài nguyên nước còn hạn chế. Vì vậy, điều kiện tiền đề để tăng cường quản lý tài nguyên nước và vệ sinh phải là nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề này.

Các hoạt động nâng cao nhận thức quan trọng và có hiệu quả sẽ được tiến hành với mục tiêu hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội và các cán bộ địa phương trước khi thực hiện các bước đổi mới.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 15

2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

2.1 NỘI DUNG DỰ ÁN

Liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước, dự án sẽ giải quyết các thách thức sau:

Thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước cả về số lượng và chất lượng trong thời gian còn lại đối với người dân tỉnh Ninh Thuận;

Khó khăn trong việc vận hành và bảo dưỡng 23 hồ chứa nước và các công trình thủy lợi, cũng như đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo dưỡng và vận hành.

Liên quan đến quản lý nước thải và thoát nước, có một số các thách thức như sau:

Chưa có một tầm nhìn dài hạn rõ ràng; Nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở và các thiết bị đi kèm, đặc biệt ở khu vực đô thị; Khó khăn trong việc thiết lập một hệ thống chi phí hiệu quả, chất lượng và đồng bộ và

thành lập một đơn vị phù hợp để quản lý, vận hành và duy tu các trang thiết bị.

Các khó khăn chung của cả hai lĩnh vực là:

Các thách thức trong việc tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng có tác động thực sự đến hành vi của người dân và đến việc lập kế hoạch của các cán bộ lãnh đạo địa phương;

Thiếu kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, quản lý, duy tu và theo dõi của cán bộ có trách nhiệm;

Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan cùng tham gia quản lý nước.

Giải quyết các khó khăn chung này là một điều kiện tiền đề để có thể thiết kế một dự án phù hợp và thiết lập cơ chế vận hành và bảo dưỡng đối với các dự án đầu tư. Do đó, giải quyết các khó khăn này được xem là ưu tiên hàng đầu.

Những vấn đề này cũng hỗ trợ trực tiếp chiến lược tổng thể quốc gia trong ngành cấp nước và vệ sinh của Chính phủ Việt Nam.

Vì vậy, dự án sẽ hỗ trợ tăng cường an ninh lương thực và giảm nghèo, cũng như giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến nước và điều kiện vệ sinh ở trẻ em. Nó cũng giảm ô nhiễm môi trường, thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, và đem đến cơ hội bình đẳng cho khu vực nông thôn trong vùng dự án để hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của tỉnh. Điều này phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược Giảm nghèo và Phát triển toàn diện (CPRGS).

Việc thực hiện dự án sẽ góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe và chất lượng sống cho người dân ở trong các thị trấn nằm trong khu vực dự án. Hơn nữa, dự án sẽ có tác động tích cực đến điều kiện kinh tế và môi trường do sẽ tránh được những thiệt hại của lũ lụt gây ra.

2.2 CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA DỰ ÁN

2.2.1 Cải cách hành chính công

Việc không lồng ghép cải cách hành chính công (CCHCC) trong các ngành của chính phủ là một thách thức mà dự án này dự kiến sẽ giải quyết. Bốn mảng hoạt động sẽ áp dụng cho tất cả các ngành và các cấp của chính phủ có liên quan đến ngành nước ở tỉnh Ninh Thuận. Bốn lĩnh vực chính của CCHCC trong bối cảnh của dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động về củng cố tổ chức, thể chế, phát triển nhân lực và các yếu tố tài chính trong quản lý tài nguyên nước. Mục tiêu là giải quyết các khó khăn trong quản lý nguồn nước một cách có hệ thống và theo phương pháp tổng thể. Điều này liên quan đến việc phối hợp các đơn vị có liên quan và xây dựng năng lực cho các đơn vị đó.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 16

CCHCC, hành chính và đổi mới ngành nước có phần nào trùng lặp, bởi vì cải cách thể chế và tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cũng là một phần của hệ thống CCHCC ở Việt Nam. CCHCC và đổi mới trong việc lập kế hoạch và quản lý ngành nước, như đã nêu ở trên, cho đến nay chưa được đồng thời thực hiện và CCHCC chưa được lồng ghép một cách có hệ thống với các vấn đề này.

Tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng một Chương trình Quy hoạch về CCHCC. Một số kết quả đã đạt được trong các lĩnh vực như cải cách thể chế, đổi mới tổ chức, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công chức, đổi mới tài chính công phù hợp với chương trình cải cách hành chính quốc gia. Tuy nhiên, cải cách hành chính của tỉnh diễn ra còn chậm so với yêu cầu của tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Điều này cho thấy có những khó khăn và tồn tại, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và các nguồn lực hành chính khác vẫn chưa đủ, còn thiếu năng lực để hỗ trợ chương trình.

Công tác lập kế hoạch kinh tế-xã hội, lập ngân sách và quản lý các nguồn của nhà nước hiện vẫn theo phương pháp “từ trên xuống dưới” và ít có sự tham vấn và tham gia của các bên có liên quan ở địa phương. Năng lực ở các cấp chưa đầy đủ, đặc biệt ở cấp huyện và xã, là rào cản trở ngại lớn cho các cấp chính quyền địa phương khi thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp. Đáng chú ý là sự hạn chế về năng lực trong việc lập kế hoạch kinh tế-xã hội vì người nghèo, lập ngân sách, quản lý các nguồn của nhà nước, và kiến thức chuyên môn về các phương pháp tổng thể về giảm nghèo và cung cấp các dịch vụ phù hợp và chất lượng luôn là một rào cản đối với việc chuẩn bị, thực hiện và theo dõi các kế hoạch của địa phương nhằm giải quyết những thách thức của tỉnh một cách hiệu quả. Hơn nữa, các số liệu thống kê đáng tin cậy là điều kiện tiền đề cho bất kỳ việc lập kế hoạch nào thì lại không có hoặc không đầy đủ.

Do điều kiện thời tiết khô hạn và thỉnh thoảng xảy ra lũ lụt ở Ninh Thuận, nên việc quản lý nguồn nước được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu cho dự án ở tỉnh này. Trong bối cảnh của dự án, đây được xem là một cơ hội tốt để giải quyết vấn đề này bằng cách lồng ghép CCHCC vào quản lý nguồn nước và qua đó sử dụng CCHCC là một công cụ hỗ trợ thay đổi một cách hiệu quả và có ý nghĩa.

Hỗ trợ của Bỉ dành cho tỉnh Ninh Thuận sẽ góp phần vào giảm nghèo và phát triển bền vững của tỉnh. Phương pháp xây dựng năng lực cho chính quyền địa phương trong khuôn khổ quốc gia điều hành, kết hợp với CCHCC, quản lý nguồn tài nguyên nước và hỗ trợ các dự án đầu tư ưu tiên của tỉnh sẽ đóng góp tích cực vào tính bền vững của dự án.

Theo Tuyên bố Paris, hài hòa trong hợp tác phát triển được thể hiện thông qua việc gia tăng hỗ trợ dựa theo chương trình và điều đó được nhăc lại trong Tuyên bố chung Hà Nội, được các nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam đồng ý phát huy tối đa khả năng hài hòa trong hợp tác thông qua phương pháp tiếp cận theo chương trình. Hơn nữa, các bên cũng đồng ý nỗ lực tuân thủ quy định địa phương để tăng tính bền vững cho chương trình. Hai chỉ số này có mục đích là đảm bảo việc hỗ trợ phải phù hợp với các ưu tiên của Việt Nam và việc triển khai thực hiện phải dựa trên các hệ thống và thủ tục hiện tại, sử dụng và nâng cao năng lực địa phương trong phân tích, lập kế hoạch, phối hợp và trao đổi thông tin, theo dõi và đánh giá dựa trên các chỉ số đã được xác định.

Đoàn công tác xây dựng dự án đã khẳng định rằng UBND tỉnh Ninh Thuận và UBND các huyện đã đề xuất dự án tham gia hỗ trợ các hoạt động liên quan đến thủy lợi, vệ sinh, cải cách hành chính, và coi những vấn đề này là mối quan tâm lớn và ưu tiên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu thực tế của tỉnh. UBND tỉnh cũng đánh giá cao phương thức hợp tác tài chính và sự hỗ trợ trực tiếp cho tỉnh, như vậy sẽ tạo điều kiện cho họ được tham gia trực tiếp vào việc triển khai dự án.

2.2.2 Quản lý nguồn nước

a) Quản lý tổng thể nguồn tài nguyên nước

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 17

Trong quá trình xây dựng dự án, quản lý các nguồn nước khan hiếm, một nguồn tài nguyên có hạn, được phân bổ cho các đối tượng sử dụng cạnh tranh nhưng lại có liên quan đến nhau ngày càng bộc lộ rõ nét là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Ninh Thuận .Một phương pháp tiếp cận chiến lược sẽ cần được đưa ra khi các nhóm đối tượng sử dụng cạnh tranh khác nhau và các cơ quan lãnh đạo của tỉnh có sự thông nhất về các ưu tiên.

Việc lập kế hoạch và quản lý nguồn nước hiện có sẽ phải được thực hiện một cách tổng thể, có hệ thống và có sự hợp tác với các đối tượng sử dụng. Đối tượng sử dụng nước nhiều nhất ở tỉnh Ninh Thuận là ngành nông nghiệp. Các đối tượng khác là ngành công nghiệp và du lịch mới nổi, yêu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân và bảo vệ môi trường – nhu cầu giữ các dòng chảy ở các con sông và suối. Cần thiết phải áp dụng phương pháp quản lý tổng thể và có sự tham gia của tất cả các nhóm đối tượng sử dụng nước vào quá trình lập kế hoạch và theo dõi quản lý nguồn nước. Để có ý nghĩa, việc quản lý nguồn nước sẽ phải tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh. Việc phối hợp giữa các tỉnh lân cận với nhau cũng là cần thiết.

Quy hoạch nguồn nước sẽ phải cập nhật, cải thiện và lồng ghép vào trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của tỉnh Ninh Thuận. Quy hoạch nguồn nước cần tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo tỉnh và huyện lập kế hoạch ưu tiên các chương trình đầu tư một cách hiệu quả phù hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý tài nguyên nước và đối tượng sử dụng. Việc rà soát lại quy hoạch của tỉnh sẽ bao gồm lập lại thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư một cách có chiến lược trong phạm vi ngân sách hợp lý.

b) Công trình đầu tư hồ chứa Ô Căm

Hồ chứa Ô Căm không nằm trong Quy hoạch thủy lợi của tỉnh đến năm 2010. Nó thuộc một loạt các hồ chứa, đập nước và hệ thống thủy lợi, một số trong số đó đã có và một số đang xây dựng (xem bản đồ trong phụ lục). Hệ thống thủy lợi hiện nay trên suối Ngang đang hoạt động, nhưng một số đập thoát nước cần tu sửa lại và lượng nước không đủ để tưới cho toàn khu vực yêu cầu, ước tính khoảng 58 ha. Tính bền vững của hệ thống phụ thuộc hoàn toàn vào dòng chảy của suối Cho Mo vốn rất thất thường, và phụ thuộc vào lượng mưa, thường chỉ có vào mùa mưa. Nhìn chung, chỉ có thể cấy được một vụ mùa và chỉ đủ nước để tưới cho khoảng một nửa diện tích đất nông nghiệp. Cả hai đập được hỗ trợ bởi AFD cũng là một phần của hệ thống đập này và hiện đang được xây dựng:

Đập Phước Trung, nằm ở thung lũng liền kề với suối Cho Mo. Nó sẽ tưới tiêu cho khoảng 270 ha cho hai vụ mùa một năm. Hơn nữa, huyện sẽ sử dụng hồ chứa để cấp nước sinh hoạt cho xã. Tuy nhiên, hồ chứa Phước Trung không có đủ công suất phục vụ diện tích có nhu cầu và bù đắp cơ bản cho dòng chảy dưới hạ lưu của đập. Để đạt được công suất đập như thiết kế, lượng nước trong đập sẽ cần được bổ sung từ hồ chứa Ô Căm.

Đập Cho Mo cách hồ Ô Căm 8 km phía dưới hạ lưu suối Cho Mo. Đập nước này sẽ phục vụ tưới tiêu khoang 1242 ha phía hạ lưu là một vùng đất thoải nhấp nhô, không có núi đá. Vùng đất này được canh tác quanh năm với hai vụ mùa chính một năm. Hồ Cho Mo cũng không đủ nước để cung cấp cho nhu cầu của toàn vùng và cần được bổ sung thêm nước từ hồ Ô Căm (được đề xuất xây dựng trong dự án).

Sau khi xây dựng, Đập Ô Căm sẽ cung cấp nước phục vụ tưới tiêu quanh năm cho một vùng rộng 156 ha phía bên kia của dòng Cho Mo, và sẽ hỗ trợ cung cấp nước cho các đập và hệ thống tưới tiêu, đảm bảo dòng chảy cần thiết. Một hệ thống kênh và mương sẽ được xây dựng phục vụ tưới tiêu cho toàn khu vực.

Mỗi mương nhỏ đều chảy về sông Cái (Phan Rang), và là nguyên nhân gây ngập lụt cho các thị trấn và các vùng canh tác cuối nguồn. Mặc dù lượng nước được chứa cơ bản là không đủ để phục vụ tưới tiêu và kiểm soát úng ngập cơ bản, nhưng những con đập này vẫn mang lại những hiệu quả tích cực: cải thiện tình hình úng ngập ở vùng hạ lưu, bao gồm cả thành phố Phan Rang - Tháp

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 18

Chàm. Tác động cộng hưởng từ các hồ chứa có thể làm giảm tần suất và mức độ của những lần lũ quét qua các vùng hạ lưu và mức ngập lụt sẽ giảm, tránh được ngập úng hoặc ít bị ngập úng hơn.

c) Các hạng mục đề xuất đầu tư xây dựng:

Hệ thống quản lý nguồn nước và tưới tiêu bao gồm các hạng mục sau1:

Đập Ô Căm chính và đập phụ và các đập tràn: o Đập chính được đề xuất xây dựng cách đập chắn Ô Căm hiện tại khoảng 1 km về hạ

lưu. Đập chính được xây với tổng chiều dài 243 m và chiều cao tối đa là 34.5 m. Địa điểm và vị trí chọn phù hợp để thực hiện thiết kế chi tiết. Thiết kế cơ sở cần phải đánh giá lại lần cuối để đảm bảo rằng hướng xả nước phải phù hợp với 3 đập trong một hệ thống vận hành tổng thể.

o Một đập phụ với tổng chiều dài là 560m và chiều cao tối đa là 24m. Hai cửa xả, một dưới đập chính xả ra suối Cho Mo và một dưới đập phụ xả ra suối Ngang.

o Cửa xả dưới đập chính với công suất xả là 0,43m3/s được thiết kế để cung cấp nước trực tiếp cho 156 ha của vùng canh tác mới, cũng như hỗ trợ cho đập Cho Mo;

o Cửa xả dưới đập phụ có công suất xả 0,19 m³/s được thiết kế để cấp nước tưới tiêu cho đập chắn suối Ngang, giúp tưới tiêu cho 56 ha đất canh tác hiện tại, và hỗ trợ cho đập Phước Trung.

Một đập lấy nước mới từ suối Ô Căm và kênh tưới tiêu chính với chiều dài 3.3 km và 10 kênh nhánh với tổng chiều dài 6km giúp tưới tiêu cho 156 ha vùng đất mới.

Hệ thống hồ chứa với công suất khoảng 8.57 triệu m3 và ước tính dòng chảy vào các hồ này tối thiểu là 15.75 triệu m3.

d) Nâng cao nhận thức

Do người dân hiện nay tiếp cận nguồn nước không an toàn và không ổn định, nên cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng nước sinh hoạt và nước tưới tiêu, sẵn sàng trả phí cho dịch vụ được cung cấp, gồm xử lý nước thải trong tương lai. Cần đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn nguồn nước trong khu vực nông thôn có sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, khai thác nước bừa bãi, trồng những loại cây đòi hỏi nhiều nước tưới, xả rác không đúng nơi qui định và phải đối mặt với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Đối tượng của các chiến dịch nâng cao nhận thức sẽ là cán bộ địa phương, công ty quản lý thủy lợi, những người nông dân được hưởng lợi và người dân ở hai huyện Phước Dân và Khánh Hải.

e) Nâng cao năng lực

Rất cần thiết phải nâng cao năng lực ở địa phương về công tác lập kế hoạch, quản lý và duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi và các hồ chứa nước. Trong giai đoạn khởi động của dự án, sẽ tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá nhu cầu đào tạo và năng lực. Hy vọng rằng các hoạt động xây dựng năng lực sẽ bao gồm ít nhất một số công việc dưới đây. (Bảng tóm tắt các hoạt động xây dựng năng lực trình bày trong phần phụ lục).

Các hội thảo định hướng dự án cho các cán bộ lãnh đạo của tỉnh, huyện, xã để tham vấn ý kiến cộng đồng và nâng cao nhận thức và trao đổi hiểu biết về mục đich, phạm vi, phân tích thu thập số liệu cho các cuộc điều tra xã hội, đền bù và giải phóng mặt bằng;

Các hội thảo định hướng dự án cho BQL NN, cán bộ huyện và các nhóm cộng đồng/đối tượng hưởng lợi về các hoạt động thủy lợi cộng đồng;

Hướng dẫn và phối hợp để xây dựng quy hoạch quản lý nước cho toàn tỉnh, đây được xem là một công cụ có tính chiến lược để quản lý và bảo tồn các nguồn nước tại địa phương. (Việc này sẽ tăng cường vai trò của dự án khác của BTC là VIE 07 034 11 "Xây dựng năng lực trong việc đánh giá và quản lý nguồn nước ");

1 Chi tiết về thiết kế cơ sở được đính kèm với Báo cáo chính do Công ty Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ - Đại học Thủy Lợi lập – tháng 1 năm 2009.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 19

Đào tạo cụ thể về quản lý nguồn nước một cách tổng thể và trên cơ sở lưu vực nguồn nước;

Đưa ra những phương pháp xây dựng, phát triển ngành một cách sáng tạo tại Việt Nam và trong khu vực, bao gồm cả việc giới thiệu về phương pháp tiếp cận quản lý tưới tiêu có sự tham gia (PIM);

Xây dựng kế hoạch hoạt động theo phương pháp quản lý thủy lợi có sự tham gia, lập ngân sách, triển khai, bao gồm các hoạt động liên quan đến quản lý nước theo nhu cầu, thiết kế mô hình mùa vụ và cây trồng thay thế, quản lý hệ thống kênh thủy lợi – phân bổ nước, theo dõi và giám sát việc quản lý thủy lợi có sự tham gia;

Tập huấn về các phương thức giám sát tại hiện trường; Hỗ trợ để chuẩn bị vận hành và các phương thức duy tu đập và hệ thống thủy lợi, tư vấn cụ

thể về cách thức vận hành và duy tu hệ thống kênh mương cho công ty quản lý thủy lợi và các nhóm đối tượng hưởng lợi;

Hỗ trợ để xây dựng các công cụ giám sát và báo cáo, cơ chế khai thác và vận hành, cung cấp dịch vụ và tính hiệu quả.

Việc thu thập số liệu về các nguồn nước mặt và nước ngầm thông qua thu thập số liệu có hệ thống, xử lý thông tin và theo dõi nguồn nước về chất lượng và số lượng, cũng như quản lý và phân loại số liệu là những công việc rất quan trọng. Dự án sẽ hỗ trợ dự án đang thực hiện của BTC là VIE0703411 thông qua việc cấp kinh phí để xây dựng 13 trạm thủy văn trên sông có thiết bị theo dõi độ sâu của mực nước và đo dòng chảy. Việc cung cấp thiết bị sẽ kèm theo hỗ trợ đào tạo tổng thể về vận hành và bảo dưỡng thiết bị, kiểm tra đối chiểu, ghi và phân tích dữ liệu thu được, và hệ thống quản lý nguồn tài nguyên nước trong Tỉnh.

Sở TN&MT, là cơ quan có trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên nước của tỉnh, đóng vai trò chỉ đạo trong hợp phần này của dự án và được hỗ trợ bởi TA và tư vấn do dự án tuyển chọn. Tuy nhiên, cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ của Bộ TN&MT, Sở NN&PTNN, IMC và Tổng cục Thống kê để cung cấp những thông tin bổ sung (như lượng mưa, bay hơi, mực nước hồ, lượng nước xả, và số lượng kênh tưới tiêu, v.v) để phân tích và xây dựng mô hình hóa thực trạng nguồn nước trong tỉnh, và cũng là để xây dựng kế hoạch hành động và các chiến lược vận hành tổng thể thích hợp. Bảng sau liệt kê các bên liên quan sẽ hưởng lợi từ các chương trình đào tạo khác nhau.

Thu thập thông tin UBND TỉNH , Sở TN&MT, Cục thống kê, Sở NN&PTNN

Xây dựng quy hoạch tổng thể UBND TỉNH , UBND HUYệN, Sở TN&MT, Sở NN&PTNN, Sở Xây dựng, Sở TÀI CHÍNH, BQL dự án

Đưa ra phương pháp sáng tạo phát triển ngành UBND TỉNH , UBND HUYệN, Sở TN&MT, Sở NN&PTNN, Sở Xây dựng, Sở TÀI CHÍNH, pCERWASS, BQL dự án

Quản lý Hợp đồng/ dự án và giám sát công trường

Sở NN&PTNN, Sở Xây dựng, BQL dự án

Quản lý, vận hành và bảo dưỡng Công ty quản lý hệ thống thủy lợi, nhóm công đồng và những người được hưởng lợi/ nông dân

Giám sát dự án và kết quả thực hiện, đánh giá và báo cáo

Sở TN&MT, Sở NN&PTNN, UBND HUYệN, nhóm công đồng và những người được hưởng lợi/ nông dân

2.2.3 Hệ thống thoát nước mưa và nước thải

Việc lựa chọn các thị trấn dựa vào Quy hoạch Phát triển Tổng thể của thị trấn và thiết kế cơ sở của các công trình thoát nước, vệ sinh môi trường của các thị trấn đó.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 20

a) Thị trấn Khánh Hải

Sau cuộc bàn luận sâu với các cơ quan chính quyền tỉnh, một hệ thống thoát nước chính được thống nhất đề xuất cho thị trấn Khánh Hải nhằm giảm tần suất ngập úng do mưa tại một số khu vực trọng điểm của thị trấn. Bản vẽ trong phần phụ lục thể hiện mặt bằng và quy mô của hệ thống thoát nước được để xuất sẽ được dự án xây dựng bao gồm:

Hệ thống thoát nước mưa với tổng chiều dài khoảng 6100 m, bao gồm 5500 m ống thoát nước đường kính 600mm đến 1000mm và 614 m cống hộp kích thước 1.5mx1.5m;

Các hố ga và hố thăm cho việc vận hành và bảo dưỡng; Ba cửa xả cho hệ thống thoát nước ra sông Trị Thủy; Hoàn trả đường và hố ga thu nước.

Trước khi thiết kế chi tiết, cần xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước mưa và nước thải và được phê duyệt để đảm bảo phần hệ thống được xây dựng từ dự án phù hợp với quy hoạch đầu tư dài hạn về thoát nước mưa và nước thải trong tương lai.

Cần phải lưu ý rằng, giai đoạn hai của dự án thoát nước mưa và nước thải sẽ được thực hiện khi hoàn thành phần kè bờ sông và đường nội bộ trung tâm thị trấn. Trong khi xây dựng hệ thống kè bờ sông và đường này, cần xác định vị trí xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải trong giai đoạn 2.

b) Thị trấn Phước Dân

Các chương trước của báo cáo này đã trình bày cụ thể các điều kiện hiện tại của thị trấn đặc biệt liên quan đến vấn đề thoát nước mưa và nước thải và nguyên nhân ô nhiễm từ nước thải và từ sự ngập úng trong thị trấn. Trong quá trình thực hiện, đoàn xây dựng văn kiên dự án thống nhất rằng, nhu cầu cải thiện điều kiện thoát nước và vệ sinh môi trường tại thị trấn là rất cần thiết và xây dựng hệ thống thoát nước chung là mô hình phù hợp.

Bản đồ trong phần phụ lục trình bày mặt bằng và quy mô của hệ thống thu gom nước mưa và nước thải được đề xuất xây dựng bao gồm:

Cống thoát nước mưa/nước thải cấp 3 kết hợp với cải thiện đường ngõ xóm với tổng chiều dài khoảng 14.000 m – đường cống thoát nước tổi thiểu 300 mm;

Hệ thống thu nước mưa với tổng chiều dài là 6,840m bao gồm cống tròn thu nước mưa đường kính từ 400mm-1500mm;

Hố ga và hố thăm cho vận hành và bảo dưỡng; Năm của tràn tách nước mưa, nước thải trong cống thoát nước chung và một cửa xả ra

sông Lu; Hệ thống cống bao tự chảy bao gồm khoảng 1400 m cống đường kính 800 mm và 280 m

cống đường kính 400 mm bằng ống chất dẻo; Cống áp lực từ bơm dâng nước thải đường kính – 750 m đường kính 200 mm bằng PE; Hai trạm bơm; Một trạm xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngày.

c) Chiến lược tổng thể về thoát nước mưa và nước thải của tỉnh Ninh Thuận

Để đảm bảo sự thống nhất và tính bền vững của các hợp phần dự án thoát nước mưa và nước thải, các biện pháp toàn diện, đồng bộ và có sự phối hợp của các bên cần được áp dụng trong đó bao gồm thể chế quản lý, tăng cường nguồn nhân lực cho công tác vận hành và bảo dưỡng,, cơ chế giá phù hợp, và các cuộc vận động nhằm năng cao nhận thức.

d) Chiến lược nâng cao nhận thức

Các chương trình bao gồm chương trình tham vấn cộng đồng, các chương trình nâng cao nhận thức sức khỏe cộng đồng và sự tham gia tích cực của người dân vào các dự án cải thiện dịch vụ

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 21

công ích đô thị, kết hợp với cung cấp dịch vụ như thoát nước và xử lý nước thải đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho dự án đầu tư chính. Như vậy cần xác định quy trình thực hiện từ xây dựng, phối hợp và quản lý các hợp phần liên quan đến cộng đồng, tiến hành các chương trình đào tạo hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình.

Do kế hoạch đề xuất thực hiện cho Phước Dân là rất lớn, bao gồm cả cải tạo hệ thống thoát nước mưa và xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nên sẽ phù hợp hơn cả nếu kết hợp đề xuất này với một chương trình hành động nâng cao nhận thức tổng thể cho người dân. Các bên liên quan đều thống nhất rằng, Ủy ban nhân dân thị trấn Phước Dân (TPC) sẽ thành lập một Ban Quản lý Cộng đồng (CMC) để xây dựng và hướng dẫn các chương trình cộng đồng và các hoạt động hàng ngày của chương trình này sẽ do Hội Phụ nữ Thị trấn (TWU) quản lý.

Ở Khánh Hải, các hoạt động đề xuất của dự án sẽ ít hơn và chỉ bao gồm các hoạt động khảo sát cơ sở về kinh tế, xã hội và nâng cao nhận thức.

Các chương trình nâng cao nhận thức cần được thiết kế nhằm giúp các bên có liên quan nắm được những thông tin của dự án như phạm vi hoạt động và mục tiêu. Ngoài ra chương trình này sẽ hỗ trợ các hoạt động xây dựng hạ tầng bằng các các hoạt động truyền thông được thiết kế nhằm cải thiện sức khỏe môi trường của hộ gia đình, đề cao những lợi ích của việc cấp nước thông qua cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình, khuyến khích sự tham gia và tham vấn của tất cả tất cả người dân bao gồm cả phụ nữ và các hộ nghèo. Mục tiêu của chương trình truyền thông là:

Thông tin rộng rãi về kế hoạch, lịch trình, các vấn đề trong quá trình xây dựng và vận hành và sự tác động đến cộng đồng;

Làm cho người dân biết và ủng hộ những sáng kiến cải tiến. Khuyến khích hộ gia đình xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh; Hướng dẫn cộng đồng tự tổ chức thực hiện cải thiện môi trường bao gồm cả cải tạo nhà vệ

sinh công cộng và nhà vệ sinh trong trường học; Chia sẻ thông tin; Nâng cao nhận thức của hộ gia đình về sức khỏe, vệ sinh cá nhân, và vệ sinh môi trường.

Trong giai đoạn khởi đầu, TA và tư vấn sẽ giúp xây dựng chương trình đào tạo tổng thể với CMC, TWU để tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức và xây dựng hạ tầng. Chủ đề của các chương trình đào tạo này bao gồm:

Định hướng của dự án đối với các hoạt động nâng cao nhận thức và xây dựng hạ tầng; Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) và khảo sát kinh tế xã hội; Mục tiêu và trình tự lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng và tham vấn cộng đồng; Các phương pháp và công cụ khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; Mục tiêu và trình tự thực hiện kế hoạch vay tín dụng xây dựng công trình vệ sinh (SCS); Vệ sinh môi trường hộ gia đình và tiếp cận, thực hiện chương trình hoạt động; Công trình vệ sinh hộ gia đình – kỹ thuật và vận hành bảo dưỡng; Nhận thức về sức khỏe- liên hệ giữa nước sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và

sức khỏe; Giám sát và đánh giá của CAIA

e) Xây dựng năng lực của các cơ quan có liên quan

Để phát triển bền vững ngành này, việc nâng cao năng lực lập kế hoạch, thực thi, quản lý và duy tu các hệ thống công trình vệ sinh và thoát nước của các cơ quan địa phương có vai trò rất quan trọng . Trong giai đoạn khởi động, dự án sẽ tiến hành một cuộc đánh giá nhu cầu về đào tạo và xây dựng năng lực có sự tham gia của UBND huyện, Sở XD và BQL TL, nhằm chuẩn bị xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện để hỗ trợ các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện dự án, và về cách thức hoàn thiện, quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình này.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 22

Dự kiến hoạt động xây dựng năng lực cho các đơn vị chịu trách nhiệm đối với các công trình thoát nước thải sẽ gồm đào tạo một loạt các yếu tố và cung cấp một số thiết bị vận hành và bảo dưỡng. Chương trình đào tạo và hỗ trợ sẽ do các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật được thuê tuyển trong khuôn khổ dự án thực hiện và có những nội dung sau:

Tổ chức công ty và chức năng, cơ cấu, hệ thống báo cáo, vai trò và trách nhiệm, các mức độ quyền hạn;

Quản lý nguồn nhân lực – đào tạo, bố trí nhân sự, xây dựng bản mô tả nhiệm vụ trách nhiêm;

Quản lý hành chính và tài chính – tiền lương, kế toán, lập ngân sách; Tham vấn cộng đồng và quản lý dịch vụ khách hàng; Quản lý tài sản, vận hành và bảo dưỡng – kế hoạch, sổ tay vận hành và ngân sách; Đấu nối dịch vụ – lập kế hoạch, đăng ký và lắp đặt; Hệ thống vệ sinh gia đình – kỹ thuật, vận hành và bảo dưỡng; Ý thức về sức khỏe – mối liên hệ giữa nước sạch, vệ sinh, và sức khỏe; An toàn và sức khỏe nghề nghiệp; và Sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ đô thị.

Bên cạnh đó, dự án sẽ mua sắm một số các trang thiết bị vận hành và bảo dưỡng khác như là máy cắt cỏ, máy cắt đường, đầm bê tông, bơm hút kiết nước, máy hàn điện, máy phát điện cỡ nhỏ, khoan và máy nén, và các công cụ khác. Bảng sau đây liệt kê những bên có liên quan sẽ hưởng lợi từ các khóa đào tạo.

Đào tạo về lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch vùng

UBND tỉnh, UBND huyện, Sở XD, BQL, Đơn vị vận hành và bảo dưỡng

Tiếp cận với phát triển sáng tạo của ngành UBND tỉnh, UBND huyện, Sở XD, BQL, Đơn vị vận hành và bảo dưỡng

Hợp đồng/ Quản lý dự án và giám sát thi công BQL, Đơn vị vận hành và bảo dưỡng

Quản vận hành và bảo dưỡng Đơn vị vận hành và bảo dưỡng

Theo dõi dự án và thực hiện dự án, báo cáo và đánh giá

BQL, Đơn vị vận hành và bảo dưỡng

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 23

3. KHUNG DỰ ÁN

3.1 MỤC TIÊU CHUNG

Mục tiêu chung của dự án là “cải thiện môi trường sống và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận”. Chương trình sẽ góp phần giảm nghèo thông qua (1) nâng cao chất lượng dịch vụ công, đặc biệt các dịch vụ trong ngành nước, (2) thúc đẩy phát triển kinh tế bao gồm phát triển nông nghiệp và (3), cải thiện điều kiện vệ sinh và điều kiện sống và chất lượng sống của người dân địa phương trong vùng dự án.

3.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ

Mục tiêu cụ thể của dự án là: “cải thiện vệ sinh và quản lý nước và dịch vụ nước ở tỉnh Ninh Thuận”.

3.3 NHỮNG KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

Kết quả mong đợi quan trọng nhất của dự án là nâng cao năng lực quản lý các cơ quan địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài chính và mua sắm để lồng ghép chặt chẽ công tác quản lý nguồn nước vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội tổng thế năm 2011-2020 và để quản lý hiệu quả các dự án và các chương trình của ngành nước. Các mối liên hệ sẽ được thiết lập như sau:

Bộ KH&ĐT, để giới thiệu phương pháp tiếp cận từ dưới lên cho công tác chuẩn bị Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020;

Bộ TN&MT, để quản lý tổng thể các nguồn nước; Bộ NV để xây dựng năng lực và CCHCC; Bộ NN&PTNT để phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là các công trình thủy lợi; Bộ XD để xây dựng các dự án và hạ tầng cơ sở; Các dự án được tài trợ trong các lĩnh vực này.

Thứ 2 là, dự án sẽ hướng tới cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội của người dân tỉnh Ninh Thuận thông qua phương pháp tiếp cận tổng hợp và toàn diện trong việc quản lý nguồn nước, cụ thể:

1. Cải thiện tình hình kinh tế-xã hội của người dân huyện Bác Ái, bằng cách tăng năng suất nông nghiệp thông qua khai thác hiệu quả hơn và sử dụng nguồn nước của suối Cho Mo và hệ thống các đập liên hoàn, tưới trực tiếp cho 156 ha và gián tiếp cấp nước cho hai đập khác ở xã Phước Chinh và khu vực lân cận, do đó chuyển đổi một vụ mùa có năng suất thấp thành hai vụ với năng suất cao. Hơn nữa, hệ thống này cũng sẽ góp phần hạn chế lũ ở khu vực hạ lưu của suối Cho Mo và sông Cái Phan Rang, đặc biệt trong thị xã Phan Rang, do vậy sẽ giảm thiệt hại, cải thiện đời sống và môi trường của người dân trong vùng dự án;

2. Góp phần giải quyết khó khăn về ô nhiễm môi trường gây ra do ứ nước mưa và nước thải ở thị trấn Phước Dân và Khánh Hải; hạn chế các dịch bệnh gây ra do các yếu tố như tù đọng nước và nước thải không qua xử lý, thông qua đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Dự án sẽ bắt đầu bằng giai đoạn khởi động, giải quyết những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện thành công dự án. Các điều kiện này đặc biệt tập trung vào việc thiết lập cơ chế điều phối và quản lý chung trong việc quản lý nguồn nước bền vững. Cụ thể là một hệ thống theo dõi và cơ sở dữ liệu sẽ phải thiết lập trong 6 tháng đầu của dự án và tiến hành rà soát các quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, phối hợp với Sở Nội Vụ càng sớm càng tốt, sau khi hoàn thành đợt phân tích sự tham gia của các bên có liên quan.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 24

3.3.1 Kết quả 1: Cải thiện cơ chế phối hợp và lập kế hoạch trong quản lý nguồn tài nguyên nước ở cấp tỉnh, huyện và xã

Kết quả đầu tiên sẽ là nâng cao năng lực các cơ quan để tiến hành công tác lập kế hoạch và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước ở tỉnh Ninh Thuận thông qua việc thiết lập các cơ chế theo dõi và phối hợp ở địa phương trên phạm vi toàn tỉnh.

Kết quả này đáp ứng các nhu cầu thể chế như sau:

Chưa rõ ràng về phân định trách nhiệm của các bên có liên quan trong quản lý nước, ví dụ Sở NN&PTNT/Sở TN&MT;

Thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia vào quản lý nước; Chưa có sự phân tích và quản lý số liệu hiệu quả; Chưa có cơ chế lập kế hoạch có sự tham gia.

Việc tăng cường thể chế sẽ gắn kết chặt chẽ với Chương trình CCHCC của tỉnh Ninh Thuận. Trong quá trình này, phải đặc biệt chú ý đến việc tham gia của cơ sở. Xây dựng hệ thống dữ liệu cơ sở để theo dõi quá trình thực hiện sẽ là một điều kiện tiền đề cần thiết cho việc triển khai dự án và là một hoạt động quan trọng trong giai đoạn khởi động. Phối hợp với dự án của BTC “Cải thiện đổi mới công tác lập kế hoạch và lập ngân sách ở trung ương và địa phương” VIEO7O331, 2007-2013” là cần thiết.

1.1. Xác định và phân tích khung thể chế xác định vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan và xác định nhu cầu thể chế

Hoạt động này sẽ phải được tiến hành trong giai đoạn khởi động. Đây là trách nhiệm của Sở NV và sẽ cố gắng xác định chức năng pháp lý và trách nhiệm giữa Sở NN&PTNT và Sở TN&MT trong ngành nước có thể sẽ được phân định trong luật nước mới dự tính ban hành trong năm 2010. Hoạt động này được tiến hành với sự hỗ trợ của các chuyên gia pháp lý trong nước, với sự tham gia của Sở NN&PTNT và Sở TN&MT. Việc phân tích này cũng phải tìm hiểu về nhiệm vụ và trách nhiệm của cấp huyện và xã trong quản lý nguồn nước, ví dụ: thu thập số liệu, mẫu nước và báo cáo lên cấp trên, v.v. Báo cáo cuối cùng sẽ phải được UBND tỉnh phê duyệt.

Sau đó sẽ xác định những thiếu hụt trong khung pháp lý của tỉnh, những sự chồng chéo và không nhất quán về vai trò và chức năng của các cơ quan có liên quan ở tất cả các cấp tỉnh, huyện và xã. Cũng phải tiến hành việc nhận diện các quyền và nghĩa vụ ở cấp cơ sở liên quan đến ngành nước, ví dụ: tác động của Nghị định Dân chủ cơ sở. Hoạt động này sẽ phải thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn pháp luật trong nước và do Sở Nội vụ chịu trách nhiệm, cơ quan này sẽ làm việc một cách chặt chẽ với Sở NN&PTNT và Sở TN&MT.

1.2. Hỗ trợ xác định vai trò và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và xây dựng cơ chế phối hợp thể chế

Hoạt động này sẽ phải tiến hành trong giai đoạn khởi động. Theo thứ tự, nó sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành xong hai hoạt động trên và sẽ cố gắng thiết lập các cơ chế mới để khắc phục những chỗ chưa rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của các bên có liên quan. Việc này sẽ hỗ trợ công tác hành chính trong quá trình xây dựng khung luật pháp ở địa phương để đảm bảo tính bền vững của các cơ chế phối hợp, quy định thủ tục mới v.v., ví dụ các hoạt động tham vấn lấy ý kiến của người dân địa phương phải diễn ra ở đâu và khi nào. Việc đó phải được tiến hành với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn luật pháp trong nước và đây là trách nhiệm của Sở Nội vụ. Sở Nội vụ phải phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT và Sở TN&MT. Hy vọng là Ban phòng chống tham nhũng của tỉnh cũng sẽ được tư vấn để đảm bảo tính trong sạch và minh bạch của các cơ chế phối hợp mới này.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 25

1.3. Hỗ trợ nâng cao công tác lập kế hoạch quản lý nguồn nước thông qua cải thiện việc quản lý dữ liệu và các cơ chế lập kế hoạch

Để lập kế hoạch và sau đó đo lường được tiến độ công việc, một hệ thống dữ liệu cần được hình thành để xác định tình trạng hiện tại. Cũng cần xây dựng một hệ thống để đo được một cách có hệ thống tiến độ phát triển công việc so với điểm xuất phát này. Bộ TN&MT đã xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu ban đầu với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Việt Nam Thụy Điển SEMLA về tăng cường công tác quản lý môi trường và quản lý hành chính đất đai của Việt Nam ( www.semla.org.vn ). Hệ thống dữ liệu này đã được triển khai ở một số tỉnh, gồm Phú Yên, Đồng Nai và Bình Định ở miền Nam. Trong giai đoạn khởi động, dự án sẽ nghiên cứu chương trình này, vì cả phần mềm và phương thức thực hiện có thể rất phù hợp, khi phối hợp với dự án của BTC với Bộ TN&MT.

Hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ đặt ở Sở TN&MT, đơn vị sẽ chịu trách nhiệm mọi công tác nhập số liệu, phân tích và báo cáo số liệu. Sở TN&MT sẽ được hỗ trợ trang thiết bị, các nhân viên lành nghề, các lớp đào tạo cán bộ. Việc quản lý số liệu sẽ dễ dàng phối hợp hơn. Cơ chế lập kế hoạch có sự tham gia cần được phổ biến để đảm bảo sự tham gia chủ động của người dân địa phương, các nhóm dân cư và các mục đích khác như du lịch, công nghiệp, thương mại và các tổ chức cộng đồng khác. Đặc biệt lưu ý giới thiệu về phương pháp tiếp cận từ dưới lên quan tâm đến nhóm người nghèo và các nhóm bất lợi khác bao gồm phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số.

Cơ chế lập kế hoạch này được hỗ trợ từ ngân hàng dữ liệu đáng tin cậy và đề xuất một kế hoạch đầu tư tốt hơn và hiệu quả hơn. Điều này cũng đúng với cả đầu tư thoát nước và xử lý nước thải.

1.4 Lập Quy hoạch Thoát nước tỉnh

Cần lồng ghép quy hoạch thoát nước tỉnh vào quy hoạch tổng thể và quản lý tài nguyên nước của tỉnh. Phương pháp tiếp cận tiên tiến này nhằm xác định hiệu quả thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương và cải thiện công tác bảo vệ môi trường đối với tài nguyên nước.

Cần huy động sự tham gia của cấp cơ sở vào quá trình lập quy hoạch để có thể lồng ghép quy hoạch thoát nước vào quy hoạch tổng thể về Quản lý nguồn tài nguyên nước, kế hoạch phát triển vùng bờ biển và kế hoạch phát triển cho thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tới năm 2025 và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội của tỉnh Ninh Thuận một cách phù hợp

Bên cạnh đó, hoạt động này sẽ hỗ trợ việc xây dựng tầm nhìn quản lý nước thải của các thị trấn, huyện lị thuộc thành phố Phan Rang-Tháp Chàm một cách toàn diện hơn và mang tính toàn cầu, và về lâu dài có thể xây dựng được tầm nhìn thoát nước cho một vùng đô thị rộng lớn.

3.3.2 Kết quả 2: Cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ công ích trong quản lý tài nguyên nước thông qua việc nâng cao năng lực các bên liên quan

Kết quả thứ hai của dự án là nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong quản lý tài nguyên nước tỉnh Ninh Thuận bằng cách tăng cường việc kết hợp quản lý tài nguyên nước vào công tác quản lý chung của chính quyền địa phương các cấp, do vậy cải thiện được hệ thống cung cấp dịch vụ công ích trên phạm vi rộng nhất có thể.

Việc khảo sát chi tiết các bên liên quan trong quá trình nâng cao năng lực của các bên này sẽ là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình nói trên, tiếp theo đó là hoạt động nâng cao năng lực các bên liên quan một cách hệ thống. Nâng cao năng lực sẽ có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đào tạo quốc gia, vùng hoặc địa phương. Tuy nhiên cần sử dụng các chuyên gia quốc tế trong việc xây dựng chiến lược và chương trình đào tạo.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 26

Phạm vi kết quả này nhằm nâng cao năng lực chính quyền địa phương tỉnh hoặc ở các cấp thấp hơn, và có thể cũng bao gồm cả người dân địa phương. Phạm vi nâng cao năng lực của dự án được xác định nhằm đảm bảo các cơ quan/tổ chức và cá nhân liên quan trong dự án sẽ có đủ năng lực yêu cầu (kỹ năng, kiến thức, thái độ, hành vi, kinh nghiệm v.v…)) để (i) hỗ trợ tỉnh trong phát triển chính sách và thể chế và (ii) hỗ trợ tỉnh và huyện trong việc thực hiện các chính sách và quy định pháp luật về Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước.

Sau giai đoạn khởi đầu của dự án như đã trình bày trong phần Phụ lục, cụ thể là chương trình Phát triển Nguồn Nhân lực toàn diện (HRD) sẽ tập trung vào các cán bộ liên quan của các cơ quan cấp tỉnh (đặc biệt là Sở TN&MT và các phòng thuộc huyện, xã) và các PMU quản lý các công trình đầu tư của Dự án. Chương trình này sẽ không chỉ nhằm mục đích tăng cường các kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện các công việc chuyên môn, mà còn hỗ trợ cán bộ hiện tại trong các cơ quan nói trên trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp và toàn diện trong quản lý tài nguyên nước nói chung và quản lý các dự án đầu tư nói riêng. Cần lồng ghép việc nâng cao nhận thức cộng đồng vào chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, cũng như vào đào tạo chung về khái niệm và phương pháp quản lý tài nguyên nước.

Công tác đánh giá thường xuyên chất lượng và tác động của các khóa và các chương trình đào tạo phải là một phần không thể tách rời trong chiến lược đào tạo. Các sự kiện đặc biệt như hội thảo, hội nghị v.v… sẽ được tổ chức theo định kỳ để chia sẻ thông tin, kiến thức và học hỏi kinh nghiệm giữa các bên liên quan với nhau và với các bên quan tâm khác.

2.1. Hỗ trợ việc xác định các bên liên quan (Phân tích các bên liên quan)

Để thực hiện công tác quản lý và lập kế hoạch hiệu quả tài nguyên nước ở tỉnh Ninh Thuận, cần tiến hành phân tích toàn diện các bên liên quan trong Giai đoạn Khởi đầu Dự án. Phân tích các bên liên quan là quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách hệ thống và định tính nhằm xác định các vấn đề quan tâm của bên liên quan nào cần được xem xét khi xây dựng và/hoặc thực hiện một chính sách hay một chương trình.

Cần sắp xếp các bên liên quan để lập danh sách ưu tiên. Đặc biệt, cần ủng hộ những vấn đề của các cấp cơ sở để các phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên trên có thể được áp dụng trong quản lý tổng thể tài nguyên nước và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận, cũng như theo dõi và đánh giá các dự án đầu tư về tài nguyên nước do chính quyền các cấp thực hiện. Công việc này là trách nhiệm của Sở TN&MT, cùng Sở NN&PTNN, Sở TÀI CHÍNH và DoHA.

2.2. Đánh giá Năng lực của các bên liên quan

Trong bối cảnh Dự án, hoạt động nâng cao năng lực phải được xác định là: “Nỗ lực chung của các bên liên quan nhằm hỗ trợ tăng cường kiến thức, năng lực và hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Do đó nâng cao năng lực không chỉ đào tạo các kỹ năng cụ thể thông qua đào trong lớp học và đào tạo trong công việc, mà còn xây dựng kiến thức tổng hợp và thái độ 2[1], tập huấn, cùng học hỏi, cũng như đảm bảo đội ngũ cán bộ có năng lực, cung cấp đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động này”.

Trong giai đoạn khởi đầu, năng lực của các cơ quan, tổ chức phải được xác định và cần tiến hành Đánh giá Nhu cầu Đào tạo đối với toàn bộ các bên liên quan. Dựa trên Đánh giá Nhu cầu Đào tạo, cần thực hiện chiến lược đào tạo toàn diện, xác định và thống nhất kế hoạch đào tạo. Cần đánh giá Nhu cầu đào tạo bằng cách áp dụng các phương pháp bổ sung như bảng hỏi, hội thảo và phỏng vấn trực tiếp. Công việc này là trách nhiệm của Sở TN&MT với sự hỗ trợ của các tư vấn quốc tế và trong nước. Quan trọng là chiến lược đào tạo phải được Ủy ban Nhân dân Tỉnh phê duyệt.

2.3. Xác định các cơ quan đào tạo Nâng cao năng lực (CBO)2 Những kiến thức chung và thái độ xây dựng cũng được tham chiếu thông qua sự hiểu biết các vấn đề ví mô kinh tế-xã hội, ví như sự công bằng và giới.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 27

Hoạt động này cần được thực hiện trong giai đoạn Khởi đầu, và do DoHA thực hiện hợp tác cùng các bên liên quan địa phương.

Để xây dựng chương trình nâng cao năng lực bền vững, cần khuyến khích sử dụng các cơ sở đào tạo của Việt Nam càng nhiều càng tốt. Do vậy, sự sẵn có, năng lực và tiềm năng của các Tổ chức Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ đào tạo và nâng cao năng lực liên quan đến dự án sẽ được khảo sát ở cấp quốc gia và địa phương, đặc biệt là trong tỉnh Ninh Thuận. Tổ chức Nâng cao năng lực (CBO) được chọn sẽ được ký hợp đồng để tổ chức và thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực. Các tổ chức Nâng cao năng lực có thể là các trường đại học, các bộ, các cơ quan trung ương, các trường đào tạo nghề và chính trị ở địa phương. Trong một số trường hợp, có thể cần phải nâng cao năng lực cho chính các Tổ chức Nâng cao năng lực, ví dụ: trường chính trị ở địa phương.

2.4. Xây dựng và thực hiện các chương trình và kế hoạch nâng cao năng lực theo dự toán ngân sách

Các chương trình đào tạo sẽ được thống nhất với các cơ sở đào tạo và hợp đồng đối tác đào tạo sẽ được ký kết, ví dụ như Bộ TN&MT có 3 trường dạy nghề ở khu vực cho cán bộ của Sở TN&MT áp dụng các phương pháp đào tạo hiện đại. Các trường dạy nghề này sẽ phù hợp cho hoạt động đào tạo cán bộ tỉnh, huyện và xã.

Một vấn đề quan trọng của các chương trình đào tạo là tính khả thi kinh tế. Các chương trình đào tạo đã thống nhất với từng CBOs đương nhiên sẽ có chi phí tăng cao trong thời gian thực hiện Dự án. Cần có đào tạo tập trung chuyên sâu để nâng cao năng lực cán bộ đạt tiêu chuẩn yêu cầu, để họ có thể thực hiện được các hoạt động của dự án. Tuy nhiên, sau khi kết thúc Dự án, CBOs vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền tỉnh nhằm duy trì năng lực của cán bộ địa phương.

Yêu cầu đặt ra là cần giám sát và đánh giá liên tục chất lượng cũng như tính phù hợp của chương trình đào tạo. Do vậy, cần tiến hành đánh giá đào tạo một cách tiêu chuẩn và hệ thống. Các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước sẽ hỗ trợ DoHA thực hiện hoạt động này.

Công tác nâng cao năng lực sẽ bao gồm đào tạo trên nhiều lĩnh vực. Trong toàn bộ quá trình thực hiện Dự án, cần thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực theo chiến lược đào tạo đã được phê duyệt. Các hoạt động đào tạo sẽ không chỉ là các khóa đào tạo chính thức. Nhiều hoạt động nâng cao năng lực sẽ được xem xét như tập huấn, vừa học vừa làm, thăm quan học tập trong nước v.v… nếu xét thấy phù hợp. Phần lớn những hoạt động đào tạo ban đầu cần tập trung cho các đơn vị tham gia vào các lĩnh vực đầu tư trong dự án này như thủy lợi, thoát nước và vệ sinh. Tuy nhiên, dự án không chỉ nhằm tăng cường các kỹ năng chuyên môn để thực hiện các công việc chuyên môn, mà còn khuyến khích các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh áp dụng phương pháp tổng hợp trong quản lý tài nguyên nước thông qua đào tạo tổng hợp và lý thuyết. Điều này bao gồm đào tạo quản lý, đào tạo các phương pháp và kỹ thuật điều phối. Hy vọng rằng, việc giới thiệu các chương trình quản lý sẽ cần thiết đối với các cán bộ chủ chốt đang giữ vị trí lãnh đạo.

Một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa, là đào tạo cho người dân địa phương để họ có thể thực hiện các trách nhiệm của mình trong việc lập kế hoạch và giám sát các công trình đầu tư tại địa phương có sự tham gia của người dân, ví dụ như tổ chức các cuộc họp, viết báo cáo cơ sở và quản lý nhà nước v.v…

Để thực hiện đào tạo một cách hiệu quả, cần áp dụng các phương pháp đào tạo hiện đại trong mọi trường hợp có khả năng.

2.5 Cải tiến cung cấp dịch vụ công ích trong ngành nước

Trong bối cảnh dự án này, cấp nước được hiểu là dịch vụ công ích và phân tích cuối cùng cho thấy dự án sẽ hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận trong việc cung cấp nước cho những người sử dụng khác nhau.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 28

Nói chung, điều này có nghĩa là cải thiện chất lượng nước, phân phối nguồn tài nguyên nước hạn hẹp một cách công bằng và phù hợp cho các ngành sử dụng nước cạnh tranh như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp và thương mại v.v… và xác định các vấn đề ưu tiên về quy hoạch trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch và ngân sách của ngành nước.

Lập kế hoạch một cách hệ thống sẽ giúp cho việc sử dụng nước đạt hiệu quả về chi phí và cải tiến việc xác định các công trình đầu tư ưu tiên, cũng cần áp dụng phương pháp lập kế hoạch theo hệ thống để giải quyết các nhu cầu đặc biệt của các nhóm có hoàn cảnh khó khăn.

Cần áp dụng một cách hệ thống các cơ chế phản hồi của người sử dụng để cung cấp thông tin hữu ích cho việc cải thiện dịch vụ, nhằm đảm bảo các biện pháp được thực hiện một cách đầy đủ và thích hợp.

2.6 Nâng cao năng lực về mua sắm đấu thầu công khai và quản lý tài chính

Như đã trình bày trong phân tích các hoạt động của các dự án ODA áp dụng phương thức NEX, cần nâng cao năng lực về mua sắm đấu thầu công khai và quản lý tài chính hiệu quả của các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện dự án. Vì vậy, những loại hình đào tạo đó sẽ được áp dụng cho Ban Quản lý Nâng cao năng lực, các Ban Quản lý dự án và các cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện các dự án ODA (Bộ Tài chính, DMI, kho bạc).

3.3.3 Kết quả 3: Cải thiện Quản lý lưu vực sông

Kết quả thứ ba là cải thiện quản lý lưu vực sông trong tỉnh Ninh Thuận, tập trung vào hệ thống đập và sông, thông qua nâng cao năng lực cho các cơ quan cấp tỉnh trong việc quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực sông, xây dựng đập Ô Căm, các công trình phụ trợ và các đập lấy nước tưới, các kênh nhánh, thực hiện các hoạt động tưới tiêu công cộng và nâng cao năng lực Vận hành & Bảo dưỡng.

3.1 Nâng cao năng lực các cơ quan cấp tỉnh trong công tác quản lý bền vững tài nguyên nước theo lưu vực sông

Hoạt động này sẽ hỗ trợ dự án hiện đang thực hiện của BTC, dự án VIE 07 034 11, thông qua việc cấp kinh phí xây dựng 13 trạm thủy văn, gồm cả máy đo sâu và thiết bị đo dòng chảy để hiệu chỉnh số liệu thủy văn. Việc cung cấp thiết bị sẽ được hỗ trợ thông qua chương trình đào tạo toàn diện về vận hành và bảo dưỡng thiết bị; so sánh, ghi chép và phân tích số liệu thu thập được; các hệ thống quản lý tài nguyên nước ở cấp tỉnh. Sở TN&MT, với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước của tỉnh, sẽ đóng vai trò đứng đầu trong hợp phần này của dự án với sự hỗ trợ của chuyên gia kỹ thuật và tư vấn do Dự án tuyển chọn. Tuy nhiên, cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT, Sở NN&PTNN, IMC và Chi cục Thống kê để thu thập số liệu bổ sung theo yêu cầu (lượng mưa và lượng nước bốc hơi, cao trình hồ chứa, số lượng đập lấy nước tưới v.v…) nhằm phân tích, lập mô hình về tình hình tài nguyên nước trong tỉnh và xây dựng các kế hoạch hành động, các chiến lược vận hành thích hợp.

3.2 Xây dựng chương trình Đánh giá Tác động Môi trường phù hợp

Dự án sẽ so sánh Đánh giá Tác động Môi trường tiêu chuẩn cho hồ chứa được thực hiện gần đây ở trong tỉnh và sẽ so sánh với thực tiễn quốc tế tốt nhất. Đánh giá Tác động Môi trường trước đây cho các đập và các hồ chứa trong tỉnh sẽ được chỉnh sửa để đánh giá và cải tiến phương pháp đánh giá tác động môi trường của họ trong dự án này. Bản chỉnh sửa Đánh giá Tác động Môi trường phải dựa trên việc thu thập số liệu phù hợp và phân tích thủy văn thực tế. Tương tự, tư vấn sẽ thực hiện nghiên cứu toàn diện về mạng lưới hồ chứa Ô Căm, Phước Trung và Cho Mo để so sánh với

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 29

các nghiên cứu trước đây vốn xem các hồ chứa này là các hồ chứa riêng lẻ khi nghiên cứu tác động môi trường ở hạ lưu các hồ chứa này. Dự án sẽ xác định cách thực thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. Theo đó, dự án sẽ góp ý cho chính quyền địa phương trong việc lựa chọn khu vực và các phương pháp thực hiện các chương trình trồng rừng hiện có của chính phủ.

3.3 Xây dựng đập Ô Căm và các công trình phụ trợ

Hoạt động này bao gồm thiết kế, thẩm định và phê duyệt kể cả khảo sát hiện trường; lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu cạnh tranh trong nước (NCB) và hợp đồng; mời thầu và đánh giá thầu, trao hợp đồng; quản lý thi công, giám sát và bàn giao nghiệm thu. Chi tiết về đập và các công trình phụ trợ sẽ như sau:

Đập chính Ô Căm và đập tràn cách đập hướng dòng Ô Căm 1 km về phía hạ lưu với chiều dài đỉnh đập là 243m, chiều cao tối đa là 34.5m và dung tích xấp xỉ 8.57 triệu m³ nước.

Đập phụ với tổng chiều dài là 560m và chiều cao tối đa là 24 m. Hai cửa xả; một cửa xả nằm ở phía dưới đập, xả nước ra suối Cho Mo để cung cấp nước

cho đập lấy nước mới và các kênh tưới phục vụ cho 156 ha đất nông nghiệp cũng như bổ sung nước cho đập Cho Mo và một cửa xả nằm ở phía dưới đập phụ, xả nước ra suối Ngang để cung cấp nước cho các đập lấy nước và kênh tưới phục vụ cho 58ha đất, cũng như bổ sung nước cho đập Phước Trung.

3.4 Xây dựng cửa lấy nước tưới, kênh chính và kênh nhánh

Hoạt động này gồm toàn bộ các công việc như chuẩn bị, thiết kế, đấu thầu và thi công đập. Dự kiến sẽ soạn thảo một hợp đồng riêng cho các công trình tưới. Các công trình tưới sẽ gồm một đập lấy nước từ suối Ô Căm, một kênh tưới chính dài 3.3 km và 10 kênh nhánh với tổng chiều dài khoảng 6 km.

3.5 Xây dựng và thực hiện các hoạt động tưới tiêu công cộng để hỗ trợ phương pháp Quản lý Tưới có sự tham gia của cộng đồng ở cấp quốc gia (PIM)

Hoạt động hỗ trợ phương pháp PIM quốc gia nhằm mục đích huy động sự tham gia rộng hơn của cộng đồng vào việc xây dựng các hệ thống tưới hiệu quả và hữu hiệu. Nó bao gồm việc tạo cơ hội cho cộng đồng nông dân, thông qua các nhóm sử dụng nước, tham gia vào công tác quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình thủy lợi, quản lý, Vận hành & Bảo dưỡng hệ thống thủy lợi.

Dự kiến là MCDU với sự hỗ trợ của Dự án HTKT và tư vấn HTKT, các cơ quan cấp huyện như Hội Nông dân huyện (DFU) và Công ty Quản lý thủy nông (IMC) sẽ làm việc với các bên hưởng lợi nhằm xây dựng các hoạt động tưới tiêu công cộng và chương trình nâng cao năng lực. Chương trình này sẽ được kết hợp với kế hoạch đào tạo công ty thủy nông và gồm các vấn đề về phương pháp PIM, xây dựng kế hoạch hành động PIM, dự thảo ngân sách, thực hiện, quản lý nhu cầu nước, các phương án canh tác, xây dựng cơ cấu cây trồng, sự đóng góp của các nhóm sử dụng nước vào công tác Vận hành & Bảo dưỡng các hệ thống kênh và quản lý hệ thống kênh thủy lợi. Đối với các đối tượng hưởng lợi từ suối Ô Căm, các hoạt động và các chương trình nâng cao năng lực sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng hệ thống tưới và vào những tháng đầu cải tạo đất tưới khi nước sẵn có cho hoạt động tưới. Đối với các đối tượng hưởng lợi từ suối Ngang, những người đã được phân đất và một số công trình tưới hiện tại, các hoạt động có thể được thực hiện sớm hơn một chút và tập trung vào việc nâng cấp/cải tạo các công trình hiện có áp dụng phương pháp PIM.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 30

3.6 Nâng cao năng lực cho Công ty Quản lý Thủy Nông (IMC) để có thể vận hành và bảo dưỡng các công trình đầu tư đã hoàn thành

Công ty Quản lý Thủy nông tỉnh (IMC) trực thuộc Sở NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm các công việc thường nhật như quản lý, vận hành và bảo dưỡng đập Ô Căm và các công trình tưới được xây dựng trong dự án này.

Ban Quản lý Nâng cao năng lực sẽ phối hợp với Tư vấn HTKT đánh giá yêu cầu về năng lực của cơ quan này cùng đội ngũ cán bộ, đánh giá năng lực những cán bộ sẽ được phân công chịu trách nhiệm đối với các công trình và xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực. Một thành viên của IMC sẽ được bổ nhiệm là thành viên của Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp (APMU)để tham gia vào toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thực hiện tiểu dự án, đồng thời chịu trách nhiệm làm cầu nối liên hệ giữa IMC và APMU và đảm bảo cán bộ của IMC sẽ tham gia vào đào tạo khi cần thiết. Chương trình đào tạo sẽ được thực hiện trong quá trình thi công và bàn giao nghiệm thu công trình để đảm bảo cán bộ IMC sẽ tham gia vào chương trình đào tạo và được đào tạo đầy đủ để sẵn sàng tiếp nhận các công trình từ nhà thầu. Nâng cao năng lực nhằm mục đích nâng cao dài hạn tính bền vững của IMC. Hoạt động nâng cao năng lực sẽ đưa ra định hướng cho các hoạt động tưới cộng đồng và phương pháp PIM, quá trình tham vấn, nâng cao nhận thức cộng đồng và sự đóng góp của cộng đồng trong Vận hành & Bảo dưỡng, quản lý nhu cầu nước, quản lý hệ thống kênh thủy lợi, Vận hành & bảo dưỡng hệ thống kênh, hệ thống thông tin quản lý và hệ thống quản lý tài sản. Công tác quản lý tài sản sẽ hỗ trợ IMC trong việc quản lý danh mục tài sản, lập kế hoạch Vận hành & Bảo dưỡng, soạn thảo hướng dẫn Vận hành & Bảo dưỡng, lập ngân sách bảo dưỡng tài sản một cách hợp lý.

3.3.4 Kết quả 4: Cải thiện Sức khỏe và Môi trường sống của người dân Phước Dân

Kết quả này sẽ góp phần cải thiện sức khỏe và môi trường sống cho người dân Phước Dân thông qua việc cải tạo/xây dựng mạng lưới thoát nước chung cấp ba, đường ngõ xóm và đấu nối bể tự hoại, lựa chọn đơn vị quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước của thị trấn và nâng cao năng lực nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả.

4.1. Lập và thực hiện khảo sát kinh tế - xã hội ban đầu

Mục đích của hoạt động này là thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội của hộ gia đình, việc sử dụng nước, thu nhập hộ gia đình, khả năng sẵn sàng chi trả tiền nước thải, các công trình và điều kiện vệ sinh, kiến thức, thái độ và hành vi vệ sinh, tình trạng sức khỏe của người dân v.v… để có thể so sánh với khảo sát tương tự như vậy sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành dự án đầu tư và chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng. Ban Quản lý nâng cao năng lực và Hội Phụ Nữ thị trấn cùng với sự hỗ trợ của tư vấn HTKT sẽ xây dựng bảng câu hỏi phù hợp và theo tiêu chuẩn, xây dựng hệ thống thu thập, ghi chép và phân tích số liệu, lập báo cáo. Hội Phụ nữ Thị trấn sẽ quản lý quá trình thực hiện khảo sát.

Khảo sát cơ sở về kinh tế-xã hội sẽ được thực hiện trong giai đoạn khởi đầu áp dụng phương pháp lấy mẫu hợp lệ, mẫu phỏng vấn tiêu chuẩn và sử dụng các phỏng vấn viên đã qua đào tạo (tình nguyện viên môi trường). Các hộ gia đình tham gia phỏng vấn sẽ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các hộ gia đình ở từng phường của thị trấn. Mẫu phỏng vấn sẽ chiếm ít nhất 5% tổng số hộ gia đình của từng phường. Ban Quản lý Dự án Nâng cao năng lực và chuyên gia xã hội học sẽ giám sát quá trình khảo sát và hỗ trợ việc phân tích kết quả khảo sát và viết báo cáo. Khi dự án hoàn thành, một nghiên cứu khảo sát tương tự sẽ được thực hiện để đánh giá tác động xã hội của dự án.

4.2. Lập và thực hiện khảo sát đường ngõ xóm, cống cấp ba và bể tự hoại

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 31

Công việc này một phần sẽ do Tư vấn thiết kế thực hiện, một phần do cán bộ thu thập số liệu (tình nguyện viên môi trường) thực hiện thông qua Hội Phụ nữ Thị trấn, những cán bộ thu thập số liệu này là những người tham gia vào dự án và được đào tạo trong các chương trình nâng cao năng lực của dự án. Các hoạt động khảo sát sẽ được thực hiện đồng thời trong cùng một thời gian.

Theo đề cương tham chiếu, tư vấn thiết kế phải khảo sát toàn bộ các vấn đề về vị trí, chiều rộng, chiều dài và điều kiện của tất cả các con đường trong ngõ xóm nơi sẽ lắp đặt đường ống thoát nước của mạng lưới thu gom. Thông tin này sẽ được đưa vào bảng kê khối lượng trong hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu trong nước. Cần có thông tin về khảo sát bể tự hoại để biết được các hộ gia đình nào đã có bể tự hoại nhưng chưa được đấu nối với cống. Đấu nối mới sẽ được thực hiện đối với các hộ gia đình chưa có bể tự hoại.

Ban Quản lý Cộng đồng / Hội Phụ nữ Thị trấn với sự hỗ trợ của Ban Quản lý Dự án nâng cao năng lực và Tư vấn HTKT sẽ xây dựng bảng câu hỏi về bể tự hoại để phỏng vấn tất cả các hộ gia đình hay các nhóm cộng đồng sống quanh đó. Việc ghi chép số liệu về diện tích đất của hộ gia đình là cần thiết để tạo ra số liệu tham chiếu chéo cho công tác khảo sát đường ngõ xóm, và cũng là cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu về những hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh được cải tạo. Cơ sở dữ liệu này sẽ hỗ trợ công tác xây dựng các chiến dịch khuyến khích người dân cải tạo công trình vệ sinh.

4.3. Cải tạo / xây dựng mạng cống cấp ba, đường ngõ xóm và đấu nối bể tự hoại

Hoạt động này bao gồm quy hoạch, thiết kế và lập hồ sơ mời thầu, trao hợp đồng cho nhà thầu trong nước, giám sát thi công các công trình nâng cấp vỉa hè đường ngõ xóm và cống cấp ba/cống thu gom nước thải. Để thực hiện hoạt động này, cần lập kế hoạch thực hiện và tham vấn người dân sống ở các ngõ xóm thông qua khảo sát chi tiết. Việc lát vỉa hè ở các ngõ xóm sẽ cải thiện giao thông đi lại cho người dân, giúp duy trì môi trường sạch đẹp và hỗ trợ việc thu gom rác thải.

Khoảng 14,000 m đường bê tông và cống đường kính 300 mm với các hố thăm để kiểm tra và bảo dưỡng cống, và hố thu nước mưa sẽ được xây dựng. Quy mô, chiều dài chính xác của các công trình sẽ được xác nhận sau khảo sát chi tiết. Kế hoạch xây dựng các công trình này sẽ bao gồm cả đấu nối các bể tự hoại hiện có và cống thoát nước thải từ hố thăm của hộ gia đình nằm ngay trong phạm vi khuôn viên đất của hộ gia đình (Hộ gia đình có trách nhiệm xây dựng các công trình trong khuôn viên đất của họ). Đối với các hộ gia đình không có bể tự hoại, thì sẽ lắp đặt đường ống đấu nối cống thoát nước vào đến ranh giới phạm vi đất của hộ gia đình để phục vụ cho đấu nối sau này.

4.4. Xây dựng mạng lưới thoát nước chung và trạm xử lý nước thải

Hoạt động này bao gồm các công việc như thiết kế, thẩm định và phê duyệt, kể cả khảo sát hiện trường (địa chất, địa hình, và các dịch vụ hiện có); lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và hợp đồng NCB; mời thầu và đánh giá thầu, trao hợp đồng, thi công, quản lý hợp đồng, giám sát và bàn giao nghiệm thu.

Mạng lưới thoát nước mưa cấp một, cấp hai và cống thu gom nước thải sẽ được xây dựng bao phủ toàn bộ diện tích đô thị hiện tại của thị trấn Phước Dân, với tổng chiều dài khoảng 6,840 m – gồm đường ống bê tông đường kính 400mm-1500mm. Cống sẽ được thiết kế để có thể tự làm sạch với số lượng và kích thước các hố thăm phù hợp để phục vụ công tác kiểm tra và bảo dưỡng cống, các cửa thu nước mưa với khoảng cách ngắn nhất theo tiêu chuẩn Việt Nam và đặt tại tất cả những điểm trũng để nước mưa có thể dễ dàng chảy vào, các lưới chắn cát phía trên khay chắn cát/bùn.

Năm bể tràn / bể tách nước mưa sẽ được xây dựng. Các công trình này sẽ chặn dòng chảy mùa khô (DFW) từ mạng lưới thoát nước và đưa tới tuyến cống bao. Khi lưu lượng dòng chảy mùa mưa lớn hơn gấp 2 lần so với lưu lượng dòng chảy mùa khô, thì dòng chảy sẽ chảy tràn và xả ra sông Lú qua các cửa xả. Công trình cửa xả van một chiều để chặn nước mưa, và các cửa cống giữa đường ống và van, được dùng để phục vụ cho công tác kiểm tra và bảo dưỡng. Cần lắp đặt một

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 32

trạm bơm tại cuối phía nam bể tràn để bơm nước thải vào hệ thống cống thông qua tuyến cống dâng dài 425m, đường kính 100m và làm bằng vật liệu nhựa PE. Cần lắp đặt một trạm bơm thứ hai tại cuối hạ lưu hệ thống thu gom nước thải để bơm nước thải đến trạm xử lý qua một tuyến cống dâng dài 750, đường kính 200m làm bằng vật liệu nhựa PE.

Tuyến cống bao tự chảy nằm trên đường cao tốc là đường ống bằng nhựa PE, chia thành hai đoạn, một đoạn dài 1400m với đường kính 800 mm và một đoạn dài 280m đường kính 400 mm.

Một trạm xử lý nước thải với công nghệ bể sinh học có công suất 2.000m³/ngày sẽ được xây trên khu đất ruộng ở giữa sông Lý và đường cao tốc. Vị trí đề xuất cho trạm xử lý nước thải nằm ở vùng ngoại ô của thị trấn có đường vào thuận tiện và có đủ diện tích đất để mở rộng trong tương lai cũng như cho vùng đệm theo yêu cầu. Trạm xử lý nước thải sẽ xử lý nước thải và xả nước thải loại B ra sông Lú tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005. Bùn sẽ được phơi khô và đưa đến bãi chôn lấp.

4.5 Lựa chọn Cơ quan Quản lý, Vận hành & Bảo dưỡng các công trình thoát nước của thị trấn và nâng cao năng lực nhằm đảm bảo quản lý, Vận hành & Bảo dưỡng hiệu quả hệ thống thoát nước.

Hoạt động này hỗ trợ UBND tỉnh trong việc xác định cơ quan phù hợp nhất có thể quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thoát nước được xây dựng trong dự án và các công trình thoát nước hiện có. Một số phương án được áp dụng ở Việt Nam và các phương án này đã được xác định trong phần Phụ lục. Một loạt các hội thảo và cuộc họp sẽ được tổ chức với sự hỗ trợ của Ban Quản lý nâng cao năng lực nhằm hỗ trợ UBND tỉnh trong việc đánh giá các phương án hiện tại, xác định cơ quan phù hợp nhất và phê duyệt việc thành lập cơ quan này cùng với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân sự và ngân sách hoạt động và những vấn đề liên quan 3. Đội tư vấn lập dự án kiến nghị thành lập Công ty Môi trường Đô thị tỉnh chịu trách nhiệm với các công trình thoát nước dưới sự chỉ đạo của tỉnh – do vậy cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm đối với các công trình thoát nước ở thị trấn Phước Dân và thị trấn Khánh Hải cũng như thành phố Phan Rang. Việc thành lập cơ quan này sẽ được tiến hành trong giai đoạn đầu kỳ dự án sau khi tiến hành phân tích chuyên sâu.

Khi cơ quan này được thành lập, Ban Quản lý nâng cao năng lực với sự hỗ trợ của tư vấn HTKT sẽ đánh giá yêu cầu năng lực của cơ quan này và yêu cầu năng lực của cán bộ, đánh giá năng lực của các cán bộ được bổ nhiệm và xây dựng chương trình đào tạo và nâng cao năng lực toàn diện. Một thành viên của cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng sẽ được phân công là thành viên của Ban Quản lý Dự án CSHT để tham gia vào tất cả các vấn đề trong quá trình thực hiện tiểu dự án và chịu trách nhiệm làm cầu nối liên lạc giữa hai cơ quan, đảm bảo cán bộ của cơ quan sẽ tham gia vào đào tạo nếu cần thiết. Chương trình đào tạo sẽ được thực hiện trong quá trình thi công và bàn giao nghiệm thu công trình nhằm đảm bảo cán bộ của cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng sẽ tham gia vào chương trình đào tạo và được đào tạo đầy đủ để sẵn sàng tiếp nhận các công trình từ nhà thầu. Hoạt động nâng cao năng lực nhằm đảm bảo tính bền vững của Công ty Môi trường Đô thị (URENCO) trong dài hạn. Hoạt động này cũng bao gồm quản lý tài chính, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống quản lý tài sản, cung cấp thiết bị VH&BD. Quản lý tài sản sẽ hỗ trợ URENCO trong công tác quản lý danh mục tài sản, lập kế hoạch và hướng dẫn VH&BD, lập ngân sách phục vụ công tác quản lý tài sản hiệu quả. Đại diện của Công ty Môi trường Đô thị hiện đang quản lý hạ tầng thoát nước ở Phan Rang cũng cần được mời tham gia chương trình đào tạo này.

3 Đội tư vấn lập dự án kiến nghị thành lập Công ty Môi trường Đô thị Tỉnh chịu trách nhiệm với các công trình thoát nước dưới sự chỉ đạo của tỉnh – do vậy cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm đối với các công trình thoát nước cả ở thị trấn Phước Dân và thị trấn Khánh Hải, cũng như thành phố Phan Rang.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 33

3.3.5 Kết quả 5: Nâng cao nhận thức cộng đồng và cải tạo cơ sở hạ tầng

Kết quả này sẽ thúc đẩy việc thay đổi hành vi vệ sinh và đảm một khối lượng lớn nước thải sẽ được vận chuyển đến hệ thống thu gom mới thông qua chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng phù hợp.

Kết quả này sẽ bổ sung các công trình cơ sở hạ tầng chính được xây dựng trong Dự án theo kết quả 4. Các hoạt động đề xuất cho chương trình Nâng cao Nhận thức Cộng đồng và Cải tạo Cơ sở Hạ tầng (CAIA) bao gồm: (i) thành lập Ban Quản lý Cộng đồng (CMC) ở thị trấn Phước Dân trực thuộc UBND Thành phố, và nâng cao năng lực cho Hội Phụ nữ Thị trấn, (ii) khuyến khích cộng động và huy động sự tham gia của cộng đồng, (iii) lập và thực hiện dự án và chương trình nâng cao nhận thức về vệ sinh và sức khỏe, (iv) xây dựng và quản lý Quỹ Tín dụng Vệ sinh xây dựng bể tự hoại và đấu nối, (v) cải tạo các công trình vệ sinh trường tiểu học dựa trên cộng đồng và xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các vị trí công cộng – bến xe buýt, chợ.

5.1 Thành lập Ban Quản lý Cộng đồng trực thuộc UBND Thị trấn và nâng cao năng lực cho Ban Quản lý Cộng đồng và Hội Phụ nữ Thị trấn

UBND Tỉnh đã thống nhất là để chỉ đạo và điều hành chương trình CAIA đề xuất ở thị trấn Phước Dân, cần thành lập Ban Quản lý Cộng đồng trực thuộc UBND thị trấn và Hội Phụ nữ Thị trấn chịu trách nhiệm quản lý chương trình. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh có kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và hiện đang thực hiện chương trình Quỹ tín dụng Vệ sinh. Kinh nghiệm này sẽ được áp dụng trong chương trình nâng cao năng lực và trong việc tham vấn cho các cơ quan của thị trấn. Hoạt động này gồm nâng cao năng lực cho Ban Quản lý Cộng đồng, Hội Phụ Nữ Thị trấn và ít nhất là một đại diện của Ban Quản lý Dự án CSHT nhằm đảm bảo việc kết kết nối giữa các chương trình với các công trình đầu tư chính.

Các hội thảo định hướng dự án ban đầu sẽ được tổ chức để giải thích quy mô của dự án đầu tư và cách kết nối giữa chương trình CAIA với dự án. Các vấn đề liên quan chính gồm khảo sát kinh tế - xã hội và khảo sát bể tự hoại, để xác định vị trí đấu nối của các bể tự hoại hiện có vào cống cấp ba và vị trí các hộ gia đình có nhà vệ sinh chưa được cải tạo; các vị trí tiềm năng để xây dựng nhà vệ sinh cộng đồng; và các yêu cầu tham vấn hộ gia đình nhằm thực hiện tốt các hợp đồng cải tạo đường ngõ xóm.

Chương trình nâng cao năng lực nhằm đảm bảo quản lý bền vững chương trình Nâng cao năng lực và Cải tạo CSHT (CAIA). Đào tạo sẽ bao gồm: các phương pháp và công cụ huy động sự tham gia của cộng đồng, phạm vi và chi phí của các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng; nhận thức về vấn đề vệ sinh, mối liên quan giữa nước sạch, điều kiện vệ sinh được cải thiện và sức khỏe cộng đồng; các kỹ năng giao tiếp; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng bể tự hoại; đào tạo các kỹ năng quản lý gồm kế toán, các chương trình phầm mềm máy tính, lập báo cáo quản lý và giám sát chương trình Quỹ tín dụng Vệ sinh; các quy trình thủ tục của Cơ quan Hợp tác Bỉ. Các kỹ năng phân tích sẽ được tăng cường thông qua đào tạo về các vấn đề như nhận thức về giới, phát triển cộng đồng, tái định cư, điều tra kinh tế - xã hội, giám sát và đánh giá. Dự án cũng sẽ cung cấp phần cứng, phần mềm và thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng.

5.2 Thu hút cộng đồng và huy động sự tham gia của cộng đồng

Hoạt động này nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc cải tạo các công trình vệ sinh. Nó bao gồm ba chương trình sau:

Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh môi trường; Quỹ tín dụng vệ sinh (SCS) cho hộ nghèo; Các công trình vệ sinh dựa trên cộng đồng.

Các hoạt động huy động sự tham gia của cộng đồng được thiết kế nhằm cải thiện điều kiện môi trường cho các hộ gia đình và cho cộng đồng. Các hoạt động này nhằm mục đích tối đa hóa sự

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 34

tham gia của cộng đồng và quyền sở hữu của cộng đồng thông qua (i) chia sẻ thông tin; (ii) tham vấn cộng đồng, đảm bảo trao đổi thông tin hai chiều giữa các Ban Quản lý Cộng đồng, Hội Phụ nữ Thị trấn, Ban Quản lý Dự án CSHT và cộng đồng dân cư; (iii) phối hợp, tham gia vào quá trình ra quyết định; và (iv) trao quyền cho các nhóm cộng đồng bằng cách chuyển giao quyền ra quyết định và hành động cho cộng đồng.

Các hoạt động tham vấn và chia sẻ thông tin với cộng đồng sẽ bao gồm: (i) các hội thảo định hướng dự án cho các nhóm cộng đồng, (ii) khảo sát Kiến thức, Thái độ và Hành vi (KAP) của cộng đồng đối với các vấn đề vệ sinh hiện tại và khảo sát cơ bản ban đầu, (iii) đánh giá các kênh và các chiến lược truyền thông trong những dự án của huyện, tỉnh và các nhà tài trợ quốc tế; (iv) xây dựng chiến lược truyền thông để phổ biến thông tin về các vấn đề liên quan đến nước, vệ sinh và sức khỏe; (v) tham vấn cộng đồng về vị trí và thiết kế các công trình cơ sở hạ tầng, nhu cầu về cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng; (vi) nâng cao năng lực về công tác tham vấn cộng đồng, truyền thông và độ nhạy về giới; (vii) đánh giá các phương pháp khuyến khích về vấn đề vệ sinh môi trường và điều kiện vật chất thuận lợi của địa phương; (viii) đánh giá các phương pháp và tài liệu về cải thiện vệ sinh và sức khỏe; (ix) soạn thảo và phát hướng dẫn kỹ thuật, các tài liệu về cải thiện sức khỏe và vệ sinh cho cộng đồng, các cơ quan đoàn thể, trường học và các cơ quan nhà nước.

5.3 Lập và thực hiện dự án, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về mối liên quan giữa vệ sinh và sức khỏe

Hoạt động này gồm một chương trình giáo dục, truyền thông và quan hệ công chúng nhằm mục đích: nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối liên hệ giữa nước, vệ sinh và sức khỏe; nâng cao nhận thức về bảo vệ cơ sở hạ tầng môi trường đô thị; khuyến khích các hộ gia đình đấu nối và trả tiền dịch vụ vệ sinh môi trường. Nhận thức cũng sẽ bao gồm nhận thức về giá dịch vụ, lợi ích kinh tế của việc cải tạo các công trình vệ sinh, và thông báo cho các hộ dân về hỗ trợ tài chính thông qua Dự án. Các hoạt động bao gồm: đào tạo các cơ quan chính quyền thị trấn về vấn đề giáo dục sức khỏe; huy động mạng lưới tình nguyện viên; mua sắm tài liệu và thiết bị; thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và các sự kiện công chúng.

5.4 Lập và quản lý Quỹ Tín dụng Vệ sinh (SCS) để hỗ trợ xây dựng bể tự hoại và đấu nối

Các hộ gia đình sẽ được khuyến khích xây dựng hoặc nâng cấp nhà vệ sinh có bể tự hoại và đấu nối vào hệ thống thoát nước. Ban Quản lý Cộng đồng và tổ công tác của Quỹ tín dụng Vệ sinh thuộc Hội Phụ nữ Thị trấn sẽ tập trung vào các hộ nghèo đã được xác định của thị trấn; xác định các hộ gia đình không có công trình vệ sinh hoặc không có công trình vệ sinh phù hợp thông qua công tác khảo sát bể tự hoại; và thông báo với họ về hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật của Dự án trong việc xây dựng các công trình vệ sinh. Tiêu chí lựa chọn sẽ được thiết lập để đánh giá đơn xin vay vốn của các hộ dân.

Quỹ tín dụng Vệ sinh sẽ cung cấp vốn, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để giúp các hộ thu nhập thấp cải tạo công trình vệ sinh, gồm nhà vệ sinh, bể tự hoại và đấu nối cống thoát nước và bể tự hoại của hộ gia đình vào hệ thống thoát nước công cộng. Quỹ tín dụng này sẽ hoạt động theo mô hình quỹ quay vòng4 và dự kiến sẽ được sử dụng để xây dựng khoảng 2.000 bể tự hoại trong thời gian thực hiện dự án và sử dụng một cách bền vững sau khi dự án kết thúc để xây dựng nhiều bể tự hoại hơn hoặc được sử dụng cho các yêu cầu khác về vệ sinh cộng đồng với sự phê duyệt của CMC. Tư vấn đề xuất là cần khuyến khích việc xây bể tự hoại thông qua thay đổi quy định pháp quy, trong đó yêu cầu các hộ gia đình và các cơ sản xuất, kinh doanh phải thay thế hố xí đào bằng hệ thống nhà vệ sinh có bể tự hoại/thùng xả nước ở các khu vực có mật độ dân cư trung bình và cao, và cũng

4 Các cuộc họp thảo luận với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Phan Rang cho thấy, các điều kiện sau sẽ phù hợp với quỹ quay vòng: (i) vốn vay để xây bể tự hoại không dưới 3 triệu đồng/hộ gia đình, (ii) thời gian trả nợ: 24 - 30 tháng; (iii) lãi suất khoảng 0.3 - 0.5%/tháng để trang trải chi phí quản lý.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 35

bằng cách củng cố các văn bản pháp quy hiện tại để quy định khi xây nhà vệ sinh mới bắt buộc phải xây bể tự hoại.

5.5 Chương trình Vệ sinh dựa vào cộng đồng - cải tạo các công trình vệ sinh trường học và xây dựng nhà vệ sinh cộng cộng

Chương trình Vệ sinh dựa vào cộng đồng sẽ cung cấp vốn, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo về cải thiện vệ sinh môi trường theo nhu cầu của cộng đồng. CMC sẽ hỗ trợ Sở GD&ĐT, gồm các nhóm giáo viên và học sinh, các nhóm cộng đồng và các khu vực lân cận trong việc lựa chọn địa điểm, lập kế hoạch thực hiện, và sau đó quản lý thiết kế và thi công các công trình cải tạo nhà vệ sinh thông qua các tư vấn và nhà thầu trong nước thích hợp. Chương trình nhằm mục đích tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề vệ sinh đô thị, và xây dựng khả năng tự lực của cộng đồng. Các dự án cộng đồng được chọn để cấp vốn thực hiện phải được thực hiện cho các khu vực đói nghèo và các trường học, bao gồm các hoạt động sau:

Cải tạo hoặc xây mới nhà vệ sinh có bể tự hoại và bồn rửa tay cho 6 trường học, đặc biệt là cho học sinh tiểu học, nghiên cứu sự khác biệt về giới và nhu cầu của giáo viên;

Xây dựng 4 nhà vệ sinh công cộng tại bệnh viện, khu dân cư, công viên, bến xe và chợ nếu cộng đồng có nhu cầu cao về các công trình vệ sinh này. Công tác vận hành và bảo dưỡng công trình trong điều kiện thuận lợi và đảm bảo vệ sinh phải được thống nhất trước giai đoạn thi công.

3.3.6 Kết quả 6: : Cải thiện môi trường sống cho người dân Khánh Hải

Kết quả thứ sáu sẽ là cải thiện môi trường sống cho người dân thị trấn Khánh Hải thông qua nâng cao nhận thức, xây dựng / cải tạo hệ thống thoát nước chính hiện tại / mới để giảm ngập lụt theo kế hoạch thoát nước tổng thể, và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý, vận hành & bảo dưỡng hệ thống thoát nước đã được lựa chọn.

Sau khi thảo luận chi tiết với các cơ quan tỉnh, các bên đã thống nhất với nhau là dự án sẽ tập trung vào việc giảm ngập lụt xảy ra thường xuyên tại các khu vực thuộc thị trấn do mưa bão gây ra bằng cách xây dựng hệ thống thoát nước mưa chính dọc các tuyến đường hiện tại. Hình vẽ trong phần Phụ lục thể hiện mặt bằng và quy mô các công trình thoát nước mưa theo đề xuất. Đây là kết quả của giai đoạn 1 (xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải và nước mưa). Phương pháp tiếp cận này nhằm đảm bảo việc đầu tư có hiệu quả kinh tế và bền vững về mặt thu hồi chi phí, vận hành & bảo dưỡng.

6.1 Tổ chức và thực hiện các hội thảo định hướng và nâng cao nhận thức của các bên liên quan về dự án

Hoạt động này cần được thực hiện để đảm bảo chính quyền huyện, phường và các nhóm cộng đồng sẽ nhận thức đầy đủ về mục tiêu, quy mô, thiết kế dự án và tác động của dự án đối với cộng đồng. Các cuộc họp và hội thảo có sự tham gia của các bên liên quan sẽ được tổ chức với sự hỗ trợ của Ban Quản lý Nâng cao năng lực nhằm thảo luận các vấn đề thiết kế và thi công công trình, bao gồm cả chiến lược truyền thông và các yêu cầu điều phối dự án, khả năng có đất để thi công và tác động của dự án đối với các hộ gia đình sống gần khu vực dự án, những thay đổi / các dự án / quá trình thi công tại khu vực dự án, các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, quản lý giao thông trong quá trình thi công và các vấn đề tương tự như vậy.

6.2 Xây dựng / cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện tại / mới để giảm ngập lụt theo quy hoạch thoát nước tổng thể

Hoạt động này gồm thiết kế, thẩm định và phê duyệt, kể cả khảo sát hiện trường (địa chất, địa hình và các dịch vụ hiện có); lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu NCB và hợp đồng; mời thầu và đánh giá thầu, trao hợp đồng; giám sát thi công và bàn giao nghiệm thu. Hoạt động này sẽ bao

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 36

gồm các công trình thoát nước mưa chính trên các tuyến đường chính dự kiến sẽ được xây dựng trong thời gian sắp tới.

Hệ thống thoát nước mưa sẽ được xây dựng với tổng chiều dài khoảng 6100m – gồm 5500 m cống bê tông có đường kính 600mm-1000mm và 614m cống hộp kích thước 1.5m x 1.5m cho dòng chảy mùa kiệt. Cống sẽ được thiết kế để có thể tự làm sạch với số lượng và kích thước các hố thăm phù hợp để phục vụ công tác kiểm tra và bảo dưỡng cống, các cửa thu nước mưa với khoảng cách ngắn nhất theo tiêu chuẩn Việt Nam và đặt tại tất cả những điểm trũng để nước mưa có thể dễ dàng chảy vào, các lưới chắn cát phía trên khay chắn cát/bùn. Cống sẽ xả nước mưa ra sông Trí Thụy qua cửa xả có van một chiều để chặn nước sông chảy vào, và các cửa cống chặn giữa đường ống và van để phục vụ công tác bảo dưỡng cống. Cống hộp sẽ xả nước mưa ra kênh hở hiện tại trước khi xả ra sông thông qua cửa xả. Cống hiện tại sẽ được nâng cấp nếu cần thiết để tiếp nhận dòng chảy kiệt và đảm bảo hoạt động theo cơ chế tự làm sạch.

6.3 Lựa chọn cơ quan quản lý, vận hành & bảo dưỡng các công trình thoát nước mưa của thị trấn và nâng cao năng lực cho cơ quan này để đảm bảo quản lý, vận hành & bảo dưỡng hiệu quả

Hoạt động này sẽ được thực hiện đồng thời cùng với Hoạt động 5 trong Kết quả 4, và bao gồm các công việc và phương pháp tiếp cận tương tự.

3.3.7 Kết quả 7: Nâng cao nhận thức về sử dụng nước và thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin với các dự án khác

Ngoài một vài người được cập nhật thông tin ở cấp chính quyền trung ương, nhìn chung cán bộ và người dân địa phương còn thiếu kiến thức và nhận thức về các vấn đề và thách thức trong công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên nước.

Kết quả này nhằm tăng cường nhận thức của cán bộ ở tất cả các cấp và cộng đồng dân cư về các phương pháp tiếp cận tổng thể trong quản lý tài nguyên nước và sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua việc trao đổi kinh nghiệm với cơ quan quản lý cấp quốc gia và cộng đồng các nhà tài trợ.

7.1 Nâng cao nhận thức về các vấn đề sử dụng nước, vệ sinh và môi trường

Theo các hoạt động của dự án, các chiến dịch truyền thông về việc sử dụng nước sẽ được triển khai tại các khu vực xây dựng hệ thống thoát nước mưa, về việc sử dụng nước tưới tại các khu vực xây dựng hệ thống tưới và nâng cao nhận thức chung về nhu cầu sử dụng tài nguyên nước hiệu quả và hợp lý trên toàn tỉnh. Hoạt động này sẽ phù hợp với kế hoạch đầu tư trong quy hoạch tổng thể tài nguyên nước. Nó sẽ được triển khai với sự hợp tác của các tổ chức xã hội và các cơ quan đoàn thể; phụ nữ và nông dân là các nhóm đối tượng đặc biệt trong việc sử dụng nước, do vậy có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác với hội phụ nữ và hội nông dân. Ví dụ, có thể khuyến khích nông dân trồng các loại cây cần ít nước hơn (như lúa). Các tổ chức xã hội và phương tiện thông tin đại chúng có thể hợp tác với các sở chức năng để xây dựng các chiến dịch, phương tiện và tài liệu truyền thông.

Để đạt được điều này, các hoạt động nâng cao nhận thức sẽ được thực hiện để cán bộ cấp xã có thể tham vấn và hiểu được mong muốn, nhu cầu, và mối quan tâm của người dân địa phương và các tổ chức đoàn thể v.v…

7.2 Tích cực trao đổi thông tin và kinh nghiệm với chính quyền trung ương và các dự án ODA về cơ sở hạ tầng, quản lý và kiểm soát tài nguyên nước

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 37

Theo Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ, để nâng cao hiệu quả viện trợ và tăng cường nỗ lực trong hai ngành mục tiêu, hoạt động này sẽ tập trung vào việc phát triển mạng lưới học hỏi các dự án liên quan trên toàn quốc thông qua tích cực trao đổi thông tin và kinh nghiệm.

Dự án sẽ lập báo cáo tổng kết các bài học kinh nghiệm và sẽ mời các bộ ngành liên quan ở trung ương cùng tham gia vào công tác tổng kết nhằm phát triển những kết quả tốt thành mô hình và và kiến nghị việc chỉnh sửa những qui định ở cấp quốc gia nếu cần thiết. Ban Quản lý Dự án sẽ mời các bộ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Nội vụ cùng tham gia đóng góp ý kiến vào bản dự thảo kế hoạch hoạt động của dự án cũng như tham gia các hội thảo hoặc họp Đánh giá Giữa kỳ và Đánh giá Cuối kỳ.

Là một hạng mục công việc của hỗ trợ công nghệ thông tin trong dự án, dự án sẽ hỗ trợ cho Sở TN&MT thiết kế website, cung cấp những ý tưởng về các mục tiêu khác nhau hoặc hướng dẫn việc trao đổi những kinh nghiệm thực tế gặp phải từ những dự án tương tự. Kết quả là các dự án khác trong tỉnh sẽ có thể truy cập được trang web này để trao đổi thông tin lẫn nhau. Việc xây dựng một công cụ truyền thông như vậy sẽ góp phần vào việc thiết lập các cơ chế phối hợp và tăng cường sự phối hợp theo ngành dọc giữa các bên liên quan của dự án. Đặc biệt là trang web này có thể hoạt động như một nguồn thông tin cho người dân tiếp cận. Có thể truy cập vào trang web này thông qua dịch vụ một cửa. Đây không phải là hoạt động “đơn lẻ” mà được thực hiện cùng với các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức khác như truyền hình, truyền thanh địa phương, biển quảng cáo, loa truyền thanh v.v…. .

3.4 CÁC CHỈ SỐ VÀ CÔNG CỤ KIỂM CHỨNG

Các chỉ số và công cụ kiểm chứng có thể được tìm thấy trong khung logic. Để có thể đánh giá tác động của dự án, khảo sát cơ bản ban đầu sẽ được thực hiện trong giai đoạn khởi đầu. Công tác khảo sát cơ bản ban đầu bao gồm thu thập số liệu hiện có để có thể đánh giá thường xuyên những diễn biến thay đổi.

Đánh giá Nhu cầu Đào tạo phải dựa trên kết quả tự đánh giá của cơ quan vì kết quả thường dễ được chấp nhận hơn, trong khi nhu cầu lại có mục tiêu rõ ràng hơn. Do vậy, cần phải có biểu mẫu khảo sát và sự hỗ trợ của Tư vấn HTKT quốc tế trong công tác thiết kế và xử lý biểu mẫu khảo sát.

3.5 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI

3.5.1 Nâng cao năng lực

Các đối tượng hưởng lợi của Chương trình Cải cách Hành chính công trong Dự án bao gồm toàn bộ các sở chức năng của tỉnh liên quan đến việc thực hiện dự án cũng như các cán bộ huyện, thị trấn, phường và xã. Ngoài ra, người dân địa phương và các tổ chức đoàn thể liên quan đến các hoạt động của dư án sẽ là các đối tượng hưởng lợi trực tiếp của Dự án. Về nguyên tắc, toàn bộ người dân tỉnh Ninh Thuận sẽ được hưởng lợi từ quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tỉnh Ninh Thuận.

3.5.2 Quản lý nguồn nước

Các đối tượng hưởng lợi của hệ thống hồ chứa và kênh tưới Ô Căm sẽ bao gồm toàn bộ người dân xã Phước Chinh và các vùng lân cận huyện Bác Ái với khoảng 600 hộ gia đình – tức khoảng 3.000 người. Tổng diện tích đất nông nghiệp được tưới trực tiếp từ hồ chứa Ô Căm khoảng 214 ha, và diện tích được tưới gián tiếp lên tới hơn 400 ha. Sản lượng sản xuất sẽ cao hơn thông qua hoạt động tưới cộng đồng và nâng cao năng lực áp dụng phương pháp PIM.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 38

Người dân các thị trấn và làng xã sống ở hạ lưu hệ thống hồ chứa cũng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm ngập lụt tại các khu vực dễ bị ngập lụt vì các đập sẽ làm giảm bớt lưu lượng đỉnh. Tương tự, người dân ở đây sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện môi trường cho các con sông do dòng chảy tối thiểu luôn được duy trì trên các con sông. Toàn bộ người dân Ninh Thuận sẽ được hưởng lợi từ việc quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn nhờ kết quả của việc tăng cường giám sát mực nước các con sông và các hồ chứa, việc sử dụng nước, quản lý và phân tích số liệu.

Các cán bộ của Công ty quản lý Thủy nông sẽ được hưởng lợi từ hoạt động nâng cao năng lực trong công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình và nông dân sẽ được hưởng lợi gián tiếp vì khả năng cung cấp dịch vụ tưới của Công ty Quản lý Thủy Nông được tăng cường.

3.5.3 Thoát nước mưa và nước thải

Các đối tượng hưởng lợi của tiểu hợp phần thoát nước mưa là toàn bộ người dân thị trấn Khánh Hải, một thị trấn với tổng số dân hiện tại khoảng 19.000 người, ước tính sẽ tăng thành khoảng 30.000 người vào 2025. Đặc biệt, khoảng 5.800 người (1.100 hộ dân) sẽ được hưởng lợi từ việc giảm ngập lụt vốn gây ra những tổn thất về nhà cửa, cơ sở kinh doanh/sản xuất, tài sản, hoa màu, khả năng đi lại của học sinh để đến trường học và khả năng tiếp cận các dịch vụ công ích, phá hủy đường xá, cản trở giao thông và gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe người dân. Ngoài ra, khách du lịch tới khu vực này sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện điều kiện đi lại trong mùa mưa và môi trường sạch đẹp.

Các đối tượng hưởng lợi từ tiểu hợp phần thoát nước mưa và nước thải là toàn bộ người dân thị trấn Phước Dân, một thị trấn có tổng số dân hiện tại là 24.500 người, ước tính sẽ tăng đến con số 30.000 người vào 2020. Ngoài ra, khoảng 19.000 người (3.800 hộ) sẽ được hưởng lợi từ việc giảm ngập lụt vốn gây ra những tổn thất về nhà cửa, cơ sở kinh doanh/sản xuất, tài sản, hoa màu, khả năng đi lại của học sinh để đến trường học và khả năng tiếp cận các dịch vụ công ích, phá hủy đường xá, cản trở giao thông và gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe người dân. Toàn bộ người dân thị trấn sẽ được hưởng lợi từ chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và cải tạo cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, khoảng 50% dân số sẽ có cơ hội hưởng lợi từ Quỹ tín dụng Vệ sinh để cải tạo công trình vệ sinh trong nhà họ, những người vào công viên, bến xe buýt và chợ sẽ được sử dụng nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ ở gần đó và khoảng 3.000 học sinh tiểu học sẽ được hưởng lợi từ các công trình vệ sinh sạch sẽ tại trường học và có cơ hội tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức về sức khỏe như các cuộc thi đố và thi vẽ tranh.

Ngoài ra, các thành viên của Ban Quản lý Cộng đồng, Hội Phụ nữ Thị trấn và các tình nguyện viên môi trường sẽ được hưởng lợi từ những chương trình nâng cao năng lực, và có thể áp dụng các kỹ năng được đào tạo vào các chương trình nâng cao nhận thức và vệ sinh khác.

Cán bộ của cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động nâng cao năng lực trong công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 39

3.6 RỦI RO VÀ NHỮNG GIẢ ĐỊNH

Nội dung Nhận xét Mức độ

Các biện pháp giảm thiểu

Rủi ro trong thực hiệnSố liệu hiện nay không chính xác, không cập nhật và/hoặc không có

Do dự án liên quan nhiều đến số liệu, nên việc tiếp cận số liệu tin cậy và trao đổi thông tin là rất quan trọng. Chương trình SEMLA do Sida tài trợ đã xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu nguồn tài nguyên, do Bộ TN&MT quản lý có thể là một nguồn để tìm hiểu.

Trung bình

Xây dựng năng lực cho cán bộ kỹ thuật của các ban, ngành có liên quan. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 16/2007, các thiết bị theo dõi nguồn nước và môi trường được lắp đặt ở các Sở TN&MT.

Không đồng thuận về các tiêu chí, tiêu chuẩn, công nghệ, phương pháp đánh giá

Có thể có ý kiến trái ngược giữa các chuyên gia dự án và các cơ quan của tỉnh liên quan đến các vấn đề này

Cao Tiếp cận đến các bài học tốt trên thế giới của các nhóm tư vấn kỹ thuật trong Ban Xây dựng năng lực và quản lý và hỗ trợ của các chuyên gia có thể thuyết phục được các cơ quan địa phương

Hạn chế về địa chất/tự nhiên

Các hạn chế kỹ thuật có thể xảy ra do không lường trước được các vấn đề về địa chất/tự nhiên, như chất lượng nước, nền đất ở vị trí xây đập, v.v.

Thấp Điều tra hiện trường toàn diện có thể giảm được rủi ro này

Cơ hội giới thiệu những khái niệm mới cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nước sẽ bị giảm do áp dụng phương thức quốc gia điều hành

Một loạt những tiêu chuẩn chính thức sẽ được đưa vào thiết kế của những dự án đầu tư, giảm khả năng thử nghiệm những khả năng áp dụng công nghệ mới. Khái niệm quản lý nguồn nước tổng thể ở Việt Nam chưa được biết đến hay hiểu rộng rãi.

Trung bình

Theo dõi chặt chẽ dự án và có quyền không phản đối ở những giai đoạn phê duyệt quan trọng của dự án, BTC có thể đưa hỗ trợ kỹ thuật vào Ban xây dựng năng lực và quản lý một cách có chiến lược và tác động tích cực đến dự án.

Chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng và tài định cư, đền bù hoặc phê duyệt.

Thiết kế chương trình có thể bị ảnh hưởng, thay đổi về phạm vi hoặc mở rộng công trình và ngắt quãng trong quá trình xây dựng

Cao Khung Đền bù tái định cư (RAPs) được UBND tỉnh áp dụng. Các hội thảo, quy trình họp BCĐ và BQLDA, theo dõi liên tục trong quá trình giải phóng mặt bằng

Thiếu cơ chế lập kế hoạch và phối hợp các hoạt động phát triển đô thị một cách hiệu quả

Khả năng thay đổi thiết kế trong giai đoạn xây dựng gây nên tăng chi phí và chậm trễ thi công

Cao Ban xây dựng năng lực và quản lý có nhiệm vụ thúc đẩy việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan. Tham gia và phối hợp của các cơ quan địa phương vào hội thảo định hướng dự án và các chương trình.

Rủi ro trong xây dựng Thiệt mạng hoặc thương tật xảy ra với công nhân. Chậm thi công

Trung bình

Tiến hành các hội thảo về an toàn nghề nghiệp cho các BQLDA trước khi thi công, và các nhà thầu khi tiến hành thi công. Dựng các biển hiệu an toàn. Sử dụng sổ tay an toàn và cử cán bộ giám sát an toàn.

Mùa mưa kéo dài, mưa nhiều hoặc bão lũ

Thi công trì hoãn có thể phải gia hạn thời gian hoàn thành

Cao Tập trung tối đa xây dựng các công trình ngầm vào mùa khô

Tác động môi trường không lường trước

Cần thay đổi thiết kế dự án. Chậm tiến độ thi công

Trung bình

Xây dựng khung theo dõi và quản lý môi trường, đảm bảo khung này phải được thực hiện bởi các nhà thầu. Đánh giá/theo dõi khâu phối hợp trong suốt thời gian dự án

Rủi ro thể chế Phân công nhiện vụ và trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan có liên

Hiện nay nhiệm vụ chồng chéo giữa các cơ quan dẫn đến mất thời gian và không rõ ràng. Mặc dù có

Trung bình

Hy vọng thông qua nghị định mới, thì trách nhiệm và nhiệm vụ được phân công rõ ràng hơn. Tiếp cận

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 40

quan đến dự án nghị định mới ra đời, nhưng trách nhiệm của các cơ quan có thể vẫn còn mơ hồ.

thực tiễn của thế giới, những nghị định mới có thể làm rõ chức năng của các cơ quan hành chính, đồng thời các chương trình đào tạo sẽ củng cố các cơ quan chịu trách nhiệm tham gia vào dự án qua phương thức quốc gia điều hành. Sở Nội vụ sẽ hỗ trợ hoạt động này, phân tích và làm rõ trách nhiệm và quyền hạn pháp luật của các cơ quan ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án. Luật mới về nước sẽ làm rõ nhiệm vụ trong việc quản lý nguồn nước và Luật mới về lập kế hoạch liên quan đến kỹ thuật lập kế hoạch từ dưới lên.

Thiếu sự lãnh đạo của tỉnh trong công tác phối hợp dự án

Thủ tục hành chính theo ngành dọc của Việt Nam không hỗ trợ cho việc phối hợp theo chiều ngang về khu vực địa lý hoặc về các vấn đề đa ngành

Trung bình

Ban xây dựng năng lực và quản lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các bên có liên quan để phối hợp ở địa phương, có lợi cho tất cả các bên. Tập trung nâng cao năng lực cho các BQLDA ngay từ giai đoạn khởi động dự án

UBND tỉnh do dự không muốn khu vực tư nhân tham gia vào dự án

Các cấp hành chính trung gian ở Việt Nam vẫn do dự trong việc phát triển mối quan hệ công-tư

Trung bình

Tiếp cận với các ví dụ thành công điển hình có thể làm cho các bên quan tâm hơn

Chậm trễ trong việc xác định đơn vị quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thoát nước thải ở Phước Dân và Khánh Hải

Điều quan trọng là các thành viên của công ty quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải được cử vào làm việc kiêm nhiệm ở các BQLDA thủy lợi để tham gia trong suốt thời gian thực hiện dự án và tham gia vào các chương trình xây dựng năng lực

Trung bình

Trong quá trình xây dựng dự án, nhiều lựa chọn cho việc quản lý đã được xác định, cần phân tích trong giai đoạn khởi động dự án và UBND tỉnh sẽ quyết định

Khó khăn trong việc chỉ định một cơ quan cụ thể đứng ra quản lý hẹ thống cống và công trình thoát nước

Có 5 phương án khác nhau đã được xây dựng cho các thị trấn ở Việt Nam. Chính quyền địa phương có thể thấy khó đưa ra quyết định, mặc dù chưa ý thức đầy đủ những ưu và nhược điểm của các phương án

Trung bình

Tăng cường tiếp cận đến các phương án khác nhau là một hoạt động trong chương trình xây dựng năng lực của giai đoạn khởi động, cần cung cấp thông tin cần thiết đầy dủ cho các cán bộ lãnh đạo để có thể quyết định kịp thời.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 41

Rủi ro trong quản lý Tiếp cận đến số liệu kịp thời

Cải thiện điều kiện môi trường và quản lý nguồn nước sẽ phụ thuộc vào việc hợp tác chặt chẽ với các bên hữu quan trong việc trao đổi thông tin. Do dự trong việc chia sẻ số liệu sẽ làm giảm tính hiệu quả của chương trình.

Trung bình

Ban xây dựng năng lực và quản lý sẽ thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa các bên hữu quan, tạo một diễn đàn đối thoại.

Chậm trễ trong phê duyệt Thiết kế chi tiết và các nghiên cứu dự kiến trong dự án sẽ được phê duyệt ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, có thể có một số thay đổi trong tương lai do phương thức mới đang thảo luận có thể yêu cầu phải phê duyệt ở cấp cao hơn, có thể gây chậm trễ.

Trung bình

Liên hệ chặt chẽ với UBND tỉnh và các bộ hữu quan thông qua các dự án của BTC với Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, cũng như nhóm RR sẽ hỗ trợ được quá trình này

Hạn chế quan tâm đến các vấn đề môi trường và các phương án sáng tạo

Xã hội cần thực hiện hành vi thân thiện môi trường cũng như quan tâm đến các phương thức tiếp cận khác nhau mà có thể trái ngược với các tiêu chuẩn xây dựng

Thấp Thay đổi về tư duy trong vấn đề này cần nhiều thời gian. Nhấn mạnh các vấn đề môi trường cần quan tâm đối với các cấp ra quyết định và giúp họ tiếp cận với các giải pháp cả về kỹ thuật và cơ chế vận hành và bảo dưỡng là việc làm rất quan trọng. Các mối liên hệ và tạo dựng mạng lưới ở Việt Nam sẽ mang lại những ý tưởng mới.

Những can thiệp không cần thiết

Các tỉnh hiện nay chịu trách nhiệm cả về lập kế hoạch và triển khai; tuy nhiên trung ương có thể vẫn can thiệp, do đã từ lâu trong lịch sử Việt Nam hệ thống chính trị tập trung ở chính quyền trung ương.

Thấp Ban xây dựng năng lực và quản lý, với sự phối hợp cùng UBND tỉnh, có thể đóng vai trò quyết định trong việc củng cố năng lực tự chủ của các cơ quan trong tỉnh, tự tin để thực hiện trách nhiệm mới của mình.

Thiếu các cán bộ có trình độ ở các sở, ban, ngành của huyện và tỉnh

Các cơ quan hữu quan có số lượng cán bộ hạn chế, không phải đều có cán bộ có chuyên môn cao. Hơn nữa chính sách luân chuyển cán bộ thường dẫn đến tình trạng cán bộ có trình độ lại được thuyên chuyển thăng chức.

Trung bình

Đánh giá năng lực cán bộ sẽ xác định trình độ chuyên môn hiện nay và sẽ thông báo cho UBND tỉnh về lực lượng nhân sự cần bổ sung, nếu có yêu cầu.Hơn nữa, việc bổ sung 5 vị trí trong Sở TN&MT (giám đốc, chuyên gia dữ liệu, kỹ thuật viên quản lý số liệu, kỹ thuật viên theo dõi trạm, và nhân viên lập kế hoạch quản lý nguồn nước) để tham gia vào các hoạt động của dự án là điều kiện tiền đề cần phải thực hiện trước khi dự án triển khai.

Thiếu sự hợp tác trong các hoạt động nâng cao nhận thức của các bên có liên quan

Các cơ quan tham gia vào cùng một lĩnh vực trước đây không phối hợp hoạt động, chưa chuyên nghiệp

Trung bình

Đồng thuận và đối thoại là một phần của quá trình ra quyết định, xây dựng một diễn đàn đối thoại, gồm các tổ chức phi chính phủ cũng như xây dựng mạng lưới được đánh giá cao.

Các nhà thầu không tôn trọng các kế hoạch quản lý môi trường trong hợp đồng

Khả năng có tác động ngược đến môi trường và không thuận tiện cho cộng đồng trong quá trình thi công.

Trung bình

Các BQLDA theo dõi chặt chẽ hoạt động của nhà thầu và giới thiệu các phương thức quản lý môi trường cho các cơ quan có liên quan và BCĐ.

Ban xây dựng năng lực và quản lý không đưa ra chức năng rõ ràng để phối hợp với các hoạt động của tiểu dự án và với các cơ quan chính phủ

Các ban ngành mong muốn giữ đặc quyền của riêng mình

BCĐ sẽ phải đảm bảo các quyết định mang tính chính trị phù hợp phải được thông qua

Năng lực đào tạo trong Phần lớn các chủ đề trong chương Thấp Mạng lưới tích cực trong Việt Nam

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 42

nước không đủ trình được cộng đồng các nhà tài trợ giải quyết trước đây

sẽ giúp tìm được các đơn vị đào tạo phù hợp

Rủi ro về tính hiệu quảTác động thấp của các chương trình nâng cao nhận thức

Các hoạt động nâng cao nhận thức thường niên chỉ diễn ra một lần không thể làm thay đổi thói quen của người dân địa phương

Trung bình

Việc tham gia của tư vấn kỹ thuật và các chuyên gia, tiếp cận đến những bài học tốt nhất trong toàn quốc và thực hiện các hoạt động truyền thông được chuẩn bị tốt và phối hợp với Ban xây dựng năng lực và quản lý, sẽ tăng tính hiệu quả

Tác động thấp của các chương trình nâng cao năng lực

Đào tạo có thể không phù hợp và/hoặc không đủ để học được kỹ năng như mong muốn

Thấp Sự tham gia của các tư vấn kỹ thuật quốc tế về năng cao năng lực và tiếp cận với các bài học kinh nghiệm tốt nhất trong cả nước. Đào tạo sẽ được điều chỉnh để học được kỹ năng và theo như mong đợi của người đi học.

Chậm trễ trong việc phân bổ diện tích tưới của hồ Ô Căm cho các hộ nông dân/gia đình

Sẽ tốt hơn nếu các đối tượng thụ hưởng sẽ trực tiếp phê duyệt sau khi dự án hoàn thành, để họ được tham vấn ý kiến về việc thiết kế hệ thống kênh mương và tham gia vào việc xây dựng kênh cấp 3, đây là một quá trình tổng thể.

Trung bình

Các đối tượng hưởng lợi có thể sẵn sàng tham gia vào phương thức tiếp cận quản lý thủy lợi có sự tham gia để nâng cao hiệu quả của quá trình thủy lợi.

Thiếu sự phối hợp với chương trình 135 của chính phủ về cải tạo hệ thống kênh, mương hiện tại của Suối Ngang

Đập tràn hiện tại trên Suối Ngang và các kênh dẫn cần được sửa chữa để đảm bảo hiệu quả tối đa nhiệm vụ tưới tiêu và dự trữ nước để cung cấp khi cần thiết

Cao Ban xây dựng năng lực và quản lý phối hợp với các cơ quan trung ương, tỉnh và huyện chịu trách nhiệm về chương trình 135 và thiết lập chương trình cải tạo được tài trợ

Sự do dự của UBND tỉnh khi cân nhắc các khái niệm vùng một cách đầy đủ và lập kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở đô thị cho một thành phố Phan Rang rộng lớn hơn

Quy hoạch nước thải và thoát nước của thị trấn Khánh Hải có thể không được đưa đầy đủ vào vùng phát triển Phan Rang

Trung bình

Quy hoạch nước thải và thoát nước phải phê chuẩn trước khi chuẩn bị thiết kế chi tiết nâng cấp hệ thống thoát nước ở Khánh Hải.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 43

Rủi ro về tính bền vữngỨng dụng từ các hoạt động nâng cao nhận thức không lâu dài

Việc chuẩn bị chiến lược nâng cao nhận thức lâu dài và các chương trình phải được thực hiện theo phương thức có sự tham gia và do đơn vị sẽ thực hiện đảm trách, để đảm bảo tinh thần làm chủ

Trung bình

Chiến lược lâu dài và các hướng dẫn, các khóa đào tạo nên đảm bảo tính bền vững về mặt kỹ thuật.

Theo dõi và đánh giá, cũng như bảo dưỡng hạ tầng cơ sở đã xây dựng không được thực hiện

Không theo dõi và đánh giá, cũng như duy tu bảo dưỡng hạ tầng cơ sở hiện nay là một vấn đề khó khăn ở nhiều nước đang phát triển, do thiếu kinh phí và do ý thức

Trung bình

Các phương thức vận hành và bảo dưỡng phù hợp, các công cụ theo dõi và báo cáo, củng cố nguồn tài chính sẽ bảo đảm việc duy tu bảo dưỡng cho các công trình này.

Các cơ quan và tổ chức ở địa phương không có thời gian đi đào tạo, hoặc không thể cử cán bộ đủ chuyên môn vào các hoạt động

Không có tính bền vững của các hoạt động xây dựng năng lực, đào tạo và huy động cộng đồng tham gia

Trung bình

Ban xây dựng năng lực và quản lý làm việc chặt chẽ với các BQLDA, Ban Quản lý cộng đồng, Hội Phụ nữ, và các cơ quan thực hiện để xây dựng chương trình đào tạo. Xây dựng các cơ chế phối hợp tốt với các cơ quan địa phương.

Người sử dụng/hộ gia đình không muốn đấu nối vào hệ thống thoát nước/nước thải ở các nút như trong thiết kế, hoặc không muốn trả phí

Thu phí thấp hơn với kế hoạch gây cho các cơ quan không thể tự hoạch toán về tài chính. Các hộ nghèo không đấu nối vào hệ thống

Trung bình

Xây dựng chương trình tín dụng vệ sinh sẽ khích lệ các hộ nghèo đấu nối vào hệ thống. Dự án cung cấp nguồn kinh phí để đấu nối từ cống cấp 3 đến các ống thoát từ nhà vệ sinh các hộ gia đình. Đơn vị vận hành sẽ có trách nhiệm xã hội trong việc cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng. Tham vấn cộng đồng, tham gia, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức phải tiến hành vài tháng trước khi lắp đặt hệ thống thoát cấp ba. UBND các cấp nên phê duyệt khung quy định mức phí phù hợp.

Các nhà thầu không có kinh nghiệm trong quản lý hoặc năng lực thi công kém

Giám sát công trình kém hoặc không an toàn. Rủi ro về tai nạn thi công

Trung bình

Đánh giá/sơ loại các nhà thầu địa phương của các BQLDA là rất quan trọng. Xây dựng và duy trì các cơ chế giám sát, kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình thi công. Đào tạo về quản lý xây dựng.

Chương trình vận hành và bảo dưỡng không chạy theo kịp tiến độ. Thiếu sổ tay vận hành, chậm trễ trong việc dịch tài liệu hoặc các cơ quan không thể cử cán bộ phù hợp để nhận trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng

Đào tạo về vận hành và bảo dưỡng không được tiến hành vào đúng thời điểm, dẫn đến không có tác động tích cực và không nhấn mạnh đựợc tính bền vững

Trung bình

Lấy ý kiến đồng ý của UBND tỉnh/BCĐ về việc cử cán bộ phụ trách vận hành và bảo dưỡng. Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng, theo dõi phải toàn diện. Các yêu cầu phải rõ ràng trong sổ tay và nhà cung cấp phải đào tạo khi hệ thống bắt đầu hoạt động.

Các nhóm trong khu dân cư và trường học không muốn tham gia vào dự án và đóng góp kỹ năng

Các kết quả hạ tầng cộng đồng có thể không hoàn thành đầy đủ

Thấp Bắt đầu tham vấn cộng đồng, tham gia và giáo dục/nâng cao nhận thức ngay từ đầu dự án. Khuyến khích tham gia tích cực và làm việc vì cộng đồng, tự tin và tinh thần làm chủ đối với dự án

Tác động của thay đổi thời tiết đến mực nước mưa trong tỉnh

Hệ thống chứa nước và sông trong tỉnh không bị hư hại

Cao Rõ ràng là cần thiết thành lập một chương trình theo dõi, thu thập số liệu, ghi chép và phân tích các đập trong tỉnh và nguồn nước nói chung trong toàn tỉnh

Sở TN&MT và Sở NN&PTNT(Công ty quản

Vai trò và trách nhiệm của 2 cơ quan này cần phải được làm rõ

Thấp Tiến hành các hội thảo định hướng, nâng cao nhận thức ngay từ đầu dự

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 44

lý thủy lợi) không muốn áp dụng những bài học đã cải tiến để quản lý nguồn nước trên phạm vi toàn tỉnh

ngay trong giai đoạn đầu của dự án án. Hỗ trợ các cơ quan địa phương xây dựng chính sách và thông lệ để quản lý và đảm bảo tinh thần làm chủ.

Quan sát ở cả hai cấp trung ương và tỉnh cho thấy, ranh giới phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan đến quản lý nguồn nước hiện nay chưa rõ ràng. Rất may là hiện nay các nghị định mới đang trong quá trình soạn thảo để hoàn thiện những kẽ hở trong quản lý. Như trình bày ở trên, một số hoạt động của dự án sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm và vai trò của các sở, ban, ngành, trong quá trình xây dựng cơ chế phối hợp. Hơn nữa, để làm việc hiệu quả hơn và có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình, Sở TN&MT sẽ cần được củng cố cả về nguồn nhân lực và năng lực chuyên môn. Để đạt được kết quả đầu ra của dự án, thì ít nhất những vị trí sau đây phải có cán bộ: 1 chuyên gia quản lý dữ liệu, 1 kỹ thuật viên quản lý số liệu, 1 kỹ thuật viên trạm quan trắc và 1 chuyên viên lập kế hoạch quản lý nguồn nước. Một số các giả định được trình bày cụ thể hơn trong khung logic.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 45

4. CÁC NGUỒN LỰC

4.1 CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH

Chính phủ Việt Nam sẽ miễn các loại thuế đối với tất cả các hàng hóa và dịch vụ được mua sắm cho chương trình. Thủ tục hành chính để miễn thuế hoặc hoàn thuế này sẽ do các cơ quan của tỉnh chịu trách nhiệm

Đóng góp của phía Việt Nam vào các dự án đầu tư sẽ tương đương 3,07 triệu euro.

UBND tỉnh sẽ cấp nguồn kinh phí này kịp thời. Hơn nữa, phía tỉnh cũng chịu toàn bộ 100% chi phí đền bù và tái định cư đối với các dự án đầu tư, có tính đến các lưu ý của BTC trong khi lập Kế hoạch Tái định cư.

UBND tỉnh cam kết tôn trọng nguyên tắc quản lý tài chính minh bạch. Cơ quan này sẽ thực hiện dự án một cách nghiêm túc, hiệu quả, minh bạch và tâm huyết theo những thông lệ tốt nhất trong lĩnh vực của dự án và theo thiết kế của Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính.

UBND tỉnh sẽ cung cấp các tài liệu chứng minh việc thực hiện tốt những yếu tố sau:

1. Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và chất lượng, kiểm tra được ít nhất các yếu tố sau: Chất lượng và tính hợp lệ của các thông tin về tài chính; Phân tách được các nhiệm vụ và chức năng; Nguyên tắc hai chữ ký; Ngăn ngừa các xung đột quyền lợi; Đánh giá định kỳ việc triển khai của hệ thống kiểm soát nội bộ.

2. Một hệ thống kế toán cho phép xác định việc sử dụng đúng đắn các nguồn ngân sách;3. Một đợt kiểm toán độc lập, tiến hành theo tiêu chuẩn kiểm toán được quốc tế công nhận.

UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí lương cho nhân sự Việt Nam tham gia vào chương trình và tiền phụ cấp theo định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) do Bộ Tài chính ban hành. Dự án sẽ bảo đảm tuân thủ hướng dẫn định mức chi tiêu hiện hành của UN-EU đối với các dự án hợp tác phát triển ở Việt Nam.

Sở TN&MT sẽ bố trí văn phòng làm việc phù hợp, và trang thiết bị văn phòng cho Ban Xây dựng Năng lực và Quản lý, có phòng làm việc cho các chuyên gia tư vấn, và UBND tỉnh sẽ chịu chi phí hoạt động của các BQLDA đầu tư.

Các nguồn lực chung của chương trình gồm:

Phí thuê tuyển các chuyên gia trong nước và hỗ trợ quốc tế; Phí trả cho một số thành viên của Ban xây dựng năng lực và quản lý; Thiết bị máy tính cho từng thành viên của Ban xây dựng năng lực và quản lý, và các

BQLDA đầu tư, các vật dụng mau hỏng và bảo dưỡng; Chi phí hoạt động văn phòng; Chi phí máy bay và đi lại trong nước cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật; Liên lạc (internet, điện thoại, fax…); Các chi phí vận hành khác như phí ngân hàng, chi phí quảng cáo tuyển dụng, chi phí

đại diện…; Đánh giá, kiểm toán, hội thảo và họp điều phối.

Các chi phí có liên quan đến tuyển dụng nhân sự cho Ban xây dựng năng lực và quản lý sẽ xảy ra vào thời gian đầu khi dự án triển khai. Để hỗ trợ giai đoạn đầu này, nhân sự có thể được tuyển dụng và ký hợp đồng và thanh toán có thể thực hiện trước khi được CMO ký. Những chi phí này

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 46

sẽ là những chi phí liên quan đến tuyển dụng nhân viên (không vượt quá 5.000 euro), trong trường hợp qui trình tuyển chọn nhân viên được thực hiện trước khi ký Hồ sơ Tài chính Kỹ thuật.

Sở KH&ĐT sẽ chứng thực số tiền đã giải ngân phù hợp với quy định của Việt Nam, trước khi dự án kết thúc.

Bên đối tác sẽ chỉ sử dụng phần đóng góp tài chính để phục vụ các hoạt động theo kế hoạch phân bổ ghi trong phần ngân sách dưới đây.

Tổng đóng góp của chính phủ Bỉ sẽ không vượt quá cam kết. Ngân sách sẽ có những hạn chế về sử dụng theo đó các hoạt động của dự án phải thực hiện theo đúng dòng ngân sách đã phân bổ. Cả hai bên có thể điều chỉnh việc phân bổ các dòng ngân sách thông qua các cuộc họp Ban chỉ đạo.

Nếu thay đổi chỉ liên quan đến việc điều chỉnh dòng ngân sách với biên độ chênh lệch tối đa là 10% số tiền phân bổ ban đầu của dòng ngân sách đó, thì bên đối tác sẽ tiến hành điều chỉnh và nêu rõ việc điều chỉnh trong báo cáo tài chính gửi cho BTC.

Các chi tiết đóng góp của phía Việt Nam và phía Bỉ trình bày trong bảng dưới đây được xác định có tính đến các nguyên tắc sau:

Dự phòng giá cả và cơ sở vật chất, dự tính tổng cộng bằng 10%, được áp dụng và chỉ đưa vào các chi phí của dự án đầu tư;

Tất cả các chi phí đều không bao gồm thuế (vì dự án sử dụng nguồn tài trợ ODA, nên tất cả các chi phí đầu tư và chi phí hỗ trợ quốc tế đều được chính phủ Việt Nam miễn trừ các loại thuế);

Các chi phí đầu tư tách bạch giữa BTC và chính phủ Việt Nam theo tỷ lệ 78,5% / 21,5% gồm hệ thống thoát nước cấp ba, được coi là đường cống liên kết quan trọng nhất trong hệ thống thoát nước5;

Tất cả các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị, nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết, giám sát xây dựng và chi phí của BQLDA đầu tư là do phía Việt Nam chi trả 100%, và bao gồm trong chi phí dự án chung;

Các chi phí đền bù do phía đối tác chi trả 100%; Các chi phí ước tính để tái định cư và đền bù dựa trên thiết kế cơ sở của phía Việt Nam có

thể phải xem xét lại trong quá trình thương thảo với những hộ dân bị ảnh hưởng và phải được sự phê chuẩn “không phản đối” của BTC như một phần của tiến trình đối thoại thể chế giữa các bên;

Các chi phí lương cho các cán bộ làm việc chuyên trách ở Ban xây dựng năng lực và quản ly chỉ được tính gộp vào chi phí dự án;

Chi phí cho các chuyên gia và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật đã được tính bao gồm cả phí đi lại bằng máy bay, chỗ ở, và tiền công tác phí;

Các hoạt động không được chia tách chi phí riêng biệt thì được thực hiện bởi các chuyên gia và tư vấn kỹ thuật cùng cán bộ BQLDA – chi phí cho các hoạt động này được tính vào mục "Các phương tiện chung".

5 tỉ lệ này sẽ phụ thuộc vào các ban quản lý dự án đầu tư (PMUs) phân chia hoá đơn theo nguồn cung cấp tài chính nhằm đảm bảo việc hoàn thuế VAT cho phần đóng góp của Bỉ

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 47

      TỔNG NGÂN SÁCH Đơn vị Đơn giá SL

Tổng đóng góp của

Việt Nam Tổng đóng góp của Bỉ

Trách nhiệm Tài chính(*) %

A 01   Phối hợp và lập kế hoạch       - 135.000 FC 1,4    01 Lập kế hoạch và các chiến dịch nâng cao nhận thức về nước trọn gói 30.000 1   30.000        02 Điều tra và thu thập số liệu (Khảo sát KAP) trọn gói 100.000 1   100.000        03 Tài liệu tập huấn trọn gói 5.000 1   5.000    A 02   Đánh giá và xây dựng năng lực       - 207.400 FC 2,1A   01 Các khóa đào tạo cho các cơ quan huyện và tỉnh, các BQLDA trọn gói 197.400 1   197.400        02 Hội thảo, họp, và tài liệu đào tạo trọn gói 10.000 1   10.000    A 03   Quản lý nguồn nước lưu vực sông       1.767.400 4.319.610 FC 43,2    01 Chuẩn bị, thiết kế chi tiết, các chi phí BQLDA, thẩm định, giám sát trọn gói 458.000 1 458.000      

    02Đánh giá tác động môi trường của các đập, chỉnh sửa & cải tạo và các biện pháp giảm thiểu trọn gói 50.010 1   50.010    

    03 Đền bù trọn gói 256.000 1 256.000          04 Xây dựng đập Ô Căm và trang thiết bị (gồm 10% dự phòng) trọn gói 4.569.000 1 929.400 3.639.600        05 Hệ thống thủy lợi (gồm 10% dự phòng) trọn gói 579.000 1 124.000 455.000        06 Các khóa đào tạo cho cán bộ vận hành và nông dân trọn gói 30.000 1   30.000        07 Hội thảo, hội họp, và tài liệu đào tạo trọn gói 5.000 1   5.000        08 Trang thiết bị cho trạm quan trắc và trạm thủy văn Bộ 10.000 13   130.000        09 Trang thiết bị đo thủy lực khác trọn gói 10.000 1   10.000    A 04   Cải thiện môi trường và sức khỏe ở Phước Dân       879.000 2.146.000 FC 21,5    01 Chuẩn bị, thiết kế chi tiết, chi phí BQLDA, thẩm định, giám sát trọn gói 177.000 1 177.000          02 Đền bù trọn gói 146.000 1 146.000          03 Xây cống cấp ba và làm đường hẻm trọn gói 569.000 1 106.000 463.000        04 Đấu nối hộ gia đình (gồm 10% dự phòng) trọn gói 92.000 1 20.000 72.000        05 Cống chung, cửa xả và Trạm xử lý nước thải (gồm 10% dự phòng) trọn gói 2.001.000 1 430.000 1.571.000        06 Thiết bị vận hành & bảo dưỡng trọn gói 20.000 1   20.000        07 Các khóa đào tạo cán bộ vận hành trọn gói 15.000 1   15.000        08 Hội thảo, hội họp, và tài liệu đào tạo trọn gói 5.000 1   5.000    A 05   Hạ tầng cơ sở       - 244.040 FC 2,4    01 Quỹ quay vòng bể tự hoại trọn gói 83.000 1   83.000        02 Nhà vệ sinh trong trường học Công trình 12.000 5   60.000        03 Nhà vệ sinh công cộng Công trình 12.000 3   36.000        04 Truyền thông & thiết bị giáo dục trọn gói 5.000 1   5.000        05 Các khóa đào tạo cho Ban quản lý cộng động và HPN trọn gói 20.000 1   20.000    

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 48

    06 Hội thảo, hội họp, tài liệu đào tạo trọn gói 5.000 1   5.000        07 Hỗ trợ cho các tình nguyện viên cộng đồng tháng 7 720   5.040        08 Các chiến dịch nâng cao nhận thức trọn gói 25.000 1   25.000        09 Chương trình các hoạt động trong trường học trọn gói 5.000 1   5.000    A 06   Cải thiện môi trường ở Khánh Hải       323.550 1.157.450 FC 3,2    01 Chuẩn bị, thiết kế chi tiết, chi phí BQLDA, thẩm định, giám sát trọn gói 69.000 1 69.000          02 Xây dựng hệ thống thoát nước mưa (gồm 10% dự phòng.) trọn gói 1.377.000 1 254.550 1.122.450        03 Thiết bị vận hành và bảo dưỡng trọn gói 20.000 1   20.000        04 Các khóa đào tạo cho cán bộ vận hành trọn gói 10.000 1   10.000        05 Hội thảo, hội họp, các tài liệu đào tạo trọn gói 5.000 1   5.000    A 07   Nâng cao nhận thức và phổ biến bài học       - 65.000 FC 0,7    01 Hội thảo, hội họp, tham quan nghiên cứu trọn gói 50.000 1   50.000        02 Tài liệu đào tạo trọn gói 5.000 1   5.000        03 Xây dựng trang web trọn gói 10.000 1   10.000    Z 01   Các phương tiện chung       100.050 1.725.500 17,3      Nhân sự       96.000 1.397.500        Các chuyên gia tư vấn và tư vấn kỹ thuật         1.288.000    

    01

Tư vấn kỹ thuật quốc tế

tháng 12.500 24   300.000  Regie      02 Tư vấn kỹ thuật trong nước tháng 2.500 56   140.000  Regie      03 Các chuyên gia tư vấn quốc tế tháng 20.000 26   520.000  FC      04 Các chuyên gia tư vấn trong nướctháng 4.000 82   328.000  FC        Cán bộ Ban xây dựng năng lực và quản lý     60 96.000 109.500        05 Kế toán trưởngtháng 800 60   48.000  FC      06 Thư ký/hành chínhtháng 500 60   30.000  FC      07 Phiên dịchtháng 1.500 21   31.500  FC      08 GIám đốc dự án kiêm nhiệmFR 700 30 21.000          09 Cán bộ làm việc toàn bộ thời gian cử từ Sở TN&MTFR 500 60 30.000          10 Cán bộ làm việc toàn bộ thời gian cử từ Sở Nội vụFR 500 60 30.000          11 Lái xeFR 250 60 15.000      Z 02   Đầu tư       4.050 43.000  FC  

    01

Trang thiết bị văn phòng  

450 9 4.050          02 Thiết bị công nghệ và thiết bị cho Ban xây dựng năng lực và quản lýtrọn gói 12.000 1   12.000    

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 49

    03 Thiết bị công nghệ và thiết bị cho các BQLDA đầu tưtrọn gói 6.000 1   6.000        04 Xe cộ(**)Đơn vị 25.000 1   25.000    Z 03   Chi phí hoạt động         150.000  FC      01 Chi phí vận hành xe tháng 800 60   48.000        02 Chi phí hoạt động văn phòngtháng 500 60   30.000        03 ĐI lại ở địa phương tháng 100 60   6.000        04 Thông tin liên lạctháng 250 60   15.000        05 Vé mãy bay trong nướcđơn vị 300 50   15.000        06 Phí chuyển tiền ngân hàngtháng 100 60   6.000        07 Các chi phí hoạt động kháctrọn gói 300 60   18.000        08 Tổ chức Ban chỉ đạo trọn gói 1.500 8   12.000    Z 04   Theo dõi, đánh giá và họp điều phối         135.000        01 Điều tra cơ sở ban đầutrọn gói 20.000 1   20.000  FC      02 Đánh giá giữa kỳtrọn gói 40.000 1   40.000  Regie      03 KIểm toán độc lậptrọn gói 10.000 5   50.000  Regie      04 Hỗ trợ trọn gói 10.000 1   10.000  Regie      05 Đánh giá cuối kỳ trọn gói 15.000 1   15.000  Regie        TỔNG CỘNG       3.070.000 10.000.000   100

(*) Trách nhiệm kỹ thuật của các bên được nêu trong điểm 5.3

(**) Đặc tính kỹ thuật của xe ô tô được trình bày trong Phụ lục 7.4

Có một sự khác biệt về trách nhiệm tài chính và kỹ thuật. Cả hai bên sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm kỹ thuật cho tất cả các hoạt động của dự án, trong khi trách nhiệm về cung cấp tài chính sẽ hoặc là theo phương thức Hợp tác tài chính, tuân thủ Luật và các quy trình của Việt Nam hoặc là theo Regie, tuân thủ Luật và các quy trình của Bỉ.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 50

4.2 CÁC NGUỒN NHÂN LỰC

Thành phần của Ban xây dựng năng lực và quản lý được trình bày trong bảng dưới đây, cùng yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đối với từng vị trí.

Thành phần đề xuất cho Ban xây dựng năng lực và quản lý

Vị trí Số cán bộ

Thời gian tham gia

Ký hợp đồng với

Cung cấp tài chính bởi

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đề nghị

Gợi ý vai trò sau khi dự án kết thúc

Giám đốc dự án

1 25 đến 50% UBND

TỈNH

UBND TỈNH

Cán bộ có thâm niên công táccủa Văn phòng UBND tỉnh, ưu tiên có kinh nghiệm quản lý dự án và có trình độ về chuyên môn kỹ thuật hoặc quản lý phát triển nhân lực. Ưu tiên có trình độ tiếng Anh và biết sử dụng máy tính cơ bản để viết báo cáo. Ưu tiên người am hiểu về các cơ chế đấu thầu, kiểm tra giám sát và kế toán quản lý các dự án ODA.

Văn phòng UBND tỉnh

Phó Giám đốc thường trực

1 100%Sở TN&MT

Sở TN&MT

Kỹ sư hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế và lý thuyết về các vấn đề liên quan đến quản lý lưu vực và nguồn nước. Biết tiếng Anh, máy tính và kỹ năng viết báo cáo.

Giám đốc quản lý hoặc Phó Giám đốc quản lý chi nhánh (Nhân viên Quốc Gia)

Phó Giám đốc

1 50%DoHA DoHA

Cán bộ có kinh nghiệm của Sở Nội vụ về lĩnh vực hành chính, tăng cường và phát triển năng lực. Biết tiếng Anh, sử dụng máy tính, và các kỹ năng viết báo cáo

Phó Giám đốc quản lý hoặc Giám đốc vận hành - (Nhân viên Quốc gia)

Chuyên gia Hỗ trợ kỹ Xây dựng năng lực trong nước

1 100%BTC BTC

Chuyên gia về ODA, có bằng cấp phù hợp với hơn 15 năm kinh nghiệm về các dự án ODA, kinh nghiệm về điều phối và xây dựng năng lực. Thành thạo tiếng Anh, các kỹ năng máy tính và viết báo cáo.

Không áp dụng

Chuyên gia Hỗ trợ kỹ thuật trong nước

1 Theo yêu cầu UBND

TỈNHBTC

Kỹ sư chuyên nghiệp, trên 15 năm kinh nghiệm về thiết kế, giám sát xây dựng, quản lý chất lượng, vận hành và bảo dưỡng ở các dự án liên quan đến nước, gồm thoát nước và vệ sinh. Thành thạo tiếng Anh, kỹ năng sử dụng máy tính tốt và viết báo cáo.

Không áp dụng

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 51

Vị trí Số cán bộ

Thời gian tham gia

Ký hợp đồng với

Cung cấp tài chính bởi

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đề nghị

Gợi ý vai trò sau khi dự án kết thúc

Kế toán trưởng

1 100%UBND TỉNH

BTCTốt nghiệp đại học về chuyên ngành kế toán và tài chính. Kinh nghiệm về kế toán, ngân sách, và lập kế hoạch tài chính ở các dự án hoặc các công ty. Thành thạo máy tính. Đã qua đào tạo trình độ tiếng Anh cơ bản và có kinh nghiệm về quy trình đấu thầu của các nhà tài trợ.

Kế toán trưởng

Các chuyên gia kiêm nhiệm

3 Theo yêu cầu UBND

TỉNH UBND TỉNH

Các chuyên viên của Sở KH&ĐT, Sở XD, Sở (BQLDA hạ tầng) và Sở NN&PTNT (BQLDA Nông nghiệp)

Không áp dụng

Thư ký/hành chính

1 100%UBND TỉNH

BTCTốt nghiệp đại học, biết tiếng Anh và có kỹ năng sử dụng máy tính. Ưu tiên người có kinh nghiệm về hành chính văn phòng, giao tiếp và ững xử tốt, có kỹ năng làm việc theo nhóm. Trình độn tiếng Anh và kỹ năng sử dụng máy tính là điều kiện thiết yếu.

Văn phòng UBND tỉnh / khu vực tư nhân

Phiên dịch/Biên dịch

1 100%UBND TỉNH

BTCTốt nghiệp Đại học chuyên ngành tiếng Anh và có kỹ năng sử dụng máy tính. Ưu tiên người có kinh nghiệm làm phiên dịch cho các dự án ODA, giao tiếp và ứng xử tốt, có kỹ năng làm việc theo nhóm. Thành thạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng máy tính là điều kiện thiết yếu.

Văn phòng UBND tỉnh / khu vực tư nhân

Lái xe 1 100%UBND TỉNH

UBND TỉNH

Có kinh nghiệm lái xe (ít nhất là 10 năm), được Văn phòng UBND tỉnh đề cử. Biết một chút Anh ngữ sẽ là một lợi thế.

Cơ quan cũ

Sẽ không có chuyên gia tư vấn kỹ thuật quốc tế làm việc toàn bộ thời gian cho dự án vì dự án cần một loạt các chuyên môn khác nhau mà một người khó có thể đảm nhiệm. Thay vào đó, chiến lược sẽ là:

1. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án mà cung cấp chuyên gia tư vấn kỹ thuật quốc tế thông qua nhóm các chuyên gia hiện nay của BTC đang làm việc ở Việt Nam. Thông qua các dự án khác nhau, BTC hiện đang có các chuyên gia trong trong lĩnh vực cải cách hành chính, xây dựng chính sách quản lý nguồn nước, thi công thiết kế hồ chứa và các công trình thoát nước và nhà máy xử lý nước thải, theo dõi thi công có mặt ở Việt Nam. Nguồn nhân lực này hiện nay chưa được sử dụng triệt để chủ yếu là do cơ chế hành chính của Việt Nam mất nhiều thời gian, đây cũng là lý do các dự án triển khai rất chậm. Do vậy, đội ngũ chuyên gia này có thể hỗ trợ ngắn hạn trong suốt quá trình của dự án với tổng số thời gian làm việc là 14 tháng, căn cứ theo yêu cầu của Ban xây dựng năng lực và quản lý. Phương thức này yêu cầu xây dựng một đội ngũ chuyên gia tư vấn kỹ thuật đa dạng hoạt động trên cả nước, thay vì thuê tuyển chuyên gia cho từng dự án riêng lẻ, với điều kiện là các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật này sẽ dùng phần lớn thời gian của họ ở cơ sở để cung cấp các đầu vào, thay vì làm việc ở thành phố và hỗ trợ từ xa cho các dự án.

2. Trong ba năm đầu của dự án, sẽ có chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong nước làm việc dài hạn, có kinh nghiệm quản lý dự án và xây dựng năng lực để hỗ trợ Ban xây dựng năng lực và quản lý. Thời gian làm việc của chuyên gia này có thể sẽ được gia hạn đến cuối dự án,

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 52

phụ thuộc vào khuyến nghị của Đánh giá giữa kỳ. Nhiệm vụ chính của chuyên gia này là thực hiện đào tạo các kinh nghiệm về quản lý dự án, đấu thầu mua sắm, năng lực thực hiện cho các nhận sự của Ban xây dựng năng lực và quản lý thông qua quá trình làm việc, đồng thời xác định nhu cầu về nguồn nhân lực cần thiết bên ngoài (cả Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn quốc tế) cũng như hỗ trợ Ban Giám đốc Dự án điều phối các hoạt động này. Chuyên gia này cũng sẽ hỗ trợ Ban Xây Dựng Năng lực và Quản lý đảm bảo chất lượng của dự án và bàn giao theo tiến độ cho các cơ quan quản lý địa phương trong giai đoạn dự án.

3. Trong năm đầu tiên của dự án, sẽ có một chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong nước làm việc dài hạn có kinh nghiệm về quản lý nước và xây dựng. Thời gian làm việc của chuyên gia này sẽ được chia thành nhiều chuyến công tác ngắn hạn trong suốt thời gian thực hiện dự án, với tổng số thời gian là 8 tháng, tùy thuộc vào nhu cầu dự án.

4. Dự án sẽ có một loạt các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước, chủ yếu để hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng năng lực. Danh sách yêu cầu các chuyên gia này cùng với thời gian hỗ trợ được trình bày trong bảng sau đây.

Những nhân sự trong nước do BTC trả lương hoặc là theo Regie (luật và quy trình của Bỉ) hoặc theo FC (luật và quy trình của Việt Nam) sẽ do BTC và UBND Tỉnh cùng tuyển dụng

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 53

Hỗ trợ kỹ thuật và tiến độ đầu vào của tư vấn

Vị trí Hoạt động số2010 2011 2012 2013 2014 Tổng

Q 1

Q 2  

Q 3

Q 4

Q 1

Q 2

Q 3

Q 4

Q 1

Q 2  

Q 3

Q 4

Q 1

Q 2

Q 3

Q 4

Q 1

Q 2

Q 3

Q 4 Tháng

Tư vấn Quốc tế                                                Chuyên gia quản lý nguồn nước 1.1/3.1 2 2   1 1 1                                 7Chuyên gia phát triển năng lực 1.4/1.5 3 2   2 1   1   1                           10Chuyên gia quản lý công cộng 1.1/1.4/3.1 2                                           2Chuyên gia cấp thoát nước 4.3/4.4/6.2 2     1 1 1                                 5Tổng chuyên gia quốc tế                                               24Chuyên gia trong nước                                                Chuyên gia hỗ trợ CD PMU (Xây dựng năng lực) CPMU 3 3   3 3 3 3 3 3 3 3   3 3                 36Chuyên gia hỗ trợ CD PMU (Thoát nước và sử lý nước thải) CPMU 3 3   3 3   2   2   2     2                 20Tổng chuyên gia trong nước                                               56Tư vấn quốc tế      

INC

EPTI

ON

REV

IEW

               

MID

-TER

M R

EVIE

W

                     Chuyên gia quản lý dự án 1.5   2         1                           3Chuyên gai theo dõi và đánh giá 1.5     2         1                         3Chuyên gia an toàn xã hội 1.5/3.6/5.1 1 1 1       1                           4Chuyên gia O&M (thoát nước và nước thải) 4.5/6.5               2 2                       4Chuyên gia cải cách quy hoạch 2.3   2                                     2Chuyên gia quản lý 1.5     1                                   1Chuyên gia nâng cao nhận thức và thông tin 7.1   2                                     2Kỹ sư thuỷ lợi (PIM & O&M) 3.5/3.6     2 1               1 1               5Chuyên gia kiểm soát SCADA 3.1       2                                 2Tổng tư vấn quốc tế                                               26Tư vấn trong nước                                               0Chuyên gia theo dõi và đánh giá 1.5         1 1     1 1                         4Chuyên gia quản lý công cộng 1.1/1.4/3.1   1     1   1       1                       4Năng cao năng lực / cán bộ dào tạo 1.4/1.5 3 3   3 3                                   12IT / chuyên gai quản lý dữ liệu 2.2/3.1   2   2                                     4Chuyên gia khảo sát nghiên cứư 2.2 1 2                                         3

Chuyên gia phát triển cộng đồng2.3/3.1/3.6/4.1/

5.1 to 5.6/ 3 3   2 2 1 1 1 1                           14

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 54

chuyên gia thuỷ lợi 3.5/3.6                           3 3 2 2 1 1       12Chuyên gia caỉ cácn lập kế hoạch 2.3   2     1                                   3

chuyên gia IEC 3.5/5.1 to 5.6

/6.1/7.1 1 3   2 2 2                                 10Chuyên gia môi trường 1.5/3.2   2         1   1                           4Chuyên gia pháp lý 1.4 2                                           2Chuyên gia O&M 4.5/6.3                 3 3 2   2                   10Tổng tư vấn trong nước                                               82Tổng hỗ trợ kỹ thuật                                               188

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 55

4.3 NGUỒN LỰC VẬT CHẤT

Một xe ô tô sẽ được cung cấp cho dự án phục vụ cho việc di chuyển của Ban xây dựng năng lực và quản lý, và tư vấn trong nước và quốc tế nếu cần thiết. Khi cần, xe ô tô cũng sẵn sàng phục vụ cho Ban quản lý dự án hạ tầng cho những công việc cụ thể. Các trang thiết bị máy tính dự kiến sẽ được cung cấp cho Ban xây dựng năng lực và quản lý, và ở phạm vi hạn chế hơn cho các Ban quản lý dự án đầu tư. Những trang thiết bị này sẽ bổ sung cho những thiết bị hiện đang sử dụng và đáp ứng những yêu cầu cụ thể của dự án.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 56

5. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN

5.1 KHUNG PHÁP LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ

Khung pháp lý của dự án là Hiệp định riêng được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Vương quốc Bỉ. Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính (HS KT&TC) này là một phần của Hiệp định.

Chính phủ Việt Nam đã ủy quyền cho UBND tỉnh Ninh Thuận làm chủ dự án. UBND tỉnh là cơ quan hành chính chịu trách nhiệm đối với việc điều phối, thực hiện, theo dõi dự án, và phần đóng góp của phía Việt Nam vào dự án. Cơ quan này có trách nhiệm tài chính, đảm bảo các nguồn vốn của dự án, bao gồm cả phần đóng góp tài chính của Bỉ và Việt Nam được chuyển vào tài khoản ở tỉnh và sẽ được sử dụng hợp lý. Cơ quan này cũng có trách nhiệm quản lý hàng ngày các hoạt động của dự án.

Chính phủ Bỉ chỉ định Tổng Vụ Hợp tác Phát triển (DGDC) do Tham tán Hợp tác Quốc tế tại Hà Nội làm đại diện, là cơ quan của Bỉ chịu trách nhiệm về phần đóng góp của Bỉ vào dự án.

Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ (BTC), do Trưởng Đại diện thường trú ở Hà Nội làm đại diện là cơ quan của Bỉ chịu trách nhiệm điều phối, thực hiện và theo dõi dự án và cụ thể là quản lý phần đóng góp của Bỉ. Nói một cách chi tiết, cơ quan này sẽ có trách nhiệm quản lý cả tài chính và kỹ thuật đối với phần tiền do phía Bỉ quản lý, chuyển tiền tới tài khoản dự án, trên cơ sở có đánh giá tích cực các báo cáo tài chính và kế hoạch hoạt động, tổ chức kiểm toán và đánh giá độc lập và đối thoại thể chế xung quanh các ý kiến của kiểm toán và đánh giá. Trách nhiệm này bao gồm cả quản lý việc chuyển tiền vào tài khoản dự án.

Dự án áp dụng phương thức quản lý kết hợp quy chế quản lý nguồn vốn của Bỉ và Hợp tác tài chính dưới hình thức hỗ trợ tài chính để tỉnh trực tiếp thực hiện.

UBND tỉnh Ninh Thuận và BTC sẽ có trách nhiệm quản lý trên phương diện kỹ thuật và tài chính nguồn vốn nhận được như là hỗ trợ tài chính để thực hiện dự án.

BTC sẽ hỗ trợ UBND tỉnh, nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật thông qua việc xem xét đánh giá các tài liệu kỹ thuật bởi các chuyên gia tại những thời điểm then chốt. Điều này có nghĩa rằng cả hai bên đối tác sẽ cùng chịu trách nhiệm chung cho lĩnh vực kỹ thuật của dự án.

Dù có sự phân chia trách nhiệm nhưng BTC và UBND tỉnh Ninh Thuận vẫn sẽ thực hiện trên tinh thần hợp tác và minh bạch. BTC sẽ bảo đảm hỗ trợ góp ý và hướng dẫn Ninh Thuận bất cứ khi nào có yêu cầu, trong khuôn khổ của ngân sách giành cho việc hỗ trợ.

5.2 CƠ CHẾ THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI - CƠ CHẾ QUẢN LÝ, THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT

5.2.1 Các nguyên tắc cơ bản

Dự án cân nhắc đến nội dung của “Tuyên bố Hà Nội về Hiệu quả viện trợ (tháng 6 năm 2005)”, Nghị định của Chính phủ Việt Nam số 131 năm 2006 về quản lý và sử dụng ODA và Kế hoạch hành động của Chính phủ Bỉ về hài hòa và tuân thủ năm 2007. Các điều kiện có liên quan đến dự án là:

Các nhà tài trợ sử dụng các hệ thống và quy trình của nước sở tại ở mức độ tối đa có thể. Khi không thể sử dụng hệ thống của nước sở tại, thì các nhà tài trợ phải thiết lập

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 57

thêm cơ chế theo dõi và các biện pháp giám sát để tăng cường hệ thống và quy trình của nước sở tại.

Các nhà tài trợ tránh tạo ra cơ cấu song trùng trong việc quản lý hàng ngày và thực hiện các dự án được tài trợ.

Các nhà tài trợ cắt giảm trả lương thưởng cho các cán bộ của chính phủ tham gia các dự án, và không thiết lập cơ chế trả thưởng trong tương lai.

Cơ cấu dự án được ghép vào Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận. Ban chỉ đạo dự án (BCĐ) sẽ hướng dẫn và điều hành dự án. Dự án được xây dựng là một dự án đơn lẻ, gồm ba tiểu dự án đầu tư có các hoạt động xây dựng năng lực được lồng ghép. Điều phối, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư sẽ do các BQLDA đầu tư hiện có thực hiện, gồm một Ban về Hạ tầng cơ sở, nằm trong Sở XD, và Ban kia về Nông nghiệp, nằm trong Sở NN&PTNT.

Một Ban quản lý và xây dựng năng lực (Ban XDNN&QL) sẽ được thành lập để điều phối các hoạt động về xây dựng năng lực trong dự án, thực hiện công tác điều phối hàng ngày, và là đầu mối liên hệ duy nhất và chính thức, là đơn vị báo cáo trực tiếp lên BCĐ. Đơn vị tạm thời này sẽ gồm các cán bộ làm việc toàn thời gian, được cử sang từ các sở ban ngành mà hiện nay có vai trò phối hợp (Sở NV, Sở KH&ĐT, Sở TN&MT), và bất kỳ sở ban ngành nào hiện nay đang có vai trò điều phối trong quản lý nước. Nhiệm vụ này sẽ được Ban XDNN&QL đảm nhận trong suốt thời gian dự án. Do vậy, đơn vị này sẽ trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Văn phòng UBND tỉnh, mặc dù văn phòng của đơn vị này sẽ đặt tại Sở TN&MT. Hy vọng là Sở TN&MT sẽ tiếp tục thực hiện vai trò điều phối này sau khi dự án kết thúc, vì đây là một trong số các kết quả mong đợi của dự án.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 58

Ban quản lý cộng đồng (CMC) thuộc UBND thị trấn Phước Dân sẽ được thành lập để quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức và hạ tầng cộng đồng trong thị trấn, được Hội phụ nữ thị trấn thực hiện.

Công ty quản lý thủy lợi, có đại diện ở trong BQLDA Nông nghiệp, sẽ quản lý các hoạt động thủy lợi cộng đồng với sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện Bác Ái.

5.2.2 Ban chỉ đạo dự án

a) Thành phần của Ban chỉ đạo dự án

Để đảm bảo đầy đủ đại biểu của tỉnh tham gia vào cơ quan ra quyết định và điều hành dự án này, thành phần BCĐ gồm:

Về phía Việt Nam:

Phó chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm về dự án sẽ làm trưởng Ban chỉ đạo; Một đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Một đại diện của Bộ Tài chính; Một đại diện của Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Một đại diện của Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở TN&MT, Sở NV; Giám đốc dự án và Phó Giám đốc của Ban XDNL&QL, sẽ là Thư ký Ban Chỉ đạo.

Về phía Bỉ:

Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ (BTC) hoặc người được ủy quyền sẽ là đồng Trưởng ban.

Tùy theo nội dung chương trình của từng phiên họp cụ thể, các bên có liên quan sẽ được mời tham dự, như đại diện của Kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Thuận, Sở NN&PTNN và Sở Xây dựng; Sở Y tế; Đại diện UBND huyện Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Hải, tham gia của đại diện chính quyền các thị trấn, xã và Hội phụ nữ tỉnh. Do ở Bác Ái có nhiều người dân tộc sinh sống, nên Ban dân tộc của tỉnh sẽ được mời tham dự khi có yêu cầu.

Những cá nhân khác có thể cũng được mời, ví dụ đại diện của các nhà tài trợ hoạt động trong cùng lĩnh vực và các dự án khác của tỉnh hoặc các các nhân có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực của dự án.

b) Trách nhiệm

Ban chỉ đạo (BCĐ) dự án là cơ quan điều phối và quản lý cao nhất của dự án. Trách nhiệm của BCĐ là hướng dẫn về mặt chiến lược cho các bên thực hiện và hỗ trợ việc quản lý dự án kịp thời nhằm đạt được các đóng góp đầu vào và mục tiêu của dự án.. BCĐ có vai trò cố vấn cho dự án về tổ chức, kỹ thuật, tài chính cũng như vai trò kiểm tra đối với dự án.

BCĐ sẽ có những trách nhiệm và quyền hạn như sau:

Đảm bảo vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia vào dự án được xác định rõ ràng; Phê chuẩn Báo cáo khởi động của dự án và kế hoạch hoạt động Hướng dẫn về chính sách và thực hiện cho các bên có liên quan đến dự án; Đánh giá tình hình tiến độ dự án và kết quả đạt được của các mục tiêu cụ thể của dự án; Phê duyệt các kế hoạch hoạt động đã được lập ngân sách và các báo cáo tiến độ và tài

chính do Ban XDNL&QL tổng hợp từ các báo cáo riêng lẻ của các Ban Quản lý Dự án Hạ tầng và Nông nghiệp;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 59

Căn cứ vào các báo cáo tiến độ và tài chính cũng như báo cáo kiểm toán, tư vấn cho BTC về quyết định chuyển tiền;

Phê duyệt các báo cáo liên quan đến việc giải ngân và sử dụng ngân sách của dự án dựa trên các kế hoạch hoạt động đã được lập ngân sách hàng quý, do Ban XDNL&QL tổng hợp và trình BCĐ;

Khi cần thiết, phê duyệt những điều chỉnh về hoạt động, phương thức và dòng ngân sách của dự án, với điều kiện là những thay đổi đó sẽ không làm sai lệch các mục tiêu cụ thể, mục tiêu tổng quát và tổng ngân sách của dự án;

Phê duyệt những đề xuất về chỉnh sửa liên quan đến các chỉ số đo lường kết quả và mục tiêu cụ thể của dự án;

Nếu cần thiết, xin phê chuẩn của hai chính phủ về những thay đổi liên quan đến tính hiệu lực của Hiệp định cụ thể, đến thời gian hiệu lực của Hiệp định riêng, đến mục tiêu cụ thể và tổng ngân sách của dự án;

Quyết định tiến hành và phê chuẩn Điều khoản tham chiếu của các đoàn theo dõi và đánh giá, cũng như thẩm định các khuyến nghị sau những đợt đánh giá này;

Đảm bảo hàng năm dự án đều tiến hành kiểm toán độc lập được thực hiện bởi một công ty kiểm toán có chứng nhận và đánh giá những phát hiện của đoàn kiểm toán. Dựa vào kết luận của báo cáo kiểm toán, BCĐ sẽ quyết định kiểm toán nửa năm;

Phê duyệt báo cáo cuối cùng và kết thúc dự án.

c) Cơ chế hoạt động

Khuyến nghị là BCĐ sẽ họp vào giữa giai đoạn khởi động (khoảng 3 tháng sau khi dự án bắt đầu thực hiện) và họp lại sau Hội thảo giai đoạn khởi động, khoảng 6 tháng sau khi dự án bắt đầu thực hiện. Sau đó, BCĐ sẽ họp định kỳ 6 tháng một lần. Phiên họp BCĐ cuối cùng sẽ được tổ chức khoảng 3 tháng trước khi dự án kết thúc. Trong phiên họp này bản thảo của báo cáo cuối cùng phải được trình bày để phê duyệt.

Nếu có yêu cầu trong trường hợp đặc biệt, BCĐ có thể tổ chức phiên họp bất thường để đáp ứng yêu cầu của một thành viên trong BCĐ.

Trong giới hạn hoạt động của Hiệp định riêng dành cho dự án này, BCĐ sẽ thiết lập nguyên tắc nội bộ cho riêng mình và nhìn chung các quyết định được đưa ra sẽ dựa trên sự thống nhất ý kiến của các thành viên trong BCĐ.

Ban XDNL&QL sẽ có chức năng thư ký cho BCĐ. Giám đốc Ban XDNL&QL sẽ đề xuất chương trình họp và trình các báo cáo tổng hợp của các BQLDA và kế hoạch hoạt động được lập ngân sách để BCĐ phê duyệt. Các báo cáo tài chính sẽ cung cấp toàn bộ tình trạng sử dụng các nguồn ngân sách dự án một cách chi tiết.

Biên bản các phiên họp BCĐ, và bản sao các báo cáo 6 tháng một lần sẽ phải chuyển đến tất cả các thành viên của BCĐ. Những biên bản này sau đó sẽ được chuyển cho Tham tán Hợp tác quốc tế thông qua văn phòng đại diện của BTC tại Hà Nội.

5.2.3 Quản lý dự án

a) Quản lý chung

Theo tinh thần của “Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ”, và để tránh tạo ra cơ cấu quản lý dự án song trùng, các hợp phần đầu tư của dự án, ví dụ như xây dựng Hồ chứa nước Ô Căm và công trình thủy lợi, hệ thống thoát nước và nước thải ở Phước Dân và Khánh Hải, sẽ được thực hiện bởi các BQLDA hạ tầng cơ sở và nông nghiệp hiện đang hoạt động ở tỉnh, đó là BQLDA Hạ tầng và BQLDA Nông nghiệp.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 60

Tuy nhiên, nhận thấy rõ nhu cầu của phương pháp tiếp cận có sự điều phối mà dự án sẽ áp dụng và tập trung vào xây dựng năng lực cho các bên có liên quan, nên dự án sẽ thành lập một Ban Xây dựng năng lực và quản lý (Ban XDNL&QL), trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, có nhiệm vụ điều phối và thực hiện các hoạt động xây dựng năng lực trong dự án.

Giám đốc và Phó Giám đốc của Ban XDNL&QL sẽ do UBND tỉnh bổ nhiệm. Các Phó Giám đốc của Ban XDNL&QL sẽ gồm đại diện của Sở TN&MT (quản lý nước) và Sở NV (xây dựng năng lực/cải cách hành chính), Việc xác đinh thời gian làm việc trong Dự án của các Phó Giám đốc là toàn thời gian hay bán thời gian sẽ được thực hiện trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án lần thứ nhất. Trong Ban sẽ có đại diện của Sở KH&ĐT, BQLDA Hạ tầng (Sở XD) và BQL Nông nghiệp (Sở NN&PTNT) làm việc kiêm nhiệm. Ban XDNL&QL sẽ được hỗ trợ bởi:

Một chuyên gia trong nước làm Phó Giám đốc, có kỹ năng điều phối và thực hiện xây dựng năng lực; Vị trí này làm toàn bộ thời gian trong 3 năm đầu của dự án; vào cuối dự án, người ở vị trí này sẽ chuyển giao các nhiệm vụ của mình cho đại diện của Sở TN&MT và Sở NV. Phương thức hoạt động này sẽ được đánh giá lại khi tổ chức Đánh giá giữa kỳ.

Một chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong nước (sẽ làm việc toàn bộ thời gian trong năm đầu của dự án và sau đó sẽ có vai trò theo dõi kiêm nhiệm);

Một kế toán trưởng/ cán bộ tài chính (làm toàn bộ thời gian); Các cán bộ hỗ trợ, gồm cán bộ hành chính và phiên/biên dịch(cả 2 vị trí đều làm toàn bộ

thời gian).

Ban XDNL&QL sẽ có văn phòng làm việc tại Sở TN&MT của tỉnh, và có những trách nhiệm sau:

Hành chính và quản lý

Đảm bảo hỗ trợ về hành chính cho BCĐ (thư ký, chương trình nội dung họp, các tài liệu, biên bản, lưu chuyển biên bản);

Chuẩn bị Báo cáo khởi động được tổng hợp (từ những BQLDA) để trình lên BCĐ vào cuối giai đoạn khởi động – cuối tháng thứ 6;

Chuẩn bị các báo cáo quý về hoạt động và tài chính đối với tất cả các hoạt động của dự án, có sự phối hợp với các BQLDA đầu tư, cũng như văn bản gọi tiền trình lên BTC để phê duyệt;

Đảm bảo các nguồn ngân sách được sử dụng chính xác cho hợp phần nâng cao năng lực và các phần chung khác, và thể hiện trách nhiệm cao nhất cho việc sử dụng hiệu quả phần vốn phân cho IPMU/APMU;

Rà soát lại các báo cáo tiến độ và báo cáo tài chính của các BQLDA, tổng hợp thành báo cáo tiến độ chung của dự án, trình lên BCĐ;

Lập Điều khoản Tham chiếu cho đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết quả theo yêu cầu phục vụ đấu thầu tư vấn;

Soạn báo cáo năm và báo cáo kết thúc dự án; Hỗ trợ công việc thông qua cung cấp thông tin cần thiết cho các đoàn kiểm toán độc lập

và đánh giá dự án, và đảm bảo thực hiện tốt những khuyến nghị mà đoàn đưa ra; Theo dõi các thủ tục hành chính để hoàn /miễn thuế VAT; Đảm bảo kết thúc hoàn chỉnh các hoạt động của dự án, gồm soạn báo cáo cuối cùng khi

kết thúc dự án.

Phối hợp

Điều phối thực hiện dự án theo kế hoạch hoạt động được BCĐ phê duyệt;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 61

Xác định các cơ hội học tập và các phương pháp tiếp cận chung giữa các dự án; Đảm bảo sự tham gia của các sở ban ngành có liên quan (Sở KH&ĐT, Sở XD, Sở

NN&PTNT, Sở TC, Sở TN&MT, Sở NV) và các nhóm cộng đồng có liên quan đến các hoạt động dự án và phối hợp trong việc quản lý nước;

Theo dõi và hài hòa các hoạt động dự án; Phân tích quyền hạn pháp lý và nhiệm vụ của các bên có liên quan; Phối hợp trong quá trình điều chỉnh Quy hoạch quản lý nguồn nước của tỉnh, và đưa

vào Kế hoạch Phát triển KT-XH 2011-2020 – điều chỉnh và tổng hợp các nhiệm vụ của Sở TN&MT và Sở NN&PTNT. Nộp cho BCĐ và UBND tỉnh;

Thiết lập cơ chế phối hợp mới, khi cần thiết, phải phối hợp với Sở Nội vụ. Trình BCĐ và UBND tỉnh;

Đảm bảo tuân thủ với các nguyên tắc của các cơ quan và tổ chức ở trung ương, đặc biệt Bộ KH&ĐT, Bộ TN & MT, Bộ NV và phối hợp với các dự án được tài trợ khác có liên quan.

Nâng cao năng lực và nhận thức

Chịu trách nhiệm các hợp phần chính của dự án, ví dụ tổ chức và quản lý các hoạt động xây dựng năng lực;

Hỗ trợ quá trình ra quyết định của dự án; Chuẩn bị Điều khoản tham chiếu, tuyển chọn và giám sát các hoạt động xây dựng năng

lực và các chuyên gia tư vấn chuyên ngành; Chuẩn bị và cập nhật các kế hoạch hoạt động và ngân sách đối với các hoạt động xây

dựng năng lực, có phối hợp chặt chẽ với các BQLDA và trình lên BCĐ để phê duyệt; Khuyến khích áp dụng phương pháp có sự tham gia từ cấp cơ sở trong các hoạt động

lập kế hoạch và thực hiện dự án; Soạn thảo chiến lược về nâng cao nhận thức và truyền thông đối với ngành nước. Nộp

cho BCĐ và UBND tỉnh; Tiến hành đánh giá năng lực, đánh giá nhu cầu đào tạo và chiến lược đào tạo đối với các

bên có liên quan. Nộp cho BCĐ; Soạn thảo các hợp đồng với chuyên gia tư vấn, các đơn vị xây dựng năng lực và các

đơn vị đào tạo để thực hiện các khóa và chương trình đào tạo; Phối hợp đào tạo và các hoạt động nâng cao nhận thức trong các BQLDA Hạ tầng và

Nông nghiệp; Xây dựng một hệ thống đạt tiêu chuẩn để đánh giá tính hiệu quả của các khóa/chương

trình đào tạo; Thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu, theo dõi và đánh giá, gồm đào tạo và trang thiết

bị. Trình BCĐ.

Ban XDNL&QL sẽ báo cáo trực tiếp lên BCĐ và sẽ phối hợp chặt chẽ với BQLDA Nông nghiệp và BQLDA Hạ tầng và các cơ quan khác của UBND tỉnh, như Sở Tài chính, Kho bạc và BTC.

Để hoạt động chính của dự án sẽ tăng cường cơ chế phối hợp để giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn nước, dự án sẽ phải đặc biệt tập trung vào việc xây dựng năng lực cho Ban XDNL&QL và Sở TN&MT ngay từ khi bắt đầu dự án, và trong suốt những năm đầu, thúc đẩy cơ chế điều phối mà Ban XDNL&QL phải thực hiện. Thông qua các cuộc hội thảo định hướng về dự án, do Ban XDNL&QL thực hiện, để các bên hiểu rõ về vài trò, chức năng và nhiệm vụ của Ban trong cơ chế phối hợp thực hiện dự án.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 62

b) Quản lý các dự án đầu tư

Việc xây dựng hồ chứa nước Ô Căm và hệ thống thủy lợi sẽ được Sở NN&PTNT thực hiện thông qua một trong hai BQLDA Nông nghiệp hiện nay. Tương tự, BQLDA Hạ tầng thuộc Sở XD sẽ thực hiện các hợp phần về thoát nước và nước thải. Cả hai BQLDA này có nguồn lực và nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án đầu tư.Vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm về kỹ thuật và tài chính của hai BQLDA này sẽ căn cứ theo các qui định và pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Giám đốc BQLDA Hạ tầng sẽ cử một cán bộ làm Giám đốc phụ trách tiểu dự án, làm việc toàn bộ thời gian, để thực hiện dự án. Như đã thảo luận với cả hai BQLDA, Giám đốc tiểu dự án này sẽ có 2 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ, 1 quản lý tài chính và một chuyên gia an toàn xã hội của BQLDA Hạ tầng, làm việc toàn bộ thời gian – tổng cộng là 5 cán bộ làm việc chuyên trách để có thể huy động được các chuyên gia của BQLDA Hạ tầng khi cần thiết. Đội tiểu dự án sẽ có sự tham gia của đại diện cơ quan huyện Ninh Phước và Ninh Hải, thị trấn Phước Dân và Khánh Hải, đơn vị vận hành hệ thống thoát nước và nước thải (ít nhất có một đại diện tham gia toàn bộ thời gian trong suốt quá trình xây dựng và vận hành) và Hội phụ nữ khi có yêu cầu.

Một phương pháp tiếp cận tương tự được áp dụng bởi APMU đối với những nhân viên thực hiện các tiểu dự án. Nhóm thực hiện này được mở rộng thêm từ đại diện của các tổ chức trên địa bàn huyện Bác Ái, công ty quản lý tưới tiêu thuộc Sở NN&PTNN, đơn vị đảm nhiệm toàn bộ việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình và Hội Nông dân huyện.

IPMU và APMU sẽ đảm nhận tất cả các nhiệm vụ để tiến hành các tiểu dự án trực tiếp dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp tỉnh và báo cáo cho Ban XDNL&QL để kết hợp báo cáo tiếp lên Ban chỉ đạo (BCĐ) và cả khía cạnh khác liên quan đến năng lực phát triển hợp phần của dự án.

Mỗi PMU sẽ có những vai trò và trách nhiệm sau liên quan đến các tiểu dự án cụ thể:

Quản lý hành chính và quản lý tài chính

Đảm bảo sử dụng phù hợp nguồn vốn; Tổ chức, phối hợp và giám sát việc thực hiện các tiểu dự án phù hợp với kế hoạch thực

hiện dự án đã được BCĐ phê duyệt; Kiểm tra và giám sát trong quá trình chuẩn bị và giai đoạn xây dựng; Áp dụng những đáp ứng được các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; Đảm bảo quản lý tốt nguồn lực của dự án (vật tư, tài chính và nguồn nhân lực); Đảm bảo việc quản lý tài chính và hành chính của các tiểu dự án tuân theo trình tự đã

thống nhất; Lập báo cáo tiến độ và báo cáo tài chính trình lên Ban XDNL&QL; Lập và cập nhật kế hoạch thực hiện theo ngân sách chi tiêu ; Lập kế hoạch cung cấp tài chính; Lập yêu cầu tiền mặt để trình lên Ban XDNL&QL; Đề nghị chi trả thông qua tài khoản và đảm bảo ghi chép đầu đủ những chi trả này và

báo cáo lên Ban XDNL&QL; Đánh giá và đề nghị điều chỉnh đầu tư cho các tiểu dự án lên BCĐ để lấy ý kiến; Lập báo cáo hàng năm và báo cáo tài chính cho các chi tiêu của dự án và trình lên Ban

XDNL&QL; Cung cấp các thông tin cần thiết cho kiểm toán dự án; Đảm bảo việc dừng các hoạt động của các tiểu dự án, bao gồm các việc lập báo cáo cuối

cùng trong giai đoạn kết thúc dự án.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 63

Quản lý các tiểu dự án

Xác định cơ hội học tập và các phương pháp tiếp cận chung giữa các dự án vào báo cáo lên Ban XDNL&QL;

Đảm bảo sự hợp tác giữa các Sở (Sở TÀI CHÍNH, Sở Xây dựng, Sở NN&PTNN, DoF, Sở TN&MT) tới các hoạt động của các tiểu dự án;

CMC và WU giám sát đánh giá các hoạt động tiểu dự án kết hợp như là tổ chức/ quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức và đầu tư xây dựng hạ tầng (cho IPMU), và các hoạt động tưới tiêu công cộng được thực hiện bởi Công ty Quản lý Tưới tiêu kết hợp với các nhóm người dân và Hội Nông dân huyện (DFU) (cho APMU);

Đảm bảo dự án tiến hành thực hiện các hoạt động hàng ngày phù hợp; Hướng dẫn tiến trình ra quyết định đối với các tiểu dự án; Đánh giá thiết kế trước khi nộp lên Ban XDNL&QL; Chuẩn bị kế hoạch và tài liệu đấu thầu theo luật của Việt Nam; Đánh giá báo cáo dự thầu và nộp cho UBND TỉNH để phê duyệt; Sơ loại nhà thầu, nếu phù hợp sẽ tiến hành thương thảo hợp đồng, giám sát kết quả thực

hiện của nhà thầu, xác nhận chất lượng và số lượng kết quả đầu ra, và ủy quyền chi trả thông qua Ban XDNL&QL;

Tuyển và giám sát tư vấn thiết kế chi tiết, chuyên gia tư vấn cần thiết khác như nhà cung cấp thiết bị, nhà thầu;

Đánh giá và đề xuất những điều chỉnh liên quan đến các tiểu dự án cho BCĐ xem xét.

c) Quản lý các hoạt động cộng đồng

Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và hạ tầng cơ sở – Phước DânBan quản lý cộng đồng (Ban QLCĐ) sẽ được thành lập trực thuộc UBND thị trấn Phước Dân để quản lý các hoạt động hạ tầng cơ sở cộng đồng, nhằm cải thiện các công trình thoát nước và nước thải đang được xây dựng trong thị trấn. Các hoạt động bao gồm: (i) một chương trình nâng cao nhận thức môi trường và vệ sinh, (ii) một chương trình tín dụng vệ sinh hỗ trợ các hộ nghèo, và (iii) một chương trình hoạt động vệ sinh tại trường học. Ban QLCĐ sẽ báo cáo với BQLDA Hạ tầng về tất cả các hoạt động có liên quan của dự án.

Hội phụ nữ thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện hàng ngày các hoạt động nâng cao nhận thức và hạ tầng cơ sở cộng đồng. Đề nghị Ban quản lý cộng đồng sẽ do Hội phụ nữ chỉ đạo, gồm các vị trí là Trưởng ban, cán bộ phụ trách chương trình, kế toán và thủ quỹ. Ban QLCĐ sẽ có quyền chỉ đạo Hội phụ nữ cấp dưới, ví dụ như phường, đồng thời điều phối và lập kế hoạch ở thị trấn. Một cán bộ kỹ thuật của BQLDA Hạ tầng sẽ trợ giúp về kỹ thuật chuyên môn và tham gia vào hoạt động liên quan đến các công trình hạ tầng chính yếu. Các tổ chức quần chúng khác và các cơ quan của thị trấn cũng sẽ được mời tham gia vào Ban QLCĐ khi cần thiết.

Hội phụ nữ tỉnh có nhiều kinh nghiệm về quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức và cộng đồng tương tự, và sẽ hướng dẫn, hỗ trợ và đào tạo ngay từ khi bắt đầu chương trình. Nhiệm vụ chính của Ban QLCĐ là:

Lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi các hoạt động nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia, gồm các hoạt động vệ sinh trong trường học, cùng với việc xây sửa các cơ sở vệ sinh;

Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức và biên soạn các tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông;

Phối hợp chương trình nâng cao nhận thức với các cơ quan trọng thị trấn (gồm các phòng y tế, giáo dục và môi trường) và với các lãnh đạo của cộng đồng;

Thông báo và khuyến khích cộng đồng tham gia và hỗ trợ các hoạt động của tiểu dự án, đặc biệt là nâng cấp đường hẻm, và hệ thống thoát nước cấp ba;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 64

Rà soát lại các đề xuất vệ sinh trường học và phối hợp với BQLDA Hạ tầng để đảm bảo các đề xuất này là phù hợp về kỹ thuật và tài chính;

Khuyến nghị với các cấp có thẩm quyền về quản lý tài chính và giải ngân cho các trường học;

Theo dõi việc thực hiện các hoạt động liên quan đến vệ sinh trường học; Thông tin đến các hộ gia đình về mô hình tín dụng vệ sinh và liên kết với BQLDA Hạ

tầng, khuyến khích các hộ nộp đơn kết hợp với lộ trình xây dựng hệ thống kênh thoát nước và cải tạo đường hẻm;

Xử lý đơn vay vốn của mô hình tín dụng vệ sinh, đảm bảo phù hợp với tài liệu hướng dẫn do tiểu dự án xây dựng;

Giải ngân vốn vay tín dụng và thu hồi; Tổ chức thanh tra và xác nhận các bể tự hoại do BQLDA Hạ tầng/cấp có thẩm quyền; Theo dõi tài khoản và lưu trữ hồ sơ tài chính; Cung cấp báo cáo hàng tháng và báo cáo năm chi tiết về các hoạt động cộng đồng, tiến

hành đánh giá thường kỳ để theo dõi và giám sát việc thực hiện từng hoạt động của chương trình.

Các hoạt động thủy lợi cộng đồng – Bác Ái – khu vực thủy lợi hồ Ô Căm

Công ty quản lý thủy lợi, có đại diện trong BQLDA Nông nghiệp, sẽ hỗ trợ các hoạt động tiểu dự án với các nhóm cộng đồng ở các xã trong khu vực tưới nước của hồ Ô Căm, cùng với sự hỗ trợ của Hội nông dân của huyện. Các hoạt động sẽ gồm: (i) thực hiện phương thức tiếp cận quản lý thủy lợi có sự tham gia; (ii) bảo tồn nước và quản lý nhu cầu; (iii) các thông lệ nông nghiệp phù hợp với hoàn cảnh; (iv) hỗ trợ lập kế hoạch, thiết kế, bố cục, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng bất kỳ hệ thống kênh cấp ba nào mà có yêu cầu – kinh phí của chính phủ. Nhiệm vụ chính của Công ty này trong BQLDA Nông nghiệp là:

Giới thiệu và thực hiện phương pháp tiếp cận quản lý thủy lợi có sự tham gia – chuẩn bị kế hoạch hoạt động và ngân sách theo phương pháp này;

Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động về nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn nước, quản lý nhu cầu, biên soạn các tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông;

Phối hợp các hoạt động nâng cao nhận thức với các cơ quan ở xã và lãnh đạo ở cộng đồng;

Thông tin và khuyến khích các nhóm có liên quan trong cộng đồng tham gia và hỗ trợ các hoạt động của tiểu dự án;

Có ý kiến với các đề xuất về kênh cấp ba với các cấp có thẩm quyền để hỗ trợ kinh phí và quản lý việc giải ngân các nguồn ngân sách xuống cộng đồng;

Theo dõi và đánh giá việc thực hiện các hoạt động thủy lợi của tiểu dự án; Thanh tra các kênh cấp ba đã được xây dựng và chứng thực khi cần thiết; Theo dõi tài khoản và lưu trữ hồ sơ tài chính; Cung cấp báo cáo hàng tháng và báo cáo năm chi tiếy cho BQLDA Nông nghiệp về các

hoạt động nông nghiệp ở cộng đồng.

5.3 CÁC TRÁCH NHIỆM VỀ KỸ THUẬT

UBND tỉnh và BTC sẽ cùng chịu trách nhiệm kỹ thuật đối với việc thực hiện các hoạt động ở cấp tỉnh. Các sở ban ngành tham gia trực tiếp vào dự án là:

Sở XD: các khía cạnh kỹ thuật của thực hiện dự án liên quan đến hạ tầng cơ sở thoát nước và nước thải;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 65

Sở NN&PTNT: các khía cạnh kỹ thuật của việc thực hiện dự án liên quan đến việc xây dựng đập Ô Căm và hệ thống mương, kênh kết hợp;

Sở TN&MT: khẳng định đánh giá tác động môi trường và các kế hoạch quản lý môi trường của các nhà thầu;

Bộ phận thẩm định dự án của Sở KH&ĐT: điều phối việc thẩm định các dự án thông qua các ban ngành của tỉnh (Sở XD, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT) và chuẩn bị dự thảo đề xuất trình UBND tỉnh phê duyệt các tài liệu thầu.

BQLDA Hạ tầng và BQLDA Nông nghiệp sẽ chịu trách nhiệm tuyển chọn và quản lý các chuyên gia tư vấn trong nước để giám sát các công trình xây dựng và sẽ quản lý các hợp đồng xây dựng, bao gồm xác nhận hoàn thiện công trình để thanh toán.

Các cố vấn hỗ trợ kỹ thuật trong nước và quốc tế sẽ hỗ trợ và đóng góp về kỹ thuật chuyên môn cho các chương trình xây dựng năng lực. Các chuyên gia tư vấn độc lập trong nước và quốc tế sẽ thay mặt BTC tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, và cũng đóng góp thông tin đầu vào quan trọng cho các chương trình nâng cao năng lực. Ban XDNL&QL sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo Điều khoản tham chiếu để thuê tuyển các chuyên gia

Đối với các dự án đầu tư và các hoạt động xây dựng năng lực, BTC và UBND tỉnh sẽ cùng ra quyết định ở những giai đoạn sau:

Phần kỹ thuật của điều khoản tham chiếu thuê tuyển chuyên gia trong và ngoài nước; Phần kỹ thuật của điều khoản tham chiếu và báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu cho tất cả

các nhà thầu lớn hơn 67.000 euros; Thiết kế chi tiết của những hợp phần quan trọng trước khi trình lên Sở XD hoặc Sở

NN&PTNT để phê duyệt và trước khi xin ý kiến phê duyệt của UBND tỉnh; Giám sát kỹ thuật trước khi giải ngân; Khi bàn giao một phần và bàn giao toàn bộ.

Hơn nữa, tổ Hỗ trợ kỹ thuật của BTC sẽ tiến hành thăm thực địa thường xuyên trong suốt quá trình xây dựng các dự án đầu tư để đánh giá chất lượng công trình. Trong những trường hợp cần đánh giá chi tiết, BTC sẽ thực hiện yêu cầu chuyển tiền tiếp theo khi có đánh giá về kết quả thực hiện phù hợp của họ

Chuyên gia tư vấn hỗ trợ trong nước tham gia vào Ban XDNL&QL sẽ rà soát tất cả các chương trình xây dựng năng lực và ngân sách trước khi phê duyệt. Chuyên gia kỹ thuật trong nước tham gia vào Ban XDNL&QL sẽ hỗ trợ các BQLDA xem xét lại các tài liệu kỹ thuật và cũng sẽ đi thăm công trình, nhằm đảm bảo việc xây dựng phù hợp với các hướng dẫn của chính phủ Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn và định mức của quốc tế nếu Việt Nam chưa có quy định đó.

5.4 TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH

5.4.1 Chi phí và ngân sách

Không phân biệt nguồn ngân sách, tất cả các nguồn tài chính của chương trình sẽ được quản lý minh bạch và báo cáo đầy đủ theo các nguyên tắc cùng hợp tác, được xác định trong Tuyên bố Paris và tôn trọng các nguyên tắc của quản lý tài chính công.

UBND tỉnh Ninh Thuận và BTC sẽ cùng chịu trách nhiệm điều hành các dòng ngân sách và sẽ tôn trọng các nguyên tắc sau:

a) Lợi ích chi phí

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 66

b) Hiệu quả chi phí; c) Kinh tế;d) Minh bạch;e) Tôn trọng khung luật pháp của Việt Nam.

Chi phí phải mang lại lợi ích và đúng lúc, và tính hợp lệ của chi phí so với ngân sách sẽ được kiểm tra thường xuyên. BTC có quyền xem xét những chi phí bị cho là không hợp lý, hoặc không tôn trọng quy định trong Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính. Trong tình huống đó, các chi phí này sẽ bị khấu trừ vào các lần chuyển tiền sau, và đi kèm theo biên bản giải thích. Trong trường hợp, không phải chuyển tiền cho lần sau hoặc số tiền sẽ chuyển không đủ lớn để trừ đi các chi phí đã không giải trình được, thì UBND tỉnh phải chuyển trả lại số tiền đã chi này cho BTC.

Các chi phí hợp lệ là những chi phí phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

Các khoản chi này là cần thiết cho dự án; Các khoản chi này đã được lên kế hoạch hoạt động và ngân sách nằm trong dự án; Các khoản chi này đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc của quản lý tài chính minh bạch, kinh

tế, và lợi ích chi phí; Các khoản chi này đã xảy ra trên thực tế, được ghi vào sổ kế toán của bên đối tác; Các khoản chi này có thể xác định được và kiểm tra được; Các khoản chi này có các giấy tờ bản gốc để chứng minh.

Việc quản lý ngân sách và chuyển tiền sẽ theo nguyên tắc và quy định của chính phủ Việt Nam về quản lý các dự án ODA6.

Các nhà thầu sẽ nộp các chi phí với đầy đủ chứng từ cho các BQLDA có liên quan là BQLDA Hạ tầng, hoặc BQLDA Nông nghiệp hoặc Ban XDNL&QL để kiểm tra. Sau đó, giấy đề nghị thanh toán sẽ phải do các đơn vị quản lý phù hợp nộp lên Kho bạc nhà nước tỉnh, ở đó kho bạc sẽ kiểm tra trong vòng tối đa 5 ngày làm việc dựa trên hợp đồng và thỏa thuận đã ký kết với nhà thầu. Kho bạc sẽ thông báo cho Sở Tài chính về việc phê duyệt các khoản chi và đồng thời cũng thông báo cho Ban XDNL&QL để đơn vị này yêu cầu ngân hàng chuyển tiền trả cho bên nhà thầu.

Quá trình thanh toán

Với những chi phí liên quan đến nâng cao năng lực và các khoản chung khác, áp dụng chu trình tương tự, từ bước (3) phần trên.

6 Các nghị đinh liên quan là:1. Nghị định số 131/2006/ND-CP, ra ngày 09/11/2006 của Chính phủ, ban hành các quy định về sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA. 2. Thông tư số 03/2007/TT-BKH, ra ngày 12/03/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn chức năng và tổ chức các đơn vị quản lý dự án/chương trình ODA3. Quyết định số 61/2006/QD-BTC, ra ngày 02/11/2006 của Bộ Tài chính, về định mức chi phí áp dụng cho các dự án/chương trình ODA4. Thông tu số 04/2007/TT-BKH, ra ngày 30/07/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 131/2006/ND-CP

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11

A/IPMU Trình hóa đơn với các tài liệu giải trình(2)

Ban XDNL&QL xem xét (3)

Kho bạc để kiểm soát và phê duyệt (tối đa 5 ngày làm việc) (4)

Hóa đơn của nhà thầu (1)

Ban XDNL&QL xem xét và chuyển tiền từ tài khoản ngoại tệ Euro vào tài khoản đồng tại Việt Nam theo yêu cầu (6)

Thông tin cho DoF (5)

A/IPMU để chi trả từ tài khoản VND (7)

67

5.4.2 Quản lý dòng tiền

a) Tài khoản ngân hàng

Đối với ngân sách dưới thể thức Hợp tác tài chính (FC), Ban XDNL&QL sẽ mở tài khoản tiền Euro tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Thương mại và tài khoản tiền Việt tại Kho bạc nhà nước tỉnh,

Tài khoản ngoại tệ bằng đồng euro, sẽ cần có hai chữ ký của Giám đốc Ban XDNL&QL và kế toán trưởng của dự án.

Tài khoản bằng đồng Việt Nam sẽ có hai chữ ký của Giám đốc Ban XDNL&QL và BQLDA Hạ tầng hoặc BQLDA Nông nghiệp. Tên của người được chỉ định ký vào các tài khoản này sẽ được thông báo cho các bên sau khi ký kết dự án.

Trong mọi trường hợp, tất cả các tài khoản không được phép có số dư nợ. Các tài khoản này không được nhận tiền từ các nguồn khác và không được dùng để thanh toán cho các hoạt động khác.

Lãi suất phát sinh từ các tài khoản này sẽ được khấu trừ từ các khoản chi của dự án. án. Số tiền này sẽ ưu tiên để trả chi phí ngân hàng của tài khoản.

Ngay khi có thể, chi trả thông qua việc chuyển khoản sẽ được ưu tiên.

b) Yêu cầu chuyển tiền: Chuyển tiền lần đầu 

Kể từ khi có thông báo dự án thực hiện, đơn yêu cầu chuyển tiền sẽ phải gửi đến văn phòng đại diện của BTC tại Hà Nội. Số tiền yêu cầu chuyển phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của sáu (6) tháng đầu dự án, cộng thêm khoảng 10% dự phòng.

Đơn yêu cầu chuyển tiền này phải được kèm theo chương trình dự toán chi phí chi tiết với đầy đủ chữ ký về:

Các hoạt động trong vòng 6 tháng; Của năm hoạt động;

Cho các hợp phần có chi phí sẽ phải thanh toán cần được duyệt và phù hợp với khung ngân sách.

c) Yêu cầu chuyển tiền: chuyển tiền lần tiếp theo

Ban XDNL&QL, thay mặt UBND tỉnh, sẽ yêu cầu BTC chuyển tiền vào tài khoản cụ thể của dự án, dựa trên kế hoạch hoạt động và ngân sách được BCĐ phê duyệt nửa năm một lần, và dựa trên báo cáo tài chính về tình hình sử dụng các nguồn ngân sách. Đơn yêu cầu chuyển tiền này sẽ phải căn cứ vào nhu cầu của dự án trong thời gian 6 tháng

Kể từ lần thứ 2 trở đi, viêc chuyển kinh phí sẽ phụ thuộc vào báo cáo giải trình của Ban XDNL&QL cho 75% số kinh phí đã yêu cầu chuyển lần gần đây nhất và 100% của tất cả các lần chuyển trước đó.

BTC sẽ chuyển tiền sau khi các tài liệu sau được phê duyệt bởi BCĐ và BTC:

Đơn yêu cầu chuyển tiền; Báo cáo hoạt động 6 tháng; Báo cáo tài chính cho tất các những chi tiêu từ khoản tiền đã chuyển (có thể trong 3

tháng gần đây nhất), bao gồm báo cáo thu, chi và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (bản sao kê của ngân hàng);

Kế hoạch hoạt động 6 tháng đã được lập ngân sách và danh sách các hợp đồng chính;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 68

Kế hoạch tài chính 6 tháng; Báo cáo kiểm toán độc lập được BCĐ phê duyệt và văn bản kiểm tra và phê duyệt việc

triển khai thực hiện những khuyến nghị của Kiểm toán của BCĐ.

Báo cáo và kế hoạch tài chính cập nhật cũng sẽ được gửi kèm với giấy yêu cầu chuyển tiền.

Các đơn yêu cầu chuyển tiền này phải được Ban XDNL&QL xác nhận; BTC kiểm tra và xác nhận. Các chi phí mà không thể giải trình được sẽ được khấu trừ vào lần chuyển tiền kế tiếp.

BTC cam kết sẽ chuyển tiền trong vòng 30 ngày sau khi nhận được yêu cầu. Nếu BTC đánh giá thấy đơn yêu cầu chuyển tiền chưa đạt, thì BTC sẽ gửi thư yêu cầu bên đối tác cung cấp thêm thông tin cần thiết. Thời gian chuyển tiền sẽ bị tạm hoãn cho đến khi đơn đề nghị chuyển tiền được nộp với đầy đủ thông tin.

d) Yêu cầu chuyển tiền: Chuyển tiền lần cuối

Việc chuyển tiền lần cuối sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến Hiệp định của bên đối tác và căn cứ vào các tài liệu sau:

Đơn yêu cầu chuyển tiền; Báo cáo hoạt động 6 tháng; Báo cáo tài chính cho tất cả các chi tiêu đã thực hiện từ khoản tiền đã chuyển (có thể

trong 1 tháng gần nhất ), bao gồm báo cáo thu, chi và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (sao kê của ngân hàng);

Kế hoạch hoạt động 6 tháng đã được lập ngân sách và danh mục các hợp đồng chính; Kế hoạch tài chính 6 tháng; Báo cáo kiểm toán độc lập được BCĐ phê duyệt.

Chu trình chuyển tiền

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11

A/IPMU – Đầu tư tiểu dự án Báo cáo hoạt động theo quýBáo cáo tài chính theo quý Lập kế hoạch tài chính tổng thể cho 6 tháng

Ban XDNL&QL – Hợp tác - Nâng cao năng lực - Báo cáo tổng thể hoạt động theo quýBáo cáo tổng thể tài chính theo quý Lập kế hoạch tài chính tổng thể cho 6 tháng

Phần đóng góp của Bỉ BTC –HanoiKiểm soát và gửi thư không phản đối

BTC-Bxl

Chuyển tới tài khoản ở NHNN/NHTMM (EUR)

Phần đóng góp VN Kho bạc tỉnh Kiểm soát và gửi thư không phản đối

Kho bạc/ PPC/DPI

Chuyển tới tài khoản của kho bạc (VND)

69

5.4.3 Báo cáo tài chính

Cứ 6 tháng một lần, đại diện của UBND tỉnh, Ban XDNL&QL, sẽ trình những báo cáo sau lên BTC:

Báo cáo hoạt động 6 tháng; Báo cáo tài chính 6 tháng một lần bao gồm báo cáo thu, chi của kỳ trước và báo cáo lưu

chuyển tiền tệ (sao kê ngân hàng); Kế hoạch hoạt động 6 tháng đã được lập ngân sách và danh mục các hợp đồng chính; Kế hoạch tài chính 6 tháng;

Dựa theo những đề xuất của Ban XDNL&QL và BTC, BCĐ sẽ quyết định cơ cấu ngân sách và tất cả các mẫu báo cáo dựa trên cơ cấu, hệ thống kế toán/ngân sách cơ bản của Việt Nam.

BTC sẽ yêu cầu bổ sung thông tin liên quan đến nội dung báo cáo hoặc giấy tờ hỗ trợ. UBND tỉnh sẽ cung cấp các thông tin hoặc tài liệu đó trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.

Các báo cáo dựa trên thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam. Trong trường hợp đó, và để tổng hợp báo cáo, thì các chi phí thực tế sẽ phải chuyển đổi sang đồng euro, phương thức chuyển đổi ngoại tệ sẽ do BTC phê duyệt khi dự án bắt đầu. Trong các báo cáo tài chính, các chi phí sẽ phải thể hiện bằng đồng nguyên tệ và bằng đồng euro.

Các tài liệu hỗ trợ giải trình cho các khoản chi phí (các hóa đơn, giấy tờ về tài khoản, chứng nhận thanh toán), hệ thống sổ sách, cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và được cất giữ ở UBND tỉnh. Các hồ sơ này sẽ phải lưu giữ theo trật tự và phải sẵn sàng cung cấp cho BTC và kiểm toán độc lập trong vòng 7 năm kể từ ngày thanh toán/chi tiêu đầu tiên. UBND tỉnh cho phép BTC tiếp cận các hồ sơ này vào bất kỳ thời điểm nào.

Tất cả các báo cáo sẽ phải dịch sang tiếng Anh. Nội dung báo cáo sẽ được sắp xếp theo một bố cục để có thể so sánh được các mục tiêu, kết quả theo kế hoạch và thực tế đạt được, các phương tiện thực hiện hoặc các hạng mục công việc, và các yếu tố liên quan đến ngân sách dự án.

Báo cáo tài chính cuối cùng cũng như là báo cáo kiểm toán cuối cùng cần được trình chậm nhất là 3 tháng sau khi kết thúc các hoạt động của dự án.

5.4.4 Quản lý dòng vốn bởi Regie

Tất cả các dòng vốn của REGIE phải được quản lý theo quy chế, quy định nội bộ của BTC, sẽ được cung cấp ngay khi bắt đầu dự án. Việc quản lý nguồn vốn này là trách nhiệm của BTC Hà Nội.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 70

5.4.5 Kiểm toán

UBND tỉnh sẽ chia sẻ với BTC các báo cáo kiểm toán thực hiện theo qui định kiểm toán định kỳ của chính phủ Việt Nam và các báo cáo kiểm toán do các nhà tài trợ khác tổ chức thực hiện.

BTC sẽ thuê một đơn vị kiểm toán độc lập, có chứng nhận để kiểm toán các tài khoản dự án hàng năm. Điều khoản tham chiếu cho các đợt kiểm toán sẽ do BTC chuẩn bị. Đơn vị kiểm toán độc lập phải là một đơn vị liên kết với một công ty kiểm toán danh tiếng trên thế giới do BTC lựa chọn. Các báo cáo kiểm toán sẽ phải trình lên Ban chỉ đạo để quyết định các giải pháp, khi cần thiết. Chi phí kiểm toán sẽ do dự án chi trả. Kiểm toán độc lập hàng năm sẽ:

Kiểm tra tính tuân thủ, kiểm tra sau khi thực hiện, giữa các thanh toán từ tài khoản ngân hàng và công việc thực hiện trên hiện trường và ở địa phương, kèm theo các chứng từ, do phía Việt Nam lưu giữ;

Kiểm tra sự tuân thủ trình tự quản lý của dự án bao gồm cả quản lý tài sản của dự án; Kiểm tra sự tuân thủ quy định đấu thầu của chính phủ.

Bên đối tác sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động dựa trên khuyến nghị của kiểm toán để chỉnh sửa những thiếu sót được phát hiện. Yêu cầu chuyển tiền chỉ được thực hiện với điều kiện đã giải quyết những ý kiến bảo lưu/vấn đề do kiểm toán nêu trong báo cáo. Hai bên đối tác sẽ tham vấn ý kiến của nhau để giải quyết những ý kiến bảo lưu/vấn đề do kiểm toán nêu. Nếu không có giải pháp cho vấn đề sau khi tổ chức tham vấn các bên, BTC có quyền đình chỉ chuyển tiền lần tiếp theo.

Kiểm toán hàng năm có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào, do bên đối tác này hoặc bên đối tác kia yêu cầu.

Nếu kiểm toán hàng năm có kết quả không tốt, hoặc đánh giá việc áp dụng thử nghiệm phương thức quản lý tương tự cho kết quả không tốt, thì BTC sẽ trình lên BCĐ một phương án điều chỉnh phương thức thực hiện nhằm hạn chế những rủi ro tài chính.

5.4.6 Kết thúc dự án

Bên đối tác cam kết sẽ đóng các tài khoản khi dự án kết thúc theo hiệp định thi hành.

Ban chỉ đạo sẽ đồng ý phân bổ lại số kinh phí còn kết dư trong các tài khoản dự án.Báo cáo tài chính cuối cùng cần được trình lên trong vòng ba (3) tháng sau khi kết thúc dự án và muộn nhất là sáu (6) tháng trước khi kết thúc Hiệp định.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 71

5.5 QUẢN LÝ ĐẤU THẦU

Việc mua sắm hàng hóa cho những hoạt động trong các dòng ngân sách quốc gia điều hành sẽ áp dụng qui định và luật pháp của Việt Nam. Đối với các gói thầu thuộc dòng ngân sách quốc gia điều hành có giá trị trên 67.000 euro, kế hoạch đấu thầu (bao gồm hồ sơ mời thầu) và báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu phải được Trưởng Đại diện BTC phê duyệt (ý kiến không phản đối) và kèm theo nhận xét đánh giá tích cực của đơn vị tư vấn luật.

Hai bên đối tác sẽ có trách nhiệm đồng quản lý đối với những mua sắm dịch vụ thuộc các dòng ngân sách quốc gia điều hành .Các mua sắm này sẽ áp dụng quy định và nguyên tắc của Việt Nam và sẽ theo phương thức quốc gia điều hành về mặt ngân sách nhưng cần có ý kiến không phản đối về mặt kỹ thuật của BTC.

Các mua sắm dịch vụ khác thuộc dòng ngân sách Regie là do Bỉ quản lý về tài chính nhưng hai bên sẽ cùng chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật. Điều này có nghĩa là các mua sắm này phải thực hiện theo luật pháp của Bỉ về đấu thầu nhưng cần hai chữ ký của phía Việt Nam và phía Bỉ xác nhận đồng ý về mặt kỹ thuật.

Đối với các gói thầu do BTC quản lý có giá trị trên 22.000 euro, nhất thiết phải đăng tải trên trang web của BTC. Đối với các gói thầu có giá trị trên 150.000 euro, nhất thiết phải thông báo trên OECD-DAC. Đối với các gói thầu do BTC quản lý có giá trị trên 67.000 euro BTC-Bỉ phải xác nhận không phản đối, sau khi có ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật của BTC.

5.6 PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Các cán bộ nhân viên trong nước làm việc cho chương trình sẽ được tuyển dụng theo qui định và luật pháp của Việt Nam. Việc lựa chọn nhân sự cần phải được BTC phê duyệt trước khi chính thức tuyển dụng.

Chuyên gia quốc tế thuộc dòng ngân sách do BTC chi trả sẽ do BTC tuyển dụng theo quy định và luật pháp của Bỉ. Việc lựa chọn nhân sự sẽ được UBND tỉnh phê duyệt trước khi chính thức tuyển dụng. Dự án sẽ không tuyển dụng cố vấn kỹ thuật cho các chuyên ngành cụ thể nào. Thay vào đó, BTC sẽ huy động chuyên gia có chuyên ngành cụ thể từ nhóm các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật đang thực hiện nhiệm vụ trong các dự án khác ở Việt Nam.

Các chuyên gia tư vấn ngắn hạn trong nước và quốc tế liên quan đến các hoạt động xây dựng năng lực sẽ do Ban xây dựng năng lực và quản lý tuyển dụng. Các tư vấn quốc tế ngắn hạn sẽ được Ban xây dựng năng lực và quản lý tuyển dụng trên cơ sở có điều khoản tham chiếu rõ ràng và tuân thủ theo luật Đấu thầu của Bỉ. Các tư vấn ngắn hạn trong nước cho các dự án đầu tư sẽ được Ban xây dựng năng lực và quản lý tuyển chọn trên cơ sở có điều khoản tham chiếu rõ ràng và theo Luật đấu thầu của Việt Nam (Luật số 61/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005). Chi phí cho các dịch vụ này phải phù hợp với hướng dẫn định mức của UN-EU áp dụng cho chi phí địa phương của các chương trình ODA.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 72

5.7 BÁO CÁO

Các báo cáo về theo dõi và đánh giá được lên kế hoạch như sau:

Báo cáo Trách nhiệm Nội dung Nơi gửi

Báo cáo tài chính 6 tháng

Ban xây dựng năng lực và quản lý

Các báo cáo về tài chính

BTC/UBND tỉnh

Báo cáo tiến độ hoạt động 6 tháng

Ban xây dựng năng lực và quản lý

Báo cáo tiến độ và kế hoạch hoạt động

BCĐ, Tham tán Hợp tác quốc tế

Kế hoạch tài chính 6 tháng một lần.

Ban xây dựng năng lực và quản lý

Kế hoạch tài chính BCĐ, Tham tán Hợp tác quốc tế

Báo cáo năm Ban xây dựng năng lực và quản lý

Tiến độ BTC/BCĐ, Tham tán Hợp tác quốc tế

Kiểm toán độc lập + Kiểm toán của chính phủ Việt Nam hàng năm

Công ty kiểm toán/Chính phủ Việt Nam

Kiểm toán tài chính BTC/BCĐ, Tham tán Hợp tác quốc tế

Báo cáo giữa kỳ Ban xây dựng năng lực và quản lý / Tư vấn độc lập

Báo cáo kiểm điểm giữa kỳ

BTC/BCĐ, Tham tán Hợp tác quốc tế

Báo cáo cuối cùng

Ban quản lý chương trình

Chấp thuận tạm thời về các hoạt động của chương trình

BCĐ, BTC và DGD

5.7.1 Dữ liệu cơ sở

Dữ liệu cơ sở cho các chỉ số sẽ phải do Ban xây dựng năng lực và quản lý xây dựng vào thời điểm bắt đầu triển khai các hoạt động, để phục vụ mục đích theo dõi và đánh giá.

Ban Quản lý Dự án sẽ đảm bảo các báo cáo, kế hoạch và tài liệu được soạn thảo theo đúng mẫu biểu đã thống nhất. Phần lớn các báo cáo, kế hoạch và tài liệu sẽ phải trình lên BCĐ để phê duyệt. Tất cả các báo cáo đã nêu trong bảng trên phải do Ban Quản lý Dự án lập bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Trong trường hợp phải phiên dịch, thì bản tiếng Anh sẽ luôn được lấy làm bản chuẩn.

5.7.2 Báo cáo tiến độ

Mẫu của báo cáo tiến độ sẽ phải phù hợp với hệ thống báo cáo đã thống nhất giữa chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ (2007), theo Quyết định số 1248/2007/QD-BKH về Khung Theo dõi và Đánh giá các dự án và chương trình ODA giai đoạn 2006-2010.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 73

5.8 SỬA ĐỔI HỒ SƠ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH

Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính này có thể được sửa đổi nếu có sự đồng thuận của các bên. Khi sửa đổi, cần cân nhắc kỹ để nội dung sửa đổi không làm thay đổi những kết quả của dự án đã được các bên đồng ý. Những trường hợp sau đây phải có sự đồng ý chính thức của chính phủ Bỉ:

Thay đổi về thời hạn hiệu lực của Hiệp định cụ thể ; Thay đổi tổng đóng góp tài chính của phía Bỉ; Thay đổi các mục tiêu cụ thể của dự án.

Những yêu cầu sửa đổi trên phải được giải trình và có sự phê duyệt của BCĐ. Công hàm trao đổi yêu cầu sửa đổi phải xuất phát từ phía Việt Nam và gửi cho Đại sứ quán Bỉ. Những thay đổi dưới đây sẽ do Ban chỉ đạo phê duyệt:

Phương thức điều hành; Các hoạt động của chương trình và các dòng ngân sách tương ứng; Các chỉ số đo mục tiêu cụ thể và các chỉ số đo kết quả; Thành phần và trách nhiệm của Ban chỉ đạo; Cơ chế thay đổi Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính

Tất cả những thay đổi khác của Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính cần được Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) hoặc người được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền và Trưởng đại diện BTC phê duyệt. Bản Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính sửa đổi phải gửi về Trụ sở chính của BTC tại Bỉ, và gửi cho Tham tán Hợp tác quốc tế (DGDC).

5.9 THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

Ngoài thủ tục kiểm toán nội bộ, hàng năm cần phải tiến hành kiểm toán độc lập đối với tất cả các tài khoản của chương trình (xem ở trên). Nếu báo cáo kiểm toán thể hiện nguồn kinh phí không được quản lý minh bạch và phù hợp, thì Trưởng đại diện của BTC có thể đình chỉ chuyển tiền lần tiếp theo. Các báo cáo kiểm toán sẽ được thảo luận ở phiên họp BCĐ.

Ngoài ra, dự án cũng phải chịu kiểm toán của Ban kiểm toán nội bộ của BTC hoặc của Kiểm toán chính phủ Bỉ.

5.9.1 Đánh giá độc lập

Đánh giá giữa kỳ độc lập sẽ được tiến hành sau khi hoàn thành 50% khối lượng công việc của dự án. Các chuyên gia ngắn hạn sẽ được thuê tuyển để thực hiện hoạt động này. Báo cáo đánh giá phải trình lên BCĐ, để BCĐ đưa ra các quyết định phù hợp đối với các khuyến nghị đề xuất. Đánh giá độc lập giữa kỳ có thể kiến nghị chỉnh sửa Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính, gồm khung logic hoặc phương thức thực hiện. Những thay đổi được đề xuất này phải được BCĐ thông qua.

Đánh giá độc lập cuối kỳ sẽ được tiến hành vào cuối dự án. Đoàn đánh giá sẽ thu thập thông tin cần thiết thông qua liên hệ trực tiếp với các đơn vị thực hiện và đối tượng hưởng lợi của chương trình, thông qua rà soát lại các tài liệu của chương trình và phân tích chuyên sâu bằng các bảng câu hỏi. Ban xây dựng năng lực và quản lý sẽ hỗ trợ các đoàn đánh giá.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 74

5.9.2 Kết thúc dự án

Đánh giá cuối cùng sẽ được thực hiện vào giai đoạn cuối của dự án. Dự thảo Báo cáo cuối cùng là trách nhiệm của Ban xây dựng năng lực và quản lý, tuy nhiên Ban có thể thuê tư vấn thực hiện công tác này. Báo cáo cuối cùng sẽ phải trình lên các thành viên của BCĐ để phê duyệt. Báo cáo cần phải có tóm tắt các hoạt động đã thực hiện và kết quả điều tra về hiện trạng và ý kiến của đại diện các đối tượng hưởng lợi về tác động của dự án. Báo cáo tài chính cuối cùng của dự án cũng do Ban xây dựng năng lực và quản lý chịu trách nhiệm.

Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm đối với những kiến nghị và phê duyệt việc đóng các tài khoản của dự án. Phiên họp BCĐ cuối cùng sẽ quyết định địa điểm để bàn giao trang thiết bị và nguồn tài chính còn lại, nếu có.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 75

6. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN NGÀNH

6.1 MÔI TRƯỜNG

Quản lý nguồn nước là một phần của quản lý môi trường, việc đạt được kết quả của chương trình sẽ có tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường. Vấn đề quan trọng là những tác động này phải là những tác động tích cực. Theo đó, các hoạt động xây dựng năng lực về phương pháp luận của đánh giá tác động môi trường độc lập và minh bạch liên quan đến các dự án nước, ví dụ như xây dựng các hồ chứa thủy lợi và phát triển hệ thống các công trình đập sẽ hỗ trợ các cơ quan địa phương hiểu về tác động lâu dài của các dự án đầu tư và đề xuất những biện pháp giảm thiểu phù hợp.

Bước thực hiện thứ nhất là cung cấp các công cụ giám sát và đào tạo kỹ năng cần thiết về quản lý hồ chứa đảm bảo vẫn cung cấp đủ nước cho phần cuối nguồn. Thứ hai, giúp chính quyền địa phương xác định các tiêu chí chọn khu vực sẽ được chương trình hỗ trợ trồng rừng nhằm tối ưu hóa hiệu quả của chương trình. Thứ ba, hướng dẫn soạn thảo các quy hoạch của tỉnh về quản lý nước, đồng thời xây dựng năng lực địa phương và nâng cao nhận thức của người dân sẽ đưa đến những biện pháp hiệu quả hơn trong việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm của nguồn nước địa phương. Thứ tư, dự án cần có yêu cầu cụ thể cho việc thuê tư vấn và nhân viên trong khuôn khổ Điều khoản Tham chiếu nhằm nêu ra những quan tâm đặc biệt về các vấn đề môi trường.

Cải thiện việc lập kế hoạch và quản lý nguồn nước sẽ đảm bảo nguồn nước được sử dụng lâu dài và cân bằng giữa các nhu cầu về nước trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Nếu dự án không thể giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường có liên quan thì ít nhất cũng nâng cao nhận thức và đề xuất được những công cụ và phương pháp luận nhằm giải quyết những vấn đề này hiệu quả hơn.

6.2 GIỚI

Đánh giá về giới của Ngân hàng thế giới (2006) chỉ rõ Việt Nam là một trong các nước khá phát triển về bình đẳng giới và là một trong những nước có tỷ lệ nữ giới tham gia các hoạt động kinh tế cao nhất thế giới (83%). Tuy nhiên, có 4 lĩnh vực mà chính phủ cần phải tăng cường về bình đẳng giới: 1) phụ nữ dân tộc thiểu số đang bị tụt hậu trong các dịch vụ giáo dục và sức khỏe, và tiếp cận các cơ hội kinh tế; 2) sự rập khuôn trong nhiều năm liền về giáo dục giới tính trong sách giáo khoa làm sự bất bình đẳng về giới kéo dài; 3) cần nhận rõ vai trò ngày càng lớn mà phụ nữ đóng góp trong nông nghiệp; 4) tiến bộ trong việc gia tăng số lượng nữ giới tham gia vào quá trình ra quyết định vẫn còn thấp và chưa đồng đều.

Chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ được chính phủ khởi xướng vào năm 2002, chú trọng vào 5 mục tiêu chính: 1) Bình đẳng quyền lợi cho phụ nữ trong lao động và việc làm; 2) bình đẳng quyền lợi cho phụ nữ trong giáo dục; 3) bình đẳng quyền lợi cho phụ nữ trong chăm sóc sức khỏe; 4) cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của nữ giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa để tăng số đại biểu là nữ giới vào các vị trí lãnh đạo ở các cấp và trong mọi ngành nghề; và 5) củng cố năng lực của bộ máy vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Tỉnh Ninh Thuận đã tỏ rõ cam kết của mình trong việc tăng cường sự tham gia của nữ giới vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2010. Ninh Thuận là một trong các tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Năm 2005, 78.9% mục tiêu quốc gia được hoàn thành đầy đủ và một số các chỉ tiêu đã hoàn thành cao hơn dự kiến, ví dụ giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ, giảm tỷ lệ

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 76

hộ nghèo do nữ làm chủ gia đình, tăng số lần thăm khám cho phụ nữ có thai. Đại biểu nữ giới tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân chiếm tỷ lệ tương ứng là 33,3% và 20.4% trong 2005, cao hơn tỷ lệ bình quân của cả nước.

Sự tham gia của nữ giới vào lập kế hoạch có sự tham gia và các hoạt động quản lý nguồn nước của dự án, đặc biệt là các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chương trình tín dụng vệ sinh sẽ rất quan trọng để đảm bảo các ưu tiên dành cho nữ giới được thực hiện. Hơn nữa, các hoạt động đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp cũng sẽ tập trung vào vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp ở các vùng dân tộc ít người.

6.3 KINH TẾ XÃ HỘI

Dự án sẽ góp phần trực tiếp vào việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, CCHCC và thực hiện nghị định dân chủ cơ sở, nhằm phát triển nhanh kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, người dân tham gia nhiều hơn ở tất cả các cấp. Việc quản lý nguồn nước chặt chẽ sẽ là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở tỉnh Ninh Thuận. Trong khuôn khổ dự án, sẽ xây dựng một cơ chế vận hành và bảo dưỡng bền vững các công trình hạ tầng cơ sở ở địa phương. Sản xuất nông nghiệp sẽ được đảm bảo, mùa màng không phải phụ thuộc vào mưa như trước nữa. Vì vậy, điều kiện sống của người dân địa phương sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Do dự án hoạt động ở vùng miền núi, mà đại đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, nên việc thực hiện thành công các hoạt động của dự án sẽ góp phần làm giảm khoảng cách kinh tế giữa miền núi và miền xuôi, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh tế hơn cho người dân địa phương. Kinh tế nông thôn trong tỉnh sẽ được phát triển một cách bền vững. Dự án sẽ tạo tác động đến hành vi xã hội bằng cách huy động sự tham gia tích của của Ban Quản lý cộng đồng. Chính phủ Việt Nam khuyến khích việc áp dụng phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên và có sự tham gia, phương pháp này sẽ được đưa vào áp dụng trong quá trình lập quy hoạch quản lý nguồn nước. Dự án cũng sẽ góp phần vào việc phát triển văn hóa minh bạch và trách nhiệm giải trình thông qua cải thiện việc tiếp cận đến thông tin, Nâng cao năng lực của cơ chế “một cửa” và cung cấp dịch vụ công ở các cấp huyện và xã.

6.4 QUYỀN TRẺ EM

31% số trẻ em dưới 5 tuổi ở Ninh Thuận bị suy dinh dưỡng, cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước (25%). Các nguyên nhân chính là nghèo đói và thiếu hiểu biết về vệ sinh và dinh dưỡng. Hòa chung cùng nỗ lực của các hoạt động sáng tạo về vệ sinh hiện có trong tỉnh, dự án sẽ trực tiếp hỗ trợ trẻ em thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và các chiến dịch vệ sinh ở các trường tiểu học. Thông qua các hoạt động này, dự án sẽ đẩy mạnh phong trào trong cả nước hướng tới danh hiệu “trường chuẩn quốc gia” và “ giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp”. Việc này sẽ giúp phát triển giáo trình về vệ sinh trường học và nước sạch, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đồng thời, trẻ em trong vùng dự án sẽ được hưởng lợi do có một môi trường sống lành mạnh.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 77

7. PHỤ LỤC

7.1 KHUNG LÔ GÍC

CÁC CHỈ SỐ NGUỒN XÁC MINH CÁC GIẢ ĐỊNHMục tiêu tổng thể: Cải thiện môi trường sống và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận Mục tiêu cụ thể: Cải thiện tình hình vệ sinh, quản lý nước và các dịch vụ về nước tại tỉnh Ninh Thuận

Các vấn đề về nguồn nước được lồng ghép vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội Tỉnh (SEDP) một cách toàn diện.

Đầu ra của cơ sở dữ liệu và kết quả của quá trình có sự tham gia được đưa vào SEDP

SEDP tiếp theo

Kết quả 1:Cải thiện sự phối hợp và cơ chế lập kế hoạch trong quản lý tài nguyên nước tại cấp tỉnh, huyện và xã

Công tác khảo sát và phân tích được thực hiện và được UBND tỉnh phê duyệt.

Nhu cầu thể chế được phân tích gồm điểm yếu và điểm mạnh

Cơ chế phối hợp tích cực được thiết lập và được áp dụng để giải quyết các vấn đề đã được xác định

Cơ sở dữ liệu được thiết lập và được áp dụng như tiêu chí đánh giá

Hệ thống Theo dõi & Đánh giá được thiết lập và đi vào hoạt động

Số liệu về các dự án ngành nước hiện tại và đang thực hiện được thu thập và theo dõi một cách có hệ thống.

Thông tin và số liệu thống kê được đưa vào SEDP địa phương

Các cơ chế phản hồi của người sử dụng nhằm cung cấp thông tin hữu ích để cải tiến dịch vụ được áp dụng

Văn bản phê duyệt của tỉnh Báo cáo tiến độ Dự án Thông tin và số liệu thống kê có thể

thu thập được Các báo cáo tiến độ Các báo cáo định kỳ về số liệu tài

nguyên nước SEDP của Tỉnh và Huyện

Các bên liên quan sẵn sàng hợp tác Chính quyền địa phương sẵn sàng

hợp tác Các bên liên quan sẵn sàng cam kết các

nguồn lực Có một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng

lực

Kết quả 2:Cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ công ích trong quản lý tài nguyên nước thông qua việc Nâng cao năng lực các bên liên

Danh sách các bên liên quan được lập ra và được sử dụng

Hệ thống Đánh giá nhu cầu đào tạo được thiết lập và được áp dụng

Chiến lược Nâng cao năng lực và

Các báo cáo của tỉnh Các báo cáo tiến độ Đánh giá Nhu cầu đào tạo được

Ban chỉ đạo Dự án phê duyệt Chiến lược Đào tạo và Nâng cao

Các bên liên quan sẵn sàng tham gia và hợp tác

Có sẵn các tổ chức Nâng cao năng lực và họ sẵn sàng đóng góp

Các đơn vị đào tạo tại địa phương

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 78

CÁC CHỈ SỐ NGUỒN XÁC MINH CÁC GIẢ ĐỊNHquan Đào tạo được xây dựng và được áp dụng

Danh sách các đơn vị cung cấp đào tạo được thiết lập

Hợp đồng với Các tổ chức Nâng cao năng lực được ký kết

Các chương trình đào tạo được xây dựng và được áp dụng, các kế hoạch đào tạo được thực hiện theo kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo và yêu cầu về nguồn lực

Chất lượng đào tạo và tác động của đào tạo trong việc nâng cao năng lực cán bộ để có thể xây dựng và thực hiện các hoạt động

Các dịch vụ ưu tiên được xác định trong các kế hoạch và ngân sách địa phương

Những hạn chế chính được xác định và các biện pháp được áp dụng trong quản lý tài nguyên nước và các dự án liên quan đến sử dụng nước.

Các dịch vụ chính liên quan đến nước hỗ trợ người nghèo được cung cấp cho người sử dụng một cách kịp thời và hiệu quả về chi phí.

Các cơ chế phản hồi từ người sử dụng nhằm cung cấp số liệu/thông tin hữu ích cho việc cải tiến dịch vụ được áp dụng một cách có hệ thống

năng lực được UBND Tỉnh phê duyệt Các hợp đồng với các tổ chức Nâng

cao năng lực được Ban Chỉ đạo dự án Phê duyệt

Các chương trình đào tạo Các báo cáo đánh giá đào tạo Khảo sát nhân viên và cơ chế phản

hồi từ người sử dụng Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng

và cộng đồng được triển khai Khảo sát cộng đồng Các kế hoạch và ngân sách được

chính quyền huyện và tỉnh phê duyệt

có đủ năng lực Có sẵn các giảng viên để thực hiện

đào tạo tại tỉnh Người dân được khuyến khích tham

gia

Kết quả 3: Cải thiện công tác quản lý lưu vực sông

Toàn bộ số liệu thủy văn được thu thập và phân tích, vị trí của các trạm thủy văn mới được thống nhất

Các trạm thủy văn mới được xây dựng và được bàn giao nghiệm thu (Trạm Số.), cơ chế giám sát được thiết lập và đào tạo được thực hiện hiệu quả.

Số liệu mới được Sở TN&MT thu thập và phân tích

Số liệu được phổ biến và sử dụng

Báo cáo khởi đầu dự án / Biên bản nghi nhớ của BTC

Cơ sở dữ liệu của Sở TN&MT Các báo cáo tiến độ thực hiện tiểu

dự án Đánh giá Tác động Môi trường Các báo cáo về hoạt động của sông

Ô Căm Kế hoạch Quản lý môi trường lưu vực sông

Các kế hoạch hành động Quản lý

Nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan liên quan được phê duyệt.

Số liệu đầy đủ và chính xác được cung cấp

Các cơ quan cấp tỉnh sẵn sàng tham gia, cung cấp thông tin và hợp tác

Những người bị ảnh hưởng ở khu vực đập Ô Căm được đền bù thỏa đáng cho những tổn thất/mất mát do dự án gây ra

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 79

CÁC CHỈ SỐ NGUỒN XÁC MINH CÁC GIẢ ĐỊNHđể quản lý tài nguyên nước trên hệ thống sông và đập Ô Căm

Kế hoạch quản lý môi trường lưu vực sông Ô Căm được UBND Tỉnh phê duyệt và được thực hiện như dự án thí điểm

Đập Ô Căm đi vào vận hành và cung cấp lưu lượng nước như đã thiết kế cho hệ thống sông và các đập khác.

Đất tưới được phân bổ cho những người hưởng lợi

Đập tràn Ô Căm và hệ thống kênh đi vào vận hành

Các kế hoạch hành động PIM được phê duyệt và được thực hiện tại các khu vực tưới Ô Căm và Ngang

tưới có sự tham gia (PIM) Các báo cáo về hiệu quả đào tạo Báo cáo hoàn thành tiểu dự án

Tỉnh cung cấp đủ vốn đối ứng để xây dựng dự án

Các cơ quan tỉnh thông qua phương pháp thí điểm cải thiện công tác quản lý môi trường lưu vực sông

Có sẵn các giảng viên đào tạo phù hợp

Kết quả 4: Cải thiện sức khỏe của người dân và môi trường sống ở Phước Dân

Khảo sát kinh tế - xã hội ban đầu được phân tích

Khảo sát vấn đề vệ sinh của toàn bộ các các hộ dân được thực hiện và được phân tích

Cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng được thiết lập cùng với nhiệm vụ và nhân sự

Cống cấp ba và đường ngõ xóm được xây dựng

Mạng lưới cống chung và trạm xử lý nước thải được bàn giao nghiệm thu và vận hành hiệu quả, thu gom được hơn 70% khối lượng nước sử dụng tại đô thị và xả thải theo tiêu chuẩn.

Cải tiến chất lượng nước sông Lú vào mùa khô

Kế hoạch đào tạo chiến lược Vận hành & Bảo dưỡng được phê duyệt

Đào tạo được thực hiện một cách hiệu quả cho công tác quản lý các hệ thống thoát nước

Báo cáo khảo sát cơ bản Báo cáo khảo sát vệ sinh Báo cáo khởi đầu dự án / Biên bản

nghi nhớ của Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ Các báo cáo tiến độ tiểu dự án Kế hoạch hoạt động của Cơ quan

Vận hành & Bảo dưỡng Các báo cáo Vận hành và Bảo

dưỡng bao gồm chất lượng nước thải và chất lượng nước sông Lú

Các báo cáo về hiệu quả đào tạo Quyết định của tỉnh về giá nước

thải/phí thoát nước Báo cáo tài chính hàng năm và kế

hoạch quản lý tài chính của Cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng

Báo cáo khảo sát hoàn thành trong đó có phân tích tác động xã hội của tiêu dự án

Báo cáo hoàn thành tiểu dự án

Có sẵn đất để xây dựng trạm xử lý nước thải và những người bị ảnh hưởng bởi dự án được đền bù thỏa đáng cho những tổn thất/mất mát do dự án gây ra

Cơ quan vận hành & bảo dưỡng có đủ ngân sách để vận hành & bảo dưỡng

Tỉnh cung cấp đủ vốn đối ứng để xây dựng dự án

Sự phối hợp hiệu quả giữa các nhà thầu và các hộ gia đình trong việc đấu nối bể tự hoại.

Toàn bộ các bể tự hoại hiện có được đấu nối vào hệ thống thoát nước

UBND Tỉnh sẵn sàng chuyển giao toàn bộ nguồn thu từ phí dịch vụ cho cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 80

CÁC CHỈ SỐ NGUỒN XÁC MINH CÁC GIẢ ĐỊNH Cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng

nhận được tất cả các nguồn thu từ phí dịch vụ khách hàng

Công tác khảo sát được hoàn thành Kết quả 5: Nâng cao nhận thức của cộng đồng và cải tạo cơ sở hạ tầng được cải tạo

Ban lãnh đạo của Ban Quản lý Cộng đồng và Hội Phụ nữ Thị trấn được thành lập, vai trò và trách nhiệm được xác định rõ ràng

20 tình nguyện viên môi trường đã tham gia và được đào tạo về các phương pháp phỏng vấn/khảo sát, ghi chép số liệu và vận động về các vấn đề môi trường / vệ sinh

Đào tạo hiệu quả được áp dụng trong quá trình thực hiện chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng và cải tạo cơ sở hạ tầng (CAIA)

Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng được thực hiện thường xuyên

500 khoản vay để xây dựng bể tự hoại đã được bố trí trong năm đầu tiên của dự án, 2000 khoản vay trong 3 năm tiếp theo

Sáu nhà vệ sinh trường học đã được bàn giao sau khi cải tạo và đưa vào sử dụng

Bốn nhà vệ sinh cộng đồng hoạt động hiệu quả tại các khu vực do cộng đồng đề xuất

Báo cáo Khởi đầu dự án / Biên bản ghi nhớ của Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ

Kế hoạch Thực hiện chương trình CAIA

Báo cáo tiến độ thực hiện chương trình CAIA do CMC soạn thảo

Báo cáo tài chính trong Quỹ tín dụng xây bể tự hoại và đấu nối của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn

Báo cáo về hiệu quả của công tác cải thiện vệ sinh trường học của Sở Giáo dục & Đào tạo

Hội phụ nữ thị trấn có thể huy động đủ số lượng tình nguyện viên làm tình nguyện viên môi trường

Cộng đồng sẵn sàng cam kết và tham gia vào các hoạt động CAIA

Cộng đồng thống nhất về vị trí xây dựng nhà vệ sinh cộng đồng

Các tình nguyện viên về môi trường vận động các hộ gia đình nộp đơn xin vay vốn cải tạo nhà vệ sinh

Kết quả 6: Cải thiện môi trường sống tại Khánh Hải

Các hội thảo định hướng dự án được tổ chức và toàn bộ các bên liên quan hiểu về quy mô và những tác động tiềm tàng của dự án

Chiến lược Vận hành & Bảo dưỡng được thiết lập với nhiệm vụ và nhân lực thực hiện

Mạng lưới thoát nước được bàn giao và hoạt động hiệu quả - diện tích bị

Báo cáo khởi đầu dự án / Biên bản Ghi nhớ của Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ

Các báo cáo tiến độ thực hiện tiểu dự án

Kế hoạch hoạt động /quản lý của cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng

Các báo cáo về công tác Vận hành và Bảo dưỡng

Các báo cáo về hiệu quả đào tạo

Kế hoạch thoát nước tổng thể để đánh giá

Cơ quan vận hành & bảo dưỡng có đủ ngân sách để thực hiện Vận hành & Bảo dưỡng

Tỉnh cấp đủ vốn đối ứng để xây dựng dự án

UBND Tỉnh sẵn sàng chuyển giao nguồn doanh thu từ phí dịch vụ cho cơ

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 81

CÁC CHỈ SỐ NGUỒN XÁC MINH CÁC GIẢ ĐỊNHngập/ mực nước và chu kỳ ngập lụt giảm xuống

Tiến hành đào tạo một cách có hiệu quả về công tác quản lý các hệ thống thoát nước

Chiến lược Vận hành & Bảo dưỡng nhận được ngân sách Vận hành & Bảo dưỡng từ phí dịch vụ khách hàng

Quyết định của tỉnh về giá nước thải/phí thoát nước

Báo cáo hoàn thành tiểu dự án

quan Vận hành & Bảo dưỡng

Kết quả 7: Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng nước và xây dựng các mạng lưới trao đổi thông tin với các dự án khác

Chiến lược nâng cao nhận thức cộng đồng được xây dựng

Các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng được thực hiện thường xuyên

Hành vi vệ sinh được người dân tán thành

Cộng đồng và các cán bộ địa phương hiểu được các biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng hệ thống thu gom rác thải

Giảm bớt việc đổ rác xuống các vùng tiếp nhận và các khu vực công cộng.

Website đi vào hoạt động Các cuộc họp điều phối thường

xuyên với Bộ TN&MT, Bộ Nội vụ, Bộ KH&ĐT và các cơ quan liên quan khác ở cấp trung ương được tổ chức

Các cuộc họp điều phối với Nhóm các Nhà tài trợ có cùng mục đích (LMDG) được tổ chức

Tổ chức các cuộc họp với các Dự án của Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ

Các mạng lưới học hỏi với các dự án liên quan được thiết lập

Các quyết định của UBND Các báo cáo tiến độ Các nghiên cứu khảo sát Đánh giá

Tác động của Chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng

Báo cáo hàng năm của các Công ty Môi trường Đô thị

Tài liệu về chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng

Báo cáo đánh giá Báo cáo tiến độ Website Biên bản họp

Có các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ với đầy đủ kinh nghiệm trong ngành nước

Tỉnh cấp đủ ngân sách để thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng nước

Các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức đoàn thể có năng lực và động lực để tham gia

Sự quan tâm và sẵn sàng của các nhóm điều phối

Sự quan tâm và sẵn sàng của tỉnh trong việc thiết lập website. Sự quan tâm, tình nguyện và sẵn sàng tham gia của các dự án liên quan

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 82

TT CÁC HOẠT ĐỘNG BIỆN PHÁP/CÁCH THỨC

CHI PHÍ (Euro)

Kết quả 1 Cải thiện sự phối hợp và cơ chế lập kế hoạch trong quản lý tài nguyên nước tại cấp tỉnh

Hoạt động 1.1: Xác định và phân tích khung pháp quy, xác định vai trò và trách nhiệm, xác định các nhu cầu thể chế Xác định các nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý giữa Sở NN&PTNN và Sở TN&MT trong ngành nước cũng

như của các cơ quan liên quan cấp huyện và xã. Xác định sự khác biệt, sự chồng chéo và những điểm không nhất quán về vai trò và trách nhiệm pháp lýHoạt động 1.2: Hỗ trợ việc làm rõ vai trò và trách nhiệm Thiết lập các hệ thống lập kế hoạch có sự tham gia dựa trên việc phân tích và xử lý hiệu quả số liệu thu thập

được Hoạt động 1.3 Cải tiến công tác quản lý số liệu và cơ chế lập quy hoạch Thiết lập cơ sở dữ liệu với chức năng đánh giá theo hệ thống bằng phần mềm thích hợp Dựa trên việc thu thập và phân tích số liệu thích hợp để thiết lập các cơ chế lập kế hoạch tiên tiếnHoạt động 1.4: Hỗ trợ việc cải tiến công tác quy hoạch tài nguyên nước Xây dựng quy hoạch thoát nước tổng thể cấp tỉnh cho khu vực Phan Rang-Tháp Chàm bao gồm toàn bộ các

khu đô thị xung quanh

Tư vấn HTKT quốc tế và trong nước

0.135

Kết quả 2 Cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ công ích thông qua việc Nâng cao năng lực các bên liên quan

Hoạt động 2.1: Hỗ trợ việc xác định các bên liên quan Khảo sát toàn bộ các bên liên quan và thiết lập hệ thống Đánh giá Nhu cầu Đào tạo Sắp xếp thứ tự các bên liên quan để thiết lập ưu tiên Hoạt động 2.2: Đánh giá năng lực của các bên liên quan Xác định năng lực của các cơ quan liên quan. Dựa trên Đánh giá nhu cầu đào tạo, thực hiện chiến lược đào tạo toàn diện Hoạt động 2.3: Xác định các tổ chức nâng cao năng lực Xác định và lựa chọn các Tổ chức Nâng cao năng lực phù hợp nhất Hoạt động 2.4: Xây dựng và thực hiện các chương trình và kế hoạch nâng cao năng lực theo ngân sách dự thảo Lập các kế hoạch đào tạo theo kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo và các yêu cầu về nguồn lực Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo để nâng cao năng lực của tất cả các bên liên quan về công tác lập

kế hoạch có sự tham gia và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầngHoạt động 2.5: Cải thiện việc cung cấp dịch vụ công ích trong ngành nước Lập kế hoạch một cách hệ thống dẫn đến việc sử dụng nước một cách hiệu quả về chi phí và cải tiến việc xác

định thứ tự ưu tiên các hạng mục đầu tư Xây dựng và áp dụng các cơ chế phản hồi Hoạt động 2.6: Nâng cao năng lực đấu thầu mua sắm công khai và quản lý tài chính Cung cấp đào tạo về đấu thầu mua sắm công khai, quản lý tài chính cho các MCDU, PMU và các cơ quan liên

quan

Tư vấn HTKT quốc tế và trong nước

0.207

Kết quả 3 Hoạt động 3.1: Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Tư vấn HTKT quốc tế 6.087

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 83

Cải thiện quản lý lưu vực sông

Xây dựng 13 trạm thủy văn Đào tạo toàn diện về Vận hành & Bảo dưỡng thiết bị Hoạt động 3.2: Thực hiện Đánh giá Tác động Môi trường thích hợp Rà soát lại Đánh giá Tác động Môi trường hiện có liên quan đến các hồ chứa và các hệ thống tưới so với các

thông lệ tốt nhất trên thế giới Xây dựng phương pháp Đánh giá Tác động môi trường thích hợp để áp dụng cho 3 hệ thống hồ chứa của

sông Ô Căm như một nghiên cứu cơ sở Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường như trình bày trong Đánh giá Tác động môi trường Hoạt động 3.3: Xây dựng đập Ô Căm và các công trình phụ trợ Thiết kế, thi công, giám sát thi công và bàn giao nghiệm thu đập Ô Căm Hoạt động 3.4: Xây dựng đập lấy nước, các kênh mương chính và kênh nhánh Thiết kế, thi công, giám sát thi công và bàn giao nghiệm thu các công trình tưới Hoạt động 3.5: Xây dựng và thực hiện các hoạt động tưới cộng đồng để hỗ trợ phương pháp PIM quốc gia Hỗ trợ phương pháp PIM quốc gia Huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, Vận hành & Bảo dưỡng các

công trình thủy lợi Đào tạo về các phương án canh tác Hoạt động 3.6: Nâng cao năng lực cho Công ty Quản lý Thủy nông Đánh giá năng lực của Công ty Quản lý thủy nông Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo toàn diện

& trong nuócwBan Quản lý Dự án Nông nghiệpTư vấn thiết kế trong nướcCán bộ hỗ trợ dự án Chuyên gia, tư vấnGiảng viên đào tạoHội Nông dânCông ty Quản lý thủy nông

Kết quả 4 Cải thiện sức khỏe của người dân và môi trường sống ở Phước Dân

Hoạt động 4.1: Lập & thực hiện khảo sát kinh tế - xã hội cơ bản Số liệu cơ bản về kinh tế - xã hội của Hộ gia đình & số liệu về nước Hoạt động 4.2: Lập và thực hiện khảo sát đường trong ngõ xóm, cống cấp 3 và bể tự hoại Khảo sát đường ngõ xóm do tư vấn & hội phụ nữ thực hiện Hoạt động 4.3: Cải tạo / xây dựng hệ thống cống cấp ba Thiết kế, thi công, giám sát thi công và bàn giao nghiệm thu đường ngõ xóm, cống cấp ba và cống thu gom

nước thải Hoạt động 4.4: Xây dựng hệ thống thoát nước chung và trạm xử lý nước thải và bàn giao công trình Thiết kế, thi công, giám sát thi công và bàn giao cống thoát nước chung cấp một và cấp hai cũng như trạm xử

lý nước thải bằng công nghệ hồ sinh họcHoạt động 4.5: Lựa chọn Cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng cho các công trình thoát nước cùng với việc Nâng cao năng lực Hỗ trợ UBND Tỉnh chọn ra một cơ quan phù hợp nhất để quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình

thoát nước Đánh giá nhu cầu năng lực của cơ quan được lựa chọn, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo toàn diện

Tư vấn HTKT quốc tế & trong nướcBan Quản lý Dự án CSHT tư vấn thiết kế trong nướcNhà thầu trong nướcTư vấnGiảng viên đào tạoCơ quan Vận hành & Bảo dưỡng

3.025

Kết quả 5 Nâng cao nhận

Hoạt động 5.1: Thành lập Ban Quản lý cộng đồng tại Phước Dân và Nâng cao năng lực cho Ban quản lý cộng đồng và Hội liên hiệp Phụ nữ thị trấn

Tư vấn HTKT quốc tế & trong nước

0.244

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 84

thức cộng đồng và cải tạo cơ sở hạ tầng ở Phước Dân

Thiết lập Ban Quản lý cộng đồng trực thuộc Ủy Ban Nhân dân thị trấn, và do Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn quản lý

Các hoạt động Nâng cao năng lực của Ban Quản lý cộng đồng và đại diện Ban Quản lý dự án CSHT trong các hoạt động điều phối các chương trình đầu tư, huy động sự tham gia của cộng đồng, lập kế hoạch và lập ngân sách, nâng cao nhận thức cộng đồng v.v…

Cung cấp phần cứng và phần mềm máy tính, thiết bị cho hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng Hoạt động 5.2: Thu hút cộng động và huy động sự tham gia của cộng đồng Huy động sự tham gia của cộng đồng thông qua chương trình nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường, Quỹ tín

dụng xây bể tự hoại và đấu nối, các công trình vệ sinh dựa trên cộng đồng bằng cách chia sẻ thông tin, tham vấn, hợp tác và trao quyền cho các nhóm cộng đồng

Hoạt động 5.3: Lập và thực hiện Dự án & chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh và sức khỏe Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng cho các cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương

về các vấn đề liên quan đến nước và vệ sinh, sức khỏe cũng như các vấn đề tài chính dự án (giá nước, thu hồi chi phí và lợi ích kinh tế).

Hoạt động 5.4: Xây dựng và quản lý Quỹ Tín dụng Xây dựng bể tự hoại và đấu nối Huy động các hộ gia đình xây dựng hoặc nâng cấp nhà vệ sinh có bể tự hoại nối với hệ thống thoát nước

thông qua việc xác định các hộ nghèo không có công trình vệ sinh phù hợp và thông báo cho họ về dự án. Xây dựng quỹ tín dụng xây bể tự hoại và đấu nối bằng cách cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các

hộ có thu nhập thấp Hoạt động 5.5: Cải tạo công trình vệ sinh trường học và xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các khu dân cư Cung cấp vốn, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo về cải thiện vệ sinh môi trường dựa trên nhu cầu của cộng đồng

Ban Quản lý Dự án CSHT, Ban Quản lý cộng đồng, Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn, các nhà thầu nhỏ trong nước, Tư vấnGiảng viên đào tạo

Kết quả 6 Cải thiện môi trường sống tại Khánh Hải

Hoạt động 6.1: Chuẩn bị và thực hiện các hội thảo nâng cao nhận thức về dự án Chia sẻ thông tin về dự án cho chính quyền phương và các nhóm cộng đồng Hoạt động 6.2: Xây mới / cải tạo cống thoát nước chính hiện có theo quy hoạch tổng thể Thiết kế, thi công, giám sát thi công và bàn giao cống thoát nước chính trên các tuyến đường hiện có và các

tuyến đường sẽ được xây dựng trong thời gian sắp tới Hoạt động 6.3: Lựa chọn cơ quan quản lý, vận hành & bảo dưỡng các công trình thoát nước tại thị trấn cùng với việc Nâng cao năng lực Hỗ trợ UBND Tỉnh chọn ra một cơ quan phù hợp nhất để quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình

thoát nước Đánh giá nhu cầu năng lực của cơ quan được lựa chọn, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo toàn diện

Tư vấn HTKT quốc tế & trong nướcBan Quản lý dự án CSHTTư vấn thiết kế trong nướcCác nhà thầu trong nướcTư vấnGiảng viên đào tạoCơ quan Vận hành & Bảo dưỡng

1.481

Kết quả 7Nâng cao nhận thức của cộng

Hoạt động 7.1: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tài nguyên nước/lập kế hoạch và trao đổi thông tin có sự tham gia của cộng đồng Xây dựng các công cụ trao đổi thông tin hiệu quả cho chính quyền địa phương về công tác quản lý tổng hợp

Tư vấn HTKT quốc tế và trong nước

0.65

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 85

đồng về việc sử dụng nước và xây dựng các mạng lưới trao đổi thông tin với các dự án khác

và toàn diện tài nguyên nước và lập kế hoạch các dự án đầu tư có sự tham gia của cộng đồng Xây dựng các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng một cách hiệu quả cho các hộ dân được hưởng lợi từ

dự án về việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước của tỉnhHoạt động 7.2: Tích cực trao đổi thông tin và kinh nghiệm với các dự án khác của Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ Tăng cường sự gắn kết với chính sách trung ương về quản lý nước và cụ thể hơn là với dự án của Bộ

TN&MT do Cơ quan HTKT Bỉ tài trợ – VIE07034 –và với dự án của Bộ KH&ĐT do Cơ quan HTKT Bỉ tài trợ VIE07703311. Họp thường xuyên với Bộ TN&MT, Bộ NộI Vụ, Bộ KH&ĐT và các cơ quan trung ương liên quan khác

Tăng cường sự phối hợp với Nhóm các nhà tài trợ có cùng mục đích Xây dựng công cụ phản hồi và trao đổi thông tin, gồm một website

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 86

7.2 KẾ HOẠCH THỰC HIỆNTiến đô thực hiện dự án

Các hoạt động chính Năm 2010 2011 2012 2013 2014Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1. Kết quả 1 - Lập kế hoạch và điều phối / tổ chức1.1 Điều phối1.2 Quản lý và phân tích dữ liệu1.3 Lập Đánh giá Tác động Môi trường1.4 Các cơ chế lập kế hoạch Tiếp tục thuân thủ quá trình lập kế hoạch của Việt nam1.5 Lập quy hoạch thoát nước tỉnh

2. Kết quả 2 - Đánh giá và tăng cường năng lực các bên liên quan2.1 Phân tích các bên liên quan và đánh giá năng lực2.2 Xây dựng chương trình và kế hoạch nâng cao năng lực2.3 Nâng cao năng lực cho các cơ quan tham gia và thực hiện cấp tỉnh, cấp huyện

3. Kết quả 3 -Cải thiện quản lý lưu vực sông3.1 Tăng cường năng lực để quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông3.2 Cải thiện môi trường lưu vực sông3.3 Xây dựng đập ô Căm và các công trình phụ trợ

Thiết kế chi tiết, thảm định và phê duyệt Giả thiết hoàn thành vào đầu năm 2010 - nhiệm vụ được tiến hành khi dự án đuợc phê duyệt về nguyên tắc và được cấp vốn trong tháng 8 năm 2009Đền bù và giải phóng mặt bằngTổ chức đấu thầu & khảo sát, thiết kế chi tiết và phê duyệtQuá trình đấu thầu, trao hợp đồng LCB Xây dựng và bàn giao nghiệm thuVận hành & Bảo dưỡng Continues

3.4 Xây dựng đập lấy nước và kênh mương chínhĐền bù và giải phóng mặt bằngTổ chức đấu thầu & khảo sát, thiết kế chi tiết và phê duyệtQuá trình đấu thầu, trao hợp đồng LCB Xây dựng và bàn giao nhiêm thuVận hành & Bảo dưỡng Continues

3.5 Chuẩn bị và thực hiện các hoạt động công đồng về tưới để hỗ trợ PIM3.6 Xây dựng năng lực cho công ty quản lý thuỷ nông (IMC)

4. Kết quả 4 - Cải thiện điều kiện sống và sức khoẻ của người dân ở Phước Dân4.1 Chuẩn bị và thực hiện khảo sát kinh tế- xã hội ban đầu4.2 Chuẩn bị và thực hiện khảo sát ngõ hẻm, công cấp 3 và STs4.3 Xây dựng cống cấp 3/mạng thu gom nước thải, ngõ hẻm

Khảo sát, nghiên cứu, thiết kế chi tiết và phê duyệtQuá trình đấu thầu, trao hợp đồng LCB Xây dựng và bàn giao nhiêm thuKết nối bêt tự hoại Tiếp tục

4.4 Xây dựng mạng cống chung, trạm xử lý NT và nghiệm thu bàn giao Đền bù và giải phóng mặt bằngKhảo sát, nghiên cứu, thiết kế chi tiết và phê duyệtQuá trình đấu thầu, trao hợp đồng LCB Xây dựng và bàn giao nhiêm thuVận hành & Bảo dưỡng ( bảo hành 12 tháng) Continues

4.5 Lựa thoát chọn đơn vị quản lý, O&M cho hệ thông thoát nước 4.6 Xây dựng năng lực nhằm bảo đảm quản lý vận hành có hiệu quảĐánh 5. Kết quả 5 - Nâng cao nhận thức cộng đồng và cải tạo CSHT5.1 Thành lập Ủy Ban quản lý cộng đồng ở Phước Dân5.2 Khuyến khích và huy động sự tham gia của cộng đồng5.3 Chuẩn bị và thực hiện dự án & nâng cao nhận thức vệ sinh/sức khoẻ 5.4 Thành lập và quản lý quỹ tín dụng xây bể tự hoại và đấu nối Tiếp tục5.5 Cải thiện công trình vệ sinh trường học và xây nhà vệ sinh công cộng

6. Kết quả 6 - Cải thiện môi trường sống ở Khánh Hải6.1 Chuẩn bị và thực hiện các hội thảo nâưng cao nhận thức

Đánh giá quy hoach tổng thể thoát nước Giả thiết rằng quy hoạch tổng thể thoát nước sẽ được xây dựng sau khi dự án được phê duyệt về nguyên tắc và được cấp kinh phí vào tháng 8 năm 20096.2 Xây dựng các tuyến công thoát nước mưa chính

Đền bù và giải phóng mặt bằngKhảo sát, nghiên cứu, thiết kế chi tiết và phê duyệtQuá trình đấu thầu, trao hợp đồng LCB Xây dựng và bàn giao nhiêm thuVận hành & Bảo dưỡng ( bảo hành 12 tháng) Continues

6.3 Lựa thoát chọn đơn vị quản lý, O&M cho hệ thông thoát nước và nâng cao năng lực7. Kết quả 7 - Nâng cao nhận thức & phổ biến bài học kinh nghiệm7.1 Nhận thức và trao đổi thông tin về lập kế hoạch quản lý tài nguyên nước7.2 Thống nhất với các chính sách cấp trung ương và xây dựng mạng lưới7.3 Thường xuyên cập nhật cho các bên liên quan

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 87

7.2.1 Kế hoạch giải ngân

      TỔNG NGÂN SÁCH

năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 Tổng

           A 01   Phối hợp và lập kế hoạch                01 Lập kế hoạch và các chiến dịch nâng cao nhận thức về nước 30.000         30.000     02 Điều tra và thu thập số liệu 100.000         100.000     03 Tài liệu tập huấn 5.000         5.000 A 02   Đánh giá và xây dựng năng lực           - A   01 Các khóa đào tạo cho các cơ quan huyện và tỉnh, các BQLDA 197.400         197.400     02 Hội thảo, họp, và tài liệu đào tạo 10.000         10.000 A 03   Quản lý nguồn nước lưu vực sông           -     01 Chuẩn bị, thiết kế chi tiết, các chi phí BQLDA, thẩm định, giám sát           -

    02Đánh giá tác động môi trường của các đập, chỉnh sửa & cải tạo và các biện pháp giảm thiểu 50.010         50.010

    03 Đền bù           -     04 Xây dựng đập Ô Căm và trang thiết bị (gồm 10% dự phòng)   1.091.880 1.455.840 909.900 181.980 3.639.600     05 Hệ thống thủy lợi (gồm 10% dự phòng)       432.250 22.750 455.000     06 Các khóa đào tạo cho cán bộ vận hành và nông dân       21.000 9.000 30.000     07 Hội thảo, hội họp, và tài liệu đào tạo       3.500 1.500 5.000     08 Trang thiết bị cho trạm quan trắc và trạm thủy văn 130.000         130.000     09 Trang thiết bị đo thủy lực khác 10.000         10.000 A 04   Cải thiện môi trường và sức khỏe ở Phước Dân           -     01 Chuẩn bị, thiết kế chi tiết, chi phí BQLDA, thẩm định, giám sát           -     02 Đền bù           -     03 Xây cống cấp ba và làm đường hẻm 231.500 208.350 23.150   463.000     04 Đấu nối hộ gia đình (gồm 10% dự phòng)     36.000 36.000   72.000     05 Cống chung, cửa xả và Trạm xử lý nước thải (gồm 10% dự phòng)   785.500 706.950 78.550   1.571.000     06 Thiết bị vận hành & bảo dưỡng       10.000 10.000 20.000     07 Các khóa đào tạo cán bộ vận hành       7.500 7.500 15.000     08 Hội thảo, hội họp, và tài liệu đào tạo       2.500 2.500 5.000 A 05   Hạ tầng cơ sở           -     01 Quỹ quay vòng bể tự hoại   24.900 41.500 16.600   83.000

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 88

    02 Nhà vệ sinh trong trường học   24.000 33.000 3.000 60.000     03 Nhà vệ sinh công cộng     28.800 7.200   36.000     04 Truyền thông & thiết bị giáo dục   2.500 2.500     5.000     05 Các khóa đào tạo cho Ban quản lý cộng động và HPN   10.000 10.000     20.000     06 Hội thảo, hội họp, tài liệu đào tạo   2.500 2.500     5.000     07 Hỗ trợ cho các tình nguyện viên cộng đồng   2.520 2.520     5.040     08 Các chiến dịch nâng cao nhận thức 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 25.000     09 Chương trình các hoạt động trong trường học   2.500 2.500     5.000 A 06   Cải thiện môi trường ở Khánh Hải           -     01 Chuẩn bị, thiết kế chi tiết, chi phí BQLDA, thẩm định, giám sát           -     02 Xây dựng hệ thống thoát nước mưa (gồm 10% dự phòng.) 224.490 841.838 56.123     1.122.450     03 Thiết bị vận hành và bảo dưỡng   20.000       20.000     04 Các khóa đào tạo cho cán bộ vận hành   10.000       10.000     05 Hội thảo, hội họp, các tài liệu đào tạo   5.000       5.000 A 07   Nâng cao nhận thức và phổ biến bài học           -     01 Hội thảo, hội họp, tham quan nghiên cứu 25.000 25.000       50.000     02 Tài liệu đào tạo 2.000 2.000 1.000     5.000     03 Xây dựng trang web   10.000       10.000 Z 01   Các phương tiện chung           -       Nhân sự           -       Các chuyên gia tư vấn và tư vấn kỹ thuật           -     01 Tư vấn kỹ thuật quốc tế 225.000 50.000 25.000     300.000     02 Tư vấn kỹ thuật trong nước 60.000 40.000 40.000   140.000     03 Các chuyên gia tư vấn quốc tế 340.000 100.000 60.000 20.000   520.000     04 Các chuyên gia tư vấn trong nước 188.000 56.000 48.000 32.000 4.000 328.000       Cán bộ Ban xây dựng năng lực và quản lý           -     05 Kế toán trưởng 9.600 9.600 9.600 9.600 9.600 48.000     06 Thư ký/hành chính 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 30.000     07 Phiên dịch 18.000 9.000 1.500 1.500 1.500 31.500     08 GIám đốc dự án kiêm nhiệm          -     09 Cán bộ làm việc toàn bộ thời gian cử từ Sở TN&MT          -     10 Cán bộ làm việc toàn bộ thời gian cử từ Sở Nội vụ           -     11 Lái xe          - Z 02   Đầu tư           -

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 89

    01 Trang thiết bị văn phòng           -     02 Thiết bị công nghệ và thiết bị cho Ban xây dựng năng lực và quản lý 12.000         12.000     03 Thiết bị công nghệ và thiết bị cho các BQLDA đầu tư 6.000         6.000     04 Xe cộ 25.000         25.000 Z 03   Chi phí hoạt động           -     01 Chi phí vận hành xe 9.600 9.600 9.600 9.600 9.600 48.000     02 Chi phí hoạt động văn phòng 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 30.000     03 ĐI lại ở địa phương 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 6.000     04 Thông tin liên lạc 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 15.000     05 Vé mãy bay trong nước 9.000 1.500 1.500 1.500 1.500 15.000     06 Phí chuyển tiền ngân hàng 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 6.000     07 Các chi phí hoạt động khác 3.600 3.600 3.600 3.600 3.600 18.000     08 Tổ chức Ban chỉ đạo 3.000 1.500 3.000 1.500 3.000 12.000 Z 04   Theo dõi, đánh giá và họp điều phối           -     01 Điều tra cơ sở ban đầu 20.000         20.000     02 Đánh giá giữa kỳ    40.000     40.000     03 Kiểm toán độc lập 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 50.000     04 Hỗ trợ   10.000       10.000     05 Đánh giá cuối kỳ         15.000 15.000       TỔNG CỘNG 1.745.100 3.414.838 2.861.783 1.662.850 315.430 10.000.000

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 90

7.2.2 Giai đoạn khởi đầu

Bên cạnh khảo sát cơ bản chung để xác định các điều kiện ban đầu trước khi bắt đầu thực hiện dự án và các hoạt động đánh giá năng lực như đã trình bày trong tài liệu, một số hoạt động cần được thực hiện một cách cụ thể trong giai đoạn khởi đầu.

Trong giai đoạn Khởi đầu, việc Nâng cao năng lực sẽ tập trung vào định hướng cho cơ quan nhà nước và cán bộ của PMU trong các vấn đề: (i) tham vấn cộng đồng và nâng cao nhận thức cộng đồng, (ii) hiểu nhu cầu lập quy hoạch chiến lược cho các hệ thống và các công trình thoát nước, (iii) hiểu mục đích, quy mô, phương pháp và phân tích thu thập số liệu cho khảo sát xã hội / hộ gia đình, (iv) các phương pháp giám sát tác động môi trường và giảm thiểu những tác động bất lợi, (v) các biện pháp giải phóng mặt bằng và đền bù để tránh sự chậm trễ trong quá trình thực hiện, (vi) nhu cầu phối hợp và hợp tác giữa toàn bộ các bộ liên quan, (vii) các biện pháp quản lý, Vận hành & Bảo dưỡng các công trình vệ sinh nhằm quyết định cơ quan nào cần được thành lập để đảm nhiệm các nhiệm vụ này tại thị trấn Khánh Hải và Phước Dân, và (viii) lập kế hoạch đầu tư trong tương lai cho ngành.

Điều này sẽ được thực hiện thông qua các khóa đào tạo cho PMU về quản lý, giám sát và đánh giá dự án để hỗ trợ cán bộ thực hiện dự án đúng tiến độ và theo ngân sách được phê duyệt.

Liên quan đến Kết quả 1, cần phải tiến hành phân tích chi tiết các bên liên quan ngay từ đầu Giai đoạn khởi đầu để xác định vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của họ trong Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước ở tỉnh Ninh Thuận. Việc phân tích này sẽ được bổ sung bằng một phân tích khung pháp quy, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan liên quan. Việc rà soát Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch Quản lý môi trường cũng sẽ được thực hiện trong giai đoạn này.

Liên quan đến Kết quả 2, Giai đoạn khởi đầu của Dự án sẽ tập trung vào việc xác định các bên liên quan, xây dựng Chiến lược Nâng cao năng lực và Đào tạo, xác định sự sẵn có, năng lực và tiềm năng của các Tổ chức Nâng cao năng lực liên quan để thực hiện đào tạo và các dịch vụ Nâng cao năng lực khác liên quan đến Dự án. Điều này cũng sẽ bao gồm việc nâng cao nhận thức của các lãnh đạo và cán bộ trực tiếp thực hiện công việc tại cấp huyện và xã. Cần quan tâm đặc biệt đến việc Nâng cao năng lực lãnh đạo dự án của các PMU.

Liên quan đến kết quả 4, các nhiệm vụ trong Giai đoạn khởi đầu sẽ bao gồm: (i) đánh giá thiết kế cơ sở cuối cùng và phê duyệt thiết kế cơ sở để thực hiện thiết kế chi tiết, (ii) tham vấn giữa chính quyền quận và phường, kỹ sư thiết kế / Sở Xây dựng với sự hỗ trợ của Ban Quản lý Dự án Nâng cao năng lực, và tổ chức các hội thảo định hướng và nhận thức về dự án; (iii) xác dịnh các đại diện của huyện và cơ quan Vận hành & Bảo dưỡng để làm việc với Ban Quản lý dự án CSHT, (iv) rà soát khung và quy trình giải phóng mặt bằng và đền bù cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án, (v) xây dựng chiến lược trao đổi thông tin và phối hợp giữa các cơ quan chính quyền huyện và các ban ngành chức năng nhằm đảm bảo việc đánh giá thiết kế, quy trình phê duyệt và sự phối hợp giữa các hoạt động trong quá trình thi công diễn ra một cách trôi chảy, (vi) lập và thực hiện khảo sát kinh tế - xã hội ban đầu, (vii) lập và thực hiện khảo sát toàn bộ đường ngõ xóm, cống cấp ba và bể tự hoại, (viii) lựa chọn cơ quan quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thoát nước, đánh giá năng lực của cơ quan được lựa chọn và cán bộ, thực lập kế hoạch Nâng cao năng lực phù hợp.

Liên quan đến Kết quả 5, các hoạt động trong Giai đoạn Khởi đầu sẽ bao gồm: (i) thành lập Ban Quản lý cộng đồng và xác định chức năng, vai trò và trách nhiệm, cơ chế báo cáo v.v… và huy động Hội phụ nữ thị trấn quản lý chương trình CAIA, (ii) đánh giá kỹ năng và năng lực của Ban Quản lý cộng đồng và Hội phụ nữ thị trấn, xây dựng chương trình Nâng cao năng lực toàn diện và thực hiện đào tạo ban đầu về nâng cao nhận thức và chương trình SCS, (iii) xác định tình nguyện viên, khoảng 20 Tình nguyện viên Môi trường (EM) thông qua Hội Phụ nữ Thị trấn để thực hiện khảo sát xã hội theo kết quả 4, và tham gia vào việc thúc đẩy chương trình Tín

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 91

dụng Vệ sinh, (iv) tổ chức các hội thảo giữa Ban Quản lý cộng đồng và Hội phụ nữ Thị trấn, thảo luận với Hội Liên Hiệp Phụ nữ Tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo để xây dựng phương án và kế hoạch cho chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và các hoạt động trong trường học, (v) xác định khoảng 6 trường tiểu học để thực hiện chương trình cải thiện vệ sinh tại trường học, (vi) thành lập một tổ công tác của Quỹ tín dụng xây bể tự hoại và đấu nối trực thuộc Hội Phụ nữ Thị trấn cùng với trang thiết bị và hệ thống hoạt động, mở tài khoản tại ngân hàng và tiếp nhận nguồn vốn dự án, (vii) bắt đầu thảo luận với chính quyền huyện và các nhóm cộng đồng dân cư để xác định nhu cầu và vị trí tiềm năng cho các công trình nhà vệ sinh cộng đồng và cơ chế Vận hành & Bảo dưỡng.

Về kết quả 6, các hoạt động trong Giai đoạn khởi đầu sẽ bao gồm: (i) đánh giá quy hoạch tổng thể phát triển sử dụng đất kết hợp với kế hoạch phát triển thoát nước cho thị trấn đã được nghiên cứu trong bối cảnh thị trấn Khánh Hải nằm sát với Phan Rang 7, (ii) đánh giá thiết kế cơ sở cuối cùng và xác nhận rằng các công trình đề xuất phù hợp với quy hoạch tổng thể, và phê duyệt thiết kế cơ sở để chuyển sang thiết kế chi tiết, (iii) tham vấn giữa cơ quan chính quyền quận/huyện và phường, kỹ sư thiết kế / Sở Xây dựng với sự hỗ trợ của MCDU, tổ chức các hội thảo định hướng và nhận thức về dự án, (iv) xác định đại diện của huyện và cơ quan Vận hành & Quản lý để làm việc Ban Quản lý dự án CSHT, (v) rà soát khung và quy trình giải phóng mặt bằng và đền bù cho những người bị ảnh hưởng, (vi) rà soát Đánh giá Tác động môi trường và Kế hoạch Quản lý môi trường để trình Sở TN&MT, (vii) xây dựng chiến lược trao đổi thông tin và phối hợp giữa các cơ quan chính quyền huyện và các ban, ngành chức năng nhằm đảm bảo việc đánh giá thiết kế, quy trình phê duyệt và sự phối hợp giữa các hoạt động trong quá trình thi công diễn ra một cách trôi chảy, (viii) lựa chọn cơ quan quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thoát nước, đánh giá năng lực của cơ quan được lựa chọn và cán bộ của họ, thực lập kế hoạch Nâng cao năng lực phù hợp.

7 Cần có phê duyệt quy hoạch thoát nước tổng thể của UBND Tỉnh trước khi thực hiện thiết kế chi tiết cho các công trình giai đoạn 1

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 92

7.3 ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CỦA CÁN BỘ HỖ TRỢ KỸ THUẬT DÀI HẠN VÀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA BAN QUẢN LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC

7.3.1 Giám đốc dự án

1. Mục tiêu

Dự án Nâng cao năng lực Quản lý Nước và Các dịch vụ về nước ở tỉnh Ninh Thuận (CDWMS) có Mục tiêu tổng thể là “Cải thiện môi trường sống và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận” và Mục tiêu Cụ thể là “cải thiện điều kiện môi trường, công tác quản lý nước và các dịch vụ liên quan đến nước tại tỉnh Ninh Thuận”.

Dự án sẽ bắt đầu triển khai các hoạt động vào đầu năm 2010 và trong thời gian 5 năm, bao gồm:

1. giai đoạn khởi đầu gồm 6 tháng2. giai đoạn thực hiện gồm 36 tháng và 3. giai đoạn Vận hành và Bảo dưỡng gồm 18 tháng.

2. Nhiệm vụ

Giám đốc dự án (PD) sẽ làm việc bán thời gian (lên tới 50% thời gian) với tư cách là giám đốc Ban Quản lý và Nâng cao năng lực (MCDU) trong thời gian thực hiện Dự án và chịu trách nhiệm đảm bảo công việc của MCDU, như trình bày trong TFF, được thực hiện một cách trôi chảy và đúng tiến độ.

Cụ thể, Giám đốc Dự án sẽ hỏi ý kiến Ban Chỉ đạo Dự án (BCĐ) và đảm bảo rằng các thành viên của Ban chỉ đạo đều nắm rõ tiến độ dự án và được cung cấp đầy đủ thông tin để có thể thực hiện trách nhiệm ra quyết định của họ. Giám đốc dự án sẽ phản hồi bất kỳ thay đổi nào cho MCDU về chính sách và định hướng mà Ban chỉ đạo Dự án có thể mong muốn thực hiện trong Khuôn khổ Dự án.

Địa điểm công tác: Phan Rang và các vùng lân cận, tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam

Thời gian hợp đồng: 60 tháng.

Chịu trách nhiệm báo cáo lên trưởng Ban Chỉ đạo Dự án, Giám đốc dự án sẽ:

Lãnh đạo, điều hành chung Ban XDNL&QL và điều phối các hoạt động của Ban Quản lý Dự án CSHT thuộc Sở XD với Ban Quản lý Nông Nghiệp thuộc Sở NN&PTNT;

Đảm bảo việc Nâng cao năng lực được thực hiện đầy đủ cho 3 PMU để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả;

Hợp tác với Tư vấn HTKT trong nước và quốc tế trong việc xây dựng các kế hoạch sử dụng HTKT, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho cho cán bộ HTKT làm việc;

Giám sát việc quản lý và thực hiện Dự án Nâng cao năng lực Quản lý Nước và Các dịch vụ (CDWMS);

Giám sát và xây dựng các Kế hoạch Chiến lược Hoạt động và Ngân sách hàng năm cho các hợp phần dự án;

Xây dựng kế hoạch làm việc và ngân sách Quản lý dự án; Đặc biệt, đảm bảo việc lồng ghép Cải cách Hành Chính Công và các vấn đề Nâng cao

năng lực vào công tác quản lý tài nguyên nước và các hoạt động đầu tư;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 93

Đảm bảo cơ chế phối hợp mới sẽ được kết hợp với nhau và được các cơ quan có thẩm quyền tỉnh phê duyệt;

Giám sát việc lập báo cáo tiến độ hàng quý, hàng tháng và hàng năm của CSWMS; Giám sát việc theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện Dự án; Phân tích và tổng hợp các báo cáo giám sát, soạn thảo kiến nghị lên Ban Chỉ đạo Dự án; Tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án nửa năm một lần; Soạn thảo nội dung và chương trình cho các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Dự án; Chịu trách nhiệm liên lạc thường xuyên với Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ về quản lý và

giám sát việc thực hiện dự án; Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án để điều hành công việc khi được ủy quyền, báo cáo

lại với Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án về các hoạt động đã thực hiện; Đảm bảo việc thiết lập website về công tác vận hành và bảo dưỡng hiệu quả để chia sẻ

thông tin; Đảm bảo việc tiếp nhận và phân tích bài học kinh nghiệm về việc thực hiện các hoạt động

của dự án theo các hợp phần dự án; Đảm bảo sự phối hợp và trao đổi kinh nghiệm giữa các PMU; Cùng với Cơ quan HTKT Bỉ tuyển chọn tư vấn quốc tế theo Điều khoản Tham chiếu phù

hợp; Cùng với Cơ quan HTKT Bỉ tuyển chọn tư vấn trong nước theo Điều khoản Tham chiếu

phù hợp; Ký hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ với các công ty tư vấn hoặc đơn vị đào tạo để

hoàn thành nhiệm vụ của Ban Quản lý và Nâng cao năng lực; Là chủ các tài khoản dự án; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án và hoặc

Cơ quan HTKT Bỉ; Chủ động trong việc đảm bảo sự liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương

và các tổ chức, đặc biệt là Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ NộI Vụ, Bộ NộI Vụ, BTC và các dự án của các nhà tài trợ khác, nhất là Nhóm các nhà tài trợ có cùng mục đích;

Thường xuyên củng cố MCDU, thông thường là hàng tháng hoặc thường xuyên hơn nếu thấy cần thiết;

Đảm bảo việc thiết lập các cơ chế phối hợp phù hợp giữa các cơ quan cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nước;

Đảm bảo rằng dự án tập trung vào những vấn để liên ngành, đặc biệt là bảo vệ môi trường, thông quá các hoạt động và quá trình thực hiện.

3. Báo cáo

Giám đốc Dự án sẽ thảo luận và thống nhất với Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án về mẫu và chu kỳ báo cáo. Ngoài báo cáo tiến độ định kỳ và báo cáo tài chính về Dự án Nâng cao năng lực Quản lý Nước và Dịch vụ, Giám đốc Dự án sẽ cung cấp các báo cáo sau:

Báo cáo Khởi đầu cho 6 tháng thực hiện sau khi bắt đầu triển khai Dự án, gồm đánh giá hiệu quả hoạt động của PMU và, nếu cần thiết, đề xuất các phương án cải tạo công trình, hệ thống và cải tiến quy trình thủ tục;

Lập báo cáo tổng hợp và báo cáo điều phối tiến độ thực hiện hàng quý và hàng năm của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ, gồm các kiến nghị về nâng cao hiệu quả của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ;

Lập các báo tài chính theo yêu cầu của Cơ quan HTKT Bỉ và các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh;

Báo cáo cuối cùng tóm tắt các kết quả của Dự án gồm bài học kinh nghiệm, kết luận và kiến nghị về biện pháp duy trì các kết quả của Dự án;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 94

Các báo cáo khác theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án hoặc Cơ quan HTKT Bỉ.

4. Trình độ, năng lực

Giám đốc Dự án phải là chuyên viên cao cấp của Văn phòng UBND, ưu tiên người có kinh nghiệm quản lý dự án, kiến thức cơ bản về phát triển nguồn nhân lực hoặc kiến thức chuyên môn, bao gồm kỹ năng trao đổi thông tin và điều phối, biết tiếng Anh, sử dụng máy tính được xem là yêu cầu cần thiết. Kiến thức và kinh nghiệm về đấu thầu mua sắm theo quy định của các nhà tài trợ ODA, chính sách an toàn và cơ chế kế toán dự án sẽ được ưu tiên.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 95

7.3.2 Chuyên gia kỹ thuật trong nước

1. Nhiệm vụ

Chuyên gia Kỹ thuật trong nước sẽ hỗ trợ Ban Quản lý và Nâng cao năng lực (XDNL&QL) trong thời gian 3 năm đầu thực hiện Dự án và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc đảm bảo các nhiệm vụ của XDNL&QL, như trình bày trong Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính, được thực hiện một cách trôi chảy và đúng tiến độ. Phó giám đốc dự án sẽ hỗ trợ Giám đốc dự án và các phó giám đốc dự án khác việc đào tạo thông qua quá trình làm việc để có thể chuyển giao được tất cả trách nhiệm cho các đơn vị địa phương sau 3 năm.

Chuyên gia Kỹ thuật trong nước hỗ trợ Giám đốc dự án và Phó giám đốc thường trực dự án (Tài nguyên nước) và Phó giám đốc Dự án (Nâng cao năng lực) trong quá trình thực hiện Dự án. Cụ thể hơn, Chuyên gia Kỹ thuật trong nước cần đảm bảo sự kết dính, nhịp nhàng và thống nhất của dự án. Chuyên gia này sẽ làm việc và phối hợp chặt chẽ với các PMU và các chuyên gia HTKT trong nước và quốc tế. ,Chuyên gia Kỹ thuật trong nước phải đảm bảo sự lồng ghép nhịp nhàng giữa các giai đoạn và các hoạt động được triển khai. Chuyên gia Kỹ thuật trong nước phải đảm bảo mối liên hệ đầy đủ với các chuyên gia HTKT khác và đảm bảo các PMU được thông báo đầy đủ về tiến độ dự án. Nhân sự này sẽ hỗ trợ công tác quản lý hàng ngày của Dự án dưới sự giám sát của Giám đốc Dự án và sự hợp tác chặt chẽ với Phó giám Đốc Thường trực dự án, Phó giám đốc dự án, và chuyên gia HTKT.

Địa điểm công tác: Phan Rang và các vùng lân cận, tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam.

Thời gian hợp đồng: 36 tháng, có thể gia hạn phụ thuộc vào khuyến nghị của đánh giá giữa kỳ (MTR). Để báo cáo lên Cơ quan HTKT Bỉ và Giám đốc Dự án, Chuyên gia Kỹ thuật trong nước trong nước phải:

Giám sát các hoạt động của dụ án dưới sự chỉ dẫn của Giám đốc Dự án và các PMU, hợp tác chặt chẽ với tư vấn HTKT;

Hỗ trợ PMU trong việc quản lý các công việc hàng ngày của dự án; Sẵn sàng phối hợp với Giám đốc Dự án, Phó giám đốc thường trực Dự án, Phó giám đốc

Dự án và tư vấn HTKT, chuẩn bị báo cáo tiến độ dự án; Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan cấp tỉnh, và UBND Tỉnh

Ninh Thuận; Hỗ trợ việc xác định các bên liên quan chính cấp quốc gia và cấp địa phương; Phối hợp chặt chẽ với PMU và tư vấn HTKT để giám sát việc ký hợp đồng với tư vấn

trong nước và quốc tế; Phối hợp chặt chẽ với các PMU và tư vấn HTKT để giám sát việc ký hợp đồng với các

Cơ quan Tăng cường Năng lực và các đơn vị đào tạo; Hợp tác với PD các PMU và tư vấn HTKT trong việc điều phối công tác lập kế hoạch

hoạt động của dự án; Hỗ trợ PD thực hiện như vai trò thư ký của ban Chỉ đạo Dự án; Đảm nhận công tác quản lý tài chính nguồn vốn hỗ trợ của Bỉ cho dự án; Hỗ trợ PD giám sát việc soạn thảo báo cáo tài chính định kỳ đối với nguồn vốn đóng góp

của chính phủ Bỉ; Hỗ trợ PD bổ sung kịp thời cho tài khoản dự án; Điều phối và hỗ trợ công tác kiểm toán tài chính nguồn vốn đóng góp của chính phủ Bỉ; Để tiếp tục cải thiện tính hợp nhất của dự án, phó giám đốc phải tham gia vào bất kỳ

mạng lưới nào thuộc chương trình Cải cách Hành chính Công và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam (cùng với các đại diện liên quan của các PMU và tư vấn HTKT khi có thể);

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 96

Tham gia viết báo cáo tiến độ quý, năm của Dự án Nâng cao năng lực Quản lý nước và các dịch vụ;

Tham gia theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện Dự án; Điều phối việc thiết lập cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường kết hợp với cơ sở dữ liệu

TNMT quốc gia do Bộ TN&MT thiết lập và quản lý; Phân tích và tổng hợp các báo cáo giám sát, soạn thảo kiến nghị lên Ban Chỉ đạo Dự án; Hỗ trợ việc lập báo cáo của các cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án; Hỗ trợ soạn thảo nội dung và chương trình các cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án; Tham gia vào trao đổi thông tin thường xuyên với các sở, huyện, thị trấn và các xã về

công tác quản lý và điều hành quá trình thực hiện Dự án; Tham gia vào việc thiết lập website về công tác Vận hành & Bảo dưỡng hiệu quả để chia

sẻ thông tin; Đảm bảo việc tiếp thu và áp dụng các bài học kinh nghiệm vào quá trình thực hiện các

hoạt động dự án; Hợp tác với Phó GĐ Dự án và Giám đốc Dự án giúp cho việc điều phối và hợp tác giữa

Ban Quản lý Dự án CSHT và Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp diễn ra một cách tốt đẹp, tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin giữa các PMU và Ban Quản lý và Nâng cao năng lực;

Tham gia vào quá trình tuyển chọn tư vấn quốc tế cùng với Cơ quan HTKT Bỉ (BTC) và UBND Tỉnh;

Tham gia vào quá trình tuyển chọn tư vấn kỹ thuật trong nước; Tham gia vào tuyển chọn các đơn vị Nâng cao năng lực để thực hiện các chương trình

đào tạo của Dự án; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Dự án và hoặc Cơ quan HTKT Bỉ phân công; Chủ động trong việc đảm bảo sự liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương

và các tổ chức, đặc biệt là Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ NộI Vụ, Bộ NN&PTNN, Bộ XÂY DựNG và kết hợp với các nhà tài trợ khác, và nhất là Nhóm các nhà tài trợ có cùng mục đích liên quan đến quản lý nguồn nước tổng hợp;

Tham gia vào tất cả các cuộc họp của Ban quản lý Dự án Nâng cao năng lực; Đảm bảo rằng dự án tập trung vào những vấn để liên ngành, đặc biệt là bảo vệ môi

trường, thông quá các hoạt động và quá trình thực hiện.

2. Báo cáo

Phó giám đốc kiêm trợ lý kỹ thuật trong nước sẽ hỗ trợ Giám đốc Dự án trong việc lập báo cáo tiến độ định kỳ và báo cáo tài chính định kỳ về Dự án CDWMS. Đặc biệt, NAVD sẽ hỗ trợ PD trong việc soạn thảo các báo cáo sau:

Báo cáo Khởi đầu cho 6 tháng thực hiện sau khi bắt đầu triển khai Dự án, gồm đánh giá hiệu quả hoạt động của PMU và, nếu cần thiết, đề xuất các phương án cải tạo công trình, hệ thống và cải tiến quy trình thủ tục;

Báo cáo tổng hợp và báo cáo điều phối tiến độ thực hiện hàng quý và hàng năm của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ, gồm các kiến nghị về nâng cao hiệu quả của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ;

Báo tài chính theo yêu cầu của Cơ quan HTKT Bỉ và các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh; Báo cáo cuối cùng tóm tắt các kết quả của Dự án gồm bài học kinh nghiệm, kết luận và

kiến nghị về biện pháp duy trì các kết quả của Dự án; Các báo cáo khác theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án hoặc Cơ quan HTKT Bỉ.

3. Trình độ, năng lực

Có bằng cấp liên quan đến công việc hoặc kinh nghiệm chuyên môn liên quan;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 97

Ít nhất có 15 năm kinh nghiệm làm việc liên quan; Tối thiếu 5 năm kinh nghiệm quản lý dự án (lập kế hoạch, tài chính, quản lý hành chính): Có kiến thức chuyên môn rộng về lĩnh vực liên quan đến dự án; Có kiến thức chuyên sâu về Phương pháp Khung Lôgic; Có kỹ năng giao tiếp tốt và ghi chép theo dõi để quản lý thông tin đầu vào, số liệu kỹ

thuật đầu vào từ các tư vấn và chuyên gia làm việc bán thời gian; Nói và viết tiếng Anh, tiếng Việt thành thạo; Có các kỹ năng máy tính và viết báo cáo; Có kỹ năng giao tiếp và điều phối.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 98

7.3.3 Phó giám đốc dự án – Nâng cao năng lực (cải cách hành chính công)

1. Nhiệm vụ

Phó Giám đốc Dự án sẽ làm việc toàn bộ thời gian với tư cách là phó giám đốc Ban Quản lý và Nâng cao năng lực (XDNL&QL) trong suốt thời gian thực hiện dự án, và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Dự án trong việc đảm bảo các hoạt động của MCDU, như trình bày trong Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính, được thực hiện một cách trôi chảy và đúng tiến độ.

Địa điểm công tác: Phan Rang và các vùng lân cận, tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam.

Thời gian hợp đồng: 60 tháng

Để báo cáo lên Giám đốc Dự án, Phó Giám đốc dự án cần:

Lãnh đạo, điều hành chung các vấn đề Nâng cao năng lực của Dự án; Điều phối các hoạt động của Ban Quản lý Dự án CSHT thuộc Sở XD và Ban Quản lý

Nông Nghiệp thuộc Sở NN&PTNT, đặc biệt là trong khuôn khổ Chương trình Cải cách hành chính công của tỉnh Ninh Thuận và trong khuôn khổ các hoạt động Nâng cao năng lực của Dự án;

Đảm bảo Nâng cao năng lực đầy đủ cho các PMU và Ban Quản lý và Nâng cao năng lực để họ có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả, đặc biệt là điều phối các vấn đề kỹ thuật và xây dựng các kỹ năng cho các PMU;

Đảm bảo việc Nâng cao năng lực đầy đủ cho các bên liên quan của Dự án để họ có thể đảm đương trách nhiệm một cách hiệu quả, đặc biệt trong việc điều phối các vấn đề kỹ thuật và xây dựng kỹ năng và nhận thức;

Đảm bảo việc thiết lập khung pháp quy cho các cơ chế phối hợp thực hiện nhằm hỗ trợ phối hợp thực hiện dự án;

Lồng ghép việc tăng cường thể chế, phát triển tổ chức và phát triển nguồn nhân lực vào Chương trình Cải cách Hành chính Công của tỉnh Ninh Thuận;

Hợp tác với tư vấn HTKT trong nước và quốc tế để xây dựng các kế hoạch sử dụng hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và hỗ trợ các tư vấn HTKT trong các vấn đề Nâng cao năng lực;

Giám sát công tác quản lý và thực hiện Dự án CDWMS trong việc Nâng cao năng lực; Hợp tác với Phó giám đốc thường trực dự án để giám sát công tác lập kế hoạch Chiến

lược hoạt động và Ngân sách hàng năm cho các hợp phần Dự án; Hợp tác với Phó giám đốc thường trực Dự án để xây dựng các kế hoạch làm việc và ngân

sách Quản lý Chương trình; Hợp tác với Phó giám đốc thường trực Dự án để đảm bảo các yêu cầu của Chương trình

Cải cách hành chính Công được đưa vào chương trình phát triển ngành nước tỉnh Ninh Thuận;

Tham gia viết báo cáo tiến độ quý, năm của Dự án CDWMS; Tham gia vào theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện Dự án; Đảm bảo rằng các phương pháp và chương trình đào tạo hiện đại được áp dụng trong các

chương trình đào tạo các bên liên quan; Đảm bảo việc đánh giá thông tin đầu vào của đào tạo được thực hiện một cách hệ thống

và theo tiêu chuẩn; Phân tích và tổng hợp các báo cáo giám sát, và soạn thảo kiến nghị lên Ban Chỉ đạo Dự

án; Hỗ trợ công tác lập báo cáo cho các cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án; Hỗ trợ soạn thảo nội dung và chương trình các cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án; Tham gia trao đổi thông tin thường xuyên với các sở, huyện, thị trấn và xã về công tác

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 99

quản lý và điều hành thực hiện Dự án; Tham gia vào việc thiết lập website về công tác Vận hành & Bảo dưỡng hiệu quả để chia

sẻ thông tin; Đảm bảo việc tiếp thu và áp dụng các bài học kinh nghiệm vào quá trình thực hiện các

hoạt động dự án; Hợp tác với Phó GĐ Dự án và Giám đốc DA giúp cho việc điều phối và hợp tác giữa Ban

Quản lý Dự án CSHT và Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp diễn ra một cách tốt đẹp, tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin giữa các PMU và Ban Nâng cao năng lực Quản lý;

Tham gia vào quá trình tuyển chọn tư vấn quốc tế cùng với Cơ quan HTKT Bỉ; Chủ động trong việc đảm bảo sự liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương

và các tổ chức, đặc biệt là Bộ TN&MT, Bộ NộI Vụ, Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNN và Bộ XÂY DựNG. Cần đặc biệt quan tâm đến tác động của Luật Tài nguyên Nước mới đối với các vấn đề tổ chức của Dự án và định hướng trong công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Ninh Thuận;

Tham gia vào quá trình tuyển chọn tư vấn kỹ thuật trong nước; Tham gia vào tuyển chọn và ký hợp đồng với các Cơ quan Nâng cao năng lực để thực

hiện các chương trình đào tạo của Dự án; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Dự án phân công; Chủ động trong việc đảm bảo sự liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương

và các tổ chức, đặc biệt là Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ NộI Vụ, Bộ NộI Vụ, BTC và các dự án của các nhà tài trợ khác và đặc biệt là Nhóm các nhà tài trợ có cùng mục đích;

Tham gia vào tất cả các cuộc họp của Ban quản lý và Nâng cao năng lực. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Phòng chống Tham nhũng của Tỉnh; Đảm bảo rằng dự án tập trung vào những vấn để liên ngành, đặc biệt là bảo vệ môi

trường, thông quá các hoạt động và quá trình thực hiện.

2. Báo cáo

Phó giám đốc dự án sẽ hỗ trợ Giám đốc Dự án trong việc lập báo cáo tiến độ định kỳ và báo cáo tài chính định kỳ về Dự án CDWMS. Đặc biệt, Phó giám đốc thường trực dự án sẽ hỗ trợ Giám đốc dự án trong việc soạn thảo các báo cáo sau:

Báo cáo Khởi đầu cho 6 tháng thực hiện sau khí bắt đầu triển khai Dự án, gồm đánh giá hiệu quả hoạt động của PMU và, nếu cần thiết, đề xuất các phương án cải tạo công trình, hệ thống và cải tiến quy trình thủ tục;

Báo cáo tổng hợp và báo cáo điều phối tiến độ thực hiện hàng quý và hàng năm của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ, gồm các kiến nghị về nâng cao hiệu quả của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ;

Báo tài chính theo yêu cầu của Cơ quan HTKT Bỉ và các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh; Báo cáo cuối cùng tóm tắt các kết quả của Dự án gồm bài học kinh nghiệm, kết luận và

kiến nghị về biện pháp duy trì các kết quả của Dự án; Các báo cáo khác theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án hoặc Cơ quan Hợp tác

Kỹ thuật Bỉ.

3. Trình độ, năng lực

Phó Giám đốc dự án phải là chuyên viên cấp cao của Sở Nội Vụ tỉnh Ninh Thuận có thâm niên làm việc từ 10 đến 15 năm với kinh nghiệm lý thuyết và thực tiễn về Cải cách Hành chính Công và Nâng cao năng lực trong khu vực nhà nước, cùng kinh nghiệm quản lý dự án.

Biết tiếng Anh, có kỹ năng máy tính và kỹ năng viết báo cáo. Kỹ năng giao tiếp và điều phối.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 100

Kiến thức và kinh nghiệm làm việc với các dự án của các nhà tài trợ quốc tế.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 101

7.3.4 Phó giám đốc thường trực quản lý dự án – Quản lý tài nguyên nước

1. Nhiệm vụ

Phó Giám đốc Thường trực Dự án sẽ làm việc toàn bộ thời gian với tư cách là phó giám đốc Ban Quản lý và Nâng cao năng lực (MCDU) trong suốt thời gian thực hiện Dự án và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Dự án về việc đảm bảo cho các công việc của MCDU, như được đề cập trong Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính, được thực hiện một cách trôi chảy và đúng tiến độ.

Đặc biệt, Phó Giám đốc Thường trực Dự án sẽ giữ vai trò như Giám đốc MCDU khi Giám đốc Dự án vắng mặt và thực hiện công việc của Giám đốc Dự án như mô tả trong Điều khoản Tham chiếu của Giám đốc Dự án.

Địa điểm công tác: Phan Rang và các vùng lân cận, tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam.

Thời gian hợp đồng: 60 tháng.

Để báo cáo lên Giám đốc Dự án, Phó giám đốc thường trực dự án phải:

Quản lý và điều phối các hoạt động Dự án với trọng tâm là các hoạt động của Ban Quản lý Dự án CSHT thuộc Sở XD và Ban Quản lý Nông Nghiệp thuộc Sở NN&PTNT, đặc biệt trong khuôn khổ các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên nước của Dự án;

Là người được ủy quyền ký các tài khoản của Dự án; Đảm bảo Nâng cao năng lực đầy đủ cho các PMU và MCDU để họ có thể thực hiện công

việc một cách hiệu quả, đặc biệt là điều phối các vấn đề kỹ thuật; Hợp tác với tư vấn HTKT trong nước và quốc tế để xây dựng các kế hoạch sử dụng hỗ trợ

kỹ thuật, giám sát và hỗ trợ tư vấn HTKT trong các vấn đề kỹ thuật; Giám sát công tác quản lý và thực hiện Dự án CDWMS trong việc Quản lý tài nguyên

nước; Hợp tác với Phó giám đốc dự án để giám sát công tác lập kế hoạch Chiến lược hoạt động

và Ngân sách hàng năm cho các hợp phần Dự án; Hợp tác với Phó giám đốc Dự án để xây dựng các kế hoạch làm việc và ngân sách Quản

lý Chương trình; Hợp tác với Phó giám đốc Dự án để đảm bảo các nhu cầu cụ thể của ngành nước được

đưa vào Chương trình Cải cách hành chính Công và các vấn đề Nâng cao năng lực của Dự án;

Tham gia viết báo cáo tiến độ hàng quý và hàng năm của Dự án CDWMS; Tham gia vào việc theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện Dự án; Đảm bảo việc việc thiết lập cơ sở dữ liệu Tài Nguyên Môi trường sẽ đồng bộ với cơ sở dữ

liệu Tài Nguyên Môi trường quốc gia do Bộ TN&MT thiết lập và quản lý; Phân tích và tổng hợp các báo cáo giám sát, và soạn thảo kiến nghị lên Ban Chỉ đạo Dự

án; Hỗ trợ công tác lập báo cáo cho các cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án; Hỗ trợ soạn thảo nội dung và chương trình các cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án; Tham gia trao đổi thông tin thường xuyên với các sở, huyện, thị trấn và xã về công tác

quản lý và điều hành thực hiện Dự án; Tham gia vào việc thiết lập website về công tác Vận hành & Bảo dưỡng hiệu quả để chia

sẻ thông tin; Đảm bảo việc tiếp thu và áp dụng các bài học kinh nghiệm vào quá trình thực hiện các

hoạt động dự án; Hợp tác với Phó GĐ Dự án và Giám đốc DA giúp cho việc điều phối và hợp tác giữa Ban

Quản lý Dự án CSHT và Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp diễn ra một cách tốt đẹp, tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin giữa các PMU và Ban Nâng cao năng lực Quản lý;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 102

Tham gia vào quá trình tuyển chọn tư vấn quốc tế cùng với Cơ quan HTKT Bỉ; Tham gia vào quá trình tuyển chọn tư vấn HTKT trong nước; Tham gia vào việc tuyển chọn và ký hợp đồng với các Tổ chức Nâng cao năng lực để

thực hiện các chương trình đào tạo của Dự án; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Dự án; Chủ động trong việc đảm bảo sự liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương

và các tổ chức, đặc biệt là Bộ TN&MT, Bộ NộI Vụ, Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNN và Bộ XÂY DựNG,và các dự án của các nhà tài trợ khác, đặc biệt là Nhóm các Nhà tài trợ cùng mục đích trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước;

Tham dự tất cả các cuộc họp của MCDU; Đảm bảo rằng dự án tập trung vào những vấn để liên ngành, đặc biệt là bảo vệ môi

trường, thông quá các hoạt động và quá trình thực hiện.

2. Báo cáo

Phó Giám đốc thường trực Dự án sẽ hỗ trợ Giám đốc Dự án trong việc soạn thảo các báo cáo tiến độ và báo cáo tài chính định kỳ của Dự án CDWMS. Cụ thể, Phó Giám đốc thường trực Dự án sẽ hỗ trợ Giám đốc Dự án soạn thảo các báo cáo sau:

Báo cáo Khởi đầu cho 6 tháng thực hiện sau khí bắt đầu triển khai Dự án, gồm đánh giá hiệu quả hoạt động của PMU và, nếu cần thiết, đề xuất các phương án cải tạo công trình, hệ thống và cải tiến quy trình thủ tục;

Báo cáo tổng hợp và báo cáo điều phối tiến độ thực hiện hàng quý và hàng năm của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ, gồm các kiến nghị về nâng cao hiệu quả của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ;

Báo tài chính theo yêu cầu của Cơ quan HTKT Bỉ và các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh; Báo cáo cuối cùng tóm tắt các kết quả của Dự án gồm bài học kinh nghiệm, kết luận và

kiến nghị về biện pháp duy trì các kết quả của Dự án; Các báo cáo khác theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án hoặc Cơ quan Hợp tác

Kỹ thuật Bỉ.

3. Trình độ, năng lực

Phó Giám đốc thường trực dự án phải là kỹ sư có kinh nghiệm lý thuyết và thực tiễn từ 10-15 năm trong lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên nước và các vấn đề môi trường trong quản lý lưu vực sông.

Phó giám đốc thường trực dự án phải là chuyên viên cấp cao của Sở TN&MT tỉnh Ninh Thuận, có kinh nghiệm quản lý dự án;

Biết tiếng Anh, có kỹ năng máy tính và kỹ năng viết báo cáo. Kỹ năng giao tiếp và điều phối. Kiến thức và kinh nghiệm làm việc với các dự án của các nhà tài trợ quốc tế.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 103

7.3.5 Chuyên gia Hỗ trợ kỹ thuật trong nước – Quản lý nguồn nước

1. Nhiệm vụ

Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong nước sẽ cố vấn, hỗ trợ và giúp đỡ về mặt kỹ thuật cho Ban XDNL&QL, Ban quản lý dự án các sở liên quan và các đơn vị thực hiện dự án. Chuyên gia này sẽ làm việc nhóm với Phó giám đốc trong nước (NAVD) và các chuyên gia tư vấn khác được Ban XDNL&QL thuê cũng như là cung cấp hướng dẫn kỹ thuật giúp tư vấn được thực hiện dự án đạt kết quả tốt. Chuyên gia này sẽ làm việc cùng và hỗ trợ NAVD thực hiện việc đào tạo kỹ thuật cần thiết, các chương trình nâng cao năng lực cũng như đào tạo chuyển giao kiến thức trong quá trình làm việc. Chuyên gia cũng được đề nghị hỗ trợ việc quản lý của NAVD – nhưng không phải với vai trò chính.

Cố vấn kỹ thuật trong nước sẽ hỗ trợ tất cả các bước thực hiện dự án đầu tư bao gồm nghiên cứu khởi đầu, thực hiện dự án, lập kế hoạch dự án, thiết kế và lập hồ sơ (bao gồm đánh giá thiết kế chi tiết và hỗ trợ lập hồ sơ mời thầu), tổ chức đấu thầu và đánh giá thầu, quản lý xây dựng và kiểm soát, giám sát, kiểm soát tiến độ của dự án và đánh giá hiệu quả.

Địa điểm công tác: Phan Rang và các vùng lân cận, tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam.

Thời gian hợp đồng: 20 tháng gồm 3 giai đoạn. (12 tháng thực hiện dự án và hai lần 4 tháng tiếp theo tùy vào chương trình và tiến độ của dự án)

Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

Cố vấn và hỗ trợ quy hoạch tổng thể thị trấn, quy hoạch tổng thể ngành đảm bảo rằng dự án phù hợp với các quy hoạch này;

Xem xém thiết kế cơ sở/ chi tiết, các bản vẽ, hồ sơ mời thầu và dự toán của dự án đầu tư bao gồm việc hỗ trợ BQL dự án trong việc lập điều khoản tham chiếu cho tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu xây dựng trong nước, lập chỉ dẫn kỹ thuật và hồ sơ mời thầu xây dựng và cung cấp thiết bị, cố vấn trong giai đoạn đánh giá thầu, ký hợp đồng và thực hiện dự án;

Xác định nhu cầu tư vấn và các hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình lập điều khoản tham chiếu và thuê đơn vị tư vấn cũng như là tư vấn độc lập trong nước/quốc tế thực hiện;

Đánh giá kỹ thuật và đề xuất việc lựa chọn tư vấn hoặc các đơn vị tư vấn giám sát độc lập/ tư vấn độc lập hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án;

Hỗ trợ việc lập chương trình dự án và kế hoạch hành động; Cố vấn và hỗ trợ cho BQL dự án trong quá trình giám sát hiện trường trong giai đoạn

thực hiện dự án đầu tư; Hỗ trợ việc lập điều khoản tham chiếu cho quá trình đánh giá nhu cầu, đào tạo, nghiên

cứu, tham quan học tập, đánh giá đề xuất, thực hiện công việc được giao và chất lượng công việc đó;

Đảm bảo tiến độ và chất lượng kỹ thuật của tất cả đánh giá này; Hướng dẫn kỹ thuật và nâng cao năng lực (trong quá trình thực hiện) cho Ban

XDNL&QL và các thành viên ban quản lý dự án cũng như là các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có liên quan;

Hỗ trợ việc lập kế hoạch thực hiện dự án, sự phối hợp thực hiện và khung báo cáo, kiểm soát tiến độ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và báo cáo hàng tháng cho Ban chỉ đạo;

Hỗ trợ việc phối hợp trên phương diện kỹ thuật với các dự án tương tự trong khu vực dự án;

Giúp NAVD hỗ trợ Ban quản lý dự án trong quá trình thực hiện chiến lược nâng cao nhận thức về môi trường;

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 104

Đề xuất quy chế vận hành và bảo dưỡng trong dự án đầu tư.

2. Báo cáo

Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong nước cần giúp Giám đốc dự án trong việc lập bào cáo tiến độ theo giai đoạn và bào cáo tài chính theo CDWMS. Cụ thể chuyên gia này hỗ trợ Giám đốc dự án trong việc:

Báo cáo Khởi đầu cho 6 tháng thực hiện sau khí bắt đầu triển khai Dự án, gồm đánh giá hiệu quả hoạt động của PMU và, nếu cần thiết, đề xuất các phương án cải tạo công trình, hệ thống và cải tiến quy trình thủ tục;

Báo cáo tổng hợp và báo cáo điều phối tiến độ thực hiện hàng quý và hàng năm của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ, gồm các kiến nghị về nâng cao hiệu quả của Dự án Nâng cao năng lực quản lý nước và các dịch vụ.

3. Trình độ, năng lực

Có bằng kỹ sự, ưu tiên ngành liên quan đến nguồn nước, tưới tiêu, thoát nước mưa nước thải kèm theo 15 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế, giám sát xây dựng, đảm bảo chất lượng và vận hành bảo dưỡng các dự án nước có liên quan, trong đó có 5 năm thực hiện dự án phát triển;

Có kinh nghiệm trong việc thực hiện nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng, nâng cao năng lực thể chế và đào tạo thông qua quá trình làm việc;

Thông thạo tiếng Anh, lập kế hoạch, kỹ năng sử dụng máy tính và viết báo cáo đặc biệt là ưu tiên có kinh nghiệm trong việc lập chỉ dẫn kỹ thuật và điều khoản tham chiếu sẽ được.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 105

7.3.6 Cán bộ hành chính/thư ký

Báo cáo trực tiếp lên Giám đốc / Phó Giám đốc thường trực Ban Quản lý và Nâng cao năng lực (MCDU), làm việc hợp tác chặt chẽ với cán bộ của MCDU bao gồm tư vấn HTKT quốc tế và trong nước tham gia hỗ trợ thực hiện dự án và các hoạt động Nâng cao năng lực.

Địa điểm công tác: Phan Rang và các vùng lân cận, tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam.

Thời gian hợp đồng: 60 tháng.

Công việc chính bao gồm:

Hỗ trợ Giám đốc và cán bộ MCDU các công việc hành chính gồm xử lý văn bản và nhập dữ liệu; lễ tân, gọi và nhận điện thoại; lưu trữ hồ sơ, tài liệu; photo; viết báo cáo; soạn thư, gửi thư điện tử và fax bằng tiếng Anh và tiếng Việt; biên dịch và phiên dịch (nếu cần thiết); thu xếp các cuộc hẹn cho cán bộ dự án;

Tổ chức và duy trì hệ thống hồ sơ ở văn phòng, hệ thống sách và tài liệu tham khảo của dự án;

Là Thủ quĩ của Dự án; Hỗ trợ Giám đốc trong việc thành lập văn phòng, cung cấp trang thiết bị và giữ gìn văn

phòng MCDU gọn gàng, sạch sẽ; Chuẩn bị và hỗ trợ tổ chức các hội thảo dự án, ăn trưa, ăn tối, bao gồm thu xếp địa điểm

tổ chức hôi thảo, chuẩn bị tài liệu và thiết bị cho hội thảo; đặt đồ ăn thức uống tại nhà hàng; gửi giấy mời; đón tiếp và đăng ký đại biểu, phục vụ đại biểu tham dự hội thảo.

Bố trí đưa đón khách tới và đi từ sân bay Phan Rang; Thu thập báo giá cung cấp trang thiết bị văn phòng, thu xếp việc mua sắm, cung cấp và

lắp đặt; Hỗ trợ Kế toán trưởng trong việc duy trì và theo dõi chi phí điều hành văn phòng; Thu xếp việc mua sắm và thu thập tài liệu, ấn phẩm ở Ninh Thuận theo yêu cầu của Giám

đốc; Vào sổ tất cả các tài liệu, công văn, thư từ đến và đi; Hỗ trợ Giám đốc trong việc viết báo cáo để gửi Ban Chỉ Đạo Dự án; Lập và duy trì sổ tài sản cho MCDU; Mua sắm văn phòng phẩm và đồ dùng văn phòng, thanh toán các hóa đơn. Duy trì và bổ

sung đồ dùng văn phòng; Bố trí đi lại và ăn ở cho các chuyến công tác trong nước và quốc tế, các chuyến công tác

tới các tỉnh và thị trấn khác. Thu thập báo giá thuê xe, đặt chỗ, mua vé máy bay và thanh toán tiền thuê xe;

Thu xếp các dịch vụ đưa đón chuyên gia, tư vấn trong nước và quốc tế, và các dịch vụ vận chuyển hàng hóa;

Hỗ trợ các trợ lý và tư vấn kỹ thuật quốc tế trong việc xin gia hạn thị thực, bao gồm cả việc liên hệ với các cơ quan chính phủ Việt Nam;

Hỗ trợ việc trao đổi thông tin và liên hệ với chính quyền và các cơ quan liên quan của tỉnh Ninh Thuận theo yêu cầu của Giám đốc;

Thu xếp các dịch vụ dọn và bảo vệ văn phòng; Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của giám đốc.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 106

7.3.7 Biên dịch/ Phiên dịch

Báo cáo trực tiếp lên Giám đốc / Phó giám đốc thường trực của Ban XDNL&QL và làm việc hợp tác chặt chẽ với cán bộ của Ban XDNL&QL, gồm các chuyên gia, tư vấn trong nước và quốc tế hỗ trợ thực hiện dự án và các hoạt động nâng cao năng lực.

Địa điểm công tác: Phan Rang và các vùng lân cận, tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam.

Thời gian hợp đồng: 36 tháng.

Công việc chính bao gồm:

Phiên dịch (Việt/Anh) tại các hội thảo và các cuộc họp giữa Cơ quan HTKT, tư vấn quốc tế, chính quyền tỉnh và/hoặc các cơ quan liên quan và/hoặc các bên liên quan khác của dự án;

Hỗ trợ chuẩn bị các cuộc họp, cụ thể là chuẩn bị tài liệu, gồm các module nâng cao năng lực / đào tạo, sử dụng ứng dụng phần mềm WORD WORD, EXCEL hay POWERPOINT;

Viết biên bản họp bằng tiếng Anh và tiếng Việt theo yêu cầu; Hỗ trợ việc thu thập số liệu dự án; Đi công tác và tham gia giám sát hiện trường cùng với các chuyên gia, tư vấn quốc tế theo

yêu cầu. Tham gia khảo sát thực địa với cán bộ MCDU và tư vấn theo yêu cầu; Dịch tài liệu và báo cáo sang tiếng Anh và tiếng Việt trên máy tính (sử dụng WORD và

EXCEL) hoặc viết tay khi cần thiết; Tóm tắt tài liệu và báo cáo tiếng Việt theo yêu cầu; Hỗ trợ cán bộ MCDU và tư vấn trong công tác biên, phiên dịch; Hỗ trợ cán bộ MCDU và tư vấn trong việc viết báo cáo và đánh máy; Tham vấn cho tư vấn quốc tế về văn hóa và các nghi thức ngoại giao của Việt Nam; Điều phối công việc của các phiên dịch khác để cung cấp thông tin đầu vào cho báo cáo

hay các tài liệu khác, khi cần thiết; Kiểm tra chất lượng biên dịch tài liệu dịch tiếng Việt để đảm bảo độ chính xác, trình bày

văn bản phù hợp và không bị mắc lỗi quan trọng; Thực hiện các công việc văn phòng gồm photo và in ấn báo cáo; Thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Giám đốc MCDU.

FR Ninh Thuan – VIE 08 037 11 107

7.4 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA XE Ô-TÔ

XE Ô TÔ HAI CẦU

Xe ôtô phải là xe mới, chưa sử dụng và được sản xuất không quá 12 tháng trước ngày mua

Đặc tính chung: Tay lái bên trái Số cửa: 5 Số ghế ngồi: ít nhất 7 Màu : Tùy lựa chọn

Động cơ Nhiên liệu động cơ: Xăng Engine displacement: minimum 2.0 l – maximum 3.5 l Dung tích bình xăng: 90 litres Tiêu chuẩn khí thải: tối thiểu phải đáp ứng Euro 2

Hộp số chuyển động: Số sàn tối thiểu 5 cấp Hai cầu

Thiết bị an toàn Tối thiểu 2 túi khí cho ghế lái xe và ghế hành khách trước Khung hấp thụ lực bên sườn Side impact bars Hệ thống chống bó cứng phanh ABS Đai an toàn riêng cho từng ghế ngồi.

Thiết bị tiêu chuẩn Tay lái trợ lực Kính điện Gương điện

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 108

Khóa điện trung tâm Bảo vệ chống trộm Gạt nước sau

7.5 ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ CƠ SỞ

A1 - Hệ thống Hồ chứa và Kênh Ô CămSTT Những khuyến nghị sau khi đánh giá thiết kế cơ sở Hoạt động trước và trong giai đoạn xây dựng dự án Đề xuất / Hoạt động của Dự án

Cần hoàn thành đánh giá kỹ thuật những phương án đề xuất, đặc biệt xem xét những vấn đề như thiết kế kỹ thuật, phương án thi công và vật liệu đắp đập trước khi tiến hành công tác thiết kế chi tiết

Các kỹ sư thiết kế đập Ô Căm đã hoàn thành đánh giá các phương án thiết kế. Phương án thiết kế đề xuất xây dựng phía thượng lưu suối Ô Căm cho phép dẫn nước từ hồ Ô Căm đến lưu vực Phước Trung nhằm: (i) điều tiết khoảng 58 ha tưới hiện tại bằng các đập tràn và kênh mương hiện có trên suối Ngang (một vài vị trí cần được nâng cấp); và (ii) bổ sung nước vào hồ chứa Phước Trung để bảo đảm sản xuất nông nghiệp cho khu vực tưới của hồ và đồng thời bù lượng nước chảy về phía hạ lưu. Phương án thi công sẽ giống phương án thi công hiện tại đối với đập Phước Trung. Cách tiếp cận này có thể chấp nhận được.

Chi phí nâng cấp các đập và kênh mương hiện tại trên suối Ngang không nằm trong chi phí của dự án. Tuy nhiên, chi phí này sẽ được hỗ trợ thông qua Dự án Quản lý tưới có sự tham gia của người dân (PIM) và Chương trình 135 quốc gia nhằm hỗ trợ nông dân nâng cấp các đập và kênh mương.

Cần điều chỉnh thiết kế móng đập, đặc biệt xem xét việc phun vữa đất sét chống thấm vào bê tông.

Các kỹ sư thiết kế đập Ô Căm đã xác nhận rằng lõi đất sét sẽ được đổ vào móng đá chắc và không thấm như đã được xác định trong khảo sát địa chất và kinh nghiệm thiết kế thi công đập Phước Trung.

Khẳng định sự phù hợp của nền móng (các kỹ sư thiết kế không phản đối) trước khi thi công lớp vật liệu lõi đất sét.

Đâp tràn mở cần được xem xét như một phương án an toàn hơn và có hiệu quả kinh tế hơn so với thiết kế hiện tại.

Mặc dù phương án đập tràn mở được xem xét như một phương án an toàn hơn, nhưng việc sử dụng cửa van lại tối đa hóa dung tích trữ có ích theo chiều cao của đập. Loại đập tràn có cửa van được áp dụng đối với tất cả các hồ chứa trong khu vực.

Phương án đập tràn có cửa van có thể chấp nhận được.

Các mỏ đất phù hợp để đắp đập cần được xác định ngay trước khi bắt đầu thiết kế chi tiết nhằm bảo đảm vật liệu phù hợp sẵn sàng cho công tác xây dựng đập. Đồng thời, cần nghiên cứu các phương án vận chuyển đất đắp đập.

Các kỹ sư thiết kế đập Ô Căm đã xác định các mỏ đất để đắp đập hiện đang được sử dụng cho công tác thi công đập Phước Trung là nguồn vật liệu phù hợp nhất về chất lượng và khối lượng để xây đập Ô Căm. Chi phí thiết kế cơ sở tăng lên do quãng đường vận chuyển đất đắp đập tăng lên.

Kiểm tra lại khối lượng đất đắp khi hoàn thành đập Phước Trung.

Cần xem xét các phương án tưới thay thế (kênh mương, cống, hoặc kết hợp cả hai) để bảo đảm hệ thống phù hợp với địa hình.

Vị trí của đập và kênh mương chính trên suối Ô Căm sẽ được xác định trong giai đoạn thiết kế chi tiết. Chính quyền huyện Bác Ái đã được tham vấn trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và sẽ tiếp tục được tham vấn trong giai đoạn thiết kế cơ sở.

Mặt bằng thiết kế cơ sở của các kênh mương có vẻ phù hợp

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 109

STT Những khuyến nghị sau khi đánh giá thiết kế cơ sở Hoạt động trước và trong giai đoạn xây dựng dự án Đề xuất / Hoạt động của Dự ánTổ chức cho nông dân thảo luận về con đập và hệ thống tưới mới vào đầu giai đoạn thiết kế.

Khoảng 600 hộ gia đỉnh (3000 nhân khẩu) sẽ được hưởng lợi từ các khu vực tưới lấy nước trực tiếp từ hồ chứa Ô Căm. Đất được phân bổ cho các hộ dân trong phạm vi tưới của hệ thống suối Ngang được bổ sung nước từ hệ thống Ô Căm. Theo chính quyền huyện Bác Ái, không phân bổ đất tưới trong khu vực hạ lưu suối Ô Căm tới con đập.

Quy trình phân bổ đất tưới mới do chính quyền huyện thực hiện chưa rõ, cần phải thực hiện ngay sau khi phê duyệt dự án, do đó những người hưởng lợi có thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án và các hoạt động có sự tham gia của người dân.

Các bước tiếp theo của dự án cần được làm rõ sớm để xác định thời điểm thực hiện kế hoạch đền bù đất đai.

Có 10 hộ dân đang sử dụng 12 ha đất tưới trong khu vực hồ chứa Ô Căm sẽ bị ngập. Không có các công trình kiên cố mà chỉ có nhà tạm trong khu vực. Quy trình phê duyệt công tác xây dựng đập của chính quyền huyện như sau: (i) khảo sát tài sản của các hộ bị ảnh hưởng, lập kế hoạch đền bù và xác định chi phí đền bù – 2 tháng; (ii) công bố kết quả khảo sát và kế hoạch đền bù – 3 tháng; (iii) đền bù (có thể là đất đổi đất) cho những người bị ảnh hưởng.

Công tác đền bù và tái định cư (R&C) cần phải thực hiện ngay sau khi phê duyệt dự án. Ban Quản lý Dự án Nâng cao năng lực (CD PMU) cần hỗ trợ trong việc điều phối quá trình đền bù và tái định cư để bảo đảm không chậm trễ tiến độ khởi công.

Các bước tiếp theo của dự án cần được làm rõ sớm để xác định thời điểm thực hiện công tác Đánh giá tác động môi trường (EIA) và Kế hoạch quản lý môi trường (EMP).

Các hoạt động thực hiện tuân thủ theo các quy định và hướng dẫn của Việt Nam. Cần thực hiện Đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh, tuy nhiên Đánh giá Tác động Môi trường hoàn chỉnh phải tương tự như Đánh giá tác động môi trường của các con đập hiện đang xây dựng. Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) của nhà thầu cũng sẽ tương tự như KHQLMT đang được thực hiện. Các vấn đề môi trường không được làm chậm trễ công tác thi công.

Ban Quản lý Dự án Nâng cao năng lực (CD PMU) sẽ hỗ trợ trong việc điều phối quá trình thực hiện để bảo đảm không chậm trễ tiến độ khởi công.

Phân tích chi phí/lợi ích của dự án cần được thực hiện trước giai đoạn thiết kế.

Các cuộc họp thảo luận với các kỹ sư thiết kế đập đã xác nhận rằng cần sử dụng hồ chứa Ô Căm để tăng khối lượng nước đáng kể cho hồ chứa Cho Mo và Phước Trung nhằm bảo đảm những đập này cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp theo dự kiến tại các khu vực tưới được khống chế và cũng đảm bảo bù đủ nước cho khu vực hạ lưu. Tận dụng hồ chứa Ô Căm – khoảng 40% để tưới nước trực tiếp, khoảng 40% cho hồ chứa Cho Mo và khoảng 20% cho hồ chứa Phước Trung. Với cơ chế vận hành này, đập Ô Căm có tỷ suất chi phí/lợi ích, tính theo chi phí trên một ha tưới, tương tự tỉ suất lợi ích/chi phí của hồ chứa Cho Mo và lớn hơn nhiều so với tỉ suất lợi ích/chi phí của đập Phước Trung (Xem bảng A1)Hình A1 thể hiện mặt bằng và sự ảnh hưởng lẫn nhau của 3 con đập.Việc xây dựng đập Ô Căm là cần thiết và là ưu tiên đầu tư nhằm bảo đảm việc vận hành hồ chứa Cho Mo và Phước Trung và cung cấp đủ nước bù cho

Nhu cầu về một phương án kết hợp để vận hành các con đập nhằm bảo đảm việc sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả và đảm bảo đủ dòng chảy môi trường ở hạ lưu đã được nhấn mạnh trong nghiên cứu này. Do đó, dự án sẽ có một hợp phần hỗ trợ Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) và Công ty Quản lý thủy nông (Sở NN&PTNN) trong việc giám sát và quản lý dữ liệu và tài nguyên nước trên toàn tỉnh. Điều này đặc biệt quan trọng, vì trong

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 110

STT Những khuyến nghị sau khi đánh giá thiết kế cơ sở Hoạt động trước và trong giai đoạn xây dựng dự án Đề xuất / Hoạt động của Dự ánkhu vực hạ lưu của các con đập này. tương lai, toàn tỉnh sẽ có khoảng 23

con đập và hồ chứa nước phục vụ cho các khu vực tưới cần được quản lý một các hữu hiệu và hiệu quả.

Cần đánh giá chi phí quản lý đối với con đập và hệ thống tưới.

Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng không được ước tính trong thiết kế cơ sở. Công ty Quản lý Thủy nông (IMC) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN&PTNN) sẽ thực hiện công việc này.

Dự án sẽ nâng cao năng lực cho Công ty Quản lý thủy nông và sẽ hỗ trợ trong việc xác định ngân sách dài hạn, các quy trình quản lý toàn bộ các con đập trên toàn tỉnh.

Cần xem xét huy động một tư vấn quốc tế cho Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp (APMU) trong giai đoạn thực hiện dự án.

Yêu cầu về huy động tư vấn quốc tế cần được Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp và Ban Quản lý Dự án Nâng cao năng lực đánh giá khi bắt đầu thực hiện dự án và trong suốt quá trình thực hiện dự án, tùy thuộc vào những vấn đề có thể xảy ra.

Dự án có đủ ngân sách và linh hoạt trong việc huy động chuyên gia nếu cần thiết

Cần xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết nếu dự án được tiếp tục triển khai.

Thỏa thuận với chính quyền tỉnh quy định dự án cần tiến hành nâng cao năng lực (CD) cho các cơ quan cấp tỉnh và huyện về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và lưu vực sông; giám sát hệ thống sông và đập, thu thập và phân tích dữ liệu; vận hành và bảo dưỡng; huy động sự tham gia của các bên hưởng lợi từ dự án.

Cần tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo trong giai đoạn bắt đầu dự án và cần xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng lực phù hợp.

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 111

A2 – Hệ thống Thoát nước và Vệ sinh tại Phước Dân và Khánh Hải

STT Những khuyến nghị sau khi đánh giá thiết kế cơ sở Hoạt động trước và trong giai đoạn xây dựng dự án Đề xuất / Hoạt động của Dự án

Cần đánh giá sơ bộ các phương án nhằm xác định hệ thống thoát nước phù hợp nhất trước khi bắt đầu giai đoạn thiết kế chi tiết.

Tư vấn thiết kế cho cả thị trấn Phước Dân và Khánh Hải đã đánh giá lại phương án thoát nước dựa trên kết quả Đánh giá các nghiên cứu khả thi của tư vấn GHD và cung cấp các báo cáo và bản vẽ thiết kế cơ sở đã chỉnh sửa cho tư vấn xây dựng dự án. Cả tư vấn thiết kế và tư vấn xây dựng dự án đều kiến nghị phương án xây dựng hệ thống cống bao (DWFI) cho từng thị trấn thay cho hệ thống thoát nước riêng. UBND tỉnh Ninh Thuận đã chấp nhận phương án này.

Những đề xuất của tư vấn xây dựng dự án như sau:(i) Cần lập quy hoạch và chiến lược phát triển hệ thống thoát nước của

Khánh Hải phù hợp với Quy hoạch tổng thể dài hạn của Khánh Hải và khả năng lồng ghép dịch vụ thoát nước vào phát triển vùng cho Phan Rang và các khu vực lân cận. Thêm vào đó, cần dành quỹ đất để xây dựng tuyến cống bao dự kiến chạy dọc theo công trình kè bờ sắp được xây, cần bố trí mặt bằng tuyến cống cấp hai phù hợp với việc phát triển hệ thống đường xá trong phạm vị thị trấn và cần xác nhận vị trí của trạm xử lý nước thải. Hiện trạng phát triển của thị trấn không có lợi cho việc phát triển dài hạn hệ thống thu gom nước thải. Hiện tỷ lệ cấp nước của thị trấn chiếm khoảng 80% và ngày càng tăng lên. Hầu hết nước thải đều thấm xuống đất thông qua bể tự hoại hoặc thấm trực tiếp - chỉ một phần nhỏ nước thải được thu gom vào hệ thống thoát nước hiện có. Hiện tượng ngập lụt thường xuyên tại một số khu vực do mưa bão gây ra vẫn là một vấn đề cần phải giải quyết trong ngắn hạn.

(ii) Nhà máy xử lý nước thải tại thị trấn Phước Dân có thể được xây ở vị trí tốt hơn nhằm tránh tái định cư và đền bù giải phóng mặt bằng và vị trí trạm bơm dâng chính cần được di dời nhằm giảm bớt chiều dài tuyến cống và giảm bớt chi phí vận hành; (iii) vật liệu tuyến cống bao là HDPE thay vì bê tông; (iv) hệ thống cống cấp ba phải là một phần không thể thiếu của hệ thống thu gom và cần được xây dựng đồng thời với hệ thống cống cấp một, cấp hai và các công trình xử lý. Hiện tỷ lệ cấp nước của thị trấn chiếm khoảng 80% và ngày càng tăng lên. Vì lí do sức khỏe cộng đồng, cần thu gom và vận chuyển nước thải từ các hộ gia đình ra xa khu đô thị. Điều này còn quan trọng hơn cả việc xử lý nước thải, do vậy cần xây dựng cống cấp ba trong tổng thể hệ thống thu gom.

Đối với thị xã Khánh Hải, tư vấn xây dựng dự án kiến nghị chỉ nên xây dựng các công trình thoát nước chính của dự án dọc theo các tuyến đường hiện có, hoặc kết hợp xây các công trình thoát nước chính cùng với việc cải tạo các tuyến đường chính nhằm giảm bớt những vấn đề ngập úng thường xuyên xảy ra tại một vài khu vực của thị trấn. Hình A2 thể hiện các công trình đầu tư đề xuất. Trước khi thực hiện thiết kế chi tiết, Quy hoạch thoát nước tồng thể cần được xây dựng và phê duyệt nhằm bảo đảm các hạng mục thi công của dự án phù hợp với các hạng mục đầu tư thoát nước dài hạn. Các chi phí của dự án đã được điều chỉnh cho phù hợp với kiến nghị này. UBND tỉnh Ninh Thuận đã chấp nhận kiến nghị này.

Hệ thống thoát nước Phước Dân đã được thiết kế lại trong giai đoạn xây dựng dự án theo kiến nghị của tư vấn xây dựng dự án và chi phí đã được điều chỉnh cho phù hợp. Hình A3 thể hiện các công trình đề xuất sau khi thiết kế lại.

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 112

STT Những khuyến nghị sau khi đánh giá thiết kế cơ sở Hoạt động trước và trong giai đoạn xây dựng dự án Đề xuất / Hoạt động của Dự án

Cần đánh giá số lượng hộ gia đình được đấu nối vào hệ thống thoát nước và cần tăng ngân sách trợ cấp đấu nối của Chính phủ, đặc biệt đối với hộ nghèo.

Khuyến nghị này liên quan tới hệ thống thoát nước riêng. Tuy nhiên, tuyến cống bao cũng quan trọng mặc dù chi phí đấu nối từ bể tự hoại vào tuyến cống cấp ba sẽ thấp hơn. Trong thời gian xây dựng dự án, đã đi đến thống nhất là dự án sẽ bao gồm xây dựng tuyến cống cấp ba như một phần của hệ thống thu gom tổng thể. Việc thi công những tuyến cống này cần được kết hợp với công tác cải tạo vỉa hè đường ngõ nhỏ và xây dựng/đấu nối bể tự hoại mới thông qua quỹ tín dụng, và đấu nối bể tự hoại hiện có.

Kinh nghiệm từ dự án của BTC đang được thực hiện tại tỉnh Bình Thuận cho thấy, không cần phải cải tạo đường ngõ xóm thông qua sự đóng góp của cộng đồng nếu hợp với việc xây dựng đường với cống cấp ba. Hệ thống cống cấp ba phải được thi công theo hợp đồng và cuối cùng sẽ do thị trấn làm chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý/vận hành thực hiện công tác Vận hành & Bảo dưỡng.

Các giả định và số liệu được sử dụng trong việc xác định khối lượng nước thải hàng ngày cần được kiểm tra để bảo đảm hệ thống được thiết kế phù hợp trước khi tiến hành thiết kế chi tiết.

Tư vấn thiết kế đã xác nhận rằng họ sẽ kiểm tra số liệu dự báo dân số của thị trấn, trong đó có tính đến nhu cầu phát triển khu vực Phan Rang – Tháp Chàm trong giai đoạn thiết kế chi tiết nhằm xác định vị trí và công suất của các trạm máy xử lý nước thải, đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Công suất dự kiến 2000m3/ngày đêm cho trạm xử lý nước thải Phước Dân là phù hợp. Trạm xử lý nước thải của Khánh Hải không được xây dựng trong phạm vi dự án này.

Cần xây dựng các kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích dự kiến của việc đấu nối vào hệ thống, đánh giá khả năng sẵn sàng đấu nối vào hệ thống của người dân và khuyến khích họ tham gia vào chương trình đấu nối. Nếu hệ thống DWFI được chọn, các kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng cũng cần đề cập đến việc sử dụng và quản lý bể tự hoại cũng như nguồn ngân sách cho việc lắp đặt mới.

Chính quyền tỉnh đã chấp nhận khuyến nghị của tư vấn lập dự án là cho phép toàn bộ cộng đồng tham gia vào dự án, nâng cao nhận thức cộng đồng và huy động sự tham gia của cộng đồng. Thống nhất là dự án sẽ: (i) xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe và môi trường, (ii) thiết lập và quản lý quỹ tín dụng xây dựng và đấu nối bể tự hoại, (iii) cải thiện các công trình vệ sinh trường học và thực hiện chương trình vệ sinh môi trường trong trường học và (iv) xây dựng các nhà vệ sinh công cộng tại các địa điểm do cộng đồng đề xuất.

UBND tỉnh đã chấp nhận khuyến nghị của tư vấn lập dự án về việc Ban Quản lý Cộng đồng (CMC) cấp thị trấn sẽ điều phối các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và các hoạt động cộng đồng bao gồm Quỹ tín dụng vệ sinh (SCS) và Hội Phụ nữ sẽ quản lý các hoạt động thường nhật.

Cần tổ chức họp dân để tìm hiểu thái độ và khả năng sẵn sàng đấu nối của người dân càng sớm càng tốt. Cần xác định rõ ai hoặc đơn vị nào sẽ hỗ trợ cộng đồng trong việc thực hiện đấu nối hộ gia đình, và phương án đề xuất về công tác quản lý và giám sát đấu nối hộ gia đình cần được cụ thể hóa.

Nếu áp dụng hệ thống DWFI thì tư vấn lập dự án kiến nghị như sau: (i) xây dựng Quỹ tín dụng vệ sinh để hỗ trợ các hộ nghèo trong việc xây dựng và đấu nối bể tự hoại, và (ii) xây dựng chương trình vệ sinh môi trường nhằm bảo đảm các hộ gia đình có bể phốt được đấu nối vào hệ thống cống cấp ba khi thi công tuyến cống này. Các hộ gia đình cần chịu chi phí nguyên vật liệu và nhân công đối với việc thi công đấu nối tới hố thăm nằm trong phần đất của hộ gia đình. Hội Phụ nữ (WU) thị trấn sẽ quản lý các chương trình này thông

Càng có nhiều nhiều hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải càng tốt, nhằm đem lại những lợi ích về sức khỏe và môi trường và cung cấp đủ nước thải cho Nhà máy xử lý nước thải để đảm bảo xử lý một cách hiệu quả.

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 113

STT Những khuyến nghị sau khi đánh giá thiết kế cơ sở Hoạt động trước và trong giai đoạn xây dựng dự án Đề xuất / Hoạt động của Dự án

qua Ban Quản lý Cộng đồng (CMC) được thành lập trực thuộc UBND Thị trấn.

Trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước cần được giải quyết trong giai đoạn đầu của dự án để có thể lập kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực. Các hộ gia đình chỉ chịu trách nhiệm đối với công trình trong phạm vi hàng rào của mình.

Trong giai đoạn khởi đầu dự án, chính quyền tỉnh sẽ xác định đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước. Chi phí vận hành và bảo dưỡng sẽ được ước tính trong thiết kế cơ sở, tuy nhiên, những cơ quan VH&BD cần nghiên cứu và đánh giá lại một cách chi tiết khi được UBND tỉnh phê duyệt.

Đoàn lập dự án đã xác định 5 phương án hiện đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Chính quyền tỉnh sẽ đánh giá các phương án này trong giai đoạn khởi đầu và đề xuất đơn vị vận hành và bảo dưỡng. Bảng A2 thể hiện các phương án đã được xác định cùng với các ưu điểm và nhược điểm của chúng.

Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các dự án xây dựng đường và dự án thoát nước của Khánh Hải.

Đoàn lập dự án khuyến nghị việc thành lập một Ban Quản lý Dự án Nâng cao năng lực (CD PMU) để hỗ trợ Ban Quản lý dự án trong việc điều phối các hoạt động đầu tư thoát nước cùng với các cơ quan cấp tỉnh và cấp thị trấn chịu trách nhiệm đối với các dự án ở những khu vực lân cận.

UBND tỉnh xác nhận sự cần thiết phải có một Ban Quản lý Nâng cao năng lực (CD PMU) để thực hiện vai trò điều phối cho dự án.

Cần áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 đối với nước thải loại B như tư vấn đã đề xuất, mặc dù nước thải được phân loại là nước thải sinh hoạt.

Đoàn lập dự án cũng khuyến nghị việc áp dụng tiêu chuẩn này đối với nước thải từ Nhà máy xử lý nước thải. Lý do là vì không thể loại bỏ được phốt pho và nitrogen nếu không tăng đáng kể chi phí đầu tư cơ bản và chi phí vận hành.

Các thành phần của nước thải thô cần được kiểm tra và so sánh với các thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt.

Cần lấy mẫu nước thải ở thị trấn Phước Dân trong giai đoạn thiết kế chi tiết nhằm bảo đảm thiết kế quy trình xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải một cách phù hợp.

Các nghiên cứu và đánh giá các phương án thiết kế quy trình xử lý thay thế. Đối với lưu tốc dòng chảy là 2000 m3/ngày, các bể chứa cần phải có dung tích lớn hơn để đạt được thời gian trữ nước lâu hơn.

Thiết kế cơ sở điều chỉnh của Nhà máy xử lý nước thải Phước Dân đã đánh giá hai phương án xử lý áp dụng cho hệ thống DWFI, trong đó có đánh giá tính phù hợp của phương án và thời gian trữ nước tăng lên từ 9,5 ngày lên 16 ngày theo quy trình thiết kế trước đây.

Điều chỉnh thiết kế quy trình xử lý được xem là phương án có thể chấp nhận được, tuy nhiên cần phải được xác nhận thông qua xác định mẫu nước thải

Tách bùn, yêu cầu về đất trong tương lai và các vùng đệm cần phải được xác định trong thiết kế chi tiết.

Những vấn đề về thiết kế này không được xem xét một cách chi tiết trong hồ sơ thiết kế cơ sở và cần được giải quyết triệt để trong giai đoạn thiết kế chi tiết.

Việc phê duyệt hồ sơ thiết kế sẽ phụ thuộc vào việc các vấn đề này có được giải quyết triệt để hay không. Khi đó Cơ quan HTKT Bỉ

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 114

STT Những khuyến nghị sau khi đánh giá thiết kế cơ sở Hoạt động trước và trong giai đoạn xây dựng dự án Đề xuất / Hoạt động của Dự án

sẽ phát hành “thư không phản đối”.

Các hoạt động tiếp theo của dự án cần được làm rõ ngay nhằm xác định thời gian xây dựng kế hoạch đền bù và tái định cư và ước tính chi phí đền bù.

Tuân thủ quy định và hướng dẫn của Việt Nam về việc lập và thực hiện kế hoạch đền bù và tái định cư. Cần xây dựng các kế hoạch này và dự toán chi phí trong giai đoạn thiết kế chi tiết để không làm chậm trễ công tác thi công.

Dự toán chi phí được đánh giá là rất sơ sài và cần được điều chỉnh sau khi tiến hành khảo sát đền bù và tái định cư đối với những người bị ảnh hưởng. Cần có “thư không phản đối” của BTC đối với các kế hoạch đền bù và tái định cư.

Các hoạt động tiếp theo của dự án cần được làm rõ ngay nhằm xác định thời gian xây dựng và lập ngân sách cho Đánh giá tác động môi trường và kế hoạch quản lý môi trường (EMP) hoàn chỉnh.

Cần được thực hiện tuân thủ theo các quy định và yêu cầu của Việt Nam. Ban Quản lý Dự án CSHT (IPMU) sẽ được giao nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy trình đánh giá môi trường của các tư vấn thiết kế và nhà thầu.

Yêu cầu Đánh giá tác động môi trường (EIA) hoàn chỉnh đối với các dự án đầu tư và từng nhà thầu phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch Quản lý môi trường (EMP).

Cần đánh giá và xem xét khả năng chi trả của các hộ gia đình đôi với các dịch vụ thu gom và xử lý nước thải trong phân tích tài chính, cũng như đánh giá làm thế nào để bù đắp sự thiếu hụt ngân sách đối với chi phí quản lý.

Hiện tại, các hộ gia đình đấu nối vào hệ thống cấp nước phải đóng phí thoát nước ở mức 10% tiền nước sạch. Thiết kế cơ sở cần xem xét kế hoạch tài chính trong vòng 30 năm tới cùng với lộ trình tăng phí thoát nước từ 10% lên 35% tiền nước cấp. Việc giá nước thải bù đắp toàn bộ chi phí không thể thực hiện trong giai đoạn này.

Dự án sẽ khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ thoát nước áp dụng phương án thu phí dịch vụ khách hang, theo đó các hộ gia đình sẽ sẵn sàng trả phí dịch vụ và giảm trợ cấp của Nhà nước trong một giai đoạn ngắn.

Các kế hoạch đào tạo cần được liên tục xây dựng với sự tham gia từ phía UBND tỉnh khi xây dựng thiết kế chi tiết.

Nhóm tư vấn lập dự án đề xuất việc lồng ghép một chương trình nâng cao năng lực toàn diện cần vào dự án. Cần hoàn thành đánh giá nhu cầu đào tạo trong giai đoạn khời đầu và chương trình đào tạo cần được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo.

Ban Quản lý dự án nâng cao năng lực sẽ điều phối tất cả các hoạt động nâng cao năng lực.

Bảng A2 – Các phương án thể chế cho công tác Vận hành & Bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại Ninh Thuận

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 115

STT Phương án đề xuất Ưu điểm Nhược điểm Đã được áp dụng tại

1

Công ty Cấp thoát nước và Môi trường tỉnh

(Chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ thoát nước và quản lý chất thải rắn tại các khu vực đô thị trên toàn tỉnh.)

Các vấn đề kỹ thuật trong vận hành và bảo dưỡng đối với cấp nước và thoát nước là tương tự nhau, do đó đem lại hiệu quả cao trong việc tuyển chọn nhân sự có kỹ năng chuyên môn, sử dụng tài sản lưu động và công cụ cho các hoạt động Vận hành & Bảo dưỡng. Hệ thống lập hóa đơn và thu phí dịch vụ có hiệu quả do một hóa đơn có thể thu cả phí cấp và thoát nước.Công ty có thể ký các hợp động thực hiện công việc các đơn vị thuộc chính quyền thị xã (chủ sở hữu tài sản) theo yêu cầu của Nghị định 88/CP hoặc với các công ty tư nhân.Cơ cấu tổ chức lớn, do đó thu hút được nhiều lao động có trình độ vào làm việc tại công ty.

Công ty Cấp nước Ninh Thuận đã cổ phần hóa và không quan tấm đến việc gánh vác những trách nhiệm lớn hơn.Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đã được thành lập tại Phan Rang – Tháp Chàm để thực hiện công tác thoát nước và quản lý chất thải rắn, bao gồm việc thông hút bể tự hoại hộ gia đình và quản lý bãi đổ rác trong phạm vi thị trấn – công ty này hiện đang được cổ phần hóa và Công ty Việt Ninh đã được thành lập để cung cấp các dịch vụ hiệu quả cho thị xã. Tại thời điểm này, công ty chỉ cung cấp một phần các dịch vụ.

Hiện chỉ áp dụng tại tỉnh Bình Dương. Phương án này được sử dụng tại một vài tỉnh khác, tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn và các dịch vụ công ích đô thị chung hiện do Công ty Công trình Đô thị của tỉnh/huyện thực hiện.

2

Công ty Cấp thoát nước tỉnh (Chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ cấp, thoát nước tại các khu vực đô thị trên toàn tỉnh. Hiện tại, các công ty này có xu hướng chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ tại thị xã tỉnh lỵ – tuy nhiên, hiện chính phủ hiện đang khuyến khích áp dụng phương pháp cung cấp dịch vụ trên phạm vị toàn tỉnh.Tại Việt Nam, hiện không có sự phân biệt giữa thoát nước thải và thoát nước mưa, cả hai vấn đề này đều do một công ty quản lý).

Các vấn đề kỹ thuật trong vận hành và bảo dưỡng đối với cấp nước và thoát nước là tương tự nhau, do đó đem lại hiệu quả cao trong việc tuyển chọn nhân sự có kỹ năng chuyên môn ,sử dụng tài sản lưu động và công cụ cho các hoạt động Vận hành & Bảo dưỡng. Hệ thống lập hóa đơn và thu phí dịch vụ có hiệu quả do một hóa đơn có thể thu cả phí cấp và thoát nước.Công ty có thể ký các hợp động thực hiện công việc các đơn vị thuộc chính quyền thị xã (chủ sở hữu tài sản) theo yêu cầu của Nghị định 88/CP hoặc với các công ty tư nhân.Quy mô lớn hơn do đó thu hút được nhiều lao động có trình độ vào làm việc tại công ty.

Công ty Cấp nước Ninh Thuận đã cổ phần hóa và không chú trọng vào việc đảm nhận trách nhiệm bổ sung về dịch vụ thoát nước.Việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa hơi khác một chút – phù hợp hơn với quản lý chất thải rắn. Công tác quản lý chất thải rắn hiện do một công ty thực hiện, tách biệt với công ty cấp nước, có thể trong tương lai khi có nhiều hệ thống thoát nước thải được xây dựng, các tuyến cống riêng hoặc các tuyến cống bao có thể do công ty cấp thoát nước quản lý và thoát nước mưa lại do một công ty khác quản lý – có thể công ty này sẽ chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường.

Bắc Ninh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, v.v…Phương án này tương tự như phương án được áp dụng tại nhiều quốc gia phương Tây, tuy nhiên thường thì hệ thống nước thải riêng, và trong trường hợp này việc thoát nước mưa lại do một công ty khác trực thuộc chính quyền đô thị quản lý.

3 Ban Quản lý công trình đô thị

(Được thành lập như các đơn vị quản lý Nhà nước trực thuộc chính

Các đơn vị này được thành lập tại tất cả các thị trấn thuộc tỉnh Ninh Thuận. Một đơn vị đã được thành lập, trực thuộc UBND thị trấn Phước Dân, chịu trách nhiệm đối với hệ thống thoát nước của Phước Dân. Chưa có cơ quan nào chịu

Không tuân thủ chính sách quốc gia về quản lý nước thải (Nghị định 88/CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng), cả Nghị định và Thông tư nói trên đều khuyến khích việc ký hợp đồng dựa trên hiệu quả công việc với một chủ thể kinh tế.

Kiên Giang đã thành lập các công ty Quản lý công trình đô thị cho từng khu đô thị trong toàn tỉnh

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 116

STT Phương án đề xuất Ưu điểm Nhược điểm Đã được áp dụng tại

quyền thị trấn; chịu trách nhiệm quản lý và vận hành toàn bộ cơ sở hạ tầng đô thị trong phạm vi thị trấn, kể cả cấp nước)

trách nhiệm thoát nước ở Khánh Hải được thành lập.Công ty Việt Ninh đã được thành lập tại Phan Rang nhằm cung cấp một phần các dịch vụ quản lý rác thải và thoát nước cho Thị xã – dẫn dầu trong định hướng khuyến khích của Chính phủ.Công ty chắc chắn có tiềm năng cung cấp dịch vụ cho Khánh Hải và cũng có thể cung cấp dịch vụ cho cả Phước Dân vì đây là những khu vực lân cận. Công ty cũng có khả năng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ cho các trung tâm đô thị trên toàn tỉnh theo chỉ thị của Chính phủ

Không có sự phân biệt rõ ràng giữa chủ sở hữu tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ. Cần đầu tư thêm về phương tiện, công cụ, phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác Vận hành và Bảo dưỡng hệ thống thoát nước vì mỗi thị trấn đều cần ít nhất các tài sản nêu trên, năng lực sử dụng trang thiết bị và nguồn nhân lực thấp. Các đơn vị này thường không đủ ngân sách cho các hoạt động vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước.Công tác lập hóa đơn và thu tiền được thực hiện bởi công ty cấp nước và doanh thu được chuyển tới Kho bạc tỉnh thay vì tới các công ty quản lý công trình đô thị (UPW).

4

Công ty Môi trường đô thị (URENCO); Công ty Quản lý công trình đô thị; hoặc các Công ty Quản lý cơ sở hạ tầng và Dịch vụ môi trường đô thị(Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng đô thị như thoát nước, đường phố, công viên cây xanh, chiếu sáng đô thị, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và dịch vụ tang lễ, v.v… tiến tới cung cấp toàn bộ các dịch vụ này tại các trung tâm đô thị trên toàn tỉnh)

Tất cả các dịch vụ công ích đô thị (trừ cấp nước) đều do một công ty thực hiện. Các thị trấn nằm xa Thị xã sẽ do chi nhánh công ty / văn phòng của công ty cung cấp dịch vụ hoặc thuê ngoài để cung cấp dịch vụ thông qua hợp đồng dựa trên hiệu quả công việc.Công ty này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;Có sự phân biệt rõ ràng giữa chủ sở hữu tài sản và các đơn vị cung cấp dịch vụ, do đó học có thể ký kết các hợp đồng dựa trên hiệu quả thực hiện công việc.Yêu cầu đầu tư ít hơn về phương tiện, công cụ, phòng thí nghiệm cho công tác vận hành và bảo dưỡng, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và nguồn nhân lực hơn trong trường hợp có nhiều công ty riêng biệt của từng thị trấn.Kiến nghị tỉnh Ninh Thuận thông qua phương án này vì nó phù hợp với định hướng của Chính phủ và chiến lược phát triển lâu dài trong tương lai.

Phức tạp trong công tác quản lý do công ty thực hiện nhiều dịch vụ đô thị. Thường thì công ty không chú trọng tới dịch vụ thoát nước.Hệ thống lập hóa đơn và thu phí được thực hiện cùng với dịch vụ cấp nước.

Hải Dương, Vinh, Sóc Trăng (các thành phố đang ở giai đoạn này), v.v…Tại Buôn Ma Thuột, hệ thống thoát nước riêng được quản lý bởi một công ty theo mô hình như vậy, tuy nhiên công ty này không chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các dịch vụ cho các thành đô thị khác trên toàn tỉnh. Đà Nẵng cũng áp dụng phương án này mặc dù là thành phố trực thuộc trung ương.

5 Công ty Thoát nước Thành phố Chú trọng hơn vào việc cung cấp dịch vụ thoát nước Hệ thống lập hóa đơn và thu phí được thực hiện cùng Các Thành phố như

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 117

STT Phương án đề xuất Ưu điểm Nhược điểm Đã được áp dụng tại

(Chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ thoát nước trong phạm vi Thành phố. Các dịch vụ đô thị và môi trường khác do các công ty quản lý cơ sở hạ tầng đô thị khác thực hiện)

vì chỉ có một lĩnh vực kinh doanh;Quy mô lớn hơn, thu hút nhiều lao động có trình độ vào làm việc tại công ty;Sử dụng có hiệu quả tài sản lưu động, công cụ và trang thiết bị.

với công ty cấp nước cho cùng một khách hàng hoặc phải yêu cầu công ty cấp nước thu hộ phí nước thải.Áp dụng cho các thành phố lớn có hệ thống thoát nước lớn. Không phù hợp với Ninh Thuận.

Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 118

7.6 CÁC PHƯƠNG ÁN THỂ CHẾ CHO CÔNG TÁC VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

STT Các phương án đề xuất Ưu điểm Nhược điểm Áp dụng tại

1

Công ty Cấp thoát nước tỉnh

(Chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ cấp thoát nước cho tất cả các khu vực đô thị trên toàn tỉnh)

Các vấn đề kỹ thuật trong vận hành và bảo dưỡng đối với cấp nước và thoát nước là tương tự nhau, do đó đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản lưu động và công cụ cho các hoạt động Vận hành & Bảo dưỡng. Việc lập hóa đơn và thu tiền sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn do một hóa đơn có thể thu cả tiền nước sạch và phí thoát nước;Công ty có thể ký các hợp đồng thực hiện công việc đối với chính quyền đô thị (chủ sở hữu tài sản) theo yêu cầu của Nghị định 88/CP.Quy mô lớn hơn do đó thu hút được nhiều lao động có trình độ vào làm việc tại công ty.

Công ty Cấp nước Ninh Thuận đã cổ phần hóa và công ty có thể không quan tâm tới việc đảm nhận thêm các nhiệm vụ khác.

Nhiều nước phương Tây,Bắc Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, v.v…

2

Công ty Cấp thoát nước tỉnh

(Chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ cấp thoát nước cho tất cả các khu vực đô thị trên toàn tỉnh)

Các vấn đề kỹ thuật trong vận hành và bảo dưỡng đối với cấp nước và thoát nước là tương tự nhau, do vậy đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản lưu động và công cụ cho các hoạt động Vận hành & Bảo dưỡng. Việc lập hóa đơn và thu tiền sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn do một hóa đơn có thể thu cả tiền nước sạch và phí thoát nước;Công ty có thể ký các hợp đồng thực hiện công việc đối với chính quyền đô thị (chủ sở hữu tài sản) theo yêu cầu của Nghị định 88/CP.Quy mô lớn hơn do đó thu hút được nhiều lao động có trình độ vào làm việc tại công ty.

Công ty Cấp nước Ninh Thuận đã cổ phần hóa và công ty có thể không quan tâm tới việc đảm nhận thêm trách nhiệm mới;Chỉ áp dụng cho hệ thống thoát nước riêng; Đối với hệ thống thoát nước chung, công ty chỉ chịu trách nhiệm từ tuyến cống bao, trạm bơm và các trạm xử lý nước thải; Cần bố trí chủ thể khác chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa.

Chưa được áp dụng tại Việt Nam

3 Ban Quản lý Công trình Đô thị

(là một đơn vị quản lý Nhà nước, trực thuộc chính quyển đô thị, chịu trách

Đang được áp dụng cho toàn bộ các thị trấn thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Không tuân thủ theo các chính sách quốc gia về quản lý nước thải (Nghị định 88/CP và Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Xây dựng);

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 119

STT Các phương án đề xuất Ưu điểm Nhược điểm Áp dụng tại

nhiệm quản lý và vận hành toàn bộ cơ sở hạ tầng đô thị trên phạm các đô thị)

Không có mối quan hệ rõ ràng giữa chủ sở hữu tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ;Cần đầu tư thêm về máy móc vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước, công cụ, phòng thí nghiệm, mỗi thị trấn cần ít nhất một bộ các tài sản đã nêu, tuy nhiên năng lực sử dụng lại thấp; Các đơn vị này thường không có đủ kinh phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước.

4

Công ty Quản lý Công trình Đô thị(chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng đô thị, như đường phố, công viên cây xanh, chiếu sáng đô thị, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và dịch vụ tang lễ, v.v…)

Tất cả các dịch vụ đô thị (trừ cấp nước) đều do một công ty cấp dịch vụ thực hiện.Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;Có sự phân biệt rõ ràng giữa chủ sở hữu tài sản, công ty cung cấp dịch vụ, do đó có thể ký kết hợp đồng thực hiện công việc.

Phức tạp trong quản lý công ty do công ty thực hiện nhiều dịch vụ đô thị. Thường không chú trọng tới dịch vụ thoát nước.Cần đầu tư nhiều hơn về máy móc vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước, công cụ, phòng thí nghiệm, mỗi thị trấn cần ít nhất một bộ các tài sản đã nêu, tuy nhiên năng lực sử dụng lại thấp;

Hải Dương, Vinh, Sóc Trăng, v.v…

5

Công ty Thoát nước tỉnh (chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ thoát nước tại tất cả các đô thị trên toàn tỉnh)

Chú trọng hơn vào việc cung cấp dịch vụ thoát nước vì chỉ có một lĩnh vực kinh doanh;Quy mô lớn hơn nên thu hút nhiều lao động có trình độ vào làm việc tại công ty;Sử dụng có hiệu quả tài sản lưu động, công cụ và trang thiết bị.

Hệ thống lập hóa đơn và thu phí được thực hiện cùng với công ty cấp nước cho cùng một khách hàng hoặc phải yêu cầu công ty cấp nước thu hộ phí nước thải

Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 120

7.7 BẢN ĐỒ VÀ CÁC BẢN VẼ TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

7.7.1 Hồ chứa Ô Căm

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 121

Hỗ chứa Cho Mo ervoir

Khu vực tưới Cho Mo (1242 ha)

Khu vực tưới Ô Căm (156

ha)

Khu vực tưới Ô Căm (58 ha)

Hồ chứa Ô Căm

Reservoir

Khu vực tưới Phước Trung

(270 ha)

Hô chứa Ô Căm: 40% cho các khu vực tưới trực tiếp 40% bổ sung cho hỗ chứa Cho Mo 20% bổ sung cho hồ chứa Phước Trung

Hồ chứa Phước Trung

7.7.2 Hệ thống thoát nước mưa Khánh Hải

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 122

Kênh hở hiện tạiXả ra kênh hở

Cửa xả

Tuyến cống bao được xây dựng trong tương lai dọc công trình kè bờ đề xuất

Cửa xả

Cửa xả

Các khu vực bị ngập lụt thường xuyên

Trạm xử lý nước thải trong tương lai Treatment Plant

7.7.3 Hệ thống thoát nước chung ở Phước Dân

FR –VIE 0803701 – Ninh Thuan 123

Trạm xử lý nước thải

Cửa xả tràn

Trạm bơm

Cửa xả tràn

Cửa xả tràn

Mạng cống cấp hai (mạng cống cấp ba không được thể hiện trên bản vẽ)

Tuyến cống bao tự chảy

Trạm bơm

Cửa xả tràn

Tuyến cống dâng

Ranh giới khu vực cung cấp dịch vụ Pha 1

Ranh giới khu vực cung cấp dịch vụ Pha 1